Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 15 December 2016

PHAN LẠC PHÚC = TRẦN HOÀI THƯ =VŨ HOÀNG CHƯƠNG=HỒ VĂN CHÂM

Sunday, November 6, 2016

PHAN LẠC PHÚC * KỶ NIỆM TAO ĐÀN

KỶ NIỆM TAO ĐÀN
Đầu năm 1956 tôi từ biệt nghề "chiến binh lội ruộng"về Phòng 5 bộ Tổng tham mưu làm sĩ quan thông tin báo chí. Lúc bấy giờ tôi chưa có vợ con gì, khoác cái ba lô lên lưng là có thể đi cùng trời cuối đất. Về Saì Gòn chưa biết ở đâu tôi sáp vô ở với bạn cũ Thanh Nam ở ngõ Nancy ( đường Phan Văn Trị). Tôi và Thanh Nam chơi  với nhau từ khi tôi từ ngoài khu về Hà Nội ăn dầm nằm dề trên căn gác phố hàng Bông nhà Nguyễn thiệu Giang, tập tọng làm văn nghệ văn gừng dưới sự hướng dẫn của đàn anh Đinh Hùng. Trong nhóm chúng tôi ngày ấy ngoài Thanh Nam, Nguyễn Thiệu Giang còn có Nguyễn Minh Lang, Phan Nghị, Huy Quang Vũ Đức Vinh ,những người Thanh Nam nhắc đến trong bài hành tuổi 40 vài chục năm sau:
                       ...Bạn cũ hãy nương theo rét lạnh
                          Về  đây cùng nhập một cơn say
                         
Chí lớn chia nhau đầy gác
                         
Bụi hồng chưa khiến tóc xanh phai
                          Dăm bảy lòng sông ôm biển cả
                         
Coi đời dưới mắt nhẹ không ai
                         
Cơn mê nhập cuộc sầu chưa bén
                          Thân thế chưa đau cát bụi này...
Sau hiệp định Genève 1954 nhóm chúng tôi tan tác kẻ đi người ở. Theo anh Đinh Hùng vào Nam có Vũ Đức Vinh, Phan Nghị và tôi; Thanh Nam đã vào Saì Gòn trước , 1953. Ở lại có Nguyễn Minh Lang, Nguyễn thiệu Giang . Bây giờ (1956) tôi ở với Thanh Nam, gặp lại anh Đinh Hùng và có thêm những người bạn mới. Ở cùng nhà ngõ Nancy lúc bấy giờ có nhà thơ Thái Thủy (tác giả Lá thư gửi mẹ)kịch sĩ, kiêm "ngâm'sĩ và vũ sư (muá Trấn thủ lưu đồn)Hoàng Thư ,nhà báo Vũ Quang Ninh, quản đốc đài phát thanh Quân Đội. Một lũ "xê li bạt" ở với nhau,không có đàn bà, không có trẻ con, ăn uống tùy tiện, tối đến sải chiếu ra, chăng màn ngủ ,mỗi anh một góc, không phiền ai. Nhà này trước đây còn có văn sĩ Tạ quang Khôi (xước danh Tạ ống khói) nhưng ít lâu nay ông "Ống khói" tạm biệt nơi này vô Đại học sư phạm rồi. Nhà này phải để sàn rộng rãi là nó có lý do của nó. Ông Hoàng Thư thỉnh thoảng tập múa Trấn thủ lưu đồn nên phải có chỗ  cho "vũ sư" tập dượt. Vũ sư mặc quần đùi ,thân thể hom hem nhưng múa rất hăng vừa múa vừa hát "Trấn thủ ấy mấy lưu đồn. Ngày thì canh điếm ấy tối dồn là việc quan, chém tre mà đẵn gỗ trên ngàn..." Nhà một lũ độc thân nên anh em dễ dàng hội họp ,gặp nhau "phùng trường tác hí'. Sải chiếu ra, ăn nhậu dài dài .Hay  đến đây là đàn anh Đinh Hùng có khả năng đặc biệt vừa nằm vừa viết văn chương Tao Đàn mà chữ nghĩa vanã rồng bay phượng múa. Có ông Vũ khắc Khoan gõ muỗng vào ly mà "Hồ trường, hồ trường ta biết rót về đâu". Có ông Mai Thảo với ông Phạm đình Chương rượu uống tì tì ,càng uống mặt càng tái đi. Có ông Anh Ngọc say ngất ngư mà vẫn hát "Anh đến thăm em một chiều mưa'". Có ông Tạ Tỵ ngày Tết chạy sang ,sải chiếu ra, rút bất.
Văn nghệ sĩ đến đây nhiều như thế nên người ta bảo ngõ này là ngõ "văn nghệ";ø khu này cũng có khá đông anh em ta cư ngụ. Từ chợ Nancy quẹo vô ngõ Phan Văn Trị là nhà của nhà văn, nhà thơ kiêm "sáo sĩ" Tô kiều Ngân. Đi thêm dăm chục bước chân là nhà Thanh Nam. Trước cửa nhà Thanh Nam là nhà Tạ Tỵ họa sĩ, văn ,thi sĩ. Ngay cạnh nhà Thanh Nam là nhà  ban Hợp ca Hạc Thành của anh em nhạc sĩ Nhật Bằng,Nhật Phượng, Thể Tần, Hồng Hảo. Xế bên kia một chút là nhà của ký gỉa lão thành Thượng Sĩ, nhà phê bình, điểm sách trên tờ Tin Mới của Hà Nội năm xưa, ( nhà văn nữ Sài Gòn cô nương xuất hiện trên làng báo hải ngoại mấy năm gần đây là con gái anh Thượng Sĩ).
Năm ấy (1956) là thời kỳ cực thịnh của ban Tao Đàn phù hợp với giai đoạn khởi đầu của nền Đệ Nhất Cộng Hòa khi miền Nam VN vừa có một thể chế mới, một tương lai mới. Pháp đã rút hết về nước . Trên phương diện truyền thanh các đài của Pháp như Pháp Á, Con nhạn (Hirondelle) nhất loạt đóng cửa ; đài  quốc gia (lúc bấy giờ chưa có TV) cũng như các chương trình phat thanh có bổn phận phải "lớn lên" cho kịp với tình hình. Ban Tao Đàn ngoài trách nhiệm đã được minh thị "tiếng nói của thơ, văn miền Tự Do"còn tiềm ẩn một nghĩa vụ "đem theo văn hóa của 1 triệu  người miền Bắc vừa định cư ở miền Nam." Thơ, văn Tao Đàn phần đông là văn hóa Bắc Hà, là những làn điệu của văn minh sông Hồng, sông Mã giao duyên cùng văn minh Hương Giang và Cửu Long Giang. Bao nhiêu năm đã trôi qua, bây giờ từ vĩ tuyến 17 trở vào trong, chúng ta có một lối ngâm thơ đã trở thành phổ biến : ngâm thơ Tao Đàn .Nó xuất hiện thường xuyên trong cải lương miền Nam hay bài chòi miền Trung. Nó là cái còn lại, là dấu ấn của văn nghệ sĩ đã đưa Tao Đàn vào đời sống văn hóa.
Người khai sinh và điều khiển chương trình Tao Đàn ,như cả nước đều biết là thi sĩ Đinh Hùng. Nam 1956 tôi  ở nhà Thanh Nam ,nơi anh Đinh Hùng thường tới viết bài ,các cộng sự thân thiết nhất của anh đều ở quanh đây nên có thể nói nơi đây là "đại bản doanh" của chương trình Tao Đàn. Chương trình Tao Đàn có thể chia ra làm 3 bộ phận. Bộ phận quan trọng nhất là ban biên tập và diễn đọc gồm Đinh Hùng, Thanh Nam, Thái Thủy; vài năm sau có Huy Quang Vũ đức Vinh từ Nha Trang vào cộng tác. Bộ phận thứ 2 là ban ca ngâm gồm những tài tử nam, nữ trình diễn thường xuyên hay tùy hứng. Người "đa năng' nhất trong ban Tao Đàn là Tô kiều Ngân. Anh vừa là taì tử diễn ngâm, vừa biên tập, vừa trong ban nhạc. Tiếng sáo Tô kiều Ngân réo rắt thường được coi là "indicatif" của Tao Đàn, hợp cùng tiếng đàn thập lục trầm bổng của Bửu Lộc, tiếng piano trầm ấm trước của Ngọc Bích, sau của Phạm đình Chương. Về giọng ngâm nam ngoài họ Tô, còn có Hoàng Thư; một thời giọng ngâm Thanh Hùng cũng có góp tiếng trên đài.Tô kiều Ngân tuy giọng không khoẻ nhưng anh là người ngâm "khéo" nhất, ngâm giọng Bắc, giọng Trung đều nhuyễn. Hoàng Thư có chất giọng say sưa, mạnh mẽ được đời nhớ mãi trong Bài ca ngư phủ của Vũ Hoàng Chương. Thanh Hùng với giọng thổ pha kim ,xuất sắc trong những tác phẩm bi hùng. Có những giọng ngâm không có mặt lâu năm trên đài nhưng vẫn được đời ghi nhớ như Quách Đàm trong những bài lục bát hay Thiếu Lang trong Hồ Trường của Nguyễn bá Trác.


Về giọng ngâm nữ lúc khởi đầu phải nhắc tới cái ngọt ngào của Giáng Hương nhưng các tay sành điệu đều không thể nào quên giọng ngâm đổ hột đặc sắc của bà Đàm Mộng Hoàn , một danh tiếng vang lừng tại Khâm Thiên tiền chiến trong Tỳ bà Hành . Giọng ngâm nữ nhiều năm làm thổn thức trái tim thính giả là Hồ Điệp trong những bài thơ nức nở TTKH. Về sau, có một giọng nữ như sương như khói làm khởi sắc những vần ca dao dân tộc và những bài ca huyền sử . Đó là giọng ngâm Hoàng Oanh.
Sang đến thập niên 60 (thế kỷ trươc) sức truyền lan của Tao Đàn cóø sút giảm đi. Thi ca miền Nam Tự Do với một thẩm mỹ mới, một thẩm mỹ chênh vênh (esthétique de choc)   đã ngự trị thi đàn. Thơ có vần đang chuyển sang không vần của thơ Tự Do. Người ta ưa đọc thơ hơn là ngâm thơ. Nhưng đó lại là một vấn đề khác. Mỗi thời điểm có vấn đề riêng của nó.
Ngày xưa đàn anh Đinh Hùng có nói :"Mỗi một người bạn là một phần đời sống của mình". Thoạt đầu, tôi nghĩ là đàn anh "bốc" đàn anh phán vậy thôi. Nhưng càng già càng thấy đàn anh nói đúng. Bây giờ nói về thời gian sống ở ngõ Nancy còn lại những ai?. Đinh Hùng, Thanh Nam, Thượng Sĩ, Hoàng Thư, Phạm đình Chương, Vũ khắc Khoan, Mai Thảo,  Nhật Bằng, Tạ Tỵ ,Phan Nghị... đều bỏ chúng ta mà đi rồi. Người gần nhất "lên đường" là Huy Quang Vũ đức Vinh. Khi nghe tin Vũ đức Vinh ngắc ngoải hai ông còn lại ngày xưa nhà Thanh Nam là Vũ Quang Ninh va Thái Thủy vội bay sang Seattle thăm bạn, Tới nơi thấy bạn mình đã hôn mê nhưng khi nghe :"Vu Quang Ninh, Thaí Thuỷ sang thăm ông đây"người hấp hối bỗng chảy hai hàng nước mắt. Vu đức Vinh người bạn thường gọi tôi "bạn cũ trên 50 năm" đã từ biệt chúng ta như thế.
Bây giờ còn có người mà kể lại; mai đây không biết còn kể lại với ai?
                                                   
PHAN LẠC PHÚC

TRẦN HOÀI THƯ * BẦY NGỰA HOANG


Ý Thức Và Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang

TRẦN HOÀI THƯ

1.

Tôi làm quen với Ý Thức khi tạp chí này được in ấn theo lối ronéo có tòa soạn ở đường Nguyễn Thái Học, Phan Rang. Có lẽ vào năm 1969 thì phải. Không ngờ, từ một người cọng tác, gởi bài, anh em chủ trương đã dành cho tôi nhiều cảm tình ưu ái. Anh em Ý Thức đã chọn tập truyện Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang của tôi như là tác phẩm đầu tiên do cơ sở Ý Thức xuất bản. Đó cũng là tác phẩm đầu tay của tôi.

Tôi được may mắn, vì đứa con tinh thần của mình được trao đúng chỗ. Dù kỹ thuật in bằng roneo, nhưng khi nhìn vào không ai có thể nghĩ nó được khai sinh từ một căn phòng ở một thành phố nhỏ bé, với cái máy quay roneo, với một bàn máy đánh chữ!

Nó trả lại danh dự cho nền văn nghệ mà các chủ bút ở SG vẫn quen gọi là văn nghệ tỉnh lẻ.

2.


Kiểm điểm lại, trên giòng sinh hoạt văn học VN, có lẽ không có thời nào mà lưu lượng văn chương lại tràn trề phù sa chữ nghĩa như thời miền Nam trong giai đoạn cuối những năm 60 và đầu những năm 70. Những tạp chí, những đặc san, những tác phẩm, chẳng những có mặt ở Sàigon mà còn hiện diện ở khắp nơi, khắp chốn, từ một thành phố đông dân như Nha trang, đến một thị trấn ít người như An Nhơn, Bình Định. Những Khai Phá (Châu Đốc, 1970-1971), Biểu Tượng (Vĩnh Long, 1968), Tập Thể (Vĩnh Long, 1973), Hoài Vọng (Phan Rang, 1968- l969), Sóng (Tuy Hòa, l965), Dựng Đất (Nha Trang), Vỡ Đất (An Nhơn - Bình Định), Nhìn Mặt (Bình Định), Việt (Huế), Ngưỡng Cửa (Quảng Nam), Trước Mặt (Quảng Ngãi), Nguồn (Cần Thơ), Vượt Thoát (Cần Thơ) v.v. đã nói lên một nét đặc biệt trong nền văn học miền Nam thời chiến.

Không phải nhất thiết là Saigon, mà tỉnh lẽ đôi khi là cái phao để những người viết trẻ tìm đến cho qua "cơn bỉ nạn văn chương". Lấy ví dụ tập thơ Chiến Tranh Việt Nam và Tôi của Nguyễn Bắc Sơn do nhà xuất bản Đồng Dao phát hành vào năm 1972. Đây là tập thơ đầu tay của NBS. Tập thơ này bị Sở Kiểm duyệt ở Trung Ương SG làm khó dễ nhưng lại được Cần Thơ cho qua (giấy phép kiểm duyệt số 12/UBKD/V4CT ngày 6 tháng 4 năm 1971)!

Cám ơn ý Thức, để Nỗi bơ vơ của bầy ngựa hoang (1969) được nói lên giữa tiếng nổ bom đạn.

Nói như Võ Tấn Khanh, khi nhìn lại một tạp chí của miền Nam trước 1975:
"Ý Thức đã nói được tiếng nói anh em bạn bè, đáp ứng phần nào mơ ước của chúng tôi và nhất là thể hiện được thái độ của những người cầm bút trước vận mệnh của văn chương và đất nước."

