Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Saturday 17 December 2016

TRUYỆN TÙ & VƯỢT BIÊN = VU LAN=NGÔ MINH HẰNG =TRẦN HỒNG CHÂU

HUỲNH NGỌC TUẤN * NHÀ TÙ CỘNG SẢN

25.5.12


Hồi ức về nhà tù cộng sản Việt Nam

A20 Huỳnh Ngọc Tuấn


Kính tặng anh Nguyễn Ngọc Đăng

Các anh các chú đã từng đi qua những nhà tù Xuân Phước-Thanh Hóa-Nam Hà
Kính nhớ Bác sĩ Nguyễn Kim Long, chú Nguyễn Trưởng, anh Nguyễn Văn Bảo, anh ĐỗHườn

Những người đã nằm xuống trong nhà tù Cộng sản Việt Nam vì những giá trị Dân chủ Nhân quyền.
Huỳnh Ngọc Tuấn

*****
(Phần 1)
Miền Trung Việt Nam bây giờ là chớm đông với những cơn mưa trút nước. Cánh đồng trước mặt một ngày trước đây mướt xanh màu lúa non, bây giờ đã mênh mông nước bạc. Những con đường nhỏ ngập ngụa trong bùnrác…chẳng đi đâu được, đọc sách hoài cũng chán, mở tivi ra thi cứ toàn phim Tàunhững lời lẽ tuyên truyền cũ rích nhai đi nhai lại. Chỉ còn biết ngồi nhìn mưavừa nhận được email từ Úc: Ông bạn Nguyễn Ngọc Đăng đang bị ốm. Lòng buồn rười rượi. Bao nhiêu kỷ niệm lại quay về.
Trại giam Xuân Phước - Phú Yên, mùa đông 1994
Những cơn mưa nhỏ lất phất, trời không lạnh, những người tù chính trị chúng tôi trong đội 12o nghỉ giải lao trong một căn nhà lợp lá dừa. Cũng không phải là nhà vì chỉ có mái che, chung quanh không có phên vách gì.
Tôi - một người tù chính trị còn rất trẻmới toanh, lúc đó tôi mới 35 tuổi, tìm một chỗ khiêm tốn giữa những bậc trưởng thượng.


Tôi gọi họ là trưởng thượng vì tuổi tác họ đáng bậc anh cả hoặc cha chú; về con đường đấu tranh cho những giá trị tự do dân chủ, họ là những người đi trước. Những người như chú Phạm Đức Khâm-thành viên diễn đàn Dân chủ của Giáo sư Đoàn Viết Hoạt. Thiếu tá Đặng Trần Phương, một sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng hoà. Đối với tôi, họ là bậc cha chúcũng là những người thầy đáng kính.
Trong đội 12 lúc này, còn có Phạm Văn Thành từ Pháp về cũng rất trẻ, Thành nhỏ hơn tôi 1 tuổi. Anh Dương Văn Sĩ hơn tôi 2 tuổi nhưng tham gia đấu tranh bị bắt lúc 24 tuổi chưa hề biết bàn tay nuồt nà của phụ nữ ra sao! Anh Trần Nam Phương, anh Hoàng Xuân Chinh, Trương Nhật Tân là những người đồng hương Quảng Nam, cũng là những người anh cả dìu dắt giúp đỡtôi trên con đường gian khổđầy hiểm nguy trong nhà tù. Anh Nguyễn Văn Trung, Vũ Đình Thụy là những người đã đi trước tôi trên con đường đấu tranh này hơn 10 năm…Đứng giữa những con người này tôi thấy mình nhỏ nhoinon trẻ. Anh Bùi Gia Liêm một cựu sĩ quan (Đại úy) có mái tóc bồng bềnhbạc trắng với hàm râu quai nón bao kín mặt, đôi mắt hiền từ, giọng nói ấm áp, cửchỉ ân cần, mang đến cho chúng tôi một ấm trà nóngbao thuốc lá rẻ tiền…Tôi không hút thuốc, chỉ ngồi uống trànghe các anh nói chuyện.
Anh công an dẫn giải đội đứng gần đó, anh này người sắc tộc miền núi phía Bắc, dáng người cao gầy (đi qua mấy nhà tù Cộng Sản, tôi chưa gặp người công an nào tốt như anh ta. Sau này anh ta bị thải hồi).
Đứng khoảng 5 phút, anh ta lại bỏ đi. Tôi không biết anh ta nghĩ gì, nhưng có lẽ anh ta muốn tỏ ra lịch sự không muốn nghe lén chuyện người khác. Hơn nữa, ở đây là rừng núi, chung quanh kiểm soát chặt chẽ chẳng sợ ai trốn.
Anh Thành ra hiệu cho chúng tôi xích gần lại để thông báo cho chúng tôi biết một tin quan trọng. Theo nguốn tin từ những anh em đi làm “rộng” cho biết: Đài VOA đưa tin sắp tới sẽ có một phái đoàn của uỷ ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốcđến Việt Nam để thanh sát, chưa biết chính xác thời gian nhưng khoảng một tuần nữa. Mọi người trao đổi với nhau chớp nhoángsơ khởi ý kiến của mình … sẽlàm gì, nói gì khi phái đoàn đến. Riêng tôi rất hồi hộpvui mừng vì nguồn tin này.
Hai, ba ngày sau đó, ban giám thị trại giam quyết định cho tổng kiểm tra. Chúng tôi được nghỉ một buổi để kiểm tra buồng giamđồ đạc cá nhân. Hai cán bộ an ninh - 1 trực trại cùng với 1 anh tự quản (có nơi gọi là trật tự - họ là những tù nhân thường phạm được chọn lựa cẩn thận về lý lịch). Từng người một mang đồ của mình ra sân, bày ra hai tấm chiếu trải dướiđất. Hai cán bộ của trại kiểm tra từng trang sách, từng chiếc áo, chiếc quần. Họ lộn ngược, lộn xuôi, lục lọi cẩn thận, nắm bóp khắp nơi. Họ mở từng hộp trà, bao muối, xé tung những bao mì tôm, bao thuốc lá. Xong đồ dùng cá nhân - họkhám xét trong người. Cởi quần dài, áo ngoài ra, còn lại đồ lót. Họ thận trọng nắn bóp từng chỗ kín. Nếu có nghi ngờ ai về một điều gì đó thì sẽ khám kỹ hơn. Bảo người tù cuối khom xuống, anh trật tự kéo quần lót xuống, dùng hai tay vạch mông ra nhòmo hậu môn, hai cán bộ trại giam cũng dòmo cái nơi tối tămkhông sạch sẽ đó, đầu nghiêng qua nghiêng lại rất cẩn trọng !!!
Kiểm tra xong, chúng tôi được lệnh chuyển buồng giam. Tôi mang đồ đạc của mìnho buồn số 2, khu A.
Sau khi ổn định chỗ nằm tôi mới biết tất cả những người tù chính trị được xem là “có vấn đề” đều dồn hết về đây. Buồng số 2 của tôi gồm có 3 đội: Đội 12, đội 17, đội 2 - Buồng số 1 cũng có 2 đội: đội nhà bếp - quy tụ những tù nhân chính trị có mức án từ 20 năm đến chung thânphần lớn những anh em trong tổ chức Liên đảng của ông Hoàng Việt Cương,đội 6những nhân sự đặc biệt giúp việc cho cán bộ. Tôianh Nguyễn Ngọc Đăng, người của Liên đảng có quốc tịch Canada. Anh Đăng là người thấp đậm, người Bắc 54 ở cùng buồng. Trước đây, những buổi chiều, khi tôi đi làm về, cơm nước xong đi dạo ngoài sân chờ điểm danh. Chúng tôi cũng chỉ mỉm cười, chào xã giao, trao đổi mộti câu về thời tiết. Lúc này, anh Đăng đã nổi tiếng trong anh em là người ăn nói bộc trực. Có khi làm mất lòng anh emlàm cay cú những tay cán bộ trong trại. Có một lần, anh vừa đi lại trong sân buổi chiều, vừa hát rất to: “Toàn dân nghe chăng, sơn hà nguy biến, hận thù đằng đằng, nên hoà hay chiến. Nên chiến! Nên chiến…” anh hét lên rất to… Anh em ai nghe thấy cũng cười lắc đầu. Cán bộ của trại nghe anh hát với một thái độ đầy ẩn ý nhưng cũng lờ đi. Nếu là anh em quốc nội thì đã bị chụp cho cái mũ nào đóđi cùm là cái chắc rồi . Tôi phục anh lắm.
Có một điều là ở đây, những người tù chính trị trại A20 Xuân Phước này chưởi chế độ, chưởi cộng sản rất thoải mái, không sợ hãi gì…Lúc mớio Xuân Phước từ trại giam An Điềm Quảng Nam, nghe anh em công khai chưởi cộng sản tôi phát hoảng. Lúc này, tôi mới hoàn hồn. Vì ở Xuân Phước này khác xa với An Điềm, Quảng Nam. An Điềm, Quảng Nam là một địa ngục thực sự. Đặt chân đến Xuân Phước tôi mới hy vọng mình có thể sống sót để quay về với các con. Tại An Điềm, không có chút hy vọng nào có thể sống còn. Nếu không chết vì tra tấn đánh đập thì cũng chết vì kiệt sức bởi chế độ cưỡng bức lao động nghiệt ngã với điều kiện sinh hoạt tồi tệ đến tận cùng. Tại An Điềm, Quảng Nam chỉ có 6 tháng ở đó mà tôi đã chứng kiến mấy vụ tự tử. Một người nhảy từ cầu treo cao hơn 10m, một người treo cổ, một người uống thuốc trừ sâu, một người tự cắt đứt nhượng chân, một người tự cắt đứt nhượng tay của mình vì không chịu đựng nổi chỉ tiêuđiều kiện lao động cùng với sự tra tấn đánh đập dã man ở đây.

Ở Xuân Phước thì mình được mua hàng ở Canteentự nấu ăn, lao động thì cũng vừa sứcđiều quan trọng là được ngủ yên giấc; không bị ngồi nội quy, không bị đánh đập tra tấn nếu không hoàn thành chỉ tiêu lao động. Người điều hành của trại giam A20 này toàn là người Miền Bắc vì là trại của Bộ công an.
Tôi có cảm tưởng là người miền Bắc họ tốt hơn người Quảng Nam. Cũng là cộng sản nhưng người miền Bắc không quá tàn ác như người Quảng Nam. Rồi khi sống gần gũi với những người như anh Nguyễn NgọcĐăng, chú Phạm Đức Khâm, anh Phạm Anh Dũng, Phạm Văn Thành, tôi lại quý những người miền Bắc hơn. Có thể những cảm nghĩ này là ngây ngô, nhưng nó xuất phát từ tận đáy lòng.
Ba ngày sau…
Vẫn là những cơn mưa lất phất, đôi lúc tưởng trời hững nắng lúc về chiều, so với Quảng Nam thời tiết ở đây thật dễ chịu, không có những cơn mưa như trút nước hoặc dai dẳng đến thối đất. Chúng tôi vẫn đi làmtrao đổi những thông tin mới nhất. Theo nguồn tin đáng tin cậy thì phái đoàn của Uỷ ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc sẽ đến trong ngày mai. Buổi tối, anh em vẫn uống trà như mọi ngày, nhưng trong lòng ai nấy cũng bồi hồi vì đây là cơ hội để trình bày với phái đoàn những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Ai cũng chuẩn bị cho mình một bài “diễn văn” súc tích nhất. Chúng tôi cốgắng giữ bí mật làm như không biết gì cả, vì trong phòng có rất nhiều tai mắt Cộng Sản.
Vẫn như mỗi tối, anh Nguyễn Đức với cây đàn Guitar đặt nằm trên sàn, anh dùng một thanh sắt nhỏ, sáng bóng ấn lên 6 dây đàn, tay kia lướt trên mặt đàn, bàn tay khô gầy nhưng mềm mại, uyển chuyển, sinh động vô cùng. Tiếng đàn thoát ra du dương đến lạ lùng. Tôi có hỏi anh vì ngạc nhiên lắm, lần đầu tiên trong đời được thưởng thức âm thanh lạ lẫmmềm mại này. Anh mỉm cười, tay vẫn lướt trên từng phiếm đàn: “Mình bắt chước tiếng Hạ uy cầm”
Tối nay, mân mê chén trà trên tay, vẫn tiếng đàn mượt mà ấy, vẫn tiếng nhạc mà tôi yêu thích ấy nhưng không sao tập trung được. Tuy vậy tôi vẫn nhận ra sựngập ngừng khác thường khi anh Đức dạo khúc: ”Tiếng Xưa” của Dương Thiệu Tước. Có lẽ anh cũng đang trong tâm trạng như tôi.
Một đêm dài trôi qua trong thao thức, trằn trọc, tôi thức giấc khi nghe tiếng kẻng.
Như mọi ngày, làm vệ sinh cá nhân…nhận cơm sáng ăn vộingra sân tập hợp đi làm.
Hôm nay trời hững nắng..màu nắngng ươm trên những tán cây dừa làm cho chúng như ướt đẫm nước. Cái vùng đất Phú Yên này rất hợp với dừa, cây nào cũng trĩu quả, nối tiếp quanh năm. Tôi chợt nhận ra Quê hương mình mỗi nơi mỗi vẻ, mỗi nét riêng. Tôi đến ngồi bên cạnh chú PhạmĐức Khâm. Chú Khâm người thấp đậm, màu da hồng hào, chú đã ngoài 60, mái tóc bạc khá nhiều nhưng đó là mái tóc gợn sóng bồng bềnh, nghệ sĩ với một gương mặt đẹp quý phái…Chú là một con người nhân hậu. Khi chân ướt chân ráo đến Phú Yên, tôi may mắn được Trương Nhật Tângiới thiệu với chú. Lúc đó tôi mới 35, bằng tuổi con trai đầu của chú. Với tôi, chú mãi là người thầy đã dìu dắt tôi, trao truyền cho tôi những kinh nghiệm quý báu.
Chú là chứng nhân của một thời đại-thời đại đầy đau thươngnước mắt của dân tộc. Chú kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện. Khi tâm sự với tôi, chú nói có dự định sau này sẽ viết một cuốn hồi ký về cuộc đời mình. Cuộc đời đã can dựchứng kiến những thăng trầm của đất nước, những biến cố lớn của dân tộc. Tôi vẫn chờ được đọc cuốn hồi ký đótôi tin rằng đó sẽ là một cuốn sách hayrất giá trị để những người trẻ sau này hiểu được những gì đã xảy ra với đất nướcdân tộc mình.
Sau khi lục xét từng người, chúng tôi xuất trại. Khu đất của đội 12 chúng tôi tiếp giáp với trại. Ở đây có nhiều ao nuôi cá, rất nhiều cá: rám cỏ, mè, rô phi, chép. Tôi được những anh em “cựu chiến binh” từ những ngày đầu kể cho nghe những ngày tháng hãi hùng trước biến cố Đông Âusụp đổ của Liên Xô. Lúc đó, chế độ lao từ ở đây cực kỳ nghiệt ngã, với sự tra tấn đánh đập, cưỡng bức laođộngthiếu đói: đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều anh em. Có những người còn rất trẻ, chỉ mới tuổi đôi mươi. Chưa một lần cầm tay người phụ nữ, chưa biết hương vị của tình yêu, họ đã dấn thâno con đường đấu tranh vì không thểsống nỗi với chế độ bạo ngược tàn ác, vì không thể khoanh tay đứng nhìn những người cộng sản đang dẫn dắt dân tộcđất nướco hố thẳm, vì đã sớm nhận ra cái chủ nghĩa phi nhân hại nước, vì đã sớm đoán định ra cái não trạng hoangđường, phiêu lưu nguy hiểm của tập đoàn cộng sản.họ đã ngã xuống…, mãi mãi ra đi khi ước mơ giải phóng dân tộc khỏi sự mông muội, tái lập Tự do-Dân chủchưa thành. Nhưng sự hy sinh của họ lịch sử sẽ không quên.
Rất nhiều lần tôi đứng trên dòng suối nhỏ, nơi có chiếc cầu tre bắc qua. Chung quanh là màu xanh của bắp, của rau xanh, của những tán dừa… màung chói chang của ánh nắng hắt lên từ mặt hồ. Tôi vẫn ý thức một cách thường trực rằng: Đất dưới chân tôi đang đứng đây, trên con đường mòn nhỏ quanh co này, máuxương của những người yêu nước đã đổ xuống đây!
Chúng tôi được anh đội trưởng Ngô Bích phân chia công việc.
Hôm nay, tôi, chú Khâm, Phạm Văn Thànhmấy anh em khác đi cắt cỏ, nhổ rau cho cá. Tôianh Trần Đức Hào gom cỏrau samo giỏ tre lớn để ném xuống ao cho cá. Dưới làn nước đục ngầu, cá rất nhiều. Tôi ôm từng đống cỏ lớnrau ném xuống mặt hồ. Chỉ một lát sau mặt nước xôn xao bóng cá, chúng vùng vẫy tranhgiành nhau, làm cả một vùng nước xao động. Những con cá trắm cỏ to bằng bắp vếngười lớn, những con cá mè 10-15 kg, chao lượn … thấp thoáng những chiếc lưngđen trũi. Trông đẹp lạ lùng.
Đến giờ giải lao, chúng tôi tụ tập trong túp lều lợp bằng lá dừa để uống tràtrao đổi tin tức. Tôi nói với chú Khâm: “Chú hát một bài cho anh em nghe đi chú”
Chú Khâm cười thật giòn: “Bây giờ có lòng dạ nào mà hát nữa chứ.”
Nói thì nói vậy nhưng chú vẫn hát. Bài hát tôi vẫn ưa thích: “Anh đến thăm em một chiều mưa”.
Anh Trần Diễn, một người rất am hiểu về âm nhạc, cộng với khả năng xướng âm tuyệt vời…huýt sáo theo tiếng hát.. Khi bài hát chấm dứt, anh nói: “Anh Khâm có chất giọng rất tốt”
Chúng tôi – mỗi người đón nhận mấy cây kẹo của thầy Mai Đức Chương trao cho. Thầy Mai Đức Chương thuộc dòng Đồng Công của Đức Cha Trần Đình Thủ… Khi chưa bị bắt, tôi có đọc báo về vụ án này… Tôi có hỏi thầy về sự thật của việc này. Thầy điềm tĩnh nhưng thoáng nét buồn rầu trên khuôn mặt già nua:
Chính quyền họ dựng lên vụ án này đểcướp đất, cướp tài sản của giáo hộicũng để trừng phạt vì Cha bề trên không chịu hợp tác với chính quyền. Họ sợ những ảnh hưởng của Đức Cha trong cộng đồng giáo dân không có lợi cho họ”. Giờ tôi mới hiểu ra đây chỉ là vụ vừa ăn cướp vừa la làng, đây không phải là vụ đầu tiên cũng không phải vụ cuối cùng!
Tôi viết những dòng này khi sự kiện Thái HàToà khâm sứ vừa lắng xuống nhưng chưa chấm dứt…
Vấn đề là hoàn cảnh bây giờ đã khác xưa…Cộng sản Việt Nam không còn đủ thếlực để làm ra một vụ như vụ án Đồng Công nữa. Cộng sản Việt Nam đã bị đẩyo thế phòng ngự.
Chúng tôi tiếp tục đi cắt cỏ, chỉ còn hai giỏ nữa làđủ chỉ tiêu cho buổi mai. Chúng tôi cố gắng hoàn thành thật sớm để còn đi kiếm ít rau cho mình. Đi ngang qua vườn rau thơm, anh Nguyễn Đức phụ trách cái vườn này, tôi thấy anh lom khom, chậm rãi cắt rau. Ở đây có đủ loại rau thơm, bạc hà, tía tô, ngò, hành hương, rau răm, dấp cá - mùi thơm quen thuộchấp dẫn.
Mới sáu mươi mà anh Đức trông như một ông cụ ngoài 70 hom hem, yếu đuối. Trông anh tôi vô cùng ái ngại với bản án chung thân, với một sức khoẻ tàn tạ như thế,anh còn có cơ hội để quay về với các con không? Anh đứng lên, dùng nắm tay xương xẩu đấm nhè nhẹo lưng khi tôi vừa ngang qua chỗ anh, anh nhìn tôi, nụcười thân thiện. Anh bảo: “Lấy một ít rau thơm về ăn đi em”.
Tôi cảm tạnhận một gói ni lon nhỏ đầy rau mà anh đã dành cho tôi… nói với anh dăm ba câu, tôi vội vã đi về bờ ao rau muống.. Tôi lội xuống hái một ít rau muống về luộc cho bữa trưa. Aoruộng ở đây không có đỉa. Tôi rất sợ đỉa. Thời gian ở An Điềm để lại một ấn tượng hãi hùng làm cho trong những giấc mơ tôi vẫn còn sợ. Ruộng ở An Điềm toàn đỉa ơi là đỉa. Chúng tôi bị chúng tấn công tứphía. Cái loại sinh vật hút máu người này thật quái ác, chúng chọn những chỗhiểm để hút máu. Có những anh em tù bị đỉa bâuo chỗ kín, về đến buồng giam ngủ một đêm. Sáng ra thấy máu chảy dầm dề, lúc đầu phát hoảng, sau mới biết làđỉa. Cởi quần lôi nó ra, cả một cục bầy nhầy gớm ghiếc. Có những chuyện đau lòng mà tôi đã tận mắt chứng kiến chung quanh “Con đỉa An Điềm”. Có một người tù vượt biên khốn khổ, không có thăm nuôi,chắc gia đình anh nghèo quá. Chị vợtrẻ đi làm không đủ nuôi con, lấy tiền đâu thăm anh. Trong tù chỉ có cơmmuối trắng. Chỉ tiêu đặt ra cho một người bằng ba bốn người khoẻ mạnh bên ngoài thì làm sao không kiệt sức. Nếu không hoàn thành thì bị đánh đập dã man. Bọn cai ngục ở An Điềm, chúng nghĩ ra nhiều hình thức trừng phạt tù nhân vô cùngđộc ác: cách ly, không được nói chuyện, quan hệ với ai, không được ngủ trưa cho lại sức, tối về bị đấu tố, hành hạ, đánh đập, sỉ nhục hoặc ngồi nội quy (ngồi nhìn bản nội quy đến sáng), hoặc cúi khom lưng xuống nền nhà như tư thế người nông dân cấy lúa với một viên đá tròn đặt trên lưng, nếu viên đá rớt xuống sẽbị đánh, nhẹ thì 1-2 tiếng đồng hồ, nặng thì đến 12 giờ khuya. Với một chính sách “khoan hồng” như thế, làm sao không kiệt sức cho được.
Người tù vượt biển đó bị một con đỉa buo sau tai trong lúc hì hục vác lúa đến máy tuốt, khi máu me bê bết anh mới hay. Trong nỗi khốn cùng tuyệt vọng, anh nói: “Tau đã khổ thế này mà mày còn hút máu tau nữa sao?!”
Mấy tên công an dẫn giảiquản lý đội của anh nghe câu nói đó. Chúng nó coi câu nói toát ra từ một con người tuyệt vọng có ẩn ý gì, nên anh bị gọi lại…một trận đòn man rợ đã phủ xuống tấm thân tàn tạ của anh. Anh không đứng lênđược nữa, người ta khiêng anh về đưa xuống trạm xá trại… Rồi nghe nói người tađưa anh đi bệnh viện… nhưng từ đó không thấy anh đâu. Có người nói anh ta đã chết, có người nói anh ta được khoan hồng cho về với gia đình.
Vừa nghĩ miên man vừa hái rau, tôi nghe tiếng ai gọi, quay lại thấy anh Dương Văn Sỹ đang trong túp lều lợp lá dừa. Tôi đi về phía anh. Anh Sỹ còn rất trẻ, chỉ hơn tôi hai tuổi nhưng ở tù trước tôi mười năm với mức án chung thân. Anh Sỹ người tỉnh Sóc Trăng, nước da trắng hồng, tay chânngực đầy lông, anh phụ trách việc chăn nuôi heo gà cho đội. Anh đưa cho tôi một gáo nước dừa non… thật tuyệt vời!
Ở trại Xuân Phước này chúng tôi được uống nước dừa thường xuyên, có khi chúng tôi được thưởng côngi trái dừa non hoặc bỏ tiền ra mua, dù sao cũng có cơhội được uống thứ nước tuyệt vời này.

Kẻng báo thức buổi chiều sớm hơn thường lệ. Chúng tôi bị lùa ra sân trại. Tạiđây được bày biện sẵn một dãy bàn ghế phủ khăn sơ sài, mấy lọ hoa nhựa vô duyênđứng chơ vơ, nó cũng vô duyên như mấy khuôn mặt của Ban giám thị trại - vênh váo, kệch cỡm. Chúng tôi nhìn nhau không ai nói điều gì nhưng ai cũng hiểu là có vẫnđề gì đó liên quan đến việc phái đoàn thanh sát nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Tay phó giám thị của trại Xuân Phước thông báo cho chúng tôi biết với vẻ quan trọng thái quá thường trực ở con người này:
- Chiều nay các anh được nghỉ lao động,để đối phó với những diễn biến phức tạp của thời tiết, Ban Giám Thị trại quyết định tổ chức buổi thực tập chống bão lụt. Các anh sẽ được Cán bộ hướng dẫn các kỹ năng cứu hộ, yêu cầu tất cả mọi người nghiêm chính chấp hành mệnh lệnh của cán bộ. Ai vi phạm sẽ bị kỹ luật nghiêm khắc.
Dứt lời một vỡ kịch thô vụng được dàn dựng, một số nhân sự đặc biệt của trạiđóng vai người cứu hộ, nạn nhân là những người bệnh đang chết mòn chết dần trong trạm xá của trại vì không có thuốc được đem ra diễn, trông họ thật đáng thương. Phần nhiều trong số bệnh nhân này mắc bệnh hiểm nghèo như lao phổi, ung thư, tiểu đường, bại liệt. Họ được những người tù thường phạm được huấn luyện cõng hoặc đưa lên băng ca cán ra ngoài, không biết là đi đâu. Một ít đồ đạc cá nhân được mang theo.
Đội 12 chúng tôi được lệnh xuất trại. Lần này với hai cán bộ dẫn giải, như vậy chúng tôi sẽ được quản lý chặt chẽ hơn. Chúng tôi bị dẫn vòng vèo trên một conđường quanh co dưới bóng dừa. Sau đó băng qua một rẫy mía, lại về đến đội 12 nơi chúng tôi vẫn làm việc. Chúng tôi được chỉ định nghỉ giải lao, một nửa nghỉtrong lều, một nửa nghỉ trên bờ hồ.
Mười lăm phút sau, Đại úy Thăng - cán bộ quản giáo của đội bảo chúng tôi đi cắt cỏ cho cá… Một số anh em thấy khó hiểu? Anh Nguyễn Văn Trung vốn là người nóng tính, bộc trực lên tiếng hỏi
- Chiều này chúng tôi được nghỉ để thực tập chống bão lụt mà ?
Cán bộ Thăng cười gượng gạo:
- Nói thì nói thế, các anh ngồi không cũng buồn, giúp tôi cắt cỏ cho cá, sẽ có bồi dưỡng cho các anh.
Nói rồi anh ta bảo anh TMT đi hái dừa.
Trong số những cán bộ quản giáo. Tôi nhận thấy Thăng là một người khá biếtđiều, không quá khắc nghiệt như những cán bộ khác. Khi tôi mớio trại Xuân Phước được biên chếo đội 12, qua hai tháng thì chuyển qua đội 6 để làm gạch. Công việc trong lò gạch vừa nguy hiểm vừa nặng nhọc. Tên cán bộ quản giáoNguyễn Văn Cát là người tham lam vô độ, hắn muốn vắt kiệt sức người tù. Lúc nào cũng chèn ép anh em nhưng khi gặp sự chống đối thì hắn lại nhượng bộ, đượci hôm hắn lại tìm cách khác để bóc lột sức anh em. Công việc sản xuất gạch mang lại cho hắn những món lợi kếch xù, nhưng hắn không bao giờ thoả mãn.
Mấy tháng ở đội 6 làm tôi vất vả, tuy không nghiệt ngã như ở An Điềm nhưng cũng khá nặng nhọc, hơn nữa tôi muốn có thời gian để đọc sách thêm nên tôi rất hay nghỉ việc mà không xin phép, viện lý do là không làm nổi. Tên Cát muốn kỷ luật tôi để dằn mặt anh em. Tổ chức họp đội để lên ánlấy ý kiến làm cơ sở để kỷluật tôi nhưng tất cả anh em đều đứng về phía tôi, bảo vệ tôi, nhất là anh Hoàng Xuân Chinh, nên cuối cùng tôi chỉbị cảnh cáo trước trại rồi chuyển về đội 12. Tôi thoát được hình thức kỷ luật nhưng cũng trầy trậtcăng thẳng vì bị gọi đi làm việc liên miên mấy ngày ròng rã.
Cả đội đi cắt cỏ, anh TM Tuấnmấy anh em khác đi hái dừa.
Chúng tôi chuio rẫy mía để nhổ rau dền cho cá, trong rẫy mía có rất nhiều rau dền đỏ, chúng mọc dày trên mặt đất, có cây cao hơn gang tay, tạo thành một tấm thảm lỗ chỗ màu đỏ tía trông tuyệt đẹp. Thỉnh thoảng tôi cũng nhổ một ít vềluộc ăn.
Ngồi khuất trong rẫy mía chúng tôi nói chuyện tương đối thoải mái. Ai cũng đồng ý đây là một vỡ kịch để đối phó với tình hình. Chúng tôi hiểu vừa rồi, họ đưa những người bệnh sắp chết đi giấu một nơi nào đó để khi phái đoàn đến, không nhìn thấy những thây ma vật vờ làm mất đi hình ảnh “ưu việt” của nhà tù CS, thayo đó là những người khoẻ mạnh được đóng vai bệnh nhân. Chắc là trên đầu giường của những người đóng vai “bệnh nhân” đó đầy ắp những lon sữa, những hộp thuốc quýthức ăn mà người bệnh nằm mơ cũng không thấy. Khi phái đoàn đi rồi, những hộp sữa, hộp thuốc, hay thức ăn đó được lấy lại cất đi.
Vở kịch này tôi đã mục kích tại trại giam An Điềm, lần đó là để quay phim.
Có đoàn làm phim từ trung ương về, vậy là họ biến chúng tôi thành những diễn viên bất đắt dĩ. Bản chất lừa bịpcoi thường công luận dẫn họ đến những hànhđộng vượt quá ranh giới của sự dối trá…nên biến thành lố bịch.
Những người tù ở trại giam An Điềm kiệt sức vì công việc quá nặng nhọc, bàn tay rách toạt, tươm máu vì nhổ mạ hay cắt lúa được bố trí ngồi đọc sách ở thư việnđược mở cửai năm một lần, những người bệnh chỉ còn da bọc xương nằm chờ thần chết đến rước… bỗng một ngày thấy mình nằm giữa đống thuốcthức ăn đầy ắp ngon lành…được chiêm ngưỡng trong chốc lát những thứ mình khao khát đó… Rồi hình ảnh cán bộ CS kéo chăn đắp cho tù nhân… được chiếu trên Tivi cho người dân thấy được sự nhân ái của công an CSVN làm tôi thấy buôn nôn. Ở đất nước VN này, có ai không biết công an CSsự tàn bạo của họ, chỉ cần có cơ hội là người dân sẽ tự phát đứng lên…máu sẽ đổ thành sông… Họ sẽ mổ bụng, moi gan Việt cộng, có khi con cái những người này cũng bị vạ lây. Nghĩ đến viễn cảnh này, tôi muốn hoá thân thành bướm như Trang Tử để khỏi phải thấy… một ngày nào đó không xa.




(Phần 2)

Nhổ xong mấy gánh cỏ cho cá, chúng tôio lều nghỉ.Anh TMTuấn mang dừa đến cho mỗi người một trái... chúng tôi vừa uống nước dừa vừa thì thầm nói chuyện, ai cũng lo lắng. Nếu phái đoàn nhân quyềno trại lúc này thì không gặp được chúng tôi mà chỉ gặp được những người do trại bố trí để nói những gì họ được chỉ định, như vậy là chuyến đi của phái đoàn coi như thất bại.

