THƠ Ý NGA
NHƯ BÌNH*
Những người “Xẻ dọc Trường Sơn”
Bây giờ đâu nhỉ, để hờn Trường… Sa?
Những tên “Đánh Mỹ cứu nhà”
Bây giờ tư bản đỏ nhà, ngụy dân?
Khua chuông, đánh trống bao lần
Sao lần bán nước lại lần… lặng im?
Những người “Phản chiến” đứt phim
Ở đâu lâu quá, im lìm… Hoàng Sa? *
Chào rào, chộn rộn Đảng Ca
Bức tường thủ khẩu thật thà lạ ghê!
Ý Nga, 30.7.2008.
*Thủ khẩu như bình.
LÙA DÂN VÀO “RỌ ĐẠI ĐỒNG”
Viết theo chuyện kể của một hoàn cảnh bi thương.
Anh mang Quân Số* một thời
Để cho em được hưởng đời bình an
Mong ngày mưa tạnh, mây tan
Anh tìm lại tuổi thanh xuân bên nàng.
*
Đâu ngờ sấm sét liên hoàn
Cộng đem con bán Đài Loan cho người
Nhục nhằn con gánh thương ơi
Đời em, con, cháu… Mấy đời “ngụy quân”?
Lao nô cơm nghẹn mấy lần,
Nhân dân nuôi Đảng thêm phần béo hơn!
Ngoại nhân làm nhục nét son
Con ngậm cay đắng, tủi hờn báo ơn
*
Dỗ con, anh vẫn hồn oan
Chưa siêu thoát được, ân cần về thăm.
Người tù “cải tạo” bao năm
Chết trong tức tưởi, âm thầm theo em.
*
Vai con bị đánh nhão mềm
Mắt con phiền não, xa xăm chân trời
Nhớ em, con gọi: - Mẹ ơi!
*
Thương em, anh gọi mà lời chẳng nên.
Ý Nga, 1.2.2009.
*Số quân của mỗi người lính.
GS. TRƯƠNG BỬU LÂM
Xin hân-hạnh giới-thiệu
A STORY OF VIETNAM
của Giáo Sư
TRƯƠNG BỬU LÂM
Xin hân-hạnh giới-thiệu
A STORY OF VIETNAM
của Giáo Sư
Năm
1958, Tiến sĩ Trương BỬu Lâm làm Giám Đốc Viện Khảo Cổ Saigon. Cùng
trong khoảng này, ông là giáo-sư Sử-Học tại Đại Học Văn Khoa và Đại Học
Sư Phạm Saigon. Ông cũng là giáo sư thỉnh giảng tại Đại Học Huế. Sau đó
it lâu, ông ra dạy học ở ngoại quốc thì giáo sư Nguyễn Khắc Kham
thay ông làm giáo đốc Viện Viện Khảo Cổ Saigòn. Ở Mỹ, ông dạy môn Sử
tại Viện Đại-Học Hawaii trong nhiều năm.
Năm 1958, Tiến sĩ Trương BỬu Lâm làm Giám Đốc Viện Khảo Cổ Saigon. Cùng trong khoảng này, ông là giáo-sư Sử-Học tại Đại Học Văn Khoa và Đại Học Sư Phạm Saigon. Ông cũng là giáo sư thỉnh giảng tại Đại Học Huế. Sau đó it lâu, ông ra dạy học ở ngoại quốc thì giáo sư Nguyễn Khắc Kham thay ông làm giáo đốc Viện Viện Khảo Cổ Saigòn. Ở Mỹ, ông dạy môn Sử tại Viện Đại-Học Hawaii trong nhiều năm.
A Story of Viet Nam ghi lại lịch-sử nước Việt-Nam từ đời Lạc Long Quân cho đến đầu thế-kỷ 21.
Tác-giả
muốn giúp những thanh/thiếu-niên gốc Việt lớn lên ở nước ngoài, quen
đọc sách báo tiếng Anh, hiểu biết thêm về quá-khứ Việt-Nam qua mọi
thời-đại. Đồng-thời với các biến-cố chính-trị & quân-sự, sách
này còn là một quyển “tự điển” văn-học mỹ-thuật với những bài thơ hay,
những lời nói đẹp, những điển cố, những giai thoại văn chương,
những chuyện cổ tích, những câu ca dao, tục ngữ, cũng như những công
trình mỹ thuật của người xưa, mà họ được nghe người nhà nói tới hằng
ngày.
Quý độc-giả lớn tuổi cũng có thể dùng sách này để
khuyến-khích con em tìm hiểu các đặc-điểm nêu trên của nguồn cội
Việt-Nam qua tác-phẩm tiếng Anh trong-sáng dễ hiểu này. Sách dày
370 trang, khổ 5.5”x8.5”, có 45 tranh ảnh, với bìa trắng có 5 hình
minh-họa của Trương Lục, Phạm Ngọc Điệp, Đình Quân, Bùi Suối Hoa,
Đinh Thị Thắm Poong, và một di-bản châu-phê có ấn son từ triều vua Tự
Đức.
Phần dưới đây là các chương trong sách này, quý vị có thể bấm vào link để đọc sách.
Quý vị nào muốn đọc vài đoạn trích từ “A Story of Việt Nam”
a-story-of-vietnam
|
RFA * VIỆT CỘNG BÁN NƯỚC
Việt Nam dự tính cho nước ngoài thuê biển
RFA 17.08.2010
Việt
Nam đã có bài học kinh nghiệm về việc cho người nước ngoài thuê rừng,
nay lại tính cho thuê cả biển, chưa biết tiền thuê thu về là bao
nhiêu nhưng chuyện trước mắt là nguy cơ về tài nguyên, môi trường và
xa hơn nữa chính là vấn đề chủ quyền quốc gia. Tin này do báo điện tử
Vietnamnet loan tải hôm qua.
Theo
báo này thì diện tích mặt nước ven bờ từ Quảng Ninh, vào đến Khánh
Hòa, Ninh Thuận, Vũng Tàu, Kiên Giang, Phú Quốc đang được chuyển nhượng
cho tư nhân trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác,
các bãi tắm ven biển rất đẹp ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Ninh Thuận, Phú
Quốc, cũng được giao cho các doanh nhân trong và ngoài nước tự khoanh
vùng hoặc thuê dài hạn. Nhiều đoạn bờ biển trở thành bất khả xâm phạm
không chỉ với các du khách mà còn ngay cả với người địa phương.
Theo
báo chí thì việc cho người nước ngoài được thuê mặt biển sẽ gây căng
thẳng, mất an ninh, làm mất quyền giao thông, mất quyền khai thác của
người dân trên vùng biển quê hương mình. Nếu nhà nước Việt Nam không suy
xét cẩn trọng thì cả một dân tộc phải trả giá rất đắt trong hiện tại
và mãi về sau.
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
Hết cho thuê rừng, lại cho thuê biển!
Theo báo này thì diện tích mặt nước ven bờ từ Quảng Ninh, vào đến Khánh Hòa, Ninh Thuận, Vũng Tàu, Kiên Giang, Phú Quốc đang được chuyển nhượng cho tư nhân trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, các bãi tắm ven biển rất đẹp ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Ninh Thuận, Phú Quốc, cũng được giao cho các doanh nhân trong và ngoài nước tự khoanh vùng hoặc thuê dài hạn. Nhiều đoạn bờ biển trở thành bất khả xâm phạm không chỉ với các du khách mà còn ngay cả với người địa phương.
Theo báo chí thì việc cho người nước ngoài được thuê mặt biển sẽ gây căng thẳng, mất an ninh, làm mất quyền giao thông, mất quyền khai thác của người dân trên vùng biển quê hương mình. Nếu nhà nước Việt Nam không suy xét cẩn trọng thì cả một dân tộc phải trả giá rất đắt trong hiện tại và mãi về sau.
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2010-08-20
Ngoài
việc cho thuê rừng gây bao quan ngại cho môi trường và an ninh quốc
phòng, nay Việt nam lại tính tới chuyện cho nước ngoài thuê cả biển.
Photo courtesy of vfej.vn
Photo courtesy of vfej.vn
<">
Theo
báo chí trong nước thì diện tích mặt nước ven bờ từ Quảng Ninh, vào
đến Khánh Hòa, Ninh Thuận, Vũng Tàu, Kiên Giang, Phú Quốc đang được
chuyển nhượng cho tư nhân, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt
khác, các bãi tắm ven biển rất đẹp ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Ninh Thuận,
Nha Trang, Phú Quốc, cũng được giao cho các doanh nhân trong và ngoài
nước tự khoanh vùng hoặc thuê dài hạn. Nhiều đoạn bờ biển trở thành bất
khả xâm phạm không chỉ với các du khách mà còn ngay cả với người địa
phương.
Qua quyết định số 123, ban hành năm 2006,
chánh phủ cho phép các ngư dân được thuê diện tích mặt biển để nuôi
trồng thủy sản, tuy nhiên chủ trương ấy đã không được chấp hành đúng
đắn, vì một số địa phương lại ưu tiên cấp phép cho các chủ đầu tư nước
ngoài thuê, để tiến hành các dịch vụ như: kinh doanh khách sạn, mở nhà
hàng, khu nghỉ mát, phát triển du lịch, công nghiệp, khai thác thủy hải
sản.
Theo Vietnamnet online thì việc sang nhượng
cho người nước ngoài sẽ khiến một số bãi biển có nguy cơ bị “băm nhỏ”
và “phong tỏa”, vì người dân địa phương bị gạt ra ngoài, nhường chỗ cho
doanh nhân ngoại quốc. Vẫn theo báo này thì có một số địa phương muốn
khai thác gấp quyết định 123, nên cần phải làm thật nhanh, gọn, nếu sau
này, có sự thay đổi nào từ trung ương, thì sẽ mất đi cơ hội “ngàn năm
một thuở” ấy.
Mình yêu nước thầm
lặng, chứ phát biểu ra như dùng truyền đơn, đi biểu tình, nói này kia
thì mình không được quyền. Những khắc khoải, ưu tư, sầu não thì ít khi
dám biểu lộ, nói ra không có lợi gì cho mình.
Ông Chánh, ngư dân ở Nha Trang
Được
biết, doanh nghiệp thuê diện tích rộng nhất, lâu năm nhất là công ty
ngọc trai của Đài Loan, hoạt động tại Nha Trang, với trên 440 hecta. Các
công ty nước ngoài khác của Nhật Bản, Na Uy cũng được thuê bờ biển để
nuôi ngọc trai, cá lồng. Ngoài ra, ở các huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa, hàng
ngàn hecta mặt nước biển cũng được chuyển nhượng cho công ty nước
ngoài để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh du lịch và mở mang công nghiệp
đóng tàu.
Ông Chánh, một ngư dân ở Vạn Ninh, Nha Trang bày tỏ nỗi niềm xót xa của chính mình, cũng như của những cư dân quanh đó:
“Công
ty nước ngoài được thuê mặt bằng vùng biển Bắc Cam Ranh, để tiến hành
xây các khu nghỉ mát, resort, quyền sử dụng của họ được cấp lâu dài 50
năm, 30 năm. Không biết bằng cách nào mà một số người Trung Quốc thu
góp những sổ đỏ, về quyền cho sử dụng, tôi không hiểu được, móc ngoéo
trong đó thì không biết thế nào, điều đó rất đáng buồn.”
Dịp này, ông nhắc lại những khó khăn mà các ngư phủ gặp phải khi ra khơi kiếm sống:
“Khi
gặp nạn nằm ngoài biển, bị mấy anh Trung Quốc bắt, đánh đập, bỏ đói,
còn Việt Nam khi bắt được người ta là đối xử nhân đạo, cái đó trên báo
có đăng.”
Mặc dù có thắc mắc khi thấy biển được cho nước ngoài thuê, nhưng làm người dân thì chẳng ai dám mở miệng. Ông nói tiếp:
“Mình
yêu nước thầm lặng, chứ phát biểu ra như dùng truyền đơn, đi biểu
tình, nói này kia thì mình không được quyền nói, chỉ nói bằng ánh mắt
thôi, ngao ngán lắm. Ở Nha Trang đã có quá nhiều công ty thuê bãi biển,
nên khi người dân muốn ra đó thì khó khăn lắm, phải băng qua mặt bằng
do người ta sử dụng, nếu người ta không thích cho dân đi qua thì họ có
quyền giăng hàng rào, người ta cấm. Những khắc khoải, ưu tư, sầu não
thì ít khi dám biểu lộ, nói ra không có lợi gì cho mình.”
Ông Chánh, ngư dân ở Nha Trang
Lợi bất cập hại
Mặt khác, khi được hỏi quan điểm của ông, về việc nhà nước Việt Nam,
“hết cho thuê rừng, lại cho thuê biển”, từ Hà Nội, tiến sĩ Lê Đăng
Doanh, chuyên gia kinh tế, nguyên cố vấn của chánh phủ nhấn mạnh:
“Bãi
biển rất đẹp ở miền Trung, miền Nam ở Hạ Long, nhà đầu tư nước ngoài
họ độc chiếm. Ở một số nơi người dân trong nước gặp khó khăn khi đi tắm
ở bãi biển của mình, họ phải đi quá xa, tình hình đó đã được phát
hiện. Tôi mới vừa ở Hội An, có cuộc hội thảo về du lịch miền Trung, tôi
cũng có nêu vấn đề đó lên. Khi Việt Nam muốn thu hút những nhà đầu tư
nước ngoài thì cho họ một số ưu đãi, như là được xây dựng khu nghỉ
dưỡng, khu resort, ngay sát bờ biển và họ độc chiếm nơi đó, không thuê
phòng của họ thì không vào được.
Theo tôi,
về mặt pháp luật, thì cần phải quy định rất rõ, bãi biển, bờ sông,
thắng cảnh đẹp, là tài sản công cộng, phải được mở ra cho toàn dân,
được tiếp cận, không được cho tư nhân thuê, không được ngăn cản người
dân đến đó, để được hưởng thụ không khí nơi ấy. Tình hình đó có thật,
Việt Nam đang cố gắng rút kinh nghiệm, nhưng theo tôi, điều gì xảy ra
rồi thì khó có thể làm lại được.”
Theo ông thì,
nhà nước Việt Nam phải có chính sách rõ ràng, minh bạch, khi ra quyết
định cho doanh nhân nước ngoài được thuê biển, hầu tránh hậu quả không
hay về sau :
Trong tương lai, tôi hy
vọng chuyện này sẽ được đưa ra thành luật, thực hiện một cách nghiêm
túc hơn. Những bãi biển đã cho thuê rồi thì không thể nào lấy lại được
cho đến khi hợp đồng hết hạn, và đó là sự việc đã rồi, đáng tiếc!
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
“Trong
tương lai, tôi hy vọng chuyện này sẽ được đưa ra thành luật, thực hiện
một cách nghiêm túc hơn. Trước mắt, có lẽ những bãi biển đã cho thuê
rồi thì không thể nào lấy lại được cho đến khi hợp đồng hết hạn, và đó
là sự việc đã rồi, đáng tiếc.”
Để tìm hiểu thêm
về khía cạnh luật pháp liên quan đến chuyện Việt Nam cho thuê biển,
luật sư Bùi Quang Nghiêm, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh,
phân tích như sau:
“Cho thuê đất trồng rừng hay
cho thuê bãi biển để nuôi trồng hải sản, thì đấy là việc của các địa
phương và của chánh phủ, nếu như những việc ấy không ảnh hưởng đến an
ninh quốc phòng và đem lại lợi ích kinh tế, tức là mang lại lợi lộc cho
ngân sách, đem lại công ăn việc làm cho người dân thì tôi nghĩ rằng,
chúng ta phải chấp nhận.
Cái đó thì tôi tin
rằng các nhà chính trị họ có tính toán, tôi không thể hơn họ về chuyện
đó được. Theo kinh nghiệm và hoạt động nghề nghiệp của tôi thì tôi có
làm cho một vài vụ việc liên quan đến các thương nhân Đài Loan thuê mặt
nước ở bờ biển để họ nuôi trồng thủy sản, tận mắt tôi chứng kiến thì
phải nói rằng, họ mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho chính doanh
nghiệp đó, đem lại việc làm và thu nhập cho người lao động. Những gì
tôi nhìn thấy thì thật sự là nó có lợi ích.”
Các
cơ quan truyền thông Việt Ngữ cũng cho rằng, việc cho người nước ngoài
được thuê mặt biển sẽ gây căng thẳng, mất an ninh, làm mất quyền giao
thông, mất quyền khai thác của người dân trên vùng biển quê hương mình.
Nếu nhà nước Việt Nam không suy xét cẩn trọng thì cả một dân tộc phải
trả giá rất đắt trong hiện tại và mãi về sau.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
Theo dòng thời sự:
- Việt Nam dự tính cho nước ngoài thuê biển
- Báo động tình trạng phá rừng tại Việt Nam
- Phóng viên báo Tiền Phong bị dọa giết vì viết về nạn phá rừng
- Lâm tặc tấn công Cty. Lâm nghiệp bắt cán bộ
- Cho thuê đất trồng rừng, cơ bản là tốt?
- http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Sea-side-and-beach-also-for-rent-similar-to-land-and-forest-occupied-so-far-by-foreigners-DH-08202010093221.html
- Trồng mới và bảo vệ rừng sao cho hiệu quả?
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
THƠ TRẦN KHẢI THANH THỦY
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Lời Người Dưới Mộ
Tôi nằm lại đây chốn nghĩa trang
Trạm cuối cùng cuộc đời bao số kiếp
Đất phủ kín mình tôi giá lạnh
Khói nhang thơm mách nẻo đi, về
Quà chia tay - bạn hữu tặng trao
Nhị rữa nát, hám hôi mùi nghĩa địa
Gió cứ thổi, vật vờ khoang đất trống
Quạ tru, rên từ khoang đất không người
Cỏ đã xanh rờn... chân, tóc, tai
Hồn tôi thoát tục để băng ngàn
Lang thang rừng thẳm...muôn nơi ngắm
Cõi trần ai người sống đọa đầy
Thôi hãy xanh cùng với đất đai
Tạo hoá anh minh đã mỉm cười...
Trần Khải Thanh Thủy (1989)
Trích Tập Thơ ‘’Âm Thầm’’
NXB : Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật Hà Nội (2004)
--------------------------------------------------------------------------
Thơ Trần Khải Thanh Thủy Nhạc Lã Mộng Thường
Trích Tập Thơ ‘’Âm Thầm’’
NXB : Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật Hà Nội (2004)
--------------------------------------------------------------------------
Thơ Trần Khải Thanh Thủy Nhạc Lã Mộng Thường
25.07.10
--------------------------------------------------------------
La Voix d’Outre-Tombe
Ci- gît ma dépouille mortelle
Dans le champ du repos éternel
Le terminus d’une vie passagère aux multiples destinées.
La terre glaise recouvre mon cadavre glacial
La fumée d’encens parfumés guide les allées et venues.
De belles fleurs, ultimes cadeaux d’adieu, offertes par mes amis
Commencent à être fanées, étamines et pistils décomposés
Aux exhalaisons du cimetière.
Le vent souffle et souffle, en tous sens, dans les passages libres
tous sens, dans les passages libres
Les corbeaux geignards croassent au-dessus de l’emplacement désert.
L’herbe verte envahit mes pieds, mes cheveux, mes oreilles
Mon esprit quitte le bas-monde, survole les montagnes
Mon âme vagabonde au fin fond des forêts vierges
Observant, de haut, la condition du monde des réprouvés misérables.
Eh bien alors, me métamorphoser en verdure
Pour être en harmonie avec la nature
Aussi, l’Illustre Créateur, le Juste, a déjà manifesté son sourire.
Trần Khải Thanh Thủy (1989)
Extrait du Recueil de Poèmes ‘’Âm Thầm’’ (La Voix Silencieuse)
Editeur: Association ‘’Littérature et Arts’’ de Hà Nội (2004)
Traduit du Viêtnamien par Mme Hoàng Nguyên (2010) pour CEVEX.
--------------------------------------
Voice from Beyond the Grave
Here lie my mortal remains
In the field of eternal rest
The last stop of a transient life with multiple destinies
The clay covers my icy dead body
The smoke of scented incenses guides the comings and goings.
Beautiful flowers, ultimate farewell gifts, offered by my friends
Begin to fade, stamens and pistils decompose
Into exhalations of the cemetery
The wind blows and blows in all ways on the free trails
Moaning crows caw above the deserted place.
The green grass invades my feet, my hair, my ears
My spirit leaves the lower world and flies over the mountains
My soul wanders in the depths of the forests
Observing from above, the condition of the world of miserable reprobates.
Well then, let me metamorphose myself into greenery
To be in harmony with nature
Illustrious Creator, the Just one, has already shown his smile.
Trần Khải Thanh Thủy (1989)
Except from Collection of Poems ‘’Âm Thầm’’ (Silent Voice)
Editor: Association of Literature and Arts of Hà Nội (2004)
Translated from Vietnamese by Nguyên Hoàng Bảo Việt (2010),
member of Vietnamese Writers in Exile Centre (CEVEX)
PEN Suisse Romand Centre and the United Nations Society of Writers, Geneva.
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Trích Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ngày 12 tháng 3 năm 2010
Fifty Years of Women Writers in Prison
8 March 2010 – International Women’s Day *
2010 marks the 50th
An niversary of the Writers in Prison Committee (WiPC) of
International PEN, which has since 1960 helped many hundreds, if not
thousands, of writers attacked for expressing their ideas and speaking
their minds. (...) Throughout the year PEN members will be celebrating
the courage of these writers and the work of the Committee. On 8 March
Women’s Day, the WiPC celebrates and commemorates all women writers,
past and present, who have suffered arrest, attack and even murder for
having spoken out (...).
Nữ Tù Nhân Ngôn Luận TRẦN KHẢI THANH THỦY
Từng
là hội viên Hội nhà Văn và Câu lạc bộ nhà Thơ Hà Nội, bà Trần Khải
Thanh Thủy là một nhà văn được công nhận, có tinh thần độc lập, viết
nhiều tác phẩm giá trị, dưới một số bút hiệu khác nhau (Nguyễn Thái
Hoàng, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Quý Dân, Nguyễn Hải, Võ
Quế Dương, Trần Thị Thanh Hằng, Phạm Xuân Mai, Mai Xuân Thưởng, v.v.).
Bà
còn là một nhà thơ, nhà viết tiểu luận, phóng viên và cộng tác biên
tập với nhiều tờ báo, như bán nguyệt san Tổ Quốc (báo bị cấm, in không
giấy phép CS).
Bà
là tác giả Nhật Ký Ngục Tù, Hang Đá, Đối Thoại cùng Sông và mấy mươi
tác phẩm thơ văn, bài báo khác. Bằng ngòi bút bén nhạy, tinh tế, ngay
thẳng, bà bênh vực những nạn nhân của bất công xã hội. Bà viết về các
trường hợp cán bộ viên chức tham nhũng và lạm quyền, cướp đất chiếm nhà
của hàng trăm nông dân không có khả năng tự vệ và chống đối. Bởi vậy bà
Trần Khải Thanh Thủy trở thành đối tượng của nhiều cuộc sách nhiễu
hung bạo và bắt giam để thẩm vấn của công an mật vụ. Kể từ tháng 9 năm
2006, bà là một tù nhân bị công an mật vụ sách nhiễu và canh chừng
nghiêm ngặt tại nhà.
Ngày
21 tháng 4 năm 2007, trong lúc bà bị mắc bệnh lao phổi nặng và bệnh
tiểu đường, bà bị bắt giam cho đến ngày 31 tháng giêng năm 2008. Bà chỉ
ra khỏi trại tù sau khi tòa CS tuyên phạt bà 9 tháng 10 ngày tù giam
(thời gian bà đã bị nhốt tù) và 3 năm quản chế vì ‘’phá rối trật tự công
cộng’’. Ban đầu, bà Trần Khải Thanh Thủy bị truy tố về "tội tuyên
truyền chống phá nhà nước CHXHCNVN’’, theo Điều 88/Hình luật CS.
‘’Tội’’ của bà: đã phổ biến nhiều bài tiểu luận mà chế độ kiểm duyệt
CS không ngăn chận được. Bà còn bị cáo buộc là hội viên hoạt động của
Khối 8406, hỗ trợ Ủy Ban Nhân Quyền độc lập và tham gia tổ chức một
Công đoàn bất hợp pháp đối với nhà nước CS. Cuối cùng, vì áp lực quốc
tế và một số lý do khác, tòa CS đã biến cải cáo trạng nêu trên thành ra
tội ‘’phá rối trật tự công cộng’’. Về nhà, bà còn mang những vết thẹo rất rõ trên mặt và trên chân bà, hậu quả của 9 tháng 10 ngày bị đày đọa, hành hung, ngược đãi.
Ngày
25 tháng 9 năm 2009, bà Trần Khải Thanh Thủy phổ biến bài viết ‘’Trò
Hề Xã Hội Chủ Nghĩa’’. Truyện kể lại quang cảnh đồng bào, bà con, thân
nhân nhiều tù nhân ngôn luận và lương tâm sáng ngày 24 tháng 9 năm 2009
chen chúc đứng chờ phiên tòa CS Hà Nội xử nhà dân chủ đối kháng Phạm
Văn Trội. Rốt cuộc, phiên xử đã bị hoãn đến tháng 10 nhưng không có
thông tri cho dân chúng biết. Ngày 8 tháng 10 năm 2009, bà Trần Khải
Thanh Thủy đi Hải Phòng để ủng hộ thân nhân gia đình những nhà dân chủ
đối kháng sắp bị tòa CS xét xử. Chưa đến thành phố hải cãng thì bà đã
bị Công an CS chận lại và buộc bà trở về Hà Nội.
Chiều
hôm đó, bà và chồng bà đã bị những kẻ ‘’lạ mặt’’ đến tận nhà gây sự,
khiêu khích để lấy cớ đánh đập vợ chồng bà khiến bà bị thương ở đầu, máu
chảy ướt hết tóc, đổ xuống vai áo và nền gạch trước nhà. Nhưng công an
CS lại bắt giam bà Trần Khải Thanh Thủy, ngụy tạo hình ảnh (ngày chụp
ảnh 28 tháng 2 năm 2005 đổi thành ngày 9 tháng 10 năm 2009), tung tin
trên báo rằng bà đã gây thương tích cho một người có mặt lúc đó. Thế
giới đều biết dưới chế độ CS không có báo chí tự do và nhà báo độc lập
được phép hành nghề.
