Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 15 December 2016

TRẦN ĐỘ * VUA DUY TÂN * KHẢI ĐỊNH * NGUYÊN SA

TRẦN ĐỘ * TÌM MỘ CHỊ TÔI


  TÌM MỘ CHỊ TÔI
TRẦN ĐỘ


Tướng Trần Độ xuất thân trong một gia đình bậc trung nông thuộc Huyện Kiến Xương Tỉnh Thái Bình Bắc Bộ Việt Nam. Sinh ra và lớn lên chứng kiến hoàn cảnh nước nhà bị thực dân Pháp và Phong Kiến triều Nguyễn suy tàn cai trị, đất nước chưa được độc lập, nhân dân chưa được tự do nên ông đã sớm giác ngộ lòng yêu nước. Trong gia đình không chỉ riêng một mình ông sớm dấn thân vào công cuộc tham gia cách mạng giành độc lập nước nhà, mà còn có nhiều anh chị em ruột khác nữa. Lúc đầu, ông cũng như bao nhiêu người Việt Nam yêu nước khác đều thiển nghĩ cách mạng cộng sản, chủ nghĩa Mác - Lê nin, hình ảnh một nước Nga Xô Viết XHCN tươi đẹp có bản chất chế độ ưu việt là một tấm gương thôi thúc tất cả những người Việt Nam yêu tổ quốc phấn đấu xây dựng. Liên Xô hôm nay (ngày ấy) sẽ là hình ảnh của Việt Nam ngày mai. Chủ nghĩa Cộng sản sẽ là mùa xuân vĩnh hông của nhân loại, sẽ là thiên đường, sẽ là thế giới đại đồng của cả nhân loại đau khổ vì chủ nghĩa đế quốc và thực dân....vv và vv...
Trên bước đường dấn thân tranh đấu cho cuộc cách mạng cộng sản, mà ông cũng như nhiều bậc tiền bối khác đều tâm niệm rông: Cuộc cách mạng này nó thực sự là cứu cánh cho đất nước và là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, nhôm xây dựng một đất nước Việt Nam sáng lạn tự do dân chủ và phú cường. Nhưng hơn 70 năm qua cùng với cả dân tộc đổ biết bao nhiêu xương máu, biết bao nhiêu hy sinh tang tóc, cuối cùng chỉ dành lại một nước Việt Nam nghèo đói nôm trong những quốc gia nghèo khổ cùng cực nhất trên thế giới, nhân dân vẫn phải sống cảnh lầm than tăm tối hơn thời thực dân Pháp và Phong kiến trước đây. Các quyền tự do dân chủ căn bản của con người, của nhân dân bị chính cái Nhà nước mà ông và các đồng chí của mình góp phần xây dựng nên tước đoạt. Người dân và kẻ sĩ như phải sống trong cảnh mất Nước, như trong vùng bị phát xít và thực dân tạm chiếm đóng. Tâm trạng của những người Cộng sản lão thành tiền bối có liêm sỉ, có nhân cách, có lòng tự trọng đều khắc khoải và đau buốt nỗi nhục lớn lao đó.
Ông Nguyễn Hộ là một lão thành cộng sản kỳ cựu cũng có hoàn cảnh gia đình tương tự giống như cụ Trần Độ, là đã hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình, cả cuộc đời mình cho cuộc cách mạng cộng sản ảo tưởng và lãng phí. Ông đã khắc họa trên tác phẩm Quan điểm và cuộc sống của mình từ năm 1993 thật đắt giá và sâu sắc: - Gia đình tôi đã có vợ tôi chết, anh ruột tôi chết, cả cuộc đời tôi hy sinh đi làm cách mạng Cộng sản, nhưng hơn 60 năm qua đổi lại nhân dân và đất nước chẳng được gì nghèo đói vẫn hoàn nghèo đói, mất tự do dân chủ. Cuộc cách mạng Cộng sản mà tôi và bao lớp người Việt Nam yêu nước theo đuổi chỉ là vô ích và là một sỉ nhục lớn!-.
Cuộc đời của các bậc tiền bối cộng sản và gia đình họ như những Trần Độ, Nguyễn Hộ, Nguyễn Văn Trấn, Vũ Đình Huỳnh, Bùi Công Trừng, Dương Bạch Mai, La Văn Lâm, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Hữu Đang... Nó không chỉ là bi kịch của riêng bản thân các vị công thần góp phần tạo dựng ra chế độ Cộng sản này, mà nó còn là bi kịch của cả một dân tộc đầy đau thương uất hận và chia rẽ, và nguồn gốc sâu xa chính là chủ nghĩa Mác - Lê nin, học thuyết Cộng sản đấu tranh giai cấp giầy xéo đất nước khốn khổ này hơn 70 năm qua. Cuộc cách mạng đã bị phản bội, mục tiêu của cuộc tranh đấu đã bị đánh tráo, lòng yêu nước của nhân dân đã bị lợi dụng và tha hoá vào việc xây dựng mô hình một nhà nước không tưởng, ngông cuồng và dồ dại.
Trong gia đình tướng Trần Độ cũng có một bà chị ruột tham gia làm cách mạng Cộng sản bị thực dân Pháp bắt bỏ tù rồi hy sinh. Hơn nửa thế kỷ qua sau cái chết của người chị ruột, gia đình cụ Trần Độ đã bỏ nhiều công sức và thời gian để tìm kiếm nhưng đều không có kết quả. Gần đây nhờ một số nhà ngoại cảm có tên tuổi trong nước nên công việc tìm kiếm đó đã thành công. Hài cốt người chị ruột đã tìm thấy ở một vùng ven đô thuộc quận Hai Bà Trưng - Hà Nội và sau đó đã được an táng chu đáo.
Điều đáng nói ở câu chuyện do đích thân Tướng Trần Độ thuật lại việc tìm mộ người chị ruột của mình là ở chỗ, Đảng và Nhà nước cùng bộ máy tuyên truyền hùng hậu bao năm qua đã ra sức phỉ báng, bôi nhọ, xuyên tạc đời sống tâm linh của xã hội, sự mê tín phản khoa học của một bộ phận nhân dân... Và tự vỗ ngực xem mình là một nhà nước được xây dựng dựa trên một học thuyết khoa học, duy vật biện chứng Mác xít-chân lý của mọi thời đại, đỉnh cao trí tuệ của loài người vv... Bài bút ký kể lại chuyện tìm mộ do các nhà ngoại cảm hiện đang sống tại Việt Nam giúp đỡ gia đình ông được trình bày khá sinh động, lý giải chặt chẽ, xúc tích cũng là một minh chứng đánh gục những quan điểm duy ý chí, vô thần cộng sản và phản khoa học, phản động, phản cách mạng của một nền -chuyên chính vô học-, mang tầm văn hoá thấp.
Tôi trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc câu truyện này để tham khảo chung.
Hà Nội ngày 03/11/2001.
Cựu chiến binh Trần Minh Tâm
Phan Đình Phùng - Ba Đình - Hà Nội.





Tìm mộ chị tôi
Trần Độ



Tôi có hai bà chị: Chị cả tên là Tạ Thị Thi, sinh năm 1916 lấy chồng sớm và buôn bán làm ăn. Chị thứ hai là chị giáp tôi tên là Tạ Thị Câu, sinh năm 1919, tham gia hoạt động cách mạng từ 1936, khi có phong trào dân chủ, năm 1939-1940 là Tỉnh uỷ viên Tỉnh uỷ Thái Bình. Tôi sinh năm 1923, từ năm 1938, được chị Câu tôi dìu dắt và tham gia hoạt động cách mạng. Chị Câu tôi giới thiệu tôi vào Đảng và tôi được kết nạp năm 1940. Tôi còn có một cô em gái sinh năm 1930 tên là Tạ Thị Xuyến. Năm 1940, ở làng tôi có cuộc mít tinh bí mật ở cánh đồng Đông Lang. Mit tinh bị lộ, tuần phiên và lính phủ (huyện) xông vào đánh và bắt mọi người. Thế là phong trào bị khủng bố. Chị tôi cùng tôi thoát ly gia đình cùng đi làm cách mạng chuyên nghiệp.
Sau khi thoát ly, chị tôi rời xa địa phương và hay xuất hiện ở vùng Bắc Ninh và Hà Đông. Tôi đoán là chị tôi làm việc cho xứ uỷ Bắc Kỳ và không biết là làm gì? Khi tôi đã bị bắt, bị kết án 15 năm tù (1941) và bị đầy đi Sơn La (1942) thì tôi được biết chị Câu tôi ở Hoả Lò, hai chị em thường xuyên viết thư thăm hỏi nhau và kể chuyện. Thỉnh thoảng chị tôi còn gửi quà cho tôi. Chị tôi xé áo của mình ra khâu những chiếc khăn tay gửi cho tôi. Chị tôi ở Hoả Lò, ở tù chung với nhiều người, trong đó có chị Nguyễn Thị Minh Thái là vợ trước anh Võ Nguyên Giáp, chị Trương Thị Mỹ sau là Chủ tịch Liên đoàn Lao động Việt Nam, và chị Nguyễn Thị Hông sau là vợ tôi. Chị Câu tôi bị bắt khoảng năm 1941, tôi không nhớ rõ ngày tháng, chỉ nhớ rông những năm tôi ở Sơn La (1942-1943 đến đầu năm 1944) chị em tôi vẫn liên lạc với nhau bông thư từ.
Thế rồi đầu năm 1944 trên đường bị giải từ Sơn La về Hoả Lò để bị đầy đi Côn Đảo, vào sau Tết đầu năm 1944, thì tôi được Chi bộ nhà tù tổ chức cho trốn thoát để tiếp tục hoạt động cách mạng, tôi không được gặp chị tôi ở Hoả Lò như đã hẹn.

Sau đó chị tôi ốm chết ở Hoả Lò vào ngày 29/09/1944 (ngày này được ghi trong giấy báo tử của chính quyền Pháp gửi cho mẹ tôi, sau khi chị tôi chết, và người làm gia phả họ tôi ghi nhận như vậy.)
Sau Cách mạng tháng 8/1945, tôi được bạn bè gửi cho 3 bức ảnh chân dung của ba người, đó là tôi, chị Câu và chị Hông - vợ tôi. Ba ảnh này các bạn thu được trong hồ sơ của Sở Mật thám Hà Nội. Tôi vẫn giữ được đến bây giờ.
Chị Câu là chị sát tôi, hơn tôi 4 tuổi nên khi ở nhà (Thư Điền, xã Tây Giang, huyện Tiền Hải) chị tôi thường đi buôn bán các chợ xa phụ giúp cho mẹ tôi nuôi sống gia đình và chăm lo cho tôi học hành. Chị tôi yêu quý tôi lắm, hay mua quà cho tôi và hay tự hào khoe tôi với các bạn bè, lo cho tôi những khi tinh thần tôi khủng hoảng trước tình hình đất nước và dìu dắt tôi tiếp xúc với cách mạng. Khi tôi đã biết cách mạng, chị tôi trực tiếp giao công tác cho tôi và kiểm tra thử thách, khuyến khích, rồi giới thiệu tôi vào Đảng. Lúc đó tôi thường ra sức sao chép các tài liệu của chị tôi. Tôi còn nhớ, tôi chép cho chị tôi mấy cuốn sách và cũng là những nội dung tôi được học tập:
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện chứng do Phan Văn Hùm viết.
- Công tác vận động quần chúng.
- Công tác bí mật.
- Điều lệ Đảng cộng sản Đông Dương.
- Và một cuốn gì đó của Lê-Nin, mà tôi nhớ không rõ Tôi là học trò, chữ đẹp, được chép cho chị tôi, chị tôi cũng khen ngợi khuyến khích tôi nhiều lắm.

Bây giờ tôi không còn nhớ rõ là tôi biết tin chị tôi chết từ bao giờ, (ngày nào, tháng nào). Tôi chỉ biết sau Cách mạng tháng Tám, tôi luôn ngậm ngùi thương nhớ chị tôi, và mỗi khi về nhà gặp mẹ tôi và em gái tôi thì đều nhắc đến chị tôi với lòng thương cảm và xót xa. Tôi rất thương xót chị tôi vì chị tôi không được biết tí gì mùi vị của thắng lợi và đã chết khi còn quá trẻ, chưa có gia đình. Tôi cũng không biết chị tôi đã yêu ai và có người yêu chưa? Có nhiều người hỏi tôi chuyện ấy, nhưng tôi chỉ trả lời: Không biết!
Thế rồi sau Cách mạng tháng Tám, cả nước lại đi vào cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp và tôi bị cuốn vào đó, không có dịp nghĩ gì đến chị tôi nữa. Sau năm 1954, tôi tiếp tục ở quân đội, tôi vẫn say sưa công việc cũng không có ấn tượng gì về gia đình, thỉnh thoảng về thăm mẹ tôi, cũng chỉ biết ngậm ngùi thương nhớ chị, mà cũng không lúc nào nghị đến mồ mả của chị. Sau đó, từ 1964 tôi chuẩn bị đi B và đi B, tham gia chiến đấu cho đến năm 1974. Sau năm 1975, trong tôi hình thành một sự hiểu biết và một tâm lý là: chắc chị tôi bị đau ốm chết trong tù thì chỉ bị chính quyền Pháp chôn cất qua quýt ở đâu đó. Và cái nơi -đâu đó - chắc chắn là ở vùng Hoàng Mai, ở khu vực trường bắn của Pháp mà anh Hoàng Văn Thụ bị bắn ở đó. Tôi không biết và cũng không đến trường bắn đó bao giờ. Nhưng cái địa danh Hoàng Mai đối với tôi rất gần gũi, vì khi anh Hoàng Văn Thụ bị bắn tôi đang làm việc ở báo Cờ Giải Phóng của Đảng. Do anh Trường Chinh gợi ý, tôi có làm một bài thơ - Khóc anh Hoàng Văn Thụ -. Bài thơ lúc ấy được truyền tụng và được học thuộc rất nhiều. Tôi được biết bài thơ đó được có người viết lên một bức tường ở trường bắn nơi anh Hoàng Văn Thụ hy sinh. Sau này tôi được biết thêm, xã có cái trường bắn đó được mang tên xã (sau này là phường) Hoàng Văn Thụ. Tên đó gắn liền với cái chết của chị tôi.

Đến những năm đầu của thập kỷ 90, tôi liên tục được nghe chuyện về các cuộc tìm kiếm mồ mả mà phần lớn là những cuộc tìm các mộ liệt sĩ hoặc là người thân của các gia đình cách mạng. Tôi có được đọc bài viết của anh Nguyễn Thọ Chân, của anh Nguyễn Hùng Phong và nhất là bài viết của anh Trần Phương kể lại quá trình anh nhờ các nhà ngoại cảm và gọi hồn để tìm mộ của người em gái là nữ du kích chết cách đây hơn 50 năm. Tôi còn được đọc một bản báo cáo tổng kết cuộc khảo sát các cuộc tìm mộ của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên. Ông Liên là người chuyên tìm mộ cho các liệt sĩ ở khắp các chiến trường từ Nam ra Bắc đến cả Lào và Cămphuchia. Tôi còn được đọc bản tổng kết khảo sát 97 cuộc gọi hồn của một cô tên là Phương ở Hàm Rồng. Tôi còn đọc nhiều bài đăng ở các tạp chí về 2 người này và việc tìm mộ cứ gắn liền với việc gọi hồn. Tôi cũng đọc những bài báo bác các việc tìm mộ và gọi hồn, cho là mê tín dị đoan, cho là có nhiều sự lừa bịp. Nhưng những lý lẽ của các bài báo này không làm thương tổn được cái sự thật của các cuộc gọi hồn và tìm mộ. Tôi cũng đã trở thành một mục tiêu cho hai báo Tiền Phong và Cựu Chiến Binh tranh luận về việc tôi nhờ nhà ngoại cảm Đỗ Bá Hiệp về quê tôi xác minh hộ mộ ông bố tôi ở quê. Về sau các nhà báo rõ hết sự thật cuộc tranh luận mới yên.
Thế là từ đó trong tôi hình thành một ý muốn, một hy vọng tìm thấy mộ của chị tôi. Trong nhà, em gái tôi cũng là một người gắn bó nhiều kỷ niệm với chị Câu tôi và các con tôi chúng nó đều sinh ra sau khi chị tôi chết, nhất là con trai lớn tôi sinh ra năm 1947, có sống một thời gian ở quê với bà và các kỷ niệm của bác nó là chị Câu tôi, nó rất thương xót bác và rất tận tụy trong việc tìm kiếm.
Tôi nghe nhiều về các nhà ngoại cảm, mà tôi chưa được tiếp xúc trực tiếp bao giờ. Tôi vẫn nhận thức trìu tượng rông: Đó là những người có những khả năng đặc biệt, nhìn thấy được những gì mà người thường không thấy, nghe được những âm thanh mà tai người thường không nghe được. Khi Đỗ Bá Hiệp về quê tôi xác minh mộ bố tôi, tôi cũng không có mặt. Chỉ có em gái tôi trực tiếp và xác nhận những điều Đỗ Bá Hiệp nói là chính xác.

Tôi có quen với đồng chí Chu Phác, vì khi trước ở Quân khu III, anh Vương Thừa Vũ là Tư lệnh và tôi là Chính uỷ thì anh Chu Phác là thư ký cho anh Vũ. Anh Phác cũng là người giúp tôi nhiều trong việc lo cho hậu phương của tôi trong 10 năm, tôi ở trong B2. Bây giờ tôi gặp lại anh Chu Phác, và được biết anh Chu Phác đang quan tâm nghiên cứu tâm lý học và quen rất nhiều nhà ngoại cảm. Anh Phác cũng là thủ trưởng một trung tâm nghiên cứu khoa học - Nghiên cứu tiềm năng con người - (bộ môn cận tâm lý), và là Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục. Với tình thân cũ, tôi ngỏ ý muốn nhờ anh Phác giúp đỡ tìm các nhà ngoại cảm giúp cho việc tìm mộ chị tôi. Qua các câu chuyện, tôi thấy anh Phác quen biết rất nhiều nhà ngoại cảm nổi tiếng: như anh Liên, cô Bích Hông, cô Phương (Thanh Hoá), anh Nhã ở Thành phố Hồ Chí Minh ...v.v...
Và anh Chu Phác đã đồng ý sẵn sàng giúp tôi.
Trước đó, khoảng (1996-1997) nhờ một người bạn tôi giúp đỡ tôi đã liên hệ điện thoại được với anh Liên ở Hải Dương và bông điện thoại gặp được với bà Cườm cũng ở Hải Dương. Qua điện thoại, tôi chỉ nói và nghe được vài câu. Tôi nói: - Tôi có một bà chị bị tù ở Hỏa Lò và ốm chết trước Cách mạng tháng Tám, không biết bây giờ mộ ở đâu?- Anh Liên thì nói - Còn mộ đấy, có thể tìm được -. Bà Cườm thì nói: - Ông đứng ở trước cửa Hỏa Lò, chiếu thẳng về hướng Nam, cách độ hơn 1 km đến 2 km thì mộ còn ở vùng đó đấy. Nhưng sợ rông bây giờ nhiều nhà cửa đã xây lên, nếu mộ đó mà dưới nền các ngôi nhà đã xây thì khó tìm đấy -. Tôi đối chiếu bản đồ thì thấy rõ khu vực bà Cườm chỉ là ở vào vùng Bạch Mai, Hoàng Mai.

Anh Phác rất bận và tôi ít được gặp. Mãi đến giữa năm 2000 tôi mới liên hệ được với Chu Phác, tôi cũng chỉ tính nhờ Chu Phác môi giới cho tôi được gặp Phan Thị Bích Hông, để nhờ gọi hồn và tìm mộ chị tôi. Tôi có nghe nói nhiều đến cô Phương ở Hàm Rồng. Còn Phan Thị Bích Hông thì tôi được nghe kể về nhiều thành tích tìm mộ liệt sĩ của cô, nổi nhất là cuộc tìm mộ liệt sĩ ở Non Nước (Ninh Bình). Nhưng anh Chu Phác cho là tôi không thể ăn trực nôm chờ lâu ở Hàm Rồng được. Nhưng anh Phác hứa sẽ tìm cách giúp tôi theo một phương pháp mà anh đã làm ở nhiều cuộc. Phương pháp đó đại khái như sau:
Việc tìm mộ phải tiến hành nhiều bước:
Bước một. Nhờ một số nhà ngoại cảm, mỗi người độc lập nhận thông tin, rồi phát biểu những thông tin thu nhận được về bà chị tôi. Có cuộc đối chiếu các nguồn thông tin độc lập đó lại với nhau và tìm một đáp số đúng nhất.
Bước hai. Tiến hành một số thử nghiệm theo phương thức ngoại cảm, nghĩa là có những cách thử nghiệm bí ẩn.
Bước ba. Sau khi thống nhất được các thông tin để có một thông tin chính xác và có sự thử nghiệm rồi mới tiến hành làm các thủ tục để khai quật. Khi khai quật vẫn phải có các nhà ngoại cảm trực tiếp hoặc gián tiếp (qua điện thoại) theo dõi và hướng dẫn điều chỉnh, cho đến khi tìm được hài cốt cụ thể.

Diễn biến thực tế các bước thực hiện.
1/ Ngày 4/8/2000, một nhà ngoại cảm tên là Nguyễn Khắc Bảy, một thanh niên trẻ mảnh khảnh đến nhà tôi (ở 97 Trần Hưng Đạo). Anh ngồi trước mặt, đối diện với tôi và chăm chú nhìn tôi, hỏi tôi đôi điều rồi lấy giấy bút vẽ một sơ đồ. Tóm tắt những thông tin mà anh Bảy cho biết là mộ chị Câu tôi còn và nôm gần mộ ông Hoàng Văn Thụ, trong vùng bãi bắn Hoàng Mai, thuộc xã Hoàng Văn Thụ. Mộ bà Câu ở bên cạnh một vũng nước, trong một khu vực có nhiều mộ và có những bộ hài cốt đã rời đi.
Khu vực này có những công trình kiến trúc lớn như đình, chùa, trường học, xưởng máy và đường xá ngoôn nghoèo.
2/ Ngày 25/1ẵ000, anh Chu Phác và một nhà ngoại cảm khác tên là Dương Mạnh Hùng đến nhà tôi. Anh Hùng là một thanh niên to béo khoẻ mạnh. Anh Hùng ngồi cạnh tôi, nắm tay tôi (về sau tôi được biết như thế là - bắt mạch thái tố -).
Anh Hùng hỏi tôi mấy câu về thân thế, rồi hỏi: -Trong nhà bác có ai là một người nữ mà chết lúc còn rất trẻ không?- Tôi trả lời là - Có. Và đó chính là bà chị tôi, mà nay tôi muốn tìm mộ đấy -. Đến đây, anh Hùng nhìn chăm chú vào khoảng không trong một góc phòng và xin tôi tờ giấy trắng và cái bút rồi anh ấy lẩm bẩm: - Đã xuất hiện đấy. Bà ấy đã xuất hiện đấy - và anh phác ra một khuôn mặt trên một tờ giấy. Từ đấy, anh Hùng cứ nắm chặt tay tôi và nhìn chăm chú vào góc phòng và bắt đầu nói chuyện. Tôi muốn rút tay ra, nhưng anh Hùng không cho và nói rông - Tôi rời tay bác ra thì bà ấy biến mất -.
Và cũng từ đây cuộc nói chuyện diễn ra giống như anh Hùng nói chuyện với một người vô hình. Anh hỏi và được người vô hình ấy trả lời, anh lại nói lại cho tôi biết. Tóm tắt, những thông tin thu được là:
Bà Câu là một người con gái trẻ đẹp, to béo, bị ốm, phù rồi chết. Mộ bây giờ ở một nơi giống bãi tha ma, muốn đi tới, phải qua những con đường ngoôn nghoèo, có tên là Bạch Mai, Trương Định, Hoàng Mai. Mộ ở gần một cái chùa và một cái đình, gần một hàng nước mà ông chủ là một ông già độ 60 tuổi tên là Trúc, bà vợ tên là Thu. Vong bà Câu hay về nhà ông Trúc. Dân quanh đấy có làm nghề đậu phụ, gần một cái chợ. Mộ bà Câu ở gần một cây hoa râm bụt đỏ, có một cây hoa trinh nữ trắng, gần một bãi phẳng như một bãi bóng...
Bà Câu chết vào năm Giáp Thân, tức 1944, vào mùa thu, tháng 8, vào đêm 26 rạng ngày 27 (âm lịch).
Về ngày tháng chết này thì ở trong gia phả họ Tạ ở Tây Giang ghi là 29/9/1944 (theo giấy báo tử của chính quyền thực dân Pháp gửi về cho bà mẹ bà Câu).
Đối chiếu lịch vạn niên thì ngày 29/9 dương lịch ứng vào ngày 13/8 âm lịch năm 1944 (Giáp Thân). Một nhà ngoại cảm tên là Tô Xuân Đạo thì nói ngày chết của bà Câu vào tháng chẵn, ngày lẻ (vận ngày 13 hay 27 cũng là ngày lẻ, chưa xác định lại được ngày nào). Theo trí nhớ của vợ tôi là Nguyễn Thị Hông, lúc đó cùng ở tù với chị Câu, thì bà Hông nói: Một buổi sáng, bà Hông đến làm vệ sinh ở chỗ bà Câu thì thấy bà Câu đã chết cứng. Tức là bà Câu chết vào lúc gần sáng. Bà Hông có nói, bà Câu chết năm trước thì năm sau Nhật đảo chính Pháp, và tiếc rông bà Câu không sống thêm mấy tháng nữa để trốn khỏi nhà tù. Năm sau là 1945, vậy năm trước đúng là năm 1944 (Giáp Thân). Hài cốt bà Câu còn được một chứng tích đó là hàm răng đen của bà, bị gãy mất một cái. Bà rất đồng ý cho bốc hài cốt của bà và đưa về quê hương. Hùng hai lần hỏi bà câu này và hai lần đều nói lại với chúng tôi là bà gật đầu.
Qua buổi này, tôi rõ ràng được trực tiếp mục kích sự hoạt động của nhà ngoại cảm: Đó là người có những khả năng đặc biệt mà người khác không có. Đó là họ nhìn được những gì mà người khác không thấy. Họ nghe được những âm thanh mà người thường không nghe được, không phải nghe bông tai mà họ nghe thấy ở trong đầu. Họ có khả năng nhìn được xa, nhìn được những vật thể bị lấp sau rất nhiều vật ngăn cách. Vì vậy, họ có thể vẽ lại sơ đồ những vùng đất cách xa họ hàng nghìn cây số mà bản thân họ cũng chưa đến bao giờ. Những nhà ngoại cảm mà chúng tôi đã gặp gỡ trong cuộc tìm kiếm này đều tỏ ra có nhiều khả năng. Họ có thể dự báo dự đoán (và ta vẫn gọ là xem bói), họ có thể nói tiền vận, hậu vận, gia thế và thân phận của người gặp. Nhiều người có khả năng tiếp xúc, giao thiệp với các vong hồn mà họ cầu xin tiếp và gặp. Những vong hồn này lại có thể cho họ biết nhiều thông tin quan trọng.
3/ Ngày 26/11 và 27/11, anh Chu Phác đi cùng Nguyễn Khắc Bảy và Dương Mạnh Hùng đến làng Hoàng Mai tìm đến chùa Nga My và đình làng Hoàng Mai (nơi thờ Trần Khát Chân) và tìm đến khu vực nghi thờ có mộ bà Câu. Ngày 27/11, anh Chu Phác cùng với 3 người: anh Bảy, anh Hùng và cô Thẩm Thuý Hoàn ghé nhà 97 Trần Hưng Đạo, báo cho tôi biết là các anh đi đến thực địa để kiểm tra lại những tin tức về địa hình đã thu nhận được.
Cô Hoàn nói thêm là hài cốt bà Câu nôm chếch, đầu gối vào một cột trụ, bị cột trụ đè lên một ít, chân ở phía đường đi.
Mấy người thấy rõ ở thực địa, đình, chùa, bãi phẳng và một khu trống độ mấy chục mét vuông trong đó có rất nhiều mộ và có mộ bà Câu nôm ở một vị trí bên cạnh một vũng nước, cách 1 cây đại hoa trắng (3-4m), cây đại cao hơn bức tường bao quanh, cạnh 1 bụi cỏ khô (cách 1m-1m50). Bụi cỏ khô này ở trên một cái thùng phuy cao độ hơn 1 mét. Mộ chỉ là một mô đất cao độ 10-20cm nôm ở gần một đầu trường và bên cạnh con đường xi-măng nhỏ. Địa điểm này ở sau đình và gần chùa.
4/ Cô Bích Hông có tham gia vào cuộc tìm kiếm này. Ngày 26.11.2000, Bích Hông nói ở văn phòng 46 Nguyễn Văn Ngọc: Đến làng Hoàng Mai, hỏi chùa Nga My cách một vườn vài chục mét.
Ngày 1.12.2000, Bích Hông nói thêm: Mộ ở nơi đất bông phẳng cạnh gốc cây chuối gần chùa Nga My và đền thờ Trần Khát Chân, có cây hoa đại, mộ nhìn lên hàng rào dây thép gai, ở đầu nhà. Bà Câu mặt bị sưng to và nôm nghiêng, sâu độ 70-90cm. Mộ không có tiểu khi đào phải cẩn thận.
5/ Ngày 13.12.2000, con cả tôi là Trần Thắng, sinh năm 1947, sinh sống ở TP Hồ Chí Minh. Tôi gọi cháu ra để làm chủ lực trong cuộc tìm kiếm này thay tôi, tôi đau ốm không đi lại được. Hồi đầu tháng 1ẵ000, Thắng đưa tôi từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội đã biết có cuộc tìm kiếm này, và rất quan tâm hỏi han nhiều. Thắng cũng tỏ ra rất thương xót bà bác ruột của mình. Trong dịp đó, Thắng cũng trực tiếp gặp anh Chu Phác và được anh Chu Phác bàn bạc kế hoạch tìm kiếm. Tôi hẹn cháu ra Hà Nội vào ngày 11 hoặc 12 tháng 12. Nhưng cháu liên hệ với anh Chu Phác, và anh Chu Phác yêu cầu Thắng phải liên hệ với anh Nguyễn Văn Nhã, một nhà ngoại cảm ở TP Hồ Chí Minh.
Ngày 10.12 dương lịch, Nguyễn Văn Nhã đáp ứng yêu cầu của Thắng, nói mấy chi tiết cụ thể (qua điện thoại):
A/ Vị trí của mộ đúng như các nhà ngoại cảm ở Hà Nội đã nói.
B/ Cách mộ độ hơn 3m về phía Tây có 1 cây hoa đại, hoa trắng cao 3m.
ã Cạnh mộ, cách 1m50 có bụi cỏ khô cao hơn 1m.
ã Trên mộ có 3 mảnh thuỷ tinh hoặc sành lấp lánh.
ã 5 hôm nữa, anh đến thì cách mộ mấy mét có con gà trống kiếm ăn ở đó.
ã Mộ gần vũng nước.
Thắng ra đến Hà Nội này 13.12.2000 và ngay lập tức Thắng hoạt động ráo riết để thúc đẩy cuộc tìm kiếm đi tới kết quả. Từ 13.12, Thắng rất nhiều lần xuống thực địa vùng nghi là có mộ bà Câu để khảo sát địa hình và đối chiếu với những gì các nhà ngoại cảm Hà Nội và Nguyễn Văn Nhã đã nói. Thắng liên hệ nhiều với những dân cư làm nhà thành xóm ở chung quanh cái bãi có mộ bà Câu và hỏi thăm được rất nhiều tin tức cần thiết cho việc tìm kiếm và bốc mộ.
Ngày 14.12.2000, đúng sau 5 hôm đúng với ngày Thắng nói với anh Nguyễn Văn Nhã ở TP Hồ Chí Minh (tức là từ ngày 10/12 đến ngày 14.12), Thắng đến thực địa thì quả có thấy một con gà trống xuất hiện ở chỗ mà anh Nhã nói. Con gà này vốn thường bị nhốt trong chuồng gần đó. Nhưng đúng ngày đó, nó lại ra ngoài và đi chơi. Nó xuất hiện một lúc, rồi nó lại về chuồng. Hôm ấy anh Chu Phác cùng đi với Thắng và cũng cùng thấy con gà trống ấy.
6/ Có một việc thu hút người tham gia nữa là: anh Chu Phác giới thiệu và gia đình tôi có cô em gái tôi và cháu Thắng là hai người ruột thịt của bà Câu tìm đến bà Lương Thị Thanh Hà, người có khả năng gọi hồn, nhờ gọi giúp chị Câu về để gia đình nói chuyện.
Ngày 15.12.2000, cô Xuyến và Thắng đã đến gặp bà Thanh Hà. Qua cuộc bà Hà tiếp xúc với vong hồn chị Câu và cho biết: chị Câu bị chết trong một hoàn cảnh đau đớn và khổ nhục lắm. Chỗ mộ đang tìm là đúng mộ bà Câu rồi, cần phải gấp rút tìm cách đưa về quê. Việc đưa về quê phải tiến hành long trọng đầy đủ. Bởi vì khi sống là cán bộ quan trọng, nay cũng là người quan trọng ở dưới âm. Việc đưa đón không được sơ xuất.
7/ Nhiều lần tôi cũng muốn đến nơi để xem xét tình hình, nhưng mọi người đều nói đường hẹp, ngoôn nghoèo khó đi, tôi chưa đi được, nhưng có Thắng cho biết xe vào được đến đình Hoàng Mai và từ đình ra chỗ đó mất 100m. Tội tự thấy mình đi được. Vậy là một hôm, khoảng 18.12, tôi cùng Thắng đến chỗ đó. Tôi đã được nhìn thấy chỗ nghi là mộ chị Câu, tôi đến thắp hương và khấn chị. Tôi thấy rõ tận mắt và nhớ kỹ:
Mộ là một mô đất cũ, đất đã đen, cạnh con đường xi măng nhỏ, gần một đầu tường cụt và bên cạnh một vũng nước dài đến 2m, rộng khoảng 1m. Con đường đi từ một nhà dân ra chỗ này. Đây là một khoảng trống độ 30m2, chung quanh có tường và nhà che kín hết. Nhà dân mà chúng tôi ghé nhờ làm bàn đạp để đi ra mộ là nhà chị Ngà. Chị ấy rất quen thuộc với các cuộc tìm kiếm và bốc mộ ở đây và cho nhiều lời khuyên bổ ích. Cái vùng mấy chục thước vuông này còn rất nhiều mộ, độ một chục mộ đã dựng bia đầy đủ. Tôi quan sát và tôi thấy rõ được ngọn cây đại nhô lên từ bức tường hướng ở Tây, cách mộ chị tôi hơn 3m, tôi thấy rõ lùm cỏ khô ở trên cao hơn 1m, vì lùm cỏ này mọc trên một cái ống xi măng dựng đứng.
Tôi trao đổi với Thắng và Chu Phác, xác định là: - Địa điểm mộ chị Câu coi như đã xác định được, hơn 90% rồi. Đến lúc này tất cả các thông tin về địa hình và đường dẫn ngôi mộ, tất cả các địa tiêu chung quanh mộ đều được chỉ ra thống nhất, tuy cách diễn đạt có khác nhau và có đôi chút sai lệch. Nhưng đặc điểm về địa điểm cụ thể của ngôi mộ thì đều thống nhất cả. Tôi cũng đã tận mắt nhìn thấy hình thù đất chỗ ngôi mộ. Cần phải tổ chức bốc mộ sớm. Trong khi bốc sẽ nhờ các nhà ngoại cảm theo dõi và điều chỉnh cho việc khai quật đạt được trúng mục tiêu.
Anh Phác còn muốn làm một thử nghiệm nữa, yêu cầu Thắng bốc nắm đất ở giữa nơi nghi là mộ và vài nắm đất ở chung quanh đem về Thái Bình (Vũ Thư) nhờ một ông thầy xác định hộ. Nghe nói việc xác định này chính xác lắm. Thắng gấp rút đi Thái Bình ngay, nhưng đến nơi thì ông thầy có thiện ý ưu tiên cho mộ liệt sĩ (chị Câu là liệt sĩ) nhưng ông thầy đông khách quá, những khách đã chờ lâu cũng có đến dăm chục. Thắng thấy tình hình là phải chờ thì phải chờ đến 15-20 ngày, hoặc ít nhất và được ưu tiên chăng nữa cũng phải mất hàng tuần, Thầy lại còn bận nhiều loại lễ lạt khác nữa. Nên Thắng đã trao đổi với anh Chu Phác và xin thôi không làm thử nghiệm nữa. Vì rông căn cứ vào những thông tin đã có, ta có thể chắc chắn đến hơn 90% rồi, đặc biệt là anh Nhã ở TP Hồ Chí Minh mà cũng cho những thông tin trùng với Hùng, Bẩy, Hông ở Hà Nội.
Năm sắp hết, Tết sắp đến, nếu không khẩn trương thì việc kéo dài đến sang năm mất.
Thắng cũng không thể ở Hà Nội thời gian quá dài được.
8/ Sau khi cân nhắc, thì cả tôi và anh Phác, Thắng đều chọn hai thời điểm để tiến hành bốc mộ, và đó là rơi vào những ngày tốt, việc bốc mộ tiến hành sẽ được thuận lợi.
Đó là ngày 20-21 tháng 12 dương lịch tức 25-26 tháng 11 âm lịch. Lúc này đã là 18-19/12 rồi, sợ gấp quá, không chu đáo được. Vì thế chúng tôi chọn thời điểm thứ hai tức là ngày 27.12 dương lịch tức là mồng 2 tháng chạp âm lịch.
o0o
Ngày 27.12.2000, tức 02 tháng Chạp năm Canh Thìn. Cả nhà tôi tập trung xuống mộ, thuê người khai quật. Việc khai quật được tiến hành lúc 9 giờ sáng là giờ tốt. Anh Phác cũng có mặt và chỉ đạo.
Sau đó việc khai quật phải tạm dừng vì không thể tiến hành khi có mặt trời soi, sợ sẽ tổn thương đến hài cốt. Đến 5 giờ chiều (17 giờ) việc khai quật lại tiếp tục. Đến 20 giờ thì đã đào sâu được 60-70cm và huyệt bị nước mạch trào vào, phải dùng máy bơm, vừa bơm vừa tát nước vừa đào, vẫn chưa thấy được dấu tích gì.
Lúc này tôi hơi hoang mang, vì tôi vẫn lo rông khi đào thực địa, có thể lại có sai lệch, mà không tìm được trúng mộ chị tôi, như nhiều trường hợp khác, tôi đã đọc thấy.
Lúc này bên cạnh chúng tôi, không có nhà ngoại cảm nào để hỏi ý kiến. Bích Hông thì đi xa Hà Nội, không có liên hệ, các người khác thì đều vướng bận (hoặc đi học, hoặc đi công tác).
Nhưng những người tham gia đào thì là những người đã đào nhiều và cũng đào nhiều ở vùng này và cho biết: Họ có khả năng xem xét hài cốt mà khẳng định được hài cốt nam hay hay hài cốt nữ hoặc cỡ to nhỏ của các cháu ở chỗ đào về cho tôi biết là đã đào sâu hơn 2m và đã chạm vào một cái tiểu sành. Lúc này Thắng nhớ lại những thông tin của bà Phượng ở Đại Kim. Bà Phượng nói:
ã Địa điểm mộ là đúng rồi
ã Hài cốt còn và ở trong hòm gỗ, hòm đã vỡ.
ã Phải đào sâu khoảng 1m80 đến 2m, mới tìm thấy.
Tôi lại càng hồi hộp. Vì tất cả các nhà ngoại cảm không ai nói được rông chị tôi đã có nôm trong tiểu. Bích Hông chỉ nói khi chị tôi chết thì người bị phù và bị chôn nôm nghiêng. Những người khác thì người nói chị tôi bị chôn trong hòm gỗ, người thì bảo không có hòm.
Tôi thì tôi suy đoán: Khoảng những năm 40 ấy thân phận một người tù (mà lại tù Cộng sản) thì khi chết không thể được chôn cất chu đáo. Nhiều lắm thì cũng có motọ áo quan gỗ tạp, và rất có thể là một bó chiếu. Có thể không đến nỗi nhếch nhác như những người chết đói năm 45 hoặc những người bị tàn sát bởi bom đạn và càn quét. Vì tôi vẫn chờ đợi rông thi hài chị tôi sẽ chỉ là những nắm bùn đất đen ngòm lẫn xương với đất. Cần phải nhặt nhạnh từng mảnh xương. Và sẽ cố gắng tìm hàm răng đen mà tôi tin chắc là của chị tôi.
Sau này Thắng có cho tôi biết là anh Nhã có nói là anh linh cảm thấy rông hài cốt của chị Câu có thể còn nguyên vì anh thấy tín hiệu phát ra mạnh lắm và tín hiệu mạnh ấy làm nhiều người ngoại cảm đều có thể tìm thấy địa điểm của ngôi mộ.
Lúc này anh Phác có liên hệ điện thoại được với anh Nhã ở TP Hồ Chí Minh. Anh Nhã lúc 16 giờ có hướng dẫn:
- Đào sâu 60-70 cm nữa.
- Đào chếch về phía người mặc áo xanh nhạt.
- Đào về phía rãnh nước.
Thẩm Thúy Hoàn lúc 9 giờ 30 cũng đến xem chỗ đào và xác nhận là đào đúng chỗ rồi, lúc 16 giờ 10 qua điện thoại, cô Hoàn cũng hướng dẫn thêm:
ã Đào về phía rãnh nước.
ã Đào sâu đến hơn 2m.
ã Đào vuông thành sắc cạnh, đừng đào lòng chảo.
Bà Lương Thị Thanh Hà cũng khẳng định chỗ đào đúng rồi và bà cam đoan: Tôi nói tôi chịu trách nhiệm.
Lúc 21 giờ 30, khi anh Nhã được thông báo là đã đào chạm tiểu, thì anh Nhã cho biết: Trước đây có gia đình họ đã đào để tìm mộ nhà họ, nhưng họ thấy nhầm lẫn nên họ đã đưa hài cốt bà Câu vào tiểu và chôn lại cẩn thận tử tế. Thông thường ở nhiều nơi cũng có việc làm như vậy.
Cũng lúc này anh Nhã còn nhắc nhở là phải khấn các vong linh phù hộ cho bớt nước ở các mạch tràn vào huyệt. Con tôi, Thắng có cho tôi biết: Thắng có thực hiện sự khấn vái và quả là nước có bớt đi, có giảm sức tràn vào huyệt, việc đào bới tiếp tục và được thuận lợi hơn.
Các người dân chung quanh chỗ đào đã chứng kiến nhiều cuộc đào nhầm, cũng đã khẳng định rông: Có như vậy. Cái tiểu đựng hài cốt chị Câu là cái tiểu có tuổi thọ khá cao cách đây mấy chục năm rồi. Đó là phong tục thông thường của dân ta.
Vậy là hài cốt chị Câu còn gần như nguyên vẹn. Xương sọ còn nguyên và rất to (lúc ở nhà chị tôi là người cao lớn và béo tốt) hai hàm răng còn gần như đủ và là răng đen.
Những người đào khi bốc hài cốt, có nhận xét là xương chân tay to thế này là xương của người to lớn. Và khi đưa ảnh của chị Câu cho họ xem họ đối chiếu với xương sọ, thì họ bảo là rất khớp và đúng đây là mộ bà Câu.
22 giờ 30 thì mọi sự chuyển cốt sang tiểu mới quách mới, có rửa nước thơm, ướp trà thơm và bọc trong vải đỏ đầy đủ, đã hoàn thành xong xuôi.
Sau đó Thắng và em là Quang, cùng một cháu trong họ về lấy ảnh, lấy bia khắc sẵn và bát hương đưa bà Câu đi ngay về Thái Bình.
Thế là việc tìm mộ và bốc mộ chị Tạ Thị Câu nhà tôi hoàn thành vào 24 giờ ngày 27.12.2000 tức 02 tháng chạp Canh Thìn.
Gia đình tôi hoàn thành được việc quy tập các hài cốt Bố tôi, Mẹ tôi, Chị tôi về quê ở làng xã quê quán. Chị tôi được chấm dứt 56 năm bơ vơ đất khách.
Ngày 28.12.2000 tức 03.12 Canh Thìn, hài cốt chị Câu được để ở nhà lễ truy điệu được cử hành và hài cốt được đưa ngay đến nghĩa trang trung tâm huyện.
Cả nhà tôi sung sướng.
Cả họ tôi vui mừng.
Cả làng tôi đều vui vẻ.
Lễ tang đã tiến hành trọng thể nơi ngôi nhà và miếng đất chị tôi đã được sinh ra và lớn lên trong ngày 28.12.2000.
Gia đình tôi làm xong được một việc lớn, giải toả được nỗi ân hận của tôi, em tôi và con tôi từ mấy chục năm nay. Tôi rất chân thành cảm ơn anh Chu Phác và các nhà ngoại cảm: Nguyễn Khắc Bảy, Dương Mạnh Hùng, Thẩm Thuý Hoàn, Phan Thị Bích Hông, Nguyễn Văn Nhã, Tô Xuân Đạo, và cả anh Nguyễn Văn Liên, bà Cườm, chị Lưong Thị Thanh Hà, chị Nguyễn Thị Phượng là những người đã góp sức giúp gia đình tôi việc này.

