Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 15 December 2016

NGUYỄN VĂN BA * TRÀ LŨ *NGUYỄN VĂN XUÂN * NGUYỄN BÁCH KHOA

TRẦN BÌNH NAM * KHỦNG BỐ

Chiến tranh khủng bố và con đường hóa giải



Trần Bình Nam

         

Cuộc chiến tranh mở đầu thế kỷ 21:

          Khủng bố là một cuộc chiến tranh mở đầu thế kỷ giữa thế giới Tây phương và thế giới Hồi giáo. Và như mọi cuộc chiến tranh khác nó có thể biến thành biển lửa thiêu đốt thế giới trước khi bị dập tắt.

          Nguyên nhân đưa đến trận chiến tranh khủng bố hôm nay có nguồn gốc sâu xa từ nhiều thế kỷ trước và được bộc phát do những mâu thuẫn cao độ giữa thế giới Tây phương và thế giới Hồi giáo trong nhiều thập niên qua. Nó bùng nổ lớn từ ngày 11/9/2001 sau khi tổ chức khủng bố Al Qaeda của Osama bin Laden dùng máy bay dân sự làm hỏa tiễn tấn công các cơ sở kinh tế, quốc phòng và chính trị của Hoa Kỳ.

          Cuộc chiến bùng nổ từ những ngày đầu của nhiệm kỳ 2001-2004 của tổng thống Bush, và vào cuối năm nay (2004) khi Hoa Kỳ tiến hành cuộc bầu cử tổng thống 4 năm một lần thì đề tài “làm thế nào để thắng chiến tranh khủng bố” trở thành một đề tài tranh cử lớn. Tuy vậy đối với nhiều người trận chiến tranh chống khủng bố chỉ mới khởi đầu mặc dù dưới lăng kính thời gian cuộc chiến tranh chống khủng bố của thế kỷ này đã có mòi lấn lướt hai cuộc đại chiến của thế kỷ trước. Trận đại chiến thứ nhất kéo dài 4 năm (1914-1918) và trận đại chiến thứ hai đối với Hoa Kỳ cũng 4 năm (1941-1945). Có nhiều triển vọng cuộc chiến chống khủng bố hôm nay sẽ là quan tâm chính của vị tân tổng thống Hoa Kỳ trong suốt nhiệm kỳ tới, và sẽ là nguyên nhân tiêu hao tài sản quốc gia nếu không muốn nói là nhân mạng. Và cùng với cuộc chiến tranh tại Iraq nó có triển vọng biến thành một vấn nạn của thế giới, ngoại trừ nó được hóa giải một cách công bình không có kẻ thắng người thua.

         

Osama bin Laden

          Nói đến khủng bố là nói đến Osama bin Laden, một cái tên nằm trong sổ đen của các cơ quan tình báo Hoa Kỳ từ những ngày đầu của thập niên 1990. Osama bin Laden, một thanh niên quốc tịch Saudi Arabia con nhà giàu có ăn học, năm 1980 bỏ nước tình nguyện sang Afghanistan đánh Nga đã nhân cơ hội Hồng quân Nga không chịu nổi tổn thất trong cuộc chiến mười năm (1979-1989) phải rút lui đã tổ chức đoàn người tình nguyện chống Nga thành một lực lượng cơ sở chống Tây phương mà chính yếu là Hoa Kỳ để bảo vệ quyền lợi của người Hồi giáo trên thế giới.

          Vào buổi sáng ngày 11 tháng 9 năm 2001 khi một số người Hồi giáo cướp máy bay dân sự cho đâm vào hai tòa nhà chọc trời của Trung tâm Mậu Thế giới tại New york và bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tại Hoa Thịnh Đốn thì các cơ quan tình báo Hoa Kỳ không nghi ngờ gì đó là tác phẩm của Osama bin Laden, mặc dù đa số người Mỹ chưa hề nghe đến cái tên lạ hoắc đó.



Quá trình phát triển của Al Qaeda và Osama bin Laden:

          Như đã nói, mười năm kháng chiến (1979-1989) chống Liên bang Xô viết ở Afghanistan đã giúp cho Osama bin Laden một cơ hội kết nạp và huấn luận một đội ngũ khủng bố.

          Năm 1978 một nhóm cộng sản Afghanistan cướp chính quyền tại đó nhưng bị lung lay bởi các lực lượng Hồi giáo chính thống. Năm 1979 Liên bang Xô viết gởi quân đến cứu khởi đầu cuộc thánh chiến giữa Liên bang xô viết và người Hồi giáo. Du kích Hồi giáo khắp nơi trên thế giới, đa số từ các nước Trung đông, tình nguyện đến Afghanistan tham gia cuộc kháng chiến chống Nga, trong đó có Osama bin Laden, 23 tuổi.

          Osama bin Laden đến Afghanistan năm 1980. Anh ta là con thứ 17 trong một gia đình giàu có ở Saudi Arabia có 57 người con. Thân phụ Osama bin Laden là một nhà thầu lớn lãnh xây cất hầu hết các công trình xây cất tại Saudi. Anh ta từng học tại đại học Abdul Aziz ở Saudi Arabia. Khi đến Afghanistan anh ta không khác gì những người tình nguyện khác, nghĩa là cũng tham gia trận mạc như mọi người, ngoại trừ anh là một công tử con nhà giàu. Anh thừa hưởng một số tiền kếch xù và đã cung cấp một phần tài sản đồng thời đứng ra tổ chức một hệ thống gây quỹ trên toàn thế giới cho kháng chiến quân. Hệ thống kinh tài này tỏa ra khắp nơi ngay cả tại Hoa Kỳ. Ngoài ra Osama bin Laden và phụ tá là một tu sĩ tên là Azzan đã đứng ra tổ chức hệ thống tuyển mộ quân tình nguyện đến Afghanistan. Osama bin Laden và tổ chức của anh ta hoạt động trong một môi trường quốc tế thuận lợi vì trong thời gian này Hoa Kỳ, Saudi Arabia, Pakistan đều đóng góp tích cực trong công cuộc chống Liên bang Xô viết. Hoa Kỳ và Saudi cung cấp hằng tỉ mỹ kim bằng hiện kim và vũ khí, trong khi Pakistan huấn luyện cảm tử quan và yểm trợ tình báo.

          Tháng 4 năm 1988, khi Liên bang Xô viết tuyên bố sẽ rút quân ra khỏi Afghanistan trong vòng một năm, là thời điểm huy hoàng của Osama bin Laden. Osama bin Laden và phụ tá thân tín là Azzam quyết định không giải tán tổ chức Hồi giáo đã tập họp được tại Afghanistan mà biến thành một tổ chức làm nền móng (nền móng, tiếng A Rập có nghĩa là al Qaeda) cho cuộc đấu tranh vì quyền lợi của Hồi giáo trên thế giới. Al Qaeda do Osama bin Laden lãnh đạo và gồm có ban quân sự, ban tình báo, ban kinh tài, ban thông tin tuyên truyền và một Ủy ban cố vấn do Osama bin Laden và các nhân vật thân tín cầm đầu.

          Thời gian đầu có một sự khác biệt về đường lối đấu tranh giữa Osama bin Laden và  Azzam. Azzam muốn chống Do Thái giúp người Palestines là chính, trong khi Osama bin Laden chủ trương chống Hoa Kỳ là sách lược hàng đầu. Cuối năm 1989 Azzam bị ám sát chết, và Osama bin Laden trở thành người lãnh đạo duy nhất của al Qaeda.



Thiết lập căn cứ tại Sudan:

          Cuối năm 1989, một nhân vật trong chính quyền Sudan là Hassan al Turabi mời Osama bin Laden di chuyển căn cứ sang Sudan. Turiba cần sự giúp đỡ của Osama bin Laden để chống lại những người theo Thiên chúa giáo đang muốn đòi tự trị tại nam Sudan. Cơ hội này giúp Osama bin Laden xây dựng cơ sở tại Sudan, nhưng bản thân Osma bin Laden chưa vội đến Sudan.

          Tháng 8 năm 1990 Saddam Hussein xâm lăng Kuwait. Osama bin Laden từ Afghanistan trở về Saudi Arabia đề nghị với hoàng gia Saudi giao cho ông ta trách nhiệm giành lại Kuwait, nhưng hoàng gia Saudi không đồng ý. Sau đó Saudi Arabia hợp tác với Hoa Kỳ đánh đuổi Iraq ra khỏi Kuwait và cho phép quân đội Hoa Kỳ đồn trú tại Saudi Arabia. Hận thù giữa Osama bin Laden với hoàng gia Saudi và Hoa Kỳ bắt đầu nẩy nở. Osama bin Laden và một số tu sĩ Hồi giáo tại Saudi Arabia lên tiếng chống chính sách thân Hoa Kỳ của hoàng gia Saudi. Hoàng gia Saudi đuổi tất cả các giáo sĩ bất mãn ra khỏi nước và tịch thu hộ chiếu của Osama bin Laden không cho ông ta rời khỏi nước. Nhưng Osama bin Laden đã trốn khỏi Saudi Arabia chạy sang Sudan năm 1991.

          Từ căn cứ ở Sudan, Osama bin Laden thiết lập nhiều cơ sở tại Ai Cập, Jordan, Lebanon, Iraq, Oman, Algeria, Lybia, Tunisia, Morocco, Somalia, Eritra, và liên kết với những tổ chức Hồi giáo có sẵn tại Chad, Mali, Niger, Uganda, Miến điện, Thái Lan, Mã lai á và Indonesia, Phi luật tân, Bosnia và ngay cả tại Tajikistan, một tiểu bang thuộc Liên bang Xô viết cũ đang tranh đấu đòi tự trị. Tại Hoa Kỳ Osama bin Laden đã liên lạc với tổ chức Hồi giáo Khifa có nhiều chi nhánh tại New York (Brooklyn), Atlanta, Boston, Chicago, Pittsburgh và Tucson để tuyển mộ công dân Hoa Kỳ theo Hồi giáo cho mạng lưới Al Qaeda. Trên thực tế, qua một thập niên Osama bin Laden đã hình thành được một hệ thống trải rộng toàn thế giới và sẵn sàng tuyên chiến với Hoa Kỳ bằng chiến tranh khủng bố.



Tâm lý và căn bản chủ thuyết khủng bố của Osama bin Laden:

          Tại sao một ý tưởng ngông cuồng và sắt máu chủ trương giết người khác như ý tưởng của Osama bin Laden có thể thành hình và lại được sự đồng ý của hàng triệu người trong khối Hồi giáo? Muốn trả lời câu hỏi căn bản này cần thông qua quá trình phát triển tư tưởng của Osama bin Laden và hoàn cảnh kinh tế chính trị trong khối Hồi giáo của những thập niên 1970 cho đến hôm nay.

          Trước hết là ảnh hưởng của Islam, tức đạo Hồi. Islam tiếng A Rập có nghĩa “đầu hàng”, đạo Islam là đạo  tuân phục thượng đế (Allah) vô điều kiện. Islam xuất phát từ Arabia trong thế kỷ thứ 7 sau công nguyên bởi nhà tiên tri Mohammed, và theo Mohammed là lời truyền giảng của thượng đế do thiên thần Gabriel mang đến cho nhân loại. Các lời truyền giảng này được ghi trong kinh Koran. Bên cạnh Koran là Hadith ghi lại những gì Mohammed nói và hành xử, và sau cùng là Sharia là luật tu hành và sống căn cứ từ kinh Koran và Hadith. Islam chia thành hai nhánh Sunni và Shia. Người Hồi giáo Sunni chủ trương người lãnh đạo Hồi giáo cần đức hạnh chứ không cần phải là con cháu của đấng Mohammed. Trái lại phái Shia buộc người lãnh đạo phải là con cháu của Mohammed.

          Islam phát triển rất nhanh. Chỉ trong một thế kỷ Islam đã bành trướng từ bán đảo Arabia qua Trung đông, Bắc phi và Âu châu. Khuynh hướng Sunni là khuynh hướng đa số và chiếm thượng phong trong phong trào Hồi giáo cho đến năm 1924, sau khi đế quốc Ottoman sụp đổ. Thời đại huy hoàng này của Islam là mối khích lệ lớn nhất của người Hồi giáo hiện nay và có lẽ là nguồn cảm hứng đấu tranh của Osama bin Laden.

          Trong thời gian đi học Osama bin Laden bị ảnh hưởng bởi  một nhà văn Hồi giáo Ai Cập, ông Sayyid Qutb. Ông Sayyid du học Hoa Kỳ vào cuối thập niên 1940, và trở về hoàn toàn thất vọng. Ông ta cho thế giới Tây phương sa đọa vật chất. Và thế giới chỉ gồm có hai thành phần, thứ nhất là những kẻ vô đạo hư hỏng và thứ hai là những tín đồ tốt lành của Mohammed. Không có hạng người nào trung gian ở giữa. Theo nhà văn Sayyid Qutb thành phần vô đạo có khả năng lôi cuốn tín đồ của Mohammed vào vòng hư hỏng. Và tín đồ của Mohammed - tức người Hồi giáo - có bổn phận phá tan thành trì những kẻ vô đạo để cứu lấy đạo.

          Bên cạnh ảnh hưởng của tôn giáo là khung cảnh lịch sử và các biến chuyển kinh tế.

          Sau Thế chiến I các nước Trung đông như Saudi Arabia, Morocco, Jordan mỗi nước nằm dưới sự thống trị của một gia đình. Các nước khác tổ chức theo Hồi giáo đều bị lật đổ bởi những khuynh hướng chính trị phóng khoáng như tại Ai Cập, Lybia, Iraq và Yemen. Nhưng không một quốc gia Hồi giáo nào thành công đem lại cơm no áo ấm và ổn định. Tình trạng này tồn tại cho đến thập niên 1970 khi Osama bin Laden bước vào tuổi trưởng thành. Một khuynh hướng tái lập hệ thống chính quyền fundamentalist trổi dậy, khởi đầu với sự thành công của cuộc cách mạng tại Iran do giáo chủ Komeini cầm đầu. Sự thành công của người Hồi giáo Shite tại Iran đã làm bừng dậy phong trào chấn hưng của người Sunni ở khắp nơi trong thế giới A Rập.

          Trong thập niên 1980, Saudi Arabia dư tiền dư bạc nhờ dầu hỏa đã mở một chương trình giảng dạy Hồi giáo theo quan điểm của Sunni gọi là  Wahhabism để chống lại Iran.

          Tranh chấp ảnh hưởng giữa Saudi Arabia và Iran, cộng thêm cuộc chiến tranh 1980-1988 với Iraq đã làm cho phong trào chính thống tại Iran, tại Pakistan cũng như tại Algeria mất hết sức hấp dẫn. Tại Algeria, năm 1991 khuynh hướng Hồi giáo thắng trong một cuộc bầu cử nhưng quân nhân vẫn nắm quyền. Xã hội Hồi giáo hoàn toàn mất hướng. Khung cảnh chính trị này đã thúc đẩy những người Hồi giáo quá khích trong đó có Osama bin Laden tìm về con đuờng chính thống tái lập mẫu mực của Hồi giáo.

          Về phương diện kinh tế, trong thập niên 1970 và đầu thập niên 1980 nhờ tiền dầu hỏa, một số nước Trung đông cải tổ xã hội không thông qua những bước phát triển bình thường. Nhiều công trình vĩ đại được xây cất, giáo dục được phát triển và một hệ thống trợ cấp cho dân sống sung túc gần như cho không được thiết lập. Cuối thập niên 1980, do lạm phát sản xuất dầu hỏa, giá dầu hỏa xuống thang phi mã, các kế hoạch kinh tế đã không mang lại lợi nhuận cần thiết. Trong khi đó dân số tăng và sự cắt giảm trợ cấp đã tạo nên những xáo trộn trong xã hội, nhất là khi dân chúng thấy đa số tiền dầu hỏa chui vào túi của một số ít người trong thành phần lãnh đạo.

          Một số nước không có dầu như Pakistan lúc đầu phát triển vững vàng, nhưng dần dần cũng bị khó khăn vì kỹ nghệ không mang lại lợi nhuận cần thiết, bàn tay của chính phủ quá nặng trên nền kinh tế và tham nhũng đã làm cho kinh tế của Pakistan ngưng trệ. Chính sách của các nước này là ưu đãi thành phần ưu tú và không có chương trình thị trường hóa kinh tế để tạo công ăn việc làm cho giới trẻ. Các nước này giải quyết vấn đề thừa nhân lực bằng cách cung cấp nhân công cho các nước có nhiều dầu hoặc các nước Tây phương. Mặt khác chủ trương kỳ thị phụ nữ (một nguyên tắc của Hồi giáo) đã làm cho khả năng kinh tế càng bị giới hạn.

          Vào thập niên 1990 tại một số các nước Hồi giáo số sinh quá nhiều cùng với tình trạng kinh tế nói trên đã tạo ra một cuộc khủng hoảng tinh thần cho giới trẻ. Trong khủng hoảng giới trẻ tìm lãnh tụ và Osama bin Laden bổng trở thành người lãnh tụ gây nhiều cảm hứng cho họ.

          Osama bin Laden xuất hiện như người chống lại thế giới Tây phương và Hoa Kỳ có khả năng nhất sau khi ông đã đầu tư tất cả tài sản và năng lực giúp Taliban đánh bại Liên bang xô viết trong thập niên 1980, và đang có trong tay một tổ chức có tầm vóc thế giới.



Tuyên chiến với Hoa Kỳ:

          Osama bin Laden tuyên chiến với Hoa Kỳ sau khi ông chạy trốn từ Saudi Arabia sang Sudan. Đầu năm 1992 Osama bin Laden phổ biến một tuyên ngôn kêu gọi đấu tranh chống lại sự đóng quân của Hoa Kỳ trên thánh địa Saudi Arabia. Cuối năm 1992 khi Hoa Kỳ đưa quân đến Somalia, Osama bin Laden bắt tay vào chương trình chống Hoa Kỳ bằng cách đặt bom tại các khách sạn ở Aden nơi dừng chân của quân đội Hoa Kỳ trên đường đến Somalia. Bom đặt tại Riyadh tháng 11 năm 1995, và tháng 6, 1996 đặt bom tại Dharan, Saudi, một cơ sở dân sự không quân Hoa Kỳ. Năm 1993 cuộc đặt bom World Trade Center tại New York cũng do bàn tay của Osama bin Laden, cũng như vụ âm mưu tại Manila định đặt  bom làm nổ hàng chục máy bay dân sự Hoa Kỳ trên Thái Bình Dương.

          Trong thời gian này Turabi trong chính quyền Sudan tìm cách thiết lập quan hệ giữa Osama bin Laden với chính quyền Iraq. Cuối năm 1994 hay đầu năm 1995 Osama bin Laden đã gặp giới chức của Iraq tại thủ đô  Khartoum, nhưng Iraq không đáp ứng yêu cầu thiết lập trung tâm huấn luyện khủng bố tại Iraq.



Áp lực của Hoa Kỳ:

          Trong thời gian này Hoa Kỳ và các nước Tây phương, cũng như một số quốc gia Hồi giáo ôn hòa như Ai Cập, Syria, Jordan (ngay cả Lybia) áp lực Sudan không nên giúp đỡ các tổ chức khủng bố. Áp lực mạnh nhất do Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc áp đặt lên Sudan tháng 4 năm 1996 sau khi Sudan không chịu giao nạp những tay khủng bố ám sát hụt tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak tại Ethiopia tháng 6 năm 1995. Những tay khủng bố này là đàn em của Osama bin Laden.

          Cuối cùng Sudan nhượng bộ áp lực quốc tế và yêu cầu Osama bin Laden nên tìm một cứ địa khác. Tháng 5 năm 1996, Osama bin Laden trở về Afghanistan. Ở đây cần thấy vai trò của Pakistan. Osama bin Laden không thể trở về Afghanistan nếu không có sự giúp đỡ của tình báo Pakistan. Pakistan vận động chính quyền Taliban để cho Osama bin Laden thiết lập căn cứ tại Kandahar, nơi đó Pakistan có cứ địa huấn luyện du kích Khasmir chống Ấn độ. Thời gian từ giữa năm 1998 qua năm 1999 có nhiều tiếp xúc giữa Osama bin Laden và đại diện của Saddam Hussein, nhưng không có bằng chứng nào Osama bin Laden hợp tác với Saddam Hussein trong việc chống Hoa Kỳ.

