Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Saturday 17 December 2016

THƯỢNG TÂN THỊ=SƠN TRUNG=THƠ THIỀN KAIKU-

 

THƯỢNG TÂN THỊ * KHUÊ PHỤ THÁN

Thượng Tân Thị

Với 10 bài Khuê Phụ Thán

TIỂU SỬ

THƯỢNG TÂN THỊ




Cụ Thượng Tân Thị, tên thật là Phan Quốc Quang, sanh năm 1888 tại Phủ Thừa Thiên, nay là thị xã Huế, và qua đời năm 1966 tại Sài Gòn, Nam Việt Nam.

Cụ theo Nho học nhưng vì thi cử lận đận, kiểu học tài thi phận như cụ Tú Xương, nên đường công danh không được hanh thông. Vì vậy cụ đã có bài Thi rớt” như sau:


Thi rớt xưa nay cũng sự thường.
Ta nay thi rớt nghĩ mà thương.
Mẹ trông tin trẻ ngồi van vái.
Chị đọ tên em ngó tỏ tường.
Cay đắng mười năm công sĩ khó.
Rủi may một chữ bút quan trường.
Khoa này không đỗ chờ khoa khác.
Cái nợ bình sanh hãy vấn vương.

Khổ hơn nữa, gia đình lại gặp cảnh không may, phải ly tán, khiến cụ đã phải than thở thật não nuột:


Nhà cửa tan tành ấy bởi đâu?
Anh em xa cách nghĩ thêm sầu.
Thương cha nhớ mẹ lòng dao cắt.
Buồn chị lo em luống bạc đầu.
Chìm nổi tấm thân nơi biển khổ.
Mịt mờ hồn phách chốn thành sầu.
Con đường hy vọng còn thăm thẳm.
Một bước trên đời một bước đau.


Qua nhiều nghịch cảnh như vậy, Cụ có thái độ bi quan, chán đời, và phải lưu lạc từ Huế vào bằng ghe bầu cả tháng trời.
Vào Nam Cụ sinh sống bằng nghề dạy chữ Nho (Hán Văn) ở các trường miền quê thuộc tỉnh Vĩnh Long.

Cụ đã ghi lại cuộc hành trình gian nan, và sự sinh sống của Cụ trong bài thơ “Khóc chị Phan Văn Anh”) như sau:


Lấy chồng chị ở chốn nồng nàn.
Bỏ xứ em đi nơi mát mẻ.
Vượt biển vào [FONT=" border="0" alt="" />NamNam ngót tháng trời.
Tìm đi dạy học non năm lẻ.

Cụ ra đi nhằm lúc vua Thành Thái bị chánh quyền bảo bộ Pháp đày sang đảo Réunion, châu Phi

Cụ là bạn văn chương và cũng là bạn thanh khí của các cụ Hồ Biểu Chánh, Trần Chánh Hiếu tức Gilbert Chiếu.
Năm 1934, nhằm lễ Hai Bà Trưng, báo Phụ Nữ Tân Văn có mở một cuộc thi văn chương.
Cụ chiếm giải nhất với bài “Văn tế hai Bà”.

Nhưng Cụ nổi danh và tên tuổi đặng lưu truyền hậu thế là nhờ MƯỜI BÀI KHUÊ PHỤ THÁN, mà người đương thời ai nấy cũng đều công nhận là tuyệt tác, đăng trên tạp chí Nam Phong do Cụ Phạm Quỳnh làm chủ bút, số 21 tháng 3, năm 1919, trang 514

Bài đó Cụ thay lời bà Phi vợ vua Thành Thái “than về nỗi chồng (vua Thành Thái), nỗi con (vua Duy Tân) muôn dặm xa cách, đi không hẹn ngày về, đi mất biệt, đến chết cũng chẳng về” (1)

Vì tình hình chính trị lúc đó các báo trong Nam không báo nào dám đăng (1). Túng thế Cụ phải gởi ra Bắc kèm một bức thơ cho Cụ Phạm Quỳnh là chủ bút tạp chí Nam Phong.

Cụ Phạm Quỳnh đã xin phép Cụ sửa bốn chữ, và đăng vào Nam Phong. Bài thơ đề Nguyễn Thị Phi làm và thêm: nữ sinh Phan Sơn Đại sao lục (1-2)
Vì bài thơ được nhiều người cho là một kiệt tác văn chương mà Cụ lại giấu tên nên có nhiều kẻ hám danh mạo nhận chính họ là tác giả. Vì vậy đã xảy ra bao sự hiểu lầm, bao bàn cãi và cả bút chiến nữa.
Mãi đến năm 1932 mới có sự công nhận bài thơ ấy thật sự là của Cụ Thượng Tân Thị, Phan Quốc Quang, khi ái nữ của Cụ là cô Phan Sơn Đại, bấy giờ đã trở nên một cô giáo, lên tiếng cũng trên tạp chí Nam Phong và cho đăng lại MƯỜI BÀI KHUÊ PHỤ THÁN kèm thêm MƯỜI BÀI TỤC KHUÊ PHỤ THÁN trên Nam Phong số 169, tháng 2, ănm 1932 trong mục Văn Uyển. (3)

Như vậy, trong nghiệp văn chương Cụ cũng còn gặp nhiều điều phải phiền toái! Cuộc đời Cụ thật không được suôn sẻ chút nào.

MƯỜI BÀI TỤC KHUÊ PHỤ THÁN cũng được nhiều nhà phê bình văn học cho là có một giá trị văn chương cao như MƯỜI BÀI KHUÊ PHỤ THÁN. (4)
Về xu hướng chánh trị, Cụ là một nhà thơ yêu nước, thuộc phái bảo hoàng.
Tác phẩm của Thượng Tân Thị:

Ngoài hai bài tuyệt tác là MƯỜI BÀI KHUÊ PHỤ THÁN và MƯỜI BÀI TỤC KHUÊ PHỤ THÁN, với bài văn tế Hai Bà Trưng (chiếm giải nhất cuộc thi của báo Phụ Nữ Tân Văn, năm 1934). Thượng Tân Thị còn có hơn hai mươi bài khác mà tôi sưu tầm được, và cho in trong tập thi này *

* Thùy Linh sẽ lần lượt chép :
10 Bài Khuê Phụ Thán của cụ Thượng Tân Thị (tháng 3-1919 tại Ba Kè-Vĩnh Long)
10 Bài Họa Vận Của Đức Vua Thành Thái
10 Bài Họa của Tố Phang
10 Bài Hoạ của Hoài Nam-Nguyễn Trọng Cẩn
10 Bài Tục Khuê Phụ Thán của cụ Thượng Tân Thị (tháng 7-1927 tại Nhơn Phú, Vĩnh Long)
Văn Tế Hai Bà Trưng
& 20 Bài Thơ khác của cụ

Last edited by ThùyLinh; 11-12-2006 at 02:22 PM.

