Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 15 December 2016

VÕ KỲ ĐIỀN =LÂM LỄ TRINH =NGUYỄN THIÊN THỤ* PHÙNG CUNG

 

VÕ KỲ ĐIỀN * CHU VĂN AN VÀ TÔI

CHU VĂN AN VÀ TÔI

Những ngày mới định cư ở Montreal, một thành phố lớn của Canada, tôi
được người bạn thân chở đi chơi Quebec. Thành phố nhỏ, đẹp và xinh xắn
y như một thành phố bên Tây. (vì thường coi mấy hình chụp phong cảnh
nước Pháp trong các sách vở, tạp chí…)
Hai đứa đi thang lang hết đường nầy sang ngõ kia, cảnh đẹp như tranh vẽ,
tôi là nhà quê được ra tỉnh, đâm mê mang, ngó ngang ngó dọc. Chợt thấy
một nhà hàng chuyên các món ăn Pháp thuần túy, có quảng cáo các món
ăn ngon thêm câu ngộ nghĩnh –quí khách được coi tay miễn phí. Quảng cáo
nầy hấp dẫn quá, tôi khoái chí kéo anh bạn bước vô liền. Sau khi ăn uống
no nê, tôi đến bà thầy ngồi phòng bên cạnh, rụt rè chìa ra cái biên lai ăn
uống và nhờ coi tay dùm. Gọi là bà chớ thật ra cô đầm nầy còn trẻ, độ
chừng trên dưới 30, đặc biệt là khá đẹp. Bà nắm lấy bàn tay tôi, tôi cảm
thấy tay bà mát rượi, da đầm sao mà mượt mà, êm ái như nhung. Bà cười
nheo mắt, chắc tại tôi hơi run…
Bà nói nhiều chuyện về đời tôi, đại khái tánh tình ra sao, ưa màu gì, tôi ưa
số mấy, giao thiệp với bạn bè và hạp với bạn gái hay bạn trai… Tôi nghe
vui vui và bất chợt bà nói câu nầy : ông là người có tài nhưng không biết
sử dụng cái tài đó. Ông làm cái gì cũng bỏ dở nửa chừng… rồi bà cười và
kết luận - cho nên kể như ông không có tài năng gì ráo trọi, làm cái gì
không ra cái gì. Lúc đó tiếng Tây tôi còn kém, giọng Quebecois lại khó
nghe, đại khái tôi hiểu ý bà là như vậy. Tôi tự ái, hỏi lại- xin bà vui lòng
giải nghiã cho tôi hiểu rõ hơn chỗ nầy..
Bà chỉ cho tôi đường chỉ tay ngoằn nghèo- rồi giải nghiã, khi nhỏ, ông sanh
ở một nơi cư ngụ một nơi, không theo một trường nào lâu dài, nay học
trường nầy, mai học trường kia, làm quen bạn gái, nay cô nầy mai cô kia,
chuyện gia đình cũng vậy, nghề nghiệp cũng vậy, nay làm nghề nầy, mai
làm nghề kia, nhà cửa cũng vậy, các trò chơi trong đời cũng vậy… Ông mê
thì mê mang, hết mê rồi ông bỏ liền không luyến tiếc, tình cảm thì say
đắm như nghệ sĩ nhưng lý trí thì của một ông thầy giáo chừng mực, thành
ra đời ông cái gì cũng được có phân nửa, làm sao mà thành tựu lớn cho
được, phải không nào, ông thử nghiệm lại coi. Rồi bà cười, ngay cả sống ở
Việt Nam cũng có phân nửa đời thôi, bây giờ ông ở Canada nè.. mà chưa
chắc ở Montreal hoài đâu, rồi ông sẽ đi nửa…

Mùa xuân nầy, tôi đến cư ngụ tại Toronto. Buổi trưa nhận cú phone người
bạn mới rủ viết về những kỷ niệm học ở Chu Văn An khiến tôi đâm nhớ
miên man và lan man những thầy những bạn Chu Văn An, Chu Văn An….
Những ngày tháng mới lớn. Lời của bà đầm chợt nhớ - ông đâu có học
trường nào lâu. Quả đúng y như vậy, chuyện học hành của tôi cũng lung
tung, tôi học Chu Văn An chỉ trọn vẹn có một năm, năm Đệ Nhứt, niên
khoá 1959 - 1960, tính đến nay đã 43 năm rồi, đoạn thời gian quá dài đối
với một đời người, có chuyện nhơ,ù chuyện quên...
Nhớ lại hồi đó, tôi hoàn toàn không có ý niệm nào về việc học, việc chọn
ngành nghề. Hễ lớn lên là phải đi học, chớ không phải đi chơi. Như vậy là
làm đủ bổn phận rồi, mà bổn phận đối với ai, đối với cái gì thì không biết,
vì có ai nói gì đâu mà biết. Đậu xong Tú Tài Nhứt, khoẻ quá tha hồ đi chơi,
đi chơi... Có anh bạn hỏi -mầy nộp đơn trường nào chưa. Tôi trả lời tỉnh
queo-chưa, còn lâu mà. Anh ta trợn mắt, lâu gì mà lâu, còn có mấy ngày
nửa là hết hạn nộp đơn vô mấy trường công rồi, coi chừng không kịp, nộp
đơn xong còn phải chờ cứu xét chấp thuận, nếu được thì hay quá, không
được thì năm nay mầy học ở đâu.
Tôi nghe mà đâm lo – theo mầy thì bây giờ tao phải làm sao. Anh bạn nói,
mầy chỉ còn cách nộp đơn vô học Chu Văn An thôi, vì mầy đậu Bình Thứ,
đương nhiên được nhận, chớ mầy nộp Pétrus Ký thì phải chờ cứu xét, rủi
đông quá, thì có thể không được.


Tôi bèn ba chưn bốn cẳng xách đơn vô nộp Chu Văn An mà run trong bụng.
Việc được học trường nầy là đương nhiên rồi vì có quy định rõ ràng cho
người đậu cao, nhưng không phải run vì việc đó, mà tôi là dân Nam kỳ,
đáng lẽ phải xin học Petrus Ký. Trường Chu Văn An là của Bắc kỳ, nghe
nói học sinh Bắc Kỳ khôn ngoan, lanh lợi và ma mảnh, lại ưa đánh lộn lắm.
Tụi nó đánh lộn với tụi học sinh Kỹ Thuật Cao Thắng hà rầm.. tụi Cao
Thắng là dân thứ dữ, ưa dùng bù lon, kềm búa, mà không sợ, lại dám đánh
lộn thì chắc là phải dữ hơn, tôi đoán vậy. Tôi vốn ở tỉnh nhỏ và chưa quen
gặp gỡ bạn bè người Bắc nhiều, thưở đó người Bắc và người Nam còn xa
lạ lắm, chớ không như bây giờ.



Trường là một dảy lầu hai từng, trong khuông viên trường Petrus Ký, trên
đường Cộng Hoà, nó vốn là ký túc xá cho học sinh nội trú, bây giờ được
dành ra cho Chu Văn An từ khi ngoài Bắc di cư vô, có hàng rào kẻm gai
ngăn đôi hai trường ra. Ở ngay cổng ra vào cạnh Petrus Ký có quán bán
bánh cuốn nóng nhưn thịt của vợ con bác tùy phái. Bánh cuốn rất ngon và
thơm lừng mùi củ hành phi, không lúc nào vắng khách hàng. Tôi còn nhớ,
có lần đương học, đói bụng quá thèm ăn bánh cuốn, trốn học lén ra quán
ngồi ăn, bị ông Tổng (giám thị) Lãng đi ruồng, chạy trốn muốn chết, ngày
đó bỏ học, lang thang ra chợ Sài Gòn, chun vô coi hát cho hết ngày.
Ngày đầu tiên vào lớp, tự nhiên đám Nam Kỳ tụi tôi được chừng chục đứa,
sớm làm quen nhau và giành ngồi hết mấy dảy đầu bàn. Mấy bạn còn lại
ngồi chỗ nào, tôi không nhớ. Tôi may mắn gặp lại được các bạn thân là
Huỳnh Thiếu Hoa và Chiêm Thanh Hoàng, hai bạn nầy cùng học Văn Lang
với tôi năm vừa qua. Bàn sau lưng tôi là Triệu Quốc Mạnh, Trương Bửu
Sum, Võ Văn Nho, Huỳnh Quảng….
Như vậy trước là thầy, xung quanh tôi là bạn thân hết, có gì mà sợ. Mà quả
tình cũng không có gì đáng sợ. Ngày qua ngày, các bạn Bắc cũng hiền
lành, cũng ham học, cũng lễ phép… y như tụi Nam chúng tôi và cũng chưa
thấy tụi nó đánh lộn lần nào. Nhưng mà chưa chắc giống y, hình như tụi
Bắc học giỏi hơn. Tôi thuộc hạng thông minh và khá giỏi, ở mấy trường
cũ, Nguyễn Trãi, Văn Lang… thầy giảng bài là hiểu ngay liền, không thua
đứa nào. Nhưng mà bây giờ mỗi lần làm bài tập so điểm lại thua vài đứa,
nhứt là Nguyễn Hoàng Giáp, ngồi bên góc trái, tận phía sau. Tay nầy ốm
ốm đen đen, hơi xấu trai, lầm lầm lỳ lỳ mà sao học hay quá, môn gì cũng
nhứt lớp. Tôi đâm ra khó chịu, ganh tức và tìm cách chọc phá.
Nguyễn Hoàng Giáp ngồi tuốt phía sau. Mỗi lần thầy viết bài học trên
bảng, thì Giáp đi lên trên cạnh chỗ tôi ngồi, đóng cánh cửa sổ lại, để ánh
sánh đừng phản chiếu chói chang, cho dễ thấy. Tôi chờ khi Giáp quay lưng,
đưa tay đẩy nhẹ cánh cửa mở ra và ngồi im. Khi Giáp quay về tới chỗ, thì
vẫn không đọc được bài. Giáp tưởng là cửa đóng không kỹ bị gió thổi tung
ra.. Giáp kiên nhẫn đi trở lên và đóng cửa lại kỹ càng, khi quay lưng đi thì
Trương Bửu Sum lẹ tay tháo chốt cửa và mở toát ra… rồi cũng ngồi im
ngoan ngoản.
Giáp trở về, nhìn lên bảng đen chói chang, biết có đứa phá và không biết
đứa nào, giận dữ và chữi đổng - đồ khốn lạïn, lạn, lạn, lạn,… giọng Bắc của
Giáp nặng sệt và kỳ cục, giọng Nghệ An- Hà Tĩnh gì đó, vang vang giửa
lớp nghe lớn lắm, chữ lạn kéo dài ngoằn. Mấy thằng Nam tụi tôi nháy
giọng của Giáp chửi lại -đồ khốn lạn, cũng lớn không thua gì giọng Giáp.
Giọng Nam của chúng tôi cũng nghe kỳ cục lắm, khốn lạng, lạng, lạng…
Cả lớp lúc đó không còn Nam, Bắc gì hết, xúm nhau lại mà cười rần rần.
Giáo sư đang giảng bài là cha Khang, dạy Triết, cha mặc áo chùng thâm,
hiền thiệt là hiền, giửa trưa nóng bức, nghe cả lớp cãi lộn cũng ngừng lại
hỏi, các con làm gì mà ồn thế.
Bạn Nguyễn Hoàng Giáp nghe đâu sau nầy là Tiến sĩ Dược Khoa là là giáo
sư Đại Học Dược rồi hình như nhập ngũ, bạn có thời là Giáo sư Trường Võ
Bị Đà Lạt hay Kinh Tế Chánh Trị, Kinh Doanh gì đó, tôi nghe như vậy mà
không chắc.
Nếu bạn Giáp tình cờ mà đọc được những dòng nầy thì cười lớn một phát
nghen và cứ chữi tiếp, cái thằng Võ Tấn Phước nầy khốn lạn thiệt tình…

Cha Khang, dạy môn Triết thiệt là khó hiểu. Cha không soạn bài, mỗi buổi
có giờ dạy thì cha cầm cuốn Triết Học Khảo Luận của Cao Văn Luận, vừa
đọc vừa giải nghiã. Giọng cha trầm trầm như đọc kinh. Giửa trưa, nóng bức,
lớp học lại đông, không ai còn ham muốn nói chuyện nữa, thiệt là buồn
ngủ hết sức. Vậy mà có buổi vui ghê, quên buồn ngủ. Số là vào những
ngày gần lễ Giáng Sinh, cha không dạy bài trong chương trình. Cha nói
chuyện Chúa Hài Đồng được sanh ra ở thành Bethlem. Chúa ra đời ở máng
cỏ, chỉ trong vài phút mà cha nói gần hai tuần, vẫn chưa hết … Sau khi nghỉ
lễ vô, thì cha nói tiếp những đêm vui Giáng Sinh ở Pháp, Ở Anh, Ở Hoà
Lan, ở Na uy…rồi cuối cùng cha nói tới lễ Giáng Sinh ở Hà Nội. Có đứa
vọt miệng hỏi -thưa cha, tại sao trong đêm Giáng sinh người ta phải ăn
Réveillon bằng ngỗng. Cha nói đó là tập tục ở Âu Châu, có từ lâu đời. Sau
đó cha nói tiếp, ở ngoài Bắc đâu có ngổng mà ăn, người ta ăn réveillon
bằng thịt chó, có gì ăn nấy chớ không bắt buộc.
Việc ăn thịt chó lúc đó còn quá xa lạ đối với học sinh Nam chúng tôi và
điều đó cũng là thứ cấm kỵ. Cả đám đâm ra vô phép hỗn hào với cha :
-Cha ăn thịt chó, cha ăn thịt chó….
Tôi cứ tưởng là cha sẽ giận dữ và rầy la, nào ngờ cha cười hiền hoà và nói
- ừ ừ, cha có ăn và thịt chó ngon lắm. Chúa sanh ra muôn loài để cho người
ăn thịt như mình ăn thịt bò, thịt heo, thịt gà vậy… Nghe cha nói, tôi chưng
hửng và thấy mình sai lầm.
Cha Khang chắc đã mất từ lâu rồi, tôi nghĩ như vậy nhưng dáng điệu, cử chỉ
khoan hoà, từ ái của cha, tôi còn nhớ mãi. Cha đúng là nhà tu hành và là
nhà giáo đầy đạo hạnh. Tôi đem tâm phân biệt, chấp trước nặng nề mà phê
phán cha, khó mà tha thứ được, vậy mà cha không để ý đến, coi như là
không có…
Bây giờ đây tuổi đời khá cao, tôi kính phục cha nhiều hơn thời còn đi học.
Tôi tuy học được những bài Triết khô khan nhưng không học được công
phu hàm dưỡng của cha. Lớp Đệ Nhứt của tôi năm ấy 47 học sinh, thấy
chơi nhiều hơn học. Vậy mà thi kỳ nhứt đậu ngay 43 đứa và 4 bạn còn lại
cũng đậu nốt kỳ nhì. Toàn là đậu hạng cao, chỉ có vài bạn đậu Thứ. Ngộ
ghê chưa. Chu Văn An thiệt là giỏi.

