Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 15 December 2016

SƠN TRUNG*HỒ VĂN CHÂM *ĐẶNG PHÙNG QUÂN *DƯƠNG THIỆU TỐNG

Thursday, September 6, 2012


SƠN TRUNG * XUẤT CẢNG LAO ĐỘNG

xuất cảng lao động
Sơn Trung


Khoảng 1985, trong Nam ít nghe nói đến mấy chữ ’lao động nước ngoài’ hay ‘hợp tác lao động’. Trái lại, khi tôi ra Hà Nội thăm gia đình, khắp nơi lao xao, rộn rịp, người ta ăn không ngon, ngủ không yên vì mấy chữ này. Có thể nói rằng cả nước loạn lên về việc đi Liên Xô, Tiệp hay Hung.. .Có thể nói rằng cả nước ai cũng muốn bỏ cái nước này để mà đi, ngoại trừ mấy ông giám đốc, tổng trưởng, thứ trưởng, vì quyền lợi quá lớn không cần phải đi đâu cho xa xôi mệt nhọc. Các văn phòng các bộ đầy nghẹt người nạp đơn, xin hồ sơ để đi. Với con mắt người trong Nam, việc này có gì là vinh dự, lợi lộc mà chen chúc như thế! Đối với dân trong Nam, việc này cũng giống như khoảng 1930, thực dân Pháp mộ phu đi Tân thế giới, những nông dân, công nhân nghèo bán mình đuợc vài ba đồng để lại cho cha mẹ hay vợ con để rồi ra đi biệt tích, bỏ xác nơi đất lạ xứ người! Ngày xưa đế quốc, thực dân, tư bản mộ phu nhưng nay thì chính đảng cộng sản đem nhân dân đi bán, đem đảng viên đi làm nô lệ xứ người ! Đối với nhân dân ngoài bắc, đi lao động hợp tác là một ân huệ, không hối lộ, không phe cánh thì không dễ gì mà đi! Đi lao động là con đường cứu rỗi, là con đường thoát của những con người XHCN. Nếu cứ ở lại cái nước CHXHCNVN , thì cuộc đời mãi mãi sáng đạp xe đi, chiều đạp xe về, ghé chợ mua bó rau muống, để rồi ngày lại ngày tiếp tục sự nghiệp như thế!

Nhiều người đi Liên Xô, Tiệp hai ba năm đã gủi tiền về xây nhà,ít nhất khi về cũng được cái đài(radio), cái đổng ( đồng hồ), cái TV, cái tủ lạnh và vài chỉ vàng! Giấc mộng của dân ta đơn giản là thế! Nhiều người khôn hơn, có thế hơn thì xin đi lao động tại các nước tư bản như Pháp, Iran, Irac hay Phi châu. Đi các nước tư bản thì ngon hơn đi các nước cộng sản anh em! Vì vậy mà trước đây, mấy cán bộ cao cấp thành phố đã xin học Pháp văn tại trường Đại học Văn khoa Sai gòn, làm đệ tử các thầy Nghiêm Hồng, Nguyễn Kỉnh Đốc vì giấc mộng tây du vàng son mỹ miều đó! Tôi nói như vậy vì hồi đó chưa có vấn đề bang giao Việt Mỹ, mà chỉ có bang giao Pháp Việt cho nên người ta chỉ ngó vào nước Pháp anh em mà thôi, nay thì đương nhiên nước Mỹ và đô la Mỹ là nhất, Pháp không là cái giãi gì! Có những tay sừng sõ vận động các cơ quan công quyền hay tư nhân ở Pháp gủi giấy mời sang diễn thuyết, sang công tác để rồi có cớ hợp lý xin phép xuất cảnh ra ngoài làm ăn! Chính vì điều này chúng ta mới hiểu tại sao dân cán bộ cộng sản lại thích học tiếng Anh mà không chịu học tiếng Nga .Đi lao động nước ngoài là một ân huệ cho nên những ai đã đi nước ngoài rồi khi về là không còn đuợc làm việc trong nước nữa! Đó là nói thường dân còn con em đảng viên cao cấp thì là ngoại lệ vì Con vua thì lại làm vua!


Tại sao đảng lại chủ trương xuất cảng lao động? Sau 1975, Việt Nam đã tuyệt vọng vì Liên Xô. Trước đây, người cộng sản lạc quan ràng hòa bình rồi mỗi nước trong khối anh em xã hội chủ nghĩa sẽ kiến thiết cho một tỉnh thì chỉ trong hai ba năm, cả nước ta ai cũng có nhà mới!Và khi ta đã hòa bình, Liên Xô sẽ giúp ta làm kỹ nghệ nặng. Lúc đó ta sẽ xây dựng một nền kỹ nghệ mạnh mẽ. Nhưng than ôi, Liên Xô cũng sụm sau nửa thế kỷ xây dựng XHCN, tiền đâu mà cho Việt Nam?Dẫu có tiền, họ cũng không giúp Việt Nam bởi vì khi chiếm Đông Âu, Liên Xô đã thực hiện một nền kinh tế chỉ huy toàn cầu,một nền kinh tế thực dân đế quốc.Họ biến các nước chư hầu thành nguồn tiêu thụ, thành vệ tinh cho kinh tề mẫu quốc.Thí dụ họ không giúp Việt Nam, Hung, Ba lan làm nhà máy đúc thép, nhà máy chế tạo súng, chế tạo máy cày vì đã có Liên Xô chế tạo rồi, các nước dàn em chịu khó bỏ tiền mua. Họ không giúp mà còn đòi nợ. Đã đến lúc Việt Nam phải trả nợ cho Liên Xô. Làm sao có tiền trả nợ? Việt Nam đã xuất cảng gaọ, cá,thịt, gỗ, giày, áo, qua Liên Xô nhưng hàng hóa Việt Nam phẩm chất quá kém và không bao giờ giao đúng hẹn, nếu đúng hẹn lại không đủ số. Bán hàng không đủ tiền thì đảng lại bán người. Xưa và nay khác nhau.


Thời thực dân, chỉ người nghèo mới đi mộ phu , còn nay cả nước đi mộ phu, ngay cả người có thế lực. Thời trước thực dân mộ phu nay thì đảng đứng ra mộ phu. Ngày xưa phu lĩnh tiền đầy đủ nay công nhân bị bóc lột tận xương tủy. Còn nhiều cảnh bóc lột khác nữa cho dù đảng ta đã chửi bới rất nhiều vể tội phong kiến, tư bản, thực dân bóc lột nhân dân ta! Khi làm việc cho ngoại quốc là nhà nước đã ăn chia công khai theo tứ lục( nhà nước 6 phần, lao động 4 phần). Người lao động phải trả tiền ăn, tiền phòng, và tiền cho tổ chức đảng, một tổ chức ăn bám, ngồi không hưởng lợi của đảng mang theo để kìm kẹp công nhân ở nước ngoài! Một số người khi ra nước ngoài phải làm thêm mới có tiền, cho nên họ phải buôn lậu, làm gái giang hồ. Nhiều chuyện đau đớn không thể nói ra xiết. Khi chưa ra nước ngoài, khi còn ở trên tàu, người ta đã công khai ăn ở chung chạ, dù gái đã có chồng, dù trai đã có vợ. Khi ra ngoại quốc, người ta lại càng tự do hơn. Bởi vậy, ca dao xã hội chủ nghĩa có câu:
Lãy vợ mà cho đi tây,
Xe đạp không khóa để ngay bờ hồ!


Trong các nước xã hội chủ nghĩa anh em, Liên Xô là một nuớc lớn, quả đã mang lại nhiều lợi lộc cho cộng sản Việt Nam nhưng họ cũng đã đem lại nhiều đau khổ cho người Việt Nam. Liên Xô là một nước xã hội chủ nghĩa nhưng họ không như Việt Nam. Liên Xô truyền cho Việt Nam chủ nghĩa cộng sản nhưng Việt nam lại truyền cho Liên Xô tham nhũng, hối lộ. Trong quyển Thiên Đường Mù, Dương Thu Hương đã cho ta biết người Liên Xô thù ghét Viêt Nam, thấy mặt người Việt là họ đánh đập nếu không tàn sát. Tại sao vậy? Tuy Liên Xô cũng nghèo khổ, thiếu thốn nhưng họ có một đời sống tương đối kỷ luật và ổn định khác với Việt Nam. Khi sang Liên Xô, người Việt Nam đã đi thật sớm để tới trước xếp hàng. Khi người Liên Xô tới, mọi thứ hàng đã hết. Người Việt nam còn hối lộ các cô bán hàng , các trưởng cửa hàng, các thủ kho để họ tuôn hàng cho mình. Với chừng ấy thủ đoạn, người Việt Nam đã gây xáo trộn cho xã hội Liên Xô, thành thử người Liên Xô thù ghét Việt Nam.Chưa kể một số người Việt Nam ta sẵn máu côn dồ, đã ăn nói thô lỗ và bạo hành cho nên đã để lại dấu ấn xấu xa.


Như đã nói ở trên, những người lao động nào đi sang các nước tư bản thì lợi hơn nhiều.Trường hợp đặc biệt là một số người Việt Nam đã sang Iran, Irac làm việc nhưng họ không hưởng được bao tiền bạc vì chiến tranh xảy ra giữa Mỹ và Irac. Các công nhân bèn hỏi tòa đại sứ cộng sản Việt Nam tại Irac: tình hình ra sao ? Phải đối phó như thế nào? Nên ở hay nên đi? Các cán bộ cộng sản bảo Mỹ đã thất bại ở Việt Nam, Mỹ không dám đánh Irac. Các công nhân tin đảng nên đã ở lại. Rốt cuộc Mỹ đánh dữ quá, họ phải bỏ Irac chạy về Việt Nam, không đuợc đồng nào!


Nay thì một số lao động chạy qua Đức, Mỹ, Canada và Pháp. Một số lớn là người yêu tự do, dân chủ, và yêu đời sống ở đây nên không muốn về Việt Nam, một đất nước nghèo đói, lạc hậu và độc tài, tàn bạo. Một số là cộng sản nằm vùng, họ âm thầm hoạt động.Cái tư tưởng cộng sản bám vào họ quá dày nên khó gột rửa trong một thời gian ngắn. Ai đời đã bỏ nước mà chạy qua Hong Kong, những người Miền Bắc còn tổ chức kỷ niệm chiến thắng 30-4-75, và hành hung người miền Nam! Chúng ta hy vọng sau một thời gian sống ở xứ tự do, những người lao động, kể cả người cộng sản sẽ giác ngộ, sẽ hiểu tự do, dân chủ và sẽ góp phần tranh đãu cho tự do dân chủ tại Việt Nam.


Dẫu sao, việc xuất cảng lao động đã đem lại nhiều lợi ích cho đảng. Ngày nay, đảng và tư nhân đã lợi dụng việc xuất cảng lao động để lừa dối đồng bào và bóc lột nhân dân. Nhiều cơ sở lập ra thu tiền rồi bỏ trốn. Một số dân lao động nhận được vé máy bay qua Hồng Kông, Nhật Bản rồi bị bỏ rơi, không có tiền trở về. Ngày nay, danh từ lao động được biến hóa. Ngày nay, người ta dùng việc đưa học sinh du học, và người đi du lịch để xuất cảng lao động. Không riêng Việt Nam, bọn đầu nậu ở Trung quốc, Đại Hàn và Phi Luật Tân cũng đã tổ chức đưa người nhập cư bất hợp pháp vào Canada và Mỹ, và những nạn nhân này đã phải trả một số tiền rất lớn và cả một cuộc đời trong tối tăm, nô lệ. Tại Việt Nam, Công an, hay Thành đoàn thường đứng ra tổ chức, móc nối với các tòa đại sứ cộng sản Việt Nam tại địa phương. Tin gần đây 29 người Việt Nam đi lao động tại Brasil bằng Visa du lịch, rồi bị bỏ rơi tại xứ người. Sáng ngày 26 tháng 9 năm 2001, chị Nguyễn Thị Thêm gửi đơn đến các báo chí trong nước kêu cứu việc chồng chị là Nguyễn Đình Quốc cùng 28 người khác đã bị công ty TNHH Phú Nhuận, là công ty xuất khẩu lao động của thành đoàn CS địa chỉ tại 32 đường Lê Lai, quận Gò Vấp lừa đưa người sang Bresil rồi bỏ mặc. Bà Nguyễn Thị Thức, mẹ của Nguyễn Đình Quốc kể rằng tháng 2-1999, qua trung gian của bà Trần Thị Dung ở Hà Nội, con trai bà đã ký hợp đồng lao động với ông Lê Đình Nhân là giám đốc công ty TNHH Chế biến lương thực thực phẩm Phú Nhuận ở Sài gòn để sang làm mì ăn liền tại Brasil. Con bà đã nộp cho ông Nhân 7.5000 USD, cùng với 300USD làm hộ chiếu.


Theo hợp đồng ký với công ty Lương Thực Thực Phẩm Phú Nhuận, thời hạn làm việc là năm năm, lương mỗi tháng là 500 USD. Nhưng sau 18 tháng làm việc,tại Bresil, gia đình anh chỉ nhận được 1,200USD tiền lương. Bà cho biết hoàn cảnh của bà và đa số gia đình người đi lao động rất khó khăn. Vợ của anh Quốc phải đi buôn bán xa để lấy tiền nuôi gia đình và chữa bệnh cho đứa con trai duy nhất 9 tuổi bị bệnh não, ba năm không học xong lớp I. Bà hy vọng con trai bà đi lao động tại Bresil để có tiền chữa bệnh cho cháu trai nhưng nay tiền mất tật mang.Vừa rồi con bà gọi điện thoại về cho biết đã bốn tháng nay bị bỏ rơi, không có tiền ăn, và có thể bị bỏ tù vì cư trú bất hợp pháp. Bà cho các ký giả xem đơn đề ngày 20-8-2000 của 15 lao động tại Bresil ,trong đó có đoạn: ‘Công ty Phú Nhuận đã đưa chúng tôi đi bằng visa du lịch trong ba tháng. Trong năm qua chỉ có một số được đi làm, còn hầu hết thất nghiệp, bị cắt điện nước, không cơm ăn, hoặc không nơi cư trú. Chúng tôi phải sống nhờ vào sự hảo tâm của công đồng người Việt tại Bresil.’

Mới đây đại diện các gia đình đã đến nhà bà Trần Thị Dung đòi lại tiền và chịu trách nhiệm về việc này thì bà Dung chối bỏ trách nhiệm. Các phóng viên báo chí đã hỏi các cơ quan hữu trách nhưng cơ quan này quy trách cho cơ quan nọ, không một ai chịu trách nhiệm về việc này. Ông Trần Văn Hằng, Cục trưởng cục quản lý lao động với nước ngoài nói rằng ông cũng nhận được thông báo của bộ ngoại giao cùng đơn của các lao động tại Bresil, song trách nhiệm là của UBND Saigon, là nơi đã cấp giấy phép cho công ty Phú Nhuận liên doanh tại Bresil. Việc đưa lao động ra nước ngoài theo hợp đồng liên doanh không thuộc sự quản lý của cục này.Ông cũng thông báo cho công an Hà Nội về việc bà Dung thu tiền nhưng chưa có trả lời. Trong 29 người sang lao động tại Bresil đã có 5 người trở về vì gia đình đã mua vé máy bay cho họ, còn một số đang chờ đợi. Vừa qua cảnh sát Bresil đã thông báo cho họ là trong 20 ngày họ phải trở về nước nếu không thì sẽ bị giam giữ trong 80 ngày để chờ phán quyết của tòa án Bresil.

Cộng sản Việt Nam rõ ràng là một bọn buôn dân, bán nước, lừa đảo, cướp bóc trắng trợn.Thu mỗi nguời $7,500, trả lương $1,200, nhu vậy là lời $6,300 mỗi đầu người. 19 nạn nhân nộp cho chúng $119,700.00. Đây chỉ là một chuyện nhỏ trong muôn ngàn chuyện kinh khủng khác nữa!Những người trong nước đã mắc mưu, những người đã trốn cộng sản sang đây còn trở về nộp mạng, nộp tiền cho chúng nữa. Một phần cũng tại dân ta tham! Bảy ngàn dô la là cả gia tài một đời lao động, tại sao lại bỏ mồi bắt bóng?