          Do những nguồn tài chánh khổng lồ Osama bin Laden mang lại cho Afghanistan, Osama bin Laden được sự ủng hộ hoàn toàn của Mullah Omar, lãnh tụ của Taliban. Người của al Qaeda được ra vào tự do, tiền mặt được chuyển ra vào qua đường hàng không dân sự Ariana của chính phủ Afghanistan. Và bất cứ ai muốn đến Afghanistan để được huấn luyện kỹ thuật khủng bố đều được mọi dễ dãi.

          V845;u hiệu của sự đe doạ hiển hiện qua thời gian. Qua bản tường trình này quý vị sẽ thấy sự thất bại của chúng ta về chính sách, về quản trị về khả năng đáp ứng và nhất là chúng ta thiếu óc tưởng tượng.

          Ủy ban Điều tra của chúng tôi có được cơ hội nhìn lại sự việc nên đối trước những kẻ khủng bố đầy âm mưu, xảo quyệt và nhiều phương tiện chúng tôi không biết chắc chúng ta có thể ngăn ngừa cuộc khủng bố không. Nhưng chúng tôi có thể kết luận một cách vũng chắc rằng những gì chính phủ Hoa Kỳ đã làm trước ngày 11 tháng 9 năm 2001 đã không làm hỏng kế hoạch cũng như làm trì hoãn cuộc tấn công của tổ chức Al Qaeda.

          Sự khiếm khuyết của chúng ta kéo dài nhiều năm qua nhiều bộ máy chính quyền. Chúng tôi không thể dẫn chứng một cá nhân lãnh đạo nào chịu trách nhiệm, nhưng điều này không có nghĩa mọi cá nhân, mọi cơ quan chính quyền được miễn sự quy trách. Bất cứ một viên chức cao cấp nào trong bộ máy chính quyền Hoa Kỳ trong suốt thời gian liên hệ đều có một trách nhiệm nào đó.

          Trong tinh thần đó bản tường trình này không có mục đích quy trách nhiệm. Ủy ban điều tra đã soát duyệt lại những gì đã xẩy ra để có thể nhìn tới trước và đề ra những phương cách ngăn ngừa những cuộc tấn công trong tương lai”

          Điều quan trọng là bản báo cáo đã nêu ra nguyên nhân sâu xa của chiến tranh khủng bố là sự thù hận giữa người Hồi giáo và thế giới Tây phương kết quả của sự tích lũy sai lầm về chính sách và về nhận định của cả hai phía.

          “Từ ngày 11/9/2001 đến nay Hoa Kỳ và các nước đồng minh đã triệt hạ chính quyền Taliban tại Afghanistan là chính quyền đã dung dưỡng tổ chức Al Qaeda, và đã giết hoặc bắt giữ hầu hết các tay khủng bố chủ chốt. Tuy vậy khủng bố vẫn tiếp diễn. Chúng ta đã ngăn chận nhiều kế hoạch khủng bố, nhưng ai cũng đồng ý rằng thế nào cũng có những cuộc khủng bố khác sẽ xẩy ra.”

          Tại sao vậy? Theo Ủy ban điều tra, “vì Al Qaeda đại diện cho một hệ ý thức chứ không phải chỉ là sự kết hợp của một số người. Một ý thức, cũng như một tôn giáo có thể bàng bạc sống dù không có ai dẫn dắt. Hiện nay Osama bin Laden không còn có nhiều khả năng tổ chức những cuộc đánh phá chúng ta, nhưng ngay cả khi anh ta bị bắt hay bị giết chúng ta cũng không chấm dứt được những cuộc khủng bố. Cái ý thức chống Tây phương của anh ta vẫn sống và vẫn có khả năng truyền bá. Nhờ nỗ lực tấn công của chúng ta đánh vào sào huyệt của Al Qaeda, và những biện pháp đề phòng trong nước, chúng ta hiện được an toàn hơn, nhưng chúng ta không hoàn toàn có an ninh.”

          Tuy vậy nhìn lại tình trạng đối phó của Hoa Kỳ Ủy ban đã nhấn mạnh đến sự thiếu óc tưởng tượng của những người lãnh đạo và của bộ máy an ninh quốc gia. Ủy ban cho rằng sống bên cạnh sự đe đọa, những người lãnh đạo không ý thức đúng mức của sự đe dọa đó. Trước cuộc tấn công ít người Mỹ biết đến tổ chức Al Qaeda vì chính quyền, quốc hội và truyền thông đã không quan tâm đúng mức, mặc dù tin tức tình báo cho thấy Al Qaeda chuẩn bị tấn công Hoa Kỳ ngay trên đất nước này. Không ai tưởng tượng rằng nhóm Al Qaeda có thể làm những việc động trời và có khả năng tổ chức như vậy. Người ta cho rằng Al Qaeda cũng chỉ là một nhóm khủng bố nếu có nguy hiểm hơn các nhóm khác một chút cũng không sao, đến đâu trị  đó là vừa. Hoa Kỳ có khả năng vô biên, tình báo Hoa Kỳ giỏi không có gì phải lo quá đáng. Bản tường trình viết rằng, cho đến ngày 4/9/2001 (nghĩa là chỉ một tuần lễ trước ngày 11/9) chính phủ Hoa Kỳ vẫn chưa dứt khoát với câu hỏi: “Có cần phải quá quan tâm đến Al Qaeda không?” trong khi bọn khủng bố đã vào vị trí chỉ giờ đến giờ để ra tay.

          Làm thế nào để chống khủng bố? Ủy ban điều tra có hai đề nghị. Thứ nhất là tổ chức lại ngành tình báo. Thứ hai là Hoa Kỳ cần duyệt xét lại chính sách toàn cầu.

          Về tình báo Ủy ban đề nghị tổng thống bổ nhiệm một Giám đốc tình báo quốc gia phụ tá bởi một Phó giám đốc để chỉ huy tất cả 15 cơ sở tình báo hiện có của Hoa Kỳ. Và thiết lập dưới quyền vị Giám đốc này một Trung Tâm quốc gia chống khủng bố. Trong 15 cơ sở tình báo hiện nay thì Ủy ban đề nghị đặt ba cơ sở quan trọng nhất là CIA, FBI và Tình báo quân sự  dưới quyền trách nhiệm của vị Phó Giám đốc. Các cơ sở tình báo khác như cơ sở phụ trách vũ khí giết người tập thể, phụ trách về ma túy, phụ trách về Liên bang Nga, Trung quốc, Đông Á, Trung Đông v.v... nằm trực tiếp dưới quyền của ông Giám đốc.

          Về chính sách, Ủy ban đề nghị Hoa Kỳ duyệt xét lại chiến lược toàn cầu, thay đổi chính sách ngoại giao, tạo tình giao hảo tốt với thế giới Hồi giáo để nhóm Osam bin Laden không có đất tuyên truyền và tuyển mộ đoàn viên đánh phá Hoa Kỳ. Nói cách khác là hóa giải hận thù.

          Hoa Kỳ là một quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới hiện nay. Và khi Hoa Kỳ tuyên chiến với khủng bố Hoa Kỳ không thể thua. Nhưng đánh chuột cũng không tránh được đổ vỡ trong nhà, ở đây là sự đổ vỡ của thế giới. Cho nên khuyến cáo của Ủy ban điều tra cuộc tấn công 11/9/2001 là khuyến cáo khôn ngoan nhất mà người lãnh đạo của Hoa Kỳ dù thuộc đảng nào cũng cần phải quan tâm đúng mức.



Trần Bình Nam

Sept. 7, 2004

BinhNam@sbcglobal.net

http://www.vnet.org/tbn



Tài liệu tham khảo:

 “The 9/11 Commission Report”: Final Report of the National Commission on Terrorist Atacks upon the United States


SƠN NAM * TÌNH NGHĨA

Sơn Nam
bluebar.gif (870 bytes)
Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư
- Từ đây tới nhà ông Trần văn Có gần hay xa vậy thầy ?
Thầy xã trưởng đáp:
- Ở xóm Cà Bảy Ngọp lận ! Ðể tôi ra lịnh cho phó hương ấp đòi tên đó tới công sở...
Thầy phái viên nhà báo 'Chim Trời' giựt mình:
- Tôi là phái viên, đâu có quyền hạn đó đối với quý độc giả thân mến gần xa.
Thầy xã hỏi :
- Phái viên là vì vậy thầy ?
Là người thay mặt cho tờ báo đi cổ động và thâu tiền
- A ! Bây giờ tôi mới biết cái thằng Tư Có. Nó thiếu tiền của nhà báo hả ? Hèn chi nó bơi xuồng lên công sở lãnh báo, đúng bảy bữa là có mặt nó. Nghèo không biết thân lại cón bày đặt làm sang mua báo không trả tiền !
Thầy phái viên cố nén sự bực tức khi nghe người độc giả thân mến của mình bị thầy xã khinh khi; thầy hút thuốc suy nghĩ rồi lại hơi buồn buồn mà nhớ đến sự thất bại về tài chánh.
Ông độc giả Trần văn Có thiếu sáu tháng tiền báo tức là hai đồng sáu cắc rưỡi. Từ chợ Rạch Giá vô đây, thầy đã tốn gần ba cắc rưỡi tiền tàu, tiền thuốc hút. Chuyến về lại phải xuất thêm ba cắc nữa...Ông độc giả nghèo nàn này chắc gì trả được một đồng trong số tiền thiếu chịu nhà báo !
Nhưng đã tới đây rồi mà trờ về thì uổng cuộc viễn du Hậu Giang này quá !
Thầy phái viên quyết tình binh vực thể diện của người độc gỉa nọ:
- Không phải tôi đi đòi tiền ! Tôi đi thăm dò ý kiến bạn đọc đối với tờ báo. Tiền bạc là quý...Nhưng ý kiến của bạn đọc lại quý hơn. Ðộc giả ở tới đâu, chúng tôi đi tới đó.
Sau vài phút đi tới đi lui, thầy xã gật đầu :
- Ðược. Ðể tôi biểu thằng 'trạo' chèo tam bản đưa thầy. Thầy nên dè chừng. Tên Trần văn Có nói mười, thầy tin một là vừa. Anh ta công kích tờ Lục Tỉnh Tân Văn của nhà nước Lang Sa gởi xuống công sở; đi ăn giỗ thì nói chuyện Hít-Le, chuyện nước Ý đánh nước Á, chừng hỏi kỹ mấy nước đó ở đâu, anh ta bí lối nói lảng qua chuyện Tàu...
Thầy phái viên tò mò :
- Vậy thì ông độc giả của chúng tôi rành chữ nho ?
Ai biết rõ được. Anh ta nói có dây có nhợ, tích người học trò nghèo tên là người Thừa Cung gì đó...chăn heo; ông quan đại thần Lý Tích đích thân nấu cháo cho chị ăn dè đâu bị lửa táp cháy râu. Chưa hết đâu, thầy phái viên ơi ! Hễ gặp ai say rượu, anh ta nói một hơi như thày chùa tụng kinh, có ca có kệ. Cái gì mà các anh hãy trông người kia đi ngoài đường, mặt đỏ gay, mắt lờ đờ...
Thầy phái viên cười lớn, nhịp mạnh tay xuống bàn ba bốn lần như đánh trống chầu hát bội, đôi mắt sáng ngời, chân nhảy nhót như con nít :
- Hay quá ! Hay quá ! Tôi thăm ông độc giả đó mới được. Ổng làm thày giáo hả thầy ? Nhờ thầy đưa tôi đi tới gặp mặt. Ngộ quá hen ! Ừ ! Ừ !
Bực mình quá chừng, thầy xã nghĩ : 'ông phái viên này kêu mình bằng thầy mà lại tưng bốc kêu Tư Có bằng Ông. Hay ổng chê mình không dám xuất tiền mua báo như Tư Có. Chừng bận về, mình mua vài năm báo chơi cho biết mặt.
Thầy xã hối thúc cho chú trạo sửa soạn quai chèo đua thầy phái viên đến ấp Cà Bảy Ngọp. Thầy phái viên cảm ơn một tiếng nhỏ rồi cúi đầu xuống nói rù rì như xa như gần, trong cuống họng :
- Ơ ! Ðể coi các anh hãy trông người kia đi ngoài đường, mặt đỏ gay, mắt lờ đờ, quần áo xốx xếch, chân đi xiêu bên nọ vẹo bên kia, múa chân múa tay, mồm nói lảm nhảm...Lũ trẻ theo sau cười chế nhạo...Ðúng vậy, QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ lớp sơ đẳng, việt Nam Tiểu Học Tàng Thư...Sách này do Nha Học Chính đã giao cho ông Trần Trọng Kim, ông Ðặng Ðình Phúc và ông Ðỗ Thận soạn...Eo ơi ! Cái thời buổi thơ ấu đó nay còn đâu.
Ðường đi ấp Cà Bảy Ngọp quá xa xôi ! Chiếc tam bản nhún xuống một cái 'ồ' rồi nhảy tới một cái 'sạt' theo nhịp chèo hai chèo. Nắng chang chang rắc vàng trên thảm cỏ hoang xanh ngắt. Vài nhánh bình bát gie ra, quất vào bụi sột soạt. Xế chiều cò trắng điểm lấm tấm trên dãy rừng tràm đằng xa. Lau sậy phất cờ như đón người khách lạ. Trích, cúm núm kêu ré lên. Con rạch thâu hẹp lại. Chiếc tam bản lắc nghiêng như trái dừa khô trên mặt nước đầy sóng gió. Anh trạo chèo một chèo, nghiêng mình bên hữu. Rồi bỗng nhiên anh chụp mỗi tay một cây chèo mà chèo trên đất khô bên bờ rạch. Chiếc tam bản lại lướt nhanh trong lòng nước hẹp, vừa đủ lọt bề ngang.
Anh trạo mỉm cười :
- Chèo như vậy đi lẹ hơn. Mọi lần mùa hạn, nước cạn queo, dưới sông đầy bùn non, tôi cỡi trần trên bờ mà kéo. Chiếc tam bản đi như cộ kéo lúa...
- Chú trạo biết rành nhà Tư Có không ?
- Dạ, biết. Tư Có ở một mình, nuôi heo, giăng câu,ăn ong, nghe nói y ở xứ Vãng Long xuống đây tính bề dạy học mà xin phép chưa được...

Buổi cơm chiều ngon lành làm sao ! Ăn cá lóc nướng trui, uống rượu 'ông Cọp' . Anh trạo đã về. Tư Có kềm thầy phái viên ở lại ngủ đêm, chú hứa sáng mai bơi xuồng đưa thầy trở lại công sở mà đón tàu đò.Thếp đèn dầu cá kéo thêm một tim thứ nhì nữa, cháy khá sáng. Bếp un dưới đất tỏa lên cuồn cuộn, tỏ rõ từng sợi khói mịn màng như mành lưới tơ giăng bủa khắp căn chòi nhỏ hẹp.
Tư Có bỏ mùng xuống, chun vô tấn ba phía rồi mời :
Thầy Hai vô trong này ngồi nói chuyện cho vui. Ở ngoài muỗi cắn. Khói như vậy mà muỗi cứ bu lại rớt lềnh trong thếp đèn dầu cá đó.
Ngượng nghịu, thầy phái viên nhà báo Chim Trời rón rén dở mí mùng, chun lẹ vào ngồi kế bên :
Xứ gì lạ quá ! Anh Tư ở đây hoài sanh bịnh chết.
Tư Có đáp :
Xứ Cà Bảy Ngọp, nghĩa là trâu chết. Hồi đó nghe nói trâu 'len' tới đây thất bại, phong thổ ẩm thấp trâu chết nhiều quá. Họ đặt tên kỷ niệm luôn...Bởi vậy dân tình bịnh hoạn, thưa thớt, làng này chưa cất nổi cái trường học.
Thầy phái viên trố mắt :
- Vậy à ? Còn mấy làng khác ?
- Ðông Thái, Ðông Hòa, Ðông Hưng, Vân Khánh, Ðông...không làng nào có trường hết. Thầy nghĩ coi...
Hèn chi miệt này chỉ một mình anh Tư là độc giả báo Chim Trời của chúng tôi...
Báo có thích hợp không anh Tư ?
- Nói chí tình, đó là của người bà con ở Sài Gòn 'đang' dùm tôi, ban đầu tưởng nói chơi dè đâu nhà báo gởi xuống thiệt, xem cũng đỡ buồn. Phần nhiều bài vở của mấy ông viết cao quá. Tôi thường đọc cái chương Văn Uyển, có bài thơ bát cú của cô Bích Lý vịnh cảnh sông Hương. Hay quá lẽ ! Về sau, ông Trần Bất Diệt ở Cầu Kè họa vận...
Thầy phái viên gật đầu, ừ lấy lệ ; thật ra hồi nào tới giờ đi cổ động cho báo Chim Trời mà ít khi thầy đọc kỹ báo nhà. Tư Có hỏi tiếp :
- Nhà báo Chim Trời đông người không thầy ? Chắc là lớn lắm ? Làm sao mà thành chữ được ?
- Có thợ chuyên môn ráp từ chữ a, chữ b
Trời thần ơi ! Biết tới chừng nào mới xong, chắc là thợ đông lắm...Còn mấy ông chủ nhiệm, chủ bút, phóng viên...Chắc làm việc rầm rộ ngày đêm.
Thầy phái viên sực nhớ đến tình trạng leo heo của toà soạn, lại gật đầu lần nữa.
- Làm báo thì cần nhiều trí óc lắm, phải không thầy phái viên ? Tiếc là hồi nhỏ cha tôi chết sớm. Hồi đó ổng làm thầy giáo cũng đặt thơ bát cú, tứ cú. Cha tôi chết, má tôi giữ mấy pho sách, dạy lại tôi. Ðó là sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư , thầy còn nhớ không?
Thầy phái viên cười :
- Nhớ chớ. Làm sao mà quên được ! Hồi nhỏ tôi hớt 'ca rê', tay xách tòn ten bình mực đi học ở trường làng. Hồi đó, trí óc mình sáng suốt, nhớ dai lắm. Bây giờ lớn tuổi, đầu bạc hoa râm, đi làm ăn rày đây mai đó, nhớ nhà, nhớ trường học, nhớ làng xưa.
Tư Có nói :
- Chắc là thầy muốn nói bài ' Chốn quê hương đẹp hơn cả ' chớ gì ?
Rồi chú đọc một hơi :
- Một người đi du lịch đã nhiều nơi. Hôm về nhà, kẻ quen người thuộc, làng xóm, láng giềng đến chơi đông lắm. Một người bạn hỏi : Ông đi du lịch sơn thủy...
- Ðó đa ! Ðó đa ! Anh Tư nhớ kỹ quá...người du lịch mới trả lời : Ở chốn quê hương ...từ cái bụi tre ở xó vườn cho đến con đường khúc khuỷu trong làng, cái gì cũng gợi cho tôi mối cảm tình chứa chan...Bài đó có hình ông già mang kíếng, chống gậy nói chuyện với mấy người khăn đóng áo dài
- Thì hình nào cũng khăn đóng áo dài. trừ ra cái hình thằng nhỏ chăn trâu cầm roi :
Ai bảo chăn trâu là khổ...Không, chăn trâu sướng lắm chứ.
Thầy phái viên phụ hoạ theo như cùng hợp xướng :
- Ðầu tôi đội nón mê như lọng che, tay cầm cành tre như roi ngựa, ngất nghểu ngồi trên mình trâu, tai lắng nghe chim hót trong chòm cây, mắt trông bướm lượn trên đám cỏ...
Rồi thầy kéo qua những đoạn khác mà thầy nhớ :
- Hay quá ! Nhà báo bây giờ không ai bằng. Văn chương như vậy là cảm động lòng người...Như cái hình ông già đẩy xe bò lên dốc, có hai đứa học trò kéo dây tiếp sức. Trời nắng to.Ðường thì dốc. Một ông lão đẩy cái xe lợn. Trên xe có ba bốn con lợn to, chân trói, bụng phơi và mồn kêu eng éc...
Tư Có vỗ trán :
- Còn ông già khuân tảng đá nữa, thấy mà thương : Trời nhá nhem, chạng vạng tối, tôi thấy một cụ già hì hục khuân một tảng đá. Ông cụ nhắc lên để xuống bốn năm lần mới đem được từ giữa đường đến chỗ bụi cây mà bỏ đấy...Lão đi lỡ vấp phải tảng đá này, sầy cả chân đau lắm nên khuân bỏ vào đây, sợ có người vấp nữa chăng.
Thầy phái viên không chịu rằng mình kém trí nhớ :
- Ngang hình ông già đó, chương phiá tay trái có bài Chọn bạn mà chơi. Thói thường gần mực thì đen. Cha chỉ ngón tay, con đứng khoanh tay cúi đầu mà nghe. Dưới chót lại có hàng chữ viết : Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
Tư Có gật đầu :
- Ðó là ngụ ý răn he gương tốt thói xấu. Phải siêng năng như Sửu chăm học, ngồi bên đèn mà đọc sách ; đừng lười biếng như thằng Bính đánh vòng. Phải bền chí học hành. Ơ thầy phái viên chắc nhớ cái hình con kiến tha mồi ! Văn chương nghe như đờn Nam Xuân Nước mềm, đá rắn thế mà nước chảy mãi đá cũng phải mòn. Sợi dây nhỏ, cây gỗ lớn, vậy mà dây cưa mãi cũng đứt. Con kiến nhỏ, cái lổ to, thế mà kiến tha lâu cũng đầy tổ. Người ta cũng vậy...