Tôi nhận thấy các nhà ngoại cảm có khả năng đặc biệt là có thật. Tôi được đọc, được nghe nhiều, tôi thấy đây là một sự thật. Và sự thật đó là có rất nhiều người có tài lạ. Tài lạ đó, ta nghe lần đầu thì coi như không thật. Vấn đề là hiện nay mọi người nên đối xử với những tài lạ này như thế nào? Không thể có kiểu bác bỏ một cách thô thiển và giản đơn, cũng không thể nguỵ biện để bác bỏ. Mọi ngụy biện sẽ đều sụp đổ trước sự thật hiển nhiên.
Các thông tin, các nhà ngoại cảm thấy không thể lúc nào cũng chính xác và chính xác 100%. Vì sự thu nhận của họ (trông thấy và nghe thấy) cũng có nhiều yếu tố thời gian và không gian tác động. Trường hợp của tôi, tôi thấy có nhiều chi tiết sai lệch nhau và không đúng hẳn. Nhưng những thông tin đúng và khớp nhau thì nhiều.
Riêng tôi, tôi thấy tôi có đủ căn cứ và nhất là linh cảm thấy có một sự tin tưởng vững chắc vào khả năng của các nhà ngoại cảm.
Tôi thấy đó là những năng lực lớn không phải chỉ có ích cho sự tìm mộ và gọi hồn để giải quyết những vấn đề gia đình. Mà rất có thể huy động những năng lực này vào việc xây dựng đất nước về văn hoá, chính trị, nhưng không nên và không được phép vì bất cứ lý do gì mà bài bác, mà kỳ thị và thậm chí cấm đoán.
Có tài Lạ (ngoại cảm, chữa bệnh) mà có một người dân biết đến, là cần có chính sách đối đãi và sử dụng, chứ không thể kiếm cớ - không có giấy phép - để ngăn ngừa cấm đoán. Chỉ có cuộc sống và nhân dân là người phán xét chính xác và công bông hơn nhiều cơ quan - có quyền cho giấy -.
Ngày 30.12.2000
Tức ngày 5 tháng chạp Canh Thìn
Trần Độ
(97 Trần Hưng Đạo - Hà Nội)
ĐT: 9.424673
Chú thích:
Hiện nay tôi còn có băng ghi âm cuộc nói chuyện của Dương Mạnh Hùng và băng ghi âm cuộc nói chuyện (gọi hồn) của chị Lương Thị Thanh Hà với em gái tôi.
Tôi cũng có một băng ghi hình cuộc khai quật hài cốt chị Câu và tang lễ ở quê nhà.

ẤU TÍM * QUỲNH HƯƠNG

Quỳnh Hương
Như Hoa Ấu Tím


Quỳnh là một loại xương rồng, tưới bằng nước cất thì tốt hơn, nhưng nuớc thuờng cũng được. Chậu trồng Quỳnh phải có nhiều chỗ thoát nuớc, đất nên có nhiều cát và pelite (mua Catus pot soil cũng đuợc) phân bón thì mua loại có số ở giữa lớn (thí dụ 8-15-4) số đầu chỉ Nitrogen% tốt cho lá, số giữa chỉ Phosphate% tốt cho hoa quả, số cuối chỉ Potash % tốt cho rễ, bón mỗi tuần dùng 1/2 phân lượng hay
mua loại phân hột rắc vào gốc khỏi lo pha chế trong vòng 3-4 tháng tùy theo hiệu không bao giờ bón nhiều quá, tuới Quỳnh thì khi nào thấy khô mới tuới , mùa nắng một tuần một lần , mùa lạnh hai tuần một lần, (còn tùy chỗ đặt
Quỳnh) không bao giờ tuới nhiều quá tuới nhẹ và đều đừng để xáo trộn cát cho đến khi nuớc chảy ra chỗ thoát. Quỳnh trừ phi ở xứ lạnh, không cần Greenhouse, quỳnh nở ban đêm thường cần nhiệt độ khác nhau giữa ngày và đêm ngày nóng đêm lạnh để nở hoa (Việt Nam quỳnh hơi khó nở vì lý do này), tốt nhất ngoài trời hướng đông . Bảo đảm Quỳnh nở hoa và sinh sôi ( bẻ cành cắm xuống) vài năm cho không hết Quỳnh có loại thơm có loại không, có loại hoa không tròn xoe mà hơi hơi bầu dục, nên khi nở giống như nguời con gái đang nhắm mắt, ngửa cổ run rẩy mở cửa lòng đón nụ hôn đầu.

Quỳnh cũng như Lan có nguời cho là tuổi trẻ mà trồng Lan là xui, là bạc mệnh.Tôi trồng Lan, bà cô nguời bạn có họ hàng với ông Nhất Linh và Thế Uyên thì cứ hăm, cậu mà trồng Lan coi chừng bạc mệnh dẫn chứng sách này nọ, đến bây giờ ta vẫn" trơ gan cùng tuế nguyệt" Trồng Quỳnh cũng như ngắm Quỳnh nên ngắm ngoài trời vì suơng khuyacũng như nuớc cất nuôi Quỳnh, vì Quỳnh hương rất nồng nếu đem thuởng thức trong nhà; vì gió mát , vì trăng thanh, ngồi đối diện với Quỳnh với trăng, ánh trăng vằng vặc trong đêm sẽ làm màu trắng của Quỳnh như toát ra ánh sáng kiêu kỳ, rồi một cơn gió đông thoảng qua mang cái huơng ban đầu của Quỳnh đến, mang cái lạnh của màn đêm, một ngụm Cao Luơng, Ngũ gia Bì, Nữ nhi Hồng, Louis XIII hay một ngụm trà xanh

thì tuyệt, nó đem hơi ấm áp vào máu chạy duới da cùng với cơn gió lạnh bên ngoài tạo thành một cảm giác rạo rực, xốn xang. Không gian lắng đọng, từng cánh rồi từng cánh, rạo rực, run rẩy nguời con gái đang khép nép mở cửa lòng, những nhụy hoa như những sợi tơ lòng vuơng vít bên trong đang từ từ mở ra. Rồi
bừng ra khắp không gian, một mùi huơng ngào ngạt, mùi huơng ấy đuợc làm dịu lại bởi cái lanh cái bao la của màn đêm, mùi huơng ấy xuống lồng ngực bị chặn lai bởi hơi ấm của ruợu của trà, đưa lại lên đầu tạo ra cái cảm giác tột đỉnh, hít sâu vào. Cơn gió đẩy mùi huơng hòa tan trong không gian, nhưng rồi mùi huơng lại tràn ngập . Bây giờ thì nguời thiếu phụ đài các đó đang khoe sắc cùng trăng, một vằng vặc lạnh lùng, một dịu dàng kiêu sa, từng cánh hoa như toát ra ánh sáng quyến rũ, như cánh tay nàng Ngọc Tí đem hiến Kinh Kha. Rồi thì đêm tàn (xa xa văng vẳng " Em vâng theo lời mẹ theo chồng về vu quy, huơng trinh nay
còn lai...") men ruợu đã thấm, nguời con gái rã rời, khép lại,ngã ra, chỉ còn vài vệt hồng trên thân. Đó là lần cuối tôi ngắm Quỳnh với chúng bạn, luôn luôn yên lăng khi Quỳnh nở, không bàn bạc ca tụng. Sau này cho hết chỉ còn độc một chậu và chỉ ngắm một mình, có lẽ vì nhiều Quỳnh quá, nhiều nguời xem quá làm cho đôi khi có cảm giác rủ nhau đi xem những cô gái đẹp hiến thân. Chỉ một chậu thôi, mình ta thôi, Quỳnh nở ta vui, Quỳnh héo ta buồn, Quỳnh sắp nở ta chờ . . .
  
Quỳnh trắng Quỳnh màu Cây giao
Quỳnh Hoa
Đừng vội bừng tỉnh cơn mơ
Trong đêm Quỳnh hoa mới nở
Dương cầm một phím đàn trầm
Phải tình yêu vừa gõ cửả
Nẻo về Bích Câu trong mộng
Vườn xưa ai còn đó không?
Cứ giữ lấy, hạnh phúc dù khoảnh khắc
Rồi sẽ tan biến vào không gian
Rồi hai tay quờ quạng hoang mang
Người sẽ ra đi, và tình sẽ mất
Cứ giữ lấy, một lần trên trái đất
Được thấy hoa phai, và cánh hoa rơi.

ĐÊM XEM QUỲNH NỞ
Ngọn lá quỳnh non, xanh thật xanh
Cây quỳnh đang sung sức, lớn nhanh.
Nơi kẽ lá, một nụ mầu hồng xậm,
Mấy tuần qua, nụ cũng lớn rất nhanh.
Chiều nay nhìn nụ quỳnh biết chắc,
Thế nào đêm nay cũng nở ra,
Một đóa quỳnh hương, thơm ngây ngất.
Ta sẽ pha trà, uống đợi hoa.
Ðêm quỳnh nở, thời gian như ngừng lại,
Từng cánh trắng nhẹ rung, hoa hé mở
Toả hương thơm, ngây ngất cả một trời
Hạnh phúc này, làm sao ta giữ mãi?
Thượng đế ơi! Tác phẩm của Ngài,
Bao loài hoa rất thơm, và rất đẹp,
Quỳnh hương, có mấy loài sánh kịp!
Sao Ngài không cho nở đến sáng mai?
Ðêm đã khuya, đành tạm biệt quỳnh hương,
Ôm gối chăn, khẽ đi vào giấc mộng.
Trong giấc mơ, thấy mình sao hạnh phúc
Tỉnh cơn mơ, ta trăn trở trên giường.
Sáng thức dậy, tách cà phê pha vội,
Nhấp ngụm cà phê đắng, đắng hơn trà!
Nhìn quỳnh hương héo gục không trăn trối.
Còn đâu nữa đẹp, thơm, mới tối qua?
Quỳnh hương, như hạnh phúc đến với ta,
Thật đẹp, thật kiêu sa, hương ngây ngất
Ôi! Hạnh phúc là những gì thường dễ mất,
Như quỳnh hương, ngắn ngủi một kiếp hoa.
Ta thấy mất, vì ta tưởng của ta,
Nhưng tất cả đều thuộc về Thượng đế,
Vì yêu ta, Ngài cho ta hưởng ...tạm,
Như quỳnh hương Ngài cho mượn đêm qua.

ĐÁ CUỘI
Buổi sáng đọc thơ Quỳnh
Lòng nhẹ như mây bay
Hoa khô còn bên gốc
Nhành Giao buồn vươn tay
Quỳnh không còn rung rẩy
Lá vẫn đầy nhựa say
Giữ gìn mầm hoa mới
Hẹn với nhau một ngày
Ấu Tím

NGUYỄN VĂN TÀI * NHỚ QUÊ

NHỚ QUÊ
Nguyễn Văn Tài


Xa quê đã quá lâu rồi,
Tâm tư sao cứ ngậm ngùi thương đau
Nhớ xóm làng, nhớ hàng cau,
Mái tranh ấp ủ, dạt dào tình thương.
Lời ru của mẹ đêm trường,
Chăm lo con cái tình vương đêm ngày.
Tháng tư đen sống đọa đày,
Không hề quản ngại đường dài nuôi con.
Mong ngày sáng lạn nước non,
Tương lai con trẻ không còn âm u.
Quê hương hết cảnh ngục tù,
Mẹ nguyền xuống tóc đi tu trọn đời.

Ôi nhớ quá thuở đến trường,
Bạn bè thân thiết tình thương ngập lòng.
Nhớ quê nhớ những cánh đồng,
Nhớ mùa gặt lúa nhà nông thu mùa.
Sương mờ nắng sớm chiều mưa,
Dân lành vất vả cày bừa quanh năm.
Niềm đau nỗi nhớ xa xăm,
Lìa quê tị nạn hai lăm năm tròn.
Nhớ quê nhớ cả đường mòn,
Hẹn ngày trở lại không còn đau thưong.
Đêm trường sẽ hết vấn vương,
Gia đình sum họp, tình thương tràn trề.

NGUYỄN BÍNH * HÀNH PHƯƠNG NAM

Bài Hành Phương Nam
  Nguyễn Bính


Hai ta lưu lạc phương Nam này
Đã mấy mùa qua én nhạn bay
Xuân đến khắp trời hoa rượu nở
Riêng ta với ngươi buồn vậy thay !
Lòng đắng xá chi muôn hớp rượu
Mà không uống cạn mà không say !
Lời thề buổi ấy cầu Tư Mã
Mà áo khinh cừu chưa ai may !
Ngươi giam chi khí vòng cơm áo
Ta trói thân vào lụy nước mây
Ai biết thương nhau từ buổi trước
Bây giờ gặp nhau trong phút giây
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay

Tâm giao mấy kẻ thì phương Bắc
Ly tán vì cơn gió bụi này
Người ơi ! Buồn lắm mà không khóc
Mà vẫn cười qua chén rượu đầy
Vẫn dám ăn tiêu cho đến hết
Ngày mai ra sao rồi sẽ hay
Ngày mai, có nghĩa gì đâu nhỉ?
Cốt nhất cười vui trọn tối nay
Rẫy ruồng châu ngọc, thù son phấn
Mắt đỏ lên rồi, cứ chết ngay .

Hỡi ơi ! Nhiếp Chính mà băm mặt
Giữa chợ ai người khóc nhận thây ?
Kinh Kha quán lạnh sầu nghiêng chén
Ai kẻ dâng vàng, ai biếu tay ?
Mơ gì ấp Tiết thiêu văn tự
Giày cỏ, gươm cùn, ta đi đây

Ta đi nhưng biết về đâu chứ?
Đã dấy phong yên khắp bốn trời
Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ
Uống say mà gọi thế nhân ơi !

Thế nhân mắt trắng như ngân nhũ
Ta với nhà ngươi cả tiếng cười
Dằn chén hất cao đầu cỏ dại
Hát rằng phương Nam ta với ngươi
Ngươi ơi ! Ngươi ơi ! Hề ngươi ơi !
Ngươi sang bên ấy sao mà lạnh
Nhịp trúc ta về lạnh mấy mươi !

NGUYỄN THỊ LONG AN * BUỔI TỐI

Buổi Tối Trong Làng Om-Xà-No
Nguyễn Thị Long An

--------------------------------------------------------------------------------

Mặt trời chếch về hướng Tây. Nắng nửa chiều nghiêng lả lướt trên đôi bờ kinh Vĩnh Tế. Ánh sáng hanh vàng phủ lên cánh đồng lạ lẫm cỏ cháy đất khô, rải rác mấy cây thốt nốt già cao lêu nghêu đưa ngọn. Mặt nước phía trước đầu ghe trầm lặng chảy xuôi bỗng nhăn nhúm bởi mũi ghe lao tới và tiếng máy nổ lạch tạch đều đều vọng vào hàng cây xanh xa xôi mất biệt.

Chị Sol mở những phần bánh mì mua khi sáng bày trên khoang, mời mọi người dùng bữa. Nhìn những khúc bánh mì cứng ngắt, nghĩ bà ngoại sẽ không ăn được, Kim bối rối ngó bà rồi ngó chị Sol, sắp sửa mở miệng yêu cầu một thức ăn khác thì người chủ ghe tốt bụng đã đem ra đưa bà ngoại chén cơm còn lên khói và cái dĩa nhỏ có khoanh cá lóc kho khô.

Bữa cơm trưa xong xuôi, dọn dẹp trên sàn khoang sạch sẽ, ba người đàn bà gầy sòng tứ sắc giao hữu. Mời ngoại tham dự, bà từ chối, lặng lẽ lấy trầu cau ra ngoáy trong khi Nga và Tân hớn hở xúm xít ngồi sát sòng. Một chút nhộn nhịp lóe lên trong ghe. Tiếng cười vang vang, tiếng bạc cắc khua long-cong khi có người được tới. Sự ồn ào nổi dậy từ trong ghe bay tạt ra phía ngoài nhòa nhập cùng vùng không khí tĩnh mịch buổi xế trưa. Thỉnh thoảng, một chiếc ghe máy từ phía đối diện chạy qua, hai dòng nước gặp nhau gây thành con sóng lớn rào rạt vượt vào bờ.

Đã hơn bốn giờ đồng hồ, ghe lầm lũi đi theo hướng mặt trời lặn. Kim bò đến ngồi sát cửa sổ, thọc tay khuấy đừa giỡn nước. Luồng nước mát ngấm vào lòng bàn tay, một chút sảng khoái nhè nhẹ dấy lên trong hồn. Vừa khỏa nước vừa mơ màng dòm bà ngoại tư lự chậm rãi đưa miếng trầu vào miệng, mắt hướng ra phía ngoài, tưởng bà như một khách lạ ở hành tinh nào đến nhàn du trái đất, ngồi đó như cố tìm kiếm hình ảnh trong bụi cây đám cỏ loáng thoáng lùi lại đàng sau bóng dáng của một quá khứ nào đã khuất.

Trời bỗng nổi gió. Từng loạt lá vàng từ những cành cây khô, những vùng bụi từ hai bên bờ bốc lên cuồn cuộn đổ xuống mặt sông vắng trơ vơ chiếc ghe nhỏ chồng chềnh của cơn mưa sắp sửa chuyển mình với buổi chiều đột ngột tối sầm như một điềm báo tin giờ tận thế. Ghe lao đao sấn tới khoảng sông phía trước, xông pha giữa vòm trời tối tăm cùng tiếng vọng từ xa của sấm sét, đồng thời mưa ào ào đổ xuống và màn nước trắng xám đặc phủ trùm trên mặt nước như muốn nhận chìm chiếc thuyền nhỏ khẩm lừ trồi lên hụp xuống giữa dòng. Hàng hàng lớp lớp hột nước tuôn xuống mui ghe, phủ lên mặt kinh những chùm bọt trắng nối tiếp nhảy đùa trên mạt sóng rồi chìm sâu vào phía dưới. Trong cơn mưa giăng mờ, ghe phải đậu lại núp dưới một cụm cây lạ mọc cạnh bờ.

Ngồi trong mui rướn nhìn qua kẽ hở của lá cành, hy vọng tìm thấy những gì quen thuộc nhưng tuyệt nhiên không có gì chờ đợi trong khoảng đất sắp liều thân tìm đến. Trong một thoáng, linh cảm nhạy bén hiện ra trong trí vòm trời tối tăm trước mặt nhiều sự hiểm nguy chực chờ bắt đầu từng phút giây nầy. Tự hỏi, tại sao đã biết, đã nhìn thấy rõ ràng mà vẫn băng mình tiến tới để rồi xót xa cho sự tìm kiếm chỗ dung thân còn mơ hồ giữa vòm trời gió bão.

Mưa dịu bớt. Ghe rời chỗ đậu âm thầm lướt đi lẻ loi dưới màn nước mong mỏng và khoảng trời tím thẩm hoàng hôn. Trong khoang một chút ánh sáng nhỏ của cây đèn bão được đốt lên treo bên vách cho thấy mọi người đã nằm ngủ ngổn ngang bên bộ bài tứ sắc còn lộn xộn những con bài xấp ngữa.

Kim vẫn ngồi im lìm bên khung cửa nhỏ suốt cơn mưa dài. Bên ngoài bóng tối đã chụp xuống mênh mông lạnh lẽo như từ lâu thiếu vắng mặt trời. Đàng xa loáng thoáng ánh đèn, một chiếc ghe chạy ngược trở về. Khi hai ghe đến gần người tài công bên kia nói vọng qua:

- Phía trước có cướp chận ghe đó!

Tiếng chú Bân hỏi lại :

- Khoảng nào? Có mất mát gì không?

-Phía trên đó. Không lấy được gì, quơ bậy bạ mấy cây đường thốt nốt.

Mọi người trong khoang ngồi rột dậy nhôn nháo. Bà chủ ghe thì thầm:

- Ai có tiền bạc, vàng vòng kiếm chỗ dấu đi nhe.

Kim run rẩy, lần tay phía trước bụng lấy ra gói giấy, lúng túng không biết phải dấu nơi nào. Sau một thoáng suy nghĩ, Kim lết về phía lái, bỏ vào rỗ đựng chén lấy chồng tô lớn úp lên. Nghĩ thầm, một gia tài nhỏ trong gói giấy đó nếu bị cướp chắc phải quay trở lộn về. Lui vào ngồi lại chỗ cũ lầm thầm khấn cha mẹ phù hộ thoát khỏi sự mất mát. Thấy bà ngoại bò lại phía cái khánh thờ nhét vào phía dưới cái gì đó. Chú tài công cho máy nổ nhỏ sức chạy chậm hơn.

Trong ghe mọi người im thin thít như những người tử tù chờ giờ hành quyết.

Bà chủ ghe ra lịnh:

- Bân, neo ghe lại chờ một hồi coi sao.

hiếc ghe dừng lại giữa sông. Mưa đã tạnh. Từng loạt gió thổi lướt qua, những giọt nước đeo đọng trên cành dựa mé rơi lào xào xuống sông. Xung quanh vắng lặng, nghe rõ ràng tiếng cá móng nước hòa với tiếng kêu của ếch nhái, của dế giun vang lên từ vùng cây cỏ. Thời gian như đứng im trên đỉnh trời còn giăng mây xám và hãi sợ một thoáng động của lá cành.

Một lúc khá lâu không nghe động tịnh gì. Bà chủ ghe lên tiếng:

- Không lẽ đậu hoài ở đây. Bân ơi! Cho chạy đi.

Máy ghe nổ thật nhỏ và chầm chậm trôi theo dòng với sự lo âu hồi hộp và nhịp tim đập loạn xạ của mọi người trong khoang. Bỗng tiếng thổ ngữ lồ xồ rợn rùn cất lên bên mé bờ trong tiếng lên cò của nòng súng. Chú tài công hỏi nhỏ:

- Bà chủ, mình ghé vô nha, không thôi chúng nó bắn đó.

Ghe cặp vào mé. Mọi người trong ghe im lặng, bất động như những xác chết ngồi.

Hai người đàn ông xuống ghe, nói với nhau bằng thổ ngữ, lục soát từng người một, gom góp hết mớ tiền còn lại trong túi của mấy bà bạn hàng. Đến gần chỗ ngồi của bốn bà cháu, đôi mắt của hai tên cướp sáng hoắc long lên khả ố ánh ra chỗ chừa của cái khăn sọc rằn bao quanh khuôn mặt. Tên nầy nói với tên kia gì đó rồi chia nhau lục soát hai người con gái trước. Thấy trong túi nạn nhân không tiền, tên cướp nắn nót tìm kiếm mọi chỗ trong người Kim không chừa một chỗ riêng tư con gái. Moi móc đến nỗi Kim phải tránh né chống đối, mắt trừng trừng phẩn nộ. Tìm kiếm không được gì tên cướp quát lên giọng gầm gừ lớ lớ "vàng để đâu?"

Kim thu người vào sát vách ghe lặng thinh. Không nghe trả lời, hắn nắm tóc Kim quấn hai vòng trong bàn tay, giựt mạnh, lườm lườm dòm mặt cô gái hồi lâu hắn mới rời sang qua bà ngoại lục lọi tiếp. Đổ hết hai bọc áo quần, giũ từng cái, liếc dọc liếc ngang. Cạnh bên, tên kia cũng làm như vậy, hắn lục lọi ve vuốt khắp người Nga, sự va chạm thân xác gây trong lòng hắn nỗi ham muốn về nhục thể, đôi bàn tay hắn không ngừng sờ mó, thô bạo mạnh tợn cho đến nỗi Nga không chịu được phải hét lên và khóc ngất. Trên bờ, đồng bọn bỗng lên tiếng kêu réo, hai tên dưới nầy đành quét mắt một lượt nữa bốn phía chung quanh rồi nhảy nhanh lên bờ. Bốn bóng người lẫn vào màn đen mất dạng.

Bà ngoại ngó hai đứa cháu gái ngồi cúi đầu qua ánh đèn nhỏ, thở dài xót xa. Kim ứa nước mắt, nuốt xuống lòng mình niềm tủi hận.

Bà chủ ghe nói:

- Tụi cướp nầy khốn nạn quá, càng ngày càng lộng. Bân, cho ghe chạy mau, ghé Om-Xà-No ngủ.

Độ chừng năm bảy phút thì ghe tấp vào một bến nhỏ cắm sào ngoài xa bởi những chiếc xuồng đậu đặt lừ gần mé nước.

- Bà con sửa soạn lên bờ.

Dứt lời, bà chủ ghe, chị bạn hàng và chú tài công nhanh nhẹn ra khỏi ghe lên bờ đi mất dạng. Kim bò trở lại chỗ dấu cái gói giấy khi nãy nhét vào người.

Lúc quay lại, Kim cũng thấy bà ngoại làm như mình. Bây giờ Nga, Tân xách hai bọc hành lý chờ đợi bước theo chị. Kim lần bước trong bóng đêm dắt bà chuyền qua chùm xuồng ba lá lắt lư chao đảo. Đến mé, chị Sol chực sẵn đứa tay giúp kéo từng người một lên bờ, dẫn bốn bà cháu bước thấp bước cao men theo con đường đất với những ngôi nhà lá nhỏ lờ mờ bên bờ trong vòm không gian đen đặc.

Đến một căn nhà không xa mấy bờ sông, nhưng cách biệt hẳn với con đường đi do khoảng sân rộng và hàng rào mồng tơi bao bọc chung quanh. Chị Sol kề tai Kim nói nhỏ :

- Nhà của bà chủ ghe cho người đi buôn lỡ đường mướn ngủ.

Bỡ ngỡ bước vào cửa, cây đèn măn-xông treo phía trên cho thấy một căn và hai chái rộng rãi, cao ráo. Chính giữa nhà một cái bàn cây tròn với sáu cái ghế đẩu. Hai bên vách là hai dãy ván lót dài tận phía sau. Hàng chục chiếc ghế bố xếp dựng hai bên chái. Người chủ ghe cũng là chủ nhà đứng sẵn đó từ bao giờ đon đả chỉ vào bên trong:

- Bà ngoại và mấy cháu ngủ bộ ván sát vách đó với Chị Sol. Tôi qua nhà bên kia lấy cơm.

Mở tủ lấy chiếc mùng vải trắng lớn, vài cái gối mền để lên ván, bà chủ ghe lại thoang thoát đi ra ngoài. Hai chị em phụ với chị Sol giăng mùng, vắt lên, chờ giờ đi ngủ.

Cơm nước xong xuôi, Kim chun lấy cái mền nhỏ xếp nhiều lớp trải lên phần ván dành cho bà ngoại, miệng lẩm nhẩm, để ngoại nằm sát vách cho có vật chắn an toàn. Tân nằm kế ngoại, rồi Nga và mình. Còn chị Sol nằm phía ngoài án ngữ.

