Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 1 December 2016

TIN TỨC - HIẾN PHÁP- BIỂN ĐÔNG=TẾT=TRUNG CỘNG

Tuesday, February 5, 2013

TIN TỨC GẦN XA




 

Phái đoàn nhân sĩ trí thức đã 

trao kiến nghị sửa Hiến pháp

Sáng nay phái đoàn nhân sĩ trí thức đã đến Văn phòng Ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp để trao bản “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992” .

Photo Thanh Van/phapluattp
Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc (phải) trao bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp cho Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Lê Minh Thông.
Theo tin từ trang Blog Basam mà chúng tôi kiểm chứng được thì sáng ngày hôm qua một phái đoàn trong 72 vị từng ký tên đầu tiên trong bản “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992” đã tới địa điểm tíêp nhận ý kiến người dân tại Hà Nội để trao bản kiến nghị cho ông Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Ban Biên tập dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 thuộc Ủy ban biên tập sửa đổi Híên Pháp.
Giáo sư Tương Lai, một thành viên trong phái đoàn đã có phát biểu:
-Chúng tôi đưa ra trong kiến nghị về sửa đổi hiến pháp ở đó là tinh thần trí tuệ góp vào để đưa ra như là tài liệu tham khảo về hiến pháp sắp tới của một nước Việt Nam dân chủ. Chúng ta đã bao nhiêu năm núi xương sông máu đổ ra để dành được độc lập nhưng có độc lập mà không có tự do, không có dân chủ không có hạnh phúc thì độc lập không có ý nghĩa gì. Điều này nó trở thành câu nói cửa miệng của mọi người.
Trên thực tế thì hiện nay chúng ta mới có độc lập nhưng chúng ta chưa có dân chủ, chưa có tự do. Trên thức tế cho đến hiện nay thì nông dân bà con Dương Nội vẫn còn đang ngồi biểu tình
Giáo sư Tương Lai
Trên thực tế thì hiện nay chúng ta mới có độc lập nhưng chúng ta chưa có dân chủ, chưa có tự do. Trên thức tế cho đến hiện nay thì nông dân bà con Dương Nội vẫn còn đang ngồi biểu tình.
Trong một video clip trên trang Basam cho thấy các vị có mặt trong phái đoàn gồm nguyên bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, Giáo sư Phạm Duy Hiển, TS Nguyễn Quang A, GS  Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ KH & CN, bà Phạm Chi Lan nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, GS Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH & KTVN, GS Hoàng Xuân Phú Viện Toán học Hà Nội, GS Nguyễn Minh Thuyết nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục & Thanh thiếu niên-Nhi đồng Quốc hội cùng các vị khác.
Bản dự thảo hiến pháp được đăng trên trang Bauxite Việt Nam đã có hơn 2 ngàn chữ ký. Nội dung chính của bản dự thảo đưa ra rất nhiều vấn đề cần thay đổi trong đó hủy bỏ đìêu 4 hiến pháp, yêu cầu lực lượng vũ trang là lực lượng bảo vệ tổ quốc chứ không phải bảo vệ đảng, và yêu cầu hiến pháp quy định rõ tam quyền phân lập.

Theo dòng thời sự:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/intel-do-hand-draft-02042013140856.html
 

Sửa đổi Hiến Pháp:

 Cuộc cách mạng không tiếng súng

2013-02-05
Tại Hà Nội ngày 4/2/2013 kiến nghị 7 nội dung sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được 15 vị nhân sĩ trí thức do TS Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Tư pháp làm Trưởng đoàn, chuyển giao cho ông Lê Minh Thông, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật Quốc hội đồng thời là Phó ban biên tập soạn thảo dự thảo sửa đổi Hiến pháp.


Photo courtesy of anhbasam
Toàn cảnh cuộc gặp gỡ của phái đoàn nhân sĩ trí thức với ông Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, trong buổi trao kiến nghị sửa Hiến pháp 1992 tại Hà Nội hôm 04/2/2013

Nam Nguyên phỏng vấn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, một người có mặt trong đoàn để biết thêm chi tiết.
Nam Nguyên: Thưa trong nửa giờ trao đổi thì hai bên đã trao đổi những nội dung gì, không khí làm việc như thế nào?
Bà Phạm Chi Lan: Nhóm chúng tôi cử ông Nguyễn Đình Lộc, cựu Bộ trưởng Tư pháp làm trưởng đoàn. Từ đầu thì ông nói lý do thay mặt cho nhóm 72 người đã ký tên đầu tiên và hơn hai nghìn người đã ký tên đến thời điểm đó vào Bản Kiến nghị về Hiến pháp, trao cho Ủy ban Bản Kiến nghị của chúng tôi cũng như Bản Dự thảo Hiến Pháp do một nhóm khác soạn thảo, để mong đóng góp ý kiến vào việc sửa đổi Hiếp pháp lần này. Ông Thông cũng thay mặt cho Ủy ban nói lời cảm ơn đối với chúng tôi và hứa sẽ chuyển Bản Kiến nghị của chúng tôi, cũng như tất cả tài liệu chúng tôi gởi lên cho Ban Chỉ đạo soạn thảo Hiến pháp để các vị ấy xem xét. Ông Thông cũng nói quyền cuối cùng quyết định tiếp thu như thế nào là quyền của Ban Chỉ đạo, nhưng ông sẽ chuyển lên toàn bộ.
Sau đó chúng tôi cũng có đề nghị nhân dịp gặp gỡ như vậy thì để được trao đổi thêm một số ý kiến. Một số người đi trong nhóm có phát biểu nói thêm ý kiến của chúng tôi về việc soạn thảo Hiến pháp lần này. Lưu ý Ủy ban về cách thức làm sao cho tinh thần về Hiến pháp có thể được phổ biến rộng rãi nhất cho người dân và có thêm thời gian để cho người dân có thể thực sự nghiên cứu và đóng góp ý kiến cho Hiến pháp.
Nam Nguyên: Thưa bà, văn kiện do nhóm nhân sĩ trí thức gởi lên gồm  Bản Kiến nghị 7 nội dung và Bản Dự thảo Hiến pháp tự soạn thảo, thì nó hầu như thay đổi hoàn toàn thể chế chính trị ở Việt Nam, rồi đa nguyên đa đảng, bầu cử tự do, tư hữu đất đai, tôn trọng nhân quyền và quyền cơ bản của công dân…Tất cả giống như một cuộc cách mạng không tiếng súng. Thưa Bà có nhận định gì?
Bà Phạm Chi Lan: Chúng tôi thực sự nghĩ là đã đến lúc Việt Nam phải có những cải tổ mạnh mẽ hơn nữa thay đổi nhiều hơn nữa về thể chế các mặt ở Việt Nam, làm sao cho nó vừa phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời gian này, vừa phù hợp với nguyện vọng của nhân dân trong nước và phù hợp với những gì các nước khác đã đạt được. Chúng tôi mong muốn là Việt Nam đạt được mức độ tiên tiến hơn như các nước khác đã đạt được.

"Cải cách dân chủ là cơ hội tồn tại"


dsc01103-250.jpg
Nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, Trưởng đoàn, ký vào văn bản gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Photo courtesy of anhbasam
Nam Nguyên: Nhưng thưa bà, Đảng Cộng sản Việt Nam hiện độc quyền lãnh đạo và duy trì điều đó. Dù có dự thảo sửa đổi Hiến pháp thì cũng phải trình lên Bộ Chính trị trước khi trở lại Quốc hội. Điều này cho thấy khả năng mà có thể đáp ứng phần nào những nguyện vọng trong những kiến nghị đó là có cao hay không? Bà Phạm Chi Lan: Chúng tôi cũng nghĩ, thực sự là rất khó để cho Đảng Cộng sản Việt Nam có thể xem xét và thay đổi được. Nhưng chúng tôi cũng hoàn toàn tin rằng, đây cũng là một cơ hội mở ra cho Đảng Cộng sản Việt Nam để thực hiện những cải tổ cần thiết. Bởi vì chính bản thân Đảng qua các kỳ Đại hội và Nghị quyết, hoặc chính những tuyên bố của người lãnh đạo cao nhất của Đảng như ông Tổng Bí thư, hoặc các ông ủy viên khác của Bộ Chính trị, thì cũng đều thấy rõ là Việt Nam cần có những đổi mới tiếp tục trong giai đoạn tới, để làm sao có thể đưa đất nước phát triển lên tốt đẹp hơn. Và đồng thời có làm như vậy thì mới củng cố được vai trò lãnh đạo của Đảng.
Nam Nguyên: Thưa bà, Trung Quốc đang tồn tại chế độ gọi là Cộng sản Quốc gia và có thành công vượt bậc về kinh tế. Liệu đây có phải là một mô hình, một cái phao để Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục con đường lãnh đạo độc quyền của mình hay không?
Chúng tôi nghĩ là đối với Đảng Cộng sản Việt Nam thì đây cũng là cơ hội, vì dù sao Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay trên thực tế vẫn là lực lượng chính trị lớn nhất mạnh nhất ở Việt Nam.
Bà Phạm Chi Lan
Bà Phạm Chi Lan: Chúng tôi nghĩ là, tất cả các lực lượng lãnh đạo chính trị ở các nước nếu muốn thành công cho đảng mình, muốn giữ được vai trò lãnh đạo của đảng mình thì điều quan trọng nhất là phải làm cho đất nước phát triển được phải đưa đất nước đi lên được. Còn không thì sẽ không đáp được yêu cầu của nhân dân của xã hội, thì rất khó để thuyết phục được. Cho nên chúng tôi nghĩ là đối với Đảng Cộng sản Việt Nam thì đây cũng là cơ hội, vì dù sao Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay trên thực tế vẫn là lực lượng chính trị lớn nhất mạnh nhất ở Việt Nam. Nhưng mà bản thân Đảng cũng nhận thấy là ở Đảng có nhiều vấn đề phải cải cách tiếp. Nếu Đảng nắm lấy cơ hội này để mà cải cách mình mạnh hơn thì sau này ở Việt Nam khi có thêm những lực lượng chính trị nào khác thì Đảng vẫn có thể giành được niềm tin của người dân. Nhưng ở đây là giành được và bằng những thành tựu của mình và bằng sự công nhận thực sự của người dân.
Nam Nguyên: Xin cảm ơn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan về thời gian trả lời Đài Á Châu Tự Do.

