Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 1 December 2016

NGUYỄN THIÊN-THỤ * DƯƠNG KHUÊ =CA TRÙ

NGUYỄN THIÊN-THỤ * DƯƠNG KHUÊ



 
Dương Khuê (1839-1902)
TÂM TRẠNG DƯƠNG KHUÊ

Năm 1995, nhà xuất bản Văn Học Hà Nội ấn hành quyển Tâm Trạng Dương Khuê, Dương Lâm, của giáo sư Dương Thiệu Tống, sách dày 240 trang. Tôi may mắn được giáo sư tặng cho một bản. Nội dung tác phẩm này là viết về thân thế, sự nghiệp của hai cụ Dương Khuê, Dương Lâm, là những vị tổ của gia đình họ Dương, và cũng là những thi gia trong văn học Việt Nam. Nhưng quan trọng hơn nữa, giáo sư đã lên tiếng thanh minh về bài "Hồng Hồng Tuyết Tuyết" của Dương Khuê là một ý kiến rất độc đáo vì xưa nay chưa ai nói về khía cạnh này.
Trước tiên, tôi xin ghi lại toàn bài hát nói này:

Hồng Hồng, Tuyết Tuyết

Mưỡu I.
Ngày xưa Tuyết muốn lấy ông,
Ông chê Tuyết bé, Tuyết không biết gì.
Bây giờ Tuyết đã đến thì,
Ông muốn lấy Tuyết, Tuyết chê ông già.

Mưỡu II.
Nước, nước biếc, non, non xanh,
Sớm, tình tình sớm, trưa, tình tình trưa.
Nhớ ai tháng đợi năm chờ,
Nhớ người độ ấy, bây giờ là đây.

Nói:
Hồng Hồng, Tuyết Tuyết,
Mới ngày nào chửa biết cái chi.
Mười lăm năm thấm thoắt có xa gì,
Ngoảnh mặt lại đã tới kỳ tơ liễu.
Ngã lãng du thời, quân thượng thiếu,
Kim quân hứa giá, ngã thành ông.
Cười cười, nói nói, sượng sùng
Mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại.
Riêng một thú thanh sơn đi lại,
Khéo ngây ngây, dại dại với tình
Đàn ai? một tiếng dương tranh...

GS. Dương Thiệu Tống
GS. Dương Thiệu Tống đã viết tám trang ( trang 46- 53) về việc này. Tôi xin ghi lại sơ lược ý kiến của GS. Dương Thiệu Tống trong quyển sách trên.
Dương Khuê (1839-1902) đỗ tiến sĩ khoa mậu thìn (1868). Lúc này quan Pháp xâm chiếm Việt Nam, vua Tự Đức ra đề thi Hòa hay Chiến . Dương Khuê chủ chiến .

 
Tác phẩm của GS. Dương Thiệu Tống
Cụ được vua bổ nhiệm Tri phủ Bình Giang, rồi thăng Bố Chánh. Tình hình chính trị, quân sự gay cấn, Pháp liên tiếp tấn công mà triều đình lại đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác. Dương Khuê dâng sớ xin vua quyết chiến. Vua phê vào sớ của ông bốn chữ" bất thức thời vụ" rồi giáng làm "chánh sứ sơn phòng" là một chức khai khẩn ruộng hoang ở nơi rừng núi hoang vu. Sau thăng án sát rồi lại bị tội trảm giam hậu, phải ra biên phòng khai khẩn ruộng hoang. Sau thăng Đốc học Nam Định, Tổng đốc Nam Định - Ninh Bình. Năm 1897 xin về hưu trí.


Hát ả đào
Nhiều người cho rằng bài Hồng Hồng TuyếtTuyết là một bài thơ trữ tình nhưng GS. Dương Thiệu Tống cho rằng đây là một bài thơ ngụ ý trần tình tâm trạng của cụ Dương Khuê. Vua Tự Đức phê " bất thức thời vụ" cũng giống như ông quan chê cô gái bé bỏng và " không biết gì"!
Ngày xưa , thuở còn trong trắng, tôi cũng muốn ra giúp ông ( vua Tự Đức) nhưng ông chê tôi " bất thức thời vụ ( không biết gì về thời cuộc. Bây giờ tôi đã khôn ngoan, hiểu biết rồi, ông muốn dùng tôi thì tôi lại chê ông quá già nua, nhu nhược! (48)

GS. Dương Thiệu Tống cho rằng Hồng Tuyết chỉ là nhân vật tượng trưng, không có đào nương nào tên Tuyết hay Hồng cả.. .
Nếu xưa kia, tác giả có gặp cô đào nào tên Tuyết hay Hồng thì vào lúc ấy cô gái it nhất cũng 13 tuổi ( nữ thập tam) thì mới " muốn lấy ông" được, và 15 năm sau thì có gái ấy cũng đã 28 tuổi rồi, không thể nói là " tới kỳ tơ liễu" được nữa! (49)
Nhà họ Dương trước mộ Dương Khuê
Sau đây là ý kiến của người trình bày. Khi nhận được quyển sách của GS. Dương, tôi đã nhận thấy ý kiến của GS. rất sâu sắc. Tuy nhiên vấn đề trên vẫn nổi cộm trong lòng. Mười lăm năm qua, nay tôi mới ghi lại cảm tưởng và ý kiến của tôi về việc trên.

Bài của GS. Dương Thiệu Tống quả là độc đáo vì xưa nay chưa ai đưa ra ý kiến như vậy. Văn chương và triết học rất bao la, có thể hiểu nhiều cách khác nhau. Chỉ có Marx mới kiêu căng cho rằng thiên hạ chỉ có ông là tiến bộ nhất, đúng nhất, khoa học nhất. Trong văn chương ta, lối ẩn dụ thường được dùng. Như bài Mẹ Mốc của Nguyễn Khuyến, bài " Vịnh bức đư đồ rách" của Tản Đà, " "Vịnh Vườn bách thú" của vô danh. .. Và đề tài đào nương, kỹ nữ cũng là đề tài thông thường như thơ của Bạch Cư Dị (Tỳ bà hành),Nguyễn Du ( Long thành cầm giả ca), Nguyễn Công Trứ ( Hát nói) , Cao Bá Quát ( Hát nói), Xuân Diệu (Lời kỹ nữ). .
Mỗi bài có một màu sắc khác nhau. Có bài nói về tình người, nỗi tang thương của con người và cuộc đời, nỗi cô đơn, và cũng có thể là tình yêu. Hơn nữa, đề tài trở về quê xưa gặp người cũ ( nhà cửa, ruộng vườn khác xưa, bạn bè lớp trước chết hết, cô gái ngày xưa đi lấy chồng, con bé khóc nhè thuở nào giờ mơn mởn đào tơ.. .) cũng là một đề tài quen thuộc trong tiểu thuyết và thơ Việt Nam.
GS. Dương Thiệu Tống dù đưa ra ý kiến cải chính , vẫn cho rằng bài hát nói trên có thể hiểu hai cách: " Tóm lại , bài Hồng Hồng Tuyết Tuyết của Dương Khuê có thể hiểu theo hai nghĩa mà nghĩa nào cũng có thể gây thích thú cho người đọc"( 52).
Hát ả đào là một thú phong lưu. Cao Bá Quát đã ca tụng:
Cao sơn, lưu thủy, thi thiên trục
Minh nguyệt, thanh phong tửu nhất thuyền
Dang tay người tài tử khách thuyền quyên
Chén rượu thánh, câu thơ tiên thích chí .
(Đời người thấm thoắt)

Nguyễn Công Trứ tự hào về nghệ thuật sống của ông:
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng.

Không Phật, không tiên, không vướng tục
(Bài ca ngất ngưỡng)
Hát ả đào
Hát ả đào là một thú phong lưu chỉ có những người cộng sản nhân danh vô sản mới mắng bà Quách Thị Hồ là tội phục vụ quan lại phong kiến (1). Hát ả đào là một nét văn hóa đặc thù của Việt Nam. Phạm Quỳnh trong bài VĂN CHƯƠNG TRONG LỐI HÁT Ả ĐÀO (2) đã ca tụng thú hát ả đào:
Phong lưu là gồm những cái thú êm đềm mát mẻ, khiến cho trong lòng được thư thái, trong trí được thảnh thơi, như đứng bóng mát trên bờ sông mà ngắm cảnh nhàn vân trôi trên giòng nước biếc vậy.Trong các thú phong lưu thì còn gì “phong lưu” bằng ngồi ngắm người đàn bà đẹp mà nghe giọng hát hay. Cái sắc đẹp, cái tiếng hay, trong thế gian còn có gì quý báu bằng? (172)
Đàn ông thường yêu gái đẹp, phụ nữ cũng yêu đàn ông đẹp. Trong chốn văn nghệ bây giờ, nhạc sĩ yêu ca sĩ, ca sĩ yêu ca sĩ, quần chúng yêu ca sĩ cũng là chuyện thường. Ngày xưa cũng vậy. Quan viên mê cô đào, cô đào yêu quan viên cũng là chuyện thường giữa tài tử giai nhân trong chế độ đa thê, người đàn ông mặc tình bay bướm. Cao Bá Quát đã dan díu với đào nương và ông diễn tả bằng những lời văn hoa:
Giai nhân nan tái đắc,
Trót yêu hoa nên dan díu với tình
Mái Tây hiên nguyệt gác chênh chênh
Rầu rĩ bấy xuân về, oanh nhớ.. .
( Nhớ người)

Trần Tế Xương ca tụng thú hát ả đảo và niềm say mê ca kỹ của ông với tính cách châm biếm cố hữu của ông:
Cái thú cô
đầu nghĩ cũng hay,
Cùng nhau dan díu my đêm ngày.
Năm canh to nh tình dơi chut,
Sáu khc mơ màng chuyn nước mây.
Êm ái cung đàn chen tiếng hát
La đà k tnh dt người say.
Thú vui chơi mãi mà không chán,
Vô tn kho tri hết li vay.
(Thú cô đầu)
Phạm Quỳnh đã viết:
Hát ả đào không thể không nói chuyện tình; quan viên với cô đào không thể không có khi dan díu nhau.. . .
Nợ tình tình rầy lắm chị em ơi,
Đã dan díu trót vay thì phải trả
Khi đón gió khi chờ trăng khi xem hoa khi bẻ lá
Điệu đồng tâm nấn ná biết là bao
Tình tưởng là một sự chơi ai ngờ thành cái nợ cũng rầy thật. Lúc đầu mình tưởng dan díu chơi cho vui, ai ngờ mình dan díu, người ta cũng dan díu lại, đã trót vay thời phải trả , vay trả trả vay hai bên đắp đổi mà thành ra nán ná quá ngày… ấy sự tình là thế nhưng nợ tình là nợ phong lưu làm tài trai không thể tránh được. (185)
Nói tóm lại, hát nói là văn chương mà cũng là một nghệ thuật rất đẹp của văn hóa cổ truyền Việt Nam. Và chuyện tình giữa tài tử và giai nhân cũng là mối quan hệ đặc biệt.
Tôi rất thích hát quan họ và hát nói. Và đa số ai cũng thích bài Hồng Hồng Hồng Tuyết của Dương Khuê vì âm thanh, nhạc điệu và lời rất đẹp. Không ai chỉ trích một ông già có cảm tình với một đào nương trẻ đẹp. Tục lệ ta ngày xưa thê thiếp là chuyện thường., và ông già 60 nạp thiếp 15-18 cũng là bình thường. Và quan viên cưới cô đào về làm vợ cũng là chuyện thường.
Chúng ta thử đi sâu vào nội dung bài hát nói. Thường thì chỉ có một mưỡu, bài này có hai mưỡu là chuyện lạ. Dương tiên sinh cho rằng theo dư luận mấy câu mưỡu ( mưỡu thứ nhất) do người sau thêm vào (47). Theo thiển kiến, ý kiến này có lẽ đúng vì cô gái còn trẻ, con nhà quê mùa, thấp hèn, không dám trèo cao lấy quan sang. Quan trọng nhất là trong xã hội ta cũng như ở nhiều xã hội khác, trai đi hỏi vợ chớ con gái không chủ động trong tình yêu và hôn nhân. Lại nữa, trong phần Nói, quan nghè không đề cập việc đến việc nàng muốn lấy ông vì lúc đó nàng còn quá nhỏ, và nàng có nói thế đâu mà bảo Tuyết muốn lấy ông!
Cuối cùng, đoạn dưới, Dương Khuê đã nói là biết nàng từ thuở nhỏ, sau đó quan và nàng xa cách 15 năm, bây giờ mới gặp lại thì làm sao để nói trước đấy nàng mơ ước tơ duyên với một người mà nàng không gặp?
Ngã lãng du thời, quân thượng thiếu,

Kim quân hứa giá, ngã thành ông.

Mười lăm năm thấm thoắt có xa gì,

Ngoảnh mặt lại đã tới kỳ tơ liễu.

Thành thử ý tưởng Ngày xưa Tuyết muốn lấy ông là không đúng như Dương giáo sư đã nêu lên ở đoạn trên.


Nhạc cụ trong ca trù
Quan nghè xa quê 15 năm, lúc trở về cô gái đã thành thiếu nữ đào tơ, nghĩa là khoảng 18 -20 tuổi. Có thể quan biết cô lúc 4, 5 tuổi, quan trở về nhiều lần nhưng không chú ý hoặc không gặp cô. Lần gặp sau 15 năm cô đã thành một thiếu nữ, thành một cô đào xinh đẹp. Gặp cô, quan cảm động. Câu chuyện chỉ có thế thôi. Đó là một bài thơ trữ tình. Việc nghe đào nương ca hát, việc một người làm thơ cảm xúc về cái đẹp của phụ nữ, về bi hài trong cuộc đời chẳng có gì để cho luân lý và xã hội chê trách!
Ngày xưa việc nghe hát ả đào cũng như nay ta đi xem ca nhạc kịch là thuần túy văn nghệ. Đến thời Pháp thuộc, một số đào nương vì nợ áo cơm mà phải chiều khách, và một góc phố nào đó của Khâm Thiên trở thành khu trụy lạc.Phật giáo và Nho giáo khuyên người ta sống lương thiện, tránh dâm ô, trụy lạc .Người ta cũng khinh ghét những người dùng thế lực để cưỡng ép phụ nữ:
Em là cô gái đồng trinh,
Em đi bán rượu qua dinh ông nghè
Ông nghè sai lính ra đe,
Trăm lạy ông nghè tôi đã có con.

Bộ Công, bộ Hộ, bộ Hình,
Ba bộ đồng tình ức hiếp con tôi!

Và người ta cũng chế nhạo những " ông già chơi trống bỏi".
Quan nghè không phạm những điều trên. Quan nghè chỉ làm thơ ghi lại cảm xúc của mình. Quan tủi hổ vì mình đã già nua trong khi cô gái ngày xưa rực rỡ, tươi đẹp! Trong tư tưởng, quan không hề có ý chiếm hữu nàng, và trong thực tế quan cũng không thu nàng làm hầu non, dù quan làm thế, xã hội và luật pháp đều cho phép!




Bài hát nói này rất lạ. Không phải là một bài thơ sáng tác tại chỗ và trao cho cô đào hát ngay lúc ấy như các cụ ta ngày xưa thường làm. Có lẽ đây là một hồi ký. Quan nghè về sau nhớ lại giây phút gặp gỡ cô gái ngày xưa mà sáng tác thành khúc " Hồng Hồng Tuyết Tuyết":
Nước, nước biếc, non, non xanh,
Sớm, tình tình sớm, trưa, tình tình trưa.
Nhớ ai tháng đợi năm chờ,
Nhớ người độ ấy, bây giờ là đây.
Từ ngày gặp gỡ đó, thời gian trôi đi khá xa ( tháng đợi năm chờ), và cô gái đó cũng đã đi xa, có lẽ đi lấy chồng vì lúc đó nàng đã hứa hôn rồi ( hứa giá) cho nên bây giờ quan hồi tưởng đến người độ ấy chính là Hồng Hồng Tuyết Tuyết ...Tám câu Nói chính là hồi tưởng, hồi ký ( Hồng Hồng Tuyết Tuyết... ái ngại).

Câu chuyện đã qua. Bây giờ quan thường lấy thú du sơn du thủy làm vui (Nước, nước biếc, non, non xanh/Sớm, tình tình sớm, trưa, tình tình trưa). Không hiểu tại sao Dương Quảng Hàm cho rằng thanh sơn là làng " cô đầu" (28)? Ngay trong Mưỡu, quan nghè đã nói "Nước, nước biếc, non, non xanh" , và trong văn chương, các cụ vẫn dùng thanh sơn để nói về việc du sơn, du thủy, và cũng dùng " thanh sơn"( núi xanh) để liên kết hoặc để đối với " bạch phát" ( đầu bạc).

Nguyễn Khuyến viết: Thanh sơn tự tiếu đầu tương hạc ( Hỏi phỗng đá); Dương Lâm viết:" Thanh sơn hựu hoán bạch đầu lai" (Trùng du Hương sơn tự) ; " Kìa núi biếc vẫn quen đầu bạc" (Vịnh chùa Hương Tích)...
Nguyễn Du khi lên chùa trong núi cũng đã cảm thán trong bài Vọng Thiên Thai tự:
Khả liên bạch phát cung khu dịch
Bất dữ thanh sơn tương thủy chung
(Đầu bạc mà còn long đong/ Cho nên không thể vui cùng non xanh).
Nguyễn Trãi trong bài "Thu nhật ngẫu thành" cũng nói đến nước non và đầu bạc:
Hồ sơn thanh hứng nhập thu cao/Kính trung bạch phát nhân giai lão.
Các nhà thơ Trung Quốc cũng dùng các chữ bạch phát, thanh sơn như Tư Không Thự:

Tha hương sinh bạch phát,
Cựu quốc kiến thanh sơn.

(Tặc bình hậu tống nhân bắc quy)

Không có sách nào ghi điển tích Thanh sơn là cô đào, hoặc làng có nhiều cô đào. Đơn giản thanh sơn là non xanh, núi biếc, là thú du sơn du thủy chứ không phải làng cô đầu cho dù tại một nơi nào đó có làng Thanh Sơn nổi tiếng về ca trù. Quan nghè bây giờ vui thú sơn thủy, thỉnh thoảng nghe đàn, đó là lòng say mê, tình nghệ sĩ của quan:
Riêng một thú thanh sơn đi lại,

Khéo ngây ngây, dại dại với tình
Đàn ai? một tiếng dương tranh...
Nói tóm lại, theo thiển kiến, đó là một hồi ức về một người con gái đã có chồng và đã đi xa, và quan cũng chỉ gặp nàng một lần rồi chia tay ...
Cháu chắt các đời trước mộ tổ Dương Lâm

Đa số người đọc thơ và thưởng thức hát nói đều ca tụng Hồng Hồng Tuyết Tuyết. Tại sao GS. Dương Thiệu Tống lại bận lòng?
Bởi vì Dương Tiên sinh buồn vì hai hạng người đã hiểu không đúng thơ và tâm trạng của Dương Khuê.
(1). Những bậc giáo sư uyên thâm như GS. Dương Quảng Hàm trong Văn Học Việt Nam về bài Gặp cô đầu cũ ( Hồng Hồng Tuyết Tuyết) và giải thích câu :Ngã lãng du thời, quân thượng thiếu/Kim quân hứa giá, ngã thành ông thành "lúc ta chơi bời phóng túng thì người còn nhỏ, bây giờ ngươi đến tuổi lấy chồng thì ta đã thành ông" (28)
Chữ "Du" là chơi, là đi tới chỗ có cảnh đẹp như du sơn, du thủy. Đi từ nơi này qua nơi khác cũng là du như du học, công du. Thầy Huyền Trang đi Tây phương thỉnh kinh cũng là du (Tây Du Ký). Vua Càn Long đi xem dân tình Giang Nam cũng là du ( Càn Long Du Giang Nam).
Lãng du cũng có nhiều nghĩa. Dương Quảng Hàm dịch Ngã lãng du thời ra lúc ta chơi bời phóng túng thì không đúng nghĩa, đi quá xa, quá rộng khiến cho người đọc hiểu lầm. Tự điển Hán Việt của Đào Duy Anh định nghĩa lãng du là đi chơi chỗ này chỗ khác. Thanh Nghị cũng định nghĩa lãng du là đi nơi này, nơi khác. Tự Điển Eugène Gouin chú là vagabonder. Khang Hy Tự điển, Từ Hải, Thiều Chửu không giải thích chữ này.

Nói tóm lại, lãng du có nghĩa đẹp là đi qua nhiều nơi.. Đi xem những danh lam thắng cảnh cũng là lãng du. Người Hà Nội vào Nam một thời gian như Tản Đà, Nguyễn Tuân cũng là lãng du. Ngay cả những chính trị gia lưu vong, du sinh , những dân tị nạn, những người lao động XHCN, cũng có thể coi mình là những kẻ lãng du.. .Vậy lãng du không phải là chơi bời lãng mạn, trác táng.





Ngay chữ chơi và chơi bời đã mang hai ý nghĩa khác nhau và rất tế nhị. Từ Điển Thanh Nghị định nghĩa:
Chơi là giải trí như chơi cờ, chơi đá banh, chơi đàn.
Chơi là đi lại, giao thiệp :chọn bạn mà chơi.
Còn chơi bời thì khác, mang nghĩa xấu:
Chơi bời: theo đuổi những trò tốn tiền, hại sức khoẻ, mất thì giờ : tay chơi bời.

Chữ tình cũng phải hiểu rộng rãi. Tình không phải chỉ là tình yêu nam nữ mà tình cảm nói chung : tình cha con, tình nhà, tình anh em, tình nhân loại, tình yêu giang sơn, yêu cây cỏ, yêu nghề nghiệp. . Tản Đà dùng chữ tình nhân là nói chung những người có cảm tình với ông.

(2). Nhân thế cũng có kẻ chê bai, mai mỉa:" Đối với họ, bài Hồng Hồng Tuyết Tuyết mô tả mối tình "trái khoáy" giữa một ông già và một cô đào trẻ đáng tuổi con cháu" (31).

Ở một bài báo nọ, tôi thấy Hải Nguyệt chỉ trích bài Hồng Hồng Tuyết Tuyết:
Trong một buổi hát chơi trên hiên nhà, 4 nghệ nhân làng ca trù cổ Lỗ Khê - Đông Anh - Hà Nội (nơi có giáo đường truyền dạy ca trù và thành lập giáo phường hàng phủ vào khoảng thời gian năm 1426) nhất định lắc đầu không thèm hát "hồng hồng tuyết tuyết". 4 cụ nghệ nhân trên gồm nghệ nhân trống chầu cổ Hoàng Kỷ, nghệ nhân đàn Nguyễn Thế Hối và vợ chồng nghệ nhân chồng đàn vợ hát Nguyễn Văn Hân, Phạm Thị Điền đều thuộc những gia tộc có truyền thống nghề tổ gần 600 năm nay. Hỏi ra mới biết, chẳng riêng gì 4 cụ mà cả làng Lỗ Khê, từ các cụ nghệ nhân khác đến những người mới võ vẽ học ca trù xưa nay đều tẩy chay "hồng hồng tuyết tuyết".
Nghệ nhân Hoàng Kỷ giải thích: Bài hát nói Đào Hồng Tuyết của Dương Khuê ngoài ý nghĩa là chỉ tên một cô đào người ta muốn nói lên một đào nương từ lọt lòng mẹ như một bông hoa rất trong trắng, trẻ, đẹp. Đào nương được quý trọng từ thuở bé, 3 - 4 tuổi đã học đánh phách. Đứa bé còn thơ dại, chưa biết gì về con đường tình ái. Nhưng 15 năm sau đứa bé đã đến kỳ tơ liễu... Ngã lãng du thời quân thượng thiếu là lời tự sự của ông già là người chơi bời lãng du từ còn nhỏ kia, nay đã già nhưng còn chưa hết chơi bời lãng mạn. Bạch phát tức là tóc trắng, chỉ ra một người đã quá già. Tuy nay gặp lại, nàng đã lớn nhưng ta đã già, vẫn còn quá chênh lệch nên gặp nhau vẫn cười nói sượng sùng.
http://vietbao.vn/Giai-tri/Vi-sao-lang-ca-tru-Lo-Khe-tay-chay-hong-hong-tuyet-tuyet/45236017/50/

Người này giải thích sai lầm. Người lãng du không phải là người chơi bời lãng mạn nay đã già nhưng còn chưa hết chơi bời lãng mạn. Du có nghĩa là chơi, nhưng chữ " chơi" ngày xưa có khác và ý nghĩa rộng rãi.
Chơi như thế nào? Có nhiều cách chơi. Chơi xấu, chơi đẹp, chơi ác, chơi lịch sự.
Nguyễn Công Trứ nói:
"Chơi cho lịch mới là chơi!"
Và chơi cái gì? Nguyễn Công Trứ đã nói:
Cầm kỳ thi tửu,
Đường ăn chơi mỗi vẻ mỗi hay...
Đàn năm cung réo rắt tính tình đây
Cờ đôi nước rập rình xe ngựa đó
Thơ một túi phẩm đề câu nguyệt lộ
Rượu ba chung tiêu sái cuộc yên hà
Thú xuất trần, tiên vẫn là ta
Sánh Hoàng Thạch, Xích Tùng, ờ cũng đáng!...

Tản Đà tự xưng mình là tay ăn chơi :
Trăm năm hai chữ Tản Đà,
Còn sông còn núi còn là ăn chơi.
nhưng cách chơi của Tản Đà là rượu thơ:

Trời đất sinh ta rượu với thơ
Không thơ không rượu sống như thừa
.

Và cái say của Tản Đà cũng như của Lý Bạch là cái say của thi nhân, khác cái say của bọn phàm phu tục tử, của bọn nát rượu:
Trăm năm thơ túi, rượu vò/Ngàn năm thi sĩ tửu đồ là ai?” (Thơ Rượu).


Và chữ " lãng mạn" không có nghĩa xấu. Lãng mạn là một trào lưu văn học nghệ thuật ở Tây phương, thoát khỏi văn học cổ điển nặng nề, để tiến đến một nền văn học mới, chú trọng tình cảm cá nhân, tự do, sáng tạo. Duy thực và lãng mạn khác nhau vì một bên tả thực, một bên tưởng tượng. Chủ nghĩa cộng sản trong văn học, nghệ thuật và trường phái lãng mạn khác nhau:
Lãng mạn
Cộng sản
Tôn trọng cá nhân
Cá nhân hy sinh cho tập thể
Tự do
Nô lệ đảng
Sáng tạo
Phải theo lệnh đảng khi sáng tác
Mơ mông
Phải thực tế, đấu tranh, chém giết, tố cáo
Tình yêu
Phải đề cao lãnh tụ, đảng
Cộng sản xuyên tạc và mạt sát lãng mạn, coi lãng mạn đồng nghĩa với trụy lạc. Sau này cộng sản chủ trương hiện thực nhưng mà là hiện thực xã hội chủ nghĩa. Charles Dickens, Victor Hugo, Ngô Tất Tố, Nam Cao là trường phái hiện thực khác với hiện thực xã hội chủ nghĩa của cộng sản mà Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải .. .là những văn nô thực hiện là đường lối tuyên truyền láo khoét, không nói đúng sự thật về xã hội cộng sản.

Ngày xưa, các cụ ăn chơi thanh lịch, sau khi thi đỗ, làm quan , về hưu mới cầm, kỳ thi tửu. Còn lúc trẻ, các cụ học hành ác liệt lắm mới đỗ cử nhân ,tú tài, làm sao có thời giờ ăn chơi? Ngoài ra các cụ cũng có đạo đức chứ không bê tha như một số người thời Pháp thuộc và thời cộng sản mở cửa. Có lẽ Hải Nguyệt đã không biết rõ thân thế và sự nghiệp của Dương Khuê .

Hơn nữa, Hải Nguyệt dường như hiểu sai chữ sượng sùng: vẫn cười nói sượng sùng.
Nghĩa là hai bên bề ngoài cố giữ vẻ tự nhiên nhưng trong lòng cả hai bên ngượng ngùng! Sượng sùng là mất tự nhiên, xấu hổ, hổ thẹn, ngượng ngùng. Chữ sượng sùng tác giả dùng rất hay và đúng tâm trạng. Cô gái lớn và đẹp thường ngại ngùng ,xấu hổ khi đứng trước khách lạ hay quan lớn; còn ông già lụm khụm cảm thấy mất tự nhiên trước sắc đẹp giai nhân. Sượng sùng chứ không phải là sỗ sàng đâu!

Hải Nguyệt lại lầm lẫn nghề hát ả đào ngày xưa và thời Pháp thuộc. Hơn nữa, không thể coi tất cả đào nương là gái giang hồ và tất cả quan viên nghe hát ả đào là khách làng chơi! Cũng như ngày nay, trong giới người mẫu, ca sĩ, hoa hậu vẫn có người làm hai ba nghề khác nhau mà ta bảo tất cả đều là gái làng chơi, gái gọi, gái bao!

Giả sử như quan nghè có say mê đào nương ,yêu đào nương hay cưới đào nương làm hầu thiếp thì cũng chẳng sao cả vì Pháp luật và xã hội ngày xưa công nhận việc này nếu quan nghè không dùng tiền bạc, quyền lực ép buộc người ta. Đó là tục đa thê.
"Trai năm thê bảy thiếp/Gái chính chuyên chỉ lấy một chồng"
Và mục đích sống đời xưa là đạt tam đa ( đa tử, đa tôn, đa phú quý) , ngũ phúc ( phúc, lộc, thọ, khang, ninh).

Xã hội thay đổi. Luân lý và pháp luật thay đổi. Tuy nhiên căn bản làm người cũng không khác mấy vì căn bản làm người vẫn là theo đạo đức và pháp luật. Về pháp luật và luân lý xưa nay thì nhiều nơi cấm mua dâm bán dâm. Pháp luật nhiều nước cấm xâm phạm trẻ vị thành niên và cưỡng bách, sách nhiễu tình dục. Tránh luân lý và pháp luật, con người có tự do luyến ái.

Thiên hạ thường lắm mồm, lắm chuyện, ưa chê người khác"cao chê ngõng, thấp chê lùn".
Nam cần nữ, nữ cần nam, tình yêu không phân biệt tuổi tác. Một ông già 80 kết hôn với một bà già 70 hay yêu một cô gái trẻ hoặc một bà già 70 ,80 kết hôn với chàng trai không phải là tội lỗi cho dù có kẻ nhạo báng:
Mẹ già đã tám mươi tư/Ngồi trong cửa sổ viết thư lấy chồng!
Mẹ ơi con muốn lấy chồng/ Con ơi mẹ cũng một lòng như con.
Tư tưởng tự do, tình yêu không phân biệt tuổi tác này đã có tự ngày xưa. Những ai cười cợt " già chơi trống bỏi " hay " chồng già vợ trẻ" là những kẻ kỳ thị, thiên kiến. Ngày xưa Nguyễn Công Trứ (1778–1858) ngoại 70 mà còn cưới nàng hầu:
Tân nhân dục vấn lang niên kỷ,
Ngũ thập niên tiền nhị thập tam.
Tình đã chung lứa cũng phải vam,
Suốt kim cổ lấy làm phận sự,
(Già Cưới Nàng Hầu )

Người già vẫn có thể và có quyền yêu đương, còn người phụ nữ có quyền đáp lại hay từ chối. Người phụ nữ trẻ có thể yêu người già vì tiền, vì quyền lực hoặc vì tình yêu chân thật. Bà Nguyễn Thị Nga một phụ nữ trẻ sau 1975 yêu nhạc sĩ Dương Thiệu Tước (1916- 1995) gần 70 và sinh một con trai thì đó là tình yêu dâng hiến. Đó là những mối tình lãng mạn và chung thủy rất đẹp.

Bùi Giáng (1926-1998) lớn tuổi yêu Kim Cương trẻ đẹp cũng không có gì đáng trách nếu Bùi Giáng không quấy nhiễu Kim Cương. Thương yêu có lẽ như là/ Nghi ngờ nhau mãi vẫn là Kim Cương
Dù Bùi Giáng có gây ồn ào thì cũng nên thông cảm vì Bùi Giáng là con người bất bình thường. Cái đáng chê trách là mình cũng xấu như người hay xấu hơn người ta mà lên giọng đạo đức, giả bộ thần thánh.

Mình thì những lấm mê mê,
Tay cầm bó đuốc mà rê vào người!

Phải chăng Ưng Bình Thúc Giạ Thị viết bài này:
Đêm khuya một chiếc thuyền nan,
Một cô gái Huế một quan đại thần.
Ban ngày quan lớn như thần,
Ban đêm quan lớn tần mần như ma.
Ban ngày quan lớn là cha,
Ban đêm quan lớn ngầy ngà như con…

Ai có thể lên tiếng kết tội người khác là đồi trụy, lãng mạn? Ngày xưa, chúa Jésus thấy một số đông vây quanh và ném đá vào một phụ nữ phạm tội dâm dục, ngài bèn nói: " Các ngươi thử xét mình có tội không, nếu mình trong sạch thì hãy ném đá vào phụ nữ này! Mọi người nghe nói bèn xấu hổ mà bỏ đi.

Làm sao có thể kết tội người khác về đồi trụy và lãng mạn nếu có nguồn gốc tự nguyện hay tình yêu trong sạch mà pháp luật không ngăn cấm? Làm sao có thể kết tội một bài thơ trữ tình và tác giả của nó dù quý vị là một nhà tu hành chân chính? Cái đáng kết tội là ăn cắp, ăn trộm tài sản quốc gia và tài sản nhân dân, và tội bán nước, hại dân. Ai có tội thì có pháp luật xét xử, còn phạm vi văn nghệ, xin người đừng kết án khắc nghiệt nó!
Ông Hồ cũng có vợ có con, tại sao lại bảo là ông lo việc nước mà không có thì giờ lo cho hạnh phúc riêng tư? Mới đầu nghe thì cũng hơi phục, nhưng cái kim trong bọc lâu cũng thòi lòi ra. Té ra ông có vợ và có con khắp nơi mà làm bộ thánh tăng tu hành đắc đạo! Tại sao ông Hồ không sống bình thường như mọi người? Marx, Lenin, Stalin, Mao đều có vợ, có con không lẽ ông muốn chứng minh ông cao hơn họ, thánh thiện hơn bậc thầy của ông sao? Ông có vợ con sao lại che giấu để làm thần thánh giả dối? Vì giả đối mà ông phạm tội giết người. Có bao nhiêu phụ nữ đã bị giết để che giấu hành vi xấu xa, gian trá của ông hay chỉ có chị em Nông Thị Xuân?

Các ông công sản điêu toa. Chủ nghĩa Marx giết hằng trăm triệu người có gì hay mà tự hào, mà dám kết án toàn thể xã hội người ta là lạc hậu, phong kiến, phản động, lãng mạn, đồi trụy?
Lại nữa, các ông cộng sản đều giả dối. Tại sao các ông cộng sản từ Hồ Chí Minh đến Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Trà , Trần Văn Trà có nhiều thê thiếp , cưỡng bách người, biến cái bọn trung ương đảng, trung ương cục thành ra những tay ma cô mà vẫn lớn tiếng về đạo đức cách mạng, kết tội các văn thi sĩ, binh lính, cán bộ, sinh viên, học sinh về tội hủ hóa, và lãng mạn? Ngày nay, gần như các công ty, cơ quan nào cũng nhậu nhẹt rồi đi bia ôm, karaoké ôm , thế mà gọi là sống và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh sao? Thế thì tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh ở chỗ nào?

Cộng sản luôn giả dối. Cộng sản dâm ô mà lúc nào cũng kết tội người khác là dâm ô, đồi trụy và lãng mạn. Họ kết án bọn tiểu tư sản lãng mạn làm như vô sản, cộng sản là thần thánh, không hề biết cái váy đàn bà ! Cộng sản miệng hô hào chống bóc lột, tham nhũng nhưng chính họ tham nhũng hơn quân chủ và tư bản. Cộng sản hứa hẹn bênh vực vô sản nhưng người nghèo phải đói khổ, không nhà cửa, không trường học, không thuốc men.. . Cộng sản toàn là giả dối trong khi người xưa rất chân thật và tài nghệ, không ai trừng phạt người khác vì mơ mộng, yêu đương, không ai lên giọng đạo đức ,nhân nghĩa và cách mạng. Xin mọi người mở rộng cửa để đón ánh bình minh, nghe chim ca hót cùng nhìn hoa nở ngoài vườn.

____
(1).Năm 1988, bà Quách thị Hồ được nhận danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, là nghệ nhân ca trù duy nhất nhận danh hiệu này.
Năm 1930, bà đi ra Hà Nội hát, sau đó làm chủ nhà hát Vạn Thái ở phố Bạch Mai. Bà trở thành đào nương nổi tiếng cùng với bà Nguyễn Thị Phúc. Sau Cách mạng tháng 8, rồi kháng chiến chống Pháp, bà đi hát ở Vĩnh Yên, Phú Thọ, Thái Nguyên.Năm 1954, hoà bình lập lại ở miền Bắc, bà làm cộng tác viên cho chuyên mục ngâm thơ của Đài tiếng nói Việt Nam cùng với bà Nguyễn Thị Phúc. Do hoàn cảnh lúc này nghệ thuật ca trù bị coi là tàn dư của chế độ phong kiến cũ nên những đào kép đều từ bỏ nghề Tổ .http://music.maivoo.com/singer_Quach-Thi-Ho

Bà Quách thị Hồ kể rằng: Hồi trước có mấy ông lãnh đạo văn hóa nói thẳng vào mặt tôi rằng: "Cái nghề ca trù của bà chỉ phục vụ bọn thực dân phong kiến, cái cây đã chết, cho nó chết, lấy đâu hoa mà nở". Lúc đó tôi cười: "Rồi xem, hoa có nở không?".(Báo Lao Động cuối tuần, số 40). Nguyễn Xuân Diện. NSND Quách Thị Hồ chết mà không có đất chôn. http://nguyenxuandien.blogspot.com/2009/10/nsnd-quach-thi-ho-chet-ma-khong-co-at.html
(2). Nam Phong tạp chí, số 69, năm 1923.



