*
Một vài câu hỏi về Tướng Giáp
Đặc biệt là trong sự thiết lập và củng cố chính quyền Cộng Sản Việt Nam, trong những năm đầu của chính quyền này cũng như vai trò của ông trong việc diệt trừ các đảng phái đối lập và việc đưa đất nước và dân tộc Việt Nam đến cuộc chiến tranh kéo dài cả ba chục năm trời với hàng triệu người thương vong.
Tôi không đề cập ở đây tới sự nghiệp quân sự của Võ Nguyên Giáp như một danh tướng của Cộng Sản Việt Nam. Sự nghiệp quân sự này đã che lấp những công lao khác mà ông đã đóng góp cho Đảng Cộng Sản Việt Nam trong những năm bốn mươi của lịch sử đảng này.
Do đó, tôi sẽ chú trọng vào những năm đầu của thời kỳ cầm quyền của ông với tư cách là Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ trong Chính Phủ Lâm Thời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Hồ Chí Minh.
Và sau đó là Chủ Tịch Quân Sự Ủy Viên Hội trong Chính Phủ Liên Hiệp Quốc Gia với Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch và Nguyễn Hải Thần làm Phó Chủ Tịch sau đó là Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng trong Chính Phủ Cải Tổ tháng 11 năm 1946.
Đây là khoảng thời gian ít được người ta chú ý nhưng vô cùng quan trọng vì nó tương xứng với thời kỳ đầu của chế độ Cộng Sản ở Việt Nam trước và sau khi Việt Minh cướp được chính quyền.
Trong thời gian này Võ Nguyên Giáp đã đóng vai trò then chốt trong nhiều sinh hoạt khác nhau, từ chính trị, hành chánh đến an ninh, quân sự và luôn cả ngoại giao.
Không có ông, Việt Minh khó có thể giữ được chính quyền sau ngày 19 tháng 8 năm 1945 và không có ông chưa chắc cuộc chiến Đông Dương Lần Thứ Nhất đã xảy ra.
'Những cuộn dây thừng'
Trước hết là thời gian trước khi Việt Minh cướp chính quyền, theo ngôn ngữ của người Việt Quốc Gia, hay trước ngày khởi nghĩa, theo ngôn ngữ của người Cộng Sản.
Võ Nguyên Giáp là người đã xây dựng nên những đội tự vệ ở các xã miền núi hay những đội võ trang tuyên truyền đầu tiên của Việt Minh sau đó.
Câu hỏi được đặt ra là tại sao lại võ trang? Võ trang để chống Nhật hay chống Pháp hay võ trang để khủng bố tinh thần của những người Việt Nam, đối tượng chính của công tác tuyên truyền, để bắt buộc họ phải theo Việt Minh, nếu không thì sẽ bị bắt trói và “beng đầu”?
Mục tiêu thứ ba đã được nhiều người coi là chính vì chuyện dọa dẫm, ám sát, bắt cóc, thủ tiêu… đã xảy ra rất nhiều và đã được Bác Sĩ Nguyễn Xuân Chữ, người được coi là đã thay thế Khâm Sai Phan Kế Toại ngày Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội, nói tới như là một trong những nguyên nhân của sự thành công của Việt Minh trong biến cố 19 tháng 8 năm 1945.
Nó cũng được Nguyễn Tường Bách kể lại trong hồi ký của ông này qua lời đe dọa mà Dương Đức Hiền thuộc Đảng Đân Chủ nói với ông Bách và nhà văn Khái Hưng.
Điều này phù hợp với những gì Tướng Giáp viết trong hồi ký của ông, trong đó ông nói tới “những cuộn dây thừng” mà mỗi đội viên tự vệ bắt buộc phải có để “bắt Việt gian”.
Phải chăng chính sách khủng bố ở Việt Nam bằng cách gán cho nạn nhân hai tiếng Việt gian và sau này là phản động, đã bắt đầu ngay từ những năm này và Võ Nguyên Giáp là người đầu tiên thực hiện theo những kinh nghiệm của Nga hay của Tàu qua những cuốn sách nhỏ in li-tô mà tác giả hay dịch giả là Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và chính Võ Nguyên Giáp?
Điều nên nhớ là sau này, trong những năm đầu của Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam, thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chủ trương thủ tiêu, ám sát lại được những người Cộng Sản tiếp tục thực hiện hướng vào những người đứng đầu các xã ấp với hơn 800 viên chức bị sát hại trong năm 1957.
Sau đó chỉ riêng trong năm 1961, con số này đã tăng lên tới trên 4.000. Sau nông thôn là các thành thị và ngay ở thủ đô Sai Gòn và Tết Mậu Thân ở Huế.
“Sát nhất nhân vạn nhân cụ” tới một mức nào đó đã được Việt Minh áp dụng để cướp chính quyền năm 1945 vì nó đã làm tê liệt rồi tan rã guồng máy hành chính và an ninh của chính phủ Bảo Đại-Trần Trọng Kim ở khắp nơi trong nước, đồng thời giúp cho Việt Minh dùng đám đông học hành kém cỏi và tính tình nông nổi để diệt trừ đối lập.
'Thiếu minh bạch'
Cũng thuộc giai đoạn khởi đầu cho sự nghiệp của Tướng Giáp này, gia thế của ông cũng như những chi tiết liên hệ tới ông hồi ông còn đi học, kể cả việc ông học luật ở Hà Nội, đối với một người bình thường là những gì thân yêu luôn luôn được tưởng nhớ hay nhắc đến, đã bị ông ít khi hay hầu như tránh né không đề cập.
Một thí dụ điển hình là ông đã học tới đâu ở trường luật. Các tác giả viết về ông đã nói khác nhau. Người nói ông đã đậu tiến sĩ kinh tế, người nói ông đậu cử nhân luật năm 1937, rồi tiến sĩ năm 1938, người nói ông chưa học xong cử nhân, người nói ông mới học xong năm thứ hai, sau đó thi chứng chỉ luật hành chính để sửa soạn ra làm tri huyện nhưng bị rớt.
Và vì mộng làm quan của ông không thành nên ông đã dứt khoát, quyết định từ bỏ tất cả theo Cộng Sản qua đại diện của đảng này là Hoàng Văn Thụ để cùng với Phạm Văn Đồng sang Trung Quốc vào năm 1940, mở đầu một giai đoạn mới trong đời mình.
Cũng nên để ý là trong thời gian ở Hà Nội này, Võ Nguyên Giáp chưa có một nghề chuyên môn và một việc làm nhất định. Việc dạy ở trường Thăng Long của ông chỉ là tạm thời và bán thời gian.
Ông đã phải nương nhờ rất nhiều vào Đặng Thai Mai, kể cả ở nhà ông này để sống qua ngày. Trong hoàn cảnh như vậy, chuyện ông học luật rồi lựa thi luật hành chính để ra làm tri huyện có lý do của nó và nếu ông đậu thì cuộc đời của ông đã đổi khác và lịch sử Việt Nam cũng đã có thể đổi khác.
Người ta sẽ có một ông Huyện Giáp vô danh của đầu thập niên 1940 thay vì một Bộ Trưởng Nội Vụ Võ Nguyên Giáp trong Chính Phủ Lâm Thời Hồ Chí Minh hay một Đại Tướng Võ Nguyên Giáp về sau này, y hệt trường hợp của Hồ Chí Minh khi ông này làm đơn xin vô học trường Thuộc Địa của Pháp non ba chục năm trước, năm 1911.
Điều nên biết thêm là, theo một vài tác giả, sinh viên Võ Nguyên Giáp thích môn kinh tế học và không thích luật hành chính. Sau này các thầy dạy hay giám khảo về kinh tế học của ông như Grégoire Khérian, Gaeton Pirou… đều cho biết là ông rất xuất sắc về môn này.
Tuy nhiên, khác với nhiều người khác, đặc biệt là Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, luôn luôn ăn mặc chỉnh tề, lúc nào cũng sơ-mi trắng, cổ thắt ca-vát, mình mặc veston và quần mầu nhạt, đầu đội mũ dạ, chân đi giầy… như một công chức cao cấp, kể cả khi ở chiến khu, lúc gặp các sĩ quan Mỹ của cơ quan OSS, bên cạnh Hồ Chí Minh mặc quần soọc, áo sơ-mi nhầu nát, chân đi dép có quai.
Lối ăn mặc này đã được những người ngoại quốc gặp ông chú ý và miêu tả và đã được ông giữ rất lâu về sau này, ít ra là cho đến khi ông được phong quân hàm đại tướng.
Sau bộ đồ Tây là bộ quân phục đại tướng, buổi đầu là kaki màu cứt ngựa của bộ đội và cuối cùng là lễ phục màu trắng, thật trắng là thẳng nếp với đầy đủ phù hiệu và huy chương mỗi khi xuất hiện hay in trên bìa sách, kể cả khi chỉ là để được phỏng vấn.
Phải chăng lối ăn mặc này, cộng thêm với những căn bản giáo dục đại học và cuộc sống trí thức, tiểu tư sản bên cạnh sự thành công quá lớn của ông đã khiến cho ông bị những thành phần lãnh đạo khác không ưa và đã cản bước tiến của ông trong vai trò lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam, dù cho ông là người có khả năng nhất và ngay từ đầu đã đóng góp nhiều nhất cho đảng này.
Phải chăng cũng vì vậy mà ông đã ít khi, nếu không nói là không bao giờ đề cập tới thời còn đi học của ông, chưa kể tới mối liên hệ giữa ông và Louis Marty, trùm mật thám Pháp.
Người này đã đỡ đầu ông và giúp ông hoàn tất bằng tú tài I, rồi vô Trung Học Albert Sarraut để lấy nốt bằng tú tài Tây II, thay vì học trường bảo hộ và đỗ tú tài bản xứ, rồi vào trường Luật như đa số các thanh niên Việt Nam khác.
'Diệt trừ đối lập'
Sau ngày 19 tháng 8 năm 1945, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ trong Chính Phủ Lâm Thời do Việt Minh thành lập với Hồ Chí Minh làm Chủ tịch kiêm Bộ trưởng ngoại giao.
Ở địa vị này ông đã giúp chính quyền mới củng cố được vị thế của mình từ trung ương đế địa phương bằng cách qui tất cả về một mối, vào lúc từ Hồ Chí Minh đến các bộ trưởng và các nhà lãnh đạo Cộng Sản khác mới chân ướt chân ráo về Hà Nội, sau khi cướp được chính quyền trong tình trạng tất cả đều “chưa quen với kỹ thuật hành chính”, theo nhận định của chính Hồ Chí Minh.
Võ Nguyên Giáp, với kiến thức của một giáo sư sử - địa được học từ các cuộc cách mạng khác nhau trên thế giới trước đó, nhất là Cách mạng Pháp, về luật hành chính mà ông học được ở trường luật để ra làm tri huyện, với trí thông minh, lòng cương quyết và nhiệt thành đến độ tàn bạo của ông, đã hoàn thành được trách nhiệm của mình.
Một trách nhiệm không phải chỉ là của một bộ trưởng bộ nội vụ mà là của một phó thủ tướng đặc nhiệm nhiều bộ khác nhau, chưa kể vai trò ngoại giao với người Mỹ, nguời Pháp và luôn cả các tướng Tàu, một cách toàn hảo.
Dưới sự điều động của ông và của hai cộng sự viên thân cận nhất của ông là Hoàng Minh Giám và Hoàng Hữu Nam, hệ thống hành chính thời quân chủ cũ với các tổng đốc, tuần phủ, bố chánh, án sát, tri phủ, tri huyện, chánh phó tổng, lý trưởng, xã trưởng… đã chính thức bị bãi bỏ.
Chúng được thay thế bằng các ủy ban hành chính, ủy ban nhân dân, sau đó uỷ ban hành chính, kháng chiến với các chủ tịch, các tỉnh ủy, huyện ủy, xã ủy v.v…
Biến cố 19 tháng 8 hay Việt Minh Cướp Chính Quyền, mà nhiều người thận trọng không muốn gọi là Cách mạng sau ngày 2 tháng 9 đã chấm dứt và một cuộc cách mạng đã thực sự bắt đầu, qua sự bãi bỏ và thay thế trong tổ chức và trong mọi sinh hoạt thuộc phạm vi hành chính này.
Tất cả đã không còn đảo ngược được nữa, kể cả về sau trong các vùng Quốc Gia dưới thời Quốc Trưởng Bảo Đại hay ở miền Nam dưới chế độ Cộng Hòa.
Hệ thống quan lại với guồng máy vận hành và lối sống của thời quân chủ của nó mà nhiều người đã sai lầm gọi là thời phong kiến cho phù hợp với luận thuyết về lịch sử của chủ nghĩa Mác-xít, đã hoàn toàn trở thành của quá khứ.
