Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday 6 December 2016

THƠ=Y PHỤC HOÀNG CUNG =TIỂU TỬ

THƠ SONG NGỮ




Mưa, bên bỜ sông cũ

Dòng sông lạnh khói sương tan
Ðẫm cơn mưa lũ tự ngàn khơi xa
Tưng bừng trời đất mưa hoa
Hạt theo đuổi hạt tinh hà quyện cao
Hạt rơi trên nhánh sông nào
Hạt còn ướt đẫm má đào ngày xưa
Hạt rơi trên tóc thẹn thùa
Hạt còn quyến luyến bên bờ mi cong
Nghìn hoa trải xuống dòng sông
Sóng ôm xoác bóng mây lồng dáng hoa
mưa xao xác mặt giang hà
Mù mù sương khói vỡ oà thinh âm
VŨ THỊ THIÊN THƯ

IT RAINS at THE OLD RIVERSIDE

The river has turned cold, the mist having lifted,
Its current gets immerged in torrents coming from afar.
Rain is jubilantly blossoming between sky and earth,
Drop following drop, the Galaxy rises star after star.
Which drops would fall on which head-waters?
Which drops would soak old rosy cheeks with verve?
Which drops would land on whose shy hair?
Which drops would attach to what eyelashes’ curve?
Thousands of flowers spread over the stream,
The waves embrace the images of reflected clouds.
The pour agitates the face of the watercourse,
Hazy becomes the smog, shattered grow the sounds.
Translation by THANH-THANH

Tâm SỰ Cùng Em Trai

hình như có tổ chim trên mái rạ
anh nghe vui tiếng mẹ rỉa lông con
chao ôi nhớ chiếc lồng tre thơ dại
ôm say mê lên đôi mắt xưa tròn

giờ thì chúng tập nhau bay, có lẽ
cho anh xin viên sỏi nhỏ tay em
anh còn lại chút lương tâm này đó
nỡ lòng nào đem bắn chúng sao em

anh vẫn nhớ trên hoàng hôn bờ cỏ
đôi chim nào đạp mái, ngượng bàn tay
khi giương ná bàng hoàng nghe tuổi lớn
bỏ tình trôi theo đường cánh chim bay

cũng từ đó nguyện yêu đời mãi mãi
sao bây giờ bọt lệ trắng niềm vui
làn chăn mỏng hoang vu vòng ngực nhỏ
nghe gì em trong thăm thẳm môi cười

chắc vang vọng một vài viên đạn nổ
ngang lưng trời, ngang khúc ruột quê hương
người người chết cho tự do vẫn sống
xác thay phân bón cho cỏ xanh đường
anh ngại nói, đã từ lâu anh muốn...
tội cha già bán mệt nhọc nuôi con
may mẹ đã nằm yên trong lòng đất
anh em mình mỗi đứa mỗi cô đơn

em đừng trách anh bỏ nhà bỏ cửa
sống lang thang xao lãng cả học hành
em cũng khóc từng đêm nằm suy nghĩ?
nín đi nào, đừng xé nát lòng anh.

Luân Hoán

confiding in BROTHER

There seemed to be a bird-nest under the thatch roof;
I was pleased to hear the adult preen the young.
How I remember the bamboo cage I clasped as a kid
with little creatures to which my passionate eyes clung.

Now that those fledglings were perhaps learning to fly;
Please give me the small stone from your hand.
This is the bit of Conscience that still remains in me:
Have the heart using it to shoot at them? what brand!

I can even recall a sunset, on a grass edge,
a pair were mating. My hands wavered at the sight
while aiming the catapult. Aware of my adolescence,
I allowed their Love to freely fly with the birds’ flight.

Thenceforth too I pledged to prize Life forever;
but now why do such tears foam to blur the elation?
The blanket so thin to cover the chest so deserted;
Could you hear beyond the smiling lips the desolation?

Perhaps the resonance of some exploding shells
piercing the air, tearing our motherland’s intestines.
Men after men have died for Liberty to survive,
bodies as manure to fertilize the grass as fate destines.
I was hesitant to say this since long I have meant to:
Poor Dad swapped his sweat for food to feed each son.
Mom luckily has rested in peace in earth’s womb;
We brothers each of us have our life lonely and dun.

Do not reproach me for leaving our dear dwelling
to walk the streets, especially from studies to depart.
Have you also been every night lying in bed reflecting?
Oh, please, stop crying
- do not rend apart my heart!

Translation by THANH-THANH



THƯ CỦA CÁNH CÒ


Thư gửi học trò cũ tên Phước.

Mon, 11/21/2011 - 12:22 — canhco
Tôi năm nay đã gần tám mươi, gần năm mươi năm dạy học trong hai chế độ. Học trò ngót ngét ngàn em có đứa giỏi đứa dở. Đứa khôn lanh không ít, mà đứa chậm chạp tối dạ cũng nhiều, nhưng tôi may mắn chưa thấy đứa nào xảo ngôn, bẻm mép và ác tâm.

Con nhiều phải có đứa này đứa khác, học trò cũng vậy, thấy trò nào chăm học thì thương, đứa nào xuất sắc thì hãnh diện. Trong từng ấy năm tôi chưa biết giận đứa nào đến mức không nhìn mặt hay rầy la một cách quá đáng. Tôi quan niệm học trò cũng như con mình và vẫn bảo lưu ý nghĩ này vì với tụi nhỏ, sự quấn quýt của chúng trong những dịp lễ lạc hay trước khi nghỉ hè hay vào lúc tựu trường không thể cho tôi cảm giác nào khác hơn.
Ngày 20 tháng 11 năm nay gia đình tôi có khá nhiều trò tới thăm. Có đứa tận Ban Mê Thuột về mua bán gì đó ở Sài Gòn nhân tiện ghé nhà. Nhìn bụi đỏ bám hai gấu quần của trò Th. mà tôi xốn xang. Trò này hồi xưa rất giỏi môn toán mà không biết sao lại không giỏi khi ra đời làm ăn, cứ buôn bán là lỗ và cả nhà của nó nheo nhóc tội nghiệp vô nghiệp vô cùng.
Trò Ng. từ Đà Nẵng vào cho tôi biết em làm ăn cũng đỡ hơn mấy năm trước và hiện nay đang là chủ một doanh nghiệp may gia công. Ng. mang tặng vợ chồng tôi hai bộ đồ do doanh nghiệp của trò may và mắt nó sáng lên khi nói về tương lai của công ty. Tôi mừng, ngồi vuốt bộ quần áo trên tay như muốn chúng biết là tôi cảm động lắm. Cảm động muốn khóc chứ không phải chơi.
Trong hôm gặp mặt này, Ng. tuy hớn hở cho biết là công việc của nó trôi chảy lắm nhưng không hiểu sao trong mắt nó lại có điều gì đó không vui. Tôi chú ý và thấy việc này nên sau khi bọn trẻ chia tay tôi nói nhỏ với Ng. rằng thầy muốn nói chuyện riêng với em. Ng. ngồi lại và việc đầu tiên em tới chiếc vi tính của gia đình tôi, đánh một địa chỉ vào đó và kéo tôi lại nhìn….
Trong khi tôi xem trang web này thì Ng. kể cho tôi câu chuyện về chủ nhân của trang web. Thì ra nó là một trong nhiều học trò của tôi hồi xưa. Nó học chung lớp với Ng. trong những năm trước giải phóng và lâu lắm rồi không nghe đứa nào nhắc nhở tên nó trước mặt tôi. Ng. kể những việc xảy ra trong mấy ngày gần đây và ngập ngừng nói với tôi, thầy đừng để tâm chi cho mệt, thằng này đã có tánh tình này từ hồi còn đi học. Nó tên là Hoàng Hữu Phước, đương kim đại biểu Quốc hội của Việt Nam trong khóa 13 này.
Tôi ngồi nghe Ng. kể mà lòng cứ ngổn ngang vừa buồn vừa xấu hỗ. Tôi gượng gạo nói với Ng. là mỗi đứa mỗi tính, thầy không trách gì nó và trước tiên là thầy thấy phải cần tự trách mình. Ng. ra về và tôi không tài nào chợp mắt suốt đêm ấy.
Tôi quyết định viết bức thư này cho anh học trò cũ Hoàng Hữu Phước sau khi đọc tất cả những gì mà trang web này ghi lại, kể cả việc Hoàng Hữu Phước vừa có bài phát biểu trước quốc hội về Luật biểu tình và lập hội. Tôi cũng đọc bài viết của Phước về Cù Huy Hà Vũ, Sadam Hussen… về đa đảng, về tiếng Anh và tiếng Việt…càng đọc trí óc tôi càng mù mịt trước những lập luận, nhận định hay kết luận của Phước.

Do không thể tập trung, sáng hôm nay tôi mới ngồi trước bàn viết gửi cho Phước những dòng này với tâm niệm được chia sẻ với trò vài điều cuối cùng trước khi nhắm mắt.
Phước ơi, sau khi đọc tất cả những bài viết của trò thầy thấy rằng kiến thức mà trò góp nhặt để đưa vào các bài viết hoàn toàn có chủ tâm nhằm gây sự chú ý của một nhóm nhỏ lãnh đạo bảo thủ luôn muốn cho người dân im lặng đang cầm quyền hiện nay. Thầy nói đó là nhóm nhỏ vì nhìn chung xã hội ngày nay đã khác rất xa ngày mà thầy trò mình tới trường dạy và nhìn nhau học trong không khí hết sức đáng sợ.

Chắc lúc đó trò không bao giờ nghĩ đến một lúc nào đó chính trò sẽ viết những dòng chữ kêu gọi cả nước hãy ngưng nghĩ đến chuyện đa đảng, trong khi mọi khuynh hướng dân chủ của thế giới đã hướng tới điều mà người dân mong đợi. Điều mong đợi đó thầy trò mình đã từng vào năm 1978, khi trò tới trường với tâm sự trĩu đầy và báo cho thầy biết trò không đi nước ngoài được do nhà nghèo và phải nuôi mẹ.

Thầy biết người anh rễ của trò là một dân biểu trước năm 1975 do trò kể và hiện nay gia đình của ông này vẫn còn bên Mỹ. Thầy trò mình sau đó không còn gặp nhau mặc dù vẫn sống tại Sài Gòn này.
Thầy thật sự đau lòng khi trò viết trong bài : “Tại sao Việt Nam không cần đa đảng”. Sau khi mạt sát Phan Bội Châu trò quay sang kể tội những người có chủ kiến đòi đa đảng, trong đó có người anh rễ của trò. Trò viết:
“tất cả các phe nhóm và đảng phái chính trị đều hoặc làm tay sai cho Pháp hay Nhật hay Hoa hay Mỹ, hoặc tự bươn chải chỉ biết dùng nước mắt bạc nhược cố tìm “đường cứu nước” (như Phan Bội Châu khóc lóc với Lương Khải Siêu [2] khi nhờ Lương Khải Siêu giới thiệu với Nhật xin giúp kéo quân sang Việt Nam đánh Pháp, mà không biết mình rất có thể đã “cõng rắn cắn gà nhà”, “rước voi về dày mả tổ”, mở đường cho sự quan tâm của Quân Phiệt Nhật tàn bạo đánh chiếm và giết chết nhiều triệu người Việt Nam sau này, và phải nhờ Lương Khải Siêu ban phát cho lời khuyên can mới hiểu ra sự nguy hiểm của lời yêu cầu Nhật đem quân đến Việt Nam giúp đánh Pháp), và tất cả đều chống Cộng.
Chỉ có Đảng Cộng Sản Việt Nam đánh thắng tất cả, tạo dựng nên đất nước Việt Nam thống nhất, nên việc “đòi quyền lợi” hay “đòi quyền tham chính” của tất cả các cá nhân, tất cả các phe nhóm chính trị bên ngoài Đảng Cộng Sản Việt Nam là điều không tưởng, vô duyên, khôi hài và bất công, nếu không muốn nói là hành vi bất lương của kẻ cướp muốn thụ hưởng quyền lực chính trị trong khi đã không có bất kỳ công sức đóng góp nào cho Đảng Cộng Sản Việt Nam, ngoài sự chống phá ngay từ bản chất.”

Trò đã dùng thứ ngôn ngữ “phanh thây uống máu quân thù” để phỉ báng quá nhiều người trong một vần đề mà trò tỏ ra còn quá non nớt, nếu không muốn nói là lệch lạc và đầy ngộ nhận. Thầy rất sẵn lòng trao đổi thêm với trò nếu có cơ hội để trò thấy rằng đa đảng không phải là điều gì ghê gớm đến nổi trò phải nói hộ cho những người cố bám víu vào cái đảng đã tỏ ra thiếu sức sống và mục ruỗng từ lý luận tới nghị quyết và đang đưa toàn dân tộc vào thế cùng trong hoàn cảnh hiện nay.

Tuy nhiên thầy không có mục đích bàn việc nên hay không nên đa đảng, thầy chỉ nhắc cho trò nhớ thái độ “mục hạ vô nhân” không phải là thái độ của người trí thức. Chỉ có người tưởng mình là trí thức với mảnh bằng cử nhân nhỏ bé cộng với cái bằng chưa biết do ai cấp là thạc sĩ kinh doanh quốc tế của mình mà trò đã táo tợn khinh rẻ, miệt thị cả một nửa dân tộc thì còn ai dám cho trò là một trí thức nữa? Thầy nói một nửa dân tộc vì còn khiêm nhường chứ nếu cứ đi hỏi tất cả người dân thì họ sẽ trả lời cho trò biết sẽ nhiều lần hơn thế.

Thầy nói vậy vì trò viết như đinh đóng cột là: “Người Việt Nam yêu sự công bằng nên không ai chấp nhận đa đảng. Bất kỳ ai nói nhặng lên về đa đảng đích thị là phường gian manh muốn ngồi mát ăn bát vàng, hoặc phường Việt gian tay sai Hoa-Mỹ, và do đó không thuộc cộng đồng người dân Việt chân chính”.

Thầy muốn nói cho trò biết là trong những người mà trò nói đó không có hai vợ chồng thầy, vậy thì “chúng thầy” không phải là người Việt chân chính và thậm chí gian manh hay sao?
Bước xa hơn và kinh khủng hơn trò viết như thế này: “Mỹ kiêng sợ Trung Quốc đến độ nhiều chục năm qua không bao giờ dám gọi đồng minh Đài Loan là quốc gia. Thái Lan kiêng sợ Trung Quốc. Thế giới kiêng sợ Trung Quốc. Trung Quốc không sợ bất kỳ quân đội nào của thế giới. Trung Quốc chiếm Hoàng Sa đánh tan các chiến hạm Việt Nam Cộng Hòa ngay trước mũi Đệ Thất Hạm Đội hùng hậu của Hoa Kỳ.”

Trò Phước ơi, không những trò bị chứng hoang tưởng quá nặng mà còn manh nha phản quốc nữa. Câu này đáng lẽ dành cho một “học giả” Trung Quốc mới đúng cớ sao lại ký tên người học trò cũ của thầy với đầy đủ chứng cứ quốc tịch Việt Nam?
Để làm cho câu nói thầy vừa trích ấn tượng hơn, trò vuốt đuôi Việt Nam bằng một câu khác, còn cháy bỏng hơn câu khi nãy: “Trung Quốc chỉ sợ quân đội của Đảng Cộng Sản Việt Nam”.

Trò ơi, kiến thức về lịch sử của trò thua quá xa đàn em sau này mặc dù nhiều đứa trong chúng không có bằng cấp như trò. Trò mang tội lớn thứ hai là ru ngủ lãnh đạo Việt Nam với mưu toan gì? Nếu Trung Quốc sợ Việt nam như thế thì họ đã không cho Việt Nam một bài học năm 1979. Họ cũng sẽ không dám công khai đánh chiếm đảo Gạc Ma năm 1988 và họ cũng không dám giết ngư dân Việt Nam trong nhiều năm gần đây như vậy.
Trò miệt thị những người lính Việt Nam Cộng hòa để lấy lòng ai vậy? Đảng Cộng sản Việt Nam hay Đảng Cộng sản Trung Quốc? Cho dù đảng nào thì trò cũng chỉ nhận được một sự khinh bỉ, vì cả hai đều là bậc thầy trong việc thu nhận những kẻ phản phúc u mê để dùng chúng vào một giai đoạn nào đó mà thôi. Tin thầy đi, trò đang được cả hai Đảng chú ý như một nhân tố mới, hiếm thấy trong xã hội hiện nay khi cả hai đang cố tìm những khuôn mặt bất ngờ như trò mà tìm không ra. May cho Đảng cộng sản Việt Nam, họ đã phát hiện ra trò và phần thưởng mà trò có hiện nay đáng cho thầy phải xấu hỗ.

Thấy nói xấu hỗ vì rõ ràng trò ngoa ngôn để tiến thân vào cái cơ quan tuy không được tiếng tốt nhưng dù sao vẫn là biểu tượng dân chủ của Việt Nam. Trò hãnh diện lớn tiếng đòi bỏ hai cái quyền phổ quát nhất của tất cả nền dân chủ trên thế giới là quyền Biểu tình và Lập hội. Trò cũng dùng lại cái bài cũ là “nhân dân Việt Nam không cần hai cái luật này” rồi sau đó trò chứng minh trước hơn 85 triệu người Việt Nam là chính trò nghe những lời miệt thị, nguyền rủa người biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn.

Phước ơi, trò càng lúc càng đi sâu hơn vào tội phản quốc. Trò gọi người biểu tình chống Trung Quốc là đáng bị nguyền rủa vì cản trở họ không làm ăn được. Thầy muốn nói cho trò biết rằng trò không thể dối trá khi tạo ra một câu chuyện không tưởng để lấp liếm hay tô màu cho cái lý luận rẻ tiền của trò. Không người Việt Nam nào có lý trí lại chửi bới, xúc xiểm đồng bào mình khi người biểu tình đang làm một việc thế cho họ: biểu tình chống Trung Quốc xâm lược.
Cho dù có khổ sở bao nhiêu chăng nữa thì lòng yêu tổ quốc vẫn mạnh hơn nồi cơm của họ, bởi mất nước thì nồi cơm kia có còn không?
Trò không thể nói cho mọi người biết lúc đó là ngày nào, mấy giờ, góc đường nào và có bao nhiêu người biểu tình phải không? Thầy chắc rằng với một người có tâm địa như trò thì làm sao dám ra đường hòa với người biểu tình mà ghi nhận câu chuyện dối trá này?
Bài cuối cùng mà thầy đọc trên website của trò là bài viết trả lời về những việc xảy ra trước bài phát biểu của trò tại nghị trường Quốc hội. Đây là sai phạm thứ hai sau khi sai phạm thứ nhất chưa được dư luận tha thứ. Lần này thì trò dùng mớ học vấn hỗn tạp của mình để chứng minh về cái mà trò gọi là sự trong sáng của tiếng Việt được trò diễn giải bằng cung cách tiếng Anh theo thói quen mà trò tự hào là tiếng Anh rất chuẩn của trò khi nói về “dân trí”.
Càng chứng minh trò càng rơi sâu hơn vào cái rọ do chính trò tạo ra và thầy thật sự ngạc nhiên chứ không còn giận nữa. Thầy thấy trò vừa vĩ cuồng vừa u mê. Vừa ngốc ngếch vừa muốn chứng tỏ mình thông thái. Ai đời trò mang cái bao thư mà cả nước đang “nguyền rủa” ra làm sự hãnh diện khi viết trong bài “Giao Thoa Ngôn Ngữ Việt – Anh và Thực Chất Vấn Đề Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt” do trò “sáng tác” như sau:
“Bài của tôi, kẻ “ngoại đạo” chầu rìa bên ngoài ngưỡng cửa hàn lâm của ngôn ngữ Việt, được chọn đăng mà không có bài của vị tiến sĩ ấy; và vì được chọn đăng, tôi nhận được phong bì bồi dưỡng dày hơn.”
Vô phúc cho cái trường mà trò mang lên để chứng minh cho sự thông thái của trò. Bề dày của tiền không thể nói lên giá trị của bài viết mà trò được chọn. Sự lớn lối của trò khi cho rằng tiếng Việt cần viết lại theo ngôn ngữ tiếng Anh mới thể hiện được sự trong sáng của nó gây cho thầy cảm tưởng đây là sự khoa trương vốn liếng tiếng Anh chỉ đạt cấp cử nhân của trò chứ không ngoài mục đích nào khác, vì vậy theo lời kể của trò bài viết bị ông Tiến Sĩ nào đó bác bỏ là quá đúng chứ bàn cãi vào đâu nữa?
Cử nhân tiếng Anh tốt nghiệp từ Việt Nam đâu thiếu gì anh chỉ nghe rồi ngọng không nói được? nó hơn gì một học sinh tú tài tại Mỹ đâu mà khoe nhặng xị lên như thế? Có
cử nhân tiếng Anh mà đòi nói chuyện áp dụng tiếng Anh để sửa tiếng Việt thì thật là dại khờ và nông nổi.
Bao thư gọi là bồi dưỡng đó phải hiểu chính xác là dùng để thưởng công cho một bồi bút mới nổi dưới cái vỏ doanh nghiệp. Ai dám đoan chắc rằng số tiền trong bao thư không phải là do trò cung cấp sau khi người phát cho trò đã được phép rút đi hơn phân nửa?
Trò tự vạch áo cho người xem thẹo chứ có ai làm gì trò đâu? Và đây nữa: “Trong khi có một vị còn nhớ đến tôi, nhà giáo cách nay hơn 20 năm, đến bắt tay chào, hỏi han, tâm sự về thế cuộc xoay vần của giáo dục nước nhà, thì đa số vẫn nhìn tôi ghẻ lạnh như thể tại sao một tên doanh nhân lại dám xuất đầu lộ diện giữa tháp ngà ngôn ngữ học.”
Đây là câu hay nhất của hàng chục ngàn chữ trong website của trò. Đúng đến từ centimet. Đúng nhưng trò không thấy để mà tự hào.