Không ai bảo ai, hai người lại nằm xuống lim dim. Tuổi của họ đã quá ba mươi !
Nước chảy mãi mà sao đá không thấy mòn ? Sợi dây cưa mãi, gỗ chưa đứt mà sợi dây sắp đứt trước. Sự nghiệp của họ nào đã có gì : kẻ mến cái thú ở nhà quê, người lận đận với cái thú ở kẻ chợ.
Nằm mãi không ngủ được, thầy phái viên lắng nghe những tiếng động trong nhà giữa tiếng mọt nghiến gỗ kèn kẹt như người đưa võng, bất chấp tiếng chuột chạy sột soạt và nhất là tiếng muỗi rừng lộng hành kêu vo vo, thầy mơ lại những ngày năm nay tôi lên bảy, tôi đã lớn, tôi không ...lêu lổng nữa.Còn đâu mùi hương của những quyển sách mới bao bìa kỹ lưỡng nhưng vài ngày sau đã rách bìa ! Làm sao nghe được tiếng phập phồng trong ngực của đứa bé khi trời mưa to, đi học trễ, run rẩy bước vào trường rồi cổi áo phơi ngay trong lớp...Ðây, thầy giáo mặc đồ bà ba, lâu lâu bước ra khỏi lớp để chào hỏi khi thầy xã, thầy cai tổng đi ngang qua. Một đôi lúc, thầy giáo quá cay nghiệt đã dùng thước đánh vào những đầu ngón tay non yếu hoặc hươu cây thước bảng...
Dầu sao đi nữa, những kỷ niệm xa xưa vẫn vui, vui như lũ học trò giành nhau chụp cho được cây dùi trống, đánh thùng thùng báo hiệu giờ vào lớp.
Giọng Tư Có nói nhỏ :
- Ngủ chưa, thầy phái viên ?
Thầy phái viên yên lặng, trời mới mưa, các chỗ trũng đầy nước cả nên cóc và nhái kêu inh ỏi. Vài giọt mưa rớt nhẹ xuống đất...Và rơi trên rạch Cà Bảy Ngọp trước nhà. Hồi năm nào, thầy là giọt nước trong lành đó, bây giờ nó đã trôi xa, ra sông, chứa rác rến, chảy băng ra biển. Ừ , họa chăng đó là con đường hiệu quả nhất là được sớm bốc hơi , đầu thai trở lại nguồn...Nghĩ vậy, thầy khoan khoái mỉm cười ngồi dậy hỏi :
- Ngủ chưa anh Tư ?
- Chưa !
- Tôi nãy giờ cũng vậy, muốn ngủ sớm để mai về nhà, mà không thấy mệt.
Im lặng một hồi lâu, rất lâu, Tư Có nói ngậm ngùi sau một tiếng thở dài :
- Biết lấy gì làm sở phí cho thầy. Thầy nói thiệt tình nghe coi...Chắc thầy tới đây thâu tiền.
- Ðâu có ! Ðau có ! Mình là bạn đời với nhau...
- Thầy hiểu cảnh tôi. Không lẽ gởi cá lóc, rùa, mật ong...nhờ thầy đem về Sài Gòn gọi là tiền của tôi trả cho nhà báo. Tôi 'đăng' là vì ái mộ báo Chim Trời chớ ít đọc lắm. Mấy thầy viết cao quá. Tôi mua để dàn về sau cho đủ bộ.
- Anh Tư đừng ngại chuyện đó. Cứ tiếp tục đọc. Lâu lâu dò nơi mục thư tín không chừng có lời của tôi thăm hỏi anh Tư. Nếu thấy báo đăng đòi tiền các độc giả, xin anh Tư hiểu rằng đó là nhắc nhở các người khác. Tôi hứa nói lại với ông
chủ nhiệm mỗi kỳ gởi tặng anh Tư một số báo, hoài hoài cho tới số chót.
Chú Tư Có vô cùng cảm động :
- Thôi thầy ngủ lấy sức để mai về bình yên. Khuya nghe chồn cáo cộc kêu, thầy đừng giựt mình. Ở đây miệt rừng, không có ...xa xa thì nghe tiếng chó sủa trăng.
Thầy phái viên cười dòn, tưởng tượng cái cảnh biệt ly ngày mai 'Ôi ! cái cảnh biệt ly ở xóm Cà Bây Ngọp sao mà buồn vậy !' Vĩnh biệt thì đúng hơn. Nghe nó buồn như một giọng hò, một câu rao Vọng Cổ, nhưng thầy chưa muốn nói ra,
giờ này.

Sơn Nam

TS. LÊ MỘNG NGUYÊN * TRUYỆN KÝ CỦA LÃNG TỬ

Caûm töôûng vaø kyù öùc
dieãn tieán veà:
Ngoài Quaùn Coùc
taùn Doùc Chuyeän Ñôøi cuûa
LAÕNG TÖÛ
Leâ Moäng Nguyeân
Trong chuyeán ñi Gia-Naõ-Ñaïi (19/03/2000-08/04/2000) ñeå laøm Chaùnh chuû khaûo buoåi Tuyeån Löïa Ca Só Giaûi Cung Vaøng 3 trong ñeâm 01/04/2000, theo lôøi môøi cuûa nhaïc só Leâ Dinh, chuû tröông baùo Ngheä Thuaät vaø kyù giaû Leâ Thaùi, Giaùm ñoác Ñaøi TNVN, toâi ñaõ ñöôïc giôùi vaên ngheä só thaønh phoá Moäng Leä An ñoùn tieáp raát noàng haäu (x. hoài kyù LMN ñaêng treân NT lieân tieáp 2 soá 74 & 75 - thaùng 05 & 06-2000)... Ñaëc bieät veà nhaø vaên Laõng Töû (teân thaät laø Nguyeãn Thaùi Duõng vôùi caùc buùt hieäu khaùc Boà Giang Coâng Töû, Thaàn Toaùn Töû, Thaùi Nguyeân...) cuøng phu nhaân nöõ danh ca Huyeàn Chaâu, phuï traùch ñöa ñoùn vaø daãn daét toâi ñi vieáng thaêm MLA, toâi ñaõ vieát: Qua "Ngoài Quaùn Coùc Taùn Doùc Chuyeän Ñôøi", ta phaûi coâng nhaän BGCT hay Laõng Töû laø moät nhaø kyù söï hoùm hænh, ñaõ nhaän xeùt moät caùch haøo höùng vaø haøi höôùc, ñaày tinh thaàn vaø taøi naêng veà nhöõng neùt ñaùng chuù yù cuûa con ngöôøi vaø cuoäc ñôøi... Ñoïc xong NQCTDCÑ cuûa Laõng Töû in thaønh saùch naêm 2002 do Ngheä Thuaät phaùt haønh (naêm 2003), nhaän xeùt cuûa toâi caùch ñaây 4 naêm vaãn coøn nguyeân veïn, nhöng loøng meán phuïc nhaø vaên nay buoàn ñöôïm tình luyeán tieác hai ngöôøi baïn raát thaân thieát... vì NQCTDCÑ chæ ghi laïi nhöõng ngaøy Laõng Töû döøng chaân taïi thaønh phoá Moäng Leä An, hoäi hoïp haèng tuaàn vôùi Nhoùm Anh Em Ngheä Só cuûa Nguyeät San Ngheä Thuaät do nhaïc só Leâ Dinh ñieàu haønh, taùc phaåm moät khi chaám döùt thì Laõng Töû laïi caát böôùc leân ñöôøng (x.Trang Bìa 4)... Baüng ñi moät daïo (töø thaùng 10-2001 cho ñeán thaùng 02-2002), toâi ñöôïc tin Laõng Töû trôû "Veà Thaêm Quaùn Coùc Taùn Doùc Chuyeän Ñôøi" trong Ngheä Thuaät soá 95 th. 02-2002: "Laõng du laø ngheà cuûa Laõng Töû, khoâng noùi chuyeän maën thì noùi chuyeän giang hoà vaët vaäy, nhaát laø chuyeán giang hoà vaët naøy thaät laø kyø thuù. Laõng Töû ñöôïc theo chaân OÂng Thaàn Nöôùc Maën "ñi Trung Quoác noùi chuyeän Taøu". Veà thaêm trong choác laùt thoâi, chöù khoâng ôû laïi ñeå tieáp tuïc vôùi anh em ngaøy xöa ñaõ töøng haøn huyeân gaén boù vôùi nhau trong Quaùn cuûa coâ Tö Hoàng Ngöï (maø theo toâi laø ngöôøi coù moät veû ñeïp khoù taû). Döôùi taàm maét taùc giaû NQCTDCÑ: "Coâ ñöôïc OÂng Thaàn Nöôùc Maën taëng bieät danh laø coâ "Boán Leï", caùi gì coâ cuõng leï heát, ñöùng sau quaày tính tieàn, tay leï laøng thoaên thoaét baám maùy, mieäng noùi tieáng Taây vôùi khaùch leï laøng nhö maây bay gioù cuoán, maø loã tai cuõng vaãn leï voâ cuøng, ôû tuoát luoát beân trong maø vaãn nghe heát ñaàu ñuoâi chuyeän taùn doùc cuûa Nhoùm NQCTDCÑ, laâu laâu ôû ñaèng xa choït moät caâu "coøm-maêng-te" maën moøi laøm caû baøn baùi phuïc. Coøn caùi leï thöù tö khoâng bieát laø gì, chaéc phaûi hoûi coâ Boán Leï môùi bieát ñöôïc" (tr. 7). Toâi coøn nhôù roõ ngaøy 04/04/2000 toâi ñöôïc môøi tham döï Quaùn Coùc trong buoåi hoïp chia tay vôùi vaên ngheä só Montreùal taïi Restaurant Thaûo (soá 2663, ñöôøng Ontario), do coâ Tö Hoàng Ngöï laøm chuû, chaân dung cuûa naøng maø vôùi vaøi neùt hoùm hænh Laõng Töû ñaõ phaùt hoïa mau choùng nhö treân thaät laø quaù ñuùng... Gioûi thaät! Caùch nhaän xeùt veà con ngöôøi cuûa OÂng Thaàn Nöôùc Maën raát xaùc ñaùng, thoâng minh.

Quaùn Coùc tieáp tuïc vaéng boùng Laõng Töû vaø phu nhaân ngöôøi ñeïp khaû aùi Huyeàn Chaâu, song nhaïc só Leâ Dinh khoâng ngaàn ngaïi môû cöûa "Nhaân chuyeán ñi coâng taùc ôû Montreùal: Nhaø aâm nhaïc hoïc Traàn Quang Haûi vieáng thaêm Quaùn Coùc taïi Tieäm coâ Tö Hoàng Ngöï tröa ngaøy thöù ba 28/05/2002 (Leâ Dinh trong NT soá 100, th. 07-2002). Anh chuû tröông baùo Ngheä Thuaät cho bieát raèng Quaùn" ñaõ haân haïnh ñöôïc tieáp ñoùn nhieàu anh chò em ngheä só Vieät Nam, chaúng nhöõng ôû ñòa phöông maø coøn ñeán töø nhöõng nôi khaùc nhö Myõ, AÂu chaâu, UÙc chaâu v.v... Nhöõng chò em vaên ngheä só ôû Montreùal thì ít nhaát cuõng ñaõ moät laàn gheù qua Quaùn Coùc, coøn ôû töø nôi xa thì chuùng toâi ñaõ ñöôïc haân haïnh tieáp ñoùn nhieàu ca nhaïc só, nhaø vaên, nhaø thô, nhaø baùo... nhö töø Hoa Kyø (Nguyeãn Long, Thanh Thuùy, Hoaøng Oanh, Linh Phöông, nhaïc só Nguyeãn Tuùc...), töø Phaùp (Leâ Moäng Nguyeân, Bích Xuaân, Vieät Döông Nhaân, Hoaøng Minh Taâm, Trònh Höng...), töø UÙc (nhaïc só vó caàm Nguyeãn Quyù Laõm)... nhöng caùi duyeân cuûa Quaùn Coùc nhö gaén boù vôùi Paris nhieàu hôn heát"... Sau ñoù, NT soá 107, th. 02-2003 loan baùo "Ngoài Quaùn Coùc Taùn Doùc Chuyeän Ñôøi" cuûa Laõng Töû vöøa môùi ra maét, vôùi nhöõng lôøi giôùi thieäu (maø toâi hoaøn toaøn ñoàng yù) nhö sau: "Ñoïc NQCTDCÑ ñeå bieát taïi sao ñoäc giaû cuûa Ngheä Thuaät chôø ñoùn baùo phaùt haønh moãi ñaàu thaùng. Ñoïc NQCTDCÑ ñeå bieát taïi sao nhöõng vaên ngheä töø phöông xa ñeàu gheù thaêm Quaùn Coùc moãi khi ñeán thaønh phoá Moäng Leä An. Ñoïc NQCTDCÑ ñeå tìm nhöõng nuï cöôøi thích thuù, thoaûi maùi. Ñoïc NQCTDCÑ qua ngoøi buùt ñoäc ñaùo vaø taùo baïo cuûa Laõng Töû ñeå bieát buùt phaùp "maën moøi" cuûa tröôøng phaùi "Vaên Chöông Mieät Döôùi" qua nhöõng lôøi "coøm-maêng-te" cuûa OÂng Thaàn Nöôùc Maën". Baùo NT soá 108, th. 03-2003 ñaêng baøi caûm töôûng cuûa nhaø vaên löøng danh Traø Luõ ôû Toronto: "Toâi ñoïc NQCTDCÑ cuûa Laõng Töø. Keá ñoù, taùc giaû laïi "Veà thaêm QCTDCÑ" moät chuyeán nöõa (NT soá 111, th. 06-2003) vaø khoâng queân nhaéc nhôû chuyeán Phaùp du cuûa NS Leâ Dinh vôùi phu nhaân: "Ñaàu thaùng 4 vöøa qua, Thuùy Nga Paris môøi Ñaïi Ca vaø Ñaïi Tyû sang Kinh Thaønh AÙnh Saùng thaâu hình vinh danh cuøng vôùi hai nhaïc só Phaïm Maïnh Cöông vaø Tröôøng Sa, caû ba ngöôøi ñeàu ôû Canada. Dòp naøy Ñaïi Ca gaëp gôõ caùc thaân höõu cuûa Quaùn Coùc cö nguï ôû Paris nhö nhaïc só Leâ Moäng Nguyeân, nöõ ña só Bích Xuaân, nöõ só Hoaøng Minh Taâm, nöõ só Vieät Döông Nhaân, chæ thieáu nhaïc só Trònh Höng ñang döôõng thöông vì bò teù gaõy chaân. Ñaëc bieät laø Ñaïi Ca coù dòp ñeán caên aáp treân ñaïi loä Saint Germain, ranh Quaän Saùu vaø Quaän Naêm Khu Quartier Latin, thaêm toå aám cuûa nhaïc só Leâ Moäng Nguyeân vaø Ngöôøi Ñeïp Nicole nôi maø Laõng Töû theo chaân OÂng Thaàn Nöôùc Maën vaø Ngöôøi Ngheä Shyõ (Huyeàn Chaâu) ñaõ gheù thaêm caùch ñaây 3 naêm...".

Gaàn moät naêm röôõi sau ngaøy OÂng TNM ñi Trung Quoác noùi chuyeän Taøu, Laõng Töû laïi trôû veà vôùi chuùng ta döôùi buùt hieäu Boà Giang Coâng Töû qua moät "Truyeän ngaén nhieàu kyø: "Maëc Giang Kyø 1" (NT soá 114, th. 09-2003), haønh vaên löu loaùt ngöôïc doøng thôøi gian veà dó vaõng cuûa moät thôøi thô aáu xa xöa... Kyø 2 ñöôïc tieáp theo trong NT, soá 115 th. 10-2003 (cuõng trong soá naøy Laõng Töû giôùi thieäu nhaø vaên Traø Luõ vaø taùc phaåm Ñaát Anh Em, Traø Luõ laø ngöôøi ñaõ cho ra ñôøi 9 taùc phaåm trong voøng 14 naêm)... Kyø 3 trong NT soá 116, th. 11-2003... Kyø 4 (tieáp theo vaø heát) trong NT soá 117, th. 12-2003 (cuõng trong soá naøy, nhaïc só Leâ Dinh ñaêng lôøi "Chuùc Möøng" loan baùo "Sau nhieàu naêm vaéng boùng trong laõnh vöïc khai thaùc nhaø haøng, oâng Nguyeãn Hoàng Haûi vöøa môùi taùi xuaát giang hoà, môû laïi moät nhaø haøng phôû môùi, laáy teân laø phôû Baéc soá 1, taïi soá 4707, ñöôøng Wellington, Verdun... Kyù teân: Nhoùm Quaùn Coùc vaø thaân höõu). NB. - Restaurant cuûa ca só NHH ngaøy tröôùc laø 1 trong 2 "truï sôû" cuûa QC. Keá ñoù, Laõng Töû & KingBeeMan baét ñaàu trình baøy taäp kyù öùc chieán tröôøng (Truyeän nhieàu kyø) Bay Trong Löû Ñaïn, Kyø 1 (NT soá 118, th. 01-2004), Kyø 2 (NT soá 119 th. 02-2004, Kyø 3 (tieáp theo vaø heát Kyù ÖÙc Chieán Tröôøng cuûa KingBeeMan & Laõng Töû). Trong NT soá 122, th. 05-2004, BGCT baét ñaàu ñaêng Truyeän "Döôùi Boùng Vaïn Lyù" Kyø 1 vaø trong soá 123, th. 06-2004 Kyø 2 (tieáp theo vaø heát)... Boãng nhieân, oâi haïnh phuùc! trong NT soá 124, th. 07-2004, ñoäc giaû vaø thaân höõu ñöôïc tin vui möøng Laõng Töû trôû laïi vôùi chuùng ta: Laõng Töû trôû veà Quaùn Coùc gaëp laïi baïn beø ngaøy tröôùc, chôït nhôù ñeán caâu trong saùch Giaùo Khoa Thö lôùp Döï Bò taû moät anh chaøng sau moät thôøi gian chu du boán beå, trôû veà laøng cuõ, daân laøng xuùm laïi nghe anh keå chuyeän ñöôøng xa, vaø ôû ñoaïn keát, anh ñaõ traû lôøi caâu hoûi ôû ñaâu anh thaáy ñeïp nhaát, anh chaøng beøn khaåu khí traû lôøi: "Choán queâ höông laø nôi ñeïp nhaát!". Laõng Töû ñöùng ôû moät phaàn ñaát caùch xa nôi cuõ hôn nöûa quaû ñòa caàu, baét chöôùc anh chaøng nhaø queâ trong saùch Giaùo Khoa Thö gaät guø khaåu khí: "Choán Moäng Leä An laø nôi ñeïp hôn caû!". (Laõng Töû, NQCTDCÑ, NT soá 124, th. 07-2004).Chuyeän naøy laøm toâi nhôù laïi chuyeän khaùc (les grands esprits se rencontrent): luùc toâi töø giaõ Hueá laø nôi choân nhau caét roán vaøo cuoái thaùng 09-1950 ñeå laáy maùy bay ñi Saøi Goøn (1 chieác Dakota cuõ kyõ) ôû laïi khoaûng 1 tuaàn tröôùc khi leân ñöôøng ñi du hoïc taïi Paris, toâi ñöôïc ngoài caïnh moät ngöôøi Phaùp vaø trong caâu chuyeän trao ñoåi, oâng ta noùi, haõnh dieän: Savez-vous que Paris est la plus belle capitale du monde ? Toâi traû lôøi khoâng ñaén ño: C'est peut-eâtre vrai, mais ... je trouve malgreù tout que ma ville natale (anciennement impeùriale) est toujours la plus belle. Trong NT soá 125, th. 08-2004 môùi nhaát, Laõng Töû giöõ muïc NQCTDCÑ luaän ñaøm veà chính trò Gia-Naõ Ñaïi (cuoäc baàu cöû Quoác hoäi vöøa qua) vaø vaên ngheä (DVD Thuùy Nga Paris By Night 70 vinh danh 3 ngöôøi nhaïc só tieáng taêm nhaát taïi Moäng Leä An: Leâ Dinh, Tröôøng Sa vaø Phaïm Maïnh Cöông, vaân vaân.