Tuy nhiên, sự thay thế hệ thống hành chính cũ bằng một hệ thống hành chính mới qua tổ chức kể trên chưa đủ. Nó cần phải có một nguồn nhân sự mới có đủ khả năng về kiến thức, về tư cách và đạo đức đi kèm.
Nguồn nhân sự này hoàn toàn không có hay không đủ nhất là ở cấp cơ bản để thay thế cho các tri phủ, tri huyện và các tổng lý thời xưa ở các địa phương.
'Hỗn quân, hỗn quan'
Lợi dụng lúc hỗn quân, hỗn quan người ta đã tìm cách để trả tư thù, sách nhiễu của cải, tiền bạc, cướp vợ, cướp con của nhau, vu nhau là Việt gian để giết hại bằng cách này hay cách khác v.v...
Điều này đã xảy ra rất nhiều đến độ Hồ Chí Minh, trong Thư gửi cho Ủy Ban Nhân Dân các Kỳ, Tỉnh, Huyện và Làng đề ngày 17 tháng 10 năm 1945, phải nêu ra sáu điều sai phạm trầm trọng mà các cán bộ Việt Minh đã phạm phải nhằm sửa sai.
Đó là trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia rẽ và kiêu ngạo trong đó trái phép được ghi lên đầu và được chỉ rõ là “vì tư thù, tư oán mà bắt bớ và tịch thu tài sản của dân làm cho dân oán than”.
Câu hỏi được đặt ra là có bao nhiêu người đã bị hàm oan và chết oan trong thời gian mấy tháng sau ngày 19 tháng 8 và trong thời gian chiến tranh sau này ngoài những nhân vật tên tuổi như Phạm Quỳnh, cha con Ngô Đình Khôi, Tạ Thu Thâu, Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ của Phật Giáo Hòa Hảo…?
Chỉ cần trước đó nạn nhân đã từng làm việc cho Tây, cho Nhật, làm quan lại hay tổng lý cho Chánh Phủ Nam Triều và có người tố cáo là đủ để bị bắt và bị mang đi mất tích hay bị giết một cách dễ dàng.
Lẽ tất nhiên sau một cuộc cách mạng rất khó cho những người mới lên cầm quyền làm chủ được hoàn toàn tình hình an ninh ở trong nước.
Hoàn cảnh của người Cộng Sản Việt Nam từ sau ngày 19 tháng 8 năm 1945 và kéo dài cho đến ít ra là ngày 19 tháng 12 năm 1946 còn khó khăn gấp bội vì ngoài những khó khăn về kinh tế, tài chánh… họ còn phải đối phó các đảng phái Quốc Gia đối lập, với các đồng minh.
Đặc biệt họ phải đối phỏ với sự hiện diện của trên 180.000 quân đội Tàu của Tưởng Giới Thạch với chủ trương ủng hộ Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội chống lại Việt Minh đang cầm quyền và quân Pháp theo chân quân Anh trở lại xứ Nam Kỳ và sau đó tiến ra Bắc.
'Mười người chết chín'
Vô cùng phức tạp nhưng vấn đề không phải chỉ đơn giản có thế vì dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, chủ trương của Việt Minh không phải chỉ là để chia sẻ hay cướp chính quyền mà là để xây dựng một xã hội khác mà họ cho là tốt đẹp hơn dù cho mười người chết chín, như lời của đại diện Việt Minh nói với Thủ Tướng Trần Trọng Kim trong một cuộc gặp gỡ không lâu trước ngày 19 tháng 8.
Võ Nguyên Giáp qua vai trò Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ lúc đầu và Chủ Tịch Quân Sự Ủy Viên Hội rồi sau Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng, về sau đã đóng vai trò then chốt trong việc tiêu diệt các thành phần đối lập, những “thù trong, giặc ngoài” và giữ vững chế độ.
Từ rất sớm, Bộ Trưởng Nội Vụ Võ Nguyên Giáp, trước khi các lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội từ Trung Quốc trở về và một cách hoàn toàn hợp pháp với những phương tiện do người Pháp để lại, đã cho bắt rất đông những đảng viên Quốc Dân Đảng từ trước vẫn hoạt động ở trong nước.
Những người này đa số là những giáo viên tiểu học, những thừa phái, lục sự, những nhân sĩ địa phương, những tổng lý…, hay những người có ảnh hưởng lớn ở các địa phương, nói cách khác là những thành phần được cho là nguy hiểm vì có thực lực và trực tiếp đe dọa sự tồn vong của chế độ mới, giam họ ở các ty liêm phóng tại các tỉnh hay thủ tiêu họ.
Chiến dịch này nhằm triệt hạ các hạ tầng cơ sở của các đảng khác và những người không bị giết đã bị giam giữ cho mãi đến khi có chính phủ liên hiệp mới được thả…
Ngay tại Hà Nội và giữa Đại Học Xá Đông Dương, Chủ Tịch Sinh Viên Đại Học này là Phan Thanh Hòa cũng đã bị bắt cùng với một sinh viên khác là Đặng Vũ Trứ mang đi mất tích với tin đồn là sau đó hai ông đã bị đưa sang một căn nhà ở Gia Lâm và bị ném lựu đạn giết chết.
Công tác diệt trừ đối lập này đã đạt tới cao điểm của nó vào tháng 7 năm 1946, sau khi quân đội Trung Hoa Quốc Gia của Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam và trong thời gian Hồ Chí Minh sang Pháp.
Tất cả các trụ sở chính của Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Hà Nội đã bị công an bao vây, lục soát, đặc biệt là trụ sở ở đường Ôn Như Hầu. Tại những nơi đó tất cả các đảng viên của đảng này đã bị bắt và mang đi mất tích.
Tên tuổi của nhiều người sau này đã được ghi rõ. Riêng ở trụ sở Ôn Như Hầu, Võ Nguyên Giáp không những đã đích thân có mặt mà còn đưa cả Xử Lý Thường Vụ chủ tịch kiêm Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Huỳnh Thúc Kháng đến chứng kiến.
Câu hỏi được đặt ra là vào thời điểm này Chính Phủ Liên Hiệp vẫn còn và Võ Nguyên Giáp không còn là bộ trưởng bộ nội vụ nữa, vậy với tư cách gì ông đã đến hiện trường rồi lại còn mang theo cả Huỳnh Thúc Kháng nữa?
Sự kiện này, kèm theo với nhiều dữ kiện khác như thời điểm xảy ra biến cố, với sự vắng mặt của Hồ Chí Minh, với lệnh thi hành đến từ Thường Vụ Đảng Cộng Sản thay vì từ Bộ Nội Vụ mà chính Huỳnh Thúc Kháng, giữ chức Bộ Trưởng bộ này, mãi đến khi được Võ Nguyên Giáp dẫn đến hiện trường sau khi mọi chuyện đã xảy ra, mới được biết.
Những gì sau đó được trưng bày cho dân chúng vào xem cũng như những lời buộc tội… cho thấy những gì Tướng Giáp ghi trong hồi ký của ông có nhiều điều không ổn nếu không nói là quá sơ đẳng so với trình độ học vấn của ông.
Đó là chưa cần nói tới những bằng chứng được phía người Việt Quốc Gia đưa ra để bác bỏ hai công điện của Lãnh Sự Mỹ James L. O’Sullivan gửi Bộ Ngoại Giao Mỹ đề ngày 01 và 26 tháng 7 năm 1946.
Tức là chỉ hơn mười ngày sau đó, với nội dung về sự kiện quân đội của ông Giáp càn quét các căn cứ của Việt Nam Quốc Dân Đảng ở miền đỉnh châu thổ Sông Hồng, đặc biệt ở vùng Việt Trì và tất nhiên ở Hà Nội.
Con số những nạn nhân của đợt càn quét này được ước lượng lên tới 15 ngàn người.
'Nhà Ngoại Giao'
Như đã đề cập, trong chính phủ lâm thời của Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh là Chủ Tịch và kiêm nhiệm Bộ Ngoại Giao, Võ Nguyên Giáp là Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ. Nhưng trong những ngày đầu Tướng Giáp đã làm luôn công việc ngoại giao.
Ông đã đóng vai trò chính yếu trong việc đón tiếp các nhân vật quan trọng của các nước trong đó có Archimedes Patti của phái bộ OSS Mỹ ở Trung Quốc, Jean Sainteny và Đại Tướng Leclerc của Pháp v.v... với tư cách là một bộ trưởng trong chính phủ và đại diện cho Chủ Tịch Hồ Chí Minh trước khi những nhân vật này chính thức được Hồ Chí Minh tiếp kiến, thay vì các công chức cao cấp khác của Bộ Ngoại Giao dưới quyền trực tiếp của ông Hồ ở bộ này theo thủ tục thông thường.
Sau này trong việc điều đình với người Pháp ở Hải Phòng, Hà Nội hay Đà Lạt, ông cũng đóng vai trò chủ chốt với sự trợ giúp của Hoàng Minh Giám và Hoàng Hữu Nam.
Điều này dễ hiểu vì ngoài hai người bạn thân thiết này của ông, những người làm ở Bộ Ngoại Giao thời đó đều có gốc là những công chức cao cấp thời Pháp, giỏi tiếng Pháp hay có thể cả tiếng Anh, quen tiếp xúc với người Pháp nhưng không được tin cậy và không phải là đảng viên Cộng Sản.
Còn những đảng viên cao cấp khác của đảng này như Trường Chinh, Trần Huy Liệu, ngay cả Phạm Văn Đồng… không hội đủ những điều kiện cần thiết mà Võ Nguyên Giáp có.
Tướng Giáp trong những cuộc gặp gỡ này đã tỏ ra rất thông thạo tiếng Pháp, tự tin và có khả năng thuyết phục được các đối phương của mình. Điển hình là cuộc tiếp xúc đầu tiên với Sainteny có sự hiện diện của Patti và được Patti kể lại.
Riêng về cách trình diễn bề ngoài, cách ăn mặc với cái mũ phớt đặc biệt của ông đã gây ấn tượng cho đối thủ của ông không ít, bên cạnh một bộ mặt ít khi mỉm cười của ông.
Cũng trong buổi gặp Sainteny này, theo Patti, Võ Nguyên Giáp đã đến bằng một công xa đen bóng, có vệ sĩ mặc quân phục đeo tiểu liên Sten xuống mở cửa và một vệ sĩ khác nghiêm chào. Chiếc công xa này được biết là của Toàn Quyền Đông Dương cũ.
Câu hỏi đặt ra là với những khả năng và kinh nghiệm mới đạt được thêm như vậy, tại sao Võ Nguyên Giáp đã không lãnh hay không được cử hướng dẫn phái đoàn Việt Nam đi dự Hội Nghị Fontainebleau mà thay vì lại là ông Phạm Văn Đồng.
Ông Đồng cho đến thời điểm đó vẫn còn là một nhân vật vô danh đối với các giới chức ngoại quốc ở Hà Nội thời bấy giờ và chưa có chút kinh nghiệm đàm phán nào, còn về khả năng cá nhân thì thua Tướng Giáp.
'Gây ra chiến tranh?'
Câu hỏi "liệu Võ Nguyên Giáp có phải là người đã gây ra chiến tranh Việt - Pháp" được đặt ra vì trong những ngày tháng cuối cùng trước khi cuộc chiến bùng nổ, Hồ Chí Minh đi Pháp, không có mặt ở nhà.
Sau đó khi về nước ông lại bị đau ốm (?) theo lời Sainteny, nằm một chỗ. Võ Nguyên Giáp đã đóng vai trò chính yếu, quyết định tất cả, Huỳnh Thúc Kháng, Quyền Chủ Tịch, chỉ là để ký giấy tờ.
Trong việc giao thiệp với người Pháp, tướng Giáp, với Hoàng Minh Giám và Hoàng Hữu Nam phụ giúp đã làm và quyết định mọi việc.
Đây là một dịp rất tốt để ông từng bước thực hiện giấc mơ làm một Nã Phá Luân của Á Châu và cũng là lý do tại sao ông đã chọn ở lại Việt Nam thay vì đi Pháp làm 'phó hội'.
Những gì ông thực hiện gồm có diệt trừ đối lập, đặc biệt là Việt Nam Quốc Dân Đảng như đã nói ở trên, phát triển quân đội và các lực lượng tự vệ, củng cố, xây dựng và phát triển tổ chức của Việt Minh ở những vùng từ trước chưa kiểm soát được.
Đặc biệt ở Nam Kỳ, còn thực hiện tuyên truyền tố cáo người Pháp gây chiến để xách động quần chúng và sửa soạn chiến tranh bằng cách cho đục tường nhà nọ thông với nhà kia, đặt chướng ngại vật trên các đường chính để ngăn quân Pháp…
Những hành động này cho người ta thấy sự vi phạm các thoả hiệp đã ký không phải chỉ đơn phương đến từ phía người Pháp.
