Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 15 December 2016

ĐẶNG PHÙNG QUÂN * HỒ VĂN CHÂM * LÂM LỄ TRINH

GS. ĐẶNG PHÙNG QUÂN * CHỦ NGHĨA MARX

Phê phán thực tiễn chủ nghĩa Mác
Đặng Phùng Quân
Tháng Năm 1968 những biến động ở Pháp cũng như nhiều nơi trên thế giới chứng thực một
điều: đảng Cộng sản không đáp ứng được yêu cầu cách mạng, không phải là đội ngũ tiền phong của
giai cấp công nhân như trong tuyên ngôn hay đề cương hành động đã nêu. Cuốn sách của một nhà
triết học trẻ người Pháp Jean-Marie Benoist có nhan đề là Marx đã chết/Marx est mort báo hiệu sự
cáo chung của chủ nghĩa cộng sản. Sở dĩ nói chủ nghĩa cộng sản cáo chung để chỉ ý thức hệ mác xít
áp dụng và thực tiễn, như Benoist nhắc đến những mảnh vụn hỗn độn mang những trầm tích Lenin,
Mao, Trotsky, Castro...
Sự khủng hoảng của chủ nghĩa cộng sản không phải chỉ diễn ra trong mấy thập niên nửa sau thế
kỷ hai mươi. Nó đã manh nha từ sự thất bại trong chính sách kinh tế ở thời đại Lenin và sự giải thể
Quốc tế Cộng sản III. Ngay vào đêm hôm trước của thế chiến thứ Hai bùng nổ, Franz Borkenau
một cựu đảng viên cộng sản trong cuốn sách phân tích Cộng sản thế giới (1939) đã chỉ ra những
mầm mống tan ra õcủa cơ sở cách mạng cộng sản. Vào thập niên 1950, một cựu đảng viên cộng sản
Nam tư, Milovan Djilas đã phê phán kịch liệt cuộc khủng hoảng nội tại của trung tâm quyền bính
cộng sản. Trong cuộc hội nghị tại Venice năm 1977, một nhà lý luận trung kiên của đảng cộng sản
Pháp, Louis Althusser đã nói đến “cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa Mác” qua mối liên hệ với vận
mệnh của khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu:
“Điều gì diễn ra ở những nước Đông Âu cũng thấm sâu trực tiếp vào chúng ta, vì những gì xảy ra
ở nơi đó cũng xảy đến với chúng ta. Tất cả những điều diễn ra ở những nước này liên quan tức thời
với chúng ta, có ảnh hưởng tới những viễn tượng của chúng ta, mục tiêu đấu tranh, lý luận và thực
tiễn.” Sự khủng hoảng của chủ nghĩa cộng sản không phải là một hiện tượng đơn giản, vì nó đánh
động đến tận cốt lõi phong trào Cộng sản Quốc tế, như Althusser nhìn nhận:
“Chính chúng ta (những người cộng sản) có thể không những chỉ thấy chủ nghĩa cộng sản, chúng
ta đang kinh qua sự khủng hoảng này trong một thời gian dài.”
Quan điểm của người cộng sản thì như thế. Còn đối với những người không cộng sản ra sao?
Tháng 8 năm 1988, một năm trước biến chuyển tại Ba lan đã đưa phong trào Solidarnosc trở thành
một lực lượng chính trị có quyền bính, một học giả Mỹ gốc Ba lan Zbigniew K. Brzezinski đã
hoàn tất cuốn sách Sự phá sản vĩ đại/The Grand Failure với tiểu đề: Sự ra đời và kết thúc chủ nghĩa
cộng sản ở thế kỷ hai mươi. Tác phẩm này đã báo hiệu một năm trước khi những biến chuyển
chính trị quan trọng xảy ra tại các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu: thủ tiêu sự lãnh đạo độc đảng
cộng sản, những chính đảng đối lập hoạt động trong sinh hoạt chính trị nghị trường, thậm chí
cải danh hoặc giải thể đảng cộng sản và quốc hiệu. Ngay trong giòng mở đầu, Brzezinski khẳng
định: Đây là một quyển sách bàn về sự khủng hoảng tận cùng của chủ nghĩa cộng sản.
Tác phẩm này có một tầm quan trọng đáng kể vì nó đã tổng kết những thất bại của chủ nghĩa
cộng sản trong quá trình thực hiện quyền lực – từ sự tan rã của một khối chính trị tập trung duy nhất
đến sự phá sản kinh tế xã hội và phân hóa toàn diện về mặt ý thức hệ – để sau cùng đi đến khẳng
định về “sự hấp hối của chủ nghĩa cộng sản”. tác giả viết quyển sách trong hối hả vì “với tốc độ gia
tăng về sự tan rã lịch sử của chủ nghĩa cộng sản, dường như những biến cố quan trọng sắp tới sẽ xảy
ra trước khi quyển sách tới tay người đọc.”
Tác giả đã mô tả và phân tích “sự mục nát tiếp diễn và sự hấp hối trầm trọng của cả hệ thống lẫn
tín điều cộng sản” để đi đến kết luận “là trong thế kỷ tới, sự suy thoái lịch sử không thể đảo ngược
của chủ nghĩa cộng sản khiến cho thực tiễn và tín điều của chủ nghĩa cộng sản không còn thích nghi
rộng rãi đối với thân phận con người.”
Lý luận trong cuốn sách được dàn trải qua sáu phần:
Vấn đề then chốt trong tấn bi kịch lịch sử của chủ nghĩa cộng sản là sự phá sản về mặt kinh tế
xã hội và chính trị trong hệ thống Xô viết.
Những toan tính cải cách hoặc tăng cường hiệu lực của guồng máy Xô viết không cứu vãn được
sự lũng đoạn, mục nát của chế độ cộng sản.
Sự áp đặt chủ nghĩa cộng sản trên vùng đất Đông Âu đang diễn ra quá trình từ bỏ chế độ cộng
sản.
Những cơ hội thành công trong quá trình cải cách tại Trung quốc.
Sự suy thoái của Quốc tế Cộng sản về mặt chính trị và tư tưởng.
Cơn hấp hối sau cùng của chủ nghĩa cộng sản và hiện tượng hậu cộng sản.
Sở dĩ tôi đưa ra luận điểm của Brzezinski là vì trong những sách vở bàn về chủ nghĩa cộng sản, tác
phẩm Sự phá sản vĩ đại cả ông là tư liệu nghiên cứu mới nhất, đề cập rốt ráo đến vấn đề tổng khủng
hoảng của chủ nghĩa cộng sản. Brzezinski cũng đưa ra một viễn tượng về thời đại hậu cộng sản.
Luận điểm chính trong tác phẩm của Brzezinski nhằm phân tích nghịch lý trong chính sách cải
cách hiện đại của Liên Xô. Theo ông, sửa đổi hệ thống Liên Xô hiện hữu cần phải phá hủy những
tầng lớp lịch sử tích lũy từ thời Lenin (cấu trúc xã hội theo đường lối một đảng cai trị toàn diện) qua
thời kỳ Stalin (xã hội phụ thuộc vào một nhà nước cai trị toàn diện) tới thời kỳ Brezhnev (một
nhà nước đình trệ toàn diện thống trị bởi một đảng cai trị toàn diện lũng đoạn). Chính sách thời
Gorbachev vẫn lẩn quẩn trong vòng mâu thuẫn giữa những đòi hỏi phá hủy sự tập trung quyền lực để
đem lại tiến bộ kinh tế với những yêu cầu tập trung để bảo đảm sự ổn định chính trị. Cho nên hai mặt
trong đường lối cải cách của Gorbachev là hai mặt đối lập giữa tái cấu trúc/cởi mở. Trong diễn văn
khai mạc Hội nghị đặc biệt của Đảng lần thứ 19 vào tháng Sáu 1988, Gorbachev nhận định: Vấn đề
chủ yếu là cải cách hệ thống chính trị của chúng ta.
Như vậy mối quan tâm sửa đổi đường lối kinh tế để tìm ra lối thoát tiến bộ phải đi đôi với thay
đổi cơ cấu chính trị. Chủ trương đó phải đương đầu với một thực tại rõ rệt: tái cấu trúc (perestroika)
nhằm cải cách từ bên trên phải dựa vào những áp lực từ bên dưới qua chính sách cởi mở (glasnost)
song chủ trương cải cách lại cơ cấu không thể từ trên mây rớt xuống, phải xuất phát từ hạ tầng xã hội,
nghĩa là phải thông qua đường lối dân chủ hóa (demokratizatsiia). Như Gorbachev nhắc nhở Ủy ban
trung ương Đảng vào tháng Hai năm 1988: “Thưa các đồng chí, điều chủ yếu là dân chủ hóa...Trong
giai đoạn mới của tái cấu trúc, đảng chỉ có thể bảo đảm sự lãnh đạo, vai trò tiền phong và động viên
quần chúng qua những phương pháp dân chủ.” Song làm thế nào thực hiện được dân chủ? Gorbachev
nhìn nhận:
“Sự giáo hóa chính trị của chúng ta vẫn chưa thỏa đáng. Chúng ta còn đang học hỏi.”
Tuy nhiên hình thành một nền văn hóa chính trị mới thiết yếu phải đòi hỏi một biến đổi chính trị
trọng đại – nghĩa là phải từ bỏ hai nguồn cơ sở chính trị Xô viết: chủ nghĩa Lenin và chủ nghĩa Stalin.
Sự xung đột nội bộ trong hàng ngũ lãnh đạo Xô viết cho thấy mối tranh chấp vẫn xuất phát từ quan
điểm của chủ nghĩa Lenin như Brzezinski nhận định:
“Chủ nghĩa Lenin vẫn là nòng cốt theo ý nghĩa chính thống lịch sử của tầng lớp trí thức lãnh đạo,
hợp thức hóa việc đòi hỏi quyền lực. Bất kỳ sự từ bỏ nào cũngcó nghĩa tự vận về mặt chính trị tập
thể.”
Từ bỏ chủ nghĩa Lenin và chủ nghĩa Stalin có nghĩa là từ bỏ toàn bộ thời đại cộng sản, cho nên
Gorbachev không có chọn lựa nào khác hơn là phải xác định chính sách perestroika xây dựng trên cơ
sở chủ nghĩa Lenin và như vậy vẫn phải chủ trương đảng độc quyền lãnh đạo và là cơ sở duy nhất
nắm giữ tất cả chân lý. Cho nên những trở ngại chính trị trong chính sách perestroika không thể nào
vượt qua được.
Nhận định về tương lai của chủ nghĩa cộng sản Đông Âu, Brzezinski đã chỉ ra một sự kiện cơ bản
là chủ nghĩa Mác-Lenin như một học thuyết xa lạ áp đặt lên vùng đất này bằng một quyền lực khống
chế toàn diện về mặt văn hóa đã không thích hợp với nhân dân bị thống trị tại những nước này. Cho
nên một quá trình từ bỏ đang diễn ra, giống như hiện tượng con người đề kháng lại một bộ phận đem
tháp vào cơ thể. Ngay từ tác phẩm Khối Xô viết/The Soviet Bloc xuất bản vào năm 1960, Brzezinski
đã tìm hiểu tình hình biến động của khối cọng sản, ở đó sự xung đột khuynh loát sự thống nhất. Ông
nhận định:
“Dầu tương lai của khối Xô viết diễn ra như thế nào đi nữa, có một điều chắc chắn là nỗ lực xây
dựng sự thống nhất bền vững trong khối cộng sản đã đưa giói lãnh đạo liên Xô cũng như những nước
cộng sản khác vào một kinh nghiệm khó khăn, không còn ảo tưởng.”
Và ông tiên liệu khối Xô viết sớm muộn rồi cũng rơi vào số phận những hệ thống đế quốc khác.
Trong Sự phá sản vĩ đại (1988) ông đã chỉ ra hai thế lực xung đột trong cơ cấu xây dựng đế quốc
Xô viết là một quá trình tự giải phóng khỏi sự kiềm chế của Liên Xô về mặt ý thức hệ, mâu thuẫn với
những nỗ lực tăng cường sự hợp nhất kinh tế-quân sự tại các nước Đông Âu đang diễn ra một cuộc
đấu tranh quyết liệt nhằm thủ tiêu độc quyền của đảng cộng sản và sự thống trị của Liên Xô, cuộc đấu
tranh ấy như một điều kiện tiên quyết tất yếu cho sự tái sinh xã hội. Nếu như hiện tình Liên Xô cho
thấy nỗ lực tái thiết kinh tế phải đánh đổi bằng cái giá bất ổn về chính trị, thì sự phá sản kinh tế cộng
sản trở thành một “đội quân thứ năm” bí mật của lực lượng đa nguyên dân chủ tại các nước cộng sản
hiện nay.
Quá trình cải cách của chủ nghĩa cộng sản tại Trung quốc dưới mắt Brzezinski có vẻ thành công,
nhưng cũng đánh đổi bằng giá từ bỏ sự chính thống tư tưởng và chính trị. Nó nẩy sinh ra một giai cấp
mại bản dưới sự bảo trợ của nhà nước và ông mệnh danh là một loại “chủ nghĩa cộng sản mại bản”.
Brzezinski nhận định sự khác biệt giữa Trung quốc và những nước anh em trong khối Xô viết ở chỗ
người cộng sản Trung quốc gắn liền tư tưởng của họ với bản thân lịch sử của Trung quốc và truyền
thống cũng như giá trị tồn tại của riêng nó. Phân tích những bước đổi mới của Cộng sản Trung quốc
dưới sự lãnh đạo của Đặng tiểu Bình và Triệu Tử Dương, từ chiến lược cải cách bốn hiện đại (nông
nghiệp, công nghiệp, khoa học kỹ thuật và quốc phòng), sự cần thiết của biến đổi chính trị cơ bản, sự
uyển chuyển ý thức hệ, “giai đoạn sơ khởi của chủ nghĩa xã hội.” Vấn đề tiên quyết của tái cấu trúc
chính trị, hoàn cảnh lịch sử của Trung quốc như Triệu Tử Dương khẳng định: “Chúng ta không ở trong
hoàn cảnh mà những nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác đương đầu...cho nên chúng ta không thể mù
quáng tuân theo những điều sách vở chỉ bảo, chúng ta cũng không thể máy móc theo gương những
nước khác.” Brzezinski cũng dẫn lời một nhà lãnh đạo khác của Trung quốc phát biểu trong Đại hội
đảng kỳ thứ 13 là: “Chủ nghĩa xã hội đòi hỏi, hoặc cho phép cái gì làm lợi cho sự phát triển những
lực lượng sản xuất, và cái gì không làm lợi cho sự phát triển ấy thì đi ngược lại với chủ nghĩa xã hội
khoa học.”
Brzezinski nhận định: “Cho nên không ngạc nhiên là những diễn tập tư tưởng này mở cửa ngõ
cho những tư tưởng mới của phương Tây thẩm thấu lớn rộng vào Trung quốc. Đặc biệt là sự xâm nhập
này đã ảnh hưởng mạnh ở những cơ sở nghiên cứu của Bắc kinh, thúc đẩy những bộ óc tư tưởng đổ xô
đi tìm hiểu những nhà lý luận về xã hội công nghiệp như Daniel Bell, về những hậu quả xã hội của
những khoa kỹ thuật thông tin mới như Ilya Prigozine, về hình thành tương lai như Alvin Toffler.”
Mối quan tâm của những nhà lãnh đạo Trung quốc có tính thực nghiệm nhằm làm thế nào phát
triển có hiệu quả trên cơ sở sử dụng hữu hiệu khoa học kỹ thuật phương Tây.”
Tuy nhiên Trung quốc cũng phải đương đầu với một thực tế là chủ nghĩa đa nguyên về kinh tế
xã hội sáng tạo phát triển cũng không thể phù hợp với một hệ thống lãnh đạo độc đảng,bởi vì cơ sở
của sự lãnh đạo này phải loại bỏ đa nguyên chính trị.
Người cộng sản thường đưa ra luận điểm về ba dòng thác cách mạng: phong trào cách mạng xã
hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội tại các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân
tộc tại các nước đang mở mang và phong trào công nhân tại các nước tư bản chủ nghĩa. Sau khi phân
tích sự thất bại kinh tế-xã hội tại các nước cộng sản, Brzezinski lại xét đến tình hình chính trị tại các
nước phát triển hoặc đang phát triển. Ông nhận định ở các nước công nghiệp phát triển như Bắc Mỹ,
Tây Âu, Nhật Bản...”xã hội càng tiến bộ, đảng cộng sản càng không thể hoạt động chính trị”. Quả
thật chủ nghĩa cộng sản hiện đại sơ khởi chỉ lôi cuốn được những ai vì uẩn ức về hoàn cảnh cùng