Năm ngoái tôi có nói chuyện với bạn Chu Văn An cũ là Chiêm Thanh
Hoàng, Thiếu Tá Lôi Hổ hay Biệt Kích gì đó, chủ tịch Hội Aùi Hữu Võ Bị
Đà Lạt, hiện nay ở Boston. Hoàng nhắc lại Chu Văn An của chúng tôi ngày
xưa và hỏi tôi còn nhớ Triệu Quốc Mạnh.
Tôi nói -còn chớ sao không, cái thằng hiền lành, mập mập. Hoàng cười –nó
mà hiền, mầy có biết bây giờ nó làm gì không.
Tôi trả lời tỉnh queo -không. Rồi hỏi- nó làm gì, khá không, có vượt biên
như anh em mình không.
Hoàng cười chua chát và cho tôi biết, sau khi Nguyễn Văn Thiệu từ chức
thì Trang Sĩ Tấn cũng từ chức theo, luật sư Triệu Quốc Mạnh thay thế chức
vụ Tổng Giám đốc Công An Cảnh Sát thành phố Sài Gòn trong Chánh phủ
Trần Văn Hương và Dương Văn Minh. Sau ngày mất nước thì Triệu Quốc
Mạnh được trọng dụng và làm lớn hơn nữa, nó vượt biên như anh em mình
để làm chi.

Bà thầy coi chỉ tay nói tôi nhiều chuyện, đúng hay sai thì bây giờ chưa biết
được. Nhưng chuyện bà nói tôi thường hay đổi trường và học trường nào
cũng chỉ có phân nửa thì thiệt là đúng. Nếu tôi học một trường thiệt dài,
thiệt lâu như các bạn ở Chu Văn An, Pétrus Ký thì hy vọng tôi sẽ giỏi hơn
nhiều. Tôi chỉ học Chu Văn An vẻn vẹn có một năm, tiếc quá…
Bây giờ tuổi đời đã trải, vui buồn đều gặp, có làm điều gì tốt đẹp thì tôi
thường cho là nhờ học Chu Văn An , còn có làm gì kém dở, sai sót, tôi
thường nói mình học Chu Văn An có một năm, uổng quá, phải chi được học
ở đó nhiều hơn….
Võ Kỳ Điền (15-2-2003)
  

VÂN TRANG * DUY KHÁNH

Ca-Sĩ Duy-Khánh Dã Vĩnh Viễn Ra Di .
Thơ Điếu Ca Nhạc Sĩ Duy Khánh
(Thất lộc ngày 12-2-2003)

vantrg@yahoo.com




Hôm nay trời đã cuối đông
Mây mù ấp ủ se lòng thế nhân
Lá vàng ngập lối ngoài sân
Mưa buồn trút lệ tiễn chân anh về
Giã từ cõi tục trần mê
Bao năm lắm nỗi nhiêu khê nặng sầu
Chào đời vào lúc thương đau
Quê hương vang tiếng nhạc sầu phân ly
"Giã từ đất mẹ mà đi"
Huế buồn nặng trĩu chinh y vào đời
Lời ca tiếng nhạc vút khơi
Nghe như đau buốt tim người tha nhân
Bao năm một kiếp phong trần
''Lối Về Đất Mẹ" ngàn năm hẹn thề
"Tình non tình nước đôi bề"
"Xin Anh Giữ Trọn Tình Quê" suốt đời
Chỉ yêu nước Việt mà thôi
"Người Thương Kẻ Nhớ "
" Bao Giời Em Quên"
Cùng em thắp sáng hương nguyền
Để anh viết trọn nét buồn quê hương
Dù cho lưu lạc hà phương
Làm thân nhạn bắc kêu sương gọi đàn
Dù cho trái đất nổ tan
Vẫn làm tên lính Việt Nam Cộng Hòa\.
Dù cho tóc đổi màu hoa
Vẫn là " Tên Lính Già Xa Quê Hương "
Vui buồn hờn giận yêu thương
Anh đi để lại nỗi buồn thế gian
Cầu xin anh được bình an
Phiêu du cực lạc Phật Đàn thien thụ

San Jose 13-02-2003
Vân Trang
  

TS. LÂM LỄ TRINH * "LE LIVRE NOIR DUCOMMUNISME"

CUỘC TRANH LUẬN SÔI NỔI XUNG
QUANH QUYỂN SÁCH TỐ CỌNG
"LE LIVRE NOIR DUCOMMUNISME"
VỀ VIỆC ĐƯA CSVN RA TRƯỚC TOÀ
HÌNH SỰ QUỐC TẾ ?

Lâm Lễ Trinh


Tác phẫm "Le Livre Noir du Communisme, Hắc thư về Chủ nghĩa Cộng sản ", do nhà sách Robert Laffont, Paris, xuất bản cuối năm 1997, dày 846 trang, với sự cọng tác của 11 thức giả, đã đưa công tác nghiên cứu sử liệu Mạc xít vào hàng best sellers trên thế giới vì chỉ trong vòng hai năm, sách bán hết 200.000 cuốn. Sự thành công ngoài tưởng tượng này tại Pháp khuyến khích việc phổ biến toàn cầu, đặc biệt ở các xứ Đông Âu. Sách được dịch ra mười sáu thứ tiếng và một ngày gần đây, thêm lối 15 ngoại ngữ khác. Cao điểm là Moscou lẫn Đại học Harvard (Hoa kỳ) có hai ấn bản riêng. Theo báo Le Monde, tính cho đến tháng chín năm nay, tổng số 700.000 cuốn Hắc thư được phát hành. Thành quả này làm cho nhóm tác gia chủ trương, kết tụ xung quanh người cầm đầu Stéphane Courtois, ngẩn ngơ thích thú.
Tuy nhiên, cũng theo tờ báo nói trên đề ngày 20 .9.2000 (1) , gần đây dư luận tỏ ra dè dặc
đối với Hắc thư, đồng thời xét lại tổng quát chế độ cộng sản. Các sử gia nghiên cứu
chủ thuyết này nêu nhiều câu hỏi: Làm thế nào một ý thức hệ từng hứa hẹn "tương lai
sáng lạn" và chủ trường đào tạo "một mẫu người mới cho nhân loại" lại có thể sinh sản
một chính thể sùng bái cá nhân và khát máu, dưới sự chỉ huy đế quốc của giới cầm
quyền Sô- viết? Vì sao "xã hội chủ nghĩa thực tiển" lại tàn rụi vì già nua và không còn được tin tưởng sau khi áp đảo khá lâu gần một phần ba địa cầu, dưới những hình thức địa phương khác nhau?
Trọng tâm nghiên cứu của các chuyên gia về Cộng sản gồm những câu hỏi đại loại như
trên. Vấn đề là các sự phân tích của họ có thể chuyển từ chính trị qua lịch sử và từ lý
thuyết sang khoa học hay không?
Về thế giới CS, sử liệu thật không thiếu. Từ 1917, rất nhiều du khách, ký giả và nhà văn
viếng thăm Liên Sô. Họ ghi lại nhận xét trong những quyển ký sự loại "le retour d' URSS." Những sách này đếm không hết, bênh vực hay bài xích xã hội chủ nghĩa. Sau đó, xuất hiện tác phẩm của những chuyên gia chống cộng như Victor Serge hay Boris Souvarine, tác giả của quyển "Staline" xuất bản năm 1935 và được dân chúng xem như một tài liệu tiên tri. Kể từ thập niên 60, khối anglo saxon bắt đầu nghiên cứu hiện tượng CS dưới khía cạnh khoa học.
Công tác này tiến hành mạnh sau khi bức tường Bá linh và khối quốc gia Đông Âu sụp
đổ, với quyết định mở văn khố Moscou cho công chúng sưu tầm. Như the,á có phải kỷ
nguyên các ức thuyết nhường chổ cho thời đại xác tín hay không? Quả là không! Tại Pháp
cũng như Hoa kỳ, các trường phái sử gia đối đầu với nhau, tranh luận sôi nổi về quan niệm
"xã hội chủ nghĩa, hoài bảo hay nổi thất vọng của thiên niên kỷ? "
Sau khi ra mắt đọc giả, Hăc thư bị dị nghị từ ba phía:
Trước hết, một số đồng tác giả của quyển sách này tuyên bố rút khỏi bộ biên tập vì
cho rằng Stéphane Coutois tỏ ra "quá khích" khi đề nghị trong trang giới thiệu sách truy tố các " tội ác CS" trước một Tòa án quốc tế loại Nuremberg do các nước Đông Minh lập ra năm 1945 để xử các tội ác của Đức quốc xã. Tưởng cần nhắc lại rằng điều 60, khoản a ,b,và c của quy chế Tòa này định nghĩa và phân tách ba loại tội phạm: chống hòa bình, tội ác
chiến tranh và tội ác chống nhân lọai.
Mặt khác, tạp chí Communisme tại Pháp trong hai số liên tiếp, 59 và 60, xuất bản cuối năm 1999, đăng bài đả kích Courtois. Chính Stéphane Courtois trước đây đã đứng tên chung với Annie Kriegel thành lập năm 1982 tạp chí Communisme. Annie Kriegel là người tiên phong hô hào viết ra lịch sử khoa học của chủ thuyết CS. Denis Pechanski, một trong cọng tác viên đầu tiên, viết: " Tạp chí kết hợp xung quanh Annie Kriegel những nhà nghiên cứu trẻ nhắm chung mục tiêu coi chủ nghĩa CS như một đối tượng khoa học để phân tích theo những phương thức bổ túc hay dị biệt. Đây là một đề án trí tuệ điển hình xoay quanh ý niệm rằng hiện tượng cộng sản có hai kích thước: chủ đích (téléologique) và xã hội (sociétale). Nhóm khởi sự tan hàng rã ngũ khi xảy ra vụ khui lại lịch sử cảnh sát của Đảng CS Pháp và có dư luận tố giác Jean Moulin (2) - là gián điệp của Nga. Việc giải mật văn khố Mạc Tư Khoa năm 1991 xác nhận thêm khuynh hướng này."
Sau hết, một nhóm tác giả khác, gốc Anh- Pháp, cho xuất bản "Le Siècle des Communismes, Thời đại các thể chế cọng sản". Claude Pennetier, một trong đồng tác giả, viết: "" Chủ trương của chúng tôi là chống lại "cái lối nhìn cảnh sát" của lịch sử. Le Livre Noir không giúp hiểu hết hoạt động của thể chế stalinien. Tư tưởng chủ yếu của chúng tôi là cộng sản chủ nghĩa có một bản chất phức tạp, nó không chỉ là nguồn gốc của tội ác." Những
người cha đẻ của "Le Siècle des Communismes" xếp quyển sách này vào loại nghiên cứu chủ nghĩa cộng sản đa dạng dưới khía cạnh khoa học. Họ đặt lại hiện tượng cộng sản vào trung tâm các vụ đấu tranh giải phóng của thế kỷ 20 và không chú trọng đến vai trò của lý
thuyết mạc xít trong những tội ác cộng sản .
Tại Hoa kỳ, giới Đại học cũng chia thành hai trường phái. Nhóm đầu mang tên "totalitariste, chuyên chế " vì đề cao vai trò Đảng - Nhà nước ở Liên bang Sô viết. Nhóm sau, mệnh danh "révisionniste, xét lại", cho rằng không thể xem thường sức nặng của xã hội. Nhóm này đông hơn và phủ nhận số nạn nhân trong trại giam goulag. Tại Mỹ, cuộc tranh luận chính trị giữa hai cánh tã và hữu thu hẹp trong giới đại học. Ở Pháp, Đảng CS có đại diện trong Chính phủ. Tại đây, hiện vẫn có những con đường mang tên Lénine và một nhà ga métro Stalingrad. Bởi thế cuộc tranh luận gay gắt hơn và vượt ra khỏi ranh Đại học để lan ra đến bên ngoài xã hội.
Sau khi in xong "Le Siècle des Communismes", ấn quán L' Atelier cho phát hành tiếp năm 1971 "Tự diển lý lịch của Phong trào thợ thuyền" gồm có 46 quyển. Bộ sách này, dưới tên Maitron, sẽ được bổ túc năm 2001 bởi việc xuất bản Tự điển khối Komintern ghi lại lý lịch của 400 đoàn viên thuộc Tổ chức CS Quốc tế tại Pháp, Thụy sĩ, Bỉ và Luxemburg.

