Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Saturday 17 December 2016

DALAI LAMA=DU TỬ LÊ= NGUYÊN SA =LUÂN HOÁN=DIÊN NGHỊ =

DALAI LAMA * HÒA GIẢI SÂN HẬN
 Hòa giải Sân Hận
Dịch giả: Mỹ Thanh
Ảnh hưởng của sân hận có tính cách phá hoại rất rõ ràng, hiển nhiên, tức thời. Thí dụ, khi một ý nghĩ căm hờn chắc chắn hoặc mạnh mẽ xuất hiện, ngay tức khắc, nó áp đảo con người hoàn toàn và hủy diệt sự an bình hiện thực của tâm thức. Khi một ý nghĩ căm ghét được nuôi dưỡng trong tâm, nó sẽ làm cho con người cảm thấy căng thẳng và bực bội, và nó gây ra triệu chứng mất ăn, mất ngủ, v…v….
Nếu chúng ta xét nghiệm làm thế nào sự tức giận hoặc các ý nghĩ chán ghét xuất hiện nơi chúng ta, chúng ta sẽ thấy, thông thường, nó xuất hiện khi chúng ta bị tổn thương, khi chúng ta bị đối xử không công bằng bởi người nào đó mà chúng ta đặt kỳ vọng nơi họ. Nếu ngay trong giây phút đó, ta xem xét kỹ lưỡng cách thức cơn giận xuất hiện, sẽ có một cảm giác là nó xuất hiện như một vị bảo hộ, một người bạn tới để giúp ta đánh trận hoặc trả thù cái người vừa làm ta tổn thương. Như vậy, cơn giận hoặc ý nghĩ chán ghét xuất hiện như một cái thuẫn hoặc một vị bảo hộ. Nhưng thực tế, đó chỉ là một ảo giác. Nó chỉ là tâm thức điên đảo mà thôi.

Chandrakirti cho rằng Bước vào Trung Đạo có thể có những chỉnh lý về việc phản ứng sức mạnh với sức mạnh, nếu muốn trả thù thì đây là một cách, hoặc ngăn ngừa hay giảm thiểu sự gia hại. Tuy nhiên, trường hợp nầy không phải vậy, bởi vì nếu như bị gia hại nơi thân hay bị chửi mắng thì việc ấy đã xảy ra rồi, cho nên việc trả thù không hề làm giảm đi hay phòng ngừa được sự việc đã xảy ra rồi và không thể thay đổi được.

Ngược lại, trong tình huống nào đó, nếu một người thay vì hành xử một cách bao dung, lại phản ứng một cách tiêu cực như trả thù, thì không những họ chẳng được lợi ích nào ngay tức thời, mà còn tạo thêm ra thái độ và cảm giác tiêu cực, và đó là mầm mống xấu cho kiếp sống ở tương lai. Quan điểm phật giáo cho rằng người nào trả thù, người đó sẽ một mình nhận lãnh kết quả sự trả thù đó trong kiếp sống ở tương lai. Do đó không những sự trả thù không mang lại lợi ích nào trong hiện tại, mà nó còn di hại tới cuộc sống lâu dài của người đó sau nầy.
Tuy nhiên, nếu một người bị đối xử bất công và nếu như tình trạng đó không được quan tâm xử lý chính đáng, nó có thể mang lại những kết quả cực kỳ xấu cho kẻ đã tạo nghiệp ác. Trong trường hợp như vầy, cần đến sự phản ứng mạnh mẽ. Trong những tình trạng như thế nầy, một người cần có tư thế mạnh mẽ để có những phản ứng thích hợp, cần nhất là họ phản ứng trong tinh thần từ bi, không giận dữ hay sân hận. Thật vậy, một trong những giới cấm của Bồ Tát là cần có những phản ứng mạnh mẽtrong tình trạng khẩn thiết, và nếu như tình trạng cần kíp, mà vị đó không phản ứng gì thì xem như đã vi phạm một trong những giới Bố Tát.
Lại nữa, như Bước vào Trung Đạo đã dẫn giải rõ, không những một thế hệ đầy dẫy các ý nghĩ sân hận đưa đến những dạng tái sanh không như ý trong kiếp sống ở tương lai, mà đồng thời các cảm giác giận dữ mạnh mẽ cũng xuất hiện, không cần biết người đó cố gắng giữ tư thế đáng kính như thế nào, khuôn mặt họ vẫn rất xấu. Họ cho thấy một khuôn mặt khó chịu, và người nầy phát ra những rung động rất thù nghịch. Người khác vẫn cảm nhận được, và dường như họ cảm nhận luôn được làn hơi nóng bốc ra từ thân thể của người kia. Thật ra không những chỉ con người mới có thể cảm nhận điều đó, kể cả gia súc và những thú vật khác cũng cảm nhận được, và sẽ tránh người nầy ngay tức khắc.

Nếu ta xét nghiệm làm thế nào các ý nghĩ giận dữ hoặc sân hận xuất hiện nơi ta, ta sẽ thấy, thông thường mà nói, nó xuất hiện khi ta đang đau đớn, khi ta cảm thấy bị đối xử bất công bởi người mà ta không ngờ đến.

Đây là những kết quả trước mắt của sân hận. Nó mang đến sự chuyển hóa xấu, sự khó chịu về thân cho con người. Lại nữa, khi sự giận dữ và sân hận xuất hiện kéo dài, khả năng phân biệt giữa đúng và sai, biết được kết quả ngắn hay dài hạn, phần khả năng tốt nhất ở não bộ, trở nên hoàn toàn tê liệt. Nó không còn hoạt động được nữa. Nó làm cho một người trở nên điên cuồng. Khi sự giận dữ và sân hận xuất hiện thì những kết quả tiêu cực cũng có mặt.
Khi chúng ta nghĩ đến kết quả tiêu cực và sức hủy diệt của cơn giận dữ và sân hận, ta hiểu rõ ta cần tách rời chính ta ra khỏi những cơn bùng nổ của cảm xúc. Như đã nói qua, kết quả tai hại của những ý nghĩ giận dữ và sân hận nói trên, một người luôn bị giận dữ và sân hận chi phối , họ sẽ không nhận được sự bảo vệ nào từ cuộc sống giàu có; kể cả khi người ấy là triệu phú. Học thức cũng không bảo đảm người đó có thể được bảo vệ khỏi những hậu quả nầy. Tương tự như vậy, luật pháp không thể bảo đảm được việc nầy. Kể cả vũ khí hạt nhân, không cần biết hệ thống tự vệ hoàn chỉnh tới mức nào, nó cũng không bảo vệ hay giúp được gì cho ta. Yếu tố duy nhất có thể cho ta một nơi an trú hoặc sự bảo vệ an toàn để thoát khỏi hậu quả của giận dữ và sân hận là thực tập lòng kiên nhẫn và bao dung.
Bài giảng nầy được trích ra từ quyển sách Hòa giải Sân hận, bài thuyết pháp của ngài Dalai Lama, dựa vào ««Cẩm nang cuộc sống Bố Tát Đạo»», Nhà xuất bản Snow Lion (Sư Tử Tuyết).









DU TỬ LÊ * DOÃN QUỐC SỸ

Doãn Quốc Sỹ, nỗi buồn và, niềm vinh dự, hân hoan lớn.

Du Tử Lê

Ông không tìm hiểu, để rồi chiêm nghiệm mà, ông đã sống, đã chảy máu cùng lúc với dân tộc, tổ quốc ông; khi lịch sử và, đất nước ông đang chảy máu…
1.

Theo tiểu sử được ghi nhận bởi Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì, nhà văn Doãn Quốc Sỹ sinh tại Hà Đông, ngày 17 tháng 2 năm 1923, trong một gia đình thấm nhuần tinh thần Nho giáo. Năm 1954, ông cùng gia đình phải di cư vào miền Nam vì hiệp định Geneva chia đôi Việt Nam.

Trước thời điểm này không lâu, ông hoàn tất truyện ngắn “Sợ lửa,” (dạng cổ tích,) tựa bước chân đầu tìm đến văn chương.

Cũng trước giai đoạn qua phân đất nước, ở miền Bắc, họ Doãn từng dạy tại một số trường trung học công lập, như Nguyễn Khuyến (Nam Định, 1951-1952,) Chu Văn An (Hà Nội, 1952-1953) v.v…

Những yếu tố như được sinh trưởng trong một gia đình mà, người cha là một nhà Nho, khi trưởng thành, lại chọn cho mình nghề dạy học, theo tôi, là những chỉ dấu cho thấy, ẩn mật đằng sau tư cách nhà văn, họ Doãn còn / đã là một kẻ sĩ.

Kẻ sĩ hiểu theo nghĩa lương tâm và, trách nhiệm của một trí thức, đứa con của một tổ quốc, trước những biến động rung chuyển, bật gốc một đất nước

Tôi không biết định mệnh nghiêng về phía nào, giữa hai con người nhà văn và, kẻ sĩ của một Doãn Quốc Sỹ. Nhưng qua những tác phẩm văn chương của ông, điển hình như bộ trường thiên “Khu rừng lau,” tôi có cảm tưởng ông đã lôi kéo, được định mệnh nghiêng về phía kẻ sĩ trước thời cuộc, ở nơi ông.

2.

Nhìn lại hai mươi năm văn học miền Nam, chúng ta phải nói rằng, đó là thời gian quá ngắn cho sự hình thành, khai triển rồi định hình, một dòng văn học đa dạng, phong phú. Nên, ta cũng có thể nói, nó giống sự vươn vai, lớn dậy thần kỳ, như huyền thoại Phù Đổng Thiên Vương.

Hai tác nhân chính giúp cho sự thoát thai, sinh thành dòng văn học mang tính Phù Đổng Thiên Vương vừa kể, tôi nghĩ, là thảm kịch chia lìa bật máu, vĩ đại (lần đầu trong lịch sử dân tộc Việt) với hơn 1 triệu người miền Bắc nghiến răng, bậm môi, tự nguyện bỏ lại sau lưng mồ mả ông cha. Và, sự chuyển hóa chớp nhoáng từ thể chế Quân chủ lập hiến, sang thể chế Cộng hòa chỉ trong vài năm, như một giấc mơ, ở miền Nam.
Hai tác nhân hỗ tương nhau tựa một kết hợp kỳ diệu, biến gần hai chục triệu người dân miền Nam (thời đó,) trở thành những kẻ đồng hành, nhất tâm, hăm hở trong một lên đường mới mẻ. Một lên đường khám phá và, khai phóng cái thổ ngưỡng vốn đã hằng nghìn năm, sẵn đấy.

Tinh thần khai phá của giai đoạn lịch sử miền Nam sau 1954, thể hiện cụ thể, hưng phấn nhất, tiêu biểu là lãnh vực văn học.

Văn học miền Nam ở giai đoạn vỡ đất này có hai khuynh hướng chính:
- Khuynh hướng văn chương chống chế độ cộng sản. (Và)
- khuynh hướng văn chương nặng tính nhân văn, trồng người. Hiểu theo nghĩa lấy đạo lý, nhân tính làm căn bản.


Cũng vẫn ở giai đoạn khẩn hoang, vỡ đất kia, số tác giả đắm mình, vẫy vùng trong ngọn triều chống cộng chiếm đa số. Họ đứng về phía thời thế nóng bỏng. Như một thứ thời thượng… Phía trồng người, xây tâm ít, hiếm.

Theo ghi nhận của tôi, tác giả “Dòng sông định mệnh” ở phía ít, hiếm đó.
Họ Doãn an nhiên, tự tại, nở nụ cười đôn hậu trước chọn lựa có phần thưa, vắng đồng hành, của mình.
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ
Vì là một lên đường mới mẻ, ồ ạt, nên, trong lúc nhiều tác giả xuất hiện giữa thập niên 1950, qua sáng tác, còn đang nỗ lực thực chứng sự hiện diện của mình như Mai Thảo, Dương Nghiễm Mậu, Tô Thùy Yên, Quách Thoại, Thanh Tâm Tuyền… thì, Doãn Quốc Sỹ đã định hình (hiểu theo nghĩa được đám đông đón nhận,) qua những tác phẩm ấn hành như “Sợ lửa” (1956,) “U hoài” (1957,) “Dòng sông định mệnh” (1959)…

Về phương diện kỹ thuật, (cũng như một vài tác giả khác,) theo tôi, họ Doãn đi tiếp con đường văn chương thời tiền chiến.