Thiếu gối, Kim dùng bọc hành lý gối đầu cho mình và cho em như dưới ghe khi sáng.

Không có đồng hồ, không biết giờ giấc, sự mỏi mệt bắt Kim phải nằm xuống. Đêm nay cũng như đêm qua, tịt mù vùng đất lạ. Đi đâu đó một lát, chị Sol trở về dở mùng leo lên ván. Đèn tắt, bóng đen đã buông mau xuống căn nhà. Bên ngoài tiếng dế nỉ non, tiếng cành cây cọ quẹt trên mái tôn, tiếng đập cánh của dơi và xa xa vẳng lại tiếng chim heo kêu quát... quát . Cạnh bên, bà và hai em đã thôi trở mình. Nhớ lại buổi tối trên ghe, nỗi kinh hãi còn lãng đãng trong hồn. May mắn không bị phát giác chỗ cất dấu mấy lượng vàng.

Toán cướp là những người nào mà được an lành cướp giựt dọc bờ kinh sát cái làng nhỏ nầy? Tại sao họ che mặt, có thể quen biết với những người đi buôn? Câu hỏi thốt ra chỉ dội lại trong lòng một sự trả lời còn mơ hồ trong tư tưởng. Nhắm nghiền hai mắt, màu đen ngập tràn trong hố mắt. Thần trí lãng vãng sự chết chóc, cướp của giết người. Hé mắt dòm khuôn mặt người đàn bà Miên đưa đường như cố gắng đo lường điều man trá chứa ẩn để rồi hoài nghi hiện tại bởi những lần đọc báo trước kia. Chưa hề rõ tông tích, biết sơ sài qua sự giới thiệu của bạn bè. Nơi quê nhà không còn thân nhân để nhờ giữ số vàng còn lại hầu giao cho nhóm tổ chức dẫn đường khi cuộc hành trình xong xuôi, đành phải mang theo trong người và hứa sẽ chồng hết tại nhà họ ở Nam Vang. Lo lắng hiểm họa về lòng người. Nếu họ thông đồng với kẻ xấu, liệu bốn người có giữ được tánh mạng? Kinh hoàng khi nghĩ tới điều bị giết !!! Chắc là không thể, không phải vậy. Họ là những người dẫn đường chuyên nghiệp kiếm ăn. Lẽ nào... Những ám ảnh ghê rợn và hoạt cảnh của bọn cướp làm sờn, Kim lòng muốn trở về. Cạnh bên tiếng ngáy lớn vô tư của chị dẫn đường xoáy vào màn tai. Đêm đã sâu, bốn bề bóng tối mông lung vây bủa, tự dặn lòng cố gắng đề phòng mọi bất trắc và gìn giữ người thân.

Triền miên với cảm giác rờn rợn, con buồn ngủ cũng đã bắt đầu đậu vào đôi mắt. Bỗng nghe cánh cửa sau động đậy. Mở lớn mắt, một người đàn ông Miên với cây đèn dầu trên tay bước vào đứng sững một chỗ liếc cùng khắp gian nhà, cuối cùng hướng về phía bộ ván có người nằm. Kim run bắn người, sợ sệt, lay nhẹ chị Sol, nghiêng nhẹ qua phía chị kề vào tai thì thào báo tin có người vô nhà. Chị Sol mở mắt dòm về phía cây đèn. Nằm yên trong bốn bức vách mùng, hai người theo dõi cử động của gã cầm đèn đang đứng im nghe ngóng. Kim nghe rõ nhịp tim mình đập bình bình. Chị Sol nắm tay Kim bóp nhẹ trấn an.

Người đàn ông đó vẫn cầm cây đèn đưa về phía trước, bước từ từ đến bộ ván, kê mặt vào mùng như muốn nghe ngóng hay tìm kiếm cái gì . Thiên Kim vội vàng nhắm khít mắt. Chị Sol giả đò trở mình, tên người Miên lui lẹ ra xa. Chờ lúc lâu, hắn nhè nhẹ bước tới lần nữa. Chị Sol thình lình ứng thinh lên lớn một tràng tiếng Miên, hắn thổi đèn, chạy bay ra ngoài mất dạng.

- Nó sợ chạy rồi. Không dám trở lại đâu.

- Nó muốn làm gì vậy chị?

- Tên trộm vặt. Ngủ đi.

Một chút yên lòng. Kim trăn trở hồi lâu mỏi mòn cũng thiếp vào giấc ngủ. Ánh sáng mặt trời xuyên qua kẻ vách. Những hình tròn tròn trứng vịt từ nóc nhà soi xuống nền đất. Mọi người đã thức dậy lo phần việc riêng của mình. Kim còn say ngủ. Thằng Tân liếng xáo dở mùng nắm chưn chị kéo mạnh. Bà ngoại khoát tay ra dấu không cho Tân đánh thức:

- Để chị hai con ngủ thêm một chút nữa. Kêu nó dậy làm gì? Chưa đi bây giờ đâu.

- Sao ngoại biết?

- Chị Sol nói với ngoại mà.

Do cái kéo chưn, Kim mở mắt vội vàng ngồi lên, chun ra khỏi mùng mỉm cười với em. Nga giúp chị cuốn mùng, chồng gối mền đẩy sát góc vách. Chị Sol vừa đi vô vừa hối mọi người thay áo quần gom đồ đạc ra chợ ăn sáng và chờ ghe bỏ hàng rồi đi luôn. Thẳng về phía trước, khỏi ngôi nhà độ năm mươi thước thì đến một cái chợ nhỏ. Tất cả hàng quán bày bán trên một nền đất cao hình chữ nhựt. Nhà lồng chợ cũng trên khoảnh đất đó. Sườn nóc bằng cây lợp chồng chất với những tấm tôn cũ kỹ. Xung quanh là những căn nhà lá nhỏ cửa đóng kín, có thể người ở đó đã ra chợ bán hàng. Đưa bốn bà cháu đến một cái quán hủ tiếu, cà phê chiếm một khoảng lớn ở góc nhà lồng, ngồi chỗ bàn có những cái ghế chưn thấp vừa ăn vừa nhìn ngắm mây trời. Chị Sol trả tiền hủ tiếu, căn dặn chờ ở đây và bỏ đi về phía bờ sông.

Những người bán hàng là người Miên, có lẽ họ đến đây sanh sống sau cuộc ngoại chiến, nội chiến đẫm máu. Không biết nhóm chợ từ lúc nào, bây giờ chỉ còn lưa thưa năm bảy người mua bán nên tiếng ồn ào bớt lần. Mùi ẩm mốc bốc lên từ vũng nước mưa đọng lại tối qua bên hong chợ và hơi nóng của nắng lẫn mùi cát bụi quen thuộc đưa vào khứu giác giống như mùi riêng của đất nước nơi quê nhà.

Trên đất từng khoảnh rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ chuối, lá chuối và bả mía trơ vơ với đàn ruồi bay lên đáp xuống. Một vài người bán hàng đang thu xếp hàng hóa, đòn gánh đã xỏ sẵn vào đầu gióng. Mấy đứa nhỏ Miên, mình trần ốm tong teo, quần đùi vá víu lom khom trên mặt đất, lượm lặt những cái gì có thể dùng được của những người bán hàng bỏ lại. Hình ảnh đó bày ra trước mắt mường tượng như bức tranh được vẽ lại nơi vùng đất nước vừa mới rời xa. Nhìn bao quát ngôi làng nhỏ xác xơ, xung quanh là cánh đồng cỏ cháy, sau lưng là con kinh rộng di chuyển bằng những chiếc ghe nhỏ, những chiếc xuồng ba lá chong chênh, lẫn lộn người Miên và người Việt gốc Miên buôn bán qua lại giữa hai vùng biên giới.

Những đứa trẻ dốt nát ở đây, trai đi lính như hai người lính đã thấy vừa rồi, gái cũng vậy, làm lụng khổ cực suốt đời như cha mẹ nó. Kim thở dài lắc đầu xua đuổi nỗi ám ảnh của cảnh tượng tàn tệ đời người.

Mặt trời đã lên giữa đỉnh đầu. Hơi nóng từ trên nóc chợ phả xuống hòa cùng mùi ẩm mốc từ dưới đất bốc lên khiến mọi người bắt đầu bức rức. Thằng Tân khó chịu đứng dậy chạy tới chạy lui từ đầu chợ đến cuối chợ. Không muốn kêu Tân sợ gây sự chú ý cho những người chung quanh, Nga đứng dậy đi về phía Tân nói nhỏ gì đó và dắt em về chỗ cũ, cũng đúng lúc chị Sol trở lại đưa mọi người xuống ghe. Ghe rời bến bỏ lại làng Om-Xà-No đìu hiu với khoảng độ ba, bốn chục nóc nhà tranh, lá.

Gió hiu hiu thổi, chú tài công lầm lì giữ máy. Bốn bà cháu trong ghe chong mắt nhìn mũi ghe thoan thoát rẽ nước. Lần nầy ghe chạy mau hơn, vượt qua những lùm bụi, bến bờ cho tới lúc trời chạng vạng ghe ghé vào bến phà Neak Loung.

Cũng màn đen bao phủ như hai đêm trước, hối hã theo chị Sol tới bến xe đò để về thành phố Phnom Penh. Bến xe vắng ngắt. Bốn chung quanh đường đi và các ngõ nhỏ lờ mờ. Nhà nhà đóng im ỉm trừ một vài hàng quán cửa mở hắt ra vệt sáng vàng khè trên mặt lộ. Liếc một vòng chung quanh vẽ lo lắng, và thất vọng lộ ra ngoài mặt, chị Sol gượng gạo nói:

- Hết xe đò rồi. Đi đến quán ăn cơm và kiếm nhà ngủ trọ.

Vào quán chị Sol nói bằng tiếng thổ ngữ, rồi dẫn tới cái bàn phía trong cùng.

Không ai muốn ăn gì, chỉ cần uống một chút trà nóng. Xong xuôi, bốn cái xác biết cử động đi theo sự chỉ dẫn ra dấu bằng tay của người chủ quán trong lúc chị dẫn đường đi ra ngoài. Căn phòng nhỏ sau quán cửa khép hờ, người chủ quán xô cánh cửa mở rộng rồi bỏ đi. Bốn người vội vàng bước vào, nhờ ánh sáng của cây đèn măn-xông trước quán cho thấy khoảng rộng bên trong vừa đủ kê cái giường cây cũ kỹ và chiếc chiếu rách nhăn nhúm nhừ nát trên mặt giường. Ôm hai bao vải hành lý trong người, Kim dìu bà ngoại và ra hiệu cho hai em ngồi xuống giường mặc dầu rón rén nhẹ nhàng tiếng kêu răng rắc vẫn phát ra của những thanh tre phía dưới. Độ nửa giờ, chị Sol trở lại dắt ra khỏi quán, hối hã đẩy tất cả lên ngồi chen chúc băng ghế sau của một chiếc xe nhà, chị ghé ngồi băng giữa với một bà già Miên và cô gái. Xe chạy được một quãng đường chị Sol quay lại đưa tay ấn mấy chiếc nón lá để trước người của Nga xuống dưới chưn. Trong xe không ai nói gì, sự yên lặng làm tăng thêm bầu không khí nặng nề và sợ sệt.

Không lâu tới một trạm xét, người đàn bà ngồi chỗ tài xế đưa tờ giấy gì đó cho người lính chận xe. Người lính khoát tay cho xe đi, tiếng thở ra thật lớn từ phía chị Sol cho hiểu mối lo lắng trong lòng đã được giải tỏa. Bây giờ Kim mới dám chòm tới phía trước hỏi :

- Chị Sol, xe của ai vậy?

- Xe của bà cán bộ đi công tác về, may mắn lắm bả mới cho quá giang.

- Có tiền không?

Chị Sol cười và nói :

- Trên đời, không tiền không làm gì được.

Xe chạy vào giữa hai dãy đèn trên con đường dẫn đến thành phố. Bà cán bộ quay xuống nói một tràng tiếng Miên, chị Sol đáp lại cũng một tràng dài trong đó có tiếng Sàigòn.

Tò mò, Kim hỏi :

- Bà đó nói gì vậy? Chị nói gì có Sàigòn trong đó.

- Bả hỏi chị xuống đâu? Chị nói, cho xuống cầu Sàigòn.

Xe đã bắt đầu chạy chậm và rề rề, rồi ngừng hẳn ở lề đường. Bên tay phải có cây cầu lớn dài bằng xi măng bắt qua sông. Dưới sông lố nhố nhiều ghe nhỏ, ghe lớn cấm sào phía bên nầy và bên kia cầu. Đây là cây cầu có tên Sàigòn của thành phố Nam Vang mà những bà chủ ghe thường cho ghe ghé tại bến cầu nầy để dễ lên hàng, xuống hàng từ tỉnh Châu Đốc đến.

Mấy bà cháu chồm người tới trước trong tư thế chờ đợi hai mẹ con người đàn bà Miên bước xuống. Ra khỏi xe, thình lình một bà già nắm đầu đứa con gái mình vừa tát mạnh vô mặt vừa la lối om xòm. Người đứng gần xúm lại bao quanh chiếc xe, chỉ chỏ, bàn tán. Chị Sol lật đật lôi bốn bà cháu tuôn mau xuống đất, kéo ra khỏi đám đông, đón xe lôi về nhà trong sự vội vã. Xe chạy qua mấy con đường vắng vẽ mường tượng như ngoại ô rồi dừng lại trước một lối mòn sầm uất. Sau rặng cây già thấp thoáng ngôi nhà xam xám kiểu nhà sàn của đồng bào thượng nhưng vài thứ khác biệt là cửa, vách bằng cây và mái lợp ngói.

Ngước mắt dòm lên từng cao, bầu trời đục đục u ám, xa xa vài ngôi sao lạc lõng nhấp nháy soi mập mờ mảnh đất lạ lẫm dưới chân, Kim rùng mình, nỗi ám ảnh cướp bóc, hành vi khả ố trên ghe đêm qua, một chút ngao ngán dấy lên, ái ngại về đoạn đường sắp tới của bốn người.


--------------------------------------------------------------------------------

Nguyễn Thị Long An

LÊ VĂN LÂN * XUÂN VŨ

XUÂN VŨ:
CÂY BÚT LỚN TRUI RÈN
VỚI KINH NGHIỆM SỐNG


Lê Văn Lân


     Người ta từ mọi phía đều công nhận Xuân Vũ là một cây bút nổi tiếng. Anh vừa nằm xuống. Với gần 70 cuốn sách, Xuân Vũ đúng là một nhà văn có tác-năng cực kỳ dồi dào và phong phú. Anh đã cầm bút sáng tác đều đặn không ngừng nghỉ như người ta lao động bằng chân tay, có lẽ còn hơn thế nữa...

     Một ngọn bút "cày" trên giấy hay con gà "đẻ" ra chữ!

     Dùng chữ "cây bút lớn" để gọi anh không phải là một xưng tụng mà là một xứng đáng.Tôi nói vậy theo nghĩa đen và nghĩa bóng:

     Bạn bè thân cận đều nói anh Xuân Vũ tên thật là Bùi Quang Triết, sanh năm 1930) quen cầm bút viết mỗi ngày tám tiếng đằng đẵng, ngày này qua ngày khác ròng rã hàng chục năm trời. Họ đã gọi đùa anh là một Lê văn Trương thứ hai hay một Victor Hugo Việt Nam. Bản thảo gửi cho tòa soạn BNS Tự Do cũng như thư từ anh gửi cho tôi cũng dài cả chục trang viết tay chứng thực điều này. Vào thời đại người ta sử dụng computer cho việc chữ nghĩa, Xuân Vũ vẫn duy nhất cầm bút viết trên mặt giấy những giòng chữ khá đẹp nhỏ nhắn đều đặn như hột bắp. Anh bạn Hứa Hoành tiến bộ hơn viết bằng bàn gõ của máy đánh chữ xưa rích phải bỏ dấu tiếng Việt cũng bằng tay, chứ không viết thẳng bằng Computer. Hình như anh bạn Hồ Trường An viết văn bằng Computer thì nguồn văn tắc tịt! Đó là những tật dễ thương của những cây bút lớn.

     Viết tay như Xuân Vũ vào thời đại này quả là "dùng tay cầy trên giấy" như trâu bò cầy trên ruộng, lao động vừa bằng óc vừa bằng tay. Một người thường cầm bút viết một lá thư dài cả chục trang thường thì thấy tay cóng, mắt hoa, đầu nặng, đó là chưa kể khi bị cạn hứng thì đầu óc tắc tịt, rặn hoài không ra một chữ. Còn Xuân Vũ thì không, cứ khỏe re mà tuôn ra chữ nghĩa giống như mở vòi cho nước tuôn ra... Nghe nói học giả Nguyễn Hiến Lê cũng ghép mình vào một thời khóa biểu viết lách nhiều pho sách theo giờ giấc qui định.


     Truyện bịa y như thật!


     Truyện bịa y như thật! Câu nói của nhà văn Nguyễn Công Hoan đã ghi khắc trong đầu Xuân Vũ.

Đối với Xuân Vũ, hình như trước khi dàn dựng một truyện dài, anh đã vạch sẵn trong đầu một cái sườn hay cái khuôn cố định rồi cứ theo đó mà đổ chữ nghĩa vào. Viết cuốn Cô Ba Trà, anh chỉ nghe theo lời kể cốt truyện của Hứa Hoành và vài chi tiết về cách chơi bùa ngải xin tôi cung cấp, chỉ trong vòng ít tuần anh đã đẻ ra một cuốn sách dày 500 chữ in kể lể mô tả về cuộc đời của nhân vật Trà Hoa Nữ trong Nam bộ Việt nam. Dựa theo những tài liệu khô khan về bùa chú của tôi, Xuân Vũ linh động chế biến chuyện vẽ bùa bằng chót lưỡi trên thân thể của kiều nữ của thầy bùa làm cho câu chuyện mê ly lạ lùng. Xuân Vũ có một trí nhớ vô song, anh chỉ nghe ông Duy Xuyên, hậu duệ bốn đời của Phó Bảng Nguyễn Huy Hiệu kể lại giai thoại về Hường Hiệu theo gia phả, Cộng với tài liệu sử của Hứa Hoành, anh đã hoàn tất cuốn Bữa tiệc thịt chó dưới vòm trời Cần Vương dày 300 trương trong một thời gian ngắn. Tóm lại, Xuân Vũ đã "đẻ chữ nghĩa ra" đều đặn như gà đẻ trứng. Cứ coi những bằng chứng sau thì đủ rõ: Cuốn Đồng bằng gai góc của anh trọn bộ 5 cuốn, cuốn 2000 ngày đêm trấn giữ Củ Chi trọn bộ 7 tập, cuốn Văn nghệ sĩ Miền Bắc như tôi biết viết thành hai tập.

     Chưa dễ nể bằng năm nay Xuân Vũ đã 74 tuổi với bao nhiêu chứng bịnh già suy yếu như huyết áp cao, cholesterol, phải lọc thận thế mà mới khởi sự đăng đều đặn trên BNS Tự Do truyện dài lịch sử về đức Thầy Huỳnh Phú Sổ qua cuốn Thất Sơn, địa linh nhân kiệt. Tôi bỗng thương cảm cho anh bạn Hứa Hoành của tôi dù bị ung thư phổi sắp chết nhưng cũng cố gắng hoàn tất cuốn Trí thức miền Nam theo Mặt trận Giải Phóng. Đúng là kiếp tằm nhả tơ cho đến chết.

     Thói quen viết tay những feuilletons này đã quen nếp từ khi anh chàng Xuân Vũ trẻ măng mầm non, hăm mấy tuổi đầu làm phóng viên chiến trường đánh đồn Pháp trên tờ báo Tiếng súng kháng địch của Khu IX. Chuyện làm văn viết báo theo anh là có ai dạy cho ngày nào mà cứ phóng ào. Trên lưng mang ba lô, vai mang sắc cốt, túi giắt bút máy, ghi ghi chép chép. Bên trong sắc-cốt toàn là giấy trắng, tưởng có thể viết bài cả trăm trang (Những bậc thầy của tôi). Có lần đi công phá đồn Tây bị bắn rát quá, đồng đội chém vè trước, Xuân Vũ chạy sau, ba lô sắc cốt bị vướng mắc tòng teng trên kẽm gai nên khi về đành phải là một màn tường thuật miệng.

     Khi chỉ là một cậu bé 17 tuổi, Xuân Vũ đã làm những vần thơ sặc mùi kháng chiến "Ngày mai em lớn cầm súng bắn Tây":

......

Bây giờ em còn bé,

Em ôm đỡ súng cây

Ngày mai này em lớn

Cầm súng thiệt bắn Tây... (1947)


Tài năng nhờ thiên khiếu và học đời, học bạn!


     Kiến thức về chữ nghĩa văn chương thu thập trên ghế học đường cấp quận Mỏ Cầy, cấp tỉnh Mỹ Tho của Xuân Vũ theo những trang hồi ký của ông không nhiều, nhưng ngược lại anh rất mê đọc sách:

Tiếu lâm, tiểu thuyết vùi trong cặp

Tây Du, Tam quốc thuộc hơn bài!

     Cây bút của anh là cây bút viết ra thực những kinh nghiệm sống của anh. Anh là một trường hợp điển hình một đầu óc linh lợi có tài đã thành công nhờ tự học và học từ những người khác qua những tiếp xúc của cuộc sống mà chế biến thành kiến thức của mình để trang trải trên mặt giấy một cách dồi dào. Anh quen nói theo kiểu Léon Tolstoi là những chi tiết nhỏ làm nên những tiểu thuyết lớn. Vốn liếng Pháp ngữ của anh vào giai đoạn giao thời tại trường tư thục Institution Trung Châu ở Mỹ tho đương nhiên giới hạn nhưng cũng đủ để anh gồng mình tán một chị bạn học đồng lớp lớn tuổi hơn bằng một câu xanh rờn: Ô ma belle, je t ' adore (Người đẹp ơi, tôi yêu nàng) và biết đóng kịch giả Tây để phun ra một câu tiếng Tây toàn tên thuốc Tây: Ô là la! Quinine, Strychnine, Prémarine, Quinobleu. Non, non, Teinture d ' iode, Mercurochrome, Alcool de Menthe et Streptomycine & ha ha! Và sau này, khi ra ngoài Bắc được gần gũi những nhà văn Việt Nam tiền chiến nổi tiếng như Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Tưởng..., chú nhà văn mầm non Nam bộ Xuân Vũ mới hăm mấy tuổi đã tạo dịp học lóm thêm nhiều kinh nghiệm quí báu của họ và nhân đó mầy mò đọc bổ túc thêm những văn thi sĩ Pháp cổ điển như Lamartine, Chateaubriand, Guy de Maupassant, Honoré de Balzac & như anh thành thực viết lại trong cuốn hồi ký: Những bậc thầy của tôi. Trong sách này, anh viết thuộc làu làu như húp cháo nhiều nguyên tắc viết văn mà anh học được từ những văn nghệ sĩ ngoài Bắc mà chính anh đã trung thành áp dụng khi anh sáng tác. Sự thành công của cây bút Xuân Vũ chứng tỏ không có trường nào đào tạo ra văn thi sĩ ngoài trừ tài năng thiên phú và kinh nghiệm sống giữa trường đời.


Đất Nam kỳ là đất tiểu thuyết!


     Đất Nam kỳ là đất tiểu thuyết! Đó là câu nói của Nguyễn Huy Tưởng, nhà văn có uy tín ở miền Bắc đã nói với Xuân Vũ. Đối với ông này, đám nhà văn mầm non Nam bộ "ngơ ngáo trước ngưỡng cửa nghệ thuật" (nguyên văn chữ dùng của Xuân Vũ) thường xuyên đi lại giao du và học hỏi những kỹ thuật mánh lới của nghệ thuật cầm bút. Theo đúng lời khuyên của nhà văn đàn anh này, Xuân Vũ không những là một cây bút viết hồi ký phong phú trứ danh có một không hai của văn giới Việt Nam mà còn là một tiểu thuyết gia viết hàng chục cuốn tiểu thuyết mà hơn phân nửa xây dựng bối cảnh trên quê hương và con người miền Nam như Sông nước Hậu giang, Ngọn rạch Bằng lăng, Xóm Cái Bần, Buồng cau trổ ngược, Những độ gà nòi, Cô Ba Trà v.v... Noi theo dấu Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam, Lê Xuyên, Xuân Vũ đã tỏ ra rất phong phú qua nhiều nét chấm phá mô tả những cá tính đôn hậu chân chất, xốc nổi, ăn nhậu, buồn giận, yêu đương của người dân miền phù sa Sông Cửu. Những độc giả đọc Xuân Vũ thắc mắc là Xuân Vũ đi tập kết ngoài Bắc khi còn khá trẻ và lúc trở về Nam lại thì khá luống tuổi, rồi sau đó chạy tỵ nạn qua Mỹ thì trở nên già háp, thế mà những kỷ niệm về đồng quê thời thơ ấu lại khiến anh viết về quê hương miền Nam một cách tự nhiên, đầy tình tự, tươi mát như những bức vẽ phấn tiên (pastel). Động lực bí ẩn nào trong ngòi bút của anh, phải chăng là một trí nhớ phi thường, một tình yêu sâu đậm dành cho nơi chôn nhau cắt rốn nhào nặn với một thiên khiếu văn chương


Mầm non ươm trong máu lửa


 So với tên tuổi của những nhà văn gốc Nam bộ như Vũ Anh Khanh, Thẩm Thệ Hà, Sơn Nam, Hà Huy Hà, Tâm Điền (tức nhà văn Xuân Tước), Xuân Vũ vào thời đó chỉ là vô danh tiểu tốt một "Mầm non ươm trong khói lửa". Nhưng sau khi tập kết ra Bắc, qua kinh nghiệm học hỏi liên tục và sự mê say viết văn, Xuân Vũ đã khiến dân viết lách nể vì, có chân trong Hội Nhà Văn Việt Nam vào năm 1958 cùng khóa với Phùng Quán). Thời gian sống ngoài Bắc được Xuân Vũ cô đọng trong cuốn hồi ký "Mười năm mưa phùn gió bấc" đã cung cấp nhiều dữ kiện trung thực cho Xuân Vũ về sau viết thành cuốn Văn Nghệ sĩ Miền Bắc như tôi biết hé lộ cho độc giả miền Nam hiểu nhiều về thân phận cũng như tâm lý những người làm văn nghệ thuộc giới tuyến đối lập, ai trung, ai nịnh, ai nín thở qua cầu, nhất nhất đều được ngòi bút Xuân Vũ tường thuật, mô tả lại. Hiện nay tôi còn lưu trữ nhiều trang giấy viết tay của anh về hung thần Tố Hữu với tên cúng cơm là Lành, người bị phần lớn văn nghệ sĩ gọi lén là anh Paul! (Bôn Lành). Những cơn sốt rét thập tử nhất sinh, những cái đói meo cùng sự kiện mà Xuân Vũ dùng mắt của mình quan sát như chụp lại trên từng cây số của đường mòn Hồ Chí Minh khi đi B xâm nhập vô Nam đã trở thành những chất liệu sinh động quí giá vô song cho ngòi bút "đẻ ra chữ" của anh. Anh bắt chước Nguyên Hồng qua câu nói: Khi tôi viết, tôi cấu thịt da tôi để trên giấy!


Một ngã rẽ định mệnh!


     Nhưng một sự cố cực kỳ quan trọng đã xẩy đến cho Xuân Vũ, nếu không gặp nó thì tên tuổi Xuân Vũ đã bị vùi dập như bụi cỏ hèn: đó là chuyện Xuân Vũ ra hồi chánh!

     Cán bộ Bùi Quang Triết vào năm 1965 được điều đi B đọc là đi Bê, nghĩa là theo đường mòn Trường sơn xâm nhập vào Nam. Đường mòn này còn gọi đường mòn Hồ Chí Minh, nên đi Bê còn được những cán binh VC gọi là đi Ông Cụ, và có rất nhiều dân đi Bê gặp toàn là cực khổ, thiếu thốn, sốt rét, chết chóc dọc đường bèn nổi lên chống đối, đòi quay trở ra Bắc lại nên được gọi là "toán Bê quay".

     Theo nhà văn Xuân Tước rất thân với Xuân Vũ kể, anh được điều công tác trong Nam một lượt với nhà văn VC Trần Bạch Đằng tại Tân Hào, Kiến Hòa.

Nhưng Xuân Vũ, con người với bầu nhiệt huyết của tuổi thanh xuân từng yêu nước đánh Pháp hăng hái tập kết ra Bắc đã trở nên vỡ mộng sau nhiều năm sống ngoài Bắc trong một bầu không khí sinh hoạt giả dối nên đầu óc của anh đã manh nha con đường ra hồi chánh từ lâu. Anh đã dứt khoát trở về tìm tự do vào năm 1968. Tuy nhiên, con đường hồi chánh đâu phải giản dị như một món đồ không thích thì trả lại dễ dàng hoặc căng hơn như cưới một người vợ không hợp thì chọn con đường ly dị. Biết bao nhiêu người trong Nam lỡ mê say lý tưởng với chiêu bài yêu nước của đảng Cộng sản đã ra đi tập kết bỏ lại vợ con mà ra Bắc, lúc tỉnh mộng thì thấy nhiều kẹt cứng, không đủ can đảm và thành thực nhận mình lầm mà chỉ ngậm đắng nuốt cay, sống để dạ, chết mang theo. Vả lại, họ còn sợ CS trả thù và nhất là còn hoài nghi rằng phía Quốc gia có thực lòng chiêu hồi đón tiếp mình không hay bản thân sẽ chịu cảnh hàng thần lơ láo, phận mình ra chi! Trên phương diện ngôn ngữ, quả là có sự tinh tế về tâm lý giữa hai danh từ: phía CS rêu rao tuyên truyền cho cán binh đừng để phe Quốc gia "chiêu hàng" vì sẽ bị khinh bạc nếu không là tù tội hay bị xử chặt đầu như Ba Cụt, còn phía Quốc gia thì nói "chiêu hồi" tức là dùng tay vẫy gọi chiêu dụ, mời mọc sự trở về con đường phải hồi chánh.

     Trường hợp của Xuân Vũ chắc đã đắn đo cân nhắc suy nghĩ điều trên và anh chọn con đường hành động ra sao?


Giác ngộ và giao cảm!


     Bác sĩ Hồ văn Châm, nguyên Bộ trưởng Chiêu Hồi đã kể cho tôi rõ về trường hợp của Xuân Vũ như sau:

     Vào thời điểm 1970- 1971, hạ tầng cơ sở Mặt Trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam hầu như tan rã. Xuân Vũ muốn bỏ ra đi, nhưng còn e ngại sợ bị chính quyền Cộng hòa ở địa phương khinh rẻ, đối xử như kẻ bại trận, phản bội. Vì vậy, Xuân Vũ nhờ người quen lặn lội lên Sàigon móc nối với đường giây bộ Chiêu Hồi để xin hồi chánh. Tôi bèn nhờ Trung tá Nguyễn Hữu Thiên là Giám đốc nha Công tác lái xe xuống Kiến Hòa đến điểm hẹn đón Xuân Vũ về Sàigòn đưa vào gặp tôi. Những gì trao đổi giữa tôi và Xuân Vũ hôm đó,sau này Xuân Vũ viết thành ký sự "Phút giao cảm đầu tiên".

     Cốt lõi của câu chuyện hôm đó xoay quanh việc xác định lý lịch và tô đậm chân dung người yêu nước quốc gia chủ nghĩa. Họ không phải như hình ảnh người mác-xít lê-nin-nít rêu rao bịa đặt để xuyên tạc tuyên truyền bôi lọ. Họ là người "không Cộng sản", nhưng không phải là Việt gian theo Tầu. Họ là người "không Cộng sản" nhưng không phải là ngụy bù-nhìn Mỹ. Họ là người "không Cộng Sản" và vẫn có thể xuất phát từ hàng ngũ Cộng Sản như trường hợp Xuân Vũ.

     Theo nhà văn Xuân Tước, Xuân Vũ vẫn còn bị vài người còn thành kiến hoài nghi về tư cách hồi chánh viên chưa dứt bỏ gốc Cộng hay là kẻ phản bội trở mặt với lý tưởng của mình. Tôi mong rằng đọc những lời tiết lộ trên và xuyên qua những tác phẩm của Xuân Vũ, thái độ còn hoài nghi sẽ không đứng vững. Xuân Vũ là một nhà văn có đầu óc suy nghĩ, văn tức là người, đọc anh ta thấy rõ tư cách xử sự quang minh của anh, bỏ Cộng sản không phải vì cực khổ vật chất mà chính vì lý tưởng tự do nên ra hồi chánh, anh muốn hành động quang minh chính đại đối diện trực tiếp với bộ trưởng Chiêu hồi hơn là ra đầu thú với địa phương thường xét những cán binh hồi chánh là những kẻ trở cờ phản bội hay những kẻ cơ cực cần cơm áo. Do đó, ta thấy chính bác sĩ Hồ văn Châm vào năm 1971 là kẻ có mắt tinh đời nhìn ra cái tài nghề và tư cách của Xuân Vũ bằng cách thâu nhận Xuân Vũ và bổ nhiệm anh làm Tham Nghị, một chức vụ dành cho người hồi chánh ngang hàng với Giám đốc Nha. Mà cũng có thể nói đây là một hạnh ngộ may mắn cho bộ Chiêu hồi biết người biết của mà làm nên công trạng với Xuân Vũ. Năm 1972, Xuân Vũ được cử đi Bắc Âu Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch làm công tác tuyên vận. Cùng đi với Xuân Vũ là nhạc sĩ Phan Thế, một cán binh văn nghệ hồi chánh, người từng sáng tác khúc nhạc dạo đầu cho những buổi phát thanh (openning tune) của đài Mặt trận Giải phóng Miền Nam. Sau đây là nguyên văn sự nhận định của bác sĩ Hồ Văn Châm về Xuân Vũ:

Kể từ "Phút giao cảm đầu tiên", Xuân Vũ đã tìm lại chỗ đứng trong lòng dân tộc, chen vai thích cánh với những người nặng lòng yêu nước thương dân, không còn cảm thấy bơ vơ lạc lõng giữa giòng người bon chen danh lợi. Giã từ hàng ngũ Cộng sản, Xuân Vũ trở thành người không Cộng sản, thậm chí trở thành người chống Cộng sản, và điều này bản thân Xuân Vũ ý thức đầy đủ rõ ràng về cả hai mặt tư duy và hành động.

     Tôi từng hỏi anh Xuân Vũ về sự giao tiếp với bác sĩ Hồ Văn Châm thì anh đã thành thật nói thẳng với tôi rằng: Tôi chịu ơn ông ấy lắm. Nếu không có ông ấy dùng tôi, thì tôi chỉ đi bán nước mía là cùng!


Sức mạnh của văn chương!


     Vào năm 1973, tài năng viết văn của Xuân Vũ đã làm một quà ý nghĩa cho nhân dân miền Nam với tác phẩm Đường đi không đến, một hồi ký viết với những chất liệu thực tế với một thể tài sống động sắc nét như lưỡi dao điêu khắc, một văn phong không trang điểm nhưng nóng hổi tình tiết, không chửi bới ai, mà cũng không đề cao ai.