Nói tóm tắt, trong nội vụ, có hai quan điểm đối chọi: Nên phân tích Cọng sản chủ nghĩa theo đường lối thuần túy khoa học (analyse scientifique) hay dưới khía cạnh tội ác (vision policière)?
Nghĩ sao về cuộc tranh luận trên đây?
Hiểu theo cho đúng nghĩa, viết sử là một công tác khoa học đòi hỏi một căn bản huấn
luyện vững chắc, nhiều kiến thức sâu rộng và đặc biệt, một trí xét đoán sắc bén và sự
chính trực trí tuệ. Không thể đem tâm tình riêng tư hay dựa vào kỷ niệm vớ vẫn đểø viết sử.
Không thể lợi dụng viết sử để bôi nhọ hay xuyên tạc. Một bộ sử xứng đáng với danh xưng
không bắt buộc, tuy nhiên, phải là một tác phẩm thuần túy khảo cứu chuyên môn mà
còn có thể, đồng lúc, là một công trình tư tưởng bất hủ và một áng văn chương tuyệt
tác lưu danh hậu thế. Chỉ xin kể vài sử gia điển hình: Tacite, người viết Les Annales thời La Mã, Thucydide là người trước tác quyển "Lịch sử cuộc chiến Péloponnèse" thời Hy lạp và
Arnold Toynbee, tác giả bộ sách Study of History. Đa số sử gia, khi bắt tay vào việc, đều nhắm một hay nhiều chủ đích. Điều này không có gì bất chính miễn chủ đích tôn trọng sự thật, có tính cách xây dựng và không làm lệch lạc việc sưu tra và trình bày sử liệu.
Trong trường hợp "Le Livre Noir du Communisme", ít nửa 6 trong 11 tác giả trụ cốt là những chuyên viên sử học . Chủ trương của nhóm, được in minh thị trên bìa sách, là trình bày " Tội ác, Khủng bố, Đàn áp. Crimes, Terreur, Répression" của Cọng sản. Lần đầu tiên, hậu quả tai hại của xã hội chủ nghĩa được trình bày khá rộng và chi tiết, tuy chưa nói hết. Phần lớn các tài liệu trong sách do văn khố giải mật của Liên Sô và các chư hầu cung cấp, mặt
khác rút từ kinh nghiệm bản thân của các tác giả, nguyên là nạn nhân hay cựu đảng viên
CS. Những con số liệt kê trong Hắc Thư làm cho đọc giả kinh hoàng nhưng không phải giả tưởng: Liên Sô có 20 triệu người chết, Trung Hoa 65 triệu, Việt Nam 1 triệu, Bắc Hàn 2 triệu, Căm Bốt 2 triệu, Đông Âu 1 triệu,Châu Mỹ La tinh 150.000 người, Afghanistan 1,5 triệu..Tổng cọng một trăm triệu, trong khi Đức Quốc Xã sát hại 25 triệu.
Dư luận thế giới đến nay vẫn không quên sự chấn động toàn vũ khi Nikita Krouchtchev,
Tổng bí thơ Cộng Đảng Số Viết, lớn tiếng tố cáo, ngày 22.2.1956 tại Đại hội thứ 20 của
đảng, chính sách khai trừ và tàn sát vô nhân của trùm Staline từ 1917, trong ba chục năm
cầm quyền. Chính các đảng viên CS có mặt trong phiên nhóm thu hẹp cũng phải sửng sốt
khi nghe "phúc trình mật" của Krouchtchev. Lý do thúc "Mr K" phá vở một trong cấm kỵ lớn của chế độ là đẩy các tội ác qua cho chúa tể (quá cố) Staline để cứu chính thể. Đồng
thời, cũng để triệt hạ cánh đối lập stalinien. Một nguyên nhân thầm kín khác là Krouchtchev lợi dụng cơ hội để khỏa lấp những hành vi tàn bạo của chính y khi nắm quyền tại Ukraine. Trong hồi ký "Souvenirs", trang 329, Krouchtchev viết như sau: " Lúc đó là giai đoạn áp đảo và chuyên quyền trong Đảng và chúng ta cần báo cho Đại hội những gì chúng ta biết. Trong cuộc sống của bất cứ ai phạm tội ác, thú nhận thì đáng được khoan dung , nếu không được toàn xá " (!!)
Trong vụ tranh luận về "Le Livre Noir", điều gây ngạc nhiên là một số tác giả đợi sách này phát hành xong mới tuyên bố rút lui vì cho rằng lập trường của người cầm đầu Stéphane
Courtois có tính cách "quá đáng." Tại sao không phản đối ngay khi S. Courtois ghi đề nghị này trong trang giới thiệu sách? Sự "phản thùng" của họ liên hệ ra sao với áp lực hay ảnh hưởng của cánh tự xưng cấp tiến hay thiên tã trong giới Đại học và Truyền thông Âu châu và Hoa kỳ?
Dân chúng không lạ gì hành động xu thời của số người mang lốt thức giả. Gió thổi hướng
nào, xoay theo chiều ấy. Trên 80 năm, CS thống trị bằng sắt máu một phần địa cầu chỉ vì
Thế giới Tự do ngây thơ và khiếp nhược. Không thể nhân danh Khoa học và Chính trị để
nhắm mắt bỏ qua những vi phạm bỉ ổi Nhân Quyền do các lãnh tụ CS đương quyền hay bị
bãi nhiệm chủ trương.
Ngày 28 tháng 8 vừa qua, bốn nhà ly khai lưu vong Trung quốc, từng tham gia biểu tình đòi dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989, khởi tố trước Tòa hình Nữu ước nguyên Thủ tướng - đương kim Chủ tịch Quốc hội Trung Hoa Lý Bằng về vụ ra lệnh dùng súng đạn đàn áp quần chúng. Tòa án đã xuất trát đòi bị can trình diện. Bắc kinh cho việc này là một trò hề chính trị. Nhưng các tổ chức đấu tranh cho nhân quyền thì xem đây là một sự cảnh cáo cần có đối với bất cứ ai, cộng sản hay không cộng sản, học đòi đường lối độc
tài chuyên chế. Lịch sử luôn luôn dành cho hậu thế những khuyến cáo và bài học quý giá. Sự tồn tại của Thế giới tùy thuộc khả năng cảnh giác để tránh tái phạm lỗi lầm quá khứ. Ngoài Công lý của loài người, còn luật "nhãn tiền quả báo" của Trời Đất. Pol Pot tại Cam bốt và Milosevic tại Nam Tư là hai trong nhiều bằng chứng điển hình.
Lương tri con người nguyền rủa côïng sản bất nhân từ lâu. Thời gian không thể xóa sạch
trên thân xác các nạn nhân và - càng khó hơn - trong tâm khảm dân tộc tàn tích của vô
số tội ác do CS gây ra. Đăïc biệt, tội diệt chủng và hành vi chống văn minh, phản nhân
loại. Các kẻ phạm pháp, vì the,á phải đền tội trước Tòa án Quốc tế để làm gương cho
những ai lạm dụng quyền lực để sát sinh và chà đạp nhân phẩm. Nhà văn Tzvetan Todorov đã nhâïn định chí lý: " Sự sống đã chịu thua cái chết. Nhưng trí nhớ tất thắng khi đấu tranh chống hư vô."
................................
(1) Đọc "Le Communisme, entre analyse scientifique et vision policière de l' histoire" trong Le Monde ngày 20.9.2000.
(2) MOULIN (Jean), anh hùng kháng chiến Pháp trong Đệ nhị thế chiến. Tẩu thoát qua Luân đôn, ông được bầu năm 1943 Chủ tịch đầu tiên của Hội đồng Quốc gia Kháng chiến. Trở về Pháp, ông bị bội phản và cơ quan tình báo Đức Gestapo, tháng 6. 1943 bắt, đem ra xử bắn. Năm 1964, Chính phủ Pháp đưa tro của ông vào Viện Panthéon.
LÂM LỄ TRINH
Thủy Hoa Trang - Californie
  

LÊ ĐÌNH CAI * HỒI KÝ HỶ KHƯƠNG

Reading "A memoir on my Dad:
Poet Ung Binh Thuc Gia Thi" written
by Ton Nu Hy Khuong
Prof. Le Dinh Cai



People in Hue are very familiar with a kind of traditional poetic songs/verses (Hue characters) written by Ung Binh Thuc Gia Thi - a poet and also a high ranking official of the Nguyen feudal Court (the Nguyen Dynasty was the last dynasty in Vietnam).
Ton Nu Hy Khuong - Ung Binh's daughter and also a writer - worked on Ung Binh's poems and other forms of arts, such as play. His modern play called "Lo Dich" (originated from "Le Cid" authored by P. Corneille) was extensively performed in Central and Southern Vietnam in the late 1930s.
Ton Nu Hy Khuong's memoir on her Dad (Ung Binh Thuc Gia Thi) recorded dozens of stories on her father's life which was simple and, in many times, contrary to his position as a high ranking official in an extremely conservative feudal system. While other high ranking officials were corruptive and cruel; he was a good man willing to help the people.
Prof. Le Dinh Cai, who taught in the 1970s in Hue (Faculty of Pedagogy), discovered that Ton Nu Hy Khuong's works are helpful for scholars/students to obtain accurate documents on her father's poems and arts, and his life. Graduate students who would like to do research on Vietnamese arts - especially on Hue's poems and arts -, should refer to Ung Binh's books.
For more information, please refer to Prof. Le Dinh Cai's original in Vietnamese.


(KHÔNG CHUYỂN BẢN TIẾNG VIỆT SANG FONT UNICODE ĐƯỢC

NGUYỄN CAO QUYỀN * LÃNH THỔ

The overseas Vietnamese communitýs position in the
struggle for VN's territorial integrity
Nguyen Cao Quyen
In this article, the writer insisted that the Communist Party of VN has committed the
biggest crime in ceding the most important strategic locations along the Northern Chinese
- Vietnamese border, such as Nam Quan Gateway, half of Ban Gioc Falls, Chi Lang
Gateway and other high positions which prevented previous Chinese invasions, such as in
the Sino - Vietnamese War of 1979. The people of Vietnam will punish the CPV for its
treason over the two treaties:
- The Vietnam - China Land Boundary Treaty of December 30, 1999.
- The Vietnam - China Sea Boundary treaty of December 25, 2000.
The first one is being implemented. The second one is waiting for the National Assemblýs
endorsement.
The December 25, 2000 Treaty, if implemented, will cost Vietnam more than 10000
square kilometers and will make Vietnam and Southeast Asia vulnerable to Chinese
expansion and invasion by its Navy fleet.
The struggle strategies of the Vietnamese community to recover our land/sea territories
will have to include the following points:
- Canvassing our relatives and friends - overseas and in the homeland - on the CPV's
treason to awaken their conscienciousness on our loss of land/sea territories (please refer
to www.hannamquan.com).
- Mobilizing our youths overseas and former RVN military personel to form a substantial
force for the struggle to preserve Vietnam's territorial integrity and terminate the
communist regime.
- Preventing the National Assembly from passing the China - Vietnam Sea Boundary
Treaty.
- Supporting the people in the homeland to protest the CPV's concessions of VN land/sea
territories to China etc...

(BẢN TIẾNG VIỆT KHƠNG CHUYỂN QUA UNICODE ĐƯỢC)

NGUYỄN THIÊN THỤ * NGUYỄN BÍNH

 NGUYỄN BÍNH
(1918 - 1966)


Trước 1945, Nguyễn Bính là một nhà thơ lãng mạn, thơ ông mang màu sắc thôn quê Việt Nam và những mối tình thơ mộng. Thơ ông có cái óng chuốt của nghệ thuật Kiều và ca dao. Khác với một số nhà thơ, sau 1945, ông vẫn tiếp tục sáng tác, và sáng tác rất nhiều. Sau 1945, ông ở nhà Đông Hồ rồi ra bưng hoạt đong. Một thời gian sau, ông thôi làm việc nhưng vẫn ở trong bưng.
         
Năm 1954, ông được lệnh ra bắc tập kết. Năm 1956, ông làm chủ bút Trăm Hoa, sau cộng sản đứng sau lưng ủng hộ, muốn lái ông chống lại Nhân Văn, nhưng ông không tuân lệnh. Đã thế sau đó ông còn viết những bài chống đảng trên Trăm Hoa. Do đó ông bị đưa về ty Văn hóa Nam Định. Ông bị hạ tầng công tác nhưng chưa đến nỗi bị treo bút hay bị tù cho nên sau đó thơ ông vẫn được in. Tại đây ông sống trong đói rét, bệnh tật cho đến ngày buông xuôi hai tay. Trước kia ông có vợ để lại miền Nam, ra bắc dan díu một mối tình, sinh một trai, sau hai bên bỏ nhau, nguời đàn bà bước đi bước nữa, Nguyễn Bính nuôi con. Từ khi về Nam Định, Nguyễn Bính buồn lắm, thường rượu chè say sưa. Trong cơn túy lúy càn khôn, một hôm,ông đem con ra đường giao cho một người lạ mặt. Tỉnh dậy, biết mất con, lòng đau như cắt nhưng sự đã rồi (Tô Hoài, Cát Bụi Chân Ai, 60-66)! Ông đã theo đảng, phục vụ đảng, nhưng dẫu sao ông cũng là người có chút sĩ khí!
Sau 1945, ông viết:
Thơ:
Ông Lão Mài Gươm , 1947
Đồng Tháp Mười, 1955
Trả Ta Về, 1955
Gửi Người Vợ Miền Nam, 1955
Tình Nghĩa Đôi ta, 1960
Đêm Sao Sáng, 1962
Truyện thơ:
Trông Bóng Cờ Bay, 1957.
Tiếng Trống Đêm Xuân, 1958.
Chèo:
Cô Son, 1961.
Người Lái Đò Sông Vỵ, 1964.
Sau 1945, Nguyễn Bính thay lốt. Lúc này ông chịu ảnh hưởng cộng sản sâu đậm, ông mang lý tưởng vì dân vì vì nước. Ông ví ông như con tằm. Con tằm ngày xưa dệt lụa cho vua quan, còn con tằm Nguyễn Bính mơ ước đem tài năng phục vụ nhân dân. Thơ ông hầu hết là thơ tuyên truyền:
Xót xa thay, xưa họ lấy hồn tôi,
Xe những sợi tơ đàn kỹ nữ.
Mê hát xướng, những chàng tuấn tú
Đêm liền đêm, rượu thịt say sưa.
Họ dệt tôi thành những tấm khăn tơ
Thêu nắn nót đôi trái tim rướm máu
Mủi tên cắm gửi tặng người yêu dấu
Họ lại may thành những tấm long bào
Khoác lên mình những kẻ ngự ngôi cao
Chuyên vui sướng trên máu xưong trăm họ.
. . Cách mạng nổi một mùa thu gió bão
Gông ách xưa đều gãy đổ tan tành
Tôi, con tằm, ăn những lá dâu xanh
Của dân tộc do mồ hôi nước mắt
. . . Người hãy gắng quay tơ mà dệt lụa
Xin hiến trọn cuộc đời tôi bé nhỏ
Cho cờ thiêng, cho áo ấm cho người!
( Đêm Sao Sáng , Con tằm, 1947)
Không biết lúc cuối cuộc đời, Nguyễn Bính đã làm con tằm phục vụ nhân dân hay chỉ phục vụ bạo quyền?
Sau 1945, ông cũng như đám nịnh thần xung quanh lãnh tụ, ngày đêm viết thơ tuyên truyền. Ông tin tưởng Hồ Chí Minh , tôn xưng ông Hồ là ‘'cha già phương bắc’':
Có ai về tới cha già,
Dừng chân tôi gửi kính cha đôi lời
Một vầng nhật nguyệt sáng soi
Cứu dân thoát khỏi cuộc đời tối tăm .
Nguyễn Bính ca tụng chiến khu Đồng Tháp:
Giữa mùa thu xuân dất nước khoe tươi
Sáng ra Đồng Tháp mặt trời lại lên
Dân ta giành được chính quyền
Gieo mùa hạnh phúc xây nền tự do.
Gây dựng lại cơ đồ Đồng Tháp
Người dân cày mở mặt từ đây!
( Đồng Tháp Mười, Đồng Tháp mười, 1949)
Nguyễn Bính ca tụng những bà mẹ chiến sĩ.
Lưng bà đã còng lắm
Tóc bà đã bạc rồi
Bà đi thăm chiến sĩ
Lội bộ nửa ngày trời
. . . Này đây mớ thuốc tấp
Này đây chục trứng gà
Khăn thêu của mấy đứa
Các con chia đều ra.
(Đồng Tháp Mười, Mẹ, 1949)
Phần nhiều những bà mẹ này có tiền của, lúa gạo mà nuôi bộ đội và cung cấp cho lãnh đạo. Ngoài bắc, các bà mẹ chiến sĩ cũng được ca tụng nhưng rồi sau cải cách ruộng đất, những bà mẹ chiến sĩ này đã trở thành địa chủ phú nông, chết oan uổng dưới bàn tay của đảng như mẹ Nguyễn Thị Năm tại Thái Nguyên đã nuôi dưỡng Hồ Chí Minh, Trường Chinh và trung ương đảng!
Nguyễn Bính tả cảnh chia ly khi cán bộ trong nam tập kết ra bắc:
Xã Vĩnh Bình cờ bay đỏ chói,
Sông Chắc Băng vang dội tiếng tàu.
Câu hò giọng hát chen nhau
Đoàn quân tập kết Cà Mâu lên đường.
(Đồng Tháp Mười, Chung một lời thề, 1954)
Năm 1957, Nguyễn Bính xuất bản ''Gửi Người Vợ Miền Nam'' , là đề tài chống Mỹ, trong đó cũng có chút tình cảm riêng tư, nhớ vợ, nhớ con ở lại miền Nam:
Tôi từ cách trở miền Nam,
Quê nhà lửa xém vườm cam bao lần.
Cây rừng mây núi khôn ngăn,
Trông về con mắt đăm đăm từng giờ.
Vợ tôi giăng võng gốc dừa
Đặt con tôi ngủ giữa trưa mùa hè.
. . . . Quân thù bắt lính dồn xâu,
Đạn thù nghiến đứt mấy tao võng rồi!
Lao trong lửa đạn bời bời
Vợ tôi ôm chặt con tôi vào lòng.
Thương con lại nhớ lời chồng
Lãy thân làm bức thành đồng che con.
( Đêm Sao Sáng, Trưa hè, 1956)
Ngày đi tập kết ra đây,
Mang theo chiếc nón tự tay em chằm.
Bây giờ đã trải ba năm,
Chiếc nón em chằm chưa ngả màu sơn
. . . ‘ Bắc Nam sum họp một nhà’
Ẩn trong mỗi chữ bao là tình sâu!
(Đêm Sao Sáng, Chiếc nón,1957)
Trong ''Đêm Sao Sáng'' cũng có những bài thơ hoàn toàn lãng mạn, hoàn toàn riêng tư, không hề có một chút chính trị xen vào:
Đêm hiện dần lên những chấm sao
Lòng trời đương thấp bỗng nhiên cao.
Sông Ngân đã tỏ đôi bờ lạnh,
Ai biết cầu Ô ở chỗ nào?
Tìm mũ Thần Nông chẳng thấy đâu
Thấy con vịt lội giữa giòng sâu.
Sao Hôm như mắt em ngày ấy,
Rớm lệ nhìn tôi bước xuống tàu!
Chòm sao Bắc đảu sáng tinh khôi,
Lộng lẫy uy nghi một góc trời.
Em ở bên kia bờ vĩ tuyến,
Nhìn sao thao thức mấy năm rồi. . .
Sao đặc trời cao sáng suốt đêm,
Sao đêm chung sáng chẳng chia miền,
Trời còn có bữa sao quên mọc,
Tôi chẳng đêm nào chẳng nhớ em!
(Đêm Sao Sáng, Đêm sao sáng, 1957)
Một số bài thơ đượm tình quê hương, thoát khỏi quy định của cộng sản. Trong bài thơ này, ta thấy phảng phất hương thơm của Lỡ Bước Sang Ngang, Mây Tần. Ông xa quê mười năm vào Nam, nay ra bắc, trở lại quê xưa:
Đi đã mười năm mới trở về
Tâm tình tràn ngập bước đường quê
Nghe sao nao nức như hồi trẻ,
Níu áo theo cha buổi hội hè!
. . . Ruộng vỡ đường cày, ngõ trải rơm,
Phải đây Văn Miếu, lối vào thôn?
Đi lâu quên cả màu hoa dại,
Quên cả mùi hương gạo tám thơm!
. . . Xuân này vui tết, lại vui quê,
Lại chuyện làm ăn, chuyện hội hè,
Xanh biếc đầu xuân hương mạ sớm,
Đậu tầm xuân nở, bướm vàng hoe.
( Trở về quê cũ, 1957)
Sau 1958, ông bị đảng trừng phạt về tội chống đảng trên tờ Trăm Hoa. Một số văn nghệ sĩ trong vụ Nhân Văn, Giai phẩm đã bỏ nghề cầm bút, riêng ông cũng như Nguyễn Tuân vẫn sáng tác. Thơ ông lúc này cũng theo chủ trương của đảng, hô hào chống Mỹ. Có lẽ thơ ông làm theo đơn đặt hàng của đảng. Lời thơ của ông thật gượng gạo, nhạt nhẽo:
Có vô số những chàng trai mười bảy,
Tiễn cha anh, lòng trẻ cứ nao nao
Thù giặc Mỹ thèm được đi hỏa tuyến
Những bàn tay bẻ gãy sừng trâu!
Nếu mất nước thì mất tất cả
Còn gì hiện tại với tương lai.
Thân nô lệ, chỉ có xiềng, có xích,
- Giặc Mỹ kia, thề chẳng đội chung trời!
( Buổi sáng lên đường, 1965)
Lúc này, ông cũng làm một số thơ thuần túy văn chương. Thơ ông có hai loại. Một là bày tỏ tâm tình, và hai là kể chuyện.
Loại bày tỏ tâm tình như các bài thơ sau:
Tháng Ba
Mùa vải năm nay chừng đến muộn,
Chừng nghe tu hú giục xuân đi.
Nóng lòng cây gạo lìa hoa đỏ
Trổ búp tơ xanh đón gió hè
Xếp lại chăn bông cùng áo dạ,
Mở toang bốn cửa cất then cài.
Nắng lên mất thú ngồi bên lửa,
Mùa hết hoa rồi bạn với ai?
( Nam Định, 1960)
Trách mình
Còn bao nhiêu việc chửa làm đây.
Quanh quẩn vào ra hết tối ngày.
Vừa tính chuyện cơm ,toan chuyện nước,
Lại buồn khi đâu tiếc khi bay.
Có đâu thơ thẩn hoài như vậy,
Không lẽ loay hoay mãi thế này.
Mỗi sáng, mỗi thêm tờ lịch rụng,
Giật mình nghĩ lại trách mình thay!
( Nam Định, 1960)
Đây là một trong những bài thơ thành thật nhất của Nguyễn Bính. Qua bài này, ta thấy Nguyễn Bính mang tâm trạng buồn của Trần Tế Xương, và Nguyễn Công Trứ thất bại.Tuy nhiên loại này xuất hiện ít ỏi có lẽ tác giả chưa đưa nó trình làng trong thời buổi khó khăn!
Nguyễn Bính có hai loại truyện thơ. Một loại do ông sáng tác như Trông Bóng Cờ Bay, Tiếng Trống Đêm Xuân. Một loại ông kể cổ tích như Túi ba gang:
Nhân nắng xuân đầm ấm,
Vườn xuân rn tiếng chim
Chị kể cho các em
Nghe một câu chuyện cổ
Các em tìm trong đó
Những ý nghĩa sâu xa. . .
( Lý Nhân, 1963)