Riêng ở Hà Nội, Sainteny với những con số được liệt kê, đã phản đối những hành động của tự vệ hướng vào các thường dân Pháp khiến cho họ và luôn cả quân nhân Pháp luôn luôn bị đe dọa và cô lập mà chính quyền Việt Nam không những mặc kệ mà còn khuyến khích.
Riêng ở Nam Kỳ, mặc dầu cho tới thời điểm này vẫn còn là thuộc địa của Pháp và đương nhiên là vẫn do người Pháp quản trị và chịu trách nhiệm, sự vi phạm cũng xảy ra một cách trầm trọng.
Theo chính Tướng Giáp, ở đây “lực lượng vũ trang của ta (Việt Minh) phát triển rất nhanh ”và “ngày 13 tháng Chín, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành sắc lệnh số 182 cải tổ Ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam để lãnh đạo cuộc kháng chiến tại Nam bộ.
Hơn một tuần sau, ngày 22 tháng Chín, Ủy ban kháng chiến lâm thời miền Nam Việt Nam tuyên bố thành lập và là chính quyền hợp pháp duy nhất tại miền Nam Việt Nam.
Những quyết định này xuất xứ từ Hà Nội với những nhân vật cầm đầu, điển hình là Tướng Nguyễn Bình, gốc từ Hà Nội hay từ miền Trung mới vào không thể nói là không vi phạm chủ quyền của người Pháp ở Nam Kỳ nhưng Tướng Giáp vẫn làm.
'Tham vọng chủ chiến'
Đó là một chiến thuật mà sau này người Cộng Sản luôn luôn áp dụng, chiến thuật giành dân chiếm đất và vừa đánh vừa đàm, không cần phải chờ mọi chuyện được ngã ngũ.
Khi Hồ Chí Minh về tới Hà Nội và Sainteny muốn gặp nhưng được cho biết ông Hồ bị bệnh. Sainteny phải chờ, đến khi được đến thăm thì thấy Hồ Chí Minh nằm trên giường có Hoàng Minh Giám và Hoàng Hữu Nam túc trực bên cạnh.
Hai người này đã không bị Hồ Chí Minh yêu cầu ra khỏi phòng như thường lệ và câu chuyện chỉ là bình thường giữa hai người bạn cũ. Tại sao vậy? Có phải là họ Hồ đã bị phe của Giáp bao vây không cho nói những gì họ không muốn ông nói?
Nếu như vậy, thì có phải Hồ Chí Minh lúc đó không muốn hay chưa muốn chiến tranh trong khi Võ Nguyên Giáp và phe nhóm của ông đang ở một tình thế vô cùng thuận lợi có thể giúp ông đạt được mong ước của mình, bỏ qua sẽ không bao giờ có được.
Cũng cần phải nói thêm là trong thời gian này Sainteny có nhận được một văn thư của Hồ Chí Minh gửi Quốc Hội và Chính Phủ Pháp đề ngày 11 tháng 12 tức 8 ngày trước ngày nổ súng, nhưng không mang chữ ký của họ Hồ.
Thư bị Sainteny trả lại và phải nhiều ngày sau mới có chữ ký. Tại sao lại có chuyện lạ như vậy? Không lẽ một văn thư của Chủ Tịch Chính Phủ lại có thể được gửi đi một cách cẩu thả như vậy sao?
Sainteny cho là có một cái gì bí mật bao quanh tình trạng “vị Chủ Tịch của nưóc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.”
Nghi ngờ cũng phải vì Sainteny là người biết rõ những nỗ lực cuối cùng của Hồ Chí Minh khi ông này lưu lại Paris và làm tất cả để ký cho được Tạm ước 14 tháng 9, không lẽ để không làm gì.
Cũng theo Sainteny, phe chủ chiến của Việt Nam đã phải hành động gấp vì Chính Phủ mới của Pháp do Léon Blum làm Thủ Tướng đã quyết định cử Marius Moutet, lúc đó đã là Bộ Trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại sang Đông Dương và tin này đã làm tình hình biến chuyển mạnh hơn.
Lý do là phe chủ chiến e ngại một cuộc điều đình mới sẽ được thực hiện nên phải ra tay trước. Tất nhiên đây chỉ là một giả thuyết nhưng nếu nhìn qua tham vọng cá nhân của Võ Nguyên Giáp, đây phải là một yếu tố người ta cần phải xét tới, cũng như khi người ta xét tới mối liên hệ riêng tư giữa Hồ Chí Minh và Bảo Đại.
Quan hệ Võ - Hồ
Ngoài những lý do chính trị, Hồ Chí Minh khi đưa Bảo Đại từ Huế ra Hà Nội làm Cố vấn Tối Cao rất có thể là để phòng ngừa vị vua cũ này có thể bị những phần tử quá khích ở địa phương làm bậy.
Cũng vậy, lời nhắn của họ Hồ gửi cho Bảo Đại mà ông này nhận được ở phi trường lúc sắp sửa lên phi cơ từ Trung Hoa về nước, biết đâu cũng có một mục đích tương tự và lần này những phần tử quá khích không còn là địa phương nữa mà ở ngay Hà Nội và Hồ Chí Minh là người hiểu rõ hơn ai hết.
Điều quan trọng là sự thực nằm ở đâu, Hồ Chí Minh ngay từ cuối năm 1946 này có còn có đủ uy thế như người ta thường nghĩ hay không hay đã bắt đầu ở thế yếu và đã bị những phụ tá trẻ của ông lấn át.
Đó là những câu hỏi cần được đặt ra, đồng thời người ta cũng không nên quên rằng Hồ Chí Minh là một người rất khôn ngoan, nhiều thủ đoạn, giỏi tính toán, biết phải làm gì theo từng giai đoạn và dày kinh nghiệm. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp có thể biết và trả lời một phần.
'Đáng tiếc!'
Với tư cách là Chủ Tịch Danh Dự của Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, đồng thời ở tuối 100 của ông, ông có thể nói ra cho mọi người được biết.
Tiếc rằng mọi chuyện đã quá trễ. Sức khoẻ của ông vào lúc tôi viết xong bài này, theo tôi được biết, chắc chắn không cho phép.
Một đồng nghiệp trong Hội Sử Học, đồng thời cũng là một sử gia đã viết nhiều tác phẩm, Giáo Sư Trần Văn Giàu, cũng đã nhiều lần được người ta trực tiếp đề nghị hay gợi ý cho hay sự thật về những gì ông Giàu đã làm ở Miền Nam, nhất là về sự mất tích của Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ của Đạo Hòa Hảo.
Nhưng Giáo Sư Giàu đã từ chối, lấy cớ mọi chuyện đã qua rồi, theo như một giáo sư đại học Việt Nam ở Pháp có dịp gặp ông. Thật vô cùng đáng tiếc! Nó cũng đáng tiếc như câu trả lời của Tướng Giáp cho câu hỏi của một phóng viên đài truyền hình Mỹ năm 1995.
Khi đó phóng viên đặt vấn đề: 20 năm sau khi Cuộc Chiến Ba Mươi Năm đã chấm dứt, mà bây giờ người ta vẫn có thể phối kiểm được, là qua hai cuộc chiến vừa qua có từ 3 triệu rưỡi đến 4 triệu người chết, ông (Tướng Giáp) có hối tiếc hay không?
Tướng Giáp vẫn trong bộ quân phục cố hữu đã trả lời bằng tiếng Pháp là “Không chút nào! Tôi không hối tiếc chút nào!”
Quả là đáng tiếc!
Bài viết phản ánh quan điểm và cách hành văn riêng của tác giả. Ông Phạm Cao Dương lấy bằng tiến sĩ sử học ở Đại học Paris, và dạy ở nhiều đại học tại Sài Gòn trước 1975. Sau khi sang Mỹ, ông dạy về lịch sử, ngôn ngữ Việt Nam ở một số trường tại Nam California trước khi về hưu.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2010/07/100714_vo_nguyen_giap_pcduong_forum.shtml
Tướng Giáp sinh năm 1911, năm nay 99 tuổi. Ông đã vượt xa tuổi cổ lai hy và sẽ đạt tuổi một trăm trong vòng một năm nữa, hay đã đạt rồi tùy theo cách tính tuổi ta hay tuổi tây, một tuổi rất hiếm người thường có thể đạt được.
Mục tiêu chính của tôi là nhân dịp này nhận định rõ hơn về vai trò và sự đóng góp vô cùng quan trọng của Võ Nguyên Giáp trong lịch sử Việt Nam thời giữa thế kỷ trước.Đặc biệt là trong sự thiết lập và củng cố chính quyền Cộng Sản Việt Nam, trong những năm đầu của chính quyền này cũng như vai trò của ông trong việc diệt trừ các đảng phái đối lập và việc đưa đất nước và dân tộc Việt Nam đến cuộc chiến tranh kéo dài cả ba chục năm trời với hàng triệu người thương vong.
Tôi không đề cập ở đây tới sự nghiệp quân sự của Võ Nguyên Giáp như một danh tướng của Cộng Sản Việt Nam. Sự nghiệp quân sự này đã che lấp những công lao khác mà ông đã đóng góp cho Đảng Cộng Sản Việt Nam trong những năm bốn mươi của lịch sử đảng này.
Do đó, tôi sẽ chú trọng vào những năm đầu của thời kỳ cầm quyền của ông với tư cách là Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ trong Chính Phủ Lâm Thời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Hồ Chí Minh.
Và sau đó là Chủ Tịch Quân Sự Ủy Viên Hội trong Chính Phủ Liên Hiệp Quốc Gia với Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch và Nguyễn Hải Thần làm Phó Chủ Tịch sau đó là Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng trong Chính Phủ Cải Tổ tháng 11 năm 1946.
Đây là khoảng thời gian ít được người ta chú ý nhưng vô cùng quan trọng vì nó tương xứng với thời kỳ đầu của chế độ Cộng Sản ở Việt Nam trước và sau khi Việt Minh cướp được chính quyền.
Trong thời gian này Võ Nguyên Giáp đã đóng vai trò then chốt trong nhiều sinh hoạt khác nhau, từ chính trị, hành chánh đến an ninh, quân sự và luôn cả ngoại giao.
Không có ông, Việt Minh khó có thể giữ được chính quyền sau ngày 19 tháng 8 năm 1945 và không có ông chưa chắc cuộc chiến Đông Dương Lần Thứ Nhất đã xảy ra.
Trước hết là thời gian trước khi Việt Minh cướp chính quyền, theo ngôn ngữ của người Việt Quốc Gia, hay trước ngày khởi nghĩa, theo ngôn ngữ của người Cộng Sản.
Võ Nguyên Giáp là người đã xây dựng nên những đội tự vệ ở các xã miền núi hay những đội võ trang tuyên truyền đầu tiên của Việt Minh sau đó.
Câu hỏi được đặt ra là tại sao lại võ trang? Võ trang để chống Nhật hay chống Pháp hay võ trang để khủng bố tinh thần của những người Việt Nam, đối tượng chính của công tác tuyên truyền, để bắt buộc họ phải theo Việt Minh, nếu không thì sẽ bị bắt trói và “beng đầu”?
Mục tiêu thứ ba đã được nhiều người coi là chính vì chuyện dọa dẫm, ám sát, bắt cóc, thủ tiêu… đã xảy ra rất nhiều và đã được Bác Sĩ Nguyễn Xuân Chữ, người được coi là đã thay thế Khâm Sai Phan Kế Toại ngày Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội, nói tới như là một trong những nguyên nhân của sự thành công của Việt Minh trong biến cố 19 tháng 8 năm 1945.
Nó cũng được Nguyễn Tường Bách kể lại trong hồi ký của ông này qua lời đe dọa mà Dương Đức Hiền thuộc Đảng Đân Chủ nói với ông Bách và nhà văn Khái Hưng.
Điều này phù hợp với những gì Tướng Giáp viết trong hồi ký của ông, trong đó ông nói tới “những cuộn dây thừng” mà mỗi đội viên tự vệ bắt buộc phải có để “bắt Việt gian”.
Phải chăng chính sách khủng bố ở Việt Nam bằng cách gán cho nạn nhân hai tiếng Việt gian và sau này là phản động, đã bắt đầu ngay từ những năm này và Võ Nguyên Giáp là người đầu tiên thực hiện theo những kinh nghiệm của Nga hay của Tàu qua những cuốn sách nhỏ in li-tô mà tác giả hay dịch giả là Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và chính Võ Nguyên Giáp?
Điều nên nhớ là sau này, trong những năm đầu của Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam, thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chủ trương thủ tiêu, ám sát lại được những người Cộng Sản tiếp tục thực hiện hướng vào những người đứng đầu các xã ấp với hơn 800 viên chức bị sát hại trong năm 1957.