Theo dòng thời sự:

 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/intellectual-hand-over-petition-nn-02052013133935.html

 

Nhân quyền trong bản Dự thảo Hiến Pháp Việt Nam

2013-02-05
Qua sự kiện các nhà trí thức Việt Nam tham gia ký thỉnh nguyện thư trong bản Dự thảo Hiến Pháp, Hòa Ái phỏng vấn ông Vũ Quốc Dụng, tổng thư ký Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế, về vấn đề nhân quyền trong bản Dự thảo Hiến Pháp Việt Nam.

Quyền tối thiểu của người dân

image.jpg
Ông Vũ Quốc Dụng, tổng thư ký Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế tại Đức (ISHR). Hình do Ông Vũ Quốc Dụng cung cấp.
Hòa Ái: Xin chào ông Vũ Quốc Dụng. Trước sự kiện có khoảng 800 nhân sĩ trí thức Việt Nam ký thỉnh nguyện thư phác họa một bản Hiến pháp (HP) khác với những khoản tu chính hiến pháp, trong đó có những điều chú trọng về quyền hạn của người dân được thay đổi. Theo nhận xét của ông, chính phủ Việt Nam có nên tiếp nhận thỉnh nguyện thư trong sửa đổi HP lần này không và vì sao, thưa ông? Ông Vũ Quốc Dụng: Trước hết tôi thấy 7 đề nghị của bản kiến nghị này là rất nghiêm túc vì nhằm giải quyết các vấn nạn tích tụ đã lâu trong xã hội Việt Nam. Tôi rất mong Nhà nước VN có thái độ trân trọng đối với bản kiến nghị này. Ngoài ra tôi mong xã hội VN cũng mở các cuộc thảo luận rốt ráo về những đề nghị tâm huyết này.  Cá nhân tôi chú ý đến những đề nghị trong phần 2 của bản kiến nghị liên quan đến vấn đề nhân quyền.
Hòa Ái: Theo quan điểm của một người hoạt động nhân quyền trong nhiều năm, xin ông cho biết nhận xét tổng quát của ông về bản dự thảo này như thế nào ?
Ông Vũ Quốc Dụng: Tôi muốn bản HP cần phải được bổ túc một số những vấn đề tinh thần. Bản dự thảo HP hiện nay đã không làm rõ mục đích cuối cùng của HP là nhằm bảo vệ nhân quyền của người dân. Muốn thế, bản HP phải làm rõ 3 khía cạnh sau đây:
Thứ nhất bản HP phải công nhận nhân phẩm là tự thân và bất khả xâm phạm, vì nhân phẩm chính là cái gốc của nhân quyền. Chúng ta phải công nhận chữ nhân phẩm trong HP.
Thứ hai là HP phải có khả năng thích ứng cao với thời gian để khỏi phải lúng túng mỗi khi cần ký kết vào một công ước quốc tế mới. Muốn vậy thì HP phải bám sát vào tinh thần của Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế vì tuyên ngôn này là văn bản mẹ của tất cả các công ước nhân quyền hiện nay và mai sau.
Thứ ba, HP cần tạo ra một cơ quan bảo vệ nhân quyền thay vì chỉ có những lời cam kết xuông. Nhân quyền không có giá trị gì nếu người ta không có cách nào đòi được nó. Ch o nên ở đây HP muốn qui định Tòa án nhân quyền hay Tòa án Hiến pháp cũng được. Tôi nghĩ giải pháp Tòa án Hiến pháp sẽ tốt hơn vì sẽ bao trùm cả các lãnh vực khác của HP. Dù thế nào, tòa án sẽ là nơi để người dân có thể cậy nhờ khi thấy những nhân quyền hiến định bị vi phạm.
Hòa Ái: Theo như ông nói thì cụ thể, theo ông, một bản Hiến Pháp mới ở Việt Nam phải có những điều khoản nhân quyền tối thiểu nào?
Ông Vũ Quốc Dụng: HP phải bám sát vào tinh thần của Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế. Bản kiến nghị cũng đã đề nghị tương tự. Theo tôi tối thiểu nhất, HP phải cho ghi rõ 2 điều cấm tuyệt đối và 10 quyền bất khả xâm phạm (*) vào vì đây là những nhân quyền mà nhà nước không thể vi phạm trong bất cứ hoàn cảnh nào - kể cả khi đất nước có chiến tranh. Hai điều cấm tuyệt đối đó là : “Cấm giữ nô lệ và Cấm tra tấn.  Trong Bản dự thảo HP hiện nay tôi thấy có thiếu sót lớn khi không qui định "Cấm giữ nô lệ" mặc dù VN vừa ký vào Hiệp Định Thư Palermo và thường bị phê phán về vấn đề buôn người.
Trong nhóm quyền pháp lý thì HP cần cho bổ túc thêm 2 nhân quyền tuyệt đối: “Quyền được công nhận tư cách pháp nhân ở mọi nơi và Quyền không bị bắt, giam và trục xuất một cách tùy tiện. Trong thời gian qua hai quyền này đã bị vi phạm nặng nề trên bình diện rộng. Tôi đưa ra vấn đề tư cách pháp nhân để phủ kín các khoảng không gian và thời gian vô luật pháp, nhất là khi có người bị tạm giữ, tạm giam hay bị giữ điều tra mà không cho tiếp xúc với thân nhân và luật sư.
Ngoài ra bản dự thảo ghi thiếu 4 nhân quyền tuyệt đối là Quyền tự do tư tưởng, Quyền tự do lương tâm, Quyền tự do tôn giáo và Quyền tự do quan điểm. Ở đây chúng ta nhấn mạnh chữ CÓ. Việc CÓ một tư tưởng, CÓ một tôn giáo hay CÓ một quan điểm là chuyện rất riêng, không làm hại cho ai và không ai được can thiệp vào cả.Nhưng các quyền này đã bị vi phạm trầm trọng tại VN. Bắt ký giấy bỏ đạo hay bắt bỏ tù vì đã mặc áo có in chữ “Hoàng Sa-Trường Sa-VN” là vi phạm các nhân quyền tuyệt đối này. Cho nên thay vì viết “Công dân có quyền tự do ngôn luận” một cách mơ hồ thì nên viết tách bạch là: “Mỗi công dân có quyền có quan điểm riêng mà không bị ai can thiệp vào; Mỗi công dân có quyền tự do bày tỏ quan điểm riêng.” Như thế thì sẽ rất rõ.

Cơ hội hòa nhập quốc tế

Hòa Ái: Ông có thể chia sẻ thêm một chút về bản Dự thảo Hiến Pháp lần này có những điều nào bất lợi cho nhân quyền và phải bị bỏ đi?
Ông Vũ Quốc Dụng: Trước hết bản Dự thảo Hiến Pháp cần bỏ điều 4 qui định việc “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” vì điều 4 mâu thuẫn với nhân quyền, cụ thể là quyền tự do lập hội, quyền tự do có tư tưởng, quyền tự do có quan điểm và quyền tự do bày tỏ quan điểm. Trong những năm qua nhiều người đã bị tù đầy vì bị cho là chống Đảng CSVN khi họ thực hiện các nhân quyền này.
Thứ nhì, tôi đề nghị bỏ tất cả những cụm từ đi thòng sau chữ nhân quyền như nghĩa vụ, không được lợi dụng hay theo quy định của luật pháp. Vì khi đang nói đến các quyền và tự do thì những câu thòng như vậy sẽ khiến người ta nghĩ ngay đến sự ngờ vực nhân quyền và làm mất ý nghĩa cao đẹp của chúng. Xin lập lại rằng chúng ta có những nhân quyền tự do tuyệt đối và không thể bị xâm phạm trong mọi trường hợp. Thành ra cách viết Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật. (Điều 26) sẽ là đầu mối cho những tùy tiện và vi phạm nhân quyền. Nếu muốn thì HP chỉ cần ghi một lần chữ nghĩa vụ ở cuối bản là đủ.
Tôi muốn có một kết luận cho buổi nói chuyện hôm nay. Việc sửa đổi HP là cơ hội để cho VN chứng tỏ khả năng hội nhập quốc tế trong đó vấn đề lớn nhất là việc nội luật hóa các điều ước về nhân quyền với quốc tế. Bản HP mới sẽ là thước đo cho thiện chí này.
Hòa Ái: Xin cảm ơn ông Vũ Quốc Dụng dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này với đài RFA.
(*) Hai điều cấm tuyệt đối và Mười nhân quyền bất khả xâm phạm được ghi trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế
Ðiều 4              [Cấm giữ nô lệ, tôi tớ và buôn bán nô lệ]
Ðiều 5              [Cấm tra tấn]
Ðiều 6              [Quyền được công nhận tư cách pháp nhân]
Ðiều 7              [Bình đẳng trước pháp luật; Được pháp luật bảo vệ như nhau; Bảo vệ trước sự phân biệt đối xử]
Ðiều 8              [Được tòa án bảo vệ các quyền căn bản]
Ðiều 9              [Không được bắt, giam và trục xuất độc đoán]
Ðiều 11           [Quyền được xem là vô tội và cấm hồi tố]
Ðiều 12           [Quyền riêng tư; Bảo vệ danh dự]
Ðiều 15           [Quyền được có quốc tịch]
Ðiều 16           [Quyền Tự do Kết Hôn và Lập Gia Đình]
Ðiều 18           [Quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo]
Ðiều 19           [Quyền tự do quan điểm]

Theo dòng thời sự:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/interview-w-secretary-of-ishr-ha-02052013132330.html

Nhật phản đối TQ 'xâm phạm chủ quyền'

