ĐOÀN DỰ * PHAN LẠC TUYÊN
Tình Yêu-Tình Cha Con - Đạo Đức Của Người Cộng Sản Phan Lạc Tuyên
ĐOÀN DỰ ghi chép
THUA QUÝ BẠN, như quý bạn đã biết, Đoàn
Dự tôi thuờng tránh, không thích nói tới bất cứ cái gì có dính dáng
tới chính trị. Bởi vì, ở truờng hợp tôi rất khó, hễ nói sơ xuất, bên ấy
không bằng lòng cũng chết, bên này không bằng lòng cũng chết, chẳng
thà đừng nói còn hơn. Thế nhưng tôi lại thích kể với quý bạn những chuyện có thật. Mà, những chuyện có thật thì các nhân vật của nó cũng có thật, tránh sao cho khỏi đụng chạm? Tôi lấy ví dụ, câu chuyện tình yêu của cô gái Kampuchia này, cô ta có thật, nguời cô ta yêu là “ông thầy” Phan Lạc Tuyên cũng có thật.
Muốn nói thật về Phan Lạc Tuyên rất khó, dễ bị chuyện này chuyện khác như chơi. Tôi đa định lờ đi, nói sơ sơ thôi. Nhưng đã kể chuyện thì phải có đầu
có cuối. Thôi thì tôi…uống thuốc liều, cứ kể thật rõ về ông Phan Lạc
Tuyên với mối tình của cô gái Kampuchia Trinh Mây rồi ai muốn nghĩ
sao thì nghĩ, nếu tôi trình bầy có điều gì khiến bên này hay bên ấy không bằng lòng, xin hãy thông cảm cho tôi là được. Bây giờ tôi xin bắt đầu…
Thân thế Phan Lạc Tuyên
Phan Lạc Tuyên sinh năm 1928, là hậu duệ đới thứ 13 của họ Phan cự phách ở làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây. Năm 1951, đang học dở dang trường Luật tại Hà Nội, Phan Lạc Tuyên được gọi vào danh sách đào tạo Sĩ quan trừ bị khoá 1 của Quân đội Quốc gia Việt Nam (lúc này đang chiến tranh Việt-Pháp, QGVN dưới quyền Pháp và Quốc trưởng BảoĐại), chung khoá với một loạt những vị sau này sẽ là các tướng lãnh tên tuổi của quân đội VNCH, như Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Xuân Vinh, Nguyễn Đức Thắng, Bùi Đinh Đạm, Nguyễn Bảo Trị, Chung Tấn Cang, Lê Nguyên Khang…vv.
Tới đầu năm 1960, do BS Trần Kim Tuyến giới thiệu, Phan Lạc Tuyên được Tổng thống Ngô Đình Diệm cho mời vào trong dinh với ý định “coi mặt” để cử
giữ chức Tiểu khu trướng kiêm Tỉnh trưởng tỉnh Bình Dương chỉ mới có
nguời tạm quyền. Nhiều người nói rằng do thấy Phan Lạc Tuyên mắt lé
(sự thực là chỉ hơi lưỡng nhãn bất đồng thôi chứ không đến nỗi lé), ông Diệmcho rằng nguời mắt lé tính không trung thực nên đổi ý. Nhưng cũng có người nói chính Phan Lạc Tuyên từ chối chức vụ tỉnh trưởng do ghét chế độ Ngô Đình Diệm. Thay vào đó, ông Diệm chỉ định Tuyên làm Chỉ huy phó Liên đoàn Biệt động quân, một binh chúng vừa mới thành lập, con cưng của chế độ, dưới quyền của Thiếu tá Chi huy trưởng Lữ Đinh Sơn. Doanh trại của Liên đoàn đóng tại Sa Mát gần biên giới Campuchia, thuộc tỉnh Tây Ninh.
Vào lúc 0 giờ ngày 11-11-1960, tại doanh trại ở biên giới, Đại úy Chỉ huy phó Phan Lạc Tuyên ra lệnh cho thuộc hạ bắt giữ Thiếu tá Chỉ huy trưởng Lữ Đinh Son, giành quyền kiểm soát toàn bộ 12 đại đội của Liên đoàn Biệt động quân, chỉ để 2 đại đội ở lại tiếp tục làm nhiệm vụ canh phòng, còn Phan Lạc Tuyên thì chỉ huy 10 đại đội và 12 khẩu đại bác từ Tây Ninh kéo về Sài Gòn, cùng Đại tá Nguyễn Chánh Thi, Chỉ huy truởng Lữ đoàn Nhảy dù, và Trung tá Vương Văn Đông, giảng viên Truờng Đại học Quân sự, tiến hành đảo chính TT Ngô Đinh Diệm, một vị Tổng thống cũng có phần nào giống như các ông, rất nặng tinh thần quốc gia dân tộc.
Tuy cùng mưu đồ đại sự nhưng ba người khởi xướng lại không đồng nhất với nhau cả về mục đích lẫn phương pháp.
1- Nguyễn Chánh Thi thì quá lỗ mãng, võ biền, chỉ muốn gây binh biến để loại bỏ một số bộ phận mà ông ta ghét cay ghét đắng trong chính phủ và quân đội. Ý thức chính trị của Nguyễn Chánh Thi rất mù mờ.
2- Vương Văn Đông thì ngược lại, tuy không có lấy một người lính thuộc quyền làm thực lực nhưng lại quá nhiều mưu mô và tham vọng chính trị. Ông ta đang thậm thụt liên lạc với một số những tay Phòng Nhì Pháp cũ như Quách Sến, Nhữ Đinh Lan lưu vong tại Campuchia (lúc ấy thuờng gọi là Căm-Bốt, hoặc Cao Miên theo tiếng Việt). Đầu óc thân Pháp của Vương Văn Đông vẫn còn nặng nề, mơ tưởng tái lập ảnh hưởng chính trị của Pháp trên đất miền Nam.
3-Phan Lạc Tuyên thì thừa nhiệt tình, thực tâm muốn chấm dứt quyền lực của một chế độ mà ông ta phật ý, song cũng chưa hình dung ra được sẽ thay chế độ đó bằng cái gì.
Cả 3 vị lãnh đạo cuộc đảo chính đều không có chút ý thức nào về việc “chăm dân, trị quốc” nếu lật đổ được anh em ông Diệm .
Lẽ
ra cuộc binh biến chỉ nổ ra sau 0 giờ ngày 12-11-1960, chậm hơn so
với thực tế một ngày. Nhưng vì không có quân trong tay, sợ mất vai trò
lãnh đạo sau khi đảo chánh thành công, do đóVương Văn Đông cố tình phát động binh biến truớc 24 giờ, sau đó mới báo cho Nguyễn Chánh Thi biết để đặt kẻ đồng mưu trước việc đã rồi. Mục đích của Đông là tạo cơ hội để giành quyền bầy binh khiển tướng, tự nâng cao vai trò của mình.
Vì bị động nên các đơn vị tham gia đảo chánh thi hành không đồng bộ. Mãi đến trưa ngày 11-11, mục tiêu quan trọng nhất là Dinh Độc
Lập (dinh cũ, chưa bị hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử bỏ
bom năm 1962) vẫn chưa bị chiếm. Bên trong hàng rào Dinh Độc Lập, sức kháng cự của Lữ đoàn liên minh phòng vệ tổng thống phủ vẫn còn rất mạnh.
Từ sân Bộ Tổng tham mưu, 12 khẩu đại bác 105 ly của Phan Lạc Tuyên đã nhắm hướng Dinh Độc Lập, lấy sẵn tọa độ, sẵn sàng trút sấm sét giã nát lực lượng phòng thủ trong Dinh nếu Đại tá Nguyễn Chánh Thi ra lệnh. Nhưng miệng lưỡi khôn ngoan của Trung tá Đông đã thuyết phục được Thi bãi bỏ lệnh xạ kích, vì: “Tổng thống đã xin điều đình, ta phải tin”. Thay vào đó, hai ông Thi và Đông
quay sang chuẩn bị họp báo, ra tuyên ngôn…cùng các “chính khách” Phan
QuangĐán, Phan Khắc Sửu, Luật sư Hoàng Cơ Thuỵ, Linh mục Hồ Văn
Vui... nên bỏ lỡ cơ hội.
Bằng hệ thống điện đài cực mạnh trong Dinh Độc Lập, Tổng thống Ngô Đình Diệm có thời giờ liên lạc, gọi các tuớng lãnh trung thành đem quân về tiếp cứu. Trong khi các ông Thi, Đông, Tuyên tin tưởng vào lời hứa đầu hàng của Tổng thống, vẫn loay hoay thương thuyết cả ngày trời với ông Võ Văn Hải, bí thư riêng của ông Diệm về cách thức chuyển giao quyền lực tại Bộ Tổng tham mưu, hai ông Diệm, Nhu sẽ lưu vong ra sao..vv.., thì khuya ngày 11-11, ba bề bốn bên, quân “cứu giá” đã ùn ùn kéo về Sài Gòn.
1- Sư đoàn 7 của Tướng Huỳnh Văn Cao từ Biên Hoà vào.
2- Sư đoàn 13 của Đại tá Trần Thiện Khiêm từ Mỹ Tho lên.
3- Sư đoàn 5 của Đại tá Nguyễn Văn Thiệu từ Bảo Lộc xuống...
Trong nội đô, một loạt các đơn vị khác như Lữ đoàn Thiết giáp của tướng Lê Nguyên Khang từ Gò Vấp, lực luợng hải quân của đề đốc Chung Tấn Cang ở Bến Bạch Đằng cũng đang rục rịch tấn công vào cạnh sườn quân đảo chính.
Hành sự như một tay tập sự, ông Nguyễn Chánh Thi phạm thêm một sai lầm khác là không cho quân đảo chánh chiếm Đai Phát thanh, cắt dây điện thoại. Đúng 1 giờ trưa ngày 12-11, đài công khai phát lời hiệu triệu của Tổng thống Diệm, tiếp tục kêu gọi các đơn vị đưa quân về Sài Gòn dẹp loạn.
Biết thất bại đã gần kề, hai ông Nguyễn Chánh Thi và Vương Văn Đông cho bắt Trung tướng Tư lệnh Biệt khu Thủ đô Thái Quang Hoàng, ném lên xe Jeep, phóng ra phi trường Tân Sơn Nhất, đẩy lên một chiếc máy bay DC4, ép buộc Đại uý Phan Phụng Tiên phải cầm lái rồi bay thẳng sang Phnôm Pênh xin tị nạn chính trị.
Về phần Đại uý Phan Lạc Tuyên, mới đầu Tuyên định liều mạng đánh một trận cuối cùng. Nhưng một số sĩ quan thuộc quyền xúm vào can ngăn khiến ông thay đổi ý định. Cùng với Trung úy Ân, Hạ si Thúc và một người lính, vị đại uý đảo chánh bất thành này dùng xe Jeep chạy về Tây Ninh.
Tại cửa khẩu Sa Mát phía bên Việt Nam, Phan Lạc Tuyên đưa thẻ Chỉ huy phó Biệt Động Quân,đánh lừa cho những người lính gác sơ hở, giúp Hạ sĩ Thúc có cơ hội vọt lên, tung gãy chiếc barrière chắn đường, phóng chiếc xe Jeep trên đó có 4 tay đào tẩu chạy thẳng sang đất Căm-Bốt, bắt đầu cuộc sống lưu vong.
Sau khi thẩm vấn, nhà chức trách Cao Miên đưa nhóm của Phan Lạc Tuyên về trại tị nạn Mônivông ở Phnôm Pênh. Hai ông Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông đào tẩu bằng máy bay đã tới trước, cũng ở trại này. Tuy nhiên, những mâu thuẫn sâu sắc về quan điểm và những bất mãn, đổ tội lẫn nhau khiến ba kẻ lãnh đạo đảo chánh tách riêng mỗi nguời một nơi, không thèm nhìn mặt nhau. Mỗi người trong số họ lại tiếp tục theo đuổi ý định riêng, có quan điểm chính trị riêng.
Nắm được tư tuởng lung lay, “lập trường không phải lập truờng” của Phan Lạc Tuyên và các đàn em này đã là “cựu” Biệt Động quân, CS bèn liên lạc, lôi kéo. Một cuộc gặp gỡ bí mật đã diễn ra tại toà soạn báo Trung Lập, một tờ báo do “Mặt trận Giải phóng miền Nam” thành lập, tại số 380 đường Mônivông. Ở đây, Phan Lạc Tuyên được
các ông Trần Văn Kiêm (chủ bút), Hai Lý (đại diện ban Binh vận Trung
ương Cục miền Nam) và Nguyễn Thế Thịnh (công nhân in) tiếpđón. Sau
buổi tiếp xúc, Phan Lạc Tuyên đã nhận lời giữ liên lạc với ban Binh vận Trung ương Cục.
Ít lâu sau, phía Campuchia tách những nguời tị nạn thành 3 nhóm, cho đi 3 trại khác nhau tuỳ theo tư tưởng chính trị của họ. Nhóm của Phan Lạc Tuyên và các đàn em cựu Biệt động quân ở trong trại Tung Miênchay, nguyên trước đây là một chuồng ngựa cũ của Pháp. Thông qua Sa Biêng, một lính gác người Miên gốc Việt, sách báo, tài liệu của CS đã được chuyển vào trong
trại cho nhóm của Tuyên. Từ sự thuyết phục của Phan Lạc Tuyên, các
Trung úy Ân, Trung uý Hồ Công Minh, Thiếu úy Thái Trần Trọng Nghiã, Hạ
sĩ Thúc và một số người khác đã đồng lòng cùng Tuyên theo về với “Mặt trận Giải phóng”.
Tháng 3 - 1962, tất cả mọi người tị nạn chính trị đều được phép ra khỏi trại, tự do kiếm việc làm trong thành phố Phnôm Pênh, chỉ mỗi tháng phải đến trình diện nhà chức trách địa phương một lần. Nhờ vốn tiếng Pháp và khả năng viết báo, Phan Lạc Tuyên xin được một chân trong ban biên tập tờ La Dépêche Du Cambodge (Điện Báo Campuchia) do Châu Seng, Bộ trưởng Thông tin sáng lập.
Biết tính nết ngang ngược, coi trời bằng vung của Phan Lạc Tuyên, ông Bộ trưởng kiêm Chủ bút luôn luôn nhắc nhở: “Viết gì cũng được nhưng đừng có quá khích. Ông Diệm cho mật vụ qua ném lựu đạn vô toà soạn thì chết đấy”.
Phan Lạc Tuyên nguyên là một nhà thơ (bài Tình Quê Hương do Nhạc sĩ Đan
Thọ phổ nhạc từ năm 1953 hết sức nổi tiếng, ai cũng thuộc lòng vài
câu:”Anh về qua xóm nhỏ. Em chờ dưới bóng dừa. Nắng chiều lên mái tóc.
Tình quê hương đơn sơ…”).
Nhờ sự giới thiệu của ông Châu Seng, ít lâu sau, Phan tạc Tuyên vừa làm báo vừa được
mời dạy môn Văn chương Pháp tại Lycée Anna Kout do Hoàng thân Virya,
cậu ruột của ông hoàng Shihanouk làm Hiệu trưởng. Từ đó, một nữ sinh học trò của Tuyên, thuộc một gia đinh quý phái, có cảm tình với “thầy”…
Cô gái Campuchia
(Hình 2: hình Kathy Trinh Mây)
Tên nàng là Katherin Trinh Mây, thường gọi là Kathy, nữ sinh năm cuối trung học. Mẹ gốc Hoa lai Việt. Bố là người Campuchia hiện đang giữ chức Giám đốc Sở Y tế Thủ đô Phnôm Pênh. Kathy thừa hưởng được cả nét duyên dáng của mẹ lẫn sự thông minh, học thức của bố. Ngay chính bản thân cô cũng thành thạo 5 ngôn ngữ: Việt, Anh, Hoa, Pháp, Miên. Ngoài ra, Kathy lại là hoa khôi của trường Anna Kout.
Xuất thân quý phái, được cưng chiều và ưa mơ mộng, Kathy tỏ ra đặc biệt quan tâm đến
“người hùng sa cơ lỡ bước” Việt Nam của mình. “Thầy” giỏi tiếng Pháp,
lại là nhà thơ, những giờ dạy văn chương lãng mạn Pháp đã gieo vào lòng cô gái thông minh không thua gì thầy những giấc mơ bay bổng.
Thật ra, lúc ấy tuy mới 33 tuổi – cái tuổi các cô gái rất thích – nhưng Phan Lạc Tuyên đã có
một người vợ chính thức cưới từ năm 1953 ở ngoài Bắc và có 3 con gái
với bà này (Phuong Lan, Bạch Tuyết, Hoàng Yến). Sau khi vào Nam, là
trung uý QĐVNCH, ông lấy thêm một bà khác tên Bùi Thị Nga, giáo viên tiểu học và có với bà này 2 con, 1 trai 1 gái (Phan Quốc Hung, Phan Thị Hoài Hà), tất cả đều sống ở khu Ông Tạ. (Trước năm 75, bà Bùi Thị Nga bị bệnh tâm thần,được đưa vào Dưỡng trí viện Biên Hoà, nay đã qua đời). Kathy không cần biết đến những chuyện đó, cô không cần hỏi ông “thầy” đã có vợ con hay chưa.
“Thầy” ở một mình trong căn gác trọ. Thỉnh thoảng Kathy lại mượn cớ đến nhờ thầy giảng giùm một đoạn văn Pháp, giải thích giúp một vài thành ngữ khó, sau đó cô giúp thầy thu dọn nhà cửa, giặt ủi quần áo, những công việc mà ở nhà chẳng bao giờ cô phải mó tay vào.
Còn khi đi học, Kathy thường làm như tình cờ, lái chiếc xe hơi riêng của mình đi qua nhà thầy để“thầy” đi nhờ. Mỗi lần như thế cô thường nhường tay lái cho thầy còn mình thì ngồi bên cạnh. Những ngày nghỉ lễ cô hay mời thầy đến nhà mình ở số 17 đuờng Yukanthor, ở chơi ăn cơm, chuyện trò với cha mẹ.
Ông Giám đốc Sở Y tế Phnôm Pênh cha của Kathy vốn là nguời có quốc tịch Pháp nên ghét ông Diệm. Phan Lạc Tuyên chống ông Diệm, điều này khiến ông càng quý mến “Mr. Le professeur Tuyên” hơn.
Kathy đã được Tuyên tâm sự về việc theo CS, cô cho biết cô sẵn sàng từ bỏ đời sống nhung lụa để đi theo “thầy” đến bất cứ nơi nào, kể cả sang Việt Nam mà cô chỉ nghe nói chứ chưa hề biết.
Tháng 7 năm 1963, Kathy đã thi đậu vào Đại học Y khoa Phnôm Pênh, nhóm cựu Biệt động quân Tuyên, Ân, Thúc, Minh… nhận được chỉ thị của Trung ương Cục ra lệnh rời đất Campuchia để về miền Nam nhận công tác do “Mặt Trận” giao phó.
Chuyến đi phải tuyệt đối giữ bí mật, không được tiết lộ ngay cả với những người thân thiết nhất, bởi vì lúc ấy chính phủ Nam Vang đang nghiêm cấm các hoạt động
chính trị, hễ lộ ra là sẽ bị kẹt lại. Phan Lạc Tuyên mới theo về với
“cách mạng”, muốn lập công nên càng ra sức giữ gìn hơn. Ông lặng lẽ
dứt áo ra đi, không tiết lộ cho Katherin được biết. Kỷ niệm duy nhất mà ông đem theo là tấm hình Kathy chụp nghiêng, gương mặt xinh xắn, tươi cười (xin xem hình).
Sang tới căn cứ ở Tây Ninh, mọi người được phân tán ra, sau đó Phan Lạc Tuyên nhận được chỉ thị theo giao liên vượt Trường Sơn, ra Bắc, tham gia các hoạt động binh vận miền Nam, hô hào giải phóng.
Năm 1971, Ba Lan cho học bổng, không mấy người đi vì họ ít biết tiếng Pháp hoặc tiếng Ba Lan (Ba Lan không nói tiếng Nga), Phan Lạc Tuyên bèn xin đi.
Sau 3 năm ở Ba Lan và đã trở về Hà Nội được hơn 1 năm, tới ngày “giải phóng” 30-4-1975, Phan Lạc Tuyên tự động vào Sài Gòn rất sớm,
không có phân phối công tác của cơ quan nào cả và ở luôn trong Nam,
phất phơ bằng nghề dạy Phật học tại các chùa, không có cơ quan công tác
chính thức. (PL Tuyên không được vào đảng).
Trong thời gian ở trong Nam, Phan Lạc Tuyên có biết đôi chút tin tức về Kathrin, người con gái Campuchia thông minh và giàu tình cảm đó: Sau khi Tuyên đi, Katherin thương nhớ, chờ đợi. Tuyên vẫn bặt tin. Đợi chờ không nổi, cô được cha mẹ cho sang Pháp du học, tốt nghiệp bác si Y khoa tại Pháp rồi lấy chồng nguời Pháp gốc Campuchia cũng là bác sĩ. Tin tức đến với Tuyên chỉ có bấy nhiêu, không hơn.
Sự thật, đối với Phan Lạc Tuyên, Katherin chỉ như một kỷ niệm đẹp vậy thôi. Bởi vì như trên đã nói, trước khi di cư vào Nam Tuyên đã có một người vợ và có với bà này 3 con. Rồi trong khi còn là sĩ quan QĐVNCH, tuy có vợ đấy nhưng Tuyên lấy thêm bà Bùi Thị Nga và có với bà này 2 con. Ra ngoài Bắc, Tuyên lấy bà Đỗ Thị Hồng Phấn, cán bộ y tế (y tá trong cơ quan nhà nuớc), có thêm 2 con với bà này, ấy là chưa kể các mối tình “lặt vặt” khác.
Ta hãy nghe lời bà Hồng Phấn nói với Tuyên khi, sau 30-4-75, Tuyên muốn bà đi với mình vào trong Nam: “Tôi khổ quá ông Tuyên ơi! Ông là cái thứ tiểu tư sản, lại ngụy quân cũ! Đảng muốn tôi lấy ông để cảm hoá ông. Nào ngờ ông vẫn tính dê như quỷ, đi đến đâu là dính đàn bà đến đấy. Mà bây giờ lại có 2 vợ trong ấy rồi, cả một đống con. Tôi theo ông vào Nam tôi xấu hổ với bạn bè tôi lắm. Bạn tôi đứa nào lấy chồng tập kết ra Bắc bây giờ gia đình trong Nam viết thư ra cũng nhà cao cửa rộng chờ đón! Thôi tôi bỏ ông, tôi ở lại Hà Nội!”. (Theo lời kể của bà Thu Khanh, cô giáo, vợ của Cố Thi sĩ Đại uý QLVNCH Phan Lạc Giang Đông em ruột Phan Lạc Tuyên, đi cải tạo 13 năm rưỡi, sang Mỹ năm 1994 theo diện HO, mất năm 2001 tại Mỹ). Như vậy chúng ta thấy tình yêu của Phan Lạc Tuyên đối với cô gái Campuchia chưa chắc đã phải là một mối tình tha thiết như cô đối với ông.
Năm 1980, sau khi đã định
cư lâu dài ở phường 18, quận Tân Bình, Sài Gòn, một hôm Phan Lạc
Tuyên tình cờ gặp một phụ nữ người Hoa cùng ở cùng phường, cho biết bà
là bà con với bên nhà chồng của người chị cả của cô gái Campuchia tên
Trinh Mây. Người chị cả này hiện ở Gò Vấp, sắp đi với chồng sang Pháp. Phan Lạc Tuyên giật mình ngạc nhiên, bèn xin địa chỉ rồi lên Gò Vấp tìm kiếm. Cuối cùng Tuyên đã gặp được bà chị cả đó. Cũng may, chỉ hai bữa nữa bà sẽ lên máy bay sang Pháp.
Người chị tiếp đải
Tuyên rất tử tế. Bà vừa chậm nuớc mắt vừa sụt sùi khóc và kể cho
Tuyên nghe bằng thứ tiếng ngòng ngọng của nguời Campuchia nói tiếng
Việt nhưng rất rành rẽ nghe tiếng Việt…
Sau khi Tuyên đi, Katherin đến căn gác trọ. Cô thấy vắng tanh và không hiểu tại sao anh ra đi như vậy mà không một lời từ giã. Nhưng cô không trách anh vì đoán phải có lý do nào đó quan trọng nên anh mới giữ bí mật đến thế. Dù đau đớn, cô vẫn tin sẽ có ngày anh trở lại. Cô khóc một mình rồi nhặt nhạnh các giấy tờ, khung ảnh mà anh để lại, đem về cất giữ, nâng niu như những kỷ vật.
Cô học hết năm thứ 3 Đại học Y khoa Phnôm Pênh thì được cha mẹ cho sang Pháp du học, tiếp tục ngành Y. Đến tháng 2 năm 1965, báo chí đảng Cộng sản Pháp đăng tin Hội nghị Nhân dân Đông Dương sẽ đuợc tổ chức tại thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia. Cô mừng như bắt được vàng khi coi danh sách đoàn đại
biểu MTGPMN tham dự hội nghị có tên Phan Lạc Tuyên. Ngay lập tức cô
gác việc học sang một bên, mua vé máy bay bay về Phnôm Pênh với hy
vọng gặp được ông “thầy” mà cô yêu thương tha thiết.
Suốt mấy hôm liền, sáng nào Kathy cũng ôm một bó hoa tươi đứng chờ bên lề đường trước cổng của nơi diễn ra hội nghị. Nhưng nguyên tắc của các đoàn đại biểu hết sức nghiêm ngặt. Mỗi sáng, xe đến đón tận cửa khách sạn nơi các đại biểu ở. Đưa đến hội nghị xe cũng đậu sát bậc thềm trước phòng tiền sảnh. Khi trả các đại biểu về khách sạn cũng vậy, hết sức kỷ luật. Ngoài ra, các đại biểu – nhất là đoàn Việt Nam - tuyệt đối không được quyền có bất cứ một cuộc tiếp xúc riêng tư nào khác. Do đó, Kathy không gặp được Phan Lạc Tuyên, cô chán nản trở lại Pháp.
Sau khi đã tốt nghiệp bác sĩ y khoa, tuổi cũng đã lớn, không thể chờ đợi được nữa, Kathy lập gia đình với một bạn đồng nghiệp cùng quốc tịch Pháp gốc Campuchia nhưng đã ra trường trước nàng nhiều năm và đã đậu xong tiến sĩ y khoa. Nhân cha của Katherin làm giám đốc Sở Y tế Phnôm Pênh nay đà hưu trí, hai người bàn nhau trở về Campuchia, làm bác sĩ giải phẫu trong Bệnh viện Pnôm Pênh. Họ sinh đuợc một con gái.
Tháng 4-1975, Khmer Đỏ tiến vào “giải phóng” Phnôm Pênh. Dân chúng vui mừng hớn hở đem biểu ngữ, cờ quạt ra đón. Nhưng chỉ 3 hôm sau, Pôn Pốt theo lệnh của Trung Quốc, đuổi hết dân chúng ra khỏi thành phố và bắt đầu tiêu diệt. Họ giết dân bằng súng ống, xẻng cuốc hay bất cứ cái gì mà họ có thể đập vỡ sọ được. Gia đinh Katherin Trinh Mây đều chết hết trong nạn diệt chủng tàn bạo và ngu xuẩn đó, kể cả đứa con gái mới lên 2 tuổi của vợ chồng Trinh Mây. Chỉ riêng bà chị cả – tức người đang nói chuyện với Phan Lạc Tuyên – là sống sót. Bà lấy chồng người Hoa, gia đình nhà chồng làm nghề buôn bán ở bên Việt Nam, lúc ấy bà đang ở Việt Nam nên thoát chết. Bà không ngờ có dịp được kể lại mọi chuyện với Phan Lạc Tuyên, người mà bà biết là em gái bà đã yêu thương tha thiết. Lúc ấy, năm 1980, Tuyên 52 tuổi.
Bà Thu Khanh kể về Phan Lạc Tuyên
Cũng như Phan Lạc Giang Đông (tên thật, không phải bút hiệu), Phan Lạc Tuyên là một nhà thơ. Tâm hồn các nhà thơ thì thường phóng khoáng, rất đẹp. Nhưng riêng Phan Lạc Tuyên, không phóng khoáng, không đẹp. Chúng ta hãy nghe bà Thu Khanh, vợ của Phan Lạc Giang Đông, tức em dâu Phan Lạc Tuyên, nhà ở khu Ông Tạ, hiện nay đang ở bên Mỹ, thuật lại trên Internet những ngày đầu trở về của anh ruột chồng:
“Vào
tháng 8 năm 1975 - nghiã là sau 30/4/75 ít tháng thì nguời anh chồng
tôi là Phan Lạc Tuyên trở về Sài Gòn. Tuyên mặc quần áo bộ đội, đi dép râu, đội nón cối, vai đeo ba lô, tay dắt đứa con trai nhỏ 6 tuổi tên là Phan Đỗ Trí (con của vợ lấy ở ngoài Bắc ).
Hôm đó bố chồng tôi đã được báo trước nên cụ ngồi ở nhà cả ngày để chờ.
Quả thật làm cha mẹ ai mà không mừng rỡ khi con cái xa cách bao nhiêu
năm nay trở về, nên tâm sự cha chồng tôi cũng thế. Cụ rưng rưng lệ,
ôm lấy PL Tuyên và ôm đứa cháu nội nay mới 6 tuổi.
Kế đó là chú Tùng, người chú rể, nhà ở đối
diện với cổng nhà tôi ở khu Ông Tạ. Chú nghe thấy tiếng reo mừng nên
chạy qua, ôm lấy PL Tuyên mà hôn thắm thiết vào hai bên má. Tôi rất ngạc nhiên vì chú hôn đúng mốt xã hội chủ nghia chiếu trên ti vi gần đây. Hiện chú đang được làm tổ trưởng dân phố.
Sau khi hàn huyên và dẫn Tuyên đi
thăm Bà trẻ (vợ kế của bố chồng tôi) ở Vuờn Soài, có cửa tiệm buôn
bán vàng bạc, và thăm một ông chú cũng ở Ông Tạ, nhà cao cửa rộng,
cũng có cửa tiệm buôn bán vàng bạc. Ăn cơm xong, bố chồng tôi bảo Phan Lạc Tuyên: “Đây là khu Công giáo, anh ở không được đâu, người ta ghét anh lắm. Anh đi với bố sang nhà chú Tư, bên ấy rộng rãi, sang trọng, có tiền có bạc, có người hầu hạ, bố con anh ăn uống đầy đủ và an ninh hơn”.
PL Tuyên suy nghĩ một lát rồi đứng lên đeo ba lô và dẫn con đi theo ông cụ.
Tới khoảng 10 giờ đêm bố chồng tôi mới trở về nhà, nét mặt cụ rất tươi vui….
Hơn một tháng tôi không gặp PL Tuyên trở lại. Bỗng một hôm, sáng sớm Chủ nhật, tôi được con gái của PL Tuyên đua mẩu giấy, trong đó PL Tuyên ghi: “Thím Giang, tôi mời thím đúng 9 giờ sáng nay phải đến nhà ông Tú Tài để có cuộc họp quan trọng. Thím phải đúng giờ và không được vắng mặt”.
Tôi rất ngạc nhiên nhưng cũng đến đúng giờ. Khi bước vào cửa, tôi được chỉ lên trên lầu.
Cái lầu 3 của nhà ông Tú Tài (em ruột cụ Phan Vọng Húc, bố chồng tôi), có một chiếc bàn dài, kê ghế hai bên. Mọi người đã đông đủ, một bên là cụ Phan Vọng Húc, Bà trẻ, đến
hai cô con gái Bà trẻ. Một bên là các con Phan Lạc Tuyên, gồm: Phan
Thị Phuong Lan , Phan Thị Bạch Tuyết , Phan Thị Hoài Hà, Phan Quốc
Hung. Có một chỗ trống ở đầu ghế dài này là chỗ giành cho tôi ngồi.
Hai đầu bàn thì chỉ có một cái ghế dựa trống. Còn Phan Lạc Tuyên đứng. Tôi buớc vào chỗ xong, quả thật tôi nín thở - Không hiểu điều gì sẽ xảy ra! Chắc chắn không phải là một cuộc họp mặt vui vẻ!
Dăm bảy phút trôi qua mà sao nghe lâu và nặng nề quá! Phút chờ đợi đã tới.
Ông Tú Tài đã từ lầu dưới đi lên, bước vào! Ông là chú của chồng tôi nên tôi chào: “Thưa chú!”, còn thì không ai chào cả!
Phan Lạc Tuyên tay kéo ghế dựa, chỉ ông Tu Tài: “Mời ông ngồi đây!” rồi lên tiếng ngay và nói liên tu:
“Thưa ông Tu Tài! Tôi xin lỗi, ông và tôi trong xã hội mới không ngồi chung một chiếu. Ông chiếu khác, tôi chiếu khác. Do đó hôm nay, sau một tháng mười ngày tôi và hai con tôi ăn ở tại nhà ông là để xác định rõ ràng chúng ta không thể ngồi cùng một chiếu! Vở kịch của chúng ta đến đây đã chấm dứt. Nay, truớc sự hiện diện của bố tôi: cụ Phan Vọng Húc, mẹ kế tôi và thím Giang Đông, tôi tuyên bố trả lại tiền ăn một tháng mười ngày - đúng theo tiêu chuẩn xã hội chủ nghia - là 15 kí gạo.Và tôi dọn ra khỏi nhà ông. Bạch Tuyết! Đem gạo ra đây trả cho ông Tu Tài!”.
Ông Tu nhìn túi gạo để ngay truớc mặt rồi nói:
“Thưa bác Sếp (bố chồng tôi trước 1954 làm trưởng phòng Địa Chánh nên mọi người gọi là cụ Sếp) và thưa anh Tuyên, chú nghĩ anh về là chú mừng và nhất là anh lại đậu
tiến sĩ về khoa khảo cổ, nên khi chú nghe tin bác Sếp và anh nói muốn
tạm thời ở nhà chú thì chú mừng rỡ nhận lời ngay. Chú cũng có ý muốn
gần anh để lúc rảnh sẽ trao đổi với anh đôi điều về sách vở, thơ phú. Nào ngờ vì lý do gì, anh giận chú mà bỏ đi đột ngột và trả chú 15 kí gạo thế này. Quả thật chú cũng chỉ thuê riêng một người để hầu hạ anh và hai cháu thôi chứ chú cũng biết trong xã hội mới đâu có quyền thuê người ở để hầu hạ mình như truớc.
Cách mạng về thì chú cũng chấp hành ngay mọi việc mà! Nay giá anh cho chú một cục đá khảo cổ để chú làm kỷ niệm chứ gạo thì tuy nhà ai cũng khó khăn nhưng chú còn lo được, còn cái tình chú cháu khó kiếm lại được!
Chú hiểu thân phận chú không cùng một chiếu với anh thì dù nhà nước
muốn xử thế nào chú cũng chấp nhận chứ không dám nhờ anh che chở. Kể cả
các em đi cải tạo cũng phó mặc cho số trời! Chưa bao giờ chú nói nhờ vả hoặc xin xỏ anh một điều gì cả”.
Ông Tu Tài nói xong, Phan Lạc Tuyên tuyên bố: “Giải tán!”. - Tất cả mọi người ra về”.
Đấy là đoạn mở màn, bây giờ chúng ta xem một đoạn khác của bà Thu Khanh:
“Sau ngày đánh tư sản thì tới ngày cho kê khai nhà cửa, ai diện nào bị đi kinh tế mới, ai được hợp thức hoá nhà và cho chuyển hộ khẩu...vv.
Tôi ở chung hộ khẩu với gia đinh nhà chồng từ khi lấy Giang Đông. Nay Tuyên muốn tôi phải tách hộ khẩu vì không muốn có trong hộ khẩu vợ con của một thằng em là sĩ quan ngụy đang đi cải tạo.
Tuyên mời bố chồng tôi ra làm việc. Đầu tiên, cụ được lệnh mở cái rương kê duới gầm bàn thờ. Tuyên lục lọi trong đó, bắt được lá đơn cụ viết gửi cho cảnh sát quận Tân Bình với nội dung nhờ cảnh sát đưa chị Bùi Thị Nga vào Duỡng trí viện Biên Hoà vì chị bị tâm thần, cứ gọi tên các vị lãnh đạo quốc gia ra mà chửi.
Đọc đơn đó Tuyên đã nổi sùng nhưng vẫn lục tiếp và lôi ra tấm hình cụ Húc chụp chung với hai nguời Mỹ. Hai người này vốn là cố vấn Văn hóa, xin chụp chung vì cụ là nhà nghiên cứu, có tên trong ban Tu Thu và Dịch thuật, đã được Giải thưởng Văn học - Dịch thuật với cuốn sách cụ dịch có tên “Phan Trần trá hôn”. Và Tuyên tiếp tục lôi ra một cái hộp đựng huy chương với lá cờ Vàng của VNCH, hình của Phó tổng thống Trần Văn Hương đang bắt tay và trao giải thưởng. Rồi hết, không còn gì khác.
Tuyên mặt đỏ phừng phừng, chỉ vào mặt bố chồng tôi, la:
“Ông là thằng phản động! Ông không xứng đáng vơi tôi một tí nào cả! Trong khi tôi đi kháng chiến thì ông ở nhà làm đơn cho cảnh sát bỏ tù vợ tôi - bỏ tù vợ một thằng Cộng sản! Đây là lá đơn chính chữ ông viết!”.
Cụ Húc phân bua :
“Vợ anh điên thật nhưng bắt vào trại tâm thần thì ở nhà không ai đưa đi được. Vì người điên khoẻ lắm, thầy phải làm đơn để cảnh sát họ đưa đi -Đi chữa bệnh chứ có đi tù đâu!”.
Tuyên giơ tấm hình:
“Cái này ông còn chối cãi được không? Ông liên lạc với CIA, chụp chung hình với CIA!”.
Cụ Húc giải thích:
“Thầy đâu có làm gì với CIA! Họ là cơ quan Văn hoá”.
“Hừ! Văn Hoá ! Ngành nào cũng là CIA hết! Này thì giải thưởng Văn Chương! Này thì huy chương! Này cờ quạt…”.
Tuyên ném các thứ xuống đất, lấy chân đi lên. Ông cụ lại nói gần như khóc:
“Thôi
anh à, dù sao thì thầy cũng chịu ơn của chính phủ miền Nam. Anh cho
phép thầy nhặt lá cờ lên, thắp một nén nhang rồi thầy giao nhà cửa cho
anh. Anh là con cả, trưởng tộc, thờ cúng tổ tiên kế thầy!”.
Cụ Húc lom khom nhặt lá cờ. Tuyên giật ngược lại dí xuống đất:
“Để cho ông thắp nhang thôi!”.
Thắp nhang và vái mấy vái xong, cụ hốt hoảng ra về Cống Bà Xếp, ở với người vợ sau cùng là Bà Tu Cao với đứa con gái nhỏ tên là Hải, cưới sau ngày bà mẹ ruột chồng tôi mất để hầu hạ cụ.
Hai gian nhà cụ Húc được khoá trái lại, giao chìa khoá cho Tuyên. Tuyên đề trước cửa: “Cấm mở! Cấm bọn phản động tụ họp cúng giỗ, ăn nhậu!”.
Một tuần sau ông cụ đau. Tôi lên Cống Bà Xếp thăm. Cụ không dậy được. Tôi hỏi cụ: “Thầy có làm sổ gia đình không? Con sẽ hợp thức nhà và xin tách hộ khẩu”.
Cụ nói:
“Thằng Tuyên nó không còn tính người. Hôm qua nó mời cậu lên và nó sai cô Tổng (em ruột cụ, cô của Giang Đông) nhổ nước miếng và chỉ vào mặt thầy, chửi: “Anh là đồ chó!”.
Tại nó muốn thầy phải xác nhận phần nhà thầy cho con là của thầy rồi
làm giấy tờ cho nó luôn, thầy trả lời thầy không thể làm như thế vì
không có nhà con sẽ phải đi kinh tế mới. Lúc Giang Đông về cũng phải đi kinh tế mới theo con. Bởi vậy nên thằng Tuyên tức, bắt cô Tổng nhổ vào mặt và chửi thầy!”.
Tôi nói:
“Cách đây ba bữa anh Tuyên cũng bảo con phải chửi thầy nhưng con không chửi. Con nói con là con nhà có giáo dục, hễ con mà chửi là bố mẹ con sẽ từ con ngay. Hơn nữa con là cô giáo, học trò ở khắp quanh đây, nếu con mất dạy như thế thì phụ huynh sẽ làm đơn đề nghị cho con nghỉ việc lập tức. Anh Tuyên bảo nếu vậy thì thằng Giang Đông cứ tiếp tục ở trong trại cải tạo. Ý anh ấy muốn thầy ghét con, không ký tên cho con nhà rồi anh ấy chiếm luôn”.
Ông cụ nói:
“Thôi con cứ về lo sang tên và làm hộ khẩu mới đi. Thầy không cho nó chiếm căn nhà thầy cho con đâu”.
Bà Thu Khanh còn viết nhiều nữa nhưng thôi, bấy nhiêu đủ rồi, tôi không trích thêm. Điều tôi muốn kể với quý bạn là năm 2008, Phan Lạc Tuyên 80 tuổi, ông lấy một cô nghe nói là sinh viên, chưa đầy 30 tuổi. Còn hiện nay, 2010, ông 82 tuổi, đang “tu” trong chùa Diệu Giác ở phường 13 quận Gò Vấp, chỗ đường No Trang Long giáp với đường Phan Văn Trị.
Quý bạn hỏi một nguời 80 tuổi, có tài gì mà lấy được một cô chưa tới 30 tuổi? Được quá đi ấy chứ! Phan Lạc Tuyên có nhiều nhà, ông ta bán đi, có vài trăm cây vàng trong túi thì muốn lấy người bao nhiêu tuổi mà chả được! Chỉ có điều, nếu bị cô ta móc hết tiền thì…đi ở chùa!http://www.thoibao.com/index.php?option=com_content&view=article&id=1092:qthi-sq-va-co-gai-kampuchea&catid=17:chuyen-ben-nha&Itemid=36
BƯU THIẾP VNCH
Ngoại
tôi vẫn thường nhắc đến chuyện ngày xưa..thật là xưa lúc bà chỉ có mấy
tuổi theo ông cố ông sơ đi tận vào cái xứ Xẻo Rô này để khai khẩn đất
hoang lập ruộng lập vườn , ngồi trên bộ ván phía sau hè ngoại chỉ tay
vào cái khoảnh rừng rậm phía sau nhà còn sót lại mấy đám dừa nước mọc
chen lẩn với mấy cây ô rô , cóc kèn ..bà nói là ngày xưa nơi đó là cái ổ
cọp..xa hơn nửa là đám rừng ngập nước cây bần cây tràm mọc chen lẩn
đan chằng chịt với nhau nơi đó vô số ổ ong nhưng dưới đất thì cũng đầy
cá sấu.
Mẹ tôi cũng lớn dần theo mảnh đất này..rồi bọn cọp dữ ..đám cá sấu cũng rút đi theo từng bứơc tiến của những con người khai phá đất hoang.
Postcard QUÊ NGOẠI gởi đi Canada ngày 18-6-1969 với 2 con tem Kỷ Niệm 50 năm ngày Quốc Tế Lao Động.
Con rạch nhỏ trước nhà ngoại cũng được đào lớn ra thành con kinh rộng rải chạy thẳng tấp nối liền với những khúc sông khác mang nứơc ngọt đầy phù sa đổ vào vùng đất ngập mặn này , ghe giang hồ bắt đầu cặp bến để trao đổi những sản vật từ thành thị lấy những món đồ quí nơi đây..mật ong..tôm cá.Bà con dân giang hồ sông nước sống hẳn trên chiếc thuyền rày đây mai đó buôn bán nhưng cũng không bao giờ quên được cái lể nghỉa đạo đức của ông bà..trên chiếc thuyền có lập hẳn bàn thờ ông thiên làm nơi cúng quảy.
Postcard CON THUYỀN với BÀN THỜ ÔNG THIÊN gởi đi Canada ngày 11-8-1969.
Khác hẳn với quê ngoại..quê nội tôi ở miền Trung nước Việt giáp với biển Thái Bình nhà nội tôi nằm trên một ốc đảo xung quanh là những đầm tôm đầm cá được bao bọc bởi năm ngọn núi che chở gió biển lồng lộng quanh năm.
Postcard ĐẦM TÔM trên vụng biển AN KHE gởi đi Canada ngày 15-12-1969 với bộ tem Tổng Động Viên.
Những ngày rảnh rổi không có việc làm ở đầm tôm trai tráng trong làng đi ra ngoài cảng biển khuân vác những bao gạo , thực phẩm từ tàu lớn chuyển sang tàu nhỏ để mang vào bờ.
Postcard PHU KHUÂN VÁC TRÊN BIỂN gởi đi Canada ngày 23-10-1969 với 3 con tem.
Qua các lớp tiểu học ở quê cha mẹ tôi được ông bà nội và ngoại gởi lên Sài Gòn để tiếp tục bậc Trung Học..là con nhà nghèo phải ở nơi xa thành phố mà bây giờ gọi là những quận ngoại thành..mổi buổi sáng hai ông bà phải ngồi xe thổ mộ (xe ngựa) để đến trường , có lẽ cùng cảnh cùng chí hướng hai ông bà đã cảm kích lẩn nhau và sau khi tốt nghiệp Trung Học và có được việc làm ổn định cha tôi đã về quê rước ông bà nội vào tận miền Tây để xin lể cầu hôn.
Postcard XE NGỰA trên bến xe ngựa trước Sở Hỏa Xa Sài Gòn gởi đi Mỹ ngày 10-5-1960.
Tôi lớn lên trong vòng tay thương yêu của cha mẹ , mặc dầu cả hai làm việc cực nhọc nhưng buổi cơm chiều của gia đình bao giờ cũng ấm cúng và tràn đầy tiếng cười.
Postcard BUỔI CƠM CHIỀU gởi đi Canada ngày 11-7-1969 với 2 con tem Năm Quốc Tế Nhân Quyền.
Cha tôi mổi ngày xách cặp táp đi làm cho Khách Sạn Caravelle thật đúng giờ cứ 8 giờ sáng là đi..5 giờ chiều là về tới nhà.
Postcard HOTEL CARAVELLE gởi Bỉ ngày 1-6-1969 với 2 tem chim hình tam giác.
Mẹ tôi có một sạp bán rau cải trong Chợ Củ gần đường Hàm Nghi..sau giờ học anh chị em chúng tôi ra đây để tiếp mẹ dọn dẹp cửa hàng.
Postcard CHỢ CỦ gởi đi Canada ngay 22-10-1969 với bộ tem Tổng Động Viên.
Đối với tôi SÀI GÒN đích thực là QUÊ HƯƠNG , tôi lớn lên từ thành phố này..rong chơi khắp nẻo đường ngoài giờ học , khi thi đậu vào Trường Kỷ Thuật Phú Thọ cha tôi thưởng cho tôi một chiếc xe Velo-Solex..ô i sung sướng làm sao..
Postcard VÒNG QUAY TRƯỚC THƯƠNG XÁ TAX và chiếc xe VELO-SOLEX gởi đi Canada ngày 20-4-1970.
Từ nhà thờ Đức Bà tôi phóng thẳng về đường Lê Thánh Tôn qua khỏi chợ hoa ghé vào cái sạp bán bún thịt nướng làm một tô..ai mà đi ngang hàng bún thịt nướng của dì Bảy mà không ghé là không được...mùi thịt nướng thơm lừng.
Postcard NHÀ THỜ ĐỨC BÀ gởi đi Canada ngày 19-9-1969.
Postcard CHỢ HOA gởi đi Canada ngày 6-11-1969.
Postcard HÀNG BÚN THỊT NƯỚNG gởi đi Belgique ngày 1-8-1970.
Mẹ tôi cũng lớn dần theo mảnh đất này..rồi bọn cọp dữ ..đám cá sấu cũng rút đi theo từng bứơc tiến của những con người khai phá đất hoang.
Postcard QUÊ NGOẠI gởi đi Canada ngày 18-6-1969 với 2 con tem Kỷ Niệm 50 năm ngày Quốc Tế Lao Động.
Con rạch nhỏ trước nhà ngoại cũng được đào lớn ra thành con kinh rộng rải chạy thẳng tấp nối liền với những khúc sông khác mang nứơc ngọt đầy phù sa đổ vào vùng đất ngập mặn này , ghe giang hồ bắt đầu cặp bến để trao đổi những sản vật từ thành thị lấy những món đồ quí nơi đây..mật ong..tôm cá.Bà con dân giang hồ sông nước sống hẳn trên chiếc thuyền rày đây mai đó buôn bán nhưng cũng không bao giờ quên được cái lể nghỉa đạo đức của ông bà..trên chiếc thuyền có lập hẳn bàn thờ ông thiên làm nơi cúng quảy.
Postcard CON THUYỀN với BÀN THỜ ÔNG THIÊN gởi đi Canada ngày 11-8-1969.
Khác hẳn với quê ngoại..quê nội tôi ở miền Trung nước Việt giáp với biển Thái Bình nhà nội tôi nằm trên một ốc đảo xung quanh là những đầm tôm đầm cá được bao bọc bởi năm ngọn núi che chở gió biển lồng lộng quanh năm.
Postcard ĐẦM TÔM trên vụng biển AN KHE gởi đi Canada ngày 15-12-1969 với bộ tem Tổng Động Viên.
Những ngày rảnh rổi không có việc làm ở đầm tôm trai tráng trong làng đi ra ngoài cảng biển khuân vác những bao gạo , thực phẩm từ tàu lớn chuyển sang tàu nhỏ để mang vào bờ.
Postcard PHU KHUÂN VÁC TRÊN BIỂN gởi đi Canada ngày 23-10-1969 với 3 con tem.
Qua các lớp tiểu học ở quê cha mẹ tôi được ông bà nội và ngoại gởi lên Sài Gòn để tiếp tục bậc Trung Học..là con nhà nghèo phải ở nơi xa thành phố mà bây giờ gọi là những quận ngoại thành..mổi buổi sáng hai ông bà phải ngồi xe thổ mộ (xe ngựa) để đến trường , có lẽ cùng cảnh cùng chí hướng hai ông bà đã cảm kích lẩn nhau và sau khi tốt nghiệp Trung Học và có được việc làm ổn định cha tôi đã về quê rước ông bà nội vào tận miền Tây để xin lể cầu hôn.
Postcard XE NGỰA trên bến xe ngựa trước Sở Hỏa Xa Sài Gòn gởi đi Mỹ ngày 10-5-1960.
Tôi lớn lên trong vòng tay thương yêu của cha mẹ , mặc dầu cả hai làm việc cực nhọc nhưng buổi cơm chiều của gia đình bao giờ cũng ấm cúng và tràn đầy tiếng cười.
Postcard BUỔI CƠM CHIỀU gởi đi Canada ngày 11-7-1969 với 2 con tem Năm Quốc Tế Nhân Quyền.
Cha tôi mổi ngày xách cặp táp đi làm cho Khách Sạn Caravelle thật đúng giờ cứ 8 giờ sáng là đi..5 giờ chiều là về tới nhà.
Postcard HOTEL CARAVELLE gởi Bỉ ngày 1-6-1969 với 2 tem chim hình tam giác.
Mẹ tôi có một sạp bán rau cải trong Chợ Củ gần đường Hàm Nghi..sau giờ học anh chị em chúng tôi ra đây để tiếp mẹ dọn dẹp cửa hàng.
Postcard CHỢ CỦ gởi đi Canada ngay 22-10-1969 với bộ tem Tổng Động Viên.
Đối với tôi SÀI GÒN đích thực là QUÊ HƯƠNG , tôi lớn lên từ thành phố này..rong chơi khắp nẻo đường ngoài giờ học , khi thi đậu vào Trường Kỷ Thuật Phú Thọ cha tôi thưởng cho tôi một chiếc xe Velo-Solex..ô i sung sướng làm sao..
Postcard VÒNG QUAY TRƯỚC THƯƠNG XÁ TAX và chiếc xe VELO-SOLEX gởi đi Canada ngày 20-4-1970.
Từ nhà thờ Đức Bà tôi phóng thẳng về đường Lê Thánh Tôn qua khỏi chợ hoa ghé vào cái sạp bán bún thịt nướng làm một tô..ai mà đi ngang hàng bún thịt nướng của dì Bảy mà không ghé là không được...mùi thịt nướng thơm lừng.
Postcard NHÀ THỜ ĐỨC BÀ gởi đi Canada ngày 19-9-1969.
Postcard CHỢ HOA gởi đi Canada ngày 6-11-1969.
Postcard HÀNG BÚN THỊT NƯỚNG gởi đi Belgique ngày 1-8-1970.
Những
ngày thứ bảy hoặc chủ nhật tôi thường dạo phố Sài Gòn...từ đường Gia
Long (bây giờ là Lý Tự Trọng) tôi gởi chiếc xe Velosolex nơi nhà bà cô
có tiệm bán vải , đi bộ qua chợ Sài Gòn thẳng ra Công Trường Quách thị
Trang rồi theo đại lộ Lê Lợi đi về hướng đường Nguyển Huệ vào thương xá
Tax đi lòng vòng ...rồi trở về lại Gia Long theo lộ trình củ đôi khi
còn ghé ngang góc đường Trương Định và Lê Thánh Tôn nơi có cái sạp bán
đồ khô ngoài vỉa hè để mua cho mẹ đòn bánh Tét hay cho mấy đứa em vài
cục kẹo dừa ngọt lịm.
Postcard đường Gia Long gởi đi Canada ngày 18-8-1969. Postcard công trường Quách thị Trang gởi đi Canada ngày 14-3-1970. Postcard tượng Quách Thị Trang gởi đi Belgique ngày 20-6-1970. Postcard đường Nguyển Huệ nhìn từ Tòa Đô Chính (Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố) gởi đi Mỹ ngày 22-6-1966. Postcard Quầy Bán Đồ Khô gởi đi Canada ngày 18-6-1969.
Sở
Thú (Thảo Cầm Viên) cũng là nơi anh chị em chúng tôi rất thích vào dạo
chơi xem chim cò và thích nhất là ngồi nghỉ chân trên những băng đá
xung quanh hồ sen.Vào dịp hè khi gia đình có một chút tiền dư thì cha
mẹ cho các anh em chúng tôi ra Cấp (Vũng Tàu) để tắm biển , thật là
thích thú khi nhìn cảnh ghe thuyền đánh cá trở về Bãi Trước đầy cá tôm
cua ghẹ..ôi những con ghẹ bông thật là to .
Postcard Sở Thú gởi đi Belgique ngày 15-8-1969. Postcard Vũng Tàu gởi đi Belgique ngày 16-8-1969. Dù xa QUÊ HƯƠNG tôi vẩn không bao giờ quên được Sài Gòn với những chiếc xe thổ mộ kết nối tình duyên của song thân ..với những gánh hàng rong khắp nẽo đường thành phố với những tòa nhà dinh thự lộng lẩy. Postcard Xe Thổ Mộ mang tên Sài Gòn một Paris của Á Châu. Postcard Gánh Hàng Rong gởi đi Canada ngày 18-2-1970. Postcard Dinh Độc Lập ( Hội Trường Thống Nhất) gởi đi Belgique ngày 10-8-1969. Bài nầy xin tặng đến những bạn xa QUÊ HƯƠNG và những người con của Sài Gòn năm xưa. |
BÙI MỸ DƯƠNG * THƯ CHO CÁC CON
Lời viết cho các con tôi
Sinh hữu hạn tử vô kỳ.
Thật vậy, sau 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ tuy có xê-xích nhưng thế
nào thai-nhi cũng chào đời và ngày sinh được xác-định mặc dù có mấy ai
biết được ngày mình sẽ ra đi. Vì thế phải có những lời trăn-trối với
người ở lại sợ không kịp nói, hay chưa kịp nói, thì đã tắt lịm đi vào
thiên-thu!
Bây giờ
đã ở tuổi thất-thập nói cũng không “gở”, muốn vài lời với đàn con cháu
yêu-quý kẻo một mai yếu đuối, quên lãng không từ-giã, không kịp, hay
chưa kịp bầy tỏ tâm-tình với các con, các cháu, gia-đình yêu-dấu mà vợ
chồng đã dầy công vun đắp xây dựng và thương yêu.
Các
con trai, gái, dâu, rể, cháu nội, ngoại thương yêu của Mẹ ơi! Trước
hết cám-ơn các Cụ, Ông Bà nội ngoại đã cho đời sống đến bây giờ có bầy
con cháu để yêu, để hãnh-diện và vui lúc tuổi già. Mầu-nhiệm của Đất
Trời, của Tạo-hóa cho muôn loài nối tiếp cuộc sống. Con cháu là
hiện-thân của chính mình vì đó là những tế-bào đang được luân-lưu
nuôi-dưỡng trong cơ-thể của con, cháu, chắt!
Trong
lời từ-giã Bố Quốc-anh đã nói: “Chúng con mỗi đứa vẫn mang phần nào
của Bố, vì vậy Bố ra đi nhưng thật sự Bố vẫn còn đây mãi với chúng
con!”
Vì những lý-do đó nên người ta mới lấy vợ, lấy chồng hầu con cháu nối tiếp cuộc sống mãi mãi về sau.
Bố
Mẹ đã kết hợp theo trong giá-thú là ngày 7 tháng 5 năm 1963 nhưng lễ
cưới đời thường được hai bên gia-đình tổ-chức có họ hàng, bạn bè chứng
kiến là ngày 29 tháng 9 năm 1963. Thời tiết của mùa thu dịu-dàng,
mát-mẻ, đẹp-đẽ cho cuộc tình. Trong bài “Mầu tím hoa sim” của Hữu-Loan
và Phạm-Duy đã tả thân-phận của người lính: “Cưới xong là tôi đi”. Đúng
vậy, Bố ra đơn-vị (Pleiku) còn Mẹ ở lại nhà (Sài-Gòn) hoàn-tất việc
học, nhớ thương vời-vợi…!
Gia-đình
thành-hình là sự ra đời của các con. Tên các con được bàn-luận và lựa
chọn cho có ý-nghĩa, và âm điệu. Khởi-sự từ tên Bố, Chương (ngọc đẽo) một loại ngọc viết theo chữ Hán có bộ ngọc đứng cạnh; vì thế tên của các con cũng theo phương cách đó.
Nguyễn Quốc-Anh (ánh
sáng ngọc) ra đời lúc 8 giờ 10 sáng, ngày 9 tháng 12 năm 1964 (tức là
ngày 5 tháng Chạp năm Giáp-thìn) tại Sài-gòn, thủ-đô của miền Nam
Tự-Do, cũng mệnh-danh là “Hòn ngọc Viễn-đông”. Quốc-Anh, nhà gọi là “
Cu”, cái tên quê mùa dễ thương được âu-yếm đặt cho đứa con trai đầu
lòng. Nơi con sinh ra, nhạc-sĩ Y-Vân đã ngợi ca “Sài gòn đẹp lắm
Sài-gòn ơi, Sài-Gòn ơi”. Bệnh-viện Saint Paul
của Pháp do các bà sơ điều-hành là nơi con mở mắt. Bác-sĩ Trần thị Mỹ
đón con ra khỏi lòng Mẹ, rồi sơ Vincent trông nom. Quốc Anh cân nặng
3.050kg khỏe mạnh, giống Bố cái trán rộng, bàn tay góc cạnh. Từ Pleiku
bay về Bố mang 10 bông hồng nhung đến thẳng nhà thương mừng mẹ con mình.
Tiệc đầy tháng là ngày Mẹ vào lại nhà thương vì “băng huyết”. Bác-sĩ
Mathieu cho tiếp máu và nạo mới cứu được. Hú vía! Tử-thần lảng-vảng. Nhờ
bà ngoại bồng ẵm nuôi dưỡng, Mẹ học xong năm chót ở Sài-gòn. Để vợ gần
chồng, con gần cha, nhiệm-sở đầu tiên của Mẹ là trường trung-học
Pleiku.
Nguyễn ngọc Mỹ-Trinh
ra đời lúc 1 giờ 10 tối, ngày 16 tháng 11 năm 1966 (ngày 5 tháng Mười
năm Bính-ngọ) tại Dân-y-viện Pleiku. Bố đỡ và cô Trần thị Lan
nữ-hộ-sinh phụ giúp. Con nặng 3.500kg khỏe mạnh nhưng lần này máu chảy
không ngừng ngay trên bàn đẻ. Bác Phạm văn Hoàng và bố cứu chữa mãi tới
7 giờ sáng hôm sau mới ra khỏi phòng sinh. Nguy cấp phải truyền máu
nên “ máu Việt cộng hay máu Mỹ” cũng phải chấp-nhận thôi. Để khỏi làm
độc, phải chích thêm Penicilin. Một lần nữa thấp-thoáng cửa Thiên-đường
vì Mẹ bị phản-ứng thuốc. Anh Quốc-Anh nay thêm em gái Mỹ-Trinh là niềm
vui của Bố Mẹ nên những đau-đớn mệt mỏi cũng quên nhanh. Mỹ-Trinh
giống Bố nhiều, theo tướng-số “con gái giống cha giầu ba mươi đụn” ???
Xưa
nay trinh-tiết là nét đẹp và quý nhất của người con gái (chữ trinh
đáng giá ngàn vàng). Vì ước muốn con gái vừa đẹp, vừa quý, nên Mỹ-Trinh
là tên của con. Như đã ước-định tên các con phải có bộ ngọc giống Bố
nên Nguyễn ngọc Mỹ-Trinh đã có trong khai-sinh. Cô gái miền cao-nguyên,
sinh-quán xã Hội-thương Hội-phú, tỉnh Pleiku tuy xa lạ với người miền
xuôi nhưng giờ đây là chứng tích một phần đất của nước Việt đã ngàn
trùng xa cách. Gia đình có một gái “má đỏ môi hồng” y như trong thơ của
Vũ-hữu-Định và nhạc của Phạm Duy trong bài “Còn một chút gì để nhớ ”.
Nguyễn Anh-Hoàng
(nửa ngọc bích) ra đời lúc 1 giờ 30 tối ngày 17 tháng 2 năm 1968 (nhằm
ngày 19 tháng Giêng Mậu-thân) tại Quân-y-viện Pleiku. Cô nữ-hộ-sinh
Phan thị Huế phụ Bố đỡ con ra khỏi lòng Mẹ. Đề-phòng trước thuốc cầm
máu uống trong thời kỳ mang thai nhưng độ đông không tăng mấy vì thế
tử-thần vẫn quanh-quẩn mỗi khi sinh nở. Năm sinh con thật kinh-khủng;
Việt-cộng vi-phạm lệnh ngưng bắn đã tấn-công ào-ạt vào các đô-thị,
tỉnh-lỵ giết biết bao dân vô-tội. Điển-hình nhất tại Huế với nhiều mồ
chôn tập-thể. Máu chẩy rồi cũng phải ngừng, bắn giết rồi cũng dẹp yên.
Hoàng của Mẹ bụ-bẫm nặng 3.800kg. Con hay ăn chóng lớn còn có tên
“Hoàng heo”. Con giống Bố nhiều. Dấu tích những ngày chinh-chiến vẫn
còn vì Hoàng ở lâu dưới hầm tránh đạn pháo nên phổi yếu và rất sợ lạnh.
“Một chàng trai đi lên đi xuống” trong thơ nhạc, yêu biết chừng nào
Pleiku nơi chôn rau cắt rốn của hai đứa con và nhiệm-sở đầu tiên của Bố
Mẹ.
Nguyễn Hoàng-Việt sinh lúc 11 giờ trưa ngày 2 tháng 5 năm 1974 năm
Giáp-Dần, tuổi rất tốt cho con trai. Con nặng 3.850kg lớn hơn tất cả
các anh chị. Nhà thương Tầu Sùng-chính phía Chợ-Lớn phường Chợ-Quán là
nơi con chào đời. Một lần nữa lại thoát-hiểm; cũng trong ngày đầy
tháng, mẹ phải vào nhà thương vì máu chẩy. Người ta thường nói “y-gia
đa quái-tật” còn Bố thì cho rằng trong thời-gian học y-khoa hay
thực-tập có những sai-sót nên bị quả-báo chăng? Mê chồng, mê con nhưng
nguy-hiểm cho tính-mạng cũng phải ngừng để nuôi-dưỡng vì thế Hoàng-Việt
còn gọi là thằng Út. Lúc đầu Bố đặt tên con là Vũ, một loại ngọc nhưng
trùng với một cụ trong họ. Muốn đổi hoặc xóa phải ra tòa; văn-phòng đề
nghị chữa lại dễ nhất là đổi ra chữ “Việt”. Việt là “vượt” như câu “cá
vượt vũ-môn” ý rất hay. Việt còn là tên nước Việt Nam thân-yêu. Định-mệnh chăng, tên con khẳng-định mình là người Việt-Nam, muôn đời không quên nguồn gốc.
Theo nhận xét: Mỹ-Trinh, Anh-Hoàng giống Bố khuôn mặt tròn, vai ngang mặc âu-phục đẹp còn Quốc-Anh, Hoàng-Việt mặt dài, vai xuôi giống mẹ một chút cho công-bằng.
“Banh
da, xẻ thịt, chết lên chết xuống mấy lần” được đàn con, có trai, có
gái, một gia-đình đầy đủ. Lúc bé ngoan-ngoãn dễ thương, khi lớn chịu
học, có nghề-nghiệp tốt, hiếu-đễ với Bố Mẹ, thật không còn mơ ước gì
hơn. Quốc-Anh, Ngọc Mỹ-Trinh, Anh-Hoàng, Hoàng-Việt,
tên được chọn lựa cẩn-trọng, máu huyết tế-bào của Bố Mẹ luân-lưu trong
cơ-thể các con. Mong các con thương yêu đùm bọc nhau vì “một giọt máu
đào hơn ao nước lã.”
Vật
đổi, sao dời. Năm 1975 bao công-lao xây đắp vụt tan như mây khói. Với
hai bàn tay trắng dắt-díu bốn con thơ tìm đất sống; thật mừng tất cả đã
an-toàn đến bến Tự-Do.
Làm lại từ đầu mặc
dầu tuổi lớn nhưng nặng gánh, Bố học lại, Mẹ chấp-nhận làm bất-cứ việc
gì miễn sao cho các con tiếp tục cắp sách tới trường. Cuộc sống
khiêm-tốn, vất-vả nhưng kết quả tốt; Bố đã lấy được bằng hành-nghề,
giúp các con tiến-thân.
Từ
miền quê nhỏ bé, nghèo-nàn thoát khỏi lũy tre rồi bằng ý-chí và
học-lực Bố Mẹ mong xây dựng tương-lai cho đàn con. Các con đã nối
nghiệp nhà, nghề mà trước kia Bố vất-vả lắm mới đạt được. Mỹ là nước
cho nhiều cơ-hội. Ai cố-gắng sẽ thành-công. Bố
Mẹ giúp các con phương-tiện bước vào tầng lớp cao của xã-hội và cháu
chắt cứ thế mà đi. Mấy chục năm xa quê-hương tổng-kết lại gia-đình ta
đã thêm người, thêm của nếu so-sánh với lúc ra đi.
Con gái Mỹ Trinh lập gia-đình với Phan gia-Quang ngày 16 tháng 10 năm 1993 tại tiểu-bang California
miền tây nước Mỹ. Cuộc hôn-nhân của Trinh-Quang do tình yêu vì hai
người quen biết nhau trong những năm đại-học. Phong-tục, tập-quán,
lễ-giáo là kim chỉ-nam cho cuộc hôn-nhân. Gia-đình mới này đã có một
gái đầu lòng và Bố Mẹ được vinh dự đặt tên cho cháu gái: Phan ngọc Quỳnh-An (1-8-1997 ). Bé trai Phan tại Thành-Vũ (26-12-2003 ) do Quang chọn để tiếp nối giòng họ (Chánh, Gia, Tại...)
Ở hải-ngoại các gia-đình nhỏ có bà nội, bà ngoại là nhất vì con cháu được coi sóc kỹ-lưỡng. Sau 10 năm Trinh mở phòng nha tại quận Cam , Quang làm nhà thương nhưng “buôn có bạn, bán có phường”, gia-đình Mỹ-Trinh đã rời California năm 2003 sang Houston
lập-nghiệp. Thế là bà ngoại mất việc, có nhớ con nhớ cháu phải trả
tiền cho máy bay làm cầu nối để rồi mỗi lần sang thăm khi về lại
sụt-sùi mưa ngâu buồn ghê!
Con trai út Hoàng-Việt và Trịnh thị Bão-Hương
đã thành-hôn ngày 10 tháng 5 năm 2003 sau những nghi-lễ chạm-ngõ,
vấn-danh (đám-hỏi). Gia-đình này đã có hai con gái. Bố mẹ đặt tên cho
con cháu gái đầu lòng Nguyễn Việt Anh-Thư sinh ngày 12 tháng 2 năm 2006; cháu gái thứ hai do bên ngoại chọn lựa: Nguyễn Trịnh Trâm-Anh chào đời vào ngày 17 tháng 8 năm 2009. Gia đình Việt-Hương trước ở Loma Linda cách quận Cam 60 miles. Bố mất, thương Mẹ cô-đơn Việt-Hương và các con đã về ở với mẹ. Cám ơn các con.
Nhớ
xưa ngày lễ Tết, sinh-nhật, kỷ-niệm ngày cưới, các con tự vẽ lời chúc
ngây-ngô mộc-mạc. Rồi sau có những tấm thiếp đẹp thay thế tình-cảm
chân-thành, hoa-mỹ hơn. Lúc còn đi học, chỉ có chút tiền mà các con đã
góp lại mua quà tặng; thật cảm-động trước tình-cảm các con dành cho.
Rồi những món quà lớn hơn, giá trị hơn. Những bữa tiệc ở tiệm ăn
sang-trọng, quần áo dầy dép do những nhà vẽ kiểu nổi tiếng. Không cân
đo tình-cảm bằng những quà tặng nhưng nó thể-hiện được sự chú-tâm
thương-mến tận-tình của người cho và người nhận.
Dù
ở đâu, xã-hội nào chữ Hiếu phải được đề-cao. Với suy-nghĩ bình-thường
“ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “uống nước nhớ nguồn”, Gia-huấn của
Nguyễn Trãi, lời dậy của Khổng-Phu-tử đã bị lãng quên dần tại xã hội
này, nhưng gia-đình ta vẫn còn giữ-gìn tuân-thủ. Ông ngoại lúc
sinh-thời cũng nói: “Chỉ cần lúc sống đối-sử tử-tế chứ khi chết rồi dù
mâm cao cỗ đầy nào có ích gì??” Một bài hát mang tên “Nếu có yêu tôi
thì hãy yêu tôi bây giờ” cũng là có ý đó. Vậy hiện-tại mới quan-trọng.
Bố Mẹ ghi-nhận và trân-quý lòng hiếu-thảo của các con, từ lời nói tới
việc làm. Bố lâm-bệnh các con trai, gái, dâu, rể đều chăm lo, săn-sóc
tận-tình, chắc Bố cũng hài-lòng về tình thương yêu đó.
Thời
thơ-ấu ở nơi thôn-ổ nếp sống đơn-sơ giản-dị. Rồi chinh-chiến kéo dài,
bao biến-động thời-cuộc để rồi trắng tay nên tính Bố cần-kiệm, lo xa đã
hằn xâu trong tâm-não, không bao giờ hoang-phí cho riêng mình! Ngày
nay các con trưởng-thành ở một nước văn-minh giầu mạnh vẫn không quên
nguồn cội; lòng hiếu-thảo thực-hiện bàng-bạc trong mọi phương-cách.
