Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 15 December 2016

SƠN TRUNG=LÂM LỄ TRINH =HỒ VĂN CHÂM =PHÙNG CUNG=HÀ THÚC SINH

SƠN TRUNG * NGÀY TẾT

NgÜ©I viŒt nam và Ngày t‰t
 
Con ngÜ©i thÜ©ng mâu thuÅn nhau , nhÜngng có nh»ng Çi‹m tÜÖng ÇÒng.ñi‹m tÜÖng ÇÒng mang tính chÃt nhân loåi Çó là lòng yêu thích lÍ h¶i. C° kim, Çông tây tuy khác nhÜng con ngÜ©i ÇŠu mong muÓn sÓng v§i nhau trong vui vÈ, hånh phúc. NgÜ©i sÓng bán khai thÜ©ng cùng nhau nhäy múa, ca hát quanh ÇÓng lºa hÒng sau nh»ng cu¶c sæn b¡n th¡ng l®i. NgÜ©i væn minh thÜ©ng t° chÙc y‰n tiŒc, có rÜ®u thÎt, xܧng ca Ç‹ mØng th†, mØng sinh nhÆt.Có nh»ng Çi‹m tÜÖng ÇÒng trong nhân loåi vŠ lÍ t‰t :
  • Nܧc nàong t° chÙc æn t‰t,ng mØng næm m§i tuy r¢ng m‡i nܧc có m¶t næm m§i khác nhau,và nghi thÙc khác nhau.
  • Trong các lÍ h¶i trong næm, ngày t‰t là lÍ h¶i l§n nhÃt.
  • T‰t là ngày vui cho cá nhân, cho gia Çình và cho xã h¶i.
  • T‰t là m¶t dÎp Ç‹ ngÜ©i ta chúc mØng nhau.
ng nhÜ các quÓc gia trên th‰ gi§i, trong các lÍ h¶i tåi ViŒt Nam, ngày t‰t là lÍ h¶i l§n nhÃt. Nó l§n vŠ quy mô t° chÙc : cä nhà, cä làng,cä nܧc ÇŠu æn t‰t. Cä làng t‰ thành hoàng, t‰ thÀn thánh, t° chÙc lÍ rܧc thÀn, t° chÙc cu¶c vui chung nhÜ Çánh c© ngÜ©i, Çánh Çu, Çánh võ, bÖi thuyŠn, ÇÓt pháo.. .
Nó l§n vì nhiŠu cu¶c vui kéo dài hàng tháng:
Tháng giêng æn t‰t ª nhà,
Tháng hai c© båc, tháng ba h¶i hè. . .
C© båc, h¶I hè này là dÜ âma ngày t‰t .
Nó l§n vì nó gây m¶t xúc Ƕng l§n lao trong tâm hÒn con ngÜ©i, tØ trÈ Ç‰n già, tØ trai ljn gái. Náo nÙc nhÃt là Çám trÈ con. Quanh næm sÓng gò bó, nay ÇÜ®c mang áo m§i, ÇÜ®c tiŠn mØng tu°i, ÇÜ®c Çi chÖi kh¡p nÖi, ÇÜ®c Çi lÜ®m pháo, xem múa lân, xem Çua thuyŠn.
Các cÆu con trai nay ÇÜ®c dÎp tøm næm tøm ba, tha hÒ Çùa gi«n v§i các cô thi‰u n» y‰m th¡m má Çào trong nh»ng ngày h¶i xuân hay khi lên lÍ chùa. Còn các công vui vÈ không kém . H† Çua nhau m§ bäy m§ ba, tíu tít cÜ©i nói v§i nhau, vì Çây là cÖ h¶i g¥p g« các cÆu trai làng, trai xã. . .
Còn các ông bà giàng vui vÈ mØng xuân, vui vÈ nhìn låi nh»ng thành quä trong Ç©i.
T‰t là m¶t ngày lÍ thiêng liêng. ñó là m¶t dÎp Ç‹ Çoàn tø gia Çình. Dù ª nÖi Çâu, trong mÃy ngày t‰t, ngÜ©i tang phäi trª vŠ æn t‰t tåi quê nhà. ChÌ có nh»ng ngÜ©i ª quá xa, hay làm æn thÃt båi, không th‹ trª vŠ. . .
Vì vÆy, tØ xÜa ljn nay, nh»ng ngày gÀn t‰t là nh»ng ngày thuyŠn bè, xe c¶ chÆt ch¶i, Çông Çúc khách Çi ÇÜ©ng.
Trܧc ngày t‰t vài ngày, ngÜ©i ta phäi quét d†n nhà cºa, quét vôi tr¡ng, trang hoàng câu ÇÓi ÇÕ, treo tranh t‰t, trܧc c°ng trÒng nêu. Lúc này, các bà Çã làm mÙt làmkiŒu. ..Tói hæm tám,hæm chín , ngÜ©i ta nÃu bánh chÜng Ç‹ tÓi ba muÖi có bánh cúng t° tiên.
ñÓi v§i nh»ng ngÜ©i th© cúng t° tiên, ngày t‰t là ngày cúng l§n nhÃt, là dÎp con cháu Çón chào t° tiên vŠ æn t‰t . TÓi ba muÖi, lÍ giao thØa, chúng ta Çón ông bà, t° tiên vŠ.. Trong ba ngày t‰t, chúng ta làm lÍ cúng t° tiên . C‡ bàn tuy sang hèn khác nhau nhÜng nhà nào thìng có rÜ®u thÎt, cÖm canh ,bánh chÜng, bánh tét, mÙt, hoa quä...TÓi ba muÖi, ngÜ©i ta Çã nghe ti‰ng pháo r¶n ràng, ti‰ng heo kêu eng éc kh¡p nÖi..Phong cänh ngày t‰t rÃt r¶n rÎp, Çû màu s¡c:
ThÎt m« dÜa hành, câu ÇÓi ÇÕ, bánh chÜng xanh.. TÓi mÒng ba cúng tiÍn. Có nhà mãi mÒng næm, mÒng mu©i m§i cúng tiÍn. Khi cúng t° tiên, con cháu phäi vào låy ông bà. Trong dÎp này, ngÜ©i tang bi‰u xén lÍ vÆt ho¥c tiŠn båc cho thÀy h†c, cha mË, ho¥c nh»ng ngÜ©i có Ön v§i mình.
Ngày t‰t nhÃt, các ngÜ©i r‹ hoåc Ùng viên r‹ phäi ljn lÍ t° tiên nhà v® và phäi bi‰u xén bÓ mË vÖ lÍ vÆt tr†ng hÆu . LÍ vÆt thÜ©ng là trà rÜ®u, bánh trái. . .
MÒng næm anh ch£ng ljn t‰t,
MÒng m¶t anh ch£ng ljn låy giÜ©ng th©,
Hi‰u trung chi n»a em Ç®I ch© cho u°ng công! MÒng m¶t æn t‰t nhà cha,
MÒng hai nhà v®, mÒng ba nhà thÀy.
Trong ba ngày t‰t, chúng ta phäi Çi lÍ nhà th© Çåi tông, Çi lÍ chùa. Có nhiŠu ngÜ©I trong ngày t‰t Çi hÖn hai ba chøc ngôi chùa. Tåi Sài gòn, sau t‰t, các bà thÜ©ng t° chÙc Çi lÍ chùa, h† Çi kh¡p Saigon, hay xuÓng tÆn Châu ñÓc,hoæc ra Nha Trang...
Tåi miŠn Nam, trܧc t‰t, chû nhân thÜ©ng phát lÜÖng t‰t cho th® thuyŠn, tøc g†i là lÜÖng tháng 13. NhiŠu hãng nghÌ t‰t cho ljn r¢m tháng giêng m§I mª cºa trª låi . Có nÖi nghï lâu hÖn vì chû nhân còn ch†n ngày tÓt khai trÜÖng ÇÀu næm.
Trong th©I gian chi‰n tranh, c¶ng sän chÌ cho phép dân chúng æn t‰t m¶t ngày. NhÜng quân ǶI, công an, và m¶t sÓ công xܪng phäi làm viŒc ngày Çêm. Quân ǶI thì trong t‰t chi‰n ÇÃu lÆp công dâng Çäng và bác. Công an trong t‰t ÇŠ cao cänh giác. Công nhân trong t‰t thi Çua
tæng næng suÃt Çåt thành tích vÈ vang. M†i ngÜ©i song trong lo âu, mŒt mÕi dܧi ng†n Çao cây giáoa c¶ng sän. Sau 1975, cä m¶t nܧc ÇÀy rÅy ngÜ©i Çi tù, ho¥c mÃt tích, ho¥c thÃt nghiŒp.
Không ai có th‹ vui vÈ trong hoàn cänh này ngoåi trØ kÈ chi‰n th¡ng và b†n theo voi æn bã mía. B†n c¶ng sän g¶c nay trª thành tÜ bän ÇÕ, chúng có mÃy biŒt th¿, có hàng t› båc ViŒt Nam, hàng triŒu dô la MÏ ª ngân hàng ngoåi quÓc. Còn dân chúng càng ngày càng Çói kh°.
Nay chúng ta kÈ trܧc ngÜ©i sau ra ngoåi quÓc. Chúng ta Çã thành lÆp nh»ng c¶ng ÇÒng, l§n có nhÕ có. Và m‡i khi t‰t ljn, chúng tang có mÙt, bánh rÜ®u trà cúng gia tiên. Chúng tang t° chÙc h¶I xuân c¶ng ÇÒng,ng có væn nghŒ,ng có æn uÓng ,ng có chúc tøng nhÜng cái xuân ª Çây dÅu saong tÈ nhåt. Bªi vì chúng ta ôm n‡I quÓc hÆn. Bªi vì chúng ta n¥ng lòng tÜ gia. Trong khi chúng ta æn t‰t, thì con cháu chúng ta vÅn phäi Çi h†c, và chúng ta vÅn phäi Çi làm nhÜ nh»ng ngày bình thÜ©ng khác. Chúng ta là nh»ng kÈ xa lå ª nÖi này. Có lë ÇÀu xuân nâng chén, chúng ta chÌ nghe toàn dÜ vÎ Ç¡ng cay. . .