Cập nhật: 10:56 GMT - thứ ba, 5 tháng 2, 2013
Lực lượng tuần duyên Nhật đã phải theo dõi sát sao hai tàu hải giám Trung Quốc xuất hiện gần khu vực quần đảo Senkaku ngày 4/2
Nhật Bản ngày 5/2 vừa triệu đại sứ Trung Quốc để phản đối sự có mặt của tàu chính phủ nước này gần khu vực quần đảo Senkaku, hãng thông tấn AFP đưa tin.
"Bộ Ngoại giao Nhật đã triệu tập đại sứ Trung Quốc về việc tàu Trung Quốc đi vào hải phận khu vực quần đảo Senkaku," phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nhật thông báo.
Hai tàu hải giám Trung Quốc xuất hiện trong khu vực gần hải phận Senkaku từ lúc 9h30 sáng (0130 GMT) và đóng ở đó suốt 14 giờ, theo tuần duyên Nhật.
Nhật Bản cũng bày tỏ quan ngại về hai vụ tàu chiến Trung Quốc 'chĩa radar' loại để lấy tầm ngắm cho vũ khí vào tàu và máy bay của họ tuần tra vùng Senkaku/Điếu Ngư.
Hiện tại, cả hai bên vẫn không có dấu hiệu nhượng bộ trước vấn đề chủ quyền quần đảo giàu tài nguyên này, điều vốn đang ảnh hưởng nghiêm trọng quan hệ thương mại hai nước.
Chánh Văn phòng nội các Nhật, ông Yoshihide Suga nói trong một cuộc họp báo rằng hành động này là "tuyệt đối không thể chấp nhận," và cũng nói đại sứ Trung Quốc đã được triệu tập để nghe "lời phản khán mạnh mẽ" từ phía Nhật.
"Nhắm radar như thế là bất bình thường và chúng tôi thấy nó có thể tạo ra tình thế nguy hiểm nếu một sai sót xảy ra"
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản
Việc các tàu Trung Quốc liên tục tiến vào khu vực này được giới quan sát cho là chiến lược của Bắc Kinh nhằm tạo ra "quy cách mới", khiến Nhật không thể kiểm soát hiệu quả các quần đảo nói trên.
Hồi tháng 12 năm ngoái, máy bay của Trung Quốc cũng đã tiến vào gần không phận của Nhật, khiến chính phủ nước này phải huy động chiến cơ.
Mặc dù những lần huy động chiến cơ từ hai bên gần đây không dẫn đến xung đột nào, giới phân tích cho rằng việc tăng cường độ các vụ chạm trán có thể dẫn đến giao tranh ngoài ý muốn.
Tin báo chí đưa ra tuần này cũng nói trong một vụ việc hôm 30/1 vừa qua, một tàu Trung Quốc đã chỉnh radar quân sự nhắm vào một tàu Nhật tại Biển Hoa Đông, gây phản ứng mạnh từ Tokyo.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, ông Itsunori Onodera phát biểu với các nhà báo hôm 5/2 rằng trong vụ việc khi đó, một tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đã chĩa radar vào tàu Nhật.
Trước đó vài hôm, Trung Quốc cũng chĩa radar vào một trực thăng Nhật trong vùng.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật nói: "Nhắm radar như thế là bất bình thường và chúng tôi thấy nó có thể tạo ra tình thế nguy hiểm nếu một sai sót xảy ra."

Cứng rắn trước 'khiêu khích'

"Những sự khiêu khích đang tiếp tục chống lại quyền lãnh thổ, lãnh hải và không phận được kế thừa cũng như chủ quyền quốc gia của chúng ta"
Shinzo Abe, thủ tướng Nhật
Trong chuyến thăm tỉnh Okinawa hôm thứ Bảy ngày 2/2, thủ tướng Nhật ông Shinzo Abe tuyên bố sẽ bảo vệ nước Nhật khỏi những "khiêu khích", chỉ vài ngày sau khi chính phủ của ông tuyên bố tăng ngân sách quốc phòng lần đầu tiên trong một thập kỷ qua.
Một phần của ngân sách này được dùng để củng cố khả năng phòng thủ của khu vực đảo tranh chấp trong khu vực Biển Đông Trung Hoa.
"Những sự khiêu khích đang tiếp tục chống lại quyền lãnh thổ, lãnh hải và không phận được kế thừa cũng như chủ quyền quốc gia của chúng ta," ông Abe phát biểu trước quân đội.
Lực lượng tuần duyên được trang bị hiện đại của Nhật tuần trước đã tuyên bố sẽ lên kế hoạch xây dựng một đơn vị đặc nhiệm trong ba năm tới, với 10 tàu tuần tra cỡ lớn, hai tàu chở trực thăng và quân số tổng cộng 600 lính để bảo vệ lãnh hải Nhật tại khu vực Biển Đông Trung Hoa.
Ông Abe, vị thủ tướng vừa thắng cử, được cho là đã và đang có có nhiều chính sách cứng rắn về đối ngoại. Hồi tháng 12, ông kêu gọi Nhật đứng lên trước cái mà ông và những chính trị gia khác gọi là Bắc Kinh hống hách.
Sau khi nhậm chức, ông đã ngay lập tức có chuyến thăm ba nước Đông Nam Á mà đầu tiên là Việt Nam để củng cố quan hệ tại đây.
Tuy nhiên những phát ngôn mạnh mẽ của ông này cũng đi kèm với động thái xoa dịu Bắc Kinh. Trong một biểu phỏng vấn truyền hình, ông cho rằng Trung Quốc và Nhật cần có một cuộc hội đàm, đồng thời Nhật cũng đã gửi hai đặc phái viên tới Bắc Kinh những tuần vừa qua.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/02/130205_japan_protest_china_invasion.shtml

Nhật phản đối tàu Trung Quốc dùng radar hướng dẫn phi đạn

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera nói rằng radar Trung Quốc đã khóa vào chiếc tàu của Nhật trong một khoảng thời gian từ một khoảng cách 3 kilomét hôm 30 tháng 1.
CỠ CHỮ
Steve Herman

NGUYỄN THIÊN THỤ * ALIENATION

 ALIENATION
by NGUYỄN THIÊN THỤ

I. DEFINITION
 
The word comes from Latin, to "alienate" means "to be made into a stranger."To alienate also means cause (someone) to feel isolated or estranged, cause (someone) to become unsympathetic or hostile: "the association alienated its members".
Merriam-webster dictionary defines "alienate " is to make unfriendly, hostile, or indifferent especially where attachment formerly existed, or
to convey or transfer (as property or a right) usually by a specific act rather than the due course of law;or to cause to be withdrawn or diverted.
Dictionary Reference defines "alienate" as to make indifferent or hostile: (He has alienated his entire family); to turn away; transfer or divert ( to alienate funds from their intended purpose); or to transfer or convey, as title, property, or other right, to another: to alienate lands. 
Thus, alienation is the act of alienating; the state of being alienated; the state of being withdrawn or isolated from the objective world, as through indifference or disaffection. 
In Statistics, alienation is the lack of correlation in the variation of two measurable variates over a population. In Law, alienation is a transfer of the title to property by one person to another; conveyance.
"Alienation", the medical term for splitting apart of the faculties of the mind
Social alienation, the individual subject's estrangement from its community, society, or world.
The sociologist Seeman analyzed alienation into six aspects that still have meaning:
1.  Powerlessness:  "Nothing I do makes a difference."  "You can't fight city hall."
2.  Normlessness:  "Being 'good' just won't cut it anymore."  "Nice guys finish last."
3.  Meaninglessness:  "I can't make sense of it all anymore."  "What's it all about?"
4.  Cultural estrangement:  "My culture's values aren't mine."  "What is 'success,' anyway?"
5.  Self-estrangement:  "My work doesn't mean much to me."  "What I learn in school isn't relevant."
6.  Social isolation:  "I'm alone."  "I don't fit in."  "No one visits me anymore."
Who hasn't felt at least one of these?  Or know others who feel them?  Some psychologists and sociologists have suggested that alienation is a sign of our times.[1]
 
The term "alienation" reminds us the relationship between individual and  society.  Alienation is the state of person referred to being deprived of his/ her society, or his/ her birthright, and he /she  feels like a fish out of water.


 II. MARX'S  THEORY OF ALIENATION

Alienation is a popular phenomena in our life and in our society. But Marx also carried  a theory of alienation that is a part of his philosophy in order to criticize bourgeoisie and religion like in Communist Manifesto:"In one word, for exploitation, veiled by religious and political illusions, it has substituted naked, shameless, direct, brutal exploitation" (Communist Manifesto)

1. CAPITALISM' S ALIANATION
  Firstly, Marx criticizes capitalism. Marx's theory of alienation is articulated most clearly in the Economic and Philosophic Manuscripts (1844) and The German Ideology (1846). Marx's concepts of alienation have been classed into four types by Kostas Axelos: Economic and Social Alienation, Political Alienation, Human Alienation, and Ideological Alienation (Axelos, 1976).
 In the concept's most prominent use, it refers to the economic and social alienation aspect in which workers are disconnected from what they produce and why they produce. Marx believed that alienation is a systematic result of capitalism. Essentially, there is an “exploitation of men by men” where the division of labor creates an economic hierarchy (Axelos, 1976: 58). 

Marx wrote: "The object produced by labor, its product, now stands opposed to it as an alien being, as a power independent of the producer. . . . The more the worker expends himself in work the more powerful becomes the world of objects which he creates in face of himself, the poorer he becomes in his inner life, and the less he belongs to himself" (1964b, p. 122). 

His theory of alienation was based upon his observation that in emerging industrial production under capitalism, workers inevitably lose control of their lives and selves by not having any control of their work..


"This is the relationship of the worker to his own activity as something alien, not belonging to him, activity as suffering (passivity), strength as powerlessness, creation as emasculation, the personal physical and mental energy of the worker, his personal life. . . . as an activity which is directed against himself, independent of him and not belonging to him" (1964b, p. 125).
"What is true of man's relationship to his work, to the product of his work and to himself, is also true of his relationship to other men. . . . Each man is alienated from others . . .each of the others is likewise alienated from human life" (1964b, p. 129).
Communism
 
Marx dreamed of a communist paradise. In the Communist socio-economic organisation, the relations of production would operate the mode of production and employ each worker according to his abilities, and benefit each worker according to his needs. Hence, each worker could direct his and her labour to productive work suitable to his and her innate abilities — rather than be forced into a narrowly defined, minimal-wage “job” meant to extract maximal profit from the labour of the individual worker, as determined by and dictated under the capitalist mode of production. 
In the classless, collectively-managed Communist society, the exchange of value between the objectified productive labour of one worker, and the consumption benefit derived from that production, will not be determined by or directed to the narrow business interests of a bourgeois capitalist class, but, instead, will be directed to meet the needs of each producer and consumer, of each member of society. Although production will be differentiated, by the degree of each worker’s abilities (by what work he and she can do) the purpose of the communist system of industrial production will be determined by the collective requirements of society, not by the profit-oriented demands of an individualistic bourgeois social class who live at the expense of the greater society. Under the collective ownership of the means of production, the relation of each worker to the mode of production will be identical, and will have the social character that corresponds to the universal interests of the communist society.
 Therefore, the direct distribution of the profits generated by the labour of each worker — to fulfil the interests of the working class, and so to his and her own interest and benefit — will constitute an un-alienated state of labour conditions, which restores to the worker the fullest exercise and determination of his and her human nature.