Viết đến đây thầy không còn cảm thấy thích thú muốn viết nữa vì biết rằng dù có đọc được bài này thì trò vẫn như cũ. Thầy dám khẳng định như vậy bởi sự đạp đổ tất cả giá trị vĩnh cửu để tiến thân của trò là quá hiển nhiên. Khi một con người như vậy thì lời nói của một ông giáo già sắp chết như thầy liệu có ý nghĩa gì?
Thì thôi thầy sẽ gửi cho mấy đứa khác, trong đó có vài đứa học cùng lớp với trò để chúng nó tự tránh vết xe của trò. Vết xe đáng gọi là sự xấu hỗ của dân tộc. Sự xấu hỗ lây lan tới hơn bốn trăm người ngồi trong cái tòa nhà kia trong đó có cả ông nghị Dương Trung Quốc mà thầy rất kính trọng, khi ông đem kiến thức và lòng yêu nước của mình phản bác với một kẻ vô lại là trò, Hoàng Hữu Phước.

Thầy cũng xin tự nhận một phần trách nhiệm. Trách nhiệm này nếu chia đều ra cho tất cả mọi ông thầy khác trong suốt quá trình đào tạo trò trở thành một trí thức hỗ lốn kể như không nặng nề gì. Thì thôi, coi như nỗi buồn của ngày 20 tháng 11 năm 2011.
Thầy nhờ cô học trò ít tuổi hơn trò đăng bài viết này ở đâu cũng được, như một di ngôn của thầy với chút lòng thọ tội với tổ tiên vì đã trót làm thầy cho anh học trò mang tên Hoàng Hữu Phước
VN MC CƯ SĨ BÌNH
Ông bn già thân mến,
Tôi hiu ni bun ca ông. Tôi vi ông như con rp đúng theo danh t "mt rp" còn hc trò ca ông là Phượng hoàng bay cao chín tng mây.
Tôi cũng có nhng giây phút đau đn nghn ngào như ông.Tôi thy nhng bc trưởng thượng, đo cao đc trọng của miền Nam ta vào ra xênh xanh dinh tng thng, hô hào chống cộng văng ra lửa, thế mà vài tháng trước 1975 biểu tình chống chính phủ, và chính Ngài sau 1975 tự bò bn chân tht ti nghip. Ri còn nhng ông, nhng bà theo " M ngy" ráo riêt, thế mà trước ngày Saigon sp đ lên tiếng chng Nguyn Văn Thiu tham ô! Và mt s trí thc, ch có c nhân hay không có bng cp gì c, nh ơn cậu Cẩn hay cha này mẹ kia mà làm b vin, rồi tr c xun xoe theo Cng. Có nhng ông tu hành lc li đào nguyên, nhưng có gan ci áo, còn có ông sau 1975 mi ra trình din ba, bn con, và còn vênh vang theo cách mng, chng tôn giáo mê tín, d đoan. Và bây gi đây có nhng cha c, hòa thượng 80-90 vn c lết thân tàn ra ngoi quc xin tin v cúng Vit cng!Có những ông bà theo Việt Cộng đòi hòa bình, chống Mỹ xâm lược nhưng sao lại chạy sang Mỹ mà không ở lại xây dựng XHCN, hay họ ra hải ngoại công tác cho đảng? Ôi bun nôn quá! Ôi, nếu họ là bọn "đá cá lăn dưa" ở chợ Cầu MUối thì không nói làm chi, còn những vị mà tôi nói đến là nhà tu hành, là bác sĩ, luật sư, thẩm phán, giáo sư, nhà văn... đáng nể đáng sợ đấy!
Nhng ông đã hưởng ân hu cng hòa mà còn tráo tr, nhng ông già gn xung l còn mun điếu đóm và làm bi., hung h thng hc trò ông!Nó sinh trong thời đại mới, nó có quyền chọn theo con đường của tổ sư Cáo già, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và Hoàng Văn Hoan. Tất nhiên nó phải nói vậy và làm vậy. thì mới đi lên theo chiều xoắn ốc của Marx để được vinh hoa, phú quý. Con đường thằng học trò ông nó cao xa lm và nó cũng có tài năng thăng thiên đn th như T thiên đi thánh. Sau 1975, nhng tên được đưa làm t trưởng dân ph cũng đã ghê gm, hung h thng hc trò ông, nó đã vào quc hi là gii lm!
Bây gi nó mi bước vào cng thiên đàng. Nó phi phn đu đ làm ch tch quc hi ri làm tng bí thư, dù có líếm giày H Cm Đào, bán v con cho Tàu cộng thì y cũng hy sinh cho mc đích ca y.Nó có làm vậy thì nó cũng chỉ là theo gương bác Hồ của nó thôi! Đúng là " hậu sinh khả úy" ông bạn ơi!

ĐẠI HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM



Đại hội GHPG Việt Nam Thống nhất kỳ IX tại California
Ỷ Lan, thông tín viên RFA
2011-11-24
Vì Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) còn bị đàn áp nên không thể tổ chức trong nước, Giáo hội ủy nhiệm cho Văn phòng II Viện Hóa Đạo tổ chức Đại hội IX tại Hoa Kỳ.
Courtesy Vietbao
Đại hội GHPG Việt Nam Thống nhất kỳ IX tại California hôm 18-11-2011.

Từ ngày 18 đến 20 tháng 11 vừa qua, 125 đơn vị Hải ngoại gồm 609 đại biểu trên toàn quốc Hoa Kỳ cùng với các đại biểu đến từ Canada, Úc châu, Âu châu, Ban Hướng dẫn Gia Đình Phật tử, Liên đoàn Cựu Huynh trưởng Gia Đình Phật tử, đã về tham dự Đại hội GHPGVNTN kỳ IX tại chùa Điều Ngự, thành phố Westminster, California, Hoa Kỳ. Hòa thượng Thích Viên Lý, vị tân Chủ tịch Giáo hội tại Hoa Kỳ là Trưởng ban Tổ chức Đại hội này.

Kêu gọi Dân chủ cho Việt Nam

Các Đạo từ của Đức Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ thu âm từ trong nước gửi ra, Đạo từ của Đức Phó Tăng thống Thích Hộ Giác, Diễn văn Chào mừng Đại hội IX của Hòa thượng Tân Viện trưởng Viện Hóa Đạo Thích Viên Định, và Diễn văn khai mạc Đại hội của Hòa thượng Thích Chánh Lạc, Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo mở đầu Đại hội hôm 18.11.
Một lịch sử Phật giáo đồng hành cùng dân tộc để bảo vệ chủ quyền và hoàn mãn văn hiến. Đấy là thể thống nhất của Đạo Phật Việt trong tinh thần Bất Nhị và tính Tương duyên Tương sinh.
HT Thích Quảng Độ
Năm đề tài thảo luận, đặc biệt là “Phật tử Việt Nam trước hiểm họa Trung Quốc xâm lấn biển, đảo”, và “Những nan đề của công cuộc hoằng pháp tại các vùng sâu vùng xa trong nước và tại hải ngoại” là hai đề tài trọng yếu làm sôi nổi và hứng khởi cho Đại hội IX.
Đặc biệt bản Hiến chương GHPGVNTH đã được tu chính lần thứ tư tại Đại hội, đồng thời công bố thành phần nhân sự mới của Hội đồng Giáo phẩm Trung ương gồm 36 vị, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ lên ngôi vị Đệ ngũ Tăng thống, Hòa thượng Thích Viên Định làm Tân Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Hòa thượng Thích Chánh Lạc Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo, và Hòa thượng Thích Viên Lý, Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2011 – 2015.
Đại hội ra Quyết Nghị 12 điểm, trọng tâm đặt vào sự phát triển giới Trẻ, thanh niên, sinh viên thông qua Đại học Hè Phật giáo và quan tâm đến đức dục là nền tảng cho mọi trí dục ; đoàn ngũ hóa giới cư sĩ Phật giáo ; soạn thảo cho hàng ngũ Xuất gia và Tại gia dự án cải tổ toàn diện nền giáo dục hầu nâng cao trình độ tu học và thích ứng với kỷ nguyên mới toàn cầu ; vận động quốc tế kêu gọi sự hậu thuẫn của thế giới thực hiện Chương trình 8 điểm trong “Lời Kêu gọi cho Dân chủ Việt Nam” của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, và phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN theo mô thức 4 điểm của Viện Hóa Đạo.
Đại hội kết thúc vào chiều chủ nhật 20.11 với lễ Suy tôn Đức `Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ và lễ Cầu nguyện cho Hòa bình thế giới, An ninh Đông nam Á, Vẹn toàn lãnh thổ lãnh hải Việt Nam trước một hội trường gồm có 150 chư Tăng Ni và gần 4000 Phật tử, đồng bào các giới, đại diện các đoàn thể, tôn giáo trong Cộng đồng tại thủ đô tị nạn Little Saigon.
Rất đông các vị quan khách ngoại quốc đến từ Ai Cập, ông Sherif Mansour, Vương quốc Na Uy, ông Arne Lynngard, Quốc hội Châu Âu, bà Marietje Schaake, Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ, bà Loretta Sanchez, và các Dân biểu, Nghị viên Alan Mansoor, Frank Fry, Tạ Đức Trí, Michael Võ, Lou Correa, Tim Suer, Jose Solora, v.v… đến tham dự và phát biểu sự hậu thuẫn Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ trong công trình vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền, dân chủ tại Việt Nam.
Mở đầu cuộc lễ là cuốn băng hình Thông điệp của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ thu băng từ Thanh Minh Thiền Viện ở Saigon. Ngài nói :
GIAO_HOI_Front_250.jpg
Đại hội GHPG Việt Nam Thống nhất kỳ IX tại California hôm 18/11/2011. Courtesy Vietbao.
“Thế giới ngày nay như ngôi nhà lửa vì nạn cuồng tín, bạo động và khủng bố có tính quốc tế. Làm sao dập tắt lửa? Không thể nào trông cậy vào kẻ đốt nhà đi chữa lửa. Chỉ có Con Người Ý thức mới làm được việc này, những người đã dập tắt ngọn lửa tham, sân, si trong lòng mình mới đem lại an lạc cho kẻ khác và thế giới. Cách đây gần ba nghìn năm, Đức Phật đã trao tặng nhân loại nguyên lý sống khoan dung và trí tuệ, để con người có thể thoát ly mọi hoàn cảnh khổ đau, vô minh và bất bình đẳng xã hội, bước lên chân trời Giải thoát, Giác ngộ. Đây chính là hành trình thể hiện nguyên lý ấy của người theo đạo Phật Việt Nam suốt trên Hai Nghìn Năm qua. Hành trình ấy ghi đậm vào lịch sử Việt Nam. Một lịch sử Phật giáo đồng hành cùng chúng sinh để cứu khổ và giác ngộ. Một lịch sử Phật giáo đồng hành cùng dân tộc để bảo vệ chủ quyền và hoàn mãn văn hiến. Đấy là thể thống nhất của Đạo Phật Việt trong tinh thần Bất Nhị và tính Tương duyên Tương sinh.”
Người Phật tử Việt Nam đã biết thánh hóa cái chết bằng sự hóa thân vào Sự Sống để tôn trọng và bảo vệ Con Người, thăng hoa Con Người lên chân trời Trí Tuệ”.
Ngài đề cập đến chế độ ngày nay rằng :
Chúng ta phải tiếp tục đấu tranh, không riêng cho Việt Nam, mà bất cứ đâu trên hoàn cầu cho quyền các dân tộc được tự do tín ngưỡng như họ mong muốn.
DB Loretta Sanchez
“Tiếc thay một chế độ ngoại thuộc khác lại đến vào năm 1975, làm cho sự phát huy Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị ngưng trệ cho đến hôm nay. Chế độ này cản ngăn Giáo hội và chư Tăng Ni, Phật tử tham dự tái thiết Việt Nam sau ngày chiến tranh chấm dứt trên các lĩnh vực tâm linh, văn hóa, giáo dục, y tế, từ thiện xã hội, nhân quyền. Cùng với chính sách độc tài toàn trị của Đảng Cộng sản, hậu quả của sự ngăn cản này làm cho toàn thể nhân dân Việt Nam phải sống trong đói nghèo, mất tự do và không sao phát triển. Việc thấy rõ qua bản Báo cáo năm nay của LHQ về sự Phát triển con người trong thế giới : sau 36 năm chấm dứt chiến tranh, Việt Nam vẫn còn đứng hàng thứ 128 trên 187 quốc gia !
Một việc khác không thể không nói là hiểm họa xâm lấn của Trung quốc trên đất và biển, đảo, đang làm xao động nhân tâm và lo lắng cho toàn thể nhân dân nước Việt mấy năm qua."

Ca ngợi HT Thích Quảng Độ

httqd-200.jpg
Đức Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ. File photo.
Sau khi Cư sĩ Võ Văn Ái thay mặt Đại hội đọc Quyết Nghị 12 điểm của Đại hội IX, Dân biểu Loretta Sanchez lên phát biểu mở đầu bằng danh hiệu Phật A Di Đà:
“Nam Mô A Di Đà Phật ! Như quý vị đã biết, tôi đã từng hân hạnh được diện kiến Hòa thượng Thích Quảng Độ, người hôm nay được suy tôn lên ngôi vị Tăng Thống Giáo hộ Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Hôm nay là một ngày vui tuyệt vời. Cho tôi ngỏ lời ca ngợi. Chúng ta phải tiếp tục đấu tranh, không riêng cho Việt Nam, mà bất cứ đâu trên hoàn cầu cho quyền các dân tộc được tự do tín ngưỡng như họ mong muốn. Tự do tôn giáo là điều chúng ta mong cầu cho bất cứ ai trong thế giới.
Chúng ta còn phải đấu tranh cho tự do, tất cả mọi tự do, không riêng tại Hoa Kỳ mà còn cho Việt Nam. Như thế mỗi ngày, khi tôi tới làm việc tại Hoa Thịnh Đốn, tôi luôn tranh đấu cho những mục tiêu này.
Giờ đây tôi xin được nói với quý vị : Chúc mừng và ca ngợi ngày đẹp đẽ hôm nay!”
Tiếp đấy trong lời phát biểu của ông Arne Lynngard thuộc Sáng hội Rafto đến từ Na Uy có đoạn nói rằng:
Sự cống hiến của ngài để thăng tiến việc bảo vệ Quyền Con Người là tấm gương gây hứng khởi cho thế hệ mới.
Bà Marietje Schaake
“Tôi rất hãnh diện cho người tranh đấu lỗi lạc cho dân chủ, tự do tôn giáo và nhân quyền, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, làm khôi nguyên giải Rafto. Ngài nhận giải Rafto cho sự dũng cảm của ngài và sự kiên trì qua bao nhiêu thập kỷ ôn hòa chống đối chế độ Cộng sản tại Việt Nam, ngài cũng là biểu tượng của phong trào dân chủ đang bùng lên trên toàn quốc (...) Hòa thượng Thích Quảng Độ luôn nhấn mạnh rằng, dân chủ chỉ thực hiện được tại Việt Nam khi tất cả các thành phần dân tộc kết hợp thành khối, đem tất cả tài năng riêng biệt, khả năng chuyên môn, kiến thức và nhiệt tình kết liên nhau trong một phong trào đầy sinh lực.
Việt Nam thật may mắn có một nhà lãnh đạo tôn giáo như Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, người gợi hứng cho toàn dân trong công cuộc kiếm tìm công lý, tự do tôn giáo, nhân phẩm và dân chủ. Sáng hội Rafto tay trong tay với các bạn Việt Nam như chúng ta đang chia sẻ với Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ tất cả viễn tượng dân chủ.”


Trong bài phát biểu của ông Sheriff Mansur, nhà đấu tranh cho dân chủ Ai Cập, nêu lên 5 điểm thành công của cuộc Cách Mạng Hoa Lài ở Trung Đông, mà ông nghĩ rằng sẽ giúp thêm kinh nghiệm cho các nhà dân chủ tại Việt Nam, rồi ông kết thúc:
“Sau khi cuộc Cách mạng đã thành công, tôi trở về Ai Cập ba lần trong năm nay, và tôi tin rằng tôi sẽ gặp các bạn rất sớm tại Saigon để cùng các bạn chào mừng chiến thắng chống lại Đảng Cộng sản. Ngày đó, tôi tin chắc rằng Đại lão Thích Quảng Độ sẽ cũng có đó để mừng vui chiến thắng. Xin gửi đến Hòa thượng lời cầu chúc dũng cảm, kiên trì và tiếp tục gợi hứng cho tất cả chúng ta. Không ai không chú tâm đến sự hy sinh của Hòa thượng”.
Bà Marietje Schaake, Dân biểu Quốc hội Châu Âu, trong băng hình gửi tới nói đến công tác đối ngoại của bà trên lĩnh vực tự do Internet, và bà kết luận :
“Hôm nay chúng ta tôn vinh Đức Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ, người là biểu tượng cho cuộc đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. Sự cống hiến của ngài để thăng tiến việc bảo vệ Quyền Con Người là tấm gương gây hứng khởi cho thế hệ mới. Một thế hệ đang cần mở con đường mới trong việc sử dụng những công cụ mới trong một thế giới không ngừng đổi thay để giải quyết vừa là sự tồn tại vừa là những vấn nạn mới.
Do đó, tôi xin bảo đảm với quý vị rằng Quốc hội Châu Âu sẽ đứng vững trên hai chân mình như người bảo vệ Nhân quyền toàn cầu cũng như tại Việt Nam.
Hãy để Đại hội hôm nay như một sự tụng ca những ai đã hiến cúng quá nhiều cho sự tồn tại của tha nhân. Một sự tụng ca đầy gợi hứng cho những ai còn kiên trì tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân phẩm.”
Ỷ Lan Phóng viên Đài Á châu Tự do tại Los Angeles.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/buddhist-conference-in-ca-yl-11242011094934.html



NỘM RAU MUỐNG



Nộm rau muống
(VienDongDaily.Com - 09/08/2011)
Thực hiện: Vũ Phương-Dung - Ảnh: Vũ Phương-Dung/Viễn Đông
Nộm rau muống là một món ăn của người miền Bắc. Từ lâu nay tại hải ngoại, chữ “nộm” ít khi được dùng tới mà thay vào đó là “gỏi” như: gỏi bắp cải, gỏi đu đủ bò khô, gỏi xoài xanh... nhưng món nộm rau muống lại không bị “thay tên đổi họ”. Rau muống là loại rau quen thuộc và dùng hàng ngày trong nhiều gia đình người miền Bắc. Nộm rau muống đã được chế biến từ rau muống luộc, kinh giới, mắm tôm, mè rang, giá trụng và bì heo thái sợi.

Trong lúc trộn “nộm” chung với nhau này, ngoài vị chua cay mặn ngọt của mắm tôm hoặc nước mắm pha, rau kinh giới lẫn với mè rang thơm làm dậy mùi rau muống. Đĩa rau muống luộc bình thường mỗi ngày vẫn ăn kia nay bỗng trở thành “Gourmet”, đặc biệt hấp dẫn và ngon hẳn lên. Tại các chợ Việt Nam quanh khu vực Little Sài Gòn, muốn mua rau muống lúc nào cũng có. Tùy theo từng mùa, những bó rau muống nhiều lá, nhiều cọng nặng và to như bó lúa giá bán gần 3 Mỹ kim cho 1 pound, nhưng vào mùa nắng hạ nhất, chỉ còn dưới 1 Mỹ kim. Rau muống nơi đây không giống như quê nhà, thường hay bị chê là dai, thâm đen và “già chát”.