Trời mùa đông đến thật nhanh, mới đó mà con đường nhỏrặng cây trước mắt đã nhập nhoà, như thường lệ thì chúng tôi đã về trại rồi. Anh Nguyễn Văn Trung giục anh Ngô Bích đội trưởng đến hỏi cán bộ Thăng sao chưa cho anh em về. Anh Ngô Bích ngần ngại một chút rồi đứng dậy đến hỏi: “Anh em về đựơc chưa cán bộ, đã trểrồi - còn tắm tápăn tối nữa chứ.” (Anh Bích nói thêm như để giải thích).
- Chưa có lệnh, các anh ráng chờ một chút.

Chúng tôi nhìn về phía trại… ánh đènng ệch từ dẫy bóng tròn treo lủng lẳng trên hàng rào thép gai bao quanh trại làm dâng lên nỗi buồn thê lương. Khi những giọt mưa lất phất bay, tôi chợt nhớ đến các con. Bây giờ TV, KV, TH đã đi học về chưa? Con đường làng ngập bùn đấtxa thăm thẳm..mùa đông xứ Quảng thì nghiệt ngã, mà các con thì còn bé quá. Các con tôi đâu có tội tình gì? Có chăng chúng chỉ là con của một người cha dám lên tiếng phản kháng lại một thế lực bạo quyền đã dìm đất nước trong bất công, đói nghèolạc hậu. Chế độ đã tước đi của người dân tất cả: Từ của cải đến nhân phẩm, nhân quyềncả ngay lúc nàyđây họ vẫn tiếp tục dùng vũ lựcsự dối trá để duy trìbảo vệ ngaing của họ.

Mỗi lúc mưa lại càng nặng hạt, chung quanh tối om không nhìn thấy người bên cạnh. Từ trong bóng đêm, anh Trung hỏi:
- Cán bộ tính sao chứ anh em đóimỏi mệt quá rồi. Nếu ở lại ngoài này thì cho anh em về mang cơm nước gì chứ ông.
Tiếng anh Trung cười dòn dã, mọi người cười theo vì ai cũng biết làm gì có chuyện ở lại ngoài này. Thăng không nói gì, ánh đèn bin trong tay quét loang loáng trong đêm. Có tiếng máy bộ đàm sôi rè rè, tiếng cán bộ Thăng trả lời: Dạvâng… dạ vâng ạ.
Sau đó cán bộ Thăng bảo anh Ngô Bích cho anh em điểm danh để về trại.
Chúng tôi lần mò từng bước trong đêm. Con đường tuy quen thuộc nhưng bây giờ không thấy gì. Trong đội có nhiều người đã cao tuổi,ốm yếu. Ánh đèn bin tiếp tục quét qua quét lại cho chúng tôi đi.
Về đến trại, ai cũng vộing đi lấy nước tắm. Cơm được chia trong buồng giam vì cửa buồng đã đóng.
Nhìn thau cơm trắng tinh, những thau thức ăn ngon lành, cá chiên, rau xàothịt kho. Chưa bao giờ chúng tôi được trại cho ăn như thế. Kể cả những ngày Tết cũng rất đơn sơ. Chúng tôi biết những món ăn này là dùng để quảng cáo, tất cả đều dối láo. Anh em nhìn nhau cười. Khi sự dối trá đã bắt đầu thì khó lòng dừng lại ngoại trừ kẻ dối trá là một con người can đảm hoặc những người bị dối gạt phải đứng lên. Không biết nó (những món hàng quảng cáo này) đã làm xong nhiệm vụ của mình chưa.

Buổi tối hôm nay thật vui… vui vì anh em được một bữa cơm ngon để bồi dưỡng cho những cơ thể suy nhược vì thiếu đói. Có rất nhiều anh em không có gia đình, không thăm nuôi, không quà. Thậm chí cói trường hợp đã ở tù 10 năm mà không nhận được thư từ, thông tin gì về gia đình. Có những việc đau lòng xảy ra mà trí tưởng tượng con người khó hình dung nỗi.

Vì phòng vệ sinh chật chội nên mọi người phải nhường nhau. Cứ hình dung căn phòng một chiều 6m, chiều 10m.
phòng vệ sinh 6m x 3m mà có đến 100 con người ở trong đó…
Chỗ ngủ có hai tầng… những người lớn tuổi vì không thể leo trèo nên ở dưới, những người trẻ hơn hoặc còn khoẻ thì ngủ ở trên.

Mùa đông thì còn chịu được vì thời tiết mát mẻ, nhưng mùa hè thì thật đáng sợ,nóng chẳng khác gì cái lò bánh mì. Dưới mái nhà lợp tôn là tấm lưới chống B40, từ sàn gỗ đến mái tôn khoảng 2.5m. Mùa hè, để nghỉ ngơi buổi trưa tôi phải nhúng nước một tấm chăn lớn, vắt sơ sài để nước khỏi chảy thành dòng rồi căng lên để tránh bớt sức nóng như thiêu đốt vậy mà vẫn không ngủ được, mồ hôi tuôn ra nhầy nhụa, cứ chập chờn nửa tỉnh nửa mê, khi tiếng kẻng báo thức vang lên, thu tấm chăn xuống, nó khô giòn trên tay.
Cơm xong tôi ngồi uống tràchờ cho mọi người làm vệsinh hết rồi, đến gần 10 giờ đêm tôi xuống nhà tắm toilet chải răngtắm qua quýt, vừa leo lên đến chỗ nằm thì mất điện. Căn nhà tối om… tôi ngồi bó gối trong khoảng tối chờ người trực đêm thắp đèn. Hai cây đèn dầu nhỏ ở hai đầu căn buồng không đủ ánh sáng anh Dương Văn Sỹthắp một mẫu đèn cầy nhỏ để tôi giăng mùng, anh nói nhỏ với tôi:

- Có lẽ bây giờ phái đoàn mới đến, tụi nó tắt đèn để không ai nhìn thấy gì ở đây.
Tôi cũng nghĩ như vậy… thực tập chống bão lụt là vỡ kịch mà họ không cần diễn cho đến nơi đến chốn, giữa chừng thì bỏ dở, họ mang chúng tôi đi dấu để pháiđoàn Nhân quyền quốc tế không tiếp xúc đượchọ cũng không cần che đậy hay giấu giếm ý đồ của mình. Cho đến lúc này, chúng tôi vẫn chưa có thông tin gì, chỉ phán đoán như thế. Còn chuyện cắt điện cũng có thể chỉ là ngẫu nhiên thôi vì năm 1994, ở trại Xuân Phước chưa có mạng lưới điện quốc gia. Cả trại dùng một cái máy phát cũ kỹ nên chuyện cắt điện vẫn thường xảy ra.

Sáng ra, chúng tôi nhận được tin của anh em báo cho biết là phái đoàn thanh sát nhân quyền LHQ đã đến trạio đêm qua. Họ được trại hướng dẫn đi thăm các khu trại giamphái đoàn đã bị chi phối hoàn toàn. Những cò mồi của trại đã cung cấp cho phái đoàn những thông tin sai lạc… họ được hướng dẫn đến thăm khu của thường phạm, nhưng đề phòng có ai đó không chịu nỗi sự bất côngnghiệt ngã của nhà tù có thể nói ra những điều bất lợi cho chế độ nên tay trưởng an ninh của trại là đại uý Lâm.. răn đe họ rằng: “Tâyđến rồi Tây lại đi… chỉ còn có người Việt Nam chúng ta ở lại với nhau. Các anh muốn nói gì thì cũng phải nghĩ đến tương laisố phận của mình. Tây thì xa mà chúng tôi thì gần… nước xa sao cứu được lửa gần”.

Buổi mai hôm đó chúng tôi bỏ cơm để hội ý, anh Phạm Văn Thành anh Phạm Anh Dũng đề nghị:
- Biết đâu phái đoàn vẫn còn ở lạilàm việc với Ban giám thị ngoài kia. Chúng ta tổ chức bãi cônghô khẩu hiệu. Khi chúng tôi (PVTPAD) hô: Nhân quyền cho Việt Nam bằng 3 thứ tiếng: Việt, AnhPháp thì các anh hô thật lớn 3 tiếng “Nhân quyền! Nhân quyền! Nhân quyền!” cũng bằng 3 thứ tiếng trên.

Sau khi tham khảo ý kiến chớp nhoáng với một số anh em chúng tôi đồng ý để 3 người là Phạm Văn Thành, Phạm Anh Dũng Nguyễn Ngọc Đăng hướng dẫnlãnh đạo cuộc đấu tranh này vì dù sao họ cũng là những người có hậu thuẫn từ các nước dân chủ. Anh Phạm Anh Dũng: Quốc tịch Pháp, anh Phạm Văn Thành: thường trú nhân. Anh Nguyễn Ngọc Đăngquốc tịch Canada. Dù sao họ cũng được sự bảo vệ của các quốc gia đóhọ cũng có kinh nghiệm trong việc đấu tranh bất bạo động. Một số người tuy không đồng ý nhưng cũng không phản đối… số nữa thì lưng chừng, vì sĩ diện. Bên ngoài có vẻ đồng ý nhưng không tham gia nhiệt tình.

Khi cán bộ trực trạio mở của khu để chúng tôi xuất trại thì anh Phạm Văn Thành, Phạm Anh Dũng Nguyễn Ngọc Đăng cùng chúng tôi ra trước sân của khu thay phiên nhau hô to:
- Nhân quyền cho VN!
Đồng loạt, các anh em dơ nắm tay lên hô vang:
”Nhân quyền! Nhân quyền! Nhân quyền !”
Những tiếng hô lớn vang dội cả trại làm cho Đại uý công an trực trại tên là Đanhững người trật tự đi theo kinh ngạc. Đa đứng sững sờ không biết chuyện gì. Chúng tôi tiếp tục: “Nhân quyền! Nhân quyền! Nhân quyền!”, mấy tay công an đứng gác ở chòi cao cũng há hốc mồm nhìn xuống… dưới sân lố nhố người với những cánh tay vung lên mạnh mẽquyếtđoán trong giọng hô hào hùng, đanh thép của những người con yêu nước Việt Nam.

Lịch sử của đất nước VN cũng đã có nhiều lần như thếâm vang vẫn còn vang vọng trên sông núi nước Việt, đó là tiếng thét của đội quân Tây Sơn khi tiến quân ra Bắc Hà đánh tan quân Thanh. Hay những tiếng thét vang lên trong hội nghị Diên Hồngtiếp nối truyền thống hào hùng bất diệt đó, chúng tôi những người tù chính trị tại A20 Xuân Phước đã vượt qua sự sợ hãi hô vang lên tiếng thét đòi nhân quyền, nhân phẩm.

Những người tù thường phạm đang tập trung ở ngoài sân trại chuẩn bị đi làm đổxô đến xem. Họ vô cùng kinh ngạc, trên nét mặt hiện rõ vẻ vừa thán phục vừa lo sợ cho chúng tôi. Cán bộ Đa không nói gì, lặng lẽ rút luiđuổi tất cả mọi người đang tò mò đứng nhìn. Đóng cửa khu A. Còn chúng tôi, những người tù chính trị của chế độ trong những bộ quần áo tù bạc thếch, lôi thôi, những cánh tay gầy trơ xương vẫn tiếp tục vươn cao mạnh mẽ oai hùng, tiếng hô vang động cả một góc trời. Hy vọng những tiếng hô vang này sẽ đánh động lương tri nhân loại văn minh, sẽ đên được với LHQ để mọi người trên thế giới biết rằng: Tại VN, một đất nước ở vùng Đông Nam Á, một chế độ độc tài đã cướp đi tất cả nhân quyền cơ bản của con người.

2 tiếng đồng hồ trôi qua vẫn không có động tĩnh gì từ phía trại. Chúng tôi vẫn tiếp tục hô để đòi hỏi nhân quyềnhy vọng sự lắng nghe của phái đoàn Liên hiệp quốc.
Tôi thấy anh Phạm Văn Thành rất căng thẳng, vì sau bản phúc trình anh gởi ra ngoài cho công luận quốc tế biết về những vi phạm nhân quyềntội ác của chế độ CSVN, anh trở thành đối tượng số 1 của Trại… thêm lần này nữa, anh đã đánh một đòn đauo chế độ. Họ có để anh yên không? Tính mạng của anh đang bị đe doạ cho dù anh có là thường trú nhân của Pháp. Không căng thẳng sao được, tôi rất hiểu tâm trạng của anh.
Buổi trưa hôm đó chúng tôi ăn vộing, chờ cho mọi người đi ngủ trưa… một số anh em can đảm dám dấn thân họp nhau lại ở phòng ăn (vừa là nơi nấu ăn của tù nhân, buồng 2 khu A) để soạn một bản kiến nghị gởi giám thị trạimột bản nữa gởi ra ngoài bằng con đường riêng mà các anh Phạm Văn Thành, Phạm Anh Dũng Nguyễn Ngọc Đăng đã móc nốithiết lập được. Tôi cũng tham gia góp ý kiếno kiến nghị đó. Anh Vũ Đình Thụy chấp bút, những người ký tên tham gia tuyệt thực để phản đối những hành vi vi phạm nhân quyềnnhân phẩm của BGT trại A20 Xuân Phước gồm có:

- Phạm Văn Thành, Phạm Anh Dũng, NguyễnNgọc Đăng, Trương Nhật Tân, Hoàng Xuân Chinh, Trần Nam Phương, Trần Đức Hào, Trần Minh Tuấn, Vũ Đình Thụy, Trần Văn Lương, Lê Thiện Quang, Lê Văn Điểm,Nguyễn Văn Trung tôi Huỳnh Ngọc Tuấn.
Buổi chiều ngày hôm đó BGT trại Xuân Phước cho gọi các anh đội trưởng của các đội 12, 17, 2 ra làm việc. Họ yêu cầu các anh ấy vềthuyết phục anh em đi làm, chấm dứt đấu tranh. Anh Phạm Văn Thành đại diện cho anh em trả lời họ rằng sẽ tiếp tục đấutranh.
Chúng tôi vẫn tiếp tục vừa đi dạo trên sân vừa hô to: Nhân quyền cho VN! Nhân quyền cho VN!Chiều hôm đó những người ký têno bản kiến nghị không nhận cơm.
Đội nhà bếp ở buồng kế bên cùng khu, đội này tập hợp những người có mức án cao từ 20 năm đến chung thângồm phần lớn các anh em từ hải ngoại về thuộc tổchức Hoàng Việt Cương. Họ không trực tiếp tham gia đấu tranh, họ chỉ qua lại để động viên chúng tôi. Anh Lê Hoàn Sơn là thường trú nhân tại Phápđến gặp từng người để thăm hỏicổ vũ cho chúng tôi.

Buổi tối hôm đó, chúng tôi họp bàn những khả năng mà công an Việt cộng có thểdùng để trấn áp. Lần đầu tiên chúng tôi tiến hành một cuộc đấu tranh tập thểbằng phương pháp bất bạo động.

Hôm nay nghĩ lại thấy đa phần anh em lúc đó chưa có kỷ năng để tiến hành một cuộc đấu tranh như vậy,cũng chưa lường hết hậu quả của nó. Chúng tôi chỉ có tấm lòng đầy nhiệt huyết.

Một đêm trôi qua trong hồi hộpchờ đợi, nghe một số anh em là tai mắt của mình cho biết: Rất nhiều công an được huy động đến, rải ra dày đặt bên ngoài, việc thân nhân đi thăm nuôi cũng bị đình chỉ hoàn toàn. Bộ công an đã cho người về chỉ đạo trực tiếp.
Buổi sáng ngày hôm sau.
Chúng tôi tiếp tục cuộc đấu tranh, những tiếng hô vang dội giữa rừng sâu núi thẳm. Xuân Phước được mệnh danh là “Thung lũng tử thần” đang chứng kiến một việc chưa từng thấy kể từ ngày CS cưỡng chiếm miền nam. Một cuộc đấu tranh sẽ đio lịch sữ của trại tù CSVN. Chúng tôi tiên liệu sẽ bị đàn áp: nhưng chúng tôi sẽkhông mãi mãi cúi đầu. Chúng tôi hy vọng rằng: Cuộc đấu tranh này sẽ được nhân dân biết đến như một cách làm xói mòn quyền lực tưởng như bất khả xâm phạm của CS.

Việc gì rồi cũng bị lãng quên, cuộc đấu tranh này cũng có thể đio quên lãng, nhưng nó sẽ mãi mãi sống trong lòng những người tù chính trị chúng tôi.
9h sáng: BGT bắt loa kêu gọi chúng tôi chấm dứt đấu tranh..nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục hô to khẩu hiệu Nhân quyền …Việt Nam.
Để không ai nghe thấy vì nhà thăm nuôi gần đó, những người nông dân thường đi làm ngang qua đó, BGT trại XP cho mắc một số loa phóng thanhphát những bài hát để át tiếng chúng tôi buộc lòng chúng tôi phải gào thật to.
Một buổi trưa đi qua trong căng thẳng. Bây giờ thì không ai có thể nghỉ ngơi kểcả những người thờ ơ nhất…

Khi tiếng kẻng báo thức buổi chiều vang lên.. BGTrất nhiều công an trại giam tập trung bên ngoài cánh cửa của khu A. Với loa phóng thanh cầm tay, họtiếp tục kêu gọi chúng tôi chấm dứt đấu tranh kèm với lời đe doạ sẽ có biện pháp mạnh.

Chúng tôi rúto phòng, mỗi người ngồio chỗ của mìnhtiếp tục hô khẩu hiệu. 30 phút sau, BGTrất nhiều công an trang bị mặt nạ chống độc, lựu đạn cay cầm tay, một số đông cầm dùi cui…i chục người đựơc tuyển chọn từ đội thường phạm… họ là những người khoẻ mạnh lực lưỡng,trẻnhanh nhẹn. Những người này tôi gọi nôm na là lực lượng đặc biệt của trại.

Cán bộ Nhuận, một người có dáng dấp dễ coi, rất bảnh trai lúc đó là thượng uý phụ trách văn hoá của trại. Con người này có cách hành xử, thái độngôn ngữtrái với vẻ bề ngoài. Đây là một cán bộ điển hình về sự hung bạothủ đoạn. Sự hà khắc quá mức đối với anh em.
Nhuận xuất hiện trước cửa phòng, trong tay cầm danh sách những người tù hiện diện trong buồng số 2 khu A, phía sau y là một đám công an lạ mặt, những anh emở đây lâu nhất cũng không nhận ra. Tay cầm lựu đạn, một số mang mặt nạ chốngđộcdùi cui điện. Y đọc tên từng ngườiyêu cầu mang đồ đạt ra khỏi buồng giam. Có mộti người không chịu nỗi áp lực, không thắng nỗi sự sợ hãi đã bỏhàng ngũ của anh em để đi ra.
Điểm đến người cuối cùng trong danh sách, hắn thông báo cho chúng tôi biết:
- Chúng tôi cho các anh 30 phút để bàn bạc, sau 30’ chúng tôi sẽ sử dụng mọi phương tiện , hắn chỉ ra phía sau đám công an hùng hổ.
Có một điều làm tôi vô cùng cảm độngthán phục… trong buồng giam số 2 Khu A lúc đó có gần 20 cụ già, họ đã ở tù mười mấy năm, thân thể hao mòn, hom hem, đi lại khó khăn. Có những anh tuy còn trẻ nhưng vì bị tra tấn hành hạ cộng với cuộc sống nghiệt ngã đã trở thành phế nhân. Như anh Thành người Huế, Anh chỉ còn da bọc xương, một thân thể tàn tạ nhưng có nụ cười thân thiện. Chỉ một lần gặp,i lần tiếp xúc, chúng ta sẽ không thể quên được anh. Những người này sẽ phải thế nào nếu những quả lựu đạn kia némo. Tổn thất sinh mạng của anh em là vô cùng lớn. Chúng tôi những người trẻ khoẻđi đầu trong cuộc đấu tranh này, được những con người này tin cậy, họ sát cánh cùng chúng tôi bất chấp hiểm nguy. Họ giao phó tính mệnh cho chúng tôi. Nhìn họ, tôi thấy rất thán phục nhưng không kém phần ái ngại. Vì họ chúng tôi đi đến một quyết định hết sức khó khăn… Chấm dứt cuộc đấu tranh.


(Phần 3)
Khi lực lượng công an quay trở lạisẵn sàng đàn áp, Anh Phạm Văn Thành đại diện cho chúng tôi đồng ý chấm dứt cuộc đấu tranh mọi người với đồ dùng cá nhân dọn ra sân.

Chúng tôi tập hợp ở ngoài sân trong khu A trước cửa buồng số 2 thành 5 hàng dọcmột cuộc đấu khẩu đã diễn ra. BGT trại Xuân Phước cáo buộc chúng tôi vi phạm nội qui trại giam. Chúng tôi phản bác lại bằng một ý kiến đã thống nhất từtrước: Chúng tôi chỉ bảo vệ nhân quyềnnhân phẩm của chúng tôi: Trại đã vi phạm nhân quyền khi không cho chúng tôi tiếp xúc với phái đoàn LHQ để nói lên những yêu cầuquan điểm của mình,nói lên thực trạng tại nhà tù CSVN.

Xúc phạm đến nhân phẩm của chúng tôi vì BGT đã dàn dựng vỡ kịch rồi đem chúng tôi đi giấu không cho chúng tôi có cơ hội để gặp phái đoàn LHQ. Chúng tôi đấutranh ôn hoà để bảo vệ quyền làm người của chúng tôi, điều này không hề vi phạm nội quy, nếu có vi phạm nội quy thì chính cái nội quy này đã vi phạm nhân quyềncần phải được thay đổi.

Tay thiếu tá giám thị trại A20 nói:

- Các anh nói chúng tôi vi phạm nhân quyền. Vậy có ai ở đây tước cái quyền ăn, quyền hít thở khí trời của các anh đâu.
Không biết ông Giám thị dốt hay khiêu khích chúng tôi bằng cái giọng điệu ngu ngốctrịch thượng, khi nhân quyền chỉ được hiểu nhưlà quyền ăn uống hay hít thở khí trời, như vậy họ coi chúng tôi chỉ bằng động vật. Phạm Văn Thành đứng dậy, dáng anh cao lớnđẹp như một diễn viên điện ảnh trong bộ đồ tù.

- BGT hiểu nhân quyền là quyền ăn uốnghít thở khí trời thì rõ ràng BGT coi chúng tôi như những con vật. Tôi xin nhắc lại một cách nghiêm túc:Nhân quyền là những giá trị được minh định trong công ước quốc tế về quyền dân sựchính trị. Trong tuyên ngôn quốc tế nhân quyền mà nhà nước XHCN Việt Nam đã tham gia ký kết.
Anh Nguyễn NgọcĐăng cũng đứng lên:

-chúng tôi yêu cầu BGT ở đâyNhà nước CHXHCNVN phải tuân thủ những gì mình đã ký, thực hiện trách nhiệm của mình với tư cách là một nước thành viên LHQ.
Mọi người ồ lên một chút tán thưởng, nhưng để không trở thành sự thách thức đối với những con người kém hiểu biết nhằm tránh những phản ứng đáng tiếc xảy ra.
Anh Thành quay lại phía sau cười với anh NguyễnNgọc Đăng, nụ cười ý nhị vừa vui mừng vừa thầm cảm ơn người đồng đội của mình.
Cảm thấy không thể tranh luận về vấn đề nhân quyền với chúng tôi, nhất là những người đã sống ở các nước Dân chủ văn minh như: Mỹ,Pháp, Úc, Canada.v.v. Một người trạc ngoại 40 tuổi, mặc thường phục từ nãy đến giờ vẫn đứng quan sát chúng tôi lên tiếng:
- Các anh nên nhớ ở đây là VN, VN có luật pháp của VN,chúng tôi sẽ làm theo cách của chúng tôi.
Thành dõng dạc nói với họ
- Nếu các anh phủ nhận những gì nhà nước này đã ký thì không còn gì để nói ở đây cả, nhưng chúng tôi khẳng định lại một lần nữa. Chúng tôi không vi phạm nội qui mà các ông cứ cố tình ép chúng tôi thì đây:
Thành giơ hai tay ra làm như để trao còng. Tay công an chỉ huy ra lệnh còng tay anh Phạm Văn Thànhnói:
- Đưa nóo kỷ luật.
Anh Nguyễn NgọcĐăng bước ra khỏi hàng tiến về phía trước mấy bước:
- Chúng tôi sẵn sàngo kỷ luật để chứng minh lẽ phải của mình,chúng tôi sẽ bảo vệ lẽ phải bằng bất kỳ giá nào.
BGTnhững người đi theo hơi sững sờ, vì trong thâm tâm họ không muốn đụng tới anh NguyễnNgọc Đăng vì dù sao anh cũng là công dân Canada. Ngần ngại một chút họquyết định:
- Đưa anh này đi luôn
họ còng tay anh Nguyễn Ngọc Đăng dẫn đi cùng với Phạm Văn Thành. Tay giám thị quay về phía chúng tôi hỏi vẻ thách thức:
- Còn ai muốn đi cùm nữa không?
Anh Nguyễn Văn Trung từ dưới bước lên:
- Tôi sẽ đi cùng với anh em tôi, tôi sẽ bảo vệ chân lý đến cùng.
Anh Trung quay lại hướng về chúng tôi:
- Các anh em ở lại giữ gìn sức khoẻ
Chúng tôi đã hiểu ý anh Nguyễn Văn Trungchúng tôi đã thoả thuận với nhau, dù sao cũng phải bảo vệ những người trong nhóm: “Thập tam Thái Bảo” để đối phó với tình hình. Không nên kéo nhauo kỷ luật hết, phải có người ở ngoài để giúp đỡ các anh em ở trong biệt giam.
Lần này thì BGT càng ngạc nhiên hơn vì họ không ngờ rằng có những con người nhưvậy. Tay giám thị chỉ còn biết nói:
- Tôi lầm anh Trung rồi anh Trung ạ, tôi tưởng anh biết điều hơn.
Vậy là chúng tôi bị xé nhỏ ra từng mảnh, mỗi người vềmột khu để không liên lạc được với nhau. Đội 12 của tôi về khu C ở chung với những đội thường phạm.
Sau đó họ buộc chúng tôi viết kiểm điểm nhưng chúng tôi chỉ viết tường thuật đểtrình bày quan điểm của mình.
Trong những bản tường thuật đó, anh em vẫn giữ lập trường kiên định về những gìđã xảy ra.
Buổi tối hôm đó tôi không ngủ được. Hình ảnh anh Nguyễn Ngọc Đăng cứ ở trước mắt, dáng người thấp đậm, giọng Bắc kỳ pha Sài Gòn, con người tưởng chừng dễ dãi, nóng vội không ngờ lại hành động quả cảmđầy trí tuệ như vậy. Tôi tiếc là không có cơ hội tiếp xúc với anh sớm hơn. Bây giờ anh đã ở trong biệt giam, rồi sẽthế nào đây? Chắc chắn là họ sẽ tìm cách trù dập chúng tôisẽ chuyển mỗi người đi mỗi nơi để cách lytrừng phạt. Chúng tôi chờ đợi cái ngày ấy, không biết còn có cơ hội gặp được con người này nữa không. Anh Đăng đã tạo cho tôi một ấn tượng tuyệt vời.
Mấy ngày sau đó có một đợt chuyển trại, trong chuyếnđi này, những nhân vật đứng đầu các tổ chức hoặc những nhân vật chính quyền cho là nguy hiểm như: Phạm Văn Thành, Phạm Anh Dũng, Nguyễn Ngọc Đăng, Nguyễn Văn Muôn, Phạm Đức Khâm, Trần Văn Lương, Lê Thiện Quang, Mai Đức Chương, Đỗ Hồng Vân, Lê Hoàn Sơn.
Chúng tôi vẫn còn ở lạigặp rất nhiều khó khăn. Trước đây trại vẫn mở cửa để anh em có thể đi từ khu này đến khu khácđược dạo chơi ở ngoài sân của trại. Ở đó có một hồ nước nhỏ khoảng 20m2, một hòn dã sơnnhững con cá đủ màung trắng. Buổi chiều đi làm về, ăn vội bát cơm rau, mấy anh em vộing tụ tập ở đó để bàn thảo tình hình chính trị thế giớithông báo cho nhau những tin tức từ bên ngoài, nơi những anh em đi làm tựgiác mang về. Những thông tin quý giá mà tôi nhận được là từ anh Nguyễn Văn Thoại, anh Thoại làm việc ởnhà thăm nuôi, cũng có nhiều nhận xét không tốt về anh, đó là thời gian tôi chưa có mặt ở đây. Nhưng khi tiếp xúc với anh tôi thấy anh là người dễ mến, nặng tình cảm, hơi yếu đuốithiếu bản lĩnh, kiến thức chính trị cũng còn hạn chế. Cũng dễ hiểu thôi, đây là thực tế vì đa số anh em chúng ta khi tham gia một tổ chức phản kháng nào đó để chống lại một chế độ độc tài toàn trịvô cùng hà khắc, họ còn rất trẻ. Đa số họ chưa có gia đình, chưa có người yêu, chỉmới ngoài đôi mươi. Thời cuộc đất nước đảo điên đã đẩy họo vòng xoáy khi họhoàn toàn chưa được trang bị những hiểu biết về chính trị, mà họ đâu có làm chính trị. Họ chỉ là những con người can đảm, có tấm lòng yêu nước, bất bình trước sự bạo ngược của một chế độ vô thần, cực đoanngu dốt đang đưa đất nước tới hố thẳmhọ chống lại bằng tất cả những gì họ có, họ chống lại chế độ cường quyền vì sự thôi thúc của lương tri.

Nhưng trong số đó có rất nhiều người ưu tú. Họ là những bác sĩ, kỹ sư, giáo sư,các nhà lãnh đạo tôn giáo, nhà văn, nhà báo, nhạc sĩ, thi sĩ, hoạ sĩ, một số là cựu sĩ quan của chế độ VNCHcũng có những người làm chính trị chuyên nghiệp nữa.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt là một người tiêu biểu, ông được sự quý trọng của tất cả mọi người vì ngoài kiến thức uyên bác, còn có một tình cảm thiết thân với anh em. Ông còn thể hiện cái bản lĩnh của một người lãnh đạo. Trong nhà tù CSVN, nơi tính mạng của con người không hơn một tờ “biên bản” như những người cộng sản vẫn nói.

Ông đã tạo một diễn đàn để giải đáp những thắc mắc, những ưu tư của anh em tù chính trị…về hiện tình đất nướcthế giới. Ông sẵn sàng đến gặp gỡtraođổi với anh em.

Trong trại tù Xuân Phước lúc đó đã hình thành những nhóm, những câu lạc bộ,những hội đồng hương,ông đã đến với họ để trao đổicó khi là tranh luận bất chấp những nguy hiểm đến với ông. Khi giáo sư bị chuyển ra Bắc, tôi rất buồntiếc vô cùng, nhiều anh em khác cũng thế, diễn đàn chính trị Xuân Phước vắng mất một vị “chủ soái”.
Tôi có một may mắn đựơc tiếp xúc với giáo sư trong một buổi gặp mặt đồng hương Quảng nam gồm có: Anh Trương Nhật Tân, Trần Nam Phương, Hoàng Xuân Chinh, chú Nguyễn Xuân Đồng, anh Trần Đức Hào…, anh Tân là người đại diện anh em Quảng Nam mời.
Lần đầu tiên gặp gỡ, tôi có ngay một ấn tượng: Đây là một con người đặc biệt, có sức cuốn hút mãnh liệt, cuốn hút người khác bởi kiến thức quảng bácsự thân mật. Tôi có cảm giác là mình như đã thân thiện với ông từ lâu lắm. Tôi nghe anh Nguyễn Văn Thoại nói về bà Trần Thị Thức vợ của giáo sư Hoạt. Bà cũng là một con ngườiđặc biệt, cũng là giáo sư tiến sĩ, cũng là một nhà hoạt động dân chủ. Bà có kiến thức rộngsức cuốn hút người khác như chồng mình.

Trong một lần bà Trần Thị Thức đi thăm giáo sư Hoạt, bà Thức thông báo cho giáo sư biết những thông tin mà chế độ cho là nhạy cảm, ông giám thị trại Xuân phướcđề nghị ông, bà không được nói chuyện chính trị, chỉ nói chuyện gia đình. Giáo sư Hoạt đã trả lời một cách rất hùng biện:
- Chuyện chính trị là chuyện của gia đình tôi.
họ tiếp tục nói về những đề tài chính trị, bất chấp sự không hài lòng của ông giám thị.