Thơ Nguyễn Bính sau 1945 là một sự sa đọa về tâm hồn và nghệ thuật. Sống trong chế độ cộng sản, ông phải ca tụng chế độ, do đó thơ của ông không còn tính chất thơ mộng. Tuy nhiên, thỉnh thoảng ta cũng tìm thấy đâu đây một vài hình ảnh đẹp của thôn quê, của tình yêu mang ít nhiều dấu tích của Lỡ Bước Sang Ngang, Mây Tần và Người Con Gái Ở Lầu Hoa. Dẫu sao, ông đã có lần chống lại bạo quyền. Rất tiếc, chúng ta chưa tìm thấy những bài thơ của ông sáng tác trên Trăm Hoa.



PHẠM HOÀI VIỆT * SĨ PHU YÊU NƯỚC Ở ĐÂU

SĨ PHU YÊU NƯỚC Ở ĐÂU ?

- Kính tặng các Chiến hữu, Thi Sĩ, Văn Sĩ trong và ngoài nước vẫn còn con tim tha thiết với tiền đồ Tổ Quốc đã và đang cầm bút chiến đấu với CSVN bằng nhiều cách rất hào hùng.
- Riêng dành cho Ngô Ngọc Thủy, Luật Sư "cò mồi của chế độ" cải cho Lê Chí Quang lại nhận rằng "Lê Chí Quang có tội, xin khoan hồng!"
Đau lòng nhìn lại quê hương
Độc quyền đảng trị chính phường Hồ ly
Bao năm dân khổ bởi vì
Phi nhân, phi nghĩa, lương tri không còn !
Tài nguyên đất nước hao mòn
Đảng viên hống hách, chui lòn ngoại nhân
Dân lành đói khổ, bất cần
Vét vơ đầy túi, chuyển ngân nước ngoài !
Đồng bào chỉ biết kêu trời!
Phục hưng giải thể tài trai ai nào?
Tinh thần ái quốc nơi nao?
Sĩ phu hữu trách - há sao nãn lòng !
Bao năm dù sống lưu vong
Mang danh dòng dõi con Rồng cháu Tiên
Sơn hà còn lại chút duyên
Tấm lòng yêu nước diễm huyền sử xanh.
Nghẹn lời mắng kẻ vinh thân
Hại người yêu nước để mình chóng thăng (*)
Một người "Ngọc Thủy" (**) ô danh
Nghìn thu khó chuộc, thua hàng quần thoa./.
PHAM HOÀI VIỆT
(*) và (**): Luật sư "cò mồi" của chế độ Ngô Ngọc Thủy mang danh trí thức (Chủ Nhiệm Khoa Luật Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội) lại hại Lê Chí Quang bằng cách bênh vực cho Lê Chí Quang trước tòa (ngày 8-11-2002) mà lại nhận rằng "Lê Chí Quang có tội, xin khoan hồng!". Ôi, trí thức XHCN!
  

THƠ THA HƯƠNG

THƠ THA HƯƠNG
HỒN MA BA ĐÌNH

Việt cộng, nhìn, biết ngay mà
Ra vào cửa hậu, xưng ta anh hùng
Còn cái bọn nằm vùng nằm vũng
Nó nằm trong quần chúng, dân ta
Hỏa mù nó cứ tung ra
Những trò ngoạn mục để loà mắt nai
Chúng ra rả chiêu bài chống cộng
Lại lâm ly thêm trống thêm kèn
Lâu lâu thử vận, chúng đem
Những trò lừa mị dân hèn trưng ra
Thấy lợi đảng, người la thì nó
Vội rúc vào trong xó trốn ngay
Thế gian yên được ít ngày
Người quên, nó lại múa may quay cuồng
Hoặc đầu thai, thay tuồng, thay vở
Nó đẻ ra một mớ tên ma
Email gởi loạn ta bà
Cứ như là đám mất gà, thiệt dzui!
Bọn nằm vũng luồn chui, hoạt động
Khác Việt gian Việt cộng lắm cơ
Hậu môn, Việt cộng treo cờ
Việt gian ăn bẩn, nói dơ, thấy liền
Việt cộng giàu vì tiền tham nhũng
Việt gian giàu, bán đứng đồng hương
Còn loài nằm vũng, nằm mương
Ăn cơm tị nạn, chui giường Quốc Gia
Nó theo dõi, dò la đủ chuyện
Ghi sổ đen, nhận diện từng người
Nhỏ to xúc xiểm mọi nơi
Cốt gây xào xáo giữa người Quốc Gia
Rồi báo cáo đảng nhà của nó
Để thêm đường gây khó cho ta
Hãy mà nhìn nó cho ra
Trong thân xác nó hồn ma Ba Đình !
Tha Hương

AI KHẢO MÀ XƯNG
(tin báo: Tờ Quân Đội Nhân Dân loan tin có bảy thiếu niên bị
bắt giữ vì những em này đã được "bọn xấu" thuê tiền để
rải chất độc ở ba trường trung học cơ sơ? Eaky, Trần Quốc
Toản và Nguyễn Văn Bé ở cao nguyên Nam Trung Phần, nơi dân
tộc thiểu số đã có những cuộc biểu tình chống lại chính
sách dã man của CS. Chất độc này đã làm nhiều học sinh và cả
giáo chức phải vào bịnh viện. Báo CSVN nói rằng "hai chuyện
này không có dính dáng với nhau")
Tha Hương tôi thấy xưa nay bao phen bão lụt chết cả hàng trăm
người mà đảng vẫn im thin thít. Ngoại trừ khai thác lòng nhân đạo
của người Việt tị nạn và thế giới để kiếm đô la. Nhưng vụ
này thì lại khác, chưa ai chết mà đảng ta khi khổng khi không lại tự
nhiên um sùm...chối tội nên lấy làm lạ và có thơ rằng:
Lạ chưa, "bọn xấu" nào cà?
Sao đem thuốc độc rải ba ngôi trường ?
Cớ sao lại chủ trương hại trẻ
Để làm chi ? ...không lẽ...trả thù ?!
Cho cha mẹ chúng ngất ngư
Để không còn dám ước mơ công bằng ?
Mà "bọn xấu" là thằng nào nhỉ
Chắc lại là Mỹ Ngụy mà ra
Bởi vì chẳng phải đảng ta
Thì càng chắc chắn không là người dân
Dân thiếu áo, thiếu quần, thiếu gạo
Lấy tiền đâu mà tạo vụ này ?
Ra vô lục soát bao vây
Công an bốn phía từng bầy gần xa
Đâu có cánh bay ra ngoài được
Để mà mua độc dược về đây ?
Còn học sinh các trường này
Là con dân sống ở đây, hỡi giời !
Hỏi cha mẹ có đời nào lại
Mướn thuê người mưu hại các con ?
Ngay như loài vật cũng còn
Thương yêu, bảo vệ bày con, huống người !
Những câu chuyện lạ đời như vậy
Chỉ triều hồ mới thấy mà thôi
Nhưng ai rải thuốc hở trời ?
Phân bua, sao phải ra lời, bỗng dưng ?
Nào ai khảo mà xưng. Lạ nhỉ
Thì cứ rằng Mỹ Ngụy là xong
Có chi mà phải lòng vòng....
Tha Hương


DỐT TỐI ĐA !
(nhân tin Tổng lãnh sư. CSVN Nguyễn Viết Hưng bị cảnh sát Hồng
Kông bắt ngày 18/1/2001 vừa qua ở Causeway Bay, Hồng Kông vì
tội sờ mông một phụ nữ ngoài đường phố)
Ơ kìa, cảnh sát Hồng Kông
Lãnh tôi đâu có sờ mông bao giờ?
Cái Mông là cái gì cở
Bác tôi xưa chỉ sờ lờ Minh Khai ( Lờ: như cái đó, để bắt cácho bác ăn)
Bác không có cả môn bài
Mà tôi nào thấy có ai làm phiền !?
Tôi nay có thẻ đảng viên
Hai mươi năm, rất thâm niên trong nghề
Không sờ, tôi chỉ ...kiểm kê
Tôi là lãnh sự, lo về ...ngoại giao!
Tôi sờ... TRÍ TUỆ ĐỈNH CAO
Xem rằng to, nhỏ chứ nào sờ mông !
Đúng là cảnh sát Hồng Kông
Đỉnh cao trí tuệ hô mông đàn bà !
Dốt gì màdốt tối đa!
Tha Hương

ĐẢNG CƯỚP NGÀY
( NVN 1/1/03 : Toà án CSVN quận Phú Nhuận kết án ông Phạm Trọng Phước Sơn 3 năm tù, ông Nguyễn Đình Thảo 1 năm 8 tháng tù và ông Phan Xuân Thành 2 năm 6 tháng tù treo. Nguyên do, các ông bị đảng CSVN giải toả nhà tại khu vực Rạch Miễu để lấy đất xây nhà mới bán với giá cao. Số tiền bồi thường cho mỗi nóc gia quá ít ỏi, không đủ cho dân chúng mua lại một căn nhà để ở. Vì thế, gia đình ông và nhiều người khác không chịu nhận tiền bồi thường nhưng vẫn bị lấy nhà. Không kêu đâu thấu điều oan ức, ông và những gia đình cùng chung số phận đã ném đá và vật dơ vào đám thợ. Đảng CSVN bỏ tù các ông vì tội.
GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG.)
Giá ông cứ nhận bồi thường
Cúi đầu trước bọn chủ trương cướp nhà
Thì đảng chẳng bảo là phản động
Gây rối nơi công cộng, biết chưa !!!
Bồi thường, tiền ấy đảng đưa
Dẫu bao nhiêu cũng phải vừa, phải ưng!
Ông tưởng đảng tiền rừng sao hả
Mà đền ông theo gía thị trường ???
Bởi cần ông góp máu xương
Đảng ta chỉ muốn mảnh vườn của ông !
Còn căn nhà mất công đảng bỏ
Tốn thêm tiền cả bó, gỡ đi
Đảng không đền một xu chì
Hỏi ông như thế có gì thiệt ông ?
Huống chi đảng dày công qui hoạch
Thành những nhà tường gạch, nền hoa
Xây rồi, đảng lại bán ra
Gấp năm gấp bảy, đảng ta dư giàu!
Còn ông hả, ở đâu chẳng được
Cướp đất rồi, đảng tưởng chi ông !
Bồi thường gọi có cảm thông
Chứ ai bồi để cho ông mua nhà !
Không nhà ở, ông ra quán chợ
Hoặc vỉa hè ngủ đỡ, có sao
Tại ông chống lại đỉnh cao
Nếu không, ai bắt ông vào mà giam!
Cướp đất thế đảng làm gì lỗi ?
Ông bất bình, là tội của ông !
Đảng dâng Tàu cộng non sông
Nhà dân đảng cướp, đảng còng đôi tay
Tại sao nước Việt hôm nay
Có chi cái đảng cướp ngày hại dân !
Tha Hương

