Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday, 14 December 2016

TRẦN ĐỨC THẢO = THANH TÂM TUYỀN=GIAO DUC VIET NAM

THƠ: HỒ CÔNG TÂM


Số phận Việt Nam Quốc Tự

Ngay Sài Gòn chẳng phải đâu xa
Tháp bẩy tầng cao cũng đập ra
Giáo Hội Quốc Doanh đồng lõa Đảng
Việt Nam Quốc Tự bán cho Chà !
Đất đai Giáo Hội còn ăn cướp,
Tài sản dân oan dễ bỏ qua ?!!!
Tham nhũng cửa quyền không thuốc chữa
Thôi rồi đất nước sắp tiêu ma !

March 23, 2008
Hồ Công Tâm

VIỆT TÂN LƯƠN LẸO

Việt Tân kêu gọi quyết canh tân,

Hàng ngũ ''phe ta'' phải hợp quần!

Những tưởng trái tim đầy nhiệt huyết,

Nào ngờ bụng dạ chứa toàn phân!

Đoàn viên đâu biết trò phi nghĩa,

Lãnh tụ chuyên làm chuyện bất nhân.

Thậm thụt đi về ôm gót giặc,

Miệng khoe yêu nước với thương dân!

Hồ Công Tâm

SƠN TRUNG * TÔN THẤT TIÊN SINH


I. TÔN THẤT TIÊN SINH



Tôn thất tiên sinh vốn thuộc giòng chúa Nguyễn, nhưng tiên sinh không thỉ đỗ cử nhân, tú tài. chỉ cậy nhờ các bảng hiệu tôn sinh[1] mà tồn tại. Nhưng ngày xưa, dù con quan, cháu vua cũng phải có chút học thức mới đuợc tuyển dụng chứ không phải vào thẳng. Các ấm sinh, tôn sinh phải qua một kỳ khảo hạch do trưởng quan tổ chức. Như họ là ấm sinh, tôn sinh ở Thuận Hóa , khi triều đình ra lệnh tổ chức thi khảo thì họ phải nộp đơn ở bộ Lễ, sau đó bộ Lễ sẽ tổ chức một cuộc thi, chương trình thi tương đương thi Hương. Nếu họ ở Gia Định thì nộp đơn tạị quan trấn thủ Gia Định rồi quan trấn thủ tại đây sẽ tổ chức cuộc thi khảo. 
 
 
Ai đỗ mới được làm việc ở các cơ quan nhà nước. Tiên sinh không vượt qua kỳ thi khảo song nhờ thế lực cha ông mà cuối cùng cũng vào làm việc ở Lệnh sử ty với chức vụ là một lại viên tức là một thư ký. Sau nhờ quen biết các quan đại thần trong triều, tiên sinh được vào dạy ở một trường Trung tập, sau này gọi là trường trung học. Sau tiên sinh cậy cục rồi cũng vào dạy ở Hoa văn cục, là một trường Đại Học ở kinh đô, mặc dầu tiên sinh không phải là cử nhân, tiến sĩ. Kể ra, tiên sinh cũng là một tay biết Hán nôm, và cũng đã có một vài tác phẩm. Lúc bấy giờ, chúa Nguyễn thơ ấu, Trương Phúc Loan nắm quyền. Ngoài Bắc, quân lực hùng hậu, không biết khi nào thì Hoàng Ngũ Phúc cử đại binh vượt sông Gianh mà chiếm Thuận Hóa. Vùng Quy Nhơn, quân Tây Sơn nổi lên chiếm một giang sơn xưng hùng xưng bá. Tiên sinh nhận thấy cơ nghiệp chúa Nguyễn mong manh mà quân Tây Sơn thì ngày càng hùng mạnh cho nên tiên sinh chơI trò bắt cá hai tay. Tiên sinh thường tiếp xúc mật với những người thân Tây Sơn, và thường tỏ ra là ngườI bình dân, xuất thân vô sản, yêu nhân dân lao động, có cảm tình với quân ‘’cách mạng’’. 
 
Tiên sinh hoan hô chủ trương chống phong kiến và lấy của người giàu chia cho người nghèo của đảng Tây Sơn. Tiên sinh nói rằng tổ tiên bên ngoại của tiên sinh là nông dân nghèo ở trong sơn cốc. Một hôm, một vị hoàng thân thuộc dòng chúa Nguyễn vào rừng săn bắn, gặp bà tổ xinh đẹp bèn cưỡng hiếp rồi đem về kinh, sau sinh ra bố tiên sinh. Bà nội tổ của tiên sinh là nạn nhân của chế độ quân chủ, bà căm giận bọn vua quan chứ không yêu gì ông hoàng thân dâm dục, tàn ác. Trái lại, khi tiếp xúc với các quan lại triều đình hay sinh viên bảo hoàng thì tiên sinh lại đề cao giòng dõi hoàng tộc của ông, đề cao trung quân ái quốc, đạo đức nhân nghĩa lễ trí tín của nho gia. Cái tài biện luận của tiên sinh hơn hẳn Tô Tần cho nên tiên sinh luôn thoải mái, không phải như ai lội suối băng rừng vào chiến khu chịu đựng gian khổ, hoặc đứng mũi chịu sào để bị quân Tây Sơn dùng mã tấu phanh thây.



Lúc bấy giờ lực lượng Tây Sơn hùng mạnh, tuy mới lập chiến khu trong rừng núi, lực lượng tuyên truyền địch vận của họ đã ra đến Thuận Hóa và vào đến Đồng Nai. Họ thường tổ chức biểu tình, dùng lực lượng sinh viên học sinh để đánh phá chúa Nguyễn. Quân ‘’cách mạng’’ đã cài người vào trường Hoa Văn cục, họ kêu gọi các sinh viên và các quan tư nghiệp (giáo sư đại học ) đình công bãi thị. Khi được sinh viên phe Tây Sơn yêu cầu đình công bãi thị, tiên sinh đã nhiệt liệt nhận lời , nhưng ngay sau đó, tiên sinh lén vào cửa sau, xin quan Trưởng giáo (khoa trưởng) Hoa văn cục xin nghỉ bệnh vài ngày! Thế là tiên sinh được lòng cả hai phe! Khi Hoàng Ngũ Phúc vào đánh Thuận Hóa, gia đình chúa Nguyễn lớp bị giết, lớp chạy vào Gia Định. Riêng tiên sinh vẫn khôn ngoan, tinh tế nên được quân Bắc Hà để yên. Người phe Tây Sơn thường đến nhà tiên sinh, vỗ về tiên sinh, hứa hẹn sẽ đưa tiên sinh lên làm Tế tửu Quốc tử giám, tức sau này gọi là Viện trưởng đại học, hoặc làm Trưởng giáo Hoa Văn cục. 
 
 
Còn các quan văn võ chúa Trịnh cũng thường đến nhà tiên sinh, ca ngợi tiên sinh văn tài xuất chúng, đức hạnh thanh cao, có thể sánh với Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích ngoài Bắc Hà. Họ hứa hẹn sẽ tâu chúa Trịnh vời tiên sinh làm tham tụng hay thượng thư trong triều vua Lê chúa Trịnh . Nhưng bao năm tháng trôi qua, tiên sinh chờ đợi mà chẳng thấy tin tức. Quân Bắc Hà rất khôn khéo. Ban đầu quân Trịnh ngọt ngào với anh em Tây Sơn vì Hoàng Ngũ Phúc muốn dùng sức anh em Tây Sơn đánh chiếm Gia Định cho họ, nên họ hứa hẹn trao đất Nam Hà cho anh em Tây Sơn, và ban cho Nguyễn Nhạc chức tiên phong tướng quân, Tây sơn hiệu trưởng Lúc bấy giờ tình hình coi như tạm yên. Hoàng Ngũ Phúc đóng quân ở Thuận Hóa, anh em Tây Sơn ở Quy Nhơn, còn chúa Nguyễn ở Gia Định. Ai yên phận nấy, tạm ngưng chiến chinh. Ngoài mặt anh em Tây Sơn phục tòng họ Trịnh, nhưng sự thật họ muốn đuổi quân Băc Hà về Bắc, nắm trọn quyền đất Nam Hà. Ai cũng khôn ngoan quỷ quyệt, không biết mèo nào cắn mĩu nào. Đùng một cái, quân Bắc Hà một đêm giải giáp quân Tây Sơn với chiêu bài thống nhất đất nước. 
 
 
Từ đó, chúa Trịnh đem người vào quản lý các cơ quan, hãng xưởng và trường học. Từ quan trấn thủ cho đến phu quét rác đều là người Bắc Hà, người Nam Hà bao gồm người Bình Định cũng bị thất nghiệp. Ai có liên hệ với chúa Nguyễn hoặc Tây Sơn đều bị chém giết hoặc bị bỏ tù khiến cho bọn họ ai nhanh chân thì chạy thoát sang Xiêm La, Miến Điện. Con trai tiên sinh làm việc ở kinh đô Phú Xuân phục vụ chúa Nguyễn, đã vượt biên mà sang Đông Dương (Nhật Bản). Tôn thất tiên sinh, vị trưởng giáo tương lai cũng ở vào trong số giáo sư bị quân Bắc Hà cho về hưu hoặc sa thải. Còn bà vợ của tiên sinh buôn bán ngoài chợ bị tịch thu hàng hóa và cấm buôn bán vì lệnh trên ban xuống chỉ những gia đình có công với vua Lê, chúa Trịnh mới được giấy phép kinh doanh. Kinh tế gia đình tiên sinh xuống dốc. Xưa nay Tôn thất phu nhân cũng giống như bao bà vợ Việt Nam ‘’thân cò quảng vắng’’ đã một mình cáng đáng kinh tế gia đình, một tay nuôi chồng, nuôi con. Nay chúa Trịnh cấm việc buôn bán thì coi như cắt cổ gia đình bà. Túng thế, Tôn thất tiên sinh phải tìm đến các quan lớn đã thân quen, thường lui tới vận động tiên sinh chống chúa Nguyễn thì nay họ lánh mặt, quay lưng. Cực chẳng đã, tiên sinh phải đến bản doanh Trịnh quân, xin được cấp giấy phép buôn bán. Viên tướng họ Trịnh lạnh lùng tiếp ông. Y bảo:

Ông là dư đảng của họ Nguyễn, lại làm tay sai cho Tây Sơn, ông là quân bất trung, bất nghĩa, tội đáng chém đầu. Song ta nghĩ ông chỉ làm một lão giáo quèn, nên tha tội chết cho ông.. Ông không biết điều , ông còn dám vác mặt đến đây xin ban ân huệ ư?. Ông không thấy là quá đáng hay sao?

Tiên sinh xấu hổ và sợ hãi rập đầu tạ tội rồi lui ra.



Mấy năm sau, Nguyễn Ánh tái chiếm Thuận Hóa, rồi đem quân ra Bắc, thống nhất đất nước. Tiên sinh xin yết kiến vua Gia Long, kể khổ và kể công, nhưng vua Gia Long không tiếp ông. Triều đình lập hồ sơ định công luận tội, tiên sinh bị đuổi ra khỏi hoàng tộc, bắt theo họ Phạm của mẹ vì tội gian nịnh, phản quốc và phản gia tộc. Không hiểu những năm cuối cùng, tiên sinh suy nghĩ gì về việc đời. Dẫu sao, người đời có kẻ khen tiên sinh là người khôn ngoan, biết gió chiều nào che chiều ấy, chỉ vì cuộc đời quá phức tạp, lại gặp vận xui cho nên tiên sinh khôn mà vẫn không khá!


[1] Tôn sinh là người thuộcgiòng vua chúa, ấm sinh là con quan lại.

NGUYỄN THIÊN THỤ * TRẦN ĐỨC THẢO


TRẦN ĐỨC THẢO ( 1917 - 1993)
Nguyễn Thiên Thụ

(Trần Đức Thảo thời trẻ)