TRẦN VĂN KHÊ * CA TRÙ

Tuesday, March 26, 2013


TRẦN VĂN KHÊ * CA TRÙ



Âm nhạc cổ truyền 
Trần Văn Khê


Ca Trù - một nghệ thuật độc nhất vô nhị Ca trù - một nghệ thuật độc nhất vô nhị Vietsciences- Trần Văn Khê 24/07/2006 
Đọc thêm về Ca Trù Đổ hột có phải là một kỹ thuật đặc trưng Ca trù? Ca Trù Đã có rất nhiều bài viết về xuất xứ, bề dầy lịch sử và chiều sâu nghệ thuật của Ca trù. Trong tham luận nầy, tôi chỉ nêu vài yếu tố cho thấy nghệ thuật Ca trù vô cùng độc đáo trong nước Việt Nam và trên thế giới. I° Ca trù là một sự phối hợp đa dạng, tinh vi, nhuần nhuyển giữa thi ca và âm nhạc, đôi khi với cả múa. Ca trù có những qui luật chặt chẽ, rõ ràng trong thơ và nhạc, nhưng không quá khắt khe, mà có chấp nhận một vài ngoại lệ. II° Ca trù có những nét đặc thù trong hai lĩnh vực thanh nhạc và khí nhạc không tìm thấy trong các bộ môn âm nhạc khác. .

 III° Ca trù dùng ít nhân lực mà hiệu quả biểu diễn và nghệ thuật rất cao. IV° Ca trù có nguồn gốc Việt chớ không du nhập từ nước ngoài, có tổ chức theo giáo phường, có qui chế đào tạo đào nương trong chương trình Hát thi và hình thức phát giải. Sau đây là chi tiết của 4 yếu tố đó. I° Về thơ. Hầu hết các loại hình nhạc cổ Việt Nam đều có sự phối hợp giữa thơ và nhạc. Trong dân gian, Vè, đồng dao có thơ 3 chữ, 4 chữ; hầu hết các bài dân ca Hát ru, Hò, Lý, đối ca nam nữ, lời ca của các làn điệu Chèo, Hát văn là thơ lục bát (một câu 6 chữ, một câu 8 chữ), lục bát biến thể (2 câu lục bát có thêm những tiếng đệm có nghĩa hay vô nghĩa để cho nét nhạc và tiết tấu hai câu thơ thay đổi), song thất lục bát (2 câu 7 chữ tiếp theo câu lục bát). Trong nhạc truyền thống bác học có thơ lục bát, lục bát biến thể, lại có thêm các thể thơ theo Đường luật ngũ ngôn thất ngôn.

Ca trù sử dụng tất cả các thể thơ trên, ngoài ra còn dùng thơ 8 chữ không có trong thi ca cổ, chỉ sau nầy mới thông dụng trong Thơ mới Việt Nam. Thơ 8 chữ dùng trong Hát nói, gồm 11 câu chia làm 3 khổ: Khồ đầu: 4 câu gồm 2 câu lá đầu và 2 câu xuyên thưa Khổ giữa: 4 câu gồm 2 câu chữ Hán ngũ ngôn hay thất ngôn và 2 câu xuyên mau. Khổ xiết: 3 câu gồm câu dồn, câu kết và câu keo. Qui định theo lề lối gọi là «đủ khổ», nhưng vẫn có thể gặp những câu 11, 12, 13 chữ, hoặc thêm khổ, gọi là «dôi khổ». Chưa thể loại nhạc cổ nào đa dạng về thơ như vậy. Ca trù là một loại nhạc thính phòng, như Ca Huế miền Trung, ca Tài tử miền Nam.

Nhưng trong các loại ca nhạc thính phòng khác, bài ca có nét nhạc cố định, nếu đặt lời mới cũng phải tuân theo nét nhạc đó. Riêng Ca trù, trong các « lối» hay « thể» (khoảng 15 thể Hát chơi, 12 thể Hát cửa đình), giai điệu không cố định mà tùy theo thanh giọng của lời thơ. Thành ra, những bài Gửi thư, Hát ru, Bắc phản, Mưỡu có những giai điệu khác nhau, cùng một thể Hát nói có cả trăm bài (theo sách Ca trù biên khảo - Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề) . Mỗi loại thơ đều có nét nhạc và tiết tấu đặc biệt tạo ra nhiều thể trong Ca trù. Lục bát và lục bát biến thể có trong Mưỡu, Bắc phản, Xẩm huê tình, hay ngâm theo Sa Mạc hoặc Bồng Mạc, thơ 8 chữ trong Hát nói.

II.° Trong Ca trù thanh nhạc và khí nhạc đi song song với nhau và mỗi loại đều có nét đặc thù. 1° Về thanh nhạc: Có lẽ ngoài hát Tuồng có những kỹ thuật phong phú và độc đáo, còn các bộ môn ca nhạc cổ truyền - kể cả Quan họ Bắc Ninh, Ca Huế trong nhạc thính phòng - không có kỹ thuật thanh nhạc phức tạp, tinh vi như Ca trù. Đào nương hát không há miệng to, nhìn cứ như mím môi, không đẩy mạnh hơi từ buồng phồi ra mà phải «ém hơi» trong cổ, phải biết « ậm ự» mà lời ca nghe vẫn rõ ràng. Hát phải « tròn vành rõ chữ». Hát trong cửa đình không cần ngân nga. Hát chơi có cách đổ hột, đổ con kiến, khác hẳn cách luyến ngân «tahir» trong cổ nhạc Ba Tư, «tremolo» trong nhạc Âu, «yodel» trong nhạc Thụy Sĩ. Đổ hột làm cho câu hát thêm duyên, có khi như tiếng nức nở, thở than. TS Trần Quang Hải từng nghiên cứu đối chiếu nhiều truyền thống thanh nhạc trên thế giới, đã phân tích kỹ thuật đổ hột của Ca trù qua hình ảnh hiện lên máy sonagraph và cho biết kỹ thuật này rất độc đáo, không có trong các kỹ thuật thanh nhạc khác.


2° Về khí nhạc: a) Cỗ phách: gồm 3 phần: một thanh tre hay một mảnh gỗ gọi là bàn phách, hai chiếc dùi gỗ là phách cái và phách con. Trên thế giới không đâu dùng hai chiếc dùi mà trong đó có một chiếc tròn đầu hơi nhọn, chiếc kia tròn và chẻ hai. Dùi nhọn như dương vật (linga, theo cách gọi của Ấn độ), dùi chẻ hai là âm vật (yoni theo cách gọi của Ấn độ). Gõ hai dùi vào cỗ phách tạo nên tiếng mạnh tiếng nhẹ, tiếng cao tiếng thấp, tiếng trong tiếng đục, tiếng dương tiếng âm.

Tay cầm phách cái, phách con, tay nào đưa lên cao tay nào để dưới thấp, động tác nhịp nhàng uyển chuyển như múa, cách gõ phách theo 5 khổ qui định, đoạn «lưu không» (chỉ có tiếng đàn đáy và tiếng phách không có lời ca) cũng có lề lối…, tất cả cho thấy đây là một nghệ thuật không tìm thấy trong các bộ gõ khác. Tiếng phách phải rõ ràng phân minh, khi gõ riêng từng dùi, khi gõ hai dùi một lượt là «chát», hai phách âm dương chen nhau, xen kẽ, pha trộn, có nhịp mà nghe như không có nhịp, có mà như không, thực mà như hư, hiện mà như ẩn. Người Ấn độ luôn hãnh diện với cách đánh trống Tabla và Bahya của họ, trong đó người nghe có thể cảm nhận được tiết tấu Tala như bước đi đều đặn của phụ nữ và laya như chiếc váy phất phơ theo bước chân, đếm được bước đi mà không đếm được cái phất phơ của chiếc váy. Hai chiếc phách cái, phách con trong Ca trù của người Việt cũng tạo được một loại tiết tấu hiện ẩn như thế.


 b). Đàn đáy: chỉ dùng duy nhất trong Ca trù. Thùng đàn hình chữ nhựt hay hình thang, mặt đàn bằng cây ngô đồng, có mặt mà không có đáy, cần rất dài, gắn 10 hay 11 phím bằng tre rất cao, phím đầu ở ngay giữa bề dài của dây đàn. Đàn mắc 3 dây tơ, lên cách nhau một quãng 4, đánh dây không nhấn cho tiếng trầm, bấm phím thành tiếng cao. Không có cầu đàn ở đầu đàn trước khi quấn dây vào trục, nên trên đàn đáy có cách nhấn khác thường: «nhấn chùn » lẽ ra phải có độ cao hơn một quãng 2 thì lại phát ra một âm đồng độ cao mà màu âm khác.

Phím đàn gắn theo thang âm chia quãng 8 thành 7 quãng đồng đều (equiheptatonic), thể hiện dễ dàng quãng ba trung bình giữa thứ và trưởng (neutral 3rd between the minor 3rd and the major 3rd), một quãng đặc thù của lưu vực sông Hồng thường gặp trong Hát ru, Hát nói và Sa mạc. Nhạc công phải đánh rõ tiếng vê, tiếng vẩy, tiếng lia, tay trái phải biết cách nhấn, rung, nhấn chùn, bấm 3 dây khi đàn chữ «dinh dinh dinh». Khi chân phương khi dìu dặt, khi mạnh khi nhẹ, tiếng đàn trong đoạn sòng đầu, lưu không hay phụ hoạ theo lời ca chẳng những có nét nhạc, mà còn tạo nên «hồn nhạc». c) Trống chầu. Trống chầu Ca trù khác trống chầu trong Tuồng, Hát bội, từ kích thước đến cách đánh. Kích thước và hình thức rất gần trống đế của Chèo nhưng cách đánh và chức năng hoàn toàn khác. Dùi trống không gọi là “dùi” mà là “roi chầu”. Roi chầu bằng gỗ, dài hơn dùi trống khác. Người đánh trống cầm roi trong tay mặt, gõ vào tang trống - gọi là “chát”, đánh roi sát trên mặt trống - gọi là “tom”.


 Người cầm chầu gọi là “quan viên”, phải sành Ca trù, biết rõ các khổ đàn, khổ phách, biết đàn thế nào là hay, hát thế nào là “khuôn”, là “hàng hoa” và không đánh trống “bịt miệng ả đào”, lại phải nắm rõ các công thức xuyên tâm, song châu, liên châu, hạ mã, lạc nhạn để khen chê, thưởng phạt đúng nơi đúng cách, dáng ngồi, tay cầm roi, tay vịn mặt trống phải phong lưu đài các. Nghe tiếng chầu, thính giả biết giá trị và phong cách của người cầm chầu. Trên thế giới, không có loại trống nào giữ 3 chức năng như trống chầu Ca trù: 1. tham gia vào cuộc diễn bằng những tiếng trống mở đầu, chấm câu, và kết thúc 2. khích lệ nghệ sĩ, phê phán, khen thưởng để ca nương kép đàn thêm hào hứng 3. hướng dẫn cho thính giả vì không phải ai cũng biết giọng ca tiếng đàn hay ở chỗ nào và hay đến đâu. Tiếng trống chầu của người sành điệu giúp cho thính giả biết thưởng thức và trở nên sành điệu hơn. III°. Không thể loại nhạc cổ truyền nào dùng ít nhân lực mà thời gian biểu diễn và hiệu quả nghệ thuật cao như Ca trù. A


 Trong nước Việt: Trong nhạc thính phòng cổ truyền, chương trình biểu diễn ca nhạc Huế trên một tiếng đồng hồ cần có dàn ngũ tuyệt tức là 5 nhạc công. Dàn tam tấu (nguyệt, tranh, nhị) không có trống phách phụ hoạ, không có lời ca trộn với tiếng đàn, khó làm cho thính giả say mê trên một tiếng đồng hồ, nếu thêm người ca thì tổng số người biểu diễn là bốn, không còn là tam tấu nữa. Trong sân khấu truyền thống thì số người biểu diễn rất đông


. Riêng Hát bài chòi trước lúc “từ đất lên giàn“ có một người hát các vai khác nhau, một đàn nhị và một sanh sứa, tức là cũng chỉ có 3 diễn viên, nhưng nghệ thuật rất thô sơ so với Ca trù. B. Trên thế giới: đàn guzheng Đàn Pipa Trung Quốc, Nhựt Bổn có những chương trình độc tấu trong một buổi trình diễn: đàn pipa (tỳ bà Trung Quốc), đàn guzheng (đàn tranh Trung Quốc 16, 19, 22 dây), đàn koto (Nhật). Nhưng chỉ có khí nhạc không có thanh nhạc và trống phách phụ hoạ. Nhựt Bổn còn có nhóm biểu diễn Sankyoku gồm 3 nhạc công đàn Koto, Shamisen, Shakuhachi, không có hát và nhịp phách phụ hoạ. Triều Tiên có biểu diễn độc tấu đàn Kayageum với phụ hoạ của trống Chang gu (trượng cổ), nhưng không có hát.

 Các nước Á rập có thanh nhạc là chánh, phụ hoạ chỉ có đàn dây khảy Ud, đàn cung kéo Keman, đôi khi có trống Daff. Người Ba Tư có hát là chánh, phụ hoạ có đàn dây khảy Târ hoặc Setâr, có đàn cung kéo Kemantche, và trống Zarb cũng gọi là Tombak.. Ấn Độ có nhiều phong cách hát những câu thơ, những bài thơ như Dhrupad cổ điển, Kheyal bán cổ điển, bay bướm, Thumri tình cảm, phóng khoáng. Nhạc khí phụ hoạ chỉ làm nền mà không hòa theo giai điệu, có trống phụ hoạ nhưng không có tiếng phách. Và trong tất cả các loại nhạc kể trên đếu không có trống chầu phê phán. IV°. Ca trù là một truyền thống xuất phát từ nước Việt chớ không du nhập từ nước ngoài, có huyền thoại về xuất xứ cây đàn đáy, về các vị Tổ sư (theo sách Ca trù biên khảo của Đỗ Trọng Huề và Đỗ Bằng Đoàn).

Ca trù được tổ chức chặt chẽ thành phường, giáo phường, do trùm phường và quản giáp cai quản. Ca trù có qui chế về sự truyền nghề, cách học đàn học hát, có những phong tục trong sự nhìn nhận đào nương rành nghề, như lễ mở xiêm áo (thầy cho phép mặc áo đào nương để biểu diễn chánh thức lần đầu tiên trong đình làng gọi là Hát cửa đình), có nhũng qui chế về việc chọn đào nương đi hát thi (ngoài tài năng và sắc diện cần phải có đức hạnh tốt). Các cuộc Hát thi và phát giải được tổ chức rành rẽ, các lễ hội được cử hành rất nghiêm chỉnh. Ca trù được nhiều nhạc sĩ, nhạc học gia nước ngoài theo học, tìm hiểu, nghiên cứu: TS Barley Norton (Anh) Thạc sĩ Alienor Anisensel (Pháp) GS Stephen Addiss (Mỹ).

Ca trù được giới thiệu tại Đại học Sorbonne Paris, Đại học Hawaii at Manoa Honolulu (GS Trần Văn Khê thuyết giảng). Ca trù được cơ quan, tổ chức quốc tế tôn vinh và xuất bản dưới dạng đĩa hát. Tổng thư ký Hội đồng quốc tế Âm nhạc thuộc Unesco Jack Bornoff, Giám đốc Viện quốc tế nghiên cứu Âm nhạc với phương pháp đối chiếu tại Tây Bá Linh (Đức), GS Alain Danielou đã tặng Bản danh dự cho NSND Quách Thị Hồ, người đã tham gia vào việc thực hiện đĩa hát Ca trù và Quan họ do Unesco phát hành. Đĩa hát nầy được Unesco gởi tặng trên 400 trường Đại học và Nhà Văn hoá của nhiều nước Âu, Á, Mỹ, Úc, Phi. Năm 1994 tại Paris, đĩa Ca trù do Nhà Văn hoá Thế giới phát hành với sự tham gia của nhóm Ca trù Thái Hà được Laurent Aubert, nhà phê bình báo Thế giới Âm nhạc (Le Monde de la Musique) xếp hạng “Choc” (chấn động), hạng cao nhứt trên cả 4 sao.

 Năm 1985, Ca trù là 1 trong 9 tiết mục được tuyển lựa vào Diễn đàn âm nhạc châu Á do Unesco tổ chức tại Bình Nhưỡng (CHDCND Triều Tiên). Quỹ Ford đã hai lần tặng tiền tài trợ cho việc khôi phục Ca trù: lần thứ nhứt cho lớp thể nghiệm ngắn hạn cho hơn 200 học viên do Nhóm Thái Hà của cụ Nguyễn Văn Mùi đảm nhiệm; lần thứ nhì đóng góp cho việc tổ chức Liên hoan Ca trù toàn quốc 2005 tại Hà Tĩnh và Hà nội. Kết luận. Một nhóm chỉ có hai nghệ sĩ biểu diễn và một quan viên vừa tham gia biểu diễn vừa phê phán mà tập hợp nhiều yếu tố nghệ thuật làm cho thính giả có thể nghe hằng giờ, hằng đêm, có khi ngày nầy qua ngày khác mà không ngán.


 Người biết nghe sẽ cảm nhận được văn chương bóng bẩy của câu thơ, thang âm điệu thức dồi dào của giai điệu, tiết tấu rộn ràng của tay phách, chữ đàn gân guốc hay bay bướm của anh kép, không khí nghiêm trang hay rộn rã của buổi trình diễn trong đó thơ và nhạc quyện vào nhau như bóng với hình. Một loại hình âm nhạc có bề dầy lịch sử (theo sử liệu và văn bia), chiều sâu nghệ thuật, tuy có nguy cơ bị quên lãng, nhưng đang chiếm được sự quan tâm của chánh quyền, sự thiết tha gìn giữ của nghệ nhân, sự đón nhận nồng hậu của người trong nước và nước ngoài, sự tôn vinh và tài trợ của các tổ chức quốc tế, rất xứng đáng được Unesco xem xét hồ sơ mà chúng ta sẽ đệ trình trong tương lai. GSTS TRần Văn Khê

© http://vietsciences.org và http://vietsciences.free.fr và
http://vietsciences2.free.fr - Trần Văn Khê NHạC VIệT ••





CA TRÙ

WIKIPEDIA * CA TRÙ

Ca trù

From Wikipedia, the free encyclopedia
Jump to: navigation, search
Ca trù.jpg
Ca trù (歌籌) "song with clappers," also known as hát ả đào or hát nói, is an ancient genre of chamber music featuring female vocalists, with origins in northern Vietnam.[1] For much of its history, it was associated with a geisha-like form of entertainment, which combined entertaining wealthy people as well as performing religious songs for the royal court.[2][3]
Ca trù is inscribed on the list of Intangible Cultural Heritage in need of Urgent Safeguarding in 2009.[2]

Contents

History

There are different myths and theories related to ca trù's conception. One story states that a woman named Ả Đào created the genre, having charmed the enemy with her voice (thus explaining one of the genre's alternate names: Hát ả Đào). Another theory points to a woman named Đào Thị, a talented musician who was beloved by the Lý Dynasty imperial court. This theory also claims that ever since the time of Đào Thị, in admiration of her, women who held a profession as singers (such as ca trù singers) were referred to as Đào nương ("nương" here refers roughly to "maiden" or "lady"). The latter is true although this term is no longer widely used in modern Vietnam.[4]
What is known for sure is that ca trù started off like many of Vietnam's arts as being a form of entertainment for the royal court. Officially ca tru count the age of their profession since The Later Ly dynasty (Vietnamese: Nhà Hậu Lý, 1010—1225), at that time musicians called Vietnamese: hát khuôn performed only on religious court ceremonies.[5] It was only later on that it branched out into being performed at small inns. Indeed, it was mainly scholars and other members of the elite who enjoyed the genre, which was somewhat inaccessible to the masses (who enjoyed the Hát chèo opera genre much more).
In the 15th century ca tru spread through Northern Vietnam. The artists might be called to celebrate a son's birth, or to celebrate the signing of a contract. Ca tru were outside of the caste system, so they could entertain the most noble clients.[6]
In the 20th century, ca trù nearly died out. When the Communists came to power after the 1945 August Revolution, ca trù was systematically suppressed, becoming associated with prostitution and the degradation of women.[7] Consequently, before 1976 there existed only two ca tru: Vietnamese: Nguyễn Xuân Khoát[5] and Vietnamese: Quách Thị Hồ.[8] Later they both started to revive the tradition of ca tru. In actuality, men were allowed many wives in the past and having extramarital affairs was nothing shocking. Thus, it was commonly known that many famous ca trù singers did indeed have affairs with important men, but it was just something to be accepted as a part of society back then, and not a part of the profession itself.
As of 2009, extensive efforts are being made to invigorate the genre, including many festivals and events where several types of ca trù (among other related arts) are performed. Vietnam has also completed documents to have ca trù recognized by UNESCO as an Intangible Cultural Heritage.
By 2011 there were 140 ca tru from 23 clubs.[9]

Music


A Performance in traditional way
Ca trù, like many ancient and highly developed arts, has many forms. However, the most widely known and widely performed type of ca trù involves only three performers: the female vocalist, lute player and a spectator (who also takes part in the performance). Sometimes dance is also performed at the same time.[10]
The female singer provides the vocals whilst playing her phách (small wooden sticks beaten on a small bamboo bar to serve as percussion).
She is accompanied by a man who plays the đàn đáy, a long-necked, 3-string lute used almost exclusively for the ca trù genre.[11]
Last is the spectator (often a scholar or connoisseur of the art) who strikes a trống chầu (praise drum) in praise (or disapproval) of the singer's performance, usually with every passage of the song. The way in which he strikes the drum shows whether he likes or dislikes the performance,[2] but he always does it according to the beat provided by the vocalists' phách percussion.
The number of ca tru melodies is 56, they are called Vietnamese: thể cách.[10]
New observers to the art often comment on how strikingly odd the vocal technique sounds, but it is the vocals themselves that are essential in defining ca trù.

Ca trù inns

Ca trù literally translates as "tally card songs." This refers to the bamboo cards men bought when they visited ca trù inns, where this music was most often performed in the past. Men would give the bamboo cards they purchased to the woman of choice after her performance, and she would collect money based upon how many cards she was given.
Scholar-bureaucrats and other members of the elite most enjoyed this genre. They often visited these inns to be entertained by the talented young women, who did not only sing, but with their knowledge of poetry and the arts could strike up a witty conversation along with serving food and drink.
Besides these inns, ca trù was also commonly performed in communal houses or private homes.[7]

Ca trù in modern Vietnamese media

Along with efforts made to preserve the genre, ca trù has been appearing in much of recent Vietnamese pop culture, including movies such as the award-winning film Mê thảo: thời vắng bóng, or its mention during popular entertainment shows such as Paris by Night. It has even been used in Vietnamese pop music, where many artists have attempted to successfully synthesize ca trù (or aspects of it) with pop or other modern genres.
Bich Cau Dao Quan Club, founded in 1992, now has 90 members, 30 or 40 of whom gather on a given Saturday evenings. The oldest artist is 88 years old. According to the director, 50-year-old Bach Van, who trains younger singers and introduces them to classical songs: "It is very difficult to find young singers who wish to learn this art form. It is also difficult to find good teachers who can convey both the enthusiasm and the technical knowledge."[citation needed] Bach herself studied ca trù for ten years before the Hanoi Office of Culture appointed her the club's director. Bach is not in good shape since August 2007, contact Ca Tru fans

Notable performers

Notable contemporary ca trù performers include
  • Ca tru Thang Long: Nguyễn Thị Chúc (voice; b. 1930), Nguyễn Phú Đẹ (đàn đáy, b. 1923), Phạm Thị Huệ (the first female ca trù singer in Vietnam who learned to play the đàn đáy) and her daughter Nguyễn Huệ Phương (voice, b. 1999), her students Nguyễn Thu Thủy (đàn đáy, b. 1986) and Nguyễn Thùy Chi (voice, b. 1992)
  • Ca tru Thai Ha: Nguyễn Văn Mùi (the director , based in Hanoi; drum) and his daughters Nguyễn Thúy Hòa (voice; b. 1974), Nguyễn Thị Hà Vy (voice), and his sons Nguyễn Mạnh Tiến (đàn đáy; b. 1970) and Nguyễn Manh Khuê (đàn đáy; b. 1962). Nguyễn Văn Mùi's granddaughters, Nguyễn Kieu Anh and Nguyễn Thu Thao (both b. 1994) are also ca trù vocalists. Nguyễn Thúy Hòa was taught by Ms. Quach Thi Ho, a renowned performer who began recording in 1955.

Bibliography

  • Norton, Barley. "Singing the Past: Vietnamese Ca Tru, Memory, and Mode." Asian Music, vol. 36, no. 2 (Summer/Fall 2005).

Films

  • Mê Thảo, Thời Vang Bóng. Directed by Việt Linh.

See also

Notes

  1. ^ Norton, Barley. Ca Trù: A Vietnamese Chamber Music Genre. International Association for Research in Vietnamese Music.
  2. ^ a b c "Ca trù singing", UNESCO.org.
  3. ^ CHANTER LE CA TRÙ AU VILLAGE DE LÕ KHÊ (NORD DU VIET-NAM) Une fête rituelle au temple communal et à la maison des patrons de métier du ca trù A ANISENSEL - Péninsule, 2009 - cat.inist.fr Résumé/Abstract L'article porte sur la tradition musicale du ca trù (chant à tablettes) telle qu'elle s' est perpétuée dans un village aux portes de Hanoï, le village de Lô Khê. Le ca trù y revêt une fonction rituelle inscrite au coeur même de la tablette «trù» par laquelle les ...
  4. ^ "Bao HA NOI MOI dien tu", HanoiMoi.com. (Vietnamese)
  5. ^ a b "Ca tru", CaTruThangLong.com.[dead link]
  6. ^ Возвращение музыкального кружка. (Russian)
  7. ^ a b "The Exotic Sounds of Ca Tru", ThingsAsian.com.
  8. ^ "Quach Thi Ho — The woman faithful to Ca tru", CaTruThangLong.com.[dead link]
  9. ^ "National fest honours art of ca tru singing", VietnamNews.VNAgency.com.vn.
  10. ^ a b "Ca tru — Vietnamese cultural heritage", CaTruThangLong.com.[dead link]
  11. ^ Terry E. Miller, Sean Williams (2008). The Garland handbook of Southeast Asian music, p.262. ISBN 9780415960755. "This lute is the only stringed instrument used to accompany ca trù singing."

External links

Video


Ca trù

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Một buổi vinh danh ca trù
Hát ca trù hay hát ả đào là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc Việt Nam[1] kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộctrí thức yêu thích. Ca trù là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi caâm nhạc.
Ngày 1 tháng 10 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 2 tháng 10 năm 2009), ca trù đã được công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp[2][3][4]. Đây là di sản văn hóa thế giới có vùng ảnh hưởng lớn nhất Việt Nam, có phạm vi tới 15 tỉnh, thành phố phía Bắc. Hồ sơ đề cử Ca trù là di sản văn hóa thế giới với không gian văn hóa Ca trù trải dài khắp 15 tỉnh phía Bắc gồm: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà TĩnhQuảng Bình.

Mục lục

Nguồn gốc

Các chuyên gia nghiên cứu đến nay, đa số đã đồng ý cho rằng Ca trù dưới hình thức ngày nay đã bắt đầu có từ thời nhà Lê (thế kỷ XV) sau khi cây đàn đáy do Đinh Lễ (hay Đinh Dự theo một số Giáo phường) sáng chế ra.[5]
Hát nói xuất hiện sớm nhưng phải đợi đến đầu thế kỷ thứ 19 mới có những tác phẩm lưu truyền đến nay như các tác phẩm của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát ... Nguồn gốc của thể Hát nói trong văn chương Việt Nam được giải thích bằng những nguyên nhân và các sự việc sau đây[6]:
  1. Hát nói là sự phàm tục hoá những thể thánh ca. Trước khi có Hát nói, ở Việt Nam đã có những bài hát xoan, hát cửa đền, cửa chùa, những bài thét nhạc. Những thể ca trong các dịp tế lễ đó chuyển dần công dụng và được các tao nhân, mặc khách tổ chức ngay trong những cuộc giải trí riêng của họ . Các bài hát ả đào bắt đầu từ đó.
  2. Hát nói là sự cụ thể hoá ảnh hưởng của tư tưởng Lão-Trang. Xưa kia văn chương Việt Nam về nội dung phải gò bó trong những tư tưởng Khổng Mạnh, về hình thức phải đem theo những qui luật khắt khe, những lối diễn tả nhất định. Cuối thế kỷ thứ 18, do hoàn cảnh rối ren trong xã hội, tư tưởng Lão-Trang có cơ hội bành trướng và hát nói chính là sáng tạo của các nhà nho phóng khoáng, thích tự do, ở đấy họ có thể gửi gấm những tư tưởng, cảm xúc vượt ra ngoài khuôn phép với cách diễn đạt cởi mở, rộng rãi hơn.
  3. Hát nói là biến thể của song thất lục bát. Các nhà viết sách thời xưa cho rằng Hát nói là một hình thức biến đổi của thể ngâm Song thất lục bát: Trong hát nói có Mưỡu là những câu thơ lục bát, nhiều câu 7 chữ có vần bằng, vần trắc, có cước vận, yêu vận . Nhưng khi đã phát triển, Hát nói là một thể tài hỗn hợp gồm: thơ, phú, lục bát, song thất, tứ tự, nói lối ... # # # Trong lối Hát ả đào có nhiều loại như: Dâng hương, Giáo trống, Gủi thư, Thét nhạc thì Hát nói là lối thông dụng và có tính văn chương lý thú nhất.

Thành phần trình diễn


Biểu diễn trong không gian truyền thống
Một chầu hát cần có ba thành phần chính:
  1. Một nữ ca sĩ (gọi là "đào" hay "ca nương") sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp,
  2. Một nhạc công nam giới (gọi là "kép") chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát
  3. Người thưởng ngoạn (gọi là "quan viên", thường là tác giả bài hát) đánh trống chầu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống.
Vì là nghệ thuật âm nhạc thính phòng, không gian trình diễn ca trù có phạm vi tương đối nhỏ. Đào hát ngồi trên chiếu ở giữa. Kép và quan viên ngồi chếch sang hai bên. Khi bài hát được sáng tác và trình diễn ngay tại chỗ thì gọi là "tức tịch," nghĩa là "ngay ở chiếu."

Âm nhạc

Ca trù vừa là một loại thanh nhạc (vocal music), vừa là một loại khí nhạc (instrumental music). Có một ngôn ngữ âm nhạc tế nhị, tinh vi.
  • Thanh nhạc : Ca nương phải có một giọng thanh - cao - vang, khi hát phải biết ém hơi, nhả chữ và hát tròn vành rõ chữ, biết nảy hạt (đổ hột), đổ con kiến. Ca nương vừa hát, vừa gõ phách. Phải biết rành 5 khổ phách cơ bản, đánh lưu không, tiếng phách phải chắc và giòn, lời ca và tiếng phách phải ăn khớp với nhau.
  • Khí nhạc : Kép đàn dùng đàn đáy phụ họa. Bản đàn không nhất thiết phải đi theo bài hát, vì phải theo khổ đàn, nhưng khổ đàn – khổ phách – tiếng ca hợp nhau, hài hòa nhuần nhuyễn. Có những cách đàn ca chân phương- theo lề lối hay hàng hoa- sáng tạo và bay bướm.
  • Quan viên là người cầm chầu, tiếng trống chầu vừa chấm câu khi tham gia vào cuộc diễn tấu, nhưng có tính chất phê phán, khen chê đúng chỗ, để khích lệ ca nương – kép đàn, giúp cho thính giả biết được đoạn nào hay - thật hay và như thế được giáo dục âm nhạc trong cách nghe.

Một số tác phẩm nổi tiếng


Các tỉnh vùng văn hóa Ca Trù
Bài bản ca trù có nhiều loại. Phổ thông nhất là hát nói, một thể văn vần có tính cách văn học cao. Những bài hát nói nổi tiếng phải kể đến:
... Ngoài ra còn có những làn điệu cổ điển khác như "Tỳ bà hành" (bản diễn Nôm của Phan Huy Vịnh theo cổ bản của Bạch Cư Dị). Những điệu huê tình, gửi thư, bắc phản, hát giai... cũng thuộc thể ca trù.

Ca trù ngày nay

Nghệ thuật ca trù được khai thác trong nhiều bộ phim cũng như trong các chủ đề âm nhạc Việt Nam. Có thể bắt gặp ca trù trong phim Mê Thảo thời vang bóng hay trong bài hát "Một nét ca trù ngày xuân" của nhạc sĩ Nguyễn Cường...
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, năm 2010 có 63 câu lạc bộ ở 15 tỉnh, thành phố trên cả Việt Nam có hoạt động thường xuyên và có kế hoạch luyện tập truyền nghề ca trù.[7] Một số tỉnh thành phía Bắc, điển hình là các tỉnh có nhiều câu lạc bộ ca trù như:

Chú thích

Liên kết ngoài



CA NƯƠNG

THIÊN VŨ * CA NƯƠNG 80 TUỔI

Ca nương 80 tuổi với làn điệu ca trù mê hoặc lòng người

Nước da đồi mồi, đôi mắt trũng sâu, miệng móm mém nhai trầu, lưng còng, nhưng đào nương Nguyễn Thị Thiệp (ở làng Thanh Tương, Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh) vẫn miệt mài truyền dạy cho cháu con trong thôn ngoài xã từng lời ca, nhịp phách.

Ca trù thời hoàng kim
Thôn Thanh Tương vốn nằm ở cửa bắc thành Luy Lâu xưa, bởi vậy người Thanh Tương đã có nghề ca kỹ phục vụ quan lại cai trị đóng trong thành từ đó. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử dân tộc, làng ca trù Thanh Tương đến nay vẫn còn đó. Vào các buổi tối, trên chiếc chiếu hoa tại đình làng, ca nương Nguyễn Thị Thiệp cùng với những người trong làng lại cất lên những lời ca, tiếng đàn, nhịp phách, điệu sênh mượt mà, một thời đã làm say đắm biết bao tao nhân, nho sĩ, những người có vai vế khắp vùng.
Nghệ nhân ca trù Nguyễn Thị Thiệp.
 
Vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống nhiều đời hát ca trù, từ những năm còn bé cụ Thiệp đã theo anh, chị đi hát khắp vùng. Đặc biệt, vào thời kỳ ca trù hưng thịnh, cụ Thiệp cùng gánh hát lại mang đàn, phách liên miên trên đất Hà thành vào những dịp xuân sang. Chính những năm tháng rong ruổi đi diễn đó đã làm lên danh tiếng về một ca nương tài danh đất Kinh bắc Nguyễn Thị Thiệp. "Tôi đi hát từ năm 13 tuổi. Ngày đó riêng làng tôi có đến 40-50 người đi hát ca trù. Tôi đi hát đến năm 20 tuổi thì đất nước loạn li, nhà thờ, đình chùa, sắc phong bị giặc đốt phá, nghề hát đứt gánh, câu hát cũng lửng lơ từ đó. Gần 30 năm sau mới khôi phục lại hát ca trù, tính ra bản thân tôi đã mấy chục năm không hát", cụ tâm sự.
Năm nay đào nương Nguyễn Thị Thiệp đã bước sang tuổi 84, nhưng giọng cụ vẫn rất tốt, tiếng cười sang sảng, đôi tai còn rất thính. Điều lạ là dù không đi hát nhiều năm liền, nhưng cụ Thiệp vẫn thuộc hết các lối hát và 36 giọng ca trù.  Miệng móm mém nhai trầu, cụ Thiệp kể: "Vào những năm tháng hoàng kim của nghệ thuật ca trù, cả làng Tương đều đi hát kiếm tiền, chủ yếu là phục vụ các quan huyện, chánh tổng, hát đình, hát hội, hát khao, hát mừng thọ, mừng đám cưới,... Hồi đó chỉ có vua, chúa và các quan lớn mới được nghe hát ca trù chứ người dân bình thường không biết nghe. Một số gia đình có "bộ ba xinh", thứ nhất là có người đàn hay, hai là người hát giỏi, ba là người đánh trống giòn. Khi bộ ba này đã kết hợp nhịp nhàng, uyển chuyển và hình thức ưa nhìn thì thường xuyên được mời đi biểu diễn ở những phố cô đầu nổi tiếng đất Hà thành như Khâm Thiên, Ngã Tư Sở và các vùng lân cận".
Năm 2010, nghệ thuật ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Những người như nghệ nhân Nguyễn Thị Thiệp rất vui mừng và tự hào về môn nghệ thuật dân dã đi vào lòng người đã được thế giới thừa nhận. Theo nghệ nhân Nguyễn Thị Thiệp, cô đầu là một cách gọi chệch của ả đầu, tức ả đào, nay gọi là ca nương. Dân gian còn gọi miệt thị là con hát. Vì ả đào trẻ đẹp xinh tươi, giọng ca ngọt ngào thường làm mê mẩn, đắm say biết bao quan lớn, những người quyền cao chức trọng thời bấy giờ. Ngay trong gia đình cụ Thiệp cũng có người từng lấy chồng là quan huyện, quan tri phủ.
Cụ Thiệp đang miệt mài dạy hát tại câu lạc bộ Ca trù Thanh Tương.
 