PHẠM HỮU TUẤN * CỘNG SẢN

Cộng Sản sợ Cộng Sản !
Phạm Hữu Tuấn
Đông Âu


Nói rằng cộng sản sợ người quốc gia thì không chắc đúng. Nhưng nói cộng sản sợ cộng sản thì lại đúng một trăm phần trăm. Đó là trường hợp của đảng cộng sản Việt Nam đối với Trần Độ. Khi người ta sợ quá thì người ta mất khôn. Áp dụng câu nói ấy vào những việc mà đảng cộng sản Việt Nam làm trong đám tang tướng Trần Độ tháng 9 vừa qua thì thật đúng vô cùng. Mất khôn có nghĩa là dại ! Thật đúng là họ đã sử sự mọi việc một cách dại dột.. Dại đến mức bây giò có muốn hối lại thì cũng đã quá muộn rồi.
Đám lãnh đạo đảng và nhà nưóc cộng sản Việt Nam hiện nay từ mấy tay chóp bu như tổng bí thư Nông Đức Mạnh, chủ tịch nưóc Trần Đức Lưong, thủ tưóng chính phủ Phan văn Khải, chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An trở xuống đến đám tép riu bí thư, chủ tịch tỉnh huyện bắt đầu biết sợ ông Trần Độ một phép từ lúc họ còn mặc quần thủng đáy hoặc mài đủng quần ở ghế nhà trường.
Hãy xét về tuổi tác, muốn nói kiểu gì thì nói Trần Độ cũng là bậc cha chú (thậm chí có khi còn hơn thế nữa) của cả đám này. Vậy thì, theo cái bản tóm tắt tiểu sử của ông mới được công bố gần đây, người ta dễ dàng thấy rằng khi Trần Độ hãy còn mang tên là Trần Ngọc Phách từ giã mái trường, xếp bút nghiên lên đường dấn thân vào cuộc trường chinh gió bụi đầy chông gai bão tổ, thì nhiều kẻ trong đám hậu sinh khả ố Phiêu, Mạnh, Khải, Lương... hãy còn chưa có mặt trên trái đất hoặc hãy còn đang trong giai đoạn mặc quần thủng đít, mũi chảy xuống mồm. Mà bọn trẻ con Việt Nam, nhất là trẻ con của một đất nước còn nô lệ, thì đứa nào nhìn thấy người lớn có oai như Trần Độ mà chẳng sợ.
Theo dòng thời gian, trong cuộc chiến tranh chống Pháp, khi Trần Độ đã là một sỹ quan cao cấp chỉ huy hàng cánh quân lớn trong những trận đánh quyết định như chiến dịch Biên Giới, chiến dịch Điện Biên Phủ v.v., thì khi ấy những tên bán nước ngày nay : Phiêu, Mạnh, Khải, Lương... cũng chưa lớn được là bao, và nếu có kẻ nào trong bọn họ may mắn được cắp sách đến trường thì vẫn còn chưa hết tuổi trung học. Hãy làm một phép so sánh nhẹ nhàng. Mấy cậu học sinh mới lớn hãy còn thò lò mũi xanh nhìn hoặc nghe đến một ông tướng của chiến dịch biên giới hoặc Điện Biên Phủ thì cậu nào mà chẳng sợ.
Rồi đến chiến tranh Việt Nam. Khi mà tướng Trần Độ đã trở thành phó chính ủy quân giải phóng Miền Nam, đã trực tiếp chỉ huy rất nhiều trận, thì những tay khá nhất trong đám lãnh đạo hôm nay ngày ấy cũng mới chỉ leng teng, mon men đến mấy cái lon cấp úy cấp tá là cùng. Mà đám úy, đám tá ở tuyến sau (do chui lòn hối l mà lên), khi nhìn thấy một ông tướng đầy sao thì thằng nào mà chẳng phải sợ . (Có một điều đơn giản mà ai cũng phải biết là từ Nông Đức Mạnh, đến Trần Đức Lưong, Phan Văn Khải, Nguyễn Văn An, chẳng vị nào biết mùi lính là cái quái gì. Thật là cùng loại với Bill Clinton !)
Rồi đến khi Miền Nam đã hoàn toàn được ""giải phóng"" - đất nước đã ""thống nhất"" về một mối - Chữ hay dùng để kể công với dân tộc của mấy ông cộng sản), khi mà Trần Độ đã trở thành ông Trưởng Ban Văn Hóa Trung Ương, phó chủ tịch quốc hội thì cái đám Phiêu, Mạnh, Lương, Khải cũng vẫn hãy còn ở tận đẩu tận đâu. Vào cái thời ấy, khi mà tình hình kinh tế của đất nước đang ở giai đoạn tăm tối khốn khó nhất, ai mà chẳng biết rằng nhiều vị trong số họ còn đang giả danh tu nghiệp bên Liên Xô hay là bên mấy nưóc Đông Âu để hòng vơ vét ít áo bay, áo gió, bàn là, nồi áp suất mang về cho vợ cho con quy ra gạo ra thịt đổ vào mồm. Mà với đám cơ hội hèn hạ ấy (trong đó có cả Nông Đức Mạnh, Trần Đức Lương và Phan Văn Khải cũng du học) thì đứa nào nhìn thấy ông Trưỏng Ban Văn Hóa văn hay chữ tốt, hay là ông Phó Chủ tịch Quốc Hội có nhiều tư tưởng đổi mới mà chẳng phải sợ.
Kể ra thì những cái sợ của đám đầu nậu trong Bắc Bộ Phủ từ trước đến nay thì cũng thường tình. Nhưng nói gì thì nói, khi trên danh nghĩa ông còn khoác cái áo cộng sản, tức là còn đứng cùng phía với họ thì những cái sợ ấy vẫn hãy còn được đặt trong một giới hạn cho phép. Họ sợ thì có sợ đấy, nhưng quả tình là vẫn còn chưa đến mức són cả ra quần. Chỉ đến khi ông Trần Độ có ý thức phủ nhận chủ nghĩa Mác, Lê nin, chỉ đến khi ông thấy rõ bộ mặt hèn nhát, phản dân hại nước của giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam, chỉ đến khi ông chỉ ra rằng, mọi nghèo đói, dốt nát, bệnh tật, chậm tiến, và mọi tệ nạn trầm trọng của xã hội Việt Nam hiện nay đều có chung một nguồn gốc là sự lãnh đạo độc tài độc tôn của đảng cộng sản Việt Nam, chỉ đến khi ông thực sự dấn thân vào con đường đối kháng lại đảng cộng sản, đòi tự do dân chủ cho dân tộc, cho đất nước thì cái sợ của họ mới thựs sự đến cùng cực.
Ai cũng biết rằng, lúc Trần Độ còn sống họ đã sợ ông. Họ khai trừ ông ra khỏi đảng (họ phải làm thế. Để ông trong đảng thì nguy hiểm quá. Có ông cán bộ tuyên huấn của đảng nào đủ trình độ mà lý luận với ông : đơn giản thế). Và, thế vẫn còn chưa đủ, họ còn cho lính gác mật vụ cá chìm cá nổi đêm ngày rình mò theo dõi từng bưóc chân của ông. Họ cắt điện thoại của ông. Họ dọa dẫm, trù dập con cái, những người trong gia đình và thâm chí cả bạn bè cả đồng đội, cả những người quý mến hâm mộ ông. Và ghê tởm hơn nữa họ cho người xô ngã ông, để ông phải vào nằm bệnh viện, họ cướp bản thảo mà ông hằng đầu tư bao tim óc để viết ra sắp công bố... Và chính những hành động đê hèn ''giết người không gươm dáo'' ấy của đảng cộng sản đã dẫn đến cái chết của ông. Người ta bảo đúng là ông đã uất lên mà chết mà thủ phạm giết người là chính đảng cộng sản (kẻ chủ trương) chứ không ai hết! Đảng cộng sản đã giết hằng triệu người Việt Nam (đọc "Quyển sách đen về chủ nghiã cộng sản" của Stephane Courtois - chủ biên), bây giờ tiếp tục giết hại những người yêu nước nữa!
Nhưng cả khi ông Trần Độ đã nhắm mắt xuôi tay rồi, cả khi ông không còn suy nghĩ, không còn viết, không còn nói, không còn trao đổi được với bất cứ ai nữa, mà họ vẫn cứ hãy còn sợ, vẫn không chịu buông tha cho ông! Hãy nhìn, hãy nghe những việc mà họ đã làm trong đám tang của ông trong thời gian vừa qua thì thấy rõ điều ấy. Đúng là họ đã sợ quá. Sợ đến nỗi dúm dó hết cả lại. Họ không dám công bố cái chết của ông một cách sớm sủa, vì sợ nhân dân sẽ đến đưa đám tang ông thật đông, thành cơn bão dữ giật sập chế độ. Họ không dám tổ chức đám tang ông cho đúng nghi lễ và đê hèn hơn là cả những dòng chữ trên những vòng hoa mà ngưòi ta đưa đến viếng ông họ cũng làm tình làm tội, bắt phải xóa bỏ, xé đi.
Tuy nhiên, họ càng hung hăng bao nhiêu thì càng tỏ ra cái dại của họ bấy nhiêu. Những hành động vừa vô văn hóa vừa vô lương tâm ấy chẳng giúp gì cho họ được mà ngược lại càng phơi bày cho thiên hạ thấy một cách rõ ràng bộ mặt phản dân hại nước bẩn thỉu của một đảng cuớp đang bị dân chúng truy sát, trước sau gì cũng phải đền tội chúng đã làm.
Người ta bảo : Chẳng cái dại nào giống cái dại nào. Trong cơn hoảng loạn và sợ hãi này, chắc chắn là những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam hiện nay còn thực hiện nhiều hành động ngớ ngẩn dại dột hơn nữa, mà vụ ''bán nước dâng biển'' cho kẻ thù phương Bắc là một vết nhơ ngàn năm cho đảng, không có lấy cái gì gì rữa được (cũng do sợ Tàu quá và đầu óc làm tôi tớ cho ngoại bang). Lịch sử Việt Nam sau này sẽ sắp đảng cộng sản Việt Nam vào hàng với Mạc Đăng Dung, Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc, nghiã là Việt Gian bán nước... Âu đấy cũng là những lợi thế mà các lực lượng dân chủ Việt Nam sẽ chiến thắng cộng sản : chúng ta cùng nhau dõng dạc đứng lên lên án kẻ bán nước để chúng càng sợ sẽ làm liều, càng chóng sụp đổ. Vì nhân dân bây giờ thấy rõ đảng cộng sản hết rồi! Một khi nhân dân dứng lên sẽ không tha cho bọn đồ tể đã giết hại Trần Độ và đang hành hạ Lê Chí Quang, Phạm Hòng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, cùng những người yêu nước khác. Đảng cộng sản Việt Nam đã và đang học những bài học đích đáng trước khi sụp đổ./.
Tháng 10-2002
Phạm Hữu Tuấn
  

THANH THANH * TRUYỆN THẦY TIẾN

TRUYỆN THẦY TIẾN

NĂM ấy, trên đường đi chúc Tết,
Ghé nhà thầy Tiến của con tôi,
Ngỡ ngàng, tôi tưởng ai vừa chết:
Thầy chít ngang đầu dải vải vôi !
Thầy nói: "Quê hương còn lửa khói,
"Đồng bào còn đổ máu, phơi xương,
"Làm sao thanh thản mừng năm mới
"Khi khắp non sông lắm đoạn trường!
"Chết chóc, dân lành oan khuất thế!
"Tang thương đến cả cỏ cùng cây!
"Thì tôi xin mượn vành khăn chế
"Để để tang cho đất nước nầy!"
Thầy chống "tương tàn Nam với Bắc"!
Thầy mong "huynh+đệ sớm tương thân"!
Thầy đòi ngưng bắn, ngưng chia cắt,
"Lập lại hòa bình cho quốc dân"!
Từ đó, khăn tang thành biểu tượng
"Tinh thần" thầy Tiến của con tôi .
Thầy thành thần tượng siêu vô lượng:
Cả tỉnh tha hồ ... "thán phục" thôi !
Được trớn công khai, thầy tiến kỹ
Vào đường đối lập đệ tam phương:
Đòi ngưng quân viện, hồi hương Mỹ,
Chấm dứt hành quân, sớm hiệp thương!
Thầy hứa : bao giờ tàn chiến trận,
Hai Miền thống nhất, cõi bờ yên,
"Đời là một chuỗi xuân vô tận"
Mới dẹp khăn tang, thỏa ước nguyền!
*
Rồi ... đúng như thầy mơ ước mãi :
Quân nhà liệt bại, giặc ngoài vô !
Thầy chưng tấm ảnh từng băng hoại
Hằng lứa ... cừu non ... với dải sô ...
Nhưng, ảnh khăn tang liền bị hủy:
"Cá nhân", "lập dị", "ngụy anh hùng"!
"Tàn dư nô dịch và đồi trụy!
Manh động nằm ngoài kế sách chung"!
Thầy Tiến bị đưa đi "cải tạo"
Mặc dù "đối lập" có công lao !
Nằm ngoài quỹ đạo phường vô đạo
Thì đảng đoàn không "phản động" sao ?
Đồng chí từ thời còn "bị gậy"
Mà còn hạ thủ loại trừ nhau,
Huống gì những kẻ "no rồi quậy"
"Theo thuyết nhân quyền của Mỹ Âu"!
*
Nếm kiếp lao nô và khổ dịch,
Bây giờ thầy Tiến lớn khôn hơn.
Bây giờ đã lọt vào tay địch
Mới thấy do đâu phải ngậm hờn!
Thầy Tiến bây giờ cùng cả nước
Không mừng tết trước, đón xuân nay;
Chỉ mong diệt được loài ngang ngược
Thì Tết, thì Xuân đến mỗi ngày ...
THANH-THANH
(trong "Cơn Ác Mộng")
LƠÌ BÌNH CỦA THÀNH TÍN
Những ông "Thầy Tiến" thời nào cũng có . Hải ngoại thỉnh thoảng lại thấy "THẦY TIẾN" xuất hiện dưới nhiều hình thức đổi mới, hợp thời điểm: "cứu đói , cứu lụt , giúp dân, giúp nước chớ không giúp VC..".