Trần Đức Thäo là một triết gia Việt Nam, sinh ngày 26/9/1917 tåi Hà Nội, trong một gia đình viên chức nhỏ, quê ở xã Song Tháp, huyện Từ Sơn (Bắc Ninh). Năm 1935, 17 tuổi, đỗ tú tài loại ưu, ông theo học Trường Luật tại Hà Nội. Năm 1936 đến 1939 ông sang Pháp học tại Trường Louis-Le Grand và Henri IV. Năm 1939, ông thi đỗ vào Cao đẳng Sư Phạm phố Ulm (école Normale Supérieure de la Rue d’Ulm). Đây là trường nổi tiếng trên toàn nước Pháp và thế giới, chỉ tuyển dụng các sinh viên xuất sắc nhất từ các nước theo học. Ông là học trò cûa Maurice Merleau Ponty, ông đỗ thåc sï năm 1943 với luận án về Hiện tượng học cûa Edmund Husserl. Sau đó, ông ghi danh làm luận án tiến sĩ về Hiện tượng luận Husserl. Trong thập niên 1940, ông cho ra đời tác phẩm Hiện Tượng Học và Biện Chứng Pháp Duy Vật (Phenomenology and Dialectical Materialism ). Các tác phẩm của ông phần lớn viết bằng tiếng Pháp, liên kết Hiện tượng học với chủ nghĩa Marx và được người Pháp như Jacques Derrida và Jean-Francois Lyotard ngưỡng mộ. Trong lúc này, ông cũng tích cực chống thực dân Pháp, viết nhiều bài tố cáo thực dân tại Đông Dương trong báo Les Temps Modernes của Jean Paul Sartre và Merleau Ponty. Tháng 10 đến tháng 12, 1945, ông bị chính quyền Pháp bắt giam. Năm 1951, tác phẩm Phenomenology and Dialectical Materialism ra đời, và cùng lúc này, ông về Việt Nam phục vụ Cộng sản Việt Nam. Năm 1956, ông làm Chủ nhiệm ban Sử học trường Đại Học Văn Khoa, sau thành Đại Học Tổng Hợp Hà Nội, và làm công việc dịch thuật các bài của Trường Chinh ra tiếng Pháp. Cùng lúc này, ông tham gia Nhân Văn Giai Phẩm, và bị sa thải năm 1958, và bị lao động cải tạo cho đến 1960. Sau đó ông bị tuyệt thông như bao văn nghệ sĩ trong Nhân Văn Giai Phẩm. Con ông chết, vợ ông ôm cầm sang thuyền khác. Ông rất tây, xách va li cho vợ đưa vợ về nhà viện sĩ Nguyễn Khắc Viện. Chuyện vợ chồng bỏ nhau là chuyện thường thế gian, nhưng trong xã hội cộng sản, mang một ý nghĩa khác. Muốn tồn tại, con phải đấu cha, vợ phải tố chồng, hoặc bỏ chồng, bỏ người yêu. Trong khoảng 1965 đến 1987, ông không viết tác phẩm nào. Vai trò của ông suy giảm, ông chỉ viết được quyển Tìm Hiểu Nguồn Gốc Ngôn Ngữ và Ý Thức (Investigation into the Origin of Language and Consciousness), quyển này ra đời năm 1973 tại Pháp, viết về chủ nghĩa Marx và ý thức. Trong khoảng 1980, Việt Nam muốn lấy lòng Pháp để xin tiền, họ cho ông trở lại Pháp để chữa bệnh. Tại đây, ông gặp lại nhiều bạn cũ. Ông mất tại Paris ngày 24 tháng 4 năm 1993 , hỏa thiêu tại nghĩa trang Père-Lachaise ( 1).Tro cốt ông được đưa về Việt Nam. Phùng Quán viết:
Về đến Hà Nội, vì không gia đình vợ con và không có cơ quan nào và trường đại học nào trước đây triết gia đã từng công tác và giảng dạy nhận về để thờ hoặc quản, nên triết gia phải tạm trú dưới cái gầm cầu thang của nhà tang lễ thành phố 125 phố Phùng Hưng, Hà Nội.(2)
Nguyễn Bân viết: Tới khi người lữ hành vất vả đã đi trọn con đường của mình, lọ tro hài cốt từ bên Pháp gửi về được quản ở nhà tang lễ 125 Phùng Hưng, người vợ cũ chẳng hiểu sao bỗng nhớ tới tình xưa nghĩa cũ, khăng khăng kiến nghị đòi đưa lọ tro vào nghĩa trang Mai Dịch, chẳng hiểu do động lòng thương xót hay muốn nhân đó phủ thêm chút hào quang lên nhân cách của mình. Nhưng cái lý do đó có thể tồn tại. Muốn vào Mai Dịch, phải có Huân chương Độc lập hạng Nhất hoặc cao hơn hoặc theo tiêu chuẩn khác, Tang chế chí đã ghi rõ, trong khi đó người lữ hành vất vả chỉ được huân chương độc lập Hạng Ba. Dùng dằng hơn bốn mươi ngày lưu lại ở 125 Phùng Hưng cuối cùng lọ tro đành đưa ra khu A nghĩa trang Văn Điển.! (3)
Khi ông sống, người ta đầy đọa ông. Sau khi ông chết 7 năm, năm 2000, người ta trao giải thưởng cho ông. Đúng là: Khi sống thì chẳng cho ăn/ Đến khi chết mới làm văn tế ruồi! .
Đó là một mai mỉa cho đảng cộng sản, và cũng là một mai mỉa cho ông, một trí thức tài ba chạy theo cộng sản. Tuy nhiên ông là một kẻ sĩ chân chính vì ông có lần đã can đảm lên tiếng đòi hỏi tự do, dân chủ trong một xã hội độc tài và tàn bạo.
TÁC PHẨM Ông viết nhiều bằng Việt và Pháp. Một vài tác phẩm tiêu biểu:-Phénoménologie et matérialisme dialectique. Minh Tân, Paris 1951. English edition: ISBN 90-277-0737-5 -Triết Lý Đã Đi Đến Đâu? Où en Est-On Aujourd'hui avec la Philosophie?. Paris: Minh Tân, 1950.-Nôi Dung Xã Hội "Truyện Kiều" " - Le Contenu Social du Truy?n Kiêu ]. Tập San Đai Học Sư Phạm, số 5, 1956. tr. 11-40. -Vấn Đề Con Người và Chủ Nghĩa Lý Luận Không Có Con Người (Le Problème de l'Homme et l'Antihumanisme Théorique] (1988). In lần thứ hai có viết thêm. Saigon: Nxb TP Hồ Chí Minh, 1989.
Muốn biết đầy đủ, xin xem Phạm Trọng Luật. Thư Mục Trần Đức Thảo <http://www.viet-studies.org/TDThao/>.
A. TRIẾT HỌC. I.TRIẾT LÝ ĐÃ ĐI ĐẾN ĐÂU? Thuở đầu tiên, tại Việt Nam, người ta đã thấy và đọc quyển Triết Lý Đã Đến Đâu của ông bằng tiếng Việt. Thật đáng buồn! Về hình thức, quyển sách hay bài báo của một tiến sĩ triết học lừng danh quốc tế mà chỉ độ chục trang mỏng manh ! Hình thức đi đôi với nội dung. Một vấn đề to tát như vậy mà viết như vậy ư? Thật là hòn núi sinh con chuột nhắt ! II. HIỆN TƯỢNG LUẬN & TƯ TƯỞNG MARX Qua các quyển khác, chúng ta thấy ông quả nhiên là thiên tài và làm việc hăng say trong lãnh vực triết học. Paul Ricoeur đã tóm lược nội dung quyển Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng (Phénoménologie et matérialisme dialectique - Minh Tân, Paris, 1951) của Trần Đức Thảo:
Quyển sách của Trần Đức Thảo là một thử nghiệm liên kết hai phương pháp cho đến nay vẫn bị xem là thù địch bởi những người chủ trương của cả đôi bên: hiện tượng học của Husserl và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Sự kết hợp này, thật ra, không phải là một cuộc hoà giải: điều mà hiện tượng học có thể mang lại cho chủ nghĩa Marx là một cách thức mô tả nghiệm sinh, có thể nói là một thứ ngôn ngữ nếu muốn; ngược lại, điều mà chủ nghĩa duy vật biện chứng có thể mang lại cho sự mô tả hiện tượng học là đường chân trời và sự hoàn tất. Như vậy là có cấp bậc, và niềm tin của Trần Đức Thảo được đặt dứt khoát nơi chủ nghĩa Marx chứ không phải trên hiện tượng học: ngay cả khi được trình bày trong sáng như trong suốt phần một của tác phẩm, hiện tượng học vẫn là bất cập; trái lại chủ nghĩa Marx thì hoàn chỉnh và chỉ nhận từ hiện tượng học một thứ thiết bị kỹ thuật. Thật ra, đây là một hành trình: hiện tượng học trao đuốc thiêng lại cho chủ nghĩa Marx cùng với loại từ vựng cho phép nó mô tả sự vận động của ý thức và những huyền thoại của Lịch Sử. (4)
Luận án tiến sï về Hiện tượng học cûa Edmund Husserl thì có thể hiểu được. Từ Hiện Tượng Học ông nhäy sang Duy Vật là hai khoäng cách, có người cho là hai thế giới mâu thuẫn nhau. Ông cố gắng nối ba vùng vật chất, tinh thần và chû nghïa Marx. Marx có ý hướng lập nên những định luật chung cho khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn, công việc của Marx rất khiên cưỡng, vì mỗi bộ môn có đối tượng, phương pháp, và có những định luật khác nhau. Marx tìm đến Hegel vì Hegel chú trọng về đấu tranh và lao động, và muốn dùng Hegel bọc ngoài trang trí cho thuyết của Marx. Thực chất Marx là gây đấu tranh giai cấp, gây xáo trộn xã hội và đe dọa hòa bình thế giới. Chû nghïa Marx không phäi là duy vật, mà là duy ý chí, dùng mưu mánh, khûng bố hay sức mạnh của bạo lực mà họ gọi một cách văn hoa là cách mạng và chuyên chính vô sản. Marx chÌ dùng Hegel, duy vật biện chứng, duy vật sử quan màu mè để tuyên truyền, thực tế Marx và hệ thống Marx chẳng quan tâm nhiều đến ý thức, vô ý thức, ngôn ngữ và vật chất. Vào năm 1946, Trần Đức Thảo đưa ra một tiểu luận in trong Revue Internationale nhan đề "Chủ nghĩa Mác và hiện tượng luận" khởi thảo việc nghiên cứu đối chiếu và phê phán, và năm 1951, trong "Hiện tượng luận và chủ nghïa duy vật biện chứng", Trần Đức Thảo xác quyết: Chủ nghïa Mác cho chúng ta giải pháp duy nhất có thể quan niệm được về những vấn đề mà chính hiện tượng luận đề ra (tr.5).Trong Chû Nghïa Hiện Sinh và Duy Vật Biện Chứng Pháp, ông ca tụng vai trò cûa vô sän trong cuộc đấu tranh giai cấp: Điều đáng để ý nữa là nhận định rằng các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học chưa bao giờ trông cậy vào loại luận cứ lý thuyết để mộ quân cho chính nghĩa của giai cấp vô sản. Người ta có thể nói rằng thế giới tư sản là một thế giới tha hoá, rằng ở đó cả nhà tư sản lẫn người vô sản đều bị huyễn hoặc, lừa phỉnh. Thứ luận cứ này chỉ có thể mang tới một sự dấn thân cửa miệng, và kinh nghiệm cho ta thấy với một sự đều đặn đáng kể, rằng nó cũng sẽ chỉ dẫn đến sự phản bội lúc phải hành động quyết liệt. Một giá trị chỉ được đảm nhận thực hiệu nếu nó nảy ra từ hoàn cảnh thực hiệu. Giai cấp vô sản sẽ được tăng cường, không phải nhờ những cuộc đàm luận trí thức, mà qua một sự kiện khách quan thiết yếu cho sự tiến hoá của xã hội tư bản : sự vô sản hoá các giai tầng trung lưu. (Phạm Trọng Luật dịch)<http://www.viet-studies.org/TDThao>.
Trong phần nghiên cứu thứ hai của tác phẩm Recherches sur l'origine du langage et de la conscience, dưới nhan đề: ngôn ngữ hỗn tạp (Le langage syncrétique), Trần Đức Thảo mở đầu từ một khái niệm của Jakobson: "Ý nghĩa của một tín hiệu là một tín hiệu khác, nhờ đó tín hiệu mới được thông diễn" và phê phán: Nếu tất cả ý nghĩa của những tín hiệu là đi từ tín hiệu này qua tín hiệu khác, chứ không bao giờ liên hệ trực tiếp với sự vật thì như vậy, một cách thực tiễn, chúng ta bị vây kín trong thế giới những tín hiệu và không thể thấy được sự vật muốn nói gì. Đó là một sai lầm nghiêm trọng vì ngay trên bình diện phân tích những tín hiệu, không thể chối bỏ sự hiện hữu của một tín hiệu cơ bản, mà ý nghïa rõ ràng xác minh "một liên hệ trực tiếp giữa từ ngữ và sự vậ: đó là tác động của dấu chỉ (le geste de l'indication), ở đó chúng ta chỉ ngón tay trên chính sự vật.. . (5).
Hiện tượng học không nghiên cứu xa xôi mà nghiên cứu sự vật trước mặt như hiện tượng đứa bé giơ tay chÌ trỏ, hoặc kêu ‘’ma ma’’.Hiện tượng học nghiên cứu bề ngoải của sự vật, hoặc sự vật hiện ra trong kinh nghiệm của chúng ta, hoặc theo cách thức mà mình kinh nghiệm. Hiện tượng học nghiên cứu những kinh nghiệm có ý thức như là kinh nghiêm của chủ thể hay quan điểm của người đầu tiên . Hiện tượng học khác biệt hoặc liên hệ tới nhiều lãnh vực triết học khác như bản thể học, nhận thức học, luận lý học và đạo đức học (Literally, phenomenology is the study of "phenomena": appearances of things, or things as they appear in our experience, or the ways we experience things, thus the meanings things have in our experience. Phenomenology studies conscious experience as experienced from the subjective or first person point of view. This field of philosophy is then to be distinguished from, and related to, the other main fields of philosophy: ontology (the study of being or what is), epistemology (the study of knowledge), logic (the study of valid reasoning), ethics (the study of right and wrong action)Trần Đức Thảo đã nghiên cứu hiện tượng, ý thức, ngôn ngữ, cử chÌ cûa người vượn, trẻ sơ sinh, tại sao ông không thấy những hiện tượng, ngôn ngữ và hành động biểu thị ý thức gì trong chû nghïa Marx và tìm một giäi thích cho ông và cho nhân loại? Những từ ngữ ‘’Đấu tranh giai cấp’’,‘’ vô sän chuyên chính’’,‘’đấu tố’’; '' trí thức không bằng cục phân'' ', ''giết lầm hơn bỏ sót'', ' trí phụ địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ'' ; hiện tượng Liên Xô chiếm đất Trung Quốc, Trung Quốc chiếm đất Việt Nam; hiện tượng Stalin giết Trostky và nhóm đệ tứ quốc tế, hiện tượng Mao giết Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kÿ, các đäng viên và nhân dân trong cách mạng văn hóa; hiện tượng Hồ Chí Minh tiêu diệt Việt Nam Quốc Dân Đảng, giết Hùynh giáo chủ , Lý Đông A và các văn nhân thi sĩ khác mang ý nghïa gì trong lịch sử và triết học? Có lë ông không quên khoäng 1950 ông là đäng viên cộng sän Pháp và bị đảng cộng sän Pháp thanh trừng làm cho ông sợ hãi? Và ông khi về Việt Nam, người ta có trao cho ông chức vụ gì quan trọng trong đảng không? Có lẽ ông chỉ là đứa con nuôi hay kẻ nô lệ, hay văn nô của chế độ, và được khoác chiếc áo giáo sư , hay người dịch thuật mà thôi. Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Tố Hữu coi họ là Marxist chính tông, còn ông chỉ là kẻ tà giáo dù họ và ông thờ một giáo chủ. Họ xem ông chẳng biết gì về Marx và không đóng góp, và hành động cụ thể như họ. Người ta phỉnh nịnh ông, lợi dụng ông, nhưng trong lòng, họ khinh bỉ ông, một cục phân tanh hôi! Ông yên lặng thì người ta để yên. Ông chống đối là cả một thế lực tàn bạo sẵn sàng chụp xuống ông những cơn sấm sét. Vì vậy mà 1958, ông bị Cộng sän Việt Nam giam hãm.Ông có thấy đó là những hành động, là những hiện tượng đặc thù trong xã hội cộng sän đã ăn sâu trong đời ông và một nửa nhân loại? Những hiện tượng đó không riệng lẻ mà mang tính toàn cầu, tạo thành một đặc thù phổ quát trong thế giới cộng sản là tệ sùng bái cá nhận, độc tài, tham ô, cửa quyền, mất dân chủ, nhất là tội diệt chủng. Tại sao ông không thấy tai hại của chủ nghĩa Marx trong triết học và thực tế xã hội và chính trị? Tại sao ông vẫn ôm ấp cái xác tan vữa của Marx mà không vứt bỏ nó đi? Ông là kẻ ''cuồng chữ'' hay là một kẻ cuồng tín? Ông cho rằng ai đó đi sai đường lối Marx mà Marx của ông vẫn là một bậc thánh mặc dầu bậc thánh này đã hiện thành yêu tinh cắn đứt tứ chi của ông! Dẫu sao, ông cũng đã nhận thấy sai lầm cûa chû nghïa Marx, nhất là chû nghïa Marx tại Việt Nam, một mô hình cûa Liên Xô, Trung Quốc: chû nghĩa Mác chỉ được hình dung trong giới hạn chật hẹp cûa tệ sùng bái cá nhân, trong đó chû nghïa duy vật biện chứng và duy vật lịch sẽ bị thu lại vài nét giän đơn không cho phép nắm được các quan hệ đặc thù trong một thời kỳ đặc thù, ít hay nhiều trừu tượng cûa sự vận động cụ thể phổ biến trong lịch sử loài người. . . sự biến dạng giáo điều mà tệ sùng bái cá nhân đả áp đặt cho chû nghĩa Mác, sự biến dạng ấy đã giữ uy thế cûa nó, lại thêm vào có sức nặng của phương pháp tư duy máy móc, ồn ào đến điếc cả óc, của cuộc cách mạng văn hóa cực tả. (Trần Đức Thäo: Lời nói đầu trong Sự hình thành cûa con người. Nhà xuất bän Đại Học Quốc gia Hà Nội, 2004).Trong cơn cuồng nhiệt ngây thơ cũng có lúc ông đã bừng tỉnh ,cuộc đời ông và tác phẩm cûa ông cũng giúp ích cho chúng ta phê phán Marx. Theo Michel Kail, sự coi trọng nghiêm túc các công trình của Thảo, hay của Lukács, chẳng hạn như Nicolas Tertulian (N. Tertulian, Georg Lukács et le stalinisme, Les Temps Modernes, tháng Sáu 1993, p. 1-45) đã chứng tỏ, hẳn có thể giúp chúng ta phát hiện chính xác những sai lầm của chủ nghĩa Marx, và do đó một trong những hình thức của tư tưởng phê phán. ( Tưởng niệm Trần Đức Thảo.Cao Việt Dũng dịch và chú thích) III. VỀ CHỦ NGHĨA VÔ NHÂN ĐẠOTác phẩm sau cùng của ông có lẽ là quyển: Vấn Đề Con Người và Chủ Nghĩa Lý Luận Không có Con Người (Le Problème de l'homme et l'antihumanisme théorique) xuất bản lần đầu năm 1988, và in lần hai, Saigon, 1989, 174 trang, có viết thêm và được tác giả dịch ra tiếng Pháp. Nhà xuất bản giới thiệu là tác phẩm ra đời do đại hội 6 (1986) của đảng cộng sản Việt Nam Vừa qua, để thực hiện nghị quyết đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 6, giáo sư Trần Đức Thảo đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận và báo cáo với trung ương đảng. Chúng tôi trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách Vấn Đề Con Người và Chủ Nghĩa Lý Luận Không có Con Người (tr.16). Phải chăng Nguyễn Văn Linh muốn nhờ Trần Đức Thảo làm một cái bệ Marxist cho ngai Tổng bí thư và cho cuộc đổi mới của ông?Mở đầu, theo truyền thống và nghi lễ cộng sản, ông dựa vào diễn văn của Gorbachev đọc tại hội nghị trung ương đảng Cộng sản ngày 28-2-1988 về vấn đề ''chống tha hóa giải phóng con người'' để viết tác phẩm này. Trước đây Marx cho rằng chủ nghĩa tư bản tha hóa con người, nay Trần Đức Thảo lại thêm vào một loại tha hóa thứ hai là '' sự tha hóa sinh ra trong xã hội XHCN từ những năm 1930, do cơ chế hành chánh mệnh lệnh, tệ sùng bái cá nhân, chủ nghĩa quan liêu, giáo điều. Sự tha hóa này được giải quyết trong quá trình đổi mới, cải tổ có tính cách mạng đương tiến hành từ 3 năm nay ''(tr.23).
Trần Đức Thảo định nghĩa '' sự tha hóa của con người'' nghĩa là sự phủ định con người tức là con người bị đặt trong tình trạng bất nhân '' (25).Trần Đức Thảo cho rằng Althusser và Mao Trạch Đông kết hợp với nhau tạo thành phái ''lý luận không có con người.'' (TDT,33). Althusser lập nên phái lý luân không con người vì ông theo Marx. Althusser dẫn lời Marx:-Phương pháp phân tích của tôi không phát xuất từ con người mà từ giai cấp xã hội trước mắt về phương diện kinh tế . Tư bản I, 3 (52) -xã hội không phải do những cá nhân hợp thành'' Marx,Grundrisse, tr. 176 (TDT,49). Trần Đức Thảo cho rằng Althusser là trích dẫn thiếu vì đoạn dưới Marx có câu: xã hội là biểu hiệu sự tổng hợp sự liên hệ, quan hệ trong ấy những cá nhân đứng người nọ đối với người kia'' (62) Và Trần Đức Thảo phê bình Althusser đã vận dụng quan điểm giai cấp một cách máy móc [..]. không hiểu hệ thống giai cấp xuất phát từ đâu (50).Dù bênh Marx, Trần Đức Thảo đưa ra những sai lầm trầm trọng của cộng sản hiện đại. 1. Cộng sản coi một số người là kẻ thù giai cấp, coi họ không còn là con người.Ông phê phán quan điểm giai cấp của cộng sản là lối lý luận ''không con người'' nghĩa là lối lý luận bất nhân:Quan điểm giai cấp là hoàn toàn đúng và căn bản. Nhưng nếu tuyệt đối hóa quan điểm giai cấp, tựa hồ như ngoài giai cấp thì không còn gì nữa, tức là phủ định con người theo nghĩa chung của loài, phủ định con ngừơi nói chung (122).Ông cho rằng chỉ có lối lý luận ''có con người'' hay chủ nghĩa nhân đạo mới giải phóng con người. Ông viết:Trong tình cảnh như thế thì chỉ có danh nghĩa con người, là có thể bảo đảm cho người bị quy oan một chỗ đứng tối thiểu để tự thanh minh. Bất cứ người nào cũng là một con người. Và không ai có thể tước đoạt cái định nghĩa ấy của bất kỳ ai (122)2.Trong chế độ cộng sản, chữ ''giai cấp'' hay ''kẻ thù của giai cấp'' được dùng tùy tiệnCộng sản lợi dụng từ '' giai cấp'' và dùng các danh từ '' phản động'', ''kẻ thù giai cấp'' để chụp mũ những ai mà họ không ưa thích, ngay cả đồng chí họ. Stalin giết Trotsky, Mao giết Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ, bỏ tù Đặng Tiểu Bình và gán cho họ tội đi theo tư bản chủ nghĩa, là kẻ thù của giai cấp. Trần Đức Thảo đã đưa ra một thí dụ:Ví dụ trong một cơ quan, một cán bô không đồng ý với thủ trưởng, và do một số điều kiện hay sự kiện nào đãy thì sự bất đồng phát triển thành mâu thuẫn nghiêm trọng, đối kháng gay gắt. Thế là thủ trưởng nói:'' Anh không nghe tôi, tức là anh không chịu quyền lãnh đạo của đảng. Tức là anh không cộng nhận quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân. Như thế là anh chống nhân dân [..]. Anh chống nhân dân, tức là anh là kẻ thù của nhân dân (123).3. Dân chủPhần sau, từ chương 8, ông nhấn mạnh dân chủ hóa và đấu tranh chống tiêu cực. Cũng như hồi Nhân Văn Giai Phẩm mấy chục năm trước, Trần Đức Thảo vẫn can đảm đòi tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Ông viết :Nói dân chủ hóa thì có nghĩa trước hết là bảo đảm đầy đủ quyền dân chủ cho người công dân, khắc phục cái tình trạng cô lập hóa những người bị quy oan, đưa đến chỗ mọi người sợ bị quy oan. Đấy là lý do vì sao vấn đề dân chủ hóa là gắn liền với con người theo nghĩa chung của loài người, quyền con người nói chung (123- 124)4. Dân tộcÔng đề cao chủ nghĩa dân tộc, phê phán sai lầm của chủ nghĩa giai cấp. Ông viết:Dân tộc là môt cộng đồng lịch sử (145). Quan hệ dân tộc là một hình thái mở rộng quan hệ bộ lạc trên phạm vi đất nước và cộng đồng dân tộc. Quan hệ bộ lạc là phát xuất từ lao động sản xuất và hợp tác trên một bình diện tương đối rộng. . . (147)Lý luận của Althusser và Trần Đức Thảo cho ta thấy tư tưởng Marx đã gây ra những tai hại trong tư tưởng cũng như hành động của những người cộng sản. Đó là một hệ thông phi nhân bản, không có tính người và tình người.B.VĂN HỌC
Trần Đức Thảo cũng như Trương Tửu đã dùng Marx mà phân tích văn chương Việt Nam, vẫn là đấu tranh giai cấp, là chống phong kiến. Tuy nhiên Trần Đức Thảo có quan điểm khác với những tay Marxist cực đoan. Ông cho rằng không nên khắt khe với các tác phẩm cổ điển vì những tác phẩm này ra đời trước Marx tất nhiên sẽ có quan điểm khác với Marx. Và khác với Trương Tửu, ông cho rằng Nguyễn Du cũng chống phong kiến. Mở đầu bài Nội Dung Xã Hội "Truyện Kiều" , ông viết:
Tính chất, tác dụng chống phong kiến là giá trị nhân đạo của Truyện Kiều. Nhưng tính chất và tác dụng đó bắt nguồn từ đâu, thực hiện lập trường nào và đạt được mức độ nào? Giải quyết vấn đề này là quy định thái độ thông cảm, nhận định phần đóng góp thực sự của thơ Nguyễn Du trong công cuộc đấu tranh của chúng ta bây giờ. Tính chất và tác dụng chống phong kiến căn cứ vào nội dung xã hội được diễn tả. Nội dung xã hội không phải chỉ là những sự việc được kể, nhưng là nội dung mâu thuẫn, ý nghĩa của những sự việc ấy đối với cuộc đấu tranh giai cấp đương thời, ý nghĩa đó thể hiện trong cách trình bày của tác giả, trong nghệ thuật văn chương.Và ông kết luận về truyện KIều:
Về phần lý luận, Truyện Kiều biện hộ chế độ thống trị, nhưng trong cảm hứng thi văn, Nguyễn Du lại chuyển sang phe nhân dân, phản ứng thực tế xã hội đương thời với những nét thối nát và những lực lượng tiến bộ của nó, đề cao những giá trị nhân đạo chân chính: tự do, công lý, chính nghĩa. Mà vì Truyện Kiều là một trước tác văn nghệ, không phải là một cuốn sách lý luận, phần tiến bộ phải được coi là phần chủ yếu, vì chính đấy là phần có giá trị thi văn, phần mà chúng ta thông cảm và thưởng thức.
Nói chung về văn học và lịch sử , Trần Đức Thảo có nhiều tiến bộ, không khắt khe như các tay bảo hoàng hơn vua!.
C. CHÍNH TRỊÔng viết nhiều tác phẩm, song bài Nỗ lực phát triển tự do đăng ở Nhân Văn số 3 ngày 15-10-1956 , và bài Nội Dung Xã Hội và Hình Thức Tự Do, đăng trong Giai Phẩm Mùa Đông tập 1, năm 1956 là hai bài báo có giá trị nhất của ông và của trí thức Việt Nam trong trận chiến cho tự do, dân chủ. Trong hai bài này, ông đã phê phán đảng cộng sai lầm trong cải cách ruộng đất, đòi hỏi cộng sản Việt Nam phải thực thi dân chủ.
Trước tiên, ông cho rằng cộng sản đã bóp chẹt tự do của nhân dân Việt Nam. Tiếp theo, ông chứng minh rằng cộng sản đã có những sai lầm, và đã vi phạm quyền tự do của nhân dân. Cũng như Nguyễn Mạnh Tường, ông phê phán đường lối độc tài và tàn ác của cộng sản trong Cải cách ruộng đất, và chỉnh đốn đảng. Cải cách ruộng đất là một cách cướp tài sản dân chúng và khủng bố dân chúng. Còn Chỉnh đốn đảng là một cách loại bỏ các viên chức, đảng viên, cán bộ thuộc giai cấp không phải là vô sản, mà lại được xếp vào hạng kẻ thù của nhân dân như con cái quan lại, tư sản, địa chủ. . . Họ đưa những nông dân thất học lên nắm quyền theo chủ trương vô sản chuyên chính.Họ bắt giam, giết, và cách chức hàng loạt các cán bộ, sĩ quan theo họ, và bảo là cơ sở bị địch lồng vào phá hoại. Trong bài này, ông đã nhấn mạnh 'những sai lầm nghiêm trọng phạm phải trong Cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức, kiến thiết kinh tế và văn hóa' Ông cho rằng trong những việc trên, đảng đã gây ra 'một thứ chủ nghĩa nông dân lưu manh hóa' là do những phần tử bảo thủ, lạc hậu, những ông quan liêu, những ông Sĩ diện, những Ông Bè phái... Và ông nói rằng mọi sự trở nên tồi tệ vì ta thiếu tập quán tự do, việc phê bình công khai. . .(Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc, 289- 290).Kết thúc bài này, Trần Đức Thảo đã mượn lời Đặng Tiểu Bình nhắn nhủ các lãnh đạo cộng sản Việt Nam: Đảng không có quyền vượt lên trên quần chúng nhân dân, tức là đảng không có quyền ban ơn, cưỡng bách, mệnh lệnh đối với quần chúng nhân dân. Đảng không có quyền xưng vương, xưng bá trên đầu nhân dân.