  • #2
    ThùyLinh's Avatar
    ThùyLinh is offline Ly Ly ThùyLinh is on a distinguished road
    Join Date
    Aug 2006
    Posts
    7,831
    Thanks
    697
    Thanked 2,222 Times in 1,206 Posts

    Default 10 bài Khuê Phụ Thán

    MƯỜI BÀI KHUÊ PHỤ THÁN

    (Liên hoàn thập thủ)

    Của cụ THƯỢNG TÂN THỊ





    I
    Chồng hỡi chồng! Con hỡi con!
    Cùng nhau chia cách mấy năm tròn.
    Bên trời góc biển (I) lơi chim cá (2).
    Dạn gió dày sương tủi nước non.
    Mộng điệp (3) khéo vì ai lẽo đẽo.
    Hồn quyên (4) luống để thiếp thon von.
    Ngày qua tháng lại trông đăm đẳm.
    Muôn dặm xa xa mắt đã mòn.

    BÀI 1.- 1 Bên trời góc biển do chữ “thiên nhai hải giác” dịch ra. 2 “Lời chim cá” là thơ từ gởi không được thường, như sợi dây không săn, cứ lơi ra..
    Người xưa thường dùng chữ ”Nhạn” là chim nhạn, chữ “Lý” là cá chép mà nói về việc thơ từ, tin tức. Nên trong “Kiều” có câu “Bóng chim tăm cá biết đâu mà tìm”.
    3 Ông Trang Châu chiêm bao thấy mình hóa làm con bươm bướm. “Hồ điệp”,
    4 Vua Thục Đế chết hóa làm con quốc “Đỗ quyên”.

    II


    Đã mòn con mắt một phương Âu (I).
    Có thấy chồng con đâu ở đâu?
    Dẫu được non xanh cùng biển tốt.
    Khó ngăn gió thảm với mưa sầu.
    Trách ai dắt nẻo không lừa lọc.
    Khiến thiếp ra thân chịu dãi dầu.
    Bớ bớ xanh kia (2) sao chẳng đoái.
    Tấm lòng bứt rứt trót canh thâu.

    BÀI 2.- 1 Theo ý tôi, thì chữ “Một phương Âu" tôi muốn để là “Phía Phi châu”.
    Vì tôi muốn tránh tiếng nên mới để như thế cho khỏi sự nghi kỵ của nhà dương cuộc.
    2 Chữ “Xanh kia” do chữ “Bỉ thương” dịch ra, tức chỉ vào “Trời”. Trong Kinh Thi có câu “Bỉ thương giả thiên” (bốn chữ Nho) = Xanh kia ấy là trời.

    III

    Canh thâu chưa ngủ hãy còn ngồi.
    Gan ruột như dầu sục sục sôi (1).
    Nghĩa gá ấp iu (2) đành lỡ dở.
    Công cho bú mớm (3) chắc thôi rồi.
    Quyết gìn giữ dạ tròn sau trước (4).
    Biết cậy nhờ ai tỏ khúc nôi.
    Non biển xiên xiên trời một góc.
    Hỡi chồng ôi! Với hỡi con ôi!


    BÀI 3.- 1 Dầu sôi sùng sục. Nấu dầu, nhiệt độ lên tới cực điểm thì thành dầu, mà thật là nóng.
    Gan ruột của chinh phụ này cũng nóng như dầu sôi vậy.
    2 Ấp iu là tình nghĩa vợ chồng.
    3 Bú mớm là tình nghĩa mẹ con.
    4. Là “Thủy chung như nhứt (bốn chữ Nho) = trước sau như một.

    IV
    Con ôi! Ruột mẹ ngướu (I) như tương.
    Bảy nổi ba chìm rất thảm thương.
    Khô héo lá gan cây đảnh Ngự (2).
    Đầy vơi giọt lệ nước sông Hương (3).
    Quê người đành gởi thân trăm tuổi.
    Cuộc thế (4) mong gì nợ bốn phương.
    Mẹ cũng trông mau rồi một kiếp.
    Để cho vẹn vẽ mối cang thường (5).

    BÀI 4.- 1 “Ngướu” là bấy ra, ngướu như tương “tức là nát ngướu như tương đậu nành.
    2 và 3. Ở Huế có núi “Ngự Bình” (hai chữ Nho) = Hòn núi như tấm bình phong và cá sông “Hương Thủy” (hai chữ Nho) = mà ta gọi là “Hương Giang” (hai chữ Nho).
    4 Nguyên văn của tôi đề chữ “Nước tổ”, Ông chủ bút báo Nam Phong sửa lại chữ “Cuộc thế” để tránh sự nghi kỵ lúc bấy giờ.
    5 Cang thường là “Tam cang” (hai chữ Nho) “Ngũ thường” (hai chữ Nho) = Ba giềng năm lẽ thường, là đạo cả của người ta ở đời.


    V

    Cang thường gánh nặng cả hai vai.
    Biết tỏ cùng ai? Ai hỡi ai?
    Để bụng chỉn e tằm đứt ruột (I).
    Hở môi thì sợ vách nghiêng tai (2).
    Trăng khuya nương bóng chênh chênh một.
    Kiếng bể (3) sọi hình tẻ tẻ hai.
    Nhắm thử từ đây qua tới đó.
    Đường đi non nước độ bao dai? (4)



    BÀI 5.- 1 Cổ thi có câu “Xuân tầm đáo tử ti phương tâm” (bảy chữ Nho) = Con tầm mùa xuân đến chết tơ mới hết, nên trong Kiều có câu “Con tằm đến chết cũng còn kéo tơ” hay là “Ruột tằm ngày một héo hon”.
    2 Trong Kinh Thi có câu: “Nhĩ chúc vu viên” (Bốn chữ Nho) = Lóng tai ở nơi vách, ý nói có người rình lóng tai bên tấm vách mà nghe coi mình có nói lên chi không.

    “Kiếng” tức là gương. Tiếng Nam Kỳ gọi là “Kiếng”, Trung Bắc kỳ gọi là gương. Kiến bể do chữ “Phá cảnh” (hai chữ Nho) dịch ra. (Từ Đức Ngôn và Lạc Xương công chúa ở đời Trần bên Tàu đập bể kiếng soi mặt đưa cho nhau làm dấu tích khi phân ly nhau).

    4 “Bao dai” là tiếng Nam Kỳ, ý nói “Thử nhắm đường đi từ đây tới đó, dài là bao nhiêu?”

    VI
    Bao dai non nước chẳng hay cùng.
    Xin gởi hồn ta đến ở chung.
    Hôm sớm cho tròn chung một tiết (I).
    Trước sau không thẹn với ba tùng (2).
    Quê nhà có kẻ lo săn sóc.
    Đất khách nương nhau khỏi lạ lùng.
    Mảng tính chưa xong, vừa chớp mắt (3).
    Trống lầu đâu đã đổ tung tung!!