Trôû laïi taùc phaåm NQCTDCÑ cuûa Laõng Töû vôùi ñoâi lôøi nhaän xeùt. Saùch daøy ñeán 290 trang vôùi Môû Ñaàu (Thay Lôøi Töïa), nhaïc só Leâ Dinh môøi ñoäc giaû vaøo Quaùn, nhaán maïnh " ...raèng chuùng toâi "taùn doùc" chöù khoâng phaûi "noùi" doùc, chuùng toâi baøn baïc, baøn taùn cho caâu chuyeän theâm vui, theâm ñaäm ñaø quanh taùch traø boác khoùi, cho qua heát kieáp ly höông, "soáng nhôø ñaát khaùch, cheát choân queâ ngöôøi" (tr. 1-2). Laõng Töû cuõng lyù luaän roõ raøng trong baøi cuoái (Chöông 23, tr.196): "Noùi doùc" laø "noùi ñieâu", noùi khoâng thaønh coù, noùi coù thaønh khoâng, vôùi muïc ñích truïc lôïi. Coøn "taùn doùc" laø khai trieån chuû ñeà, theâm thaét chi tieát cho caâu chuyeän thaønh yù nhò, thích thuù, do ñoù ñoøi hoûi ngöôøi "taùn doùc" phaûi ñaït tôùi möùc cao cöôøng trong söï hieåu bieát, coù maùu "teáu" cao ñoä trong ngöôøi". Thaät theá! Nhaø vaên Traø Luõ (NT soá 108, Th. 03-2003) ñaõ phaûi khen ngôïi Nhoùm naøy, goàm caùc hoäi vieân thöôøng tröïc nhö Ñaïi Ca - Leâ Dinh (Thuû Laõnh), Ngöôøi AÁy - Leâ Thaùi, Ñaëc Phaùi Vieân - Hoaøng Leâ, OÂng Lang Taây - BS Maïc Vaên Troïng (Nhöôïc Gia Trang), OÂng Thaày Caõi Song Moäc - Luaät sö Laâm Chaán Thoï (Meùt), Tröôûng Khoái NATO - No Action Talk Only..., vaø leõ dó nhieân vôùi Laõng Töû - OÂng Thaàn Nöôùc Maën, phuï traùch ñieåu khieån soáng ñoäng baèng caùch bình luaän vaø giaûi thích veà moïi ñeà taøi, vaân vaân. Nhaø pheâ bình Traø Luõ, cuõng nhö toâi " ...Ñoïc xong thaáy thô thôùi haân hoan"..., tieáp tuïc khen ngôïi taùc phaåm NQCTDCÑ, phuïc laêng caû Nhoùm vaên ngheä, vaên hoïc vaø vaên hoùa-vaên minh naøy: "Mình oâng (Laõng Töû) taùn ñaõ hay, trong saùch coù nhöõng saùu oâng taùn laän. Caû saùu oâng ñeàu kieán thöùc ñaày mình. Laõng Töû laø cöïu phi coâng Khoâng Quaân VNCH. Nguyeân caùi teân phi coâng ñaõ noùi leân caùi bay böôùm laû löôùt cuûa oâng. Sau naøy hoïc theâm, oâng thaønh kyõ sö daàu khí vaø ñieän töû. Kinh theá! Roài nhoùm toaøn baùc só, luaät sö, nhaïc só, giaùo sö, vaên só. Khieáp quaù chöù! Söï thaønh coâng cuûa vieäc taùn doùc dí doûm vaø coù duyeân trong saùch laø nhôø caùi khoái chaát xaùm ñoâng ngöôøi naøy. Maø nguyeân chaát xaùm khoâng thoâi thì chöa ñuû hay. Söï thaønh coâng laø ôû choã caùc chaát xaùm naøy troän laãn vôùi nhau raát haøi hoøa, döôùi taøi nhaïc tröôûng Laõng Töû". (Traø Luõ, Toâi ñoïc NQCTDCÑ cuûa Laõng Töû, NT soá 108, Th. 03-2003, tr. 17-20).

Phaàn Chính goàm 23 baøi (23 Chöông) cuûa taùc giaû, (baøi thöù 21 ñaëc bieät do Bích Xuaân), cuøng vôùi moät Phuï Luïc goàm nhöõng baøi cuûa Leâ Moäng Nguyeân (tr. 203-223: Töø Paris ñeán Montreùal: Moät chuyeán ñi trong tình yeâu vaên ngheä vaø thaân höõu muoân ñôøi; tr. 239-248: Qua gioïng ca truyeàn caûm tuyeät vôøi, Huyeàn Chaâu mang haïnh phuùc cho ñôøi vaø tình thöông cho ngöôøi), Boà Giang Coâng Töû (tr. 225-234: Caûm tính trong nhaïc tình; 275-287: Ngöôøi Phieâu Baït); Bích Xuaân (249-259: Nhöõng ngöôøi toâi ñaõ gaëp taïi Montreùal), Vieät Döông Nhaân (tr. 261-268: Dö aâm "Quaùn Coùc" vaø kyû nieäm tuyeät vôøi taïi Moäng Leä An), vaø Hoaøng Minh Taâm (tr. 269-274: Laøm quen vôùi "Quaùn Coùc"). Sôû dó phaàn cuoái naøy raát phong phuù laø vì luùc taùc giaû giöõ muïc NQCTDCD töø thaùng 11 naêm 1999 ñeán thaùng 9 naêm 2001 ñeå "...ghi laïi nhöõng sinh hoaït trong gaàn 2 naêm treân 23 soá baùo cuûa nhoùm anh em vieát laùch vaø thaân höõu cuûa tôø Nguyeät San Ngheä Thuaät taïi Quaùn Coùc (laø Quaùn Thaûo naèm gaàn ngaõ tö hai ñöôøng Ontario-Frontenac, tænh bang Queùbec, Canada... Toâi xin theâm: vaø luaân phieân vôùi Quaùn Phôû Victoria do ca só Nguyeãn Hoàng Haûi laøm chuû). Caâu chuyeän naøy ñaõ ñöôïc caùc anh em vaên ngheä só caùc nôi khaùc höôûng öùng, nhöng vöôït haún leân treân laø moái thaân tình cuûa hai nhoùm vaên ngheä só cuûa hai thaønh phoá Paris vaø Montreùal..." vaø ñaõ ghi laïi kyû nieäm cuûa mình ñeå chia xeû vôùi moïi ngöôøi (tr. 201).

Ñoïc saùch cuûa Laõng Töû, toâi khoâng theå naøo khoâng nghó tôùi Coâng töôùc Saint-Simon (Duc de St-Simon) maø Töø ñieån Petit Robert cho bieát tieåu söû ñaïi khaùi nhö sau: Laø moät taùc giaû kieán-vaên-luïc (meùmorialiste) sinh taïi Paris naêm 1675, maát naêm 1755, vôùi toân hieäu quí toäc nghò vieân Phaùp quoác (Titre de Pair de France), oâng coù tham voïng giöõ moät vai troø chính trò cao lôùn... nhöng öôùc mong naøy khoâng ñöôïc thöïc hieän sau luùc Coâng töôùc De Bourgogne qua ñôøi (1712) vaø caïnh nhieáp chính vöông (Reùgent) Philippe d'Orleùans, cho neân töø ñoù oâng chuyeân taâm ghi chuù treân nhieàu trang giaáy (chöa in) cuøng vieát taäp Quan-saùt-luïc cuûa oâng ( Meùmoires du Duc de Saint-Simon, keå töø 1694 cho ñeán ngaøy oâng maát), ñaëng töôøng thuaät thôøi ñaïi ñöông taøn cuûa trieàu vua Louis XIV. Qua nhieàu buùt hoïa lieân tieáp vaø chaân dung bieåu döông, Saint-Simon ñaõ mieâu taû trong moät "ngoân ngöõ ngang haøng vôùi söùc maïnh hieàm kî vaø nhöõng thích thuù cuûa oâng" (Lamartine)... So saùnh ñeán ñaây laø heát: Laõng Töû laø moät ngoøi buùt saéc beùn, vôùi gioïng noùi ñoâi khi raát "maën" nhöng khoâng bao giôø thoâ tuïc vaø khoâng oaùn haän ai: un ton cru parfois mais jamais vulgaire et sans aucune aversion. Moät tæ duï (tr. 11-12): "Sau naêm 75, khi mieàn Baéc chieám ñöôïc mieàn Nam, coù nhaø thô mieàn Baéc teân Thu Boàn raát coù quyeàn theá, töï cho mình laøm thô hay nhaát nöôùc, nghe tieáng Buøi Giaùng trong Nam, beøn kieám caùch so taøi. Anh ta vaøo Saøi Goøn, keøn troáng toå chöùc ra maét thô, môøi Buøi Giaùng ñeán döï. Phaàn dieãn ngaâm do nöõ ngheä só noåi tieáng Thu Ba ngaâm vònh thô cuûa anh ta. Thu Ba ngaâm xong xuoáng ngoài keá anh, anh taån maån taàn maàn löøa dòp ñöa baøn tay naêm ngoùn sôø tay Thu Ba, roài höùng chí ra gioïng keû caû baûo Buøi Giaùng laøm thô cho anh nghe. Buøi Giaùng töø choái thì anh ta cöù eùp, cuoái cuøng Buøi Giaùng noùi raèng mình laøm thô dôû laém, yeâu caàu khi laøm xong nhôø anh ta söûa duøm. Thu Boàn ñaéc chí chòu lieàn, Buøi Giaùng beøn laáy caûnh tröôùc maét laøm hai caâu thô nhö sau:
Thu Ba ca ngôïi Thu Boàn
Thu Boàn khoaùi chí sôø "tay" Thu Ba. (Buøi Giaùng)

Thu Boàn nghe xong cöôøi khaåy cho laø Buøi Giaùng chæ coù tieáng maø khoâng coù taøi thaät söï, vì thô luïc baùt maø chöõ saùu caâu treân maø laïc vaän vôùi chöõ saùu caâu döôùi thì khoâng theá naøo goïi laø thô ñöôïc. Ñeán khi kieám chöõ ñeå söûa, anh ta môùi hieåu yù Buøi Giaùng, maët ñoû leân.

Luùc ñoù moïi ngöôøi quay sang hoûi nhaø thô Haø Huyeàn Chi taïi sao toùc anh traéng phau, nhöng maët anh luùc naøo cuõng ñoû nhö vaäy. Nhaø thô traû lôøi:

- Toâi cuõng nhö moïi ngöôøi, khi naøo nghó caùi gì maø noùi ra khoâng ñöôïc thì maët ñoû leân. Coøn maët maø luùc naøo cuõng ñoû laø luùc naøo cuõng coù chuyeän nghó maø khoâng noùi ra ñöôïc.

Chuyeän naøy phaàn ñoâng moïi ngöôøi bieát nhöng ñöôïc Laõng Töû keå laïi nhö theá thì thaät quaù taøi tình! Theo toâi, nhaø vaên trìu meán cuûa chuùng ta ñaùng ñöôïc Prix Goncourt hoaëc ít nhaát laø Prix Feùmina maø thöôøng leä ôû Phaùp ngöôøi ta taëng thöôûng cho nhöõng taùc phaåm hay nhaát ñöôïc xuaát baûn trong naêm.

Veà loái haønh vaên vaø danh töø ñöôïc Laõng Töû thöôøng duøng moät caùch töï nhieân, toâi nghó tôùi Georges Brassens vôùi nhöõng lôøi nhaïc raát bình dò ñeå ca ngôïi tình baïn höõu nhö Jeanne, Chansons pour l'Auvergnat, Les Copains d'abord, aùi tình nhö Je me suis fait tout petit, La Premieøre Fille, Rien aø jeter, vaø söï cheát nhö Le Testament, Pauvre Martin, vôùi nhieàu tình caûm vaø khoâng theo hôïp thôøi chuû nghóa (anticonformisme) nhö La Mauvaise Reùputation, Je suis un voyou... Vuõ Ngoïc Phan (Nhaø Vaên Hieän Ñaïi, Quyeån 3) ñaõ vieát veà Tuù Môõ, taùc giaû Gioøng Nöôùc Ngöôïc do Ñôøi Nay xuaát baûn (Taäp I- 1934, Taäp II - 1941) nhö sau: ...Gioïng ñuøa côït laúng lô cuûa Hoà Xuaân Höông, gioïng nhaïo ñôøi cuûa Traàn Keá Xöông, gioïng thuø öùng yù nhò cuûa Nguyeãn Khaéc Hieáu, gioïng giao duyeân tình töù cuûa Traàn Tuaán Khaûi, töøng aáy gioïng thô, ngaøy nay ta thaáy caû trong hai taäp thô traøo phuùng cuûa Tuù Môõ... Toâi xin aùp duïng lôøi pheâ bình raát xaùc ñaùng naøy cuûa Vuõ Ngoïc Phan veà Tuù Môõ (moät nhaø thi haøo traøo phuùng trong thaäp nieân 30) vaøo tröôøng hôïp tuøy buùt "Ngoài Quaùn Coùc Taùn Doùc Chuyeän Ñôøi" cuûa Laõng Töû ("töøng aáy gioïng vaên, ngaøy nay ta thaáy caû trong tuøy buùt NQCTDCÑ cuûa Nguyeãn Thaùi Duõng") ...Tuøy buùt, bôûi vì trong theå loaïi naøy, caùch vieát vaên cuûa Laõng Töû khoâng thua keùm gì nhaø vaên löøng laãy trong thaäp nieân 30-40 laø Nguyeãn Tuaân trong "Vang Boùng Moät Thôøi" maø nhaân dòp, nhaø pheâ bình noùi treân ñaõ... chuù yù ñeán loái haønh vaên ñaëc bieät cuûa oâng vaø nhöõng yù kieán cuøng tö töôûng phoâ dieãn baèng nhöõng gioïng taøi hoa...". (NVHD, Q. 3).

Trong baøi caûm töôûng veà NQCTDCÑ noùi treân, nhaø vaên laãy löøng (Traø Luõ) cuûa thaønh phoá Toronto coøn vieát nhöõng lôøi raát öu aùi veà giôùi vaên ngheä só ñaõ bay töø kinh thaønh aùnh saùng qua Moäng Leä An thaêm vieáng Quaùn Coùc: " ...Khaùch phöông xa maø Laõng Töû khen heát lôøi laø hai vò töø Paris: Leâ Moäng Nguyeân vaø Bích Xuaân:

Leâ Moäng Nguyeân laø nhaïc só noåi danh ngaøy xöa vôùi "Baøi Traêng Môø Beân Suoái", nay laø Giaùo sö luaät Ñaïi Hoïc Paris, kieâm Luaät sö Toøa Thöôïng Thaåm Paris, cuõng laø Vieän só taïi Haøn Laâm Vieän Khoa Hoïc Haûi Ngoaïi cuûa Phaùp Quoác nhö Cöïu hoaøng Baûo Ñaïi ngaøy xöa. Ñaùng neå quaù. Laõng Töû ca ngôïi thieân taøi Leâ Moäng Nguyeân laø raát ñuùng. Coøn ngöôøi ñeïp Bích Xuaân thì sao? Laõng Töû cuõng khen nöùc nôû, naøo laøm thô hay, naøo noùi chuyeän maën cuõng hay, vaø nhaát laø ngöôùi ñeïp Paris vöøa coù chaân daøi vöøa ñeïp haây haây. Nhaø vaên Traø Luõ coù meán traùch Laõng Töû khoâng bao giôø khen ngôïi (moät caâu) phu nhaân Huyeàn Chaâu, ngöôøi ñeïp, haùt hay, chaéc vì oâng muoán "giaáu kyõ tình yeâu vôï trong loøng, caám ngoaïi nhaân khoâng ai ñöôïc bieát". Noùi nhö theá laø thaät oan cho Laõng Töû, neáu ai ñaõ ñoïc baøi Caûm tính trong nhaïc tình Qua CD Gioù Cuoán Tình Xöa vôùi Tieáng Ñaøn Linh Phöông vaø Tieáng Haùt Huyeàn Chaâu cuûa BGCT vaø Qua gioïng ca truyeàn caûm tuyeät vôøi Huyeàn Chaâu mang haïnh phuùc cho ñôøi vaø tình yeâu cho ngöôøi cuûa Leâ Moäng Nguyeân, naèm trong Phuï Luïc nhöng hoaøn toaøn thuoäc veà taùc phaåm NQCTDCÑ. Toâi cuõng ñaõ laáy cô hoäi naøy ñeå ghi nhôù vaø nhaéc nhôû ñeán tình baïn raát saâu ñaäm giöõa hai vôï choàng Duõng - Chaâu vaø hai vôï choàng chuùng toâi (Leâ Moäng Nguyeân vaø Nicole). Saùch cuûa Laõng Töû laø moät taùn döông ca tình thaân höõu giöõa anh chò em vaên ngheä haûi ngoaïi noùi chung vaø hai Nhoùm Montreùal vaø Paris noùi rieâng. Toâi xin göûi lôøi caûm ôn trìu meán ñeán taùc giaû ñaõ cho ñoäc giaû moät moùn quaø tinh thaàn quí baùu vaø moät kyû nieäm khoâng bao giôø phai laït: Cuûa tin, goïi moät chuùt naøy laøm ghi. (Kim Vaân Kieàu).
Leâ Moäng Nguyeân (Paris)
( Trích Nghe Thuat
126 - tháng 09 - 2004)

TS. LÂM LỄ TRINH * VATICAN

VATICAN VÀ HÒA HỢP HÒA GIẢI TÔN GIÁO
PHỤC HƯNG ĐẤT NƯỚC
Lâm Lễ Trinh
Dưới đây là những câu hỏi của ký giả Hồng Phúc (HP) phỏng vấn Ls Lâm Lễ Trinh (LLT) , Chủ nhiệm / Chủ bút tạp chí Anh-Pháp Human Rights / Droits de l’Homme, ngày 28.6.2004 (phát thanh lại ngày 1.7.2004) trên Đài Tiếng Nói Việt Nam Hải ngoại, Vietnam Public Radio, tại Hoa Thịnh Đốn, Hoa kỳ, về đề tài “Vatican và vấn đề Hoà giải Hoà hợp. Vai trò của Tôn giáo trong công cuộc phục hưng Đất nước” trong Chương trình “Thế Giới Ngày Nay”.