khổ, chậm tiến hoặc bị đàn áp về mặt chủng tộc đã chọn lực con đường cách mạng kiểu côïng sản
như một con đường ngắn nhất để chiếm được quyền bính; tuy nhiên chủ nghĩa côïng sản khi có quyền
lực đã tỏ ra trì trệ, lãng phí. Có thể nói lý luận cộng sản đã trở nên manh mún trong khi hiện nay đâu
đâu người ta cũng thấy thực tiễn cộng sản đã thất bại. Bộ mặt xã hội kinh tế Liên xô phơi bày sự thất
bại, khiến cho Liên xô không còn là kiểu mẫu xã hội, đã ảnh hưởng tai hại trầm trọng cho phong trào
cộng sản thế giới. Trong tình huống tương tự, chủ nghĩa cộng sản thương mại lũng đoạn của Trung
quốc cũng không là kiểu mẫu cho một cuộc cách mạng xã hội. Cho đến cả niềm tin cuối cùng của
những “tín đồ” cộng sản vào những cuộc cách mạng ở Việt nam, Cuba hay Nicaragua ngày nay cũng
bị tiêu diệt trước bộ mặt thê thảm vì phá sản kinh tế và sự tàn bạo chính trị tại các nước nhược tiểu
này. Vào thập niên 1970 ở châu Phi và châu Mỹ La tinh, chủ nghĩa Mác được du nhập như một học
thuyết xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhiều nhà lãnh đạo tại các nước này học tập những kỹ thuật của
Lenin trong việc giành giật và củng cố chính quyền, học tập nghệ thuật lãnh đạo độc đảng có kỷ
luật, có tổ chức. Mặt khác, các nước này trông chờ vào viện trợ kinh tế và quân sự của Liên xô. Tuy
nhiên, thực tế đã chứng tỏ mức độ viện trợ kinh tế của Liên xô không đáp ứng được nguyện vọng phát
triển kinh tế. kinh nghiệm cộng sản tại châu Mỹ La tinh cũng phơi bày sự thất bại về mặt thực tiễn và
lý luận. Những hoạt động cách mạng tại những nước này không phản ảnh ý thức hệ cũng như tổ chức
theo kiểu chủ nghĩa Mác-Lenin cổ điển, nhưng diễn ra những đường lối bản địa khác nhau.
Thực tế đã chứng minh sự thất bại của luận điểm ba dòng thác cách mạng là một khủng hoảng ý
thức hệ sâu sắc của chủ nghĩa cộng sản. Brzezinski gọi đó là sự hấp hối của chủ nghĩa cộng sản và
báo hiệu thời đại hậu cộng sản. Theo ông, những nước theo chế độ cộng sản phải đương đầu với hai
giải pháp căn bản, một là chuyển tiếp từ một nền chuyên chính theo kiểu Mác-Lenin sang chế độ dân
chủ đa nguyên (với những khu vực kinh tế hỗn hợp nhà nước và tư nhân), hai là vẫn trì trệ trong
nhữngchỉnh hợp định chế hiện hữu dẫn đến một chế độ độc đoán dân tộc. Tuy nhiên Brzezinski nhận
định là diễn trình lịch sử không có dấu hiệu nào về khả năng của giải pháp đầu vì “những chế độ theo
kiểu Xô viết chỉ tạo ra một phương thức tổ chức xã hội chuyên chế loại trừ khảnăng đa nguyên.”
Những khả năng – theo Brzezinski, của thời quá độ hậu cộng sản tiến về chiều hướng dân chủ là
do:
ảnh hưởng xâm nhập của những phương tiện truyền thông quần chúng khiến cho chế độ độc
quyền cộng sản phải nhường bước cho những quan điểm chính trị khác biệt.
ảnh hưởng xâm nhập của nhân quyền – tư tưởng chính trị có khả năng lôi cuốn nhất của thời
hiện đại – đã chỉ ra sự khác biệt giữa chủ nghĩa cộng sản (chối bỏ quyền tự do lựa chọn, xâm
phạm những quyền cá nhân, khiếm khuyết những cơ sở pháp chế) với lý tưởng dân chủ (hệ
thống đa đảng, kinh tế thị trường...)
Trong viễn tượng đó, những chế độ cộng sản Đông Âu hiện tại đã tuần tự gia nhập vào cộng đồng thế
giới, căn cứ trên sự kiện là “trong thế kỷ này, những chế độ dân chủ đa nguyên sẽ sát nhập vào trong
hệ thống của chúng một số những mặt xây dựng và lành mạnh theo yêu cầu của chủ nghĩa Mác để
tiến tới một xã hội hoàn thiện.” Brzezinski đi tới kết luận: “Trong thế kỷ hai mươi này, nhân loại kinh
qua chủ nghĩa cộng sản đã đưa ra một bài học đau xót nhưng cực kỳ quan trọng là sự điều động xã hội
không tưởng tự cơ bản xung đột với tính phức tạp của thân phận con người và sự sáng tạo xã hội chỉ
nẩy nở tốt hơn khi quyền lực chính trị bị hạn chế. Hiển nhiên là dân chủ, chứ không phải cộng sản sẽ
ngự trị thế kỷ 21.”
Brzezinski là một trong những nhà nghiên cứu khoa chính trị quan niệm về xã hội Xô viết như
một mô hình duy nhất (phân biệt với hệ thống xã hội trong khoa học xã hội phương Tây) tuy nhiên khi
xét đến cơ sở kinh tế-xã hội công nghiệp hiện đại, ông cũng có xu hướng hội tụ như một số học giả
khác (Isaac Deutscher, J.K. Galbraith, W.W. Rostow, Raymond aron, Maurice Duverger, Andrei D,
Sakharov...). Trong tác phẩm dẫn trên, ông có một cái nhìn nghiêm khắc hơn về tương lai của xã hội
Xô viết, mà ông gọi là “chủ nghĩa đế quốc Xô viết ở giai đoạn suy thoái và băng hoại.”
Ông đã đưa ra những lưỡng luận khá nan giải đối với chế độ cộng sản Xô viết như: tính trong
sáng đối lập với tính thống nhất trong học thuyết, lý luận hợp nhất đối lập với hành động liên kết, đam
mê chính trị đối lập với lý trí (điều hành xã hội), thành công kinh tế đối lập với ổn định chính trị, xu
hướng chính thống đối lập với xu hướng xét lại, trào lưu tự giải phóng đối lập với chính sách hợp nhất
quân sự-kinh tế.
Brzezinski đã vẽ ra một bức tranh biến chuyển chính trị trong thế giới cộng sản, ông cũng đưa ra
một số dự kiến phù hợp với hiện tình đang diễn ra ở các nước cộng sản. Tác phẩm này đã gióng lên
hồi chuông báo tử của chế độ cộng sản, như tiểu đề của cuốn sách đề xuất. Tuy nhiên tính cách
thuyết phục của tác phẩm còn cần phải thảo luận về những vấn đề:
a.Chủ nghĩa cộng sản thống trị gần một thế kỷ này trên cơ sở quá đơn giản hợp thời, như quan
niệm nguyên ủy của mọi tội lỗi xấu xa vào định chế của tư hữu, cho nên nó giả định thủ tiêu tư
hữu sẽ dẫn đến sự thực hiện công lý thực và hoàn thiện được bản chất con người.
b.Chủ nghĩa cộng sản đưa ra một nỗ lực lệch lạc trong việc áp đặt lý tính toàn diện trên mọi vấn
đề xã hội.
c.Chủ nghĩa cộng sản giống như những tôn giáo lớn đi từ giáo lý đơn giản nhất đến những khái
niệm triết lý phức tạp hơn.
Ba đặc điểm nêu trên chỉ là một lý giải phiến diện về chủ nghĩa cộng sản.
Về chủ nghĩa Cộng sản Trung quốc: Brzezinski gọi chủ nghĩa cộng sản Trung quốc là một “chủ
nghĩa cộng sản thương mại”, căn cứ trên xu hướng thực dụng của giới lãnh đạo Trung quốc. Điều này
cũng không chính xác. Quan điểm của ông cũng đơn giản như quan điểm của nhà triết học Ba lan
khác, Leszek Kolakowski, coi học thuyết của Mao Trạch Đông là một thứ “chủ nghĩa Mác nông
dân.”
Về thực tiễn cộng sản: Một xu hướng chung của nhiều học giả khoa chính trị phương Tây là căn
cứ trên chính sách của những nhà lãnh đạo để phân tích chủ nghĩa cộng sản. Xu hướng này có khuyết
điểm là chỉ phân tích chiến lược, chiến thuật của đảng cộng sản, cho nên người mác xít lập luận là
những phân tích ấy không nắm được bản chất của chủ nghĩa cộng sản.
Về mô hình biến đổi của chủ nghĩa cộng sản: Brzezinski đưa ra bốn giai đoạn biến đổi của chủ
nghĩa cộng sản:
1.Chế độ cực quyền cộng sản: Đảng kiểm soát hệ thống chính trị, xã hội và kinh tế.
2. Chế độ độc đoán cộng sản: Áp lực của xã hội đối với quản lý kinh tế xã hội.
3. Chế độ độc đoán hậu cộng sản: Áp lực của quyền lợi dân tộc.
4.Chế độ đa nguyên hậu cộng sản: Tiến đến hệ thống kinh tế, xã hội và chính trị có tính đa
nguyên.
Mô hình đa nguyên của hệ thống chính trị đó như thế nào vẫn là một vấn đề mở ngỏ, cần thảo
luận.
Tác phẩm Sự phá sản vĩ đại của Brzezinski gợi ra hai vấn đề:
a.Cáo chung của chế độ cộng sản: Như đã dẫn ở trên, Brzezinski khẳng định đế quốc Xô viết
đang trong thời kỳ suy thoái và băng hoại. Những biến chuyển của hiện tình hệ thống chính trị
Xô viết đã chứng tỏ sự thay đổi đang diễn ra về mọi mặt tổ chức, xã hội, chính trị và văn hóa.
Có phải những biến chuyển đó chứng tỏ vận động lịch sử không thể đảo ngược? Khủng hoảng
của hệ thống chính trị cộng sản đi về đâu? Theo quan điểm lạc quan của những nhà phân tích
chính trị như Brzezinski, nó báo hiệu sự cáo chung của chế độ cộng sản, nghĩa là sự cáo chung
của một hệ thống cai trị độc đảng để dẫn đến một thể chế dân chủ đa nguyên.
Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản. Thứ nhất, khi phân tích cơ cấu tổ chức của chính trị cộng sản,
người ta cần phải nắm vững quy luật chung của chủ nghĩa xã hội, những đặc tính phổ biến khi đảng
cộng sản nắm quyền bính (một hệ thống chính trị kiểu mới tập trung quyền lực, kiểm soát mọi mặt như
tổ chức mặt trận thống nhất, xây dựng tổ chức đảng, quốc doanh và tập thẻâ hóa nông nghiệp, thảo kế
hoạch năm năm, thanh trừng và kỷ luật đảng...). Thứ hai, từ bỏ quyền chỉ đạo và lãnh đạo của đảng
cộng sản có phải do sức đẩy cưỡng bách của cao trào quần chúng hay chỉ là một bước lùi trong chiến
thuật như đã từng xảy ra trong quá khứ? Đây có phải là dấu hiệu tiên quyết báo bước đầu của một
“thực tiễn cách mạng”? Những biến cố của thập niên 1980s khác biệt với thời thập niên 50s và 60s ở
chỗ, sự nổi dậy của quần chúng bạo động diễn ra thành công ở Roumania và thất bạo ở Trung quốc,
trong khi tiến trình hành động tại các nước Đông Âu xảy ra thông qua vận động nghị trường và cải tổ
một phần cơ cấu định chế. Thứ ba, những biến chuyển mau lẹ vào cuối năm 1989 đến nay vẫn còn đề
ra những vấn nạn về yêu cầu bức thiết giải quyết sự bế tắc kinh tế hay chính sách perestroika sắp đặt
từ bên trên của guồng máy cai trị, về sự khoan nhượng của chủ nghĩa cộng sản hiện đại hay sự sụp đổ
từng khâu trong hệ thống cộng sản. Dầu sao quá trình lịch sử cũng cho thấy vào thời đại cực
quyền của Stalin, Brezhnev và Mao, sự ngưng trệ kinh tế trầm trọng cũng không đặt ra vấn đề biến
đổi. Phải chăng tình trạng mở ngỏ cho biến đổi xuất phát từ sáng kiến của cá nhân lãnh đạo? Mặt
khác sự hiện diện của hàng triệu đảng viên trong tổ chức độc đảng và cơ cấu tổ chức xã hội cộng sản
cũng là một tác động chi phối sự biến đổi theo một phương thức khác với mô thức tư bản chủ nghĩa.
Cho nên mô thức chính trị của khối Xô viết tương lai vẫn là một vấn đề. Chính Brzezinski trong phần
trình bày bốn giai đoạn nêu trên cũng giả định chu trình biến đổi có thể trở về giai đoạn 1 hoặc tiến tới
giai đoạn 4, và ông không thể xác quyết một dự kiến nhất định nào.
b.Cáo chung của chủ nghĩa cộng sản: Nếu sự sụp đổ toàn diện của hệ thống chính trị khối Xô
viết xảy ra thì điều đó dẫn đến sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản, như số phận của chủ nghĩa
quốc xã sau khi Đế chế Ba chấm dứt? Chủ nghĩa cộng sản gồm hai mặt: hệ tư tưởng chính thống
của Đảng lãnh đạo và những thành tựu không chính thống của giới trí thức khuynh tả trong
những vùng đảng cộng sản không nắm được chính quyền. Mặt khác, thời đại chính trị toàn cầu
vẫn căn cứ trên mối quan hệ giữa các nước, nên những nhà nước cộng sản vẫn là những nhà
nước dân tộc. Vào giai đoạn chiến tranh lạnh và hòa hoãn thế giới, những vấn đề mới đề ra như
sự cáo chung ý thức hệ, sự phục hoạt ý thức hệ vẫn là những mặt khác biệt đối với chủ nghĩa
cộng sản hiện hữu.
Chủ nghĩa cộng sản về thực tiễn khi mất quyền bính liệu còn giữ được mặt lý luận với hai bộ phận
biện chứng và duy vật lịch sử? Đó cũng là một vấn đề.
Một số nhà nghiên cứu chủ nghĩa Mác quan niệm nó như một tôn giáo thế tục, trang bị bằng
những kinh điển, giáo điều, tổ chức và kỷ luật chặt chẽ. Như vậy một khi mất quyền lực, toàn bộ cơ sở
có thể tiêu vong, hay ảnh hưởng thống trị lâu đời của nó trong xã hội sẽ còn tồn tai như sự thăng trầm
của những tôn giáo khác?
Những vấn đề này đề ra trên một bình diện bao quát mà quyển sách của Brzezinski trong giới
hạn của những phân tích kinh tế-chính trị không đề cập.
Trong những nhận định phê phán trên, tôi muốn chỉ ra một điều: sự cáo chung của chủ nghĩa và
chế độ cộng sản là một điều tất yếu của thời đại, tuy vậy khi quan niệm “tất yếu”, có phải nó tuân
theo một quy luật nhất định, mang tính “biện chứng” hay tính “lịch sử” nào đó? Thật sự chủ nghĩa
cộng sản là một “thử thách’ của thế kỷ 20, như Brzezinski nhận định, bởi vì chủ nghĩa đó đã thống trị
gần một thế kỷ với một lý luận cách mạng có tính “toàn diện’, “khoa học” nhân danh một “giai cấp”
mang sứ mạng lịch sử, dẫn đạo bằng một đảng thống nhất có tổ chức và kỷ luật, trang bị chiến lược và
sách lược thực tiễn, không dấu diếm bản chất “chuyên chính” tuyệt đối, với mục tiêu xây dựng một xã
hội mới, tạo ra lịch sử. Nó là một “thách đố” với nhân loại, bởi vì lần đầu trong lịch sử con người, một
hệ thống tư tưởng sử dụng một chính đảng thống trị xã hội về mọi mặt, khẳng định không chia xẻ
quyền bính với bất kỳ thế lực nào. Nó đã gây nên một cuộc chiến triền miên, không đơn giản như hai
cuộc Thế Chiến,, hay Chiến Tranh Lạnh, nhưng là một cuộc chiến toàn bộ lôi cuốn mọi giai tầng xã
hội, mọi thế lực quốc tế, mọi dân tộc, tôn giáo tham dự để giải quyết những xung đột lịch sử, những
mâu thuẫn đối kháng (đôi khi đơn giản hóa thành hai mặt Cách mạng và Phản động). Trong cuộc
chiến để giải quyết vấn đề “ai thắng ai” này, hàm ngụ một cuộc chiến tranh ý thức hệ – cuộc chiến tư
tưởng ấy không phải chỉ có tính cách chống Marx, song quy mô hơn, cuộc chiến của con người để