    BÀI 6.- 1 Đàn bà chỉ có tiết thờ chồng cho trọn đạo mà thôi.
    2 Tức là Tam tùng (hai chữ Nho) = Con gái hồi nhỏ theo cha, lớn lên theo chồng, chồng chết theo con.
    3 Nguyên văn của tôi đề chữ “Thiu thỉu” Ông chủ bút Nam Phong sửa lại “Chớp mắt” cho người Bắc hiểu.

    VII


    Đã đổ tung tung tiếng trống thành.
    Giựt mình thức dậy mới tan canh.
    Sương sa lác đác trên tàu lá.
    Gió thổi lai rai giữa bức mành (I).
    Cảnh ấy tình này thôi hết muốn.
    Trời kia đất nọ nỡ cho đành.
    Thương nhau chẳng đặng (2) cùng nhau trọn.
    Xin hẹn cùng nhau kiếp tái sanh (3).



    BÀI 7.- 1 Là bức sáo, tiếng Bắc kêu là bức mành.
    2 “Chẳng đặng” tiếng Bắc kêu là “chẳng được”.
    3 Tái sanh (hai chữ Nho) là kiếp sau.

    VIII



    Kiếp tái sinh may có gặp không?
    Kiếp này đành phụ với non sông.
    Chiêm bao lẩn thẩn theo chơn bướm (1).
    Tin tức bơ vơ lạc cánh hồng (2).
    Tính tới tính lui thân cá chậu (3).
    Lo quanh lo quẩn phận chim lồng (4).
    Đã không chung hưởng thì thôi chớ.
    Sao nỡ xa nhau, chồng hỡi chồng?


    BÀI 8.- 1 Khi xưa có câu “Hồ điệp mông trung gia vụ Lý” (bảy chữ Nho) = (Trong giấc bướm nhà xa muôn dặm).
    Nhưng đây ý nói hễ ngủ thì chiêm bao thấy chồng con luôn luôn.
    2 Ngày xưa người ta gọi thơ từ thường dùng cánh chim Hồng Nhạn (Ngỗng trời) đưa đi.
    3 và 4 ý nói người ta bó buộc như cá trong chậu, chim trong lồng khó mà thoát thân cho thong thả.

    IX


    Hỡi chồng có thấu nỗi này chăng?
    Sóng gió khi không dậy đất bằng (I).
    Non nước chia hai trời lộng lộng.
    Cha con riêng một biển giăng giăng.
    Mối sầu kia gỡ khoanh (2) chưa hết.
    Giọt thảm này tuông bửng khó ngăn.
    Ngán bấy cuộc đời không gượng gạo.
    Canh chầy còn ở dưới cung trăng.



    BÀI 9.- 1 Do câu Bình địa khởi phong ba = (năm chữ Nho) (Đất bằng dậy sóng).
    Không có chuyện mà thành có chuyện.
    2 Tức là “cái khoanh” (Thuộc về danh từ).
    3 Tức là “cai bửng” (Thuộc về danh từ)
    Hai câu này ý nói: Rầu rỗi chồng xa cách, nếu lấy cái khoanh mà quấn mối sầu cũng không hết được và thảm vì con chia lìa, nếu lấy cái bửng mà ngăn giọt lệ cũng không ngăn được.

    X


    Ở dưới cung trăng luống nỉ non.
    Đắng cay như ngậm trái bồ hòn (I).
    Khói mây dọng quốc (2) nghe hơi mỏn.
    Sương tuyết mình ve (3) nhắm đã mòn.
    Lằn mõ làng xa canh cốc! cốc!!!
    Tiêng chuông chùa cũ giộng bon! bon!!!
    Nỗi riêng ai biết ta thương nhớ.
    Chồng hỡi chồng! Con hỡi con!



    BÀI 10.- 1 Bồ hòn là một thứ trái cây, chất nó cay đắng, người Bắc thường phơi khô nó để giặt áo quần thế xà phòng.
    2 Do câu “Quyên quốc yêu hà không tư khổ” = (bốn chữ Nho) dịch ra.
    3 Trong Kiều có câu “Tuyết sương ngày một hao mòn mình ve”.
    Ý nói: Chinh phụ nhớ thương chồng con như con quốc mỏn hơi, con ve xép mình vậy.


    THƯỢNG TÂN THỊ
    Viết ở Ba Kè tháng 5 năm 1919 dương lịch.

    CHÚ THÍCH MƯỜI BÀI “KHUÊ PHỤ THÁN” DO CHÍNH TÁC GIẢ LÀ THƯỢNG TÂN THỊ VIẾT THÁGNG 3 NĂM 1919 DƯƠNG LỊCH TẠI BA KÈ
    Và dấu triện vuông.
    (Nơi nào Cụ ghi thêm chữ Nho thì tôi ghi Cụ viết mấy chữ, và để vào hai ngoặc đơn)
    Last edited by ThùyLinh; 11-12-2006 at 02:51 PM.
    Thanked 2,222 Times in 1,206 Posts

  • Default 10 Bài Họa Vận của Đức Vua Thành Thái

    NGUYÊN TÁC


    MƯỜI BÀI HỌA VẬN CỦA ĐỨC VUA THÀNH THÁI

    Lời tòa soạn của báo Tri Tân số 190 – 191 ngày 7-6-1945 và 7-7-1945.

    “Sau khi MƯỜI BÀI KHUÊ PHỤ THÁN và TỤC KHUÊ PHỤ THÁN của Thượng Tân Thị Phan Quốc Quang tiên sinh ra đời , vua Thành Thái đang sống trong vòng lao lý ở châu Phi (Réunion) đọc được hai bài trên bèn họa lại.
    Ông Huỳnh Vương Quang, một đọc giả ở Cần Thơ đã chép và gởi cho báo chí mười bài họa vận tập KHUÊ PHỤ THÁN và TỤC KHUÊ PHỤ THÁN. Cứ theo lời ông thì mười bài này do chính đức Thành Thái làm. Bản chí xin cám ơn sao lục của lục gia và vui lòng đăng lên đây để cống hiến quốc dân một bầu tâm huyết của một đấng cố quân nước nhà.

    I
    Vợ hỡi vợ! Con hỡi con!
    Cách nhau trăng khuyết lại trăng tròn.
    Ruột tằm đòi đoạn như tơ bủa.
    Nước mắt từng phen luống nỉ non.
    Xót nỗi tha hương trời thăm thẳm.
    Chạnh niềm cố quốc núi thon von.
    Trách ai chích mất lòng chim cá.
    Vàng đá xui nên phải mỏn mòn.