Khi thấy ông viết về Marx, và theo đảng cộng sản Pháp, rồi bỏ trốn về Việt Nam theo Hà Nội thì người ta hỡi ơi! Người mà đến thế thì thôi/ Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi! Từ Lý Trần cho đến nay ( ngoại trừ cộng sản trước đây), dân ta trọng khoa bảng. Nhưng tàn cuộc chiến chinh, người ta mới nhận thức một điều là các ông kỹ sư, luật sư, bác sĩ, tiến sĩ, kiến thức chính trị và lương tâm đạo đức có thể thua xa bà bán cá ngoài chợ! Kinh qua các hiện tượng Stalin giết Trostky, Mao Trạch Đông giết Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ, hiện tượng Cải Cách Ruộng Đất, Cải Tạo Công Thương Nghiệp và Chỉnh Đốn Đảng cùng Nhân Văn Giai Phẩm, lẽ nào ông không ý thức rằng những hiện tượng đó có ý nghĩa gì, và không thấy đó là hiện tượng của bản chất một chủ nghĩa vô nhân đạo hay sao? Thế mà ông luôn luôn theo Marx, luôn luôn xưng tụng quan điểm giai cấp là hoàn toàn đúng và căn bản.. Ông như một kẻ cuồng tín, bị người ta ruồng bỏ và ngoại tình trước mắt mà vẫn tin người ta chung thủy! Dẫu sao , trước sau ông cũng đã tranh đấu cho tự do, dân chủ, cũng xứng đáng là kẻ sĩ, một kẻ sĩ lương thiện, ngay thẳng nhưng không khôn ngoan.
CHÚ THÍCH

(1)<http://en.wikipedia.org/tranducthao>.
(2).Phùng Quán.Hành trình cuối cùng của một triết gia.(Nhớ Phùng Quán, NXB Văn học – 2004).(Phạm Trọng Luật, Thư Mục Trần Đức Thảo,
http://www.viet-studies.info/TDThao/TranDucThao_HanhTrinh_PhungQuan.htm


(3).Nguyễn Bản. Trần Đức Thảo - Sự ngơ ngác của người lữ hành vất vả.. Văn Nghệ số 44 ngày 1.11.2003
< http://www.viet-studies.info/TDThao
>
(4)Roland Barthes"Phénoménologie et matérialisme dialectique".COMBAT 11 octobre 1951, Phạm Trọng Luật dịch
< http://www.viet-studies.info/TDThao/TDThao_Barthes.htm
>
(5). Đặng Phùng Quân. Đọc lại Trần Đức Thảo. (Văn Học, 96, 98,th.4.6. 1994 CA ; Bên Kia Bờ Đại Dương Vol.5, N0 92 <http://www.%20sontrung.com/>

NGUYỄN HOÀNG BẢO VIỆT * TRÊN ĐỒI

Trên Đồi Phnom Srey
Nguyên Hoàng Bảo Việt (1983)




Chỉ cần năm năm thôi

Hòa bình đao phủ thủ

Còn hơn bom nguyên tử

Cả dân tộc đổi đời.



Trên đất nước Chùa Tháp

Từng nổi tiếng bao dung

Phật là người là đất

Là biển hồ mênh mông.



Từ Angkor Siem Reap

Hướng về Kompong Cham

Vượt qua Tonlé Sap

Chỉ gặp những hồn oan.



Tôi đưa tay vuốt mặt

Những xác chết vô hình

Ngày đêm còn kêu khóc

Đòi tôi không được quên.



Vết chém cùng dấu đạn

Chứng tích khắp rừng chồi

Từ đỉnh đồi đi xuống

Bùn quánh thịt máu tươi.



Với vợ con cha mẹ

Anh em tôi chưa yên

Dưới hố sâu tập thể

Việt Cộng cố đào lên.



Phòng trưng bày tội ác*

Đồng chí tố quan thầy

Sát nhân tôi điểm mặt

Một phường một đảng thôi.



Chợt nhớ Việt Nam Huế

Kinh hoàng Tết Mậu Thân*

Cờ đỏ và mã tấu

Quân đâu như hung thần.



Bảy mươi lăm 'giải phóng'

Người hóa kiếp ngựa trâu

Huyề n tho ại rơi từng mảnh

Khăn tang phủ lên đầu.



Tôi sống lại địa ngục

Giữa thế giới nín câm

Để cứu vãn hòa bình ?



Tôi ghi vào lịch sử

Thủ phạm phải trả lời

Phnom Penh đến Hà Nội*

Đồng lỏa gồm những ai

Trong tấn thảm kịch này?

Diệt chủng rồi mất nước

Thân nô lệ kéo cày

Gạo ngon dâng Sô viết.



Những giọt lệ thống khổ

Biến thành sóng đại dương

Nỗi đau thương tủi nhục

Sẽ chỗi dậy quật cường.

Những dân tộc bất khuất

Chiến đấu với lòng tin

Kìa Ba Lan 'Đoàn Kết'*

Quyết dựng lại mùa Xuân.

Hoa sen nở thơm ngát

Hai bên đường Tự Do

Nối liền Miên Lào Việt

Không chỉ là ước mơ.

Tôi băng qua đất chết

Cát bụi mù mặt trời

Sao tôi vẫn nhìn thấy

'Liềm búa' bao vây tôi?