Trần Hoài Thư

Nguồn: Thư Quán Bản Thảo tập 33 Tháng 10-2008”
(Chủ đề di sản văn học miền Nam: Một Thời Ý Thức)






Tác Giả

Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba(Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Bùi Giáng (Nguyễn Hưng Quốc, Phạm Xuân Đài, T.V.Phê)
Phụng Hiến (Hồng Vân ngâm)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nguyễn Mạnh Côn (Viên Linh, Tạ Tỵ, Thế Uyên, ...)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Mai Thảo (Trần T. Hiệp, Nguyễn H. Quốc, Hoàng Khởi Phong)
Thanh Tâm Tuyền (Bùi Vĩnh Phúc, T.V.Phê)
Tô Thùy Yên (Phan Lạc Phúc, Đặng Tiến, Thụy Khuê, ...)
Viên Linh (Lê Huy Oanh, Nguyên Sa, Đặng Tiến, ...)
Y Uyên (NG~, Trần T. Uyên Ngọc, Tạp chí TQ Bản Thảo)
Trần Hoài Thư (Phạm Văn Nhàn, Nguyễn Lệ Uyên, ...)
Vũ Hữu Định (Phạm Duy, Võ Phiến, Đặng Tiến ...)
Nguyễn Bắc Sơn (Võ Phiến, Trần Hoài Thư, Nguyễn Lệ Uyên, Lê Mai Lĩnh ...)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An



© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@hotmail.com)

VŨ HOÀNG CHƯƠNG * BÀI CA BÌNH BẮC

Bài Ca Bình Bắc







Kể từ đấy
Mặt trời mọc ở phương Ðông, ngùn ngụt lửa
Mặt trời lặn ở phương Ðoài, máu chứa chan
Đã sáu mươi ngàn lần …
Và từ đấy cũng sáu mươi ngàn lần
Trăng tỏ bóng nơi rừng cây đất Bắc
Trăng mờ gương nơi đồng lúa miền Nam
Ruộng dâu kia bao độ sóng dâng tràn
Hãy dừng lại thời gian
Trả lời ta - Có phải?
Dưới vầng nguyệt lạnh lùng quan ải
Dưới vầng dương thiêu đốt quan san
Lớp hưng phế xô nghiêng từng triều đại
Mà chí lớn dọc ngang
Mà nghiệp lớn huy hoàng
Vẫn ngàn thu còn mãi
Vẫn ngàn thu người áo vải đất Quy Nhơn

Ôi người xưa Bắc Bình Vương
Ðống Ða một trận năm đường giáp công
Ðạn vèo năm cửa Thăng Long
Trắng gò xương chất, đỏ sông máu màng
Chừ đây lại đã xuân sang
Giữa cố quận một mùa xuân nghịch lữ
Ai kia lòng có mang mang
Ðầy vơi sầu xứ - Hãy cùng ta
Ngẩng đầu lên, hướng về đây tâm sự
Nghe từng trang lịch sử thét từng trang

Một phút oai thần dậy sấm
Tan vía cường bang
Cho bóng kẻ ngồi trên lưng bạch tượng
Cao chót vót năm mầu mây chiêm ngưỡng
Dài mênh mông vượt khỏi lũy Nam Quan
Và khoảng khắc
Ðổ xuôi chiều vươn ngược hướng
Bao trùm lên đầu cuối thời gian
Bóng ấy đã ghi sâu vào tâm tưởng
Khắc sâu vào trí nhớ dân gian
Một bành voi che lấp mấy ngai vàng

Ôi Nguyễn Huệ người anh hùng áo vải
Muôn chiến công, một chiến công dồn lại
Một tấm lòng, muôn vạn tấm lòng mang
Ngọn cờ vung, bao tính mệnh sẵn sàng
Người cất bước, cả non sông một dải
Vươn mình theo – dãy Hoành Sơn mê mải
Chạy dọc lên thông cảm ý ngang tàng
Cùng chồm dậy đáp lời hô vĩ đại
Chín con rồng bơi ngược Cửu Long Giang
Người ra Bắc, oai thanh mờ nhật nguyệt
Khí thế kia làm rung động càn khôn
Lệnh ban xuống, lời lời tâm huyết
Nẻo trường chinh ai dám bước chân chồn
Gươm thiêng cựa vỏ
Giặc không mồ chôn
Voi thiêng chuyển vó
Nát lũy tan đồn
Ôi một hành ca hề, gào mây thét gió
Mà ý tướng, lòng quân hề, bền sắt tươi son

Hưởng ứng sông hồ giục núi non
“Thắt vòng vây lại” tiếng hô giòn
Tơi bời máu giặc, trăng liềm múa
Tan tác xương thù, ngựa đá bon

Sim rừng, lúa ruộng, tre thôn
Lòng say phá địch, khúc dồn tiến quân
Vinh quang hẹn với phong trần
Ðống Ða gò ấy mùa xuân năm nào

Nhớ trận Ðống Ða hề thương mùa xuân tới
Sầu xuân vời vợi
Xuân tứ nao nao
Nghe đêm trừ tịch hề, máu nở hoa đào
Ngập giấc xuân tiêu hề, lửa trùm quan tái
Trời đất vô cùng hề, một khúc hát ngao
Chí khí cũ gầm trong da thịt mới
Vẳng đáy sâu tiềm thức, tiếng mài dao
Ðèo Tam Ðiệp hề, lệnh truyền vang dội
Sóng sông Mã hề ngựa hí xôn xao
Mặt nước Lô Giang hề, là trầm biếc khói
Mây núi Tản Viên hề, lọng tía giương cao
Rằng: “Ðây bóng kẻ anh hào
Ðã về ngự trên ngã ba thời đại”
Gấm vóc giang sơn hề, còn đây một dải

Thì nghiệp lớn vẻ vang
Thì mộng lớn huy hoàng
Vẫn ngàn thu còn mãi
Ôi ngàn thu người áo vải đất Quy Nhơn

Nay cuộc thế sao nhòa, bụi vẩn
Lũ chúng ta trên ngã ba đường
Ghi ngày giỗ trận
Mơ BẮC BÌNH VƯƠNG
Lòng đấy thôn trang hề, lòng đây thị trấn
Mười ngã tâm tư hề, một nén tâm hương
Ðồng thanh rằng: “Quyết noi gương”

Ðể một mai bông thắm cỏ xanh rờn
Ca trống trận thôi lay bóng nguyệt
Mừng trời đất gió bụi tan cơn
Chúng ta sẽ không hổ với người xưa
Một trận Ðống Ða nghìn thu oanh liệt
Vì ta sau trước lòng kiên quyết
Vàng chẳng hề phai, đá chẳng sờn.