    II

    Mỏi mòn con mắt góc trời Âu,
    Lủi thủi quê hương trải nỗi đau.
    Góc bể mai, chiều cam đã giận.
    Chân trời khuya sớm héo gan sầu.
    Ba sinh lỡ dở đường duyên nợ.
    Muôn dặm phôi pha đám lửa dầu.
    Ngẩm lại cuộc đời thêm chán ngán,
    Một mình trằn trọc suốt canh thâu.

    III
    Canh thâu trằn trọc đứng lại ngồi.
    Đáo để nhân tình huyết phải sôi.
    Chí cả còn chưa xong chuyện ấy.
    Bợm già đâu đã mắc tay rồi…
    Má hồng luống để ai cam phận,
    Con trẻ đành lìa nở khúc nôi.
    Trẻ tạo cột người ghê gớm thiệt,
    Hỡi vợ ôi! Với hỡi con ôi!

    IV
    Con ôi! Không lấp nổi dòng Tương.
    Nghĩ đến con mà thiệt thảm thương.
    Bởi chút xót xa tình cốt nhục.
    Mà ra đau đớn cảnh tha hương.
    Tuôn lồng cha đã không đành nẻo.
    Tháo cũi con rài cũng hết phương.
    Thôi thế thì thôi đành mặc thế,
    Sao cho khỏi lỗi đạo cang thường.

    V
    Cang thường ai kẻ nặng hai vai.
    Quanh quẩn bây giờ biết hỏi ai?
    Cảnh ấy tình này thêm xót dạ,
    Trời kia đất nọ hỡi bưng tai.
    Đã không non nước gom về một,
    Lại khiến gương đồng phải bẻ hai.
    Dâu bể đa đoan thôi hết nói,
    Ôm lòng thương xót thở than dài.

    VI
    Thở dài than vắn biết ai cùng?
    Rượu giải sầu nay cạn mấy chung,
    Cám cảnh thê nhi trời chiếc bách,
    Biết ai vây cánh đủ mây tùng?
    Yêu tình mỏi mắt trong đăm đẳm,
    Cảnh vật cùng ta ngó lạnh lùng.
    Non nước chia hai đau đớn nhỉ!
    Thành sầu khôn nổi mở cho tung.

    VII
    Ai mở cho tung mấy cửa thành,
    Tư bề lạ mặt lính ai canh?
    Ngùi trong bể Á tàu phun khói,
    Chạnh nhớ trời Phi liễu rũ mành.
    Trách bớ cao xanh sao chẳng đoái,
    Lạc loài đen bạc nỡ cho đành.
    Sống thừa thôi có mong gì nữa,
    Đành để quê người gởi tử sanh.

    VIII
    Gửi tử sanh nay có tủi không?
    Nghĩ ra thêm thẹn với non sông.
    Bốn bề chỉ thấy người đen trắng,
    Tấc dạ không khuây giọng Lạc Hồng.
    Ngày gởi buồn theo hơi gió lọt,
    Đêm khuya thẹn với bóng trăng lồng.
    Nỗi niềm biết mấy ai bày tỏ,
    Trời rộng mênh mông, núi chập chồng.

    IX
    Chập chồng biết có nẻo nào chăng,
    Nhắn nhủ cùng ai kẻ bạn bằng.
    Tơ tóc kiếp này đành ngắn ngủi,
    Bèo mây nỗi ấy nối dài giăng.
    Chiêm bao họa có đôi khi gặp,
    Tin tức bây giờ lắm nỗi ngăn.
    Căn dặn đôi lời ghi để dạ.
    Thương thay chênh chếch nửa vầng trăng.

    X
    Chếch nửa vầng trăng một nước non.
    Một cây thôi đã khó nên hòn.
    Kêu sương tiếng nhạn hơi ròng rã,
    Nhớ nước chim quyên gáy héo mòn.
    Lạch tống quanh nhà xô cuộn cuộn,
    Đồng hồ trên vách đánh bon bon.
    Mực mài nước mắt tình không cạn.
    Vợ hỡi vợ! Con hỡi con!


    Cựu hoàng THÀNH THÁI
    (Báo Tri Tân số 190-191),
    Ngày 7-6 và 7-7 năm 1945)
    Last edited by ThùyLinh; 11-12-2006 at 03:06 PM.


  • SƠN TRUNG * HUẾ ĐAU THƯƠNG

    SƠN TRUNG * HUẾ ĐAU THƯƠNG


    Miền Trung đau thương. Miền Trung vai gầy đã gánh chịu cảnh đất cằn khô, sỏi đá và thiên tai. Ngoài ra, dân Miền Trung đã chịu tổn thất rất nhiều từ đầu thế kỷ 19 đến nay.
    Ở đây, chúng tôi xin nói điểm chính là việc kinh đô thất thủ 1885.


    Ngày 16 tháng 9 năm 1856, tàu Catinat của Pháp được cho phép cập bến Đà Nẵng để yến kiến Tự Đức. Phái viên Pháp lúc này lại không được gặp Tự Đức. Ngày 26 tháng 9 năm 1856, một số tàu chiến của Pháp ở Thái Bình Dương vào bờ biển Annam bắn phá, rồi bỏ đi. Ngày 24 tháng 10 năm 1856, tàu Capricieuse của Pháp tuy được cho phép vào cảng Đà Nẵng nhưng những yêu cầu của một số phái viên Pháp yêu cầu Tự Đức về việc thông thương và bãi bỏ cấm đạo đã không được Tự Đức thông qua.

    Trong một số phái viên của Pháp lúc này là Montigny tức giận mắng chửi cả cung điện Huế. Với lời hứa sẽ có sự giúp đỡ của giáo dân Annam như Pellerin nói, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Walewski giao nhiệm vụ cho Phó Đô đốc Hải quân Pháp - Thái Bình Dương Genoully là sau khi chiếm được Quảng Châu phải tiến tới Đà Nẵng chiếm được vùng này, Nữ hoàng Isabella II của Tây Ban Nha cũng hứa sẽ đem tàu chiến đến giúp đỡ người Pháp cứu lấy các giáo dân.
    Ngày 1-8-1883, Pháp nã đại bác vào Thuận An. Tối 20 tháng 8, Thuận An thất thủ; con đường thực dân Pháp tiến vào kinh đô đã sẵn sàng. Triều đình hoang mang lo sợ, một số muốn hàng, một số hoang mang, Tôn Thất Thuyết cương quyết đánh Pháp. Ngày 21/5/1885, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp chỉ thị cho Lemaire - Khâm sứ Pháp ở Huế: “... Không thể không trừng phạt hành vi của viên Thượng thư Bộ binh nước Nam... Ông cho triều đình nước ấy biết rằng chúng ta không chịu để cho ông Thuyết ở chức Phụ chính lâu hơn nữa. Ông phải đòi người ta bãi chức ông ấy và đưa đi xa”. Cuối tháng 5/1885, Chính phủ Pháp bổ nhiệm tướng Roussel De Courcy làm Toàn quyền chính trị và quân sự ở Việt Nam với nhiệm vụ cụ thể là ổn định tình hình ở Việt Nam.