2.  RELIGION' S ALIENATION
Secondly, Marx criticized religion. His theory relies on Feuerbach's The Essence of Christianity (1841), which argues that the idea of God has alienated the characteristics of the human being Marx wrote:
"If the product of labor is alien to me, if it confronts me as an alien power, to whom, then, does it belong?
To a being other than myself.
Who is this being?
The gods? To be sure, in the earliest times the principal production (for example, the building of temples, etc., in Egypt, India and Mexico) appears to be in the service of the gods,  and the product belongs to the gods. However, the gods on their own were never the lords of labor. [2]
Marx also said: "Religion is the sigh of the oppressed creature, the heart of a heartless world, just as it is the spirit of an unspiritual situation. It is the opium of the people" (1959, p. 263)

"Objectification is the practice of alienation. Just as man, so long as he is engrossed in religion, can only objectify his essence by an alien and fantastic being; so under the sway of egoistic need, he can only affirm himself and produce objects in practice by subordinating his products and his own activity to the domination of an alien entity, and by attributing to them the significance of an alien entity, namely money. . " (1964b, p. 39).
 Here are some main ideas of Marx's theory of alienation:
 -"Money is the alienated essence of man's work and existence; the essence dominates him and he worships it" (1964b, p. 37). 

 
III. CRITIQUE OF MARX'S THEORY OF  ALIENATION
1. Every body have to undergo the alienation, not only  the  workers. 

 In Chapter 4 of The Holy Family (1845), Karl Marx said that capitalists and proletarians are equally alienated, but that each social class experiences alienation in a different form:
The propertied class and the class of the proletariat present the same human self-estrangement. But the former class feels at ease and strengthened in this self-estrangement, it recognizes estrangement as its own power, and has in it the semblance of a human existence. The class of the proletariat feels annihilated, this means that they cease to exist in estrangement; it sees in it its own powerlessness and in the reality of an inhuman existence. It is, to use an expression of Hegel, in its abasement, the indignation at that abasement, an indignation to which it is necessarily driven by the contradiction between its human nature and its condition of life, which is the outright, resolute and comprehensive negation of that nature. Within this antithesis, the private property-owner is therefore the conservative side, and the proletarian the destructive side. From the former arises the action of preserving the antithesis, from the latter the action of annihilating it.[3]
2. Our fellow human beings can cause alienation for the workers.
Marx also said of Alienation of the worker from other workers:"In a capitalist economy, the businessmen who own the means of production establish a competitive labour-market meant to extract from the worker as much labour (value) as possible, in the form of capital. 
The capitalist economy’s arrangement of the relations of production provokes social conflict by pitting worker against worker, in a competition for “higher wages”, thereby alienating them from their mutual economic interests; the effect is a false consciousness, which is a form of ideologic control exercised by the capitalist bourgeoisie.
 We are also alienated from our fellow human beings. This alienation arises in part because of the antagonisms which inevitably arise from the class structure of society. We are alienated from those who exploit our labour and control the things we produce. As Marx put it:
If his activity is a torment for him, it must provide pleasure and enjoyment for someone else... If therefore he regards the product of his labour, his objectified labour, as an alien, hostile and powerful object which is independent of him, then his relationship to that object is such that another man - alien, hostile, powerful and independent of him - is its master. If he relates to his own activity an unfree activity, then he relates to it as activity in the service, under the rule, coercion and yoke of another man.[4]
In addition, we are connected to others through the buying and selling of the commodities we produce. Our lives are touched by thousands of people every day, people whose labour has made our clothes, food, home, etc. But we only know them through the objects we buy and consume. Ernst Fischer pointed out that because of this we do not see each other 'as fellow-men having equal rights, but as superiors or subordinates, as holders of a rank, as a small or large unit of power.[5]

 3. People including the workers in the Commuinist country are alienated more than the workers in the capitalist society.

(1). The workers in the capitalist country have freedom to choose their jobs and their owners, but the workers in the communist society have no right to choose their owner and their job. They are forced to work. They can not choose not to work, they can not choose what they made, and they can  not choose how they made it. Therefore they are aliened from their job,  the communists, and their society.
(2).The workers in capitalist country are exploited but the workers in  communist country are more exploited, and more alienated  than the workers in the capitalist country because  in Vietnam, before 1975,  teacher has enough money to spend for a month, but in the communist country, the salary of a month of a cadre  is  enough for  two weeks.
3. What Marx dreamed of were imaginary or deceitful.
 The workers in the communist society had to suffer so much. The relations of production did not operate the mode of production and employ each worker according to his abilities, and benefit each worker according to his needs. In communist society, the workers were forced to work and controlled and directed severely by the communists. 
 

4. Vietnamese communists now betrayed their country, and their people. People lost faith in them.
They sold Vietnam to China, they robbed people's of  house and land. They imprisoned the students, and bloggers protesting China invading Vietnam. Vietnamese people  feel a vindictive hatred for them, and feel estranged for them. 
General Trần Độ criticized  communist party , an alienated party:
"Communist party now becomes a bulky system of  politics, bureaucracy, nationalisation of all social activities. It is a political system of antidemocracy and a system of impotence."  (TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN V, 2)

Former General Secretary Trần Xuân Bách criticized the alienation of Communism:
"Marx lived in the classic capitalism, but now we live in the the modern  capitalism, there are many  things which are different from time of Marx. Even in Lenin's time, the New Economic Policy was different from Marx's theory. We must  have the scientific thoughts. The sentences in the Marx's Bible" can not save Marxism (CHỦ NGHĨA XÃ HỘI THẠT SỰ LÀ GÌ? )

5. In the communist world, the writers and Communists  are alienated . 

Under the communist regime, the writers lost freedom, therefore they felt estranged.
Hồ Dzếnh expressed his state of mind under his son words:" A writer like my dad is a whore, the whore flattered her custom , the writer flattered his time.[6]

Chế Lan Viên had to cover his real face with a mask, a mask of stupid poet:
Not yet holding  it up
I realize that it is a fake cake.
But I seat down with my friends 
I pick it up and eat
If I refuse
They will accuse me of destroying  their joyful  night ..
 (The fake cake)
 
 According to Vũ Thư Hiên (Đêm Giữa Ban Ngày), Lê Đức Tho many years ago were a nice man, he worshiped Trường Chinh so much, but when he came back from the South, he became so arrogant and brutal that he killed Trường Chinh, his old boss. Before 1954, Trường Chinh was a modest and joyful person but after he was criticized by Hồ Chí Minh,  and lost the position " General Secretary", he became indifferent, serious and brutal.[ 7]


 In his last work, "Le Problème de l’Homme et l’Antihumanisme Théorique" (Theory of Human kind and Antihumanism"), Trần Đức Thảo presented his new ideas on the Alienation.
Alienation of people means negation of people, means putting them in brutality. Althusser  and Mao Zedong joined together to  create  a school of inhumanity (33)


Trần Đức Thảo criticized Marx s' theory of " class struggle" which leads human kind to the alienation especially in the communist world. Only the theory of humankind or humanism  could liberate humankind from the alienation.  Only by the name of human,  a unjustly person   could justify himself. Every body is a human. Nobody can seize that name.(122)
Trần Đức Thảo wrote:" Last time, Marx said that the capitalism alienated the worker class. Now in the communist society, communism also alienated people: 

From 1930, the bureaucracy,  the cult of personality, and dogmatism alienated people, that has been resolved  by the spirit of revolution in the progress of innovation for three years."[8]
Marx criticized the capitalism but people here are not alienated as much as people  in the communist society, because they have freedom, democracy and happiness. Compare North Korea to South Korea [9], we will see  clearly  the difference between Communist and Capitalism. 
  __

REFERENCE

[1]. C. George Boeree. ALIENATION. http://webspace.ship.edu/cgboer/alienation.html
[2]. Karl Marx (trans. by Martin Mulligan).Estranged Labor
From Economic and Philosophical Manuscripts of 1844
Marxists Internet Archive (www.marxists.org)
[3]. http://www.marxists.org/archive/marx/works/1845/holy-family/index.htm
[4].Karl Marx, Early Writing.Penguin, 1975,313.
[5].Karl Marx. Capitalism. V.I, Penguin,  1976, 202-03.
[6]. Hồ Dzếnh. Truyện Không Tên. Thanh Væn, Hoa Kÿ, 1993, 31-32
[7].Vũ Thư HIên. Đêm Giữa Ban Ngày. Văn Nghê. Cali, 1997. 344-345
[8].Trần Đức Thảo. Vấn Đề Con Người và Chủ Nghĩa Lý Luận Không Có Con Người (Le Problème de l’Homme et l’Antihumanisme Théorique] (1988). In lần thứ hai có viết thêm. TP Hồ Chí Minh: Nxb TP Hồ Chí Minh, 1989,p.23
[9].Salary in North Korea : $47/ month ( Wikipedia).The average wage of South Korean full-time workers reached US$33,221 in 2010 in terms of purchasing power, compared with $43,933 for full-time workers in Organization for Economic Cooperation and Development (OECD) countries, according to the "Employment Outlook 2011" report by the 34-member organization.
http://www.asiatoday.com/pressrelease/full-time-wages-s-korea-75-pct-oecd-average-report 
 The GNP per capita of North Korea was $920 in 1996, whereas South Korea was $11,270 in the sameyear. http://econc10.bu.edu/economic_systems/Country_comparisons/Korea_North_South.htm

TẾT - SƠN TRUNG

Tuesday, February 5, 2013

RFA * TẾT

 

Tục đưa Ông Táo về Trời hàng năm


2013-02-05
Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người dân Việt Nam vẫn giữ phong tục đưa ông Táo về trời. Mặc Lâm tản mạn với TS Nguyễn Xuân Diện về nét đẹp này của văn hóa Việt Nam.