     Trong bao nhiêu năm, người ta nghiệm rằng nếu áp dụng kỹ thuật tâm lý chiến vụng về bằng những khẩu hiệu khuôn sáo chửi rủa thì khiến chúng không những vô hiệu quả mà đằng khác còn bị phản-tác-dụng làm cho quần chúng có cảm tình với đối phương. Do đó, người dân trong Nam đã kháo nhau tìm đọc say mê cuốn Đường đi không đến của một cây viết từ giới tuyến đối nghịch mà người ta lâu nay vẫn e dè về tính chất trung thực. Qua cuốn này, tôi thấy rõ hiệu quả của văn chương và sức mạnh của ngòi bút vì nó làm xoay chuyển thái độ đầy cảm tình mù quáng của một số lớn người miền Nam đối với CS. Và khiến cho bộ mặt của cuộc chiến tranh chống Cộng của miền Nam đã bắt đầu mang một ý nghĩa chính đáng! Cuốn sách Uncle Tom's cabin (Căn lều của bác Tom) của bà Harriet B. Stowe 1811- 1896 viết quá cảm động về thân phận người da đen đã khiến quần chúng Mỹ nổi giận với chế độ Hắc nô và tăng cường thái độ ủng hộ phong trào Bãi nô (Abolitionists)

     Chỉ một cuốn sách ra mắt của cán binh hồi chánh gốc miền Nam Xuân Vũ đã thực sư cảnh tỉnh phần lớn những người trí thức miền Nam còn mơ ngủ với chiêu bài ái quốc và viễn tượng về một thiên đường CS mặc dù trước đó vào năm 1954, dân di cư Bắc vô Nam có nói họ cũng cho là tuyên truyền. Nó được lãnh giải thưởng Văn Học Nghệ thuật Quốc gia 1973 là đúng. Chủ đích của cuốn sách là cảnh tỉnh những người còn mê muội, nhưng văn phong của nó nhẹ nhàng không đăng đàn thuyết giảng dài dòng. Sau đây là một đoạn đối thoại nhẹ nhàng thấm thía trong cuốn Đường đi không đến:

     Một chốc anh hỏi tôi:

     -Tôi hỏi thật mà anh cũng phải trả lời thật nhé! Miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa có ngon hơn miền Nam mình không?

     Tôi cười và tìm cách nói loanh quanh, không trả lời thẳng. Điều tôi muốn nói với anh là: Chế độ nào nhiều cơm gạo và thỏa mãn người đời nhiều nhất thì đó là chế độ ta cần bảo vệ và vun bồi. Chủ nghĩa cộng sản trên lý thuyết thì có vẻ hay thật nhưng nó chỉ thực hiện được khi nào nhân loại chỉ có một cái dạ dầy chung. Đừng nghe lý thuyết của bất kỳ ai, hãy nhìn vào nồi gạo của họ. Goethe nói một câu tuyệt hay: "Tất cả lý thuyết đều trở thành màu xám.chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi".


     Nhân đây, chúng ta cũng không quên hình ảnh của bao nhiêu hồi chánh viên khác trở về với chính nghĩa quốc gia đã âm thầm chiến đấu trong tổ chức Xây dựng Nông thôn hay Cán bộ Võ trang tuyên truyền Chiêu Hồi. Sự hồi chánh của họ đã làm nao núng tiềm năng phá hoại của CS, vì tổ chức nằm vùng của CS tại những địa phương bị bại lộ. CS thời đó có câu loan truyền rằng:

     Bắt được lính Mỹ còn tha,

     Bắt được hồi chánh, lột da chặt đầu.

     Sau 1975, trung tá hồi chánh Lê Xuân Chuyên đã bị bắt và bị xử tử. Có nhiều người trước trong hàng ngũ CS trở về với Quốc gia cũng biết thân phận nên đã tự tử như trường hợp của ông T. C. Thành và nhiều người khác. Tôi còn nhớ bản yết thị dán ngoài phố của ban Quân quản CS vài ngày sau 30 tháng 4, 1975 kêu gọi Ngụy quân Ngụy quyền ra trình diện với chiêu bài Hòa hợp hòa giải dân tộc và chủ trương "Đánh kẻ chạy đi, chớ không đánh người chạy lại", nhưng chỉ ít lâu sau, cả nước thành một nhà tù vĩ đại.

     Cụ Hoàng văn Chí (tác giả cuốn Từ Thực dân đến Cộng sản) được anh Hà Kỳ Lam làm quà cuốn sách Đường Đi Không Đến này khi anh đi học trường Fort Benning ở Georgia ghé thăm cụ ở Washington DC vào năm 1974 đã thốt lên và trách rằng cơ quan truyền thông của chính quyền quốc gia bỏ lỡ không nắm lấy cuốn này mà phổ biến rộng lớn cho thế giới biết giá trị đặc biệt của tác phẩm. Anh Hà Kỳ Lam kể rằng cụ H. V. Chí nói sẽ dịch nó ra Anh ngữ dưới tựa đề: No light at the end of the tunnel và lúc đó cụ đang làm việc cho một cơ sở ngoại giao của chính quyền Hoa kỳ nên sẽ vận động họ dựng thành phim ảnh.


Con ngựa già và nắm cỏ non!


     Tiếc thay, hoàn cảnh đã thay đổi, miền Nam sụp đổ vào tháng 4 / 1975 vì thế cờ chính trị quốc tế mặc dù tiềm năng và khí thế chiến đấu của VNCH hầu như chưa suy giảm. Tuy nhiên, hơn ba mươi năm sau vào năm 2004 đọc lại Đường Đi Không Đến viết vào 1972 (được tái bản 8 lần) người ta lại thấy càng hay và đúng vì tác giả Xuân Vũ đã dùng ngòi bút nêu lên một cái nhìn xác thực vào cái lý tưởng điên rồ vô vọng của những người CSVN cam tâm lấy xương máu Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ quốc tế vô sản của mình, nhưng cuối cùng chẳng đi đến đâu ngoài kết quả hằng triệu người chết và đất nước liệt trong hàng nghèo đói nhất trên thế giới. Thành trì Liên Xô của xã hội chủ nghĩa bị xụp đổ và khôi hài nhất là trước đây chính miệng CSVN hô hào hung hăng "đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào" và "xây dựng đất nước hơn mười lần xưa" thì nay chính họ van lậy Mỹ bang giao, gọi nịnh dân tỵ nạn CS hải ngoại là "khúc ruột ngoài ngàn dặm" đem hàng tỉ đô la và chất xám trở về kiến thiết xứ sở. Và Con đường Trường Sơn xâm nhập miền Nam ngày xưa chôn vùi biết bao mạng người xương trắng một cách vô ích thì nay đang trở thành con đường chiến lược Xa lộ Trường Sơn. Những tác phẩm "viết tay" trên chục ngàn trang giấy do cây bút phong phú Xuân Vũ như Xương trắng Trường sơn, Mạng người lá rụng, Đến mà không đến, Đồng bằng gai góc, 2000 ngày đêm trấn giữ Củ chi, The Survivor là những hồi ký có giá trị lớn trong lịch sử chiến tranh Việt Nam viết ra cho hậu thế đọc.

     Vào buổi sáng gia đình và bạn bè đưa Xuân Vũ ra lò thiêu, tôi bị đau nằm trên giường không xuống San Antonio đưa tiễn được, trong lòng trăn trở. Tôi bỏ một ngày đọc thật kỹ lại cuốn Đường Đi Không Đến của anh và thấy anh đã dùng một hình ảnh này mà cô đọng ý nghĩa của toàn tập truyện, đó là dụ ngôn của Xuân Vũ trong bài Tựa về một lão đánh xe đưa khách và con ngựa gầy ốm kéo xe của lão:

     Nó chạy chậm nổi tiếng. Điều đó làm cho lão già không hài lòng. Lão ta dùng roi, nhưng roi không có kết quả. Thực ra không phải con ngựa chạy chậm vì lười mà chính vì nó kiệt sức.

     Để lợi dụng cái sức còn lại trong con vật, lão già đã nghĩ ra một cách có vẻ nhân đạo hơn. Lão ta buộc một mớ cỏ non trên đầu cần câu và buộc chiếc cần câu dọc theo gọng xe. Nhưng tội nghiệp, con vật ngây thơ, cố ngay xương sống ra kéo chiếc xe đầy khách, mong rút ngắn cái khoảng cách giữa cái mồm và mớ cỏ. Cái mớ cỏ vẫn nhẩy múa trước mặt nó, quyến rũ vô cùng, giục nó chạy tới, chạy nhanh tới.

Con vật ngây thơ vẫn cố sưc phi tới với chút sức tàn, mong đớp được mớ cỏ. Có bao giờ lão chủ xe lại giải thích cho con vật thân yêu của lão vì sao nó chạy hoài mà không ngoạm được mớ cỏ?


     Nhìn tổng kết lại thân thế và sự nghiệp của nhà văn Xuân Vũ, người ta thấy anh quả là một cây bút lớn ít ai bì kịp vừa nghĩa đen, vừa nghĩa bóng, vừa phẩm, vừa lượng, phản ánh trung thực cả một thời đại mà đất nước Việt Nam quằn quại trong khói lửa giao tranh Quốc- Cộng trong hậu bán thế kỷ 20.

     Xuân Vũ là trường hợp điển hình của một nhà văn gốc nông dân miền Nam có tấm lòng yêu nước với một bầu nhiệt huyết thực sự đã xây dựng sự nghiệp văn chương thành công của mình nhờ đem tâm hồn và thiên khiếu văn chương "trui rèn" trong kinh nghiệm sống phong phú độc đáo của mình.

     Văn học sử Việt Nam đương nhiên sẽ ghi tên và công nghiệp của nhà văn lớn Xuân Vũ.


TS. LẬM LỄ TRINH * VUA DUY TÂN

DE GAULLE MÖU DUØNG LAÙ BAØI DUY TAÂN
Nhöõng tieát loä cuûa Hoaøng töû Vónh San


Laâm Leã Trinh
Ñeán nay, coù moät soá ít söû lieäu vieát veà Haøm Nghi, Thaønh Thaùi vaø Duy Taân thöôøng ñöôïc goïi laø «ba vua caùch maïng nhaø Nguyeãn ». Nhö nhöõng nhoùm löûa cuoái cuøng böïc saùng trong ñeâm u tòch cuûa moät trieàu ñaïi hoi hoùp, caùc cuoäc khôûi nghóa choáng Phaùp cuûa ba cöïu hoaøng naøy thaát baïi vì thieáu toå chöùc , thieáu nhaân söï laõnh ñaïo, thieáu ñöôøng loái vaø khoâng coù ñuû söï uûng hoä cuûa quaûng ñaïi quaàn chuùng bò Thöïc daân keàm keïp.
Haøm Nghi laø em khaùc meï cuûa Ñoàng Khaùnh vaø vua Kieán Phuùc (cheát trong tröôøng hôïp bi thaûm sau 6 thaùng taïi vò). Leân ngoâi naêm 1884, luùc 14 tuoåi, oâng xuaát cung ñeâm 5.7.1885, laån traùnh trong vuøng Taây Baéc Quaûng Bình, quyeát taâm khaùng chieán. Phong traøo Caàn Vöông vôùi Toân Thaát Thuyeát, Nguyeãn Vaên Töôøng, Hoaøng Keá Vieâm, Tröông Quang Ñaûn, Taï Hieån, Phaïm Vuõ Maãn, Nguyeãn Thieän Thuaät… tan raõ sau hai naêm choáng cöï quaân Phaùp (1886-1887). Ngaøy 30.10.1888, Haøm Nghi bò baét vaø naêm 1889, bò ñaøy qua Alger , Baéc Phi, nôi maø oâng qua ñôøi naêm 1944 taïi bieät thöï El Biar. OÂng keát hoân naêm 1904 vôùi con gaùi cuûa Chaùnh aùn ñòa phöông Laloe vaø luùc veà giaø, ñöôïc baø Foltz, moät phuï nöõ Thuïy só giaøu co,uø chaêm soùc chu ñaùo.
Cuõng vì choáng Phaùp, hai cha con Thaønh Thaùi vaø Duy Taân bò ñaøy moät löôït naêm 1916 qua La Reùunion , moät haûi ñaûo ôû AÁn Ñoä Döông, vaø – traùi vôùi Haøm Nghi – caõ hai soáng khaù chaät vaät. Thaùng 5.1947, Thaønh Thaùi ñöôïc ngöôøi con reå laø luaät sö Vöông Quang Nhöôøng can thieäp vôùi Cao uûy Bollaert cho pheùp trôû veà Vieät Nam nhö moät thöôøng daân vaø qua ñôøi taïi Saigon ngaøy 24.3.1953.
Duy Taân (huùy Nguyeãn Phuùc Vónh San) laø göông maët noåi nhöùt trong ba cöïu hoaøng vì oâng giöõ vöõng yù chí ñaáu tranh cho ñeán ngaøy töû naïn naêm 1945. Tuy nhieân , lieân heä ñeán Duy Taân, coù moät soá vaán ñeà chöa ñöôïc saùng toû: vai troø thaät söï cuûa oâng trong cuoäc khôûi nghóa choáng Phaùp naêm 1916, cuoäc chuaån bò cuûa oâng taïi ñaûo La Reùunion ñeå trôû veà Vieät Nam, noäi dung buoåi hoäi kieán ngaøy 14.12.1945 giöõa oâng vaø toång thoáng Charles de Gaulle taïi Paris, nhöõng laàn tieáp xuùc sau ñoù cuûa pheá ñeá Duy Taân vôùi giôùi ngoaïi kieàu Vieät Nam ôû Phaùp vaø tröôøng hôïp xaûy ra tai naïn maùy bay gaây töû thöông cho oâng ngaøy 26.12.1945 taïi Trung Phi.
Haï tuaàn thaùng ba vöøa qua, taùc giaû baøi naøy coù dòp noùí chuyeän khaù laâu veà nhöõng ñieåm treân vôùi hoaøng töû Georges Vónh San Baûo Ngoïc, tröôûng nam cuûa vua Duy Taân, töø Paris qua vieáng Little Saigon, Californie. Döôùi ñaây, xin löôïc thuaät vaøi söï tieát loä ñoäc ñaùo veà ñôøi soáng vaø nhöõng naêm, thaùng cuoái cuøng cuûa Duy Taân taïi ñaûo La Reùunion.
1 – Vai troø cuûa Duy Taân trong cuoäc khôûi nghóa choáng Phaùp.
Sau ngaøy vua Töï Ñöùc baêng haø naêm 1883ø, trieàu ñaïi nhaø Nguyeãn maït vaän thaûm theâ. Vôùi ba Hoaø öôùc baát bình ñaúng Nhaâm Tuaát 1862, Giaùp Tuaát 1874 vaø Giaùp Thaân 1884 (coøn ñöôïc goïi laø Hoaø öôùc Patenoâtre) , thöïc daân Phaùp naém troïn quyeàn kieåm soaùt, Vieät Nam chæ coøn giöõ laïi moät soá hö quyeàn. Ñaëc bieät, Duï ngaøy 3.10.1888, kyù do aùp löïc cuûa Toaøn quyeàn Richaud, nhöôïng ba thaønh phoá Haønoäi, Haûi Phoøng, Ñaø Naúng cho Phaùp. Maët khaùc, Duï ngaøy 3.6.1886 cuûa Thaønh Thaùi giao chöùc Kinh löôïc, ñaïi dieän nhaø vua, cho Thoáng söù Phaùp taïi Baéc ky,ø bieán phaàn laõnh thoå naøy, treân thöïc teá, thaønh thuoäc ñòa cuûa Phaùp tuy vaãn mang danh laø baûo hoä. Chaúng nhöõng theá, veà vieäc taán phong vaø truaát pheá hoaøng ñeá, Phaùp ngang nhieân quyeát ñònh tuøy thích, thay vua nhö ñoåi aùo, baát chaáp thöù töï chính thoáng vaø yù kieán cuûa Cô Maät Vieän. Chuùng coá tình ñöa leân ngoâi nhöõng oâng hoaøng eøo oït, beänh hoaïn, vò thaønh nieân, thieáu kinh nghieäm, choïn trong soá ñoâng con, chaùu, anh. em xa gaàn cuûa nhaø vua trò vì.
Giöõa hoaøn caûnh ñen toái noùi treân, chín oâng vua, sau Töï Ñöùc, noái tieáp nhau trong voøng saùu chuïc naêm tröôùc khi Vieät Nam trôû thaønh moät quoác gia daân chuû: Hieäp Hoøa (1883), Duïc Ñöùc (1883), Ñoàng Khaùnh (1885-1889), Kieán Phöôùc (1883-1884), Haøm Nghi (1884-1885), Thaønh Thaùi (1889-1907), Khaûi Ñònh (1916-1925), Duy Taân (1907-1916) vaø Baûo Ñaïi (1826-1945). Coù nhöõng oâng vua taïi vò chæ ñöôïc vaøi ngaøy, vaøi thaùng, roài bò böùc töû , giam caàm, caùch chöùc hay löu ñaøy.
Trong taùc phaåm Sur La Route Mandarine (Euødition Albin Michel, Paris,1929), nhaø vaên Roland Dorgeleøs ghi laïi raèng oâng vua böôùng bænh Thaønh Thaùi chöa kòp aâm möu noåi daäy thì bò Trieàu thaàn – tröø Leã Boä Thöôïng thô Ngoâ Ñình Khaû – tuaân lònh Khaâm söù Leùvecque buoäc töø ngoâi ngaøy 3.9.1907 vì lyù do bòa ñaët « maéc bònh taâm thaàn vaø cuoàng daâm ». Trong luùc Thaønh Thaùi bò caàm giöõ ôû ñieän Caàn Chaùnh döôùi söï troâng coi cuûa truøm caûnh saùt Sogny, Toaøn quyeàn Ñoâng Döông cuøng ñi, hai ngaøy sau, vôùi vieân Khaâm söù Trung kyø vaø moät y só quaân y vaøo Caám Thaønh Hueá ñeå choïn moät ñöùa treû noái ngoâi. Hoï vaát vaû taäp hoïp nhöõng ngöôøi thöøa keá ñang laãn traùnh vì khieáp sôï. Hoï cheâ caùc ngöôøi con trai ñaàu cuûa pheá ñeá Thaønh Thaùi khoâng haïp nhaõn veà dieän maïo vaø roát cuoäc, chaám – nhö xoå soá - hoaøng töû thöù naêm laø Vónh San, 8 tuoåi, aên maëc raùch röôùi, nhoû thoù nhöng coù veû khoeû maïnh. Beù Vónh San sôï haõi khoùc theùt, baùm vaøo aùo meï laø taøi nhaân Nguyeãn Thò Ñònh (« Taøi nhaân » laø caáp thöù chín vaø choùt trong haøng phi taàn). Baø naøy van xin buoâng tha cho con mình nhöng voâ hieäu. Vì vua coøn quaù treû neân moät Phuû Phuï Chính ñöôïc thieát laäp, vôùi saùu Thöôïng thô deã sai, do Khaâm söù Phaùp chuû toïa, ñeå lo vieäc trieàu chính. Phaän söï cuûa vua laø pheâ chuaån baèng caùch…chaám moät ñieåm son treân caùc taáu baûn.
Maëc duø ñöôïc choïn theo caùch may ruûi, Hoaøng ñeá « baát ñaéc dó » Duy Taân laøm moïi ngöôøi ngaïc nhieân, ngay töø ngaøy ñöôïc taáuøn phong, vôùi phong caùch chöõng chaïc, tinh thaàn hieáu hoïc, thaùi ñoä ñoäc laäp vaø chí khí anh huøng. Nhieàu giai thoaïi phoå bieán sau ñoù trong daân gian laøm moïi ngöôøi caûm meán oâng. Thí duï, theo truyeàn tuïng, nhaân moät hoâm ngoài caâu caù taïi Cöûa Tuøng , Quaûng Trò, Duy Taân coù ñoïc moät caâu : « Ngoài treân nöôùc khoâng ngaên ñöôïc nöôùc, Buoâng caâu ra lôõ dó phaûi laàn ». Laàn khaùc, moät oâng quan muùc nöôùc cho vua röûa tay, Vua hoûi : « Tay nhôùp laáy nöôùc maø röûa, Nöôùc nhôùp laáy chi maø röûa ?» Duy Taân cuõng thöôøng than phieàn caùc Thöôïng thô : « Khoâng coù ai trong caùc thaày lo thi haønh meänh leänh cuûa toâi caû. Toâi laøm vua chæ coù hö danh maø thoâi ! »
Trong luùc Duy Taân oâm hoaøi baûo beû gaõy goâng cuøm Thöïc daân thì beân ngoaøi, só phu cuõng noân noùng : Vieät Nam Quang Phuïc Hoäi ra ñôøi naêm 1910 taïi Quaûng Chaâu, Trung quoác, vôùi Phan Boäi Chaâu, Nguyeãn Thieän Thuaät, Nguyeãn Thöôïng Hieàn.. Trong xöù, vôùi Traàn Cao Vaân, Thaùi Phieân, Phan Thanh Taøi, Leâ Ngung, Ñoå Töï, Nguyeãn Maäu, Voõ Vaên Tröù.., toå chöùc naøy haï saùt naêm 1913 tuaàn phuû Thaùi Bình Nguyeãn Duy Haân . Cuoái 1915, Ñeä nhöùt theá chieán ñeán khuùc quanh, quaân Ñöùc tieán chieám Paris, Phaùp moä theâm lính taïi Hueá ñeå ñöa qua AÂu chaâu. Thaùi Phieân vaø Traàn Cao Vaân giaû ngö phuû vaøo caâu ôû Haäu Hoà (töùc Hoà Tònh Taâm), thaønh Noäi, ñeå bí maät gaëp vaø môøi Duy Taân tham gia caùch maïng. Nhaø vua ñoàng yù. Ñeâm 3.5.1916, oâng hoaù trang thaønh moät daân queâ, rôøi Hoaøng Thaønh, gaëp Traàn Cao Vaên vaø Thaùi Phieân taïi beán ñoø Thöông Baïc. Ba ngaøy sau, do söï tieát loä cuûa moät teân lính bò mua chuoäc, Phaùp baét ñöôïc Duy Taân ñöa veà giam taïi ñoàn Mang Caù, Hueá, vaø ñöa ra tröôùc Hoäi ñoàng Nhieáp chính xöû veà toäi « phaûn boäi ». Toaøn theå Hoäi ñoàng chaáp nhaän keát luaän cuûa Thöôïng thô Boä Hoïc Hoà Ñaéc Trung raèng nhaø vua bò nhoùm noåi loaïn lôïi duïng tuoåi treû, haønh ñoäng sô suaát, coù loåi vôùi Chính phuû baûo hoä nhöng khoâng phaïm toäi ñoái vôùi nhaân daân VN. Hoäaâi ñoàng ñeà nghò tröøng trò toái ña caùc teân chuû möu. Cuoái cuøng, Thöïc daân Phaùp duyeät y baûn aùn, ñaøy Thaønh Thaùi vaø Duy Taân qua ñaûo La Reùunion ngaøy 3.11.1916. Vaøi thaùng tröôùc ñoù, Thaùi Phieân, Traàn Cao Vaân, Toân Thaát Ñeà vaø Nguyeãn Quang Sieâu bò ñöa ra phaùp tröôøng An hoaø haønh quyeát. Moät soá ñoàng chí khaùc bò giaûi leân Lao Baûo vaø Ban Meâ Thuoät.
Theo phuùc trình cuûa Sôû Maät thaùm Phaùp, cuoäc khôûi nghóa - ñöôïc chuaån bò gaàn moät naêm- bò deïp ngay trong tröùng nöôùc vôùi 10 só quan vaø haï só quan thöïc daân vì keá hoaïch khoâng phoái hôïp chính chaén, thi haønh sôùm hôn döï ñònh, ngheøo naøn veà tuyeân truyeàn vaø bò noäi tuyeán xaâm nhaäp. Duy Taân cho quaân phieán loaïn möôïn danh nghóa, khoâng chæ huy tröïc tieáp vì thieáu khaû naêng quaân söï laãn chính trò. Sau khi bò baét, Traàn Cao Vaân vaø caùc ñoàng chí ñaõ vieát thô maät cho Thöôïng thô Hoà Ñaéc Trung yeâu caàu cöùu vua vaø hoï khaúng khaùi nhaän heát traùch nhieäm. Trong thô coù caâu : « Trung laø ai ? Nghóa laø ai? Caân ñai voõng loïng laø ai ? Thaø ñeå coâ thaàn töû bieät ! » Rieâng veà Duy Taân, oâng cöông quyeát töø choái trôû laïi ngai vaøng vaø can ñaûm choïn kieáp löu ñaøy.
2. Duy Taân gaëp De Gaulle ñeå tìm caùch trôû veà Vieät Nam.
Chieác taøu Guadiana chôû Thaønh Thaùi vaø Duy Taân cuøng vôùi gia ñình caäp beán Pointe des Gallets. La Reùunion, ngaøy 20.11.1916. Cöïu hoaøng Thaønh Thaùi daãn theo ba baø vôï (trong ñoù coù meï cuûa Duy Taân laø baø Nguyeãn Thò Ñònh) vaø moät ngöôøi con gaùi laø coâng chuùa Löông Nam, 12 tuoåi, sau naøy laáy luaät sö Vöông Quang Nhöôøng. Duy Taân ñem theo Hoaøng phi Mai Thò Vaøng. Hai naêm sau, khoâng chiuï ñöïng ñöôïc khí haäu, baø naøy ñöôïc pheùp trôû veà Vieät Nam cuøng vôùi meï vaø em choàng vaø qua ñôøi ôû Hueá luùc 72 tuoåi. Taïi ñaûo La Reùunion, Duy Taân laäp gia ñình lieân tieáp vôùi ba phuï nöû ñòa phöông: Marie Anne Viale (coù con trai laø Armand Viale), Fernande Antier (coù 8 con, hieän chæ coøn soáng boán ngöôøi laø Suzy, Georges, Claude vaø Roger), vaø Ernestine Maillot (coù con laø Andreù Maillot). Vì baø Mai Thò Vaøng (voâ thöøa keá) töø choái ly dò theo lôøi ñeà nghò cuûa Duy Taân neân taát caû caùc ngöôøi con keå treân ñöôïc xem, veà maët phaùp lyù, nhö con ngoaïi hoân ñöôïc cha nhìn nhaän tröôùc Toaø trong baûn aùn ngaøy 23.7.1946 vaø coù quyeàn mang teân Vónh San.
Cuoäc ñôøi cuûa Duy Taân taïi ñaûo La Reùunion töø 1916 cho ñeán 1945 ñöôïc keå laïi trong moät soá taùc phaåm cuûa Euøtienne Bouleù, Georges Chaffard, E. Salel vaø ñaëïc bieät, E.P Theùbault. Nhöõng naêm ñaàu khaù vaát vaõ: cöïu hoaøng ñau oám lieân mieân, khoâng baïn beø quen thuoäc, maët khaùc phaûi ñi hoïc ñeå laáy baèng tuù taøi taïi tröôøng trung hoïc Leconte de Lisle haàu tìm sinh keá. Soá tieàn caáp döôûng cheát ñoùi haèng naêm 35.000 quan Phaùp gaây caûnh thieáu tröôùc huït sau nhöng Duy Taân khoâng bao giôø haï mình xin taêng. Sau moät thôøi gian, Duy Taân tieän taëng môû ñöôïc moät tieäm söûa maùy voâ tuyeán taïi thaønh phoá Saint Denis. Hoaøng töû Georges Vónh San cho bieát : Thaønh Thaùi vaø Duy Taân soáng caùch bieät vì khoâng haïp taùnh maëc duø Duy Taân luùc naøo cuõng toû ra kính neå cha.Thaønh Thaùi raát thuû cöïu , khoâng thích giao thieäp vôùi ai, choáng Phaùp ñeán cuøng , luoân caû vieäc hoïc Phaùp ngöõ trong khi Duy Taân toû ra côûi môû, caàu tieán, noùi thoâng thaïo tieáng Phaùp (hôn caû tieáng Vieät), vaø chuùt ít tieáng Anh vaø Taây ban nha, chôi vó caàm trong ban nhaïc hoøa taáu Cabart, hoïc nhieáp aûnh vaø ñaùnh kieám, thænh thoaûng nhaän dieãn thuyeát vaø vieát baùo, ngoaøi ra coøn côûi ngöïa raát gioûi.
Sau khi ra ñôøi, anh, chò em hoaøng töû Georges Vónh San (taát caû ñeàu khoâng noùi ñöôïc tieáng Vieät ) khoâng lui tôùi nhieàu vôùi Thaønh Thaùi. Moái lieân heä oâng-chaùu laïnh nhaït. Duy Taân khoâng bao giôø ñeà caäp ñeán hoaït ñoäng dó vaõng vôùi gia dình vaø baïn beø. OÂaâng cuõng khoâng khuyeán khích caùc con hoïc tieáng Vieät vaø tìm hieåu theâm veà Vieät Nam.
Duy Taân laø hoäi vieân cuûa Hoäi Tam Ñieåm, Franc-Macon, vaø Hoäi ñòa phöông baûo veä Nhaân quyeàn vaø quyeàn Coâng daân. Khi Chính phuû Maët traän Bình Daân naém quyeàn taïi Phaùp, oâng leân tieáng beânh vöïc giôùi thôï thuyeàn vaø chuû tröông giaûi phoùng lao ñoäng, vì theá coù dö luaän cho raèng oâng thieân taõ. Trong baøi « Destin tragique d’un Empereur d’Annam :Vónh San/ Duy Taân » ñaêng trong Revue France-Asie, ñeä nhaát tam caù nguyeät 1970, taùc giaû E.P Theùbault, moät baïn thaân cuûa Duy Taân, ghi raèng : chæ moät laàn – moät laàn maø thoâi – trong böùc thô ngaøy 5.6.1936 gôûi cho Marius Moutet, Toång tröôûng Boä Thuoäc ñòa Phaùp, Duy Taân gôïi laïi cuoäc bieán ñoäng 1916 vaø noùí veà vai troø (tieâu cöïc) cuûa oâng trong vuï aáy ñeå xin pheùp qua truù nguï beân Phaùp. Trong nhieàu böùc thô khaùc gôûi cho Chính phuû Phaùp töø 1936 cho ñeán 1940, ñeå xin phuïc vuï trong Quaân ñoäi Phaùp, oâng khoâng ñaù ñoäng ñeán vuï Caàn Vöông möu loaïn taïi VN. Taát caû ñôn ñeàu bò baùc vì Boä Thuoäc ñòa pheâ trong tôø lyù lòch caù nhaân cuûa Duy Taân (ñöôïc giaûi maät sau naøy) : «..parait difficile aø acheter, extreâmement indeùpendant..intrigue pour quitter la Reùunion et reùtablissement troâne d’Annam..Coù veû khoù mua chuoäc, raát ñoäc laäp, möu ñoà roâøi khoûi ñaûo La Reùunion ñeå taùi laäp ngoâi baùu ôû An Nam..).