    Ngày 1/6/1885, De Courcy đến vịnh Hạ Long và từ đó đem quân vào Huế. Ngày 1/7/1885, y viết trong nhật ký: “... Muộn còn hơn không, ta sẽ bắt Tường và Thuyết hoặc ta sẽ làm cho chúng hết phương phá hoại ta”.

    Ngày 3/7/1885, De Courcy tập hợp sỹ quan dưới quyền và mời đại diện Nam triều sang Tòa Khâm sứ ở bờ Nam sông Hương để bàn về nghi thức triều kiến vua Hàm Nghi và trình Quốc thư của Chính phủ Pháp. Tôn Thất Thuyết biết âm mưu bắt sống mình của De Courcy nên cáo bệnh không đến, chỉ cử Nguyễn Văn Tường và Phạm Thận Duật đi thay.

    De Courcy tỏ thái độ ngạo mạn, đòi cho phái đoàn Pháp đi vào lối giữa Ngọ môn (là lối chỉ dành cho nhà vua); đòi vua Hàm Nghi phải bước khỏi ngai vàng xuống nhận quốc thư... Cuộc thương thảo bất thành.

    Hàm Nghi - Ông vua yêu nước

    Ngay lập tức, Tôn Thất Thuyết cùng phe chủ chiến ra lệnh tập trung binh lực, đào thêm hầm hố, dựng thêm chướng ngại vật, đưa thêm 300 khẩu thần công lên mặt thành, dựng các tấm thuẫn đan bằng mây tre và bọc hai lớp da trâu để cản bớt sức công phá của đại bác địch trên mặt thành... Cả các tù nhân trong các lao Thừa Thiên và Trấn Phủ cũng được huy động vào đội ngũ chuẩn bị đánh Pháp.

    Phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết

    Quá nửa đêm 5/7/1885, De Courcy còn đang say sưa trong buổi tiệc khoản đãi quân sỹ và bàn kế hoạch thị uy lực lượng trong buổi trình quốc thư thi tiếng súng đánh Pháp đột ngột nổ trên cả hai hướng. Tôn Thất Thuyết và Đề dốc Trần Xuân Soạn chỉ huy cánh quân tấn công khu nhượng địa Mang cá ở phía đông bắc kinh thành. Em ruột Tôn Thất Thuyết là Tôn Thất Lệ chỉ huy cánh quân đánh vào Tòa Khâm sứ ở bờ Nam sông Hương.
    Quân Pháp cố thủ trong doanh trại đợi trời sáng để chờ dịp phản công. Sau 5 giờ chiến đấu, đạn dược của quân triều đình cạn dần. Quân Pháp tập trung hỏa lực phản kích rồi tràn vào trong thành. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra cửa Chương Đức, rời bỏ kinh thành lên phía bắc để tiếp tục cuộc kháng chiến. Kinh thành Huế chìm trong lửa khói. Khắp nơi đổ nát hoang tàn, chết chóc thê lương. Những ngày sau, người ta nhặt được gần 1.800 xác người, rất nhiều trong số đó là dân thường, hơn 7000 người khác bị thương. Người chết được vùi lấp vội vã dọc các con đường trong thành nội.

    Tòa Khâm sứ và Mang Cá cách xa 2500m và ngăn cách bằng dòng Sông Hương, vì thế chúng không thể cứu viện lẫn nhau. Quân Pháp đành thúc thủ, chờ đợi…
    Tác giả Nguyễn Nhược Thị trong tác phẩm Hạnh Thục Ca đã viết như sau:

    Ầm ầm tiếng súng khắp trời Khói um mù đất, lửa ngời lòa mây Canh tư thắng phụ chưa hay Canh năm nghe báo rất may mừng lòng. Bình Đài thu phục đã xong Lầu Tây Dương đốt, lửa chong bốn bề Phen này Tây ắt phải về Ngửa nhờ trời đất phù trì lắm thay .
    ( Hạnh Thục Ca, sđ , tr 41)

    Về tình hình ở Tòa khâm sứ vào đêm hôm đó, A.Delvaux (ngoại vụ Pais) đã viết trên BAVH- 1916 như sau:

    “Một trong những đạn đại bác bắn từ ổ pháo phía Đông đã làm thủng mái và nền nhà của nhà Phái bộ ( tức Tòa Khâm sứ-TTT)
    Các trại lính của đại đội 27 và 30 của Tiểu doàn 4 Thủy quân lục chiến bị cháy cùng một lúc với chỗ để đồ đạc của Phái bộ và các nhà hậu cần. Lính đã tìm đến chỗ tường bằng cửa phía trước của tòa nhà đối diện với trại binh. Ông De Courcy chỉ huy 160 người, bố trí một cửa sổ hai người và tổ chức ngôi nhà thành một pháo đài. Một vài loạt súng trường bắn ra nhưng nhất là sáu cổ đại bác ở góc đông của Kinh thành đã cầm chân 1500 kẻ tấn công không có súng ống nhiều và ở cự ly xa. Cũng may mắn là chiếc nhà của điện thoại ở cách xa nhà phái bộ 300m không bị đạn, nhờ vậy mà ông tướng ( chỉ De Courcy) có thể liên lạc với đồn Thuận An. Ông tướng bị kẹt trong gian nhà chính giữa rất lo cho số phận của đồn Mang Cá. Đến sáng ngày thì có hai khẩu đâị bác được đặt bố trí thành ổ pháo hướng nòng về phía Tây của nhà phái bộ và đã bị một trung đội thủy quân lục chiến tiến đánh đằng sau và chiếm được…” ( BAVH 1916, sdd tr 76)

    Rạng sáng ngày 23/5 , quân Pháp bắt đầu phản công.

    Dưới sự chỉ huy của Pernot, Pháp chia quân làm 3 ngã để tiến vào kinh thành. Từng đợt xung phong, chiếm lĩnh các vị trí cửa chắn then chốt , để tràn vào các cửa Đông Ba, Thượng Tứ, Chánh Đông, Chánh Tây, An Hòa…Một toán từ Cửa Trài phá cầu Thanh Long, vượt sông Ngự Hà tiến vào Lục Bộ , cố tấn công cửa Hiển Nhơn để mở đường vào Đại Nội. Toán quân thứ hai vượt Cầu Kho , tấn công quân ta đang tử thủ ở vườn Thượng Uyển , đồng thời cũng để tiếp ứng cho toán quân địch đang tìm cách phá vỡ cửa Hiển Nhơn ( cửa phía Đông vào Đại Nội ).

    Bị bất ngờ phản công , ban đầu, quân ta chống cự rất anh dũng, bắn lủng ruột viên thiếu úy Pellicot. Các vọng lâu được sử dụng làm pháo đài.Trên thành ,quân ta bắn xuống xối xã. Quân địch đánh vào một pháo đài có chứa thuốc súng của ta, một toán quân Phi và một tên chỉ huy bị nổ tung lên. Bọn chúng bị chết cháy ngay tại trận.