BS. HỒ VĂN CHÂM * QUỐC GIA CHỦ NGHĨA

Nhận Diện Người Yêu Nước
Quốc Gia Chủ Nghĩa

Minh Vũ Hồ Văn Châm


            Người Việt Nam có lòng với đất Tổ, không ai là không xót xa cho tình hình đen tối của Việt Nam ngày nay. Người Việt Nam yêu nước, không ai là không băn khoăn tự hỏi cần phải làm gì để đưa đất nước ra khỏi tình trạng tồi tệ hiện tại. Người Việt Nam yêu nước quốc gia chủ nghĩa, không ai là không chú tâm mưu cầu những phương hướng hành động thích đáng để sớm đưa quốc gia dân tộc thoát khỏi tình trạng nghèo khó lạc hậu. Nhưng Việt Nam hiện tại đang ở dưới sự thống trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam với chủ trương cố hữu "sử dụng bạo lực cách mạng để nắm vững chuyên chính vô sản". Do đó, người Việt Nam yêu nước quốc gia chủ nghĩa, muốn phục vụ quốc gia dân tộc, đương nhiên phải ở thế đối đầu với người Việt Nam mác-xít lê-ni-nít trong một cuộc đấu tranh không khoan nhượng để dành quyền dự phần vào việc điều hành sinh hoạt quốc gia trong các lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.

           

Cuộc đấu tranh này đã xảy ra từ lâu, dai dẳng và không khoan nhượng, dưới con mắt trọng tài của quốc dân Việt Nam. Tuy nhiên, từ trước tới nay, công luận trong nước cũng như ngoài nước, đều xem cuộc tranh chấp quốc cộng này giản đơn chỉ là cuộc đấu tranh giữa hai phe cộng sản và chống cộng sản. Thực vậy, chủ yếu bên trong các thực thể chính trị "không cộng sản" là các phong trào chống cộng, các hoạt động chống cộng, các chế độ chống cộng, các nhân vật chống cộng, v.v., mà tất cả những phong trào này, những hoạt động này, những chế độ này, những nhân vật này, v.v., vàng thau lẫn lộn, thảy thảy đều được mang nhãn hiệu quốc gia, nào là phong trào quốc gia, hoạt động quốc gia, chế độ quốc gia, nhân vật quốc gia, đấu tranh cho lý tưởng quốc gia, phục vụ cho quyền lợi quốc gia, v.v.. Nói khác đi, tất cả các nhân vật chống cộng đã phát động các phong trào chống cộng, hoặc lãnh đạo các chế độ chống cộng, từ trước đến nay, đều tự nhận là người quốc gia và đã phụng sự quốc gia theo phương hướng và trong khuôn khổ chủ nghĩa quốc gia. Trong lúc người mác-xít lê-ni-nít dứt khoát có lập trường thù nghịch chủ nghĩa quốc gia thì về phía người quốc gia chủ nghĩa, chúng ta cần phải tinh tế phân biệt thế nào là người không cộng sản, và thế nào là người chống cộng, và thế nào lại là người quốc gia chủ nghĩa, bởi lẽ trong thực tế, chống cộng không phải đương nhiên là quốc gia, ngược lại, không cộng sản có phần nào khác biệt với chống cộng, cũng như chống cộng không nhất thiết đương nhiên là đã phụng sự quốc gia theo phương hướng và trong khuôn khổ chủ nghĩa quốc gia. Nhận định được như vậy thì sẽ thấy ngay hệ luận là cuộc đấu tranh không khoan nhượng và dai dẳng giữa người mác-xít lê-ni-nít và người quốc gia chủ nghĩa dưới con mắt trọng tài của nhân dân Việt Nam từ bấy lâu nay đã xảy ra giữa đám hỏa mù đó, mà người quốc gia chủ nghĩa chung quy đều ở thế bất lợi, vì lẽ người mác-xít lê-ni-nít tuy mang xương tủy quốc tế vô sản nhưng lại gian trá đội lốt quốc gia và luôn luôn khai thác những lỗi lầm của những người chống cộng tự nhận là quốc gia để triệt hạ uy tín người quốc gia chân chính.



            Vì những lẽ đó, muốn đánh giá chính xác vai trò và vị thế người yêu nước quốc gia chủ nghĩa thì trước hết phải làm công việc tiên quyết là nhận diện người quốc gia chủ nghĩa.



           

Quốc gia là không cộng sản, nhưng không phải là Việt gian theo Tàu.

            Hãy bắt đầu bằng việc trở lại chính phủ liên hiệp quốc cộng năm 1946. Sau khi dựng đứng ra vụ Ôn Như Hầu để có cớ tàn sát Quốc Dân Đảng và các tổ chức chính trị không cộng sản khác đã chống đối Hồ Chí Minh thỏa hiệp với thực dân, và sau khi Nguyễn Hải Thần và các cộng sự viên đã theo Lư Hán rút về Trung Quốc, người mác-xít lê-ni-nít tiến hành một chiến dịch dai dẳng bôi lọ người quốc gia chủ nghĩa đã từng lưu vong ở Trung Quốc và đã vì đại cuộc mà chịu tham gia chính quyền liên hiệp quốc cộng năm 1946, bằng cách đồng hóa họ với người của Nguyễn Hải Thần, chụp cho họ cái mũ Việt gian theo Tàu. Báo chí cộng sản bịa ra những câu chuyện hài hước về Nguyễn Hải Thần, như việc họ Nguyễn không nói sõi tiếng Việt ("Kính thưa tồng pào"), việc họ Nguyễn ham muốn tiền tài danh vọng ("Nay tôi làm Phó Chủ Tịch chính phủ, được ở ngôi nhà như thế này, được đi chiếc xe như thế này, trong lòng thật lấy làm mãn nguyện ..."). Trong lúc Nguyễn Hải Thần và Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội quả tình là công cụ của viên tướng Tàu Trương Phát Khuê trong kế hoạch "Hoa quân nhập Việt", phần lớn những người cách mạng Việt Nam quốc gia chủ nghĩa lưu vong ở Trung Quốc nếu có liên lạc với Trương Phát Khuê thì chỉ là để tìm đất dung thân chứ không phải là chịu làm tay sai. Chính Hồ Chí Minh và Nguyễn Tường Tam đều đã nhờ Nguyễn Hải Thần bão lãnh mới được Trương Phát Khuê thả ra khỏi ngục Liễu Châu. Chính Hồ Chí Minh đầu năm 1941 đã nhận tiền bạc và nhân lực của Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội để về Việt Bắc hoạt động, và sau đó đã trở mặt đoạn giao với Việt Cách mà lập ra Việt Minh. Hồ Chí Minh và Nguyễn Tường Tam thì không ai có thể nói là đã làm tay sai cho Trương Phát Khuê. Vì vậy, việc cố tình nhập nhằng dồng hóa tất cả những người quốc gia chủ nghĩa lưu vong ở Trung Quốc với phe nhóm Nguyễn Hải Thần là thủ đoạn gian manh của phe cộng sản tung hỏa mù Việt gian theo Tàu để bôi lọ người Việt Nam yêu nước quốc gia chủ nghĩa.



           

Quốc gia là không cộng sản, nhưng không phải là Việt gian theo Tây.

            Sau khi rút vào các khu kháng chiến, và mặt nạ dân tộc dần dà vỡ nát để lộ phần nào hình thái quốc tế vô sản, người mác-xít lê-ni-nít lại chụp mũ Việt gian theo Tây cho những ai không đi theo kháng chiến hay đã đi theo kháng chiến nhưng nay bỏ về thành. Đành rằng trong vùng người Pháp chiếm đóng, đã có những người Việt Nam trực tiếp cộng tác với Pháp hoặc tham gia các tổ chức chính trị, hành chánh, tôn giáo, đôi lúc được võ trang, có phương hướng hoạt động chống cộng rõ rệt; nhưng già mồm già miệng la lối rằng tất cả đều là Việt gian bán nước là hàm hồ nói lấy được, cả vú lấp miệng em. Thực vậy, ngay từ buổi đầu, đã có nhiều người quốc gia chủ nghĩa từ chối tham gia chính quyền Việt Minh (Ngô Đình Diệm, Trương Tử Anh, Lý Đông A), mà những người này thì quá trình tranh đấu sáng ngời chính nghĩa dân tộc, không thể nào chụp mũ Việt gian lên đầu. Lại có những người quốc gia chủ nghĩa đã đi theo kháng chiến nhưng buộc lòng phải rời bỏ kháng chiến vì nhận thấy bị phản bội, xương máu đem hy sinh chiến đấu cho chủ nghĩa cộng sản chứ không phải cho sự sống còn của quê hương (Hà Thúc Ký, Trần Chánh Thành, Phạm Duy, Doãn Quốc Sỹ). Nhiều người quốc gia chủ nghĩa khác từ chối giải pháp Bảo Đại, hoặc chỉ tham gia thăm chừng và rời bỏ sau đó, vì nhận thấy người Pháp không thực lòng trao trả độc lập cho Việt Nam (Ngô Đình Diệm, Nguyễn Tường Tam, Lê Thăng, Nguyễn Tôn Hoàn). Lại còn phải quan tâm đến chủ trương của những nguời chống cộng muốn mượn tay người Pháp để tiêu diệt cộng sản trước, chuyện độc lập tính sau (Lê Hữu Từ, Trần Văn Hữu, Trần Văn Lý, Nghiêm Xuân Thiện, Nguyễn Hữu Trí, Nhượng Tống, Hoàng Bình). Thành thử nhập nhằng đồng hóa tất cả những người sống trong vùng quân Pháp kiểm soát, không đi theo kháng chiến, hoặc vì chán ghét cộng sản mà rời bỏ kháng chiến, với những người thực sự làm tay sai cho Pháp, là thủ đoạn gian manh của người mác-xít lê-ni-nít tung hỏa mù Việt gian theo Tây, cố tình xuyên tạc sự thật, để bôi lọ người Việt Nam yêu nước quốc gia chủ nghĩa.

           



Quốc gia là không cộng sản, nhưng không phải là ngụy bù nhìn Mỹ.

            Sau hiệp nghị Genève 1954, đất nước chia đôi, ở phía nam vĩ tuyến 17 là quốc gia Việt Nam Cộng Hòa, đối lập với quốc gia Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở phía bắc vĩ tuyến.  Về đối ngoại, việc chia đôi Việt Nam thành hai quốc gia là do sự sắp xếp của các siêu cường, và Việt Nam Cộng Hòa có quan hệ ngoại giao chính thức với non sáu mươi nước trên thế giới. Về đối nội, Việt Nam Cộng Hòa có hiến pháp, có Tổng Thống và Đại biểu Quốc Hội do dân bầu, có luật lệ thành văn và trường Đại học dạy Luật, có hệ thống xử án độc lập với hành pháp, nghĩa là có đủ những căn bản của một định chế dân chủ pháp trị. Chế độ Việt Nam Cộng Hòa, trải qua cả hai thời kỳ đệ nhất và đệ nhị, so sánh với chế độ miền bắc, thì về tất cả mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội v.v., và đứng từ phía chủ thể được phục vụ, tức là nhân dân Việt Nam, mà xét đoán, thì rõ rệt là có nhiều ưu điểm hơn. Đành rằng chế độ Việt Nam Cộng Hòa còn nhiều mặt hạn chế, ví dụ như thời đệ nhất thì dần dà mất đi tính chất dân chủ đa nguyên, và thời đệ nhị thì chủ quyền quốc gia mỗi ngày một thu hẹp, nhưng công bằng mà nhận xét thì người dân Việt Nam sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũng cảm thấy tự hào và thoải mái, so với nguời dân Việt Nam sống dưới các chế độ bị trị trước đây, và chế độ công an đảng trị ở miền bắc. Cuối thập niên 50, Quốc vương và Hoàng hậu Thái Lan viếng thăm Sài Gòn, trong đáp từ cảm tạ của vị thượng khách nước láng giềng có câu nói : "Ước gì thủ đô Bangkok chúng tôi một ngày nào sẽ khang trang và hoa lệ như Sài Gòn của quí quốc". Đầu thập niên 60, trẻ bán báo ở Đà Lạt đều mang giày Bata, và Hoa kiều đứng bán hàng trên vĩa hè Sài Gòn bị cấm không được mặc quần đùi và áo thun ba lỗ. Đầu thập niên 70, kinh tế thị trường phát triển, thành thị đầy ắp hàng tiêu dùng và thôn quê náo nhiệt tiếng động cơ máy cày máy kéo. Trước sự thật sờ sờ như vậy, người mác-xít lê-ni-nít một mặt chụp bức màn tre dày dặc bưng tai bịt mắt người miền bắc, một mặt tiến hành chiến dịch bôi lọ chế độ miền nam bằng những lời lẽ hồ đồ, cho rằng cái gì ở miền nam cũng là của giả. Tình trạng phát triển của xã hội miền nam là phồn vinh giả tạo, chính quyền miền nam là ngụy quyền, quân đội miền nam là ngụy quân. Ngụy là giả, là không thật, là không có thật. Vậy mà Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể đã đóng góp nhiều tiến bộ tích cực trong quá trình phát triển của đất nước trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội v. v. và điều này là một sự kiện không ai có thể phủ nhận. Người quốc gia chủ nghĩa phục vụ dưới lá cờ Việt Nam Cộng Hòa đã lấy quốc gia dân tộc làm đối tượng phụng sự, khác biệt với những phần tử tay sai nước ngoài. Trung Tá Hải quân Ngụy Văn Thà và các binh sĩ thuộc hạ tử tiết ở Hoàng Sa năm 1974 khi anh dũng đương đầu với quân xâm lược Trung cộng, Trung Tướng Nguyễn Khoa Nam cùng các vị Tướng lãnh tự sát tại Vùng IV Chiến thuật khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng năm 1975, đã nêu cao khí tiết người quốc gia chủ nghĩa hiến dâng cuộc đời cho Tổ quốc, Danh dự và Trách nhiệm. Phủ nhận các thành quả của Việt Nam Cộng Hòa là xuyên tạc sự thật. Nhập nhằng đồng hóa người Việt Nam yêu nước quốc gia chủ nghĩa phục vụ chế độ Việt Nam Cộng Hòa với những phần tử tay sai nhận tiền người nước ngoài để chụp lên đầu họ cái mũ ngụy quân ngụy quyền là thủ đoạn gian manh của người mác-xít lê-ni-nít cố tình bôi lọ danh dự để phủ nhận sự nghiệp phụng sự quốc gia dân tộc của người Việt Nam yêu nước quốc gia chủ nghĩa trước con mắt trọng tài của quốc dân Việt Nam.



           

Quốc gia là không cộng sản, và vẫn có thể xuất phát từ cộng sản.