chống lại những “ông thày tư tưởng” (tôi mượn từ của André Glucksmann, Les Maitres-penseurs trong
nguyên ngữ tiếng Việt cũng
như tiếng Pháp, mang ý nghĩa thày/trò có tính cách thống trị thế lực cũng như hàm ngụ sự nô dịch tư
tưởng.) Hiện tượng chống lại sự nô dịch trí thức của chủ nghĩa cộng sản là một lịch sử đấu tranh gai
góc chứa đựng những tranh luận chung quanh chủ nghĩa Mác, tạo ra những vấn đề và giả vấn đề về
khoa học kỹ thuật, về quan hệ sản xuất và lượng sản xuất, về những tiền đề xã hội chủ nghĩa, về dân
tộc và cực quyền, lý luận và thực tiễn, về chủ nghĩa quốc tế và giải phóng dân tộc.
Cho nên yêu cầu dân chủ và nhân bản nổi lên trong những phong trào đối kháng của quần chúng
công nhân, nông dân, sinh viên và trí thức đã được nuôi dưỡng từ những khủng hoảng và phê phán tư
tưởng từ nhiều năm. Cuộc nổi dậy của Hung và Ba lan trong thập niên 50s chịu ảnh hưởng tư tưởng
hiện sinh Tây Âu. Cuộc nổi dậy ở trung quốc năm 1989 cũng biểu hiện vận động thanh niên chống lại
già nua bảo thủ, của một thế hệ mới hấp thụ tư tưởng hiện sinh phương Tây, một thế hệ từ bỏ giáo
điều cổ hủ, để đọc Sartre, Beckett, Faulkner, Robbe-Grillet.
Chủ nghĩa Mác đã phát triển theo ba mặt:
Chủ nghĩa Mác chính thống: tôi không đơn giản quan niệm chủ nghĩa Mác chính thống thuộc về
hệ tư tưởng Mác Xô viết. Tính chính thống ở đây hàm ngụ một ý thức hệ nắm quyền bính, nó
mang những mặt biểu hiện chủ nghĩa Lenin, chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Mao và chủ nghĩa
Trốtki.
Chủ nghĩa xét lại mác xít: thường nêu khởi thủy từ Bernstein. Thật ra, trào lưu xét lại ở khắp các
nước Đông Âu (Nam tư, Tiệp, Ba lan) không chịu ảnh hưởng bắt nguồn từ Bernstein, nhưng từ tư
tưởng phê phán chủ nghĩa xã hội có quyền bính. Tư tưởng phê phán này xây dựng trên cơ sở
của Marx hàm ngụ hai nghĩa: “Phê phán không ngại đến những kết luận về bản thân nó, cũng
như không ngại xung đột với chính quyền lực” (Marx).
Chủ nghĩa Mác Tây Âu qua ba thế hệ: giai đoạn Lukács và Kark Korsch. Lukács từng bị lên án
theo chủ nghĩa xét lại, song ngay từ tham luận viết năm 1919, ông đã đặt vấn đề chính thống với
quan niệm: “Tính chính thống mác xít không phải là bảo vệ truyền thống, nó là người tiên tri
thường hằng cảnh giác chỉ ra mối quan hệ giữa những nhiệm vụ của hiện tại trước mắt và toàn
bộ quá trình lịch sử.” Giai đoạn thứ hai với trường phái Frankfurt ở Đức và Gramsci ở Ý. Giai
đoạn thứ ba với những người hiện sinh đi theo chủ nghĩa Mác như Sartre và Merleau-Ponty hay
những người mác xít cực đoan như Althusser ở Pháp, Della Volpe và Coletti ở Ý, Habermas (giai
đoạn đầu) ở Đức.
Bên cạnh ba trào lưu bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác nói trên, những lý luận hội tụ và xã hội hậu công
nghiệp cũng góp phần vào việc phê phán chủ nghĩa cộng sản. Những đóng góp của lý luận hội tụ
trong những thập niên 60s theo Afred Meyer có thể chia thành ba xu hướng:
1.Phát triển trong khuôn khổ chủ nghĩa xã hội dân chủ chỉ ra một xã hội đa nguyên, hợp tác, dân
chủ xây dựng trên cơ sở một nền văn hóa công dân của khoan dung tương trợ.
2.Cơ sở đa nguyên xã hội của một trật tự chính trị nhấn mạnh đến ghệ thống phối trí, truyền thông
được cấu trúc – một nền chính trị trong khuôn khổ bàn giấy.
3.Một chủ nghĩa chuyên chính toàn diện phát sinh từ hậu quả của hiện đại hóa và khủng hoảng
về trật tự chính trị.
Những khác biệt giữa các lý luận hội tụ và những vấn đề nan giải của sự hội tụ xã hội phát xuất từ
nhiều nguyên nhân:
Đối lập giữa tổ chức nhà nước toàn diện và quyền lực của nhân dân cũng như tự do tư tưởng của
con người.
Khác biệt giữa những xã hội công nghiệp: theo Raymond Aron, công nghiệp chỉ là một phương
tiện chứ không phải cứu cánh và bản chất của một xã hội nằm trong mục tiêu thực hiện, chẳng
hạn xã hội Liên xô đối nghịch với xã hội Mỹ vì Liên xô quản lý sản xuất nhằm duy trì hay gia
tăng quyền lực trong khi xã hội Mỹ nhằm mục tiêu cung ứng sự thịnh vượng cho dân chúng.
Những nghiên cứu chính trị, xã hội về hai mô hình xã hội Liên xô và Mỹ vẫn chỉ ra những khác biệt
sâu sắc về phương thức quản lý xã hội, hệ thống chính trị, xung đột ý thức hệ, quan niệm về dân chủ,
về xã hội hóa, tập trung hóa, kinh tế thị trường và kinh tế kế hoạch.
Trong số những nhà lý luận thiên hướng hội tụ, ở Đông Âu sau thời đại Stalin, như Lukács cũng
nhận ra từ vận động văn học: “một viễn tượng mới về sự sống chung hòa bình giữa các nước đem lại
một khung cảnh rộng rãi trong nền văn học tư sản hiện thực và phê phán. Lưỡng luận thực trong thời
đại chúng ta không phải là sự đối lập giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, nhưng là sự đối lập
của chiến tranh và hòa bình.”
Lý luận hội tụ trên bình diện tư tưởng còn có thể gọi là lý luận phát triển trên bình diện kinh té
chính trị vì những mục tiêu:
Nghiên cứu dài hạn về sự tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu sự đối nghịch giữa những nước giàu và nghèo.
Đối chiếu tổ chức xã hội kinh tế giữa khối Xô viết và các nước Tây Âu.
Những khác biệt chỉ thực sự biến đi khi nhân loại tiến tới một hệ thống chính trị và xã hội phổ biến
(mô thức xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp không phải là hệ thống chính trị xã hội phổ biến –
tuy về mặt lịch sử, nó là một mẫu xã hội phổ biến xuất hiện trong lịch sử mở ra một kỷ nguyên mới
với những nhân tố chung như cộng nghiệp hóa, đô thị hóa, giáo dục phổ biến, phát triển giáo dục cao
cấp...) Chỉ có thế biến đổi mới thực hiện được sự tiến tới một hệ thống phổ biến như vậy.
Biến đổi đã thực sự xảy ra vào cuối-thế-kỷ tuần tự diễn ra như sau:
Ở Ba lan, kể từ tháng Hai đến tháng Tư năm 1989, phong trào Đoàn kết sau nhiều cuộc đấu tranh
cam go chí tử với bạo quyền do sự quyết tâm trong nước và hậu thuẫn bên ngoài đã tồn tại và đi đến
thắng lợi khi đã bắt đầu được những tranh luận ngang bằng với chế độ cộng sản và dẫn đến những
thỏa hiệp tổ chức bầu cử tự do.
Ngày 4 tháng Sáu năm 1989, phong trào Đoàn kết toàn thắng trong cuộc bầu cử Nghị viện.
Ngày 24 tháng Tám năm 1989, Tadeusz Mazowiecki đại biểu của phong trào Đoàn kết được bầu
làm Thủ tướng và thành lập Nội các trong đó chỉ có bốn thành viên là đảng viên cộng sản.
Tháng 12 năm 1990, Lech Walesa được bầu làm Tổng thống.
Ở Hungari, vào ngày 19 tháng Chín năm 1989, đảng cộng sản cầm quyền và đối lập thỏa thuận
về những tu chính hiến pháp, tạo ra một hệ thống đa đảng và kết cuộc là tổ chức được bầu cử tự do
vào năm 1990.
Từ ngày 25 tháng Ba đến ngày 8 tháng Tư năm 1990, những cuộc bầu cử và chạy đua vào Nghị
viện kết quả dẫn đến thắng lợi cho Mặt trận Dân chủ thống nhất.
Ngày 24 tháng Năm 1990, Josef Antall của Mặt trận Dân chủ thống nhất nhậm chức Thủ tướng.
Ngày 28 tháng Chín 1990, Hungari và Liên xô thỏa ước về việc rút những đạo quân Xô viết đồn
trú tại Hung.
Ở Đông Đức, trong hai tháng tám và Chín năm 1989, làn sóng người di dân từ Đông Đức ồ ạt kéo
nhau qua ngả Hung để đến Tây Đức và nước này từ chối giao trả những người tị nạn về Đông Đức.
Ngày 9 tháng 11 năm 1989 Đông Đức mở cửa biên giới sang phương Tây và hàng ngàn người ở
Berlin đổ xô qua Tây Đức.
Ngày 18 tháng Ba năm 1990 những cuộc bầu cử diễn ra ở Đông Đức ủy nhiệm cho đảng Dân chủ
Thiên chúa giáo thành lập chính phủ.
Ngày 1 tháng Bảy năm 1990 thiết lập sự thống nhất kinh tế Đức với bình quân giữa đồng Mã và
tiền Đông Đức.
Ngày 3 tháng 10 năm 1990 hai nước Đức thống nhất sau bốn mươi lăm năm phân cách.
Ở Tiệp vào tháng 11 và 12 năm 1989, phong trào Dân chủ dưới sự lãnh đạo của Diễn đàn công
dân do Václav Havel cầm đầu buộc giới lãnh đạo cứng rắn phải rút lui trao trả quyền lực lại cho dân.
Ngày 29 tháng 12 năm 1989, Havel được bầu làm Tổng thống.
Ngày 8 và 9 tháng 6 năm 1990 nhũng cuộc bầu cử tự do tại Bulgaria kể từ 1946 đưa Diễn đàn
Dân chủ lên cầm quyền.
Ỏ Liên xô vào ngày 1 tháng 10 năm 1988, Hội đồng Tối cao Xô viết phê chuẩn cơ cấu hiến pháp
mới đưa Gorbachev thay thế Gromyko làm Chủ tịch nhà nước kiêm nhiệm Tổng bí thư. Tháng Ba năm
1989 bầu ra Đại biểu Quốc hội Nhân dân, một thay đổi ngoạn mục trong tiến trình cải tổ tiếp theo
chính sách perestroika.
Và tháng 2 năm 1990 Ủy ban Trung ương đồng ý xóa bỏ vị thế tối ưu pháp định của đảng Cộng
sản.
Ngày 19 tháng 8 nam 1991, một Ủy ban năm người gồm Phó Chủ tịch Yanaev, Bộ trưởng Nội vụ,
Bí thư đảng CS, lãnh tụ Liên đoàn Nông dân và Chủ nhiệm Hiệp hội Các Giám đốc Xí nghiệp quốc
doanh thành lập “Hội đồng Nhà nước trong tình trạng khẩn cấp” mưu cuộc đảo chánh, bắt giữ Chủ
tịch Xô viết, ra lệnh cho quân đội bảo vệ Moksva và ban hành những quyền lực khẩn cấp.
Gorbachev bị cô lập ở biệt thự nghỉ mát tại Cape Foros gần Yalta trong vùng Crimea. Cuộc đảo
chánh bất thành vì các lực lượng KGB không điều động được. Tổng thống Cộng hòa Nga Boris
Yeltsin, Thủ tướng Ivan Silayev và Chủ tịch Nghị viện Nga Khasbulatov tố cáo cuộc đảo chánh của
những ke hữu khuynh, phản động. Yeltsin đọc lời kêu gọi quần chúng trên một chiếc xe tăng trước
những ống kính các đài truyền hình phương Tây.
Vào ngày 21 tháng 8 tình thế đảo ngược với sự hỗ trợ của phương Tây, Ủy ban đảo chánh phải
quy thuận và Gorbachev trở lại nắm quyền.
Cuộc đảo chánh tháng Tám thất bại đánh dấu sự cáo chung của hệ thống cộng sản, cùng với các
nước Cộng hòa trong khối Xô viết củng cố quyền lực độc lập tách rời quyền lực liên bang. Vào ngày
8 tháng 12 nam 1991, cùng với những Tổng thống Leonid Kravchuk xứ Ukraine và Stanislav
Shushkevich xứ Belorussia, với hậu thuẫn của các nước Cộng hòa khác trừ Georgia, Yeltsin tuyên bố
chấm dứt Liên bang Xô viết. gorbschev ký văn thư từ chức vào ngày 25 tháng 12. Một kỷ nguyên
Cộng sản trong lịch sử Nga chính thức cáo chung.
Tượng Lenin bị kéo sập, người ta tưởng niệm những nạn nhân của chế độ cộng sản, thàng phố
Leningrad đổi trả lại cái tên lịch sử St. Petersburg và Yeltsin ban hành luật cấm đảng cộng sản hoạt
động trên nước Nga vào đêm hôm trước ngày 7 tháng 11 kỷ niệm cuộc cách mạng đã tốn nhiều giấy
mực và gây cái chết cho cả triệu người.
Tưởng cũng nên nhắc là trong cuộc họp Đảng lần cuối vào ngày 2 tháng 7 năm 1990, theo truyền
thống, Tổng bí thư Gorbachev đã đọc bài diễn văn quan trọng khoảng hai tiếng rưỡi. Phá lệ truyền
thống, ông đã mạnh dạn phát biểu: “Kiểu mẫu chủ nghĩa xã hội kiểu Stalin đã bị thay thế bằng một
xã hội công dân của những người tự do...”
Trước sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, ông đặt vấn đề: chủ nghĩa xã hội nào? và
tự đi giải thích là chủ nghĩa xã hội đó cơ bản là một dạng của hệ thống bàn giấy chuyên chính kiểu
Stalin.
Điều này thực ra những nhà triết học Nam tư trường phái Praxis đã đưa ra từ nhhiều thập niên
trước.
Chủ nghĩa nhà nước: Ngay từ những thập niên 50s của thế kỷ, một nhóm nhà lý luận Nam tư đã thảo
luận những vấn đề của chủ nghĩa Mác ‘chính thống” và từ năm 1964 họ thành lập một tạp chí triết
học lấy tên là Praxis (Thực tiễn) (bị nhà cầm quyền đóng cửa vào năm 1975, tuy nhiên tạp chí đã mở
rộng ra bên ngoài, thành Praxis International quy tụ đông đảo những người nghiên cứu Mác xít như
Richard J. Bernstein, Mihailo Markovic, Iring Fetscher, Jurgen Habermas, Karel Kosik, Oskar Negt,
Svetozar Stojanovic, Rudi Supek, Ljubomir Tadic, Albrecht Wellmer, Kurt Wolff..., đặt trụ sở ở Nam
tư và Mỹ), cho nên nhóm những nhà lý luận này thường được gọi là nhóm Praxis. Chủ trương của
nhóm Praxis này nhằm đóng góp vào việc xây dựng một lý luận nhân bản mác xít, thảo luận những
điểm hội tụ và khác biệt giữa chủ nghĩa Mác và những trào lưu triết lý khác, vượt ra ngoài cái khung
Diamat chuyên chế và nô dịch sự phát triển của tư tưởng.
Trong tác phẩm Giưã lý tưởng và thực tại/Izmedju Ideala i Stvarnosti (1969), Stojanovic đã đăït lại cơ
sở của “chủ nghĩa xã hội hiện hành” kể từ khi sản sinh ra một hệ thống giai cấp bóc lột mới : một lý
luận về chủ nghĩa nhà nước như một hình thái mới của xã hội có giai cấp. Ông khẳng định hình thái
mới về một xã hội có giai cấp, theo chủ nghĩa nhà nước này sản sinh ra từ chủ nghĩa Stalin.
Vấn đề Nhà nước và “thủ tiêu nhà nước” đã đặt ra từ Lenin, vì lý ưng, Nhà nước là một công cụ
đàn áp của giai cấp thống trị thì khi tiến lên chủ nghĩa cộng sản, không còn giai cấp, tất nhiên phải
xóa bỏ Nhà nước. Theo Stojanovic, sự vắng mặt của giai cấp vô sản công nghiệp phát triển lớn mạnh
là một trong những nguyên nhân quyết định của sự suy thoái tiến đến chủ nghĩa nhà nước trong cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ông cũng chỉ ra cái huyền thoại về giai cấp vô sản là giai cấp cầm
quyền trong hệ thống Stalinít. Nhiều người Mác xít đã sai lầm khi quan niệm chủ nghĩa Stalin là một