    Về bên phía Tòa Sứ, đoàn quân của Cheroutre cũng tiến sang.. Chúng cố tràn lên, nhưng bị quân ta nổ súng chặn lại. Trung úy Lacroix bị thương; thiếu úy Heitschell khi sắp qua cầu thì một thùng thuốc súng phát nổ, y bị chết cháy.
    Cuối cùng, địch cũng tiến được vào thành. Ngay lúc đó, quân của Bornes và Sajot cũng vừa tiến vào

    Trước sự phản công của địch, quân ta không giữ được thành, phải tháo chạy về phía Lục Bộ và tràn ra cửa Đông Ba. Tại đây đã bị toán quân của Pháp từ phía Cửa Trài tiến lên bao vây. Cuộc giết chóc tàn bạo chưa từng có đã xãy ra. Quân Pháp tiến được vào thành, chúng hạ cờ của triều đình xuống, treo cờ tam tài lên. Sau đó, tiếp tục tiến vào Đại Nội, vua Hàm Nghi đã ra khỏi Kinh thành, tiến ra căn cứ Tân Sở. Pháp chiếm Đại Nội, chúng thu nhiều vàng bạc và số tiền hơn một triệu quan. Đó là số tiền mà triều đình không kịp mang đi…

    Trước đó, trong khi tiến vào Thành Nội, địch ra sức đốt phá, hãm hiếp, giết chóc, cướp bóc không từ một ai. Một toán quân của địch đến đốt trụi trụ sở Bộ Lại, Bộ Binh và các kho thuốc súng. Chúng chia nhau chiếm giữ các kho tàng, cung điện. Trưa hôm đó, chúng chia nhau đi đốt hoặc vùi lấp những thi hài của quân và dân ta đã ngã xuống dưới gót giày xâm lực của bọn chúng.

    Một cuộc chạy loạn hết sức đau thương. Hơn 1500 người dân và binh lính của ta đã ngã xuống trong đêm hôm đó.Họ chết vì bị trúng đạn của Pháp, một số do chen lấn ,giẫm đạp nhau khi cố vượt ra khỏi Kinh thành. Hầu như không có gia đình nào không có người bị tử nạn trong đêm binh biến này.
    Sự bi thương đã được truyền khẩu thành một bài vè có tên là” Vè thất thủ Kinh đô” :

    Súng Tây nó bắn đì đùng Đồn đài tan nát khổ trong nước nhà Người thì ra cửa An Hòa Kẻ thì ra cửa vậy mà Chánh Tây Người lên thành lại xuống giây Sa tay rớt xuống thôi rày thác oan Trách thay quan lớn không troàn Trong thành thiên hạ chết oan đã nhiều Súng mình thì bắn phiêu phiêu Súng tây bắn ít chết nhiều người ta… ( Vè “ Thất thủ kinh đô”, sdd , tr 83)

    Sáng 5/7, De Courcy viết báo cáo gởi Toàn quyền Đông Dương :

    “ Huế, ngày 5/7 vào lúc 3 giờ sáng. Phái bộ và Mang Cá bị bất ngờ tấn công bởi toàn bộ binh lực của Kinh thành Toàn thể khu vực của Thủy Quân lục chiến bằng nhà tranh xung quanh Phái bộ đều bị pháo cháy và người đốt. Tòa nhà phái bộ nguyên vẹn. Không có tổn thất gì đáng kể. Không có tin tức gì về Mang Cá là nơi đóng quân của tiểu đoàn 3 lính Phi. Kinh thành bị bốc cháy nhiều nơi; súng lớn và súng nhỏ nổ nhiều. Tôi nhìn theo hướng của hỏa lực, tôi chắc rằng địch đã bị đẩy lui. Tôi bảo vệ được nhà tranh điện thoại. Tôi đã ra lệnh cho Hải Phòng đưa quân đóng ở đó vào. Tôi chẳng lo ngại gì cả De Courcy
    Huế, ngày 5 tháng 7 vào lúc 11 g sáng.

    Kinh thành đã nằm trong tay chúng tôi với 1 100 cổ đại bác. Quân đội chiến đấu tuyệt vời, đầy tin tưởng. Các thiệt hại khá lớn. Sự tấn công về phía Annam lúc 1 giờ sáng cùng một lúc về phía khu vực trong Kinh Thành, nơi chúng tôi đóng, và về phía khu vực Phái bộ ( tức đồn Mang cá-TTT). Nhưng kẻ đánh phá với số lượng hơn 30 000 người, lúc đầu đã đốt cháy chỗ đóng quân bằng nhà tranh ở Mang Cá, và ở chỗ đóng quân Thủy quân lục chiến ở tại khu vực Phái bộ. Tất cả trang thiết bị đều bị cháy trụi, đạn dược và lương thực cứu được. Ngôi nhà phái bộ đều mang nhiều vết đạn pháo. Tôi đang tổ chức phòng thủ để đẩy lùi đợt đánh có thể xãy ra vào đêm mai, ít nhất cũng nhằm vào Phái bộ. Chẳng có gì phải lo ngại. Điều binh có trật tự để củng cố đồn. De Courcy “ ( trích BAVH 1916, sdd tr 75).


    Dù đã chuẩn bị khá cẩn thận trong việc tấn công đồn giặc, nhưng vì thiếu thông tin liên lạc, nhất là khi phải đánh đột kích trong đêm tối. Hơn nữa,vũ khí của ta quá kém, không có sức công phá lớn và không thể bắn được tầm xa nên quân ta đã thua trận

    Tuy nhiên, chúng ta cần thừa nhận ý chí chiến đấu của Tôn Thất Thuyết và binh sĩ của ta. Ông đã ngang nhiên chỉ huy quân ta tấn công vào đồn giặc, quyết đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi đất nước. Điều đó đã thể hiện sĩ khí của một nhà cầm quân “ uy vũ bất năng khuất”…

    Kể từ đó về sau , ngày 23/5 AL đã biến thành ngày giỗ lớn hàng năm của người dân Huế. Họ cúng cho tất cả những người tử nạn: binh sĩ đã chiến đấu và gục ngã trước làn đạn quân thù; dân chúng, quan chức, thợ thuyền…đã chết do nhiều nguyên do: bị trúng đạn của giặc ; giày đạp chen lấn nhau mà chết, hoặc sẩy chân rơi xuống hồ ao dày đặc trong kinh thành; có người lại chết vì bị ngã xuống từ trên thành cao khi cố trèo ra khỏi thành…

    Năm 1894, bộ Lễ đã cho xây về phía trước Hoàng thành một cái Đàn gọi là Đàn Âm Hồn , đàn có diện tích 1500m2; gần cửa Quảng Đức, là địa điểm mà Tôn Thất Thuyết đã trực tiếp chỉ huy quân ta đánh vào đồn Mang Cá.( Tiếc thay, do sự vô tâm của con người, hiện nay Đàn Âm Hồn- Đàn Chiến sĩ trận vong đầu tiên của nước ta đã không còn dấu tích ! ).
    Trước đây, hàng năm , đến ngày 23/5 AL, tại Đàn Âm Hồn có một lễ cúng rất lớn để truy niệm những binh sĩ đã hy sinh và người dân đã tử nạn trong đêm binh biến lịch sử đó. Quan Đề đốc Hộ Thành được cử đến làm chủ tế.