Ngày nay, toàn bộ đất nước đang nằm trong vòng tay kềm kẹp của đảng Cộng Sản Việt Nam. Ngoại trừ một số ít may mắn thoát ra được nước ngoài, đại khối dân tộc Việt Nam, đang bị người mác-xít lê-ni-nít ghìm đầu vào gầm chuyên chính vô sản. Mặt nạ quốc gia dân tộc của người mác-xít lê-ni-nít đã bị vỡ vụn. Cái lốt giả mạo yêu nước thương nòi của người mác-xít lê-ni-nít đã tả tơi. Người mác-xít lê-ni-nít ngày nay đã lộ nguyên hình là phường buôn dân bán nước. Người mác-xít lê-ni-nít không đếm xĩa gì đến quyền lợi quốc gia, đến phúc lợi dân tộc, không ngần ngại nhúng tay vào bất cứ tội ác nào, không từ nan tiến hành bất cứ hành động phản nước hại dân nào, chỉ cốt sao giữ vững ngôi vị độc tôn để một mình một chiếu thung dung thụ hưởng đặc quyền đặc lợi. Nói rõ ra, người mác-xít lê-ni-nít là người không có tinh thần quốc gia, không có tình tự dân tộc. Các lý thuyết gia mác-xít lê-ni-nít đã khẳng định là không có chỗ đứng cho hai chữ quốc gia trong ý hệ cộng sản chủ nghĩa. Cuối thế chiến thứ nhất, Lê Nin đã nặng lời thóa mạ những người cộng sản Âu châu chiến đãu ở hai bên biên giới Pháp Đức để bảo vệ Tổ quốc của họ. Ngày nay, ở Việt Nam, Lê Khả Phiêu, Trần Đức Lương, Nông Đức Mạnh đã không chút đắn đo lén lút ký kết và âm thầm thi hành các hiệp ước về biên giới trên đất liền (ký ngày 30-12-1999), và về lãnh hải (ký ngày 25-12-2000), nhường cho Trung cộng hơn 750 cây số vuông lãnh thổ và khoảng 10% hải phận. Hành động này rõ ràng là hành động bán nước cầu vinh, lấy lòng Trung cộng để tìm chỗ dựa đối đầu với áp lực đòi hỏi dân chủ và nhân quyền từ các nước Tây phương, và để trấn áp các phong trào đòi hỏi tự do tín ngưỡng, đòi hỏi cải tiến dân sinh, đòi hỏi mở rộng dân chủ của các tầng lớp nhân dân trong nước. Rõ ràng người mác-xít lê-ni-nít đã chà đạp quyền lợi quốc gia, hy sinh phúc lợi dân tộc, chỉ với mỗi một mục đích bảo vệ địa vị độc tôn của đảng cộng sản, bảo vệ đặc quyền đậc lợi của thiểu số đảng viên cầm quyền. Những người này họp thành một giai cấp mới là tư bản đỏ, vô cùng giàu có, trong lúc tuyệt đại bộ phận dân tộc sống trong nghèo nàn, cơ cực. Giai cấp tư bản đỏ này, ngoài cái tính xấu hám lợi của tư bản, còn dây dưa với những cố tật của nguồn gốc bần nông như nặng óc tư hữu, thèm khát quyền lực và danh vọng. Lại thêm tâm lý bù trừ, xưa kia quá đói rách, bây giờ phải vinh hoa cho bỏ lúc phong trần, nên tham ô đi liền với lãng phí, khiến đất nước mỗi ngày một lụn bại. Sự kiện này không những làm cho quần chúng xa rời họ, mà cả những người cộng sản có ý thức, những người cộng sản phản tỉnh, cũng xa rời họ rồi quay mặt chống đối họ. Buổi đầu cuộc phân tranh quốc cộng có những người cộng sản đệ tứ như Lê Khang, Bùi Hữu Phiệt theo về với người quốc gia chủ nghĩa. Về sau, thời đất nước chia đôi, có những người cộng sản đệ tam, tuy xuất phát từ nhân dân và được xây dựng từ hạ tầng như Bùi Quang Triết trong Hội Nhà Văn Việt Nam, Tô Minh Trung trong Văn Phòng Bí Thư Thành Ủy Sài Gòn-Gia Định thời Trần Bạch Đằng, đã sáng suốt dứt khoát giả từ chủ nghĩa cộng sản. Hiện nay thì không hiếm những người cộng sản trong nước lên tiếng chống đối chính quyền cộng sản. Nếu họ không chạy trốn được ra nước ngoài thì họ đang bị chính quyền cộng sản theo dõi, trù dập, bao vây, thậm chí giam cầm. Trong số những người cộng sản chống đối này, có những người chủ trương cải tổ chế độ để cho đảng Cộng Sản sống còn, như Nguyễn Văn Linh, Trần Xuân Bách, Trần Độ, có những người liên quan đến các vụ đãu đá bè nhóm giữa phe bảo thủ và phe xét lại thời Xec Ba Cốp làm Đại sứ như Hoàng Minh Chính, Đặng Kim Giang, Vũ Đình Huỳnh, hoặc giữa phe thân Nga và phe thân Tàu như Nguyễn Sơn, Hoàng Văn Hoan, Trần Quốc Hoàn. Kỳ dư đều là những người Việt Nam yêu nước thương dân, bồng bột và nhẹ dạ, để người mác-xít lê-ni-nít lừa gạt, lầm lạc phục vụ chủ nghĩa cộng sản mà tin tưởng rằng phục vụ quốc gia dân tộc. Nay thì họ đã phản tỉnh. Cùng với đa số quần chúng thầm lặng, trong bản chất, họ là người Việt Nam yêu nước quốc gia chủ nghĩa.





Kết luận.

Tóm lại, quốc gia là không cộng sản. Người quốc gia chủ nghĩa là người không cộng sản, đồng thời không phải là Việt gian theo Tàu, không phải là Việt gian theo Tây, mà cũng không phải là Ngụy bù nhìn của Mỹ. Mặt khác, quốc gia là chống cộng. Người quốc gia chủ nghĩa là người chống cộng, nhưng không bao giờ vì sự nghiệp chống cộng mà đi ngược lại quyền lợi quốc gia dân tộc. Người quốc gia chủ nghĩa là người Việt Nam yêu nước chân chính. Họ có mặt trong đa số quần chúng thầm lặng. Họ có mặt trong hàng ngũ cộng sản và dần dà thức tỉnh. Họ có mặt trong các tổ chức chống cộng, các phong trào chống cộng, các chế độ chống cộng. Tất cả đều phụng sự một lý tưởng chung bao gồm hai mặt: quốc gia Việt Nam là cứu cánh, dân tộc Việt Nam là đối tượng.



                                                                              Tháng 6, 2002

Minh Vũ Hồ Văn Châm

Đã đăng:

            - Tạp Chí Cách Mạng, số 28, Tháng 6 năm 2002, P.O. Box 58282, Houston, TX 77258, USA.



GS. ĐẶNG PHÙNG QUÂN * LÝ LUẬN VĂN HỌC

Đặng Phùng Quân

Mấy tiêu chí để tiếp cận lý luận văn học hiện đại (I)

Sự ngu dốt thường dẫn đến hủ lậu và cuồng tín. Chủ nghĩa Zhdanov (Zhdanovshchina) là biểu hiện của hiện tượng này trong văn học nghệ thuật. Trong một bài viết cách nay khá lâu, tôi đã nói đến : “Ở Liên Xô, pháp lệnh chỉ đạo nghệ thuật đó được hình thành trong “bài nói chuyện” tại Đại Hội Công đoàn những nhà văn Xô viết lần thứ nhất năm 1934 và trong “Báo cáo 1946” tại Đại hội Thường vụ Trung ương Đảng của Zhdanov. Nó đã chỉ ra một phương pháp nhất định, khuôn thước sắt máu mà thực chất là phải chối bỏ sự thật để tuân hành những chỉ thị của đảng và nhà nước, làm nhiệm vụ xưng tụng những viễn tượng không tưởng của Đảng đề ra để áp chế nhân dân:
“Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, phương pháp cơ bản được sử dụng trong văn học nghệ thuật và phê bình văn học Xô viết đòi hỏi nơi nhà văn một sự mô tả thực tại chính đáng, đặc biệt về mặt lịch sử trong sự phát triển cách mạng của nó. Tính chân chính và đặc thù lịch sử của sự mô tả thực tại ở đây phải phối hợp với nhiệm vụ xây dựng về mặt tư tưởng và giáo duc công nhân trong tinh thần của chủ nghĩa xã hội.”
Sợ tiêu chuẩn chỉ đạo chưa rõ rệt, Zhdanov nhấn mạnh thực tại ở đây không đơn giản là thực tại khách quan, nhưng là thực tại trong “sự phát triển cách mạng của nó”. Nói khác đi, phải quay lưng với thực tế xã hội đang diễn ra trước mắt, phải bưng bít sự thật trước mắt… để ngợi ca những viễn ảnh huyễn hoặc, từ mệnh lệnh “văn chương Xô viết phải có khả năng chỉ ra những anh hùng của chúng ta, phải có khả năng nhìn vào tương lai” xuất hiện một nền văn chương cung đình, chỉ có những mặt tích cực tưởng tượng, chỉ có những điển hình anh hùng xa rời thực tế và còn khá mỉa mai đối với thực tế trước mắt…Ở Việt nam, sự tôn thờ chủ nghĩa Stalin còn mãnh liệt hơn nhiều nước cộng sản khác. Lý luận văn chương rập khuôn Zhdanov. Phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa đòi hỏi điển hình hóa đến cao độ. Tác phẩm văn nghệ phải thể hiện sự sống “chân thật hơn sự sống bình thường’ là như thế (dẫn trong “Phấn đấu cho một nền văn nghệ dân tộc phong phú, dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội”, 1957). Chỉ đạo đó nhắm bắt nhà văn phải quay lưng với sự thật, với hiện thực xã hội để chỉ xây dựng trong tháp ngà không tưởng, tô hồng chế độ và xây dựng những nhân vật mơ hồ trong một tương lai viển vông. Về mặt thực tế, lãnh đạo văn nghệ không phải chỉ áp đặt những khuôn sáo, nó còn đòi hỏi sự tố cáo lẫn nhau, mỗi khi phát hiện ra những hiện tượng văn chương nào đi lệch với pháp lệnh văn nghệ, dám mô tả hiện thực xã hội lầm than, khốn khó và bất công trước mắt: “Tách rời tính hiện thực và tính Đảng, tính hiện thực và tính lý tưởng sẽ dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng. Bài học đau xót của những tiểu thuyết Vào Đời, Đống Rác Cũ và truyện ngắn Căn Gác, Đêm Đợi Tàu Cũ đã nói lên rất rõ điều đó” (dẫn trong “Về một nền văn xuôi cách mạng 30 năm qua”, in trong Nhà Văn Việt nam 1945-1975, Hà nội 1979)”
Ở một bài khác, tôi chỉ ra: “Sự phá hủy văn hóa nói chung và văn chương nói riệng đạt tới cao đỉnh trong thời đại Stalin. Một chính sách văn hóa, văn nghệ hoàn chỉnh qua chỉ thị của Zhdanov: “Toàn bộ nhà văn Xô viết gắn liền khắng khít với Nhà nước và Đảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự hỗ trợ hàng ngày của Trung ương Đảng và đồng chí Stalin.” Chính sách ấy đặt để một khuôn mẫu đồng nhất cho văn học nghệ thuật. Quyền bính đưa ra quan điểm chính thống và áp đặt mọi mặt: Văn học xã hội chủ nghĩa là sáng tạo và phát triển, còn văn học tư sản là đồi trụy, suy thoái; một quan điểm mỹ học,thưởng ngoạn văn nghệ nhất định (phủ nhận siêu thực, lập thể, trừu tượng v.v..); lịch sử triết học trong một trăm năm qua là lịch sử của chủ nghĩa Mác, không chấp nhận những lý luận khoa học khác với “chủ nghĩa duy vật biện chứng”. Một tiêu chuẩn phê phán: Lên án mọi mặt đối lập là tư sản, tiểu tư sản, phản khoa học, đấu tranh không tương nhượng; kỷ luật của đảng và bảo vệ chế độ đòi hỏi mọi nhân nhượng, xu hướng đa diện ngay trong những vấn đề lý luận phải bị triệt hủy.”
Thế kỷ hai mươi vừa qua là thế kỷ của văn chương lưu đày. Di dân, lưu vong là một hiện tượng xã hội chỉ chấm dứt khi thế giới không còn những chế độ chuyên chính, độc tài áp bức. Đã có người đưa ra một ví von, khi người biên chép những sự việc từ quần đảo Gulag bị đày ra khỏi nước vào năm 1974, người ta nghĩ những nhà chép sử sau này sẽ viết Brehnev là một nhà độc tài quan liêu đã phục vụ trong suốt thời đại Solzhenitsyn. Điều đó có nghĩa không phải chính trị để dấu ấn trên lịch sử, mà chính văn chương mới thực hiện lịch sử.
Những cuộc di dân dưới thời phát xít và cộng sản (từ cách mạng bôn-sê-vích 1917, quốc-xã 1933 v.v..trở đi) đã mang những chuyển biến và làm phong phú cho văn học cận hiện đại. Những trào lưu hình thái luận, ngữ học cấu trúc, lý luận phê phán có cơ hội và địa bàn để phát triển, không những trên lãnh thổ cựu lục địa mà còn mở rộng sang tân thế giới. Sự đóng góp lớn lao của trường phái Frankfurt vào sinh hoạt tư tưởng ở Mỹ trong Thế chiến thứ Hai là một ví dụ. Ở Liên Xô, ba đợt sóng di dân tiêu biểu cho ba thời kỳ, chính biến 1917, Thế chiến Hai và cuộc di cư của người Nga gốc Do thái đánh dấu sự hiện diện trên văn đàn thế giới của những nhà văn như Yevgeny Zamyatin, Ivan Bunin, Alexander Zinoviev, Alexander Solzhenitsyn, Vasily Aksyonov, Sasha Sokolov v.v…những nhà lý luận văn học như Roman Jakobson, Victor Shklovski v.v…đã mở ra những khai phá quan trọng.
Milan Kundera từng phê phán một cách châm biếm: chủ nghĩa hiện thực xã hội nhìn từ quan điểm mỹ học không có gì mới mẻ, bởi vì thực ra nó chỉ là một bản mô phỏng của loại “tầm chương trích cú tư sản già nua”. Những khai phá tư tưởng trong dòng lịch sử văn hóa nhân loại thể hiện sự trưởng thành và tiến bộ của nhân loại. Tôi đã viết khi nói về văn chương samizdat qua tiểu thuyết của Goerge Konrád là nghệ thuật tiền phong không thể nào dung hợp với đường lối chính thức của nhà nước là chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nghệ thuật vốn muôn màu, muôn vẻ, sự làm mới thật cần thiết. Chỉ có những thằng ngốc mới không chấp nhận những nghệ thuật đa diện, khác biệt của người khác. Phan Khôi đã có lần phản đối bọn cầm bút công thần của chế độ: “Các ông có nghệ thuật của các ông, còn tôi có nghệ thuật của tôi.” Trong nghệ thuật ngụ cái cá tính của mỗi người mỗi khác, do đó, cái nghệ thuật tính của văn nghệ của mỗi tác giả cũng một khác. Có như thế thì mới có được cái quang cảnh “trăm hoa đua nở”. Nhược bằng bắt mọi người viết phải viết theo một lối với mình, thì rồi đến một ngày kia, hàng trăm thứ hoa cúc đều phải nở ra cúc vạn thọ hết!” (Phê bình lãnh đạo văn nghệ, Giai Phẩm Mùa Thu tập I, 19-8-1956).
Những tư tưởng mới thường phải có một quá trình để phát triển. Kierkegaard, Nietzsche được coi như những nhà triết gia lớn vào lúc tư trào hiện sinh bùng phát ở châu Âu. Chủ nghĩa Hình thái Nga với Eichenbaum, Tynianov, Tomachevski, Schklovski, Jakobson được phục hồi cùng với sự phát triển của cấu trúc luận; lý luận phê bình của Bakhtin qua Julia Kristeva, Tzvetan Todorov là những người di dân từ Đông Âu giới thiệu trên diễn đàn văn học thế giới đã đưa Bakhtin trở thành một nhà phê bình văn học lớn của thế kỷ.
Tại sao chủ nghĩa hình thái Nga không thể phát triển ở vào thời đại của nó? Roman Jakobson khi nhắc lại quá trình hình thành của phong trào lý luận sáng tạo này từ những năm 1914-1915 đến việc thành lập Hội nghiên cứu Opoiaz vào năm 1917 và sự nở rộ những công trình nghiên cứu trong thập niên 20 làm lực đẩy cho khoa ngữ học tổng quát mới phôi thai – nhưng sự cấm đoán nhất thời đã biến thành một cơn hôn thụy (léthargie) triền miên, đã dẫn lời nhà thơ S. Kirsanov trong Đai hội nhà văn Xô viết lần thứ nhất tại Moskva năm 1934: Người ta không thể đụng đến những vấn đề về hình thái thi pháp, ẩn dụ, vần thơ hay hình dung từ mà không khiến đáp lại tức thời: hãy câu lưu bọn hình thái chủ nghĩa ! Ai cũng có thể bị đe dọa kết vào tội hình thái chủ nghĩa. Từ này trở thành một bao đấm để những nhà phê bình thử sức. Mọi dẫn chứng những “từ hoa thanh âm” hay “ngữ nghĩa” đều tự động đi kèm một lời cự tuyệt: Đả bọn hình thái ! Nhiều nhà phê bình tàn bạo còn lấy khẩu lệnh này thành tiếng sất sá để bảo vệ sự ngu dốt của họ trong lĩnh vực thực hành và lý luận nghệ thuật sáng tạo, và để lột da đầu những ai dám làm rối cái xóm ngu dân của họ.
Cái xóm ngu dân là những quan thần phê bình kiểu Zhdanov thời bấy giờ. Mặc dầu bị trấn áp bởi những thái độ thù nghịch ấy, những khai phá sáng tạo và ngữ học của chủ nghĩa hình thái trong những năm 20 đó “được phục hồi, lý giải và triển khai trong một đà sanùg tạo mới cùng với những trào lưu đương đại của tư tưởng ngữ học và ngữ nghĩa, và hòa nhập trong hệ thống ý niệm ngày nay” (Jakobson). Quả thực sự phục sinh này đáp ứng sự thiếu xót một khoa ngữ học và triết học về ngôn ngữ trong sinh hoạt văn học Tây Âu, làm một bước nhẩy vọt trong việc đưa những nghiên cúu văn học lên hàng tiền đạo trên thế giới.
Có một cái nhìn khái quát toàn diện đó mới có thể tiếp cận những trào lưu văn học hiện đại. Khi Tzvetan Todorov viết trong “Phê phán phê bình luận văn học” về sự cấu thành khái niệm “văn học” và mọi điều đưa đến hiện nay từ thuật ngữ này là một hiện tượng mới đây, kể từ cuối thế kỷ mười tám, phải hiểu nguyên do nào Todorov xác quyết một thời điểm nhất định như vậy. Những từ như “con người”, “văn học”… thoạt xem có vẻ quen thuộc nhưng thực ra chứa trong những khái niệm có một nội dung nhất định vào lúc hình thành những khoa học xã hội. Michel Foucault đã chỉ ra khái niệm “con người” từ khi những khoa ngữ học, sinh học, xã hội học được xây dựng. (Ông viết, trước cuối thế kỷ 18, con người đã không hiện hữu). Ngay từ tiểu luận “Khái niệm văn học”, Todorov cũng xác định trong những ngôn ngữ châu Âu, từ “văn học” theo nghĩa hiện đại của nó mới có đây, kể từ thế kỷ 18. Tại sao lại từ thời điểm này? Khởi từ việc thảo luận cái định nghĩa cấu trúc thứ nhất về văn học như một giả tưởng/fiction (nói chung, cái quan niệm nghệ thuật là mô phỏng/imitation, khác nhau tùy thuộc vào chất liệu sử dụng, như văn chương là mô phỏng bằng ngôn ngữ, hội họa là mô phỏng qua hình ảnh, không nhâùt thiết chỉ mô phỏng cái thực, mà cả những sự vật, hành vi không tồn tai; có thời kỳ người ta còn liên kết văn chương với dối trá, nhưng điều này không đúng vì những cấu tạo nên bản văn theo nhiều nhà luận lý học hiện đại như Frege chẳng hạn, đã nhận xét là bản văn không bị đặt dưới khảo nghiệm chân lý, nó không thật không giả, mà là giả tưởng) Todorov nhận ra là ở thế kỷ 18, khi phê phán khái niệm mô phỏng trong văn học cũng như nghệ thuật, người ta là khai triẻn một sự đảo hoán, có nghĩa là thay vì thích nghi với một định nghĩa cổ điển, đã đề ra một định nghĩa mới, đánh dấu mốc từ tác phẩm “Luận về sự liên kết mọi khoa mỹ thuật và khoa học theo khái niệm thành tựu tự tại/Essai de réunion de tous les beaux-arts et sciences sous la notion d’accomplissement en soi” của Karl Philipp Moritz vào năm 1785 đề ra một viễn tượng về cái đẹp, như Moritz viết: “Cái đẹp thực sự dựa vào việc một sự vật tự nó có ý nghĩ a, tự nó chỉ định và tự chế, là một cái toàn thể thành tựu tự tại.” Điều đó có nghĩa như hội họa là những hình ảnh tri giác được bởi chính nó chứ không theo một thực dụng nào đó, cũng như âm nhạc là những âm thanh có giá trị tự nó, hay văn chương từ chính ngôn ngữ không có tính công cụ mà tự nó có những giá trị. Quan điểm là là khởi điểm của những toan tính hiện đại nhằm xây dựng một “khoa học văn chương”.
Có lĩnh hội những điều đó mới lý giải được cái khái niệm nội tại của văn học qua phát biểu của Todorov khi ông viết trong “Phê phán phê bình luận văn học” lý do tại sao văn học khởi sinh từ một đối lập với ngôn ngữ thực dụng, tại sao văn chương là một diễn ngôn tự nó có thẩm quyền – tự cuộc cách mạng văn học của chủ nghĩa lãng mạn đến cuộc cách mạng của chủ nghĩa hình thái chỉ ra “dân chủ thay thế cho hệ thống đẳng cấp”, “phục tùng nhường chỗ cho bình đẳng” mà bất kỳ chế độ chuyên chính nào cũng coi là điều cấm kỵ.