chủ nghĩa xã hội nhà nước, thay vì coi đó là một hình thái mới của xã hội có giai cấp, một giai cấp bóc
lột mới.
Giai cấp bóc lột mới: Trước nhóm Praxis, Milovan Djilas ngay từ năm 1957 đã đưa ra một phân tích hệ
thống cộng sản và phát hiện một giai cấp mới hình thành trong xã hội xã hội chủ nghĩa, ở đó quyền sở
hữu thuộc về “tập thể”. Milovan Djilas viết:
“Mọi sự xảy ra khác ở Liên xô và những nước cộng sản khác với điều những nhà lãnh đạo tiên
liệu. Họ kỳ vọng là nhà nước sẽ mau chóng bị thủ tiêu, và củng cố dân chủ. Sự việc xảy ra ngược
hẳn.”
Giai cấp này từ đâu mà ra? Nó không là một bộ phận của đời sống kinh tế xã hội mà chỉ sinh ra từ
một tổ chức đặc thù bắt nguồn từ một đảng gồm những người có đặc lợi, đặc quyền vì nắm giữ độc
quyền cai trị. Djilas nhận định giai cấp mới này càng phát triển thì cái đảng tiền phong ấy càng suy
yếu.
Điều nghịch lý là giai cấp mới nắm độc quyền khi mệnh danh là tiên tiến vô sản. nhân danh giai cấp
công nhân để thống trị xã hội đã là giai cấp thống trị giới công nhân. ở trong giai cấp mới này, người
ta không thừa kế điều gì ngoài việc len lỏi leo lên địa vị cao trên bậc thang quyền lực, đòi hỏi trung
thành với đảng, tức là với giai cấp mới. Những đặc điểm của giai cấp mới này là độc quyền cai trị,
củng cố bằng những tín điều thư lại. Về mặt lý luận thì chủ nghĩa cộng sản mở ra với mọi người,
song mặt khác nó tập trung quyền trong tay thiểu số lãnh đạo. Cái mâu thuẫn ấy còn biểu lộ qua việc
trong khi hứa hẹn thủ tiêu những khác biệt xã hội, nó lại gia tăng đặc quyền đặc quyền đặc lợi cho
những kẻ gia nhập tổ chức này.
Quá trình lịch sử tại các nước xã hội chủ nghĩa đã chứng thực những viễn tượng trong hệ thống
cộng sản qua phân tích của Milovan Djilas. Chủ nghĩa nhà nước trong tay giai cấp mới là hai mặt của
xã hội dưới chế độ cộng sản. Tôi gọi nó là một thứ chủ nghĩa Djilas .
Người được coi như kiến trúc sư của họa đồ cải cách Yakovlev đã chỉ trích đảng cộng sản là một
hệ thống trì trệ xã hội do chế độ quyền lực cá nhân sinh ra. Shostakovsky nguyên Viện trưởng trường
Đảng cũng phải thú nhận: “Về chọn lựa chủ nghĩa xã hội: Nhân dân đã theo những khẩu hiệu của
người bôn-sê-vích mà bẩy mươi năm sau vẫn lập đi lập lại là: đất cho nông dân, nhà máy cho công
nhân, quyền lực về các Xô viết và hòa bình cho dân tộc. Chúng ta không hoàn tất những khẩu hiệu
ấy. Đất vẫn ở trong tay Nhà nước, nhà máy thuộc về các bộ, quyền lực trong tay Đảng và nói chung
không có hòa bình giữa các dân tộc.”
Trầm tích hậu cộng sản: Vượt quá khứ cộng sản vẫn còn là một con đường nhiều gai góc và phức tạp
vì chủ nghĩa cộng sản đã để một dấu tích đầy ngịch lý trong lịch sử và văn minh nhân loại. Một nhà
văn Hung, Péter Esterházy đã kinh qua giai đoạn ấy nhận xét: “Ngay cả nếu thực là đất nước đã tống
khứ được chủ nghĩa cộng sản vào năm 1956 như con chó giũ sạch nước, ngày nay hầu như không rõ
ràng chỗ nào chó giũ sạch và chỗ nào nước bắt đầu.”
Hiện tại, một số nước trên thế giới (Trung quốc, Bắc, Triều tiên, Việt nam, Lào, Miên, Cuba) vẫn
còn được kể là những nước cộng sản. Trước sự tan rã của khối Xô viết và ý thức hệ cộng sản, những
nước còn lại kể trên đi về đâu. Một nhà nghiên cứu chính trị (Richard Sakwa) nghĩ là chúng đang trên
lộ trình tự vượt chủ nghĩa cộng sản. “Tự vượt” xuất phát từ những quan tâm và cấp bách mang tính
bản địa, vì dường như quá trình biến đổi ở Đông Âu không có ảnh hưởng, ít ra đối với Trung quốc.
Theo Sakwa, cách mạng tự vượt ở châu Á chỉ hoàn tất không phải là giải thể những chế độ và biến
đổi quyền lực của chúng thành những hình thái mới, nhưng do chính những hệ thống cộng sản dẫn sự
thích nghi tuần tự đến những nhiệm vụ phát triển quốc gia hướng về thị trường. Liệu điều này có thể
xảy ra?
Một nhà nghiên cứu trẻ Trung quốc, Zhang Boshu không tin vào những dự tưởng lạc quan này.
Boshu cũng phê bình Brzezinski đã đáng giá sai khi ca ngợi “chủ nghĩa cộng sản mại bản” của Trung
quốc khi cho là chỉ số độ khủng hoảng của Trung quốc thấp nhất trong các nước vùng Đông Á. Thật
ra cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội cũng như chính trị đạo đức đã xảy ra ngay trước khi Brzezinski
cho ra mắt tác phẩm nói đến ở trên. Cuộc vận động ngày 4 tháng Sáu năm 1989 cho dân chủ không
phải là một biến cố đơn lẻ, chỉ sáu tháng sau biến động Thiên An Môn hàng loạt những cao trào dân
chủ dấy lên ở Đông Âu và Liên Xô. Sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội hiện đại chỉ ra chủ nghĩa
cộng sản kiểu Mác xít dầu là Mao hay Lenin-Stalin không thể coi là một mô hình xã hội lý tưởng.
Những nước cộng sản hiện hữu là những tàn tích của thử nghiệm một mô hình xã hội, cuộc thử
nghiệm này trả một giá xương máu cho nhân loại và để lại một hội chứng hậu cộng sản. Ý thức hệ ấy
do một đảng độc quyền ý thức hệ, một giai cấp mới của chủ nghĩa Djilas.
Hai đặc điểm cơ bản của những nước XHCN hiện hữu này là một guồng máy khủng bố có sách lược
và một hệ thống kinh tế suy bại.
Xét riêng Việt nam, hiện tượng tham nhũng đã trở thành căn bệnh nội tạng và giới lãnh đạo bảo
thủ luôn luôn coi cải cách chính trị là một “diễn biến hòa bình” do những lực lượng thù nghịch điều
động. Từ thời điểm 1975 trở lại đây, sự thất bại đầu tiên là không có một kế hoạch ứng phó với kinh
tế miền Nam, cũng như không có một chương trình tái thiết hậu chiến. Sự thất bại kế tiếp là sa lầy vào
cuộc chiến Campuchia. Bắt chước liên Xô, giới lãnh đạo cũng đưa ra chính sách đổi mới vào năm
1985, nhưng tự sâu xa họ chẳng hiểu phải làm như thế nào để đưa từ lý luận vào hành động cụ thể.
Vào tháng Chín năm này cái đổi mới chủ yếu là cải cách tiền tệ chỉ làm cho tình trạng kinh tế
vốn đã tồi tệ càng tồi tệ hơn.Theo như tường trình của Quỹ Tiền tệ Quốc tế mô tả thì chỉ hai năm sau
khi “đổi mới’ bắt đầu vào năm 1985, tình trạng còn xấu hơn những năm trước: sản xuất nông nghiệp
sút giảm trong năm 1987, lạm phát trong hai năm 87 và 88 tăng lên 300%, khiến công nhsân viên và
người lao động càng khốn cùng, hệ thống phân phối tồi tệ đi, nạn thất nghiệp gia tăng. Hầu như trong
năm 1988, nạn khan hiếm thực phẩm gia tăng, thậm chí ở nhiều tỉnh miền Bắc còn bị chết đói. Vào
tháng Ba năm này, ngân hàng nhà nước phát hành tiền mới, khiến giá thực phẩm tăng lên gấp đôi,
giá đồng bạc sụt xuống còn nửa. Những khuyến cáo của Quỹ tiền tệ Quóc tế (IMF) đối với bất cứ
quốc gia nào kém mở mang như định mức giá cả linh động, kiểm soát mậu dịch ít hơn, giảm chi viện,
thúc đẩy xuất cảng, kêu gọi đầu tư ngoại quốc tư nhân và xác định thị trường, có nghĩa là tiêu hủy
kinh tế quy hoạch “xã hội chủ nghĩa”.Những khuyến cáo này không dược nghe cho mãi dến năm
1987, Chính trị mới thi hành một vài điểm như xóa bỏ chế độ chi viện, kiểm soát ngân sách, điều
chỉnh hối đoái và hệ thống giá cả...Đại hội trung ương đảng kỳ sáu vào tháng Ba năm 1989 nhìn
nhận những sở hữu cá thể, nhữnghình thái kinh tế tư bản tư nhân vẫn tồn tại lâu dài thiết yếu cho kinh
tế trong cơ cấu của một nền kinh tế cơ sở hàng hóa trong con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trên
thực tế, đề cương kinh tế không quan trọng bằng phương cách áp dụng. Những nghị quyết của Bộ
Chính trị phản ảnh những tranh giành quyền lực gay gắt và những thỏa hiệp trong hàng ngũ lãnh đạo.
Chúng chỉ đáp ứng nhu cầu chính trị chứ không đáp ứng những vấn đề kinh tế. Chính vì lý do đó
không đi sát với thực tế hàng ngày dần dà vượt khỏi vòng kiểm soát của bộ Chính trị. Từ những thập
niên 80s, quỹ Tiền tệ uốc tế đã ảnh hưởng mạnh đến những chính sách của Việt nam, đến độ dường
như còn hơn cả những nước đã từ bỏ chế độ cộng sản, theo chính sách vĩ mô do Quỹ Tiền tệ Quốc tế
đề ra. Kết quả là trong năm 1995, hố chia cách giữa lý thuyết và quyền lực, giữa con người lý luận và
con người hành động càng rộng lớn.
Đảng đưa ra nghị quyết xác định Việt nam sẽ phát triển “một nền kinh tế đa khu vực với những
thành phần kinh tế và cơ sở kinh doanh đa biệt để tiến tới chỗ phát triển mau chóng...nhà nước sẽ điều
hợp và hướng dẫn kinh tế thị trường hơn cho phù hợp với những định hướng xã hội chủ nghĩa.” Những
người lãnh đạo đến lúc phải thừa nhận những quy luật phát triển chung của kinh tế thế giới và những
quy luật phổ biến của sản xuất hàng hóa – như một bài viết trên tạp chí lý luận của đảng CS là “để
cho nhân tố tư bản chủ nghĩa đạt tới một mức độ nhất định của phát triển trong thời kỳ quá độ là một
vấn đề khách quan.” Tổng bí thư Đảng vào đầu năm 1994 phải thú nhận là “xây dựng chủ nghĩa xã
hội tuy thế hãy còn mới mẻ” cần phải “học tập Chủ nghĩa Mác-Lenin” về chính sách kinh tế mới và
chủ nghĩa tư bản do nhà nước quản lý để tìm ra những hình thái mới trong thời kỳ quá độ. Thật ra thú
nhận này chỉ để che dấu những chính sách vô trách nhiệm trong việc quản lý kinh tế của đất nước từ
nhiều thập niên qua khi đảng CS nắm chính quyền.
Sự bế tắc trầm trọng giữa nhóm lãnh đạo là chỉ nhất trí trên nhu cầu duy trì bá quyền chính trị
chứ không phải tìm cách để giải quyết những thử thách nghiêm trọng và khó khăn của chính sách, cho
nên đất nước rơi vào chỗ vô định trên nhiều mặt định chế và xã hội. Đại hội Đảng tháng Sáu năm
1996 đã phơi bày công khai tình trạng mâu thuẫn khủng hoảng trong nội bộ đảng Cs như tình trạng
xung đột ở Liên Xô tronbg những năm cuối trước khi sụp đổ. Sự bế tắc ấy đã diễn ra những nghịch lý
trong xã hội. Tại sao chế độ cộng sản tại Việt nam chưa sụp đổ?
Hỏi như vậy có nghĩa là hiện trạng của Việt nam chưa thay đổi, không có nghĩa là tất yếu sẽ
không phải biến đổi. Lý ưng, Việt nam sẽ biến đổi khi hội được những điều kiện ắt có và đủ khi tình
hình đã chín mùi.
Chế độ cộng sản đang tồn tại vì cái hạt nhân của nó là đảng CS hiện nắm quyền bính, cho nên
khi đi tìm hiểu những điều kiện khả dĩ có thể dự đoán sự cáo chung của nó trong vận động lịch sử là
tiền đề sơ khởi. Lấy thời điểm 1975 làm cái mốc để xét thì những vấn đề kinh tế chính trị đã tác động
thành cuộc khủng hoảng trầm trọng trong nội bộ Đảng, tuy những biến động quốc tế 1989, 1991 chưa
làm nó tan rã nhưng bước đầu cho thấy đảng CS Việt nam không còn ở cái thế chủ động.
Từ năm 1988 lần lượt những đảng CS nắm quyền bính tại Đông Âu và Liên xô đã mất thế đứng
không phải vì những cuộc bạo luận mà do chính những biến đổi về tổ chức và trí thức cũng như những
mâu thuẫn trong xã hội tạo ra ảnh hưởng quan trọng vào sự phát triển những áp lực căng thẳng cho
việc tái cấu trúc điều kiện tồn tại của đảng cộng sản Việt nam.
Trong nhiều thập niên đảng CS luôn luôn giữ vị thế về mặt lý luận là một đảng của quần chúng
lao động, xác định lập trường Mác-Lenin nhưng về măït thực tiễn do một thiểu số trong bộ Chính trị
nắm quyền điều động quyết định đường lối chính sách. Dựa vào điều kiện chiến tranh, chủ trương
trường kỳ kháng chiến, thiểu số này mặc nhiên khoác cho mình cái độc quyền nhân cách hóa vai trò
vô sản để thống trị, đặt mình trở thành đảng tiền phong của giai cấp công nhân, lãnh đạo giai cấp
công nhân với vị thế và ý thức của giai cấp công nhân. Do lẽ đó trong suốt cuộc chiến, lấy cớ tình thế
đất nước thời chiến, thiểu số bộ Chính trị nắm quyền sinh sát, chuyển sang thời bình trở thành nhóm
lãnh đạo lỗi thời, lạc hậu trước tình hình mới đòi hỏi những đáp ứng và khả năng khác biệt.
Đảng cộng sản Việt nam nắm quyền cai trị ngày nay cũng đồng bệnh như nước anh em Trung
quốc là làm chủ đất nước không phải vì “vai trò lịch sử” mà là vì đang có sức mạnh bạo lực trong tay
để bảo vệ củng cố quyền lực xây dựng trên những ảo tưởng chủ nghĩa, thực tế đang mất dần sự trung
thành của đảng viên và sự tuân hành của quần chúng bị trị. Nó đang sa lầy vì một chính sách đẻ ra
giai tầng ưu tú mới về kinh tế gồm tuyệt đại đa số là hàng ngũ đảng viên tham nhũng, một giới quý tộc
mới có thẻ dùng mọi thủ đoạn chính trị một cách vô liêm sỉ để bảo vệ đặc quyền đặc lợi kinh tế. Tình
trạng mất niềm tin, bên bờ vực này sẽ quyết định sự tồn tại của đảng cộng sản, tuy không tiên liệu
vào thời điểm nào nhưng dựa trên quá trình lịch sử hiện đại, một xã hội băng hoại như thế khó thể tồn
tại. Một là cao trào dân chủ tất thắng, hai là nó sẽ chuyển hóa thành một “chủ nghĩa xã hội quân
phiệt” gần như phổ biến trên chính trường vùng Trung Đông và Nam Á, bởi vì cơ bản của nền chính
trị này là chế độ cực quyền, độc tài và tham nhũng.
Sự cáo chung của chế độ cộng sản tại Nga và Đông Âu đã tạo những hụt hẫng cho những nước
còn tồn tại dưới lá cờ Mác-Lenin. Vì thế danh xưng chủ nghĩa xã hội chỉ là một hư từ chính trị trong
việc biện minh cho sự tồn tại chính trị của đảng cộng sản ở những nước trầm tích này.
Trích ' PHÊ PHÁN HỆ TƯ TƯỞNG MAC XÍT' CỦA ĐĂNG PHÙNG QUÂN
  