Nguyên Hoàng Bảo Việt (1983)

TRẦN BÌNH NAM * TRUNG QUỐC & HOA KỲ



Trung quốc khiêu khích Hoa Kỳ
Trần Bình Nam



Hôm chủ nhật 20/7/2008, tờ báo South China Morning Post phát hành tại Hồng Kông trong một bài báo nhan đề “Oil giant is warned over Vietnam Deal” do phóng viên Greg Torode viết (1) loan tin rằng trong nhiều tháng qua các giới chức ngoại giao Trung quốc tại Hoa Thịnh Đốn đã tiếp xúc với các viên chức của công ty dầu khí ExxonMobil của Hoa Kỳ yêu cầu rút lại các giao kèo khai thác dầu hỏa tại hai vùng trong Biển đông đã ký với công ty quốc doanh PetroVietnam. Một vùng nằm trên thềm lục địa Việt Nam; vùng kia ở xa hơn về phía nam (xem bản đồ).

Vùng thứ nhất nằm sát bờ biển Quảng Nam và Quảng Ngãi gồm một hình tam giác ép sát bờ biển diện tích 2.166 km2 (2) và một hình chữ nhật chiều cao 153km, chiều ngang 105km, diện tích 16.065 km2 . Tổng cộng diện tích vùng thăm dò này dựa vào bản đồ chừng 18.231km2. Đường biên ngoài cùng của vùng này cách thành phố Đà Nẳng 162 km.

Vùng thứ hai là một hình chữ nhật chiều cao 96km, chiều ngang 148km, diện tích chừng 14.200 km2 phủ lên các bãi Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường và Phúc Nguyên nằm về phía đông nam Vũng Tàu cách thành phố Sàigòn 440 km, và cách đảo Côn Sơn 374 km trực chỉ hướng 4 giờ. Vùng này nằm trong quần đảo Trường Sa.

Lên tiếng chính thức về vấn đề này hôm Thứ Ba 22/7 phát ngôn nhân bộ ngoại giao Trung quốc xác nhận đã yêu cầu công ty ExxonMobil ngưng tiến hành việc khai thác dầu khí với Việt Nam nói là những vùng đó thuộc lãnh thổ Trung quốc. Dưới nhãn quan của Trung quốc, vùng phía bắc lấn qua vùng khai thác kinh tế của đảo Hoàng Sa Trung quốc chiếm năm 1974, trong khi vùng phía nam nằm trong quần đảo Trường Sa Trung quốc từng tuyên bố là đất của mình .

Việc trong mấy tháng qua Trung quốc áp lực hãng dầu ExxonMobil của Hoa Kỳ cho thấy có sự chuyển động căn bản trong mối quan hệ tay ba Việt Nam-Hoa Kỳ-Trung quốc. Tháng 3 năm 2007 hãng dầu BP (British Petroleum, một công ty liên doanh Anh-Hòa Lan) ký giao kèo dò tìm dầu mỏ với Việt Nam cạnh vùng phía Nam (một trong hai vùng vừa ký với hãng ExxonMobil) Trung quốc cũng đã áp lực BP rằng nếu tiếp tục dò tìm dầu hỏa theo giao kèo với Việt Nam, Trung quốc sẽ không ký một giao kèo làm ăn nào với BP tại Trung quốc trong tương lai. Trước áp lực, công ty BP đã ngưng các cuộc dò tìm. Tuy nhiên bài báo nói trên của ký giả Greg Torode cũng tiết lộ rằng gần đây khi công ty ExxonMobil tiến hành các cuộc thảo luận với Việt Nam, công ty BP đã chuẩn bị trở lại thực hiện các cuộc dò tìm dự trù vào cuối năm nay.

Áp lực của Trung quốc không làm cho công ty ExxonMobil ngưng tiến hành các cuộc thảo luận với Việt Nam, và vào cuối tháng 6/2008 khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm viếng Hoa Kỳ công ty ExxonMobil và PetroVietnam đã công bố giao kèo sơ khởi khai thác dầu khí trong Biển đông. Hoa Kỳ và Việt Nam đã chọn thái độ tiếp tục làm những gì trong quyền hạn. Đối với Việt Nam đất của mình mình khai thác bất chấp áp lực kinh tế, nếu không muốn nói cả áp lực quân sự và chính trị của Trung quốc. Đối với Hoa Kỳ nơi nào có thể làm ăn hợp pháp thì làm ăn bất chấp sự bất bình của Trung quốc là một quốc gia đang lớn mạnh và có khả năng làm khó Hoa Kỳ về mặt tài chánh (3).

Ai cũng biết mục tiêu chiến lược của Trung quốc là làm mọi cách để trở thành một siêu cường kinh tế và chính trị, và đối tượng tranh chấp thế lực tối hậu sẽ là Hoa Kỳ. Tuy nhiên biết mình còn thua kém Hoa Kỳ về nhiều phương diện nên Trung quốc từ trước tới nay hết sức thận trọng trong các bước đi để tránh đụng chạm với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cũng vậy, kềm chế Trung quốc một cách khéo léo và thận trọng.

Về mặt quốc tế Trung quốc giúp Hoa Kỳ trong những vụ việc không thiệt thòi quyền lợi của mình, đồng thời cũng có lợi cho mình. Trung quốc giúp Hoa Kỳ trong việc thương thuyết với chính quyền Bắc Hàn để dẹp bỏ chương trình phát triển hỏa tiễn và vũ khí nguyên tử cũng như không dùng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc chống việc ban hành các biện pháp trừng phạt có giới hạn đối với Iran để áp lực Iran ngưng chương trình tinh chế uranium (một bước trong tiến trình chế vũ khí nguyên tử). Nhưng Trung quốc không vì cần mua chuộc Hoa Kỳ mà từ bỏ chương trình kết bạn khắp năm châu, bành trướng thế lực, mở rộng không gian sinh tồn và tìm kiếm năng lượng.

Trung quốc bắt tay với mọi chế độ trên thế giới không phân biệt dân chủ hay độc tài, thân hay không thân Hoa Kỳ. Nam Mỹ, Phi châu nơi nào Trung quốc cũng vung tiền và phương tiện kỹ thuật để mua chuộc và bảo đảm sự cung cấp dầu hỏa và vị trí chiến lược tương lai cho hải quân. Trung quốc chơi với Venezuela và Sudan vì dầu hỏa dù tổng thống Chavez (của Venezuela) công khai chống Mỹ và Sudan áp dụng chính sách diệt chủng tại Darfur. Trung quốc yểm trợ chính quyền quân nhân toàn trị tại Miến Điện để mở cửa ngỏ chiến lược vào Ấn Độ Dương.

Trong vùng Thái Bình Dương Trung quốc xem là sân nhà nên thao tác có vẻ tự do. Đối với Đài Loan Trung quốc nói không úp mở nếu Đài Loan tuyên bố độc lập Trung quốc sẽ khởi binh chiếm đóng bất chấp sự hiện diện của Đệ thất Hạm đội của Hoa Kỳ trong eo biển Đài Loan. Và gần đây lượng định Hoa Kỳ đang trong mùa tranh cử tổng thống, kinh tế đang có chiều suy thoái, Bush sắp mãn nhiệm lại đang bận tay với hai chiến trường Iraq và Afghanistan, nên Trung quốc bắt đầu đi những nước cờ thăm dò bạo dạn hơn.

Tháng 12/2007 Trung quốc ban hành nghị định thành lập huyện Tam Sa bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dù đang còn tranh chấp với Việt Nam và vài quốc gia trong khối Asean. Còn nữa, cả hai quần đảo đều nằm trên thủy đạo quan trọng nối liền Ấn Độ Dương với bắc Thái Bình Dương, con đường chuyển vận 80% dầu hỏa cho Nhật Bản một đồng minh then chốt của Hoa Kỳ trong vùng tây Thái Bình Dương. Dù vậy Hoa Kỳ cũng không lên tiếng, ít nhất về mặt chính thức .

Kế tiếp là việc Trung quốc áp lực Việt Nam không tiếp thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ John Negroponte vào cuối tháng 1/2008 khi ông này dự định đến Việt Nam sau một cuộc thăm viếng thường lệ Trung quốc. Trong khi đó Trung quốc âm thầm xây dựng căn cứ tàu ngầm nguyên tử tại thành phố Sanya cực nam đảo Hải Nam để chuẩn bị triển khai lực lượng tàu ngầm nguyên tử có khả năng chơi trò đuổi bắt và săn tìm với hạm đội tàu ngầm của Hoa Kỳ trên biển cả gồm Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương nếu không muốn nói cả Đại Tây Dương .

Hoa Kỳ đã im lặng trước các động thái khiêu khích của Trung quốc và âm thầm chuẩn bị đánh những đòn trả lại. Hoa Kỳ tìm cách thuyết phục Việt Nam về mối nguy của Trung quốc, và hình như đã thành công phần nào về mặt này. Bản thông cáo chung sau chuyến thăm viếng của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Hoa Kỳ cuối tháng 6/2008 vừa qua chứa đựng một số ngôn từ làm giới quan sát quốc tế ngạc nhiên.

Bản thông cáo ghi nhận Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ “trao đổi việc mở rộng và tăng cường đối thoại giữa các quan chức cao cấp của hai nước. …. sẽ ủng hộ việc lập cơ chế đối thoại mới về chính trị-quốc phòng và chính sách nhằm tăng cường sự trao đổi thường xuyên và sâu hơn về các vấn đề chiến lược và an ninh”.

Sau cùng Hoa Kỳ “tái khẳng định sự ủng hộ của Chính phủ Hoa Kỳ đối với chủ quyền quốc gia, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.”

Với chính sách mới công ty dầu hỏa ExxonMobil đã ký giao kèo với PetroVietnam khai thác dầu hỏa.

Không như áp lực đối với công ty BP, áp lực của Trung quốc đối với hãng dầu ExxonMobil là một hành động có tính khiêu khích Hoa Kỳ. Quyết định này đặt ra một vấn nạn chẳng những cho Hoa Kỳ và còn cho cả Việt Nam.

ExxonMobil không thể đơn giản rút lui như công ty BP đã làm năm trước, và chính phủ Hoa Kỳ cũng không thể không lên tiếng. Về phía Việt Nam bị dồn vào chân tường, Việt Nam khó chọn thái độ đẩy đưa như trước mà không mạnh mẽ làm bất cứ những gì cần thiết để chứng tỏ chủ quyền lãnh thổ của mình. Giới chức công ty ExxonMobil (có nghĩa là Hoa Kỳ) gợi ý rằng nếu việc tranh chấp chủ quyền trên biển được đưa ra quốc tế Việt Nam có nhiều điều kiện để thắng.

Với việc áp lực hãng ExxonMobil, Trung quốc đang mở ra một mặt trận mới trực diện đối đầu với Hoa Kỳ và đặt Việt Nam vào một thế phải chọn lựa. Và dù nền ngoại giao nước lớn sẽ biến chuyển như thế nào để giải quyết vụ ExxonMobil-PetroVietnam này, quan hệ tay ba Hoa Kỳ - Trung quốc - Việt Nam sẽ kinh qua một giai đoạn mới./.



Trần Bình Nam

23 July 2008

binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com



(1) Link: http://www.scmp.com/portal/site/SCMP/menuitem.2c913216495213d5df646910cba0a0a0/?vgnextoid=a65d98111ab3b110VgnVCM100000360a0a0aRCRD&vgnextfmt=teaser&ss=China&s=News

(2) Các con số trong bài này dựa vào độ đo trên bản đồ nên chỉ là những con số phỏng chừng .

(3) Trung quốc mua nhiều trái phiếu của Hoa Kỳ nên Trung quốc được xem là chủ nợ của Hoa Kỳ

CHU ĐẬU * NỖI BUỒN TIẾNG VIỆT

CHU ĐẬU * Nỗi buồn tiếng Việt


--------------------------------------------------------------------------------


Ngôn ngữ thay đổi theo thời gian, theo sinh hoạt xã hội. Mỗi ngày, từ những đổi mới của đời sống, từ những ảnh hưởng của văn minh ngoại quốc mà ngôn ngữ dần dần chuyển biến. Những chữ mới được tạo ra, những chữ gắn liền với hoàn cảnh sinh hoạ xưa cũ đã quá thời, dần dần biến mất. Cứ đọc lại những áng văn thơ cách đây chừng năm mươi năm trở lại, ta thấy nhiều cách nói, nhiều chữ khá xa lạ, vì không còn được dùng hàng ngày. Những thay đổi này thường làm cho ngôn ngữ trở nên sinh động hơn, giàu có hơn, tuy nhiên, trong tiếng Việt khoảng mấy chục năm gần đây đã có những thay đổi rất kém cỏi. Ban đầu những thay đổi này chi giới hạn trong phạm vi Bắc vĩ tuyến 17, nhưng từ sau ngày cộng sản toàn chiếm Việt Nam, 30 tháng tư năm 1975, nó đã xâm nhập vào ngôn ngữ miền Nam. Rồi, đau đớn thay, lại tiếp tục xâm nhập vào tiếng Việt của người Việt ở hải ngoại. Người ta thuận theo các thay đổi xấu ấy một cách lặng lẽ, không suy nghĩ, rồi từ đó nó trở thành một phần của tiếng Việt hôm nay. Nếu những thay đổi ấy hay và tốt thì là điều đáng mừng; Nhưng than ôi, hầu hết những thay đổi ấy là những thay đổi xấu, đã không làm giầu cho ngôn ngữ dân tộc mà còn làm tiếng nước ta trở nên tối tăm.

Thế nhưng dựa vào đâu mà nói đó là những thay đổi xấu?

Nếu sự thay đổi đưa lại một chữ Hán Việt để thay thế một chữ Hán Việt đã quen dùng, thì đây là một thay đổi xấu, nếu dùng một chữ Hán Việt để thay một chữ Việt thì lại càng xấu hơn. Bởi vì nó sẽ làm cho câu nói tối đi. Người Việt vẫn dễ nhận hiểu tiếng Việt hơn là tiếng Hán Việt. Nhất là những tiếng Hán Việt này được mang vào tiếng Việt chỉ vì người Tầu ở Trung Hoa bây giờ đang dùng chữ ấy. Nếu sự thay đổi để đưa vào tiếng Việt một chữ dùng sai nghĩa, thì đây là một sự thay đổi xấu vô cùng. Hãy duyệt qua vài thay đổi xấu đã làm buồn tiếng Việt hôm nay:

1. Chất lượng:
Ðây là chữ đang được dùng để chỉ tính chất của một sản phẩm, một dịch vụ. Người ta dùng chữ này để dịch chữ quality của tiếng Anh. Nhưng than ôi! Lượng không phải là phẩm tính, không phải là quality. Lượng là số nhiều ít, là quantity. Theo Hán Việt Tự Ðiển của Thiều Chửu, thì lượng là: đồ đong, các cái như cái đấu, cái hộc dùng để đong đều gọi là lượng cả. Vậy tại sao người ta lại cứ nhắm mắt nhắm mũi dùng một chữ sai và dở như thế. Không có gì bực mình hơn khi mở một tờ báo Việt ngữ ở hải ngoại rồi phải đọc thấy chữ dùng sai này trong các bài viết, trong các quảng cáo thương mãi. Muốn nói về tính tốt xấu của món đồ, phải dùng chữ phẩm. Bởi vì phẩm tính mới là quality. Mình đã có sẵn chữ phẩm chất rồi tại sao lại bỏ quên mà dùng chữ 'chất lượng'. Tại sao lại phải bắt chước mấy anh cán ngố, cho thêm buồn tiếng nước ta.