THƠ NGÔ MINH HẰNG * NHỚ SAIGON

NHỚ SAIGON
Chao ôi nhớ quá. Saigon !
Nhớ đường Thống Nhất. Tháp chuông Đức Bà
Nhớ lòng Nguyễn Huệ đầy hoa
Bạch Đằng, nhớ bóng con phà Thủ Thiêm
Tam Đa xanh đỏ, nhớ đèn
Bến Thành bốn cửa, nhớ chen chân người
Thánh Tôn, Lê Lợi ... Nhớ ơi !
Nhớ hàng sách cũ giữa trời bán, mua
Chân say, vui bước đường mơ
Từng con phố nhớ ngẩn ngơ gọi hồn
Chùa Xá Lợi, nhớ trầm hương
Gia Long nhớ nắng sân trường áo bay
Lá me xanh, nhớ gót hài
Tao Đàn, ai đứng chờ ai mấy mùa
Nhớ trường Quốc Tuấn năm xưa
Nhớ em mười sáu, khi vừa biết yêu
Tan trường, đợi tiếng chuông reo
Theo nhau, tình biết bao nhiêu là tình !
Mặt ngoài, e lệ làm thinh
Che nghiêng vành nón, trộm nhìn. Thế thôi !
Đường Lê Văn Duyệt đông vui
Đi qua chợ Đũi  nhớ xôi, nhớ chè
Phan Đình Phùng phía bên kia
Đây Phan Thanh Giản, lối về Cầu Sơn
Nhớ ơi, nhớ quá. Saigon !
Bao giờ nước trở về nguồn, nước ơi !
Mất nhau từ buổi đỏ trời
Saigon đâu ? Trả lại tôi Saigon !!!
Ngô Minh Hằng
CHÚT TÌNH ĐÀ LẠT
(tặng Lưu Ly và những Vị có ít nhiều kỷ niệm về Đà Lạt)
Bao năm em xa Đà lạt
Hẳn lòng thương nhớ vô cùng
Bao năm tôi xa Đà lạt
Lịch buồn rụng xuống rưng rưng ...
Ơi em, má hồng Đà lạt
Hồn xanh rừng lá Ái Ân
Mắt trong nước hồ Than Thở
Miệng cười, tiên nữ hiện thân !
Từ khi tôi xa Đà lạt
Em và tôi cũng xa nhau
Bơ vơ gầy đôi cánh hạc
Mộng tan bọt nước chân cầu
Từ khi em xa Đà lạt
Xám trời, mây nhuốm màu tang
Quân trường buồn như phố núi
Nhìn nhau, lệ đỏ trăm hàng !
Từ khi tôi xa Đà lạt
Thơ tôi chất ngất thơ buồn
Từ khi em xa Đà lạt
Hoa cười, nụ cũng đau thương !
Từ khi mình xa Đà lạt
Trời buồn, vạn nẻo mù sương
Thương em môi hồng phai nhạt
Thương tôi một kẻ lỡ đường !
Trên bước độc hành viễn xứ
Hữu tình ta gặp lại nhau
Má em vẫn hồng vương nữ
Tình em vẫn lửa nhiệm màu
Xin em chút tình Đà lạt
Sưởi hồn tôi chốn tha hương
Cho lòng còn tia nắng nhạt
Sau bao năm tháng đoạn trường !
Song Châu Diễm Ngọc Nhân

SƠN TRUNG * TOÀN CẦU HÓA


CHÍNH SÁCH TOÀN CẦU HÓA
Trong tháng 4- 2001, hội nghị các cường quốc tại Montreal ( Quebec, Canada) đã bị dân chúng biểu tình phản đối kịch liệt chính sách toàn cầu hóa của các cường quốc.
Gần đây các nước tư bản tích cực chủ trương toàn cầu hóa. Tổng thống Clinton trước đây tuyên bố rằng chủ trương toàn cầu hóa không phải là một chính sách mà bây giờ đã trở thành một thực thể. Tony Blair cũng nhận định rằng Toàn cầu hóa là một chính sách không thể đảo ngược, không thể cưỡng lại.. Thực ra chính sách này đã có từ lâu. Phi Luật Tân là một quốc gia xuất cảng nhân lực đi khắp thế giới đặc biệt là phụ nữ làm gia nhân tại các tư gia. Các thương gia nuớc này trước đây đã tuyên bố rằng họ phải tòan cầu hóa nếu họ muốn sống còn. Và trước đệ nhị thế chiến và sau đệ nhị thế chiến, thực dân, đế quốc, phát xít và cộng sản đã thực hiện chính sách tòan cầu hóa để xâm chiếm thế giới.
Chính sách toàn cầu hóa giữa thế kỷ 20 mang một màu sắc riêng. Khi Đặng Tiểu Bình làm thủ tướng Trung quốc đã chủ trương phát triển kinh tế, không theo chính sách vô sản chuyên chính chặt chẽ của Mao Trạch Đông mà theo đường lối thực dụng " mèo trắng mèo đen đều tốt miễn bắt được chuột". Rồi sau khi Liên Xô, Đông Âu sụp đổ, Gorbachev chủ trương chính sách tái thiết cơ cấu (Perestroika) và cởi mở ( Glasnost). Chiến tranh lạnh chấm dứt. Các nước tư bản nhận thấy đây là cơ hội tốt để làm ăn tại các nước cộng sản. Họ lợi dụng giá công nhân rẻ tại các nước cộng sản và các nước thứ ba. Do đó họ đã di chuyển cơ sở sản xuất, vốn liếng và kỹ thuật từ các nước tư bản sang các nuớc nghèo. Do đó, toàn cầu hóa có thể định nghĩa là sự gia tăng di chuyển vốn líếng, sản phẩm,và kỹ thuật từ nước này qua các nước khác khắp trên thế giới.
Chính sách toàn cầu hóa đã đem lại lợi tức cho các nhà tư bản. Như hãng Nike nếu trả nhân công tại Mỹ phải $10 hay $11một giờ, trong khi trả nhân công tại Trung quốc chỉ 11cent một giờ. Ông Phil Knight, người sáng lập và chủ tịch hãng Nike đã thâu hoạch hơn 5 tỷ mỹ kim trong vụ toàn cầu hóa.
Tuy nhiên, chủ trương toàn cầu hóa đã mang nhiều tai hại hơn ích lợi.
1. Gây bất lợi cho các nhà tư bản quốc gia ( không theo toàn cầu hóa)
2. Gây nạn thất nghiệp tại các quốc gia tư bản bởi vì các hãng xưởng
đóng cửa và dời qua Trung quốc, Ấn Độ, Triều Tiên. Nếu tình trạng này kéo dài, các nước tư bản sẽ bị diệt vong.
3. Tăng sức mạnh cho bọn lãnh đạo cộng sản, khiến cho chúng tồn tại lâu dài và bóc lột nhân dân.
 