TRẦN BÌNH NAM * PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Noùi chuyeän vôùi Hoäi Khoa Hoïc & Kyõ Thuaät Vieät Nam
nhaân ngaøy ra maét “Ñaëc San 2002:
''Quan Ñieåm Veà Vieäc Phaùt Trieån Vieät Nam”
ngaøy 29 thaùng 3 naêm 2003 taïi Little Saigon – California.
Kính thöa quí vò,
Hoâm nay toâi raát vinh döï ñöôïc Hoäi Khoa Hoïc vaø Kyõ Thuaät Vieät Nam (KH&KTVN) môøi phaùt bieåu nhaân buoåi ra maét taäp Ñaëc San 2002 chuû ñeà: “Quan Ñieåm Veà Vieäc Phaùt Trieån Vieät Nam” vöøa môùi in xong vaø phaùt haønh thaùng Gieâng naêm nay. Taäp Ñaëc San naøy ñuùc keát nhöõng suy nghó vaø öu tö cuûa caùc chuyeân vieân, kyõ thuaät gia, cöïu vieân chöùc chính quyeàn cuõ, vaø moät soá ngöôøi coù moät ít kinh nghieäm qua moät thôøi gian ngaén laøm vieäc trong boä maùy chính quyeàn taïi Vieät Nam sau naêm 1975 veà vaán ñeà phaùt trieån Vieät Nam vaø ñöôïc trình baøy trong buoåi hoäi thaûo “Phaùt Trieãn Vieät Nam” ngaøy 18 thaùng 11 naêm 2001 taïi ñaïi hoïc coäng ñoàng Santa Ana do Hoäi KH&KTVN toå chöùc. Coù theå noùi taäp Ñaëc San ñaõ bao goàm ñöôïc taát caû caùc khía caïnh cuûa vaán ñeà phaùt trieån Vieät Nam vaø coù theå laøm taøi lieäu xuaát phaùt cho nhöõng nghieân cöùu phaùt trieån khaùc.
Vaán ñeà toâi seõ trình baøy hoâm nay laø: vaán ñeà soâng Cöûu Long ñoái vôùi vieäc phaùt trieån Vieät Nam vaø nhöõng coâng trình thuûy ñieän cuûa Trung quoác ñaõ vaø ñang thöïc hieän treân thöôïng nguoàn soâng Cöûu Long beân Vaân Nam aûnh höôûng nhö theá naøo ñeán söï phaùt trieån ñoù, vaø chuùng ta phaûi laøm gì.
Ñaây khoâng phaûi laø moät vaán ñeà môùi meû. Moät soá quoác gia haï nguoàn soâng Cöûu Long goàm Laøo, Thaùi, Kampuchia vaø Vieät Nam ñaõ thaønh laäp “UÛy hoäi soâng Meâ Koâng” ñeå phoái hôïp caùc chöông trình phaùt trieån ñoàng coù lôïi vôùi nhau (Trung quoác vaø Mieán Ñieän chæ tham döï vôùi tö caùch quan saùt vieân). Veà phía haûi ngoaïi, nhieàu taïp chí, nghò luaän vaø chuyeân moân cuõng ñaõ ñeà caäp ñeán vaán ñeà naøy. Quí vò trong Mekong Forum ñaõ daønh troïn moät soá vaø Taäp san Ñi Tôùi ôû Montreùal, Canada daønh troïn moät soá khaùc ñeå noùi veà söï quan troïng cuûa soâng Cöûu Long ñoái vôùi kinh teá Vieät Nam. Vaø trong Ñaëc san 2002 cuûa Hoäi KH&KTVN ra maét hoâm nay cuõng coù moät baøi khaù daøi cuûa kyõ sö Nguyeãn Minh Quang “Nhaän xeùt veà traän luït naêm 2000 ôû ñoàng baèng soâng Cöûu Long” qua ñoù oâng Quang cho ñoäc giaû thaáy nguyeân nhaân cuûa vuï luõ luït vaø qua ñoù nhöõng baøi hoïc caàn ruùt tæa.
Ngöôøi Vieät Nam chuùng ta ai cuõng bieát mieàn Nam laø vöïa luùa, vaø hieän nay Vieät Nam coù khaû naêng xuaát caûng gaïo ñöùng thöù nhì treân theá giôùi cuõng nhôø vöïa luùa ñoù. Vaø coù vöïa luùa ñoù laø nhôø soâng Cöûu Long.
Nhöng vaán ñeà ñöôïc ñaët ra laø caùi taøi nguyeân thieân nhieân do soâng Cöûu Long mang laïi coù baát bieán vôùi thôøi gian khoâng? Caâu traû lôøi laø “khoâng”, vì vôùi khaû naêng khoa hoïc vaø kyõ thuaät baây giôø söùc ngöôøi coù theå taùc ñoäng raát maïnh vaøo thieân nhieân. Vaø neáu söï taùc ñoäng naøy thieáu nghieân cöùu (nhö tröôøng hôïp ñaøo keânh, ñaép ñöôøng loä thieáu keá hoaïch toaøn boä taïi chaâu thoå soâng Cöûu Long trong 20 naêm qua) hay leäch laïc vì nöôùc naøy coù öu theá thieân nhieân khoâng quan taâm ñeán quyeàn lôïi cuûa nöôùc khaùc (nhö vieäc Trung quoác xaây döïng böøa baõi caùc ñaäp thuûy ñieän ôû thöôïng nguoàn soâng Cöûu Long trong tænh Vaân Nam) noù coù theå coù aûnh höôûng ñeán thieân nhieân vaø quyeàn lôïi cuûa quoác gia khaùc.
Tieán só Traàn Tieãn Khanh trong baøi vieát “Caùi cheát cuûa moät doøng soâng” ñaêng taûi treân nhieàu tôø baùo haûi ngoaïi cho bieát raèng Trung quoác coù moät chöông trình phaùt trieån daøi haïn tænh Vaân Nam khôûi ñaàu töø thaäp nieân 1970, qua ñoù Trung quoác döï tính xaây döïng ít nhaát laø 8 ñaäp thuûy ñieän nôi thöôïng nguoàn soâng Cöûu Long. Ñaäp ñaàu tieân laø ñaäp ManWan xaây xong naêm 1993 coù söùc saûn xuaát 1500 MegaWatt (trung bình neáu moãi gia ñình duøng 1000 Watt ñaäp Manwan coù theå duøng ñeå cung caáp ñieän löïc cho 1 trieäu ruôõi gia ñình). Ñaäp Dachaoshan (Ñaïi Chieáu Sôn) xaây xong thaùng 12 naêm vöøa qua coù coâng suaát 1350 MW. Moät ñaäp khaùc laø ñaäp Xiaowan vöøa ñöôïc khôûi coâng vaøo thaùng gieâng naêm 2003 döï truø hoaøn taát vaøo naêm 2013 vaø coù coâng suaát laø 4200MW. Chi phí xaây caát ñaäp Xiaowan laø 4 tæ myõ kim. Naêm ñaäp khaùc ñang ôû giai ñoaïn hoïa ñoà, vaø seõ laàn löôït hoaøn taát trong hai thaäp nieân tôùi.
Söï xaây döïng caùc ñaäp thuûy ñieän naøy aûnh höôûng ñeán moâi thaùi cuûa toaøn boä röøng nuùi, ñaát ñai chung quanh doøng nöôùc cuûa soâng Cöûu Long chaûy qua caùc nöôùc haï nguoàn nhöng khoâng thaáy quoác gia naøo toû veû lo aâu. Caùc cô sôû kinh teá taøi chaùnh Lieân hieäp quoác maø quan troïng nhaát laø Ngaân Haøng Theá Giôùi hình nhö cuõng chöa ñeå taâm tôùi. Moät phaàn vì Trung quoác khoâng tieát loä nhieàu chi tieát kyõ thuaät veà caùc döï aùn xaây caát cuûa mình, moät phaàn Trung quoác traán an caùc nöôùc haï nguoàn raèng hoï ñaõ khaûo saùt kyõ löôõng veà aûnh höôûng moâi sinh, doøng nöôùc.
Trung quoác lyù luaän raèng: “Caùc ñaäp thuûy ñieän ngaên nöôùc giuùp giaûm luõ luït vaøo muøa möa vaø giöõ nöôùc laïi cho muøa heø haï nguoàn khoûi bò khoâ caïn” Ñieàu ñoù ñuùng nhöng Trung quoác khoâng traû lôøi caùc caâu hoûi nhö: “Neáu gaëp muøa möa quaù lôùn, ñaäp traøn phaûi xaõ nöôùc, haï nguoàn bò nöôùc traøn ñoät ngoät sinh ra luõ luït thì sao.”, vaø “neáu gaëp haïn haùn thöôïng nguoàn giöõ heát nöôùc cho ñaäp, haï nguoàn khoâ caïn, nöôùc bieån traøn vaøo laøm nhieãm maën ñoàng ruoäng thì sao?”
Noùi caùch khaùc khi trôøi trôû chöùng (nhö möa luït lôùn hay naéng haïn laâu ngaøy) thì doøng nöôùc soâng Cöûu Long chaûy qua caùc nöôùc haï nguoàn hoaøn toaøn naèm trong tay cuûa Trung quoác. Vuï “luït soâng Cöûu Long naêm 2000” kyõ sö Nguyeãn Minh Quang cho nguyeân nhaân do söï ñaøo soâng vaø xaây ñöôøng khoâng coù keá hoaïch trong thôøi gian töø 1980 ñeán naêm 2000, nhöng bieát ñaâu aûnh höôûng cuûa ñaäp Manwan ñoái vôùi traän luït naøy cuõng khoâng phaûi laø khoâng ñaùng keå.
Nhöng ñieàu quan troïng nhaát ñoái vôùi chaâu thoå soâng Cöûu Long laø phuø sa. Caùc ñaäp seõ giöõ phuø sa, nöôùc soâng caøng ngaøy caøng ngheøo phuø sa, ñoàng ruoäng khoâ caèn daàn vaø nhieãm maën. Vieät Nam seõ khoâng coøn laø moät vöïa luùa nöõa.
Kinh teá gia Ñinh Hinh, vieân chöùc cuûa Ngaân Haøng Theá Giôùi (World Bank) phuï traùch vuøng Taây Phi hieän laøm vieäc taïi Hoa Thònh Ñoán (vaø laø chuyeân vieân moät thôøi phuï traùch nghieân cöùu moät moâ hình phaân phoái nöôùc cuûa con soâng Eupharates cho ba nöôùc Thoã Nhó Kyø, Iraq vaø Syria ñöoïc 3 nöôùc naøy coâng nhaän vaø hieän ñang coøn hieäu löïc aùp duïng) khi ñöôïc hoûi yù kieán veà vaán ñeà xaây caát cuûa Trung quoác nôi thöôïng nguoàn soâng Cöûu Long ñaõ cho bieát ñoù laø ñieàu oâng ta heát söùc lo laéng. OÂng Ñinh Hinh noùi raèng neáu khoâng ai laøm gì heát cöù ñeå cho Trung quoác tieáp tuïc caùc keá hoïach thuûy ñieän cuûa hoï taïi Vaân Nam nhö hieän nay thì haäu quaû ñoái vôùi caùc nöôùc haï nguoàn seõ voâ cuøng to lôùn vaø theâ thaûm trong voøng moät traêm naêm tôùi. OÂng ta nghó khoâng theå chôø Ngaân Haøng Quoác Teá coù saùng kieán nghieân cöùu moâ hình phaân phoái nöôùc cuûa soâng Meâkoâng nhö hoï ñaõ laøm ôû Trung Ñoâng. Caùch toát nhaát laø caùc nöôùc haï nguoàn (maø nhaát laø Vieät Nam laø nöôùc lôùn nhaát, bò aûnh höôûng nhieàu nhaát) leân tieáng yeâu caàu Ngaân Haøng Quoác Teá laäp keá hoaïch nghieân cöùu moâ hình giuùp.
Söï de doïa naøy caùc nöôùc trong UÛy hoäi soâng Meâ Koâng (trong ñoù coù Vieät Nam) ñeàu bieát. Nhöng cho ñeán luùc naøy chæ coù Kampuchia laø nöôùc duy nhaát leân tieáng vaø leân tieáng moät caùch heát söùc deø daët. Vaán ñeà laø hieän nay taát caû caùc nöôùc haï nguoàn ñeàu ít nhieàu nhaän vieän trôï cuûa Trung quoác vaø ñeàu chòu aûnh höôûng chính trò cuûa Trung quoác neân khoâng nöôùc naøo muoán to tieáng vôùi ngöôøi anh lôùn phöông Baéc. Maët khaùc vì haäu quaû laø chuyeän cuûa haøng chuïc hay traêm naêm tôùi neân khoâng ai caûm thaáy thuùc baùch.
Gaàn ñaây moät chuyeân vieân Vieät Nam coù chaân trong UÛy hoäi soâng Meâ Koâng khi ñöôïc hoûi hoï coù bieát nhöõng heä luïy cuûa caùc ñaäp thuûy ñieän Trung quoác ñoái vôùi töông lai kinh teá Vieät Nam khoâng vaø chính quyeàn hieän nay coù nhöõng bieän phaùp gì ñeå ngaên ngöøa thì chuyeân vieân ñoù noùi bieát haäu quaû nhöng hoï khoâng laøm gì ñöôïc vì hieän nay ñoái vôùi Boä chính trò vaán ñeà naøy laø moät vaán ñeà chính trò chöù khoâng coøn trong lónh vöïc cuûa caùc chuyeân vieân nöõa. Ngaøy 16/3 vöøa qua coù moät “Hoäi nghò Toaøn Caàu Veà Nguoàn Nöôùc” hoïp taïi Kyoto, oâng Buøi Ñình Thieän ñaïi dieän cho chính quyeàn Vieät Nam trong UÛy hoäi soâng Meâkoâng ñi tham döï. Ñaây laø moät dòp raát toát ñeå Vieät Nam löu yù coäng ñoàng quoác teá veà vieäc xaây caát cuûa Trung quoác nhöng raát tieác khi ñöôïc coâ AÙnh Traân moät phoùng vieân cuûa ñaøi Tieáng Noùi Töï Do AÙ Chaâu phoûng vaán hoûi caùc keá hoïach xaây caát cuûa Trung quoác nôi thöôïng nguoàn coù ñe doïa gì ñoái vôùi caùc nöôùc haï nguoàn khoâng, oâng traû lôøi: “khoâng bò ñe doïa gì nhieàu”.
Vôùi tình hình naøy, toâi coù moät ñeà nghò ñoái vôùi Hoäi KH&KT Vieät Nam. Hoäi caàn phoái hôïp vôùi nhoùm Mekong Forum chính thöùc keâu goïi chính quyeàn Vieät Nam löu taâm ñeán haäu quaû cuûa caùc keá hoïach xaây caát ñaäp thuûy ñieän cuûa Trung quoác, vaø ñoàng thôøi vaän ñoäng UÛy Hoäi soâng Meâkong leân tieáng maïnh meõ hôn. Toâi nghó neáu ñaët thaønh vaán ñeà moät caùch xaùc ñaùng chính quyeàn Vieät Nam khoâng theà laøm lô vuï vieäc naøy ñöôïc.
Ñaõ ñaønh chính quyeàn Vieät Nam hieän nay ñang coù nhöõng moái quan heä teá nhò ñoái vôùi Trung quoác neân hoï cuõng maát moät ít töï do haønh ñoäng, nhöng nhöõng quan heä teá nhò ñoù laø chuyeän nhaát thôøi. Chuyeän an ninh vaø quyeàn lôïi cuûa ñaát nöôùc laø chuyeän laâu daøi.
Haõy nhìn baûn ñoà Vieät Nam hoâm nay. Nhìn leân phiaù Baéc, neáu caùc nguoàn thoâng tin veà bieân giôùi laø chính xaùc thì qua hieäp ñònh bieân giôùi kyù cuoái naêm 1999 chuùng ta ñaõ maát caùc cao ñieåm phoøng veä, bieân giôùi haàu nhö vónh vieãn bò boû ngoû vaø bò ñe doïa khi quan heä Hoa Vieät trôû thaønh côm khoâng laønh canh khoâng ngoït. Nhìn ra phiaù Ñoâng, kho daàu hoûa trong quaàn ñaûo Tröôøng Sa cuõng ñang bò uy hieáp maø khoâng ai thaáy chính quyeàn Haø Noäi coù moät keá saùch quaân söï naøo ñeå baûo veä. Nhìn xuoáng phiaù Nam, nôi caùc nhaùnh soâng Cöûu Long ñang cuoàn cuoàn chaûy mang toâm caù luùa gaïo ñeán cho 80 trieäu con ngöôøi thì ñang bò ñe doïa khoâ caèn bôûi nhöõng coâng trình xaây caát voâ traùch nhieäm cuûa ngöôøi baïn khoång loà ôû phöông Baéc.
Tröôùc böùc tranh ñoù, khoâng moät chính quyeàn coù traùch nhieäm naøo coù theå ngoài yeân khoâng haønh ñoäng. Vaø ngöôøi Vieät, trong nöôùc cuõng nhö haûi ngoaïi khoâng ai coù theå ngoài yeân khoâng leân tieáng.
Xin kính chaøo quùi vò.
Traàn Bình Nam
http://www.vnet.org/tbn
BinhNam@earthlink.net
Taøi lieäu tham khaûo:
1. “Asian Development Bank Studies More Mekong Dams” by Patrick McCully (World Rivers Review, Vol. 12, No. 1, Feb. 1997)
2. “Officials warn against degrading environment along Mekong Basin” (Associated press Sept. 26, 2002)
3. “Caùi cheát cuûa moät doøng soâng” Ts. Traàn Tieãn Khanh
4. “The Voice of America” chöông trình Vieät ngöõ, coâ Phöông Lan phoûng vaán Ts. Traàn Tieãn Khanh veà “Caùi cheát cuûa moät doøng soâng”
5. “Tieáng Noùi Töï Do AÙ Chaâu” coâ AÙnh Traân phoûng vaán oâng Buøi Ñình Thieän, ñaïi dieän Vieät Nam trong UÛy hoäi Soâng Meâkoâng tham döï hoäi nghò “Toaøn Caàu veà Nguoàn Nöôùc” taïi Kyoto ngaøy 16/3/2003.
6. Taïp Chí Ñi Tôùi, soá chuû ñeà “soâng Mekoâng”
7. “Nhaän Xeùt veà Traän Luõ Luït naêm 2000 ôû ñoàng baèng soâng Cöûu Long” kyõ sö Nguyeãn Minh Quang (Ñaëc San 2002: Quan Ñieåm Veà Vieäc Phaùt Trieån Vieät Nam)
8. “Thöû Tìm Hieåu Nhöõng Nguyeân Nhaân Luõ Luït Lôùn taïi Ñoàng Baèng Soâng Cöûu Long” Ts. Traàn Tieãn Khanh (8/2001)