Nỗi lo thất truyền làng ca trù 2.000 năm tuổi
Nghệ nhân Nguyễn Thị Thiệp cũng chỉ được nghe kể lại, xưa, trong làng có bà Nguyễn Thị Tảo là người mò cua, bắt ốc. Bỗng một ngày bà tình cờ gặp một ông quan lớn trong triều. Ông quan đi qua nghe tiếng hát của bà thấy hay quá, dần dần hai người quen nhau và nên vợ nên chồngå. Hồi ấy triều Lê - Trịnh cấm hát ả đào vì coi là "xướng ca vô loài" và hiển nhiên các quan triều thần không được phép lấy vợ hát ả đào. Có lẽ là cái duyên nên ông quan này vẫn lấy bà, nhưng không đón bà vào kinh mà để bà sống ở quê nhà. Hai ông bà sinh được ba người con sau này cũng làm quan trong triều. Khi bà vừa sinh đứa con thứ 3, đúng lúc đó hoàng hậu nhà chúa Trịnh sinh chúa Trịnh Cương. Hoàng tử sinh được bảy ngày bảy đêm không chịu bú sữa mẹ mà chỉ khóc. chúa Trịnh bàn với quần thần cho loan báo  trong thiên hạ tất cả những ai đang nuôi con nhỏ truyền vào kinh xem hoàng tử có chịu bú sữa không. Chồng là quan trong triều nên đã động viên bà vào kinh thử một lần. 
Sau nhiều ngày đi bộ bà đến kinh thành. Đến nơi, rất nhiều người đến trước đã chờ ở bên ngoài. Bà nghĩ ra một cách để vào được trong thành nhanh nhất bằng cách ngồi bên ngoài hát ả đào lời ru con. Đang cấm hát ả đào mà ngoài thành có người hát nên chúa đã cho người bắt bà vào chịu tội. Điều kỳ lạ, khi bà bị bắt vào trong triều thì hoàng tử không khóc nữa. Nhà vua và quần thần thấy rất ngạc nhiên khi hoàng tử lại bú sữa của bà. Bà được giữ lại trong triều 3 năm nuôi hoàng tử bằng chính tiếng hát ả đào. Dần dần chúa và các quan trong triều thấy những câu hát ả đào đi vào lòng người và nói lên những nỗi vương vấn và tâm tư tình cảm của người nông dân chân lấm tay bùn. 
Từ đó, đạo luật cấm hát ả đào mới được bãi bỏ và cho hát ả đào tự do. Một hôm, bà mới tâu với chúa sự thật rằng bà là vợ của một viên quan trong triều. Bà xin chúa cho về nhà vì hoàng tử cũng đã lớn và ở nhà bà vẫn còn con nhỏ. Chúa đồng ý và cho bà rất nhiều tiền về quê như để trả ơn. Khi về quê, bà cung tiến cho 13 đình chùa của hai tổng là Tổng Khương và Tổng Liễu bấy giờ. Sau này bà ăn chay niệm phật và trụ trì chùa Dâu cho đến khi tạ thế. Nhớ đến công lao bà đã "giải phóng" nghệ thuật ca trù, dân làng coi bà như phật sống nên đã tạc tượng bà, vì thế bây giờ ở chùa Dâu có hai pho tượng bà trắng, bà đỏ, đến ngày hội, bà được rước đi. Hiện, nhà thờ dòng họ Nguyễn Trọng ở làng Tương có hai pho tượng, một tượng ông và một tượng bà của nghề hát ca trù. Đào nương Nguyễn Thị Thiệp cũng là người thuộc dòng họ Nguyễn Trọng. 
Bất kể ở đâu có người yêu mến ca trù, cụ Thiệp đều sẵn sàng đem lời ca, tiếng hát đầy nhiệt huyết đi truyền dạy. Cụ cho biết: "Tôi đã từng đi dạy ở khắp các tỉnh, thành, đến nay tôi cũng truyền dạy được gần 100 học trò theo học hát ca trù. Tôi chỉ có một suy nghĩ làm sao truyền dạy ca trù cho thế hệ trẻ để tiếp tục duy trì và gìn giữ loại hình nghệ thuật này".
Vào các dịp tết đến, xuân về, hội hè, đình đám, nghệ nhân ca trù Nguyễn Thị Thiệp khá "đắt sô" biểu diễn. Có những hôm cụ biểu diễn thâu đêm suốt sáng đáp ứng niềm mong mỏi của khán giả đối với ca trù. Nay biểu diễn ở tỉnh này mai lại biểu diễn ở tỉnh khác là chuyện như cơm bữa. Cụ vui mừng cho biết: "Thường vào dịp đầu xuân năm mới, nhiều đoàn về đón tôi đi hát. Có khi tôi về nhà chưa được một ngày lại có đoàn khác mời đi hát hoặc đi dạy. Họ đánh xe về tận cổng đón tôi đi, cũng may không bị say xe nên tôi không ngại đi các tỉnh xa biểu diễn". Cụ còn bảo ca trù phong phú lắm, hát ở đâu cũng được vì nó có nhiều bài, lời khác nhau. Đầu xuân thì hát bài xuân, bài vui. Không đàn không phách bà cất lời: Xuân cứ xuân nay xuân mấy xuân bất tận/ Khách ngoài xuân vơ vẩn mấy xuân xanh/ Một nhành xuân gánh vác biết bao tình/ Chi lỡ để tính tình chi lâm tá. 
Kể từ khi nghệ thuật Ca trù được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại cần được bảo tồn và phát triển, từ năm 2002 đến nay, ca nương Nguyễn Thị Thiệp đã đi khắp nơi dạy hát và tìm người chân truyền. Hiện, các thế hệ ca nương trên địa bàn tỉnh và đặc biệt tại câu lạc bộ Ca trù Thanh Tương được cụ Thiệp dạy ngày một đông hơn. Không ít trong số những người đam mê và yêu thích ca trù may mắn được người nghệ nhân gắn bó cả đời Nguyễn Thị Thiệp truyền dạy giờ đây là những tài năng đầy triển vọng, tiếp bước con đường bảo tồn, gìn giữ loại hình nghệ thuật dân dã này. "Hiện, tôi đang dạy 5 ca nương, 2 kép đàn, 2 kép trống của câu lạc bộ ca trù Thanh Tương. Các em học tạm được. Học ca trù rất khó, bởi người hát được phải có chất giọng tốt và cái quan trọng nhất là đam mê với nghề. Hơn hai tháng nay học trò của tôi ở câu lạc bộ mới hát được một bài trong khi đó ca trù biết bao bài, giọng", bà Thiệp chia sẻ.    
Thiên Vũ



PHẠM QUỲNH * HÁT Ả ĐÀO

PHẠM QUỲNH & VĂN CHƯƠNG TRONG LỐI HÁT Ả ĐÀO

Đức Phật dạy: Hãy buông xả những khúc mắc, cố chấp với đối phương để chữa cơn bệnh uất cảm của mình chứ không phải giúp người khác. Chưa phóng thích thì phức cảm vẫn còn hành hạ chính mình. Cuối cùng cũng trở thành nạn nhân của khổ đau thay vì là người hạnh phúc!
池 上

小 娃 撐 小 艇
偷 採 白 蓮 迴
不 解 藏 蹤 跡
浮 萍 一 道 開
白 居 易
Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy .Ta có thêm ngày nữa để yêu thương




HÁT Ả ĐÀO

Tuesday, March 26, 2013


CA TRÙ

CA TRÙ (HÁT Ả ĐÀO)

Link cố định 31/07/2009@4h38, 444 lượt xem, viết bởi: thisilangthang
Chuyên mục: ÂM NHẠC
 
Ca trù Việt Nam
 
Ca trù là một bộ môn nghệ thuật cổ đặc sắc của văn hóa xứ Bắc nước Việt Nam đang được đề cử lên Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Trước đây, ca trù được biết đến là một thể loại hát ả đào. Ca trù là một trong những bộ môn nghệ thuật được biểu diễn trong nhà, khác với một số âm nhạc dân gian biểu diễn ngoài trời, trên đồng hay trên sân khấu. Ca trù được xếp vào thể loại “nhạc phòng” (music for entertainment, chamber music), giống với ca Huế, đàn ca tài tử. Các loại nhạc phòng cũng giống như Hát quan họ, đều là những bộ môn âm nhạc đặc sắc mang tính nghệ cao, không giống các thể loại dân ca cổ truyền khác. Vì yếu tố nghệ thuật đặc biệt nên ca trù được quan tâm bởi đông đảo thành phần nhạc công nhạc sĩ, những nhà nghiên cứu âm nhạc. Đó là nguyên nhân để ca trù có chỗ đứng trong nên âm nhạc và ngày càng phát triển.
Theo các nhà nghiên cứu, ca trù xuất hiện từ rất sớm, khoảng thế kỷ 15, dưới sự bảo hộ và độc quyền của những đại gia âm nhạc. Tiền thân của ca trù là các thể loại “hát đám, hát khao, hát thờ” gọi chung là hát ả đào. Hát ả đào là phường hát thường được các vị quan lại thuê biểu diễn trong các buổi lễ của triều đình, lễ thần (hát cửa đình – đã trình bày ở phần trên) hoặc biểu diễn ở tư gia của quan lại (hát cửa quyền). Thời kỳ vàng son nhất của hát ả đào là thời kỳ phát triển song song giữa hai thể loại là Ca nhạc và Ca vũ.



Ca trù (chụp năm 1952)
 
Ca Nhạc thường được dùng trong các buổi lễ có tính chất lễ giáo với những bài tiêu biểu như: Giáo Trống, Giáo Hương, Dâng Hương, Thiết Nhạc...
Ca Vũ thường được dùng trong buổi lễ đại chúng, có ý nghĩa đem vui cho mọi người. Những bài múa tiêu biểu như: Múa Bỏ Bộ, Múa Bài Bông, Múa Tứ Linh... thậm chí thời kỳ này còn có cả những trò xiếc như đội mâm mà múa hay đi trên dây.
Vào cuối thế kỷ thứ 19, các loại hình nghệ thuật sân khấu khác phát triển mạnh, trong đó đáng kể nhất là Tuồng, Chèo, Hát kịch… Hát ả đạo nghiễm nhiên được tách ra khỏi các buổi lễ mang tính tiêu khiển và các đám lễ khác để trở thành sân chơi tao nhã cho các tao nhân mặc khách, đặc biệt là các bậc nho sĩ, văn sĩ, nghệ sĩ. Họ thường gặp nhau ở nhà hát ả đào để nhờ đào nương ngâm lên (hát lên) những bài thơ mà thi nhân vừa soạn ra để tặng nhau. Đào nương miệng hát, tay đánh phách với tiếng đệm của chiếc đàn đáy. Quan viên nghe hát và khen hay chê qua những tiếng trống đế... Tất cả mọi việc sáng tác, biểu diễn và thưởng ngoạn như vậy cho ta thấy Hát Ả Đào là một nghệ thuật rất công phu.

Dường như tất cả thi nhân thời Nguyễn đều dùng Hát Ả Đào để nói lên tâm trạng của mình qua một số điệu hát như Hát Nói, Gửi Thư, Ngâm Vọng, Bắc Phản, Thét Nhạc (do cái tên của điệu cổ xưa Thiết Nhạc mà ra) v.v...
Hiện nay người ta biết đến hát ả đào qua một danh xưng khác là ca trù và có lẽ giới trẻ ngày nay cũng chỉ biết đến tên gọi này thôi.
Theo sử sách, Ca trù có từ thế kỷ 15, căn cứ vào tài liệu đầu tiên tìm được tính cho đến nay có nhắc đến hai chữ Ca trù là chữ khắc ở đình Đông Ngạc, Hà Nội (Quốc Oai, Hà Tây cũ). Khác với cồng chiêng Tây Nguyên hay Quan họ có phạm vi phổ biến tương đối khu biệt. Ca trù xuất hiện rải rác ở nhiều nơi trong 16 tỉnh thành, phần lớn là Bắc Bộ, ngoài ra cũng có ở TP.Hồ Chí Minh, song ngạc nhiên hơn là người ta còn tìm thấy ca trù cổ cả ở miền trung, tiêu biểu là tỉnh Quảng Bình.
Ban nhạc và nhạc cụ sử dụng trong ca trù như sau:
Một nữ ca sĩ, trong ca trù gọi là “đào”, sử dụng “phách” (nhịp).
Một nhạc công nam giới, trong ca trù gọi là “kép”, sử dụng Đàn Đáy.
Một “quan viên”, thường là tác giả bài hát, sử dụng trống chầu.

Đối với đa số thính giả Việt Nam hiện nay, họ được biết đến một số bản ca trù quen thuộc như: "Hồng hồng, tuyết tuyết" (thơ Dương Khuê), "Khen ai khéo vẽ", "Đêm chia lửa", "Ông già điên", "Tỳ bà hành" (thơ Bạch Cư Dị), Hương Sơn phong cảnh (thơ Chu Mạnh Trinh), "Gặp xuân" (thơ Tản Đà), "Tự tình" (thơ Cao Bá Quát),... trước đây đã có những bài đã từng đi vào lòng người như “Chiều hôm nhớ nhà” (thơ Bà Huyện Thanh Quan” hay “Thu Cảm” (thơ của Tản Đà”.
Ngoài ca trù thuần túy, bộ môn này còn được khai thác trong nhiều bộ phim cũng như trong các chủ đề âm nhạc Việt Nam. Tiêu biểu như phim “Mê Thảo thời vang bóng” hay trong bài hát "Một nét ca trù ngày xuân" của nhạc sĩ Nguyễn Cường...
Là một loại hình văn hóa cổ mang tính nghệ thuật đặc sắc, ca trù đã và đang được khôi phục và định hướng phát triển. Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập, phát triển theo xu hướng kinh tế thị trường, việc khôi phục và phát triển một loại hình nghệ thuật cổ như ca trù là vô cùng khó khăn. Vấn đề đặt ra là làm sao để đưa ca trù vào quần chúng để duy trì và phát triển bộ môn nghệ thuật cổ này. Thao thức cho ca trù Việt Nam, bà Lê Thị Bạch Vân bộc bạch:
“Ca trù là một trong những di sản văn hóa phi vật thể và truyền miệng vô cùng quý giá không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn của nhân loại. GS, TS Vương Tiểu Thuẫn, viện trưởng Viện Văn hóa Trung Quốc khi đến nghe ca trù tại Bích Câu đạo quán đã ghi trong sổ lưu niệm ngày 30-8-1998: “Ca trù là vốn quý của văn hóa phương Đông, là kết tinh của sự giao lưu văn hóa Việt Nam và văn hóa các dân tộc xung quanh...”.

Nghệ thuật ca trù là sự phối hợp tuyệt vời giữa ca từ với giọng hát hòa cùng các nhạc khí: phách, đàn đáy, trống chầu. Không có giọng hát ca trù không có ca trù. Không có đào nương bất thành ca trù. Khi bàn đến ca trù, không thể không nói tới đào nương.
Để trở thành đào nương phải hội được nhiều tiêu chuẩn khắt khe như giọng hát, năng khiếu âm nhạc (thẩm âm, gõ phách), tri thức âm nhạc và văn thơ, trí nhớ, lòng đam mê và kiên trì, tư cách; nghệ thuật xử lý ca từ gắn với thanh điệu, gắn với nội dung... Không những thế đào nương còn phải được các thầy giỏi, có kinh nghiệm và tâm huyết đào tạo cơ bản, lâu dài bằng phương thức truyền khẩu để làm sao nắm bắt, làm chủ được những kỹ thuật nhà nghề. Ngoài ra đào nương phải thông thạo cách chuyển giọng nhuần nhuyễn, không thô cứng, thuộc giai điệu của từng thể hát và thuộc hết các thể trong các lối hát thi, hát cửa đình và hát chơi. Đó là chưa kể đến việc đào nương phải vừa hát, vừa tự đệm phách một cách nhịp nhàng, khéo léo đồng thời lại phải phối hợp với đàn và trống cho đúng quy cách, biết xử lý ca từ cho hợp với khung giai điệu đã có sẵn của thể hát.
Trong chế độ quân chủ từ triều Lê đến triều Nguyễn, đã từng có giai đoạn ca trù được đặt ở vị trí trang trọng. Đào nương được tôn quý, thậm chí có nàng trở thành vương phi, hoàng hậu. Không chỉ thế, có đào nương được tôn làm thần, lập đền miếu thờ tự.
Thật tiếc, đến giai đoạn sau, hát ả đào không còn giữ được phong thái như xưa. Lối hát chơi ở ca quán bị lạm dụng, trở thành thứ tiêu khiển có khi là của những kẻ phàm phu, tục tử. Ca nương cũng bị gắn những lời đố kỵ, gièm pha như một “vật mang họa”, “lấy quan quan cách"...
Sự nhầm lẫn đã khiến trong mấy chục năm dài, vốn quý sinh hoạt nghề nghiệp ca trù không được duy trì trong hệ thống gia đình, dòng họ, tổ chức phường nghề, truyền nghề, giỗ tổ nghề... Vì bị coi là sản phẩm của lối ăn chơi sai lạc nên ca trù không còn chỗ đứng trong những hoạt động văn hóa quảng đại quần chúng. Mặt khác, khi bài trừ mê tín dị đoan thì việc cúng lễ thần thánh cũng bị dẹp bỏ luôn và như thế mặc nhiên ca trù cũng cùng chung số phận, bởi còn đâu môi trường lễ hội tín ngưỡng để ca trù có dịp được hát ở cửa đình.
Trong những năm 80 của thế kỷ XX, khi nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát đi sưu tầm ca trù thì: “Đa số nghệ nhân (...) đều đã ngoài 60 tuổi. Có người chỉ nhớ được nửa bài. Có bài chỉ nhớ được tên gọi. Và rất tiếc là có người không dám nhận mình là đã làm nghề đàn hát này”. Suốt chừng ấy năm vắng bóng nhưng nhờ những nỗ lực, sáng kiến của một số cá nhân và tổ chức trong việc sưu tầm, giới thiệu, phục hồi, hiện nay ca trù đã gây được sự chú ý trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, khó khăn và thử thách chưa phải đã hết. Để có thể đưa ra được những đề xuất góp phần bảo tồn và phát huy bộ môn nghệ thuật này, chúng ta thử nhìn bao quát vào thực trạng ca trù cũng như người hát và nghệ thuật hát ca trù thời gian gần đây.
Từ năm 1986, đất nước đổi mới, các lễ hội dần dần được khôi phục và sau 1993, đôi nơi ở Bắc Bộ có hát cửa đình (nhưng không có múa). Tại Hà Nội, một số lễ hội đã đưa ca trù trở lại phục vụ trong cả phần lễ và phần hội như ở đình Cót, chùa Láng, đình ứng Thiên, đình Kim Liên, đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đình Quan Nhân, đình Trung Kính, đình Đăm, đình Sủi, đền Thạch Bàn, đình Giảng Võ,... Gần đây khi các làng mở hội số người hiểu biết tục lệ “nhập tịch thì xướng ca”, càng ít đi và càng vắng hẳn người biết cầm chầu. Bởi thế lễ hội không duy trì hát thờ cửa đình nữa, đơn cử như hội đình Cót, hội chùa Láng, hội đền Thạch Bàn...
Do tình hình nói trên, nhiều thể hát múa đã lần lượt bị thất truyền. Múa hát Bỏ bộ chỉ còn ở Lỗ Khê (Đông Anh, Hà Nội). Ở Thượng Mỗ, Hà Nội (Đan Phượng, Hà Tây cũ), thể múa hát này chỉ tồn tại đến khoảng năm 1993, vì các nghệ nhân mất dần, lớp trẻ không kế tục. Múa hát Bài bông đã thất truyền. Có những nghệ nhân như NSND Quách Thị Hồ (đã mất - Hà Nội), Nguyễn Thị Chúc (Hà Nội, Hà Tây cũ), Tô Thị Chè (Hải Phòng) tuy rằng cụ thân sinh chuyên đi hát cửa đình nhưng đến đời mình chỉ đi hát ca quán, nên không học được. Sau năm 1955, thể hát múa này chỉ còn lại ít nhiều trong trí nhớ một vài người như NSƯT Phó Thị Kim Đức (Hà Nội), nghệ nhân Nguyễn Thị Lệ (Bắc Ninh), Nguyễn Thị Diện (Thanh Hóa)... Múa Tứ linh cũng đã thất truyền.
Về người hát, lớp nghệ nhân có nghề, hầu hết đã qua đời đem theo ngón nghề của mình chưa kịp truyền lại cho lớp trẻ. Bà Nguyễn Thị Lệ (Bắc Ninh) tuổi 90 than thở: “Làng tôi thuở trước có vài chục kép đàn, hàng trăm đào hát, nay chỉ còn lại hai chị em tôi. Thế là thất truyền. Tôi cũng quên hết, bỏ gần 60 năm nay, thỉnh thoảng nhớ câu nào thì cũng chỉ để ru cháu mà thôi”.
Một cây đại thụ trong lối hát cửa đình có giọng hát uyển chuyển, sâu lắng như bà Phạm Thị Mùi thì cách đây chục năm khi gần tuổi 80 mới đào tạo được cho vài học sinh tại chốn tổ. Tiếc rằng, chưa có một người nào (kể cả cô cháu ngoại) kế thừa được vốn liếng đó. Do thời gian quá ngắn (vài tháng), kinh phí hạn hẹp, vì thế cả thầy và trò khó có thể duy trì được việc truyền nghề và học nghề.
Đào Vóc lại còn thiệt thòi hơn, lưng bà còng gập, câu nhớ, câu quên sau 70 năm bỏ bẵng, nay hơi đã hụt và những ngón tay ngày nào gieo phách diệu nghệ là vậy, giờ đã không còn mềm mại nữa. Tiếc thay đào Vóc đã không truyền lại được cho ai những kiểu nhả chữ linh hoạt, nghệ thuật xử lý ca từ thật điêu luyện của bà.
Lớp trẻ bị đứt đoạn do hầu hết con cháu các nghệ nhân không được truyền nghề. Có vài người trong số con cháu của họ cũng được học nhưng lại chưa đến nơi đến chốn. Vì thế lớp trẻ chưa thể đủ điều kiện để kế tục các nghệ nhân lớp trước.
Trong khi đó, một số người đã thành danh ở bộ môn nghệ thuật khác hoặc thậm chí có người đã về hưu, nhàn rỗi, thấy mọi người thích ca trù cũng bằng mọi cách tiếp cận cấp tốc (nghe băng, nghe hát, thụ giáo nghệ nhân giỏi vài buổi) để đi hát ca trù. Vì “Ăn xổi ở thì” như vậy, nên phần lớn họ không gõ phách được hoặc gõ sai quy cách, thậm chí có những người chỉ biết dở dang, sai cung, lạc điệu.
Năm 2002, tại Hà Nội có lớp đào tạo cấp tốc diễn viên ca trù trẻ trong 2 tháng (thực chất học 40 buổi) cho 80 người của 13 tỉnh thành (trong đó, số diễn viên hát chiếm hơn nửa). Sau 2 tháng các diễn viên (từ chưa biết gì), khi trở về địa phương sẽ là những người biểu diễn, đồng thời là thầy giáo(!). Phương pháp đào tạo và truyền bá có nguy cơ “góp phần” làm cho ca trù bị biến dạng: không có lòng bản, chẳng có kỹ thuật, có cô cũng cầm phách gõ, cũng "ứ, hự..." mà vẫn không phải là hát ca trù.
Ca trù đã lan truyền rất rộng thành phong trào, "mốt" đàn hát và thích nghe. Mặc dầu vậy, những người có nghề và có lương tâm chẳng thể nào không day dứt, lo ngại cho tương lai của ca trù.
Có lẽ, trong lịch sử phát triển, chưa khi nào, ngay cả thời thực dân Pháp chiếm đóng, ca trù bị lạm dụng, giá trị nghệ thuật của ca trù xuống dốc như ngày nay. Vì lúc đó vẫn có đào hát và còn có bao thi sĩ, khách văn chương biết thưởng thức. Còn nay? Người nghe và người có nghề chỉ đếm đầu ngón tay. Nghệ nhân dân gian Nguyễn Phú Đẹ - danh cầm 84 tuổi than thở: "Cứ theo lối này thì ca trù có lẽ xuống mất. Nếu người nào biết nghe, họ sẽ chán và không chịu được...”
Ca trù hiện nay tuy đã tạo ra cơn sốt nhưng nhìn chung nó chỉ có bề rộng mà chiều sâu không có bao nhiêu. Vì sao vậy? Bởi ca trù đã và đang được phục hồi, phát triển trong sự qua quýt hời hợt. Chỉ vài tháng đào tạo đã trở thành đào nương thậm chí trở thành thầy dạy. Vậy thì đã học được gì? Chính vì vậy họ hát ca trù thật lạ! Đào nương cũng "Đầu mày cuối mắt" như ai? Cần hiểu rằng ca trù rất khó, nó đòi hỏi cả thầy và trò phải nỗ lực hết sức trong một thời gian không ngắn. Đôi khi trong cuộc hát họ khua phách loạn lên, thậm tệ hơn, tay còn uốn lượn chống bộ phách dưới cằm nở nụ cười hết sức tình tứ. Động tác đó khiến "quan trên" cũng mát lòng chứ nói gì đến kẻ bình dân! Ca trù là một loại hình nghệ thuật có nhiều luật lệ rất khắt khe. Đào nương khi hát hoàn toàn không được liếc mắt đưa tay hay những điệu bộ cử chỉ tình tứ khác... Vậy mà hiện nay lại có những cô "đào trẻ" đã quên đi hoặc chưa có đủ thời gian để tìm hiểu những luật lệ nhà nghề. Họ đã thể hiện không đúng tư cách cũng như sự trang nghiêm của người ca nương. Chẳng trách, cô đầu một thời bị mang tai mang tiếng!
Thiết nghĩ, muốn phục hồi ca trù, môn nghệ thuật truyền thống cổ xưa, nên có sự quan tâm đúng mức của các ban ngành hữu trách, làm sao để thế hệ trẻ tiếp thu nó đúng lề lối cũng như cách thức thể hiện, tránh tình trạng có cô trong múa dẫn tế, chân vẫn xiến, mắt, mồm vẫn toe toét cười. Theo các nghệ nhân, ngay đến điệu múa cổ của ca trù cũng bị cải biên, "nâng cao", các cô mặc váy áo giống phường chèo và tay cầm quạt xoay tròn các hướng, kể cả xoay lưng vào bàn thờ thánh đang nghi ngút khói hương.
Trong một lần liên hoan ca trù với quy mô toàn quốc, có một "đào nương" mới chỉ học 40 buổi (với 3 bài, trong đó chỉ có một bài là ca trù), được trao "xiêm y" (giải đặc biệt: có khăn áo thật). Thế rồi, khi "vinh quy" trở về, sau khi được ngút ngàn lời khen, cô đã mở gần chục lớp để dạy học trò, các nghệ nhân hết sức kinh ngạc! Cụ Nguyễn Phú Đẹ giật mình: "Nó còn ngang nhiên về Tứ Kỳ để hát" (Tứ Kỳ - Hải Dương có phường nghề ca trù nổi tiếng).
Về việc trao xiêm y, sách Ca trù biên khảo của tác giả Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề cho biết: "Những ả đào trẻ tuổi học tập đã thành thục, khi bắt đầu ra hát phải có trầu cau trình với Quản giáp. Quản giáp sai chia cho khắp phường để báo cho biết cô đó đã thành nghề và ra hát. Huynh thứ nhận lễ trình, họp nhau lại sát hạch một buổi rồi mới công nhận. Được phường công nhận, các cô chọn ngày lành tháng tốt làm lễ cáo tổ, rồi mời một quan viên có danh vọng ở trong miền, nổi tiếng phong lưu hào phóng, đến nghe trống cho buổi hát đầu tiên. Hôm ấy mở tiệc linh đình để thiết đãi phường và ba con quen thuộc. Người đến dự tiệc đều có lễ mừng. Buổi hát đầu tiên ấy, giáo phường gọi là lễ mở xiêm áo". Như vậy, lễ mở xiêm áo, có thể hiểu nôm na: Đã học đủ chương trình, thi, đỗ mới được đi hát.
Nghề nào cũng vậy, muốn tồn tại thì phải được truyền nghề, tức là có thầy và có trò. Một số nghệ nhân rất giỏi nhưng không có học trò bởi mặc cảm dư luận xã hội suốt thời gian quá dài. Thầy dạy phải truyền đạt toàn bộ kỹ thuật cơ bản cho học trò. Vì vậy, cũng như những nghề khác, việc truyền thụ cho thế hệ kế tiếp không thể nhìn vào số lượng mà điều cốt yếu phải là chất lượng của thầy và trò. Nhất là đối với ca trù, bởi ca trù hoàn toàn là nghệ thuật truyền khẩu nếu không phục hồi đúng nghĩa sẽ làm cho môn nghệ thuật độc đáo, đặc sắc này nếu có chăng thì chỉ còn là ca trù dị bản. Bởi lớp nghệ nhân ít ỏi còn lại sớm muộn cũng sẽ ra đi mà lớp kế cận đã tiếp thu được những gì? Nếu chỉ học có vẻn vẹn ... mà đã được làm thầy. Vậy học trò của họ sẽ hát ca trù như thế nào? Rồi ca trù sẽ ra sao?”
Trên đây là tâm sự và hoài bão của Bạch Vân và có lẽ cũng là hoài bão của tất cả những ai thao thức với nền âm nhạc Việt Nam, nhất là âm nhạc cổ như ca trù, nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây nguyên, Quan họ hay Hát chèo… Vì đa phần giới trẻ hiện nay chỉ quan tâm nhiều đến nhạc trẻ, nhạc thị trường mà bỏ quên cái gốc gác âm nhạc đáng tự hào của nước nhà.
Là một loại hình nghệ thuật cổ đại đặc trưng của miền Bắc, Hà Nội là nơi có điều kiện nhất để phát triển ca trù, vì đa số các nghệ sĩ tập trung ở đây.

Hiện nay, có Câu lạc bộ Ca trù Thăng Long tại Hà nội, do nghệ sĩ Phạm Thị Huệ làm chủ nhiệm, cùng sự dìu dắt của hai nghệ nhân dân gian Nguyễn Thị Chúc (từ Hà Tây cũ) và Nguyễn Phú Đẹ (từ Hải Dương), đang truyền dạy rộng rãi nghệ thuật ca trù. Những người yêu thích môn nghệ thuật này, có thể đăng ký học vào tối thứ 6 hàng tuần tại đình Cống Vị, ngõ 518 phố Đội Cấn. Câu lạc bộ Ca trù Thăng Long cũng là câu lạc bộ đầu tiên phục dựng lại chương trình hát cửa đình theo lối cổ, được biểu diễn vào thứ 7 đầu tiên hàng tháng tại các đình làng tại Hà Nội. Hiện nay, câu lạc bộ đã đào tạo ra được một số đào nương trẻ tuổi, có khả năng biểu diễn các làn điệu ca trù một cách nhuần nhuyễn. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho thể loại nghệ thuật cổ này. Hy vọng trong thời gian tới, các cơ quan hữu quan, tạo mọi điều kiện hơn nữa để ca trù phát triển ngày càng lớn mạnh, để bạn bè khắp nơi trên thế giới biết đến ca trù Việt Nam.

TÙNG NGUYÊN * VĂN HÓA HÀ NỘI

Chùm ảnh sinh hoạt văn hóa 

của người Hà Nội xưa

(Dân trí) - Những năm đầu thế kỷ XX, dẫu nước Việt rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp nhưng những nét sinh hoạt văn hóa đậm chất Việt nơi mảnh đất kinh kỳ xưa vẫn được giữ gìn và phát triển.

Những sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc ấy hấp dẫn những nhiếp ảnh gia ngoại quốc đến thăm Việt Nam và họ đã ghi lại bằng máy chụp hình, một kỹ thuật tiên tiến mà người Việt thời điểm ấy chưa hề biết đến. Nhờ vậy ngày nay chúng ta mới được chiêm ngưỡng lại những hình ảnh hết sức sinh động, quý giá về những hoạt động văn hóa cổ truyền ở Hà Nội những năm đầu thế kỷ XX.
Dân trí xin giới thiệu một số hình ảnh trên trong bộ sưu tập tư liệu về Hà Nội của tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, TPHCM:


Hội làng ở nông thôn
 

Đoàn diễn tuồng ở sân đình
 

Một gánh hát rong thường thấy ở Hà Nội những năm đầu thế kỷ XX
 

Hội làng ở ngoại thành
 

 Đám tang qua phố Đồng Xuân
 

Cờ người ở hội làng
 

 Đoàn múa sư tử (hay còn gọi là múa lân) của trẻ con Hà Nội
 

 Những cô gái hát cửa đình (còn gọi là hát ca trù, ả đào), một lối hát truyền thống vào dịp lễ hội ở đình làng Hà Nội ngày xưa
 

Bán hoa chưng tết ở phố Hàng Khay
 

 Đám rước Thành Hoàng về đình làng đi qua phố Hàng Cân
Tùng Nguyên tổng hợp
Chùm ảnh sinh hoạt văn hóa của người Hà Nội xưa Chùm ảnh sinh hoạt văn hóa của người Hà Nội xưa 10 7 33




THĂNG LONG NƠI SINH RA HÀT Ả ĐÀO

 

 
 
Ca trù là một loại nhạc truyền thống của Việt Nam, một lối chơi tao nhã, lịch lãm của các văn nhân tài tử xưa nay, trong đó văn chương, âm nhạc hoà quyện làm một, tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ mộc mạc mà khúc chiết tinh tế.

Ca trù loại hình nghệ tuật độc đáo phía Bắc Việt Nam  Xuất hiện vào đầu thế kỷ XVI, trải qua những biến cố thăng trầm lịch sử, có lúc tưởng chừng như không thể tồn tại được, nhưng với những đặc trưng về loại hình nghệ thuật độc đáo, sự phối hợp tuyệt vời giữa ca từ và giọng hát hoà cùng các nhạc khí: phách, đàn đáy, trống chầu... cho tới ngày nay, ca trù đã khẳng định được vị trí quan trọng không chỉ của Việt Nam mà của cả nhân loại.


Nghệ thuật hát ca trù có đầy quy tắc về điệu, về nhịp cũng như sự hoa mỹ và cách biến tấu, ứng tấu mà chữ "Trù" là cái thỏi bằng tre ghi chữ nho mà người ta thường dùng để thưởng các cô ca sĩ. Mỗi khi ca đoạn nào hay, cô ca sĩ lại được khán giả cho một vài cái trù, đổi được ra thành tiền. Tùy vào từng địa phương mà ca trù có những tên gọi khác nhau như "Hát ả đào", hoặc "Hát cô đầu", hay "Hát nhà tơ", "Hát nhà trò".

Hai tên gọi đầu là cái thường được dùng nhiều nhất. Chữ "ả" có nghĩa là một cô gái, và chữ "đào" có nghĩa là một cây đào; từ "ả đào" cũng có thể hiểu là cô gái họ Đào. Còn từ "cô đầu" thì có người cho là "cô đào" bị nói trệch đi. Riêng Đỗ Trọng Đoàn và Đỗ Trọng Huề thì lại cho là chữ "đầu" ám chỉ tiền hoa hồng (tiền đầu) mà các cô ca sĩ phải trả cho cô giáo. "Cô đầu" lại cũng thường được dùng để chỉ những cô ca sĩ có nhiều học trò.

Và cho dù có tồn tại ở dạng tên gọi nào thì ca trù luôn gắn với đào nương vì "không có đào nương bất thành ca trù". Để trở thành một đào nương cũng không phải là chuyện dễ, phải hội được nhiều tiêu chuẩn khắt khe như giọng hát, năng khiếu âm nhạc (thẩm âm, gõ phách), tri thức âm nhạc và văn thơ, lòng đam mê và kiên trì..Sự tồn tại của ca trù được quyết định bởi chính các đào nương.

Các đào nương chính là những người chuyền tải và thể hiện những cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của ca trù, giúp ca trù tồn tại cho đến ngày nay. Đào nương tự gõ nhịp bằng một cặp dùi trống và một cái phách bằng tre. Cô được đệm bằng một cái đàn đáy, và một cái trống chầu dùng để đánh dấu các đoạn, và để làm nổi bật những đoạn hát hay.
Ngày xưa có ba loại ca trù : hát chơi, biểu diễn tại nhà những người hâm mộ, hoặc tại nhà cô ca sĩ; hát cửa đình, biểu diễn ở đình làng; hát thi, biểu diễn để tranh giải. Và được tổ chức chặt chẽ thành phường, giáo phường, do trùm phường và quản giáp cai quản. Có qui chế về sự truyền nghề, cách học đàn học hát, có những phong tục trong sự nhìn nhận đào nương rành nghề, như lễ mở xiêm áo (thầy cho phép mặc áo đào nương để biểu diễn chánh thức lần đầu tiên trong đình làng, có nhũng qui chế về việc chọn đào nương đi hát thi (ngoài tài năng và sắc diện cần phải có đức hạnh tốt). Các cuộc hát thi và phát giải được tổ chức rành rẽ, các lễ hội được cử hành rất nghiêm chỉnh.
Từ lúc khởi thủy cũng như trong một thời gian khá dài, ca trù là một bộ môn nghệ thuật tổng hợp, bao gồm nhạc, thơ, múa và trò diễn. Chính vì vậy độc đáo của ca trù chính là sự phối hợp đa dạng, tinh vi, nhuần chuyễn giữa thi ca và âm nhạc, đôi khi có cả múa. Đặc biệt trong ca trù thanh nhạc và khí nhạc đi song song với nhau và mỗi loại đều có nét đặc thù. Thể hiện rõ nhất là khi đào nương cất tiếng hát, kỹ thuật hát rất điêu luyện, không cần há to miệng, không đẩy mạnh hơi từ buồng phổi mà ém hơi trong cổ, ậm ự mà lời ca vẫn rõ ràng, tròn vành rõ chữ. Hát trong cửa đình không cần ngân nga. Hát chơi có cách đổ hột, đổ con kiến làm cho tiếng hát thêm duyên, có khi như tiếng nức nở, thở than quyện vào lòng người.
Những ai yêu âm hưởng ca trù không thể quên được những làn điệu quen thuộc như "Khen ai khéo vẽ", "Đêm chia lửa", "Ông già điên", "Tỳ bà hành" (thơ Bạch Cư Dị), Hương Sơn phong cảnh (thơ Chu Mạnh Trinh), "Gặp xuân" (thơ Tản Đà), "Tự tình" (thơ Cao Bá Quát),...quyến rũ, thanh tao và độc đáo. Những đặc trưng này đã tạo nên sự độc nhất vô nhị không có ở bất kỳ loại hình nghệ thuật nào.
Thúy V

 

 

Thăng Long – nơi ra đời của nghệ thuật hát ả đào

Nghệ thuật hát ả đào hay còn được gọi là ca trù hiện nay được mọi người biết đến như một thể loại nhạc dân gian nhưng dành cho các tầng lớp quý tộc xưa.