Con đường mà hình thức truyện được xây dựng trên hai căn bản:
- Cốt truyện (với những nút thắt, nút mở.) (Và)
- Chủ tâm khai thác tâm lý nhân vật (để người đọc dễ thấy mình, trong truyện.)

Nhưng về phương diện nội dung, vẫn theo tôi, họ Doãn không bó rọ, gói chặt tác phẩm của mình trong những luận đề gia đình, xã hội, xung đột cũ / mới như thời Tự Lực Văn Đoàn.

Ông cũng không bó rọ nội dung chống cộng sản trong tác phẩm của ông trên cái nền cốt truyện và tâm lý nhân vật.

Truyện của ông, dù không hề xa rời hiện thực xã hội, nhiễu nhương, như “Chiếc chiếu hoa cạp điều,” như “Gìn vàng giữ ngọc,” vẫn mở vào phần con người, như một sinh vật linh trưởng, bản chất thiện căn, ở trên mọi hạn hẹp của thể chế chính trị, giai đoạn.

Truyện của ông, ngoài những ẩn dụ, như những phóng chiếu nhân tính qua những truyện ở dạng cổ tích, cũng là những rung động, những lãng mạn thuần khiết (cung ứng cho nhu cầu mơ mộng, căn cốt của con người.) Chúng xiển dương tính hướng thượng. Chúng chan hòa tính nhân loại.

Tới hôm nay, dù trải qua bao năm tháng, bao cuộc đổi đời, tôi vẫn cảm phục ông biết bao, khi trong truyện “Gìn vàng giữ ngọc” của ông, tôi được đọc câu văn:
“Ở thế giới thực dân tư bản, người ta tung vật chất ra để giam lỏng linh hồn. Ở thế giới thực dân cộng sản, người ta phong tỏa vật chất để mua rẻ linh hồn. Cả hai cùng thất bại! Linh hồn nhân loại chỉ có thể mua bằng tình thương yêu rộng rãi và chân thành.”

3.
Hình như mối bận tâm, nỗi đau đáu lao lung một đời của nhà văn-kẻ-sĩ mang tên Doãn Quốc Sỹ, trước sau vẫn là chủ tâm, nỗ lực kêu đòi, nhắc nhở, cổ súy khả năng “thánh hóa” tình thương yêu rộng rãi và, chân thành nơi mỗi con người ấy.
Sự tương nhượng dẫn tới tương hợp tuyệt vời giữa hai con người nhà văn và, kẻ sĩ nơi họ Doãn, thể hiện sâu sắc nhất, theo tôi ở trường thiên “Khu rừng lau.”
“Khu rừng lau” không chỉ là bản trường ca xương, máu của một dân tộc liên tiếp trải qua những kiếp nạn, từ thời chống ngoại xâm, thực dân Pháp, qua tới những năm tháng bị đầu độc bởi chủ thuyết cộng sản và, tạm dừng ở điểm đứng dân chủ trá hình, lận trong tay áo những con trủy thủ độc tài mà, Khu Rừng Lau còn là trường ca, với những tổ khúc tin tưởng, hy vọng nơi cái Thiện, vốn là một linh – thánh-nhân-bản khi con người (hay nhân loại) phải đối đầu với thảm kịch, với cái ác.

Trường thiên này, theo tôi, là bước song hành giữa kẻ sĩ trước trách nhiệm với lịch sử một đất nước và, nhà văn, trước cái đẹp và, cái thiện của sinh vật linh trưởng.

Nhiều người từng ví trường thiên “Khu rừng lau” với bộ “Chiến tranh và hòa bình” của Leo Tolstoy.(*) Nhưng chưa một ai chỉ ra rằng, nếu Leo Tolstoy là nhà văn dựng lại, (tức đứng ngoài) một giai đoạn lịch sử cháy đỏ lầm than của xứ Đại Nga, kể từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh Pháp-Nga 1811 thì, Doãn Quốc Sỹ là người đứng giữa tâm bão.

Ông không tìm hiểu, để rồi chiêm nghiệm mà, ông đã sống, đã chảy máu cùng lúc với dân tộc, tổ quốc ông; khi lịch sử và, đất nước ông đang chảy máu…

Do đó, với tôi, sự có mặt của ông, Doãn Quốc Sỹ, sự chúng ta còn có trong tâm, trong thế hệ của “Khu rừng lau” của họ Doãn là, một nỗi buồn, đồng thời cũng là một vinh dự, hân hoan lớn, cho văn học và, con người Việt Nam vậy.

Du Tử Lê,
(Calif. Tháng 8-2010.)

_____________________

Chú thích:
(*) Leo Tolstoy (hay Léon Tolstoi,) nhà văn Nga, còn được biết với tên đầy đủ là Lyev Nikolayevick Tolstoy, sinh ngày 9 tháng 9 năm 1828. Ông là tác giả nổi tiếng với hai bộ trường thiên tiểu thuyết: “Chiến tranh và hòa bình” và “Ana Kha Lệ Nin.” Ông mất ngày 20 tháng 11 năm 1910.

THƠ NGUYÊN SA


Buổi Sáng Học Trò



Trang sức bằng nụ cười phì nhiêu
Nhẩy bằng chân chim trên giòng suối cạn

Ấy là em trên đường đi buổi sáng
Trăng ở trên môi và gió ở trong hồn

Mái tóc mười lăm trên lá tung tăng
Em ném vào phố phường niềm vui rừng núi

Vẽ lên chiếc xe sơn xanh dáng thuyền trẩy hội
Cho những vườn hoa cầm đôi mắt bình yên

Gửi những cung đàn tiếng guốc khua vang
Hẹn đám mây xanh vịn cánh tay tuổi trẻ

Khoác giọng nói tin yêu vào hồn anh đóng cửa
Với biển là tay và sóng cũng là tay

Để anh trở thành hải đảo bị bao vây
Để đáy mắt san hô thêm nước ngọt

Như con dế mèn cánh đau vào buổi sáng
Nhìn theo em uống từng giọt sương hoa

Anh chợt nghe mạch đất đưới chân đi
Anh chợt nhớ trong hồn đôi cánh trắng.

Áo Lụa Hà Đông

Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng

Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
Mà mua thu dài lắm ở chung quanh
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
Bay vội vã vào trong hồn mở cửa

Gặp một bữa, anh đã mừng một bữa
Gặp hai hôm thành nhị hỹ của tâm hồn
Thơ học trò anh chất lại thành non
Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu

Em không nói đã nghe từng gia điệu
Em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh
Anh trông lên bằng đôi mắt chung tình
Với tay trắng, em vào thơ diễm tuyệt

Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
Trời chợt mưa, chợt nắng, chẳng vì đâu
Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại

Để anh giận, mắt anh nhìn vụng dại
Giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
Em đi rồi, sám hối chạy trên môi
Những tháng ngày trên vai buồn bỗng nặng

Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng

Paris Có Gì Lạ Không Em ?

Paris có gì lạ không em?
Mai anh về em có còn ngoan
Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ
Em có tìm anh trong cánh chim

Paris có gì lạ không em?
Mai anh về giữa bến sông Seine
Anh về giữa một giòng sông trắng
Là áo sương mù hay áo em ?

Em có đứng ở bên bờ sông ?
Làm ơn che khuất nửa vừng trăng
Anh về có nương theo giòng nước
Anh sẽ tìm em trong bóng trăng

Anh sẽ thở trong hơi sương khuya
Mỗi lần tan một chút sương sa
Bao giờ sáng một trời sao sáng
Là mắt em nhìn trong gió đưa ...

Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay
Tóc em anh sẽ gọi là mây
Ngày sau hai đứa mình xa cách
Anh vẫn được nhìn mây trắng bay

Anh sẽ chép thơ trên thời gian
Lời thơ toàn những chuyện hờn ghen
Vì em hay một vừng trăng sáng
Đã đắm trong lòng cặp mắt em ?

Anh sẽ đàn những phím tơ trùng
Anh đàn mà chả có thanh âm
Chỉ nghe gió thoảng niềm thương nhớ
Để lúc xa vời đó~ nhớ nhung

Paris có gì lạ không em ?
Mai anh về mắt vẫn lánh đen
Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
Chả biết tay ai làm lá sen ?...



Tháng Sáu Trời Mưa

Tháng sáu trời mưa, trời mưa không ngớt
Trời không mưa anh cứ lạy trời mưa
Anh lạy trời mưa phong toả đường về
Và đêm ơi xin cứ dài vô tận

Đôi mắt em anh xin đừng lo ngại
Mười ngón tay đừng tà áo mân mê
Đừng hỏi anh rằng: có phải đêm đã khuya
Sao lại sợ đêm khuya, sao lại e trời sáng...

Hãy dựa tóc vào vai cho thuyền ghé bến
Hãy nhìn nhau mà sưởi ấm trời mưa
Hãy gởi cho nhau từng hơi thở muà thu
Có gió heo may và nắng vàng rất nhẹ

Và hãy nói năng những lời vô nghĩa
Hãy cười bằng mắt, ngủ bằng vai
Hãy để môi rót rượu vào môi
Hãy cầm tay bằng ngón tay bấn loạn

Gió có lạnh hãy cầm tay cho chặt
Đêm có khuya em hãy ngủ cho ngoan
Hãy biến cuộc đời bằng những tối tân hôn
Nếu em sợ thời gian dài vô tận

Tháng sáu trời mưa, em có nghe mưa xuống
Trời không mưa em có lạy trời mưa ?
Anh vẫn xin mưa phong toả đường về
Anh vẫn cầu mưa mặc dầu mây ảm đạm

Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng
Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa xuân
Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân
Vì anh gọi tên em là nhan sắc

Anh sẽ vuốt tóc em cho đêm khuya tròn giấc
Anh sẽ nâng tay em cho ngọc sát vào môi
Anh sẽ nói thầm như gió thoảng trên vai
Anh sẽ nhớ suốt đời mưa tháng sáu

BÙI BẢO TRÚC * LUÂN HOÁN

Ðọc Hơi Thở Việt Nam

Bùi Bảo Trúc
Luân Hoán tên thật Lê Ngọc Châu, một nhà thơ có nhiều tác phẩm đóng góp cho nền văn học miền Nam trước 1975. Tập thơ đầu tiên của ông, tập Về Trời, đã được gởi tới độc giả từ năm 1964. Sau đó, cứ mỗi năm chúng ta lại được đọc một tập thơ khác của ông.  Năm 1966 là tập Trôi Sông, năm 1967 là tập Chết Trong Lòng Người, rồi Viên Ðạn Cho Người Yêu Dấu năm 1969. Kế đó là các tác phẩm Lục Bát Ca, Hoà Bình Ơi, Hãy Ðến, Nén Hương Cho Bàn Chân Trái và năm 1974 là cuốn Rượu Hồng Ðã Rót.

Tập Hơi Thở Việt Nam là những bài thơ đã viết trong khoảng thời gian từ 1975 cho tới những năm 1983, 1984, trước khi ông rời Việt Nam, sang Montréal Gia Nã Ðại, nơi ông nói là đến để tạm trú, từ đầu năm 1985. Những bài thơ của tập Hơi Thở Việt Nam đã được đem ra khỏi Việt Nam bằng những cách khá đặc biệt. Một số đã được các con ông học thuộc, và chép lại từ trí nhớ. Một số khác được bạn bè ông gởi dần từ Việt Nam sang Gia Nã Ðại.

Ngay từ những năm ở Việt Nam, Luân Hoán chưa bao giờ là một nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ tình. Thơ của ông, ngay cả những bài thơ tình rất ít ỏi, luôn luôn là một tiếng thơ buồn, uất nghẹn, và như lời nhận định của Thái Tú Hạp, là những ấm ức, những phẩn nộ, những đắng cay và những kinh hoàng của một nhân chứng lịch sử đen tối nhất của thời đại. Những nhận định của Thái Tú Hạp là ghi nhận về tập Hơi Thở Việt Nam , nhưng cũng lại đúng cho toàn thể những tác phẩm thi ca khác của Luân Hoán.