PHẠM VŨ THỊNH * DICH THƠ ĐƯỜNG

Raûnh Roãi Dòch Thô
                                                                              Pham Vu Thinh

 

HOAØNG MAI KIEÀU VAÕN DIEÅU Hoaøng Mai kieàu thöôïng tòch döông hoàng
Hoaøng Mai kieàu haï thuûy löu ñoâng
Nguyeân khí phuø traàm thöông haûi ngoaïi
Tình lam thoân thoå loaïn löu trung
Ñoaûn thoa ngö chaåm coâ chu nguyeät
Tröôøng ñòch ñoàng xuy coå kính phong
Ñaïi ñòa vaên chöông tuøy xöù kieán
Quaân taâm haø söï thaùi thoâng thoâng
Nguyeãn Du
 NGAÉM CAÛNH CHIEÀU TAØN TREÂN CAÀU 
HOAØNG MAI
Naéng chieàu nhuoäm ñoû caàu Mai
Döôùi caàu gioøng nöôùc mieät maøi troâi xuoâi
Muø söông theo soùng nhaáp nhoâ
Xa xa maøu bieån môø môø xanh xanh
Gioøng trong cuoàn cuoän moâng meânh
Cuoán loâi hôi nuùi boàng beành xa ñöa
OÂng caâu naèm goái aùo möa
Thuyeàn con leû baïn troâi hoaøi trong traêng
Thaån thô ñoâi boùng muïc ñoàng
Tieáng tieâu thoåi gioù loái moøn quaïnh hiu
Thöông ai boùng nhoû ñöôøng chieàu
Tìm thô trong coõi tieâu ñieàu nhaân sinh
PhaïmVuõ Thònh. Sydney 10/01/97
 
 
HOAØI THUÛY BIEÄT HÖÕU
Döông Töû giang ñaàu döông lieãu xuaân
Döông hoa saàu saùt ñoä giang nhaân
Soå thanh phong ñòch ly ñình vaõn
Quaân höôùng Tieâu töông ngaõ höôùng Taàn
Trònh Coác (? - 896?)
 
TIEÃN BAÏN BEÁN SOÂNG HOAIØ
(1)
Xanh xanh ngaøn lieãu beán soâng Döông
Saàu cheát trong maøu hoa theâ löông
Tieáng tieâu ai voïng vaøo beán ñôïi
Toâi höôùng Taàn, anh höôùng Tieâu Töông
(2)
Xanh xanh döông lieãu soâng Döông
Maøu hoa khôi nhöõng saàu-thöông caûm-hoaøi
Beán buoàn voïng tieáng tieâu ai
Ngöôøi ñi keû ôû mieät maøi taâm tö
PhaïmVuõ Thònh. Sydney 02/11/97
 
 
TÖØ BIEÄT BAÏN BEÁN SOÂNG HOAIØ
Traàn Troïng San
Ñaàu beán soâng Döông xanh lieãu döông
Hoa döông buoàn gieát khaùch sang ngang
Saùo vang maáy tieáng, ñình chieàu toái
Baïn ñeán Tieâu Töông, toâi ñeán Taàn
 
Dòch baèng thô xöa :
Beân soâng lieãu môùi möøng xuaân (Hoa Tieân)
Thaáy hoa maø laïi boäi phaàn nhôù thöông (Ngoïc Kieàu Leâ)
Xa ñöa tieáng ñòch laàu söông (Voïng Phu)
Moät Taàn vôùi moät Tieâu Töông moät trôøi (Löõ Hoaøi Ngaâm)

VAÊN LAÂN GIA LYÙ TRANH Baéc Ñaåu hoaønh thieân daï duïc lan
Saàu nhaân yû nguyeät töù voâ ñoan
Hoát vaên hoïa caùc Taàn tranh daät
Tri thò laân gia Trieäu nöõ ñaøn
Khuùc thaønh hö öùc thanh nga lieãm
Ñieäu caáp dao laân ngoïc chæ haøn
Ngaân toûa truøng vi thinh vò tòch
Baát nhö thieân khöù moäng trung khan
Töø An Trinh (727)
NGHE TIEÁNG ÑAØN TRANH HAØNG XOÙM
(1)
Ñeâm taøn Baéc Ñaåu chao nghieâng
Goái traêng taâm töôûng xuoâi thuyeàn ñi hoang
Maùi taây thaáp thoaùng cung ñaøn
Tuyeát hoa thuïc nöõ mieân man caàm ñaøi
Khuùc baêng chöøng nhíu maøy ngaøi
Ñieäu run nghe laïnh ngoùn tay ngoïc hoà
Maøn the thoaûng chuùt höông mô
AÙi aân laûo ñaûo daät dôø chieâm bao
(2)
Ñeâm sao khaéc luïn canh taøn
Goái traêng cho yù nghó ñi hoang
Tieáng voïng ñaøn tranh töø gaùc veõ
Nhaø beân ngöôøi ñeïp daïo cung ñaøn
Khuùc ngaét chöøng cau ñoâi maøy lieãu
Ñieäu buoàn chaéc laïnh ngoùn tay ngoan
Beû khoaù maøn the e chaúng deã
Ñaønh möôïn chieâm bao aáp uû naøng
PhaïmVuõ Thònh. Sydney 02/12/97
 
NGHE NHAØ BEÂN GAÛY ÑAØN TRANH 
Traàn Troïng San
Sao Baéc ngang trôøi, ñeâm saép taøn
Ngöôøi buoàn voâ côù töïa nöông traêng
Chôït nghe treân gaùc tranh Taàn gaûy
Ñaõ bieát nhaø beân gaùi Trieäu ñaøn
Khuùc heát, maøy ngaøi chau gôïi nhôù
Ñieäu mau, ngoùn ngoïc laïnh maø thöông
Maøn ai khoùa baïc, coøn chöa môû
Thaø nguû cho mô thaáy maët naøng
NGHE NHAØ LAÙNG GIEÀNG GAÛY ÑÔØN
Bích Kheâ
(Thoaùt yù boán caâu sau)
Khuùc xong luoáng töôûng cau maøy
Laïi e ñieäu ruïc laïnh tay ngoïc lieàn
Maáy taàng khoùa baïc nghe im
Thoâi thaø veà nguû ñeå nhìn trong mô
 
 
ÑEÂM NGHE TIEÁNG ÑAØN NHAØ BEÂN
Löông Giang Nguyeãn Taán Phaùt (Taøn thu 1996)
Baéc Ñaåu ngang trôøi, ñeâm tan
Ngöôøi buoàn döïa boùng traêng vaøng baâng khuaâng
Chôït nghe vaúng tieáng tranh Taàn
Töø beân coâ Trieäu nhaø gaàn vang cao
Khuùc taøn, cöù ngôõ maøy chau
Ñieäu mau, laïi ngaïi laïnh ñau ngoùn ngaø
Maáy taàng traêng khoùa maøn hoa
Tìm vaøo moäng nguû ñeå maø gaëp nhau


Pham Vu Thinh Pham Vu Thinh

SƠN TRUNG * NGƯỜI VỢ HỒ

NGƯỜI VỢ HỒ
Nông Văn Phúc ở Bắc Giang, xuất thân gia đình nghèo khổ, cha mẹ chết sớm, phải sống nhờ chú thím. Chú thím chỉ thương con ruột mà bạc đãi chàng. Lúc sinh thời, cha chàng làm nghề thuốc, đã cứu đưọc nhiều người. Cha chàng là người nhân hậu, cũng ra tay băng bó cứu thương, trị bệnh cho những con nai, con thỏ, con nhím trong rừng. Chú thím nuôi chàng đến 15 tuổi thì đuổi chàng đi vì theo lệ bản làng, tuổi 15 là tuổi tự lập. Chàng bèn vào trong núi lập trại, phá rừng làm rẫy và săn bắn.