“Trẻ nhờ cha, già cậy con” là mô-hình cho cuộc sống cho dù ở xứ Mỹ có
chương-trình hưu-bổng đầy đủ, không là gánh nặng cho các con.
Quốc-Anh, Mỹ-Trinh, Anh-Hoàng, Hoàng-Việt, những đứa con yêu-quý, là nguồn vui, là cái phao lúc gặp sóng gió của cuộc đời. Phan gia-Quang rể thảo, Trịnh thị Bão-Hương dâu hiền; các cháu nội Anh-Thư, Trâm-Anh, cháu ngoại Quỳnh-An, Thành-vũ
đã cho Bố Mẹ hưởng những thương yêu và hạnh-phúc. Bố đã mãn-nguyện
mang theo hình ảnh đẹp về gia-đình mình. Nói đến con dâu và con rể, Bố
mẹ thực sung-sướng và hạnh-phúc vì Quang đã là thành-viên trong gia đình họ Nguyễn 17 năm mà chưa một lần làm phiền lòng, luôn vui-vẻ đón tiếp chân-thành. Căn nhà ở Sugar Land
có phòng riêng dành cho “ông bà ngoại”. Mỗi lần sang chơi đều có thêm
vật trang-trí mới. Rồi những tiệm ăn nào ngon, lạ cũng được mời “nếm
thử”. Những cử-chỉ ân-cần chăm sóc: Bố bị bệnh, Quang tham-gia
tích-cực, bàn-luận cùng các anh em và bạn bè tìm giải-pháp cứu chữa.
Với Mẹ, những viên thuốc mẫu cần dùng sưu-tập từ các phòng mạch khác,
tuy không đáng là bao song lòng nghĩ tới là quý-hóa rồi. Cám-ơn rể quý,
mong gia-đình con luôn hạnh-phúc, là chồng tốt, là cha yêu trong căn
nhà lớn tại Texas .
Bão Hương
con dâu út thật dễ thương đã về với gia-đình này 7 năm. Bố Mẹ cũng
chưa lần nào phàn-nàn về con. Nhiều người than phiền con dâu ở xứ này
nhưng mẹ con ta đều giữ bổn-phận: con lễ-phép, kính-trọng nghe lời; Mẹ
giúp con an-tâm coi sóc cháu khi đi làm. Cụ nội bà thường nói: “Bắc cầu
mà noi, chứ đừng bắc cầu mà lội” ý nói “gieo nhân nào gặt quả ấy”. Một lần nữa cám ơn con dâu của Mẹ.
Đời
Bố Mẹ trải qua cuộc chiến kéo dài, nào chống thực-dân Pháp rồi Quốc
Cộng điêu-tàn làm cho mọi người mệt mỏi và nghèo-nàn nên “du-lịch” chỉ
là những ý-nghĩ viển-vông không-tưởng. Ở quê-hương mới, một nước
phồn-thịnh, có làm có hưởng, năm 1998 mẹ đã cùng Quốc-Anh đến
Trung-Hoa, nước có quan-hệ mật-thiết: láng-giềng phương bắc, 1000 năm
cai-trị nên phong-tục, văn-hóa ảnh-hưởng rất nhiều. Chuyến đi Cao-miên,
Thái-lan, Bố Mẹ được hưởng tiện-nghi tối-đa. Bố ít chịu đi chơi nhưng
một chuyến như thế thật đầy đủ và ý-nghĩa. Bố không còn ở với chúng ta
nữa. Bây giờ các con, cháu dồn hết tình thương cho Mẹ, cố tạo niềm vui
hầu quên những nỗi khổ đau mà gia-đình vừa trải qua nhưng càng được
hưởng những ưu-ái thương yêu, lại càng xót-xa nhớ đến người xưa!
Anh Hoàng cho mẹ đi chơi miền Địa-trung-hải bằng du-thuyền, đã ghé Tây-ban-nha, Pháp, Roma, một cái nhìn sơ qua về Âu-châu.
Muốn
biết nước Mỹ phải đến Washington, DC trung-tâm quyền-lực về chính-trị
còn New York, trọng-tâm sức mạnh của kinh-tế thế-giới, gia-đình
Quang-Trinh và Quốc Anh đã hướng dẫn chuyến đi. Được ăn ngon ngắm nhìn
cảnh lạ, cái đẹp của một nước văn-minh, khoa-học nhất thế-giới và cũng
tự nhủ mình đã dẫn con đi đúng hướng. Việt và Trinh đã phối-hợp chuyến
nghỉ hè tại Florida có
Disney World, khu giải-trí lớn nhất thế-giới để mẹ, con, bà, cháu gặp
nhau. Cũng một mục đích tạo niềm vui cho cả đại-gia-đình, một chuyến
nghỉ hè Hawaii với cảnh
thiên-nhiên núi non hùng-vĩ. Giữa trời biển bao-la chợt thấy con người
quá nhỏ bé như chiếc lá cuốn theo trận cuồng-phong. Những ngày cùng con
trai, gái, dâu, rể, nội ngoại thật vui nhưng vẫn không khỏi ngậm-ngùi
nhớ thương người yêu dấu. “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh
có vui đâu bao giờ” (Kiều).
Đời
là bể khổ nhưng chuốt lọc lại, bỏ qua những bất-hạnh thì đời Mẹ thật
đẹp và hạnh-phúc. Lúc bé là chắt, là cháu, là con đầu tiên hưởng biết
bao tình yêu thương của cụ nội, bà nội, ông bà ngoại, bà cô và cha mẹ.
Gia-đình đông đủ anh chị em. Khi lập gia-đình thì chồng chung-thủy, yêu
thương, các con hiếu-thảo các cháu ngoan. Đời sống vợ chồng ấm êm, một
đàn con ngoan thành-đạt và Mẹ một lòng lo tròn bổn-phận làm vợ, làm
mẹ, làm bà. Thời-gian ở trần-thế không còn bao lâu nhưng một mai phải
ra đi cũng không ân-hận và mang theo hình ảnh đẹp về cuộc đời. Cám ơn,
cám ơn….tất cả
Đầu hạ Canh Dần 6/2010 Bùi Mỹ Dương*
NGUYỄN QUANG DUY * BÀ CÁT HANH LONG
Bà Cát Thành Long Nguyễn Thị Năm và ông Hồ Chí Minh
Monday, July 5, 2010 3:21 PM
Trên một số diễn đàn đăng lại bài "Những kỉ niệm về Bác Hồ" của Hoàng Tùng, nguyên Tổng biên tập báo Nhân Dân (1954-1982), bài viết có nhắc đến việc xử bắn bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm. Trước đây tôi có may mắn tìm được một tài liệu về vụ xử bắn này để viết bài "Vai trò của Hồ Chí Minh trong Cải cách ruộng đất" đăng trên một số diễn đàn vài năm về trước (2007). Bài viết dưới có vài hiệu đính xin được phổ biến lại trên diễn đàn, hết sức cám ơn.
Kính
Nguyễn Quang Duy
Bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm và ông Hồ chí Minh.
Nguyễn Quang Duy
Ông Hòang Tùng, nguyên Tổng Biên Tập báo Nhân Dân (1954-1982), vừa qua đời tại Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2010. Trên một số diễn đàn mạng đã đăng lại bài viết "Những kỉ niệm về Bác Hồ". Trong bài viết này ông đã nhắc đến việc xử bắn bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm. Người viết có may mắn tìm được một tài liệu về vụ xử bắn này để viết bài "Vai trò của Hồ Chí Minh trong Cải cách ruộng đất" đăng trên một số diễn đàn vài năm về trước (2007). Bài viết này có vài hiệu đính xin được phổ biến lại để bạn đọc xa gần nắm rõ hơn về vụ án này.
Cuộc Cải cách ruộng đất (CCRĐ) tại miền Bắc Việt Nam là sự kiện có một không hai trong lịch sử Việt Nam . Sự kiện này đã dẫn đến việc tháng 9 năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động phải ra các quyết định sau: ngưng chức Tổng Bí thư của Trường Chinh, khai trừ Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương khỏi Bộ Chính trị và loại Hồ Viết Thắng ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương. Sau nhiều năm bị che đậy, các tài liệu, các bài viết, các hồi ký, các tác phẩm văn học... được phổ biến trong thời gian gần đây giúp chúng ta biết thêm sự thật về cuộc cải cách ruộng đất này.
Tuy vậy trong năm mười năm qua vai trò của Hồ Chí Minh trong CCRĐ vẫn được đặt ra với nhiều câu hỏi. Có thật ông chỉ theo lệnh của Stalin và Mao Trạch Đông? Có thật ông chỉ là thiểu số không đủ quyền lực để ảnh hưởng đến các cố vấn Trung Quốc? Có phải ông chỉ muốn tiến hành giảm tô? Có phải ông đã khóc khi biết được các tội ác do CCRĐ gây ra?… Các câu hỏi này càng lúc lại càng trở nên cấp thiết khi Đảng Cộng sản (ĐCS) không ngừng tạo những huyền thoại về Hồ Chí Minh. Vừa rồi Bộ Chính trị lại ban hành Chỉ Thị số 06-CT/TW "yêu cầu toàn dân học tập để nhận thức về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của lý tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Những công việc này chỉ làm xa dần con người thực của ông.
Những tài liệu cho thấy Hồ Chí Minh đã hiểu rất rõ nguyện vọng "người cày có ruộng" của nông dân Việt Nam . Khi còn ở Pháp ông có viết một số bài lên án việc chiếm hữu đất đai của thực dân Pháp và của nhà thờ Công giáo. Trong thời gian hoạt động tại Trung Hoa, ông tiếp nhận và để tâm nghiên cứu cách mạng thổ địa tại đây. Nó vừa là một phương tiện đấu tranh giai cấp, vừa để xây dựng chuyên chế vô sản. Trong một lá thư gởi các lãnh đạo Quốc tế Nông dân đề ngày 8/2/1928, ông viết: "Tôi tranh thủ thời gian viết 'những ký ức của tôi' về phong trào nông dân, chủ yếu là phong trào Hải Lục Phong, nơi có các xô-viết nông dân. Người 'anh hùng' trong 'những ký ức của tôi' chính là đồng chí Bành Bái, cựu Dân uỷ nông nghiệp của Xô-viết Quảng Châu và hiện là lãnh tụ của nông dân cách mạng." (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2 trang 265). Năm 1953 tại Hội nghị nông hội và dân vận toàn quốc, ông lại nhắc đến: "... đồng chí Bành Bái ở Trung Quốc, gia đình đồng chí là đại địa chủ, đại phong kiến, nhưng đồng chí ấy đã tổ chức và lãnh đạo nông dân đấu tranh rất quyết liệt chống địa chủ phong kiến" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2 trang 357).
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Cương lĩnh của đảng này là lấy việc chống đế quốc, chống phong kiến và địa chủ, giành ruộng đất về cho nông dân làm sách lược hàng đầu. Sách lược 2 của ĐCS ghi rõ: "Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày và phải dựa vững vào hạng dân cày nghèo, phải hết sức lãnh đạo cho dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2 trang 297). Chương trình hành động thì hướng đến việc: "Đảng tập hợp đa số quần chúng nông dân, chuẩn bị cách mạng thổ địa và lật đổ bọn địa chủ và phong kiến" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2 trang 299). Các văn kiện thành lập ĐCSVN đều do Hồ Chí Minh, đại diện Quốc tế Cộng sản, soạn ra.
Ít tháng sau, ĐCS đã sách động nông dân nổi dậy ở nhiều nơi, đặc biệt là ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Khẩu hiệu "trí - phú - địa - hào, đào tận gốc, trốc tận rễ" được dùng làm tiêu đề cho cuộc đấu tranh mới - đấu tranh triệt tiêu giai cấp địa chủ và phong kiến. Cuộc nổi dậy đã bị Pháp đàn áp dã man. Từ đó, chia rẽ giữa các các tầng lớp nông dân ngày một trầm trọng hơn.
Năm 1945, khi nắm được chính quyền, một mặt Hồ Chí Minh và ĐCS phải lo đối đầu với Pháp, mặt khác vì đa số các đảng viên và cán bộ đều xuất thân từ các gia đình địa chủ hay phú nông, việc phát động cách mạng thổ địa đã không thể tiến hành ngay. Mãi đến năm 1949, khi ĐCS Trung Hoa đã chiếm gần xong lục địa, cửa hậu cần mới đang được khai thông. Việt Minh bắt đầu nhận được những viện trợ từ Quốc tế Cộng sản, nhất là từ ĐCS Trung Hoa. Chiến trường Việt Nam ngày một thuận lợi hơn cho lực lượng Việt Minh. Khi ấy Hồ Chí Minh và ĐCS mới nghĩ đến việc tiến hành CCRĐ, mở đầu bằng việc giảm tô cho nông dân. Ngày 14/7/1949, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 78 SL quy định chủ đất phải giảm địa tô 25 phần trăm so với mức trước năm 1945.
Ngày 25/1/1953, tại Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động, Hồ Chí Minh chủ toạ, đọc báo cáo đề ra nhiệm vụ phát động quần chúng triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức, đấu tranh chống giai cấp địa chủ phong kiến, tiến đến CCRĐ.
Ngay sau đó, ngày 5/2/1953, tại Hội nghị nông hội và dân vận toàn quốc, Hồ Chí Minh đã vấn an các đảng viên và cán bộ tham dự như sau: "Địa chủ cũng có đôi người làm cách mạng, nước ta như các nước khác, ta cũng có vài đồng chí, đại địa chủ mà làm cách mạng, hồi bí mật có bao nhiêu tiền của giúp cho Đảng hết, cam tâm chịu tù đày. Họ tuy là người trong giai cấp địa chủ nhưng lập trường và tư tưởng đã đứng về phe vô sản, là người của giai cấp công nhân" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6 trang 357).
Ngày 12/4/1953 Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 150 SL về Cải cách ruộng đất, tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp và địa chủ phản động chia lại cho nông dân nghèo.
Ngày 14/11/1953, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương và Hội nghị toàn quốc của Đảng Lao động đã quyết định tiến hành CCRĐ.
Trong báo cáo trước Quốc hội khoá I kỳ họp lần thứ ba, ông Hồ đã phát biểu "Phương châm của cải cách ruộng đất là: phóng tay phát động quần chúng nông dân" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6 trang 509). Ông Nguyễn Văn Trấn, nguyên Đại biểu Quốc hội khoá I, đại diện Sài Gòn Chợ Lớn, giải thích "phóng tay" nghiã là "cứ việc làm mạnh thả cửa" (Nguyễn Văn Trấn, trang 266). Ông Nguyễn Minh Cần giải thích "là làm hết sức mãnh liệt, thẳng tay, không khoan nhượng, không thương xót, cho dù quá trớn, quá tả cũng không đáng sợ". Ông còn cho biết: "Ông Hồ đã dùng hình ảnh dễ hiểu: khi uốn thanh tre cong cho nó thẳng ra, phải uốn quá đi một tí và giữ lâu lâu, rồi thả tay ra thì nó mới thẳng được". Ông Nguyễn Văn Trấn than rằng "Trời ơi! Đảng của tôi đã nghe lời người ngoài, kéo khúc cây cong quá trớn. Nó bật lại giết chết bao nhiêu vạn sinh linh." (Nguyễn Văn Trấn, trang 266).
Cũng trong báo cáo trước Quốc hội này, Hồ Chí Minh đã ra chỉ tiêu: "Giai cấp địa chủ phong kiến không đầy 5 phần trăm dân số, mà chúng và thực dân chiếm hết 7 phần 10 ruộng đất..." (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6 trang 509). Chính chỉ tiêu này đã: "... giết chết bao nhiêu vạn sinh linh". (Nguyễn Văn Trấn, trang 266).
Trong thời gian tiến hành giảm tô tiến đến CCRĐ, sáu xã tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên đã được chọn làm thí điểm. Người đầu tiên bị mang ra xử bắn là bà Nguyễn Thị Năm. Bà còn được gọi là bà Cát Hanh Long (xem Nguyễn Minh Cần). Bà là người đã che giấu và nuôi dưỡng các lãnh đạo cộng sản như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Lê Thanh Nghị, Lê Giản... trong thời gian ĐCS còn hoạt động bí mật. Trong "Tuần lễ vàng" bà đã đóng góp cho Việt Minh 100 lạng vàng. Hai con trai bà, ông Nguyễn Công và ông Nguyễn Hanh đều theo Việt Minh từ trước 1945. Khi CCRĐ được phát động, ông Nguyễn Công đang làm chính uỷ trung đoàn và ông Nguyễn Hanh là đại đội phó bộ đội thông tin.
Trong Hồi ký Làm người rất khó, làm người xã hội chủ nghĩa khó hơn, nguyên Phó thủ tướng CHXHCN Việt Nam, ông Đoàn Duy Thành cho biết việc bà Năm bị bắn đã làm xôn xao dư luận. Ông cho rằng việc làm này có 3 điều làm sai chính sách là: (1) Địa chủ kháng chiến được chiếu cố; (2) Địa chủ kiêm công thương được chiếu cố; (3) Địa chủ hiến ruộng được chiếu cố. Và một điều sai đạo lý là "... bắn một địa chủ là nữ, không phải là cường hào gian ác sẽ trái đạo lý thông thường của người Việt Nam ". Ông viết tiếp: "Sau này khi sửa sai CCRĐ xong, tôi được nghe nhiều cán bộ cao cấp nói lại: 'Khi chuẩn bị bắn Nguyễn Thị Năm, Bác Hồ đã can thiệp và nói đại ý: ‘Chẳng lẽ CCRĐ không tìm được một tên địa chủ, cường hào gian ác là nam giới mà mở đầu đã phải bắn một phụ nữ địa chủ hay sao?’ Nhưng cán bộ thừa hành báo cáo là đã hỏi cố vấn Trung Quốc và được trả lời là: 'Hổ đực hay hổ cái, đều ăn thịt người cả!'. Thế là đem hành hình Nguyễn Thị Năm!"
Trong hồi ký Những kỷ niệm về Bác Hồ, nguyên Tổng biên tập báo Nhân Dân, ông Hoàng Tùng cho biết: "Chọn địa chủ Nguyễn Thị Năm để làm trước là do có người mách cho cố vấn Trung Quốc. Họp Bộ Chính trị Bác nói: 'Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào một người đàn bà, mà người ấy lại cũng giúp đỡ cho cách mạng, người Pháp nói không nên đánh vào đàn bà, dù chỉ là đánh bằng một cành hoa.' Sau cố vấn Trung Quốc là Lê Quý Ba đề nghị mãi, Bác nói: 'Tôi theo đa số, chứ tôi vẫn cứ cho là không phải.' Và họ cứ thế làm".
Trong hồi ký Mặt thật, nguyên Phó tổng biên tập báo Nhân Dân, nhà báo Thành Tín (Bùi Tín) đã kể rằng theo lập luận của đội CCRĐ thì "Việc con mụ Năm đã làm chỉ là giả dối nhằm chui sâu, leo cao vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại. Bản chất của giai cấp địa chủ là rất ngoan cố xảo quyệt và tàn bạo, chúng không từ thủ đoạn nào để chống phá cách mạng. Nông dân phải luôn luôn sáng suốt dù chúng giở thủ đoạn nào." Thành Tín cũng viết "Ông Hoàng Quốc Việt kể lại rằng hồi ấy ông chạy về Hà Nội, báo cáo việc hệ trọng này với ông Hồ Chí Minh. Ông Hồ chăm chú nghe rồi phát biểu: 'Không ổn! Không thể mở đầu chiến dịch bằng cách nổ súng vào một phụ nữ, và lại là một người từng nuôi cán bộ cộng sản và mẹ một chính uỷ trung đoàn Quân đội Nhân dân đang tại chức.' Ông hẹn sẽ can thiệp, sẽ nói với Trường Chinh về chuyện hệ trọng và cấp bách này". Thành Tín viết tiếp: "Thế nhưng không có gì động theo hướng đó cả! Bởi vì người ta mượn cớ đã quá chậm. Các phóng viên báo chí, các nhà văn hạ phóng tham gia cải cách đã viết sẵn bài tố cáo, lên án, kết tội bà Năm rồi".
Qua Thành Tín ta cũng biết được suy nghĩ của Hoàng Quốc Việt: "Đến Bác Hồ biết là không đúng cũng không dám nói với họ... ‘Họ’ là các ông con trời đặc phái viên của Mao". Thành Tín nhận xét: "Trước hết Hồ Chí Minh có lỗi lớn. Thà rằng không biết gì về chuyện này; và dù không biết, là chủ tịch nước, chủ tịch Đảng ông cũng phải chịu phần trách nhiệm. Huống hồ gì ông đã biết rõ cụ thể, ông nhận định là bà Năm bị xử trí oan, thế mà ông giữ im lặng, ông không can thiệp. Đây là thái độ vô trách nhiệm. Ông không can thiệp thì ai có thể can thiệp? Ông để mặc cho nước ông bị một số kẻ nước ngoài (cố vấn Tàu) lũng đoạn, lộng hành. Trên thực tế ông đã từ nhiệm vị trí trách nhiệm của mình".
Trong hồi ký Giọt nước trong biển cả, ông Hoàng Văn Hoan đã cho rằng Ủy ban CCRĐ "... tự cho phép các đội CCRĐ được bắn vào địa chủ gian ác để nâng cao khí thế nông dân. Việc bắn địa chủ mở đầu từ Thái Nguyên, sau lan tràn đi nhiều nơi, coi là một phương pháp tốt, để nâng cao uy thế của nông dân." Ông nêu ra điều 36 của luật CCRĐ quy định: "Đối với kẻ phạm pháp thì xét xử theo pháp luật, nghiêm cấm việc bắt bớ và giết chóc trái phép, đánh đập hoặc dùng mọi thứ nhục hình khác". Ông cũng đã viết: "Tham dự xong Hội nghị Trung ương về CCRĐ, tôi lại trở ra Bắc Kinh. Thủ tướng Chu Ân Lai được biết tin và rất quan tâm về vấn đề sai lầm trong CCRĐ, khi gặp tôi liền hỏi: Việc sai lầm trong CCRĐ có liên quan gì đến các đồng chí cố vấn Trung Quốc hay không? Tôi trả lời: Kinh nghiệm CCRĐ của Trung Quốc là rất tốt. Ủy ban CCRĐ ở Việt Nam phạm sai lầm, như coi thành phần địa chủ lên quá nhiều, đánh vào thành phần phú nông và trung nông, đánh vào những người chỉ có một ít ruộng đất nhưng nguồn thu nhập chính là những nghề nghiệp khác, đánh vào những địa chủ kháng chiến, địa chủ có công với cách mạng, đặt biệt là đánh tràn lan vào các cơ sở Đảng, thì đó là sai lầm của Ủy ban CCRĐ Việt Nam, chứ không phải là sai lầm của các cố vấn Trung Quốc".
Ông Nguyễn Minh Cần, nguyên Phó chủ tịch Hà Nội, đã hết sức ưu tư về việc "những người lãnh đạo cộng sản trong Bộ Chính trị và đứng đầu chính phủ đã từng được bà che giấu, nuôi ăn, tặng vàng, nay đang làm Chủ tịch nước, Tổng Bí thư, Ủy viên ban chấp hành, Thủ tướng, Phó Thủ tướng đã lạnh lùng chuẩn y một bản án tử hình như vậy! Phát súng đầu tiên của CCRĐ nổ vào đầu của một người phụ nữ yêu nước đã từng giúp đỡ cho những người cộng sản! Phát súng đó tự nó đã nói lên nhiều điều về các lãnh tụ cộng sản! Nó báo trước những tai hoạ khôn lường cho toàn dân tộc!".
Nhà văn Vũ Thư Hiên nhận xét một cách dứt khoát: "Câu chuyện về Hồ Chí Minh trong thâm tâm chống lại chủ trương Cải cách ruộng đất, bực bội vì việc mở màn bằng việc bắn một người đàn bà, như một số người bào chữa cho ông là một chuyện tầm phào. Một lệnh ông Hồ ban ra không phải là chỉ cứu được bà Nguyễn Thị Năm, nó còn cứu hằng ngàn người bị giết oan trong cả Cải cách ruộng đất lẫn Chỉnh đốn tổ chức do Lê Văn Lương song song tiến hành. Ông không cứu ai cho tới khi những sai lầm tích tụ lại thành cái nhọt bọc. Lúc cái nhọt bọc vỡ ra ông mới tỉnh cơn mê. Nhưng đã muộn" .
Vũ Thư Hiên còn cho biết ông Vũ Đình Huỳnh, nguyên thư ký riêng của Hồ Chí Minh, đã nói thẳng với ông Hồ: "Máu đồng bào, đồng chí đã đổ mà Bác vẫn còn ngồi yên được à? Chúng ta tuy không có học, chúng ta dốt, chúng ta phải vừa làm vừa học xây dựng chính quyền, vì dốt nát chúng ta mắc mọi sai lầm, nhưng chúng ta không có quyền để tay chúng ta nhuốm máu đồng bào đồng chí". Cũng qua Vũ Thư Hiên ta biết được ông Vũ Đình Huỳnh đã "... khẳng định người chịu trách nhiệm chính là ông Hồ Chí Minh, chứ không phải là Trường Chinh. Trường Chinh chỉ là con dê tế thần cho ông Hồ".
Điểm qua những hồi ký, suy nghĩ, ưu tư kể trên, ta thấy được vụ án Nguyễn Thị Năm nói riêng và CCRĐ nói chung còn rất nhiều uẩn khúc. Những uẩn khúc này không phải chỉ liên quan đến các nạn nhân hay gia đình nạn nhân CCRĐ. Nó còn in đậm nét trong tâm trí của những người đã một thời tin vào chủ nghĩa cộng sản, vào lý tưởng cộng sản, vào sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và ĐCS, trong đó có người từng trực tiếp tham gia CCRĐ. Những uẩn khúc này cần phải được làm sáng tỏ.
Trong tập tài liệu Phát động quần chúng và tăng gia sản xuất của tác giả C.B. do báo Nhân Dân xuất bản năm 1955, trang 27 và 28, có bài "Địa chủ ác ghê". Bài viết này đã được đăng trên báo Nhân Dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 và phổ biến lại trong tập liệu này. Đúng như nhà báo Thành Tín cho biết, "các phóng viên báo chí các nhà văn hạ phóng tham gia cải cách đã viết sẵn bài tố cáo, lên án, kết tội bà Năm rồi". Nhân tiện người viết xin được đăng toàn bài để bạn đọc có thể cùng suy ngẫm.
Địa chủ ác ghê
Thánh hiền dạy rằng: "Vi phú bất nhân". Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá - thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:
Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:
* Giết chết 14 nông dân.
* Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.
* Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người - năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.
* Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân - Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.
* Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.
Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào!
Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:
* Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.
* Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống.
* Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.
* Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên.
* Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt.
* Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến.
Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là:
Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,
Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!
(21-7-1953)
Vì bài báo gọi bà Nguyễn Thị Năm là Cát-hanh-Long nên người viết theo đó mà gọi. Có người còn gọi bà là bà Cát Thanh Long hay bà Cát Thành Long, không biết danh hiệu nào là đúng?
Nhà báo Thành tín cũng viết: "Một số nông dân chất phác ngây thơ, kể rằng bà Năm rất tốt, nhân từ, hay đi chùa, làm việc thiện, có nhiều cán bộ chiến sĩ là con nuôi của bà, bà có công với kháng chiến, nên xếp là địa chủ kháng chiến". Nhóm từ "mấy tên lâu la" được dùng trong bài báo nêu trên có lẽ để kết tội các nông dân hiền hoà, chất phác đã không chịu đấu tố bà Năm và hai người con của bà.
Báo Nhân Dân là cơ quan tuyên truyền của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, bài báo phải được duyệt xét kỹ của Trung ương Đảng trước khi cho phổ biến. Khi đọc bài báo này, người viết cảm nhận một điều là bố cục, hình thức và văn phong của bài viết rất tương tự với bản "Tuyên ngôn Độc lập" do Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, phần lên án thực dân Pháp.
Tập tài liệu Phát động quần chúng và tăng gia sản xuất ghi rõ tên tác giả các bài viết trong đó là C.B. - đây là một trong những bút hiệu của Hồ Chí Minh. Chỉ riêng trong tập 6 (từ 1-1951 đến 7-1954) của bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tập do nhà xuất bản Sự Thật Hà Nội in năm 1989, người viết đã đếm được tất cả 15 bài viết của Hồ Chí Minh ký tên là C.B.
Không thấy bài viết này được nhắc đến trong bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tập. Tuy nhiên trong Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử tập 5 trang 418 ghi rõ: "Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Địa chủ phản động ác ghê, ký bút danh Đ. X. đăng trên báo Cứu Quốc, số 2459 (ngày 2/11/1953), tố cáo tội ác của một số địa chủ phản động đã cấu kết với thực dân và bù nhìn để phản dân, phản nước, mưu phá hoại chính sách ruộng đất của Chính phủ. Chúng là bọn ‘mặt người dạ thú’ và tội ác của chúng là ‘tuyệt vô nhân đạo’." Có thể bài viết của ông Hồ trên báo Nhân Dân đã được đăng lại trên báo Cứu Quốc với một bút hiệu khác.
Khi đọc bản thảo bài viết này, ông Nguyễn Minh Cần nhớ lại năm 1953 ông đã được đọc bài "Địa chủ ác ghê" từ nội san Cải cách ruộng đất được phổ biến trong nội bộ Đảng Lao động và các cán bộ CCRĐ.
Ông Hoàng Văn Chí có viết trong khoá chỉnh huấn trung ương nhằm đả thông tư tưởng đảng viên và cán bộ làm công tác CCRĐ, Hồ Chí Minh đã ví von: "đế quốc là con hổ mà địa chủ là bụi rậm để cho hổ núp. Vì vậy muốn đuổi hổ phải phá cho kỳ hết bụi rậm." (Hoàng Văn Chí, Từ thực dân đến cộng sản, Chương 12, trang 90).
Khác với các vụ xử tử trong CCRĐ sau này, Hoàng Tùng xác nhận Bộ Chính trị đã họp và quyết định về vụ xử bắn bà Năm. Ông Nguyễn Minh Cần nói rõ hơn: "bà đã bị quy là địa chủ cường hà ác bá, bị đoàn CCRĐ xử án tử hình, Ủy ban CCRĐ Trung ương duyệt y và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam chuẩn y". Theo người viết, ít nhất có 7 lý do để bà Năm được chọn làm thí điểm đầu tiên cho cuộc phóng tay phát động quần chúng CCRĐ:
* Thứ nhất, phương châm chính trong CCRĐ là "thà giết lầm 10 người vô tội, còn hơn để thoát một kẻ thù". CCRĐ là một cuộc đấu tranh giai cấp giữa bần cố nông và địa chủ (nông dân có ruộng). Do đó địa chủ không thể được lọt lưới, được bỏ sót. Bà Năm lại có đến 2,789 mẫu đất (Thanh Cần, trang 3), là một đại địa chủ.
* Thứ nhì, phát súng đầu tiên bắn vào một phụ nữ để xác định CCRĐ là một cuộc đấu tranh giai cấp và trong đấu tranh giai cấp không phân biệt địa chủ phong kiến là phụ nữ hay đàn ông, già hay trẻ...
* Thứ ba, như Hồ Chí Minh thường tuyên bố "toàn dân kháng chiến", địa chủ đã chấp nhận ở lại vùng kháng chiến, đương nhiên là chấp nhận theo, đóng góp, tham gia kháng chiến. Xử bắn bà, và những địa chủ trong vùng kháng chiến, là để phủ nhận công lao đóng góp của thành phần này. Nay đã có Quốc tế Cộng sản, có giai cấp công nông, khẩu hiệu "toàn dân kháng chiến" không còn cần thiết nữa.
* Thứ tư, bắn bà Năm là dấu hiệu cho phép trừng phạt tất cả những người có ruộng đất, có tài sản, có ảnh hưởng kinh tế chính trị trong và ngoài Đảng Lao động Việt Nam. Theo ông Đoàn Duy Thành, bà Năm là địa chủ đã hiến ruộng cho chính quyền kháng chiến.
* Thứ năm, ảnh hưởng kinh tế và chính trị của bà, và của các địa chủ khác, cần phải được thủ tiêu để mở đường xây dựng chế độ chuyên chế toàn trị.
* Thứ sáu, xử bắn bà Năm, và giai cấp địa chủ, là nhằm sách động nông dân thực thi sách lược "chia để trị".
* Thứ bẩy, xử bắn bà Năm và tiêu diệt giai cấp địa chủ là nhằm nâng cao quyền lực của Hồ Chí Minh và ĐCS. Nguyễn Văn Trấn đã viết: "Các đoàn CCRĐ đã rút kinh nghiệm về cách đem phạm nhân đi bắn, và đã cho lệnh bắn sau lưng kẻ thọ hình. Vì kinh nghiệm cho thấy, đem trói nó vào nọc trụ để bắn thì nó sẽ la to Hồ Chí Minh muôn năm, Đảng Lao động muôn năm" (Nguyễn Văn Trấn, trang 270). Vũ Thư Hiên cũng nhắc đến việc có người đã tự tử để lại bức thư tuyệt mệnh: "Oan cho tôi lắm, cụ Hồ ơi. Tôi trung thành với cụ với Đảng. Tôi không phản bội, Hồ Chí Minh muôn năm!" (Vũ Thư Hiên, chương 1).
Chính vì những lý do trên mà Hồ Chí Minh mới đích thân viết bài trên báo Nhân Dân đấu tố bà Năm.
Trong một lá thư, đề ngày 18/8/1956, gởi đến "đồng bào nông thôn" nhân dịp CCRĐ căn bản đã hoàn thành, Hồ Chí Minh xác định CCRĐ là "một thắng lợi vô cùng to lớn" và "có thắng lợi này là nhờ Đảng và Chính phủ ta có chính sách đúng đắn". Ông viết tiếp: "Cải cách ruộng đất là một cuộc đấu tranh giai cấp chống phong kiến, một cuộc cách mạng long trời lở đất, quyết liệt gay go. Lại vì kẻ địch phá hoại điên cuồng; vì một số cán bộ ta chưa nắm vững chính sách, chưa thực đi đúng đường lối quần chúng; vì sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ có chỗ thiếu cụ thể, thiếu kiểm tra đôn đốc, cho nên khi CCRĐ đã xảy ra những khuyết điểm sai lầm" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, trang 507). Riêng việc "kẻ địch phá hoại điên cuồng" đã được ông giải thích như sau: "Như con giun không biết nhảy, khi ta giẫm lên nó, nó cũng giãy trước khi chết. Giai cấp địa chủ cũng thế." (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, trang 358).
Vài năm sau, nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ĐCSVN, 6/1/1960, Hồ Chí Minh lại gắn liền cuộc kháng chiến chống Pháp và cuộc CCRĐ, ông tuyên bố: "Buổi đầu kháng chiến, Đảng vẫn tiếp tục thực hiện chính sách giảm tô, giảm tức. Nhưng đến lúc kháng chiến đã phát triển mạnh, cần phải bồi dưỡng hơn nữa lực lượng nhân dân, chủ yếu là nông dân thì Đảng đã cương quyết phát động quần chúng cải cách ruộng đất hoàn thành thực hiện người cày có ruộng. Nhờ chính sách đúng đắn này, lực lượng kháng chiến ngày càng mạnh thêm và đã liên tục thu được nhiều thắng lợi" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 8, trang 596).
Hồ Chí Minh đã hiểu rõ nguyện vọng của dân tộc là độc lập, tự do, dân chủ, hạnh phúc, của người nông dân là người cày có ruộng ... Trong điều 12, Hiến pháp 1946, còn được gọi là “Hiến pháp Cụ Hồ” vì ông là trưởng ban soạn thảo Hiến pháp, đã xác định: "Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm". CCRĐ chẳng những vi hiến, nó còn là một tội ác với số nạn nhân chưa thể hay không bao giờ có thể tính được. Hồ Chí Minh đã lợi dụng các khao khát, các ước vọng của người dân để xây dựng quyền lực cho ông và cho ĐCS Việt Nam.
CCRĐ không phải chỉ tàn sát những thường dân vô tội. Nó còn phá hoại những truyền thống tốt đẹp, phá hoại đạo lý luân thường, phá hoại tâm linh văn hoá của dân tộc Việt Nam (xin xem Nguyễn Minh Cần). Quả lời ông Vũ Đình Huỳnh "... khẳng định người chịu trách nhiệm chính là ông Hồ Chí Minh, chứ không phải là Trường Chinh. Trường Chinh chỉ là con dê tế thần cho ông Hồ" là hoàn toàn chính xác.
Bài viết này mong làm sáng tỏ, làm minh bạch một phần của quá khứ, không phải để gợi lại hận thù, mà để xây dựng con đường đi tới tránh xa những tội ác mà người đi trước như Hồ Chí Minh đã mắc phải.
Tài liệu tham khảo
* C.B., Phát động quần chúng và tăng gia sản xuất, Báo Nhân Dân, 1955
* Đoàn Duy Thành, Làm người rất khó, làm người xã hội chủ nghĩa khó hơn
* Hoàng Tùng, Những kỷ niệm về Bác Hồ, Điện thơ Câu lạc bộ Dân Chủ
* Hoàng Văn Chí, Từ thực dân đến cộng sản, Bản dịch của Mạc Định, Nhà xuất bản Chân Trời Mới, Sài Gòn, 1964
* Hoàng Văn Hoan, Giọt nước trong biển cả
* Thanh Cần, Tội ác bóc lột địa tô của giai cấp địa chủ, Nhà xuất bản Sự Thật, 1955
* Thành Tín, Mặt thật
* Nguyễn Văn Trấn, Viết cho Mẹ và Quốc hội, Văn Nghệ California, USA, 1997
* Nguyễn Minh Cần, Xin đừng quên tội ác! ... Nửa thế kỷ trước, CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT TẠI MIỀN BẮC1949-1956, tập 2, Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam, trang 67-86.
* Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày
* Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1995
* Hồ Chí Minh Toàn tập, Viện Mác Lê Nin, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1989
Phụ lục
Ảnh chụp bài viết “Địa chủ ác ghê” từ nguồn: C.B., Phát động quần chúng và tăng gia sản xuất, báo Nhân Dân, 1955
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
5/7/2010
VÕ QUÊ * MÓN ĂN HUẾ
LỤC BÁT MÓN HUẾ
Hoan hô thi sĩ Võ Quê
Hương vị xứ Huế liệt kê thiệt tài
Đọc lời tả thực là hay
Coi hình thú thiệt, lão đây quá thèm.
Hương vị xứ Huế liệt kê thiệt tài
Đọc lời tả thực là hay
Coi hình thú thiệt, lão đây quá thèm.
Hoàng Ngọc Hùng
CƠM HẾN
Đã nghe ớt đỏ cay nồng
Tìm trong vị hến một dòng Hương xanh
Ruốc thơm, cơm nguội, rau lành...
Mời anh buổi sáng chân thành món quê
BÁNH BÈO
Tôm chấy hồng thắm cánh bèo
Dẻo thơm bột gạo quê nghèo nên thương
Hẹn em ngồi quán ven đường
Bánh bèo kết mối tơ duyên đôi lòng
BÁNH NẬM
Mảnh mai xanh sắc lá dong
Mềm mại bánh nậm ấm trong tay người
Nhụy hồng bột trắng tươi mươi
Xuýt xoa nước mắm ngọt lời tỉ tê
BÁNH BỘT LỌC
Bột trong bọc thịt tôm hồng
Lá xanh em gói ươm nồng hương yêu
Bánh ngon nước mắm cay nhiều
Mời anh bữa lỡ ban chiều cùng em
BÁNH PHU THÊ
Lá dừa ôm bột lọc trong
Ngọt ngào thơm nhụy đậu xanh ửng vàng
Phu thê vui chuyện xóm làng
Mừng nhau tác hợp thiếp chàng hòa duyên
BÁNH RAM ÍT
Này em ăn ngậm mà nghe
Ram vàng ít dẻo càng mê vị tình
Mới hay đặc sản Huế mình
Sắc hương dân dã cung đình tìm nhau
MÈ XỮNG
Thơm tho mềm dẻo ngọt ngào
Mè vàng bột nhuyễn ôi chao! Tuyệt vời!
Món quà xứ Huế em ơi
Kẹo ngon mẽ xững tặng người tình chung
TÔM CHUA
Nguyên là đặc sản Gò Công
Theo bà Từ Dũ ra cùng Hương Giang
Tôm hồng, ớt đỏ, riềng vàng...
Vị chua thấm lưỡi nhớ hàng thịt phay (thịt heo luộc)
NEM HUẾ
Mời em khai vị món nem
Em nem anh chả tình thêm mặn mà
Nem thơm, chua, ngọt đậm đà
Nhờ ai quết nhuyễn thịt thà đêm đêm
CHẢ HUẾ
Mời anh thử miếng chả này
Nâng ly hào sảng hương say tận lòng
Cung đình chả phượng nem công
Đôi ta nem chả vốn dòng dân gian
CHÈ HẠT SEN
Hạt sen vừa bổ vừa thanh
Tan trên đầu lưỡi ngọt lành hương xưa
Chè sen mời gọi người thơ
Mát lòng du khách ngẩn ngơ bạn tình
CHÈ BỘT LỌC BỌC THỊT QUAY
Ngọt ngào bùi béo tìm nhau
Thịt quay nằm giữa trắng phau bột mềm
Quen nhau tình đã nên duyên
Chè ngon xứ Huế ngỡ quên đường về
CHÈ ĐẬU NGỰ
Thức ngon xưa tiến quân vương
Tinh hoa trời đất đượm hương kinh thành
Chè đậu ngự mát và thanh
Đêm, dâng chén ngọc an lành châu thân
THƠ NGHIÊU MINH
Thơ NM: Ngắm Trăng Trong Rượu
From:
"Minhnghieu@aol.com"
View contact details
To:
Minhnghieu@aol.com
(photo TT-10)
Ngắm Trăng Trong Rượu
Trên đường về hàm cốc
Lưng thanh ngưu nghêu ngao
Bên thác già cô độc
Ta dòng nước xôn xao
Giữa hàng kinh thanh tịnh
Ta ẩn mình tầm duyên
Cõi xung quanh khép kín
Ta hạt bụi bay lên
Trâu bỏ ta giữa lộ
Bèn ngắm cuội làm thơ
Ta và cuội chưa ngộ
Nên thất tình vu vơ
Đứng giữa rừng hoa hạnh
Có con bướm đang say
Trên đài hoa hiển thánh
Ta và bướm liêu trai
Khộng nhị cũng không nhất
Ta tứ cố tha phương
Cái còn thì đã mất
Cái yêu cũng khó thương
Giờ ngắm trăng trong rượu
Trăng sân trước sân sau
Trăng dùi ta đi ngủ
Ta say em lần đầu
Nghiêu Minh
*
*
TIN GIÁO XỨ VƯỜN XOÀI
Vợ của LM Phan Khắc Từ tuyên bố
Được hỏi về vụ Đức Tổng Giám mục Ngô
Quang Kiệt bị tống xuất ra nước ngoài...Bà Tư Liên úp mở: " Những ai
chống lại Đảng, chống lại nhân dân thì đều có chung một số phận như
thế "
( Bản tin của một Giáo dân, Giáo xứ Vườn Xoài gửi cho Điện báo http://www.haingoai phiemdam. com/
Bà Ngô Thị Thanh Thủy ( Tư Liên ) Vợ của LM Phan Khắc Từ tuyên bố...
30/06/2010
30/06/2010
( HNPĐ ) Tin mới nhất được cư dân mạng, nhất
là giáo dân ở Giáo Xứ Vườn Xoài đang rộ lên chuyện Bà Ngô Thị Thanh
Thủy ( Bí danh Tư Liên ) đã công khai ra mặt với tư cách là vợ Chính
thức của Linh Mục Phan Khắc Từ...Trong
buổi phát động ngày "Ngày gia đình Việt Nam, 28.06.1010" vừa qua, tại
Giáo Xứ Vườn Xoài, Bà Thủy với một bộ đồ rất " mốt " đã xuất hiện.
Khi được hỏi về liên hệ giữa Bà với LM Chánh xứ Phan Khắc Từ. Bà Tư Liên người đã từng giữ chức Bí thư Quận đòan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại Quận Bình Thạnh và sau về làm Cửa hàng trưởng Nhà hàng nổi tại Bến Tân cảng gần khu cầu Bình Lợi, đã thẳng thừng tuyên bố:
" Tôi là vợ chính thức, có hôn thú của ông Phan Khắc Từ, Tôi đã có 2 con với ông ấy, chúng tôi sống rất hạnh phúc..."
Khi được hỏi về liên hệ giữa Bà với LM Chánh xứ Phan Khắc Từ. Bà Tư Liên người đã từng giữ chức Bí thư Quận đòan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại Quận Bình Thạnh và sau về làm Cửa hàng trưởng Nhà hàng nổi tại Bến Tân cảng gần khu cầu Bình Lợi, đã thẳng thừng tuyên bố:
" Tôi là vợ chính thức, có hôn thú của ông Phan Khắc Từ, Tôi đã có 2 con với ông ấy, chúng tôi sống rất hạnh phúc..."
Được hỏi theo dư luận “Ông Từ đã từng có ý định xin cởi áo, từ bỏ chức vụ linh mục, như trường hợp của các cựu linh mục Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Nghị mà sau 1975 đã chính thức xin với giáo quyền cho họ được công khai rời bỏ chức vụ linh mục và hòan tục trở về cương vị của một người giáo dân bình thường..." Bà nghĩ sao về dư luận ấy..
Bà Tư Liên phản bác ngay: " Chuyện gia đình tôi là chuyện riêng tư, đến Tòa thánh còn không dám treo chén nữa là...Vả lại, quý vị nên nhớ, trong Đạo anh Từ là linh mục. Nhưng ngoài đời anh ấy là một Đảng viên...Anh ấy giúp Đạo thì phải có bổn phận một công dân chứ ... vả lại bên Tin lành hay bên Chính thống giáo, thì vị mục sư hay linh mục mà có vợ con là chuyện bình thường "
Bà Tư Liên còn cười mỉa mai:
- Tôi xin hỏi quý vị..Ngày hôm nay là ngày
gì? Có phải tựu chung chỉ chủ trương 1 vợ 1 chồng, gia đình hạnh phúc
phải không? Chúng tôi ( Anh Từ và Tôi ) đã làm tròn phương hướng của
Phong trào...Còn những ông Giám Mục, Linh mục đang sơ sờ trước mắt
kia, đang thậm thụt vợ nọ con kia, gái bao đủ thứ chuyện" Ai phải ai
trái !
Lại được hỏi: " Bà có can đảm chỉ đích danh các vi Giám mục, Linh mục ấy không?"
Bà Tư Liên nói: " Tôi không sợ gì mà không nói, nhưng bây giờ chưa phải lúc !"
Được hỏi về vụ Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt bị tống xuất ra nước ngoài...Bà Tư Liên úp mở: " Những ai chống lại Đảng, chống lại nhân dân thì đều có chung một số phận như thế "
( Bản tin của một Giáo dân, Giáo xứ Vườn Xoài gửi cho Điện báo http://www.haingoai phiemdam. com/
Lại được hỏi: " Bà có can đảm chỉ đích danh các vi Giám mục, Linh mục ấy không?"
Bà Tư Liên nói: " Tôi không sợ gì mà không nói, nhưng bây giờ chưa phải lúc !"
Được hỏi về vụ Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt bị tống xuất ra nước ngoài...Bà Tư Liên úp mở: " Những ai chống lại Đảng, chống lại nhân dân thì đều có chung một số phận như thế "
( Bản tin của một Giáo dân, Giáo xứ Vườn Xoài gửi cho Điện báo http://www.haingoai phiemdam. com/
Nguồn tin: haingoai phiemdam
THIỆN Ý * LM.NGUYỄN VĂN LÝ
Bình luận
ĐƠN KIỆN NHÀ CẦM QUYỀN CSVN CỦA TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM LM NGUYỄN VĂN LÝ
Thiện Ý – 21.6.2010
Qua các phương tiện truyền thông đại chúng, chắc quý độc giả đã biết, ngày 8 tháng 6 năm 2010 vừa qua, một tù nhân lương tâm là Linh mục Công giáo Nguyễn Văn Lý đã gửi “Đơn kiện số 1” đến Tòa án Nhân quyền của Liên Hiếp Quốc có trụ sở ở Thụy Sĩ, để kiện Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam (NCQ CSVN) . Nội dung đơn kiện gồm 3 phần chính:
- Một là tiến trình Linh mục Nguyễn Văn Lý bị NCQ CSVN giam cầm tất cả 4 lần, tổng cộng 17 năm tù giam, 14 năm quản chế trong 7 lần. (Yếu tố cấu thành tội phạm).
- Hai là các văn kiện pháp luật và các sự kiện lịch sử làm căn cứ khởi kiện. (Luật pháp quốc tế và quốc nội qui kết).
- Ba là mục tiêu khởi kiện nhằm thành đạt mục đích gì. (Thỉnh cầu). Trước hết trong tiến trình bị bắt bất công 4 lần, Linh mục Nguyễn Văn Lý đã trình bày chi tiết các lần bị bắt, bị đối xử tàn tệ và bị giam cầm tổng cộng 17 năm trong nhà tù khắc nghiệt của chế độ, đã đưa đến tác hại đến thể xác và tinh thần của nguyên cáo ra sao.
Tất cả sự bắt bớ, giam cầm, đối xử tàn tệ này của NCQ CSVN, trước sau chỉ vì những hoạt động đấu tranh ôn hòa của nguyên cáo Nguyễn Văn Lý, cho các Quyền Tự do, Dân chủ, Nhân quyền phù hợp với qui định trong Luật pháp Quốc tế mà chính NCQ CSVN cũng đã ký kết và cam kết thi hành. Chính vì vậy mà nguyên cáo Linh mục Nguyễn Văn Lý, đã kiện bị cáo là NCQ CSVN trước Cơ quan Tài phán Quốc tế, căn cứ trên các văn kiện pháp lý quốc tế và quốc nội có hiệu lực thi hành sau đây:
1/ Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp Quốc ngày 16-12-1966, và NCQ CSVN đã xin tham gia ngày 24-9-1982. -
Điều 19, khoản 2: “Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.
- Điều 22, khỏan 1: “Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình.”
2/ Tuyên ngôn Quốc tế Bảo vệ những Người Đấu tranh cho Nhân quyền ngày 9 -12-1998; - Điều
5: Qui định “Nhằm thăng tiến và bảo vệ quyền con người và các tự do căn bản, mỗi người, tự cá nhân mình hay liên hợp với những người khác, đều có quyền trên bình diện quốc gia hay quốc tế: a) Hội họp và tụ họp một cách thuần hòa; b) Thành lập những tổ chức, những hội đoàn hay những nhóm phi chính phủ, gia nhập và tham dự vào những tổ chức, những hội đoàn, những nhóm phi chính phủ ấy.
- Điều 7: Mỗi người, tự cá nhân mình hay liên hợp với những người khác, đều có quyền dự kiến những nguyên tắc mới và những ý kiến trong lĩnh vực nhân quyền, thảo luận về nhân quyền và làm thăng tiến sự hiểu biết về nhân quyền.
- Điều 8,1: Mỗi người, tự cá nhân mình hay liên hợp với những người khác và trên căn bản không phân biệt đối xử, đều có quyền tham gia hữu hiệu vào chính quyền nước họ và vào việc quản lý việc công.
- Điều 8,2: Nhất là quyền này bao hàm quyền, tự cá nhân mình hay liên hợp với những người khác, đệ trình các cơ quan và các thiết chế quốc gia, cũng như các cơ cấu đảm lãnh việc công, những phê phán và những đề nghị nhằm cải thiện sự tiến hành các cơ quan này và báo hiệu về mọi mặt công tác của họ có nguy cơ gây trở ngại hay ngăn cản sự thăng tiến, bảo vệ và thực hiện nhân quyền cùng các tự do căn bản.
- Điều 12,1: Mỗi người, tự cá nhân mình hay liên hợp với những người khác đều có quyền tham gia các hoạt động hòa bình để đấu tranh chống mọi vi phạm nhân quyền và các tự do căn bản. 3/ - Luật ký kết, tham gia và thực hiện các điều ước quốc tế do NCQ CSVN ban hành ngày 24-6-2005 và có hiệu lực thi hành ngày 1-1-2006. Trong luật quốc nội này, còn quy định rõ nguyên tắc hiệu lực luật quốc tế cao hơn luật quốc nội, rằng khi có điều nào trong Luật pháp của một Nước thành viên Liên hiệp quốc khác với hoặc mâu thuẫn với Công ước Quốc tế, thì phải áp dụng Công ước Quốc tế là Văn bản pháp lý có gí trị ràng buộc cao hơn.
- 6,1: Trong trường hợp Văn bản Qui phạm Pháp luật trong Nước và Điều ước Quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có qui định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng qui định của Điều ước Quốc tế.
- 6,2: Việc ban hành Văn bản Qui phạm Pháp luật phải bảo đảm không làm cản trở việc thi hành Điều ước Quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có qui định về cùng một vấn đề. Đồng thời, để hỗ trợ cho căn bản pháp lý khởi kiện vừa nêu, nguyên cáo Nguyễn Văn Lý còn đưa ra những sự kiện thực tiễn lịch sử để so sánh hoạt động tranh đấu của nguyên cáo với hành động tương tự về tính chất của một số nhân vât lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam, nhưng đều không bị Nhà cầm quyền đương thời bắt bớ, giam cầm và đối xử tàn tệ như NCQ CSVN đối xử với nguyên cáo và những Nhà đấu tranh cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền Việt Nam ngày nay. Đó là trường hợp Karl Marx khi viết và công bố Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản ở Luân Đôn Anh quốc, Nguyễn Ái Quốc tức các Nhà ái quốc Việt Nam như Cụ Phan Chu Trinh, Luật sư Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền, Hồ Chí Minh, v.v. đã viết sách, báo chống lại chế độ thực dân Pháp ngay tại thủ đô Paris, không hề bị bắt. Người Việt làm báo chống Thực dân Pháp ngay tại Việt Nam như Cụ Huỳnh Thúc Kháng xuất bản báo “Tiếng Dân” ngay tại Huế năm 1927; Ông Nguyễn An Ninh xuất bản báo La cloche fêlée (Tiếng chuông rè, Tiếng chuông rạn) ở Sài Gòn năm 1923 đều không bị Thực dân Pháp bắt vì dám làm báo chống lại Pháp. Nhất là thời đó, riêng tại Nam Kỳ, Việt Nam, các đảng viên Cộng sản, nếu đấu tranh bất bạo động, dù công khai, vẫn không bị bắt. Dựa trên căn bản pháp luật và thực tiễn lịch sử trên đây, nguyên cáo Linh mục Nguyễn Văn Lý đã đòi bị cáo là NCQ CSVN phải trả lại tất cả những gì thuộc sở hữu cá nhân mà Công an Cộng sản đã tịch thu những lần khám xét trú sở và bắt cầm tù nguyên cáo, bồi thường mọi thiệt hại vật chất, sức khỏe, tinh thần đã gây ra cho nguyên cáo.v.v…
Nhận định nội dung Đơn Kiện số 1 của người tù lương tâm Linh mục Nguyễn Văn Lý, người ta thấy đã nêu lên được những yếu tố cấu thành tội phạm theo các điều khoản qui định của các Công ước Quốc tế được coi là Luật pháp Quốc tế và vi phạm Luật Quốc nội của chính NCQ CSVN ban hành liên quan đến việc thi hành Luật pháp Quốc tế, khi bắt bớ giam cầm nguyên cáo Nguyễn Văn Lý chỉ vì các hành vi đấu tranh cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền phù hợp với Luật pháp Quốc tế và Quốc nội. Công luận quốc dân Việt Nam ở hải ngoại cũng như trong nước hy vọng rằng, nếu Cơ quan Tài phán Quốc tế chấp nhận đơn kiện, tiến hành xét xử, nguyên cáo Linh mục Nguyễn Văn Lý có nhiều yếu tố và cơ hội thắng kiện.
Nhưng để thắng kiện, nguyên cáo Linh mục Nguyễn Văn Lý cần sự trợ giúp thiện nguyện của các Luật sư Việt Nam tài giỏi thông thạo Công pháp và Tư pháp Quốc tế ở hải ngoại cũng như trong nước. Quý vị Luật sư tài giỏi của Việt Nam nghĩ sao ? Liệu quý vị có thể qui tụ thành một Tổ hợp Luật sư để nhiệm cách miễn phí cho nguyên cáo Linh mục Nguyễn Văn Lý trước tòa án có thẩm quyền hay không ? Tuy nhiên niềm hy vọng Tòa án Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc có trụ sở ở Thụy Sĩ thụ lý vụ này đã khó, nếu vượt qua được, thì bản án nếu được tuyên phạt bị cáo là NCQ CSVN cũng khó thi hành trên thực tế, khi chính Tòa Án Quốc tế cũng chưa có phương thức thi hành án hữu hiệu, trong bối cảnh ĐCSVN vẫn độc quyền thống trị độc tài, độc tôn và độc quyền như hiện nay.
Tất nhiên, dù được xét hay không và có thắng kiện hay không thì đơn kiện số 1 của người tù lương tâm Linh mục Nguyễn Văn Lý đã có tác dụng tức thời như BẢN CÁO TRẠNG SỐ 01 mở đầu cho nhiều Bản cáo trạng khác sau này về tội ác của nhà cầm quyền Cộng sản hiện nay đối với các nhà bất đồng chính kiến đã và đang đấu tranh ôn hòa cho các Nhân quyền và Dân quyền căn bản của mọi tầng lớp Nhân dân trong Nước.@@@ Thiện Ý - Houston, ngày 21-6-2010 @@@ Chú thích của Lm Nguyễn Văn Lý : Thực ra, tôi chắc chắn thắng kiện không cốt ở chỗ có Tòa án Nhân Quyền của LHQ xử thắng hay không. Vì hiện nay, rất tiếc, chưa có Tòa án Nhân quyền của LHQ, mà mới chỉ có các Tòa án Nhân quyền của các Tổ chức và Tòa án Tội ác Chiến tranh, hoặc Tội ác Chống Loài người (The International Criminal Court) và Tòa án Công lý của LHQ (The International Court of Justice, chưa xét xử các loại tội vi phạm nhân quyền của các Nhà nước). Mục tiêu cốt yếu tôi nhắm là Bản Cáo trạng số 1 này chắc chắn được đón nhận cách thuyết phục giữa Công luận QT rằng NCQ CSVN đã vi phạm Công pháp QT, còn tôi lại là người đã hành động hợp pháp, đã và đang có quyền lên án và kết án CSVN.
Phải cần hàng trăm, hàng ngàn người Dân VN kiện tụng như thế, để LHQ nhận thức được tình trạng bức thiết mà sớm thiết lập loại Tòa án xét xử các tội vi phạm nhân quyền tương tự, điều mà hiện nay Tòa án Công lý LHQ mới chỉ biết khuyến cáo, nhắc nhở các NCQ vi phạm, mà chưa thể kết tội thành bản án ràng buộc pháp lý chặt chẽ được. Trong khi đó, các Tòa án Nhân quyền của các Tổ chức Nhân quyền QT hoặc của các Nước thì chưa thể xét xử một NCQ đang tại chức, dù NCQ ấy độc tài và tàn bạo đến đâu đi nữa. Vì thế, các loại Tòa án này mới chỉ biết đơn phương lên án và kết án, chưa thể có biện pháp chế tài nghiêm minh hiệu quả. Tuy nhiên, các Tổ chức này có thể khuyến cáo các Chính phủ và các Tổ chức Phi chính phủ phải có những hành động chế tài thích hợp. Ít ra, đây là điều các Chiến sĩ Dân chủ Hòa bình chúng tôi đang mong đợi./.
*
Thiện Ý – 21.6.2010
Qua các phương tiện truyền thông đại chúng, chắc quý độc giả đã biết, ngày 8 tháng 6 năm 2010 vừa qua, một tù nhân lương tâm là Linh mục Công giáo Nguyễn Văn Lý đã gửi “Đơn kiện số 1” đến Tòa án Nhân quyền của Liên Hiếp Quốc có trụ sở ở Thụy Sĩ, để kiện Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam (NCQ CSVN) . Nội dung đơn kiện gồm 3 phần chính:
- Một là tiến trình Linh mục Nguyễn Văn Lý bị NCQ CSVN giam cầm tất cả 4 lần, tổng cộng 17 năm tù giam, 14 năm quản chế trong 7 lần. (Yếu tố cấu thành tội phạm).
- Hai là các văn kiện pháp luật và các sự kiện lịch sử làm căn cứ khởi kiện. (Luật pháp quốc tế và quốc nội qui kết).
- Ba là mục tiêu khởi kiện nhằm thành đạt mục đích gì. (Thỉnh cầu). Trước hết trong tiến trình bị bắt bất công 4 lần, Linh mục Nguyễn Văn Lý đã trình bày chi tiết các lần bị bắt, bị đối xử tàn tệ và bị giam cầm tổng cộng 17 năm trong nhà tù khắc nghiệt của chế độ, đã đưa đến tác hại đến thể xác và tinh thần của nguyên cáo ra sao.
Tất cả sự bắt bớ, giam cầm, đối xử tàn tệ này của NCQ CSVN, trước sau chỉ vì những hoạt động đấu tranh ôn hòa của nguyên cáo Nguyễn Văn Lý, cho các Quyền Tự do, Dân chủ, Nhân quyền phù hợp với qui định trong Luật pháp Quốc tế mà chính NCQ CSVN cũng đã ký kết và cam kết thi hành. Chính vì vậy mà nguyên cáo Linh mục Nguyễn Văn Lý, đã kiện bị cáo là NCQ CSVN trước Cơ quan Tài phán Quốc tế, căn cứ trên các văn kiện pháp lý quốc tế và quốc nội có hiệu lực thi hành sau đây:
1/ Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp Quốc ngày 16-12-1966, và NCQ CSVN đã xin tham gia ngày 24-9-1982. -
Điều 19, khoản 2: “Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.
- Điều 22, khỏan 1: “Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình.”
2/ Tuyên ngôn Quốc tế Bảo vệ những Người Đấu tranh cho Nhân quyền ngày 9 -12-1998; - Điều
5: Qui định “Nhằm thăng tiến và bảo vệ quyền con người và các tự do căn bản, mỗi người, tự cá nhân mình hay liên hợp với những người khác, đều có quyền trên bình diện quốc gia hay quốc tế: a) Hội họp và tụ họp một cách thuần hòa; b) Thành lập những tổ chức, những hội đoàn hay những nhóm phi chính phủ, gia nhập và tham dự vào những tổ chức, những hội đoàn, những nhóm phi chính phủ ấy.
- Điều 7: Mỗi người, tự cá nhân mình hay liên hợp với những người khác, đều có quyền dự kiến những nguyên tắc mới và những ý kiến trong lĩnh vực nhân quyền, thảo luận về nhân quyền và làm thăng tiến sự hiểu biết về nhân quyền.
- Điều 8,1: Mỗi người, tự cá nhân mình hay liên hợp với những người khác và trên căn bản không phân biệt đối xử, đều có quyền tham gia hữu hiệu vào chính quyền nước họ và vào việc quản lý việc công.
- Điều 8,2: Nhất là quyền này bao hàm quyền, tự cá nhân mình hay liên hợp với những người khác, đệ trình các cơ quan và các thiết chế quốc gia, cũng như các cơ cấu đảm lãnh việc công, những phê phán và những đề nghị nhằm cải thiện sự tiến hành các cơ quan này và báo hiệu về mọi mặt công tác của họ có nguy cơ gây trở ngại hay ngăn cản sự thăng tiến, bảo vệ và thực hiện nhân quyền cùng các tự do căn bản.
- Điều 12,1: Mỗi người, tự cá nhân mình hay liên hợp với những người khác đều có quyền tham gia các hoạt động hòa bình để đấu tranh chống mọi vi phạm nhân quyền và các tự do căn bản. 3/ - Luật ký kết, tham gia và thực hiện các điều ước quốc tế do NCQ CSVN ban hành ngày 24-6-2005 và có hiệu lực thi hành ngày 1-1-2006. Trong luật quốc nội này, còn quy định rõ nguyên tắc hiệu lực luật quốc tế cao hơn luật quốc nội, rằng khi có điều nào trong Luật pháp của một Nước thành viên Liên hiệp quốc khác với hoặc mâu thuẫn với Công ước Quốc tế, thì phải áp dụng Công ước Quốc tế là Văn bản pháp lý có gí trị ràng buộc cao hơn.
- 6,1: Trong trường hợp Văn bản Qui phạm Pháp luật trong Nước và Điều ước Quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có qui định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng qui định của Điều ước Quốc tế.
- 6,2: Việc ban hành Văn bản Qui phạm Pháp luật phải bảo đảm không làm cản trở việc thi hành Điều ước Quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có qui định về cùng một vấn đề. Đồng thời, để hỗ trợ cho căn bản pháp lý khởi kiện vừa nêu, nguyên cáo Nguyễn Văn Lý còn đưa ra những sự kiện thực tiễn lịch sử để so sánh hoạt động tranh đấu của nguyên cáo với hành động tương tự về tính chất của một số nhân vât lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam, nhưng đều không bị Nhà cầm quyền đương thời bắt bớ, giam cầm và đối xử tàn tệ như NCQ CSVN đối xử với nguyên cáo và những Nhà đấu tranh cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền Việt Nam ngày nay. Đó là trường hợp Karl Marx khi viết và công bố Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản ở Luân Đôn Anh quốc, Nguyễn Ái Quốc tức các Nhà ái quốc Việt Nam như Cụ Phan Chu Trinh, Luật sư Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền, Hồ Chí Minh, v.v. đã viết sách, báo chống lại chế độ thực dân Pháp ngay tại thủ đô Paris, không hề bị bắt. Người Việt làm báo chống Thực dân Pháp ngay tại Việt Nam như Cụ Huỳnh Thúc Kháng xuất bản báo “Tiếng Dân” ngay tại Huế năm 1927; Ông Nguyễn An Ninh xuất bản báo La cloche fêlée (Tiếng chuông rè, Tiếng chuông rạn) ở Sài Gòn năm 1923 đều không bị Thực dân Pháp bắt vì dám làm báo chống lại Pháp. Nhất là thời đó, riêng tại Nam Kỳ, Việt Nam, các đảng viên Cộng sản, nếu đấu tranh bất bạo động, dù công khai, vẫn không bị bắt. Dựa trên căn bản pháp luật và thực tiễn lịch sử trên đây, nguyên cáo Linh mục Nguyễn Văn Lý đã đòi bị cáo là NCQ CSVN phải trả lại tất cả những gì thuộc sở hữu cá nhân mà Công an Cộng sản đã tịch thu những lần khám xét trú sở và bắt cầm tù nguyên cáo, bồi thường mọi thiệt hại vật chất, sức khỏe, tinh thần đã gây ra cho nguyên cáo.v.v…
Nhận định nội dung Đơn Kiện số 1 của người tù lương tâm Linh mục Nguyễn Văn Lý, người ta thấy đã nêu lên được những yếu tố cấu thành tội phạm theo các điều khoản qui định của các Công ước Quốc tế được coi là Luật pháp Quốc tế và vi phạm Luật Quốc nội của chính NCQ CSVN ban hành liên quan đến việc thi hành Luật pháp Quốc tế, khi bắt bớ giam cầm nguyên cáo Nguyễn Văn Lý chỉ vì các hành vi đấu tranh cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền phù hợp với Luật pháp Quốc tế và Quốc nội. Công luận quốc dân Việt Nam ở hải ngoại cũng như trong nước hy vọng rằng, nếu Cơ quan Tài phán Quốc tế chấp nhận đơn kiện, tiến hành xét xử, nguyên cáo Linh mục Nguyễn Văn Lý có nhiều yếu tố và cơ hội thắng kiện.
Nhưng để thắng kiện, nguyên cáo Linh mục Nguyễn Văn Lý cần sự trợ giúp thiện nguyện của các Luật sư Việt Nam tài giỏi thông thạo Công pháp và Tư pháp Quốc tế ở hải ngoại cũng như trong nước. Quý vị Luật sư tài giỏi của Việt Nam nghĩ sao ? Liệu quý vị có thể qui tụ thành một Tổ hợp Luật sư để nhiệm cách miễn phí cho nguyên cáo Linh mục Nguyễn Văn Lý trước tòa án có thẩm quyền hay không ? Tuy nhiên niềm hy vọng Tòa án Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc có trụ sở ở Thụy Sĩ thụ lý vụ này đã khó, nếu vượt qua được, thì bản án nếu được tuyên phạt bị cáo là NCQ CSVN cũng khó thi hành trên thực tế, khi chính Tòa Án Quốc tế cũng chưa có phương thức thi hành án hữu hiệu, trong bối cảnh ĐCSVN vẫn độc quyền thống trị độc tài, độc tôn và độc quyền như hiện nay.
Tất nhiên, dù được xét hay không và có thắng kiện hay không thì đơn kiện số 1 của người tù lương tâm Linh mục Nguyễn Văn Lý đã có tác dụng tức thời như BẢN CÁO TRẠNG SỐ 01 mở đầu cho nhiều Bản cáo trạng khác sau này về tội ác của nhà cầm quyền Cộng sản hiện nay đối với các nhà bất đồng chính kiến đã và đang đấu tranh ôn hòa cho các Nhân quyền và Dân quyền căn bản của mọi tầng lớp Nhân dân trong Nước.@@@ Thiện Ý - Houston, ngày 21-6-2010 @@@ Chú thích của Lm Nguyễn Văn Lý : Thực ra, tôi chắc chắn thắng kiện không cốt ở chỗ có Tòa án Nhân Quyền của LHQ xử thắng hay không. Vì hiện nay, rất tiếc, chưa có Tòa án Nhân quyền của LHQ, mà mới chỉ có các Tòa án Nhân quyền của các Tổ chức và Tòa án Tội ác Chiến tranh, hoặc Tội ác Chống Loài người (The International Criminal Court) và Tòa án Công lý của LHQ (The International Court of Justice, chưa xét xử các loại tội vi phạm nhân quyền của các Nhà nước). Mục tiêu cốt yếu tôi nhắm là Bản Cáo trạng số 1 này chắc chắn được đón nhận cách thuyết phục giữa Công luận QT rằng NCQ CSVN đã vi phạm Công pháp QT, còn tôi lại là người đã hành động hợp pháp, đã và đang có quyền lên án và kết án CSVN.
Phải cần hàng trăm, hàng ngàn người Dân VN kiện tụng như thế, để LHQ nhận thức được tình trạng bức thiết mà sớm thiết lập loại Tòa án xét xử các tội vi phạm nhân quyền tương tự, điều mà hiện nay Tòa án Công lý LHQ mới chỉ biết khuyến cáo, nhắc nhở các NCQ vi phạm, mà chưa thể kết tội thành bản án ràng buộc pháp lý chặt chẽ được. Trong khi đó, các Tòa án Nhân quyền của các Tổ chức Nhân quyền QT hoặc của các Nước thì chưa thể xét xử một NCQ đang tại chức, dù NCQ ấy độc tài và tàn bạo đến đâu đi nữa. Vì thế, các loại Tòa án này mới chỉ biết đơn phương lên án và kết án, chưa thể có biện pháp chế tài nghiêm minh hiệu quả. Tuy nhiên, các Tổ chức này có thể khuyến cáo các Chính phủ và các Tổ chức Phi chính phủ phải có những hành động chế tài thích hợp. Ít ra, đây là điều các Chiến sĩ Dân chủ Hòa bình chúng tôi đang mong đợi./.