Cho nên, dù chi tiết tin tức về biến cố chưa đầy đủ và rõ ràng, các
quan sát viên trung thực đều tin rằng nhà văn Trần Khải Thanh Thủy là
nạn nhân của một vụ bạo hành có tổ chức và điều khiển trong bóng tối.
Chẳng khác vụ nhà báo nước Tunisie Taoufik Ben Brik bị bắt giữ mới đây
vì bị cáo là ‘’đã hành hung một phụ nữ trên đường phố’’. Phóng Viên
Không Biên Giới xác quyết rằng tổng thống (độc tài) Zine
El Abidine Ben Ali không bao giờ dung thứ ông Taoufik Ben Brik vì
những bài báo ông viết chỉ trích chế độ Tunis . Bà Trần Khải Thanh
Thủy bị nhốt lại tại trại Hỏa Lò Mới (Cầu Diễn Hà Nội), nơi mà hai năm
trước, giữa những điều kiện lao lung tồi tệ, bà còn bị tù thường phạm
nhốt chung hành hung và sỉ nhục .
Cần
nhắc lại, từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4 năm 2009, một chiến dịch thể
hiện ‘’truyền thống văn hóa’’ phi nhân, đồi bại và quái đản, hiếm thấy
trên thế giới, được tổ chức để ném phân người và xác chết thú vật vào
cửa và mặt tiền căn nhà của bà Trần Khải Thanh Thủy. Sau khi bà Trần
Khải Thanh Thủy bị giam cầm độc đoán đầu năm 2007, hội Nhà Văn Hà Nội
dưới sự lãnh đạo của đảng CS đã xóa tên bà trong danh sách hội viên. Một
hành vi làm kinh tởm các nhà văn hội viên Văn Bút Quốc Tế vì bà Trần
Khải Thanh Thủy là hội viên danh dự của Trung Tâm Văn Bút An h .
Hành
vi của hội Nhà Văn Hà Nội làm nhớ đến phong cách của hội Nhà Văn Liên
Sô thời bạo chúa Staline ngự trị tại "thành trì tổ quốc xã hội chủ
nghĩa". Đài
Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) trao tặng bà Trần Khải Thanh
Thủy Giải Tự do Phát biểu Lillian Hellman/Dashiell Hammet năm 2007. Năm
2009, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy và mục sư Nguyễn Công Chính đồng
lãnh Giải Nhân Quyền của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam .
Nhà
văn Trần Khải Thanh Thủy từng được Văn Bút Quốc Tế tuyên dương nhân
dịp thế giới cữ hành Ngày Phụ Nữ Quốc Tế 8 tháng 3 năm 2007. Cùng với
nhà văn và nhà báo Nga Politkosvkayav, nhà báo Umida Niyazo, nước Ouzbékistan, nhà báo Serkalem Fasi, nước
Éthiopie, bà Trần Khải Thanh Thủy tiêu biểu cho những nhà nữ trí thức
chân chính, những người cầm bút dấn thân, bất khuất, mà tù ngục, hăm
dọa và cả đến giết hại không hủy diệt được tiếng nói chỉ trích bạo
quyền và bạo lực.
Năm
nay - 2010 - đánh dấu 50 năm thành lập Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực
Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù (1960). Trong một thông cáo đặc biệt phổ
biến vào Ngày Phụ Nữ Quốc Tế 8 tháng 3 năm 2010, nhà văn Trần Khải Thanh
Thủy lại được Hiệp Hội Nhà Văn Thế Giới nhắc đến, cùng với 14 nhà văn
và nhà báo phụ nữ được tuyên dương vì là biểu tượng lòng can đảm của
hàng ngàn người cầm bút nam lẫn nữ từng bị dọa giết, bị tra tấn và tù
đày, bị sát hại hoặc mất tích trong nửa thế kỷ qua :
Nhà văn Nawal El-Saadawi, nước Ai Cập; nhà văn Alaíde de Foppa de Solórzano,
nước Guatamala; nhà thơ Alicia Partnoy, nước Argentine; nhà văn Nien
Cheng, nước Trung Hoa (mất năm 2009); nhà văn Lydia Cacho Ribeiro, nước
Mễ Tây Cơ; nhà văn Shahrnush Parsipour, nước Ba Tư; nhà văn Maria Elena Cruz Varela, nước Cuba; nhà báo Martha Kumsa, nước Ethiopie; nhà văn Taslima Nasrin, nước Bangladesh; nhà báo Sihem Bensedrine, nước Tunisie; nhà thơ Irina Ratushinskaya, nước Nga dưới chế độ Cộng sản Liên Sô; nhà báo Anna Politkovskaya, nước Nga (bị ám sát năm 2006); nhà văn Aung San Suu Kyi, nước Miến Điện; nhà báo Natalia Khoussaïnovna Estemirova, nước Nga (bị bắt cóc và sát hại ở Tchétchénie
năm 2009) và nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, nước Việt Nam (dưới chế độ
CS) (...). Ngoài Trung Tâm Văn Bút An h , bà Trần Khải Thanh Thủy còn
là hội viên danh dự của Trung Tâm Văn Bút Hoa Kỳ và Trung Tâm Văn Bút
Thụy Sĩ Ý Thoại.
Ghi chú bổ túc : Ngày
16 tháng 4 năm 2010, bà Trần Khải Thanh Thủy bị tòa phúc thẩm Cộng sản
y án tòa Cộng sản sơ thẩm 3 năm 6 tháng tù giam. Ông Đỗ Bá Tân, người
chồng tình nghĩa thủy chung, hết lòng bênh vực và ủng hộ bà, bị phạt 2
năm tù giam treo và 47 tháng tù quản chế. Từ ngày 29 tháng 4 năm 2010,
bà Trần Khải Thanh Thủy bị Công an Cộng sản đày về trại giam lao công
cưỡng bách số 5 Lam Sơn tỉnh Thanh Hóa. Nơi đó, bà phải sống chung với
nữ tù thường phạm, trong những điều kiện giam cầm vô nhân đạo.
Phòng ở chung khoảng hơn 30 người, mỗi người được 60cm chiều ngang khi nằm. Đúng như lời tố cáo của nhà dân chủ đối kháng và luật sư Lê Thị Công Nhân từng trải qua ba năm tù giam nơi đây. Tất cả nữ tù nhân
tắm trần truồng ở một giếng khơi giữa sân khu trại. Nắng nóng ‘’há
mồm’’, giếng thì sâu mọi người tranh nhau múc từng gầu nước ít ỏi. Bà
Trần Khải Thanh Thủy đang bị bệnh nặng : chứng đau đầu mất ngủ, hay bị
triệu chứng ảo giác, hiện tượng đau lồng ngực đau co thắt vùng tim xảy
ra nhiều lần trong ngày. Nếu tình trạng này kéo dài, bà rất có thể bị
tái bệnh lao phổi, và bệnh tiểu đường sẽ có cơ hội hoành hành, và bệnh
tim mạch nữa! Cơm tù rất khắc nghiệt và nghèo nàn dinh dưỡng.
Cơm
thì bữa sống bữa khê và nhão, thức ăn thì chỉ vỏn vẹn có rau, nhưng
cũng không đủ, thỉnh thoảng trong khẩu phần ăn, mỗi người chỉ có thêm
1-2 miếng thịt thái nhỏ bằng ngón tay, và nước muối mặn chát. Mọi người
ăn phải tự bổ sung khẩu phần bằng muối vừng muối lạc, hoặc trông chờ
vào chút thực phẩm của gia đình thăm gửi (nhưng không phải ai cũng có
điều kiện như vậy). Trong trại tù, bà Trần Khải Thanh Thủy bị chuyển
vào đội 21 làm "Bạc Âm phủ" tại một xưởng sản xuất môi trường làm Bạc.
Đó là một phòng kín gió không quạt (do yêu cầu công việc làm hàng Nhũ)
làm cho nhiệt độ phòng lên tới 39- 40°C . Không khác gì ‘’chiếc lò hấp
thịt khổng lồ". Sức khỏe ngày càng thêm suy yếu, người nữ tù ngôn luận
sẽ chịu đựng đến bao lâu...
------------------------------------------------------------
Cập nhựt ngày 10.08.10
Genève ngày 20 tháng 7 năm 2010
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
*******************************************
Illustrious Creator, the Just one, has already shown his smile.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0151
PHƯƠNG N. * CHUYỆN KHÚC RUỘT NGÀN DẶM
Chuyện '' đi ra đi vào '' của khúc ruột ngàn xa
những khúc ruột từ ngàn xa về nước
Trong
10 năm tôi ‘‘nằm’‘ ở Việt Nam để làm việc cho công ty của Thụy Sĩ tại
Hà Nội. Hàng năm dịp nghỉ thường niên tôi rất ít khi về Úc. Phần vì
lúc đó tôi không có gì ràng buộc ở Úc, không tài sản nhà cửa, không
gia đình vợ con nên chẳng có ai thôi thúc tôi phải lấy cả tháng nghỉ
của mình để về Úc. Những lúc này tôi quảy ba lô lòng vòng mấy tỉnh
thành trong nước từ bắc đến nam đến những nơi mà lúc nhỏ tôi chưa có
dịp đi qua, đi như vậy cho nó đã cái ý muốn khám phá thêm nhiều nơi
của quê mình còn hơn là về Úc cái chỗ mà tôi đã ‘‘oải chè đậu’‘ cũng
có hơn 10 năm, trước khi trở về VN làm việc. Chuyện đơn giản chỉ có
vậy thôi mà tôi phải cố gắng rất nhiều để giải thích cho bạn bè ở
trong nước hiểu là tôi đi lâu như vậy thì có rắc rối gì với ‘‘nhà
nước’‘ (Úc ) của tôi hay không? Tôi nói cách mấy người ta cũng không
tin là khi tôi, hay bất cứ người nào, cầm cái passport Úc rồi thì ra
khỏi nước Úc muốn đi đâu thì đi, miễn chỗ mình đến cho nhập vào thì cứ
đi, ở ngoài nước Úc bao lâu thì ở, miễn chỗ nước nào đó cho ở thì cứ
ở. Ở đến… trăm năm khỏi cần về Úc cũng được, nhưng bất cứ lúc nào khi
tôi trở lại Úc, thì tôi vẫn là công dân Úc, chẳng cần đơn từ xin xỏ
cho hồi hương hồi tịch gì ráo
Dĩ
nhiên là passport nào cũng có thời hạn. 5 năm, hay 10 năm … và số
trang trên passport cũng có giới hạn, khi xài hết tôi chỉ cần vào sứ
quán Úc ở bất cứ nơi đâu, Việt Nam, Thái, Tàu gì cũng được, miễn tiện
đường chỗ nào tôi đang ngang qua thì cứ ghé vào để làm cuốn khác. Vậy
là xong! Nghe tôi nói mà mọi người, nhất là bạn bè cánh ‘‘trà bắc’‘
(Hà Nội ) của tôi, họ cho tôi nói ‘‘điêu’‘ (xạo ke ) thế nào ấy chứ.
Sao lại có chuyện đi trăm năm trở về, chẳng cần khai từng ấy năm đã đi
đâu làm gì, mà không bị ‘‘dzắc dzối’‘ gì với nhà nước của mình hết…
Một vài anh ra vẻ rành luật pháp (của VN ) tranh cãi với
tôi rằng ‘‘hộ chiếu nào, dù là công vụ, hay du lịch, khi ra nước
ngoài, cũng phải có ‘‘thời gian và mục đích’‘, nếu quá hạn không về
thì sẽ đụng bao nhiêu chuyện phiền đến ‘‘rách việc’‘ chứ mà có đâu như
tôi nói…’‘. Câu chuyện cứ thế mà đi đến vô cùng… thôi thì đành để một
ngày nào đó, tôi mong rằng các bạn trong nước của tôi sẽ tự biết
không phải ở nước nào nhà nước của họ cũng ‘‘khó’‘ và ‘‘kỹ’‘ như nhà
nước… ta. Nói đến chuyện ‘‘thời gian và mục đích’‘ tôi lại đang nhớ
đến một chuyện dzui dzui khác. Hôm đó, tôi có người bạn đồng môn thời
trung học lúc nhỏ, anh này bây giờ có chiếc xe van mười hai chỗ cho
thuê ở Sài Gòn, loại xe chở khách mướn mà ở Việt Nam gọi là xe ‘‘cá
mập’‘. Ai kêu thì chở chứ không bến bãi gì hết, một dạng xe đò nhỏ
‘‘chạy chui’‘ cũng khá phổ biến ở Việt Nam. Lúc có mối thì rủng rỉnh
chút tiền chợ cho vợ con, gặp lúc ế độ thì nằm phơi ‘‘củ cải’‘ mà ngáp.
Một
bữa nhằm ngày cuối tuần gặp lúc anh đang ngáp (đến héo củ cải luôn )
thì cả nhóm bạn cũ hùn nhau thuê chiếc xe của anh, cho anh có việc làm,
rồi lấy theo chai rượu ngon mà tôi đã mua ở duty free khi đi
‘‘business trip’‘ cho công ty ở Hongkong lần trước còn để dành, chúng
tôi kéo nhau đi Phan Thiết định kiếm tôm cá tươi nhậu chơi. Vũng Tàu
thì gần nhưng đi nhiều lần quá dễ đâm nhàm. Đến Phan Thiết ra biển
ngồi bày rượu ra thì mới được nhà quán cho biết tôm cá ngon đã đi Sài
Gòn để xuất khẩu hết ở Phan Thiết giờ chỉ còn thứ sắp… sình mà thôi.
Không tin, chúng tôi lấy xe chạy ra tận chợ để tìm thì quả y như rằng,
kiếm hết thành phố Phan Thiết chỉ có vài ký lô tôm đã ngả màu đen
thùi, loại này ở Sài Gòn thì chỉ có vứt cho gà ăn chứ người ăn gì
được. Lỡ rồi cũng đành phải kêu nhà quán đi bắt gà mà nhậu chứ chẳng
lẽ đổ hơn hai trăm cây số nữa để đi về… Thiệt là không có gì chán bằng
chạy từ Sài Gòn đánh xe ra biển để nhậu với… gà xé phai.
Để
không khí đấu hót thêm sinh động, một người bạn trong nhóm gọi nhà
quán tìm hộ cho vài cô nào biết nhậu nhẹt đến cùng uống với chúng tôi,
để mấy anh vừa uống vừa ‘‘gác tay’‘ cho nó vui. Ông chủ quán vẫy anh
xe ôm (cò ) chạy đi gọi. Hồi sau anh này dẫn về ba cô chân ngắn (thấp
lùn ) cũng mặc váy đầm như ai, nhưng…. Thôi thôi! Tôi ít khi dám bình
phẩm về nhan sắc phụ nữ nên xin quý bạn đọc bỏ qua cho đoạn tả chân
dung mấy cô gái ‘‘hoa đồng cỏ nội’‘ này, chỉ biết đại khái là mấy cô
(chắc là ) đang lội ruộng bắt ốc ở đâu đó, được anh (cò ) xe ôm gọi
chở đi. Gấp rút quá nên quên chưa… rửa chân.
Họ mang dép lào
phơi rõ mấy ngón chân còn dính đầy sình bùn. Đã vậy trên bắp đùi của
các cô còn điểm thêm vài cái ‘‘hột xoàn’‘ bự chãng, chắc là chứng
tích của mấy con đỉa trâu hay vắt ruộng gì đó giờ đã thành sẹo thâm
đen… Thôi đành ‘‘nhậu chay’‘ sáu thằng đực với nhau, chúng tôi cho
mỗi cô trọn số tiền ‘‘boa’‘ như đã ‘‘hợp đồng’‘ với anh cò rồi cho các
cô về chứ không ai có hứng mời mấy cô ở lại để ‘‘gác tay’‘. Bạn tôi
lấy kinh nghiệm phán chắc như đinh đóng cột. ‘‘Mai mốt có đi chơi tỉnh
nào thì đi nhớ chừa tĩnh (đựng )… nước mắm này ra đừng đến nữa nghe’‘.
Lúc đó là năm 1992, bây giờ 2010 Phan Thiết khác xưa nhiều lắm rồi,
cô em xứ biển đã lột xác, mấy cái holiday resort lộng lẫy của nước
ngoài đầu tư vươn mình lên thi nhau móc túi du khách bằng tiền đô khi
đến đến Phan Thiết.
Bước vô mấy khu này sẽ có một cảm giác lạc
lỏng như đang ở đâu đó "xứ người" ngay trên quê hương ta. Thành phố
Phan Thiết và biển Mũi Né hôm nay là một điểm đến quyến rũ cho du khách
cả trong lẫn ngoài nước. Biển đẹp và sạch chắc là nhất nước. Tôm cá
hải sản tươi nguyên phục vụ cho các đại gia từ Sài Gòn ra chơi cuối
tuần. Xe cá mập, tàu cánh ngầm cao tốc, xe nhà đời mới ra vô nuờm nượp
suốt ngày đêm… Và dĩ nhiên lực lượng ‘‘gác tay’‘ trong các quán bia ở
Phan Thiết bây giờ toàn là hàng ‘‘chân dài’‘ có ‘‘đẳng cấp’‘, ví tiền
(đô ) mà mong mỏng thì đừng hòng được các em liếc mắt cho nửa cái nữa
chứ nói gì đến mơ ước được các em cho mượn bờ vai làm chỗ gác tay… Còn
đâu mấy cô ‘‘hoa đồng cỏ nội’‘ bắt ốc như năm xưa như lúc chúng tôi
đến nữa.
Sea
Lion Resort ở biển Mũi Né Phan Thiết hôm nay. Bước vô mấy khu này sẽ
có một cảm giác lạc lỏng như đang ở đâu đó "xứ người" ngay trên quê
hương ta
Trở
lại chuyện ngày xưa bữa đó. Định nhậu chơi một lúc rồi chiều về,
nhưng đến chiều thì lười, vả lại cũng đã khá nhiều rượu thịt rồi nên
tôi đề nghị tối đi tìm khách sạn ngủ lại Phan Thiết. Loanh quanh trong
phố chỉ lèo tèo vài căn ‘‘nhà nghỉ’‘ quốc doanh, còn mấy cái resort
sang trọng sau này như CoCo Beach, Pansea, Novotel Sofitel v.v… ở Phan
Thiết lúc đó chưa xây.
Cuối cùng cả đám sáu đứa đực rựa trên
chiếc van cũng tìm được một khách sạn mini gần biển. Vào khách sạn
(lúc đó ) thì các bạn biết rồi, dù quốc doanh hay tư nhân cũng phải
điền một tờ đơn đăng ký xin tạm trú lại địa phương qua đêm, và tờ khai
này sẽ được nộp cho công an địa phương theo thủ tục. Chuyện sẽ không
có gì đáng nói nếu như chúng tôi là những cán bộ nhà nước đi công
tác… Đàng này, đọc mẫu đơn với những lời khai khá lạ lùng mà chúng tôi
không biết phải khai làm sao. Bỏ trống không khai thì anh nhân viên
trực khách sạn không chịu, mà khai thì quả thật tờ đơn này đang làm
cho chúng tôi gặp nhiều ‘‘rắc rối’‘.
Ngoài tên tuổi giới tính
nam nữ… còn có mấy câu thiệt là ‘‘vô duyên thấy bà cố’‘ luôn như - Từ
đâu đến – Ai mời đến - Đến làm gì, Ở lại bao lâu v.v… (nguyên văn )
Từ đâu đến thì dễ rồi – tôi điền vô là từ Sài Gòn đến – Ai mời đến –
Câu này tôi thành thật khai báo là - Không có ai mời hết tự mình ên
đến thôi - Đến làm gì - tôi càng thật tình hơn nữa khai gọn ơ có một
chữ "chơi", còn ở lại bao lâu thì anh bạn tôi chú giải thật rõ ràng
là – Chừng nào "chơi" xong thì về…
Con bà nó! Thưở đời nay là
một thành phố du lịch biển, (lúc đó ) cả nước đang cổ suý nhà nhà làm
du lịch, người người làm du lịch, du lịch là một ngành ‘‘công nghệ
không khói’‘ cái mốc xì gì đó. Vậy mà đến một tỉnh thành du lịch lại
phải khai báo đến làm gì? Thì đến để… ‘‘chơi’‘ chứ đến làm gì nữa!
‘‘chơi’‘ xong rồi về chứ ai thèm ở luôn trong cái tĩnh (đựng )nước mắm
này chi? (tôi xin lỗi quý “đồng bào” nào ở cái tỉnh nước mắm này
nhen, trong nhà tôi cũng có một bậc trưởng thượng làm rể ở tỉnh này )
Tờ khai được anh trực khách sạn nhăn mặt năn nỉ chúng tôi điền lại tờ
khác dùm.
Cậu chàng ỉ ôi giọng biển ‘‘Các en (anh ) thông
cổm’‘ , mấy tờ này ơm (em ) phẻ (phải )nộp cho công ơn (an ) mấy en
khe (anh khai ) như vầy túi ne (tối nay) họ xét khách soạn để xem mấy
en ‘‘chư’‘ (mấy anh chơi ) ai thì không chừng cả ơm (em) và các en
(các anh )… cùng chết chét (chết chắc )’‘ Một người bạn trong nhóm
chúng tôi trại giọng anh này cãi… ‘‘Chết chét” cái mẹ gì mòa (mà )
chết chét… , tụi tao đi chơi thì khai ‘‘chơi’‘ chứ có khai ‘‘chơi
gái’‘ đâu. Xét thì xét chứ sợ… cứt gì ai…’‘. Nói cho phách tướng
sướng miệng vậy thôi, cuối cùng chúng tôi cũng theo gợi ý của anh trực
khách sạn chữa lại câu hỏi đến làm gì được điền là đến để… du lịch.
Những chuyện đơn từ ngô nghê của Việt Nam thì nói đến vô cùng. Trên máy bay vô Việt Nam, cho đến ngày nay nếu đọc phần câu hỏi để điền trong phiếu nhập cảnh bằng tiếng Việt mà hiểu họ hỏi gì cho… chết liền. Thí dụ như câu hỏi ‘‘Hộ chiếu loại gì…’‘. Tôi xin đố quý vị ‘‘người Việt nước ngoài’‘ ai biết passport (hộ chiếu ) của mình ‘‘loại’‘ gì thì tôi xin được quỳ xuống bái làm sư phụ ngay? Passport thì là passport chứ lật mãi quyển passport cũng chẳng thấy chỗ nào ghi passport của mình ‘‘loại’‘ gì thì biết điền thế nào đây?
Thì
ra câu này chỉ dành cho ‘‘người Việt nước… trong’‘ (chứ hỏng phải
nước ngoài ) mới hiểu và điền trúng. Là vì hộ chiếu Việt Nam của họ
quả có nhiều loại khác nhau. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ
chiếu du lịch, du học, lao động, hộ chiếu phổ thông v.v… nên mới có
câu hỏi này, và từ đó tôi mới biết thêm ở Việt Nam cũng có đến hai
loại ''thị thực'' (tức là visa hay chiếu khán nhập cảnh, nhưng bây giờ
không gọi chiếu khán nữa mà đổi thành "thị thực'' ), đó là thị thực
nhập, và thị thực xuất, mỗi loại ‘‘xuất’‘ hay ‘‘nhập’‘ lại chia làm
nhiều ‘‘phân loại’‘ với nhiều lý do xuất - nhập khác nhau nữa…
Xuất
công vụ, hay du lịch. Nhập thăm thân nhân, hay đầu tư, hội nghị v.v…
Tại sao họ lại chia và đặt ra nhiều thứ vô ích lợi, và vô cùng rắc
rối phứt tạp như vậy để làm gì chứ? Có trời biết! Hay đúng ra phải nói
theo ngôn ngữ thời đại là - Biết… chết liền! (lần nữa ) Bởi vậy! khi
người Việt ‘‘nước trong’‘ ra ‘‘nước ngoài’‘ không phải cứ ai có hộ
chiếu (passport ) là leo máy bay mà đi… Người đi cần phải ‘‘xin’‘ thị
thực xuất nữa, và phải được cấp ‘‘thị thực xuất’‘, nghĩa là phải được
‘‘nhà nước’‘ của mình cho phép đi, thì mới được đi. Đơn xin thị thực
đi, phải khai rõ thời gian đi (xuất ) bao lâu, mục đích gì v.v…
Quá
hạn (cho phép xuất ) mà không về là có ‘‘dzắc dzối’‘ đấy nhá! Vì thế
mấy người bạn ‘‘in water’‘ của tôi lúc trước cứ cãi hăng là thế.
Cũng may chuyện ''visa xuất'' từng lần (mỗi lần đi mỗi lần xin ) đã
hủy bỏ để đổi thành ''thị thực'' nghĩa là được rút gọn lại đâu dược
chừng vài phần trăm mi li mét. Bây giờ không cần phải ‘‘xin’‘ phép cho
mỗi lần xuất nữa nhưng vẫn phải khai ‘‘đi đâu’‘ ‘‘làm gì’‘ khi làm hộ
chiếu, và mỗi lần đi vẫn phải… ‘’thị thực’’ (một dạng “xin visa xuất”
được rút gọn hơn) vẫn có giới hạn thời gian.
Cho nên quá hạn
''thị thực'' cho phép mà không về, dù hộ chiếu vẫn chưa hết hạn, cũng
gặp ‘‘dzắc dzối’‘ là cái chắc. Nói nào ngay, đến hôm nay, Việt Nam
mình thật sự đã ’‘bứng’‘ cho cái ‘‘thời bao cấp’‘ lúc trước cho nó
văng luôn vào dĩ vãng (dzơ dzáy dzang dzối dzễ dzầu dzì dzáu dziếm )
rồi để bước qua ‘‘thời hội nhập’‘ mà tìm cách sinh tồn cùng thiên hạ.
Tôi nghĩ rằng các bạn trong nước của tôi bây giờ đã biết, không chỉ
riêng nước Úc là cho phép thần dân ‘‘downunder’‘ của họ đi ‘‘tỷ năm’‘
cũng chẳng việc gì mà tôi tin rằng chắc còn nhiều nơi khác cũng tương
tự. Đừng nói đâu xa, ngay ở Thailand sát nách Việt Nam mình đây thôi,
tôi có đọc được trong thông tin dành cho khách du lịch đến thăm viếng
xứ này trong một lần đến Tháiland.