2. Liên hệ:
Cũng từ miền Bắc, chữ này lan khắp nước và nay cũng tràn ra hải ngoại. Liên hệ là có chung với nhau một nguồn gốc, một đặc tính. Người cộng sản Việt Nam dùng chữ liên hệ để tỏ ý nói chuyện, đàm thoại. Tại sao không dùng chữ Việt là 'nói chuyện' cho đúng và giản dị. Chữ liên hệ dịch sang tiếng Anh là 'to relate to…', chứ không phải là 'to communicate to…'

3. Ðăng ký:
Ðây là một chữ mà người Cộng Sản miền Bắc dùng vì tinh thần nô lệ người Tầu của họ. Ðến khi toàn chiếm lãnh thổ, họ đã làm cho chữ này trở nên phổ thông ở khắp nước, Trước đây, ta đã có chữ ghi tên (và ghi danh) để chỉ cùng một nghĩa. Người Tầu dùng chữ đăng ký để dịch chữ 'register' từ tiếng Anh. Ta hãy dùng chữ ghi tên hay ghi danh cho câu nói trở nên sáng sủa, rõ nghĩa. Dùng làm chi cái chữ Hán Việt kia để cho có ý nô lệ người Tầu?!

4. Xuất khẩu, Cửa khẩu:
Người Tầu dùng chữ khẩu, người Việt dùng chữ cảng. Cho nên ta nói xuất cảng, nhập cảng, chứ không phải như cộng sản nhắm mắt theo Tầu gọ là xuất khẩu, nhập khẩu. Bởi vì ta vẫn thường nói phi trường Tân Sơn Nhất, phi cảng Tân Sơn Nhất, hải cảng Hải Phòng, giang cảng Saigon, thương cảng Saigon. Chứ không ai nói phi khẩu Tân Sơn Nhất, hải khẩu Hải Phòng, thương khẩu Saigon trong tiếng Việt. Khi viết tin liên quan đến Việt Nam, ta đọc bản tin của họ để lấy dữ kiện, rồi khi viết lại bản tin đăng báo hay đọc trên đài phát thanh tại sao không chuyển chữ (xấu) của họ sang chữ (tốt) của mình, mà lại cứ copy y boong?

5. Khả năng:
Chữ này tương đương với chữ ability trong tiếng Anh, và chỉ được dùng cho người, tức là với chủ từ có thể tự gây ra hành động động theo chủ ý. Tuy nhiên hiện nay ở Việt nam người ta dùng chữ khả năng trong bất kỳ trường hợp nào, tạo nên những câu nói rất kỳ cục. Ví dụ thay vì nói là 'trời hôm nay có thể mưa', thì người ta lại nói: 'trời hôm nay có khả năng mưa', nghe vùa nạng nề , vừa sai.

6. Tranh thủ:
Thay vì dùng một chữ vừa rõ ràng vừ giản dị là chữ 'cố gắng', từ cái tệ sính dúng chữ Hán Việt của người cộng sản, người ta lại dùng một chữ vừa nặng nề vừa tối nghĩa là chữ 'tranh thủ'. Thay vì nói: 'anh hãy cố làm cho xong việc này trước khi về', thì người ta lại nói: 'anh hãy tranh thủ làm cho xong việc này trước khi về'.

7. Khẩn trương:
Trước năm 1975 chúng ta đã cười những người lính cộng sản, khi họ dùng chữ này thay thế chữ 'nhanh chóng'. Nhưng than ôi, ngày nay vẫn còn những người ở Việt Nam (và cả một số người sang Mỹ sau này) vẫn vô tình làm thoái hóa tiếng Việt bằng cách bỏ chữ 'nhanh chóng' để dùng chữ 'khẩn trương'. Ðáng lẽ phải nói là: 'Làm nhanh lên' thì người ta nói là: 'làm khẩn trương lên'.

8. Sự cố, sự cố kỹ thuật:
Tại sao không dùng chữ vừa giản dị vừa phổ thông trước đây như 'trở ngại' hay 'trở ngại kỹ thuật' hay giản dị hơn là chữ 'hỏng'? (Nói 'xe tôi bị hỏng' rõ ràng mà giản dị hơn là nói 'xe tôi có sự cố')

9. Tham quan:
đi thăm, đi xem thì nói là đi thăm, đi xem cho rồi tại sao lại phải dùng cái chữ này của người Tầu?! Sao không nói là 'Tôi đi Nha Trang chơi', 'tôi đi thăm lăng Minh Mạng', mà lại phải nói là 'tôi đi tham quan Nha Trang', 'tôi đi tham quan lăng Minh Mạng'.

10. Nghệ nhân:
Ta vốn gọi những người này là 'nghệ sĩ'. Mặc dù đây cũng là tiếng Hán Việt, nhưng người Tầu không có chữ nghệ sĩ, họ dùng chữ nghệ nhân. Có những người tưởng rằng chữ nghệ nhân cao hơn chữ nghệ sĩ, họ đâu biết rằng nghĩa cũng như vậy, mà sở dĩ người cộng sản Việt Nam dùng chữ nghệ nhân là vì tinh thần nô lệ Trung Hoa.

11. Chuyển ngữ:
Ðây là một chữ mới, xuất hiện trên báo chí Việt Nam ở hải ngoại trong vài năm gần đây. Trước đây chúng ta đã có một chữ giản dị hơn nhiều để tỏ ý này. Ðó là chữ dịch, hay dịch thuật. Dịch tức là chuyển từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Ðoàn Thị Ðiểm dịch Chinh Phụ Ngâm Khúc của Ðặng Trần Côn Phan Huy Vịnh dịch Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị, Nguyễn Hiến Lê dịch Chiến Tranh Và Hòa Bình của Leon Tolstoi v.v.. Người viết ở hải ngoại bây giờ hình như có một mặc cảm sai lầm là nếu dùng chữ dịch thì mình kém giá trị đi, nên họ đặt ra chữ 'chuyển ngữ' để thấy mình oai hơn. Chữ dịch không làm cho ai kém giá trị đi cả, chữ 'chuyển ngữ' cũng chẳng làm giá trị của ai tăng thêm chút nào. Tài của dịch giả hiện ra ở chỗ dịch hay, dịch đúng mà thôi. Chứ đặt ra chữ mới nghe cho kêu không làm tài năng tăng lên chút nào, hơn nữa nó còn cho thấy sự thiếu tự tin, sự cầu kỳ không cần thiết của người dịch.

12. Tư liệu:
Trước đây ta vốn dùng chữ tài liệu, rồi để làm cho khác miền nam, người miền bắc dùng chữ 'tư liệu' trong ý: 'tài liệu riêng của người viết'. Bây giờ những người viết ở hải ngoại cũng ưa dùng chữ này mà bỏ chữ 'tài liệu' mặc dù nhiều khi tà liệu sử dụng lại là tài liệu đọc trong thư viện chứ chẳng phải là tài liệu riêng của ông ta.

13. Những danh từ kỹ thuật mới:
Thời đại của điện tử, của computer tạo ra nhiều danh từ kỹ thuật mới, hay mang ý nghĩa mới. Những danh từ này theo sự phổ biến rộng rãi của kỹ thuật đã trở nên thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. Hầu hết những chữ này có gốc từ tiếng Anh, bởi vì Hoa Kỳ là nước đi trước các nước khác về kỹ thuật. Các ngôn ngữ có những chữ cùng gốc (tiếng Ðức, tiếng Pháp…) thì việc chuyển dịch trở nên tử nhiên và rõ ràng, những ngôn ngữ không cùng gốc, thì người ta địa phương hóa những chữ ấy mà dùng. Riêng Việt Nam thì làm chuyện kỳ cục là dịch những chữ ấy ra tiếng Việt (hay mượn những chữ dịch của người Tầu), tạo nên một mớ chữ ngây ngô, người Việt đọc cũng không thể hiểu nghĩa những chứ ấy là gì, mà nếu học cho hiểu nghĩa thì khi gặp những chữ ấy trong tiếng Anh thì vẫn không hiểu. Ta hãy nhớ rằng, ngay cả những người Mỹ không chuyên môn về điện toán, họ cũng không hiểu đích xác nghĩa của những danh từ này, nhưng họ vẫn cứ chỉ biết là chữ ấy dùng để chỉ các vật, các kỹ thuật ấy, và họ dùng một cách tự nhiên thôi. Vậy tại sao ta không Việt hóa các chữ ấy mà phải mất công dịch ra cho kỳ cục, cho tối nghĩa. Ông cha ta đã từng Việt hóa biết bao nhiêu chữ tương tự, khi tiếp xúc với kỹ thuật phương tây cơ mà. Ví dụ như ta Việt hóa chữ 'pomp' thành 'bơm' (bơm xe, bơm nước), chữ 'soup' thành 'xúp', chữ 'phare' thành 'đèn pha', chữ 'cyclo' thành 'xe xích lô', chữ 'manggis' (tiếng Mã Lai) thành 'quả măng cụt', chữ 'durian' thành 'quả sầu riêng', chữ 'bougie' thành 'bu-gi, chữ 'manchon' thành 'đèn măng xông', chữ 'boulon' thành 'bù-long', chữ 'gare' thành 'nhà ga', chữ 'savon' thành 'xàbông'… Bây giờ đọc báo, thấy những chữ dịch mới, thì dù đó là tiếng Việt, người đọc cũng vẫn không hiểu như thường. Hãy duyệt qua một vài danh từ kỹ thuật bị ép dịch qua tiếng Việt Nam, như:

a. Scanner dịch thành 'máy quét'. Trời ơi! 'máy quét' đây, thế còn máy lau, máy rửa đâu?! Mới nghe cứ tưởng là máy quét nhà!

b. Data Communication dịch là 'truyền dữ liệu'.

c. Digital camera dịch là 'máy ảnh kỹ thuật số'.

d. Database dịch là 'cơ sở dữ liệu'. Những người Việt đã không biết database là gì thì càng không biết 'cơ sơ dữ liệu' là gì luôn.

e. Sofware dịch là 'phần mềm', hardware dịch là 'phần cứng' mới nghe cứ tưởng nói về đàn ông, đàn bà. Chữ 'hard' trong tiếng Mỹ không luôn luôn có nghĩa là 'khó', hay 'cứng', mà còn là 'vững chắc' ví dụ như trong chữ 'hard evident' (bằng chứng xác đáng)…Chữ soft trong chự 'soft benefit' (quyền lợi phụ thuộc) chẳng lẽ họ lại dịch là 'quyền lợi mềm' sao?

f. Network dịch là 'mạng mạch'.

g. Cache memory dịch là 'truy cập nhanh'.

h. Computer monitor dịch là 'màn hình' hay 'điều phối'.

i. VCR dịch là 'đầu máy' (Như vậy thì đuôi máy đâu? Như vậy những thứ máy khác không có đầu à?). Sao không gọi là VCR như mình thường gọi TV (hay Ti-Vi). Nếu thế thì DVD, DVR thì họ dịch là cái gì?

j. Radio dịch là 'cái đài'. Trước đây mình đã Việt hóa chữ này thành ra-đi-ô hay radô, hơặc dịch là 'máy thu thanh'. Nay gọi là 'cái đài' vừa sai, vừa kỳ cục. Ðài phải là một cái tháp cao, trên một nền cao (ví dụ đài phát thanh), chứ không phải là cái vật nhỏ ta có thể mang đi khắp nơi được.

k. Chanel gọi là 'kênh'. Trước đây để dịch chữ TV chanel, ta đã dùng chữ đài, như đài số 5, đài truyền hình Việt Nam… gọi là kênh nghe như đang nói về một con sông đào nào đó ở vùng Hậu Giang!

Ngoài ra, đối với chúng ta, Saigon luôn luôn là Saigon, hơn nữa người dân trong nước vẫn gọi đó là Saigon. Các xe đò vẫn ghi bên hông là 'Saigon - Nha Trang', 'Saigon - Cần Thơ'… trên cuống vé máy bay Hàng Không Việt Nam người ta vẫn dùng 3 chữ SGN để chỉ thành phố Saigon. Vậy khi làm tin đăng báo, tại sao người Việt ở hải ngoại cứ dùng tên của một tên chó chết để gọi thành phố thân yêu của chúng mình?! Ði về Việt Nam tìm đỏ mắt không thấy ai không gọi Saigon là Saigon, vậy mà chỉ cần đọc các bản tin, các truyện ngắn viết ở Hoa Kỳ ta thấy tên Saigon không được dùng nữa. Tại sao?

Ðây chỉ là một vài ví dụ để nói chơi thôi, chứ cứ theo cái đà này thì chẳng mấy chốc mà người Việt nói tiếng Tầu luôn mất! Tất nhiên, vì đảng cộng sản độc quyền tất cả mọi sinh hoạt ở Việt nam, nên ta khó có ảnh hưởng vào tiếng Việt đang dùng trong nước, nhưng tại sao các nhà truyền thông hải ngoại lại cứ nhắm mắt dùng theo những chữ kỳ cục như thế?! Cái khôi hài nhất là nhiều vị trong giới này vẫn thường nhận mình là giáo sư (thường chỉ là giáo sư trung học đệ nhất cấp (chưa đỗ cử nhân) hay đệ nhị cấp ở Việt Nam ngày trước, chứ chẳng có bằng Ph.D. nào cả), hay là các người giữ chức này chức nọ trong các hội đoàn tự cho là có trách nhiệm về văn hóa Việt Nam ở ngoài nước!

Trước đây Phạm Quỳnh từng nói: 'Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn', bây giờ Truyện Kiều vẫn còn mà cả tiếng ta lẫn nước ta lại đang đi dần xuống hố sâu Bắc Thuộc. Than ôi!

VÕ KỲ ĐIỀN * CÂU CHUYỆN


Câu chuyện ngày xưa
Võ Kỳ Điền

Buổi sáng hôm đó, tôi và người bạn thân đến nhà cụ Diễn trên một gác nhỏ, trong hẽm đường Hiền Vương. Tôi đang rảnh, Thâu cũng vậy, hai đứa đi loanh quanh trên đường phố Sài Gòn quen thuộc, đã mõi cha^n nên khi ăn uống xong xuôi, Thâu chợt đề nghị coi bói cho biết tương lai. Nghe tới tên cụ Diễn là tôi chịu liền, từ lâu hằng nghe đại danh cụ và ước ao được gặp. Tôi đâu ngờ Thâu lại là chỗ thân tình với cụ và có thể nhờ coi dùm (mà không phải trả tiền và hình như cụ cũng không lấy tiền của khách, tôi không biết rõ lắm việc nầy)

Lúc đó tôi còn trẻ lắm, sống ở tỉnh nhỏ, chuyện hôn nhân cứ trở ngại, trục trặc hoài. Có cái chuyện dễ dàng như vậy mà làm cũng không xong, cả tỉnh bạn bè nay đứa nầy mai đứa kia, cưới vợ lấy chồng từ từ hết trơn, thấy mà tức ứa gan... Do hôn nhân trễ muộn tôi đâm giựt mình, như một nhà xã hội và tâm lý gia, tôi tự tìm hiểu cá nhân, gia đình, xã hội, kinh tế, tâm lý,… và cuối cùng đổ thừa cho là tại cái nầy, tại cái kia và tìm những khuyết điểm của mình, tự trách cứ. Lúc đó do công cuộc làm ăn, tôi thường liên lạc với Thâu. Thâu nghe tôi kể lể tâm sự, phản đối liền – bạn nói tầm bậy hết trơn rồi, không phải tại cái gì cả mà tại cái số mạng, cái số ế vợ,… nếu đúng như mấy lý do kinh tế, tài chánh, gia đình gì gì đó, tại sao có nhiều thằng xấu trai, học kém, nhà nghèo, nhút nhát, nghiã là đủ thứ dở tệ… tại sao cũng có vợ được, tại sao?
Cuối cùng Thâu kết luận - xe hơi còn có số mà, nói chi người ta. Mà muốn biết số mạng ra sao thì bạn phải theo tôi qua kiếm cụ Diễn, thần tướng, hiện nhà ở bên kia đường...

Nhà cụ Diễn trên một căn gác nhỏ, trong hẽm đường Hiền Vương nhiều cây to bóng mát. Bên trong nhà không khi mát mẻ, bàn ghế đồ đạc bày biện theo kiểu xưa, cổ, có nhiều bức tranh Tàu treo dọc theo tường. Lúc đó cụ đang bận tiếp khách. Vài ông khách ăn mặt âu phục, complet, cà vạt chỉnh tề, ngồi đứng chào hỏi dáng vẻ cung kính, khiến tôi đâm e ngại.