BS. HỒ VĂN CHÂM * PHÚ XUÂN

Thử Tìm Hiểu Tại SaoVua Gia Long Đóng Đô Ở Phú Xuân
Minh Vũ Hồ Văn Châm

Ngày 13-6-1801 (mồng 3 tháng 5 năm Tân Dậu), Nguyễn Ánh chiếm lại kinh thành Phú Xuân. Tháng 2 năm 1802, Nguyễn Ánh đánh tan đạo quân phản công của Nguyễn Quang Toản ở lũy Trấn Ninh, thu phục toàn cõi Nam Hà. Trong lúc đó, Nguyễn Quang Toản chạy ra Bắc Hà, cải niên hiệu Cảnh Thịnh thành Bảo Hưng, sửa sang điện Kính Thiên trong thành Đông Đô, đắp đàn tròn ở Ô Chợ Dừa và khơi đầm vuông ở Hồ Tây tế cáo Trời Đất, sai Nguyễn Huy Lượng làm bài phú Tụng Tây Hồ ca ngợi công nghiệp nhà Tây Sơn, mưu tính việc lấy lại sông Gianh làm biên giới phân tranh nam bắc. Đã có sẵn dự tính thống nhất sơn hà, từ năm 1796, tại Gia Định, Nguyễn Ánh cho đúc tiền Gia Hưng, nay trước ý đồ của triều đình Tây Sơn, tháng 5 năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua tại Phú Xuân, lấy niên hiệu là Gia Long, và cử đại binh ra đánh chiếm Bắc Hà. Chỉ trong vòng hai tháng, quân nhà Nguyễn đã bắt trọn vua quan nhà Tây Sơn. Ngày 20-7-1802, vua Gia Long vào thành Đông Đô, đổi tên đô cũ của nhà Lê làm Bắc Thành, và trở nên ông vua nhất thống thiên hạ.
Phú Xuân là đô cũ của các chúa Nguyễn Nam Hà. Phú Xuân cũng là kinh đô của nhà Nguyễn Tây Sơn. Việc vua Gia Long chọn Phú Xuân làm quốc đô của nước Việt Nam thống nhất đương nhiên có những lý do chính đáng của nó. Gia Long là người trì trọng, làm việc gì cũng suy xét kỹ càng, cân nhắc hơn thiệt, cho nên không thể có sự kiện Gia Long chọn Phú Xuân làm quốc đô chỉ giản đơn vì Phú Xuân là đất khởi nghiệp của tổ tiên mình, hay vì Phú Xuân là nơi chôn nhau cắt rốn của chính mình, mà là vì nhiều lý do quan hệ đến sự hưng vong của triều đại nhà Nguyễn và sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam.
Phú Xuân, tức là thành phố Huế ngày nay, nằm ở phía nam một bình nguyên dài và hẹp của miền trung bộ Việt Nam, khí hậu khắc nghiệt, đất cát khô cằn, đường bộ đường biển đi lại khó khăn bất tiện, cho nên xưa nay Phú Xuân không phải là một trung tâm địa lý trù phú. Bởi lý do đó, đời sau có nhiều người đã trách cứ Gia Long bỏ Đông Đô (Hà Nội ngày nay) vốn là trung tâm văn hóa lâu đời, là chiếc nôi lịch sử của dân tộc, mà thiên đô vào Phú Xuân là vùng đất mới, là nơi đá trọi cây cằn. Nhiều người khác lại trách cứ Gia Long đã bỏ Gia Định (Sài Gòn ngày nay) vốn là căn cứ địa trung hưng, kinh tế phồn thịnh, dân cư đông đảo, của cải phong túc, mà trở lại Phú Xuân là nơi ruộng vườn cạn kiệt, là nơi chó ăn đá gà ăn muối, người dân vất vả một nắng hai sương mà tay làm không nuôi nổi miệng ăn. Nhiều người khác lại đưa ra nhận xét là nếu chọn Phú Xuân làm quốc đô vì lý do trung tâm địa lý của đất nước thì phủ Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam mới là ở vị trí trung độ bắc nam chứ đâu phải Phú Xuân vốn gần Hà Nội hơn Sài Gòn. Sau hết, nhiều người tỏ ý tiếc rẻ là nếu Gia Long không đóng đô ở Phú Xuân mà đóng đô ở Bắc Thành thì vào hậu bán thế kỷ 19, khi người Pháp xâm lấn Đại Nam, giải pháp Tăng Kỷ Trạch-Jules Ferry lập một quốc gia trái độn từ biên giới Quảng Tây đến tỉnh Quảng Bình đã có cơ hình thành, và Việt Nam sẽ chỉ mất có nửa nước phía nam, nửa nước phía bắc thoát được nạn vong quốc nhờ vào vị thế trung lập giữa Pháp và Tàu.
Tìm hiểu tại sao Gia Long đóng đô ở Phú Xuân là lý giải những luận cứ trên đây, xem thử những luận cứ đó có phù hợp với thực trạng đất nước lúc bấy giờ, đồng thời tìm tòi những dữ kiện lịch sử liên hệ đến vùng địa lý Phú Xuân, Thuận Hóa, Ô Lý, Nhật Nam, Việt Thường, để chắt lọc những chất liệu cấu tạo nên đặc tính của đất nước và con người Phú Xuân, là những yếu tố căn bản của lý do khiến Gia Long quyết định chọn Phú Xuân làm kinh đô của nước Việt Nam thống nhất.
Hai trăm năm sau khi Gia Long lên ngôi vua ở Phú Xuân, tình trạng Việt Nam về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, v.v., tất nhiên đã thay đổi rất nhiều. Bởi vậy, lấy con mắt của người đời nay mà nhận xét việc chọn lựa địa điểm thủ đô cho Việt Nam thì hầu hết mọi người đều dễ dàng đồng ý rằng, hoặc là Hà Nội, hoặc là Sài Gòn, một trong hai thành phố đó đương nhiên đứng đầu danh sách. Gạt bỏ qua một bên yếu tố tình cảm chủ quan, ví dụ như người miền bắc thì thiên về việc chọn lựa Hà Nội, người miền nam thì thiên về việc chọn lựa Sài Gòn, cứ lấy con mắt vô tư của người đời nay và căn cứ vào các yếu tố khách quan của thực trạng Việt Nam hiện thời mà cân nhắc sự khác biệt, đánh giá nét đặc thù, nhận định ưu khuyết điểm của hai trung tâm địa lý nói trên, thì việc chọn lựa Hà Nội hay Sài Gòn làm thủ đô của Việt Nam đều có những lý do chính đáng không thể phủ nhận. Cũng với tinh thần vô tư phán xét đó, cũng trên cơ sở phân tích thực trạng Việt Nam hiện thời, không mấy ai ngày nay lại nghĩ đến việc chọn lựa Huế làm thủ đô của nước Việt Nam thống nhất. Nhưng lấy con mắt của người đời nay mà trách cứ Gia Long đã bỏ Đông Đô vốn là nơi ngàn năm văn vật, là trung tâm văn hóa lâu đời, là cái nôi lịch sử của dân tộc, hay trách cứ Gia Long đã bỏ Gia Định vốn là đất căn bản của sự nghiệp hưng vương, là nơi kinh tế phát triển, cư dân đông đảo, tài nguyên dồi dào, để đóng đô ở Phú Xuân là nơi của khôn người khó, ruộng vườn chật hẹp, đất cát khô cằn, thì sự trách cứ đó không tránh khỏi mang tính chất chủ quan và thiển cận. Thực vậy, trong các yếu tố làm cơ sở cho việc quyết định chọn lựa đất đóng đô thì yếu tố chính trị là quan trọng bậc nhất. Gia Long thế tất đã phải giải quyết một số vấn đề chính trị đặc thù của thời đại mà vị thế của Phú Xuân trở thành giải pháp tối hảo. Trong tình huống như thế, các yếu tố lịch sử và văn hóa, cũng như các yếu tố địa lý và kinh tế, đều trở nên thứ yếu. Cứ lấy ngay Trung Quốc ở sát liền bên nước ta làm thí dụ thì thấy ngay là sau thời đại Hán Tùy Đường, tình hình chính trị và xã hội Trung Quốc mỗi ngày một chuyển biến, do chịu nhiều ảnh hưởng ngoại lai nên mang thêm những sắc thái mới, vì vậy mà trung tâm chính trị của Trung Quốc không ngừng di chuyển về phía đông rồi lên phía bắc, cứ xa dần cái nôi lịch sử và văn hóa Trường An. Vậy thì Gia Long đã vì những lý do chính trị nhất định nên mới quyết định không đóng đô ở Đông Đô mà đóng đô ở Phú Xuân. Trách cứ Gia Long bỏ nơi phát tích của dân tộc mà thiên đô vào vùng đất mới Thuận Hóa thì có khác gì trách cứ Tống Thái Tổ bỏ Trường An mà định đô ở Biện Kinh, Minh Thành Tổ bỏ Kim Lăng mà dời đô lên Yên Kinh, Mao Trạch Đông không quay về nơi nguồn cội Tây An mà lại lên phía bắc đặt thủ đô ở Bắc Bình. Đó là về phần các yếu tố lịch sử và văn hóa. Còn yếu tố kinh tế trên cán cân xét đoán chọn lựa địa điểm đóng đô thì hầu như trong tất cả mọi trường hợp đều nằm ở vị thế thứ yếu so với yếu tố chính trị. Trách cứ Gia Long bỏ đất Gia Định trù phú mà trở về định đô ở Phú Xuân thì cũng chẳng khác gì thắc mắc tại sao người Tàu không lấy Thượng Hải mà lại chọn Bắc Kinh làm thủ đô, hay trách cứ người Mỹ chỉ đặt thủ đô ở New York một thời gian vô cùng ngắn ngủi rồi dời về Washington, D.C. Nói tóm lại, trung tâm chính trị của một nước không nhất thiết phải đồng thời là trung tâm kinh tế.
Luận cứ trung tâm địa lý nêu lên sự kiện trung điểm thực sự của Việt Nam là thị trấn Tam Kỳ ở Quảng Nam chứ không phải là thành phố Huế, vì Tam Kỳ nằm đúng vào vị trí trung độ bắc nam chứ không phải Huế vốn gần Hà Nội hơn là Sài Gòn. Theo đường xe lửa xuyên Việt ngày nay thì Huế chỉ cách Hà Nội 668 km, và cách Sài Gòn khoảng 1250 km. Luận cứ trung tâm địa lý không phải là không có cơ sở. Gia Long muốn đóng đô ở miền trung để tiện liên lạcvới cả hai miền nam bắc, vì lẽ vào thời Gia Long, phương tiện giao thông còn thô sơ và chậm chạp, thông tin liên lạc chỉ trông vào tấm hỏa bài cầm tay, ra bắc vào nam, dù bằng ghe bầu hay bằng ngựa trạm thì cũng mất mười mấy ngày trời, chứ không phải chỉ mất mấy tiếng đồng hồ như ngày nay. Gia Long chắc chắn cũng có tính toán cân nhắc đến yếu tố trung tâm địa lý, nhưng tại sao Gia Long lại chọn Phú Xuân mà không chọn Tam Kỳ? Ngự trị ở Phú Xuân để kiểm soát và canh chừng công việc các tòa Tổng Trấn hai miền tự trị nam bắc, Gia Long rất an tâm về phía Gia Định thành, bởi lẽ Gia Định là đất kinh dinh của các chúa Nguyễn, là căn cứ địa hưng quốc của đương triều, cho nên công thần, lương tướng của nhà Nguyễn phần đông là người Gia Định. Trong lúc đó thì mói bận tâm thực sự của Gia Long là Bắc thành. vốn là đất cũ của nhà Lê, lòng người còn tưởng nhớ đến công nghiệp to lớn của các vua Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông, và ân sủng của các chúa Trịnh. Bởi vậy, Gia Long đã để cho miền bắc từ Thanh Hoa ngoại trấn (Ninh Bình ngày nay) trở ra đuợc tự trị, lục dụng con cháu các cựu thần nhà Lê, và lập công chúa Ngọc Bình con vua Lê Hiển Tông làm Đệ Tam cung, để mua chuộc lòng người Bắc Hà. Mặt khác, để canh chừng động tĩnh của miền bắc, Gia Long đóng đô ở Phú Xuân cũng tạm gọi là nơi trung độ của đất nước, mà lại có ưu điểm là nằm trên bình nguyên Bình Trị Thiên ăn liền với đồng bằng Thanh Nghệ và châu thổ Nhĩ Hà, đường đi không cách đèo trở núi (1). Trong lúc đó thì từ Huế vào Đà Nẵng chỉ có 107 km mà xe lữa ngày nay phải đi qua 6 đường hầm xuyên sơn, như vậy nếu Gia Long lui về phía nam bên kia núi Hải Vân để đóng đô ở Tam Kỳ thì sự kiện này đương nhiên mang lại hậu quả là Gia Long trong thực tế phải tách biệt với miền bắc, mặc nhiên để cho miền bắc thoát ra ngoài phạm vi ảnh hưởng, và không chóng thì chầy, miền bắc sẽ nổi dậy cát cứ, người dân nước ta lại thêm một lần nữa ngậm ngùi ngâm ngợi ca khúc Hận Sông Gianh!
Cuối cùng là luận cứ của những người nghĩ rằng nếu Gia Long đóng đô ở Bắc Thành thay vì ở Phú Xuân thì cuối thế kỷ 19, giải pháp thành lập một quốc gia trái độn từ biên giới Quảng Tây đến tỉnh Quảng Bình có cơ may thực hiện và Việt Nam sẽ chỉ mất nửa nước phía nam, nửa nước phía bắc sẽ thoát được nạn vong quốc nhờ đứng trung lập giữa Pháp và Tàu. Luận cứ này không hẳn là hoàn toàn giả dụ, mà đã căn cứ vào những nổ lực ngoại giao của sứ thàn nhà Thanh tại Pháp là Tăng Kỷ Trạch với Thủ Tướng Pháp Jules Ferry. Tăng Kỷ Trạch đề nghị với chính phủ Pháp chia cắt nước Đại Nam làm hai phần, phần phía nam thuộc ảnh hưởng Pháp, phần phía bắc thuộc ảnh hưởng Tàu. Đề nghị này không được chính phủ Pháp tán đồng. Những người trách cứ Gia Long nghĩ rằng nếu trưóc kia Gia Long đóng đô ở Hà Nội thì vào thời điểm thương lượng lúc bấy giờ nguời Pháp dễ dàng chấp nhận giải pháp chia cắt hơn, vì lẽ phần lãnh thổ chia cho Pháp không có gì dính dấp, vướng mắc với triều đình nhà Nguyễn nếu quốc đô ở Hà Nội. Luận cứ này mới nghe qua thì có tính thuyết phục cao, nhưng phân tích kỹ lưỡng thì có nhiều điểm không phù hợp với thực tế. Trước hết, chính phủ Pháp không tán đồng chia hai vùng ảnh hưởng không phải vì lý do trong vùng dự tính chia cho Pháp có kinh đô Huế, mà vì lúc đầu Pháp đang gặp khó khăn với Phổ, có lúc muốn nhường Nam Kỳ cho Phổ (2) để nghị hòa, và về sau, thì vì Pháp muốn bành trướng thuộc địa Viễn Đông không những trên toàn cõi Đông Pháp mà còn dự tính bao gồm cả mấy tỉnh Hoa Nam (3). Quyết tâm bành trưóng này được thể hiện về sau qua quyết định dời thủ phủ của Đông Pháp từ Sài Gòn ra Hà Nội năm 1902, cùng với việc mở đường xe lữa Hải Phòng-Côn Minh, và việc chiếm đóng Fort Bayard trên bờ biển phía nam Quảng Đông. Vì vậy, cho dù trưóc đây Gia Long có đóng đô ở Bắc Thành thì cũng chẳng mảy may ảnh hưởng đến quyết tâm chiếm lĩnh toàn bộ nước Đại Nam của chính phủ Pháp, nghĩa là nỗ lực vận động ngoại giao của Tăng Kỷ Trạch không bao giờ có cơ may mang lại kết quả thành tựu. Cứ xem sau này việc thỏa ước Bourée-Lý Hồng Chương ký ngày 20-12-1882 tại Bắc Kinh về việc chia đôi Bắc Kỳ dọc theo sông Nhĩ Hà bị chính phủ Pháp từ khước chấp nhận thì thấy rõ (4). Bàn luận xa hơn chút nữa, giả dụ giải pháp thành lập quốc gia trái độn từ biên giới Quảng Tây đến tỉnh Quảng Bình được thực hiện, thì điều này có mang lại lợi ích thiết thực gì cho dân tộc Việt Nam hay không, hay lại là cái họa lớn cho dân tộc, bởi lẽ chia hai đất nước để đặt dưới ảnh hưởng của hai cường quốc có nếp sống văn hóa khác biệt nhau sẽ làm cho Việt Nam về lâu về dài vỡ vụn không phương hàn gắn? Nửa phần đất nước phía bắc không lọt vào vòng ảnh hưởng chính trị và văn hóa của Pháp sẽ vẫn tiếp tục tự nguyện đặt mình vào vòng ảnh hưởng văn hóa Trung quốc, và dân Việt Nam sẽ tiếp tục dùng chữ Hán làm văn tự chính thức, sẽ tiếp tục học Bắc sử để đi thi nên thông thạo chuyện vua quan bên Tàu hơn chuyện Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, sẽ tiếp tục tin dùng thuốc bắc để chửa bệnh vì nghĩ rằng thuốc bắc hợp với âm dương ngũ hành, với lục phủ ngũ tạng người phương đông, và chắc chắn hơn hết là vào giờ phút này, bước chân vào thiên niên kỷ thứ ba, tuổi trẻ Việt Nam sè ngồi sử dụng máy điện toán mang nhãn hiệu Hán tự! Dân tộc Việt Nam sẽ ra sao? Nửa phần hướng về phương Tây sử dụng chữ quốc ngữ, nửa phần hướng về phương Bắc sử dụng chữ Hán, dân tộc Việt Nam lúc đó liệu có còn chung niềm khát vọng kết hợp trở lại “thành một khối không thể chia lìa mãi mãi đến muôn vạn đời sau”?
Như vậy, vào thời điểm 1802, Gia Long chủ yếu đã vì lý do chính trị mà quyết định đóng đô ở Phú Xuân. Nhu cầu cấp thiết lúc bấy giờ là củng cố nền thông nhất đất nước vừa mới thực hiện. Sau 250 năm đằng đẵng phân chia nam bắc, dân tộc Việt Nam tuy trên danh nghĩa đều là thần dân của vua Lê, nhưng trong thực tế, không những sống dưới hai hệ thống chính quyền khác nhau, mà phong tục, tập quán, thậm chí áo quần (phụ nữ) cũng khác nhau. Gia Long tuy thu gồm giang san từ bắc chí nam về một mối, nhưug biết bao nhiêu dị biệt còn đó, chính quyền cần áp dụng những chính sách mềm dẽo, khôn ngoan và tinh tế mới làm chủ được tình hình, mới củng cố được thành quả thống nhất. Nếu Gia Long cứ tiếp tục đặt bản doanh ở căn cứ Gia Định thì làm sao kiểm soát được Bắc Hà. Nếu Gia Long thiên đô ra Bắc Hà thì lại lâm vào tình trạng mạo hiểm bỏ nơi căn bản mà đi vào đất lạ xứ người, bản thân chưa có ân nghĩa gì với nhân dân. Trong tình huống đó, Gia Long tìm thấy ở Phú Xuân giải pháp tối hảo, không đơn giản chỉ vì Phú Xuân là đất khởi nghiệp của tổ tiên, mà chủ yếu là vì vị trí chiến lược của Phú Xuân về cả hai mặt chính trị và quân sự đã được minh chứng qua tiến trình lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam.
Lịch sử Việt Nam là lịch sử tranh dành ảnh hưởng giữa phương bắc và phương tây về cả hai mặt chính trị và văn hóa. Ảnh hưởng phương bắc đến từ nước Tàu, ảnh hưởng phương tây đến từ Ấn Độ và gần đây là từ các nước Tây Dương. Nöi đối đàu lịch sử là miền Trung bộ, chủ yếu là vùng Bình Trị Thiên. Lược bỏ thời sơ sử mù mịt mà Bình Trị Thiên được sử cũ gọi là bộ Việt Thường nước Văn Lang, cứ xét thời Bắc thuộc trở về sau, nhất là từ khi nước Lâm Ấp được thành lập khởi nguyên từ huyện Tượng Lâm quận Nhật Nam (Quảng Nam ngày nay) vào năm 192, niên hiệu Sơ Bình thứ 3 đời vua Hiến Đế nhà Hán, thì quả tình suốt một giải đất bắc bộ quận Nhật Nam (Bình Trị Thiên) đã là chiến trường miên viễn giữa Giao Châu và Lâm Ấp, rồi về sau giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Trong cuộc chiến tranh giằng co kéo dài qua mười mấy thế kỷ đó đã nổi bật một địa điểm chiến lược vô cùng quan trọng, đó là thành Khu Túc nằm trên bờ nam sông Hương, từ xã Nguyệt Biều đến điểm hợp lưu với sông đào Phú Cam ngày nay, thuộc địa phận thành phố Huế. Các nhà sử học nước ta thời trước ít khi đề cập đến thành Khu Túc, hoặc giả có nhắc nhở đến thì cũng chỉ là nhân dịp nói lại những điều ghi chép trong sử Trung Quốc có liên hệ đến thành Khu Túc mà thôi. Ngay cả địa điểm thành Khu Túc chính xác tọa lạc ở đâu, sử cũ cũng lờ mờ, có sách nói ở bờ nam sông Hương, có sách nói ở Cao Lao Hạ, Quảng Bình. Đại Nam Nhất thống chí là cuốn địa chí đầy đủ và đáng tin cậy nhất trong các sách địa chí cũ của ta trước đây, về tỉnh Quảng Bình, mục cổ tích, cũng tỏ ra trước sau bất nhất khi đề cập đến các di tích Lâm Ấp phế thành và Hoành Sơn cổ lũy ở huyện Bình Chính, khi thì nghi rằng đây là thành Khu Túc, khi thì cho rằng đây là lũy cũ do vua Lâm Ấp Phạm Văn đắp để làm ranh giới Giao Châu-Lâm Ấp. Chỉ gần đây các nhà sử học người Pháp mới đưa ra một vài kết luận cụ thể, như L. Aurousseau viết trong Tập san Trường Viễn Đông Bác cổ (B.E.F.E.O., tome 23) rằng quận lỵ quận Nhật Nam đời Hán đóng ở huyện Tây Quyển ở gần Huế, và G. Maspéreau trong cuốn Le Royaume de Champa khẳng định rằng biên giới cực nam của Giao Châu đời Tấn là huyện Thọ Lãnh ở chung quanh mũi Chân Mây (Choumay) tỉnh Thừa Thiên ngày nay. Luận điểm của L. Aurousseau và G. Maspéreau phù hợp với sử liệu Trung Quốc. Tam Quốc chí, Ngô chí chép ràng niên hiệu Xích Ô thứ 11 (năm 248), Lâm Ấp tiến chiếm thành Khu Túc, rồi kéo ra đánh phá các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, san bằng hai quận thành này. Ngô chủ Tôn Quyền sai Lục Dận làm Thứ Sử Giao Châu, An Nam Hiệu Úy; Lục Dận đem đại binh ứng phó, Lâm Ấp mới lui quân, nhưng vẫn giữ Khu Túc, và lấy huyện Thọ Lãnh làm cương giới. Tấn thư chép rằng đời Tấn Mục Đế, niên hiệu Vĩnh Hòa thứ 3 (năm 347), vua Lâm Ấp là Phạm Văn cử binh đánh chiếm quận Nhật Nam, bắt giết Thái Thú Hạ Hầu Lãm, san bằng huyện thành Tây Quyển, đắp lũy ở huyện Bình Chánh để làm đường phân ranh Giao Châu-Lâm Ấp. Niên hiệu Vĩnh Hòa thứ 5 (năm 349), Chinh Tây Đốc Hộ Đằng Tuấn đem binh Giao Quảng tái chiếm Nhật Nam, bị Phạm Văn đánh bại, phải lui về Cửu Chân, nhưng Phạm Văn cũng bị thương mà chết, con là Phạm Phật lên thay. Tấn Mục Đế, niên hiệu Vĩnh Hòa thứ 7 (năm 351), Chinh Tây Đốc Hộ Đằng Tuấn, Thứ Sử Giao Châu Dương Bình và Thái Thú Cửu Chân Quán Súy hợp binh Giao Quảng tiến đánh vào quận lỵ cũ Nhật Nam; Phạm Phật thua chạy, bọn Đằng Tuấn đuổi theo qua Thọ Lãnh đến Khu Túc, rồi hai bên giảng hòa. Vẫn đời Tấn Mục Đế, niên hiệu Thăng Bình năm đầu (năm 359), Phạm Phật lại xâm lấn Nhật Nam, Thứ Sử Giao Châu là Ôn Phóng Chi cử đại binh thủy lục vào đánh, Phạm Phật giữ vững thành Khu Túc, hai bên lại nghị hòa, lấy bến Ôn Công (mũi Chân Mây) làm ranh giới Giao Châu-Lâm Ấp, từ đó Nhật Nam mới tạm yên.