Bữa cơm chiều nay sẽ có đĩa rau muống trộn nộm. Màu rau xanh ngắt bên cạnh những cọng giá trụng, bì heo trắng tinh và được rắc đều lớp mè rang là những bí quyết Phương-Dung xin được cống hiến quý độc giả của trang Bếp Hồng Gia Đình để có được đĩa Nộm Rau Muống ngon, vừa ý. Xin mời các bạn đi chợ mua vật liệu về làm thử, sao cho: - Rau muống luộc còn giữ mãi màu xanh. - Giá trụng để lâu vẫn trắng. - Bì heo không bị thâm đen. - Mè rang chín vàng đều và thơm phức. Vật liệu gồm có:

- 1 bó rau muống, nên lựa loại cọng to màu xanh tươi (đừng lựa loại thân nhỏ và phần dưới đã bị héo). - 1 bịch giá sống để trong tủ lạnh (thân giá phải trắng đều, không bị dập nát, không có rễ và hạt đậu trên đầu cọng giá đừng đen) - 1 ½ cup mè trắng. - 1 miếng da heo to bằng bàn tay. - 1 nắm lá rau kinh giới rửa sạch, cắt nhỏ. - mắm tôm, chanh, ớt đỏ, nước mắm, giấm, đường. Cách làm: - Da heo cạo sạch, xát muối rồi cho vào nồi nước lạnh có pha giấm + muối. Đặt lên bếp nấu chín miếng da heo (khi bấm tay vào thấy mềm là được). Vớt bì heo ra ngoài, ngâm ngay trong nước lạnh, chờ nguội cắt đều khoảng 1 inch ½


- Rau muống bỏ hết lá chỉ lấy cọng non, cắt khúc chừng 2 inches, rửa sạch nhiều lần (cọng nào lớn phải chẻ làm đôi).

- Đun nồi nước sôi thật lớn + một chút muối trên bếp, bên cạnh để sẵn thau nước đá lạnh. Cho rau muống vào nồi luộc (không đậy nắp) - Vặn lửa lớn - (nếu nhiều rau nên chia làm 2, 3 lần, đừng nấu hết cùng một lúc). - Khi nước sôi trở lại và thấy rau xanh đều, hơi mềm là được (không nấu chín kỹ như rau luộc). Dùng cái gắp vớt rau muống ra nhúng ngay vào thau nước lạnh bên cạnh sao cho rau mau nguội. Xả hết nước và cất rau vào tô bịt kín – không để rau muống tiếp xúc với không khí thì rau sẽ không bị đen – Rau muống sẽ nguội trong tình trạng đậy kín như vậy – Tiếp tục luộc đợt khác cho tới hết.



- Giá sống mua về dễ hư nên phải cất vào tủ lạnh và luôn gói thật kín - nên trụng giá ngay, không nên chờ qua ngày giá sẽ không tươi nữa. Thường thường một bịch giá bán sẵn cân nặng 1lb rưỡi, nếu không dùng hết cũng nên trụng tất cả và sau đó có thể cất tủ lạnh ăn dần. - Đun nồi nước thật sôi – bỏ giá vào nồi sao cho nước ngập hết giá – Đậy nắp lại rồi nhắc nồi ra khỏi bếp và canh 3 phút. Sau 3 phút, trút giá ra rổ cho ráo nước, xóc cho giá bớt nóng rồi cất ngay vào thau hay tô bịt kín lại. Giá trụng sẽ nguội từ từ và không bị thâm đen hay mềm nhũn.

- Mè rang trên bếp nếu vặn nhỏ lửa cũng sẽ chín từ từ nhưng không bảo đảm mè vàng đều. Để rang mè cho có kết quả - đem mè sống bỏ vào cái vợt lưới sắt - rửa mè dưới vòi nước lạnh. Trong cùng lúc đó, đặt nồi nhỏ lên bếp, chờ nóng và bỏ mè vào đảo đều. Lúc đầu vặn lửa trung bình, đến khi thấy mè hơi khô và nổ lách tách thì phải hạ bớt lửa xuống, đảo nhanh tay và xóc kẻo hai bên nồi dễ bị cháy. Khi nếm thấy hạt mè hơi thơm, vàng là phải đổ ra đĩa vì mè sẽ tiếp tục chín – đừng chờ mè chín thơm mới đổ ra là cháy mất rồi.

- Giã mè hơi dập bằng chầy, cối (không cho muối).


- Khi rau muống luộc và giá trụng đã nguội hẳn, ráo nước thì trước khi ăn 5 phút mới bắt đầu trộn nộm. Cứ 2 phần rau muống thì trộn với 1 phần giá, bì heo và ít rau kinh giới cắt nhỏ. - Nộm rau muống trộn với mắm tôm pha với chanh ớt là đúng kiểu Bắc nhưng pha nước mắm + đường + chanh ớt ăn cho bảo đảm. Nhớ là pha nước mắm chua ngọt nhưng hơi mặn một chút vì rau và giá sẽ ra nước rất nhiều. Công thức pha nước mắm sẽ là: 2 phần nước + 1 phần nước mắm + ½ phần đường + ½ phần chanh + ớt giã nhỏ.



- Khi ăn tới đâu thì rắc thêm mè tới đó để mè lúc nào cũng thơm phưng phức. Chú ý: Món nộm rau muống này cần phải sửa soạn sớm trước khi ăn ít nhất là 2 tiếng để rau và giá có thời gian nguội hẳn. Nước mắm nên pha sẵn và mè rang từ trước. Nên nhớ khi rang mè xong, nếu muốn để dành thì đừng xay hay giã, mè sẽ bị hôi dầu.

Mè rang rồi cất vào lọ kín sẽ dùng được rất lâu. Rau muống và giá trụng nếu trộn không hết, cứ cất vào hộp đậy kín và cất tủ lạnh sẽ dùng được trong 3 ngày. Chúc các bạn thành công và vui khi làm món nộm rau muống. Thời tiết nóng bức, nộm chua ngọt luôn là món ăn được nhiều người ưa thích. Hãy thử món nộm vô cùng đơn giản, kinh tế mà lại rất ngon miệng này nhé! - 1 bó rau kinh giới - 1 quả chanh, 1 củ tỏi, 2 quả ớt - 1 thìa canh đường, 1 thìa canh nước mắm - 50g lạc rang.

Bước 1:
Rau muống rửa sạch, nhặt bỏ hết phần lá xanh.
Đun sôi một nồi nước, thả rau muống vào chần.



Bước 2:
Để rau được xanh và giòn các bạn nên để lửa to, chần rau ngập nước, khi nước sôi trở lại thì vớt rau ra thật nhanh và thả ngay vào bát nước đá.
Tỏi bóc vỏ, đập dập. Ớt bỏ hạt, thái sợi.

Cho tỏi, ớt, nước cốt chanh, đường, mắm vào khuấy đều cho tan hết đường.



Trước khi ăn khoảng 30 phút bạn vớt rau muống ra vẩy ráo nước rồi trộn với nước mắm chua ngọt đã pha nhé!.
Khi ăn mới trộn thêm rau kinh giới & rắc chút lạc rang đã giã dập lên trên ăn kèm:

Nộm rau muống làm theo cách này rất giòn, ngon và dễ ăn. Chúc các bạn ngon miệng nhé!


Nộm rau muống thịt bò áp chảo

Nộm rau muống thịt bò áp chảo

Chủ nhật, ngày 17/04/2011, 03:00 Rau muống chẻ giòn giòn ăn kèm thịt bò áp chảo mềm thơm cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà lại dễ ăn trong mùa hè nóng nực này. Địa chỉ nhà hàng, quán cafe, fasfood, món ăn ngon... tất cả có trong Ẩm thực 24H

Nguyên liệu: - 1 mớ rau muống
- 230g thịt bò loại ngon
- 1/2 thìa cà phê muối tiêu
- 1/4 thìa cà phê nước mắm
- 1 thìa cà phê tương đậu nành
- 1 viên chao
- Nửa củ hành tím
- 60ml dấm trắng
- 1 thìa cà phê đường.
Cách làm:
Nộm rau muống thịt bò áp chảo, Ẩm thực, am thuc, mon ngon, nom rau muong, thit bo ap chao, mon ngon de lam

Hành tím xắt mỏng, ngâm với 60ml dấm trắng và 1 thìa cà phê đường, để riêng.
Nộm rau muống thịt bò áp chảo, Ẩm thực, am thuc, mon ngon, nom rau muong, thit bo ap chao, mon ngon de lam
Ướp thịt bò với muối tiêu, nước mắm, tương đậu nành
Nộm rau muống thịt bò áp chảo, Ẩm thực, am thuc, mon ngon, nom rau muong, thit bo ap chao, mon ngon de lam
Rau muống bỏ lá to, chỉ để lại chút lá ở phần ngọn. Chẻ nhỏ thân rau, ngâm vào nước cho xoăn lại
Nộm rau muống thịt bò áp chảo, Ẩm thực, am thuc, mon ngon, nom rau muong, thit bo ap chao, mon ngon de lam
Bắc chảo lên bếp với chút dầu ô liu, cho thịt bò vào áp chảo
Nộm rau muống thịt bò áp chảo, Ẩm thực, am thuc, mon ngon, nom rau muong, thit bo ap chao, mon ngon de lam
Tùy theo độ dày của miếng thịt và độ chín bạn mong muốn, áp chảo thịt trong khoảng từ 2 - 10 phút.
Nộm rau muống thịt bò áp chảo, Ẩm thực, am thuc, mon ngon, nom rau muong, thit bo ap chao, mon ngon de lam
Khi thấy một mặt thịt hơi chín, bạn lật mặt thịt, tiếp tục áp chảo Lấy thịt ra khỏi chảo, để nguội.
Nộm rau muống thịt bò áp chảo, Ẩm thực, am thuc, mon ngon, nom rau muong, thit bo ap chao, mon ngon de lam
Vẫn trong chảo đó, bạn đổ nốt phần nước ướp thịt bò khi nãy vào, để lửa vừa. Thêm 60ml nước lọc và 1 viên chao
Nộm rau muống thịt bò áp chảo, Ẩm thực, am thuc, mon ngon, nom rau muong, thit bo ap chao, mon ngon de lam
Dằm tan viên chao trong chảo, đun sôi lên và nếm thử xem đã vừa miệng chưa. Đun đến khi nước sốt này đặc lại thì tắt bếp, để nguội bớt.
Nộm rau muống thịt bò áp chảo, Ẩm thực, am thuc, mon ngon, nom rau muong, thit bo ap chao, mon ngon de lam
Vớt rau muống ra, để ráo
Nộm rau muống thịt bò áp chảo, Ẩm thực, am thuc, mon ngon, nom rau muong, thit bo ap chao, mon ngon de lam
Khi thịt bò đã nguội, bạn thái miếng dày khoảng 0.5cm
Nộm rau muống thịt bò áp chảo, Ẩm thực, am thuc, mon ngon, nom rau muong, thit bo ap chao, mon ngon de lam
Cho rau muống ra bát hoặc đĩa sâu lòng
Nộm rau muống thịt bò áp chảo, Ẩm thực, am thuc, mon ngon, nom rau muong, thit bo ap chao, mon ngon de lam
Bày thịt và hành ngâm dấm lên trên. Rưới đều nước sốt chao còn hơi ấm ấm lên
Nộm rau muống thịt bò áp chảo, Ẩm thực, am thuc, mon ngon, nom rau muong, thit bo ap chao, mon ngon de lam
Bạn có thể dùng món này như một món chính hoặc như một món salad ăn kèm. Nếu không ăn hết bạn cất vào tủ lạnh, hôm sau ăn tiếp vẫn rất ngon do rau và thịt thấm nước sốt chao vô cùng đậm đà, thơm ngon.
Nộm rau muống thịt bò áp chảo, Ẩm thực, am thuc, mon ngon, nom rau muong, thit bo ap chao, mon ngon de lam
TAGS: am thuc, mon ngon, nom rau muong, thit bo ap chao, mon ngon de lam

Y PHỤC HOÀNG CUNG


Y phục Hoàng cung


Long bào của vua Đồng Khánh triều Nguyễn được làm từ vải xa lam dệt sợi tơ tằm.


Áo bào của Hoàng hậu Nam Phương được thêu tay trên vải đoạn bát ti.


Xa kép áo dài của vua Tự Đức được thêu trên vải xa (tơ tằm dệt).



Áo bào của hoàng tử triều Nguyễn

.


Y phục của công chúa Nhật Bình, trưởng công chúa triều Nguyễn.




Trang phục hoàng cung thời Lý - Trần.



KÝ TIỂU TỬ


ĐI XE ĐÒ – ĐI XE ÔM Tiểu Tử

by thienthanh » Sun Sep 18, 2011 1:09 pm
Image
http://www.hennhausaigon2015.com/forums/viewtopic.php?f=14&t=796

Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam. Kỳ trước về với vợ con nên đi đâu chúng tôi cũng dùng xe nhà của thằng em bà con cho mượn với tài xế (Thằng em này " biết làm ăn " nên bây giờ nó khá lắm) Kỳ này về một mình, tôi định nếu có dịp sẽ dùng xe công cộng một lần cho biết.

Sau một tuần ở Gò Dầu với má tôi (Gò Dầu quê tôi thuộc tỉnh Tây Ninh, nằm cách thành phố 63 km) thấy còn năm hôm nữa mới tới Tết, tôi bèn sửa soạn xuống Sài Gòn để đi thăm vài người bạn. Lần này, tôi muốn đi bằng xe đò (bây giờ người ta gọi là " xe khách " – trong bài viết này tôi vẫn dùng từ " xe đò " cho…dễ hiểu !) Một thằng cháu – hồi trước làm thầy giáo, bây giờ sửa xe đạp và bán sách vở học trò – nói : - Để cháu lấy Honda chở chú Hai lên bến xe kiếm xe gởi chú đi. - Khỏi cần, chú đi một mình được.

Nó phì cười : - Cái tướng Việt Kiều của chú lên đứng lớ ngớ trên đó, tụi nó dám chém nhẹ vài chục ngàn cái vé đi thành phố thay vì chỉ có tám ngàn thôi. Tụi nó bây giờ "mánh" lắm chú ơi ! Vậy là nó chở tôi lên bến xe đò (Ở quê tôi, vì có con sông Vàm Cỏ Đông chảy ngang, nên dân chúng thường nói " trên " và " lên " để chỉ những nơi nào nằm về phía thượng lưu con sông – đối với khu chợ nằm ở giữa – và " dưới " hay " xuống " để chỉ những xóm nằm về phía hạ lưu). Ở bến xe, thằng cháu nói : - Chú đứng đây giữ dùm cháu cái Honda. Để cháu " thả" một vòng coi. Trong lúc nó " thả một vòng", tụi bắt mối hai ba đứa rà rà lại : - Đi thành phố hả chú ? Chạy liền giờ nè ! - Thằng xạo đó chú ! Xe nó chưa tới " tài".

Xe cháu kìa, xe đầu vàng đang rồ máy đó chú. Đi chú ! Cháu xếp chỗ tốt đằng trước cho chú, nè ! Vừa nói, thằng nhỏ vừa nắm cái ba-lô của tôi kéo đi trong lúc thằng kia cũng lôi về phía nó. Tôi rị lại la lên : - Tao không có đi xe đò ! Tao đợi thằng cháu. Bộ tụi bây không thấy xe Honda đây sao ? Một thằng khác, có vẻ anh chị, " xẹt" vô can thiệp : - Buông ra ! Tụi bây làm gì vậy ? " Quậy" hả ? Trong lúc hai tên kia bỏ đi, nó hạ giọng thân mật : - Chú Hai đi thành phố hả chú Hai ? Tôi lắc đầu, lại chỉ cái Honda, nói : - Tao đợi thằng cháu chở đi công chuyện.

Thằng nhỏ bỏ đi. Tôi nhìn theo nó mà nghe ngượng vô cùng. Mấy thằng nhỏ bắt mối cỡ tuổi hai thằng cháu nội tôi thôi, vậy mà tôi sợ gì lại phải nói trớ là không đi thành phố ? Có lẽ tại vì mấy chục năm nay ở xứ người, tôi đã sống quen với cái xã hội có tổ chức, có trật tự, nên tôi không biết cách ứng xử phù hợp với môi trường chụp giựt mánh mung này. Cho nên phản ứng của tôi là…né ! Không biết phải làm sao, thôi thì né tránh đi cho nó xong chuyện !

Tự nhiên, tôi thở dài… Thằng cháu tôi dẫn lại một người đàn ông còn trẻ gầy nhom, giới thiệu : - Thằng Đực nè chú Hai. Nó lái xe cho cậu Năm Bộn. Nó là chồng con Hường , con của chị Ba Đầy ở xóm nhà máy đó…chú nhớ hôn ?!!


Tôi mỉm cười gật gật đầu " ờ" cho lấy có. Thằng cháu nói tiếp : - Còn đây là chú Hai con bà Tám, mầy kêu ổng bằng ông lận. Thằng Đực chấp tay xá : - Dạ, lâu nay con có nghe nói ông Hai ở bên Tây, bây giờ mới gặp. Về chơ, tụi nó vừa là phụ xế vừa là lơ nữa. Rồi nó đỡ tôi lên đưa lại ngồi phía tay trái cách chỗ tài xế hai hàng băng. Trên xe đã có nhiều người ngồi, chắc họ quen nhau nên nghe nói chuyện rân như họp chợ ! Chiếc xe đò là xe loại đầu bằng, có hai cửa lùa cho hành khách lên xuống.

Chỗ ngồi hẹp té, tôi đo vừa đúng hai gang tay. Trên kiếng chắn gió trước mặt tài xế, về phía phải, có viết mấy hàng chữ bằng sơn đủ màu. Vì tôi ngồi trong xe nên phải đọc ngược, nhưng vẫn đọc được : TP Hồ Chí Minh / Gò Dầu Vidéo / Karaoké Chính giữa xe, ngang ngang với đầu anh tài xế, có một cái lồng sắt hàn dính lên trần, trong đó có cái…télé. Tôi tự hỏi :" Vidéo thì còn hiểu được, chớ Karaoké thì hành khách hát hí ra làm sao ?"

Thật là…mới mẻ quá ! Dưới chân tấm kiếng chắn gió, cũng ngay chính giữa, có gắn một kệ nhỏ, trên đó có một tượng Phật Bà, một bình bông , một bình cắm nhang và ba chung nước. Tất cả mấy món vừa kể đều được gắn xuống mặt kệ bằng…băng keo chằng chịt ! Cho nó đừng nhúc nhích hay lật đổ khi xe chạy hay khi xe thắng gắp. Nhìn tượng Phật Bà chằng chịt băng keo, tôi nghĩ chắc Ngài cũng phải mỉm cười mà từ bi hỉ xả…


Thằng Đực lên ngồi, đề cho máy chạy, rồi cứ rồ máy từng chập giống như làm cho nóng máy. Hai thằng lơ đứng dưới đất la ó : - Lên đi bà con ! Chạy à ! Chạy à ! Tài xế sang số cho xe nhúc nhích nhúc nhích, trong lúc hành khách cứ lần lượt trèo lên xe tỉnh bơ không thấy có chút gì hối hả. Không thấy ai bán vé, thiên hạ cứ lên xe thấy ghế trống là ngồi. Hàng hoá mang theo lỉnh kỉnh để đầy hành lang chính giữa. Những người lên sau phải bước choàng ngang để đi ! Một bé gái cỡ mười hai mười ba tuổi, lên xe với hai bao ni-long lớn đựng đầy dép, loại dép cao su Nhựt Bổn. Nó ngồi vào ghế trống cạnh tôi.

Vừa đặt đít xuống nó vừa trao cho tôi một bao dép, nói : - Ông ngoại giữ dùm con. Nó làm một cách tự nhiên, chẳng thấy một chút ngượng nghịu gì hết.

Còn tôi thì thật ngỡ ngàng bối rối không biết phải làm sao ? Vậy mà tôi cũng ôm bao dép vào lòng, ôm một cách máy móc ! Tôi biết nó " đi " hàng lậu ( Xưa nay, Gò Dầu được biết tiếng nhờ có chợ trời hàng lậu ở biên giới Cao Miên ) nhưng tôi không thể tưởng tượng được một bé gái mới mười hai mười ba tuổi mà đã đi buôn lậu và còn bắt người khác giữ hàng lậu giùm mình một cách tỉnh bơ coi như chuyện bình thường ! Xã hội bây giờ thật quá nhiều thay đổi, mà tôi thì quê trân, giống như " một thằng mán ra chợ " !

Thằng Đực rồ máy cho xe chạy tới trong lúc hai thằng lơ phóng lên xe – mỗi thằng một cửa – vừa phóng vừa la " Bà con ơi ! Chạy à ! Chạy à !". Xe chạy được mươi thước, ngừng lại, máy rồ từng chập một lúc rồi xe …lui về vị trí cũ ! Hai thằng lơ nhảy xuống đất, miệng vẫn bô bô :" Lên đi bà con. Chạy liền giờ nè !". Hành khách vẫn lai rai từ tốn leo lên xe…

Mươi phút sau thì xe lại chạy. Lần này, nó ra khỏi bến xe, chạy rề rề. Đến ngả ba ( Chỗ này có đường xuống chợ, có đường vô xóm Mới, nhưng vẫn được gọi là "ngả ba" !) nó rước một vài người khách rồi chạy thẳng về hướng thành phố. Tưởng chạy luôn, té ra xuống khỏi Trâm Vàng – cách ngả ba lối ba cây số – nó quay đầu lại chạy về bến đậu. Lại nhúc nha nhúc nhích một lúc lâu đến khi có tiếng tu hít thổi ( Chắc là hiệu lịnh của cán bộ điều hành bến xe ) xe lại rồ máy chạy.