Cụ Diễn là một ông già người Bắc tuổi chừng độ trên dưới bảy mươi, người ốm yếu, mong manh, khăn đóng bạc màu, áo dài mỏng bằng the đen. Rõ ràng là một nhà nho nghèo lở vận, ẩn dật, sống an bần lạc đạo trong cái không khí ồn ào, rộn rịp của cái đất Sài Gòn văn minh với chiến cuộc đang leo thang từng ngày… Trong lúc ngồi chờ đợi, tôi quan sát con người và cử chỉ thái độ cụ. Cặp mắt quá nhỏ so với khung mặt, có lẽ vì tuổi già, thân hình như gầy tóp lại. Dầu cụï không đeo kiếng nhưng tôi vẫn không thấy được tròng mắt lớn hay nhỏ. Hai mí mắt đã cố nhướng cho xa nhau nhưng độ hở vẫn chỉ to hơn sợi len giăng ngang chút xíu. Tuy lem nhem như vậy hình như cụ đã thấy hết trơn đời tôi. Sau khi đi qua lại vài bước cho cụ coi tướng, câu đầu tiên cụ nói như vầy : -số ông suốt đời ở chợ.

Tôi dạ cám ơn và thấy cười trong bụng- ông thầy nầy ai cũng khen phục tài giỏi nhưng nói một câu hổng giỏi chút nào. Sáng hôm đó, tôi ăn mặc bảnh bao, đầu tóc mới hớt gọn ghẽ, lại đi chơi với dược sĩ Thâu, rể ông đại sứ nổi tiếng, hổng lẽ tôi lại ở nơi thôn quê. Nói như vậy thì ai cũng có thể nói được. Nhưng tôi cố nhớ lại coi hồi nhỏ tôi có ở nhà quê hay không, quả là không có. Tôi được sanh ra tại đảo Phú Quốc, cái đảo nhỏ xíu như một thôn xóm nghèo, tuy vậy nhà tôi cũng ở ngay tại chợ, thị trấn Dương Đông. Rồi nhà được dọn vài ba lần, lần nào cũng vậy, mở cửa ra là thấy chợ ở ngay trước mắt. Tôi kiên nhẫn chờ nghe tiếp .
-năm ngoái ông bị đụng xe, may là không nguy hiểm tới tính mạng.

Tôi chợt nhìn xuống khuỷu tay, vết thẹo còn lộ đỏ sau một lần té xe rất nguy hiểm từ trên dốc Lò Chén. À thì ra, ổng nhìn thấy vết trầy nầy, bận áo tay ngắn, cái thẹo chần dần như vậy, ai mà không thấy.
-Dạ, dạ, cụ nói đúng, năm ngoài tôi bị nặng lắm, xém chút nữa là nguy rồi, nhờ phước đức ông bà....
-tuy nhà ông ở ngay tại chợ nhưng sau nhà lại có vườn cây.

Trời đất ! mới nhìn có tôi có chút xíu mà nói được cái vườn sau nhà, cũng lạ. Sách tướng tôi cũng đã từng đọc qua vài cuốn, có chương nào chỉ cách nhìn mặt mũi tay chưn mà tả được cảnh vật trước hoặc sau nhà? Bỡi chi tiết nầy khó thể có được. Miền Nam mình, tỉnh nào cũng vậy, đường đất phố xá nhỏ hẹp, nhứt là phố chợ, đất dư tính từng tất, dành để buôn bán làm ăn, chỗ nhiều đâu mà trồng cây ăn trái… Tôi thấy quả ông cụ có tài lạ, tuy vậy chuyện cái nhà, cái vườn có gì quan trọng, nói tới nói lui làm chi ?
-nếu ông không ở trong căn nhà như vậy, thì đã nguy hiểm tới tính mệnh.

Tôi ngồi im, chuyện nầy cũng không biết ra sao nữa, khoa phong thủy địa lý dương trạch có nhiều điều không thể nghĩ bàn. Ông cụ vẫn bình thản, không cần hỏi tới năm tháng ngày giờ sanh, miệng vẫn nói đều đều, thong thả :
-hiện tại ông làm nghề dạy học, dự định đổi đi nơi khác, lần đầu không được lần sau sẽ được…
Tôi giật nẩy người, đầy mình mọc gai óc. Làm sao ông cụ biết tôi làm nghề dạy học, chỉ bao nhiêu đó thôi quả là tay cao thủ. Tôi vừa ở quân trường ra, sau ba tháng thụ huấn quân sự, tóc hớt ngắn, da đen thui, tay chưn còn dính đầy nắng gió. Năm Mậu Thân cuộc chiến tàn khốc, hầu hết thanh niên cở tôi đều vào quân đội. Nếu nhìn dáng vẻ bên ngoài mà đoán tôi là sĩ quan thì dễ đúng hơn. Đâu có nét nào giống thầy giáo. Rồi làm sao biết được tôi đang xin đổi nhiệm sở, hồ sơ hiện bị trở ngại. Chắc bạn mình đã nói lỡ nói trước với ông già nầy hết trơn rồi, tôi liếc qua Thâu. Thâu tỉnh rụi, thấy ông cụ nói không điểm nào trật, khoái chí ngồi cười cười… Rồi lại suy nghĩ, ổng coi cho mình, tốn công tốn sức, có lấy đồng xu cắc bạc nào, nói gạt, nói dối làm chi.

Lời nói cụ đều đều, thong thả, chuyện quá khứ, chuyện tương lai, công danh, khoa bảng, tiền của, sự nghiệp, bạn bè, tai nạn, bịnh hoạn… sẽ như thế nầy, thế kia, tôi vâng dạ liền miệng. Có đoạn ông cụ nói năm gần bốn mươi tuổi tôi sẽ sống ở nước ngoài, một xứ phương Bắc rất lạnh và xài tiền bằng Mỹ Kim, tôi đâm tức cười, không biết là ông còn thức hay đã ngủ, nói mê…

Nhưng mấy cái chuyện xa vời đó có quan trọng gì tới tôi đâu, cái mà tôi đang chờ để biết là chuyện gia đạo tình duyên mà, nóng ruột hết sức, tôi rụt rè ngắt lời :
-Dạ, dạ, nhờ cụ coi dùm chuyện gia đạo vợ con ra sao, hiện tại tôi còn.. một mình.
Ông cụ nhướng cặp mắt tí xíu lên, nói rõ ràng như thấy cô vợ tương lai của tôi trước mặt :
-người vợ tương lai của ông, học hành như thế nầy, gia thế, nhà cửa thế nầy.., cùng nghề nghiệp với ông.
-dạ thưa cụ, theo như cụ nói thì không dám đâu. Tôi ở tỉnh nhỏ, học ít, chỉ muốn tìm người trẻ tuổi và học kém hơn một chút ..

Ông cụ không trả lời, mắt hình như nhắm lại. Tôi nhớ lại từ đầu buổi cho tới giờ, chuyện quá khứ thì rất đúng nhưng không có gì đặc biệt, tôi ở trong nhà nầy hay nhà kia, làm thầy giáo hay sĩ quan thì cũng vậy, còn chuyện tương lai thì chưa biết ra sao. Duy chuyện vợ con thì hơi lạ, tôi nghĩ là ông cụ nói trật vì hồi nào tới giờ chưa bao giờ tôi để ý tới bạn gái đồng nghiệp. Tôi vốn rất sợ cô giáo và những người đàn bà thông minh, học giỏi hơn mình...
-Thưa cụ, xin cụ cho biết chừng nào tôi mới cưới được vợ ?
Ông cụ không trả lời ngay câu hỏi, chợt mở mắt ra, phán cho một câu dứt khoát, khiến tôi sửng sốt như bị tạt một gáo nước lạnh :
-đám cưới ông hầu như không có.

Trời đất, thiệt vậy sao? Thiệt vậy sao, tôi nghe lỗ tai lùng bùng. Chuyện cưới vợ đã trầy vi tróc vảy, rồi tại sao sẽ gặp một cô giáo nghiêm trang… rồi lại không có đám cưới. Hàng trăm câu hỏi tại sao, tại sao trong đầu. Tôi cảm thấy mồ hôi rịn ra đầy mặt. Sao kỳ cục vậy, căn cứ vào đâu mà cụ dám nói như vậy. Tôi nhìn thẳng vào mặt, thấy cụ vẫn bình thản, cụ nói thiệt tình mà đâu phải nói chơi.

Tôi hỏi tiếp, giọng hơi khó chịu ...
-dạ thưa cụ, tại sao lại không có đám cưới, có phải tôi không đủ tiền cưới vợ ?
-không phải, nhà ông thiếu gì tiền.
-vậy tại sao, nếu có đủ tiền tại sao tôi lại không làm đám cưới. Thú thật với cụ, tôi mà thương ai, dù người đó mang bầu hay có con rồi, tôi cũng sẽ làm đám cưới chánh thức, đàng hoàng. Tại sao tôi lại sợ dư luận mà không làm đám cưới, lại dắt con người ta đi không…

Khi nói đến đây, tôi nhớ lại giai đoạn đó ở tỉnh nhà, bạn bè nhiều lắm, đứa nào cưới vợ tôi đều sẵn lòng giúp đỡ. Vừa cho mượn xe, vừa làm tài xế, vừa làm rể phụ, hổng lẽ tới đám cưới mình, không ai tham dự. Ngày cưới tôi phải vui vẻ và đông đảo bạn bè thân tình chớ. Ông cụ chấm dứt bằng lời nói giận dỗi:
-cái mặt ông làm gì dám dắt ai …
Rõ ràng là ông cụ nói nhiều điều vô lý, tôi không còn kiên nhẫn ngồi nghe tiếp nữa, đâm ra vô phép, đứng dậy và nói giọng hờn mát :
-tôi không dám dắt ai, tôi lại có tiền, vậy hỏi cụ, tại sao lại không làm đám cưới cho vui. Tại sao tôi không làm…

Ông cụ không trả lời, khoát tay đuổi tôi và Thâu ra cửa. Tôi cúi đầu cám ơn từ giả cho có lệ, rồi đi thẳng, bụng không vui. Giửa trưa nắng thiệt nóng và xe cộ ồn ào, mùi khói xăng khét lẹt, trong phút chốc những lời tiên đoán của cụ già bay mất tiêu hết, tôi không còn muốn nhớ nữa. Trật lất rồi, nhớ nữa làm chi. Ngồi trên xe, Thâu phân trần:
-bạn biết không, mấy ông hồi nảy toàn là Bộ Trưởng hay Tổng Giám Đốc gì đó. Ông cụ là thầy tướng riêng cho Tổng Thống với Thủ Tướng, nhưng bửa nay sao ổng nói trật tới trật lui, tôi cũng thấy kỳ cục, nhiều việc không đúng, chắc ổng bịnh hoạn hay đương lo việc gì đó, nhớ trước quên sau…

Tôi bộp chộp kết luận một câu ngon lành :
-Thâu nè, bạn tin tôi đi, không bao giờ tôi cưới cô giáo hết và sẽ làm đám cưới thiệt lớn để rủ bạn bè nhậu một bửa cho vui. Đời người chỉ có một lần cưới vợ, tại sao lại không làm, không lớn thì nhỏ chớ, tại sao lại im ru bà rù… Tôi tin đời có định mạng nhưng cũng tin con người có tự do.
*
Và tôi có tự do thiệt tình khi làm quen với D, không bị ai ép buộc cả. Sau ngày đám hỏi, tôi xuống Sài Gòn đến gặp ông già vợ tương lai. Ông trẻ hơn ba tôi nhiều. Cũng vậy, vợ tôi nhỏ tuổi hơn tôi nhiều lắm. Những gì cụ Diễn nói về nàng đều đúng, không trật một điểm nào. Cho đến bây giờ tôi cũng không biết tại sao tôi lại liều gan kết hôn với một cô giáo, từ nào tới giờ tôi vốn kỵ mà. Tôi có kinh nghiệm về việc nầy, mấy thằng bạn tôi có vợ cô giáo, một thời gian sau đều trở thành học trò ngoan ngoản các cô hết trơn. Dầu biết rất rõ nhưng giờ đây tôi cũng tình nguyện làm y như vậy. Đúng là số mạng, chạy trời không khỏi nắng.

Hôm đó là những ngày sau Tết, nhà nàng còn chưng đầy bông hoa. Cái bình sứ cổ đời Khang Hy thật lớn dùng cắm cành mai to bằng cổ tay cao tận nóc nhà. Tôi nhìn sững những câu thơ ngoằn ngoèo nét thảo lòi tói và buộc miệng - cái bình nầy quí lắm đầy rạn da qui, ba dùng như vầy rủi ro nó bể thì sao. Ông già vợ tương lai cười, -làm sao bể được con, ba chưng như vậy cả chục năm nay rồi, có sao đâu. Mấy đứa em vợ bu quanh chờ ông anh rể quí chở đi ăn mì. Cả nhà quây quần ấm áp, tiếng nhạc vang vang đầy nhà. Nhà sắp có đám cưới mà, không vui sao được.

Ông già lắng nghe giọng Khánh Ly trầm ấm vang lên từ chiếc máy nhạc, tự nhiên quay qua tôi -nè nè, con nghe nè, mấy ông văn nghệ sĩ nói chuyện, viết lách thiệt là hay, cái gì mà… giọt nước mắt rơi thành hồ nước long lanh... Câu nói chưa hết, D. lại xí xọn xen vô -bản nầy là Như cánh vạc bay của Trịnh Công Sơn đó ba.

Ông vừøa cầm ly rượu sóng sánh màu hổ phách, vừa lẩm bẩm - Như cánh vạc bay, à, à cánh vạc bay ra làm sao, tượng trưng cho cái gì, thiệt tình ba không hiểu. Rồi khóc mà tới thành hồ nước long lanh - thì thiệt là viết khéo hết sức, viết được tới như vậy thì trên đời hổng có mấy tay. Rồi ông ta bàn tiếp -con nghĩ coi giọt nước mắt có chút xíu, mà làm đầy cả hồ nước là phải khóc nhiều lắm đó nghen...

Tôi ngạc nhiên, ông là tay buôn bán già đời, suốt ngày chỉ thấy cộng trừ nhân chia, tại sao không chịu nói chuyện tiền bạc, nhà đất, của cải, tự nhiên hôm nay sao lại nổi hứng bàn chuyện thơ văn, nghĩ cũng lạ. Bất ngờ ông hỏi tôi, giọng ngọt ngào :
–Nè nè, ba nghe nói con dạy văn chương. Vậy có bao giờ con viết văn hay làm thơ gì không ?

Tôi còn đang giai đoạn ở rể, phải cố gắng lấy điểm để làm vừa lòng ông già vợ. Câu hỏi khiến tôi giựt mình –như vậy là ông ta khen hay chê Trịnh Công Sơn ? Câu trả lời tôi phải như thế nào cho đúng. Trời đất ơi, nhằm cái lúc vui vẻ nầy mà vợ tôi lại cho hát cái bản nhạc mắc dịch đó làm chi. Câu hỏi ngọt ngào như viên thuốc bọc đường có phải là viên thuốc độc ? Tôi phải trả lời sao cho vừa ý ông đây ?

Hồi nào tới giờ quả tình là tôi không biết viết văn hay làm thơ. Nhưng nếu cần nói láo để được vợ thì tôi cũng phải liều gan nói đại. Nhưng mà, câu hỏi độc địa nầy hình như có liên quan tới cái ý nói láo đó. Khóc mà tới đầy cả hồ nước thì là nói láo rõ ràng, ai ai cũng thấy. Nhưng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết ra như vậy và cả nước coi nhạc sĩ nầy là thiên tài, nhạc ông vang rền ngập từ chợ đến quê, ban ngày cũng như ban đêm… Nhưng nói láo nhận mình là văn nghệ sĩ thì khác, không giống kiểu nói láo trong thơ văn…

Tôi còn đang ấp úng tìm câu trả lời thì may quá, bà già vợ đi đâu sợt sợt trở về, thấy tôi bà nói một hơi không kịp thở :
-con về trình lại với anh chị ở trển, ba má đã về Dĩ An nhờ thầy coi ngày cưới rồi . Ông thầy nầy ngày xưa coi cho ba má đó, coi kỹ lắm, ổng tìm được ngày tháng đại lợi, tụi con sẽ ăn đời ở kiếp với nhau, giàu sang phú quí, tử hiếu tôn hiền….
Nói xong bà lục trong túi đưa cho tôi tờ giấy đỏ, đầy chữ viết run rẩy của một cụ già, nghe đâu đã trên chín chục. Rõ ràng là ông thầy Dĩ An coi ngày cưới hỏi thiệt hay, thời gian đã chứng minh được tài năng của ông. Ông bà nhạc gia tôi sống chung nhau cho tới bây giờ, tiền bạc nhà cửa sung túc, con cháu đầy đàn, chưa hề biết đến chuyện ly dị khổ tâm, đau đớn ra làm sao.