Theo Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” về nguồn gốc thể loại nghệ thuật hát ả đào này có viết: “Mùa thu, tháng 7 năm Ất Sửu (1025) đời Lý Thái Tổ… Định lại các khoản quản giáp. Chỉ con hát mới được gọi là quản giáp. Khi ấy có con hát là Đào thị, giỏi nghề hát, thường được thưởng, người bấy giờ hâm mộ tiếng của Đào Thị, cho nên phàm con hát đều gọi là đào nương”.
Như vậy, có thể thấy người con gái hát giỏi kia là họ Đào. Sau này ai làm nghề đó đều được gọi là “Đào hát”. “Đào nương” hay “ả Đào” đều có nghĩa ám chỉ người con gái làm nghề hát xướng. Có thể có nhiều tên gọi cho nghệ thuật hát này ở từng địa phương, từng thời điểm như hát ca trù còn gọi là hát ả đào, hát cô đầu, hay hát nhà tơ… Tuy nhiên, dù có tồn tại ở dạng tên gọi nào thì sự tồn tại của ca trù luôn gắn liền với các đào nương “ không có đào nương bất thành ca trù, khi nói đến ca trù không thể không nói tới đào nương”. Để trở thành một đào nương cũng không phải là chuyện dễ, phải hội được nhiều tiêu chuẩn khắt khe như giọng hát, năng khiếu âm nhạc (thẩm âm, gõ phách), tri thức âm nhạc và văn thơ, lòng đam mê và kiên trì… sự tồn tại của ca trù được quyết định bởi chính các đào nương. Các đào nương chính là những người truyền tải và thể hiện những cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của ca trù, giúp ca trù tồn tại cho đến ngày nay.
Theo sử sách ghi chép lại, được dân gian thừa nhân thì hẳn bộ môn nghệ thuật này phải được nuôi dưỡng từ bao đời. Nếu theo sách sử thì nghề hát ả Đào xuất xứ từ đất Thăng Long – nơi hội tụ những bậc vương tôn, công tử, khách phong lưu với những nhu cầu hưởng thụ đời sống tinh thần phong phú. Kinh thành có thể là nơi xuất xứ hoặc ít nhất nơi đây cũng là mảnh đất màu mỡ làm cho nghệ thuật hát này được thăng hoa.
Trong những tên gọi cho môn nghệ thuật hát này thì tên hát ả đào và hát ca trù được mọi người biết đến nhiều hơn cả. Cái tên ả đào được ra đời từ ban đầu với ý nghĩa là gọi tên những người theo nghiệp ca xướng còn tên ca trù thì có thể giải thích theo lối triết tự: “ca” nghĩa là hát còn “trù” nghĩa là tre. Ngày xưa giấy bút ghi điểm còn hiếm. Những người thưởng thức ả đào hát mà thường là vương tôn, công tử, quý tộc, phú hào có trong tay mỗi người một bó thẻ tre do chủ đoàn hát mang tới. Khi đào hát tới chỗ hay mà người nghe tâm đắc thì tùy theo ý và sự hào phóng của từng người mà ném thẻ thưởng. Sau khi tàn canh hát, ả đào cứ đem thẻ của mình vào nơi tổ chức cuộc vui mà lĩnh thưởng. Nếu quy định mỗi thẻ một tiền, thì 60 thẻ được lĩnh một quan tiền.
Đó chính là xuất xứ của ca trù và sau ngày người ta dùng luôn nó để nói về nghệ thuật hát ả đào nhưng nó chỉ mang ý nghĩa phiếm chỉ chứ không đúng với nguồn gốc hình thành nghệ thuật hát này.
Ngay từ xa xưa, hát ả đào còn được dùng vào loại hát thờ thần mà thường gọi là hát “cửa đình”. Trong những ngày lễ hội, bên trong đình, đền, các viên quan tiến hành cuộc tế lễ còn ngoài cửa đình thì các phường cứ múa hát. Ngày xưa các đào hát phải biết múa và cuộc hát này không chỉ phục vụ cho thần linh mà còn phục vụ cho cả người xem. Cuộc hát cũng phải có bài bản để ăn nhập với nội dung của cuộc tế, thể hiện được sự thành kính của con người đối với các vị thần linh thiêng. Chính vậy mới thể hiện được thần – người hòa hợp, thần gắn bó mật thiết với con người. Nghệ thuật này không chỉ sử dụng trong hát “cửa đình” mà đã được vời vào hát trong cung đình, nhiều nhà giàu có hiếu hỉ cũng đón phường hát về nhà.
Đặc biệt đối với các giới tri thức, quý tộc có nhu cầu thưởng thức thơ đã đón phường hát về nhà hoặc lập ra hẳn một ban hát, viết lời cho đào hát để biểu diễn thường xuyên ngay trong dinh thự như Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật hoặc Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc thời nhà Trần.
Hát ả đào
hát ả đào, hat a dao
Nghệ thuật hát ả đào thực sự đã trở thành một môn nghệ thuật đáng tự hào của dân tộc. Trong dân gian vẫn còn nhắc tới giai thoại một đào hát dùng tiếng hát của mình để giết chết kẻ thù xâm lược. Đó là vào đầu thế kỷ 15, ở vùng Hưng Yên ngày nay có một đào hát nổi tiếng. Bà mở ca quán cùng tửu quán. Khi giặc Minh vào quán, bà hát cho chúng nghe, chuốc rượu cho chúng uống say. Giọng hát tiếng đàn quyến rũ cùng với những hũ rượu ngon tẩm độc đã khiến cho quân giặc gục ngã hàng loạt. Bà sai người tống vào bao tải và vứt xuống sông.
Giặc tan, bà được nhà vua khen thưởng và khi mất bà được dân lập đền thờ, triều đình còn ban cấp ruộng đất để quanh năm hương khói, phong bà làm phúc thần. Nơi đó vẫn còn tên gọi là “Đào xá” tức là làng của bà họ Đào thuộc huyện Ân Thi, Hưng Yên bây giờ.
Hát ả đào được tổ chức chặt chẽ thành phường, giáo phường, do trùm phường và quản giáp cai quản. Hát ả đào có qui chế về sự truyền nghề, cách học đàn học hát, có những phong tục trong sự nhìn nhận đào nương rành nghề, như lễ mở xiêm áo (thầy cho phép mặc áo đào nương để biểu diễn chính thức lần đầu tiên trong đình làng gọi là hát cửa đình), có những qui chế về việc chọn đào nương đi hát thi (ngoài tài năng và sắc diện cần phải có đức hạnh tốt).

Nâng hát ả đào lên thành một môn nghệ thuật, một thú chơi tao nhã, một loại nhạc thính phòng của giới quý tộc, thượng lưu, nho sĩ mới thực sự chỉ bắt đầu từ thời Lê – Nguyễn. Và chỉ có mảnh đất kinh thành Thăng Long, nơi hội tụ những con người hào hoa mới có những nữ ca, những nhạc công tài năng tạo nên một nghệ thuật hát ả đào làm đắm say lòng người. Những nghệ sĩ tài hoa khi ấy đã được đại thi hào Nguyễn Du tỏ lòng tôn kính và tiếc nuối trong bài “Long thành cầm giả ca” trong khi xã hội coi các đào hát là “xướng ca vô loài”, điều đó thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc trong con người Nguyễn Du. Nghệ thuật hát ả đào sang thế kỷ 18, 19 và đầu thế kỷ 20 đã nâng tới mức độ hoàn chỉnh với những nhà nho lừng danh đặt lời cho bài hát như Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh, Dương Khuê, Nguyễn Khuyến… khiến cho loại nhạc – thơ này trở nên hấp dẫn người nghe vô cùng. Nghệ thuật hát ả đào thực sự để được nâng tới tầm nghệ thuật, thể hiện được sự tài hoa, tinh tế đáp ứng được nhu cầu thưởng thức âm nhạc của người Thăng Long thì đòi hỏi phải có một thời gian dài hình thành và phát triển trên mảnh đất phồn hoa đô thị như kinh thành Thăng Long. Trải qua nhiều quá trình biến đổi, nghệ thuật hát ả đào vẫn còn mang những giá trị độc đáo riêng của nó và xứng đáng được UNESCO công nhận đây là “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”.

                                                     Theo Hà Nội Xưa và Nay

NGUYỄN XUÂN KHOÁT * HÁT Ả ĐÀO



Nguyễn Xuân Khoát
__________________________

* Thanh nghị, số 17, 1942
(1) Có hai lối đánh chầu: Một lối đứng đắn thưa thớt, ít tiếng, dễ nghe, lối này khó, được nhiều người hoan nghênh; một lối cợt nhả gọi là chầu "sực-tắc" hay "cải-lương", rậm tiếng; đào nương dễ hát, nhiều người không ưa. Thật ra lối này rậm tiếng quá thành ra cũng không còn có chỗ mà thưởng thức câu hát nữa, nhưng nếu điều độ một chút và đi với một bài hát vui vẻ có ý châm biếm hài hước thì dùng đến cũng hợp.
(2) Ngồi cầm trống cũng có hai cách: một cách lấy tay bịt mặt trống, đã nhiều người bỏ vì dáng ngồi hơi bị câu thúc, một cách không bịt mặt trống, trông có vẻ chững chạc hơn.
(3) Ngoài tiếng trống lại còn có tiếng chát dùng để khen thưởng tiếng đàn tiếng hát, để điểm câu vǎn và để chen vào với tiếng trống, thay đổi khổ trống. 4. Thay đổi tiếng trống với tiếng chát ta có thể tìm ra được từ một đến 5 tiếng, hơn hai chục khổ trống trong đó có hơn chục khổ thường dùng và đã thành tên như: Song châu, Liên châu, Xuyên tâm, Chính điệu,.v.v…


(Trích "Hợp tuyển tài liệu nghiên cứu lý luận phê bình âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX"-Viện Âm nhạc xuất bản 2004)

trích trang nhà Viện Âm nhạc Hà Nội

KIÊM THÊM * HÁT Ả ĐÀO

Hát Ả Đào
Qua Báo Chí
Nửa Sau Thế Kỷ XX




Có thể nói hát Ả đào (hay Ca Trù) là một nét son trong truyền thống sinh hoạt nghệ thuật âm nhạc chuyên nghiệp cổ truyền của người Việt. Không quá đáng nếu cho rằng: hát Ả đào, suốt một chiều dài lịch sử, bằng một sức sống mãnh liệt đã cô đúc và tiềm ẩn trong nó những tín hiệu đặc trưng độc sáng của văn hóa dân tộc. Một thể loại mà trong tiến trình phát triển đã thích ứng, hòa nhập với đủ mọi thiết chế văn hóa của xã hội Việt Nam: vừa mang tính chuyên nghiệp cao trong cung vua phủ chúa (hát cửa quyền); vừa mang đậm yêú tố dân gian trong tín ngưỡng thờ thần hoàng ở hàng xã hàng huyện (hát cửa đình) và kể cả giai đoạn "bán chuyên" như ở môi trường hát nhà tơ, hát cô đầu, quan viên... Đặc biệt, Ả đào không phải chỉ là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật dành riêng cho một tầng lớp nào mà có thời nó đã trở thành một sinh hoạt phổ biến trong công chúng, như học giả Nguyễn Đôn Phục trong Khảo luận về cuộc hát ả đào đã cho biết: " hát ả đào chỉ Bắc kỳ ta là thịnh nhất, không tỉnh nào không có, không huyện nào không có. Trong một huyện thường hai ba làng có ả đào, mà Trung kỳ thời chỉ tự Nghệ, Tĩnh trở ra là có cuộc hát ả đào mà thôi".
Chuyển biến theo lịch sử thăng trầm của dân tộc, đến đầu thế kỷ XX hát Ả đào bước vào giai đoạn suy thoái. Sự suy thoái này hoàn toàn không do bản thân thể loại Ả đào mà đây chính là sự suy thoái của xã hội thời bấy giờ. Phạm Quỳnh trong bài diễn thuyết Văn chương trong lối hát Ả đào [1] năm 1923 cũng từng phê phán: "...Há phải lỗi tại lối hát ả đào sao ? Hay là chính lỗi tại các quan viên ngày nay không có cái phẩm cách, cái chí thú như quan viên đời xưa, mà để cho một lối chơi rất phong nhã, rất thanh tao biến thành một cuộc dâm bôn, một bàn cớt nhả ? ". Vấn đề này từ năm 1919 học giả Đông Châu cũng đã luận bàn: "phải hiểu thấu văn chương, thời mới sành cung bậc, có sành cung bậc thời mới đánh lọt được tiếng chầu...còn như lả lơi trên chiếu rượu, chớt nhả ngón nhân tình, không phải là cách chơi phong nhã của người quân tử vậy."[1] Hát Ả đào lại phải thích ứng, sự việc từ "một nghệ thuật" trở thành "một kỹ nghệ" (như cách gọi của Đỗ Bằng Đoàn), thì một lần nữa chứng tỏ sự nổi trội của yếu tố nghệ thuật Ả đào ; một lần nữa chứng tỏ sức mạnh hội nhập, thích nghi và lan tỏa của văn hóa truyền thống. Một số loại hình nghệ thuật khác như múa, sân khấu... ít nhiều, đậm nhạt đều mang vết tích nghệ thuật của ca trù, của Ả đào. Đôi lúc, chẳng hạn trong lĩnh vực sân khấu, "đủ để nhìn nhận như một trong những thành phần cơ bản đã hình thành nên nghệ thuật tuồng " . Sức mạnh này là gì nếu không phải là bản sắc dân tộc được bồi đắp cho hát Ả đào qua hàng thế kỷ ? Xã hội suy thoái, văn hóa phương Tây với đầy đủ tính thực dụng của nó đang ngày càng chiếm lĩnh đời sống tinh thần công chúng các vùng đô thị thời bấy giờ, tại sao một thể loại nghệ thuật cổ truyền lại phát triển chưa từng thấy (dù là phát triển theo chiều hướng được gọi là suy đồi về sau) như một hiện tượng cạnh tranh với văn hóa ngoại lai ?
Lịch sử một thời đã khắt khe và không công bằng khi cách ly hát Ả đào với truyền thống âm nhạc cổ truyền; đã "bỏ rơi" một một sản phẩm tinh thần mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc lúc nó đang sức cùng lực kiệt. Mấy mươi năm sau tìm lại, được chăng cũng chỉ là những mảnh vụn đã rơi vãi theo thời gian; có chăng cũng chỉ là âm ba vọng lại từ trong sâu thẳm ký ức của các "ả đào già" lìa xa phách-nhịp đã ngót nửa thế kỷ nay. Cố nhiên đấy chỉ là một khía cạnh về hát Ả đào trong tiến trình phát sinh phát triển của một loại thể nghệ thuật cổ truyền.
Nghiên cứu phê bình về hát Ả đào trên các tạp chí xuất hiện tương đối sớm và nhiều hơn hẳn so với các thể loại khác. Tạp chí Nam Phong năm 1923 với bài của Phạm Quỳnh (đã dẫn) chủ yếu là luận cái giá trị văn chương trong thể Hát nói. Tuy vậy trong phần đầu ông cũng đã có những nhận xét, bình luận về nguồn gốc, âm luật và các lối hát. Vào giai đoạn này, điều đáng nói nhất là việc ông đã sớm phê phán một số người cố áp đặt, gán ghép cái âm luật của Trung Hoa vào hát Ả đào: "... cố đem cái trù phạn cũ rích của sách tàu mà ghép vào các thanh âm của ta, như cung huỳnh là thuộc Cung, hát trai là thuộc Thương, cung bắc là thuộc Giốc, cung nam là thuộc Chủy, hát gái là thuộc ; mà Cung là thuộc Thổ, thương là thuộc Kim, Giốc là thuộc Mộc, Thủy là thuộc Hỏa, Vu là thuộc Thủy ; thật là phiền toái và vô nghĩa lý ". Cái điều mà hơn nửa thế kỷ sau vẫn có những nhà nghiên cứu cứ xem là mới và đã áp dụng vào việc phân tích âm nhạc cổ truyền dân tộc. Ngoài ra trong bài diễn thuyết Phạm Quỳnh còn có những nhận xét liên quan đến âm nhạc. Chẳng hạn: " Hát ả-đào có nhiều lối lắm, khác nhau ở lời văn ít, khác nhau ở giọng hát nhiều...- lối dịp ba cung bắc, trong khúc hát có ba chổ đổi điệu, chen cung nam cung bắc rồi chuyển sang cung pha ".
Khảo luận về cuộc hát Ả đào của Nguyễn Đôn Phục [2] là một khảo cứu đầy đặn về một "xã hội Ả đào" trước giai đoạn suy thoái, bế tắc. Có thể nói rằng qua mô tả nề nếp sinh hoạt, từ tổ chức giáo phường, hát đình, hát đám, hát thi, tác giả bài khảo cứu hầu như đã nhấn mạnh và đề cao kỷ cương, phẩm hạnh của giới ca kỹ nước nhà. Ở đây không gợn lên chút nào sự suy đồi, băng hoại về đạo đức của đội ngũ đào nương: " truy nguyên lại cái quy tắc trong nhạc tịch, và cái phong hóa trong giáo phường, thực cũng đáng bảo thủ, mà cũng đáng khen thay ! ...Cũng có người nói bọn ca kỹ nước Nam ta là kỹ trung chi lương, nói thế cũng khí quá đáng, nhưng tưởng cũng không phải là quá đáng". Đặc biệt ngoài việc liệt kê một cách đầy đủ danh mục các cách hát, điệu hát rất mực phong phú của hát Ả đào, ông còn đi sâu vào từng lối hát, lối gõ phách, lối chầu, lối đàn một cách cặn kẻ, cụ thể. Chẳng hạn, đàn cũng có lối đàn khuôn là lối đàn được gọi là giáo phường đệ nhất bộ, và lối đàn hàng hoa " kém bề khuôn phép, chỉ có ngón đàn tài hoa, thêm thắt ly kỳ, nghe thì cũng thấy sướng tai nhưng cô đào khó gõ phách, quan viên khó đánh trống". Thì đây, tác giả đã nói đến tính chất ngẫu hứng tòng theo giai điệu như một đặc trưng tấu đàn và đệm hát trong truyền thống cổ truyền chuyên nghiệp mà sau này vẫn thấy ở Ca Huế và ca nhạc tài tử. Mặc dù các vấn đề chưa được trình bày một cách có hệ thống, có phần tản mạn và hẳn là không phải khảo cứu âm nhạc nhưng những nhận xét và thông tin trong khảo luận sẽ có giá trị cho những nghiên cứu hát Ả đào về sau.
Nguyễn Xuân Khoát thì đi sâu vào chuyên môn hơn với bài Âm nhạc lối hát Ả đào [3]. Bài đăng năm 1942 trên báo Thanh Nghị, chỉ sưu tầm được mục đàn Đáytrống Chầu. Gọi là đi sâu vào chuyên môn nhưng thực ra chỉ nêu sơ lược về cây đàn Đáy và lối nhấn nhá đặc trưng của loại đàn này. Về trống Chầu cũng chỉ nói qua về ý nghĩa, công dụng và vai trò người cầm chầu. Tuy rằng có một vài dẫn dụ lý thuyết âm nhạc phương Tây sơ đẳng diễn đạt bằng tiếng Việt rất tối nghĩa lại không đúng với bản chất âm nhạc Ả đào như : "đoạn này điệu đàn đều lấy ở một hiệp âm vị thành cung (accord parfait mineur) - Một hiệp âm sầu não, buồn rầu - nhưng cung (intervalle) vị thành tam cấp (tierce mineur) và tiếng đứng cách âm chính không đầy ba bậc đã dùng đến rất ít (...) nên khúc đàn này không buồn ". Nghiên cứu phê bình âm nhạc cổ truyền thời bấy giờ (1942) mà dẫn ra được một trường hợp na ná, có dây mơ rễ má với căn bản nhạc lý Âu Tây mới du nhập, thì cũng là đã "học thuật" lắm rồi. Những năm về sau ( Đôi điều tâm đắc về ca trù -1973 [9] ) cách phân tích, nhận xét của ông khác đi nhiều : "cái mềm mại và cái nhuần nhị của lời hát được những tiếng phách khô giòn, thanh khiết nâng lên, trong khi đó tiếng đàn đáy vừa nhuần nhị lại vừa rắn rỏi, gắn hai cái lại, còn những tiếng chát, tiếng tom mà người cầm chầu đã phải tập thế nào để cho khỏe được, cho tròn được, cho hào hứng được, để tô điểm cho bức tranh âm thanh này khởi sắc lên một cách thần tình". Trong bài báo Cái đẹp của lối hát ca trù [10] năm 1986, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát thừa nhận ca trù có nguồn gốc dân gian sau đó mới du nhập vào hệ nhã nhạc xướng hát ở cung đình và rồi trở lại với lối chơi thanh cao trong gia đình. Đã có những nhận xét về âm nhạc sâu sắc hơn : " Ca trù ngoài giọng hát, có thêm cổ phách, cây đàn đáy và chiếc trống chầu ; trong ca trù những thành tố này đã được lựa chọn đến mức không thể thay đổi một âm sắc mà không ảnh hưởng đến tính chất của lề lối". Ông cũng phản bác việc viết lời mới cho ca trù, và cho là cái luận điển bình cũ rượu mới cho đến hôm nay là phi khoa học, phi nghệ thuật, phi lô-gich, không thể dung tục áp dụng được. v.v...
Hát Ả đào [4] của Gs. Trần Văn khê được công bố năm 1960 là một khảo cứu tương đối khoa học hơn so với những khảo cứu về hát Ả đào trước đó. Các vấn đề Nguồn gốc, Tổ chức giáo phường, Âm nhạc trong ả đào được tra cứu ở nhiều nguồn tư liệu và trình bày, diễn giải một cách hệ thống, súc tích. Về nguồn gốc, như trong nhiều khảo cứu của Hoàng Yến, Phạm Quỳnh, Nguyễn Đôn Phục, Trần Văn Khê cũng "tạm cho là xuất phát tại vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh muộn nhất là vào đầu thế kỷ XV". (Chúng tôi có lưu ý một chi tiết trong bài giới thiệu vốn văn nghệ dân gian các dân tộc miền núi Nghệ Tĩnh của Hoàng Thọ nói đến việc dân tộc Thổ sử dụng đàn Đáy trong hát nhà tơ, liệu có liên quan gì đến vấn đề này chăng ?). Trong phần Lạm bình của bài Tồn cổ lục[2] đăng trên Nam Phong năm 1919, tác giả Đông Châu cũng cho rằng: "Lối hát ả đào khởi ra tự trong Thanh Hóa, mà thịnh hành ở ngoài Bắc kỳ ta". Gs. Trần Văn Khê cho biết vào thế kỷ XVII hát Ả đào rất thịnh và nghề hát Ả đào là một nghề cao quý vì các đào nương chỉ sống với nghề hát thôi. Phần Âm nhạc trong Ả đào, mục Nhạc khí, Trần Văn Khê dẫn theo Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ nói là ngày xưa phụ họa cho cuộc hát Ả đào phải có cả một dàn nhạc gồm 7 nhạc cụ. Ông mô tả khá kĩ lưỡng về cây đàn Đáy, một loại đàn chỉ sử dụng trong hát Ả đào. Mục nói về các điệu hát, lối hát chủ yếu dẫn theo các nhận xét bình luận trong khảo cứu của Nguyễn Đôn Phục, Phạm Quỳnh. Mục các điệu múa cũng là những tư liệu bổ ích cho những khảo cứu toàn diện về hát Ả đào cũng như mối liên hệ của chúng với các điệu múa cung đình triều Nguyễn.
Đỗ Bằng Đoàn trong bài khảo cứu về Quá trình tiến hóa của ca trù và ảnh hưởng của ca trù đối với văn hóa dân tộc [5] đã hệ thống hóa quá trình phát triển của ca trù qua sự đúc kết rất tổng quát nhưng cô đọng và hình ảnh : Phát triển về bề rộng gồm 4 giai đoạn: cung vua, đền thần, dinh quan và tư gia ; quá trình tiến hóa của nội dung cũng qua 3 giai đoạn: nhạc, thơ và sắc. Ông đã luận giải các vấn đề trên cũng rất gọn gàng và súc tích: "Từ cung cấm ra đến dân gian, qua đền thầndinh quan ca trù đã phát triển về bề rộng theo đúng hệ thống giai tầng của xã hội Việt Nam cũ...Từ nhạc, qua thơ đến sắc, nội dung ca trù đã khai thác tất cả những khía cạnh có thể có của một ngành nghệ thuật". Trong việc ảnh hưởng của ca trù đối với văn hóa dân tộc, theo ông: ca trù đã cảm hóa con người, cảm hóa xã hội, "nhưng quan trọng hơn hết là ảnh hưởng của ca trù đối với văn chương quốc âm...đã hiến cho chúng ta một thể thơ đặc biệt Việt Nam là hát nói". Như thế qua sự phân tích cả chiêu sâu bề rộng tác giả đã tìm được cho quá trình của hát Ả đào một chu kỳ tiến hóa tron vẹn. Tuy vậy, việc tác giả cho là Ca trù bắt nguồn từ ban nữ nhạc trong cung vua, và từ ban nữ nhạc đến cô đầu ngày nay ca trù đã có non một nghìn năm lịch sử, thì cũng chỉ là sự suy luận không có căn cứ, dẫn chứng nên thiếu thuyết phục. Nhưng cái tồn nghi quan trọng nhất chưa được giải quyết vẫn là: Ả đào từ dân gian vào cung cấm hay từ cung cấm ra với dân gian ?
Trong một khảo cứu dân tộc học : Vài nét về sinh hoạt của hát Ả đào trong truyền thống văn hóa Việt Nam [6] Lê Văn Hảo đã đề cập đến các vấn đề lớn như địa vị Ả đào trong lịch sử xã hội Việt Nam qua các giai đoạn từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XX; Nghệ thuật và sinh hoạt của Ả đào trong văn hóa và phong tục Việt Nam. Ông nêu qua hai hình thức sinh hoạt của nghệ thuật này ở giai đoạn biến chất và đặc biệt nhấn mạnh giai đoạn phát triển lành mạnh, chính đáng của hát Ả đào trong truyền thống văn hóa dân gian. Nhấn mạnh nguồn gốc dân gian của Ả đào, Lê Văn Hảo cho rằng: " Vai trò quan trọng nhất của Ả đào tự khởi thủy đến nay, theo thiển ý, có lẽ là vai trò của một nghệ thuật bình dân chủ ý tô điểm cho một khía cạnh của tôn giáo bình dân là sự cúng tế Thành Hoàng, vị thần phù hộ làng mạc Việt Nam ". Có thể vì thế mà ông quan tâm đến môi trường diễn xướng, các hình thái sinh hoạt quan trọng mang tính phong tục gắn với truyền thống văn hóa cổ truyền dân tộc như tục "thưởng giải ca chúc thần" ở làng Bát Tràng và Thị Cầu (Bắc Ninh), tục "phẩy quạt rao, lấy tiền thưởng ả đào" ở làng Phù Lưu (Bắc Ninh). Lại có những tục lạ kỳ liên quan đến phong tục tình ái của người Việt cổ đại có sự tham dự của Ả đào, mà tác giả gọi là Hèm - một điển lễ bí mật được tiến hành đêm cuối trong lễ vào đám. Chẳng hạn điển lễ giả làm thần bắt ả đào ở làng Đang Nhiểm (huyện Văn Giang) kỳ mục nhảy vào ôm ả đào, con trai cũng nhảy vào ôm con gái; tục cho trai gái (kể cả ả đào) tự do gần gũi nhau 3,4 phút trước bàn thờ thần trong đêm ca thờ thần ở làng Khắc Niệm thượng (huyện Vũ Giàng).
Đọc quyển Việt Nam ca trù biên khảo của Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề [7] Lê Văn Hảo không dừng lại ở phạm vi một bài "điểm sách" thông thường mà mở rộng thành một tiểu luận phê bình. Ông đã tóm lược, bình luận và nêu bật được những giá trị của quyển sách đối với lịch sử văn hóa âm nhạc Việt Nam. Đồng thời chỉ một số hạn chế, chẳng hạn như vấn đề nguồn gốc và thời gian ra đời của ca trù. Ông "chưa thấy sử liệu nào cho rằng Ca trù từ trong cung điện truyền bá ra đến cửa đình, cửa đền" và đã có nhận xét hay liên quan đến tên gọi Ca trù - Ả đào: " tôi nhận thấy danh từ dùng để gọi chung tất cả các lối Hát Ả đào, hát cửa đình, hát cửa quyền, hát nhà tơ v.v...là danh từ Ca trù (hát thẻ) có lẽ là danh từ cũ nhất, nguyên nghĩa chỉ một tập quán văn hóa dân gian và minh chứng được phần nào nguồn gốc dân gian của Hát Ả đào". v.v...
Hát Ả đào của Nguyễn Duy Diễn [8] không phải là một nghiên cứu phê bình xuất sắc về hát Ả đào nhưng những điều ông nêu ra trong phần đầu bài viết cũng cần phải xem xét. Như việc ông cho rằng trong các cuộc tế lễ ở đình miếu ngày xưa, để đở mệt mỏi vì phải đứng lên quỳ xuống khấn vái dâng hương liên tục, các vị kỳ mục nảy ra ý định xen nhạc vào trong khi hành lễ vừa được nhẹ nhàng cho buổi lễ cũng vừa thích hợp với chủ trương Lễ Nhạc của Khổng giáo. Vì những bài hát thờ đều mang tính chất trang nghiêm nên sau buổi lễ các cụ thường đến nhà các thiếu nữ hát thờ để nghe những bài có màu sắc tự do phóng khoáng hơn như Bồng mạc, Sa mạc, Gửi thư v.v...Lâu dần thành nếp và Ả đào xuất hiện từ đó, là biến thể của hát cửa đình. Việc thời điểm ra đời của Ả đào mà một số ý kiến cho là dưới thời Lê khi Nho giáo đã đi tới chổ toàn thịnh, tác giả bài viết Nguyễn Duy Diễn đã đưa ra điều nghi ngại : Tại sao trong thơ văn của các tác giả sáng tác qua các thế kỷ từ XV đến đầu XVIII không có đoạn nào, câu nào xét ra có dính líu tới hát Ả đào. Sau khi xem xét dấu vết trong thơ văn của các tác giả cuối thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX ông giả định hát Ả đào "rất có thể có từ dưới thời Lê trung hưng hoặc gần hơn nữa, dưới thời Lê mạt (hậu bán thế kỷ XVIII)".
Gs.Tú Ngọc đã nêu ra những điểm tương đồng và khác biệt khá lý thú của hai loại hát trong khảo cứu : Mối quan hệ giữa hát Xoan và hát Ca trù [11]. Qua so sánh, đối chiếu trên các phương diện : lịch sử và truyền thuyết, phong tục và lễ nghi tín ngưỡng, môi trường, trình thức diễn xướng và hệ thống, nội dung bài bản, tác giả bài khảo cứu muốn làm sáng tỏ bản chất đặc trưng thể loại chung của chúng. Qua những điểm tương đồng mà đặc biệt là hệ thống chương trình nội dung tiết mục, đã cho thấy khởi nguyên của hai loại hát này - hát Xoan và Ca trù - cũng đều là một hình thức dân ca nghi lễ, tế thần có cội rễ sâu xa trong đời sống tinh thần của cư dân người Việt gắn với không gian trình diễn là cửa đình, cửa đền. Đồng thời tác giả dẫn ra những điểm khác biệt cơ bản dẫn đến "những khuynh hướng phát triển khác nhau của một vài hình thức dân ca nghi lễ của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ". Có một vấn đề về sự xuất hiện của các tên gọi (mà điều này lại liên quan mật thiết với quá trình phát triển của thể loại Ca trù) theo như ông nói : " thoạt kỳ thủy là hát cửa đình, sau đó là hát Ả đào (Ả đầu, Đào nương ca), hát ca trù, hát nhà trò, hát nhà tơ, hát cô đầu" thì ngược lại với ý kiến với một số người khác cho rằng tên gọi Ca trù là xưa nhất.
Bài viết Ca trù qua một số truyền thuyết [13] của Trần Thị An chỉ xoáy sâu vào nguồn gốc xuất xứ của Ca trù qua các truyền thuyết. Trong mục Truyền thuyết về tổ Ca trù, tác giả bài viết nhấn mạnh đến cái nôi ca trù Cổ Đạm và qua truyền thuyết về cây đàn đáy (chỉ có ở Cổ Đạm) để giải quyết vấn đề: Có thể ca trù có từ đời Lý nhưng cuối đời Lê mới xuất hiện tổ ca trù. Tác giả cũng lưu ý về mối liên quan giữa ca trù và cái nôi dân ca Nghệ Tĩnh: " Đó là việc dùng "hơi trong" của ca trù với âm "ư" làm nền và tiếng đưa hơi "ư, hư, ni, nị" tạo giọng trầm trong hát Dặm Nghệ Tĩnh. Ý nghĩ về việc hát ca trù và hát dặm có chung một quê mẹ văn hóa là đáng suy nghĩ.
Theo Phạm Khương trong bài viết Ca nhạc dân gian Vĩnh Phu[3] thì ở vùng đất tổ còn có "Hát Nhà tơ một lối hát riêng mà sau này được gọi là lối hát Ả đào". Ông cho biết trước đây ở các huyện của tỉnh Vĩnh Phú có ít nhất là 15 phường hát thường hát suốt ba tháng xuân hết đình này đến đình khác nhưng không cho biết các phường Nhà tơ này tồn tại trong thời gian nào. Trong đó "phường Chế Nhuệ (Phú Thọ) là "tổ" của hát Nhà tơ hàng năm vào tháng giêng các phường trong tỉnh đều về Chế Nhuệ mở hội hàng phủ để tế "tổ" rất vui".
Từ ca trù đến hát bội [14], trong phần sơ lược về ca trù tác giả Lê Ngọc Cầu tiếp cận tư liệu lịch sử với góc nhìn rộng hơn, không phải đi tìm dấu vết một tên gọi ả đào hay ca trù mà Ca trù chính là toàn bộ phong tục múa - hát của người Việt và ông thấy rằng, "con hát đã thành chuyên nghiệp hẳn hoi ít ra là từ thế kỷ V. Qua thời Đinh, thời Lý, khoảng thế kỷ X về sau thì nghề hát múa của ta đã thịnh hành lắm rồi...Với các cứ liệu đó, chúng ta có cơ sở để nói rằng, hát cửa đình và sân chầu bằng nghệ thuật ca trù đã ra đời rất sớm lại được phổ biến rộng khắp tờ dân gian vào cung phủ, đi vào sinh hoạt của nhân dân ta để trở thành một phong tục từ ngàn xưa để lại". Từ quan điểm đó tác giả đã phân tích, dẫn chứng một cách thuyết phục về mối quan hệ gắn bó giữa ca trù và sân khấu, ca trù "được nhìn nhận như một trong những thành phần cơ bản đã hình thành nên nghệ thuật tuồng".
Trong vấn đề bảo tồn và phát huy vốn cổ Ca trù, một bài báo nhỏ - Mừng ít, lo nhiều [15] của B.D nhận xét về cuộc Liên hoan ca trù mở rộng lần thứ nhất tháng 12 năm 2000. Khi đề cập vấn đề nhiều tỉnh có vùng ca trù cổ nhưng không tham gia liên hoan, tác giả cho rằng nguyên nhân do không có sự quan tâm đúng của ngành văn hóa. Thậm chí một số tỉnh không còn biết ca trù tỉnh nhà nằm ở đâu và sống chết thế nào. Nhiều tỉnh đã không cử các nghệ nhân ca trù tham dự Liên hoan mà lại cử một đoàn văn công tỉnh đã nhiều năm chuyên đầu tư vào việc sáng tác các bài ca trù mới. Việc cải biên tùy tiện ca trù trong một số đoàn ca trù biểu hiện trong Liên hoan đã trở thành một xu hướng đáng lo ngại cho nghệ thuật ca trù đang như một cô gái ốm, vấn đề bây giờ không phải là vực dậy để mặc cho cô quần áo đẹp mà vực dậy là để phục thuốc thang. Nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn trong bài Cần khẳng định ca trù là nhạc dân gian của Hà Nội[4] sau khi phân tích sự biến thái phát triển của Ca trù từ dân gian vào cung đình và đã sống gần trọn nghìn năm trên đất Thăng Long, tác giả đã phê phán thái độ hững hờ của Hà Nội đối với đứa con của mình : " Vậy có thể nói Ca Trù là đứa con xinh duyên, tài hoa mà chỉ có người mẹ Hà Nội mới đủ điều kiện để sinh ra nó. Và người mẹ ấy vẫn nuôi nấng thương yêu, nhưng không hiểu sao lại không dám nhận là con mình, nên có khi nó đã bị ghẻ lạnh, sống vất vưởng".
TÀI LIỆU DẪN

[1] Phạm Quỳnh. Văn chương trong lối hát Ả Đào - Nam phong số 69/1923

[2] Nguyễn Đôn Phục. Khảo luận về cuộc hát Ả Đào - Nam phong số 70 tháng 4/1923.

[3] Nguyễn Xuân Khoát. Âm nhạc lối hát Ả Đào - Thanh nghị số 14,17/1942.

[4] Trân Văn Khê. Hát Ả Đào - Bách khoa số 81, 82, 83/1960.

[5] Đỗ Bằng Đoàn. Quá trình tiến hóa của Ca trù và ảnh hưởng của Ca trù đối với nền văn hóa dân tộc. - Bách khoa số 132/1962.

[6] Lê Văn Hảo. Vài nét về sinh hoạt của hát Ả Đào trong truyền thống văn hóa Việt Nam - Tạp chí Đai học số 5 /1962.

[7] Lê Văn Hảo. Đọc quyển Việt Nam Ca trù biên khảo của Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề.- Đại học số 32/1963.

[8] Nguyễn Duy Diễn. Hát Ả Đào. - Gió Mới bộ 6 số 5/1963.

[9] Hoài Anh. Đôi điều tâm đắc về Ca trù. -Văn hóa Nghệ thuật số 26/1973.

[10] Nguyễn Xuân Khoát. Cái đẹp của lối hát Ca trù Văn nghệ số 23 (1179) 7-6-1986.

[11] Tú Ngọc. Mối quan hệ giữa hát Xoan và hát Ca trù. - Văn hóa Nghệ thuật số 9/1997.

[12] Giang Thu. Nghệ thuật Ca trù ở Hải Phòng. - Tạp chí Cửa Biển số 33/1997.

[13] Trần Thị An. Ca trù qua một số truyền thuyết. - Tạp chí Sông Hương số 125 7/1999.

[14] Lê Ngọc Cầu. Từ Ca trù đến hát Bội. - Nghiên cứu Nghệ thuật số 2/1983

[15] Đ.D. Mừng ít lo nhiều. - Thể thao Văn hóa số 99 12-12-2000.