1– HP: Thưa Luật sư, chúng tôi được biết Luật sư đã được mời làm diễn giả danh dự tại Đại hội Cộng đồng Công giáo VN Miền Tây Nam Hoa kỳ ngày 16 tháng 5 vừa qua về đề tài “Vấn đề dấn thân chính trị của người tín hữu Công giáo”.
Trong bài thuyết trình vừa nói. Ls có xác nhận : “Nếu nhìn vào lịch sử nhân loại thì các cuộc cách mạng vĩ đại gây ảnh hưởng sâu đậm đối với quần chúng được phát động và thực hiện không phải do các chính trị gia lỗi lạc mà do những giáo chủ của các tôn giáo lớn như Phật giáo, Hồi giáo và Thiên chúa giáo. Đức Phật, Mahomet và Chúa Jésus đã thay đổi thế gian toàn diện về tâm linh, luôn cả về chính trị, xã hội, văn hoá, nếp sống và kinh tế”.
Hiện sống ở thế kỷ 21 mà còn đặt ra câu hỏi: “Tôn giáo có làm chính trị không” thì câu hỏi ấy có tính cách lạc lõng hay không? Tại sao có một số lãnh đạo tinh thần lại vẫn tuyên bố : ‘Tôn giáo không làm chính trị” ?
LLT: Để trả lời câu hỏi khá phức tạp này của ông, tôi tưởng nên nhắc lại vài móc điểm thời cuộc: Trước Karl Marx (1818-1883), các lý thuyết gia của chủ nghĩa thế tục (sécularisme) như Fuerbach, Voltaire, Freud... đã chống giáo sĩ và Giáo hội. Họ từng khẳng định rằng tôn giáo, tự bản chất, là một sự mê tín đầu độc nhân loại. Hình thức cực đoan của chủ nghĩa thế tục này là chủ nghĩa cộng sản. Staline, Mao và Hồ cổ võ tiêu diệt tôn giáo, tẩy Đạo ra khỏi thế sự và đề cao thuyết Mác xít như một tôn giáo mới, một “tôn giáo thế tục, religion séculaire”, theo ngôn từ của học giả Raymond Aron. CS tôn vinh vai trò tối thượng của khoa học và địa vị độc tôn của con người. CS chỉ công nhận con người lao động (homo faber) và không dành một vai trò gì trong xã hội cho con người tôn giáo (homo religious) và con người tư duy (homo sapiens).
Những năm gần đây, chúng ta thấy xuất hiện một khuynh hướng ngược lại, quá khích và vô cùng nguy hiểm: một số quốc gia Hồi giáo khai thác tích cực lòng ái quốc và sự bất mãn của quần chúng đối với Aâu Mỹ để tôn giáo hoá mọi sinh hoạt xã hội và thực hiện chế độ thần quyền - bằng khủng bố và bạo lực. Chủ nghiã này được gọi là Bảo căn tôn giáo, radicalisme religieux. Cuộc chiến tranh chống khủng bố khó giải quyềt hơn cuộc chiến tranh lạnh, khó hơn thập bội, vì mang màu sắc tôn giáo cuồng tín.
Mác xít và Bảo căng đều làm cho thế giới đảo điên. Cả hai đều chứng minh nhân loại vẫn không ngưng đi tìm một giải pháp toàn bích để xác định biên cương tối hảo của hai lãnh vực Đạo và Đời – Tôn giáo và Chính trị. Xã hội chính trị nhằm giải quyết chuyện thế gian nên cần dùng áp lực để thống trị. Tôn giáo là một xã hội dân sự đặc biệt, với khát vọng đi tìm sự giải thoát ngoài trần thế, nên chọn đường lối vỗ về, thuyết phục.
Tại nhiều quốc gia, ngày nay tín đồ tôn giáo thành lập đảng trong khuôn khổ Hiến pháp để hoạt động công khai. Vài xứ chọn tôn giáo làm quốc giáo. Ở các nơi ấy, tôn giáo nắm trọn Thế quyền (tức là quyền cai trị dân) lẫn Thần quyền (tức cai trị con chiên trong đạo), vì thế không thể tránh nạn độc tài.
Dựa vào tôn chỉ “Hãy trã lại cho César cái gì thuộc về César”, nhiều người cho rằng “tôn giáo không nên làm chính trị”. Điều này vô cùng tế nhị vì Đạo sống trong lòng thực tế, dẩy đầy chính trị. Giáo hội lắm khi phải vận động với chính quyền để ban hành luật lệ cần thiết và thiết lập cơ chế hợp với những đòi hỏi của giáo lý, thí dụ như trong vấn đề phá thai, đồng tính luyến ái, án tữ hình , vấn đề cloning..vv..
Nói tóm tắt, chúng tôi nghĩ tôn giáo không nên làm chính trị – thế giới ô trọc của tham, sân, si - để trực tiếp nắm quyền trần thế nhưng mỗitín đồ – vưà với tư cách công dân, vừa nhân danh giáo hữu – có bổn phận xử dụng tích cực quyền năng chính trị do Hiến pháp ban bố để nói lên sự chọn lựa của mình đúng theo lương tâm và giáo điều.
2 – HP: Các nhà truyền giáo Ki tô phương Tây đã đến Việt Nam cùng thời với Đế quốc Pháp xâm chiếm nước ta. Vì thế có khuynh hướng trách cứ tín đồ Công giáo “thông đồng” với Thực dân và đặt tôn giáo trên quyền lợi dân tộc. Luật sư nghĩ sao về vấn đề này?
LLT: Đây là luận điệu được CSVN và những phần tử có ác cảm với Vatican xử dụng để xuyên tạc Ki tô giáo. Lịch sử VN và nhiều học giả phản bác quan điểm này. Thật vậy, theo sử gia Trần Trọng Kim, đạo Chúa được truyền bá tại VN từ năm 1533 dưới thời Lê Trang Tôn. Vì nhu cầu thống nhất sơn hà, chống Tây Sơn, vua Gia Long đã cầu viện khắp nơi, không riêng gì và ưu tiên với nước Pháp. Bồ Đào Nha không sốt sắng, Trung quốc làm ngơ vì, theo chính sách truyền thống, không muốn có một lân bang lớn mạnh. Gia Long túng thế phải nhờ Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine) tiếp xúc với Pháp. Hoàng đế Nã Phá Luân đệ nhất đang bận chinh chiến ở Aâu châu nên chỉ lơ là cho phép Bá Đa Lộc tuyển mộ tai Pondichéry một số người Pháp đánh giặc mướn như Chaigneau, Vannier, Despiau...qua giúp Gia Long. Năm Đinh sửu (1817), vua Louis XVIII gởi chiến thuyền Cibèle qua Đà nẳng đòi thi hành những điều ước do Bá Đa Lộc ký năm 1787 về việc nhượng cửa Đà nẳng và đảo Côn Lôn. Gia Long cho trã lời rằng Pháp đã không thi hành điều ước ấy thì nay bỏ, không nói đến nữa. Pháp không hưởng được sự biệt đải nào về chính trị và thương mãi. Vu khống Gia Long là một ông vua “bán nước và giúp giáo cho giặc”quả là một điều bất công. Gia Long là một nhà lãnh đạo “có công to, tài trí và rất khôn ngoan” (Trần Trọng Kim. VN Sử lược, quyển 2, trang 184).
Khi qua đời, Gia Long chọn Minh Mệnh nối nghiệp. Minh Mệnh thâm Nho học, tôn sùng Khổng Mạnh nên mới nghiêm cấm và trừng trị những người theo đạo Ki tô. Các vua sau đó, Thiệu Trị và Tự Đức, vẫn tiếp tục chính sách đóng cửa rút cầu tai hại. Đặc biệt, Tự Đức ban hành năm 1848 và 1851 haisắc dụ quyết liệt cấm đạo. 130.000 tín hữu Thiên chúa bị sát hại và 3000 giáo xứ bị đốt phá. Tháng 7.1858, tức là năm Tự Đức thứ 11, Hoàng đế Pháp Nả Phá Luân đệ tam nắm lấy cơ hội ngàn vàng này để liên minh với Ý đại lợi đưa 14 chiếc tàu và 3000 quân qua đánh phá Đà nẳng . Các đế quốc Aâu châu đã khai thác chính sách sai lầm về tôn giáo của các vua chót nhà Nguyễn để mở rộng bờ cõi và khuếch trương mua bán.
Các sử liệu mà tôi vừa phác hoạ cho thấy liên kết Thiên chúa giáo vớiø Thực dân là một điều gièm pha. Cũng trong giai đọan nêu trên, nước láng giềng Thái Lan đã tránh được thảm trạng của VN nhờ một chính sách tôn giáo và giao thương cởi mở đối với quốc tế. Trung quốc cũng theo đường hướng ấy.
Ngày 12 tháng 6 vưà qua, trong buổi ra mắt sách tại Little Saigon, Californie, Giáo sư Tiến sĩ Roland Jacques, khoa trưởng phân khoa Giáo luâït tại Đại học Saint Paul, Ottawa, Canada, đã đưa ra nhiều sử liệu chứng minh chính các giáo sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha, Ý và Nhật đã quảng bá từ cuối thế kỷ XVI đạo Ki tô ở Đại Việt (tên cũcủa VN), trước các linh mục Pháp. Như vậy, Giáo hội VN không phải là con đẻ của Hội Truyền giáo Ngoại quốc (Missions Eùtrangères de Paris) như một số tài liệu ghi sai. Mặt khác, theo Giáo sư Roland Jacques, người sáng chế ra tiếng quốc ngữ từ năm 1622 là nhà truyền giáo Bồ Đào Nha Francisco de Pina chớ không phải giám mục Alexandre de Rhodes (thật sự mang quốc tịch La mã chớ không phải Pháp). De Rhodes chỉ tiếp tục và bổ túc công việc làm sinh ngữ của De Pina.
Một điểm chót cần ghi lại: Mặc dù vua Tự Đức hà khắc cấm đạo, một số sĩ phu Công giáo như Nguyễn Trường Tộ (1827-1871) và linh mục Đặng Đức Tuấn đã dấn thân phục vụ xứ sở trong nhiềøu lãnh vực ( đọc «Những người lữ hành trên đường hy vọng» của Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, trang 532- 536). Điều này chứng tỏ người tín đồ Ki tô không đặt tôn giáo trên Đất nước.
3- HP: Không thể chối cải Tôn giáo và Chính trị liên hệ mật thiết. Tại một số quốc gia trên thế giới ngày nay, tôn giáo được chọn là Quốc giáo. Tuy nhiên, Hiến pháp Hoa kỳ có ghi rõ nguyên tắc tách rời Nhà thờ và Nhà nước. Tại sao?
LLT: Đúng vậy, nhiều nước – trong đó có Hoa kỳ, ngay từ năm lập quốc 1783 – đã có quyết định sáng suốt ghi vào Hiến pháp nguyên tắc tách rời Nhà Nước và Nhà thờ (séparation de l’Eùglise et de l’Etat) để tránh tôn giáo nắm thế quyền, mặt khác để bảo vệ dân chủ và sự bình đẳng giữa các đạo giáo trong xứ. Tại Iran là xứ chọn Hồi giáo làm quốc giáo, các nhân quyền căn bản đều bị giới hạn như thế giới đang chứng kiến.
Mặc dù có sự rào đón pháp lý cẩn thận như vậy, các nhà thờ tại Hoa kỳ có ảnh hưởng sâu đậm với Tổng thống Hoa kỳ qua khối cử tri. Xin đọc số đặc biệt, xuất bản ngày 21.6.2004, của tạp chí Time, với chủ đề « Đức tin tôn giáo, Thượng đế và Văn phòng bầu dục, Faith, God & The Oval Office»
4 – HP: Luật sư nghĩ gì về chính sách đàn áp tôn giáo của CSVN hiện nay ơ trong nước?
LLT: Trong hiểm họa «Diễån biến Hoà bình» hiện nay mà Chính trị bộ CS còn gọi nôm na «Cuộc chiến Hoà bình», chính phủ Hànội lo sợ nhất các tôn giáo đối kháng, hơn cả áp lực của các cơ chế kinh tài viện trợ quốc tế WTO, IMF...và nhóm người bất đồng chính kiến trong xứ. Vì sao? Vì Phật giáo, Công giáo, Cao đài, Hoà hảo và Tin lành có sẵn tổ chức và cán bộ, võ trang bằng đức tin mãnh liệt và được thế giới ủng hộ. Bởi vậy, từ ngày đầu chiến tranh ở VN, CS đã thi hành kế hoạch thâm hiểm để mua chuộc, chia rẽ và tiêu diệt tôn giáo. Trước 1975, CS dùng tôn giáo tấn công chính phủ Việt Nam Cọng Hoà. Sau 1975, chúng lập Ban Tôn giáo Chính phủ để triệt hạ các tổ chức chống đối, tịch thu các cơ sở thờ phượng, bắt bớ tu sĩ, kiểm soát sự in ấn kinh sách..vv.. Ngày 19.4.1999, thủ tướng Phan Văn Khải ký Nghị định số 26/199/ND-CP gia tăng các hạn chế nghiêm khắc.
Khi bị quốc tế tố cáo, Cộng Sản ban hành vài biện pháp xoa diụ dư luận để rồi khủng bố mạnh hơn. CS càng áp đảo, đức tin của các tín đồ càng gia tăng. Điều đáng lưu ý là CS hiện khuyến khích các phong trào thiền (không mang màu sắc chính trị), do chúng giựt dây, để tách các phần tử nhẹ dạ ra khỏi khối tôn giáo.
Tổng kết, hiện trạng không sáng sủa hơn trước, do sự thiếu đoàn kết giữa các tôn giáo và do sự ủng hộ đầu môi của Liên Hiệp Quốc và của chính quyền George W.Bush.
5- HP: Linh mục Nguyễn Văn Lý bị Chính phủ Hànội biệt giam từ nhiều tháng nay và, theo tin tức lọt ra bên ngoài, ngài hiện bị khủng hoảng tinh thần trầm trọng khiến các tổ chức quốc tế tranh đấu cho nhân quyền và gần đây, Quốc hội Hoa kỳ phải lên tiếng cực lực phản đối. Luật sư nghĩ sao về thái độ im lặng của Toà thánh Vatican và Hội đồng Giám mục Việt Nam?
LLT: Hiện thời, Thiên chúa giáo là tôn giáo duy nhất trên thế giới được đaị diện tại Liên Hiệp Quốc vì Vatican hưởng quy chế của một quốc gia, có đầy đủ chủ quyền đối nội, đối ngoại và có đặt Khâm sứ tại nhiều xứ. Đến nay, Hànội chưa bang giao với Vatican. Bởi vậy, trường hợp cha Nguyễn Văn Lý thuộc thẫm quyền giải quyết của Hội đồng Giám mục VN. Vì những lý do không được biết, Giám mục Nguyễn Như Thể, bề trên trực tiếp của linh mục Lý, giữ thái độ dè dặt cho đến nay. Sự kiện này gây hoang mang không ít trong hàng giáo dân hải ngoại.
Người tín đồ lúc nào cũng phản ứng tự nhiên, không e dè, theo cảm nghĩ riêng cấp thời. Vatican, trong vị trí một quốc gia, luôn luôn thận trọng, cân nhắc mọi yếu tố và sự kiện, với một tầm nhìn suy toán để tránh «hậu quả bất lợi.» Lắm khi thái độ e dè này được các tín hữ u (sốt ruột) xem như thái quá, trước những diễn biến mau chóng của thời cuộc. Tôi còn nhớ một câu tâm tình riêng của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuậân lúc sinh tiền: « Toà Thánh hành động khi biết sẽ thắng». Một điều chắc chắn là – với hệ thống giáo sĩ và giáo dân liên lạc chặt chẻ tại VN - Vatican nhận được tin tức đầy đủ và xác thực hơn cả những cơ quan tình báo tân tiến.
Sức khoẻ tinh thần sa sút của cha Lý hiện gây nhiều lo ngại sau thời gian ông bị CS biệt giam và bôi bẩn cá nhân.. Dưới sức ép của Quốc tế (Quốc hội Mỹ, các tổ chức đấu tranh nhân quyền, Liên hiệp Aâu châu..), CS vừa giảm án lần thứ hai cho cha Lý xuống 5 năm. Nhưng thế chưa đủ. Chúng ta hãy chờ xem phản ứng của Vatican và Hội đồng Giám mục VN.
6- HP: Toà thánh Vatican chủ trương «tha thứ và xoá bỏ hận thù». Luật sư nghĩ sao về việc áp dụng đường lối này với CSVN, nhất là sau khi Chính phủ Hànội vưà công bố Nghị quyết 36?
LLT: Vì chưa nắm vững vấn đề, có dư luận cho rằng Toà thánh Vatican chủ trương hoà giải hoà hợp vô điều kiện với CSVN và sẵn sàng «quên quá khứ, xoá hận thù.» Nhận xét này có phần hấp tấp. Trọn bộ Thánh Kinh – đúng vậy - đã nhắc lại 43 lần đến hai chữ «tha thứ» trong 37 trường hợp khác nhau. Chúa Jésus từng dạy các môn đệ: «Các ngươi hãy giữ lấy mình. Nếu anh em ngươi đã phạm tội, hãy quở trách họ. Và nếu họ ăn năn, thì hãy tha thứ» (Lu-ca 17:3). Theo lời huấn dụ này, chính bản thân người tín đồ phải tránh phạm tội. Nếu anh em nào đã phạm tội thì phải tố cáo, quở trách. Và muốn được tha thứ, phải thật lòng ăn năn. Không có đoạn nào trong Thánh Kinh chủ trương tha thứ cho những con cáo già đội lốt cừu non, ngoan cố, không chiụ sám hối. Tha thứ là bỏ qua, chớ không có nghĩa là quên, là khiếp nhược không nhắc đến hay dung dưỡng điều sai trái, bất công. Nhắc lại tội ác không phải để thù hằn mà để giúp người khác hiểu rõ sự thật và tránh tái phạm.
7- HP: Sau vụ xì căn đan sách nhiểu tình dục trong hàng giáo phẫm Hoa kỳ, có một khuynh hướng trong giới Công giáo Mỹ đòi hỏi người tín hữu phải được tham gia vào việc giảng dạy giáo lý và xây dựng Giáo hội. Luật sư nghĩ sao về khuynh hướng này?
LLT: Tôi hoàn toàn đồng ý. Công Đồng Vatican II (1962-1965) do Giáo hoàng Gioan XXIII triệu tập và Giáo hoàng Phao Lồ VI tiếp tục cũng như Tông huấn Christefideles Laici, Người tín hữu giáo dân ngày 30.12.1988 của Giáo hoàng Gioan Phao lồ II hướng dẫn Ki tô hữu kiểm điểm toàn thể sinh hoạt nội bộ cũng như đường lối đối ngoại của Hội Thánh. Các tín đồ được khuyến dụ phải khiêm tốn sửa sai thiếu sót, canh tân và gánh vác trách nhiệm đối với vấn đề vô thần và hiệp nhất với các anh em ngoài Công giáo.
Muốn cứu rỗi nhân loại, Đạo phải nhập Thế. Hàng giáo phẩm cần cập nhật hoá sự hiểu biết về các nhu cầu của thời đại và lương thiện tu chỉnh khi hành động sai trái. Theo Giáo luật, tín hữu có quyền và có trách vụ góp phần xây dựng Đạo vì phúc lợi của Giáo hội (Canon 212, mục 3). Giáo hoàng Felix III đã nói: «Không chống sự sai trái tức là chấp nhận sự sai trái. Không bảo vệ sự thực, tức là xoá bỏ sự thực. Không đương đầu với kẻ làm sự ác khi mình có thể, tức là cổ võ kẻ ấy.»
Ngày nay, người giáo hữu phải chiến đấu đồng lúc trên hai mặt trận: bảo vệ Giáo hội chống sự phá hoại từ bên trong của các Lực Lượng Aâm phủ vàø áp lực Cộng sản tôn trọng nhân vị. Đòi hỏi này vượt lên trên luân lý cá nhân. Vì nó là tiêu chuẩn nền móng để xây dựng cơ cấu xã hội mà mục tiêu tối thượng là Con Người. Tôn giáo không còn là ngọn hải đăng soi đường trong đêm tối nếu hết trong sáng.
Mặt khác, Thánh Gioan Bosco từng nói chí lý: «Muốn trở thành thánh nhân, trước hết phải thành nhân». Một công dân mất gốc không thể trở nên một tín đồ đắc đạo. Đức tin có thể đổi thay nhưng không xoá bỏ đưọc nguồn gốc tổ tiên. Lòng yêu nước đã có trước khi tôn giáo khai triển trong giáo lý vì thuộc bẩm tính của con người.
8- HP: Để kết thúc, xin Luật sư cho biết ý kiến về vai trò của các tôn giáo nói chung trong công cuộc phục hưng đất nước Việt Nam.
LLT: Trong hiện tình VN, tôi thiển nghĩ không có một tổ chức nào «thuận ý Trời và hạp lòng dân» bằng các tôn giáo để tái thiết Quê hương. Với điều kiện, dĩ nhiên, phải liên kết để đấu tranh, đấu tranh với một kế họach chung. Đây là vấn đề khó nhưng không bất khả thi.
Các tôn giáo có uy thế bên ngoài và nội lực bên trong. Bất luận giáo thuyết nào cũng chủ trương hoà bình, đề cao từ bi bác ái và kêu gọi tha thứ. Chỉ có tôn giáo mới có thể đóng vai trò trung gian hữu hiệu và tạo được sự đồng thuận vững chắc để hoá giải những hận thù và nghi kỵ. Qua những thử thách đau thương, tôn giáo có đủ kinh nghiệm để tránh sa vào cạm bẩûy hoà hợp gian manh của CS. Để biến thời cơ thành cơ may thống nhất nhân tâm. Nói tóm tắt, tôn giáo có đủ chức năng và đặc tính cần thiết để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng toàn diện của xứ sở. Tình trạng thê tha&uci

VĨNH LIÊM * CƠN HẤP HỐI

Cơn hấp hối của một đơn vị
Vĩnh Liêm


Trong hầm trú ẩn cùng với áo giáp, nón sắt và vũ khí cá nhân. Suốt mấy hôm liền, VC đã gây áp lực cực mạnh tại ngoại vi phi trường Trà Nóc. Đạn pháo kích của địch quân thỉnh thoảng nã vào các căn cứ quân sự của ta. Rất may là đơn vị của tôi không bị hề hấn gì.