Sau đó chỉ riêng trong năm 1961, con số này đã tăng lên tới trên 4.000. Sau nông thôn là các thành thị và ngay ở thủ đô Sai Gòn và Tết Mậu Thân ở Huế.
“Sát nhất nhân vạn nhân cụ” tới một mức nào đó đã được Việt Minh áp dụng để cướp chính quyền năm 1945 vì nó đã làm tê liệt rồi tan rã guồng máy hành chính và an ninh của chính phủ Bảo Đại-Trần Trọng Kim ở khắp nơi trong nước, đồng thời giúp cho Việt Minh dùng đám đông học hành kém cỏi và tính tình nông nổi để diệt trừ đối lập.
'Thiếu minh bạch'
Cũng thuộc giai đoạn khởi đầu cho sự nghiệp của Tướng Giáp này, gia thế của ông cũng như những chi tiết liên hệ tới ông hồi ông còn đi học, kể cả việc ông học luật ở Hà Nội, đối với một người bình thường là những gì thân yêu luôn luôn được tưởng nhớ hay nhắc đến, đã bị ông ít khi hay hầu như tránh né không đề cập.
Một thí dụ điển hình là ông đã học tới đâu ở trường luật. Các tác giả viết về ông đã nói khác nhau. Người nói ông đã đậu tiến sĩ kinh tế, người nói ông đậu cử nhân luật năm 1937, rồi tiến sĩ năm 1938, người nói ông chưa học xong cử nhân, người nói ông mới học xong năm thứ hai, sau đó thi chứng chỉ luật hành chính để sửa soạn ra làm tri huyện nhưng bị rớt.
Và vì mộng làm quan của ông không thành nên ông đã dứt khoát, quyết định từ bỏ tất cả theo Cộng Sản qua đại diện của đảng này là Hoàng Văn Thụ để cùng với Phạm Văn Đồng sang Trung Quốc vào năm 1940, mở đầu một giai đoạn mới trong đời mình.
Cũng nên để ý là trong thời gian ở Hà Nội này, Võ Nguyên Giáp chưa có một nghề chuyên môn và một việc làm nhất định. Việc dạy ở trường Thăng Long của ông chỉ là tạm thời và bán thời gian.
Ông đã phải nương nhờ rất nhiều vào Đặng Thai Mai, kể cả ở nhà ông này để sống qua ngày. Trong hoàn cảnh như vậy, chuyện ông học luật rồi lựa thi luật hành chính để ra làm tri huyện có lý do của nó và nếu ông đậu thì cuộc đời của ông đã đổi khác và lịch sử Việt Nam cũng đã có thể đổi khác.
Người ta sẽ có một ông Huyện Giáp vô danh của đầu thập niên 1940 thay vì một Bộ Trưởng Nội Vụ Võ Nguyên Giáp trong Chính Phủ Lâm Thời Hồ Chí Minh hay một Đại Tướng Võ Nguyên Giáp về sau này, y hệt trường hợp của Hồ Chí Minh khi ông này làm đơn xin vô học trường Thuộc Địa của Pháp non ba chục năm trước, năm 1911.
Điều nên biết thêm là, theo một vài tác giả, sinh viên Võ Nguyên Giáp thích môn kinh tế học và không thích luật hành chính. Sau này các thầy dạy hay giám khảo về kinh tế học của ông như Grégoire Khérian, Gaeton Pirou… đều cho biết là ông rất xuất sắc về môn này.
Phải chăng lối ăn mặc này, cộng thêm với những căn bản giáo dục đại học và cuộc sống trí thức, tiểu tư sản bên cạnh sự thành công quá lớn của ông đã khiến cho ông bị những thành phần lãnh đạo khác không ưa và đã cản bước tiến của ông trong vai trò lãnh đạo Đảng Cộng Sản.
Lối ăn mặc này đã được những người ngoại quốc gặp ông chú ý và miêu tả và đã được ông giữ rất lâu về sau này, ít ra là cho đến khi ông được phong quân hàm đại tướng.
Sau bộ đồ Tây là bộ quân phục đại tướng, buổi đầu là kaki màu cứt ngựa của bộ đội và cuối cùng là lễ phục màu trắng, thật trắng là thẳng nếp với đầy đủ phù hiệu và huy chương mỗi khi xuất hiện hay in trên bìa sách, kể cả khi chỉ là để được phỏng vấn.
Phải chăng lối ăn mặc này, cộng thêm với những căn bản giáo dục đại học và cuộc sống trí thức, tiểu tư sản bên cạnh sự thành công quá lớn của ông đã khiến cho ông bị những thành phần lãnh đạo khác không ưa và đã cản bước tiến của ông trong vai trò lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam, dù cho ông là người có khả năng nhất và ngay từ đầu đã đóng góp nhiều nhất cho đảng này.
Phải chăng cũng vì vậy mà ông đã ít khi, nếu không nói là không bao giờ đề cập tới thời còn đi học của ông, chưa kể tới mối liên hệ giữa ông và Louis Marty, trùm mật thám Pháp.
Người này đã đỡ đầu ông và giúp ông hoàn tất bằng tú tài I, rồi vô Trung Học Albert Sarraut để lấy nốt bằng tú tài Tây II, thay vì học trường bảo hộ và đỗ tú tài bản xứ, rồi vào trường Luật như đa số các thanh niên Việt Nam khác.
'Diệt trừ đối lập'
Sau ngày 19 tháng 8 năm 1945, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ trong Chính Phủ Lâm Thời do Việt Minh thành lập với Hồ Chí Minh làm Chủ tịch kiêm Bộ trưởng ngoại giao.
Ở địa vị này ông đã giúp chính quyền mới củng cố được vị thế của mình từ trung ương đế địa phương bằng cách qui tất cả về một mối, vào lúc từ Hồ Chí Minh đến các bộ trưởng và các nhà lãnh đạo Cộng Sản khác mới chân ướt chân ráo về Hà Nội, sau khi cướp được chính quyền trong tình trạng tất cả đều “chưa quen với kỹ thuật hành chính”, theo nhận định của chính Hồ Chí Minh.
Võ Nguyên Giáp, với kiến thức của một giáo sư sử - địa được học từ các cuộc cách mạng khác nhau trên thế giới trước đó, nhất là Cách mạng Pháp, về luật hành chính mà ông học được ở trường luật để ra làm tri huyện, với trí thông minh, lòng cương quyết và nhiệt thành đến độ tàn bạo của ông, đã hoàn thành được trách nhiệm của mình.
Một trách nhiệm không phải chỉ là của một bộ trưởng bộ nội vụ mà là của một phó thủ tướng đặc nhiệm nhiều bộ khác nhau, chưa kể vai trò ngoại giao với người Mỹ, nguời Pháp và luôn cả các tướng Tàu, một cách toàn hảo.
Dưới sự điều động của ông và của hai cộng sự viên thân cận nhất của ông là Hoàng Minh Giám và Hoàng Hữu Nam, hệ thống hành chính thời quân chủ cũ với các tổng đốc, tuần phủ, bố chánh, án sát, tri phủ, tri huyện, chánh phó tổng, lý trưởng, xã trưởng… đã chính thức bị bãi bỏ.
Chúng được thay thế bằng các ủy ban hành chính, ủy ban nhân dân, sau đó uỷ ban hành chính, kháng chiến với các chủ tịch, các tỉnh ủy, huyện ủy, xã ủy v.v…
Biến cố 19 tháng 8 hay Việt Minh Cướp Chính Quyền, mà nhiều người thận trọng không muốn gọi là Cách mạng sau ngày 2 tháng 9 đã chấm dứt và một cuộc cách mạng đã thực sự bắt đầu, qua sự bãi bỏ và thay thế trong tổ chức và trong mọi sinh hoạt thuộc phạm vi hành chính này.
Tất cả đã không còn đảo ngược được nữa, kể cả về sau trong các vùng Quốc Gia dưới thời Quốc Trưởng Bảo Đại hay ở miền Nam dưới chế độ Cộng Hòa.
Hệ thống quan lại với guồng máy vận hành và lối sống của thời quân chủ của nó mà nhiều người đã sai lầm gọi là thời phong kiến cho phù hợp với luận thuyết về lịch sử của chủ nghĩa Mác-xít, đã hoàn toàn trở thành của quá khứ.
Tuy nhiên, sự thay thế hệ thống hành chính cũ bằng một hệ thống hành chính mới qua tổ chức kể trên chưa đủ. Nó cần phải có một nguồn nhân sự mới có đủ khả năng về kiến thức, về tư cách và đạo đức đi kèm.
Nguồn nhân sự này hoàn toàn không có hay không đủ nhất là ở cấp cơ bản để thay thế cho các tri phủ, tri huyện và các tổng lý thời xưa ở các địa phương.
'Hỗn quân, hỗn quan'
Lợi dụng lúc hỗn quân, hỗn quan người ta đã tìm cách để trả tư thù, sách nhiễu của cải, tiền bạc, cướp vợ, cướp con của nhau, vu nhau là Việt gian để giết hại bằng cách này hay cách khác v.v...
Điều này đã xảy ra rất nhiều đến độ Hồ Chí Minh, trong Thư gửi cho Ủy Ban Nhân Dân các Kỳ, Tỉnh, Huyện và Làng đề ngày 17 tháng 10 năm 1945, phải nêu ra sáu điều sai phạm trầm trọng mà các cán bộ Việt Minh đã phạm phải nhằm sửa sai.
Đó là trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia rẽ và kiêu ngạo trong đó trái phép được ghi lên đầu và được chỉ rõ là “vì tư thù, tư oán mà bắt bớ và tịch thu tài sản của dân làm cho dân oán than”.
Câu hỏi được đặt ra là có bao nhiêu người đã bị hàm oan và chết oan trong thời gian mấy tháng sau ngày 19 tháng 8 và trong thời gian chiến tranh sau này ngoài những nhân vật tên tuổi như Phạm Quỳnh, cha con Ngô Đình Khôi, Tạ Thu Thâu, Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ của Phật Giáo Hòa Hảo…?
Chỉ cần trước đó nạn nhân đã từng làm việc cho Tây, cho Nhật, làm quan lại hay tổng lý cho Chánh Phủ Nam Triều và có người tố cáo là đủ để bị bắt và bị mang đi mất tích hay bị giết một cách dễ dàng.
Lẽ tất nhiên sau một cuộc cách mạng rất khó cho những người mới lên cầm quyền làm chủ được hoàn toàn tình hình an ninh ở trong nước.
Hoàn cảnh của người Cộng Sản Việt Nam từ sau ngày 19 tháng 8 năm 1945 và kéo dài cho đến ít ra là ngày 19 tháng 12 năm 1946 còn khó khăn gấp bội vì ngoài những khó khăn về kinh tế, tài chánh… họ còn phải đối phó các đảng phái Quốc Gia đối lập, với các đồng minh.
Đặc biệt họ phải đối phỏ với sự hiện diện của trên 180.000 quân đội Tàu của Tưởng Giới Thạch với chủ trương ủng hộ Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội chống lại Việt Minh đang cầm quyền và quân Pháp theo chân quân Anh trở lại xứ Nam Kỳ và sau đó tiến ra Bắc.
'Mười người chết chín'
Vô cùng phức tạp nhưng vấn đề không phải chỉ đơn giản có thế vì dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, chủ trương của Việt Minh không phải chỉ là để chia sẻ hay cướp chính quyền mà là để xây dựng một xã hội khác mà họ cho là tốt đẹp hơn dù cho mười người chết chín, như lời của đại diện Việt Minh nói với Thủ Tướng Trần Trọng Kim trong một cuộc gặp gỡ không lâu trước ngày 19 tháng 8.
Võ Nguyên Giáp qua vai trò Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ lúc đầu và Chủ Tịch Quân Sự Ủy Viên Hội rồi sau Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng, về sau đã đóng vai trò then chốt trong việc tiêu diệt các thành phần đối lập, những “thù trong, giặc ngoài” và giữ vững chế độ.
Từ rất sớm, Bộ Trưởng Nội Vụ Võ Nguyên Giáp, trước khi các lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội từ Trung Quốc trở về và một cách hoàn toàn hợp pháp với những phương tiện do người Pháp để lại, đã cho bắt rất đông những đảng viên Quốc Dân Đảng từ trước vẫn hoạt động ở trong nước.
Những người này đa số là những giáo viên tiểu học, những thừa phái, lục sự, những nhân sĩ địa phương, những tổng lý…, hay những người có ảnh hưởng lớn ở các địa phương, nói cách khác là những thành phần được cho là nguy hiểm vì có thực lực và trực tiếp đe dọa sự tồn vong của chế độ mới, giam họ ở các ty liêm phóng tại các tỉnh hay thủ tiêu họ.