Nước Thái dù hôm nay có thể
khá hơn Việt Nam mình chút đỉnh, nhưng vẫn là một quốc gia còn đang
phát triển, và chính sách kinh tế của Thái vẫn nhắm đến nguồn ngoại tệ
lớn lao từ những Thái kiều của họ ở bên ngoài. Chính phủ Thái
khuyến khích dân Thái của họ ra nước ngoài càng nhiều càng tốt, ở lại
nước ngoài lâu chừng nào tốt chừng nấy, tìm cách (nào đó thì cách ) ở
luôn đừng về nữa thì càng hay hơn.
Nhưng… - xin nghe cho kỹ chỗ
này mới là quan trọng nè nhen - Bất cứ lúc nào những Thái kiều về
nước, dù về thăm trong giai đoạn, hay về luôn thì họ vẫn là người
Thái, được đối xử bình đẳng như người Thái trong nước (về quyền công
dân, về an sinh xã hội, về công ăn việc làm, về nghĩa vụ v.v… ) Và
bất cứ ở đâu, miễn là nơi đó có sứ quán Thái, bất cứ người Thái nào
muốn hồi hương vì bất cứ lý do gì mà họ không tự mình thực hiện được
(không tiền, không vé máy bay, không giấy tờ v.v… ) thì Sứ quán Thái
sẽ (có bổn phận ) giúp đỡ họ về nước…
Nhìn mấy cha ‘‘Thái kiều’‘
ở nước ngoài được chính phủ của họ ‘‘cưng’‘ như vậy không dưng mà
thằng tôi lại có chút tinh thần vọng ngoại, mà lại hơi bị tham nữa,
nên muốn mình biến quách thành Thái kiều (mẹ nó ) cái cho rồi chứ
chẳng thèm làm ‘’Việt kiều’’ mà làm cái (dog ) gì cho nó... tủi thân.
Chứ còn gì nữa! ‘‘Việt kiều’‘ mình gần 3 triệu người Việt ở nước
ngoài hàng năm cũng ‘‘giúp’‘ nhà nước mình ''thu'' ngoại tệ đến gần cả
chục xấp tiền tỷ đô chứ bộ ít sao? Vậy mà, trừ những người đã có
passport nước ngoài, còn số Việt kiều còn xử dụng hộ chiếu Việt Nam
như đi lao động, du học, du lịch v.v… thì thằng ‘‘i-emm’‘ nào cũng phải
lệ thuộc cái thị thực xuất. Phải điền các câu hỏi – Ai mời ra nước
ngoài.
Đi đâu – Đi làm gì – Bao lâu v.v… Không biết có thằng
‘‘i-emm’‘ nào cũng thành thật (hay ngu ngu ) như tôi năm xưa mà điền
gọn lỏn một chữ đi ‘‘chơi’‘ không thôi hay không. Đó là chưa kể khi ra
nước ngoài nếu có chuyện gì (giấy tờ xác nhận, hay thị thực… ) phải
cần đến ‘‘Đại Sứ Quán’‘ của ‘‘ta’‘ thì nên biết khôn mà chi vài chục
nhờ dịch vụ lo dùm chứ đừng có chường cái mặt (mốc ) ‘‘khúc ruột ngàn
xa’‘ của mình đến sứ quán, thì có mà vừa uất ức với cái quốc tịch (gốc )
Việt Nam của ta, vừa bị … nhục (mạ ) bởi các viên chức trong “Đại” sứ
quán cũng của ‘‘mình’‘.
Xuất công vụ, hay du lịch. Nhập thăm thân nhân, hay đầu tư, hội nghị v.v… Tại sao họ lại chia và đặt ra nhiều thứ vô ích lợi, và vô cùng rắc rối phứt tạp như vậy để làm gì chứ? Có trời biết! Hay đúng ra phải nói theo ngôn ngữ thời đại là - Biết… chết liền! (lần nữa ) Bởi vậy! khi người Việt ‘‘nước trong’‘ ra ‘‘nước ngoài’‘ không phải cứ ai có hộ chiếu (passport ) là leo máy bay mà đi… Người đi cần phải ‘‘xin’‘ thị thực xuất nữa, và phải được cấp ‘‘thị thực xuất’‘, nghĩa là phải được ‘‘nhà nước’‘ của mình cho phép đi, thì mới được đi. Đơn xin thị thực đi, phải khai rõ thời gian đi (xuất ) bao lâu, mục đích gì v.v…
Quá hạn (cho phép xuất ) mà không về là có ‘‘dzắc dzối’‘ đấy nhá! Vì thế mấy người bạn ‘‘in water’‘ của tôi lúc trước cứ cãi hăng là thế. Cũng may chuyện ''visa xuất'' từng lần (mỗi lần đi mỗi lần xin ) đã hủy bỏ để đổi thành ''thị thực'' nghĩa là được rút gọn lại đâu dược chừng vài phần trăm mi li mét. Bây giờ không cần phải ‘‘xin’‘ phép cho mỗi lần xuất nữa nhưng vẫn phải khai ‘‘đi đâu’‘ ‘‘làm gì’‘ khi làm hộ chiếu, và mỗi lần đi vẫn phải… ‘’thị thực’’ (một dạng “xin visa xuất” được rút gọn hơn) vẫn có giới hạn thời gian.
Cho nên quá hạn ''thị thực'' cho phép mà không về, dù hộ chiếu vẫn chưa hết hạn, cũng gặp ‘‘dzắc dzối’‘ là cái chắc. Nói nào ngay, đến hôm nay, Việt Nam mình thật sự đã ’‘bứng’‘ cho cái ‘‘thời bao cấp’‘ lúc trước cho nó văng luôn vào dĩ vãng (dzơ dzáy dzang dzối dzễ dzầu dzì dzáu dziếm ) rồi để bước qua ‘‘thời hội nhập’‘ mà tìm cách sinh tồn cùng thiên hạ. Tôi nghĩ rằng các bạn trong nước của tôi bây giờ đã biết, không chỉ riêng nước Úc là cho phép thần dân ‘‘downunder’‘ của họ đi ‘‘tỷ năm’‘ cũng chẳng việc gì mà tôi tin rằng chắc còn nhiều nơi khác cũng tương tự. Đừng nói đâu xa, ngay ở Thailand sát nách Việt Nam mình đây thôi, tôi có đọc được trong thông tin dành cho khách du lịch đến thăm viếng xứ này trong một lần đến Tháiland.
Nước Thái dù hôm nay có thể khá hơn Việt Nam mình chút đỉnh, nhưng vẫn là một quốc gia còn đang phát triển, và chính sách kinh tế của Thái vẫn nhắm đến nguồn ngoại tệ lớn lao từ những Thái kiều của họ ở bên ngoài. Chính phủ Thái khuyến khích dân Thái của họ ra nước ngoài càng nhiều càng tốt, ở lại nước ngoài lâu chừng nào tốt chừng nấy, tìm cách (nào đó thì cách ) ở luôn đừng về nữa thì càng hay hơn.
Nhưng… - xin nghe cho kỹ chỗ này mới là quan trọng nè nhen - Bất cứ lúc nào những Thái kiều về nước, dù về thăm trong giai đoạn, hay về luôn thì họ vẫn là người Thái, được đối xử bình đẳng như người Thái trong nước (về quyền công dân, về an sinh xã hội, về công ăn việc làm, về nghĩa vụ v.v… ) Và bất cứ ở đâu, miễn là nơi đó có sứ quán Thái, bất cứ người Thái nào muốn hồi hương vì bất cứ lý do gì mà họ không tự mình thực hiện được (không tiền, không vé máy bay, không giấy tờ v.v… ) thì Sứ quán Thái sẽ (có bổn phận ) giúp đỡ họ về nước…
Nhìn mấy cha ‘‘Thái kiều’‘ ở nước ngoài được chính phủ của họ ‘‘cưng’‘ như vậy không dưng mà thằng tôi lại có chút tinh thần vọng ngoại, mà lại hơi bị tham nữa, nên muốn mình biến quách thành Thái kiều (mẹ nó ) cái cho rồi chứ chẳng thèm làm ‘’Việt kiều’’ mà làm cái (dog ) gì cho nó... tủi thân. Chứ còn gì nữa! ‘‘Việt kiều’‘ mình gần 3 triệu người Việt ở nước ngoài hàng năm cũng ‘‘giúp’‘ nhà nước mình ''thu'' ngoại tệ đến gần cả chục xấp tiền tỷ đô chứ bộ ít sao? Vậy mà, trừ những người đã có passport nước ngoài, còn số Việt kiều còn xử dụng hộ chiếu Việt Nam như đi lao động, du học, du lịch v.v… thì thằng ‘‘i-emm’‘ nào cũng phải lệ thuộc cái thị thực xuất. Phải điền các câu hỏi – Ai mời ra nước ngoài.
Đi đâu – Đi làm gì – Bao lâu v.v… Không biết có thằng ‘‘i-emm’‘ nào cũng thành thật (hay ngu ngu ) như tôi năm xưa mà điền gọn lỏn một chữ đi ‘‘chơi’‘ không thôi hay không. Đó là chưa kể khi ra nước ngoài nếu có chuyện gì (giấy tờ xác nhận, hay thị thực… ) phải cần đến ‘‘Đại Sứ Quán’‘ của ‘‘ta’‘ thì nên biết khôn mà chi vài chục nhờ dịch vụ lo dùm chứ đừng có chường cái mặt (mốc ) ‘‘khúc ruột ngàn xa’‘ của mình đến sứ quán, thì có mà vừa uất ức với cái quốc tịch (gốc ) Việt Nam của ta, vừa bị … nhục (mạ ) bởi các viên chức trong “Đại” sứ quán cũng của ‘‘mình’‘.
Chỉ
sơ sơ mấy chuyện xuất có "thời gian và mục đích’‘ thôi, còn chuyện đi
luôn không về, ‘‘một đi không trở lại’‘ còn nhiêu khê hơn nữa. Dù là
đi chui, như vượt biển năm xưa, đi lao động hay du lịch rồi ‘‘bùng’‘
luôn không trở lại quê nhà, hoặc đi chính thức như đoàn tụ gia đình,
di dân tay nghề, hôn nhân với người nước ngoài v.v… Không cần biết! Cứ
hễ không về là coi như bị nhà nước mình… từ luôn. Y chang như cha mẹ
‘‘từ’‘ đứa con hư đốn không muốn nhìn nó do mình đẻ ra nữa vậy (chỉ có
tiền của nó gửi về là không từ thôi ).
Dù là người đi chui, hay
chính thức mà thị thực xuất không có ghi thời hạn về (như đi định cư
luôn ở nước ngoài ) thì chứng minh nhân dân, đã nộp lúc xin hộ chiếu
trước khi đi, bị hủy bỏ, hộ khẩu bị cắt, quốc tịch Việt Nam của mình
cũng bị nhà nước thẳng tay xóa cái… rột. Tự dưng biến thành "vô tổ
quốc" Để rồi vài năm sau, những người này vô quốc gia không quốc tịch
này có ai lanh chanh mà tìm cách xoay sở được quyển passport nước
ngoài để trở về thăm gia đình, thì họ lại bị ‘‘phân biệt đối xử’‘ một
cách rạch ròi so với những người trong nước. Trước hết là ‘‘bị’‘ gọi
bằng Việt kiều, hoặc ‘‘ngoại kiều gốc Việt Nam’‘ chứ không còn là
người Việt Nam nữa. Muốn đi làm (trong nước ) thì nơi tuyển dụng phải
có ‘‘chức năng’‘ tuyển nhân sự ‘‘có yếu tố nước ngoài’‘ chứ không phải
ai muốn thuê mướn họ làm gì cũng được. Muốn mua nhà phải chờ Quốc Hội
họp để ra ‘‘nghị quyết’‘ cho hay không cho mua. Mướn nhà ở cũng bị
‘‘chỉ định cư trú", chỉ được thuê mướn ở những nơi ‘‘có yếu tố ‘‘ dành
cho người nước ngoài, chứ không phải muốn thuê của ai, muốn mướn chổ
nào cũng được… Và quan trọng nhất là vấn đề hồi hương về luôn…
Nếu
ai đó chán sống ở nước ngoài muốn về nước mình mà… chết, thì phải làm
đơn xin ‘‘chủ tịch nước’‘ cho hồi hương cái đã, trong đó có phần
‘‘xin’‘ từ bỏ quốc tịch nước ngoài đang có (dù quốc tịch đó không do
ông chủ tịch này cấp ), vậy mà cũng phải chờ ‘‘ổng’‘ chấp thuận cho
hồi hương, thì mới được ‘‘coi như’‘ có quốc tịch Việt Nam trở lại thôi,
chứ còn có quyền lợi và nghĩa vụ ‘‘y như’‘ người trong nước hay không
thì chưa biết à nha!
Thí dụ có được mở quán bán cháo lòng
kinh doanh như người trong nước để sinh sống hay không, được mướn nhà
mua nhà ở bất cứ nơi nào mình muốn, con cái có được đi học ở trường
địa phương như mấy đứa nhỏ trong nước, hay là phải tuân thủ những quy
định ‘‘có yếu tố nước ngoài’‘ dù chẳng còn ở nước ngoài nữa… thì phải…
xét lại. Chao ôi ơi! Mới đọc sơ sơ về mấy cái ‘‘văn bản pháp quy’‘
dành cho ‘‘khúc ruột từ ngàn xa’‘ đã thấy chóng mặt quay mòng mòng như
con gà rót bị chuốt rượu đế, muốn té xỉu cái ạch rồi thì còn nói gì
đến chuyện thực hiện cho đúng cách. Tại sao nhà nước ‘‘mình’‘ không
đối xử với mấy ‘‘khúc ruột’‘ của họ trong chuyện ‘‘đi ra đi vào’‘ -
một cách đơn giản (và bớt ‘‘vô duyên bà cố’‘ luôn ), như xứ Thái đối
xử với kiều bào của họ thì có phải hay hơn không?…
Xin trả lời
theo kiểu nhóm bạn ‘‘trà bắc’‘ của tôi là - Đi mà hỏi ‘’ông’’nhà nước
y ! Hoặc chính cống ngôn ngữ anh hai lúa Sài Gòn thì - Biết… chết
liền! Quả là Việt Nam mình bao giờ cũng có tỷ chuyện hỏng giống ai
(của nhà nước ) loại… Biết chết liền! Mới đây trong kỳ họp quốc hội lần
thứ 7 khóa XII hồi tháng 7-2010 vừa qua có một dự thảo đã làm nhiều
người Việt cả trong lẫn ngoài nước ‘‘hồ hỡi’‘ chú ý. Đó là việc quốc
hội kỳ này đang bàn xem có ‘‘cho’‘ Việt kiều vẫn còn quốc tịch Việt
Nam (nghĩa là thị thực xuất của họ khi đi vẫn còn hiệu lực trở về mà
không bị rắc rối ) có được dự tuyển làm ‘‘viên chức’‘ ở Việt Nam hay
không .
Theo tường thuật của nhiều báo chí trong nước thì dự
thảo này đã ‘‘chia’‘ quốc hội ra làm hai phe, bên thuận bên chống. Bên
thuận, chỉ có mấy nghoe, cho rằng nên làm vậy để thu hút chất xám
(gốc Việt Nam ) từ nước ngoài về xây dựng đất nước, bên chống (nhiều
hơn chiếm đại đa số ) cho là nên lường trước các ‘‘rắc rối’‘ sẽ do
những Việt kiều tạo ra trước khi quyết định có cho họ được về nước dự
tuyển viên chức hay không.
Dù là người đi chui, hay chính thức mà thị thực xuất không có ghi thời hạn về (như đi định cư luôn ở nước ngoài ) thì chứng minh nhân dân, đã nộp lúc xin hộ chiếu trước khi đi, bị hủy bỏ, hộ khẩu bị cắt, quốc tịch Việt Nam của mình cũng bị nhà nước thẳng tay xóa cái… rột. Tự dưng biến thành "vô tổ quốc" Để rồi vài năm sau, những người này vô quốc gia không quốc tịch này có ai lanh chanh mà tìm cách xoay sở được quyển passport nước ngoài để trở về thăm gia đình, thì họ lại bị ‘‘phân biệt đối xử’‘ một cách rạch ròi so với những người trong nước. Trước hết là ‘‘bị’‘ gọi bằng Việt kiều, hoặc ‘‘ngoại kiều gốc Việt Nam’‘ chứ không còn là người Việt Nam nữa. Muốn đi làm (trong nước ) thì nơi tuyển dụng phải có ‘‘chức năng’‘ tuyển nhân sự ‘‘có yếu tố nước ngoài’‘ chứ không phải ai muốn thuê mướn họ làm gì cũng được. Muốn mua nhà phải chờ Quốc Hội họp để ra ‘‘nghị quyết’‘ cho hay không cho mua. Mướn nhà ở cũng bị ‘‘chỉ định cư trú", chỉ được thuê mướn ở những nơi ‘‘có yếu tố ‘‘ dành cho người nước ngoài, chứ không phải muốn thuê của ai, muốn mướn chổ nào cũng được… Và quan trọng nhất là vấn đề hồi hương về luôn…
Nếu ai đó chán sống ở nước ngoài muốn về nước mình mà… chết, thì phải làm đơn xin ‘‘chủ tịch nước’‘ cho hồi hương cái đã, trong đó có phần ‘‘xin’‘ từ bỏ quốc tịch nước ngoài đang có (dù quốc tịch đó không do ông chủ tịch này cấp ), vậy mà cũng phải chờ ‘‘ổng’‘ chấp thuận cho hồi hương, thì mới được ‘‘coi như’‘ có quốc tịch Việt Nam trở lại thôi, chứ còn có quyền lợi và nghĩa vụ ‘‘y như’‘ người trong nước hay không thì chưa biết à nha!
Thí dụ có được mở quán bán cháo lòng kinh doanh như người trong nước để sinh sống hay không, được mướn nhà mua nhà ở bất cứ nơi nào mình muốn, con cái có được đi học ở trường địa phương như mấy đứa nhỏ trong nước, hay là phải tuân thủ những quy định ‘‘có yếu tố nước ngoài’‘ dù chẳng còn ở nước ngoài nữa… thì phải… xét lại. Chao ôi ơi! Mới đọc sơ sơ về mấy cái ‘‘văn bản pháp quy’‘ dành cho ‘‘khúc ruột từ ngàn xa’‘ đã thấy chóng mặt quay mòng mòng như con gà rót bị chuốt rượu đế, muốn té xỉu cái ạch rồi thì còn nói gì đến chuyện thực hiện cho đúng cách. Tại sao nhà nước ‘‘mình’‘ không đối xử với mấy ‘‘khúc ruột’‘ của họ trong chuyện ‘‘đi ra đi vào’‘ - một cách đơn giản (và bớt ‘‘vô duyên bà cố’‘ luôn ), như xứ Thái đối xử với kiều bào của họ thì có phải hay hơn không?…
Xin trả lời theo kiểu nhóm bạn ‘‘trà bắc’‘ của tôi là - Đi mà hỏi ‘’ông’’nhà nước y ! Hoặc chính cống ngôn ngữ anh hai lúa Sài Gòn thì - Biết… chết liền! Quả là Việt Nam mình bao giờ cũng có tỷ chuyện hỏng giống ai (của nhà nước ) loại… Biết chết liền! Mới đây trong kỳ họp quốc hội lần thứ 7 khóa XII hồi tháng 7-2010 vừa qua có một dự thảo đã làm nhiều người Việt cả trong lẫn ngoài nước ‘‘hồ hỡi’‘ chú ý. Đó là việc quốc hội kỳ này đang bàn xem có ‘‘cho’‘ Việt kiều vẫn còn quốc tịch Việt Nam (nghĩa là thị thực xuất của họ khi đi vẫn còn hiệu lực trở về mà không bị rắc rối ) có được dự tuyển làm ‘‘viên chức’‘ ở Việt Nam hay không .
Theo tường thuật của nhiều báo chí trong nước thì dự thảo này đã ‘‘chia’‘ quốc hội ra làm hai phe, bên thuận bên chống. Bên thuận, chỉ có mấy nghoe, cho rằng nên làm vậy để thu hút chất xám (gốc Việt Nam ) từ nước ngoài về xây dựng đất nước, bên chống (nhiều hơn chiếm đại đa số ) cho là nên lường trước các ‘‘rắc rối’‘ sẽ do những Việt kiều tạo ra trước khi quyết định có cho họ được về nước dự tuyển viên chức hay không.
Bên
chống còn cho rằng: Những Việt kiều còn quốc tịch Việt Nam nhưng cư
sống nước ngoài - như đi lao động, du học, nghiên cứu sinh, các chuyên
gia được nước ngoài thuê mướn v.v... (không có Việt kiều ''boat
people'' trong nhóm này đâu nha! ). Dù còn quốc tịch Việt Nam nhưng
không gắn liền với đất nước thì không thể là ‘‘viên chức’‘ được và đề
nghị nên có chính sách ‘‘đối xử phân biệt’‘ về quyền hạn nghĩa vụ của
‘‘viên chức’‘ khác với ‘‘công chức’‘ như thế nào để (nếu như ) Việt
kiều có "được" làm viên chức thì cũng không thể… lấn sân. Theo các
phóng viên từ Thời Báo Kinh Tế, Dân Việt (trong nước không phải Dân
Việt ở Sydney ), Xã Luận, Việt Nam Net, Thanh Niên v.v… đều cùng một
nhận xét giống nhau đó là chuyện viên chức Việt kiều ‘‘còn nhiều rắc
rối’‘, việc này ‘‘chưa thống nhất’‘, chuyện Việt kiều viên chức vẫn
‘‘chưa ngã ngũ v.v… (* )
Một số người biết chuyện thì ôm bụng cười lăn thiếu điều muốn rớt răng giả ra luôn. Người ta nói Quốc Hội mình kỳ này họp chắc ‘‘quởn’‘ quá nên kiếm chuyện… giỡn cho dzui.
khúc ruột ngàn xa của Việt Nam đang lao động tại Malaysia
Ngã
ngũ làm sao được mà ngã ngũ với một đề tài ‘‘chàm quàm’’ như vậy,
trong khi chuyện ‘‘nhỏ như con thỏ’‘ của những ‘‘khúc ruột ngàn xa’‘ mà
từ bao nhiêu năm qua nhà nước ta vẫn chưa ngã ngũ. Đó là, ngoài
chuyện nhà nước muốn dân mình đem thân ra nước ngoài đi cày (đến héo củ
cải luôn ) để kiếm tiền đô ‘‘bắn’‘ vào trong nước hàng năm gần cả
chục tỷ là được nhà nước ta hoan nghênh và tạo mọi sự dễ dàng tuyệt
đối thôi, còn chuyện đi ra đi vào của mấy ‘‘khúc ruột’‘ Việt kiều này
thì vẫn bị nhà nước mình hỏi những câu trong phiếu xuất nhập cảnh và
''thị thực'' của họ thiệt là ‘‘vô duyên bà cố’‘ luôn như mấy câu hỏi
trong phiếu tạm trú của khách sạn Phan Thiết năm xưa vậy... ‘‘Ai mời
về’‘, ‘‘Về làm gì’‘ ‘‘về bao lâu’‘ v.v... Về "chơi" chứ về làm gì,
"chơi" xong rồi đi (ra ngoài ) cày tiếp chứ ở lại chi...
các khúc ruột ngàn xa đi lao động tại Đài Loan
Ngày
nào những ‘‘ngoại kiều gốc Việt Nam’‘ (vượt biên di tản ), hay ‘‘Việt
kiều khúc ruột ngàn xa’‘ (đi lao động ) còn chưa được nhà nước mình
đối xử như Thái Lan đối xử với kiều bào của họ thì cãi nhau chí chóe
làm cái (son-mother) gì chuyện dự tuyển hay không dự tuyển, viên chức
với lại công chức… cho mất thời giờ quý báu của quý ngài đại biểu quê
mình quá đi… Đúng là Quốc Hội mình ’‘quởn’‘ quá rồi giỡn cho dzui
thôi phải không quý dzị ‘’khúc ruột’’ bạn mình? Ghi chú: (* ) Xin gõ
lên bản search của Google mấy chữ ‘’Việt kiều sẽ được dự tuyển viên
chức’’ để đọc tin các báo đài trong nước tường thuật về ý kiến các đại
biểu Quốc Hội bàn cãi với nhau về chuyện này trong kỳ họp tháng 7 vừa
qua. Phương “N” Sydney tháng 8-2010
ĐỖ DUY NGỌC * TRUYỆN NGẮN
CO MOT NGUOI TEN V.HUY
Đỗ Duy Ngọc 2010/08/16
Hắn
tên là V. Huy, thật ra tên đầy đủ của hắn là Nguyễn Phúc Vĩnh Huy,
vốn là con cháu giòng họ vua chúa triều Nguyễn. Bố hắn là giáo sư tiến
sĩ, từng chữa bệnh cho Cụ Hồ. Ông nội hắn là Thượng thư bộ Lại trong
triều vua gì đó của nhà Nguyễn. Mẹ hắn cũng là giáo sư nhưng hình như
bên ngành Luật, tốt nghiệp từ bên Tây, nghe lời dụ dỗ của Cụ Hồ về
nước tham gia đánh giặc. Lí lịch của hắn quá ư là đẹp, vừa quí tộc vừa
cộng sản, không chê vào đâu được. Hắn tốt nghiệp Tiến sĩ ngành ngoại
giao ở Liên Xô, cũng nghe nói là bằng đỏ đàng hoàng, và chắc chắn là
bằng thật. Thế mà hắn lại xổ toẹt cái lí lịch đó, đái lên cái truyền
thống đẹp như mơ đó. Hắn không bao giờ chịu thổ lộ cái tên trong khai
sinh cho bất kì ai, và luôn luôn tự xưng tên tôi là V. Huy, cắt đứt
mọi liên hệ với cái gia đình danh giá. Cũng chẳng biết tại sao. Và mọi
người cũng không rảnh thì giờ để điều tra chuyện đó.
Tôi
gặp hắn lần đầu trong quán cà phê. Quen qua quen lại mà thành thân
gần tám năm nay. Hắn là một thằng có cá tính. Mà lại là cá tính quái
dị. Tôi cũng vốn là một người quái đản - theo mọi người chung quanh
bảo thế - nên khi gặp hắn là thành thân ngay, đi đâu cũng có nhau.
Ngưu tìm ngưu, mã tìm mã mà.