. © Tác giả giữ bản quyền
. Tác phẩm cập nhật ngày 09.01.2012.
. Đăng tải lại xin vui lòng ghi rõ nguồn Newvietart.com ©


NGUYỄN XUÂN DIÊN * CA TRÙ

 

Một số vấn đề của hát nói

Email In
Hát nói là một thể thơ ca dân tộc được sinh ra từ nhu cầu của bộ môn nghệ thuật ca trù và trở nên một thể thơ độc đáo trong nền văn học Việt Nam nói chung, văn học chữ Nôm nói riêng. Trước nay cũng đã có một số công trình bài viết nghiên cứu về thơ hát nói, ca trù và cũng đã có nhiều vấn đề của hát nói được làm sáng tỏ và khẳng định. Tuy nhiên vị trí và tầm vóc của hát nói trong văn học sử nói chung và trong dòng văn học chữ Nôm nói riêng thì vẫn chưa được khẳng định một cách mạnh mẽ.

 1. Tên gọi, gốc gác, đặc điểm của thể hát nói
 Trước đây, Nguyễn Văn Ngọc trong Đào nương ca nhắc rằng có người cho hát nói là lối nói sử. Trương Tửu trong Văn nghệ bình dân Việt Nam cũng viết rằng điệu hát nói là những điệu nói sử. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Mậu cho biết năm 1900 đã có tài liệu nói về ca trù và gọi hát nói là nói Nôm. Tuy nhiên, về vấn đề này, các tài liệu Hán Nôm cũng vẫn còn cho những thông tin đáng chú ý, góp phần làm sáng tỏ hơn nữa về tên gọi, gốc gác, đặc điểm của thể loại này.
Sách Ca trù thể cách (AB.160), viết về hát nói như sau: Tiếng đàn của hát nói thuộc cung Nam. Nếu nữ hát thì gọi là hát nói, nam hát thì gọi là Hà nam. Lối văn này, xưa và nay đều có. Lối văn này, mối bài chỉ có 11 câu mà thôi. Câu 1 và 2 gọi là tổng mạo. Câu 3 và 4 gọi là Thừa đề. Câu 5 và 6 thì dùng lối thất ngôn, hoặc cổ thi, hoặc quốc âm; như là treo cái ý của toàn bài vào giữa bài thơ, để nói hết cái đại ý của toàn bài. Các câu 7, 8, 9 đều nối theo cái ý của câu 5 và 6 mà phô diễn thêm ra, để làm rõ ý nghĩa. Câu 11 là tổng kết ý nghĩa trong cả bài, mà cũng là một câu kết thúc. Cũng có khi đến đây, lại thêm hai câu hoặc 4 câu nữa, liền sau đó nói dông dài thêm cái dư ý của bài thơ, ấy là muốn dẫn cho dài thêm. Người trong làng ca gọi làHát nối (trang 12b).
Theo ghi chép trên, hát nói có 3 tên gọi khác nhau: Hát nói (nếu là nữ hát), Hát Hà nam (nếu là nam hát), và Hát nối (chỉ các bài dôi khổ).
Sách Ca điệu lược ký (AB. 456), viết về “phép tắc” của hát nói như sau: Câu 1và 2 là tổng mạo. Câu 3 và 4 là thừa đề. Câu 5 và 6  dùng thất ngôn hoặc  ngũ ngôn, hoặc cổ thi, hoặc quốc âm, là câu nằm treo giữa bài hát, để nói hết cái đại ý của bài hát. Đến các câu 7, 8, 9, 10 thì cũng nối theo cái ý của câu 5 , 6, để làm rõ ý nghĩa. Câu 11 tổng kết ý nghĩa cả bài, mà cũng là một câu kết thúc… Hát nói về sau, rất hay dùng 4 câu hát mưỡu nữa (trang 2b và 3a).
Theo ghi chép trên, ban đầu hát nói không có các câu mưỡu, 4 câu mưỡu đặt trước các bài hát nói là về sau thêm vào.
Sách Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, trong phần Nhạc biện,  không thấy ghi nhận thể thơ hát nói. Song ông có cho biết về lối Hà nam như sau: Âm luật thời Hồng Đức (1460 - 1479) đại lược có cung Hoàng Chung, cung Nam, cung Bắc, cung Đại thực, luật Dương kiều, Bát đoạn cẩm. Gần đây  giáo phường học theo nhưng cung Hoàng chung, gọi nhầm thànhcung Huỳnh, cung Đại thực gọi nhầm thành Đại thạch, Dương kiều thành Kiều dương, Hà nam thành Xà nam.  
Theo ghi chép của Phạm Đình Hổ, thì lối Hà nam đã có từ thời Hồng Đức, đến thời ông viết Vũ trung tuỳ bút thì đã bị gọi sai khác đi. Hà Nam có thể là dạng thức rất sơ khai của điệu hát nói sau này.
Từ những ghi chép ở trên, rút ra một số thông tin về tên gọi, điệu hát nói còn có các tên gọi khác nhau như:
Hát nói -  khi nữ hát
Hà nam -  khi nam hát
Hát nối -  bài dôi khổ
Vào niên hiệu Hồng Đức (1470-1497), đời Lê Thánh Tông có thể đã thấy xuất hiện dạng thức sơ khai của thể thơ hát nói (theo Phạm Đình Hổ).
Về câu chữ và tên gọi các câu thơ trong bài hát nói:
- Số câu trong bài: 11 câu
- 4 câu mưỡu
- Câu 1 và 2:      Tổng mạo
- Câu 3 và 4:      Thừa đề
- Câu 5 và 6:      Dùng thơ Thất ngôn/ Cổ thi/ Thơ Quốc âm
- Câu 7, 8, 9, 10:  Triển khai ý câu 5 và 6
- Câu 11      : Tổng kết toàn bài.
Tham khảo một số sách báo và tiếp xúc với các nghệ nhân ca trù chúng ta được biết, trên thực tế ngoài hát nói đủ khổ (11 câu thơ) thì thể hát nói còn có một số biến thể khác như: Hát nói thiếu khổ (bài hát chỉ có 6 câu thơ); Hát nói dôi khổ tức là dôi thêm một hoặc nhiều khổ (mỗi khổ 4 câu thơ), Hát nói gối hạc (một vài câu thơ kéo dài ra, số chữ trong một câu thơ có thể lên tới 12, 18 hoăc thâm chí 24 chữ). Và hát nói thường hay đi kèm với hát mưỡu. Hát mưỡu ít khi được hát riêng rẽ với tư cách một bài hát trọn vẹn, mà thường được hát mở đầu hoặc kết thúc cho một bài hát nói. Do vậy khi hát mưỡu kết hợp với hát nói lại có các dạng Hát nói mưỡu tiền (hát mưỡu mở đầu rồi vào hát nói), Hát nói mưỡu hậu (hát mưỡu kết thúc sau khi hát nói); Hát nói mưỡu đơn (hát mưỡu bằng một câu thơ lục bát), Hát nói mưỡu kép (hát mưỡu bằng hai câu thơ lục bát).
2. Thể hát nói trong thơ ca trù
Trong nghệ thuật ca trù, thơ là một thành tố quan trọng. Ca trù có nhiều làn điệu, nhiều thể ca trù sử dụng các thể thơ quen thuộc và thuần Việt như lục bát, song thất lục bát. Trong số 34 thể ca trù mà thư tịch Hán Nôm có ghi nhận về lời thơ, thì các thể thơ được dùng là:
- Thể lục bát: dùng trong 17 thể ca trù
- Thể song thất lục bát: dùng trong 1 thể ca trù 
- Thể hát nói là thể riêng của ca trù
- Thể thơ 7 chữ và một câu lục cuối bài: dùng trong 3 thể ca trù
- Thể thơ 7 chữ và một câu lục bát cuối bài: dùng trong 1 thể ca trù
- Thể thơ Đường luật (thất ngôn, tứ tuyệt): dùng trong 8 thể ca trù
- Thể phú: dùng trong 1 thể ca trù 
- Thơ Đường luật trường thiên: dùng trong 2 thể ca trù (trong đó có bài Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị)
Theo thống kê trên, thể thơ lục bát là một thể thơ được sử dụng phổ biến trong ca trù. Và thể thơ này lại được sử dụng chủ yếu trong làn điệu hát của ca trù. Các điệu hát được các nhà nghiên cứu ghi nhận là các điệu ca trù cổ đều có ca từ là thơ lục bát. Đó là các làn điệu: Bắc phản, Chừ khi, Cung bắc, Dịp ba cung bắc, Đại thạch, Hãm, Hồng hạnh, Non mai, Thư phòng, Mưỡu, Ngâm vọng, Thổng.
Trong các lối hát truyền thống như chèo, quan họ cũng sử dụng thơ lục bát trong nhiều làn điệu. Điều này càng cho thấy sự gần gụi của ca trù với các lối hát chèo và quan họ, nếu xét dưới góc độ thanh điệu ca từ. Tuy vậy cùng sử dụng thể thơ lục bát, nhưng các lối hát truyền thống này cũng đã tạo nên những vẻ đẹp khác nhau trong nhạc điệu làm phong phú cho vốn âm nhạc cổ truyền Việt Nam, và càng khẳng định sức sống của thơ lục bát trong văn học và văn hóa Việt Nam.
Trong số các thể thơ được dùng trong ca trù, thể hát nói để lại số lượng tác phẩm lớn nhất, được ưa chuộng nhất. Hát nói đã gắn với những tên tuổi lớn trong lịch sử văn học Việt Nam như: Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh, Tản Đà, Phan Bội Châu…
3. Những vấn đề văn bản học của Hát nói
Hát nói là một khu vực văn học khá phức tạp, không chỉ vì nó có một số lượng văn bản lớn, mà còn ở chỗ nó rất phức tạp về văn bản học. Mới đây nhất trong luận án Tiến sĩ về hát nói, Nguyễn Đức Mậu cũng không tạo được bước tiến mới trong vấn đề này, mặc dù anh biết nghiên cứu văn bản học hát nói là một việc hệ trọng.
Theo thống kê của chúng tôi thì trong kho sách của Viện nghiên cứu Hán Nôm có khoảng 40 văn bản Hán Nôm chép các bài hát nói, trong đó có những cuốn Ca trù thể cách chép được 162 bài hát nói (AB.160), hay 95 bài (AB.499)... Tình hình phức tạp về văn bản học của hát nói có thể khái quát như dưới đây:
- Nhiều bài được chép trong nhiều văn bản, mỗi bài ở các bản thường có khác nhau một số chữ dẫn đến tình trạng một bài thơ có nhiều dị bản khác nhau.
- Hát nói thường được sáng tác và biểu diễn theo lối “tức tịch” (ngay tại chiếu hát) và chủ yếu cho mục đích giải trí nên khi nó được chép thành văn bản thì các yếu tố của văn bản thường bị bỏ qua, như: tác giả, thời điểm niên đại, các yếu tố trong tiểu dẫn, v.v... nên việc xác định tác giả đích thực cho tác phẩm cũng gặp không ít khó khăn.(Trường hợp thấy có lẫn hát nói của Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ trong tác phẩm của Nguyễn Bá Xuyến, hay nhiều bài thơ không xác định được tác giả...).
Sự phức tạp về văn bản học của hát nói là một khó khăn không nhỏ đối với việc nghiên cứu sự phát triển của thể loại, về vận luật và các vấn đề liên quan.
Nghiên cứu về hát nói do vậy không thể bỏ qua khâu khảo cứu văn bản, nhất là khi nghiên cứu về các tác giả và tác phẩm hát nói có niên đại sớm và có ý nghĩa trong việc nghiên cứu nguồn gốc thể loại, nhưng lại chưa rõ ràng về mặt văn bản. Trường hợp bài Hoạ mi trong lồng của Nguyễn Hữu Cầu; tác giả và tác phẩm Nguyễn Bá Xuyến, một số bài của Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ là những ví dụ về vấn đề này.
Hát nói là một làn điệu của ca trù. Thơ hát nói với tư cách là ca từ của một bộ môn nghệ thuật âm nhạc thính phòng nên nghiên cứu văn bản hát nói không thể không đặt nó trong mối liên hệ với âm nhạc hát nói ca trù. Trước đây, trong bài viết trên tạp chí Hán Nôm số 1 (8) - 1998 chúng tôi có giới thiệu 34 tên sách Hán Nôm về ca trù hiện đang tàng trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm. Đó phần lớn là các tập sách chép  chuyên về ca trù; chúng tôi chưa kể đến rất nhiều thi tập riêng của các tác gia có sáng tác hát nói. Trong các thi tập ấy, hát nói chỉ là một bộ phận trong văn nghiệp của các tác gia này. Vì thế, nghiên cứu văn bản học các tác phẩm hát nói chúng ta cần phải tiến hành khảo sát văn bản học cả các văn bản thi tập của các tác gia.
4. Những vấn đề về thể loại và khả năng thâu nhận của hát nói
Vấn đề thể loại và nguồn gốc thể loại cũng như việc xác định tác gia sớm nhất của hát nói luôn là một vấn đề thu hút sự chú ý của các nhà làm văn học sử. Trước đây, cũng đã có nhiều người cho rằng bài Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn của Tiến sĩ Lê Đức Mao (1462-1529) là bài hát nói ca trù cổ nhất. Thế nhưng gần đây đã có nhiều nhà nghiên cứu đã xem lại vấn đề này và đã khẳng định rằng đó không phải là bài hát nói  và do vậy Lê Đức Mao không phải là một tác gia hát nói. Nhận định này đã được các nhà nghiên cứu tán thành.
Hát nói là một thể thơ mở, không hạn định số câu trong bài và số chữ trong câu. Chúng ta có thể gặp trong bài hát nói một câu thơ khá dài như:
       Ôi nhân sinh là thế ấy, như bóng đèn,như mây nổi, như gió thổi,
         như chiêm bao.
                                                     (Chơi là lãi  Nguyễn Công Trứ )
hoặc những câu:
     - Khi vườn sau khi ao trước khi điếu thuốc khi miếng trầu
     khi trà chuyên năm ba chén khi Kiều lẩy một đôi câu.
                                                     (Anh giả điếc - Nguyễn Khuyến)
     - Rồi cũng cờ, cũng biển, cũng võng, cũng lọng, cũng hèo
     Cũng dương mắt ếch, vểnh tai mèo trong cõi tục.
                                                     (Thi hỏng - Trần Tế Xương)
Chính những câu như thế là một cánh cửa nơi những ý tưởng mới, những lối diễn đạt độc đáo ùa vào, phô diễn vẻ thanh kỳ, giàu sức gợi.
Đề cập đến vấn đề thể loại của hát nói các nhà nghiên cứu thường muốn tìm tới cội nguồn, nguồn gốc của hát nói. Đó là một vấn đề lý thú nhưng khó trả lời hoặc có quá nhiều đáp số, những đáp số dễ được chấp nhận nhưng cũng dễ bác bỏ. Đã có nhiều người cho rằng hát nói bắt nguồn từ Từ, lại cũng có người cho rằng nó bắt nguồn từ thơ luật, từ song thất lục bát.
Quan sát việc sử dụng hát nói trong các sinh hoạt đời sống, thì thấy hát nói được dùng trong nhiều hình thức sinh hoạt của đời sống; chẳng hạn trong nghi lễ thờ cúng (hát cửa đình, trong tín ngưỡng giáng bút, hát trong Thánh lễ Dâng hoa ở nhà thờ Thiên Chúa giáo), trong ca quán, dinh thự, trong nhà tù. Điều này không những cho thấy tính phổ biến của hát nói mà con cho thấy khả năng và dung lượng lớn của thể thơ này trong việc phô diễn tâm tình và phản ánh xã hội. Hơn nữa, hát nói cũng không thuần nhất một thể thơ nào mà dường như nó mang trong mình những đặc điểm ưu việt của các thể loại mà nó có ảnh hưởng, hay nói khác đi nó chọn lọc lấy những gì hay nhất, giầu sức biểu cảm nhất mà lại phù hợp nhất trong phô diễn.
Chính khả năng dung nạp và phô diễn đầy lợi thế của mình mà hát nói có được sự độc đáo. Là một thể thơ phù hợp với hầu hết các tạng sáng tác của  nhà nho mấy thế kỷ vừa rồi. Khả năng dung nạp và đồng hóa của hát nói cho thấy đây là một thể thơ linh hoạt và  là thuận lợi lớn cho việc diễn đạt mọi cung bậc tình cảm của con người. Các tác giả sách Việt Nam Ca trù biên khảo đã từng nhận định rằng: "Hát  nói rất phù hợp với những nội dung đứng giữa hai thái cực: một bên là những nội dung cô đọng quá dành cho thơ luật, một bên là những nội dung khai triển quá như truyện và ngâm dành cho lục bát và song thất lục bát" (Sđd. tr.140).
Thật vậy, ta có thể bắt gặp trong hát nói muôn nghìn tâm trạng, muôn nghìn biến thái vi tế nhất của tâm hồn Việt Nam, khi thì hùng tráng trong những tỏ bày tráng chí hay ngợi ca "địa linh nhân kiệt", lúc hào sảng trong cảm hứng đất nước non sông, khi phiêu diêu mơ màng về một mối tình đẹp như mộng mà cũng mỏng manh như mộng, lúc hóa thân trong cảm hứng vũ trụ, và cũng có khi là những gửi gắm nỗi niềm trước sự hưng vong của thời cuộc.
Hát nói không nhằm tới việc thuyết giáo hay rao giảng những nội dung nghiêm túc của luân lý trong học thuyết Khổng Mạnh. Văn chương hát nói không chủ yếu nhằm chở đạo. Hát nói chỉ nhằm hướng đến một nhu cầu rất chính đáng của con người đó là nhu cầu giải trí. Có lẽ trong văn chương của ta, chưa có một thứ văn học nào nhằm đến giải trí như là hát nói.
Nhìn chung lại, những đặc trưng mà hát nói có được chính là vì nó là một thể thơ phục vụ cho âm nhạc và để diễn tả tâm trạng phức tạp của trí thức bình dân trong một giai đoạn lịch sử có nhiều biến cố. Nghiên cứu các đặc điểm thể loại hát nói không thể không đặt trong bối cảnh văn hoá xã hội và trong lịch sử và đặc trưng nghệ thuật ca trù.
5. Thi liệu hát nói
Thi liệu được sử dụng trong hát nói thật dồi dào. Hát nói là một thể “văn chơi” nhằm đến sự giải trí, và thoát khỏi sự kiềm toả của giáo lý Khổng Mạnh nên hát nói đã chọn cho mình nguồn thi liệu phù hợp với mình từ vốn văn học cổ Trung Quốc. Đó là cái chất thăng hoa trong Đường thi, Tống thi.
Hát nói sử dụng nhiều thi liệu từ nguồn thi ca cổ điển Trung Hoa, nhưng dồi dào hơn cả là từ nguồn Đường thi. Nhiều bài hát nói đã sử dụng và chịu ảnh hưởng của Đường thi ở 3 hoặc 4 chỗ với nhiều cấp độ ảnh hưởng khác nhau. Ví dụ trong bài thơMượn rượu làm vui của Nguyễn Công Trứ, mức độ ảnh hưởng rất cao:
Nhân sinh thích chí
Chẳng gì hơn mượn rượu làm vui
Việc tày trời khi say đoạn cũng thôi
Một trận phá thành sầu, luỹ não
Tửu trái tầm thường hành xứ hữu
Nhân sinh thất thập cổ lai hy(1).
Danh mà chi, lợi nữa mà chi
Mượn ba chén dập dìu trăng gió
Nghìn vàng hết, hết rồi lại có
Chén còn không, ngựa áo để làm chi(2)
Bên tai gác tiếng thị phi,
Màn trời chiếu đất dầu khi ngang tàng
Mơ màng trong cõi tuý hương(3).
Chính vì sự ảnh hưởng của Đường thi khá đậm đặc  như vậy nên chúng tôi đã làm một khảo sát về sự ảnh hưởng của Đường thi vào hát nói (chúng tôi lấy bản Việt Nam ca trù biên khảo của Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề làm đối tượng khảo sát) để tìm hiểu về mức độ, phạm vi, và cơ chế ảnh hưởng của Đường thi đối với hát nói.
Kết quả khảo sát thấy có các trường hợp như sau:
- Có trường hợp nhan đề bài thơ hoàn toàn trùng hợp với nhan đề bài thơ trong Đường thi.
- Dịch toàn bài hoặc dịch một số câu từ Đường thi và đưa vào trong bài.
- Không trực dịch, cũng không phỏng dịch nhưng lấy ý từ Đường thi.
- Lấy nguyên văn hai câu thơ Đường đặt vào bài thơ, nhưng hợp với toàn bài trong một chỉnh thể nghệ thuật hoàn hảo.
- Cú pháp, từ ngữ, hình ảnh của Đường thi gây hiệu quả thẩm mỹ cao trong bài hát nói.
Ngoài việc sử dụng nguồn thi liệu từ thi ca cổ điển Trung Quốc, hát nói còn sử dụng nhuần nhuỵ thi liệu  trong thi ca dân gian Việt Nam. Chính lối nói dân dã, giầu âm điệu và thêm chút dí dỏm tếu táo trong dân gian đã được các nhà nho lựa chọn sử dụng. Hát nói của Tú Xương, Nguyễn Khuyến và nhiều tác giả vô danh thuộc loại này. Và các tác giả này đã góp phần mở rộng biên độ về sắc thái và nội dung phản ánh của hát nói.
6. Nội dung tư tưởng của hát nói
Hát nói là một thể thơ có khả năng đồng hóa và dung nạp cao. Nó không những ôm chứa trong nó nhiều thể loại, nhiều cách diễn đạt, nhiều nguồn thi liệu khác nhau mà hơn thế trong cấp độ của tư tưởng, hát nói cũng cho thấy nó là một thể thơ hàm chứa và chịu ảnh hưởng của nhiều nguồn tư tưởng. Chúng ta có thể gặp trong hát nói tư tưởng chính thống của nho gia biểu hiện qua hình ảnh người quân tử gánh vác non sông, đau niềm nhân thế, quyết chí xông lên xốc lại giang sơn theo tinh thần tự nhiệm (Nguyễn Công Trứ). Chúng ta lại còn có thể thấy tinh thần của Thiền trong những bài hát nói thoát tục của Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Thượng Hiền.
Nhưng nói về văn chương hát nói, không thể không đề cập đến ảnh hưởng của tư tưởng Lão Trang. Và vấn đề này, đã được Nguyễn Văn Ngọc đề cập rất sớm, trong sách Đào nương ca, xuất bản năm 1932.  Nguyễn Văn Ngọc cho rằng tư tưởng Lão Trang là cội nguồn tư tưởng để tạo nên cái hay đặc sắc của văn chương hát nói. Ông viết: “Tư tưởng Lão Trang và các “sách ngoài” giúp cho các bài hát nói siêu việt” (Sđd, tr.XVII).
Tư tưởng Lão Trang đã đến với văn học Việt Nam chủ yếu qua con đường ảnh hưởng từ văn học  Trung Quốc. Kể từ khi hát nói ra đời hoàn toàn hướng tới nhu cầu giải trí của tầng lớp trí thức, chủ yếu ở nơi phố thị, tư tưởng Lão Trang  đã tìm được mảnh đất để phát triển với một sức sống mới.
Tư tưởng Lão Trang trong văn chương hát nói, biểu hiện tập trung ở những khía cạnh: 1, Tinh thần tự do, tự tại thoát ra khỏi những quy phạm của Nho giáo. 2, Thiên nhiên hát nói là thiên nhiên tiên giới và mộng ảo. 3, Hưởng lạc đã trở thành một triết lý để thực hiện “vô”. Tư tưởng Lão Trang có một vị trí đặc biệt trong văn chương hát nói, là cội nguồn của cái Đẹp, cái Mộng, cái Huyền trong hát nói.
7. Vị trí và đóng góp của hát nói trong dòng văn học chữ Nôm của dân tộc
Trong bài viết Văn học chữ Nôm: tinh hoa - sáng tạo của văn học cổ điển Việt Nam thời trung đại trên tạp chí Văn học số 8 - 1998, PGS Bùi Duy Tân cho rằng: “Các thể loại: Truyện thơ, khúc ngâm, sử ca, ca trù là những sáng tạo thể loại sáng giá nhất của văn học chữ Nôm thời trung đại”.
Nguyễn Đức Mậu trong luận án Tiến sĩ Thể loại hát nói trong sự vận động của lịch sử văn học được bảo vệ tại Viện Văn học cũng đã tiến thêm một bước khẳng định thể loại văn học này. Nguyễn Đức Mậu dành hẳn chương 3: Hát nói là một hiện tượng nghệ thuật độc đáo của thơ ca dân tộc để phân tích cái hay, cái độc đáo của thể loại văn học này. Đặc biệt, Nguyễn Đức Mậu đã có một nhận xét quan trọng: Hát nói đáp ứng những nhu cầu khác truyện Nôm và ngâm khúc. Chính phát hiện này đã khẳng định tính độc lập độc đáo của hát nói trong tiến trình thể loại văn học Việt Nam. Tuy nhiên qua các chương và qua kết luận cuối cùng của luận án, Nguyễn Đức Mậu tỏ ra rất dè dặt trong khẳng định vị trí của hát nói trong dòng văn học chữ Nôm  nói riêng, và trong lịch sử văn học nói chung.
Từ sự nghiên cứu về những đặc điểm độc đáo của hát nói về các phương diện như: đặc điểm thể loại, hệ thống thi pháp, nội dung phản ánh và nội dung tư tưởng, cung như khả năng phô diễn và đồng hóa các yếu tố bên ngoài của hát nói, chúng tôi muốn khẳng định hát nói như một sáng tạo đặc biệt của văn học dân tộc, một thể thơ có một vị trí cao trong dòng văn học chữ Nôm của dân tộc.
Trong truyền thống thưởng ngoạn ca trù, văn nhân là người nghe hát, cũng đồng thời là những người làm ra các bài thơ đó, lại cũng là người phẩm bình, chấm điểm cho tiếng hát, tiếng phách của đào nương. Văn nhân và ca nữ là một mối quan hệ quan trọng nhất của lối thưởng thức ca trù. Quá trình tham gia sinh hoạt ca trù là quá trình sáng tạo, thưởng thức, thể nghiệm các tác phẩm văn chương của mình. Vì thế có thể khẳng định một thành tựu nữa của hát nói là đã góp phần làm cho sáng rõ hình ảnh của loại hình nhà nho tài tử trong văn chương Việt Nam. Cũng chính hát nói là một thể thơ giầu khả năng dung nạp và biểu cảm mà nó luôn là một thể thơ được nhiều thi nhân ưa thích và kết quả là đã có những đại biểu lớn như: Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Hàm Ninh, Nguyễn Khuyến, Dương Lâm, Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh, Tản Đà... Các bài hát nói của mỗi tác gia này trong văn nghiệp của họ rất đáng được nghiên cứu thành những công trình nghiên cứu riêng để từ đó làm sáng tổ hơn nữa thể loại độc đáo này.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng đề cập đến một thực tế mà các nhà nghiên cứu thường ít để tâm lý giải, đó là trong khi hát nói được nhiều người yêu thích thì lại có một bộ phận không nhỏ tác gia là trí thức không hề chọn thể loại hát nói để biểu đạt tư tưởng, tình cảm. Một loạt các tác gia không có các sáng tác hát nói như: Nguyễn Siêu, Vũ Tông Phan, Nguyễn Văn Lý, Kiều Oánh Mậu, Vũ Phạm Khải, Phạm Thận Duật, Lý Văn Phức... Họ là những trí thức khá tiêu biểu, đồng thời cũng là những tác gia có nhiều tác phẩm nổi tiếng viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm. Vậy chúng ta giải thích như thế nào về hiện tượng này. Theo chúng tôi phải tìm lời giải thích dưới góc độ loại hình nhà nho tài tử .
Hát nói chỉ có thể do các nhà nho tài tử sáng tạo ra, ưa dùng nó và hoàn thiện nó. Nhà nho tài tử  là mẫu nhà nho coi tài và tình , chứ không phải đạo đức, làm nên giá trị con người. Họ quan niệm tài có nhiều cách, hoặc là tài kinh luân, hoặc là tài học vấn  nhưng nhất thiết phải có tài văn chương, tài cầm kỳ thi họa cùng với các tài nghệ  tài hoa gắn bó với tình nữa. Đó là định nghĩa về nhà nho tài tử do GS. Trần Đình Hượu đưa ra. Gần đây, theo GS. Trần Đình Sử, thì tài tử không phải là người tài theo quan niệm thông thường, mà là kẻ lấy ngông làm tài, tài thoát ra thói tục, vì vậy mà nó gắn rất chặt với tài tình.
8. Kết luận
Cho đến nay, cùng với truyện Nôm và Ngâm khúc, hát nói là một trong ba thể loại thơ đặc trưng thuần Việt nhất của khu vực văn học chữ Nôm. Trong khi truyện Nôm và ngâm khúc xuất hiện trước, có thành tựu trước nhưng còn chịu nhiều ảnh hưởng từ văn học nước ngoài như (cốt truyện, thi liệu, nội dung phản ánh, nội dung tư tưởng...) thì hát nói ra đời sau nhưng mức độ ảnh hưởng từ văn học nước ngoài đã ít đi nhiều và sự ảnh hưởng cũng đã mang ở một cấp độ khác. Hát nói đã khác nhiều so với các thể loại trước đó và có thể xem là thể thơ thuần Việt nhất trong các thể loại của văn học chữ Nôm. Và do vậy nó phải có vị trí xứng đáng trong các giáo trình văn học sử, trong hệ thống sách giáo khoa và trong các hợp tuyển, tuyển tập.
Từ vị thế ấy, hát nói cần được đầu tư nghiên cứu hơn nữa ở tất cả các khâu như: nghiên cứu văn bản học (để xác định về văn bản, tác giả, trữ lượng), nghiên cứu so sánh và loại hình (để thấy tính độc lập của thể loại trong tiến trình văn học)...
____________
(1)Thơ Khúc giang của Đỗ Phủ
(2) Lời ý từ thơ Tương tiến tửu của Lý Bạch.
(3) Tuý hương: Làng say. Thơ Điệu cổ của Liễu Tông Nguyên (đời Đường) có câu:
                      Nhàn sự dữ thời câu bất liễu,
Thả tương thân tạm tuý hương du.
(Sự thanh nhàn cùng với thời gian thanh nhàn đều không hết,
Hãy đem mình chơi tạm với làng say).
    
Th.S Nguyễn Xuân Diện
Viện nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam

Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 3-2007

 Ca trù trên đất cố đô Huế

Ca trù trên đất cố đô
Nguyễn Xuân Diện

Huế không phải là cái nôi của ca trù, nhưng Huế đã từng vang lên tiếng hát ca trù ngay trong hoàng cung gác vàng điện ngọc, và thể thơ hát nói ca trù đã được các thi sĩ hoàng gia tìm đến như một lựa chọn để thể hiện tấm lòng “giãi tỏ với tri âm”.

Huế, miền đất thơ mộng của sông Hương núi Ngự, kinh đô của các vua triều Nguyễn đã từng là nơi diễn ra các khánh tiết, nghi lễ cung đình. Hồ sơ lưu trữ còn lưu giữ được các hình ảnh của đào kép của các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa vào kinh đô Huế chúc thọ “tứ tuần đại khánh” vua Khải Định vào tháng 9 và 10 năm 1924.


Các thi sĩ thuộc hoàng tộc như Ưng Bình Thúc Giạ Thị cũng rất chuộng hát ả đào và đã sáng tác nhiều bài theo thể thơ hát nói. Tập Bán buồn mua vui của ông có tới 42 bài hát nói ca trù (trong khi có 30 bài ca Huế, 36 câu Mái nhì và hò khoan, 6 đoạn Nói lối và Hát nam). Giai nhân với tài tử vốn là nợ sẵn, Ưng Bình Thúc Giạ Thị cũng đã ghi lại kỷ niệm giữa ông và các ả đào. Mỗi bài thơ là một câu chuyện riêng tư thi vị, mà rất nhiều trong số này lại là những sáng tác ngẫu hứng, ngay trong chiếu hát, ngay trong tiệc rượu. Nào là cuộc tái ngộ với cô đào Như Ý, nào là bài thơ đưa cho cô Tuyết Ngọc, và rồi những giận hờn: Giận cũng vì thương, thương mới giận/ Thương nên quá giận, giận càng thương. Rồi những dòng tâm sự lắng sâu của khách tài tử được viết ra lúc tiếng trống chầu lỗi nhịp giữa canh khuya…

Nguồn: trích từ Tạp chí Sông Hương số Tết (2010)

View more latest threads same category:





VĂN NHÂN VÀ Ả ĐÀO

Vietsciences-Nguyễn Xuân Diện         05/04/2008

Những bài cùng tác giả
  Mùa xuân đến, lòng ai không xao xuyến khi nhớ lại những mùa xuân xưa mưa đổ bụi trên những bến sông rụng tơi bời hoa xoan tím. Và trong những đêm hát, đào nương hiện ra như từ trong mộng: Mặt tròn thu nguyệt. Mắt sắc dao cau. Vào - duyên khuê các. Ra - vẻ hồng lâu. Lời ấy gấm - Miệng ấy thêu - Tài lỗi lạc chẳng thua nàng Ban - Tạ. Dịu như mai - Trong như tuyết - nét phong lưu chi kém bạn Vân - Kiều. Ta lại cùng nhớ đến chút duyên xưa giữa văn nhân và ả đào, mối quan hệ quan trọng nhất của lối thưởng thức ca trù. Bởi quá trình tham gia sinh hoạt ca trù là quá trình văn nhân sáng tạo, thưởng thức, thể nghiệm các tác phẩm của mình.

1.
Văn nhân, trí thức xưa luôn gắn bó với các sinh hoạt làng xã, trong đó có việc soạn thảo các thư tịch để phục vụ sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng. Những thư tịch ấy đã có một đời sống riêng trong dòng chảy của văn hóa Việt, trở thành thông điệp trao chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác mang tâm hồn và căn cước Việt Nam.

500 năm về trước, tại đình làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm (Hà Nội) đã diễn ra lễ hội đầu xuân cầu phúc trong không khí đại lễ trang nghiêm, hào hùng. Một văn nhân hay chữ trong làng là Lê Đức Mao (1462- 1529) thay mặt 8 giáp viết 9 bài thơ để các giáp đọc và khen thưởng cho các cô đào. Đó là bài Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn soạn trước năm 1505, tức là khoảng cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI. Đây chính là tư liệu sớm nhất mang hai chữ “ca trù”. Đây cũng là bài thơ cổ nhất hiện biết có hai chữ ‘ca trù’ lần đầu tiên có mặt trong văn học viết, là tư liệu sớm nhất để khẳng định ca trù đã có mặt trong văn hóa Việt Nam từ thế kỷ XV.

Trải qua nhiều thế kỷ, tục hát thờ thần ở đình Đông Ngạc vẫn được duy trì và tạo thêm nhiều yếu tố văn hóa đặc sắc, trong đó có lệ thưởng đào thị yến trở thành một nét đẹp về sự trân trọng của cộng đồng đối với nghệ thuật và nghệ sỹ.

 


     Tranh Phạm Công Thành

Ngày hội làng, các ả đào đứng trước điện thờ, tay cầm lá phách hát các bài hát thờ như Thét nhạc, Bắc phản, Hát Giai, Độc phú... Giáo phường nhất định sẽ hỏi cho bằng được tên huý của các vị thành hoàng để khi hát đến những chữ ấy thì tránh đi. Các cô đầu hát đến những câu có chữ ấy thì hát thật nhỏ, và hát chệch đi. Nếu cô đầu không nhớ, cứ thế hát thẳng không kiêng thì người cầm chầu sẽ gõ liên hồi vào tang trống và cho ngừng cuộc hát. Khi ấy quản giáp của giáo phường phải đến nói khó với các cụ trong làng để xin cho làm lễ tạ với thánh và xin các cụ chiếu cố cho. Khi ấy, người đào nương sẽ biện cơi trầu, đến trước điện làm lễ tạ lỗi với Thánh và các quan viên.

Người được làng tín nhiệm cầm chầu phải là người am hiểu về văn chương và âm luật. Thưởng công minh làng mới phục, vì nếu thưởng “rộng” thì làng tốn tiền, thưởng “hẹp” thì đào nương chê là ky bo, không biết nghe hát nghe đàn. Có khi người cầm chầu mà không biết thưởng thức, gặp cô đào đanh đá hát một câu khiến người cầm chầu phải xấu hổ bỏ roi chầu mà về. Làng tôi năm xưa đã xảy ra chuyện ấy, khiến cho cô đào giễu rằng: “Nào những ông nghè ông cống ở đâu/ Để cho ông lão móm ngồi câu con trạch vàng”. Ông lão móm ấy đã phải bỏ cuộc. Vì thế dân gian vẫn bảo: “ở đời có bốn thứ ngu/ Làm mai, Lãnh nợ, Gác cu, Cầm chầu”.

2.
Ngày xưa, có cô đào họ Nguyễn đã có công giúp tiền của để chàng thư sinh nghèo Vũ Khâm Lân đỗ Tiến sĩ. Vũ Khâm Lân, quê xã Ngọc Lặc, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) là một anh học trò nghèo thông minh chăm chỉ, vì dì ghẻ độc ác hà hiếp nên phải bỏ nhà lang thang xin ăn độ nhật. Khi đến làng Dịch Vọng (Từ Liêm) xin ăn ở trường ông Hương cống thì được thương và chu cấp cho ăn học. Trong khoảng hai năm việc học đã ngày chàng tiến tới, trong trường không còn ai là đối thủ nữa.

Mùa xuân năm ấy, làng Dịch Vọng vào đám rước thần. Mấy người bạn học rủ ông đi xem hội. Trai gái cả làng đều ăn mặc đẹp, chen chúc nhau xem hát. Riêng ông thì mặc áo bông cũ bẩn, dựa cột lén xem như chỉ sợ người khác thấy mình.