Các sử liệu trên đây cho thấy là thành Khu Túc tọa lạc ở Thừa Thiên (bờ nam sông Hương), chứ không thể nào lại ở Quảng Bình (Cao Lao Hạ). Buổi đầu mới lập quốc, vào cuối đời Đông Hán, Lâm Ấp lo củng cố thực lực, chỉ hoạt động quanh quẩn trong địa bàn huyện Tượng Lâm. Qua đời Tam Quốc, Lâm Ấp đủ mạnh để tính chuyện bành trướng thế lực lên phía bắc, do đó mới có việc Lâm Ấp chiếm đóng thành Khu Túc của quận Nhật Nam và cuộc chiến tranh với Lục Dận năm 248. Khu Túc trở thành căn cứ quân sự trọng yếu của Lâm Ấp để xuất phát các cuộc tấn công xâm lấn Giao Châu. Từ Khu Túc, quân Lâm Ấp tiến lên đánh chiếm Nhật Nam, cướp phá Cửu Chân và Giao Chỉ. Tiến công thất bại thì quân Lâm Ấp lui về cố thủ Khu Túc, giữ vững cương giới Thọ Lãnh để bảo vệ Tượng Lâm. Như vậy, thành Khu Túc nhất định phải nằm ở mạn nam quận Nhật Nam, trong địa phận huyện Tây Quyển tiếp giáp với huyện Tượng Lâm. Cứ xem các trận chiến giữa quân Lâm Ấp và quân Giao Quảng trong đời Tấn Mục Đế thì thấy rõ vị trí của thành Khu Túc. Rõ ràng sử nhà Tấn đã chép là bọn Đốc Hộ Đằng Tuấn và Thứ Sử Dương Bình đánh bại Phạm Phật ở Tây Quyển, đuổi theo Phạm Phật qua Thọ Lãnh đến Khu Túc rồi hai bên nghị hòa. Nếu thành Khu Túc tọa lạc ở Quảng Bình thì chả lẽ bọn quan binh nhà Tấn đã hành động trái lẽ thường là bỏ qua Khu Túc để đi vòng ra phía biển xuôi xuống nam đánh chiếm Tây Quyển, đuổi theo Phạm Phật vào Thọ Lãnh rồi quay ngược trở ra Khu Túc nghị hòa? Mà nếu quả thực bọn Đằng Tuấn thực hiện thành công được một kế hoạch đánh vu hồi ngoạn mục như vậy thì Phạm Phật một là chạy thẳng vào Tượng Lâm, hai là thúc thủ chịu trói, chứ còn có đường nào trở lại phía bắc để cố thủ Khu Túc và thương thuyết giảng hòa! Như vậy, thành Khu Túc thời trước nằm ở tây nam thành phố Huế ngày nay, di tích đến bây giờ vẫn còn, được dân chúng địa phương gọi là thành Lồi (5), ở bờ nam sông Hương, thuộc xã Nguyệt Biều, còn Lâm Ấp phế thành hay Hoành Sơn cổ lũy ở Cao Lao Hạ tỉnh Quảng Bình là di tích của lũy cũ do Phạm Văn đắp năm 347 để mưu tính chuyện làm ranh giới Giao Châu-Lâm Ấp, nhưng không thành, vì lẽ sau khi Phạm Văn chết, con là Phạm Phật liên tiếp bị các Thứ Sử Giao Châu Dương Bình, Nguyễn Phu, Ôn Phóng Chi đánh bại, nên lui về cố thủ Khu Túc, bằng lòng trả lại Nhật Nam (năm 359), lấy bến Ôn Công làm ranh giới.
Thành Khu Túc là căn cứ quân sự trọng yếu của Lâm Ấp. Nếu những dữ kiện vừa nói trên đây đã minh xác vai trò căn cứ xuất phát tiến công về phía bắc của thành Khu Túc thì những dẫn chứng tiếp sau đây sẽ nói lên vai trò căn cứ phòng ngự của thành Khu Túc, án ngữ các cuộc tiến quân từ phương bắc xuống xâm lấn Lâm Ấp. Từ năm 248 là năm Lâm Ấp chiếm thành Khu Túc trở đi, trải qua các đời Tam Quốc (Đông Ngô), Tấn, Nam Bắc triều (Tống), trong khoảng 200 năm trời, các cuộc tấn công của Lâm Ấp vào Giao Châu khi thành khi bại, nhưng Lâm Ấp bao giờ cũng giữ được thành Khu Túc. Lần chót vào đời Tống Văn Đế, niên hiệu Nguyên Gia thứ 8 (năm 431), vua Lâm Ấp là Dương Mại II đem hơn 100 chiến thuyền ra cướp quận Cửu Đức (Hà Tĩnh ngày nay), Thứ Sử Giao Châu là Nguyễn Di Chi đem quân đánh dẹp, đánh đến thành Khu Túc nhưng không hạ được thành, phải rút về. Dương Mại II đắc chí, năm 433 sai sứ sang Tống triều đòi trao đất Giao Châu cho Lâm Ấp. Tống triều không cho, Dương Mại II tức giận, và từ đó thường xuyên ra cướp phá Giao Châu. Niên hiệu Nguyên Gia thứ 23 (năm 446), Tống Văn Đế sai Thứ Sử Giao Châu Đàn Hòa Chi cùng Tư mã Tiêu Cảnh Hiến, Chấn Võ Tướng quân Tông Xác, Thái Thú Nhật Nam Khương Trọng Cơ, Tham Mưu Kiều Hoằng Dân đem đại binh đi đánh Dương Mại II, hạ được thành Khu Túc, thừa thắng tiến chiếm kinh đô Trà Kiệu (Sinharpura), thu được nhiều vàng bạc châu báu. Mất thành Khu Túc, từ đó các vua Lâm Ấp không xâm phạm Giao Châu nữa, chịu qui phục Trung Quốc, và đời Tề Võ Đế, niên hiệu Vĩnh Ninh thứ 10 (năm 492), chịu thụ phong làm An Nam Tướng quân Lâm Ấp vương. Nhưng đến đời Lương Võ Đế, niên hiệu Đại Đồng thứ 7 (năm 541), nhân Lý Bôn nổi lên xưng đế ở Giao Châu, Lâm Ấp chiếm lại Nhật Nam, củng cố thành Khu Túc và đoạn giao với Trung Quốc. Nhà Tùy diệt nhà Trần, thống nhất Trung Quốc, đến đời Tùy Dượng Đế, niên hiệu Đại Nghiệp năm đàu (năm 605), sai Lưu Phương làm Hoan Châu đạo Hành quân Tổng quản, kinh lược Lâm Ấp. Lưu Phương tiến chiếm thành Khu Túc rồi kéo vào kinh đô Trà Kiệu thu vén vàng bạc châu báu cùng kinh Phật đem về Trung Quốc, và chia đất mới bình định thành 3 quận Tỵ Cảnh, Hải Âm và Lâm Ấp. Cương giới cực nam của đế quốc Tùy lại tiến đến tận mũi Diều (Varella) như thời Tây Hán. Nhưng chỉ được 10 năm, Trung Quốc lại loạn lạc, và người Lâm Ấp nổi lên thu phục đất cũ. Nhà Đường kế nghiệp nhà Tùy, quan binh ở An Nam Đô Hộ phủ (Giao Châu) bận lo đối phó với Nam Chiếu, nên đất cát quận Nhật Nam thời trước mất hẳn về Lâm Ấp, ranh giới An Nam-Lâm Ấp lùi về núi Hoành Sơn. Từ đó không thấy sử cũ nhắc nhở đến thành Khu Túc, chỉ thấy từ đời Đường Túc Tông, niên hiệu Càn Nguyên năm dầu (năm 758), Lâm Ấp được sử Tàu gọi là nước Hoàn Vương, và từ đời Đường Hy Tông, niên hiệu Kiền Phù thứ 2 (năm 875) trở đi thì gọi là Chiêm thành (Champapura).
Từ khi Giao Châu giành lại độc lập thì chiến cuộc giữa Đại Việt và Chiêm Thành bước sang một lối rẽ khác. Trước đây quan binh nhà Đường và Ngũ Đại ở Giao Châu đa số là người Tàu không quen phong thổ phương nam, nên thiên về thế phòng vệ, chịu lép mất đất Nhật Nam. Bây giờ tướng sĩ Đại Cồ Việt là dân bản địa dạn dày sương gió, hăm hở nhìn về phương nam tìm đất mới để mở rộng không gian sinh tồn, nên thiên về thế tiến công, bước đầu là tái chiếm đất Nhật Nam. Sử chép vua Lê Đại Hành, niên hiệu Thiên Phúc thứ 3 (năm 982), thân hành đem quân đi đánh Chiêm Thành, chém vua Chiêm là Tỳ Mi Thuế (Paramecvaravarman) tại trận, tiến vào chiếm đóng kinh đô Đồng Dương (Indrapura), hủy tông miếu, phá thành trì, thu báu vật, và trước khi trở về Hoa Lư đã để lại một đạo quân do Quản Giáp Lưu Kế Tông chỉ huy để quản trị vùng đất mới. Vua mới lên ngôi của Chiêm Thành là Indravarman IV chạy vào Panduranga (Phan Rang ngày nay). Thế là đất cũ Nhật Nam đời Hán được thu hồi, cương giới cực nam của Đại Cồ Việt đầu đời Tiền Lê là ở mũi Diều. Nhưng chỉ 3 năm sau khi vua Lê ban sư, niên hiệu Ung Hy thứ 3 (năm 986) đời Tống Thái Tông, Lưu Kế Tông tự lập làm vua, sai sứ là Lý Triều Tiên sang triều cống vua Tống. Người Chiêm Thành không tuân phục Lưu Kế Tông, một số chạy qua tỵ nạn ở Thanh Viễn, Nam Hải (Quảng Châu), và ở Đạm Châu (Hải Nam), một số nổi lên chống đối và vào năm 988 tôn phù Băng Vương La Duệ (Harivarman II) lên làm vua ở thành Phật Thệ (Vijaya) thuộc địa phận tỉnh Bình Định ngày nay (6). Năm sau, Lưu Kế Tông mất, người Chiêm Thành thu phục đất cũ. Năm 990, Lê Đại Hành sai quân sang đánh châu Địa Lý, nhưng Tống Thái Tông dàn xếp cho hai bên Việt Chiêm giảng hòa. Vua Lê chịu giải binh, năm 992 chỉ sai Ngô Tử An đem 3 vạn người mở con đường xuyên Hoành Sơn thông thương với châu Địa Lý (7). Việc Lưu Kế Tông nổi lên cát cứ và tự lập làm vua chỉ thấy Tống sử ghi chép rành rẽ, chứ sử ta thì không đả động đến. Đại Việt Sử ký Toàn thư chỉ thuật vắn tắt rằng Lưu Kế Tông vốn là một viên quản giáp trong đạo quân viễn chinh của vua Lê Đại Hành bỏ ngũ trốn ở lại, đến năm Thiên Phúc thứ 4 (năm 983), vua Lê sai người đi bắt được, đem chém. Quản giáp đời Tiền Lê là chức quan võ giữ việc binh của một châu, chứ không phải là người chỉ huy 15 binh sĩ như đầu đời Lý. Nếu quả thực Lưu Kế Tông đơn thương độc mã trốn ở lại, nghĩa là không có trong tay đội quân trú phòng vua Lê lưu lại chiếm đóng Nhật Nam, thì làm thế nào Lưu Kế Tông khuất phục được người Chiêm Thành để tự lập làm vua? Nếu quả thực Lưu Kế Tông bị vua Lê bắt chém năm 983 thì hà cớ gì Tống sử lại chép việc Lưu Kế Tông năm 986 gửi sứ giả là Lý Triều Tiên sang triều cống, cũng như chép biểu tấu các năm 986, 987, 988 của các biên thần Quảng Châu và Đạm Châu về việc người Chiêm Thành vì chống Lưu Kế Tông nên vượt biển đến xin qui phụ. Sở dĩ chuyện Lưu Kế Tông tự lập làm vua bị sử cũ nước ta lược bỏ là vì triều đại Tiền Lê quá ngắn ngủi, Lê Đại Hành lại không có sử thần riêng để tán tụng công đức, mà trong thực tế, công nghiệp của Lê Đại Hành lại quá to lớn, chiến công của Lê Đại Hành lại quá oanh liệt, đã thu hồi toàn bộ đất Nhật Nam và lưu quân trú phòng ở lại chiếm giữ, lại liên tiếp chiến thắng quân Tống hai trận lớn ở sông Bạch Đằng và ở ải Chi Lăng, chém chết tướng Tống Hầu Nhân Bảo và vua Chiêm Tỳ Mi Thuế đều ở ngay trận tiền, đánh tiến công giáp mặt chứ không đánh phòng ngự giằng co, sự nghiệp hiển hách như vậy các triều Lý Trần cũng không hơn được, nên sử quan các đời sau đã vì chúa mình mà lược bớt. Mặt khác, Lưu Kế Tông phản phúc tự lập làm vua, mưu chuyện cát cứ, nhưng lòng người Chiêm không qui phục, đã không giữ được ngôi vị của mình mà còn làm hỏng công việc bình định mở đất của Lê Đại Hành, là tấm gương biên thần phân cát xấu xa nên sử cũ nưóc ta xét không đáng để hậu thế biết tới. Rút cục, sự nghiệp nam tiến của Lê Đại Hành đã vì việc Lưu Kế Tông phản phúc mà chỉ còn thu gọn trong việc lấy lại châu Bố Chính và mở đường xuyên sơn vào châu Địa Lý, nhưng thành quả này cũng đã góp phần không nhỏ vào việc các triều đại về sau chiếm trọn cánh đồng Bình Trị Thiên, mở đường cho quân lính nhà Hậu Lê tiến vào thành Chà Bàn (Vijaya) năm 1471, đưa cương giới cực nam của Đại Việt trở lại mũi Diều.
Những dữ kiện lịch sử trên đây đã minh chứng vai trò chiến lược quan trọng của thành Khu Túc trên cả hai bình diện tiến công và phòng ngự trong các chiến dịch quân sự trên địa bàn quận Nhật Nam. Chiếm được thành Khu Túc, quân Lâm Ấp chiếm luôn huyện Tây Quyển, uy hiếp quận Cửu Chân. Giữ được thành Khu Túc, quân Lâm Ấp bảo vệ được huyện Tượng Lâm và quốc đô Trà Kiệu. Mất thành Khu Túc, Lâm Ấp mất luôn Trà Kiệu, phải dời đô lùi xuống Đồng Dương. Không còn thành Khu Túc, quân Tiền Lê đánh thẳng vào Tượng Lâm, phá hủy Đồng Dương, quân Lý, Trần cướp phá Phật Thệ, quân Hậu Lê chiếm đóng Chà bàn. Thành Khu Túc biến khỏi vũ đài lịch sử thì thành Hóa Châu xuất hiện theo với chiến lược đưa má phấn đổi lấy trường thành của nhà Trần. Từ đó, thành Hóa Châu trở thành tièn đồn xung kích của căn cứ địa Thăng Long trong sự nghiệp nam tiến của dân tộc Đại Việt. Các đạo vương sư nam phạt đời Lý, Trần, Hậu Lê đều dừng lại nghỉ ngơi ở cửa biển Tư Dung trước khi tiến vào lãnh thổ Chiêm Thành. Thành Hóa Châu cũng trở thành hậu cứ kháng chiến ngoại xâm để quang phục Thăng Long của các vua Giản Định và Trùng Quang nhà Hậu Trần, khiến tướng nhà Minh là Trương Phụ phải thốt lên lời thề độc địa: “Ta sống phen này là ở Hóa Châu, ta chết phen này cũng ở Hóa Châu!”.
Huyện thành Tây Quyển, chiến lũy Khu Túc thời Bắc thuộc, lộ thành Hóa Châu, cửa biển Tư Dung thời Trần Lê, vị trí của các địa danh này nằm trong vùng phụ cận kinh thành Phú Xuân thời Gia Long. Tìm hiểu tại sao vua Gia Long đóng đô ở Phú Xuân, ta có thể tóm lược vấn đề này như sau: Trước khi làm vua, Gia Long đã làm tướng, làm Đại Nguyên soái Tổng Quốc chính, ròng rã 24 năm trời. Chắc chắn Gia Long đã dùng con mắt nhà chiến lược chính trị và quân sự từng trải để quyết định việc đóng đô ở Phú Xuân.
Tháng 12, năm 2000
Minh Vũ Hồ Văn Châm
Chú thích:
(1). Từ Đồng Hới đi Vinh, quốc lộ 1 men theo bờ biển phải vượt đèo Ngang, nhưng đường xe lửa đi trong nội địa ngược lên nguồn sông Gianh rồi xuôi theo thung lũng các sông Ngàn Phố và Ngàn Sâu không phải chui qua hầm.
(2). Pháp bại trận trong cuộc chiến tranh ngắn ngủi với Phổ năm 1870. Hoàng Hậu Eugénie de Montijo, vợ Napoléon III, giữ quyền Nhiếp chính, muốn nhường Nam Kỳ cho Phổ, thay vì Alsace-Lorraine, để nghị hòa. Thương lượng này thất bại, vì liền sau đó, ngày 23-10-1870, nền Cộng Hòa Pháp được thành lập, Hoàng Hậu Eugénie bị truất phế, phải trốn sang Anh tỵ nạn.
(3). Công luận nước Pháp đương thời chịu ảnh hưởng mạnh mẻ của chủ thuyết bành trướng thuộc địa Leroy-Beaulieu trình bày trong tác phẩm ‘De la colonisation chez les peuples modernes’ xuất bản ở Paris năm 1882. Các chính khách Pháp Gambetta và Jules Ferry tin tưởng rằng chính sách thực dân và bành trướng lãnh thổ hải ngoại sẽ đưa nước Pháp lên địa vị hùng cường.
(4). Ngày 25-4-1882, Henri Rivière chiếm thành Hà Nội. Cuối năm đó, nhà Thanh phái Tạ Kính Bưu và Đường Cảnh Tùng đem quân chiếm Bắc Ninh và Sơn Tây, lấy danh nghĩa cứu viện Việt Nam, nhưng thực tâm là âm mưu phân chia Bắc Kỳ với Pháp. Ngày 20-12-1882, Đại Sứ Pháp tại Bắc Kinh là Bourée ký với Tổng Đốc Trực Lệ Lý Hồng Chương một tạm ước qui định những căn bản về việc chia hai Bắc Kỳ dọc theo sông Nhĩ Hà, phía tả ngạn dành cho Trung Quốc, phía hữu ngạn dành cho Pháp. Vì đã có quyết tâm bành trướng thuộc địa nên chính phủ Pháp không chuẩn phê thỏa ước này.
(5). Theo lời truyền tụng của dân chúng địa phương, Thành Lồi do quân Chiêm Thành đắp xong trong một đêm ở bờ nam sông Hương để chống nhau với quân Đại Việt đóng ở bên kia sông. Thay vì giao chiến ngay, tướng chỉ huy hai bên thi đua nhau đắp thành, ước hẹn sau một đêm, bên nào đắp thành dài lớn hơn thì bên ấy thắng. Trong lúc quân Chiêm Thành hì hục đào đất đắp thành “thật” thì quân Đại Việt dùng tre và cót dựng thành “giả”, kết quả đương nhiên là thành bên Đại Việt dài lớn hơn thành bên Chiêm Thành. Tướng Chiêm Thành tưởng rằng quân Đại Việt đông lắm nên sợ hãi rút quân. Lời truyền tụng này chỉ là biểu hiện của tâm trạng khinh thị người Chiêm Thành ngây ngô, hoàn toàn không phù hợp với thực tế lịch sử. Thành Lồi là di tích của thành Khu Túc được xây dựng và tu bổ nhiều lần từ thời Bắc thuộc.
(6). Khâm Định Việt sử và một vài tác giả sau này (Đào Duy Anh, Trần Văn Tích) cho rằng thành Phật Thệ là thành Lồi ở xã Nguyệt Biều gần Huế. Phạm Văn Sơn thì bất nhất, đoạn trước nói về đời Lý Thái Tông thì viết vua Lý đánh thành Phật Thệ ở gần Huế, chém Sạ Đẩu, bắt Mỵ Ê, v.v., đoạn sau nói về đời vua Lý Thánh Tông thì lại viết vua Lý đi đánh Chiêm Thành, dừng quân ở Tư Dung, vào cửa Thi Nại, tiến lên chiếm thành Phật Thệ ở Bình Định ngày nay. Sự thực thì dưới thời Bắc thuộc cho đến nhà Tùy, vùng Huế thuộc quận Nhật Nam, và kinh đô của Lâm Ấp là ở Trà Kiệu (Quảng Nam). Từ trung diệp nhà Đường trở đi, Nhật Nam mất về Chiêm Thành, nhưng kinh đô của Chiêm Thành là Đồng Dương, vẫn trong địa hạt Quảng Nam. Khi Lê Đại Hành triệt hạ thành Đồng Dương thì vua Chiêm chạy vào Phan Rang, và Lê Đại Hành lưu quân chiếm đóng miền bắc Chiêm Thành. Năm 988, người Chiêm Thành nổi dậy, tôn Harivarman II lên ngô