*
HÀN LÂM VIỆN SĨ NGUYỄN PHÚ THỨ * LÚC LÂM CHUNG
Tiểu Đệ
Nhân viết bài các nghệ sĩ đã qua đời, xin tiếp nối : Tìm hiểu sự lâm chung cho đến mai táng cúng kiến như thế nào?
Khi người Lâm Chung, nếu chúng ta rờ nơi vào thân người đó, thấy nóng chổ nào thì thân trung ấm vãng sanh nơi đó, nếu nóng ở đỉnh đầu là bậc thánh, ở mặt là cỏi trời, ở ngực là trở lại làm người, ở bụng là ngạ quỉ, ở đầu gối là bàn sanh, ở lòng bàn chân là địa ngục.
Lâm mạng (hấp hối) 临 命
Chung thời (chết) 终 时 Lâm chung 临 终
Giữ chư thánh chúng hiện tại kỳ tiền
与 诸 圣 众 现 在 其 前
Thị nhân chung thời tâm bất điên đảo
视 人 终 时 心 不 颠 倒
tức đắc vãng sanh
即 得 往 生
Thánh đảnh nhản sanh thiên
圣 等 眼 生 天
Nhơn tâm ngạ quỉ phúc
人 心 饿 鬼 福
Bàn sanh tất cước ly
旁 生 必 脚 离
Địa ngục khước tâm xuất
地 獄 却 心 出
Cuộc đời khó ai biết được tương lai, để chọn sự sống được sung túc thoải mái về vật chất lẫn tinh thần mãi mãi hết được. Bởi vì, nhân loại bị chi phối các vận hành Trời Đất tạo nên trong thời gian nào đó, vì thế mọi người không thể thoát khỏi luân hồi : Sanh, Lão, Bịnh và Tử.
Do vậy, đã làm con người thì có sanh có tử trong kiếp con người không một ai tránh khỏi, khi Cha Me sanh ta ra mỗi người mỗi gia cảnh, mỗi phương cách khác nhau, đều do căn nghiệp của ta cùng tạo hóa sắp bày mà ra, để rồi khi lìa đời cũng không một ai giống nhau và mọi người đang sanh sống không ai không biết sẽ có ngày chết, ngưởi chết sớm vì sống nhỏ tuổi, ngưởi chết già vì sống thọ lớn tuổi.
Hơn nữa, chúng ta đã biết cái chết sẽ làm cho gia đình người chết phải đau khổ tột cùng, vì mất một người thân. Từ đó, tất cả đời sống chúng ta có được hiện tại chỉ là tạm bợ kể cả bản thân, chớ không phải của riêng chúng ta mãi mãi. Nếu con người biết tìm đường tu tập học Phật Pháp để thoát khỏi luân hồi sanh tử vĩnh viễn, thì sẽ có ích lợi vô cùng.
Nhiều người lúc lâm chung không thể vãng sanh Tây phương cực lạc như sau :
1.- Có hạng người niệm Phật lúc bình thường công phu niệm Phật chưa được thuần thục, đến lúc lâm chung tuy có tâm nguyện cầu sanh Tây phương cực lạc, nhưng vì bệnh nặng không thể nhất tâm niệm Phật, lại không được trợ duyên niệm Phật và còn gặp cảnh bà con bi ai khóc lóc gây chướng ngại, để rồi khi chung mạng không thể vãng sanh Tây phương cực lạc được, mà phải đọa lạc vào cảnh giới khổ đau.
2.- Có hạng người niệm Phật lúc bình thường công phu niệm Phật chưa được thuần thục, đến lúc lâm chung lại được trợ duyên niệm Phật rất tốt. Nhưng người này tâm vốn điên đảo lại tham luyến tình ái thế gian chí đến đắm trước vợ con, tài sản... không chịu nhất tâm nguyện cầu sanh Tây phương cực lạc, để rồi khi chung mạng không thể vãng sanh Tây phương cực lạc, mà phải trở lại đọa lạc vào cảnh giới sanh tử luân hồi.
3.- Có hạng người niệm Phật lúc bình thường, nhưng chỉ chuyên cầu nhà cửa khang trang, mạng sống an vui lâu dài, đến khi lâm chung chỉ lo sợ chết, chỉ mong cầu bệnh mau thuyên giảm, nhưng không phát tâm cầu sanh Tây phương cực lạc, để rồi khi chung mạng không thể vãng sanh Tây phương cực lạc, sau cùng sẽ tùy theo nghiệp nhân phiền não ác độc ra đi quyết đọa lạc trong tam đồ ác đạo.
Ngoài ra, xin trích dẫn dành cho người lúc lâm chung, nhưng khi chung mạng được vãng sanh Tây phương cực lạc như sau :
Riêng đối với người sắp lâm chung, các người trong gia quyến biết nhất tâm niệm Phật để trợ niệm cùng tiễn đưa thần thức người chết được vãng sanh, lại không bi ai khóc lóc để cho thần thức người mạng chung niệm Phật nhất tâm đi trên con đường cầu vãng sanh Tây phương cực lạc, đem đến kết quả tốt đẹp như ý muốn, bởi vì, thần thức người sắp lâm chung không bị xáo trộn để đưa đến đọa lạc vào địa ngục hay đọa vào các đường ác ngạ quỷ, súc sanh trong chốn đau khổ.
Hơn nữa, có người lúc bình thường không có lòng tín nguyện niệm Phật cầu vãng sanh, nhưng khi lâm chung lại gặp được thiện tri thức khai thị
và thân nhân trong gia quyến không bi ai khóc lóc, nhứt tâm niệm Phật để trợ niệm, khiến cho tâm người lâm chung hoan hỉ cầu vãng sanh Tây phương cực lạc được Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn đúng theo bốn mươi tám đại nguyện của Ngài.
Nhân đây, xin trích dẫn 48 đại nguyện của Đức Phật A Di Đà sau đây :
NGUYỀN THỨ NHỨT : Tôi thành Phật được,
Thì nước tôi là nước tịnh thanh,
Ngục hình ngã quỉ, súc sanh,
Thảy đều chẳng có sanh thành nơi đây.
NGUYỀN THỨ HAI : Nước này tịnh giới,
Đàn bà cùng con gái tịch nhiên.
Những người trong các nhơn, thiên,
Cùng loại cầm thú cần chuyên tu hành.
Thảy đều đặng hoá sanh thọ cảm,
Thất bảo trì cửu phẩm liên hoa.
NGUYỀNTHỨ BA : dân chúng Phật Đà,
Khi cần ăn uống, hoá ra sẵn sàng.
Bát thất bửu, bỉ bàng đựng lắm,
Trăm món ngon khỏi sắm ở đâu.
Ăn rồi khí dụng liền thâu,
Không cần phải rửa, phải lau nhọc nhằn.
NGUYỀN THỨ TƯ : nhân dân trong nước,
Muốn áo quần, khăn, lược, mão, giày,
Thảy đều hoá đủ sẵn bày,
Khỏi mua khỏi giặt, khỏi may cực lòng.
NGUYỀN THỨ NĂM : giáp vòng địa lợi,
Từ đất bằng lên tới hư không.
Thảy đều lầu các điện cung,
Cùng là cây trái ao sông cửa nhà.
Các thứ ấy đều là trân bửu,
Cùng bá thiên hoa báu hương thơm.
Hợp nhau thành tạo kết đơm,
Trau dồi trang sức, cho làm phiền ba.
Mùi hương ấy xông ra khắp đủ,
Cả mười phương hưởng thụ cấp kỳ.
Chúng sanh hạnh Nguyện chuyên trì,
Tin và tưởng Phật, đến thì vãng sanh.
NGUYỀN THỨ SÁU : dân lành quốc độ.
Thương kính nhau quí tợ ruột rà.
Không lời qua lại bất hoà,
Không ganh không ghét, sanh ra tranh giành.
NGUYỀN THỨ BẢY : dân sanh trong nước,
Không có lòng uế trược dâm ô.
Cũng không có tánh tục thô,
Cùng là nóng giận, hồ đồ, ngu si,
NGUYỀN THỨ TÁM : chuyên trì thiện niệm,
Cứ đường ngay, tiệm tiệm lướt đi.
Nếu ai muốn nói chuyện gì,
Người kia hiểu ý tức thì khỏi phân.
NGUYỀN THỨ CHÍN : chúng dân từ thiện,
Tai chẳng nghe những chuyện không lành.
Có đâu sự ác tự hành,
Mấy điều nghiệp chướng đã thành vô danh.
NGUYỀN THỨ MƯỜI : chúng sanh đều ví,
Huyễn thân là mộng mị mà thôi
Vậy nên lòng chẳng nhiễm đời,
Tánh không tham muốn, khắp nơi vui cười.
NGUYỀN MƯỜI MỘT : tiên, người, tuy khác
Hình dung đồng một sắc vàng y.
Mặt mày nghiêm chỉnh phương phi,
Trong ngần, đẹp đẽ, không chi ví bằng.
NGUYỀN MƯỜI HAI : mười phương thế giới,
Thiên, nhơn, cùng các loài súc sanh.
Hoá thân về cõi lạc thành,
Chứng ngôi duyên giác thinh danh trùng trùng,
Ngồi Thiền toạ, chăm lòng tịch tịnh,
Hiệp cùng nhau tính tuổi it nhiều.
Chẳng hề biết đặng bao nhiêu
Ngàn, muôn, ức kiếp số nhiều khó phân.
NGUYỀN MƯỜI BA : thiên, nhơn, trên giải.
Hiệp cùng nhau đếm mãi dân cư.
Không hề rõ biết số dư,
Tại An Dưỡng Quốc nhiều như cát Hằng.
NGUYỀN MƯỜI BỐN : dân hằng quốc độ,
Thảy thảy đồng trường thọ miên miên.
Không sao biết đặng số niên,
Sống lâu vô lượng, vô biên kiếp đời.
NGUYỀN MƯỜI LĂM : dân thời thanh tịnh,
Trụ vào ngôi chí tánh tự nhiên.
Ly chư loạn tưởng đảo điên,
Đắc vô phân biệt chứng duyên Niết Bàn.
NGUYỀN MƯỜI SÁU : Lạc bang dân chúng,
Vui vẻ mà thọ dụng đủ đều.
Thảy đồng với các Tỳ kheo,
Chứng phần Vô Lậu chẳng theo sự đời.
NGUYỀN MƯỜI BẢY : khi tôi thành Phật.
Sẽ giảng kinh thuyết thật độ sanh.
Làm cho sở Nguyện đắc thành,
Công tôi giảng đạo trọn lành hơn ai.
NGUYỀN MƯỜI TÁM : hoá thai cõi dục.
Người người đều đắc Túc Mạng thông.
Rõ điều tiền kiếp xa trông,
Hằng hà sa kiếp biết đồng kim sanh.
NGUYỀN MƯỜI CHÍN : chúng sanh ức vạn,
Đắc thần thông thiên nhãn tịnh quang.
Thấy toàn vũ trụ mười phương.
Trùng trùng duyên khởi thế gian tỏ tường.
NGUYỀN HAI MƯƠI : Tây phương dân chúng,
Thiên Nhĩ Thông đắc dụng nghe xa.
Những lời phát Nguyền bủa ra.
Của trăm ngàn ức Phật Đà khẩu tuyên.
NGUYỀN HĂM MỐT : nhơn thiên trong nước
Tha Tâm Thông biết được chẳng sai,
Những điều tâm niệm mỗi loài,
Thập phương thế giới cầu ngoài tánh linh,
NGUYỀN HĂM HAI : chúng sanh quốc độ,
Thần Túc Thông đắc ngộ dong chơi,
Bao hàm thế giới nơi nơi,
Vượt qua một mạch, mau thời hơn bay,
NGUYỀN HĂM BA : khi tôi thành Phật,
Danh hiệu con tỏ thật mười phương.
Phật và đại chúng tán dương,
Còn dân trong nước lai vương tôi hoài.
Thiên, nhơn với các loài thú vật,
Niệm danh con cho thật chí thành.
Sanh lòng vui vẻ hiền lành,
Lâm chung sẽ đặng hoá sanh sen vàng.
NGUYỀN HĂM BỐN : ánh quang minh chiếu,
Nơi đầu con tuyệt diệu rõ ràng.
Mặt trời cùng ánh mặt trăng,
Tuy là sáng tỏ chẳng bằng Phật quang.
NGUYỀN HĂM LĂM : hào quang tôi chói,
Khắp cùng nơi ngõ tối khúc quanh
Thiên, nhơn cùng các súc sanh,
Thấy liền đặng khởi lòng thành qui y.
NGUYỀN HĂM SÁU : bất kỳ nhơn, thú,
Trong thập phương vũ trụ vân vân.
Nhờ hào quang chiếu đến thân,
Từ hoà tâm tánh hơn dân cõi trời.
NGUYỀN HĂM BẢY : Tiên, Người, phát ý
Tâm Bồ đề trì chí giới trai.
Lục Ba La Mật quảng khai,
Làm nhiều công đức chẳng sai một thì,
Khi thọ mạng chí kỳ viên mãn,
Có tôi và các hạng Tăng lành.
Phóng quang tiếp dẫn vãng sanh,
Đặng làm Bồ tát tại thành Lạc ban.
NGUYỀN HĂM TÁM : Thiên, Nhơn vũ trụ,
Nghe danh tôi sắm đủ bỉ bàng,
Hương hoa đăng chúc huy hoàng,
Tràng phan, bảo cái cúng dường Như Lai.
Tạo Tháp, Tự, trì trai thanh tịnh,
Làm việc lành tâm định tưởng tôi.
Tưởng luôn trọn một ngày thôi,
Chắc là sẽ đặng nước tôi về liền.
NGUYỀN HĂM CHÍN : Nhơn, Thiên mười cõi,
Nếu dốc lòng ra khỏi bến mê.
Hiệu tôi thập niệm chuyên bề,
Lâm chung sẽ đặng sanh về Lạc bang
Trừ những kẻ hung tàn hỗn tạp,
Cùng những người Phật pháp dễ khinh
Ai mang tội ấy vào mình,
A Tỳ địa ngục thọ hình chung thân.
NGUYỀN BA MƯƠI : Thiên, Nhơn cầm thú
Trong thập phương vũ trụ khôn lường.
Trước đà tạo tội thường thường
Sau nghe danh Phật tỏ tường cung khai.
Cầu sám hối, trì trai, giới sát,
Nguyền làm lành, nước Phật mông sanh.
Lâm chung sẽ đặng công lành.
Khỏi tam đồ khổ hoá sanh liên đài.
NGUYỀN BA MỐT : Tiên, Người mười cảnh,
Nghe danh tôi đảnh lễ theo về.
Vui mà tu hạnh Bồ đề,
Người người cung kính, kiêng nề tán dương
NGUYỀN BA HAI : thập phương thế giới,
Những đàn bà con gái chán đời.
Phát tâm tín niệm danh tôi,
Thân sau tránh khỏi phục hồi nữ nhơn.
NGUYỀN BA BA : chúng dân mới tới,
Quả vô sanh bất thối chứng liền
Lại còn quả Phật đoàn viên,
Ngoại trừ những vị bổn nguyền độ sanh
Tôi sẽ giúp cho thành sở mộ.
Tới tha phương tế độ hàm linh.
Hạnh tu Bồ tát rất tinh,
Lại còn thấy sức oai linh hộ truyền.
Cho người ấy tinh chuyên tiến bộ,
Cùng chúng sanh tín thọ pháp huyền
Bồ đề, tịch diệt, Phổ Hiền,
Tấn thêm Tối thắng cần chuyên thi hành.
NGUYỀN BA BỐN : dân lành trong nước
Độ chúng sanh, dùng đủ mọi phương.
Ước nguyền sẽ đặng như lòng,
Bao nhiêu ác nghiệp ba đường khỏi mang.
NGUYỀN BA LĂM : các hàng Bồ tát,
Muốn cúng dường chư Phật đâu đâu,
Hoa hương, anh lạc, trân châu,
Liền đi khắp đủ, vừa hầu bữa ăn.
NGUYỀN BA SÁU : muôn ngàn báu vật,
Muốn cúng dường chư Phật Thánh Hiền,
Ước ra thì có đủ liền,
Cúng dâng khắp cả về miền chưa trưa.
NGUYỀN BA BẢY : ai vừa đọc tụng,
Hoặc thọ trì phụng cúng chư kinh,
Đặng tài biện luận thông minh,
Lại thêm Bát Nhã, trí lành cao siêu.
NGUYỀN BA TÁM : giảng điều pháp lý,
Đủ viên thông, đầy trí huệ tâm,
Nghĩa kinh cùng với Pháp âm
Dẫu rằng vi diệu cao thâm đều cùng.
NGUYỀN BA CHÍN : quốc trung Bồ tát,
Thảy thảy đồng dõng bạt kiên cần.
Mỗi người đều đặng kim thân,
Ba hai tướng tốt đủ phân sắc màu.
Thuyết các Pháp gồm thâu đạo Phật,
Cũng in như chư Phật đương thời.
NGUYỀN BỐN MƯƠI : Nước của tôi.
Hoàn toàn tinh sạch, chiếu soi một màu.
Chư Bồ tát ví như muốn thấy,
Cõi Phật nào là thấy chằng ngoa,
Dòm trong bửu thọ hiện ra,
Cảnh nào Phật nấy như là soi gương.
NGUYỀN BỐN MỐT : mọi đường công đức,
Bồ tát nào chưa được hoàn toàn,
Đặng nghe, đặng thấy đạo tràng,
Bề cao cho đến bốn ngàn Na do.
NGUYỀN BỐN HAI : các đồ nhật dụng,
Quốc độ tôi thiệt đúng tinh minh.
Chói ngời hình sắc đẹp xinh,
Dầu thiên nhãn chẳng nhìn hình đặng đâu.
NGUYỀN BỐN BA : ai ai trong nước.
Chỉ mong cầu nghe được Pháp, Kinh.
Tự nhiên sở Nguyện đắc thành,
Không chờ mời thỉnh thường tình thế gian.
NGUYỀN BỐN BỐN : Thanh Văn, Duyên Giác,
Trong nước tôi đều đắc oai thần.
Hào quang tỏ rạng vô ngần,
Biện tài thuyết pháp ngang phần Pháp Vương.
NGUYỀN BỐN LĂM : tha phương Bồ tát,
Nghe danh tôi, tấn phát phụng hành
Thảy đều đặng phép tịnh thanh,
Định thần giải thoát phước lành thưởng ban.
Như ai muốn cúng dường Phật, Pháp
Trong một đời đi khắp Hà sa.
Tuy là đường sá rất xa.
Định thân không lạc Thiền na chẳng lìa.
NGUYỀN BỐN SÁU : Chư tôn Bồ tát,
Ở tha phương nghe đạt danh tôi,
Quy y tinh tấn vừa rồi,
Định thiền bình đẳng phục hồi bổn nguyên,
Đắc pháp Nhẫn lên ngôi Chánh giác
Đặng thấy thương các bậc Như Lai.
NGUYỀN BỐN BẢY : như vầy,
Tha phương Bồ tát về đầy nước tôi.
Hướng đạo cả tâm hồi bất nhị ,
Chẳng thối lui địa vị cao sâu.
NGUYỀN BỐN TÁM : báu mầu.
Tha phương Bồ tát khấu đầu quy y.
Chư vị ấy đắc kỳ sở Nguyện,
Nhất, Nhị, Tam, Nhẫn Thiện Pháp Vương.
Pháp môn của Phật khôn lường,
Thập phương vững trụ dẫn đường chúng sinh
Khi Pháp Tạng Nguyện xong bốn tám,
Cõi tam thiên sáu món rung rinh.
Hương hoa đổ xuống đầy thành
Hư không phát tiếng chắc thành Như lai.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
http://www.tangthuphathoc.net/tinhdo/48dainguyencuaducphatadida.htm
48 Đại Nguyện Của Đức Phật A Di Đà
Trích Trong Kinh Vô Lượng Thọ
1. Lúc tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
2. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi sau khi mạng chung còn trở lại ba ác đạo thì tôi chẳng lấy ngôi chán giác.
3. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng đều thân màu vàng ròng thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
4. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi sắc thân chẳng đồng có kẻ xấu người đẹp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
5. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng biết túc mạng, tối thiểu là biết sự việc trong trăm ngàn ức na do tha kiếp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
6. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thiên nhãn, tối thiểu là thấy trăm ngàn ức na do tha cõi nước chư Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
7. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thiên nhĩ, tối thiểu là nghe lời thuyết pháp của trăm ngàn ức na do tha chư Phật và chẳng thọ trì hết, thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
8. Giả sư khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được tha tâm trí, tối thiểu là biết tâm niệm của chúng sanh trong trăm ngàn ức na do tha cõi nước, thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
9. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thần túc, tối thiểu là khoảng một niệm qua đến trăm ngàn ức na do tha nước Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
10. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi nếu sanh lòng tưởng nghĩ tham chấp thân thể thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
11. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn ở nước tôi, chẳng an trụ định tụ quyết đến diệt độ thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
12. Lúc tôi thành Phật, quang minh có hạn lượng, tối thiểu chẳng chiếu đến trăm ngàn ức na do tha cõi nước chư Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
13. Lúc tôi thành Phật, thọ mạng có hạn lượng, tối thiểu là trăm ngàn ức na do tha kiếp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
14. Lúc tôi thành Phật, hàng Thanh Văn trong nước tôi mà có người tính đếm được, nhẫn đến chúng sanh trong cõi Ðại Thiên đều thành bực Duyên Giác cùng nhau chung tính đếm suốt trăm nghìn kiếp mà biết được số lượng ấy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
15. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi thọ mạng không ai hạn lượng được, trừ họ có bổn nguyện dài ngắn tự tại. Nếu chẳng như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
16. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi mà cón nghe danh từ bất thiện thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
17. Lúc tôi thành Phật, mười phương vô lượng chư Phật chẳng đều ngợi khen xưng tụng danh hiệu của tôi thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
18. Lúc tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
19. Lúc tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương phát tâm Bồ đề tâm, tu các công đức chí tâm phát nguyện muốn sanh về nước tôi. Lúc họ mạng chung, tôi và đại chúng vây quanh hiện ra trước mặt họ. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
20. Lúc tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương nghe danh hiệu của tôi, chuyên nhớ nước tôi, trồng những cội công đức, chí tâm hồi hướng muốn sanh về nước tôi mà chẳng được toại nguyện thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
21. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng đều đầy đủ ba mươi hai tướng đại nhơn thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
22. Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở cõi nước khác sanh về nước tôi rốt ráo tất cả đến bực nhứt sanh bổ xứ. Trừ người có bổn nguyện tự tại hóa độ, vì chúng sanh mà mặc giáp hoằng thệ chứa công đức độ tất cả, đi qua các nước Phật tu hạnh Bồ Tát, cúng dường chư Phật mười phương, khai hóa hằng sa vô lượng chúng sanh khiến họ đứng nơi đạo chánh chơn vô thượng, vượt hơn công hạnh của hạng tầm thường, hiện tiền tu công đức Phổ Hiền. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
23. Lúc tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi thừa thần lực Phật đi cúng dường chư Phật, khoảng bữa ăn nếu không đến khắp vô số vô lượng ức na do tha cõi nước thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
24. Lúc tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi ở trước chư Phật hiện công đức mình, nếu những thứ dùng để cúng dường không có đủ theo ý muốn thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
25. Lúc tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi chẳng thể diễn nói nhứt thiết trí thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
26. Lúc tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi chẳng được thân Kim Cương Na la diên thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
27. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn và tất cả vạn vật trong nước tôi trang nghiêm thanh tịnh sáng rỡ hình sắc đặc biệt lạ lùng vi tột diệu không ai lường biết được, dầu là có thiên nhãn mà biện biệt được danh số ấy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
28. Lúc tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi, nhẫn đến người công đức ít nhứt mà chẳng thấy biết đạo tràng thọ màu sáng vô lượng cao bốn trăm muôn dặm thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
29. Lúc tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi nếu đọc tụng thọ trì diễn thuyết kinh pháp mà chẳng được trí huệ biện tài thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
30. Lúc tôi thành Phật, trí huệ biện tài của Bồ tát trong nước tôi mà có hạn lượng thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
31. Lúc tôi thành Phật, nước tôi thanh tịnh soi thấy tất cả vô lượng vô số bất khả tư nghị thế giới chư Phật mười phương, như gương sáng soi hiện hình gương mặt, nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
32. Lúc tôi thành Phật, từ mặt đất lên đến hư không, những cung điện, lâu đài, ao nước, cây hoa, tất cả vạn vật trong nước tôi đều dùng vô lượng châu báu, trăm ngàn thứ hương hiệp lại làm thành xinh đẹp kỳ lạ hơn hàng thiên nhơn. Hương ấy xông khắp vô lượng thế giới mười phương. Bồ Tát nghe mùi hương ấy đều tu hạnh Phật. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
33. Lúc tôi thành Phật, những loài chúng sanh của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương, được quang minh tôi chiếu đến thân, thân họ nhu nhuyến hơn hẳn hàng thiên nhơn. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
34. Lúc tôi thành Phật, những loài chúng sanh của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi mà chẳng được Bồ Tát vô sanh pháp nhẫn các thâm tổng trì thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
35. Lúc tôi thành Phật, hàng nữ nhơn của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi vui mừng tin ưa phát tâm Bồ đề nhàm ghét thân người nữ, nếu sau khi chết mà họ còn sanh thân người nữ lại thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
36. Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát trong vô lượng bất tư nghì thế giới mười phương thế giới nghe danh hiệu tôi sau khi thọ chung thường tu phạm hạnh đến thành Phật đạo. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
37. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn trong vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi rồi năm vóc gieo xuống đất cúi đầu vái lạy vui mừng tin ưa tu hạnh Bồ Tát thì được chư Thiên và người đời đều kính trọng. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
38. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi muốn được y phục liền tùy nguyện hiện đến, y phục đẹp đúng pháp như Phật khen ngợ tự nhiên mặc trên thân. Nếu còn phải may cắt nhuộm giặt thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
39.Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi hưởng thọ khoái lạc chẳng như bực lậu tận Tỳ Kheo thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
40. Lúc tôi thành Phật, Bồ Tát nước tôi tùy ý muốn thấy vô lượng nước Phật trang nghiêm thanh tịnh mười phương thì liền được toại nguyện, đều được soi thấy ở trong những cây báu, như thấy mặt mình hiện rõ trong gương sáng. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
41. Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi, từ đó đến lúc thành Phật nếu các căn thân còn thiếu xấu chẳng được đầy đủ thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
42. Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi thảy đều chứng được thanh tịnh giải thoát tam muội, khoảng một lúc phát ý, cúng dường vô lượng bất khả tư nghị chư Phật Thế Tôn, mà không mất tâm chánh định. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
43. Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi, sau lúc thọ chung sanh nhà tôn quý. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
44. Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi vui mừng hớn hở tu hạnh Bồ Tát đầy đủ cội công đức. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
45. Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi thảy đều chứng được phổ đẳng tam muội, an trụ trong tam muội nầy đến lúc thành Phật thường thấy vô lượng bất khả tư nghị tất cả chư Phật. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
46. Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở trong nước tôi tùy chí nguyện của mỗi người muốn được nghe pháp liền tự nhiên được nghe. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
47. Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi mà chẳng liền được đến bực bất thối chuyển thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
48. Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi mà chẳng liền được đệ nhứt nhẫn, đệ nhị nhẫn và đệ tam pháp nhẫn, nơi các Phật pháp chẳng liền được bực bất thối chuyển thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới
Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật
Nói tóm lại, Đức Phật A Di Ðà, với 48 đại nguyện, có công đức của Ngài rất rộng lớn, bởi do lòng đại bi đại nguyện lợi tha. Ngài đành bỏ tất cả ngôi sang cao quí, nguyện tu hành khi thành Phật, ở trên một cảnh giới huy hoàng trang nghiêm, để tiếp độ chúng sanh. Trải qua một thời gian được kết quả, y báo, chánh báo xuất hiện rực rỡ như lời Ngài đã thệ nguyện
Trở lại việc Tìm hiểu sự lâm chung cho đến mai táng cúng kiến như thế nào? Xin văn tắt ngắn gọn như sau :
Nếu gặp người đang bị bịnh nặng, trong tương lai sẽ lâm chung, thân nhân nên dọn dẹp giường bịnh cho khang trang và thay quần áo cho người bịnh thật sạch sẽ, đặc biệt, đặt bàn có bông hoa cúng Phật, rồi cung thỉnh quý Ngài Tôn Đức Tăng Ni, (nếu có thêm ban hộ niệm càng tốt), để tụng kinh Cầu An và Sấm Hối cho người bịnh.
Ngoài ra, nên nhắc nhở người bịnh luôn luôn niệm : bởi vì, thời gian này sức khỏe rất yếu, chỉ có thể nghe kinh và không thể đọc kinh được.
Trong thời gian người bịnh đang lâm chung, các thân nhân không nên bi ai khóc lóc, mà nhứt tâm cùng quý Tăng Ni, ban hộ niệm Chùa để tụng Lễ Vía A Di Đà và kinh A Di Đà.
Nhân đây, xin trich dẫn tiêu biểu trong quyển Nghi Thức Tụng Niệm như sau : Bạt nhứt thế nghiệp chướng căn bản đắc sanh Tịnh Độ Đà La Ni :
HỒI HƯỚNG VÃNG SANH
Nguyện sanh Cực Lạc cảnh Phương Tây, chín phẩm hoa Sen là Cha Mẹ, Hoa nở thấy Phật chứng vô sanh, Bồ Tát bất thối là bạn hữu.
TỰ QUY Y và ĐÀNH LỄ
Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sanh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng.
Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sanh, thấu rõ kinh tạng trí tuệ như biển.
Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại.
HỒI HƯỚNG
Công đức sám hối khó nghĩ lường,
Vô biên thắng phước đều hồi hướng
Khắp nguyện chúng sanh trong pháp giới.
Đều được vãng sanh Cực Lạc
NGHI THỨC CẦU SIÊU
Nguyện tận hư không biến pháp giới, quá hiện vị lai chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trú Tam Bảo, tiếp độ hương linh vãng sanh Cực Lạc Quốc.
Nguyện Ta bà Giáo chủ đại từ đại bi Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương lai hạ sanh Di Lạc tôn Phật, Đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Linh sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát, tiếp độ hương linh vãng sanh Cực Lạc Quốc.
Nguyện Tây phương Giáo chủ đại từ đại bi tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật, Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại hải chúng Bồ Tát, tiếp độ hương linh vãng sanh Cực Lạc Quốc.
Quy mạng lễ A Di Đà Phật,
Ở phương tây thế giới an lành,
Con nay xin phát nguyện vãng sanh,
Cúi xin đức Từ Bi tiếp độ :
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc
Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn
Đạo Sư A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát
Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát...
Khi người bịnh đã lâm chung, thân nhân trong gia đình nên cẩn thận thăm dò thân thể người chết, đợi thấy chết hẳn mới tiến hành thủ tục tắm rửa thay quần áo để tẩn liệm, thông thường đầu người chết quay vào nhà, hai chân đưa ra sân nhà, để người chết sẽ ra đi được chôn cất về hướng Tây tại nghĩa trang (địa) hay đem đi hỏa thiêu, không thể trở lại nhà được.
Đó là, quan niệm người xưa ở Việt Nam, khi đất đai còn nhiều để chôn cất, xây lập nhà mồ rộng rãi, còn ngày nay, thì việc chôn cất vì đất đai rất hạn hẹp, đôi khi chôn cất phải chồng lầu và có thời gian mướn hạn định, chớ không vĩnh cửu được.
Kế đến, làm tuần cúng kiến cho người chết 7 thất (tuần lễ) liên tục để cầu siêu hương hồn vong linh người quá vãng. Người xưa quan niệm khi người lâm chung, thần thức sẽ xuất khỏi thân thể tùy theo nghiệp lực để đi đầu thai, có thể tức thời, cho đến tối đa 7 tuần lễ. Bởi vì, con người có Thất phách là 7 vía (ba hồn 7 vía). Một đặc điểm dáng lưu ý, trên gương mặt mọi người đểu có có 7 khiếu là : 2 mắt, 1 miệng, 2 tai và 2 mũi, cho nên phải làm lễ 7 tuần thất.
Hơn nữa, chúng ta còn thấy con số 7 là con số tối đa của nguyên số thuộc thiên là số dương.
Do vậy, con số 7 tượng trưng cho sự sinh hóa cả vũ trụ, ngay cả sự sống chết của con người như lập đàn Dược Sư Thất Bảo để cầu an hay tổ chức thất thất trai tuần (49 ngày) để cầu siêu cũng dùng đến nó. (kính xin quý bậc cao kiến bổ khuyết thêm cho đầy đủ hơn, chân thành cảm ơn)
Xuyên qua những dẫn chứng nêu trên, khi người lâm chung, tu theo Pháp môn Tịnh Độ, đã nhất tâm niệm Phật A Di Đà để cầu vãng sanh Tây phưong Cực Lạc, thông thường biết thời gian lâm chung, trên trời đôi khi có những hiện tượng đặc biệt xuất hiện như mưa rơi hạt lớn, nắng đẹp bất chợt hoặc có cầu vòng ngũ sắc, đôi khi ban đêm có nhiều chùm sao giống hoa cái và hương linh thường được quý Chư Phật, Thánh Chúng đến vây quanh đón rước vãng sanh Tây phương cực lạc A Di Đà.
Để kết thúc bài này xin mượn bài Biết đủ sẽ đủ như sau :
Biết đủ sẽ đủ
Các bình chậu hủ đựng lủ khủ,
Biết dùng chúng nó đời sẽ đủ,
Không tranh đủ thiếu được an ngủ,
Vui sống mọi người trong hoàn vủ.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Tiểu Đệ
*
PHỞ CALI
LTS:
Tại hải ngoại, xét về kích cở cái tô có thể chia ra ba loại : tô lớn, tô vừa, tô nhỏ. Tô nhỏ ở đây nhiều thịt, nhiều bánh hơn ở Việt Nam. Trong bài này, người viêt (không ghi tên) chỉ nói đến tô lớn. Tô lớn ở các nơi cũng không lớn bằng cái tô ở trong bài này. Hiện nay ở Canda, tô nhỏ khoảng $3, tô vừa $5, tô lớn $7. Người ngoại quốc rất thích phở Việt Nam.
*
Pho Garden 2109 Clement Street Between 22nd Ave & 23rd Ave
San Francisco, CA 94121
Thử sức với phở... khổng lồ độc đáo. Cửa hàng phở độc đáo này có tên là Phở Garden nằm ở tận San Francisco, Mỹ cơ, đến đây bạn sẽ được ăn phở - món ăn của người Việt, nhưng thú vị hơn là bạn sẽ được ăn bát phở khổng lồ đấy.
Sau khi nhận được bát phở khổng lồ này, vị khách nào cũng phải sửng sốt vì khối lượng phở khổng lồ trước mắt. Những vị khách đến với cửa hàng này có lẽ không phải vì muốn thưởng thức hương vị của phở mà họ muốn thử sức với bát phở khổng lồ này.
Nếu vị khách nào ăn được hết tô phở hẳn sẽ rất tự hào khi đọc được dòng chứ ở đáy của bát: "You did it" (Bạn đã làm được), còn nếu không thể ăn hết muốn dừng "cuộc chơi" thì bạn phải vẫy là cờ trắng có dòng chữ: "I surrender" (Tôi đầu hàng).
Tươi cười trước thử thách... 2 em bé chung 1 bát.
Cụ thể là bạn sẽ phải ăn 2 pounds bánh phở và 2 pounds thịt, mà 2 pounds thì đã gần bằng 1 kg rùi, và nếu bạn ăn hết bạn phở (mà không cần uống hết nước) trong vòng 60 phút thì bạn sẽ được miễn phí còn nếu không bạn sẽ phải trả 22USD (tương đương 418.000dd), ngoài một tấm ảnh của bạn sẽ được treo trên tường.
Nụ cười tự tin? Tuy không thành công nhưng rất hãnh diện. Cổ động viên đông đảo nhưng cũng khó có thể vượt qua thử thách. Anh chàng này ăn vất vả quá! Rất nhiều người xin dừng cuộc chơi... ...với vẻ bất lực Dù đầu hàng nhưng vẫn tươi cười. Đây là 1 thử thách quá lớn cho phái yếu? Suýt nữa thì thành công... Rất tự tin... ...vẻ mặt thất thần. Thật khó khăn... Tuy nhiên không phải là không có người thành công... Dòng chữ ở đáy bát đã hiện ra: "You did it".
*
TIN TỨC VNCH
(Bản Tin VNCHF WA)
Lần đầu tiên sau 35 năm lưu vong di tản sau biến cố 30/4/1975, một phái đoàn gồm 8 người của chính phủ VNCH do Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chức Chỉ huy trưởng Công Binh kiêm thứ trưởng
Định Cư của chính phủ VNCH cầm đầu và các vị khác như Thiếu Tướng Lý Tòng Bá Tư Lệnh Sư Đoàn 25 Bộ Binh Quân Lực VNCH, Luật Sư Lâm Chấn Thọ Cố Vấn Pháp Luật, Luật Sư Bennetto Cố Vấn Pháp Luật, Bác Sĩ Nghiêm Phú Phụ Tá Vận Động, Ông Nguyễn Cần Phụ Tá Ngoại Giao, và Ông Hồ Văn Sinh Phụ Tá Nội Vụ đã xuất hiện và vận động chính trị một cách công khai tại Quốc Hội Hoa Kỳ vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Trong suốt 2 ngày 28 và 29/6/2010 vừa qua. Với sự ngạc nhiên, bất ngờ và nhanh chóng, Phái đoàn Chính Phủ VNCH do Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích hướng dẩn đã tiếp xúc được vào khoảng 8 văn phòng Thượng Nghị Sĩ, Dân Biểu Quốc hội hằng quan tâm đến tình trạng vi phạm tự do, tôn giáo và nhân quyền của Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam cũng như nâng đở hổ trợ các sinh hoạt của Cộng Đồng người Việt Nam tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ. đó là các văn phòng Thượng Nghị Sĩ Brownback, Dân Biểu Ed Royce, Dân Biểu Mike Honda, Dân Biểu Zoe Lofgren, Dân Biểu Chris Smith, Dân Biểu Loretta Sanchez, Dân Biểu Joseph Cao, Dân Biểu Frank Wolf và các chuyên viên phúc trình của Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ về các vấn đề quốc tế.
Với những lập luận vững chắc về các vấn đề liên quan đến ngoại giao, chính trị và pháp lý, Phái Đoàn Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa đã trình bày một cách thuyết phục bắt đầu từ vấn đề tranh chấp biển đông, sự chiếm cứ bất hợp pháp của Trung Cộng trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của VNCH cho đến các diển biến đưa đến sự di tản bi thãm của hàng triệu Quân Dân Cán Chính VNCH. Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chức Đại Diện Chính Phủ VNCH ngoài lãnh thổ sau cuộc họp khẩn cấp của Hội Đồng Nội Các Chính Phủ VNCH của Cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn 27/11/2009 đã cho biết nguyên nhân chính là sự vi phạm trầm trọng hiệp định Paris năm 1973 mà Cộng Sản Bắc Việt đã cố tình xé bỏ để xâm lăng chiếm đóng Việt Nam Cộng Hòa, từ đó gây ra không biết bao nhiêu thảm nạn cho cả Nước VNCH. Luật Sư Lâm Chấn Thọ đã trình bày rất rỏ ràng về Bản Định Ước Quốc Tế ký ngày 2/3/1973 do 12 Nước dưới sự chứng kiến của Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc đó là Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa, Chính Phủ Liên Bang Cộng Hòa XHCN Xô Viết, Chính Phủ Canada, Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Chính Phủ Hoa Kỳ, Chính Phủ Cộng Hòa Pháp, Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Hung-ga-ri, Chính Phủ Cộng Hòa Indonexia, Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Ba Lan, Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và Chính Phủ Vương Quốc Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan. Tất cả đều cam kết bảo đãm chấm dứt chiến tranh, tái lập hòa bình và tiến tới một cuộc tổng tuyển cử tự do, công bằng dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc. Thế nhưng tất cả những điều này đã không xảy ra vì những thủ đoạn gian trá, lừa bịp của Cộng Sản Bắc Việt. Trong các cuộc tiếp xúc với thời gian đã định sẵn, Phái Đoàn Chính Phủ VNCH đã đặt biệt nhấn mạnh đến giải pháp VNCH trên căn bản của Hiệp Định Paris 1973. Đều mà chính giới cũng như nhân dân Hoa Kỳ có thể giúp được là dựa trên điều 7 của Bản Định Ước Quốc Tế để triệu tập một Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam nhằm trả lại một sự công bằng cho Nước Việt Nam Cộng Hòa.
Với những tài liệu cụ thể rỏ ràng chứng minh sự xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt cũng như sự bức bách tàn hại của Cộng Sản Việt Nam, phái đoàn VNCH hầu như không gặp một trở ngại nào trong công cuộc vận động Quốc Hội Hoa Kỳ tại Washington DC. Nếu thời thế sẽ thay đồi để dân tộc Việt Nam vượt qua những đau thương tủi nhục dưới sự thống trị bạo tàn của Đảng Cộng Sản Việt Nam để còn vươn lên cùng với một thế giới văn minh, tiến bộ tự do, dân chủ, nhân quyền, thì ngày hôm nay là một dấu hiệu. Thiếu Tướng Lý Tòng Bá đã nói với sự tin tưởng.
Được biết Phái Đoàn Chính Phủ VNCH trước khi vào Quốc Hội Hoa Kỳ, đã đến thăm viếng Bức Tường Đá Đen ghi tên 58 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ đã hy sinh chiến đấu vì tự do tại Việt Nam. Tại đây phái đoàn đã được Lử Đoàn 31 Tình Nguyện Trừ Bị của Quân Đội Hoa Kỳ hổ trợ trong phần nghi lể rất cảm động dưới sự chứng kiến của nhiều người Mỹ cũng đến thăm viếng tại nghĩa trang quân đội rất linh thiêng nầy.
Phái Đoàn Chính Phủ VNCH sau khi rời Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn sẽ tiếp tục công việc vận động tại nhiều nước khác mà trước đây từng là đồng minh chiến đấu để bảo vệ mãnh đất Miền Nam Tự Do chống lại sự xâm nhập của Cộng Sản. class="newreply" href="http://tvvn.org/forum/newreply.php?s=e0fae7df674a6485f7f93ce7d61d0485&do=newreply&p=35257" rel="nofollow"> Trả lời có kèm theo trích đoạn
http://tvvn.org/forum/showthread.php?13591-Vi%E1%BB%87t-Nam-C%E1%BB%99ng-Hoa-v%E1%BA%ADn-%C4%91%E1%BB%99ng-Qu%E1%BB%91c-H%E1%BB%99i-Hoa-K%E1%BB%B3
RFA * TRUNG HOA & MỸ
*
Hải quân Trung Quốc tập trận nhắm vào Hoa Kỳ?
Liên quan đến vấn đề này, ông Shi Yinhong , chuyên gia nghiên cứu về
Hoa Kỳ tại trường Đại học Renmin Trung Quốc, có trụ sở tại Bắc Kinh,
cho biết: “Mặc dù chính phủ Trung Quốc không hề nói bất cứ
điều gì về cuộc tập trận này, nhưng bất cứ ai có kinh nghiệm về chiến
lược quân sự đều tin chắc rằng nó có liên quan với nhau”.
Ông Tần Cương cho biết, Bắc Kinh
rất quan ngại về cuộc diễn tập chung này và đang theo dõi vấn đề một
cách chặt chẽ. Ông nói: “Trong tình hình hiện tại, các bên có
liên quan nên kiềm chế và tránh các hoạt động có thể làm cho căng
thẳng leo thang, cũng như gây ảnh hưởng đến lợi ích của các nước trong
khu vực”.
Hải quân Trung Quốc tập trận nhắm vào Hoa Kỳ?
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2010-07-03
Tin tức mấy ngày qua cho biết, Hải quân Trung Quốc đang chuẩn bị tập trận ở khu vực Biển Hoa Đông (East China Sea), vùng biển tiếp giáp giữa Nhật Bản với Trung Quốc.
AFP photo
Mục
đích của việc tập trận này là gì? Cuộc tập trận này có liên quan gì
đến kế hoạch tập trận chung giữa Hoa Kỳ và Nam Hàn hay không? Mời quý
vị cùng Thông tín viên Ngọc Trân điểm qua các sự kiện có liên quan.
Thứ
năm tuần trước, Quân đội Trung Quốc thông báo, Hải quân Trung Quốc
chuẩn bị tập trận có bắn đạn thật ở ngoài khơi Biển Hoa Đông trong sáu
ngày, kể từ ngày 30 tháng 6 đến ngày 5 tháng 7 sắp tới.
Quân
đội Trung Quốc cũng đã thông báo, kể từ lúc nửa đêm cho đến sáu giờ
chiều ngày 30 tháng 6 đến ngày 5 tháng 7, ngoại trừ các tàu chuẩn bị
tham gia tập trận, tất cả các tàu thuyền khác đều bị cấm đi vào vùng
biển ngoài khơi tỉnh Chiết Giang, thuộc miền Đông Trung Quốc, là nơi
diễn tập quân sự của Hải quân Trung Quốc trong sáu ngày tới. Thông báo
cũng cho biết, để bảo đảm an toàn, tất cả các tàu bè phải tuân theo
lệnh của Hải quân Trung Quốc.
Đối phó với Hoa Kỳ?
Mặc
dù các viên chức Bộ Quốc phòng Trung quốc khẳng định rằng, cuộc diễn
tập này nằm trong kế hoạch luyện tập thường xuyên của Hải quân Trung
Quốc, thế nhưng các phân tích gia cho rằng, hành động này có liên quan
đến cuộc diễn tập đã lên kế hoạch giữa Hải quân Hoa Kỳ và hải quân
Nam Hàn ở khu vực biển Hoàng Hải.
Mặc dù chính phủ Trung Quốc không hề nói bất cứ điều gì về cuộc tập trận này, nhưng bất cứ ai có kinh nghiệm về chiến lược quân sự đều tin chắc rằng nó có liên quan với nhau.Chuyên gia nghiên cứu về Hoa Kỳ Shi Yinhong
Cũng
xin nhắc thêm rằng, Hoa Kỳ và Nam Hàn đã lên kế hoạch diễn tập quân sự
chung ở vùng biển Hoàng Hải nhằm đối phó với Bắc Hàn, ngay sau khi
các nhà điều tra quốc tế tìm thấy bằng chứng ngư lôi Bắc Hàn chính là
thủ phạm đánh chìm tàu hải quân Nam Hàn, giết chết 46 thủy thủ hôm 26
tháng 3 vừa qua.
Cuộc diễn tập
chung giữa Hoa Kỳ và Nam Hàn dự kiến diễn ra trong 4 ngày đầu tháng 6,
thế nhưng tin tức cho biết, kế hoạch tập trận này đã bị hoãn lại cho
đến tháng 7 sắp tới. Tin tức cũng cho biết thêm, tàu sân bay chạy bằng
năng lượng hạt nhân của Hoa Kỳ, tàu USS George Washington cũng dự
tính sẽ tham gia cuộc diễn tập này.
Mặc
dù Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng phủ nhận bất kỳ mối liên hệ nào
giữa cuộc diễn tập quân sự của họ với cuộc tập trận chung giữa Hoa Kỳ
và Nam Hàn, mà cho rằng đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên về thời
gian, thế nhưng các phân tích gia cho biết, hành động diễn tập của
Trung Quốc chắc chắn có liên quan đến kế hoạch tập trận của Hoa Kỳ và
Nam Hàn, cũng như sự hiện diện của tàu sân bay Hoa Kỳ trong khu vực.
Mới
đây, nhật báo Mingpao có trụ sở tại Hongkong cũng cho biết thêm, việc
thông báo trước nhiều ngày về cuộc diễn tập quân sự của Quân đội Trung
Quốc là “một hành động hiếm thấy” của nước này nếu chỉ với mục đích
duy nhất là tuyên bố về cuộc diễn tập quân sự.
Kềm chế hay làm ngơ?
Cũng
xin nhắc thêm để thính giả hiểu, do Trung Quốc là nước đỡ đầu của Bắc
Hàn, nên từ khi tàu Cheonan của Nam Hàn bị đánh chìm, Bắc Kinh chưa bao
giờ công khai lên án Bắc Hàn, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc
tế.
Không những thế, Trung
Quốc thường đưa ra lập luận để bênh vực cho hành động của Bắc Hàn. Đầu
tháng 6 vừa qua, khi Hoa Kỳ đưa vấn đề này ra phản đối tại Đối thoại
Shangri-La ở Singapore, Thiếu tướng Chu Thành Hổ, Giám đốc Viện Nghiên
cứu Chiến lược thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc cho rằng, Hoa Kỳ đã
thiên vị khi chỉ trích Bắc Hàn đánh chìm tàu Nam Hàn, nhưng đã không
lên án Israel khi họ tấn công tàu cứu trợ ở dải Gaza cuối tháng 5 vừa
qua. Ông Chu nói rằng, có sự phân biệt trong thái độ và chính sách của
Hoa Kỳ về hai trường hợp này.
Có sự khác nhau giữa kềm chế và cố ý mù quáng đối với các vấn đề nhất quán. Tôi hy vọng rằng Chủ tịch Hồ Cẩm Đào sẽ nhận ra rằng đây là một ví dụ về Bình Nhưỡng đã vượt qua giới hạn mà chúng ta nên thảo luận một cách nghiêm túc.Tổng thống Barack Obama
Ông
Robert Gates, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã đáp trả lại rằng, vụ tấn
công tàu chiến Nam Hàn là một hành động bất ngờ mà không được cảnh báo
trước, còn chuyện xảy ra với tàu cứu trợ ở dải Gaza, Israel đã nhiều
lần đưa ra cảnh báo.
Trong khi
Hoa Kỳ lên án hành động của Bắc Hàn và muốn Trung Quốc hậu thuẫn nghị
quyết trừng phạt nước này ở Hội Đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, thế nhưng
Trung Quốc luôn viện cớ rằng, họ lo ngại tình trạng bất ổn ở Bắc Hàn
có thể xảy ra các vấn đề lớn tại biên giới tiếp giáp với Trung Quốc,
nên Bắc Kinh luôn kêu gọi các bên hãy kềm chế.
Do
vậy, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng phản đối cuộc diễn tập quân sự
chung đã lên kế hoạch giữa Mỹ và Nam Hàn, cũng như phản đối sự hiện
diện của tàu sân bay Hoa Kỳ trong vùng, cho rằng điều này sẽ tạo ra
căng thẳng mới trong khu vực.
Ông
Tần Cương, Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã phản đối cuộc
diễn tập chung giữa Mỹ và Nam Hàn khi ông nói rằng, Bắc Kinh phản đối
bất kỳ hành động nào phá hoại sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc không hề công khai lên tiếng
phản đối Bắc Hàn, là nơi khơi mào cho cuộc xung đột trong khu vực.
Phía Hoa Kỳ cho rằng, cuộc tập trận này không nhằm mục đích đe dọa Trung Quốc hay làm mất ổn định trong khu vực, mà chỉ “với mục đích bảo đảm khả năng duy trì hòa bình của Mỹ và đánh bại sự xâm lược trên bán đảo Triều Tiên”.
Phản
đối thái độ của Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên, hôm chủ nhật vừa qua
tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20 ở Toronto, Tổng thống Obama đã lên án
Trung Quốc, ông nói: “Có sự khác nhau giữa kềm chế và cố ý mù
quáng đối với các vấn đề nhất quán. Tôi hy vọng rằng Chủ tịch Hồ Cẩm
Đào sẽ nhận ra rằng đây là một ví dụ về Bình Nhưỡng đã vượt qua giới
hạn mà chúng ta nên thảo luận một cách nghiêm túc”.
Liệu
cuộc tập trận của Hải quân Trung Quốc có phải là ngẫu nhiên như các
viên chức Trung Quốc đã nói hay với mục đích nhắm vào Hoa Kỳ? Có lẽ
không khó để tìm câu trả lời.
Theo dòng thời sự:
- Trung Quốc biểu dương lực lượng khi Mỹ và Nam Hàn tập trận?
- Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với Trung Quốc?
- Mỹ - Trung không thể làm dịu tình hình Biển Đông
- Hoa Kỳ phản đối Trung Quốc về vấn đề Biển Đông
- Trung Quốc phô trương sức mạnh ở Biển Đông
- Nam Hàn tăng ngân sách quốc phòng sau vụ tàu Cheonan
- Đằng sau sự lạnh nhạt quân sự là một Trung Quốc mạnh mẽ hơn
- Hoa kỳ đánh giá thấp Trung Quốc – phần 1
- Hoa Kỳ: Bán vũ khí cho Đài Loan để duy trì cán cân quân sự
Saturday, July 3, 2010
XÃ HỘI VIỆT NAM * HÀ NỘI
HAY DE PHONG !!!
:
.Chúng ta phải rất cẩn thận khi về VN.Tôi có ba má một người bạn ra Hà Nội chơi và đi thăm Vịnh Hạ Long. Ông nhìn thấy họ câu được một con cá , lỡ miệng khen con cá đẹp, vậy mà họ bắt buộc ông phải mua với gía 100USD.Họ giữ cả hai vợ chồng lại và còn tính làm dữ nữa cho đến khi phải bỏ ra đúng 100USD thì bọn đánh cá này mới chịu buông ra cho đi.Khi về đến Mỹ rồi vẫn còn hãi hùng..
Theo chân nhóm “nữ quái” chuyên bắt chẹt du khách ở Bờ Hồ(Dân trí) - Nhóm phụ nữ khoảng 8 người với bình phong là những người làm nghề gồng gánh, buôn bán trên phố, họ trắng trợn ép du khách để lấy tiền bằng các thủ đoạn: ấn quang gánh vào vai du khách, ép chụp ảnh rồi đòi tiền “bo”, chèo kéo khách mua hàng giá cao...
:
.Chúng ta phải rất cẩn thận khi về VN.Tôi có ba má một người bạn ra Hà Nội chơi và đi thăm Vịnh Hạ Long. Ông nhìn thấy họ câu được một con cá , lỡ miệng khen con cá đẹp, vậy mà họ bắt buộc ông phải mua với gía 100USD.Họ giữ cả hai vợ chồng lại và còn tính làm dữ nữa cho đến khi phải bỏ ra đúng 100USD thì bọn đánh cá này mới chịu buông ra cho đi.Khi về đến Mỹ rồi vẫn còn hãi hùng..
Theo chân nhóm “nữ quái” chuyên bắt chẹt du khách ở Bờ Hồ(Dân trí) - Nhóm phụ nữ khoảng 8 người với bình phong là những người làm nghề gồng gánh, buôn bán trên phố, họ trắng trợn ép du khách để lấy tiền bằng các thủ đoạn: ấn quang gánh vào vai du khách, ép chụp ảnh rồi đòi tiền “bo”, chèo kéo khách mua hàng giá cao...
Ngày
nào cũng vậy, khoảng 9h30 sáng, nhóm phụ nữ này bắt đầu tụ tập tại
đầu phố Cầu Gỗ. Sau đó, họ chuẩn bị vài túi dứa xanh gọt sẵn, mấy quả
chuối để lỏng chỏng trên đôi quang gánh và bắt đầu một "ngày làm
việc". Ai cũng đi đôi giầy ba ta buộc chặt chân gọn gàng. Khi “hóa
trang” xong, nhìn hình thức bề ngoài, họ không khác gì mấy người buôn
bán gồng gánh quê chân chất, nhưng thực chất chỉ nhăm nhe rình rập
"chộp" những vị nước ngoài đang còn bỡ ngỡ để moi tiền.
Kết thúc màn "thuê quang gánh" và "bán hàng" như vậy, bao giờ cũng là cái lắc đầu, nhún vai ngán ngẩm chấp nhận việc đã rồi. Cứ thế rất nhiều du khách đã sa bẫy nhóm phụ nữ này, để rồi hằn lại một ấn tượng rất xấu về thủ đô Hà Nội, nơi đang chuẩn bị bước sang tuổi... 1000.
Trong
khi chính quyền và nhân dân Thủ đô đang nỗ lực quảng bá với bạn bè
quốc tế về Hà Nội nghìn năm thì cảnh tượng những người đội lốt hàng
rong lừa đảo du khách diễn ra một cách công khai tại một không gian
văn hóa tiêu biểu giữa thủ đô là điều không thể chấp nhận được.
Phóng viên Dân trí đã mất gần một tuần "theo" nhóm phụ nữ này để ghi lại những hình ảnh không đẹp dưới đây.
Lao tới ấn quang gánh vào du khách
Nhưng không vì thế mà họ dễ dàng buông tha
Nhóm “hàng rong” này thường nhắm đến những du khách hiền lành đi đơn lẻ
Nếu du khách bất cẩn thì sẽ bị nhóm “hàng rong” móc tiền rất tinh vi và điệu nghệ
Rồi mồm năm miệng mười để dồn du khách
Bị đòi tiền giá cắt cổ khách đã phản ứng lại nhưng đành chấp nhận
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0143
HOÀNG TRANH * HỒ CHÍ MINH
Trung Quốc Mở Hồ Sơ Bí Sử Ông Hồ Cưới Vợ Quảng Châu
Hồ Chí Minh ( chụp năm 1938), trăm mặt nghìn tên.
Quảng Tây (VNN) - Cộng Sản Tàu chơi xấu Cộng Sản Việt: Bắc Kinh đã lẳng lặng lột mặt nạ "độc thân cứu nước" của ông Hồ, và cho biết ông Hồ cũng giàu thủ đoạn chinh phục phụ nữ bất kể mẹ vợ tương lai cản trở, và khi thấy cần đi thì lập tức bỏ vợ ra đi. Bản tin như sau.
Một tác phẩm mới xuất bản của nhà sử học Hoàng Tranh, Viện Phó Viện Khoa Học Xã hội Quảng Tây, đã tiết lộ là Hồ Chí Minh có một người vợ tại Trung quốc, trái ngược hẳn với những tuyên truyền của đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn cho là họ Hồ sống độc thân để lo cho đất nước. Nguồn tin từ Quảng Tây cho biết trong tác phẩm có tựa đề là "Hồ Chí Minh với Trung quốc" do nhà xuất bản Tân Tinh ở Nam Ninh phát hành, đã tiết lộ những chi tiết này như sau: Hồ Chí Minh vào thời kỳ những năm đầu của thế kỷ 20 khi trốn sang Quảng Châu Trung quốc để hoạt động cho đảng Cộng sản, vào tháng 10 năm 1926 đã lấy một cô gái Quảng Châu tên là Tăng Tuyết Minh làm vợ.
Hai người đã cử hành hôn lễ, sau khi cưới đã chung sống với nhau hơn nửa năm. Vào tháng 5 năm 1927, sau khi rời Quảng Châu, Hồ Chí Minh đã mất liên lạc với vợ và từ đó không hề gặp lại nữa.
Tác phẩm này tiết lộ là Tăng Tuyết Minh 曾雪明 người vợ Trung Quốc của Hồ Chí Minh, quê ở huyện Mai tỉnh Quảng Đông, sinh tháng 10 năm 1905 ở thành phố Quảng Châu. Tăng Tuyết Minh là con út, bởi vậy những người quen biết Tăng Tuyết Minh thường gọi cô là "cô Mười".
Vào tháng 11 năm 1924, Hồ Chí Minh từ Mạc Tư Khoa đến Quảng Châu, lấy tên là Lý Thụy, làm việc tại phòng phiên dịch của cố vấn Borodin, thuộc Hội Lao Liên của Tôn Trung Sơn, trú ngụ tại nhà hàng của ông Bào tại quảng trường Đông Hiệu. Trong thời gian này, Hồ Chí Minh đã gia nhập một tổ chức Tâm Tâm Xã với âm mưu biến tổ chức này theo Cộng sản.
Bà mẹ Tăng Tuyết Minh ngay từ đầu không đồng ý cuộc hôn nhân này vì thấy Hồ Chí Minh là một tên có vẻ gian xảo. Thế nhưng họ Hồ đã dùng mọi thủ đoạn để chinh phục cô gái họ Tăng, và đám cưới hai người đã được cử hành vào tháng 10 năm 1926. Lúc ấy Hồ Chí Minh 36 tuổi, còn Tăng Tuyết Minh 21.
Địa điểm tổ chức hôn lễ là nhà hàng Thái Bình trước Ty Tài Chính ở trung tâm thành phố. Thế nhưng chẳng bao lâu sau, ngày 12 tháng 4 năm 1927 khi Tưởng Giới Thạch chính thức chống Cộng sản, Hồ Chí Minh đã rời Quảng Châu và bỏ lại cô vợ trẻ khiến cho cô phải trở về sống với mẹ.
Trong suốt thời gian này họ Hồ chỉ liên lạc 2 lần bằng thư nhưng không kết quả. Lá thơ này bị mật thám Đông Dương chặn được ngày 14 tháng 8 năm 1928, hiện còn tàng trữ tại bảo tàng viện Aix En Provence tại Pháp và được xác nhận là bút tích của họ Hồ.
Tất cả những điều này đã bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phủ nhận, và tác phẩm "Hồ Chí Minh tại Trung quốc" bị cấm xuất bản và dịch lại tại Việt Nam.
Tăng Tuyết Minh, người vợ Trung Quốc của Nguyễn Ái Quốc
Hoàng Tranh
Lời toà soạn: Toàn văn bài này, Hồ Chí Minh với người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh, đã đăng trên số tháng 11-2001 của tạp chí Ðông Nam Á tung hoành (Dọc ngang Ðông Nam Á), xuất bản tại Nam Ninh. Tác giả Hoàng Tranh (Huang Zheng) là nhà sử học, viện phó Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây, tác giả cuốn Hồ Chí Minh với Trung Quốc (Nhà xuất bản Tân Tinh, Nam Ninh 1990). Bản dịch của Minh Thắng. Theo thông tin từ Hà Nội, một tạp chí sử học có ý đăng bài này, nhưng đã bị chặn lại. Ðoạn chữ thẳng cuối bài là tóm tắt của Diễn Ðàn.
" Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống độc thân suốt thời gian dài lâu nhưng hoàn toàn không phải Người suốt đời không lấy vợ. Thực ra, Hồ Chí Minh từng có một giai đoạn sống trong hôn nhân chính thức. Ðó là vào thời kì những năm 20 đầu thế kỉ XX khi người tiến hành công tác cách mạng tại Quảng Châu, Trung Quốc. Nói cụ thể là vào tháng 10 năm 1926, Hồ Chí Minh từng lấy cô gái Quảng Châu Tăng Tuyết Minh làm vợ, đã cử hành hôn lễ, sau khi cưới đã chung sống với nhau hơn nửa năm. Vào tháng 5 năm 1927, sau khi rời Quảng Châu, Hồ Chí Minh đã mất liên lạc với vợ và từ đó không thể gặp lại nữa. Từ đó, đôi tình nhân ấy, người không bao giờ đi bước nữa, người không một lần nào nữa cưới vợ, mỗi người một phương trời, đều sống độc thân cho đến khi từ biệt cõi đời này."
" Tăng Tuyết Minh, người vợ Trung Quốc của Hồ Chí Minh, quê ở huyện Mai tỉnh Quảng Ðông, sinh tháng 10 năm 1905 ở thành phố Quảng Châu. Thân phụ của Tuyết Minh là Tăng Khai Hoa, thời trẻ một mình đến Ðàn Hương Sơn (Hono-lulu) lúc đầu làm công, sau buôn bán ; khi tích luỹ được ít vốn liếng, trở về nước tiếp tục buôn bán, gia cảnh khấm khá, vui vẻ. Người vợ đầu của ông Tăng Khai Hoa họ Phan, sinh được hai trai một gái. Sau khi bà Phan bị bệnh mất, ông lấy bà vợ kế họ Lương là người huyện Thuận Ðức sinh được 7 cô con gái nữa. Tăng Tuyết Minh là con út, bởi vậy những người quen biết Tăng Tuyết Minh thường gọi cô là " cô Mười ". Khi cô 10 tuổi thì người cha qua đời, để lại một chút bất động sản. Bà Lương thị cùng Tuyết Minh sống qua ngày nhờ vào tiền thuê nhà, gia cảnh không được như trước. Năm 1918, mới 13 tuổi, Tuyết Minh đã bắt đầu theo chị là Tăng Tuyết Thanh, một y sĩ sản khoa, học việc hộ lí và đỡ đẻ. Ðầu năm 1923, người chị ấy đưa Tăng Tuyết Minh đến Phiên Ngu để học Cao đẳng tiểu học. Nửa năm sau, Tăng Tuyết Thanh chẳng may lìa đời, Tăng Tuyết Minh mất đi nguồn chu cấp, ngay tháng 7 năm ấy phải vào trường Hộ sinh Quảng Châu học tập. Tháng 6 năm 1925, Tăng Tuyết Minh tốt nghiệp trường trợ sản, được ông hiệu trưởng giới thiệu đến trạm y tế La Tú Vân làm nữ hộ sinh. Chính thời gian này Tăng Tuyết Minh làm quen với Hồ Chí Minh lúc ấy đang tiến hành công tác cách mạng ở Quảng Châu."
" (...) Tháng 11 năm 1924, Hồ Chí Minh từ Mạc Tư Khoa đến Quảng Châu, lấy tên là Lý Thuỵ, làm việc tại phòng phiên dịch của cố vấn Borodin, thuộc Hội Lao Liên của Tôn Trung Sơn, trú ngụ tại nhà hàng của ông Bào tại quảng trường Ðông Hiệu. Sau những giờ làm công tác phiên dịch, Hồ Chí Minh dành nhiều thì giờ và tâm sức vào công việc liên kết và tổ chức các chiến sĩ cách mạng Việt Nam, sáng lập tổ chức cách mạng Việt Nam, huấn luyện cán bộ cách mạng Việt Nam trong công tác. Trong thời gian ấy, những thanh niên cách mạng Việt Nam đến Quảng Châu trước như Hồ Tùng Mậu, Lâm Ðức Thụ đều trở thành trợ thủ đắc lực cho Người. Lâm Ðức Thụ cùng người vợ Trung Quốc của ông là Lương Huệ Quần chính là ông mối bà mối cho cuộc hôn nhân của Hồ Chí Minh và Tăng Tuyết Minh."
" Lâm Ðức Thụ vốn tên là Nguyễn Công Viễn, người huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, Việt Nam, sinh năm 1890 (cùng tuổi với Hồ Chí Minh). Hồ Chí Minh cùng với gia đình Lâm Ðức Thụ có thể nói là chỗ giao hảo nhiều đời. Hai người quen biết nhau từ thuở thiếu thời, lại cùng chí hướng. Năm 1911, Hồ Chí Minh đến châu Âu tìm chân lí cách mạng, gần như đồng thời, hưởng ứng lời hiệu triệu của nhà chí sĩ chống Pháp lão thành Phan Bội Châu, Lâm Ðức Thụ muốn Ðông du qua Nhật, nhưng khi nổ ra Cách mạng Tân Hợi, Phan Bội Châu tới Trung Quốc, sáng lập Việt Nam Quang phục hội ở Quảng Châu, Lâm Ðức Thụ theo Phan Bội Châu đến Quảng Châu và gia nhập hội đó.
Ðầu năm 1922, một số thanh niên nhiệt huyết trong Việt Nam Quang phục hội cảm thấy thất vọng về cánh già bảo thủ nên đã li khai Quang phục hội để lập ra một đoàn thể cấp tiến hơn là Tâm tâm xã. Sau khi đến Quảng Châu, Hồ Chí Minh rất nhanh chóng liên hệ được với Tâm tâm xã và quyết định cải tạo tổ chức này thành một tổ chức cách mạng chân chính của giai cấp vô sản Việt Nam. Hồ Chí Minh vốn quen biết Lâm Ðức Thụ từ trước nên ở Quảng Châu Người coi Lâm là cốt cán có thể tin cậy.
" Lâm Ðức Thụ hoạt động ở Quảng Châu một thời gian khá lâu. Ở đây ông đã lấy cô gái Trung Quốc Lương Huệ Quần làm vợ. Mẹ của Lương Huệ Quần là một thầy thuốc đã mở tại thành phố Quảng Châu một dịch vụ y tế. Lương Huệ Quần có làm công tác y tá tại đó. Năm 1925, Tăng Tuyết Minh tốt nghiệp trường Bảo sinh trợ sản, qua sự giới thiệu của ông hiệu trưởng đã tới cơ sở dịch vụ y tế của mẹ Lương Huệ Quần làm cô đỡ nên đã nhanh chóng quen biết với Lương Huệ Quần và trở nên thân thiết. Lương Huệ Quần lớn hơn Tăng Tuyết Minh 3 tuổi nên cô thường gọi là " chị Quần ", hai cô đối xử với nhau như chị em ruột.
" Lâm Ðức Thụ sau năm 1927 đã từng bước phản bội, li khai hàng ngũ cách mạng Việt Nam làm không ít điều nguy hại cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Nhưng tại thời điểm mấy năm Hồ Chí Minh mới đến Quảng Châu thì ông ta cũng là một thanh niên cách mạng hăng hái có triển vọng. Hồ Chí Minh chẳng những được Lâm Ðức Thụ phối hợp và chi viện trong công tác mà còn được Lâm giúp đỡ cả về mặt kinh tế. Hồ Chí Minh thậm chí đã đem cả chuyện trăm năm của mình phó thác cho Lâm Ðức Thụ.
Mùa hè năm 1926, Hồ Chí Minh đề xuất với Lâm Ðức Thụ rằng do việc công quá bận rộn, anh cũng muốn tìm một cô gái Trung Quốc để tiện trong cuộc sống nơi cư trú có người chăm sóc. Lâm Ðức Thụ cùng với vợ là Lương Huệ Quần bàn bạc thấy Tăng Tuyết Minh là đối tượng thích hợp bèn giới thiệu cho Tăng Tuyết Minh và Hồ Chí Minh làm quen với nhau. Hồ Chí Minh sau khi gặp mặt Tăng Tuyết Minh đã rất có cảm tình với cô gái Quảng Châu có gương mặt trái xoan, da trắng nõn điềm đạm, đoan trang, thông minh, sáng dạ, vì vậy sau giờ làm thường hẹn gặp và trò chuyện với cô. Nơi gặp gỡ thường là nhà Lương Huệ Quần.
Cảm tình của đôi bên ngày càng sâu sắc, nhanh chóng đi đến trao đổi về hôn lễ. Thời gian này Hồ Chí Minh thường đưa Tăng Tuyết Minh đến nhà hàng của ông Bào để gặp phu nhân họ Bào và tranh thủ ý kiến của bà về việc hôn nhân của họ. Phu nhân họ Bào nhiệt liệt tán thành việc kết hôn của họ. Thế nhưng bà mẹ Tăng Tuyết Minh ngay từ đầu không đồng ý cuộc hôn nhân này vì thấy Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng phiêu lưu bạt xứ, ở không định nơi, con gái lấy người như vậy rồi sẽ khổ đau một đời. Ðúng vào lúc ấy người anh hai của Tăng Tuyết Minh là Tăng Cẩm Tương, sau một thời gian sang Mỹ học tập đã trở về Quảng Châu. Anh gặp Hồ Chí Minh, dùng tiếng Anh trò chuyện, thấy Hồ Chí Minh có học vấn rất tốt, lão luyện và cẩn trọng, lại tâm huyết với sự nghiệp, vì thế anh đã thuyết phục bà mẹ đồng ý với cuộc hôn nhân này."