Chiến dịch này nhằm triệt hạ các hạ tầng cơ sở của các đảng khác và những người không bị giết đã bị giam giữ cho mãi đến khi có chính phủ liên hiệp mới được thả…
Ngay tại Hà Nội và giữa Đại Học Xá Đông Dương, Chủ Tịch Sinh Viên Đại Học này là Phan Thanh Hòa cũng đã bị bắt cùng với một sinh viên khác là Đặng Vũ Trứ mang đi mất tích với tin đồn là sau đó hai ông đã bị đưa sang một căn nhà ở Gia Lâm và bị ném lựu đạn giết chết.
Công tác diệt trừ đối lập này đã đạt tới cao điểm của nó vào tháng 7 năm 1946, sau khi quân đội Trung Hoa Quốc Gia của Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam và trong thời gian Hồ Chí Minh sang Pháp.
Tên tuổi của nhiều người sau này đã được ghi rõ. Riêng ở trụ sở Ôn Như Hầu, Võ Nguyên Giáp không những đã đích thân có mặt mà còn đưa cả Xử Lý Thường Vụ chủ tịch kiêm Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Huỳnh Thúc Kháng đến chứng kiến.
Câu hỏi được đặt ra là vào thời điểm này Chính Phủ Liên Hiệp vẫn còn và Võ Nguyên Giáp không còn là bộ trưởng bộ nội vụ nữa, vậy với tư cách gì ông đã đến hiện trường rồi lại còn mang theo cả Huỳnh Thúc Kháng nữa?
Sự kiện này, kèm theo với nhiều dữ kiện khác như thời điểm xảy ra biến cố, với sự vắng mặt của Hồ Chí Minh, với lệnh thi hành đến từ Thường Vụ Đảng Cộng Sản thay vì từ Bộ Nội Vụ mà chính Huỳnh Thúc Kháng, giữ chức Bộ Trưởng bộ này, mãi đến khi được Võ Nguyên Giáp dẫn đến hiện trường sau khi mọi chuyện đã xảy ra, mới được biết.
Những gì sau đó được trưng bày cho dân chúng vào xem cũng như những lời buộc tội… cho thấy những gì Tướng Giáp ghi trong hồi ký của ông có nhiều điều không ổn nếu không nói là quá sơ đẳng so với trình độ học vấn của ông.
Đó là chưa cần nói tới những bằng chứng được phía người Việt Quốc Gia đưa ra để bác bỏ hai công điện của Lãnh Sự Mỹ James L. O’Sullivan gửi Bộ Ngoại Giao Mỹ đề ngày 01 và 26 tháng 7 năm 1946.
Tức là chỉ hơn mười ngày sau đó, với nội dung về sự kiện quân đội của ông Giáp càn quét các căn cứ của Việt Nam Quốc Dân Đảng ở miền đỉnh châu thổ Sông Hồng, đặc biệt ở vùng Việt Trì và tất nhiên ở Hà Nội.
Con số những nạn nhân của đợt càn quét này được ước lượng lên tới 15 ngàn người.
'Nhà Ngoại Giao'
Như đã đề cập, trong chính phủ lâm thời của Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh là Chủ Tịch và kiêm nhiệm Bộ Ngoại Giao, Võ Nguyên Giáp là Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ. Nhưng trong những ngày đầu Tướng Giáp đã làm luôn công việc ngoại giao.
Ông đã đóng vai trò chính yếu trong việc đón tiếp các nhân vật quan trọng của các nước trong đó có Archimedes Patti của phái bộ OSS Mỹ ở Trung Quốc, Jean Sainteny và Đại Tướng Leclerc của Pháp v.v... với tư cách là một bộ trưởng trong chính phủ và đại diện cho Chủ Tịch Hồ Chí Minh trước khi những nhân vật này chính thức được Hồ Chí Minh tiếp kiến, thay vì các công chức cao cấp khác của Bộ Ngoại Giao dưới quyền trực tiếp của ông Hồ ở bộ này theo thủ tục thông thường.
Sau này trong việc điều đình với người Pháp ở Hải Phòng, Hà Nội hay Đà Lạt, ông cũng đóng vai trò chủ chốt với sự trợ giúp của Hoàng Minh Giám và Hoàng Hữu Nam.
Điều này dễ hiểu vì ngoài hai người bạn thân thiết này của ông, những người làm ở Bộ Ngoại Giao thời đó đều có gốc là những công chức cao cấp thời Pháp, giỏi tiếng Pháp hay có thể cả tiếng Anh, quen tiếp xúc với người Pháp nhưng không được tin cậy và không phải là đảng viên Cộng Sản.
Còn những đảng viên cao cấp khác của đảng này như Trường Chinh, Trần Huy Liệu, ngay cả Phạm Văn Đồng… không hội đủ những điều kiện cần thiết mà Võ Nguyên Giáp có.
Tướng Giáp trong những cuộc gặp gỡ này đã tỏ ra rất thông thạo tiếng Pháp, tự tin và có khả năng thuyết phục được các đối phương của mình. Điển hình là cuộc tiếp xúc đầu tiên với Sainteny có sự hiện diện của Patti và được Patti kể lại.
Riêng về cách trình diễn bề ngoài, cách ăn mặc với cái mũ phớt đặc biệt của ông đã gây ấn tượng cho đối thủ của ông không ít, bên cạnh một bộ mặt ít khi mỉm cười của ông.
Cũng trong buổi gặp Sainteny này, theo Patti, Võ Nguyên Giáp đã đến bằng một công xa đen bóng, có vệ sĩ mặc quân phục đeo tiểu liên Sten xuống mở cửa và một vệ sĩ khác nghiêm chào. Chiếc công xa này được biết là của Toàn Quyền Đông Dương cũ.
Câu hỏi đặt ra là với những khả năng và kinh nghiệm mới đạt được thêm như vậy, tại sao Võ Nguyên Giáp đã không lãnh hay không được cử hướng dẫn phái đoàn Việt Nam đi dự Hội Nghị Fontainebleau mà thay vì lại là ông Phạm Văn Đồng.
Ông Đồng cho đến thời điểm đó vẫn còn là một nhân vật vô danh đối với các giới chức ngoại quốc ở Hà Nội thời bấy giờ và chưa có chút kinh nghiệm đàm phán nào, còn về khả năng cá nhân thì thua Tướng Giáp.
'Gây ra chiến tranh?'
Câu hỏi "liệu Võ Nguyên Giáp có phải là người đã gây ra chiến tranh Việt - Pháp" được đặt ra vì trong những ngày tháng cuối cùng trước khi cuộc chiến bùng nổ, Hồ Chí Minh đi Pháp, không có mặt ở nhà.
Sau đó khi về nước ông lại bị đau ốm (?) theo lời Sainteny, nằm một chỗ. Võ Nguyên Giáp đã đóng vai trò chính yếu, quyết định tất cả, Huỳnh Thúc Kháng, Quyền Chủ Tịch, chỉ là để ký giấy tờ.
Trong việc giao thiệp với người Pháp, tướng Giáp, với Hoàng Minh Giám và Hoàng Hữu Nam phụ giúp đã làm và quyết định mọi việc.
Câu hỏi "liệu Võ Nguyên Giáp có phải là người đã gây ra chiến tranh Việt - Pháp" được đặt ra vì trong những ngày tháng cuối cùng trước khi cuộc chiến bùng nổ, Hồ Chí Minh đi Pháp, không có mặt ở nhà.
Những gì ông thực hiện gồm có diệt trừ đối lập, đặc biệt là Việt Nam Quốc Dân Đảng như đã nói ở trên, phát triển quân đội và các lực lượng tự vệ, củng cố, xây dựng và phát triển tổ chức của Việt Minh ở những vùng từ trước chưa kiểm soát được.
Đặc biệt ở Nam Kỳ, còn thực hiện tuyên truyền tố cáo người Pháp gây chiến để xách động quần chúng và sửa soạn chiến tranh bằng cách cho đục tường nhà nọ thông với nhà kia, đặt chướng ngại vật trên các đường chính để ngăn quân Pháp…
Những hành động này cho người ta thấy sự vi phạm các thoả hiệp đã ký không phải chỉ đơn phương đến từ phía người Pháp.
Riêng ở Hà Nội, Sainteny với những con số được liệt kê, đã phản đối những hành động của tự vệ hướng vào các thường dân Pháp khiến cho họ và luôn cả quân nhân Pháp luôn luôn bị đe dọa và cô lập mà chính quyền Việt Nam không những mặc kệ mà còn khuyến khích.
Riêng ở Nam Kỳ, mặc dầu cho tới thời điểm này vẫn còn là thuộc địa của Pháp và đương nhiên là vẫn do người Pháp quản trị và chịu trách nhiệm, sự vi phạm cũng xảy ra một cách trầm trọng.
Theo chính Tướng Giáp, ở đây “lực lượng vũ trang của ta (Việt Minh) phát triển rất nhanh ”và “ngày 13 tháng Chín, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành sắc lệnh số 182 cải tổ Ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam để lãnh đạo cuộc kháng chiến tại Nam bộ.
Hơn một tuần sau, ngày 22 tháng Chín, Ủy ban kháng chiến lâm thời miền Nam Việt Nam tuyên bố thành lập và là chính quyền hợp pháp duy nhất tại miền Nam Việt Nam.
Những quyết định này xuất xứ từ Hà Nội với những nhân vật cầm đầu, điển hình là Tướng Nguyễn Bình, gốc từ Hà Nội hay từ miền Trung mới vào không thể nói là không vi phạm chủ quyền của người Pháp ở Nam Kỳ nhưng Tướng Giáp vẫn làm.
'Tham vọng chủ chiến'
Đó là một chiến thuật mà sau này người Cộng Sản luôn luôn áp dụng, chiến thuật giành dân chiếm đất và vừa đánh vừa đàm, không cần phải chờ mọi chuyện được ngã ngũ.
Khi Hồ Chí Minh về tới Hà Nội và Sainteny muốn gặp nhưng được cho biết ông Hồ bị bệnh. Sainteny phải chờ, đến khi được đến thăm thì thấy Hồ Chí Minh nằm trên giường có Hoàng Minh Giám và Hoàng Hữu Nam túc trực bên cạnh.
Hai người này đã không bị Hồ Chí Minh yêu cầu ra khỏi phòng như thường lệ và câu chuyện chỉ là bình thường giữa hai người bạn cũ. Tại sao vậy? Có phải là họ Hồ đã bị phe của Giáp bao vây không cho nói những gì họ không muốn ông nói?
Nếu như vậy, thì có phải Hồ Chí Minh lúc đó không muốn hay chưa muốn chiến tranh trong khi Võ Nguyên Giáp và phe nhóm của ông đang ở một tình thế vô cùng thuận lợi có thể giúp ông đạt được mong ước của mình, bỏ qua sẽ không bao giờ có được.
Cũng cần phải nói thêm là trong thời gian này Sainteny có nhận được một văn thư của Hồ Chí Minh gửi Quốc Hội và Chính Phủ Pháp đề ngày 11 tháng 12 tức 8 ngày trước ngày nổ súng, nhưng không mang chữ ký của họ Hồ.
Thư bị Sainteny trả lại và phải nhiều ngày sau mới có chữ ký. Tại sao lại có chuyện lạ như vậy? Không lẽ một văn thư của Chủ Tịch Chính Phủ lại có thể được gửi đi một cách cẩu thả như vậy sao?
Sainteny cho là có một cái gì bí mật bao quanh tình trạng “vị Chủ Tịch của nưóc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.”
Nghi ngờ cũng phải vì Sainteny là người biết rõ những nỗ lực cuối cùng của Hồ Chí Minh khi ông này lưu lại Paris và làm tất cả để ký cho được Tạm ước 14 tháng 9, không lẽ để không làm gì.
Cũng theo Sainteny, phe chủ chiến của Việt Nam đã phải hành động gấp vì Chính Phủ mới của Pháp do Léon Blum làm Thủ Tướng đã quyết định cử Marius Moutet, lúc đó đã là Bộ Trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại sang Đông Dương và tin này đã làm tình hình biến chuyển mạnh hơn.
Lý do là phe chủ chiến e ngại một cuộc điều đình mới sẽ được thực hiện nên phải ra tay trước. Tất nhiên đây chỉ là một giả thuyết nhưng nếu nhìn qua tham vọng cá nhân của Võ Nguyên Giáp, đây phải là một yếu tố người ta cần phải xét tới, cũng như khi người ta xét tới mối liên hệ riêng tư giữa Hồ Chí Minh và Bảo Đại.
Quan hệ Võ - Hồ
Ngoài những lý do chính trị, Hồ Chí Minh khi đưa Bảo Đại từ Huế ra Hà Nội làm Cố vấn Tối Cao rất có thể là để phòng ngừa vị vua cũ này có thể bị những phần tử quá khích ở địa phương làm bậy.