PHẠM TRƯỜNG LONG * TS. NGUYỄN THANH GIANG

RENDERING TRUTH TO HISTORY:
Nguyen Thanh Giang's Rational Proposal
Pham Truong Long
Nguyen Thanh Giang, a prominent dissident in Vietnam, has made a proposal which
merits our serious attention. In an article dated May 19, 2002 expressing deep sorrow
caused by the loss of land and territorial water in the wake of the Border Agreements of
1999 and 2000 between the Vietnamese and Chinese Communist Parties, in which the
Vietnamese Communists are alleged to have surrendered to their Chinese comrades
some 789 sq. kms of land along the Sino-Vietnamese border and 6,000 sq. kms of
territorial water in the Gulf of Tonkin, he demands that a monument be erected to
remember the valiant sailors and commanding officers of the South Vietnamese Navy
who died defending the Paracel Islands (Hoàng Sa) against the Communist Chinese
invasion in January 1974.
Nguyen Thanh Giang's proposal has wide and deep significance. It comes from an
objective and rational view. He himself is an intellectual (a geologist) living in Vietnam.
He also lived in the then communist North Vietnam during the war, and is thus in no way
associated with the South Vietnamese regime. But more importantly, it serves to remind
us of the pressing need to render truth to contemporary history of Vietnam and to
prevent the incalculable dangers the Vietnamese people are facing if the Communists
are allowed to continue covering up and falsifying history to serve their own interests
as well as those of their foreign patrons, i.e. Communist China and the former Soviet
Union. The lesson of the Vietnam War is still fresh in our memories. With deceitful
slogans like „fighting the U.S. aggressors to save the nation" or „liberating the South",
the Vietnamese Communist Party (VCP) has shoved the entire nation into a devastating
senseless fratricidal war, sowing irremediable hatred on the people, of which the entire
Vietnamese people ended up being the losers, as the veteran dissident and author
Nguyen Minh Can puts it. The new lesson, no less bitter and painful, is the recent
concession of border land and territorial water to Communist China. From the
occurrence of events to the signing of the two Border Treaties of December 30, 1999
and December 25, 2000, history was totally blacked out. The common Vietnamese have
no knowledge whatsoever of this shameful deal. They did not even know their own
history.
A Nation and its History
A historical fact (or figure/personality) can be seen and/or evaluated in different ways.
But the facts must be documented truthfully, objectively and comprehensively.
Historical truth can not be altered. Indeed, historical untruth, if allowed to hold, only
degrades the nation and its people, creating a guilt complex, or proving that the people
are unworthy of their own history.
Every nation has dark, even humiliating or shameful chapters in its history. For the
Germans, it was the killing of the Jews (Holocaust) during the Nazi regime. The French
had their Vichy regime. Neither the Germans nor the French can deny such chapters in
their own history. They are actually valuable historical lessons. They help avoid a
recurrence and serve as a measure of the worth of a nation, showing how its people
come to terms with their own history, whether honestly or deceptively.
Even commonly regarded civilized peoples like the Germans and Japanese are not free
from the temptation to tamper with their own history in order to make it more palatable.
Either expressly or mutely. The Germans have to acknowledge that the crimes
committed by the Nazi regime, from the war of aggression spanning all of Europe to the
killing of some 6 million Jews, were dark chapters of their history. In 1970, during a
visit to Poland, then German Chancellor Willy Brandt kneeled down at the monument to
commemorate victims of the uprising in the ghettos of Warsaw, who were brutally and
barbarically suppressed by Nazi occupiers, to acknowledge formally the crimes
committed by his countrymen and express his apology in the name of the German
people. This picture went around the world and Brandt's gesture earned due respect
from the world's community. An Italian newspaper wrote: „He kneeled down, and
through it, he elevates the worth of his own people."
This positive thinking has helped the Germans overcome their guilt complex in
connection with the crimes committed by the Hitler regime and reintegrate into the
community of nations. But not every German is apt to think in such a straightforward
manner like Willy Brandt. Some are more inhibitive and want their conscience
exonerated from this burden of guilt, albeit silently. They cannot escape because the
voice of conscience of the Germans is stronger. The former German Chancellor Helmut
Kohl (1982-1998) once expressed that he was lucky to be born late, i.e. not directly
associated with the Nazi era. Promptly, he was harshly criticized as wanting to escape
from the onerous moral responsibility for historical past. The renown German writer,
Martin Walser, in receiving the German Publisher's Literary Prize in 1998, has unleashed
an unprecedented and heated argument when he confided that personally, he does not
want to be admonished all the time by the media of responsibilities for the German past.
Auschwitz, he said, should not become a „moral cudgel". This debate is still smoldering
among German intellectuals. Most of the critics, including the former two German
Presidents, Messrs. von Weizsaecker and Herzog, clearly did not share Walzer's point of
view. The debate however shows the relentless struggle the Germans are going through
in their conscience, but at the same time reveals that the Germans do not accept a
falsified interpretation of their own history. The Germans have acknowledged their
responsibilities for the infamous past and the world community, including the Jews and
erstwhile enemies, have accepted their rehabilitation. Crimes can be forgiven but
should not be forgotten.
The Japanese, by contrast, remain untrue with their own history. Until now, they are not
willing to admit the wrongdoings they inflicted upon the peoples of Korea, Manchuria
and China in the early 20th century. They committed barbaric crimes such as
conducting, in the name of science, experiments of lethal chemical and biological
products on thousands of healthy young men, or forcing women into prostitution to
serve occupying Japanese soldiers. Japanese schoolbooks do not mention the crimes
committed by the Imperial Army in their former colonies like Korea and Taiwan or in
occupied territories like Manchuria and the coastal provinces of China. The
Governments of PRC and South Korea have repeatedly reminded the Japanese of their
responsibilities for such crimes in the past and await an official apology from Tokyo.
Until now, the Japanese did not show any sign of readiness to meet this expectation. As
a consequence, Japan, though a democracy and an economic power, is somewhat
encumbered with its own inglorious past. The world community, in particular erstwhile
victim nations of the Japanese like the two Koreas, China, Taiwan, have not wholly
accepted the Japanese. Wherever they go, the Japanese must still carry the guilt burden
with them. The Japanese Emperor, for instance, shuns trips abroad, for fear of
protestations.
That is the price the Japanese have to pay for being deceitful to their own history.
Rendering Truth to the History of Vietnam
Being untrue toward their history, the Japanese are only deceiving themselves. Japan is
a democratic country and nobody is being deliberately deceived. Beside moral damage,
to be held in lesser esteem from the rest of the world for instance, the Japanese can
still live with such deceit. The damage is limited and transparent. But for the
Vietnamese, the deceit/falsification of history by the VCP has been devastating in every
aspect. Beside moral damage, it has been the cause of tragic consequences for the
nation in the last 50 years. It can threaten the very existence of the nation if goes
unchecked, and this threat will continue so long as the VCP still holds power.
Even though some deceits of the VCP have been unravelled over the years, the curtain
behind which distorted history is looming is still very thick. To discern what is right or
wrong takes time, sometime generations, even under normal circumstances. In
November, 2000, when U.S. President Clinton was visiting Vietnam, young Vietnamese in
Hanoi and Saigon lined the streets to greet him enthusiastically. One will recall that not
too long ago, the U.S. was incessantly labelled „imperialist sentry" who must be chased
out of the country. Now they are warmly and enthusiastically welcomed. Indeed the
young Vietnamese are unmasking the falsifications concocted by the VCP regarding the
Americans and the Vietnam War. To be sure, to render truth to the history of the
Vietnam War in a systematic way is a giant task. It requires time, at least one more
generation, if the work is to be seriously undertaken now.
A number of other deceits have not seen the light, such as what really happened
between Vietnam and Communist China since the Sino-Vietnam border war in February
1979. The painful and humiliating truth coming into light now drives home a bitter
lesson: if the VCP is allowed the monopoly to keep distorting and falsifying history, the
Vietnamese people will have to pay dearly in the future. The recent losses of land and
territorial water, for instance, will cost future generations blood, if the lost territories
are to be restored at all.
Lately, the VCP has fallen victim to its own deceitfulness in connection with the land and
territorial water losses to the Chinese. The fact that they concluded the borders treaties
with the Chinese without fanfare and in complete secrecy proves that they are no longer
capable of deceiving the Vietnamese people in such matters. More humiliating still, the
officially-known history of the relationship between VCP and the CCP, itself full of
deceits and contortions, is now due to be re-written (less hostile to the Chinese) as
pressured by Jiang Zemin, the Chinese Communist President during his visit in Vietnam
in February 2002. A second falsification, without any prospect of a lesser menace from
China's expansionist ambitions. The humiliation and material losses are finally to be
borne by the Vietnamese people alone.
To return to the proposal of Nguyen Thanh Giang. To honor and remember the valiant
soldiers and sailors who died during the battle defending the Paracel Islands is only the
beginning of a long and enduring process to render truth to the history of Vietnam. It is
however an important and pressing beginning. So long as Vietnamese history is still
fraught with untruths, the fate of the nation is still at the mercy of risks and
unpredictable great dangers. When the people do not know where the truth lies, they
remain on the fringes of their own history.
Besides shedding light on the history of the Vietnam War as well as the proxy role of the
VCP vis-a-vis the Russians and the Communist Chinese (during and after the war), all
the atrocities and bloody crimes committed by the Vietnamese communists must be
truthfully and honestly documented and made known to future generations. That the
crimes of „the U.S. and its puppet regime" are exhibited in War Museums, documented
(not always truthfully) and propagated for school children and the populace while
barbaric crimes committed by the Vietcong such as the massacres of innocent
Vietnamese, including school children, in Cai Lay, Hue ..., the campaign to „reeducate"
former officers and government cadres of the Saigon regime after 1975 ... are nowhere
to be seen is very much a shame for Vietnam and its history.
History is the root of a nation. It can not be denied, cheated or concealed. Moreover
history is continuity and cannot be conveniently cut into periods and interpreted
subjectively, as the VCP has done and is doing. It is incumbent upon every Vietnamese,
regardless of background, whether from the North or the South, wherever they live, in
Vietnam or overseas, to shed light on the falsifications brought to history by the VCP.
It's a question of honor and of long lasting interests for the Vietnamese people. The
Vietnamese people will never be able to catch up with the pace of progress of the world
community, and redeem their worth as a people, so long as they have to live with the
VCP's untrue history.
The proposal of Nguyen Thanh Giang is a precious and needed reminder. Our conscience
does not permit us to evade our responsibility and relegate the onerous task of
restoring the truth to history to future generations. We will be judged harshly by our
children. As Nguyen Chi Thien in his poem Vi Au Tri (Because We are Naive) (1975)
wrote:
They will have the right to curse their parents and grandparents.

VÕ KỲ ĐIỀN * BẾP HỒNG

BẾP HỒNG
VÕ KỲ ĐIỀN

Một sáng Chúa Nhựt vào khoảng mười giờ, Hoàng đi tới đi lui trong nhà
bếp, mắt ngó dáo dác như muốn tìm vật gì. Chàng mở tủ ngăn trên, không
có, mở ngăn dưới, cũng không có, ngăn bên giửa, cũng không có luôn.
Chàng cũng đã mở hết các hộc kệ bên bồn rửa chén, trên tường, miệng
lẩm bẩm- thiệt là kỳ cục, có cái chảo, cất ở đâu kỹ quá, kiếm không ra…
Căn bếp khá rộng, chén dĩa nồi nêu son chảo, tất cả được để ở đây, ngoài
ra đâu còn chỗ nào. Lục lọi hồi lâu không được, tức mình, chàng đi xuống
tầng hầm. Căn hầm đã được hoàn tất đẹp đẽ, phòng ốc khang trang, đồ đạc
được sắp xếp vén khéo. Phòng làm việc của chàng có tủ sách và bàn viết
thật lớn, lò sưởi bằng đồng sáng loáng, cạnh bên là phòng ngủ và phòng
chơi đùa của thằng Bi, cùng phòng tập thể dục. Phía sau cùng là một kho
đựng những vật liệu sửa chữa nhà cửa, cùng đồ đạt ít dùng. Cũng còn vài
thùng cạc tông của chuyến dọn nhà mươi năm trước, còn nguyên băng keo
chưa mở. Cái chảo, cái chảo, hổng lẽ được cất trong mấy cái thùng nầy. Vô
lý, ai lại đem giấu cái chảo vô mấy cái thùng cạc tông. Tuy nghĩ như vậy
nhưng chàng cũng kiên nhẫn đi kiếm con dao nhỏ, khiêng ra từng thùng và
rọc lớp băng keo dán bên ngoài, gia công lục lọi. Toàn là sách vở với báo
chí, thư từ cũ…
Buổi sáng trời nắng trong, cả nhà yên tĩnh, không một tiếng động nào
ngoài tiếng dép kéo lê trên sàn gỗ của Hoàng, tiếng thùng các tông được
mở, tiếng sách vở va chạm nhau sột soạt,…tiếng động tuy nhỏ nhưng cũng
đủ làm thằng Bi tỉnh giấc.