" Hồ Chí Minh gặp Tăng Tuyết Minh luôn luôn. Một mặt, cố nhiên, anh thích tính giản dị, đoan trang, thông minh, chăm chỉ của cô gái ; mặt khác anh cũng cảm thấy cô còn non nớt, cần phải giác ngộ chân lí cách mạng hơn, hiểu đời hơn nữa và nâng cao năng lực hoạt động hơn. Vì vậy anh động viên Tuyết Minh thôi việc nữ hộ sinh ở cơ sở dịch vụ y tế và tham gia học tập ở một lớp huấn luyện vận động phụ nữ. Lúc ấy Ban phụ vận của Trung ương Quốc dân đảng Trung Quốc do Hà Hương Nghi chủ trì, đang dự định mở một cơ sở huấn luyện vận động phụ nữ tại Quảng Châu nhằm bồi dưỡng cán bộ phụ nữ trong nước.
Hồ Chí Minh thông qua sự quen biết trực tiếp với các vị Chu Ân Lai, Ðặng Dĩnh Siêu, Lí Phú Xuân, Thái Sướng, xin được hai suất cho Tăng Tuyết Minh và Lương Huệ Quần cùng vào học lớp huấn luyện vận động phụ nữ. Kì ấy, lớp khai giảng ngày 16 tháng 9 năm 1926 và kết thúc vào ngày 16 tháng 3 năm 1927, thời gian học tập là nửa năm. Quảng Châu thời ấy là trung tâm của cách mạng Trung Quốc. Trong quá trình lớp huấn luyện phụ vận tiến hành, người ta chẳng những đã mời không ít các đồng chí có trách nhiệm của Ðảng cộng sản Trung Quốc đến giảng mà còn tổ chức cho học viên tham gia các hoạt động xã hội. Nhờ được học tập, quả nhiên Tăng Tuyết Minh tiến bộ rất nhanh, trong khoá học, được bạn đồng học là Trịnh Phúc Như giới thiệu, cô đã gia nhập Ðoàn Thanh niên xã hội chủ nghĩa."
Tăng Tuyết Minh thập niên 1920 (thời điểm kết hôn 1926)
" Do Hồ Chí Minh lại thúc giục nên hôn lễ của hai người đã được cử hành vào tháng 10 năm 1926. Lúc ấy Hồ Chí Minh 36 tuổi, còn Tăng Tuyết Minh 21. Ðịa điểm tổ chức hôn lễ là nhà hàng Thái Bình trước Ty Tài chính ở trung tâm thành phố. Ðó cũng là địa điểm mà một năm trước đấy Chu Ân Lai và Ðặng Dĩnh Siêu mời khách đến dự lễ kết hôn của mình. Tham dự hôn lễ có phu nhân Bào La Ðình, Thái Sướng, Ðặng Dĩnh Siêu và một bộ phận học viên khoá huấn luyện phụ vận. Phu nhân họ Bào tặng một lẵng hoa tươi. Mấy ngày đầu sau lễ cưới, Hồ Chí Minh và Tăng Tuyết Minh tạm trú trong Tổng bộ Thanh niên cách mạng đồng chí hội, vốn là nơi nghỉ ngơi của Hồ Chí Minh.
Lúc ấy, Hồ Chí Minh đang chủ trì khoá huấn luyện chính trị đặc biệt thứ III của Việt Nam, do học viên khá đông nên địa điểm học tập đã chuyển từ Tổng bộ Thanh niên cách mạng đồng chí hội đến phố Nhân Hưng ở đường Ðông Cao. Mấy ngày sau Hồ Chí Minh và Tăng Tuyết Minh dọn đến trú ngụ ở quán của ông Bào, lúc đầu dùng bếp tập thể, sau tự nấu nướng. Hồ Chí Minh bận rộn công tác, mọi việc nhà đều do Tăng Tuyết Minh quán xuyến. Cô chăm sóc chu đáo mọi sự ăn uống, sinh hoạt thường ngày của Hồ Chí Minh, giúp cho anh từ tuổi 21 đã xa nhà bôn tẩu, làm " kẻ phiêu diêu " góc bể chân trời, thì nay sau 15 năm lại có được cảm giác ấm áp " ở nhà mình ". Hồ Chí Minh rất mãn nguyện về cô vợ Trung Quốc của mình. Sau ngày cưới, Hồ Chí Minh từng nhiều lần đàm đạo với Lâm Ðức Thụ, Lương Huệ Quần về vợ mình, đều nói rõ điều đó."
Uyên ương chia lìa đôi ngả
" Thế nhưng phúc chẳng dài lâu. Ngày 12 tháng 4 năm 1927, mới nửa năm sau khi Hồ Chí Minh với Tăng Tuyết Minh kết hôn, Tưởng Giới Thạch phản bội cách mạng, phát động cuộc chính biến phản cách mạng tại Thượng Hải, tình thế ở Quảng Châu cũng chuyển biến theo. Trước đó, chính phủ Quốc dân đã rời tới Vũ Hán. Trụ sở của đoàn cố vấn Lao Liên cũng rời tới Vũ Hán. Và tất nhiên, Hồ Chí Minh cũng phải chuyển đến Vũ Hán. Trung tuần tháng 5, Hồ Chí Minh lưu luyến chia tay với Tăng Tuyết Minh, trước lúc lên đường dặn đi dặn lại Tăng Tuyết Minh : " Em phải bảo trọng, đợi tin tức của anh ; ổn định nơi chốn một chút là anh đón em ngay ". Thế rồi, Hồ Chí Minh rời Quảng Châu, chuyển đến Vũ Hán, rồi lại chuyển đến Thượng Hải, đi đường Hải Sâm Uy, khoảng giữa tháng 6 năm 1927 đến Mạc Tư Khoa. Sau đó, Hồ Chí Minh lại vội vàng đến Ðức, Pháp, Bỉ, Thuỵ Sĩ, Italia... tạm ngừng công tác, cuối cùng, tháng 8 năm 1929, đến Thái Lan.
" Do Tưởng Giới Thạch phản bội, thành Quảng Châu rơi vào giữa một cuộc khủng bố trắng. Sau khi chia tay với Hồ Chí Minh, Tăng Tuyết Minh một mình về sống với mẹ và những người thân. Trong hai năm, từ tháng 7 năm 1927 đến tháng 6 năm 1929, Tăng Tuyết Minh vào trường Anh văn Kiêm Bá và trường Trung học nữ sinh Tân Á học tập. Thời gian đầu, cô còn giữ được liên hệ với một số đồng chí cách mạng quen biết ở cơ sở huấn luyện phụ vận.
Về sau do Quốc dân đảng ngày càng đàn áp tàn bạo các đảng viên cộng sản, các đồng chí mà Tăng Tuyết Minh quen biết đều rời Quảng Châu, mối liên hệ về tổ chức của cô với đoàn viên Ðoàn Thanh niên xã hội chủ nghĩa Trung Quốc cũng bị gián đoạn. Tháng 7 năm 1929, Tăng Tuyết Minh rời Quảng Châu, về quê nhà của mẹ ở Thuận Ðức, làm nữ hộ sinh tại một trạm y tế tư ở thị trấn Lặc Lưu. Ðầu năm 1930, cô lại chuyển đến làm nữ hộ sinh ở y xá Quần An của Dư Gia Viên, thị trấn Lạc Tòng, huyện Thuận Ðức.
" Thời gian này, Hồ Chí Minh có hai lần nhờ người mang thư và gửi thư liên hệ với Tăng Tuyết Minh, nhưng đều không kết quả. [...] Sau khi đến Thái Lan, Người lấy tên là Ðào Cửu, tiến hành công tác tuyên truyền và tổ chức cách mạng trên đất Thái Lan. [...] đã hơn một năm Hồ Chí Minh li biệt với Tăng Tuyết Minh, nhớ nhung da diết. Nơi đây cách Trung Quốc tương đối gần, nhờ người chuyển thư cũng tiện, bèn cầm bút viết thư cho Tăng Tuyết Minh. Hồ Chí Minh cũng nghĩ đến thời cuộc biến loạn, tình huống thiên biến vạn hoá, thư có đến được tay vợ hay không, thật khó dự đoán. Vì vậy, anh quyết định dùng lời lẽ ngắn gọn, hàm súc viết một bức thư ngắn, bảo cho biết mình vẫn bình an và thăm hỏi người thân. Nội dung bức thư đó như sau : " Từ ngày chia tay với em, đã hơn một năm trôi qua. Nhớ thương khắc khoải, chẳng nói cũng hiểu. Nay mượn cánh hồng, gửi mấy dòng thư để em yên tâm, đó là điều anh mong mỏi, và cầu cho nhạc mẫu vạn phúc. Anh trai vụng về, Thuỵ ".
Phiên âm
Dữ muội tương biệt,
Chuyển thuấn niên dư,
Hoài niệm tình thâm,
Bất ngôn tự hiểu.
Tư nhân hồng tiện,
Dao ký thốn tiên,
Tỷ muội an tâm,
Thị ngã ngưỡng (*) vọng.
Tinh thỉnh Nhạc mẫu vạn phúc.
Chuyết huynh: Thuỵ
Cùng em xa cách
Ðã hơn một năm
Thương nhớ tình thâm
Không nói cũng rõ.
Cánh hồng thuận gió
Vắn tắt vài dòng
Ðể em an lòng
Ấy anh ngưỡng vọng.
Và xin kính chúcNhạc mẫu vạn phúc.
Anh ngu vụng: Thuỵ
(Bản dịch của N.H.Thành)
Thư của Nguyễn ái Quốc (Lý Thuỵ) gửi Tăng Tuyết Minh, bị Mật thám Ðông Dương chặn được ngày 14.8.1928, hiện tàng trữ tại C.A.O.M. (Aix en Pro-vence). Xuất xứ : Daniel Hémery, HOCHIMINH De L'Indochine au Vietnam, Gallimard, Paris 1990, tr.145.
*) Sau khi do dự giữa sở và ngưỡng, ông Nguyễn Hữu Thành đã chọn phiên âm là ngưỡng. Ba nhà Hán học khác thì cả quyết là sở và cho biết đó là tự dạng cổ. Bất luận thế nào, sở vọng hay ngưỡng vọng ở đây đều nói lên ý ước mong [chú thích của Diễn Ðàn] " [...] Không rõ người mang thư sơ suất, hay là anh ta vốn dĩ không thể tin cậy, mà bức thư đó đã nhanh chóng lọt vào tay cơ quan mật thám Pháp ở Ðông Dương, cuối cùng thành vật lưu trữ tại Cục hồ sơ can án quốc gia của nước Pháp. Năm 1990, trong dịp kỉ niệm 100 năm sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Gallimard ở Pháp đã cho ra mắt bạn đọc cuốn sách Hồ Chí Minh - từ Ðông Dương đến Việt Nam, giữa tranh ảnh minh hoạ trong sách có bản in chụp bức thư bằng Trung văn nói trên của Hồ Chí Minh gửi cho vợ, với những dòng thuyết minh: “ Thư của Nguyễn ái Quốc (tức Hồ Chí Minh) viết cho vợ.Chuyển tới cơ quan đặc vụ Ðông Dương ngày 14 tháng 8 năm 1928 ”. [...]
Một tác giả tên là Bùi Ðình Kế trên báo Nhân Dân của Việt Nam, số ra ngày 19 tháng 5 năm 1991 đã dẫn lại bức thư đó trong bài nhan đề Về một tài liệu liên quan sinh hoạt cá nhân của Nguyễn Ái Quốc. Bài báo đã phân tích và phỏng đoán bức thư đó liệu có phải của Hồ Chí Minh hay không. Tuy nhiên, đã không đưa ra được kết luận rõ ràng. Thực ra, bức thư đó chính xác là do Hồ Chí Minh viết. Một là, đối chiếu với những thư cảo Trung văn của Hồ Chí Minh thì bức thư đó hoàn toàn ăn khớp với bút tích của người. Hai là, lúc Hồ Chí Minh viết bức thư đó cách thời điểm chia tay với Tăng Tuyết Minh đúng là hơn một năm như nói ở trong thư. Ba là, tên kí dưới thư thuỴ đúng là bí danh Hồ Chí Minh dùng trong thời gian ở Quảng Châu. Bốn là, Tăng Tuyết Minh từ nhỏ mất cha, chỉ có mẹ lúc ấy còn sống, và Hồ Chí Minh nắm rõ điều đó, nên trong thư chỉ vấn an nhạc mẫu. Căn cứ những điều trên, bức thư đó do Hồ Chí Minh viết, không còn nghi ngờ gì nữa. Thư viết xong đã rơi vào tay mật thám Pháp, đó là điều Hồ Chí Minh đã không thể lường trước được.
" Lúc ấy, Hồ Chí Minh công tác ở Thái Lan đến tận tháng 11 năm 1929. Sau đó, Người được Quốc tế Cộng sản cử đến Hương Cảng, triệu tập hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản. " Hội nghị thống nhất " đã khai mạc tại Hương Cảng ngày 3 tháng 2 năm 1930, chính thức tuyên bố thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam. Sau hội nghị, tháng 3 năm đó Hồ Chí Minh trở lại Thái Lan, tháng 4 lại đến Hương Cảng. Sau, nhiều lần lại từ Hương Cảng đến Thượng Hải, tiến hành công tác tuyên truyền và tổ chức cách mạng trong Việt kiều tại tô giới Pháp ở Thượng Hải. Lúc ấy, các đảng viên cộng sản Việt Nam Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Lương Bằng... cũng đang hoạt động trong Việt kiều ở Thượng Hải. Ðầu tháng 5 năm 1930, Hồ Chí Minh lại viết một bức thư nữa từ Thượng Hải gửi Tăng Tuyết Minh.
Bức thư này gửi qua Quảng Châu cho Tăng Tuyết Minh lúc ấy đang làm nữ hộ sinh ở cơ sở dịch vụ y tế tại Gia Dư Viên, thị trấn Lặc Lưu, huyện Thuận Ðức. Nội dung yêu cầu Tăng Tuyết Minh mau mau đến Thượng Hải đoàn tụ. Trong thư có hẹn kì hạn và nói rõ nếu quá hạn đó mà Tăng Tuyết Minh không đến sẽ đành một mình xuất ngoại. Thế nhưng, với cả bức thư này nữa, cũng đã xảy ra chuyện ngoài ý muốn, Tăng Tuyết Minh cũng không sao nhận được. Tài liệu hồi ức do Tăng Tuyết Minh viết cũng như lời kể lại của bà qua thư từ trao đổi với tác giả bài này đều nói tới hoàn cảnh của sự cố này.
" Hoá ra, tháng 7 năm 1929 Tăng Tuyết Minh sau khi đã rời Quảng Châu, làm nữ hộ sinh ở trạm y tế của bác sĩ Dư Bác Văn mới mở ra ở thị trấn Lặc Lưu, huyện Thuận Ðức, đến cuối năm. Ðầu năm sau, cô lại chuyển đến làm nữ hộ sinh tại y xá Quần An của Sa Khiếu ở thị trấn Lạc Tòng cũng huyện Thuận Ðức. Bức thư của Hồ Chí Minh chuyển đến cho trạm y tế của Dư Bác Văn ở thị trấn Lặc Lưu thì lúc ấy Tăng Tuyết Minh đã rời đi rồi. Trưởng trạm y tế Dư Bác Văn chẳng những không kịp thời chuyển thư đến Tăng Tuyết Minh mà ngược lại còn tự ý mở thư trước mặt vợ mình, lại còn gọi thêm cả nữ y sĩ Hoàng Nhã Hồng, xem trộm nội dung thư, sau đó đem đốt đi. Nửa năm sau khi xảy ra chuyện đó, Tăng Tuyết Minh trở lại Quảng Châu thăm mẹ và nhận lời mời đến dự lễ khai trương cơ sở y tế tại nhà một bạn đồng học cũ.
Tại đây cô bất ngờ gặp laại nữ y sĩ HoàngNhã Hồng, người đã từng làm việc cùng tại thị trấn Lặc Lưu, huyện Thuận Ðức. Nữ y sĩ đó đã đem toàn bộ sự việc tuôn ra hết ngọn ngành. Lúc ấy so với thời hạn Hồ Chí Minh hẹn gặp nhau ở Thượng Hải thì đã qua nửa năm. Tăng Tuyết Minh chỉ còn biết kêu khổ khôn nguôi, nuốt nước mắt vào lòng. Như vậy con người kia đã gieo tại hoạ khiến Tăng Tuyết Minh mất đi cơ hội được trở lại bên chồng, cũng gây cho cô một bi kịch suốt đời trong tương lai.
" Ðến cuối năm 1931, rốt cuộc Tăng Tuyết Minh cũng có được một cơ hội gặp Hồ Chí Minh nhưng lại là tại toà án của nhà đương cục Anh ở Hương Cảng xét xử Hồ Chí Minh. Tăng Tuyết Minh chỉ có thể nhìn thấy Hồ Chí Minh từ rất xa, còn Hồ Chí Minh thì hoàn toàn không biết vợ mình có mặt tại toà. Cuối những năm 20 - đầu 30 hoàn cảnh của các nhà cách mạng Việt Nam hoạt động tại Hương Cảng rất tồi tệ. Trong hàng ngũ cách mạng có kẻ phản bội, các cơ sở bí mật bị phá hoại, chính quyền thực dân Pháp và nhà đương cục Anh ở Hương Cảng cấu kết với nhau bắt bớ các chiến sĩ cách mạng. Hồ Tùng Mậu bị các nhà đương cục Anh bắt rồi giao cho mật thám Pháp " dẫn độ " về Việt Nam giam cầm.
Hồ Chí Minh cũng bị các nhà đương cục Anh bắt ngày 5-6-1931, lí do là làm tay sai cho hội Lao Liên, âm mưu tiến hành hoạt động phá hoại tại Hương Cảng. Sau khi Hồ Chí Minh bị bắt, Quốc tế Cộng sản thông qua hội Chữ thập đỏ quốc tế kêu gọi cứu giúp. Tổ chức đó lại mời một luật sư tiến bộ người Anh ở Hương Cảng là ông Loseby bào chữa cho Hồ Chí Minh. Sau vài tháng bị giam giữ, Hồ Chí Minh bị đưa ra xét xử. Lần này đến Hương Cảng, Người lấy bí danh là Tống Văn Sơ. Nhưng sau khi bị bắt nhà đương cục Anh đã phát hiện đó chính là Lý Thuỵ, cũng tức là Nguyễn Ái Quốc. Lúc ấy rất nhiều báo Hương Cảng đưa tin. Cùng thời gian này, thân mẫu Tăng Tuyết Minh đang bị bệnh. Cô cùng mẹ đến Hương Cảng trú tại cơ sở chữa bệnh của anh cả là Tăng Cẩm Nguyên. Ðọc được tin toà sẽ xét xử chồng mình là Lý Thuỵ liền nhờ bạn bè cũ cùng đến toà. Người đến dự thính xét xử rất đông.
Tăng Tuyết Minh phải ngồi nghe cách xa phòng xử án. Nhìn thấy hình dáng tiều tuỵ của người chồng xa cách đã năm năm mà lòng khôn ngăn trăm mối ngổn ngang. Nhưng do khoảng cach khá xa, lại giữa toà án vợ chồng chẳng những vô phương trò chuyện mà Hồ Chí Minh thậm chí chắc chắn không hề biết Tăng Tuyết Minh đang ở trước mắt mình. Tăng Tuyết Minh muốn đến thăm nom nhưng có lời truyền ra rằng đây là một trọng phạm chính trị không được phép thăm hỏi, gặp gỡ. Tăng Tuyết Minh hỏi dò nhiều nơi và biết được rằng hội Hồng thập tự quốc tế và luật sư Loseby đang tìm cách cứu Hồ Chí Minh, tình cảnh có lẽ cũng sẽ chuyển biến, đành cùng thân mẫu trở về Quảng Châu, lòng hoang mang không biết làm sao.
" Tháng 2 năm 1932, thân mẫu Lương thị của Tăng Tuyết Minh bệnh nặng qua đời, hưởng thọ 76 tuổi. Tăng Tuyết Minh chuyển đến công tác ở y xá Quần An ở huyện Ðông Hoàn, vốn là cơ cấu phân chi của y xá Quần An huyện Thuận Ðức, vẫn làm nữ hộ sinh. Lúc này, cha mẹ cô đều đã mất, anh em đông nhưng người thì đi xa, người thì chết sớm, Tăng Tuyết Minh côi cút độc thân, thật là buồn khổ.
Năm 1943, sau tiết xuân, thầy giáo cũ là Trương Tố Hoa mở tại đường Long Tân ở Quảng Châu một phòng chẩn trị, có lời mời Tăng Tuyết Minh đến giúp sức. Cô bèn xin thôi việc ở Ðông Hoàn, đến phòng chẩn trị của Trương Tố Hoa làm nữ hộ sinh và làm việc ở đó cho đến tận ngày (Trung Quốc) giải phóng. Sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập, chính phủ tiến hành cải tạo và chỉnh đốn các cơ sở kinh tế tư nhân, thành lập các trạm vệ sinh bảo vệ sức khoẻ tại các khu. Tăng Tuyết Minh hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ, đã đến công tác tại trạm số 8 ở khu vực phía Tây. Về sau trạm này đổi gọi là Viện Vệ sinh Kim Hoa (nay là Viện Y học Trung y khu Lệ Loan). Tăng Tuyết Minh công tác ở đó, hành nghề nữ hộ sinh đến tận năm 1977 khi về hưu."
Thế là từ sau lần trông thoáng thấy chồng ở Hương Cảng, không bao giờ Tăng Tuyết Minh gặp lại Nguyễn Ái Quốc nữa. Theo tác giả Hoàng Tranh, tháng 5-1950, thấy hình Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên Nhân dân Nhật báo cùng với tóm tắt tiểu sử, bà tin chắc Hồ Chí Minh chính là chồng mình, nhất là sau khi tìm mua được cuốn Truyện Hồ Chí Minh (nhà xuất bản Tân Hoa). Bà đã " báo cáo với tổ chức ”, đồng thời gửi mấy bức thư cho chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh là Hoàng Văn Hoan. Những bức thư ấy “ đều như đá chìm biển khơi (...) thậm chí chúng có được gửi ra khỏi Quảng Châu hay không là điều còn đáng hoài nghi ".
Tuy nhiên, một cán bộ lãnh đạo Quảng Châu đã tới gặp Tăng Tuyết Minh, trao cho bà lá thư của bà Thái Sướng (một trong những người đã tới dự tiệc cưới năm 1926 cùng với bà Ðặng Dĩnh Siêu, vợ của Chu Ân Lai) " chứng thực Hồ Chí Minh chính là Lý Thuỵ cũng tức là chồng Tăng Tuyết Minh ". Cán bộ này cũng " giải thích (...) lí do tại sao không tiện liên lạc với Chủ tịch Hồ Chí Minh, hy vọng Tăng Tuyết Minh hiểu và lượng thứ việc này, yên tâm công tác ". Vẫn theo sử gia Hoàng Tranh thì về phần mình, Hồ Chí Minh đã " từng thông qua Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu dò tìm tăm tích của Tăng Tuyết Minh, năm 1960 lại nhờ Bí thư Trung Nam cục Ðào Chú dò tìm dấu vết của bà " song " việc trên đương nhiên không thể có bất kì kết quả gì " vì " điều này vào thời ấy hoàn toàn không kì lạ ".
Bà Tăng Tuyết Minh đã " yên tâm công tác ” cho đến năm 1977 mới về hưu, sau 52 năm tận tuỵ với nghề nữ hộ sinh. Theo Hoàng Tranh, gia đình bà theo đạo Công giáo từ đời ông nội, và bà "thường xuyên đi lễ ở giáo đường ". Bà "có thói quen ăn uống đạm bạc, không dùng cá thịt ", cuộc sống "vô cùng giản dị ", "luôn vui vẻ giúp người"...
"11 giờ 15 phút ngày 14 tháng 11 năm 1991, sau 86 năm trải qua con đường đầy lận đận long đong, tại nơi cư ngụ [687 đường Long Tân Ðông, Quảng Châu], cụ bà Tăng Tuyết Minh đã bình yên nhắm mắt, thanh thản trút hơi thở cuối cùng ".
Hoàng Tranh
Copyright (c) www.phongtraogiaodan.org - All rights reserved 2005
http://phongtraogiaodan.org/OngHocuoivoQuangChau.htm
*
TRẦN BÌNH NAM * DO THÁI
*
Kho bom nguyên tử & chính sách “không nhìn, không chối” của Do Thái
Trần Bình Nam
Cách đây hơn 24 năm, ngày 5/10/1986, tờ The Sunday Times, một tờ báo hằng tuần uy tín của Anh xuất bản tại Luân Đôn đăng một tin làm chấn động thế giới:
Do Thái làm bom nguyên tử từ năm 1966, và hiện có một kho bom nguyên tử ngang hàng với 5 nước Hoa Kỳ, Nga Xô, Trung quốc, Anh và Pháp.
Tin này do một chuyên viên nguyên tử Do Thái tên là Mordechai Vanunu tiết lộ. Ông Vanunu cho biết trung tâm sản xuất vũ khí nguyên tử của Do Thái đặt tại Dimona trong sa mạc Negev nằm ở phía Nam Do Thái. Vanunu 31tuổi làm việc tại trung tâm đó gần 10 năm. Ông cho rằng khả năng nguyên tử của Do thái – dù để tự vệ - là một đại họa cho nhân loại nếu được xử dụng để đánh các nước A Rập chung quanh. Ông Vanunu nói năm 1973 khi Ai Cập bất ngờ tấn công Do Thái trong mùa lễ Zom Kippur 1973, bà Golda Meir thủ tướng Do Thái đã cho lệnh chuyển bom nguyên tử đến các phi trường quân sự sẵn sàng xử dụng. Ông Mordechai Vanunu cho rằng cách tránh tai họa là tiết lộ cho thế giới biết Do Thái có một kho bom nguyên tử để các nước đừng khinh xuất tạo ra chiến tranh nguyên tử. Ông không có một ý đồ lợi lộc nào.
Ông Vanunu lén chụp hình các thiết bị và dụng cụ thí nghiệm tại Dimona rồi tìm cách trốn đi Úc châu. Trước đó ông Mordechai Vanunu đã bỏ đạo Do Thái và theo Anh Giáo do mục sư John McKnight ở Úc đỡ đầu. Đến Úc châu ông Vanunu đến tá túc tại họ đạo của mục sư McKnight và tìm các liên lạc với tờ Sunday Times ở Luân Đôn. Tờ Sunday Times biết tin này là một tin có thể làm đảo lộn tình hình thế giới nên vội thiết lập một Ban Điều Tra (Insight Team) để kiểm chứng tính chính xác của nguồn tin.
Những bằng chứng và lời tường trình của ông Mordechai Vanunu đã làm các chuyên viên nguyên tử kinh ngạc. Thế giới vốn đã nghi Do Thái đang lén chế tạo vũ khí nguyên tử, nhưng không ai ngờ Do Thái có khả năng nguyên tử cao không kém 5 nước Hoa Kỳ, Nga Xô, Anh, Pháp & Trung quốc và đã sẵn sàng từ giữa thập niên 1960. Các tấm hình của ông Vanunu cho thấy các cơ sở chế plutonium (một kim loại phóng xạ để làm bom nguyên tử) mua của Pháp đặt tại Dimona trong một khu công thự không làm ai chú ý và đã qua mắt các vệ tinh do thám quốc tế cũng như của các đoàn thanh tra Liên hiệp quốc trong nhiều năm. Dựa vào tài liệu do ông Vanunu cung cấp, các chuyên viên nguyên tử của Hoa Kỳ và Anh đồng đánh giá mỗi năm trung tâm Dimona có thể chế biến 40 kg plutonium đủ để làm được 10 quả bom nguyên tử cỡ trung bình. Và vào năm 1986 Do Thái đã có ít nhất 100 quả bom nguyên tử, cao gấp 10 lần khả năng người ta nghi ngờ Do Thái có thể có. Đó là chưa kể một lò nguyên tử (atomic reactor) 26 megawatts mua của Pháp nâng cấp lên 150 megawatts có khả năng sản xuất thêm chất plutonium . Khả năng này được xác nhận bởi giáo sư Theodore Taylor, một chuyên viên nguyên tử thượng thặng của Hoa Kỳ, và tiến sĩ Vật lý học người Anh ông Frank Barnaby. Gíáo sư Taylor là học trò của nhà khoa học Robert Oppenheimer, cha đẻ bom nguyên tử của Hoa Kỳ. Và tiến sĩ Barnaby từng làm việc tại trung tâm nghiên cứu nguyên tử Anh Berkshire đặt tại Aldermaston và trước khi nghỉ hưu là Giám đốc Viện Nghiên cứu Hòa bình của Thụy Điển. Sau khi quan sát 60 tấm hình và 2 tuần lễ phỏng vấn, tiến sĩ Barnaby nói: “Với con mắt của một nhà vật lý học, tôi xác nhận ông Mordachai Vanunu phải từng làm việc tại một trung tâm chế biến chất plutonium và sản xuất vũ khí nguyên tử “
Ngoài hai ông Taylor và Barnaby, Ban Điều Tra Sunday Times còn nhờ nhiều chuyên viên nguyên tử khác của Anh đánh gía các tiết lộ của ông Vanunu, nhưng Sunday Times không tiện nêu tên tuổi vì các chuyên viên này đang làm việc tại các cơ sơ nghiên cứu và sản xuất bom nguyên tử của Anh . Sau khi bài báo Sunday Times xuất hiện, chính phủ Do Thái không nhìn nhận nhưng cũng không chối mình đã chế tạo bom nguyên tử. Đồng thời xác nhận rằng quả có một chuyên viên nguyên tử người Do Thái tên là Mordechai Vanunu làm việc cho Ủy ban Nguyên tử lực quốc gia ở Dimona, và đã được cho nghỉ việc cùng với 180 nhân viên khác để tiết kiệm ngân sách. Chính phủ Do Thái còn tiết lộ rằng sau khi nghỉ việc Mordechai Vanunu đã ghi tên theo học triết học tại đại học Beersheba ở West Bank (Tây ngạn sông Jordan) và có tiếp xúc linh tinh với các sinh viên A Rập tại đó. Thái độ của chính phủ Do Thái được hiểu Do Thái đã có vũ khí nguyên tử nhưng không công khai nhìn nhận.
Do Thái áp dụng một chính sách hiểu sao cũng được, hay là chính sách “không nhìn, không chối” (atomic ambiguity strategy) để cảnh cáo các nước A rập chung quanh, đồng thời tỏ ý tuân hành nguyên tắc chung của thế giới, chính yếu là ý muốn của 5 nước trong Ủy ban Thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc là không lan truyền vũ khí nguyên tử. Thái độ này hợp ý nhất đối với Hoa Kỳ . Và đó là lý do Do Thái có vũ khí nguyên tử nhưng ít được các cơ quan truyền thông thế giới nhắc nhỡ tới.
Một tuần lễ sau, trong số báo ngày Chủ Nhật 12/10/1986 tờ Sunday Times lại loan tin ông Mordechai Vanunu mất tích. Bài báo viết rằng ngày 30/9 ông Vanunu rời khách sạn nơi Sunday Times thuê cho ông tạm trú trong thời gian Đoàn Kiểm Tra làm việc nói ông sẽ đi vắng vài ngày, nhưng không trở lại và Sunday Times mất liên lạc với ông. Câu chuyện được mọi người biết một cách chi tiết lúc đó là: Tháng 9 năm 1986 ông Mordechai Vanunu rời Do Thái đi Úc châu qua ngỏ Mạc Tư Khoa và Bangkok với một cuốn phim chưa khai triển gồm 60 tấm hình những bí mật nguyên tử của Do Thái ông chụp được.
Ông không gặp khó khăn nào tại Nga và Thái Lan. Đến Sidney ông Vanunu tiếp xúc với Sunday Times và một nhà báo khác tên là Oscar Guerrero người Columbia. Ngày 12/9 tờ Sunday Times đưa ông qua Anh để kiểm chứng thêm. Ngày 28/9 trong khi Sunday Times đang kiểm chứng tính chính xác của Mordechai Vanunu tờ Sunday Mirror, một tờ báo khác tại Luân Đôn đăng tải tin Do Thái làm bom nguyên tử của nhà báo Guerrero cung cấp. Tờ Sunday Mirror không tin nguồn tin của Guerrero nhưng cho đăng bản tin với mục đích cảnh giác dư luận báo chí đừng mắc lừa Guerrero. Bài báo đăng một tấm hình của ông Vanunu và Guerrero với những chi tiết do Guerrero phóng đại.
Thấy bài báo, ông Mordechai Vanunu nghĩ rằng nỗ lực của ông đã hỏng và tờ Sunday Times sẽ không bao giờ khai thác nguồn tin của ông. Ngày 30/9 Mordechai Vanunu cho Sunday Times biết ông sẽ đi vắng vài hôm. Sáng hôm đó, trong khi tiếp xúc với Sunday Times qua điện thọai Sunday Times cho biết họ đã hoàn tất việc kiểm chứng nguồn tin giá trị của ông và sẽ đăng tải trong số báo ngày Chủ Nhật 5/10/1986 . Rất phấn khởi ông Vanunu hứa với Sunday Times sẽ trở về khách sạn ngày 2/10 kịp trước khi báo phát hành.
Nhưng - như đã biết - ông không bao giờ trở lại ... Mấy hôm sau báo chí tại Do Thái loan tin Mordechai Vanunu đang bị cầm tù tại Do Thái. Chính phủ Anh cho điều tra và không tìm thấy bằng chứng nào Do Thái đã vi phạm chủ quyền của Anh . .. Cho mãi 18 năm sau, khi ông Mordechai Vanunu mãn án tù tại Do Thái thế giới mới có đủ các nét của toàn bộ bức tranh. ** Sau khi Mordechai Vanunu trốn khỏi Do Thái, thủ tướng Shimon Perez ra lệnh cho cơ quan tình báo Mossad của Do Thái tìm cách bắt cóc ông Vanunu mang về Do Thái trị tội. Chỉ thị của thủ tướng Perez là tránh vi phạm chủ quyền của Anh quốc, lúc đó đang có căng thẳng ngoại giao với Do Thái. Cơ quan Mossad cử nữ điệp viên bí danh Cindy, tên thật là Cheryl Hanin, một thiếu nữ Mỹ 25 tuổi tóc vàng xinh đẹp đến Luân Đôn để làm quen với ông Vanunu.
Cindy làm việc cho Mossad trong bộ phận tình báo tại các tòa đại sứ Do Thái ở nước ngoài. Hồ sơ nhân sự cho biết ông Mordachai Vanunu là một thanh niên phóng khoáng, nhiều nghệ sĩ tính. Đến Luân Đôn cô Cindy giả làm một du khách Mỹ chuyên nghề thử nước hoa đến Luân Đôn để trau dồi nghề nghiệp, trong khi bộ phận khác của Mossad tim cách tiếp cận với Mordechai Vanunu. Những ngày ở Luân Đôn chờ Sunday Times kiểm tra thông tin, Mordechai Vanunu thỉnh thoảng đi dạo phố, và cơ quan Mossad đã theo dõi được dấu vết của Mordechai Vanunu. Mossad bố trí Cindy gặp Mordechai Vanunu tại công trường Leicester. Tài tử gặp giai nhân điệu nghệ và nhanh chóng trở nên đôi nhân tình tha thiết.
Nhà báo Peter Hounam được Sunday Times biệt phái theo dõi giúp đỡ ông Vanunu cảnh giác rằng Cindy có thể là điệp viên Do Thái, nhưng ông Vanunu không tin cho rằng Cindy là một người Mỹ gốc Do Thái có khuynh hướng chống vũ khí nguyên tử như anh. Ngày 21/4/2004 trong một cuộc họp báo bất ngờ tại Jerusalem sau 18 năm tù ông Vanunu cho biết trong những ngày dong chơi ở Luân Đôn ông đang bực bội về bài báo “láo lếu” trên tờ Sunday Mirror thì Cindy rủ ông đi Rome chơi vài ngày cho khuây khỏa và ông đã bị bắt cóc tại đó. Mordechai Vanunu thuật lại rằng, chiều ngày 30/9/86 ông và Cindy vừa từ phi trường Rome về tới một căn phòng Cindy nói của bà chị ruột dành riêng cho cô thì ông bị hai người, một Do Thái, một Pháp phục sẵn trong phòng đánh anh gần ngất xỉu, chích thuốc mê vào người rồi dìu anh một cách kín đáo ra xe chạy đến một bờ biển vắng. Một chiếc thuyền máy nhỏ chờ sẵn đưa anh ra một chiếc tàu lớn hơn.
Anh bị xiềng chân tay trên tàu, và sau 7 ngày lênh đênh trên Địa Trung Hải ngày 7/10 tàu cập bến Caesaria Beach tại Do Thái . Mossad đưa anh về nhà tù Shikma ở Ashkelon cách Jesusalem 60km. Báo chí tại Do Thái đăng đầy đủ vụ truy tố Mordechai Vanunu và phiên tòa xử Mordechai Vanunu nhưng không hề có một chi tiết tại sao Mordechai Vanunu đang ở Luân Đôn lại nằm trong nhà tù tại Do Thái. Chính phủ Do Thái xem như Mordechai Vanunu chưa bao giờ ra nước ngoài. Ngày 28/12/1986 tòa xử kín được ghi băng với công tố viên Ouzi Hason và luật sư bào chữa Amnon Zichroni. Ông Amnon Zichroni là một luật sư nổi tiếng tranh đấu cho nhân quyền. Công tố viên Hason kết ông Mordechai Vanunu hai tội. Thứ nhất là gíúp kẻ thù của Do Thái có thể lãnh án tử hình hay 25 năm cấm cố.
Tội thứ hai là tiết lộ bí mật quốc gia có thể lãnh án khổ sai chung thân. Sau khi luật sư Zichroni bênh vực, tòa án tuyên án Mordechai Vanunu 18 năm tù. ** Ông Mordechai Vanunu được phóng thích ngày 21/4/2004 với hai hạn chế: không được rời khỏi nước; thứ hai không được tiếp xúc với người nước ngoài . Hiện nay ông Vanunu vẫn sống tại Do Thái và thỉnh thoảng đụng chạm với pháp luật. Năm 2007 ông bị 6 tháng tù giam về tội kết thân tình cảm với một thiếu phụ người Na Uy. Về phần Cheryl Hanin, sau khi hoàn thành công tác cô sống tại thành phố Netanya ở miền Bắc Do Thái một thời gian trước khi trở về nguyên quán ở Florida, Hoa Kỳ sống với chồng. Cô Hanin tuyệt đối không tuyên bố điều gì với báo chí về điệp vụ của cô.
Cho đến nay Do Thái vẫn theo chính sách “không nhìn, không chối” về kho bom nguyên tử của mình và thế giới cũng nín thinh một cách rất yên ổn cho Do Thái như đó là một phần của chính sách Trung Đông của Liên hiệp quốc . Qua vụ Mordechai Vanunu vào năm 1986 các chuyên viên nguyên tử quốc tế xếp Do Thái vào quốc gia nguyên tử mạnh thứ sáu trên thế giới (sau Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Anh, Pháp, Trung quốc). Do Thái có một kho bom và nhiên liệu dự trữ có thể sản xuất 200 đầu đạn nguyên tử khác .
**
Iran thì sao? Theo dõi hoạt động hiện nay của Iran chúng ta có thể tiên đoán rằng: Iran sẽ chế tạo bom nguyên tử. Và Iran sẽ áp dụng chính sách không nhìn, không chối như Do Thái. Và rồi thế giới sẽ phải chấp nhận thực tế đó. Ngày 29/6/2010 cựu tổng thống Clinton khi trả lời câu hỏi: “Có cách gì ngăn cản Iran chế tạo bom nguyên tử không?” của nhà báo Wolf Blitzer của đài CNN trong chương trình “Situation Room”, ông Bill Clinton trả lời đại ý: Tôi không biết! Người ta có thể đánh phá cơ sở chế tạo vũ khí nguyên tử của Iran. Nhưng thành công hay không là một chuyện khác và cái giá sẽ không lường trước được./.
Trần Bình Nam July 1, 2010 binhnam@sbcglobal.net www.tranbinhnam.com
*
Kho bom nguyên tử & chính sách “không nhìn, không chối” của Do Thái
Trần Bình Nam
Cách đây hơn 24 năm, ngày 5/10/1986, tờ The Sunday Times, một tờ báo hằng tuần uy tín của Anh xuất bản tại Luân Đôn đăng một tin làm chấn động thế giới:
Do Thái làm bom nguyên tử từ năm 1966, và hiện có một kho bom nguyên tử ngang hàng với 5 nước Hoa Kỳ, Nga Xô, Trung quốc, Anh và Pháp.
Tin này do một chuyên viên nguyên tử Do Thái tên là Mordechai Vanunu tiết lộ. Ông Vanunu cho biết trung tâm sản xuất vũ khí nguyên tử của Do Thái đặt tại Dimona trong sa mạc Negev nằm ở phía Nam Do Thái. Vanunu 31tuổi làm việc tại trung tâm đó gần 10 năm. Ông cho rằng khả năng nguyên tử của Do thái – dù để tự vệ - là một đại họa cho nhân loại nếu được xử dụng để đánh các nước A Rập chung quanh. Ông Vanunu nói năm 1973 khi Ai Cập bất ngờ tấn công Do Thái trong mùa lễ Zom Kippur 1973, bà Golda Meir thủ tướng Do Thái đã cho lệnh chuyển bom nguyên tử đến các phi trường quân sự sẵn sàng xử dụng. Ông Mordechai Vanunu cho rằng cách tránh tai họa là tiết lộ cho thế giới biết Do Thái có một kho bom nguyên tử để các nước đừng khinh xuất tạo ra chiến tranh nguyên tử. Ông không có một ý đồ lợi lộc nào.
Ông Vanunu lén chụp hình các thiết bị và dụng cụ thí nghiệm tại Dimona rồi tìm cách trốn đi Úc châu. Trước đó ông Mordechai Vanunu đã bỏ đạo Do Thái và theo Anh Giáo do mục sư John McKnight ở Úc đỡ đầu. Đến Úc châu ông Vanunu đến tá túc tại họ đạo của mục sư McKnight và tìm các liên lạc với tờ Sunday Times ở Luân Đôn. Tờ Sunday Times biết tin này là một tin có thể làm đảo lộn tình hình thế giới nên vội thiết lập một Ban Điều Tra (Insight Team) để kiểm chứng tính chính xác của nguồn tin.
Những bằng chứng và lời tường trình của ông Mordechai Vanunu đã làm các chuyên viên nguyên tử kinh ngạc. Thế giới vốn đã nghi Do Thái đang lén chế tạo vũ khí nguyên tử, nhưng không ai ngờ Do Thái có khả năng nguyên tử cao không kém 5 nước Hoa Kỳ, Nga Xô, Anh, Pháp & Trung quốc và đã sẵn sàng từ giữa thập niên 1960. Các tấm hình của ông Vanunu cho thấy các cơ sở chế plutonium (một kim loại phóng xạ để làm bom nguyên tử) mua của Pháp đặt tại Dimona trong một khu công thự không làm ai chú ý và đã qua mắt các vệ tinh do thám quốc tế cũng như của các đoàn thanh tra Liên hiệp quốc trong nhiều năm. Dựa vào tài liệu do ông Vanunu cung cấp, các chuyên viên nguyên tử của Hoa Kỳ và Anh đồng đánh giá mỗi năm trung tâm Dimona có thể chế biến 40 kg plutonium đủ để làm được 10 quả bom nguyên tử cỡ trung bình. Và vào năm 1986 Do Thái đã có ít nhất 100 quả bom nguyên tử, cao gấp 10 lần khả năng người ta nghi ngờ Do Thái có thể có. Đó là chưa kể một lò nguyên tử (atomic reactor) 26 megawatts mua của Pháp nâng cấp lên 150 megawatts có khả năng sản xuất thêm chất plutonium . Khả năng này được xác nhận bởi giáo sư Theodore Taylor, một chuyên viên nguyên tử thượng thặng của Hoa Kỳ, và tiến sĩ Vật lý học người Anh ông Frank Barnaby. Gíáo sư Taylor là học trò của nhà khoa học Robert Oppenheimer, cha đẻ bom nguyên tử của Hoa Kỳ. Và tiến sĩ Barnaby từng làm việc tại trung tâm nghiên cứu nguyên tử Anh Berkshire đặt tại Aldermaston và trước khi nghỉ hưu là Giám đốc Viện Nghiên cứu Hòa bình của Thụy Điển. Sau khi quan sát 60 tấm hình và 2 tuần lễ phỏng vấn, tiến sĩ Barnaby nói: “Với con mắt của một nhà vật lý học, tôi xác nhận ông Mordachai Vanunu phải từng làm việc tại một trung tâm chế biến chất plutonium và sản xuất vũ khí nguyên tử “
Ngoài hai ông Taylor và Barnaby, Ban Điều Tra Sunday Times còn nhờ nhiều chuyên viên nguyên tử khác của Anh đánh gía các tiết lộ của ông Vanunu, nhưng Sunday Times không tiện nêu tên tuổi vì các chuyên viên này đang làm việc tại các cơ sơ nghiên cứu và sản xuất bom nguyên tử của Anh . Sau khi bài báo Sunday Times xuất hiện, chính phủ Do Thái không nhìn nhận nhưng cũng không chối mình đã chế tạo bom nguyên tử. Đồng thời xác nhận rằng quả có một chuyên viên nguyên tử người Do Thái tên là Mordechai Vanunu làm việc cho Ủy ban Nguyên tử lực quốc gia ở Dimona, và đã được cho nghỉ việc cùng với 180 nhân viên khác để tiết kiệm ngân sách. Chính phủ Do Thái còn tiết lộ rằng sau khi nghỉ việc Mordechai Vanunu đã ghi tên theo học triết học tại đại học Beersheba ở West Bank (Tây ngạn sông Jordan) và có tiếp xúc linh tinh với các sinh viên A Rập tại đó. Thái độ của chính phủ Do Thái được hiểu Do Thái đã có vũ khí nguyên tử nhưng không công khai nhìn nhận.
Do Thái áp dụng một chính sách hiểu sao cũng được, hay là chính sách “không nhìn, không chối” (atomic ambiguity strategy) để cảnh cáo các nước A rập chung quanh, đồng thời tỏ ý tuân hành nguyên tắc chung của thế giới, chính yếu là ý muốn của 5 nước trong Ủy ban Thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc là không lan truyền vũ khí nguyên tử. Thái độ này hợp ý nhất đối với Hoa Kỳ . Và đó là lý do Do Thái có vũ khí nguyên tử nhưng ít được các cơ quan truyền thông thế giới nhắc nhỡ tới.
Một tuần lễ sau, trong số báo ngày Chủ Nhật 12/10/1986 tờ Sunday Times lại loan tin ông Mordechai Vanunu mất tích. Bài báo viết rằng ngày 30/9 ông Vanunu rời khách sạn nơi Sunday Times thuê cho ông tạm trú trong thời gian Đoàn Kiểm Tra làm việc nói ông sẽ đi vắng vài ngày, nhưng không trở lại và Sunday Times mất liên lạc với ông. Câu chuyện được mọi người biết một cách chi tiết lúc đó là: Tháng 9 năm 1986 ông Mordechai Vanunu rời Do Thái đi Úc châu qua ngỏ Mạc Tư Khoa và Bangkok với một cuốn phim chưa khai triển gồm 60 tấm hình những bí mật nguyên tử của Do Thái ông chụp được.
Ông không gặp khó khăn nào tại Nga và Thái Lan. Đến Sidney ông Vanunu tiếp xúc với Sunday Times và một nhà báo khác tên là Oscar Guerrero người Columbia. Ngày 12/9 tờ Sunday Times đưa ông qua Anh để kiểm chứng thêm. Ngày 28/9 trong khi Sunday Times đang kiểm chứng tính chính xác của Mordechai Vanunu tờ Sunday Mirror, một tờ báo khác tại Luân Đôn đăng tải tin Do Thái làm bom nguyên tử của nhà báo Guerrero cung cấp. Tờ Sunday Mirror không tin nguồn tin của Guerrero nhưng cho đăng bản tin với mục đích cảnh giác dư luận báo chí đừng mắc lừa Guerrero. Bài báo đăng một tấm hình của ông Vanunu và Guerrero với những chi tiết do Guerrero phóng đại.
Thấy bài báo, ông Mordechai Vanunu nghĩ rằng nỗ lực của ông đã hỏng và tờ Sunday Times sẽ không bao giờ khai thác nguồn tin của ông. Ngày 30/9 Mordechai Vanunu cho Sunday Times biết ông sẽ đi vắng vài hôm. Sáng hôm đó, trong khi tiếp xúc với Sunday Times qua điện thọai Sunday Times cho biết họ đã hoàn tất việc kiểm chứng nguồn tin giá trị của ông và sẽ đăng tải trong số báo ngày Chủ Nhật 5/10/1986 . Rất phấn khởi ông Vanunu hứa với Sunday Times sẽ trở về khách sạn ngày 2/10 kịp trước khi báo phát hành.
Nhưng - như đã biết - ông không bao giờ trở lại ... Mấy hôm sau báo chí tại Do Thái loan tin Mordechai Vanunu đang bị cầm tù tại Do Thái. Chính phủ Anh cho điều tra và không tìm thấy bằng chứng nào Do Thái đã vi phạm chủ quyền của Anh . .. Cho mãi 18 năm sau, khi ông Mordechai Vanunu mãn án tù tại Do Thái thế giới mới có đủ các nét của toàn bộ bức tranh. ** Sau khi Mordechai Vanunu trốn khỏi Do Thái, thủ tướng Shimon Perez ra lệnh cho cơ quan tình báo Mossad của Do Thái tìm cách bắt cóc ông Vanunu mang về Do Thái trị tội. Chỉ thị của thủ tướng Perez là tránh vi phạm chủ quyền của Anh quốc, lúc đó đang có căng thẳng ngoại giao với Do Thái. Cơ quan Mossad cử nữ điệp viên bí danh Cindy, tên thật là Cheryl Hanin, một thiếu nữ Mỹ 25 tuổi tóc vàng xinh đẹp đến Luân Đôn để làm quen với ông Vanunu.
Cindy làm việc cho Mossad trong bộ phận tình báo tại các tòa đại sứ Do Thái ở nước ngoài. Hồ sơ nhân sự cho biết ông Mordachai Vanunu là một thanh niên phóng khoáng, nhiều nghệ sĩ tính. Đến Luân Đôn cô Cindy giả làm một du khách Mỹ chuyên nghề thử nước hoa đến Luân Đôn để trau dồi nghề nghiệp, trong khi bộ phận khác của Mossad tim cách tiếp cận với Mordechai Vanunu. Những ngày ở Luân Đôn chờ Sunday Times kiểm tra thông tin, Mordechai Vanunu thỉnh thoảng đi dạo phố, và cơ quan Mossad đã theo dõi được dấu vết của Mordechai Vanunu. Mossad bố trí Cindy gặp Mordechai Vanunu tại công trường Leicester. Tài tử gặp giai nhân điệu nghệ và nhanh chóng trở nên đôi nhân tình tha thiết.
Nhà báo Peter Hounam được Sunday Times biệt phái theo dõi giúp đỡ ông Vanunu cảnh giác rằng Cindy có thể là điệp viên Do Thái, nhưng ông Vanunu không tin cho rằng Cindy là một người Mỹ gốc Do Thái có khuynh hướng chống vũ khí nguyên tử như anh. Ngày 21/4/2004 trong một cuộc họp báo bất ngờ tại Jerusalem sau 18 năm tù ông Vanunu cho biết trong những ngày dong chơi ở Luân Đôn ông đang bực bội về bài báo “láo lếu” trên tờ Sunday Mirror thì Cindy rủ ông đi Rome chơi vài ngày cho khuây khỏa và ông đã bị bắt cóc tại đó. Mordechai Vanunu thuật lại rằng, chiều ngày 30/9/86 ông và Cindy vừa từ phi trường Rome về tới một căn phòng Cindy nói của bà chị ruột dành riêng cho cô thì ông bị hai người, một Do Thái, một Pháp phục sẵn trong phòng đánh anh gần ngất xỉu, chích thuốc mê vào người rồi dìu anh một cách kín đáo ra xe chạy đến một bờ biển vắng. Một chiếc thuyền máy nhỏ chờ sẵn đưa anh ra một chiếc tàu lớn hơn.
Anh bị xiềng chân tay trên tàu, và sau 7 ngày lênh đênh trên Địa Trung Hải ngày 7/10 tàu cập bến Caesaria Beach tại Do Thái . Mossad đưa anh về nhà tù Shikma ở Ashkelon cách Jesusalem 60km. Báo chí tại Do Thái đăng đầy đủ vụ truy tố Mordechai Vanunu và phiên tòa xử Mordechai Vanunu nhưng không hề có một chi tiết tại sao Mordechai Vanunu đang ở Luân Đôn lại nằm trong nhà tù tại Do Thái. Chính phủ Do Thái xem như Mordechai Vanunu chưa bao giờ ra nước ngoài. Ngày 28/12/1986 tòa xử kín được ghi băng với công tố viên Ouzi Hason và luật sư bào chữa Amnon Zichroni. Ông Amnon Zichroni là một luật sư nổi tiếng tranh đấu cho nhân quyền. Công tố viên Hason kết ông Mordechai Vanunu hai tội. Thứ nhất là gíúp kẻ thù của Do Thái có thể lãnh án tử hình hay 25 năm cấm cố.
Tội thứ hai là tiết lộ bí mật quốc gia có thể lãnh án khổ sai chung thân. Sau khi luật sư Zichroni bênh vực, tòa án tuyên án Mordechai Vanunu 18 năm tù. ** Ông Mordechai Vanunu được phóng thích ngày 21/4/2004 với hai hạn chế: không được rời khỏi nước; thứ hai không được tiếp xúc với người nước ngoài . Hiện nay ông Vanunu vẫn sống tại Do Thái và thỉnh thoảng đụng chạm với pháp luật. Năm 2007 ông bị 6 tháng tù giam về tội kết thân tình cảm với một thiếu phụ người Na Uy. Về phần Cheryl Hanin, sau khi hoàn thành công tác cô sống tại thành phố Netanya ở miền Bắc Do Thái một thời gian trước khi trở về nguyên quán ở Florida, Hoa Kỳ sống với chồng. Cô Hanin tuyệt đối không tuyên bố điều gì với báo chí về điệp vụ của cô.
Cho đến nay Do Thái vẫn theo chính sách “không nhìn, không chối” về kho bom nguyên tử của mình và thế giới cũng nín thinh một cách rất yên ổn cho Do Thái như đó là một phần của chính sách Trung Đông của Liên hiệp quốc . Qua vụ Mordechai Vanunu vào năm 1986 các chuyên viên nguyên tử quốc tế xếp Do Thái vào quốc gia nguyên tử mạnh thứ sáu trên thế giới (sau Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Anh, Pháp, Trung quốc). Do Thái có một kho bom và nhiên liệu dự trữ có thể sản xuất 200 đầu đạn nguyên tử khác .
**
Iran thì sao? Theo dõi hoạt động hiện nay của Iran chúng ta có thể tiên đoán rằng: Iran sẽ chế tạo bom nguyên tử. Và Iran sẽ áp dụng chính sách không nhìn, không chối như Do Thái. Và rồi thế giới sẽ phải chấp nhận thực tế đó. Ngày 29/6/2010 cựu tổng thống Clinton khi trả lời câu hỏi: “Có cách gì ngăn cản Iran chế tạo bom nguyên tử không?” của nhà báo Wolf Blitzer của đài CNN trong chương trình “Situation Room”, ông Bill Clinton trả lời đại ý: Tôi không biết! Người ta có thể đánh phá cơ sở chế tạo vũ khí nguyên tử của Iran. Nhưng thành công hay không là một chuyện khác và cái giá sẽ không lường trước được./.
Trần Bình Nam July 1, 2010 binhnam@sbcglobal.net www.tranbinhnam.com
*
Wednesday, June 30, 2010
RFI * G20 TẠI TORONTO
*
*
*
G20 Toronto : Một Hội nghị Thượng đỉnh mờ nhạt
G8/G20 Toronto - Canada
Reuters
Cần
phải thúc đẩy tăng trưởng để củng cố tiến trình phục hồi kinh tế sau
khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng mỗi quốc gia tự lựa chọn phương
thức tiến hành. Đó là bản tổng kết Hội nghị Thượng đỉnh G20 họp tại
Toronto trong hai ngày 26 và 27/06.
Còn
dự án đánh thuế đối với các ngân hàng, các nước tùy hoàn cảnh cụ thể
mà quyết định. Nói một cách đơn giản hơn là trong hai ngày họp Hội
nghị, nguyên thủ 20 quốc gia đại diện cho các nhóm nước giầu và đang
trỗi dậy đã thảo luận, chỉ trích, phê phán nhau, để rồi cuối cùng đưa
ra kết luận « mạnh ai người ấy làm ».
Giới quan sát đánh giá G20 Toronto là một Hội nghị Thượng đỉnh không có gì nổi bật. Đặc phái viên Murielle Paradon tường trình :
« Làm thế nào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà không làm tăng thêm các thâm hụt tài chính công, đó là nội dung cuộc thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Toronto. Cuối cùng, Hội nghị đã đưa ra được một thỏa hiệp chung. Thông cáo kết thúc Hội nghị ghi nhận : các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng sẽ được tiếp tục tiến hành, đúng như mong muốn của Hoa Kỳ. Đồng thời, các nước phát triển cam kết từ nay đến 2013, giảm một nửa các thâm hụt tài chính công, điều này làm cho các nước châu Âu hài lòng.
Thế nhưng, có một điểm tinh tế là bản thông cáo lại lưu ý : cần phải tính tới tình hình cụ thể của từng nước. Ví dụ, Nhật Bản hiện đang nợ chồng chất, không buộc phải nhanh chóng giảm các thâm hụt này. Nói một cách khác, mỗi nước làm theo ý mình muốn.
Một ví dụ khác minh họa cho xu hướng nói trên : dự án đánh thuế ngân hàng mà Đức và Pháp rất thiết tha thì chỉ được nêu ra như là một trong những cách tiếp cận vấn đề để buộc các ngân hàng phải có ý thức trách nhiệm hơn, tránh xẩy ra những cuộc khủng hoảng tài chính khác.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và thủ tướng Đức Angela Merkel đã không thành công trong việc áp đặt loại thuế này đối với các nước trong G20, nhưng cả hai vị lãnh đạo đều nói là trong mọi trường hợp, họ sẽ cho áp dụng loại thuế này ở trong nước.
Liên quan đến các nước đang trỗi dậy, G20 đã đề nghị phải có một sự điều chỉnh, cân bằng lại về nhu cầu trên thế giới và tỷ giá hối đoái cần phải linh hoạt hơn tại một số quốc gia đang trỗi dậy, ngụ ý nhắc nhở Trung Quốc. Ngày hôm qua (27/6), chính tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đề cập đến việc này. Cuối cùng, liên quan đến các nước nghèo, G20 chỉ nhắc lại là cần tôn trọng những cam kết viện trợ cho phát triển. Ý tưởng thiết lập một loại thuế đánh vào các giao dịch tài chính quốc tế để hỗ trợ phát triển, đã bị gạt bỏ.
Như vậy, Hội nghị tại Canada kết thúc mà không đưa ra được một quyết định quan trọng nào cả, nhưng như tổng thống Pháp Sarkozy đã tuyên bố, « không phải mỗi hội nghị thượng đỉnh đều là một sự kiện lịch sử ». Lãnh đạo một số nước thì cho rằng đây là một Hội nghị « chuyển tiếp » hướng tới Hội nghị Thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức vào tháng chín tại Seoul, Hàn Quốc ».
http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/20100628-g20-toronto-mot-hoi-nghi-thuong-dinh-mo-nhat
Giới quan sát đánh giá G20 Toronto là một Hội nghị Thượng đỉnh không có gì nổi bật. Đặc phái viên Murielle Paradon tường trình :
« Làm thế nào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà không làm tăng thêm các thâm hụt tài chính công, đó là nội dung cuộc thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Toronto. Cuối cùng, Hội nghị đã đưa ra được một thỏa hiệp chung. Thông cáo kết thúc Hội nghị ghi nhận : các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng sẽ được tiếp tục tiến hành, đúng như mong muốn của Hoa Kỳ. Đồng thời, các nước phát triển cam kết từ nay đến 2013, giảm một nửa các thâm hụt tài chính công, điều này làm cho các nước châu Âu hài lòng.
Cộng đồng Việt Nam phản đối Nguyễn Tấn Dũng
Thế nhưng, có một điểm tinh tế là bản thông cáo lại lưu ý : cần phải tính tới tình hình cụ thể của từng nước. Ví dụ, Nhật Bản hiện đang nợ chồng chất, không buộc phải nhanh chóng giảm các thâm hụt này. Nói một cách khác, mỗi nước làm theo ý mình muốn.
Một ví dụ khác minh họa cho xu hướng nói trên : dự án đánh thuế ngân hàng mà Đức và Pháp rất thiết tha thì chỉ được nêu ra như là một trong những cách tiếp cận vấn đề để buộc các ngân hàng phải có ý thức trách nhiệm hơn, tránh xẩy ra những cuộc khủng hoảng tài chính khác.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và thủ tướng Đức Angela Merkel đã không thành công trong việc áp đặt loại thuế này đối với các nước trong G20, nhưng cả hai vị lãnh đạo đều nói là trong mọi trường hợp, họ sẽ cho áp dụng loại thuế này ở trong nước.
Liên quan đến các nước đang trỗi dậy, G20 đã đề nghị phải có một sự điều chỉnh, cân bằng lại về nhu cầu trên thế giới và tỷ giá hối đoái cần phải linh hoạt hơn tại một số quốc gia đang trỗi dậy, ngụ ý nhắc nhở Trung Quốc. Ngày hôm qua (27/6), chính tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đề cập đến việc này. Cuối cùng, liên quan đến các nước nghèo, G20 chỉ nhắc lại là cần tôn trọng những cam kết viện trợ cho phát triển. Ý tưởng thiết lập một loại thuế đánh vào các giao dịch tài chính quốc tế để hỗ trợ phát triển, đã bị gạt bỏ.
Như vậy, Hội nghị tại Canada kết thúc mà không đưa ra được một quyết định quan trọng nào cả, nhưng như tổng thống Pháp Sarkozy đã tuyên bố, « không phải mỗi hội nghị thượng đỉnh đều là một sự kiện lịch sử ». Lãnh đạo một số nước thì cho rằng đây là một Hội nghị « chuyển tiếp » hướng tới Hội nghị Thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức vào tháng chín tại Seoul, Hàn Quốc ».
Theo
nhận định của AFP, « lợi thế » của G20 là ra một thông cáo có nội
dung đa dạng, đáp ứng các ưu tiên của tất cả các thành viên. Như vậy,
lãnh đạo mỗi quốc gia, khi về nước, đều có thể nói rằng G20 là rất
quan trọng và họ đã giành được thắng lợi tại Hội nghị. Tuy nhiên, chỉ
còn năm tháng nữa thì lại có Hội nghị Thượng đỉnh G20 Seoul, Hàn Quốc,
một khoảng thời gian quá ngắn để có được những đồng thuận trên các hồ
sơ quan trọng vốn gây bất đồng tại Toronto
Cộng đồng Việt Nam trật tự phản đối Nguyễn Tấn Dũng
Ông
Alan Alexandroff, thuộc đại học Toronto, cảnh báo là một khi khủng
hoảng qua đi thì G20 càng khó đạt được đồng thuận chung.http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/20100628-g20-toronto-mot-hoi-nghi-thuong-dinh-mo-nhat
Bạo loạn bên ngoài hội nghị G20
Những
phần tử quá khích trong đám đông biểu tình phản đối hội nghị thượng
đỉnh G20 tại Canada hôm qua đã đốt xe cảnh sát và đập phá các cửa sổ.
Một số thanh niên Canada bạo động đốt xe cảnh sát tại Toronto vào ngày 26/6. Ảnh: AP. |
AP
cho biết, hoạt động phá hoại diễn ra cách nơi mà các nhà lãnh đạo
đang ở và tham dự các cuộc họp của G20 vài tòa nhà. Thủ tướng Việt Nam
Nguyễn Tấn Dũng cũng tham dự hội nghị, với tư cách chủ tịch ASEAN
nhiệm kỳ 2010.
Những kẻ quá khích bịt mặt và
sử dụng gậy, búa để phá phách nhiều nơi tại Toronto, kể cả trụ sở cảnh
sát. Ít nhất ba xe cảnh sát đã bị đốt.
Lực
lượng an ninh dùng khiên, dùi cui, hơi cay và bột ớt để ngăn cản đám
đông tiến tới hàng rào an ninh xung quanh nơi tổ chức hội nghị. Một số
người biểu tình ném chai xăng về phía cảnh sát. Lực lượng an ninh bắt
hơn 150 người, đóng cửa một đường tàu điện ngầm và siêu thị lớn nhất
thành phố.
Cộng đồng Việt Nam trong trật tự phản đối Nguyễn Tấn Dũng
"Chúng
tôi chưa từng chứng kiến cảnh tượng phá hoại và bạo lực như thế này
trên các đường phố ở Toronto", ông Bill Blair, cảnh sát trưởng thành
phố Toronto, khẳng định.
Hội nghị thượng đỉnh G20 - Khó thu hẹp bất đồng | ||
Chủ nhật, 27/06/2010, 01:13 (GMT+7) | ||
* Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự
Ngày
26-6, Hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nước phát triển và đang nổi (G20)
đã khai mạc tại Toronto (Canada), với trọng tâm đặc biệt sẽ thảo luận
vấn đề phục hồi không đều và mong manh của kinh tế thế giới.
Các
nhà lãnh đạo bàn thảo chương trình kích thích tăng trưởng kinh tế,
cắt giảm nợ công của chính phủ các nước, thảo luận và nhất trí về “một
loạt những lựa chọn về chính sách” được chuẩn bị với sự giúp đỡ của
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và các tổ chức quốc
tế khác.
Theo
nguồn tin chính thức có liên quan tới hoạt động chuẩn bị hội nghị,
các nhà lãnh đạo G20 sẽ không nhất trí bất kỳ biện pháp mới nào, chỉ
nhất trí một danh sách cải cách kinh tế được các nước G20 theo đuổi.
Hội
nghị thượng đỉnh này diễn ra trong bối cảnh Mỹ và EU đang bất đồng về
cách thức giải quyết khủng hoảng trong nước. Mỹ vẫn bảo vệ quan điểm,
các nước EU nên duy trì phục hồi kinh tế, không nên cắt giảm chi tiêu
quá mạnh và sớm rút các gói cứu trợ thì EU coi “thắt lưng buộc bụng”
là biện pháp quan trọng nhằm ngăn chặn nợ công ngày càng lan rộng.
Trước thềm diễn ra hội nghị, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geith
|
Tuesday, June 29, 2010
RFA * CHỦ NGHĨA MÁC LÊ
*
Có nên từ bỏ “Chủ nghĩa Mác-Lê” hay không?
TS Đỗ Xuân Thọ, một đảng viên kỳ cựu và là người đưa ra ý kiến này cho rằng nếu không mạnh dạn từ bỏ học thuyết này thì nhà nước đang trực tiếp làm cho nội bộ Đảng phân hóa và tiếp tay với tình trạng tham nhũng hiện nay. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn đặc biệt với TS Thọ, để biết thêm những quan điểm của ông về vấn đề này.
Mặc Lâm: Thưa ông, chúng tôi được biết ông có một bài viết phân tích về việc nên từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin để thay vào đó là chủ nghĩa Dân Tộc, thưa sau khi bài viết được phổ biến thì ông có nhận được phản hồi nào từ phía chính quyền hay không ạ?
TS Đỗ Xuân Thọ: Tất cả các đồng chí trong Viện đều là những người đồng đội của tôi, kể cả những đồng chí đã cùng chiến đấu ở Quảng Trị cùng với tôi hồi xưa, mấy bác ở phường đến đây họ đều khuyên là phải ngừng lại bởi vì là có một số người đã đăng trên mạng và có những lời bình luận không được hay lắm.
Thực ra là tôi tranh luận với các bác thì các bác hiểu rõ cái lập luận của tôi rồi cho nên tôi không trình bày một cách kỹ lưỡng, tôi bị một khuyết điểm là lẽ ra là có thể được bảo lưu ý kiến cho đến tận Ban chấp hành Trung ương, nhưng không được tung trên mạng. Họ phê bình cái chuyện đó.
Nếu mà Đảng không lấy chủ nghĩa Dân tộc làm nền tảng tư tưởng thì cái chủ nghĩa Mác-Lênin sẽ bằm nát Đảng lại. Với những mũi nhọn tấn công từ phía ngoài, nó chỉ cần đánh vào cộng sản và đánh tham nhũng là tan Đảng rồi.
Mặc Lâm: Trước tinh thần đó thì ông có bảo lưu ý kiến của mình hay không?
TS Đỗ Xuân Thọ: Quan điểm của tôi rất là trong sáng. Tôi 56 tuổi rồi, tôi không có một ý định làm quan, làm chức gì cả. Bố tôi cũng là người nuôi các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, rồi nói chung là tôi không nhờ vả, không cậy thần cậy thế gì cả. Tôi đi bộ đội về rồi tôi phục viên, tôi vào đại học rồi cố gắng học lên tiến sĩ. Nói chung là tất cả mọi cái tôi đều hết sức cố gắng nhưng mà một cái điều không thể nào rứt ra được là lúc nào tôi cũng nghĩ về đất nước.
Mặc Lâm: Ông vừa nói là rất quan tâm về đất nước, ông có thể cho biết cụ thể hơn những quan tâm đó là gì ạ?
TS Đỗ Xuân Thọ: Tôi nghĩ đến vấn đề đất nước hàng chục năm nay rồi. Cái lần Đại hội đảng lần thứ 10 tôi cũng đã viết một bức thư lên Ban chấp hành Trung ương Đảng là hãy loại bỏ tính giai cấp ra khỏi nội hàm khái niệm đảng, mà thay vào đó là tính Dân Tộc, và cũng đổi tên đảng là Đảng Lao động Việt Nam, nhưng mà đảng nghe có một nửa thôi, họ đã phải chỉnh lại, tất nhiên không phải chỉ có mình tôi.
Họ phải chỉnh lại cái điều lệ đảng là: Đảng CSVN là đội quân tiên phong của dân tộc Việt Nam, của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời họ phải nèo vào một câu như thế. Hồi đầu tiên thì tôi uất ức, cái thời sống ở thời bao cấp ghê gớm, chẳng hạn như là những cái người mà về sau này tôi nghĩ ngay cả Khrushev, Honecker ở Đức, rất nhiều người còn lầm tưởng đấy là cái chủ nghĩa tuyệt vời nhất có thể xây dựng được một cái xã hội tốt đẹp, cho nên họ mới làm như thế.
Đúng là cũng đáng trách thật nhưng mà tôi không thù hận gì nữa, nhưng bây giờ tôi có thể bỏ qua và thông cảm được.
Quan điểm của tôi, nếu mà Đảng không lấy chủ nghĩa dân tộc làm nền tảng tư tưởng thì cái chủ nghĩa Mác-Lênin sẽ bằm nát Đảng lại. Với những mũi nhọn tấn công từ phía ngoài, nó chỉ cần đánh vào cộng sản và đánh tham nhũng là chết rồi, là tan Đảng rồi.
Tôi là người không chủ trương đa đảng, vì đa đảng lúc này là nội chiến ngay, tôi nghĩ là như thế.
Mặc Lâm: Ông từng cho rằng chính chủ nghĩa Mác-Lênin đã làm mất tình đoàn kết trong nội bộ Đảng, ông có thể giải thích thêm được hay không ạ?
TS Đỗ Xuân Thọ: Mất đoàn kết là như thế này: Thực chất công cuộc đổi mới là chúng ta dám phá bỏ những luận điểm cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác-Lênin, đó là đấu tranh giai cấp, toàn bộ Mác là muốn giai cấp công nông là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản, thì cái đó là chúng ta phản bội lại chủ nghĩa Mác-Lênin trong cái thời đổi mới này, cho nên mới được như ngày hôm nay.