BS. HỒ VĂN CHÂM * QUỐC GIA & CỘNG SẢN

QuÓc Gia, Dân T¶c và QuÓc T‰ Vô Sän

Bác sï HÒ Væn Châm

QuÓc gia là m¶t tØ gÓc Hán, Çem diÍn nôm theo thÙ t¿ tØng ch» thì có nghïa là Nܧc Nhà. QuÓc gia (Nܧc nhà) bao gÒm ba thành tÓ :
-quÓc dân,
-lãnh th°,
-ch‰ Ƕ.
QuÓc dân là ngÜ©i trong nܧc, gÒm m¶t ho¥c m¶t vài s¡c t¶c chính và nhiŠu s¡c t¶c thi‹u sÓ. QuÓc dân ÇÜ®c hình thành và phát tri‹n theo dòng lÎch sº, tØ nh»ng b¶ låc ban sÖ k‰t h®p thành chûng t¶c ÇÒng nhÃt. Danh tØ s¡c t¶c dùng Ç‹ nói ljn các s¡c dân sÓng trong m¶t nܧc chính xác hÖn danh tØ dân t¶c mà nhiŠu ngÜ©i thÜ©ng có thói quen dùng lÅn l¶n v§i danh tØ quÓc dân. Do Çó, ÇØng thu hËp tØ quÓc dân vÕn vËn trong nghïa hËp là dân t¶c.
Lãnh th° là ÇÃt nܧc, bao gÒm cä vùng tr©i bên trên và vùng bi‹n và thŠm løc ÇÎa vây quanh. Lãnh th° là ÇÎa bàn sinh hoåt cûa quÓc dân tØ th‰ hŒ này ti‰p nÓi th‰ hŒ khác, suÓt d†c chiŠu dài lÎch sº. Lãnh th° có th‹ bi‰n thiên theo th©i gian, tæng giäm diŒn tích và xê dÎch ÇÎa Çi‹m, nhÜng cÖ bän là °n ÇÎnh và là m¶t th¿c th‹ tâm lš bÃt bi‰n trong lòng quÓc dân.
Ch‰ Ƕ bao gÒm các m¥t chính trÎ, væn hóa và xã h¶i. Theo v§i Çà phát tri‹n lÎch sº, trình Ƕ væn hóa quy ÇÎnh s¿ hình thành các mô thÙc xã h¶i thích nghi và nh»ng ÇÎnh ch‰ chính trÎ phù h®p. Væn hóa m‡i ngày m¶t lên cao, mô thÙc xã h¶i và ÇÎnh ch‰ chính trÎ cÛng thay Ç°i. Tính chÃt khä bi‰n cûa ch‰ Ƕ vŠ các m¥t chính trÎ, væn hóa và xã h¶i có tác Ƕng h° tÜÖng, mÆt thi‰t và sâu ÇÆm, và là Ƕng l¿c thúc ÇÄy s¿ phát tri‹n quÓc gia, tuy nhiên trong m¶t vài trÜ©ng h®p cÛng có th‹ gây nên nh»ng hÆu quä phän Ƕng, cän Çà phát tri‹n cûa quÓc gia.
Nói m¶t cách t°ng quát, các thành tÓ quÓc dân và lãnh th° mang tính chÃt °n ÇÎnh và Ç¥c thù, là nh»ng thành tÓ chû y‰u cûa th¿c th‹ quÓc gia. Trong lúc Çó, thành tÓ ch‰ Ƕ có tính chÃt khä bi‰n, thay Ç°i theo các ÇiŠu kiŒn khách quan, nên chÌ là thành tÓ thÙ y‰u cûa th¿c th‹ quÓc gia mà thôi.

QuÓc gia (nܧc nhà) có phÀn khác biŒt v§i Nܧc; QuÓc gia (nܧc nhà) låi càng khác biŒt v§i Nhà Nܧc. ThÆt vÆy, quÓc gia bao gÒm cä ba thành tÓ quÓc dân, lãnh th° và ch‰ Ƕ, trong lúc Çó, nܧc và nhà nܧc chÌ là m¶t vài m¥t cûa ch‰ Ƕ mà thôi, thông thÜ©ng là các m¥t chính trÎ và xã h¶i.

Th©i quân chû, nܧc là vua, là triŠu Çình, là ch‰ Ƕ. Yêu nܧc có nghïa là trung thành v§i vua. MÃt nܧc thì tan nhà. Nܧc mÃt nhà tan có nghïa là triŠu Çåi trÎ vì bÎ lÆt Ç° thì quyŠn l®i bän thân và gia Çình bÎ thiŒt håi. Nh§ nܧc là luy‰n ti‰c vì vua bÎ truÃt ph‰, luy‰n ti‰c ÇÎnh ch‰ chính trÎ và sinh hoåt xã h¶i nay không còn.
Lš HÆu chû ÇÀu hàng TÓng Thái t°, Çêm n¢m nh§ nܧc và than vãn không th‹ ngoänh ÇÀu nhìn låi :
Ti‹u lâu tåc då h»u Çông phong,
CÓ quÓc bÃt kham hÒi thû nguyŒt minh trung.
(Lš HÆu chû)
Nh§ nܧc Çây là nh§ ngai vàng bŒ ng†c, nh§ "phÜ®ng các long lâu liên tiêu hán, ng†c thø quÿnh chi chÙc yên la", nh§ triŠu Çình Nam ñÜ©ng, tÙc là luy‰n ti‰c ch‰ Ƕ cÛ, cái ÇÎnh ch‰ chính trÎ mà bän thân ÇÜ®c Ƕc tôn ª ngôi chúa t‹.
NguyÍn thÎ Hinh (Bà HuyŒn Thanh quan) qua ñèo Ngang tÙc cänh :
Nh§ nܧc Çau lòng con quÓc quÓc,
ThÜÖng nhà mõi miŒng cái gia gia.
(Bà HuyŒn Thanh quan)
Nh§ nܧc Çây là tܪng nh§ vua Lê chúa TrÎnh, luy‰n ti‰c ch‰ Ƕ chính trÎ và xã h¶i ñàng Ngoài trܧc kia, Çàn bà m¥c váy không phäi m¥c quÀn (Chi‰u vua mÒng tám tháng ba, CÃm quÀn không Çáy ngÜ©i ta bàng hoàng). VÆy thì nܧc hi‹u theo nghïa nhÜ th‰ này không phäi là quÓc gia theo nghïa r¶ng ngày nay ta hi‹u. QuÓc gia khác biŒt v§i nܧc th©i quân chû chuyên chính.

Th©i Pháp thu¶c, Nam kÿ là thu¶c ÇÎa, do ngÜ©i Pháp tr¿c ti‰p cai trÎ, còn Trung kÿ và B¡c kÿ là bäo h¶, có hai hŒ thÓng hành chính song hành là hŒ thÓng Nam triŠu cûa vua quan ta và hŒ thÓng Bäo h¶ cûa ngÜ©i Pháp. Các hŒ thÓng cai trÎ này ÇÜ®c g†i là nhà nܧc : nhà nܧc Nam triŠu và nhà nܧc Bäo h¶. Câu nói "Trên có hai nhà nܧc, dܧi có bà con xóm làng" là câu nói cºa miŒng cûa dân quê nܧc ta th©i bÃy gi©. Khác v§i th©i quân chû Ƕc lÆp trܧc Çây, dܧi th©i Pháp thu¶c, vua v§i nܧc không còn là m¶t. Bu°i ÇÀu, các sï phu yêu nܧc còn hæng hái phát Ƕng viŒc cÀn vÜÖng. Th‰ rÒi, cùng v§i khÄu hiŒu"Trung quân", khÄu hiŒu" ái quÓc" b¡t ÇÀu xuÃt hiŒn. Rõ ràng là nܧc lúc này khác biŒt v§i nܧc
th©i trܧc và Çã gÀn gÛi phÀn nào v§i tØ quÓc gia theo nghïa r¶ng ngày nay ta hi‹u. Cho ljn lúc trung quân ái quÓc tách r©i làm Çôi, Phan B¶i Châu xܧng xuÃt ñông du, c° võ dân chû, Phan Chu Trinh công khai hài t¶i vua Khäi ñÎnh, NguyÍn Ái QuÓc vi‰t kÎch "Con rÒng tre"Ç‹ ch‰ riÍu ch‰ Ƕ quân chû, thì rõ ràng là công luÆn nܧc ta Çã b¡t ÇÀu nhÆn ÇÎnh r¢ng yêu nܧc khác biŒt v§i trung thành v§i vua. Nܧc không còn là vua mà nܧc là dân; yêu nܧc không phäi là trung thành v§i vua mà yêu nܧc là phäi ÇÃu tranh Çòi hÕi cäi ti‰n dân sinh, ki‰n tåo dân chû. KÎp ljn khi các Çäng phái chính trÎ ra Ç©i thì møc tiêu ÇÃu tranh là cách mång giäi phóng dân t¶c. Nܧc Çã bao hàm thành tÓ quÓc dân nên hao hao
ÇÒng dång v§i quÓc gia. M¥t khác, nܧc dÙt khoát không phäi là nhà nܧc. Nhà nܧc chÌ ÇÖn thuÀn là ch‰ Ƕ cai trÎ. ThÆt vÆy, cä hai nhà nܧc th©i bÃy gi©, nhà nܧc Nam triŠu và nhà nܧc Bäo h¶, là nh»ng hŒ thÓng hành chánh phÓi h®p hoåt Ƕng rÃt æn nhÎp v§i nhau Ç‹ quän lš ch¥t chÈ nhân dân ViŒt Nam. Rõ ràng, quÓc gia khác biŒt v§i nhà nܧc dܧi th©i Pháp thu¶c.