Bi năm nay cũng đã mười lăm, tuổi nhổ giò nên cao lỏng khỏng. Tánh tình
thiệt thà, hiền lành, an phận nhưng dễ đổ cộc, y như Hoàng. Nó cằn nhằn :
-Ba làm cái gì dưới nầy rầm rầm, con ngủ không được.
Nghe tiếng con, chàng mừng lắm. Cái nhà lớn rộng thinh thinh, đi tới nhà
trước, đi lui nhà sau cũng chỉ có một cha, một con, buồn và hiu quạnh quá.
Trên tường bức tranh sơn mài vẽ hình cô thiếu nữ mặc áo tứ thân, ôm đàn
tỳ bà che nghiêng nửa mặt như nhìn chàng mà cười. Chàng ôn tồn trả lời
con :
-Ba kiếm cái chảo, nó đâu mất tiêu rồi. Rồi nói tiếp - mười giờ sáng rồi đó,
con thức dậy là vừa hổng có sớm đâu.
Bi mặc bộ đồ ngủ nhàu nhò bước xuống giường, đứng nhìn chàng và hỏi :
-mà ba kiếm cái chảo làm chi ?
-Cái thằng, ba kiếm chảo để nấu đồ ăn, chớ con tưởng ba kiếm chảo để đội
à…?
Thằng Bi cười - mấy tháng nay mình ăn bánh mì thịt, cá hộp, với mì gói,
cũng được vậy ba. Lâu lâu đi phố Tàu mua vịt quay, gà quay, thịt xá xíu, ở
tiệm Thái Sơn hay Hồng Kông được rồi… ba nấu nướng làm chi cho mắc
công.
Chàng nghe con nói, đau nhói trong lòng, thấy thương và tội nghiệp con,
gượng cười :
-Đâu được nè, cha con mình phải ăn uống đàng hoàng. Lúc trước nhiều
công việc bận bịu quá, hết chuyện nầy đến việc kia, ba không rảnh để lo
cơm nước, nay thì rảnh rồi. Để con coi, ba làm bếp ngon lắm.
Thằng nhỏ tròn xoe mắt ngó chàng, cặp mắt to đen và đẹp giống hệch má
nó :
-Bộ ba biết nấu đồ ăn hả ba?
Hoàng bật cười : sao không biết con, ba nấu giỏi lắm, con biết không, hồi
đó ba đi học ở Sài Gòn tự nấu ăn đó….
Thằng nhỏ không hề thắc mắc chuyện ba nó lúc nhỏ còn đi học, tự nấu
nướng ra sao, đi kiếm cái chảo phụ chàng. Nó chạy lên nhà bếp cũng kéo
các ngăn kệ, các ngăn tủ như chàng đã làm, hồi lâu không được. Nóng
ruột, nó đề nghị – hay là ba ra tiệm mua cái chảo mới cho rồi, kiếm hoài
cũng không ra.
-Ừ ừ, chắc là phải mua cái mới.
Vừa nói vừa thuận tay chàng vô tình kéo cánh cửa lò nướng của bếp điện,
cửa vừa mở chàng thấy bên trong có cái chảo lớn, vài ba cái nồi được xếp
kỹ trong đó. Hoàng rất mừng và Bi lẩm bẩm :
-Mấy tháng nay ba có nấu nướng gì đâu nên không biết nồi với chảo để
trong nầy….
Chàng vói lấy cái chảo đem lại vòi nước để rửa, miệng nói :
-Để ba làm món cải làn xào thịt bò cho con ăn, ba mua được cải tươi với thịt
bò mềm lắm.
Bi thích chí -dạ dạ, mà ba có dầu hào để xào giống như ở phố Tàu không?
-Cái thằng, ba làm theo kiểu Tây, dầu hào nhiều chất béo lắm, nghe nói ăn
nhiều bị ung thư không tốt đâu !
Thằng nhỏ biết gì đâu nghe hứa hẹn có thịt bò thì mừng lắm. Mấy tháng
nay chỉ có hột vịt luộc chấm nước mắm, hoặc chả lụa xắc khúc chấm nước
tương là xong buổi cơm. Đến bửa, cha xúc một tô, con xúc một tô để hột
vịt hoặc miếng thịt lên trên tô cơm, rồi kéo nhau ra ngồi trước máy tuyền
hình, vừa ăn vừa coi coi phim bộ Hồng Kông, cũng xong bữa. Thiệt là gọn.
Hoàng nhớ lại những dĩa thịt bò xào cải làn đã ăn qua, dễ làm quá mà.
Chàng lấy tấm thớt ra rửa sạch, đặt miếng thịt lên ngay ngắn và bắt đầu sắc
từng lát mỏng. Làm món ăn thiệt là dễ, có gì khó khăn đâu. Cái gì mấy bà
nội trợ làm được thì đàn ông cũng làm được, nhiều khi còn hay hơn nữa.
Miếng thịt đã sắc mỏng xong chàng bỏ vào chảo mở nóng. Thịt gặp mở
nóng, cháy xèo xèo, mở và nước thịt văng tứ tung. Hoàng hấp tấp lấy
kiếng ra đeo vào mắt, cẩn thận vẫn hơn, mở nóng văng vô mắt dám đui lắm
à… Không lẽ vì ham ăn ngon mà phải bị đui con mắt !
Chàng cầm lấy cái hộp đựng muối, miệng lẩm bẩm, muốn nấu ăn ngon là
phải có gia vị ngon, một chút xiú muối, một chút xíu đường, một chút xíu
tiêu... Cầm hộp muối trên tay chàng để trên miệng chảo -một chút xíu
muối- và trút nhẹ nhẹ xuống. Nào ngờ, nắp hộp lỏng le và rơi tuột xuống
đống thịt phía dưới, muối bọt trắng xoá tuôn theo. Trời đất, ai mà chơi cắc
cớ, không vặn kín nấp. Hoàng phản ứng không kịp nên cả hộp muối bọt
nằm ướp trắng xoá trên đống thịt, thấy mà ứa gan. Hoàng quính quắng lấy
cái muỗng hớt gạt lớp muối dư thừa phía trên, cố gắng, cố gắng, nếu để
quá nhiều như vậy là mặn lắm, tội nghiệp thằng Bi, phải rán hớt lớp muối
dư, mặn quá ăn làm sao được, hớt được nhiều chừng nào tốt chừng nấy. Mà
phải tắt lửa, nếu không lửa phừng nóng quá làm không kịp. Nóng quá,
nóng quá, thịt phía dưới miếng nào miếng nấy xăn tròn lại, xám đen.
Lửa đã tắt rồi, muối cũng đã hớt hết trơn rồi, không cách gì hớt thêm được
nữa, Hoàng lấy đũa gắp thử một miếng và nếm. Trời đất ơi, miếng thịt bây
giờ như miếng khô cá mặn. Chàng nghe đầu lưỡi như quíu lại. Chết rồi,
làm sao bây giờ. Hổng lẽ đem mấy miếng thịt đi rửa dưới vòi nước lạnh,
thịt sẽ xác xơ.
Hoàng suy nghĩ, suy nghĩ- ừ, ừ, bây giờ mình có thể đổi lại, thay vì làm
món thịt bò xào thì làm món canh thịt bò. Có khác gì đâu. Thêm nước vô
nhiều thịt sẽ hết mặn và đỡ phải nêm nếm, chỉ cần một chút đường cho dịu
và một chút tiêu nữa là thơm. Canh thịt bò cũng y như thịt bò xào cải, chỉ
khác một chút là món khô với món nước. Được rồi, Hoàng lấy cái nồi nhỏ
đặt trên bếp kế bên, tay cầm cái chảo, trút hết thịt qua nồi rồi thêm nước
lạnh. Mở lửa thật lớn để cho nước mau sôi. Cái bếp điện nầy tốt thiệt, vặn
số chín có vài phút thì nước đã sôi ùn ụt, cái nồi cở một lít nước như vậy
thì chắc một muỗng đường là vừa. Mở cái nắp hộp đường chàng xúc đúng
một muỗng, được rồi vặn kỹ nắp hộp lại. Nêm xong chàng nếm thử, thịt
không còn mặn nữa, mừng quá. Nhưng sao nước hơi ngọt. Nếm thử lại thì
ngọt thiệt. Chắc tại cái muỗng cà phê hơi lớn, nhiều đường.
-Bi ơi, lại nếm thử dùm ba coi ra sao, cái miệng ba sớm mơi tới giờ sao mà
đắng nghét, không biết được ngọt mặn gì hết trơn.
Thằng Bi nghe chàng kêu chạy lại, nhìn nồi canh đang sôi, ngạc nhiên kêu
lên :
-Ủûa ba nói làm món thịt bò xào cải làn mà, bây giờ ba lại nấu canh.
Hoàng chống chế - món canh có nước dễ ăn, bổ và tốt cho sức khoẻ hơn
con. Mấy món xào dầu mỡ nhiều, có hại.
Thằng nhỏ cười :
-Ba hổng biết nấu, rồi nói gạt con.
Nói xong nó lấy muỗng nếm thử nước canh rồi ngó Hoàng mà cười :
-Canh nầy ngọt lờ lợ, ba bỏ thêm chút đường nữa thì thành chè. Phải chi có
má thì mình có cải xào thịt bò ngon lành rồi.
Từ lâu hai cha con chàng cố tránh không nhắc tới Liên, má thằng Bi vì mỗi
lần nhắc tới, Bi buồn bã và Hoàng thì cay đắng. Cái cảnh hai cha con lủi
thủi, hiu quạnh trong căn nhà không có bàn tay người đàn bà chăm sóc,
buồn bã và thê lương lắm.
Phải chi có má… câu nói buột miệng vô tình, phá toang cái vết thương tình
cảm chưa kịp lành miệng. Thằng nhỏ nói lỡ lời, nó chớp chớp mắt như
muốn khóc, mặt đỏ ửng, đứng xuội lơ. Chắc bây giờ nó đương nhớ tới
người mẹ đã ra đi.
Nắng ngoài trời thiệt sáng và thiệt đẹp. Cây liễu bên bờ rào đong đưa
những cành lá biếc. Vạn vật thiệt là vô tình. Hoàng chua xót sững sờ và
cảm thấy mình bất lực, có lỗi với con. Chàng cố gượng lại, ôm lấy vai Bi,
nói vội vã để che lấp nỗi trống vắng:
-Thôi sửa soạn lẹ lên, ba đói bụng rồi, cha con mình đi ăn phố Tàu, món cải
làn tiệm Hồng Kông xào dầu hào ngon lắm.

Mùa đông nên chỉ mới sáu giờ chiều mà trời đã tối hẳn. Bên ngoài giá rét
căm căm., sau khi về tới nhà Hoàng phụ Ngọc làm buổi cơm chiều. Căn
bếp sáng sủa gọn gàng nhưng thoang thoảng có mùi dầu mở. Trâm Anh thì
lặt rau cạnh bồn rửa chén. Thế Phiệt lấy ly dể rót bia và vặn nhạc yêu
thích, bản nhạc khiến không khí tươi mát căn nhà náo động hẳn lên. Tuổi
trẻ thích ồn ào mà. Bi vừa ở phòng tắm ra tươi mát. Bi ngồi bên phải
Hoàng. Nó cao lớn và đẹp trai. Ngọc bưng nguyên một con cá lớn chiên
dòn sốt cà chua ngọt đỏ tươi, khói bốc lên nghi ngút để lên giửa bàn. Một
tô canh chua cá bông lau nấu bạc hà rắc hành phi thơm ngào ngạt. Ngọc
hiền dịu ngồi cạnh Hoàng và mời cả nhà ăn cơm. Đây là buổi cơm đầu tiên
sau ngày Hoàng và Ngọc cưới nhau, có đông đủ mọi người trong gia đình.
Ngọc chiều nay làm các món ăn để đãi Bi từ nơi làm việc xa về thăm nhà.
Hoàng cầm khăn tay đưa cho nàng. Bi bây giờ đã lớn, tốt nghiệp đại học và
có việc làm vững vàng. Ngọc nhìn Bi hỏi :
-Con ăn mấy món nầy có ngon miệng không ?
-Dạ, dạ, dì Ngọc nấu thiệt là ngon, con lo ăn nãy giờ nên không có nói
chuyện được.
Ngọc cười vui và âu yếm nhìn Hoàng :
-Bi nói chuyện khéo giống y như anh hà… Nhiều khi em nghe anh khen
chê, không biết là thiệt hay giả nữa.
Hoàng cười vui, gắp miếng cá dòn đặt vô chén Ngọc và nói :
-Em ăn thử miếng cá nầy... Có thiệt mà cũng có giả. Khi nào anh khen em
đẹp, dễ thương là thiệt, còn chê mấy cô bạn gái anh xấu xí.. là giả.
Cả nhà cùng cười. Trâm Anh và Thế Phiệt hiền lành giống mẹ, dễ thương
và ít nói. Ngọc đấm nhẹ âu yếm trách cứ vào vai Hoàng. Bi nói :
-Dì Ngọc biết không, hồi mới quen dì Ngọc, ba con về cứ khen dì hoài hà.
Ba con khen dì đẹp đẽ, hiền lành và rộng lượng… Rồi Bi tiếp, ba khen dì
nấu ăn ngon nữa, đến bây giờ thì con mới biết tại sao dì Ngọc nấu ăn khéo
như vậy.
Ngọc hỏi Bi : - theo con thì nhờ đâu mà dì Ngọc nấu ăn ngon?
Bi trả lời ngon lành : -tại vì dì Ngọc là dược sĩ. Con biết mấy người dược sĩ
pha chế thuốc men quen rồi, biết phản ứng mấy chất hoá học, nêm nếm
giỏi lắm, thành ra nấu nướng rất ngon. Còn ba con là thầy giáo nên không
biết nếm, xào thịt bò mà thành ra chè.
Ngọc ngạc nhiên ngước mắt nhìn Hoàng như hỏi -có thiệt vậy không.
Hoàng cười ha hả và nói chống chế:
-Đó là chuyện xưa rồi, hồi thằng Bi còn nhỏ xíu mà. Bây giờ em đưa cho
anh cục thịt bò coi, bảo đãm sẽ thành miếng bít tết ngon lành.
Nói xong Hoàng nhìn vợ, con, cảm thấy cõi lòng ấm áp. Lâu lắm rồi chàng
mới được hưởng lại cái không khí đầm ấm có vợ, có con. Căn bếp gọn
gàng, xinh xắn. Ly chén trắng trong, ánh đèn dìu dịu. Chiếc bàn ăn rộng
trải khăn trắng tinh, món ăn đủ màu sắc hương vị. Nhưng điều sung sướng
nhứt của Hoàng không phải là được ăn ngon mà là được ngồi ăn tại phòng
ăn có đông đủ mặt những người thương yêu nhứt đời chàng với những
chăm sóc dịu dàng trìu mến. Cõi lòng chàng tràn ngập hạnh phúc yêu
đương.
Bất giác chàng nhớ tới câu hỏi của Hạnh mà chàng đã mắc nợ ngày nào.
Cái món nợ tưởng không bao giờ trả được. Chàng bật cười và thấy cõi lòng
nhẹ nhỏm. Hoàng đã có được câu giải đáp, cứ tưởng là suốt đời không bao
giờ tìm ra.
VÕ KỲ ĐIỀN (sinh nhựt 2002)
  

TRÂN BÌNH NAM * CHIẾN TRANH IRAQ

GIÔØ CHIEÁN TRANH ÑAÕ ÑIEÅM
                                                                                                        Traàn Bình Nam
 Buoåi hoïp baùo cuûa toång thoáng Bush chieàu toái ngaøy Thöù Naêm 6 thaùng 3 naêm 2003 chuaån bò cho buoåi hoïp cuûa caùc ngoaïi tröôûng caùc nöôùc coù chaân trong Hoäi ñoàng Baûo an Lieân hieäp quoác (HÑBA) taïi truï sôû Lieân hieäp quoác ôû New York ngaøy hoâm sau ñeå nghe hai oâng Hans Blix vaø Mohamed Elbaradei (quan troïng nhaát laø oâng Blix) töôøng trình keát quaû thanh tra vuõ khí ôû Iraq theo quyeát nghò soá 1441 cuûa HÑBA coù hai ñieåm ñaëc bieät.