Cũng vậy, lời nhắn của họ Hồ gửi cho Bảo Đại mà ông này nhận được ở phi trường lúc sắp sửa lên phi cơ từ Trung Hoa về nước, biết đâu cũng có một mục đích tương tự và lần này những phần tử quá khích không còn là địa phương nữa mà ở ngay Hà Nội và Hồ Chí Minh là người hiểu rõ hơn ai hết.
Điều quan trọng là sự thực nằm ở đâu, Hồ Chí Minh ngay từ cuối năm 1946 này có còn có đủ uy thế như người ta thường nghĩ hay không hay đã bắt đầu ở thế yếu và đã bị những phụ tá trẻ của ông lấn át.
Đó là những câu hỏi cần được đặt ra, đồng thời người ta cũng không nên quên rằng Hồ Chí Minh là một người rất khôn ngoan, nhiều thủ đoạn, giỏi tính toán, biết phải làm gì theo từng giai đoạn và dày kinh nghiệm. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp có thể biết và trả lời một phần.
'Đáng tiếc!'
Với tư cách là Chủ Tịch Danh Dự của Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, đồng thời ở tuối 100 của ông, ông có thể nói ra cho mọi người được biết.
Tiếc rằng mọi chuyện đã quá trễ. Sức khoẻ của ông vào lúc tôi viết xong bài này, theo tôi được biết, chắc chắn không cho phép.
Một đồng nghiệp trong Hội Sử Học, đồng thời cũng là một sử gia đã viết nhiều tác phẩm, Giáo Sư Trần Văn Giàu, cũng đã nhiều lần được người ta trực tiếp đề nghị hay gợi ý cho hay sự thật về những gì ông Giàu đã làm ở Miền Nam, nhất là về sự mất tích của Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ của Đạo Hòa Hảo.
Nhưng Giáo Sư Giàu đã từ chối, lấy cớ mọi chuyện đã qua rồi, theo như một giáo sư đại học Việt Nam ở Pháp có dịp gặp ông. Thật vô cùng đáng tiếc! Nó cũng đáng tiếc như câu trả lời của Tướng Giáp cho câu hỏi của một phóng viên đài truyền hình Mỹ năm 1995.
Khi đó phóng viên đặt vấn đề: 20 năm sau khi Cuộc Chiến Ba Mươi Năm đã chấm dứt, mà bây giờ người ta vẫn có thể phối kiểm được, là qua hai cuộc chiến vừa qua có từ 3 triệu rưỡi đến 4 triệu người chết, ông (Tướng Giáp) có hối tiếc hay không?
Tướng Giáp vẫn trong bộ quân phục cố hữu đã trả lời bằng tiếng Pháp là “Không chút nào! Tôi không hối tiếc chút nào!”
Quả là đáng tiếc!
Bài viết phản ánh quan điểm và cách hành văn riêng của tác giả. Ông Phạm Cao Dương lấy bằng tiến sĩ sử học ở Đại học Paris, và dạy ở nhiều đại học tại Sài Gòn trước 1975. Sau khi sang Mỹ, ông dạy về lịch sử, ngôn ngữ Việt Nam ở một số trường tại Nam California trước khi về hưu.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2010/07/100714_vo_nguyen_giap_pcduong_forum.shtml
TS.NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ
*
CHỐNG DỰ ÁN XE LỬA CAO TỐC, QUỐC HỘI VN CHỈ CẦN ĐẶT MỘT CÂU HỎI
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 24.06.2010
Trong suốt những năm trường hợp tác với Tập Đoàn Tài chánh Hoa kỳ PAPADAKIS INVESTMENT GROUP, International Investment World Co.Inc., có Trụ sở tại Zurich, Thụy sĩ, chúng tôi đặc trách về “Project Funding“, nghĩa là tìm Tài chánh cho những Dự án, vì vậy có một số khinh nghiệm về việc làm cho Nguồn Tài chánh (Financial Sources) chấp nhận cho Chủ Dự án (Project Owners) vay vốn thực hiện. Dự án có nhiều, mà nguồn vốn cũng không ít. Một ý tưởng làm ăn thoáng qua trong lúc ngồi uống bia đấu láo với bạn hữu có thể trở thành một Dự án. Chỉ cần “Thợ“ viết Dự án cho đúng quy tắc: Mục đích, Chương trình Thi công, Chương trình Chi tiêu theo Tiến trình Thi công, Dự trù Thu nhập cho phù hợp với Thời biểu Hoàn vốn. Vì đây mới chỉ là Dự án, nghĩa là chưa có thực, nên “Thợ“ viết Dự án có quyền uốn nắn, sửa đổi cho đẹp, cho hợp lý. Mục đích của Dự án thường rất lý tưởng, tốt đẹp, nhưng Chủ Dự án có thể ngầm gói trong chiếc áo nhung ý đồ xấu xa biển thủ của mình.
Khi đọc những Dự án, thấy có những điểm không chuẩn, chính tôi đã đề nghị Chủ Dự án viết lại cho chuẩn mực. Bình thường thì chính tôi tóm tắt Dự án chừng 3 tới 5 trang để gửi cho Nguồn Tài chánh vì Nguồn Tài chánh không có giờ để đọc những con cố trong Tập viết về Dự án chừng 100 trang. Dù có đọc đi nữa thì Nguồn Tài chánh cũng biết rằng Chủ Dự án có thể sửa đổi đi. Đối với Nguồn Tài chánh, vấn đề quan trọng đối với họ để họ có thể quyết định chấp nhận cho vay vốn hay không, đó là họ nắm chắc việc HOÀN VỐN hay không, chứ không phải là Dự án trình bầy hữu lý, đẹp đẽ. Đọc trên Diễn Đàn, tôi nhận được tin DỰ ÁN XE LỬA CAO TỐC HÀ NỘI—SÀI GÒN. Tôi đọc rất nhanh để chỉ tìm xem Dự án cần số vốn là bao nhiêu để thực hiện. Đọc thấy con số Dự án cần USD.56 tỉ, tôi cười thầm: “Đây là sự mơ mộng của Nhà Nước CSVN và không thể có được “.
Tôi nhớ lại cách đây gần 20 năm, khi sang Mạc Tư Khoa sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, Gíao sư CHỬ VĂN ĐÔNG nói với tôi về Dự án trước đó lâu mà chính Thủ tướng Phạm Văn Đồng tuyên bố trước Quốc Hội: “Bắt đầu từ năm tới, Nhà Nước thực hiện Dự án là Dân Hà Nội, mỗi buổi sáng, mỗi người sẽ có một cốc sữa TRÂU để uống “. Tên của Dự án là DỰ ÁN SỮA TRÂU ! Quốc Hội VN ngày nay cũng phải đưa Dự án Xe lửa Cao tốc ra để thảo luận chiều sâu, chiều dài, chiều rộng… để quyết định chấp nhận hay không. Thật là tốn thời giờ và tốn tiền bạc do thuế của Dân phải đóng góp trả lương cho các Nghị.
Dự án được tranh cãi tốn thời giờ mà Nhà Nước, Chủ Dự án, lại có quyền sửa đổi hoặc quyết định độc đoán. Bàn thảo tốn giờ, tốn tiền bạc vô ích. Quốc Hội chỉ cần đặt cho Nhà Nước CSVN một câu hỏi then chốt: “KIẾM ĐÂU RA ĐƯỢC USD.56 TỈ ?”. Không đào đâu ra tiền, thì làm thế nào thực hiện được Dự án dù là đẹp và hữu lý nhất. Nếu Nhà Nước trả lời là đi vay vốn từ Trung quốc, thì không những Quốc Hội mà toàn Dân trả lời liền là không chấp nhận bởi vì cái vốn mà Tầu cho vay này sẽ là cái giá mua Lãnh Thổ VN và bắt con cháu mình làm nô lệ. Khi không hoàn vốn được, Trung quốc sẽ không ngần ngại đem quân đội sang đòi nợ.
Trừ Trung quốc ra, nếu Nhà Nước nói là vốn từ ODA, từ Nhật, từ Nam Hàn…, thì Quốc Hội yêu cầu Nhà Nước xuất trình Giấy Chứng Minh Lời Hứa Cho Vay trước khi thảo luận đến chiều ngang, chiều dọc, chiều sâu… của Dự án. Chúng tôi biết rằng để có thể lấy được Giấy Lời Hứa Cho Vay của một Nguồn Tài chánh, thì Nhà Nước Việt Nam phải chứng minh khả năng HOÀN VỐN của mình. Nguồn vốn không cần những vẽ vời hoa lá đẹp đẽ của Dự án, mà chỉ cần chính yếu việc Chủ Dự án (Project Owner/Borrower) chứng minh khả năng HOÀN VỐN của mình. Họ phải nắm chắc việc hoàn vốn. Hiện nay Nhà Nước Việt Nam thiếu hẳn khả năng cho thấy việc hoàn vốn của mình, và như vậy không Nguồn Tài chánh nào dám Hứa Cho Vay USD.56 tỉ cho Nhà Nước Việt Nam. Thực vậy, các Nguồn Tài chánh sẽ xét về việc chắc chắn Hoàn Vốn hay không dựa trên những thông tin về khả năng hoàn vốn cung cấp từ những Cơ quan thẩm định Quốc tế: => Xếp hạng của STANDARD & POOR’S Tổ chức này đã xếp Việt Nam cùng hạng với những nước như Guatemala…: “Sovereign Credit Rating/Foreign Currency: BB/Negative/B. The credit ratings on Vietnam reflect the country's low-income economy” (Hạng Tín dụng Quốc gia/Ngoại tệ: BB/Trừ/B. Xếp hạng Tín dụng cho Việt Nam phản ánh Kinh tế với thu nhập thấp của quốc gia). Nếu so sánh với Hy Lạp mà giới Tài chánh không tin tưởng ở Hoàn Nợ, thì S&P còn xếp Hy Lạp cao hơn Việt Nam. Hy Lạp hiện nay thuộc hạng BBB/Negative/BB. Mức tồi tệ nhất của Hy Lạp là BB, mà Việt Nam hiện nay đang đứng ở BB, mức tồi tệ nhất sánh với Hy Lạp. => Nợ nần công của Việt Nam đã vượt mức báo động Trong bài ‘Tính bền vững của nợ công ở Việt Nam’ đăng trên Tuổi trẻ online ngày 14.05.2010, Tiến sĩ Vũ thành Tự Anh (Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright) viết: « Theo Bộ Tài chính, nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Theo định nghĩa này, tổng số dư nợ công đến cuối năm 2009 của Việt Nam ước khoảng 44,7% GDP, trong đó nợ của Chính phủ là 35,4% GDP, nợ được Chính phủ bảo lãnh là 7,9% GDP và nợ của chính quyền địa phương là 1,4% GDP.
Khái niệm nợ công này của Bộ Tài chính hẹp hơn so với khái niệm phổ biến của quốc tế. Theo Hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính của Hội nghị của LHQ về thương mại và phát triển (UNCTAD), nợ công còn bao gồm các nghĩa vụ nợ của ngân hàng trung ương, các đơn vị trực thuộc chính phủ (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước) ở tất cả các cấp chính quyền. Có lẽ đây là nguyên nhân làm cho số liệu về nợ công của Việt Nam trong cơ sở dữ liệu của một số tổ chức quốc tế cao hơn hẳn so với số liệu của Bộ Tài chính.