    Hiện nay, trong khu vực Thành Nội Huế ( tại ngã tư Mai Thúc Loan- Lê Thánh Tôn) vẫn còn miếu Âm Hồn. Đó là ngôi miếu do người dân tự lập nên từ rất lâu. Hàng năm đến ngày “ quẩy cơm chung” ( 23/5 ÂL) , hoặc ngày rằm tháng 7 ,mặc dù từng gia đình đã có cúng tại nhà, nhưng người dân trong khu vực vẫn cùng nhau đến đây, bày biện lễ vật, với tất cả lòng thành, họ cùng nhau thắp nhang, đốt đèn để truy niệm hàng ngàn chiến sĩ và đồng bào ta đã mất trong đêm kinh hoàng ; đêm kinh thành Huế thất thủ vào tay bọn thực dân xâm lược…

    Miếu Âm Hồn tại ngả tư đường Lê Thánh Tông và Mai Thúc Loan, địa điểm chính tổ chức lễ cúng âm hồn hằng năm tại TP Huế.
    Miếu Âm Hồn ở cống Chém (An Hoà), một trong các miếu còn sót lại tại TP Huế.
    Một miếu Âm hồn khác ở làng Thế lại - Phú Hiệp - TP Huế

    Dòng chữ ghi trên miếu: Nghĩa trủng đường đàn ( nơi tế lễ các nghĩa sĩ 23.5 Ất Dậu )

    Lăng trong khu nghĩa trang mới, nơi cải táng 132 hài cốt tử sĩ VNCH thiệt mạng trong những ngày cuối cùng cuộc chiến, tháng 3, 1975, ở Thừa Thiên.


    Bia thờ trong khu nghĩa trang nơi vừa cải táng 132 tử
    ... Từ ngày 23/5 âm lịch năm Ất dậu đau thương đó, người dân Huế có thêm một phong tục mới. Bắt đầu từ ngày 22/5 âm lịch và kéo dài đến cuối tháng, các gia đình ở Huế đều làm mâm cơm cúng những người đã chết trong ngày bi thương kinh đô thất thủ. Năm 1895, những người dân Huế dựng miếu Âm hồn ở ngã tư Đông Ba - Âm hồn (nay là ngã tư Mai Thúc Loan - Lê Thánh Tôn). Ngôi miếu đơn sơ trở thành nơi tập trung tưởng niệm. Hàng năm, những người dân sống quanh miếu Âm hồn lập Ban tổ chức lễ cúng cho các chiến sỹ trận vong và đồng bào nạn vong năm Ât dậu 1885 trong hai ngày 22, 23/5 âm lịch.





    Các tư gia, các khuôn hội, chùa chiền, các tổ chức từ thiện đều tích cực cúng âm hồn do xuất phát từ lòng cảm thương những người bị chết trong biến cố một cách bi thương và oan uổng, hồn bơ vơ vất vưởng, không có ai cúng cấp cho nên cúng âm hồn có ý nghĩa cao đẹp là công cho "thập loại chúng sinh" chứ không hẳn cúng cho thân nhân trong gia đình mình. Tính nhân bản rộng lớn vả đẹp đẽ là ở chỗ đó.

    Từ ngày 23 tháng 5, nếu là một đu khách mới đến Huế lần đầu, người ta sẽ ngạc nhiên khi thấy vô số rạp được dựng lên để cúng âm hồn trong thành phố. Nhạc cúng lễ vang động khắp nơi, hương trầm nghi ngút tỏa cả đêm lẫn ngày. Ban đêm các thời cúng của từng gia đình được đặt trước mặt nhà, hương đèn được đặt sẵn. Lễ vật cúng ít nhiều tùy gia cảnh nhưng tối thiểu phải có chè, cháo, gạo muối, bông ba hoa quả, hương, nhang trầm, hột nổ, áo binh, giấy ngũ sắc cau trầu rượu. Đặc biệt trong lễ cúng 23 tháng năm này, từ gia đình cho đến tập thể, phải nhớ có một bình lớn nước hoặc một thùng nước chè đầy và một đống lửa đốt bên cạnh bàn thờ cúng. Người cúng tin rằng các âm hồn sẽ đến uống nước và sưởi ấm bên đống lửa, vì nhiều người trong biến cố đã chết khát, và chết lạnh lẽo dưới ao, hồ, sông suối trong rạng ngày 23 tháng 5.



    Ngày chính cử hành nghi lễ là ngày 23 tháng 5. Nhưng đối với các tư gia thì có thể tùy theo từng gia đình mà tổ chức từ 23 tháng 5 đến 30 tháng 5.
    Tiến trình nghi lễ cúng tại miếu âm hồn hằng năm như sau:

    - Ngày 22 tháng 5, dựng rạp ngoài trời, trang hoàng khu vực cúng tế ở miếu và bàn cúng lễ ở ngoài trời. Có năm lại thiết lập đài chiến sĩ trận vong trước miếu.
    - Sáng 23 tháng 5, khoảng 7 giờ sáng làm lễ khai kinh, tụng kinh.
    - Trưa 23 tháng 5, cúng ngọ theo nghi thức tôn giáo.
    - Chiều 23 tháng 5, lúc 14 giờ làm lễ tế cúng âm hồn theo nghi thức tế lễ của Khổng giáo. Quan trọng nhất là ông chủ tế và ông xướng lễ. Tại đài chiến sĩ trận vong thì làm lễ truy điệu.

    Các người đảm nhiệm việc cúng lễ y phục chỉnh tề theo quy định. Phường bát âm được mời đến để cử nhạc trong buổi lễ.
    Buổi lễ kéo dài suốt cả buổi chiều. Phần chính trong buổi lễ là đọc văn tế. Có nhiều bài văn tế đã viết và đã đọc. Sau đây là một đoạn của bài văn tế do cụ Phan Bội Châu viết trong khi cụ bị giam lỏng ở Bến Ngự:

    .
    ..Cúng cha, chú, bác, thím, mợ, dì, anh, chị, em ta cả thảy...
    Đau đọan sau, còn đoạn trước
    Tính nhất sinh nhất tử
    Sơ khác gì thân
    Này hương, hoa, vàng, giấy, xôi, rượu
    Gọi chút rằng:
    Xin nếm lấy hơi

    Xin nếm lấy lòng

    Nghĩa đồng chủng đồng bào

    Thác xem như sống
    Hỡi sinh linh các đấng
    Phù trợ cho Tổ quốc trường tồn.
    Ai tai, thượng hưởng!