Tôi cầm lấy tờ giấy coi ngày cưới, thời gian còn lâu tới bốn năm tháng nữa, hơi bực mình nhưng nhớ lời dặn dò của ba tôi – theo tao ngày nào cũng tốt hết, ổng bả muốn trễ sớm lúc nào cũng được, miễn mầy cưới được vợ thì thôi, lần nầy mà mầy kiếm chuyện để cho trục trặc nữa là kể như suốt đời không có vợ đó con. Tôi đã thấm thía chuyện hôn nhân trễ muộn mà cũng đâu cần ba tôi dặn, năm nay tôi đã ba muơi lăm tuổi rồi, tôi đâu còn ngu mà cà khịa, giận lẫy, kiếm chuyện kiểu con nít như hồi mười tám, hai mươi…

D. đưa cho tôi cục kẹo, tôi ngậm vào miệng, cắn nhẹ thấy có rượu mạnh bên trong. Cuộc đời quả cũng có ngọt ngào, tuy rượu ít nhưng cũng khiến tôi ngây ngất. Đường Trần Hưng Đạo trước nhà, nắng sáng trong, xe chảy thành dòng. Nhớ tới lời tiên đoán cụ Diễn ngày nào - đám cưới ông hầu như không có ! Tôi bật cười. Cụ ơi, đám cưới tôi hã, chắc chắn sẽ rất vui, đông đủ bạn bè, bà con thân thuộc hai bên, làm sao không có, làm sao mà nhỏ cho được. Nội bên vợ, anh chị em D. nếu đếm sơ sơ cũng đủ một chục đủ đầu rồi, nói chi bên gia đình tôi, nội ngoại, sui gia, dâu rể… rồi tới hàng xóm láng giềng, toàn người thân tình ơn nghiã, đâu thể nào không mời người ta đến chung vui.
*
Sau ngày 30 tháng 4, tôi len lỏi trong đám đông hỗn loạn ngơ ngác, xác xơ, tìm đường xuống Sài Gòn, đến nhà vợ chưa cưới. Vừa gặp tôi, D. ôm chầm lấy và mừng rỡ. Trong cơn biến động mấy ngày qua, chuyện liên lạc khó khăn gián đoạn, nàng tưởng là tôi đã thoát ra khỏi quê hương và đành đoạn bỏ nàng lại một mình, đi biệt tích. Tôi không biết nên cười hay nên khóc. Tôi trình bày cho ông bà già vợ chuyện tang thương dâu bể xảy ra trên nhà tôi, tất cả những dự định tương lai đầy màu hồng ngày nào trở thành xám đen, tan nát hết. Ba vợ tôi an ủi :
-con đừng bi quan quá, dù gì đất nước mình cũng không còn chiến tranh, mọi sự rồi sẽ ổn định. Lúc đó mình buôn bán làm ăn trở lại…

Trời đất, chế độ nầy mà ổng còn hy vọng buôn bán làm ăn như xưa! Mọi sự sẽ ổn định, đúng rồi, đống máy cày của ổng đâu còn chưng bày ra ngoài hành lang như lúc trước, mà đem giấu tận phía sau nhà. Chị em D. ngày nào quần là áo lụa, trang điểm kỹ lưỡng từ đầu đến chưn, nay cũng bắt chước mặc bộ bà ba đen giống như mấy cô thôn nữ chỉ thiếu chiếc khăn rằn vắt trên vai. Mấy đứa em trai ngồi im lìm, không còn chạy giởn la hét vang rân như ngày trước.
-thưa ba má, nhà cửa, công danh, sự nghiệp, tiền bạc bây giờ kể như mất mát hết rồi, ngay cả thân mạng con cũng không còn biết ra sao. Bửa nay con xuống thưa với ba má là chuyện hôn nhân của con và D. phải hoãn lại… cho tới chừng nào, chừng nào… con cũng không biết nữa. Cũng có thể là không bao giờ.
Nói tới đây tôi nghe D. khóc rấm rứt, rồi không cầm được nước mắt, tôi cũng khóc theo. Bà già vợ tôi cũng thúc thít nhưng còn rán nói :
-đâu được con, đám cưới tụi con không làm lớn được thì mình làm nhỏ, vợ chồng phải có cưới hỏi đàng hoàng chớ con !
Hoàn cảnh đất nước quê hương hổn loạn, tang tóc như vậy mà làm đám cưới, dù làm nhỏ thế nào đi nữa, dù cố gắng cho lắm cũng không thể làm được, mà coi cũng không được. Tôi trả lời ngay :
-Thưa má, con không biết bị bắt ngày nào, bây giờ chỉ còn lo chuyện chết sống, tù đày, sống chỉ biết được ngày nay, không biết ngày mai ra sao, còn đầu óc đâu mà nghĩ tới chuyện gia đình riêng tư nữa.
Tôi tiếp - chế độ nầy sắt máu lắm, chuyện vui không có mà chuyện buồn thì nhiều, con nghĩ là mọi sự bế tắc, miền Nam mình thua trận rồi. Mà quả vậy, đầu óc tôi lúc đó đặc sệt như chì, không tìm ra giải pháp nào ổn thoả hết. Đi không được, ở không được, sống không được mà chết cũng không được luôn. Tôi có cảm giác thua cuộc, bất lực, thất bại, tê liệt như con kiến bò trên bờ chảo nóng, lanh quanh bò hoài cũng không ra khỏi miệng chảo.

Ông già vợ trầm ngâm một hồi, thở ra :
-ba hiểu rồi, thiệt là cơ khổ. Nhưng chuyện nhơn duyên là chuyện lớn đời người, không thể vì vậy là hai con không thành chồng vợ. Con về thưa với anh chị, ba má dưới nầy không đòi hỏi gì cả, cũng không cần có đám cưới. Tới ngày đó, ba má nấu một mâm cơm gia đình, chỉ cần có mặt anh chị và ba má chứng kiến cho hai con lạy bàn thờ, xin phép ông bà tổ tiên để kết duyên thành chồng vợ là đủ.
Tôi ngắc nga, ngắc ngứ - rồi đồ cưới, khăn áo hoàng hậu, nhẫn cưới cho cô dâu, rượu trà, xe hoa… Ông nói - con không cần đem xuống gì cả, kể như là ba má và em con đã nhận lễ vật đầy đủ rồi, đời bây giờ nhiều chuyện rối rắm lắm, đừng có lo nghĩ thêm chi cho mắc công….
*
Ngày 30-5 năm 1975 nghiã là sau ngày mất nước một tháng, tôi cưới vợ và đám cưới hầu như không có. Bên nhà vợ tôi nấu một mâm cơm cúng tổ tiên, ông bà, hai đứa tôi lạy bàn thờ rồi lạy tứ thân phụ mẫu, ba má tôi và ba má D. ngồi trên bốn cái ghế đẩu nhỏ sắp hàng ngang trước bàn thờ. Chỉ có người nhà và không có ai lạ. Vậy là xong lễ thành hôn. Trong khi hai bên sui gia gặp nhau, cửa nhà đóng kín kỹ lưỡng, sợ công an khu vực vô phá đám, xui xẻo, hàng xóm không ai biết bên trong chúng tôi đang làm việc gì. Ngày hôm sau tôi về Bình Dương, lén dắt vợ đi chào và trình diện với những thân bằng quyến thuộc. Dù hết sức đơn giản nhưng tôi cũng có vợ đàng hoàng tử tế, đầy đủ lễ nghiã !.
*
Khi viết những dòng chữ nầy thì ông già vợ tôi đã mất từ lâu. Nhưng tôi vẫn nhớ rõ những lời ông nói, tình thương ông cho tôi dù bao nhiêu nước chảy qua cầu, cuộc đời dâu biển, tôi vẫn thương ông như thương cha ruột tôi vậy.

Cụ Diễn cũng đã mất rồi, những lời tiên đoán của cụ ngày nào vẫn còn mãi mãi bên tai, làm sao tôi quên được. Tôi nợ cụ nhiều lắm, bây giờ làm sao trả đây. Không phải là nợ vật chất, tiền bạc, gói trà hay chai rượu mà tôi nợ cụ lời xin lỗi chân thành cùng lời khen ngợi tài năng cao xa của cụ. Cái lỗi ngu si của tôi rất lớn, ngày đó tôi còn quá trẻ chưa hiểu đời là gì, đã dám hoài nghi những điều mình chưa biết.

Toronto, ngày 30 /9/2002

Võ Kỳ Điền

NGUYỄN QUỐC LẬP * NHỚ & QUÊN

Ba Nhơ’ Hai Quên
Nguyễn Quôc Lâp


Co khi ngươi ta nhơ la vi muôn nhơ, quên la vi muôn quên. Nghi lai thơi la hoc sinh Quôc Hoc (1962-64), tôi nhơ đên Thây Ngô Đôc Khanh, đên cai ngô nghê cu lân cua hoc sinh ban Văn Chương—Anh Ngư, va nhơ thư viên cua Phong Thông Tin Hoa Ky. Tôi muôn quên giơ hoc đâu tiên vơi Thây Hoang Phu Ngoc Tương, va quên luôn chuyên hoc sinh nem đa săn lung giao sư sau cuôc đao chanh 1/11/63.

Nhơ Thây Ngô Đôc Khanh

Thây Khanh day Phap văn cho lơp chung tôi suôt ba năm liên. Theo y nghi cua tôi ơ thơi đo va đên ca bây giơ, thi tư hinh dang, cư chi va ngôn ngư, Thây la biêu tương cho sư thanh lich cua môt chang công tư Ha Nôi, tưng môt thơi phong lưu va đa tinh.
Ơ trương lơp, hâu như luc nao Thây cung xuât hiên trong môt bô complet trăng, sach se, thăng thơm. Trang trong chăng khac gi y phuc ma Tông Thông Ngô Đinh Diêm va cac công chưc cao câp thương hay măt trong cac buôi lê, nhưng complet cua Thây thi không băng vai sharkskin trăng lang bong ma qui vi nay thich dung.
Thây giư voc dang thăng thơm khi bươc đi, dưng chân, hay ngôi xuông. Dương như thơi gian va sưc khoe cua tuôi gia đa không lam cho vai hay lưng cua Thây môi ngay môt cong đi đên đô mây đưa chung tôi thây đươc. Thây châm rai khoan thai, tư cai xoay lưng, lăc đâu, nâng tay. Tôi chưa bao giơ thây Thây lam môt đông tac gi đôt ngôt. Co thê răng, trong sư hiên diên cua Thây, chăng co sư kiên tư nhiên nao xay ra môt cach đôt ngôt, va bon hoc sinh chung tôi thi, khi co Thây chăng đưa nao muôn lam chuyên gi đôt ngôt. Thây Khanh noi tiêng Băc thuân tuy. Tư chư dung, cach phat âm tưng chư, cach lên bông xuông trâm trong môt câu, nhât nhât chăng môt ty anh hương nao cua Xư Huê. Tiêng noi cua Thây châm rai va nho nhe. Ngôi ơ dươi băng ghê khi nghe giang bai hay khi lên tra bai canh ban Thây, luc nao tôi cung nghe ro giong noi đo. Thây giang bai vê tiêng Phap, văn pham Phap, va cach hanh văn Phap. Thây noi cho chung tôi nghe vê ngươi Phap va nên văn minh Phap. Ky ưc tôi không ghi lai lân nao Thây noi vê môt hanh đông hay sư viêc sai trai cua môt ca nhân nao ngoai đơi hay cua môt hoc sinh nao trong lơp. Thêm vao sư ngương mô lâu dai danh cho con ngươi con la môt sư kinh nê sâu săc danh cho viêc dây dô cua Thây. Thây Khanh thich thu va ung dung day tiêng Phap cho hoc sinh ban Anh Ngư trong thơi điêm ma văn hoc nghê ̣thuât My đang tim cach đanh bat văn hoc nghê thuât Phap trong lơp hoc cung như ngoai đơi. ̣(Phim My, noi tiêng Phap, phu đê Viêt Ngư thinh hanh trong rap xi
nê vao thơi buôi ây co le la môt ngoai lê, biêu hiên cho môt sư lăp rap thương mai tam bơ cua ba thư văn hoa.) Thây đa truyên lai cho không it hoc sinh trong lơp Văn Chương–Anh Ngư cua tôi sư thich thu va ung dung đo ́khi hoc tiêng Phap. Không khi nao tôi thây Thây dung môt chư, noi môt câu, hay lam môt cư chi to ve, du chi môt chut thôi, sư nao nung hay nghi ngơ gi vê gia tri cua nhưng gi ma Thây đang day. Vi thê, trong tâm cam tôi đâm ra thich tiêng Phap như thich môn sinh ngư chinh cua minh. Tôi hoc tron hai cuôn Cours de Langue et de Civilisation Françaises
bia xanh chư đo cua Gaston Mauger, tư đâu đên cuôi môt cach thich thu va ung dung, co khi con thây thoai mai hơn la khi hoc mây cuôn sach giao khoa danh cho lơp Anh Ngư. (Thai đô khac biêt nay môt phân la do chuyên vao thơi gian đo sach giao khoa Anh Ngư con rât “hăm ba lăng”. Khi thi sach My “răt” như Practice Your English, ma tư chư dung cho tơi thi du lây thăng tư cuôc sông cua chi nươc My ma thôi, khi thi sach soan cho hoc sinh bên Phap, như L’Anglais par la Conversation va La Vie en Amerique, vơi bai giang va bai tâp toan băng tiêng Phap. Tinh chât “khi My, khi Tây, không bao giơ Viêt” cua sach giao khoa Anh Ngư đa lam hoc sinh chung tôi phân nao thơ ơ vơi nhưng lơi noi, viêc lam, va suy tư cua nhưng nhân vât xuât hiên trong sach. Nhưng ngươi nay, va xuyên qua ho, Anh Ngư, không mang đươc tinh sông đông ma
tôi tim găp trong cua gia đinh c̉ua Monsieur Vincent, phong viên cua tơ bao Le Courier de Montreal tai Paris, nhân vât hư câu trong cuôn sach giao khoa Phap ngư cua Gaston Mauger.) Bon hoc sinh chung tôi chi biêt sơ sai vê cuôc sông cua Thây Khanh bên ngoai trương. Nghe mây “ngươi lơn” cho biêt răng con gai Thây la môt trong nhưng hoa khôi cua trương Đông Khanh, va tuy chưa biêt măt mui “ngươi đep” ra sao, môt vai đưa chung tôi đa thinh thoang bơn cơt vơi nhau xin lam rê cua Thây. Chi bơn cơt va chi thinh thoang thôi, vi đâu oc chung tôi luc đo đang chưa nhiêu hinh anh va suy nghi con thich thu hơn nhiêu, va trong thâm tâm, chung tôi tư biêt răng hoa khôi Đông Khanh se không bao giơ lam quen vơi nhưng hoc sinh trung hoc ngô nghê.