Ngaøy 18.6.1940, De Gaulle keâu goïi choáng Ñöùc quoác xaõ. Duy Taân soát saéng höôûng öùng. Baèng ñaøi voâ tuyeán tö nhaân mang bieåu soá FR8VX ñöôïc ñòa phöông cho pheùp, oâng tìm caùch thu thaäp tin töùc beân ngoaøi ñeå chuyeån cho Löïc löôïng khaùng chieán töï do Phaùp Noäi vuï ñoå beå, oâng bò nhaø caàm quyeàn La Reùunion (theo Vichy) caâu löu saùu tuaàn. . Sau ñoù, oâng phuïc vuï ba thaùng vôùi caáp böïc haï só voâ tuyeán treân ngö loâi ñænh Leùopard cuûa phe khaùng chieán ñöa töôùng Legentilhomme vaø ñaïi taù Alain de Boissieu (reå cuûa De Gaulle) töø Madagascar ñeán La Reùunion. Bò giaûi nguõ vì lyù do söùc khoeû, Duy Taân nhôø thoáng ñoác La Reùunion laø Capagory can thieäp cho oâng ñaêng vaøo boä binh Phaùp döôùi quyeàn cuûa töôùng Catroux.. Ñaàu 1944, ñôn ngaøy 3.2.1943 cuûa oâng môùi ñöôïc chaáp nhaän. Do söï can thieäp cuûa oâng Pleven, uûy vieân Thuoäc ñòa gheù La Reùunion, Duy Taân , vôùi caáp böïc binh nhì truyeàn tin, ñöôïc gôûi qua ñaûo Madagascar hai laàn ñeå thuyeát phuïc 1.500 lính thôï VN taäïp trung ôû Moramangua trôû veà kyû luaät. Söù maïng thaønh coâng, oâng vinh thaêng chuaån uùy. Caùc coá gaéng cuûa Duy Taân xin qua chieán ñaáu taïi Aaâu chaâu khoâng ñöôïc thoaûø maõn do söï daèng co giöõa hai Boä Chieán tranh vaø Thuoäc ñòa Phaùp. Boä Thuoäc ñòa gaùn cho Duy Taân nhaõn hieäu Goâ-lít, Tam ñieåm, thieân taõ vaø nuoâi moäng taùi hoaït ñoäng taïi VN.
Quaân Ñoàng Minh ñoå boä leân Normandie, Ñöùc bò ñaåy lui khaép moïi nôi. Ngaøy 29.8.1944, ñeå taïo theâm chuù yù, Duy Taân, vôùi tö caùch moät cöïu hoaøng, trao cho Cagapagory, thoáng ñoác La Reùunion moät baûn tuyeân ngoân long troïng phaûn ñoái Nhöït chieám ñoùng Ñoâng Döông. Ngaøy 5.5.1945, coù leänh ñöa chuaån uùy Duy Taân veà phoøng Quaân söï cuûa töôùng De Gaulle ôû Paris. Khi cöïu hoaøng ñeán Phaùp vaøo thaùng 6.1945 thì Ñöùc quoác ñaõ ñaàu haøng ngaøy 8 thaùng 5. Ngaøy 20.7.1945, oâng ñöôïc ñöa qua phuïc vuï taïi Boä tham möu cuûa Sö ñoaøn 9 Boä binh Thuoäc ñiaï (9eøme DIC) ñoùng ôû Foreât Noire, Ñöùc quoác. Trong moät böùc thô gôûi luùc ñoù cho moät baïn thaân laø EÙtienne Bouleù, Duy Taân cho bieát sö ñoaøn naøy seõ qua hoaït ñoäng taïi Vieãn Ñoâng sau khi Nhöït ñaàu haøng ngaøy 15.8.1945.
Tình hình bieán chuyeån mau choùng ôû Vieät Nam: Noäi caùc Traàn Troïng Kim töø chöùc, Maët traän Vieät Minh cöôùp quyeàn ngaøy 19.8.1945. Döôùi aùp löïc cuûa Vieät Minh, hoaøng ñeá Baûo Ñaïi tuyeân boá thoaùi vò moät tuaàn sau taïi Hueá vôùi söï chöùng kieán cuûa Traàn Huy Lieäu vaø Cuø Huy Caäaân. Hoà Chí Minh thaønh laäp Chính phuû ngaøy 2.9.1945. Tröôùc ñoù 18 hoâm, De Gaulle boå nhieäm Ñoâ ñoác Thierry d’Argenlieu laøm Cao uûy Ñoâng Döông vaø ra leänh cho töôùng Leclerc ñoå boä taïi Saigon vôùi moät sö ñoaøn thieát giaùp.
Thöïc daân Phaùp bôõ ngôõ tröôùc quyeát ñònh buoâng xuïi deã daøng cuûa Baûo Ñaïi, con gaø noøi cuûa chuùng nay trôû thaønh con gaø cheát. De Gaulle ñöa ra moät chieán thuaät môùi vaø moät laù baøi môùi. Chieán thuaät môùi laø baét tay thöïc thi baûn Tuyeân ngoân Brazzaville ngaøy 24.3.1945 höùa ban cho naêm thuoäc ñòa Phaùp trong Lieân bang Ñoâng Döông (Baéc kyø, Trung kyø, Nam kyø, Laøo vaø Mieân)ø moät neàn töï trò roäng raûi trong khuoân khoå chieác kim coâ Lieân hieäp Phaùp. Laù baøi môùi : phuïc hoài pheá ñeá Duy Taân luùc ñoù ñang ôû treân bôø tuyeät voïng. Thaät vaäy, trong böùc thô ñeà ngaøy 10.9.1945, Duy Taân than vôùi giaùo sö Bouleù, moät baïn thaân : « ..Duø toâi coù bò boû queân chaêng nöõa, ñieàu ñoù khoâng quan troïng, maø ñieàu quan troïng laø nhôø söï giuùp ñôû töø nhieàu phiaù, ngöôøi ta ñaõ nghe ñöôïc tieáng noùi töï do cuûa toâi ! ». Tieáng noùi ñöôïc ñeà caäp laø baûn « Di chuùc Chính trò » cuûa Duy Taân vieát vaøo khoaûng thaùng 5.1945 (ñaêng trong nhöït baùo Combat cuûa Phaùp ngaøy 16.7.1947 vaø moät boån sao trao cho Alain de Boissieu ñeå trình cho De Gaulle) ñoøi ba kyø phaûi ñöôïc thoáng nhaát, töï trò veà kinh teá vaø haønh chaùnh, Phaùp seõ ñaûm traùch veà ngoaïi giao vaø quaân söï moät thôøi gian ;Vieät Nam seõ lieân keát vôùi hai xöù baûo hoä Laøo, Mieân döôùi quyeàn cuûa moät vieân Toaøn quyeàn Phaùp vaø coù moät hoäi ñoàng goàm ñaïi dieän cuûa ba quoác gia. Alain de Boissieu keå laïi : « De Gaulle khoâng maûy may xuùc ñoäng bôûi caùc yeâu saùch aáy. Xem xong, töôùng De Gaulle noùí : « Toát ! Toâi seõ tieáp Hoaøng töû. »
Ngaøy 29.10.1945, De Gaulle kyù moät saéc leänh hôïp thöùc hoaù nhöõng söï thaêng caáp lieân tieáp cuûa Duy Taân trong Quaân ñoäi Phaùp : thieáu uyù töø 5.12.1942, trung uyù töø 5.12.1943, ñaïi uyù thaùng chaïp 1944 vaø thieáu taù ngaøy 25.9.1945, boán caáp trong voøng döôùi boán naêm. Ngaøy 14.12.1945, De Gaulle tieáp Duy Taân. Ñeán nay, chöa ai bieát roû noäi dung cuûa cuoäc hoäi ñaøm naøy vì khoâng coù moät vaên kieän chính thöùc naøo ñeå laïi. Trong taäp Hoài kyù Chieán tranh, vò töôùng naøy ghi vaén taéc: « ..Toâi seõ tieáp Cöïu hoaøng (Vónh San) vaø seõ cuøng oâng xeùt xem chuùng toâi seõ laøm ñöôïc nhöõng gì ? Ñoù laø moät nhaân vaät ñaày cöông nghò. Maëc duø bò löu ñaøy roøng raõ 30 naêm trôøi, hình aûnh cuûa oâng khoâng heà phai môø trong taâm hoàn cuûa daân toäc Vieät Nam. » Tuy khoâng hay bieát toan tính cuûa De Gaulle khoâi phuïc Duy Taân, Ñoâ ñoác Decoux vieát trong quyeån saùch « AØ la barre de l’Indochine », trang 488 : « Vieäc khoâi phuïc hoaøng ñeá An Nam treân ngai vaøng ñaùng leõ ra phaûi ñöôïc thöïc hieän ngay sau khi Ñoâng Döông ñöôïc giaûi phoùng. »
Trong taùc phaåm « Histoire du Vieät Nam de 1940 aø 1952, », trang 171, söû gia Philippe de Villers nhaän xeùt : « Baûo Ñaïi ñaõ thoaùi vò vaø bò pheâ bình nghieâm khaéc. Nhöng laàn naøy, ngöôøi ñöôïc chuù yù chính laø nhaân vaät tieàn nhieäm, Duy Taân. Bò löu ñaøy naêm leân 16 tuoåi, oâng ñaõ ñaàu quaân vaøo Khoâng löïc Phaùp vaø tham gia caùc cuoäc chieán ñaáu ôû Phaùp vaø Ñöùc.OÂng ñaõ trình baøy chính kieán vôùi Chính phuû Phaùp vaø vôùi moät trung uyù cuûa Quaân ñoaøn I saép qua Ñoâng Döông laø oâng Bousquet, cöïu chaùnh vaên phoøng cuûa Toång tröôûng Abel Bonnard ». Moät baïn thaân cuûa Duy Taân laø E.P Theùbault keå laïi nhö sau trong baøi « Destin tragique d’un Empereur d’Annam : Vónh San Duy Taân » (Revue France Asie, 1970, 1er trimestre) : « Trôû laïi Paris ngaøy 16.12.1945, toâi thaáy Ngaøi maëc moät boä ñoà nhaø binh raát ñeïp, coù gaén boán lon. Baây giôø Ngaøi troï ôû khaùch saïn Louvres, tröôùc hyù vieän Phaùp. Ngaøi noùi : « Nhö vaäy laø xong roài, quyeát ñònh roài ! Chính phuû Phaùp seõ ñaët toâi laïi treân ngoâi Hoaøng ñeá VN. Töôùng De Gaulle seõ theo toâi trôû veà beân ñoù (VN) vaøo nhöõng ngaøy ñaàu thaùng 3 (1946).Töø nay tôùi ñoù, ngöôøi ta seõ chuaån bò dö luaän cuûa Phaùp cuõng nhö quoác teá vaø Ñoâng Döông. Vaõ laïi, cuõng coøn caàn phaûi döï thaûo caùc boån thoaû öôùc giöõa hai chính phuû nöõa. »
Trong hoài kyù « Beân gioøng lòch söû Vieät Nam 1940-1975 » (Tantu Research, Sacramento !983), trang 16- 31, linh muïc Cao Vaên Luaän ghi laïi raèng muøa ñoâng 1944 vaø ñaàu naêm 1945, cuøng vôùi moät soá du hoïc sinh Vieät vaø Vieät kieàu, oâng coù tieáp xuùc ba laàaân vôùi Duy Taân ôû Paris. Laàn ñaàu, cöïu hoaøng giaûi thích : « Ngöôøi Phaùp ñang caàn söï hôïp taùc cuûa chuùng ta ñeå taùi chieám Ñoâng Duông. Hoï coù theå chaáp nhaän cho ta thaønh moät quoác gia töï trò trong Lieân Hieäp Phaùp. Ñieàu ñoù khoâng traùi vôùi quyeàn lôïi quoác gia. Daàn daø chuùng ta ñoøi theâm quyeàn haønh. Chuùng ta bieát laøm gì hôn tröôùc binh löïc huøng haäu cuûa Phaùp vaø haäu thuaån cuûa ñoàng minh Taây phöông ? Chuùng ta ñaõ thaáy nhöõng göông choáng Phaùp vaø toâi ñaây laø naïn nhaân cuûa moät loái choáng noùng naûy vuïng veà. Roài ñaát nöôùc chuùng ta phaûi chiuï moät caûnh chieán tranh taøn khoác maø keát quaû chöa bieát laø thaéng hay baïi. »
Laàn choùt gaëp laïi Duy Taân – caùch laàn tröôùc loái hai tuaàn leã - cha Luaän ghi : « Cöïu hoaøng maëc quaân phuïc sang troïng. Ñuùng moät loaïi aùo thaúng neáp vaø laø loaïi quaân phuïc daïo phoá. ÔÛ caàu vai, oâng mang caáp hieäu Ñaïi taù( ?) boä binh Phaùp. Toâi coù linh caûm nhö coù moät söï thay ñoåi troïng ñaïi hôn ôû vua Duy Taân, troïng ñaïi gaép maáy laàn söï thay ñoåi hình thöùc y phuïc. » Vaø Linh muïc Luaän vieát theâm : Vua Duy Taân cho bieát raèng oâng ñöôïc ngöôøi Phaùp giuùp thaønh laäp moät ñaïo quaân toaøn ngöôøi VN, vôùi muïc ñích seõ ñi tieàn phong trong cuoäc haønh quaân taùi chieám Ñoâng Döông. Hieän nay ñaïo quaân naøy do oâng caàm ñaàu vaø tuyeån moä ñöôïc moät tieåu ñoaøn, ñoùng ôû Constance, beân Ñöùc, goàm coù lính thôï, lính khoá ñoû vaø moät ít ngöôøi Vieät gia nhaäp khaùng chieán ôû Madagascar vaø caùc thuoäc ñòa khaùc ». Taùc giaû Cao Vaên Luaän vieát (trang 23) : « Toâi baét ñaàu thaáy roû möu moâ cuûa ngöôøi Phaùp. Hoï muoán duøng Duy Taân nhö moät laù baøi. Chính Duy Taân bieát ñieàu ñoù nhöng laïi chaáp thuaän hôïp taùc vôùi Phaùp…Nhieàu ngöôøi chöa haøi loøng veà nhöõng caâu traû lôøi cuûa vua Duy Taân. Toâi coù phaàn thaát voïng. ÔÛ vua Duy Taân, khoâng thaáy taøi naêng hay ñöùc ñoä. Tuy nhieân tröôùc con ngöôøi daøy daën, da saïm ñen, tai roäng, maët nôû nang, toâi thaáy kính neå vaøi phaàn » . Lm Luaän keát thuùc , sau khi hay Duy Taân töû naïn, : « Ñaát nöôùc baét ñaàu xaûy ra nhöõng bieán chuyeån lôùn vaø caâu chuyeän vua Duy Taân bò laûng queân mau choùng. Thænh thoaûng nhôù laïi, toâi vaãn buøi nguøi thaéc maéc : Söï hôïp taùc vôùi Phaùp maø vua Duy Taân choïn laø thöïc taâm hay chæ laø chieán thuaät, laø thuû ñoïan, laø moät loái hoaõn binh chi keá ? Moät trieàu ñaïi Duy Taân coù khaù hôn moät trieàu ñaïi Baûo Ñaïi khoâng ? Ñoâi luùc nghó, toâi khoâng khoûi caûm thaáy aân haän ñaõ boû lôõ moät cô hoäi, coù leõ vì söï aân haän do vieâïc naøy gaây ra neân veà sau, toâi thaúng thaén vaø nhanh mieäng hôn » (trang 28)
Trong quyeån hoài kyù Le Dragon d’Annam, (Plon, Paris 1980), trang 104-105, cöïu hoaøng Baûo Ñaïi ghi raèng ngaøy 12.3.1945 – töùc hai hoâm sau khi Nhöït ñaûo chính Phaùp taïi Ñoâng Döông – oâng môøi ñaïi söù Nhöït Yokoyama ñeán vaên phoøng ñeå trao baûn tuyeân ngoân chính thöùc huûy boû caùc hieäp öôùc baûo hoä kyù vôùi Phaùp, tuyeân boá VN ñoäc laäp, höaù coïng taùc trong khoái Thònh vöôïng chung Ñoâng AÙ vaø ñoàng thôøi, hoûi veà tin ñoàn Nhöït ñònh ñem Kyø ngoaïi haàu Cöôøng Ñeå veà naém quyeàn. Yokoyama traû lôøi Ñoâng Kinh chæ coâng nhaân chính phuû VN ñöông nhieäm vaø ñeà nghò treû trung hoaù noäi caùc. Khi nghe noùi ñeán caûi toå, Thöôïng thô Phaïm Quyønh lieàn cho nhaø vua bieát Cô Maät Vieän lo ngaïi Nhöït trôû maët, Phaùp seõ quay veà vì luùc aáy, coù dö luaän cho raèng De Gaulle chuaån bò hoài höông vaø phuïc chöùc pheá ñeá Duy Taân. Hoài kyù ghi tieáp : « Toâi (Baûo Ñaïi) caét ngang Phaïm Quyønh : « OÂng haûy baûo hoï chaám döùt caùc troø phao ñoàn leáu laùo aáy. Hoaøng ñeá laø toâi ! Hoï ñöøng queân: neáu toâi ra ñi, seõ khoâng coøn trieàu ñình An Nam. »
Ngaøy 24.12.1945, Duy Taân laáy phi cô Lockheed C 60 cuûa Phaùp caát caùnh töø Bourget, Paris ñeå trôû veà La Reùunion thaêm gia ñình tröôùc khi thi haønh söù maïng môùi. Luùc 13.50, phi cô rôøi Fort Lami ñeå bay ñeán Bangui, traïm keá tieáp. Ngaøy 26.12.1945, khoaûng 18 giôø 30 GMT, maùy bay rôùt gaàn laøng Bassako, thuoäc phaân khu M’Baiki, Coäng hoaøTrung Phi. Taát caû phi haønh ñoaøn ñeàu thieät maïng, goàm coù moät thieáu taù hoa tieâu, hai trung uyù phuï taù, hai quaân nhaân trong ñoù coù hoaøng töû Vónh San (45 tuoåi) vaø boán thöôøng daân. 

3 - Tai naïn hay möu saùt ?
Cho ñeán nay, coù moät soá giaû thuyeát veà caùi cheát cuûa Duy Taân. Nhieàu ngöôøi khoâng tin ñaây laø moät tai naïn thoâng thöôøng vì khoâng ai bieát ñöôïc taò sao ngaøy 26.12.1945, thay vì caát caùnh vaøo buoåi saùng an toaøn hôn, phi cô ñôïi ñeán 13giôø 50 ñeå bay veà Bangui trong ñieàu kieän thôøi tieát raát xaáu, phi tröôøng ôû nôi ñaây khoâng coù phi tieâu, balises ( vì thaønh phoá chöa coù ñieän) , hôn nöõa phi cô khoâng coù ñuû nhieân lieäu, taát caû ra-doâ ñeàu im laëng, treân maùy bay cuõng nhö taïi phi tröôøng. 

Trong kyù öùc «Destin tragique d’un Empereur d’Annam » neâu treân, E.P Theùbault vieát : Ngaøy 17.12.1945 – möôøi hoâm tröôùc khi töû naïn – Duy Taân coù linh caûm tính maïng oâng bò ñe doaï. Khi caû hai ñi ngang– laàn choùt – vöôøn Tuileries, cöïu hoaøng naém tay ñöông söï, noùi : « Anh baïn giaø Theùbault cuûa toâi ôi ! Coù caùi gì baùo vôùi toâi raèng toâi seõ khoâng trò vì..Anh bieát khoâng , nöôùc Anh choáng laïi vieäc toâi trôû veà Vieät Nam. Hoï ñeà nghò taëng toâi ba möôi trieäu neáu toâi boû yù ñònh aáy. » . Caâu chuyeän naøy caàn ñöôïc ñoùn nhaän vôùi söï deø daët vì ai cuõng bieát chính saùch traõ töï do cho caùc thuoäc ñòa, deùcolonisation, cuûa Luaân Ñoân ñi sôùm , thöïc teá vaø khoân kheùo hôn Paris, nhieàu nôùi khoâng ñoå moät gioït maùu. Vieäc Duy Taân hoài loan khoâng chaéc laøm Chính phuû Anh lo ngaïi seõ gaây aûnh höôûng daây chuyeàn ñoái vôùi caùc thuoäc ñòa Anh ôû AÙ chaâu vì khoâng baûo ñaûm taùi laäp traät töï ôû Vieät Nam. Hôn nöõa, chieác maùy bay laâm naïn laø moät chieác maùy bay cuûa Phaùp, khoâng phaûi cuûa Anh.

Moät giaû thuyeát khaùc (khoâng coù baèng chöùng cuï theå) ñaùng löu yù hôn laø moät soá ñaûng phaùi Phaùp, thuoäc phe taøi phieät, tìm caùch thuû tieâu Duy Taân vì sôï maát quyeàn lôïi moät khi VN ñöôïc ñoäc laäp. Theo Alain de Boissieu keå laïi : ngaøy 26.12.1945, töôùng De Gaulle noùi, khi chaùnh vaên phoøng Pelewski ñeán baùo hung tin Duy Taân töû naïn, : « Vraiment la France n’a pas de chance, Quaû thaät nöôùc Phaùp khoâng may maén ! »

Caâu hoûi neân ñaët ra ôû ñaây : chieán thuaät cuûa Duy Taân ñaáu tranh ñoäc laäp cho VN coù hôïp caùch hay khoâng vaø hy voïng thaønh coâng ra sao ? Giôùi ngöôøi Vieät taïi Paris - sinh vieân, trí thöùc vaø thôï thuyeàn , ONS..v..v.. - sau nhöõng dòp tieáp xuùc vôùi cöïu hoaøng, laàn hoài chuyeån töø söï ngöôûng moä qua thaùi ñoä thaéc maéc vaø laïnh nhaït. Hoï cho raèng Duy Taân quaù döïa vaøo Phaùp, ñoøi hoûi chöa ñuû vaø quaù chaäm veà chuû quyeàn / thoáng nhöùt cuûa Ñaát nöôùc, coøn quaù vöôùng víu vôùi khaùi nieäm Lieân Hieäp Phaùp. Maët khaùc, trôû veà VN trong boä binh phuïc cuûa Thöïc daân , döôùi söï che chôû cuûa baûn Tuyeân ngoân Brazzaville baát hôïp thôøi, laø moät ñieåm khoâng hay veà taâm lyù quaàn chuùng. 

Taùc giaû baøi naøy coù hoûi hoaøng töû Georges Vónh San thì ñöôïc traû lôøi : Suoát 30 naêm tha höông taïi ñaûo La Reùunion, Duy Taân bò Phaùp coâ laäp hoaøn toaøn, voâ cuøng coâ ñôn, khoâng tieáp xuùc vôùi baùo chí hay moät Vieät kieàu naøo töø Phaùp hay töø VN qua. Tai Paris luùc ñoù, tuyeân truyeàn cuûa Vieät Minh raát maïnh, nhöõng ñoøi hoûi cuûa Baûo Ñaïi laãn Hoà Chí Minh vöôït xa nhöõng gi Duy Taân ghi trong baûn Di Chuùc Chính trò vaø caùc lôøi tuyeân boá cuûa oâng. 

Moät laàn khaùc, taùc giaû baøi naøy hoûi theâm : coù bao giôø cöïu hoaøng Duy Taân nghó ñeán vieäc thaønh laäp moät chính phuû löu vong hay tìm caùch ñaøo thoaùt khoûi La Reùunion ñeå trôû veà Vieät Nam hay khoâng ? Hoaøng töû Georges Vónh San ñaùp : Khoâng. Duy Taân khoâng coù moät taác saéc trong tay vaø phöông tieän toái thieåu (tieàn baïc, haäu thuaån daân söï, boä tham möu…). Hôn nöõa, ñòa theá cuûa ñaûo La Reùunion, cheo leo giöõa Aaùn Ñoä Döông meânh moâng khieán cho söï vöôït bieån raát nguy hieåm. Duy Taân chæ coù taám loøng son saét yeâu nöôùc, vaãn giöõ chí khí tranh ñaáu ñeán cuøng. OÂng tin Phaùp seõ thay ñoåi chính saùch döôùi aùp löïc cuûa thôøi cuoäc vaø traùnh cho VN moät cuoäc chieán ñaåm maùu. OÂng khoâng thaáu hieåu – tieác thay ! - möu ñoà cuûa Hoà Chí Minh vaø Coäng saûn Ñeä tam Quoác teá. OÂng khoâng naém vöõng nhöõng thay ñoái quaù mau taïi VN. Duøng khoå nhuïc keá cuûa Haøn Tín vaø Vieät Caâu Tieån khoâng ñuû ñeå cöùu vaõn tình theá. 

Duø sao, trong söû saùch, Duy Taân laø moät anh huøng daân toäc, moät göông saùng chieán ñaáu. Sanh baát phuøng thôøi vaø khoâng naém kòp cô hoäi. Moät naïn nhaân cuûa Ñeá quoác Thöïc daân, khi phaät loøng thì chuùng truaát pheá, khi bí loái thì chuùng phuïc hoài ñeå mong lôïi duïng.Môùi hay cuû, thöïc daân vaãn laø thöïc daân. Khi laù baøi (chính thoáng) Baûo Ñaïi thaát baïi, chuùng xoay qua duøng laïi moät laù baøi khaùc maø chuùng ñaõ huûy tính caùch chính thoáng khoâng nöông tay. Duy Taân thaáy roû ñieåm naøy luùc oâng tuyeân boá vôùi ngöôøi baïn thaân E. P Theùbault : « Seõ khoâng coù leã ñaêng quang, ñaêng kieát gì heát ! Toâi khoâng heà thoaùi vò bao giôø vaø treân maët phaùp lyù, toâi vaãn laø Hoaøng ñeá. Toâi laáy laïi ngai vaøng cuûa toâi nhö laø sau moät chuyeán du haønh. » Giaác mô, buoàn thay, khoâng bieán thaønh söï thaät. 

Ngaøy 28.3.1987, haøi coát cuûa Hoaøng ñeá Duy Taân ñöôïc gia ñình ñöa töø M’Baiki, Trung Phi, veà Paris laøm leã caàu sieâu taïi Vieän Quoác teá Phaät hoïc Vincennes vaø sau ñoù, an taùng taïi An Laêng, Hueá, caïnh nôi an nghæ cuûa Thöôïng Hoaøng Thaønh Thaùi ngaøy 6.4.1987.
Vua Duy Taân löu laïi cho theá heä laõnh ñaïo Vieät veà sau moät baøi hoïc vaø kinh nghieäm voâ giaù. OÂng khoâng hy sinh voâ boå. Vieät Nam haõnh dieän veà Hoaøng ñeá Duy Taân.
LÂM LỄ TRINH

30.4.2005

Thủy Hoa Trang

Californie

THƯ TỊCH:

1- Hồ sơ vua Duy Tân, by Hoàng Trọng Thược, nxb Mõ Làng, San José, Californie, 1993

2- Sur la Route Mandarine, Roland Dorgeles, Albin Michel, Paris 1929

3- “Bên giòng lịch sử Việt Nam, 1940-1975”, Lm Cao Văn Luận, Tantu Research, Sacramento. 1983

4- Les carnets secrets de la décolonisation, George Chaffard, Calman Lévy, 1965

5- Mémoire de guerre, Charles de Gaulle, Plon 1964. Paris 1965

6- “Destin tragique d’un Empereur d’Annam : Duy Tân / Vĩnh San”, by E.P Thébault

7- Le Dragon d’Annam par Bảo Đại, Plon, Paris, 1980

8- Việt Nam Tranh Đấu Sử, do Phạm Văn Sơn, Hànội, 1951

9- “Các Hoà ước Pháp-Việt dưới thời Nhà Nguyễn”, by Nguyễn Hữu Thứ trong Đặc san tưởng niệm Ba vị Hoàng đế Cách Mạng, California 2004, trang 134-138

10- Duy Tân ou l’étrange destin d’un Empereur d’Annam, par Eùtienne Boulé & Dương Văn Sa, Paris, Calmann Lévy 1973

BS. hỒ VĂN CHÂM * kHẢI ĐỊNH

Khải Định Nghĩ Về Đồng Khánh

Minh Vũ Hồ Văn Châm


Khải Định và Đồng Khánh là niên hiệu của hai ông vua Triều Nguyễn. Đồng Khánh là vua cha, Khải Định là vua con. Nhưng Khải Định nghĩ về Đồng Khánh không phải là câu chuyện ông vua con nghĩ về ông vua cha. Đây là câu chuyện người học trò con trai nghĩ về người học trò con gái. Thật vậy, Khải Định và Đồng Khánh là niên hiệu của hai ông vua Triều Nguyễn đã được đem đặt tên cho hai ngôi trường trung học nổi tiếng ở Huế, Trường Trung Học Khải Định và Trường Nữ Trung Học Đồng Khánh. Khải Định nghĩ về Đồng Khánh là câu chuyện người học trò con trai ở trường Khải Định nghĩ về người học trò con gái trường Đồng Khánh kế bên.
Trường Khải Định và trường Đồng Khánh cùng quay mặt ra đường Lê Thái Tổ. Phía trước là sông Hương. Bên kia sông là Kinh thành, một giải trường thành rêu phong cổ kính, vọng lâu ngất ngưỡng, kỳ đài vòi vọi. Hai ngôi trường ở kế bên nhau, cách nhau một con đường nhỏ, có bờ tường thấp. Cách nhau một con đường cho có lệ vậy thôi, chừng như để nhắc nhở những cặp chim non tập tễnh những bước đầu đời trên con đường phiêu lưu tình cảm cần lưu tâm đến miệng thế thị phi. Chứ đường ngang lối tắt Thành phố Huế thiếu gì ngõ ngách quanh co, mà học trò hai trường mỗi lần bãi học, tuy cách nhau trước sau mười lăm phút, nhưng cứ như là ong vỡ tổ, người đi xe đạp, kẻ đi bộ, nếu có tình ý chi mà "kẻ nhìn tận mặt người e cúi đầu" thì có thiếu gì cơ hội, cần chi phải tìm gặp nhau nơi con đường nhỏ ngăn đôi hai bờ tường!
Nói cho ngay thì con đường nho nhỏ ngăn đôi hai ngôi truờng cũng đã từng có huyền thoại. Hồi tôi mới chân ướt chân ráo vào trường Khải Định cuối năm 1945, tôi đã được các anh lớn kể cho biết trước kia, khi còn có nội trú bên trên các dãy lầu của Khải Định và Đồng Khánh, có đôi tình nhân học trò yêu nhau thắm thiết mặn nồng, nhưng "yêu nhau thì đặng mà lấy nhau thì không đặng" nên cả hai, vào một đêm nhạt ánh trăng sao đã leo lên cửa sổ phòng nội trú, bám vào ống máng, chàng bên này lầu tây, nàng bên kia lầu đông, cách nhau một con đường nhỏ có bờ tường thấp, để "nhìn nhau mà lệ ứa" hết khóc lại than, rồi trong một lúc quá đau đớn mà mất cảnh giác nên sẫy tay, để thân xác rơi xuống lòng đường nặng nề như hai trái mít rụng, nát thịt tan thây. Người đời cho rằng thôi thế cũng là hay, cát bụi lại trở về với cát bụi, cứ để họ trả cho xong cái nợ hình hài, rồi tình yêu ấp ủ bấy lâu sẽ theo gót linh hồn vừa được giải thoát mà thăng hoa vào cõi vĩnh hằng.
Truyện kể như vậy, hồi nhỏ tôi nghe thì nghe vậy thôi, thơ ngây chẳng nghĩ ngợi gì. Sau này khôn lớn, nhớ lại chuyện xưa, tôi nghĩ rằng câu chuyện chẳng hợp lý cho lắm. Trường nội trú đâu phải là trại giam kiên cố đối với nguời tình học trò con trai, càng không phải là cung cấm thâm nghiêm đối với người tình học trò con gái. Vậy thì cuối tuần nghỉ học, thiếu gì cơ hội gặp nhau. Lầu đông lầu tây tuy có ngăn cản chim xanh đưa tin đi lại trong những ngày đi học, nhưng chiều chiều tan lớp, chàng bên này đường, nàng bên kia đường, vẫn có thể nhìn nhau qua đôi khung cửa sổ, để cho chàng mơ mộng :
"Lầu tây đối diện lầu đông,
"Nắng chiều đỏ ối nhuộm hồng chấn song.
"Vẩn vơ lòng những hỏi lòng,
"Người đâu ở chốn lầu đông áo hồng?
và mong ước :
"Mơ theo lá gió chim cành,
"Luồn qua ngăn cách cho mình có nhau."
Rồi tình cảnh có trắc trở, duyên phận có bẽ bàng, có muốn cùng chết bên nhau cho trọn vẹn lời thề thì thiếu gì nơi thuận lợi, này cầu Bạch Hổ, này Ngã ba Sình, sông sâu nuớc chảy, chỉ một phút buông xuôi là rũ sạch nợ đời, việc gì phải leo lên khung cửa sổ, bám vào ống máng bờ tường để tìm cái chết nặng nề, đã không thơ mộng mà lại cũng chẳng thoải mái chút nào!
Theo với thời cuộc đổi thay, con đường biên giới giữa hai ngôi trường cũng thay đổi theo. Đầu năm 1946, trường Khải Định được nhường cho quân đội Pháp đóng quân. Cho đến hơn mười năm sau, khi quân dội Pháp rút về nước và trường Khải Định lấy lại tên cũ là Trường Quốc Học, con đường nho nhỏ từng có huyền thoại riêng đã trở nên đìu hiu quạnh quẽ, vắng bóng học trò. Ngay cả người dân thuờng cũng lánh xa con đường đó. Ai dại gì đi qua những lỗ châu mai lấp ló nòng súng và những tròng mắt trắng dã của những nguời lính gốc Phi châu.
Con đường biên giới giữa hai ngôi trường bây giờ được chuyển vào bên trong truờng Đồng Khánh. Số là truờng Khải Định, sau một thời gian phải dời vào Đại Nội, rồi qua trường Việt Anh, lên trường Lý Thường Kiệt, giữa năm 1948, được chia một nửa cơ ngơi của trường Đồng Khánh. Khải Định được phân nửa nằm ở phía tây con đường đi từ cổng chính đến sân chơi (préau). Học trò của Khải Định đi học, đi vào cổng chính, nhưng chỉ được đi theo con đường đó một đoạn ngắn mà thôi. Qua khỏi văn phòng hiệu trưởng là phải rẽ vào con đường nhỏ đi thẳng đến dãy lầu lớp học. Học trò của Đồng Khánh đi học, đi vào cổng bên, phía dinh Phủ Doãn, qua khỏi cổng là đến ngay dãy lầu lớp học đối diện. Như vậy, con đường biên giới giữa hai ngôi truờng , trừ phần ngoài cổng chính đi vào, không một học sinh nào được phép đi lại. Sáng sáng, vào giờ tựu trường, chỉ thấy thầy hiệu trưởng Nguyễn Hữu Thứ thong dong đạp chiếc xe đu-ra bóng lộn từ cổng chính tiến vào, theo con đường biên giới đến cột cờ, từ từ rẽ sang phải, đi về phòng giáo sư, và trăm lần như một, xe thầy còn xa mới tới bậc thềm đã thấy bác Tôn tùy phái văn phòng chạy ra đỡ lấy xe mang vào bên trong. Đây là màn show rửa mắt buổi sáng quen thuộc của bọn học trò con trai chúng tôi.
Thầy hiệu trưởng Nguyễn Hữu Thứ được tiếng là người quen biết rộng, nên thầy qui tụ được một số giáo sư nổi tiếng. Lại nữa, Thủ Hiến Trung Việt hồi đó là ông Phan Văn Giáo là người biết chiêu hiền đãi sĩ. Nhiều nhân sĩ Bắc Hà vừa ở vùng cộng sản trở về thành, e ngại ở Hà Nội bị rắc rối với chính quyền thân Pháp ngoài đó nên đã tìm vào Huế qui tụ dưới trướng ông Phan Văn Giáo để nương tựa. Bỡi các lẽ đó, trường Khải Định có được những giáo sư cừ khôi như Nguyễn Đức Quỳnh (Trốt kít), Đái Đức Tuấn (Nhà văn), Từ Ngọc Toản (Nhạc sĩ), Nguyễn Khắc Du (Đại Việt), Lê Hữu Khải (Việt Quốc), Ngô Văn Hân (Việt Quốc), Phan Ngô (Việt Quốc), Cao Văn Luận (Triết học), Bạch Văn Ngà (Toán học), Tôn Thất Lương (Hán học), Nguyễn Văn Thích (Hán học) v.v... Một số giáo sư và nhân viên ngành giáo dục được bố trí ở trong khuôn viên nhà trường. Những vị có gia đình, trong những ngày tạnh ráo, lúc sáng sớm tinh mơ chưa nổi trống tựu trường, hay những buổi chiều tà sau giờ tan học, thường đưa cả nhà tung tăng đi dạo trên con đường biên giới ngăn đôi phần đất hai ngôi trường Khải Định-Đồng Khánh. Cảnh đẹp thơ mộng đất đế đô chừng như thêm phần rực rỡ vì bóng sắc kiều mị của những người đẹp Bắc Hà như phu nhân giáo sư Trịnh Hồ Uy, bào muội giáo sư Vũ Đình Chính. Ngược lại, cũng có nhiều gia đình cư ngụ trong khuôn viên nhà trường mà rất mực cổng kín tường cao, quanh năm không hề có ai được giáp mặt, chỉ "kiến kỳ thanh mà bất kiến kỳ hình", trong số này có người bạn của tôi thời "trúc mã thanh mai", trước năm 1945 ở nhà liền nhau, chơi với nhau rất thân thiết :
"Thiếp phát sơ phú ngạch
"Chiết hoa môn tiền kịch.
"Lang kỵ trúc mã lai
"Nhiễu sàng lộng thanh mai.
"Đồng cư Trường Can lý
"Lưỡng tiểu vô hiềm xai.
(Trường Can Hành. Lý Bạch)
Hồi tản cư cuối năm 1946, tôi còn gặp lại bạn tôi lần chót trong một cái quán nhỏ vùng Ưu Điềm, bạn tôi đứng trông hàng giúp mẹ. Rồi thôi. Bây giờ, ngày ngày đi học, tôi nghe bọn học trò con trai ca tụng bạn tôi ghê gớm lắm, thế mà tôi chẳng biết mặt mũi bạn tôi bây giờ thay đổi ra sao. Hẳn là bạn tôi đã lớn và xinh đẹp lắm.
Cuối năm học 1948-1949, Hội Đồng chấm thi Trung học Đệ nhất cấp ở Huế tổ chức thi tại trường Khải Định. Ban A là ban Hán tự chỉ có thí sinh của trường Khải Định dự thi mà thôi. Ngược lại, ban B là ban Anh văn rất đông thí sinh, ngoài thí sinh của hai trường Khải Định, Đồng Khánh, còn có thí sinh các trường Pellerin, Providence, Nguyễn Du, Lycée francais v.v... Điều đáng nói là thầy cô trường Đồng Khánh năm đó hạ quyết tâm dành giải khôi nguyên cho thí sinh của trường. Trước ngày thi cả tháng trời, Hội Đồng Giáo sư trường Đồng Khánh nhóm họp, có cả các đại diện học sinh các lớp đệ tứ của trường tham dự. Trong kế hoạch đoạt giải khôi nguyên có mục nhận diện đối thủ tức là khoanh tên những nam thí sinh có khả năng đậu đầu kỳ thi năm đó. Tin tức tình báo của bọn học trò con trai Khải Định chúng tôi cho biết là sổ đen của ban tham mưu trường Đồng Khánh có ghi các tên Ngô Đình Long, Thái Công Tụng, Nguyễn Xuân Chánh và Hồ Văn Châm. Hồi đó, Bùi Hữu Lân cũng học giỏi có tiếng, nhưng vì Bùi Hữu Lân dự thi ban A Hán tự nên không can dự gì đến quyết tâm tranh giải khôi nguyên của trường Đồng Khánh, do đó mà Bùi Hữu Lân thoát khỏi sự chiếu cố của bàn tay các người đẹp. Đến ngày thi, lúc giám khảo xướng danh vào phòng, nghe tôi và Nguyễn Xuân Chánh ngồi liền bên nhau, nhiều tiếng thì thào đã nổi lên. Giám khảo phòng thi của chúng tôi là giáo sư Hồ Văn Lê trường Đồng Khánh. Suốt mấy ngày thi, thầy Lê giám sát tôi và Nguyễn Xuân Chánh sát nút. Thầy bắt hai chúng tôi ngồi tách ra xa nhau, mỗi đứa ở tít tận một đầu bàn. Kỳ thi năm đó, tôi đậu đầu và Nguyễn Xuân Chánh đậu thứ sáu. Người học trò con gái trường Đồng Khánh đậu cao nhất có ngôi vị thứ 18. Từ năm đó, chúng tôi không còn nghe bên trường Đồng Khánh bàn bạc chuyện tranh giải khôi nguyên với bọn học trò con trai chúng tôi nữa. Điều lý thú là thầy Hồ Văn Lê là chú họ của tôi. Dạo đó tôi biết chú nhưng chú không biết tôi. Chiến tranh liên miên, đâu còn có dịp nhóm họ nhóm làng để cho người lớn biết đến bọn nhỏ. Mãi mấy năm sau, nhân dịp họ chúng tôi họp để phiên dịch gia phả bản chữ Hán ra quốc ngữ, thầy Hồ Văn Lê và tôi mới có dịp nhận chú cháu, và khi nhắc lại câu chuyện thi cử mấy năm về trước, thầy Hồ Văn Lê cũng thấy câu chuyện là nực cười.
Trường Đồng Khánh thuở đó chưa có các lớp trung học đệ nhị cấp, nên học trò con gái sau khi thi đậu trung học đệ nhất cấp là phải qua học tiếp bên trường Khải Định. Lớp Đệ tam Khoa học A năm đó được vinh hạnh đón nhận 8 cô, vừa vặn ngồi hai bàn đầu. Có mặt học trò con gái cũng không làm cho bọn học trò con trai tử tế hơn được chút nào. Lý do là vì đa số học trò con trai so ra thì nhỏ tuổi hơn học trò con gái lại chưa biết làm duyên làm dáng. Một số ít lớn tuổi hơn, đã biết ăn biết diện, thì đi tìm thần tượng ở lứa con gái nhỏ tuổi đang còn cắp cặp ngày ngày sắp hàng vào các lớp học ở bên kia con đường biên giới phân chia hai ngôi trường. Tết năm đó tôi có bài thơ tám câu ghi tên 8 cô bạn học cùng lớp :
"Thần Kinh vui đón tiết XUÂN AN,
"HƯƠNG THẢO bâng khuâng quyện lá vàng.
"Gió thổi LÊ rơi đầy thạch động
"Mây đùn lụy nhỏ ngút THIÊN THƯƠNG
"THANH HÀ một giải chia đôi ngã,
"THU CÚC mười bông đã chín tàn.
"Mũi chỉ đường KIM CHI phải bận,
"CẨM HÀ một bức hóa công ban.
Bài thơ này chẳng có ý tứ gì sâu sắc, chỉ là loại thơ lắp ghép cho đủ chữ đủ vần, nhưng bọn học trò con trai chúng tôi ồn ào chuyền tay nhau đọc, xem chừng đắc ý lắm. Đến giờ ra chơi, bạn Lê Mộng Quán viết bài thơ lên bảng đen, lại lấy phấn màu tô rồng tô phượng, nắn nót mấy chữ chúc mừng xuân mới rất chi là "hoa lá cành". Nhưng không may cho chúng tôi, giờ học tiếp theo là giờ thầy Phan Ngô. Vừa trông thấy cái bảng đen đầy màu sắc, thầy Phan Ngô đã vội nghiêm nghị nói lớn : "Anh nào viết lăng nhăng lên bảng thì lên chùi đi ngay". Bạn Lê Mộng Quán lại phải vội vã lên bảng xóa sạch tất cả, và chúng tôi tiu nghỉu ngồi im nhìn bụi phấn bay qua khung cửa sổ.
Một trong những vẻ đẹp linh hoạt của thành phố Huế là cảnh tan học của hai trường Khải Định-Đồng Khánh, nhờ vào dòng người áo trắng nữ sinh. Trường Jeanne d' Arc, trường Mai Khôi, trường Bồ Đề cũng có nữ sinh, nhưng cảnh tan học không bì được với cảnh tan học của hai trường Khải Định-Đồng Khánh. Trường Trưng Vương, trường Couvent du Domaine de Marie ở Hà Nội, trường Trưng Vương, trường Gia Long, trường Marie Curie ở Sài Gòn, những trường này thiếu gì nữ sinh sắc nước hương trời. Thế nhưng cảnh tan học của những trường này cũng không bì được với cảnh tan học của hai trường Khải Định-Đồng Khánh. Lý do là vì học sinh những trường này vừa ra khỏi cổng là phân tán ngay ra bốn phương tám hướng. Trong lúc đó, học sinh hai trường Khải Định-Đồng Khánh ra khỏi cổng thì chỉ một phần rất nhỏ ngược lên Bến Ngự, Nam Giao, còn tuyệt đại bộ phận thì theo đường Lê Thái Tổ xuôi xuống phía cầu Trường Tiền, nhiên hậu mới phân rẽ làm hai dòng, dòng qua Thành Nội, dòng xuống Tòa Khâm. Suốt một đoạn đường Lê Thái Tổ từ cổng truờng đến chân cầu Trường Tiền, những tà áo trắng nối tiếp nhau diễn hành, hàng hàng lớp lớp cho người thế gian chiêm ngưỡng. Ai đi xa Huế mà không cảm thấy cái nhớ nhung bàng bạc trong tâm hồn, mỗi khi hồi tưởng đến cảnh tan học Khải Định-Đồng Khánh. Ai trở về Huế khi chưa quá đỗi già nua, nhựa sống trong người chưa cạn kiệt, mà không thử một lần đi ngược đường Lê Thái Tổ vào giờ bãi trường. Tôi còn nhớ cảnh nhà văn Tô Kiều Ngân mang lon trung úy trên vai nhưng đầu để tóc trần chải mượt, lái chiếc xe jeep quân đội bỏ mui, sáng sáng chiều chiều, từ từ đi ngược dòng người nữ sinh áo trắng. Đối với con mắt lạnh lùng của người nhà binh tuân thủ quân kỷ thì đó là chuyện không được làm, nhưng đối với tâm hồn khai phóng của người thanh niên văn nghệ thì đó là thơ, là nhạc, là mộng, là mơ, là cuộc sống hết mình, là sống cho đáng sống. Dù đã đi xa hay vẫn còn ở lại, dù có trở về hay mãi mãi ly hương, những ai xưa kia vốn là người của Khải Định, có khi nào nghĩ về Đồng Khánh, thì trước hết vẫn nghĩ đến cảnh bãi trường Khải Định-Đồng Khánh với dòng người áo trắng nữ sinh :
"Ta nhớ kinh kỳ ngày đầu thu năm ấy,
"Đường Lê Thái Tổ rải hoa nắng lung linh.
"Bím tóc đong đưa xuôi bờ vai nhún nhẩy,
"Theo buớc chân em, lòng ta rợn ngợp men tình...
Thế là Khải Định nghĩ về Đồng Khánh suốt cả cuộc đời, trọn cả kiếp người. Với tình yêu và lòng bao dung độ lượng :
"Đôi ta như keo sơn
"Gắn liền thành một khối
"Không thể chia lìa.
"Mãi mãi đến muôn vạn ngày sau.