AFP photo
Một cuộc diễu hành nhân ngày Tiễn Ông Táo về Trời tại Hà Nội hôm 02/2/2013

Một nét đẹp văn hóa

Mặc Lâm : Thưa Tiến Sĩ, Ngày 23 Tháng Chạp mở đầu cho một chuỗi ngày hội Tết Nguyên Đán của dân tộc bằng sự lặp lại sự tích Táo Quân trong nhà bếp của mỗi gia đình. Câu chuyện thần thoại cảm động này vẫn được lặp đi lặp lại hàng năm mỗi khi Tết đến. Là người nghiên cứu Hán Nôm, xin Tiến Sĩ cho biết nội dung câu chuyện của ba vị này theo cách kể của dân gian mà người dân ở nơi này hay nơi khác lại có nội dung khác nhau. Xin bắt đầu bằng nhân vật Trọng Cao
TS Nguyễn Xuân Diện : Sự tích Táo Quân được người Việt Nam truyền khẩu, rồi ghi chép, mà có thể tóm lược nội dung như thế này:  Có một người đàn ông tên Trọng Cao, vợ tên là Nhi, và hai vợ chồng ăn ở với nhau rất lâu nhưng không có con nên sinh ra buồn phiền và hay cãi cọ nhau. Một hôm ông Trọng Cao giận quá đánh vợ, bà vợ bỏ nhà ra đi và sau đó gặp và bằng lòng lấy một người đàn ông khác là Phạm Lang  làm chồng. Khi Trọng Cao hết giận vợ mới nghĩ lại là mình có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm thì tiền bạc mang theo đều tiêu hết cho nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.
Trọng Cao tình cờ đến ăn xin ở nhà Phạm Lang thì Trọng Cao và bà Nhi nhận ra nhau và bà Nhi rước Trọng Cao vào nhà. Hai người kể lại câu chuyện xưa và bà vợ tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng. Bấy giờ ông Phạm Lang bỗng quay trở về nhà khiến bà Nhi lo sợ người chồng bắp gặp Trọng Cao nơi đây thì khó mà giải thích cho nên bà Nhi mới bảo Trọng Cao chui vào ẩn mình trong đống rơm ngoài vườn.
Phạm Lang về nhà liền đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng, còn Trọng Cao thì không dám chui ra nên bị thiêu chết. Bà vợ trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao bị chết theo sự sắp đặt của mình nên đã nhào vào đống lửa đang cháy để chết theo. Khi Phạm Lang ra vườn thấy tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết cũng không biết phải làm sao, rồi cũng nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.
Linh hồn cùa ba người được lên thượng giới và Thượng Đế cho rằng ba người đều có nghĩa cho nên sắc phong cả ba làm Táo Quân, gọi chung là Định Phúc Táo Quân nhưng mỗi người giữ một việc. Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp danh hiệu Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa danh hiệu Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa danh hiệu Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.
Tôi cho rằng tục cúng Ông Táo nếu được làm đúng cách hòa tâm lý của mình một cách trọn vẹn vào trong nghi lễ này thì lễ cúng Ông Táo là một nét đẹp rất nên duy trì.
TS Nguyễn Xuân Diện
Đây là một truyền thuyết rất lâu đời trong dân giân Việt Nam và người dân cứ đến ngày 23 tháng Chạp thì làm một lễ để tiễn Táo Quân lên Trời, bởi vì họ cho rằng đến ngày 23 tháng Chạp thì các ông bà Táo sẽ cưỡi một con cá chép lên Thiên Đình để báo cáo về việc ăn ở của gia đình nhà chủ trong vòng một năm qua.
Mặc Lâm : Vâng, xin được ngắt lời Tiến Sĩ một chút ở chỗ này. Ông vừa nói là 3 vị Táo Quân cưỡi chung một con các chép để về Trời, mà chúng ta đều biết cá chép thì không thể nào bay được, vậy tại sao người xưa lại chọn cá chép để chở ba vị Táo Quân lên chầu Thượng Đế, mà không chọn chim hạc hay chim phụng, hay bt cứ loài chim nào khác, thưa Tiến Sĩ?
TS Nguyễn Xuân Diện : Con cá chép ở đây là cá chép vàng, là một loài động vật quý sống trên Thiên Đình, nhưng vì vi phạm một lỗi nào đó cho nên bị Thượng Đế đày xuống trần gian để tu hành và chuộc lại tỗi lỗi do mình gây ra. Sau khi tu thành chánh quả thì cá chép hóa thành rồng bay lên trời. Vì vậy ông Táo do Thượng Đế phái xuống trần thế theo dõi loài người để xem ai là thiện ai là ác, cho nên khi ông Táo lên Thiên Đình để tâu với Thượng Đế về chuyện trần gian thì phải cưỡi cá chép mới có thể bay lên Thiên Đình, bởi vì con cá chép đã thông tỏ đường đi nước bước trên Thiên Đình rồi.

Những lễ vật cần có



Quan-ao-giay-tien-ong-cong-ong-tao-250.jpg

Trang phục bằng giấy cho Táo Quân có kèm cá chép để cúng vào ngày 23 tháng Chạp. RFA photo
Mặc Lâm : Xin Tiến Sĩ cho biết ông cha chúng ta khi làm lễ tiễn đưa ông Táo về Trời thì lễ vật gồm có những thứ gì và những thứ đó biểu trưng cho điều gì, thưa ông?
TS Nguyễn Xuân Diện : Các lễ vật dâng lên Ông Táo trong lễ tiễn này, thứ nhất là bộ trang phục của 3 ông bà Táo gồm 3 con cá chép vàng loại nhỏ, còn sống và để trong một bình nước đặt trên bàn thờ cúng Ông Táo. Bây giờ thì ao hồ bị san lấp nhiều quá rồi cho nên mang cá đi thả thì chẳng còn ao hồ để thả nữa, cho nên người ta mới bán 3 bộ trang phục cho Táo Quân có kèm cá chép làm bằng giấy đi chung với bộ trang phục. Khi nào cúng xong thì đem cá đó ra sông để thả. Đây là một nét đẹp phản ánh nhu cầu tâm lý là cầu phúc và phóng sinh. Ngoài ra còn có một miếng thịt lợn luộc, một món canh gì đó, một đĩa muối, và đặc biệt là phải có hoa quả và vàng mã. Và lập riêng một bàn thờ cúng Ông Táo ở khu vực nhà bếp.
Mặc Lâm : Thưa Tiến Sĩ, đối với những người lớn tuổi và những người chủ gia đình thì từ xưa tới nay vẫn nghĩ rằng tục lệ đưa Ông Táo về Trời là một phong tục tập quán rất đẹp cần duy trì. Thế nhưng, đối với lớp trẻ thì họ có những tư tưởng ngược lại. Có nhiều người cho rằng đó là một sự phung phí tiền bạc và thì giờ vì nó có vẻ mê tín dị đoan. Tiến Sĩ giải thích ra sao về những ý kiến như vậy ạ?
TS Nguyễn Xuân Diện : Tôi cho rằng tục cúng Ông Táo nếu được làm đúng cách hòa tâm lý của mình một cách trọn vẹn vào trong nghi lễ này thì lễ cúng Ông Táo là một nét đẹp rất nên duy trì. Bởi vì thứ nhất nó thể hiện một tâm lý là đến ngày 23 tháng Chạp, tức là trước Tết có 7 ngày thôi, là người ta có những giây phút để chiêm nghiệm lại một năm vừa rồi. Khi người ta nghĩ đến Ông Táo lên chầu Trời là người ta nghĩ đến một năm qua trong nhà có những việc gì, làm được những điều gì tốt, những điều gì xấu, và có công như thế nào, có tội như thế nào.
Bây giờ thì ao hồ bị san lấp nhiều quá rồi cho nên người ta mới bán 3 bộ trang phục cho Táo Quân có kèm cá chép làm bằng giấy đi chung với bộ trang phục.
TS Nguyễn Xuân Diện
Nếu chúng ta làm điều gì sai thì ông bà Táo sẽ lên tâu với Ngọc Hoàng trên Thiên Đình về những khuyết điểm đó. Chúng ta có một thời gian để chiêm nghiệm, hai nữa là nó ẩn tàng ở đây một tâm lý về vấn đề phóng sinh, tức là thả cá và đưa con cá đó trở lại nơi thường sống của nó, đó là thể hiện cái tâm lý phóng sinh.
Và ở đây đặc biệt lễ cúng Ông Táo diễn ra trong nhà bếp, ở đây người ta thấy rằng một người đàn ông nào đó ở trong gia đình mà cả năm không ngó ngàng đến bếp núc thì đến ngày cúng Ông Táo này mà thoáng một chút nghĩ đến bếp núc thì cũng nghĩ đến người vợ, người nội trợ trong gia đình đã vất vả như thế nào trong một năm qua. Và nếu người ta hiểu được sự tích Ông Táo thì càng nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng rất đẹp của câu chuyện này.
Tôi nghĩ rằng không phải bất cứ ai khi sinh ra là có thể biết tất cả mọi chuyện thuộc về phong tục, mà phong tục là một thứ được lưu truyền từ đời này sang đời khác và muốn lưu truyền được thì người ta phải có cách dạy dỗ bằng cách chiêm nghiệm.
Mặc Lâm : Xin cảm ơn TS Nguyễn Xuân Diện đã cho chúng tôi những chi tiết thú vị về câu chuyện  ba vị Táo Quân cũng như ý nghĩa của tục lệ thờ cúng này.  Trong những ngày cuối năm xin chúc Tiến Sĩ và gia đình có được những ngày chuẩn bị Tết thật thú vị và đầy ý nghĩa của mùa xuân dân tộc.


 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/say-farewell-to-kitchen-god-ml-02052013121839.html
 

Tết tha hương

2013-02-05
Chân Như và Hòa Ái gửi đến quý thính giả sinh hoạt đón Tết của người Việt ở xa quê hương. Xin mời quý thính giả đến thăm một hội chợ Tết ở bang Virginia do các bạn trẻ tổ chức.