Giáo phường đến hát có một cô đào hát tuổi chừng mười bảy, mười tám nhan sắc xinh đẹp, đoan trang; mỗi lần nàng cất tiếng hát thì tiền và lụa thưởng cho nàng ném đầy xuống mảnh chiếu hoa nàng ngồi hát. Lúc cô đang múa, ánh đuốc lớn ngoài sân chiếu qua góc đình, khiến cô nhìn thấy ông, chăm chú một hồi lâu, bần thần như đánh mất một vật gì, không sao hát được nữa. Người làng đang xem cho là cô bị trúng phong đột ngột, ai nấy đều không vui. Người cầm chầu phải xin dừng đêm hát. Vũ Khâm Lân cũng theo mọi người ra về. Hôm sau vào lúc xế trưa, thấy có người con gái đến thẳng chỗ ông, an ủi và tặng ông 10 quan tiền cùng các thứ đồ ăn mặc, rồi trân trọng từ biệt.

Từ đó, cứ dăm ba tháng một lần cô lại đến chỗ ông ở, may vá, nấu nướng cho ông. Lúc mới gặp cô gái, ông rất xúc động và kính trọng cô. Lâu ngày thành quen, biết cô gái yêu mình, ông bỗng dưng nảy sinh lòng tà vạy, lẻn tới chỗ cô con gái xin ngủ cùng. Cô gái nghiêm khắc cự tuyệt. Ông lấy làm hổ thẹn xin lỗi nàng, và từ đó càng thêm niềm kính yêu, trân trọng.

Hai năm sau, gặp kỳ thị Hội, ông sửa soạn về quê để đăng ký thi theo hộ tịch ở quê nhà. Cô gái đến tiễn, đưa tặng rất hậu. Lúc sắp chia tay, ông cầm tay cô gái xin được biết quê quán, họ tên để sau này biết chốn tìm nhau. Cô gái không cho ông biết gì về thân thế, gia cảnh. Mùa thu, ông về thi ở huyện ở phủ đều đỗ đầu. Thi Hương, thi tỉnh cũng nhất. Cha ông bàn việc chuyện hôn nhân, định hỏi con nhà thế gia cho ông. Ông cố chối từ và thành thực kể lại chuyện riêng, xin được lấy người con gái ấy. Cha ông nổi giận quyết không cho lấy cô đào kia và mắng ông rất nhiều. Ông buộc phải nghe lời cha dạy.

Kỳ thi Hội năm sau, cô gái đem lễ tặng rất hậu và tới đợi Vũ Khâm Lân ở chỗ trọ tại kinh đô. Lân ngượng ngập, không biết nói gì. Cô gái nói với Lân: “Thiếp biết cả rồi, chẳng cần chàng nói. Tiền trình của chàng còn xa muôn dặm, thiếp hèn hạ không xứng hầu hạ khăn lược cho chàng. Đó là số phận của thiếp”. Từ đó ông không gặp lại cô đào trẻ đó nữa. Vũ Khâm Lân đỗ Tiến sĩ khoa thi năm Bảo Thái thứ 8 (1727).

Sau ông thi đỗ, vào làm việc trong viện Hàn lâm, đi sứ phương Bắc, làm quan trong kinh ngoài trấn trải hơn mười mấy năm. Ông còn được triều đình cử đi dẹp giặc giã. Dẹp xong giặc, ông được phong là Quận công, làm việc ở Ngự sử đài, rồi thăng Tể tướng, vẻ vang hiển hách không ai bằng. Mỗi khi kể chuyện đã qua, ông lại than thở buồn rầu tự trách mình. Ông đã sai người đi tìm chỗ ở của cô gái nhưng vẫn không tìm được.

Trong một tiệc hát ở nhà người bạn đồng liêu họ Đặng, thấy có người con gái đang gieo phách giữa chiếu hoa trông giống với người con gái ngày xưa. Hỏi ra thì đúng là nàng. Dẫu cho phong trần dầu dãi mà nét kiêu sa đằm thắm cùng tiếng phách tuyệt kỹ vẫn còn như xưa. Ông hỏi thăm về những ngày tháng đã qua của cô, thì biết mười năm trước cô lấy một viên quan võ ở trấn Thái Nguyên. Khi võ quan này chết, hai người chưa có con cái gì, nàng không biết đi đâu, chỉ còn một ít tư trang, mới lần về quê cũ. Gặp đứa em chẳng ra gì, phá tán sạch cơ nghiệp, cô đành dắt mẹ già lưu lạc trong thành Tràng An, dựa vào các nhà quyền thế, đàn hát qua ngày kiếm miếng ăn. Nghe câu chuyện của nàng, ông không sao nén nổi xót thương, bèn đón cả hai mẹ con nàng về một nơi ở riêng, chu cấp đầy đủ. Hơn một năm sau, mẹ cô mất. Ông lo chôn cất chu đáo. Tang ma cho mẹ xong, cô gái lại từ biệt ra đi, có lẽ lại dấn thân vào chốn ca trường đầy bất trắc. Ông giữ lại không được, hậu tặng cô rất nhiều tiền bạc, cô cũng không nhận. Ông cố ép thì cô nói: “Thiếp không có phúc được làm vợ tướng công, thì những thứ tiền bạc này đâu có phúc để tiêu mà nhận. Rồi nàng lén bỏ ra đi. Ông cho người nhà đuổi theo mà không kịp, không rõ đi đâu. Về sau, biết nàng là người huyện Chương Đức xứ Sơn Nam (nay là huyện Chương Mỹ, Hà Tây).

3.
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, người Pháp đã đặt xong nền đô hộ tại Đông Dương. Nhiều tỉnh lỵ, huyện lỵ được mọc lên bên cạnh những trục đường giao thông lớn nhỏ. Một số giáo phường ca trù ở nông thôn đã di chuyển ra tỉnh và bám theo dọc các trục đường giao thông để mở nhà hát (ca quán).

Trước kia người hát đến nhà người nghe hát. Kể từ khi có ca quán, người nghe hát đến ca quán để nghe hát. Từ đó nảy nở mối tình giữa văn nhân và đào nương. Đó là một mối quan hệ khá thắm thiết, gần gũi giữa Nguyễn Khuyến và cô đào Sen người làng Thi Liệu, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định; giữa Dương Khuê với cô Hồng, cô Tuyết, cô đầu Hai, cô đầu Phẩm, cô đầu Cúc, cô đầu Oanh, cô đầu Cần. Là Dương Tự Nhu với cô đầu Khanh, cô đầu Văn, cô đầu Phú, cô đầu Kim…Và nhà nho tài tử Nguyễn Danh Kế đã gặp gỡ đào nương tài sắc Nhữ Thị Nghiêm trong một ca quán ở phố Hàng Thao, thành Nam Định. Yêu vì tài, cảm vì tình rồi họ kết duyên chồng vợ. Cuộc hôn nhân này đã sinh ra Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu - một thi sĩ tài hoa đa tình. Ngay em gái của Tản Đà là cô Trang cũng là một đào nương: Có phải cô Trang em ấm Hiếu/ Người xinh xinh yểu điệu dáng con nhà (Tặng cô đầu Trang - Trần Tán Bình).

Khắp các nơi phố thị ca quán ca trù mọc lên như nấm sau mưa. ở miền Trung thì Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, tỉnh nào cũng có nhà hát cô đầu. ở miền Bắc những thành phố lớn đều có nhà hát, ở Nam Định trước cô đầu mở nhà hát ở phố Hàng Thao, sau thiên xuống Ngã Sáu. Theo phóng sự điều tra của ký giả Hồng Lam trên báo Trung Bắc chủ nhật số 129, năm 1942 thì riêng năm 1938, ngoại ô Hà Nội có 216 nhà hát và gần 2000 cô đầu tập trung trước thì ở Hàng Giấy, ấp Thái Hà, sau đến Khâm Thiên, Ngã Tư Sở, Vạn Thái, Chùa Mới, Cầu Giấy, Kim Mã, Văn Điển, Gia Quất.

Trong các khu phố có các ca quán ả đào, Khâm Thiên và Ngã Tư Sở là những địa chỉ nổi tiếng vì sự gắn bó với các nhà văn nhà thơ nổi tiếng: Tản Đà, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Hoài Điệp Thứ Lang, Vũ Hoàng Chương.
Khâm Thiên là nơi nhộn nhịp nhất của làng cầm ca thưở ấy. Nơi đây có nhà hát 24 gian, có những người quản lý giỏi giang, khiến cho cả khu phố quanh năm đỏ đèn. Nhà văn Vũ Bằng gọi xóm Khâm Thiên là “cái nôi văn nghệ của Hà Nội”. Ông cho biết: “tôi chưa thấy có nhà văn nhà báo đất Bắc nào mà lại không ra vào nhà hát cô đầu”, và các xóm cô đầu “quả là cái lò đúc ra văn nghệ sĩ”. Và ông kể về việc làm báo ở những tòa báo “lúc đó ở những con đường Nhà thương Phủ Doãn nhưng thật tình chỉ có một anh quản lý và một người tùy phái ở đây thường trực mà thôi. Còn bao nhiêu nhân viên tòa soạn thiết lập đại bản doanh ở Khâm Thiên, Vạn Thái ... Đại bản doanh lưu động, nay ở nhà này mai ở nhà khác. Chúng tôi viết bài, sửa bài ở nhà hát rồi gói tròn cả lại để vào một chỗ nhất định. Sáng ra người tùy phái đạp xe cọc cà, cọc cạch xuống lấy bài, đem về cho nhà in xếp chữ. Mỗi tuần lễ một lần, tôi lại hạ san từ xóm về nhà in để “mi” và vét tiền két chi nhà hát”.
Phải nói rằng văn hóa ả đào, văn hóa ca trù đã thấm đẫm trong sáng tạo của thi sĩ, văn sĩ trước 1945. Cũng tại Khâm Thiên, Nguyễn Tuân đã sống và tích lũy vốn liếng cho các tác phẩm về ca trù như Đới roi, Chùa Đàn. Trần Huyền Trân đã sống ở ngõ Cống Trắng, Khâm Thiên. Chàng thi sĩ tài hoa của xứ sở “Rau tần” này đã tặng danh ca Quách Thị Hồ những dòng thơ chứa chan niềm ưu tư: Tự cổ sầu chung kiếp xướng ca/ Mênh mông trời đất vẫn không nhà/ Người ơi mưa đấy ? Hay sênh phách/ Tay yếu gieo lòng xuống chiếu hoa. … Thôi khóc chi ai kiếp đọa đầy/ Tỳ bà tâm sự rót nhau say/ Thơ ta gửi tặng người ngâm nhé/ Cho vút giọng sầu tan bóng mây. Năm ấy Quách Thị Hồ tròn 30 tuổi.
Thế Lữ, Vũ Hoàng Chương, Xuân Diệu, Nguyễn Bính cũng có nhiều bài thơ gửi gắm tâm hồn đồng điệu với các đào nương đem tài sắc tuổi thanh xuân dâng tặng tri âm. Với Thế Lữ là “Bên sông đưa khách”, với Vũ Hoàng Chương là “Nghe hát” nắn nót câu chữ như ai nắn phím tơ: Phách ngọt, đàn say, nệm khói êm/ Tiếng ca buồn nổi giữa chừng đêm/ “Canh khuya đưa khách…”. Lời gieo ngọc/ Mơ gái Tầm Dương thoảng áo xiêm. Với Xuân Diệu là “Lời kỹ nữ”, mà theo Hoài Thanh thì “Người kỹ nữ của Xuân Diệu cũng bơ vơ như người Tỳ bà phụ. Nhưng nàng không lặng lẽ buồn mà ta thấy nàng run lên vì đau khổ: Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo;/ Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da”…
Lại có câu chuyện rằng có một đào nương tài sắc vẹn toàn, từng làm mê mẩn bao quan viên và tao nhân mặc khách. Một đêm mưa gió, nàng đi hát ở làng bên trở về thì bị cảm lạnh và qua đời ngay bên cầu Trò (Sơn Tây). Dân làng và các quan viên thương cảm nàng đã chôn cất và lập miếu thờ nàng ngay bên cầu. Câu chuyện ấy khiến bao người xót thương cho thân phận tài hoa bạc mệnh, ‘nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương’ của người ca nữ nọ. Nhà thơ Vũ Đình Liên nghe chuyện, cảm động mà viết bài Cảm tạ với hai câu kết: Tạ lòng nào biết nên chi được/ Phách ngọc dồn thêm một nhịp vàng. Sau khi nghe chuyện và đọc bài thơ của Vũ Đình Liên, chung với mối đồng cảm ấy, họa sĩ Bùi Xuân Phái đã ký họa lại hình ảnh của người ca nữ qua tưởng tượng. Những nét vẽ gầy guộc mảnh mai của ông như thấu được cả cái thân phận tài hoa nhưng mệnh bạc.
4.
Thưởng thức ca trù gọi là “nghe hát”, chứ không phải là “xem hát”. Đào nương ca trù chỉ ngồi yên gần như bất động trong suốt cuộc hát trên một mảnh chiếu cạp điều, với vẻ mặt bình thản, đoan trang. Đào nương chỉ có một cỗ phách tre đặt trước mặt và “đối thoại” với khách nghe chỉ bằng giọng hát và tiếng phách của mình. ấy vậy mà nghệ thuật này đã góp cho văn chương hàng nghìn bài thơ viết bằng chữ Nôm chứa đựng rất nhiều tâm trạng, rất nhiều biến thái vi tế của tâm hồn Việt Nam qua nhiều thế kỷ với các tên tuổi tiêu biểu như: Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Dương Tự Nhu, Nguyễn Hàm Ninh, Chu Mạnh Trinh, Vũ Phạm Hàm, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Bội Châu, Bùi Kỷ, Tản Đà ...
Trong kho tàng văn chương ca trù, các bài hay nhất vẫn là những bài ghi lại kỷ niệm giữa văn nhân và ả đào. Mỗi bài hát là một câu chuyện riêng tư thi vị, mà rất nhiều trong số này lại là những sáng tác ngẫu hứng, ngay trong chiếu hát, ngay trong tiệc rượu.
Xưa nay, đến với ca trù là những tâm hồn yêu tiếng hát, tiếng thơ, tiếng tơ, nhịp phách ca trù, để sẻ chia tâm sự, để hoà mình vào thế giới nội tâm sâu thẳm của những tri âm, để hào hứng dốc sạch túi tiền vào cuộc hát mà thưởng cho một ngón nghề tài hoa.
Và văn nhân và ca nữ vẫn là một mối quan hệ mà dường như chỉ có tạo hóa mới ban tặng được. Có phải vì thế mà mối tình giữa văn nhân và ca nữ luôn ở trong trí nhớ người đời? Có phải vì thế mà những mối tình này được lưu giữ trong văn chương rất thi vị cho dù nó hiện diện và tồn tại một cách rất mong manh?

            ©  http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org Nguyễn Xuân Diện

 

NHÂN QUYỀN - CA TRÙ

Tuesday, March 26, 2013


TRƯƠNG QUỐC VIỆT * NHÂN QUYỀN

Bài viết mới nhất

Về chương trình “Độc hành cho nhân quyền Việt Nam”

Trương Quốc Việt
Thông Cáo Báo Chí
(Ngày 25 tháng 3 năm 2013)


Tôi tên là Trương Quốc Việt, 31 tuổi, một công dân Việt Nam hiện đang tạm trú tại Melbourne, Victoria. Chương trình “Độc Hành cho nhân quyền Việt Nam”  là tên của chuyến đi độc hành 25 ngày xuyên qua các thành phố và thị trấn chính của các tiểu bang Victoria, New South Wales, Queensland và ACT của nước Úc mà tôi sẽ thực hiện vào ngày 1 tháng 4 năm 2013 nhằm gây sự chú ý và quan tâm  của quần chúng Úc về tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng trầm trọng tại quê hương của tôi, đồng thời kêu gọi mọi người dân Úc mà tôi gặp dọc theo lộ trình ký vào một bản kiến nghị yêu cầu chính phủ Úc Đại Lợi ngưng chương trình Viện Trợ Phát Triển của Úc cho chế độ đàn áp nhân quyền cộng sản Việt Nam.
Chính tôi đã là một nạn nhân  của sự oan ức và chà đạp nhân quyền của nhà nước Việt Nam vào năm 2009. Nhà và đất của gia đình tôi đã bị nhà nước và công an giựt sập, phá nát một cách phi pháp và riêng tôi đã bị công an bắt,  đánh đập và bỏ tù với tội danh “chống người thi hành công vụ”.
Vào tháng Tư năm 2012, sau khi đến Úc với thông hành thương nghiệp, tôi đã thực hiện một cuộc toạ kháng 7 ngày trước toà Đại Sứ Cộng Sàn Việt Nam và 12 ngày trước tiền đình Quốc Hội Úc Đại Lợi tại Canberra để đòi hỏi tự do, dân chủ và nhân quyền cho người dân Việt Nam. Năm nay, tôi quyết định làm một cuộc độc hành bằng xe hơi đi qua 13 thị trấn lớn và 3 thành phố thủ phủ chính của nước Úc để gây sự lưu tâm của quần chúng Úc về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam trước khi kết thức bằng một cuộc toạ kháng 5 ngày trước toà đại sứ CSVN tại Canberra.
Tôi muốn dùng thời gian quý báu  mà tôi có tại Úc để lên tiếng nói cho gần 90 triệu đồng bào của tôi không có tiếng nói, không có nhân quyền và không có tự do tại Việt Nam hiện nay. Tôi hy vọng sẽ đánh động và loan tải được cho quần chúng Úc về tình trạng vi phạm nhân quyền thật tồi tệ tại đất nước của tôi và xin họ ủng hộ cho một kiến nghị yêu cầu chính phủ Úc ngưng chương trình Viện Trợ Phát Triển ngay lập tức và có điều kiện trên chính quyền CSVN cho đến khi họ ký cam kết thả hết các nhà tranh đấu dân chủ, các nhà lãnh đạo các tôn giáo, các blogger, các nhà văn, nghệ sĩ và các tù nhân chánh trị, đồng thời cam kết tuân thủ và thi hành triệt để các khế ước, thoả thuận và hiệp định về nhân quyền mà họ đã ký với Liên Hiệp Quốc.
Cuộc hành trình đơn độc bằng xe hơi gần 4000 km của tôi cho nhân quyền VN tại Úc sẽ đi qua và ngừng lại ở các thành phố thủ phủ và các thị trấn chính theo thứ tự sau đây: Melbourne, Wangaratta, Albury-Wodonga, Goulbourn, Wollongong, Sydney, Gosford, Newcastle, Muswellbrook, Tamworth, Armadale, Glen Innes, Grafton, Ballina, Brisbane và Canberra. Tôi sẽ khởi hành từ Melbourne vào ngày 1 tháng 4, dừng lại tại Sydney vào hai ngày 6 và 7 tháng Tư, dừng tại Brisbane vào hai ngày 20 và 21 tháng Tư và bắt đầu toạ kháng tại Canberra từ ngày 26 đến ngày 30 tháng Tư năm 2013.
Nước Úc hoàn toàn trái ngược với nước Việt Nam của tôi về tự do, dân chủ và nhân quyền. Tôi  muốn cho mọi người Úc biết được rằng họ thật may mắn và hạnh phúc biết bao, và để bảo vệ cuộc sống tốt đẹp và dân chủ này của nước Úc , Úc Đại Lợi cần phải nỗ lực hỗ trợ người dân Việt Nam sớm có tự do và dân chủ thật sự. Chính phủ Úc cũng nên và có quyền đòi hỏi một cách mạnh mẽ hơn nữa đối với chế độ chà đạp nhân quyền CSVN so với những gì nước Úc đã và đang bày tỏ trong quá khứ và hiện nay.
Mọi chi tiết xin liên lạc với tôi qua điện thoại số 0404 694 777 hoặc qua e-mail: michaelviet@yahoo.com
———-
MEDIA RELEASE
(For immediate publication on 25thMarch 2013)
“A personal journey in Australia for Viet-Nam Human Rights”.
My name is Viet Quoc Truong, a 31 y.o Vietnamese citizen in Melbourne. “A personal journey in Australia for Vietnam Human Rights” is what I would like to describe my upcoming 25 days journey, starting on 1stApril 2013, through Victoria, New South Wales, Queensland and the ACT’s major towns and capital cities to raise public awareness on the deteriorating human rights situation in my  homeland  Viet-Nam and to collect signatures for a petition calling on the Australian Government to suspend Australian Development Aid to the human rights abusive Vietnamese Communist regime.
I was a victim of injustice and human rights violation under the hands of the Socialist Republic of Viet Nam (SRVN) Communist Government in 2009. My family’s house and land were destroyed and forcibly taken by the government without any compensation or due legal process. I was violently assaulted by the police and put in jail for resisting and protesting against the authorities.
Last year, in April 2012, after arriving in Australia on a Business Visa, I made a 7 day sit-in protest in front of the SRVN’s Embassy and a 12 day vigil in front of the Parliament House in Canberra to demand greater freedom, human rights and democracy for the people of Vietnam. This year, I decided to make a road journey, driving through 13 Australian major towns and 3 capital cities to raise awareness among the Australian public on the human rights violations in VN before I stage another 5 day sit-in protest in front of the Vietnamese Embassy in Canberra.
I would like to use my precious time in Australia to speak up for nearly 90 million Vietnamese who have no voice, no freedom and no rights today. I hope to inform the Australian people about the abysmal situation of human rights violation in my home country and to gather their support for an immediate and conditional suspension of Australia’s Development Aid to the SRVN government until they undertake in writing to release all religious advocates, human rights campaigners, bloggers, writers and political dissidents, and to adhere to all conventions, treaties and agreements they have signed with the UN on human rights.
My personal journey of nearly 4000 km in 25 days for Human Rights in VN in Australia will cover and stop at the following towns and capital cities: Melbourne, Wangaratta, Albury-Wodonga, Goulbourn, Wollongong, Sydney, Gosford, Newcastle, Muswellbrook, Tamworth, Armadale, Glen Innes, Grafton, Ballina, Brisbane and Canberra. My journey will begin in Melbourne on 1stApril, stop for two days in Sydney on 6thand 7thApril, two days in Brisbane on 20thand 21stApril and for 5 days in Canberra from 26thto 30thApril 2013.
Australia is so contrast to my country Vietnam in terms of freedom, democracy and human rights. I want to let every Australia here know that how blessed and lucky they are and how wonderful Australia is, and in order to preserve the Australian ways of life, Australia must help people in our region like Vietnam to be free and democratic. Australian government should and can stand up much more courageously and firmly against the dictatorial and human right violating Vietnamese Communist regime than it has done so far.
For more details of my journey, please contact me on 0404 694 777 or via email: michaelviet@yahoo.com

VĨNH PHÚC * HÁT Ả ĐÀO


_
HÁT Ả ĐÀO QUA BÁO CHÍ NỬA SAU TK XX
Vĩnh Phúc


Có thể nói hát Ả đào (hay Ca Trù) là một nét son trong truyền thống sinh hoạt nghệ thuật âm nhạc chuyên nghiệp cổ truyền của người Việt. Không quá đáng nếu cho rằng: hát Ả đào, suốt một chiều dài lịch sử, bằng một sức sống mãnh liệt đã cô đúc và tiềm ẩn trong nó những tín hiệu đặc trưng độc sáng của văn hóa dân tộc. Một thể loại mà trong tiến trình phát triển đã thích ứng, hòa nhập với đủ mọi thiết chế văn hóa của xã hội Việt Nam: vừa mang tính chuyên nghiệp cao trong cung vua phủ chúa (hát cửa quyền); vừa mang đậm yêú tố dân gian trong tín ngưỡng thờ thần hoàng ở hàng xã hàng huyện (hát cửa đình) và kể cả giai đoạn "bán chuyên" như ở môi trường hát nhà tơ, hát cô đầu, quan viên...
Đặc biệt, Ả đào không phải chỉ là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật dành riêng cho một tầng lớp nào mà có thời nó đã trở thành một sinh hoạt phổ biến trong công chúng, như học giả Nguyễn Đôn Phục trong Khảo luận về cuộc hát ả đào đã cho biết: " hát ả đào chỉ Bắc kỳ ta là thịnh nhất, không tỉnh nào không có, không huyện nào không có. Trong một huyện thường hai ba làng có ả đào, mà Trung kỳ thời chỉ tự Nghệ, Tĩnh trở ra là có cuộc hát ả đào mà thôi". Chuyển biến theo lịch sử thăng trầm của dân tộc, đến đầu thế kỷ XX hát Ả đào bước vào giai đoạn suy thoái. Sự suy thoái này hoàn toàn không do bản thân thể loại Ả đào mà đây chính là sự suy thoái của xã hội thời bấy giờ. Phạm Quỳnh trong bài diễn thuyết Văn chương trong lối hát Ả đào [1] năm 1923 cũng từng phê phán: "...
Há phải lỗi tại lối hát ả đào sao ? Hay là chính lỗi tại các quan viên ngày nay không có cái phẩm cách, cái chí thú như quan viên đời xưa, mà để cho một lối chơi rất phong nhã, rất thanh tao biến thành một cuộc dâm bôn, một bàn cớt nhả ? ". Vấn đề này từ năm 1919 học giả Đông Châu cũng đã luận bàn: "phải hiểu thấu văn chương, thời mới sành cung bậc, có sành cung bậc thời mới đánh lọt được tiếng chầu...còn như lả lơi trên chiếu rượu, chớt nhả ngón nhân tình, không phải là cách chơi phong nhã của người quân tử vậy." [16] Hát Ả đào lại phải thích ứng, sự việc từ "một nghệthuật" trở thành "một kỹ nghệ" (như cách gọi của Đỗ Bằng Đoàn), thì một lần nữa chứng tỏ sự nổi trội của yếu tố nghệ thuật Ả đào ; một lần nữa chứng tỏ sức mạnh hội nhập, thích nghi và lan tỏa của văn hóa truyền thống. Một số loại hình nghệ thuật khác như múa, sân khấu... ít nhiều, đậm nhạt đều mang vết tích nghệ thuật của ca trù, của Ả đào. Đôi lúc, chẳng hạn trong lĩnh vực sân khấu, "đủ để nhìn nhận như một trong những thành phần cơ bản đã hình thành nên nghệ thuật tuồng " .
 Sức mạnh này là gì nếu không phải là bản sắc dân tộc được bồi đắp cho hát Ả đào qua hàng thế kỷ ? Xã hội suy thoái, văn hóa phương Tây với đầy đủ tính thực dụng của nó đang ngày càng chiếm lĩnh đời sống tinh thần công chúng các vùng đô thị thời bấy giờ, tại sao một thể loại nghệ thuật cổ truyền lại phát triển chưa từng thấy (dù là phát triển theo chiều hướng được gọi là suy đồi về sau) như một hiện tượng cạnh tranh với văn hóa ngoại lai ? Lịch sử một thời đã khắt khe và không công bằng khi cách ly hát Ả đào với truyền thống âm nhạc cổ truyền; đã "bỏ rơi" một một sản phẩm tinh thần mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc lúc nó đang sức cùng lực kiệt. Mấy mươi năm sau tìm lại, được chăng cũng chỉ là những mảnh vụn đã rơi vãi theo thời gian; có chăng cũng chỉ là âm ba vọng lại từ trong sâu thẳm ký ức của các "ả đào già" lìa xa phách-nhịp đã ngót nửa thế kỷ nay. Cố nhiên đấy chỉ là một khía cạnh về hát Ả đào trong tiến trình phát sinh phát triển của một loại thể nghệ thuật cổ truyền. Ca Trù phường Thái Hà (Hà Nội) hiện nay. Ảnh TL Nghiên cứu phê bình về hát Ả đào trên các tạp chí xuất hiện tương đối sớm và nhiều hơn hẳn so với các thể loại khác. 
Tạp chí Nam Phong năm 1923 với bài của Phạm Quỳnh (đã dẫn) chủ yếu là luận cái giá trị văn chương trong thể Hát nói. Tuy vậy trong phần đầu ông cũng đã có những nhận xét, bình luận về nguồn gốc, âm luật và các lối hát. Vào giai đoạn này, điều đáng nói nhất là việc ông đã sớm phê phán một số người cố áp đặt, gán ghép cái âm luật của Trung Hoa vào hát Ả đào: "... cố đem cái trù phạn cũ rích của sách tàu mà ghép vào các thanh âm của ta, như cung huỳnh là thuộc Cung, hát trai là thuộc Thương, cung bắc là thuộc Giốc, cung nam là thuộc Chủy, hát gái là thuộc Vũ ; mà Cung là thuộc Thổ, thương là thuộc Kim, Giốc là thuộc Mộc, Thủy là thuộc Hỏa, Vu là thuộc Thủy ; thật là phiền toái và vô nghĩa lý ". Cái điều mà hơn nửa thế kỷ sau vẫn có những nhà nghiên cứu cứ xem là mới và đã áp dụng vào việc phân tích âm nhạc cổ truyền dân tộc. Ngoài ra trong bài diễn thuyết Phạm Quỳnh còn có những nhận xét liên quan đến âm nhạc. Chẳng hạn: " Hát ả-đào có nhiều lối lắm, khác nhau ở lời văn ít, khác nhau ở giọng hát nhiều...- lối dịp ba cung bắc, trong khúc hát có ba chổ đổi điệu, chen cung nam cung bắc rồi chuyển sang cung pha ". Khảo luận về cuộc hát Ả đào của Nguyễn Đôn Phục [2] là một khảo cứu đầy đặn về một "xã hội Ả đào" trước giai đoạn suy thoái, bế tắc. 
Có thể nói rằng qua mô tả nề nếp sinh hoạt, từ tổ chức giáo phường, hát đình, hát đám, hát thi, tác giả bài khảo cứu hầu như đã nhấn mạnh và đề cao kỷ cương, phẩm hạnh của giới ca kỹ nước nhà. Ở đây không gợn lên chút nào sự suy đồi, băng hoại về đạo đức của đội ngũ đào nương: " truy nguyên lại cái quy tắc trong nhạc tịch, và cái phong hóa trong giáo phường, thực cũng đáng bảo thủ, mà cũng đáng khen thay ! ...Cũng có người nói bọn ca kỹ nước Nam ta là kỹ trung chi lương, nói thế cũng khí quá đáng, nhưng tưởng cũng không phải là quá đáng". Đặc biệt ngoài việc liệt kê một cách đầy đủ danh mục các cách hát, điệu hát rất mực phong phú của hát Ả đào, ông còn đi sâu vào từng lối hát, lối gõ phách, lối chầu, lối đàn một cách cặn kẻ, cụ thể. Chẳng hạn, đàn cũng có lối đàn khuôn là lối đàn được gọi là giáo phường đệ nhất bộ, và lối đàn hàng hoa " kém bề khuôn phép, chỉ có ngón đàn tài hoa, thêm thắt ly kỳ, nghe thì cũng thấy sướng tai nhưng cô đào khó gõ phách, quan viên khó đánh trống". Thì đây, tác giả đã nói đến tính chất ngẫu hứng tòng theo giai điệu như một đặc trưng tấu đàn và đệm hát trong truyền thống cổ truyền chuyên nghiệp mà sau này vẫn thấy ở Ca Huế và ca nhạc tài tử. Mặc dù các vấn đề chưa được trình bày một cách có hệ thống, có phần tản mạn và hẳn là không phải khảo cứu âm nhạc nhưng những nhận xét và thông tin trong khảo luận sẽ có giá trị cho những nghiên cứu hát Ả đào về sau. Nguyễn Xuân Khoát thì đi sâu vào chuyên môn hơn với bài Âm nhạc lối hát Ả đào [3]. 
Bài đăng năm 1942 trên báo Thanh Nghị, chỉ sưu tầm được mục đàn Đáy và trống Chầu. Gọi là đi sâu vào chuyên môn nhưng thực ra chỉ nêu sơ lược về cây đàn Đáy và lối nhấn nhá đặc trưng của loại đàn này. Về trống Chầu cũng chỉ nói qua về ý nghĩa, công dụng và vai trò người cầm chầu. Tuy rằng có một vài dẫn dụ lý thuyết âm nhạc phương Tây sơ đẳng diễn đạt bằng tiếng Việt rất tối nghĩa lại không đúng với bản chất âm nhạc Ả đào như : "đoạn này điệu đàn đều lấy ở một hiệp âm vị thành cung (accord parfait mineur) - Một hiệp âm sầu não, buồn rầu - nhưng cung (intervalle) vị thành tam cấp (tierce mineur) và tiếng đứng cách âm chính không đầy ba bậc đã dùng đến rất ít (...) nên khúc đàn này không buồn ". Nghiên cứu phê bình âm nhạc cổ truyền thời bấy giờ (1942) mà dẫn ra được một trường hợp na ná, có dây mơ rễ má với căn bản nhạc lý Âu Tây mới du nhập, thì cũng là đã "học thuật" lắm rồi.
 Những năm về sau ( Đôi điều tâm đắc về ca trù -1973 [9] ) cách phân tích, nhận xét của ông khác đi nhiều : "cái mềm mại và cái nhuần nhị của lời hát được những tiếng phách khô giòn, thanh khiết nâng lên, trong khi đó tiếng đàn đáy vừa nhuần nhị lại vừa rắn rỏi, gắn hai cái lại, còn những tiếng chát, tiếng tom mà người cầm chầu đã phải tập thế nào để cho khỏe được, cho tròn được, cho hào hứng được, để tô điểm cho bức tranh âm thanh này khởi sắc lên một cách thần tình". Trong bài báo Cái đẹp của lối hát ca trù [10] năm 1986, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát thừa nhận ca trù có nguồn gốc dân gian sau đó mới du nhập vào hệ nhã nhạc xướng hát ở cung đình và rồi trở lại với lối chơi thanh cao trong gia đình. Đã có những nhận xét về âm nhạc sâu sắc hơn : " Ca trù ngoài giọng hát, có thêm cổ phách, cây đàn đáy và chiếc trống chầu ; trong ca trù những thành tố này đã được lựa chọn đến mức không thể thay đổi một âm sắc mà không ảnh hưởng đến tính chất của lề lối". Ông cũng phản bác việc viết lời mới cho ca trù, và cho là cái luận điển bình cũ rượu mới cho đến hôm nay là phi khoa học, phi nghệ thuật, phi lô-gich, không thể dung tục áp dụng được. v.v...
 Hát Ả đào [4] của Gs. Trần Văn khê được công bố năm 1960 là một khảo cứu tương đối khoa học hơn so với những khảo cứu về hát Ả đào trước đó. Các vấn đề Nguồn gốc, Tổ chức giáo phường, Âmnhạc trong ả đào được tra cứu ở nhiều nguồn tư liệu và trình bày, diễn giải một cách hệ thống, súc tích. Về nguồn gốc, như trong nhiều khảo cứu của Hoàng Yến, Phạm Quỳnh, Nguyễn Đôn Phục, Trần Văn Khê cũng "tạm cho là xuất phát tại vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh muộn nhất là vào đầu thế kỷ XV". (Chúng tôi có lưu ý một chi tiết trong bài giới thiệu vốn vănnghệ dân gian các dân tộc miền núi Nghệ Tĩnh của Hoàng Thọ nói đến việc dân tộc Thổ sử dụng đàn Đáy trong hát nhà tơ, liệu có liên quan gì đến vấn đề này chăng ?). Trong phần Lạm bình của bài Tồn cổ lục [17] đăng trên Nam Phong năm 1919, tác giả Đông Châu cũng cho rằng: "Lối hátả đào khởi ra tự trong Thanh Hóa, mà thịnh hành ở ngoài Bắc kỳ ta".
 Gs. Trần Văn Khê cho biết vào thế kỷ XVII hát Ả đào rất thịnh và nghề hát Ả đào là một nghề cao quý vì các đào nương chỉ sống với nghề hát thôi. Phần Âm nhạc trong Ả đào, mục Nhạc khí, Trần Văn Khê dẫn theo Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ nói là ngày xưa phụ họa cho cuộc hát Ả đào phải có cả một dàn nhạc gồm 7 nhạc cụ. Ông mô tả khá kĩ lưỡng về cây đàn Đáy, một loại đàn chỉ sử dụng trong hát Ả đào. Mục nói về các điệu hát, lối hát chủ yếu dẫn theo các nhận xét bình luận trong khảo cứu của Nguyễn Đôn Phục, Phạm Quỳnh. Mục các điệu múa cũng là những tư liệu bổ ích cho những khảo cứu toàn diện về hát Ả đào cũng như mối liên hệ của chúng với các điệu múa cung đình triều Nguyễn. Đỗ Bằng Đoàn trong bài khảo cứu về Quá trình tiến hóa của ca trù và ảnh hưởng của ca trù đối với văn hóa dân tộc [5] đã hệ thống hóa quá trình phát triển của ca trù qua sự đúc kết rất tổng quát nhưng cô đọng và hình ảnh :
 Phát triển về bề rộng gồm 4 giai đoạn: cung vua, đền thần, dinh quan và tư gia ; quá trình tiến hóa của nội dung cũng qua 3 giai đoạn: nhạc, thơ và sắc. Ông đã luận giải các vấn đề trên cũng rất gọn gàng và súc tích: "Từ cung cấm ra đến dân gian, qua đền thần và dinh quan ca trù đã phát triển về bề rộng theo đúng hệ thống giai tầng của xã hội Việt Nam cũ...Từ nhạc, qua thơ đến sắc, nội dung ca trù đã khai thác tất cả những khía cạnh có thể có của một ngành nghệ thuật". Trong việc ảnh hưởng của ca trù đối với văn hóa dân tộc, theo ông: ca trù đã cảm hóa con người, cảm hóa xã hội, "nhưng quan trọng hơn hết là ảnh hưởng của ca trù đối với văn chương quốc âm...đã hiến cho chúng ta một thể thơ đặc biệt Việt Nam là hát nói". 
Như thế qua sự phân tích cả chiêu sâu bề rộng tác giả đã tìm được cho quá trình của hát Ả đào một chu kỳ tiến hóa tron vẹn. Tuy vậy, việc tác giả cho là Ca trù bắt nguồn từ ban nữ nhạc trong cung vua, và từ ban nữ nhạc đến cô đầu ngày nay ca trù đã có non một nghìn năm lịch sử, thì cũng chỉ là sự suy luận không có căn cứ, dẫn chứng nên thiếu thuyết phục. Nhưng cái tồn nghi quan trọng nhất chưa được giải quyết vẫn là: Ả đào từ dân gian vào cung cấm hay từ cung cấm ra với dân gian ? Trong một khảo cứu dân tộc học : Vài nét về sinh hoạt của hát Ả đào trong truyền thống văn hóa Việt Nam [6] 
Lê Văn Hảo đã đề cập đến các vấn đề lớn như địa vị Ả đào trong lịch sử xã hội Việt Nam qua các giai đoạn từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XX; Nghệ thuật và sinh hoạt của Ả đào trong văn hóa và phong tục Việt Nam. Ông nêu qua hai hình thức sinh hoạt của nghệ thuật này ở giai đoạn biến chất và đặc biệt nhấn mạnh giai đoạn phát triển lành mạnh, chính đáng của hát Ả đào trong truyền thống văn hóa dân gian. Nhấn mạnh nguồn gốc dân gian của Ả đào, Lê Văn Hảo cho rằng: " Vai trò quan trọng nhất của Ả đào tự khởi thủy đến nay, theo thiển ý, có lẽ là vai trò của một nghệ thuật bình dân chủ ý tô điểm cho một khía cạnh của tôn giáo bình dân là sự cúng tế Thành Hoàng, vị thần phù hộ làng mạc Việt Nam ". 
Có thể vì thế mà ông quan tâm đến môi trường diễn xướng, các hình thái sinh hoạt quan trọng mang tính phong tục gắn với truyền thống văn hóa cổ truyền dân tộc như tục "thưởng giải ca chúc thần" ở làng Bát Tràng và Thị Cầu (Bắc Ninh), tục "phẩy quạt rao, lấy tiền thưởng ả đào" ở làng Phù Lưu (Bắc Ninh). Lại có những tục lạ kỳ liên quan đến phong tục tình ái của người Việt cổ đại có sự tham dự của Ả đào, mà tác giả gọi là Hèm - một điển lễ bí mật được tiến hành đêm cuối trong lễ vào đám. Chẳng hạn điển lễ giả làm thần bắt ả đào ở làng Đang Nhiểm (huyện Văn Giang) kỳ mục nhảy vào ôm ả đào, con trai cũng nhảy vào ôm con gái; tục cho trai gái (kể cả ả đào) tự do gần gũi nhau 3,4 phút trước bàn thờ thần trong đêm ca thờ thần ở làng Khắc Niệm thượng (huyện Vũ Giàng).
 Đọc quyển Việt Nam ca trù biên khảo của Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề [7] Lê Văn Hảo không dừng lại ở phạm vi một bài "điểm sách" thông thường mà mở rộng thành một tiểu luận phê bình. Ông đã tóm lược, bình luận và nêu bật được những giá trị của quyển sách đối với lịch sử văn hóa âm nhạc Việt Nam. Đồng thời chỉ một số hạn chế, chẳng hạn như vấn đề nguồn gốc và thời gian ra đời của ca trù. Ông "chưa thấy sử liệu nào cho rằng Ca trù từ trong cung điện truyền bá ra đến cửa đình, cửa đền" và đã có nhận xét hay liên quan đến tên gọi Ca trù - Ả đào: " tôi nhận thấy danh từ dùng để gọi chung tất cả các lối Hát Ả đào, hát cửa đình, hát cửa quyền, hát nhà tơ v.v... là danh từ Ca trù (hát thẻ) có lẽ là danh từ cũ nhất, nguyênnghĩa chỉ một tập quán văn hóa dân gian và minh chứng được phần nào nguồn gốc dân gian của Hát Ả đào". v.v...
 Hát Ả đào của Nguyễn Duy Diễn [8] không phải là một nghiên cứu phê bình xuất sắc về hát Ả đào nhưng những điều ông nêu ra trong phần đầu bài viết cũng cần phải xem xét. Như việc ông cho rằng trong các cuộc tế lễ ở đình miếu ngày xưa, để đở mệt mỏi vì phải đứng lên quỳ xuống khấn vái dâng hương liên tục, các vị kỳ mục nảy ra ý định xen nhạc vào trong khi hành lễ vừa được nhẹ nhàng cho buổi lễ cũng vừa thích hợp với chủ trương Lễ Nhạc của Khổnggiáo. 
Vì những bài hát thờ đều mang tính chất trang nghiêm nên sau buổi lễ các cụ thường đến nhà các thiếu nữ hát thờ để nghe những bài có màu sắc tự do phóng khoáng hơn như Bồng mạc, Sa mạc, Gửi thư v.v...Lâu dần thành nếp và Ả đào xuất hiện từ đó, là biến thể của hát cửa đình. Việc thời điểm ra đời của Ả đào mà một số ý kiến cho là dưới thời Lê khi Nho giáo đã đi tới chổ toàn thịnh, tác giả bài viết Nguyễn Duy Diễn đã đưa ra điều nghi ngại : Tại sao trong thơ văn của các tác giả sáng tác qua các thế kỷ từ XV đến đầu XVIII không có đoạn nào, câu nào xét ra có dính líu tới hát Ả đào. Sau khi xem xét dấu vết trong thơ văn của các tác giả cuối thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX ông giả định hát Ả đào "rất có thể có từ dưới thời Lê trung hưng hoặc gần hơn nữa, dưới thời Lê mạt (hậu bán thế kỷ XVIII)". Gs.Tú Ngọc đã nêu ra những điểm tương đồng và khác biệt khá lý thú của hai loại hát trong khảo cứu : Mối quan hệ giữa hát Xoan và hát Ca trù [11]. 
Qua so sánh, đối chiếu trên các phương diện : lịch sử và truyền thuyết, phong tục và lễ nghi tín ngưỡng, môi trường, trình thức diễn xướng và hệ thống, nội dung bài bản, tác giả bài khảo cứu muốn làm sáng tỏ bản chất đặc trưng thể loại chung của chúng. Qua những điểm tương đồng mà đặc biệt là hệ thống chương trình nội dung tiết mục, đã cho thấy khởi nguyên của hai loại hát này - hát Xoan và Ca trù - cũng đều là một hình thức dân ca nghi lễ, tế thần có cội rễ sâu xa trong đời sống tinh thần của cư dân người Việt gắn với không gian trình diễn là cửa đình, cửa đền. Đồng thời tác giả dẫn ra những điểm khác biệt cơ bản dẫn đến "những khuynh hướng phát triển khác nhau của một vài hình thức dân ca nghi lễ của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ". 
Có một vấn đề về sự xuất hiện của các tên gọi (mà điều này lại liên quan mật thiết với quá trình phát triển của thể loại Ca trù) theo như ông nói : " thoạt kỳ thủy là hát cửa đình, sau đó là hát Ả đào (Ả đầu, Đào nương ca), hát ca trù, hát nhà trò, hát nhà tơ, hát cô đầu" thì ngược lại với ý kiến với một số người khác cho rằng tên gọi Ca trù là xưa nhất. Bài viết Ca trù qua một số truyền thuyết [13] của Trần Thị An chỉ xoáy sâu vào nguồn gốc xuất xứ của Ca trù qua các truyền thuyết. Trong mục Truyền thuyết về tổ Ca trù, tác giả bài viết nhấn mạnh đến cái nôi ca trù Cổ Đạm và qua truyền thuyết về cây đàn đáy (chỉ có ở Cổ Đạm) để giải quyết vấn đề: 
Có thể ca trù có từ đời Lý nhưng cuối đời Lê mới xuất hiện tổ ca trù. Tác giả cũng lưu ý về mối liên quan giữa ca trù và cái nôi dân ca Nghệ Tĩnh: " Đó là việc dùng "hơi trong" của ca trù với âm "ư" làm nền và tiếng đưa hơi "ư, hư, ni, nị" tạo giọng trầm trong hát Dặm Nghệ Tĩnh. YÙ nghĩ về việc hát ca trù và hát dặm có chung một quê mẹ văn hóa là đáng suy nghĩ. Theo Phạm Khương trong bài viết Ca nhạc dân gian VĩnhPhú [18] thì ở vùng đất tổ còn có "Hát Nhà tơ một lối hát riêng mà sau này được gọi là lối hát Ả đào".
 Ông cho biết trước đây ở các huyện của tỉnh Vĩnh Phú có ít nhất là 15 phường hát thường hát suốt ba tháng xuân hết đình này đến đình khác nhưng không cho biết các phường Nhà tơ này tồn tại trong thời gian nào. Trong đó "phường Chế Nhuệ (Phú Thọ) là "tổ" của hát Nhà tơ hàng năm vào tháng giêng các phường trong tỉnh đều về Chế Nhuệ mở hội hàng phủ để tế "tổ" rất vui". Từ ca trù đến hát bội [14], trong phần sơ lược về ca trù tác giả Lê Ngọc Cầu tiếp cận tư liệu lịch sử với góc nhìn rộng hơn, không phải đi tìm dấu vết một tên gọi ả đào hay ca trù mà Ca trù chính là toàn bộ phong tục múa - hát của người Việt và ông thấy rằng, "con hát đã thành chuyên nghiệp hẳn hoi ít ra là từ thế kỷ V. Qua thời Đinh, thời Lý, khoảng thế kỷ X về sau thì nghề hát múa của ta đã thịnh hành lắm rồi...
Với các cứ liệu đó, chúng ta có cơ sở để nói rằng, hát cửa đình và sân chầu bằng nghệ thuật ca trù đã ra đời rất sớm lại được phổ biến rộng khắp tờ dân gian vào cung phủ, đi vào sinh hoạt của nhân dân ta để trở thành một phong tục từ ngàn xưa để lại". Từ quan điểm đó tác giả đã phân tích, dẫn chứng một cách thuyết phục về mối quan hệ gắn bó giữa ca trù và sân khấu, ca trù "được nhìn nhận như một trong những thành phần cơ bản đã hình thành nên nghệ thuật tuồng". 
 Trong vấn đề bảo tồn và phát huy vốn cổ Ca trù, một bài báo nhỏ - Mừng ít, lo nhiều [15] của B.D nhận xét về cuộc Liên hoan ca trù mở rộng lần thứ nhất tháng 12 năm 2000. Khi đề cập vấn đề nhiều tỉnh có vùng ca trù cổ nhưng không tham gia liên hoan, tác giả cho rằng nguyên nhân do không có sự quan tâm đúng của ngành văn hóa. Thậm chí một số tỉnh không còn biết ca trù tỉnh nhà nằm ở đâu và sống chết thế nào. Nhiều tỉnh đã không cử các nghệ nhân ca trù tham dự Liên hoan mà lại cử một đoàn văn công tỉnh đã nhiều năm chuyên đầu tư vào việc sáng tác các bài ca trù mới. Việc cải biên tùy tiện ca trù trong một số đoàn ca trù biểu hiện trong Liên hoan đã trở thành một xu hướng đáng lo ngại cho nghệ thuật ca trù đang như một cô gái ốm, vấn đề bây giờ không phải là vực dậy để mặc cho cô quần áo đẹp mà vực dậy là để phục thuốc thang. 
Nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn trong bài Cần khẳng định ca trù là nhạc dân gian của Hà Nội [19] sau khi phân tích sự biến thái phát triển của Ca trù từ dân gian vào cung đình và đã sống gần trọn nghìn năm trên đất Thăng Long, tác giả đã phê phán thái độ hững hờ của Hà Nội đối với đứa con của mình : " Vậy có thể nói Ca Trù là đứa con xinh duyên, tài hoa mà chỉ có người mẹ Hà Nội mới đủ điều kiện để sinh ra nó. Và người mẹ ấy vẫn nuôi nấng thương yêu, nhưng không hiểu sao lại không dám nhận là con mình, nên có khi nó đã bị ghẻ lạnh, sống vất vưởng". Nghệ nhân Ca trù Phạm Thị Mùi. Ảnh TL Tác giả. Nghệ nhân "nhí" Thu Thảo trong gia đình Ca trù Thái Hà hiện nay (Ảnh TL tác giả) Vĩnh Phúc http://vinhphuc.come.vn 
TÀI LIỆU DẪN
 [1] Phạm Quỳnh. Văn chương trong lối hát Ả Đào Nam phong số 69/1923
 [2] Nguyễn Đôn Phục. Khảo luận về cuộc hát Ả Đào Nam phong số 70 tháng 4/1923.
 [3] Nguyễn Xuân Khoát. Âm nhạc lối hát Ả Đào Thanh nghị số 14,17/1942.
 [4] Trần Văn Khê. Hát Ả Đào Bách khoa số 81, 82, 83/1960. 
[5] Đỗ Bằng Đoàn. Quá trình tiến hóa của Ca trù và ảnh hưởng của Ca trù đối với nền văn hóa dân tộc. Bách khoa số 132/1962. 
 [6] Lê Văn Hảo. Vài nét về sinh hoạt của hát Ả Đào trong truyền thống văn hóa Việt Nam Tạp chí Đai học số 5 /1962.
 [7] Lê Văn Hảo. Đọc quyển Việt Nam Ca trù biên khảo của Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề. Đại học số 32/1963. 
 [8] Nguyễn Duy Diễn. Hát Ả Đào. Gió Mới bộ 6 số 5/1963
 [9] Hoài Anh. Đôi điều tâm đắc về Ca trù. Văn hóa Nghệ thuật số 26/1973
 [10] Nguyễn Xuân Khoát. Cái đẹp của lối hát Ca trù Văn nghệ số 23 (1179) 7-6-1986.
 [11] Tú Ngọc. Mối quan hệ giữa hát Xoan và hát Ca trù. Văn hóa Nghệ thuật số 9/1997.
 [12] Giang Thu. Nghệ thuật Ca trù ở Hải Phòng. Tạp chí Cửa Biển số 33/1997. 
 [13] Trần Thị An. Ca trù qua một số truyền thuyết. Tạp chí Sông Hương số 125 7/1999. [14] Lê Ngọc Cầu. Từ Ca trù đến hát Bội. Nghiên cứu Nghệ thuật số 2/1983 [15] Đ.D. Mừng ít lo nhiều. Thể thao Văn hóa số 99 12-12-2000. [16] Đông Châu, Tồn cổ lục.
Xem tài liệu số [36]. [17] Xem tài liệu số [36]. [18] Văn hóa Dân gian số 2/1984. [19] Âm nhạc- Tác giả & Tác phẩm (Trần Cường biên soạn) Nxb ÂM NHẠC, 1996, trang 256. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Hát nói 1 số nho sỹ : Võ Hoàng Lan (2,5trang) (T/c VHNT số 11/95) - Nguyễn Hiến Lê. Nhân đọc bộ Việt Nam ca trù biên khảo của Đỗ Bằng Đoàn và ĐT Huề. (Bách khoa số 136,137/62) (16trang). - Sở Cuồng. Ca vũ và âm nhạc nước nhà. (9trang) (Nam phương số 193/34) - Hoàng Cầm Tiếng trống chầu của bác Nguyễn. (1trang) (Việt Nam số 40/97) [ Trở Về ] Mời Nghe hát Ả đào: http://chimvie2.free.fr/amnhac/danca01.htm#catr