Ottawa, tháng tư, 1996
Minh Vũ Hồ Văn Châm


THẾ VIÊN * DỌC ĐƯỜNG

 DỌC ĐƯỜNG
THẾ VIÊN
Tôi ở miền Trung xứ cát dừa
Sông Hương núi Ngự đọng buồn xưa
Bút nghiên đốt sạch theo chinh chiến
Trôi dạt vào Nam gối giấc mơ

Cứ mỗi buổi chiều tôi gặp em
Áo vàng lẫn với nắng vàng êm
Em nhìn núi biếc in trong mắt
Ngơ ngẩn tôi về thức trắng đêm

Thương nhớ em rồi không ước hẹn
Núi sông chuyện cũ tưởng phai mờ
Bỗng dưng một sáng trùng dương gọi
Tôi vội lên đường quên giấc mơ

Tôi bốn phương trời em một phương
Gặp nhau từ buổi biết yêu đương
Sông hồ cách biệt xa đôi ngã
Em ở miền Nam tôi dọc đường


*Thế Viên tên thật Hồ Thế Viên , sinh năm 1936 , tại Huế. Sĩ quan QLVNCH (khóa 14 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức) , cựu giáo sư trung học Nguyễn Ðình Chiểu Mỹ Tho . Thi phẩm đã xuất bản : Người Yêu Tôi Khóc ( 1959) , Ðau Thương ( 1960), Nỗi Buồn Của Anh (1961) , Khuôn Mặt Chúng Ta ( 1965) ....

NGUYÊN SA * ĐỀ TÀI

Sự sáng tạo đề tài

Đã nhìn kỹ rồi cái sự cần lắm của ý thức về sự sáng tạo. Bây giờ ta thử ném nó, cái ý thức đó, vào một khía cạnh của sự sáng tạo là sự sáng tạo đề tài. Vấn đề đại khái như thế này.
Giai đoạn bắt chước, sao chép, trong cuộc đời những người muốn thể hiện một tác phẩm nghệ thuật, muốn hình thành bằng văn tự, âm nhạc hoặc đường nét các nhu cầu sáng tạo thần thánh, thường là giai đoạn khởi đầu. Sự bắt chước ấy có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức.
Biết rằng có những tập thể đông, vắng của những người viết, vẽ, đàn trong dĩ vãng, đã tạo dựng được sự nghiệp, những người trẻ tuổi, trong những ngày tháng say mê văn nghệ đầu tiên, mặc dầu sự vắng thiếu một lý thuyết văn nghệ chỉ đường, một quan niệm thẩm mỹ nền tảng, đã thành lập những "văn đoàn", "thi đoàn", "nhóm nghiên cứu". Những "văn đoàn chim non", "thi đoàn hoa ban đêm"… nói lên niềm khao khát "làm giống", sự ngưỡng mộ thần tượng. Họ muốn làm giống "Tự lực Văn đoàn", "Nhóm Pléiade". "Phái siêu thực", "Trường lập thể", "chủ nghĩa Hiện hữu".
Say mê những "Tình thứ nhất", Đoạn tuyệt, Số đỏ, Vang bóng một thời… người viết kia đã cất kỹ trong ngăn kéo những kỉ niệm, ấn loát trên những trang "thơ độc giả", những "chuyện mỗi ngày", những tác phẩm đầu tiên mà danh hiệu mang nặng dấu vết của những trái núi lớn: "tình nguyên thuỷ", "tan vỡ", "dứt tình"… Người vẽ trẻ tuổi này trình bày người thiếu nữ "cổ rất dài", "người mẹ Việt Nam bồng con", "làng mạc trong bão tố". Trong đôi mắt, thớ cổ của người thiếu nữ, trong cánh tay người mẹ, giữa ngọn gió chạy qua làng, người thưởng ngoạn nghệ thuật nhìn thấy tình yêu Modigliani, sự say mê Picasso, lòng ngưỡng mộ Vlaminck. Và cuốn sách này có những chương mục của tác phẩm Sartre, bài thơ kia có hơi thở Eluard, dáng điệu Apollinaire. Những người này muốn làm một Picasso, một Eluard, một Sartre Việt Nam. Người khác muốn trở thành một Nguyễn Tuân, một Huy Cận, một Vũ Hoàng Chương, một Nhất Linh của thời hậu chiến. Những người viết, người vẽ, người đàn, của thời đại này cũng đã thổi được một ngọn gió khát khao vào những đôi mắt tuổi trẻ. Nhưng giai đoạn bắt chước, sao chép, giai đoạn khởi đầu của cuộc đời sáng tạo sẽ bị vượt qua trong cuộc đời sáng tạo của mỗi người. Cần lắm. Giai đoạn ấy, tất nhiên, không đáng chê trách nếu chỉ là một giai đoạn. Người tập sự hội hoạ kia chẳng phải mang giá vẽ vào Louvre chép lại, tập lại những đường nét sấm sét của những "bậc thầy" đó sao? Nhưng đó chỉ là giai đoạn cần phải được vượt qua. Sẽ có một lúc người viết, vẽ nhìn lại tác phẩm của nó, nó nhìn thẳng với đôi mắt sáng của ý thức, vào tác phẩm của nó và nhận chân rằng tác phẩm ấy không nói lên điều gì khác ngoài tình yêu Picasso, sự quý mến Sartre, sự ngưỡng mộ Nhất Linh. Đôi cánh lớn đó nâng nó lên nhẹ nhõm như những hòn đá nhỏ cấu vào núi lớn, nhánh gầy yếu của dòng sông to, cành khẳng khiu, cỏ dưới chân cổ thụ vững mạnh. Nó chợt nhận thấy rằng nó chỉ là những "mẩu Eluard", "mẩu Vũ Trọng Phụng", "mẩu Buffet". Ý thức soi chiếu, thiêu đốt nói rằng: sự say mê sáng tạo là một mảnh đất phong phú. "Giai đoạn bắt chước" là cỏ hoang. Loài hoa quý xuất hiện sau khi phạt cỏ hoang, cầy đất đai, trồng hạt giống. Ý thức về sự thất bại cần thiết như một ngọn lửa thiêu đốt mở đầu cho một cuộc thoát xác. Người sáng tạo nói với tâm hồn mình rằng: không được. Những tác phẩm đã thành hình này (mà tôi đã yêu mến chân thành, say mê đến cùng độ) chưa phải là tôi. Nó chỉ là "vang bóng" của những người đi trước tôi. Nếu tác phẩm đó là tôi chỉ còn tấm gương phản chiếu nhan sắc của kẻ khác. Tôi không thể là tấm gương. Tôi phải là nhan sắc. Người sáng tạo ấy là Chateaubriand thì lời nói của tâm hồn sẽ mang hình thức của câu văn: "Thiên tài là người không bắt chước ai và không ai bắt chước được nó". Lời nói đã cô đọng trong bài diễn văn L'esprit nouveau et les poètes khi người sáng tạo là Apolinaire, Préface de Cromwell khi nó là Victor Hugo, Tuyên ngôn của phái siêu thực khi nó là André Breton. Tất cả đều nói lên tiếng nói dõng dạc của ý thức sáng tạo: phải độc đáo! "Giai đoạn bắt chước" là một giai đoạn tập sự. Cần thiết? Đúng. Nhưng chưa đủ. Phải nhường chỗ cho tác phẩm thật.

Nó như thế nào? Tác phẩm độc đáo có những đặc tính gì? Thân hình người đàn bà đẹp ấy được thẩm định bởi hệ thống đo lường nào? Không có tiêu chuẩn chính xác tuyệt đối nào. Không có đơn vị, kích thước toán học nào. Không có một giải đáp, một câu hỏi dứt khoát nào. Có nhiều, câu đầu tiên có thể là: nó phải nói lên điều chưa ai nói bao giờ. Và "điều chưa ai nói bao giờ" đó, trước hết là đề tài mới. Người sáng tạo, trước hết, phải tìm được cho tác phẩm của mình một trong những đề tài độc đáo. Cái mà người muốn làm tác phẩm thi ca, tiểu thuyết, hội hoạ nói tới phải là cái mà nó là người đầu tiên nói lên. Tác giả Truyện Kiều là người đầu tiên nói lên sự xung đột giữa Tự do và Định mệnh. Hồ Xuân Hương là người đầu tiên nói tới cái "quạt", cái "đu", cái "cuộc cờ người". A. Camus: tình cảnh về sự phi lý. Khái Hưng: tục lệ thừa tự. Nhất Linh: con người và những hệ thống đạo đức, phong tục tập quán cổ truyền.

Nhưng thế nào là một đề tài mới? Những tác phẩm đã đi vào lịch sử và những tác phẩm đã bị gạt bỏ ra ngoài cho phép ta nhận thấy: có "cái mới thật" và "cái mới giả".

"Cái mới thật" gồm có "cái hoàn toàn mới" và "cái cũ rất mới".

Chọn những "đề tài mới giả tạo" thường là phản ứng của người sáng tạo muốn chống lại khuynh hướng bắt chước đã chi phối tác phẩm của mình trong dĩ vãng. Người vẽ này đặt câu hỏi: người đi trước tôi đã vẽ những gì? Cánh đồng lúa chín, buổi ban mai, dãy núi trùng điệp, con thuyền trên biển, chân dung thiếu nữ, cảnh xum họp, hội hè, ngựa chạy, khiêu vũ, tĩnh vật… Tất cả những gì tôi định vẽ, tưởng là chưa ai vẽ, càng đi sâu vào lịch sử hội hoạ càng nhận thấy rằng: người ta vẽ cả rồi. Tình ái, người chinh phụ, sự đợi chờ, giận hờn, mong nhớ, cô đơn, sự tương tư, niềm mong ước, tất cả những đề tài, tôi định nói bằng thơ, người ta đã nói hết. Và người định cấu tạo tác phẩm tiểu thuyết sẽ chẳng muốn nói đến sự ngoại tình khi đã gặp Bovary, chẳng muốn nói tới chiến tranh và hoà bình khi đã gặp Tolstoi, nhất định trừ bỏ loại mô tả tâm lý sau khi đọc Marcel Proust, sợ sẽ rơi vào Sartre, Camus khi muốn xây dựng tác phẩm có tính chất triết học. "Tất cả những phối hợp có thể thế, đều cạn, tất cả mọi hoàn cảnh đều mòn…", Balzac đã nhận định thế. Trong khi đó, dưới sự thúc đẩy của sự khao khát độc đáo, lòng ao ước sáng tạo thật không cho phép đi lại con đường mòn, chạy trên bánh xe cũ… Tìm đề tài mới ở đâu? Trong phút hứng khởi, nhiều người tưởng đã tìm được ngọc quý, bắt được chim lạ: "Chân dung con giun", "Bức hoạ số 28" "Nhạc khúc máy bay", "Nỗi buồn trong giờ thứ 25", "Cuộc đối thoại giữa hai ngón chân". Đúng rồi. Tác phẩm của tôi độc đáo. Chứng cớ: chưa ai vẽ chân dung con giun, đặt tên bức hoạ bằng số, chưa ai tạo nhạc khúc của một vật cơ giới là máy bay. Dòng suối, biển, sự dang dở, có; máy bay, chưa. Chưa ai làm thơ viết văn nói về cuộc đối thoại giữa hai ngón chân. Tôi độc đáo.

Nhưng cái mới, sự độc đáo đó chỉ là độc đáo giả tạo. Người khát khao sáng tạo vội vàng đã nhầm lập dị và sáng tạo, sự lố bịch và nghệ thuật. Những tác phẩm có những đề tài "mới giả tạo" có giá trị của những lời phản kháng cái cũ, dọn đường cho tác phẩm thật nhưng chưa phải là tác phẩm thật.

Những "cái mới rất cũ" là đề tài của những tác phẩm có vẻ mới. Đó là đề tài của những tác phẩm không có ai có thể bảo là cũ được vì chưa một tác giả nào đề cập tới bao giờ nhưng thật ra chỉ nói lại những tác phẩm đã có rồi. Gạt ra ngoài trường hợp những tác phẩm mô phỏng một hay nhiều tác phẩm ngoại quốc. Những tác phẩm phóng tác không xứng danh này có lẽ mới lạ, độc đáo với những người xa lạ. Tác phẩm có đề tài "mới rất cũ" là tác phẩm có đề tài chưa ai nói tới bao giờ nhưng tương tự với những đề tài khai thác rồi. Người thi sĩ này đứng trước một cành phong lan, một bầu trời, mặt biển liền tức cảnh: "Vịnh phong lan", "Gia Định thành hoài cổ", "Kỷ niệm Vũng Tàu". Ai dám bảo là những đề tài ấy cũ? Người sáng tạo đoán chắc rằng đó là những đề tài mới vì anh là người đầu tiên đưa hoa phong lan, thành Gia Định, biển Vũng Tàu vào thi ca. Bạn thơ khác đã chọn những tác phẩm khoa học làm đề tài: "Vịnh chiếc quạt máy", "Vịnh chiếc xe hơi"… Mặc dầu những người sáng tạo ấy đã hướng về những đề tài chưa ai đề cập tới, "cái mới" của họ "vẫn cũ". Những đề tài mới ấy vẫn còn ở trong khuôn khổ của những đề tài "ngâm phong vịnh nguyệt" cổ điển.

Lấy cái lập dị làm độc đáo, lấy sự mô phỏng làm sáng tạo, như hai trường hợp trên, chưa phải là đạt tới "cái mới thật sự". Vậy thế nào là đề tài thật sự mới? Vấn đề, tất nhiên, không phải là tìm kiếm để xác định để trước, "ra đề hạn vận" cho tác phẩm sáng tạo mà là xem xét những kinh nghiệm sáng tạo để lại trong các tác phẩm nghệ thuật có tính chất tương đồng nào, đề tài được chọn lựa được gửi đến những chiều hướng nào và bởi đó, tác phẩm tương lai có thể hình thành với những đề tài nằm trong khuôn khổ nào? Những tác phẩm sáng tạo đã có một chỗ đứng vững chãi trong lịch sử văn học nghệ thuật đã được kể là "mới" thường được hướng về một trong hai loại đề
tài mà tôi tạm gọi là đề tài lớnđề tài cá biệt.

Đề tài lớn có hai loại: tình yêuchiến tranh

Những tác phẩm lớn nằm trong khôn khổ của đề tài tình yêu thật vô cùng đông đảo với những mối tình của những Roméo và Juliette, Tristan và Iseult, Paul và Virginie, Kim Trọng và Thuý Kiều, Ngọc và Lan, Lolita và Humphrey Humphrey.

Sự phân tách chi tiết sẽ cho phép ta phân loại các tác phẩm chọn tình yêu làm đề tài chính thành nhiều loại khác nhau tuỳ theo loại tình yêu: tình yêu nam nữ, tình yêu tôn giáo, tình yêu Tổ quốc, tình yêu nhân loại, tình yêu thiên nhiên,… Mỗi loại tình yêu đó đều đã hơn một lần được chọn làm đề tài của tác phẩm và trong các loại tình yêu đó, tình yêu nam nữ rõ rệt đã được chọn làm đề tài cho một số lượng tác phẩm lớn lao hơn cả.

Cũng như tình yêu, chiến tranh đã là đề tài của nhiều tác phẩm lớn. Hemingway, Malraux, Tolstoi, Đặng Trần Côn với những Pour qui sonne glas, Adieu aux armes, La condition humaine, Chinh phụ ngâm đã nói lên chứng tích của vết chân của thần Mars.

Đề tài cá biệt nói lên điều chưa ai nói bao giờ. Đó có thể là một sự việc kỳ thú, một ý tưởng tân kỳ, một cảm xúc mới lạ… Đề tài lớn được chọn lựa nhiều lần bởi nhiều tác giả khác nhau, trái lại, đề tài cá biệt là đề tài chỉ được chọn và chỉ chọn được một lần. Khi một tác giả đã chọn một đề tài cá biệt nào đó để xây dựng tác phẩm thì không ai có thể trở lại đề tài ấy được nữa. Nói đến đề tài ấy người ta liền nghĩ đến tác giả ấy. Nó là nhãn hiệu của tác giả. Người thứ nhì đề cập tới sẽ chẳng bao giờ được coi là làm một công việc sáng tạo đứng đắn, một tác giả sáng tạo. "Chí nam nhi" làm người ta nghĩ đến Nguyễn Công Trứ. Có thể nói rằng "chí nam nhi" là Nguyễn Công Trứ. Nói đến sự "kéo xe", ta nghĩ đến Tam Lang, "Kỹ nghệ lấy Tây" bắt ta nghĩ đến Vũ Trọng Phụng. Và Beaudelaire là tác giả duy nhất của Ác hoa, Balzac tạo dựng trong văn chương xã hội Pháp của những năm 1815–1835. Prosper Mérimée nói về sự trả thù ghê gớm của người dân đảo Corse. Cũng vậy, những hoạ sĩ thường hướng một số đáng kể tác phẩm của mình về một đề tài cá biệt. Vlaminck là những cơn bão gió. Toulouse-Lautrec là những vó ngựa, vũ điệu của những cô gái ở Moulin Rouge, Van Gogh là những cánh đồng lúa chín…

Sự việc kỳ thú, một loại của đề tài cá biệt, có thể là một phong tục tập quán không còn tồn tại như lối uống trà, sự thưởng thức hương cuội, thú chơi thả thơ. Vũ Ngọc Phan đã đặt Khái Hưng của Thừa tự. Mạnh Phú Tư của Làm lẽ, Bùi Hiển của Nằm vạ, Trần Tiêu của Con trâu vào loại các tiểu thuyết gia hướng về sự mô tả phong tục. Đó có thể là nếp sống của một loại người: những sĩ tử của cuộc đời Lều chõng, những người thợ mỏ Lầm than, những nông phu lâm vào Bước đường cùng, những tay anh chị của cuộc đời Bỉ vỏ, những kẻ chui rúc ở Ngoại ô, những thanh niên Bốc đồng, nhà giáo Vỡ lòng - Đó có thể là nếp sống, cá tính của một người đặc biệt vì có "nét chữ tài hoa", có "lối chém treo ngành", có cuộc đời may mắn, "số đỏ", hay cuộc đời xông pha của "một chiến sĩ".

Ý tưởng tân kỳ có thể là "sự chống nam quyền", sự "lẫn lộn hữu ý cái thanh và cái tục" của nữ sĩ họ Hồ, quan niệm về danh dự của một Don Rodrigue trong tác phẩm của Corneille, quan niệm về sự cao cả, khắc kỷ của con chó sói của Vigny, Mười điều tâm niệm của Hoàng Đạo, tư tưởng hiện hữu của Hoàng Đạo, tư tưởng hiện hữu trong những tác phẩm của Sartre, sự chán chường trong Dans un mois, dans un an của Sagan…

Cảm xúc lạ có thể là sự "khát khao di chuyển" của tác giả Một chuyến đi, Thiếu quê hương, sự kinh hoàng trong tác phẩm của Edgar A. Poe, đời sống tiềm thức trong thi ca siêu thực, những mặc cảm lạ lùng của nhân vật của Dostoievsky, niềm rung động tôn giáo của Hàn Mặc Tử, đức tin của Claudel, nỗi buồn của người đàn bà đã "Lỡ bước sang ngang" dưới ngòi bút Nguyễn Bính.

"Đề tài cá biệt" tất nhiên, không phải chỉ gồm có 3 loại "sự việc kỳ thú", "ý tưởng tân kỳ", "cảm xúc mới lạ". Càng đi sâu vào lịch sử văn học nghệ thuật của các dân tộc khác nhau, bảng phân loại càng được mở rộng, ta càng tìm thấy nhiều loại "đề tài cá biệt" khác. Và với thời gian, những tác giả mới đóng góp thêm càng nhiều tác phẩm sáng tạo, ta lại càng tìm được thêm nhiều đề tài khác nằm trong khuôn khổ của loại đề tài mà ta gọi là "đề tài cá biệt". Đồng thời, cùng với sự gia tăng tác phẩm, người yêu văn nghệ lại bắt gặp thêm nhiều "sự việc kỳ thú", "ý tưởng tân kỳ" hơn, "cảm xúc mới lạ" hơn nữa.

Ý thức được hai loại đề tài, "đề tài lớn" và "đề tài cá biệt", người say mê sáng tạo sẽ bị đặt trước câu hỏi: nên chọn đề tài nào? Sự chọn lực nào sẽ cho ta thực hiện được tác phẩm có một chủ đề độc đáo.

Bắt gặp được một sự việc thật kỳ thú, một ý tưởng thật tân kỳ, một cảm xúc mới lạ sẽ mang lại ngay được cho người sáng tạo một chỗ ngồi riêng biệt trong thế giới nghệ thuật. Đó là ý tưởng hoặc rõ rệt, hoặc mơ hồ ít nhiều đã xuất hiện trong tâm hồn người khát khao sáng tạo khi nó tìm kiếm một đường đi. Bởi đó, người viết này đã tập trung nhiều thi phẩm trong khối lượng tác phẩm của mình để nói về biển, về cuộc đời thuỷ thủ, người lính nhẩy dù; người viết kia đã hướng tác phẩm của anh về cuộc di cư, nỗi niềm tâm sự của người đàn bà giang hồ, vì những người viết đó nghĩ rằng đó là điều chưa ai nói bao giờ. Cũng vậy, sự chửa hoang, ý thức về thân phận của người đàn bà, nỗi đau khổ của người tàn phế đã được một số người chọn lựa làm chủ đề cho tác phẩm. Và hơn nữa, để nhấn mạnh vào tính chất đặc biệt của đề tài, một vài người đã đè lên bên cạnh danh hiệu của tác phẩm những dòng chữ như "truyện có thật", "kể theo lời X"… Những người chọn lựa đề tài cá biệt đã không nhầm lẫn. Chọn lựa đề tài cá biệt có thể đưa tới tác phẩm sáng tạo. Tác phẩm sáng tạo, chúng ta đều biết, là một sự khám phá, sáng tạo toàn diện chớ không phải chỉ sáng tạo đề tài. Những sự sáng tạo đề tài cũng là một yếu tố đáng kể trong việc hình thành cái toàn thể, toàn khối sáng tạo là tác phẩm. Cho nên, bắt gặp được một đề tài cá biệt, thật sự độc đáo, người sáng tạo đã thực hiện được công việc sáng tạo đề tài.

Nhưng "đề tài lớn" cũng là một con đường đưa tới sáng tạo. Một vài người, trong những ngày tháng say mê sáng tạo đầu tiên, đã nghĩ rằng "tình yêu" và "chiến tranh" là những đề tài đã hao mòn. Họ gọi những bài thơ, bài văn nói về chiến tranh là "văn chương thời sự", những tác phẩm nói về tình ái là "lãng mạn". Nhưng thật ra tình yêu và chiến tranh không phải là đề tài đã cũ, đã mòn. "Đề tài cá biệt" chẳng bao giờ hết, chẳng bao giờ cạn nên dùng lại sẽ mòn. Còn đề tài lớn chỉ có bấy nhiêu nên không thể mòn được. Cuộc chiến tranh của người chinh phụ nhớ chồng không giống cuộc chiến tranh của người lính nằm trong hố cá nhân. Cuộc chiến tranh của người chỉ huy mặt trận không giống cuộc chiến tranh của người dân bị oanh tạc trong thành phố. Cuộc chiến tranh dưới mắt người dân địa phương bị chiếm đóng không giống cuộc chiến tranh dưới gót giầy viễn chinh. Nhật ký của Anna Frank khác xa Chinh phụ ngâm. Cùng một Malraux đã có hai chiến cuộc: Tây Ban Nha và Trung Hoa. St. Exupéry nhìn từ phi cơ xuống, Vercors lưu động trong những rừng núi kháng chiến chống Đức và bởi đó, Pilote Guerre khá xa Le silence de la mer.

Tình yêu trong tác phẩm lớn cũng vậy, chẳng bao giờ không độc đáo vì "chẳng bao giờ không độc đáo tình yêu". Chỉ có tác giả kém, không có đề tài lớn bị mòn. Tình yêu trong tác phẩm chạy từ Corneille đến Eluard qua những Lamartine, Musset, Stendhal, Zola cho ta nhìn thẳng những khuôn mặt không ngừng biến dạng của tình ái. Corneille nói về một "tình yêu mã thượng", tình yêu trong danh dự của những Don Rodrigue, Horace, Polyeucte. Lamartine ca ngợi tình yêu lãng mạn, một thứ tình yêu trên hết vì cuộc đời sẽ vô nghĩa, "tất cả đều hoang vắng", khi vắng thiếu người yêu. Stendhal, Zola mô tả "tình yêu vật dục", mổ xẻ động cơ của ái tình như người thợ đồng hồ tháo mở trước mắt ta những "bánh xe, lò xo vật chất" đã đưa tới cuồng nhiệt tình yêu. Eluard say mê với tình yêu của người đặt "chúng ta" thay thế cho "tôi", của cá nhân không cô độc vì tham gia vào cuộc tranh đấu của tập thể, cá nhân biết lo âu khi "Giới nghiêm", buồn khi "Ba Lê đói và rét", "Ba Lê không ăn hạt dẻ", đam mê viết "Tự do" trên vở học trò cũng như trên mây, trên tuyết. Trong văn chương Việt Nam những chiếc áo lộng lẫy khác nhau cũng được khoác lên thân thể tình yêu. Người đàn bà khóc với những "Giọt lệ thu" phô bầy một tâm sự khác người thanh niên "mang thầm trong túi áo" những tờ thư "mà ngàn lần chép lại mới đưa đi". Tình yêu của người "Lỡ bước sang ngang" không giống tình yêu của người mang tâm hồn "tủ áo" hay người lảo đảo trên "sàn gỗ trơn chập chùng như biển sóng" hoặc người say mê "kỳ nữ".

Tại sao "đề tài cá biệt" kia chưa ai nói bao giờ mà nay tôi nói thì mới, còn "đề tài lớn", tình yêu và chiến tranh, người ta đã đề cập đến nhiều lần rồi, nay vẫn có thể làm mới?

Nhiều lý do có thể cắt nghĩa được sự trạng này. Các nhà thẩm mỹ học đã làm những bản phân loại các loại thẩm mỹ. Ch. Lalo trong Notions d'esthétique đã chia ra chín loại như "cái vĩ đại", "cái duyên dáng", "cái cao cả", "cái bi đát", "cái khôi hài", "cái lố bịch"... [1] M. E. Wolff lại chi ra sáu loại [2] .
Thí dụ, "cái bi đát" là vẻ đẹp của sự chiến đấu tuyệt vọng của một người tưởng là tự do chống lại một sự tất yếu ngoại giới nào đó mà ta không thể địch nổi. Câu chuyện một người tàn phế cố gắng chống lại bệnh nan y của nó, cô Kiều chống lại định mệnh, "đề tài cá biệt" trên và "đề tài lớn" dưới đều mang vẻ bi đát. Nhà thẩm mỹ học đứng trong khuôn khổ của những phân loại thẩm mỹ (catégories esthéstiques ou valeurs esthéstiques) sẽ cắt nghĩa rằng "đề tài cá biệt" cũng như "đề tài lớn" đều có thể là những cột trụ của tác phẩm nghệ thuật và nó đều có thể nói lên hoặc vẻ đẹp vĩ đại, hoặc vẻ đẹp duyên dáng, cái cao cả hay bi đát, cái khôi hài hay lố bịch...

Nhưng ta có thể đi sâu hơn nữa vào vấn đề. Tác phẩm nghệ thuật có thể gây ra nơi người thưởng ngoạn những phản ứng nào? Sự lạnh lùng, sự thích thú, khoái trá, và sự say mê? Tác phẩm được gọi là đạt, là thành, là truyền cảm, là tác phẩm nào nếu không phải là những tác phẩm đã gây cho ta, người thường ngoạn, sự thích thú tột cùng, sự khoái trá vô biên, sự say mê cuồng nhiệt. Người thưởng ngoạn âm nhạc này chẳng còn để ý đến người ngồi chung quanh, người đọc truyện kia lấy nhân vật tiểu thuyết làm thần tượng, mơ ước những cuộc phiêu lưu tưởng tượng, sửng sốt trước vấn đề ghê gớm tác giả đặt ra, người đọc thơ kia ngâm to lên qua một hơi thuốc lá.

Tại sao lại có sự thích thú, khoái trá, say mê to lớn ấy? Ta có thể nghĩ như Kant khi tác giả này nói lên: Đối tượng của một thoả mãn chứng tỏ cái đẹp con người có những khát khao nào cần được thoả mãn? Vô số. Nhà tâm lý học kể ra từ những khuynh hướng tôn giáo siêu hình gọi là khuynh hướng cao thượng đến những khuynh hướng vị tha, vị kỷ như tình mẫu tử, tự ái, tình yêu gia đình, sự khát khao hạnh phúc, tham vọng, hiếu kỳ...

Tác phẩm nói về những phong tục tập quán "vang bóng một thời", cuộc phiêu lưu lên mặt trăng hay xuống "hai mươi ngàn dặm dưới đáy biển", những tác phẩm có đề tài cá biệt ấy phải chăng đã thoả mãn tính hiếu kỳ? Anh phải sống nặng tình mẫu tử, Julien Sorel, Rastignac là tượng trưng cho tham vọng. Hàn Mặc Tử nói lên khuynh hướng tôn giáo. Nhà văn này đã đập vào mặc cảm phạm tội, nhà văn kia hướng tới mặc cảm tự ti tự tôn của người đọc, lòng khát khao hạnh phúc của người đọc. Không khát khao hạnh phúc thì tại sao ta muốn cho "nhân vật này đừng chết", "sao tác giả chẳng cho hai người lấy nhau", "không biết cô gái đó sẽ ra sao" sau khi đã đóng cuốn sách lại. Hiểu được những khát khao của con người ta sẽ hiểu được tại sao "đề tài cá biệt" cũng như "đề tài lớn" đều làm được tác phẩm nghệ thuật. Đề tài cá biệt chính là "đối tượng của thoả mãn tất yếu nào đó". Thoả mãn một tham vọng hay uẩn ức. Cuộc đời có vô số khía cạnh nhỏ bé như muôn mặt của một thấu kính, một hạt kim cương. Mỗi đề tài cá biệt là lớp ánh sáng chiếu vào một mặt nhỏ bé long lanh ấy của cuộc đời. Còn đề tài lớn? Rất dễ hiểu: cuộc đời nào chẳng hướng về hai con đường lớn, tình ái và sự chết chóc. Tình ái mãnh liệt nhất ở đâu nếu không ở chiến tranh? Có chỗ nào có loài người, có thời nào có loài người mà không có chiến tranh và tình ái. Khuôn mặt của chúng, tình ái và chiến tranh, khi thì cao cả, bi đát, khi thì lố bịch, hài hước hay duyên dáng ở trong cuộc đời cũng như trong tác phẩm. Bởi đó, đề tài lớn chẳng bao giờ cũ vì tình yêu và sự chết chóc không bao giờ không mới lạ đối với mỗi người đang đi qua con đường dài kinh nghiệm gọi là cuộc đời.