Hắn có khuôn mặt của John Lennon:
ngây thơ mà tinh quái. Cũng nét mặt gầy, mũi thẳng, tóc xoăn để dài
đến bờ vai, chỉ khác là tóc màu đen. Hắn cũng đeo kính cận gọng tròn,
nặng độ, dày như đít chai. Lúc nào hắn cũng kè kè cái ba lô nặng trĩu
chứa tùm lum nào sách, nào khăn, nào đủ thứ như một túi rác. Nhưng hắn
bảo hắn chứa cả càn khôn trong đó.
Hắn chỉ có độc một bộ đồ,
chiếc áo jean bạc màu, áo jacket màu cứt ngựa có nhiều túi và cũng
nhiều fermature. Chiếc quần jean rách ở đầu gối và sờn ở hai mông đít.
Đôi giày lính Mỹ cao cổ loang lổ và ám bụi đường. Hắn không bao giờ
giặt áo quần, cứ mặc cho đến tả tơi lại đi tìm bộ khác cũng y như thế.
Công nhận hắn cũng giỏi săn lùng vì suốt tám năm quen hắn, tôi có cảm
tưởng hình như hắn chẳng bao giờ thay kiểu quần áo.
Hắn
là một thằng thông minh, rất thông minh. Và cũng uyên bác, rất uyên
bác. Tôi là người rất ngạo mạn, ít khen ai và cũng ít nể ai, luôn khinh
khi những thằng tiến sĩ dỏm nhiều như quân Nguyên chạy đầy đường.
Nhưng gặp hắn, quen hắn, biết hắn thì tôi phải khen ngợi hắn thật lòng.
Hắn nói tiếng Anh như dân xuất thân từ Oxford , đúng giọng và ngữ
điệu. Hắn vi vu tiếng Pháp giọng Paris và hơn thế nữa là dùng ngôn ngữ
từ Sorbonne ra. Hắn nói tiếng Ý như mưa rào và tiếng Nga thì thôi rồi,
nghe không khác gì Putin. Hắn cũng giỏi tiếng Hán, viết thư pháp như
múa, đặc biệt là chữ thảo, đọc toàn sách cổ văn, đọc tiếng Đức ầm ầm
như bão tố. Ngoài ra hắn còn giỏi tiếng Bồ Đào Nha, đọc kinh Phật bằng
tiếng Pali và nói thông thuộc tiếng Khmer. Hay nhất là dù hắn có mười
mấy năm ở nước ngoài, có bằng Tiến sĩ ở Nga nhưng lại nói tiếng Việt
rất chuẩn, tròn vành rõ chữ và dùng từ thì không chê vào đâu được. Nói
tóm lại, xét về mặt ngôn ngữ, hắn là thằng trùm thiên hạ.
Không
biết chính xác hắn ở đâu. Lúc thì bảo ở quận tư, có khi lại ở quận
tám. Tóm lại hắn là thằng giang hồ. Một thằng trí thức nhất trong những
thằng trí thức đúng nghĩa của Việt Nam đang là kẻ không nhà. Hắn là
thằng ma – cà - bông. Cứ khoảng chín giờ sáng là có mặt hắn ở quán cà
phê, kêu li đen và ngồi rít thuốc liên tục. Bất cứ vấn đề gì hắn cũng
có thể nói được, và nói rất sâu. Gặp những từ ngữ cần chính danh, hắn
có thể lấy giải nhĩa từ nguyên chữ Hán và có khi từ chữ gốc của tiếng
La tinh. Hắn có thể nói từ chuyện văn chương kim cổ cho đến những phát
minh từ xưa đến nay của loài người. Hắn giảng về Socrate, Platon cho
đến các triết gia cận đại. Hắn nói về Mác thì ai cũng ngóng cổ lên mà
nghe bởi vì toàn những vần đề mà những ngài tuyên huấn cộng sản không
bao giờ biết đến và phân tích nổi. Khi hắn phân tích cách mạng Trung
Hoa, cách mạng Việt Nam, rồi tương lai của toàn thế giới thì mọi người
há mỏ nghe không ngậm lại được, mặt ai cũng nghệch ra như ngỗng ỉa.
Trong mọi cuộc bàn luận, hắn trở thành trung tâm.
Khi chưa có mặt
hắn ở khu vực này, tôi được mọi người phong cho là bách khoa toàn
thư, chuyện gì cũng biết. Nhưng từ khi có hắn, tôi như đèn dầu le lói
mà hắn thì sáng như đèn pha. Ngay như chuyện chó mèo, chim cò, rắn
rít, thú hoang hắn cũng rành như ông giáo sư Võ Qúy. Chuyện gì hắn
cũng biết, mà biết rõ ngọn ngành rành mạch mới siêu chứ. Khi hắn đã
nói thì chẳng còn ai có thể cãi lại hắn được. Với cái đầu của hắn, nếu
được làm lãnh đạo hắn có thể l à người lãnh đạo giỏi hay ít nhất đất
nước sẽ nở mày nở mặt khi hắn tiếp xúc với năm châu bốn bể. Nhưng hắn
lại là thằng lang thang, sống bằng những bài dịch tin nước ngoài cho
mấy tờ báo lá cải. Trong khi mấy thằng ngu thì chức cao quyền trọng,
ghế cao chót vót. Đời là vậy đấy! C’est la vie!!
Theo
những tin tức vỉa hè thì hồi mới về nước thì hắn cũng đi làm ở bộ
ngoại giao. Là nhân viên của một cục, một vụ gì đấy. Nhưng vì hắn quá
giỏi lại quá ngông, không chịu nghe theo những chỉ thị ngu xuẩn của
lãnh đạo nên cuối cùng bị đẩy xuống làm anh chạy văn thư. Vì cảm thấy
nhục, hắn cũng kiện tụng tùm lum mà chẳng đi đến đâu nên bỏ sở mà làm
kẻ lang thang. Tôi nghĩ tánh khí ngang tàng không khuất phục chính là
nguyên nhân bi kịch chối từ gia đình của hắn.
Cách
đây mấy năm, tôi có người bạn Pháp, một chuyên gia sưu tầm cổ vật
Đông phương sang Việt Nam mua được một chậu sứ Trung Hoa rất cổ, hình
như là đời đầu Minh. Chậu sứ vẽ cảnh mục đồng chăn trâu men xanh rất
đẹp. Nét vẽ uyển chuyển và tinh tế của một nghệ nhân bậc thầy. Ông bạn
tôi mấy lần mang về Pháp đều bị chận lại vì hải quan không cho mang
cổ vật ra khỏi nước. Chuyện đến tai hắn, hắn bảo sẽ mang đi được với
điều kiện bạn tôi mua vé khứ hồi cho hắn kèm theo 1500 Euro cho hắn
tiêu mấy ngày ở bên đó. Bạn tôi ok ngay.
Và hắn mang đi được
thật mà chẳng cần xin xỏ, khai báo gì cả. Dịp đó hắn đi hết mấy nước
châu Âu; gần hai tháng sau hắn mới về. Hỏi hắn làm sao, hắn bảo có khó
đéo gì đâu, vào đến phi trường tớ đến ngay quầy bán hoa lan của Đà
Lạt, mua một giỏ hoa lan có cả chậu, vào ngay phòng vệ sinh, bỏ chậu
ra, lấy chậu sứ thay vào. Thế là ung dung xách giò lan bước lên máy
bay chẳng thằng nào, con nào hỏi một tiếng. Ai cũng bảo hắn giỏi. Hỏi
hắn ở bên đó hai tháng lấy gì mà ăn, hắn bảo hắn làm hướng dẫn viên du
lịch. Đến thành phố nào cứ thấy mấy thằng du khách ngơ ngác thì hắn
sấn tới làm quen sau đó hướng dẫn người ta đi tham quan. Hỏi hắn chưa
bao giờ đi qua đó, biết đếch gì mà hướng dẫn. Hắn gào lên xin lỗi mọi
người à, trước khi đi tôi đã học thuộc mấy cuốn sách hướng dẫn du lịch
của hơn mười nước Châu Âu rồi. Nghe sợ chưa?
Có
lần tôi với hắn đi nghe một tay giáo sư người Mỹ nói chuyện văn
chương, trong giờ giải lao, hắn bước đến nói chuyện với tay giáo sư đó.
Chẳng biết nó nói những gì mà khi trở lại sân khấu để tiếp tục câu
chuyện, tay giáo sư người Mỹ mời hắn lên ngồi chung và giới thiệu hắn
với cử tọa bằng những lời rất trân trọng. Lần đó hắn bị công an văn hóa
mời lên mấy lần để nói rõ mối quan hệ giữa hắn và tay người Mỹ. Hắn
chỉ bảo là hắn không đồng tình một số ý của diển giả và người giáo sư
nể hắn. Thế thôi. Bắt nó làm tường trình, nó bảo chẳng có đéo gì mà
phải tường với trình, không tin thì cứ đi hỏi tay giáo sư người Mỹ chứ
tại sao lại hỏi hắn. Cuối cùng huề, chẳng có chuyện gì mà ầm ĩ.
Hắn
chưa bao giờ kể cho tôi nghe về mối quan hệ của hắn với phụ nữ. Thế
mà có một lần, có một người đàn bà đẹp đến tìm hắn ở quán cà phê. Tôi
ngỡ ngàng khi gặp người phụ nữ này, bởi vì cô ấy quá đẹp. Một sắc đẹp
đài các, duyên dáng và rất trí thức. Một khuôn mặt mà thi ca và hội
họa suốt đời ca tụng. Bữa đó không có mặt hắn ở quán và tôi tiếp
chuyện với người đàn bà đẹp đó. Nàng tên là Bạch Huệ - hoa huệ trắng-
cái tên nghe có vẻ hơi cải lương, nhưng cô gái đó nói chuyện rất thông
minh và rất có trình độ. Nàng đi tìm hắn đã lâu rồi, và rồi không
biết ai đó đã hướng dẫn nàng đến đây. Cô gái kể sơ cho tôi nghe về mối
quan hệ giữa hắn và nàng. Yêu nhau từ ngày còn ở bên Nga, nàng là con
gái rượu của đại sứ Vệt Nam ở đó. Một mối tình đẹp và môn đăng hộ
đối. Hai người về Việt Nam và dự định khi ổn định cuộc sống sẽ làm lễ
cưới. Nhưng rồi hắn chửi lãnh đạo, mất việc, bị bố nàng nói nặng nhẹ
đụng chạm tự ái sao đó, hắn chửi ông bố vợ tương lai một trận ra trò
và bảo các ngài chỉ là một lũ ngu rồi bỏ đi không dấu vết. Nàng đau
khổ đi tìm. Vô vọng. Mò kim đáy bể. Cuối cùng nghe theo lời bố lấy
chồng. Chồng nàng bây giờ là thứ trưởng một bộ rất quan trọng. Tôi bảo
thế thì bây giờ cô còn tìm hắn làm gì, khi đã trở thành hai tầng lớp
khác nhau, vị trí xã hội cũng đã không còn như xưa nữa. Cô ấy bảo là
tìm để xem hắn sống ra sao, tìm lại hình ảnh mối tình xưa đã không còn
nữa và quan trọng nhất là cô ấy vẫn còn yêu hắn.
Khi
tôi kể lại cho hắn nghe cuộc gặp gỡ, hắn không nói gì chỉ lẩm bẩm
chửi thề, chửi thề là thói quen của hắn, nên tôi không biết hắn đang
chửi cái gì. Chửi số phận hay chửi mối tình của hắn. Sau đó hắn lầm lì
mấy ngày rồi vắng mặt gần mười mấy hôm, cũng chẳng biết hắn đi đâu…..
Hắn
xuất hiện trở lại chốn giang hồ với một cọc tiền khá lớn, hắn bảo hắn
vừa lãnh tiền công viết luận án tiến sĩ cho một đồng chí lãnh đạo
thành phố. Hắn nói đây là đồng tiền tanh hôi, đồng tiền đã làm lụn bại
đất nước, nhưng nếu hắn không nhận làm thì thằng khác cũng làm, xã
hội bây giờ thiếu gì thằng trí thức sẵn sàng làm thuê. Hắn gom mấy đứa
trẻ bán báo, đánh giày, bán vé số lại. Thuê một chiếc xe mười lăm chỗ
ngồi, chở hết mấy đứa trẻ vào thành phố, mua sắm áo quần, đồ chơi,
sách vở. Lại còn cho mỗi đứa mấy trăm ngàn. Cả đám trẻ sung sướng. Còn
hắn thì hả hê. Chưa bao giờ thấy khuôn mặt của hắn sướng đến như vậy.
Mấy bà bán dạo quanh quán cà phê bảo hắn điên, hắn cười sảng khoái,
gật gù: điên, điên, đúng là điên.
Tối
hôm đó hắn đi vào bar Mưa Rừng, vừa bước vào cửa, mấy gã bảo vệ nhìn
bộ dạng của hắn, định ngăn không cho vào. Hắn rút ra mấy tờ bạc giúi
vào tay chúng. Hai gã bảo vệ nghiêng mình, mở cửa. Hắn vào bàn, ngoắc
một em phục vụ ăn mặc nóng bỏng lại, kêu cho ly sữa tươi. Em cave nhìn
hắn định cười khi dễ thì hắn đã rút hai tờ năm trăm nhét vào tay cô
gái và bảo, em mua giúp anh ly sữa tươi. Dĩ nhiên là cô gái thực hiện
ngay. Ai dại gì từ chối bán ly sữa tươi giá một triệu bạc bao giờ. Hắn
uống một hơi hết ly sữa. Lại ngoắc em gái lần nữa và rút thêm một xấp
tiền, bảo: vú em nhỏ quá, anh cho em chục triệu đi bơm vú to lên mà làm
cho đời thêm tươi. Cô gái há hốc mồm không kịp nói gì thì hắn đã lẳng
lặng rời ghế, đi về. Chuyện này được kể lại với nhiều tình tiết ly kỳ
hơn, kéo dài mấy tháng trong giới cave, sau này trở thành giai thoại,
báo chí cũng có đăng. Mọi người kháo nhau hắn là tỷ phú đóng vai kẻ
nghèo vì chán cảnh giàu sang nhung lụa. Bữa đó hắn đi bộ về, vừa đi vừa
khóc, chẳng ai hiểu tại sao?
Hắn
lại mất hút. Cả tháng rồi tôi không gặp hắn. Cho đến hôm qua, lúc
trưa, tôi nhận được điện thoại của công an hỏi tôi có phải là người
thân của hắn không? Tôi ừ. Đồng chí công an bảo phát hiện hắn đã chết
đêm hôm qua, trong tay có mảnh giấy ghi tên và số điện thoại của tôi.
Tôi chạy ngay đến đồn, họ chở tôi đến một căn nhà nhiều phòng ở một
chung cư tại quận tư. Hắn nằm đó, khuôn mặt thanh thản và bình yên, trên
môi phảng phất nụ cười.
Chung quanh giường và tràn ngập căn
phòng là những cành huệ trắng. Màu trắng của huệ, màu trắng của chiếc
drap giường và bộ đồ trắng lần đầu tiên tôi thấy hắn mặc làm cho căn
phòng tinh khiết lạ lùng và cũng tang tóc vô cùng. Trên đầu giường có
một bức tranh sơn dầu nhỏ vẽ chân dung một cô gái cũng mặt chiếc váy
trắng. Khuôn mặt trong hình rất quen. Đó là chân dung của Bạch Huệ.
Thì ra hắn tự tử bằng hoa huệ. Hắn đã chất đầy căn phòng hoa huệ trắng,
đóng kín cửa và hắn từ từ chết trong hương thơm ngào ngạt của loài
hoa huệ trắng.
Trong tờ giấy hắm nắm trong tay lúc ra đi, ngoài
tên và số điện thoại của tôi, hắn còn ghi thêm hai dòng nữa. Dòng đầu
hắn cho biết là hắn tự kết liễu đời mình, không liên lụy đến ai. Dòng
sau hắn ghi là hắn không còn cha mẹ, anh em, bà con ruột thịt nên nhờ
tôi hỏa tang thân xác hắn và rải tro xuống sông để cho hắn được trôi
ra biển lớn. Tôi đưa tay chào như chiến sĩ, như một lời chia tay.
Ba
hôm sau, tôi nhận được mail của hắn. Nhìn thấy tên hắn là tên người
gởi, tôi lạnh dọc sống lưng. Sao hắn chết ba hôm rồi, than xác hắn đã
thành tro bụi rải xuống sông rồi. Sao lại còn có thư của hắn gởi.
Hắn viết:
“ Gởi anh. Đã
đến lúc tôi cảm thấy mình thừa thãi trong cuộc đời này. Tôi không còn
lí do để tồn tại nữa. Phải biết đúng lúc để rút lui là người khôn
ngoan. Tôi đã làm tròn phận sự và tôi phải ra đi. Biết đâu ở thế giới
khác sẽ vui hơn trần gian điên dại này? Xem như không có V.Huy ở cuộc
đời này, quá khứ cũng như tương lai. Anh ở lại hãy sống vui.
V.Huy
Tái bút: Tôi nhờ anh đến địa chỉ…lấy một số vật dụng của tôi và đốt tất cả giúp tôi. Đốt hết và đừng giữ lại gì. Cám ơn anh.
Anh đừng sợ hãi khi nhận được thư này. Tôi gởi thư theo chế độ hẹn. Tôi hẹn ba ngày sau khi tôi ra đi, máy mới gởi thư đi”
Tôi
đến địa chỉ hắn đã ghi, người ta giao cho tôi một thùng to, vất vả
lắm tôi mới chở được về nhà. Những gì trong đó làm tôi kinh ngạc đến
sững sờ.
18 cuốn nhật ký hắn ghi từ lúc bảy tuổi cho đến trước ngày hắn chết một tuần lễ với nhiều suy nghĩ gây sửng sốt.
72 bản dịch những cuốn tiểu thuyết của nhiều nhà văn nổi tiếng trên thế giới.
4 bản dịch sang tiếng Đức cuốn Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Thơ các thiền sư đời Lý và cuốn Đoạn trường vô thanh.
3 tập phê bình và nhận định những sai lầm của chủ nghĩa Mác viết bằng tiếng Anh.
2 cuốn nói về sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong thế kỉ 21 viết bằng tiếng Pháp.
43 cuốn phân tích và phê bình về các tác giả Việt Nam từ thơ ca đến tiểu thuyết.
12 cuốn viết về các danh nhân văn hóa Trung Quốc và sự ảnh hưởng của họ.
5 cuốn dịch thơ Đường sang tiếng Việt.
3 cuốn chép tay kinh Phật bằng tiếng Pali.
1 cuốn dịch nhạc Trịnh Công Sơn sang tiếng Tây Ban Nha.
8 tập thơ hắn viết từ hồi 15 tuổi cho đến năm ngoái, tức là cả năm nay hắn không còn làm thơ.
1
cuốn luận án tiến sĩ của hắn với tiêu đề: “Tìm hiểu chính sách ngoai
giao của nhà nước Việt Nam từ đời Lý đến 1945”..với nhiều lời phê khen
ngợi.
Và nhiều bằng cấp giấy khen của nhiều trường học, tổ
chức trong và ngoài nước. Nhiều bài báo của hắn viết trên nhiều tạp
chí chuyên ngành của nhiều tổ chức khoa học tiếng tăm trên thế giới.
Một gia tài đồ sộ chứng tỏ sự uyên thâm cùng sức làm việc khủng khiếp của hắn.
Tôi
mất gần cả năm nay mà vẫn chưa đọc hết những gì hắn đã viết, và tôi
sẽ tiếp tục đọc để hiểu hắn hơn, để càng thêm cảm phục hắn. Một thiên
tài đã sinh nhầm nơi chốn. Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ. Tôi
không đốt như ý nguyện của hắn. Tôi đóng một tủ sách khá đẹp, đem tất
cả tác phẩm hắn đã viết sắp xếp thứ tự. Ngoài mặt tủ, tôi đi thuê khắc
dòng chữ: “CÓ MỘT NGƯỜI TÊN V.HUY “ Saigon 12g45 AM ngày 11.8.2010
DODUYNGOC
Hắn
tên là V. Huy, thật ra tên đầy đủ của hắn là Nguyễn Phúc Vĩnh Huy,
vốn là con cháu giòng họ vua chúa triều Nguyễn. Bố hắn là giáo sư tiến
sĩ, từng chữa bệnh cho Cụ Hồ. Ông nội hắn là Thượng thư bộ Lại trong
triều vua gì đó của nhà Nguyễn. Mẹ hắn cũng là giáo sư nhưng hình như
bên ngành Luật, tốt nghiệp từ bên Tây, nghe lời dụ dỗ của Cụ Hồ về
nước tham gia đánh giặc. Lí lịch của hắn quá ư là đẹp, vừa quí tộc vừa
cộng sản, không chê vào đâu được. Hắn tốt nghiệp Tiến sĩ ngành ngoại
giao ở Liên Xô, cũng nghe nói là bằng đỏ đàng hoàng, và chắc chắn là
bằng thật. Thế mà hắn lại xổ toẹt cái lí lịch đó, đái lên cái truyền
thống đẹp như mơ đó. Hắn không bao giờ chịu thổ lộ cái tên trong khai
sinh cho bất kì ai, và luôn luôn tự xưng tên tôi là V. Huy, cắt đứt
mọi liên hệ với cái gia đình danh giá. Cũng chẳng biết tại sao. Và mọi
người cũng không rảnh thì giờ để điều tra chuyện đó.
Tôi
gặp hắn lần đầu trong quán cà phê. Quen qua quen lại mà thành thân
gần tám năm nay. Hắn là một thằng có cá tính. Mà lại là cá tính quái
dị. Tôi cũng vốn là một người quái đản - theo mọi người chung quanh
bảo thế - nên khi gặp hắn là thành thân ngay, đi đâu cũng có nhau.
Ngưu tìm ngưu, mã tìm mã mà.
Hắn có khuôn mặt của John Lennon: ngây thơ mà tinh quái. Cũng nét mặt gầy, mũi thẳng, tóc xoăn để dài đến bờ vai, chỉ khác là tóc màu đen. Hắn cũng đeo kính cận gọng tròn, nặng độ, dày như đít chai. Lúc nào hắn cũng kè kè cái ba lô nặng trĩu chứa tùm lum nào sách, nào khăn, nào đủ thứ như một túi rác. Nhưng hắn bảo hắn chứa cả càn khôn trong đó.
Hắn chỉ có độc một bộ đồ, chiếc áo jean bạc màu, áo jacket màu cứt ngựa có nhiều túi và cũng nhiều fermature. Chiếc quần jean rách ở đầu gối và sờn ở hai mông đít. Đôi giày lính Mỹ cao cổ loang lổ và ám bụi đường. Hắn không bao giờ giặt áo quần, cứ mặc cho đến tả tơi lại đi tìm bộ khác cũng y như thế. Công nhận hắn cũng giỏi săn lùng vì suốt tám năm quen hắn, tôi có cảm tưởng hình như hắn chẳng bao giờ thay kiểu quần áo.
Hắn có khuôn mặt của John Lennon: ngây thơ mà tinh quái. Cũng nét mặt gầy, mũi thẳng, tóc xoăn để dài đến bờ vai, chỉ khác là tóc màu đen. Hắn cũng đeo kính cận gọng tròn, nặng độ, dày như đít chai. Lúc nào hắn cũng kè kè cái ba lô nặng trĩu chứa tùm lum nào sách, nào khăn, nào đủ thứ như một túi rác. Nhưng hắn bảo hắn chứa cả càn khôn trong đó.
Hắn chỉ có độc một bộ đồ, chiếc áo jean bạc màu, áo jacket màu cứt ngựa có nhiều túi và cũng nhiều fermature. Chiếc quần jean rách ở đầu gối và sờn ở hai mông đít. Đôi giày lính Mỹ cao cổ loang lổ và ám bụi đường. Hắn không bao giờ giặt áo quần, cứ mặc cho đến tả tơi lại đi tìm bộ khác cũng y như thế. Công nhận hắn cũng giỏi săn lùng vì suốt tám năm quen hắn, tôi có cảm tưởng hình như hắn chẳng bao giờ thay kiểu quần áo.
Hắn
là một thằng thông minh, rất thông minh. Và cũng uyên bác, rất uyên
bác. Tôi là người rất ngạo mạn, ít khen ai và cũng ít nể ai, luôn khinh
khi những thằng tiến sĩ dỏm nhiều như quân Nguyên chạy đầy đường.
Nhưng gặp hắn, quen hắn, biết hắn thì tôi phải khen ngợi hắn thật lòng.
Hắn nói tiếng Anh như dân xuất thân từ Oxford , đúng giọng và ngữ
điệu. Hắn vi vu tiếng Pháp giọng Paris và hơn thế nữa là dùng ngôn ngữ
từ Sorbonne ra. Hắn nói tiếng Ý như mưa rào và tiếng Nga thì thôi rồi,
nghe không khác gì Putin. Hắn cũng giỏi tiếng Hán, viết thư pháp như
múa, đặc biệt là chữ thảo, đọc toàn sách cổ văn, đọc tiếng Đức ầm ầm
như bão tố. Ngoài ra hắn còn giỏi tiếng Bồ Đào Nha, đọc kinh Phật bằng
tiếng Pali và nói thông thuộc tiếng Khmer. Hay nhất là dù hắn có mười
mấy năm ở nước ngoài, có bằng Tiến sĩ ở Nga nhưng lại nói tiếng Việt
rất chuẩn, tròn vành rõ chữ và dùng từ thì không chê vào đâu được. Nói
tóm lại, xét về mặt ngôn ngữ, hắn là thằng trùm thiên hạ.
Không
biết chính xác hắn ở đâu. Lúc thì bảo ở quận tư, có khi lại ở quận
tám. Tóm lại hắn là thằng giang hồ. Một thằng trí thức nhất trong những
thằng trí thức đúng nghĩa của Việt Nam đang là kẻ không nhà. Hắn là
thằng ma – cà - bông. Cứ khoảng chín giờ sáng là có mặt hắn ở quán cà
phê, kêu li đen và ngồi rít thuốc liên tục. Bất cứ vấn đề gì hắn cũng
có thể nói được, và nói rất sâu. Gặp những từ ngữ cần chính danh, hắn
có thể lấy giải nhĩa từ nguyên chữ Hán và có khi từ chữ gốc của tiếng
La tinh. Hắn có thể nói từ chuyện văn chương kim cổ cho đến những phát
minh từ xưa đến nay của loài người. Hắn giảng về Socrate, Platon cho
đến các triết gia cận đại. Hắn nói về Mác thì ai cũng ngóng cổ lên mà
nghe bởi vì toàn những vần đề mà những ngài tuyên huấn cộng sản không
bao giờ biết đến và phân tích nổi. Khi hắn phân tích cách mạng Trung
Hoa, cách mạng Việt Nam, rồi tương lai của toàn thế giới thì mọi người
há mỏ nghe không ngậm lại được, mặt ai cũng nghệch ra như ngỗng ỉa.