1 X. Đặng Phùng Quân, Mấy suy nghĩ về văn chương lưu vong, in trong Văn Chương Và Lưu Đày, 1985.
2 X. ĐPQ, Chủ nghĩa Mác và văn chương, trong sách dẫn trên.
3 X. ĐPQ, Milan Kundera, một khuôn mặt văn chương lưu vong trong sách dẫn trên.
4 X.Tzvetan Todorov, Critque de la critique, 1984. Mục tiêu của tác phẩm này, như tác giả viết, nhằm xác định cái gì hình thành nên một quan niệm hợp lý về văn học và phê bình, đi phân tích những trào lưu tư tưởng chính thể hiện trong văn học và định vị hệ tư tưởng nào khả dĩ bảo vệ.
5 X. Todorov, La notion de littérature, in trong Les genres du discourse, 1978.


  

UỶ BAN BẢO VỆ DÂN QUYỀN

The Lawyers Committee for People's Rights accuses the CPV on four counts of treason

In June 2004, The Lawyers Committee for People's Rights officially announced its accusation against the CPV on four counts of treason, as follows:


(1). The charge relating to the concessions of Vietnam's Northern Border Land to China

Since 1949, after occupying Mainland China, Communist China supported North Korea to open a war to evade South Korea. The U.N. and U.S. forces had to join the war and pushed the invaders back to the North. The two sides had to negotiate and the Panmunjong cease-fire agreement was attained on 27 July 1953 creating a demilitarized zone along the 38th parallel. Communist China's forces then were mobilized to North Vietnam which helped Viet Minh win the Dien Bien Phu Battle in 1954 leading to the Geneva Agreement of 1954. This Agreement effectively divided VN into two regions along the 17th parallel.
During the Dien Bien Phu Battle as well as on other occasions later, the Chinese forces, more than once, entered VN as back-up forces for the Vietnamese communists to mobilize their whole forces to invade South Vietnam, in 1968, 1972 and Spring 1975. In 1979, China attacked VN on its 6 Northern border provinces. In all the military operations into VN, Chinese forces either mobilized their ethnic people to resettle in many parts of Vietnam's border land or removed the demarcation poles farther into Vietnam land. In 1999, the Vietnamese communists signed the Vietnam - China Land Boundary Treaty to yield to China approximately 800 square kilometers of the Northern Border Land, which include such strategic location as Nam Quan Gateway, Phi Khanh Spring (in Lang Son), Ban Gioc Falls (in Cao Bang)...

(2) & (3). The charge relating to the concessions of Vietnam's maritime territories and natural resources to China

According to the Beijing Treaty of 1887, the 108o East Greenwich Latitude from Tra Co, Mong Cai to the Gulf's mouth was the demarcation line (between Vietnam and China) in the Gulf of Tonkin. Vietnam occupied 63% of the Gulf area while the area for China was 37%). Now, without war or any emergencies, the Vietnamese communist party (VCP) accepted a new median line in the Vietnam - China Sea Boundary Treaty of December 25, 2000 which effectively changes the ratio into 53% and 47% correspondingly, or Vietnam lost 10% (about 12,000 square kilometers) of its Gulf area. But China put forward 21 other points of criteria to further acquire more area and finally, Vietnam was left with 45% compared to China's 55% of the Gulf.
Still not enough, the VCP signed a fishery treaty with China in which so many unequal things were placed, leaving North Vietnam's population of 42 million people acquiring only 85 Nautical miles for fisheries, compared to 285 Nautical miles for 7 million people of Hainan.

(4) The charge relating to the offering of the Paracel and Spratly Islands to China.

On 15-6-1956, VC Foreign Minister Ung Van Khiem, and after that on 14-9-1958, Premier Pham Van Dong recognized China's maritime sovereignty over the Paracel and Spratly Islands. Later, they said that they had to do so for preventing the U.S. and Republic of VN forces from using the two Archipelagoes in the Vietnam War. China put forward the Theory of Historic Sea to prove the South China Sea belonging to China but it failed to pursuade world scholars of the field. Now, 6 countries are conflicting on sovereignty over the 2 Archipelagoes. VC was accused of treason over four counts as cited above.

For the Lawyers Commitee for People's Rights
Attorney-at-Law NGUYEN HUU THONG Prof. NGUYEN CAO HACH