Khi tin này lan ra khắp nhà tù Xuân Phước, BGT trại biết ngay ai là người đưa thông tin đó.

Sau khi nhận biết anh Thoại cung cấp thông tin cho anh em. Trại A20 không cho anh làm ở nhà thăm nuôi nữa, từ đó một kênh thông tin đã bị cắt.

Khi Gs Đoàn Viết Hoạt gởi bản điều trần đến LHQ về giải pháp chính trị cho tình hình dân chủ hoá Việt Nam làm đau đầu nhà cầm quyền Hà Nội. Cộng với những hoạtđộng của giáo sư ở trong tùnhận thấy những ảnh hưởng của giáo sư trong anh em tù chính trị nhất là những anh em trẻ.

Chính quyền CS đã quyết định chuyển giáo sư ra Bắc, mục đích là để trừng phạt ôngcách ly giáo sư khỏi chúng tôi.
Trại A20 Xuân Phước khi thiếu giáo sư Đoàn Viết Hoạt, anh em cảm thấy hụt hẩng, diễn đàn chính trị mất đi một người lãnh đạo. Rất nhiều cuộc hẹn không thực hiện được trong đó có cuộc hẹn của nhóm Quảng Nam với giáo sư Hoạt. Tôi rất tiếccảm thấy mất mát một cái gì đó to lớn.
Tôi có một cơ duyên nữa khi gặp chú Phạm Đức Khâm, nhân vật số 2 của diễnđàn dân chủ, mấy tháng được sống gần chú là những ngày đáng ghi nhớ trong tù. Tôi học được từ chú ấy rất nhiều. Chú đã nói cho tôi nghe về những biến cốtrọng đại của đất nước về chế độ VNCH, về chính sách của Mỹ đối với Việt Nam, quan hệ Mỹ, Nga, Trung trong quá khứhiện tại với những hệ luỵ của nó đối với Việt nam .Những lượng định chính trị trong tương lai về một trật tự thếgiới mới.
Tôi cảm nhận ở nơi chú một tấm lòng quảng đại, nhân hậu, một kho tàng những kinh nghiệmkiến thức cho những người trẻ như tôi. Tôi vô cùng biết ơn chú. Trong lòng tôi, Chú Khâm mãi mãi là người Thầy đáng kính-người chú thân tình đã giúp đở dìu dắt tôi trên một đoạn đường chông gai.

Giờ đây, chú Khâm, anh Thành, anh Đăngmột số anh em khác nữa đều bị chuyểnđi. Chúng tôi như bầy chim bị bão dữ tấn công tan tác, nhưng dù cho đàn chim có tan tác nhưng từng con chim vẫn hiên ngang vữngng, cho dù gục ngã cũng gục ngã trong vinh dựniềm tino công lýtự do.
Buổi sáng ngày cuối cùng của năm 1994, chúng tôi được lệnh chuyển trại. Tôi thu xếp đồ dùng cá nhâno mấy cái hộp giấy ộp ẹp rồi dùng những sợi dây vải buộc chúng lại thật kỹ. Đây là những vật dụng cần thiết cho sinh hoạt của một người tù cho dù nó hạn chế đến mức không thể hạn chế được nữa. Cuộc sốngsinh hoạt của một người tù trong chế độ lao tù CS bị đơn giảnđến mức vượt quá sự nghèo nàn, chỉ có tư tưởng của họ là được tự do…Chính tại nơi đây, một thế giới của bệnh tật, đói rách, tra tấn, khủng bố đã ra đời những tác phẩm nghệ thuật quý giá. Chính tại nơi nầy, nhà tù cộng sản những thi phẩm-nhạc phẩm, tiểu thuyết đã ra đời hoặc được thai nghén. Nơi tận cùng của bất hạnh là niềm cảm hứngcũng là nơi phải trả những cái giá quá đắt quá khủng khiếp cho những sáng tạo đó:

- Giáo sư Đoàn Viết Hoạt với Tiến trình Dân chủ hoá VN.
- Anh Phạm Văn Thành với phúc trìnhnhững tội ác về sự vi phạm nhân quyền của chế độ.
- Anh Vũ Đình Thụy 12 năm tù với một tập thơ.
- Anh Hoàng Xuân Chinh, Trần Nam Phương, Trương Nhật Tân bị kỷ luật vì những bài thơ của mình .
- Riêng phần tôi suýt bị cùm vì mấy trang nhật ký.
Chúng tôi tập trung ngoài sân trại với những đồ đạt cá nhân. BGT cố tình hạn chế tối đa những gì chúng tôi mang theo. Họ buộc chúng tôi bỏ lại những vật dụng cần thiết với lý do là xe không đủ chỗ. Có một sốngười lờ đi không nghe, bao giờ cũng vậy, người cai trị muốn bóp nghẹt những người bị trị, càng nghẹt càng tốt, bóp đến tận cùngđâu là giới hạn của sựtận cùng? Đối với chế độ CS, không có bất cứ sự tận cùng nào ..sự tận cùng là ý muốn của họ nhưng cũng tuỳo thời cuộcsự phản kháng của kẻ bị trị.
Trước khi lên xe chúng tôi bị kiểm tra, từ hành lý đến con người đều bị tìm kiếm, lục lọi, soi mói, nắn bóp.
Chúng tôi thực sự vui mừng khi anh NguyễnVăn Trung với đồ đạt cá nhân được thả ra để cùng đi với chúng tôi sau hơn một tháng gông cùm trong biệt giam. Nước da trắng của anh trở nên xanh mướt, bàn tay lạnh ngắt khi bắt tay tôi nhưng nụ cười của anh vẫn rạng rỡtiếng nói vẫn sang sảng khi anh đến từng người thân trò chuyện hỏi han.
Việc kiểm tra gần 100 người mất một thời gian khá lâu. Gần một giờ đồng đồng hồ, chúng tôi tranh thủ để dặn dò, trao đổi địa chỉ vì chuyến đi này không biết sẽ ra sao, ở đâu? Về đâu?

Chúng tôi vô cùng hồi hộp khi chiếc xe chở tùo sân,tên từng người được gọi. Số người tù đầu tiên lên xe có những người bạn thân thiết của tôi: Anh Lê Văn Điểm Trương Nhật Tân, Lê Văn Hiếu, chú Nguyễn Xuân Đồng, anh TrầnĐức Hào.

Chuyến thứ hai, tôi thật sự bồn chồn. Khi tên từng người bạn của tôi bước lên xe: Anh Trần Nam Phương, Hoàng Xuân Chinh, Phan Văn Bànrất nhiều người khác… vẫn chưa thấy tên tôi… đầu óc tôi trống rỗng cho đến khi tôi nghe gọi lên mình. Tôi bước lên xe,o chỗ ngồi mới biết mình là người cuối cùng của chuyến xe này, nhìn xuống vẫn còn mười mấy anh em dưới đó chờ xe sau.

Định thần lại, khi tôi đã ngồi được một lát trên xeđếm được 32 người tù, còn lại là một số cán bộ của trại Xuân Phướcmấy tay cán bộ của trại nào đó. Xe vẫn còn mấy ghế trống.

Tôi may mắn được ngồi kế cửa sổ bên tay trái, một tay còngo thành xe. Phải công nhận lần chuyển trại này chúng tôi được ngồi trên một chiếc xe tử tế. Xe chở khách, ghế ngồi êm, xe sạch sẽ không giống như chiếc xe chờ lợn mà trại AnĐiềm chở chúng tôio Xuân Phước với những chiếc còng tay chặt cứng, ứ máumột mớ dây nhợ trói chân chúng tôio nhau rồi cẩn thận hơn: vòng quanh người kéo hai cánh tay ra sau. Những sợi dây ny lông này trói cọp cũng chết huống hồtrói người.
(Phần 4)
Không hiểu sao chúng tôi cảm thấy vui, nét mặt ai cũng rạng rỡ, dù sao cũng được một chuyến rong chơi cho dù trước đó có những đồnđoán về sự khắc nghiệt ghê gớm ở những trại tù miền Bắc.

Xe bắt đầu lăn bánh chạy vun vút giữa rừng cây, tôi nhìn cảnh vật bên đường lướt nhanh, những mái nhà đơn sơ, khoảng sân nhỏ, vườn cây chật hẹp. Tôi biết người nông dân bây giờ thiếu đất canh tác vì đất là của nhà nước của Đảng, nó như là “hương hoả ”của Đảng, dùng để bán dần theo kế hoạch. Những người dân lầm lũi đi ven đưòng bên những con bò gầy trơ xương. Đã hai năm tù, mọi thứ vẫn vậy.
Xe đến ngã 3 Phú Thạnh. Chúng tôi hồi hộp tuy đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyếnđi nàybiết chắc mười mươi là sẽ ra Bắc nhưng trong lòng vẫn nôn nao. Biếtđâu lạio Nam, ánh nắng phương Nam ấm áp làm chúng tôi mơ ước. Xe rẽ trái, chiếc đầu tiên rẽ trái, chiếc tôi đang ngồi rẽ trái, chiếc thứ ba rẽ trái. Chú Trần Văn Nhi nói với sự trầm tĩnh vốn có:
- Đi Bắc rồi . Giọng chú kéo dài.
Như vậy là đã rõ, tôi thấy lòng thư thái, nhìn ra bên đường gió thổi lồng lộng, trời nắng nhẹ, một chút nắng mùa đông yếu ớt của miền Nam trung bộ.

Anh em vẫn bình thản nói cười. Tôi thầm nghĩ với những con người đã trải qua rất nhiều gian khổhiểm nguy, thì ở đâu, đi đâu cũng vậy thôi. Trong lòng mọi người ai cũng muốn được đi khắp các nhà tù của chế độ để chứng kiến sự dã man tàn bạo của cái thiên đường ảo tưởng này, để một ngày nào đó, nếu may mắnđược quay về, họ sẽ là chứng nhân lịch sử. Chứng nhânnạn nhân của một guồng máy bạo quyền nhân danh chân lý “giải phóng loài người”.
Khi còn ở bên ngoài, ở đâu tôi cũng thấy cũng nghe từbáo chí sách vở đài phát thanhrất nhiều ở những diễn văn của các nhà lãnhđạo CS nói về sự “giải phóng loài người” ra khỏi sự kìm kẹp của phong kiến, đếquốc-thực dân, nhưng khi ai đó đão đến đây rồi: Sau cánh cổng sắt, sau những hàng rào kẽm gai dày đặt, trong một góc biệt giam tối tăm, rồi thì mọi việc đều sáng tỏ. Ở đây mọi kịch bản đều vứt bỏ, mọi chiếc mặt nạ bị lấy ra, mọi khẩu hiệu đều kéo xuống, chỉ còn một sự thật trần trụi, lạnh lùng bày ra trước mắt: Sự đoạ đầy, tra tấn, bệnh hoạnchết chóc. Trong địa ngục, con ác quỷ đã hiện nguyên hình. Ở đây chúng tha hồ tác yêu tác quái, những thủ đoạn tàn độc nhấtđược thực thi mà không cần phải che dấu hay đóng kịch. Chính trong nhà tù, bản chất chế độ đã được phơi bày.
Xe đi qua nhiều vùng đất mà tôi không biết rõ tên, chỉthấy đất nước này thật đẹp thật nên thơ, mơn mởn như một cô gái xuân nhưng bây giờ lại nằm trong tay một đám người thô lỗ, hung bạo để chịu sự dày vò, đáng tiếcđáng buồn biết bao.
Xe chạy qua Sa huỳnh, tôi nhoài người nhìn ra khoang cửa bên kia, loáng thoáng biển xanh mênh mông, mộti chiếc thuyền đánh cá làm tôi nhớ đến bờ biển quê tôi. Biển quê tôi không đẹp như Sa Huỳnh, chỉ có bờ cát trằngtrong kia là rừng dương xen lẫn với rất nhiều những cây dứa gai. Mùa hạ đến, mùi dứa gai thơm man mát, xao xuyến lòng những đôi tình nhân nép mìnho nhau mê đắm. Tôi nhớ đến Trang - vợ tôi với những đêm trăng cầm tay nhau đi trong một khoảng trời cát trắng với mùi hoa dứa nồng nàn. Tôi nhớ đến các con tôi những chiều các cháu cùng tôi đi dạo, những đôi chân trần bé tí, những mái tóc mềm như tơbị gió thổi tung, những vỏ sò vỏ ốc trên đôi tay mũm mỉm, những nụ cười trẻ thơtrong trẻo, hồn nhiên. Khi mỏi chân, cha con chúng tôi ghéo một quán nước nghèo nàn, uống một chai nước khoángmấy cái cái bánh đậu xanh Bảo Hương nổi tiếng của Tam Kỳ. Lúc đó là những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, ở quê tôi như vậy là sang lắm rồi. Các con bây giờ như thế nào đây khi không có ba ởnhà. Ai đưa đón các con tôi đi học, ai đưa các con đi chơi, ai nghe các con kểchuyện.. các con làm nũng với ai? Nước mắt tôi chảy thành dòng, tôi không phải che giấu, không cần giải thích.

Ai đã cướp mất của các con tôi những ngày tháng hạnh phúc bình thường đó? Đây là một tội ác trong vôn những tội ác mà CS đã gieo rắc trên đất nước tôi nhân danh một chủ nghĩa ưu việt.
Nước mắt tôi khô dần trên má, xe đi qua Quảng Ngãi, xe chạy chậm lại vì đường quá hẹp, tôi được nhìn rõ những cảnh tượng quen thuộc, những người bán hàng rong ven đường ngước mắt nhìn chúng tôi lạ lẫm. Họ bán đủ thứ, bánh mì chả,bánh ú, vé sốnhiều nhất là những lon mạch nhađường phổi. Xe dừng lại cho mấy tay cán bộ mua quà về cho gia đình ngoài Bắc. Chúng tôi không có tiềnđể mua, chỉ nhìn những lon mạch nhanhững bánh đường phổi để mà thèm thôi. Có mộti cô gái muốn leo lên xe để rao hàng nhưng bị công an đuổi xuống với thái độ rất thô bạo. Có một người trong bọn họ giải thích khi dân chúng tò mò nhìn chúng tôi.

- Đây là xe giải bọn tội phạm nguy hiểm, chúng là bọn cướp của giết người… bà con phải tránh xa ra.
Những người dân đi đường nghe nói vậy họ càng hiếu kỳ kéo đến xem ngày mộtđông. Có người nhận xét.

- Cướp gì toàn mấy ông giàmấy người hiền khô trói gà không chặc vậy! Mấyổng nói sao chứ!
Không biết trong anh em chúng tôi có ai đó giải thích cho họ. Họ nói với nhau:
- Tù chính trị bà con ơi… ra coi tù chính trị này.
Như vậy là cả một dãy phố gần đónhững người đi đường đứng lại vây quanh xe chúng tôi. Tôimọi người giơ cánh tay bị cùm vẫy chào bà con với nụ cười thân mật, tự hào… trong lòng dâng lên một niềm vui khôn tả nỗi.
Mấy tay công an vất vả xua đuổi họ.
- Chính chị chính em cái gì… giải tán hết.
Mặc cho sự xua đuổi thô bạo, bà con vẫn tiếp tục vây quanh mỗi lúc một đông. Thấy tình hình bất lợi, một cán bộo gặp lãnh đạo. Một lát sau xe chuyển bánh, bà con vẫy tay với theo lưu luyến.
Tôi bồi hồi nhìn những mảnh đất quen thuộc lướt nhanh qua khung cửa, đây là sông Trà Khúc, núi Ấn đây rồi, tôi nhìn lên núi Ấn, núi xanhu uẩn như mang tâm sự gì.
Đây là một dãy phố nghèo nàn chật hẹp, những người nông dân gánh những buồng chuối màung, màu xanh đi bán dạo.
Hai bên đường những mảnh ruộng nhỏ như bàn tay, lúa đang lên rất xanh, chuẩn bịtrổ bông, những rừng bạch đàn trên đồi cao lao xao trong nắnggió. Xe vượt lên mấy ngọn dốc nhỏ, tôi biết đã gần đến Chu Lai, quê của anh Trần Nam Phương anh Hoàng Xuân Chinh.

Chu Lai là vùng đất đẹp tuyệt vời. Tôi đã đến đây rất nhiều lần. Phía Tây tiếp giáp với Trường Sơn, là những ngọn núi không cao lắm. Ở đó người dân đốt rừng làm rẫy. Những buổi maibuổi chiều, trời tronggió nhẹ nhìn lên từng cột khói trắng đang rướn mìnho khoảng không gian rồi tan loãng ở đó. Trong thời kỳ gọi là “bao cấp”hợp tác xã nông nghiệp. Người nông dân không sống nỗi với chế độ “lúa điểm”, họo rừng lên núi để khai hoang..Vậy là rừng bị tàn phá.
o trong rừng sâu sống đơn độc mộti gia đình, mọi liên lạc với cuộc sống bên ngoài rất hạn chế.
Không có gì cả, chỉ có núi rừng bao bọc, ban đêm nằm nghe tiếng nai, tiếng man rất gần. Người ta không đi chợ vì không có chợ.
Cuộc sống hoàn toàn khác, cá dưới suối, dưới sông, chim thú trên rừng, lúa ngô tự làm ra, nhà tự cất lấy.
Cuộc sống như người tiền sử, nhưng được cái tự do, không bị gọi đi họp mỗi đêm. Ít khi tiếp xúc với công an-chính quyền để khỏi nhìn thấy những khuôn mặt đê tiện-hung bạo-hống hách hay những khuôn mặt lạnh lùng như nặn bằng sáp-không tình người không sinh khí. Chỉ là những cổ máy, những công cụ.

Tôi đã từng đi tìmng, len lỏio tận rừng sâu, dựng lều bên dòng suối để đãing, đêmo tá túc nơi nhà những người nông dân. Nhà rất hẹp nhưng tấm lòng thì rộng vô cùng, là khách phương xa được đối xử chân tình thân mật. Tôi mang cho họi tấm lưới, mộti cái bẫy chồn, bẫy nhím… như vậy là cả tháng trời họ cho mình ăn ngủ không mất tiền.
Lúc đó đãing cũng chẳng được bao nhiêu, ngặt nỗi chẳng có việc gì làm nên phải cầu may ở số mệnh.

Phía đông Chu Lai giáp biển, không biết sao, một dẫy núi lạc loài lại nhô lên ven biển, ông trời mang đến cho Chu Lai một cảng biển nhỏ nhưng tuyệt đẹp, tàu thuyền rao tấp nập. Ở đây rất nhiều cá, những con cá mà khi viết những dòng này chỉ còn ước mơ chứ khó mà được thưởng thức.
Cá mú, cá chim, cá hồng, cá thurất nhiều mực, mực nang, mực ống..mùa hè đến Chu Lai vô cửa Kỳ Hà, từ xa chúng ta nghe xông lên mùi cá khô, cá mắm.
Xe chạy ngang qua Chu Lai, anh Phương nhờ tôi ném xuống một lá thư ngắn. Sau này mới biết lá thư ngắn này đến được tay của chịTuyết vợ anh Phương. Tôi cũng chuẩn bị một tờ giấy nhỏ viết mấy dòng..

“Kính nhờ bà con nào nhặt được chuyển đến số nhà … giúp tôi.
Ba cùng với anh em tù chính trị ở Xuân Phước đã chuyển ra Bắc
”.

Không may cho tôi, tờ giấy của tôi bị xe công an áp tải phía sau trông thấy. Họdừng xe nhặt miếng giấy lên. Khi đi ngang qua Tam Kỳ, tôi cầu mong trời Phật cho tôi thấy được các con tôi vô tình đi qua … Tôi căng mắt nhìn xuống phố.
Cái thị xã nhỏ bé này thật quen thuộc quá. Từ ngày ra đi, cách đây 2 năm. Tam Kỳ vẫn vậy: nhỏ bé đơn sơ. Hàng cây xà cừ xanh hơn một chút. Xe chạy rất nhanh, tiếng còi của xe mô tô công an chạy trước mở đường. Đoàn xe tù chính trị chúng tôi mỗi khi đi qua một thị xã một thành phố nào cùng có công an địa phương hộtống mở đường nhưng khi qua Tam Kỳ tôi cảm thấy xe chạy nhanh hơn.
Cái giây phút được nhìn lại quê hương đi qua nhanh quá chưa kịp cho cái cảm giác khao khát vơi đi một chút.

Xe chạy đến đoạn đường cuối của thị xã Tam Kỳ, cái mong ước được nhìn thấy các con như vậy là hết (tôi biết điều này sẽ không xảy ra nhưng vẫn hy vọng). Khi xe ra ngoại ô thị xã, bất ngờ dừng lại trên một cánh đồng. Tôi nhận ra nơi này lúc còn đi học, những buổi chiều chủ nhật chúng tôi đạp xe rong chơi, chúng tôi ngồi bên vệ đường (ngày đó rất ít xe qua lại) ăn ổi chấm muối ớt mà các cô đã chuẩn bị sẳn ở nhà… vừa ăn ổi vừa kể chuyện cười. Tôi nhận ra chỗ chúng tôi vẫn hay ngồihình dung cả những người bạn của tôi… ở chỗ đó là Hà, gần bên kia là Hương, ẤnTrinh lúc nào cũng đi cặp. Chung quanh là cánh đồng có khi ươmng mùa hạngập nước mùa đông, chơ vơ gốc rạ mùa thumơn mởn khi xuân sắp về.

Tay thiếu tá công an của Bộ nội vụ là Tiếp hùng hổ bước lên xe, hắn ta mặc thường phục, khoác chiếc áo jean mặt hằm hằm quát mắng mấy người công an trên xe.”
- Chúng mày ở đây làm gì để cho chúng nó vứt tài liệu xuống, rồi quay qua chúng tôi hỏi: Ai là Huỳnh Ngọc Tuấn.
Tôi giơ cánh tay không cùm lên, linh cảm lá thư đã bị bắt được, lần đi Bắc này chắc bị cùm rồi.
Hắn ta không nói gì nhưng đôi mắt đó, khuôn mặt đó thật hung dữ, rồi ra lệnh cho mấy người công an áp giải
- Cùm hết hai tay chúng nó lại
Họ lôi ra một lô còng tay, tôitất cả mọi người ngồi bên cửa sổ đều bị treo tay lên trần xe. Tên công an phụ trách văn hoá của trại Xuân Phước tên là Nhuận mà anh em gọi là “con rắn độc” vì nhìn bề ngoài hắn rất đẹp trai, nhưng lại có những hành vi tàn bạo thâm độc với mọi người. Hắn bóp còngo tay tôi thật chặt. Tôi nói với hắn:
- Chặt quá, cán bộ nới còng ra một chút để máu lưu thông, nếu không thì bỏng tay tôi mất.
Hắn không thèm trả lời, chỉ nhìn tôi hằn học như muốn ăn tươi nuốt sống. Cái nhìn này giống hệt cái nhìn tôi đã từng thấy từ tên Trung tá công an Hồ Quỳnh -Trưởng CA thị xã Tam Kỳ… khi tôi bị bắt. Đó là đôi mắt của dã thú, đó là đôi mắt của con rắn hổ mang nhìn mồi khi bị khiêu khích.

Tạo hóa cho loài người đôi mắt không chỉ để nhìn ngắm mà còn để chuyển tải một tấm lòng một tình cảm, qua đôi mắt chúng ta thấy được nội tâm của người đối diện. Có những đôi mắt naing, đôi mắt thơ ngây của trẻ con, đôi mắt đa tình của cô gái, đôi mắt từ ái của cha mẹ, đôi mắt bao dung của các vị linh mục, sư sãi,đôi mắt thân tình của bạn bè..nhưng cũng đáng buồn cho những đôi mắt đầy lòng hận thù, hừng hực lửa hung bạosát khí. Họ căm thù những con người lương thiện, tay không tấc sắt nhưng không làm vừa lòng họ, không để họ đè đầu cưỡi cổ, không để họ tự do vơ vét, tự do chém giết. Họ căm thù những con người có dũng khí đã dám nói lên cái bí mật lớn nhất của họ đó là sự ngu dốt, não trạng hoang đường, phiêu lưu, hiếu sát, tham lam vô độ. Tôi không còn cách nào khác, chỉ còn cách xoay cánh tay để mạch máu không bị chận, nếu không bàn tay bị chết mất vì thiếu máu nhưng những ngón tay vẫn bị tê dại.
Xe ra đến chân đèo Hải Vân thì trời đã tối hẳn, chúng tôi vượt qua đèo Hải Vân trong bóng đêm dày đặc, chung quanh tối như mực, trời lại mưa lất phất.

Tôi liên tục co duỗi mấy ngón tay cho máu lưu thông, trong lòng sẵn sàn chấp nhận bỏ một bàn tay. Trong chế độ cộng sản này những người dám đứng lên phản kháng chế độ độc tài, phải chuẩn bị cho mình một khả năng là sẵn sàng buông bỏtất cả, cho dù đó là tính mạng của mình. Nếu không chuẩn bị trước điều này thì sẽ vô cùng sợ hãi khi đối diện với gian nguycái chết luôn luôn gần kề.

Xe lên đến đỉnh đèo thì dừng lại, chúng tôi được ăn tối ở đây, mỗi người một dĩa cơmmột khúc cá kho, một ít rau tươi. Tôi vui mừng vô cùng vì dù sao cũng được tháo còng một lúc. Tôi co duỗi mấy ngón tay đã tê cứng, bàn tay phải như mất cảm giác khi chạmo dĩa cơm. Tôi cố gắng để không làm rơi cả dĩa.
15 phút họ cho nghỉ ngơikiểm tra xe trước khi xuống dốc. Xe lại nổ máy nhẹnhẹ chuẩn bị lên đường.
Người cán bộ còn rất trẻ đến còng tay tôi, tôi nói với anh ta.
- Cán bộ Nhuận còng tay tôi chặt quá, nếu cần thì chặt tay tôi chứ đừng còng như vậy. Tôi sẽ la lên cho mọi người biết.
Anh ta còng vừa phải. Tên Nhuận từ dưới bước lên xe đến chỗ tôi, hắn kiểm tra còng tay rồi hắn bóp chặto. Tôi phản đối dữ dội, tôi la lớn:
- Cán bộ muốn giết tôi à, còng tay như thế này thì chặt đi cho xong!
Mọi người quay lại nghe tôi nói. Anh em ai cũng lên tiếng phản đối. Chú Sáu Bàng lên tiếng quyết liệt nhất. Chú nói với nó:
- Nếu tử hình cũng phải có án, chặt tay cũng phải có quyết định. Cán bộ không thể hành động tuỳ tiện như vậy được.
Thấy mọi người phản đối hành động bất nhân của hắn, tên Nhuận đồng ý nới còng ra. Còng vẫn còn chặt nhưng như thế này thì bàn tay tôi sẽ không sao.
Hắn cẩn thận dùng khoá để khoá còng tay lại.
Tôi nhớ mãi khuôn mặt trắng trẻo được chăm sóc một cách cẩn thậnđôi mắt vô hồn vô cảm của hắn.

Nhuận là một điển hình của bọn công an cộng sản VN, bên ngoài lịch sự, bảnh bao vì được đầu tư từ nguồn ngân sách khổng lồ của ngành CA, ngân sách này là tiền của dân, tiền từ việc khai thác tài nguyên thiên nhiên quốc gia được chi dùngđể bảo vệ chế độ, mặc cho dân sống khốn khổ trong nghèo nàn tăm tối, mặc cho giáo dục ý tế lạc hậu suy đồi. Nhưng bên trong là một trái tim hoang dã, tâmđịa thâm độc, dối trá hung bạo.

Những cơn gió lạnh lùao khung cửa, những giọt mưa lất phất bay, bóng đêm dàyđặc, xa xa có mộti ánh đèn lẻ loi, yếu ớt..đây là những hình ảnh mà chúng tôi nhìn thấy trên đường ra Bắc cũng là hình ảnh của đất nướcdân tộc ngày nay. Tôi vẫn khắc khoải trong lòng một câu hỏi lớn: Bao giờ trời sáng, bao giờthì bóng đêm tan - còn bao lâu nữa, không thể biết chính xác. Sau khi Đông ÂuLiên Xô sụp đổ, nhân dân VN hy vọng sẽ có những thay đổi lớn ở VN. CSVN sau một thời gian khủng hoảng đã tìm được chỗ dựa mới cho dù phải hy sinh quyền lợi quốc gia dân tộc..chỗ dựa đó là Trung Cộng. Trước đây CSVN coi Liên Xôkhối cộng sản Đông Âu là “hòn đá tảng”. Bây giờ “hòn đá tảng” không còn CSVN phải bám víuo Trung Cộng để duy trì quyền lực, đối với họ Trung cộng bây giờ là“bùa hộ mệnh” đúng hơn là ông “thần hộ mệnh”.
A20 Huỳnh Ngọc Tuấn
 

HỒI KÝ VƯỢT BIÊN LÊ TẤN LÝ


Hồi Ký Của Ông Lê Tấn Lý

Posted: Sunday, November 14, 2010 by Hưng in
0
"Đi chừng vài cây số thì đau đớn thay, chúng tôi thấy xác chết của bảy người bạn đồng hành trên chuyến đi ấy. Đây là những người bạn đã từ giã chúng tôi để ra đi đêm hôm trước. Họ bị giết chết bằng súng vì chỉ nhìn các vết thương của họ, chúng tôi cũng đoán được.
Thường thì người Miên giết người bằng giáo mác hay dao búa, nhưng bảy người này bị bắn chết. Có lẽ họ bị một trong các lực lượng chiến đấu bắn chết. Nạn nhân không nằm gần nhau: Bốn người thì nằm cách gần nhau, còn ba người kia thì nằm chết cách xa đó độ hai trăm thước. Có lẽ họ đã chạy được mà bị đuổi theo để bắn chết..."

Ông Lê tấn Lý vượt biên bằng đường bộ cùng với hai con trai. Ông cùng hai con đến trại Non Chan, sau đó qua trại NW 9,rồi trại Panatnikhom và một vài trại khác trước khi đến Hoa Kỳ vào tháng 7, năm 1981.
Hiện nay ông đã được đoàn tụ với vợ và hai con gái. Gia đình ông hiện đang cư ngụ ở Anaheim, California.
Gia đình ông đã may mắn tới nơi, trong khi bảy người bạn đồng hành của cha con ông đã bị bắn chết trên đường đi.
Tuy tôn trọng quan điểm của ông khi nhận xét về lực luợng Para, nhưng tôi không đồng ý với sự nhận xét đó. Lý đo vì chính ông và gia đình ông không ai bị hãm hiếp hay giết hại bởi bàn tay của lực luợng này.

Cuộc Hành Trình Vượt Biên Bằng Đường Bộ Từ Việt Nam Qua Thái Lan.