Tôi định giấu nhẹm không cho nhân viên hay tin ông đơn vị trưởng đã cuốn gói chuồn êm ra ngoại quốc vào lúc nửa đêm 29 tháng 4 cùng với một đại đơn vị hải quân trú đóng tại bến Ninh Kiều. Nhưng tôi không thể nào tự dối lòng mình và dối nhân viên mình mãi được. Là một đơn vị phó, tôi có chút quyền uy đối với thuộc cấp của mình, song tôi lại bất lực trước sự trốn chạy của ông đơn vị trưởng. Giờ đây, tôi lại phải gánh lấy trách nhiệm của một đơn vị trưởng bất đắc dĩ mà không hề được thượng cấp ủy quyền. Tôi chỉ là người thừa kế một gia sản đã băng hoại một cách bất ngờ! Tôi phải làm gì đây? Đại bàng hiện giờ ra sao? Liệu Vùng IV Chiến Thuật có đứng vững hay không?

Buổi sáng thật đẹp và yên tĩnh. Bây giờ tôi mới có đủ tỉnh táo để nghĩ đến Thùy và các con tôi. Chắc là chúng đang vui đùa với các cậu và các anh chị của chúng nó ở quê Ngoại? Giờ này có lẽ Thùy đang chuẩn bị bữa ăn sáng cho gia đình? Nàng có bâng khuâng nhớ mong về tôi không nhỉ?

Tôi lại nghĩ miên man đến cha mẹ tôi và các em tôi đang ở bên Long Hồ. Tình hình bên đó dường như yên tỉnh hơn bên này thì phải? Tuần trước tôi đưa Thùy cùng các con về Sài Gòn. Trên đường về, sẵn dịp tôi ghé lại thăm ba má tôi, nhưng bà đã đi vắng nên tôi không được gặp mặt. Ba tôi ở nhà một mình. Các đứa em cũng đi vắng hết. Ba tôi nằm lắc lư trên chiếc võng ny-lông màu lá cây. Ông mừng vui khi thấy tôi về thăm và thân xác còn nguyên vẹn. Ông bà chỉ mong cho tôi có chừng đó. Tôi là anh cả trong gia đình, nhưng tôi chẳng giúp ích được gì cho gia đình cả!

Ánh mặt trời tháng tư thật chói lọi. Bầu trời trong xanh, không vẩn một áng mây nào. Tôi sực nhớ lại từ sáng tới giờ chưa có gì lót dạ và cũng chưa có giọt cà phê nào thấm giọng. Miệng tôi nhạt đắng. Tôi soi gương mà không nhận ra mình. Râu cằm mọc tua tủa rậm rạp. Thì ra đã mấy hôm liền tôi chưa có dịp cạo râu. Tôi đã nằm chèo queo trong hầm trú ẩn, chỉ ăn uống qua loa mà thôi. Chúng tôi tổ chức ẩm thực tại chỗ để có đủ nhân lực chiến đấu hữu hiệu khi lâm trận.

Chiếc máy thu thanh vẫn được mở thường trực từ hai hôm nay. Đài Tiếng Nói Quân Đội đã im tiếng từ sáng, chỉ còn lại đài Phát Thanh Sài Gòn. Chẳng có tin tức nào quan trọng ngoài tin đang giao chiến tại Xuân Lộc. Xen kẽ với các tin chiến sự là những bản nhạc hùng không lời, loại nhạc đã được phát ra ròng rã trong ngày 01-11-63. Hình như đang có điều gì bất ổn tại Sài Gòn?

Đường giây điện thoại liên lạc với Sài Gòn đến giờ này hãy còn tốt. Tôi phải liên lạc vào mỗi đầu giờ để báo cáo tình hình và nhận chỉ thị mới. Bây giờ là 10 giờ sáng của ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ừ, tính đến hôm nay, mình đã ở trong quân đội được 12 năm và 2 tháng.

Tiếng chuông điện thoại lại reo vang. Bên kia đầu giây là giọng quen thuộc của Đại bàng. Tôi báo cáo cho ông về tình hình của địch quân tại Vùng IV, nói chung chẳng có gì đáng quan ngại. Có thể nói tình hình đang lắng dịu và dường như địch quân đang rút đi. Tiếng đạn pháo kích đã hoàn toàn ngưng hẳn. Tuy nhiên, đường xá lại im vắng hơn bao giờ hết! Ông hỏi tôi về ông đơn vị trưởng nên tôi buộc lòng phải báo cáo sự thật. Đại bàng yêu cầu tôi ở lại và túc trực đợi lệnh ông. Tôi hỏi ông về tình ở thủ đô thì được ông cho biết Sài Gòn rất căng thẳng. Tuy nhiên, theo lời ông, với sự "dàn xếp khéo léo" của tân Tổng Thống (tức Đại Tướng Dương Văn Minh) ông hy vọng có thể cứu vãn được Sài Gòn khỏi phải đổ máu vì phía bên kia (tức Bắc Việt) hứa sẽ có giải pháp chung cho Miền Nam Việt Nam (?).

Tôi lắng nghe ông nói mà lặng người nên không nói được lời nào. Ông còn cho tôi biết thêm rằng Tổng Thống sẽ nói chuyện trên đài phát thanh vào lúc 10 giờ rưỡi sáng nay. Cuối cùng ông khuyên tôi nên giữ vững tinh thần và đợi lệnh ông. Vâng, tôi sẽ y lệnh của Đại bàng. Thế nào cũng có một giải pháp tốt đẹp cho đôi bên! Tôi tin lời ông Đại Bàng nói! Tránh đổ máu là điều cần thiết trước tiên. Vâng, tôi cũng nghĩ như vậy!

Tôi vào phòng tắm, chải sơ lại mái tóc và xốc lại bộ quân phục cho gọn ghẽ trước khi ra lệnh tập họp nhân viên. Trừ ông đơn vị trưởng và các sĩ quan đã đi theo ông, toàn thể nhân viên cấp Hạ sĩ quan đều hiện diện đầy đủ. Tôi lập lại lệnh của Đại bàng và thông báo về sự vắng mặt của ông đơn vị trưởng. Nhân viên im lặng cúi đầu, không có một lời phản ứng nào. Tôi cảm phục tinh thần cao quý của họ. Phản ứng thì có ích gì trong lúc này? Ai cũng yêu quý mạng sống của mình. Ông đơn vị trưởng nhanh chân chạy trước là điều sáng suốt. Bây giờ ai sẽ lo cho ai đây?

Đúng 10 giờ 30 phút sáng, lời kêu gọi đầu hàng địch quân của Tổng Thống Dương Văn Minh vang lên từ chiếc máy thu thanh. Tất cả đều im lặng để lắng nghe lời kêu gọi thật tha thiết của Tổng Thống. Mồ hôi tôi nhỏ từng giọt thấm ướt lưng áo. Tôi liếc thấy các gương mặt của nhân viên đanh lại. Có những con mắt đỏ hoe. Tôi thấy có những giòng lệ lăn dài trên đôi má. Tôi đang khóc đây. Tôi cũng biết khóc như mọi người, nhưng tôi chỉ được phép khóc ở trong lòng mà thôi. Thế là hết! Quân lực kiêu hùng và dũng cảm nhất nhì Đông Nam Á bỗng chốc tan rã như mây khói! Hơn mười hai năm nhập cuộc chơi, phí hết tuổi trẻ yêu quý của mình, giờ đây tôi đành phải bỏ cuộc nửa chừng. Thật là công dã tràng xe cát biển đông! Nếu tôi biết trước sự vô lý này, có lẽ tôi chớ nên tham dự cuộc chơi này để còn giữ được sự vô tư của người đứng ngoài cuộc chơi. Giờ đây tôi là kẻ chiến bại: Không đánh mà thua! Làm sao tôi giải thích cho các con tôi hiểu được sự đầu hàng nhục nhã này? Lịch sử sau này sẽ phê phán và kết tội chúng tôi là kẻ đầu hàng địch vô điều kiện! Nhưng có ai biết đâu rằng đây là sự sắp xếp của ngoại bang, quyết định của kẻ mạnh! Còn chúng tôi - quân lực VNCH và những người dân lương thiện - là những nạn nhân của một thế lực ngoại bang, là những tên hề trong màn bi hài kịch quốc tế!

Thùy và các con có được nghe lời kêu gọi đầu hàng đầy nhục nhã này chăng? Bố mẹ có hay biết con đang đứng trước hố thẳm của cuộc đời hay không? Tử thần đang bủa vây khắp nơi. Tử thần đã tràn vào thủ đô Sài Gòn. Tử thần cũng sẽ đến tận nơi này để dẫn chúng con đi.

Ngoài đường, liên tỉnh lộ 27, người và xe cộ đan nhau như mạn nhện. Ai đi đâu mà đông thế? Tôi tự hỏi. Tôi biết chắc giờ này có một số đơn vị trưởng đã rời đơn vị, bỏ lại đám nhân viên dưới quyền lơ láo. Họ đang ở ngoài khơi hoặc bay lượn trên không trung. Tôi có thể làm được như họ nếu tôi muốn. Nhưng lương tâm tôi không cho phép tôi hèn nhát bỏ chạy một mình. Tôi phải ở lại đơn vị, dù là một đơn vị nhỏ xíu, dù cấp bậc và chức vụ chỉ là một đơn vị phó. Tôi phải ở lại với nhân viên, dù chỉ còn dăm ba người cũng mặc. Tôi biết chắc là cái chết sẽ đến với tôi, vì tôi là một "tên giặc", là một "tên cực kỳ phản động", là "ngụy quân"... Chúng sẽ gán cho chúng tôi bất cứ "tội danh" nào chúng muốn để triệt hạ uy tín và thể diện của chúng tôi...

Các nhân viên đã phân tán mỏng trong lúc tôi ngồi thẫn thờ cùng với những ý nghĩ mơ hồ, rời rạc. Rồi họ tụ tập lại quanh tôi. Bây giờ tôi đâu còn ở phương vị chỉ huy nữa, mà tôi chỉ là một người bạn của họ; nếu được vị nễ thì tôi cũng chỉ là một người anh lớn tuổi mà thôi. Tôi mở to đôi mắt để nhìn một lần cuối cùng các khuôn mặt thân thương mà họ đã hết lòng quý mến tôi từ lúc tôi đáo nhậm đơn vị. Đây là một cử chỉ tỏ lòng biết ơn hay một điều hối hận đối với thuộc cấp của mình vì đã không thuyết phục được họ?

Tôi liếc nhìn từng người một. Có nhiều ý kiến đưa ra. Có phải đây là một lối thoát cho người ngã ngựa? Trung sĩ nhất Hiếu đưa ý kiến nên di chuyển toàn đơn vị xuống bến Ninh Kiều để dễ dàng nghe ngóng tình hình hầu tìm cách đối phó. Trung sĩ Thông là người còn giữ được niềm hăng say của một chiến sĩ nên nêu ý kiến ở lại tử thủ đơn vị. Còn Trung sĩ nhất Kiên thì bình tĩnh hơn nên đề nghị anh em kéo về Chợ Mới, An Giang, để nhập vào các đơn vị thiện chiến của Lực Lượng Bảo An Phật Giáo Hòa Hảo hầu xoay chuyển lại tình thế. Ý kiến nào xét ra cũng hay và có lý của nó.

Còn tôi? Tôi có ý kiến gì không? Quyết định của tôi như thế nào? Đầu óc tôi không còn sáng suốt nữa để đẻ ra ý kiến. Tôi hoàn toàn bất lực. Tôi xua tay khoác một cử chỉ tuyệt vọng. Anh em nên nghe theo lời kêu gọi của Tổng Thống. Anh em có quyền trở về với gia đình của anh em. Anh em có toàn quyền mang vợ con ra ngoại quốc. Giờ đây hãy còn đủ thì giờ để chuẩn bị cho một cuộc vượt biển cơ mà. Các đơn vị trú đóng chung quanh đây đã rã ngũ hết rồi như đàn ong vỡ tổ. Anh em hãy tự định đoạt đời mình và tương lai mình. Cứ coi tôi như kẻ đã chết rồi. Tôi đã kiệt sức và hoàn toàn vô vọng trên một đại dương đầy sóng gió. Chiếc phao an toàn của tôi, ai đã lấy nó đi mất? Hay tại tôi không đủ sức với tới chiếc phao?

Có một số nhân viên nghe lời tôi, họ lặng lẽ từ biệt tôi để ra đi. Tôi biết chắc có hai nhân viên - Trung sĩ nhất Kiên và Trung sĩ Tân - đi về Chợ Mới để gia nhập vào lực lượng kháng chiến của Phật Giáo Hòa Hảo. Một số khác đang có tàu chờ đợi ở Bình Thủy để ra khơi. Số nhân viên còn lại nhất định không rời tôi. Tôi gọi họ là những kẻ điên rồ, những con chốt thí. Giờ này đâu còn tình nghĩa thầy trò gì nữa. Mạng sống của anh em mới cao quý. Vợ con anh em đang trông chờ bàn tay đùm bọc của anh em. Hãy đi đi, để mặc tôi ở lại với khẩu súng colt thân yêu này...

Tôi xua đuổi nhân viên ra khỏi phòng để không gian lắng đọng và yên tĩnh. Tôi không còn đủ sức để suy nghĩ gì nữa cả. Nhưng tôi cũng phải có một hành động hay một cử chỉ gì để báo tin cho Thùy biết chứ? Đầu óc tôi trở lại bình tĩnh lạ thường. Tôi hí hoáy viết thư cho Thùy.

Em yêu dấu,
Giờ phút em và các con đang an vui bên gia đình ở quê Ngoại thì anh đang chảy bước bọt thèm thuồng một chút hạnh phúc mong manh ấy. Đố em biết anh đang làm gì không? Anh đang lau lại khẩu súng colt mà anh đã mang bên mình từ mười năm nay, từ lúc anh chưa quen biết em. Khẩu súng colt mà anh đã đặt cho nó một cái tên rất thân thương là "Gã Tiền Sử". Tại sao lại có cái tên lạ như thế? Vì anh chả bao giờ sử dụng đến nó. Anh mang nó bên mình để làm một cái bùa hộ mạng mà thôi. Có đời nào anh có cơ hội bắn một phát đạn vào đầu địch quân nào đâu! Những viên đạn thì được đổi luôn, nhưng nó thì vẫn ở bên anh. Bây giờ đã đến lúc anh phải sử dụng đến nó. Không phải để bắn vào đầu địch quân, mà là để tự xử lấy anh. Anh là kẻ thua cuộc, một tên bại trận bất đắc dĩ!.

Anh biết khi nhận được thư này, em sẽ rất đau buồn. Có thể em sẽ khóc ngất. Cũng có thể em sẽ rất tỉnh táo và kiêu hãnh về cái chết của anh. Nhớ đừng cho các con hay tin vội, vì như thế sẽ làm phương hại đến tinh thần của các con. Xin em hãy giữ kín nhé! Chỉ nên cho các con biết, khi cần thiết, là anh bận đi công tác xa, anh sẽ trở về khi đất nước thanh bình. Anh mong em hãy giữ lấy lời căn dặn này, đừng làm buồn lòng anh nơi suối vàng!

Em yêu dấu. Tám năm hương lửa mặn nồng, hạnh phúc thật tràn đầy. Các con là một phần hạnh phúc đó. Anh rất hãnh diện và vui mừng vì em đã tặng cho anh những đứa con kháu khỉnh và thông minh. Anh coi chúng nó là những báu vật của đời anh. Xin em vì anh mà nuôi dưỡng chúng nó nên người. Hãy dạy dỗ chúng lòng yêu nước và biết ơn tiền nhân đã từng đổ máu mới xây dựng được giang sơn gấm vóc Việt Nam thân yêu này. Nếu có thể được, anh mong em nên tìm cách đưa các con ra ngoại quốc, vừa bảo toàn được khí tiết của người quốc gia, vừa góp sức vào công cuộc phục quốc sau này.

Phần anh đã không được cái vinh hạnh tiếp tục phục vụ quê hương nên chẳng còn thiết sống làm gì nữa. Thà chết vinh còn hơn là sống nhục. Đàng nào thì cái chết cũng phải tới với anh. Tại sao anh không thể tự tìm cái chết cho chính mình mà phải chờ đợi kẻ thù xử mình?

Thôi em ở lại bình an nhé! Nhớ thực hiện những lời căn dặn khẩn thiết của anh...

Bức thư đang viết dở dang thì chợt có tiếng gõ cửa hấp tấp. Tôi liếc mắt xem đồng hồ tay: 2 giờ 32 phút chiều. Tôi đã thủ sẵn khẩu súng ở trong hộc tủ. Nếu Việt Cộng ùa vào phòng thì tôi sẽ bóp cò vào đầu tôi ngay tức khắc, trước khi bọn chúng ra tay. Tôi mân mê khẩu súng trong lúc ra lệnh cho người gõ cửa bước vào...

Nhưng người gõ cửa chính là Quỳnh, nhân viên của tôi. Tôi đặt khẩu súng trở lại vị trí cũ, làm ra vẻ không có gì xảy ra. Quỳnh tiến lại gần tôi, đặt nhẹ ly nước cam vắt xuống mặt bàn, đoạn rút bao thuốc lá Ruby Quân Tiếp Vụ mời tôi hút. Tôi ngạc nhiên về cử chỉ thân mật của Quỳnh vì tôi chưa hề thấy hắn cư xử thân mật với tôi như thế bao giờ. Quỳnh làm việc với tôi từ lúc hắn mang cấp bậc Hạ sĩ. Bây giờ Quỳnh đã đeo lon Trung sĩ nhất, sắp được đeo lon Thượng sĩ trong tháng 5 này. Gần 10 năm làm việc với nhau, chúng tôi đã biết tính tình của nhau. Chẳng lẽ Quỳnh lại phản bội tôi sao? Tôi thật sự không tin như thế!