Theo Cơ quan Tình báo kinh tế (EIU), nợ công của Việt Nam tăng liên tục từ 36% GDP trong năm 2001 lên 51% GDP vào năm 2009. » Ngoài ra, trong bài ‘Liệu Việt Nam đã tính đúng và đủ nợ công?’ đăng trên mạng lưới ‘Bauxite VN’ ngày 07.06.2010, Tiến sĩ Vũ quang Việt cho biết: « Năm 2007, nợ của Nhà nước là 33,8% GDP, nhưng nợ nước ngoài (chủ yếu là nợ nhà nước) theo IMF đã là 43,3% GDP và nếu cộng thêm hơn 7% nợ của Chính phủ do phát hành trái phiếu thì tổng số nợ đã lên 50% vào năm 2007. Như vậy con số của CIA tính ở mức 52% cho năm 2009 có thể vẫn là thấp so với thực tế. »
Tiến sĩ Vũ quang Việt còn đề nghị: « Việt-Nam phải tính thêm vào công nợ của mình một phần quan trọng khác: đó là nợ phải trả trong tương lai khi công chức về hưu. » Trong khi đó, xin nhắc lại Chính phủ ấn định mức an toàn công nợ của Việt-Nam là 50% TSLQN (GNP/PIB). Như vậy, công nợ Việt-Nam đã vượt mức báo động vào cuối năm 2009. Theo sự thẩm định an toàn Tín dụng của Standard&Poor’s và tình trạng Nợ công của Nhà Nước, thì Nhà Nước bất lực không thể kiếm ra đâu được USD.56 tỉ vay dài hạn trên 20 năm. Thảo luận về Dự án Xe Lửa Cao Tốc mà không có vốn thực hiện, thì Quốc Hội chỉ mất giờ và tiêu tốn tiền thuế của Dân. Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 24.06.20
Trong suốt những năm trường hợp tác với Tập Đoàn Tài chánh Hoa kỳ PAPADAKIS INVESTMENT GROUP, International Investment World Co.Inc., có Trụ sở tại Zurich, Thụy sĩ, chúng tôi đặc trách về “Project Funding“, nghĩa là tìm Tài chánh cho những Dự án, vì vậy có một số khinh nghiệm về việc làm cho Nguồn Tài chánh (Financial Sources) chấp nhận cho Chủ Dự án (Project Owners) vay vốn thực hiện. Dự án có nhiều, mà nguồn vốn cũng không ít. Một ý tưởng làm ăn thoáng qua trong lúc ngồi uống bia đấu láo với bạn hữu có thể trở thành một Dự án. Chỉ cần “Thợ“ viết Dự án cho đúng quy tắc: Mục đích, Chương trình Thi công, Chương trình Chi tiêu theo Tiến trình Thi công, Dự trù Thu nhập cho phù hợp với Thời biểu Hoàn vốn. Vì đây mới chỉ là Dự án, nghĩa là chưa có thực, nên “Thợ“ viết Dự án có quyền uốn nắn, sửa đổi cho đẹp, cho hợp lý. Mục đích của Dự án thường rất lý tưởng, tốt đẹp, nhưng Chủ Dự án có thể ngầm gói trong chiếc áo nhung ý đồ xấu xa biển thủ của mình.
Khi đọc những Dự án, thấy có những điểm không chuẩn, chính tôi đã đề nghị Chủ Dự án viết lại cho chuẩn mực. Bình thường thì chính tôi tóm tắt Dự án chừng 3 tới 5 trang để gửi cho Nguồn Tài chánh vì Nguồn Tài chánh không có giờ để đọc những con cố trong Tập viết về Dự án chừng 100 trang. Dù có đọc đi nữa thì Nguồn Tài chánh cũng biết rằng Chủ Dự án có thể sửa đổi đi. Đối với Nguồn Tài chánh, vấn đề quan trọng đối với họ để họ có thể quyết định chấp nhận cho vay vốn hay không, đó là họ nắm chắc việc HOÀN VỐN hay không, chứ không phải là Dự án trình bầy hữu lý, đẹp đẽ. Đọc trên Diễn Đàn, tôi nhận được tin DỰ ÁN XE LỬA CAO TỐC HÀ NỘI—SÀI GÒN. Tôi đọc rất nhanh để chỉ tìm xem Dự án cần số vốn là bao nhiêu để thực hiện. Đọc thấy con số Dự án cần USD.56 tỉ, tôi cười thầm: “Đây là sự mơ mộng của Nhà Nước CSVN và không thể có được “.
Tôi nhớ lại cách đây gần 20 năm, khi sang Mạc Tư Khoa sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, Gíao sư CHỬ VĂN ĐÔNG nói với tôi về Dự án trước đó lâu mà chính Thủ tướng Phạm Văn Đồng tuyên bố trước Quốc Hội: “Bắt đầu từ năm tới, Nhà Nước thực hiện Dự án là Dân Hà Nội, mỗi buổi sáng, mỗi người sẽ có một cốc sữa TRÂU để uống “. Tên của Dự án là DỰ ÁN SỮA TRÂU ! Quốc Hội VN ngày nay cũng phải đưa Dự án Xe lửa Cao tốc ra để thảo luận chiều sâu, chiều dài, chiều rộng… để quyết định chấp nhận hay không. Thật là tốn thời giờ và tốn tiền bạc do thuế của Dân phải đóng góp trả lương cho các Nghị.
Dự án được tranh cãi tốn thời giờ mà Nhà Nước, Chủ Dự án, lại có quyền sửa đổi hoặc quyết định độc đoán. Bàn thảo tốn giờ, tốn tiền bạc vô ích. Quốc Hội chỉ cần đặt cho Nhà Nước CSVN một câu hỏi then chốt: “KIẾM ĐÂU RA ĐƯỢC USD.56 TỈ ?”. Không đào đâu ra tiền, thì làm thế nào thực hiện được Dự án dù là đẹp và hữu lý nhất. Nếu Nhà Nước trả lời là đi vay vốn từ Trung quốc, thì không những Quốc Hội mà toàn Dân trả lời liền là không chấp nhận bởi vì cái vốn mà Tầu cho vay này sẽ là cái giá mua Lãnh Thổ VN và bắt con cháu mình làm nô lệ. Khi không hoàn vốn được, Trung quốc sẽ không ngần ngại đem quân đội sang đòi nợ.
Trừ Trung quốc ra, nếu Nhà Nước nói là vốn từ ODA, từ Nhật, từ Nam Hàn…, thì Quốc Hội yêu cầu Nhà Nước xuất trình Giấy Chứng Minh Lời Hứa Cho Vay trước khi thảo luận đến chiều ngang, chiều dọc, chiều sâu… của Dự án. Chúng tôi biết rằng để có thể lấy được Giấy Lời Hứa Cho Vay của một Nguồn Tài chánh, thì Nhà Nước Việt Nam phải chứng minh khả năng HOÀN VỐN của mình. Nguồn vốn không cần những vẽ vời hoa lá đẹp đẽ của Dự án, mà chỉ cần chính yếu việc Chủ Dự án (Project Owner/Borrower) chứng minh khả năng HOÀN VỐN của mình. Họ phải nắm chắc việc hoàn vốn. Hiện nay Nhà Nước Việt Nam thiếu hẳn khả năng cho thấy việc hoàn vốn của mình, và như vậy không Nguồn Tài chánh nào dám Hứa Cho Vay USD.56 tỉ cho Nhà Nước Việt Nam. Thực vậy, các Nguồn Tài chánh sẽ xét về việc chắc chắn Hoàn Vốn hay không dựa trên những thông tin về khả năng hoàn vốn cung cấp từ những Cơ quan thẩm định Quốc tế: => Xếp hạng của STANDARD & POOR’S Tổ chức này đã xếp Việt Nam cùng hạng với những nước như Guatemala…: “Sovereign Credit Rating/Foreign Currency: BB/Negative/B. The credit ratings on Vietnam reflect the country's low-income economy” (Hạng Tín dụng Quốc gia/Ngoại tệ: BB/Trừ/B. Xếp hạng Tín dụng cho Việt Nam phản ánh Kinh tế với thu nhập thấp của quốc gia). Nếu so sánh với Hy Lạp mà giới Tài chánh không tin tưởng ở Hoàn Nợ, thì S&P còn xếp Hy Lạp cao hơn Việt Nam. Hy Lạp hiện nay thuộc hạng BBB/Negative/BB. Mức tồi tệ nhất của Hy Lạp là BB, mà Việt Nam hiện nay đang đứng ở BB, mức tồi tệ nhất sánh với Hy Lạp. => Nợ nần công của Việt Nam đã vượt mức báo động Trong bài ‘Tính bền vững của nợ công ở Việt Nam’ đăng trên Tuổi trẻ online ngày 14.05.2010, Tiến sĩ Vũ thành Tự Anh (Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright) viết: « Theo Bộ Tài chính, nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Theo định nghĩa này, tổng số dư nợ công đến cuối năm 2009 của Việt Nam ước khoảng 44,7% GDP, trong đó nợ của Chính phủ là 35,4% GDP, nợ được Chính phủ bảo lãnh là 7,9% GDP và nợ của chính quyền địa phương là 1,4% GDP.
Khái niệm nợ công này của Bộ Tài chính hẹp hơn so với khái niệm phổ biến của quốc tế. Theo Hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính của Hội nghị của LHQ về thương mại và phát triển (UNCTAD), nợ công còn bao gồm các nghĩa vụ nợ của ngân hàng trung ương, các đơn vị trực thuộc chính phủ (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước) ở tất cả các cấp chính quyền. Có lẽ đây là nguyên nhân làm cho số liệu về nợ công của Việt Nam trong cơ sở dữ liệu của một số tổ chức quốc tế cao hơn hẳn so với số liệu của Bộ Tài chính.
Theo Cơ quan Tình báo kinh tế (EIU), nợ công của Việt Nam tăng liên tục từ 36% GDP trong năm 2001 lên 51% GDP vào năm 2009. » Ngoài ra, trong bài ‘Liệu Việt Nam đã tính đúng và đủ nợ công?’ đăng trên mạng lưới ‘Bauxite VN’ ngày 07.06.2010, Tiến sĩ Vũ quang Việt cho biết: « Năm 2007, nợ của Nhà nước là 33,8% GDP, nhưng nợ nước ngoài (chủ yếu là nợ nhà nước) theo IMF đã là 43,3% GDP và nếu cộng thêm hơn 7% nợ của Chính phủ do phát hành trái phiếu thì tổng số nợ đã lên 50% vào năm 2007. Như vậy con số của CIA tính ở mức 52% cho năm 2009 có thể vẫn là thấp so với thực tế. »
Tiến sĩ Vũ quang Việt còn đề nghị: « Việt-Nam phải tính thêm vào công nợ của mình một phần quan trọng khác: đó là nợ phải trả trong tương lai khi công chức về hưu. » Trong khi đó, xin nhắc lại Chính phủ ấn định mức an toàn công nợ của Việt-Nam là 50% TSLQN (GNP/PIB). Như vậy, công nợ Việt-Nam đã vượt mức báo động vào cuối năm 2009. Theo sự thẩm định an toàn Tín dụng của Standard&Poor’s và tình trạng Nợ công của Nhà Nước, thì Nhà Nước bất lực không thể kiếm ra đâu được USD.56 tỉ vay dài hạn trên 20 năm. Thảo luận về Dự án Xe Lửa Cao Tốc mà không có vốn thực hiện, thì Quốc Hội chỉ mất giờ và tiêu tốn tiền thuế của Dân. Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 24.06.20
Wednesday, July 14, 2010
THƠ TRẦN KHẢI THANH THỦY
*
Bao Giờ ?
Ta ép chặt trái tim
Để giết chết nỗi buồn
Trong nhà tù Cộng sản
Bao ước mơ nhấn chìm
Ngày gọt bớt suy tư
Đêm xén mòn tâm tưởng
Bảy tháng trời chết chóc
*
Hồn ta thành vườn hoang
Ngoài trời mây thôi bay
Đời ta trong ngục tối
Chẳng sao trời dọi tới
Bao hoài vọng tả tơi
Sáng qua rồi trưa tới
Ta kiệt quệ mỏi mòn
Chỉ bài bạc ăn thua
Vui đùa cùng lũ phạm
Ôi! Số phận tai ương
Bao nhiêu là nghiệp chướng
Bao giờ ta thoát khỏi
Để ta lại là ta?
Trại giam Hỏa Lò 28.04.10
Trần Khải Thanh Thủy
Hội viên danh dự các Trung Tâm Văn Bút An h , Hoa Kỳ và Thụy Sĩ Ý thoại
* 6 tháng 21 ngày từ 8.10.09 đến 29.4.10 trước khi bị đày về trại tù tập trung khổ sai số 5 Yên Định Thanh Hóa, gần biên giới Lào – Việt Nam
(nơi mà nhà dân chủ đối kháng và luật sư nhân quyền Lê Thị Công Nhân từng bị giam nhốt 3 năm trời).
Jusqu’à Quand ?
Je serre fort mon coeur
Pour tuer la tristesse
Dans la geôle communiste
Tous mes rêves sont noyés
Le jour rabote mes pensées
La nuit sectionne mes réflexions
Sept mois d’agonie interminable *
Mon âme devient un jardin sauvage
Dehors, les nuées cessent de se mouvoir
Ma vie est ensevelie dans la cellule obscure
Sans la moindre lueur d’étoile
Toutes mes espérances s’effondrent en lambeaux
Matin et après-midi défilent, monotones
D’usure, je suis à bout de force et de souffle
Seul rare divertissement, les jeux de société
Avec d’autres prisonnières de droit commun
Ô ma destinée de grands malheurs
Que de malédictions, de mauvais karma
Comment y échapper
Quand est-ce ma délivrance
Afin de me retrouver moi-même?