VNI

Tröôùc Toøa AÙn Quoác Daân, Toøa AÙn Lòch Söû
Thay maët ñoàng baøo trong nöôùc khoâng coøn quyeàn ñöôïc noùi UÛy Ban Luaät Gia Baûo Veä Daân Quyeàn Keát AÙn Ñaûng Coäng Saûn VN veà
4 TOÄI PHAÛN BOÄI TOÅ QUOÁC
Naêm 1999 Ñaûng Coäng Saûn Vieät Nam kyù Hieäp Ñònh Bieân Giôùi Vieät Trung ñeå nhöôïng ñaát bieân giôùi cho Trung Quoác.
Naêm 2000, Ñaûng Coäng Saûn Vieät Nam kyù Hieäp Ñònh Phaân Ñònh Vònh Baéc Boä vaø Hieäp Ñònh Hôïp Taùc Ngheà Caù ñeå baùn nöôùc Bieån Ñoâng vaø daâng caù daâng daàu cho Trung Quoác.
Naêm 1958 baèng vaên thö cuûa Phaïm Vaên Ñoàng, Ñaûng Coäng Saûn Vieät Nam cam keát chuyeån nhöôïng caùc quaàn ñaûo Hoaøng Sa vaø Tröôøng Sa cho Trung Quoác.
Nhöõng haønh vi naøy caáu thaønh 4 toäi phaûn boäi toå quoác baèng caùch “caáu keát vôùi nöôùc ngoaøi nhaèm xaâm phaïm chuû quyeàn cuûa quoác gia, xaâm phaïm söï toaøn veïn laõnh thoå cuûa Toå Quoác vaø xaâm phaïm quyeàn cuûa quoác daân ñöôïc söû duïng ñaày ñuû nhöõng taøi nguyeân vaø nguoàn lôïi thieân nhieân cuûa ñaát nöôùc”.
I. TOÄI NHÖÔÏNG ÑAÁT BIEÂN GIÔÙI CHO NÖÔÙC NGOAØI
Naêm 1949, sau khi thoân tính luïc ñòa Trung Hoa, muïc tieâu chieán löôïc cuûa Quoác Teá Coäng Saûn laø nhuoäm ñoû hai baùn ñaûo Ñoâng Döông vaø Trieàu Tieân.
Qua naêm sau, 1950, vôùi söï yeåm trôï cuûa caùc chieán xa Lieân Xoâ vaø ñaïi phaùoTrung Quoác, Baéc Haøn keùo quaân xaâm chieám Nam Haøn. Muïc ñích ñeå giaønh yeáu toá baát ngôø. Tuy nhieân aâm möu thoân tính khoâng thaønh do söï phaûn kích cuûa quaân löïc Hoa Kyø vaø Lieân Hieäp Quoác. Töø 1951 cuoäc chieán baát phaân thaéng baïi ñöa ñeán hoøa ñaøm. Hai naêm sau Chieán Tranh Trieàu Tieân keát thuùc bôûi Hieäp Ñònh Ñình Chieán Baøn Moân Ñieám thaùng 7, 1953.
Thaát baïi trong chieán tranh Trieàu Tieân, Trung Coäng taäp trung hoûa löïc vaø keùo caùc ñaïi phaùo töø maët traän Baéc Haøn xuoáng maët traän Baéc Vieät.
Ñeå tieáp teá voõ khí, quaân trang, quaân duïng, cung caáp coá vaán vaø caùn boä huaán luyeän cho Baéc Vieät, caùc xe vaän taûi vaø xe löûa Trung Coäng ñaõ chaïy saâu vaøo noäi ñòa Vieät Nam ñeå laäp caùc caên cöù chæ huy, trung taâm huaán luyeän, tieáp vieän vaø choân giaáu voõ khí. Thöøa dòp naøy moät soá daân coâng vaø saéc daân thieåu soá Trung Quoác keùo sang Vieät Nam ñònh cö laäp baûn baát hôïp phaùp ñeå laán chieám ñaát ñai.
Trong Chieán Tranh Ñoâng Döông Thöù Hai, vôùi caùc chieán dòch Toång Coâng Kích, Toång Khôûi Nghóa Teát Maäu Thaân (1968) vaø Muøa Heø Ñoû Löûa (1972), Baéc Vieät ñaõ huy ñoäng toaøn boä caùc sö ñoaøn chính quy vaøo chieán tröôøng Mieàn Nam. Ñeå baûo veä an ninh quoác ngoaïi choáng söï phaûn kích cuûa quaân löïc Vieät Nam Coäng Hoøa vaø Hoa Kyø (nhö trong Chieán Tranh Trieàu Tieân), Baéc Vieät ñaõ nhôø hôn 300 ngaøn binh só Trung Quoác maëc quaân phuïc Vieät Nam ñeán truù ñoùng taïi 6 tænh bieân giôùi. Trong dòp naøy caùc daân coâng vaø saéc daân thieåu soá Trung Hoa ñaõ di chuyeån nhöõng coät ranh moác veà phía nam doïc theo laèn bieân giôùi ñeå laán chieám ñaát ñai.
Trong Chieán Tranh Ñoâng Döông Thöù Ba töø 1979, ñeå giaønh giaät ngoâi vò baù quyeàn, Trung Quoác ñem quaân taøn phaù 6 tænh bieân giôùi, vaø khi ruùt lui ñaõ gaøi mìn taïi nhieàu khu vöïc roäng tôùi vaøi chuïc caây soá vuoâng ñeå laán chieám ñaát ñai.
Ngaøy nay döôùi aùp löïc cuûa Baéc Kinh, Haø Noäi xin hôïp thöùc hoùa tình traïng ñaõ roài theå theo lôøi yeâu caàu cuûa caùc saéc daân thieåu soá Trung Hoa ñaõ ñònh cö laäp baûn taïi Vieät Nam.
Naêm 1999 hoï ñaõ kyù Hieäp Öôùc Bieân Giôùi Vieät Trung ñeå nhöôïng cho Trung Quoác khoaûng 800 km2 doïc theo laèn bieân giôùi trong ñoù coù caùc quaëng moû vaø caùc ñòa danh nhö AÛi Nam Quan, Suoái Phi Khanh taïi Laïng Sôn vaø Thaùc Baûn Gioác taïi Cao Baèng...
II. TOÄI BAÙN NÖÔÙC BIEÅN ÑOÂNG CHO NÖÔÙC NGOAØI
Kinh nghieäm cho bieát caùc quoác gia laùng gieàng chæ kyù hieäp öôùc
phaân ñònh laõnh thoå hay laõnh haûi sau khi coù chieán tranh voõ trang, xung ñoät bieân giôùi hay tranh chaáp haûi phaän.
Trong cuoán Bieân Thuøy Vieät Nam (Les Frontieøres du Vietnam), söû gia Pierre Bernard Lafont coù vieát baøi “Ranh Giôùi Haûi Phaän cuûa Vieät Nam” (La Frontieøre Maritime du Vietnam). Theo taùc giaû, naêm 1887, Vieät Nam vaø Trung Hoa ñaõ kyù Hieäp Öôùc Baéc Kinh ñeå phaân chia haûi phaän Vònh Baéc Vieät theo ñöôøng kinh tuyeán Greenwich 108 Ñoâng chaïy töø Traø Coå Moùng Caùy xuoáng vuøng Cöûa Vònh. Ñoù laø ñöôøng bieân giôùi giöõa Vieät Nam vaø Trung Hoa taïi Vònh Baéc Vieät. Vì ñaõ coù söï phaân ñònh Vònh Baéc Vieät theo Hieäp Öôùc Baéc Kinh, neân “töø ñoù hai beân khoâng caàn kyù keát moät hieäp öôùc naøo khaùc.” Do nhöõng yeáu toá ñòa lyù ñaëc thuø, Vieät Nam ñöôïc 63%, Trung Hoa ñöôïc 37%.
Naêm 2000, maëc daàu khoâng coù chieán tranh voõ trang, khoâng coù xung ñoät haûi phaän, boãng döng voâ côù, phe Coäng Saûn ñaõ kyù Hieäp Öôùc Vònh Baéc Boä ñeå huûy baõi Hieäp Öôùc Baéc Kinh.
Hieäp Öôùc Vònh Baéc Boä laø moät hieäp öôùc baát coâng, vi phaïm phaùp lyù vaø vi phaïm ñaïo lyù.
Baát coâng vaø vi phaïm phaùp lyù vì noù khoâng tuaân theo nhöõng tieâu chuaån cuûa Toøa AÙn Quoác Teá, theo ñoù söï phaân ranh haûi phaän phaûi caên cöù vaøo caùc yeáu toá ñòa lyù, nhö maät ñoä daân soá vaø chieàu daøi bôø bieån. Ngaøy nay daân soá Baéc Vieät ñoâng gaáp 6 laàn daân soá ñaûo Haûi Nam, vaø bôø bieån Baéc Vieät daøi gaáp 3 laàn bôø ñaûo Haûi Nam phía ñoái dieän Vieät Nam. Taïi mieàn bôø bieån heã ñaõ coù ñaát thì phaûi coù nöôùc; coù nhieàu ñaát hôn thì ñöôïc nhieàu nöôùc hôn; coù nhieàu daân hôn thì caàn nhieàu nöôùc hôn. Vì vaäy haûi phaän Vieät Nam phaûi lôùn hôn haûi phaän Trung Hoa (63% vaø 37% theo Hieäp Öôùc Baéc Kinh). Vaø cuõng vì vaäy vuøng bieån naøy coù teân laø Vònh Baéc Vieät.
Ngaøy nay phe Coäng Saûn vieän daãn ñöôøng trung tuyeán ñeå phaân ranh haûi phaän vôùi tyû leä lyù thuyeát 53% vaø 47%. Nhö vaäy Vieät Nam ñaõ maát ít nhaát 10% haûi phaän, khoaûng 12.000 km2. Tuy nhieân treân thöïc teá phe Coäng Saûn ñaõ khoâng aùp duïng nghieâm chænh ñöôøng trung tuyeán. Hoï ñöa ra 21 ñieåm tieâu chuaån phaân ñònh Vònh Baéc Vieät theo ñoù Vieät Nam chæ coøn 45% haûi phaän so vôùi 55% cuûa Trung Quoác.
Baát coâng hôn nöõa laø vì noù khoâng caên cöù vaøo nhöõng ñieàu kieän ñaëc thuø ñeå phaân ñònh Vònh Baéc Vieät. Taïi vó tuyeán 20 (Ninh Bình, Thanh Hoùa), bieån roäng chöøng 170 haûi lyù, theo ñöôøng trung tuyeán Vieät Nam ñöôïc 85 haûi lyù ñeå ñaùnh caù vaø khai thaùc daàu khí (thay vì 200 haûi lyù theo Coâng Öôùc veà Luaät Bieån). Trong khi ñoù, ngoaøi 85 haûi lyù veà phía taây, ñaûo Haûi Nam coøn ñöôïc theâm 200 haûi lyù veà phía ñoâng thoâng sang Thaùi Bình Döông. Theo aùn leä cuûa Toøa AÙn Quoác Teá, haûi ñaûo khoâng theå ñoàng hoùa hay ñöôïc coi troïng nhö luïc ñòa. Vaäy maø vôùi soá daân chöøng 7 trieäu ngöôøi, ñaûo Haûi Nam, moät tænh nhoû nhaát cuûa Trung Quoác, ñaõ ñöôïc höôûng 285 haûi lyù ñeå ñaùnh caù vaø khai thaùc daàu khí. Trong khi ñoù 42 trieäu daân Baéc Vieät chæ ñöôïc 85 haûi lyù. Ñaây roõ reät laø baát coâng quaù ñaùng. Bò aùn ngöõ bôûi moät haûi ñaûo (Haûi Nam) ngöôøi daân Baéc Vieät boãng döng maát ñi 115 haûi lyù vuøng ñaëc quyeàn kinh teá ñaùnh caù vaø theàm luïc ñòa ñeå khai thaùc daàu khí.
Hôn nöõa, Hieäp Öôùc naøy coøn vi phaïm ñaïo lyù vì noù ñi traùi vôùi nhöõng muïc tieâu vaø toân chæ cuûa Hieán Chöông Lieân Hieäp Quoác vaø Tuyeân Ngoân Quoác Teá Nhaân Quyeàn nhö Coâng Lyù, Bình Ñaúng, Höõu Nghò, khoâng cöôõng eùp, khoâng thoân tính, khoâng laán chieám.
III. TOÄI DAÂNG CAÙC TAØI NGUYEÂN VAØ NGUOÀN LÔÏI THIEÂN NHIEÂN CHO NÖÔÙC NGOAØI
Cuøng ngaøy vôùi Hieäp Öôùc Vònh Baéc Boä, Ñaûng Coäng Saûn Vieät Nam coøn kyù Hieäp Öôùc Hôïp Taùc Ngheà Caù.
Ngaøy 15 thaùng 6 vöøa qua, Quoác Hoäi ñaõ pheâ chuaån Hieäp Öôùc Phaân Ñònh Vònh Baéc Boä, nhöng chöa thaûo luaän veà Hieäp Öôùc Hôïp Taùc Ngheà Caù.
Theo Hieäp Öôùc sau naøy, hai beân seõ thieát laäp moät vuøng ñaùnh caù chung roäng 60 haûi lyù, moãi beân 30 haûi lyù, töø ñöôøng trung tuyeán bieån saâu nhieàu caù, khôûi söï töø vó tuyeán 20 (Ninh Bình, Thanh Hoùa) ñeán vuøng Cöûa Vònh taïi vó tuyeán 17 (Quaûng Bình, Quaûng Trò).
Taïi Quaûng Bình bieån roäng chöøng 120 haûi lyù, theo ñöôøng trung tuyeán Vieät Nam ñöôïc 60 haûi lyù. Tröø 30 haûi lyù cho vuøng ñaùnh caù chung, ngö daân chæ coøn 30 haûi lyù gaàn bôø, khoaûng 25% haûi phaän.
Taïi Thanh Hoùa, bieån roäng chöøng 170 haûi lyù, theo ñöôøng trung tuyeán Vieät Nam ñöôïc 85 haûi lyù. Tröø 30 haûi lyù cho vuøng ñaùnh caù chung, ngö daân chæ coøn 55 haûi lyù gaàn bôø, khoaûng 32% haûi phaän.
Theo nguyeân taéc huøn hieäp, caên cöù vaøo soá voán, soá taàu, soá chuyeân vieân kyõ thuaät gia vaø ngö daân chuyeân nghieäp, Trung Quoác seõ laø chuû nhaân oâng ñöôïc toaøn quyeàn ñaùnh caù ôû caû hai vuøng, vuøng ñaùnh caù chung vaø vuøng haûi phaän Trung Hoa.
Ngaøy nay Trung Quoác laø quoác gia ngö nghieäp phaùt trieån nhaát theá giôùi. Treân maët ñaïi döông, trong soá 10 taàu ñaùnh caù xuyeân döông troïng taûi treân 100 taán, ít nhaát coù 4 taàu mang hieäu kyø Trung Quoác. Nhö vaäy trong cuoäc hôïp taùc ñaùnh caù vôùi Trung Quoác, Vieät Nam chæ laø caù roâ, caù rieác saùnh vôùi caù maäp, caù kình:
a) Trong soá 17 quoác gia ngö nghieäp phaùt trieån treân theá giôùi coù taàu ñaùnh caù lôùn troïng taûi treân 100 taán, moät mình Trung Quoác chieám hôn 40 % soá taàu, so vôùi 5% cuûa Hoa Kyø, 3% cuûa Nhaät Baûn vaø 2% cuûa Ñaïi Haøn, (Vieät Nam khoâng coù maët trong soá 17 quoác gia naøy).
b) Caùc taàu ñaùnh caù lôùn naøy coù trang bò caùc löôùi caù daøi vôùi taàm hoaït ñoäng 60 daëm hay 50 haûi lyù. Do ñoù ñoaøn ngö thuyeàn Trung Quoác khoâng caàn ra khoûi khu vöïc ñaùnh caù chung cuõng vaãn coù theå chaêng löôùi veà phía taây saùt bôø bieån Vieät Nam ñeå ñaùnh baét heát toâm caù, haûi saûn, töø Ninh Bình, Thanh Hoùa, Ngheä An, Haø Tónh tôùi Quaûng Bình, Quaûng Trò. Chaêng löôùi ñaùnh caù taïi khu vöïc Vieät Nam laø vi phaïm hieäp öôùc. Tuy nhieân caùc ñoäi tuaàn caûnh duyeân haûi seõ ngoaûnh maët laøm ngô. Laø cô quan kinh taøi cuûa Ñaûng, hoï seõ trieät ñeå thi haønh chính saùch thöïc duïng laøm giaøu vôùi baát cöù giaù naøo, keå caû baèng söï caáu keát ñoàng loõa vi phaïm luaät phaùp vaø vi phaïm hieäp öôùc.
Trong cuoäc hôïp taùc naøy khoâng coù bình ñaúng vaø ñoàng ñaúng. Vieät Coäng chæ laø keû ñaùnh keù, moâi giôùi hay maïi baûn, giuùp phöông tieän cho Trung Coäng maëc söùc vô veùt toâm caù haûi saûn cuûa ngö daân, ñeå xin chia hoa hoàng (gioûi laém laø 10% vì Trung Quoác coù 100% taàu, 100% löôùi vaø 95% coâng nhaân vieân).