Một đêm đang ngồi buồn bã, thấy có cô gái bước vào, quần áo rực rỡ sang trọng nhưng diện mạo già nua, đen đúa, xấu xí, cười nói :
- "Không lạnh à?"
Sinh sợ hỏi nàng là ai, nàng đáp:- "Ta là hồ tiên, tên là Hồ Bạch Hồng. Thương chàng tịch mịch buồn bã nên tới làm bạn với chàng".
Sinh sợ hồ, lại ghét vì xấu, la lớn. Cô gái lấy tiền ra đặt lên rồi đi. Món tiền dù ít cũng đủ cho chàng chi dụng.
Một thời gian sau, nàng lại đến mà bảo chàng:
-Cha ta đã được cha chàng cứu nạn, nay ta muốn báo đáp ơn sâu. Nếu chàng muốn giàu sang, quyền thế thì phải theo Tiên Thánh giáo, và phải trung thành với ta.
Chàng thấy cuộc đời chàng quá nghèo khổ, nay có nơi nượng tựa thì giơ tay xin thề!
Hôm đó, nàng ở lại và hai bên ân ái mặn nồng. Gần sáng, cô gái dậy nói :- Ta nay trao cho chàng một số kim ngân, chàng hãy lo sửa chữa nhà cửa. Tháng sau, thiếp sẽ trở lại.

Chàng bèn lên rừng đốn gỗ về làm nhà to lớn hơn, đóng bàn ghế, giường phản đủ cả. Xong xuôi, chàng gánh củi xuống chợ bán, khi về mua chăn, chiếu, màn, mùng đủ thứ. Một tối, nàng đến, thấy nhà cửa to lớn, bàn ghế, giường phản, chăn chiếu mới thì rất vui vẻ. Từ đó đêm nào cũng tới, lần nào ra về cũng để lại tiền bạc. Hơn một năm, nhà cửa phòng ốc của chàng đều được sửa sang, người nhà trong ngoài đều mặc lụa là gấm vóc, nghiễm nhiên thành giàu có.

Vài năm trôi qua, một hôm, nàng đưa chàng vào trong núi sâu, là vương quốc Hồ ly, tên là An Lạc thiên quốc. Chàng được nàng lo lót các giáo sĩ trong Tiên Thánh giáo nên được phong làm giáo trưởng tiểu khu. Sau thăng giáo trưởng trung khu. Đây là một chức vụ cao quý trong Tiên Thánh giáo và cũng là chức vụ hành chánh, quân sự của xứ Hồ Ly. Từ đó, chàng vào ra xe ngựa nghênh ngang, vàng bạc đầy kho.

Nhiệm vụ của chàng là huấn luyện binh sĩ trong trung khu xung trận chống ngoại xâm. Chàng cũng có học qua sách vở nên cũng được giao nhiệm vụ tuyên thuyết giáo lý của Tiên Thánh giáo. Chàng nghiên cứu kỹ giáo lý Tiên Thánh giáo thì thấy rất hay, nhưng thực tế có lắm điều trái ngưọc. Tiên Thánh giáo dạy ăn chay, kiêng rưọu và cấm sát sinh nhưng trong Thánh giáo phần đông rưọu thịt say sưa. Sáng nhậu, trưa nhậu, chiều nhậu, tối nhậu. Quán rưọu chật ních gái trẻ xếp hàng. Cửa hàng ăn uống có phòng ngủ cho khách qua đêm. Phòng ca vũ nhạc khỏa thân trăm phần trăm và các cô nàng chiêu đãi viên cứ thế ngồi lên lòng khách.

Thánh giáo dạy công bằng, nhưng từ vua cho đến dân cách xa nhau hàng vạn dặm cao thấp, sang hèn. Thánh giáo dạy từ bi bác ái nhưng nhìn ra nông trường hay công trường, công nhân ngày hạ đêm đông phải ở trần, đóng khố mà lao động. Họ không được ăn no, còn bị đánh đập.

Chàng được nhân dân và chức sắc trên dưới đón tiếp nồng hậu. Họ mời chàng ăn nhậu, tiệc tùng, và biếu xén lễ vật nồng hậu. Chàng không thể từ chối vì sợ thất lễ với nhân dân và các chức sắc bề trên. Họ còn biếu chàng gái đẹp. Nhiều mỹ nhân tự động đến hiến dâng. Chàng không cầm lòng cho nên vui vẻ với họ cho nên Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên đâu cũng có mái nhà ấm cúng.

Chàng có nhiều mỹ nhân cho nên càng ngày càng thấy vợ cũ càng xấu xa, già nua. Chàng bèn xua đuổi nàng. Hồ Bạch Hồng tức giận mắng:
- "Vong ơn phụ nghĩa như chàng là hết mức! Nếu đã không thích nữa, thì ta tự đi thôi. Có điều tình nghĩa đã tuyệt, nhận cái gì của ta thì phải trả lại đủ số", rồi đột nhiên biến mất. Hôm sau, Hồ Bạch Huệ bước vào, ôm một con vật đầu mèo đuôi rắn, đặt xuống trước giường, suỵt suỵt nói :
-"Hì hì, cắn vào chân thằng gian đi".
Con vật lập tức há miệng, răng nhọn như đao.

Chàng cả sợ định co người ẩn núp, thì chân tay đã không cựa quậy được nữa. Con vật cắn vào ngón chân của chàng nhai rau ráu, nghe tiếng xương gãy răng rắc. Nông đau quá van lạy, bà vợ nói -"Đem hết vàng bạc châu báu ra đây, không được giấu diếm".
Nông vâng dạ, cô gái nói "À à", con vật mới thôi không cắn nữa. Nông không dậy được, chỉ nói ra nơi cất tiền bạc. Cô gái tự đi lấy, ngoài áo quần và vật trang sức chỉ có hơn hai trăm lạng vàng, thấy còn thiếu, lại nói "Hì hì". Con vật lại cắn, sinh rên rỉ thảm thiết xin tha. Hồ Bạch Huệ nói phải chỉ nơi cất giấu. Chàng liền dẫn nàng ra vườn đào lên năm cái chum, gồm hai ngàn lượng vàng và một số châu báu.

Chàng bị nàng cầm phất trần đánh túi bụi rồi mê man. Tỉnh dậy thấy một mình nằm trong túp lều tranh cũ ở Bắc Giang như ngày xưa thơ ấu mà đầu mình và chân tay còn chảy máu.



TS. LÂM LỄ TRINH * TRÍ THỨC XƯA VÀ NAY


Oil prices are rising daily. Use Local Gas Prices to patronize only the most affordable gas stations near you.

SĨ PHU THỜI XƯA VÀ KẺ SĨ NGÀY NAY
CUỘC KHỦNG HOẢNG CỦA TRÍ THỨC VIỆT NAM

Lâm Lễ Trinh
LTS: Dưới đây là bài nói chuyện ngày 25.8.2002, có ghi âm, của Luật sư Lâm Lễ Trinh, Chủ bút tạp chí Anh-Pháp Human Rights / Droits de l’Homme, theo lời mời của Viện Việt Học, Institute of Vietnamese Studies, tại 15355 Brookhurst Street, Westminster, Orange County, Californie.

Thưa Quý vị,
Thưa các thân hữu,

Tôi thành thật cám ơn ông Viện trưởng Nguyễn Khắc Hoạch về những lời giới thiệu và đa tạ Viện Việt Học đã dành cho tôi cơ hội đến đây chia xẻ với các bạn, trong một bầu không khí gia đình, vài ý kiến thô thiển về một đề tài nóng bỏng trong hiện tình của Đất nước: “Cuộc khủng hoảng của Trí thức Việt Nam.” Đề tài này nung nấu từ lâu trong tâm tư của chúng ta nên cần được phân tích một cách cởi mở và không mặc cãm.
Vì còn phải dành thời giờ cho cuộc thão luận sau phần trình bày này nên tôi xin đi thẳng vào câu chuyện được chia thành ba phần chính:
I – Định nghĩa Trí thức, Khoa bảng, Chuyên viên và Sĩ phu.