Camp Hỏa Lò (Le Brûlant Fourneau) 28.04.10
Trần Khải Thanh Thủy
Membre honoraire des Centres PEN Américain, An glais et Suisse Italien et Rhéto-Romanche
*
6 mois et 21 jours du 08.10.09 au 29.04.10,
avant d’être déportée au camp de travaux forcés no 5 Yên Định Thanh Hóa,
situé près de la frontière Lao-Viêt Nam
(où la cyberdissidente et l’avocate des droits humains Lê Thi Công Nhân a été détenue pendant 3 ans).
Traduit du Vietnamien par Mme Hoàng Nguyên (pour CEVEX).
Until When ?
I hug my heart tight
To kill the sadness
In the communist prison
Where all my dreams are drowned
The day wears down my thoughts
Night splits up my reflections
Seven months of endless agony *
My soul has become a wild garden
Outside, the clouds cease to move
My life is buried in the dark cell
With not the slightest glimmer of star
All my hopes crumble into pieces
Morning and afternoon pass by, monotonous
Exhausted, I have neither breath nor strength left
Only rare entertainment, the parlour games
With other common law women prisoners
Oh my destiny of great misfortunes
What curses, what bad karma
How to escape from them
When will come my release
In order to find myself again?
Camp Hỏa Lò (The Burning Furnace) 28.04.10
Trần Khải Thanh Thủy
Honorary member of American, English and Swiss Italian and Reto-Romansh PEN Centres
* 6 months and 21 days from 08.10.09 to 29.04.10,
before being deported to the forced labour camp nr 5 Yên Dinh Thanh Hoa, located close to Lao Viêt Nam border
(where cyberdissident and human rights lawyer Lê Thi Công Nhân had been detained during 3 years).
Translated from Vietnamese by Nguyên Hoàng Bảo Việt
(Vietnamese Writers in Exile Centre and Suisse Romand PEN Centre)
Bao Giờ ?
Ta ép chặt trái tim
Để giết chết nỗi buồn
Trong nhà tù Cộng sản
Bao ước mơ nhấn chìm
Ngày gọt bớt suy tư
Đêm xén mòn tâm tưởng
Bảy tháng trời chết chóc
*
Hồn ta thành vườn hoang
Ngoài trời mây thôi bay
Đời ta trong ngục tối
Chẳng sao trời dọi tới
Bao hoài vọng tả tơi
Sáng qua rồi trưa tới
Ta kiệt quệ mỏi mòn
Chỉ bài bạc ăn thua
Vui đùa cùng lũ phạm
Ôi! Số phận tai ương
Bao nhiêu là nghiệp chướng
Bao giờ ta thoát khỏi
Để ta lại là ta?
Trại giam Hỏa Lò 28.04.10
Trần Khải Thanh Thủy
Hội viên danh dự các Trung Tâm Văn Bút An h , Hoa Kỳ và Thụy Sĩ Ý thoại
* 6 tháng 21 ngày từ 8.10.09 đến 29.4.10 trước khi bị đày về trại tù tập trung khổ sai số 5 Yên Định Thanh Hóa, gần biên giới Lào – Việt Nam
(nơi mà nhà dân chủ đối kháng và luật sư nhân quyền Lê Thị Công Nhân từng bị giam nhốt 3 năm trời).
Jusqu’à Quand ?
Je serre fort mon coeur
Pour tuer la tristesse
Dans la geôle communiste
Tous mes rêves sont noyés
Le jour rabote mes pensées
La nuit sectionne mes réflexions
Sept mois d’agonie interminable *
Mon âme devient un jardin sauvage
Dehors, les nuées cessent de se mouvoir
Ma vie est ensevelie dans la cellule obscure
Sans la moindre lueur d’étoile
Toutes mes espérances s’effondrent en lambeaux
Matin et après-midi défilent, monotones
D’usure, je suis à bout de force et de souffle
Seul rare divertissement, les jeux de société
Avec d’autres prisonnières de droit commun
Ô ma destinée de grands malheurs
Que de malédictions, de mauvais karma
Comment y échapper
Quand est-ce ma délivrance
Afin de me retrouver moi-même?
Camp Hỏa Lò (Le Brûlant Fourneau) 28.04.10
Trần Khải Thanh Thủy
Membre honoraire des Centres PEN Américain, An glais et Suisse Italien et Rhéto-Romanche
*
6 mois et 21 jours du 08.10.09 au 29.04.10,
avant d’être déportée au camp de travaux forcés no 5 Yên Định Thanh Hóa,
situé près de la frontière Lao-Viêt Nam
(où la cyberdissidente et l’avocate des droits humains Lê Thi Công Nhân a été détenue pendant 3 ans).
Traduit du Vietnamien par Mme Hoàng Nguyên (pour CEVEX).
Until When ?
I hug my heart tight
To kill the sadness
In the communist prison
Where all my dreams are drowned
The day wears down my thoughts
Night splits up my reflections
Seven months of endless agony *
My soul has become a wild garden
Outside, the clouds cease to move
My life is buried in the dark cell
With not the slightest glimmer of star
All my hopes crumble into pieces
Morning and afternoon pass by, monotonous
Exhausted, I have neither breath nor strength left
Only rare entertainment, the parlour games
With other common law women prisoners
Oh my destiny of great misfortunes
What curses, what bad karma
How to escape from them
When will come my release
In order to find myself again?
Camp Hỏa Lò (The Burning Furnace) 28.04.10
Trần Khải Thanh Thủy
Honorary member of American, English and Swiss Italian and Reto-Romansh PEN Centres
* 6 months and 21 days from 08.10.09 to 29.04.10,
before being deported to the forced labour camp nr 5 Yên Dinh Thanh Hoa, located close to Lao Viêt Nam border
(where cyberdissident and human rights lawyer Lê Thi Công Nhân had been detained during 3 years).
Translated from Vietnamese by Nguyên Hoàng Bảo Việt
(Vietnamese Writers in Exile Centre and Suisse Romand PEN Centre)
KHUYẾT DANH * CỘNG SẢN NẰM VÙNG TẠI HẢI NGOẠI
"H.O. quốc doanh"
CS chúng xuất cảng qua đây hàng ngàn "H.O. quốc doanh" nữa chứ không chỉ các cha cố, các sư công an thuộc loại "quốc doanh" mà thôi. Chúng có cả những người miền Nam không hề có mặt trong quân ngũ VNCH nhưng chúng đưa qua đây với đầy đủ giấy tờ, từ tấm thẻ căn cước quân nhân, sự vụ lệnh cũ, bằng lái quân xa, giấy ra tù cải tạo của chúng "học tập quá 3 năm", đủ tiêu chuẩn để Mỹ cho vào Hoa kỳ hợp pháp theo diện H.O.
Chính một người H.O. "quốc doanh" đã được người bạn anh vô tình "chiêu hồi" được, cảm kích vì được tận tình giúp đỡ hai cha con qua thân tứ cố, đã vì sợ bị chúng thủ tiêu, hãm hại, bỏ xa thành phố, ở vùng hẻo lánh cho yên thân. Khi bị ung thư gần chết mới thú nhận với anh bạn của anh rằng hắn cảm kích, trước khi chết, nhờ anh sau này nói lại cho đứa con trai biết. Y kể hết, VC trước khi cho y đi Mỹ, đã cho y vào một nơi để "học tập" vài tháng những điều phải khai với Mỹ về quá khứ. Y phải học thuộc lòng chi tiết cá nhân, đơn vị phục vụ, đơn vị trưởng tên gì, cá tính, nhân dáng, vv...
Nghĩa là từ một kẻ thường dân, được chúng mặc cho bộ quân phục với lý lịch đầy đủ của một cựu quân nhân có thật đã chết trong lao tù hay trong chiến trận... bây giờ "sống lại" và qua Mỹ làm 3 nhiệm vụ cộng sản bắt phải làm, có bọn CS nằm vùng tại hải ngoại giám sát và kiềm tỏa.
Ba nhiệm vụ đó là:
(1) Tham gia sinh hoạt cộng đồng tích cực dưới ngọn cờ vàng có thành tích "chống cộng" nổi bật và được quần chúng tin tưởng.
(2) Xâm nhập vào một hay nhiều đoàn thể, tổ chức Quốc gia, đạt cho được những chức vụ lãnh đạo.
(3) Trong bất cứ một cương vị nào, cũng khôn khéo gây chia rẽ các cá nhân, lợi dụng tạo xung khắc, đố kỵ, mất tin tưởng giữa các cá nhân, tạo rạn nứt, làm suy yếu hay tan rã các tổ chức này bằng cách chĩa tất cả nỗ lực đốn ngã mọi cá nhân chống cộng thực sự. tạo các vụ kiện khiến những cá nhân đó bị gục và nản lòng, rút lui khỏi các hoạt động "chống cộng"...
Y còn nói ra cả tên những tờ báo, những Website trương lá cờ vàng nhưng được cộng sản nuôi dưỡng và chỉ đạo đường lối chống cộng (!). Nói cả tên tuổi một ông chủ tịch cộng đồng và vài ông hội trưởng hội đoàn ở Cali. là "H.O. quốc doanh" học cùng lớp với y.
*
CS chúng xuất cảng qua đây hàng ngàn "H.O. quốc doanh" nữa chứ không chỉ các cha cố, các sư công an thuộc loại "quốc doanh" mà thôi. Chúng có cả những người miền Nam không hề có mặt trong quân ngũ VNCH nhưng chúng đưa qua đây với đầy đủ giấy tờ, từ tấm thẻ căn cước quân nhân, sự vụ lệnh cũ, bằng lái quân xa, giấy ra tù cải tạo của chúng "học tập quá 3 năm", đủ tiêu chuẩn để Mỹ cho vào Hoa kỳ hợp pháp theo diện H.O.
Chính một người H.O. "quốc doanh" đã được người bạn anh vô tình "chiêu hồi" được, cảm kích vì được tận tình giúp đỡ hai cha con qua thân tứ cố, đã vì sợ bị chúng thủ tiêu, hãm hại, bỏ xa thành phố, ở vùng hẻo lánh cho yên thân. Khi bị ung thư gần chết mới thú nhận với anh bạn của anh rằng hắn cảm kích, trước khi chết, nhờ anh sau này nói lại cho đứa con trai biết. Y kể hết, VC trước khi cho y đi Mỹ, đã cho y vào một nơi để "học tập" vài tháng những điều phải khai với Mỹ về quá khứ. Y phải học thuộc lòng chi tiết cá nhân, đơn vị phục vụ, đơn vị trưởng tên gì, cá tính, nhân dáng, vv...
Nghĩa là từ một kẻ thường dân, được chúng mặc cho bộ quân phục với lý lịch đầy đủ của một cựu quân nhân có thật đã chết trong lao tù hay trong chiến trận... bây giờ "sống lại" và qua Mỹ làm 3 nhiệm vụ cộng sản bắt phải làm, có bọn CS nằm vùng tại hải ngoại giám sát và kiềm tỏa.
Ba nhiệm vụ đó là:
(1) Tham gia sinh hoạt cộng đồng tích cực dưới ngọn cờ vàng có thành tích "chống cộng" nổi bật và được quần chúng tin tưởng.
(2) Xâm nhập vào một hay nhiều đoàn thể, tổ chức Quốc gia, đạt cho được những chức vụ lãnh đạo.
(3) Trong bất cứ một cương vị nào, cũng khôn khéo gây chia rẽ các cá nhân, lợi dụng tạo xung khắc, đố kỵ, mất tin tưởng giữa các cá nhân, tạo rạn nứt, làm suy yếu hay tan rã các tổ chức này bằng cách chĩa tất cả nỗ lực đốn ngã mọi cá nhân chống cộng thực sự. tạo các vụ kiện khiến những cá nhân đó bị gục và nản lòng, rút lui khỏi các hoạt động "chống cộng"...
Y còn nói ra cả tên những tờ báo, những Website trương lá cờ vàng nhưng được cộng sản nuôi dưỡng và chỉ đạo đường lối chống cộng (!). Nói cả tên tuổi một ông chủ tịch cộng đồng và vài ông hội trưởng hội đoàn ở Cali. là "H.O. quốc doanh" học cùng lớp với y.
*
VÕ ĐỨC TRUNG * HIẾU ĐỆ
*
LTS
Trong tháng 6 năm 2010, nhà văn Võ Đức Trung đã hoàn thành tập " Hiếu Đệ Lão Ngoan Đồng (Hoài Niệm)" do Hương Cau, Paris xuất bản. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. Sau đây là bài viết của Võ Đức Trung.
LTS
Trong tháng 6 năm 2010, nhà văn Võ Đức Trung đã hoàn thành tập " Hiếu Đệ Lão Ngoan Đồng (Hoài Niệm)" do Hương Cau, Paris xuất bản. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. Sau đây là bài viết của Võ Đức Trung.
Hiếu Đệ Lão Ngoan Đồng (Hoài Niệm) - Võ Đức Trung - | |||||||
|
No comments:
Post a Comment