c) Roài ñaây Trung Coäng seõ coâng nhieân vi phaïm Hieäp Öôùc Hôïp Taùc Ñaùnh Caù cuõng nhö hoï ñaõ thöôøng xuyeân vi phaïm Coâng Öôùc veà Luaät Bieån. Chieáu Coâng Öôùc, caùc quoác gia duyeân haûi coù vuøng ñaëc quyeàn kinh teá 200 haûi lyù ñeå ñaùnh caù. Nhöng cuõng coù nghóa vuï phaûi baûo toaøn vaø dinh döôõng ngö sinh ñeå daønh haûi saûn cho bieån caû vaø caùc theá heä töông lai. Trung Quoác ñaõ traéng trôïn vaø thöôøng xuyeân vi phaïm Coâng Öôùc veà Luaät Bieån trong chính saùch “taän thaâu, veùt saïch vaø caïn taàu raùo maùng” aùp duïng töø thôøi Ñaëng Tieåu Bình. Ñoù laø chính saùch thöïc duïng meøo ñen meøo traéng, laøm giaøu laø vinh quang, laøm giaøu vôùi baát cöù giaù naøo.
Töø 1/4 theá kyû theo kinh teá thò tröôøng, vôùi söï phaùt trieån vöôït böïc veà coâng kyõ ngheä, thöông maïi, ñaùnh caù vaø khai thaùc daàu khí, ngaøy nay taïi vuøng duyeân haûi vaø theàm luïc ñòa Trung Hoa, caùc taøi nguyeân vaø nguoàn lôïi thieân nhieân nhö toâm caù, daàu khí ñaõ caïn kieät. Trong khi ñoù nhu caàu canh taân kyõ ngheä hoùa vaø naïn nhaân maõn (cuûa 1 tyû 380 trieäu ngöôøi) ñoøi hoûi Trung Quoác phaûi môû roäng khu vöïc ñaùnh caù vaø khai thaùc daàu khí xuoáng Mieàn Nam.
d) Vôùi 25 naêm kinh nghieäm trong ngheà caù, Trung Quoác ñaõ huaán luyeän ñöôïc moät ñoäi nguõ coâng nhaân vieân ñoâng ñaûo goàm caùc kyõ thuaät gia, caùc chuyeân vieân ñieän töû, vaø caùc ngö daân coù tay ngheà. Trong khi ñoù veà phía Vieät Nam chæ coù moät soá coâng nhaân khoâng chuyeân moân ñeå sai phaùi trong caùc coâng taùc taïp dòch hay coâng taùc veä sinh nhö röûa caù, röûa taàu v...v... Vaø roài ñaây, beân caïnh caùc lao ñoäng noâ leä xuaát khaåu taïi Ñoâng Nam AÙ , chuùng ta seõ coù theâm moät soá lao ñoäng noâ leä taïi Bieån Ñoâng treân caùc taàu ñaùnh caù xuyeân döông Trung Quoác.
IV. TOÄI CHUYEÅN NHÖÔÏNG CAÙC QUAÀN ÑAÛO HOAØNG SA TRÖÔØNG SA CHO NÖÔÙC NGOAØI
Vôùi ñaø naøy Ñaûng Coäng Saûn Vieät Nam seõ nhöôïng noát caùc quaàn ñaûo Hoaøng Sa vaø Tröôøng Sa cho Trung Coäng. Hoï ñaõ nhieàu laàn coâng boá yù ñònh naøy:
1) Ngaøy 15-6-1956, ngoaïi tröôûng Ung Vaên Khieâm minh thò tuyeân boá: “Haø Noäi nhìn nhaän chuû quyeàn cuûa Trung Quoác taïi Hoaøng Sa vaø Tröôøng Sa maø Trung Quoác goïi laø Taây Sa vaø Nam Sa”.
2) Ngaøy 14-9-1958 qua lôøi Phaïm Vaên Ñoàng, Hoà Chí Minh, Chuû Tòch Ñaûng, Chuû Tòch Nöôùc, xaùc nhaän chuû quyeàn haûi phaän cuûa Trung Quoác taïi caùc quaàn ñaûo Hoaøng Sa vaø Tröôøng Sa.
3) Ñeå bieän minh cho laäp tröôøng cuûa Hoà Chí Minh vaø Phaïm Vaên Ñoàng, moät thaùng sau khi Trung Coäng tieán chieám Tröôøng Sa, baùo Nhaân Daân, cô quan chính thöùc cuûa Ñaûng Coäng Saûn trong soá ra ngaøy 26-4-1988 ñaõ vieát: “Trong cuoäc chieán ñaáu choáng keû thuø xaâm löôïc thì Vieät Nam phaûi tranh thuû söï gaén boù cuûa Trung Quoác, vaø ngaên chaën Hoa Kyø söû duïng 2 quaàn ñaûo noùi treân”.
4) Vaø hoài thaùng 5-1976, baùo Saigon Giaûi Phoùng trong baøi bình luaäân vieäc Trung Quoác chieám Hoaøng Sa baèng voõ löïc naêm 1974, ñaõ vieát: “Trung Quoác vó ñaïi ñoái vôùi chuùng ta khoâng chæ laø ngöôøi ñoàng chí, maø coøn laø ngöôøi thaày tin caån ñaõ cöu mang chuùng ta nhieät tình ñeå chuùng ta coù ngaøy hoâm nay. Vì vaäy chuû quyeàn Hoaøng Sa thuoäc Vieät Nam hay thuoäc Trung Quoác cuõng vaäy thoâi !”.
Töø sau Hieäp Ñònh Geneøve naêm 1954, muïc tieâu chieán löôïc cuûa Ñaûng Coäng Saûn Vieät Nam laø “giaûi phoùng Mieàn Nam” baèng voõ löïc. Ñeå choáng laïi Vieät Nam Coäng Hoøa, Hoa Kyø vaø Ñoàng Minh, Haø Noäi hoaøn toaøn troâng caäy vaøo söï yeåm trôï cuûa Lieân Xoâ vaø nhaát laø Trung Quoác. Do ñoù moät laàn nöõa, Haø Noäi caàn söï cöu mang nhieät tình cuûa ngöôøi thaày phöông Baéc. Muoán ñöôïc cöu mang phaûi noùi lôøi cam keát ïñeàn ôn traû nghóa. Ngaøy 14-9-1958, qua Phaïm Vaên Ñoàng, Hoà Chí Minh, Chuû Tòch Ñaûng, Chuû Tòch Nöôùc cam keát chuyeån nhöôïng cho Trung Quoác caùc quaàn ñaûo Hoaøng Sa vaø Tröôøng Sa.
Coù 3 lyù do ñöôïc vieän daãn trong cam keát naøy:
a) Vì Hoaøng Sa, Tröôøng Sa toïa laïc taïi caùc vó tuyeán 17-7 (Quaûng Trò-
Nam Caø Maâu) neân thuoäc haûi phaän Vieät Nam Coäng Hoøa. Ñoái vôùi Haø Noäi nhöôïng Hoaøng Sa, Tröôøng Sa cho Trung Quoác trong thôøi ñieåm naøy chæ laø baùn da gaáu!
b) Sau naøy do nhöõng tình côø lòch söû, neáu Baéc Vieät thoân tính ñöôïc Mieàn Nam thì maáy hoøn ñaûo san hoâ taïi Bieån Ñoâng ñaâu coù aên nhaèm gì so vôùi toaøn theå laõnh thoå Vieät Nam?
c) Giaû söû cuoäc “giaûi phoùng Mieàn Nam” khoâng thaønh, thì vieäc Trung Coäng chieám Hoaøng Sa Tröôøng Sa thuoäc laõnh haûi Vieät Nam Coäng Hoøa cuõng coù taùc duïng laøm suy yeáu phe quoác gia veà kinh teá, chính trò, chieán löôïc vaø an ninh quoác phoøng.
KEÁ HOAÏCH THOÂN TÍNH BIEÅN ÑOÂNG CUÛA TRUNG COÄNG
Naêm 1982, vôùi tö caùch nguõ cöôøng thuoäc Hoäi Ñoàng Baûo An coù quyeàn phuû quyeát, Trung Coäng hoan hyû kyù Coâng Öôùc veà Luaät Bieån. Kyù xong Coâng Öôùc, Baéc Kinh môùi thaáy lo! Theo Coâng Öôùc caùc quoác gia duyeân haûi chæ coù 200 haûi lyù, vöøa laø vuøng ñaëc quyeàn kinh teá ñeå ñaùnh caù, vöøa laø theàm luïc ñòa ñeå khai thaùc daàu khí. Trong khi ñoù Hoaøng Sa toïa laïc ngoaøi luïc ñòa Trung Hoa 300 haûi lyù, vaø Tröôøng Sa caùch Hoa Luïc 750 haûi lyù, neân khoâng thuoäc haûi phaän (theàm luïc ñòa vaø vuøng ñaëc quyeàn kinh teá ñaùnh caù) cuûa Trung Quoác.
Vì vaäy, cuoái naêm 1982, Baéc Kinh taäp hôïp 400 hoïc giaû Trung Hoa ngaøy ñeâm nghieân cöùu thaûo luaän roøng raõ trong suoát 10 naêm, ñeå keát luaän raèng “Nam Haûi laø Bieån Lòch Söûû cuûa Trung Quoác töø thôøi Haùn Vuõ Ñeá ”.
Ñaây laø thaùi ñoä tròch thöôïng voõ ñoaùn cuûa phe ñeá quoác, cuõng nhö Ñeá Quoác La Maõ coi Ñòa Trung Haûi laø “bieån lòch söû cuûa chuùng toâi!”
Bieån Lòch Söû hay Löôõi Roàng Trung Quoác naèm saùt bôø bieån Quaûng Ngaõi 40 haûi lyù, caùch Nam Döông 30 haûi lyù, caùch Maõ Lai vaø Phi Luaät Taân 25 haûi lyù. Noù bao goàm toaøn theå vuøng bieån Hoaøng Sa Tröôøng Sa vaø chieám troïn 3 tuùi daàu khí ñang khai thaùc laø Töù Chính (Vanguard) cuûa Vieät Nam, Coû Rong (Reed Bank) cuûa Phi Luaät Taân vaø Natuna cuûa Nam Döông.
Tuy nhieân veà maët phaùp lyù, neáu AÁn Ñoä Döông khoâng phaûi laø ñaïi döông cuûa AÁn Ñoä, thì Nam Haûi cuõng khoâng phaûi laø bieån cuûa Trung Hoa veà phía Nam.
Vaû laïi theo Toøa AÙn Quoác Teá La Haye, bieån lòch söû chæ laø noäi haûi.
Vaø thuyeát Bieån Lòch Söû cuûa Trung Quoác ñaõ bò Coâng Öôùc Lieân Hieäp Quoác Veà Luaät Bieån baùc boû trong Ñieàu 8: “Bieån lòch söû hay noäi haûi cuûa moät quoác gia toïa laïc trong luïc ñòa hay ñaát lieàn, beân trong bôø bieån hay ñöôøng caên baûn” (ñöôøng caên baûn laø laèn möïc thuûy trieàu xuoáng thaáp).
Do ñoù Bieån Nam Hoa hay Nam Haûi khoâng phaûi laø Bieån Lòch Söû cuûa Trung Quoác vì noù laø ngoaïi haûi vaø caùch luïc ñòa Trung Hoa hôn 2000 caây soá.
Vaø coâng trình 10 naêm nghieân cöùu cuûa 400 hoïc giaû Trung Hoa chæ laø coâng “daõ traøng xe caùt Bieån Ñoâng, nhoïc nhaèn maø chaúng neân coâng caùn gì”!
Thaát baïi trong thuyeát Bieån Lòch Söû, Trung Coäng ñeà ra keá hoaïch 4 böôùc ñeå xaâm chieám Bieån Ñoâng veà kinh teá:
1) Kyù keát Hieäp Öôùc Vònh Baéc Boä ñeå huûy baõi Hieäp Öôùc Baéc Kinh (theo ñoù Vieät Nam ñöôïc 63% vaø Trung Hoa ñöôïc 37%. Neáu theo ñöôøng trung tuyeán, hai beân ñöôïc chia ñeàu 50%. Tuy nhieân treân thöïc teá, Trung Coäng khoâng theo ñöôøng trung tuyeán vaø ñaõ ñeà ra 21 ñieåm tieâu chuaån phaân ñònh theo ñoù Vieät Nam chæ coøn 45%.
2) Kyù keát Hieäp Öôùc Hôïp Taùc Ngheà Caù ñeå thieát laäp vuøng ñaùnh caù chung 60 haûi lyù. Vaø Vieät Nam chæ coøn 25% taïi vó tuyeán 17 vaø 32% taïi vó tuyeán 20. Vôùi caùc taàu ñaùnh caù vieãn duyeân, vôùi caùc löôùi caù daøi 50 haûi lyù, vaø nhaát laø vôùi söï caáu keát ñoàng loõa cuûa ñoäi tuaàn caûnh duyeân haûi, toaøn theå Vònh Baéc Vieät seõ bieán thaønh khu ñaùnh caù töï do cho ñoäi kình ngö Trung Quoác maëc söùc taän thu, veùt saïch, vaø caïn taàu raùo maùng.
3) Töø ñaùnh caù chung ñeán hôïp taùc khai thaùc daàu khí chæ coøn moät böôùc. Trong Hieäp Öôùc Vònh Baéc Vieät coù ñieàu khoaûn quy ñònh raèng, khi daàu khí ñöôïc phaùt hieän, hai beân seõ khôûi söï hôïp taùc khai thaùc daàu khí. Daàu khí laø do caùc chaát höõu cô keát tuï trong caùc thuûy tra thaïch keát taàng döôùi ñaùy bieån. Caùc chaát höõu cô naøy ñöôïc nöôùc phuø sa soâng Hoàng Haø töø Vaân Nam vaø soâng Cöûu Long töø cao nguyeân Taây Taïng ñoå ra Bieån Ñoâng töø caû trieäu naêm nay. Do ñoù daàu khí neáu coù, laø do caùc chaát höõu cô töø luïc ñòa Vieät Nam, chöù khoâng phaûi töø Hoa Luïc. Maëc daàu vaäy, taïi Vònh Baéc Vieät, Trung Quoác ñaõ ñeà ra nhieàu döï aùn thaêm doø vaø khai thaùc daàu khí, nhö “Döï AÙn Quyønh Haûi” beân bôø ñaûo Haûi Nam vaø “Döï AÙn Vònh Baéc Boä” veà phía Baéc vó tuyeán 20. (Khi duøng danh xöng “Vònh Baéc Boä”, Trung Quoác maëc nhieân nhìn nhaän raèng ñoù laø Vònh cuûa Vieät Nam veà phía Baéc. Vì neáu laø cuûaTrung Hoa thì phaûi goïi laø Vònh Nam Boä môùi ñuùng ñòa lyù).
4) Vôùi chính saùch veát daàu loang, sau khi thaønh töïu keá hoaïch ñaùnh caù vaø khai thaùc daàu khí chung taïi Baéc Vieät, hai beân seõ tieán tôùi vieäc hôïp taùc ñaùnh caù vaø khai thaùc daàu khí chung taïi mieàn duyeân haûi Trung vaø Nam Vieät. Ñieàu ñaùng löu yù laø vuøng laõnh haûi naøy thuoäc theàm luïc ñòa vaø khu ñaëc quyeàn kinh teá ñaùnh caù 200 haûi lyù cuûa Vieät Nam neân thuoäc chuû quyeàn tuyeät ñoái cuûa Vieät Nam. ÔÛ ñaây khoâng coù söï truøng ñieäp hay choàng laán haûi phaän nhö tröôøng hôïp Vònh Baéc Vieät.
Khoâng ai ngu daïi gì cho ngöôøi nöôùc ngoaøi ñeán ñaùnh caù vaø khai thaùc daàu khí chung taïi theàm luïc ñòa vaø vuøng ñaëc quyeàn kinh teá rieâng cuûa nöôùc mình. Chieáu Ñieàu 77 Luaät Bieån, theàm luïc ñòa thuoäc chuû quyeàn tuyeät ñoái cuûa quoác gia duyeân haûi. Moïi söï chieám cöù baát cöù töø ñaâu tôùi cuõng ñeàu voâ hieäu, nhaát laø chieám cöù voõ trang (tröôøng hôïp Trung Coäng duøng voõ trang chieám Hoaøng Sa naêm 1974 vaø Tröôøng Sa töø naêm 1988).
Baèng keá hoaïch thoân tính 4 böôùc, ñeá quoác Baéc Kinh ñaõ buoäc Haø Noäi hieán daâng toaøn theå laõnh haûi Vieät Nam töø Vònh Baéc Vieät ñeán vuøng bieån Hoaøng Sa Tröôøng Sa theo lôøi cam keát cuûa Hoà Chí Minh (Phaïm Vaên Ñoàng chæ laø keû thöøa sai, baát löïc, voâ quyeàn, khoâng coù caû quyeàn boå nhieäm moät thöù tröôûng theo lôøi töï phaùn cuûa ñöông söï).
Nhö vaäy, thuyeát Bieån Lòch Söû töøng bò Coâng Öôùc Lieân Hieäp Quoác veà Luaät Bieån baùc boû, nay seõ trôû thaønh hieän thöïc do keá hoaïch 4 böôùc cuûa Trung Coäng ñeå thoân tính Bieån Ñoâng. Vì quyeàn lôïi rieâng tö, Ñaûng Coäng Saûn Vieät Nam ñaõ taùng taän löông taâm nhöôïng ñaát, baùn nöôùc, daâng bieån cho keû thuø truyeàn kieáp cuûa daân toäc.
Haønh ñoäng nhö vaäy Ñaûng Coäng Saûn Vieät Nam ñaõ phaïm 4 toäi phaûn boäi Toå Quoác.
Vì Coâng Lyù vaø Daân Quyeàn phe laõnh ñaïo Ñaûng Coäng Saûn Vieät Nam phaûi chòu toäi tröôùc Toøa AÙn Quoác Daân vaø Toøa AÙn Lòch Söû.
Laøm taïi haûi ngoaïi thaùng 6 naêm 2004
T.M. UÛY BAN LUAÄT GIA BAÛO VEÄ DAÂN QUYEÀN
LUAÄT SÖ NGUYEÃN HÖÕU THOÁNG, GS NGUYEÃN CAO HAÙCH