Lần này, đúng là nó chạy thiệt bởi vì nó không có…rề rề như hồi nãy ! Tôi thở cái khì… Xe không có bán vé, nhưng có một chị đi thâu tiền. Cái hay của chị này là chị ta nhớ người nào đã thâu rồi người nào chưa. Cho nên trong suốt " hành trình" trèo qua trèo lại trên những kiện hàng nằm ngổn ngang dọc hành lang để thâu tiền, không thấy ai phàn nàn phản đối gì hết. Xe đang chạy,bỗng thấy thằng lơ cửa trước đứng thẳng lên mở dây nịt,kéo phẹt-mơ-tuya... cởi quần !

Hành khách tỉnh bơ. Có lẽ trên xe chỉ có một mình tôi là ngạc nhiên trố mắt nhìn. Một cô gái ngồi gần đó đưa cho nó mấy cây thuốc lá " 555 " và một nạm vòng thun, nó cầm lấy, xỏ vòng thun vào hai chân, cách khoảng nhau độ hơn một tấc, rồi nhét mấy cây thuốc vào đó, dài từ háng xuống mắc cá và ôm tròn chân từ mặt trong ra mặt ngoài. Trông nó giống…Robocop của phim Mỹ !

Thì ra thằng lơ giấu hàng lậu dùm cô gái. Nó vừa mặc quần xong là đến lượt thằng lơ cửa sau. Nhưng thằng này quá gầy nên nó không cần…cởi quần. Nó kéo ống quần đì-rét lên tới bẹn rồi làm y như thằng trước. Thằng này thì " cao cấp " hơn, vì nó còn " chêm " vòng theo thân mình tới năm cây thuốc lận ! Xong nó khệnh khạng đi về hướng cửa sau.

Tôi nhìn theo, phục quá ! Xe vừa chạy vừa bóp kèn, đường trống vẫn bóp kèn. Làm như đã thành cái tật ! ( Ở Việt Nam bây giờ, chạy xe hơi, xe gắn máy trên đường – Nhà Nước gọi là "tham gia lưu thông ", nghe thật là văn vẻ – ai ai cũng bóp kèn, chạy ngoài đồng hay chạy trong thành phố gì cũng vậy hết. Lạ lắm ! ) Còn hai thằng lơ thì hể thấy có người chạy lạng quạng phía trước thì lòn người ra ngoài, vừa la to " Vô ! Vô !" vừa vỗ vào thùng xe đùng đùng. Làm như kèn xe không đủ cho người ta nghe vậy ! Thấy ai đứng lớ ngớ đàng xa bên lề đường như có vẻ đón xe thì lơ hét to cho tài xế " Bà già đó ! Bà già đó !" hay " Con mẹ cầm nón đó !

Con mẹ cầm nón đó !". Nếu là hành khách đưa tay ngoắc thì xe chạy chậm lại, rề sát vào. Thằng lơ phía trước mở cửa rồi một tay nắm cây cột sắt nằm cạnh cửa lùa, lấy thế nghiêng nguời xuống…hốt người khách đẩy vào trong xe trong lúc xe vẫn tiếp tục lăn bánh chớ không ngừng lại ( Sau này tôi mới biết rằng xe đò không được phép rước khách ngoài những nơi đã được ấn định bởi chánh quyền. Vì vậy xe không được ngừng dọc đường ngoại trừ khi xe…ăn-banh !)

Thằng Đực vừa lái xe, vừa bóp kèn, vừa lách tránh những xe khác – đủ loại : Honda, xe đạp, xe thùng, xe ba gác, xe bò, xe ngựa... – vừa…liếc dài theo lề đường để " bắt " khách. Xe đang chạy ngon lành ( 50 km/giờ, tốc độ tối đa ấn định bởi Nhà Nước ) bỗng nó " nhả ga " chạy bớt lại và la lên :" Giao thông nghen ! Giao thông nghen ! Lấy tay lấy đầu vô bà con !". Hai thằng lơ cũng la theo :" Đừng ló đầu ra nghe bà con ! Giao thông đó !".

Xa xa về phía trái, thấy có hai ông công an giao thông ngồi chàng hảng trên xe mô-tô dưới tàn cây bên lề, hút thuốc. Khi xe chạy ngang qua, mấy ổng chỉ nhìn theo cười cười, chắc hài lòng với sự biết " chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông " của tài xế Đực ! Đường xuống thành phố, ngày xưa, hai bên là ruộng lúa ruộng mía và giồng rau cải. Bây giờ nhà cửa cất dài dài, đồng ruộng còn rất ít. Quán ăn, quán nhậu thì quá nhiều. Phần lớn mang bảng hiệu rất thơ mộng như : " Hẹn hò ", " Vườn Thúy ", "Quán Trăng"…Làm như bây giờ người ta thèm được…" phiêu phiêu " để quên đi một phần nào cuộc sống xơ cứng của hiện tại !

Bến xe Trảng Bàng nằm trước sân banh. Xe đò vừa vào bến thì một bầy trẻ con bán dạo ùa lên xe như ruồi, rao hàng ó trời ! Trong xe bỗng ồn ào như cái chợ. Nhiều đứa nhỏ mang hàng đầy hai vai. Hàng đựng trong những túi ni-long nhỏ bằng nắm tay, miệng cột túm lại bằng vòng thun. Mỗi loại được xỏ chung với nhau thành một đùm. Tụi nhỏ đeo nhiều đùm như vậy lên hai vai, nhiều đến nỗi không còn thấy cái cổ ! Chỉ còn thấy cái đầu nhỏ lòi ra trên đống túi ni-long tròn tròn… Tụi nhỏ bán loại này rao hàng có ca có kệ.

Rồi vì muốn cho " có ca có kệ " nên nhiều tiếng để sai dấu, tôi nghe mà không hiểu hàng gì và hàng gì ! Phải nghe vài lần mới…" nắm bắt " được :" Sâm lạnh. Thuốc lá. Huynh gum. Trứng cúc. Bánh tráng muối. Nem chay. Đây…" Nếu có người mua, đứa nhỏ cầm túi ni-long giựt mạnh cho đứt sợi thun rồi trao cho khách, nhanh gọn lắm ! Ngoài ra, có những đứa bán "chuyên ngành" hơn, bán một thứ một, như chỉ bán giấy số hay thơm gọt sẵn, hay bánh tráng bánh phồng, hay thuốc lá..v.v…đủ thứ. Đứng đầy xe như vậy mà khi xe rồ máy lìa bến thì tụi nó đứa trước đứa sau phóng xuống như trò đu bay ! Thấy chết như không !

Xe chạy chậm chậm, rước vài người ở khúc cua Trảng Bàng. Đến Cầu Ông Chừa – cách Trảng Bàng độ năm ba cây số – xe quay đầu chạy về bến trước sân banh ! Rồi cứ nhúc nha nhúc nhích để lấy thêm hành khách. Mấy đứa nhỏ lại ùa lên rao hàng. Độ hai mươi phút sau, xe lại lăn bánh. Lần này chạy thiệt. Trên đường lúc nào cũng có người. Xe đạp, xe Honda ( Bây giờ, " Honda" là tiếng gọi chung cho xe hai bánh có gắn máy ) chạy…loạn. Hai bên đường, thỉnh thoảng có bảng đề " Bia tươi " đặt trên lề trước quán nhậu.

Tôi đã nghe nói " bia hơi", " bia ôm", nhưng loại " bia tươi" này là lần đầu ! Khều thằng lơ, tôi hỏi : - Bia tươi là gì vậy cháu ? Nó bật cười : - Là bia làm tại chỗ, làm ngày nào là nhậu ngày nấy. Để vài ba bữa mà đớp vô là đi luôn à ông Hai ! Tôi gật gật đầu nhưng trong lòng sao nghe buồn chi lạ : bây giờ, đến "cái nhậu " cũng…" không giống ai " hết ! Bỗng thằng Đực vừa bớt ga rà thắng vừa la lên : - Kinh tế ! Kinh tế ! Bà con… Trong xe, hành khách nhốn nháo. Kẻ thì đút giấu hàng dưới băng mặc dù ở đó đã đầy đồ, người thì chèn nhét hàng trong hốc trong kẹt, dưới đít mấy kiệng hàng rau cải gà vịt. Mấy bà mấy cô thì nhét trong áo trong quần…chẳng thấy có chút gì xấu hổ hết !

Tôi nhìn con bé cạnh tôi, nó cười trấn an : - Ông ngoại đừng lo. Mỗi người có quyền đi một bao dép. Con đi hoài hà ! Tôi " ờ " rồi hỏi một cách máy móc : - Bộ con không có đi học hả ? Nó cười rất tự nhiên : - Đi học rồi lấy gì ăn, ông ngoại ? Tôi xúc động, không dám nhìn gương mặt dễ thương đó nữa, tôi nhìn vội ra ngoài. Xe đã đậu lại. Bên kia đường, có một xe hàng nằm sau một xe Jeep. Hai ông công an kinh tế mặc sắc phục ( họ kiểm soát hàng lậu ) đang " làm việc " dưới tàn cây vệ đường với mấy người mà tôi đoán là lơ và tài xế của xe hàng.

Thằng Đực cầm một xấp giấy tờ xum xoe chạy qua đó, chen vào chỉ chõ nói năng. Một lúc sau, thấy nó khúm núm cúi chào mấy cái rồi vui vẻ chạy trở về trèo lên xe sang số chạy thẳng ! Xe chạy không bao nhiêu xa, hành khách chộn rộn móc kéo hàng giấu hồi nãy cho vào bao vào bị. Hai thằng lơ cũng cởi quần lấy cây thuốc vòng thun trả lại cô gái, vừa làm vừa trò chuyện nói cười. Con nhỏ ngồi cạnh tôi kéo cái bao dép tôi đang ôm về phía nó, chẳng nghe một lời cám ơn. Mọi người đều hành động một cách tự nhiên, bình thường.

Tôi bỗng thấy tôi…không giống ai hết. Tôi là người " bất bình thường ", ngay trong lòng quê hương mà sao thấy thật là lạc lõng ! Xe ngừng ở Suối Sâu, hai thằng lơ – đứa trên mui, đứa dưới đất – xuống hàng : bao, bị, giỏ tre, cần xé…lổn ngổn ( Những món này chắc của bạn hàng quen gởi và đã chất lên đó trước khi xe vào bến Gò Dầu )

Vừa làm, thằng lơ trên mui vừa nói lớn cho mấy người đang bu lại nhận hàng :" Hai cái cần xé nầy của dì Ba. Cái giỏ bội này cũng của bả nữa. Mấy thứ tôi liệng xuống đây của cô Bảy nghen. Rồi ! Xong ! Bây giờ là đồ của chú tư Xáng…". Cô gái " đi " thuốc 555 lấy hàng nằm dọc hành lang trao qua cửa sổ cho một bà sồn sồn đứng phía dưới, vừa làm vừa nói chuyện huyên thiên. Bà đó hỏi : - Mầy có ghé thăm con Hoa hông ?

Nó đẻ chưa ? - Chưa. Má lên trển mà coi. Cái bụng của chỉ bây giờ chang bang như cái mả vậy ! Nói rồi, cô ta cười hắc hắc. Chắc cũng là chuyện bình thường thôi… Xe chạy tiếp. Bon bon 50 km/ giờ. Đến Củ Chi ngừng lại để xuống hàng lần nữa.

Con nhỏ ngồi cạnh tôi xuống ở đây. Nó đứng lên, xách hai bao dép đi, không nói một lời, cũng không nhìn lại. Nó làm tự nhiên như tôi không có mặt trên xe ! Sau khi xuống hàng, xe chạy thẳng về thành phố, không ngừng ở trạm nào nữa hết. Tôi đoán :" Trên mui chắc không còn hàng ". Bến xe Tây Ninh nằm ở Bà Quẹo. Bến này rộng lắm, vây quanh bởi một tường rào. Khi xe đò quẹo vào, thấy người ta chạy theo lố nhố.

Chừng xe đậu rồi, nghe họ mời mọc tía lia mới biết họ là những người lái xe ôm, xe ba gác…đang tranh nhau kiếm mối chở đi. Thằng Đực nói : - Ông Hai ngồi đây, đừng đi đâu hết. Để con kiếm mấy thằng xe ôm quen cho ông Hai. Tôi nhìn đồng hồ thấy 10 giờ 20. Hồi ở Gò Dầu, tôi lên ngồi trên xe lúc 8 giờ sáng. Tính ra, tôi đi 63 km mất hết hai giờ hai mươi phút ! Một lúc sau nó dẫn đến một người đàn ông cỡ tuổi nó, vừa vỗ vai người đó vừa nói : - Thằng này tên Chín, ở cùng đơn vị với con hồi trước. Nó đàng hoàng lắm, ông Hai. Mà…ông Hai về đâu vậy ? - Ông về nhà thằng cháu ở khu Đại học Phú Thọ.

Thằng Đực lại vỗ vai bạn : - Tao giao ông Hai cho mày đó. Tính tiền cho có tư cách nghe mậy. - Yên chí… Vừa nói thằng Chín vừa cầm ba lô của tôi : - Ông Hai đi theo con. - Ủa ? Xe của cháu đâu ? - Dạ…để ngoài kia, chớ đâu được phép đem vô đây, ông Hai. Cấm mà ! Vậy là mấy phút sau, tôi " ôm " về nhà thằng cháu. Đó là lần đầu tiên tôi đi xe ôm. * * * Ở thành phố, người ta thường đi xe ôm, nếu chỉ đi có một mình. Xe ôm rẻ hơn xe taxi nhiều và nhanh hơn nhờ nó lòn lách dễ. Biết như vậy nên sáng hôm sau tôi ra đường đón xe ôm để đi thăm bạn bè…

Nếu xích lô và taxi dễ " nhận diện " nhờ hình dáng và chữ " taxi " bên hông, thì xe ôm rất khó biết. Bởi vì trên đường lúc nào cũng đầy người chạy Honda, chạy xuôi chạy ngược, không có dấu hiệu đặc biệt gì hết thì biết ai " ôm " hay ai không "ôm" ? Nếu xe ôm được sơn một màu ấn định, hay người lái xe có gắn một cái gì trên ngực trên lưng, hay ít ra cũng đội nón kết có in hai chữ " xe ôm "…thì dễ cho mình nhìn ra, để ngoắc cho đúng. Đằng này, ai cũng như ai… Ngoắc đại mấy lần thấy " trật chìa ", tôi bèn đổi " chiến thuật ".

Tôi bước ra đứng trên mép vỉa hè, mặt làm ra vẻ dáo dác nhìn xuôi nhìn ngược như đang tìm xe ôm trong luồng người chạy Honda. Thấy một người vừa chạy vừa nhìn dài dài theo phố, tôi mừng rỡ vẫy tay ra dấu. Anh ta chạy luôn. Vậy là anh ta đang tìm cái gì khác chớ không phải tìm khách hàng. Tôi lại làm bộ dáo dác cho người khác để ý. Lần này có một ông tấp vô, mỉm cười hỏi : - Đi không ông Hai ? Tôi gật đầu, nói địa chỉ, trả giá – căn cứ trên giá đi hôm qua – rồi ôm đi ( Gọi là " ôm " chớ hành khách không có ôm người lái.

Nhiều người không biết, cứ nghĩ rằng trèo lên xe là phải ôm ! Cho nên, khi trở về Paris thuật lại vụ đi xe ôm, vợ tôi hỏi :" Có đàn bà lái xe ôm hông ?" ) Trên đường, xe chạy như loạn. Hai luồng ngược chiều nhau lấn ép lòn lách, bóp kèn như điên ! Thấy tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào ! May quá, ông lái xe của tôi – khá trôỉng tuổi – chạy từ tốn.

Ổng cứ men theo lề mà chạy và đặc biệt là không nghe ổng bóp một tiếng kèn ! Ngạc nhiên, tôi hỏi : - Sao ông không bóp kèn ? - Bóp cho ai nghe ? Ai cũng bóp kèn hết, rền trời. Mình có bóp cũng vô ích ! Ngừng một chút rồi tiếp : - Cứ làm thinh như vậy mà người ta để ý. Người ta nghe mình…làm thinh ! Rồi ông ta cười ha hả.

Tôi cũng bật cười theo. Khoái quá, tôi vỗ vai ổng : - Hay ! Hay ! Rồi không kềm được, tôi hỏi thẳng : - Hồi trước ông làm gì ? Ngầng ngừ một lúc, ổng mới nói : - Dạ, làm giáo viên. - Dạy trường nào vậy ? - Dạ, trường trung học X. - Dạy trung học sao gọi là giáo viên được ? Phải gọi là giáo sư chớ. - Xin lỗi ông. Hồi nãy nhìn ông tôi đã đoán ra ông là Việt Kiều. Bây giờ, ông hỏi như vậy đúng là ông không phải người ở trong nước.

Bây giờ, đi dạy học cao thấp gì cũng gọi là giáo viên ráo. Muốn được gọi " giáo sư " phải được " Hội Đồng Chức Danh Giáo Sư Nhà Nước " xét duyệt hồ sơ. Khi họ công nhận, họ cấp cho mình chức danh giáo sư. Chừng đó, mình mới được gọi là giáo sư. Ông hiểu không ?

Tôi nhớ lại tôi có một người bạn hồi đó cũng dạy trường trung học X. Tôi nói : - Tôi có một người quen cũng dạy ở trường X nữa. Ông tên Nguyễn Văn Y. Giọng ông xe ôm có vẻ như reo lên : - Anh Y dạy lý hoá. Ảnh mộc mạc dễ thương lắm. Lúc nào cũng thắt cà vạt đen ! Ông xe ôm nói đúng. Như vậy ổng là giáo sư thiệt, không phải ổng ba xạo.

Tôi bỗng nghe một xúc động dâng tràn lên ngực. Tôi đặt một tay lên vai ông ta, muốn nói gì đó thật nhiều. Nhưng sao tôi không tìm ra được lời, tiếng nói bị nghẹn ngang trong cổ. Tôi chỉ biết bóp nhẹ vai của ổng , cái vai bây giờ tôi mới thấy là gầy…Chắc ổng hiểu cử chỉ của tôi nên làm thinh.

Tôi bóp vai ổng mà tưởng chừng như tôi đang bóp vai một người bạn cố tri, tưởng chừng như tôi đang mân mê một cái gì trân quí của thời cũ. Tôi như thấy lại được cái thời đã mất đó với những giá trị tinh thần của nó, cái thời mà nhà giáo dù nghèo cũng chưa đến nỗi phải chạy xe ôm như bây giờ. Ông xe ôm im lặng lái xe. Tôi im lặng nhìn cảnh tượng xô bồ hỗn tạp trên lòng đường phố. Bàn tay tôi vẫn đặt trên vai ông ta như để giữ thăng bằng. Sự thật, tôi muốn giữ nguyên như vậy để ổng cảm nhận rằng giữa ổng và tôi không có một sự cách biệt nào hết.

Không có người lái xe ôm, không có khách đi xe ôm. Mà chỉ có hai thằng bạn... Bỗng ở phía ngược chiều, một người đàn ông lái Honda nhìn về phía bên này gọi to :" Thầy ! Thầy !". Tôi thấy anh ta chật vật lòn lách quay đầu xe lại, chạy theo chúng tôi.

Chừng đến ngang nhau, anh ta hớn hở : - Thầy mạnh hả thầy ? Giọng ông xe ôm cũng vui vẻ : - Ờ ! Mạnh ! Cám ơn ! Em đi đâu vậy ? - Dạ ! Em chạy áp-phe. Thấy thầy em nhìn ra được liền hà ! Tụi thằng A thằng C nói có gặp thầy nên em thường để ý kiếm, bây giờ mới gặp. Mừng quá, thầy ! - Ờ ! Cám ơn ! Hai mươi mấy năm mà tụi em còn nhớ tới thầy là thầy vui rồi. - Làm sao quên được, thầy ? Hồi đó, thầy là thần tượng của tụi em mà ! Ông xe ôm làm thinh.

Chắc cả một dĩ vãng đang được quay nhanh lại trong đầu. Tôi bóp nhẹ vai ông ta, chia xẻ. Hai thầy trò vừa lái xe vừa nói chuyện với nhau một lúc rồi người đó xin phép " đi làm ăn ". Chúng tôi im lặng , tiếp tục đoạn đường còn lại. Sự im lặng nào sao cũng nói thật nhiều...