Vào trung tuÀn tháng 5 næm 1941, NguyÍn Ái QuÓc triŒu tÆp Çåi h¶i Çäng lÀn thÙ 8 tåi vùng núi Cao B¢ng Ç‹ thành lÆp ViŒt Nam ñ¶c lÆp ñÒng minh h¶i (ViŒt Minh). M¥t trÆn ViŒt Minh là xäo thuÆt cûa c¶ng sän ViŒt Nam, gian trá mÜ®n lÓt quÓc gia, d¿ng c© giäi phóng, Ç‹ Çánh lØa phe ñÒng minh và gi§i chính trÎ trong nܧc. ThÆt vÆy, trܧc Çó NguyÍn Ái QuÓc Çã Ç°i tên là HÒ Chí Minh, chen vào t° chÙc ViŒt Nam Cách mŒnh ñÒng minh h¶i cûa NguyÍn Häi ThÀn Ç‹ d¿a th‰ và lÃy lòng viên tܧng Tàu TrÜÖng Phát Khuê. CuÓi næm 1942, ViŒt Minh cÛng tranh thû ÇÜ®c s¿ tin cÆy cûa ngÜ©i MÏ, ÇÜ®c ngÜ©i MÏ giúp lÜÖng th¿c, khí gi§i, phÜÖng tiŒn truyŠn thông, nh© vào cái lÓt quÓc gia và chiêu bài giäi phóng dân t¶c. CuÓi næm 1945, HÒ Chí Minh giäi tán Çäng c¶ng sän Ç‹ Çánh tan n°i ng© v¿c cûa m†i ngÜ©i vŠ chû š
mÜu ÇÒ th¿c hiŒn ch‰ Ƕ c¶ng sän tåi ñông DÜÖng. ñÀu næm 1946, HÒ Chí Minh cåy cøc nh© Tiêu Væn làm áp l¿c v§i phe quÓc gia Ç‹ h† chÎu tham gia chính quyŠn liên hiŒp, mang låi cho ViŒt Minh lÓt áo quÓc gia yêu nܧc, và b¶ m¥t dân t¶c Çoàn k‰t. Rõ ràng là c¶ng sän ViŒt Nam Çã nh© vào chiêu bài Ƕc lÆp quÓc gia, giäi phóng dân t¶c mà thành công trong viŒc cܧp Çoåt chính quyŠn, xây d¿ng quân Ƕi, t° chÙc hÆu cÀn, tranh thû nhân tâm, lãnh Çåo kháng chi‰n, th¿c hiŒn møc tiêu tÓi hÆu ÇÜa quÓc gia ViŒt Nam vào hàng ngÛ quÓc t‰ c¶ng sän. M¥c dù nh© lÓt quÓc gia mà nên viŒc nhÜng c¶ng sän ViŒt Nam rÃt úy kœ hai ti‰ng quÓc gia, vì lë trong š thÙc hŒ mác-xít lê-ni-nít, chû nghïa quÓc gia là phän trù tÓi kœ cûa chû nghïa quÓc t‰ vô sän. HÒ Chí Minh Çã tØng vi‰t trên báo L' Humanité r¢ng "Le nationalisme était, si on ne le contrôlait pas, un dangeureux phénomène risquant de menacer l' expansion du communisme dans les colonies" (Chû nghïa quÓc gia, n‰u không bÎ khÓng ch‰, thì së là m¶t hiŒn tÜ®ng nguy håi cho s¿ phát tri‹n chû nghïa c¶ng sän ª các xÙ thu¶c ÇÎa). VÆy thì sau khi Çã tåm v»ng chân, b¡t tay ÇÜ®c v§i th¿c dân Pháp, qua viŒc kš k‰t hiŒp ÇÎnh sÖ b¶ 6-3-1946 và viŒc Çi låi thÀm lén gi»a Võ Nguyên Giáp và Crépin, c¶ng sän ViŒt Nam Çã d¿ng ra vø Ôn NhÜ HÀu Ç‹ lÃy c§ tàn sát nh»ng ngÜ©i quÓc gia yêu nܧc là chuyŒn dÍ hi‹u. QuÓc gia chÌ là cái lÓt giai Çoån cho ngÜ©i c¶ng sän sº døng Ç‹ Çánh lØa công luÆn. QuÓc gia không bao gi© có ch‡ ÇÙng trong xã h¶i xã h¶i chû nghïa.
Giáo ÇiŠu mác-xít lê-ni-nít chû trÜÖng tiêu diŒt tinh thÀn quÓc gia, phê phán chû nghïa quÓc gia nhÜ là m¶t tŒ nån cûa nhân loåi. Bªi vÆy, trong ng» v¿ng xã h¶i chû nghïa, tuyŒt ÇÓi không có tØ quÓc gia, mà chÌ có các tØ Çäng, nhà nܧc, và nhân dân ÇÜ®c ÇiŠn th‰ vào. Nhà nܧc xã h¶i chû nghïa là m¥t quyŠn l¿c cûa quÓc gia c¶ng sän mà chû quyŠn bÎ gi§i hån ljn Ƕ mÃt h£n quÓc gia tính Ç‹ chÌ còn giän ÇÖn là m¶t b¶ phÆn cûa t° chÙc quÓc t‰ c¶ng sän. Thí dø rõ nét vŠ s¿ phø thu¶c này là chÌ thÎ vào cuÓi næm 1929 cûa ñŒ tam QuÓc t‰ cho 3 t° chÙc ñông DÜÖng C¶ng sän Çäng, An Nam C¶ng sän Çäng, và ñông DÜÖng C¶ng sän liên Çoàn phäi h®p nhÃt låi dܧi s¿ chÌ Çåo cûa ñŒ tam QuÓc t‰ (ChÌ thÎ này b¢ng Pháp ng», ÇÜ®c công bÓ trên tåp chí H†c TÆp tháng 10 næm 1967, Hà N¶i). NgÜ®c låi, vŠ m¥t ÇÓi n¶i, nhà nܧc xã h¶i chû nghïa phû lÃp quÓc gia qua các ngôn tØ chính thÙc"ñäng và Nhà nܧc ", "ñäng lãnh dåo, Nhà nܧc quän lš, Nhân dân làm chû ". Nhà nܧc là m¥t quyŠn l¿c chính trÎ cûa ch‰ Ƕ, tuy r¢ng theo nguyên t¡c thì chÌ là m¶t trong 3 thành tÓ tåo thành quÓc gia nhÜng nhà nܧc xã h¶i chû nghïa t¿ tung t¿ tác quán xuy‰n tÃt cä công viŒc, låi ª dܧi s¿ lãnh Çåo cûa Çäng, thành thº Çäng là tuyŒt ÇÓi, ª trên tÃt cä m†i thÙ, ª trên dân t¶c, ª trên quÓc gia. VŠ phÀn nhân dân dܧi ch‰ Ƕ c¶ng sän thì phäi gÜ®ng cÜ©i mà ôm cái bánh vë làm chû tÆp th‹. Cái gì cÛng là cûa nhân dân, chính quyŠn nhân dân, quân Ƕi nhân dân, tòa án nhân dân v.v., thay th‰ cho các danh xÜng chính quyŠn quÓc gia, quân Ƕi quÓc
gia, tòa án quÓc gia. Tóm låi, vŠ m¥t công pháp, ng» v¿ng xã h¶i chû nghïa tuyŒt ÇÓi tránh sº døng tØ quÓc gia mà thay th‰ b¢ng tØ nhân dân cho tÃt cä nh»ng thÙ xÄy ra trong phåm vi cä nܧc. ChÌ duy có m¶t ÇiŠu khó giäi thích là trong khi m†i thÙ thÜ®ng vàng hå cám ÇŠu là cûa nhân dân thì ngân hàng nhà nܧc låi ÇÜ®c g†i Çúng danh xÜng là ngân hàng quÓc gia. NgÜ©i dân Sài gòn cÜ©i c®t châm bi‰m r¢ng trong xã h¶i xã h¶i chû nghïa, nhân dân chÌ ÇÜ®c æn bánh vë, nhân dân ÇÒng nghïa v§i không thÆt hay không có thÆt, trong lúc Çó thì ÇÒng tiŠn Çi liŠn khúc ru¶t, vàng và giÃy båc th¿c s¿ ÇÜ®c chÙa bên trong ngân hàng Ç‹ cho cán b¶ nhà nܧc lÃy xài, bªi vÆy ngân hàng m§i không ÇÜ®c g†i là ngân hàng
nhân dân.
VŠ m¥t tâm lš, khi phäi ÇŠ cÆp ljn nh»ng vÃn ÇŠ có liên hŒ ljn khái niŒm quÓc gia thì ng» v¿ng xã h¶i chû nghïa låi sº døng tØ dân t¶c ÇiŠn th‰ vào. Chû nghïa quÓc gia thì nói là chû nghïa dân t¶c, Ƕc lÆp quÓc gia thì nói là Ƕc lÆp dân t¶c, giäi phóng quÓc gia thì nói là giäi phóng dân t¶c. Tuy døng tâm dùng tØ dân t¶c thay th‰ cho tØ quÓc gia nhÜng ngÜ©i c¶ng sän không hŠ lÅn l¶n dân t¶c v§i quÓc gia mà th¿c s¿ là Çã cÓ tình Ç‹ cho nh»ng ngÜ©i vô tâm lÅn l¶n quÓc gia v§i dân t¶c. Thí dø Çi‹n hình là vào nh»ng næm sôi Ƕng cûa thÆp niên 40, nhÃt là th©i gian m§i cܧp ÇÜ®c chính quyŠn và bu°i ÇÀu cu¶c kháng chi‰n, viŒc cÓ tình lÅn l¶n quÓc gia v§i dân t¶c Çã g¥t hái thành quä to l§n là Çã lØa
gåt ÇÜ®c nhiŠu th‰ hŒ ngÜ©i ViŒt yêu nܧc hy sinh xÜÖng máu chi‰n ÇÃu cho chû nghïa c¶ng sän mà cÙ tuªng là chi‰n ÇÃu cho s¿ sÓng còn cûa quê hÜÖng. ñäng c¶ng sän dÃu m¥t, t¿ khoác lên mình cái lÓt quÓc gia, triŒt Ç‹ khai thác tình t¿ dân t¶c, dÜÖng cao ng†n c© cûa chû nghïa yêu nÜóc, Çã thành công trong viŒc dành lÃy Ƕc quyŠn lãnh Çåo kháng chi‰n,th¿c hiŒn cu¶c"cách mång dân t¶c dân chû nhân dân". ñã có rÃt nhiŠu nh»ng ngÜ©i quÓc gia chû nghïa nhÜ Huÿnh Thúc Kháng, nhË då cä tin, vì tình t¿ dân t¶c mà cúc cung phøng s¿ chû nghïa quÓc t‰ vô sän, không mäy may nghi ng© dã tâm cûa tÆp Çoàn lãnh Çåo c¶ng sän, vÅn cÙ ngây thÖ nghï mình Çang phøng s¿ lš tܪng giäi phóng dân t¶c, mÜu cÀu
Ƕc lÆp quÓc gia. Cho ljn nh»ng næm ÇÀu cûa thÆp niên 50, khi mà Çäng Lao Ƕng ViŒt Nam ra Ç©i (tên m§i cûa Çäng C¶ng sän ñông DÜÖng), cùng v§i viŒc phát Ƕng nhÃt loåt các chi‰n dÎch ÇÃu tÓ cäi cách ru¶ng ÇÃt và rèn quân chÌnh cán, chuÄn bÎ cho viŒc th¿c hiŒn cu¶c "cách mång vô sän quÓc t‰", ngÜ©i yêu nܧc quÓc gia chû nghïa trong hàng ngÛ c¶ng sän m§i bàng hoàng tÌnh m¶ng. Trܧc s¿ th¿c phû phàng, h† chÌ có cÖ h¶i ch†n l¿a rÃt hån ch‰, khó khæn và t‰ nhÎ, n‰u không nói là Çau lòng. ThÆt vÆy, m¶t sÓ phäi Çành lòng bÕ Çi phÜÖng khác, ít nhiŠu mang m¥c cäm phän b¶i vì bÎ c¶ng sän gán cho ti‰ng xÃu ViŒt gian. SÓ ª låi, š thÙc s¿ phän b¶i lš tܪng ban ÇÀu cûa chính bän thân, nhÜng trót vì tay
Çã nhúng chàm, nên thôi Çành cam chÎu chÃp nhÆn th¿c t‰ "yêu nÜóc là yêu chû nghïa xã h¶i ".Trong sÓ ª låi cÛng có m¶t vài phÀn tº cÜÖng cÜ©ng, nhÃt quy‰t trung thành v§i tinh thÀn quÓc gia và tình t¿ dân t¶c, thì trܧc sau cÛng bÎ c¶ng sän tìm cách tiêu diŒt. NgÜ©i ViŒt Nam có lòng, ai không ngÆm ngùi xót thÜÖng cho sÓ phÆn bi thäm cûa Huÿnh Phú S°, Ba DÜÖng, Bùi H»u PhiŒt, NguyÍn Bình , Hoàng Th†.
M¶t thí dø khác vŠ viŒc cÓ tình lÅn l¶n quÓc gia v§i dân t¶c là danh xÜng M¥t TrÆn Dân T¶c Giäi Phóng MiŠn Nam thành lÆp næm 1960. ñây là mÜu toan khuynh loát chính quyŠn m¶t quÓc gia (ViŒt Nam C¶ng Hòa) nhÜng låi mÜ®n chiêu bài giäi phóng dân t¶c (dân t¶c Nam ViŒt Nam (!)) Ç‹ phÌnh gåt nh»ng ngÜ©i nhË då. NhÜng s¿ cÓ tình nhÆp nh¢ng lÅn l¶n quÓc gia v§i dân t¶c lÀn này không Çánh lØa ÇÜ®c ai, ngoåi trØ nh»ng thanh niên phän chi‰n no cÖm Ãm cÆt ª m¶t sÓ nܧc phÜÖng Tây, và m¶t sÓ ngÜ©i ViŒt sÓng lâu næm ª nܧc ngoài không có kinh nghiŒm vŠ c¶ng sän. Ngoài ra, bÃt kÿ ai có chút quan tâm ljn tình hình chính trÎ rÓi r¡m mÃy chøc næm qua ÇŠu thÃy rõ døng tâm gian trá cûa c¶ng sän.
M¥t trÆn chÌ là cu¶c hôn nhân chính trÎ ÇÜ®c s¡p x‰p bªi các th‰ l¿c th¿c dân và c¶ng sän mÜ®n chiêu bài giäi phóng dân t¶c Ç‹ âm mÜu lÆt Ç° chính quyŠn Ngô ñình DiŒm. ViŒt Nam C†ng Hòa là m¶t th¿c th‹ chính trÎ, là m¶t quÓc gia có chû quyŠn; dân t¶c ViŒt Nam sÓng trên lãnh th° ViŒt Nam C†ng Hòa là thành phÀn chính cûa quÓc dân ViŒt Nam C†ng Hoà. Có Ç©i thuª nào låi có chuyŒn ngÜ®c Ç©i Çòi hÕi giäi phóng dân t¶c cûa m¶t quÓc gia có chû quyŠn. Bªi vÆy, M¥t TrÆn không lôi cuÓn ÇÜ®c ai ngoài các thành phÀn tay sai th¿c dân và c¶ng sän, và m¶t sÓ ít trí thÙc kh© khåo, lãng mån và bÃt Ç¡c chí. M¥t TrÆn có b¶ m¥t thÜ®ng tÀng xôm tø Ç‹ tiŒn viŒc tuyên tryŠn, nhÜng h»u danh vô th¿c, không có tí ti chút
quyŠn l¿c. M¥t TrÆn låi không có bao læm cÖ sª hå tÀng, và sau bi‰n cÓ T‰t MÆu thân thì phäi nói là t° chÙc hå tÀng cûa M¥t TrÆn hoàn toàn ch£ng còn gì. M¥t TrÆn Çã cáo chung sau khi miŠn nam mÃt vào tay c¶ng sän. Thân phÆn bë bàng cûa NguyÍn H»u Th†, DÜÖng Quÿnh Hoa, TrÜÖng NhÜ Täng, Phùng Væn Cung không Çáng cho ngÜ©i Ç©i bÆn tâm, nhÜ hÆu th‰ Çã ngÆm ngùi xót thÜÖng nh»ng ngÜ©i quÓc gia chû nghïa n¥ng tình t¿ dân t¶c Çã lÀm låc h®p tác v§i c¶ng sän trên dܧi ba chøc næm vŠ trܧc.
Chính vì ngÜ©i mác-xít lê-ni-nít cÓ tình lÅn l¶n quÓc gia v§i dân t¶c Ç‹ phÌnh gåt nh»ng ngÜ©i vì tình t¿ dân t¶c mà phøc vø chû nghïa quÓc t‰ vô sän nên ngày nay ngÜ©i quÓc gia chû nghïa có b°n phÆn phäi dành cho h† (nh»ng ngÜ©i c¶ng sän phän tÌnh) m¶t lÓi thoát, m¶t hܧng Çi, m¶t møc tiêu, m¶t lš tܪng, Ç‹ h† theo vŠ mà lÜÖng tâm không mäy may vÜÖng vÃn m¥c cäm phän b¶i, tinh thÀn phøng s¿ dân t¶c vÅn hæng say nhÜ cÛ, niŠm tin son s¡t vào tÜÖng lai ÇÃt nܧc vÅn tr†n vËn nhÜ xÜa. NgÜ©i quÓc gia chû nghïa có phÀn khác biŒt v§i ngÜ©i chÓng c¶ng c¿c Çoan là không phû nhÆn thành quä ÇÃu tranh dành Ƕc lÆp dân t¶c cûa nh»ng ngÜ©i trܧc nay chi‰n ÇÃu dܧi lá c© c¶ng sän. Phû nhÆn thành quä cûa h† là xuyên tåc s¿ thÆt. Có ÇiŠu là ngÜ©i quÓc gia chû nghïa phân biŒt rõ ràng møc tiêu tranh ÇÃu tÓi hÆu
cûa ngÜ©i mác-xít lê-ni-nít khác biŒt v§i hoài bão cûa nh»ng ngÜ©i vì tình t¿ dân t¶c mà chi‰n ÇÃu trong hàng ngÛ c¶ng sän. ñÓi v§i ngÜ©i mác-xít lê-ni-nít, Ƕc lÆp quÓc gia chÌ là møc tiêu sÖ khªi, là giai Çoån "cách mång dân t¶c dân chû nhân dân", còn cÀn phäi ti‰p tøc ti‰n lên cäi tåo quan hŒ sän xuÃt, xây d¿ng xã h¶i xã h¶i chû nghïa, th¿c hiŒn "cách mång quÓc t‰ vô sän". Tåi H¶i nghÎ các quÓc gia không liên k‰t h†p ª Colombo næm 1976, Phåm Væn ñÒng chä Çã tuyên bÓ r¢ng "chÌ ÇÜ®c xem là th¿c s¿ Ƕc lÆp, nh»ng quÓc gia n¢m trong khÓi xã h¶i chû nghïa" Çó sao! Còn ÇÓi v§i nh»ng aivì tình t¿ dân t¶c mà trܧc nay chi‰n ÇÃu cho møc tiêu Ƕc lÆp quÓc gia, giäi phóng dân t¶c, dܧi s¿ länh Çåo cûa ngÜ©i
mác-xít lê-ni-nít, thì ngÜ©i quÓc gia chû nghïa s¤n sàng mª r¶ng tÀm tay Çón nhÆn Ç‹ cùng nhau sát cánh bäo vŒ Ƕc lÆp quÓc gia, ki‰n tåo dân chû pháp trÎ, mÜu cÀu t¿ do và hånh phúc cho dân t¶c. NgÜ©i quÓc gia chû nghïa không ÇÓ kœ nên tØ trܧc ljn nay không hŠ phû nhÆn thành quä ÇÃu tranh cho Ƕc lÆp quÓc gia cûa h†; m¥t khác, ngu©i quÓc gia chû nghïa không hŠ có m¥c cäm t¶i l‡i vì trܧc nay vÅn t¿ hào vŠ s¿ sáng suÓt cûa mình, låi t¿ xét bän thân không tØng hành sº trái v§i quyŠn l®i quÓc gia dân t¶c, nên không bao gi© chÃp nhÆn dÜ luÆn sai låc r¢ng không theo kháng chi‰n næm 1946 là ViŒt gian; ngÜ©i quÓc gia chû nghïa không hËp lÜ®ng, không n¥ng l©i chê trách nh»ng ngÜ©i nhË då cä tin, phóng tâm làm bung xung cho c¶ng sän l®i døng, nên vÅn lÃy tên Huÿnh Thúc Kháng Ç¥t tên ÇÜ©ng ª Sài Gòn, ª Hu‰,vÅn Ƕ lÜ®ng bao dung ti‰p nhÆn nh»ng Tô Minh Trung, nh»ng TrÜÖng NhÜ Täng, nh»ng NguyÍn Minh CÀn, nh»ng Bùi Tín, nh»ng anh chÎ em nghŒ sï Çào nhiŒm ª Edmonton, AB, Canada. Gi© phút này, ngÜ©i quÓc gia chû nghïa chÌ tha thi‰t có m‡i m¶t yêu cÀu là tÃt cä nh»ng ai n¥ng lòng yêu nܧc thÜÖng nòi, bÃy lâu nay Çã vì tình t¿ dân t¶c mà lÀm låc ra sÙc chi‰n ÇÃu cho chû nghïa quÓc t‰ vô sän, thì hãy dÙt khoát và sáng suÓt nhÆn ÇÎnh th©i th‰ Ç‹ quy‰t ÇÎnh cho bän thân m¶t hܧng Çi Çúng Ç¡n, nh¡m th£ng vào møc tiêu lš tܪng thuª ban ÇÀu "x‰p bút nghiên lên ÇÜ©ng ...". DÙt khoát giã tØ ñäng C¶ng sän ViŒt Nam vÅn không mÃt hào quang tranh ÇÃu tØ trܧc t§i nay. LÀm låc ho¥c cÀu an ti‰p tøc ª trong hàng ngÛ c¶ng sän thì së chÎu ti‰ng phän dân håi nܧc, mà hào quang tranh ÇÃu tØ trܧc t§i nay cÛng không còn.