Ba cha con tôi ra đi từ Sàigòn vào ngày 2 tháng 4, năm 1980. Mỗi đầu người phải trả bốn lạng vàng cho ban tổ chức. Tôi bắt liên lạc với đoàn xe vận tải chuyên chở gạo từ Sàigòn đến Battambang ở Cambodia.
Tổ chức này làm giấy giả cho tôi để giả dạng làm lơ xe và phu khuân vác gạo. Đoàn xe này khi rời Sàigòn đến Nam Vang thì có mười lăm chiếc. Nhưng từ Nam Vang đến Battambang thì chỉ có ba chiếc xe thôi. Vì thế, con đường đi của chúng tôi rất gian nan và nguy hiểm. Lý do chính là nếu đi mười lăm chiếc thì dễ trà trộn hơn là chỉ có ba chiếc thôi.
Khi tới Nam Vang thì xe vận tải đậu ở ngoại ô thành phố. Chúng tôi ở tại đây được hai ngày. Sau đó thì đi Battambang. Tới Battambang, chúng tôi sợ luôn những người tổ chức trong đoàn xe vận tải ấy. Lý do vì họ không phải là người nhận tiền của chúng tôi.
Người nhận tiền vì lý do nào đó đã kẹt ở Sàigòn, nên anh ta giao chúng tôi cho một nhóm người khác để họ đưa chúng tôi đi. Nhóm này hỏi chúng tôi có vàng thêm thì đưa cho họ. Dù trong túi còn vàng, chúng tôi vẫn làm bộ hết tiền để khỏi chi thêm cho họ.
Vì thế, họ để cho nhóm lính kiểm soát thẳng cánh xét hỏi chúng tôi mà họ không hề binh vực chúng tôi điều gì. Trên đoạn đường đi từ Nam Vang đến Battambang dài độ hai trăm năm mươi cây số, mỗi lần gặp trạm kiểm soát, chúng tôi phải đưa giấy tờ giả ra cho họ xem. May mắn là qua thoát được hết cả. Chúng tôi run sợ trong suốt cuộc hành trình đó.
Khi đến Battambang, cha con tôi rời ngay đoàn xe vận tải để tìm đến địa điểm hẹn mà người trong ban tổ chức đã chỉ dẫn. Chúng tôi đến được một quán ăn có bán hủ tiếu và nước ngọt. Nơi đây, tôi gặp người dẫn đường là một người Miên nhưng có vợ là người Việt Nam. Ông này nói tiếng Việt rất giỏi. Ông ta đưa chúng tôi đi từ Battambang đến Sisophon bằng xe mô tô ba bánh, kiểu xe thồ.
Dọc đường, có hai trạm kiểm soát của người Miên, chúng tôi cũng giả làm người Miên nên đi qua trót lọt. Đến thành phố Sisophon, người dẫn đường dắt chúng tôi vào nhà một người quen để ăn uống và chuẩn bị cho cuộc đi bộ vào ban đêm. Họ nói từ Sisophon đến biên giới Thái độ chừng tám mươi cây số. Nhưng tôi tính ra thì chỉ độ khoảng năm mươi hay sáu mươi cây số mà thôi.
Chúng tôi nhập bọn với bảy người đàn ông trai tráng nữa . Trong số ấy cũng có người lớn tuổi như tôi, cỡ trên năm mươi tuổi. Thế là chúng tôi đi bộ trong rừng mà không có đường mòn. Mỗi lần đi phải vạch cây lá mà đi.
Từ Sisophon đến Non Chan, chúng tôi phải đi trong bốn đêm. Cứ tối, độ 7:00 giờ hay 8:00 giờ tối là bắt đầu đi cho đến độ 5:00 giờ sáng thì được nghỉ. Thường thì người dẫn đường dắt chúng tôi gửi vào nhà người quen để khỏi bị lộ, và để ăn uống và ngủ lấy lại sức, chờ đến tối thì đi tiếp.
Tối đến thì chúng tôi lại được giao cho một toán dẫn đường khác. Như thế họ cứ thay đổi người dẫn đường mãi. Nhờ chúng tôi đi số đông, hết thảy là mười người đàn ông nên chúng tôi bênh vực và bảo vệ cho nhau, do đó những kẻ dẫn đường dù có tà tâm cũng không thể giết chúng tôi được.
Sau ba đêm, đến một chỗ vắng, chúng tôi bị giao cho một nhóm dẫn đường khác. Nhóm người này cầm búa và rìu trông vẻ mặt thì dữ tợn và bất lương. Họ đưa chúng tôi vào rừng rồi bắt cởi hết quần áo để họ xét và ăn cướp tất cả.
Lúc đầu họ còn nói ngọt ngào để chúng tôi viết giấy về gia đình nói là đã đến biên giới rồi. Như quy ước, nếu đến nơi, nếu như viết đúng nội dung mật hiệu đã quy định thì người nhà tôi mới giao đủ số vàng còn lại. Tôi đã dùng mật hiệu báo cho vợ tôi biết là tôi chưa đến nơi. Chứ nếu không viết thư thì chúng làm khó dễ và bỏ rơi mình.
Ở tại khu rừng ấy, có lẽ chỉ cách trạm gác của Bộ đội Việt Nam độ vài cây số, thì bọn cướp này cướp tất cả mọi thứ của cải của chúng tôi. Khi chúng tôi vùng vằng phản đối thì bọn chúng dọa sẽ tố cáo với Bộ đội Việt Nam để chúng tôi bị bắt.
Vì thế, chúng tôi nghi là bộ đội Việt nam chắc là ở không xa nơi này là bao. Bọn chúng cướp tất cả những quần áo lành lặn mà chúng tôi đang mặc trên người. Khi thấy chúng tôi trần truồng, trông khó coi qúa thì chúng bèn vứt cho chúng tôi vài cái quần đùi, vài cái áo rách rưới và hôi hám, và vài khăn quàng của người Miên.
Lúc ấy, chúng tôi thấy cái chết trước mắt, không còn cách gì mà đến được biên giới nữa rồi. Chỉ còn một hy vọng mong manh làkhi bọn hắn đã lấy khá nhiều vàng, đồng hồ và quần áo rồi, chắc là chúng sẽ tiếp tục dắt mình đi nữa.
Khoảng 7:00 giờ tối, bọn cướp bèn dùng đèn pin dắt chúng tôi đi tiếp độ hơn nửa cây số. Đến một lộ đất, chúng nói gạt chúng tôi rằng chỉ còn có hai cây số nữa là đến trại của quân Kháng Chiến chống Cộng sản Việt nam, đó tức là lực lượng Para. Nghe như vậy, chúng tôi rất nôn nóng và thèm khát được đến đó vô cùng.
Khi vừa ra khỏi lộ đất thì bọn chúng tắt đèn và rút lui mất dạng hồi nào mà chúng tôi không hay biết. Chỉ còn mười người chúng tôi tiếp tục lần mò đi theo hướng mà chúng đã chỉ. Đi độ chừng một cây số thì con tôi là cháu Tiến bị xỉu ngay tại chỗ mà không còn đi được nữa. Có lẽ Tiến bị xáo trộn tinh thần qua việc bị cướp bóc mà xỉu.
Tôi bèn yêu cầu cả đoàn ở lại nghỉ mệt để chờ con tôi bớt mệt rồi cùng đi tiếp. Ban đầu, bọn họ làm thinh. Sau đó, họ bàn bạc và quyết định để ba cha con tôi ở lại, còn họ đi tiếp vì họ không thể vì một người xỉu để mà ở lại hết.
Thế là họ chào chúng tôi và tiếp tục lên đường vào lúc độ 9:00 giờ tối. Buồn tủi và bàng hoàng, ba cha con tôi đành ở lại vì không còn đi được nữa. Chúng tôi đi sâu vào trong rừng, rồi đạp cỏ tranh dẹp xuống để làm thành một chỗ mà nằm ngủ tạm. May là không bị rắn cắn trong đêm ấy.
Đêm đó, tôi sợ hãi mà không dám ngủ, trong khi hai cậu con trai của tôi ngủ say và ngáy vang trời. Vốn là sĩ quan của chế độ VNCH, tôi đã biết cách di chuyển ở những vùng biên giới nguy hiểm. Lại nữa, tôi nghĩ rằng nơi đây là vùng ranh giới, nơi có nhiều lực lượng quân sự khác nhau như quân đội của Cộng Sản Việt nam, của Cộng Sản Miên, của lực lượng Kháng chiến, và của Khmer Đỏ tức là Pol Pot. Ngoài ra, còn có lực lượng du kích hoạt động về đêm và cả dân buôn lậu nữa.
Chính vì tính cách đa dạng và nguy hiểm của vùng biên giới, bởi bất cứ lực lượng nào cũng có thể bắn mình nếu họ khám phá ra có bóng người di chuyển. Vì vậy tới đây, ta không thể di chuyển ban đêm được nữa, mà phải di chuyển vào ban ngày để bảo đảm sự an toàn hơn.
Sẵn dịp Tiến bị xỉu, tôi phải chờ đến lúc rạng đông có mặt trời lên để biết hướng tây mà đi. Tôi nghĩ mình cứ chực chỉ hướng tây thì thể nào cũng đến được biên giới Thái. Lúc ấy tôi cũng chưa biết gì về lực lượng lính Para cả.
Sáng 10 tháng 4, năm 1980, lúc đi dọc đường, chúng tôi thấy từ xa có đoàn xe bò từ biên giới về, nên cha con tôi lại nhảy vào bụi rậm để trốn núp. Đoàn xe đi ngược lại hướng chúng tôi đang đi. Khi họ đi qua, chúng tôi thấy trên xe bò chỉ có đàn bà và con nít chứ không có vũ khí. Biết họ chỉ là dân lành nên tôi cũng yên tâm. Tuy nhiên chúng tôi cũng chờ họ đi qua một đoạn khá xa rồi mới đi tiếp nữa.
Vì thế nên chúng tôi đi rất lâu. Độ một tiếng sau, tôi quay lại dặn hai con:
- Ba đã lớn tuổi rồi có chết cũng được, không sao cả. Còn hai con còn trẻ, chết sớm tội nghiệp lắm. Bây giờ ba đi trước, còn tụi con đi sau khoảng vài trăm thước. Nếu thấy ba bị bắt thì tụi con phải nhảy vào rừng trốn ngay, chứ để bị bắt chung cũng không có lợi gì. Rồi từ từ, các con đi sau. May ra thì cũng tới nơi!
Các con tôi không chịu, chúng sợ tôi đi một mình nguy hiểm nên chúng cứ đi theo sát tôi. Vì thế tôi lại càng phải cẩn thận hơn. Đi độ một lúc nữa, chúng tôi vì khát qúa mà lại ở trong rừng khô, không có nước, nên chúng tôi phải đi tiểu vào bi đông để uống lại nước tiểu của mình.
Một chập, chúng tôi thấy bóng năm, sáu người đi bộ từ đàng xa. Họ đang gánh một cây sào dài, trên đó có bao gạo, sô nước và đồ dùng. Chúng tôi lại trốn núp chờ họ đến gần. Biết chắc là nếu gặp họ thì cũng không có gì nguy hiểm, nên tôi bèn nhảy ra chận họ lại để xin nước uống. Ban đầu họ nghi ngờ tôi, mà tôi cũng sợ họ.
Sau họ thấy tôi ra dấu muốn xin nước uống, họ liền cho tôi uống ngay. Tôi bèn đổ bi đông nước tiểu để xin họ cho một bi đông nước uống. Họ cũng vui vẻ cho tôi nước. Trông họ rất thật thà và tử tế, khác hẳn với những người Miên cầm quân và những kẻ dẫn đường đã cướp hết của cải của chúng tôi. Lũ người kia thật là ác độc và tham lam.
Vừa khi ấy, hai con trai tôi lững thững từ trong rừng bước ra. Tôi đưa tay chỉ con đường phía trước và hỏi họ:
”Xiêm?”
Họ bèn gật đầu và hỏi tôi xem phía sau lưng tôi có Bộ đội Việt Nam hay không? Họ nói được bốn tiếng ”Bộ đội Việt Nam” bằng tiếng Việt. Chúng tôi hỏi đường rồi tiếp tục đi nữa.
Đi chừng vài cây số thì đau đớn thay, chúng tôi thấy xác chết của bảy người bạn đồng hành trên chuyến đi ấy. Đây là những người bạn đã từ giã chúng tôi để ra đi đêm hôm trước. Họ bị giết chết bằng súng vì chỉ nhìn các vết thương của họ, chúng tôi cũng đoán được.
Thường thì người Miên giết người bằng giáo mác hay dao búa, nhưng bảy người này bị bắn chết. Có lẽ họ bị một trong các lực lượng chiến đấu bắn chết. Nạn nhân không nằm gần nhau: Bốn người thì nằm cách gần nhau, còn ba người kia thì nằm chết cách xa đó độ hai trăm thước. Có lẽ họ đã chạy được mà bị đuổi theo để bắn chết.
Tôi không thể gom họ lại và chôn xác họ được, mà chỉ biết van vái cho họ giúp chúng tôi đến nơi chốn bình yên. Chỗ họ chết chỉ cách biên giới Thái chừng mười lăm cây số mà thôi! Ôi, giá của tự do qúa đắt! Họ đã trả giá bằng chính mạng sống của chính mình! Định mệnh thật đáng sợ. Tôi chợt nhớ đến số phận mình. Nếu Tiến không xỉu đêm ấy, chắc ba cha con tôi cũng chịu chung số phận bất hạnh như họ rồi.
Thế rồi chúng tôi lại đi tiếp, mỗi lần gặp những người đi ngược chiều với mình, thì đó là những người đi buôn lậu và xin gạo từ Miên về, là chúng tôi hỏi tiếp đường đi. Đến khoảng 10:00 giờ sáng thì chúng tôi gặp một người đàn ông Miên đang đi ngược chiều với chúng tôi, tay anh ta cầm chiếc búa đẽo cây.
Một điều lạ lùng là khi anh ta thấy chúng tôi thì vội xoay người lại để đi cùng chiều với chúng tôi. Dáng vẻ anh như đang suy tính điều gì quan trọng. Chừng như anh ta là quân thám thính và đang muốn trở về báo cáo với cấp trên về sự hiện diện của ba người lạ mặt là chúng tôi. Lúc ấy, chúng tôi sợ hãi vô cùng. Muốn chạy mà chạy cũng không được. mà muốn trốn thì sợ họ nghi. Tôi còn một niềm hy vọng là sớm gặp các lực lượng binh sĩ chống Cộng.
Đi khoảng nửa cây số thì tôi gặp một đám lính tóc dài, mặc quần áo dù rằn ri như quân phục của Quân đội VNCH ngày xưa. Tôi mừng thầm vì nghĩ rằng họ là lực lượng chống Cộng Sản, tức là đồng minh của mình. Bọn họ chận chúng tôi để lục xét tiền bạc và quần áo. Con trai tôi là Nhân còn giữ được một miếng vàng nhờ nó kẹp giữa bó vải bó cái chân bị sưng phồng.
Thế là họ cướp miếng vàng ấy và dặn chúng tôi khi vào trong trại Para thì không được khai là đã bị họ cướp vàng. Nếu khai đã bị họ cướp thì họ sẽ giết chúng tôi ngay. Cũng may là chúng tôi còn chút vàng để cho họ cướp thì họ mới cho đi ngay. Còn nếu không, chúng tôi không biết sẽ bị đối xử ra sao.
Sau đó, đám lính Para này cho chúng tôi vào trại Para. Tại văn phòng của lực lượng nàycó một vài người biết nói tiếng Anh và tiếng Pháp. Họ vặn hỏi lý lịch của chúng tôi. Họ còn hỏi xem chúng tôi có thân nhân ở nước ngoài không. May cho tôi là xấp giấy tờ tùy thân còn nguyên vì bọn cướp đường không thèm lấy. Họ lục coi từng chữ một, xong họ cho chúng tôi ra ngồi phía trước văn phòng. May là tôi có thân nhân ruột thịt ở Mỹ quốc nên họ cũng không đối xử tử tế hơn với chúng tôi.
Sau đó, họ cho chúng tôi ra ngoài bụi tre. Tại đây tôi gặp gia đình ông Mỹ là bốn nguời, gia đình ông Nê là bốn người, anh em anh Hoà, anh Trung, vợ chồng anh Cho, vợ chồng anh Vĩnh (gia đình Kim Hà). Còn cô Oanh đến trước và bị nhốt ở trại bên kia. Cô ta tới trại lúc 12:00 giờ khuya.
Tại đây, nhóm lính Para phát gạo cho dân tị nạn ăn và cho muối để làm thức ăn. Sau đó, khoảng ba, bốn giờ chiều, cả đoàn tị nạn gồm ba mươi tư người được đưa qua nhà thương Non Chan.

Lực Lượng Para

Lực lượng Para nằm ngay biên giới Thái và Cambodia. Họ là lính vô kỷ luật. Dù có tinh thần chống Cộng nhưng sức yếu, chống không nổi Cộng Sản Việt và Cộng Sản Cambodia.
Ở chiến khu, họ tìm quỹ tiền bạc để sống bằng cách chận những người buôn lậu từ biên giới Thái Lan về để cướp của. Họ còn chận bắt những người tị nạn Việt Nam để bắt bớ, cướp của, hãm hiếp và giết hại.
Đương nhiên ở tại vùng biên giới, họ là ngưỡng cửa để chận cả hai bên mà ăn cuớp. Xong xuôi, họ còn bắt giữ dân tị nạn Việt Nam lại để làm gia mặc cả và đòi hội HTTQT nếu muốn cứu dân tị nạn thì phải trả cho họ khoảng 5 tạ gạo cho mỗi đầu người dân tị nạn.
Lực lượng kháng chiến Para vì chuyện chận bắt người buôn lậu và người Việt tị nạn để cướp của, hãm hiếp và giết hại. Nên từ đó, những người đứng đắn và có chính nghĩa ở trong Mặt Trận Giải Phóng Quốc Gia Cambodia đã rút lui hết. Chỉ còn lại toàn phường đầu trộm đuôi cướp mà thôi.
Nhân số của lực lượng này chỉ độ năm trăm người lính vô kỷ luật, toàn là quân ăn cướp và sát nhân. Những lần đụng trận với Cộng Sản Việt Miên thì họ đều bị đánh bật ra, phải tràn qua Thái Lan và nhờ lính Thái đánh trả lại lính Cộng sản.
Có thể nói lực lượng Para là những con thú dữ chống Cộng Sản. Họ phải tự tìm phương kế sinh sống nơi biên giới bằng cách cướp của giết người.
Hãy thử tưởng tượng năm trăm con người chiến đấu ở vùng biên giới. Trước mặt và sau lưng đều có kẻ thù: Lực lượng Khmer Đỏ Pol Pot và lực lượng Cộng Sản Việt Nam. Nếu họ không được tài trợ và nuôi đưỡng đầy đủ thì họ làm gì để sống và để duy trì cơ sở căn bản của mặt trận của họ. Tuy nhiên, họ đã đối xử độc ác với những người tị nạn Việt Nam đi ngang qua căn cứ địa của họ. Họ sống ở trong rừng, thiếu thốn mọi nhu cầu, kể cả nhu cầu sinh lý. Vì thế họ đã làm bậy bằng cách hãm hiếp các phụ nữ của dân tộc khác.
Những thanh niên Para này lại ít học và ngu dốt. Sau khi đã cướp của, hãm hiếp và giết người, họ sợ tiếng xấu loan truyền ra ngoài. Vì thế, họ phải giết người để ngăn tiếng xấu. Ai ngờ tiếng xấu cũng vẫn lọt ra và làm cho giá trị mặt trận thấp kém và mất uy tín đi.
Lực luợng Para muốn mua lòng dân chúng Miên. Họ dùng dân tị nạn Việt nam để đổi lấy số gạo từ hội HTTQT, nhưng phát gạo cho dân chúng Miên. Hễ dân Miên nào đói khổ, tới xin gạo thì họ đều cho gạo để mang về nhà ăn. Cũng nhờ vậy mà dân Miên lên xin gạo, để rồi người tị nạn Việt mới có lối đi vượt biên.
Người dân Miên đi xin gạo có hàng đoàn dài, đa số đi bằng xe bò. Có người đem dân tị nạn cho Para để nhận thêm phần gạo đem về. Số này cũng không nhiều vì có truờng hợp nhiều người tị nạn bị dân dẫn đường bỏ rơi dọc đường.
Lực lượng Para là một nhóm quân lính ở trong rừng rú, không văn phòng, không kỷ luật. Người lính thì bản chất còn man dại, mang thú tính, không văn hóa và không có sợ răn dạy.
Người tị nạn Việt nam nếu muốn tới nơi thành công thì cũng phải dùng tất cả mưu trí và sự chịu đựng. Sự cực khổ càng nhiều thì càng chứng tỏ mức độ thông minh và mưu trí của người tị nạn. Mình còn sống đây là vì đã biết chịu đựng nhịn nhục vô cùng. Mình nhịn còn nhiều hơn là ”Hàn Tín luồn trôn”. Đôi khi luồn trôn vẫn còn qúa dễ hơn là những người tị nạn phải chịu nhục nhã bởi sự đàn áp và hành hung của lính Para.
Nguyên nhân nào làm cho lính Para trở thành bọn cướp đường hung ác? Ta hãy nhìn lại qúa trình lịch sử của đất nước Cambodia. Sau năm 1975, dân tộc họ bị Pol Pot tàn sát khoảng hai, ba triệu người. Sau đó vào năm 1979, Việt Cộng xâm lăng Cambodia và áp đặt chính phủ bù nhìn lên dân tộc Cambodia.
Vì thế bọn Para đã chống đỡ hàng ngày, quen thói giết người. Họ giết người theo luật rừng xanh, không cần tòa án. Họ tập trung năm, sáu trăm người gan lì nhất, những kẻ chấp nhận cái chết và sự giết chóc. Họ giết người mà không bị ở tù.
Người Miên lại có mối thù truyền kiếp với dân tộc Việt Nam. Vả lại, người nào trong đám đó hầu như cũng có một tiểu sử thù hận nên mới ở lại trong rừng để chiến đấu. Nếu không thì họ đã đi làm ruộng hay đi tị nạn như một số dân Miên khác.

Trại Tị Nạn Non Chan

Tại trại tị nạn Non Chan, chúng tôi được ban đại diện trại phát cho sáu tấm ni lông xanh để căng lều và ngủ chung với nhau. Hội HTTQT là những người can đảm và đầy lòng bác ái. Trong những nhân viên người Mỹ, Hoà Lan, Thụy Sĩ, Bỉ và Pháp thì cô Denyse Betchov là người can đảm và dũng cảm, lai có lòng thương yêu người yếu kém.
Khi ở trại Non Chan, tôi vì già nên được miễn lao động, còn hai con tôi phải làm lao động cho lính Para. Họ đánh đập dân tị nạn, như trường hợp anh B. bị họ đánh đập khi anh ấy đang bị bịnh.
Cũng may là trong nhiều đêm chúng tôi ở Non Chan, nếu giả sử có một đêm mà Cộng Sản tấn công vào Non Chan, chắc chắn lính Para đã giết sạch sáu trăm người tị nạn Việt Nam rồi. Lúc ấy đúng là giai đoạn thập tử nhất sinh.
Khoảng trung tuần tháng 4 năm 1980, khi chúng tôi còn ở trại tị nạn tạm thời ở Non Chan, hội HTTQT đã đem một trăm bốn mươi chiếc xe vận tải để chở gạo đến tại Non Chan. Lúc ấy, gần sáu trăm người tị nạn Việt Nam ngồi trong vòng rào ngó ra. Lòng ai cũng mừng khấp khởi vì tưởng là những xe ấy, sau khi đổ gạo xuống sẽ di chuyển chúng tôi đến trại tị nạn ở trên đất Thái Lan.
Lính Para kiểm soát số gạo xong thì hứa với hội HTTQT là sẽ cho người tị nạn đị đến trại tị nạn trên đất Thái. Tuy nhiên, chúng lại giở quẻ và đi tìm bắt phụ nữ tị nạn để hãm hiếp. Bọn chúng giở trò đánh đập và cô lập người tị nạn, không cho bất cứ người nào được buớc chân ra khỏi vòng rào của trại Non Chan, dù là để đi phóng uế hay tìm nước uống. Ai cãi lại đều bị đánh bằng roi.
Để đối phó với tình hình khẩn trương đó, ban đại diện cử trên mười người họp nhau ở một khu lều xanh để tìm cách đối phó. Vào đêm 20 tháng 4, năm 1980, có chừng trên mười người trong nhóm lính Para đã đến khu lều phụ nữ và con nít để tìm bắt cô Phụng Tiên, một cô gái đẹp người Hoa để đem về cho người chỉ huy tư lệnh của lực lượng Para hãm hiếp.
Mười mấy anh em uy tín, trong đó có tôi, bèn bàn nhau để đối phó. Có anh đề nghị là nên hy sinh cô Phụng Tiên để mà cứu lấy gần sáu trăm người tị nạn khác. Nhưng có anh lại bàn rằng nếu mình nhượng bộ, chúng sẽ đòi được cô ta, rồi chúng sẽ tìm bắt hết các phụ nữ trong trại để làm nhục. Vì thế thì phải chận ngay từ đầu.
Thế là cô Phụng Tiên được dấu trong bao gạo. Họ lục xét không tìm được cô ta, nên họ giở trò đòi bắt sáu anh em trong ban đại diện là những người biết tiếng Miên, Anh và Pháp ra để bắn chết, trong đó có cả anh Vinh. Các anh ấy sợ qúa chạy trốn, chỉ có hai anh giả bộ đánh lộn để đánh thức tất cả mọi người và yêu cầu họ la lên đồng loạt.
Khi bọn chúng tiếp tục lôi kéo tìm các phụ nữ khác thì tiếng la khóc của những người bị bắt nổi lên, rồi cả trại cùng đồng thanh la lên một giọng. Bọn Para tức giận vô cùng. Chúng chỉa súng đòi bắt tất cả những người mà chúng nghĩ là giật giây. Tất cả bà con lại la lên nhiều lần. Cuối cùng, bọn chúng đành phải hậm hực rút lui.
Đến sáng hôm sau, ngày 21 tháng 4 năm 1980, lúc 8:00 giờ sáng có một xe cứu thương của người Nhật Bản đến trại cấp phát thuốc men cho dân tị nạn. Một số người trong ban đại diện yêu cầu nhóm ấy can thiệp để cứu dân tị nạn. Nhưng họ trả lời là họ không có quyền hạn để làm việc ấy.
Khoảng 11:00 giờ trưa hôm đó, cô Denyse Betchov, nhân viên hội HTTQT lọt vào trại. Cô ta dùng máy truyền tin của xe cứu thương Nhật Bản để liên lạc với Thái Lan và xin được phép đưa gần sáu trăm người tị nạn đi vào lãnh địa Thái Lan. Sau đó, các vị chỉ huy của hội HTTQT đều có mặt để săn sóc dân tị nạn. Suốt ngày ấy, dân tị nạn không được phép ra ngoài lấy nước. Vì thế, nhân viên hội HTTQT ở vùng biên giới phải lái xe chở nước đến cho đồng bào tị nạn uống.
Cuối cùng, vào khoảng 5:00 giờ chiều có khoảng chín xe vận tải đến đón dân tị nạn. Bà con mừng rỡ dọn dẹp trại sạch sẽ rồi sắp hàng trật tự để được lên xe. Đến khoảng 5:00 giờ chiều, mọi nguời mới lên xe hết. Xe bắt đầu chuyển bánh và đi về hướng tây bắc để đến trại NW 9.

Trại Tị Nạn Nw 9

Đoàn sáu trăm người này do anh Vinh làm đại diện gọi là trại B. Khi đến trại NW 9 thì ở nơi đó chỉ là một rừng cây, có rải rác vài tấm lều ni lông xanh của lính Thái canh gác. Tại đó có ba trăm người tị nạn vừa ở Non Samet đến vào ba ngày trước. Đoàn ba trăm người này gọi là trại A, do anh PNB làm trưởng trại. Anh B. là cựu trung úy, rất giỏi Anh văn.
Khi chúng tôi đến nơi thì được anh B. và ba trăm người tị nạn đến trước ra chào đón. Họ cũng đã cất một số lều, nấu cơm nóng và cá hộp để đón chúng tôi. Sau đó, cứ mỗi ba người lại được phát một tấm vải ni lông màu xanh để trải ra ngủ tạm trên đất đầy cỏ và cây cối. Cũng đêm ấy, một con rắn bò qua tay cô Oanh. Cô này hốt hoảng la hét lên, thế là cả trại cũng hốt hoảng hét to theo.
Lúc đầu, ông George Verheil, nhân viên hội HTTQT đã chuyển lời của viên đại úy TháiLan có tên là Viroj để dằn mặt chúng tôi:
“Các bạn được ở tạm đây và được coi như là những người nhập cư bất hợp pháp. Cuộc sống của các bạn sẽ không có ai bảo đảm. Các bạn không được đi ra khỏi giao thông hào chống chiến xa ở trước trại, cũng không được đi ra khỏi vòng dây giới hạn làm vòng rào. Nếu ai cãi lệnh sẽ bị xử bắn ngay.”
Các binh lính Thái Lan thì đóng rải rác ngay chung quanh trại này. Từ tháng 4 năm 1980 đến tháng 6, năm 1980, không có phái đoàn nào tiếp đón chúng tôi. Đến tháng 6 năm 1980, viên đại úy Thái là Viroj cho biết là nếu đến ngày 31 tháng 7, năm 1980 mà không có phái đoàn nước nào nhận chúng tôi thì tất cả mọi người sẽ bị đuổi về lại biên giới Thái và Cambodia, chứ không được ở nơi đây nữa.
Ban đại diện và các thân hào, nhân sĩ bèn họp nhau quy tụ những người giỏi sinh ngữ để viết thư cho ba mươi bốn nơi trên thế giới để xin cầu cứu. Chúng tôi viết thư đến các chính quyền Thái Lan, Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp và Anh, kể cả việc việt thư cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II ở La Mã, Ý và Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Tây Tạng.
Sau đó, chúng tôi họp tất cả khoảng ba ngàn người tị nạn trong trại NW 9, đọc cho họ nghe và xin thêm ý kiến. Rồi chúng tôi nhờ nhân viên hội HTTQT là ông Leon de Riedmatten chuyển thư đi.
Vì tuyệt vọng và lo sợ bị trả về biên giới rồi sẽ bị nhóm lính Para, Pol Pot hay Việt cộng bắn giết, hãm hiếp và bỏ tù, nên một số chúng tôi trong ban đại diện đã bàn với nhau để thống nhất một kế hoạch chung, chuẩn bị nếu người tị nạn bị trả về vùng biên giới sôi động.
(Lúc ấy, các người đàn ông và thanh niên chúng tôi sẽ trở về đầu quân cho cho quân Kháng Chiến chống Cộng Sản của người Cambodia. Sau khi được phát súng để chiến đấu, chúng tôi sẽ tìm đường vượt biên giới Thái, đi về hướng đông nam của đất Thái, lấy tàu bè của của dân Thái để vượt biển lần nữa đi đến Mã Lai hay Singapore. Lý do là vì lúc ấy đâu còn tiền để mua thuyền được. Có thể vào giờ cuối, chính quyền Thái vì lý do nhân đạo sẽ chỉ cứu vớt những gia đình có con nhỏ. Còn đám đàn ông, thanh niên như chúng tôi thì luôn chịu sự thiệt thòi.)
Sau đó một tháng thì có một phái đoàn của vị thứ trưởng bộ Ngoại Giao Mỹ đến thăm trại chúng tôi. Tất cả dân tị nạn trại NW 9 mừng rỡ vô cùng vì nghĩ rằng trại sắp được giải quyết. Khoảng hai tuần lễ sau thì có một danh sách gồm một trăm bốn mươi mốt người được phái đoàn Mỹ chấp nhận cho rời NW 9 để đến trại Panatnikhom ở sâu trong nội địa Thái, gần Bangkok.
Vào giờ chót, chính quyền Thái Lan gạt ra một số người để buộc họ ở lại, chỉ còn hơn một trăm người được tiếp tục đi. Trong số người bị gạt lại đó có tên ba cha con tôi vì chúng tôi không có trẻ con và phụ nữ.
Khi chúng tôi đến trại NW 9 thì nhân số vào khoảng chín trăm người. Nhưng khi chúng tôi rời trại thì nhân số lên đến ba ngàn người. Dân tị nạn đến rải rác hàng ngày và đều do xe của hội HTTQT chở đến từ các trại thuộc quyền kiểm soát của Para và Pol Pot. Mỗi ngày người tị nạn đến chừng vài ba chục người. Lúc ấy có tôi, ông C. và anh H. làm giấy tờ lý lịch (Tracing cards) cho những người mới đến.
Sau khi bị gạt tên trong danh sách, mãi đến hai tháng sau, gia đình tôi mới được đi tới trại Panatnikhom. Chúng tôi còn phải qua trại Galang ở Indonesia cho đến ngày 10 tháng 7, năm 1981 mới được đặt chân lên Oakland, San Francisco thuộc tiểu bang California.”
Lê Tấn Lý

Hồi Ký Của Ông Trần Chí Thành

Posted: Sunday, November 14, 2010 by Hưng in
0

Lời nói đầu: Ông Trần Chí Thành sinh năm 1957, đã cư ngụ tại Sàigòn. Hiện nay ông sinh sống tại Garden Grove, California. Ông Thành là một nhạc sĩ Tây Ban Cầm khá nổi tiếng trong các ban nhạc ở Orange County, California. Ông đã đi vượt biên bằng đường thủy đến ba, bốn lần nhưng đều thất bại vì bị lừa gạt. Cuối cùng, vào tháng 4, năm 1980, ông ra đi bằng đường bộ và thành công sau bao gian khổ.



Quý vị sẽ tìm thấy bàng bạc qua lời kể chuyện là tâm tình của ông thể hiện các ưu điểm đáng yêu và đáng qúy của một con người nghệ sĩ chân chính: yêu nhân loại, yêu gia đình, yêu tự do, và yêu thiên nhiên. Ông lại có nhiều rung cảm trước những sự cố vui buồn xảy ra. Là một thanh niên còn trẻ mà ông đã có lòng xót thương nhân loại.