Courtesy Nhat Hung/VNPS
Các sinh viên Việt Nam trong một màn trình bầy áo dài ở chợ Tết 2013-NOVAL

Tải xuống - download
Chung tay giữ gìn bản sắc văn hóa
Hòa Ái: Thưa quý vị, 365 ngày của một năm đối với rất nhiều người là thời gian dài khi phải sinh sống xa quê nhà, xa người thân yêu nhưng Tết là một khoảnh khắc để chợt nhận ra rằng thời gian trôi nhanh quá, phải sắp xếp trở về nơi chôn nhau cắt rốn, nơi tổ tiên ông bà cha mẹ đang trông chờ cho kịp lúc giao thừa.
Chân Như: Trong dịp tết Quý Tỵ này, những người di cư từ Bắc vào Nam năm 1954 khi họ chỉ năm bảy tuổi đầu chia sẻ với chúng tôi là cứ mỗi khi hoa mai vàng nở rộ, trong lòng họ lại dấy lên một niềm nhớ nhung lạ kỳ về không khí Tết ở quê xa với những cành đào hồng xinh trước hiên nhà dù là một cái Tết rất nghèo.
Hòa Ái: Truyền thống ăn Tết của người Việt, dù nghèo, dù xa quê, vẫn luôn cố gắng gìn giữ cái tục ăn tết của gia đình. Không những vậy, các cộng đồng người Việt ở khắp năm châu hằng năm duy trì tổ chức những lễ hội Tết với bánh tét bánh chưng, múa lân, đốt pháo, đọc sớ Táo quân, trò chơi dân gian bầu cua cá cọp…quy tụ mọi gia đình đến cùng vui xuân và tuyền dạy cho con cháu nét văn hóa của dân tộc. Hòa Ái và Chân Như có mặt tại một hội chợ Tết ở bang Virginia do một nhóm các bạn trẻ tổ chức lần đầu tiên. Hòa Ái hỏi chuyện anh Nhật Đan, trưởng ban tổ chức về mục đích của nhóm khi tổ chức lễ hội Tết như vầy.
Nhật Đan: Mục đích của tổ chức NOVAL là để khuyến khích những người trẻ trong cộng đồng chúng ta ở đây, để tham gia vào sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhiều hơn, để biết thêm nhiều về văn hóa của chúng ta. Cho nên tiêu chỉ gọi là ‘chung tay giữ gìn bản sắc văn hóa” (promoting leadership and preserving culture).

Các sinh viên hợp ca những bản nhạc Xuân
Tại Hội chợ Tết các sinh viên hợp ca những bản nhạc Xuân. Photo courtesy Nhat Hung/VNPS
Chân Như: Cụ Phan Vỹ, 91 tuổi, dù tuyết rơi rất lạnh, cụ vẫn đến tham dự lễ hội tết với các bạn còn rất trẻ và chia sẻ những kỷ niệm Tết xưa, tập tục ăn tết với bất kỳ ai mà cụ gặp gỡ trong lễ hội. Cụ Phan Vỹ nói với đài ACTD đó là những việc mà cụ có thể làm trong những ngày cuối đời để giữ gìn văn hóa Việt Nam.
Mục đích của tổ chức NOVAL là để khuyến khích những người trẻ trong cộng đồng chúng ta ở đây, để tham gia vào sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhiều hơn, để biết thêm nhiều về văn hóa của chúng ta. Cho nên tiêu chỉ gọi là ‘chung tay giữ gìn bản sắc văn hóa”
Nhật Đan
Cụ Phan Vỹ: Có nhiều người không đi mà thấy mình đi lại hỏi “tại sao ham vậy?” Không phải ham mà còn sống ngày nào, họ đi thì cùng đi với người ta. Tôi hay đi lắm. Tôi mà ngồi một chổ, nhớ lại quê hương là không chịu nổi. Tôi là người đi từ Hà Nội đến Sài Gòn, chưa có chổ nào mà chưa đi cả, cho nên nhắc lại đến quê hương là khổ lắm.
Hòa Ái: Hầu hết các cô gái và những em nhỏ cùng các bạn thanh niên mặc áo dài đến tham dự hội chợ xuân. Mọi người cho biết khi mặc chiếc áo dài vào thì cảm thấy rất tự hào mình là người Việt Nam và trong những dịp Tết như thế này sẽ là những kỷ niệm thật đẹp trong cuộc đời. Các bạn trẻ cho biết sẽ duy trì bản sắc văn hóa ngày lễ Tết cổ truyền cho cộng đồng người Việt trong tương lai. Hoa hậu cộng đồng vùng DC chia sẻ:
Hoa hậu cộng đồng vùng DC: Tôi phải nói là thế hệ cha chú của chúng ta đã giữ được truyền thống này rất hay và chúng tôi là những thế hệ trẻ, bắt đầu tiếp tục vào công cuộc giữ gìn văn hóa truyền thống đó bằng những hội chợ tết như thế này. Tôi rất tự hào là đã có rất nhiều các nhóm trẻ, các sinh viên, đã cùng nhau bắt tay để tổ chức những chương trình lễ hội Tết nhằm để bảo tồn văn hóa và ngay cả việc gìn giữ ngôn ngữ tiếng Việt nữa.
Tôi rất tự hào là đã có rất nhiều các nhóm trẻ, các sinh viên, đã cùng nhau bắt tay để tổ chức những chương trình lễ hội Tết nhằm để bảo tồn văn hóa và ngay cả việc gìn giữ ngôn ngữ tiếng Việt nữa
Hoa hậu cộng đồng vùng DC
Chân Như: Bên cạnh những lễ hội Tết rộn ràng, đầm ấm của các cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Úc… thì vẫn còn đó những cái Tết lặng lẽ của những cô dâu Việt ở Hàn Quốc, Đài Loan…những cái Tết nôn nao không thể trở về nhà của các công nhân đang lao động ở Indonesia, Malaysia, hay ở Nga…và cả những cái Tết tha hương dù chỉ cách 1 ngày đường về xe từ các thành phố lớn.
Hòa Ái: Và còn có cả những cái Tết buồn thiu của của những thân phận đang tị nạn không biết đi đâu về đâu với niềm hy vọng mỏi mòn. Anh Lau Sỹ Phúc cùng với vợ con, 1 gia đình tị nạn ở Thái Lan, đón 4 cái Tết hẩm hiu cùng với lời ước nguyện:
Lau Sỹ Phúc:Gia đình Phúc đón tết bằng lời cầu nguyejn dâng lên cho Đức Mẹ. Ngoài ra không biết làm gì hơn. Không chỉ ngầu nguyện cho gia đình không mà cầu nguyện cho tất cả anh em VN đang tị nạn ở Thái và cho dân tộc VN mình cho tới một ngày không còn chế độ Cộng Sản.
Chân Như: Tết không chỉ là thời khắc đánh dấu ngày đầu tiên của năm mới theo âm lịch. Tết không chỉ là thời điểm sum họp gia đình. Tết không chỉ là là hy vọng và ước nguyện. Tết còn là một nơi chốn “trở về” trong lòng của những người con đất Việt xa quê.

Xuân về với Thương Phế Binh

2013-02-04
Trong khi mọi người vui vẻ đón Xuân về thì các Thương Phế Binh của cả hai miền Bắc và Nam, những người đã hy sinh một phần thân thể cho cuộc chiến Việt Nam sẽ ăn Tết ra sao?


Photo courtesy opf viendongdaily.com
Một thương phế binh đang bán vé số dạo mưu sinh.

Thương Phế Binh VNCH

Xuân đến với tất cả mọi người, dù có háo hức đón chào hay hững hờ chờ đợi, những ngày Tết dù muốn, dù không cũng đến gõ cửa mọi nhà để báo một năm lại sắp sửa bắt đầu, mặc những vui buồn, lo âu toan tính của mọi người trước thềm năm mới.
Phố phường Sài Gòn Hà Nội đã thay áo để mừng Xuân Quý Tỵ. Phố Hoa, Xe Hoa, Đường Hoa…ồn ào náo nhiệt báo Xuân về. Những cửa hàng rực rỡ đèn hoa để níu kéo cái nhìn của khách qua đường, thức ăn, quà cáp lộng lẫy, trưng bày hấp dẫn, những của ngon, món hiếm chen nhau trong các cửa hàng mời gọi. Tết Nguyên Đán là một cột mốc quan trọng đánh dấu một trang mới cho dòng sống, mọi người cực nhọc cả năm hầu như chỉ để có thể mua sắm cho đầy đủ lễ nghi trong 3 ngày Tết. Bên cạnh cái ồn ào náo nhiệt ấy, bên cạnh những phố hoa rực sáng ấy, vẫn âm thầm những gian nhà thấp, trong đó có những gia đình lặng lẽ nhìn mùa Xuân đi qua, hững hờ đón Tết như một người khách lạ qua đường.

Không có Tết cho người Thương Phế Binh VNCH tên Nguyễn Trọng Đạt, hai cánh tay đã để lại trên chiến trường Bình Long, mùa hè đỏ lửa của năm 1972, gãy xương quay xanh, thủy tinh thể mắt đục gần như mù, tiểu đường, cao huyết áp….chừng ấy bệnh tật đã làm cho người cựu Tiểu đoàn phó tiểu đoàn truyền tin, binh chủng nhảy dù không còn nghĩ đến Tết :
“Mất hết cả hai bàn tay rồi, không còn khả năng lao động kiếm sống hàng ngày thì làm sao mà có được nhu cầu Tết cho cảnh già, cảnh nghèo như tôi chị ơi !! Nội cái ăn cơm hàng ngày cũng là quá khó khăn rồi, không có gì để ăn Tết đâu chị ơi, nói thật như vậy !"
Những ngày cận Tết, cơn bão giá là nỗi hãi hùng cho những mảnh đời khốn khó, với hơn 100.000 ngàn đồng cho 1 cân thịt lợn, 150.000 1 ký thịt gà và gần 300.000 đồng cho 1 ký thịt bò thì bữa cơm với đầy đủ hương vị Tết chỉ là giấc mơ xa vời cho gia đình của Thương Phế Binh VNCH Phạm Ngọc Linh, 1 vợ ba con. Bị thương tháng 3 năm 1975 ở Tam Kỳ, mới 61 tuổi mà ông già đeo đét như cành củi khô, người cựu Thiếu Úy Địa Phương Quân tâm sự:
Nội cái ăn cơm hàng ngày cũng là quá khó khăn rồi, không có gì để ăn Tết đâu chị ơi, nói thật như vậy!
Thương Phế Binh Nguyễn Trọng Đạt
“Hàng năm, mình không có tiền nên chi cũng chẳng biết làm gì hết. Một ít con cá cho con ăn 3 ngày Tết, bánh kẹo…Còn chuyện mua sắm áo quần thì mình không nghĩ tới vì số tiền nó lớn quá. Không có tiền thì mình không có khả năng để mua sắm !"
Những chiếc áo mới và phong bì lì xì đỏ thắm mà đứa trẻ con nào cũng chờ đợi trong mấy ngày Tết cũng chỉ là niềm mơ ước vô vọng, lời cầu xin cho năm mới của ông chỉ là miếng bánh tét trong “mâm cỗ” đầu năm cho con mình được chút hương vị Tết:
“Đứa con gái út học lớp 11 hiện nay đòi sắm sửa áo quần, mua sắm đồ Tết, sách vở cho nó, nộp tiền học cuối năm. Cầu mong làm sao Tết nhứt có tiền để mua sắm bánh tét cho con ăn ngày Tết. Cuộc sống rất là khó khăn.”