Quỳnh chậm rải và từ tốn vào đề:

- Ông Phó nên uống nước cam cho khỏe. Ông có cần gì, bọn này sẽ giúp cho. Tôi thấy chưa phải là lúc hoàn toàn tuyệt vọng để ông Phó viết thư tuyệt mệnh. Dù thuyền đã hỏng, nhưng còn sức là ta cứ tát. Ông Phó uống nước cam xong rồi tôi sẽ trình bày tiếp.

Cổ họng tôi rát đắng vì khát nước. Từ sáng tới giờ, tôi chưa có cái gì trong bụng, thế mà tôi cũng không cảm thấy đói. Tôi hơi an tâm vì Quỳnh không phải là kẻ phản tôi. Tôi bưng ly nước cam ực một hơi dài, như một đứa bé khát nước đã lâu. Nước cam ngọt lịm ở đầu lưỡi. Lân đầu tiên tôi có cảm giác nước cam thật là tuyệt dịu. Tôi đốt một điếu thuốc, ngã lưng ra ghế, đầu óc mơ màng theo khói thuốc lan tỏa.

Quỳnh tự tiện bốc lá thư của tôi đang viết dở dang nằm trên mặt bàn, đưa lên đọc. Tôi không buồn phản ứng. Vì trước sau gì tôi cũng sẽ nhờ Quỳnh mang thư này về Sài Gòn trao cho Thùy, như Quỳnh đã từng giúp tôi trước đây, lúc tôi mới quen nàng và cả sau khi nàng đã trở thành người bạn đời của tôi.

Quỳnh để lá thư trở lại mặt bàn, nhẹ nhàng, không gây một tiếng động nào. Tôi cảm thấy sảng khoái trong người và đầu óc lâng lâng. Cơn buồn ngủ bất ngờ kéo đến. Tôi gắng gượng mở to mắt nhưng không còn trông thấy được gì nữa. Bóng Quỳnh to lớn dần, trở thành màu xám thẩm phủ chụp lên người tôi, và rồi người tôi nhẹ hẫng và lắc lư như đang nằm trên chiếc giường bố trong lòng con tàu đang vượt trùng dương...
Vĩnh Liêm, (Suối Bạc, 20 tháng 7 năm 1980)
  

NGUYỄN KHUÊ * THẤY BÓNG MÌNH

thấy bóng mình
Nguyễn Khuê


Trên tường
đêm thấy bóng mình
Mừng vui
bóng cũng là hình đó thôi
Phần tư thế kỷ qua rồi
VậÄt vờ chiếc bóng
bên đøi biểån dâu
Sầu vạn cổ
lạïnh thiên thu
Hình đơn bóng lẻ
bên nhau tư ï tình
Bóng la ø tri kỷ của hinh.

NGUYỄN VĂN BA * MIỀN ĐẤT CỦA NHỮNG CƠ HỘI

Nguyễn Văn Ba
bluebar.gif (870 bytes)
Miền đất của những cơ hội
Chị Tư đang chăm chú lựa thịt trong siêu thị Safeway, bỗng nhiên có tiếng gọi rất gần:
- Chị Tư! Mạnh giỏi chị Tư?
Chị Tư nửa chú ý, nửa không. Chú ý vì tiếng gọi dường như nhắm vào chị, chị lại thứ tư. Không chú ý vì tiếng gọi nghe không quen tai.
Chị Tư ngước mặt về hướng phát ra tiếng gọi, một người đàn bà trung niên đang từ từ tiến tới. Nụ cười nở trên môi, người đàn bà vồn vã:
- Phải chị Tư hông? Chị Tư Hột Vịt Lộn.
Lâu lắm mới nghe có người nhắc tới hỗn danh xa xưa của mình, chị Tư giật mình, đáp như một cái máy:
- Dạ phải! Còn chị...
- Em là Tám Bửu, ở chung trại Bidong với chị nè. Trời ơi! Gặp lại chị em mừng quá. Nhìn thấy chị từ đằng xa, em kêu chị mà trong bụng sợ nhìn lầm người hết sức.
- Chị Tám. Bây giờ chị trắng và xinh đẹp quá, tôi nhìn không ra.
- Thiệt hông chị? Chị khen đẹp làm em mừng. Anh Tám cũng khen em đẹp, mà em tưởng ảnh nịnh em. Ba con rồi đó chị ơi! Hồi ở đảo, lúc chị đi rồi, em có chửa thằng kế, đẻ luôn trên đảo, rồi có chửa thêm thằng con trai út, qua đây mới sanh, năm nay thằng út được hai tuổi rồi.
- Chị giỏi dữ vậy à, tới ba thằng con trai lận. Rồi anh chị tính có thêm đứa út nhứt hay út nhì gì nữa không?
- Thôi chị ơi! Em sợ rồi. Anh Tám muốn em đẻ thêm cho ảnh một đứa con gái nhưng em nhứt định thôi, em nhờ bác sĩ kế hoạch, cực quá. Rán thêm đứa nữa biết đâu rồi cũng con trai như mấy thằng anh nó thôi.
- Anh chị làm ăn ra sao? Các cháu mạnh khỏe hết chớ?
- Anh Tám làm thợ hàn, lương mười hai đồng một giờ, còn em thì ở nhà coi chừng tụi nhỏ, nấu ăn. Gởi con mắc quá, tiền đi làm chỉ đủ trả nhà trẻ, các cháu lại vất vả. Còn anh chị làm ăn ra sao? Sang đây trước tụi em, chắc anh chị đã có nhà, xe đàng hoàng rồi?
- Dạ, nhờ trời, chúng tôi cũng bình thường. Hay là hôm nào mời anh chị tới nhà chơi, chỗ cố tri mà. Anh Tám hồi ở đảo hay đánh cờ tướng với ba sắp nhỏ, được anh chị tới chơi chắc ba sắp nhỏ mừng lắm.

*
Mời thì mời lơi, theo phép lịch sự, chớ trong bụng chị Tư đã phát ghét con mẹ Tám Bửu nầy rồi. Nguyên nhân thì nhiều lắm, xa có, mà gần cũng có. Trước hết là cái hỗn danh Hột Vịt Lộn chị Tư đã muốn quên mà con mẹ Tám Bửu còn nhắc lại, nhắc một cách tự nhiên, không ngại ngùng gì cả. Sau 75 chị Tư cực chẳng đã phải bỏ nghề giáo viên, đi bán hột vịt lộn kiếm sống qua ngày, rồi thành danh luôn, cái tên kỳ cục đó đeo đẳng chị tới trại tỵ nạn. Từ khi đến đệ tam quốc gia, chị Tư đã mạnh dạn khai tử tên Tư Hột Vịt Lộn một cách không luyến tiếc, đồng hương ở đây gọi chị theo tên chồng là Tân, chị Tư Tân hay một cách Âu Mỹ hơn là Janet.
Thứ đến chị Tư biết con mẹ Tám Bửu vốn là bạn hàng cá, chồng là dân đánh cá thứ thiệt, chữ nghĩa không đầy lá mít, đâu thể nào sánh được với vợ chồng chị, dù gì cũng là ‘giáo mác’, chữ nghĩa đầy mình. Chị Tư thường tự hào mình khéo ăn, khéo nói, như nhiều người ngợi khen, do cái vốn văn hóa sẵn có cộng với những năm đi bán hàng rong, mời chào khách, do chị theo phương châm ‘Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau... Trước khi nói uốn lưỡi bảy lần...’. Còn con mẹ Tám Bửu nói mà chẳng bao giờ suy nghĩ coi lời nói của mình có làm phật lòng người khác. Tánh con mẹ Tám Bửu lại ba hoa thiên địa, ruột để ngoài da, hồi ở đảo thì khoe tiền, khoe của, dù chẳng giàu hơn ai, qua đây vẫn không chừa tật cũ, chồng làm mười hai đồng một giờ cũng khoe, được người ta khen đẹp xã giao, tưởng thiệt, tưởng bở, mừng rơn, lại không biết nói một tiếng khiêm nhường...
Con mẹ Tám Bửu, người khách chị Tư không chờ, không đợi, không mong muốn, đã mang càng tôm tới thăm vào một sáng cuối tuần sau đó, không báo trước, lúc chị Tư bận tối tăm mặt mũi với công việc nhà, nào nấu ăn, nào giặt giũ... Bực mình là họ không chỉ tới một, hai người, mà tới cả gia đình, đùm đề phu tử, vợ chồng cộng với ba đứa con, tất cả năm mạng.
Khách tới nhà không gà cũng vịt, khách kiểu nầy chắc mẻm là khách cơm, không phải chỉ khách nước trà, bánh ngọt. Chị Tư bấm bụng, giữ vẻ mặt vui tươi, mời mọc, cầm cọng khách ở lại và làm cơm thết đãi. Phần khách tự nhiên như người đã quen biết từ lâu, chỗ thâm giao, bạn cố tri nay tình cờ gặp lại, tiếng cười nói khắp nhà. Hai ông lôi beer trong tủ lạnh ra lai rai, tụi con nít bu quanh đống đồ chơi, hai bà vô bếp nấu nướng, ai cũng có bạn, người nào cũng ‘enjoy com panies’.
Cơm, rượu xong hai ông xoay qua đánh cờ tướng, vừa đánh cờ vừa tán gẫu như những ngày còn ở đảo. Tụi con nít chơi với nhau hoài không biết chán, cũng không biết mệt. Hai bà mở máy xem cải lương, xem tân nhạc. Nhân lúc trò chuyện, chị Tư khéo léo đề cập chuyện bây giờ chị là Tư Tấn, là Janet, không phải là Tư Hột Vịt Lộn như ngày nào, cái tên Tư Hột Vịt Lộn đã đi vào dĩ vãng.
Vui quá, thân tình quá, bọn con nít lại níu kéo không rời, khách ở lại dùng thêm bữa cơm chiều. Khi khách ra về thì đã chín giờ tối. Chị Tư phần công chuyện nhà đăng đăng đê đê chưa làm, phần nấu ăn, tiếp khách cả ngày mỏi mệt, phần sự bực mình dồn nén, chị hăm là Tám Bửu mà đến một lần nữa chị sẽ đóng cửa không tiếp. Chị trút sự bực dọc lên anh Tư chồng chị. Anh Tư phân bua rằng anh là người vô can, chính chị Tư gặp khách ngoài đường, mời và cho địa chỉ, người ta mới tới, không mời thì ai mà tới, có muốn tới cũng chẳng biết nhà mình ở đâu. Còn chuyện tới không báo trước cũng là tại chị Tư, chị cho địa chỉ mà không cho số điện thoại nên làm sao người ta thông báo cho được. Vả lại người ta tính tới chơi thôi, tại mình một hai mời ở lại dùng cơm thì người ta mới ở, chớ xứ nầy ăn uống là chuyện thường tình, đâu ai đói cơm, khát nước. Chị Tư đuối lý bèn gỡ gạt, tưởng mời cho qua thời buổi, cho có vẻ lịch sự, ai ngờ họ tới thiệt.
Anh Tư nhận xét thêm, vợ chồng anh Tám Bửu là người thật thà, chơn chất, không tính toán hơn thua, thấy đâu nói đó mà không để bụng, gặp bữa cùng ăn, gặp việc cùng làm... loại người như vậy rất nên kết bạn. Chị Tư không đồng ý với anh, chị cho rằng con mẹ Tám Bửu thiếu tế nhị, suồng sã, thân mật quá lố, không gìn giữ ý tứ, ăn nói không có chừng mực... Chị Tư nói hễ người nào chị khen thì anh Tư chê và ngược lại, để rồi coi ai nhận xét đúng ‘Trường đồ tri mã lực... Thức khuya mới biết đêm dài, ở lâu mới biết lòng người dở hay’.
Chiều thứ sáu tuần lễ tiếp theo, lúc chị Tư không có ở nhà thì chị Tám Bửu điện thoại tới, anh Tư bắt máy trả lời. Chị Tám Bửu mời anh chị Tư và các cháu hôm sau tới nhà chị dùng cơm.
Anh Tư chuyển lời lại chị Tư, chị Tư nói dứt khoát không đi, cũng không cho tụi nhỏ đi, để anh Tư một mình đại diện đủ rồi. Anh Tư không hiểu tại sao vợ mình có thành kiến xấu với chị Tám Bửu, nhưng tin là có lý do gì đặc biệt mà chị Tư chưa nói ra.
Tối đến chị Tám Bửu điện thoại lại lần nữa, lần nầy trực tiếp nói chuyện với chị Tư. Chị Tám Bửu nói tụi nhỏ nhắc đám con của chị Tư cả tuần nay, ngày nào cũng nhắc, làm chị Tư buộc lòng phải cho con đi chơi, mặt khác hai đứa con của chị cũng nhắc bạn nó dữ lắm, hỏi mẹ bao giờ bạn lại đến nhà chơi lần nữa. Phần chị Tư, chị viện lẽ ể mình, thoái thác không tới dùng cơm được, hẹn lần sau. Nhưng chị Tám khẩn khoản mời, phân tích rằng hai ông có bạn, tụi nhỏ cũng sẽ vui chơi với nhau, không có chị Tư thì chị Tám chẳng biết làm gì, trò chuyện với ai. Chị Tám còn khuyên chị Tư uống thuốc, nghỉ ngơi cho khỏe, để ngày mai tới chơi, không thì một mình chị Tám chắc buồn lắm. Chị Tư nghe bùi tai, tự ái chị được vuốt ve, dù không rõ mình tự ái hay tự cao về chuyện gì, chị hứa sẽ cố gắng.
Anh chị Tám ở apartment nhưng đầy đủ phương tiện: microwave, máy truyền hình, máy chiếu phim... mỗi thứ hai ba cái, cái cho người lớn, cái dành riêng cho trẻ con, chẳng thiếu món gì. Ðồ chơi cho con nít tính ra còn nhiều hơn nhà chị Tư, nên hai đứa con chị Tư thích thôi là thích.
Chị Tám chuẩn bị tiệc cuối tuần thật linh đình, nào bún chả giò ăn với nước mắm tỏi ớt, gỏi tôm thịt với tương ngọt rắc đậu phọng, lại còn phở bò vò viên, apple pie... Chị Tư được một bữa no nê, anh Tư và các cháu cũng có một ngày ăn chơi thỏa thích. Khoảng ba, bốn giờ chiều, chị Tư xin phép cáo từ, nhưng các cháu quyến luyến nhau quá, lại có lời yêu cầu của gia chủ, chị Tư đành phải nán lại dùng thêm bữa nữa.
Về đến nhà chị Tư bắt đầu phê bình ngay. Chị phê bình con mẹ Tám Bửu ăn xài quá mức, sắm sửa đủ điều, mời khách tới chơi mà làm tiệc như nhà có giỗ, đàn bà mà không biết tiết kiệm, chắt mót đồng tiền chồng cực khổ làm ra, cũng không lo xa, có ăn ngày nay chẳng nghĩ đến ngày mai thiếu hụt... Anh Tư giải thích là chỗ thân tình từ khi còn ở trại tị nạn nên anh chị Tám mới tiếp đãi trọng hậu như vậy, chớ ai mà không biết qúi tiền, qúi của.
Chị Tư bình phẩm thêm, con mẹ Tám Bửu nuông chiều con quá mức, nhứt là thằng út, muốn gì có nấy, đòi gì mua nấy, nào quần áo, giày dép se sua, rồi còn mấy chục thứ đồ chơi, thứ nào cũng đắc tiền. Ðiều đó không tốt cho cả đứa con lẫn cha mẹ, đứa trẻ sẽ quen thói trở nên hư hỏng, cha mẹ thì phí phạm tiền bạc, bởi đồ chơi và quần áo con nít mau chật, lẹ lỗi thời... chỉ quăng vào thùng rác sau một thời gian ngắn. Anh Tư nghĩ khác, lúc nhỏ mình thiếu thốn bởi hoàn cảnh gia đình, xã hội ở Việt Nam, nay con mình sinh ra nơi đây, nó phải được đầy đủ hơn, biết đâu anh chị Tám sắm sửa cho con cái để bù trừ.
Liên tiếp ba tuần lễ, cuối tuần lễ nào anh chị Tám cũng mời anh chị Tư và các cháu đến chơi. Anh chị Tư phải lần nữa lịch sự mời lại để trả lễ. Chị Tư nào dễ chịu thua, dễ chịu mang tiếng ăn bòn của người, người ta mời hai, ba lần, chị cũng rán mời lại một, chị nói với anh ‘bánh sáp đi thì bánh qui lại, có đi có lại mới toại lòng nhau’.
Ba tháng sau, anh Tám Bửu lên lương mười lăm đồng một giờ, kỹ nghệ dầu hỏa của thành phố Calgary, nơi anh chị tạm cư, lên như diều gặp gió. Nhu cầu nhân dụng vì lẽ đó cũng tăng theo, nhứt là những người thợ có tay nghề chuyên môn như thợ hàn, thợ tiện... Còn nhớ mấy năm trước, khi mới tới, anh Tám chỉ biết hàn chút chút, vậy mà tìm được việc làm ngay, sở làm lại sẵn sàng hướng dẫn anh, từng bước tăng cường khả năng, lương bổng cũng theo tay nghề tăng vọt một cách nhanh chóng.
Anh chị Tám làm tiệc ăn mừng, mời anh chị Tư cùng các cháu và một số người quen. Trong bữa tiệc chị Tám Bửu tuyên bố tháng sau sẽ mua nhà, ngoài chuyện anh Tám được tăng lương, chị viện dẫn lý do các cháu ngày một lớn, cần nhà riêng để có chỗ rộng rãi chơi đùa, học tập. Chị Tám đã chọn khu vực Ðông Nam thành phố, nơi có anh chị Tư cư ngụ để nhờ các chuyên viên địa ốc tìm mua căn nhà cho gia đình chị, bởi chị thấy khu ấy yên tĩnh, không có các tệ đoan xã hội, lại gần gũi anh chị Tư, chỗ thâm tình. Anh chị có bạn, các cháu cũng có bạn, lại là bạn tốt để kết giao, thật là qúi, gần mực thì đen gần đèn thì sáng.
Người bị phiền hà nhiều nhất về chuyện anh chị Tám mua nhà và dọn về khu Ðông Nam thành phố là anh Tư. Bởi chị Tư hay to nhỏ phàn nàn về gia đình con mẹ Tám Bửu, nay chuyện nầy, mai chuyện khác, sau những ngày có tiệc tùng, sau những hôm hai chị gọi điện thoại trò chuyện với nhau, sau những lần hai gia đình có chuyện giao tiếp, sau những bữa trẻ con hai nhà qua lại...
Ví dụ lần anh chị Tám Bửu đi nghỉ hè ở Hawai về. Chị Tám điện thoại kể lể về chuyến du lịch, những điều nghe thấy, biển, núi lửa, khí hậu nóng ấm, trái cây nhiệt đới, vui, lạ... kể có dây, có nhợ, có tòng, có tụi, sơ sơ làm mất hết một buổi tối chị Tư phải ngồi nghe. Miệng chị Tư vâng vâng, dạ dạ, mà trong lòng chị nóng ran, bực bội hết sức, chị muốn quăng cái ống liên hợp vô sọt rác, cắt đứt ngang câu chuyện. Ngày sau, chị Tám thân hành mang đến lễ mễ nào trái ô môi, trái khóm, mía đường... và tiếp tục kể chuyện, báo hại chị Tư mất thêm nửa ngày ngồi nghe.
Chị Tám kể bao nhiêu là chị Tư bình phẩm bấy nhiêu với anh Tư. Chị Tư nói con mẹ Tám Bửu vô cùng bất lịch sự, một mình độc thoại chẳng đếm xỉa đến phản ứng của người nghe, chẳng cần biết người ta có thích nghe chuyện mình nói hay không. Sướng ích, vẻ vang gì cái chuyện đi tắm biển, tắm nắng, tốn bạc ngàn, mà cũng khoe khoang, đi Hawai thì cũng tương tợ như ở Việt Nam đi Vũng Tàu, Nha Trang vậy thôi. Trái khóm của hãng Dole ở Calgary nầy thiếu chi, ngoài siêu thị Safeway giá chỉ hai đồng một trái, mua làm chi ở Hawai giá gấp đôi, gấp ba; mía cũng vậy, còn trái ô môi như khúc củi, ở Hawai rụng đầy ngoài đường, không ai để ý ngó ngàng, lượm và mang về đây để làm gì, đúng là phú qúi sanh lễ nghĩa, mới có chút ít tiền học đòi làm sang...
Chị Tư bình phẩm chuyện lớn cùng chuyện nhỏ, thật gay gắt, thật đắng cay... báo hại anh Tư ngồi nghe nóng cả đít, ngứa cả lưng, mệt cả lỗ tai. Cuối cùng anh Tư chọn thái độ cười hề hề cho qua chuyện, anh biết bàn luận, phân tích thêm chỉ tổ tạo ra cái cớ để chị Tư nổi nóng, chị giận lây tới anh, rồi chuyện người ra chuyện mình, chuyện ngoài đường trở thành chuyện trong nhà, chuyện không đâu mà khiến cho vợ chồng cãi cọ, gây gổ, rầy rà. Ðược cái là chị Tư còn giữ sự tế nhị, còn tự kềm chế, dằn lòng, chưa nói thẳng những điều chị suy nghĩ với con mẹ Tám Bửu, với đồng hương trong vùng, nên con mẹ Tám Bửu chưa hay biết gì về sự bực mình của chị, nhờ đó mối liên hệ giữa hai gia đình vẫn được duy trì tốt đẹp, dù rất mong manh.
Nhưng sự liên hệ mong manh ấy không giữ được lâu, hôm chị Tư nghe một người bạn nói lại rằng con mẹ Tám Bửu có ý định kết sui gia với chị thì chị không còn giữ được bình tĩnh. Chị lớn tiếng với chồng là sẽ tuyệt giao với con mẹ Tám Bửu, cấm tụi nhỏ không được chơi chung, không cho qua lại. Con gái chị mới tám tuổi mà tính chuyện hôn ước nỗi gì, lại còn nói ‘nhứt gái lớn hai, nhì trai lớn một’, mà dù con gái chị tới tuổi thành niên, chị cũng nhất quyết không gả cho con trai nhà đó. Anh Tư khuyên chị chuyện đâu còn có đó, biết đâu chuyện chẳng có thật hay dù có thật thì cũng còn thời gian và vô số yếu tố khác.
Chị Tư chưa kịp có hành động nào cho cụ thể, thì đùng một cái có tin anh Tám Bửu mất việc. Khối OPEC phá giá dầu hỏa trên thế giới, dầu hỏa nội địa cũng tuột giá theo tức thời, toàn bộ kỹ nghệ ở thành phố Calgary bị lung lay, gần như sụp đổ.
Chị Tư điện thoại cho chị Tám thăm dò hư thực, khi biết đích xác anh Tám bị ‘lay off’ vô hạn định thì một mặt chị Tư áo não phân ưu, mặt khác chị tỏ vẻ đắc thắng, bảo chồng: ‘Bây giờ ông có tin tôi chưa, tôi nói linh như chim cú, con mẹ Tám Bửu chẳng lo xa, lúc có tiền ăn xài huy hoắc, không nghĩ đến khi thất nghiệp, phải bán nhà, bán xe là cái chắc’. Anh Tư thì nghĩ khác, đất nước nầy đâu có công việc làm nào là vững chắc, là trường cửu. Thủ tướng Canada, quyền lực nhất nước, còn không chắc giữ được ‘job’, huống chi anh hay anh Tám Bửu thuộc hạng phó thường dân, và khi đã mất ‘job’ thì nhà, xe phải trả lại cho ngân hàng là chuyện đương nhiên.
Anh Tám Bửu bán nhà, bán xe thật, sau sáu tháng ăn tiền thất nghiệp. Nửa năm đợi chờ trong vô vọng, anh quyết định di chuyển sang miền đông, thành phố Toronto có nhiều kỹ nghệ, hy vọng tìm được việc làm nuôi sống gia đình.
Hôm gia đình anh Tám rời thành phố Calgary, nhằm ngày anh Tư đi làm. Chị Tư thay mặt anh Tư đến chào tiễn biệt. Nhìn cảnh vợ chồng, con cái anh chị Tám thảm sầu, khăn gói bước lên xe bus, chị Tư không dằn lòng được, chị khóc thật sự, khóc ngọt ngào, dù sao cũng là tình cố cựu từ ngày còn ở đảo, dù sao cũng là chỗ láng giềng, cùng là nghĩa bạn bè thân cận suốt mấy năm qua. Trước khi xe bus lăn bánh, chị móc túi lấy ra ba chục đồng, anh Tư đưa một trăm nhưng chị giữ lại bảy chục, chị trao cho mỗi cháu mười đồng để ăn quà vặt dọc hành trình.