Tóm låi, ngÜ©i mác-xít lê-ni-nít dÙt khoát là ngÜ©i quÓc t‰ vô sän. NgÜ©i quÓc gia chû nghïa ÇÜÖng nhiên là ngÜ©i không c¶ng sän. NgÜ©i yêu nܧc bÃy lâu chi‰n ÇÃu dܧi s¿ lãnh Çåo cûa ngÜ©i mác-xít lê-ni-nít, phøc vø chû nghïa quÓc t‰ vô sän mà lÀm tܪng là phøc vø quÓc gia dân t¶c, cÛng là ngÜ©i không c¶ng sän.

Tháng 4 næm 1997
HÒ Væn Châm
Chú giäi

NgÜ©i mác-xít lê-ni-nít là ngÜ©i theo chû nghïa Mác-Lê, là ngÜ©i c¶ng sän.
NgÜ©i quÓc gia chû nghïa là ngÜ©i theo chû nghïa quÓc gia.
Xã h¶i xã h¶i chû nghïa là xã h¶i dܧi ch‰ Ƕ c¶ng sän.

Chû nghïa quÓc gia, chû nghïa xã h¶i là sº døng nhÜ là danh tØ.
NgÜ©i quÓc gia chû nghïa, xã h¶i xã h¶i chû nghïa là sº døng nhÜ là tïnh tØ.

ñ¶c giä không quen v§i ngôn tØ truyŠn thông trong nܧc có th‹ thÃy chܧng tai. NhÜng ti‰ng ViŒt là sinh ng», lÓi sº døng ngôn tØ nhÜ trên Çây Çã Çåi chúng hóa, mà Çã là thành quä cûa Çåi chúng thì không nên câu nŒ Ç¥t låi vÃn ÇŠ.







TRẦN BÌNH NAM *THÔNG TIN & TUYÊN TRUYỀN

THOÂNG TIN & TUYEÂN TRUYEÀN
Traàn Bình Nam Thoâng tin laø phoå bieán tin töùc söï vieäc ñang xaåy ra treân theá giôùi moät caùch trung thöïc ñeán vôùi quaàn chuùng nhö moät maùy chuïp hình ghi laïi moät khung caûnh ñeå ngöôøi nhaän thoâng tin töï phaùn ñoaùn laáy söï vieäc. Coøn tuyeân truyeàn laø söï thoâng tin ñöôïc choïn loïc, boùp meùo hay nguïy taïo ñeå phuïc vuï lôïi ích cuûa moät nhoùm ngöôøi hay moät ñaûng phaùi chính trò. Moät coäng ñoàng laønh maïnh khuyeán khích thoâng tin, nhöng khoâng muoán tieáp thu tuyeân truyeàn.
Ñoù laø caên baûn phaûn ñoái cuûa coäng ñoàng ngöôøi Vieät taïi UÙc chaâu ñoái vôùi ñaøi truyeàn hình SBS (Special Broadcasting Service - moät ñaøi truyeàn hình vaø truyeàn thanh daønh cho caùc saéc daân thieåu soá taïi UÙc chaâu) khi ñaøi naøy cho tieáp vaän chöông trình truyeàn hình VTV4 cuûa Vieät Nam, goïi laø chöông trình "Thôøi Söï Theá Giôùi" moãi saùng 35 phuùt tröø ngaøy Chuû nhaät baét ñaàu töø ngaøy 6 thaùng 10, 2003.
Tröôùc söï leân tieáng cuûa coäng ñoàng ngöôøi Vieät taïi UÙc chaâu qua buoåi gaëp gôõ giöõa ñaïi dieän cuûa coäng ñoàng vôùi vieân chöùc SBS ngaøy 17 thaùng 11 vaø nhaát laø qua hai cuoäc bieåu tình oân hoøa ngaøy 28 thaùng 10 vaø ngaøy 2 thaùng 12, Hoäi Ñoàng Quaûn Trò SBS (hoïp ngaøy 5 thaùng 12 döôùi söï chuû toïa cuûa Chuû tòch Hoäi ñoàng Quaûn trò Carla Zampatti vôùi söï hieän dieän cuûa oâng giaùm ñoác SBS Nigel Milan) ñaõ quyeát ñònh ngöng tieáp vaän chöông trình "Thôøi Söï Theá giôùi" noùi treân. Nhöõng ngöôøi quan taâm ñeán vaán ñeà truyeàn thoâng treân theá giôùi ñaõ thôû daøi nheï nhoõm tröôùc quyeát ñònh ñuùng daén cuûa Hoäi ñoàng Quaûn Trò SBS. Noù chöùng toû moät ñieàu neáu coù daân chuû chuùng ta coù theå söûa chöõa hay ñieàu chænh nhöõng vieäc laøm chöa ñuùng.
Luùc ñaàu oâng giaùm ñoác Nigel Milan ñaõ raát ngaïc nhieân tröôùc phaûn öùng cuûa ngöôøi Vieät vaø noùi raèng ñaây chæ laø söï phaûn ñoái cuûa moät thieåu soá lôùn tuoåi, baûo thuû, coøn bò aùm aûnh bôûi quaù khöù vaø chöa quen vôùi tinh thaàn töï do thoâng tin.
Neáu chöông trình truyeàn hình VTV4 laø moät chöông trình thoâng tin cuûa Vieät Nam ñuùng nghóa thì coù theå oâng Milan noùi ñuùng. Nhöng chöông trình VTV4 chæ laø moät chöông trình duøng ñeå tuyeân truyeàn vaø chæ laø cuûa Vieät Nam treân danh töø. Treân thöïc teá taát caû phöông tieän truyeàn thoâng taïi Vieät Nam hieän nay töø baùo chí, ñaøi truyeàn thanh, truyeàn hình ñeàu naèm döôùi söï kieåm soaùt chaët cheõ cuûa ñaûng CSVN trong ñoù coù chöông trình VTV4. Chöông trình VTV4 laø moät chöông trình ñöôïc choïn loïc, chaép noái, vaø ñoâi khi coù caû tin töùc nguïy taïo ñeå phuïc vuï quyeàn lôïi cuûa ñaûng CSVN chöù khoâng coù muïc ñích thoâng tin trung thöïc ñeå phuïc vuï quyeàn lôïi cuûa nhaân daân Vieät Nam. Noù khoâng ñaït ñöôïc ba tính chaát caên baûn cuûa moät chöông trình thoâng tin laø voâ tö, coâng bình vaø ñoäc laäp (nhö ñònh nghóa theá naøo laø moät chöông trình thoâng tin cuûa baùc só Nguyeãn Maïnh Tieán, Chuû tòch Coäng ñoàng Ngöôøi Vieät Töï do bang New South Wales khi traû lôøi cuoäc phoûng vaán cuûa ñaøi BBC chöông trình Vieät ngöõ phaùt soùng chieàu Thöù Saùu 5 thaùng 12, giôø Vieät Nam)
Cuoäc ñaáu tranh phaûn ñoái cuûa coäng ñoàng Vieät Nam, do ñoù, laø cuoäc ñaáu tranh cho quyeàn thoâng tin trung thöïc vaø laø cuoäc ñaáu tranh choáng moïi hình tuyeân truyeàn cho quyeàn lôïi rieâng tö cuûa moät ñaûng chính trò duøng hieán phaùp vaø vuõ löïc ñeå bòt mieäng moïi tieáng noùi khaùc. Vì vaäy noù ñaõ ñöôïc söï uûng hoä cuûa ngöôøi Vieät khaép nôi cuõng nhö söï yeãm trôï cuûa caùc löïc löôïng daân chuû khaùc treân theá giôùi. Noù khoâng phaûi laø cuoäc ñaáu tranh "noùi laáy ñöôïc", "laáy thòt ñeø ngöôøi" hoaëc bò aùm bôûi hoäi chöùng "nhìn ñaâu cuõng thaáy con ngaùo oäp coäng saûn" (nhö moät soá ngöôøi chöa phaân bieät ñöôïc theá naøo laø thoâng tin trung thöïc vaø tuyeân truyeàn coù theå nghó) maø laø cuoäc ñaáu tranh cho söï coâng bình vaø leõ phaûi. Cho neân söï thaéng lôïi cuûa coäng ñoàng ngöôøi Vieät taïi UÙc chaâu laø söï thaéng lôïi cuûa daân chuû ñoái vôùi toaøn theå caùc coäng ñoàng ngöôøi Vieät treân theá giôùi.
Qua cuoäc ñaáu tranh naøy nhöõng ngöôøi caàm quyeàn taïi Haø Noäi neân thaáy raèng neáu hoï töø boû tính ñoäc quyeàn chính trò qua ñoäc quyeàn ngoân luaän (chöa noùi tôùi caùc thöù ñoäc quyeàn khaùc nhö quyeàn sôû höõu caùc löïc löôïng vuõ trang v. v... ) vaø ñeå cho caùc phöông tieän truyeàn thoâng trong nöôùc ñöôïc laøm nhieäm vuï thoâng tin ñuùng nghóa thì coäng ñoàng ngöôøi Vieät ôû baát cöù nôi naøo treân theá giôùi cuõng coù theå vui möøng ñoùn nhaän söï tieáp vaän cuûa caùc ñaøi trong nöôùc. Ngöôïc laïi, coäng ñoàng ngöôøi Vieät khoâng coù moät söï choïn löïa naøo khaùc hôn laø leân tieáng phaûn ñoái. Ngöôøi Vieät troán chaïy moät cheá ñoä ñoäc taøi khoâng theå ngoài yeân ñeå cho keû ñoäc taøi nhaân danh ñaïi dieän nhaân daân mang caùi aùch ñoäc taøi ngoân luaän ñeán troøng leân coå mình.
Chính quyeàn Haø Noäi caàn moät chuùt voâ tö ñeå thaáy raèng khoâng phaûi chæ moät thieåu soá ngöôøi Vieät soáng taïi UÙc phaûn ñoái vieäc tieáp vaän ñaøi VTV4 (nhö lôøi tuyeân boá cuûa oâng Leâ Duõng phaùt ngoân nhaân boä ngoaïi giao Vieät Nam ngaøy 4 thaùng 12 theo baûn tin BBC tieáng Anh) maø laø ña soá vaø goàm nhöõng thaønh phaàn treû nhö cuoäc bieåu tình ngaøy 2/12 taïi Sydney vöøa roài vôùi 12.000 ngöôøi tham döï chöùng toû.
Nhöng cuoäc ñaáu tranh cho quyeàn töï do ngoân luaän khoâng phaûi ñeán ñaây laø heát. Chöøng naøo coøn ñieàu 4 Hieán phaùp giao toaøn quyeàn cai trò ñaát nöôùc cho ñaûng Coäng saûn, chöøng naøo ñaûng CSVN coøn ñoäc quyeàn ngoân luaän vaø ñaøn aùp moïi tieáng noùi khaùc vôùi mình baèng nhaø tuø thì chöøng ñoù coäng ñoàng coøn phaûi saün saøng ñaáu tranh.
Coäng ñoàng ngöôøi Vieät treân theá giôùi khoâng queân baøi hoïc choáng quyeát ñònh cuûa Cô quan Vaên hoùa Lieân hieäp quoác (UNESCO) toân vinh oâng Hoà Chí Minh laøm nhaø vaên hoùa theá giôùi naêm 1990 nhaân ngaøy sinh nhaät thöù 100 cuûa oâng ta, vaø cuõng khoâng queân cuoäc ñaáu tranh oân hoøa vaø ñöôïc laõnh ñaïo vöõng vaøng cuûa caùc vò laõnh ñaïo coäng ñoàng taïi UÙc chaâu laàn naøy. Neáu coäng ñoàng ngöôøi Vieät khaép nôi treân theá giôùi ñoàng taâm hieäp löïc cho moät cuoäc ñaáu tranh oân hoøa maø noäi dung coù tính thuyeát phuïc thì cuoái cuøng chuùng ta seõ thaéng lôïi.
Neáu UNESCO ñaõ phaûi baõi boû moät buoåi leã kyû nieäm coù tính caùch phoâ tröông cho moät nhaân vaät maø giaù trò lòch söû chöa ñöôïc nhìn nhaän thì SBS cuõng ñaõ laáy laïi caùi quyeát ñònh tieáp vaän moät chöông trình cuûa VTV4 khi hoï nhaän ra raèng chöông trình naøy khoâng phuïc vuï cho ai ngoaøi vieäc tieáp tay cho caùi loa tuyeân truyeàn cuûa moät ñaûng chính trò ñang tieám ñoaït tieáng noùi vaø kìm haõm söùc phaùt trieån cuûa moät daân toäc.
Moät nhaân vaät naøo ñoù ñaõ noùi moät caâu baát huû: "Toâi coù theå cheát ñeå baûo veä cho anh quyeàn ñöôïc noùi" Ngöôøi Vieät haûi ngoaïi seõ laøm ñuùng ñieàu ñoù ñeå baûo veä tieáng noùi töø Vieät Nam chöøng naøo tieáng noùi ñoù laø tieáng noùi trung thöïc, tieáng noùi khai phoùng cuûa toaøn daân, tieáng noùi cuûa moät nöôùc Vieät Nam töï do vaø daân chuû.
Traàn Bình Nam
Dec. 5, 2003
BinhNam@earthlink.net
http://www.vnet.org/tbn

No comments:

Post a Comment