Đến nhà anh bạn tôi, tôi trả tiền cuốc xe ôm mà không dám cho thêm như tôi đã làm hôm qua với thằng Chín. Tôi muốn ông ta thấy rằng tôi vẫn kính trọng ông ta, vẫn xem ông ta là một giáo sư. Ông ta nhìn tôi mỉm cười. Chúng tôi bắt tay nhau, cái bắt tay đó ngầm nói lên rằng , dù cuộc đổi đời có vĩ đại đến đâu, mình vẫn giữ được cái tình người trân quí của thời cũ. Lần đi xe ôm đó tôi nhớ hoài đến bây giờ. Viết lại mà vẫn còn nghe xúc động. Tiểu Tử, Paris

NGUYỄN CHÍ THIỆN * HỒ CHÍ MINH

Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện

Bài phát biểu của Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện được thu âm Chủ Nhật ngày 28.6.2009 tại phòng Paltalk của Diễn Đàn Yểm Trợ Khối 8406 (search room "8406"). Ông Nguyễn Chí Thiện là, tác giả tập hồi ký Hoả Lò và tập thơ Tiếng Vọng Từ Đáy Vực, với khoảng 700 bài thơ nổi danh viết từ nhà tù cộng sản tàn bạo đã giam cầm ông suốt 27 năm. Thơ ông được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị Đảng Việt Cộng
đáng bị treo cổ vì tội ác diệt chủng
Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện

Đề tài này, thực sự mà nói, nhiều người nắm vững rồi. Nhưng tôi muốn thêm vào những chi tiết cho sáng tỏ.
Tôi xin khởi đầu từ năm 1911, khi mà lúc bấy giờ Hồ chí minh tên là Nguyễn tất Thành, rời Việt Nam, làm bồi tàu, để đi sang bên Pháp. Việc đầu tiên Hồ chí minh làm là xin vào học trường thuộc địa Pháp, École Coloniale, trường đó đào tạo những người sau này về cai trị lại nước thuộc địa. Việc này chứng tỏ Hồ chí minh không hề có mục đích to lớn là cứu nước, như vẫn được tuyên truyền. Vì đã cứu nước thì không bao giờ xin vào học cái trường thuộc địa để sau này trở về làm quan.
Sau này các nhà sử gia ngoại quốc có nói rằng Mỹ cũng như Pháp đã bỏ nhiều cơ hội để lôi kéo Hồ chí minh ra khỏi quỹ đạo Cộng sản. Theo tôi hiểu, vấn đề đó hoàn toàn lầm. Thực sự mà nói, cơ hội duy nhất có thể lôi Hồ chí minh ra khỏi quỹ đạo Cộng sản thì chính là vào 1911, khi Hồ chí minh làm đơn xin vào học trường thuộc địa. Giả sử lúc bấy giờ Pháp chấp nhận cho Nguyễn Ái Quốc/Nguyễn tất Thành học trường đó, thì Pháp sẽ có một người quan lại nô bộc rất là giảo quyệt, rất là trung thành với mẫu quốc Pháp. Đó là cơ hội duy nhất có thể lôi kéo Hồ chí minh về với quốc gia, đại cương như thế, xa rời hẳn đế quốc Cộng sản Nga sô lúc bấy giờ. Hồ chí Minh mật báo cho Pháp bắt Phan Bội Châu năm 1925


Sau đó cuộc đời Hồ chí minh lưu lạc rất là nhiều nơi. Khi thì sang Anh, sang Nga, sang Tàu. Tôi nghĩ cái tội đầu tiên Hồ chí minh phạm phải là khi Hồ chí minh qua Mạc Tư Khoa rồi trở về Trung Quốc làm nhiệm vụ tổ chức đảng Cộng sản Đông Dương ở Việt Nam. Thực sự mà nói, đây mới là vấn đề vẫn còn gây ra tranh cải, là việc báo cho Pháp bán đứng cụ Phan Bội Châu năm 1925.


Phan Boi Chau



Việc cụ Phan Bội Châu bị bắt từ Thượng Hải, giải về Việt Nam và cuối cùng thì xử tù, do đồng bào đấu tranh nên được ân xá về ở Huế, đó là sự việc lịch sử, không ai có thể chối cãi được. Khi mà bán cụ Phan Bội Châu như vậy, sở mật thám đã chi ra số tiền rất lớn. Khoản tiền này trị giá vào độ 150 ngàn tiền franc Pháp. Các bạn phải nhớ rằng vào năm 1925 thì trị giá tiền to lắm. Mua một con trâu ở Việt Nam thì giá chỉ có 5 franc, 5 phật lăng mà thôi. Đây là tới 150,000 franc, thì giá tiền ấy là rất to !

Có nguồn tin loan truyền sau này cho rằng vụ bán Cụ Phan Bội Châu đó là do Hồ chí minh và Lâm Đức Thụ, một tay chân đàn em của Hồ chí minh lúc bấy giờ đang sống ở Quảng Châu Trung Quốc. Tất cả những cái đó, theo tôi nghĩ, nhiều cái cũng không có bằng cớ, nhưng có 3 nhân vật đáng tin hơn hết.

Nhân vật thứ nhất, là nhà văn Nhượng Tống, người bạn đồng chí thân thiết với Nguyễn Thái Học. Vào năm 1927, ông Nhượng Tống lúc bấy giờ có viết một quyển sách nhan đề "Ai bán đứng cụ Cụ Phan Bội Châu?". Ông Nhượng Tống nêu đích danh người bán cụ Cụ Phan Bội Châu là Lý Thụy. Mà Lý Thụy lúc bấy giờ là tên của Hồ chí minh hoạt động lúc bấy giờ ở bên Tàu.
Lúc bấy giờ Lý Thụy không hề nổi tiếng, không ai biết Lý Thụy là ai cả. Không ai biết Lý Thụy là Nguyễn ái Quốc là Cộng sản. Lúc đó Việt Nam Quốc Dân Đảng trong đó có Nguyễn Thái Học có Nhượng Tống cũng không hề biết Lý Thụy là ai hết. Lúc bấy giờ VNQDD cộng tác với Cộng sản, nó có cái rắc rối như vậy, vì mấy ông cứ ngỡ những người Cộng sản cũng là những người yêu nước. Điều đó chứng tỏ cái gì ? Khi Nhượng Tống Việt rằng Lý Thụy bán đứng cụ Cụ Phan Bội Châu, đó là một sự thật, vì lúc ấy chưa mang tính tuyên truyền chống cộng, vì Đảng Cộng sản vào năm 1930 mới thành lập. Cũng không hề có ý bôi nhọ Hồ chí minh sau này, mãi sau này Hồ chí minh mới nổi lên. Lúc bấy giờ thì Hồ chí minh là một nhân vật vô danh thôi. Tôi coi lời viết của ông Nhượng Tống là trung thực.Sau này, có lẽ vì bài viết đó, vào năm 1949-1950 khi tôi đang ở Hà Nội, Nhượng Tống lúc bấy giờ 30 năm rồi không làm chính trị nữa. Tất cả các hoạt động ông đều ngừng. Ông chỉ làm thầy thuốc ở nhà để chữa bệnh thôi. Vào khoảng 8 giờ tối ở nhà ông Nhượng Tống lập tức bị giết chết ngay. Đây có thể là do kết quả bài viết của ông Nhượng Tống vào năm 1927, cho nên ông NT đã bị thủ tiêu và giết chết ngay giữa Hà Nội.
>Người thứ hai, đáng tin cậy nữa, là cụ Hoàng Thân Cường Để, cũng xác nhận rằng người bán Cụ Phan Bội Châu là Lâm Đức Thụ, là một tay nhân rất tin cẩn của Hồ chí minh. Đầu tiên thì Lâm Đức Thụ còn chối cãi quanh co, là rằng không phải mình bán Cụ Phan Bội Châu.

Nhưng sau khi thấy cụ Cụ Phan Bội Châu được ân xá, được về sống an nhàn ở Huế, có một số tiền lớn và nhân lúc cụ PBC bị tù thì tinh thần yêu nước của đồng bào ở trong nổi lên rất cao. Cụ Phan lúc bấy giờ trở thành nhân vật rất nổi tiếng, kích thích lòng ái quốc của người Việt Nam, thì Lâm đức Thụ có đi khoe khoang với mọi người ở bên Tàu lúc bấy giờ rằng chính bạn ông ta là Lý Thụy tức Hồ chí minh lúc bấy giờ đã bán cụ Cụ Phan Bội Châu.
Nhà vua Cường Để và nhà văn Nhượng Tống là hai nhân vật theo tôi thì rất là khả tín. Nhân vật thứ ba, là cụ Lê Dư, cũng nói rằng chính Lý Thụy đã bán đứng cụ Cụ Phan Bội Châu cho Pháp. Cụ Lê Dư bút hiệu là Sở Cuồng, cũng hoạt động ở bên Tàu, cho nên biết rất rõ chuyện. Cụ Lê Dư, nhà văn Sở Cuồng, là bố vợ của 3 nhân vật nổi tiếng ở Việt Nam.
Thứ nhất là bố vợ của tướng Nguyễn Sơn là Cộng sản đấy, thời 47-48 cai quản vùng Thanh Nghệ. Người thứ hai là nhà văn Vũ Ngọc Phan, cũng lấy con gái cụ Lê Dư là bà Hằng. Người thứ ba là cụ Hoàng Văn Chí. Chính bố vợ của cụ Hoàng Văn Chí kể lại cho cụ Hoàng văn Chí biết rằng: người điềm chỉ Pháp bắt cụ Cụ Phan Bội Châu là Lý Thụy.
Ba nhân vật uy tín đã xác quyết như vậy. Cái tội lỗi Hồ chí minh bán cụ Cụ Phan Bội Châu, thì chúng ta có thể tin là chuyện có thực. Muốn tìm thêm bằng chứng, thì những nhà sử học Việt Nam ở Pháp nên làm sao tìm hồ sơ của mật thám Pháp vào thời đó. Vì cái việc Pháp bắt cụ Cụ Phan Bội Châu là lớn lắm. Coi tìm ra được chứng tích gì không, để xác minh thêm. Đó là tội đầu tiên mà Hồ chí minh phạm phải, đối với dân tộc Việt Nam, là đã bán rẽ cụ Cụ Phan Bội Châu cho thực dân Pháp.
Nhiều người nói cụ Cụ Phan Bội Châu là người yêu nước, mà Hồ chí minh cũng tôn kính cụ Cụ Phan Bội Châu, thế thì tại lại bán đứng một nhà lãnh đạo có uy tín lớn như vậy ?
Tôi xin mạn phép trả lời thế này: đối với chúng ta người dân Việt Nam, thì cụ Cụ Phan Bội Châu là một người yêu nước, là một người rất là đáng kính. Thế nhưng mà đối với Hồ chí minh thì hoàn toàn không phải là thế.
Hoàn toàn không phải là thế. Vì ngay từ 1947, khi mà viết "Những mẩu chuyện hoạt động của Hồ chủ tịch" ký tên là Trần dân Tiên, thì Hồ chí minh coi cụ Cụ Phan Bội Châu không ra gì cả. Hồ chí minh có nói rõ trong quyển sách đó: cụ Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp, chỉ là kẻ đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau. Hồ chí minh rất coi rẻ cụ Cụ Phan Bội Châu.
Điểm thứ hai, khi bán cụ Cụ Phan Bội Châu xong, Hồ chí minh có điều kiện thâu tóm tất cả các nhân vật ở Trung Quốc về với mình, là vì uy tín cụ Cụ Phan Bội Châu lớn quá, nếu cụ còn sống, thì Hồ chí minh không thể nào ngoi lên được.
Sau này trong cuộc đời Hồ chí minh, chính những người Cộng sản như Hà Huy Tập, Trần Phú cũng đều tố giác HCM cái tội đã làm cho hàng trăm đảng viên Cộng sản bị thực dân Pháp bắt, mà người ta nghi là HCM đã chỉ điểm cho bọn Pháp. Có lẽ vì những việc như vậy, cho nên từ những năm 1933-38, Hồ chí minh bị giam lỏng ở bên Nga, không làm gì cả. Đó là những năm không có một tin tức gì về Hồ chí minh hết.
Sau này, đến khi "cách mạng tháng 8" thành công, thì chúng ta thấy HCM và đảng Cộng sản đã tiêu diệt tất cả những người quốc gia như thế nào, chúng ta cũng đã nắm vững. Rất nhiều người trong giai đoạn đó, từ những học giả như Phạm Quỳnh, nhà văn Khái Hưng, Lan Khai, Tạ Thu Thâu, những người tôn giáo như Đức Huỳnh Phú Sổ, Đảng trưởng Duy Dân, ông Lý Đông A vân vân cũng bị Cộng sản thủ tiêu.
Tất cả những tội lỗi đó, bây giờ nó có những bằng chứng rất rõ rệt, chúng ta không cần gì phải tranh cải nữa, phải không nào! Không cần phải tranh cải về vấn đề đó nữa. Tiếp sau đó, đến những cuộc kháng chiến chống Pháp, có rất nhiều người quốc gia, nhiều người theo chủ nghĩa quốc gia mà không đi theo Cộng sản, cũng bị thủ tiêu, tù đày và chết chóc. Rất là nhiều.

Cải Cách Ruộng Đất:
Tội Ác Diệt Chủng !

Sau khi ký Hiệp định Genève rồi, tiếp đến là Cải Cách Ruộng Đất (www.vlink.com/caicachruongdat).
CCRD tôi có thể có thể nói là một cuộc diệt chủng quy mô. Là vì theo tài liệu của chính Cộng sản, thì trong cuộc cải cách điền địa này, 172 ngàn (172,000) người đã bị giết oan. Con số nó lớn quá. Với con số do chính cộng sản nói, thì chúng ta phải thấy rằng là chỉ riêng với cái tội đó thôi, thì Hồ Chí Minh và đảng cộng sản, những người trong Bộ chính trị, là đủ để đưa họ ra một tòa án quốc tế. Nếu mà có một toà án công minh xét xử, thì tôi nghĩ là Hồ Chí Minh cũng như là toàn thể bộ chính trị của nó, đều phải treo cổ chúng nó mà thôi.

Không có bàn luận gì khác cả. Cái tội đó quá lớn! Mà các sử gia thế giới bây giờ cũng phải công nhận đó là tội ác diệt chủng. Tội ác diệt chủng! Những người nào bây giờ còn bênh vực ông Hồ, còn bàn luận ông ta có phải là người ái quốc hay không, ông ta có yêu nước hay không, ông ta là người quốc gia hay là người cộng sản, cái nào nhiều hơn nào ít hơn…..thì tất cả những bàn luận đó đều vô nghĩa! Nếu mà xét xử công minh, thì riêng cái tội Cải Cách Ruộng Đất thôi đã phải treo cổ Hồ Chí Minh và toàn thể Bộ Chính Trị Đảng CS. Không để sót một ai cả ! Đấy nó là sự thật của lịch sử, nói theo tinh thần rất là vô tư của luật pháp, chứ không phải do vì hận thù gì hết.

Nhân văn Giai Phẩm và Đánh Tư Sản ở miền Bắc

Sau vụ Cải Cách Ruộng Đất rồi, thì tiếp đến là vụ Nhân Văn Giai Phẩm, đàn áp văn hóa như thế nào. Tất cả mọi tiếng nói đều bị bóp nghẹt. Tất cả những văn nghệ sĩ đều phải sống rất là hèn, đánh mất mình, làm tôi tớ làm công cụ cho dảng cộng sản. Những người nào mà suy nghĩ độc lập một tí, thì bị trù dập, bị đi tù. Toàn bộ nhân dân Việt Nam, toàn bộ văn nghệ sĩ Việt Nam đều mất hết quyền tự do sáng tác. Báo chí các thứ đều nằm trong bàn tay sắt của Đảng.
Thì tiếp theo đó là vụ Đánh Tư Sản ở miền Bắc, thì cũng đã gây ra không biết bao nhiêu là cảnh chết oan! Biết bao nhiêu cảnh tù đày! Sự thật mà nói, sau năm 1954, thì những người giàu có ở Hà Nội thì đa phần đều di cư vào Nam rồi. Còn lại đều toàn là những người vừa phải thôi, không giàu có, thì cũng bị đánh ngay vào tư sản. Có nhiều người tự tử ở trong tù. Có nhiều người nhảy lầu chết. Có nhiều người bị bắt đi tù và bị cướp hết tài sản. Thì đấy cũng lại là một tội lỗi nữa.
HCM ban hành Nghị Quyết 49
tập trung cải tạo không xét xử
Sau này, đến năm 1961, vào ngày 2 tháng 6 năm 1961, thì Quốc Hội CS Việt Nam do Trường Chinh làm chủ tịch lúc đó theo lệnh của Hồ, có ban hành một sắc lệnh, gọi là Nghị Quyết 49. Nghị quyết này cho phép công an và chính quyền địa phương có thể cho đi tập trung cải tạo 3 năm bất cứ một thành phần nào gọi là bất mãn. Không cần đem ra xét xử. Vì qua thực tế ở miền Bắc mà tôi thấy, thì hàng mấy trăm ngàn người bị tập trung cải tạo như vậy, không xét xử! Vào tù chỉ ba bốn hôm sau là đi trại ngay. Không có hỏi cung nữa. Thì những người này thật sự có làm gì đâu mà hỏi cung! Thì khi mà bị bắt như vậy, thì biết bao nhiêu là gia đình tan nát.
Cho nên vào dịp đó, chúng tôi gọi là mùa xuân gieo khiếp kinh, phá tan nát không biết bao nhiêu là gia đình. Bao nhiêu là thảm cảnh xảy ra ở miền bắc ở lúc đó! Đây là sắc lệnh đặt toàn thể nhân dân Việt Nam ra ngoài vòng pháp luật! Đặt toàn thể nhân dân miền Bắc ra ngoài vòng pháp luật! Sau này đến năm 1975, thì cái sắc lệnh đó, sắc lệnh tập trung cải tạo đó lại được áp dụng ở miền Nam đối với những sĩ quan và những người trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa! Điều này tương đối rõ rệt rồi phải không ?
Coi Nhân Dân như Súc Vật!
Tất cả những cái đó nó xảy ra liên tiếp như vậy cho đến khi HCM chết. Thì cả cái xã hội miền Bắc có thể nói là khủng khiếp: người dân mất hết tất cả quyền làm người, đấy là về mặt tinh thần. Trí thức trở thành tôi tớ, nhân dân trở thành quá súc vật!
Tôi xin nêu thí dụ thế này: thời HCM còn sống, khi Phạm văn Đồng đem gạo ngon của Việt Nam mình đem sang các nước Nga Ấn Độ đổi lấy loại bo bo hay mì mọt, thì nói dối với các nước đó rằng chúng tôi đổi các loại hạt này về là để chăn nuôi. Tức là để nuôi gia súc đấy! Nhưng trên thực tế thì để bán cho nhân dân Việt Nam, nuôi dân Việt Nam! Mà ngay những bo bo và mì mọt đó, cũng phải có tem phiếu thì mới có thể mua được.
Câu nói mà chúng tôi dùng cho việc đổi hạt này, đổi bo bo về nuôi súc vật, coi nhân dân mình như súc vật, không phải là giống Người nữa. Cái này thì những người sống ở miền Bắc thời đó đều thấy thấm thía vô chừng! Ngay cả bo bo cũng không có mà ăn nữa. Cuộc sống nó thê lương đến mức như thế. Đấy là nói về dưới thời Hồ chí Minh.
Bắt bớ tràn lan. Đến nỗi bộ trưởng bộ công an lúc bấy giờ là Trần Quốc Hoàng cũng tuyên bố rõ rệt rằng: Bắt không tính đến lượng! Hễ bắt vào tù càng nhiều bao nhiêu, thì càng có lợi cho Đảng và Nhà Nước bấy nhiêu! Hắn tuyên bố như vậy. Vì người tù làm ra của cải nhiều, mà nuôi họ không là bao nhiêu cả. Nhà tù là nơi sản xuất bội thu, có lợi cho đảng rất nhiều.
Khủng bố xã hội làm cho người dân rất sợ mà khuất phục đảng! Thì đấy là chính sách vô cùng thâm độc của đảng. Thế thì tất cả những cái đó nó xảy ra. Tiếc rằng miền Nam chúng ta cũng như thế giới hồi đó thì rất ít người biết về những chuyện đó. Nghe kể lại thì cũng không tin. Vì không thể ngờ, không thể tưởng tượng được là có cái xã hội quái gỡ như thế phải không nào ?
Những điều tôi nói đó là xảy ra dưới thời Hồ chí Minh. Thế mà chúng nó còn gây chiến, gây chiến tranh với miền Nam! Để theo lệnh của Tàu Nga để bành trướng chủ nghĩa cộng sản, làm thiệt hai năm sáu triệu sinh mạng. Từ những năm 1960 là bắt đầu gây chiến ở miền Nam cho đến 1975. Theo thống kê, thống kê thì chưa đủ đâu, kể cả Nam Bắc, dân thường và cả những binh lính chết, thì con số lên đến 4 triệu. Khủng khiếp, không thể nào tưởng tượng nổi phải không nào?
Hồ Chí Minh không hề bị mất quyền
Tôi muốn nói thêm: với tất cả những tội ác như vậy, thì nhiều người biết quá rồi. Cho nên gần đây có những luận điệu nói rằng Hồ Chí Minh là bị mất quyền với Lê Duẫn và Lê Đức Thọ đã tước bỏ mọi quyền hành, chỉ còn ngồi chơi xơi nước thôi. Cái luận điệu này càng ngày càng lộ ra, có thể một phần là để gỡ tội cho HCM. Nhưng mà sự thật lịch sử đã trả lời rõ rệt là những luận điểm như vậy không đứng vững được. Tôi sống ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa suốt trong vòng từ thời trước 1954 cho đến năm 1995, thì thường nghe thấy HCM bị giết rồi, Lê Đức Thọ nắm quyền (……đoạn này audio không nghe rõ….) cần vũ khí hiện đại đánh nhau với Mỹ.