HOÀNG THỊ CHIẾN THẮNG * NGUYỄN VĂN LÝ

anh hùng nguyÍn væn lš
Tinh thÀn cha Lš rÃt cao,
Rång ng©i chính nghïa nhÜ sao trên tr©i
Dù cho lºa bÕng, dÀu sôi,
VÅn không s® hãi, vÅn Çòi t¿ do.
ñòi dân chû ,Çòi Ãm no,
Quét såch h‰t lÛ c¶ng nô tham tàn..
Dù chúng khûng bÓ træm ÇÜ©ng,
Xä thân vì Çåo ch£ng màng hi‹m nguy.
Núi cao, sông r¶ng cÙ Çi,
CÜÖng quy‰t tranh ÇÃu ch£ng hŠ thÓi lui.
TriŒu ngÜ©i xúc Ƕng lŒ rÖi,
Kháng thÜ can thiŒp kh¡p nÖi gºi vŠ.
C¶ng sän lúng túng træm bŠ,
Thä thì mÃt m¥t, b¡t thì dân cæm.
Toàn th‹ giáo dân ViŒt Nam,
Cùng toàn dân chúng nhÃt tâm k‰t Çoàn.
Công lš së th¡ng båo tàn,
T¿ do , dân chû huy hoàng kh¡p nÖi.


NGÔ MINH HẰNG * TÌNH CA

Tình Ca Hai MÜÖi Næm
Ngô Minh H¢ng
Hai mÜÖi næm rÒi ta xa quê hÜÖng,
Thân ta không nhà tâm tÜ Çau thÜÖng.
Ôi vÀng træng buÒn Çêm thâu cô ÇÖn,
Træng khuya và ta lòng ai sÀu hÖn???
Ta thÜÖng quê ta Çang trong gông tù,
Dân ta Çau thÜÖng ÇÜ©ng ÇÀy âm u.
Em thÖ tÜÖng lai xây trong mây mù
NgÜ©i yêu không còn mong ch© tÜÖng tÜ.
Này ngÜ©i yêu hai mÜÖi næm dài,
Lòng tq chÜa hŠ nghe sÀu nguôi ngoai.
Em thay tình hÒng cho Ç©i ta buÒn,
Non sông Çiêu tàn hÒn ta tang thÜÖng.
Thoa son lên môi em quên sÀu Ç©i,
Cùng ai thâu Çêm em chia niŠm vui.
Em hay chæng em hai mÜÖi næm rÒi
Tình ca quê hÜÖng h¢n Çau trên môi!?
Ngô Minh H¢ng


Nh§ MË
Ngô Minh H¢ng
 (Viết để nhớ mẹ ngày Vu Lan.

Thân tặng các bạn đồng tâm cảnh )

Hôm nay , nhớ Mẹ ôi nhiều qúa,

Ba chục năm dư vắng Mẹ rồi.

Nỗi nhớ se lòng day dứt lạ,

Trong mùa lễ nhớ. Mẹ hiền ơi.

Cuối hè, thiên hạ vui như nắng,

Con lại buồn như tiếng lệ rơi.

Con nhớ mùa xuân đau đớn ấy,

Mùa xuân con Mẹ khóc chia phôi.

Mùa xuân, Mẹ bỏ con đi mãi,

Biền biệt bao năm ,chẳng trở về.

Hai chục tuổi đời, con trẻ dại,

Lần đầu nhỏ lệ khóc phân ly.

Lần đầu con khóc ai ngờ lại,

Khóc Mẹ! Trời ơi thật não lòng.

Con lớn vội vàng như Mẹ vội,

Trở về với đất ,với hư không!

Cút côi lại gặp thời tao loạn,

Thì trách đời chi chuyện bạc lòng.

Cơm áo từ đồng bằng nước mắt,

Con càng thưong Mẹ . Nhớ vô song!

Mỗi lần nhớ Mẹ, con thường mơ,

Tủ Mẹ, con tìm áo Mẹ xưa.

Lặng ngắm hàng giờ từng mũi chỉ,

Rồi ôm chặt áo khóc như mưa!!!

Vùi đầu trong áo, hôn lên áo,

Cố gắng con tìm một chút hương.

Để dỗ lòng mình là Mẹ vẫn,

Bên đời, an ủi lúc đau thương.

Thế rồi, một buổi, con đành phải,

Từ giã trường xưa, bỏ phố xưa.

Để đến một trời xa xăm lắm,

Mà bao bất trắc biết đâu ngờ !

Hành trang: Bốn đứa con thơ dại,,

Áo Mẹ. Hờn vong quốc. Tập thơ.

Cuối chuyến hải hành còn sót lại,

Xác tàu tan và đám con khờ !

Quê người, đất khách buồn ghê lắm,

Tất tả xoay che gió bốn mùa.

Nhớ Mẹ, bây giờ không có áo,

Để mà úp mặt khóc như xưa !

Để mà tìm ít mùi hương Mẹ,

Con dỗ con cho bớt tủi lòng.

Ba chục năm trời xa cách thế,

Suối vàng, Mẹ hỡi nhớ con không ?

Chiều nay nhớ Mẹ, con ngồi viết,

Một khúc thơ buồn, chín khúc đau.

Xin Mẹ linh thiêng, về chứng giám,

Ba mươi năm, một ý thơ sầu!

Ngô Minh Hằng




 

TRẦN HỒNG CHÂU * EM VẪN NGỒI ĐÂY ..

EM VẪN NGỒI ĐÂY VẦNG TRĂNG KHUYẾT


Từ biên cương ruổi ngựa về bắc khuyết
Ta tìm em đâu phải mộng vương hầu
Ta tìm em lạc phách Tây hồ xưa
Những vương tôn ngõ liễu màu hồng phấn
Cung đàn say dàn trải mộng thanh xuân
Gió bụi kinh thành đường vạn dặm
Vàng son cửa võng ngói lưu ly
Em vẫn ngồi đây vầng trăng cũ
Nửa mùa ly loạn nét đan thanh?
Hoa cỏ ngàn năm cỏ hoa xuân
Mây trắng rưng rưng bước lữ hành
Mây trắng về đâu hồn bỏ ngỏ
Nhớ nhung đất Hứa có về chăng
Sông vẫn đò đưa chèo mái cũ
Núi vẫn giăng màn bóng mi xưa?
Em vẫn ngồi đây vừng trăng khuyết
Nửa mùa ly loạn nét điêu tàn
Phấn son lợt lạt buồn năm tháng
Thành quách đau lòng lớp phế hưng
Đá cũng pha phôi màu sương gió
Nhung lụa còn đâu dáng Ngọc Kiều
Đàn kêu như khóc lệ Tầm dương
Nhỏ máu năm dây khúc đoạn trường!
Bốn vách vơi đầy như xa cách
Người đi người ở mấy phương trời. . . .
Ngày mai đây xuất phát lại hoàng hoa
Bóng thời gian bạc ố những phím đàn
Đường Yên kinh vó ngựa chập chờn say
Ai khóc ta như ta đã khóc người
Thôi bút nghiên đàn phách cũng đều sai!
( Nhớ Đất Thương Trời)


NGUYỄN TÚ * PHAN HUY QUÁT



Cái chết trong tù CS của cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát 
 Nguyễn Tú

Bác Sĩ Phan Huy Quát sinh năm 1908 tại Nghệ Tĩnh, tham chính nhiều lần, từng làm Tổng Trưởng Giáo Dục, Tổng Trưởng Quốc Phòng, lần cuối cùng giữ chức vụ Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1965. Ông cũng là Chủ tịch Liên Minh Á Châu Chống Cộng, phân bộ Việt Nam, và là chủ nhiệm tuần báo Diễn Ðàn, Sài gòn, 1972. Ngày 16 Tháng Tám 1975 Bác Sĩ Quát bị Cộng Sản bắt do nội phản trên đường vượt biên; và chưa đầy bốn năm sau ông từ trần trong nhà tù Chí Hòa. Bài dưới đây do ký giả kỳ cựu Nguyễn Tú, bạn ông, và cũng là bạn tù (người đã sống bên cạnh Bác Sĩ Quát trong những ngày tháng và giờ phút cuối cùng tại khám Chí Hòa), kể lại "như một nén hương chiêu niệm chung."

Trong thời gian bị cầm tù, Bác Sĩ Quát bị bệnh gan rất nặng song Việt Cộng không cho chữa chạy, thuốc men do gia đình tiếp tế không được nhận. Người con trai út bị giam ở phòng bên, có thuốc cho bố, cũng không làm sao mang sang. Khi biết ông không thể nào qua khỏi, chúng mới đem ông lên bệnh xá. Ông chết ở đó vào ngày hôm sau, 27 Tháng Tư 1979.

Tang gia đã được phép để mang thi hài ra quàn tại chùa Xá Lợi và phát tang ở đấy vào ngày hôm sau, song phút chót, Hà Nội ra lệnh phải an táng ngay, vì ngày đó, 28 Tháng Tư 1979, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc tới Sài Gòn; Việt Cộng sợ dư luận quốc tế - nếu biết đến cái chết bị bỏ mặc của một cựu Thủ Tướng Miền Nam - có thể ngó tới tình trạng giam cầm của hàng trăm ngàn người khác. Cũng bởi thế, rất ít người nghe biết đến sự đày đọa tù nhân Phan Huy Quát cũng như cái chết trong tù của ông - bên cạnh các trường hợp tương tự của các trí thức văn nghệ sĩ khác - của nhà cầm quyền Hà Nội.


Chí Hòa, Sài Gòn
Một ngày cuối Tháng Tư 1979


Hôm nay đến lượt bốn phòng 5-6-7-8-, gác 1, khu ED được đi tắm, giặt. Mọi người đều rộn rạo, hối hả chuẩn bị, cười hô hố. Cứ ba ngày rưỡi mới được sối nước trên thân thể hôi hám, ngứa ngáy và vò vội quần áo đã tích trữ kha khá mồ hôi, đất ghét, thì trước cái hạnh phúc nhỏ nhoi chỉ được phép hưởng hai lần mỗi tuần, ai mà không "vui vẻ, hồ hởi, phấn khởi" dù, trên lý thuyết, thời gian tắm được quy định 30 phút cứ bị cán bộ ăn bớt, chỉ còn vỏn vẹn 15 phút.

Cả bốn phòng đã lần lượt ra hành lang ngồi xổm sắp hàng đợi cán bộ gác đến điểm số. Lần đó, viện cớ bị cảm, tôi xin phép ở lại trong buồng. Tôi có mục đích riêng.

Kiểm tra xong số người ở lại mỗi buồng, cán bộ ra hiệu cho mọi người đứng dậy, tiến về phía cầu thang. Tiếng guốc, tiếng dép khua trên cầu thang, tiếng nói lao xao của đoàn người xa dần rồi lắng hẳn. Từ dưới sân đã bắt đầu vọng lên tiếng sối nước ào ào, tiếng nói oang oang, tiếng cười khanh khách thỉnh thoảng xen tiếng chửi thề thân mật, tiếng sặc nước, tiếng rú khoái trá của các bạn tù được làn nước mát như nước lũ chẩy dồn dập trên da. Hạnh phúc thật!


Buồng 5 chúng tôi ở đầu dãy, sát với đầu cầu thang, nơi đây đặt một cái bàn và một cái ghế cho cán bộ gác. Chỗ tôi nằm sát hàng song sắt. Tôi đứng dậy, nhìn về phía đầu cầu thang chỉ cách chừng ba thước rồi quay người, đảo mắt suốt dọc hành lang. Không có bóng cán bộ. Căn phòng vơi đi 58 người như rộng ra. Hơi nồng của 60 mạng tù tích tụ từ suốt ngày và đêm trước tự giải phóng dần dần đem lại một cảm giác thoáng khí hơn.

Căn phòng chỉ còn lại hai người không đi tắm là tôi và một người nữa đang nằm ở hàng giữa, sát tường, trên diện tích vỏn vẹn có 60 phân tức 2/3 của một chiếc chiếu hẹp. Ðó là khoảng không gian đã được chia rất đều cho 60 tù nhân mà Việt Cộng đã cải cho cái danh từ mỹ miều là "trại viên" Người đồng phòng này nằm, hai chân duỗi thẳng, hai cánh tay gập lại trên bụng, hai bàn chân chắp vào nhau, mắt nhắm, vẻ mặt bình thản. Ông bị bệnh đã hơn một tuần, không thuốc men. Nước da mặt đã chuyển sang màu tai tái càng nổi bật với màu trắng của chòm râu và mái tóc. Bệnh nhân nằm im, không cựa quậy, thân hình như đã quen đóng khung trong không gian 60 phân của chiếc chiếu. Ông là Bác Sĩ Phan Huy Quát đã từng là Tổng trưởng nhiều lần, chức vụ cuối cùng và cao nhất trong hoạt động chính quyền của ông là chức Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa vào Mùa Xuân 1965. Năm 1979 ông đã trên 70 tuổi.