Dịch từ chữ intellectuel trong từ điển Pháp. “Trí thức” là “người quan tâm đến công việc não bộ vì thị hiếu hay vì nghề nghiệp”. Theo học giả Trung quốc Hồ Thu Nguyên thì “trí thức là người hiểu trước, biết trước (tiên tri, tiên giác) rồi đem sự học hỏi của mình công hiến cho tiến bộ nhân loại, xã hội và dân tộc.” Hy lạp cổ xưa dùng danh từ triết gia (philosopher) hay ngụy biện gia(sophist) trong khi La Mã thì gọi trí thức là nhà tư tưởng (idéologue). Trung hoa còn áp dụng cho trí thức nhiều danh xưng khác như Nho, Sĩ, Thánh, Hiền, Văn nhân hay “Độc thư nhân” (người đọc sách).
Phác họa một hình dạng rõ rệt cho con người trí thức phức tạp hơn việc định nghĩa. Có cấp bằng hay tự học (autodidacte) đều có thể được coi là trí thức. Trong sử sách, nhiều bậc Thầy không có bằng cấp chi hết. Mặt khác, người trí thức không bị buộc phải thuộc giai cấp, tuổi tác hay phái tính nào, có mức sống ra sao hay làm nghề nghiệp gì. Tại các nước chậm tiến, tùy trình độ địa phương, những phần tử, với sức học bổ túc, vẫn được tôn xưng là trí thức.
Chữ “intellectuel” không tìm thấy trong tự điển Larousse 1866-1878 hay Đại Bách khoa 1885-1902. Trong quyển Vocabulaire Philosophique của Lalande chỉ thấy ghi intellectualisme mà thôi. Năm 1906, một số chính trị gia và văn nhân tại Pháp gồm có Léon Blum, Émile Zola, Anatole France, Daniel Halévy… ký chung một đơn khiếu nại đòi phục hồi danh dự cho cựu Đại úy gốc Do thái Dreyfus bị kết án sai. Thủ tướng George Clémenceau gọi văn kiện này “Bản tuyên ngôn của các người trí thức - Le Manifeste des Intellectuels ”. Kể từ đó, danh từ intellectuel trở nên thông dụng.
Dù sao, vấn đề trí thức vẫn có từ ngàn xưa nhưng luôn luôn gắn liền và biến đổi với lịch sử. Đúng vậy, dân tộc nào cũng có tạo ra một mẫu người lý tưởng, dưới danh xưng khác nhau và do bản tính hay hoàn cảnh địa lý hun đúc nên. Ví dụ: Quân tử ở bên Tàu, Chính nhân L’honnête homme ở Pháp, Võ sĩ Samourai ở Nhựt, nhà thánh thiện Mahatma ở Ấn Ðộ, Người thanh lịch Gentleman tại Anh quốc, Siêu nhân Superman ở Đức, Hiệp sĩ Chevalier ở La Mã, nhà Hiền triết hay Le Sage ở Hy Lạp, người cán bộ Apparatchik ở Nga, nhà Kinh tài Businessman ở Mỹ… Còn đối với dân tộc ta, mẫu người lý tưởng thường được gọi là Trai Anh Hùng, Gái Hào Kiệt.
Người trí thức Việt Nam, theo quan niệm cổ truyền, cần có căn bản học thức vững, không ngừng học hỏi và xử thế theo đạo lý, nghĩa là sáng suốt phân biệt đúng sai và phải trái. Yếu tố “tác phong” được xếp vào hàng đầu trong xã hội VN vốn trọng đạo đức. Người trí thức chính danh không trung lập trước cái thiện và cái ác. Không khiếp nhược nín lặng khi phải lên tiếng phản đối vì nín lặng cũng là một ý kiến, một thái độ. Thái độ của kẻ hèn. Khoa bảng hay chuyên gia, với túi đầy bằng cấp, mà bất xứng thì không được xem là người trí thức. Danh từ cao quý “trí thức” lắm khi bị bôi bẩn bởi những người ngụy trí thức, trí thức thời cơ, trí thức tháp ngà, trí thức yếm thế, trí thức trưởng giả xa-lông.
Sĩ phu ở một cấp cao hơn trí thức trong lòng quý mến và kính nể của quần chúng vì họ dấn thân cho đại nghĩa, không màng lợi danh và luôn luôn gắn liền sinh mệnh cá nhân với sự tồn vong của Đất nước. Sự khác biệt giữa khoa bảng, chuyên gia, trí thức và sĩ phu là sĩ phu chẳng những có học vấn căn bản (schooling) và giáo dục bản thân (education) - như ba nhóm kể đầu - mà còn có thêm quyết tâm sống chết cho chính nghĩa quốc gia (nationalist engagement / nationalist dedication), Tại triều đình, thời vua chúa, kẻ sĩ đứng hàng thứ năm sau các tước: khanh, tướng, thượng đại phu và hạ đại phu nhưng trong dân gian, kẻ sĩ được xếp hạng trên ba giới nông, công và thương.
Theo khoa bói toán cổ xưa, phần tử trí thức có giỏi vẫn thua người số tốt, vận tốt, mồ mả tốt và âm đức tốt (Nhất mệnh, Nhị vận, Tam phong thủy, Tứ âm công, Ngũ độc thư). Kẻ sĩ không để cho sự mê tín lung lạc. Cuộc đời như một mảnh lụa đào trinh bạch. Con người là nghệ sĩ, vẽ tùy thích nhưng phải gánh trọn trách nhiệm về bức họa do mình tạo ra.
Khi thầy Tử Lộ hỏi thế nào là kẻ sĩ, Khổng Tử đáp: "Trước hết, phải có biết xấu hổ khi làm điều quấy. Thứ đến, hiếu thảo với mẹ cha và chung thủy với bạn bè. Sau cùng, kết hợp tư duy và hành động, sự biết và cách sống". Đức Khổng còn vẽ ra một road map bốn giai đoạn cho kẻ sĩ noi theo: tu thân, tề gia, trị quốc và bình thiên hạ (tức rèn luyện bản thân, quản trị tốt gia đình, ổn định xứ sở và phục vụ thế gian). Trong xã hội dân sự văn minh ngày nay kết hợp chính trị, văn hóa, kỹ thuật và kinh tế một cách phức tạp, cái lộ trình cổ điển vừa nói còn giữ nguyên giá trị.
II – Những giai đoạn kế tiếp đưa trí thức VN vào khủng hoảng
A – Thời mất chủ quyền .

Trong chiều dài lịch sử, văn hóa và tư tưởng Việt Nam tiếp nhận sâu đậm ảnh hưởng của ngoại bang. Điều này dễ hiểu vì, về địa lý chính trị, nước ta nằm ở ngã tư nhiều nền văn minh Á Châu và mặt khác, từng bị Trung Hoa và Pháp đô hộ khá lâu. Tuy nhiên, sự tiếp nhận vừa nói không thụ động và không máy móc. Dân tộc Việt luôn luôn cố gắng cải biến, mô phỏng, sáng tạo và vươn ra ngoài khuôn khổ kềm tỏa của các đế quốc thống trị.
Trong số cự tướng của nền văn hóa quốc gia thuộc giai đoạn này, Nguyễn Công Trứ tiêu biểu xứng đáng mẫu sĩ phu lý tưởng Việt Nam vào đầu thế kỷ XIX. Đúng vậy, ông là người đầu tiên diễn đạt rõ ràng quan niệm nhân sinh của kẻ sĩ trong một bài hát nói gồm 31 câu bất hủ và ông cũng là tác giả của bản điều trần Thái bình Thập sách đề nghị năm 1813 lên vua Gia Long mười biện pháp bảo quốc an dân. Với khả năng đa dạng, tinh thần bách nghệ, bản sắc anh hùng, tác phong tài tử, phong thái hàn nho và trên hết, một hoài bão sắt đá phục vụ dân và nước, Nguyễn Công Trứ đã vượt qua mọi trở ngại dựng lên bởi cái học Tống nho từ chương và hình thức của đời Lê. Không kiêu khi đắc thắng, không nản lúc sa cơ, ông bình thản trong mọi bối cảnh: hàn vi, xuất chính hay ẩn dật, và thực hiện được gầân như tuyệt hảo tri và hành, viết và sống.
Đặc điểm khác là khi xây dựng mô hình kẻ sĩ VN dưới nhiều ảnh hưởng Đông phương như thuyết chính khí của Chu Hy, chủ trương “danh thành thân thoái” của Lão Tử, tinh thần tùy thời, tự cường của Dịch Lý và đường hướng thực dụng của phái Minh Nho, Nguyễn Công Trứ – trong cương vị văn hào hay danh tướng - luôn luôn tỏ ra là một mẫu người mang nặng dân tộc tính Việt Nam: phóng khoáng, lãng mạn, yêu đời và tiến bộ.
B – Thời kháng Pháp (1858-1945)