Cuộc Hành Trình Vượt Biên Từ Sàigòn Đến Thái Lan.

Nhóm chúng tôi ra đi từ Sàigòn đến Thái Lan. Chúng tôi có sáu thanh niên đi theo sự hướng dẫn của người đàn ông Miên gốc Việt. Chúng tôi khởi hành từ Sàigòn lúc 8:00 giờ sáng ngày 20 tháng 4, năm 1980.
Vượt biên bằng đường bộ là một điều hoàn toàn mới lạ với chúng tôi. Chúng tôi đã tiên liệu trước những nguy hiểm mà mình sẽ đối đầu: phải đi băng qua một đất nước lạ là xứ Cambodia với ngôn ngữ khác hẳn tiếng mẹ đẻ. Trời nước mênh mông mà mình lại không hiểu được tiếng nói của dân địa phương.
Đã ra đi là chúng tôi chấp nhận hai điều: một là thành công, hai là chịu hậu qủa thật thảm khốc như bị bắt giữ, cầm tù hay bị chết, bỏ xác trên quê người.
Tuy đã dự đoán những nguy hiểm trước mặt, nhưng xuyên qua cuộc hành trình vượt biên đường bộ gian nan trong mười lăm ngày, rồi xuyên qua kinh nghiệm xương máu ở trại tị nạn, tôi đã gặp phải nhiều sự khó khăn, nguy hiểm, đau khổ và chua xót mà không thể ngờ trước được.
Từ Sàigòn, chúng tôi khởi hành tại Xa cảng miền Tây để đến Long Xuyên và Châu Đốc. Sáu chúng tôi phải hóa trang giả làm công nhân và dùng những giấy tờ giả mạo để đi đường. Thời ấy, dân chúng không được tự do đi lại mà phải trình Công an quận, nếu họ cho phép mới được đi đến tỉnh khác.
Vì thế sự nguy hiểm đã đến với chúng tôi ngay từ phút đầu tiên, vào sáng hôm ấy, ngày 20 tháng 4 năm 1980. Chúng tôi có thể bị bắt bất cứ lúc nào, bất cứ ở trạm gác nào nếu bị Công An Việt nam phát hiện ra là giấy giả hay nếu họ tìm thấy một điều khả nghi nào nơi chúng tôi.
Từ Xa Cảng miền Tây, chúng tôi ngồi xe đò đi qua Long An, rồi Bắc Mỹ Thuận, nơi mà dòng sông Cửu Long chảy qua, nơi có những vườn cây xum xuê đầy trĩu trái. Cứ thế, chúng tôi đến Long Xuyên và Châu Đốc vào buổi xế chiều.
Đêm ấy, chúng tôi nghỉ ngơi tại nhà của người dẫn đường. Đêm đầu tiên xa nhà, lại nằm trên chiếc ghe đậu bên bờ sông bến vắng. Tôi trằn trọc mãi, nhớ nhà, nhớ gia đình, nhớ nhất là mẹ tôi. Hơn nữa, tôi lại phải lo nghĩ vẩn vơ đến việc ra đi trước mặt của mình.
Chung quanh tôi đầy những âm thanh của tiếng dế gáy, tiếng ễnh ương kêu, tất cả hòa lên một điệu nhạc buồn thê lương và áo não. Tôi nghe hồn mình bồng bềnh theo nhịp sóng êm đềm vỗ nhẹ bên bờ ghe. Thế rồi lâu lắm tôi mới chợp mắt và thiếp đi một lúc.
Hôm sau, khoảng mười hai giờ trưa ngày 21, tháng 4, năm 1980, chúng tôi dùng ghe đến Tân Châu. Khi tới nơi thì vì ghe hư nên chúng tôi buộc lòng phải ngủ đêm tại Tân Châu, một thị trấn sát biên giới Việt Miên.
Nơi đây, dấu vết của chiến tranh vẫn còn vì cách đó vài tháng vừa có cuộc giao tranh giữa hai lực lượng Cộng Sản Việt và Miên: Nhà cửa đổ nát, tường nhà loang lổ ghi đầy vết đạn. Tình hình thành phố căng thẳng, sự nguy hiểm như rình rập đó đây. Quân đội của Cộng Sản Việt Nam giăng đầy khắp thành phố. Do đó, chúng tôi đã hạn chế đến mức tối đa việc di chuyển.
Lại một đêm xa nhà thứ hai. Tâm sự tôi ngổn ngang trăm mối. Tôi nhớ mẹ tôi vô vàn, người mẹ già suốt đời tận tụy hy sinh cho đàn con và chồng mình. Chắc hẳn giờ này mẹ tôi cũng đang thao thức vì lo cho tôi và nhớ đến tôi. Mẹ ơi! biết đến bao giờ con mới được gặp lại mẹ lần nữa?
Sáng hôm sau, ghe máy đã được sửa xong, nên khoảng mười giờ sáng ngày 22 tháng 4, năm 1980, chúng tôi đi bằng ghe đến Vĩnh Xương, một quận lỵ sát biên giới Việt và Cambodia. Không khí chiến tranh ở quận này càng rõ rệt và căng thẳng hơn bao giờ hết.
Chiếc ghe của những người dẫn đường vẫn thong thả ngược dòng sông MéKong để đi qua nhiều trạm kiểm soát rất chặt chẽ của Công an Biên phòng Việt Nam. Trong lúc đó, người đưa đường đưa sáu chúng tôi xuống phà đi vào phía rừng để bọc trong rừng hầu tránh các trạm kiểm soát. Chúng tôi đi qua phà khoảng nửa giờ thì đến khu rừng.
Sau đó, chúng tôi xuống phà và đi bộ lặng lẽ trong rừng, tiến sâu hơn vào những cánh rừng chừng hai tiếng đồng hồ. Đến khoảng 1:30 giờ trưa, chờ khi lính Cộng sản Việt Nam canh gác lơ là, thì chúng tôi đã vượt biên giới một cách chớp nhoáng.
Qua khỏi bìa rừng, chúng tôi đi về phía bờ sông để tìm về ghe cũ. Các người đưa đường đã đi ghe qua các trạm gác dễ dàng vì họ là người Việt gốc Miên, có giấy phép đàng hoàng, nên họ không bị trở ngại. Chúng tôi lúc này chia làm hai nhóm, rồi leo lên hai chiếc ghe để đi tiếp.
Lúc qua khỏi biên giới Việt và Cambochia, tôi cố trấn tĩnh tâm hồn để đè nén những nỗi cảm xúc đang dâng lên dào dạt trong lòng. Từ đây tôi sẽ rời bỏ quê hương, gia đình và kỷ niệm để đi nơi vùng đất Cambodia xa lạ. Tôi đã thực sự bắt đầu cuộc sống xa quê hương.
Chúng tôi phải thay đổi quần áo để cải trang thành dân quê người Miên. Chúng tôi quăng hết quần áo công nhân xuống sông và mặc những bộ đồ đen, có những khăn quàng cà ma để che đầu cho giống người bản xứ một chút.
Kể từ giây phút này trở đi, chúng tôi phải cảnh giác tối đa, không được nói bất cứ một tiếng Việt nào. Mọi sự hướng dẫn đều phải thầm lặng. Chúng tôi theo dõi lẫn nhau, phải khôn ngoan và nhanh trí để sẵn sàng đối phó với tình thế mới. Chúng tôi nhất trí phải bám sát nhau và tuân theo sự chỉ dẫn của người dẫn đường.
Hai chiếc ghe của chúng tôi đi ngược dòng sông MéKông vào chiều hôm đó. Chúng tôi phải đi qua rất nhiều trạm gác. Hễ thấy trạm gác có cờ đỏ là chúng tôi phải cho ghe tấp vào để trình giấy. Hai ghe của chúng tôi đều giả làm ghe buôn có chở đầy trái cây như dừa, chuối, cam, xoài và bánh kẹo.
Hễ tới mỗi trạm gác thì người dẫn đường vừa lên trình giấy, vừa phải hối lộ cho lính Cộng Sản Miên vài trái dừa khô, vài nải chuối hay ít bánh kẹo. Có những trạm gác khó thì lại phải hối lộ vàng và tiền nữa.
Cứ mỗi lần đến trạm kiểm soát là chúng tôi run lên, hồi hộp và nơm nớp lo sợ. May nhờ người dẫn đường có giấy tờ hợp lệ, nên chúng tôi không gặp trở lại mà êm xuôi. Ghe đi mãi trong đêm khuya vắng vẻ. Tiếng ghe chèo đập trên mặt sông nghe thật êm tai. Giá như đi chơi trên sông như thế này vào những ngày thanh bình thì còn cái thú nào bằng.
Nhưng tiếc nỗi, con sông MéKong lúc đó không phải là hồ Động Đình để cho người thi sĩ đối ẩm vịnh thơ, mà tôi cũng chẳng phải là một thi nhân hay văn nhân hưởng nhàn, mà chỉ là một thanh niên trốn chui, trốn nhủi để đi tìm tự do.
Đến nửa đêm, người dẫn đường cho thuyền dừng bên bờ sông vắng. Ông ta bảo đi ban đêm rất nguy hiểm. Vì thế, chúng tôi lặng lẽ tìm đến một ngọn đồi hoang để ngủ đỡ. Đêm trở nên vắng lặng đến rùng mình. Chúng tôi không dám nổi lửa hay chuyện trò to nhỏ vì sợ bị lộ.
Tờ mờ sáng hôm sau, 23 tháng 4, năm 1980, vào lúc năm giờ sáng, hai chiếc thuyền của chúng tôi lại tiếp tục lên đường, và lại vượt qua nhiều trạm gác ven sông nữa. Bất ngờ, khoảng sáu giờ sáng, khi trời còn tờ mờ chưa sáng rõ, hai chiếc ghe của chúng tôi bị một chiếc thuyền kiểm soát của lính Cộng Sản Miên đuổi theo và bắt lại.
Họ ra lệnh kéo hai chiếc thuyền của chúng tôi chạy ngược về phía sau, nơi chúng tôi đã đi qua. Thế rồi, họ kéo hai chiếc ghe chạy khoảng nửa tiếng đồng hồ để về một đồn canh gác của họ. Chúng tôi tái mặt, điếng hồn và lo sợ, chờ đợi sự trừng phạt. Tôi nghĩ thầm có lẽ cuộc ra đi đã chấm dứt, lại cảnh tù đày và lao động khổ sai.
Khi về đến đồn canh gác, người dẫn đường đã khôn khéo hối lộ vàng cho lính canh. Nên sau đó, họ lại cho phép chúng tôi đi tiếp. Cho đến lúc ấy, bọn chúng tôi vẫn không hề nói lời tiếng Việt nào cả nên có lẽ họ không biết chúng tôi là người Việt mà giữ lại. Chúng tôi lại tiếp tục đi ghe cho đến 9:00 giờ sáng thì chúng tôi đến bến phà Hố Lương.
Khi đến bến phà này, chúng tôi bỏ ghe đi bộ lên bờ. Ở đây, cách thức sinh hoạt của người Miên thật từng bừng và tấp nập. Chúng tôi thấy bóng dáng lính Bộ đội Việt Nam rất nhiều. Các xe vận tải chở gạo của công ty hợp doanh số năm đậu ở đây nhiều để chờ phiên qua phà đi Nam Vang.
Người đưa đường ra hiệu cho chúng tơi tìm cách đứng hay ngồi xa nhau, cứ rải rác ở những ngã tư vắng vẻ gần đó. Thế rồi, ông ta thì đi tìm các tài xế xe vận tải để móc nối cho chúng tôi lên xe vận tải đi tiếp đến Nam Vang.
Trong lúc chờ đợi, chúng tôi rất lo sợ vì hễ một người Miên đến hỏi chuyện mà chúng tôi không biết tiếng Miên để trả lời là bị lộ ngay lập tức. Vì thế, chúng tôi càng ẩn mình chừng nào thì càng tốt. Chúng tôi không dám lộ vẻ gì đặc biệt để khỏi bị chú ý. Riêng tôi thì dùng khăn cà ma quấn nhiều vòng để che mặt hay cột đầu, hay quấn quanh cổ để dấu khuôn mặt mình lại.
Sau một hồi lâu, người đưa đường đi về phía chúng tôi và dùng mắt ra hiệu cho chúng tôi theo sau ông ta để leo lên một chiếc xe vận tải. Các xe vận tải này đều chở gạo từ Sàigòn đến Nam Vang rồi qua Battambang.
Chúng tôi hồi hộp leo lên xe vận tải này. Sàn xe rất dơ, người và súc vật đều ngồi trên sàn xe. Chúng tôi ngồi lẫn lộn trong đám người Miên, lưng đụng lưng nhau. Ai nấy nói cười và chen lấn nhau. Xe thì chật mà số người ngồi thì đông đúc.
Chúng tôi rất lo ngại vì các người bạn đồng hành cứ tìm cách gợi chuyện với chúng tôi. Nếu nói thì không biết tiếng Miên để mà bắt chuyện. Mà nếu im lặng thì sợ họ nghi là người Việt Nam đi trốn. Xe chật chội và ngột ngạt vì mùi mồ hôi người. Người ta cứ thích chen lấn và cạ sát lưng vào chúng tôi, rồi họ xấn đến hỏi chuyện và nói cười thoải mái. Cực chẳng đã, chúng tôi cứ giả bộ nhắm mắt ngủ hay giả bộ ngu dốt để tránh những sự giao thiệp khó khăn và bất lợi.
Trong chuyến xe ấy, có một thanh niên người Việt Nam mà sau này tôi đoán hắn là lính Quân báo của Cộng Sản Việt Nam. Hắn cứ lăm lăm nhìn và quan sát chúng tôi. Chừng như thấy chúng tôi không giống người Miên nên hắn vỗ vai một người trong nhóm chúng tôi và gặn hỏi:
-Anh có phải là người Việt Nam không?
Anh bạn tôi giật nẩy mình, và vì theo quy ước là tuyệt đối không được nói năng một tiếng Việt Nam nào, nên anh đã làm thinh và giả bộ quay mặt đi chỗ khác. Hắn ta bèn quay qua tôi và giáng ngay một chưởng:
-Nếu các anh đi vượt biên thì phải coi chừng. Ở đây có lính Quân báo của Việt Nam nhiều lắm!
Tôi hoảng hồn nhưng cố giữ vẻ thản nhiên và im lặng. Không hiểu xuất xứ của hắn ra sao vì hắn dám nói tiếng Việt công khai giữa đất Miên mà không sợ hãi gì cả. Tôi đoán hắn có thể là một bộ đội Việt Nam được về phép hay cũng có thể hắn là công nhân viên của nhà nước Việt Nam mà được biệt phái sang làm việc ở đất Miên. Tựu trung, hắn không thể là bạn của mình được. Chúng tôi rất lo sợ nhưng vẫn im lặng, không hé ra một tiếng Việt Nam nào.
Trong suốt lộ trình từ Hố Lương đi Nam Vang, chúng tôi lo sợ vô cùng, lòng chỉ mong cho chóng đến nơi để tìm cách thoát khỏi sợ dòm ngó của anh chàng người Việt tò mò ấy.
Chừng 12:00 giờ trưa, xe đến Nam Vang nên chúng tôi xuống xe từ ngoài thành phố để nối đuôi nhau đi vào thành phố Nam Vang. Chúng tôi cũng đã đi ngang qua những trạm gác của lực lượng lính hỗn hợp Việt Miên mà lòng thì hồi hộp và bất an.
Sau cùng, chúng tôi đi rải rác theo nhau vào một ngôi chợ ở Nam Vang để ăn trưa. Trong lúc chúng tôi đang tụ họp ăn uống thì anh thanh niên Việt Nam hồi nãy từ đâu đi tới, hắn vỗ vai tôi và nói:
-Những người vượt biên qua đây bị lính quân báo bắt nhiều lắm!
Hắn gằn giọng từng tiếng một. Mỗi câu nói của hắn dường như những mũi tên găm sâu và trái tim bồi hồi của chúng tôi. Sau đó, hắn bỏ đi. Ngay lập tức, tôi vội vàng chạy tới phiá người đưa đường để trình bày mọi việc và cũng để kiếm cách đào thoát. Ông dẫn đường cũng tái mặt vì sợ hãi.
Thế là chúng tôi vạch kế hoạch để lẩn trốn, phân tán mỏng và đánh lạc hướng nhóm lính quân báo ấy, nếu có. Ngay sau đó, người dẫn đường đứng lên, ra dấu bằng mắt để chúng tôi bám đuôi nhau đi lần lượt ra phiá cửa chính của chợ. Chúng tôi đứng lấp ló để chờ đợi ông ta hành động.
Khoảng mười lăm phút sau, khi ông dẫn đường thuê xe đạp thồ xong, ông ta trở lại ra dấu cho chúng tôi leo lên sáu chiếc xe đạp thồ để đi. Như đã thỏa thuận trước, những người Miên đi xe thồ chờ chúng tôi leo lên xe là họ phóng xe đi như bay.
Dọc đường họ cứ tưởng chúng tôi là người Miên nên nói liên tiếp và đấu hót tưng bừng. Riêng chúng tôi thì cứ ú ớ như người câm. Chúng tôi sợ phát rét trong khi ấy, cơn nắng và nóng của bầu trời Nam Vang thật dữ dội. Chỉ cần một kẻ đạp xe thồ nhiều chuyện mà muốn kiếm điểm là có thể sáu chúng tôi vào ngay trong trạm kiểm soát của lính Cộng sản Miên ngay lập tức.
Theo sự chỉ dẫn của người dẫn đường, sáu chiếc xe đạp chở chúng tôi chạy lòng vòng trên các đường phố của Nam Vang. Chúng tôi cũng chẳng còn lòng dạ nào để mà ngắm nghía và quan sát cái thủ đô đẹp đẽ của xứ Chùa Tháp này nữa.
Sau cùng, khi đến một khu nhà thật vắng vẻ ở Nam Vang, người dẫn đường ra hiệu cho chúng tôi xuống xe. Thế là cả bọn lục tục nhảy xuống xe đạp và phân tán mỏng ngay tại một ngã tư. Chúng tôi chia nhau ngồi ở ghế đá, ở vệ đường, ở gốc cây để chờ đợi. Tuy ngồi rải rác và làm bộ như không biết nhau, nhưng thần kinh chúng tôi căng thẳng, lúc nào cũng nhìn dáo dác để quan sát chung quanh.
Người dẫn đường cũng có những ưu tư và lo lắng riêng. Ông ta nghĩ rằng làm theo cách này là để tránh được sự theo dõi của lính Quân Báo Cộng Sản, và đánh lạc hướng những kẻ muốn theo dõi chúng tôi.
Đến độ ba, bốn tiếng đồng hồ sau, nhóm chúng tôi được chia ra làm hai nhóm. Mỗi nhóm ba người để đến hai trạm quen của người dẫn đường tại Nam Vang. Đó là đêm 24 tháng 4, năm 1980 , nhằm ngày thứ hai trong tuần.
Suốt trong ba ngày nằm chờ đợi tại nhà của một bà Miên gốc Việt, chúng tôi không được xuất đầu lộ diện. Bà chủ nhà phải tiếp tế đồ ăn cho chúng tôi như cơm, thức ăn, cà phê sữa đá. Xóm của bà ta qúa nhỏ nên cả xóm đồn ầm lên là bà chủ nhà chứa ba người Việt Nam.
Thế là tối hôm ấy, lúc bảy giờ tối, lính du kích ấp đã phát giác ra chúng tôi. Họ bắt chúng tôi ra trụ sở ấp. Ôi, thế là đời mình tàn rồi, sự nghiệp tiêu ma hết rồi! Chúng tôi sợ đến nỗi run rẩy như bầy cừu non trước nanh vuốt cọp dữ.
Họ hỏi chúng tôi đủ thứ, nhưng vì ngôn ngữ bất đồng nên họ không thể lấy khẩu cung để làm báo cáo mà gửi lên cấp huyện được. Họ nói lõm bõm tiếng Việt rằng:
”Dzun tâu Xiêm” (Việt Nam đi Thái).
Sau đó, họ bắt chúng tôi chờ ở đấy. Chừng mười lăm phút sau, họ trở lại và đem theo một người Bộ đội Cộng Sản người Việt, nói giọng miền Bắc. Anh bộ đội tự giới thiệu mình là một sĩ quan thiếu úy. Cho đến giờ này, tôi không hiểu có phải là phép lạ, vì tình đồng hương hay vì sự thương hại trước sự run rẩy của chúng tôi mà anh Bộ đội Việt Nam ấy nói:
-Nếu các anh đã biết lỗi thì nên quay về vì người Miên ở đây đã kết tội các anh là những người vượt biên ”Tâu Xiêm”. Tội vượt biên có thể bị bắt giam ít nhất là sáu tháng.
Nói xong, anh ta ra mệnh lệnh cho toán lính Miên (Lúc đó, Bộ đội Cộng Sản Việt Nam có uy quyền đối với lính Miên) là hãy để cho chúng tôi tự do và rồi ngày mai chúng tôi sẽ quay trở về Việt Nam.
Tuy thế, viên trưởng ban xã ấp người Miên vẫn không tha cho chúng tôi. Hắn đặt ngay chiếc ghế bố trước nhà bà Miên để canh chừng chúng tôi phòng khi chúng tôi lén lút trốn đi.
Đêm hôm ấy, chúng tôi lòng rối như tơ vò, phần thì mừng hú hồn vì được giải thoát mà không ngờ trước, phần thì trằn trọc và lo sợ vì người Miên kia nằm canh gác ngay bên ngoài. Còn người dẫn đường thì sợ hãi quá nên không dám đến liên lạc nữa. Chúng tôi qúa sức sợ vì mình đang bị giam lỏng. Dù chúng tôi bảo rằng qua Miên để thăm bà con, nhưng họ vẫn biết ngay là chúng tôi đi vượt biên nên vẫn theo dõi và dò xét.
Sáng hôm sau, chúng tôi ra chợ, đến ngồi tại quán cà phê và gặp lại người dẫn đường. Anh này ngồi ở góc bàn phía xa, anh viết tay trên bàn chữ ” Năm N”. Chúng tôi về suy nghĩ và bàn luận chắc có lẽ là điểm hẹn, nhưng mình không biết tiếng Miên thì làm sao mà đi được. Chúng tôi thắc mắc mãi mà không biết câu giải đáp. Cảnh tù giam lỏng làm cho chúng tôi thấy ngột ngạt và khổ sở.
Thình lình lúc sáu giờ chiều hôm ấy, bà Miên trở về và ra dấu cho chúng tôi trốn đi bằng cửa sau. Vừa trốn ra khỏi cửa, chúng tôi đã thấy người dẫn đường đứng sẵn và ra hiệu cho chúng tôi chạy thật lẹ. Thế là chúng tôi cắm đầu chạy thục mạng về phía anh ta.
Tới nơi, chúng tôi thấy ba người đạp xe đạp thồ đang chờ sẵn. Thế là cả ba anh em tôi nhào lên xe. Ba anh đạp xe thồ đạp thật mau. Chúng tôi lại tẩu thoát lần nữa. Đi lòng vòng một hồi lâu thì chúng tôi được chở tới một công trường bên cạnh nhà ga.
Nơi sân ga, có rất đông người Miên nằm, ngồi la liệt để chờ đợi xe lửa đến. Họ trải chiếu rồi bạ đâu nằm đó. Cũng tại đây, tôi gặp lại nhóm ba người bạn kia. Thế là sáu người lại gặp nhau. Cẩn thận một chút, chúng tôi ngồi thụp xuống, và cố gắng trà trộn trong đám người dân Miên để mong khỏi bị lộ.
Bất thình lình, người bạn tôi nhìn ra và bắt gặp một người đang lái xe Vespa Sprint vòng quanh công trường, mắt ngó dáo dác như đang tìm bắt một người nào đó. Chúng tôi đồng loạt ngó ra và hoảng hốt khi nhận ra đó chính là tên trưởng ban xã ấp người Miên đã rình rập chúng tôi. Chắc hẳn hắn đã khám phá ra rằng chúng tôi đã trốn thoát nên giờ này hắn đi tìm để bắt lại.
Nhanh như một mũi tên bắn, chúng tôi vội nằm thụp xuống và bò đi theo người dẫn đường để đào tẩu lần thứ hai. Thật giống như tình tiết éo le trong một câu chuyện mạo hiểm phiêu lưu hay phim gián điệp. Chúng tôi bò đi và phóng thật mau vào một con đường nhỏ ở gần đó rồi đi bộ rải rác hai bên vệ đường theo dấu người dẫn đường.
Cũng may, lúc đó trời vừa sập tối nên không ai để ý. Chúng tôi cứ lếch thếch đi theo người dẫn đường mãi đến khi rã rời hai đầu gối. Lúc này, ai cũng đi như lết qua khắp các nẻo đường của thành phố Nam Vang để mong đánh lạc hướng tên trưởng ban xã ấp kia. Cứ thề mà đi lòng vòng mãi gần khắp các nẻo đường.
Cuối cùng khi biết chắc chắn là người kia đã không thể theo dõi được nữa thì người dẫn đường đưa chúng tôi vào ngủ trên những sạp hàng của người Miên ở giữa chợ. Những sạp bán thịt cá ban ngày nên tối đến mùi hôi thối bay lên. Không còn có sự lựa chọn nữa nên bọn tôi đành leo lên các sạp hàng để ngủ. Đêm hôm đó thật hãi hùng, tôi thiếp đi và ngủ quên bên cạnh tiếng những con chuột tranh ăn kêu chí chóe, tiếng dế gáy và tiếng côn trùng kêu rỉ rả suốt đêm.
Sáng hôm sau, 27 tháng 4 năm 1980, chúng tôi thức dậy sớm, trước khi buổi chợ họp nhóm. Theo quy ước, chúng tôi phân tán đi lang thang trong chợ để chờ đến mười giờ sáng thì tập trung ở cổng chính của ngôi chợ này. Lại một lần nữa, chúng tôi phải trà trộn trong đám người Miên, giả dạng đi ngắm hàng hóa hoặc mua bán. Tuy vậy, chúng tôi vẫn phải đề cao cảnh giác vì mình có thể bị phát hiện bất cứ lúc nào và bị nguy hiểm bất cứ ở đâu, nếu có người nào chận lại hỏi mình vài câu tiếng Miên.
Khoảng mười giờ sáng, chúng tôi tập trung tại cổng chính của chợ để đi bộ theo người dẫn đường tới nhà ga. Khoảng 11:00 giờ trưa, chúng tôi được luồn dưới một cổng nhỏ vào ga. Có lẽ người dẫn đường đã mua bằng vé chợ đen để vào nhà ga. Đúng 12:00 giờ trưa, chúng tôi leo lên xe lửa để đi từ Nam Vang đến thành phố Battambang.
Có lẽ đến suốt đời tôi, tôi không thể nào quên được chuyến xe lửa đặc biệt và kỳ lạ như thế. Hồi còn ở Việt Nam, tôi đã từng đi nhiều chuyến xe lửa chật chội và chậm rì. Nhưng nay, tôi vẫn không thể nào tưởng tượng ra được một chiếc xe lửa nào mà đông người như cá hộp, lại còng chạy chậm hơn rùa bò như chiếc xe lửa này.
Xe lửa đông và chật đến nỗi các toa tầu phía dưới đã hết chỗ chứa, mà ở trên mui cũng đông. Hàng ngàn người ngồi san sát đến nỗi không còn một chỗ chen chân. Chúng tôi đành leo hết lên mui toa xe lửa.
Khổ thật, lần này lại phải chung đụng với người bản xứ, cơ hội bị lộ đến nữa rồi. Người ta cười đùa, nói chuyện và chửi rủa nhau. Nhiều người mua bán, trao đổi và xô đẩy nhau thật là nguy hiểm. Cũng may, với vận tốc chậm rì , độ hai mươi lăm cây số một giờ, nên xe lửa không chao đảo nhiều lắm.
Bởi thế, chúng tôi dù ngồi trên mui xe lửa, dù bị xô đẩy cũng không té được. Nhưng chỉ một sơ xuất nhỏ cũng đủ để chúng tôi rớt xuống đất, nếu không bị té chết thì cũng bị thương hay gẫy tay chân. Thật sự, trên chiếc xe lửa đi từ Nam Vang đến Battambang, tôi thấy đã có nhiều người sơ xuất và lọt chân rớt xuống hai vệ đường. Tôi không được biết số phận những người đó ra sao, nhưng chắc chắn là họ bị thương nặng vì té từ trên cao xuống đất trong khi xe lửa vẫn di chuyển.
Lúc ấy trời nóng như lửa cháy, lại bị những người khách trên xe lửa xô lấn nên người dẫn đường đã ngồi xa chúng tôi, vì thế mà chúng tôi không còn liên lạc được với anh ta nữa. Khổ thay, trong túi chúng tôi lại không có một đồng nào để mua nước hay thức ăn khi tàu lửa ngừng lại ở các ga trên lộ trình.
Từ lúc rời Nam Vang vào buổi trưa đến lúc tới Battambang là vào trưa hôm sau, chúng tôi đành nhịn đói và nhịn khát nên ai cũng mệt lả, người thì khô cứng ra. Người dẫn đường không hề tiếp tế lương thực hay nước uống, còn chúng tôi thì sợ lộ tông tích nên không dám xin xỏ những người ngồi chung quanh mình.
Cuối cùng vì quá khát nên tôi đánh bạo vỗ vai một thanh niên Miên bên cạnh và chỉ vào bình nước của anh ta. May mắn thật, anh ta vui vẻ gật đầu. Thế là tôi vội vàng cầm lấy bình nước tu ừng ực.
Đêm hôm ấy, xe lửa ngừng ở Pursak nên chúng tôi tạm ngủ ở vệ đường khoảng vài tiếng đồng hồ. Chúng tôi cũng không được ăn uống gì cả. Sáng hôm sau, khoảng năm giờ sáng, chúng tôi lại leo lên xe lửa để đi tiếp. Xe chạy mãi đến khoảng một giờ trưa thì đến Battambang. Thật là một chuyến xe lửa qúa hãi hùng để rồi mãi mãi tôi sẽ không thể nào quên được cái kinh nghiệm đau khổ ấy.
Từ Battambang, người dẫn đường thuê những chiếc xe lôi để chở chúng tôi tới Sway và Sisophon. Trước khi lên xe đi Sisophon, thì người dẫn đường dẫn chúng tôi đi ăn uống để lấy lại sức khỏe và phục hồi tinh thần sau một ngày và một đêm nhịn đói và khát.
Anh ta còn mua ba chiếc xe đạp cho chúng tôi. Lúc ấy, chúng tôi mới lấy lại tư thế thăng bằng về mặt tinh thần. Thế nhưng từ đây trở đi, vì là gần biên giới nên đường đi khá gay go. Người dẫn đường đã báo động rằng gần đây, vì tình hình biên giới sôi động nên quân lính đóng ở đây rất đông, vì thế tình trạng rất nguy hiểm.
Khoảng sáu giờ chiều hôm ấy, chúng tôi qua trạm Cầu Sắt để đi vào thành phố Sisophon. Tại trại này, lính Bộ đội Việt Nam canh gác rất cẩn thận. Vì thế, chúng tôi phải trà trộn trong đám dân đi qua lại để băng qua cầu này.
Chúng tôi chia ra nhiều tốp, mỗi tốp gồm hai người chở nhau trên một chiếc xe đạp. Bọn chúng tôi phải cố trấn tĩnh và cảnh giác tối đa để có đủ can đảm mà đi qua cầu này. Tôi và Sơn chở nhau đi qua trót lọt. Sau đó, Phước và Đông cũng trót lọt. Nhưng chiếc xe thứ ba gồm có hai bạn Đức và Hải, vì còn trẻ tuổi và khuôn mặt trắng trẻo nên họ vừa tới cầu thì bị lính Cộng Sản phát hiện và chận bắt ngay lập tức.
Lính Cộng Sản Việt Nam ở Cầu Sắt này nổi tiếng là kiểm soát chặt chẽ. Tội nghiệp cho hai người bạn bất hạnh của tôi. Sau này tôi được biết là Đức và Hải bị bắt giam sáu tháng tại Miên rồi sau đó bị chở về Việt Nam để bị tù tiếp ở khám Chí Hòa. Số mệnh thật đáng sợ. Cuộc đời thật ghê gớm và khủng khiếp qúa. Sáu người cùng đi chung mà hai người đã bị bắt, chỉ còn lại bốn người.
Sau khi biết hai người bạn đồng hành của mình bị bắt, chúng tôi đau đớn, bàng hoàng và thương xót cho nỗi bất hạnh lớn lao của bạn mình. Cuộc hành trình tìm tự do đã gần đạt đến đích, thế mà họ mãi mãi chịu số phận long đong, trở nên những tù nhân ngay trên xứ người và chính quê hương của mình. Định mệnh thật là khắt khe vì số họ chịu sự khốn khổ và kiếp lưu đày.
Nỗi bất ổn đè nặng tâm tư của chúng tôi nhiều hơn. Chúng tôi biết mình có thể bị bắt bất cứ lúc nào. Thêm vào đó, cái không khí chiến tranh sôi động của một tỉnh biên giới thật căng thẳng đến phát sợ. Đêm hôm ấy, chúng tôi ngủ đêm tại vùng Sway-Sisophon, nằm trên một vỉa hè đường, nằm ngủ trà trộn với dân địa phương đi buôn.
Sáng hôm sau, khoảng sáu giờ sáng ngày 29 tháng 4, năm 1980, chúng tôi bắt đầu lên đường qua biên giới. Trời mờ sáng nên ít người qua lại. Vì sơ ý đi quá sớm nên chúng tôi đã bị một người bộ đội Miên chận bắt. Thế là bốn chúng tôi và người dẫn đường mạnh ai nấy chạy trốn. Tôi cũng cắm đầu chạy thục mạng vào một ngã tư gần đấy, lòng bâng khuâng không biết số phận bạn mình ra sao.
Chờ đến sáng tỏ rồi tôi mới lò mò đi thì chỉ gặp người dẫn đường và một bạn trong nhóm. Anh dẫn đường giao cho tôi một chiếc xe đạp và bạn tôi một chiếc nữa. Tâm hồn chúng tôi bối rối và căng thẳng. Tình thế thật là nguy hiểm: Đi sáu người rồi còn bốn, đang bốn người nay lại còn có hai. Chúng tôi đi xe đạp về phía đường mòn để hướng về biên giới.
Khoảng 11:00 giờ trưa, chúng tôi bị toán lính Bộ đội Việt Nam chận bắt. Cả ba người: hai chúng tôi và người dẫn đường đều bị hành hạ và đe dọa đủ điều nhưng chúng tôi không chịu khai điều gì khác những gì mà họ thấy. Họ lục xét và cướp hết số vàng bạc và tiền trong người chúng tôi.
Thấy số vàng khá nhiều nên họ thả cho chúng tôi đi tiếp. Lại có một phép lạ xảy ra vì tại đây, chính mắt tôi thấy bọn ho đã bắt những người vượt biên người Việt Nam, rồi trói ké lại thật chặt như những con heo để giải họ về giam giữ ở Việt Nam. Nhìn thấy các nạn nhân trông thương tâm và đáng tội nghiệp. Thế mà bọn họ lại thả chúng tôi đi. Đúng là một phép lạ của Thượng Đế!
Sau đó, người dẫn đường vội vàng dắt hai chúng tôi vào một trạm nhà sàn ở bìa rừng gần đó. Ông ta cho tôi và Phước ăn cơm và nghỉ trưa tại nhà này. Còn ông ta đi ngược về Sway-Sisophon để kiếm hai người bạn tôi đã thất lạc trong lúc chạy tán loạn, không biết bây giờ họ ở nơi đâu.
Mãi đến ba giờ chiều hôm ấy, ông ta tới và đem theo hai người bạn đã bị thất lạc. Chúng tôi bồi hồi và sung sướng gặp lại nhau. Thật không còn nỗi mừng nào to lớn hơn. Tinh thần chúng tôi cũng lên cao hơn vì nghĩ mình có một người dẫn đường đáng tin cậy và vì tái ngộ với hai bạn tưởng đã mất đi.
Kể từ đây, theo lời ông đưa đuờng thì con đường dẫn tới Thái Lan không còn bao xa. Nếu tính theo đường chim bay thì còn cỡ hai mươi lăm hay ba mươi cây số nữa. Nhưng có hai phương cách để đi đến đích. Cách thứ nhất là đi theo đường đi buôn của dân Miên. Họ đi từng tốp xe đạp để chở hàng hoá về. Họ đi con đường thẳng, đến ngã ba thì quẹo trái để ra đường qua biên giới Thái Lan.
Nếy muốn đi lối này thì gặp rất nhiều trạm kiểm soát của Bộ đội Việt Nam cũng như Bộ đội Cộng sản Miên. Những người lính canh gác ở đây rất dữ dằn và canh gác nghiêm nhặt vì đây là những trạm gác cuối cùng để đi đến biên giới và cũng là những trạm gác địa đầu nếu từ biên giới Thái trở về Cambodia. Nếu đi vượt biên lối này thì rất khó thoát vì chính mắt tôi đã thấy rất nhiều người Việt Nam bị bắt hôm nay.
Cách thứ hai là đi tắt vào đường rừng để đến biên giới. Nhưng đi trong đường rừng rất khó mà định phương hướng. Ngoài ra ta sẽ gặp mìn, hay không thể kiếm mua lương thực và nước uống, như vậy có thể đói và chết bỏ xác dọc đường.
Sau khi bàn tính để so sánh lợi hại giữa hai cách đi, chúng tôi liền nhớ lại cảnh hai người bạn bị bắt hôm trước vì đi qua các trạm kiểm soát. Với phương cách giả dạng dân Miên đi buôn, chúng tôi không tin rằng mình có thể đi trót lọt qua nhiều trạm kiểm soát gắt gao của vùng địa đầu biên giới này.
Tính tới hôm nay, chúng tôi đã trải qua mười ngày đường đầy gian khổ và hiểm nguy. Chúng tôi đã qúa mệt mỏi cả về tinh thần lẫn thể xác: ăn uống thất thường, nằm bờ ngủ bụi. Thần kinh của chúng tôi đã căng thẳng đến mức tột cùng. Không một giây phút nào mà không phải lo âu và suy nghĩ. Sự đau khổ và nỗi hãi hùng cứ chồng chất thêm vào bước chân đi tới.
Lính Cộng Sản Việt Nam giăng lưới bủa vây khắp nơi. Chúng tôi khiếp hãi đến tột độ. Thôi! thà ráng chọn lối đi vào rừng, dù cho nó có dài hơn và khổ hơn nhưng vẫn tốt hơn là cứ phải đối diện với kẻ thù và không biết họ sẽ bắt mình lúc nào nữa. Do đó chúng tôi đều chọn lối đi vào rừng, dù có thể đạp mìn, có thể đói khát vì thiếu luơng thực và nước uống.
Sau khi nghỉ trưa ở trạm bên bìa rừng, vào khoảng 4:00 giờ chiều ngày 29 tháng 4, năm 1980, chúng tôi bắt đầu đi bộ tắt vào đường rừng, băng qua núi theo sự hướng dẫn của một thổ dân ở đó để tránh khỏi đạp những ổ mìn của tất cả các phe phái chính trị.
Đêm hôm ấy, chúng tôi ngủ tạm ở trong rừng biên giới. Ánh trăng sáng vằng vặc làm không khí khu rừng đỡ buồn tẻ. Chúng tôi vẫn lo sợ và cảnh giác tối đa.
Sáng hôm sau, vào đúng ngày 30 tháng 4 năm 1980, đúng 5 năm,sau khi Cộng Sản Việt Nam chiếm miền Nam Việt Nam, và cũng là ngày Quốc Hận, chúng tôi đã dậy thật sớm và bắt đầu đi băng qua đường rừng. Suốt ngày hôm ấy, chúng tôi chịu cảnh đói khát. Tay chân mỏi rã rời. Nắng cứ quái ác rót đổ trên đầu làm mồ hôi chúng tôi toát ra như tắm.
Nhưng nhất định phải cố mà đi, nếu sơ hở một chút thì chúng tôi lại có thể bị bắt ngay hay bị đạp mìn mà chết banh xác trong rừng biên giới. Sự nguy hiểm đã và đang rình rập chúng tôi trên từng bước. Con đường rừng trải dài trước mắt và chúng tôi cứ lầm lũi quyết chí tiến lên.
Sau cùng, chúng tôi cũng đã lần mò đến được con đường mòn của dân đi buôn lậu. Tới đây, người dẫn đường cười hớn hở và quay lại nói với chúng tôi rằng:
-Tới đây, các anh đã thoát khỏi tầm hoạt động của Cộng Sản Việt Nam rồi. Bắt đầu từ đây, các anh có thể gặp lính Miên của Lon Nol, Sihanouk, Son Sann hay lính Khmer Đỏ của Pol Pot. Họ có thể bắt các anh để tra hỏi và cướp của. Các anh đừng trốn tránh và cứ để cho họ bắt. Cuối cùng, họ cũng giao các anh cho người Mỹ!
Chúng tôi mừng rỡ vì đã thoát khỏi vùng kiểm soát của Bộ đội Việt nam. Thế là chúng tôi lại tiếp tục đi mãi trên con đường mòn biên giới. Người dẫn đường dặn dò chúng tôi:
-Các anh cứ đi thẳng theo đường xe bò này là tới trại tị nạn!
Rồi sau đó, anh ta bỏ rơi chúng tôi ở dọc đường. Kể từ 5:00 giờ sáng khởi sự đi trên đường mòn, chúng tôi gặp rất nhiều dân Miên đi buôn bằng xe đạp. Họ nói cười và đùa giỡn rất vui vẻ. Còn chúng tôi thì đã qúa mỏi chân và mệt nhoài. Thử đánh bạo, chúng tôi ngoắc họ lại để xin đi qúa giang nhưng tất cả đều lắc đầu từ chối. Chán nản cùng cực, chúng tôi lại tiếp tục đi bộ tiếp.
Bất ngờ, chúng tôi bị ba người lính Miên chặn lại. Những nhóm lính này không mặc quân phục giống Bộ đội Cộng sản Miên hay Bộ đội Cộng Sản Việt Nam, mà họ lại mặc quân phục rằn ri như lính nhảy dù của VNCH ngày xưa. Chúng tôi đoán đây là lực lượng kháng chiến của Lon Nol hay Sihanouk.
Đám lính này tra xét và khi biết chúng tôi là người Việt Nam thì họ cười đùa thích thú, rồi họ ra lệnh cho chúng tôi đi theo họ vào sâu trong rừng, xa khỏi đường mòn. Tại đây, họ chỉa súng vào người chúng tôi và nhanh như chớp, họ bắt chúng tôi lột trần như nhộng để họ khám xét mọi chỗ trong cơ thể và hành lý để cướp của. Sau đó, họ lại cho chúng tôi đi tiếp.
Trên suốt con đường mòn trong rừng biên giới, chúng tôi đã bị chận xét và lục soát để lấy của đến mấy chục lần, bởi hết toán lính này đến toán lính khác. Cuối cùng, chúng tôi chẳng còn một thứ hành trang nào khác, ngoài bộ quần áo đen mặc trên người.
Tiền hết, cơn đói rã rời, cơn khát cháy cổ, tất cả những lo âu và bận tâm ấy làm chúng tôi mệt đến muốn ngất xỉu. Chúng tôi bèn hỏi những người dân Miên đi buôn rằng bao giờ tới Thái Lan. Ai cũng trả lời còn năm hay mười cây số nữa thôi. Tuy nhiên, lần nào hỏi cũng chỉ nghe năm hay mười cây số. Chúng tôi tưởng chừng muốn điên lên vì qúa sức khổ và đói khát.
Trời cực nóng, nắng sôi đổ lửa trên đầu, con đường mòn như cứ kéo dài ra. Rồi cuối cùng, chúng tôi cũng đã lần mò và tìm đến gặp một đồn lính của lực lượng Para vào khoảng lúc trời nhá nhem tối, độ 6:30 giờ chiều.
Tôi tưởng rằng mình sắp đến trại tị nạn rồi nên mừng rỡ. Thế là từ đây sẽ không còn ai dám làm gì hại được chúng tôi nữa rồi. Một ngày qua đi với hơn năm mươi cây số lội bộ đường rừng, với cơn đói và khát khô cổ.
Chúng tôi đã băng qua một khu rừng đầy những quân lính của bao nhiêu phe phái, nghe nhiều tiếng súng nổ, vượt khỏi những bãi mìn giăng đầy. May là chúng tôi có người dẫn đường chỉ dẫn cho đi vào con đường mòn. Chứ nếu không, có thể chúng tôi đã chết banh xác vì đạp nhằm mìn từ lúc đi băng rừng rồi.
Thoạt đầu, chúng tôi tưởng mình sẽ được thoải mái khi được ở đồn Para vì chúng tôi đã thoát khỏi tay lính Việt Cộng. Nhưng rồi, qua kinh nghiệm, chúng tôi thấy bọn Para cũng độc ác và nguy hiểm không kém.
Bọn này không để cho chúng tôi yên, chúng cứ thay phiên nhau lục xét để cướp của. Thậm chí vào ban đêm, chúng cũng rọi đèn pin vào mặt rồi dựng đầu chúng tôi dậy đi, bất chấp cả khi chúng tôi đang ngủ ngon lành.
Chúng tôi ở tại đồn Para trong hai đêm. Đến ngày 2 tháng 5, năm 1980, lúc 9:00 giờ sáng, thình lình hai phe Para và Pol Pot đụng độ nên bắn nhau đữ đội, đạn bay vù vù trên đầu. Chúng tôi qúa sức hoảng sợ nên nhất loạt nằm cúi rạp xuống đất để tránh tầm đạn.
Lúc này, bọn Para đã hoàn toàn ở vào tư thế ứng chiến. Chúng vội vàng đeo bùa vào cổ, vào tai và tay. Bùa màu đỏ, đeo tòn ten trên người nên trông chúng còn dữ dằn hơn lúc bình thường. Nhóm Para này núp vào các bụi cây để bắn trả nhóm lính Pol Pot một cách quyết liệt. Bọn họ nằm cách chúng tôi chỉ có vài chục thước. Còn chúng tôi thì không có một tấc sắt trên tay, chỉ biết nằm úp mặt xuống đất, mặc cho định mệnh an bài.
Sau khoảng nửa giờ giao tranh, hai phe im tiếng súng. Trưa hôm đó, nhóm Para đưa bốn chúng tôi đến trại Non Samet, tức là trại 007.