Tôi đảo mắt một lần nữa suốt dọc hành lang, dõng tai nghe ngóng. Vẫn không một bóng người, không một tiếng động khả nghi nào trên tầng gác vắng lặng. Tôi bước vội tới chiếu của Bác Sĩ Quát rồi ngồi sát bên. Bệnh nhân vẫn nằm im, mắt nhắm, không một phản ứng nào chứng tỏ ông cảm giác thấy có người bên cạnh. Hơi thở yếu. Bộ đồ ngủ của ông bận có cũ nhiều nhưng không bị xô lệch. Ðôi ống quần được kéo thẳng tới cổ chân. Ðôi tà áo được khép gọn, ôm kín thân trên. Cánh tay áo trùm tới tận cổ tay. Chẳng phải vì cuộc sống tạm bợ trong tù rất nhiều hạn chế khắc nghiệt cộng thêm lâm bệnh nặng đã hơn một tuần - một trường hợp bất cứ ai cũng có thể buông thả, mặc cho thân phận nổi trôi và có thể kém đi nhiều, ít cảnh giác về cách phục sức và tư thế - mà Bác Sĩ Quát thiếu chững chạc. Và từ cái chững chạc này như toát lên một cái gì có vẻ nghịch lý đến độ vừa đau đớn vừa dũng mãnh giữa thân phận con người và hoàn cảnh.

Tôi khẽ lên tiếng:
- "Anh Quát! Anh Quát!"

Không một phản ứng của bệnh nhân. Tôi lắc nhẹ cánh tay bệnh nhân, hơi cao giọng:
- "Anh Quát! Anh Quát!"
Vẫn không một phản ứng, tôi đưa ngón tay trỏ qua mũi bệnh nhân. Hơi thở quá yếu. Dưới sân, tiếng sối nước bắt đầu thưa dần. Thời gian tắm giặt sắp hết. Tôi không muốn mục đích khai bệnh giả của tôi bị lộ là cố ý ở lại buồng để đích thân nói ít điều cho là cần thiết với Bác Sĩ Quát và cả với tôi nữa.

Buồng 5 chúng tôi vẫn được Việt Cộng coi là một buồng "phản động" nhất trong số bốn buồng của lầu 1, khu ED vì chứa một cựu Thủ tướng, 3 cựu Tổng trưởng, nhiều sĩ quan cấp tá, một số ít dân sự "đầu chai đá, khó cải tạo, phần tử rất xấu, mất dậy." Một buồng "ngụy nặng" nên được Việt Cộng tận tình "chiếu cố" trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, còn phải kể tới một vài tên "ăng ten" tức chỉ điểm được cài trong buồng. Tóm lại, chúng tôi đều bị theo dõi rất sát, rất chặt. Tôi phải làm gấp. Tôi lắc mạnh hơn cánh tay bệnh nhân, cao giọng thêm:
- "Anh Quát! Anh Quát!"
Bệnh nhân vẫn lặng im. Phải làm thật gấp. Tôi xoay nghiêng mình, tỳ tay xuống chiếu, ghé miệng sát tai Bác Sĩ Quát, cố nói thật rành rẽ:
- "Anh Quát! Anh Quát! Nhận ra tôi không?"
Lần này đôi mi bệnh nhân hơi động đậy rồi dướng lên, hé mở. Tôi thoáng thấy lòng trắng mắt vàng khè. Chẳng cần phải học ngành y mới biết bệnh gan của Bác Sĩ Quát coi mới nặng. Bệnh nhân vắn tắt thều thào:
- "Anh Tú!"
Tôi hơi yên tâm. Miệng lại sát tai Bác Sĩ Quát, tôi nói:
- "Anh mệt lắm phải không?"
Ðầu bệnh nhân hơi gật gật. Không hiểu lúc đó linh cảm nào xui khiến, tôi cố rót vào tai Bác Sĩ Quát, giọng hơi nghẹn:
- "Anh có nhắn gì về gia đình không?"
Bệnh nhân cố gắng lắc đầu, mắt vẫn nhắm. Dưới sân không còn tiếng sối nước nữa. Có tiếng các buồng trưởng dục anh em tập hợp để điểm số lại trước khi lên buồng. Chỉ còn độ hơn một phút. May lắm thì hai phút. Tôi dồn dập bên tai Bác Sĩ Quát:
- "Ai đặt bày, lừa bắt anh? Ai phản anh? Thằng Liên phải không? Nói đi! Nói đi!"
Ðôi môi bệnh nhân như mấp máy.

Tôi vội nhổm lên, ghé sát tai tôi vào miệng bệnh nhân. Một hơi thở khò khè, theo sau là vài tiếng khô khốc, nặng nhọc như cố trút ra từ một chiếc bong bóng đã dẹp hơi đến chín phần mười:
- "Thôi! Anh Tú ạ."
Tiếng guốc, dép, tiếng cười, nói ồn ào đã bắt đầu từ chân cầu thang. Tôi chưa chịu buông:
- "Nói đi! Anh Quát! Nói đi!"
Một hơi thở một chút gấp hơn, như làn hơi hắt vội ra lần chót!
- "Thôi! Thôi! Bỏ đi!"
Tiếng guốc, dép, tiếng cười, nói ồn ào đã tới quá nửa cầu thang. Tôi vội nhổm dậy, bước nhanh về chiếu mình, nằm thẳng cẳng, vắt tay lên trán.

Ngoài hành lang, các bạn tù hối hả, xôn xao phơi quần áo mới giặt. Vài tiếng kỳ kèo nhau về chỗ dây phơi. Rồi như một đội quân đã chọc được phòng tuyến địch, họ ùa vào phòng, đứng lố nhố nghẹt lối đi quá nhỏ giữa ba hàng chiếu. Căn phòng như bị co hẹp lại. Tiếng cười đùa thưa dần khi tất cả đã về được chiếu mình. Khói thuốc lá bắt đầu tỏa. Ðây đó tiếng rít của vài bình thuốc lào nổi lên sòng sọc. Bây giờ thì mọi người, sau trận tắm thỏa thuê, đã ngả lưng trên chiếu. Cả phòng lặng tiếng.
Tôi ngồi dậy, hỏi vọng qua hàng chiếu giữa, phía sát tường:
- "Anh Châm! Anh coi lại xem anh Quát bệnh tình hôm nay ra sao?"

Bác Sĩ Hồ Văn Châm, cựu Tổng trưởng Thông tin, Chiêu hồi và Cựu chiến sĩ, có phần chiếu liền bên Bác Sĩ Quát. Ông Châm quay về phía Bác Sĩ Quát, tư thế nằm vẫn y như trước. Cảnh lộn xộn, ồn ào, ầm ĩ vừa qua của căn phòng không làm Bác Sĩ Quát động đậy chút nào. Cái gì đã như làm tê liệt bộ phận giây thần kinh điều khiển nguồn năng ý chí con người đến nỗi Bác Sĩ Quát không phản ứng gì, hay không còn muốn phản ứng gì dù chỉ là một phác họa - trước cảnh huống bên ngoài? Một hình ảnh buồn thảm lóe lên trong tưởng tượng; nếu không phải là mùa oi bức thì một tấm nền mỏng đắp lên người dong dỏng và gầy guộc của Bác Sĩ Quát thừa đủ để đóng vai trò một tấm khăn liệm.

Bác Sĩ Châm hướng về phía tôi, lắc đầu. Tôi lên tiếng với buồng trưởng:
- "Anh Phương! Báo cáo cán bộ xin đưa Bác Sĩ Quát đi bệnh xá chứ!"
Phương là hạ sĩ quan binh chủng nhẩy dù, tuổi khoảng 30. Tuy còn trẻ, tóc Phương đã trắng xóa, có lẽ vì "xấu máu." Anh em bèn dán cho cái nhãn hiệu "Phương đầu bạc." Phương lặng thinh, coi bộ ngần ngại. Nói cho ngay suốt hơn một tuần lễ Bác Sĩ Quát lâm bệnh Phương đã mấy lần báo cáo xin đưa Bác Sĩ Quát đi bệnh xá, nhưng đều bị từ chối. Tôi quay về phía Bác Sĩ Châm:
- "Anh Châm! Nói cho Phương biết bệnh trạng của Bác Sĩ Quát đi!"
Ông Châm bèn bảo:
- "Anh Phương! Báo cáo cán bộ ngay đi!"
Phương không đáp, lộ rõ vẻ ngần ngại. Trong phòng bỗng nhao nhao nhiều giọng thúc giục, gay gắt:
- "Báo cáo đi! Chờ gì nữa? Bệnh như vậy mà không đi báo cáo, còn chờ gì nữa? Chờ người ta chết à?"
Căn phòng đang im ắng, sống động hẳn lên.

Nhiều bạn đang nằm, nhóm người nhìn về phía Phương. Ðang cởi trần, Phương uể oải đứng dậy, bận áo, ra khỏi phòng, đi về phía đầu cầu thang. Một lát khá lâu, cán bộ gác tới, có Phương theo sau. Anh chàng cán bộ, mặt hơi khinh khỉnh, từ bên ngoài song sắt cộc lốc hỏi vọng:
- "Ðâu?"
Bác Sĩ Châm nhích người qua một bên, chỉ vào Bác Sĩ Quát:
- "Ðây, cán bộ!"
Nhìn một lát, cán bộ quay lưng, Phương lẳng lặng về chiếu mình. Những anh em khác lại đặt mình nằm. Căn phòng chìm trong im lặng hoàn toàn như thể hồi hộp chờ đợi một phán quyết sinh tử của trại.

Chừng 20 hay 30 phút sau, có tiếng lao xao ở đầu cầu thang. Hai bạn tù được làm ở bệnh xá, đem một băng ca tới cùng với cán bộ gác và một cán bộ khác, chắc là ở bệnh xá. Căn phòng lại náo động. Mọi người đều ngồi dậy hoặc đứng lên phần chiếu của mình.

Phương "đầu bạc" dẫn hai anh mang băng ca đến chỗ Bác Sĩ Quát. Bệnh nhân như mê man, tự mình không ngồi dậy được. Bốn anh em khỏe mạnh trong phòng xúm nhau nâng bệnh nhân đặt trên băng ca. Trong lúc đó Bác Sĩ Châm vội nhét vào một túi nhỏ vài đồ cần thiết cho Bác Sĩ Quát: Kem và bàn chải đánh răng, vài đồ lót, thêm một bộ đồ ngủ, đũa, muỗng, chén... Băng ca được khiêng đi. Bệnh nhân vẫn nằm, mắt nhắm, không một phản ứng. Dưới sân, một tiếng kêu lớn! "Lấy cơm!" Căn phòng trở lại cuộc sống đơn điệu hàng ngày của một trại tù. Lúc đó khoảng 10 giờ rưỡi.

Trưa hôm sau, khi lấy cơm trở về, anh em thì thầm rỉ tai nhau:
- "Bác Sĩ Quát chết rồi!"
Cả phòng nhao nhao:
- "Hồi nào? Hồi nào? Chết mau quá vậy?"
Một anh đáp:
- "Nghe nói, hồi trưa hôm qua thì phải."

Chỉ một lát cáo phó miệng của các bạn tù đi lấy cơm đã lan truyền khắp khu ED. Bữa cơm trưa hôm đó ít ồn ào hơn thường lệ. Có ai trong phòng thốt một câu: "Bệnh như vậy, suốt hơn một tuần xin đi bệnh xá, không cho. Ðợi gần chết mới cho thì còn gì!" Một điếu văn ngắn, gọn, hàm súc cho một bạn tù đã nằm xuống. Một lời ngắn, gọn, hàm xúc lên án chế độ bất nhân, ác nghiệt của Cộng Sản. Căn phòng gần như lặng đi. Không bao lâu sau bữa cơm, cán bộ gác tới, bảo buồng trưởng thu dọn đồ của Bác Sĩ Quát. Trước khi quay lưng, hắn còn nói với: "Nhớ làm bản kê khai, nghe không!" Ðối với tù nhân, đó là lời công nhận chính thức cái chết của bất cứ "trại viên" nào.

Lần này, là cái chết của một vị cựu thủ tướng.
Manh chiếu của Bác Sĩ Quát đã được gỡ đi theo giỏ đồ còn lại của ông xuống văn phòng khu. Chỗ nằm cũ của ông trơ ra phần sân xi măng đã xỉn đen thời gian, mồ hôi, đau khổ và uất ức dồn nén của hàng hàng lớp lớp thế hệ tù chính trị mà ông đã là một trong biết bao người kế tiếp bất tận. Trí tưởng tượng của ta có mặc sức tung hoành sáng tác biết bao nhiêu chuyện về trại tù và thân phận tù nhân dưới chế độ Cộng Sản, thì mảnh không gian xi măng đen kia thầm lặng mà hùng hồn nói lên còn hơn thế nữa. Những ngày kế tiếp, cái chết tức tưởi mang nhiều vẻ không rõ ràng của Bác Sĩ Quát còn là đề tài bàn tán của nhiều người trong phòng được tóm gọn trong hai chữ "nghi vấn." Nhiều người cho rằng nếu được đi bệnh viện sớm hơn, hoặc nếu không, mà được phép biên thư về nhà để thân nhân kịp thời gửi thuốc thì có thể Bác Sĩ Quát đâu ra đến nông nỗi đó.

Năm 1979 vẫn còn nằm trong thời kỳ mà Việt Cộng gọi là "rất căng." Cuộc cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, nếu xuôi xẻ về mặt quân sự, thì về mặt dân tình và chính trị lại chẳng xuôi xẻ chút nào. Nhiều nơi đã nổi lên những phong trào chống đối vũ trang làm cho Việt Cộng vô cùng lo lắng trong việc ước lượng tầm cỡ của mỗi phong trào để liệu cơ đối phó. Ngay tại Sài gòn, năm 1976, vụ Vinh Sơn xẩy ra chưa đầy một năm sau "đại thắng Mùa Xuân" của Việt Cộng đã làm chúng thất điên bát đảo và mặc dù những người chủ trương và lãnh đạo vụ Vinh Sơn cùng với một số chiến hữu đã bị Việt Cộng thẳng tay đàn áp và thanh toán, dư âm và ảnh hưởng của vụ ấy vẫn còn kéo dài mãi tới 1979 và sau nữa. Lại thêm cuộc chiến với Trung Cộng Mùa Xuân 1979 ở miền Bắc và cuộc chiến với Căm Bốt ở miền Nam khởi sự từ 1978. Do đó Việt Cộng càng siết chặt kỷ luật đối với tù chính trị. Tuy không có bằng chứng rõ ràng, nhiều người trong phòng có cảm giác "ăng ten," tức chỉ điểm viên, đã được tăng cường.