 Thöù nhaát, toång thoáng Bush xaùc ñònh roõ raøng vò trí vaø laäp tröôøng cuûa Hoa Kyø. Laäp tröôøng ñoù toùm taét nhö sau: “Iraq khoâng chòu huûy boû vaø coøn taøng tröõ vuõ khí gieát ngöôøi taäp theå, vaø khoâng ai coù theå choái caõi ñöôïc ñieàu ñoù. Do ñoù, nöôùc Myõ ñang bò ñe doïa vaø chuùng toâi phaûi haønh ñoäng. Chuùng toâi khoâng theå chôø ñôïi laâu hôn, vaø chuùng toâi khoâng caàn söï chaáp thuaän cuûa baát cöù ai. Toâi khoâng thích chieán tranh, khoâng ai thích chieán tranh, nhöng neáu theá giôùi khoâng haønh ñoäng luùc naøy thì moái nguy trong töông lai coøn to lôùn hôn.”
 Ñöùng vaøo vò trí cuûa nöôùc Myõ, ngoaûnh nhìn laïi cuoäc taán coâng khuûng boá ngaøy 11 thaùng 9 naêm 2001 gieát moät luùc hôn 3000 ngöôøi voâ toäi, ai cuõng thaáy söï höõu lyù trong söï quaû quyeát cuûa toång thoáng Bush. Neáu trong thaâm taâm nhöõng nhaø hoaïch ñònh chính saùch dieàu haâu taïi toøa Baïch OÁc coù ñeå cho caùi moài kho daàu cuûa Iraq caùm doã trong haønh ñoäng chieán tranh cuõng khoâng ai coù theå ñaët thaønh vaán ñeà lôùn (ngoaïi tröø ñaïi dieän cuûa Iraq) ñeå chæ trích chính saùch cuûa toång thoáng Bush. Lôøi môû ñaàu ñöôïc chuaån bò cuûa toång thoáng Bush vôùi thaùi ñoä chòu ñöïng, vöøa cöông quyeát vöøa khoå taâm ñaët oâng vaøo moät tö theá toát cho cuoäc hoïp baùo, coù leõ laø cuoäc hoïp baùo quan troïng nhaát cuûa oâng.
Nhöng kyø laï thay. Ngaøy hoâm sau, taïi truï sôû Lieân hieäp quoác khi Hoa Kyø, Anh quoác vaø Taây ban nha ñeä naïp döï thaûo nghò quyeát môùi ra haïn cho Iraq giaûi giôùi tröôùc ngaøy 17 thaùng 3 nghóa laø trong voøng 10 ngaøy tôùi, söï phaûn ñoái chieán tranh cuûa HÑBA trôû neân maïnh hôn. Ba trong naêm nöôùc coù quyeàn phuû quyeát laø Phaùp, Nga, Trung quoác cöùng raén hôn. Caùc thaønh vieân khaùc khoâng coù quyeàn phuû quyeát (Angola, Baûo gia lôïi, Cameroon, Chí Lôïi, Guinea, Ñöùc, Meã taây cô, Pakistan, Syria vaø Taây ban nha) do döï hôn ngoaïi tröø Taây ban nha. Noäi boä, ñaûng Daân chuû leân tieáng maïnh hôn, khuyeán caùo toång thoáng Bush deø daët. Vaø tæ soá daân chuùng Hoa Kyø ñoàng yù vôùi laäp tröôøng cuûa Bush suït giaûm.
Söï kyø laï naøy coù theå giaûi thích baèng söï sôï haõi chieán tranh. Nhöng coù theå giaûi thích höõu lyù hôn baèng tranh chaáp tieàm taøng giöõa hai luïc ñòa AÂu Myõ, dö aâm cuûa chieán tranh laïnh, söï vöôn mình leân cuûa Trung quoác vaø söï böïc boäi vì thaùi ñoä coi thöôøng caùc nöôùc nhoû cuûa Hoa Kyø, söï thieáu teá nhò cuûa toång thoáng Bush trong söï phaùt bieåu chính saùch (coâng khai chæ maët nöôùc khaùc laø ma quyû; khoâng ñuû nhaïy caûm vôùi cuoäc ñaáu tranh laäp quoác cuûa ngöôøi Palestine khi tuyeân boá raèng chieán tranh dieät Iraq xong Trung ñoâng seõ coù hoøa bình vì khoâng coøn ai cung caáp tieàn baïc cho nhöõng vuï ñaùnh bom cuûa ngöôøi Palestine choáng Do thaùi; noùi huîch toeït raèng Hoa Kyø khoâng caàn pheùp cuûa HÑBA tröôùc khi haønh ñoäng ...). Xung khaéc treân theá giôùi ñang tieán gaàn ñeán traïng thaùi baõo hoøa ñeå coù theå giaûi quyeát baèng luaät leä vaø cô cheá quoác teá hieän höõu.
Ñieåm ñaëc bieät thöù hai: Ñoái vôùi daân chuùng Hoa Kyø, maëc duø toång thoáng xaùc ñònh laäp tröôøng roõ raøng, oâng khoâng thuyeát phuïc ñöôïc nhöõng ngöôøi coøn nghi ngôø vaø nghi ngaïi  chieán tranh vì oâng khoâng beùn nhaïy khai thaùc caùc caâu hoûi cuûa kyù giaû trong cuoäc hoïp baùo ngaøy 6/3/03.Toång thoáng Bush coù theå qua caùc caâu hoûi cho ngöôøi daân Hoa Kyø thaáy raèng daân AÂu chaâu bieåu tình choáng chieán tranh vì hoï khoâng bò tröïc tieáp ñe doïa. Thí duï neáu nhoùm khuûng boá Al Qaeda thuû ñaéc ñöôïc vuõ khí gieát ngöôøi taäp theå cuûa Iraq chuùng seõ duøng ñeå ñaùnh caùc thaønh phoá Hoa Kyø chöù khoâng ñaùnh Paris hay Berlin. Toång thoáng Bush coù theå ñaët moät caâu hoûi cho nhöõng ngöôøi Myõ coøn choáng chieán tranh raèng: “Neáu Hoa Kyø khoâng haønh ñoäng ñeå cho moät vuï 11 thaùng 9 khaùc xaåy ra vaø laàn naøy coù con caùi hay chaùu chaéc cuûa quí vò cheát quí vò coù thoáng traùch toâi ñaõ khoâng haønh ñoäng tröôùc hay khoâng? Hay quí vò vaãn chòu ñöïng cho raèng toâi khoâng haønh ñoäng laø ñuùng. Toâi chaéc quí vò seõ thoáng traùch toâi. Vaø toâi khoâng muoán nghe söï thoáng traùch ñoù”.
 Thaäm chí coù moät caâu hoûi cuûa moät kyù giaû khoâng thuoäc söû hoûi raèng: “Thöa toång thoáng, haèng trieäu ngöôøi Myõ coøn nhôù hoaøn caûnh - trong thaäp nieân 1960 -  khi laõnh ñaïo cuûa hai ñaûng nhaát trí trong söù maïng thay ñoåi cheá ñoä taïi Vieät Nam. Keát quaû 50 ngaøn ngöôøi Myõ hy sinh. Cheá ñoä Haø noäi vaãn toàn taïi vaø trong 30 naêm qua keå töø khi chieán tranh chaám döùt ñeán nay cheá ñoä ñoù ñaõ khoâng laøm haïi hay ñe doïa baát cöù moät coâng daân Myõ naøo. Vaäy toång thoáng seõ noùi gì vôùi con caùi nhöõng chieán só töøng chieán ñaáu taïi Vieät Nam raèng toång thoáng seõ khoâng ñöa xöù sôû naøy vaøo moät cuoäc phieâu löu nhö cuoäc phieâu löu Vieät Nam?”
 Toång thoáng Bush, thay vì chæ ra raèng trong cuoäc chieán Vieät Nam laõnh ñaïo Hoa Kyø chöa bao giôø nhaém muïc tieâu thay ñoåi cheá ñoä taïi Haø noäi (traùi laïi laø khaùc, Hoa Kyø - vì ngaïi phaûn öùng cuûa khoái coäng saûn - luoân luoân xaùc nhaän khoâng coù muïc ñích laät ñoå cheá ñoä Haø noäi maø chæ muoán Haø Noäi chaám döùt cuoäc xaâm laêng mieàn Nam Vieät Nam) vaø söï khaùc bieät cuûa boái caûnh quoác teá trong hai tröôøng hôïp thì oâng laïi cho ñoù laø moät caâu hoûi ñaùng giaù! (oâng Bush noùi nguyeân vaên: “It’s a great question”), vaø oâng traû lôøi chung chung raèng cuoäc haønh quaân naøo cuõng coù moái nguy cuûa noù, nhöng muïc tieâu cuûa Hoa Kyø laø giaûi giôùi Iraq, coâng vieäc coù theå hoaøn taát nhanh choùng ... vaân vaân vaø vaân vaân ...
 Haïn choùt ñeå Saddam Hussein giaûi giôùi laø ngaøy 17 thaùng 3. Ñeâm 17/3 nhaèm ñeâm raèm thaùng hai aâm lòch laø ñeâm traêng troøn vaø ít nhaát trong ba ñeâm sau ñoù veà khuya traêng saùng raát thuaän lôïi cho caùc cuoäc oanh kích môû maøn cuoäc chieán. Troáng haønh quaân ñaõ ñieåm. Chieán tranh vuøng Vònh ñaõ leân daøn phoùng. Trong 12 naêm Saddam Hussein khoâng giaûi giôùi thì trong 10 ngaøy voûn veïn duø Saddam muoán giaûi giôùi cuõng khoâng coøn kòp nöõa.
 Cuoäc chieán vuøng Vònh laàn naøy seõ ñöa theá giôùi vaøo moät khuùc quanh môùi. Noù seõ khoâng deã daøng nhö traän “Baõo Sa Maïc” (Desert Storm) naêm 1991, vaø seõ khoâng nhanh choùng nhö cuoäc chieán Afghanistan naêm 2001. Heä luïy cuûa cuoäc chieán tranh giaûi giôùi ñeå choáng khuûng boá naøy seõ ñöôïc thaáy treân ñöôøng phoá Hoa Kyø ít nhaát trong moät thôøi gian tröôùc khi boä An Ninh Noäi Ñòa (Home Security Department) thi haønh nhöõng chính saùch ngaên chaän ra ngoaøi saùch vôû coù theå ñuïng chaïm ñeán nhöõng nguyeân taéc vaø quan nieäm veà töï do vaø nhaân quyeàn.
 Khung caûnh theá giôùi seõ ñoåi thay. Toång thoáng Bush moät maët noùi khoâng caàn söï ñoàng yù cuûa Lieân hieäp quoác tröôùc khi haønh ñoäng, moät maët höùa vaãn ñöa nghò quyeát aán ñònh ngaøy giaûi giôùi 17/3 ra cho Lieân hieäp quoác bieåu quyeát seõ ñöôïc hieåu laø moät thaùch thöùc. Tröôùc thaùi ñoä cöùng raén cuûa Hoa Kyø 15 nöôùc trong HÑBA seõ tính toaùn lôïi haïi laïi vaø coù theå Hoa Kyø seõ coù ñuû 9 phieáu thuaän, nhöng Phaùp vì töï aùi seõ phuû quyeát vaø voâ hieäu hoùa quyeát ñònh cuûa ña soá. Khoâng ai ñoaùn ñöôïc Lieân bang Nga vaø Trung quoác seõ boû phieáu theá naøo. Ngöôøi ta ñoaùn Trung quoác choïn thaùi ñoä “trai coø tranh nhau, ngö oâng ñaéc lôïi” vaø seõ boû phieáu traéng. Keát quaû laø söï raïn nöùt giöõa Hoa Kyø vaø Phaùp, cuõng nhö söï nguoäi laïnh giöõa Hoa Kyø vôùi Lieân bang Nga vaø Ñöùc.
Cuoäc bieåu quyeát cuûa HÑBA laàn naøy laø veát nöùt quyeát ñònh vaän maïng cuûa Lieân hieäp quoác. Boán möôi naêm sau ngaøy thaønh laäp (1945) hai nöôùc baïi traän laø Ñöùc vaø Nhaät trôû thaønh hai löïc löôïng kinh teá khoång loà treân theá giôùi, vaø khoái Hoài giaùo trôû neân moät khoái kình choáng ñaùng keå vôùi khoái Taây phöông thì söï caáu taïo quyeàn haønh cuûa Lieân hieäp quoác vôùi 5 nöôùc Myõ, Nga, Trung quoác, Phaùp vaø Anh coù quyeàn phuû quyeát moïi quyeát ñònh cuûa Lieân hieäp quoác trôû thaønh baát oån. Phaùp vaø Anh quaù yeáu ñeå haønh xöû quyeàn naøy. Anh coøn khaû thöù vì döïa vaøo Myõ. Rieâng Phaùp chæ coù söï töï haøo laø lôùn ñeán ñoä kieâu caêng nhöng tuùi thì roãng. Tuy nhieân naêm nöôùc Myõ, Nga, Trung quoác, Phaùp vaø Anh vaãn lôïi duïng Lieân hieäp quoác ñeå hôïp phaùp hoùa nhöõng haønh ñoäng coù taàm voùc quoác teá coù lôïi cho mình. Gaàn ñaây nhaát, nghò quyeát 1441 buoäc Iraq baùo caùo tình traïng vuõ khí cho HÑBA, nhöng baùo caùo cuûa Iraq bò Hoa kyø chaän tröôùc, loïc boû nhöõng ñieåm lieân quan ñeán kyõ thuaät  saûn xuaát vuõ khí gieát ngöôøi taäp theå môùi ñöôïc chuyeån ñeán cho caùc thaønh vieân khaùc trong HÑBA. Söï thaän troïng naøy cuûa Hoa Kyø laø caàn thieát, nhöng laø moät baát thöôøng trong toå chöùc cuûa Lieân hieäp quoác baùo hieäu giôø caùo chung cuûa noù.
 Khoái NATO cuõng khoù yeân laønh. Ñöôïc thaønh hình töø naêm 1949 ñeå baûo veä AÂu chaâu tröôùc söï ñe doïa cuûa khoái Xoâ vieát, khoái NATO ñaõ bieán thaùi vaø baây giôø thu nhaän caû moät soá nöôùc tröôùc kia trong khoái Xoâ vieát. Nhieäm vuï cuûa noù khoâng coøn ñeå choáng Lieân bang Nga nöõa maø ñeå duy trì hoøa bình taïi AÂu chaâu laø chính. Sau cuoäc bieåu quyeát soùng gioù saép tôùi taïi HÑBA, söï ñoaøn keát cuûa caùc nöôùc trong khoái NATO khoù duy trì. Tröôùc thaùi ñoä baát thaân thieän cuûa Ñöùc, Hoa Kyø seõ khoâng thaáy thoaûi maùi ñeå duy trì binh lính treân nöôùc Ñöùc.
 Theá chieán löôïc treân baùn ñaûo Trieàu Tieân cuõng khoâng theå giöõ nguyeân traïng. Bò toång thoáng Bush lieät vaøo haøng ma quyû, Baéc haøn thaáy khoâng coøn hy voïng gì ñoùng vai hieàn laønh giaû vôø hoøa giaûi vôùi Nam haøn vaø bieát raèng sau khi giaûi quyeát xong Iraq, Hoa Kyø seõ chieáu coá ñeán mình neân ñaõ xeù boû moïi cam keát vôùi Hoa Kyø naêm 1994, ñuoåi thanh tra nguyeân töû quoác teá ra khoûi nöôùc, cho chaïy laïi caùc loø nguyeân töû coù khaû naêng saûn xuaát chaát lieäu cheá taïo bom haït nhaân, vaø ruùt ra khoûi thoaû öôùc khoâng phoå bieán hieåu bieát veà nguyeân töû (Non-Proliferation Treaty). Baéc haøn laøm aàm ó leân vôùi hy voïng ñaït ñöôïc moät thoûa öôùc baát töông xaâm vôùi Hoa Kyø trong khi Hoa Kyø ñang baän taâm vôùi Iraq.

Nhöng Hoa Kyø khoâng maéc möu Baéc haøn. Trong cuoäc hoïp baùo ngaøy 6/3/03 toång thoáng Bush noùi ñoù laø chuyeän ñòa phöông, caùc nöôùc Nhaät baûn, Nam haøn, Trung quoác vaø Lieân bang Nga coù traùch nhieäm giaûi quyeát chung vôùi Hoa Kyø. Toång thoáng Bush bieát Kim Chính Nhöït chæ doïa vaø sau nöõa caùc nöôùc Nhaät vaø Nam haøn seõ khoâng theå khoanh tay truùt traùch nhieäm cho Hoa kyø neáu thaät söï Baéc haøn saûn xuaát haèng loaït bom nguyeân töû.Treân thöïc teá neáu Baéc haøn coù vuõ khí nguyeân töû söï vieäc naøy cuõng khoâng nguy hieåm cho Hoa Kyø baèng kho vuõ khí nguyeân töû cuûa Pakistan maëc duø Pakistan ñang laø ñoàng minh cuûa Hoa Kyø. Pakistan laø moät nöôùc Hoài giaùo, daân Pakistan ña soá choáng Myõ. Tính ñoàng minh cuûa Pakistan chæ coù tính caùch giai ñoaïn vaø coù theå thay ñoåi khi tình hình theá giôùi thay ñoåi. Khaû naêng vuõ khí nguyeân töû loït vaøo tay Al Qaeda töø Pakistan cao hôn töø Baéc haøn. Neáu Baéc haøn coù bom nguyeân töû caùc nöôùc bò ñe doïa laø Nhaät baûn vaø Nam haøn.

Trong cuoäc ñoâi co naøy oâng Roh Moo-hyan taân toång thoáng Nam haøn beânh vöïc Baéc haøn. Khi phaûn löïc cô Baéc haøn uy hieáp maùy bay trinh thaùm cuûa Hoa Kyø ngoaøi khôi bieån Nhaät baûn, oâng Roh Moo-hyan chæ trích Hoa Kyø thay vì toá caùo Baéc haøn khieâu khích. Ñaõ ñeán luùc Nam haøn thaáy khoâng caàn quaân ñoäi Hoa Kyø ñoùng treân ñaát nöôùc mình. Tröôùc tình huoáng naøy moät söï taùi phoái trí quaân löïc Myõ taïi Thaùi Bình Döông - cuõng nhö taïi AÂu chaâu - laø ñieàu khoâng theå traùnh khoûi.
Ñoù laø böùc tranh cuûa theá giôùi tröôùc vaø sau khi Iraq bò giaûi giôùi. Khoâng ai coù theå tieân ñoaùn nhöõng gì seõ xaåy ra trong naêm hay 10 naêm tôùi.
Nhöng “cuøng taát bieán, bieán taát thoâng.”
                                    Traàn Bình Nam
                                    March 8 – 2003
                                                    BinhNam@earthlink.net
                                                    http://www.vnet.org/tbn
 
 
 

No comments:

Post a Comment