Trung Quốc lúc bấy giờ có đại loạn. Cách Mạng Văn Hóa năm 1966 kéo dài đến tận 10 năm sau, thì những người lãnh đạo của Trung Quốc như Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Bành Chân vân vân, các nguyên soái như Hạ Long, Bành Đức Hoài vân vân lần lượt bị tù bị giết. Thành ra gây ra cảnh xáo trộn rất lớn ở Trung Quốc. Thế là sự viện trợ cho Việt Nam do cách mạng văn hoá Trung Quốc, có bị giảm sút. Việt Nam lúc bấy giờ hoàn toàn dựa vào Nga, nhưng mà vẫn phải đóng vai là thân với Trung Quốc, chứ không dám công khai chửi bới Trung Quốc.

Lúc bấy giờ thì HCM và đảng cộng sản Việt Nam thiên về Nga. Khi đó, tháng 10 năm 1967, lúc bấy giờ Tố Hữu rất là ghét Trung Quốc, có làm một bài thơ để nói xỏ xiên Mao Trạch Đông. Trong bài thơ đó đại cương kể lại tích Mỵ Châu và Trọng Thủy, nói Mao Trach Đông "trái tim nhằm chỗ để lên đầu, nên nổi cơ đồ xuống vực sâu, chợ trời chân lý không phân biệt, tình nghĩa anh em cũng thiếu thừa", ý nói Mao Trạch Đông mê Giang Thanh yêu Giang Thanh quá cho nên đến nỗi trái tim nhằm chỗ để lên đầu, chỉ gây ra đại loạn khi lãnh đạo cuộc cách mạng văn hóa lúc bấy giờ, do nhóm Dương Thanh cầm đầu. Bài thơ đó đăng trên báo Nhân Dân thì Hoàng Văn Hoan có viết lại.

HCM đọc bài thơ đó trên báo vào buổi sáng, liền lập tức ra lệnh thuộc hồi toàn bộ số báo Nhân Dân lại. Hoàng Văn Hoan viết thêm, khi thu hồi báo Nhân Dân lại sao kịp nữa, 9 giờ sáng mà sau khi phát hành. Cái này tai hại đến quan hệ Việt Trung. HVH viết kể như vậy.

Ngay việc như vậy, tháng 10 năm 1967, một người mà "ngồi chơi xơi nước" mất hết quyền hành, liệu có đủ tư thế, đủ quyền uy để mà ra lệnh thu hồi toàn bộ báo Nhân Dân đã phát hành không ? Chúng ta phải khẳng định mà trả lời một câu rằng không phải tư thế một người ngồi chơi xơi nước mất quyền, bị tước đoạt hết tất cả mọi quyền lực. Đấy là theo nhận xét của tôi. Mà đấy là một chứng cớ để nói rằng HCM chưa mất quyền năm 1967.

Sau đó, bắt đầu sắp sữa bước qua năm 1968, lúc bấy giờ đang chuẩn bị cuộc tấn công Mậu Thân ở miền Nam Việt Nam. Cuộc tấn công Mậu Thân này, theo thư ký riêng của HCM, Vũ Kỳ, có viết lại, thì HCM đi máy bay về Việt Nam về trước hàng tháng rồi. Ra sân bay đón thì có Lê Duẫn, Phạm Văn Đồng và Lê Đức Thọ. Khi về đến chủ tịch phủ, HCM chuẩn bị làm bài chúc Tết. Bài chúc Tết này cũng đồng thời như là cái khẩu lệnh để tổng tấn công vào dịp Tết, mà miền bắc Việt Nam đổi cả lịch nữa, ăn Tết trước một ngày. Để mà tấn công vào dịp Tết Mậu Thân.
Thì mấy câu thơ đó chỉ có 4 câu thôi. Nhưng 4 câu ấy là một khẩu lệnh tấn công. HCM phải cặm cụi sữa chữa hàng mấy tháng trời mới xong. 4 câu thơ đó đại cương kêu gọi đồng bào phải nổi dậy, để mà đánh thắng toàn thể miền Nam Việt Nam. Chỉ có câu thơ ngắn gọn thôi mà mất 5 tháng.
Sau khi về Việt Nam, họp bàn với Bộ chính trị, chuẩn bị tấn công xong xuôi đâu vào đấy rồi. Mà toàn là do HCM chủ tọa các cuộc họp đấy nhé. Thì Vũ Kỳ có kể lại mà. Xong đâu đấy rồi, thì HCM lại trở về Trung Quốc. HCM trở về Trung Quốc thì cũng sắp sửa Tết đến. Chuyện Mậu Thân sắp sữa diễn ra.
Thì lúc bấy giờ, để hỏi ý kiến cuối cùng, để nhận lệnh cuối cùng, thì Võ Nguyên Giáp lúc bấy giờ tuy là mất quyền cũng đã gọi điện thoại cho HCM, mất 2 tiếng đồng hồ trên điện thoại, để bàn về việc đánh Mậu Thân như thế nào. Lê Đức Thọ, trưởng ban tổ chức lúc bấy giờ là tay chân đắc lực của Lê Duẫn, cũng bay sang tận Bắc Kinh để gặp HCM, nhận những chỉ thị cuối cùng như thế nào.
Đêm hôm đó là đêm giao thừa, Vũ Kỳ có kể lại, đêm giao thừa hôm ấy, 2 bác cháu ngồi mở radio ra nghe. Vũ Kỳ kể rằng khi bài thơ chúc Tết của ông Hồ vang lên, mắt ông Hồ sáng lên và rất phấn khởi và vui vẻ nói lên rằng giờ này toàn thể nhân dân miền Nam đang vùng lên, đã nổi dậy!
Tất cả những bằng cớ như vậy cho chúng ta thấy: không phải HCM là người ngồi ở tư thế bù nhìn ngồi chơi xơi nước như mấy ông bạn "xét lại". Một người ngồi chơi xơi nước không bao giờ có cái tư thế như thế cả.
Có người nói rằng HCM không chủ trương đánh miền Nam mà chủ trương hòa bình. Tất cả cái đó càng sai nữa! Chính ông ta đọc bài thơ chúc Tết là cái khẩu lệnh! Khi bài thơ chúc Tết được đọc lên, mắt ông ta còn sáng lên vì sung sướng nữa mà!
Không thể nói ông ta không có chủ trương gây chiến tranh ở miền Nam! Trong tất cả những lời kêu gọi từ năm 1966-1967 mà HCM nói trên đài Radio, mà chúng tôi được nghe hết rằng: phải quyết tâm dù có đốt cháy cả rặng Trường Sơn, cũng phải là đánh chiếm cho bằng được miền Nam! Đó là những bằng chứng hùng hồn, nói lên điều mà tôi có thể khẳng định là ông HCM không hề mất quyền!
Đành rằng có thể là trong vài năm cuối cùng của cuộc đời, do có ốm yếu, nên vài việc nhỏ thì bọn Lê Duẫn Lê Đức Thọ Trường Chinh Phạm văn Đồng qua mặt ông ta. Nhưng về những vấn đề cơ bản, thì HCM vẫn phải chịu trách nhiệm, vì ông ta vẫn là người trực tiếp lãnh đạo toàn bộ công cuộc đánh nhau với miền Nam, cho tới khi ông ta tắt hơi thở cuối cùng!
Với những chứng cớ như thế, không thể nào nói rằng ông Hồ đã bị Lê Đức Thọ Lê Duẫn gạt ra ngoài không cho nắm quyền nữa!
Hồ Chí Minh chuẩn bị trước chuyện ướp xác
Một điểm nữa tôi muốn nói về cuộc đời HCM. Sự thật mà nói, ngay việc ướp xác không phải một sớm một chiều mà nó xảy ra đâu! Ngay từ năm 1967 đã mới các phái đoàn chuyên gia của Liên sô sang để chuẩn bị ướp xác rồi. Họ biết ông Hồ không sống lâu nữa, cho nên chuẩn bị ướp xác.

Chính báo Phụ nữ của Việt Nam có đăng đấy, khi ông Hồ chết rồi ấy mà, thì chuyên viên Liên Sô muốn mang xác của HCM về Mạc Tư Khoa để ướp, vì nó có đủ điều kiện hơn. Lúc bấy giờ phái đoàn chủ tịch Liên Sô sang Việt Nam, báo Phụ Nữ và chính các chuyên gia LS có kể lại, khi mà muốn mang xác của Hồ về Mạc Tư Khoa, thì Lê Duẫn khóc, nói rằng không thể để mang xác của Hồ đi được, mà phải để ở Việt Nam để làm các việc ướp xác. Vì vậy cho nên phái đoàn LS mới mang tất cả các trang thiết bị sang Việt Nam cấp tốc, để ướp xác cho HCM.

Tất cả những việc này đều có bàn luận và tính toán từ trước cả. Thế còn cái chuyện "sau khi tôi chết, thiêu xác tôi đi" đều là những cái bài vở nói ra mà thôi. Còn cái việc chuẩn bị ướp xác thì HCM biết từ mấy năm trước. Đấy là phái đoàn ướp xác của Liên sô kể lại trên báo chí. Tôi muốn nói cuộc đời HCM nó huyền hoặc, có nhiều cái người ta thêu dệt thêm vào. Nhưng thực chất như thế nào thì chúng ta cứ nói như thế thôi!

Một điểm nữa tôi muốn nhấn mạnh, về đời tư HCM, chúng ta không cần bàn đến lắm đâu, vì cuộc đời con người, cái chuyện trai gái, theo tôi nghĩ, là cái chuyện bình thường thôi. Ông Hồ hay ông Mác hay ông Lênin cũng đều là những con người bình thường như mọi người thôi, rất dễ sa vào những thú vui như vậy. Thế nhưng riêng có một việc, chúng ta không thể bỏ qua được. Chuyện ông ta lăng nhăng với Nguyễn thi Minh Khai là vợ Lê Hồng Phong này, lăng nhăng với mấy bà người Nga người Pháp, mấy cô Thái Tàu, Tăng Tuyết Minh vân vân, chúng ta có thể bỏ qua được hết phải không nào.Vì đấy nó là những chuyện sinh hoạt bình thường.
Thế nhưng, riêng cái chuyện đối với công Nông Thị Xuân, là cô gái Tề, mà bây giờ có hình ảnh hẳn hoi, ảnh lúc bấy giờ có hai mươi mấy tuổi đầu thôi, mà được HCM đưa về Hà Nội, có con với HCM. Đứa con bây giờ là Nguyễn Tất Trung đang sống ở Hà Nội.
Cô Nông Thị Xuân bị chết thảm như thế nào? Chuyện đó, HCM ra lệnh cho Trần Quốc Hoàn giết, thì chúng ta cần đưa ra ánh sáng. Nó không còn là chuyện tình ái đơn thuần nữa, mà nó là chuyện giết người! Giết người ! Mà cô Xuân bị giết, vì cô ấy dại dột, cứ đòi công khai hoá cuộc hôn nhân của mình với ông Hồ. Mà công khai hoá làm sao được! Cô Xuân dựa vào đứa con là Nguyễn Tất Trung, đòi công khai hoá như vậy, cho nên cô ta đã phải chuốc lấy một cái chết rất là bi thảm.

Và những người bạn của cô ta, họ hàng cô ta cũng bị giết chết! Thí dụ cô Nông Thị Vàng, Nông Thị Nguyệt đều là bị giết chết tất cả! Những cái này là một vụ án mạnh rất lớn, của một ông chủ tịch nước, phải không ! Cô con gái đáng thương ở tận Cao Bằng về để phục vụ sinh lý cho ông Hồ, có con với ông Hồ, rồi cuối cùng bị giết thảm như vậy!

Cái này, sau này, khi Việt Nam có dân chủ tự do rồi, thì cần phải điều tra, để lôi đích danh thủ phạm ra, chứ không thể bỏ qua được! Những việc này tôi tin chắc 100% là chuyện thật, vì anh Nguyễn Tất Trung còn sống ở Việt Nam, ảnh cô Nông thị Xuân còn. Mồ cô Nông Thị Xuân còn. Cái xác cô Nông Thị Xuân nếu chưa bị phá huỷ, đào lên bây giờ, thì vẫn còn nhìn thấy vết búa đập lên đầu như thế nào trên xương sọ bị ảnh hưởng. Tôi hoàn toàn tin đó là sự thật.......(...)

Đã rõ nét, không còn cái gì để tranh luận, đi đến kết luận duy nhất đúng là HCM là một tên tội phạm của dân tộc Việt Nam, không hơn không kém!
xem phim Sự Thật về Hồ Chí Minh
Không nên bàn ông ta là người yêu nước hay không! Không nên bàn ông là là quốc gia hiều hay cộng sản nhiều! Ông ta có tinh thần dân tộc hay không? Không nên bàn những cái đó nữa! Những sử gia ngoại quốc họ u mê đã đành rồi, nhưng người Việt Nam không được phép như vậy!

Bảo rằng một người có tinh thần dân tộc, thế mà vừa về đến Việt Nam, sau bao nhiêu năm xa nước, năm 1941 về đến Cao Bằng, ở hang Pắc Bó ấy, thì đã làm ngay mấy câu thơ "kia suối Lênin đây núi Mác, hai tay gây dựng một cơ đồ". Bao nhiêu danh nhân Việt Nam, sao không đặt tên, mà đặt têh Mác với Lênin ? Thì đủ hiểu cái tâm hồn của ông ta lúc nào cũng chỉ Mác Lê mà thôi ! Và đến khi ông ta trút hơi thở cuối cùng, ổng cũng ước mong là được về với Mác Lê! Chứ không được về với Vua Hùng, với Trần Hưng Đạo hay được về với Lê Lợi Quang Trung gì cả! Mà ước mơ được về gặp ông Mác ông Lê ! Con người như vậy, thì làm sao còn bàn ông ta là cộng sản hay quốc gia nữa ! Có tinh thần dân tộc, hay ông ta theo cộng sản ? Các bàn luận thành ra trở nên vô nghĩa phải không?

Hơn nữa, chúng ta nói thêm, những người cộng sản bao giờ cũng có cái đặc tính là họ nói như thánh, và đề cao mình như thánh như thần, nhưng thực sự ra, cuộc sống của họ như súc vật! Phải nói thẳng như vậy ! Thí dụ, ai đến Đức mà xem, đều hiểu rõ ông Mác là người thế nào! Xin lỗi các bạn, sử sách còn ghi rõ, Các Mác là người chuyên đi chơi gái điếm! Ngay cả cô con ở, ông Mác cũng làm cho cô ta có con. Nhưng mà để cho bà vợ Các Mác đỡ ghen, thì ông Engels là bạn, phải nhận là con của mình!
Thế Marx với Engels là những người như thế nào? Họ đề ra "chủ nghĩa cộng sản bình đẵng bác ái, mọi người như nhau, dân tộc bốn bể là nhà, không biên giới, vô sản là anh em tất cả", nhưng thực tế, trong những văn bản bị loại bỏ, Marx với Engels là những người rất là phân biệt chủng tộc, nói xấu Do Thái, coi dân tộc Slaves Bulgary Rumani kể cả người Nga, coi những dân tộc châu Phi châu Úc rất là hèn kém.....
http://www.vietnamlit.org/wiki/images/2/25/Nguyen_Chi_Thien_at_Gate_of_Hell.jpg
Nguyễn Chí Thiện
Quý vị bấm audio-link này nghe tiếp toàn bộ audio phát biểu của thi sĩ Nguyễn Chí Thiện trên Paltalk ngày 28 tháng 6, 2009

Nếu rời ngươi, dù cụt mất một chân
Chặt nốt một tay, ta cũng không cần
Mà coi đó là điều may mắn nhất
Vì sống gần ngươi là ta mất tất
Vì sống gần ngươi ta thành súc vật.
---
Nguyễn Chí Thiện 1967

KÍNH NHỜ QUÝ VỊ
PHỔ BIẾN VỀ VIỆT NAM
qua emails, websites, blogs
paltalk, radio internet....
news,radio,audio,video,cartoons

TIỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA




a
a
a
a
a
a
a
a
a
a
a
a
a
a
a
a
a
a
a
a
a
a
a
a
a
a
a
a
a
a

NGÃI VỊ VỊ


Ai Weiwei.jpg

Ngải Vị Vị艾未未

CÁCH ĐÂY BẢY THÁNG, Công an Cộng Sản Trung quốc bắt giữ nhà nghệ sĩ tài hoa của Trung Hoa, Ngải Vị Vị (Ai Weiwei) tại phi trường, và đưa ông đến một điạ điểm bí mật. Kể từ đó, ông Ngải Vị Vị bắt đầu phải trải qua một thời gian biệt giam kéo dài hơn hai tháng. Ông là một nhà danh hoạ, một kiến trúc sư,và một nhà đúc tượng tài hoa nhất nước, từng được Đảng Cộng sản Trung quốc cưng như trứng mỏng.

Sau đó, ông trở thành một người có lập trường đối kháng gay gắt. Ông thường lên tiếng chỉ trích chính quyền Cộng Sản Trung quốc vi phạm nhân quyền. Vì thế, họ tìm đủ mọi cách kết tội ông, bằng những tội vu vơ không căn cứ, chỉ tìm cớ để bắt giam ông. Chúng nói ông phạm tội về kinh tế, và chúng đưa ông đi biệt giam, không cho tiếp xúc với bất cứ một ai.

Chúng thực hiện những cuộc lấy khẩu cung theo kiểu Kafka, tức là hỏi cung liên tục, không ngừng nghỉ, và khủng bố tinh thần ông. Với quyết tâm muốn bảo vệ sự thông minh, tỉnh táo của mình, ông Ngải tìm cách ghi nhớ từng ch tiết nhỏ của thời gian ông bị giam cầm.

Ông thú thật: “Nhưng sau 20 ngày đầu óc tôi trở nên rỗng tuếch, không nhớ gì nữa.”. Ông kể lại chi tiết những gì đã xảy đến cho ông, và hoàn cảnh bi đát ông phải chịu đựng trong thời gian bị biệt giam. Bị cấm tiếp xúc với bên ngoài, trong một phòng giam trống trơn, không vật dụng, không một thứ gì khác. Trí óc của ông bắt đầu hoảng sợ. Ông Ngải tâm sự: “Tôi nhận ra con người chúng ta ai cũng cần phải có thông tin để tồn tại. Không có thông tin, coi như bạn đã chết. Qủa thực đây là một cuộc trắc nghiệm cân não ghê gớm. Nó còn đau khổ hơn là nhục hình đánh vào thân thể.”.

Thèm muốn có giao tiếp, chung đụng, ông Ngải lấy kim châm vào mấy tên lính gác coi tù, để chọc cho chúng nói chuyện. Nhưng theo ông Ngải, các cậu ấy: “cứ nhìn chòng chọc vào tôi, bất động, không một cảm xúc. Mấy chú lính gác còn trẻ quá, tóc tai cắt ngắn gọn, và vô cảm, họ làm như thể là không có mặt mình ở đó.”.

Không còn việc gì để làm, ông Ngải đi tới đi lui trong phòng giam. Ông đi bách bộ mãi, đi hoài, dễ cũng có đến 600 dậm, và nhờ vậy giảm được 30 pounds trọng lượng thân mình trong 81 ngày bị giam cầm.”. Ông Ngải kể tiếp: “Tiêu khiển thời gian là một việc làm thật khó. Tôi ước gì có đưá nào nó đem tôi ra đánh đập, còn thích hơn là để ngồi không. Ít ra mình còn có sự tiếp xúc giữa con người với nhau. Khi đó mình còn trông thấy có kẻ nổi giận. Khi bị cắt bỏ hoàn toàn mọi cảm xúc, không còn lý do để giận dữ hay sợ hãi, về mặt tâm lý, điều này thật là đáng sợ.”.
Kể từ ngày được thả ra, cho về nhà, ông Ngải rất ngần ngại khi cần nói cho công chúng biết về những gì xảy ra khi ông bị cầm tù, hoạ hoằn lắm ông chỉ nói đuà rằng nhờ bị giam cầm trong tù nên ông gầy bớt, và có dáng người thon nhẹ, bớt ô dề hơn lúc trước. Một người bạn thân thì nói rằng ông Ngải độ này tỏ ra bồn chồn, căng thẳng hơn trước. Chính ông Ngải lại nói rất ít về chuyện ông ở tù, hay ảnh hưởng của vụ đi tù đã làm thay đổi con người ông, và sự sáng tác của ông ra sao. Ông chỉ nói vắn tắt: “Tôi cảm nhận được như thế nào khi ở cầm tù. Đó là một thế giới đen tối lắm.”