Thế thì cái công cuộc đổi mới đang được tiến hành, tức là chúng ta càng phát triển cái nền kinh tế nói là kinh tế xã hội chủ nghĩa nhưng mà thực chất là kinh tế tư bản chủ nghĩa, có nghĩa là càng đổi mới thì càng phá bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, thế mà cái chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn được ghi vào điều lệ là nền tảng tư tưởng, vì thế cho nên là có một cái mâu thuẫn đảng bị chia ra làm ít nhất là có hai phe: phe thứ nhất bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, phe thứ hai là không quan tâm đến sự thắng thua của chủ nghĩa Mác-Lênin mà tất cả vì dân giàu nước mạnh, tất cả vì dân tộc và ái quyền lợi kinh tế nữa chứ.
Và ngoài ra nó còn bị thọc từ bên ngoài vào bởi những cái bọn phản động sẽ tấn công vào những cái thứ mà chúng ta đang làm trái chủ nghĩa Mác-Lênin. Chúng nó đang hô hào công nông kiện cáo đấu tranh, chúng nó làm đúng chủ nghĩa Mác-Lênin đấy. Chúng nó làm như thế coi như là trong đảng bị phân rã ngay. Tôi có thể khẳng định là ngay trong Bộ Chính Trị đã có sự phân rã nếu như chúng ta còn giữ chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng. Chủ nghĩa Mác-Lênin này nó làm cho chúng ta nhầm lẫn giữa ý thức hệ và dân tộc, ý thức dân tộc và ý thức hệ tư tưởng.
<!-- Tôi có thể khẳng định là ngay trong Bộ Chính Trị đã có sự phân rã nếu như chúng ta còn giữ chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng.
Mặc Lâm: Vừa mới đây Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tuyên bố là Việt Nam tiếp tục tiến theo con đường phát triển lên chủ nghĩa xã hội trong đó mô hình kinh tế thị trường vẫn theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy đề nghị của ông sẽ đi ngược lại với lời tuyên bố này hay sao ạ?
TS Đỗ Xuân Thọ: Tôi nghĩ là cái khẩu hiệu "xã hội chủ nghĩa" nó rất mù mờ. Tôi là một trong những người đưa ra đầu tiên cái khẩu hiệu là "tất cả vì dân giàu nước mạnh", về sau này họ mới thêm là "xã hội công bằng, dân chủ văn minh". Đấy là mục tiêu của dân tộc ta, chứ còn tôi không tán thành cái mục tiêu "xã hội chủ nghĩa". Tất nhiên là tôi sẽ bảo lưu ý kiến đến Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Thực chất khi mà Đảng hỏi ý kiến thì tôi sẽ phát biểu ý kiến đó lại một lần nữa, và nếu mà có thể đối thoại được với TBT Nông Đức Mạnh thì tôi cũng sẽ nói như nói với anh vậy thôi. Tuy nhiên, tôi là một đảng viên cho nên khi mà ý kiến của tôi vẫn chưa được tán thành thì tôi vẫn chấp hành tuyệt đối những nghị quyết của Đảng.
Tôi chỉ quan tâm đến sự hùng mạnh của dân tộc Việt Nam, chứ nếu mà theo chủ nghĩa Mác-Lênin thì là còn phải quan tâm đến cả giai cấp công nông và Mỹ, Pháp nữa cơ, lo cho họ thất nghiệp. Nói thật với anh là tôi chỉ lo cho dân tộc Việt Nam.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
Trên đây là cuộc phỏng vấn TS Đỗ Xuân Thọ về một số ý kiến của ông có liên quan đến vấn đề từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lê. Chúng tôi xin nhắc lại ý kiến của TS Thọ không nhất thiết phản ảnh quan điểm của Đài Á Châu Tụ Do, xin cám ơn quý vị.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/One-more-party-member-raise-his-voice-against-Leninism-Mlam-04022010140625.html
*
Có nên từ bỏ “Chủ nghĩa Mác-Lê” hay không?
Mặc Lâm, phóng viên RFA
2010-04-02
Mới đây, thêm một đảng viên lên tiếng phản đối việc chính phủ Việt Nam tiếp tục sử dụng cụm từ “Chủ nghĩa Mác-Lênin” trong khi vận hành nền kinh tế đặc thù của chủ nghĩa Tư bản.
Photo courtesy of Wikipedia
TS Đỗ Xuân Thọ, một đảng viên kỳ cựu và là người đưa ra ý kiến này cho rằng nếu không mạnh dạn từ bỏ học thuyết này thì nhà nước đang trực tiếp làm cho nội bộ Đảng phân hóa và tiếp tay với tình trạng tham nhũng hiện nay. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn đặc biệt với TS Thọ, để biết thêm những quan điểm của ông về vấn đề này.
Mặc Lâm: Thưa ông, chúng tôi được biết ông có một bài viết phân tích về việc nên từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin để thay vào đó là chủ nghĩa Dân Tộc, thưa sau khi bài viết được phổ biến thì ông có nhận được phản hồi nào từ phía chính quyền hay không ạ?
TS Đỗ Xuân Thọ: Tất cả các đồng chí trong Viện đều là những người đồng đội của tôi, kể cả những đồng chí đã cùng chiến đấu ở Quảng Trị cùng với tôi hồi xưa, mấy bác ở phường đến đây họ đều khuyên là phải ngừng lại bởi vì là có một số người đã đăng trên mạng và có những lời bình luận không được hay lắm.
Thực ra là tôi tranh luận với các bác thì các bác hiểu rõ cái lập luận của tôi rồi cho nên tôi không trình bày một cách kỹ lưỡng, tôi bị một khuyết điểm là lẽ ra là có thể được bảo lưu ý kiến cho đến tận Ban chấp hành Trung ương, nhưng không được tung trên mạng. Họ phê bình cái chuyện đó.
Nếu mà Đảng không lấy chủ nghĩa Dân tộc làm nền tảng tư tưởng thì cái chủ nghĩa Mác-Lênin sẽ bằm nát Đảng lại. Với những mũi nhọn tấn công từ phía ngoài, nó chỉ cần đánh vào cộng sản và đánh tham nhũng là tan Đảng rồi.
TS Đỗ Xuân Thọ
Mặc Lâm: Trước tinh thần đó thì ông có bảo lưu ý kiến của mình hay không?
TS Đỗ Xuân Thọ: Quan điểm của tôi rất là trong sáng. Tôi 56 tuổi rồi, tôi không có một ý định làm quan, làm chức gì cả. Bố tôi cũng là người nuôi các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, rồi nói chung là tôi không nhờ vả, không cậy thần cậy thế gì cả. Tôi đi bộ đội về rồi tôi phục viên, tôi vào đại học rồi cố gắng học lên tiến sĩ. Nói chung là tất cả mọi cái tôi đều hết sức cố gắng nhưng mà một cái điều không thể nào rứt ra được là lúc nào tôi cũng nghĩ về đất nước.
Mặc Lâm: Ông vừa nói là rất quan tâm về đất nước, ông có thể cho biết cụ thể hơn những quan tâm đó là gì ạ?
TS Đỗ Xuân Thọ: Tôi nghĩ đến vấn đề đất nước hàng chục năm nay rồi. Cái lần Đại hội đảng lần thứ 10 tôi cũng đã viết một bức thư lên Ban chấp hành Trung ương Đảng là hãy loại bỏ tính giai cấp ra khỏi nội hàm khái niệm đảng, mà thay vào đó là tính Dân Tộc, và cũng đổi tên đảng là Đảng Lao động Việt Nam, nhưng mà đảng nghe có một nửa thôi, họ đã phải chỉnh lại, tất nhiên không phải chỉ có mình tôi.
Họ phải chỉnh lại cái điều lệ đảng là: Đảng CSVN là đội quân tiên phong của dân tộc Việt Nam, của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời họ phải nèo vào một câu như thế. Hồi đầu tiên thì tôi uất ức, cái thời sống ở thời bao cấp ghê gớm, chẳng hạn như là những cái người mà về sau này tôi nghĩ ngay cả Khrushev, Honecker ở Đức, rất nhiều người còn lầm tưởng đấy là cái chủ nghĩa tuyệt vời nhất có thể xây dựng được một cái xã hội tốt đẹp, cho nên họ mới làm như thế.
Đúng là cũng đáng trách thật nhưng mà tôi không thù hận gì nữa, nhưng bây giờ tôi có thể bỏ qua và thông cảm được.
Quan điểm của tôi, nếu mà Đảng không lấy chủ nghĩa dân tộc làm nền tảng tư tưởng thì cái chủ nghĩa Mác-Lênin sẽ bằm nát Đảng lại. Với những mũi nhọn tấn công từ phía ngoài, nó chỉ cần đánh vào cộng sản và đánh tham nhũng là chết rồi, là tan Đảng rồi.
Tôi là người không chủ trương đa đảng, vì đa đảng lúc này là nội chiến ngay, tôi nghĩ là như thế.
Chuyện nội bộ Đảng
Mặc Lâm: Ông từng cho rằng chính chủ nghĩa Mác-Lênin đã làm mất tình đoàn kết trong nội bộ Đảng, ông có thể giải thích thêm được hay không ạ?
TS Đỗ Xuân Thọ: Mất đoàn kết là như thế này: Thực chất công cuộc đổi mới là chúng ta dám phá bỏ những luận điểm cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác-Lênin, đó là đấu tranh giai cấp, toàn bộ Mác là muốn giai cấp công nông là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản, thì cái đó là chúng ta phản bội lại chủ nghĩa Mác-Lênin trong cái thời đổi mới này, cho nên mới được như ngày hôm nay.
Thế thì cái công cuộc đổi mới đang được tiến hành, tức là chúng ta càng phát triển cái nền kinh tế nói là kinh tế xã hội chủ nghĩa nhưng mà thực chất là kinh tế tư bản chủ nghĩa, có nghĩa là càng đổi mới thì càng phá bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, thế mà cái chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn được ghi vào điều lệ là nền tảng tư tưởng, vì thế cho nên là có một cái mâu thuẫn đảng bị chia ra làm ít nhất là có hai phe: phe thứ nhất bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, phe thứ hai là không quan tâm đến sự thắng thua của chủ nghĩa Mác-Lênin mà tất cả vì dân giàu nước mạnh, tất cả vì dân tộc và ái quyền lợi kinh tế nữa chứ.
Và ngoài ra nó còn bị thọc từ bên ngoài vào bởi những cái bọn phản động sẽ tấn công vào những cái thứ mà chúng ta đang làm trái chủ nghĩa Mác-Lênin. Chúng nó đang hô hào công nông kiện cáo đấu tranh, chúng nó làm đúng chủ nghĩa Mác-Lênin đấy. Chúng nó làm như thế coi như là trong đảng bị phân rã ngay. Tôi có thể khẳng định là ngay trong Bộ Chính Trị đã có sự phân rã nếu như chúng ta còn giữ chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng. Chủ nghĩa Mác-Lênin này nó làm cho chúng ta nhầm lẫn giữa ý thức hệ và dân tộc, ý thức dân tộc và ý thức hệ tư tưởng.
<!-- Tôi có thể khẳng định là ngay trong Bộ Chính Trị đã có sự phân rã nếu như chúng ta còn giữ chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng.
TS Đỗ Xuân Thọ
Mặc Lâm: Vừa mới đây Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tuyên bố là Việt Nam tiếp tục tiến theo con đường phát triển lên chủ nghĩa xã hội trong đó mô hình kinh tế thị trường vẫn theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy đề nghị của ông sẽ đi ngược lại với lời tuyên bố này hay sao ạ?
TS Đỗ Xuân Thọ: Tôi nghĩ là cái khẩu hiệu "xã hội chủ nghĩa" nó rất mù mờ. Tôi là một trong những người đưa ra đầu tiên cái khẩu hiệu là "tất cả vì dân giàu nước mạnh", về sau này họ mới thêm là "xã hội công bằng, dân chủ văn minh". Đấy là mục tiêu của dân tộc ta, chứ còn tôi không tán thành cái mục tiêu "xã hội chủ nghĩa". Tất nhiên là tôi sẽ bảo lưu ý kiến đến Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Thực chất khi mà Đảng hỏi ý kiến thì tôi sẽ phát biểu ý kiến đó lại một lần nữa, và nếu mà có thể đối thoại được với TBT Nông Đức Mạnh thì tôi cũng sẽ nói như nói với anh vậy thôi. Tuy nhiên, tôi là một đảng viên cho nên khi mà ý kiến của tôi vẫn chưa được tán thành thì tôi vẫn chấp hành tuyệt đối những nghị quyết của Đảng.
Tôi chỉ quan tâm đến sự hùng mạnh của dân tộc Việt Nam, chứ nếu mà theo chủ nghĩa Mác-Lênin thì là còn phải quan tâm đến cả giai cấp công nông và Mỹ, Pháp nữa cơ, lo cho họ thất nghiệp. Nói thật với anh là tôi chỉ lo cho dân tộc Việt Nam.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
Trên đây là cuộc phỏng vấn TS Đỗ Xuân Thọ về một số ý kiến của ông có liên quan đến vấn đề từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lê. Chúng tôi xin nhắc lại ý kiến của TS Thọ không nhất thiết phản ảnh quan điểm của Đài Á Châu Tụ Do, xin cám ơn quý vị.
Theo dòng thời sự:
- Đảng CSVN họp bàn về nhân sự lãnh đạo
- Đổi mới Đảng nhu cầu bức thiết
- Vì sao nhiều đảng viên CSVN trả thẻ Đảng?
- Tiếp tục xây dựng kinh tế theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa
- Đảng nên đứng ở đâu? (Phần 1)
- Đảng nên đứng ở đâu? (phần 2)
- Người dân sẽ trực tuyến với Đại biểu Quốc hội
- Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác với các nước
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/One-more-party-member-raise-his-voice-against-Leninism-Mlam-04022010140625.html
*
RFA * PHIM HỒ CHÍ MINH *
*
Phim “Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại”
Đối với rất nhiều người Việt ở trong nước, mỗi khi nói đến chủ tịch Hồ Chí Minh họ thường gọi ông bằng cái tên thân thương Bác Hồ. Trong con mắt họ, chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị anh hùng dân tộc, là niềm tự hào. Đã có rất nhiều bộ phim và sách được xuất bản trong và ngoài nước ca ngợi Hồ Chí Minh. Nhưng đồng thời cũng không hiếm sách và phim tài liệu đưa ra những khía cạnh khác về đời tư của ông, không dễ chấp nhận đối với nhiều người và đặc biệt là Đảng cộng sản Việt Nam. Một trong những bộ phim như thế vừa được ra mắt tại Hoa Kỳ vào trung tuần tháng 6 này. Đó là bộ phim tiếng Anh có tên Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại.
Có khoảng 70 người đã đến tham dự buổi ra mắt bộ phim, phần lớn là cộng đồng người Việt tại vùng Washinton DC, chỉ có một số người nước ngoài.
Ông Jean Lacouture là một tác giả Pháp đã có nhiều tác phẩm về HCM cuối đời cũng phải nói là tôi bị đánh lừa và chúng ta cần phải viết lại lịch sử đó.
Nguyễn Ngọc Bích: Phong trào quốc dân đòi trả tên Sài gòn cho Sài gòn là phong trào đó nảy ra cái ý làm phim sau phim sự thật về Hồ Chí Minh. Cá nhân tôi không có thuộc vào phong trào, nhưng sau khi phim ra và người ta nói có nhu cầu cần có phim tiếng Anh về Hồ Chí Minh thì lúc bấy giờ tôi mới để ý và người ta nghĩ là tôi là người có khả năng viết kịch bản thẳng trong tiếng Anh thay vì dịch ra từ tiếng Việt vì bao giờ nó cũng gượng gạo và không những thế cái góc nhìn nó không thuyết phục bằng cách mà ta nhìn từ góc nhìn của người Tây phương.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đưa ra một ví dụ đơn giản trong phim như việc ông Hồ Chí Minh có nhiều vợ, đối với người Việt nam thường cho là đạo đức giả, còn đối với người nước ngoài chuyện đó là hoàn toàn bình thường. Vì thế trong bộ phim này, những người làm phim khai thác sâu hơn về khía cạnh mất nhân tính của ông Hồ Chí Minh khi ông cho giết người đàn bà có tên Nông Thị Xuân đã chung sống với ông, và hai người phụ nữ khác đã biết chuyện này để bịt đầu mối.
Những người làm phim cho rằng đã đến lúc những người nước ngoài cần phải hiểu một cách chính xác và đầy đủ hơn về lịch sử Việt nam, thay vì chỉ dựa vào những thông tin ca ngợi một chiều ông Hồ Chí Minh. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích giải thích:
Nguyễn Ngọc Bích: Người nước ngoài là càng cần hơn nữa, vì bây giờ nước ngoài đang nuôi dưỡng một số gọi là huyền thoại về ông Hồ Chí Minh, lấy ngay cái quyển của ông Wiliam Duiker cách đây mấy năm có lẽ là cái tiểu sử dày nhất về ông Hồ Chí Minh trong bất cứ thứ tiếng nào, chúng ta đọc và chúng ta sẽ thấy rất nhiều huyền thoại đó vẫn được tiếp tục đưa ra. Thành ra ông Jean Lacouture là một tác giả pháp đã có nhiều tác phẩm về HCM cuối đời cũng phải nói là tôi bị đánh lừa và chúng ta cần phải viết lại lịch sử đó. Người nước ngoài cũng như người nước mình cũng cần phải biết cái lịch sử đúng như nó xảy ra. Tôi cho rằng lý do đó, giá trị của lịch sử là thế, vì thế nên chúng tôi nghĩ là chúng ta không có lật lại cái gì cả, chúng tôi chỉ bày ra những gì nó không đúng thì chúng tôi nêu nó ra thôi.
Bộ phim Hồ Chí Minh, Con người và Huyền thoại dài khoảng 70 phút được chia thành 14 phần. Mỗi phần là một phần lịch sử Việt nam gắn chặt với cuộc đời của ông Hồ Chí Minh, trong đó nói đến những huyền thoại về ông và những chứng minh lịch sử khác xa với các huyền thoại đó.
Những huyền thoại về Hồ Chí Minh như việc ông có thể sử dụng thành thạo tiếng Pháp, hay là tác giả của Nhật ký trong tù, được những người làm phim sử dụng các tư liệu lịch sử và các cuộc phỏng vấn của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước chứng minh ngược lại. Sự thật về con người Hồ Chí Minh thánh thiện đã hy sinh cuộc sống riêng tư cho dân tộc cũng được những người làm phim đưa ra các dẫn chứng lịch sử cho thấy ông hoàn toàn không phải như vậy. Trong bộ phim người ta có thể thấy hình ảnh của ít nhất 3 người vợ cả chính thức lẫn không chính thức của ông Hồ Chí Minh là Tăng Tuyết Minh, người Trung Hoa, Nguyễn Thị Minh Khai, và Nông Thị Xuân. Trong đó người vợ cuối được cho là đã bị giết hại sau khi có con với ông Hồ Chí Minh và muốn trở thành vợ chính thức của ông.
Những sự kiện đau lòng trong lịch sử Việt Nam như cải cách ruộng đất những năm 1950s khiến hàng vạn người chết và cuộc tổng tấn công Tết Mậu thân năm 1968 với vụ thảm sát hàng ngàn dân thường ở Huế, cũng là các phần quan trọng của bộ phim. Theo các nhà nghiên cứu được phỏng vấn trong phim, ông Hồ Chí Minh lúc đó là Chủ tịch nước, phải hoàn toàn chịu trách nhiệm lịch sử về những vụ thảm sát này. Ông được so sánh không khác gì những tội phạm chiến tranh như Polpot ở Cambuchia hay Stalin ở Liên Xô trước đây.
Kết thúc bộ phim là những di sản mà Hồ Chí Minh đã để lại cho đất nước Việt nam, đó là sự độc quyền của Đảng cộng sản dẫn đến nạn tham nhũng tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và xã hội.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết những người làm phim không có ý định đả phá Việt nam mà chỉ đơn thuần đưa ra các sự kiện lịch sử. Ông nói:
Bên cạnh thành quả kinh tế khá rõ ràng mà chúng tôi không phủ nhận thì cũng có những thứ bị phê phán không phải từ chúng tôi mà ngay từ trong nước, như bán đất, bán biển, bauxit, rừng.
Vì mục đích của bộ phim là nhằm hướng tới những khán giả người nước ngoài, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích nói về mong muốn của những người làm phim khi phổ biến bộ phim này như sau:
Nguyễn Ngọc Bích: Chúng tôi nghĩ đễn vấn đề rộng hơn nhiều, tức là người quần chúng nói chung, nhất là những sinh viên học về Việt nam cần phải hiểu về Việt nam. Chứ bây giờ có khoảng 800 lớp ở đại học Mỹ dạy về chiến tranh Việt nam, thì tôi nghĩ là cái đó là một trong các nhóm người chính mà chúng tôi nhắm vào là đưa ra sự thật về đất nước mình thôi. Cái này chúng tôi cũng sẽ thực hiện, bây giờ nó mới có bằng tiếng Anh thôi thì chúng tôi sẽ tìm cách sẽ có ấn bản bằng tiếng Pháp, tiếng Đức, Nga, vân vân, đó là một chuyện.
Bộ phim hiện đã được tải lên youtube để có thể xem miễn phí. Ngoài ra, những người làm phim cũng dự định sẽ gửi tặng thư viện Quốc hội Hoa kỳ bộ phim này làm tư liệu. Cuối buổi ra mắt phim, linh mục Nguyễn Hữu Lễ, người sản xuất bộ phim đã ký các đĩa DVD để gửi tặng người đến dự với mong muốn bộ phim sẽ được phát tán rộng rãi cũng giống như bộ phim Sự thật về Hồ Chí Minh trước kia.
Bộ phim Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại được hoàn thành trong vòng 1 năm và cũng gặp không ít khó khăn. Thứ nhất là về phương tiện, vốn đầu tư. Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Bích tiền làm phim chủ yếu là do đóng góp khoảng dưới 100.000 đô la, một con số thấp hơn rất nhiều so với chi phí một bộ phim tài liệu ở Mỹ vốn phải lên đến hàng triệu đô la. Thêm vào đó là việc phỏng vấn các chuyên gia nước ngoài cũng gặp khó khăn. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết:
Nguyễn Ngọc Bích:
Dù chúng tôi đã cố gắng đi phỏng vấn, chúng tôi cố gắng phỏng vấn những người ngoại quốc nhiều hơn người Việt nhưng nó cũng không đơn giản tại vì có những người ngoại quốc mà chúng tôi mời gọi mà họ từ chối vì lý do này hay lý do khác, chúng ta không biết động cơ của họ nên nó không được như mong muốn của chúng tôi.
Mặc dù mong muốn bộ phim được người nước ngoài đón nhận, các nhà làm phim cũng nhìn nhận bộ phim chỉ có thể hướng tới một số khán giả nhất định, quan tâm đến lịch sử châu Á mà thôi. Cuộc chiến Việt nam đã trôi qua 35 năm, và không phải những người nước ngoài nào cũng biết về nó, thậm chí cả những lớp trẻ người Việt sinh ra tại Mỹ. Ông Daniel Arant, một người đã từng phục vụ trong thời gian chiến tranh Việt nam năm 1968, một trong số ít những người nước ngoài có mặt tại buổi ra mắt phim nhận xét:
Chúng tôi nghĩ đễn vấn đề rộng hơn nhiều, tức là người quần chúng nói chung, nhất là những sinh viên học về Việt nam cần phải hiểu về Việt nam.
Có mặt tại buổi ra mắt phim, Bùi Thiệp Quyên, 20 tuổi, cho biết bạn đến dự vì mẹ bạn báo cho biết sẽ có buổi ra mắt phim về Hồ Chí Minh. Quyên cũng đã được nghe mẹ kể về chiến tranh Việt nam và ông Hồ Chí Minh từ trước. Bạn nói bạn sẽ xem bộ phim khi về nhà. Với tiếng Việt lơ lớ, Quyên cho biết về suy nghĩ của mình như sau:
Bùi Thiệp Quyên: Em nghĩ là những người như em phải biết về Việt nam, về Hồ Chí Minh, mình phải biết về lịch sử của việt nam và sự hy sinh của cha mẹ qua bên này để mấy em có tự do.
Kết thúc buổi ra mắt, linh mục Nguyễn Hữu Lễ cho biết ông rất hài lòng về buổi ra mắt phim lần này và ông hy vọng bộ phim sẽ không chỉ có một triệu người xem như bộ phim sự thật về Hồ Chí Minh, mà còn nhiều hơn thế, bởi các nhà làm phim mong muốn lịch sử Việt Nam phải được nhìn nhận một cách đầy đủ và chính xác.
Tạp chí câu chuyện hàng tuần kỳ này xin tạm dừng tại đây. Việt Hà thân ái tạm biệt quý vị và xin hẹn gặp lại vào thứ ba tuần tới.
*
Phim “Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại”
Việt Hà, phóng viên RFA
2010-06-28
Ngày 27/6, tại Tiểu bang Virginia - Hoa Kỳ, bộ phim tiếng Anh: “Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại” vừa chính thức ra mắt. Tạp chí Câu chuyện hàng tuần kỳ này xin gửi tới quý vị giới thiệu về bộ phim này.
Photo courtesy of saigonforsaigon.org
Đối với rất nhiều người Việt ở trong nước, mỗi khi nói đến chủ tịch Hồ Chí Minh họ thường gọi ông bằng cái tên thân thương Bác Hồ. Trong con mắt họ, chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị anh hùng dân tộc, là niềm tự hào. Đã có rất nhiều bộ phim và sách được xuất bản trong và ngoài nước ca ngợi Hồ Chí Minh. Nhưng đồng thời cũng không hiếm sách và phim tài liệu đưa ra những khía cạnh khác về đời tư của ông, không dễ chấp nhận đối với nhiều người và đặc biệt là Đảng cộng sản Việt Nam. Một trong những bộ phim như thế vừa được ra mắt tại Hoa Kỳ vào trung tuần tháng 6 này. Đó là bộ phim tiếng Anh có tên Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại.
Viết mới kịch bản tiếng Anh
Chiều chủ nhật ngày 27 tháng 6, tại tiểu bangVirginia, phong trào quốc dân đòi trả tên Sài gòn cho Sài gòn đã chính thức ra mắt bộ phim tiếng Anh có tên Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại. Trước đó vào ngày 13 tháng 6, bộ phim cũng đã được chính thức ra mắt tại Houston, Texas.Có khoảng 70 người đã đến tham dự buổi ra mắt bộ phim, phần lớn là cộng đồng người Việt tại vùng Washinton DC, chỉ có một số người nước ngoài.
Ông Jean Lacouture là một tác giả Pháp đã có nhiều tác phẩm về HCM cuối đời cũng phải nói là tôi bị đánh lừa và chúng ta cần phải viết lại lịch sử đó.
GS Nguyễn Ngọc Bích
Bộ
phim có nội dung tư liệu cũng giống như bộ phim Sự thật về Hồ Chí Minh
bằng tiếng Việt được ra mắt vào năm ngoái. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích,
Chủ tịch nghị hội toàn quốc của Việt tại Hoa Kỳ, người viết kịch bản
cho bộ phim tiếng Anh cho biết nguyên nhân những người sản xuất quyết
định làm bộ phim này thay vì dịch nguyên bộ phim Sự thật về Hồ Chí
Minh sang tiếng Anh như sau:Nguyễn Ngọc Bích: Phong trào quốc dân đòi trả tên Sài gòn cho Sài gòn là phong trào đó nảy ra cái ý làm phim sau phim sự thật về Hồ Chí Minh. Cá nhân tôi không có thuộc vào phong trào, nhưng sau khi phim ra và người ta nói có nhu cầu cần có phim tiếng Anh về Hồ Chí Minh thì lúc bấy giờ tôi mới để ý và người ta nghĩ là tôi là người có khả năng viết kịch bản thẳng trong tiếng Anh thay vì dịch ra từ tiếng Việt vì bao giờ nó cũng gượng gạo và không những thế cái góc nhìn nó không thuyết phục bằng cách mà ta nhìn từ góc nhìn của người Tây phương.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đưa ra một ví dụ đơn giản trong phim như việc ông Hồ Chí Minh có nhiều vợ, đối với người Việt nam thường cho là đạo đức giả, còn đối với người nước ngoài chuyện đó là hoàn toàn bình thường. Vì thế trong bộ phim này, những người làm phim khai thác sâu hơn về khía cạnh mất nhân tính của ông Hồ Chí Minh khi ông cho giết người đàn bà có tên Nông Thị Xuân đã chung sống với ông, và hai người phụ nữ khác đã biết chuyện này để bịt đầu mối.
Những người làm phim cho rằng đã đến lúc những người nước ngoài cần phải hiểu một cách chính xác và đầy đủ hơn về lịch sử Việt nam, thay vì chỉ dựa vào những thông tin ca ngợi một chiều ông Hồ Chí Minh. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích giải thích:
Nguyễn Ngọc Bích: Người nước ngoài là càng cần hơn nữa, vì bây giờ nước ngoài đang nuôi dưỡng một số gọi là huyền thoại về ông Hồ Chí Minh, lấy ngay cái quyển của ông Wiliam Duiker cách đây mấy năm có lẽ là cái tiểu sử dày nhất về ông Hồ Chí Minh trong bất cứ thứ tiếng nào, chúng ta đọc và chúng ta sẽ thấy rất nhiều huyền thoại đó vẫn được tiếp tục đưa ra. Thành ra ông Jean Lacouture là một tác giả pháp đã có nhiều tác phẩm về HCM cuối đời cũng phải nói là tôi bị đánh lừa và chúng ta cần phải viết lại lịch sử đó. Người nước ngoài cũng như người nước mình cũng cần phải biết cái lịch sử đúng như nó xảy ra. Tôi cho rằng lý do đó, giá trị của lịch sử là thế, vì thế nên chúng tôi nghĩ là chúng ta không có lật lại cái gì cả, chúng tôi chỉ bày ra những gì nó không đúng thì chúng tôi nêu nó ra thôi.
Huyền thoại và sự thật
Bộ phim Hồ Chí Minh, Con người và Huyền thoại dài khoảng 70 phút được chia thành 14 phần. Mỗi phần là một phần lịch sử Việt nam gắn chặt với cuộc đời của ông Hồ Chí Minh, trong đó nói đến những huyền thoại về ông và những chứng minh lịch sử khác xa với các huyền thoại đó.
Những huyền thoại về Hồ Chí Minh như việc ông có thể sử dụng thành thạo tiếng Pháp, hay là tác giả của Nhật ký trong tù, được những người làm phim sử dụng các tư liệu lịch sử và các cuộc phỏng vấn của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước chứng minh ngược lại. Sự thật về con người Hồ Chí Minh thánh thiện đã hy sinh cuộc sống riêng tư cho dân tộc cũng được những người làm phim đưa ra các dẫn chứng lịch sử cho thấy ông hoàn toàn không phải như vậy. Trong bộ phim người ta có thể thấy hình ảnh của ít nhất 3 người vợ cả chính thức lẫn không chính thức của ông Hồ Chí Minh là Tăng Tuyết Minh, người Trung Hoa, Nguyễn Thị Minh Khai, và Nông Thị Xuân. Trong đó người vợ cuối được cho là đã bị giết hại sau khi có con với ông Hồ Chí Minh và muốn trở thành vợ chính thức của ông.
Những sự kiện đau lòng trong lịch sử Việt Nam như cải cách ruộng đất những năm 1950s khiến hàng vạn người chết và cuộc tổng tấn công Tết Mậu thân năm 1968 với vụ thảm sát hàng ngàn dân thường ở Huế, cũng là các phần quan trọng của bộ phim. Theo các nhà nghiên cứu được phỏng vấn trong phim, ông Hồ Chí Minh lúc đó là Chủ tịch nước, phải hoàn toàn chịu trách nhiệm lịch sử về những vụ thảm sát này. Ông được so sánh không khác gì những tội phạm chiến tranh như Polpot ở Cambuchia hay Stalin ở Liên Xô trước đây.
Kết thúc bộ phim là những di sản mà Hồ Chí Minh đã để lại cho đất nước Việt nam, đó là sự độc quyền của Đảng cộng sản dẫn đến nạn tham nhũng tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và xã hội.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết những người làm phim không có ý định đả phá Việt nam mà chỉ đơn thuần đưa ra các sự kiện lịch sử. Ông nói:
Bên cạnh thành quả kinh tế khá rõ ràng mà chúng tôi không phủ nhận thì cũng có những thứ bị phê phán không phải từ chúng tôi mà ngay từ trong nước, như bán đất, bán biển, bauxit, rừng.
GS Nguyễn Ngọc Bích
Nguyễn Ngọc Bích:
Khi chúng tôi làm phim này chúng tôi không nhắm vào việc đả phá nhất
là các thành tích về mặt kinh tế ở trong nước, nhưng mà ngược lại, bên
cạnh thành quả kinh tế khá rõ ràng mà chúng tôi không phủ nhận thì
cũng có những thứ bị phê phán không phải từ chúng tôi mà ngay từ trong
nước, như bán đất, bán biển, bauxit, rừng.v.v… những chuyện đó đâu
cần phải chúng tôi mới nói lên được. Nhưng nếu nói đó là di sản ông Hồ
chí minh thì không đúng, bởi vì thực sự là con cháu ông ấy bây giờ làm
chuyện đó, nhưng một số chuyện đã bắt đầu từ khi ông Hồ Chí Minh còn
tại thế. Trong đó chúng ta phải thấy như các trường hợp nhân văn giai
phẩm, cải cách ruộng đất, chỉnh huấn, học tập cải tạo, hay là nhượng
cho Trung cộng đất, biển của đất nước.Vì mục đích của bộ phim là nhằm hướng tới những khán giả người nước ngoài, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích nói về mong muốn của những người làm phim khi phổ biến bộ phim này như sau:
Nguyễn Ngọc Bích: Chúng tôi nghĩ đễn vấn đề rộng hơn nhiều, tức là người quần chúng nói chung, nhất là những sinh viên học về Việt nam cần phải hiểu về Việt nam. Chứ bây giờ có khoảng 800 lớp ở đại học Mỹ dạy về chiến tranh Việt nam, thì tôi nghĩ là cái đó là một trong các nhóm người chính mà chúng tôi nhắm vào là đưa ra sự thật về đất nước mình thôi. Cái này chúng tôi cũng sẽ thực hiện, bây giờ nó mới có bằng tiếng Anh thôi thì chúng tôi sẽ tìm cách sẽ có ấn bản bằng tiếng Pháp, tiếng Đức, Nga, vân vân, đó là một chuyện.
Xem miễn phí
Bộ phim hiện đã được tải lên youtube để có thể xem miễn phí. Ngoài ra, những người làm phim cũng dự định sẽ gửi tặng thư viện Quốc hội Hoa kỳ bộ phim này làm tư liệu. Cuối buổi ra mắt phim, linh mục Nguyễn Hữu Lễ, người sản xuất bộ phim đã ký các đĩa DVD để gửi tặng người đến dự với mong muốn bộ phim sẽ được phát tán rộng rãi cũng giống như bộ phim Sự thật về Hồ Chí Minh trước kia.
Bộ phim Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại được hoàn thành trong vòng 1 năm và cũng gặp không ít khó khăn. Thứ nhất là về phương tiện, vốn đầu tư. Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Bích tiền làm phim chủ yếu là do đóng góp khoảng dưới 100.000 đô la, một con số thấp hơn rất nhiều so với chi phí một bộ phim tài liệu ở Mỹ vốn phải lên đến hàng triệu đô la. Thêm vào đó là việc phỏng vấn các chuyên gia nước ngoài cũng gặp khó khăn. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết:
Nguyễn Ngọc Bích:
Dù chúng tôi đã cố gắng đi phỏng vấn, chúng tôi cố gắng phỏng vấn những người ngoại quốc nhiều hơn người Việt nhưng nó cũng không đơn giản tại vì có những người ngoại quốc mà chúng tôi mời gọi mà họ từ chối vì lý do này hay lý do khác, chúng ta không biết động cơ của họ nên nó không được như mong muốn của chúng tôi.
Mặc dù mong muốn bộ phim được người nước ngoài đón nhận, các nhà làm phim cũng nhìn nhận bộ phim chỉ có thể hướng tới một số khán giả nhất định, quan tâm đến lịch sử châu Á mà thôi. Cuộc chiến Việt nam đã trôi qua 35 năm, và không phải những người nước ngoài nào cũng biết về nó, thậm chí cả những lớp trẻ người Việt sinh ra tại Mỹ. Ông Daniel Arant, một người đã từng phục vụ trong thời gian chiến tranh Việt nam năm 1968, một trong số ít những người nước ngoài có mặt tại buổi ra mắt phim nhận xét:
Chúng tôi nghĩ đễn vấn đề rộng hơn nhiều, tức là người quần chúng nói chung, nhất là những sinh viên học về Việt nam cần phải hiểu về Việt nam.
GS Nguyễn Ngọc Bích
Daniel Arant:
Theo tôi thì phần lớn người Mỹ, đặc biệt là người Mỹ trẻ tuổi không
biết gì về lịch sử này. Như người Mỹ thường nói là không có ý tưởng gì
cả. Người Mỹ cũng như người Việt trẻ thì ít nhất là một nửa sinh ra
sau chiến tranh. Họ không biết gì về cuộc chiến tranh này. Thực tế mà
nói dù là người Mỹ hay người Việt trẻ thì họ cũng không biết nhiều về
lịch sử. Có lẽ là họ cũng không quan tâm lắm trừ khi là có gì đó gắn bó
như từ bố mẹ họ. Tôi có thể nói là phần lớn người Mỹ sẽ không quan tâm
lắm bởi vì ngay chính lịch sử nước họ còn không nắm rõ.Có mặt tại buổi ra mắt phim, Bùi Thiệp Quyên, 20 tuổi, cho biết bạn đến dự vì mẹ bạn báo cho biết sẽ có buổi ra mắt phim về Hồ Chí Minh. Quyên cũng đã được nghe mẹ kể về chiến tranh Việt nam và ông Hồ Chí Minh từ trước. Bạn nói bạn sẽ xem bộ phim khi về nhà. Với tiếng Việt lơ lớ, Quyên cho biết về suy nghĩ của mình như sau:
Bùi Thiệp Quyên: Em nghĩ là những người như em phải biết về Việt nam, về Hồ Chí Minh, mình phải biết về lịch sử của việt nam và sự hy sinh của cha mẹ qua bên này để mấy em có tự do.
Kết thúc buổi ra mắt, linh mục Nguyễn Hữu Lễ cho biết ông rất hài lòng về buổi ra mắt phim lần này và ông hy vọng bộ phim sẽ không chỉ có một triệu người xem như bộ phim sự thật về Hồ Chí Minh, mà còn nhiều hơn thế, bởi các nhà làm phim mong muốn lịch sử Việt Nam phải được nhìn nhận một cách đầy đủ và chính xác.
Tạp chí câu chuyện hàng tuần kỳ này xin tạm dừng tại đây. Việt Hà thân ái tạm biệt quý vị và xin hẹn gặp lại vào thứ ba tuần tới.
Theo dòng thời sự:
- Giới trẻ nghĩ gì về Tư tưởng Hồ Chí Minh?
- Giới trẻ nghĩ gì về bộ phim “Sự Thật về Hồ Chí Minh”
- Sự Thật về Hồ Chí Minh
- Cuộc chiến về “Sự thật Hồ Chí Minh”
- Phim “Sự Thật về Hồ Chí Minh” ra mắt tại California
*
PHAN QUỲNH * VIỆT VÕ ĐẠO
*
1
VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO 1938-2010
Phan Quỳnh
Phần một
VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO là một môn phái võ đạo Việt Nam do cố võ sư Nguyễn
Lộc sáng tạo vào cuối thập niên 30 của thế kỷ 20, thời kỳ đất nước Việt Nam
sống trong thảm cảnh nô lệ.
Thời đó, phần đông thanh niên bị lôi kéo vào lớp sống buông thả do thực dân
Pha’p khuyến khích để ru ngủ, hoặc thanh niên dấn thân theo con đường cách
mạng cứu nước. Ông Nguyễn Lộc quan niệm rằng, muốn dân tộc thăng tiến thì
phải tạo cho thanh niên một ý chí vững mạnh, một tinh thần quật khởi, một nghị
lực quả cảm. Tất cả những điều mong muốn đó phải được chứa đựng trong tấm
thân đanh thép và một tinh thần sáng suốt. Ấp ủ hoài bão ấy nên ngoài việc trau
dồi kiến thức, ông còn dầy công luyện tập hầu hết các môn võ và vật cổ truyền
Việt Nam làm nền tảng kỹ thuật , tiếp theo là nghiên cứu những đặc tính Cương
và Nhu của các võ phái cổ kim trên thế giới để hình thành môn võ riêng biệt bao
gồm cả hai tính chất đó : CƯƠNG NHU PHỐI TRIỂN lấy tên là "VOVINAM",
được hiểu là "Võ Việt Nam" và cũng để cho người ngoại quốc dễ đọc dễ nhớ.
Khoảng mùa thu năm 1938, khi việc nghiên cứu hoàn thành, ông mang ra huấn
luyện thể nghiệm cho một số thân hữu cùng lứa tuổi. Trong thời gian này,
Vovinam lại được ông tiếp tục sửa chữa, bổ sung về lý luận lẫn kỹ thuật. Ngót
một năm sau, ông đem lớp môn sinh đầu tiên công khai ra mắt quần chúng tại
nhà Hát Lớn Hà Nội. Cuộc biểu diễn thu hút đông đảo người xem và thành công
rực rỡ.
Để tạo thuận lợi trong việc truyền bá và phát triển "người con tinh thần" của
mình, võ sư Nguyễn Lộc nhận lời mời của bác sĩ Đặng Vũ Hỷ - Hội Trưởng Hội
Thân Hữu Thể Thao - tổ chức các lớp dạy Vovinam dành cho thanh niên. Lớp võ
công khai đầu tiên khai giảng vào mùa xuân năm 1940 tại trường Sư phạm
(École Normale) ở phố Cửa Bắc, Hà Nội. Sau đó, nhiều lớp võ liên tục được mở
ra.
Nhớ lại những sự việc có ý nghĩa sâu sắc, các môn đệ ở thời kỳ 1938-1940
thường kể lại tấm gương "uy vũ bất năng khuất" của vị Sáng Tổ môn phái. Trong
buổi biểu diễn vào mùa thu 1940, có một viên chức cao cấp của thực dân Pháp
là Trung tá Maurice Ducoroy chủ tọa; vì hắn ta là biểu tượng cho thực dân thống
trị ngồi trên khán đài nên võ sư Nguyễn Lộc không cho các môn sinh "Nghiêm
Lễ" (lối chào của Vovinam) khán giả như thường lệ mà đưa môn sinh vào hậu
trường nghiêm mình làm lễ trước bàn thờ tổ quốc đã được lập sẵn. Giữa cuộc
biểu diễn, ông Đặng Vũ Hỷ mời ông lên khán đài để Ducoroy tặng huy chương.
Biết không thể từ chối, ông đành phải lên nhận, nhưng khi rời "khán đài danh
dự," ông điềm nhiên gỡ huy chương bỏ vào túi và ung dung điều khiển tiếp cuộc
biểu diễn. Hành động trên không những làm bẽ mặt chức quyền thực dân mà
còn gây xúc động sâu xa về lòng yêu nước và ý thức dân tộc trong giới thanh
niên và nhất là các môn sinh Vovinam thời đó.
Từ đó, Vovinam luôn luôn châm ngòi cho phong trào công khai chống Pháp.
Phong trào đó được phát động mạnh vào năm 1942, từ vụ đụng độ chính thức
giữa hai giới sinh viên Việt và Pháp tại trường Đại Học Hà Nội và công chức tại
Sở Canh Nông, đều do các sinh viên và viên chức môn sinh Vovinam chủ xướng.
Vì thế, chính quyền thực dân Pháp ra lệnh đình chỉ các lớp võ thuật tại trường Sư
Phạm, cấm chỉ võ sư Nguyễn Lộc hoạt động. Đây chính là giai đoạn thử thách
quan trọng nhất của môn phái Vovinam. võ sư Nguyễn Lộc vẫn bí mật dạy một
số môn đệ tâm huyết ở nhà riêng và phát động phong trào công khai chống
Pháp trong quảng đại quần chúng.
Ít lâu sau, Vovinam cộng tác với các đoàn thể ái quốc tổ chức các ngày Giỗ Tổ
Hùng Vương, kỷ niệm Hai Bà Trưng, các công cuộc cứu tế xã hội, triệt hạ tượng
đồng thực dân tại các vườn hoa Paul Bert, Canh Nông... Đồng thời nhiều lớp võ
tự vệ được mở ra tại nhiều nơi ở Hà Nội đã thu hút hàng chục ngàn môn sinh
Sự hâm mộ Vovinam trong quần chúng thời đó được bộc lộ bằng những khẩu
hiệu: "Người Việt học võ Việt", "Không học Vovinam không phải là người yêu
nước"... Tinh thần ái quốc và tiềm lực dân tộc được khơi dậy.
Ở thời kỳ này, việc đấu tranh giành độc lập là nhu cầu bức thiết của đất nước.
Do đó, kỹ thuật võ phát xuất từ nghiên cứu sáng tạo của Sáng Tổ rất đơn giản,
hữu hiệu mà dễ tập, dễ áp dụng nhưng rất cương mãnh, dữ dội, đặt nặng tính
tốc chiến tốc thắng với phương pháp huấn luyện chú trọng nhiều về ngoại công
thân thép, tốc lực, sức chịu đựng và sức bền bỉ. Chương trình tuy có phân cấp
sơ, trung, và cao đẳng nhưng không mấy ai học quá ba năm, một phần vì thời
cuộc, vì nhu cầu ứng phó cấp thiết; một phần đôi lúc do nhà cầm quyền Pháp
cấm cản, hàng ngũ cốt cán phải tập luyện bí mật. Các lớp võ công khai lúc bấy
giờ thường chỉ kéo dài ba tháng với những đòn cận chiến đơn giản.
Tháng 4-1945, từng đợt võ sư Vovinam được tung đi khắp toàn quốc để quảng
bá và giúp cho thanh niên có một lợi khí chống xâm lăng hữu hiệu.
Ngày 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Võ Sư Sáng Tổ lãnh đạo
các môn đệ cùng toàn dân tham gia kháng chiến chống Pháp. Một số môn đồ đã
trở thành những chỉ huy nổi tiếng, và một số đã hy sinh cho Tổ Quốc.
Khi Việt Minh bắt đầu thao túng cuộc kháng chiến và lộ bản chất là những con
người Cộng Sản khát máu, Ông đã ngưng mọi sự giúp đỡ của Môn Phái cho Việt
Minh. Với chủ trương tiêu diệt những sự chống đối, Việt Minh đã ra lệnh lùng bắt
võ sư Nguyễn Lộc cùng các môn đồ. Bị lùng bắt bởi hai lực lượng đối nghịch là
Việt Minh và chính quyền Pháp, Ông đã ra lệnh cho các môn đồ phân tán mỏng
về các địa phương để ẩn tránh. Còn một số ít môn đồ tâm huyết theo Ông lên mạn ngược trở về quê hương ông.
Tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất Sơn Tây võ sư Nguyễn Lộc đã mở lớp võ
cho thanh niên huyện Thạch Thất và cử môn đệ phụ trách lớp võ thuật cho Sinh
Viên Sĩ Quan trường Quân Chính Trần Quốc Tuấn. Sau đó Ông lại lên đường
phiêu bạt, mở rải rác các lớp Huấn Luyện cho Đại và Trung Đội Trưởng Dân
Quân Du Kích ở làng Chế Lưu, Ẩm Thượng, Thanh Hương, Đan Hà, Đan Phú...
Mặt trận Việt Minh ngày càng lộ rõ bộ mặt thật Cộng sản tay sai ngoại bang ,
vào tháng 3 năm 1948, võ sư Nguyễn Lộc xuôi Phát Diệm, đến khu an toàn của
giáo xứ Phát Diệm. Ông cử môn đệ phụ trách huấn luyện cho Tổng Bộ Tự Vệ
Công Giáo Phát Diệm.
Tháng 8-1948, Ông hồi cư về Hà Nội, tái mở những lớp võ cho thanh niên để
gây dựng lại phong trào học Vovinam, kiến thiết lại đời sống xã hội, khơi lại lòng
tin yêu của thanh niên trong việc tu dưỡng tinh thần và rèn luyện thân thể.
Năm 1951, Ông cộng tác với một số nhân sĩ thành lập Việt Nam Võ Sĩ Đoàn với
những lớp võ đại chúng tại sân trường Hàng Than, Hà Nội.
Ngày 20-7-1954, Hiệp Ước Genève phân chia Việt Nam bằng vĩ tuyến 17 ra làm
hai nước: miền Bắc Cộng Sản và miền Nam Quốc Gia. Đây là một cơ hội thử
thách mới cho môn phái nói chung, và võ sư Nguyễn Lộc nói riêng Cuối cùng võ
sư Nguyễn Lộc lại một lần nữa quyết định sáng suốt: vượt lên khỏi những khó
khăn, trở ngại, để quyết định vào Nam tạo dựng lại từ đầu, trong những điều
kiện không thuận lợi. Vì vậy cho nên vào tháng 7-1954, ông cùng các môn đồ
tâm huyết di cư vào Nam, mở võ đường tại đường Thủ Khoa Huân (Sài Gòn).
Ông đã cử các võ sư môn đệ phụ trách các lớp võ cho Hiến Binh Quốc Gia tại
Thủ Đức...
Công trình quảng bá VOVINAM đang tiến triển, ngày 30-4-1960, vị Sáng Tổ
VOVINAM, Võ sư Nguyễn Lộc đột ngột tạ thế vì chứng bệnh ung thư tại Sài Gòn.
Trước khi ra đi, ông trao quyền lãnh đạo VOVINAM cho một môn đệ trưởng
tràng : Võ sư Lê Sáng .
Đầu năm 1964, Võ Sư Lê Sáng cùng các võ sư khác, một đội ngũ trí thức trẻ
hăng say và dấn thân, hoạch định một chương trình hành động để đặt nền tảng
mới cho VOVINAM. Hội Đồng Lãnh Đạo Môn Phái VOVINAM được thành lập,
đồng thời chuyển danh xưng VOVINAM thành VOVINAM-Việt Võ Đạo (VVN-VVĐ).
Hội Đồng Lãnh Đạo Môn Phái VOVINAM-Việt Võ Đạo có ba cơ
cấu:
1-Tổng Cục Huấn Luyện
2-Tổng Đoàn Thanh Niên Việt Võ Đạo
3- Tổng Hội Việt Võ Đạo
1-Tổng Cục Huấn Luyện chuyên trách đào tạo võ sư, huấn luyện viên cốt cán,
soạn thảo Chương trình , tài liệu Huấn luyện về võ lực, võ thuật , tinh thần võ
đao, thi cử các cấp.
2-Tổng Đoàn Thanh Niên Việt Võ Đạo đảm trách phần tổ chức sinh hoạt
thanh niên, văn nghệ, công tác xã hội, giao tế, v.v. .
3- Tổng Hội Việt Võ Đạo, bao gồm các cựu môn sinh và nhân sĩ, trí thức thân
hữu nhằm phát triẻn VOVINAM-Việt Võ Đạo về bề rộng và bề sâu.
Nhân sự của Hội Đồng Lãnh Đạo Môn Phái VOVINAM-Việt Võ Đạo lúc đầu
gồm có:
Chưởng Môn: Võ sư Lê Sáng
Phụ Tá Chưởng Môn kiêm Trưởng ban Nghiên Kế: Võ sư Trần Huy Phong
Thư Ký Thường Trực: Võ sư Phan Quỳnh.
Thủ Quỹ : Võ sư Nguyễn Văn Cường
Các Ủy viên :
Võ sư Mạnh Hoàng (Trưởng ban Ngoại Vụ)
Võ sư Nguyễn Văn Thư (Trưởng ban Tổng Phối Kiểm)
Võ sư Ngô Hữu Liễn (Trưởng ban Pháp Lý)
Võ sư Trần Bản Quế (Trưởng ban Tổ Chức Khánh Tiết)
Võ sư Nguyễn Văn Thông (Thông ảnh) (Trưởng ban Tài Chánh)
Võ sư Trần Thế Phượng (Trưởng ban Huấn Luyện)
Những năm sau đó, vì nhu cầu mới, một số võ sư, những môn đệ trực hệ của
Sáng tổ Nguyễn Lộc, đã được bổ xung vào danh sách Ủy viên Hội Đồng Lãnh
Đạo Môn Phái VOVINAM-Việt Võ Đạo phụ trách công tác Huấn Luyện, Nội
Vụ, Ngoại Vụ, hay Phát Triển như :
Võ sư Trần Đức Hợp,
Võ sư Hà Trọng Thịnh,
Võ sư Bùi Thiện Nghĩa,
Võ sư Lê Văn Phúc,
Võ sư Lê Trọng Hiệp,
Võ sư Phạm Hữu Độ,
và
Võ sư Nghiêm Văn Hùng.
Hội Đồng đã thành lập hệ thống đẳng cấp và võ phục, đồng thời bổ túc và thiết
lập một chương trình huấn luyện theo từng cấp với thời gian luyện tập, vạch rõ
mục đích sinh hoạt và tôn chỉ như sau :
1- Bảo tồn và phát huy nền võ học Việt Nam, nêu tinh thần thượng võ.
2- Sưu tầm, nghiên cứu, và phát minh các thế võ để tu bổ, xây dựng cho nền võ
thuật VVN-VVĐ mỗi ngày một phong phú và tiến bô.
3- Huấn luyện môn sinh trên ba phương diện Võ Lực, Võ Thuật, và Võ Đạo.
Về Võ Lực: VVN-VVĐ sẽ luyện tập cho môn sinh có một thân hình rắn
chắc, vững vàng; một sức lực mạnh mẽ, dẻo dai để có thể bền bỉ, chịu đựng
trước mọi khó khăn, cực nhọc, đẩy lui các bệnh tật, giữ cho thân thể luôn luôn
tráng kiện và lành mạnh.
Về Võ Thuật: VVN-VVĐ sẽ huấn luyện cho môn sinh một kỷ thuật tinh vi
để tự vệ hữu hiệu và sẵn sàng bênh vực lẽ phải.
Về Võ Đạo: VVN-VVĐ sẽ rèn luyện cho môn sinh một tâm hồn cao
thượng, một ý chí bất khuất, một tính tình hào hiệp, biết khép mình trong kỷ luật
tự giác, biết sống hợp quần trong tình đồng đạo, biết hy sinh trong nếp sống vị
tha và trở nên những công dân gương mẫu, phục vụ cho bản thân, gia đình, tổ
quốc, và nhân loại.
Để thực hiện 3 mục đích nêu trên, môn phái VOVINAM-Việt Võ Đạo hoạt động
theo 5 tôn chỉ dưới đây :
1- Mọi hoạt động của môn phái VVN-VVĐ đều dựa trên một nền tảng
vững chắc: Lấy Con Người làm cứu cánh, lấy Đạo Hạnh làm phương châm, lấy
Kỷ Thuật và Ý Chí Quật Cường làm phương tiện.
2-Môn phái VVN-VVĐ là một đại gia đình, trong đó môn đồ thương yêu và
kính trọng lẫn nhaụ Sự kính trọng và lòng thương yêu ấy sẽ đan kết thành kỷ
luật của Môn Phái, một giềng mối vững chắc giúp các môn đồ đoàn kết chặt chẽ
để nêu cao danh dự Môn Phái, phục vụ dân tộc và nhân loại
3- Môn phái VVN-VVĐ tích cực góp phần vào công cuộc giáo dục thanh
thiếu niên.
4- Hoạt động của môn phái không có tính cách chính trị và tôn giáo.
5- Môn phái VVN-VVĐ luôn luôn tôn trọng các võ phái khác.
Trong giai đoạn 1965-1975 : VVN-VVĐ đã xây dựng, thành lập nhiều võ đường,
nhiều Trung Tâm Huấn Luyện tại Sài Gòn và các tỉnh miền Nam Việt Nam, thành
lập các Cục Huấn Luyện Miền Tây, Cục Huấn Luyện Miền Đông, Cục
Huấn Luyện Miền Đông Bắc, và Cục Huấn Luyện Miền Trung, các cơ sở
địa phương, phát triển chương trình học đường và trong các ngành Quân Công
Cán Chính VNCH.
- VVN-VVĐ trong Học Đường : khởi đầu là bốn trường Trung Học thí điểm tại
Sài Gòn: Chu Văn An, Pétrus Trương Vĩnh Ký, Trưng Vương và Gia Long, tiếp
đến là các trường công lập khác như Nguyễn Trãi, Võ Trường Toản, Lê Văn Duyệt, Trần Lục, Hồ Ngọc Cẩn, Mạc Đĩnh Chi... và cả luôn những học sinh của các trường tư thục tại Sài Gòn - Gia Định và một số tỉnh miền nam Việt Nam.
Sau đó, phần đông các tỉnh, quận tại miền Nam Việt Nam đều có lớp VOVINAMViệt
Võ Đạo huấn luyện cho học sinh, thanh thiếu niên tại địa phương.
- VVN-VVĐ trong ngành Cảnh Sát Quốc Gia : Mở đầu là nhiều khóa liên tiếp
đào tạo Huấn Luyện Viên Võ Thuật Cảnh Sát Quốc Gia (CSQG) cho toàn quốc
được tổ chức tại Tổng Nha CSQG, rồi đến các lớp VVN-VVĐ tại Nha CSQG Đô
Thành và các ty sở CSQG địa phương trên toàn quốc. Những huấn luyện viên
Việt Võ Đạo thuộc ngành CSQG sau khi tốt nghiệp đã là những hạt nhân tốt
trong việc phát triển môn phái bề rộng, đưa VOVINAM-Việt Võ Đạo về địa
phương cấp tỉnh, cấp quận tại khắp miền Nam Việt Nam với những lớp võ thuật
huấn luyện không những cho ngành CSQG mà còn cho quần chúng thanh thiếu
niên nam nữ, học sinh tại địa phương.
- VVN-VVĐ trong Quân Lực VNCH :
- 1954-1955 : Huấn luyện VVN-VVĐ cho Bộ Chỉ Huy Ngự Lâm Quân tại Đà
Lạt.
- 1955-1958 : Huấn luyện VVN-VVĐ cho Hiến Binh Quốc Gia, Huấn luyện
VVN-VVĐ cho sinh viên sĩ quan Thủ Đức.
- Từ năm 1966 trở đi, việc huấn luyện VVN-VVĐ đã dược phát triển rộng
rãi trong các Quân Binh Chủng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, như :
- Ở Quân Đoàn 3-Vùng 3 Chiến Thuật : Quân Cảnh Quân Đoàn 3, Bộ Tổng
Tham Mưu, Sư Đoàn 18 Bộ Binh (BB), Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, v.v. . .
- Ở Quân Đoàn 4-Vùng 4 CT : Trung Tâm HL Quân Đoàn 4 (tại Cái Vồn), liên
tiếp mở nhiều khóa đào tạo Huấn Luyện Viên Võ Thuật về dậy võ cho các đơn vị
thuộc vùng 4 CT, và các võ đường thuộc Sư Đoàn 21 BB, Trung Tâm Huấn
Luyện Sư Đoàn 9 BB, Hải Quân Long Xuyên, Hải Quân Bình Thủy v.v. . .
- Ở Quân Đoàn 2 và Quân Đoàn 1 Vùng 2 và Vùng 1 CT : Trung Tâm
Huấn Luyện Không Quân, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang, Sư Đoàn
3 BB, v.v. . .
-VVN-VVĐ trong ngành Cán Bộ Phát Triển Nông Thôn : Từ năm 1968, cao
trào luyện tập Việt Võ Đạo cho Cán Bộ Phát Triển Nông Thôn được phát động với
hàng chục ngàn Cán Bộ Nông Thôn tham dự tại Sài Gòn và tại các Tỉnh Đoàn và
Quân Đoàn tại miền nam Việt Nam.
- VVN-VVĐ trong ngành Công Chức thuộc Chương Trình Cách Mạng
Hành Chánh Quốc Gia : Từ năm 1973, Chương trình Cách Mạng Hành Chánh
Quốc Gia được chính quyền VNCH thiết lập, học viên là những viên chức, công
chức cao cấp Trung Ương từ Tổng Thư ký, Tổng Giám Đốc các Bộ Nha Sở đến
các Phó Tỉnh Trưởng, Trưởng Ty, địa phương trên toàn quốc liên tục theo học
các khóa Cách Mạng Hành Chánh Quốc Gia trong đó có phần tập luyện võ tự vệ,
VVN-VVĐ đã phụ trách huấn luyện những khóa này.
Ngày 30-4-1975, miền Nam Việt Nam thất thủ. Dù có rất nhiều điều kiện và cơ
hội để ra nước ngoài nhưng Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng và các võ sư cao cấp
khác vẫn cương quyết, dũng cảm lựa chọn ở lại trong nước, để làm điểm gốc ở
Việt Nam cho việc phát triển môn phái sau này.
Ngày 27-5-1975, Võ Sư Chưởng Môn bị chính quyền Cộng Sản cầm tù, sau đó
đến VS Trần Huy Phong và một số võ sư khác cũng chịu nạn.
Trong thời kỳ này, môn phái VOVINAM-Việt Võ Đạo bị cấm đoán và gần như tan
rã, hầu hết các cơ sở vật chất và tinh thần của VVN-VVĐ bị nhà cầm quyền Cộng
Sản Việt Nam tịch thu, các võ sư lãnh đạo người thì bị cầm tù, người thì thu hình
lo củng cố lực lượng, người bị lưu lạc tại hải ngoại, mỗi người tản mát một
phương trời. Nhưng VOVINAM- Việt Võ Đạo không vì thế bị ly tán, mà trái lại
đang âm ỉ chuyển sang một giai đoạn phát triển rộng lớn gay go hơn, đó là giai
đoạn phát triển hải ngoại.
Tại hải ngoại, sinh hoạt VOVINAM Việt Võ Đạo đã có mặt sớm nhất ở Tây
Đức năm 1973 do sinh viên du học HLV Dương Quan Việt tổ chức.
Đầu năm 1974, tại Pháp, một số võ sư (vs.) người Việt thuộc các võ phái khác
nhau như các Vs. Nguyễn Dân Phú, Trần Phước Tateyre, Phạm Xuân Tòng,
Hoàng Nam, Nguyễn Trung Hòa, Bùi Văn Thịnh, Phan Hoàng, v..v...qui tụ về
Việt Nam xin “đầu quân” vào môn phái VOVINAM Việt Võ Đạo và thành lập Liên
Đoàn Việt Võ Đạo Pháp Quốc.
Hoạt động của Liên Đoàn Việt Võ Đạo Pháp Quốc mới trong thời kỳ sơ khai tổ chức, chưa phát triển thì sự kết hợp các võ sư thuộc các võ phái khác nhau trong liên đoàn Pháp quốc bị tan dã.
Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 với hàng ngàn võ sư, huấn luyện viên tỵ nạn ra
nước ngoài ở các quốc gia khác nhau đã là những nhân tố tích cực thực sự đẩy
mạnh phong trào phát triển VVN-VVĐ hải ngoại từ 1975 đến nay.
Sau khi tạm ổn định cuộc sống đầy khó khăn nơi đất lạ quê người trong những
năm đầu lưu vong 1975-1980, VVN-VVĐ đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở hải
ngoại từ giai đoạn 1980-1990, nhất là nhờ vào cuộc vượt biển ồ ạt lớn lao của
thuyền nhân trong giai đoạn này với hàng ngàn võ sư, huấn luyện viên và môn
sinh các cấp vượt thoát ra khỏi nước. Nhiều lớp luyện võ đã được tổ chức ngay
tại các trại tỵ nạn ở đảo Pulau Bidong, ở Terengganu (Mã Lai) , ở Hồng Kông, ở
Songkla, Banthad, Phanat Nikhom Thái Lan, ở đảo Galang (Indonesia) , ở
Philippine, vân vân . . .
Những ngày Lễ lớn như Tết Nguyên Đán, Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương, Lễ Giỗ
Tưởng Niệm Vị Sáng Tổ Môn Phái Nguyễn Lộc, v.v. cũng đã được môn sinh VVNVVĐ
cùng thân hữu tổ chức âm thầm hay công khai tế lễ và biểu diễn võ thuật
ngay tại các trại tỵ nạn này từ những năm 1979 trở đi .
Khởi đầu, những sinh hoạt luyện tập VVN-VVĐ tại hải ngoại đều tự phát do từng
cá nhân riêng lẻ tại địa phương, sau đó dần dần đi vào tổ chức từng vùng, từng
quốc gia cũng như thống nhất chương trình huấn luyện, từng trung tâm, center,
từng câu lạc bộ, club, thành lập những Ban Điều hành, những Hiệp Hội VVNVVĐ,
những Đoàn, Liên đoàn, Tổng đoàn VOVINAM Việt Võ Đạo Quốc Gia và
Tổng đoàn VOVINAM Việt Võ Đạo Thế Giới, v.v. . .
Tùy điều kiện văn hóa, xã hội, luật pháp, vân vân . . . tại mỗi quốc gia nơi tạm
dung, các võ sư, huấn luyện viên VOVINAM Việt Võ Đạo, với lòng nhiệt thành
sẵn có, với tình yêu trân quý phát huy môn phái, đã uyển chuyển mở những lớp
VVN-VVĐ miễn phí hay thu phí tượng trưng để trang trải tiền điện nước, dậy võ
cho con em mình hay con em bạn bè, bà con lối xóm ngay tại tư gia, trong
phòng khách, trong nhà xe, sân sau, hay tại những nơi công cộng như công
viên, bãi biển, trường học, đền chùa, nhà thờ tôn giáo . . . sau những giờ đi làm
việc kiếm sống hàng ngày hay trong những giờ rảnh rang cuối tuần. Do đó
phong trào VVN-VVĐ đã bùng phát mạnh ngay từ những năm tháng đầu lưu
vong của người Việt ở khắp nơi trên thế giới tự do . Hàng năm, vào khoảng
tháng năm, tháng sáu tại mỗi địa phương các môn sinh VVN-VVĐ thường tổ
chức Lễ Tưởng niệm vị Sáng Tổ Môn Phái Nguyễn Lộc và ấn hành những Đặc
San Mùa Tưởng Niệm. Các môn sinh VVN-VVĐ địa phương cũng đã cùng các tổ
chức, các đoàn thể và thân hào nhân sĩ trong cộng đồng người Việt Quốc Gia để
tổ chức những ngày lễ lớn của dân tộc như Hội Tết Nguyên Đán, Lễ Giỗ Quốc Tổ
Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Quang Trung,. . . , biểu diễn võ
thuật , văn nghệ, giáo dục, văn hóa, công tác xã hội, cứu trợ, vân vân
Mặt khác, những năm cuối 80 đầu 90, khối cộng sản Nga Xô và Đông Âu tan vỡ
cùng với sự sụp đổ của bức tường Bá Linh ngăn cách, nhiều môn sinh VOVINAM
Việt Võ Đạo du học hay trong khối người “xuất cảng lao động” của nhà cầm
quyền Cộng sản Việt Nam sang Liên Xô và Đông Âu làm việc, được tự do. Những
môn sinh này đã mau chóng mở những lớp huấn luyện VVN-VVĐ cho thanh thiếu
niên bản xứ. Những thanh niên bản xứ này đua nhau theo tập môn võ Đông
phương đầu tiên mới lạ là VOVINAM Việt Võ Đạo và cũng có một số sang Việt
Nam tập luyện, phần vì tò mò, phần hy vọng trở thành những ‘thày võ’ hầu kiếm
thêm thu nhập cho đời sống nghèo khổ lâu nay. Do đó phong trào VVN-VVĐ
cũng lớn mạnh tại các nước Đông Âu, Trung Á hậu Cộng sản sau những năm
đầu thập niên 90 với những sắc thái riêng vê tổ chức đièu hành và phát triển
khác với phong trào VVN-VVĐ tại Tây Âu , Mỹ châu, hay Úc châu, Phi châu.
Phần hai
Những sinh hoạt VVN-VVĐ chính sau 1975
Tại Việt Nam , giữa năm 1980, võ sư Trân Huy Phong được phóng thích ra khỏi
trại tù cải tạo của CSVN, trong khi Võ sư Chưởng môn Lê Sáng vẫn còn kẹt lại
trong trại tù. Sợ không qua khỏi sự hành hạ dã man của CS, ngày 4/4/1986 Võ
sư chưởng môn Lê Sáng đã viết một văn thư chỉ dụ truyền chức vụ Chưởng môn
cho Võ sư Trần Huy Phong để lãnh đạo phong trào VOVINAM-Việt Võ Đạo tại
trong nước và tại hải ngọai.
Đầu năm 1988 , Võ sư Lê Sáng được tại ngoại khỏi trại tù cải tạo Cộng sản.
Cuối năm 1988, VS Trần Huy Phong bị CS giam cầm lần thứ hai. Võ sư Lê Sáng
lại đứng ra lãnh đạo Môn phái với chức vị Chưởng môn, tiếp tục sứ mạng lèo lái
con thuyền VOVINAM-Việt Võ Đạo trong cơn bão táp phong ba tại quốc nội cũng
như tại hải ngoại.
Tại hải ngoại, trong thời gian này, phong trào VVN-VVĐ tự phát đã lên cao độ
như đã trình bầy với nhiều khuynh hướng phát triển khác nhau bởi nhiều nguyên
nhân chủ quan và khách quan tại các địa phương cũng như trình độ, do đó thiếu
đồng bộ cả về kỹ thuật lẫn tổ chức. Ngày 14 tháng 9 năm 1988, tại Việt Nam,
VSCM Lê Sáng đã gửi một tâm thư cho các võ sư , huấn luyện viên hải ngoại với
một số điểm chính như sau :
1. Điều chỉnh lại hệ thống đẳng cấp cho phù hợp với yêu cầu mới.
2. Soạn thảo chương trình huấn luyện mới đáp ứng trào lưu thế giới.
3. Thống nhất kỹ thuật và các bài giảng tinh thần võ đạo.
4. Mở các khóa tập huấn tại các vùng trên thế giới.
5. Tổ chức tranh các giải Đấu Tự Do và Vật Tự Do trên quy mô quốc tế vân vân . . .
Ngày 24 tháng 5 năm 1989, VSCM Lê Sáng gửi một văn thư chỉ dụ cho toàn thể
môn đồ VOVINAM-Việt Võ Đạo tại hải ngoại, ủy nhiệm các võ sư cao cấp Nguyễn
Dần, Nguyễn Văn Thư, Phạm Hữu Độ, Lê Trọng Hiệp, và Phan Quỳnh thành lập
Ủy Ban Trù Bị tổ chức Đại Hội Võ Sư VVN-VVĐ Hải Ngoại để bầu Ban Chấp
Hành và Ban Thường Vụ Hội Đồng Võ Sư Điều hành phong trào VVN-VVĐ Hải
Ngoại nhằm thống nhất lề lối phát triển đồng bộ phong trào VVN-VVĐ ở nước
ngoài .
Đại hội VOVINAM-Việt Võ Đạo thế giới đầu tiên được tổ chức tại Orange
County, Caifornia Hoa Kỳ, từ ngày 30 tháng 6 đến hết ngày 1 tháng 7 năm 1990
với sự tham dự của các VS, HLV VVN-VVĐ đại diện các châu lục, các quốc gia
trên thế giới .