Cuộc sống tiếp tục trong bầu không khí càng ngày càng ngột ngạt. Việt Cộng "dư" lý lẽ để đối xử với tù nhân tàn nhẫn hơn, bất nhân hơn. Bác Sĩ Quát đã lâm bệnh trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó. Con trai út của ông là Phan Huy Anh bị bắt cùng với ông ngày 16 Tháng Tám 1975 không được ở chung cùng buồng, mà bị giam ở buồng 6 sát bên. Hai cha con chỉ trông thấy nhau những lần đi tắm, tức hai lần một tuần. Khi tắm cũng không được liên hệ với nhau. Huy Anh dù có muốn giúp bố giặt quần áo hay một vài việc vặt vãnh cũng không bao giờ được phép. Còn nói chuyện với nhau thì tuyệt đối cấm. Nếu bị bắt quả tang hay có người tố cáo, hai cha con sẽ bị cúp viết thư về nhà với hậu quả kèm theo là bị cúp thăm nuôi. Ấy là chưa kể có thể bị kỷ luật đưa đi biệt giam. Việc thăm nuôi của gia đình cũng tách rời, riêng biệt: không bao giờ hai cha con được thăm nuôi, gặp gỡ thân nhân cùng một lúc, cùng một ngày. Hai cha con sống sát buồng nhau mà còn hơn hai kẻ lạ. Hai kẻ lạ còn có thể xin phép trao đổi với nhau chút quà, nói với nhau dăm ba câu. Bác Sĩ Quát và Huy Anh luôn luôn bị từ chối và bị theo dõi kỹ. Khi được tin bố lâm bệnh, Huy Anh nhiều lần xin phép qua thăm và đem thuốc cũng không được. Chỉ tới phiên đi lãnh cơm, Huy Anh mới được bước ra khỏi buồng. Những lúc đó tôi thoáng bắt gặp ánh mắt buồn bã của Huy Anh kín đáo nhìn qua song sắt tới chỗ bố đang nằm lịm. Tôi còn nhớ hai ngày trước khi Bác Sĩ Quát được đưa đi bệnh xá, cán bộ gác mới cho phép Huy Anh đem thuốc cho bố, sau không biết bao nhiêu lần năn nỉ. Huy Anh chỉ được phép đứng ngoài cửa nhìn vọng vào. Thuốc thì do buồng trưởng nhận đưa cho Bác Sĩ Quát. Thuốc đến quá muộn, dù chỉ là thứ thuốc thông thường trị bệnh gan. Lần "nhìn thăm" thầm lặng được phép công khai đó dài không quá hai phút. Và đó cũng là lần chót Huy Anh được chính thức nhìn bố qua chiều dài gần 8 thước của căn buồng dưới đôi mắt cú vọ của cán bộ gác ngồi phía đầu cầu thang giám sát.

Hôm Bác Sĩ Quát được khênh đi bệnh xá, Huy Anh cũng không được phép ra khỏi buồng dù chỉ để nói ít câu thăm hỏi và nhìn bố nằm thoi thóp trên chiếc băng ca. Một ngày sau khi Bác Sĩ Quát chết, Huy Anh được trại cho phép về thọ tang bố. Nhiều người trong chúng tôi hi vọng sẽ có tin thêm về tang lễ và nhất là về cái chết quá đột ngột của Bác Sĩ Quát khi Huy Anh trở lại trại. Thói quen giấu diếm, bưng bít đã trở thành một thứ siêu vi trùng trong máu của Việt Cộng, thế nên khi Huy Anh trở về, chúng tôi chẳng biết tin gì thêm ngoài việc tang lễ đã xong xuôi. Sau này có tin là Huy Anh sẽ được thả nếu "thật tâm cải tạo tốt." Có nghĩa là không được tiết lộ bất cứ điều gì liên quan đến cái chết, đến tang lễ của bố, đến bất cứ những gì Huy Anh đã nhìn được, nghe được ở xã hội Sài Gòn bên ngoài trong thời gian được về nhà. Phải thừa nhận Việt Cộng rất "siêu" về thủ đoạn dọa nạt, nhất là đối với những ai đang bị gọng kìm của chúng siết chặt. Dù Bác Sĩ Quát đã chết, không còn là một mối lo chính trị đối với Việt Cộng, do vậy không còn cần thiết giữ Huy Anh làm con tin để đe dọa, đầy đọa tinh thần ông bố nữa, cũng phải đợi đến cuối năm 1979, Huy Anh mới được thả.

Trong thập niên 1940, Bác Sĩ Phan Huy Quát đã được nhiều người ở Hà Nội biết tiếng là một lương y. Bệnh nhân của ông, cả Việt lẫn Pháp, rất tín nhiệm ông vì tư cách đứng đắn và lương tâm nghề nghiệp rất cao của ông. Ngay cả một số người Pháp đã chọn ông làm bác sĩ gia đình của họ, một trường hợp rất hiếm trong y giới người Việt thời ấy. Một đề tài nghiên cứu y học của ông có liên quan đến bệnh đau mắt của Hoàng Ðế Bảo Ðại thời đó đã được tặng giải thưởng đặc biệt của Hoàng Ðế. Cuộc đời chính trị của ông chỉ thực sự bắt đầu sau khi cựu Hoàng Bảo Ðại đã ký hiệp ước Vịnh Hạ Long với Cao ủy Bollaert của Pháp ngày 8 Tháng Ba 1949. Trong chính phủ đầu tiên của quốc gia Việt Nam do cựu Hoàng Bảo Ðại lãnh đạo, Bác Sĩ Quát tham chính với tư cách Tổng Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục. Sau đó ông được bổ nhiệm vào chức vụ Tổng Trưởng Quốc Phòng. Từ giữa năm 1953 trở đi, tình hình cuộc chiến với Việt Minh ở miền Bắc Việt Nam ngày càng tồi tệ. Thất trận của Pháp ngày 07 Tháng Năm 1954 ở Ðiện Biên Phủ mở màn cho Hội Nghị Genève về Ðông Dương với hậu quả là Việt Nam bị chia đôi ở vĩ tuyến 17 do Hiệp Ðịnh Genève được ký kết giữa Pháp và Việt Minh ngày 20 Tháng Bảy 1954.
Ở Pháp, Quốc Trưởng Bảo Ðại phong ông Ngô Ðình Diệm làm thủ tướng. Ngày 7 Tháng Bảy 54, ông Diệm về nước. Ðược ủy toàn quyền lãnh đạo Việt Nam, ông Diệm thành lập nội các mới và kiêm nhiệm luôn Bộ Quốc Phòng.

Bác Sĩ Quát trở lại nghề cũ, mở một phòng mạch ở Dakao gần đầu cầu Phan Thanh Giản. Suốt chín năm ông Diệm cầm quyền, Bác Sĩ Quát không tham chính: ông khó có thể thuận với Tổng Thống Diệm về lề lối làm việc quá quan liêu, hống hách và độc đoán của gia đình họ Ngô. Thêm nữa ông là một thành viên trong nhóm Caravelle đã công khai đưa ra bản tuyên bố chỉ trích chế độ và đòi chính quyền Diệm thực hiện tự do, dân chủ. Cuộc đảo chính ngày 01 Tháng Mười Một 1963 do một số tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa lãnh đạo chấm dứt chế độ Ngô Ðình Diệm theo liền cái chết bi thảm của vị tổng thống và hai em ông là Ngô Ðình Nhu và Ngô Ðình Cẩn. Ðại Tướng Dương Văn Minh và Thủ Tướng Nguyễn Ngọc Thơ cầm quyền mới được ba tháng thì bị Tướng Nguyễn Khánh, tư lệnh vùng II chiến thuật, chỉnh lý ngày 30 Tháng Giêng 64. Bác Sĩ Quát được mời làm Tổng Trưởng Ngoại Giao. Ông ở chức vụ này tới khoảng Tháng Chín, 1964 rồi lại trở về phòng mạch.

Cuộc đời chính trị của ông đạt tuyệt đỉnh danh vọng khi, vào giữa Tháng Hai năm 1965, ông được Tướng Nguyễn Khánh triệu mời thành lập nội các mới. Giữ chức thủ tướng được khoảng ba tháng thì ông trao quyền lại cho Hội Ðồng Quân Lực vì những mâu thuẫn khó bề giải quyết giữa ông và Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu. Ông lui về, trực tiếp điều khiển phòng thí nghiệm y khoa của ông ở đường Hai Bà Trưng. Hoạt động chính trị của ông thu hẹp lại trong khuôn khổ của Liên Minh Á Châu Chống Cộng mà ông là chủ tịch phân hội Việt Nam cho tới ngày Sài Gòn thất thủ 30 Tháng Tư 1975.

Nhưng ngày kết liễu nền Ðệ Nhị Cộng Hòa chưa phải là ngày chấm dứt hoạt động của Bác Sĩ Phan Huy Quát. Nó đưa hoạt động ấy sang một hướng khác, hoàn toàn xa lạ với con người vốn dĩ trong bao năm đã quen và chỉ quen hoạt động chính trị theo lối "chính quy," trong "đường lối chính quy." Và con người thận trọng trong ông đã lao vào một trận địa mà trước kia ông chưa từng một lần lưu tâm và nghiên cứu địa hình phức tạp, hết sức bất thường do vậy cũng hết sức bất ngờ: địa hình của trận địa hoạt động bí mật, mà vì tính chất của riêng nó, đòi hỏi một cách suy nghĩ khác, một thứ thông minh khác, một loại bén nhạy khác, thậm chí đến cái can đảm trong hoạt động bí mật cũng phải là cái can đảm khác. Vị cựu thủ tướng, tự thân, chưa được chuẩn bị kỹ càng cho hình thái hoạt động bí mật nó có những điều luật, những nguyên tắc đặc thù của riêng nó. Ðiều này cũng dễ hiểu: ông chưa từng thấy có nhu cầu đó. Hoạt động chính trị của ông từ trước không cần đòi hỏi ông có những nhu cầu đó. Vậy mà trước hoàn cảnh đất nước rối bời đang diễn tiến trước mắt, ông đã chọn dấn thân vào con đường mới mẻ này. Một quyết định dũng cảm của một con người ngày ấy đã gần 70 tuổi, và chắc chắn không phải là một quyết định dễ dàng.

Sau ngày Sai gon thất thủ 30 Tháng Tư 1975, Bác Sĩ Phan Huy Quát không đáp "lời mời" ra trình diện của Việt Cộng được phổ biến trên đài phát thanh, truyền hình và báo chí của chúng cho tất cả "ngụy quân, ngụy quyền". Liền sau khi cộng quân ào ạt tuôn vào Saigon từ hai hướng Bắc và Nam ngày 30 Tháng Tư 1975, Bác Sĩ Quát đã dời tư thất ở đường Hiền Vương và bắt đầu cuộc đời "du mục" trong Saigon, quyết không để cho Việt Cộng bắt. Cứ đôi ba ngày các con ông thay phiên nhau dẫn ông đi thay đổi chỗ trú ngụ. Sau gần ba tháng trốn tránh như thế, ông có dấu hiệu mệt mỏi. Các con ông khuyên ông trốn "trụ" hẳn một nơi. Ông nhượng bộ, về nhà trưởng nữ trong một hẻm khuất ở quận Phú Nhuận.

Những ai đã sống ở Saigon sau ngày 30 Tháng Tư 1975 chắc khó quên cái không khí ồn ào, nhộn nhạo, hỗn tạp bao trùm khắp nơi, khắp chốn của cái thành phố hơn ba triệu người này hầu như ngày nào cũng hối hả tuôn ra đầy nghẹt đường phố. Vẻ mừng rỡ bề ngoài vì chiến tranh đã chấm dứt không che đậy nổi nhiều nỗi lo âu âm ỉ bên trong: Kẻ chiến thắng sẽ định đoạt số phận của Saigon như thế nào? Thái độ nào tốt nhất để đối phó với kẻ chiến thắng đang huênh hoang, ngạo mạn? Tùy hoàn cảnh và cương vị riêng của mỗi cá nhân, người thì chọn lối âm thần sống ẩn, người thì mặc, muốn ra sao thì ra, cứ sống "tự nhiên cái đã". Nhưng đại đa số thì tính chuyện trốn khỏi Việt Nam bằng đường biển sau khi Mỹ đã vĩnh viễn phủi tay. Một số khác thì tính chuyện tiếp tục tranh đấu chống Cộng. Ðã manh nha những sự thăm dò, móc nối nhau, tìm ngõ ngách trong hai lãnh vực chính yếu: thứ nhất vượt biên, thứ nhì chống Cộng.

Hai lãnh vực này tưởng là hoàn toàn riêng biệt, trái lại, thường xoắn vào nhau khá chặt, bởi lẽ nhiều khi tìm đường vượt biển lại dẫn đến mối chống Cộng, tìm đường chống Cộng lại dẫn tới mối vượt biên. Bất cứ ai chọn dấn thân vào một trong hai lãnh vực này đều bị lôi cuốn vào cái vòng luẩn quẩn lưỡng nguyên bi hài kịch đó. Bác Sĩ Quát không ngờ sẽ rơi vào chính cảnh huống ấy. Trong thâm tâm, ông không muốn bỏ chạy: ông vốn nặng tình quê hương. Nhưng gia đình ông 14 người, mặc nhiên là một áp lực tinh thần, thầm lặng đấy, nhưng đáng kể, buộc ông không thể không nghĩ đến sự an toàn cho vợ, con, dâu, rể và các cháu nội ngoại, nghĩa là phải nghĩ đến chuyện vượt biên. Ngoài tình quê hương ông cũng nặng tình gia đình không kém.

Thực ra, khoảng một tuần trước ngày 30 Tháng Tư 1975 lịch sử, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã ra lệnh cho ông Ðại sứ của mình ở Saigon nhân danh chính phủ mời Bác Sĩ Quát qua Ðài Bắc trú ngụ nếu như phía Mỹ chưa lo liệu cho bác sĩ. Lúc đó Bác Sĩ Quát chưa quyết tâm ra đi nên chỉ cảm ơn và nói sẽ liên lạc sau. Về phía Mỹ, khi hay tin Bác Sĩ Quát còn ở Saigon, ngày 28 Tháng Tư 1975 đã liên lạc với ông, hứa đưa hai ông bà qua Mỹ. Bác Sĩ Quát trả lời không thể nhận sự giúp đỡ quý hóa ấy nếu tất cả gia đình ông gồm 14 người không được cùng đi. Phía Mỹ ngần ngại, nhưng rồi cũng thuận ý muốn của Bác Sĩ Quát và cho ông một điểm hẹn. Ðiểm hẹn này sau bị lộ. Thêm nữa ngày 29 Tháng Tư 1975, tình hình căng thẳng tột độ, chính phủ Dương Văn Minh ra tối hậu thư buộc Mỹ phải triệt thoái toàn bộ nhân viên D.A.O. tức bộ phận tùy viên Quốc Phòng của Mỹ trong thời hạn 24 tiếng đồng hồ. Liên lạc giữa phía Mỹ và Bác Sĩ Quát bị tắc nghẽn. Chuyến trực thăng cuối cùng chở người Việt tị nạn không có Bác Sĩ Quát và gia đình.

Như đã nói, ông nặng tình gia đình, không muốn gia đình bị khổ trong vòng kìm kẹp của Cộng Sản và muốn gia đình sống một nơi an toàn. Ðồng thời ông cũng không muốn làm "kẻ bỏ chạy" vì ông cũng rất nặng tình quê hương, đất nước. Ông muốn, nếu đi thì cả nhà cùng đi. Nếu ở lại thì cả nhà cùng ở lại. Nhưng sau hai lần lỡ dịp di tản gia đình, Bác Sĩ Quát ý thức rất rõ hai mối tình song hành kia, tình gia đình và tình quê hương, đất nước, khó mà dung được với nhau và chỉ có thể chọn một. Và ông đã chọn.

Ông bằng lòng cho con trai út Phan Huy Anh đi thăm dò đường lối. Do một người bạn của Huy Anh giới thiệu, Bác Sĩ Quát thuận gặp một người tên Nguyễn Ngọc Liên. Liên tự xưng là một thành viên quan trọng của một tổ chức chống Cộng nhận nhiệm vụ bắt liên lạc với Bác Sĩ Quát, mời ông gia nhập tổ chức và nơi tổ chức có thể giúp gia đình ông vượt biên. Bác Sĩ Quát đồng ý về đề nghị thứ hai của Liên. Còn về đề nghị gia nhập tổ chức, ông nói sẽ có quyết định sau khi gặp người đại diện có thẩm quyền của tổ chức. Ðôi bên đồng thuận. Gia đình Bác Sĩ Quát gồm bà Quát, các con, cháu hơn mười người được dẫn đi trước xuống Cần Thơ, ở lại đó hai ngày. Hôm sau lên xe đi tiếp, dọc đường bị chận lại, đưa về khám Cần Thơ. Cả nhà biết là đã bị mắc lừa. Một tuần sau bị giải về trại giam Chí Hòa, Saigon. Bà Quát, tuy tuổi đã cao và mắc bệnh đau tim, vẫn bị biệt giam, điều kiện sinh hoạt rất khắc nghiệt. Do con, cháu bà năn nỉ mãi, Việt Cộng cho phép một cháu ngoại gái của bà mới 12 tuổi qua ở biệt giam để chăm sóc bà. Ðược mấy tháng, vì tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi, bà Quát được đưa ra ở phòng tập thể với các con cháu. Ðược hơn một năm, có lẽ vì xét thấy gia đình bà Quát đại đa số là giới nữ và khai thác cũng không thêm được gì, Việt Cộng bèn thả hết. Riêng người con rể còn bị giữ lại, đưa đi trại cải tạo Hàm Tân, gần mười năm sau mới được thả.