Nhiều tác giả khôn ngoan đã phối hợp những đề tài kể trên. Lồng tình yêu vào một khung cảnh kỳ thú, lồng chiến tranh vào tình yêu, lồng tình yêu hay chiến tranh vào những ý tưởng tân kỳ, những cảm xúc mới lạ. Đó là những công việc có thể làm được cũng như Victor Hugo pha trộn bi kịch và hài kịch.

Nhưng để làm mới, để khám phá một đề tài thật sự độc đáo, yếu tố quan trọng hơn cả bất cứ sự phối hợp tinh tế nhất, thông thái, công phu nhất có lẽ là sự sống thật. Về phía người thưởng ngoạn tác phẩm nghệ thuật phải đi vào được tận đáy tâm hồn nó. Như chúng ta đã nhận định: Phải thích thú tột độ, khoái trá vô cùng, say mê cuồng nhiệt. Làm thế nào nhịp cầu ghê gớm, ma quỷ ấy được thiết lập từ tác phẩm đến tâm hồn người thưởng ngoạn nếu trước hết không có một nhịp cầu tương tự bắt liền tâm hồn tác giả và tác phẩm.

Sự việc kỳ thú, ý tưởng tân kỳ, cảm xúc mới lạ mà tôi định thể hiện bằng tác phẩm đã làm tôi say mê từng thớ thịt, đã làm xúc động đến đáy sâu tâm hồn thì tôi hãy viết hãy vẽ chớ không phải chỉ vì ý muốn làm mới. Yếu tố trí thức này - ý muốn làm cho mới - vốn dĩ lạnh lùng, khô khan, không đủ sức sống để thổi vào tác phẩm ngọn gió sáng tạo. Nó chỉ là một bực thang, một yếu tố cần thiết nhưng không đầy đủ. Phải có sự sống kia.

Tình yêu, chiến tranh mà ta định viết, vẽ cũng phải là tình yêu của ta, chiến tranh của ta. Người đọc có cảm tưởng "không thể chịu được" khi phải theo dõi "những ngày tháng kháng chiến" của một cây bút chưa đầy 20 tuổi vào năm 1967, "nhớ Hà Nội" của người di cư lúc mới ba bốn tuổi, sự chán chường về tình ái của những thiếu niên mới chỉ có "những mối tình chưa dám nói ra".

Nhìn những công trình kiến trúc ta thấy gì? Bao giờ cũng là một cái mới, một vài khoảng không gian lớn, nhỏ, ít nhiều cột. Nhưng công trình kiến của người bán khai, cái động đá thô sơ ấy không giống những giáo đường kiểu La Mã, những ngôi nhà thế kỷ 17 khác xa những nhà chọc trời của thế kỷ 20. Nhìn ngôi nhà cao ngất này người ta nhận ra ngay tác phẩm của thế kỷ 20, nhìn những chiếc cột to chơ vơ kia người ta đã nhận ra tác phẩm kiến trúc Hy Lạp. Bởi thể, người sáng tạo phải để lại dấu vết của nó. Trong tác phẩm, phải làm được tình yêu của nó, chiến tranh của nó bằng tác phẩm.

Đề tài mới, như thế, rút lại, dù "đề tài lớn" hay "đề tài cá biệt" phải là đề tài của nó. Đề tài ấy phải là sự sống thật của nó, phải được bột phát từ đáy sâu cuộc đời và tâm hồn người sáng tạo.

Sự sáng tạo đề tài, một trong những yếu tố cần thiết của sự sáng tạo toàn khối tác phẩm, mà trong nhiều trường hợp, người sáng tạo bắt gặp trong một phút thần cảm, một trực giác phát minh "thấy" mà "không tìm" thật ra bao giờ cũng là kết quả của một sự tìm kiếm gian khổ trong sự sống, sự kết tinh hoặc ý thức hoặc bất ngờ của cuộc đời.


7. Khái niệm thẩm mỹ học

Thẩm mỹ học đã được nhắc đến ở đây ở đó trong những tờ trước. Bây giờ, nhìn riêng một mình nó.

Môn học mang tên Thẩm mỹ học, trong lịch sử triết học, không phải là một môn học mới lạ, không phải mới được tạo thành trong những ngày tháng gần đây, mà thật ra đã xuất hiện ngoài hai mươi thế kỷ, đã có một quá trình tiến triển lâu dài.

Những triết gia lớn của lịch sử triết học không những đã đề cập tới những vấn đề siêu hình, luận lý, đạo đức, tâm lý mà còn coi những vấn đề thẩm mỹ là những mối quan tâm hằng cửu. Triết gia Hy Lạp Aristote không phải chỉ là người thiết lập nên Siêu hình học, tác giả của tác phẩm Luận lý học quy mô đầu tiên mang tên là Dụng cụ (Organon) mà còn là tác giả của những đoạn văn sâu sắc nói về Thi ca (La poétique) và Tu từ học (La rhétorique). Diogène Laerce xác nhận rằng tác giả của Metaphysique, Organon, Ethique à Nicomaque cũng là tác giả của một Traité du Beau. Kant, triết gia Đức danh tiếng của những năm 1724-1804 đã để lại bên cạnh Critique de la Raison PureCritique de la Raison Pratique một Critique du Jugement. Nếu những tác phẩm hướng về Lý trí thuần tuý và Lý trí thực hành đã lay động siêu hình học cổ điển đến cỗi rễ, đã xây dựng được một thuyết Tương đối, về những vấn đề siêu hình, xây dựng được một "đạo đức học độc lập" thì Critique du Jugement đã được nhiều nhà tư tưởng đến sau coi là "kho tàng vô tận của thẩm mỹ học", là "sơ thảo của thẩm mỹ học tương lai". Cũng vậy Hégel đã để lại cho chúng ta bốn cuốn của bộ sách Thẩm mỹ học, những cuốn sách mà tính chất phức tạp và phong phú được xếp ngang với Triết học Lịch sử (Philosophie de l’Histoire) của cùng một tác giả. Và nếu đặt toàn bộ tác phẩm của Hégel cạnh nhau, người ta sẽ thấy rằng Thẩm mỹ học gồm bốn cuốn trong khi đó Triết học Lịch sử chỉ gồm hai cuốn; Luận lý học, hai cuốn. Tất nhiên, sự quan sát chi tiết này không nói lên ý nghĩa lệ thuộc giá trị của tác phẩm vào kích thước của tác phẩm mà cốt để nhấn mạnh rằng Thẩm mỹ học chiếm giữ một vị trí đáng kể trong toàn bộ tác phẩm triết học của những triết gia danh tiếng như Aristote, Kant, Hégel.

Và Aristote, Kant, Hégel không phải là những nhà tư tưởng hiếm có đã quan tâm đến Thẩm mỹ học. Những quan niệm thẩm mỹ của những Platon, Schiller, Schopenhauer, Taine, Croce, Delacroix, Alain, Lalo v.v... đều có một tầm quan trọng đáng kể trong lịch sử Thẩm mỹ học, cổ điển và hiện tại.

Chính số lượng đáng kể các triết gia và các nhà Thẩm mỹ học, nghệ sĩ quan tâm đến những vấn đề thẩm mỹ đã cho phép một số tác giả phân chia lịch sử Thẩm mỹ học thành những giai đoạn khác nhau. B. Croce cho rằng lịch sử Thẩm mỹ học đã đi qua ba thời kỳ trước khi đến được giai đoạn thẩm mỹ hiện đại. Ba thời kỳ đó là: Thời kỳ tiền-Kant thời kỳ Kant và hậu-Kant, thời kỳ thực nghiệm. Denis Huisman, thư kỳ toà soạn tạp chí Thẩm mỹ học, trong cuốn sách nhỏ nhưng rõ ràng mang tên L'Esthestique hầu như muốn chia lịch sử Thẩm mỹ ra làm ba thời kỳ như Croce nhưng với những danh hiệu khác: thời kỳ quyết đoán hay chủ nghĩa Platon, thời kỳ phê bình hay chủ nghĩa Kant, thời kỳ tân tiến hay chủ nghĩa thực nghiệm.

Sự quan tâm đặc biệt của số lượng đáng kể các nhà tư tưởng, nghệ thuật đến Thẩm mỹ học đã nói lên được một phần nào cái địa vị đáng kể của Thẩm mỹ học trong các ngành sinh hoạt tinh thần. Vậy Thẩm mỹ học thật sự khảo cứu về cái gì, muốn tìm hiểu điều gì? Đối tượng của Thẩm mỹ học là gì?

Quan niệm đơn giản nhất về đối tượng của Thẩm mỹ học có thể thâu tóm được trong câu văn: Thẩm mỹ học là khoa học về cái đẹp. Chúng ta biết rằng một số các nhà tư tưởng đã phân biệt ba lý tưởng mà con người muốn đạt tới là Chân, Thiện, Mỹ. Ba kiểu mẫu này, mà sự phân biệt theo một số tác giả đã khởi từ Victor Cousin, là đối tượng của ba môn học khác nhau. Luận lý học hướng về đối tượng là cái Chân. Thật vậy, Luận lý học được định nghĩa là "khoa học có mục đích xác định trong những động tác trí tuệ hướng đến sự nhận thức chân lý, động tác nào là đúng, động tác nào là không đúng". Tất nhiên, quan niệm về đối tượng Luận lý học của các triết gia thuộc các trường phái khác nhau, các triết gia quan tâm đến những ngành Luận lý học khác nhau, thường khác nhau. Luận lý học của Aristote không giống Luận lý học của Descartes và Bertrand Russell hay Bachelard. Đối tượng của Luận lý học hình thức không giống đối tượng của ngành Luận lý học mang tên Triết lý khoa học gồm Phương pháp luận và Khoa học luận. Nhưng mặc dầu những dị điểm về chi tiết, dị điểm ở bề mặt, Luận lý học dù của bất cứ triết gia hay trường phái nào, bất cứ ngành nào của Luận lý học, đều trực tiếp hay gián tiếp hướng đến mục tiêu chính yếu là: phải nghĩ thế nào để đạt được chân lý. Nói một cách phức tạp: Trong những động tác trí tuệ hướng đến sự nhận thức chân lý, động tác nào là đúng, động tác nào là không đúng, đó là đối tượng của Luận lý học. Cho nên, trong một phạm vi nào đó, có thể nói được một cách đơn giản là phạm vi khảo cứu của Luận lý học là phương pháp hướng tới cái Chân.

Phạm vi của Đạo đức học là cái Thiện. Môn học mang tên Đạo đức học này đã được Lanlande gọi là "thuyết lý mạch lạc về thiện và ác". Thật vậy, các quan niệm khác nhau về đối tượng Đạo đức học đều hàm chứa một điểm tượng đồng căn bản là mối quan tâm về điều Thiện. Kant cho rằng "Đạo đức học là khoa học về Bổn phận" đã gián tiếp nói về sự cần thiết xác định thế nào là Thiện. Vì bổn phận để làm gì nếu không phải một sự thể hiện điều thiện. Le Senne cho rằng Đạo đức học là môn học về những qui tắc hay cứu cánh được hệ thống hoá ít nhiều, mà bản ngã, với tư cách nguồn gốc tuyệt đối nếu không phải là toàn diện về tương lai, phải qua hành động của nó, thể hiện trong cuộc sống để đạt tới một giá trị cao hơn". Định nghĩa này của Le Senne cũng xác định phạm vi của Đạo đức học là cái Thiện qua những đoạn văn hàm súc, những quy tắc hay cứu cánh phải thể hiện để cho đời sống có một giá trị cao hơn đó là gì nếu không phải là quy tắc phải theo để hướng về cứu cánh là cái Thiện.

Phân biệt ba lý tưởng Chân, Thiện, Mỹ và xác định rằng cái Chân thuộc về phạm vi nghiên cứu của Luận lý học, cái Thiện là đối tượng của Đạo đức học, thì quả nhiên ta có thể định nghĩa được rằng đối tượng của Thẩm mỹ học là cái Đẹp hay "Thẩm mỹ học là khoa học về cái Đẹp".

Nhà kiến trúc này tạo ra một công trình kiến trúc đẹp. Hoạ sĩ vẽ một bức tranh đẹp. Điêu khắc gia tạc một pho tượng đẹp. Bài thơ hay, cuốn truyện hay, vở kịch hay, đều là những tác phẩm gọi được là đạt tới cái đẹp. Nhưng cái đẹp công trình kiến trúc không giống vẻ đẹp của bức tranh hay pho tượng. Vẻ đẹp của bài thơ khác xa cái đẹp của cuốn tiểu thuyết hay kịch bản. Mỗi loại tác phẩm nghệ thuật đó có một vẻ đẹp riêng. Và tác phẩm nghệ thuật thuộc cùng một loại vẻ đẹp cũng biến thiên theo tác phẩm. Vẻ đẹp của bài thơ Đường không giống vẻ đẹp của bài thơ lục bát hay bài thơ tự do. Vẻ đẹp của bài thơ lục bát mà Nguyễn Du là tác giả không giống vẻ đẹp của những bài thơ lục bát của tập Lửa thiêng. Thẩm mỹ học đứng trước những hình dạng khác nhau của cái Đẹp, đứng trước những tác phẩm thể hiện được cái đẹp đó, muốn tìm kiếm: thế nào là Đẹp? Những hình dạng khác nhau của cái Đẹp qua các tác phẩm nghệ thuật đó đều chứa đựng một yếu tố chung nào? Dấu hiệu nào cho phép ta phân biệt được cái Đẹp, phân biệt được một tác phẩm là Đẹp? Đâu là tiêu chuẩn của cái Đẹp?

Nhưng có thể giản lược những cái đẹp khác nhau vào một số yếu tố chung nào đó gọi là cái Đẹp được chăng hay nên nói tới những cái Đẹp hơn là tới cái Đẹp. Phải chăng, để tránh óc quyết đoán, tinh thần bè phái, thẩm mỹ học nên có đối tượng là những cái Đẹp. Và như thế, ta nên sửa lại Thẩm mỹ học là khoa học về những cái Đẹp, Thoạt nhìn, sự sửa chữa này hiện ra với ta rất hợp lý. Sự quan sát thông thường nhất cho ta thấy ngay rằng tình cảm thẩm mỹ, phán đoán thẩm mỹ biến thiên theo không gian, thời gian và chủ quan tính của mỗi cá nhân. Cái Đẹp của nơi này chưa phải là cái Đẹp của nơi khác. Cái Đẹp của thời này có thể bị kể là xấu đối với thời khác. Vẻ đẹp mà người này ca ngợi nhiều khi làm kẻ khác mỉm cười. Vẻ đẹp của người con gái "tóc để đuôi gà, răng đen nhưng nhức" khác xa vẻ đẹp của thiếu nữ có "mùa thu tóc ngắn" của những ngày tháng gần đây. Vẻ đẹp Đông phương không giống vẻ đẹp Tây phương. Cho nên, mượn tinh thần của câu văn của Pascal, ta có thể nói :"Vẻ đẹp ở bên này Thái Bình Dương là sự xấu ở bên kia."

Để bênh vực cho ý kiến "Thẩm mỹ học là khoa học về những cái Đẹp", ta có thể nhận định thêm rằng "vẻ đẹp thiên nhiên không giống với vẻ đẹp nghệ thuật, cái đẹp của phái tả chân không giống vẻ đẹp của phái lãng mạn và cái đẹp của phái siêu thực gần như không phản với cái đẹp của phái cổ điển. Nhưng trong số những nhận xét nêu lên bên trên, có những nhận xét đúng và những nhận xét sai.

Dù đúng, những nhận xét đó vẫn không đòi ta nên sửa chữa đối tượng Thẩm mỹ học là khoa học về cái đẹp thành "khoa học về những cái đẹp" vì một lẽ đơn giản là sự sửa chữa này cũng vẫn còn thiếu sót, vẫn chưa cho ta một định nghĩa đầy đủ về đối tượng của Thẩm mỹ học.

Trước hết, ta xác nhận rằng Thẩm mỹ học phải vượt trên những tranh luận giữa các trường phái. Thẩm mỹ học phải tôn trọng quan niệm về cái đẹp của các trường phái khác nhau và không đứng về quan niệm này để đả phá quan niệm khác liên hệ đến cái đẹp. Thẩm mỹ học không tham gia vào các cuộc bút chiến của các trường phái. Nhưng một việc làm tổng hợp rất cần thiết. Thẩm mỹ học không thể đóng vai trò thuật lại những quan niệm khác nhau về cái đẹp đã được thể hiện trong các tác phẩm trong các trường phái văn học nghệ thuật khác nhau. Giới hạn đối tượng Thẩm mỹ học trong phạm vi này tức là giản lược Thẩm mỹ học trong phạm vi này tức là giản lược Thẩm mỹ học vào lịch sử văn học. Nhà văn học sử không phải chỉ ghi nhận sự kiện văn học mà còn phân loại tác phẩm, trường phái, cắt nghĩa nguồn gốc và sự diễn tiến của tác phẩm hay trường phái, tìm hiểu quan niệm thẩm mỹ cũng như luân lý, triết lý, chính trị... hàm chứa trong tác phẩm hoặc được phát biểu trong các tuyên ngôn văn nghệ. Hơn nữa, nhiều nhà văn học sử còn làm cả công việc phê bình văn học vì đưa ra những phán đoán giá trị về các trường phái, tác giả, tác phẩm. Bởi đó, nếu chỉ mô tả những cái đẹp, thẩm mỹ học sẽ không có lý do tồn tại. Tôn trọng những quan niệm thẩm mỹ khác nhau của các trường phái hay tác giả, vượt trên những cuộc tranh chấp trường phái những Thẩm mỹ học không phải là môn học chỉ có đối tượng là mô tả lại các vẻ đẹp khác nhau mà phải là môn học về cái đẹp, hiểu theo nghĩa tổng hợp những khuynh hướng khác nhau đó để rút tỉa lấy được một lý thuyết về cái đẹp. Lalo viết: "Thẩm mỹ học cố gắng thực hiện việc tổng hợp những khuynh hướng (văn học nghệ thuật) khác nhau để giữ lấy cái phần tích cực của mỗi trường phái và gạt bỏ đi phần nào, của các trường phái ấy, có chất tiêu cực nghèo nàn" [3] .

Cũng vậy, tác giả này đã nhận định rằng sự đối lập của một quan niệm thẩm mỹ chủ quan và thẩm mỹ khách quan là một vấn đề đặt sai.

Thẩm mỹ học khách quan bắt nguồn từ Platon cho rằng có một cái đẹp tuyệt đối không phải là kết quả của những suy luận hậu thiên nghĩa là rút tỉa, đúc kết thành bởi những cái đẹp riêng biệt. Có một cái đẹp tuyệt đối và những tác phẩm, những vẻ đẹp riên biệt sở dĩ đẹp là vì tham gia vào cái Đẹp tuyệt đối đó.

Thẩm mỹ học chủ quan phủ nhận cái đẹp tiên thiên và tuyệt đối đó và cho rằng vẻ đẹp mà chúng ta có thể nói tới được chỉ là vẻ đẹp "trong ta, do ta và cho ta". Mọi khách thể, dù là người, cảnh vật, tác phẩm, tự nó không xấu, không đẹp. Mọi xác định về tính chất đó đều do ta mà ra. Và Lalo cho rằng Thẩm mỹ học vừa chủ quan vừa khách quan. Vẻ đẹp nhìn thấy vừa lệ thuộc vào cơ cấu sinh lý của mắt vừa lệ thuộc vào tác phẩm. Từ nhận định này của Lalo ta có thể quan niệm được rằng một lý thuyết về cái đẹp có thể thực hiện được. Vì một phần giữa những con người mà sở thích vô cùng phân tán vẫn có những yếu tố chung, những yếu tố tâm lý, những yếu tố xã hội tâm lý: phần khác là giữa những tác phẩm với những vẻ đẹp dị biệt vẫn có thể rút tỉa được cái cốt yếu của thẩm mỹ chìm trong những vẻ đẹp phân tán đó.


*


Thẩm mỹ học là môn học về cái Đẹp, định nghĩa này về Thẩm mỹ học đã được một số các nhà Thẩm mỹ học nói tới. Nhưng nhiều tác giả lại còn nhấn mạnh kỹ lưỡng hơn. Lý thuyết về cái Đẹp tức là Thẩm mỹ học đó cốt yếu hướng về cái Đẹp trong nghệ thuật nhiều hơn vẻ đẹp của thiên nhiên. Bởi lẽ theo Lalo, thiên nhiên tự nó không đẹp, không xấu, không thẩm mỹ, không vô thẩm mỹ mà phi thẩm mỹ (anesthétique). Thiên nhiên chỉ có giá trị thẩm mỹ khi nó được nhìn qua nghệ thuật. Tác giả này nói: núi chỉ trở thành đẹp từ khi chúng ta trở thành lãng mạn. Với các nhà cổ điển Hy Lạp, La-tinh hay Pháp, chúng không được chú ý tới nếu không bị coi là xấu.

"Lý thuyết về cái Đẹp", với các người chủ trương Tạp chí Thẩm mỹ học đã được hiểu theo một ngoại diện tối đa. Thẩm mỹ học không phải chỉ trả lời câu hỏi: Thế nào là Đẹp, mà còn là "bất cứ suy tưởng triết học nào về nghệ thuật". Ý tưởng này về thẩm mỹ học của bài "Trình bày" của Tạp chí nói trên và Denis Huisman đã nhắc tới trong cuốn L'Esthétique đã được Lalo cắt nghĩa rõ rệt hơn: "Cũng như Luận lý học là sự suy tưởng triết học về những định luật của bất cứ chân lý nào, nhưng nhất là những chân lý do khoa học tạo ra, và Đạo đức học là sự suy tưởng triết học về tâm lý của hành vi cá nhân và xã hội và khoa học về phong tục, cũng vậy, một Thẩm mỹ học được hiểu thấu đáo cần phải, trước hết, là sự suy tưởng triết học về nghệ thuật, về sự phê bình và lịch sử nghệ thuật, những ngành đã dọn lối đi cho nó" [4] .

Quan điểm của nhà Thẩm mỹ học danh tiếng này về Lý luận học và Đạo đức học để lại nhiều thiếu sót mà ta không thảo luận vào chi tiết để khỏi đi ra ngoài vấn đề. Nhưng quan điểm của ông về thẩm mỹ học ra sao? Cái đẹp do nghệ thuật mang lại có những tính chất thế nào? Thế nào là Đẹp? Tiêu chuẩn của Đẹp là gì? Sự suy tưởng triết học về nghệ thuật như thế là một trong những mục tiêu của Thẩm mỹ học. Nhưng Thẩm mỹ học không thể dừng lại, thu hẹp trong phạm vi của sự suy tưởng triết học về nghệ thuật, về cái Đẹp. Phê bình nghệ thuật ngành sinh hoạt này hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, dù muốn dù không, dù nhiều dù ít thường đưa ra những phán đoán giá trị về tác phẩm nghệ thuật. Căn cứ trên tiêu chuẩn nào mà nhà phê bình văn nghệ làm được và được làm cái công việc phê bình văn nghệ đó? Phê bình về sự phê bình văn học nghệ thuật là một phạm vi hoạt động của Thẩm mỹ học. Và sự suy tưởng triết học là thẩm mỹ học này không dừng lại ở chỗ suy tưởng về sự phê bình văn nghệ mà còn hướng cả đến những tác phẩm liên hệ đến lịch sử nghệ thuật. Văn học sử gia đã theo phương pháp nào, cắt nghĩa, phân loại, tổng hợp cũng như chọn lựa tác phẩm nghệ thuật căn cứ theo tiêu chuẩn nào? Giá trị ra sao?

Đồng ý với Lalo trên quan điểm nên xác định một đối tượng rộng rãi cho Thẩm mỹ học, ta có thể tiếp tục quan niệm đó mà nói thêm rằng Thẩm mỹ học còn là sự suy tưởng về tâm lý nghệ thuật về giá trị nghệ thuật, về một xã hội nghệ thuật.

Nhà Thẩm mỹ học ngoài những câu hỏi cổ điển: Thế nào là cái Đẹp? Thế nào là nghệ thuật? Tiêu chuẩn đó là gì? còn phải suy tưởng triết học về sự phê bình văn nghệ, về lịch sử nghệ thuật. Và hơn nữa, ông còn quan tâm đến những câu hỏi, những vấn đề: giá trị của nghệ thuật ra sao? Tâm lý của người sáng tạo và người thưởng ngoạn như thế nào? Mối liên hệ giữa tác giả, tác phẩm, độc đáo và môi trường ra sao? Bởi lẽ, suy tưởng về tiêu chuẩn của nghệ thuật mà không tìm hiểu giá trị của nghệ thuật, tâm lý nghệ thuật thì sẽ thiếu sót. Nhưng tìm hiểu giá trị của nghệ thuật mà không hiểu về tiêu chuẩn của nó thì cũng không đủ.

Một đối tượng mở rộng cho thẩm mỹ học bao gồm cả triết lý nghệ thuật, tâm lý học nghệ thuật và xã hội học nghệ thuật như thế là một điều kiện thiết yếu để phát triển ngành sinh hoạt tinh thần này.

- Hết -

( Môt bông hồng cho văn nghệ)

[1]Beau, grandiose, gracieux, sublime, tragique, dramatique, spirituel, comique, ridicule.
[2]Sublime, beau, gracieux, grotesque, laid, comique
[3]Notions d’esthétique, Charles Lalo, P.U.F
[4]Notions d’esthétique, Charles Lalo, P.U.F
Nguồn: Nguyên Sa, Một bông hồng cho văn nghệ, NXB Trình Bày, Sài Gòn, 1967. Bản điện tử do talawas thực hiện.




















VIÊN LINH * DUYÊN ANH

Viên Linh – Nhà văn Duyên Anh, chọc trời khuấy nước

Duyên Anh (1935 – 1997)
Nhà văn nhà báo Duyên Anh (1935-1997) là khuôn mặt khó vẽ nhất trong những chân dung văn nghệ sĩ nổi tiếng sau 1954 tại miền Nam. Cuộc sống và cái chết của cây bút nòng cốt của tuần báo Con Ong gây nhiều xung đột, hành trình văn chương của tác giả Hoa Thiên Lý (tác phẩm đầu tay, Sài Gòn) tạo nhiều mâu thuẫn, trong khi ấy, ông là nhà văn có nhiều tác phẩm xuất bản nhất (trên 50 nhan đề sách trước 75), là người có nhiều độc giả nhất, và mặt khác, là cây bút gây nhiều thảo luận nhất trong các giới. Con người ấy lại là chủ nhiệm một tờ báo thiếu niên, tờ Tuổi Ngọc, viết truyện cho lớp choai choai: Tuổi Mười Ba (1969), Dzũng Đa Kao (1966), Ngày Xưa Còn Bé (1968), và viết về thế giới hè phố, những nhân vật bị coi là côn đồ, du đãng; đến khi ra hải ngoại, 1983, lại trở thành tác giả của những vấn đề thời thế, viết về cộng sản, về chế độ cầm quyền trong nước: Một Người Tên Là Trần Văn Bá (1985), Một Người Nga Tại Sài Gòn (1985), Nhà Tù (1987), Trại Tập Trung (1988), và cuốn hồi ký văn nghệ Nhìn Lại Những Bến Bờ (1988). Viết về Duyên Anh cũng giống như đụng vào một bày ong, chạm vào một tổ kiến, mà con ong cái kiến ấy lại chính là các tác phẩm của ông. Nhiều vô kể và ồn ào vô kể. Tháng 2, 2012 này là ngày giỗ thứ 15 của tác giả Điệu Ru Nước Mắt (1965), tôi sẽ viết về ông như viết về một đồng nghiệp, một người bạn, qua vài kỷ niệm riêng tư. Duyên Anh tên khai sinh là Vũ Mộng Long, người Thái Bình, sinh ngày 16.8.1935, năm 1954 bỏ gia đình lớn, di cư vào Sài gòn một mình, sinh sống trong ngành thông tin thuộc bộ thông tin. Khi gần 30 tuổi anh mới xuất bản tác phẩm đầu tay nhan đề Hoa Thiên Lý. Hôm ấy nhân đến thăm một người bạn làm báo cư ngụ ở khu Bùi Viện, gần ngã tư Cống Quỳnh, Nguyễn Cư Trinh, đang đi xăm xăm tôi bị chận lại trên hành lang và tác giả Duyên Anh tặng tôi cuốn sách của anh. Đó là lần đầu chúng tôi gặp nhau. Trước đó khoảng năm bảy năm, anh sống ở Trảng Lớn, Tây Ninh, như anh kể chi tiết trong cuốn hồi ký: “Tôi dẫn cô Hiên đi trên hương lộ đi ra thị xã Tây Ninh (…) Cô Hiên và tôi đang sống và bây giờ là 1956 (…) Tôi ở Trảng Lớn hơi lâu rồi. Giữa tôi và sinh hoạt văn nghệ, báo chí Sài Gòn hoàn toàn xa lạ. Văn nghệ ví như đất thánh. Mà tôi, kẻ ngoại đạo. Tôi ôm mộng trở thành nhà văn cũng giống những kẻ tưởng mình sẽ câu được trăng sao in hình trên mặt nước” (Nhìn Lại Những Bến Bờ, 202- 203).
Tuy viết thế mà chỉ ít lâu sau, chàng trẻ tuổi đột ngột bỏ cô Hiên, vì muốn một cuộc sống bay bổng hơn một cảnh đời bình dị. Không rõ hư hay thật, cuốn hồi ký kể lại chuyện Vũ Mộng Long đang ôm đàn hát (đàn của ty thông tin Trảng Lớn), thì một ông thầy bán thuốc sán lãi chạy xe ngang qua. Nghe tiếng hát chàng, ông ta vào làm quen, rủ chàng hãy đi theo ông ta, dùng tiếng hát mưu sinh đây đó, sống cuộc đời tự do nay đây mai đó, hơn là chôn chân ở một xóm quê. Nghe lời rủ quyến, chàng bỏ cô thôn nữ đi theo tay bán thuốc dạo. Nhưng chỉ hơn 4 tháng sau, hai người chia tay vì sứ mệnh: ông bán thuốc chính là một nhân vật đảng phái quốc gia ở miền Trung, bị mật vụ của ông Ngô Đình Diệm truy nã, đang đi kết hợp lại các đồng chí chống Diệm và chống cộng sản, còn Vũ Mộng Long trở về Sài Gòn, quyết đi vào văn nghệ. Trong đoạn hồi ký này, xuất bản vào năm 1988, Duyên Anh đã vô tình báo trước cái chết thảm của mình vào chín năm sau. Vốn là trên bước đường bán thuốc dạo (kéo dài bốn tháng 13 ngày), hai thầy trò đàm đạo đủ chuyện nhân sinh, triết lý, đạo đức, chính trị, và một hôm thày bảo trò: “Mày mâu thuẫn với chính mày. Mày sẽ trở thành con người tổng hợp trí nhớ, trí tuệ, trí khôn và trí ngu. Rốt cuộc, mày là đứa đối địa, nghịch thiên, chung thân bất mãn, chồng chất oan khiên. Mày sẽ giống Nễ Hành [một tay thuyết pháp trong truyện Tàu] không chết bởi tay Tào Tháo, Lưu Biểu, mà bị bêu nhục bởi đám vô lại Hoàng Tổ” (Nhìn Lại Những Bến Bờ, 222).
Tám chín năm sau, trong khi đang đi trong khu tiệm sách Tú Quỳnh trên đường Bolsa, Quận Cam, Duyên Anh bị đánh bởi một bàn tay sắt. Theo lời của một họa sĩ nhân chứng ngồi trong tiệm ăn Ngân Đình gần đó, Duyên Anh đang đi, có hai kẻ từ phía sau tiến đến gần, lên tiếng gọi. Duyên Anh ngoái cổ lại xem là ai, thì một bàn tay sắt vung lên, đánh một cái gọn vào thái dương anh. Chỉ một cái, rồi người đó và kẻ đồng hành đi thẳng ra đường Bolsa, khuất sau một góc nhà về phía đường Bushard, biến mất. Duyên Anh bất tỉnh, được đưa vào bệnh viện. Vì định cư ở Pháp, anh không có bảo hiểm sức khỏe ở Mỹ, nên được đưa lên máy bay về Pháp. Cú đánh đã khiến nạn nhân tê liệt nửa người, sau này phải tập viết bằng tay trái. Anh từ trần ngày 6 tháng 2.1997 tại Paris. Vụ ám hại Duyên Anh đã tốn nhiều giấy mực, và nước bọt, khi dư luận đặt các giả thuyết ai muốn giết nhà văn? Việt cộng, tư thù cá nhân, hay một tổ chức kêu gọi kháng chiến, như câu văn có linh anh viết từ nhiều năm trước, viết ở trên: “Mày sẽ giống Nễ Hành, chết bởi tay Hoàng Tổ.”
Văn chương của một tác giả nhà nghề, viết cách gì đi nữa cũng hàm chứa tâm thức và thái độ đối với cuộc sống. Riêng về Duyên Anh, người viết bài này còn nghĩ rằng văn thơ anh là vũ khí của anh. Một hai năm sau cuộc đảo chính 1.11.63, hai tướng Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, lúc ấy đang là nghị sĩ Thượng Viện, xuất bản nhật báo Công Luận, Duyên Anh phụ trách trang trong, có mang tôi vào làm việc một thời gian, trong khi tôi đang viết truyện dài đăng báo từng kỳ nhan đề Cuối Cùng Em Đã Đến cho báo này. Anh cũng nói với ông Tướng Đính để một mục cho Mai Thảo, lấy tên là “Nhận Đường.” Đến giờ giao bài, Mai Thảo không viết được, chúng tôi bàn nhau và thỏa thuận hôm đó tôi phải viết thế, nhưng không ký tên, làm như bài đó do Mai Thảo viết. Sau này mục “Nhận Đường” xuất hiện hàng tuần trên tờ tuần báo Khởi Hành do tôi làm thư ký tòa soạn. Tháng nào đi cắt tóc ở đường Gia Long, Duyên Anh cũng kéo tôi đi cùng, nói đủ thứ chuyện đời.
Thân Duyên Anh từ niên thiếu có nhà thơ Vũ Băng Đình, giám đốc báo chí phủ tổng thống, hiện là chàng duy nhất còn sống trong tám chàng nhà quê tỉnh Lúa (Thái Bình), năm 1950 rủ nhau dinh tê vào Hà Nội. Băng Đình làm bài thơ có đoạn như sau về bạn: “Duyên Anh văn sĩ Vũ Mộng Long/ Bút sắt vườn hoang lúc thẳng cong/ Chúng bẩn ông tha hồ viết nhảm/ Lâu đài công lý ngụ lâu không (“Thái Bình Bát Mẻ,” Khởi Hành hải ngoại, 2011). Mấy chữ “lâu đài công lý” ngoài nghĩa bóng, còn nghĩa thật: nhà Duyên Anh tại Sài Gòn là một tòa biệt thự khá sang có sân có vườn ngay trên đường Công Lý, là con đường xe hơi cắm cờ quốc gia qua lại mỗi khi đưa đón quốc khách giữa phi trường Tân Sơn Nhất và Dinh Độc Lập.
Để kết thúc bài viết nhớ bạn ngắn ngủi này, mời độc giả đọc một đoạn thơ của chính tác giả cuốn truyện Nặng Nợ Giang Hồ:”
“Tôi khôn lớn ở Sài gòn
Biết thấm nỗi buồn sau mỗi cơn chính biến
Chưa hề đi lính
Nhưng bạn thân chết trận dần mòn …
Em ơi chiều ba mươi tháng tư
Tâm hồn tôi chít mảnh khăn sô
Tôi đứng giữa hoàng hôn nào đó
Như ngày xửa ngày xưa bé nhỏ
Đếm xác người chết đói ngổn ngang
Ôi xác ngày xưa
Hôm nay súng ngắn súng dài mũ sắt quân trang
Nằm rên rỉ dưới dép râu cộng sản …
Tôi đã đến vùng Orange County
Của Hiệp chúng quốc Hoa kỳ
Và cần thiết thơ tôi tuyên chiến
(…)
Thứ thơ văn tô móng tay khi dân tộc đói nhăn răng
Thơ văn nhầy nhụa môi son
Vênh vang trưng diện …
(…)
Tôi làm thơ không gióng trống phất cờ
Tôi làm thơ vì công bằng lẽ phải
Thơ nâng niu nỗi khổ mủ sưng
Thơ vuốt ve niềm hiu quạnh quê hương …
Thơ tôi sẽ tiết kiệm giùm nước mắt
Sẽ lãi gấp trăm trương mục nụ cười…”