Đại Hội đã biểu quyết thành lập Tổng Liên Đoàn VOVINAM-Việt Võ Đạo
Quốc Tế với các nhân sự như sau:
Chủ Tịch Ban Điều hành : VSNT Nguyễn Dần,
Chủ Tịch Ban Thường vụ : VS Lý Phúc Thái.
Các Ủy Viên :
VS. Dương Víết Hùng Tổng Vụ Trưởng VVN-VVĐ Mỹ Châu
VS Lê Công Danh, Tổng Vụ Trưởng VVN-VVĐ Úc Châu
VS Hà Kim Khánh, Tổng Vụ Trưởng VVN-VVĐ Âu Châu
HLV Nguyễn Ngọc Mỹ, Tổng Vụ Trưởng VVN-VVĐ Phi Châu.
10
Có thể nói đây là đại hội đầu tiên có tính cách quy mô, rộng lớn qui tụ hầu hết
các võ sư huấn luyện viên được đào tạo tại Việt Nam và hiện đang hoạt đông
trên khắp năm châu.
Nhưng các cơ cấu thiết lập do Đại hội 1990 đã không đáp ứng được với đà phát
triển Vovinam Việt Võ Đạo tại hải ngoại cũng như chưa cập nhật hóa được
những tư tưởng tự do, dân chủ của các nước tây phương, việc phong đai đẳng
bừa bãi, môt nhậy cảm đối với toàn thể môn đồ, nên chỉ gần một năm sau toàn
bộ cơ chế đã tan vỡ.
Ngày 10-04-1991, võ sư Chưởng môn Lê Sáng đã ký quyết định số 22/QD/CM
cải tổ Tổng Liên Đoàn Vovinam Thế giới và thành lập Ban Đặc Nhiệm Lãnh
Đạo VVN-VVĐ gồm 5 thành viên là các võ sư cao cấp:
Chủ tịch : Võ sư Niên trưởng Lê Trọng Hiệp,
Phó Chủ tịch : VSNT Phan Quỳnh,
Các Ủy viên :
VSNT Ngô Hữu Liễn,
VSNT Nguyễn văn Cường,
VSNT Phạm Hữu Độ.
Nhiệm vụ Ban Đặc Nhiệm Lãnh Đạo Vovinam Việt Võ Đạo là chấn chỉnh và tổ
chức lại cơ cấu lãnh đạo môn phái tại hải ngoại.
Tháng 9 năm 1990, VS Trần Huy Phong được ra khỏi trại tù cải tạo và cùng
VSCM Lê Sáng gây dựng lại một số cơ sở sinh hoạt VVN VVĐ trong khi chính
quyền Cộng sản Việt Nam luôn luôn tìm cách theo dõi, kiểm soát và đánh phá.
Trong khi các tổ chức của những võ phái khác tại Việt Nam được nhà nước Cộng
sản cho thành lập Liên đoàn như Liên đoàn Thái Cực Đạo, Liên đoàn Nhu Đạo,
Liên đoàn Hiệp Khí Đạo, Liên đoàn Võ Thiếu Lâm, v.v. . . thì Vovinam Việt Võ
Đạo bị kỳ thị và chỉ là một Ban nhỏ trong Liên đoàn Võ Cổ truyền.
Ngày 29-4-1994 Tổng Cục Thể Dục Thể Thao Hà Nội ban hành quyết định số
176/QĐ thành lập Ban Điều Hành Lâm Thời Việt Võ Đạo (nằm trong Liên
Đoàn Võ Cổ Truyền), và bổ nhiệm một số cán bộ đảng viên làm Trưởng Ban và
Ủy viên, riêng võ sư Chưởng Môn Lê Sáng được chỉ định làm “Cố Vấn Chuyên
Môn” (Quyết định số 234/QĐ của TCTDTT ngày 4/5/1995). Đồng thời nhà cầm
quyền Cộng sản đã ra đặc lệnh đóng cửa tất cả các võ đường VOVINAM Việt Võ
Đạo chính thống do Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng và Võ Sư Trần Huy Phong lãnh
đạo không nằm trong tổ chức Việt Võ Đạo quốc doanh, cũng như ngăn cản và
nghiêm cấm các hoạt động Việt Võ Đạo của tất cả các võ sư trong nước không
hợp tác với tổ chức này, song song với việc xuyên tạc, gây chia rẽ nội bộ Việt
Võ Đạo cả trong nước lẫn ngoài nước.
Chính vì những sự kiện này, tất cả các phong trào Vovinam-Việt Võ Đạo tại Hải
ngoại đã tuyên bố độc lập, không nhận chỉ thị từ trong nước đưa ra nữa.
Đứng trước tình trạng đó, ngày 18-6-1994, Các võ sư cao cấp VVN-VVĐ trên thế
giới đã đứng ra thành lập Hội Đồng Lâm Thời Võ Sư Vovinam-Việt Võ Đạo
Hải Ngoại, để tạm thời phối hợp, cố vấn các sinh hoạt VVN-VVĐ Hải ngoại, ngõ
hầu duy trì sự thuần nhất của Môn phái.
Hội Đồng Lâm Thời Võ Sư Vovinam-Việt Võ Đạo Hải Ngoại gồm các nhân
sự sau :
Chủ tịch : VSNT Lê Trọng Hiệp
Ủy viên :
VSNT Phan Quỳnh
VSNT Lê Văn Phúc
VSNT Phạm Hữu Độ
VSNT Ngô Hữu Liễn
VSNT Nguyễn Văn Cường
Ngày 16-9-1995, một Quyết Định làm tại Houston, Texas Hoa Kỳ bởi các võ sư
niên trưởng, gồm đại đa số võ sư nguyên là thành viên Ban Chấp Hành đầu tiên
của Môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo năm 1964 và các võ sư Truyền nhân của sư
tổ Nguyễn Lộc, nhận thấy có trách nhiệm và bổn phận phải đồng tâm hiệp lực
đứng ra thành lập HỘI ĐỒNG VÕ SƯ LÃNH ĐẠO MÔN PHÁI.
Quyết Định lịch sử ngày 16-9-1995 được ký tên bởi 10 võ sư niên trưởng sau : Trần Huy Phong,
Lê Văn Phúc, Phan Quỳnh, Phan Dương Bình, Ngô Hữu Liễn, Nguyễn Văn Cường,
Trần Thế Phượng, Trần Đức Hợp, Lê Trọng Hiệp và Trần Bản Quế.
Hội đồng là cơ cấu chỉ đạo tối cao của hệ thống tổ chức Vovinam-Việt Võ Đạo
toàn thế giới, nghiên cứu, phát triển, quảng bá và bảo đảm giá trị nền tinh hoa
võ học Vovinam-Việt Võ Đạo .
Hội đồng vẫn công nhận và duy trì chức vụ Chưởng Môn của võ sư Lê Sáng và
mời Chưởng Môn Lê Sáng vào cương vị Cố Vấn Tối Cao của Hội đồng.
Đại Hội Võ Sư Thế Giới năm 1996 được tổ chức tại Paris, Pháp Quốc, trong 2
ngày 16 và 17 tháng 8-1996 thành lập 2 cơ quan tối cao của Vovinam-Việt Võ
Đạo là :
-HỘI ĐỒNG VÕ SƯ LÃNH ĐẠO MÔN PHÁI, và
-TỔNG LIÊN ĐOÀN THẾ GIỚI
với nhân sự đầu tiên được đắc cử như sau :
HỘI ĐỒNG VÕ SƯ LÃNH ĐẠO MÔN PHÁI * :
Tổng Thư ký : Nguyễn Văn Cường
4 Ủy viên :
Phan Dương Bình
Hà Trọng Thịnh
Lê Trọng Hiệp
Phan Quỳnh
[Ghi chú : * HỘI ĐỒNG VÕ SƯ LÃNH ĐẠO MÔN PHÁI không nêu tên chức vụ
Chủ tịch và Phó Chủ tịch vì lý do tế nhị nhưng được hiểu ngầm là VSCM Lê Sáng
(Chủ tịch) và VS Trần Huy Phong (Phó Chủ tịch) cả 2 vị này đều còn kẹt ở Việt
Nam]
TỔNG LIÊN ĐOÀN THẾ GIỚI :
Chủ tịch : Ngô Hữu Liễn
Đệ I Phó Chủ tịch : Lê Công Danh
Đệ II Phó Chủ tịch : Nguyễn Thế Hùng
Tổng Thư ký : Huỳnh Trọng Tâm
Thủ quỹ : Võ Trung
Ngày 13-12-1997, một cái tang của VVN-VVĐ : VS Trần Huy Phong đã từ trần do
một chứng bệnh nan y: ung thư tủy sống. Ông mất đi, để lại một sự đóng góp to
tát với môn phái và một dấu ấn đậm nét cho phong trào thanh niên và văn hóa
dân tộc cuối thế kỷ 20 tại Việt Nam.
Đại Hội Thế Giới năm 1998 tại Texas, Hoa kỳ:
Đại hội lần thứ ba tổ chức tại thành phố Houston, bang Texas, Hoa kỳ từ ngày
29 tháng 5 đến 31 tháng 5 năm 1998. Đây là đại hội giữa nhiệm kỳ nên chỉ có
36 võ sư đại diện về tham dự.Chủ điểm của đại hôi là tường trình sinh hoạt
những năm qua của các liên đoàn Âu châu, Úc châu và Mỹ châu, thảo luận về
chương trình huấn luyện quốc tế, chương trình thi quốc tế và đẳng cấp quốc tế.
Ngoài ra, võ sư tại Hoa kỳ cũng xúc tiến việc thành lập Liên đoàn Hoa kỳ.Võ sư
niên trưởng Lê Trọng Hiệp (California,Hoa kỳ) đắc cử Chủ tịch Liên đoàn Hoa kỳ
trong nhiệm kỳ này.
Đại Hội Thế Giới năm 2000 tại California, Hoa Kỳ:
Đại hội thế giới lần thứ tư được tổ chức tại thành phố Santa Ana, bang
California, Hoa kỳ từ ngày 17 đến 20 tháng 8 năm 2000.Thành phần đại hội gồm
122 võ sư, đại diện 11 quốc gia (60 hiện diện, 62 ủy quyền). Mục đích của đại
hội:
1- Bầu cử nhân sự của các cơ cấu cho nhiệm kỳ 2000-2004: Võ sư Nguyễn
văn Cường tái đắc cử Tổng Thư Ký HDVS/LD/MP kiêm Trưởng Ban
Thường trực. Võ sư Trần Nguyên Đạo (Paris, Pháp quốc) đắc cử Chủ tịch
Tổng Liên Đoàn Vovinam Việt Võ Đạo Thế Giới thay thế võ sư Ngô Hữu
Liễn mãn nhiệm kỳ và không tranh cử. Võ sư Nguyển Thế Hùng (Texas,
Hoa kỳ) đắc cử Chủ tịch Liên đoàn Hoa kỳ thay thế võ sư Lê Trọng Hiệp
mãn nhiệm kỳ và không tranh cử.
2- Tiếp tục thảo luận và biểu quyết các cơ chế để củng cố các cơ cấu môn
phái như chương trình huấn luyện quốc tế, quy ước quốc tế về đẳng cấp…
3- Tổ chức trình luận án cho các trình độ cao đẳng như các đại hội trước.
Ngày 13-5-2001, VSCM Lê Sáng lên đường viếng thăm VVN-VVĐ tại các quốc gia
Âu châu và đã tuyên dương công trạng cho một số võ sư địa phương,
Ngày 15-9-2001, VSCM Lê Sáng cho phép thành lập Văn Phòng Đại Diện
Chưởng Môn VOVINAM-Việt Võ Đạo Tại Hải Ngoại với nhân sự như sau:
- vs Phạm Mẫn (California, Hoa Kỳ) phụ trách Pháp Lý và Báo Chí
- vs Lương Thuận Vui (Florida, Hoa Kỳ) phụ trách Kế Hoạch và Phát Triển
- vs Nguyễn Đình Thư (Vancouver, Canada) phụ trách Tài Chính và Kinh tài.
- Cựu môn sinh Ðỗ Hoàng Nghĩa (Washington state, Hoa Kỳ) phụ trách Văn Thư
và Mạng Lưới Internet
Ngày 30-10-2001, VSCM Lê Sáng bắt đầu chuyến viếng thăm VVN-VVĐ Hoa Kỳ
với các tiểu bang California, Texas, Louisiana, Florida, Illinois, Washington State
và Vancouver Canada.
Trong dịp này VSCM Lê Sáng công khai bằng văn bản chấp nhận chức vụ Chủ
tịch trong HỘI ĐỒNG VÕ SƯ LÃNH ĐẠO MÔN PHÁI với thành phần như sau:
Chủ tịch : VSCM Lê Sáng
Phó Chủ tịch : VSNT Phan Quỳnh
Tổng Thư ký : VSNT Nguyễn Văn Cường
Ủy viên :
VSNT Hà Trọng Thịnh
VSNT Lê Văn Phúc
VSNT Lê Trọng Hiệp
VSNT Ngô Hữu Liễn
VSNT Phạm Hữu Độ
VSNT Trần Thế Phượng
Ngày 7-4-2002, tại thủ đô tinh thần của người Việt, Little Saigon, California Hoa
Kỳ, Tổng Hội Phát Triển Võ Thuật Thế Giới (The General Association For The
Development Of Wortth Martial Arts) vinh danh VSCM Lê Sáng cùng với các vị
tiền bối niên trưởng khác trong các võ phái Việt Nam như Giáo Sư Phan Văn
Quang (Chủ Tịch Tổng Cuộc Nhu Đạo Việt Nam), VS Lê Đình Trưởng (Thiếu Lâm
Thất Sơn Nam Bắc Tông), VS Trần Cửu (Châu Long Phái), và VS Nguyễn Dần
(Bào Đệ của Sáng Tổ VVN-VVĐ Nguyễn Lộc).
Đại Hội Thế Giới năm 2002 tại Paris, Pháp quốc:
Đại hội lần thứ năm được tổ chức tại Paris, thủ đô Pháp quốc từ ngày 01 đến 07
tháng 7 năm 2002.
Vì là đại hội giữa nhiệm kỳ nên ngoài công việc kiểm điểm công tác cùng điều
chỉnh chương trình hoạt động, nên trước đó HDVS ủy quyền cho Ban Kỹ Thuật
Quốc Tế phối hợp với Liên đoàn Pháp quốc tổ chức một cuộc tranh giải có tầm
vóc quốc tế, mệnh danh là Giải Vô Địch Thế Giới Vovinam Việt Võ Đạo (Vovinam
World Cup) trong dịp này. Giải vô địch quy tụ 185 vận động viên thuộc 14 quốc
gia: Đức, Bỉ, Belarus, Pháp, Nga (Russia), Thụy sĩ, Ukraine, Algeria, Senegal,
Côte d’Ivoire, Canada, Hoa kỳ, Úc đại Lợi và Việt nam. Một đặc điểm của giải này
là số vận đông viên không phải gốc Việt nam chiếm đa số.
Đại Hội Thế Giới năm 2004 tại Texas, Hoa kỳ:
Đại hôi lần thứ sáu được tổ chức tại Houston, bang Texas Hoa kỳ trong 3 ngày
từ ngày 30 tháng 7 đến hết ngày 1 tháng 8 năm 2004.
Chủ điểm của đại hội 2004 cũng như đại hội năm 2000:
1- Bầu cử các chức vụ quan trọng của cơ cấu Vovinam Việt Võ Đạo cho
nhiệm kỳ 2004-2008: Sau hai nhiệm kỳ 1996-2000 và 2000-2004,
2- 2- Báo cáo hoạt động trong hai năm qua. Thiết lập chương trình hoạt
động cho 4 năm tới trong đó có việc tổ chức Giải Vô Địch Thế Giới kỳ hai.
3- Tổ chức trình luận án và tiểu luận cho các trình độ cao đẳng (hồng đai)
như các đại hội trước.
Gần đây, nhằm thi hành Nghị quyết 36 của nhà cầm quyền Cộng Sản VN với ý
đồ nhuộm đỏ và khống chế công đồng người Việt hải ngoại , các cán bộ CS luôn
luôn tìm cách xâm nhập vào các sinh hoạt và tổ chức của người Viet Quốc Gia tại
hải ngoại, môn sinh VVN VVD sáng suốt nhận định đập tan những âm mưu đen
tối của Cộng Sản xâm nhập vào các sinh hoạt của VVN VVD hải ngoại
Và mọi sinh hoạt của VOVINAM-Việt Võ Đạo ngày ngày vẫn còn đang tiếp diễn
trên toàn cầu...
Hết
_________________________________________________________________
_____
Phần tham khảo
15
VOVINAM Việt Võ Đạo Mỹ châu
VOVINAM Việt Võ Đạo HOA KỲ
VOVINAM-Việt Võ Đạo California
VOVINAM Việt Võ Đạo đã xuất hiện rất sớm ở Orange County Nam California
(CA) cùng thời gian với Houston Texas, năm 1976 , đúng một năm sau biến cố
30/4/1975. ngay tại sân cỏ trường Costa Mesa High school, với 40 võ sinh theo
tập do vs Lê Ngọc Ngoạn huấn luyện. Hai năm sau, 1978, lớp võ ở Los Angeles
được thành lập (vs Nguyễn Văn Lễ).
Ngay sau khi từ Pennsylvania về định cư ở California, giữa năm 1981, Võ sư
Niên trưởng Phan Quỳnh đã triệu tập tại tư gia vs Lê Ngọc Ngoạn một Hội nghị
gồm tất cả võ sư, HLV và môn sinh sinh sống ở Nam , ở Bắc California và ở
Nevada tụ tập về để “đồng tâm nhất trí” phát triên VVN-VVĐ trên bình diện miền
tây Hoa kỳ.
Cuối năm 1981 vs Dương Viết Hùng từ San Diego lên Santa Ana tiếp tay huấn
luyện lớp VVN-VVĐ trên sân cỏ lịch sử đầu tiên ở Nam California tại trường Costa
Mesa.
Lớp võ trên sân cỏ thứ hai ở Nam California, năm 1982, được khai giảng trong
công viên Santee Lake thuộc East San Diego do HLV Tống Minh Đường điều
hành.
Năm 1982 lớp võ sân cỏ trường Costa Mesa, CA, được dời về số 12882
Brookhurst street, thành phố Garden Grove, phòng ốc rộng rãi khang trang và
ngay từ ngày khai giảng sĩ số lên tới 150 võ sinh theo tập hàng ngày với những
lớp sáng, chiều, tối, kể cả thứ bẩy, chủ nhật. Các võ sư, HLV, môn sinh tại đây
đã mở những lớp học Việt Ngữ Lạc Hồng cho con em người Việt vùng Quận Cam
và võ đường ở đây được gọi là Trung Tâm Huấn Luyện VVN-VVĐ Lạc Hồng,
thành phần vs, HLV ban đầu gồm Dương Viết Hùng, Nguyễn Gia Đức, Lê Ngọc
Ngoạn. Lê Quang Bích, Dương Tuấn Kiệt, Trần Quốc Thắng, Hoàng Đức Minh, Lê
Văn Hiệp, La Hồng Cẩm, v.v. . .
Tiếp đó là những trung tâm như :
- TT VOVINAM Việt Võ Đạo Youth Center (The Salvation Army) số
1710W Edinger, Santa Ana (vs Dương Viết Hùng, vs Tạ Văn Lương Việt)
- TT Anaheim (vs Lý Phúc Thái, HLV Nguyễn Thái Hiếu, Lê Quang Bích),
- những lớp võ ở chùa Diệu Pháp, Rosemead Los Angeles (vs Nguyễn
Văn Đông, Tạ Văn Lương Việt, Trần Thanh ),
16
- TT Lạc Hồng ở Canoga Park City bắc Los Angeles CA (vs: Lê Huy, Lê
Thịnh, Đinh Thanh Minh, Trần Triết, Lưu Quân, Nguyễn Dũng, Trần Hùng ),
-TT Hoa Lư Center ở Việt Nam Temple Orange County (vs: Nguyễn Văn
Hoàn, Nguyên Văn Đông, Phùng Mạnh Tâm, Tạ Văn Lương Việt, Phạm Phú
Thành, Lê Quang Liêm, . . .)
- TT Nguyễn Bá Học ở Westminster City, (vs Phạm Văn Thành, vs
Kiều Công Lang),
- TT Little Saigon Center, Westminster City (vs : Dương Viết Hùng, Lê
Ngọc Ngoạn, Phạm Mẫn),
- TT Pomona City, CA, (vs: Trần Văn Vịnh, Hoàng Đức Minh, Phạm
Công An) ,
- TT Linda Vista, North San Diego (vs Nguyễn Văn Tâm)
vân vân . . .
Ngày 26/5/1984, Lễ Tưởng Niệm Cố Võ Sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc lần thứ 24 được
tổ chức tại Đại Giảng Đường Robert B. Moore (Main Theatre) trường Đại học
Orange Coast College thành phố Costa Mesa, CA. quy tụ hàng ngàn môn sinh
các nơi về tham dự, tế lễ, biểu diễn võ thuật, ca vũ nhạc kịch, múa lân đã gây
không khí tưng bừng, vui nhộn, náo nhiệt trong sinh hoạt cộng đồng người Việt
tỵ nạn ở nam California.
Sau đó phong trào VVN-VVĐ California được thêm sự tiếp tay của Võ sư Nguyễn
Dần, Võ sư Niên trưởng Lê Trọng Hiệp về tổ chức và kế hoạch, đã phát triển
hơn nữa.
Tại bắc California, ở vùng thung lũng hoa vàng San José, Silicon valley, năm
1981, vs Nguyễn Minh Hải đã mở lớp dạy võ cho một số thanh thiếu niên ở gần
nhà, rồi dần dần phát triển rộng lớn hơn.
Cũng năm 1981 HLV Vũ Quốc Thanh khai giảng lớp VVN-VVĐ tại trường Đại học
Cộng đồng San Francisco City College.
Đến năm 1982, 1983, vs Nguyễn Thị Cẩm Bình cũng đã khai giảng những lớp võ
ở San José, sau đó mở thêm chi nhánh mới như ở Oakland và ở các nơi khác.
Chủ lực hoạt động vùng bắc California ngoài các vs Nguyễn Minh Hải và Cẩm
Bình còn có các vs, HLV Trần Bình, Đỗ Văn Phước, Trịnh Bỉnh Khôn, Dương
Thanh Vân, Trần Phương Khương, Ngô Nhật Thành, Nguyễn Đình Phú, Phạm
Thế Hiển, Phi Hùng, Phạm Thành Phương, Thế Hiển, Nguyễn Thiện Lộc, Trần
Duy Lợi . . . . với các trung tâm :
- TT Huấn Luyện Hưng Đạo, San José ,
- TT Huấn Luyện Kenedy, 1602 Lucretia Ave.SJ,
- TT Roosevelt Center, 901 E. Santa Clara st, SJ ,
- TT Santee Community Center, SJ,
- TT SOLARI CENTER, SJ,
- TT Hometown America Club House, 1955 Quimby Rd. , SJ.,
17
- TT F.M Smith Park, Oakland, -
- TT Huấn Luyện Phù Đổng, San Francisco, . . .
Ngày 24 tháng 5-1987, Lễ Tưởng Niệm Cố Võ Sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc lần thứ 27
được tổ chức tại phòng hội trường Trung học Yerba Buena thành phố San José
đã đánh dấu sự thành công lớn mạnh của VVN-VVĐ Bắc California, các võ sư
niên trưởng (VSNT) như Lê Văn Phúc, Lê Trọng Hiệp, Phạm Hữu Độ, Ngô Hữu
Liễn, Phan Quỳnh từ các nơi trên nước Mỹ cũng về San José họp mặt sinh hoạt
cùng tất cả võ sư, huấn luyện viên , môn sinh các cấp cơ hữu California Nam và
Bắc, kể cả các võ sư Trần Văn Bé, Lý Hoàng Cát Long, Phạm Văn Bảo đến từ
Chicago, Nguyễn Văn Phụng (North Calorina) ,. . . Tất cả đứng trước anh linh
của Sáng Tổ, nghiêng mình thi lễ thầm nhớ đến công ơn sáng tạo của Người,
với sự hiện diện của cụ bà Nguyễn Lộc, phu nhân vị Sáng tổ VOVINAM Việt Võ
Đạo.
Phong trào VOVINAM Việt Võ Đạo Bắc California, nhất là Đoàn Anh Hùng Ngày
Mai của VOVINAM Việt Võ Đạo San José thành lập từ 1983 sinh hoạt đến nay đã
đóng góp nhiều tiết mục võ thuật, văn hóa, văn nghệ, giáo dục, xã hội, . . .
trong các buổi lễ truyền thống Việt Nam cho cộng đồng người Việt : Hội Tết
Nguyên Đán, Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo,
Quang Trung, v.v. . . tại San José , nơi có đông đảo người Việt tỵ nạn thứ nhì
trên thế giới sau Nam California, và đã thu hái được nhiều thành quả tốt đẹp.
Hiện nay phong trào VVN-VVĐ vẫn đang ngày một lớn mạnh hơn tại bắc
California, tại Little Saigon, miền nam California, thủ đô tinh thần của người Việt
tỵ nạn và đông người Việt nhất tại hải ngoại.
VOVINAM-Việt Võ Đạo Texas
Tại Hoa Kỳ, mở đầu năm 1976, VOVINAM Việt Võ Đạo đã hiện diện ở thành phố
Houston, tiểu bang Texas, với các vs Nguyễn Quân, Nguyễn Chính , thành phần
võ sinh gồm thanh thiếu niên đủ mọi sắc tộc tại địa phương như Mỹ, Việt, Miên ,
Lào, Đại Hàn, Mể, Trung, Nam Mỹ, . . .
Sau đó võ sư niên trưởng (VSNT) Ngô Hữu Liễn từ North Calorina về định cư tại
Houston, đã sinh hoạt qui tụ lại các võ sư , HLV và môn sinh VVN-VVĐ địa
phương, phát động rộng rài phong trào VVN-VVĐ ở tiểu bang Texas. VVN-VVĐ
Texas càng lớn mạnh hơn nhờ đội ngũ cán bộ ưu tú và “tư bản”, nhất là được
sự tiếp tay mạnh mẽ phát triển của VSNT Lê Văn Phúc nghỉ hưu từ đài phát
thanh BBC Luân Đôn Anh Quốc về Houston và của VSNT Nguyễn Văn Cường từ
Oklahoma City xuống phụ giúp, cùng một võ sư đông đảo chủ lực như Nguyễn
Thế Hùng, Nguyễn Văn Đỏ, Nguyễn Tiến Hóa, Nguyễn Xuân Ngọc, Bùi Khắc
Hùng,Võ Trung, T.K. Nguyễn, Nguyễn Văn Lương, Lê Huy Chương, Bùi Thị Ngọc
Nhung, Võ Thành Long, Lê Đoàn, Trần Bẩy, Nguyễn Anh Thy, Lê Quang Danh,
Lê Quang Vinh, Nguyễn Chính, vân vân . . .
18
Nhiều Trung tâm huấn luyện VVN-VVĐ tại các thành phố thuộc Texas được
thành lập hay mở rộng như :
- TT Linh Sơn , 13506 Ann Louise , Houston (vs T.K. Nguyễn, Anh Thy,
Anh Thuần, Tâm, Tuấn, Danh, Vinh)
- TT Hammerly Center, 2119 Barr, Houston (vs Nguyễn Thế Hùng, HLV
Tống Tuân)
- TT Hoa Lư Vovinam Martial Arts, lúc đầu ở Dynasty Plaza #205B
9600 Bellaire, sau dời về số 10040 Synot Rd, Sugarland (vs Võ Trung, Nguyễn
Bá Vương )
- TT Lộ Đức, 2615 Fannin St., North Houston (vs Nguyễn Thế Hùng),
- TT Thanh Tu Dao Center, 10610 Kingspoint Rd, Houston.
- TT University of Houston, 4800 Calhoun st, Houston.(vs Nguyễn Thế
Hùng, Võ Trung)
- TT Vovinam Galveston Center, 1506 21st street, Galveston.(vs Lê
Đoàn),
- TT SAINT MARY , 2121 Apollo, Garland.
- TT Dallas-Fort Worth Center, 1115 E. Pioneer Pkwy #105, Arlington
(vs Nguyễn Văn Lương),
- TT IRVING , 2014 Rose st, Irving City, TV Liên Hoa (vs Lê Huy
Chương).
- TT Vovinam Garland, 3221 Beltline Rd (vs Lê Huy Chương, HLV
Nguyễn Văn Thước),
- TT Riverside Center , 700 E. Belknap, Fort Worth.
- TT Fort Worth Center, 4948 E. Belknap st, Haltom City (vs Lê Huy
Chương, vs Trần Bẩy),
- TT GOLD’S GYM , 1332 Beltline Rd, Garland, (vs Nguyễn Tiến Hóa),
- TT BALLY TOTALL FITNESS, Arlington (vs Nguyễn Tiến Hóa),
- TT Community Center Beltnap 3700 E. Beltnap, Ft Worth (vs
Nguyễn Tiến Hóa),
v.v. . .
Các môn sinh thuộc Phong trào VOVINAM-Việt Võ Đạo Houston và vùng phụ cận,
nhất là những môn sinh VVN-VVĐ thuộc toán Task Force, được tuyển chọn
trong số những VS, HLV, môn sinh, trẻ, năng động, giầu kiến thức và tự nguyện,
đã là những nhân tố tích cực, những mũi nhọn trong các sinh hoạt văn hóa, xã
hội hay giáo dục, cứu trợ chung của cộng đồng người Việt ly hương tại Texas.
VOVINAM-Việt Võ Đạo Nevada
Bắt đâu từ cuối năm 1986 tại thành phố Las Vegas thuộc tiểu bang Nevada,
nhiều khóa đào tạo huấn luyện viên VVN-VVĐ cũng đã được vs Nguyễn Văn Nga
tổ chức .
19
VOVINAM-Việt Võ Đạo Oklahoma
Sau khi về định cư tại Oklahoma City năm 1978, võ sư niên trưởng Nguyễn Văn
Cường được bổ nhiệm làm Giám Đốc Trung Tâm Tỵ Nạn Đông Dương và ông đã
mở lớp võ tại ngay Trung Tâm này trong những giờ rảnh rỗi để huấn luyện VVNVVĐ
cho thanh thiếu niên trong cộng đồng người Việt địa phương. Ngay năm đó
VVN-VVĐ đã ra mắt quần chúng Oklahoma City trong ngày Hội Tết Nguyên Đán
với cuộc biểu diễn do chính VSNT Nguyễn Văn Cường và bác sĩ Đào Thế Xương
(Huyền đai đệ ngũ đẳng Thái cực đạo) thực hiện. VS Cường đã hướng dẫn BS
Xương vài thế võ, vật VVN-VVĐ , vài đòn chân cơ bản trước khi trình diễn. Tuy
chỉ một vài đòn thế mới tập và khóa gỡ sơ sài, cuộc biểu diễn cũng đã có ấn
tượng mạnh mẽ gây xúc động và rơi lệ quần chúng người Việt những năm tháng
đầu tiên bơ vơ sống ly hương xa quê cha đất tổ và thân thương quý mến với
môn võ dân tộc giữa thành phố cao nguyên xa lạ này. Lớp võ tại Trung Tâm Tỵ
Nạn Đông Dương Oklhoma City tồn tại được vài tháng vì võ sư quá nặng gánh,
đành phải dồn nỗ lực cho việc ổn định kinh tế gia đình trước đã.
Những năm sau đó, khi còn định cư tại Cleen Ave Wichita, Kansas, vs Vũ Đức
Thọ thường xuống tăng cường biểu diễn VVN-VVĐ cho Hội Tết Nguyên Đán của
cộng đồng người Việt Oklahoma City.
Năm 1990, một số cựu môn sinh về định cư tại tiểu bang Oklahoma như vs
Phạm Văn Thố, HLV Hoàng Văn Minh đã mở những lớp võ tự vệ VVN-VVĐ tại
Midwest City, OK. Sau vs và HLV dời khỏi Oklahoma, lớp võ bị đóng cửa.
VOVINAM-Việt Võ Đạo Minnosota
Khi còn định cư tại Minnosota, tháng 3 năm 1987, các HLV Lê Trường Sinh,
Thiềm Bửu Cát Tâm, Đặng Văn Côn, Dương Viết Dũng, . . đã mở những lớp
VVN-VVĐ cho thanh thiếu niên địa phương, và đã tạo được ảnh hưởng tốt đẹp
cho cộng đồng người Việt sinh sống ở đây.
VOVINAM-Việt Võ Đạo Illinois
Khoảng 1979-1980 vs Phạm Văn Bảo về định cư tại thành phố Chicago, tiểu
bang Illinois (Il), mở đầu cho phong trào VVN-VVĐ Illinois với những đóng góp
đáng kể cho phong trào như thành lập Ban Liên Lạc hải ngoại và cùng các vs Đỗ
Anh Tuấn, Lý Hoàng Cát Long ấn hành mỗi tam cá nguyệt tập san Khai Phá
VVN-VVĐ , phát hành liên tục nhiều năm, làm tài liệu học tập, làm mối liên lạc
thông tin ấm lòng cho các đồng môn bơ vơ mới định cư ở hải ngoại hay ở các
trại tỵ nạn Đông Nam Á, đồng thời lập Ban Cứu trợ, giúp đỡ tiếp tế các đồng
20
môn đang gặp khó khăn sống trong nước. Đây là điểm son khai phá của VVNVVĐ
Illinois nói chung, của vs Lý Hoàng Cát Long nói riêng.
Năm 1986, Võ Sư Trần Văn Bé về định cư tại Chicago, và cùng các võ sư Phạm
Văn Bảo, Lý Hoàng Cát Long, Nguyễn Thị Lài tổ chức những khóa đặc huấn cho
môn sinh các cấp đào tạo được một số cán bộ đáng kể cho môn phái như các
VS, HVL sau này : Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Văn Kỳ, Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn
Văn Sơn, Nguyễn Văn Lộc, v.v . . .
VOVINAM-Việt Võ Đạo Ohio
Vài năm gần đây, phong trào VVN-VVĐ Ohio đã được đẩy mạnh với võ đường ở
Woodcrest Rd thuộc thành phố Columbus, tiểu bang Ohio do các HLV Keith Ha
và Bảo Linh phát động, thu hút đông đảo thanh thiếu niên Việt và bản xứ theo
tập, được sự khuyến khích nồng hậu của cộng đồng người Việt địa phương, của
chính quyền và của người bản xứ trong vùng.
VOVINAM-Việt Võ Đạo Washington State
Những nhân sự có công đầu tiên phát triển VVN-VVĐ tại tiểu bang Washington
như các võ sư Thái Nhật Lĩnh (Seattle), Trần Hữu Tuấn Anh (Tacoma), Lê Thị
Kim Liên (Seattle), cựu môn sinh Đỗ Hoàng Nghĩa, vân vân . . . đã đặt những
viên gạch đầu vững trắc cho nền móng phát triển lâu dài tại đây, tiếp theo đó là
các võ sư và HLV: Hoàng Sang, Nguyễn Thuận, Thai Mai, Nguyễn Đăng Tường,
Nguyễn Sơn Hải, Kim Lan, Trần Hoài , Lê Danh, Huỳnh Hải, . . . đóng góp nhiều
công sức thành lập những trung tâm VOVINAM-Việt Võ Đạo như :
- TT THE AMERICAN VOVINAM INSTITUTE ở Seattle (vs Thái Nhật
Lĩnh),
- TT Eastside Neighborhood Center ở Tacoma (vs Trần Hữu Tuấn
Anh, HLV Trà My, Sơn Hải,Nguyễn Bảo Lâm, Lisa Trujillo),
- TT Hung Dao Vovinam Academy ở Seattle, (vs Thái Nhật Lĩnh)
- TT Park Lake Boys & Girls Club ở West Seattle (Hoàng Sang , Thái
Mai),
- TT Hùng Vương VOVINAM-Việt Võ Đạo Program (Thuận Nguyễn)
- TT ART OF DEFENSE ở Redmond ,
- TT Quang Trung ở Kent City (Tuấn Anh, Thái Mai, Nguyễn Phước),
- TT Hoang Hoa Tham training center Seattle (Hoàng Sang, Nguyễn
Hải),
- TT Hùng Vương Newholly Neighborhood Campus South Seattle
(Nguyễn Thuận, Phạm Văn Thọ, Mai Thái) ,
- TT Overfelt High School (gym),
- TT Au-Lac Training Center tại Mount View Elementary School
(Seattle),
- TT Bach-Dang Bellevue / Redmond Training Center (Lê Danh),
- TT Nature Consortium (Nature Kicks)(Hải Huỳnh),
- TT VOVINAM Bellevue Center -Tyee Middle School (Đinh Thuyết ,
Trần Hoài),
- TT University of Washington (vs Thái Nhật Lĩnh)
vân vân . . .
VOVINAM-Việt Võ Đạo Oregon
Trung tâm VVN-VVĐ tại thành phố Salem tiểu bang Oregon là một võ đường sinh
sau đẻ muộn do HLV/CC Nguyễn Thanh Phong thành lập, có nhiều môn sinh
theo tập, và được phụ huynh môn sinh ủng hộ và yểm trợ nhiệt thành trong các
sinh hoạt VVN-VVĐ tại đây. nhiều môn sinh tại Salem đã tạo được những thành
tích đáng khen ngợi trong các cuộc thi đua tranh giải VOVINAM-Việt Võ Đạo
hàng năm từng vùng hay thế giới .
VOVINAM-Việt Võ Đạo Washington DC
và vùng phụ cận thuộc Maryland và Virginia
Tại miền đông Hoa Kỳ, năm 1980, vs Đỗ Anh Tuấn đã bắt đầu mở những lớp
VVN-VVĐ tại Okinawa Ave thành phố Rockville, Maryland, sát cạnh thủ đô
Washington DC , với sự tiếp tay yểm trợ lúc đầu của vs Lý Hoàng Cát Long, và
HLV Ngô Chí Long. Lớp võ chỉ tồn được ngót hai năm thì đóng cửa vì vs và HLV
phải đi xa.
Đầu tháng 5 năm 1981 một lớp võ đã được khai trương tại thành phố Richmond,
thủ phủ tiểu bang Virginia, do HLV Ngô Chí Long quản nhiệm.
Sau đó, các võ sư Nguyễn Văn Kính, Lê Tấn Khanh về định cư hẳn tại thành phố
Fallschurch thuộc tiểu bang Virginia, nơi có đông người Việt tỵ nạn và giáp ranh
thủ đô Hoa Thịnh Đốn, đã nhóm lại ngọn lửa luyện võ của thanh thiếu niên
Washington DC và các vùng phụ cận.
Những khóa HL VOVINAM-Việt Võ Đạo ở Sport Gym tại trường đại học Northern
Virginia Community College Alexandria, cũng đã được vsth Nguyễn Việt khai
giảng với nhiều môn sinh theo tập hàng tuần.
Những năm gần đây, võ sư niên trưởng Lê Văn Phúc về nghỉ hưu tại thành phố
Reston, với sự quen biết rộng rãi nhiều giới khác nhau, VSNT Lê Văn Phúc đã
cùng với các võ sư, huấn luyện viên, và môn sinh các cấp quanh vùng thủ đô
Hoa Kỳ đẩy mạnh hơn nữa phong trào võ dân tộc thêm khởi sắc, và được nhiều
giới truyền thông, báo chí, nhiều đoàn thể, nhiều hội đoàn Việt, Mỹ tích cực
khuyến khích, ủng hộ và yểm trợ.
Cũng tại tiểu bang Virginia một học hội về VVN-VVĐ kéo dài một tuần lễ đã được
tổ chức tại trường đại học Hampton, thành phố Newport New, VA, từ ngày 17
đến ngày 24 tháng bẩy năm 1999 do huấn luyện viên Paul Guèye , giáo sư thỉnh
giảng, Tiến sĩ Nguyên tử lực thuộc Jefferson Lab-Physics Division của trường đại
học này thuyết giảng cho các sinh viên khắp thế giới đang theo học tại đây và
cho các võ sư , môn sinh thuộc các võ phái khác muốn hiểu biết, học hỏi về Võ
Lý, Võ Đạo, Võ Lực, và Võ Thuật của một môn Võ Việt Nam : VOVINAM-Việt Võ
Đạo.
VOVINAM-Việt Võ Đạo Massachusetts
Tháng 7-1981,võ đường VVN-VVĐ Gymnasium Auditorium of Saint Gregory
School được thành hình đầu tiên tại thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts
(Hoa Kỳ) quy tụ hơn 50 môn sinh dướt sự dìu dắt của võ sư Trần Mỹ Đức. Võ
đường tọa lạc trong trung tâm Y.M.C.A. đã thu hút không những đa số người
Việt mà còn cả những người Mỹ tham gia rèn luyện thân thể.
Tiếp theo là TT Dorchester Multi-Service Center thuộc thành phố Dorchester tiểu
bang Massachusetts do các vs Đỗ Anh Tuấn và Cấn Đình Thọ thành lập và điều
hành
VOVINAM-Việt Võ Đạo Pennsylvania
Năm 1983 tại thành phố York thuộc tiểu bang Pennsylvania (PA), VS Nguyễn
Tiến Hóa liên tục mở các khóa Võ Tự vệ và dưỡng sinh VVN-VVĐ đã đóng góp
nhân tài và vật lực vào những sinh hoạt cộng đồng Việt Nam tại đây, vài năm
sau vs Nguyễn Tiến Hóa dời về Texas, tăng cường đội ngũ cán bộ VVN-VVĐ
Dallas Fort Worth .
Song song đó, tại thành phố Milmont Part, PA, một HVL, Linh Mục Thiên Chúa
giáo Nguyễn Xuân Quýnh, đã mở lớp VVN-VVĐ , huấn luyện cho thanh thiếu niên
quanh vùng.
VOVINAM-Việt Võ Đạo New York
Năm 1982, lớp võ đầu tiên ở New York City do HVL Hoàng Đạo Hải và Tân Khải
Minh điều hành.
Tại thành phố Bronx, gần khu Harlem nổi tiếng của tiểu bang New York, HLV Đỗ
Dzũng cũng đã mở những lớp võ tự vệ trong phạm vi con em, bè bạn từ những
năm đầu 90.
Sau này Trung tâm Royal Vovinam Academy được thành lập tại thành phố
Buffalo sát biên giới Canada thuộc tiểu bang New York với sự yểm trợ tích cực
của võ sư Thái Nhật Lĩnh
VOVINAM-Việt Võ Đạo North Carolina
Tháng 2 năm 1982, vs Nguyễn Văn Phụng đã mở nhiều lớp võ huấn luyện cho
thanh thiếu niên Việt và Mỹ tại Tucker Street thuộc thành phố Raleigh, thủ phủ
tiểu bang North Carolina (NC), sau đó vs Lâm Quang Lân tiếp tay phụ giúp và
đào tạo được nhiều môn sinh xuất sắc đóng góp cho phong trào VVN-VVĐ địa
phương.
Tháng 5 năm 1983, VVN-VVĐ Raleigh đã đứng đăng cai tổ chức Lễ Tưởng Niệm
Sáng Tổ Nguyễn Lộc chung cho các môn sinh tại Hoa Kỳ và thành lập được Ban
Điều hành VOVINAM Việt Võ Đạo North Carolina.
Song song với những sinh hoạt đều đặn tại Raleigh, vs Nguyễn Văn Phụng đã
yểm trợ tích cực cho sự hình thành một võ đường ở thành phố Cary, NC, do các
HLV Nguyễn Văn An (Andy Whallen) và Nguyễn Hữu Song quản trị và điều hành
Những năm gần đây, võ đường ở Pine hall Wing, Raleigh City do HLV Hoàng
Thanh Tâm điều khiển cũng đã phát triển mạnh mẻ.
Người dầu tiên đặt nền móng cho phong trào VVN-VVĐ thành phố Charlotte tiểu
bang North Carolina là vs Võ Ước, tổ chức cho cộng đồng người Việt địa phương
những ngày lễ lớn như Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương, Lễ Giỗ Đức Trần Hưng Đạo,
Lễ Giỗ Quang Trung Hoàng Đế, v.v. . .
Khoảng đầu thập niên 90 võ sư Huỳnh Trọng Tâm từ Tampa Florida về định cư
tại Charlotte, NC, đã cùng với vs Huỳnh Thu Hà mở rộng phong trào VVN-VVĐ
Charlotte và vùng phụ cận với những TT VVN-VVĐ Tre Xanh (Green Bamboo
Centers) được các giới trong cộng đồng người Việt và Mỹ North Carolina khuyến
khích và yểm trợ , cùng tổ chức nhiều cuộc biểu diễn võ thuật , văn nghệ trong
các lễ hội truyền thống của người Việt, người bản xứ, thu hút đông đảo võ sinh
tham dự và theo tập. Hàng tháng trung tâm Tre Xanh ấn hành Nguyệt san Việt
Võ Đạo Tre Xanh, tài liệu giảng huấn VVN-VVĐ và học tiếng Việt, cung cấp món
ăn tinh thần cho võ sinh và cho cộng đồng người Việt quanh vùng.
VOVINAM-Việt Võ Đạo Florida
Phong trào VVN-VVĐ miền đông nam Hoa Kỳ đầu tiên năm 1982 được triển khai
là do công của các võ sư Lê Văn Kỳ, vs Huỳnh Trọng Tâm ở thành phố Tampa,
Pinelas Park, và sau đó là các vs Vũ Đức Thọ, cùng vs Lương Thuận Vui với
những võ đường ở các thành phố Orlando, Orange Park tiểu bang Florida.
Các Trung tâm VVN-VVĐ hoạt động lâu nhất tại đây là các võ đường :
- ở Bagdad Ave Orlando (vs Vũ Đức Thọ) ,
- ở Blanding Blvd, Orange Park (vs Vũ Đức Thọ) ,
- ở College Dr., Orange Park (vs Lương Thuận Vui)
ngoài ra còn có những võ đường mới thành lập
-ở Shortpine Cr. Orlando (vs Lê Văn Tư) ,
-ở University of North Florida, Vovinam Viet Vo Dao And Kick Boxing
Club (vs Vũ Đức Thọ),
-ở các Hội Thánh Tin Lành của mục sư Nguyễn Quang,
vân vân
Các môn sinh VVN-VVĐ Florida cũng đã cùng với các đoàn thể người Việt, người
bản xứ trong các lễ hội văn hóa, giáo dục, xã hội truyền thống và tạo niềm hãnh
diện cho cộng đồng người Việt tại Florida và các tiểu bang quanh vùng về một
môn võ dân tộc.
VOVINAM-Việt Võ Đạo CANADA
Lớp huấn luyện VVN-VVĐ đầu tiên tại Canada năm 1980 do võ sư Nguyễn Ngọc
Thanh thành lập và giảng dậy võ tư vê và võ Dưỡng sinh tại thành phố Hamilton
thuộc Ontario CANADA, thu hút đông đảo thanh thiếu niên và các cụ già hội Cao
niên ở Hampilton, ở Mississauga, ở Toronto theo tập, những lớp võ này sinh hoạt
được vài năm thì đóng cửa vì võ sư bận việc.
Những năm sau đó, nhất là vào đầu thập niên 90 trở đi, nhiều trung tâm huấn
luyện VOVINAM Việt Võ Đạo, nhiều club, nhiều đoàn thể thuộc VVN-VVĐ được
thành lập và phát triển từ đông sang tây trên đất nước Canada.
Tại thành phố Vancouver, B.C., miền tây Canada, trung tâm VVN-VVĐ đầu tiên
do vs Nguyễn Đình Thư thành lập và điều hành ở Porter Street (thuộc Canadian
Voviam-Viet Vo Dao Association), và ở Victoria Drive (Trout Lake Community
Center)
Tiếp theo là Trung tâm Sinh Họat VVN-VVĐ Hoa Lư Vancouver BC do các võ sư
Trần Văn Trung, Phạm Ngọc Danh, HLV Phạm Thị Nhân Hậu, Phạm Khúc Minh
Tâm điều hành và phát triển.
Tại thành phố Calgary, AB Canada, Trung Tâm Huấn Luyện VVN-VVĐ Calvary AB
được thành lập và do các võ sư Nguyễn Hữu Tô Đồng, Nguyễn Cao Khanh, Bùi
Thị Tuyết Nga, các HLV Trần Thái Bích, Nguyễn Tiến Đắc, Nguyễn Xuân Cảnh,
Lâm Lương, . . giảng dậy đã thu hút nhiều thanh thiếu niên tỵ nạn và bản xứ
Canada theo tập.
Tại miền đông :
- Trung Tâm Toronto 1 VVN-VVĐ Association ở Lake Cres. Etobicoke,
Ontario, Canada do huấn luyện viên Trần Văn Chiều phát động và điều hành,
- TT Toronto 2 (HLV Trần Tự Luật), v.v. . .
- Trung Tâm VVN-VVĐ Toronto ONT cũng tại miền đông do một ban
lãnh đạo hùng hậu gồm võ sư Phạm Đình Tự (cố vấn), các huấn luyện viên Lưu
Đức Tiến (Trung Tâm Trưởng), Trịnh Mộc Vinh, Trịnh Vĩnh Phong, Hồ Thanh
Quang, Vũ Xuân Huy, Nguyễn Huy Tâm, Nguyễn Tấn Sĩ Phu, Ngô Trần Quốc, Bùi
Văn Quan, . . .
- Cuối năm 2002 tại thành phố Brampton, Ontario Canada, Trung Tâm
Huấn Luyện VVN-VVĐ Brampton được được khai giảng do các huấn luyện viên
Trần Bá Thuận, Trần Đức Thắng, Trần Văn Chiều điều hành.
Sau đó VVN-VVĐ đã hiện dỉện tại :
- Elderly Community Centre, Ground Floor Square One Shopping
Centre, Mississauga.
-Oakdale Community Centre, 350 Grandravine Drive, North York
Ngoài ra, tại Toronto một số khách vãng lai như Hà Minh Cường, như
Cristian Baltatu cũng đã mở những lớp huấn luyện VOVINAM Việt Võ Đạo là TT
Sài Sơn hay TT Vovinam Viet Vo Dao Canada, . . .
VOVINAM Việt Võ Đạo Canada đã có 2 cơ cấu tổ chức chính thức được chính
quyền Canada cấp giấy phép hoạt động. Đó là Hội Đồng Võ Sư CANADA và Liên
Đoàn VVN-VVD CANADA với nhân sư ban đầu như sau :
Hội Đồng Võ Sư CANADA
Cố vấn : võ sư niên trưởng Hà Trọng Thịnh
Chủ tịch : võ sư Trần Văn Trung
Ủy viên :
Võ sư Nguyễn Hữu Tô Đồng
Võ sư Phạm Đình Tự
Võ sư Phạm Ngọc Danh
Võ sư Nguyễn Cao Khanh
Võ sư Bùi Thị Tuyết Nga
Liên Đoàn VVN-VVD CANADA
Chủ tịch : Võ sư Nguyễn Hữu Tô Đồng
Phó Chủ tịch : Võ sư Phạm Đình Tự
Tổng Thư Ký : Võ sư Nguyễn Cao Khanh
Phó TTK kiêm Thủ quỹ : Võ sư Phạm Ngọc Danh
Kiểm soát : HLV Nguyễn Tiến Đắc, HLV Phạm Thị Nhân Hậu
VOVINAM Việt Võ Đạo ÂU CHÂU và TRUNG Á
Tháng 11 năm 1973, sinh viên du học Dương Quan Việt, và cũng là Huấn Luyện
Viên (HLV) Hòang Đai Vovinam Việt Võ Đạo, đã đơn độc truyền bá VVN-VVĐ ,
mở lớp võ Tự Vệ Nhập Môn trong trường Đại Học Cao Đăng Kỹ Thuật
(Technische Universitaet) Stuttgart. Lớp võ khoảng 50 Môn Sinh, hầu hết là sinh
viên người Đức dân bản xứ.
Đây là lớp võ đầu tiên trên thế giới, ngoài Việt-Nam, một khởi điểm mở đầu lịch
sử phát triển VVN-VVĐ hải ngoại.
Cũng cần nhắc thêm, biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đã gây khủng hoảng trầm
trọng, không những chỉ đến tòan thể cộng đồng người Việt ở Âu châu nói chung,
đến đời sống khó khăn, mất liên lạc gia đình của giới sinh viên Việt-Nam du học
xa quê hương nói riêng, mà còn cắt đứt sinh hoạt phát triển Vovinam Việt Võ
Đạo Đức Quốc bởi những chiến dịch “tiếp thu”, sang đoạt các cơ sở vật chất và
tinh thần, các tòa Đại sứ, Lãnh sự Việt Nam Cộng Hòa, kể cả cơ sở phát triển
Vovinam Việt Võ Đạo , của cán bộ Cộng sản Việt Nam nằm vùng ở Âu châu, của
những sinh viên thân Cộng hoặc xu thời, chạy theo thời cuộc đễ cầu lợi lộc cá
nhân. v.v . . . HLV Dương Quan Việt đã đơn thân dộc mã chóng chọi mọi áp lực
"tiếp thu Môn Phái Vovinam Việt Võ Đạo" của nhóm sinh viên thân Cộng này và
vừa phải bằng mọi giá để duy trì sinh hoạt các lớp võ....Những cuộc đụng độ thử
thách đã xẩy ra...
Đầu năm 1976, một cuộc hội ngộ tình cờ, bắt tay lịch sử, nhân một cuộc biểu
diễn võ tại Stuttgart, giữa những HLV trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết : Nguyền Tiến Hội
23 tuổi (ở Hannover, Đức). Trần Nguyên Đạo 22 tuổi (ở Paris, Pháp), và Dương
Quan Việt 24 tuổi (ở Stuttgart, Đức) mở đầu cho sự kết hợp phát triển Vovinam
Việt Võ Đạo Âu châu.
Những năm 1976-1985, VVN-VVĐ đã phát triển vô cùng mạnh mẽ. Các lớp võ,
Trung Tâm Huấn Luyện, Hội Đòan, club.v..v... thi đua thành lập thu hút đông
đảo thanh thiếu niên theo tập. Môn Sinh 95% là dân bản xứ Châu Âu và đã vượt
sĩ số 5.000. Những cuộc biểu diển ra mắt quần chúng, tranh giải, thi đấu Quốc
Gia, Quốc Tế... đã được tổ chức liên tục, không ngừng nghĩ khắp nơi ở Châu Âu.
Sinh hoạt Vovinam Việt Võ Đạo với một lực lượng Huấn Luyện Viên hùng hậu và
ào ạt thi đua tổ chức huấn luyện khắp nơi trên16 Quốc Gia Tây Âu và Bắc Phi.
Như cơn sóng thần, không một sức mạnh nào ngăn cản nổi sức mạnh bùng nổ
phát triển VVN-VVĐ hải ngoại trong thời kỳ này.
Ngoài phía cộng đồng người bản xứ như đã trình bầy trên, riêng về phía cộng
đồng người Việt ờ Âu châu, VVN-VVĐ cũng phát triển mạnh mẽ trong quần
chúng thanh thiếu niên người Việt tỵ nạn ngay từ đầu thập niên 1980, dưới sự
phát động mãnh liệt của võ sư Cao đẳng Nguyễn văn Nhàn, nguyên Cục Trưởng
Cục Huấn Luyện VVN-VVĐ Miền Tây Việt-Nam trước 1975, cùng một toán huân
luyện viên tỵ nạn và định cư tại các vùng Munich, Hamburg và Frankfurt và cũng
như võ sư Cao đẳng Đặng Hửu Hào tại Hamburg Đức Quốc.
Ngay khi mới đặt chân nơi xứ người, Vs. Nguyễn Văn Nhàn bắt tay ngay vào việc
liên tục tổ chức biểu diển võ thuật và mở hàng chục lớp võ Tự Vệ Nhập Môn
VVN-VVĐ trong cộng đồng đông đảo người Việt-Nam tỵ nạn vừa sang định cư tại
Đức. "Đại Phong Trào Châu Âu" do Vs Nguyễn Văn Nhàn thành lập với địa bàn
hoạt động rộng trên 8 Quốc Gia và 20 thành phố....Võ Sư Nguyễn Văn Nhàn
trong Đại Phong Trào Châu-Âu một mặt dạy võ, một mặt tổ chức liên tục sinh
họat VVN-VVĐ , mở phòng tập và những sinh hoạt sau :
- Ấn hành liên tục nhiều Đặc san, nhiều kỷ yếu, nhiều tài liệu học tập, như
: Sưu Tầm Theo Đường Hướng Văn Nghệ Môn Phái-Tuyển Tập Nhạc (1982),
Vovnam-Việt Võ Đạo-Tập Giới Thiệu Ấn Bản Mùa Xuân (1982), , Điểm Sáng, Tâm
Kinh Việt Võ Đạo (1984), Ý Nghĩa 10 Điều Tâm Niệm (1985), Lửa Thế Hệ (1986),
Tre Xanh (1989), v.v. . . làm tài liệu sinh hoạt Vovnam-Việt Võ Đạo
- Ngày 24-7-1984, tổ chức "Hè Quyềt Tiến" cho thanh thiếu niên, võ sinh
người Việt Âu châu tại Hamburg;
- Ngày 29-7-1989, "Phục Hùng Dân Khí", Moenchengladbach;
- Ngày 23-7 đến 6-8-1989, trại "Hè Hưng Nam" Hòa Lan;
- Ngày 9-9-1989, "Tinh-Dân, Nghĩa Nước" tại Erbach,
v....v....
Ngày 10-03-1990, lần đầu tiên Đại Hội Võ Sư VVN-VVĐ Châu Âu nhóm họp tại
Stuttgart, Đức Quốc. Sau đó, lần lượt ra đời các tổ chức chánh thức có pháp luật
tại mỗi quốc gia bảo vệ:
- Tổng Đoàn Vovinam Việt Võ Đạo Châu Âu,
- Liên Đoàn Vovinam Việt Võ Đạo Quốc Gia Đức, Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Bỉ,
Hòa Lan,v.v...
- Hội Đồng Võ Sư Vovinam Việt Võ Đạo Châu Âu và
- Hội Đồng Võ Sư Vovinam Việt Võ Đạo Quốc Gia Đức, Pháp, Ý, Thụy Sĩ,
Bỉ, Hòa Lan…
Một điểm quan trọng trong thời gian này, năm 1989-1990, phần đông Võ sư ,
HLV và Môn Sinh ở tổ chức Việt Võ Đạo Quốc Tế đã ý thức trước những khó
khăn mới của hòan cảnh mới, nên tự nguyện rút khỏi nhóm Việt Võ Đạo Quốc
Tế và trở về với truyền thống cố hữu của Môn Phái VVN-VVĐ, với võ phục màu
xanh “trùng dương” chứ không khoác áo màu đen nữa.
Tính đến năm 1995, Môn Sinh VVN-VVĐ tại Châu Âu, người Việt-Nam và người
dân bản xứ Châu Âu đã lên đến sĩ số trên 15,000 và khoảng 500 Tân Huân
Luyện Viên Trung đẳng được đào tạo.
Thập niên 1995-2005, võ sư Trang Phước Đức (Paris, Pháp Quốc) thừa kế võ sư
Nguyễn Văn Nhàn và nhận lãnh trọng trách tiếp tục họat động trong "Phong
Trào VVN-VVĐ Châu Âu" phát triển mạnh trong sinh hoạt cộng đồng người Việt
và bản xứ, với các võ sư Trần Thái Quý (Thụy Sĩ), Trần Phước Thiện (Đức Quốc),
Stefano Finato (Ý Đại Lợi), Nguyển Trung Cang (Hòa Lan), v..v...
Trong thời gian từ 1991 đến 2002 VOVINAM Việt Võ Đạo Âu châu có những
cuộc tranh giải tại :
1991 Bruxelles, Bỉ Quốc (Belgique): giải kỹ thuật VVN-VVĐ Âu châu
1992 Vérone , Ý Đại Lợi (Italy) : giải đối kháng VVN-VVĐ Âu châu
1995 Neuchâtel, Thụy sỹ (Suisse) : giải kỹ thuật, giải đối kháng VVN-VVĐ Âu
châu
1997 Paris, Pháp (France) : giải kỹ thuật, giải đối kháng VVN-VVĐ Âu
châu
1999 Lyon, Pháp (France) : giải kỹ thuật, giải đối kháng VVN-VVĐ Âu
châu
2002 Paris, Pháp (France) : giải kỹ thuật, giải đối kháng VVN-VVĐ thế
giới
Hiện nay, có nhiều Hội Đoàn giả mạo và Hội Đoàn thật, chính thức của VVNVVĐ
truyền thống tại Châu Âu. Dĩ nhiên đại diện chính thức Môn Phái VVN-VVĐ
tại Châu Âu vẫn là những Hội Đồng Võ Sư Quốc Gia.
Vovinam Việt Võ Đạo tại Tây Đức
Tại Tây Đức , tháng 12 năm 1976, buổi lễ Tuyên Thệ Nhập Môn vô cùng đặc biệt
tổ chức tại Stuttgart dành cho 4 võ sư Thái Cực Đạo, sinh viên du học nguời
Việt-Nam, sau khi tập xong khóa Tự Vệ Nhập Môn, xin chánh thức gia nhập vào
Môn Phái Vovinam Việt Võ Đạo. HLV Dương Quan Việt đã đại diện Môn Phái chu
toàn công việc. Rất tiếc, chỉ có Vs Võ Trung là thành tài đến Hồng Đai Cao Đang
VVN-VVĐ. Vs Trung hiện nay đang họat động tích cực tại Texas USA.
1979, HLV Nguyễn Tiến Hội thành lập một trung tâm huấn luyện Việt Võ Đạo tại
Hannover. Đây là võ đường tư, rộng lớn và chỉ chuyên huấn luyện môn võ
Vovinam Việt Võ Đạo đầu tiên trên Thế Giới, ngoài Việt Nam. Võ đường có hàng
trăm Môn Sinh và hàng chục HLV Hòang Đai được đào tạo. Đặc biết nhất là nơi
xuất thân của những người Môn Sinh dân bản xứ Tây Phương đầu tiên trên Thế
Giới, sau này, đạt trình độ võ sư Hồng Đai Cao Đẳng VVN-VVĐ : Vs Can Oezen
(Hannover) và Vs Juergen Schwerdtmann (Minden).
Ngày 02. tháng 8 năm 1979 tại trường Đại Học Stuttgart, HLV Dương Quan Việt
tổ chức cuộc biểu diển võ thuật Việt Võ Đao lớn đầu tiên với 30 HLV Trung dẳng
và Môn Sinh các cấp thi thố tài năng trước môt số đông khán giả và nhiều sinh
viên thế giới đang du học tại đây, do đó, tiếng vang danh xưng VVN-VVĐ , môn
võ Việt Nam đã lan truyền khắp năm châu bốn bể.
Lần đầu tiên, ngày 23 tháng 4 năm 1983, cuộc tranh giải VVN-VVĐ Châu Âu to
lớn nhất được tổ chức tại Stuttgart và 3 thành phố vùng phụ cận. Trên 200 VS
HLV và Môn Sinh khắp Châu Âu liên tục tranh tài trong 3 ngày trước đông đảo
khán giả khắp nơi về dự khán.
Vs. Đặng Hữu Hào cũng đã liên tục tổ chức biểu diển võ thuật và mở nhiều lớp
võ VVN-VVĐ trong cộng đồng người Việt-Nam tỵ nạn vừa sang định cư tại thành
phố Hải Cảng Hamburg 3 triệu dân địa phương, Bắc Đức Quốc.
Tính đến năm 1989 sĩ số môn sinh VVN-VVĐ người Việt-Nam trong cộng đồng
Người Việt-Nam tỵ nạn đang theo tập đã vượt trên 1.000 người, với 50 Huấn
Luyện Viên Hoàng Đai. Môn sinh Trần Phước Thiện là một trong những HLV ưu
tú và đầy công lao xây dựng "Đại Phong Trào VVN-VVĐ Châu Âu"
Tháng 1 năm 1989, Vs Dương Quan Việt thành lập thêm một trung tâm huấn
luyện nữa tại Stuttgart. Đây là một võ đường tư, to lớn và chuyên huấn luyện
một môn võ Vovinam Việt Võ Đạo với 9 năm liên tục sinh hoạt không ngừng
nghĩ. Kết quả tổng cộng khoảng 1.000 Môn Sinh theo tập và 20 HLV Hoàng Đai
Trung và Cao cấp được đào tạo, với 99% là người dân bản xứ Tây Phương.
Cũng vào thời điểm nầy, sau 15 năm, Vs. Dương Quan Việt đã quay trở lại
trường cũ, đích thân đứng lớp dạy, trường Đại Học Cao Đăng Kỹ Thuật
(Technische Universitaet) Stuttgart đã chánh thức công nhân võ học VVN-VVĐ và
thâu nhận vào Chương Trình Sport. Đây là một thành tích lớn, rất quan trọng
của sự phát triển Vovinam Việt Võ Đạo tại Đức Quốc, bởi vì từ trước đến nay,
một môn võ không dễ dàng được chính thức công nhận vào Chương Trình
Giảng Dậy Thể Dục Thể Thao trong các trường Đại Học Đức Quốc.
Sau đó, HLV Trung đẳng II Enoch Jenkins (Tiến Sĩ Hóa Học) thay thế Vs Dương
Quan Việt để tiếp tục duy trì hoạt động lớp võ đến ngày nay. Hàng năm, vài
trăm sinh viên Đại Học đến gia nhập lớp võ để tập luyện Vovinam Việt Võ Đạo.
Vovinam Việt Võ Đạo Pháp Quốc.
Tại Pháp Quốc, những cuộc biểu diển võ, tranh giải thi đấu, v.v. . . được tổ chức
nhiều lần hàng năm, từ bắc Pháp Quốc, bờ biển Đại Tây Dương đến tận Nam
Pháp Quốc, Địa Trung Hải. Những Học hội mùa hè được khai mở liên tục trong
30
nhiều năm, mục đích để các VS, ở Châu Âu có cơ hội gặp nhau cùng chung tập
luyện và học hỏi nhau. Quan trọng nhất là những bài học tập và thuyết trình về
võ học Việt Võ Đạo ở trình độ cao cấp Đại Hoc. Đánh dấu một bước tiến : Đại
Học Hóa Võ Học Việt Võ Đạo.
Những võ sư đầu đàn đi tiên phong tại Pháp quốc như Trần Nguyên Đạo (Paris),
Nguyễn Điện (Bordeaux), Sudorruslan (Paris), Hà Kim Khánh-Long (Paris),
Nguyễn Phi-Long (Paris), Nguyễn Thế Trường, Trương Quang Tuấn, hay Trang
Phước Đức đại diện phong trào VVNVVĐ-ÂC ở Paris, và Trương Quang Tuấn
(Toulouse) đã là những hạt nhân chính tích cực trong các nhóm phát triển VVNVVĐ
ngay từ cuối thập niên 70.