Trong giai đoạn này, các phong trào Cần Vương, Văn Thân, Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, Quang Phục..v..v.. nở rộ để chống thực dân. Bằng võ trang, ngoại giao và văn hóa.
Về quân sự, nhiều anh hùng đã khí phách nêu gương tử tiết: Nguyễn Tri Phương (nhịn đói đến chết), Hoàng Diệu (tự thắt cổ), Trần Bích San (nuốt giấy tự vẫn), Nguyễn Cao (rạch bụng), Phạm Hồng Thái (mang bom trong mình).
Về đối ngoại, sứ thần Phan Thanh Giản đã tuẫn tiết khi thất bại điều đình với Pháp lấy lại 3 tỉnh miền Tây Nam phần; Nguyễn Trường Tộ kiên nhẫn gởi cho đến chết điều trần lên vua xin cải cách; Bùi Viện qua Mỹ năm 1873 và 1875 gặp Tổng Thống Ulysse S.Grant để cầu cứu chống Pháp; Nguyễn Tư Giản sang Trung hoa và Đức quốc xin giúp đỡ.
Khi thấy thế địch quá mạnh không thể giải quyết bằng quân sự, giới sĩ phu thay đổi chiến lược, gia nhập khuynh hướng “Tân trào” và chấm dứt việc bất hợp tác để tìm hình thức và phương tiện chống đối khác. Thời kỳ này, đế quốc Pháp đưa vào Việt nam khoa học kỹ thuật, những tiện nghi vật chất, tư tưởng mới của Tây phương và tiếng Quốc ngữ.
Văn hóa và Giáo dục trở nên hai khí cụ và mục tiêu đấu tranh hệ trọng để hun đúc dân trí. Nhiều văn nhân như Nguyễn Văn Vĩnh, Trương Vĩnh Ký, Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục... dốc hết tâm trí vào công tác truyền bá Tây học trong khi những sĩ phu khác chủ trương xây dựng nền tảng Việt văn trong nhiều lãnh vực: báo chí và nghiên cứu (Phạm Quỳnh với tạp chí Nam Phong), biên khảo học thuật tư tưởng Á Đông (Nguyễn Bá Trạc, Nguyễn Trọng Thuật, Lê Dư…), cổ văn và sử nước nhà (Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Nguyễn Trọng Thuật...), sách giáo khoa (Phạm Thế Ngữ, Trần Trọng Kim,...), thi phú (Á Nam Trần Tuấn Khải, Tương Phố, Đông Hồ Lâm Tấn Phát...)
Năm 1925 đánh dấu một khúc quanh chính trị tại Việt Nam. Đảng Xã hội Cấp tiến của Edouard. Herriot nắm quyền tại Pháp cho phép Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trở về nước. Phan Bội Châu là lãnh tụ của Việt Nam Quang Phục (hội kín), tác giả hai lời kêu gọi quốc dân danh tiếng Lưu Cầu Huyết Lệ (1904) và Hải Ngoại Huyết thư (1906) cổ võ “tôn quân, thảo tặc”, tức đưa Kỳ Ngoại Hầu Cường Để lên làm vua, giết giặc Pháp, đồng thời đẩy mạnh Phong trào Đông Du để đào tạo cán bộ và cầu viện. Phan Châu Trinh là người đã từng viết thơ kết tội bảy điều vua Khải Định (1922), lãnh đạo Phong trào Duy Tân, và vận động “tôn dân, đồ vua” tức quý dân, thí vua, bằng cách dựa vào Pháp để lập nền dân chủ và thực hiện tiến bộ.
Vào thời ấy, tại VN có bốn xu hướng chính trị hệ trọng: 1- Quân chủ Lập hiến, chủ trương bạo động, của Phan Bội Châu, ủng hộ Cường Để. 2- Quân chủ Lập hiến, ôn hòa, của Phạm Quỳnh, dựa vào Nam triều, quan trường và chính phủ thuộc địa, ủng hộ Bảo Đại. 3- Cộng hòa Dân chủ của Phan Châu Trinh, với chương trình “hậu dân sinh, chấn dân khí, khai dân trí” và 4- Trực trị của Nguyễn Văn Vĩnh, chủ trương dẹp Nam triều, dựa vào Pháp và nhóm trí thức Âu hóa.
C – Thời các Chính phủ Quốc gia tại Miền Nam VN (1954-1975)

Để chống lại duy vật biện chứng Các Mác, ông Ngô Đình Nhu, cố vấn của Tổng thống Ngô Đình Diệm, trang bị tinh thần miền Nam với hệ thống tư tưởng Nhân vị - Personnalisme, một học thuyết công giáo cấp tiến, đại diện bởi triết gia Emmanuel Mounier, linh mục Lebret, học giả Jacques Maritain… và phát xuất tại Pháp từ 1908 dưới danh xưng Volontarisme, Humanisme… Ngày 2.9.1954, đảng Cần Lao ra đời, chủ trương cải tổ xã hội theo mô hình “nhân vị, cộng đồng, đồng tiến”. Theo Chính cương của Cần Lao, Đảng và Xã hội là phương tiện để phụng sự con người, chính con người mới là cứu cánh.
Trong quyển hồi ký “Nhân chứng một chế độ”, tập ba, phát hành năm ngoái, nơi trang 208-220, tác giả Huỳnh Văn Lang, nguyên Bí thư Liên kỳ bộ Nam Bắc Việt Cần Lao, kể lại những tranh chấp nội bộ của tổ chức này về quyền hành và trách nhiệm vì thiếu sự lãnh đạo sít sao từ trung ương đến địa phương. Cái sai lầm quan trọng nhất là đưa đảng phái vào Quân đội, làm tan rã kỷ luật đặt trên hệ thống quân giai. Cuối năm 1957, Liên kỳ bộ bị giải tán. Đảng Cần Lao gây tai tiếng. Một số tướng lãnh gốc Cần Lao đã bắt tay với Hoa Kỳ lật đổ Đệ nhất Cộng hòa và hạ sát anh em Tổng thống Diệm ngày 2.11.1963.
“Đảng kaki” (để dùng ngôn từ của tướng Nguyễn Cao Kỳ) khai sinh Đệ nhị Cộng hòa trong tình trạng hỗn loạn với những vụ đảo chính, chỉnh lý nội bộ liên miên cho đến khi TT Nguyễn Văn Thiệu thật sự tóm thu mọi quyền bính trong tay. Tại Bắc Việt, đảng CS chỉ huy Quân đội. Tại miền Nam, Thiệu chỉ huy Quân đội lẫn đảng Dân chủ, một tổ chức hữu danh vô thực do Thiệu lập ra để tái ứng cử. Quân đội không có tính chất đảng nên chống cộng trên chiến trường mà bỏ ngõ đấu tranh chính trị. Chế độ quân phiệt không chấp nhận sự phê bình của giới trí thức. Trí thức hoàn toàn bất lực. Vận mạng của Miền Nam do một tay TT Thiệu quyết định năm 1975 trong vụ rút quân khỏi Cao Nguyên và miền Trung.
D –Cộng sản nắm quyền sau Hiệp ước Genève (1954) và Hiệp định Paris (1973)