Trại Tị Nạn Non Samet (007)

Chúng tôi ở trại này trong sự băn khoăn chờ đợi vì không biết số phận mình sẽ được định đoạt như thế nào. Trong lúc ấy, nhóm lính Para ở trại này vẫn lại tiếp tục lục xét. Cái trò lục xét và bắt nạn nhân cởi quần áo và chổng mông cho họ móc trong hậu môn đã làm cho chúng tôi chán ghét và cảm thấy tủi nhục thêm vì thấy thân phận mình còn thua một con chó. Họ muốn hành hung và hạ nhục mình lúc nào cũng được.
Trong thời gian này, tôi lân la bắt chuyện với một người lính Para và được biết trại này chỉ cách ranh giới Thái Lan có mười cây số. Tôi nghĩ thầm:
-Nếu đi mười cây số thì chỉ mất có hai tiếng đồng hồ là cùng. Mình phải đi thôi, nếu không thì cứ phải chịu đựng cái cảnh chờ đợi mỏi mòn và chịu nhục vì bị họ lục soát mãi.
Tôi bèn bàn luận với ba người bạn và rủ họ cùng trốn qua đất Thái Lan. Nhưng ba người bạn tôi lắc đầu từ chối nên tôi phải trốn đi một mình với hai bàn tay trắng. Tôi nhắm hướng theo lời chỉ dẫn của tên lính Miên để đến Thái Lan.
Khoảng hai tiếng đồng hồ sau, khi đã vào trong một cánh rừng nọ, thình lình tôi gặp một nhóm lính khác, mặc sắc phục khác hẳn nhóm lính Miên ở đây. Có lẽ họ là lính Thủy Quân Lục Chiến của Thái Lan vì họ mặc quần áo rằn ri, có nón sắt và đi xe thiết giáp.
Tôi sung sướng qúa vì giây phút chờ đợi từ lâu nay đã đến. Tôi mừng rỡ chạy lại phía họ vì nghĩ rằng họ sẽ đón tiếp tôi vì tôi là người tị nạn Cộng Sản để tìm tự do. Nhưng hỡi ơi! Năm người lính Thái, với vẻ mặt hung dữ đã chiả súng vào tôi và ra lệnh cho tôi đứng yên để họ lục xét.
Có lẽ họ ngỡ tôi là dân Miên, muốn vượt biên giới để trốn qua Thái, nên họ ra lệnh cho tôi hãy trở về phiá biên giới Cambodia. Thất vọng qúa nên tôi rút giấy tờ tùy thân mà tôi vẫn giữ ở trong bóp ra để chứng minh thân thế của tôi là người Việt nam đi tị nạn Cộng Sản.
Cuối cùng, viên xếp của lính Thái lắc đầu và tiếp tục đuổi tôi về lại biên giới. Tôi đau đớn và bàng hoàng vì đã phải trải qua mười lăm ngày đường vất vả hiểm nguy, đã bỏ tất cả sự nghiệp, xa lìa cha mẹ anh em, hy sinh chính mạng sống mình để đi tìm tự do. Không ngờ khi đã đến bến bờ tự do, tôi lại bị bạc đãi và bị đuổi một cách nhục nhã. Nhưng nếu không trở về thì làm sao đây? Mà nếu liều vượt biên giới thì lính cũng sẽ bắn chết.
Thành ra, tôi buồn tủi, đau đớn, chua xót và ngậm ngùi mà phải trở lui, đi ngược về phía làng Para. Về lại chốn cũ trong mệt mỏi rã rời, tôi gặp lại ba người bạn đồng hành. May mắn là bọn lính Para không hề hay biết gì về cuộc đào thoát tới Thái của tôi. Nếu họ biết thì chết. Họ có thể hành quyết tôi ngay mà không suy nghĩ.
Thế rồi chúng tôi đành sống tiếp tục ở trại Non Samet cho đến hôm sau, vào ngày 4 tháng 5, 1980, thì một chiếc xe của hội HTTQT đến trại. Có một người Âu Châu đứng tuổi đến để lãnh dân tị nạn đến trại tị nạn.
Sau đó, chúng tôi được kêu lên phòng làm việc của viên Para chỉ huy để làm thủ tục giấy tờ, rời nơi đó mà đến trại tị nạn. Tại văn phòng của viên chỉ huy Para, tôi gặp một tốp người Việt Nam ở đó. Nhóm này gần mười người, gồm các gia đình khác nhau. Họ dường như vất vả và cực khổ hơn chúng tôi nhiều.
Chúng tôi là bốn thanh niên nên chỉ bị khám xét, lột lấy vàng bạc. Tuy tinh thần chúng tôi mệt mỏi, nhưng chúng tôi vẫn còn lành lặn. Nhóm người tị nạn Việt kia thì tội nghiệp hơn. Có ba người đàn ông trong nhóm thì một người da bị cháy nám, một ông già hơn thì không còn đi được nhưng chỉ lết mà thôi. Ba người phụ nữ trong nhóm thì da mặt đều cháy nám đen, vẻ mặt mệt mỏi và hằn đầy nét tủi nhục.
Theo lời những người đàn ông kể lại thì ba người phụ nữ này khi ở tiền đồn Para đã bị bọn lính Para làm nhục rất nhiều lần. Họ bị hãm hiếp tập thể và còn bị chúng hành hạ đớn đau. Tôi nghe mà chỉ biết đau đớn, ngậm ngùi và thương xót cho họ chứ còn biết làm gì hơn?
Trong đám người đến sau này, tôi thấy ông già bị liệt chân vì cuộc đi bộ triền miên, cứ ngồi tỉ tê khóc mãi. Tiếng khóc thổn thức làm cho người nghe phải cảm thương và xót xa cho thân phận ông. Khi hỏi ra thì mới rõ rằng ông ta đi với một con trai nhỏ và một con gái. Nhưng khi ông ta đến nơi thì chỉ còn hai cha con, còn con trai nhỏ của ông đã bị thất lạc, có thể đã bỏ xác trong rừng rồi.
Cạnh đó là một gia đình khác gồm người mẹ trên bốn mươi tuổi đi cùng ba con nhỏ. Bà L. này đến nơi thì gửi thư về Việt Nam cho chồng và hai con còn lại để họ đi sau. Vài tuần lễ sau, chỉ có hai con của bà được hội HTTQT đem vào trại ti nạn. Còn chồng bà L. thì biệt tin tức, chắc chắn ông ta đã bị giết chết hay bỏ xác trong rừng biên giới rồi. Thật đau khổ khi người cha thì mất tích, còn hai người con bơ vơ đến được trại tị nạn gặp lại mẹ.
Còn nhiều trường hợp như hoàn cảnh của anh L., anh đến bến bờ tự do cùng với đứa con ba tuổi. Còn vợ và đứa con một tuổi của anh đã bị lính Cộng Sản bắn chết ở Battambang, trên con đường vượt thoát.
3. Kết Luận.
Ngày 4 tháng 5, năm 1980, lúc 4:15 giờ chiều, sau mười lăm ngày dài cực khổ và hiểm nguy, chúng tôi đã được hội HTTQT đón và đưa về trại tị nạn NW 9. thoát nạn khỏi bàn tay của lính Para, một nhóm người chuyên sống bằng luật rừng xanh.
Sau khi ở trại NW 9, tôi được tới trại Pananikhom, rồi qua trại Bataan trước khi định cư ở Mỹ quốc.”

HỒI KÝ VƯỢT BIÊN KIM HÀ

Hồi Ký Tị Nạn Của Gia Đình Bà Kim Hà

Posted: Sunday, November 14, 2010 by Hưng in
0
"Từ xa, có những tiếng súng nổi lên rồi có những tiếng hét thảm thiết của phụ nữ. Chúng tôi đoán chừng chắc là nhóm lính Para khác đang tra tấn, hành hạ những người ty nạn Việt Nam khác. Tiếng kêu thét như tiếng heo bị thọc tiết, ai oán, nghe như xé ruột, vang động cả núi rừng. Rồi thì tiếng gầm thét của bọn lính. Tôi không ngờ mình đã gặp phải một bọn quỷ râu xanh như bọn Para này. Tôi hoảng quá vì sợ chúng hãm hiếp mình. May mà tôi đang có thai sáu tháng, bụng đã to, chứ không thì... Tôi rùng mình và không dám nghĩ hết"

Lời Nói Đầu: Thưa quý độc giả, gia đình chúng tôi là những người tị nạn đường bộ. Chúng tôi khởi sự vượt biên từ Sàigòn, Việt Nam vào ngày 27 tháng 3 năm 1980, đến trại tị nạn Non Chan ngày 10 tháng 4 năm 1980. Sau hơn 7 tháng sống khổ cực trăm bề ở các trại Non Chan, NW9, Pananikhom Holding Center và Rangsit Transit Center, thì cuối cùng, vào ngày 16 tháng 10 năm 1980, gia đình chúng tôi đã đến được mảnh đất tự do, đó là thành phố Los Angeles, thuộc tiểu bang California, Hoa Kỳ.
Từ ngày 16 tháng 10 năm 1980 trở đi, tôi đã dùng rất nhiều thì giờ và công sức để viết báo, viết sách nhằm gióng lên tiếng chuông kêu cứu cho người tị nạn, đặc biệt là người tị nạn đường bộ còn kẹt lại ở các trại tị nạn vùng Đông Nam Á. Cũng từ đó, chúng tôi tích cực tham gia trong các phong trào cứu những người tỵ nạn đường bộ cũng như đường thủy.



Câu chuyện mà chúng tôi sẽ kể sau đây chỉ là một phần nhỏ trích trong tác phẩm Qua Cơn Bão Dữ mà chúng tôi đã xuất bản năm 1992. Nếu muốn tham khảo bằng tiếng Anh thì xin mời quý vị đọc tác phẩm Stormy Escape, xuất bản năm 1997 và Report On The Vietnamese Land Refugees, xuất bản năm 1983. Ba tác phẩm này đều do chúng tôi viết ra để làm tài liệu lịch sử cho đời sau.
Cuộc hành trình của chúng tôi phải nói là gian khổ nhiều vì gia đình đông con, gồm hai vợ chồng và 4 con nhỏ, tuổi từ 4 tuổi đến 9 tuổi, lại còn thêm cái bào thai 5 tháng. Cháu bé thai nhi này được sinh ra tại trại tị nạn NW 9, trên lãnh thổ của Thái Lan, vào ngày 17 tháng 7 năm 1980.

Cuộc sống thê thảm sau kỳ vượt biên đường thủy thất bại:

Chúng tôi đã đi vượt biên bằng đường thủy vào tháng 6 năm 1978 nhưng bị thất bại. Sau đó, cả hai vợ chồng tôi đều bị mất việc vì bị ghép tội là thành phần “Phản động” và “Phản quốc”. Chồng tôi bị đi tù, còn 5 mẹ con tôi chỉ bị tù ba ngày rồi được trả về.
Sau đó, tôi lặn lội đi buôn thúng, bán bưng ở các vỉa hè, nơi ngã ba Hàng Xanh xa lộ, vùng Thị Nghè, Bà Chiểu, Sài Gòn. Khi nào bán ế thì về nhà luộc bắp, nướng bắp mà ăn trừ cơm.
Một hôm, chị hàng xóm tốt bụng rủ tôi đi mua mít Tố Nữ ở Lái Thiêu về Sàigòn bán lẻ. Khi hai chị em vừa xuống xe, mỗi người gánh một gánh mít đi bán ở vùng xa lộ thì trời đổ mưa tầm tã. Chúng tôi phải nép vào một cái quán để tránh mưa. Mưa ướt ngoài trời mà mưa lệ cũng ướt đầm đià trên đôi mắt tôi.
Cả đời tôi chưa hề một lần buôn thúng bán bưng mà giờ phút ấy, hai vai của tôi quằn lại vì gánh nặng của hai thúng mít. Mưa ròng rã suốt buổi nên cuối cùng, tôi gánh về nhà để ăn. Hàng xóm thấy tội nghiệp nên mua giúp cho tôi. Sau đó, tôi đổi nghề đi buôn thuốc tây, nhưng vì không quen làm ăn nên làm gì cũng thua lỗ. Từ từ, tôi đem đồ đạc đã gửi nơi nhà bà con để bán dần, lấy tiền mua gạo cho con cái ăn uống để cầm cự qua ngày.
Mãi đến mấy tháng sau, chồng tôi được thả về. Anh lặn lội đi buôn bán chợ trời nên gia đình tôi bớt vất vả. Trong thời gian ở tù, anh có quen một người tù khác. Ông này vì là triệu phú bị kiểm kê tài sản mà bị ở tù. Khi ra khỏi tù thì tính chuyện đi vượt biên bán chính thức. Ông ta cho vợ chồng tôi mượn 8 cây vàng, và nói rằng khi qua Mỹ, ông ta sẽ đòi tiền nơi mẹ của tôi. Sau đó, chúng tôi khám phá ra rằng trong số 8 cây vàng mà ông ta cho mượn thì có 1 cây vàng giả. Sự khám phá ra vàng giả cũng làm cho tôi đau đớn và suýt lên cơn đau tim vì e rằng không đủ tiền trả cho những người dẫn đường.
Trong lúc ấy, chồng tôi là anh Vĩnh móc nối đường dây đi vượt biên bằng đường bộ. Người ta hứa rằng chỉ lấy một nửa số tiền, khi nào thành công thì chúng tôi sẽ viết mật hiệu về Việt Nam cho em gái tôi trả thêm một nửa số tiền còn lại.

Cuộc hành trình tìm tự do đầy gian nan:

Đến ngày đi, vợ chồng tôi chia gia đình ra làm hai nhóm, ngồi chung xe nhưng làm mặt lạ với nhau để khỏi bị lộ. Khi đi xe lên đến vùng Gò Dầu thì người dẫn đường đưa chúng tôi vào một căn nhà tranh lụp xụp. Họ đổi cho chúng tôi quần áo của người Miên, và bắt chồng tôi đem hết vàng và giấy tờ quan trọng để đi vượt biên qua biên giới Việt Miên vào buổi trưa, khoảng 1, 2 giờ trưa. Tôi có nói với chồng tôi rằng khi anh đã vượt biên thành công thì xin viết mật hiệu báo tin là anh qua lọt để tôi ở bên này biên giới, tức là vùng Gò Dầu, Tây Ninh, sẽ cảm thấy yên tâm. Anh đồng ý và ra đi.
Trong lúc ấy, bốn đứa con của tôi ở trong căn nhà tranh bắt đầu kiếm chuyện vì bị tù túng. Chúng than van là trời nóng, chúng khát nước và đòi uống nước đá. Chúng đòi đi cầu, đi tiểu. Tôi không dám thò đầu ra ngoài vì sợ hàng xóm của gia chủ nghi ngờ và đi báo cáo cho công an. Thế mà cũng có những ngừơi hàng xóm tò mò sang bắt chuyện và hỏi thăm. Tôi phải làm bộ ngủ, quay mặt vào trong để tránh các câu chuyện không cần thiết và bất lợi.
Buổi chiều, các người dẫn đường đòi đưa tôi và hai con nhỏ đi trước qua biên giới, còn hai con lớn của tôi sẽ qua biên giới sau. Tôi sợ mất con nên nhất định không đồng ý. Thế là đêm ấy tôi lo sợ, không ngủ được, phần thì không có tin chồng báo về và sợ chồng bị cướp của và bị giết chết, phần thì con quấy rầy, phần thì bị cơn ho hành hạ.
Cuối cùng, vào ban đêm, có hai người lái xe Honda đến chở năm mẹ con tôi lên xe để vượt biên giới bằng đường ruộng, không bằng đường lộ. Đi lòng vòng một hồi lâu, hai xe dừng lại, và năm mẹ con tôi phải đi theo một người dẫn đường người Miên giữa đêm khuya, không trăng, không đèn.
Vì phải leo lên leo xuống các bờ đê trong ruộng nên mẹ con tôi bị ngã hoài. Chúng tôi không biết tiếng Miên, mà ông Miên dẫn đường lại không biết tiếng Việt. Phần thì ông ta đi quá mau còn bà bầu như tôi và lũ con trẻ lại đi quá chậm. Vì phải chạy theo ông ta nên chúng tôi cứ té ngã mãi. Tôi còn phải cõng đứa con bé nhất trên lưng.