Thương Phế Binh Bộ Đội

TPB-duoi-mai-tranh-ngheo2-nanggo-250.jpg
Một Thương Phế Binh dưới mái tranh nhà mình. Photo courtesy of nanggo
Nếu cuộc sống của các Thương phế binh VNCH  là một bức tranh điêu tàn, thì gia cảnh của những Thương Phế Binh Bộ Đội cũng chẳng sáng sủa gì hơn trong những ngày cận Tết. Ông Huỳnh Thanh Núi, từng là Chính ủy Trung đoàn của Sư đoàn 4, bị thương tại chiến trường Kam-Pu-Chia năm 1979, sau 18 năm phục vụ trong quân đội, tài sản của ông bây giờ chỉ là một mảnh nhà tơi tả: “Hoàn cảnh rất là khó khăn, nhà bây giờ thì dột, tiền sửa nhà thì không có. Chủ yếu là chữa bệnh cho con cháu chứ con ăn uống thì hạn chế lắm. Muốn sắm sửa thì phải có tiền, gia đình chủ yếu nuôi con gà, con vịt  là để cho các cháu ăn Tết thôi chị ạ.” 

Với 40 mảnh đạn còn mang theo từ chiến trường Kam-Pu-Chia, liệt một chân, một tay, đã 3 năm nay gia đình Thương Phế Binh Hoàng Xuân Long không còn biết Tết là gì, ông chia sẻ:
“Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, Tết nhất cũng chẳng có gì cả, chỉ đi đến nhà bà con chơi. Tôi ăn uống bình thường thôi, không dám nghĩ đến ngày Tết. Đã 3 năm nay rồi, hầu như tôi chả có Tết.”
Với chính sách giúp đỡ cho người có công, người nghèo, bà Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội Phạm thị Hải Chuyền cho biết trong chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời” là : “Dù năm nay kinh tế khó khăn, ngân sách eo hẹp. Đảng và nhà nuớc vẫn có ngân sách hỗ trợ, có phần cao hơn năm ngoái. Năm ngoái là 390 tỉ đồng, năm nay ngân sách được tăng lên 393 tỉ 500 ngìn đồng. Tính ra mỗi đối tượng được 200 hoặc 400 nghìn đồng”.
Gia đình Thương Phế Binh Huỳnh Thanh Núi được lãnh 1 triệu đồng một tháng, trong gia đình lại có 3 người là nạn nhân chất độc màu da cam nên hàng năm gia đình ông được thêm 200 ngàn để ăn Tết, tuy nhiên năm nay ông cho biết là vẫn chưa nhận được phần trợ cấp từ nhà nước:
“Mỗi tháng lãnh được 1 triệu đồng để chi cho ăn uống bình thường thôi, gia đình tôi khó khăn lắm. Tôi có vợ và 4 con, trong đó có 2 con ảnh hưởng chất độc màu da cam và bản thân tôi cũng ảnh hưởng chất độc màu da cam. Hàng năm nhà nước cho thương binh, chất độc da cam mội người 200 ngàn ăn Tết. Năm nay thì chưa thấy thông báo gì cả.”
Cũng trong chế độ dành cho Thương Phế Binh đã phục vụ trong Quận đội Nhân Nhân. Gia đình ông Huỳnh Xuân Long cũng được một số trợ cấp là 4 triệu 8 để sống, ông cho biết:
“Nói thật với chị là cũng được hưởng lương, mỗi tháng cả lương vợ phục vụ là 4 triệu 8, gần 5 triệu. Phần vợ là 1 triệu tư để lo cơm nước, giặt giũ nói chung là hỗ trợ đi lại, một chân tôi bị liệt nên đi lại rất là vất vả. Chính phủ năm nào cũng cho thêm được 1 triệu, tính ra tiền đô là 50 đô.”
Tuy nhiên, để được hưởng tất cả những quy chế đó không phải là một điều đơn giản, ông Long cho biết tiếp:
Hàng năm nhà nước cho thương binh, chất độc da cam mội người 200 ngàn ăn Tết. Năm nay thì chưa thấy thông báo gì cả.
Thương Phế Binh Huỳnh Thanh Núi
“Nhưng trong nước thì chế độ chính sách bảo hiểm thì rất là vất vả, họ nói 1 đằng mà họ làm 1 nẻo. Họ cho mình 10 thì mình phải đút lót cho họ 5-7. Khó khăn lắm, cho nên mình có bệnh thì mình phải tự đi chữa thôi.”
Đó là quy chế mà bộ Lao động và Thương Binh Xã hội dành cho những quân nhân của “ Bên Thắng Cuộc” , còn những Thương Phế Binh của chế độ VNCH thì sao ? Cựu Thiếu úy Địa phương quân Phạm Ngọc Linh cho biết, bên cạnh số tiền ít ỏi nhà nước cấp cho hàng tháng, gia đình 1 vợ 3 con của ông chỉ còn biết trông đợi vào lòng thương hại của các tổ chức nhân đạo hải ngoại:
“Chính quyền địa phương cấp cho tôi mỗi tháng 180 ngàn. Vừa qua ông Hạnh ( Nguyễn Quang Hạnh, hội trưởng hội Bạn Thương Phế Binh VNCH, gọi tắt là hội Nạng Gỗ -RFA-) giúp cho tôi được 95 euro và tặng học bổng cho con gái tôi học lớp 11 được 80 đô, tiền Việt Nam là 1 triệu 7. Hiện gia đình sống cũng chụp giựt, ngày nào kiếm được đồng nào là lo ăn ngày nấy chứ con cái đi học thì có lúc đủ, có lúc thiếu. Bây giờ sắm sửa áo quyển sách vợ cho các con thì rất căng.”

Ước nguyện cho năm mới

000_Hkg8233676-200.jpg
Biểu tượng năm mới Quý Tỵ sau một gánh hàng rong trên đường phố Hà Nội. AFP photo
Đầu năm, ai cũng có một lời chúc cho mọi người và một mong ước cho riêng mình. Riêng Thương Phế Binh Hoàng Xuân Long thì chỉ có một ước nguyện duy nhất dành cho mình và cho mọi người trong năm Quý Tỵ: “Tôi có một ước nguyện làm sao cho dân Việt Nam sống trong Hoà Bình, đừng có chiến tranh, đó là điều đầu tiên và có Dân chủ. Riêng người dân nói thì các quan chức phải biết nghe. Hiện nay các quan chức làm theo ý của quan chức. Nói thật với chị hiện giờ để mà thay đổi chế độ nguyện vọng dân thì có nhiều nhưng mà khó lắm chị ạ. Đổ máu rất lớn thì mới thay đổi được chế độ còn thật sự không như cái chế độ này. Đó, nguyện vọng của tôi là như thế.”
Xuân về,mọi người hối hả lo sắm Tết, cũng là dịp họ tặng cho nhau những món quà VIP để thắt chặt mối thân tình hoặc là cơ hội để đặt nền tảng cho 1 quan hệ mới. Không ai có thì giờ  để nghĩ đến những mảng tối của các thân phận tật nguyền. Bên cạnh những ngậm ngùi ấy, người Thương Phế Binh tàn phế trên 80 % thân thể  Nguyễn Trọng Đạt vẫn bình thản chấp nhận những nghiệt ngã của thân phận, vẫn tiếp tục làm vui cuộc đời bằng hàng trăm bài thơ mà ông vẫn thường sáng tác lúc đêm về, những vần thơ bình dị, lúc vui vẻ hào sảng, lúc đắng cay chua chát . Xin gửi đến quý thính giả của đài Á Châu Tự Do mấy vần thơ chúc Tết của Thương Phế Binh Nguyễn Trọng Đạt để kết lại bài phóng sự hôm nay:
Nói thật với chị hiện giờ để mà thay đổi chế độ nguyện vọng dân thì có nhiều nhưng mà khó lắm chị ạ. Đổ máu rất lớn thì mới thay đổi được chế độ...
Thương Phế Binh Hoàng Xuân Long
“Xuân về không chỉ Việt Nam
Tết đến nhiều nước hân hoan mong chờ
Ngày tết đẹp tựa giấc mơ
Hồn Xuân phơi phới phun thơ cho đời
Quý Tị đem đến mọi người
Gia đình Hạnh phúc đẹp tươi muôn nhà
Tật nguyền tàn phế mình ta
Cuộc đời buồn tủi muốn hoà vui chung
Tai nghe tiếng Tết lùng bùng
Cơm ăn chưa đủ muốn khùng muốn điên
Căm thù đặc biệt đồng tiền
Nhìn đôi tay cụt chạy liền thật xa.”
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/newyear-w-vns-injured-veteran-ta-02042013132734.html



 

SƠN TRUNG * MỘT VÀI MẢNH VỤN CỦA LỊCH SỬ

 
MỘT VÀI MẢNH VỤN CỦA LỊCH SỬ
 SƠN TRUNG 
 
Người nhạc sĩ ấy đã nằm xuống. Trong tôi vẫn còn văng vẳng bài hát của ông. Bài hát của ông gợi cho tôi hình ảnh quá khứ, hình ảnh của lịch sử Việt Nam, hình ảnh của những ngày kháng chiến chống Pháp mà tôi đã tham dự với tư cách tuổi trẻ ngây thơ. 
Bài thứ nhất là bài Bà mẹ Gio Linh. Bà tượng trưng cho bao bà mẹ Việt Nam yêu nước. Lúc bấy giờ, khoảng 1945, lòng dân nao nức chống Pháp. Một vài người ở vùng thành thị thì theo Quốc gia, một số người ở các nơi khác thì phải bỏ làng mà vào vùng Pháp.