Trong mọi cuộc bàn luận, hắn trở thành trung tâm.
Khi chưa có mặt hắn ở khu vực này, tôi được mọi người phong cho là bách khoa toàn thư, chuyện gì cũng biết. Nhưng từ khi có hắn, tôi như đèn dầu le lói mà hắn thì sáng như đèn pha. Ngay như chuyện chó mèo, chim cò, rắn rít, thú hoang hắn cũng rành như ông giáo sư Võ Qúy. Chuyện gì hắn cũng biết, mà biết rõ ngọn ngành rành mạch mới siêu chứ. Khi hắn đã nói thì chẳng còn ai có thể cãi lại hắn được. Với cái đầu của hắn, nếu được làm lãnh đạo hắn có thể l à người lãnh đạo giỏi hay ít nhất đất nước sẽ nở mày nở mặt khi hắn tiếp xúc với năm châu bốn bể. Nhưng hắn lại là thằng lang thang, sống bằng những bài dịch tin nước ngoài cho mấy tờ báo lá cải. Trong khi mấy thằng ngu thì chức cao quyền trọng, ghế cao chót vót. Đời là vậy đấy! C’est la vie!!
Khi chưa có mặt hắn ở khu vực này, tôi được mọi người phong cho là bách khoa toàn thư, chuyện gì cũng biết. Nhưng từ khi có hắn, tôi như đèn dầu le lói mà hắn thì sáng như đèn pha. Ngay như chuyện chó mèo, chim cò, rắn rít, thú hoang hắn cũng rành như ông giáo sư Võ Qúy. Chuyện gì hắn cũng biết, mà biết rõ ngọn ngành rành mạch mới siêu chứ. Khi hắn đã nói thì chẳng còn ai có thể cãi lại hắn được. Với cái đầu của hắn, nếu được làm lãnh đạo hắn có thể l à người lãnh đạo giỏi hay ít nhất đất nước sẽ nở mày nở mặt khi hắn tiếp xúc với năm châu bốn bể. Nhưng hắn lại là thằng lang thang, sống bằng những bài dịch tin nước ngoài cho mấy tờ báo lá cải. Trong khi mấy thằng ngu thì chức cao quyền trọng, ghế cao chót vót. Đời là vậy đấy! C’est la vie!!
Theo
những tin tức vỉa hè thì hồi mới về nước thì hắn cũng đi làm ở bộ
ngoại giao. Là nhân viên của một cục, một vụ gì đấy. Nhưng vì hắn quá
giỏi lại quá ngông, không chịu nghe theo những chỉ thị ngu xuẩn của
lãnh đạo nên cuối cùng bị đẩy xuống làm anh chạy văn thư. Vì cảm thấy
nhục, hắn cũng kiện tụng tùm lum mà chẳng đi đến đâu nên bỏ sở mà làm
kẻ lang thang. Tôi nghĩ tánh khí ngang tàng không khuất phục chính là
nguyên nhân bi kịch chối từ gia đình của hắn.
Cách
đây mấy năm, tôi có người bạn Pháp, một chuyên gia sưu tầm cổ vật
Đông phương sang Việt Nam mua được một chậu sứ Trung Hoa rất cổ, hình
như là đời đầu Minh. Chậu sứ vẽ cảnh mục đồng chăn trâu men xanh rất
đẹp. Nét vẽ uyển chuyển và tinh tế của một nghệ nhân bậc thầy. Ông bạn
tôi mấy lần mang về Pháp đều bị chận lại vì hải quan không cho mang
cổ vật ra khỏi nước. Chuyện đến tai hắn, hắn bảo sẽ mang đi được với
điều kiện bạn tôi mua vé khứ hồi cho hắn kèm theo 1500 Euro cho hắn
tiêu mấy ngày ở bên đó. Bạn tôi ok ngay.
Và hắn mang đi được thật mà chẳng cần xin xỏ, khai báo gì cả. Dịp đó hắn đi hết mấy nước châu Âu; gần hai tháng sau hắn mới về. Hỏi hắn làm sao, hắn bảo có khó đéo gì đâu, vào đến phi trường tớ đến ngay quầy bán hoa lan của Đà Lạt, mua một giỏ hoa lan có cả chậu, vào ngay phòng vệ sinh, bỏ chậu ra, lấy chậu sứ thay vào. Thế là ung dung xách giò lan bước lên máy bay chẳng thằng nào, con nào hỏi một tiếng. Ai cũng bảo hắn giỏi. Hỏi hắn ở bên đó hai tháng lấy gì mà ăn, hắn bảo hắn làm hướng dẫn viên du lịch. Đến thành phố nào cứ thấy mấy thằng du khách ngơ ngác thì hắn sấn tới làm quen sau đó hướng dẫn người ta đi tham quan. Hỏi hắn chưa bao giờ đi qua đó, biết đếch gì mà hướng dẫn. Hắn gào lên xin lỗi mọi người à, trước khi đi tôi đã học thuộc mấy cuốn sách hướng dẫn du lịch của hơn mười nước Châu Âu rồi. Nghe sợ chưa?
Và hắn mang đi được thật mà chẳng cần xin xỏ, khai báo gì cả. Dịp đó hắn đi hết mấy nước châu Âu; gần hai tháng sau hắn mới về. Hỏi hắn làm sao, hắn bảo có khó đéo gì đâu, vào đến phi trường tớ đến ngay quầy bán hoa lan của Đà Lạt, mua một giỏ hoa lan có cả chậu, vào ngay phòng vệ sinh, bỏ chậu ra, lấy chậu sứ thay vào. Thế là ung dung xách giò lan bước lên máy bay chẳng thằng nào, con nào hỏi một tiếng. Ai cũng bảo hắn giỏi. Hỏi hắn ở bên đó hai tháng lấy gì mà ăn, hắn bảo hắn làm hướng dẫn viên du lịch. Đến thành phố nào cứ thấy mấy thằng du khách ngơ ngác thì hắn sấn tới làm quen sau đó hướng dẫn người ta đi tham quan. Hỏi hắn chưa bao giờ đi qua đó, biết đếch gì mà hướng dẫn. Hắn gào lên xin lỗi mọi người à, trước khi đi tôi đã học thuộc mấy cuốn sách hướng dẫn du lịch của hơn mười nước Châu Âu rồi. Nghe sợ chưa?
Có
lần tôi với hắn đi nghe một tay giáo sư người Mỹ nói chuyện văn
chương, trong giờ giải lao, hắn bước đến nói chuyện với tay giáo sư đó.
Chẳng biết nó nói những gì mà khi trở lại sân khấu để tiếp tục câu
chuyện, tay giáo sư người Mỹ mời hắn lên ngồi chung và giới thiệu hắn
với cử tọa bằng những lời rất trân trọng. Lần đó hắn bị công an văn hóa
mời lên mấy lần để nói rõ mối quan hệ giữa hắn và tay người Mỹ. Hắn
chỉ bảo là hắn không đồng tình một số ý của diển giả và người giáo sư
nể hắn. Thế thôi. Bắt nó làm tường trình, nó bảo chẳng có đéo gì mà
phải tường với trình, không tin thì cứ đi hỏi tay giáo sư người Mỹ chứ
tại sao lại hỏi hắn. Cuối cùng huề, chẳng có chuyện gì mà ầm ĩ.
Hắn
chưa bao giờ kể cho tôi nghe về mối quan hệ của hắn với phụ nữ. Thế
mà có một lần, có một người đàn bà đẹp đến tìm hắn ở quán cà phê. Tôi
ngỡ ngàng khi gặp người phụ nữ này, bởi vì cô ấy quá đẹp. Một sắc đẹp
đài các, duyên dáng và rất trí thức. Một khuôn mặt mà thi ca và hội
họa suốt đời ca tụng. Bữa đó không có mặt hắn ở quán và tôi tiếp
chuyện với người đàn bà đẹp đó. Nàng tên là Bạch Huệ - hoa huệ trắng-
cái tên nghe có vẻ hơi cải lương, nhưng cô gái đó nói chuyện rất thông
minh và rất có trình độ. Nàng đi tìm hắn đã lâu rồi, và rồi không
biết ai đó đã hướng dẫn nàng đến đây. Cô gái kể sơ cho tôi nghe về mối
quan hệ giữa hắn và nàng. Yêu nhau từ ngày còn ở bên Nga, nàng là con
gái rượu của đại sứ Vệt Nam ở đó. Một mối tình đẹp và môn đăng hộ
đối. Hai người về Việt Nam và dự định khi ổn định cuộc sống sẽ làm lễ
cưới. Nhưng rồi hắn chửi lãnh đạo, mất việc, bị bố nàng nói nặng nhẹ
đụng chạm tự ái sao đó, hắn chửi ông bố vợ tương lai một trận ra trò
và bảo các ngài chỉ là một lũ ngu rồi bỏ đi không dấu vết. Nàng đau
khổ đi tìm. Vô vọng. Mò kim đáy bể. Cuối cùng nghe theo lời bố lấy
chồng. Chồng nàng bây giờ là thứ trưởng một bộ rất quan trọng. Tôi bảo
thế thì bây giờ cô còn tìm hắn làm gì, khi đã trở thành hai tầng lớp
khác nhau, vị trí xã hội cũng đã không còn như xưa nữa. Cô ấy bảo là
tìm để xem hắn sống ra sao, tìm lại hình ảnh mối tình xưa đã không còn
nữa và quan trọng nhất là cô ấy vẫn còn yêu hắn.
Khi
tôi kể lại cho hắn nghe cuộc gặp gỡ, hắn không nói gì chỉ lẩm bẩm
chửi thề, chửi thề là thói quen của hắn, nên tôi không biết hắn đang
chửi cái gì. Chửi số phận hay chửi mối tình của hắn. Sau đó hắn lầm lì
mấy ngày rồi vắng mặt gần mười mấy hôm, cũng chẳng biết hắn đi đâu…..
Hắn xuất hiện trở lại chốn giang hồ với một cọc tiền khá lớn, hắn bảo hắn vừa lãnh tiền công viết luận án tiến sĩ cho một đồng chí lãnh đạo thành phố. Hắn nói đây là đồng tiền tanh hôi, đồng tiền đã làm lụn bại đất nước, nhưng nếu hắn không nhận làm thì thằng khác cũng làm, xã hội bây giờ thiếu gì thằng trí thức sẵn sàng làm thuê. Hắn gom mấy đứa trẻ bán báo, đánh giày, bán vé số lại. Thuê một chiếc xe mười lăm chỗ ngồi, chở hết mấy đứa trẻ vào thành phố, mua sắm áo quần, đồ chơi, sách vở. Lại còn cho mỗi đứa mấy trăm ngàn. Cả đám trẻ sung sướng. Còn hắn thì hả hê. Chưa bao giờ thấy khuôn mặt của hắn sướng đến như vậy. Mấy bà bán dạo quanh quán cà phê bảo hắn điên, hắn cười sảng khoái, gật gù: điên, điên, đúng là điên.
Tối hôm đó hắn đi vào bar Mưa Rừng, vừa bước vào cửa, mấy gã bảo vệ nhìn bộ dạng của hắn, định ngăn không cho vào. Hắn rút ra mấy tờ bạc giúi vào tay chúng. Hai gã bảo vệ nghiêng mình, mở cửa. Hắn vào bàn, ngoắc một em phục vụ ăn mặc nóng bỏng lại, kêu cho ly sữa tươi. Em cave nhìn hắn định cười khi dễ thì hắn đã rút hai tờ năm trăm nhét vào tay cô gái và bảo, em mua giúp anh ly sữa tươi. Dĩ nhiên là cô gái thực hiện ngay. Ai dại gì từ chối bán ly sữa tươi giá một triệu bạc bao giờ. Hắn uống một hơi hết ly sữa. Lại ngoắc em gái lần nữa và rút thêm một xấp tiền, bảo: vú em nhỏ quá, anh cho em chục triệu đi bơm vú to lên mà làm cho đời thêm tươi. Cô gái há hốc mồm không kịp nói gì thì hắn đã lẳng lặng rời ghế, đi về. Chuyện này được kể lại với nhiều tình tiết ly kỳ hơn, kéo dài mấy tháng trong giới cave, sau này trở thành giai thoại, báo chí cũng có đăng. Mọi người kháo nhau hắn là tỷ phú đóng vai kẻ nghèo vì chán cảnh giàu sang nhung lụa. Bữa đó hắn đi bộ về, vừa đi vừa khóc, chẳng ai hiểu tại sao?
Hắn
lại mất hút. Cả tháng rồi tôi không gặp hắn. Cho đến hôm qua, lúc
trưa, tôi nhận được điện thoại của công an hỏi tôi có phải là người
thân của hắn không? Tôi ừ. Đồng chí công an bảo phát hiện hắn đã chết
đêm hôm qua, trong tay có mảnh giấy ghi tên và số điện thoại của tôi.
Tôi chạy ngay đến đồn, họ chở tôi đến một căn nhà nhiều phòng ở một
chung cư tại quận tư. Hắn nằm đó, khuôn mặt thanh thản và bình yên, trên
môi phảng phất nụ cười.
Chung quanh giường và tràn ngập căn phòng là những cành huệ trắng. Màu trắng của huệ, màu trắng của chiếc drap giường và bộ đồ trắng lần đầu tiên tôi thấy hắn mặc làm cho căn phòng tinh khiết lạ lùng và cũng tang tóc vô cùng. Trên đầu giường có một bức tranh sơn dầu nhỏ vẽ chân dung một cô gái cũng mặt chiếc váy trắng. Khuôn mặt trong hình rất quen. Đó là chân dung của Bạch Huệ. Thì ra hắn tự tử bằng hoa huệ. Hắn đã chất đầy căn phòng hoa huệ trắng, đóng kín cửa và hắn từ từ chết trong hương thơm ngào ngạt của loài hoa huệ trắng.
Trong tờ giấy hắm nắm trong tay lúc ra đi, ngoài tên và số điện thoại của tôi, hắn còn ghi thêm hai dòng nữa. Dòng đầu hắn cho biết là hắn tự kết liễu đời mình, không liên lụy đến ai. Dòng sau hắn ghi là hắn không còn cha mẹ, anh em, bà con ruột thịt nên nhờ tôi hỏa tang thân xác hắn và rải tro xuống sông để cho hắn được trôi ra biển lớn. Tôi đưa tay chào như chiến sĩ, như một lời chia tay.
Chung quanh giường và tràn ngập căn phòng là những cành huệ trắng. Màu trắng của huệ, màu trắng của chiếc drap giường và bộ đồ trắng lần đầu tiên tôi thấy hắn mặc làm cho căn phòng tinh khiết lạ lùng và cũng tang tóc vô cùng. Trên đầu giường có một bức tranh sơn dầu nhỏ vẽ chân dung một cô gái cũng mặt chiếc váy trắng. Khuôn mặt trong hình rất quen. Đó là chân dung của Bạch Huệ. Thì ra hắn tự tử bằng hoa huệ. Hắn đã chất đầy căn phòng hoa huệ trắng, đóng kín cửa và hắn từ từ chết trong hương thơm ngào ngạt của loài hoa huệ trắng.
Trong tờ giấy hắm nắm trong tay lúc ra đi, ngoài tên và số điện thoại của tôi, hắn còn ghi thêm hai dòng nữa. Dòng đầu hắn cho biết là hắn tự kết liễu đời mình, không liên lụy đến ai. Dòng sau hắn ghi là hắn không còn cha mẹ, anh em, bà con ruột thịt nên nhờ tôi hỏa tang thân xác hắn và rải tro xuống sông để cho hắn được trôi ra biển lớn. Tôi đưa tay chào như chiến sĩ, như một lời chia tay.
Ba hôm sau, tôi nhận được mail của hắn. Nhìn thấy tên hắn là tên người gởi, tôi lạnh dọc sống lưng. Sao hắn chết ba hôm rồi, than xác hắn đã thành tro bụi rải xuống sông rồi. Sao lại còn có thư của hắn gởi.
Hắn viết:
“ Gởi anh. Đã đến lúc tôi cảm thấy mình thừa thãi trong cuộc đời này. Tôi không còn lí do để tồn tại nữa. Phải biết đúng lúc để rút lui là người khôn ngoan. Tôi đã làm tròn phận sự và tôi phải ra đi. Biết đâu ở thế giới khác sẽ vui hơn trần gian điên dại này? Xem như không có V.Huy ở cuộc đời này, quá khứ cũng như tương lai. Anh ở lại hãy sống vui.
V.Huy
Anh đừng sợ hãi khi nhận được thư này. Tôi gởi thư theo chế độ hẹn. Tôi hẹn ba ngày sau khi tôi ra đi, máy mới gởi thư đi”
Tôi đến địa chỉ hắn đã ghi, người ta giao cho tôi một thùng to, vất vả lắm tôi mới chở được về nhà. Những gì trong đó làm tôi kinh ngạc đến sững sờ.
18 cuốn nhật ký hắn ghi từ lúc bảy tuổi cho đến trước ngày hắn chết một tuần lễ với nhiều suy nghĩ gây sửng sốt.
72 bản dịch những cuốn tiểu thuyết của nhiều nhà văn nổi tiếng trên thế giới.
4 bản dịch sang tiếng Đức cuốn Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Thơ các thiền sư đời Lý và cuốn Đoạn trường vô thanh.
3 tập phê bình và nhận định những sai lầm của chủ nghĩa Mác viết bằng tiếng Anh.
2 cuốn nói về sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong thế kỉ 21 viết bằng tiếng Pháp.
43 cuốn phân tích và phê bình về các tác giả Việt Nam từ thơ ca đến tiểu thuyết.
12 cuốn viết về các danh nhân văn hóa Trung Quốc và sự ảnh hưởng của họ.
5 cuốn dịch thơ Đường sang tiếng Việt.
3 cuốn chép tay kinh Phật bằng tiếng Pali.
1 cuốn dịch nhạc Trịnh Công Sơn sang tiếng Tây Ban Nha.
8 tập thơ hắn viết từ hồi 15 tuổi cho đến năm ngoái, tức là cả năm nay hắn không còn làm thơ.
1 cuốn luận án tiến sĩ của hắn với tiêu đề: “Tìm hiểu chính sách ngoai giao của nhà nước Việt Nam từ đời Lý đến 1945”..với nhiều lời phê khen ngợi.
Và nhiều bằng cấp giấy khen của nhiều trường học, tổ chức trong và ngoài nước. Nhiều bài báo của hắn viết trên nhiều tạp chí chuyên ngành của nhiều tổ chức khoa học tiếng tăm trên thế giới.
Một gia tài đồ sộ chứng tỏ sự uyên thâm cùng sức làm việc khủng khiếp của hắn.
Tôi mất gần cả năm nay mà vẫn chưa đọc hết những gì hắn đã viết, và tôi sẽ tiếp tục đọc để hiểu hắn hơn, để càng thêm cảm phục hắn. Một thiên tài đã sinh nhầm nơi chốn. Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ. Tôi không đốt như ý nguyện của hắn. Tôi đóng một tủ sách khá đẹp, đem tất cả tác phẩm hắn đã viết sắp xếp thứ tự. Ngoài mặt tủ, tôi đi thuê khắc dòng chữ: “CÓ MỘT NGƯỜI TÊN V.HUY “ Saigon 12g45 AM ngày 11.8.2010
DODUYNGOC
NỮ DANH CA MINH TRANG TẠ THẾ
August 22, 201
NỮ DANH CA MINH TRANG TỪ TRẦN
Nữ danh ca Minh Trang, một trong những tiếng hát kỳ cựu nhất của nền
tân nhạc Việt Nam, từ trần lúc 11 giờ 20, ngày 17 tháng 8, 2010 (nhằm
ngày 8 tháng 7, Canh Dần, Âm lịch,) tại Orange County, Nam California,
Hoa Kỳ, hưởng thọ 90 tuổi.
Nữ danh ca Minh Trang tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Pháp danh Chơn Anh, sinh ngày 18 tháng 8, 1921 tại Bến Ngự, Huế.
Thuở nhỏ, bà học Trường Dòng, rồi Ðồng Khánh, Quốc Học, Huế.
Năm
1941, bà thành hôn với học giả Ưng Quả, giám đốc Học Chánh Trung
Phần, cháu nội Tuy Lý Vương Miên Trinh, và được hai người con, là Bửu
Minh và Công Tằng Tôn Nữ Ðoan Trang, tức ca sĩ Quỳnh Giao.
Trước khi trở thành ca sĩ, năm 1948, bà là biên tập viên kiêm xướng ngôn viên đài phát thanh Pháp Á, Sài Gòn.
Di ảnh cụ bà Minh Trang. (Hình: Gia đình cung cấp)
Năm 1951, bà kết hôn với nhạc sĩ Dương Thiệu Tước.
Năm
1979, cùng các con, bà vượt biên tới Thái Lan. Một năm sau, bà chọn
định cư tại tiểu bang Virginia. Năm 1986, bà di chuyển về quận hạt
Orange County, miền Nam California.
Cuộc tình của bà với cố nhạc
sĩ Dương Thiệu Tước bắt đầu từ năm 1949, mang lại cho nền tân nhạc
Việt khá nhiều tình khúc bất tử. Ðiển hình như các ca khúc “Bóng Chiều
Xưa,” “Ngọc Lan” v.v...
Năm 2005, nhà báo Phạm Phú Minh, lúc
bấy giờ làm việc với đài phát thanh VNCR, đã có cuộc phỏng vấn thu
video ca sĩ Minh Trang. Xin mời quý độc giả của Diễn Đàn Thế Kỷ xem
một trích đoạn của cuộc phỏng vấn ấy tại đây
http://yfrog.com/jpminhtrangz
http://img709.imageshack.us/img709/5558/minhtrang.mp4
Uploaded with ImageShack.us
NỮ DANH CA MINH TRANG TỪ TRẦN
Nữ danh ca Minh Trang, một trong những tiếng hát kỳ cựu nhất của nền
tân nhạc Việt Nam, từ trần lúc 11 giờ 20, ngày 17 tháng 8, 2010 (nhằm
ngày 8 tháng 7, Canh Dần, Âm lịch,) tại Orange County, Nam California,
Hoa Kỳ, hưởng thọ 90 tuổi.
Nữ danh ca Minh Trang tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Pháp danh Chơn Anh, sinh ngày 18 tháng 8, 1921 tại Bến Ngự, Huế.
Thuở nhỏ, bà học Trường Dòng, rồi Ðồng Khánh, Quốc Học, Huế.
Năm
1941, bà thành hôn với học giả Ưng Quả, giám đốc Học Chánh Trung
Phần, cháu nội Tuy Lý Vương Miên Trinh, và được hai người con, là Bửu
Minh và Công Tằng Tôn Nữ Ðoan Trang, tức ca sĩ Quỳnh Giao.
Trước khi trở thành ca sĩ, năm 1948, bà là biên tập viên kiêm xướng ngôn viên đài phát thanh Pháp Á, Sài Gòn.
Di ảnh cụ bà Minh Trang. (Hình: Gia đình cung cấp)
Năm 1951, bà kết hôn với nhạc sĩ Dương Thiệu Tước. Năm 1979, cùng các con, bà vượt biên tới Thái Lan. Một năm sau, bà chọn định cư tại tiểu bang Virginia. Năm 1986, bà di chuyển về quận hạt Orange County, miền Nam California.
Cuộc tình của bà với cố nhạc sĩ Dương Thiệu Tước bắt đầu từ năm 1949, mang lại cho nền tân nhạc Việt khá nhiều tình khúc bất tử. Ðiển hình như các ca khúc “Bóng Chiều Xưa,” “Ngọc Lan” v.v...
Năm 2005, nhà báo Phạm Phú Minh, lúc bấy giờ làm việc với đài phát thanh VNCR, đã có cuộc phỏng vấn thu video ca sĩ Minh Trang. Xin mời quý độc giả của Diễn Đàn Thế Kỷ xem một trích đoạn của cuộc phỏng vấn ấy tại đây
http://yfrog.com/jpminhtrangz
http://img709.imageshack.us/img709/5558/minhtrang.mp4
Uploaded with ImageShack.us
GS.CARL THAYER * BIỂN ĐÔNG
Hoa Kỳ và Trung quốc xác định thái độ tại Biển Đông
Giáo sư Carl Thayer (Trần Bình Nam phóng dịch)
Lời giới thiệu:
Tháng
7/2010 có hai biến chuyển đáng quan tâm tại Á châu. Thứ nhất, hội
nghị của Diễn Đàn An Ninh Á châu (Asean Regional Forum – ARF) họp
thường niên tại Hà Nội. Tại hội nghị, Hoa Kỳ tuyên bố chính sách mới
tại Biển Đông. Thứ hai, Hải quân Hoa Kỳ và Nam Hàn tập trận tại vùng
biển chung quanh bán đảo Triều Tiên (1) . Trước đó cũng
trong tháng 7/2010, giáo sư Carlyle Thayer ở Úc viết bài “The United
States and Chinese Assertiveness in the South China Sea” (Hoa Kỳ và
Trung quốc xác định thái độ tại Biển Đông) với đầy đủ chi tiết về
sự tranh chấp Biển Đông giữa Trung quốc, Việt Nam và Hoa Kỳ. Tài
liệu ngắn gọn, nhưng súc tích giúp cho những ai muốn tìm hiểu về các
vấn nạn của Biển Đông trong mấy chục năm qua. Sau đây là
bản lược dịch.
Gíao sư Thayer bắt đầu bài viết bằng
cách nói đến sự quan trọng của căn cứ Hải quân Trung quốc tại Hải
Nam và vụ tàu Trung quốc chận đường chiến hạm Impeccable của Hải
quân Hoa Kỳ và những lời tuyên bố chủ quyền của Trung quốc trên Biển
Đông. Ba động tác này là một thách thức các nước chung quanh vùng
Biển Đông và Hoa Kỳ. Gíao sư Thayer đưa ra 3 nguyên nhân gỉải thích
tại sao Trung quốc lại có thái độ giành quyền kiểm sóat Biển Đông.