*
Bẳng đi một thời gian, ở Calgary chị Tư bỗng nhận được điện thoại của chị Tám Bửu từ Toronto. Lần điện thoại viễn liên ấy thật cảm động, kéo dài gần một tiếng đồng hồ. Chị Tám vẫn ồn ào, huyên thiên, náo nhiệt như xưa.
Chị Tám nói Toronto vui lắm, vui hơn Calgary gấp mấy lần, người Việt đông lắm, gấp ba, gấp bốn Calgary, do đó họ gọi thành phố nầy là Tổ Rồng To, xứng đáng là thủ đô tị nạn của người Việt Nam ở Gia Nã Ðại. Phố Tàu thì có hai cái, đều lớn cả, một đông, một tây. Kinh tế Toronto đang lên như thuyền ra cửa biển, như diều gặp gió, công việc dễ tìm, anh Tám đã có ‘job’, cũng làm thợ hàn, lương mười tám đồng một giờ, chị đi làm ở hãng bánh kẹo lương mười hai đồng.....
Chị Tám nói đủ thứ chuyện, nói không ngừng, dường như chị không nhớ là phải trả tiền điện thoại viễn liên. Và cuối cùng chị nói anh Tám nhắc anh Tư luôn, các cháu nhớ các cháu nhiều lắm, phần chị cũng nhớ chị Tư, nhớ người láng giềng tốt, nhớ ngày rời Calgary chị đưa tiễn nơi bến xe bus, còn cho tiền để các cháu ăn quà... Trước khi gát máy, chị Tám mời chị Tư và gia đình lên Toronto chơi, chị sẽ vui mừng được gặp lại và đón tiếp.
Chị Tư cũng muốn đi Toronto một lần cho biết lớn cỡ nào, vui cách mấy. Nay có lời mời gọi, chị càng muốn đi hơn, nhưng còn do dự, ngại ngần mỗi khi nhớ đến ngày nào đã bớt đi bảy chục đồng tiền ăn quà vặt của đám trẻ. Mãi đến hơn hai năm sau, khi anh chị Tám đã mua nhà hẳn hoi, điện thoại thúc giục năm lần, bảy lượt, chị Tư cùng gia đình mới làm chuyến đông du đầu tiên.
Anh chị Tám lấy một tuần phép đưa gia đình anh chị Tư đi chơi khắp nơi: Tháp CN, Ontario Place, Toronto Islands, Toronto Eatons Centre, The Royal Ontarian Museum, Bảo Tàng Viện về đồ gốm, phố Tàu Ðông Tây... Nơi nào chị Tư cũng ưa, cũng thích. Tháp CN thì cao, đồ sộ, quy mô hơn tháp Calgary. Ontario Place nằm trên bờ đại hồ với rạp chiếu bóng hình cầu Cinesphere, có màn ảnh lớn nhất thế giới cùng âm thanh nổi chung quanh, tạo cho chị Tư cái cảm giác đang ở trong cảnh đang trình chiếu. Chuyến phà qua lại Toronto Islands nhắc chị kỷ niệm ngày nào còn ở quê nhà, trên những chuyến phà qua sông Mỹ Thuận hay bắc Cần Thơ miền Hậu Giang. Bảo Tàng Viện đồ gốm thì gợi nhớ những nơi làm đồ gốm ở Lái Thiêu, Biên Hòa...
Chị Tư thích thú nhất trong ngày đi thăm thác Niagara hùng vĩ, nghe tiếng nước đổ từ trên cao xuống vang động như sấm, hơi nước tỏa ra khắp vùng như lúc nào cũng có sương mù bao phủ. Càng thích thú hơn khi được quan sát sự vận chuyển các thương thuyền trong vùng đại hồ có mực nước chênh lệch nhau, thấy cách bơm nước và thoát nước thật mau lẹ để nâng tàu bè lên xuống theo hai mực nước của mặt hồ, điều mà chị Tư học được qua sách vở từ lâu, nay mới nhìn tận mắt.
Anh chị Tám nhân dịp, tùng dịp, đưa anh chị Tư về thủ đô Ottawa thăm trụ sở quốc hội của Gia Nã Ðại, nơi hằng ngày thủ tướng chánh phủ liên bang cùng với các dân biểu hội họp, luận bàn chuyện quốc gia, đại sự. Do tò mò, họ cũng cố ý chạy xe băng qua khu vực dinh thủ tướng và phủ toàn quyền để xem hai nơi nầy lớn cỡ nào, nguy nga, tráng lệ ra sao.
Từ Ottawa thay vì trở về Toronto, họ nhân tiện thẳng đường đi thăm thành phố Montreal. Montreal còn được gọi một cách mỹ miều là Mông Lệ An, nơi cũng có rất nhiều đồng hương cư ngụ, nhiều gấp hai, ba lần Calgary. Chị Tư thích Montreal lắm, thích phong cảnh nên thơ, hữu tình, thích những lâu đài cổ kính, những di tích lịch sử, thích nhà cửa và đường sá có lối kiến trúc tương tợ thủ đô Sài Gòn.
Theo sách chỉ dẫn du lịch trong tay, chị Tư thấy Montreal có tới hai mươi mốt địa điểm được kể thuộc loại danh lam, thắng cảnh... đáng viếng thăm. Nhưng thời gian quá hạn hẹp, đường sá không quen, chạy loanh quanh mãi mất thì giờ, chị Tư tiếc không thể đi hết các nơi như mong muốn. Chị Tư nhìn cái Sân Vận Ðộng Thế Vận (Olympic Stadium, Stade Olympique) kiến trúc tân kỳ, ngạo nghễ như muốn chọc thủng bầu trời, mà chắc lưỡi hít hà, chị thấy nó lúc xa lúc gần, thật hấp dẫn, gọi mời. Chị Tư muốn viếng thăm khu Vieux Montreal, đọc lời giới thiệu đã thấy mê: Những biệt thự xây cất theo kiểu Paris từ thế kỷ thứ 17, những con đường hẹp, mặt đường lát gạch san sát thay vì tráng nhựa hay trải đá, chỉ dành riêng cho bộ hành và xe thổ mộ, hai bên đường đầy hoa thơm cỏ lạ, tiếng nhạc dặt dìu, phong cảnh tình tứ với những quán ăn, quán kem, quán cà phê lộ thiên... vậy mà chị cũng không tới được.
Tuy nhiên hai nơi họ ghé qua, nhà thờ Oratoire St. Joseph và Vườn Thực Vật (Botanical Garden, Jardin Botanique), đã để lại trong lòng chị Tư biết bao lưu luyến, vấn vương. Nhà thờ St. Joseph, như một lâu đài thật tráng lệ, nằm sừng sững trên một ngọn đồi cao hơn hai trăm thước, không khí nơi nguyện cầu trang nghiêm với những chứng tích để lại của những người đến hành hương, đã cầu nguyện và được toại nguyện. Vườn Thực Vật thì gây lưu luyến một cách khác, từ sự hiện diện của hàng trăm loại cây cỏ quê hương nhiệt đới, như cây khế lủng lẳng những trái hình ngôi sao năm cánh trên cành, cây mít với lá dày và trái đầy gai...
Trên đường trở lại Calgary sau chuyến đông du, chị Tư thấy lòng lắng dịu, thanh thản, chị không còn mang nhiều ác cảm với con mẹ Tám Bửu như hồi trước. Thời gian đã làm mọi sự việc phôi pha. — gần mỏi miệng, ở xa mỏi chân. Ngày trước chị Tám là chỗ láng giềng, có gây ít nhiều phiền phức cho chị, chị đã trút mọi bực dọc lên anh Tư chồng chị. Ngày nay chị Tám ở xa, xa quá, hơn ba ngàn cây số, đi bộ không biết chừng nào tới, đi xe hay đi máy bay cũng không phải dễ dàng, không phải muốn đi lúc nào thì đi, thăm chị Tám lần này chớ chị Tư chẳng rõ bao giờ mới tái ngộ lần nữa, thế nên chuyện mỏi chân không là vấn đề được đặt ra. Chị Tư nhận ra chị Tám Bửu vẫn ba hoa thiên địa, vẫn nói nhiều và nói một cách hời hợt, nói không cần suy nghĩ, nói tuồn tuột, ruột để ngoài da như tự thuở nào. Và chị Tư tự rút ra được một triết lý rằng ‘sông núi dễ dời, tính người khó đổi, những người như chị Tám, có gì nói ra hết, không để bụng, không che dấu, không đắn đo, biết đâu lại là người hạnh phúc, thoải mái về tinh thần’.
Toronto vui thiệt, lớn thiệt, nhưng trong lòng chị Tư vẫn yêu mến Calgary hơn. Chị đã quen với khí hậu của thành phố Calgary tọa lạc nơi phần cuối, dưới chân (foothill) rặng Rocky Mountain, quen luồng gió Chinook làm ấm áp mùa đông, làm mát mẻ những ngày hè, quen hình ảnh những tượng khủng long to lớn, trông ngộ nghĩnh, nhưng rất hiền hòa, những cánh đồng dầu với những chiếc máy bơm ngày đêm hoạt động, gục gật đầu lên xuống không ngừng nghỉ... Calgary với hơn nửa triệu dân cư, là thành phố lý tưởng đối với chị Tư, không quá nhỏ để thiếu thốn thứ nầy thứ nọ, có đủ mọi tiện nghi cần thiết như ngay cả một phi trường quốc tế, không quá lớn để mất nhiều thì giờ di chuyển, gây nhiều phiền phức.
Thời gian ở Toronto hai tuần lễ, ngày nào chị Tư cũng phải tắm hai, ba lần, mới tắm rồi, mồ hôi đổ ra nhơm nhớp lại muốn đi tắm ngay lần nữa. Ðường sá đông đúc xe cộ quá mức, xe nầy bên cạnh, nối đuôi xe khác, có hôm phải ngồi trên xa lộ hàng giờ. Không khí, nước ở Toronto bị ô nhiễm nặng nề bởi kỹ nghệ...

*
Thời gian trôi qua trong vội vã theo nhịp sống bận rộn hàng ngày, chị Tám đôi ba tháng điện thoại cho chị Tư một lần để trao đổi tin tức về cuộc sống, để thăm hỏi. Chị Tư một năm đôi lần gọi lại để giữ mối dây liên lạc.
Rồi một lần chị Tư gọi điện thoại cho anh chị Tám thì tổng đài trả lời số điện thoại ấy nay không còn hoạt động nữa, chị Tư tưởng mình bấm lộn số, bèn gọi lại, vẫn bị tổng đài trả lời như cũ. Thôi thế là kể như mất liên lạc, từ đây bóng chim tăm cá.
Nhưng chừng ba tháng sau, chị Tư nhận được điện thoại từ chị Tám. Ngạc nhiên làm sao! Gia đình anh chị Tám giờ cư ngụ ở thành phố Vancouver miền cực tây Gia Nã Ðại, ven bờ Thái Bình Dương. Lý do anh chị Tám dọn về Vancouver thật lạ lùng. Kinh tế Toronto đang lên ào ạt, lên đến cực điểm. Một người bạn đến chơi cố vấn anh chị Tám rằng kinh tế của các nước tư bản, trong đó có Canada, lên xuống theo những chu kỳ. Ðiều đó có nghĩa là kinh tế Toronto lên tới ngọn cây thì sẽ có ngày, không sớm cũng muộn, nó sẽ xuống tới đất đen, hay có thể tệ hơn tới đáy hố thẳm đầy bùn sình. Anh chị Tám nghe qua thì sợ quá, bởi hình ảnh thất nghiệp, mất nhà, mất xe, mất đủ thứ lớn nhỏ... của những năm về trước ở Calgary vẫn còn đeo đẳng, ám ảnh gia đình anh chị. Sau nhiều ngày thảo luận, hỏi ý kiến nhiều người, anh chị Tám quyết định đăng bảng bán nhà. Căn nhà mua mấy năm trước một trăm ngàn chẵn, đăng bảng chỉ một tuần, bán được một trăm năm chục ngàn, lời năm chục ngàn đồng ngon ơ.
Bán được nhà rồi, cả anh chị Tám đều bỏ việc làm, khăn gói về Vancouver. Với tiền bạc dành dụm được trong những năm qua, anh chị mua một chiếc tàu để đi đánh cá hồi, trở lại với nghề cũ từ hồi còn ở Việt Nam. Với chiếc tàu và nghề đánh cá gia truyền, anh chị Tám tự làm chủ lấy mình và từ nay không còn phải lo sợ nạn thất nghiệp, mọi việc diễn tiến tốt đẹp như ý muốn.
Chị Tám mô tả thời tiết ấm áp ở Vancouver, hơn bất cứ nơi nào khác của Gia Nã Ðại. Phong cảnh thật hữu tình với núi biếc, biển xanh, hoa cỏ tươi tốt gần như quanh năm, suốt tháng, rừng cây rợp bóng ngay trong phạm vi thành phố.
Chị Tám mời anh chị Tư và các cháu có dịp sang Vancouver chơi, chị Tư sẽ hướng dẫn đi câu cua, bắt sò... Chị Tư nghe chuyện bắt sò huyết và câu cua mà mê man, tàng tịch. Tay cầm cào, tay xách thùng, đi như đi chơi, cào chỉ vài tiếng đồng hồ thì sò huyết đầy cả thùng, nặng xách không muốn nổi. Câu cua dễ như ăn cháo, không cần mồi ngon ngọt, không lưỡi, không cần, khó tin hơn chuyện Khương Tử Nha thời Phong Thần ngồi trên mỏm đá câu thời, câu vận. Một tấm vỉ sắt cột vài miếng xương gà hay đầu cá, thả xuống biển, năm, mười phút sau kéo lên, cua bu đầy, câu chỉ nửa buổi là có mấy bao rác đựng đầy cua. Chà chà, cua ấy đem luộc liền, rồi chấm với muối tiêu chanh thì ngọt ngon phải biết. Còn sò huyết ngâm cho sạch bùn để nướng trên than hồng thì còn gì ngon bằng. Mới nghĩ tới đó nước miếng chị Tư đã ứa ra đầy miệng.
Cuộc điện đàm chấm dứt, chị Tư gát ống liên hợp mà lòng còn bâng khuâng, ngơ ngẩn. Chị chợt nhớ đến câu nói thường ngày từ cửa miệng của dân chúng
Gia Nã Ðại :’’ Ðây là miền đất của những cơ hội’’ (the land of opportunities).
Con mẹ Tám Bửu, ngừơi láng giềng mà chị cho là có vô số khuyết điểm:
dốt nát, bất tài, ba hoa, không biết lịch sự tối thiểu... đã rủi mà may, do thời cơ đưa đẩy
cuối cùng chụp bắt được cơ hôi tốt. Còn chị, đến bao giờ chị mới thoát được sự trói buộc vô hình với cái máy may kỹ nghệ hàng ngày để trở về với nghề dạy học ban đầu của chị ?
Chị Tư càng thấm thía, cay cú hơn trong những năm sau, khi kinh tế Toronto xuống thảm hại trong khi gia đình con mẹ Tám Bửu chẳng mấy chốc trở nên giàu có, thịnh vượng cùng với đà phát triển nhảy vọt của miềm duyên hải Thái Bình Dương

Nguyễn Văn Ba

No comments:

Post a Comment