Tiếp theo dưới đây là một số địa phương trên đất Pháp đang có sự hiện diện
của VVN-VVĐ :
Vùng Aquitaine (Bordeaux) :
Aquitaine Club 01 với 3 trung tâm:
- 40,Avenue Louis Didier, LIBOURNE
- MAIRIEDE LIBOURNE, 42 Place ABEL SURCHAMP
- QUERRE LOISEAU, FRONSAC
Aquitaine Club 02 với 2 trung tâm
- 1 rue des Ormeaux, GRADIGNAN
- Rue Stéhélin, Av de Lattre de Tassigny, BORDEAUX/CAUDERAN
Aquitaine : Club 03 với 2 trung tâm
- 9 rue St URBAIN, PUGNAC
- 2 rue du Docteur BOUTIN, BLAYE
Aquitaine Club 04 với 3 trung tâm
- 59 rue de RAMBAUD, LEOGNAN
-16 rue du BARRICOT, CANEJAN
-16 Chemin de la PALOMBIERE, CANEJAN
Aquitaine Club 05 với 3 trung tâm
- 8 Allée Montesquieu, MERIGNAC CEDEX
- Av du Colonel JACQUI, PESSAC
- COSEC DU SAIGE, PESSAC
Aquitaine Club 06 với 2 trung tâm
- 25, Av Kleber Marsaud, BRAUD et Saint Louis
- Gymnase Municipal, Le Bourg, BRAUD Saint Louis
Aquitaine Club 07 với 2 trung tâm
- 79, Cours Victor HUGO, BORDEAUX
- 14 Place Sainte EULALIE, BORDEAUX
Aquitaine Club 08 với 2 trung tâm
- 3 rue du HAMEAU de BEL AIR, 33850 LEOGNAN
- ASCEA CESTA, BP 2, 33114 LE BARP
Aquitaine : Club 09 với 3 trung tâm
- 555 rue des AYRES E12, 33000 BORDEAUX
- GYMNASE CHAUFFOUR, 15 rue Chauffour, 33000 BORDEAUX
- 79 rue du Loup, 33000 BORDEAUX
Aquitaine : Club 10 với 3 trung tâm
- 11 résidence Pont de Martin, 33770 SALLES
- 1 Chemin de LANQUETTE, 33770 SALLES
- ART MARTIAUX val de L'EYRE, Section VOVINAM VVD, 33770
SALLES
Aquitaine Club 11 với 1 trung tâm
- 6 Chemin Charlemagne, 33230 GUITRES
Vùng Bassa Normandie (Caen) :
- 17 Ave Croix-Guérin, 14000 Caen (HLV Gregori Marie, Guerrib Amar)
Vùng Champagne-Ardennes (Reims) :
Champagne-Ardennes Club 01 với 3 trung tâm :
- 11 Av du Président Kenndy, 51100 REIMS
- 2 rue Francois LEGROS, 51110 REIMS
- 4 Allée des Bourguignons, 51100 REIMS
Champagne-Ardennes : Club 02 với 1 trung tâm :
- Salle polyvalente Isles Sur SUIPPE, 51110 ISLES SUR SUIPPE
Champagne-Ardennes : Club 03 với 2 trung tâm :
- Gymnase Jean BOUCTON, Rue de Bertheny, 51420 WITRY LES
REIMS
- Centre VVN VVD du Canton de Bourgogne, 26 rue Edouard
ESTIEZ, 51420 WITRY LES REIMS
Vùng ILE de FRANCE (Paris) :
ILE de FRANCE Club 01 với 2 trung tâm :
- Stade LEO LA GRANGE, 68 rue Poniatovsky, 75012 PARIS
- ASS Charenton 2 VOVINAM VIET VO DAO, 14 rue GANDON,
75013 PARIS
ILE de FRANCE : Club 02 với 4 trung tâm :
- 1 Place de la liberation, 91590 LA FERTE ALAIS
- rue Georges SAND, 91 PALAISEAU
- Stade Léo LA GRANGE, 68 Bd Poniatovsky
- 4 rue Auguste CHAPUIS, 75020 PARIS
ILE de FRANCE : Club 03 với 3 trung tâm :
- Salle de sport collège MONTHEDY, rue MONTHEDY, 77340
PONTAULT COMBAULT
- Gymnase DUBUS, 77340 PONTAULT COMBAULT
- U.M.S.P.C section VOVINAM VIET VO DAO, 40 rue de L'orme au
Charon, 77430 PONTAULT COMBAULT
ILE de FRANCE : Club 04 với 2 trung tâm :
- Gymnase des Sapins, 3 rue de la PEROUSE, 77680 ROISSY EN
BRIE
- U S R VOVINAM VIET VO DAO, 3 Av Maurice de VLAMINCK Pav
25, 77680 ROISSY EN BRIE
ILE de FRANCE : Club 05 với 2 trung tâm :
- MJC parc de l'hotel de ville, 91120 PALAISEAU
- Gymnase I M P R O, 37 rue Jacques DUCLOS, 91120 PALAISEAU
ILE de FRANCE : Club 06 với 1 trung tâm :
- Salle des fêtes de Boutigny, Rue de Boutigny, 91160
LONGJUMEAU
- AS SAUX LES CHARTREUX , SECTION VVD 36 Rue de la Grille au Roi
91160 LONGJUMEAU
ILE de FRANCE : Club 07 với 2 trung tâm :
- GYMNASE CHARLES RIGOULOT, Rue Leontine Sohier Stade de
Longjumeau, 91160 LONGJUMEAU
- AECAM VVD LONGJUMEAU, Chez M Serge CROZON-CAZIN, 22
Residence Bel Air, 91160 LONGJUMEAU
ILE de FRANCE : Club 08 với 2 trung tâm :
- Gymnase J.J ROUSSEAUX, Allée des Pervenches, 91390
MORSANG/ORGE
- Section Vovinam VVD MORSANG Sport, 2 Square Louise Michel,
91390 MORSANG/ORGE
ILE de FRANCE : Club 09 với 1 trung tâm :
- Gymnase des singes vert Boutigny, Mairie de Boutigny, 91820
Boutigny/Essonne
ILE de FRANCE : Club 10 với các trung tâm :
- Complexe Sportif des Roches, Rue du Stade, 91720 MAISSE
- 6 Rue de La Fontaine, 91720 BUNO BONNEVAUX
ILE de FRANCE : Club 11 với các trung tâm :
- Gymnase VICTOR HUGO, 34 Bd de la Republique, 93270 SEVRAN
- Gymnase Gaston BUSSIERE, 34 Av Gabriel PERI, 93370 SEVRAN
ILE de FRANCE : Club 12 với các trung tâm :
- Stade des Minimes, 64 Av des Minimes, 94100 SAINT MANDE
- Les amis du VIETVODAO, 15 Av RABELAIS, 94120
FONTENAY/BOIS
ILE de FRANCE : Club 13 với các trung tâm :
- DOJO Marc de Pierre, 7 Square des Champs FRETAUTS, 91120
Palaiseau
- Gymnase LEO LAGRANGE, Faculte d'ORSAY, 91440 BURE/YVETTE
ILE de FRANCE : Club 14 với 2 trung tâm :
- Stade des MINIMES, 2 Av GAMBETTA, 94161 SAINT MANDE
- LA SAINT MANDEENNE, 2 Av GAMBETTA, 94160 St MANDE
ILE de FRANCE : Club 15 với 3 trung tâm :
- DOJO les Daunettes BALLAINVILLIERS, Chemin d'AURETTE,
91160 BALLAINVILLIERS
- Gymnase BALLAINVILLIERS, 7 chemin de la GUY, 91160
BALLAINVILLIERS
- AS.SPORT.BALLAINVILLIERS section VVD, 91160
BALLAINVILLIERS
ILE de FRANCE : Club 16 với 2 trung tâm :
- DOJO DE MORSANG, 91390 MORSANG/ORGE
- Ecole de VVD, 3 rue MOZARD, 91700 SAINTE GENEVIEVE DES
BOIS
ILE de FRANCE : Club 17 với 2 trung tâm :
- Salle SALVADOR ALLENDE, Av Charles GARCIA, 94120
FONTENAY/BOIS
- USF AMV ecole V VVD, 22 Place Georges POMPIDOU, 93160
NOISY LE GRAND
ILE de FRANCE : Club 18 với 2 trung tâm :
- Gymnase Jacques ANQUETIL, 77184 EMERAIVILLE
- AS EMERAINVILLE VVD,38 rue du Lapin Vert, 77184
EMERAINVILLE
ILE de FRANCE : Club 19 với 2 trung tâm :
- Gymnase Paul Valéry, 38 bd Soult 75012 Paris (salle de judo)
- DOẠ Vovinam Viet Vo Dao, 10, rue Jules Lemaỵtre 75012 Paris
Vùng Limousin (Limoges) : (vs Hà Kim Chung)
Limousin : Club 01 với 2 trung tâm :
- Gymnase du haut BEAUBREUIL, 84 Rue RHIN ET DANUBE, 87280
LIMOGES
- Gymnase du petit BEAUBREUIL, 2 rue du Cateau d'eau. 87280
LIMOGES
Limousin : Club 02 với 1 trung tâm :
- Dojo Espace Buchilien
Limousin : Club 03 với các trung tâm :
- Dojo Gendarmerie des Tuillères
Limousin : Club 04 với 1 trung tâm :
- Dojo municipal
Vùng Midi - Pyrenées (Toulouse) : với 1 trung tâm :
- 17, Rue QUERTHINEUX, 31140 LAUNAGUET (vs Trương Quang Tuấn)
Vùng Poitou-Charentes (Poitiers) với 1 trung tâm :
- Salle des fêtes de Beurlay , 13 rue Perrière , 17 250 BEURLAY
Vùng Rhône - Alpes (Lyon) (vs Nguyễn Thế Trường, BLOUME Daniel, Somon
Miclael)
Rhône - Alpes : Club 01 với 1 trung tâm :
- 125 rue Tronchet - Lycée du Parc, 69006 LYON
Rhône - Alpes : Club 02 với 1 trung tâm :
- MJC - 19 Bourchamin - 69390 MILLERY
Vùng Provence Côte d’Azur
- 12 rue de la Verrerie, 13100 Aix en Provence.
Vùng Bussy Saint Georges, do HLV Hứa Trung Dũng điều hành và phát triển.
Sau hết tại Pháp Quốc, phải kể đến võ sư Trang Phước Đức, môn đệ của
VS Nguyễn Văn Nhàn, người khởi xướng Đại Phong trào Việt Võ Đạo Âu Châu hồi
đầu thập niên 1980, đã tích cực yểm trợ, thành lập những Trung Tâm Huấn
Luyện VVN-VVĐ sau đây :
Club Garges-Les Gonesse: với 1 trung tâm :
- Gymnase Allende Néruda, 4, allée Jules Ferry, 95140 Garges-les-
Gonesse ( Các VS, HLV Trang Phước Đức, DOLL Nicolas, Huỳnh Hùng Thu,
Bruno BARROS, Yann CITTEE, Anthony SIAMPIRINGUE, Joséph ROZENCWAJG,
Voravanh THANANE Yasser MALEK và trợ huấn Foued BOULAHIA)
Club de Goussainville với 2 trung tâm :
- Gymnase Pierre de COURBERTIN , Goussainville
- Gymnase MATHERON : 95190 Goussainville
(HLV CHAU Minh Nhut, HOANG Hiep Joséph, Trợ huấn : HOANG Minh. )
Gymnase Ladoumègues với 1 trung tâm :
- Route de Trappes, 78180 Montigny-Le-Bretonneux
Gymnase Roger Rivière với 3 trung tâm :
- Gymnase Jules Ladoumègue
- Gymnase Marcel Guillon
- Gymnase Roger Rivière
gồm các VS, HLV : Nicolas DOLL, Moncef CHAOUCH, Lam NGUYEN Duong , Vu
MAI Quoc Nguyen, Hubert CHEVERRY, Brice FLEURI, Sébastien PICARD, Julien
REMY, Eric BLANDET và Maxime SEVAUX
Club de Laillé với 2 trung tâm :
- Salle de Motricite
- Salle Omnisport, 35890 Laillé (Bretagne), (VS Gilles LE MERRER).
Vân vân . . .
Vovinam Việt Võ Đạo Vương Quốc Bỉ
Trung Tâm Huấn Luyện VVN-VVĐ Hưng Đạo, Salle Bulle tại Place St Gertrude,
Blegny, Vương Quốc Bỉ, được thành lập đầu tiên năm 1984 do sự yểm trợ tích
cực của võ sư Nguyễn Văn Nhàn từ Tây Đức, năm 1990, HLV Võ Tân Tiến, sau
đó thi đậu võ sư, kế thừa Võ Đạo Trường Hưng Đạo, đồng thời điều hành và
phát triển VVN-VVĐ rộng lớn thêm lên, khai mở nhiều TTHL mới như các Võ Đạo
Trường Quang Trung và Võ Đạo Trường Lạc Long Quân với hàng trăm môn sinh
là thanh thiếu niên người Việt và người bản xứ theo tập. Võ sư Võ Tân Tiến hiện
nay vẫn tiếp tục đào tạo được một ê-kip VS, HLV hùng hậu đáp ứng cho nhu câu
phát triển mới như các võ sư và huấn luyện viên sau đây : Patricia Bertrand , Võ
Tiến Xuân, Lê Tấn Minh, Philippe Knuts, Pierre Trương, Jancsi Kerszetrs, Benoit
Ahn , Lê Hữu Thao, Lâm Tấn Quan, Davy Kouakou, Trương Huệ Mẫn, Nguyễn
Hoàng Việt, Đinh Quang Nam, v.v. . .
Mới đây, vs Võ Tân Tiến thành lập 2 trung tâm nữa: Võ Đạo Trường Trưng
Vương tại vùng Glons (VSTH Võ Tiến Xuân), và Võ Đạo Trường Phu Dong tại
Oupeye
Tại Bruxelles, vs Huỳnh Hữu Quý thành lập Trung Tâm Huấn Luyện VVN-VVĐ tại
Avenue Roi du Chevalier. Wolowe saint Lambert , thủ đô Vương Quốc Bỉ, cùng
với các phụ tá là các huấn luyện viên Phùng Nguyên và Phùng Trọng Kiệt.
VOVINAM Viêt Võ Đạo cũng hiện diện tại một số địa phương khác trong Vương
Quốc Bỉ như :
- Club Vovinam Awans thành lập ngày 16/10/1994 tại Hall Omnisports
d'Awans, rue de l'Eglise 4340 Awans.bởi các HLV DEVOS Jerry và LAURIA Olivier.
35
- Club Vovinam De L’ULg thành lập năm 2002 bởi HLV HARDY Jean-
Marie.
- Club Vovinam Flémalle thành lập năm 2004 bởi HLV WILLEMS
Christopher .
- Club SD Sart Tilman
- Club Vovinam Liège tại Rue Julles Cralle với khách vãng lai là HLV Lê
Hữu Đại
Vân vân . . .
Vovinam Việt Võ Đạo tại Ý Đại Lợi
Đầu thập niên 80, tại quốc gia Ý Đại Lợi (Italy) đã có một số nhân sự phụ trách
luyện võ như HLV Nguyễn văn Việt (sinh viên du học) vùng Roma, HLV Bảo Lan
(sinh viên du học) vùng Padova, HLV Nguyễn Thiện Chính, (sinh viên du học)
quản lý huấn luyện vùng Torino
Tại Ý Đại Lợi, những cuộc tranh giải Việt Võ Đạo trên cấp Quốc Gia cũng đã
được tổ chức thường xuyên hàng năm , quy tụ hàng trăm VS,HLV và Môn Sinh
các cấp ở Châu Âu biểu diển võ thuật và thi đua tranh giải trước hàng ngàn khán
giả. Ví dụ như ngày 7 tháng 3 năm 1982 tại Roma, hay ngày 22 tháng 8 1987 tại
Padova, v..v. . .
Cũng phải kể ở vùng Verona, Italy , Vs Nguyễn Hữu Sang đã nắm vững tinh thần
xiển dương Phong Trào Việt Võ Đạo Âu Châu, mở rộng hoạt động tại địa phương
và các vùng phụ cận.
Ngoài những Trung Tâm Huấn Luyện tại Italy kể trên, dưới đây là một số võ
đường VVN-VVĐ đã được thành lập:
-Via Dei Bevilacqua, Verona (vs Stephano Finato),
- Via Indipendenza Buccinasco Milano (HLV Gorofalo Michele, Mastrulli
Marco),
- San Giovanni Lupatoto Verona (HLV Gianpiero Martarello),
- Via Bianedini Verona (HLV Valter Borghi),
- Colognola ai adli Verona (VSTH Roberta Pizzeghellia),
- Via alfieri Lissone Milano (HLV Camelo la Greca),
vân vân . . .
Vovinam Việt Võ Đạo tại Thụy Sĩ
Hội Đồng Võ Sư VVN-VVĐ Thụy Sĩ đã được thành lập từ những năm giữa của
thập kỷ 80 do một sinh viên du học, võ sư Hà Chí Thành, làm Chủ tịch, trụ sở tại
113 Champs-Blancs, CH-1279 Chavannes-de-Bogis, Suisse
Vs Hà Chí Thành đã thành lập những lớp võ cho thanh thiếu niên, đặc biệt là
thiếu niên ở Genève và ở La Côte, với một toán phụ tá như các HLV Phạm Công
Hoà, Phan Đình Tuy, Hà Xuân Thảo, Phạm Công Valérie, Nguyễn Quang Minh . .
.
Tại Genève:
- Vo Duong de Carouge: collège de Pinchat
- Vo Duong de St-Jean: CEC Nicolas Bouvier (HLV Phan Đình Tuy)
- Vo Duong du Petit-Saconnex: Salle de gym du collège Rousseau
- Vo Duong du Petit-Lancy: collège de Saussure , Salle de gym 2,
Vieux chemin d'Onex 9
- Vo Duong de l'Ecole des Franchises, quartier des Charmilles
- Vo Duong du Petit-Lancy: CO des Grandes-Communes , Salle de
gym C, 20 chemin Gérald-de-Ternier
- Vo Duong de BNP Paribas (dành cho nhân viên BNP Paribas), Lancy,
(HLV Phạm Công Hoà)
- Vo Duong de l'École "La Salésienne" à Veyrier, (vs Hà Chí Thành).
La Côte
- Vo Duong de Gingins: Salle de Gymnastique, vers la Poste (vs Hà Chí
Thành).
Vo Duong de Coppet: Salle du collège de Terre Sainte, Route du Jura (vs Hà
Chí Thành).
- Vo Duong de Chavannes-de-Bogis: Salle communale et de
gymnastique (vs Hà Chí Thành).
- Vo Duong d'Aubonne: Salle de rythmique du Centre sportif de Chêne
(vs Hà Chí Thành).
Ở Genève còn có lớp VVN-VVĐ của vs Tân Rousset .
Thêm vào đó, vs Trần Thái Quý đã đại diện Phong Trào Việt Võ Đạo Châu Âu do
vs Nguyễn Văn Nhàn phát động tại Basel.
Ngoài các võ đường ở Channes de Bogis (vs Hà Chí Thanh) và võ đường ở
Thannerstrasse, Basel (vs Trần Thái Quý), mới đây VVN-VVĐ đã phát triển thêm
ở một số nơi thuộc quốc gia Thụy Sĩ do một số VS HLV giảng dậy như :
- ở rue des Peplier, Genève (VSTH Rodolphe Bodmer),
- ở Arnold-Guyot, Neuchâtel (VSTH Võ Tuấn Hùng),
- ở Rothbergstrasse, Muttenz (VSTH Đặng Thanh Phong),
- ở Emil Frey Strasse, Munchenstein (HLV Triệu Văn Vân),
- ở Bale (HLV Nguyễn Văn Yên).
VOVINAM-Việt Võ Đạo Tây Ban Nha
Tháng 9-1996, HLV Patrick Levet trong nhóm VVĐQT ở Pháp sang Việt Nam tập
huấn thêm VOVINAM Việt Võ Đạo . Sau đó anh trở về Canarias Tây Ban Nha mở
võ đường và phát triển VOVINAM tại đây. Ngày 10-2-1997, Patrick Level đã
thành lập Hội VVN-VVĐ địa phương do anh làm Chủ Tịch và HLV Sergio Mora
Hernandez làm Tổng Thư Ký, đặt trụ sở tại Canarias.
Hiện nay, ngoài Trung Tâm HL VVN-VVĐ Canarias do VSTH Pedro Ángel
González điều hành và phát triển, còn có thêm một Trung tâm nữa tại Puerti de
la Cruz, Tenerife, Tây Ban Nha do VSTH Miguel Ángel Díaz Luis thành lập và phát
triển.
Vovinam Việt Võ Đạo Anh Quốc
Tại thủ đô Luân Đôn Anh Quốc, HLV Kato Grant đã có lớp huấn luyện VOVINAM
Việt Võ Đạo ở số 67a Woodstock road, Finsbury park, London, N43EU, đào tạo
huấn luyện viên cung ứng cho phong trào VVN-VVĐ Anh Quốc
Vovinam Việt Võ Đạo Bồ Đào Nha
Đại Hội Võ Sư VOVINAM Việt Võ Đạo Châu Âu năm 1990 chỉ định HLV Trần Hửu
Hà, trách nhiệm lảnh đạo phát triển VVN-VVD tại thủ đô Quốc Gia Bồ Đào Nha.
VOVINAM-Việt Võ Đạo Đan Mạch
Phong trào VVN-VVĐ Đan Mạch do HLV Trần Ngọc Thanh điều hành và phát
triển.
VOVINAM-Việt Võ Đạo Hòa Lan
Từ những năm cuối thập niên 80, vs Nguyễn Văn Nhàn đã chỉ định vs Nguyễn
Trung Cang điều hành Trung tâm Huấn luyện VVN-VVĐ tại Hertogenbosch - Hòa
Lan (Netherlands).
VOVINAM-Việt Võ Đạo Iceland
Băng đảo Iceland ở phía tây bắc Anh quốc, nằm giữa Biển Xanh (Greenland Sea)
và bắc Đại Tây Dương, diện tích 103 ngàn cây số vuông với nhân số trên dưới
300 ngàn người. Băng đảo Iceland cũng có sự hiện diện của VVN-VVĐ do huấn
luyên viên Cristian Bors giảng dậy.
VOVINAM-Việt Võ Đạo Lỗ Ma Ni
Tại thành phố Iasi, phía đông bắc của một quốc gia thuộc Đông Âu, Lỗ Ma Ni
(Romania), VOVINAM Việt Võ Đạo cũng đã có mặt sau 10 năm Romania tách
khỏi khối Cộng sản. Một lớp Huấn luyện VVN-VVĐ tại Ihtus Training Center, Iasi,
đã được điều hành và phát triễn luyện võ cho thanh thiếu niên Romania bởi HLV
Florin Macovei .
VOVINAM-Việt Võ Đạo Ba Lan
Lớp võ VVN-VVĐ tại Marszałkowska thủ đô Warszawa của Ba Lan (Poland)
vs Ryszard Jozwiak điều hành và phát triển.
VVN-VVĐ Cộng Hòa Liên Bang Nga
-VVN-VVĐ vùng Krasnodar Krai
Tại vùng Krasnodar Krai , miền đất đen rất phì nhiêu tây nam Cộng Hòa Liên
Bang Nga, gần Hắc Hải (Black Sea) và Caspian Basin, một Trung tâm VVN-VVĐ
đã có mặt ở Belorechensk và do vs Oleg Petrakovets huấn luyện.
Hội đồng Điều hành vùng Krasnodar Krai có các nhân sự sau :
Chủ tịch :Oleg Petrakovets
Thư ký : Sergey Gordeev
Thủ quỹ : Elena Petrakovets
VVN-VVĐ vùng Kalmyki
Cộng hòa Kalmykia là tiểu bang thuộc Cộng Hòa Liên Bang Nga nằm giữa hai
sông Volga và sông Don, miền đông nam Au châu. Những năm gần đây VVNVVĐ
đã hiện diên tại Kalmykia với một Hội đồng Điều hành gồm :
Giám Đốc Kỹ thuật : Bambyshev Vasily
Chủ tịch : : Gungeev Valery
Phó Chủ tịch : Mandjiev Vladimir
Thủ quỹ : Cherenova Delyash
VOVINAM-Việt Võ Đạo Uzbekistan
Cộng hòa Uzbekistan, phía bắc của Afghanistan, là một quốc gia bị Nga thôn tính
cuối thế kỷ 19 rồi sát nhập vào Liên Bang Xô Viết. Sau năm 1991 Uzbekistan
được độc lập .
Trong những năm gần đây một Trung tâm Huấn luyện VVN-VVĐ đã được thành
lập ở Samarkand , thủ phủ của Tamerlane thuộc Uzbekistan bởi HLV Seitmemet
Mujdabaev.
VOVINAM-Việt Võ Đạo Belarus
Belarus, bắc giáp Latvia và Luthuania , đông giáp Nga, tây giáp Ba Lan và nam
giáp Ukraine, là một quôc gia bi Liên Bang Xô Viết thôn tính và được độc lập
năm 1991.
Cũng năm 1991 tại thành phố Minsk, thủ đô của Belarus, HLV Nguyễn Anh Dũng
đã thành lập võ đường VVN-VVĐ , đào tạo huấn luyện viên cung ứng cho nhu
cầu phát triển tại các quốc gia thuộc Liên Bang Xô Viết và khối Cộng sản Đông
Âu cũ.
VOVINAM-Việt Võ Đạo Ukraine
Cộng hòa Ukraine là một Quốc gia độc lập ở Đông Âu, năm 1921 bị sát nhập vào
Liên Bang Xô Viết. Sau khi khối Cộng sản tan vỡ, Ukraine được độc lập năm
1991, và cũng năm 1991 HLV Trương Quang An đã khai mở Trung Tâm Huân
Luyện VVN-VVĐ tại thành phố Kiev, thủ đô của quốc gia này.
VOVINAM-Việt Võ Đạo Iran
Một Trung Tâm Huân Luyện VVN-VVĐ tại quốc gia Iran đã được khai giảng ở Trụ
sở số 9, Maryam 11 Allay 2nd Faz of Andisheh Town Tehran Iran.
Ban Điều hành Hiệp Hội VVN-VVĐ IRAN gồm:
Chủ tịch : Javad Amini
Phó Chủ tịch : Maryam Ebrahimi
Thư ky : Abulfazl Sadeghi
Thủ quỹ : Mohammad Ghasem Amini
Các Ủy viên :
Javad Amini (Kỹ thuật)
Habib Ghorbanpur (Nghiên cứu)
Mohammad Haghdust (Nhân sự)
Bác sĩ Ghasem Fathi (Y tế)
Ebrahim Heydari (Tổ chức)
Ali Salari (Kế hoạch)
Hojat Qezelbash (Kỷ luật)
Mojtaba Tabar (Huấn luyện)
VOVINAM-Việt Võ Đạo Pakistan
Những năm gần đây VVN-VVĐ cũng có mặt tại số H#3 Haveli Zaildaran Munir
Shaheed Road, Ichhra, Lahore, quốc gia Pakistan, do HLV Zahid Masood Khan
điều hành và tổ chức.
VOVINAM Việt Võ Đạo Phi Châu
So với các châu lục khác, phong trào VVN-VVĐ Phi châu phát triển muộn màng
nhất.
Đại hội VOVINAM Việt Võ Đạo thế giới tổ chức từ ngày 30- 6 đến hết ngày 1-7
năm 1990 tại Thủ Đô Tinh Thần Người Việt Tỵ Nạn Little Saigon Nam California
Hoa Kỳ, gồm các võ sư, huấn luyện viên và đại diện trên khắp thế giới , trừ Việt
Nam, về họp, đã biểu quyết bầu HLV Nguyễn Ngọc Mỹ đang sinh hoạt tại quốc
gia Bờ Biển Ngà (Ivory Coast, Côte d´Ivoire) làm Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ VVNVVĐ
Phi Châu và sau đó HLV Ben Ali được chỉ định trách nhiệm lãnh đạo phát
triển tại Quốc Gia Maroc.
.
Những năm sau đó, võ đường VVN-VVĐ đã có mặt tại một số địa điểm khác ở
Phi châu cũng như nhân sự phụ trách ở các quốc gia này :
- Annasr Batna thuộc quốc gia Algeria (vs Berghout Salah),
- Burkina Faso (tên cũ là Upper Volta) (vs Arouna Savadogo)
- Bờ Biển Ngà (Ivory Coast-Côte d’Ivoire) (Các VS HVL: Djaniklo Kouami
Ali, Comoe Edanov Clément, Gueu Gon Emile, Mimi Serge Guillaume)
- Ma-Rốc (Morocco) (vs Abillat Hassan)
- Senegal.
- VVN-VVĐ tại Đảo Réunion (Reunion Island)
Đảo Réunion ở nam Phi châu trong Ấn Độ Dương, phía đông của đảo
Madagascar . Đảo Réunion là thuộc địa cũ của Pháp, diện tich khoảng 2517 cây
số vuông, dân số ước lượng trên dưới 800 ngàn. Người Việt đã có mặt sinh sống
tại đảo này từ cuối thế kỷ 19. trong đó có nhiều hậu duệ của một số vua quan
triều đình Nguyễn. Mãi cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, VOVINAM Việt Võ Đạo ,
môn võ của dân tộc Việt Nam, mới có mặt tại đảo Réunion, hòn đảo lịch sử
nhiều máu và nước mắt con dân Việt, và hiện do các VSTH, HLV Patricia Klein,
Bertrand Grolleau, René Dijoux, . . . điều hành và phát triển tại hai Trung Tâm :
-Dojo de St Leu, école du plateau( giũa đường Piton St Leu và les
Avirons)
-Salle polyvalente de St François
Tiện đây, cũng xin nhắc lại lai-lịch sư-môn của các võ sư, huấn luyện viên khai
phá VVN-VVĐ đầu tiên tại hòn đảo lịch sử Reunion Island :
- võ sư Patricia Klein nhập môn VOVINAM Việt Võ Đạo từ 1978 tại
Toulouse Pháp Quốc và là môn đệ của võ sư Trương Quang Tuấn.
- Huấn luyện viên Trung đẳng cấp 2 Bertrand Grolleau là môn đệ của võ
sư Nguyễn Điện, nguyên Quản đốc Trung Tâm Huấn luyện VOVINAM Việt Võ
Đạo Vũng Tàu trước 1975, tại Bordeaux Pháp Quốc và
- Huấn luyện viên René Dijoux là môn đệ của một võ sư Việt Nam đầy
nhiệt huyết và khí phách mang hai dòng máu Việt-Indonesia, vs Sudorruslan, tại
Paris.
Tháng 2/ 2004 VVN-VVĐ đảo Réunion đã tổ chức một học hội tại Bélouve thu
hút đông đảo thanh thiếu niên tham dự.
Ngày nay, các môn sinh VVN-VVĐ tại mỗi quốc gia Phi châu đều thành lập những
liên đoàn , những club riêng, những ban điều hành để tự phát triển và tổ chức
những cuộc tranh giải võ thuật địa phương, quốc gia hay thế giới..
VVN-VVĐ Úc châu Thái Bình Dương
VOVINAM Việt Võ Đạo Tân Tây Lan
Một Trung Tâm Huấn Luyện VVN-VVĐ đã dược khai giảng tại số 54 Lincoln Rd,
Henderson, Auckland quốc gia Tân Tây Lan (New Zealand) do huấn luyện viên
Trần Quang Lộc điều hành và phát triển, đã quy tụ đông đảo võ sinh theo tập
gồm cả thanh thiếu niên Việt tỵ nạn và thanh thiếu niên bản xứ. Đây là vùng có
mặt của phong trào VVN-VVĐ Hải ngoại tại miền South Pacific Ocean cực nam
bán cầu
VOVINAM Việt Võ Đạo Úc châu
Người đặt viên gạch đầu trong việc thành lập những lớp VVN-VVĐ sớm nhất tại
Úc Đại Lợi là Huấn luyện viên Trung đẳng cấp 3 Diệp Khôi, năm 1981, tổ chức
ngay trong khuôn viên một số chùa Phật Giáo thuộc tiểu bang Victoria, giáo dục
văn hóa, xã hội và võ thuật võ đạo cho đông đảo thanh thiếu niên, các con em
của người Việt tỵ nạn trong các đoàn thể Gia Đình Phật Tử địa phương, nhất là
tại chùa Quang Minh, số 18 Burke street thành phố Braybrook, Victoria. Những
năm gần đây VVN-VVĐ địa phương có thêm một số võ sư, huấn luyện viên tiếp
tay phát triển như Hoàng Phú Quốc, Huỳnh Ngọc An, Quan Tuấn Kiệt, Lý Văn
Ngôn, Đào Nguyên Quân, Trần Việt Kha, Huỳnh Kim, Nguyễn Nam, Hoàng Tâm,
Minh Tiến, . . .
Bắt đầu từ những năm giữa thập niên 80 trở đi, VVN-VVĐ đã bùng phát nhiều
nơi tại Úc châu bởi các võ sư, huấn luyện viên đã có đời sống ổn định tại địa
phương, nhất là bởi rất nhiều võ sư, huấn luyện viên trong những đoàn Boat
People vượt biên “đặc biệt” ào ạt định cư tại Úc, năm 1984, trong đó có cả các
võ sư tiền đạo chủ lực như Lê Công Danh, Nguyễn Văn Thông, Trần Huy Quyền,
. . . Nhiều Trung Tâm Huấn Luyện VVN-VVĐ được thành lập ở Sidney, ở
Canbera, ở Melbourne, và ở các vùng , các thành phố phụ cận. Một số trung tâm
lớn, chính, được các môn sinh VVN-VVĐ dựng Bàn Thờ Quốc Tổ Hùng Vương
ngay tại chỗ trang trọng nhất trong võ đạo đường. Hàng năm cứ vào khoảng
tháng ba âm lịch, con dân Việt ly hương trong cộng đồng người Việt , không
phân biệt tôn giáo, quanh vùng, lại về đây, chiêm bái , tế lễ ngày giỗ Tổ Hùng
Vương do môn sinh VVN-VVĐ tổ chức, cùng nhau nhớ về cội nguồn.
Dưới đây là một số trung tâm điển hình đã dược thành lập ở các tiểu bang lớn
như New South Wales , Victoria, South Australia và ở New Caledonia:
1/ Tại tiểu bang New South Wales :
Năm 1985 võ sư Lê Công Danh thành lập Trung tâm Huấn Luyện VVN-VVĐ tại
thành phố Sydney thuộc tiểu bang New South Wales, phụ tá cho võ sư Lê Công
Danh là các huấn luyện viên Trần Quang Sơn, Lê Quang Quới, v.v. . .
2/ Tại tiểu bang Victoria
Song song đó, tại thành phố Melbourne và các vùng phụ cận, các thành phố
thuộc tiểu bang Victoria, ngoài chùa Quang Minh, Braybrook, Victoria, đã có từ
trước, VVN-VVĐ còn có các trung tâm được thành lập vào những thời điểm khác
nhau sau 1985 :
- TT Vovinam Springvale đặt tại số 38 Windsor Ave, Springvale, Vic.
Do võ sư Trần Huy Quyền thành lập và điều hành.
- TT Vovinam Preston Center, ở Tyler & Ash St,, Vic.(vs Quan Tuấn
Kiệt).
- TT Vovinam Richmond Center đặt tại Hođle St. & Victoria Pde. (St.
Johns Catholic Church, Crn. Hođle St. & Vic.) do vs Huỳnh Ngọc Ẩn giảng dâ.y.
- TT Vovinam Kensington Center số 1 Altona st, Kensington, Vic do
HLV Nguyen Le Huy, Robert & Paul đìeu hành.
- TT Vovinam . Lalor Center ở St. Luke Primaty School số 1A David st.
- TT Vovinam St. Albans East Center Scout Hall, Percey st, Vic, (vs Lý
Văn Ngôn).
- TT Vovinam St. Albans West Center đặt tại Brimbank College,
Moffat St, Alban, Vic, (vs Đào Nguyên Quân).
- TT Vovinam Braybrook Center tại YCW Sunshine Sport CentreRec
West, Lily St., Braybrook, Vic., (vs Trần Kha, Lý Văn Ngôn).
- TT Vovinam Springvale Center ở Community Hall số 1 Osborne Ave.
(vs Lê Quang Trung).
- TT Vovinam Reservoir Center, sô 23 Reservoir Civic Centre , - TT
Edwards St. (vs Nguyễn Hữu Hùng).
- TT Vovinam Bourke, 18 Bourke st, Braybrook VIC
- TT Vovinam Labor Centert, St Luke Primary School, 1A David st (vs
Nguyễn Hữu Hùng)
- TT Vovinam Rchmond Center , Crn : Punt Rd & Victoria Pde,
Richmond (HLV Huynh Ngoc An)
- TT Vovinam North Rchmond Center 1/160 Elizabeth st, N.
Richmond (HLV Le Quang Trung)
3/ Tại tiểu bang South Australia
Năm 1987-1988, với sự yểm trợ tích cực của các võ sư Lê Công Danh, Nguyễn
Văn Thông, Trần Huy Quyền và một số HLV thuộc Melbourne, một Trung Tâm
Huấn Luyện VVN-VVĐ đã được thành lập tại Adelaide tiểu bang Nam Úc.
Lúc đầu võ sư Đỗ Chánh Tâm được chỉ định làm Trung tâm trưởng, các Trung
tâm trưởng kế nhiệm là vs Phạm Thị Loan và vs Lê Thành Nhân kiêm nhiệm, trụ
sở đặt tại The Northern Woodville Youth Association Hall số 41 Kent st,
Mansfield, SA, với một giàn đông đảo VS, HLV giảng dậy như bác sĩ Nguyễn
Mạnh Việt, các võ sư trợ huấn Nguyễn Văn Hùng, Trần Đình Luyện, Hồ Quang
Thanh Sơn, Trần Thanh Quang, Vũ Đức Minh Đăng, Nguyễn Bá Tuấn, v. v. . . ,
Ngược thời gian về 2 năm trước, , ngày 14-9-1986, Đại Hội VOVINAM-VVÐ Úc
Châu đã long trọng diễn ra tại Trung Tâm Cộng Đồng Springvale, tiểu bang
Victoria với sự tham dự của hàng ngàn quan khách và đồng bào cùng với các võ
sư, HLV : Lê Công Danh, Trần Huy Quyền, Nguyễn Văn Thông, Diệp Khôi, Đỗ
Chánh Tâm, Lê Quang, . . . Đại hội đã đánh dấu sự phát triển và trưởng thành
của phong trào VVN-VVĐ tại châu đại dương.
4/ VVN-VVĐ tại Tân Đảo New Caledonia
Tân đảo New Caledonia hiện nay có dân số khoảng 200 ngàn người, là cựu
thuộc địa của Pháp nằm ở nam Thái Bình Dương, cách phía đông Úc châu 1500
cây số và phía bắc Tân Tây Lan 1700 cây số, diện tích khoảng 19 ngàn cây số
vuông và có vài đảo nhỏ xung quanh.
Năm 1993, với sự yểm trợ tích cực của các võ sư huấn luyện viên VVN-VVĐ Úc
châu, một Trung Tâm Huấn Luyện VVN-VVĐ đã được thành lập tại đảo chính
New Caledonia do hai huấn luyện viên Vincent Thân Trọng và Trần Thiện Vũ trực
tiếp điều hành và phát triển. Trung tâm Tân Đảo New Caledonia đã thu hút
nhiều võ sinh theo tập và là nơi sinh hoạt chính của cộng đồng người Việt tại
hòn đảo du lịch này.
Nhìn chung, sự phát triển VVN-VVĐ Úc châu Thái Bình Dương từ 1980 đến 2006
tại các thành phố lớn, nơi có đông người Việt định cư như Sydney, Melbourne,
Adelaide, . . . ngoài hàng ngàn môn sinh thuộc các cấp Tự Vệ Nhập Môn, cấp Sơ
Đẳng, còn có 14 võ sư thuộc hàng Cao đẳng và 50 võ sư trợ huấn và huấn luyện
viên các cấp .
Ngoài việc huấn luyện võ thuật, đào tạo các thế hệ thanh thiếu niên có “bàn tay
thép và trái tim từ ái” trong đường hướng Cách Mạng Tâm Thân, VVN-VVĐ đã
trở thành môn võ Việt khá phổ thông trong cộng đồng người Việt cũng như
người bản xứ tại Úc châu và nam Thái Bình Dương (New Zealand, New
Caledonia).
Ngay từ những năm đầu lưu vong, các môn sinh VOVINAM Việt Võ Đạo đã tích
cực yểm trợ cộng đồng tổ chức những Lễ hội truyền thống như Đại lễ Giỗ Quốc
tổ Hùng Vương, Tết Nguyên Đán , và các sinh hoạt công ích khác, ngoài ra còn
tham dự và biểu diễn võ thuật trong các Lễ Hội của các cộng đồng chính mạch
cũng như di dân và các công tác xã hội từ thiện công ích khác.
*
NGUYỄN THỊ THANH DƯƠNG * LITTLE SAIGON
Monday, June 28, 2010
LITTLE SÀIGÒN
Nguyễn Thị Thanh Dương
Phòng
locker của hãng cũng là phòng break, phòng này rộng, những chiếc ghế
dài kê giữa hai dãy locker toàn là người Việt Nam. Chỉ nghỉ có 15
phút mà sôi động đủ thứ chuyện vặt, về chồng con, hàng xóm và nói
xấu lẫn nhau.
Tôi đang ngồi say sưa hóng hớt chuyện nói xấu kẻ khác, thỉnh thoảng không quên đóng góp thêm mắm thêm muối vào vài câu cho thêm phần hấp dẫn thì có người khều vai:
- Ê , nhờ chút coi!
Chị Lộc xà đến, mặt nhăn nhó:
- Đau mình đau mẩy quá, cạo gió giùm tao để còn lấy sức vô làm tiếp.
Dù đang “bận” tham gia vào câu chuyện đang đến lúc dầu sôi lửa bỏng, tôi vẫn xăng xái:
- Có ngay, để em lấy đồ nghề.
Locker của tôi ngay cạnh đó, bên trong luôn có sẵn một giỏ đựng đủ thứ đồ nghề “cấp cứu”: mấy viên thuốc nhức đầu, thuốc giảm đau, và chai dầu gió. Dần dần bà con coi tôi như “bác sĩ gia đình” hồi nào không hay, ai có đau nhức gì đều hỏi xin thuốc hay nhờ cạo gió.
Công việc trong hãng khá vất vả nên đau tay, mỏi vai là chuyện mỗi ngày, tụi Mỹ đen, Mỹ trắng vào làm và nghỉ làm thường xuyên như đi chợ, vì chán, không chịu nổi, nhưng hầu như chẳng người Việt Nam nào có ý định bỏ việc cả, mà ngược lại, càng ngày càng đông, họ cần cù, chịu khó, biết người biết ta, để kiếm tiền, để cuộc sống ổn định. Cho nên cứ thấy hãng xưởng nào đông người Việt Nam thì biết ngay công việc nơi đó hoặc vất vả hoặc đồng lương rẻ mạt, họ đỡ phải cạnh tranh với dân bản xứ. Ai chán thì cứ đi, Việt Nam ta vẫn ở lại, với những người tiếng Anh tiếng u nửa vời cỡ như tôi, tài cán gì mà bon chen cho mệt.
Chị Lộc đã tốc áo lên, phơi cả tấm lưng ra, sẵn sàng cho tôi cạo gió.
Tôi bôi dầu một cách điệu nghệ và cạo tới đâu “gió” nổi lên tới đó, mấy bà ngồi bên xuýt xoa:
- Bà Lộc trúng gió rồi!
- Ráng chịu đau một chút là khoẻ liền.
Tôi đang “hành nghề” thì một cô Mỹ đi tới, nó ngồi tuốt đằng xa, chắc thấy bọn tôi chụm lại ồn ào nên tò mò đến xem và ngạc nhiên hỏi một tràng. Tôi đoán chừng và trả lời ngay bằng tiếng Anh ESL ba chớp ba nhoáng của mình:
- She is sick, me “cạo gió”, she no more sick.
Và tôi chỉ vào tấm lưng đỏ ửng của Lộc diễn giải thêm:
- This is “cạo gió”.
Thấy vẻ mặt cô Mỹ vẫn còn ngơ ngác, một chị tên Linh nói khá tiếng Anh bèn trình bày là Lộc bị cảm và tôi đang làm công việc gọi là cạo gió, sẽ làm cho Lộc thấy tốt hơn, thì cô Mỹ mới bỏ đi.Thì ra cô Mỹ tưởng tôi đang làm đau Lộc. Chắc cô Mỹ này mới vô làm, chứ những người Mỹ làm ở đây lâu, họ cũng rành chuyện người Việt Nam cạo gió cho nhau rồi.
Chị Linh quay ra nói với tôi:
- Tôi nghĩ rằng chúng ta nên cạo gió trong hãng kín đáo hơn một chút, tuy là thói quen của người Việt Nam, nhưng người Mỹ nhìn vào bằng cách khác, có vẻ như không tốt cho chúng ta, khi mà ở ngay nơi chốn công cộng đông người lại tốc áo hở lưng thế kia…
Tôi lẩm bẩm với vẻ bực mình:
- Quyền tự do dân chủ của mỗi người, tôi chỉ giúp đỡ người khác chứ có hại ai đâu.
Chị Linh bỏ đi, tôi tức điên cả ruột mà không làm gì được. Hôm nay là ngày gì mà xui thế? Lúc nãy ăn lunch xong, tôi đang rửa bát trong bồn rửa…tay, đã bị một bà Việt Nam phê bình rồi, bà ta bảo:
- Đây đâu phải chỗ nhà bếp của chị mà rửa bát với đũa?
Nói xong bà ta ngoe nguẩy bỏ đi, không thèm đứng lại cho tôi cãi cố lấy một câu.
Sao lại có người lắm chuyện đến thế? Tôi rửa bát trong hãng là để tiết kiệm thời gian, lát về nhà khỏi phải rửa, và nhân thể tiết kiệm nước. Thật sung sướng khi nước nóng, nước lạnh mở thoải mái để rửa bát, tráng bát năm lần bẩy lượt mà không lo đến cái bill nước như ở nhà mình, nhưng tôi xài nước trong hãng, hao tốn nước trong hãng chứ có hao tốn nước của nhà bà ấy đâu mà bà xót ruột, xía vào? Ai bảo “sĩ diện” không chịu bắt chước bọn tôi, rồi ghen tức lên? Mà nhiều người Việt Nam khác cũng làm thế, chứ có một mình tôi đâu? Các bà rửa bát, đũa, thìa, xong còn lấy một đống giấy napkin của hãng, lau khô từng món một trước khi cất vào giỏ.
Thỉnh thỏang có bà sơ xuất để sót lại vài hột cơm trong sink, là “ đám rửa bát” chúng tôi lại bị những người Việt Nam khác nhìn bằng ánh mắt nửa lên án, nửa trách móc, có người còn nói xa nói gần là làm mất thẩm mỹ nơi công cộng, làm họ xấu hổ lây vì cùng là người Việt Nam. Tôi không thèm chấp với những người nhỏ nhặt, ích kỷ đó, cứ để ý từng cử chỉ, hành động của đồng hương mà phê bình, lên mặt dạy đời.
Sang Mỹ được 3 năm, nơi nào có người Việt Nam đông là nơi ấy tôi thấy thoải mái quá chừng, thí dụ như đi chợ Việt Nam, bãi đậu xe hay trước cửa chợ lúc nào chả có rác và những mảnh báo cũ bay phất phơ trong gió đến là vui mắt, nên tôi cũng cho quyền mình được thoải mái xả rác theo, chứ không như những nơi công cộng của Mỹ, cái miếng giấy nhỏ xíu bọc miếng gum, tôi cũng phải ráng giữ trong tay cho đến khi tìm được thùng rác. Đi bác sĩ Mỹ cũng vậy, phải đúng hẹn, bác sĩ Việt Nam thì có hẹn cũng như không, ai đến ghi tên trước thì được gọi vào trước, vậy mà cũng bày đặt bắt người ta phải lấy hẹn. Hẹn một đằng làm một nẻo, hình như người Việt Nam mình quen với những chuyện bất bình thường từ đời kiếp nào rồi, nên chẳng ai buồn thắc mắc. Rút kinh nghiệm, tôi luôn đi sớm hơn giờ đã hẹn và qua mặt luôn mấy ông già bà cả đến đúng hẹn đang lù khù ngồi chờ đợi dài cả cổ. Mấy ông bà gìa đó có thẻ bảo hiểm miễn phí, nên chỉ hơi thấy mình mẩy đau nhức, hay sổ mũi nhức đầu là thoải mái lấy hẹn đi bác sĩ cho khỏi uổng phí cái thẻ mà xã hội ban cho, thuốc uống không hết thì để dành cho con cháu dùng ké hay gom lại gởi về Việt Nam làm qùa vô cùng qúy hóa.Tuy đợi, nhưng họ không để hoang phí thì gìơ, họ bắt chuyện để nói với nhau rổn rảng trong phòng đợi, ông ngồi ở một góc đầu phòng nói vọng tới bà đang ngồi tận cuối phòng, nên cả phòng đợi coi như đang hội họp, đề tài thường là than thở ốm đau, bệnh tật, về con cháu, về những kỷ niệm quê nhà ngày xưa. Dù bất cứ đề tài nào, bất kể tuổi tác, bất kể trình độ, tôi cũng hăng hái xía vào câu chuyện cho đến khi được gọi vào khám bệnh trước họ.
**** ******
Tôi lấy Vacation đi Calif.chơi một tuần theo lời mời của người chị họ.Vừa bước xuống phi trường John Wayne, tôi đã cảm nhận ngay bầu không khí trong lành, mát mẻ, những cây cọ, cây dừa dọc theo đường phố đã tạo nên một vẻ đẹp riêng của thành phố có biển.
Cuối tháng Mười, chanh, cam chín đầy cành, lấp ló sau những bức tường thấp hay qua hàng rào thưa làm cho tôi thích thú, và càng thích thú hơn khi được chị tôi dẫn đến khu “Little Sài Gòn” vào buổi sáng thứ Bảy.
Chúng tôi vào một cửa hàng food to go để mua chè và bánh trái, để tôi biết mùi quà Calif. như những tin đồn. Hàng chè đông nghẹt người, đang bu quanh quầy chè và chỉ chỏ những món cần mua, ai cũng muốn mua trước, ai cũng muốn mua nhanh, chẳng xếp hàng thứ tự gì cả, cứ chen lấn mạnh được yếu thua, kẻ bán, người mua ồn ào như ong vỡ tổ, làm như sau một đêm ngủ dậy điều quan trọng nhất trong cuộc đời họ là…ra chợ mua chè, hay như họ phải ăn vì chiều nay tận thế.
Chị tôi ngao ngán lắc đầu định đi ra, nhưng tôi hăng hái giữ chị lại:
- Để em. Hồi ở Việt Nam, em từng chen lấn, giành giựt mua vé xe đò, xe lửa nên quen cảnh này rồi.
Nói là làm ngay, tôi xông vào đám đông, cũng xô, cũng đẩy, cũng hò hét và chẳng mấy chốc đã xách ra được một túi những hộp chè và bánh , làm chị tôi, dân Calif. chánh gốc bấy lâu cũng phải ngẩn ngơ:
- Đi ăn mấy nhà hàng nổi tiếng vào ngày cuối tuần cũng đông như thế, nhưng còn xếp hàng thứ tự, còn cửa hàng này họ chen lấn ghê quá, thường thì chị đợi thưa người mới vào mua. Chẳng hiểu sao đi mua chè mua bánh mà họ cũng tranh giành, chẳng biết văn minh, lịch sự là gì cả. Nếu em để ý sẽ thấy mấy nhân viên của tiệm phải đứng cả vòng ngoài để canh chừng kẻ xấu thừa lúc đám đông ra tay ăn cắp vặt những món bánh trái bày la liệt trên quầy đấy. Những người này, có thể họ cũng biết xếp hàng chờ đợi ở chợ Mỹ, lịch sự lắm, nhưng đến chợ Việt Nam, lại …hiện nguyên hình người Việt Nam khi xưa còn ở quê nhà.
- Gặp đồng hương với nhau nên tha hồ thoải mái mà chị. Em cũng thế.
Buổi chiều hai chị em vào một chợ Việt Nam to lớn khang trang, mua đầy một xe chợ, nhãn tươi ở đây rẻ quá, chỉ có $1.99 một pound, vừa đẩy xe ra bãi đậu, tôi vừa ăn nhãn và thoải mái vứt vỏ và hột xuống đất, làm chị tôi dẫy nẩy lên:
- Kìa em, sao em lại xả rác ra đường thế?
Tôi ngạc nhiên:
- Chị xem, trước cửa chợ và bãi đậu xe của họ cũng toàn là rác, thì cần gì phải giữ gìn? Đã thế rác ở đây còn nhiều hơn chợ Việt Nam chỗ em, chắc tại càng đông người thì càng lắm rác, hay Việt Nam mình có truyền thống ở dơ hả chị?
Chị tôi có vẻ không hài lòng:
- Ai bảo em là người Việt Nam mình ở dơ? Vô trách nhiệm thì có. Của mình thì giữ gìn, của công thì mặc xác. Em thử để ý đến những ngôi nhà của người Việt Nam xem, họ chăm sóc sân vườn trước sau, sạch sẽ, đẹp đẽ, lịch sự biết bao, họ khoe đẹp, khoe sang của chính họ, vậy mà đến nơi công cộng thì chẳng thèm ý tứ gì cả.
- Nhưng mà thêm một tí rác của em vừa xả ra cũng chẳng làm trầm trọng thêm, đằng nào cũng dơ sẵn rồi. Tôi cố bào chữa cho mình nhẹ tội.
- Ai cũng nghĩ như em thì đường phố sẽ biến thành núi rác mất.
Chị tôi qua Mỹ đã lâu, chắc sống theo kiểu Mỹ quen rồi. Khi vừa lái xe tới một ngã tư, trong lúc đợi đèn xanh, tôi ngó quanh bốn phía chỉ toàn thấy “ đầu đen” Việt Nam ta, hiếm khi thấy người Mỹ trắng .Quả đúng như lời đồn, từ ngày người Việt Nam về đây mua nhà, mua đất, lập ra khu “Little Sài Gòn”, dần dần Mỹ trắng thấy bơ vơ, lạc lỏng, nên bán xới nhà cửa đi nơi khác hết.
Vào khu “Little Sài Gòn” đúng như tên gọi của nó, là một Sài Gòn thu nhỏ lại, sự sinh hoạt, mua bán, ăn chơi cứ như bên quê nhà thuở nào, khối bà, khối cô còn mặc đồ bộ đi chợ hay ra quán trong khu Phước Lộc Thọ ngồi vắt vẻo ăn tô mì, tô phở, vừa ăn vừa sụt sùi vì nước lèo nóng và ớt cay.
Chị tôi chỉ một bà đội nón lá đang đứng chờ xe bus ở phía xa:
- Khỏi cần đến gần chị cũng biết đó là một bà Việt Nam chính gốc, chắc bà mới đi Việt Nam chơi, mang về Mỹ cái nón lá. Cũng may là bây giờ không còn mấy bà gìa nhai trầu bỏm bẻm, thỉnh thỏang lại nhổ toẹt một bãi đỏ lòm xuống đất, làm tụi Mỹ hết hồn.
Được dịp gặp cô em mới qua Mỹ chưa bao lâu, nên chị tôi kể thêm vài kinh nghiệm sống trên xứ Mỹ cho tôi học hỏi:
- Nhiều người Việt Nam vô trách nhiệm từ chuyện nhỏ tới chuyện lớn, chị có một bà bạn cũng sống ở Calif. gia đình khá giả, nhưng lòng tham con người vẫn vô đáy, bà ấy chẳng bệnh tật gì cả, nhưng “hợp tác”với một bác sĩ vô lương tâm, giải phẫu nhỏ ở nách, để được chia 5,000 đồng, bác sĩ ăn bao nhiêu của hãng bảo hiểm không biết, nhưng chắc chắn không phải là ít. Sau đó hãng bảo hiểm sức khoẻ tại hãng của bà ta phải tăng giá đồng loạt mọi công nhân, chỉ vì bà đã làm tổn thất cho họ. Bà bạn chị đã ân hận, kể cho chị nghe như một lời thú tội cho nhẹ lòng. Dĩ nhiên dân tộc nào cũng có kẻ tốt người xấu, nhưng người Mỹ thường thì vẫn thẳng thắn và trung thực, không biết những mánh lới, láu cá vặt như một số nhỏ người mình.
Tôi nhớ đến chuyện thằng con trai 8 tuổi của mình, một hôm nó mang về nhà tờ giấy của trường gởi cho cha mẹ học sinh, đọc xong và ký vào. Nhìn lá thư tiếng Anh tôi hoa cả mắt, chẳng hiểu gì, bèn làm bộ quát con:
- Mẹ bận lắm, con đọc rồi ký giùm mẹ luôn đi.
Cu Tí từ chối:
- Cô giáo nói cha mẹ đọc thư và ký vào, chứ không phải con.
- Mẹ đâu có thì giờ mà đọc cái lá thư tiếng Anh đấy? Con cứ ký vào, có gì mẹ chịu trách nhiệm.
Cu Tí vẫn cương quyết:
- Nếu bây giờ mẹ bận thì lát nữa mẹ đọc và ký vào. Mà nếu mẹ không hiểu được tiếng Anh thì con sẽ nói cho mẹ hiểu.
Thằng con sao mà đoán đúng tim đen của mẹ nó đến thế. Tôi đành chịu thua con mình, nó được giáo dục sự trung thực, không biết nói dối, dù sự nói dối vô hại.
Và có lần vợ chồng tôi và Cu Tí đi chợ, lúc về qua một bệnh viện, chồng tôi tiện thể ghé vào thăm một người bạn cùng hãng đang nằm trong đó. Mẹ con tôi ngồi ngoài xe đợi, thì Cu Tí buồn đi tiểu, nằng nặc đòi về nhà. Tôi có thể dẫn con vào bệnh viện tìm một cái restroom không khó khăn gì, nhưng lười biếng ra lệnh cho nó:
- Chỗ này vắng, con ra gốc cây kia tiểu đi. Mẹ …canh chừng cho.
Sợ thằng con chưa hiểu hết ý tiếng Việt Nam của mình, tôi lập lại lần nữa:
- Con cứ ra chỗ gốc cây đi tiểu, có gì mẹ …chịu trách nhiệm.
Cu Tí kinh hãi nhìn tôi:
- Không, Con không thể làm điều đó
Con tôi đâu hiểu rằng chuyện này thường tình ở Việt Nam. Nếu một ngày nào đó tôi dẫn Cu Tí về Việt Nam chơi, đi trên những đường phố Sài Gòn, giữa ban ngày ban mặt, người ta đi tiểu vào bờ tường, vào gốc cây. Không biết nó sẽ kinh hãi đến cỡ nào??. Cũng may, chồng tôi ra tới và thằng Cu Tí được về nhà đi tiểu cho đúng nơi, đúng chốn..
Chị tôi lại kể tiếp:
- Hôm nọ chợ Wal-mart on sale giấy vệ sinh, mỗi người được mua 2 bịch, chị thấy nhiều người Việt Nam hớn hở cả nhà cùng đi chợ để thay phiên nhau vào mua giấy, thậm chí họ còn quay vào đợt hai nữa chứ. Trong khi người Mỹ, họ chỉ thản nhiên lấy đúng 2 bịch, và nếu không có nhu cầu người ta cũng chẳng cần mua dù đang giá rẻ.
Câu chuyện này làm tôi nhột thật sự. Không lẽ người Việt Nam có nhiều điểm giống nhau đến thế? Tôi đã từng mua đồ on sale kiểu đó, mỗi lần chợ Mỹ bán hạ giá đường 99 cents một bịch 4 pounds là tôi có mặt ngay, đường để lâu chẳng hư, chẳng cũ, giá rẻ tội gì không mua để dành? Họ hạn chế mặc kệ họ, chẳng ảnh hưởng gì đến tôi, vì tôi đã có cách, đi ra đi vào chợ mấy lượt để mua đường, dĩ nhiên mỗi lần ra tính tiền ở một quầy khác nhau.Vậy mà hấp ta hấp tấp, tôi đã vô lộn quầy lúc nãy, thằng tính tiền nhận ra tôi và không chịu bán, thế là tôi đành ấm ức bỏ lại bịch đường và lườm nguýt nó mấy cái trước khi rời khỏi chợ với lời thề không bao giờ thèm đến chỗ nó tính tiền cho bõ ghét.
Một tuần lễ sống ở Calif. với gia đình người chị, tôi đã thấy nhiều cảnh đẹp, cảnh xấu, nhiều món ngon và không ngon. Người Việt Nam ở Calif và đất Calif. không phải là thần thánh, là thiên đường mà đôi khi ở những tiểu bang khác người ta bắt gặp trong những lời quảng cáo đầy tự hào và khoe khoang như: “ Tại đây có bán chè Cali, gìo lụa Cali, và đầu bếp từ Cali mới về..v..v..”
Ở bất cứ nơi đâu, tiểu bang nào, thành phố nào cũng có người Việt Nam tài giỏi, món ăn Việt Nam ngon, cứ gì phải ở Calif.?
Và tôi đã học được ở chị tôi một điều quan trọng hơn, đó là cách sống và xử thế, dù với người bản xứ hay với chính đồng hương của mình.
Cũng giống như bà bạn thân của chị tôi đã hối hận kể cho chị nghe vụ gian lận tiền bảo hiểm sức khoẻ, tôi cũng huỵch toẹt luôn những chuyện đời tôi, chuyện thi nhau rửa bát trong hãng, chuyện tụ tập trong phòng nghỉ đè nhau ra cạo gió như cơm bữa, chuyện tôi tranh dành vào khám bác sĩ sớm hơn người khác dù họ là ông gìa bà cả và chuyện xả rác nơi chợ búa….
Chị tôi vừa buồn cười vừa trách:
- Em mới qua Mỹ mấy năm nên chưa quen hết cách sống ở Mỹ, từ giờ trở đi đừng làm thế nữa, mình hãy tôn trọng mình trước, đừng để kẻ khác bất chợt nhìn vào mà coi thường mình và cộng đồng Việt Nam của mình.
Tôi tạm biệt Calif. và chị tôi, trong lòng còn mang theo cả một khu “Little Sài Gòn”của người Việt Nam ở California.
Và dù ở nơi đâu trên đất Mỹ này, có cộng đồng người Việt Nam đều có một “Little Sài Gòn” như thế , có những khu thương mại, chợ búa luộm thuộm, dơ bẩn hơn của Mỹ, có một số người Việt Nam láu cá, tham lam vặt vãnh, và sống thiếu văn minh lịch sự ngay tại một nước văn minh hàng đầu thế giới.
Trở về hãng làm việc lại, tôi vẫn làm “bác sĩ gia đình” cho các bà các cô khi cần viên thuốc, lúc cần cạo gío, nhưng tôi không tụ tập nói xấu kẻ khác hay thi đua rửa bát đũa nơi bồn rửa tay làm ngứa mắt những đồng hương nghiêm chỉnh của tôi và của người bản xứ.
*
Tôi đang ngồi say sưa hóng hớt chuyện nói xấu kẻ khác, thỉnh thoảng không quên đóng góp thêm mắm thêm muối vào vài câu cho thêm phần hấp dẫn thì có người khều vai:
- Ê , nhờ chút coi!
Chị Lộc xà đến, mặt nhăn nhó:
- Đau mình đau mẩy quá, cạo gió giùm tao để còn lấy sức vô làm tiếp.
Dù đang “bận” tham gia vào câu chuyện đang đến lúc dầu sôi lửa bỏng, tôi vẫn xăng xái:
- Có ngay, để em lấy đồ nghề.
Locker của tôi ngay cạnh đó, bên trong luôn có sẵn một giỏ đựng đủ thứ đồ nghề “cấp cứu”: mấy viên thuốc nhức đầu, thuốc giảm đau, và chai dầu gió. Dần dần bà con coi tôi như “bác sĩ gia đình” hồi nào không hay, ai có đau nhức gì đều hỏi xin thuốc hay nhờ cạo gió.
Công việc trong hãng khá vất vả nên đau tay, mỏi vai là chuyện mỗi ngày, tụi Mỹ đen, Mỹ trắng vào làm và nghỉ làm thường xuyên như đi chợ, vì chán, không chịu nổi, nhưng hầu như chẳng người Việt Nam nào có ý định bỏ việc cả, mà ngược lại, càng ngày càng đông, họ cần cù, chịu khó, biết người biết ta, để kiếm tiền, để cuộc sống ổn định. Cho nên cứ thấy hãng xưởng nào đông người Việt Nam thì biết ngay công việc nơi đó hoặc vất vả hoặc đồng lương rẻ mạt, họ đỡ phải cạnh tranh với dân bản xứ. Ai chán thì cứ đi, Việt Nam ta vẫn ở lại, với những người tiếng Anh tiếng u nửa vời cỡ như tôi, tài cán gì mà bon chen cho mệt.
Chị Lộc đã tốc áo lên, phơi cả tấm lưng ra, sẵn sàng cho tôi cạo gió.
Tôi bôi dầu một cách điệu nghệ và cạo tới đâu “gió” nổi lên tới đó, mấy bà ngồi bên xuýt xoa:
- Bà Lộc trúng gió rồi!
- Ráng chịu đau một chút là khoẻ liền.
Tôi đang “hành nghề” thì một cô Mỹ đi tới, nó ngồi tuốt đằng xa, chắc thấy bọn tôi chụm lại ồn ào nên tò mò đến xem và ngạc nhiên hỏi một tràng. Tôi đoán chừng và trả lời ngay bằng tiếng Anh ESL ba chớp ba nhoáng của mình:
- She is sick, me “cạo gió”, she no more sick.
Và tôi chỉ vào tấm lưng đỏ ửng của Lộc diễn giải thêm:
- This is “cạo gió”.
Thấy vẻ mặt cô Mỹ vẫn còn ngơ ngác, một chị tên Linh nói khá tiếng Anh bèn trình bày là Lộc bị cảm và tôi đang làm công việc gọi là cạo gió, sẽ làm cho Lộc thấy tốt hơn, thì cô Mỹ mới bỏ đi.Thì ra cô Mỹ tưởng tôi đang làm đau Lộc. Chắc cô Mỹ này mới vô làm, chứ những người Mỹ làm ở đây lâu, họ cũng rành chuyện người Việt Nam cạo gió cho nhau rồi.
Chị Linh quay ra nói với tôi:
- Tôi nghĩ rằng chúng ta nên cạo gió trong hãng kín đáo hơn một chút, tuy là thói quen của người Việt Nam, nhưng người Mỹ nhìn vào bằng cách khác, có vẻ như không tốt cho chúng ta, khi mà ở ngay nơi chốn công cộng đông người lại tốc áo hở lưng thế kia…
Tôi lẩm bẩm với vẻ bực mình:
- Quyền tự do dân chủ của mỗi người, tôi chỉ giúp đỡ người khác chứ có hại ai đâu.
Chị Linh bỏ đi, tôi tức điên cả ruột mà không làm gì được. Hôm nay là ngày gì mà xui thế? Lúc nãy ăn lunch xong, tôi đang rửa bát trong bồn rửa…tay, đã bị một bà Việt Nam phê bình rồi, bà ta bảo:
- Đây đâu phải chỗ nhà bếp của chị mà rửa bát với đũa?
Nói xong bà ta ngoe nguẩy bỏ đi, không thèm đứng lại cho tôi cãi cố lấy một câu.
Sao lại có người lắm chuyện đến thế? Tôi rửa bát trong hãng là để tiết kiệm thời gian, lát về nhà khỏi phải rửa, và nhân thể tiết kiệm nước. Thật sung sướng khi nước nóng, nước lạnh mở thoải mái để rửa bát, tráng bát năm lần bẩy lượt mà không lo đến cái bill nước như ở nhà mình, nhưng tôi xài nước trong hãng, hao tốn nước trong hãng chứ có hao tốn nước của nhà bà ấy đâu mà bà xót ruột, xía vào? Ai bảo “sĩ diện” không chịu bắt chước bọn tôi, rồi ghen tức lên? Mà nhiều người Việt Nam khác cũng làm thế, chứ có một mình tôi đâu? Các bà rửa bát, đũa, thìa, xong còn lấy một đống giấy napkin của hãng, lau khô từng món một trước khi cất vào giỏ.
Thỉnh thỏang có bà sơ xuất để sót lại vài hột cơm trong sink, là “ đám rửa bát” chúng tôi lại bị những người Việt Nam khác nhìn bằng ánh mắt nửa lên án, nửa trách móc, có người còn nói xa nói gần là làm mất thẩm mỹ nơi công cộng, làm họ xấu hổ lây vì cùng là người Việt Nam. Tôi không thèm chấp với những người nhỏ nhặt, ích kỷ đó, cứ để ý từng cử chỉ, hành động của đồng hương mà phê bình, lên mặt dạy đời.
Sang Mỹ được 3 năm, nơi nào có người Việt Nam đông là nơi ấy tôi thấy thoải mái quá chừng, thí dụ như đi chợ Việt Nam, bãi đậu xe hay trước cửa chợ lúc nào chả có rác và những mảnh báo cũ bay phất phơ trong gió đến là vui mắt, nên tôi cũng cho quyền mình được thoải mái xả rác theo, chứ không như những nơi công cộng của Mỹ, cái miếng giấy nhỏ xíu bọc miếng gum, tôi cũng phải ráng giữ trong tay cho đến khi tìm được thùng rác. Đi bác sĩ Mỹ cũng vậy, phải đúng hẹn, bác sĩ Việt Nam thì có hẹn cũng như không, ai đến ghi tên trước thì được gọi vào trước, vậy mà cũng bày đặt bắt người ta phải lấy hẹn. Hẹn một đằng làm một nẻo, hình như người Việt Nam mình quen với những chuyện bất bình thường từ đời kiếp nào rồi, nên chẳng ai buồn thắc mắc. Rút kinh nghiệm, tôi luôn đi sớm hơn giờ đã hẹn và qua mặt luôn mấy ông già bà cả đến đúng hẹn đang lù khù ngồi chờ đợi dài cả cổ. Mấy ông bà gìa đó có thẻ bảo hiểm miễn phí, nên chỉ hơi thấy mình mẩy đau nhức, hay sổ mũi nhức đầu là thoải mái lấy hẹn đi bác sĩ cho khỏi uổng phí cái thẻ mà xã hội ban cho, thuốc uống không hết thì để dành cho con cháu dùng ké hay gom lại gởi về Việt Nam làm qùa vô cùng qúy hóa.Tuy đợi, nhưng họ không để hoang phí thì gìơ, họ bắt chuyện để nói với nhau rổn rảng trong phòng đợi, ông ngồi ở một góc đầu phòng nói vọng tới bà đang ngồi tận cuối phòng, nên cả phòng đợi coi như đang hội họp, đề tài thường là than thở ốm đau, bệnh tật, về con cháu, về những kỷ niệm quê nhà ngày xưa. Dù bất cứ đề tài nào, bất kể tuổi tác, bất kể trình độ, tôi cũng hăng hái xía vào câu chuyện cho đến khi được gọi vào khám bệnh trước họ.
**** ******
Tôi lấy Vacation đi Calif.chơi một tuần theo lời mời của người chị họ.Vừa bước xuống phi trường John Wayne, tôi đã cảm nhận ngay bầu không khí trong lành, mát mẻ, những cây cọ, cây dừa dọc theo đường phố đã tạo nên một vẻ đẹp riêng của thành phố có biển.
Cuối tháng Mười, chanh, cam chín đầy cành, lấp ló sau những bức tường thấp hay qua hàng rào thưa làm cho tôi thích thú, và càng thích thú hơn khi được chị tôi dẫn đến khu “Little Sài Gòn” vào buổi sáng thứ Bảy.
Chúng tôi vào một cửa hàng food to go để mua chè và bánh trái, để tôi biết mùi quà Calif. như những tin đồn. Hàng chè đông nghẹt người, đang bu quanh quầy chè và chỉ chỏ những món cần mua, ai cũng muốn mua trước, ai cũng muốn mua nhanh, chẳng xếp hàng thứ tự gì cả, cứ chen lấn mạnh được yếu thua, kẻ bán, người mua ồn ào như ong vỡ tổ, làm như sau một đêm ngủ dậy điều quan trọng nhất trong cuộc đời họ là…ra chợ mua chè, hay như họ phải ăn vì chiều nay tận thế.
Chị tôi ngao ngán lắc đầu định đi ra, nhưng tôi hăng hái giữ chị lại:
- Để em. Hồi ở Việt Nam, em từng chen lấn, giành giựt mua vé xe đò, xe lửa nên quen cảnh này rồi.
Nói là làm ngay, tôi xông vào đám đông, cũng xô, cũng đẩy, cũng hò hét và chẳng mấy chốc đã xách ra được một túi những hộp chè và bánh , làm chị tôi, dân Calif. chánh gốc bấy lâu cũng phải ngẩn ngơ:
- Đi ăn mấy nhà hàng nổi tiếng vào ngày cuối tuần cũng đông như thế, nhưng còn xếp hàng thứ tự, còn cửa hàng này họ chen lấn ghê quá, thường thì chị đợi thưa người mới vào mua. Chẳng hiểu sao đi mua chè mua bánh mà họ cũng tranh giành, chẳng biết văn minh, lịch sự là gì cả. Nếu em để ý sẽ thấy mấy nhân viên của tiệm phải đứng cả vòng ngoài để canh chừng kẻ xấu thừa lúc đám đông ra tay ăn cắp vặt những món bánh trái bày la liệt trên quầy đấy. Những người này, có thể họ cũng biết xếp hàng chờ đợi ở chợ Mỹ, lịch sự lắm, nhưng đến chợ Việt Nam, lại …hiện nguyên hình người Việt Nam khi xưa còn ở quê nhà.
- Gặp đồng hương với nhau nên tha hồ thoải mái mà chị. Em cũng thế.
Buổi chiều hai chị em vào một chợ Việt Nam to lớn khang trang, mua đầy một xe chợ, nhãn tươi ở đây rẻ quá, chỉ có $1.99 một pound, vừa đẩy xe ra bãi đậu, tôi vừa ăn nhãn và thoải mái vứt vỏ và hột xuống đất, làm chị tôi dẫy nẩy lên:
- Kìa em, sao em lại xả rác ra đường thế?
Tôi ngạc nhiên:
- Chị xem, trước cửa chợ và bãi đậu xe của họ cũng toàn là rác, thì cần gì phải giữ gìn? Đã thế rác ở đây còn nhiều hơn chợ Việt Nam chỗ em, chắc tại càng đông người thì càng lắm rác, hay Việt Nam mình có truyền thống ở dơ hả chị?
Chị tôi có vẻ không hài lòng:
- Ai bảo em là người Việt Nam mình ở dơ? Vô trách nhiệm thì có. Của mình thì giữ gìn, của công thì mặc xác. Em thử để ý đến những ngôi nhà của người Việt Nam xem, họ chăm sóc sân vườn trước sau, sạch sẽ, đẹp đẽ, lịch sự biết bao, họ khoe đẹp, khoe sang của chính họ, vậy mà đến nơi công cộng thì chẳng thèm ý tứ gì cả.
- Nhưng mà thêm một tí rác của em vừa xả ra cũng chẳng làm trầm trọng thêm, đằng nào cũng dơ sẵn rồi. Tôi cố bào chữa cho mình nhẹ tội.
- Ai cũng nghĩ như em thì đường phố sẽ biến thành núi rác mất.
Chị tôi qua Mỹ đã lâu, chắc sống theo kiểu Mỹ quen rồi. Khi vừa lái xe tới một ngã tư, trong lúc đợi đèn xanh, tôi ngó quanh bốn phía chỉ toàn thấy “ đầu đen” Việt Nam ta, hiếm khi thấy người Mỹ trắng .Quả đúng như lời đồn, từ ngày người Việt Nam về đây mua nhà, mua đất, lập ra khu “Little Sài Gòn”, dần dần Mỹ trắng thấy bơ vơ, lạc lỏng, nên bán xới nhà cửa đi nơi khác hết.