    Sau cuộc lễ là hình thức phóng sinh: chim, lươn, cá v.v…

    Trong lễ “đăng đàn chẩn tế”, vị hòa thượng chủ lễ thỉnh thoảng lấy tay vốc từng nắm xôi và đồng tiền kẽm đặt sẵn trong một cái khay lớn vất ra sân. Đám trẻ con chen chúc nhau lượm các đồng tiền trên lấy đây đeo cổ để trừ yêu ma quỷ quái.


    Sau kỳ lễ tế, vào ngày 12 tháng 6 âm lịch có tục đi chạp mộ tập thể những người tử nạn trong ngày thất thủ kinh đô (địa điểm gần lăng cụ Kinh Tế, trên đường vào chùa Trà Am, có hai đám mộ tập thể chôn người tử nạn trong biến cố 23/5) tại núi Ngự Bình (những người này được vùi sơ sải, đến khi dọn tử thi trong thành nội, người ta nhận thấy khu vực có nhiều tử thi nhất là vùng sát với miếu âm hồn hiện tại. Có lẽ con đường dẫn đến cửa Chính Đông là con đường dân chúng ào ào chạy loạn, quân Pháp vào thành cũng theo cửa Chính Đông nên sự sát hại thật thảm khốc. Khi đào mộ cải táng, người ta thấy có mũ mang, bài ngà quan lại lân xác ngựa).

    Ngoài việc cúng tế ngày 23 tháng năm, dân Huế còn tổ chức thả đèn trên sông Hương để tưởng niệm đồng bào tử nạn và chiến sĩ trận vong.
    Sau đó hơn nửa thế kỷ, năm 1945, cộng sản nổi lên, những công an gốc Quảng Nam, Quảng Ngãi đã ra Huế thực hiện cuộc tàn sát như họ đã giết Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi. Và năm 1968, cộng sản từ B8ác vào đã sát hại hàng chục ngàn dân Huế. Và trong cuộc tấn công Quảng Tri, Huế, Đà Nẵng cộng sản đã thẳng tay bắn vào thường dân.

    Ngày nay, cộng sản cấm truy điệu nạn nhân mậu thân, nhưng trong lòng người dân Huế vẫn còn niền đau khôn nguôi vì cộng sản tàn bạo. Nước mắt và máu vẫn chảy, và trên sông Hương những ngọn nến vẫn được thả trôi để tưởng niệm những oan hồn trong chiến tranh do thực dân và cộng sản gây nên.

    Tháng 12 năm 2010
    Sơn Trung

    THƠ THIỀN

    Thơ Thiền Kaiku

    CHIA SẺ
    Thơ Thiền Haiku là một loại hình nghệ thuật độc đáo của Nhật Bản kết hợp nghệ thuật thơ và Thiền trong đạo Bụt.Những bài thơ Thiền của các vị thiền sư nổi tiếng thể hiện một sự chứng đạt tâm linh của họ bằng nhưng câu thơ hết sức súc tích nhưng rất ý vị sâu xa. Không cầu kỳ, không hoa mỹ, nhưng thực sự thơ thiền Haiku đã để lại những khoảng bình an, tĩnh tại cho chúng ta mỗi khi có dịp đọc và chiêm nghiệm. Eshare xin giới thiệu chùm thơ Thiền Haiku đến các bạn thông qua bản dịch của Đồng Tâm

    Enlightenment is like the moon reflected on the water.
    The moon does not get wet, nor is the water broken.


    Although its light is wide and great,
    The moon is reflected even in a puddle an inch wide.
    The whole moon and the entire sky
    Are reflected in one dewdrop on the grass.

    (Dogen )
    Giác ngộ giống như trăng soi trên nước
    Trăng không bị ướt dù nước có vỡ tan
    Dù ánh sang trăng là rộng lớn vô cùng
    Trăng vẫn soi dù trên ao tù nước động
    Cả mặt trăng và cả bầu trời diệu vợi
    Soi trên từng hạt sương ngủ yên trên tán cỏ im lìm.


    Those who see worldly life as an obstacle to Dharma
    see no Dharma in everyday actions.
    They have not yet discovered that
    there are no everyday actions outside of Dharma.
    Dogen



    Người thế gian xem đời sống là một trở ngại của Pháp
    không thấy Pháp trong cuộc sống hằng ngày
    họ chưa thấy được rằng
    không có hành động hằng ngày nào là nằm ngoài cửa Pháp

    It is as though you have an eye
    That sees all forms
    But does not see itself.
    This is how your mind is.
    Its light penetrates everywhere
    And engulfs everything,
    So why does it not know itself?
    Foyan


    Dù  đôi mắt bạn thấy được mọi vật
    Nhưng mắt không thề thấy được chính nó
    tâm của ta cũng vậy
    ánh sáng của tâm tràn ngập mọi nơi
    bao phủ vạn vật
    Vậy, không có lý do gì tâm không biết được chính mình


    Who is hearing?
    Your physical being doesn’t hear,
    Nor does the void.
    Then what does?
    Strive to find out.
    Put aside your rational Intellect,
    Give up all techniques.
    Just get rid of the notion of self.
    Bassui


    Ai đang nghe?
    Thân thể bạn không nghe
    Cũng không phải là không có
    vậy cái gì nghe?
    cố gắng  tìm ra
    bỏ ra những trí thông minh của bạn
    bỏ ra những kỹ thuật
    chỉ cần thoát khỏi những ý niệm cái tôi

    Hell is not punishment,
    it's training.
    Shunryu Suzuki

    Địa ngục không phải là sự trừng phạt
    Đó là sự đào luyện

    The most important thing is to find out
    what is the most important thing.
    Shunryu Suzuki


    Điều quan trọng nhất là tìm ra điều gì là quan trọng nhất
    Food and clothes sustain
    Body and life;
    I advise you to learn
    Being as is.
    When it’s time,
    I move my hermitage and go,
    And there’s nothing
    To be left behind.
    Layman P’ang


    Thức ăn và quần áo giữ gìn
    Thên thể và cuộc sống
    Tôi khuyên bạn học
    Sự sống như là
    Chính thời khắc của nó
    Tôi đi đến viện tu khổ hạnh và đi
    Không có gì
    Bỏ lại sau lưng
    A world of dew,
    and within every dewdrop
    a world of struggle
    Issa


    Thế giới của giọt sương,
    Và nằm trong mỗi giọt sương
    Một thế giới của sự tranh đấu



    /

    No comments:

    Post a Comment