(“Nhân Danh Tất Cả Những Gì Tôi Biết”)



(Khởi Hành, số tháng 5 & 6, 2012. Đăng lại với sự đồng ý của tác giả)


TIỀN VỆ * TẠ TỴ

Tạ Tỵ (1922-2004) — người tiên phong trong mỹ thuật Việt Nam

Tạ Tỵ là một hoạ sĩ thành danh sớm của Việt Nam, có một sự nghiệp lớn trong hội hoạ Việt Nam. Ông là người tiên phong trong mỹ thuật Lập thể và Trừu tượng. Ông trải qua một cuộc đời nhiều thăng trầm gắn liền với những biến cố chính trị lớn của đất nước. Tạ Tỵ sinh ra tại Hà Nội năm 1922, vào Nam năm 1953, rời khỏi Việt Nam năm 1982 bằng con đường vượt biên, năm 2004 trở về Việt Nam với ước vọng sống những ngày cuối cùng ở quê mình.
Sự thành lập trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương tại Hà Nội vào năm 1925 có những ảnh hưởng lớn vào trong đời sống văn hóa Việt Nam vì một số lý do sau. Trước hết trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương là ngôi trường mỹ thuật đầu tiên; nó trở thành nơi mà tài năng có thể được khám phá, đào tạo và nung đúc. Kế tiếp nhà trường này mang lại một cung cách mới dể diễn đạt trong mỹ thuật, nhất là ở một quốc gia mà hội hoạ trước đó không phải là một ngành nghệ thuật phát triển. Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương thành lập ra một truyền thống mới trong mỹ thuật, đó là một nền thẩm mỹ mới. Cuối cùng, không kém phần quan trọng, sự thành lập của trường, cùng với sự phát triển của chữ quốc ngữ, thể hiện sự khao khát canh tân của xã hội.
Vào thập niên 1920, người Pháp đã xây dựng khá hoàn chỉnh nền hành chính của họ trên đất Việt Nam. Những cuộc khởi nghĩa bị thất bại, các phong trào chống thực dân lúc bấy giờ chuyển hướng sang những hoạt động văn hoá, thí dụ như Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục. Những phong trào này đưa người Việt từ chỗ hoàn toàn chống đối và từ bỏ phương Tây, sang một cái nhìn mới: đó là, muốn xoá bỏ sự đô hộ của người Pháp, người Việt Nam phải hiểu nền văn minh phương Tây và phải đối phó được vơi nó. Trong bối cảnh đó, vào thập niên 1920, người Việt Nam đón nhận các trường học của Pháp như là một yếu tố cần thiết cho sự canh tân đất nước.
Victor Tardieu ( 1870-1937), hiệu trưởng đầu tiên của trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương, đã xây dựng chương trình học của trường trên khuôn mẫu của L’Ecole des Beaux Arts tại Paris, và mang theo ảnh hưởng của chủ nghĩa Ấn Tượng Pháp vào Việt Nam với một lòng nhiệt thành đối với nghề nghiệp và với sinh viên. Người đồng sáng lập với Victor Tardieu là hoạ sĩ Nam Sơn, tên thật Nguyễn Văn Thọ (1890-1973), được gửi sang Paris để học mỹ thuật một năm trước khi về lại Việt Nam giảng dạy tại trường. Trong thời gian ở Paris, Nam Sơn chắc đã tận mắt cảm nhận hội hoạ Ấn Tượng Pháp. Năm 2002 có một cuộc tranh luận tại Hà Nội trên báo chí về việc khôi phục vai trò của Nam Sơn trong việc hình thành trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Điều chắc chắn là sự hợp tác chặt chẽ giữa một người Pháp và một người bản xứ dựa trên tinh thần yêu chuộng nghệ thuật rất cần thiết cho việc hình thành một ngôi trường mà mục đích xem ra chỉ có lợi cho người bản xứ mà thôi.
Ngoài tác phẩm sơn dầu đầu tiên được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ Thuật Hà Nội do hoạ sĩ Lê Văn Miến (18...-19…), sơn dầu được chính thức giới thiệu vào Việt Nam qua trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương vào 1925. Tô Ngọc Vân (1906-1954) được nhiều sử gia mỹ thuật xem như là bậc thầy trong việc xử lý chất liệu mới này. "Thiếu nữ bên hoa huệ" (1943) trình bày vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam trong thời đại bấy giờ, một phụ nữ thành thị trong chiếc áo dài. Cô ngồi tựa lưng vào ghế, đầu nghiêng nghiêng e lệ, vừa thướt tha, vừa gợi cảm.
Trong giai đoạn 1930-40, văn chương và mỹ thuật có mối liên hệ với nhau. Rất nhiều hoạ sĩ đồng thời cũng là nhà văn, nhà soạn nhạc và nhà thơ. Phong trào thơ mới cổ xuý cho chủ nghĩa Lãng Mạn trong văn chương được tầng lớp thị dân đón tiếp nồng nhiệt đã ảnh hưởng đến mỹ thuật. Những đề tài lãng mạn được thể hiện trong tranh rất nhiều. Nhóm Tự Lực Văn Đoàn và những tác phẩm do nhóm này xuất bản đã có tác động rất lớn trong việc thay đổi tư tưởng và văn hoá của Việt Nam, chẳng hạn như việc giải thoát cá nhân ra khỏi không khí ngột ngạt của những lễ giáo và nghĩa vụ phong kiến. Chính trong bối cảnh xã hội và thẩm mỹ như thế Tạ Tỵ đã bước vào cuộc chơi.
Tạ Tỵ sinh năm 1922 tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp năm 1943 tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Ông biết đến danh vọng rất sớm, từ khi còn là một sinh viên. Đó là năm 1941. Ông nhận một giải thưởng mà nhờ đó ông có thể đến kinh đô Huế. Tại đây, ông khám phá kinh thành lần đầu tiên và biết tới một thành phố khác nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Chuyến đi này giống như một chuyến du lịch ngoại quốc đối với chàng sinh viên mỹ thuật 19 tuổi, bởi vì Việt Nam lúc bấy giờ là ba xứ riêng biệt dưới sự đô hộ của người Pháp.
Năm 1943, bức tranh "Mùa Hè" của Tạ Tỵ đoạt một giải thưởng của Salon Unique. "Mùa Hè" được vẽ sau khi Tạ Tỵ tốt nghiệp và cho thấy chàng hoạ sĩ trẻ đã chuyển bước ra khỏi kinh viện của nhà trường. Tạ Tỵ lúc bấy giờ tự hỏi: tại sao lại cứ phải vẽ mọi thứ giống như nhà trường giảng dạy? Có thể có cái gì khác chăng? Lúc bấy giờ, người Pháp thường nhập vào Việt Nam một số sách báo xuất bản tại Pháp. Trong số đó có tờ L’Illustration. Đây là một tờ báo khổ A3 đặc biệt được in rất lộng lẫy, nhiều màu. Tranh được in riêng từng bản rời và đính vào trong trang báo có in sẵn khung trang trọng. Tạ Tỵ đã tìm thấy trong L’Illustration những phiên bản tranh của Picasso, Braques, Matisse, Gauguin, Van Gogh, Modigliani…; và Tạ Tỵ bước vào thế giới của Lập thể (Cubism).
Việc nghiên cứu lịch sử mỹ thuật Việt Nam vẫn còn phôi thai cho đến hiện nay, những tác giả lớn, kể cả ở trong nước, trừ Bùi Xuân Phái, đều chưa có những công trình nghiên cứu tỉ mỉ. Việc theo dõi sự phát triển của một tác giả lưu vong, do đó còn khó hơn, nhất là khi những tài liệu của giai đoạn 1954-1975 mất mát khá nhiều.
Năm 1946, chiến tranh nổ ra giữa Việt Minh và Pháp. Tạ Tỵ, cùng với nhiều hoạ sĩ Việt Nam khác, đã tham gia mặt trận Việt Minh chống Pháp. Với chiến thuật du kích và tiêu thổ kháng chiến, nhiều người Việt Nam đã rời bỏ thành phố làng mạc để vào sống ở vùng cao rừng núi. "Nhớ Hà Nội" 1947 (20x25 cm) được Tạ Tỵ vẽ trong giai đoạn này. Tên của bức tranh gợi lên nỗi nhớ về một Hà Nội thân yêu, nhưng thực ra đó là chân dung của chính hoạ sĩ, nét cọ mang tính phá phách và nổi loạn của tuổi trẻ. Bức tranh thể hiện những thử nghiệm đầu tiên.
Trong chiến khu, năm 1948, Tạ Tỵ, Bùi Xuân Phái, Văn Cao và một số hoạ sĩ khác tổ chức một cuộc triển lãm. Hai bức tranh của Tạ Tỵ được Phạm Duy đề cập trong Hồi Ký Thời Kháng Chiến:
Những tranh Lập thể của Tạ Tỵ với đề tài "Lìa Phố""Nhạc Máu" có vẻ dữ dội hơn những tranh Ấn Tượng của Bùi Xuân Phái với cảnh vài ba ngôi nhà cũ kỹ trong một ngỏ hẽm cong queo của Hà Nội. Cũng rất hay! Vì hoạ sĩ này thì nói lên tinh thần dân tộc muôn đời, hoạ sĩ kia nói lên tinh thần dân tộc của chiến đấu hôm nay và dự phóng cả ước vọng của ngày mai nữa.[1]
Trong hội nghị Văn Hoá Văn Nghệ năm 1948, Trường Chinh đã tuyên bố: “Chủ Nghĩa Lập Thể, Siêu Thực, Đa Đa là những cái nấm độc trên cái thân gỗ mục ruỗng của nền văn hoá đế quốc.”[2] Trường Chinh sau đó bị hoạ sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc (1919-1990) phê bình trên một bài viết đăng trên báo Sáng Tạo trong khu 4 năm 1951 là “dốt mà dám phê bình mỹ thuật”. Sỹ Ngọc là tác giả của bức tranh sơn mài "Cái Bát" thể hiện một người bộ đội kháng chiến được người mẹ quê trao cho bát nước uống. Người đàn bà lam lũ tay cầm chiếc quạt dường như đang quạt cho người thanh niên, có lẽ chỉ mong con trai mình ở nơi nào đó cũng được một người mẹ khác cho một chén nước giữa đường xa. Điều thú vị là nhạc sĩ Phạm Duy cũng sáng tác một nhạc phẩm để ca tụng tình yêu của bà mẹ trong một nội dung tương tự.
Tuy nhiên, khi những đợt thảo luận khuynh hướng của nghệ thuật để phục vụ kháng chiến bắt đầu, chiến dịch “phê bình và tự phê bình” được thực hiện với sự đôn đốc của một số cán bộ chính trị Trung Quốc. Tạ Tỵ được yêu cầu giải thích tranh lập thể của ông xem có nội dung cách mạng hay không, trước một cuộc họp mà phần lớn là nông dân; ngoài những câu hỏi ngây ngô, còn có những câu được “gợi ý” bởi người tổ chức cốt làm hoạ sĩ lúng túng. Sau này, ông tâm sự:
Thật không dễ gì cho tôi để bênh vực chính mình trước những câu hỏi ngây ngô đó, bởi vì họ không có chút kiến thức gì về hội hoạ. Tôi muốn phát cuồng, nhưng ráng giữ bình tỉnh cho đến cuối buổi họp.[3]
Tháng 5 năm 1950, Tạ Tỵ rời khỏi vùng Kháng Chiến để trở về Hà Nội. Ông viết cho một người bạn rằng “Cách suy nghĩ của tôi không hợp với Kháng chiến sau mấy năm chung sống với họ.”[4] Và không phải chỉ một mình Tạ Tỵ rời kháng chiến về thành, nhiều văn sĩ, hoạ sĩ, nghệ sĩ khác cũng lần lượt rời khỏi hàng ngũ Việt Minh. Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Hoàng Công Khanh, Phạm Duy, Tam Lang và cả Sao Mai, người đã đoạt giải Văn học Kháng Chiến. Sự chia rẽ giữa những người dân tộc và những người Cộng Sản là một lý do, nhưng cái chính là sự áp đặt lãnh đạo văn nghệ của Đảng đã làm nản lòng những tài năng. Trong cuộc hội nghị Văn Hoá Văn Nghệ năm 1948, nhiều nghệ sĩ đã phải từ bỏ những tác phẩm trước kia của họ để có thể đi theo Việt Minh và phục vụ cho một hệ tư tưởng mới. Hoàng Cầm, một nhà viết kịch khá nổi tiếng thời bấy giờ đã thắt cổ những tác phẩm kịch thơ của mình trước kia để tỏ lòng đoạn tuyệt với quá khứ tiểu tư sản. Tô Ngọc Vân thì được thuật lại bởi nhà văn Phan Khôi, người từng được tôn là văn đàn ngự sử, như sau:
Mồ ma Tô Ngọc Vân, anh là hoạ sĩ cụp vẽ mỹ nhân, năm 1948 anh còn vẽ bức tranh mầu Hà Nội đứng lên, trình bày một người thiếu phụ tuyệt đẹp đứng hiên ngang trong đống lửa, chung quanh là những nếp nhà đổ vì bom đạn. Thế mà sau đó anh chừa hẳn cái vai cụp ấy. Ở triển lãm hội hoạ năm 1952, trong một bức tranh không thể không có phụ nữ, thì anh vẽ một đám đàn bà già và gái bé.[5]
Trở về với Tạ Ty, vào năm 1951, ông tổ chức một triển lãm cá nhân tại Hà Nội. Cuộc triển lãm mang tên Hội Hoạ Hiện Đại. Tạ Tỵ viết lời mở đầu cho quyển catalogue:
Cái Đẹp là… điều mà tiềm thức phải đã phải làm việc để nâng cao lên giá trị giữa mực sống bình thường. Cái Động của Thiên nhiên quay theo với sức nóng của mặt trời cũng như luật tuần hoàn của kiếp sống. Thay đổi luôn luôn biến chuyển từ Vô Hình đến Hữu Hình, từ Xanh đến Vàng, từ Hồng đến Tím và xê dịch với tốc độ của thời gian. Nghệ thuật chứa đựng trong lòng nó cái sức sống tiềm tàng của Đất, Trời. Tiếng nói của Vũ trụ là Âm thanh và Mầu sắc. Phần Âm thanh rung lên rồi tan đi, Mầu sắc còn lại nói sự “cựa mình” của Sự Vật.
Qua những lời này, người ta thấy Tạ Tỵ nhắm đến sự khái quát hóa trong tranh, hay nói một cách khác, tranh của ông không chỉ thể hiện cảm xúc, nó là nỗ lực của trí tuệ để cảm nhận và biểu hiện thế giới quanh mình.
Trong số những bức tranh mà ông triển lãm tại Hà Nội năm 1951 đó, có lẽ bức tranh sơn dầu mang tên "Đàn Bà" (67x54.5cm) đã có mặt. Bức tranh "Đàn Bà" được nhà Sotheby đấu giá hồi tháng 4 năm 2000, và bán được với giá khá cao: 19.550 Singapore dollars. Sau đây là lời ghi chú in trong catalogue của Sotheby dành cho bức tranh này:
Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ Lập Thể của Tạ Tỵ. Tác giả sử dụng tài tình những màu sắc mạnh mẽ, đặt nhân vật ngay vào ngay trung tâm bức tranh, những hình thể kỹ hà, chẳng hạn như việc xử lý mái tóc không tuân theo luật đăng đối, đường nét mạnh bạo của chiếc cổ và sự sắp xếp của khăn quàng thành những mặt cắt của một hình kim cương… tất cả bố cục này tạo thành một bức tranh Lập Thể độc đáo.
Tạ Tỵ cũng thực hiện một số đĩa gốm với phong cách Lập thể của mình. Những tác phẩm độc đáo này không nhiều
Tạ Tỵ rời khỏi miền Bắc Việt Nam vào năm 1953 lúc ông bị động viên bởi chính quyền Bảo Đại. Sự dấn thân của ông về phương nam đã lái cuộc đời của ông vào một con đường khác. Hiệp định Genève 1954 chia đôi đất nước. Việt Nam trở thành hai thế giới khác biệt: miền Bắc và miền Nam. Tạ Tỵ vào miền Nam, mỹ thuật hiện đại và chủ nghĩa lập thể cũng đi vào miền Nam.
Ở miền Bắc, từ năm 1954 trở đi, chủ nghĩa Hiện thực xã hội chủ nghĩa trở thành kinh điển cho văn chương và mỹ thuật, dưới sự thống lĩnh của đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhưng vào năm 1956, lần đầu tiên tại Việt Nam, chủ nghĩa Hiện thực xã hội chủ nghĩa bị chỉ trích bởi một phong trào đòi quyền tự do trong nghệ thuật, phong trào này do hai tờ báo Nhân VănGiai Phẩm, sau đó đã gây nên một scandal gọi là “vụ Nhân Văn–Giai Phẩm”. Các nhà văn nhà thơ hoạ sĩ trí thức là những người tham gia tích cực trong phong trào này. Những người cầm viết như Phan Khôi (1888-1958), Trần Dần (1924-19), hoạ sĩ như Nguyễn Sỹ Ngọc (1918-1990), Nguyễn Sáng (1923-1988), Trần Duy (1920-), nhạc sĩ Văn Cao, Đặng Đình Hưng (bố của Đặng Thái Sơn, người đoạt giải thưởng âm nhạc quốc tế Chopin tại Warsaw vào 1980), và các nhà trí thức như Trần Đức Thảo (đã lấy bằng Thạc sĩ triết học và giữ một chân giảng dạy tại đại học Sorbonne trước khi trở về Việt Nam để tham gia kháng chiến chống Pháp), Nguyễn Mạnh Tường, một luật gia, và Đào Duy Anh, một học giả nổi tiếng thời bấy giờ.
Văn Cao, một hoạ sĩ, nhà thơ và cũng là nhạc sĩ, tác giả bài Tiến quân ca, đã viết một bài thơ đăng trên báo Giai Phẩm đặt tên là "Khi nào":
Bao giờ nghe được bản tình ca,
Bao giờ bình yên xem một tranh tĩnh vật?
Bao giờ?
Bao giờ chúng nó đi tất cả
Những con người không phải của chúng ta
Vẫn ngày ngày ngang nhiên sống. [6]
Chỉ sau năm số báo, phong trào bị đàn áp, tất cả các thành viên tham gia đều bị trừng phạt cách này hay cách khác: ở tù, cải tạo lao động, cưỡng bức thôi việc. Văn Cao đành phải ngưng sự nghiệp hội hoạ và sống một cuộc đời khổ sở cho đến thời kỳ đổi mới. Trong bài báo "Anthem of Sorrows" của Murray Hiebert đăng trên báo Far Eastern Economic Review ngày 5/09/1991, Văn Cao đã thổ lộ:
“Họ cấm sự nghiệp hội hoạ của tôi, nghệ thuật của tôi và sự tham gia của tôi trong lĩnh vực văn hoá, bởi vì tôi là phát ngôn viên của những kẻ yêu chuộng tự do. Ba mươi năm không có thơ là 30 năm lao tù.”
Những tác phẩm của thời kỳ thử nghiệm mà Văn Cao vẽ bị cấm. Mặc dù rất nhiều sách mỹ thuật được in trong vòng mười năm gần đây, người ta khó tìm thấy tranh của Văn Cao của thời kỳ thử nghiệm. Chỉ có bức "Thanh Niên Vùng Cao" vẽ năm 1978 được tìm thấy trong quyển Các Hoạ Sĩ Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (Hà Nội,1997). "Thanh Niên Vùng Cao" biểu lộ một sự tiệm tiến với chủ nghĩa Lập Thể.
Sau 1975, Văn Cao đã vào Saigon và tìm gặp Tạ Tỵ, cả hai đã từng hồi hộp chia sẻ với nhau thú vui của việc thử nghiệm vào vùng đất mới của hội hoạ hồi cuối thập niên 1940 trước khi chia tay.
So sánh với hoàn cảnh của những hoạ sĩ miền Bắc, người ta có thể tự hỏi không biết Tạ Tỵ có đánh giá trọn vẹn tự do mà ông đang có ở miền Nam.
Vào năm 1956, Tạ Tỵ tổ chức một cuộc triển lãm cá nhân ở Saigon. Đây là cuộc triển lãm hội hoạ Lập thể đầu tiên tại miền Nam. Tạ Tỵ là một hoạ sĩ làm việc cần mẫn và có kế hoạch. Ông hoạch dịnh cho mình triển lãm cá nhân năm năm một lần, mỗi triển lãm có khoảng 60 bức tranh. Rất tiếc, tác phẩm của ông triển lãm trong năm 1956 chưa được tìm thấy nhiều trên thị trường.
Tuy nhiên có thể nói Tạ Tỵ đã tìm ra một phong cách cho mình và tiếp tục con đường đó. Từ 1960 Tạ Tỵ chuyển hướng sang tranh trừu tượng. Vào tháng 1 năm 1961, ông tổ chức một triển lãm cá nhân tại Saigon. Cuộc triển lãm năm l961 được ghi nhận bởi nhiều tư liệu.
Đề cập đến những hoạ phẩm mới của nhà danh hoạ, báo Sáng Dội Miền Nam giới thiệu:
Tạ Tỵ là một hoạ sĩ có cá tính đặc biệt trong ngành hội hoạ. Những sáng tác phẩm của hoạ sĩ đều mang sắc thái tiến bộ. Tạ tỵ là một trong những người có công xây dựng một nền hội hoạ mới Việt-Nam.[7]
Trong cuộc triển lãm này, một số tác phẩm được in và giới thiệu trong một số báo. "Nhịp Thời Gian" (1959, 75x56), "Nhạc Calypso" (1960, 80x80 cm), "Màu Thời Gian" (1960, 95x180 cm) cho thấy những cấu trúc hình học của giai đoạn lập thể bước hẳn sang trừu tượng với sự nhấn mạnh vào tiết tấu và sự khúc chiết của bố cục. Nhiều hoạ sĩ Saigon sau này đã nhận xét tranh của Tạ Tỵ “quá lý trí”, điều không thường xảy ra với người Việt Nam, vốn quen với cảm tính nhiều hơn.
Tuy nhiên, điều chắc chắn là Tạ Tỵ đã bước ra khỏi quỹ đạo của kinh viện và vạch ra một con đường cho chính mình và cho những khám phá sau đó. Sự tách rời sáng tác mỹ thuật với chủ nghĩa tân cổ điển mà trường Cao Đẳng Mỹ Thuật cổ xuý, đại diện cho phong cách này là hoạ sĩ Lê Văn Đệ, người sáng lập và hiệu trưởng (từ 1954-1966) của trường là một điều lành mạnh trong hội hoạ Saigon mà Hà Nội trong cùng giai đoạn không hề có. Loạt bài phỏng vấn khoảng 40 hoạ sĩ của Nguyễn Ngu Í đăng trên báo Bách Khoa trong năm 1962 cho thấy sự đối lập của hàn lâm với trừu tượng.
Vào đầu thập niên 1960, Tạ Tỵ vẽ một loạt 50 chân dung của các nhân vật văn nghệ miền Nam. Số tranh này, ông dự định sẽ trình bày vào 1965, nhưng đến giờ phút chót, vì việc chuẩn bị khung tranh không được đạt theo ý muốn nên hoạ sĩ đã quyết định lưu lại số tranh này cho cuộc triển lãm 1975, và sự thất thủ Saigon đã khiến ông không thực hiện được. Đây là loạt tranh chân dung đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam về những cá nhân độc đáo và trong một phong cách vô cùng đặc biệt. Sự phối hợp tài tình trong việc truyền thần lại dung mạo của người mẫu, và phong cách Lập thể, những mảng màu tương phản gắt gao cắt nhau, lại nhường bước cho việc bộc lộ cá tính và nghề nghiệp của nhân vật. Bức tranh "Chân dung Vi Huyền Đắc" là một trong những bức tranh đẹp nhất của loạt tranh danh nhân văn nghệ này. Vi Huyền Đắc là một người có nhiều khả năng: ông vừa là nhà ngôn ngữ học, tự vị học và nhà viết kịch. Trong con người quảng bác này, Tạ Tỵ đã chọn nhà viết kịch để thể hiện Vi Huyền Đắc: chân dung được trình bày bên cạnh bức màn sân khấu đỏ rực, cứ như Vi Huyền Đắc đang ở bên cánh gà.
"Chân dung soạn giả Năm Châu" lại vẽ ra một gương mặt mà tuổi già hình như là một nỗi phiền muộn kéo dài. Người mẫu nhắm mắt nhưng những quầng thâm dưới mắt ông vẫn trệ xuống, và người xem có cảm tưởng như soạn giả đang suy nghĩ đắn đo cho những nhân vật của mình.
"Chân dung Trọng Lang" được Tạ Tỵ vẽ bên trên những ngõ phố chằng chịt của Saigon, mà người Việt Nam nào nhìn vào cũng thấy chính là Saigon chứ không một thành phố nào khác có kiểu kiến trúc đó!
Tạ Tỵ còn là một nhà văn và nhà thơ. Trong khoảng hơn một tá sách mà ông viết từ 1962, độc giả có thể thấy Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ do nhà Nam Chi Tùng Thư xuất bản năm 1970. Tạ Tỵ có những nhận xét rất độc đáo về những nhà văn cùng thời với mình. Có lẽ sự quan tâm về văn học là niềm hứng khởi đầu tiên cho ông thực hiện loạt tranh này.
"Chân dung Hồ Hữu Tường" đặc biệt được trình bày trong khổ khá to so với những bức tranh khác. Bức chân dung được thực hiện không lâu sau khi Hồ Hữu Tường được trả tự do từ Côn Đảo. Màu xám phớt chút xanh bao trùm trong bức tranh, gương mặt nhà văn/nhà chính trị Hồ Hữu Tường khắc khổ. Những nét nhăn trên mặt, đã vậy lại còn được nhấn mạnh khiến cho bao nhiêu âu lo dường như bộc lộ hết trên gương mặt, mà bộ quần áo âu phục cứng nếp không làm phai nổi.
Thập niên 60 cũng là lúc mà nhiều hoạ sĩ, điều khắc gia và kiến trúc sư Việt Nam trở về từ châu Âu. Chẳng hạn, Ngô Viết Thụ, Dương Văn Đen, Lê Ngọc Huệ, Nguyễn Khoa Toàn, và Ngy Cao Uyên. Tác giả Nguyễn Văn Phương trong cuốn Mỹ thuật Việt Nam Đương đại do Nha Học Vụ và Mỹ Thuật xuất bản năm 1962 tại Saigon đã nhận định: “Họ đã mang về với họ tất cả các khái niệm của mỹ thuật tạo hình của nghệ thuật phương Tây thế kỷ hai mươi.” Thật vậy, các trường phái hiện đại được các hoạ sĩ Saigon khám phá: Đa Đa, Siêu thực, Biểu tượng… tạo cho Saigon một khuôn mặt đa diện.
Tạ Tỵ minh hoạ nhiều bìa sách, bìa nhạc, và lịch. Ông đã mang nghệ thuật hữu hình, lập thể và cả trừu tượng tới với quần chúng Việt Nam một cách rộng rãi hơn.
Đáng tiếc là không mấy ai còn giữ được những văn hoá phẩm này. Cuộc cách mạng văn hoá năm 1976 đã xoá sổ mọi ấn phẩm của chế độ Saigon. Nếu như những cán bộ văn hoá không tịch thu, thì dân đã đốt hoặc chôn xuống đất vì không có quyền “tàng trữ văn hoá phẩm đồi truỵ”. Vài năm sau, nếu như có can đảm đào lên xem lại, thì mối mọt đã làm xong nhiệm vụ tiêu huỷ.[8] Riêng tủ sách gia đình của Tạ Tỵ đã mất 3000 quyển. Ông viết thư cho một người bạn: “Đi học tập về, tôi muốn rớt nước mắt thấy cái tủ trống không”.
Vào năm 1962, chính quyền Saigon tổ chức Đệ Nhất Triển Lãm Quốc Tế với sự tham gia của 20 quốc gia phương Tây và trong vùng châu Á – Thái Bình Dương. Dịp ấy Australia đã gửi các nghệ sĩ đến tham dự, đều là những tên tuổi lớn hiện nay chiếm những vị trí trang trọng trong các viện bảo tàng mỹ thuật Australia. Nghệ sĩ Việt Nam như vậy được tận mắt nhìn thấy những phong cách khác nhau trong cuộc triển lãm quốc tế này. Chắc chắn, cuộc triển lãm này cũng mang lại cho Tạ Tỵ nhiều tự tin hơn về công việc ông đang theo đuổi. Trong một cuộc phỏng vấn do Nguyễn Ngu-Í thực hiện năm 1962, Tạ Tỵ thố lộ:
Tôi rất vui mừng nhìn thấy mỹ thuật Việt Nam đang lớn lên trong bày tay của những nghệ sĩ trẻ, và sự cảm nhận từ nhân dân. Tôi không còn cô đơn trong con đường hội hoạ này nữa.[9]
Bước sang thập niên 1970, Tạ Tỵ chuyển từ những mảng màu dạt ngang cứng cỏi sang hội hoạ màu, đặt biệt mang tính biểu hiện nhiều hơn.
"Không Tên Vàng"[10] (1974, 75x75 cm) diễn tả tốc độ và sự phát triển một cách rất năng động, gãy gọn và mang nhiều kịch tính. Bố cục đường chéo từ trái sang phải, từ dưới lên trên được nhấn mạnh thêm qua những đường cong contour, khiến người xem mường tượng đến một sinh vật hào hùng: đại bàng. Hai màu vàng và đen được cân nhắc cả về sắc độ lẫn diện tích. Trong cái kịch tính dường như là dữ dội và quyết liệt do đường nét tạo ra, vai trò chủ đạo của màu vàng đã nói lên sự lạc quan hiển hiện.
Một số bức tranh được kể trong bài viết này hiện đang trong hai bộ sưu tập ở Melbourne và Sydney. Bộ sưu tập ở Melbourne là một “nguyên nhân” lớn thúc đẩy việc thẩm định lại giá trị mỹ thuật Saigon và kèm theo đó, là sự tăng giá của tranh Tạ Tỵ. Vào những năm đầu của thập niên 1990, khi Việt-Nam còn ngập ngừng bắt tay vào việc kinh doanh theo cơ chế thị trường, một số doanh gia nước ngoài đã đến Việt-Nam, trong số đó có những người am hiểu và sưu tập nghê thuật. Một thương gia Melbourne đã lùng sục khắp Saigon để tìm “tranh trừu tượng của Tạ Tỵ” với lý do rất đơn giản, ông thích tranh trừu tượng và ngạc nhiên khi biết người Việt Nam đã vẽ tranh trừu tượng từ những năm 1960, 1970, theo ý kiến của ông là “amazing”![11] Trong những lần đi xem tranh, người bạn Melbourne này đã từng thấy tranh được lôi ra từ gầm giường, mở ra từ nhiều trang báo gói lại.
Sự ưa chuộng này đã khiến giá tranh Tạ Tỵ nhảy vọt từ vài trăm đô la đến vài ngàn, trong bối cảnh lương bình quân của người Việt-Nam là 200-300 đô la/ năm.
Năm 1992, triển lãm trừu tượng toàn quốc được tổ chức ở gallery Hồng Hạc tại Saigon. Những tác giả chuyên vẽ tranh trừu tượng của Saigon khẳng định chỗ đứng và phong cách của mình: Nguyễn Trung, Nguyễn Tấn Cương, Lê Thánh Thư, Uyên Huy, Trần Văn Thảo, Hoàng Tường… Trong những tác giả vừa kể, nhiều hoạ sĩ được sưu tập đặc biệt từ những nhà sưu tập châu Âu. Trong sự nhộn nhịp của thị trường và sự đánh giá lại những giá trị thẩm mỹ sẵn có, tranh trừu tượng đã trở lại với người Việt Nam, mà đối với dân miền Nam thì đây là một kiểu hồi sinh. Rất tiếc, vai trò của những người đi tiên phong, trong đó Tạ Tỵ nổi bật hơn hết, vẫn chưa được nhắc đến.
Trong “cơn sốt” hội hoạ trừu tượng này, "Mùa hè đỏ lửa" (1972, 350x170 cm) được treo ở Bảo Tàng Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1998. nhưng mãi đến khi Tạ Tỵ trở về Việt-Nam, bức tranh mới được đổi tên thành "Cất Cánh", là tên “cúng cơm” thứ thiệt mà tác giả đã đặt cho nó. Bức tranh trở thành bức tranh sơn dầu lớn nhất của bộ sưu tập nhà nước. Bảo Tàng Mỹ Thuật Thành Phố Hô Chí Minh, tuy vậy, chưa hề có một chỗ gọi là “cơ ngơi” cho mỹ thuật Saigon.
Tạ Tỵ chỉ ngừng vẽ khoảng 5 năm cuối đời mình. Ông làm việc ở xứ người như ông đã làm việc ở Việt Nam, tay vẽ và tay viết.
Bài viết này xin ngừng ở đây với bức tranh mang tựa đề "Những Mảnh Đời Tỵ Nạn" (1995, 152x92 cm). Bức tranh được in lại trong Tuyển Tập Tạ Tỵ (nhà xuất bản Thằng Mõ, 2001).
Sydney, cuối tháng 8/2004
_________________________
[1]Phạm Duy, Hồi Ký: Thời Cách Mạng Kháng Chiến (California: PDC Musical Productions,1990), tr.181.
[2]Trường Chinh, Chủ nghĩa Mác và các vấn đề văn hoá Việt Nam (Hà Nội: Sự Thật, 1974), tr.19.
[3]Tạ Tỵ, "Những nghệ sĩ mà tôi biết", Những khuôn mặt văn nghệ đã đi qua đời tôi (California: Thằng Mõ, 2001), tr.101.
[4]Tạ Tỵ, thư gửi cho Bội Trân ngày 14/08/2001.
[5]Phan Khôi, "Phê bình lãnh đạo văn nghệ", Giai phẩm mùa Thu, tập I, đăng lại trong Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, Hoàng Văn Chí [chủ biên], (Paris: Quê Mẹ, 1983), tr. 62
[6]Văn Cao, Giai phẩm mùa Xuân ngày 8/10/1956, đăng lại trong Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, Hoàng Văn Chí [chủ biên], (Paris: Quê Mẹ, 1983), tr. 222.
[7]Hoàng Lan, "Hội hoạ trừu tượng", Thế Giới Tự Do (không có số, bài báo photocopy do hoạ sĩ Huy Tường cung cấp), tr.32-33 tiếp tr. 45.
[8]Xin xem thêm Stephen Denney, "The official policy of repression in the Socialist Republic of Vietnam", Indochina Newsletter, January, 1982, tr. 3-15.
[9]Tạ Tỵ, phỏng vấn bởi Nguyễn Ngu Í, Bách Khoa số 131, tr. 91-95.
[10]Tên của hoạ phẩm do tác giả bài viết đặt.

No comments:

Post a Comment