TUẤN KIỆT* ĐÀO NHI TRONG CA TRÙ

Đào “nhí” đời thứ 5 nghề ca trù (17/01/2013) 


Sinh năm 1996, tại Hoài Đức (Hà Nội), từ năm 10 tuổi, ca nương nhí Nguyễn Thị Nhung, chắt ngoại của nghệ nhân ca trù Nguyễn Thị Chúc đã thành thục tay phách và giọng ca. Hiện Nhung đang theo học tại Khoa Nhạc cụ dân tộc, Học viện Âm nhạc Quốc gia. Và vào tối thứ 5 hằng tuần, cô vẫn tham gia biểu diễn ca trù tại địa chỉ đậm chất văn hóa cổ Hà Nội - 87 Mã Mây…
Ca nương Nguyễn Thị Nhung
Nguyễn Thị Nhung có khuôn mặt đẹp tựa một bông hoa đào, tay phách đã bắt đầu điêu luyện, nhưng giọng ca cần phải có thời gian để đủ độ chín. Tuy vậy, những gì mà ca nương 16 tuổi này làm được khiến người ta không khỏi bất ngờ.
Trong Liên hoan ca trù toàn quốc năm 2009, lúc đó mới 13 tuổi Nhung đã đoạt giải Huy chương bạc trống chầu và bằng khen của Viện âm nhạc Việt Nam với những đóng góp gìn giữ nghệ thuật ca trù.
Nhung là đời thứ 5 trong gia đình theo nghề ca trù. Cụ Chúc vui lắm vì  hiện Nhung đã nắm được hết nhịp phách và những cơ bản của làn điệu ca trù cổ. Nhưng muốn hay, muốn nhuyễn và đặc biệt là muốn biến tấu phải thật giỏi cơ bản thì mới có thể "phiêu” và đưa ca trù lên đỉnh cao được. Với cháu Nhung, giờ chỉ luyện tập và theo thời gian, cháu sẽ "già” giọng, lúc đó mới đạt được độ hay, độ đẹp. Vì ca trù người học càng nhiều tuổi hát càng hay. Lúc đó ca nương mới đủ kinh nghiệm, dạn dày…
 Theo học ca trù cụ Chúc, nhưng ca nương Phạm Thị Huệ nay là giáo viên dạy đàn Tỳ bà của Nhung đã khuyên cô học thêm ở học viện. Dù vậy, ca trù như ngấm vào máu thịt, để rồi vào dịp lễ hội các làng ở Hà Tây (cũ), hoặc dịp Festival đường phố 2010… cô thường nhận lời mời đi hát ca trù. Vào tối thứ 5 hằng tuần, Nhung còn tham gia biểu diễn tại CLB Ca trù Thăng Long tại ngôi nhà cổ 87 Mã Mây. Tại đây, ngoài diễn xướng ca trù, chơi đàn Tỳ bà, cô còn giới thiệu với du khách nước ngoài bộ môn nghệ thuật này một cách đầy lôi cuốn. Nhung kể, khách nước ngoài sang Việt Nam rất thích ca trù, khi nghe xong họ muốn trực tiếp được chơi những dụng cụ mà các nghệ nhân thường dùng khi biểu diễn như phách, đàn, trống… Đặc biệt, họ rất chú ý tới những người trẻ biểu diễn và họ thường đặt những câu hỏi về cách người Việt bảo tồn và gìn giữ ca trù như thế nào khi trở thành di sản phi vật thể của thế giới?. Không ít du khách đánh giá ca trù độc đáo và đạt tới nghệ thuật đỉnh cao. Đưa ca trù trở lại với đời sống là khao khát của ca nương, kép đàn và việc duy trì biểu diễn hàng ngày cũng không ngoài mong muốn để du khách khi đặt chân đến Hà Nội có thể tiếp cận với tinh hoa cổ nhạc của Việt Nam đã được cả thế giới ghi nhận. 
Còn về mức độ khó tới khắc nghiệt của loại hình nghệ thuật truyền thống này,  Nhung nhớ lại: Lúc bắt đầu học năm 12 tuổi, tôi thấy hát đã khó, gõ phách lại càng khó bội phần. Có buổi ngồi trước mặt cụ Chúc, cụ uốn nắn giọng, rồi bắt nghe phách đúng nhịp mà không muốn theo nữa, vừa hát, vừa khóc. Nhưng cụ Chúc nghiêm khắc lắm, mỗi buổi phải luyện đến khi nào cụ cảm thấy hài lòng mới chịu cho nghỉ. Với suy nghĩ của một cô bé 10 tuổi, khi đó, Nhung chưa có đủ trải nghiệm để hiểu hai từ thất truyền. Chỉ biết có cụ Chúc, bố mẹ và cô Huệ động viên, sự yêu thích dần lớn trong tôi. Rồi âm hưởng đầy sức mê hoặc của ca trù ngày càng quyến rũ cô. Đến giờ, cô đã đủ lớn để hiểu ý nghĩa của từ thất truyền. Với mỗi "chướng ngại vật” trong ca trù, cô cố gắng vượt qua. Có lúc cũng thấy nản, nhưng phải nhủ thầm là quyết tâm, khi vượt qua,cô thấy ngày càng say mê ca trù. Và cô muốn khám phá những cung bậc khắt khe hơn của ca trù. 
Tuấn Kiệt


CA TRÙ



 CA TRÙ NHÌN TỪ SỬ LIỆU
Tên gọi và ý nghĩa
 
Trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam, không một thể loại âm nhạc nào lại có tính đa diện như nghệ thuật Ca trù. Trải theo dòng chảy của thời gian, tùy theo từng không gian văn hóa hay chức năng xã hội phối thuộc mà loại hình nghệ thuật này mang những tên gọi với nhiều ý nghĩa khác nhau.
 
Hát ả đào: Theo Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên thì đời vua Lý Thái Tổ (1010-1028) có người ca nương tên là Đào Thị giỏi nghề ca hát, thường được nhà vua ban thưởng. Người thời bấy giờ ngưỡng mộ danh tiếng của Đào Thị nên phàm con hát đều gọi là Đào nương (1).
 
Sách Công dư tiệp ký viết rằng cuối đời nhà Hồ (1400-1407) có người ca nương họ Đào, quê ở làng Đào Đặng, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, lập mưu giết được nhiều binh sĩ nhà Minh, cứu cho khắp vùng yên ổn. Khi nàng chết dân làng nhớ thương lập đền thờ, gọi thôn nàng ở là thôn ả đào. Về sau những người làm nghề ca hát như nàng đều gọi là ả đào (2).
 
Trên sử liệu, những sự kiện về một ca nương nổi tiếng chứng tỏ nghề nghiệp của bà vào thời điểm lịch sử đó đã được phổ biến như thế nào trong xã hội. Theo đó, ả đào được coi là tên gọi cổ xưa nhất của thể loại âm nhạc Ca trù.
 

Hát ca trù: Theo sách Ca trù bị khảo, ở cửa đền ngày xưa có lệ hát thẻ. Thẻ gọi là trù, làm bằng mảnh tre ghi mức tiền ứng với giá trị mỗi thẻ, dùng để thưởng ả đào thay cho tiền mặt. Khi hát, quan viên thị lễ chia ngồi hai bên, một bên đánh chiêng (cồng) và một bên đánh trống. Chỗ nào ả đào hát hay, bên trống thưởng một tiếng chát, bên chiêng đánh một tiếng chiêng rồi thưởng cho một cái trù. Đến sáng đào kép cứ theo trù thưởng mà tính tiền, ví dụ được 50 trù, mà trị giá mỗi trù ấn định là 2 tiền kẽm thì làng phải trả cho 10 quan tiền. Vì thế hát ả đào còn được gọi là Ca trù, nghĩa là hát thẻ (3).
 
Có thể nói, tên gọi Ca trù thể hiện rõ tính thương mại của một loại hình nghệ thuật - tức loại hình này đã đạt tầm nghệ thuật cao để trở thành một giá trị hàng hóa trong đời sống xã hội. Theo các nghệ nhân cho biết, việc thưởng thẻ không chỉ dành riêng cho đào nương mà còn để thưởng cả cho kép đàn. Tuy nhiên, thường thì người ta vẫn coi đào nương là nhân vật chính. Có lẽ đây là đặc điểm xuất phát từ thói quen trọng nhạc hát hơn nhạc đàn của người Việt. Lệ tính tiền thù lao bằng thẻ chủ yếu sử dụng trong hình thức sinh hoạt Hát cửa đình. Còn trong các hình thức sinh hoạt khác, người ta thường tính tiền công cho đào kép dưới dạng trọn gói theo sự thỏa thuận trước - gọi là hát khoán. Theo đó, có thể coi Ca trù là tên gọi bắt nguồn từ sinh hoạt Hát cửa đình.
 
Hát cửa quyền: Là hình thức sinh hoạt nghệ thuật Ca trù trong các nghi thức của cung đình thời phong kiến. Theo Phạm Đình Hổ: Hát Ca trù đời nhà Lê ở trong cung gọi là Hát cửa quyền. Triều đình cắt cử hẳn một chức quan để phụ trách phần lễ nhạc trong cung, gọi là quan Thái thường. Hát cửa quyền được dùng vào các dịp khánh tiết của hoàng cung (4).
 
Hát cửa đình: Đây là hình thức sinh hoạt Ca trù phục vụ cho nghi thức tế lễ thần thánh ở các đình hay đền làng. Trên thực tế, người ta còn mượn không gian đình đền để tổ chức hát Ca trù với mục đích giải trí đơn thuần. Song, hát tế lễ vẫn được coi trọng hơn với cả một trình thức diễn xướng tổng hợp kéo dài. Bởi vậy, thuật ngữ Hát cửa đình vẫn được sử dụng với hàm ý chỉ loại âm nhạc Ca trù mang chức năng nghi lễ tín ngưỡng nơi đình (đền) làng.
 
Hát nhà trò: Trong trình thức Hát cửa đình, bên cạnh âm nhạc bao giờ cũng có sự kết hợp của nghệ thuật múa và một số trò diễn mang tính sân khấu. Người ta gọi đó là "bỏ bộ". Ả đào miệng hát tay múa uốn éo lên xuống, làm điệu bộ người điên, người say rượu, người đi săn... Vì vừa hát vừa làm trò nên gọi là Hát nhà trò (5). Cách gọi này phổ biến ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh. Như vậy, Hát nhà trò cũng là thuật ngữ xuất phát từ hình thức phục vụ nghi lễ, tín ngưỡng.
 
Hát nhà tơ: So với các tên gọi khác của nghệ thuật Ca trù, Hát nhà tơ là một thuật ngữ ít phổ biến. Theo Việt Nam ca trù biên khảo (6) thì thời xưa, "dân chúng ít khi tìm ả đào về nhà hát chơi, chỉ các quan khi yến tiệc trong dinh hay trong ty (tơ - ngày xưa dinh Tuần phủ gọi là Phiên ty, dinh án sát gọi là Niết ty) mới tìm ả đào tới hát. Vì thế hát ả đào còn được gọi là Hát nhà tơ, nghĩa là hát ở trong ty quan"(7). Như vậy, cách gọi này xác định hình thức sinh hoạt phục vụ nhu cầu giải trí của nghệ thuật Ca trù trong môi trường các nhà quan lại. Tuy nhiên, cũng trên ý nghĩa ty là tơ thì Hát nhà tơ còn có thể được hiểu theo nghĩa khác. Theo Phạm Đình Hổ (8), đời Hồng Đức (1470-1497) nhà Lê, Ty giáo phường là một thiết chế do triều đình sắp đặt để trông coi âm nhạc chốn dân gian. Về sau, khái niệm này còn được dùng phổ biến ở thế kỷ XVII, XVIII trong các văn bia, khế ước. Và như thế, khái niệm Hát nhà tơ - Hát nhà ty rất có thể chỉ là cách "diễn nôm" phiếm chỉ loại âm nhạc của Ty giáo phường mà thôi.
 
Hát cô đầu: Theo Việt Nam ca trù biên khảo (9), chữ ả nghĩa là cô, ả đào nghĩa là cô đào. Theo Ca trù bị khảo: "Những ả đào danh ca dạy con em thành nghề, mỗi khi đi hát đình đám, bọn con em phải trích ra một món tiền để cung dưỡng thầy gọi là tiền Đầu. Sau người ta dùng tiếng cô thay tiếng ả cho rõ ràng, và tiếng đầu thay tiếng đào để tỏ ý tán tụng bậc danh ca lão luyện đã dạy nhiều con em thành tài và được tặng nhiều món tiền đầu nên gọi là Cô đầu"(10). Tên gọi này của nghệ thuật Ca trù chính là sự phản ánh phần nào nhu cầu "Nôm hóa" ngôn ngữ, đồng thời phản ánh một luật tục của giới nghề, đó là việc trọng thầy và phụng dưỡng thầy. Trong lịch sử của nghệ thuật Ca trù, có lẽ đây là tên gọi xuất hiện muộn hơn cả và được giới thị thành biết đến nhiều hơn - trước khi thể loại này biến mất khỏi đời sống xã hội vào cuối thập niên 50 của thế kỷ XX.
 
Hát ca công: Theo Vũ trung tùy bút thì cho đến cuối thời Lê, ca công là danh từ được dùng để chỉ các nghệ sĩ chốn giáo phường. Theo đó, Hát ca công hàm ý là âm nhạc giáo phường (11). Như thế tên gọi này chính là sự chuyển hóa của một danh từ chỉ nghề nghiệp thành một danh từ chỉ thể loại. Điều đó đã đủ để chứng minh vai trò quan trọng của thể loại âm nhạc này trong đời sống xã hội của cả một giai đoạn lịch sử. Nói cách khác, Hát ca công thời xưa là một thể loại rất phổ biến, bao trùm khắp nơi chốn, phường hội của những nhạc sĩ dân gian chuyên nghiệp. Sự phổ biến đạt đến mức người ta gọi luôn loại âm nhạc mà các nghệ sĩ thực hành bằng chính danh người nghệ sĩ.
 
Cũng qua Vũ trung tùy bút, có thể thấy rằng danh từ ca công thời xưa rất thông dụng ở khắp các vùng miền Bắc. Thế nhưng về sau, tên gọi Ca công lại chỉ được dùng phổ biến ở Thanh Hóa. Điều đó có nghĩa trải theo năm tháng, thuật ngữ cổ xưa này đã biến mất khỏi đồng bằng Bắc Bộ - trung tâm văn hóa của Đại Việt và được lưu giữ tại vùng ngoại biên (12). Điều đặc biệt, vùng ngoại biên này lại vốn là một trong những cái nôi của nghệ thuật Ca trù. Hơn thế nữa, đây cũng là quê hương của 9 đời vua chúa Việt Nam. Những dữ kiện đó cho thấy nghệ thuật Ca trù đã từng chiếm giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong lịch sử âm nhạc dân tộc.
 
Như vậy, các tên gọi khác nhau của nghệ thuật Ca trù được hình thành theo mấy nguyên tắc sau:
 
- Danh từ chỉ người nghệ sĩ thực hành âm nhạc được dùng như danh từ chỉ thể loại: Hát ả đào, Hát ca công.
 
- Tên gọi thể loại xuất phát từ địa điểm, không gian văn hóa sinh hoạt: Hát cửa quyền, Hát cửa đình và Hát nhà tơ.
 
- Tên gọi thể loại gắn với danh từ phiếm chỉ chế độ "tiền bảo hiểm" cho đào nương lão thành: Hát cô đầu. Đồng thời, cô đầu cũng là danh từ chỉ người ca nương giống như chữ ả đào.
 
- Tên gọi thể loại xuất phát từ hành động diễn xướng sân khấu: Hát nhà trò.
 
- Tên gọi thể loại hình thành từ danh từ chỉ phương thức chi trả thù lao nghệ thuật cho đào kép: Hát ca trù.
 
Có thể nói, bản thân các tên gọi khác nhau của nghệ thuật Ca trù đã cho thấy đây là một thể loại âm nhạc rất đặc biệt. Trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam, không có một thể loại nào lại mang nhiều tên gọi như vậy. Mỗi tên gọi lại hàm ý sâu sa những không gian văn hóa, những chức năng xã hội và những hình thức biểu hiện khác nhau của nghệ thuật Ca trù. Chỉ mới thông qua những tên gọi đó, chúng ta đã có thể tìm thấy biết bao hình ảnh chân thực và sống động của lịch sử.
 
Tổ chức phường hội
 
Thời xưa, những người làm nghề ca xướng thường co cụm nhau lại thành từng cộng đồng nghề nghiệp trong các phường xóm riêng biệt. Như một thứ làng nghề nghệ thuật truyền thống, nơi ấy được gọi là giáo phường - tức làng của những người ca xướng.
 
Theo Khâm định Việt sử: "Năm Thuận Thiên thứ 16 (1025), vua Lý Thái Tổ đặt chức Quản giáp cho bọn ca nhi. Sau, những người gảy đàn giỏi và có tín nhiệm được cử ra trông coi trật tự ở giáo phường, gọi là Quản giáp. Quản giáp phiên âm chệch ra thành tiếng kép"(13).
 
Trong Vũ trung tùy bút, Phạm Đình Hổ gọi quản giáp là kép, đào nương là ả đào (14). Theo Việt Nam ca trù biên khảo, "sổ sách ở Giáo phường ngày xưa cử đào kép đi hát các đình đám đều viết giáp là kép, đào là cô đầu" (15)(16). Cuốn sách này còn cho biết, ngày xưa, so với dân thường bên ngoài giáo phường, đào kép mỗi vùng đều mang một tên họ riêng, như họ Tam, họ Ngàn, họ Thông, họ Thiên... Đào kép thuộc về dòng họ nào thì lấy họ đó đặt lên trước tên cúng cơm. Ví dụ tên là Thuận mà thuộc về họ Thông thì gọi là Thông Thuận... Họ này được coi như tín hiệu nghề nghiệp - gần giống kiểu nghệ danh và chỉ dùng riêng ở trong giáo phường (17). Còn đối với chính quyền làng xã, các đào kép vẫn phải giữ nguyên họ tên bình thường (18) (họ dòng tộc). Người đứng đầu mỗi họ nghề nghiệp được gọi là trùm họ. Vai trò này thường do kép đàn đảm trách.
 
Những đào nương sinh ra trong mỗi họ nghề truyền thống được gọi là cô đầu nòi. Với những người ngoài giáo phường muốn theo học nghề đàn hát, họ buộc phải xin vào làm con nuôi một người trong họ nghề truyền thống thì mới được giáo phường công nhận. Sự tôn vinh "con nhà nòi" như vậy là một thứ chứng chỉ không văn bản khẳng định đẳng cấp nghệ thuật của giới nhà nghề. Đây là một luật tục đảm bảo tính "gia truyền", duy trì những tinh hoa nghệ thuật trên phương diện cộng đồng dòng tộc. Nói cách khác, luật tục này một mặt vừa để tôn vinh các giá trị nghệ thuật kết tinh, một mặt đảm bảo tính "bản quyền" tài sản nghệ thuật của giới nghề.
 
Trong các giáo phường, bên cạnh việc học âm nhạc, do yêu cầu tổng thể của nhiều hình thức diễn xướng, các đào nương còn được đào tạo cả về nghệ thuật múa và nhiều kiến thức bổ trợ khác. Chẳng hạn như việc học các thể thơ văn của Ca trù. Về vấn đề này, cho đến nay, các tài liệu vẫn chưa thống nhất được việc các đào nương có "biết đọc, biết viết" hay không. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng thơ ca trong Ca trù đã đạt tới tầm cao trong nền văn học nghệ thuật dân tộc. Để hát xướng và truyền cảm được các bài thơ đó, đào nương tất phải có một trình độ hiểu biết nhất định về thơ ca nói chung, văn tự nói riêng. Trong xã hội Việt Nam thời phong kiến, việc học chữ vốn là lĩnh vực chỉ giành riêng cho nam giới (nói chung mọi người phụ nữ đều mù chữ). Bởi vậy trình độ "biết đọc, biết viết" văn thơ (nếu có) của đào nương hẳn là do quản giáp hay các ông trùm nơi giáo phường truyền thụ. Hiện tượng này tỏ ra phù hợp với giai đoạn phát triển đỉnh cao của Ca trù - khi mà nghệ thuật thơ ca trong đó đã vượt quá tầm bình dân.
 
Về mặt địa bàn cư trú, thì, các giáo phường thời xưa là những tổ chức xã hội có tính thống nhất. Trong khắp các vùng từ miền Bắc đổ vào tới Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, hầu như vùng nào cũng tồn tại vài làng ả đào trong mỗi huyện lỵ. Tùy từng hoàn cảnh cụ thể, các làng ả đào trong một huyện hoặc vài ba huyện liên kết lại với nhau thành một giáo phường (19). Như vậy, mỗi giáo phường bao giờ cũng là sự tập hợp của nhiều họ nghề truyền thống.
 
Trong mỗi giáo phường, người ta bầu ra một kép đàn có đủ tài đức song toàn làm người thủ lĩnh, sắp đặt mọi công việc của giáo phường, gọi là ông trùm hàng huyện (tức Quản giáp). Bên cạnh đó là hội đồng trị sự của giáo phường bao gồm các ông trùm họ ở từng làng xã (còn gọi là trùm cửa đình). Người quản giáp thời xưa được chính quyền công nhận như một thứ chức dịch và có quyền điều khiển mọi công việc trong mỗi giáo phường. Các giáo phường chia nhau ra giữ những cửa đình, cửa đền trong mỗi vùng cư trú làm chỗ sinh nhai. Về mặt xã hội, đây là một tổ chức phường hội rất ổn định trật tự. Các giáo phường không bao giờ "xâm phạm" đất làm ăn của nhau. Mọi đầu mối, sự vụ của đào kép trong phường đều do Quản giáp sắp đặt, điều hành. Bên cạnh đó, trong mỗi giáo phường đều tồn tại những luật lệ truyền thống như những luật tục kiểu làng xã.
 
Theo Đỗ Bằng Đoàn - Đỗ Trọng Huề thì trong lịch sinh hoạt thường niên, bao giờ các trùm phường cũng phải hội họp một lần để làm lễ tế tổ nghề. Sau ngày tế tổ, nếu có những sự vụ phải giải quyết, hội đồng các ông trùm sẽ cùng họp bàn, phân xử mọi việc trong nội bộ mỗi giáo phường. Về mặt đời sống xã hội, trong các giáo phường, bên cạnh sự ổn định, thống nhất quy củ nghề nghiệp, tất cả mọi thành viên đều phải đảm bảo những quy tắc xã hội và luân lý gia đình như những người dân bình thường. Chẳng hạn "con gái lấy chồng phải nộp cheo cho phường. Luật lệ bắt buộc mỗi khi đi hát đình đám thì chồng đàn vợ hát, anh đàn em hát, hoặc bố đàn con hát, đào kép phải trông nom bảo ban nhau. Cô nào mượn nghề hát xướng để làm việc bất chính, Quản giáp tức khắc mời các vị đàn anh đàn chị trong phường họp lại tuyên bố tội trạng: nhẹ thì bắt vạ nộp tiền xung vào quỹ của phường, nặng thì đuổi ra khỏi phường, lại thông cáo cho các phường khác biết để không phường nào cho vào ở nữa. Vì thế lúc hát, ả đào không dám nhìn ngang nhìn ngửa, không dám công nhiên nói chuyện với quan viên, sợ mang tiếng cho gia đình"(20).
 