Hơi Thở Việt Nam với 39 bài thơ, 5 chữ, lục bát, 7 chữ, 8 chữ là những bài thơ còn vang vọng âm hưởng của những bài thơ mà người ta đã được đọc của ông trong những năm trước 1975. Những hình ảnh xám ngắt của quê hương tan nát, những binh đao trận mạc, những ước mơ của một đời về một hòa bình không bao giờ đến, những quà tặng chiến tranh, những chân tay chia lìa trên một thân thể trở về sau một cuộc chiến.

Tập Hơi Thở Việt Nam ngoài những hình ảnh như vừa kể, còn là tiếng thở của một quê hương rũ liệt, của một đất nước không còn của những người lớn lên ở miền đất đó nữa, của một hòa bình đầy kinh hoàng :

" ngủ ngồi trên gác tối
trong ngày vui hòa bình
tiếng tim đập trong ngực
vừa mơ vừa rùng mình

ngủ ngồi trên gác tối
bụng rỗng như bình hoa
cắm cành cây hy vọng
xanh biếc nỗi xót xa

ngủ ngồi trên gác tối
tôi mơ tôi là người
thịt xương này của đất
hơi thở này của tôi

ngủ ngồi trên gác tối
quyển vở chờ trên bàn
bài thơ là tiếng thở
vỡ òa trong dấu than

ngủ ngồi trên gác tối
tự do như đêm dài
chết cần gì hấp hối
sống cần gì tương lai"
Việt nam mà ông lắng nghe từng hơi thở đó không còn là quê hương của những ngày cũ.Việt Nam mà Luân Hoán viết trong thơ ông là những còm cõi, đau thương, là ác mộng, là trái cà chua cũng làm ông hoảng sợ vì cái màu đỏ của nó, như trong một bức thư viết cho người ở xa :

xin báo cùng anh tin vui thứ nhất
cây cúc đầu hè nở được một bông
đất còm cõi nhưng thương đời vẫn gắng
phơi hết lòng mình ra giữa gió đông

xin báo cùng anh cây cà chua nhỏ
cũng đậu được vài trái đỏ xinh xinh
(màu đỏ đẹp ơi, vì sao ta sợ
có lúc nhìn em ta chợt giật mình)
.....
xin báo cùng anh sáng nay đầu ngõ
có con cu cườm đậu tuốt ngọn tre
nó đứng rỉa lông mà không buồn gáy
có phải vì còn sợ ná ai đe ?
.....
nhớ ngủ nghe anh đêm nay em đợi
như những đêm nào đợi pháo nửa đêm
xin mừng tuổi anh câu thơ què quặt
bạc tóc đừng già, mất nước đừng quên...

Và trên đất nước buồn thảm đó Luân Hoán đã sống những ngày làm người lạ mặt ngay trên quê hương mình, là kẻ tội đồ không phạm tội, là người bị buộc phải móc trái tim quăng ra ngoài :

chúng tôi ngồi chồm hỗm
trong sân chùa Hải Châu
mắt lập lòe đom đóm
nắng đổ lửa trên đầu

đã bảy ngày như vậy
chúng tôi lo lắng chờ
miệng khô mồ hôi chảy
vạn người cùng bơ vơ

gục đầu che lồng ngực
tiếng loa xoáy vào hồn :
" các anh là súc vật
nhân dân hằng căm hờn
nhưng cách mạng sáng suốt
bao dung và khoan hồng
hãy thật thà khai báo
tố cáo thật rõ ràng
lập công đầu chuộc tội
giữa trật tự, xếp hàng "
chúng tôi là súc vật
hôm nay học làm người
xin chân thành "đăng ký :"
chúng tôi thừa trái tim

đã bảy ngày như vậy
chúng tôi lo lắng chờ
viết thật nhiều lý lịch
để làm người tự do !
Luân Hoán sinh tại Quảng Nam, năm 1941, ông viết những bài thơ đầu trong những năm của thập niên 60. Ông nhập ngũ năm 1967 và giải ngũ năm 1970, sau khi để lại chiếc chân trái ở chiến trường. Ông trở về đời sống dân sự sau đó và phục vụ tại một ngân hàng cho tới năm 1975. Luân Hoán đã có thơ đăng trên nhiều tạp chí văn học ở miền Nam trong khoảng thời gian này. Với một lý lịch như thế, ông đã phải sống nhiều tháng trong trại học tập cải tạo :

.....
rồi thì cách mạng bắt
một hai bải tôi khai
tôi khai hoài khai mãi
tôi khai mãi khai hoài
lý lịch tôi từ đó
đâm ra thành truyện dài
mai sau in thành sách
may ra thành thiên tài
xin cảm ơn cách mạng
tôi nguyện cầm bút hoài...


Hơi Thở Việt Nam là một chứng từ của một người đã sống những ngày khủng khiếp nhất tại Việt Nam , những năm 1975. Hãy nghe cảnh cải tạo nhà đất :

có cái gì xôn xao ngoài phố
thử đạp một vòng quanh quẩn coi chơi
mỗi ngã tư đường vài đám đông lố nhố
tiếng síp lê tiếng đạn bắng ngang trời
trước dãy lầu một bà già đứng chửi
vài chục áo vàng rối rít lăng xăng
bọn tự vệ cánh tay choàng gỉe đỏ
ùa vào nhà mang đồ đạc ra quăng
trên hè phố đống nồi niêu soong chảo
ngổn ngang nằm trơ mặt mũi tối đen
vài chiếc chiếu đang cuộn tròn nằm vạ
thằng bé con trất cu đái lăn quăn....
Quê hương mà ông nói tới là thù hận, là "đập đá núi lấp cho đầy trí não, xây thành cao bằng ánh mắt căm hờn" là cơ cực, là " một hạt cơm cõng mấy hạt bo bo, nước rau muống có làm em đỡ ngẹn, đời đang vui sao nét mặt buồn xo ?" là nỗi đau đớn của một kẻ lạ mặt ngay trên chính xứ sở mình "giữa quê nhà sao nghe sao nghe quá bơ vơ?" Cái quê hương đó không còn tương lai cho những người lớn "mi nằm mi đứng mi đi, mi mang cái tội Bắc Kỳ di cư, mi mang cái tội làm người, nửa đời tham trận, thua rồi nghe con.." Cũng không còn bình an cho những người đã chết : ..." mẹ có biết con về đào mã mẹ theo chủ trương, đúng chính sách đề ra, ruộng đất hẹp, đời đang cần hoa quả, hỡi qủi thần trả lại bãi tha ma ..." Và tuổi trẻ cũng bị tước đoạt những hồn nhiên măng sữa :

...tuổi em chừng mười bốn
hay sắp tròn mười ba
cớ sao ai cũng sợ
thấy em lo tránh xa ?

ai dạy em phấn đấu
để trở thành đoàn viên
cổ em quàng khăn đỏ
đời đã được bình yên ?

ai dạy em nhận mặt
thế nào là Ngụy Quân
chế độ nào bóc lột
những ai cần thanh trừng ?

hỡi người em tuổi nhỏ
tôi chính là Ngụy Quân
dưới mắt người cộng sản
vẫn thương em vô cùng ..."
Trong cái không khí thê lương đó, đôi lúc người ta thấy lóe lên một chút ánh sáng, một chút hy vọng, một chút hạnh phúc trong đêm mịt mùng của chế độ. Hãy nghe Luân Hoán kể về một đêm mưa nghe lén nhạc Phạm Duy :

đêm mưa nằm ngủ không đành
tôi trôi theo giọng Thái Thanh dập dìu
" tôi còn yêu, tôi cứ yêu..."
nhạc bao la trải bóng kiềi liêu trai
" tôi đang mơ giấc mộng dài
đừng lay tôi nhé, cuộc đời chung quanh "
hoan hô anh sống hết mình
cảm ơn anh thắp nỗi tình núi sông
hát lên anh, máu vẫn hồng
xiềng không xích nổi đêm đông nằm sầu..."
Ðó là một thứ hơi thở Việt Nam để Luân Hoán sống tiếp. Tập thơ của ông có lúc như những tiếng thét thảm thiết, có lúc như những chịu đựng buông xuôi, có lúc như một cơn mơ hạnh phúc. Ðọc toàn thể, tậo thơ là một nhịp thở bồi hồi của quê hương xa cách ngàn trùng; là những đớn đau của cả một dân tộc bất hạnh được ghi lại. Hơi thở ấy vẫn là những làn hơi ấm nhắc nhở cho những người đọc thơ Luân Hoán về một miền đất cũ.

Bùi Bảo Trúc
tháng 7-1987

DIÊN NGHỊ * HUỆ THU

Diên Nghị

Bài thơ Bế Nắng Bồng Mưa
của HUỆ THU

Ði từ Sài Gòn ra Xuân Lộc
xe qua đèo Mẹ Bồng Con
Tôi không thấy người đàn bà nào
đứng dưới chân đèo
Người ta giải thích: đây là hai hòn núi,
lớn là Mẹ, nhỏ là con
Gọi Ðèo Mẹ Bồng Con: một cách ví von
như thể thấy Con với Mẹ
À thì ra thế!

Xe chạy tiếp ra Phan Thiết, Phan Rang,
ra Nha Trang
sắp vào Tuy Hòa...
Người ta chỉ cho tôi Núi Vọng Phu
bà Mẹ bồng con ngó mông ra biển...
Một bầy hải âu bay liệng
Bất chợt trong lòng tôi...
Tôi cũng từng là Mẹ
từng bồng con
nhưng chưa từng lên non đứng ngóng...

Vì :
Hồi đó chiến tranh
đất nước không ngừng xao động
tôi Mẹ bồng con lạc lõng giữa đời...

Kể cũng lâu rồi
Tôi chưa thành tượng
Con tôi đã lớn
Hai cánh tay tôi đã thừa
Ðể bây giờ bồng nắng bế mưa!

Tôi nghe nói ngoài Bắc, xa xưa
ở trên đỉnh núi Kỳ Lừa
đường lên Cao-Bắc-Lạng
cũng có tượng người Mẹ bồng con
đứng giữa lừng mây
mây tan từng tảng
Bà Mẹ bồng con muôn năm
thành ánh sáng...

Tôi tự hỏi: ở trong Nam sao không ai lãng mạn
Mẹ bế con lên trên núi Thất Sơn
cúi đầu nhìn về Châu Ðốc
Có một thời tôi đứng đây và khóc
tưởng mình là chim bay về núi tối rồi
Phải chăng phù sa không đắp nên đồi
Phải chăờng kỷ niệm của đời tôi mãi mãi
ở trong lòng bàn tay lạnh ngắt?

Xe trở lại Sài Gòn lòng tôi đau như cắt
Mới mà bao nhiêu năm
Con tôi giờ cũng xa xăm
Mẹ bồng ngày tháng vậy!