 
 Một số phải theo Việt Minh vì cả làng họ, ruộng đồng nằm trong vùng Việt Minh, không thể bỏ làng xómđi,  cũng không thể im lặng, không thể không tham gia kháng chiến. Thái độ này coi như là phản động theo Pháp, Việt Minh có thể đến nhà mời vào nhà tù hay đem ra đồng vắng cắt cổ vì tội Việt gian. 
Lúc bấy giờ giao thông bị cắt đứt, không ai có thể ra Bắc vào Nam. Cũng không có báo chí, radio. Người ta không biết gì về việc Võ Nguyên Giáp tàn sát Việt Quốc và Việt Cách trong vụ Ôn NHư Hầu, Hà Nội. 


Cũng không ai biết vụ Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn sát hại Huỳnh giáo chủ, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Bùi Quang Chiêu , Hồ Văn Ngà và các đạo hữu Cao Đài, Hòa Hảo.


Trong khi tin tức bị bit kín, Cộng sản lại ra sức tuyên truyền cho nên ảnh hưởng của Hồ Chí Minh ngày càng mạnh. Quê miền Trung và miền Bắc, đêm đêm chó sủa, sáng ngày người dân thấy một hai xác chết ở bờ sông hoc cạnh bụi tre.
Khủng bố bao trùm thôn quê.Việt Minh giết Thiên Chúa giáo, Thiên Chúa Giáo giết Cộng sản. Ai cũng có súng, ai cũng có quyền. Ở vùng Việt Minh, ai cũng phải theo kháng chiến. Bà mẹ có ba bốn người con , chúng phải gia nhập bộ đội hoặc làm dân quân. Không ai có thể sống ngoài cuộc thế.
Suốt ngày đêm vác súng, vác gươm đao đi phục kích, canh gác, việc canh tác mặc đàn bà con gái và phụ lão: 
 Mẹ già cuốc đất trồng khoai,
 Nuôi con đánh giặc đêm ngày. 
 Cho dù áo rách sờn vai... 
Mẹ mừng con đánh giặc hay
 Ra công sới vun cầy cấy 
Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò !
 Con đi dân quân, sớm tối vác súng về 
Mẹ già một con yêu nước có kém chi 
Đêm nghe xa xa có tiếng súng lắng về 
Mẹ nguyện cầu cho con sống rất say mê. 
 Rồi một ngày kia, con bà bị giặc Pháp bắt và giết chết.  
Mẹ già tưới nước trồng rau 
Nghe tin xóm làng kêu gào
 Quân thù đã bắt được con 
Đem ra giữa chợ cắt đầu 
Hò ơi ơi ới hò ! 
Hò ơi ơi ới hò ! 
Nghẹn ngào không nói một câu 
Mang khăn gói đi lấy đầu 
Thân phận người dân quân du kích bị Cộng sản hy sinh, bị coi như tôm tép. Khi giặc Pháp ra khỏi đồn đi hành quân thì các huyện ủy, tỉnh ủy âm thầm đánh bài tẩu mã, còn bn dân quân du kích thì ôm gươm giáo, lưu đạn ra phục kích. Ông bác tôi có làm bài thơ chế diễu hành động anh hùng của các ông cộng sản  ba hoa độc lập, tự do. Bài thơ đó  nay tôi chỉ nhớ hai câu :
"Nền độc lập để tàu Pháp đậu,
Trống tự do nhắm núi khiêng lên" 

Những ông theo Việt Minh nhưng không phải là đảng viên hoặc bị nghi ngờ thì nhân Pháp hành quân, bọn cộng sản được lệnh hạ sát như trường hợp Nguyễn Văn Tố. 
 
 Gươm giáo khó đánh thắng súng đạn của Pháp nên nhiều dân quân du kích bgiặc bắt giết. Lúc bấy giờ bộ đội sống nay đây mai đó. Có khi đóng trong rừng, có khi đóng trong nhà dân. Đóng nhà dân thì có nhiều lợi. Được dân nuôi ăn, cho ở. Ông Hồ, Phạm Văn Đồng đóng ở nhà bà Nguyễn Thị Năm, Thái Nguyên, được ăn uống no đủ lại được ủng hộ vàng bạc. 

Việc bđội đóng trong làng xóm cũng có lợi khác. Nếu giặc tấn công, hai bên bắn nhau, dân chết, cộng sản lấy đó mà tuyên truyền, khơi dậy lòng căm thù. Lúc bấy giờ bộ đội rất tốt với dân ( để được ăn ở).
Nghe tin con bà chết, họ đến thăm và được bà mời ăn khoai lang: 
Bộ đội ghé đến nhà chơi 
Khơi vui bếp lửa tơi bời 
Mẹ già đi nấu nồi khoai
 Bưng lên khói hương mờ bay 
Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò !
 Khi trông con nuôi xúm xít dưới túp nhà 
Mẹ nhìn đàn con thương nhớ đứa con xưa
 Con, con con ơi ! 
Uống hết bát nước đầy 
Ngày một ngày hai, con nhớ ghé chơi đây.
 Ngày một ngày hai, con nhớ ghé chơi đây.
 Bà được bộ đội gọi là mẹ nuôi, và họ đưọc bà gọi là con nuôi. Hai bên thắm thiết tình quân dân cá nước. Nhưng những bà mẹ nuôi này, khoảng 1954-1955 đã bị kết tội địa chủ, bị giết, bị giam bị đuổi ra khỏi nhà dù bà chỉ có vài sào ruộng, và bị quy là địa chủ, kẻ thù của nhân dân...

Đó là trường hợp bà Nguyễn Thị Năm, sau khi kháng chiến thành công, ông Hồ cho bắn bà Nguyễn Thị Năm địa chủ. Con bà là một chính trị viên tiểu đoàn đau khổ oán hận mà tự tử. Các anh em bộ đội thấy thế cũng tự tử. Miền Bắc có hàng ngàn bà Nguyễn Thị Năm và bà mẹ Gio Linh "nuôi con đánh giặc đêm ngày" (Con đây là con đẻ mà cũng là con nuôi bđội)
Chúng ta hát bài Bà mẹ Gio Linh, nghe hát bài Bà Mẹ Gio Linh nhưng không ai biết nỗi niềm bà mẹ Gio Linh sau 1956 thì bộ đội không ghé nhà, bà phải sống trong ngục tối vì nợ máu hoặc đi lang thang sống bờ sống bụi vì bị nhân dân xa lánh trong cái luật " tuyệt thông" của giáo hội cộng sản.

Và sau 1956, tôi bỏ làng vượt tuyến, không biết tình quân dân cá nước có thắm thiết như ngày xưa chăng? 


 


Nhưng lực lượng bđội chắc cũng đổi khác vì lúc này họ cũng đã học tập cải tạo tư tưởng và rèn cán chỉnh quân. Trong chiến dịch biên giới, và trận Điện Biên Phủ, Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đã nhờ tay Pháp giết sạch giai cấp tư sản và tiểu tư sản  cho nên trung đoàn ThĐô đã bị tận diệt trong đó có Tô Ngọc Vân. Và sau chiến thắng Điện Biên Phủ, một số bđội bđào thải như  Quang Dũng.Trong CCRD, một số bđi được cho vđể trả nợ máu với gia đình hoặc bị phục viên tự nguyện hoặc bất đắc dĩ như Hữu Loan.
 Bài hát thứ hai của ông là "Nhớ Người Thương Binh". 
 " Chàng về nay đã cụt tay
 Chàng về nay đã cụt tay. 
 Chàng về, chàng về nay đã cụt tay
 Máu đào đã nhuốm trên thây bao nhiêu quân thù (u u ù) Từ ngày chinh chiến mùa Thu 
Từ ngày chinh chiến mùa Thu"
 Tôi không có tài liệu nào nói về số thương binh cộng sản và nguyên nhân bị thương của h. Nhưng thực tế trước mắt trong khoảng 1950 rất nhiều thương binh cụt tay ở trong vùng quê tôi.
Họ không phải đánh giặc mà bị thương, mà bị thương phần lớn là do tập ném lưu đạn. Cũng nghe nói là mấy anh này ném lựu đạn đánh cá mà bị thương. Đây là loại lựu đạn nội hóa, do Trần Đại Nghĩa chế tạo thì phải. Đảng ta lúc ấy có hai loại. Một loại có chốt. Trước khi ném thì phải rút chốt.Loại này vừa rút chốt thì đã nổ trên tay, làm cho số thương binh cụt tay này là do kỹ thuật của đảng ta là chính. Loại thứ hai là kim nổ. 



Loại này không có chốt, có một cái kim lớn ở đầu. Lúc ném thì đập kim châm rồi ném liền. Nhưng hạng kim châm này càng nổ nhanh hơn hạng trên. Cả hai đều tạo nên những thương binh cụt tay cho chế độ. 
Tôi nghe nói trong chiến tranh Việt Nam -Kampuchia 1977- 1978, Trung Cộng cung cấp mìn bẫy cho Miên Cộng. Loại mìn này không làm ai chết chỉ làm cụt chân. Nghe nói người đồng chí anh em của bác Hồ rất thâm hiểm. 
Họ chủ ý làm cụt chân là đủ yêu cầu. Một anh bị thương cần hai người tải, vậy là loi một thành ra loại ba bộ đội ra khỏi vòng chiến. Số thương binh này s trở thành gánh nặng cho chính phủ Việt Cộng, cho xã hội xã hội chủ nghĩa.
 Như vậy là nhất tiễn hạ tam tứ điêu. Rất thần diệu. Đấy là những chuyện nhỏ trong một góc của lịch sử ta. Nhiều người hát, nhiều người nghe hát Bà Mẹ Gio Linh, Nhớ Người Thương Binh nhưng mấy ai thấu hiểu ngọn nguồn? 
Bà Mẹ Gio Linh
 [FLASH]http://www.nhaccuatui.com/m/R5KE_-vA-r[/FLASH]
  

 Nhớ Người Thương Binh
http://www.nhaccuatui.com/m/5HHIr3OM6N[/FLASH]

No comments:

Post a Comment