Về phần Bác Sĩ Quát và con trai út của ông là Huy Anh thì được tên Liên đưa đi tạm trú tại một căn nhà kín đáo ở Chợ Lớn. Hai ngày sau, theo kế hoạch, tên Liên đưa Bác Sĩ Quát và Huy Anh ra khỏi Saigon. Khi xe ô-tô tới một điểm hẹn vắng vẻ thuộc tỉnh Biên Hòa thì đã có một xe ô-tô khác đậu bên đường, nắp ca pô mở sẵn theo mật hiệu đã quy định. Xe chở Bác Sĩ Quát và Huy Anh dừng lại. Một toán người đi tới, vây quanh xe, rút súng hăm dọa. Bác Sĩ Quát biết mình bị lừa. Ông và Huy Anh được giải về Bộ Tư lệnh Cảnh Sát, đường Võ Tánh, Saigon. Hôm đó là ngày 16 Tháng Tám 1975, khởi đầu cuộc thử thách chót trong đời vị cựu Thủ tướng. Một cuộc thử thách không giống bất cứ một thử thách nào ông đã đương đầu trước kia. Một cuộc thử thách mà chủ đích của Việt Cộng nhằm hạ nhục con người chỉ chấm dứt sau khi vị cựu Thủ tướng đã vận tất cả năng lượng vật chất và tinh thần ném hết vào cuộc đấu tranh cuối cùng của ông, lần này mới thực là mặt đối mặt với quân thù với không biết bao nhiêu căng thẳng, gay go về nhiều mặt. Cuộc đấu tranh riêng lẻ mà ông chưa từng có một ý niệm và không bao giờ ngờ có ngày phải tiến hành trong đơn độc, đã kết thúc vào trưa ngày 27 Tháng Tư 1979, đúng ba hôm trước ngày Kỷ niệm Saigon thất thủ.

Cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát đã vĩnh viễn nằm xuống sau ba năm, tám tháng đấu tranh không nhượng bộ trong gọng kìm Việt Cộng.

Ngày 30 Tết, năm Mậu Ngọ (dương lịch: 1978)

Gần một tháng trước Tết Mậu Ngọ tôi bị chuyển về phòng 1, gác 1, khu BC. Ba phòng 2, 3, 4 bỏ trống. Chỉ riêng phòng 1 có "khách hàng". Bác Sĩ Quát và tôi gặp lại nhau ở đó. Trong mấy ngày Tết, kỷ luật nới lỏng, mọi người được đi lại thăm bạn bè ở các phòng khác, gác khác trong cùng một khu. Bác Sĩ Quát và tôi không ra khỏi gác 1. Chúng tôi thường đi bộ dọc hành lang trống vắng vẻ, Bác Sĩ Quát bắt nhịp đi theo tiếng chống nạng của tôi lúc đó chân bị tê liệt. Mấy ngày Tết quả là một dịp hiếm có để có thể nói với nhau nhiều chuyện, khỏi sợ bị để ý hay soi mói quá đáng. "Ăng ten" cũng phải ăn Tết chứ! Bác Sĩ Quát đã tóm lược cho tôi nghe cuộc "phiêu lưu" của ông và gia đình. Tôi có hỏi ông về thời gian ông giữ tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát, đường Võ Tánh. Ông kể:
- "Chúng bắt tôi viết bản tự khai tất cả những gì tôi làm khi tôi giữ chức Thủ tướng. Bản viết của tôi không dài quá một trang tôi viết vắn tắt là trong thời gian tôi ở cương vị Thủ tướng, tôi lãnh đạo việc nước, tôi chỉ đạo cuộc chiến chống Cộng. Tất cả mọi cấp, từ cấp thấp nhất, đến cao nhất gần gũi với Thủ tướng ở mọi ngành quân, dân, chính đều làm việc theo chỉ thị và mệnh lệnh của tôi. Một mình tôi trách nhiệm. Chúng không bằng lòng, bắt tôi viết lại. Tôi viết y như trước. Cù cưa như vậy đến hơn một tháng, gần hai tháng. Chúng bèn chuyển sang thẩm vấn. Hỏi câu nào tôi trả lới vắn tắt: Tôi trách nhiệm. Chúng đủ trò áp lực như anh biết đấy. Sau đó, để bớt căng thẳng, tôi nhận viết. Vả lại, thú thực lúc đó nhịp tim đập của tôi loạn xạ đã nhiều ngày, và tôi không có thuốc trợ tim. Tôi cảm thấy chóng mệt. Tôi cứ từ từ viết được hơn 70 trang, trong đó tôi nêu một số nhận định về thời cuộc, đưa ra một số đề nghị kiến thiết quốc gia. Trên trang nhất, tôi đề tên người nhận văn bản của tôi là Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận Giải phóng Miền Nam. Chúng bắt tôi xóa, chỉ được viết là bản tự khai. Tôi không chịu. Sau cùng chúng cũng nhận tập viết của tôi."

Tôi hỏi Bác Sĩ Quát:
-"Anh có tin là chúng chuyển tập viết của anh tới Nguyễn Hữu Thọ không? - Tôi ngờ lắm. Ông đáp. Nhưng không sao. Tôi mượn cớ đề tên Nguyễn Hữu Thọ để ngầm bảo chúng rằng tôi không biết tới Hà Nội trong khi tất cả chúng ta đều rõ là Nguyễn Hữu Thọ và Mặt trận Giải phóng Miền Nam chỉ là công cụ của Hà Nội và Hà Nội thừa biết điều đó hơn ai hết."

Tôi bật cười, Bác Sĩ Quát cũng cười theo. Chúng tôi hiểu nhau. Trong buồng có một vài bạn tù đứng đắn, chúng tôi có thể nói chuyện thẳng thắn, cởi mở, không nghi ngại. Tôi nhớ một lần, vẫn trong dịp Tết Mậu Ngọ, chúng tôi năm người đứng nói chuyện gần ở một góc hành lang, câu chuyện loanh quanh thế nào mà dẫn đến việc một bạn tù hỏi Bác Sĩ Quát về một vài cộng sự viên thân cận nhất của ông mà ông thật tâm tác thành cho:
- "Có thật hay không, tiếng đồn có người đá ngầm anh khi có dấu hiệu anh trên đà xuống dốc?"
Bác Sĩ Quát mỉm cười, trả lời, giọng bình thản:
- "Tôi đã có nhiều dịp gần cụ Trần Trọng Kim khi sinh thời cụ. Tôi nhớ mãi một lời cụ dậy: sống ở đời phải cho nó chững. Tôi thường kể lại cho các con, cháu trong nhà nghe lời của cụ Trần, kẻo uổng."
Câu nói của Bác Sĩ Quát không trả lời thẳng vào câu hỏi của anh bạn. Nhưng có vẻ như mấy bạn biết thưởng thức câu trả lời đó vì họ cười ha hả.

Sau Tết, chúng tôi bị chuyển sang phòng 5, gác 1, khu ED. Ðược vài hôm, phòng nhận thêm một tù nhân từ biệt giam qua. Người này, khi nhận thấy Bác Sĩ Quát thì tỏ vẻ lúng túng, ngượng ngập. Có chi lạ đâu? Hắn là Nguyễn Ngọc Liên, người mời chèo Bác Sĩ Quát vào khu để rồi rơi vào bẫy sập ở Biên Hòa. Trong phòng ngoài Bác Sĩ Quát và tôi, không một ai khác biết mối liên hệ giữa Bác Sĩ Quát và hắn. Bác Sĩ Quát cư xử rất tự nhiên, không tỏ vẻ gì khó chịu bực tức, nóng nẩy. Riêng tôi cũng không để lộ cho tên Liên rõ là tôi biết chuyện của hắn. Cuộc sống ở Chí Hòa đơn điệu, buồn tẻ, ngột ngạt.

Ngày này sang ngày khác, mọi người như chết đi trên 2/3 manh chiếu của mình. Không bao giờ tôi nghe thấy Bác Sĩ Quát thốt lên dù chỉ nửa lời than van về số phận của mình hay của gia đình về sự mất mát tài sản mà Việt Cộng đã tịch thu toàn bộ chỉ để lại cho ông hai bàn tay trắng. Ông sống lặng lẽ, trầm ngâm, kín đáo. Nhiều lần, cán bộ Việt cộng cố ý công khai làm nhục ông trước mặt mọi người. Ông giữ im lặng, cái im lặng kẻ cả. Không ai nhận thấy ở ông một vẻ gì kiêu kỳ, của một người đã từng giữ những chức vụ cao sang trong chính quyền cũ.

Ông biết hòa mình một cách đúng mức. Với anh em cùng cảnh ngộ và cái đúng mức không gượng ép ấy tự nhiên bảo vệ tư thế riêng của ông bằng một khoảng cách mà chẳng ai dám nghĩ muốn vượt qua. Ngay đối với tên Liên mà nhiều yếu tố trong vụ Biên Hòa đủ để được xứng đáng nhãn hiệu "tên phản bội, tên lừa bịp", ông vẫn giữ được cách lịch sự bao dung buộc kẻ kia tự mình phải có thái độ ăn năn, kính cẩn đối với ông. Thế nên tôi rất hiểu tâm địa ông khi ông thều thào: "Thôi! Bỏ đi!" để trả lời câu hỏi dồn ông về tên Liên bên chiếu bệnh. Ông biết vì ông mà vợ, con, cháu ông đang dũng cảm chịu khổ, chịu nhục, chịu thiếu thốn ở khu phụ nữ. Ông biết một cháu nội gái của ông, con gái đầu lòng của Huy Anh, mới ba tháng đã "được" Việt cộng bỏ tù vì bố mẹ và đang thiếu sữa.

Ông biết chừng nào Việt Cộng chưa bẻ gãy được ý chí đối kháng thầm lặng của ông thì gia đình ông, đa số là phụ nữ và con nít vần là những con tin hữu hiệu trong tay Việt Cộng dùng làm lợi khí đe dọa, đầy đọa tinh thần ông, nghiền nát những gì là nhân tính trong ông, buộc ông phải thốt lên một lời quỵ lụy quy hàng, Nhưng ông đã đứng được đầu gió.
Vì ông đã cứng.
***
Tôi thường nghĩ, trong suốt cuộc đời tham chính, thành tựu của Bác Sĩ Phan Huy Quát có ý nghĩa lớn lao nhất, có ích cho quốc dân nhất, do đó quan trọng vào bậc nhất vì trực tiếp liên quan sâu sắc nhất đến tiền đồ tổ quốc, là ông đã giành được chủ quyền cho ngành giáo dục Việt Nam, khi ông được Cựu Quốc Trưởng Bảo Ðại phong ông làm Tổng Trưởng Bộ Giáo Dục trong chính phủ đầu tiên của Quốc gia Việt Nam mới được Pháp thừa nhận nền độc lập. Do lòng trí kiên nhẫn, thái độ khéo léo, mềm dẻo nhưng không thiếu cương quyết trong thương thảo rất khó khăn, nhiều khi đến độ rất căng thẳng với phái đoàn Pháp mà một số thành viên lại là thầy học cũ của ông ở Ðại học Y khoa Hà Nội. Ông đã thuyết phục được phía Pháp trao trả Việt Nam trọn quyền của ngành giáo dục. Ông đã đặt nền móng vững chắc cho việc dùng Việt ngữ là ngôn ngữ chính trong mọi giáo trình, mở đầu kỷ nguyên cải cách giáo dục toàn diện từ tiểu học, qua trung học, lên tới đại học và trên đại học mang tính chất hoàn toàn quốc gia mà dấu ấn căn bản và nguyên tắc đó không một ai, sau ông, có thể thay đổi được. Pháp ngữ đã lui xuống thứ hạng như bất cứ sinh ngữ nào khác được giảng dậy trong mọi cấp học trình. Thành quả tranh đấu gay go trong thầm lặng nhưng thật rực rỡ của ông với Phái đoàn Pháp và công cuộc tiến hành cải cách giáo dục của ông đã được báo chí thời đó xưng tụng và mệnh danh một cách rất xứng đáng là "Kế hoạch giáo dục Phan Huy Quát." Tên tuổi ông đã gắn liền với tương lai của biết bao thế hệ nam, nữ, thanh, thiếu niên trong lãnh vực giáo dục nó là chìa khóa của tiến bộ văn minh và phát triển văn hóa cho đất nước, cho dân tộc.

Thành công nào có thể đẹp hơn, lâu bền hơn thành công của ông trong sự nghiệp giáo dục đào tạo con người?
***
Một phòng lẻ loi dành cho lính gác ở ngoài vòng rào trại giam Chí Hòa đã được quét dọn khá tươm tất. Giữa phòng, một tấm ván gỗ khổ hẹp đặt trên đôi mẻ. Trên tấm ván một hình người nằm ngửa, chân duỗi thẳng, hằn rõ dưới tấm mền mỏng phủ kín từ đầu xuống chân.
Thi thể Bác Sĩ Phan Huy Quát, cựu Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa nằm đó, cô đơn, lạnh lẽo giữa một buổi trưa hè nắng gắt, oi nồng. Cùng với tấm ván và đôi mẻ, thi thể ông là tĩnh vật trang trí độc nhất của căn phòng lính gác quạnh hiu. Chung quanh không một bóng người. Cái tĩch mịch của căn phòng như muốn thét lên mà bị nghẹn.

Tang gia được chính quyền Việt Cộng hứa cho phép quàn thi hài Bác Sĩ Quát tại chùa Xá Lợi. Ðến phút chót Việt Cộng bội hứa như chúng vẫn có thói quen đó đã trở thành quán tính. Chúng buộc tang gia phải chôn cất ngay ngày hôm sau tức là ngày 28 Tháng Tư 1979. Tìm hiểu ra mới biết ngày 28 là ngày ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tới Saigon: cho đem thi hài Bác Sĩ Quát về quàn tại Chùa Xá Lợi có thể gây ra nhiều phiền phức, rối ren không lường được. Quái thật! Một chế độ luôn luôn tự vỗ ngực lớn tiếng huênh hoang ta đây "Anh hùng nhất mực" và "ra ngõ là gặp anh hùng" lại sợ đủ thứ!
Sợ từ đứa bé sơ sinh sợ đi nên phải bắt nó vào tù với mẹ nó cho chắc!

Sợ từ cái xác chết sợ đi, nên bắt chôn ngay sợ xác chết "thần giao cách cảm" với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc thì rầy rà to. Ðám tang bị hối thúc rồi cũng chu toàn nhờ sự tận tình giúp đỡ của thân bằng, quyến thuộc.
Sau tang lễ đơn sơ, còn sót lại là nghi vấn về cái chết của vị Cựu Thủ tướng. Hồ sơ bệnh lý do Việt cộng chính thức đưa ra là "nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não cùng viêm gan siêu vi trùng".
Hồ sơ vẫn nguyên vẹn là một nghi vấn.
***
Nếu tôi biết hát, tôi sẽ cất giọng ca vừa đủ nghe tù khúc:

"Anh nằm đây,
Bạn bè anh cũng nằm đây..."

Gọi là một chút để ấm lòng người đã khuất.

Nguyễn Tú

Ký giả Nguyễn Tú, nguyên đặc phái viên chiến trường Nhật báo Chính Luận tại Việt Nam trước 1975, cũng như của nhiều báo ngoại quốc, đã bị giam hơn mười năm trong lao tù Cộng Sản. Ông vượt biên tới Hong Kong năm 1990 và sau đó tới Hoa Kỳ. Hiện ông cư ngụ tại vùng Hoa Thịnh Ðốn.
Hình ảnh
Cố thủ tướng Phan Huy Quát. Hình chụp khoảng năm 1954.

No comments:

Post a Comment