Việc ông Ngải phải dè dặt vì đó là điều kiện để ông được trả tự do. Ông nói chính phủ đã cảnh cáo ông không được nói với mọi người về kinh nghiệm đau khổ ông phải trải qua trong thời giam bị giam cầm. Nhưng ông Ngải thú thật: “Tôi không thể chịu được khi tôi không được phép trả lời về những điều kiện sống lúc ở tù”. Kể từ ngày ra khỏi tù, ông Ngải lại tiếp tục lên tiếng chỉ trích chế độ bằng cách viết trong “Twitter” trên Weibo account. Chính phủ bèn trả thù bằng cách kết tội ông thiếu thuế. Họ gởi giấy báo ông phải đóng một số tiền thiếu thuế lên đến $2.4 triệu đô la. Đó là tiền thuế thiếu của một công ty ông không hề điều hành.

Ông Ngải và bạn bè của ông nói hành vi buộc tội ông thiếu thuế là một chiến thuật gián tiếp bủa vây ông Ngải, buộc ông phải im lặng, không được lên tiếng phản kháng nữa. Ông Ngải tường thuật lại : “Trước khi đưa giấy đòi tiền thuế thiếu, công an nói cho tôi rõ là khi nhà nước kết tội tôi thiếu thuế tức là tôi có thiếu thuế, không thể sai được, đừng cãi lý, vô ích.”. Nếu ông hoạ sĩ sĩ không đóng nổi tiền thuế thiếu, vợ ông và bạn bè làm việc chung với ông sẽ phải vào tù. Ông Ngải rất sợ chuyện này xảy ra: “Họ thừa biết tôi không đời nào để những người thân phải đi tù. Họ hiểu tôi rõ lắm. Như thế là hết. Không còn gì để chống lại họ đươc nữa.”.

Ông Ngải giải thích thêm: “Họ theo dõi bạn ở khắp nơi, cho đến lúc bạn oải mình, không còn năng lực nữa, và gục ngã. Làm cái trò này, họ nắm chắc phần thắng lợi trong tay. Họ có trong tay hàng trăm nha sở để bao vây bạn, bạn không thể chống lại được. Chỉ còn có nước tự vẫn…. văn phòng sở thuế, nhân viên toà án, hay công an, tất cả đều như nhau, cùng một bộ mặt. Giống như bạn đang chơi cờ tướng, bạn vừa đi một hai nước cờ, địch thủ đã bê cả bàn cờ đập lên đầu bạn, và bỏ đi.”.
Hành động mới nhất của ông Ngải Vị Vị là nói cho mọi người biết về những đau khổ, cực hình ông phải chịu trong thời gian ở tù. Sau khi được thông báo về số tiền thuế ông thiếu nợ, ông Ngải dùng Google + phát tán trên liên mạng những lời chỉ dẫn để công dân mạng cho ông mượn tiền trả thuế. Ông hứa sẽ trả lại đầy đủ không thiếu một xu.
Công dân mạng đáp ứng lời kêu gọi của ông một cách nhiệt tình. Chỉ trong vòng tuần lễ đầu, ông nhận được hơn $1 triệu đô la do hàng chục ngàn người gởi đến. Người ủng hộ ông ùn ùn kéo đến phòng vẽ của ông ở Bắc Kinh để đưa đề nghị giúp ông. Một người lạ mặt xếp tờ giấy bạc, trị giá khoảng 15 xu Mỹ, thành cái máy bay giấy, và liệng vào trong nhà ông. Hai người khác thì cưỡi xe gắn máy ném hai quả bóng nhỏ vo tròn bằng loại giấy bạc 100 đồng nhân dân tệ, và ném vào sân sau nhà ông. Một nữ sinh viên 26 tuồi lặn lội đi suốt 22 giờ bằng mọi phương tiện để đến gặp ông Ngải. Cô xin được dấu tên vì sợ bị trả thù. Cô thú thật: “Tôi sợ hãi khi lặn lội để đến được đây. Tôi chỉ muốn nói với ông Ngải rằng chúng tôi không quên ông khi ông bị cầm tù.”.

Ông Ngải nhận xét về thái độ của công chúng như sau: “Thật là đẹp biết bao khi thấy con người vẫn ước ao được quyền phát biểu ý kiến của mình. Sự kiện này cho thấy công chúng ủng hộ tôi. Người dân không có phương tiện để bộc lộ ý kiến của mình.”.
Ông Ngải tìm được người ủng hộ ở cả những làm ông ngạc nhiên- ngay tại nơi giam cầm ông. Ông kể lại như sau: “Một anh lính gác không thể tin vào những điều họ thấy. Anh ta phân trần: “ Chúng cháu chẳng biết gì cả. Chúng cháu chỉ làm công việc ở trên giao phó.” . Anh chàng thẩm vấn viên đầu tiên hỏi cung ông Ngải mở đầu bằng câu nói: “Tôi phải thi hành nhiệm vụ đúng theo chỉ thị. Nhưng chú có thể trả lời: “Tôi không biết, hay tôi không nhớ.” . Tôi nghĩ trong đầu: “Chao ơi! Anh chàng này đúng là người cùng phe với tôi.”. Một anh thẩm vấn viên khác ngỏ lời xin lỗi: “Trời đất! Có lẽ chú nổi tiếng quá, nhưng tôi lại không biết gì về chú cả. Xin lỗi chú nhé, điều này làm tôi xấu hổ. Thôi để tối nay tôi vào trong internet và tìm hiểu thêm về chú.”.


Đôi lúc ông Ngải cảm thấy mình bị choáng ngộp vì sự ủng hộ của qúa nhiều người cảm mến ông, và ông đã phải lén trốn ra khỏi phòng vẽ của mình. Ông nói: “Nhiều người vây quanh lấy tôi quá, khiến tôi không thể ngồi mãi tiếp khách được.”. Ông ta là người thích hàn huyên, liên lạc với đại chúng. Theo lời kể lại của ông Urs Meille, một chủ nhân phòng trưng bầy tranh người Thụy Sĩ, từng làm đại diện thưong mại cho ông Ngải từ năm 1997: “Sau khi được ra khỏi tù vào tháng Sáu, việc làm đầu tiên của ông Ngải là kết nối lại những quan hệ cũ của ông . Thông tin, trao đổi ý kiến, tin tức đối với ông hết sức là thiết yếu.”.

Ông Ngải khẳng định những nhận xét trên, và nói: “Đối thoại, trả lời câu hỏi của công chúng làm tôi cảm thấy thoải mái. Tôi ngồi cả ngày trên internet để đọc những bài bình luận, và theo dõi những cuộc thảo luận của công chúng.”

Cách đây hai tuần, trong lúc ngồi trong phòng vẽ, người ta thấy ông lúc nào cũng bận rộn trả lời điện thoại, hay làm việc với computer. Những người phụ việc, bạn bè và các nghệ sĩ thân hữu khác đến thăm ông, ra vào nhà ông rất đông. Nơi đây cũng là nhà của bà Lu Qing,vợ ông. Bà sống với vài con mèo, và một con chó béo tên là Danny. Bà Lu kể lại: “Ông Ngải nhà tôi chẳng bao giờ nghe nhạc cả, thế mà trong nhà lúc nào cũng ồn ào vì khách đến thăm đầy nhà.” Ông Ngải mặc cái áo choàng màu xanh biển bạc màu, hiệu Gap, và đôi giầy vải màu xanh lá cây sáng tươi. Bà Lu tâm sự: “Anh ấy chẳng bao giờ để ý đến ăn mặc, miễn sao được mặc đồ thoài mái, và bằng vải cotton là được.” . Ông Ngải chỉ chú tâm đặc biệt đến giao dịch với công chúng qua liên mạng. Tính ra mỗi ngày ông bỏ ra khoảng sáu giờ đồng hồ làm việc trên internet.

Ông tâm sự: “Nếu không có Twitter, tôi không còn là con người nữa. Tôi đã gởi đi khoảng 60,000 câu viết trên tweet.” Ông chỉ cho mọi người thấy cả chồng giấy dầy cộm, in những lời viết trên Tweet. Ông sẽ hiệu đính lại để in thành sách. Ông nói thêm: “Chồng giấy này mới chỉ là một nửa thôi.”. Chính ông Ngải đã viết hơn một triệu chữ trên Twitter. Hai ngày trước khi ông bị bắt hồi tháng Tư, ai đó đã viết trên Twitter gởi cho ông: “Ông Ngải ơi, hãy tỏ ra vô cảm, tìm cách di cư đi nơi khác.”. Nhưng ông Ngải trả lời: “ Không được, tôi là người Hoa. Đây là quê cha đất tổ của tôi. Tôi sẽ không đi đâu cả.”.

Thực ra nếu muốn xuất ngoại, ông Ngải cũng không thể làm được. Ông đã bị cấm không được ra khỏi Bắc Kinh, nhà của ông đã bị gắn dụng cụ theo dõi từng li từng tí một. Ông phải trình diện Phòng Công An điạ phương ít nhất mỗi tuần một lần. Công an vẫn ghé lại thăm nhà ông. Nhưng trong nhà có đông khách quá, nên ông cũng chẳng thèm để ý. Rồi tên công an ngỏ ý mời ông Ngải đi uống trà. Đây là một uyển ngữ để nói rằng họ muốn”làm việc” với ông qua hình thức ngồi tán gẫu với nhau. Nhưng ông Ngải trả lời: Không, tôi không thèm ngồi uống trà với mấy chú em đâu.” . Thế là chúng đưa giấy mời ông lên Phòng Công An Phường. Và khi đến Phòng Công An chúng có thể trở mặt thành những con rối điên khùng. Mặc xác chúng. Ở đây là nhà của tôi, tôi có quyền có đời sống riêng của mình.”.

Ông Ngải tin rằng cả thế giới phải chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền đang xảy ra ở Trung quốc, và ông muốn đưa đẩy cộng đồng quốc tế phải chú đến tình trạng tồi tệ này. Ông bình luận: “Ngày nay thế giới Tây phương e ngaị nói về nhân quyền và tình hình chính trị ở Trung Hoa. Họ cần tiền. Nhưng mỗi đồng xu họ vay muợn, hay lấy từ sản phẩm Made in China đều thực sự xuất phát từ sự hy sinh ghê gớm về nhân quyền của người dân trong nước Trung Hoa phải chịu đựng. Với tình hình toàn cầu hoá, và với sự phổ biến của internet, mọi người đều thấy rõ. Đừng gỉa vờ nói rằng mình không biết. Hỡi các chính khách phương Tây, thật là xấu hổ nếu quí vị không giúp người dân Trung quốc, tình trạng vi phạm nhân quyền sẽ tiếp tục diễn ra, và ngày càng tồi tệ
thêm.”.
Trong lúc phải chiến đấu chống lại lệnh đòi nộp thuế, ông Ngải dã quyết định mình sẽ nên làm gì, và đắn đo không rõ khi nào chính quyền sẽ đến bắt ông đi. Tuần trước, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung quốc tuyên bố như sau: “Không cần biết đương sự sẽ xử trí ra sao. Tuy nhiên, không ai có thể thay đổi sự thực là ông Ngải Vị Vị đãvi phạm luật thuế rất nhiều.” . Nhật báo The Global Times, một tờ báo thân với chính quyền, đã viết một bài bình luận liên quan đến việc làm của ông Ngải. Họ tố cáo ông “gây qũi bất hợp pháp.”. Nhiều người khuyên ông Ngải: “Thôi thi cứ đóng tiền thuế thiếu, và tiền phạt cho xong đi. Đừng đưa ra toà vô ích.” .

Ông Ngải nói về số tiền phạt, theo ông là sai, và ông sẽ chiến đấu đế cùng để bảo vệ danh dự, phẩm giá của ông.
Ông Ngải phát tán trên Google + chứng từ thuế của ông, và ông yêu cầu chính quyền công bố tin tức về việc kết tội ông thiếu thuế. Ông không tin chính phủ sẽ làm theo lời thách thức của ông. Ông cũng dư hiểu chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ đến bắt ông đi. Theo ông chính quyền nói thẳng vào mặt ông rằng ông không có quyền tự bảo vệ cho mình. Ông Ngải kể ra trường hợp của người bạn thân là luật sư Liu Xiaoyuan. Ông này bị bắt hồi tháng Tư, một phần cũng vì ông có quan hệ thân thiết với ông Ngải. Khi vào nhà giam, chúng lột chuồng ông luật sư, đấm đá vào người ông và nói: Chúng tao đánh đập mày đó. Mày có dám làm gì không?”.

Ở Trung quốc, chúng ta không có quyền đòi hỏi chính quyền phải tôn trọng thủ tục tố tụng tư pháp. Do đó chúng đánh ông luật sư mềm người ra, và nói: “Tao sẽ làm cho gia đình mày ly tán, vợ mày sẽ bỏ mày, con mày sẽ không nhìn nhận mày, và mọi người trong gia đình mày sẽ phải chết. Tin tao đi. Chúng tao sẽ làm đúng như vậy.”. Ông Ngải nêu câu hỏi: “Vì sao anh bạn luật sư của tôi phải chịu nhục hình như vậy? Tôi không tài nào hiểu nổi. Trung quốc bây giờ là một nhà nước độc tài, cai trị bằng công an, cảnh sát, và chúng làm việc tồi bại đó bằng cả một hệ thống theo dỏi, dò xét, và bắt bớ với mọi phương tiện chúng có trong tay.”.


Mặc dù có thể bị trả thù, nhưng có lẽ ông Ngải sẽ tiếp tục lên tiếng tố cáo chính quyền Trung quốc, và kêu gọi bạn bè công dân mạng, cũng như chính quyền nước ngoài hãy hành động, tiếp tay với ông phản đối những vi phạm nhân quyền của nhà nước Trung Hoa. Ông Ngải coi hành động đấu tranh của ông như một cuộc vận động qui mô để nói với toàn thể xã hội loài người và các chính phủ rằng không ai có quyền dùng luật pháp để trả thù, nhằm tiêu diệt những người có chính kiến khác biệt. Họ không thể dùng thủ đoạn xấu xa để trả thù các nghệ sĩ muốn tự do diễn ta ý kiến của mình .

Ông nói: “Nếu một quốc gia cứ dùng biện pháp bịt miệng người dân bẳng những thứ luật giả dối, quốc gia đó sẽ không có tương lai. Một khi hiện tượng này xảy ra, nói theo khía cạnh thẩm mỹ, cũng như luân lý, quốc gia đó đã chết rồi. Họ có thể thắng vài trận trên chíến trường, vì họ có quyền lực, sức mạnh. Nhưng họ thua cả một cuộc chiến về danh dự, lòng tin của người dân.”.
Nguyễn Minh Tâm dịch theo Newswe ek ngày 21/11/2011

Tuesday, November 22, 2011

TRUYỆN NGẮN *


Người Đàn Ông Cân Đo Tội Ác Và Thời Gian
Vô danh

Người vợ sắp cưới của tôi bị nằm liệt giường từ ngày hôm qua cho đến bây giờ trong khách sạn mà không sao nhấc nổi cái đầu lên được chỉ đã vì bị nhiễm khói xe và bụi bặm, nàng và tôi không ngờ khí hậu tháng Sáu ở Sàigòn vẫn còn nóng như thiêu như đốt đến cháy cả da thịt. Cũng chỉ vì chìu lòng nàng mà giờ đây cuộc du lịch của hai đứa đã mất đi nhiều thú vị.

Hai đứa chúng tôi dự định chỉ đi đến Thái Lan và sau đó đến xứ chùa tháp rồi quay về lại Hoa Kỳ, nhưng khi đến Campuchia và thấy cũng gần sát với nước Việt Nam, hơn nữa người hướng dẫn viên du lịch nói sẽ lo mọi thủ tục chỉ trong có vài ba tiếng đồng hồ là xong nên nàng muốn ghé qua đây dăm ba ngày cho biết Sàigòn. Tôi thì sao cũng được miễn là người tôi yêu vui là được rồi. Tuy chưa chính thức lấy nhau nhưng chúng tôi ăn ở cũng như đôi vợ chồng mới cưới và đang hưởng tuần trăng mật.

Tôi hơn nàng đến hai mươi ba tuổi, nàng mười tám tôi bốn mươi mốt vì vậy mà tôi chìu nàng tối đa,nàng muốn tức... trời muốn!

Nếu không nhờ tiếng tăm của mẹ tôi, nữ văn sĩ Lữ Túy Phượng đã và đang nổi tiếng với những tác phẩm sưu tầm công phu viết về đời tư và những hoạt động của những lãnh tụ các đảng cộng sản Việt Nam và thế giới đã và đang gây ra bao tội ác với chính đồng bào trong nước và, nếu không nhờ ba và hai anh trai của nàng cũng rất thích những tác phẩm của mẹ tôi thì khó mà tôi được gia đình của nàng chấp nhận, đơn thuần chỉ là vì tuổi tác mà thôi.

Khắp cùng nước Mỹ và những nước khác trên thế giới thì gần như không một người đàn ông Việt Nam nào, và có cả phái nữ nữa, lại không một lần nghe qua tên của mẹ tôi. Tuy mẹ sắp bước qua tuổi lục tuần nhưng mẹ vẫn còn đẹp lại sang trọng quý phái nữa mà tôi vẫn nghĩ có lẽ chỉ vì từ ngày rời khỏi quê hương cho đến nay mẹ vẫn ¨phòng không gối chiếc.¨

Sàigòn chật chội vì có quá đông người mà gần như ai ai cũng sử dụng phương tiện xe gắn máy nên cảnh kẹt xe xem ra rất thường xuyên. Ngày xưa, ngày mà tôi rời khỏi nơi đây khi chiến tranh đã vào những ngày cuối cùng và ngày đó tôi chỉ mới lên bảy tuổi nên trí nhớ về một vùng quê hương quả là quá nghèo nàn.

Người vợ sắp cưới của tôi cho phép tôi đi dạo xem thành phố,xem người và xem các tiệm buôn vì ngày mai hai đứa chúng tôi phải rời khỏi nơi đây,người tôi yêu không muốn thấy tôi cũng nằm liệt một chỗ như nàng.

Một vật mà tôi thấy phía trước mặt làm tôi phải chú ý đến, đó là cái cân thật cũ kỹ để cân người đặt trên vỉa hè nơi có người bộ hành qua lại thật đông đúc. Bên cạnh cái cân có một tấm giấy carton với hàng chữ thật lớn ¨ cân sức khỏe 2000 đồng ¨ viết bằng bút lông màu đỏ nét chữ rất lớn như muốn để cho người qua lại phải chú ý đến, vậy mà không một người qua lại nào trên hè phố để mắt đến.

Người đàn ông chủ của cái cân đó vào khoảng trên sáu mươi tuổi và gương mặt tuy có vẻ khắc khổ nhưng thật trí thức. Bộ đồ mà ông đang mặc, đôi dép mà ông đang mang cho tôi biết cuộc sống của ông không lấy gì được đầy đủ lắm nếu không muốn nói là túng thiếu.

Ông ngồi đó,sau cái cân và bên phía tay phải của ông, bên cạnh một cây cột bằng xi măng có dựng một cái thước cây cao mà tôi nghĩ là để đo chiều cao của người. Công việc kinh doanh với chỉ một cái cân và cây thước, đây là lần đầu tiên tôi thấy trong đời. Người đàn ông ngồi đó đang nhìn người qua lại trên hè phố với vẻ dửng dưng như không hề chờ đợi sẽ có người đến đứng lên cái cân.

¨Hai ngàn đồng Việt Nam¨, tôi nhẩm tính với hối suất mà tôi mới vừa đổi trong khách sạn thì nó chỉ vào khoảng mười một mười hai xen đô la Mỹ mà thôi. Cũng vì gương mặt của ông và thái độ như bất cần đời của ông nên tôi cứ đứng từ xa, từ khoảng chưa đến chục thước và hết đưa máy lên làm như chụp hình rồi lại để xuống ngắm nghía mà mục đích là chỉ để chờ xem có ai đến đứng lên cái cân không.

Hai mươi lăm phút trôi qua rồi mà vẫn không có một người qua lại nào nhìn đến cái cân nên tôi tự hỏi như vậy một ngày ông ta sẽ kiếm được bao nhiêu tiền để sinh sống và có lẽ vì vậy mà quần áo và đôi dép của ông...

Tôi bước đến cái cân rồi đứng lên. Vẫn với thái độ như dửng dưng nhưng ông cũng nhìn vào cái bàn cân. Cây kim chỉ vào con số bảy mươi ba rưỡi, tôi vừa định bước xuống thì ông chỉ tay vào chỗ để cây thước đo chiều cao nhưng tôi đã lắc đầu rồi rút từ trong túi áo trên ra tờ giấy mười ngàn đồng đưa cho ông, ông ra dấu tôi chờ một chút để ông đổi tiền, tôi khoát tay đồng thời nói ông không cần trả lại số tiền dư. Ông nhìn tôi nở nhẹ một nụ cười và gật đầu nhưng ông vẫn không nói một câu nào nhưng đôi con mắt của ông nhìn tôi đầy thiện cảm.