Và sau cùng đưa ra 7 đề nghị giúp giải quyết căng thẳng tại đó .
Trần Bình Nam ** Bối cảnh: Với chính sách chính
thức tuyên bố là “hòa bình, hợp tác và phát triển” (peace,
cooperation and development) Trung quốc đã theo đuổi chủ thuyết tạo
một thế giới “hài hòa” (harmonious world) qua đường phát triển kinh
tế và góp phần duy trì hòa bình thế giới.
Trung
quốc rất thành công trong chính sách kinh tế nhắm vào xuất cảng là
chính, và việc này đòi hỏi năng lượng. Hai nhu cầu, phát triển kinh
tế và đầy đủ năng lượng đòi hỏi Trung quốc lo bảo đảm sự lưu thông
của các đường biển huyết mạch gần lục địa Trung quốc. (Sea Lines of
Communications – SLOCs). Mặc dù thế giới đang trải qua
cuộc khủng hoảng kinh tế, ảnh hưởng kinh tế của Trung quốc vẫn rất
mạnh trong vùng. Trung quốc đặc biệt có vị thế quan trọng vì Trung
quốc là chủ nợ 2 trillion mỹ kim mà con nợ là Hoa Kỳ.
Để
giúp giải quyết khủng hoảng kinh tế thế giới Trung quốc giải tỏa
ngân khoản kích thích kinh tế (stimulus package) trong nước, chính
yếu trong ngành xây cất và ngoài nước bỏ nhiều tiền đầu tư làm cho
Trung quốc càng có uy thế khi kinh tế thế giới vãn hồi dần.
Nhờ sức mạnh kinh tế, Trung quốc cải tiến trang bị quân đội như
tăng cường hỏa tiễn đặt trên đất liền và trên biển đồng thời cải
thiện kho vũ khi nguyên tử để đối đầu với kho vũ khí nguyên tử của
Hoa Kỳ. Trung quốc còn phát triển hỏa tiễn tầm ngắn và
tầm trung dùng vào việc tấn công Đài Loan trường hợp Đài Loan tuyên
bố độc lập.
Đồng thời Trung quốc tăng cường sức mạnh của Hải
quân để bảo vệ các đường giao thông trên biển và bảo đảm không ai có
thể chận eo biển Malacca. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc châu
từng nhận xét rằng sự phát triển quân lực Trung quốc vượt ngoài nhu
cầu tự vệ, và ngân sách quốc phòng Trung quốc công bố chỉ là một
phần của ngân sách thực chi . Từ năm 1997 đến nay ngân sách quốc
phòng Trung quốc tăng 500%. Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Bộ Tham mưu
Liên quân Hoa Kỳ nói rằng Trung quốc đặc biệt tăng cường lực lượng
Hải quân nhằm có khả năng đối phó với các căn cứ Hải quân Hoa Kỳ
trong vùng Á châu. Các nhà nghiên cứu chiến lược cho
rằng Trung quốc đang nới rộng vòng đai phòng thủ tại tây Thái Bình
Dương ra vòng đảo ngoài Biển Nhật Bản, Biển Phi Luật Tân và Biển Nam
Dương bao gồm cả quần đảo Marianas và Palau tiến sát đến đảo Guam
của Hoa Kỳ.
Tháng Ba & tháng Tư vừa qua (2010) Hải quân
Trung quốc cho tập trận tại phía Nam đảo Okinawa. Cuộc tập
trận đầu tiên trong tháng Ba gồm 6 chiến hạm thuộc Hạm đội Bắc hải
tập đánh nhau với Hạm đội Nam hải. Sau đó Hạm đội Bắc hải băng qua
eo biển Bashi phía bắc Phi Luật Tân vào neo tại Fiery Cross Reef
thuộc quần đảo Trường Sa trước khi tiếp tục tập trận tại phía đông eo
biển Malacca. Cuộc tập trận thứ hai gồm 10 chiến hạm
thuộc Hạm đội Đông hải diễn tập tại phía đông bờ biển Đài Loan cùng
với máy bay căn cứ trên đất liền tập tiếp tế nhiên liệu trên không,
bay đêm, bay tránh radar và thực tập oanh tạc trên biển.
Đô
đốc Robert Willard, Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương nói sự
phát triển lực lượng của Trung quốc làm thay đổi cán cân quân sự
trong vùng Thái Bình Dương. Quan hệ giữa Trung quốc và Hoa
Kỳ là quan hệ vừa tranh đua vừa hợp tác, trong đó Đài Loan chiếm
một vị trí quan trọng. Trong nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống Bush,
quan hệ giữa hai bên có chiều dịu xuống, nhưng trong những tháng 9
& 10/2008 Trung quốc ngưng các chương trình hợp tác quân sự khi
Hoa Kỳ quyết định bán 6.5 tỉ mỹ kim vũ khí cho Đài Loan. Sau khi
tổng thống Obama đắc cử, Trung quốc tiếp nối lại quan hệ quân sự. Bộ
trưởng ngoại giao hai nước thăm viếng qua lại. Tổng thống Obama và
Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư đảng cộng sản Trung quốc Hồ Cẩm Đào
gặp nhau không chính thức qua các buổi họp G-20 tại Luân Đôn và
Pittsburgh. Cuối năm 2009 tổng thống Obama chính thức thăm viếng Bắc
Kinh.
Trước khi lên đường tổng thống Obama nói ông cho rằng
sự vươn lên của Trung quốc không có tính đe dọa ai. Tuy nhiên đầu
năm 2010, ông Obama chấp thuận một đợt bán vũ khí khác cho Đài Loan
và Trung quốc lại ngưng các chương trình hợp tác quân sự. Ý
nghĩa chiến lược của căn cứ Hải quân Yulin Năm 2007 vệ
tinh dân sự của Anh khám phá Trung quốc xây cất gần xong một căn cứ
Hải quân lớn tại Yulin gần thành phố Sanya nằm ở cực nam đảo Hải Nam.
Khi hoàn tất căn cứ này có khả năng đưa Hải quân Trung quốc vào
hoạt động tại Thái Bình Dương và Biển Đông. Các hình chụp
được cho thấy các hầm và cầu tàu tại Yulin có khả năng đồn trú
nhiều chiến hạm và tàu ngầm.
Các cầu đang xây có khả năng làm
chỗ đậu cho các chiến hạm tấn công loại lớn và hàng không mẫu hạm.
Đồng thời Trung quốc cho cải tiến phi trường tại đảo
Woody trong quần đảo Paracels và xây một đài radar tại Fiery Cross
Reef trong quần đảo Trường Sa, và các đơn vị Hải quân khác hiện diện
gần như thường trực tại Mischief Reef ở phía tây Phi Luật Tân. Các
căn cứ và cơ sở này cho Trung quốc khả năng bảo vệ quyền “tự biên tự
diễn” của mình trên Biển Đông, và sự giao thông qua lại của hai eo
biển Malacca và Singapore.
Căn cứ Yulin giúp rút ngắn
đường tiếp vận cho hạm đội Trung quốc hoạt động trong Biển Đông và
gián tiếp đe dọa sự tự do lưu thông của thương thuyền các nước Nhật,
Đài Loan và Nam Hàn. Một phần căn cứ Yulin nằm dưới hầm
không thể chụp hình bằng vệ tinh, nên không thể xác định được khả
năng thật sự của nó. Phần chụp được cho thấy căn cứ Yulin đã có khả
năng đồn trú tàu ngầm mang hỏa tiễn liên lục địa. Cuối năm 2007 người
ta thấy tàu ngầm nguyên tử thế hệ thứ hai thuộc Loại Jin 095 tại
căn cứ Yulin.
Trước đây loại tàu ngầm này chỉ có mặt trong
Hạm đội Bắc hải. Khi Yulin hoàn tất căn cứ này sẽ là
căn cứ tàu ngầm tấn công của Hải quân Trung quốc. Hiện nay Trung
quốc chưa đóng xong các tàu ngầm tối tân, nhưng khi xong Trung quốc
có tàu ngầm mang 12 hỏa tiễn có khả năng phóng ngoài biển. Và đây là
lực lượng đáng quan ngại khi Trung quốc trang bị chúng với hỏa tiễn
nhiều đầu đạn nguyên tử. Chung quanh đảo Hải Nam là vùng nước sâu
nên tàu ngầm Trung quốc có thể ẩn náu để phóng hỏa tiển một cách kín
đáo.
Theo Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ Trung quốc sắp hoàn tất 5
tàu ngầm nguyên tử phóng hỏa tiễn (SSBN), một số sẽ được đồn trú
tại Yulin. Căn cứ Yulin như vậy có khả năng thay đổi cán
cân lực lượng trên Biển Đông và là một trở ngại cho sự đi lại của
Hải quân Hoa Kỳ (theo nhận xét của Đô đốc Willard) cũng như của Hải
quân các nước chung quanh Biển Đông như Việt Nam và Phi Luật Tân.
Trung
quốc quấy nhiễu tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ Tháng
Hai-Ba 2009 chiến hạm Hoa Kỳ USNS Impeccable đang làm công tác dò
đáy biển tại một vùng cách mũi nam đảo Hải Nam 75 hải lý để đo lường
khả năng hoạt động của tàu ngầm Trung quốc xuất phát từ căn cứ
Yulin thì ngày 5/3 một chiến hạm nhỏ của Trung quốc chạy chận đầu
không quá 100 mét mà không báo trước bằng vô tuyến. Hai giờ sau một
máy bay quân sự Trung quốc lọai Y-12 bay thật thấp trên chiếc
Impeccable, và chiến hạm Trung quốc trở lại chận đầu chiếc Impeccable
lần này cách xa khỏang từ 400 đến 500 mét. Ngày 7/3 một
chiến hạm thu thập tin tức tình báo của Hải quân Trung quốc đến sát
chiếc Impeccable dùng vô tuyến liên lạc với đài chỉ huy yêu cầu chiếc
Impeccable rời vùng hoạt động nếu không “sẽ lãnh hậu quả”.
Hôm
sau 8/3 Trung quốc cho 5 chiếc tàu bám theo chếc Impeccable (một
chiếc thuộc sở kiểm ngư, một chiếc thuộc Viện hải học, một chiến hạm
tuần duyên và hai chiếc giả cào (trawler) (2). Hai chiếc trawler tiến
sát chiếc Impeccable 15 mét phất cờ Trung quốc bảo Impeccable rời
khỏi khu vực tức khắc. Chiếc Impeccable dùng vòi phun nước đuổi tàu
Trung quốc. Sau đó chiếc Impecable yêu cầu tàu Trung quốc tránh đường
để rời khu vực an toàn tránh tạo khủng hoảng. Có lúc chiếc
Impeccable phải ra lệnh lùi máy để tránh húc vào hai chiếc trawler.
Khi Impeccable rời vị trí, ngư phủ các chiếc trawler dùng câu móc
định cắt đứt dây kéo máy dò đáy biển (Sonar) của tàu Impeccable.
Ngày
11/6 Hải quân Trung quốc lại gây sự với Hải quân Hoa Kỳ khi cho tầu
ngầm tìm cách cắt máy Sonar của chiếc USS John S. McCain khi chiếc
tàu này đang thao dượt với hải quân Nam Dương và Phi Luật Tân .
Hai cuộc đụng chạm này cho thấy với thái độ của Trung quốc
Biển Đông có thể là nơi bùng phát những sự cố bất ngờ. Trung
quốc xác định thái độ chủ quyền tại Biển Đông. Từ năm
2007 Trung quốc đã làm một số hành động đụng chạm chủ quyền của Việt
Nam. Thứ nhất: Trung quốc áp lực các hãng dầu Hoa Kỳ
ngưng tiến hành các giao kèo khai thác dầu khí ký với Việt Nam trong
vùng “gọi là tranh chấp” trong Biển Đông.
Thứ hai: Trung
quốc đơn phương cấm đánh cá trong Biển Đông. Thứ ba:
Trung quốc phản đối với Liên hiệp quốc khi Việt Nam và Mã Lai Á nộp
hồ sơ xác định “vùng biển nối dài” chung của hai nước. Đồng thời
Trung quốc đòi chủ quyền trên Biển Đông bằng cách đơn phương công bố
một bản đồ gồm 9 đường chấm chấm (họp lại thành hình thù như một
cái lưỡi bò) choán trọn 80% Biển Đông. Năm 2007 Việt Nam
vạch kế hoạch phát triển vùng biển, dự kiến đến năm 2020 vùng này sẽ
đóng góp 55% GDP quốc gia và 55-60% hàng hóa, phẩm vật xuất cảng.
Trung quốc âm thầm áp lực các công ty Hoa Kỳ đang tính toán đầu tư
vào vùng biển Việt Nam, trong đó có công ty ExxonMobil, rằng nếu ký
giao kèo với Việt Nam các công ty này sẽ mất quyền lợi làm ăn với
Trung quốc. Năm 2009 và 2010 Trung quốc đơn phương ra
lệnh cấm đánh cá trên vĩ tuyến 12 từ 15-5 đến 1-8. Trung quốc nói
mục đích cấm để cho cá sinh đẻ, để chận nạn đánh cá lậu và bảo vệ
quyền lợi của ngư dân Trung quốc.
Thời gian cấm là mùa
đánh cá hằng năm của ngư dân Việt Nam. Năm 2009 Trung
quốc phái 9 chiếc tàu thuộc sở Bảo vệ Ngư nghiệp chạy tuần tra để thi
hành lệnh cấm. Tàu Trung quốc chận bắt, lấy cá và đuổi thuyền bè
ngư dân Việt Nam ra khỏi khu cấm. Có một lần tàu Trung quốc húc chìm
một thuyền đánh cá Việt Nam. Ngày 16/7 Trung quốc bắt giữ 3 thuyền
đánh cá của Việt Nam và 37 ngư dân gần đảo Paracels. Sau khi thả 2
thuyền, Trung quốc giữ lại thuyền thứ ba với 12 ngư dân đòi 31700 mỹ
kim tiền phạt.
Chính quyền tỉnh Quảng Ngãi (nơi xuất phát
các thuyền đánh cá bị bắt) không chịu đóng tiền phạt. Bộ Ngoại giao
Việt Nam đã phản đối qua tòa đại sứ Trung quốc tại Hà Nội.
Lợi dụng hai bộ Thương Mãi Việt Nam và Trung quốc có chung một
Trang Nhà, Trung quốc cho đăng một bản tin phản đối chính quyền Việt
Nam (TBN: làm như Việt Nam tự chữi mình!). Khi nhận ra việc dối trá
này của Trung quốc, Bộ Thương Mãi Việt Nam cho đóng trang nhà
chung. Chưa hết, tháng 8 khi hai thuyền đánh cá và 25
ngư dân Việt Nam chạy vào tránh bảo tại Paracels, Trung quốc giam
thuyền và giam giữ các ngư dân. Lần này Việt Nam phản ứng mạnh mẽ đòi
hủy bỏ các phiên họp chung để thảo luận về các vấn đề khai thác
ngoài biển đã lên lịch. Trung quốc thả các ngư dân.
Tháng
4/2010 Trung quốc lại ban hành lệnh cấm như năm trước và hai chiếc
tàu Yuzheng 311 và tàu tuần duyên 202 của Hải quân Trung quốc đã
được phái đến bênh vực cho ngư dân Trung quốc nói là bị lực lượng
Hải quân Việt Nam xách nhiễu. Các thuyền đánh cá Việt Nam dùng chiến
thuật bao vây gây trở ngại vận chuyển cho tàu Yuzheng 311.
Khi
Trung quốc gởi thêm chiến hạm tới, các thuyền đánh cá Việt Nam rút
đi. Ủy ban Liên hiệp quốc về Thềm Lục Địa nối dài
(Commission on the Limits of the Continental Shell –CLCS) đã định
ngày 13/5/2009 là ngày cuối cùng để các quốc gia ven biển trên thế
giới nộp bản khai Thềm Lục Địa Nối Dài theo một điều khoản của Luật
Biển (UN Convention of Law of the Sea – UNCLOS). Ngày 6/5 Việt Nam
và Mã Lai nộp một bản khai cho vùng chung phía Nam, và ngày 7/5 Việt
Nam nộp một bản riêng trong vùng phiá Bắc (3).Trung quốc lập tức
gởi một văn thư phản kháng đến Liên hiệp quốc (nhưng không nộp bản
khai của mình theo tinh thần Luật Biển). Việt Nam gởi văn thư phản
đối văn thư của Trung quốc. Ngay sau đó Trung quốc (như
đã nói ở trên) cho công bố một bản đồ gồm 9 đường chấm chấm mơ hồ
họp thành một hình chữ U bao trọn Biển Đông nói là vùng biển chủ
quyền.
Trong 3 bản tuyên bố trước đây (9/1958 về lãnh
hải, 1992 về lãnh hải và vùng lân cận, 1996 về đường chuẩn cho lãnh
hải) và một bộ luật ban hành năm 1998 về thềm lục địa Trung quốc
chưa bao giờ có một đòi hỏi có tính tự tác tự thọ như vậy.
Những hành động của Trung quốc làm Hoa Kỳ quan tâm và thấy cần điều
chỉnh thái độ để bảo vệ quyền thương mãi và uy tín của mình. Thái
độ của Hoa Kỳ trước đây là không can thiệp vào việc tranh chấp biển
đảo giữa các nước trong vùng, và chỉ đặt quan tâm chính vào việc an
toàn và tự do lưu thông trên biển. Những tháng đầu của
chính quyền Obama, Trung quốc và Phi Luật Tân bất hòa khi Phi vạch
đường căn bản qua các hải đảo Trung quốc gởi chiến hạm tới có ý đe
dọa, tổng thống Obama đã ủng hộ Phi bằng cách điện thoại cho bà tổng
thống Phi Gloria Macapagal Arroyo xác định rằng Hoa Kỳ vẫn tôn
trọng thỏa ước về tàu bè thăm viếng (Visiting Forces Agreement) giữa
Hoa Kỳ và Phi. Tháng 7/2009 Hoa Kỳ xác định quan điểm
tại Biển Đông trước quốc hội.
Chính phủ gởi hai ông Scot
Marciel (Phụ tá bộ trưởng ngoại giao) và Robert Scher (Phụ tá bộ
trưởng quốc phòng) đến điều trần trước Tiểu ban Đông Á và Thái Bình
Dương. Ông Marciel tuyên bố một cách dứt khoát rằng những tuyên bố về
biển của Trung quốc tại Biển Đông không có một cơ sở quốc tế nào cả.
Ông Marciel nói với quốc hội rằng Hoa Kỳ có “lợi ích
thiết yếu” (vital interest) khi duy trì sự ổn định, tự do lưu thông
và bảo vệ quyền buôn bán của mình tại Đông Á. Ông Marciel sau khi tóm
tắt cho quốc hội biết việc Trung quốc de dọa các công ty dầu khí
của Hoa Kỳ định làm ăn với Việt Nam đã khẳng định: “Chúng ta cương
quyết chống lại mọi de dọa các công ty Hoa Kỳ.”
Về việc
tàu Trung quốc quấy nhiễu hoạt động của Hải quân Hoa Kỳ ngoài khơi
đảo Hải Nam ông Scher xác định thái độ 4 điểm của Hoa Kỳ: 1.
Bằng lời và bằng hành động Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện trong vùng.
2. Hải quân Hoa Kỳ quả quyết duy trì quyền lưu thông trên biển.
3. Quan hệ an ninh với các nước trong vùng qua các cuộc nói
chuyện về chính sách và chiến lược và hợp tác bảo đảm an toàn trên
biển. 4. Tăng cường quan hệ ngoại giao – quân sự với Trung quốc
để tránh đụng chạm do sự hiểu lầm.
Khi quan hệ giữa Việt
Nam và Trung quốc căng thẳng Việt Nam trở nên gần gũi với Hoa Kỳ
hơn. Tháng 6/2008 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viếng thăm Hoa Kỳ và hội
kiến với tổng thống Bush. Thủ tướng Dũng là vị thủ tướng Việt Nam
đầu tiên đến viếng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ sau năm 1975. Trong một
thông cáo chung sau chuyến viếng thăm hai bên đồng ý duy trì các
cuộc gặp gỡ cao cấp về an ninh và chiến lược.
Ngoài ra tổng
thống Bush còn tuyên bố Hoa Kỳ ủng hộ “chủ quyền, an ninh và sự tòan
vẹn lãnh thổ của Việt Nam” (nguyên văn: the US supports “Vietnam’s
national sovereignty, security and territorial integrity”.
Lời tuyên bố của tổng thống Bush không nói đến Biển Đông. Tuy nhiên
người ta hiểu rằng đấy là một cách nói tiếp theo lời tuyên bố của Bộ
trưởng Quốc phòng Robert Gates trước đó vào đầu năm tại Singapore
rằng: “Trong chuyến đi Á châu, tôi nghe nhiều quốc gia nói vê` tình
trạng an ninh trong vùng do nhu cầu tài nguyên thiên nhiên và than
phiền những chính sách ngoại giao có tính áp lực làm cho tình hình
trong vùng trở nên phức tạp …
Chúng ta nên tránh thái độ có
tính áp lực mặc dù được che dấu dưới lớp vỏ hợp tác”. (TBN: Ai cũng
biết bộ trưởng Robert Gates nói tới Biển Đông và thái độ đại hán của
Trung quốc) Các lời tuyên bố của Bộ trưởng Gates, của
tổng thống Bush và của ông phụ tá ngoại giao Marciel là những lời
nhắn nhủ Trung quốc rằng họ không nên đe dọa các công ty Hoa Kỳ định
làm ăn với Việt Nam trên Biển Đông. Quan hệ quốc phòng
giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng được cải thiện hơn từ năm 2008. Tháng
10/2008 bộ Ngoại giao Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu nói chuyện cấp cao
về chính trị - quân sự. Tháng 4/2009 một số sĩ quan cao cấp Việt Nam
được máy bay Hoa Kỳ chở đến mẫu hạm USS John Stennis để quan sát
lực lượng Hải Không Quân thao dượt. Tháng 8/2009 và tháng 3/2010 cơ
sở sửa tàu của Việt Nam sửa chữa các tàu hải quân Hoa Kỳ thuộc lực
lượng vận tải đường biển (US Navy Military Sealift Command).
Cuối
năm 2009 bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh viếng thăm Hoa
Thịnh Đốn và gặp bộ trưởng Gates tại Bộ quốc phòng. Trên đường đi
tướng Thanh ghé Hawai thăm Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ tại Thái bình Dương.
Theo chương trình, trong những tháng cuối năm 2010 này các giới chức
quân sự cao cấp Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ gặp nhau. Tờ Quadrennial
Defence Review năm 2010 viết rằng Hoa Kỳ xem Việt Nam và Indonesia
là hai đối tác chiến lược quan trọng. Những trở lực trong mối
quan hệ Hoa Kỳ-Trung quốc Sau khi nhậm chức chính quyền
Obama mở đầu quan hệ với Trung quốc qua cuộc họp song phương bàn về
Chiến lược và Kinh tế (Strategic and Economic Dialogue - SED) trong
tháng 7/2009 tại Hoa Thịnh Đốn. Buổi họp sau đó tổ chức tại Bắc Kinh
tháng 5/2010. Tháng 8/2009 bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ
Robert Gates tiếp tướng Xu Caihou, Phó chủ tịch Quân ủy trung ương
của quân đội Trung quốc tại Pentagone.
Tướng Xu Caihou
còn gặp Cố vấn an ninh quốc gia James Jones, Tham mưu trưởng Liên
quân Đô đốc Michael Mullen, thứ trưởng ngoại giao James Steinberg và
thăm xã giao tổng thống Obama. Ông Gates và tướng Xu đồng
ý một chương trình 7 điểm: 1. Thăm viếng cấp cao. 2. Hợp
tác nhân đạo và giúp đỡ nhau khi có thiên tai. 3. Trao đổi hiểu
biết y học quân sự. 4. Trao đổi để hiểu nhau hơn giữa các sĩ
quan cấp Tá và cấp Úy 5. Trao đổi văn hóa và thể thao giữa hai
quân đội. 6. Tăng cường các cuộc thăm viếng ngoại giao. 7.
Trao đổi hiểu biết về cách thức tăng cường an toàn trên biển. Tuy
nhiên tướng Xu nêu ra 4 trở lực chính trong mối quan hệ Mỹ Trung
gồm: 1. Quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và Đài Loan. Nếu Hoa Kỳ
khắng khít quân sự với Đài Loan thì quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và
Trung quốc khó được cải thiện. 2. Tàu bè và máy bay của Hoa Kỳ
không nên vào khu đặc quyền kinh tế của Trung quốc. Hoa Kỳ nên tôn
trọng Luật Biển và các luật về biển của Trung quốc 3.
Một
số luật của Hoa Kỳ làm trở ngại quan hệ Hoa Kỳ-Trung quốc như Luật
“Defense Authorization Act” thông qua năm 1999 4. Hoa Kỳ còn
nghi ngờ thiện chí chiến lược của Trung quốc. Tháng
Ba/2010 Trung quốc nói với hai viên chức Hoa Kỳ thăm viếng Trung
quốc rằng Trung quốc xem Biển Đông là vùng có “quyền lợi thiết yếu”
(core interest) của Trung quốc. Đây là lần đầu tiên Trung quốc đưa
Biển Đông lên hàng “quyền lợi thiết yếu” như Đài Loan và Tây Tạng
với ý nghĩa nếu bị xâm phạm Trung quốc sẽ dùng vũ lực để bảo vệ.
Có nhiều lý do giải thích tại sao gần đây Trung quốc khẳng
định lập trường đòi chủ quyền của mình trên Biển Đông.
Thứ nhất, Trung quốc muốn áp lực Việt Nam cùng với Trung quốc khai
thác dầu khí chung trong vùng biển ngoài khơi trên nguyên tắc thuộc
Việt Nam. Nếu quả thật vậy thì Trung quốc khó đạt được ý đồ của mình
vì Việt Nam không dễ gi để Trung quốc hưởng lợi những gì nằm trong
(hay sát với) vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình.