Huệ Thu 

***

      Có những hình tượng thiên nhiên trở thành huyền thoại, huyền thuyết, đã đi vào lịch sử văn chương nghệ thuật qua hàng ngàn năm, và sẽ không bao giờ mòn hao ý nghĩa chính nó. Hình tượng Mẹ và Con giữa cuộc đời thường, thể nhập dáng dấp hai ngọn núi, cao thấp mờ xa trên dãy Trường Sơn lừng lững nổi bật giữa vòm trời, hướng ra biển Ðông bao la sóng nước.
Hình tượng Mẹ và Ccon hay Mẹ bồng Con mang nhiều sử tích vừa thực vừa hư. Lãnh thổ tỉnh Bình Ðịnh miền Trung có núi Ðá Vọng Phu. Tỉnh Lạng Sơn, miền Bắc có núi Nàng Tô Thị. Phổ quát nhìn ngắm góc độ nhân gian, còn nhiều hình ảnh Mẹ và Con trên những ngọn núi khác của quê hương, khi
chỉ đơn giản hình dung hai mô đất, đá lớn nhỏ, cao thấp cạnh nhau, phóng chiếu sức tồn tại lâu đời sử tích không thuần từ hình tượng cụ thể, mà bất tử của loài người. Bên Ðông bên Tây, bất cứ dân tộc nào, Ðấng tạo hóa dày ân sủng ban phát cho nhân loại cái Tình bất diệt ấy.
Con người, dù thuộc giai cấp nào trong xã hội, dưới một chế độ chính trị nào, người Mẹ vẫn mang sứ mạng thay Cha, nuôi dạy con. Con luôn gần Mẹ. Mẹ mang nặng đẻ đau, mẹ nâng niu bú mớm. Con với mẹ gắn bó, khăng khít không rời như cơm với cá. (Cơm vói cá như mạ với con). Mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến tính tình, ngôn ngữ, phong cách của con, thế nên người đời đa phần nam giới thường đổ vạ, chê trách mỗi khi mắng mỏ những đứa con hư (Con hư tại mẹ v.v.)
Người đàn ông xưa nay, trụ cột gia đình, trách nhiệm nặng nề tạo dựng gia đình ấm no hạnh phúc. Hơn nữa, vai trò đàn ông trong xã hội bao quát, rộng lớn hơn. Từ cộng đồng bán khai cho đến một xã hội qua khỏi giai đoạn săn bắt, hái lượm, người đàn ông vẫn giữ vai trò lao động làm ra của cải vật chất. Không quá khiên cưỡng, ví người đàn ông như cái cần câu cá, mà người đàn bà (làm mẹ) là cái giỏ đựng cá. Mẹ dành dụm, tích lũy của cải để nuôi con, lo cho con từ khi cất tiếng khóc chào đời đến khi khôn lớn...
Người con đã phải nhìn nhận công cha, nghĩa mẹ ố Công cha to lớn tựa ngọn núi Thái Sơn, mà nghĩa mẹ còn bền bỉ luân lưu như nước trong nguồn chảy ra ố Nguồn nước bất tận với thời gian. Chân dung mẹ luôn hàm chứa một ý nghĩa thiêng liêng giữa hiện thể... tiềm tàng giá trị đạo lý, mỗi khi thấy hoặc nghe nhắc nhở:

Ði từ Sài Gòn ra Xuân Lộc
Xe qua đèo Mẹ Bồng Con
Tôi không thấy người đàn bà nào
đứng dưới chân đèo
Người ta giải thích: đây là hai hòn núi,
lớn là Mẹ, nhỏ là Con

Nơi chốn quạnh vắng heo hút ấy, người ta cho tên gọi đèo Mẹ Bồng Con, như một dấu
tích, một diểm mốc đường trường:

Gọi Ðèo Mẹ Bồng Con:
một cách ví von
như thể thấy Con với Mẹ
À thì ra thế!

Dọc Quốc lộ 1, từ Nam ra Trung, một bên biển Ðông thăm thẳm, một bên Trường Sơn trùng điệp, xe vươn tới theo chiều dài đất nước, qua khỏi địa giới Phan Rang, Nha Trang, đến Tuy Hòa gần Bình Ðịnh, trên dãy núi Bà, Hòn Vọng Phu dáng hình bật bóng giữa lưng trời ố Mẹ Bồng Con trên núi cao nhìn ra biển rộng, hoành tráng, kiên trung, thách đố nắng mưa, giông bão thời gian. Mẹ bồng con mong ngóng, rõi đôi mắt trông chờ người về mà không hy vọng nỗi chờ trông thành hạnh ngộ.
Người đàn ông, người chồng, mộ thuở ra đi - giữa thời chinh chiến - thản hoặc người đàn ông nương cánh buồm lướt gió đại dương nặng gánh thương hồ, cũng có thể người ra đi trên con thuyền chài lưới đến trùng khơi mà định mệnh đã an bài cho kẻ rủi ro, bất hạnh một chỗ an nghỉ ngàn thu nào giữa sóng nước mịt mù!
Người vợ bồng con, chong mắt đợi chờ ngày tàn tháng lụn, cho đến một lúc không chịu nổi khốn khổ, dày vò, bức bách, nàng bế con đi tìm chồng, đi mãi, đi lên tận núi cao, ước mong nhìn thấy và dừng lại. Dừng lại, khí thiêng âm dương đúc tạc, biến thể xác hòa hư vô, thành tượng đá!
Lòng chung thủy, kiên trinh của người vợ, người con quả không còn ngôn từ nào diễn đạt đầy dủ.
Từ thi hào Nguyễn Du, trăm năm trước, đến thi sĩ Quách Tấn sau này cũng như Vương Kiến, thời Ðường đã đề thơ vịnh tượng:
Xe chạy tiếp ra Phan Thiết, Phan Rang,
ra Nha Trang
sắp vào Tuy Hòa...
Người ta chỉ cho tôi Núi Vọng Phu
bà Mẹ bồng con ngó mông ra biển...

Biển mênh mông, sóng bạc đầu lêu nghêu cuốn gió, ầm ào vang động, nói lên tận đáy sâu huyền bí - triết lý vũ trụ dưới làn nước mặn, con người tham vọng cần biết đến đâu cũng chưa thể tìm ra nguyên lý tồn tại của bắt đầu và kết cuộc.
Mẹ bồng con xôn xao, đồng tâm trạng. Hình bóng người về, những làn mây tan tụ giữa vòm trời, những đợt sóng tít tắp vỗ bờ, âm vang vỗ về, dịu dã... và, chỉ có đàn chim hải âu bay liệng trên sóng dật dờ... cho người mòn mỏi đợi chờ, một tín hiệu hy vọng từ mù khơi....
Một bầy hải âu bay liệng
Bất chợt trong lòng tôi...

Dọc chiều dài Quốc lộ 1, chìm nổi bóng hình Mẹ Bồng Con, Huệ Thu bước ra khỏi ngoại giới, trở về bản thể hồi niệm. Ðã từng làm mẹ, bồng con, trải qua thử thách, khốn đọa thời ly loạn nhưng chưa từng vinh dự làm mẹ bồng con lên non trông ngóng, để cuối cùng thành tượng đá:
Tôi cũng từng là Mẹ
từng bồng con
nhưng chưa từng lên non đứng ngóng...

Dưới vòm trời nghiệt ngã, bất an chinh chiến triền miên, Huệ Thu, mẹ bồng con lạc lõng giữa bể đời hiện thực:
Hồi đó chiến tranh
đất nước không ngừng xao động
tôi Mẹ bồng con lạc lõng giữa đời...

Người chồng xông pha trận mạc, cũng đã một lần đi, và... đã không hẹn trở về. Khách má hồng đồng nghĩa với truân chuyên... Bên song cửa, chinh phụ bồng con thao thức trông chờ... Lòng đàn bà tuy có khi yếu đuối vẫn thắng được mình, nhờ hun đúc khung Nho giáo (Tam tòng tứ đức) xa chồng, một mực vọng chồng (Xa chàng điểm phấn tô hồng với ai - CPN) còn làm tròn nghĩa vụ (Dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân - CPN)
Hai bức chân dung - đồng cảnh, một đã ghi vào huyền sử, treo cao để được chiêm ngưỡng, một còn lận đận giữa cõi ta bà. Cả hai dạng tĩnh và động, tồn tại song song với thời gian. Trở thành tượng có nghĩa đã chịu dừng lại trong ước vọng của thế gian rồi. Cái chưa thành, có nghĩa luôn hướng lên phía trước để còn phải trả nợ nần làm mẹ, đồng thời cũng để mơ ước chắp cánh bay theo cuộc sống trong giới hạn của đời:

Kể cũng lâu rồi
Tôi chưa thành tượng
Con tôi đã lớn
Hai cánh tay tôi đã thừa
Ðể bây giờ bồng nắng bế mưa!

Hạnh phúc lứa đôi qua ba chặng đường, từ tình nhân đến làm vợ, làm mẹ, nhưng hạnh phúc chẳng bao giờ trọn vẹn như mơ ước của con người. Lứa đôi chồng vợ tạm tách rời hai ngả. Hạnh phúc nối tiếp - sự nuôi dưỡng con cái - con bên mẹ, vò võ đợi chờ thứ hạnh phúc cách chia. Cho đến khi người con biết bước đi một mình trên nẻo đường thân phận, rời khỏi vòng tay thương yêu của mẹ! Miền Bắc, miền Trung, lừng lững hình tượng Mẹ Bồng Con, ngợp ngời ánh sáng trung trinh, tiết nghĩa:

đứng giữa lừng mây
mây tan từng tảng
Bà Mẹ bồng con muôn năm
thành ánh sáng...

Miền Nam, cuối đất quê hương, sao không ai dựng một sử tích lãng mạn, để cùng hứa hẹn thương yêu chung thủy với nhau. Có lẽ đất phù sa không đủ sức bồi cao thành núi! Ðồng bằng miền Nam chằng chịt sông rạch từ Chín Con Rồng tỏa nhánh. Miền Nam hiếm hoi một núi Bà Ðen, một dãy Thất Sơn, chờ đợi đến bao giờ trở thành hiện tượng có một bà mẹ bồng con trên đó. Hình như trong tận cùng tâm trạng ước mơ, Huệ Thu muốn mở tiếng kêu đòi giải đáp:

Tôi tự hỏi: ở trong Nam
sao không ai lãng mạn
Mẹ bế con lên trên núi Thất Sơn
cúi đầu nhìn về Châu Ðốc

Phát xuất từ góc nhìn ngoại giới về hiện thực cô đơn, trăn trở bản thể trong cuộc, kể cả vật thể xung quanh dung thông cảm lụy, bài thơ minh họa một hiện tượng bi đát đang tàng ẩn bàng bạc:

Có một thời tôi đứng đây và khóc
tưởng mình là chim bay về núi tối rồi

Giọt nước mắt âm thầm nhỏ xuống - vừa đơn độc, vừa âu lo, vừa muộn màng, bởi vì bản thể đang thiếu một tương quan! Con người hiện hữu cần thiết những tương quan, thiếu tương quan nên tìm kiếm, tìm gặp. Tìm gặp để được đối thoại, trao gởi... nhất là đối thoại tình cảm. Giữa cuộc đời, nếu vắng những tương quan đối thoại, vô hình trung dẫn dắt vào thế giới của đợi chờ, ước mơ và hoài vọng. Người chồng ra đi, bỏ lại dưới mái nhà một không gian trống lạnh, một nỗi im lặng khủng khiếp bởi không vọng tiếng con người!
Nhìn nhận kỷ niệm của cuộc đời riêng tư đã vuột ra khỏi tầm tay nồng ấm, hoặc có chăng còn lại giữa lòng bàn tay, đến đây cũng giá lạnh! Thu gọn trong con chữ hai câu thơ ngắn mà ý tưởng cơ hồ trải dài mãi mãi:

Phải chăng kỷ niệm của đời tôi mãi mãi
ở trong lòng bàn tay lạnh ngắt?

Hơn ai hết, thi nhân ý thức và cùng sống với những thảm trạng của phận người. Tuy thế, bi quan, hệ lụy từ cuộc đời cũng không thể xô đẩy bản thể vào hố sâu tuyệt vọng. Ý muốn sáng tạo bật lên từ tia sáng tạo vật. Nhà thơ, biết hưởng thụ, sáng tạo cái đẹp ngay giữa cuộc đời phồn tạp bằng nguồn hoài vọng sâu xa... ấp ủ trong con tim nhạy cảm:

Xe trở lại Sài Gòn lòng tôi đau như cắt
Mới mà bao nhiêu năm
Con tôi giờ cũng xa xăm
Mẹ bồng ngày tháng vậy!

Xa chồng xa con mà thời gian ngày tháng trùng vây. Thời gian, dòng chảy bất tận của cuộc đời và con người hiện hữu. Con đã lớn khôn, trưởng thành, tiếp nối thân phận làm người, mẹ rảnh đôi tay, nhưng tình yêu thương luôn đè nặng. Xa chồng, xa con, mẹ đành bồng ngày tháng. Ngày tháng cứ lặng lẽ qua đi, không trở lại. Albert Camus, cho thời gian phi ý, và cuộc sống này không chỉ phi lý thời gian, mà tất cả loài người phải sống trong dòng thời gian ấy.