Vào khu “Little Sài Gòn” đúng như tên gọi của nó, là một Sài Gòn thu nhỏ lại, sự sinh hoạt, mua bán, ăn chơi cứ như bên quê nhà thuở nào, khối bà, khối cô còn mặc đồ bộ đi chợ hay ra quán trong khu Phước Lộc Thọ ngồi vắt vẻo ăn tô mì, tô phở, vừa ăn vừa sụt sùi vì nước lèo nóng và ớt cay.
Chị tôi chỉ một bà đội nón lá đang đứng chờ xe bus ở phía xa:
- Khỏi cần đến gần chị cũng biết đó là một bà Việt Nam chính gốc, chắc bà mới đi Việt Nam chơi, mang về Mỹ cái nón lá. Cũng may là bây giờ không còn mấy bà gìa nhai trầu bỏm bẻm, thỉnh thỏang lại nhổ toẹt một bãi đỏ lòm xuống đất, làm tụi Mỹ hết hồn.
Được dịp gặp cô em mới qua Mỹ chưa bao lâu, nên chị tôi kể thêm vài kinh nghiệm sống trên xứ Mỹ cho tôi học hỏi:
- Nhiều người Việt Nam vô trách nhiệm từ chuyện nhỏ tới chuyện lớn, chị có một bà bạn cũng sống ở Calif. gia đình khá giả, nhưng lòng tham con người vẫn vô đáy, bà ấy chẳng bệnh tật gì cả, nhưng “hợp tác”với một bác sĩ vô lương tâm, giải phẫu nhỏ ở nách, để được chia 5,000 đồng, bác sĩ ăn bao nhiêu của hãng bảo hiểm không biết, nhưng chắc chắn không phải là ít. Sau đó hãng bảo hiểm sức khoẻ tại hãng của bà ta phải tăng giá đồng loạt mọi công nhân, chỉ vì bà đã làm tổn thất cho họ. Bà bạn chị đã ân hận, kể cho chị nghe như một lời thú tội cho nhẹ lòng. Dĩ nhiên dân tộc nào cũng có kẻ tốt người xấu, nhưng người Mỹ thường thì vẫn thẳng thắn và trung thực, không biết những mánh lới, láu cá vặt như một số nhỏ người mình.
Tôi nhớ đến chuyện thằng con trai 8 tuổi của mình, một hôm nó mang về nhà tờ giấy của trường gởi cho cha mẹ học sinh, đọc xong và ký vào. Nhìn lá thư tiếng Anh tôi hoa cả mắt, chẳng hiểu gì, bèn làm bộ quát con:
- Mẹ bận lắm, con đọc rồi ký giùm mẹ luôn đi.
Cu Tí từ chối:
- Cô giáo nói cha mẹ đọc thư và ký vào, chứ không phải con.
- Mẹ đâu có thì giờ mà đọc cái lá thư tiếng Anh đấy? Con cứ ký vào, có gì mẹ chịu trách nhiệm.
Cu Tí vẫn cương quyết:
- Nếu bây giờ mẹ bận thì lát nữa mẹ đọc và ký vào. Mà nếu mẹ không hiểu được tiếng Anh thì con sẽ nói cho mẹ hiểu.
Thằng con sao mà đoán đúng tim đen của mẹ nó đến thế. Tôi đành chịu thua con mình, nó được giáo dục sự trung thực, không biết nói dối, dù sự nói dối vô hại.
Và có lần vợ chồng tôi và Cu Tí đi chợ, lúc về qua một bệnh viện, chồng tôi tiện thể ghé vào thăm một người bạn cùng hãng đang nằm trong đó. Mẹ con tôi ngồi ngoài xe đợi, thì Cu Tí buồn đi tiểu, nằng nặc đòi về nhà. Tôi có thể dẫn con vào bệnh viện tìm một cái restroom không khó khăn gì, nhưng lười biếng ra lệnh cho nó:
- Chỗ này vắng, con ra gốc cây kia tiểu đi. Mẹ …canh chừng cho.
Sợ thằng con chưa hiểu hết ý tiếng Việt Nam của mình, tôi lập lại lần nữa:
- Con cứ ra chỗ gốc cây đi tiểu, có gì mẹ …chịu trách nhiệm.
Cu Tí kinh hãi nhìn tôi:
- Không, Con không thể làm điều đó
Con tôi đâu hiểu rằng chuyện này thường tình ở Việt Nam. Nếu một ngày nào đó tôi dẫn Cu Tí về Việt Nam chơi, đi trên những đường phố Sài Gòn, giữa ban ngày ban mặt, người ta đi tiểu vào bờ tường, vào gốc cây. Không biết nó sẽ kinh hãi đến cỡ nào??. Cũng may, chồng tôi ra tới và thằng Cu Tí được về nhà đi tiểu cho đúng nơi, đúng chốn..
Chị tôi lại kể tiếp:
- Hôm nọ chợ Wal-mart on sale giấy vệ sinh, mỗi người được mua 2 bịch, chị thấy nhiều người Việt Nam hớn hở cả nhà cùng đi chợ để thay phiên nhau vào mua giấy, thậm chí họ còn quay vào đợt hai nữa chứ. Trong khi người Mỹ, họ chỉ thản nhiên lấy đúng 2 bịch, và nếu không có nhu cầu người ta cũng chẳng cần mua dù đang giá rẻ.
Câu chuyện này làm tôi nhột thật sự. Không lẽ người Việt Nam có nhiều điểm giống nhau đến thế? Tôi đã từng mua đồ on sale kiểu đó, mỗi lần chợ Mỹ bán hạ giá đường 99 cents một bịch 4 pounds là tôi có mặt ngay, đường để lâu chẳng hư, chẳng cũ, giá rẻ tội gì không mua để dành? Họ hạn chế mặc kệ họ, chẳng ảnh hưởng gì đến tôi, vì tôi đã có cách, đi ra đi vào chợ mấy lượt để mua đường, dĩ nhiên mỗi lần ra tính tiền ở một quầy khác nhau.Vậy mà hấp ta hấp tấp, tôi đã vô lộn quầy lúc nãy, thằng tính tiền nhận ra tôi và không chịu bán, thế là tôi đành ấm ức bỏ lại bịch đường và lườm nguýt nó mấy cái trước khi rời khỏi chợ với lời thề không bao giờ thèm đến chỗ nó tính tiền cho bõ ghét.
Một tuần lễ sống ở Calif. với gia đình người chị, tôi đã thấy nhiều cảnh đẹp, cảnh xấu, nhiều món ngon và không ngon. Người Việt Nam ở Calif và đất Calif. không phải là thần thánh, là thiên đường mà đôi khi ở những tiểu bang khác người ta bắt gặp trong những lời quảng cáo đầy tự hào và khoe khoang như: “ Tại đây có bán chè Cali, gìo lụa Cali, và đầu bếp từ Cali mới về..v..v..”
Ở bất cứ nơi đâu, tiểu bang nào, thành phố nào cũng có người Việt Nam tài giỏi, món ăn Việt Nam ngon, cứ gì phải ở Calif.?
Và tôi đã học được ở chị tôi một điều quan trọng hơn, đó là cách sống và xử thế, dù với người bản xứ hay với chính đồng hương của mình.
Cũng giống như bà bạn thân của chị tôi đã hối hận kể cho chị nghe vụ gian lận tiền bảo hiểm sức khoẻ, tôi cũng huỵch toẹt luôn những chuyện đời tôi, chuyện thi nhau rửa bát trong hãng, chuyện tụ tập trong phòng nghỉ đè nhau ra cạo gió như cơm bữa, chuyện tôi tranh dành vào khám bác sĩ sớm hơn người khác dù họ là ông gìa bà cả và chuyện xả rác nơi chợ búa….
Chị tôi vừa buồn cười vừa trách:
- Em mới qua Mỹ mấy năm nên chưa quen hết cách sống ở Mỹ, từ giờ trở đi đừng làm thế nữa, mình hãy tôn trọng mình trước, đừng để kẻ khác bất chợt nhìn vào mà coi thường mình và cộng đồng Việt Nam của mình.
Tôi tạm biệt Calif. và chị tôi, trong lòng còn mang theo cả một khu “Little Sài Gòn”của người Việt Nam ở California.
Và dù ở nơi đâu trên đất Mỹ này, có cộng đồng người Việt Nam đều có một “Little Sài Gòn” như thế , có những khu thương mại, chợ búa luộm thuộm, dơ bẩn hơn của Mỹ, có một số người Việt Nam láu cá, tham lam vặt vãnh, và sống thiếu văn minh lịch sự ngay tại một nước văn minh hàng đầu thế giới.
Trở về hãng làm việc lại, tôi vẫn làm “bác sĩ gia đình” cho các bà các cô khi cần viên thuốc, lúc cần cạo gío, nhưng tôi không tụ tập nói xấu kẻ khác hay thi đua rửa bát đũa nơi bồn rửa tay làm ngứa mắt những đồng hương nghiêm chỉnh của tôi và của người bản xứ.
Sunday, June 27, 2010
THƠ Ý NGA
HÓA THẠCH
Em ngọt ngào như sửa lúa ruộng xưa
Anh thật thà, ngây ngất bản tình ca
Vô tội vạ, nụ cười xinh, tóc xõa.
Vừa liếc yêu, thương chi lạ mắt nhìn
Em à, em! Anh vừa mất niềm tin
Ngôn vô xuất, anh hùng gan thỏ đế!
Á Nghi, 22.6.2010
HOA MẮT
Em gom không trọn thế gian này
Nên em ngã xuống trong đau đớn
Thương ánh Sao Đêm rơi giữa… ngày.
Những ánh Sao Ngày rơi đầy đường
Rơi hoài nên mắt đọng mù sương
Nên em không thể nào định hướng
Em ghét ngày này! Quyết chẳng thương!
Á Nghi, 17.11.2003.
TUYẾT ƠI!
Càng về khuya lửa càng ấm nhớ nhung
Trăng càng soi, tình càng thoảng hương nồng
Em vốc tuyết xoa dịu cơn hờn giỗi.
*
Em lặng ngắm những cành thông trĩu tuyết
Đêm mù sương, thiên hạ ai ra đường?
Một mình em, tội nghiệp thấy mà… thương!
Tuyết ơi tuyết! Tan đi cùng lửa ấm!
Á Nghi, 30.3.2008.
NẾU MỘT MAI
Cõi dương anh ở, làm chi qua ngày?
Không em, ai sẽ được thay?
Giờ ăn, giấc ngủ, ai lay sóng tình?
Không em, chẳng còn chuyện… mình
Anh đem ai thế chuyện tình của em?
Á Nghi, 30.3.2003.
ĐOÀN HIỆP * XÃ HỘI VIỆT NAM *
Tắm ôm
Bãi
biển Thịnh Long của huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định có lẽ chỉ đứng sau
bãi tắm Quất Lâm một chút ít về độ cuốn hút khách làng chơi. Nhưng
thời điểm này ở đây lại đang có một dịch vụ khá mới mẻ là tắm ôm. Ở
bất ky` thời gian nào, từ sáng đến tối, nếu khách muốn thì dịch vụ ở
đây luôn sẵn sàng….
Chiếc
taxi có chở tôi và một người bạn đáp vào quán nhỏ dựng tạm gần bãi
biển. Lúc này kim đồng hồ đã chỉ 5h chiều. Ánh mặt trời chỉ còn le lói
xa xa. Chẳng cần hỏi thăm, chỉ cần phóng tầm mắt ra bãi biển, có
thể thấy không khí nơi này khá “nhộn nhịp” vì những dịch vụ chào mời
đang bủa vây du khách bốn phương.
“Phao sống”
Trong chiếc quán tạm bợ này chỉ bày có vài chai bia Hà Nội, dăm ba quả dừa “héo quắt” để lâu ngày. Một hộp gỗ cũ kĩ đựng đầy thuốc lá và 4 cô gái mặt trát đầy son phấn vắt vẻo bắc ngang qua cây trứng cá, miệng phì phèo thuốc nằm hóng gió biển. Thấy vậy, cậu bạn tôi thắc mắc “chỉ có thế này mà cũng gọi là buôn bán hả?” tôi chưa kịp phản ứng thì ông chủ quán đã đỡ lời: “Những thứ này chỉ tạm bợ thôi em ạ. Chứ cứ trông vào đó có mà chết đói”. Như muốn giải quyết thắc mắc của bạn tôi, ông nói thêm “Ở đây nhà nào cũng vậy, kinh doanh cái “mát mẻ” thì mới sống được”
- Thế cái “mát mẻ” là cái gì? Ông anh có không? Tôi hỏi.
- Thế chú không nhìn thấy mấy em đang nắm ườn kia à. Hàng đấy, có thích không? Rẻ thôi! Gã chủ quán đáp lời.
- Còn dịch vụ nào mới hơn nữa không? Tôi hỏi tiếp
- Tắm ôm!
- Bao nhiêu
- 100 một cuốc!
- Thế chỉ tắm không thôi à?
- Tắm xong, thích đi “tàu nhanh” hay “tàu chậm” thì tùy bọn em.
- Ok!
Rất ngắn gọn, cuộc ngã giá của chúng tôi với ông chủ quán kết thúc chóng vánh. Ngay sau đó, tôi đã chọn cho mình một em rồi cùng sánh đôi bước xuống biển. Em mặc bộ đồ tắm màu xanh nước biển, ngực hở quá nửa, chiếc quần tắm ngắn cũn cỡn phô ra cặp đùi rám nắng và không quên mang theo một chiếc phao bằng xăm ô tô. Em nói: “Để tiện đường công tác ấy mà” rồi nở một nụ cười ranh mãnh.
Cô
gái tên Minh chỉ khoảng 24 tuổi và giới thiệu đã làm “phao sống” ở đây
gần 3 năm. Minh cho biết, trước đây cô chỉ tiếp khách trên cạn vì
không biết bơi. Nhưng hiện nay loại dịch vụ này đang phát triển, với
lại xuống biển vừa tắm vừa đùa nên nhiều “thượng đế” có vẻ thích thú
mà tiền bo cũng nhiều hơn.
- Thế ở đây có bao nhiêu người làm phao “sống” như em? Tôi hỏi
- 100, 200, thôi em chịu!
Vì đâu nên nỗi?
Minh cho biết: Sinh ra ở huyện nghèo của Thái Bình nơi quanh năm chỉ biết bán mặt cho đất bán lưng cho giời với nghề trồng lúa. Học hết phổ thông, do không thi được đại học nên Minh xin sang Nam Định học may. Học ở đây được vài tháng,Minh quen một gã Sở Khanh tên T. rồi sống như vợ chồng với hắn. Dù biết rắng hắn đã có vợ nhưng không hiểu sao đầu óc lúc đó của Minh cứ u u mê mê tin vào những lời nịnh bợ của hắn. Có lần bố Minh phải đạp xe mấy chục cây số sang khuyên bảo nhưng cô cũng chẳng nghe, thậm chí ông còn từ Minh nếu cô còn dính dáng đến T.
- Thế ở đây có bao nhiêu người làm phao “sống” như em? Tôi hỏi
- 100, 200, thôi em chịu!
Vì đâu nên nỗi?
Minh cho biết: Sinh ra ở huyện nghèo của Thái Bình nơi quanh năm chỉ biết bán mặt cho đất bán lưng cho giời với nghề trồng lúa. Học hết phổ thông, do không thi được đại học nên Minh xin sang Nam Định học may. Học ở đây được vài tháng,Minh quen một gã Sở Khanh tên T. rồi sống như vợ chồng với hắn. Dù biết rắng hắn đã có vợ nhưng không hiểu sao đầu óc lúc đó của Minh cứ u u mê mê tin vào những lời nịnh bợ của hắn. Có lần bố Minh phải đạp xe mấy chục cây số sang khuyên bảo nhưng cô cũng chẳng nghe, thậm chí ông còn từ Minh nếu cô còn dính dáng đến T.
Rồi vợ con T mấy lần tìm đến phòng trọ của Minh dần cho nhừ tử mà cô cũng chẳng chừa. Và rồi chuyện gì đến cũng đã đến, ngày Minh báo tin với T là đã có mang thì cũng là ngày hắn nói lên ý định của mình: “Cô bỏ cái thai ấy đi chứ, nuôi cô còn chẳng đủ thì còn nuôi ai được nữa”. Phải đến lúc này, Minh mới nhận ra cái sai của mình. Bởi cái thai đã 5 tháng tuổi, bây giờ có bỏ đi cũng không được mà Minh cũng không muốn bỏ nó bởi bó chính là hi vọng duy nhất của cô lúc này.
Bụng
mang dạ chửa, đồng lương may eo hẹp không thể nuôi sống được bản thân
trong thời kì thóc cao gao kém. Còn về quê thì cô cũng chẳng có mặt
mũi nào mà về nữa. Thôi thì cứ ở đâu tạm vài năm, kiếm được công việc
ổn định rồi bế con về xin lỗi cha mẹ và họ hàng.
Với ý nghĩ đó, Minh bắt xe lên Hà Nội. Nghe nói có đứa bạn học hồi phổ thông đang là nghề gội đầu ở chân cầu Thăng Long. Đặt chân lên đây Minh mới biết sự thật công việc của cô bạn mình là “bán trôn nuôi miệng”. Nhìn thấy cảnh đó, cô định cất bước ra đi khỏi chốn nhơ nhuốc này nhưng cô bạn ngăn lại: “Mày không ở đây thì đi đâu. Tiền không có một xu, sống sao nổi. Thôi ở đây với tao, có gì tao phụ cho”. Ngẫm đi tính lại, Minh cũng chẳng biết trông chờ vào đâu, thôi đành ở đây vậy.
Sinh con được vài tháng, với vóc dáng, khuôn mặt ưa nhìn, với lại gái một con khiến Minh nổi bật nhất so với nhân viên của quán đó. Nhiều khách vào quán chỉ muốn gần cô. Lúc đầu Minh không chịu tiếp khách nhưng do nợ nần quá nhiều, cũng không còn lối thoát nào nên cô đành phải dấn thân làm theo. Bến bờ xa tắp
Chiếc phao của tôi và em cứ dập dờn theo những con sóng đẩy đi, xô lại như muốn cuốn đi trất cả những gì mà nó muốn. Nhưng với Minh, ý nghĩa về lại mái nhà xưa vẫn quanh quẩn đâu đó. “Em chẳng khác gì những con sóng này anh ạ. Đã bao lần em muốn làm lại nhưng không được. Bởi cái ranh giới của hiện thực cuộc sống đang quá xa vời với em. Đến ngay đứa con mà em đã rứt ruột đẻ ra, bây giờ cũng không còn ở cạnh em nữa thì thử hỏi em còn quay về làm gì?” Minh nói mà giọng buồn buồn dường như hai hàng nước mắt của em đã tuôn trào trên gò má. Dù Minh biết cái viễn cảnh “già thải” của gái làng chơi nó khắc nghiệt đến thế nào: Gái xuân thì, giai gọi tơi tới Gái hết thì, đào bới cũng chẳng xong Nắng chiều đã tắt hẳn, những người tắm cũng đã lên bờ tìm cho mình một bãi đáp mới. Xa xa, tiếng động cơ của mấy chiếc thuyền đánh cá cập bến gầm gừ rồi tắt hẳn. Tạm biệt Minh để trở về thành phố, trên cả đoạn đường dài gần 60 cây số ấy, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Có phải những con người như Minh đều bế tắc như vậy? Và thật sự những điều đó đến bao giờ mới kết thúc? Chẳng lẽ cuộc đời họ cứ tiếp tục trôi nổi như những chiếc phao lênh đênh trên biển cả không bờ?
Tắm ‘ôm’ ở biển Sầm Sơn Sau cú điện thoại của bà chủ quán, một cô gái nhí nhảnh trong bộ áo tắm hai dây liền mảnh xuất hiện. Giọng à ơi như hút hồn khách, bàn tay mềm mại chìa ra: “Anh đi tắm với em. Biển đêm nay lặng…”.
Thành, ngồi trên chiếc xích lô lọng vàng, đỗ xịch bên khách, ngà ngà hơi men: “Anh đi giải sầu một chút. Sầm Sơn giá hạ bất ngờ. Lên xe đi em chở khuyến mại”.
Thấy khách tần ngần, Thành tiếp tục gạ gẫm: “Khoái tắm tiên thì chở đến bãi tắm tiên. Qua dốc Độc Cước, tha hồ vùng vẫy, mặc sức nô đùa. Sợ xa, sợ tối thì tắm ôm, ngay bãi trước mặt”.
Chưa kịp hỏi gì thêm, anh chàng đã thao thao bất tuyệt kể rằng giá một trăm nghìn đồng một giờ cho gái tắm cùng. Hai giờ, thì trăm rưỡi. Muốn thưởng thức nửa giờ thì tính sáu chục nghìn.
Thành kể rằng đêm trời mát như thế này chỉ tắm một tiếng đồng hồ là đủ. Lâu lâu đã có ông bị cảm, xoa dầu cạo gió ủ ấm mãi mới thoát hiểm. Ngâm nước vài chục phút lại dắt nhau lên bờ, mười nghìn một cái ghế bố rộng rãi hai người ngồi tâm sự. Ai không biết bơi thì thuê lốp ôtô, thả nổi trên mặt nước, hai người cứ đứng ở bên trong mà tắm…
Theo những dân cò ở đây, gái tắm “ôm” chỉ thua những cô chân dài, người mẫu. Tuổi chỉ trên dưới hai mươi, phần lớn là gái quê làm nghề cải thiện.
Thấy
khách xiêu lòng, Thành ra hiệu đi theo mình, chân dẫm xệu xạo trên
cát rồi dừng lại ở quán trà đá bày trên những chiếc ghế nhựa lùn. “Bà
bán nước này là hoa tiêu đấy”, Thành nói.
Không cần đợi lâu, sau cú điện thoại bấm nhoay nhoáy trên tay bà chủ quán, một cô gái nhí nhảnh trong bộ áo tắm hai dây liền mảnh. Gương mặt chưa nhìn rõ, nhưng cái giọng à ơi thì như hút hồn khách bàn tay mềm mại chìa ra: “Anh đi tắm với em. Biển đêm nay lặng…”.
Ra mép nước, trong biển vắng oàm oạp sóng vỗ, từng đôi, thậm chí từng nhóm, cứ một đàn ông, một đàn bà cầm tay nhau cười rúc rích. Họ khỏa nước bước sâu dần ra biển quánh đặc bầu trời đêm. Tiếng la lối và ho khụ khụ của kẻ bị sặc nước, cả lời than: “Em lạnh quá anh ơi!” hay “Quắp chặt thế này thì chết chìm cả đôi mất thôi”…
Hà,
một cô gái tắm “ôm” tâm sự : “Cái nghề tắm ôm này chỉ làm thêm thôi,
ban ngày em bán quầy báo lẻ trên vỉa hè. Có khách gọi thì đi, lấy tiền
đỡ đần được mẹ và có thêm giấy bút cho hai đứa em cắp sách đến
trường”.Không cần đợi lâu, sau cú điện thoại bấm nhoay nhoáy trên tay bà chủ quán, một cô gái nhí nhảnh trong bộ áo tắm hai dây liền mảnh. Gương mặt chưa nhìn rõ, nhưng cái giọng à ơi thì như hút hồn khách bàn tay mềm mại chìa ra: “Anh đi tắm với em. Biển đêm nay lặng…”.
Ra mép nước, trong biển vắng oàm oạp sóng vỗ, từng đôi, thậm chí từng nhóm, cứ một đàn ông, một đàn bà cầm tay nhau cười rúc rích. Họ khỏa nước bước sâu dần ra biển quánh đặc bầu trời đêm. Tiếng la lối và ho khụ khụ của kẻ bị sặc nước, cả lời than: “Em lạnh quá anh ơi!” hay “Quắp chặt thế này thì chết chìm cả đôi mất thôi”…
Xưa nay, mát-xa, xông hơi hay tắm nước khoáng được xem như một trong các biện pháp vật lý trị liệu phục hồi sức khỏe rất hữu ích. Tuy nhiên, hiện nay, các dịch vụ này đã bị biến tướng. Không ít nơi đã trở thành nơi nuôi dưỡng tệ nạn mại dâm. Điều đáng lo là tình hình này đang diễn ra công khai và hầu như tỉnh, thành, nào cũng có. ·
Lên non tắm nước “khoái”
|
Qua nghiên cứu địa nhiệt sâu, các nhà nghiên cứu đã cơ bản khoanh được vùng mỏ nước khoáng phân bổ trên diện tích hơn 1km2. Mỏ có hình quả bầu, trải dài theo hướng sông Đà. Nhiệt độ trung bình của nước khoáng nóng khoảng từ 37oC đến 43oC.
Trong nước có nhiều hàm chất vi lượng, như natri, canxi, magiê… thích hợp cho việc tắm ngâm, phục hồi sức khỏe và chữa bệnh. Với các thông tin như vậy khó du khách nào có thể bỏ qua khi tham quan miền Bắc và cả tôi cũng vậy. Sau 3 xị với mấy dĩa mồi ở quán Anh Tú “xịn” trên bờ đê Yên Phụ, anh Bình “cồ” – người bạn mới quen – xòe bàn tay chém phập xuống chiếu và nói: “Bác thích thì em “phục vụ” bác ngay! Bác cứ nhậu “vô tư”, trưa mai ta khởi hành! Đảm bảo hấp dẫn hơn bác biết nhiều!”.
Rời Hà Nội qua Việt Trì, xe của chúng tôi men đường đê sông Đà. Phong cảnh sông núi hữu tình trải dài tận chân trời. Dù mới chỉ hơn 15 giờ, nhưng do nhiệt độ khá lạnh nên trông cảnh vật như xế chiều. Tôi bấm nút kéo kiếng xe xuống. Thoang thoảng đâu đây mùi lúa mới. Như một thói quen, Tiến tài xế nói nhanh với Bình “cồ”: “Chỗ cũ hả anh?”. “Chứ còn đâu nữa ngoài chỗ ấy!”. “Anh không nói trước em điện thoại đặt món ăn. Mùa này có cá suối, lợn nương ngon lắm!”. “Bếp nhanh mà. Đến đó ta đặt luôn!”
Chiếc xe vẫn uốn lượn quanh co trên con đường đê mấp mô. Vào đến địa phận xã La Phù, hàng chục bảng hiệu “Tắm khoáng” lần lượt xuất hiện 2 bên đường. Bình “cồ” xoay người ra sau nói với tôi: “Chút xíu nữa lên phòng, bác cứ xả nước vào bồn rồi thay đồ. Khoảng vài phút sẽ có tiếng gõ cửa, bác cứ mở. Một em gái sẽ vào, xinh thì bác cho tắm chung còn không thì bác cứ từ chối, đừng có ngại. Nhưng mà nhớ nếu có “vui” quá thì chỉ cho em gái 10 nghìn hay hai chục thôi. Đừng “phá giá”, xuống lầu ta mới thanh toán!”
Xe chúng tôi rẽ nhanh vào một nhà hàng ăn uống kiêm luôn dịch vụ tắm khoáng Khoa – Niệm. Khoảng sân khá rộng dư đậu chục chiếc ô tô, anh chị chủ đang bận rộn tiễn một đoàn khách hơn chục người. Vừa thấy Bình “cồ”, anh chủ quán bỏ khách bước vội ra. “Lâu quá chú Bình mới ghé. Sao lúc này vẫn “đá đấm” đều chứ! Thằng “Ri-an” (Real Madrid – một đội bóng của Tây Ban Nha) đá “gấu” quá!”. “Thua bỏ mẹ, sắp “vỡ đê” đến nơi!”
Uống chưa xong ly trà, Bình “cồ” nói như phán: “Ông làm cho tôi con gà luộc, 2 đĩa xôi cháy cạnh. Có măng không? Rồi, luộc luôn. Thế thôi. Tốc hành!”. Như quên điều gì, Bình “cồ” ghịt đầu gã chủ quán nói như rít: “Có anh bạn Sài Gòn ra chơi. Đưa em nào mới mới vào “phục vụ”. Nhớ dân miền ngược nhá, đưa miền Tây vào là coi như “chở về rừng” đấy bố ạ!”
Chúng tôi được đưa lên lầu. Đó là dãy phòng tắm với chục phòng na ná như nhà vệ sinh ở các bến xe. Cửa đóng hờ hững bằng gỗ có khóa trong, tường xây cao khoảng 2 thước trống toang hoác. Khác với các phòng tắm ở dưới đất có bồn nằm đàng hoàng bằng men, các bồn tắm trên lầu được xây bằng gạch men và dài hơn 2 thước. Mỗi đầu bồn là gờ cao. Thò tay mở van, nước nóng tuôn xối xả vào bồn, khói bay nghi ngút.
Trời lúc này khoảng trên dưới 18 độ, nhưng tôi không có cảm giác lạnh. Phía đầu vòi là kệ đựng xà bông. Phía dưới 2 bịch dầu gội đầu, dầu tắm là… bao cao su. Đang cởi quần áo (tôi mặc đến 4 cái áo), bất chợt nghe tiếng gõ cửa. Vừa mở cửa, một em gái khá trẻ mặc quần jean, áo thun lách vội vào rồi nói lí nhí: “Anh cho em tắm chung!”. Tôi chưa kịp “phản ứng” em đã xong phần quần áo rồi mời tôi vào bồn. Các bạn tôi ở phòng bên cũng trong “tình cảnh” tương tự.
Theo lời của Mi (tên cô gái) thì em là dân chính gốc Phú Thọ, nhà ở gần đây, khi nào có khách thì chị Khoa gọi. Ngày nào đông thì “tắm” cho 3 khách, bữa vắng thì hát karaoke suốt ngày. Các phòng bên, bạn tôi cũng đang hỏi chuyện, âm thanh vang ồm ồm náo nhiệt cả tầng lầu. Lâu lâu lại ré lên tiếng cười khùng khục. Tiếng dội nước, rồi xả nước ào ào. Được chừng đâu hơn 10 phút thì… im lặng hoàn toàn(!). · Qua cầu tắm “tiên” Như người khám phá ra “cái mới”, vừa về thành phố tôi kể cho các bạn tôi nghe. Anh Hữu, một doanh nhân bán vải ở Soái Kình Lâm, cười cười: “Kể ra thì cũng lạ đấy. Chú mày được “tắm” nước khoáng, còn anh chỉ có nước nóng. Nếu muốn “thực tế” thì theo anh. Khỏi cần tốn vé máy bay, chỉ cần qua cầu là tới!”. Xuống dốc cầu Bình Triệu khoảng hơn 100m phía tay phải là doanh nghiệp TNHH xông hơi, xoa bóp Phụng Thủy. Tấm bảng hiệu to “vật vã” như khẳng định thương hiệu của mình.
Cũng như Đức “cồ” ngoài Hà Nội, anh Hữu kéo người tôi sát vào và dặn nhỏ: “Ở đây chỉ có 3 phòng VIP thôi. Trong đó có đầy đủ. Cũng như điểm “tắm tiên” ở Thanh Thủy, chỉ vài phút sau sẽ có người vào tắm cho mày”. Chúng tôi được dắt thẳng vào dãy phòng trong cùng dưới đất. Đúng là phòng dành cho VIP. Ngoài chiếc giường mát-xa “truyền thống” là phòng xông hơi khô bằng kính trong suốt và 1 bồn tắm với hệ thống thủy lực mát-xa dưới nước. Tôi máng quần áo rồi chụp vội cái khăn tắm vào phòng xông hơi.
Khác với điểm tắm nước khoáng ở Phú Thọ, tôi xông muốn hết mồ hôi vẫn chưa thấy ai gõ cửa. Nhẹ nhàng như tên trộm, tôi vừa trong phòng xông hơi bước ra thì một em gái bước vào. Khỏi phép tắc, không cần xin xỏ… em gái cười cười giật chiếc khăn lau vội người tôi rồi ấn vào tay tôi chai nước. Đèn lù mù, đã vậy khói tràn ngập phòng, tôi không nhìn rõ em đẹp hay xấu, chỉ nghe giọng nói thỏ thẻ.
Cũng như nhiều cô gái đang hành nghề ở các tiệm mát-xa, Vân An giọng buồn buồn nói: “Chưa tốt nghiệp phổ thông, nhưng do nhà nghèo quá nên em nghỉ học luôn. Mình là chị lớn phải có trách nhiệm phụ giúp cha mẹ. Mấy ngày đầu vào đây làm em đâu có ưng. Bị mấy ông đáng tuổi cha mình quờ quạng mắc cỡ lắm, nhưng đâu dám chống cự. Xấu hổ lắm, nhưng vì tiền phải cắn răng làm. Ba má em ngoài nớ không biết em làm nghề này đâu!”…
Không ai có thể phủ nhận lợi ích của việc mát-xa, tắm bùn, tắm nước khoáng. Thế nhưng, những kiểu tắm như thực tế chúng tôi đã trải qua thì hình như còn mệt thêm. Tôi có mấy người bạn cứ xỉn xỉn đi xông hơi về là bị cảm. Nhưng việc quản lý các dịch vụ này dường như còn quá lỏng lẻo. Vì thế, qua tìm hiểu của chúng tôi, tại TPHCM, đâu chỉ có Phụng Thủy mà ở quận Tân Bình còn có khách sạn T.T; ở Bình Chánh còn có khu T.L và dữ dằn nhất phải kể là khách sạn N.B ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai…
ĐOÀN HIỆP
Saturday, June 26, 2010
BÙI XUÂN PHÁI & HỒ XUÂN HƯƠNG
*
BÙI XUÂN PHÁI & HỒ XUÂN HƯƠNG
*
Date: Friday, June 25, 2010, 11:38 PM
Tranh BÙI XUÂN PHÁI và thơ HỒ XUÂN HƯƠNG
Chơi xuân có biết xuân chăng tá.
Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!
Vịnh Cái Giếng
Ngõ ngay thăm thẳm tới nhà ông,
Giếng tốt thanh thơi, giếng lạ lùng
Cầu trăng phau phau đôi ván ghép,
Nước trong leo lẻo một dòng thông.
Cỏ gà lún phún leo quanh mép,
Cá diếc le te lách giữa dòng.
Giếng ấy thanh tân ai cũng biết
Đố ai dám thả nạ dòng dòng.
Vịnh cái quạt
Một lỗ xâu tự bao giờ,
Chành ra ba góc da còn thiếu,
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.
Mát mặt anh hùng khi tắt gió,
Che đầu quân tử lúc sa mưa.
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng,
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa ?
Trống Thủng
Của em bưng bít vẫn bùi ngùi,
Nó thủng vì chưng kẻ nặng dùi,
Ngày vắng đập tung dăm bảy chiếc,
Đêm thanh tỏm cắc một đôi hồi,
Khi giang thẳng cánh bù khi cúi
Chiến đứng không thôi lại chiến ngồi.
Nhắn nhủ ai về thương lấy với,
Thịt da ai cũng thế mà thôi.
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Đi thì cũng dở ở không xong
Hiền nhân quân tử ai mà chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.
Mát mặt anh hùng khi tắt gió,
Che đầu quân tử lúc sa mưa.
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng,
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?
Bốn cột khen ai khéo khéo trồng,
Người thì lên đánh kẻ ngồi trông,
Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,
Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
Chơi xuân có biết xuân chăng tá.
Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Mùa hè hây hẩy gió nồm đông,
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng.
Chúng ta vẫn theo thói quen là gọi chung các chủ đề Bùi Xuân Phái đã vẽ về đề tài văn hóa dân gian : Hát Chèo, Hát ả đào, Hát Quan họ và mảng đề tài cũng rất quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của ông là những bức họa vẽ theo ý thơ của Hồ Xuân Hương và những tác phẩm sơn dầu vẽ theo tinh thần của Nguyễn Du trong chuyện Kiều, đặc biệt hình ảnh "dày dày đúc sẵn một tòa thiên nhiên" và "Kiều tắm" đã được Bùi Xuân Phái khai thác, thể hiện qua nhiều tác phẩm ở các chất liệu. Tất cả các chủ đề được nêu trên, đã bị người ta hoặc vô tình, hoặc chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách có hệ thống về Bùi Xuân Phái, nên đã bị thu gom lại và gọi chung là CHÈO.
Trong phần này, tôi muốn tách CHÈO của Phái ra thành những đề tài riêng và sẽ giới thiệu từng đề tài đó với người mộ điệu:
*Chèo
*Hát ả đào
*Hát Quan họ
*Hồ Xuân Hương
*Kiều
Những bức tranh trên mà các bạn xem là một phần nhỏ trong chủ đề minh họa cho ý thơ của Hồ Xuân Hương. Nhân ngày Xuân, ta cùng thưởng thức một Bùi Xuân Phái trẻ trung, dí dỏm, đậm chất "u-mua".
BTP
BÙI XUÂN PHÁI & HỒ XUÂN HƯƠNG
*
Date: Friday, June 25, 2010, 11:38 PM
Tranh BÙI XUÂN PHÁI và thơ HỒ XUÂN HƯƠNG
Chơi xuân có biết xuân chăng tá.
Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!
Vịnh Cái Giếng
Ngõ ngay thăm thẳm tới nhà ông,
Giếng tốt thanh thơi, giếng lạ lùng
Cầu trăng phau phau đôi ván ghép,
Nước trong leo lẻo một dòng thông.
Cỏ gà lún phún leo quanh mép,
Cá diếc le te lách giữa dòng.
Giếng ấy thanh tân ai cũng biết
Đố ai dám thả nạ dòng dòng.
Vịnh cái quạt
Một lỗ xâu tự bao giờ,
Chành ra ba góc da còn thiếu,
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.
Mát mặt anh hùng khi tắt gió,
Che đầu quân tử lúc sa mưa.
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng,
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa ?
Trống Thủng
Của em bưng bít vẫn bùi ngùi,
Nó thủng vì chưng kẻ nặng dùi,
Ngày vắng đập tung dăm bảy chiếc,
Đêm thanh tỏm cắc một đôi hồi,
Khi giang thẳng cánh bù khi cúi
Chiến đứng không thôi lại chiến ngồi.
Nhắn nhủ ai về thương lấy với,
Thịt da ai cũng thế mà thôi.
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Đi thì cũng dở ở không xong
Hiền nhân quân tử ai mà chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.
Mát mặt anh hùng khi tắt gió,
Che đầu quân tử lúc sa mưa.
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng,
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?
Bốn cột khen ai khéo khéo trồng,
Người thì lên đánh kẻ ngồi trông,
Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,
Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
Chơi xuân có biết xuân chăng tá.
Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Mùa hè hây hẩy gió nồm đông,
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng.
Chúng ta vẫn theo thói quen là gọi chung các chủ đề Bùi Xuân Phái đã vẽ về đề tài văn hóa dân gian : Hát Chèo, Hát ả đào, Hát Quan họ và mảng đề tài cũng rất quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của ông là những bức họa vẽ theo ý thơ của Hồ Xuân Hương và những tác phẩm sơn dầu vẽ theo tinh thần của Nguyễn Du trong chuyện Kiều, đặc biệt hình ảnh "dày dày đúc sẵn một tòa thiên nhiên" và "Kiều tắm" đã được Bùi Xuân Phái khai thác, thể hiện qua nhiều tác phẩm ở các chất liệu. Tất cả các chủ đề được nêu trên, đã bị người ta hoặc vô tình, hoặc chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách có hệ thống về Bùi Xuân Phái, nên đã bị thu gom lại và gọi chung là CHÈO.
Trong phần này, tôi muốn tách CHÈO của Phái ra thành những đề tài riêng và sẽ giới thiệu từng đề tài đó với người mộ điệu:
*Chèo
*Hát ả đào
*Hát Quan họ
*Hồ Xuân Hương
*Kiều
Những bức tranh trên mà các bạn xem là một phần nhỏ trong chủ đề minh họa cho ý thơ của Hồ Xuân Hương. Nhân ngày Xuân, ta cùng thưởng thức một Bùi Xuân Phái trẻ trung, dí dỏm, đậm chất "u-mua".
BTP
TIN TỔNG HỢP * VIỆT TRUNG
*
VIỆT NAM PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC
Hôm nay thứ sáu 25-6-2010, hai đài RFI và VOA đều loan tin Việt Nam phản đối việc Trung Quốc mở rộng du lịch ở biển đông trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Có lẽ đây là lần đầu tiên chính quyền Việt Nam công khai lên tiếng tố cáo Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam.
RFI với nhan đề" Việt Nam phản đối Trung Quốc phát triển du lịch ở Hoàng Sa và Trường Sa". Vì bên Uỷ ban Cải cách và Phát triển Nhà nước Trung Quốc vừa thông qua « Cương yếu Quy hoạch xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam 2010-2020 ». Ngày 25/06/2010, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga tuyên bố là việc làm của phía Trung Quốc "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam".
Một vọng gác của Việt Nam giữa biển khơi tại khu vực quần đảo Trường Sa.
REUTERS/Stringer
Hôm qua, trong cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga tuyên bố là việc làm của phía Trung Quốc « vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, trái với tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử chung của các bên ở biển Đông, mà Trung Quốc đã cùng với các nước ASEAN ký kết năm 2002 ».
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động như vậy và cho biết đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc ngày 22/6 vừa qua để phản đối.
Vụ này xảy ra vào lúc Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm chuẩn bị đi Bắc Kinh để tham dự Phiên họp lần thứ 4 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc và thăm Trung Quốc từ 29/6 – 03/7.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100625-viet-nam-phan-doi-trung-quoc-phat-trien-du-lich-o-hoang-sa-va-truong-sa
Đài VOA vời bài "Việt Nam phản đối kế hoạch của TQ đối với Hoàng Sa và Trường Sa" phổ
“Cương yếu Quy hoạch xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam 210-2020” do Ủy ban Cải cách và Phát triển nhà nước Trung Quốc thông qua đề ra kế hoạch mở tuyến du lịch đường không và đường biển ra quần đảo Hoàng Sa và kêu gọi dân chúng đăng ký quyền sử dụng tại các đảo không người. Bản Cương yếu khẳng định khu tổ hợp chức năng biển, trong đó có cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, là do tỉnh Hải Nam của Trung Quốc quản lý.
Bộ Ngoại giao Việt Nam tố cáo hành động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam cũng như đi ngược lại với tinh thần bản Tuyên bố mà Bắc Kinh đã ký kết với các nước ASEAN hồi năm 2002 về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, tức DOC.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại hầu hết khu vực Biển Đông, nhưng các quốc gia có đường biên giới biển xung quanh khu vực này trong đó có Việt Nam không công nhận tuyên bố này.
Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Brunei, Philippines, và Malaysia đều lên tiếng xác nhận chủ quyền một phần hoặc toàn phần đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa tại Biển Đông.
Nguồn: DPA, Bloomberg, MOFA
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-china-06-25-2010-97149084.html
RFI * TƯỢNG STALIN
Tượng Stalin bị dỡ bỏ ở Gruzia, quê hương của nhà độc tài Xôviết
Cần cẩu gỡ bỏ tượng của Stalin tại Gori (Gruzia) đêm 24/06/2010.
REUTERS/Nino Chibchiuri
Ngày
25/06/2010, Bộ trưởng Văn hóa Gruzia, Nika Rouroua cho báo chí biết
là đêm 24/06, một bức tượng Stalin bằng đồng ở thành phố Gori, quê của
nhà độc tài Xôviết đã bị dỡ bỏ một cách kín đáo. Thay vào đó, Gruzia
sẽ xây một đài tưởng niệm các nạn nhân của chế độ độc tài Xôviết và
những người đã bỏ mạng trong cuộc chiến tranh 2008 ».
Theo
ông Rouroua, Stalin, sinh tại Gori năm 1879, là kẻ đã giết hại hàng
triệu người vô tội, đã hạ sát những thành phần ưu tú không chỉ của xã
họi Gruzia, mà của nhiều nước khác nữa. Bức tượng cao 6 mét và được đặt ở quảng trường trung tâm Gori từ năm 1952 đã là chủ đề gây tranh cãi gay gắt trong những năm gần đây. Chính phủ của tổng thống thân phương Tây Mikheil Saakachvilli đã nhiều lần đề nghị dỡ bỏ bức tượng này. Nhưng nhiều người, nhất là tại Nga, vẫn còn tôn sùng Stalin, đặc biệt vì vai trò của ông trong chiến thắng của Liên Xô trước phát xít Đức trong thế chiến thứ hai.
Theo báo chí Gruzia, cánh sát đã chặn lối vào khu vực chung quanh bức tượng và ngăn không cho phóng viên quay cảnh dỡ bỏ tượng Stalin.
Nằm cách thủ đô Tbilissi 80 km về phía Tây, Gori đã được cả thế giới biết đến vào tháng 8 năm 2008, khi thành phố này là mục tiêu tấn công của quân đội Nga trong cuộc chiến tranh với Gruzia giành quyền kiểm soát vùng Nam Ossetia ly khai.
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20100625-tuong-stalin-bi-do-bo-o-gruzia-que-huong-cua-nha-doc-tai-xoviet
*
Friday, June 25, 2010
THƠ TRÀO LỘNG
Gái 3 Miền
Tình Gái Nam
Ý chèng ui
Hổng được đâu
Tui ớn lạnh
Ngồi bên cạnh
Rục rịch hoài
Lỡ gặp ai
Kỳ qúa hà
Thôi dzô trỏng
Cho thỏa lòng
Đồ qủy sứ
Để từ từ
Nè cha nội
Dị kể chi
Răng làm rứa
Người chi mô
Nhột thấy mồ
Anh bên nớ
Tui bên ni
Răng cớ gì
Ưa lấn đất
Đừng lật đật
Mạ ra chừ
Mang tiếng hư
Nói nhỏ nì
Tối nay hỉ
Tình gái Bắc
Ngượng lắm đấy
Ai lại thế
Cứ như ranh
Tí tẹo thôi
Nhớ đấy nhé
Mặt dầy tợn
Chỉ nghịch ngợm
Không ai bằng
Cứ hung hăng
Như ăn cướp
Thôi cũng được
Phải giao trước
Cấm chạy làng
Hễ lang bang
Em xẻo trước
SƠN TRUNG * ĐẢO BẠCH LONG VỸ
*
BẠCH LONG VỸ & LỊCH SỬ BÁN NƯỚC CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM
Sơn Trung
Đảo Bạch Long Vĩ nằm trong Vịnh Bắc Bộ, thuộc thành phố Hải Phòng của Việt Nam. Đảo Bạch Long Vĩ là hòn đảo thuộc huyện Bạch Long Vĩ, trực thuộc thành phố Hải Phòng. Đảo này nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, cách thành phố Hải Phòng khoảng 110 km, có diện tích khoảng 2,5 km² khi nước thủy triều lên cao và khoảng 4 km² khi thủy triều xuống thấp.
Hòn đảo này có khoảng 80 hộ dân, với hơn 350 người đang sinh sống. Nhưng số người có mặt trên đảo thường nhiều hơn con số này cả chục lần, gồm các hộ gia đình, các doanh nghiệp, thanh niên xung phong và cán bộ nhà nước. Khách vãng lai cũng thường có mặt ở đây, đa số đến từ các tầu cá neo đậu xung quanh đảo, nếu tính cả khách vãng lai, dân cư trên đảo khoảng trên dưới 4.000 người. Ngoài ra, các đơn vị hải quân Việt Nam cũng có mặt trên hòn đảo này.
Về lịch sử của hòn đảo Bạch Long Vĩ, theo hiệp ước ký kết giữa Pháp với nhà Thanh năm 1887, thì hòn đảo này thuộc về Việt Nam, lúc đó do chính phủ Pháp bảo hộ. Trước đây, do không tìm được nguồn nước nên người dân không đến định cư ở đảo. Mãi đến năm 1920, sau khi tìm được nguồn nước ngọt, người dân Việt Nam đã chuyến tới sinh sống trên hòn đảo này bằng các nghề như: chăn nuôi, trồng trọt và khai thác thuỷ sản.
Đến năm 1937, vua Bảo Đại cho người tới đảo Bạch Long Vĩ lập đồn canh phòng. Sau đó, chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương và quân Nhật đã ra Bạch Long Vĩ tước khí giới của quân lính Bảo Đại đang canh giữ ở đảo. Đến năm 1946, Pháp quay trở lại Đông Dương và tiếp tục khôi phục lại chế độ cai trị trên đảo.
Năm 1949, phe Quốc Dân đảng của Tưởng Giới Thạch đã thua trận, chạy ra Đài Loan và đến chiếm đảo Bạch Long Vĩ. Đến tháng 7 năm 1955, quân cộng sản Trung Quốc đổ bộ lên đảo, đánh đuổi quân Quốc Dân đảng ra khỏi đảo này.
Tháng 01 năm 1957, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tiếp nhận đảo và ra Nghị định số 49, quy định đảo Bạch Long Vĩ là xã trực thuộc Ủy ban Thành phố Hải Phòng. Nghị định này nhằm khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hòn đảo, cùng với vùng biển, vùng trời và thềm lục địa xung quanh đảo.
Do chiến tranh nên từ năm 1965, trên đảo chỉ có các lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ. Cho đến cuối năm 1992, chính phủ Việt Nam ra Nghị định thành lập huyện đảo Bạch Long Vĩ, thuộc thành phố Hải phòng và kể từ đó, lực lượng thanh niên xung phong cùng một số ngư dân đã được đưa ra sinh sống và làm việc tại hòn đảo này. Theo Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ, ký ngày 25 tháng 12 năm 2000 giữa Việt Nam và Trung Quốc thì đảo Bạch Long Vĩ vẫn thuộc về Việt Nam.
Liên
quan tới vấn đề này, trả lời phỏng vấn trên báo Nhân dân trước đây,
ông Nguyễn Dy Niên, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có nói: "Phần
Vịnh phía Việt Nam có khoảng 2.300 đảo, đá ven bờ, đặc biệt có đảo
Bạch Long Vĩ nằm cách đất liền Việt Nam khoảng 110 km, cách đảo Hải
Nam Trung Quốc khoảng 130 km".
Ông Nguyễn Dy Niên nói :
"Theo Hiệp định, Việt Nam được hưởng 53,23% diện tích Vịnh Bắc Bộ và
Trung Quốc được hưởng 46,77% diện tích. Đường phân định cách đảo Bạch
Long Vĩ 15 hải lý, tức đảo được hưởng lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 3 hải lý."Và ông Lê Công Phụng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cũng đã xác nhận điều này trong bài phỏng vấn đăng trên Tạp chí Cộng Sản hồi tháng 1 năm 2001 như sau: "Phần Vịnh phía ta có khoảng 1.300 hòn đảo ven bờ, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm cách đất liền nước ta khoảng 110 km, cách đảo Hải Nam, Trung Quốc, khoảng 130 km. Về diện tích tổng thể ta được 53,23% diện tích Vịnh, Trung Quốc được 46,77%, đường phân định cách đảo Bạch Long Vĩ 15 hải lý."
Thế nhưng mới đây, theo tin tức từ các cơ quan truyền thông trong nước và báo chí nước ngoài thì dường như Trung Quốc đang tranh chấp đảo Bạch Long Vĩ với Việt Nam.
Theo tin từ báo Việt Nam Net và báo Tuổi Trẻ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ra thăm đảo Bạch Long Vĩ trong 3 ngày cuối tháng 3 và đầu tháng 4. Tại đó, ông Nguyễn Minh Triết đã khẳng định: "Dù là đảo nhỏ nhưng Bạch Long Vĩ là tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc và là hòn đảo tiền tiêu có ý nghĩa quan trọng cả về an ninh quốc phòng lẫn kinh tế - xã hội." Ông Chủ tịch nhấn mạnh: "Đối với biên giới, lãnh hải, chúng ta luôn muốn hòa bình hữu nghị giữa hai dân tộc, giữa các dân tộc có biên giới với chúng ta, đó là mong muốn của nhân dân. Có hòa bình, hữu nghị thì nhân dân mới có cuộc sống ổn định, đó là thiện chí của cả dân tộc VN suốt hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Làm việc này trên cơ sở thương lượng, trao đổi, vận động, thuyết phục.
Không vì vậy mà để cho bất cứ ai xâm lấn bờ cõi của mình, biển đảo của mình. Khẳng định đây là chủ trương đúng đắn, quyết tâm không gì lay chuyển được của Đảng, Nhà nước. Chúng ta không tham của ai, nhưng một tấc đất quê hương chúng ta cũng không nhân nhượng."
Riêng báo chí nước ngoài, trong mấy ngày qua cũng có đề cập đến việc tranh chấp đảo Bạch Long Vĩ. Trong một bài báo đăng trên tờ EarthTimes ngày 2 tháng 4 với tựa đề “Lãnh đạo Việt Nam nguyện bảo vệ lãnh thổ trên Biển Đông”, có nhắc tới việc Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết được hai tàu hải quân hộ tống ra thăm đảo Bạch Long Vĩ. Bài viết có đoạn: "Việt Nam đã kiểm soát Bạch Long Vĩ từ năm 1957, nhưng một số viên chức Trung Quốc tranh chấp với Việt Nam về hòn đảo này."
Sau đó, một bài báo có tựa đề “Hà Nội để mắt tới lá bài Asean trên Biển Đông”, số ra ngày 4 tháng 4, trên tờ South China Morning Post, có 2 đoạn cũng nhắc lại việc tranh chấp hòn đảo Bạch Long Vĩ. Bài báo viết: … "Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đi tới một hòn đảo đang tranh chấp để nói với các sĩ quan hải quân Việt Nam chuẩn bị “chiến đấu cho chủ quyền của tổ quốc trong bất kỳ tình huống nào”.
Và một đoạn khác trong bài báo viết rằng: "Hôm thứ sáu, ông Nguyễn Minh Triết đã tổ chức một chuyến viếng thăm hiếm hoi tới một căn cứ hải quân Việt Nam trên hòn đảo đang tranh chấp Bạch Long Vĩ giữa miền Bắc Việt Nam và đảo Hải Nam."
Qua các tin tức trên các phương tiện truyền thông trong nước và nước ngoài trong mấy ngày qua, có những điều bất thường về hòn đảo này. Phải chăng Trung Quốc đã muốn hòn đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam?
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Does-china-dispute-the-sovereignty-of-bach-long-vi-island-of-vietnam-04072010071054.html
Một tờ báo điện tử, có trang mạng của Trung Quốc viết "trong Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000, hai nước chỉ phân chia vùng biển, chứ không nói đến chủ quyền của hòn đảo Bạch Long Vĩ và Việt Nam chỉ tạm thời giữ đảo Bạch Long Vĩ chứ không có chủ quyền".
http://my.opera.com/Nguyentaiduc/blog/ba-ch-long-vi-da-o-q
Trong
bao nhiêu năm cúi đầu nhắm mắt, nay cộng sản Việt Nam nói một câu
nghe được. Nhưng bản chất cộng sản gian manh, tráo trở, phải chăng đó
là lời nói thành thực, hay chỉ nói đãi buôi trước đại hội đảng XI?
Ai cũng biết cộng sản Nga Tàu đều là một thứ thực dân, đế quốc, sắt máu, tàn độc hơn Anh, Pháp, Mỹ nhiều! Muôn sự là do ông Hồ. Phan Bội Châu có kinh nghiệm về Nhật Bản tráo trở hợp tác với Pháp rồi trở mặt với du sinh Việt Nam. Cụ cũng biết cộng sản Nga lợi dụng cụ để bắt nhân dân ta làm nô lệ cho cộng sản Nga cho nên sau khi nghe Lý Thụy (Hồ Chí Minh) khuyến dụ rồi cụ làm lơ mà bảo rằng cụ không biết tiếng Anh! Nếu cụ thích Nga, theo lệnh Nga thì bên cụ thiếu gì người viết tiếngAnh hay dịch tiếng Anh cho cụ. Vì cụ không theo Nga mà đệ tam quốc tế hạ lệnh cho Lý Thụy bán Phan Bội Châu.
Ai cũng biết cộng sản Nga Tàu đều là một thứ thực dân, đế quốc, sắt máu, tàn độc hơn Anh, Pháp, Mỹ nhiều! Muôn sự là do ông Hồ. Phan Bội Châu có kinh nghiệm về Nhật Bản tráo trở hợp tác với Pháp rồi trở mặt với du sinh Việt Nam. Cụ cũng biết cộng sản Nga lợi dụng cụ để bắt nhân dân ta làm nô lệ cho cộng sản Nga cho nên sau khi nghe Lý Thụy (Hồ Chí Minh) khuyến dụ rồi cụ làm lơ mà bảo rằng cụ không biết tiếng Anh! Nếu cụ thích Nga, theo lệnh Nga thì bên cụ thiếu gì người viết tiếngAnh hay dịch tiếng Anh cho cụ. Vì cụ không theo Nga mà đệ tam quốc tế hạ lệnh cho Lý Thụy bán Phan Bội Châu.
Ông
Hồ thật hay ông Hồ giả đều là người theo cộng sản, tất nhiên theo
lệnh của Nga Tàu, miễn sao là ông được cầm quyền và đảng cộng sản của
ông làm chúa ở Nam bang là được. Ông bán nước cho Nga Tàu để đuợc
lương thực, tiền bạc, vũ khí và quân đội. Ông bán nước nhưng ông bảo
là nhờ Trung Quốc ra tiếp quản hộ, Trung Quốc giữ hộ Việt Nam khi dâng đảo Bạch Long Vĩ cho Trung Quốc, hoặc nhờ Trung Quốc giữ nước giùm, mai sau mình lấy lại khi Phạm Văn Đồng năm 1974 ký hiệp định dâng Hoàng Sa cho Trung Quốc.
Đứa con nít lên ba cũng không thể tin điều đó nhưng thời chiến tranh không ai dám lên tiếng vì sợ gán tội phản quaốc, và vì thời chiến tranh, tin tức bị bịt kín. Cộng sản thành công là nhờ khéo dấu diếm và tuyên tuyền lừa bịp.
Qua những sự kiện lịch sử, ta thấy Trung Quốc có dã tâm xâm chiếm nước ta từ lâu, mà một phần cũng do ông Hồ tự nguyện dâng hiến cho Trung Quốc để lấy lòng Trung Quốc trong việc cầu viện. Việc này cũng giống như việc một người tự đem dâng vợ con cho quan để cầu thăng quan tiến chức:
" Con được công danh cha mòn trán,
Em nên khoa giáp chị nát đồ."
Dù lúc này Trung Quốc chưa lộ mặt xâm lược, ông Hồ đã sẵn sàng dâng Việt Nam. cho Trung Quốc. Các thủ hạ ông, bao gồm Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Dy Niên, Dương Danh Dy . . . đều biết thế nhưng ai dám lên tiếng phản kháng? Muốn đi mò tôm hay muốn gán cho tội phản đảng? phản quốc mà chết nhục nhã? Một số biết nhưng họ rất cảm động và vui sướng khi thấy Trung Quốc viện trợ lương thực, vũ khí và mang lại cho họ chiến thắng Điện Biên thì họ không còn lo nghĩ họa mất nước. Họ chỉ biết lợi trước mắt mà quên hại sau lưng!
Trong bài phỏng vấn của RFA do Mặc Lâm thực hiện ngày 2-7-2009, ông Dương Danh Dy dù chống đỡ cho cộng sản, đổ lỗi cho "lịch sử" nhưng cũng thú nhận là Việt Nam đã hứa dâng biển cả và đất đai":
Bây giờ cũng không thể kết tội ai được bởi vì nó là chuyện lịch sử rồi. Chúng ta có một số điều hứa. Tôi biết rất rõ những điều hứa này của ta. Ta có những điều hứa trong vấn đề Biển Đông. Cái hứa của chúng ta lúc đó thì có những nguyên nhân là do chúng ta bênh Trung Quốc, có những nguyên nhân do chúng ta dốt, chúng ta không hiểu gì cả.
Đứa con nít lên ba cũng không thể tin điều đó nhưng thời chiến tranh không ai dám lên tiếng vì sợ gán tội phản quaốc, và vì thời chiến tranh, tin tức bị bịt kín. Cộng sản thành công là nhờ khéo dấu diếm và tuyên tuyền lừa bịp.
Qua những sự kiện lịch sử, ta thấy Trung Quốc có dã tâm xâm chiếm nước ta từ lâu, mà một phần cũng do ông Hồ tự nguyện dâng hiến cho Trung Quốc để lấy lòng Trung Quốc trong việc cầu viện. Việc này cũng giống như việc một người tự đem dâng vợ con cho quan để cầu thăng quan tiến chức:
" Con được công danh cha mòn trán,
Em nên khoa giáp chị nát đồ."
Dù lúc này Trung Quốc chưa lộ mặt xâm lược, ông Hồ đã sẵn sàng dâng Việt Nam. cho Trung Quốc. Các thủ hạ ông, bao gồm Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Dy Niên, Dương Danh Dy . . . đều biết thế nhưng ai dám lên tiếng phản kháng? Muốn đi mò tôm hay muốn gán cho tội phản đảng? phản quốc mà chết nhục nhã? Một số biết nhưng họ rất cảm động và vui sướng khi thấy Trung Quốc viện trợ lương thực, vũ khí và mang lại cho họ chiến thắng Điện Biên thì họ không còn lo nghĩ họa mất nước. Họ chỉ biết lợi trước mắt mà quên hại sau lưng!
Trong bài phỏng vấn của RFA do Mặc Lâm thực hiện ngày 2-7-2009, ông Dương Danh Dy dù chống đỡ cho cộng sản, đổ lỗi cho "lịch sử" nhưng cũng thú nhận là Việt Nam đã hứa dâng biển cả và đất đai":
Bây giờ cũng không thể kết tội ai được bởi vì nó là chuyện lịch sử rồi. Chúng ta có một số điều hứa. Tôi biết rất rõ những điều hứa này của ta. Ta có những điều hứa trong vấn đề Biển Đông. Cái hứa của chúng ta lúc đó thì có những nguyên nhân là do chúng ta bênh Trung Quốc, có những nguyên nhân do chúng ta dốt, chúng ta không hiểu gì cả.
Tôi xin nói thật, tôi đã từng đi điều tra biên giới trên bộ nhiều lần và tôi thấy có những cái đúng là sự ngây ngô khờ dại, có những cái do lúc bấy giờ người ta giúp mình nhưng mà mục đích là đưa hàng hoá sang nhanh chẳng hạn.
Tháng
4-2010, trong cuộc phỏng vấn của đài BBC, ông Dương Danh Dy đã nói :
Không hề có chuyện tranh chấp về đảo Bạch Long Vĩ trong Vịnh
Bắc Bộ. Câu chuyện lịch sử là như thế này: tháng 10/1954, sau
khi ký Hiệp định Geneve, quân đội Pháp rút khỏi miền Bắc Việt
Nam. Đảo Bạch Long Vĩ lúc đó vẫn là của Việt Nam, nhưng do
có một số khó khăn, và tôi cũng không rõ là thỏa thuận ở
cấp nào nhưng có việc Việt Nam nhờ Trung Quốc ra tiếp quản hộ.Trung Quốc giữ hộ Việt Nam tới năm 1956 thì trả lại cho Việt Nam.
Hồi đó tôi còn trẻ, sau khi vào Bộ Ngoại giao thì tôi có được tận mắt đọc biên bản ký kết về việc Trung Quốc trao trả lại đảo Bạch Long Vĩ cho Việt Nam. Có một chi tiết thú vị là lúc đó Việt Nam còn ngần ngừ chưa nhận vì chưa có phương tiện để ra đảo. Thế là phía Trung Quốc, sau khi thỉnh thị, lại tặng thêm cho Việt Nam hai chiếc ca-nô.Từ đó, không có chuyện gì xảy ra. Hơn nữa, trong đàm phán Vịnh Bắc bộ vừa qua, rõ ràng không hề có vấn đề gì về chủ quyền Bạch Long Vĩ. Nhưng tôi cũng biết gần đây có tin đồn bên Trung Quốc là "Trung Quốc cho Việt Nam mượn" đảo Bạch Long Vĩ.
boxitvn.net - boxitvn.blogspot.com - boxitvn.wordpress.comHồi đó tôi còn trẻ, sau khi vào Bộ Ngoại giao thì tôi có được tận mắt đọc biên bản ký kết về việc Trung Quốc trao trả lại đảo Bạch Long Vĩ cho Việt Nam. Có một chi tiết thú vị là lúc đó Việt Nam còn ngần ngừ chưa nhận vì chưa có phương tiện để ra đảo. Thế là phía Trung Quốc, sau khi thỉnh thị, lại tặng thêm cho Việt Nam hai chiếc ca-nô.Từ đó, không có chuyện gì xảy ra. Hơn nữa, trong đàm phán Vịnh Bắc bộ vừa qua, rõ ràng không hề có vấn đề gì về chủ quyền Bạch Long Vĩ. Nhưng tôi cũng biết gần đây có tin đồn bên Trung Quốc là "Trung Quốc cho Việt Nam mượn" đảo Bạch Long Vĩ.
Sau đây là đài BBC phỏng vấn Dương Danh Dy.
Hồi
đầu tháng 4, Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã có
chuyến thăm Bộ tư lệnh hải quân tại Hải Phòng. Trong chuyến
thăm, ông Triết đã tới đảo Bạch Long Vĩ, nơi ông khẳng định
Việt Nam sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền và không nhượng bộ
dù chỉ một tấc đất biển đảo. Một số báo chí nước ngoài khi
đề cập tới chuyến thăm này có gọi đảo Bạch Long Vĩ là hòn
đảo 'đang tranh chấp'. Vậy thực hư về chuyện "tranh chấp" giữa
Việt Nam và Trung Quốc quanh đảo Bạch Long Vĩ là như thế nào?
Chúng tôi đã hỏi chuyện nhà nghiên cứu TQ Dương Danh Dy
*
Người cộng sản gian dối luôn luôn cho nên thỉnh thoảng họ phải trấn an dư luận, thuyết phục dư luận bằng thành ngữ "Tôi xin nói thật" như ông Dương Danh Dy đã dùng. Theo
tin tức từ các cơ quan truyền thông trong nước và báo chí nước ngoài
thì dường như Trung Quốc đang tranh chấp đảo Bạch Long Vĩ với Việt
Nam.
Và nếu không có việc này thì việc gì Nguyễn Minh Triết phải nơi đây và tuyên bố khẳng định Việt Nam sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền và không nhượng bộ dù chỉ một tấc đất biển đảo.
Chính ông Dương Danh Dy cũng đã cho biết Việt Nam đã nhờ Trung Quốc ra tiếp quản hộ. Trung Quốc giữ hộ Việt Nam tới năm 1956 thì trả lại cho Việt Nam. . . Việt Nam còn ngần ngừ chưa nhận . . .
Trung Quốc ngu gì mà không hiểu ý nghĩa triều cống của ông Hồ? Ông Hồ tấn cho họ để họ "hồ hởi phấn khởi" viện trợ cho ông. Tâm trạng và hành động của ông Hồ là tâm trạng của một thằng cờ bạc đem vợ giao cho tay cho vay cắt cổ để cầu may trong cuộc đỏ đen! Đó cũng là tâm trạng của một kẻ đi hối lộ cố nhét tiền của vào tay đại quan mặc dầu đại quan từ chối thật hay từ chối giả.
Như thế là Việt Nam đã cống Bạch Long Vĩ cho Trung Cộng cho nên Trung Cộng mới bảo là đảo này thuộc họ.
Nếu cho rằng Bạch Long Vĩ đã hứa cho Trung Quốc, đã tấn cho Trung Quốc rồi, là chuyện lịch sử đã rồi, đành chịu vậy thì không có tranh chấp theo như quan điểm cá nhân của ông Dương Danh Dy . Nhưng nhân dân ta và một số đảng viên không chịu, căn cứ tinh thần dân tộc, vào lịch sử lâu đời của đảo Bạch Long Vĩ, và về hiệp ước vịnh Bắc Bộ thì ắt có tranh chấp. Riêng việc Trung Quốc đòi mở rộng ngoài 200 hải lý thì với ai ở gần Trung Quốc đều có tranh chấp, sao ông Dương Danh Dy lại bảo là không tranh chấp? Và việc bán nước lúc này thì rõ là trách nhiệm của ông Hồ, trung ương đảng , bộ chính trị và đảng cộng sản, tại sao ông Dương Danh Dy lại muốn đánh bùn sang ao mà bảo là bây giờ cũng không thể kết tội ai được bởi vì nó là chuyện lịch sử rồi?
Dẫu sao trong vấn đề lãnh thổ, ngoài Vũ Thư Hiên thì Dương Danh Dy là người có chất người nhiều nhất, thành thực nhất, và lời của ông có giá trị lịch sử nhất.
Và nếu không có việc này thì việc gì Nguyễn Minh Triết phải nơi đây và tuyên bố khẳng định Việt Nam sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền và không nhượng bộ dù chỉ một tấc đất biển đảo.
Chính ông Dương Danh Dy cũng đã cho biết Việt Nam đã nhờ Trung Quốc ra tiếp quản hộ. Trung Quốc giữ hộ Việt Nam tới năm 1956 thì trả lại cho Việt Nam. . . Việt Nam còn ngần ngừ chưa nhận . . .
Trung Quốc ngu gì mà không hiểu ý nghĩa triều cống của ông Hồ? Ông Hồ tấn cho họ để họ "hồ hởi phấn khởi" viện trợ cho ông. Tâm trạng và hành động của ông Hồ là tâm trạng của một thằng cờ bạc đem vợ giao cho tay cho vay cắt cổ để cầu may trong cuộc đỏ đen! Đó cũng là tâm trạng của một kẻ đi hối lộ cố nhét tiền của vào tay đại quan mặc dầu đại quan từ chối thật hay từ chối giả.
Như thế là Việt Nam đã cống Bạch Long Vĩ cho Trung Cộng cho nên Trung Cộng mới bảo là đảo này thuộc họ.
Nếu cho rằng Bạch Long Vĩ đã hứa cho Trung Quốc, đã tấn cho Trung Quốc rồi, là chuyện lịch sử đã rồi, đành chịu vậy thì không có tranh chấp theo như quan điểm cá nhân của ông Dương Danh Dy . Nhưng nhân dân ta và một số đảng viên không chịu, căn cứ tinh thần dân tộc, vào lịch sử lâu đời của đảo Bạch Long Vĩ, và về hiệp ước vịnh Bắc Bộ thì ắt có tranh chấp. Riêng việc Trung Quốc đòi mở rộng ngoài 200 hải lý thì với ai ở gần Trung Quốc đều có tranh chấp, sao ông Dương Danh Dy lại bảo là không tranh chấp? Và việc bán nước lúc này thì rõ là trách nhiệm của ông Hồ, trung ương đảng , bộ chính trị và đảng cộng sản, tại sao ông Dương Danh Dy lại muốn đánh bùn sang ao mà bảo là bây giờ cũng không thể kết tội ai được bởi vì nó là chuyện lịch sử rồi?
Dẫu sao trong vấn đề lãnh thổ, ngoài Vũ Thư Hiên thì Dương Danh Dy là người có chất người nhiều nhất, thành thực nhất, và lời của ông có giá trị lịch sử nhất.
Nhiều
tài liệu đã nói việc Trung Cộng xâm chiếm biên cương như Vũ Thư Hiên đã
tố cáo trong quyển " Đêm Giữa Ban Ngày", và Dương Danh Dy cũng đã xác
nhận như trên. Chính ông Hồ đã bán nước từ khi gia nhập đảng Cộng sản,
mà rõ ràng nhất là từ 1949, khi Trung Cộng chiếm toàn bộ lục địa là lúc
Cộng sản Việt Nam viết trang sử bán nước cầu đại thắng. Ông Hồ đã mất
nhưng bản chất nô lệ Tàu vẫn tồn tại trong các lớp thế hệ sau. Ngày nay,
chúng khủng bố dân chúng, cấm dân chúng và báo chí động đến hai chữ
độc lập và tự do vì chúng muốn mọi người cũng cúi đầu làm trâu ngựa
cho Trung Quốc. Những lời chúng nói bảo vệ tổ quốc, độc lập, dân chủ
và tự do tòan là xảo trá.
*
No comments:
Post a Comment