Trước
đây Trung quốc áp lực các công ty nước ngòai không ký giao kèo khai
thác dầu khí với Việt Nam cũng trong mục đích này (và tạm thời
thành công). Hai công ty BP của Anh và ExxonMobil của Mỹ đã tạm
ngưng khai thác theo giao kèo, nhưng gần đây cho biết sẽ tiếp tục
tiến hành giao kèo đã ký. Hoa Kỳ đã cho Trung quốc biết Hoa Kỳ không
chấp nhận ai làm áp lực với các công ty Hoa Kỳ làm ăn hợp luật lệ
quốc tế . Thứ hai, Trung quốc muốn cho Việt Nam thấy sự
bất mãn khi biết Việt Nam hình như đang chuẩn bị mang việc xích lại
với Hoa Kỳ ra bàn thảo trong đại hội 11 của đảng vào năm 2011. Từ
năm 1995 sau khi thiết lập bang giao với Hoa Kỳ Việt Nam vẫn rất dè
dặt trong quan hệ với Hoa Kỳ vì ngại làm mất lòng Trung quốc. Nhưng
từ năm 2003 về sau áp lực trên Biển Đông của Trung quốc càng mạnh
thì Việt Nam càng bớt dè dặt khi xích lại với Hoa Kỳ.
Cuối
năm 2007 khi Trung quốc thành lập quận huyện bao gồm cả Trường Sa,
sinh viên Việt Nam tại Sài gòn và Hà Nội đã biểu tình phản đối và
Trung quốc đã mạnh mẽ áp lực Việt Nam ngăn cấm các cuộc biểu tình.
Qua năm 2008 sự chống đối của nhân dân trong nước trước ý đồ lấn
chiếm của Trung quốc lên cao và cao điểm là năm 2009 khi tướng Võ
Nguyên Giáp lên tiếng cho rằng vụ Trung quốc khai thác mỏ Bauxite ở
cao nguyên Việt Nam là có hại cho an ninh quốc gia. Đảng cộng sản
Việt Nam nhận ra rằng khuynh hướng chống Trung quốc trong nước là
một đe đọa cho sự lãnh đạo của đảng cộng sản nếu họ không có chương
trình đáp ứng. Những nhà quan sát tình hình Việt Nam đồng
ý rằng nội bộ lãnh đạo Việt Nam có hai khuynh hướng. Một muốn mở
rộng quan hệ quốc tế để hội nhập rộng rãi. Một muốn thắt chặt quan
hệ với Trung quốc. Và Trung quốc tỏ thái độ cứng rắn trên Biển Đông
để cảnh cáo Việt Nam rằng theo họ thì có lợi hơn là chống họ.
Nhưng
hình như trước tình cảm chống Trung quốc của nhân dân nhóm thứ hai
chủ trương thân Trung quốc cũng phải đồng ý cần tìm một con đường
quốc phòng khác hơn là dựa vào Trung quốc. Thứ ba, chính
sách Biển Đông của Trung quốc có thể do nhu cầu năng lượng. Làm chủ
được Biển Đông có nghĩa là làm chủ một kho dầu khổng lồ và bảo đảm
một đường lưu thông quan trọng trên biển. Trung quốc đã cải tiến
thiết bị Hải quân và thiết lập căn cứ ở Yulin trong mục đích này.
Năm 2002 khối Asean và Trung quốc ký bản “Tuyên bố về Cách
ứng xử trên Biển Đông” (Declaration on the Conduct of Parties in the
South China Sea) đồng ý “tự chế và thận trọng trong các hoạt động
để tránh gây ra tranh chấp” (self restraint in the conduct of
activities that would complicate or escalate disputes). Tuy nhiên
tình hình an ninh trên Biển Đông càng căng thẳng và trở nên cấp bách
trong ba năm qua. Sự đụng chạm giữa Hải quân Trung quốc và Hải quân
Hoa Kỳ tại phía Nam đảo Hải nam cho thấy Biển Đông có thể là nơi
“tóe ra lửa” nếu các bên liên hệ thiếu thận trọng.
Để
kết thúc bản Tài liệu về tranh chấp Biển Đông, giáo sư Thayer đề
nghị một giải pháp 7 điểm để giảm căng thẳng trên Biển Đông: 1.
Trung quốc cần thảo luận với các nước trong vùng về quyền đánh cá và
chấm dứt việc đơn phương cấm đánh cá vùng này vùng khác hằng năm một
cách tùy tiện. 2. Cần chi tiết hóa việc thi hành bản “Tuyên bố
về Cách ứng xử trên Biển Đông” ký năm 2002. 3. Trung quốc và Hoa
Kỳ cần có một bản văn Thỏa Thuận về đụng chạm trên biển (Incidents
At Sea Agreement) để tránh đụng chạm trên biển ngoài ý muốn. 4.
Các nước có vũ khí nguyên tử, nhất là các nước trong Hội đồng Bảo
an Liên hiệp quốc cần tham gia vào “Hiệp Định Xác lập vùng Phi
nguyên tử Đông Nam Á” (Southeast Asia Nuclear Free Weapons Zone
Treaty). Trung quốc hứa sẽ tham gia (nhưng chưa ký). Hiệp hội Asean
cần xác định vùng nam đảo Hải Nam có nằm trong vùng địa lý áp dụng
của Hiệp Định này không ? 5. Các nước trong vùng chung quanh
Biển Đông cần thảo luận ở cấp cao cách thi hành Luật Biển để tránh
sự tranh chấp về nội dung các bản khai nộp Liên hiệp quốc liên quan
đến thềm lục địa nối dài và xác định rõ ràng Hải quân các nước có
quyên hoạt động gì trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác. 6.
Hội nghị các bộ trưởng quốc phòng khối Asean + tại Hà Nội sắp đến
cần tạo sự tin cậy và đề ra các biện pháp đề phòng tại Biển Đông.
7. Các nước trong vùng cần thảo luận để thành lập một cơ chế gặp
nhau thường xuyên giữa các lãnh tụ quốc gia để thảo luận những vấn
đề còn cấn cái giữa các nước liên quan đến an ninh trong vùng.
Trần Bình Nam August 15, 2010 binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com (1)
Xem tài liệu số 360 www.tranbinhnam.com
trang Bình Luận, link:
http://www.tranbinhnam.com/binhluan/HoaKy_Va_MatTran_BienDong.htm
(2) Giả cào là danh từ ngư dân vùng duyên hải miền
Trung Việt Nam dùng để gọi thuyền đánh cá bằng lưới kéo lê sát đáy
biển. (3) Xem tài liệu số 311 www.tranbinhnam.com
trang Bình Luận, link: http://www.tranbinhnam.com/binhluan/Them_LucDia_NgoaiBien.html
Hoa Kỳ và Trung quốc xác định thái độ tại Biển Đông
Tháng 7/2010 có hai biến chuyển đáng quan tâm tại Á châu. Thứ nhất, hội nghị của Diễn Đàn An Ninh Á châu (Asean Regional Forum – ARF) họp thường niên tại Hà Nội. Tại hội nghị, Hoa Kỳ tuyên bố chính sách mới tại Biển Đông. Thứ hai, Hải quân Hoa Kỳ và Nam Hàn tập trận tại vùng biển chung quanh bán đảo Triều Tiên (1) . Trước đó cũng trong tháng 7/2010, giáo sư Carlyle Thayer ở Úc viết bài “The United States and Chinese Assertiveness in the South China Sea” (Hoa Kỳ và Trung quốc xác định thái độ tại Biển Đông) với đầy đủ chi tiết về sự tranh chấp Biển Đông giữa Trung quốc, Việt Nam và Hoa Kỳ. Tài liệu ngắn gọn, nhưng súc tích giúp cho những ai muốn tìm hiểu về các vấn nạn của Biển Đông trong mấy chục năm qua. Sau đây là bản lược dịch.
Gíao sư Thayer bắt đầu bài viết bằng cách nói đến sự quan trọng của căn cứ Hải quân Trung quốc tại Hải Nam và vụ tàu Trung quốc chận đường chiến hạm Impeccable của Hải quân Hoa Kỳ và những lời tuyên bố chủ quyền của Trung quốc trên Biển Đông. Ba động tác này là một thách thức các nước chung quanh vùng Biển Đông và Hoa Kỳ. Gíao sư Thayer đưa ra 3 nguyên nhân gỉải thích tại sao Trung quốc lại có thái độ giành quyền kiểm sóat Biển Đông. Và sau cùng đưa ra 7 đề nghị giúp giải quyết căng thẳng tại đó . Trần Bình Nam ** Bối cảnh: Với chính sách chính thức tuyên bố là “hòa bình, hợp tác và phát triển” (peace, cooperation and development) Trung quốc đã theo đuổi chủ thuyết tạo một thế giới “hài hòa” (harmonious world) qua đường phát triển kinh tế và góp phần duy trì hòa bình thế giới.
Trung quốc rất thành công trong chính sách kinh tế nhắm vào xuất cảng là chính, và việc này đòi hỏi năng lượng. Hai nhu cầu, phát triển kinh tế và đầy đủ năng lượng đòi hỏi Trung quốc lo bảo đảm sự lưu thông của các đường biển huyết mạch gần lục địa Trung quốc. (Sea Lines of Communications – SLOCs). Mặc dù thế giới đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế, ảnh hưởng kinh tế của Trung quốc vẫn rất mạnh trong vùng. Trung quốc đặc biệt có vị thế quan trọng vì Trung quốc là chủ nợ 2 trillion mỹ kim mà con nợ là Hoa Kỳ.
Để giúp giải quyết khủng hoảng kinh tế thế giới Trung quốc giải tỏa ngân khoản kích thích kinh tế (stimulus package) trong nước, chính yếu trong ngành xây cất và ngoài nước bỏ nhiều tiền đầu tư làm cho Trung quốc càng có uy thế khi kinh tế thế giới vãn hồi dần. Nhờ sức mạnh kinh tế, Trung quốc cải tiến trang bị quân đội như tăng cường hỏa tiễn đặt trên đất liền và trên biển đồng thời cải thiện kho vũ khi nguyên tử để đối đầu với kho vũ khí nguyên tử của Hoa Kỳ. Trung quốc còn phát triển hỏa tiễn tầm ngắn và tầm trung dùng vào việc tấn công Đài Loan trường hợp Đài Loan tuyên bố độc lập.
Đồng thời Trung quốc tăng cường sức mạnh của Hải quân để bảo vệ các đường giao thông trên biển và bảo đảm không ai có thể chận eo biển Malacca. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc châu từng nhận xét rằng sự phát triển quân lực Trung quốc vượt ngoài nhu cầu tự vệ, và ngân sách quốc phòng Trung quốc công bố chỉ là một phần của ngân sách thực chi . Từ năm 1997 đến nay ngân sách quốc phòng Trung quốc tăng 500%. Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Bộ Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ nói rằng Trung quốc đặc biệt tăng cường lực lượng Hải quân nhằm có khả năng đối phó với các căn cứ Hải quân Hoa Kỳ trong vùng Á châu. Các nhà nghiên cứu chiến lược cho rằng Trung quốc đang nới rộng vòng đai phòng thủ tại tây Thái Bình Dương ra vòng đảo ngoài Biển Nhật Bản, Biển Phi Luật Tân và Biển Nam Dương bao gồm cả quần đảo Marianas và Palau tiến sát đến đảo Guam của Hoa Kỳ.
Tháng Ba & tháng Tư vừa qua (2010) Hải quân Trung quốc cho tập trận tại phía Nam đảo Okinawa. Cuộc tập trận đầu tiên trong tháng Ba gồm 6 chiến hạm thuộc Hạm đội Bắc hải tập đánh nhau với Hạm đội Nam hải. Sau đó Hạm đội Bắc hải băng qua eo biển Bashi phía bắc Phi Luật Tân vào neo tại Fiery Cross Reef thuộc quần đảo Trường Sa trước khi tiếp tục tập trận tại phía đông eo biển Malacca. Cuộc tập trận thứ hai gồm 10 chiến hạm thuộc Hạm đội Đông hải diễn tập tại phía đông bờ biển Đài Loan cùng với máy bay căn cứ trên đất liền tập tiếp tế nhiên liệu trên không, bay đêm, bay tránh radar và thực tập oanh tạc trên biển.
Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương nói sự phát triển lực lượng của Trung quốc làm thay đổi cán cân quân sự trong vùng Thái Bình Dương. Quan hệ giữa Trung quốc và Hoa Kỳ là quan hệ vừa tranh đua vừa hợp tác, trong đó Đài Loan chiếm một vị trí quan trọng. Trong nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống Bush, quan hệ giữa hai bên có chiều dịu xuống, nhưng trong những tháng 9 & 10/2008 Trung quốc ngưng các chương trình hợp tác quân sự khi Hoa Kỳ quyết định bán 6.5 tỉ mỹ kim vũ khí cho Đài Loan. Sau khi tổng thống Obama đắc cử, Trung quốc tiếp nối lại quan hệ quân sự. Bộ trưởng ngoại giao hai nước thăm viếng qua lại. Tổng thống Obama và Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư đảng cộng sản Trung quốc Hồ Cẩm Đào gặp nhau không chính thức qua các buổi họp G-20 tại Luân Đôn và Pittsburgh. Cuối năm 2009 tổng thống Obama chính thức thăm viếng Bắc Kinh.
Trước khi lên đường tổng thống Obama nói ông cho rằng sự vươn lên của Trung quốc không có tính đe dọa ai. Tuy nhiên đầu năm 2010, ông Obama chấp thuận một đợt bán vũ khí khác cho Đài Loan và Trung quốc lại ngưng các chương trình hợp tác quân sự. Ý nghĩa chiến lược của căn cứ Hải quân Yulin Năm 2007 vệ tinh dân sự của Anh khám phá Trung quốc xây cất gần xong một căn cứ Hải quân lớn tại Yulin gần thành phố Sanya nằm ở cực nam đảo Hải Nam. Khi hoàn tất căn cứ này có khả năng đưa Hải quân Trung quốc vào hoạt động tại Thái Bình Dương và Biển Đông. Các hình chụp được cho thấy các hầm và cầu tàu tại Yulin có khả năng đồn trú nhiều chiến hạm và tàu ngầm.
Các cầu đang xây có khả năng làm chỗ đậu cho các chiến hạm tấn công loại lớn và hàng không mẫu hạm. Đồng thời Trung quốc cho cải tiến phi trường tại đảo Woody trong quần đảo Paracels và xây một đài radar tại Fiery Cross Reef trong quần đảo Trường Sa, và các đơn vị Hải quân khác hiện diện gần như thường trực tại Mischief Reef ở phía tây Phi Luật Tân. Các căn cứ và cơ sở này cho Trung quốc khả năng bảo vệ quyền “tự biên tự diễn” của mình trên Biển Đông, và sự giao thông qua lại của hai eo biển Malacca và Singapore.
Căn cứ Yulin giúp rút ngắn đường tiếp vận cho hạm đội Trung quốc hoạt động trong Biển Đông và gián tiếp đe dọa sự tự do lưu thông của thương thuyền các nước Nhật, Đài Loan và Nam Hàn. Một phần căn cứ Yulin nằm dưới hầm không thể chụp hình bằng vệ tinh, nên không thể xác định được khả năng thật sự của nó. Phần chụp được cho thấy căn cứ Yulin đã có khả năng đồn trú tàu ngầm mang hỏa tiễn liên lục địa. Cuối năm 2007 người ta thấy tàu ngầm nguyên tử thế hệ thứ hai thuộc Loại Jin 095 tại căn cứ Yulin.
Trước đây loại tàu ngầm này chỉ có mặt trong Hạm đội Bắc hải. Khi Yulin hoàn tất căn cứ này sẽ là căn cứ tàu ngầm tấn công của Hải quân Trung quốc. Hiện nay Trung quốc chưa đóng xong các tàu ngầm tối tân, nhưng khi xong Trung quốc có tàu ngầm mang 12 hỏa tiễn có khả năng phóng ngoài biển. Và đây là lực lượng đáng quan ngại khi Trung quốc trang bị chúng với hỏa tiễn nhiều đầu đạn nguyên tử. Chung quanh đảo Hải Nam là vùng nước sâu nên tàu ngầm Trung quốc có thể ẩn náu để phóng hỏa tiển một cách kín đáo.
Theo Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ Trung quốc sắp hoàn tất 5 tàu ngầm nguyên tử phóng hỏa tiễn (SSBN), một số sẽ được đồn trú tại Yulin. Căn cứ Yulin như vậy có khả năng thay đổi cán cân lực lượng trên Biển Đông và là một trở ngại cho sự đi lại của Hải quân Hoa Kỳ (theo nhận xét của Đô đốc Willard) cũng như của Hải quân các nước chung quanh Biển Đông như Việt Nam và Phi Luật Tân.
Trung quốc quấy nhiễu tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ Tháng Hai-Ba 2009 chiến hạm Hoa Kỳ USNS Impeccable đang làm công tác dò đáy biển tại một vùng cách mũi nam đảo Hải Nam 75 hải lý để đo lường khả năng hoạt động của tàu ngầm Trung quốc xuất phát từ căn cứ Yulin thì ngày 5/3 một chiến hạm nhỏ của Trung quốc chạy chận đầu không quá 100 mét mà không báo trước bằng vô tuyến. Hai giờ sau một máy bay quân sự Trung quốc lọai Y-12 bay thật thấp trên chiếc Impeccable, và chiến hạm Trung quốc trở lại chận đầu chiếc Impeccable lần này cách xa khỏang từ 400 đến 500 mét. Ngày 7/3 một chiến hạm thu thập tin tức tình báo của Hải quân Trung quốc đến sát chiếc Impeccable dùng vô tuyến liên lạc với đài chỉ huy yêu cầu chiếc Impeccable rời vùng hoạt động nếu không “sẽ lãnh hậu quả”.
Hôm sau 8/3 Trung quốc cho 5 chiếc tàu bám theo chếc Impeccable (một chiếc thuộc sở kiểm ngư, một chiếc thuộc Viện hải học, một chiến hạm tuần duyên và hai chiếc giả cào (trawler) (2). Hai chiếc trawler tiến sát chiếc Impeccable 15 mét phất cờ Trung quốc bảo Impeccable rời khỏi khu vực tức khắc. Chiếc Impeccable dùng vòi phun nước đuổi tàu Trung quốc. Sau đó chiếc Impecable yêu cầu tàu Trung quốc tránh đường để rời khu vực an toàn tránh tạo khủng hoảng. Có lúc chiếc Impeccable phải ra lệnh lùi máy để tránh húc vào hai chiếc trawler. Khi Impeccable rời vị trí, ngư phủ các chiếc trawler dùng câu móc định cắt đứt dây kéo máy dò đáy biển (Sonar) của tàu Impeccable.
Ngày 11/6 Hải quân Trung quốc lại gây sự với Hải quân Hoa Kỳ khi cho tầu ngầm tìm cách cắt máy Sonar của chiếc USS John S. McCain khi chiếc tàu này đang thao dượt với hải quân Nam Dương và Phi Luật Tân . Hai cuộc đụng chạm này cho thấy với thái độ của Trung quốc Biển Đông có thể là nơi bùng phát những sự cố bất ngờ. Trung quốc xác định thái độ chủ quyền tại Biển Đông. Từ năm 2007 Trung quốc đã làm một số hành động đụng chạm chủ quyền của Việt Nam. Thứ nhất: Trung quốc áp lực các hãng dầu Hoa Kỳ ngưng tiến hành các giao kèo khai thác dầu khí ký với Việt Nam trong vùng “gọi là tranh chấp” trong Biển Đông.
Thứ hai: Trung quốc đơn phương cấm đánh cá trong Biển Đông. Thứ ba: Trung quốc phản đối với Liên hiệp quốc khi Việt Nam và Mã Lai Á nộp hồ sơ xác định “vùng biển nối dài” chung của hai nước. Đồng thời Trung quốc đòi chủ quyền trên Biển Đông bằng cách đơn phương công bố một bản đồ gồm 9 đường chấm chấm (họp lại thành hình thù như một cái lưỡi bò) choán trọn 80% Biển Đông. Năm 2007 Việt Nam vạch kế hoạch phát triển vùng biển, dự kiến đến năm 2020 vùng này sẽ đóng góp 55% GDP quốc gia và 55-60% hàng hóa, phẩm vật xuất cảng. Trung quốc âm thầm áp lực các công ty Hoa Kỳ đang tính toán đầu tư vào vùng biển Việt Nam, trong đó có công ty ExxonMobil, rằng nếu ký giao kèo với Việt Nam các công ty này sẽ mất quyền lợi làm ăn với Trung quốc. Năm 2009 và 2010 Trung quốc đơn phương ra lệnh cấm đánh cá trên vĩ tuyến 12 từ 15-5 đến 1-8. Trung quốc nói mục đích cấm để cho cá sinh đẻ, để chận nạn đánh cá lậu và bảo vệ quyền lợi của ngư dân Trung quốc.
Thời gian cấm là mùa đánh cá hằng năm của ngư dân Việt Nam. Năm 2009 Trung quốc phái 9 chiếc tàu thuộc sở Bảo vệ Ngư nghiệp chạy tuần tra để thi hành lệnh cấm. Tàu Trung quốc chận bắt, lấy cá và đuổi thuyền bè ngư dân Việt Nam ra khỏi khu cấm. Có một lần tàu Trung quốc húc chìm một thuyền đánh cá Việt Nam. Ngày 16/7 Trung quốc bắt giữ 3 thuyền đánh cá của Việt Nam và 37 ngư dân gần đảo Paracels. Sau khi thả 2 thuyền, Trung quốc giữ lại thuyền thứ ba với 12 ngư dân đòi 31700 mỹ kim tiền phạt.
Chính quyền tỉnh Quảng Ngãi (nơi xuất phát các thuyền đánh cá bị bắt) không chịu đóng tiền phạt. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối qua tòa đại sứ Trung quốc tại Hà Nội. Lợi dụng hai bộ Thương Mãi Việt Nam và Trung quốc có chung một Trang Nhà, Trung quốc cho đăng một bản tin phản đối chính quyền Việt Nam (TBN: làm như Việt Nam tự chữi mình!). Khi nhận ra việc dối trá này của Trung quốc, Bộ Thương Mãi Việt Nam cho đóng trang nhà chung. Chưa hết, tháng 8 khi hai thuyền đánh cá và 25 ngư dân Việt Nam chạy vào tránh bảo tại Paracels, Trung quốc giam thuyền và giam giữ các ngư dân. Lần này Việt Nam phản ứng mạnh mẽ đòi hủy bỏ các phiên họp chung để thảo luận về các vấn đề khai thác ngoài biển đã lên lịch. Trung quốc thả các ngư dân.
Tháng 4/2010 Trung quốc lại ban hành lệnh cấm như năm trước và hai chiếc tàu Yuzheng 311 và tàu tuần duyên 202 của Hải quân Trung quốc đã được phái đến bênh vực cho ngư dân Trung quốc nói là bị lực lượng Hải quân Việt Nam xách nhiễu. Các thuyền đánh cá Việt Nam dùng chiến thuật bao vây gây trở ngại vận chuyển cho tàu Yuzheng 311.
Khi Trung quốc gởi thêm chiến hạm tới, các thuyền đánh cá Việt Nam rút đi. Ủy ban Liên hiệp quốc về Thềm Lục Địa nối dài (Commission on the Limits of the Continental Shell –CLCS) đã định ngày 13/5/2009 là ngày cuối cùng để các quốc gia ven biển trên thế giới nộp bản khai Thềm Lục Địa Nối Dài theo một điều khoản của Luật Biển (UN Convention of Law of the Sea – UNCLOS). Ngày 6/5 Việt Nam và Mã Lai nộp một bản khai cho vùng chung phía Nam, và ngày 7/5 Việt Nam nộp một bản riêng trong vùng phiá Bắc (3).Trung quốc lập tức gởi một văn thư phản kháng đến Liên hiệp quốc (nhưng không nộp bản khai của mình theo tinh thần Luật Biển). Việt Nam gởi văn thư phản đối văn thư của Trung quốc. Ngay sau đó Trung quốc (như đã nói ở trên) cho công bố một bản đồ gồm 9 đường chấm chấm mơ hồ họp thành một hình chữ U bao trọn Biển Đông nói là vùng biển chủ quyền.
Trong 3 bản tuyên bố trước đây (9/1958 về lãnh hải, 1992 về lãnh hải và vùng lân cận, 1996 về đường chuẩn cho lãnh hải) và một bộ luật ban hành năm 1998 về thềm lục địa Trung quốc chưa bao giờ có một đòi hỏi có tính tự tác tự thọ như vậy. Những hành động của Trung quốc làm Hoa Kỳ quan tâm và thấy cần điều chỉnh thái độ để bảo vệ quyền thương mãi và uy tín của mình. Thái độ của Hoa Kỳ trước đây là không can thiệp vào việc tranh chấp biển đảo giữa các nước trong vùng, và chỉ đặt quan tâm chính vào việc an toàn và tự do lưu thông trên biển. Những tháng đầu của chính quyền Obama, Trung quốc và Phi Luật Tân bất hòa khi Phi vạch đường căn bản qua các hải đảo Trung quốc gởi chiến hạm tới có ý đe dọa, tổng thống Obama đã ủng hộ Phi bằng cách điện thoại cho bà tổng thống Phi Gloria Macapagal Arroyo xác định rằng Hoa Kỳ vẫn tôn trọng thỏa ước về tàu bè thăm viếng (Visiting Forces Agreement) giữa Hoa Kỳ và Phi. Tháng 7/2009 Hoa Kỳ xác định quan điểm tại Biển Đông trước quốc hội.
Chính phủ gởi hai ông Scot Marciel (Phụ tá bộ trưởng ngoại giao) và Robert Scher (Phụ tá bộ trưởng quốc phòng) đến điều trần trước Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương. Ông Marciel tuyên bố một cách dứt khoát rằng những tuyên bố về biển của Trung quốc tại Biển Đông không có một cơ sở quốc tế nào cả. Ông Marciel nói với quốc hội rằng Hoa Kỳ có “lợi ích thiết yếu” (vital interest) khi duy trì sự ổn định, tự do lưu thông và bảo vệ quyền buôn bán của mình tại Đông Á. Ông Marciel sau khi tóm tắt cho quốc hội biết việc Trung quốc de dọa các công ty dầu khí của Hoa Kỳ định làm ăn với Việt Nam đã khẳng định: “Chúng ta cương quyết chống lại mọi de dọa các công ty Hoa Kỳ.”
Về việc tàu Trung quốc quấy nhiễu hoạt động của Hải quân Hoa Kỳ ngoài khơi đảo Hải Nam ông Scher xác định thái độ 4 điểm của Hoa Kỳ: 1. Bằng lời và bằng hành động Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện trong vùng. 2. Hải quân Hoa Kỳ quả quyết duy trì quyền lưu thông trên biển. 3. Quan hệ an ninh với các nước trong vùng qua các cuộc nói chuyện về chính sách và chiến lược và hợp tác bảo đảm an toàn trên biển. 4. Tăng cường quan hệ ngoại giao – quân sự với Trung quốc để tránh đụng chạm do sự hiểu lầm.