Diên Nghị, 11-207

SƠN TRUNG * KHÓC BẠN


Khóc bạn Trương Quang Gia
Tin đâu sét đánh bên tai,
Bác Trương nay đã bỏ đời mà đi !
Còn bằng hữu, còn thê nhi,
Cớ sao bác vội đi về cõi không ?
Kìa Thiên Ấn, nọ Cửu Long,
Núi sông còn đó, cánh hồng bặt tăm !
Ngàn trùng non nước xa xăm,
Còn đâu hình bóng tri âm thuở nào.
Trông trời lạnh lẽo ngàn sao,
Trông quê, quê khuất sau màu biển xanh.
Thương người ngay thẳng hiền lành,
Thương người học rộng sử kinh gồm tài.
Thương ngưòi thật dạ yêu đời,
Hoa sen trong lửa vẫn tươi rạng màu.
Tưởng rằng còn gặp lại nhau,
Ai ngờ thế sự biển dâu vô thường.
Tưởng rằng còn gặp bạn vàng,
Cùng bình thế sự,còn bàn văn chương.
Từ đây vĩnh biệt bạn vàng,
Từ đây cách biệt âm dương đôi miền.
Tâm hương một nén thắp lên,
Cầu mong bác ở hoàng tuyền chứng cho.
Gia Hội
6-1996

LINH BÃO * ÁO MỚI

Linh Bảo
Áo Mới



Chiếc áo đầu tiên quý giá nhất trong gia đình tôi là một chiếc “Áo vua ban" . Hồi ấy, ba tôi làm việc tại Tòa Khâm Sứ Huế, mẹ tôi là một cô Tôn nữ nghèo, Tôn nữ là một người thuộc Hoàng tộc , địa vị xa lắc xa lơ . Nhưng cũng nhờ thế bà có đường giây bà con quen biết để tiện việc mách mối mua bán đồ cổ. Ngoài ra, bà còn chụp ảnh cho các Bà Hoàng, Bà Chúa, Bà Phi, Bà Tân trong Hoàng cung.

Mách mối là một công việc buôn bán rất nhàn. Bà chỉ việc diện bảnh, rẽ đường ngôi cho thẳng, bôi dầu dừa bóng loáng và thơm nức lên, chiếc quần lụa cũng được là ủi thẳng và xếp thành nếp hai bên, gọi là " xếp con " , năm con, bảy con gì đấy, càng nhiều " con" càng sang trọng quý phái. Ăn mặc tề chỉnh như thế xong, bà chỉ việc đến nhà các Mệnh phụ, Công nương, ngồi lê đôi mách một vài buổi. Thế là " Mệ" nào muốn bán cái gì, cụ nào muốn mua cái gì, mẹ tôi biết rõ cả. Bà chỉ việc vắt vẻo ngồi lên chiếc xe kéo nhà, đi thăm viếng xã giao vài lần, là kẻ mua người bán đều vui vẻ.

Nghề chụp ảnh mấy chục năm về trước còn là một nghệ thuật rất mới mẻ, nhất là đối với các Mệ, các bà Phi, bà Tân không thể ra phố mua bán tự do như người thường. Mẹ tôi được các bà hoan nghênh vô cùng. Phải, còn gì sung sướng hơn một bà Phi, suốt mấy năm trời chẳng hề trông thấy " mặt rồng " của ông chồng vua, bỗng dưng có được một tấm ảnh mình ngồi chễm chệ trên chiếc ghế bành chạm trỗ tinh vi, còn “Hoàng Đế " thì đứng bên cạnh, quàng tay qua lưng ghế, như ôm một cách âu yếm. Mẹ tôi ghép ảnh rất giỏi và tính giá cũng rất “phải chăng”. Nhưng, tiền có nghĩa lý gì đối với những Cung Phi suốt đời, từ lúc tiến cung cho đến già, đến chết vẫn còn là trinh nữ! Tấm ảnh an ủi họ làm thỏa mãn một phần nào lòng hâm mộ hư vinh đã được nuôi dưỡng từ lúc bé thơ.

Trong số khách hàng của mẹ tôi có một bà mẹ Vuạ Vua còn bé đang đi học xa . Bà ở nhà, sống một cuộc đời vương giả. Suốt ngày bà chỉ biết đánh bạc với những người đến " bẩm chảu" tiếng riêng có nghĩa là nịnh bợ. Bà đoạt kỷ lục về nợ nần, chỉ vay mà không cần phải trả. Bà cho là mọi người ai cũng có bổn phận phải cung phụng bà, đưa tiền cho bà tiêu xài như “đưa con vô Nội” một thành ngữ có ý nghĩa sẽ không bao giờ gặp lại. Nhưng bà cũng không bao giờ quên an ủi họ, khéo léo nói úp mở cho họ biết, ngày " Hoàng Đế hồi loan " , bà sẽ đền ơn trả nghĩa. Không biết mẹ tôi có bị bà mê hoặc không, mà nếu có thì chúng tôi, những ranh con, cũng không được quyền can thiệp.

Tôi còn nhớ bốn chị em tôi có bốn chiếc kiềng vàng, một thứ nữ trang đa dụng, vừa đeo cổ cho đẹp, vừa để dành làm của, làm vốn , và nếu cần tiền có thể cầm bán tạm thời qua cơn túng ngặt. Bốn chiếc kiềng lịch sử ấy có một con đường đi bất di bất dịch. Từ nhà tôi đến nhà bà Bộ, một bà nhà giàu chuyên cầm vàng bạc. Chúng nó đi " lữ hành" như thế, ít nhất mỗi tháng vài lần. Mỗi khi mẹ tôi xoay được món tiền, chuộc về nằm trong tủ chưa được nóng chỗ, thì lại có lệnh " Ngài ban vay" . Và như thế, bốn chiếc kiềng bé bỏng của chúng tôi lại lên đường đến nhà bà Bộ tạm trú. Bốn chiếc kiềng vàng đi con đường vòng độc nhất, còn số tiền cầm đồ nhận được thì đi con đường độc đáo một chiều, và là một con đường cụt. Nó từ túi bà Bộ sang túi mẹ tôi, rồi nhảy sang túi “Ngài " để rồi bị thủ tiêu mất tang mất tích trong chiếu bạc, không còn một chút dấu vết gì để lại với đời.

Đã thế, thỉnh thoảng " Ngài " lại " ngự " đến " tệ xá" của chúng tôi ở Nam Giao, mặc dầu " tệ xá" quả thực là quá tệ. Nó chỉ là một gian nhà bé nhỏ nằm lọt vào một vùng đất trống, xưa kia là một bãi tha ma to lớn, cách xa thành phố đúng ba câysố.

Cha mẹ tôi sở dĩ chọn nơi xa xôi như thế để xây " biệt thự" , vì theo lời bác sĩ khuyên, ba tôi yếu phổi nên phải thở không khí có gió thông trong lành rất cần cho sức khỏe. Ấy thế mà trong " tệ xá" có rất nhiều đồ cổ quý giá. Những món ấy toàn là của các Công nương, Mệnh phụ gửi, nhờ cầm hay bán hộ. “ Giấy rách phải giữ lấy lề “ nên dù ngày mai không còn gạo để nấu cháo loãng, họ cũng vẫn giữ bí mật, không bao giờ dám ra mặt tự cầm bán đồ vật. Họ vẫn còn làm bộ điệu rất kênh kiệu quí phái cao sang, cả đến những khi cần đến hai xu để ăn quà sáng.
- Đưa đây cho Mệ hai xu, Mệ " chém" một củ khoai chơi nà!
Tuy cảnh túng của họ đã trầm trọng đến thế, mà bệnh " khẩu khí" vẫn không hề thuyên giảm , và các Mệ thấy cuộc sống vẫn không bớt phần hấp dẫn thú vị tí nào. “ Mệ” là tiếng xưng hô một bà cụ rất già, hay những người trong Hoàng tộc, không phân biệt già trẻ nam hay nữ.

Đường đến nhà tôi, hai bên trồng toàn thông xanh và phải lên hai cái dốc rất cao. Thỉnh thoảng, người ta lại thấy từ dưới dốc đằng xa có một chiếc xe kéo sơn son thếp vàng, một chú lính mặc áo đỏ, chân quần xà cạp vàng, đầu đội nón chóp, ì ạch kéo xe lên dốc. Sau xe có hai cô bé con độ mười bốn, mười lăm tuổi, mặc áo màu hỏa hoàng, đầu chít khăn đồng màu, tóc xõa ngang vai. Một cô tay cầm chiếc hộp trầu và cái ống nhổ bằng bạc, một cô tay cầm chiếc quạt lông, lẽo đẽo chạy theo sau xe. Thỉnh thoảng, cô bé cầm quạt cố chạy lên ngang hàng với chiếc xe, giơ chiếc quạt lông lên, phẩy nhẹ một cái vào trong xe, rồi lại trụt dần xuống đằng sau. Ấy thế mà bọn họ từ Cung cấm trong Thành Nội ra tận Nam Giao, ngót bốn năm cây số để đến " tệ xá " đấy.

Sau khi đến nơi, " Ngài " chễm chệ leo lên chiếc sập cẩn xa cừ đặt ngay chính giữa nhà, hai thể nữ đứng hầu hai bên, kẻ pha trà, người quạt hầu. Ngài lần lượt ngắm nghía, thưởng thức các đồ vật trong " tệ xá" , và cố nhiên khi " Ngài " rời gót ngọc, những món đồ cổ không ít cũng được theo " Ngài " ngự, lên chiếc xe nhà sơn son thếp vàng có hai thể nữ chạy theo hầu ấy.

Trước khi bước chân lên xe, thế nào " Ngài " cũng " ban truyền" :
-Chị Tham tính tất cả tiền những cái ché và độc bình này đi. Cả cái Táo lung Cây vàng Lá ngọc kia nữa, rồi ta sẽ trả tiền lại chọ Còn cái sập cẩn này, chị cho ta mượn, mai ta sai thị vệ ra chở.
Mẹ tôi chỉ biết " Dạ" mà nuốt lệ. Bởi vì mẹ tôi biết, đồ vật cũng như người, khi đã được " tiến cung" thì chỉ còn đợi chết! Mặc dầu được sủng ái, số phận của đồ vật còn đen tối hơn Cung phi Mỹ nữ không được sũng ái. Các cung nhân, khi về già còn được thải hồi nguyên quán, trái lại những món đồ cổ, càng già càng quí thêm, càng không mong gì được trả về với cố chủ.

Cứ mỗi khi như thế, ba tôi lại lẩm bẩm:
-" Thấy Vua" rõ thật là " thua vấy" !

Cuộc đời cứ thế trôi quạ Ba tôi ngày ngày đi làm . Mẹ tôi giới thiệu việc mua bán đồ cổ và ghép ảnh cho Qúy Bà cô đơn. Tiền kiếm được, dùng để nuôi chúng tôi một số rất nhỏ, còn phần lớn để nuôi " Ngài ".
Một hôm, chắc lương tâm " Ngài " thức dậy, hay là " Ngài " sợ nợ mẹ tôi nhiều quá, nếu kiếp này không trả bớt, đến kiếp sau sẽ thành ra " nợ thiên khối" vốn cộng thêm lời lãi chồng chất lên nhau thì nguy to, Ngài bèn long trọng " tuyên dương công trạng" một hồi, rồi “thân tặng" cho mẹ tôi một chiếc áo cũ của ông Vua con.

Đó là một chiếc áo the đen, bên trong lót một lớp hàng mỏng màu vàng. Chiếc áo còn thơm nức mùi xạ hương và long não ướp lâu ngày. Mẹ tôi đem chiếc áo ấy về, vênh vang như một kẻ " áo gấm về làng" . Sự sung sướng của mẹ tôi, được cái “ Áo Vua Ban” ấy, cũng giống như tâm trạng người cung phi trinh nữ, được tấm ảnh ghép ngồi chung với Đức Vuạ Cả hai cùng muốn mang cái ảo ảnh hão huyền ra để thỏa mãn lòng tự ái, lừa mình, lừa người cho đỡ cơn ghiền!

Chiếc áo về phần chị cả tôi. Mỗi năm vài lần, trong những ngày kỵ giỗ, lễ Tết, cái “Áo Vua Ban" ấy được trân trọng " trình bày" trên thân hình bé nhỏ của chị tôi một vài giờ, rồi lại được trân trọng xếp vào rương chờ dịp khác.