GS. NGUYỄN XUÂN VINH * DỰNG LẠI NIỀM TIN

Dựng Lại Niềm Tin
Lời phát biểu của GS TOÀN PHONG NGUYỄN XUÂN VINH tại buổi Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực 19/6/2004 do Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Ontario tổ chức tại Mississauga, Ontario


Kính chào qúy đồng hương.
Tôi xin phép được ngỏ đôi lời với qúy vị quan khách ngoại quốc
trước khi bắt đầu những lờùi tâm sự của tôi để gửi đến qúy vị.
(Xin đọc phần tiếng Anh bên cạnh)
Kính thưa qúy vị niên trưởng, qúy vị lãnh đạo tinh thần,
và chủ tịch các hội đoàn.
Thưa qúy đồng bào.
Thưa qúy chiến hữu và gia đình.
Hôm nay chúng ta tới đây để dự lễ Ngày Quân Lực, ngày 19 tháng 6, mà trước đây 39 năm, vào năm 1965, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, trước tình hình đất nước không được ổn định, đã phải tạm thời thu gồm quyền hạn hành chánh và quân sự làm một mối, để rồi qua một cuộc bầu phiếu dân chủ mà thiết lập nền Đệ Nhị Cộng Hòa. Như chúng ta nay đã biết, chỉ vì chiến lược toàn cầu của người bạn đồng minh Hoa Kỳ đã đi ngược với quyền lợi của dân tộc Việt, mà chúng ta đã phải rời nước ra đi. Mới đầu tháng nay, trên một tờ báo ở Hoa Kỳ hướng về số độc giả trẻ đã thành công trên mọi ngành, trong số đặc biệt về Ngày Quân Lực, có bài viết của người chủ biên với tựa đề là “Dựng Lại Niềm Tin”. Theo tác giả thì sau gần 30 năm, ở trong nước, những con người của đảng cộng sản Việt Nam cho dù đã thống nhất được đất nước nhưng rõ rệt đã bất tài và hoàn toàn vô năng trong việc kết hợp và đoàn kết dân tộc, và họ cũng đã thất bại trong việc canh tân đất nước để bắt kịp đà tiến hóa của cộng đồng thế giới và nhân loại. Còn chúng ta ở hải ngoại, trong hơn 29 năm qua, bất kể các thành công cá nhân, bất kể thành quả ngày một lớn mạnh của các cộng đồng người Việt, bất kể dân số ngày một gia tăng, nay đã gần tới 3 triệu người, người Việt ở Hoa Kỳ và hải ngoại vẫn chưa thực sự chuyển mình để có thể trở thành một khối quyền lực bao trùm như cộng đồng Do Thái, hoặc ít nhất có được những ảnh hưởng chính trị hiệu năng như Cộng đồng Cuba tại Florida. Đó là nhận xét của tác giả bài viết, cũng là chủ bút của nguyệt san song ngữ Anh và Việt, có tên là VietHome Magazine. Để sửa soạn cho bài viết, trong một cuộc phỏng vấn, ông có đặt câu hỏi về sự thiếu kết hợp của người Việt ở hải ngoại với tôi và thiếu tướng Lê Minh Đảo, là những người được Đại Hội Toàn Quân 2003 tín nhiệm trong cơ cấu lãnh đạo Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Câu trả lời của tôi đã ngắn gọn là:”Phải gây được niềm tin của công chúng vào chính nghĩa đề ra mới tiến tới sự kết đoàn và hợp nhất thành một tập thể lớn mạnh được”. Thưa qúy chiến hữu, đó là việc chúng ta đang làm, và trong bài nói chuyện ngày hôm nay, tôi cũng mượn đề tài “Dựng Lại Niềm Tin” của bài phỏng vấn của tờ báo để trình bầy cùng qúy đồng hương và qúy chiến hữu hiện tình của Tập Thể và sứ mạng của chúng ta trong công cuộc cùng với toàn dân trong và ngoài nước, diệt trừ nạn cộng sản và quang phục quê hương.
Ngày hôm nay, trước bầu không khí nồng nhiệt chật kín hội trường, với những đại diện hội đoàn bạn đến từ các thành phố và tỉnh bang lân cận, và nhất là với sự tham dự đông đảo của qúy chiến hữu và gia đình, cùng với qúy vị lãnh đạo các hội đoàn và qúy vị nhân sĩ địa phương, lại được gia đình truyền thông nhiệt tình hỗ trợ, tôi thấy quả là ban tổ chức đã đưa được về đây cái khí thế quân dân nhất trí của ba ngày Đại Hội Toàn Quân, những ngày đáng ghi vào lịch sử của người Việt tỵ nạn cộng sản: ngày 26, 27 và 28 tháng 9 năm 2003 vừa qua ở Nam California.
Trong bài phát biểu của tôi ở buổi lễ khai mạc Đại Hội với hơn bốn ngàn người tham dự, khi nhìn thấy có đông đủ qúy vị tướng lãnh thuộc Hải Lục Không quân và chiến hữu các cấp của mọi quân binh chủng trong Quân Lực VNCH và các thành phần Cảnh Sát Quốc Gia, Lực Lượng Bán Quân Sự và Thế Hệ Hậu Duệ, cùng thấy trong phần hội trường dành cho qúy vị lãnh đạo tôn giáo và hội đoàn dân sự có những vị đã trọng tuổi, tôi đã nhắc lại những ngày lịch sử cách đây đúng 720 năm, để chống lại sự xâm lăng từ Bắc phương của quân Nguyên, vào năm Qúi Mùi (1283), vua Trần Nhân Tông đã hội các vương hầu và bách quan trên sông Bình Than để bàn kế hoặch cứu nước, và sau đó thấy thế giặc quá mạnh nhà vua lại phải mời các vị bô lão tới điện Diên Hồng để xin cùng một lời quyết chiến. Tôi đã có nhận xét là sau hơn bẩy thế kỷ, lịch sử lại tái diễn. Ở quê nhà, tập đoàn cộng sản cầm quyền lại muốn theo như tên phản quốc Trần Di Ái khi xưa, chịu cam tâm làm nô lệ cho Bắc phương, nhượng đất, dâng biển, để nắm giữ địa vị, và giờ đây Đại Hội Toàn Quân có thể coi như là cả hai Hội nghị Bình Than và Diên Hồng hợp lại, để khởi lên tiếng trống dấy quân trên đường diệt trừ cộng sản, quang phục quê hương. Từ hai năm nay, với sự tập hợp của toàn quân, và cuộc tranh đấu chống Cộng của người Việt có chính nghĩa được hai Quốc Hội Âu châu và Mỹ quốc hỗ trợ bằng hai Nghị quyết lên án Cộng sản Việt Nam đã vi phạm tự do tôn giáo và nhân quyền, chúng ta lại được dân chúng và các vị dân cử Hoa Kỳ tiếp tay hỗ trơ,ï cho tới nay đã có 5 tiểu bang, 3 quận hạt và 55 thành phố công nhận lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của chúng ta như là biểu tượng của người Việt yêu chuộng tự do ở hải ngoại. Mới cách đây một tháng, trong một buổi hội thảo ở Edmonton, thủ đô của tỉnh bang Alberta, chúng tôi đã được Dân Biểu David Kilbour – nguyên là Phó Chủ Tịch Quốc Hội Liên Bang Canada và là Thứ Trưởng Ngoại Giao đặc trách Á Châu – Thái Bình Dương của chính phủ Canada - cho biết là ông đã nhiều lần lưu ý những chức quyền cộng sản Việt Nam về những vi phạm nhân quyền xẩy ra trên quê hương chúng ta. Những điều này chứng tỏ là thời cơ nay đã đến, chúng ta được sự hỗ trợ của những người dân các nước tự do dân chủ trên thế giới, và chúng ta phải mạnh dạn đứng lên, nắm tay nhau, muôn người như một, ở hải ngoại cũng như trên quê hương xưa, dùng mọi áp lực chính trị và kinh tế ở trong tầm tay và khả năng của chúng ta để giải trừ cộng sản.
Trong suốt chín tháng vừa qua, cùng với sự tiếp tục liên kết với các hội đoàn dân sự, và sự sinh hoạt thường xuyên của các quân binh chủng, các hội đoàn quân lực của chúng ta ở khắp mọi nơi trên thế giới, chúng ta đã tới với nhau để hình thành một Tập Thể thống nhất, chưa từng có trong gần ba mươi năm qua. Theo quyết định tổ chức đã được thông qua ở Đại Hội Toàn Quân, để sự điều hành được dễ dàng, trên thế giới chúng ta chia ra thành từng vùng và mỗi vùng sẽ có một Trung Tâm Điều Hợp quy tụ tất cả những đoàn thể quân lực, cảnh sát quốc gia, lực lượng bán quân sự và thế hệ hậu duệ. Chúng ta liên kết thành Tập Thể chỉ nhằm mục đích hợp quần gây sức mạnh, cùng có một ý chí, một lập trường chung trong cuộc chiến để diệt trừ cộng sản. Trong sự phát triển và điều hành, vì đã cùng đến với nhau, chúng ta nay có đuợc lợi điểm là vận dụng được những tài năng từ già tới trẻ, ở đủ mọi thành phần quân cán chính, trong những cơ cấu lãnh đạo, những khối hoặc ủy ban nghiên cứu. Qúy chiến hữu ở Canada có thể tự hào đã là những người đi tiên phong thành lập Trung Tâm Điều Hợp đầu tiên trên thế giới với vị Trung Tâm Trưởng là NT Lê Văn Trang, đồng thời cũng là Trung Tâm Phó Nôïi Vụ của Trung Tâm Điều Hợp Trung Ương cho toàn thể Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại. Tiếp theo chúng ta đã có Trung Tâm Điều Hợp cho Âu châu và Trung Tâm Điều Hợp cho Úc châu. Trên toàn quốc Hoa Kỳ là nơi có nhiều người Việt tỵ nạn cộng sản, theo quyết nghị của Đại Hội Toàn Quân chúng ta có 6 Trung Tâm Điều Hợp cho 6 Vùng thì 4 Trung Tâm đã được thành lập ở các Vùng Đông Nam, Trung Bắc, Tây Bắc và Tây Nam. Còn hai Trung Tâm Điều Hợp ở những Vùng Đông Bắc và Trung Nam Hoa Kỳ đang được xúc tiến thành lập để tất cả 9 Trung Tâm trên toàn thế giới sẽ được giới thiệu vào đầu tháng 10 năm 2004, vào ngày Đại Hội kỷ niệm một năm thành lập của Tập Thể, sẽ được tổ chức ở Nam Cali.
Kính thưa qúy đồng hương và qúy chiến hữu
Từ khi Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại được thành lập trong nỗi vui mừng của các chiến hữu và sự tin tưởng của đồng bào trong cũng như ở ngoài nước, những câu hỏi thường được đặt ra là:”Tôn chỉ và mục tiêu của Tập Thể là gì, và trong tương lai chương trình hoạt động của Tập Thể ra sao?” Những câu trả lời đã được viết rất rõ ràng thành văn bản, và trong những ngày qua, tôi và TT Lê Minh Đảo cùng KQ Phạm Đình Khuông là Phát ngôn viên của Tập Thể, qua nhiều cuộc phỏng vấn trên các đài phát thanh ở Hoa Kỳ, sang cả Úc châu và phát về quốc nội, đã thường xuyên trình bầây tiến trình kết hợp các cựu quân cán chính thành một lực lượng có một ý chí chống cộng thuần nhất, đồng thời những sinh hoạt của Tập Thể ở khắp mọi nơi cũng vẫn được các phóng viên truyền thông ghi nhận. Tuy vậy, vì sự việc quá mới mẻ qua gần ba mươi năm, đây là lần đầu tiên có một tổ chức toàn cầu thực sự tập hợp những người đã có một thời chiến đấu oanh liệt chống cộng sản với sự gia nhập của thế hệ hậu duệ các con cháu cùng đứng trong hàng ngũ với các cha anh, nên những tin tức thường không được nhanh chóng chuyển đi để dăng tải cho kịp thời gian tính. Nhân Ngày Quân Lực, tôi xin được long trọng nhắc lại theo Bản Điều Lệ là:” Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Hải Ngoại quyết tâm giữ vững Lập Trường Quôùc Gia Dân Tộc, không chấp nhận Hòa Hợp Hòa Giải với Cộng Sản Viêït Nam, và lấy Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa làm biểu tượng”. Về mục tiêu thì lời tuyên bố của tôi đã được đăng trên số báo kỷ niệm Ngày Quân Lực của VietHome là “Chúng tôi muốn thứ nhất phục hồi danh dự của những người chiến binh. Thứ hai, chúng tôi hoạt động để có một tập thể mạnh, xây dựng một cộng đồng hải ngoại thịnh vượng để thế giới biết là chúng tôi muốn loại bỏ hoàn toàn các chế độ cộng sản cũng như chống lại hiểm họa khủng bố. Chúng tôi sẽ đấu tranh để cho lá cờ vàng với ba sọc đỏ được trở thành biểu tượng của tập thể người Việt tự do và được công nhận ở mọi nơi”. Cùng trong buổi phỏng vấn này, và cũng đã được ghi nhận trên mặt báo, cùng với thiếu tướng Lê Minh Đảo, với tâm nguyện thực hiện được một sự đoàn kết của mọi người Việt Quốc Gia chúng tôi đã cam kết là: “Sẵn sàng cộng tác với mọi đoàn thể chống cộng chân chính của người quốc gia”.
Theo như bài báo thì cộng sản Hà Nội sẽ không sợ gì hơn là một tập thể người Việt hải ngoại đoàn kết và hợp nhất. Chúng ta có được thế đoàn kết là vì trong Tập Thể, trẻ cũng như già, mọi người đều dốc tâm dấn thân vì chính nghĩa quốc gia. Một câu hỏi đã được đặt thẳng ra với chúng tôi là lý do gì đã thúc đẩy chúng tôi nhập cuộc khi đã có những điều kiện để thanh thản nghỉ ngơi. Nếu nói một cách văn vẻ thì chúng tôi có thể bắt chước như người xưa mà trả lời rằng:
Đã rắp điền viên vui tuế nguyệt,
Chót đem thân thế hẹn tang bồng.
Nhưng câu trả lời của tôi, đã được đăng trên số báo, lại rất giản dị là: “Nếu chúng tôi không làm thì ai làm? Anh em chúng tôi đã phải sắn tay mà làm thôi, làm một nhịp cầu để cho mọi người cùng tới. Chúng tôi chỉ là những viên gạch lót đường cho các thế hệ mai sau tiến lên”. Và có những sự việc tiếp nối làm cho chúng tôi vô cùng phấn khởi là có nhiều vị niên trưởng, tài cao đức trọng, tưởng đã từ lâu giã từ binh nghiệp, nay cũng tham gia gánh vác công việc cùng với các chiến hữu ở mọi lứa tuổi. Ngày 27 tháng 3 năm 2004, 16 tổ chức Hội Đoàn tại những quốc gia Âu châu đã họp tại thủ đô Bruxelles ở Bỉ Quốc để thành lập Trung Tâm Điều Hợp Âu châu, và đã bầu Đại Tá Y Sĩ Hoàng Cơ Lân làm Trung Tâm Trưởng. Đúng ba tuần lễ sau, vào ngày 17 tháng 4 năm 2004, Đại Hội Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Vùng Tây Bắc Hoa Kỳ đã được long trọng khai mạc tại San Jose, ở miền Bắc Cali với khoảng 1400 người gồm đông đảo các đại diện Hội Đoàn, với đồng hương và quan khách ngoại quốc tham dự. Lần này, với sự bỏ phiếu tín nhiệm đa số tuyệt đối của các đại biểu, Trung Tá Y Sĩ Trần Công Luyện đã nhận chức Trung Tâm Trưởng và hứa sẽ không quản ngại làm việc hết sức mình để không phụ lòng tin của các chiến hữu. Vị tân Trung Tâm Trưởng Vùng Tây Bắc cũng là một vị cao niên đã hành nghề y khoa nhiều năm ở Thung Lũng Hoa Vàng, nên sự dấn thân của ông đã làm cho tình quân dân miền này thêm khắng khít.
Lời kêu gọi hợp quần từ Đại Hội Toàn Quân đã được qúy vị niên trưởng ở khắp năm châu hưởng ứng, từ Âu sang Mỹ, tới cả Úc châu, và trên Bắc Mỹ, những nơi tôi đã có dịp tới sinh hoạt nơi đâu tôi cũng được gặp các vị trọng tuổi ra gánh vác công việc, hay phụ giúp cho lớp đàn em. Một điều làm Tập Thể Chiến Sĩ của chúng ta khác với những Hội Đoàn có tầm vóc là chúng ta có sự nhiệt tình tham gia của giới trẻ, thế hệ hậu duệ, những con em của các quân cán chính khi xưa đã chiến đấu bảo vệ non sông. Giờ đây, các con em chúng ta, tuy chưa có một ngày cầm súng, nhưng đã quyết tâm theo gót cha anh. Trong năm đầu tiên, tuy chúng ta chưa có một Trung Tâm Trưởng thuộc thế hệ thứ hai, nhưng trong mọi cơ cấu, từ Trung Ương cho tới Địa Phương nơi nào cũng có Hậu Duệ chia sẻ trọng trách. Ở Văn Phòng Thường Trực, bên cạnh Chủ Tịch Hội Đồng Đại Diện có ba vị Phụ Tá trong đó có hai niên trưởng phụ trách Nghiên Cứu Kế Hoạch và Chính Trị còn người thứ ba là một Hậu Duệ phụ trách Ngoại Vụ. Ở Trung Tâm Điều Hợp Trung Ương, bên cạnh TT Lê Minh Đảo là Trung Tâm Trưởng có ba vị Trung Tâm Phó thì hai vị là niên trưởng lo về Nội Vụ và Ngoại Vụ còn phần hành cũng quan trọng cho tương lai là tổ chức và hướng dẫn hậu duệ đã được giao phó cho một hậu duệ, ái nữ của một vị cựu tướng lãnh trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Trong Hội Đồng Giám Sát có 11 vị được bầu ra ở Đại Hội Toàn Quân, thì theo Bản Điều Lệ của Tập Thể, một ghế phải được dành cho hậu duệ vì Tập Thể thấy cần phải được nghe lời khuyến cáo của đại diện giới trẻ. Hội Đồng Tư Vấn là một cơ cấu quan trọng bên cạnh Hội Đồng Đại Diện, và các thành viên gồm có những vị niên trưởng có nhiều kinh nghiệm và một số những nhân sĩ trên toàn cầu do Chủ Tịch Hội Đồng Đại Diện mời tham dự, tất nhiên phải có sự hiện diện của đại diện giới trẻ. Ở Đại Hội Toàn Quân, khi trình bầy với Ban Tổ Chức về điều cần thiết phải có sự tích cực tham gia của thế hệ hậu duệ, tôi đã đưa quan điểm là sự tranh đấu phải trường kỳ, và ngay cả khi cộng sản Việt Nam phải tan hàng trước áp lực của toàn dân, chúng ta cũng vẫn cần phải có một cộng đồng thịnh vượng ở hải ngoại vào những đời sau như cộng đồng người Do Thái để yểm trợ cho quê hương xưa. Nhưng lý do thực tế nhất tôi đưa ra là khi xưa chúng tôi, tuổi đời chưa đến ba mươi mà đã được giao phó trọng trách chỉ huy các đại đơn vị, như Không Quân, Hải Quân, các Sư Đoàn, Quân Đoàn, và các Quân Khu, thì sao nay thế hệ hậu duệ đã sang tuổi từ ba mươi đến bốn mươi mà không được chúng ta tín nhiệm để mời nắm giữ những cơ cấu lãnh đạo? Cho đến nay chúng ta đã thành lập được 7 Trung Tâm Điều Hợp trong số 9 vùng được dự trù, thì ở nơi nào cũng có một Trung Tâm Phó thuộc hàng hậu duệ. Đây không phãi là một sự bầu hay đề cử cho có lệ mà sự thực các em và các cháu khi tham gia Đại Hội thành lập các Trung Tâm Vùng, đã tích cực hoạt động và gây được niềm tin, chen lẫn sự thán phục của cha anh. Những ai đã tham dự Đại Hội thành lập Vùng Tây Bắc chắc cũng phải ngạc nhiên khi thấy đại diện hậu duệ là bác si Cao Song Dũng phát biểu bằng tiếng Việt một cách hùng hồn như một chính trị gia lão thành. Anh đã nói: “Với tự hào là con cháu của Tập Thể Chiến Sĩ VNCH chúng tôi phải có bổn phận nối bước cha ông và tiếp tục cuộc chiến tràn đầy chính nghĩa này cho đến thắng lợi hoàn toàn”. Và tôi tin rằng những chiến hữu của Trung Tâm Điều Hợp Vùng Trung Bắc Hoa Kỳ, mà tôi biết đã từ Michigan sang đây tham dự hôm nay, chắc không thể nào quên được bài diễn văn rất cảm động của hậu duệ Hoàng Mi Loan khi cháu nhắc đến người bố thân yêu là cố đại tá Hoàng Ngọc Bích rằng:”Bố đi tranh đấu ngoài chiến trâïn không phải vì bất cứ môt chính thể nào, một chiến phục nào cả. Bố đi tranh đấu cho dân tộc, cho lẽ phải và tự do của tất cả”.
Trong cuộc chiến chống cộng sản, chúng ta phải vận dụng mọi khả năng mà giới trẻ là một tiềm năng vô biên. Chính vì Việt cộng thấy rằng chúng ta đã đóng vai chủ động, từ nhiều năm nay chúng ta khuyến khích con em luyện tài, lập chí, để có ngày quang phục quê hương, thế hệ hậu duệ đã nắm tay với cha anh cùng đứng trong hàng ngũ quốc gia mà mới đây Bộ chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam mới phải vội vàng ra Nghị Quyết 36 để ra chỉ thị mua chuộc người Viêït sống ở nước ngoài mà chúng gọi là Việt Kiều bất kể sư việc là phần lớn chúng ta đều đã là công dân của những nước tư do dân chủ trên thế giới. Nghị quyết lẩm cẩm này, lại vi phạm nhiều về công pháp quốc tế vì có lời lẽ hăm dọa khủng bố, sẽ không ảnh hưỡng gì đến thế hệ trẻ, con em của chúng ta, vì đã từ lâu các em và các cháu lên đường hành động. Để kết luận bài này tôi kể lại ít sự việc về hoạt động của giới trẻ mà tôi hằng lưu tâm theo dõi.