Sau khi đất nước chia đôi, CS hưởng một số lợi thế: Bắc Việt thuần nhất hơn miền Nam về chính trị, không chia rẽ nội bộ, đảng kiểm soát chặt quần chúng, Nga Tàu và khối xã hội chủ nghĩa ủng hộ hết mình Hà Nội, đặc biệt Đảng có kinh nghiệm lãnh đạo và chiến đấu, với hai mục tiêu rõ rệt: chống thực dân và căm thù giai cấp. CS đã mượn danh nghĩa dân tộc để tiêu diệt đối lập chính trị gồm có 2/3 giới trí thức Bắc Việt (xử tử, lưu đày, tẩy não..), các đảng phái quốc gia rời rạc và đặc biệt, nhóm Trotskyist Đệ tứ quốc tế (Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trẩn Văn Thạch.., phần đông gốc miền Nam) mà chúng xem như những đối thủ nặng ký nhất.
Việt Nam thống nhất năm 1975. Tuy xính vín với sự sụp đổ của Nga Sô và khối chư hầu Đông Âu, CSVN tuyên bố vẫn trung thành với xã hội chủ nghĩa, mặt khác cố gắng tồn tại bằng cách “đổi mới” kinh tế và mở rộng đối ngoại. CS ngày nay bị đặt trước một sự chọn lựa: “Theo Mỹ thì rã Đảng, theo Tàu thì mất Đất”. Đúng vậy, nếu áp dụng thẳng thừng bản Hiệp thương ký năm ngoái với Hoa Kỳ thì phải chấp nhận pháp trị, quyền tư hữu, các tự do căn bản và sau đó, đa nguyên, tức là đảng sẽ tiêu ma. Còn muốn giữ đặc quyền thì chỉ còn có cách tùng phục Bắc Kinh, hiến đất và dâng biển. Hà Nội đã u mê chọn giải pháp thứ hai.
III – Cuộc khủng hoảng hiện tại của trí thức Việt Nam

Tổng dân số VN nay vượt đến gần 80 triệu, trong đó trên ba triệu đi tìm tự do tại trên 70 quốc gia, 60% hiện sinh sống ở Hoa Kỳ. CS đã thực hiện một cuộc biến động lịch sử vô tiền khoáng hậu, thay bậc đổi ngôi trong xã hội và xáo trộn mọi ức đoán.
Trời làm một trận lăng nhăng
Ông xuống làm thằng, thằng lại lên ông.
Trong bài “Đôi điều suy nghĩ của một công dân”, Hà Sĩ Phu chán ngán nhận xét: “Dân tộc phải đương đầu với một cuộc tổng khủng hoảng nhân cách. Xã hội đang lộn ngược do thang giá trị bị lộn ngược. Chủ nghĩa vô hồn tạo ra một khoảng trống ghê rợn. Về văn hóa, lý tưởng và nhân cách”.
Công bằng mà nói, yếu tố CS chỉ làm trầm trọng thêm một tình trạng suy đồi tích lũy từ lâu. Xã hội VN đã tiếp nhận nhiều ảnh hưởng tiêu cực trước và sau cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa:
1 – Qua một ngàn năm đô hộ, đế quốc Trung hoa đã thành công đào tạo tại VN một lực lượng hũ nho bạc nhược, phản động và thoái hóa, với lối học cử nghiệp, thiếu óc sáng tạo. Lớp người này quan niệm vũ trụ, nhân sinh và luân lý một cách hẹp hòi và kém khoa học.
2 - Tiếp theo, dưới chế độ thuộc địa kéo dài một thế kỷ, thực dân Pháp cũng huấn luyện được – như cụ Huỳnh Thúc Kháng đã viết trong bài tựa “Phan Tây Hồ Lịch sử “ – “một bọn Âu học đầu lưỡi, cũ không ra cũ, mới chẳng ra mới, giơ gạc vênh sừng, chia nhà cắt ngõ, chống chỏi nhau mà không sao hiệp lại làm một được”.
3 – Sự hấp thụ quá độ hay sai lầm các trào lưu, tư tưởng “cấp tiến” Tây phương cũng gây tỗn hại không ít. Tuy có phần nào suy yếu sau 1954, văn hóa Pháp vẫn còn ảnh hưởng mạnh giới trí thức Việt, ít nữa cho đến 1975. Mặc dù Hoa Kỳ can thiệp vào VN bằng quân sự trên hai chục năm , văn hóa Mỹ không đâm chồi mọc rễ sâu trên đất nước chúng ta vì những dị biệt tâm lý và truyền thống.
Thập niên 60-70, triết học phương Tây phát triển mạnh ở miền Nam. Triết lý hiện sinh của Jean Paul Sartre, Simone de Beauvoir, Merleau Ponty, lý thuyết phi lý (théorie de l’absurde) của Albert Camus, trường phái cấu trúc (structuralisme) với R Barthes, Lévi-Strauss, trào lưu nhân vị (personnalisme) của Emmanuel Mounier... đã lưu lại những dấu vết sâu đậm trên tâm khảm của cả một thế hệ nhà văn và học giả Việt. Các tư trào đó không dễ tiêu hóa, lắm khi trở thành mode thời thượâng và ảnh hưởng tiêu cực tới sinh viên, trí thức và lan qua văn nghệ. Hảy đọc lại những trang tiểu thuyết của nhóm Sáng Tạo ướt đẫm rượu hiện sinh với những nhân vật sống vật vờ, không lý tưởng tại các phố phường, sàn nhảy, phòng trà một cuộc đời trừu tượng, vô nghĩa và bế tắc.
4 – Với Chiến tranh bấp bênh và dai dẳng, xuất hiện một thế hệ sống trác táng và thác loạn. CS Bắc-Việt thừa cơ xâm nhập giới viết văn, làm báo và sáng tác âm nhạc tại Miền Nam, tạo ra phong trào phản chiến, ngụy hòa, ủy mị, ru ngủ quần chúng với “tiếng sáo Trương Lương.” Chính phủ quân nhân đương nhiệm không có đủ bản lãnh và kinh nghiệm để chận đứng chiến dịch tuyên truyền-phá hoại agit-prop này của địch. Thêm vào đó, sự hiện diện của Quân đội Mỹ và Đồng minh nuôi sống vô số hộp đêm, khuyến khích nạn mãi dâm và buôn lậu. Xã hội miền Nam là một con bệnh nặng, về thể chất lẫn tinh thần, trước ngày sụp đổ toàn diện.
5 – Mao Trạch Đông từng tuyên bố: “Trí thức không giác ngộ chủ nghĩa Mác Lê thì giá trị kém hơn cục phân”. Theo gót đàn anh, CSVN triệt hạ tư tưởng trưởng giả và chống đối trong giới trí thức VN qua nhiều chiến dịch: 1946-1954, để tẩy sạch ảnh hưởng văn hóa Pháp duy tâm, lãng mạn, nghệ thuật vì nghệ thuật; 1954-1956, dưới hình thức Cải cách ruộng đất; 1956-1960, để đánh trí thức và văn nghệ sĩ tiểu tư sản; 1986-1989 trong vụ gài bẫy văn hóa Trăm Hoa Đua Nở. Vừa thống nhất, năm 1975, VN trở nên một trại goulag khổng lồ, sôi sục hận thù, nghiền nát nhân phẩm. Chuyên chính đã giết chết ngẫu hứng và sáng tạo. Mặt khác, chính sách giáo dục ngu dân, “bứng gốc trồng người (vô sản) ” và chủ trương “hồng hơn chuyên” của Hồ Chí Minh đã hủy hoại trí óc của ít nửa ba thế hệ thanh niên.
Dưới chế độ hiện tại, đất nước gánh chịu hai tai ương khủng khiếp: tai ương tư tưởng chính trị ngoại lai Nga-Tàu và tai ương CS đảng trị nội xâm. Bởi thế, trong xứ, dân tình chán nản, dân trí lụn bại và dân khí suy vi.

o0o

Hướng về tương lai.