Năm tháng qua, chị tôi mới đầu mặc chiếc áo còn rộng thùng thình, rồi chật dần, ngắn dần cho đến khi mặc không vừa nữa, phải cho chị Hai tôi thay thế. Từ chị Cả đến chị Hai, anh Ba, anh Tư, anh Năm, rồi đến chị Sáu, chiếc áo không phân biệt giới tính ấy, mỗi năm lại có dịp đem ra hóng gió một vài lần. Năm lại năm, chờ mãi rồi cũng có ngày đến lượt tôi được xỏ taỵ Hôm Tết, mẹ tôi mang chiếc áo lịch sử quí giá ấy ra để mặc cho tôi và bảo:" Hoa ơi, cái áo này bây giờ về phần con”, thì nó đã mục nát và chỉ động đến là rã tan ra từng mãnh!

Thời gian chờ đợi dù lâu bao nhiêu rồi cũng phải đến, Đông Cung Hoàng Thái Tử ở Pháp học thành tài trở về nước để được tấn phong chính thức làm Vuạ Và cũng từ lúc ấy, " Ngài Mẫu Hậu " ra lệnh không tiếp tất cả các chủ nợ. Bây giờ, " Ngài " đã thành ra một bậc cao sang nhất, không thể có chủ nợ, và lại càng không muốn gặp người nào đã từng quen biết " Ngài" những năm tháng hàn vị Thật là chí lý, chí tình vậy! Còn gì khó chịu hơn một kẻ ở địa vị cao sang, mà ngày ngày phải trông thấy những chủ nợ ngày xưa, đám người mình từng nhờ vả năn nỉ kêu than túng thiếu, những kẻ đã phải cầm bán vay mượn cho mình tiêu xài. Đó là một dĩ vãng buồn, một sỉ nhục tinh thần, có thể làm mất bớt uy nghiêm nhiều lắm.

Tết năm ấy, tôi không được mặc chiếc áo đã bao nhiêu năm chờ đợi để đi mừng tuổi, nên tôi khóc mùi khóc mẫn cả buổi sáng. Tôi tưởng tôi khóc vì khi chiếc áo quí đến phần mình thì hóa ra một mớ dẻ vụn tả tơi rách nát; nhưng thật ra tôi đã khóc cho cái ảo ảnh " ân trả nghĩa đền" của mẹ tôi bị tan vỡ. Tôi khóc cho cái chết của chiếc áo, đổi bằng tất cả tài sản mẹ tôi dành dụm được. Tôi khóc cho nền móng tương lai của một đám trẻ thơ, đáng lẽ được dùng của cải ấy để bồi đắp cho thể chất và tinh thần.

Những năm sau đó, gia đình tôi ngày một khá hơn. Có lẽ vì không phải cung phụng cho ai khác ngoài gia đình, nên lần lần trong mâm cơm đã bắt đầu có nhiều món cá thịt ngon lành. Ba tôi cũng vui vẻ giảng giải cho chúng tôi biết về những thức ăn bổ dưỡng cần thiết cho sức khỏe, một đề tài trước kia ông cố tránh.

Một hôm,không hiểu tại sao, mẹ tôi bỗng nhiên " phát từ bi tâm" may cho chị Sáu, tôi, em Tám và em Chín, mỗi đứa một cái áo xa-tanh màu phấn hồng. Xấp hàng này, có người tặng cho mẹ tôi trong dịp ăn lễ đầy tháng em thứ mười một. Chúng tôi mừng rỡ trông đợi ngày trọng đại, ngày được mặc chiếc áo hồng lộng lẫy, sặc sỡ, bóng loáng, mát rời rợi và rộng thùng thình như áo tế ấy, thì bỗng dưng ông nội tôi chết. Tôi thấy cha me tôi khóc, anh chị tôi khóc, tôi cũng khóc. Nhưng thực ra, tôi không nhớ đã được thấy mặt ông nội tôi hồi nào. Tôi khóc là khóc cho bốn chiếc áo xa-tanh hồng tươi rực rỡ, chưa từng được diện qua một lần, vì phải để tang, đã bị mẹ tôi ngâm vào nước thuốc nhuộm răng. Chúng nó biến thành một màu kỳ lạ, không vàng, không lục, không xanh. Màu ấy, ba tôi gọi mĩa mai một cách văn chương là màu" dưa cải úa mùa thu" . Nếu bây giờ bảo tôi đặt tên lại, thì tôi sẽ gọi là một bức tranh lập thể may thành áo. Từng vệt, từng đám, ngang dọc chồng chất lên nhau, níu kéo nhau chằng chịt. Cái áo nhuộm như thế đấy, mà chúng tôi vẫn phải khen cho mẹ tôi bằng lòng. Bởi vì, đã có định luật rằng một khi " đấng sinh thành" đã quyết định thì con cái phải vui vẻ “Dạ,Vâng”, mới có hiếu. Phần các bậc trưởng thượng thấy các con vui cũng tưởng thiệt mà vui theo một cách dễ dàng.

Chúng tôi phải chịu đựng cái xấu xí của áo, và áo cũng phải cố chịu đựng sư tàn nhẫn vùi dập của bọn trẻ con. Chúng tôi mặc nó lúc nằm lăn đùa nghịch dưới đất, mặc suốt ngày đêm, vò nát nó, ném nó từ góc này sang góc khác. Đôi khi còn cắn nát chéo áo để xem cái mùi chua chua, có phải thật chỉ là thuốc nhuộm chua như mùi dưa cải úa, hay còn lẫn mùi gì khác nữa không.

Thật ra, số phận của những chiếc áo ấy cũng đáng thương như chúng tôi. Tâm hồn chúng tôi sớm đã bị nhuộm thành một màu " dưa cải úa mùa thu " , hay cũng chỉ là một bức tranh lập thể chồng chất những niềm đau khổ bé thơ, đã ai hơn gì ai đâu! Thế mà chúng tôi nỡ dằn vặt chúng nó cho đến khi rách nát, và cùng lúc ấy, tang ông nội tôi cũng vừa mãn.

Một bà bạn ở Saigon gởi tặng mẹ tôi một xấp hàng xa-tanh hồng khác. Mẹ tôi ngại màu sắc quá sặc sỡ lộng lẫy không hợp với người lớn tuổi, nên may cho bốn chúng tôi. Bốn chiếc " áo tế" vừa dài vừa rộng, may xong được cất kỹ, đợi " ngày lành tháng tốt " mới đem ra diện. Thỉnh thoảng, tôi lén mở rương vuốt ve cái áo một lúc. Tôi nâng nó lên, áp chất mịn màng mát rười rượi lên cằm, lên má. Tôi ướm nó vào người, hít cái mùi thơm long não ướp trừ sâu mọt và mùi xạ hương từ trong áo toát ra một cách say sưa. Nhưng cái " ngày lành tháng tốt" ấy không bao giờ đến, vì bỗng nhiên chú tôi mất. Kể ra thì đó chỉ là một cái tang nhỏ thôi, nhưng mẹ cũng bắt chúng tôi để tang. Và một lần nữa chúng tôi khóc cho chiếc áo đẹp lại phải nhuộm thành một màu lem luốc không tên!

Ba tôi lúc ấy đã bắt đầu rảo bước trên con đường trải toàn thẻ ngà. Ông chuyển đổi ngành công chức với Chánh Phủ Bảo Hộ sang ngạch Nam Triều, nôm na gọi là làm quan. Mẹ tôi không còn phải đi giới thiệu mua bán đồ cổ và cũng không cần chụp ảnh cho ai nữa.

Chúng tôi, mỗi người được sắm một con heo đất để dành tiền. Nhưng, những con heo ấy, hàng năm đều phải bị đập ra, vì mẹ tôi mở cuộc " lạc quyên" để may áo quần cho bọn con trai trước ngày tựu trường. Cảm thông những nỗi khó khăn của các anh khi cần thiết, chúng tôi lúc nào cũng vui lòng " quyên" . Mẹ tôi bảo đấy cũng là làm việc nghĩa, chẳng mất đi đâu mà thiệt, vì mai đây,khi các anh mặc ngắn, những chiếc áo ấy cũng sẽ đến phần chúng tôi.

Khi những chiếc áo xa-tanh nhuộm mực lem luốc thứ hai " quá cố " rồi, bọn con gái đã thành những cô gái dậy thì. Chúng tôi đã biết thẹn, nhưng khi ra đường vẫn cứ phải mặc những chiếc áo vải dù, vải ba-ga con trai đã bạc màu và rộng mênh mông như cả một trời đau khổ. Chúng tôi cố năn nỉ xin mẹ may một cái áo mới cho ra hồn. Mẹ tôi bảo:

Áo các anh mặc ngắn, thiếu gì! Còn tốt và bền lắm, may một lần cho cả bầy nhiều tiền lắm, chứ tưởng ít sao! Ngày xưa, suốt đời mẹ chỉ có một chiếc áo vải. Còn các con đã có bao nhiêu cái áo đẹp rồi, nhớ không? " Aó vua ban" này, áo xa-tanh nhuộm màu dưa cải này...
Tôi nhắc:
- Dưa cải úa mùa Thu chứ!
-Ừ thì Thu Đông gì cũng được. Lại còn cái áo xa-tanh nhuộm màu mực này.
Tôi cải chính:
-Màu lem luốc chứ.
-Con Hoa thật nhiều chuyện! Mới may rồi, còn đòi gì nữa!
Em Tám nói:
- Dạ, mới may bốn năm về trước!
Mẹ tôi mắng:
-Chúng mày rắc rối lắm, không biết hà tiện hà tặn, sau hết phước đi! Phải nhớ, hồi xưa mẹ chỉ có một cái áo, nên mới có ngày nay!
Em Chín tiếp:
-Nhưng mà mẹ quên mẹ là con ông Huyện, và mồ côi, còn chúng con là con ông Tổng Đốc đương thời!
Mẹ tôi giận dữ quát lên:
-Ai dạy cho mày ăn nói giảm phước thế ?
-Mẹ không thương chúng con. Mẹ chỉ thương chị Hồng. Mẹ nhớ chị Hồng mất ăn mất ngủ. Mỗi khi chị Hồng tới xin tiền là mẹ đập con Heo của chúng con
Mẹ tôi vội vã:
-Thôi thôi, để tôi may, các cô không cần phải kể con cà con kê...

Mẹ sợ chúng tôi phân bì với chị Hồng lắm. Mỗi tháng cô chị họ ấy đến thăm mẹ tôi một lần, và mỗi lần như thế là cả nhà náo loạn cả lên. Nội một việc hầu hạ phục dịch chị cũng đủ mệt phờ ra. Chị ăn tiêu rộng rãi, thưởng tiền cho người nhà rất hào phóng . Đối với chúng tôi, chị cũng" thết đãi" linh đình. Nghĩa là gọi cả một gánh bánh bèo hay bún bò vào nhà, thết mỗi người một tộ Chỉ có một cái " di hận" là[chị chuyên môn đập Heo của chúng tôi. Ba cho chúng tôi mỗi đứa một ống tiền đặc biệt, tiền thưởng nhiều ít tùy theo học giỏi, trả bài thuộc , những bài học ông soạn riêng để dạy mỗi ngày. Tiền ấy được bỏ vào con Heo bằng đất nung mục đích để dành làm của hồi môn. Nhưng từ khi chị Hồng phát giác ra câu chuyện ấy thì chị rủ mẹ cho chúng tôi hùn vào tiệm may của chị. Mỗi tháng, chị đến đập Heo của chúng tôi một lần. Mãi cho đến khi chị bán cửa tiệm đi lấy chồng, chúng tôi chẳng hề thấy chị thanh toán tiền nong hùn hạp gì cả, làm tôi cứ tưởng là cửa tiệm của chị Ở nhằm hướng " tán tài" nên suốt bao nhiêu năm trời chỉ chuyên môn thua lỗ. Và cái bản tính không bao giờ thanh toán công nợ ấy, chị vẫn giữ mãi suốt đời.

Mẹ tôi quả nhiên giữ lời hứa, lấy một xấp hàng " xa xị" màu vàng nhạt để tận đáy rương ra, may áo cho chúng tôi. Bà gọi người lính ở trong dinh biết may cắt dặn:
-May cho thật dài rộng mát mẻ nghe không!
Vì chúng tôi đã lớn, đã biết sợ những chiếc áo rộng mênh mông, mặc vào như bơi đứng trong áo, nên nghe thế, phải dặn với:
-Ừ, may cho dài...
Và đứng sau lưng mẹ, lấy tay ra hiệu cho người thợ may chật.