Ngày mồng Một tháng 5 năm 1998, nhân ngày kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Người Việt ở Edmonton là thủ đô của tiểu bang Alberta, đã có một cuộc hội thảo toàn quốc của thanh niên và sinh viên Việt. Tôi có duyên may được tham dự như là một diễn giả và sau hai ngày sinh hoạt tôi đã thấy các bạn vạch rõ con đường phải đi là phải xây dựng một cộng đồng Việt ở hải ngoại lớn mạnh để sau này khi quê hương xưa đã trở lại tư do và thanh bình dưới một chế độ dân chủ, chúng ta có phương tiện, tài lực và nhân lực để đóng góp hữu hiệu cho sự tái kiến thiết quê cha đất tổ.
Đầu năm 1999, một Đại Hội Thanh Niên Sinh Viên Thế Giới do Tổng Hội Sinh Viên Học Sinh Liên Bang Úc châu tổ chức được khai diễn trong ba ngày 8-10 tháng Giêng tại Melbourne, Úc châu. Đêm khai mạc tưng bừng do các bạn trẻ điều hợp đã có sự hiện diện của vào khoảng 700 quan khách với các đại diện các đoàn thể và các tôn giáo, và đại diện chính quyền địa phương đến chúc mừng. Về các phái đoàn thanh niên Việt Nam trên thế giới về tham dự, có các anh chị đến từ Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Na Uy, Pháp, Đức, Nhật Bản, Tân Tây Lan vân vân ... không kể những phái đoàn đến từ khắp mọi tiểu bang trên Úc châu. Trong hai ngày họp chính của Đại hội các bài thuyết trình dàn trải qua 17 đề tài, các bạn đã chia sẻ ý nghĩ qua chủ đề “Hướng Đi của Giới Trẻ Việt Nam trước Ngưỡng Cửa Thế Kỷ 21”. Tuy không tham dự đại hội, nhưng trước đó hai tháng, nhân dịp đi dự một Hội Nghị Không Gian Quốc Tế ở Úc châu, tôi đã có những buổi nói chuyện tiền đại hội với thanh niên và sinh viên Việt ở Melbourne và Brisbane để giúp các anh chi gây qũy và đã nhìn thấy sự hăng say đóng góp vào công cuộc chung cứu nước và dựng nước của các bạn.
Tháng 7 năm 2000, nhân dịp Đại Hội Võ Bị Hải Ngoại kỳ thứ 12 ở Orange County, California, đoàn Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu gồm có các con và cháu của những Cựu SVSQ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam được chính thức giới thiệu ở đại hội và trên toàn cầu. Tôi có vinh dự được anh Tổng Hội Trưởng Trần Văn Thư và các cháu Trần Quốc Dũng và Lữ Anh Thư, là Tổng Đoàn Trưởng và Tổng Đoàn Phó Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu mời về để ngỏ lời với thế hệ thứ hai của Võ Bị. Từ nhiều năm nay tôi đã viết về những thành công của giới trẻ Việt và cũng đã nhiều lần nói chuyện với các bạn ở khắp nơi, nhưng đây là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với một thế hệ đồng nhất mang dòng máu kiên cường và anh dũng của ông cha, những sinh viên đã theo tiếng gọi của non sông nhập ngũ để được huấn luyện thành những sĩ quan tài danh của đất nước. Các cháu mang sứ mạng nối tiếp truyền thống Võ Bị, gây tình thân ái trong đại gia đình, luyện tài năng để đóng góp hữu hiệu vào xã hội mới, nhưng cũng không quên cội nguồn, nghe theo lời phụ mẫu và huynh trưởng để gìn giữ những truyền thống cao đẹp của đất nước. Gặp các bạn trẻ ở đại hội, các cháu trẻ thì còn đang theo học ở các đại học, các anh chị lớn hơn nay đã là những công dân lỗi lạc ở mọi ngành, là các bác sĩ, kỹ sư, luật gia hay ở trong thương trường, những cháu ở trong quân đội cả ba ngành hải, lục và không quân nếu mặc quân phục tới dự tôi đã nhìn thấy thấp thoáng những cấp hiệu thiếu tá hay đôi khi là trung tá, lòng tôi thấy rộn ràng một niềm vui khôn tả. Sự thành công của các cháu, như tôi đã nhìn thấy, thật đã làm vinh dự cho người đồng hương vì đã là những tấm gương sáng trên miền đất mới.
Những tháng cuối năm vừa qua, giới trẻ Việt Nam ở Úc châu đã đứng lên lãnh đạo những cuộc biểu tình đông hàng chục ngàn người để tranh đấu đòi hỏi cơ quan truyền thông công cộng Úc châu là đài truyền hình SBS phải chấm dứt sự tiếp vận tin tức của đài VTV4 là một cơ quan có chức năng tuyên truyền cho đảng và nhà nước CSVN. Sự tranh đấu đã đem lại thắng lợi hoàn toàn cho cộng đồng người Việøt Úc châu với sự vui mừng cổ võ của người mình ở khắp năm châu.

Kính thưa qúy đồng hương và qúy chiến hữu
Sau khi đã duyệt qua với qúy vị sự kết hợp của các cựu quân cán chính của Việt Nam Cộng Hòa thành một Tập Thể có tầm vóc trên toàn cầu, và nhận thức rằng thế hệ trẻ cũng đã lên đường để tiếp tay với cha anh, trong bầu không khí khởi sắc hân hoan của người Việt tỵ nạn ở khắp năm châu, tôi nghĩ chúng ta có thể kết luận rằng danh dự của ngưòi lính chiến đã được phục hồi và chúng ta đã gây lại được niềm tin của đồng bào. Cách đây 39 năm, khi Quân Đội phải đứng ra gánh vác việc nước để ổn định tình thế, chúng ta không có sự hậu thuẫn của ngưòi dân các nước tự do dân chủ trên thế giới. Nhưng nay tình thế đã đổi ngược lại. Cộng sản độc tài chỉ còn là một bóng mờ trên bàn cờ quốc tế. Ngày Quân Lực năm nay đối với chúng ta thật có ý nghĩa vì trong năm nay, ý thức được thời cơ đã tới với dân tộc Việt Nam, chúng ta đã dựng lại ngọn cờ để cùng với thế hệ hậu duệ đi nốt nửa chặng đường chiến binh để hoàn thành nhiệm vụ giải trừ cộng sản cho quê hương.
GS TOÀN PHONG NGUYỄN XUÂN VINH

TRẦN BÌNH NAM * ÔNG QUẢN ĐỐC

ÔNG QUẢN ĐỐC TRẠI TÙ CHỊU CHƠI


                                                                                                        Trần Bình Nam



Lời nói đầu: Đây là một chuyện trích trong tập “Những chuyện có thật trong trận Thế giới Đại chiến thứ II”  do William B. Breuer sưu tầm, nhà xuất bản John Wiley & Sons, Inc. 1997



            Mùa Xuân năm 1940 trong một trận đánh chớp nhoáng kéo dài 6 tuần Hitler đánh tan nhiều sư đoàn quân chính quy Pháp và bắt giữ hằng trăm sĩ quan. Sau một thời gian, một số được đưa về tòa lâu đài Colditz, một lâu đài cổ kiên cố giữa rừng rậm, có tường cao bao bọc chung quanh, được biến cải thành trại tù đặc biệt để giam giữ những tù nhân chuyên vượt ngục.

            Giữa năm 1941, trung úy Pierre Mairesse Lebrun, thuộc kỵ binh Pháp được đưa đến trại giam. Khi trình diện ông quản đốc trại giam cảnh cáo:

            “Anh đã  vào đây thì đừng hòng trốn trại. Ráng gậm nhắm gạch tường mà sống qua ngày.”

            Cho là một lời thách thức, trung úy Lebrun quyết chí trốn trại.

            Ngày 9 tháng 6 vào giờ tù nhân được cho ra sân trại, trung úy Lebrun, với sự giúp đỡ của các bạn tù khác leo lên mái một ngôi nhà phụ phủ xuống gần sát bức tường bao quanh trại nằm chờ. Hết giờ, tù trở lại phòng giam, một tù nhân khác ra hiệu, Lebrun tụt xuống tường thành. Anh đã sẵn một bộ đồ âu phục may tay bằng bộ pyjama gia đình gởi vào cho anh mấy tháng trước. Đóng âu phục vào, trung úy Lebrun thản nhiên đi bộ đến một nhà ga xe lửa các trại chừng 10 km mua vé đi Leipzig. Xui cho anh, tờ giấy bạc 100 Đức mã anh dùng mua vé là đồng Đức mã thời trước Hitler và không còn lưu hành nữa. Nhân viên hỏa xa gọi cảnh sát và Lebrun bị trả lại nhà tù lãnh 21 ngày trọng cấm cùm một chân.

            Không nản chí, Lebrun tìm cách khác. Một tháng sau, vào một buổi sáng tù nhân trong trại nghe tiếng súng nổ liên hồi ngoài trại. Một lát lính Đức điệu Lebrun người đầy máu me vào. Sau khi được tạm băng bó trung úy Lebrun lãnh 30 ngày trọng cấm cùm hai chân.

            Hết hạn cùm chân, Lebrun toan tính kế hoạch khác. Trại có lệ mỗi tuần một lần cho tù nhân có thành tích trốn trại tập thể dục trong một khu riêng biệt được bao quanh bởi một hàng rào thép gai cao 3 mét, cách xa tường bao quanh trại 50 mét. Lebrun lập một kế hoạch liều mạng. Một hôm tập thể dục, lợi dụng lúc lính canh sơ ý, một tù nhân dùng thân làm thang giúp Lebrun leo lên và phóng ra khỏi vòng dây thép gai. Sau đó anh chạy thục mạng đến bức tường thành và thoắt leo ra khỏi trại, đạn lính canh bắn bay vèo vèo nhưng không viên nào trúng anh.

            Anh băng mình chạy vào rừng và lội qua nhiều suối nước để đánh lạc hướng bầy chó săn của lính Đức. Trên người mặc đồ thể thao, áo tay ngắn quần sọt, Lebrun không dám đi ban ngày. Anh nằm im trong một vườn bắp 3 ngày, ăn bắp  sống và uống nước sương.

            Sau đó đêm đi, ngày trốn vào rừng nghỉ trung úy Lebrun đi đến được thị trấn Zwickau cách xa Colditz chừng 80 cây số. Tại Zwickau Lebrun đánh cắp một chiếc xe đạp và nghêng ngang ban ngày ban mặt đạp xe trên đường  như một người Đức bình thường đi ngắm cảnh, và trực chỉ biên giới Thụy Sĩ. Lebrun sống bằng thức ăn vặt mua trên đường với 30 Đức Mã dự trữ sẵn. Gặp lính Đức anh đưa tay vẫy mừng và lính Đức cũng vẫy chào anh lại.

            Đến khi gần kiệt sức, Lebrun đến Thụy sĩ, một nước trung lập và thoát nạn.

            Tại trại Colditz, lính Đức khám hành trang của Lebrun để lại. Họ thấy một lá thư nhỏ gởi ông quản đốc trại giam. Lá thư viết: “Thưa ông quản đốc. Ông bảo tôi hãy gậm nhắm gạch tường mà sống qua ngày. Vậy nếu ông được tin tôi trốn được thì xin ông vui lòng cho gởi những vật dụng riêng tư này đến địa chỉ sau (tại Thụy Sĩ).”

            Đọc thư, ông quản đốc trại giam suy nghĩ một chút rồi ra lệnh mang đồ đạt của Lebrun về văn phòng ông.

            Vài tuần sau Lebrun nhận đầy đủ tư trang vật liệu của anh.

            Ông quản đốc trại tù Colditz đáng được thăng lên cấp tướng và cho làm giám đốc trại tù Abu Ghraib ở Iraq.

            Trần Bình Nam

Binhnam@aol.com

http://www.vnet.org/tbn

No comments:

Post a Comment