Ánh mắt nhìn của ông thật kỳ lạ và làm như có một ma lực nào đó thu hút khiến cho tôi phải muốn làm quen với ông. Ánh mắt đó,con người đó, cho tôi cái linh cảm ông là người trí thức đang bị thất thế và bất mãn với cuộc đời.

Chắc chắn một con người như ông mà nếu tôi có cơ duyên được ông tiếp chuyện thì ông sẽ thố lộ những điều bí ẩn lý thú nào đó mà ông biết, hoặc có thể ông cũng là chứng nhân của một sự biến chuyển trong một đất nước có quá nhiều điều kỳ lạ này và... biết đâu rồi mẹ tôi sẽ có thêm tài liệu để viết sách. Tôi quyết định làm quen với ông.
*
- Khi cuộc tổng tấn công của Mặt trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam vào dịp Tết Mậu Thân trên khắp miền Nam đang có dấu hiệu thất bại thì tôi được người của mặt trận đưa vào khu hoạt động và, thật đúng lúc, tôi đã thoát khỏi sự truy bắt của an ninh Việt Nam Cộng Hòa chỉ trong tích tắc.

Thời gian này tôi đang là sinh viên năm cuối ở đại học Khoa Học Sàigòn. Tôi được người của mặt trận đưa lên Tây Ninh để rồi từ đây có khoảng một tiểu đội hộ tống tôi vào khu. Một năm sau trong một buổi tiệc tối tôi đã được gặp đủ mặt những người trí thức và những vị tu hành từ khắp nơi ở miền Nam được đưa vào bưng bằng đủ mọi phương tiện và qua mọi ngã.

Người của mặt trận đối xử với chúng tôi hết sức trọng đãi và chúng tôi cũng được gặp mặt đầy đủ những người lãnh đạo của mặt trận như Nguyễn Hũu Thọ, Trần Bạch Đằng, Huỳnh Tấn Phát, Trần Hữu Trang.

Phía nữ có Nguyễn Thị Bình và Nguyễn Thị Định, nhưng đặc biệt hơn cả là được gặp ¨anh Sáu Dân¨, tức Võ Văn Kiệt. Tôi nói đặc biệt là vì từ buổi gặp gỡ đầu tiên trong bữa tiệc tối hôm đó tôi đã được đi theo sát bên nhân vật này cho đến sau ngày miền Nam hoàn toàn được giải... hoàn toàn bị nhuộm đỏ.

Tôi không làm sao quên được buổi gặp gỡ đầu tiên vào tối hôm đó vì chính ¨ anh Sáu Dân¨ khi đứng lên phát biểu đã nói:

- Ngụy quyền Thiệu Kỳ Khiêm tuyên truyền trong nhân dân với khẩu hiệu là đừng nghe những gì chúng ta nói mà hãy nhìn những gì chúng ta làm. Chúng ta sẽ làm và làm tất cả với ý chí thật cao để thể hiện cho nhân dân miền Nam này và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới thấy quân đội nhân dân của chúng ta là quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ vì nhân dân mà chiến đấu.

Quân đội nhân dân của chúng ta sẽ không bao giờ tơ hào đến cả một cây kim hoặc một sợi chỉ nào của nhân dân như những tên lính Ngụy của bọn chúng. Chúng ta sẽ chứng minh cho bọn Ngụy quyền Sàigòn và thế giới thấy rằng Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam và quân đội nhân dân của chúng ta sẽ thực thi một xã hội công bằng, một xã hội không có người bóc lột người.

Lãnh đạo mặt trận đã công bố nghị quyết thực thi chính sách hòa hợp dân tộc để thể hiện lòng nhân đạo truyền thống của dân tộc ta vì vậy sẽ không có việc trả thù những người vì chưa hiểu vì thiếu thông tin mà hiểu sai lạc về mặt trận và quân đội của chúng ta. Chúng ta sẽ giang rộng cánh tay ra đón chào những ai quay về với mặt trận với nhân dân, chúng ta chỉ đánh kẻ chạy đi chứ không bao giờ đánh kẻ chạy lại.

¨Anh Sáu Dân ¨ Võ Văn Kiệt còn nói nhiều lắm nhưng điều làm cho tôi tở mở trong lòng hơn cả là những lời ông đã nói như trên. Tôi được người của mặt trận tuyên truyền móc nối để tham gia đấu tranh cũng chỉ vì mục đích như ¨anh Sáu Dân¨ đã nói chứ... chứ tôi đâu có ngờ rằng lời tuyên tuyền với khẩu hiệu của ¨Ngụy quyền Thiệu Kỳ Khiêm¨ đã chứng minh sự tiên đoán của họ là hoàn toàn đúng sau này về những hành động dã man về những việc làm tồi tệ và lời nói xảo trá không bao giờ đi đôi với việc làm của người cộng sản.

Tôi không bao giờ quên được cái cảm giác bàng hoàng và thất vọng tột cùng khi trong một buổi họp của những người lãnh đạo đảng cộng sản miền Bắc trong đó có sự tham dự của ¨ anh Sáu Dân ¨, khi bàn về số phận của những người lính thua trận miền Nam thì chính Lê Duẩn rồi Trường Chinh rồi Phạm Văn Đồng đều biểu quyết là phải giết hết những người có trách nhiệm và những người chỉ huy suốt cuộc chiến. Tôi lại càng bàng hoàng và thất vọng hơn nữa khi ¨anh Sáu Dân¨ đứng lên nói:

- Tại sao chúng ta phải tốn đạn để giết đi một lực lượng lao động lớn lao đó làm gì để bị mang tiếng với thế giới. Sao chúng ta không nhốt bọn chúng lại cho đến chết và bắt bọn chúng lao động cực lực ngày đêm để tạo ra của cải cho chúng ta dùng và chúng ta sẽ chỉ cho bọn chúng ăn uống cầm chừng thôi.

Chúng ta không để cho bọn chúng bị chết vì đói mà chỉ đói vì chúng ta cho bọn chúng ăn không đủ no nhưng phải bắt bọn chúng lao động thật nhiều thì từ từ bọn chúng sẽ kiệt sức và rồi sẽ biến mất dần trên mảnh đất này mà chúng ta không bị tốn một viên đạn nào và cũng không bị mang tiếng ác với thế giới.

Có lẽ vì thấy ¨sáng kiến¨ của ¨anh Sáu Dân¨ sáng suốt quá và sẽ được chấp thuận nên Nguyễn Hộ sau đó đã tuyên bố như để tiếp lời ¨anh Sáu Dân¨:

- Chúng ta đã giải phóng hoàn toàn miền Nam rồi thì vợ của bọn chúng chúng ta lấy, nhà cửa của bọn chúng chúng ta vào ở, con của bọn chúng chúng ta bắt làm nô lệ. Chúng ta sẽ tạo cho bọn người miền Nam, gái thì làm đĩ trai thì chúng ta bắt phải đi khai mương khai rạch khai phá những khu đất, những khu rừng hoang và các bãi mìn.

Một bầu trời mà tôi đang đứng dưới bỗng như đen tối dần, một ước vọng tương lai tốt đẹp xán lạn cho quê hương cũng đang từ từ tan nát trong tim tôi chỉ trong một buổi họp ngày hôm đó và,bốn năm sau của cái ngày gọi là giải phóng tôi đã phải ra ngồi ngay tại chỗ này.

Tôi ngồi đây suốt từ ba mươi năm qua không bỏ sót một ngày nào. Ai muốn hỏi muốn biết rõ chuyện tôi cũng đều kể lại và kể đúng như tôi vừa kể cho chú em nghe. Tôi không sợ bọn chúng giết tôi bởi vì tôi đã tự xem như tôi cũng đã chết rồi kể từ ngày quê hương miền Nam bị bức tử và vì tôi cũng là trái chanh đã bị khô héo sau khi đã bị vắt cạn kiệt sức lực và trí óc... nhưng bọn chúng lại không muốn hoặc không dám giết tôi nên tôi vẫn còn ngồi đây.

Trước đây tôi kiếm sống cũng tạm được nhưng từ ngày mỗi nhà đã có khả năng mua được cân và thước rồi thì tôi... có khi cả tuần hoặc có khi cả tháng không có một người khách nào đến đứng trên cái cân đó, nhưng đó cũng không còn gì là quan trọng nữa vì tôi vẫn ngồi đây với mục đích khác đó là tôi muốn cân tội ác của cộng sản xem nó nặng đến bao nhiêu khi mà mỗi ngày bọn chúng mỗi lún sâu vào tội ác mà tội nặng nhất là đã nhượng đất bán biển cho kẻ thù phương Bắc là bọn Tàu dã man đã từng đô hộ đất nước mình cả một ngàn năm và luôn tìm cơ hội để thôn tính, vậy mà nay bọn chúng lại còn giang tay đón rước kẻ thù vào khai thác tài nguyên của đất nước mà hậu quả làm thiệt hại cho quê hương sẽ không sao có thể lường trước được.


Tôi vẫn sẽ ngồi đây cho đến khi nào còn có thể để đo thời gian xem bọn cộng sản Việt Nam còn sống được đến bao lâu và khi nào bọn chúng bị đồng bào nổi lên tiêu diệt. Chú em đừng thắc mắc là rồi tôi đã và đang sống ra làm sao. Miếng ăn đối với tôi bây giờ không còn gì là quan trọng cả,chỉ cần mỗi ngày hay đôi ba ngày bỏ vào miệng một thứ gì đó cho cái dạ dày nó yên là tôi cũng yên tâm lắm rồi.

- Thế...thế gia đình của bác đâu?

Người đàn ông có vẻ lập dị khi ông nói ông ngồi đây là vì muốn cân đo thời gian và tội ác của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bỗng mất đi vẻ hăng say lúc kể lại câu chuyện tham gia mặt trận, ông đang hướng ánh mắt mệt mỏi nhìn vào đám đông người qua lại trước mặt mà hình như ông không nhìn thấy một ai bởi vì tôi thấy hai con mắt của ông như mơ màng, như nhớ về dĩ vãng và rồi từ trong hai con mắt đó tôi thấy có hai giọt nước đang chảy ra và đọng lại bên khóe. Không buồn bận tâm đến những người chung quanh và những người qua lại trên hè phố, ông vẫn để hai giọt nước tự động lăn dài xuống hai bên má, ông nói:

- Tôi có vợ, hay nói cho đúng hơn là tôi có người yêu và người đó yêu tôi vì chúng tôi chưa cưới chưa ăn ở với nhau công khai. Người tôi yêu và yêu tôi vừa tốt nghiệp tú tài và đang chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học Văn Khoa nhưng rồi tôi đã bỏ đi vào trong bưng không một lời từ giã và tôi đã không hề biết rằng người tôi yêu đang mang giọt máu của tôi trong người.


Tôi là tên đàn ông đốn mạt không trách nhiệm. Tôi là tên đàn ông ngu muội và ác độc khi đã đưa cả hai tay và bộ óc vào công việc làm cho cả bao nhiêu triệu người miền Nam này đau khổ và ly tan. Ngày tôi trở về lại thành phố và tìm đến nhà người tôi yêu thì mới biết rằng nàng đã bỏ nước ra đi vào hai ngày sau chót của cuộc nội chiến cùng với đứa con trai đã bảy tuổi, đó là đứa con của tôi với nàng...

Người cân đo thời gian và tội ác của cộng sản Việt Nam khóc nấc lên như đau khổ. Hai hàng nước mắt chảy dài ra trên khuôn mặt khắc khổ của ông mà ông cũng không màng lau nó. Tôi cố gợi chuyện để ông trút bớt ra những uẩn ức những dằn vặt đau khổ đã hành hạ ông trong suốt bao nhiêu năm trời qua còn chất chứa trong lòng hầu vơi bớt nỗi sầu muộn:

- Ông... ông không gặp lại hai người... thân đó lần nào sao?

- Tôi không xứng đáng gặp lại hai người đó chú em à. Gặp lại hai người thân yêu đó là ý nguyện của tôi từ bao lâu nay nhưng vì tôi đã bỏ cả hai người ra đi không một lời giải thích thì giờ đây làm sao tôi còn mặt mũi nào dám gặp lại hai người đó, nhưng...


nhưng tôi vẫn thường xuyên nhìn thấy người tôi yêu trên mạng, trên internet, chỉ vậy thôi là tôi đã mãn nguyện lắm rồi nhưng tôi chưa gặp được mặt người con trai của tôi và nếu một ngày nào đó tôi được diễm phúc gặp mặt người con trai của tôi rồi thì dù tôi có nhắm mắt tôi cũng mãn nguyện lắm, đó là mơ ước lớn nhất trong đời tôi sau khi mơ ước lớn lao kia đã bị bọn người quỷ quyệt, bọn người xảo trá,bọn người man rợ mà tôi đã hết tâm hết lòng phục vụ nhưng đã phản bội lại tôi.

- Bà... người ông yêu bây giờ ở đâu và làm gì mà lại xuất hiện trên internet? Tôi có thể giúp ông được việc gì không?

- Cám ơn chú em nhiều lắm, tôi không cần chú em giúp tôi việc gì cả. Những việc tôi đã gây ra thì tôi vui vẻ đón nhận nó vì đó là lẽ công bằng của trời đất, là lẽ công bằng của Thượng Đế và nếu Thượng Đế thấy sự trừng phạt của Ngài trong mấy chục năm qua là đã đủ thì Ngài sẽ cho tôi gặp lại cả hai hoặc một trong hai người. Chú em hỏi người tôi yêu bây giờ ở đâu và làm gì à.

Người tôi yêu bây giờ đang sinh sống ở trong một xứ sở văn minh nhất hành tinh này, giàu nhất hành tinh này, nhân đạo nhất hành tinh này và, người tôi yêu đang rất nổi tiếng trong cộng đồng người Việt ở trong xứ sở đó cũng như ở các xứ khắp năm châu bốn biển của trái đất này chỗ nào có người Việt tị nạn sinh sống. Người tôi yêu là nữ văn sĩ lừng danh tên Lữ Túy Phượng, hình của nàng mà tôi lấy từ trên mạng xuống tôi cũng có đem theo đây để tôi đưa cho chú em xem nhé.

Trong khi người đàn ông muốn cân đo thời gian và tội ác của cộng sản quay người ra phía sau để lấy cuốn tập thì tôi như người vừa bị trúng một cơn gió độc.Tôi cũng đang bàng hoàng xúc động, đầu của tôi đang như bị quay cuồng và hai con mắt của tôi bị hoa lên và rồi tôi cứ nhìn trừng trừng vào người trước mặt để tự hỏi người mà tôi cho là lập dị vì muốn cân đo thời gian và tội ác của cộng sản là cha của tôi đây sao.

Nhìn tấm hình mà ông đưa cho tôi xem thì đúng đó là hình của mẹ tôi và như vậy ông đúng là cha của tôi rồi. Tôi ôm đầu khổ sở nhìn lên trời cao và than sao Thượng Đế lại nỡ thử thách tôi như thế này để làm gì. Tôi không có đủ can đảm để gọi ông tiếng cha, tôi không có đủ can đảm để ôm ông.

Tôi phải đối xử phải hành động như thế nào đây hỡi ông trời trên cao kia. Sao ông nỡ để quê hương tôi cứ chìm mãi trong đau thương trong thù hận, sao ông nỡ gây ra chi những thảm cảnh đau thương như thảm cảnh ngày cha con gặp lại nhau mà tôi là con lại không đủ can đảm để nhận người đã tạo ra tôi tuy ông chưa có một ngày nào nuôi dưỡng tôi, chưa có một lần ẵm bồng tôi.

Tôi đứng lên quay lưng và bước đi thẳng về khách sạn mà không có một lời nào với người cha mà tôi mới vừa được biết. Tôi thoáng thấy sự ngạc nhiên hiện ra trên gương mặt khắc khổ của ông và, hình như ông có nói hay hỏi câu gì đó nhưng nào tôi có còn nghe được gì nữa đâu.

Tôi mặc kệ những người qua lại trên đường phố đang trố mắt nhìn tôi. Có nhiều, có rất nhiều cô thiếu nữ đưa tay lên che miệng lại khi nhìn thấy tôi bước đi với khuôn mặt đầy nước mắt.
*
- Chuyện gì đã xảy ra với anh vậy?

Người vợ sắp cưới của tôi tròn xoe đôi con mắt nhìn tôi hỏi nhưng tôi không trả lời và vẫn để nguyên bộ quần áo đang mặc trên người tôi lao mình nằm dài ra trên giường mặt úp xuống gối và tiếp tục khóc.

Một khoảng thời gian không lâu sau,một ý nghĩ thoáng qua và tôi ngồi lên cầm điện thoại phôn về cho mẹ tôi. May mắn hay xui xẻo đây mà mẹ tôi đã không có ở nhà để bắt máy. Tôi để điện thoại xuống rồi quay qua người vợ sắp cưới và kể lại cho nàng nghe từng chi tiết về câu chuyện đã làm cho tôi xúc động mạnh.

Sáng nay người vợ sắp cưới của tôi khuyên tôi phải đến gặp cha tôi vì nàng cho đây là một sự trùng hợp mà có lẽ định mệnh đã sắp đặt khiến xui cho tôi gặp lại cha vào tháng này, tháng có ngày lễ của cha, nàng khuyên tôi là dù có như thế nào thì tôi cũng không thể nhẫn tâm chối bỏ người đã tạo ra tôi vì dù sao ông cũng đã quá hối hận, quá đau khổ về những gì ông đã làm trong quá khứ.

Tội nghiệp người vợ sắp cưới của tôi, nàng cố ngồi dậy trang điểm cho thật đẹp để đến ra mắt cha tôi. Nàng đi cùng tôi ra tiệm bán bông hoa, nàng chọn mua một bó hoa thật lớn và thật đẹp rồi cùng tôi đi đến chỗ có người đàn ông muốn cân đo thời gian và tội ác của cộng sản. Tôi bước những bước dài và thật nhanh về phía trước trong khi người tôi yêu đang bước từng bước chậm chạp lẽo đẽo theo phía sau.

Cái cân cũ kỹ và cây thước cùng người đàn ông cân đo thời gian và tội ác của cộng sản Việt Nam không có mặt ở đây ngày hôm nay.

Trong khi đang bối rối chưa biết tính làm sao thì chị bán nước ngọt và cà phê trên cái xe nhỏ đẩy tay lên tiếng hỏi:

- Ông muốn tìm gì?

- Tôi muốn tìm ông thường ngày ngồi ở đây, cái ông...

- À, ông cân đo thời gian và tội ác của... ừ há, sao hôm nay không thấy ổng đến chứ từ nào đến giờ ổng luôn luôn có mặt rất đúng giờ, không biết hôm nay có chuyện gì không vậy cà.

Anh thanh niên vừa dựng chiếc xe gắn máy bên cạnh xe cà phê. ¨ Có lẽ anh ta chạy xe ôm ¨ tôi nghĩ vậy, và anh cũng vừa nghe chị bán cà phê nói nên anh nhìn tôi nói:

- Xe cứu thương đưa ổng vào bệnh viện Sàigòn hồi sáng sớm nay rồi, có lẽ... kỳ này không qua khỏi quá. Ăn ít quá thì sức đâu mà chống lại bệnh tật chứ.

- Bệnh viện Sàigòn ở đâu vậy anh?

Chỉ tay về phía xa xa anh nói:

- Phía đó đó, đi bộ một chút cũng phía bên này là gặp liền à, gần cuối đường mà phía bên kia là chợ Sàigòn đó.
*
Tôi đặt bó hoa thật tươi và thật đẹp lên cái xác của người đàn ông cân đo thời gian và tội ác của cộng sản Việt Nam và cũng là người cha của tôi.

Cả hai đứa chúng tôi cùng đứng trước cái xác mà khóc và khóc thật nhiều. Tôi hối hận và đau đớn quá. Ngực tôi cứ đau quặn lên từng cơn và luôn có câu hỏi trong đầu là vì sao hôm qua tôi lại nhẫn tâm bỏ đi không một lời nói nào với cha, vì sao hôm qua tôi lại không có can đảm để ôm ông và kêu lên tiếng cha thân yêu, vì sao... nếu biết trước sự thể như thế này thì...

Tôi cũng là tên đàn ông thật tệ hại. Tôi là đứa con bất hiếu vì dù sao ông cũng là cha của tôi dù ông chưa có một ngày nào nuôi dưỡng. Tôi bỗng chợt nhớ đến lời mẹ tôi từng dạy dỗ từ lúc đến Mỹ là luôn phải thương yêu mọi người như thương chính bản thân mình bởi chúng ta khác người cộng sản ở chỗ trái tim của chúng ta là trái tim của con người.

Tôi cúi xuống hôn lên trán và lên má của cha tôi để từ giã,người vợ sắp cưới của tôi cũng làm theo tôi không một chút đắn đo suy nghĩ. Tôi thì thầm lời từ giã cha và tôi hứa với cha là khi về đến Mỹ tôi cũng sẽ đặt một cái cân và cây thước trước cửa nhà.Tôi sẽ tiếp nối công việc của cha, tôi cũng sẽ là người cân đo thời gian và tội ác của cộng sản Việt Nam. __._,_.___
 
 

No comments:

Post a Comment