Đến lúc áo may xong, mặc thử, thật là dở cười dở khóc. Nó dài phết gót và chật như bó chả. Chật đến nổi tay không co lại được. Người tôi cứ cứng ra như khúc gỗ không cử động trong chiếc áo đó. Chỉ mấy tháng, chiếc áo mới đã phải vá cùi tay và tiếp thêm nách. Nhưng dù vá víu xấu xí đến đâu, tôi cũng mặc đi nhiều nơi, nó vẫn còn hơn chiếc áo vải ba-ga đen cũ bạc mầu của bọn con trai chuyền lại.

Tiếp theo chiếc áo đấu tranh mà có này là một chiếc áo " vải cạt" . Gặp thời buổi chiến tranh Pháp Đức, mọi vật dụng đều khan hiếm nên phải được phối cấp, hàng vải cũng thế. Chúng tôi được may một cái áo bằng thứ “ vải cạt" phối cấp hoa lá cành chằng chịt, màu xanh đỏ tím vàng loạn xà ngầu, sặc sỡ lòe loẹt, nhà quê một cách không thể tả được. Mặc vào trông như một tấm vải màn, hay cái ghế nằm sofa biết đi. Thế nhưng tôi vẫn phớt tỉnh. Coi như trên đời này không có ai nhìn thấy mình cả.

Nhưng cũng từ đấy về sau, mẹ tôi chẳng cần phải may áo mới cho chúng tôi nữa, vì chị Hồng thỉnh thoảng lại gởi về một ít quần áo cũ. Trong số y phục loạn xà ngầu ấy, có hai cái còn coi được. Chị Sáu chọn cái áo màu đỏ, tôi mặc vừa áo màu xanh. Hai chị em, mỗi khi đi phố, đi chợ, đều diện hai cái áo đẹp nhất của mình, mặc cho thiên hạ bạn bè “ khen ngợi”. Nào là màu sắc chửi nhau, nào là " người trong tranh " , nào là bất chấp thời tiết v.v... Chúng tôi giữ vững lập trường " mục trung vô nhân" không cần ai và cũng không cần biết đến cả Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Kể từ ngày mẹ giao tiền chợ cho chị Sáu giữ để chị tập việc quán xuyến gia đình, chị không còn thắc mắc về vấn đề ăn diện làm dáng nữa. Chị tự sắm rất nhiều áo quần đẹp, nhưng cứ nói dối là của bạn bè, bà con ở xa gởi về cho, thành ra mẹ không la rầy được, mà chúng tôi cũng không thể phân bì được. Tôi cầu mong chị cao lớn thêm lên, hay béo ra một chút, để rơi rớt cho tôi vài cái. Nhưng rủi quá, người chị bé nhỏ, lùn thấp hơn tôi nhiều, và lòng dạ chị lại khá sắt đá, nên tôi không hề gạ gẫm gì được cả.

Tôi biết rõ tính mẹ tôi, khi có tiền chỉ thích giúp đỡ người khác, dù người ấy tiêu dùng một cách phí phạm, còn mình và con cái thì phải hết sức kham khổ. Bà luôn luôn nhắc câu:” Người ăn thì còn, con ăn thì hết”. Thành ra khi trong nhà món gì ngon lành là bà đem đi biếu xén tất cả các nơi bạn bè bà con quen biết . Có lẽ mẹ tôi muốn cái gì cũng còn vĩnh viễn nên gặp ai áo rách quần vá là bà lục tủ áo tìm cái nào người ấy mặc vừa là bà cho một cách sung sướng. Tôi tin là mẹ tôi trong cuộc sống sau khi ba tôi hưu trí, bà không cần phải dự lễ tiếp tân, hay thết đãi quan khách với ba tôi thì bà chẳng cần giữ lại một chiếc áo nào ra hồn.

Sau này, lúc đã bị ném ra ngoài đời tranh đấu cho cuộc sống của mình ,tôi vẫn giữ tính nết không ăn diện đã tập được như thuở còn sống với mẹ, mặc dầu lý do nhiều phước hay giảm phước tôi không hề quan tâm. Thời kỳ làm việc tại Hương Cảng tôi cố dành dụm tiền để mỗi cuối năm, mua gửi cho mẹ tôi mười cái áo gấm Thượng Hải. Tôi nghĩ rằng trong mười áo ấy, bà sẽ tha hồ cho, tặng, bán hay gì đi nữa, nhiều lắm là chín cái thôi. Ít nhất cũng phải để lại một cái cho mình. Và được như thế là tôi thỏa mãn rồi.

Ngày mẹ tôi bị bệnh trầm trọng, tôi phải xin nghỉ phép về săn sóc cũng không quên mang theo mười áo gấm nữa cho mẹ tôi. Thế nhưng lúc mẹ mất, tôi lục soát tủ áo để tìm đồ liệm theo, thì không thấy một chiếc áo nào may bằng thứ gấm Thượng Hải tôi đã gởi về biếu mẹ hàng chục năm. Một người bạn trẻ nói với tôi:
-Chị Hoa, cuộc đời chị thế là tàn rồi! Không còn hy vọng! Không còn tương lai! Không còn mơ gì được nữa hết!
Hừ, láo đến thế thì thôi! Hắn biết tôi thất bại về hôn nhân, tôi về nước vì Mẹ, mà về đến nơi chẳng bao lâu thì mẹ mất, đúng là một thất vọng lớn lao. Nhưng đâu đã đến nỗi không còn gì để mơ!

Sau khi chôn mẹ bên cạnh mộ cha xong, tôi trở lại Hương Cảng làm việc. Và từ bấy giờ, dù có thừa tiền để sắm nhiều quần áo đẹp, tôi cũng không còn thấy hứng thú gì nữa,không làm sao còn cái cảm giác say mê nồng nàn như ngày xưa, khi len lén mở rương vuốt ve chiếc áo xa-tanh hồng đầu tiên, thuở mười hai. Tôi còn nhớ, sau ngày ông nội tôi mất, ba tôi thường nhắc đi nhắc lại mãi :
-Khi con cái còn nhỏ dại, chúng nó chưa đủ hiểu biết nên hay oán trách cha mẹ cấm đoán điều này điều nọ. Lúc lớn lên, có gia đình, Sinh con rồi mới hiểu lòng cha mẹ”, lúc ấy muốn báo ân cho kẻ sinh dưỡng mình, thì cơ hội đã không còn nữa!

Ba tôi mỗi lần nói thế, bao giờ cũng không nén được hai giọt nước mắt rưng rưng. Còn tôi, sau này mỗi lúc đi phố, nhìn những hàng gấm màu sắc u nhã, dệt Long, Phụng hay chữ Phúc, chữ Thọ rất đẹp, tôi lại như người lên cơn say, cố mua cho bằng được. Nhưng sau khi mua rồi, mới ngẩn người ra, chợt nhớ mẹ mất rồi còn đâu, mua áo gấm để gởi cho ai!


Hết
(1953)