Trên vùng đất Campuchia:

Ði mải miết ba bốn tiếng đồng hồ thì chúng tôi qua được biên giới. Ở bên đất Miên, người ta đốt lửa và họp chợ. Tới biên giới, người ta cho năm mẹ con chúng tôi ngồi trên ba cái xe đạp thồ và chở chúng tôi đi lên đường rồi xuống ruộng. Sau đó, họ bắt tôi lên mặt đường ngồi chờ họ cả buổi. Lòng tôi lúc ấy rất hoang mang và lo sợ. Phần thì sợ lạc con, phần sợ chồng bị giết rồi, phần sợ không có đủ sức khỏe để tiếp tục cuộc hành trình.
Cuối cùng, sau một hồi lâu, họ đến đón tôi về xum họp với chồng con ở trong một ngôi nha bằng tranh. Họ dặn chúng tôi không được nói tiếng Việt. Lúc gặp lại chồng, anh Vĩnh cho biết là khi qua biên giới xong thì họ quay ngay xe đi, không đợi cho anh ấy viết vài chữ về cho tôi. Anh còn kể là họ dùng mỹ nhân kế để quyến rũ anh. Anh phải giả vờ ngủ và phải tranh đấu lắm để không rơi vào lưới tình của người đàn bà trẻ kia.
Sau đó, họ hoá trang cho tôi bằng cách bôi khuôn mặt tôi cho đen hơn. Họ cho tôi cái khăn quàng gọi là “cà ma’ để đội. Tôi phải cải trang mặc áo sà rông, giống như một cái váy ra ngoài cái quần đen của tôi. Rồi họ chia gia đình tôi ra làm hai nhóm và cho ngồi hai xe vận tải khác nhau. Tôi và hai con gái ngồi ngay trên xe vận tải, bên cạnh tài xế, còn chồng tôi và hai con trai ngồi dấu mình ở đàng sau một xe vận tải khác.
Cứ mỗi khi sắp đến trạm kiểm soát thì chúng tôi phải xuống đi bộ, đi vào ruộng và khi qua khỏi trạm kiểm soát thì lại leo lên xe vận tải. Trên đoạn đường từ Gò Dầu Thượng đến Soài Riêng có cả mấy chục trạm kiểm soát, mà cứ đến mỗi trạm thì chúng tôi đều phải xuống đi bộ, bọc qua ruộng để tránh các trạm kiểm soát.
Có một lần vì thương hai đứa con gái nhỏ phải đi bộ vất vả nên tôi đề nghị chúng ngồi lại trên xe vận tải cùng với một giỏ quần áo để khi chúng tôi đi bộ, bọc qua ruộng xong thì sẽ gặp lại chúng. Khi ấy, cháu Kim, 4 tuổi nhất định khóc và đòi đi với mẹ, nên cháu Trang 8 tuổi cũng nhảy xuống theo. Tôi bèn để cái giỏ đồ, trong đó có cái kiếng cận thị của tôi trên xe.
Sau đó, khi chúng tôi đi bọc xong, lên lại đường lộ thì chiếc xe ấy chạy đi mất hút. Nếu tôi buộc hai con gái tôi phải ngồi trên xe ấy thì tôi đã thất lạc hai con rồi. May mà chỉ mất một trong hai cái giỏ của gia đình mà thôi, nhưng cũng khổ cho tôi là từ khi mất kiếng cận thị, tôi đâm ra mù lòa, khốn khổ trong suốt bẩy tháng trời ở trại tị nạn.
Khi chúng tôi đón một xe khác đi tiếp thì nhóm dẫn đường gài cho chúng tôi bị công an bắt, giải ngược lại con đường mà chúng tôi đã đi qua. Sở dĩ chúng tôi biết là họ gài cho công an bắt là vì khi chúng tôi đang ngồi ăn cơm trưa trong quán, thình lình có một xe công an đến quán và ra hiệu đòi chúng tôi đi với họ.
Vì biết rằng khi trở về thì sẽ bị tù, nên vợ chồng tôi bàn với nhau định chôn dấu mớ giấy tờ bảo lãnh của mẹ tôi làm từ Mỹ gửi về. Nhưng Chúa thương các con của tôi cách riêng, nên khi bị bắt, lính Miên chỉ đuổi chúng tôi về lại Việt Nam chứ không bắt giữ.
Khi được thả ra thì chúng tôi không còn thấy những ngừơi dẫn đường của gia đình tôi nữa. Lòng bối rối lo âu, gia đình tôi đi lang thang giữa đường của thành phố Soài Riêng như một đám ăn mày. Bản thân tôi lo sợ như kẻ mất hồn nên đi nghênh ngang giữa đường và bị xe đạp đụng làm rách cả cái áo.
Lúc ấy, chồng tôi dặn tôi trong nom 4 đứa con để anh ấy đi lùng tìm bọn dẫn đường. Anh đi tìm một cách vô vọng thế mà lại gặp bọn chúng. Cuối cùng chúng phải dắt gia đình chúng tôi đi ăn tối. Sau đó, chúng tôi xin ngủ tạm ở nhà một gia đình người Miên. Đêm mùa hè mà nằm lăn lóc trên nền xi măng còn hực lửa nắng hè, tôi lo buồn nên không dám ngủ vì sợ ngủ hết lỡ họ cướp tiền và giết mình thì sao.
Sáng hôm sau, bọn dẫn đường đành phải đưa gia đình tôi đi tiếp. Lộ trình đi vào thủ đô Phnom Pênh (Nam Vang) cũng gian nan không kém lộ trình từ Gò Dầu đến Soài Riêng.

Sống lo âu ở Phnom Penh:

Qua bao nhiêu gian khổ, chúng tôi đến được Phnom Penh. Bọn đẫn đường cho gia đình tôi vào ở trong một gia đình người Miên và rồi chúng lại trốn đi, để mặc gia đình chúng tôi bơ vơ nơi xứ lạ quê người.
Giờ phút ấy, chúng tôi chỉ biết quỳ xuống cầu nguyện để xin Chúa và Đức Mẹ Maria cứu nguy mà thôi. Chúa lại thương nên chồng tôi tìm được hai tên dẫn đường đang ngồi xe xích lô để chuồn về Việt Nam. Khi chồng tôi bắt chúng về lại nhà trọ thì chúng nói thẳng là chúng không biết đường đi đến Thái Lan. Lúc đó, chúng tôi mới biết là chúng đã gài cho lính Công an bắt chúng tôi khi còn ở phạm vi của tỉnh Soài Riêng.
Chúng tôi làm dữ với bọn dẫn đường và dọa sẽ ra công an tố cáo chúng lừa gạt chúng tôi. Cuối cùng, chúng phải trả lại gần một nửa số tiền mà chúng đã lấy của chúng tôi.
Sau đó, chúng dẫn gia đình tôi gặp một người dẫn đường khác. Họ dắt chúng tôi đến một nhà khác để đợi chờ. Trong suốt thời gian chờ đợi, lòng vợ chồng tôi bồn chồn và lo lắng như ngồi trên lửa.

Đi xe lửa đến Pursak và Battambang:

Rồi khoảng một tuần sau, anh chàng dẫn đường tên Sán mới dắt chúng tôi đi tiếp để đến biên giới Thái Lan. Lần này, anh ta đưa chúng tôi đến nhà ga và bảo chúng tôi leo lên xe lửa. Xe lửa đầy những người. Người ta ngồi trong các toa xe. Rất nhiều người khác thì ngồi lắt lẻo trên các mui xe lửa. Còn gia đình chúng tôi thì phải cố gắng leo lên trên một cái toa ở sát toa đầu xe lửa, nơi chất đầy củi để nhét vào lò, hầu làm cho xe lửa chạy.
Đây là một cực hình cho gia đình tôi vì các tàn lửa bay ra tấp vào quần áo chúng tôi và lửa châm vào da thịt chúng tôi, để lại những vết cháy trên da thịt. Lại nữa, toa này không có mui vì là toa chở củi, nên cơn nắng làm nóng khủng khiếp. Lại thêm cái đói và khát hành hạ gia đình chúng tôi. Lúc ấy, tôi cứ cầu nguyện để xin Chúa cho tôi được chết phứt cho xong kiếp đời đau khổ.
Vợ chồng tôi và các con ngồi chỉ cách nhau có 2 thước nhưng chỉ biết im lặng mà nhìn nhau một cách đau đớn. Lòng chúng tôi xót xa đến đứt ruột vì thương các con nhỏ dại mà phải chịu khổ. Cả gia đình tôi chịu cảnh khát nước đến cháy cổ nhưng không biết làm cách nào mà có nước uống vì xe lửa cứ chạy mãi.
Cuối cùng, tôi đánh bạo móc ra 5 đồng bạc Việt Nam để đưa cho những người ngồi gần, rồi ra dấu chỉ vào những trái bắp luộc và một ổ bánh mì đang nằm trong các chiếc giỏ hàng của họ. Họ bèn đưa cho gia đình tôi 5 trái bắp luộc và 1 ổ bánh mì. Thế là giải quyết được việc ăn. Rồi tôi lại ra dấu xin họ cho nước uống. Chị hàng xóm mở bi-đông rót ra một chút nước đen ngòm. Tôi vội cầm chiếc nắp bi-đông ấy để cho bé Kim, đứa con nhỏ nhất của tôi. Còn lại thì cả gia đình đều chịu trận khát khô cổ.
Trong cái nắng gắt của mùa hè nhiệt đới, chúng tôi ngồi im lặng như chết mà không trao đổi với nhau một câu nói vì sợ người ta biết mình là người Việt Nam vượt biên.
Đến 9 giờ tối, xe lửa mới ngừng trước ga Pursak. Chúng tôi mất trọn một ngày mà mới đi được có nửa đường.
Tôi hôm ấy, chúng tôi được anh Sán dắt đi ăn. Sau đó, anh chàng dặn chúng tôi hãy ngủ ngay phía đường rầy để mai đi tiếp.
Vợ chồng tôi rất run sợ vì nghĩ rằng anh ta có thể bỏ rơi gia đình mình bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, tôi phải lôi hết áo quần trong giỏ ra để làm chiếu cho các con nằm xuống. Chung quanh tôi, mọi người đều nói chuyện vui vẻ, chỉ có gia đình tôi là im lặng, sợ hãi và buồn bã.
Nền đất đá cứng và gồ ghề làm cho chúng tôi đau lưng, lại thêm cái nóng của mặt đất bốc lên làm cho chúng tôi trằn trọc suốt đêm không ngủ được .
Sáng hôm sau, anh Sán dắt chúng tôi lên xe lửa đi tiếp. Lại thêm một ngày nóng và khát. Suốt bảy tiếng đồng hồ ngồi phơi trên xe lửa không nóc, chúng tôi mệt muốn xỉu.
Khoảng 3 giờ chiếu thì xe lửa vào đến địa phận tỉnh Battambang. Sau một hồi tìm kiếm, anh Sán cho chúng tôi vào một căn nhà trống trơn. Nơi đây có một lu nước. Không ai bảo ai, cả gia đình tôi nhào đến lu nước, rồi người dùng gáo, kẻ dùng tay để múc nước và uống ừng ực.
Vừa uống xong, tôi bủn rủn tay chân và đầu óc quay cuồng. Tôi cảm thấy chóng mặt và tim đập mạnh. Tôi nghĩ mình sẽ chết ngay tại đó. Chồng con tôi cuống quít cạo gió cho tôi. Tôi cố dằn cơn xúc động, nhưng nước mắt cứ chảy ra dào dạt. Tôi dặn anh Vĩnh, chồng tôi rằng:
“Anh ơi, nếu rủi em có chết tại đây thì xin anh cố gắng dắt các con đi tiếp cho đến đích, vì chỉ còn có 60 cây số nữa thôi. Xin anh đừng lo gì cho em, đừng tính chuyện chôn cất gì cả. Mình không thể bỏ cuộc một cách dễ dàng. Mình đã tốn quá nhiều công sức rồi!”
Nghe lời trăn trối của tôi, cả gia đình tôi khóc thổn thức. Vừa sợ cảnh chia ly, vừa sợ người thân chết, vừa sợ bị người dẫn đường bỏ rơi, lòng chúng tôi đau đớn, xót xa.
Khoảng 4 giờ 30 chiều, anh Sán trở lại. Anh cho gia đình ăn cơm và đưa chúng tôi đi ra biên giới bằng 2 chiếc xe mô tô thồ.
Cứ trước mỗi trạm gác, những người tài xế xe lại ra hiệu cho gia đình tôi xuống xe đi bộ qua trạm gác. Anh Vĩnh luôn luôn phải đi trước để thoát thân, vì nếu vợ con bị chận lại thì anh sẽ không bị bắt. Đàn bà, con trẻ thì có bị bắt cũng không lâu, còn đàn ông thì ở tù không có ngày về.

Trong khu rừng vắng gần biên giới Thái-Campuchia với nỗi lo âu:

Qua biết bao gian nan, chúng tôi thoát nạn qua các trạm gác. Đến tối, anh Sán cho chúng tôi vào một khu rừng và bảo rằng anh ấy sẽ trở lại vào sáng ngày hôm sau. Cơn mệt buổi trưa lại đến. Tôi lập lại lời dặn dò và trăn trối. Chồng con tôi lại hốt hoảng vì sợ tôi chết tại đấy. Tôi cố gắng trấn an và nhất quyết dặn chống tôi phải vượt bỏ tất cả những ủy mị, đau buồn để đưa các con đến nơi, nếu như tôi có chết dọc đường, bỏ cuộc trên con đường đi tìm tự do.
Lúc ấy tôi cảm thấy Thiên Chúa thật gần. Gia đình chúng tôi cầu nguyện như là đang nói chuyện với Ngài. Chúng tôi lại cầu nguyện với Đức Mẹ Maria. Chúng tôi khấn xin các thánh, các linh hồn ông bà, cha mẹ chồng đã khuất để xin sự che chở và bảo vệ.
Chỉ có những lúc như thế, chúng tôi mới cảm thấy thân phận con người thật nhỏ bé giữa trùng vây của nguy hiểm và lo âu hãi hùng. Có trải qua những phút âu lo đó, tôi mới thấy cái hạnh phúc là có một người bạn đường bên cạnh, tôi mới cảm thấy Thiên Chúa thật linh thiêng, sự sống thật đáng quý, tình cảm gia đình thật cao đẹp và ý nghĩa của hai chữ tự do thật cao cả.
Suốt đêm hôm ấy, gia đình tôi được ở trong một cái lán giữa chốn rừng hoang. Cái lán này còn sơ sài hơn một túp lều. Vợ chồng tôi lo lắng vì sợ bị bỏ rơi và sợ cướp giết mình hay bị rắn cắn. Chúng tôi lại lôi quần áo trong giỏ ra để làm chiếu cho các con nằm. Hai vợ chồng tôi lại nằm theo hình chữ V, hai đầu quay gần nhau, bốn đứa con nằm giữa. Tôi nằm yên lặng, thần kinh căng thẳng nên không chợp mắt vì quá sức sợ hãi.
Tôi nhìn lên bầu trời, mở mắt thật to để tìm một chùm sao hình chữ T. là tên tắt của thánh nữ Têrêsa, thánh quan thầy của tôi để xin thánh nữ cầu bầu cho gia đình tôi. Tôi xin Đức Mẹ Maria là Nữ Vương Hòa Bình cầu bầu cho gia đình được ơn bình an, thoát khỏi tai nạn, nhất là nạn cướp trong rừng biên giới.
Đem đen như mực, tiếng côn trùng kêu rả rích. Vợ chồng con cái nằm im, chả ai buồn nói với ai một lời. Một sự bất an bao trùm. Thần kinh căng thẳng. Chúng tôi lắng nghe để xem có tiếng ai đi đâu đó không. Giữa rừng cây um tùm, ví thử bọn cướp có đến giết gia đình để cướp của thì cũng chả ai mà biết, và nếu gia đình tôi có hét lên thì cũng chả ai nghe được mà cứu.
Trời bắt đầu lạnh, sương xuống mỗi lúc một nhiều. Nhìn bầy con nhỏ vô tội đang nằm lăn lóc giữa sương gió, tim tôi nhói đau như bị ai bóp. Giữa lúc ấy, mạng sống con người còn nhỏ nhoi hơn một con giun, con dế. Cứ mỗi lần có tiếng động là vợ chồng tôi ngồi bật dậy để quan sát và nghe ngóng. Cứ thế, chúng tôi nằm chờ sáng trong muôn ngàn nỗi âu lo, sợ hãi và trong niềm hối hận vì đã hành xác con cái trong cơn đói khát, khổ cực.

Bị cướp và bị bỏ rơi trên đường đi:

Sáng hôm sau, khi thức dậy, chúng tôi thấy có hai người đàn ông người Campuchia đến gần. Không hỏi ý chúng tôi mà họ tự ý lục lọi đồ đạc trong giỏ của chúng tôi. Sau khi chẳng kiếm được cái gì mà họ muốn lấy, họ đề nghị chúng tôi đi tắm mát. Đó là để khi chúng tôi xuống hồ ao thi họ lục lấy vàng hay tiền trong quần áo chúng tôi.
Vợ chồng chúng tôi biết là gặp bọn người bất lương nên tôi bàn với chồng tôi là anh Vĩnh nên đi chậm với hai người ấy để cản đường, còn tôi thì lùa các con chạy trước. Nhưng để có thể biết hướng đi ra khỏi rừng, chúng tôi phải đi theo hướng bọn họ sẽ đi. Khi thấy con đường đất đỏ trải dài trước mắt, lòng chúng tôi mừng khấp khởi vì biết là đến nơi an toàn hơn.
Một lúc sau, tôi thấy bóng một đứa bé ngồi trên lưng trâu, tôi quay nhìn anh Vĩnh và nói to:
“Chuẩn bị chạy!”
Rồi tôi nói với các con:
“Chạy ra theo đường kia, các con ơi! Chạy lẹ kẻo bọn cướp kia bắt được mình đấy!”
Thế là như bầy ong vỡ tổ, các con tôi ùa ra chạy thật lẹ, tôi cũng ì ạch chạy theo các con.
Trong lúc ấy, anh Vĩnh bị hai tên người Miên kèm sát để mong cướp của và vàng bạc. Tôi lại quay ngược đầu về phía sau kêu chồng tôi:
“Chạy theo em, anh ơi!”
Lúc ấy, chồng tôi phải hết sức khéo léo để giựt lại cái giỏ đồ và thùng đựng nước. Anh cũng cố tình trì hoãn lại để mẹ con tôi có thêm thì giờ mà chạy thoát. Thế là cả gia đình cắm đầu chạy như ma đuổi.
Trời đã về chiều mà chúng tôi không có nơi ăn, chốn ở. Lúc đó khoảng 2, 3 giờ chiều, tôi bèn bàn với chồng tôi:
“Anh ơi, có lẽ em và các con sẽ trở về lại Việt Nam. Em ra trình diện với bộ đội Việt Nam để trở về nhà, tiền mình còn ít qúa, chắc không đủ cho cả gia đình mình đi đến Thái Lan đâu. Còn lại số tiền này, anh hãy giữ lấy mà tìm đường đi tiếp. Chứ mình đi như vầy hoài, tiền gần cạn hết rồi, biết tìm ai mà đi tiếp?”
Khi nghĩ đến chuyện chia tay, kẻ ở người đi, lòng chúng tôi ngậm ngùi và tan nát. Thế là chúng tôi bị bỏ rơi lần thứ hai rồi.
Vừa đau khổ, tôi vừa cầu nguyện. Không một lối thoát, ngôn ngữ không đủ để xin người bản xứ cứu giúp hay dẫn đường cho gia đình mình đến biên giới. Bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vấn đề nan giải hiện ra. Tôi ước ao được chết ngay lúc đó, chết chung với chồng và các con, để khỏi phải lo âu và khắc khoải nữa, để khỏi phải chịu cảnh đói khát dưới cơn nắng khủng khiếp ấy nữa.

Trong tuyệt vọng thì tìm ra đường sống.

Khi chúng tôi đi ra đường thì gặp một người phụ nữ Miên chừng 25 tuổi, chị ấy hỏi chúng tôi rằng : “Việt Nam?” Tôi buồn bã gật đầu. Chị ấy chỉ ra phía trước, ra dấu hai tay sẽ bị còng và nói liên tiếp. Tôi chỉ hiểu rằng chị bảo chúng tôi coi chừng ra ngoài ấy sẽ bị bộ đội Việt Nam bắt còng tay và cho vào tù.
Biết chị là người có lòng tốt, tôi kể lể bằng tiếng Việt Nam về nỗi khổ của mình. Không biết chị có hiểu gì không nhưng chị ấy dắt chúng tôi về căn lều của gia đình chị. Chúng tôi vui mừng vì thấy một lu nước. Vừa xin phép chị, gia đình tôi vừa nhào đến thi nhau uống nước. Dù nước rất đục nhưng có nước còn hơn không. Cơn khát đã hành hạ chúng tôi từ lúc sáng đến giờ.
Câu chuyện thì dài lắm, nhưng kết quả là gia đình chị ấy chịu hướng dẫn chúng tôi đi qua biên giới Thái với điều kiện là chúng tôi phải trả hết số tiền bằng chiếc nhẫn kin cương mà tôi đã dấu trong cạp quần và một số tiền mặt khác.
Đêm hôm ấy, gia đình tôi được tắm mát nơi cái giếng cạn của gia đình chị Miên. Đêm ấy, vợ chồng tôi được bình an vì biết rằng mình đang ở trong tay một gia đình tốt lành.
Ngày hôm sau đó, gia đình chị cho chúng tôi lên ba chiếc xe bò trong một đoàn xe bò, rồi họ trả tiền cho ba người chủ xe bò. Từ đó trở đi, họ và chúng tôi không còn gặp nhau nữa vì gia đình tôi nay thuộc quyền của ba người chủ xe bò. Đến khi khám phá ra là họ bỏ mình cho những người chủ xe bò, vợ chồng tôi hoảng hốt và lo âu trên suốt cuộc hành trình ấy. Giữa đường đi, chúng tôi lại bị cướp thêm một lần nữa. Anh Vĩnh ngồi chiếc xe bò thứ hai, tôi và hai con gái ngồi trên xe bò thứ ba, còn hai con trai của chúng tôi ngồi trên xe bò thứ bốn.
Cuộc hành trình qua biên giới đầy gian khổ vì đói khát và sợ hãi. Ở vùng biên giới này, nhiều người tị nạn Việt Nam bị bộ đội Việt Nam bắt giữ và gửi về Việt Nam để bị giam trong các nhà tù. Cũng tại rừng biên giới này mà nhiều phụ nữ Việt Nam bị hãm hiếp bới bọn lính Miên, tức là lực lượng Para, một thứ linh chống chính phủ Phnom Penh. Tại nơi đó, nhiều người tị nạn bị giết chết vì lằn đạn pháo, vì bị lính Miên nghi ngờ, hay vì bị rắn cắn.
Sau đây, tôi xin được kể lại ngày thứ 15 trong cuộc hành trình vươt biên của gia đình chúng tôi:

Điển hình là ngày cuối cùng của lộ trình:

Ngày 10 tháng Tư năm 1980, tức là ngày 25 tháng Hai năm Canh Thân), cũng là ngày thứ mười lăm của lộ trình.
Sáng tinh sương, khoảng bốn giờ sáng, bà già Miên chủ xe bò đánh thức chúng tôi để đi tiếp. Đoàn xe bò lại lọc cọc lăn bánh dưới ánh trăng mờ nhạt. Tôi không đủ ngôn ngữ để hỏi bà già đó xem bao giờ thì tới Thái. Lòng phân vân, hoang mang, lo nghĩ, tôi ngồi ngủ gật trên xe bò. Khoảng năm giờ sáng, bà già quay lại nói:
"Bộ đội Việt Nam"
Tôi giật mình ra dấu hỏi. Bà ta chỉ về phía trước mặt. Thế là chúng tôi lại cho các con tôi nằm chôn dưới bao rơm, đậy miếng nilông lên. Tôi lại được mượn cái nón đội che nửa khuôn mặt. Cơn hãi sợ lại ập đến bủa vây tôi. Tôi cố giấu mặt trong chiếc nón gồi và liếc nhìn qua vành nón tỏa rộng. Nếu không được bà ta cho mượn nón, có lẽ tôi đã bị lộ rồi.
Đoàn xe vẫn lăn bánh lọc cọc trên đường mòn gập ghềnh sỏi đá Mỗi bước đi đến gần trạm kiểm soát là mỗi chút hồi hộp tăng dần. Tôi có cảm tưởng như máu trong cơ thể mình đông đặc lại.
"Càng gần biên giới, sự kiểm soát càng chặt chẽ, liệu mình có an toàn đến nơi không?"
Câu hỏi như gắn chặt trong tâm trí. Tôi run rẩy chờ đợi. Khoảng năm giờ rưỡi sáng, chúng tôi đã đến đầu bìa rừng biên giới - sau này tôi mới rõ. Đó cũng là trạm kiểm soát cuối cùng có Cộng Sản Việt Nam. Từ xa, tôi thấy lố nhố một số lính bộ đội. Họ la lớn bằng tiếng Việt:
"Đứng lại hết, chờ xét đã!"
Thế là đoàn xe bò dừng hẳn lại. Đám đàn ông trên xe bò lật đật leo xuống xe, đứng rải rác gần đó. Anh Vĩnh, chồng tôi, cũng vội vàng bước xuống xe và trà trộn ngay vào đám đàn ông Miên ấy. Tim tôi hồi hộp và đập thình thịch. Tôi cảm thấy rét run như bị cơn sốt rét. Hai tay run lẩy bẩy như bị động kinh phong. Giờ phút sống còn đã điểm. Một là tới Thái, hai là vào tù lần nữa.
Có sáu người lính Việt Cộng. Họ vác súng chạy rầm rập từ phía đầu của đoàn xe bò đến phía cuối. Họ lục xét để kiếm gà. Tiếng họ nói oang oang:
"Gà đâu? Gà đâu? Có gà thì "tâu", ót gà ót tâu!" (Có gà thì đi, không gà không đi!)
Vừa lục xét họ vừa cười nói và chửi thề luôn miệng. Giọng nói quê và nặng của dân quê miền Bắc Việt Nam. Tôi hơi mừng thầm vì thấy họ chỉ nhắm đến việc xét bắt gà vịt của người Miên đi xe bò hơn là nhằm mục đích xét người Việt Nam vượt biên. Có lẽ họ sống đói khát và thèm thuồng ở vùng núi biên giới này đã lâu nên chỉ mong cướp cạn để thỏa mãn sự thiếu thốn.
Hai tên lính xét xe bò thứ nhất, ba tên lính chạy xuống xét xe bò đi sau chót. Còn một tên đứng cách xe bò của tôi độ hai mét, tay hắn cầm cây súng chĩa lăm lăm về phía đoàn xe chúng tôi.
Đến xe bò thứ nhất, họ lật các bao rơm để kiếm gà. Tôi sợ đến ngộp thở. Chắc chết đến nơi rồi vì chỉ còn có một xe nữa là đến xe các con trai của tôi đang núp trong lớp rơm. Tàn đời rồi. Lại vô tù lần nữa thôi.
"Chúa ơi, cứu con với!"
Tôi hét thầm trong lòng. Rồi, họ xét đến xe Vĩnh đã ngồi là xe thứ hai. Họ lục lọi và lật tìm gà nơi các bao rơm. Họ bóp giỏ đồ của Vĩnh treo nơi xe mà không mở ra - nếu họ mở ra, chắc họ sẽ biết ngay chúng tôi là người Việt vì quần áo người lớn, con nít tùm lum. May mà anh Vĩnh đã trà trộn trong đám đàn ông kia rồi!
Khi họ bước qua xe bò thứ ba - nơi mà hai con trai của tôi đang được dấu dưới lớp rơm che kín-thì trái tim tôi như ngừng đập. Thôi rồi, lộ tẩy rồi! Thay vì tìm ra gà, họ sẽ tìm thấy ra hai cậu bé Việt Nam. Tôi lẩm bẩm cầu xin Thượng Đế che chở.
Lại một phép lạ của Thượng Đế! Khi họ định lục xe bò có hai con trai tôi thì bỗng ba tên lính Việt Cộng ở phía xe bò đàng sau chạy lạch bạch tới, tay họ cầm hai con gà. Họ vui mừng hét thật to:
"Có gà rồi! Có gà rồi chúng mày ơi! Đến hai con gà cơ!"
Hai tên lính này mừng quá, bỏ chuyện xét xe bò thứ ba và xe thứ tư - nơi tôi ngồi - để xúm lại bàn tán về thành tích cướp cạn vừa kể. Họ hý hửng cười, đập tay vào lưng, vào vai nhau một cách khoái trá và quên đi chuyện xét xe bò tiếp.
Trong khi ấy - cháu Kim 4 tuổi, vì bị chôn dưới lớp rơm và bao ni lông trên xe bò quá lâu nên mệt. Cháu la lên:
"Nóng quá! Khát quá mẹ ơi!"
Tôi lại giựt mình vì những người lính Việt Cộng chỉ đứng cách xe tôi ngồi có hai thước mà thôi. Tôi vừa sợ vừa giận nhưng chỉ biết im lặng vỗ vỗ vào lớp rơm che cho cháu để dỗ nó mà thôi. Con bé vẫn khóc y ỷ như chè thiu. Chắc là có ơn trên che chở, làm cho các anh lính bộ đội Việt Cộng bận chú ý về mấy con gà nên họ không thể nghe tiếng bé Kim khóc và nói bằng tiếng Việt Nam. Vả lại, lúc ấy trời còn mờ mờ tối nên đám lính này không thấy cảnh chúng tôi ngụy trang.
"Con bé này cứng đầu quá chừng, chuyên mang nỗi khó khăn đến cho cha mẹ!"
Tôi nghiến hai hàm răng để cắn chặt cơn giận và tiếng la mắng:
"Chuyến này mà lộ thì ăn đòn chết, nghe con!"
Tôi giận tái người vì đứa con dại khờ, cái chết bên mình mà vẫn không biết.
Trong lúc ấy, bà già Miên, chủ xe bò của chúng tôi cũng sợ hết hồn. Bà ta thò tay vào lục trong giỏ mãi mới kiếm được một quả xoài xanh nhỏ bằng trái trứng gà. Rồi bà ta đưa trái xoài cho tôi. Tôi bèn giả bộ cúi xuống, vén lớp rơm và để quả xoài vào bàn tay con bé. Con bé nắm chặt quả xoài rồi nín ngay, không khóc nữa.
Nó bắt đầu tìm cách đưa quả xoài vào miệng, vì thế tấm ni lông lại sột soạt di động. Tôi phải gõ gõ để nó hiểu mà tạm nằm yên. Trong lúc ấy mấy anh lính Việt Cộng lấy súng gõ vào thành gỗ của một vài chiếc xe bò và hét to lên:
"Tâu đi! Tâu đi!" (Đi đi, đi đi!)
Đoàn xe bò chậm rãi chuyển bánh. Anh Vĩnh và đám đàn ông lẹ làng đi bộ qua mặt nhóm lính Việt Cộng. Tôi thở phào nhẹ nhõm như vừa thoát khỏi một gánh nặng.
Trời đã hơi sáng, đoàn người đi lặng lẽ vào rừng thưa. Lúc này đã vào rừng rồi - rừng biên giới Cambodia và Thái Lan. Qua khỏi trạm gác khá xa, các con tôi mới được trút bỏ lớp rơm che đậy chúng để ngồi lên như cũ. Trời vẫn còn sớm nên người đi lại thưa thớt. Dần dần, trời đã sáng bạch, chúng tôi đã tiến sâu vào rừng, qua con đường mòn cỏ cây đan nhánh. Tôi ngồi trên xe bò mà nhủ thầm:
"Mình còn sướng hơn các người đi bộ kia, chắc là họ mệt lắm - mình còn hên nhiều!"
Tôi chợt nghĩ đến cảnh những người vượt biên đi sau tôi - nếu họ đi vào tháng Năm, tháng Sáu mà gặp mưa thì chết cóng vì lạnh và ướt thôi. Suốt cuộc hành trình là nằm ở ngoài bờ bụi, làm sao họ chống trả nổi với cơn mưa suốt đêm? Rồi họ phải lội ruộng, lội đồng. Nếu nước ngập làm sao họ có thể bước đi mau được khi mà đường thì dài vô tận? Đã có bao nhiêu người bị chết vì cóng lạnh dưới cơn mưa, trên đường đi vượt biên, trước gia đình tôi? Và sẽ còn bao nhiêu người chết vì cơn nóng, cái đói khát sau gia đình tôi?
Tôi không trả lời được mà chỉ biết thương xót cho họ. Người dân Việt Nam - có cả chúng tôi - đã trả giá quá đắt cho sự kiếm tìm tự do. Họ trả giá bằng chính sinh mạng của họ và gia đình họ. Tôi đã nếm mùi vượt biên. Nếu yên lành đến nơi, tôi sẽ viết thư về để ngăn cản, không cho bà con, bạn bè đi bằng đường bộ nữa.
Ghê gớm quá, khủng khiếp quá. Tôi ngồi thừ ra suy nghĩ mãi. Xe bò đi sâu vào rừng. Chung quanh là cây cao bóng mát. Bóng mát ở đây nhiều nhưng riêng tôi, tôi vẫn chưa tìm thấy bóng mát của cuộc đời. Một cuộc đời trôi nổi, đầy thiệt thòi và mất mát. Hai lần bỏ xứ ra đi: Một lần từ Bắc di cư vào Nam, và lần này, từ Việt Nam bỏ tất cả để dấn bước phiêu lưu đi tìm tự do.
Tôi lớn lên để bị chứng kiến những cảnh đổ vỡ của gia đình và của đất nước. Tôi đã khóc rất nhiều trước những cơn bão táp ấy. Tôi còn nhỏ lúc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào năm 1963, nhưng tôi đã khóc khi thấy hình Tổng Thống Diệm bị đốt. Tôi thấy đau đớn khi ngọn lửa ăn dần hình ảnh hiền hậu của vị Tổng Thống ấy. Hình như đôi mắt ông Diệm đã khóc khi lửa liếm dần và thiêu rụi. Tôi nhủ thầm, nếu Tổng Thống Diệm không bị ám sát thì chắc đất nước mình vẫn còn thanh bình và thịnh vượng như thời kỳ 1960, có đâu mà dân tộc mình phải chịu đắng cay và đau khổ như bây giờ? Có đâu mà mình và gia đình phải chịu đủ mọi khổ sở như vầy?
Cảnh rừng thưa vào ban mai thật đẹp và hùng vĩ. Cây mọc chằng chịt, chỉa cành ra phía đường mòn, ánh nắng như được lọc qua bóng cây, đổ xuống tràn đầy. Tiếng chim hót líu lo, tiếng bánh xe bò kêu lọc cọc đưa tôi về thực tại. Các người đàn ông đi bộ nay đã leo lại lên xe bò. Xe vẫn đi chậm như rùa bò.
Tôi đưa trả bà già Miên chiếc nón mà bà đã tử tế cho tôi mượn để hóa trang. Tôi mở luôn chiếc khăn quàng để hít thở thoải mái bầu không khí trong lành của buổi sáng sớm trong rừng đầy cây xanh. Một cách cẩn thận, tôi chỉ tay về phía trước, ra dấu và hỏi xem còn bộ đội Việt Nam ở trong rừng không thì bà già Miên lắc đầu. Tôi mừng rỡ, thở phào nhẹ nhõm rồi ngửng mặt lên nhìn ngắm vòm cây xanh cao trước mặt. Những trái xanh treo lửng lơ trên cây. Tôi không biết là loại trái gì nhưng vẫn cầu mong cho một vài trái rớt xuống để mút đỡ khát. Tôi thì thầm câu nói của một bà già trong truyện Tấm Cám:
"Thị ơi! Thị rụng bị bà
Bà để bà ngửi chứ bà không ăn.”
Buồn thay, chả có trái nào rụng xuống. Tôi nuốt nước bọt mà thèm. Một chút gì êm ả, một chút gì ngọt ngào thoáng đến trong hồn tôi. Hình như hồn quê hương tôi còn quanh quẩn đâu đây với cảnh đẹp thiên nhiên này. Tôi sung sớng hít thở mãi.
Lúc này, người ta đi lại tấp nập hơn. Người đi bộ, người đi xe bò, kẻ đi xe đạp. Những người đi cùng chiều với tôi thì đa số đi tay không hay xách giỏ nhỏ. Trái lại, những người đi ngược chiều với tôi - từ biên giới Thái về - thì chở đầy hàng hóa, thuốc lá và vải vóc mà họ đã mua từ biên giới về.
Họ dùng xe đạp để chở đồ đạc. Người thì dắt xe, người thì tải hàng, cứ thế, họ đi bộ về chợ trời Soay - gần Sisophon. Còn các xe bò ở biên giới về thì chở đầy các bao gạo, loại một trăm kí lô gram. Xe bò đi về cũng khá nhiều. Tính ra, họ cũng rất giàu. Khi đi thì chở người Việt Nam vượt biên, khi ở biên giới về thì chở gạo về Miên bán, hay chở vải vóc, thuốc lá, đồng hồ về bán. Xem ra người dân Miên buôn bán tự do hơn người dân Việt Nam ở quê hương tôi.
Thỉnh thoảng, tôi thấy một người ngồi bên đường để bán nước đá sirô, dưa hấu và xoài chín. Những ly nước sirô có đá màu đỏ, màu cam như trêu, như chọc cơn thèm khát. Những miếng dưa hấu đỏ óng như mời, như gọi. Những trái xoài vàng đậm như đợi, như chờ chúng tôi với tay đến. Những thỏi nước đá trắng trong vắt, trông đẹp như pha lê.
"Trời ơi! làm sao mình có tiền để mua được đây?"
Tôi dán chặt mắt vào các món giải khát ấy rồi nuốt nước bọt. Các con tôi cũng nhìn một cách thèm thuồng. Chúng tôi cứ mơ và ước đến các món giải khát mãi.
Thình lình, từ trong lùm cây rậm rạp, có hai tên lính Miên mặt non choẹt, trông chỉ độ mười bốn, mười lăm tuổi, mặc quân phục rằn ri như lính nhảy dù, chúng xông ra chận xe bò của tôi lại. Chúng lăm lăm chĩa súng vào người mẹ con tôi và hét lên:
"Việt Nam, Việt Nam, xuống, xuống ngay!".
Tôi sợ điếng hồn. Tưởng là đã thoát ách bộ đội Việt Cộng thì hết sự nguy hiểm rồi. Thế mà nay lại bị bắt nữa rồi. Tôi lúng túng đứng lên. Bọn chúng - sau này tôi mới biết chúng là lực lượng Para, một loại lính biệt kích của kháng chiến quân Cambodia. Có người thì nói là lính của Sihanouk, của Lon Nol, của Son Sann, của chính phủ Thái thuê để đánh lại bộ đội Việt Cộng và lính Cộng Sản của Miên - lại la lên:
"Xuống! Nếu không thì "ông lớn" bắn chết!"
Chúng nói tiếng Việt không rõ. Rồi chúng hung hăng chụp cháu Kim vứt xuống đất. Con bé hoảng sợ, khóc thét lên. Chúng túm lấy cháu Trang đuổi xuống. Tôi sợ quá, vội vàng nhào xuống xe. Rồi tôi quay lại bà già Miên để nhờ lấy đồ đạc của tôi ở trên xe xuống hết.
Đàng trước, chiếc xe bò chở hai con trai tôi cũng đã ngừng lại, ông già Miên cũng lật đật bỏ hai con tôi xuống đất. Thế là năm mẹ con tôi riu ríu đi theo hai người lính Para vào bụi rậm để chúng lục xét. Trong khi ấy, xe bò chở Vĩnh đã đi thoát về phía trước. Tôi vái trời cho Vĩnh đi thoát, bề nào thì anh ấy là đàn ông, nếu bị bắt lại thì lại bị tù tội gk có ngày về. Bọn Para hỏi lớn:
“Chồng bòn đâu?” ("Bòn" là anh hay chị).
Tôi lắc đầu quầy quậy và làm bộ ngớ ngẩn để tránh câu trả lời. Bọn lính Para bực tức hỏi to hơn:
-Chồng bòn đâu? Nói! Nói đi! Không thì ông lớn Para bắn chết!”
Tôi hoảng hốt nên làm thinh và chỉ tay về phía đoạn đường vừa đi qua. Bọn Para không tin, chúng quay lại hỏi vói tới mấy người Miên trong đoàn xe bò. Lập tức, một trong số những người ấy chỉ tay về phía trước và nói tía lia.
Ngay tức khắc, một tên lính Para đạp xe đạp chạy đuổi theo xe bò chở anh Vĩnh. Thôi rồi! Anh Vĩnh cũng sẽ bị bắt rồi! Thằng còn lại lấy báng súng đánh mạnh vào lưng tôi, rồi thuận chân, hắn đá vào người tôi một cách giận dữ vì tôi đã đánh lừa nó. Đôi giầy săng đá - bốt đờ sô - đánh vào mông tôi. Tôi đau đớn rú lên. Tuy vậy, cái đau của thể xác không làm cho tôi đau bằng cái nhục nhã của một con người bị một đứa con nít đáng tuổi con cháu mình xúc phạm mình.
Lúc ấy, cả năm mẹ con tôi ngồi thụp xuống đất, co ro và run rẩy như bầy chiên ở trước nanh vuốt cọp dữ. Từ đâu không biết mà bọn lính Para người Miên kéo tới khoảng mười tên. Tất cả đều còn rất trẻ, chỉ độ hai mươi lăm tuổi trở xuống đến mười bốn, mười lăm tuổi. Thằng nào cũng mặc đồ lính dù, rằn ri hoa lá. Thằng nào cũng đeo súng, đeo bùa màu đỏ tòn ten trên cổ. Chúng đeo tượng Phật vàng trên cổ. Sau này tôi mới hiểu tại sao mà chúng có vàng vòng nhiều vậy - đó là do việc cướp bóc tài sản của dân ty nạn đường bộ người Việt Nam. Nơi cổ, nơi ngực, nơi tay chúng đều xâm hình Phật và nhiều chữ Miên.
Khi đó, chúng cười hằng hặc vì đã túm được con mồi là gia đình tôi. Tôi sợ quá rồi. Chỉ cần nhìn những khuôn mặt đen đúa của chúng, chỉ cần nghe giọng cười khả ố là tôi sợ đến khiếp đảm.
Tất cả những câu chuyện mà tôi được nghe hồi ở Việt Nam chợt hiện đến trong đầu. Nào là dân tỵ nạn Việt Nam bị chặt cổ, nào là họ bị bắn, bị mổ bụng ở rừng biên giới. Nào là chuyện “cáp duồn”: Vào các năm 1970, 1971, người Việt Kiều ở Miên phải hồi hương vì người Miên nổi lên chặt đầu, hãm hại và giết chóc người Việt. Tôi chợt nhớ đến câu chuyện sử mà thầy giáo tôi đã kể hồi tôi học lớp Nhất (lớp Năm bây giờ) rằng Chúa Nguyễn Ánh đã sai tướng Lê Văn Duyệt đánh phá Cao Miên và tiến đánh Siêm (Thái Lan). Quân lính Việt Nam hồi ấy đã giết hại quân lính Miên rồi dùng dao chặt đầu họ để kê làm bếp nấu cơm - Cứ ba cái đầu người Miên làm thành một cái bếp. Rồi lại cướp đất của người Miên để làm đất của người Việt Nam. Do đó, hai dân tộc căm thù nhau vô cùng. Tôi nhớ đến những câu chuyện ấy mà rùng mình, rởn gai ốc. Không hiểu đó là sự thật hay do thầy tôi thêm thắt, dệt thêm. Dòng tư tưởng đưa tôi liên miên suy nghĩ và liên hệ đến thực tại. Tôi nhủ thầm:
"Chắc bọn họ chờ dịp này để hãm hại dân mình rồi đây, mình là nạn nhân của sự trả thù ngàn đời về trước rồi!"
Chúng tôi run sợ như lũ nai tơ bị bầy chó sói bao vây để hãm hại. Sau này, tôi được biết là trong cánh rừng đó, bọn lính người Miên tên Para, Pol Pot và lính kháng chiến quân của người Lào cũng ở đó. Không một ai thoát khỏi nanh vuốt của bọn lính này. Hàng ngày, hàng giờ, bọn chúng chia nhau ngồi ở hai bên đường mòn để chực bắt các người tỵ nạn Việt Nam. Chúng dùng tiếng Miên để kiểm soát và lọc ra những người không hiểu tiếng Miên. Vả lại, nét mặt, màu da, dáng điệu của người Việt khác xa người bản xứ. Chỉ cần quan sát kỹ cũng đủ nhận ra. Nếu may ra mà gặp lính của vị tướng người Lào thì đỡ hơn vì tương đối họ tử tế và có tác phong tốt hơn.
Bọn lính Para ra dấu hiệu cho chúng tôi đi theo chúng vào sâu trong rừng cây. Ba thằng lôi tôi vào bụi rậm, bắt tôi cởi hết áo quần. Trong lúc tôi đứng tơ hơ thì bọn chúng chia nhau lục xét áo quần và xà rông của tôi. Rồi chúng chia nhau xét cái giỏ quần áo của tôi. Chúng bắt tôi chổng mông để chúng móc ở hậu môn, ở cửa mình để kiếm vàng. Bàn tay chúng thô và to như những trái chuối. Tôi đau đớn và hổ thẹn, muốn khóc mà khóc không được. Cái nhục không thể nào kể xiết được. Nỗi hận thù chất đầy tâm trí. Tôi không dám chống cự và la hét vì sợ bị giết ở ngay tại đó, tội nghiệp cho bầy con vô tội ngây thơ.
Sau đó, bọn lính bóp miệng tôi để xem có vàng nhẫn dấu trong miệng tôi không. Rồi chúng nắm tóc tôi gỡ ra từng đám để xem tôi có cột nhẫn vàng trong tóc không. Xét kỹ lưỡng mà chúng chả tìm được một xu nhỏ nơi tôi, bọn chúng tát cho tôi mấy cái tát tóe lửa rồi xô tôi té nhào vào bụi gai. Tôi rú khẽ vì quá đau. Máu từ vết thơng bị gai đâm rỉ ra. Tôi đau quá, ứa nước mắt sống ra. Trong lòng tôi, tôi nhủ thầm:
"Bọn khốn nạn, chúng mày sẽ phải trả giá đắt cho việc làm chó má của chúng mày!”
Tới phiên các con tôi, chúng lôi các cháu vào nơi khác để xét. Chúng bắt các cháu cởi quần áo để chúng mong tìm chút vàng hay tiền. Cuối cùng, chúng lôi được tờ bạc hai mươi dollars mà tên lính Miên hôm qua đã thí lại cho chúng tôi từ chiếc quần của cháu Trang. Thế là chúng đánh con tôi túi bụi vì con bé đã không chịu đưa cho chúng ngay, phải đợi chúng xét mới thấy.
Con gái tôi khóc rấm rứt vì bị đòn. Chúng cũng xét miệng các cháu, bóp miệng, nắm tóc móc hậu môn. Xét chưa xong thì tên lính Para kia đã đưa được anh Vĩnh đi ngược về. Chúng xô Vĩnh té nhào xuống đất, rồi đánh anh bằng báng súng. Mặt anh tái nhợt. Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau mà ứa lệ. Ngôn ngữ không đủ để diễn tả cho phút nhục nhã cực điểm ấy Thế rồi chúng bắt anh Vĩnh tới lùm cây khác để xét của. Chúng bắt Vĩnh cởi truồng, chổng mông để chúng tìm nhẫn vàng trong hậu môn. Rồi lại một màn bị bóp miệng, bị đánh đấm nữa. Chúng bực bội vì gặp một bọn nghèo mạt như gia đình tôi. Chúng hung hăng như bầy quỷ dữ. Chúng nói đủ thứ mà tôi không thể hiểu được. Rồi chúng hất hàm cho phép chúng tôi mặc quần áo. Chúng tôi cắm đầu mặc đồ vội vàng, không dám nói chuyện hay hó hé gì cả.
Từ xa, có những tiếng súng nổi lên rồi có những tiếng hét thảm thiết của phụ nữ. Chúng tôi đoán chừng chắc là nhóm lính Para khác đang tra tấn, hành hạ những người ty nạn Việt Nam khác. Tiếng kêu thét như tiếng heo bị thọc tiết, ai oán, nghe như xé ruột, vang động cả núi rừng. Rồi thì tiếng gầm thét của bọn lính. Tôi không ngờ mình đã gặp phải một bọn quỷ râu xanh như bọn Para này. Tôi hoảng quá vì sợ chúng hãm hiếp mình. May mà tôi đang có thai sáu tháng, bụng đã to, chứ không thì... Tôi rùng mình và không dám nghĩ hết.
Bọn lính Para hằn học đá tung mấy cái giỏ của chúng tôi và ra dấu cho gia đình tôi ngồi lại một chỗ chung với nhau. Từ nãy đến giờ, những người chủ xe bò thấy chúng tôi bị bắt xét, nên họ cũng ngừng xe lại để nghỉ ngơi, cho trâu bò ăn rơm và để nấu cơm cho bữa ăn trưa.
Một ông Miên tuổi trung niên, đi trong đoàn xe bò của tôi bước đến nói rất nhiều với nhóm lính Para. Tôi đoán chừng chắc ông ta kể cho chúng là chúng tôi đã bị cướp sạch từ ngày hôm trước rồi. Rồi bọn Para nói đủ thứ như dặn dò ông trung niên nọ điều gì. Chúng tôi ngồi lo nghĩ, mặt hướng về phía đường mòn và mong cho sớm được thả. Nếu được thả sớm thì còn đi ké theo đoàn xe bò. Chứ nếu được thả trễ, đám người kia ăn cơm xong rồi đi tiếp thì xe đâu mà đi, biết đường đâu mà lần tới biên giới? Tiền đã mất trọn, không có người đưa đi thì chắc chết cả gia đình. Mà còn kéo dài những phút này, còn sợ bị bọn chúng hãm hiếp và giết hại.
Thời gian như ngừng đọng lại, tôi đưa mắt nhìn ông Miên trung niên kia ra vẻ cầu xin ông giúp đỡ. Mắt tôi nhìn ông, rồi quay nhìn chồng con, rồi lại nhìn bọn Para. Ông ta hiểu ý, quay lại nói với bọn Para nữa. Khoảng độ nửa tiếng sau, chúng hất hàm ra dấu cho chúng tôi được đi tiếp. Chúng tôi mừng quá chạy vội đến xe bò, không dám chần chờ vì sợ chúng đổi ý thì chết. Nắng lên đã cao. Dù ở trong rừng, cơn nắng vẫn quái ác, tác hại đến chúng tôi. Cái khát làm bỏng cổ họng.
Chúng tôi leo lên lại hai xe bò. Tôi và hai cháu gái một xe, hai cháu trai một xe, hai xe này khác hai xe chúng tôi đã đi. Còn anh Vĩnh thì bị ông Miên trung niên đòi hết số giấy tờ quan trọng của gia đình chúng tôi. Ông ta bọc số giấy tờ của chúng tôi vào người ông rồi ông dắt Vĩnh đi bộ với ông ta. Tôi không hiểu ý ông ta muốn gì mà lại giữ giấy tờ của gia đình tôi và lại còn bắt Vĩnh đi bộ sát ông ta. Chắc bọn kia đã dặn dò ông ta làm như thế. Bây giờ chúng tôi như cá trong rọ, chim trong lồng nên chỉ biết nghe lời người ta.
Trời đã về trưa, chúng tôi đi giữa cái nóng, cái nắng và sự lo âu. Cháu Ninh kêu mệt và nằm ngửa trên xe bò, dưới cơn nắng. Dù đang ở trong rừng nhưng nắng vẫn ác nghiệt đổ xuống đầu chúng tôi. Tôi đau xót nhìn con trai nhưng không làm gì giúp con được vì cháu ngồi xe phía trước, còn tôi ngồi xe phía sau. Bố nó lại phải đi bộ một cách khổ cực.
Cứ thế chúng tôi câm nín đội cái nắng mà đi. Các con trâu, con bò cũng mệt mỏi, chúng chẳng thèm bước, chủ chúng phải rút ra cái roi có đinh nhọn để đánh chúng, buộc chúng đi. Chúng kêu lên đau đớn. Trông thật tội nghiệp. Đi khoảng nửa giờ, chúng tôi lại gặp một bọn Para khác, chúng lại bắt chúng tôi xuống xe bò, vào bụi. Lại một màn xét, lục lọi, nắn bóp và đánh đập, và chửi rủa. Chúng tôi làm thinh chờ. Bọn lính này tức giận vì không kiếm được một xu nơi chúng tôi. Còn gì nữa đâu mà cướp mà lấy?
Lúc này, cháu Ninh đã mệt lả, cháu xỉu luôn tại lùm cây đó. Mặt cháu tái xám, đôi mắt nhắm chặt như chết rồi. Tôi thương con quá. Rồi chúng tôi xúm lại lôi dầu cù là ra để bôi và giựt tóc mai cho cháu. Tôi biết chắc là cháu không trúng gió gì cả mà chỉ vì đói, khát và trúng nắng mà thôi. Sức cháu yếu, sự chịu đựng chỉ có hạn mà sự khổ sở thì vô vàn. Cháu xỉu là phải. Tôi quay nhìn bọn Para hung dữ, cổ chúng toàn màu đỏ và đủ loại bùa. Chúng xâm hình tượng Phật đầy mặt mũi tay chân. Mặt thằng nào cũng đen đúa. Tôi chỉ cháu Ninh, rồi chỉ một bình nước ra ý muốn xin cho cháu một ngụm nước. Chúng gật đầu, chúng tôi liền đưa vào miệng đứa con. Đứa bé vội mở mắt, uống ngay. Nhưng, cháu vừa uống được một hớp thì một tên Para giằng bình nước lại và cất đi. Tôi tức muốn khóc. Cháu Ninh vẫn nằm thiêm thiếp, mặt tái mét.
Ở góc cây phía xa, tôi thấy hai cô gái Việt Nam đứng run rẩy, nét mặt còn hằn vẻ đau đớn, nước mắt còn lưng tròng. Quần áo các cô rách nát tả tơi. Tôi đau nhói trong lòng, không dám hỏi han, chỉ biết thương và xót cho các cô gái xinh tươi đó. Anh Vĩnh ghé sát tai ông Miên giữ giấy tờ của chúng tôi, anh ra hiệu để ông ta nói với bọn Para cho đi tiếp.
Đoàn người đi buôn lậu vẫn tấp nập qua lại trên đường rừng. Một số người thấy cảnh tình con tôi bị xỉu thì họ đứng lại xem và bàn chuyện. Chúng tôi biết chỉ có cách là chịu nhịn, năn nỉ bọn lính Para mà đi thì mới mong yên thân, nếu còn ở lẩn quẩn đâu đây, nếu chúng buồn tình lia cho một tràng đạn thì uổng công, uổng đời quá.
Đã đến lúc cùng cực ấy, tôi chịu nhục, chắp tay lạy bọn Para để xin cho đi tiếp; chúng cười ha hả vì thấy có kẻ lạy chúng. Tôi chỉ tay liên tiếp về phía cháu Ninh đang nằm bất động để mong chúng động lòng thương hại. Chúng suy nghĩ rồi gật đầu. Thế là Vĩnh cõng con trai chạy thật lẹ đi kiếm xe bò.
Đoàn xe bò đã đi khuất từ lúc nào, có lẽ từ lúc chúng tôi cạo gió cho con. Chúng tôi đành lếch thếch kéo nhau đi bộ dưới cái nóng tàn bạo. Ông người Miên dẫn chúng tôi đi tiếp. Tôi dặn Vĩnh phải bám sát ông ta kẻo lạc ông ta là mất hết giấy tờ quan trọng của mình. Cứ thế, chúng tôi lại đi bộ như lết. Vĩnh cõng cháu Ninh, tôi cõng cháu Kim, còn hai cháu lớn lếch thếch chạy bộ phía sau. Tay chúng tôi còn hai xách giỏ quần áo, thùng nước và hai chai nước. Hai chai nước còn quý hơn mọi thứ gì khác, mất chúng là chết khát.
Như một bọn ăn mày lem luốc, chúng tôi bước đi nặng nhọc. Hai chân mỏi rã rời. Cơn khát làm bỏng cổ, cháy họng. Cái nắng chói chang làm chúng tôi tối tăm mặt mày, hoa cả mắt, mắt nổ đom đóm. Các con tôi hết sức để mà nói, mà than thở. Chúng phải chạy mới theo kịp ông Miên dẫn đường. Tôi bâng khuâng tự hỏi không biết mình còn chịu cảnh "vác thập giá" này đến bao nhiêu lâu nữa?
Tôi đoán chắc năm xưa, Chúa Giêsu vác thánh giá chắc cũng đau đớn như chúng tôi lúc đó là cùng, khác hơn là Chúa chỉ có một mình. Còn chúng tôi phải lo nghĩ, băn khoăn cho sự sống và an sinh của gia đình gần bảy người.
Cái nắng bây giờ đã ở trên đỉnh đầu nên càng làm chúng tôi mệt mỏi hơn. Phân bò rơi rải rác đầy đường mòn nên chúng tôi phải đi cẩn thận để khỏi đạp trúng các đám phân bò ấy. Chân chúng tôi bắt đầu sưng tấy lên và gây cơn nhức nhối. Tôi lên tiếng kêu Vĩnh kéo ông Miên dẫn đường đứng lại để chúng tôi được nghỉ dừng chân một tí cho đỡ mệt. Nhưng kệ, ông ta vẫn cắm đầu bước thật mau. Hình như ông đã quá quen với việc đi bộ và với lộ trình này. ông ta nói tía lia và chỉ tay về phía trước. Vĩnh chẳng hiểu gì nhưng anh vẫn hỏi:
"Xiêm? Xiêm?" ý là "Tới Thái Lan chưa?"
Ông Miên gật đầu và ra dấu cho gia đình tôi bước mau hơn. Trên lưng Vĩnh, cháu Ninh mắt nhắm chặt, mặt xám ngắt. Cháu đã bất động từ hồi lâu rồi. Tuy cơn mệt mỏi đã lớn và giãn nở ra, nhưng chúng tôi buộc lòng phải cố mà lết về phía trước để hy vọng đến trại tỵ nạn sớm mà xin cơm, nước và thuốc cho cháu Ninh và các đứa con khác của tôi.
Trên lưng tôi, cháu Kim rên rỉ vì quá khát, nó cũng chẳng còn sức đâu mà khóc, mà nói nhiều nữa, nó chỉ rên khẽ trong miệng. Thời gian như ngưng đọng lại. Từ phía sau của chúng tôi, một cô gái người Miên - người mà tôi đã gặp lúc chúng tôi dừng lại để nấu cơm cùng với bọn người đi xe bò chiều hôm trước - đã đi bắt kịp chúng tôi và sau đó, ông Miên và cô gái vừa đi vừa thảo luận. Tôi nghe mà chẳng hiểu gì. Cơn mệt quá sức. Cơn khát quá sức chịu đựng. Tôi đứng lại thở hắt ra và la lớn:
"Tắc, tắc, bòn ơi! Tắc, tắc!" (Uống, uống, ông ơi, cho tôi uống!)
Hai người Miên kia quay lại nhìn tôi và nói thật to những tiếng Miên mà tôi chẳng hiểu gì, nhưng qua ngôn ngữ quốc tế, tôi đoán là chắc sắp đến nơi rồi.
Hai đứa con lớn của tôi vừa đi vừa chạy, mặt chúng đã xạm đi vì cháy nắng. Chúng đưa mắt nhìn tôi cầu cứu và van lơn. Hai chai nước đã trống rỗng vì hết đã từ lâu nhưng chúng tôi vẫn phải giữ cái vỏ chai để dành khi gặp vũng nước ao tù hay ao nước bùn thì lấy nước dùng. Hai cái vỏ chai mà chị Tư đã cho lúc này đập long coong vào nhau vì cháu Khang đã đuối sức, nó cứ để cho hai cái vỏ chai trống rỗng tha hồ đập vào nhau.
Lúc ấy, tôi chỉ sợ lỡ hai chai đó bể thì sẽ chết khát vì không còn gì để đựng nước. Vì thế tôi quay về hướng Khang và hất hàm ra dấu cho cháu đeo hai chai nước lên vai. Làm như vậy thì cháu đỡ phải xách vì một chai ở phía trước còn chai kia ở sau lưng. Sau này, cũng nhờ hai cái vỏ chai tầm thường đó mà chúng tôi có đồ chứa nước để chạy giặc và để dấu kỹ trong lều tỵ nạn.
Đối với dân ty nạn đường bộ như chúng tôi thì những đồ đựng nước còn quý hơn vàng bạc. Ở các trại tỵ nạn sâu trong rừng hoang, cho dù có tiền vẫn không thể mua gì được vì không có chợ cũng không được đi ra ngoài vòng rào của trại. Về sau, người ta ăn cắp chai nước của nhau đều đều. Kẻ bị mất chai nước thì sáng hôm sau dậy khóc la thảm thiết vì tiếc của.
Rồi dưới cơn nắng đổ lửa, chúng tôi lết đi theo sự dẫn đường của hai người Miên. Cực hình đeo đẳng, chúng tôi chỉ mong chết ngay lập tức để tránh nỗi khổ sở đó. Con đường trước mặt như cứ dài thêm lên. Đứa con trên lưng cứ chực muốn rớt tuột xuống. Lâu lâu, tôi phải đứng dừng lại để sửa vị trí đứa con lại cho ngay ngắn. Mỗi lần như vậy, tôi phải chạy mới theo kịp những người khác.
Đến khoảng một, hai giờ trưa ngày 10 tháng 4 năm 1980, gia đình chúng tôi đến một đồn lính. Lúc đó, tôi chẳng biết ở trong đó có những ai, nhưng vì tưởng tượng nhiều quá nên tôi nghĩ rằng chắc nơi đây có hội thiện nguyện, có người Âu Mỹ. Chắc họ sẽ đón tiếp mình ân cần lắm vì hội thiện là một tổ chức nhân đạo. Tôi lại hình dung đến những ly nước đá mát rượi, những chai nước si rô màu đỏ, màu cam hay những miếng dưa hấu đỏ óng ánh và những trái xoài chín vàng thơm ngon. Có lẽ họ sẽ cho mình các thức ăn đó.
Tôi cố nuốt nước miếng và quay ra hỏi ông Miên dẫn đường, dù biết rằng ông ta không hiểu tôi nói "trại ty nạn.” là cái gì. Ông Miên đáp:
"Ông lớn Para!"
Từ ngữ "Ông lớn" này được tất cả những người Miên mà tôi gặp trên xe bò hay trên đường đi dùng để nói về bọn lính Para. Họ nói chữ "Ông lớn" bằng tiếng Việt Nam. Bọn lính trẻ Para mà tôi gặp ở trong rừng cũng từng tự xưng là "Ông lớn". Về sau tôi còn được biết nghĩa chữ ông lớn dịch ra tiếng Miên là "Lục thum" hay "Lục thung.”
10. Kết Luận:
Cuối cùng, khi chúng tôi đến được biên giới Thái Miên thì ai cũng tơi tả và rách rưới như những người hành khất.
Đến được trại Non Chan, chúng tôi nhập đoàn vói nhóm ông Phạm Thanh và gia đình ông Lê Tấn Lý. Chúng tôi sống lây lất trong 7 tháng trời trong cơn đói khát và khổ cực.
Những gì xẩy ra trong các trại tỵ nạn mà gia đình chúng tôi ở như ở các trại Non Chan, Northwest 9 (NW9), Panatnikhom Holding Center, và Rangsit Transit Center thi cũng đã được mô tả kỹ lưỡng trong các phần kể chuyện của những người bạn tỵ nạn của chúng tôi ở các chương trước.
Trong lúc mang thai cháu bé, gia đình chúng tôi phải chạy giặc nhiều lần, mỗi lần chạy giặc về thì rơi mất dép, mất các chai nước để dành trong lều và mất luôn quần áo.
Cùng với những người tị nạn khác sống trong trại Non Chan và NW 9, chúng tôi luôn phải chạy trốn vì trại tị nạn nằm giữa hai lằn đạn của Việt Công và Thái Lan. Nhưng nỗi thống khổ vô cùng lớn lao, bút mực không tả xíêt. Cảnh đói khát, áp bức, tranh giành và hiếp đáp xẩy ra hằng ngày như một tấn bi hài kịch trên sân khấu.
Một điều đặc biệt là tôi sinh ra một cháu gái có tên là Hà Thái Thiên Hương vào đêm rạng sáng 17 tháng 7 năm 1980. Cháu sinh ra mà không có nước để tắm, không có quần áo tã lót để mặc. Mẹ cháu phải đi bộ rất xa để đến các hố vệ sinh, dù vừa sinh con. Gia đình tôi phải xin một miếng vải bao gạo để làm võng cho cháu bé nằm. Thấy con sinh ra giữa cảnh không nhà, không tiền bạc, không quần áo, không nước tắm, lòng chúng tôi xót xa ngậm ngùi.
Ngày nay, sau 27 năm, cháu Thiên Hương đã tốt nghiệp đại học UCI. Cháu là đứa con rất thông minh, tài giỏi và ngoan ngoãn nhất trong gia đình. Vợ chồng tôi luôn cảm tạ Thiên Chúa và Mẹ Maria vì hồng ân cao cả mà gia đình chúng tôi đã nhận được. Lòng biết ơn của gia đình chúng tôi thể hiện nơi cái tên mà chúng tôi chọn cho cháu Thiên Hương. (Hương Thơm của Thiên Chúa.)
Đi vượt biên đường bộ mà không bị bắt hay bị giết, không lạc thân nhân, không bị hãm hiếp thì đó là một hồng ân mà muôn đời chúng tôi không ngớt ngợi khen Danh Chúa. Tuy nhiên, chúng tôi không quên cầu nguyện cho các bạn tị nạn xấu số. Họ mãi mãi bị vùi xác nơi rừng hoang biên giới, chết tức tưởi mà không ai biết nơi chôn.
Xin quý vị cùng các bạn cùng giữ thinh lặng trong giây lát để dâng một lời cầu nguyện chân thành cho các hương hồn người tị nạn đường bộ Việt Nam đã dám hy sinh mạng sống để tìm tự do. Xin Thiên Chúa đầy Lòng Thương Xót giải oan và giải thoát cho linh hồn các nạn nhân này sớm hưởng Nhan Thánh Chúa!
Kim Hà
22/4/07 (Những Ngày Của Tháng Tư Đen)

No comments:

Post a Comment