Người dân Việt nói chung, trí thức nói riêng, rất hãnh diện về xứ sở, gốc gác và gia đình của mình. Họ không có óc phiêu lưu, càng không thích di cư. Nay hoàn cảnh bắt buộc họ phải bất chợt thay đổi cách sống, quốc tịch, môi trường và lắm khi luôn cả lý lịch tại một đất nước mới. Sự đổi đời này gây ra một địa chấn về tinh thần, không thể tẩy xóa được hậu quả. Ít nữa đối với thế hệ di cư đầu tiên.
Như những cây trốc gốc đem trồng lại nơi phong thổ xa lạ, người trí thức VN hải ngoại đang sa vào một cơn khủng hoảng trầm trọng. Nơi đa số chọn làm đất dung thân, Hoa kỳ, là một thế giới tạp chủng và đa văn hóa, khác ngôn ngữ và truyền thống dị biệt. Một terra incognita. Nền văn minh nước Mỹ năng động, dựa vào sức mạnh của khoa học kỹ thuật, cởi mở, đề cao dân chủ và nhân quyền nhưng cũng thực tế tàn nhẫn, cạnh tranh không khoan nhượng, lỏng lẻo về gia đình, vinh danh cá nhân và thường lấy sự thành công vật chất để đánh giá con người. Ở Đông phương, văn hóa tạo sức mạnh. Tại siêu cường Hoa kỳ, sức mạnh tạo ra văn hóa, văn hóa của sức mạnh, đang thay đổi bộ mặt của địa cầu.
Bởi thế, dễ hiểu vì sao trí thức VN hiện hoang mang về ngày mai của đất nước, hoài nghi chính mình, ngờ vực luôn cả xã hội nơi dung thân vì những giá trị tinh thần, đạo lý và cách mạng yêu nước đều bị cơn bão táp chính trị quay cuồng đảo lộn.
Trong tap chí Foreign Affairs, Gs Samuel Huntington, thuộc đại học Harvard, đã hữu lý nói đến “ sức va chạm giữa các nền văn minh - the shock of civilizations”. Con người trí thức Việt cảm thấy mình chỉ là hạt cát trong cơn lốc toàn cầu. Đến nay, phần lớn sáng tác của ngành văn học lưu đày mang tính chất yếm thế và tiêu cực. Một danh từ mới “văn học tuyệt vọng, littérature du désespoir” được đem ra áp dụng.
Thái độ vừa nêu chỉ là một tâm trạng, chưa biến thành một trào lưu, may thay. An phận, cam chịu, thờ ơ, chán nản hay bất mãn thụ động, đều không phải là những thái độ thích ứng. Thật vậy, kẻ sĩ VN trải qua nhiều thử thách, phạm nhiều lầm lở nhưng cũng đã cống hiến không ít cho đại cuộc. Với ý chí tìm một xuất lộ cho Đất nước, người trí thức chân chính quyết không từ bỏ trách vụ tiền phong, dù biết trước sẽ bị bạc đãi và đày ải.
Để dành thế chủ động chính trị trong nước, cần gấp xây dựng lại sức mạnh của trí thức, bằng cách tôn trọng và khai thác triệt để các giá trị đa dạng của giới này. Ngày nay, trí thức đã nhận thức được những nhu cầu thực tiển và cấp thời của xứ sở trong đó có việc chấn hưng đạo đức, tái lập công lý xã hội và xây dựng pháp trị.
Cuộc đấu tranh sẽ chuyễn hướng khi hàng ngũ trí thức tâp hợp chặt chẽ trong và ngoài nước để hành động. Khối di cư Việt hiện có tiềm năng tài chính khá dồi dào, đặc biệt một kho chất xám 300.000 chuyên viên, thuộc đủ mọi ngành, được huấn luyện trong tự do, dân chủ. Những tiềm năng ấy chưa được tận dụng theo một kế hoạch hợp lý đề dân chủ hóa đất nước. Còn nhiều phí phạm đáng tiếc.
Mặt khác, cần sớm lấp bằng cái khoảng cách thế hệ và tạo cho giới trẻ một tinh thần sĩ phu, không để họ mất gốc hay vọng ngoại, hãy đưa họ về với dân tộc VN. Họ là hạt nhân, chất men và ánh sáng trong công cuộc quang phục Quê hương. Là những luồn gió thoáng, họ sẽ quét sạch ám khí CS phủ lên trên giang san gấm vóc Việt Nam.
Dân tộc thức tỉnh, Đất nước mới hồi sinh. Đoàn kết tạo đồng tâm, biến chiến hữu thành đồng chí. Đoàn kết tuy khó, không phải là vấn đề nan giải nếu tất cả coi trọng sự sống còn của xứ sở, nếu mọi người không luôn luôn dành làm cái đầu và có nhiều người tình nguyện làm cái đuôi. Nếu mỗi người chiụ khó nghe và làm, thay vì chỉ nói và bàn suông, tri hành bất nhất.
Chúng ta hãy tự vấn: CS đoàn kết được để phản bội dân tộc và hủy hoại toàn diện hệ thống giá trị của xứ sở. Tại sao người quốc gia, thường tự cho là nắm chính nghĩa trong tay, lại không đoàn kết được để đấu tranh? Phải chăng chính chúng ta đã làm cho chúng ta mất nước? Phải chăng sự chia rẽ giữa chúng ta đã tạo sức mạnh cho CS? đang giúp CS sống cầm hơi?
Ngoài những điều lếu láo phát ngôn trọn đời, Hồ Chí Minh có nói một câu ít nữa nghe được: “Có Dân là có tất cả.” Nhưng làm thế nào thu phục và giữ được lòng dân? Thành công trong tương lai tùy thuộc vào cách giải đáp đúng câu hỏi này. Chế độ, đảng phái, học thuyết chính trị... chỉ là những viên đá lót đường cho Lịch sử. Tất cả đều phù du. Dân mới bất diệt, Dân mới trường cửu. Dân thiếu lãnh đạo là một cái xác không hồn. Còn lãnh tụ mà không có dân thì không khác gì một cái đầu không có thân xác.
Thuở trước, các bậc tiền bối đã nêu gương sáng cho chúng ta: Khi Phan Khôi tranh luận với Trần Trọng Kim về Nho giáo, Ngô Đức Kế phản bác chính kiến của Phạm Quỳnh, hay Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu “hòa nhi bất đồng”, họ luôn luôn tự chế, lễ độ và tương kính, bất đồng nhưng không bất hòa. Đối với họ, quốc gia là cứu cánh, dân tộc là đối tượng, ngoại xâm mới là kẻ thù chung, kẻ thù duy nhất.
Đoàn kết sẽ chấm dứt “hội chứng chờ đợi” (người này đợi kẻ khác phất cờ khởi nghĩa!). Đoàn kết cũng sẽ xóa bỏ “dị ứng tổ chức “ một cơ cấu đấu tranh có uy tín, có lãnh đạo, cán bộ, kỷ luật và kế hoạch dân chủ hóa VN.
Để kết luận, không ai đương nhiên là trí thức. Không ai bỗng nhiên trở thành sĩ phu. Sĩ phu là một sự chọn lựa đúng lý tưởng, một quyết tâm dấn thân phục vụ, đầy gian khổ, ít vinh quang.
Như con tằm nhả cho hết tơ mới chết, như cây nến cháy cho tận bấc, lệ mới hết tuôn rơi: Đó là thân phận của người sĩ phu yêu nước, theo hai câu thơ của Lý Thương Ẩn:
“Xuân tàn đáo tử ti phương tận,
Lạp cự, thành hội lệ thủy can”

Xin cám ơn sự chú ý của các bạn,
LÂM LỄ TRINH
 Ngày 25.8.2002,
 Thủy Hoa Trang, Californie
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Nho giáo, Trần Trọng Kim, nxb Xuân Thu 1990
- Văn học sử thời kháng Pháp (1858-1945), Lê Văn Siêu, nxb Xuân Thu, 1991
- Tình tự dân tộc, Võ Thu Tịnh, nxb Xuân Thu 1999
- Thân phận trí thức, Vũ Tài Lục, nxb Xuân Thu 1990
- Dăm ba điều nghĩ về Văn học Nghệ thuật, Trần Hồng Châu, nxb Văn Nghệ 2001
- Vietnam, NOW, David Lamb, Public Affairs, New York, 2002
- Nhân chứng một chế độ, tập ba, Huỳnh Văn Lang, tác giả xuất bản, 2001
- Sức mạnh của Văn hóa - Văn hóa của Sức mạnh, Lâm Lễ Trinh, tạp chí HNNV, 1999
- Hồ sơ Đệ tứ Quốc tế VN, tập 1, Tủ sách Nghiên Cứu, Paris, 2000
- Việt Nam: Đệ Ngũ Thiên Kỷ, Một nhóm thức giả, nxb Trung Tâm VHVN, 1994

No comments:

Post a Comment