SƠN TRUNG * NGƯỜI BỘ ĐỘI NĂM XƯA

NgÜ©i B¶ ñ¶i Næm XÜa

Cách mång tháng tám bùng lên thì tôi Çang còn nhÕ. Lúc Çó, tôi cÛng nhÜ phÀn Çông dân chúng hæng hái tham gia và ûng h¶ cu¶c cách mång chÓng Pháp.
Quê tôi Çã nhiŠu lÀn Ç°i chû.Sau 1947, Pháp trª låi và xây ÇÒn bót kh¡p nÖi. Ban ngày thì quÓc gia hoåt Ƕng , nhÜng ban Çêm ,ViŒt Minh vŠ treo c© và gi‰t ngÜ©i.Khoäng 1950, ngÜ©i Pháp rút b§t Çòn bót, C¶ng sän làm chû hoàn toàn.
TØng Çoàn b¶ Ƕi thÌnh thoäng ghé qua làng tôi. H† chÌ Çóng låi m¶t bu°i hay m¶t hai ngày rÒi kéo Çi nÖi khác. H† thÜ©ng ª nhà nhºng ngÜ©i giàu trong làng, trong sÓ Çó có nhà tôi(1). Dân chúng , nhÃt là trÈ con rÃt hÒ hªi khi b¶ Ƕi vŠ làng.Các anh b¶ Ƕi rÃt vui vÈ,h† hát rÃt hay,Çôi khi có anh b¶ Ƕi lên ngâm thÖ trong nhºng bu°i sinh hoåt v§i dân làng. Các cô thi‰u nº thÜ©ng quÃn lÃy các anh b¶ Ƕi Ç‹ cÜ©i Çùa, Ç‹ chép bài hát, hay h†c Çàn hát. CÛng có nhºng mÓi tình vøng tr¶m, nhºng ân ái qua ÇÜ©ng,và cÛng có nhºng tình yêu Çi ljn hôn nhân.
HÒi Çó khoäng 1953, m¶t nhóm b¶ Ƕi ljn ª nhà tôi. Lúc tôi chÖi ª trܧc sân,tôi nghe h† lên ti‰ng gay g¡t chÌ trích m¶t anh b¶ Ƕi. Sau tôi thÃy m¶t anh b¶ Ƕi Çi ra,s¡c m¥t buÒn thäm. Anh gºi låi nhà tôi m¶t chi‰c ba lô nhË. Ông n¶i cûa tôi bÕ chi‰c ba lô lên gác.Tôi ch£ng bao gi© mª ra vì tôi nghï r¢ng trong Çó ch£ng có gì cä.
´t lâu gia Çình tôi tØ trung nông bÎ ghép là phú nông, rÒi lên ÇÎa chû.TÃt cä ngÜ©i trong nhà tôi bÎ g†i lên chÃt vÃn vŠ vàng båc, ru¶ng nÜÖng. H† khuyên tôi nên tÓ cáo ông n¶i tôi.N‰u tôi theo l©i h†, së ÇÜ®c h† cho Çi h†c Trung quÓc.Trong khi chúng tôi m‡i ngÜ©i bÎ giam giº m¶t nÖi, b†n chúng vào nhà tìm vàng båc,ghi sÓ lúa,sÓ mâm thau,chÆu ÇÒng, bát chén, quÀn áo. ñêm Çêm,xung quanh nhà tôi ÇŠu có ngÜ©i rình Ç‹ nghe chúng tôi nói gì, và giám sát m†i hành Ƕng cûa chúng tôi. Ngày Çêm, xung quanh nhà tôi ÇŠu có ngÜ©i canh gác vì h† s® chúng tôi phân tán tài sän.Không ai Ç܆c ljn nhà tôi, và chúng tôi tÃt nhiên ch£ng dám ljn nhà ai.
M¶t ngày n†, anh b¶ Ƕi næm xÜa trª låi nhà tôi,xin låi chi‰c ba lô rÒi v¶i vã ra Çi.Sau Çó, tôi ÇÜ®c bi‰t khi anh ra khÕi nhà tôi thì bÎ b¡t vì t¶i liên låc v§i gia Çình ÇÎa chû.Tôi không hi‹u sÓ phÆn anh së ra sao nhÜng tôi nghï dù th‰ nào Çi nºa sÓ phÆn anh ch£ng hÖn gì chúng tôi vì lúc bÃy gi© nhºng cán b¶, b¶ Ƕi ÇÜ®c Çön vÎ cho vŠ thæm nhà ÇŠu là con ÇÎa chû mà Çäng Çã nghiên cÙu kÏ hÒ sÖ nay Çu°i vŠ Ç‹ chÎu t¶i v§i bÓ mË.
Trܧc ngày thôn tôi t° chÙc ÇÃu tÓ, m¶t ÇÎa chû trong khi bÎ giam giº,thØa lúc bu°i trÜa æn cÖm,Çã lÃy thanh mã tÃu cûa tên du kích canh gác Çâm c° t¿ tº, cä làng nhÓn nháo,tôi thØa cÖ vÜ®t tuy‰n. TØ Çó, tôi ra r©i quê hÜÖng, xa r©i bao ngÜ©i thân yêu, ÇÒng th©i cÛng xa luôn hình änh cûa anh b¶ Ƕi và cán b¶ c¶ng sän ª quê tôi.
Tôi tåm trú ª trên ÇÜ©ng Lê Væn DuyŒt,là m¶t trong nhºng con ÇÜ©ng ti‰n quân cûa c¶ng sän trong ngày 30 tháng tÜ 1975. Sáng Çó, tôi ra ban công trông Çoàn quân c¶ng sän ti‰n vào thû Çô.
H† ngÒi trên xe tæng rÃt có khí th‰. H† chÌa súng vào dân chúng b¡t phäi hoan hô h†.M¶t bån tôi,vón là sinh viên tranh Çãu, sau trª thành luÆt sÜ, giáo sÜ Çåi h†c, rÃt có cäm tình v§i c¶ng sän, trong ngày 30 tháng tÜ, d¡t con ra ÇÜ©ng Çón b¶ Ƕi nhÜng khi thÃy h†, anh chán nän t¶t Ƕ, và tØ Çó, anh tham gia m¶t cu¶c ÇÃu tranh chÓng c¶ng sän, phäi ngÒi tù Phan ñæng LÜu vài næm. Chúng tôi thÜ©ng ngÒi chung v§i nhau uÓng cà phê bên b© sông Thanh ña, nhÜng tôi quên hÕi anh tåi sao hình änh ngÜ©i b¶ Ƕi cø HÒ låi làm cho anh ghê tªm ch‰ Ƕ.
Sau 1975, má tôi vào thæm tôi. Sau vài tháng, má tôi trª vŠ quê. Chúng tôi phäi chÀu ch¿c hàng tuÀn m§i mua ÇÜ®c m¶t tÃm vé xe lºa cho má tôi. Ngày má tôi vŠ quê, chúng tôi ra ga Bình TriŒu tiÍn ÇÜa. Trong và ngoài sân ga Çông nghÎt ngÜ©i. PhÀn l§n là b¶ Ƕi.H† kêu nhau Öi §I rÃt to. ñó là m¶t Çi‹m rÃt Ç¥c biŒt chÜa tØng có trܧc nay ª miŠn Nam.M‡i anh b¶ Ƕi ÇŠu mang nhiŠu hàng hóa,nào là xe Çåp, phø tùng xe Çåp, radio, honda,väi, quÀn áo,ÇÒ ÇiŒn. H† còn chª hàng tå gåo,hàng bao bÓ nÒi niêu song chäo,và ÇÒ nh¿a.Khi tàu ljn, h† Ç° xô lên tàu, ngÜ©i này chen lÃn ngÜ©i n† tåo thành m¶t cu¶c h‡n chi‰n. Má tôi sušt bÎ dÅm ch‰t trong khi lên tàu.Tôi phäi bÒng má tôi ÇÄy lên b¢ng cºa s°. Nhìn các anh b¶ Ƕi tä xung hºu Ƕt, tích c¿c làm chû chi‰n trÜ©ng, tôi thÀm nghï ljn nhºng anh b¶ Ƕi næm xÜa hiŠn lành dÍ thÜÖng bi‰t bao ! H† làm công tác dân vÆn rÃt tÓt. ñ‰n nhà ai, h† ÇŠu kính cÄn g†i các bà già b¢ng MË ( MË chi‰n sï ), và xÜng con ng†t ngào.H† gánh nܧc,tܧi rau,b° cûi,làm m†i viŒc trong nhà nhÜ là m¶t ngÜ©i con hi‰u thäo.Nay thì h† không còn là m¶t anh b¶ Ƕi thuÀn túy, mà h† trª thành nhºng con buôn, nhºng tên cܧp, Ç‹ l¶ b¶ m¥t hung hãn,gian ác, bÃt chÃp lÍ nghïa,bÃt chÃp m†i thû Çoån chÌ vì cái l®i cÖm áo !
GÀn nhà tôi ª là nhà m¶t ông chû tiŒm vàng, Çã bÕ nܧc ra Çi trong dêm 30-4. B¶ Ƕi ljn ti‰p quän cæn nhà này.H† ª ÇÜ®c vài tháng thì có lŒnh sang Cao Miên. Ngày ra Çi, h† lÃy m†i thÙ nhÜ là quåt bàn, bàn gh‰, tû, Ãm chén, và tháo m†i thÙ nhÜ là quåt trÀn, cánh cûa, bàn gh‰...và tháo ngay cä dÒng hÒ ÇiŒn,ÇÒng hÒ nܧc mang theo.Hôm sau,toán b¶ Ƕi khác ljn ª. Tôi không hi‹u toán này së xº trí ra sao v§i cæn nhà này bªi vì tôi không dám dòm ngó nÖi h† ª, và không bi‰t hÕi ai nhºng viŒc xäy ra ª hÒi sau tÃn kÎch.
Tôi thÀm nghï ngôi nhà này Çã trª thành tråi quân, là cûa chung cûa quân Ƕi nhân dân,l§p ngÜ©i này Çi , l§p sau së ljn, n‰u l§p trÜóc tháo gª tÃt cä, thì l§p sau æn ª làm sao . Tåi sao h† låi hành Ƕng nhÜ vÆy ? Sau này, các giáo sÜ Çåi h†c tåi m¶t building ª ÇÜ©ng TrÀn HÜng ñåo phäi ra Çi Ç‹ nÖi này låi cho ThÜÖng nghiŒp .Các giáo sÜ vÓn mang ÇÀu óc cÛ, nên khi ra Çi ÇŠu Ç‹ låi y nguyên nhºng gì cûa nhà nܧc cung cÃp. NhÜng chÌ m¶t bu°i sau ngày ti‰p thu cæn lÀu này, m†i thÙ ÇŠu bi‰n mÃt, k‹ cä quåt trÀn, cºa s‡, ÇÒng hÒ ÇiŒn, nܧc !
Tôi quen m¶t ông trung úy b¶ Ƕi ngÜ©i Nam hÒi k‰t, tánh tình b¶c tr¿c, vui vÈ và rÃt nhåy bén ,tinh khôn trong viŒc làm æn. Tôi Çem th¡c m¡c cûa tôi ra hÕi. Ông vui vÈ Çáp :
Trܧc khác, nay khác. HÒi trܧc,ngÜ©i b¶ Ƕi chÌ mang ba lô, nhÜng nay °n ÇÎnh,h† có nhà cºa, có chÙc vø, có v® con cho nên h† cÀn nhiŠu thÙ, nhÜ là cái rÜÖng Ç‹ Ç¿ng quÀn áo, cái xe Çåp, xe g¡n máy Ç‹ di chuy‹n , tiŠn båc Ç‹ tiêu dùng. Nhà nܧc không cung cÃp Çû cho h†, thì h† phäi linh Ƕng,sáng tåo Ç‹ tåo cho mình m¶t Ç©i sÓng vÆt chÃt cao hÖn.
Nghe xong l©i giäi thích cûa ông, tôi røng r©i chân tay. NhÜ vÆy rõ là chû nghïa xã h¶i làm cho con ngÜ©i nghèo kh°, cán b¶ bÀn cùng, cho nên dân chúng muôn Ç©i vÅn Çói rách. Và con ÇÜ©ng thoát thân duy nhÃt cûa cán b¶ là cܧp bóc, tham nhÛng, gian dÓi, lÜ©ng gåt Ç‹ tÒn tåi.
ñ‹ t¿ bào chºa vŠ hành vi xÃu xa cûa mình, ngÜ©i c¶ng sän nói : ‘Cái khó, ló cái khôn ‘ là nhÜ th‰ ÇÃy ! NhÜng c° nhân Çã nói :’ ˆn tr¶m quen tay, ngû ngày quen m¡t ‘ . ñÙa bé ban ÇÀu æn tr¶m
gà,sau së æn tr¶m trâu bò, và Çi xa nÜã có th‹ cܧp cûa gi‰t ngÜ©i. NgÜ©i cán b¶ c¶ng sän ban Çàu æn c¡p tØng kš gåo, tØng kš b¶t ng†t,ÇÜÖng nhiên khi trª thành giám ÇÓc së æn c¡p hàng triŒu,hàng t› mà không bÎ trØng phåt vì m†i ngÜ©ì ÇŠu tham nhÛng nhÜ nhau.N‰u kÈ nào Çó bÎ báo chí phanh phui,bÎ ra tòa, dù ª tù trên giÃy t©,là vì h† làm æn l¶ liÍu quá, cÃp trên không th‹ lÃy tay che m¥t tr©i, cho nên phäi xì ra m¶t hai phÀn træm cûa s¿ th¿c. Ho¥c h† là kÈ bÎ sa thäi, ho¥c là kÈ thù cûa phe Çang lên.
Trong ch‰ Ƕ phong ki‰n và tÜ bän, chÌ có m¶t sÓ ít tham nhÛng, hÓi l¶, nhÜng hÀu h‰t cán b¶ c†ng sän ÇŠu tham ô, nhÛng låm vì Çó là lë sÓng và tÆp quán. Càng nghèo, càng là c¶ng sãn, s¿ tham nhÛng và tàn ác càng månh më và tinh vi.Làm sao Ç°i m§i cho m¶t Çãt nܧc mà ngÜ©i lãnh Çåo hÀu h‰t là già nua, ngu si và tham ô, tàn ác ?
Tôi Çã vŠ thæm quê nhiŠu lÀn. M†i ngÜ©i vô ra c‡ng xe lºa và lên tàu thì bÎ khám xét kÏ càng.NhÜng ª ch‰ Ƕ c¶ng sän, con ki‰n Çi không l†t mà con voi Çi l†t. NgÜ©i dân chÌ ÇÜ®c mang vài kš ga† Çi ÇÜ©ng nhÜng b†n con buôn,phÀn l§n là v® con Çäng viên chª hàng tÃn gåo thì vÅn ÇÜ®c. Tôi Çã tØng thÃy trܧc gi© mª cºa, tØng Çoàn thÜÖng binh chª hàng hoá vào ga m¶t cách dÍ dàng. Và tåi Sàigòn, có nhiŠu xe chª hàng hóa mà ÇÙng trên mui xe áp täi là nhºng anh thÜÖng binh mang súng Çang ª trong tÜ th‰ s¤n sàng. H† vÜ®t qua Çèn ÇÕ nhÜng không m¶t công an nào dám th°i còi ngæn xe låi. Và cÛng trên nhiŠu chuy‰n ra quê hÜÖng miŠn Trung, chúng tôi Çã nghe k‹ nhiŠu lÀn chuyŒn thÜÖng binh chÆn xe lÃy tiŠn dân chúng . Và tåi Sàigon, quân khu 7 Çã lÃy Çãt xây nhà,bán nhà bán Çãt lÃy tiŠn bÕ túi. Tåi Çây ( khu v¿c Tân Sön NhÃt ) Çã trª thành m¶t quÓc gia riêng biŒt,nào chi‰u phim sex, mª quán bia ôm...mà công an cùng ûy ban thành phÓ cÛng ch£ng làm gì ÇÜ®c.
Tåi ViŒt Nam ngày nay có nhiŠu th‰ l¿c nhÜng hai th‰ l¿c månh nhÃt là công an và quân Ƕi. H† là nhºng Mafia Ƕc quyŠn vŠ kinh t‰ trong Çó có Ƕc quyŠn buôn lÆu, k‹ cä buôn lÆu ma tuš.
Làm sao Ç°i m§i v§i m¶t l¿c lÜ®ng tham nhÛng, gian ác to l§n nhÜ th‰ ? ñÃt nܧc ViŒt Nam bao gi© cho h‰t nån này ?
_________
Chú thích
(1) Sau này tôi m§i hi‹u là h† ch£ng thÜÖng gì nhà giàu, h† chÌ muÓn l®i døng tiŒn nghi cûa nhà giàu,ÇÒng th©i mÜ®n tay Pháp gi‰t nhà giàu. M‡i khi Pháp ruÒng bÓ, hay máy bay Pháp thä bom,b¶ Ƕi và du kích thÜ©ng bÓ trí, Çào hÀm trú Än , Ç¥t súng b¡n máy bay, Ç¥t súng phóng pháo và chôn mìn tåi nhà giàu.Lë dï nhiên,khi bÎ phøc kích hay bÎ mìn, ngÜ©i Pháp së b¡n vào nÖi có ViŒt c¶ng, nghïa là b¡n vào nhà giàu !

No comments:

Post a Comment