Theo phong tục chung của xã hội thời xưa, các đào kép trong giáo phường khi đi hát đều buộc phải kiêng tên húy của thành hoàng làng, thần chủ đền, miếu hay các vị quyền cao chức trọng nơi họ diễn xướng. Bên cạnh đó, họ còn phải kiêng tên húy của chính những vị thần linh tổ nghề Ca trù. Khi hát đến những từ nào trong lời ca mà trùng âm với tên húy thì họ phải tìm cách đọc trại đi. Cách đọc trại như thế nào thì tùy từng nơi. Có nơi quy định, song có nơi lại tùy vào mỗi người. Nhưng thường thì người ta hay bắt chước lối đọc trại phổ biến cho tiện sử dụng và để người nghe dễ bề đối sánh ngữ nghĩa. Chẳng hạn cứ thấy đào nương hát chữ huê thì khán giả hiểu ngay đó là chữ hoa, chữ Biệc được hiểu là Bạch (tên húy Bạch Hoa công chúa); hay chữ Lễ đọc là Lỡi (tên húy Đinh Lễ), Đông đọc là Đương (tên húy Đông Phương Sóc)... Riêng với những tên húy tổ nghề, giáo phường đặc biệt coi trọng, "ai vô ý nói đến coi như là đã xúc phạm thần minh, không những phải nộp vạ mà còn bị cảnh cáo và truất ngôi thứ trong phường"(21).
 
Trong giáo phường, hẳn bởi nhu cầu tiếp nối nghề nghiệp sinh nhai mà đạo thầy - trò được coi như một luật tục nghiêm minh. Tết nhất, giỗ bái, học trò phải thực thi các lễ giáo với người thầy không khác gì cha mẹ mình. Điều đặc biệt, mỗi lần hành nghề, họ đều phải trích một phần tiền công của mình để đóng góp phụng dưỡng thầy. Số tiền ấy được gọi là tiền đầu. Thành thử đào nương nào mà có nhiều học trò thì có thể hưởng lộc suốt đời. Luật tục này một mặt khuyến khích các nghệ sĩ không ngừng trau dồi nghề nghiệp để thu hút học trò, mặt khác lại có tác dụng kích thích tinh thần "chuyển giao thế hệ", giảm thiểu tình trạng dấu nghề ở nội bộ giáo phường. Trong hệ thống các tư liệu lịch sử, không thấy nhắc đến vấn đề tiền đầu cho kép (thầy đàn). Chúng tôi cho rằng, đạo thầy trò vốn là truyền thống được phổ biến rộng khắp. Nhưng sự đề cao vai trò người thầy - đào nương có lẽ là để tôn vinh sự độc đáo của riêng giáo phường Ca trù. Còn nghĩa vụ của các học trò đối với thầy - kép đàn hẳn cũng giữ lễ nghĩa tương tự. Điều đó có nghĩa các kép đàn khi về già tất cũng sẽ được các thế hệ học trò chu cấp như các lão đào nương.
 
Trong các giáo phường, việc làm ăn của đào kép được quy định theo phương thức "cùng làm, cùng hưởng". Tuyệt nhiên không có việc "riêng lẻ khỏe ăn". Theo Việt Nam ca trù biên khảo thì đào kép đi hát đình đám, có lệ phân chia tiền hát xướng như sau, nếu được 10 quan tiền thì: 1 quan nộp cho ông trùm chi tiêu việc giáo phường, gọi là tiền rút; 1 quan chi cho người hát, gọi là tiền công sức; 1 quan chi cho người gảy đàn, gọi là tiền giây đàn; Còn lại 7 quan, chia đều cho những người có mặt ở trong đám hát, dẫu người nào không hát cũng được một phần (22).
 
Trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam, Ca trù là một thể loại âm nhạc mà mọi hình thức biểu cảm nghệ thuật từ kỹ thuật thanh nhạc tới hệ thống các kỹ thuật khí nhạc đã đạt tới đẳng cấp nhà nghề. Theo đó, việc truyền dạy cũng như thụ giáo của thầy và trò mặc nhiên được đặt định theo kiểu trường lớp trong các giáo phường. Thời xưa trong các ả đào, "cô nào thông minh xuất sắc lắm cũng phải học 3 năm mới cầm được lá phách ra hát. Còn trung bình đều học chuyên cần trong 5 năm, mới gọi là biết hát. Những ả đào trẻ tuổi học tập đã thành thục, khi bắt đầu ra hát phải có trầu cau trình với Quản giáp. Quản giáp sai chia cho khắp phường để báo cho biết cô đó đã thành nghề và ra hát. Huynh thứ nhận lễ trình, họp nhau lại sát hạch một buổi rồi mới công nhận. Được phường công nhận, các cô chọn ngày lành tháng tốt làm lễ Cáo tổ, rồi mời một quan viên có danh vọng ở trong miền, nổi tiếng phong lưu hào phóng, đến nghe trống cho buổi hát đầu tiên. Hôm ấy mở tiệc linh đình để thiết đãi phường và bà con quen thuộc. Người đến dự tiệc đều có lễ mừng. Buổi hát đầu tiên ấy, giáo phường gọi là lễ Mở xiêm áo"(23).
 
Theo ông Nguyễn Đôn Phục, khác với các đào nương chốn đô thị, giới đào nương ở các miền đồng quê bên cạnh việc hành nghề ca xướng, họ vẫn chăn tằm dệt vải hay lao động đồng áng như những người dân thường (24). Sử sách không có nhiều cứ liệu bàn về vấn đề này, song chúng tôi cho rằng đây chắc hẳn phải là hiện tượng muộn hoặc chỉ khu biệt trong một vùng nào đó. Bởi trong bộ luật Hồng Đức (25), những người hành nghề ca xướng vốn bị liệt cùng hạng với trộm cướp, nghịch đảng.., không được xếp vào hạng dân thường. Vậy chính quyền liệu có thể cho họ sở hữu được "mảnh đất cắm dùi" nào để mà chăn tằm hay cấy cày? Khi đó, sự lao động "đồng áng" của đào kép hẳn chỉ là việc làm thuê cho các chủ đất - như một nghề phụ để tăng thêm miếng cơm manh áo mà thôi (?).
_______________
 
1. Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, (Cao Huy Giu dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, chú giải và khảo chứng), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1967, tr.198.
 
2, 5, 6, 7, 9. Đỗ Bằng Đoàn - Đỗ Trọng Huề, Việt Nam Ca trù biên khảo, Nxb TP.HCM, 1994, tr.44.
 
3, 13, 15, 20, 21, 22, 25. Việt Nam Ca trù biên khảo, Sđd, tr.43, 45, 45, 45, 50, 52, 55.
 
4, 8, 11, 14. Phạm Đình Hổ, Vũ trung tùy bút, Nxb Trẻ, Hội NCGDVH TP.HCM, 1989, tr.47, 42, 43, 46.
 
10. Ca trù bị khảo, trích theo Đỗ Bằng Đoàn - Đỗ Trọng Huề, sđd, tr.44.
 
12. Sự "lắng đọng" các giá trị cổ xưa ở vùng ngoại diên vốn được coi là một trong những quy luật phát triển của văn hóa. Bởi vậy, thuật ngữ ca công còn lưu truyền ở Thanh Hóa là điều dễ hiểu.
 
16. Về sau, trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam, thuật ngữ đào - kép còn được dùng ở nhiều thể loại âm nhạc sân khấu để chỉ các diễn viên nhà nghề. Riêng trên sân khấu Cải lương, thuật ngữ này còn được ghép nối để trở thành những thuật ngữ chuyên môn sâu như: dây đào, dây kép, dây xề đào...
 
17, 23. Việt Nam Ca trù biên khảo, sđd, Tiết III - Giáo Phường.
 
18. Như thế, họ nghề nghiệp không chỉ bao gồm những người cùng họ huyết thống.
 
19, 24. Nguyễn Đôn Phục, Khảo luận về cuộc hát ả đào, Tạp chí Nam Phong, số 70, 4-1923.
 
Bùi Trọng Hiến
Ca trù tìm lại chỗ đứng trong đời sống hiện đại

Theo dòng thời gian, nghệ thuật ca trù của Việt Nam đã đem đến sự quyến rũ, thanh tao mà độc đáo. Những đặc trưng riêng biệt của nó từ câu chữ, lối hát cho đến nhạc cụ kèm theo đã tạo nên sự “độc nhất vô nhị” mà không loại hình nghệ thuật nào có được. Xã hội càng văn minh, hiện đại thì văn hóa nghệ thuật truyền thống càng có sức hấp dẫn riêng. Trên chiếu hát phải là những nghệ sĩ thực thu và tiếng hát ấy phải là giọng ca ca trù đích thực.

Hiện nay giới trẻ cũng đang dần quan tâm đến ca trù. Các bạn tìm đến ca trù bằng cách đến các câu lạc bộ, các giáo phường ca trù để nghe và thưởng thức loại hình âm nhạc độc đáo này. Để thu hút công chúng, các giáo phường thường mở chiếu chầu vào những buổi tối để họ có thể mặc sức thưởng thức các làn điệu âm nhạc tinh tế này. Bên cạnh đó, các ca nương sẽ dạy du khách cách thưởng thức ca trù để cảnh sắc, không khí của ca trù xưa hòa nhập vào thời đại ngày nay. Đó là cách thưởng trống, phách và giới thiệu các nhạc cụ dân tộc trong ca trù, đồng thời giới thiệu và dạy một số làn điệu đơn giản trong ca trù cho du khách.


Sau đây TGVH online sẽ gợi ý một số câu lạc bộ ca trù tiêu biểu để bạn có thể đến thưởng thức:

– Hà Nội: Giáo phường ca trù Thăng Long, 87 Mã Mây, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội, vào lúc 20 giờ các tối thứ 3, 5, 7 hàng tuần. Ngoài ra còn có Câu lạc bộ Ca trù Lỗ Khê, Câu lạc bộ Ca trù thôn Chanh (Phú Xuyên), Câu lạc bộ Ca trù Bích Câu.

– Ninh Bình: Câu lạc bộ Ca trù đền thờ Nguyễn Công Trứ, Câu lạc bộ Ca trù Cố Viên Lầu.
– Hà Tĩnh: Câu lạc bộ Ca trù Nguyễn Công Trứ, Câu lạc bộ Ca trù Cổ Đạm.

Huyền Trang – Phùng Luân – Thanh Mai

Tags: ca trù, nhạc cụ dân tộc, nghệ thuật dân tộc,





 



NHẠC CỤ TRONG CA TRÙ


Nhạc cụ ca trù – nét độc đáo không trùng lặp


(Cinet) - Ca trù được biết đến là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại không chỉ bởi những thể cách độc đáo rất riêng của ca trù, cũng không chỉ bởi đây là dòng nhạc mang tính bác học mà còn bởi những nhạc cụ chỉ “ca trù” mới có.
 

Nghệ nhân đàn đáy Vũ Văn Hồng

Ca Trù thông thường được biểu diễn bởi một nhóm gồm ba người. Trong đó có một nữ gọi là đào sử dụng phách, một nhạc công nam giới gọi là kép chơi đàn đáy và một người được gọi là quan viên cầm trống chầu ( trước kia quan viên không phải là một nhạc công mà thường là tác giả của bài thơ mà đào nương biểu diễn hoặc là khách đến tham dự buổi diễn nhưng nhất thiết phải có am hiểu về thơ ca).
Phách
 
Cỗ phách được dùng trong biểu diễn ca trù


Phách là nhạc cụ gõ, phách có nhiệm vụ giữ nhịp cho dàn nhạc và người múa.
Bộ phách hát ca trù gồm có bàn phách, tay ba và hai là phách. Bàn phách là miếng tre đực già, dài khoảng 30 cm, rộng chừng khoảng 4 cm, có 2 đầu mấu tre dùng làm chân cho mặt bàn phách cao lên. Tay ba là dùi gõ kép, tay ba chập vào nhau để gõ vào mặt phách. 2 lá phách dài như tay ba, được đào hát cầm bằng tay trái. Khi tay ba gõ vào bàn phách âm sắc phát ra nhòa, bẹt và hơi đục. dùng lá phách gõ vào bàn phách thì âm sắc phát ra sẽ trong, gọn và giòn. Lá phách và tay ba thường dùng gỗ trắc.
Phách cấu tạo đơn giản nhưng kỹ thuật sử dụng rất phong phú, gồm những cách chính như sau:
- Ngón rục: Tay ba hạ xuống và ngay lập tức nẩy lên bàn phách 1 tiếng, lá phách gõ xuống bàn phách 2 tiếng hoặc ngược lại. Ba âm thanh gần nhau đó gọi là tiếng rục.
- Ngón chát: Tay 3 và 2 lá cùng gõ xuống bàn phách tạo nên âm thanh chát, hơi thô.
- Ngón vê: Tay ba và 2 lá gõ thay phiên, gõ nhanh trên bàn phím hoặc tay ba, lá phách gõ kép theo từng tiếng nhịp.
  Đàn đáy
Đàn đáy trước kia chỉ để mộc chứ không được sơn mài, chạm khảm cầu kỳ như hiện nay


Đàn đáy có tên gốc là đàn không đáy còn gọi là vô đề cầm.Trải qua nhiều năm người ta gọi tắt thành đàn đáy, lâu ngày thành quen và trở thành tên chính thức như hiện nay.


Đàn đáy có 4 bộ phận chính:


- Bầu đàn còn gọi là thùng đàn: bằng gỗ hình thanh cân. Đáy lớn nằm phía trên rộng khoảng 23 – 30 cm, đáy nhỏ nằm phía dưới rộng khoảng 18 – 20cm. Cạnh bên 2 bên khoảng 31 – 40cm. Thành đàn bằng gỗ cứng, dày khoảng 8 – 10cm. Mặt đàn bằng gỗ ngô đồng có bộ phận để móc dây đàn.


- Cần đàn: dài 1,10 – 1,40 cm gắn phía trên từ 10 đến 12 phím đàn bằng tre nhưng đàn đáy cổ có 16 phím. Các phím này dày và cao, phần đinh dài hơn phần chân phím. Tính từ đầu đàn trở xuống, phím đầu tiên không gắn sát vào sơn khâu như nhiều nhạc cụ khác mà lại nằm ở quãng giữa đàn.

- Đầu đàn: Hình lá đề, hốc luồn dây có 3 trục chỉnh dây.

- Dây đàn: 3 dây bằng tơ se, dài, mềm, và dễ nhấn mang tên dây hàng, dây trung và dây tiếu. Ngày nay những dây này có thể làm bằng nilon với kích cỡ to nhỏ khác nhau, mỗi dây cách nhau 1 quãng bốn đúng. Dây đàn được chia làm năm cung: cung Nam, cung Bắc, cung Nao, cung Huỳnh và cung Pha.

Đàn đáy có âm vực rộng hơn 2 quãng tám, âm sắc trầm, đục có thể diễn tả tình cảm sâu lắng.Kép đàn xưa cầm miếng gẩy bằng que tre gẩy nhưng ngày nay lại chuộng dùng miếng gẩy nhựa.
Kỹ thuật tay phải gồm có ngón gẩy, hất, vê, giống như cách diễn đàn nguyệt và đàn tì bà. Kỹ thuật tay trái gồm có ngón chìm, nhấn, chồng âm và hợp âm.
Đàn đáy là loại đàn duy nhất trên thế giới không có đáy.

  Trống chầu
Trống chầu dùng trong ca trù có thê được sơn phủ trang trí nhưng thông thường để mộc được ưa chuộng hơn
Trống có 2 mặt hình tròn, đường kính bằng nhau khoảng 15 cm. Mặt trống thường là da nách trâu nạo 


NGUYỄN ĐỨC MẬU * MỘT SỐ KHÁI NIỆM

Giải nghĩa một số khái niệm trong hát ca trù

  •   Nguyễn Đức Mậu
  • Thứ tư, 03 Tháng 2 2010 04:36
  • font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
(VHNA): Xứ Nghệ tự hào là một cái nôi của hát Ca trù - di sản phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp theo xác định của UNESCO. Cổ Đạm(Nghi Xuân - Hà Tĩnh đã nổi tiếng với tư cách là nơi phát tích của Ca trù. Nguyễn Công Trứ  cũng là một người Nghệ đã trở thành nghệ sỹ tài danh muôn đời vì đã làm cho Ca trù sang trọng và sáng láng trí tuệ trong không gian thẩm mỹ tinh tế và thăng hoa. Thế nhưng không phải đã có nhiều người có được những hiểu biết cơ bản về nó. VHNA giới thiệu các khái niệm cơ bản trong/của hát Ca trù để có thể giúp ích cho những người chưa có điều kiện biết vì như chúng ta đã biết: Ca trù đã từng bị phũ phàng và mai một khá lâu...


Ả đào

Ả đào là thành viên quan trọng của tiệc ca trù, vai trò của ả đào là làm ca sĩ cho tiệc hát nhưng khác với ca sĩ ở chỗ ả đào vừa hát vừa gõ phách. ả đào là nữ giới, kép là nam giớị Hiện nay giới nghiên cứu vẫn chưa nghiên cứu tên gọi này cũng như thời điểm lịch sử và điều kiện lịch sử sản sinh ra nó.

Đại Việt sử kí tòan thư, ghi về năm 1025, rằng “ khi ấy có con hát là Ddào thị, giỏi nghề hát, thường được ban thưởng. Người bấy giờ hâm mộ tiếng của Đào thị, phàm các con hát đều gọi là đào nương[1]


Việt sử tiêu án của Ngô Thời Sỹ cũng nói rằng thời Lý thái tổ (1010-1028) có người ca nhi tên là Đào Thị tài giỏi, hát hay được vua ban thưởng, từ đó về sau những người đi hát được gọi là đào nương (tức ả đào), nhưng Công dư tiệp ký lại nói, vào một thời điểm muộn hơn, cuối nhà Hồ (1400-1407) một ca nhi họ Đào( cũng là họ Đào), ở làng Đào Đặng, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, giết được nhiều giặc Minh, về sau dân làng ở đây lập đền thờ, gọi thôn của nàng là thôn ả Đào, và cũng từ đó ca nhi được gọi là ả đàọ Về sau, quãng

TRUYỀN THÔNG * CA TRÙ

Tiếng Hát
Ca Trù

Tiếng hát ca trù dường như một yết tố quan trọng trong việc sáng tác của Nguyễn Công Trứ: quá nửa số thơ của ông con truyền tụng tới nay đều viết theo thể hát nói. Trong lời giới thiệu cuốn Việt Nam Ca Trù biên khảo của Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề, Nguyễn Đăng Thục viết[17] :

Chính ở ca trù chúng ta không những không thấy được cái chân tướng con người sống động của giới trí thúc Việt Nam xưa, mà chúng ta còn thấy được cái tài dung hợp Việt Hoá nào Đường thi, nào Từ nào Phú nào lục bát, nào song thất lục bát, ngắn được dài được, đã thoả mãn cho sự khao khát tự do ra ngoài lề lối nhất định quá chật hẹp và mầu sắc phong phú trăm hoa.

Rất tiếc là Nguyễn Đăng Thục không đề cập tới mặt âm nhạc của những bài hát nói, cũng như chưa có một nhà nghiên cứu nhạc lý nào đào sâu vào vấn đề này. Nên vấn đề này còn bỏ ngỏ để cho người sau nghiên cứu, trước khi tiếng hát ca trù Việt Nam hoàn toàn lặng tiếng.

Bình luận về cái thú hát ả đào của Nguyễn Công Trứ, Lê Thước viết[18] :

Hát ả đào vẫn là truyện không nên, mà cụ lại thích hát, nhưng ta phải biết rằng: cảnh ngộ của cụ biết bao nỗi tân toan, tâm sự của cụ biết bao điều uất tắc, cụ chỉ mượn cái thú đó mà tả cái u hoài của mình mà thôi, nào phải như ai say sưa tuyết nguyệt, mê đắm phong hoa, chỉ biết cái thú vui trong tiệc rượu trận cười thôi đâu ... Vậy cái thú ả đào không phải là không nên vui, chỉ sợ không biết vui một cách cao thượng như cụ Nguyễn Công Trứ.

Từ thủa còn hàn vi Nguyễn Công Trứ đã mê thú cầm ca như ông ghi rõ trong bài:

Thú Thanh Nhàn Nhàn trung thụy giác tam can nhật
Vắt chân ngồi bạn với khách cầm ca
Cuộc tỉnh say bầu rượu chén trà
Cơn đắc ý thùng thùng đôi tiếng trống
Bạch tuyết thanh cao oanh yến lộng
Quân thiều hưỏng triệt cổ chung minh
Này tiếng đàn tinh tính tỉnh tình tinh
Thú vui thú ném ngang vành tráng sĩ.
Cõi nhân sinh thích chí
Lúc thái bình hà nhật bất xuân phong
Của trần hoàn không có có không
Kho vô tận không không rồi lại có
Chữ tài ấy ăn chơi ờ đủ
Sôi kinh rồi đánh miếng đỉnh trung
Một mai bẻ quế thiểm cung
Trăng đua đàn nguyệt sấm rầm trống lôi
Trăm năm đài các lạ đời.

Ngày nhàn rỗi, mở mắt dậy mặt trời đã lên cao ba con sào, cái thú là đươc truyện trò với bạn cầm ca, mở cuộc tỉnh say với bầu rượu chén trà, đang đắc ý đánh thùng thùng đôi ba tiếng trống. Khúc Bạch Tuyết vút cao như oanh yến liệng; nhạc Quân Thiều vang rội tiếng chống tiếng chiêng. Rồi tiếng đàn tinh tính tỉnh tình tinh. đem vui thú lại cho người tráng sĩ. Ở đời có gì qúi hơn được thích chí. Lúc thái bình này ngày nào mà không có gió xuân. của trần hoàn này không rồi lãi có có rồi lại không, Chỉ có kho trời vô tận không rồi lại có. Sôi kinh nấu sử rồi đoạt được miếng đỉnh chung, ngày nào bẻ quế cung thiềm là ngày đó lấy trăng làm đàn lấy sấm làm trống.

Cái thú cầm kỳ thi tửu đó thường dẫn đến thú yêu hoa như Nguyễn Công Trứ viết trong bài:

Yêu Hoa Ngồi thử ngẫm trăm hoa ai nhuốm
Một hoa là riêng một sắc hương
Khi chưa xuân khép nép bên tường
Còn phong nhụy đội đông hoàng về cáng đáng
Liễu tía đào hường mai trắng trắng
Lan tươi huệ tốt lý xanh xanh
Thêm hương khi gió lá mưa cành
Mở mặt thấy giang sơn cười chúm chím
Khách thập thúy say mầu hoa diễm
Đốt mặt hoa mà cầm mà kỳ mà tửu mà thi
Xin ai đùng dở cuộc ly phi
Trân trọng lấy hương trời cho trọn vẹn
Hoa với khách như đà có hẹn
Ưa mầu nào mầu ấy là xinh
Trăm hoa cũng bẻ một cành.

Trăm hoa đây là trăm cô đào hát, người nào cũng có sắc hương người đó. Tên hoa cũng thường trùng tên người đẹp, một hoa một mầu mỗi người một sắc, khách chơi xuân say mầu hoa, lại đuợc dịp cùng hoa mà cầm mà kỳ mà tửu mà thi. Yêu hoa, Nguyễn Công Trứ xin người xem hoa hay trân trọng giữ lấy hương trời vì có đưọc cuộc gặp gỡ cũng là nhờ:
Duyên Gặp Gỡ Minh quân lương tướng tao phùng dị
Tài tử giai nhân tế ngộ nan
Trai anh hùng gặp gái thuyền quyên
Trong nhất kiến tiên duyên như đã
Tỳ bà hữu hạnh phùng Tư Mã
Quân Tử đa tình cánh khả lân
Nọ mấy người tài tử giai nhân
Duyên chỉ thắm bỗng dần dần đưa lại
Dầu nghìn dặm băng sơn quế hải
Đã tình duyên xe lại cũng nên gần
Liễu hoa vừa gặp chúa xuân
Châu Trấn còn có Châu Trần nào hơn
Anh hùng hà xứ bất giang sơn.

Vua giỏi gặp tướng tài âu còn dễ. Tài tử gặp giai nhân mới là thật là khó. Trai anh hùng gặp gái thuyền quyên, mới lần đầu mà như đã do tình duyên gắn bó. Như xưa người gẩy tỳ bà gặp quan tư mã, cảnh kẻ quân tử đa tình càng đáng thương. Nọ là truyện mấy tài tử giai nhân, một khi xe mối duyên chỉ thắm, thì dầu biển bắc biển nam cách trở cũng hóa gần, liễu hoa gặp chúa xuân, lứa đôi nào có lứa đôi nào đẹp hơn. Nơi nào mà chẳng là giang sơn của khách anh hùng.

Với cầm kỳ thi tửu, người quân tử rũ được nợ phong lưu nhưng lại mắc vào món nợ tình, Nguyễn Công Trú cũng không thoát khỏi món nợ đó. Ông viết:

Chữ Tình Sầu ai lấp cả vòm trời
Biết chăng chẳng biết hỡi người tình chung
Đa tình là nợ
Mắc mứu vào đố gỡ cho ra
Khéo quấy người một cái tinh ma
Trói buộc kẻ hào hoa biết mấy
Đã gọi người nằm thiên cổ dậy
Lại đưa hồn đúng ngũ canh đi
Nực cười thay lúc phân kỳ
Trông chẳng nói xiết bao nhiêu biệt lệ
Tình cảnh ấy dẫu bút thần khôn vẽ
Càng tài tình càng ngốc càng si
Chữ tình là chữ chi chi.

Chữ tình là cái chi chi, thì dương như chưa có ai trả lời được câu hỏi này. Nhưng trong mọi cuộc tình,  đã có gặp gỡ là có chia ly, cảnh chia tay là thi cảnh của bài:
Kẻ Về Người Ở Kẻ về người ở
Bồi hồi thay lúc phân kỳ
Khéo quấy người hai chữ tình si
Lửa ly biệt bùng bùng không lúc nguội
Bát ngát trăm đường bối rối
Biệt thì dung dị kiến thì nan
Chót đa mang khúc hát tiếng đàn
Nên dan díu mối tình chưa dứt
Sá nghĩ xa xôi ngàn dặm đất
Tiếc công đeo đẳng mấy năm trời
Khi ra vào tiếng nói giọng cười
Một ngày cũng là người tri kỷ
Sao nỡ để kẻ vui người tẻ
Gánh tương tư riêng nặng bề bề
Thương thay người ở đôi quê
Nẻo đi thì nhớ nẻo về thì thương
Tính sao cho vẹn trăm đường.

Dường như trăm đường khó vẹn cả trăm, khiến nhiều khi kẻ tài tình mắc lụy. Nguyễn Công Trứ ghi lại cảnh tài tình mắc lụy như sau
Tài Tình Ai chê rằng đểu cũng oan
Cuộc cờ bốn nước cung đàn một dây
Thế nhân mặc oán tài tình lụy
Không tài tình quang cảnh có ra chi
Thú tiêu sầu rượu rót thơ đề
Có yến yến hường hường mới thú
Khi đắc ý mắt đi mày lại
Đủ thiên thiên tập thập thêm nồng
Nợ phong lưu ai nỡ chối không
Duyên tri ngộ nên đeo đẳng mãi
Thiên vạn khiến quân mạc quái
Nam nhi đáo thử thị hào
Gẫm tài tình ai lụy ai nào
Ai rằng lụy đây xin chịu cả
Trong trần thế thiệt là cảnh giả
Dứt tài tình chẳng uổng lắm ru
Xin xin đừng oán mà ngu.

Sau hai câu mưỡu, Nguyễn Công Trứ xin người đời chớ nên oán cái nợ vì tài tình. Không tài tình dường như cuộc sống thành vô nghĩa, vì không còn rượu không còn thơ, không còn cái thú yến yến hường hường, không còn bài hát không còn tiếng ngâm, không còn mày đi mắt lại. Nợ phong lưu không trốn được khiến duyên tri ngộ còn đeo đẳng mãi. Trong trần thế này dứt lụy tài tình thật uồng, oán lụy tài tình thì thât thậm ngu.

Dứt lụy tài tình không phải là dễ, như Ông ghi lại trong bài:

Bỡn Cô Đào Già Liếc trông giá đáng mấy mười mươi
Đem lạng vàng mua lấy tiếng cười
Giăng xế nhưng mà cung chẳng khuyết
Hoa tàn song nhụy lại còn tươi
Chia đôi duyên nọ đà hơn một
Mà nét xuân kia vẹn cả mười
Vì chút tình duyên nên đằm thắm
Khéo làm cho bận khách làng chơi.

Không biết có phải vì cô đào này mà Nguyễn Công Trú viết bài thơ luật sau đây không:
Tương Tư Tương tư không biết cái làm sao
Muốn vẽ mà chơi vẽ được nào
Khi đứng khi ngồi khi nói chuyện
Lúc say lúc tỉnh lúc chiêm bao
Trăng soi trước mắt ngờ chân bước
Gió thổi bên tai ngỡ miệng chào
Một nước một non người một ngả
Tương tư không biết cái làm sao.

Ngoài bài Tương Tư trên đây, Nguyễn Công Trứ còn để lại bài hát nói dưới đây, cho biết là nguời mà ông thương nhớ lá một cô đào hát, không biết có phải cùng là cô đào mà ông viết bài bỡn cợt trên hay không.
Một Ngày là Nghĩa Ngao ngán lẻ kẻ về người ở
Sao kẻ về người ở đôi nơi
Cất chén quỳnh hãy tạm làm vui
Dòng lệ chẩy vắn dài chua chát
Nào những lúc tiếng đàn chen tiếng hát
Nào nhưng khi tiếng phách lẫn tiếng sênh
Bấy lâu nay dan díu biết bao tình
Mà con tạo lọc lừa chi lắm thế
Chẳng trăm năm cũng một ngày là nghĩa
Lúc phân kỳ ai nấy ngẩn ngơ
Để ai tháng đợi năm chờ.

Có thoại kể rằng nhà thơ sau đó, vì chút tình duyên đằm thắm đó cưới cô đào này làm thiếp.

Nếu thật vậy, nguời đọc thơ Nguyễn Công Trứ tự hỏi, cô đào này có phải là người vợ lẽ mà ông đã bỏ và ghi lại tình cảm trong bài dưới đây:

Bỏ Vợ Lẽ Cảm Tác Mười hai bến nước một con thuyền
Tình tự xa xôi đố vẽ nên
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
Rồi đây nỏ biết quên hay nhớ
Từ đó mà mang nợ với duyên
Tình ấy trăng kia như biết với
Chia làm hai nửa rọi hai bên.

Trong đời sống, Nguyễn Công Trứ rộng rãi bao dung không những với những nàng ca kỹ chốn đàn ca, ông còn thông cảm xót thương những người vợ lính vất vả đi thăm nom chồng mà ông chứng kiến trong những lần ông cầm quân đánh giặc. Đó là bài:
Gánh Gạo Đưa Chồng Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đửa chồng tiếng khóc nì non
Lộ diệc vũ trùng trung chi nhất
Thương cái cò lặn lội bò sông
Tiếng nỉ non gánh gạo đưa chồng
Ngoài ngàn dặm một trời một nước
Trông bóng nhạn bâng khuâng từng bước
Nghe tiếng quyên khắc khoải năm canh
Nghĩa tép tôm ai nỡ dứt tình
Ơn thủy thổ phải đền cho vẹn sóng
Trường tên đạn xin chàng bảo trọng
Thiếp lui về nuôi cái cùng con
Cao bằng cách trở nước non
Mình trong trắng có quỷ thần a hộ
Sức bay nhẩy một phen năng nỏ
Đá Yên Nhiên còn đó chẳng mòn
Đồng hưu rạng chép thẻ son
Chàng nên danh giá thiếp còn trẻ trung
Yêu nhau khăng khít giải đồng.

Hai câu mưỡu lấy từ ca dao:
Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng

Câu chữ nho mở đầu bài hát nói có nghĩa là: ‘Cò là một loại trong loài có cánh’. Hai câu sau tác giả lập lại ý bài ca dao. Bốn câu kế tiếp nói hộ cái cò trong cảnh một trời một nước trong cảnh gánh gạo đi thăm chồng, rồi tới lúc chia tay, chồng đi vào nơi tên đạn, cái cò về nuôi con, một lòng tin vào sự phù hộ của thần linh để chồng trọn vẹn nợ nước chờ ngày thắng trận rồi lại được yên ổn yêu nhau khăng khít giải đồng.

Ngược lại, đối với một vài vai nữ như trong truyện nàng Nam Xương, sách Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ, hay vai Thúy Kiều trong ánh thơ dài Kim Vân Kiều, Nguyễn Công Trứ dường như nghiêng về luân lý nho giáo và phán xét các vai nữ này một cách nghiêm ngặt. Ông viết trong bài:

Vịnh Nam Xương Liệt Nữ Đọc đến truyện Nam Xương Liệt Nữ
Dẫu tình ngay song lý cũng là gian
Thực cùng chồng chi nỡ dói cùng con
Gương nữ tắc trông vào chưa phải lẽ
Đã có ngọn đèn chơi với trẻ
Thời chi chiếc bóng gọi là chồng
Tiếng phũ phàng chi nỡ trách đàn ông
Trong mò tối đèn ai nấy rạng
Bước chân ra chhua hề trông bóng thoáng
Bến Hoàng Giang ai khéo hẹn hò cùng
Mà gieo mình xuống chốn Long Cung
Ngàn năm dầu đục dầu trong không bàn
Dẫu tình ngay song lý vẫn gian.

Nam Xương Liệt Nữ là một truyện trong bộ Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ [19], môt danh tài thế kỷ XVI của Việt Nam. Truyện tóm tắt như sau:

Chàng Trương, quê ở phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, lấy vọ được một năm thì bị gọi lính. Người vợ lúc đó có thai và sinh ra được một đứa con trai, đặt tên là Đản. Ngày con biết nói, chàng Trương mãn lính trở về, thì mẹ già đã mất, con trai vừa học nói. Chàng bế con di thăm mộ mẹ. Đứa bé quấy khóc. chàng dỗ con: “nín đi con, cha về bà đã mất, lòng cha buồn lắm.” Đứa con nói: “Ô, thế ông là cha Đản ư? Ông lại biết nói, không như cha Đản trước kia không hề nói một tiếng.” Chàng rất đỗi ngạc nhiên. Đứa bé nói tiếp: “Khi ông chưa về, thường có một ông, đêm nào cũng tới, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chả bao giờ bế Đản cả.” Tính cả ghen, về đến nhà chàng Trương mắng nhiếc vợ. Người vợ khóc lóc kêu oan, nhưng nói sao chàng Trương vẫn không tin. Hàng xóm láng giềng biện bạch cho nàng cũng không xong. Nàng tủi thân chạy ra sông nhẩy xuống sông mất tích. Chàng Trương thấy nàng tự vẫn động lòng thương tìm vớt thay nhưng không thấy đâu cả. Một đêm, nhà vắng vẻ, chàng ngồi bên ngọn đèn, chợt đứa con chỉ vào bóng chàng nói rằng: “Cha Đản lại đến rồi” . Thì ra khi chàng còn tại ngũ, vợ chàng thường đùa với con, chỉ vào bóng mình mà bảo đó là cha nó. Bấy giờ chàng Trương tỉnh ngộ, nhưng chẳng còn biết làm gì hơn là lập đàn chay cho vợ. Dân làng thương tình lập miếu thờ ở bên sông. Vua Lê Thánh Tôn, nhân đi qua miếu, có bài thơ như sau:

Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương
Miếu ai như miếu vọ chàng Trương
Ngọn đèn dầu tắt đùng nghe trẻ
Làn nước chi cho lụy đến nàng
Chứng quả có đôi vừng nhật nguyệt
Giải oan chi mượn đến đàn tràng
Qua đây mới biết nguồn cơn ấy
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.

Trở về bài hát nói của Nguyễn Công Trứ, ông không trách người chồng như vua Lê Thánh Tôn, nhưng trách người vợ đã lừa dối đứa con dẫu là để đùa rỡn với con. Như vậy thì tình dẫu ngay, nhưng lý cũng là gian. Ngày nay nhiều người coi lập luận của Nguyễn Công Trứ là quá nghiêm ngặt với thiếu phụ Nam Xương.

Sau bài vịnh Nam Xương Liệt Nữ, Nguyễn Công Trứ còn có bài dưới đây:

Vịnh Thúy Kiều Đã biết má hồng thì phận bạc
Trách Kiều nhi chưa vẹn tấm lòng vàng
Chiếc quạt thoa đành phụ nghĩa Kim lang
Nặng vì hiếu nhẹ vì tình thì cũng phải
Từ Mã Giám Sinh cho đến chàng Từ Hải
Cánh hoa tàn đem bán chốn thanh lâu
Bấy giờ Kiều còn hiếu vào đâu
Mà bướm chán ong chường cho đến thế
Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa
Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm
Bán mình trong bấy nhieu năm
Đố đem chữ hiếu mà lầm được ai
Nghĩ đời mà ngán cho đời.

Trong Truyện Kiều, Thúy Kiều bán mình chuộc cha, là một hành động từng được nhiều người ca tụng. Nguyễn Công Trứ cũng thừa nhận thuyết tài mệnh tương đố. Ông trách Thúy Kiều bội nghĩa với Kim Trong khi quyết lòng đặt chữ hiếu trên chữ tình. Nhung vì vậy mà Thúy Kiều làm vợ Mã Giám Sinh rồi qua hai lần sống trong lầu xanh lại về làm vợ Từ Hải, do đó Nguyễn Công Trứ đặt câu hỏi là Thúy Kiều trong bấy nhiêu năm đặt chữ hiếu ở đâu. Ông tin tưởng rằng người tiết nghĩa không gặp cảnh bạc mệnh. Thế nên nỗi gian truân của nàng chính là do nết tà dâm của nàng gây nên, không thể lấy chữ hiếu mà che đậy nổi.

Lời buộc tội Thúy Kiều của Nguyễn Công Trứ cũng được nhiều người tán thưởng, cũng như có nhiều người khác chống đối. Vấn đề không phải là việc buộc tội này đúng hay sai, lời buộc tội này chỉ cho thấy là Nguyễn Công Trứ thật lòng tôn trong hai chữ trung trinh của nho giáo.

Tạm dời dòng thơ tiếng hát ca trù, người đọc thơ gặp dòng thơ khác, trong đó dường như thay vì ghi lại những cuộc cờ mà là dòng thơ mô tả thú:




[17] - Nguyễn Đăng Thục, lời giới thiệu Việt Nam Ca Trù Biên Khảo của Đỗ Bằng Đoàn-Đổ Trọng Huề, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1994, tr.7.
[18] - Lê Thước, sách đã dẫn, tr. 28.
[19] - Nguyễn Dữ, Truyền Kỳ Mạn Lục, bản dịch của Ngô Văn Triện, Xuân Thu tái bản tại Hoa Kỳ

No comments:

Post a Comment