Nhơ Cai Ngô Nghê Cua Hoc Sinh Ban Văn Chương—Anh Ngư
Chung tôi qua la ngô nghê thât. Goi la “cu lân” cung rât đung.
Chung tôi la nhưng câu be tuôi tư 16 đên 18 trong môt trương hoc hoan toan danh cho con trai. (Năm tôi vao lơp Đê Nhât cung la năm trương Đông Khanh thanh lâp lơp Đê Nhât riêng cua ho, không con gưi nư sinh qua hoc chung.) Nhưng câu be nay co thê đôi pho vơi mây bai hoc bai tâp môt cach tư nhiên va tư tin. Đa sô chung tôi biêt phai lam gi, tư bươc đâu tơi bươc cuôi. Nhưngke xuât săc trong đam lai nghi ra đươc nhưng cach thưc, bươc đi mơi đê giai quyêt vân đê. Nhưng ơ cuôc sông bên ngoai mây bai hoc bai tâp, ngay trong lơp hoc hay sân trương, chưa noi chi tơi cai xa hôi bên ngoai, chung tôi không co đươc sư tư nhiên va tư tin đo. Trong tinh huông tâp thê nay tinh huông xa hôi no, cu thê phai xư sư ra sao, lam điêu gi, noi cai chi cho phai cach, cho lich sư lich lam, thi trong trăm đưa chung tôi hoa hoăn lăm mơi co môt vai đưa biêt đươc. (Nhưng hoc sinh nay—tôi chơt nhơ đên anh Lê Xinh va anh Nguyên Phan Thinh—thương lơn hơn tuôi trung binh cua lơp, co thê tư 3 đên 4 năm. Ho tư đâu đên? Chung tôi không biêt măt ho trong thơi gian đê nhât câp tai cac trương ơ Huê. Xuât hiên trong lơp rât đôt ngôt, co măt trong lơp cung ngăn ngui, ho chơt đên, rôi chơt đi, va trong thơi gian co măt, ho chăng them tiêp xuc gi vơi bon tre con. Vi thê, bon tre con chung tôi chẳng hoc hoi đươc gi tư ho.) Mây bai hoc va bai tâp ơ trương không giup đươc gi trong chuyên xư sư sao cho lich sư lich lam. Qua nhưng ang văn chương cô Viêt Nam đê hoc thuôc va binh giang, chung tôi tim biêt đươc nhưng săc thai tông quat, môt vai cư chi cua mâu ngươi đan ông A Đông ly tương. Như, ngươi thi “khô dang trâm anh, nêt na chương phu,” ma ngôn ngư thi “khi khai thi thao Y Pho,” theo kiêu tai tư đa cung cua Cao Ba Quat. Hay, ngươi thi “đê huê lưng gio tui trăng” ma khi muôn nghe “ngươi đep” đan thi “vôi vang sinh đa tay nâng ngang may,” theo kiêu Kim Trong. Nhưng phai lam gi cho co tinh, co nghia khi môt ban hoc, môt sơm nao đo bông đên lơp rât trê, xuât hiên tai cưa lơp chi đê thông bao vơi moi ngươi răng anh phai thôi hoc va ngay mai anh lên đương nhâp ngu? Tai sao toan thê lơp Văn Chương—Anh Ngư chung tôi chi biêt ngôi yên tai chô, ngưng đâu lên rôi lai cui xuông sach vơ im lăng như tơ, trong khi anh ây măt tai xanh va giong noi thi run run? Tai sao không ai, kê ca trương lơp, nghi tơi chuyên xin phep thây đê thay măt cac ban noi vai lơi tư biêt? Hay, hơn thê nưa, cung đưng dây đên băt tay tư biêt ngươi ban hoc? Tai sao môt viêc đơn gian như vây ma không ai lam đươc? Co phai la ngô nghê cu lân không?
Cuôc sông trong gia đinh cung mây khi day cho chung tôi chuyên lich sư lich lam. Tôi nghi la chung tôi, mây đưa con trai Xư Huê tuôi 16 đên 18, guông nhau ơ rât nhiêu điêm, ma điêm quan trong nhât la cha me chung tôi xem thanh qua hoc hanh la thanh qua hang đâu, nêu không noi la thanh qua đôc nhât cần xet tơi. Moi thanh qua khac cua chung tôi, kê ca thê thao hay văn nghê, chi la thư yêu. Vi thê, “cu lân cung đươc” miên sao la “hoc gioi”! Hay, “nêu nho ma hoc gioi thi lơn lên tư nhiên se thanh lich lam”! (Co thê vi vây ma it ngươi trong đam chung tôi đanh gia cao nhưng lơi noi, viêc lam ma môt vai hoc sinh lơn tuôi cung lơp co khi phô diên va coi la biêu tương cho tinh chât lich sư lich lam cua ho. Đa vây, chung tôi đôi khi lai biên nhưng lơi noi viêc lam nay thanh tro cươi.)
Chung tôi cung con giông nhau ơ chô la hâu như it co cơ hôi đê chu đông đê xương, xêp đăt, điêu hanh môt hoat đông tâp thê hay xa hôi co tinh cach vui chơi, chi giưa ngươi cung trang cung lưa ma thôi, không dinh dang gi đên bai đên vơ. Đê ma qua đo hoc cach xư sư sao cho co tinh co ly co thuy co chung. Đê rôi trươc thi con xư sư “bai ban” va vung vê nhưng đên sau thi tư nhiên va đâu vao đo. Đai sư trong gia đinh, như quan, hôn, tang, tê, không phai la thư cơ hôi cân thiêt đo.
Trong dip đai sư gia đinh, chung tôi nhân công tac tư ngươi lơn (như chui nha, lau ban ghê, đanh bong lư hương, đi mua trâm tra vang bac, v.v.) va lâp đi lâp lai nhưng đông tac lê nghi (bôn layba vai, khân khưa...) ma chung tôi quan sat ơ ngươi lơn. Đo la môt vai tro thu đông va bang quang, ma đa la thu đông va bang quang thi không thê nao lich sư va lich lam đươc. Lich sư va lich lam thê nao đươc khi ma không biêt Cô Ha Thi Phong, giao sư Anh Văn, giao sư hương dân cua lơp minh săp lên xe hoa vê nha chông? Khi ma biêt rôi cung vây thôi, cung tinh bơ, không co đươc môt cư chi tâp thê gi (thiêp, qua, bo hoa...) đê chuc mưng Cô, đê Cô biêt răng toan ca lơp rât vui mưng? Khi ma đên luc Cô Liên (tưc Ba Pho) co lơi trach moc ca lơp vê sư sơ hơ đo, vân thêm môt lân nưa dưng dưng, như đang nghe chuyên vê môt ngươi nao đo ơ bên Phi Châu? Chơ đên bao giơ đây, dip nao đây mơi biêu lô tinh cam va sư kinh trong đôi vơi Cô Phong ma hoc sinh cua lơp Văn Chương—Anh Ngư ai ai cung co? Đơi đên khi “ngươi lơn” quyêt đinh rôi phân chia công tac? Sau nay cang nghi tơi nhưng chuyên nay tôi cang thây minh va ban hoc bung thi chưa tơi hai ba “bô chư” ma sao ngô nghê cu lân qua chưng. Nhưng đo la nhưng suy nghi vê sau, chư hôi đo thi chung tôi không y thưc đung mưc sư trâm trong cua cai ngô nghê va cu lân cua minh. Chung tôi
quan tâm hơn, lo lăng hơn vê chuyên lam sao nhôi nhet vao mây cai bô chư nay nhưng thông tin dư kiên văn chương khoa hoc nghê thuât tư bât cư nguôn côi nao trong tâm tay.

Nhơ Thư Viên Phong Thông Tin Hoa Ky
Đôi vơi môt hoc sinh trung hoc không đông xu dinh tui, thư viên cua Phong Thông Tin Hoa Ky
tai Thanh Phô Huê la nguôn côi trong tâm tay quan trong nhât vê nhưng thông tin dư kiên văn
chương khoa hoc nghê thuât.
Tôi nghe noi trương Quôc Hoc cung co môt thư viên, nhưng suôt ba năm liên tôi chưa khi nao
vao thư viên đo va cung không biêt no năm chô nao, nêu qua thưc trương co môt thư viên. Thơi buôi đo, khi nhăc đên chư thư viên tôi nghi ngay đên Phong Thông tin Hoa Ky. Đo la môt ngôi nha trêt hinh chư V quet vôi trăng đưng ơ goc đương Ly Thương Kiêt va Lê Thanh Tôn (nay la đương Ha Nôi) trông ra môt nga sau. Trong thơi Phap thuôc, ngôi nha nay la nha hang thưc phâm va lo banh mi Phap Chaffengeon. Tôi thăm viêng toa nha nay môi tuân it nhât môt lân, lăm khi vi oc đoi va môt đôi khi vi bung đoi. Lân nao tơi thăm rôi thi khi ra vê tôi đêu cam thây no nê. Tôi đên thư viên Phong Thông Tin Hoa Ky đê “nhiǹ” vao nươc My, đê tim biêt chuyên gi đang xay ra trong thê gian bên ngoai nươc Viêt Nam, va đê tim toi vê nghê thuât nươc My. Nhưng hoat đông nhin tim đo diên ra trong môt ngôi nha mat me sach se, nhơ sư hương dân tân tinh cua cac nhân viên thư viên, ma đang mên nhât la Ông Bosco, môt ngươi Viêt săc diên hông hao, phong thai hoa nha vui ve.
Qua nhưng tap chi nhiêu hinh hơn la chư tôi đa thây đươc măt mui, ao quân, nha cưa, xe cô, hang quan, va sinh hoat hăng ngay tư hêt đia phương nay đên đia phương khac trong nươc My. Nhưng điêu “nhin” nay sông đông hơn va thưc hơn nhưng cai gi tôi đa “hoc” đươc vê nươc My trong cac sach giao khoa Anh Ngư do ngươi My soan. Tap chi tôi đoc thương xuyên nhât la Arizona Highways ma nôi dung luc nao cung đây hinh anh sa mac, bui xương rông, trong vung đât hoang thi xe 4x4 chay tung bui, va ngoai đương lô thênh thang thi mây chang “cao bôi” thư thiêt hung dung trên cac con tuân ma thân nâu tuyên đuôi dai vang ong anh.
Tôi đoc cac tap chi thơi sư,̣ như Time va Life, theo kiêu “mo mâm”. Bai tương thuât hay phong sư dai môt trăm chư thi biêt đâu đươc ba chuc chư, bay chuc chư con lai thi đoan mo. Lây nôi dung cua bai ma phong chưng y nghia cua nhưng chư “kho”. Đoc xong vê nha nhơ mang man đươc chư “kho” nao thi lây tư điên ra tra nghia va cach phat âm. Dân da, môi tuân biêt thêm đươc chưng ba chư mơi. Luc đo thi không y thưc đươc, nhưng đoc riêt cac tap chi thơi sư My tôi đâm ra thich nhưng câu văn, Anh cung như Viêt, thiêt ngăn gon va trưc tiêp, va bưc minh vơi nhưng câu hai ba mênh đê chong cheo nhau.
Đoc cac tap chi thơi sư, tôi biêt đươc nhiêu chuyên “lâm câm” bên My ma chăc kê lai ban be
chăng ai muôn nghe. Vi thê biêt ma chi đê bung. Như chuyên Tony Boyle chu tich nghiêp đoan
thơ mo thuê ngươi am sat đôi thu chinh tri Jock Yablonski, hay chuyên William Buckley Jr. môt
sinh viên tai đai hoc Yale viêt cuôn “God and Man at Yale” đê đa kich thai đô vô thân cua thây
ban trong trương. Hoa ra Xư My thi tôi biêt ro dây mơ rê ma ma con ngươi va đât đai cua quê
nôi Triêu Phong Quang Tri thi hoan toan mu tit, dâu răng ca hai nơi nây tôi chưa lân nao đăt chân tơi.
Thu vi nhât trong thư viên cua Phong Thông Tin Hoa Ky la cac sach vê nghê thuât. Cuôn tư điên Larousse cua tôi tuy co nhiêu hinh tranh, điêu khăc, va kiên truc, nhưng hinh thi phân lơn đen trăng, nho ti xiu, va tâp trung vao nghê thuât cô Châu Âu. Găp lai nhưng hinh tranh, điêu khăc va kiên truc nay trong mây cuôn sach khô lơn nhiêu mâu thi chăng khac gi mơi găp lân đâu. Chi tiêt mơi, mâu săc mơi, nêu trươc năm như dep lep trong không gian hai chiêu thi nay như mang thêm chiêu sâu. Quan trong hơn thê nưa, nhưng cuôn sach nay cho tôi thây cai sô lương không lô va chât lương thiên hinh van trang xuât phat tư tri tương tương sang tao cua ngươi My. Nhưng cuôn sach đo không đinh nghia “đep” la cai gi, nhưng tôi tư y kêt luân răng my thuât không nhât thiêt phai la vê cai “đep”, va “đep” không nhât thiêt phai la mum mim, mau me, rưc rơ, hoanh trang như công trinh cua Michelangelo, Rubens, hay Tintoretto ma tôi đa băt găp trong cuôn Larousse.
Tôi đa thưc sư xuc đông bơi cai đep trong tranh thiên nhiên cua Georgia O’Keeffe, trong điêu
khăc di đông cua Alexander Calder, trong kiên truc phan qui ươc cua Frank Lloyd Wright. (Sau
nay tai nươc My, khi đưng trươc hay bên trong nhưng công trinh nghê thuât nay, tôi co cam
tương như đang chuyên tro vơi nhưng ngươi ban cô tri bao lâu xa cach.)
Đoi oc thi đên thư viên cua Phong Thông Tin Hoa Ky. Đoi bung thi đên lo banh mi năm trong
môt goc sau lưng thư viên. Măc du hiêu banh nay năm trong môt xo lup xup, không bao giơ co
bong môt ông tây “mui lo” nao, va chưa bao giơ no đươc xac đinh la “hâu duê” cua Chaffengeon ngay xưa, chung tôi vân co thoi quen goi no la hiêu banh mi Chaffengeon. Co thê răng hiêu banh san xuât đươc nhiêu măt hang, nhưng chung tôi đên đo la chi đê mua đôc nhât môt thư: Pâte chaud. Ngay trong thơi gian đo, tôi không thê khăng đinh răng pâte chaud cua Chaffengeon rât ngon. Tôi cung chăng biêt banh lam băng dâu gi, thit gi. Nhưng tôi biêt chăc răng tôi co đươc cai cam giac phơi phơi cua môt ngươi vưa thưc hiên đươc môt công trinh đang kê gi đo, môi khi tôi danh dum đươc đu tiên để theo anh Nguyên Đưc Hoa, ban cung lơp cung xom giêng, hay hai anh Nguyên Văn Đinh va Đoan Tư, đap xe đap đên hiêu mua môt cai pâte chaud. Mai mai sau nay, tôi không bao giơ so sanh pâte chaud do thân nhân, ban be, hay cac hiêu khac lam, vơi pâte chaud cua Chaffengeon. Tôi biêt không thê va không nên so sanh cai banh vơi môt ky niêm. Tôi đa viêt vê ba điêu tôi muôn nhơ: Thây Khanh, sư ngô nghê cua hoc sinh lơp Văn Chương—Anh Ngư, va thư viên cua Phong Thông Tin Hoa Ky. Tôi muôn quên đi giơ hoc đâu tiên vơi Thây
Hoang Phu Ngoc Tương va chuyên hoc sinh nem đa săn lung giao sư sau cuôc đao chanh
1/11/63. Ma đa muôn quên đi thi không thê nao muôn viêt đươc. Tôi danh hai đê tai nay cho
nhưng ngươi đa trai qua nhưng sư viêc nay va vân muôn nhơ. Tôi chơ đơi va se đoc ngâu nghiên
nhưng giong hôi ky cua ho.


Nguyên Quôc Lâp: Sau Quôc Hoc, du hoc New Zealand; day kinh tê chinh tri tai đai hoc
Wellington, Huê va Đa Lat; sau 30/4/75, hoc tâp cai tao 7 năm; vươt biên, tôt nghiêp Ph.D. vê
kinh tê tai đai hoc Rutgers (New Jersey); day ơ Rutgers 3 năm; hiên lam viêc trong môt công ty
tai chinh ơ Washington, DC.
 

No comments:

Post a Comment