Khi quan hệ giữa Việt Nam và Trung quốc căng thẳng Việt Nam trở nên gần gũi với Hoa Kỳ hơn. Tháng 6/2008 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viếng thăm Hoa Kỳ và hội kiến với tổng thống Bush. Thủ tướng Dũng là vị thủ tướng Việt Nam đầu tiên đến viếng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ sau năm 1975. Trong một thông cáo chung sau chuyến viếng thăm hai bên đồng ý duy trì các cuộc gặp gỡ cao cấp về an ninh và chiến lược.
Ngoài ra tổng thống Bush còn tuyên bố Hoa Kỳ ủng hộ “chủ quyền, an ninh và sự tòan vẹn lãnh thổ của Việt Nam” (nguyên văn: the US supports “Vietnam’s national sovereignty, security and territorial integrity”. Lời tuyên bố của tổng thống Bush không nói đến Biển Đông. Tuy nhiên người ta hiểu rằng đấy là một cách nói tiếp theo lời tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates trước đó vào đầu năm tại Singapore rằng: “Trong chuyến đi Á châu, tôi nghe nhiều quốc gia nói vê` tình trạng an ninh trong vùng do nhu cầu tài nguyên thiên nhiên và than phiền những chính sách ngoại giao có tính áp lực làm cho tình hình trong vùng trở nên phức tạp …
Chúng ta nên tránh thái độ có tính áp lực mặc dù được che dấu dưới lớp vỏ hợp tác”. (TBN: Ai cũng biết bộ trưởng Robert Gates nói tới Biển Đông và thái độ đại hán của Trung quốc) Các lời tuyên bố của Bộ trưởng Gates, của tổng thống Bush và của ông phụ tá ngoại giao Marciel là những lời nhắn nhủ Trung quốc rằng họ không nên đe dọa các công ty Hoa Kỳ định làm ăn với Việt Nam trên Biển Đông. Quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng được cải thiện hơn từ năm 2008. Tháng 10/2008 bộ Ngoại giao Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu nói chuyện cấp cao về chính trị - quân sự. Tháng 4/2009 một số sĩ quan cao cấp Việt Nam được máy bay Hoa Kỳ chở đến mẫu hạm USS John Stennis để quan sát lực lượng Hải Không Quân thao dượt. Tháng 8/2009 và tháng 3/2010 cơ sở sửa tàu của Việt Nam sửa chữa các tàu hải quân Hoa Kỳ thuộc lực lượng vận tải đường biển (US Navy Military Sealift Command).
Cuối năm 2009 bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh viếng thăm Hoa Thịnh Đốn và gặp bộ trưởng Gates tại Bộ quốc phòng. Trên đường đi tướng Thanh ghé Hawai thăm Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ tại Thái bình Dương. Theo chương trình, trong những tháng cuối năm 2010 này các giới chức quân sự cao cấp Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ gặp nhau. Tờ Quadrennial Defence Review năm 2010 viết rằng Hoa Kỳ xem Việt Nam và Indonesia là hai đối tác chiến lược quan trọng. Những trở lực trong mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung quốc Sau khi nhậm chức chính quyền Obama mở đầu quan hệ với Trung quốc qua cuộc họp song phương bàn về Chiến lược và Kinh tế (Strategic and Economic Dialogue - SED) trong tháng 7/2009 tại Hoa Thịnh Đốn. Buổi họp sau đó tổ chức tại Bắc Kinh tháng 5/2010. Tháng 8/2009 bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates tiếp tướng Xu Caihou, Phó chủ tịch Quân ủy trung ương của quân đội Trung quốc tại Pentagone.
Tướng Xu Caihou còn gặp Cố vấn an ninh quốc gia James Jones, Tham mưu trưởng Liên quân Đô đốc Michael Mullen, thứ trưởng ngoại giao James Steinberg và thăm xã giao tổng thống Obama. Ông Gates và tướng Xu đồng ý một chương trình 7 điểm: 1. Thăm viếng cấp cao. 2. Hợp tác nhân đạo và giúp đỡ nhau khi có thiên tai. 3. Trao đổi hiểu biết y học quân sự. 4. Trao đổi để hiểu nhau hơn giữa các sĩ quan cấp Tá và cấp Úy 5. Trao đổi văn hóa và thể thao giữa hai quân đội. 6. Tăng cường các cuộc thăm viếng ngoại giao. 7. Trao đổi hiểu biết về cách thức tăng cường an toàn trên biển. Tuy nhiên tướng Xu nêu ra 4 trở lực chính trong mối quan hệ Mỹ Trung gồm: 1. Quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và Đài Loan. Nếu Hoa Kỳ khắng khít quân sự với Đài Loan thì quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung quốc khó được cải thiện. 2. Tàu bè và máy bay của Hoa Kỳ không nên vào khu đặc quyền kinh tế của Trung quốc. Hoa Kỳ nên tôn trọng Luật Biển và các luật về biển của Trung quốc 3.
Một số luật của Hoa Kỳ làm trở ngại quan hệ Hoa Kỳ-Trung quốc như Luật “Defense Authorization Act” thông qua năm 1999 4. Hoa Kỳ còn nghi ngờ thiện chí chiến lược của Trung quốc. Tháng Ba/2010 Trung quốc nói với hai viên chức Hoa Kỳ thăm viếng Trung quốc rằng Trung quốc xem Biển Đông là vùng có “quyền lợi thiết yếu” (core interest) của Trung quốc. Đây là lần đầu tiên Trung quốc đưa Biển Đông lên hàng “quyền lợi thiết yếu” như Đài Loan và Tây Tạng với ý nghĩa nếu bị xâm phạm Trung quốc sẽ dùng vũ lực để bảo vệ. Có nhiều lý do giải thích tại sao gần đây Trung quốc khẳng định lập trường đòi chủ quyền của mình trên Biển Đông. Thứ nhất, Trung quốc muốn áp lực Việt Nam cùng với Trung quốc khai thác dầu khí chung trong vùng biển ngoài khơi trên nguyên tắc thuộc Việt Nam. Nếu quả thật vậy thì Trung quốc khó đạt được ý đồ của mình vì Việt Nam không dễ gi để Trung quốc hưởng lợi những gì nằm trong (hay sát với) vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình.
Trước đây Trung quốc áp lực các công ty nước ngòai không ký giao kèo khai thác dầu khí với Việt Nam cũng trong mục đích này (và tạm thời thành công). Hai công ty BP của Anh và ExxonMobil của Mỹ đã tạm ngưng khai thác theo giao kèo, nhưng gần đây cho biết sẽ tiếp tục tiến hành giao kèo đã ký. Hoa Kỳ đã cho Trung quốc biết Hoa Kỳ không chấp nhận ai làm áp lực với các công ty Hoa Kỳ làm ăn hợp luật lệ quốc tế . Thứ hai, Trung quốc muốn cho Việt Nam thấy sự bất mãn khi biết Việt Nam hình như đang chuẩn bị mang việc xích lại với Hoa Kỳ ra bàn thảo trong đại hội 11 của đảng vào năm 2011. Từ năm 1995 sau khi thiết lập bang giao với Hoa Kỳ Việt Nam vẫn rất dè dặt trong quan hệ với Hoa Kỳ vì ngại làm mất lòng Trung quốc. Nhưng từ năm 2003 về sau áp lực trên Biển Đông của Trung quốc càng mạnh thì Việt Nam càng bớt dè dặt khi xích lại với Hoa Kỳ.
Cuối năm 2007 khi Trung quốc thành lập quận huyện bao gồm cả Trường Sa, sinh viên Việt Nam tại Sài gòn và Hà Nội đã biểu tình phản đối và Trung quốc đã mạnh mẽ áp lực Việt Nam ngăn cấm các cuộc biểu tình. Qua năm 2008 sự chống đối của nhân dân trong nước trước ý đồ lấn chiếm của Trung quốc lên cao và cao điểm là năm 2009 khi tướng Võ Nguyên Giáp lên tiếng cho rằng vụ Trung quốc khai thác mỏ Bauxite ở cao nguyên Việt Nam là có hại cho an ninh quốc gia. Đảng cộng sản Việt Nam nhận ra rằng khuynh hướng chống Trung quốc trong nước là một đe đọa cho sự lãnh đạo của đảng cộng sản nếu họ không có chương trình đáp ứng. Những nhà quan sát tình hình Việt Nam đồng ý rằng nội bộ lãnh đạo Việt Nam có hai khuynh hướng. Một muốn mở rộng quan hệ quốc tế để hội nhập rộng rãi. Một muốn thắt chặt quan hệ với Trung quốc. Và Trung quốc tỏ thái độ cứng rắn trên Biển Đông để cảnh cáo Việt Nam rằng theo họ thì có lợi hơn là chống họ.
Nhưng hình như trước tình cảm chống Trung quốc của nhân dân nhóm thứ hai chủ trương thân Trung quốc cũng phải đồng ý cần tìm một con đường quốc phòng khác hơn là dựa vào Trung quốc. Thứ ba, chính sách Biển Đông của Trung quốc có thể do nhu cầu năng lượng. Làm chủ được Biển Đông có nghĩa là làm chủ một kho dầu khổng lồ và bảo đảm một đường lưu thông quan trọng trên biển. Trung quốc đã cải tiến thiết bị Hải quân và thiết lập căn cứ ở Yulin trong mục đích này. Năm 2002 khối Asean và Trung quốc ký bản “Tuyên bố về Cách ứng xử trên Biển Đông” (Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea) đồng ý “tự chế và thận trọng trong các hoạt động để tránh gây ra tranh chấp” (self restraint in the conduct of activities that would complicate or escalate disputes). Tuy nhiên tình hình an ninh trên Biển Đông càng căng thẳng và trở nên cấp bách trong ba năm qua. Sự đụng chạm giữa Hải quân Trung quốc và Hải quân Hoa Kỳ tại phía Nam đảo Hải nam cho thấy Biển Đông có thể là nơi “tóe ra lửa” nếu các bên liên hệ thiếu thận trọng.
Để kết thúc bản Tài liệu về tranh chấp Biển Đông, giáo sư Thayer đề nghị một giải pháp 7 điểm để giảm căng thẳng trên Biển Đông: 1. Trung quốc cần thảo luận với các nước trong vùng về quyền đánh cá và chấm dứt việc đơn phương cấm đánh cá vùng này vùng khác hằng năm một cách tùy tiện. 2. Cần chi tiết hóa việc thi hành bản “Tuyên bố về Cách ứng xử trên Biển Đông” ký năm 2002. 3. Trung quốc và Hoa Kỳ cần có một bản văn Thỏa Thuận về đụng chạm trên biển (Incidents At Sea Agreement) để tránh đụng chạm trên biển ngoài ý muốn. 4. Các nước có vũ khí nguyên tử, nhất là các nước trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cần tham gia vào “Hiệp Định Xác lập vùng Phi nguyên tử Đông Nam Á” (Southeast Asia Nuclear Free Weapons Zone Treaty). Trung quốc hứa sẽ tham gia (nhưng chưa ký). Hiệp hội Asean cần xác định vùng nam đảo Hải Nam có nằm trong vùng địa lý áp dụng của Hiệp Định này không ? 5. Các nước trong vùng chung quanh Biển Đông cần thảo luận ở cấp cao cách thi hành Luật Biển để tránh sự tranh chấp về nội dung các bản khai nộp Liên hiệp quốc liên quan đến thềm lục địa nối dài và xác định rõ ràng Hải quân các nước có quyên hoạt động gì trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác. 6. Hội nghị các bộ trưởng quốc phòng khối Asean + tại Hà Nội sắp đến cần tạo sự tin cậy và đề ra các biện pháp đề phòng tại Biển Đông. 7. Các nước trong vùng cần thảo luận để thành lập một cơ chế gặp nhau thường xuyên giữa các lãnh tụ quốc gia để thảo luận những vấn đề còn cấn cái giữa các nước liên quan đến an ninh trong vùng. Trần Bình Nam August 15, 2010 binhnam@sbcglobal.net www.tranbinhnam.com (1)
Xem tài liệu số 360 www.tranbinhnam.com trang Bình Luận, link: http://www.tranbinhnam.com/binhluan/HoaKy_Va_MatTran_BienDong.htm (2) Giả cào là danh từ ngư dân vùng duyên hải miền Trung Việt Nam dùng để gọi thuyền đánh cá bằng lưới kéo lê sát đáy biển. (3) Xem tài liệu số 311 www.tranbinhnam.com trang Bình Luận, link: http://www.tranbinhnam.com/binhluan/Them_LucDia_NgoaiBien.html
Giáo sư Carl Thayer (Trần Bình Nam phóng dịch)
Lời giới thiệu:Tháng 7/2010 có hai biến chuyển đáng quan tâm tại Á châu. Thứ nhất, hội nghị của Diễn Đàn An Ninh Á châu (Asean Regional Forum – ARF) họp thường niên tại Hà Nội. Tại hội nghị, Hoa Kỳ tuyên bố chính sách mới tại Biển Đông. Thứ hai, Hải quân Hoa Kỳ và Nam Hàn tập trận tại vùng biển chung quanh bán đảo Triều Tiên (1) . Trước đó cũng trong tháng 7/2010, giáo sư Carlyle Thayer ở Úc viết bài “The United States and Chinese Assertiveness in the South China Sea” (Hoa Kỳ và Trung quốc xác định thái độ tại Biển Đông) với đầy đủ chi tiết về sự tranh chấp Biển Đông giữa Trung quốc, Việt Nam và Hoa Kỳ. Tài liệu ngắn gọn, nhưng súc tích giúp cho những ai muốn tìm hiểu về các vấn nạn của Biển Đông trong mấy chục năm qua. Sau đây là bản lược dịch.
Gíao sư Thayer bắt đầu bài viết bằng cách nói đến sự quan trọng của căn cứ Hải quân Trung quốc tại Hải Nam và vụ tàu Trung quốc chận đường chiến hạm Impeccable của Hải quân Hoa Kỳ và những lời tuyên bố chủ quyền của Trung quốc trên Biển Đông. Ba động tác này là một thách thức các nước chung quanh vùng Biển Đông và Hoa Kỳ. Gíao sư Thayer đưa ra 3 nguyên nhân gỉải thích tại sao Trung quốc lại có thái độ giành quyền kiểm sóat Biển Đông. Và sau cùng đưa ra 7 đề nghị giúp giải quyết căng thẳng tại đó . Trần Bình Nam ** Bối cảnh: Với chính sách chính thức tuyên bố là “hòa bình, hợp tác và phát triển” (peace, cooperation and development) Trung quốc đã theo đuổi chủ thuyết tạo một thế giới “hài hòa” (harmonious world) qua đường phát triển kinh tế và góp phần duy trì hòa bình thế giới.
Trung quốc rất thành công trong chính sách kinh tế nhắm vào xuất cảng là chính, và việc này đòi hỏi năng lượng. Hai nhu cầu, phát triển kinh tế và đầy đủ năng lượng đòi hỏi Trung quốc lo bảo đảm sự lưu thông của các đường biển huyết mạch gần lục địa Trung quốc. (Sea Lines of Communications – SLOCs). Mặc dù thế giới đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế, ảnh hưởng kinh tế của Trung quốc vẫn rất mạnh trong vùng. Trung quốc đặc biệt có vị thế quan trọng vì Trung quốc là chủ nợ 2 trillion mỹ kim mà con nợ là Hoa Kỳ.
Để giúp giải quyết khủng hoảng kinh tế thế giới Trung quốc giải tỏa ngân khoản kích thích kinh tế (stimulus package) trong nước, chính yếu trong ngành xây cất và ngoài nước bỏ nhiều tiền đầu tư làm cho Trung quốc càng có uy thế khi kinh tế thế giới vãn hồi dần. Nhờ sức mạnh kinh tế, Trung quốc cải tiến trang bị quân đội như tăng cường hỏa tiễn đặt trên đất liền và trên biển đồng thời cải thiện kho vũ khi nguyên tử để đối đầu với kho vũ khí nguyên tử của Hoa Kỳ. Trung quốc còn phát triển hỏa tiễn tầm ngắn và tầm trung dùng vào việc tấn công Đài Loan trường hợp Đài Loan tuyên bố độc lập.
Đồng thời Trung quốc tăng cường sức mạnh của Hải quân để bảo vệ các đường giao thông trên biển và bảo đảm không ai có thể chận eo biển Malacca. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc châu từng nhận xét rằng sự phát triển quân lực Trung quốc vượt ngoài nhu cầu tự vệ, và ngân sách quốc phòng Trung quốc công bố chỉ là một phần của ngân sách thực chi . Từ năm 1997 đến nay ngân sách quốc phòng Trung quốc tăng 500%. Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Bộ Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ nói rằng Trung quốc đặc biệt tăng cường lực lượng Hải quân nhằm có khả năng đối phó với các căn cứ Hải quân Hoa Kỳ trong vùng Á châu. Các nhà nghiên cứu chiến lược cho rằng Trung quốc đang nới rộng vòng đai phòng thủ tại tây Thái Bình Dương ra vòng đảo ngoài Biển Nhật Bản, Biển Phi Luật Tân và Biển Nam Dương bao gồm cả quần đảo Marianas và Palau tiến sát đến đảo Guam của Hoa Kỳ.
Tháng Ba & tháng Tư vừa qua (2010) Hải quân Trung quốc cho tập trận tại phía Nam đảo Okinawa. Cuộc tập trận đầu tiên trong tháng Ba gồm 6 chiến hạm thuộc Hạm đội Bắc hải tập đánh nhau với Hạm đội Nam hải. Sau đó Hạm đội Bắc hải băng qua eo biển Bashi phía bắc Phi Luật Tân vào neo tại Fiery Cross Reef thuộc quần đảo Trường Sa trước khi tiếp tục tập trận tại phía đông eo biển Malacca. Cuộc tập trận thứ hai gồm 10 chiến hạm thuộc Hạm đội Đông hải diễn tập tại phía đông bờ biển Đài Loan cùng với máy bay căn cứ trên đất liền tập tiếp tế nhiên liệu trên không, bay đêm, bay tránh radar và thực tập oanh tạc trên biển.
Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương nói sự phát triển lực lượng của Trung quốc làm thay đổi cán cân quân sự trong vùng Thái Bình Dương. Quan hệ giữa Trung quốc và Hoa Kỳ là quan hệ vừa tranh đua vừa hợp tác, trong đó Đài Loan chiếm một vị trí quan trọng. Trong nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống Bush, quan hệ giữa hai bên có chiều dịu xuống, nhưng trong những tháng 9 & 10/2008 Trung quốc ngưng các chương trình hợp tác quân sự khi Hoa Kỳ quyết định bán 6.5 tỉ mỹ kim vũ khí cho Đài Loan. Sau khi tổng thống Obama đắc cử, Trung quốc tiếp nối lại quan hệ quân sự. Bộ trưởng ngoại giao hai nước thăm viếng qua lại. Tổng thống Obama và Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư đảng cộng sản Trung quốc Hồ Cẩm Đào gặp nhau không chính thức qua các buổi họp G-20 tại Luân Đôn và Pittsburgh. Cuối năm 2009 tổng thống Obama chính thức thăm viếng Bắc Kinh.
Trước khi lên đường tổng thống Obama nói ông cho rằng sự vươn lên của Trung quốc không có tính đe dọa ai. Tuy nhiên đầu năm 2010, ông Obama chấp thuận một đợt bán vũ khí khác cho Đài Loan và Trung quốc lại ngưng các chương trình hợp tác quân sự. Ý nghĩa chiến lược của căn cứ Hải quân Yulin Năm 2007 vệ tinh dân sự của Anh khám phá Trung quốc xây cất gần xong một căn cứ Hải quân lớn tại Yulin gần thành phố Sanya nằm ở cực nam đảo Hải Nam. Khi hoàn tất căn cứ này có khả năng đưa Hải quân Trung quốc vào hoạt động tại Thái Bình Dương và Biển Đông. Các hình chụp được cho thấy các hầm và cầu tàu tại Yulin có khả năng đồn trú nhiều chiến hạm và tàu ngầm.
Các cầu đang xây có khả năng làm chỗ đậu cho các chiến hạm tấn công loại lớn và hàng không mẫu hạm. Đồng thời Trung quốc cho cải tiến phi trường tại đảo Woody trong quần đảo Paracels và xây một đài radar tại Fiery Cross Reef trong quần đảo Trường Sa, và các đơn vị Hải quân khác hiện diện gần như thường trực tại Mischief Reef ở phía tây Phi Luật Tân. Các căn cứ và cơ sở này cho Trung quốc khả năng bảo vệ quyền “tự biên tự diễn” của mình trên Biển Đông, và sự giao thông qua lại của hai eo biển Malacca và Singapore.
Căn cứ Yulin giúp rút ngắn đường tiếp vận cho hạm đội Trung quốc hoạt động trong Biển Đông và gián tiếp đe dọa sự tự do lưu thông của thương thuyền các nước Nhật, Đài Loan và Nam Hàn. Một phần căn cứ Yulin nằm dưới hầm không thể chụp hình bằng vệ tinh, nên không thể xác định được khả năng thật sự của nó. Phần chụp được cho thấy căn cứ Yulin đã có khả năng đồn trú tàu ngầm mang hỏa tiễn liên lục địa. Cuối năm 2007 người ta thấy tàu ngầm nguyên tử thế hệ thứ hai thuộc Loại Jin 095 tại căn cứ Yulin.
Trước đây loại tàu ngầm này chỉ có mặt trong Hạm đội Bắc hải. Khi Yulin hoàn tất căn cứ này sẽ là căn cứ tàu ngầm tấn công của Hải quân Trung quốc. Hiện nay Trung quốc chưa đóng xong các tàu ngầm tối tân, nhưng khi xong Trung quốc có tàu ngầm mang 12 hỏa tiễn có khả năng phóng ngoài biển. Và đây là lực lượng đáng quan ngại khi Trung quốc trang bị chúng với hỏa tiễn nhiều đầu đạn nguyên tử. Chung quanh đảo Hải Nam là vùng nước sâu nên tàu ngầm Trung quốc có thể ẩn náu để phóng hỏa tiển một cách kín đáo.
Theo Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ Trung quốc sắp hoàn tất 5 tàu ngầm nguyên tử phóng hỏa tiễn (SSBN), một số sẽ được đồn trú tại Yulin. Căn cứ Yulin như vậy có khả năng thay đổi cán cân lực lượng trên Biển Đông và là một trở ngại cho sự đi lại của Hải quân Hoa Kỳ (theo nhận xét của Đô đốc Willard) cũng như của Hải quân các nước chung quanh Biển Đông như Việt Nam và Phi Luật Tân.
Trung quốc quấy nhiễu tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ Tháng Hai-Ba 2009 chiến hạm Hoa Kỳ USNS Impeccable đang làm công tác dò đáy biển tại một vùng cách mũi nam đảo Hải Nam 75 hải lý để đo lường khả năng hoạt động của tàu ngầm Trung quốc xuất phát từ căn cứ Yulin thì ngày 5/3 một chiến hạm nhỏ của Trung quốc chạy chận đầu không quá 100 mét mà không báo trước bằng vô tuyến. Hai giờ sau một máy bay quân sự Trung quốc lọai Y-12 bay thật thấp trên chiếc Impeccable, và chiến hạm Trung quốc trở lại chận đầu chiếc Impeccable lần này cách xa khỏang từ 400 đến 500 mét. Ngày 7/3 một chiến hạm thu thập tin tức tình báo của Hải quân Trung quốc đến sát chiếc Impeccable dùng vô tuyến liên lạc với đài chỉ huy yêu cầu chiếc Impeccable rời vùng hoạt động nếu không “sẽ lãnh hậu quả”.
Hôm sau 8/3 Trung quốc cho 5 chiếc tàu bám theo chếc Impeccable (một chiếc thuộc sở kiểm ngư, một chiếc thuộc Viện hải học, một chiến hạm tuần duyên và hai chiếc giả cào (trawler) (2). Hai chiếc trawler tiến sát chiếc Impeccable 15 mét phất cờ Trung quốc bảo Impeccable rời khỏi khu vực tức khắc. Chiếc Impeccable dùng vòi phun nước đuổi tàu Trung quốc. Sau đó chiếc Impecable yêu cầu tàu Trung quốc tránh đường để rời khu vực an toàn tránh tạo khủng hoảng. Có lúc chiếc Impeccable phải ra lệnh lùi máy để tránh húc vào hai chiếc trawler. Khi Impeccable rời vị trí, ngư phủ các chiếc trawler dùng câu móc định cắt đứt dây kéo máy dò đáy biển (Sonar) của tàu Impeccable.
Ngày 11/6 Hải quân Trung quốc lại gây sự với Hải quân Hoa Kỳ khi cho tầu ngầm tìm cách cắt máy Sonar của chiếc USS John S. McCain khi chiếc tàu này đang thao dượt với hải quân Nam Dương và Phi Luật Tân . Hai cuộc đụng chạm này cho thấy với thái độ của Trung quốc Biển Đông có thể là nơi bùng phát những sự cố bất ngờ. Trung quốc xác định thái độ chủ quyền tại Biển Đông. Từ năm 2007 Trung quốc đã làm một số hành động đụng chạm chủ quyền của Việt Nam. Thứ nhất: Trung quốc áp lực các hãng dầu Hoa Kỳ ngưng tiến hành các giao kèo khai thác dầu khí ký với Việt Nam trong vùng “gọi là tranh chấp” trong Biển Đông.
Thứ hai: Trung quốc đơn phương cấm đánh cá trong Biển Đông. Thứ ba: Trung quốc phản đối với Liên hiệp quốc khi Việt Nam và Mã Lai Á nộp hồ sơ xác định “vùng biển nối dài” chung của hai nước. Đồng thời Trung quốc đòi chủ quyền trên Biển Đông bằng cách đơn phương công bố một bản đồ gồm 9 đường chấm chấm (họp lại thành hình thù như một cái lưỡi bò) choán trọn 80% Biển Đông. Năm 2007 Việt Nam vạch kế hoạch phát triển vùng biển, dự kiến đến năm 2020 vùng này sẽ đóng góp 55% GDP quốc gia và 55-60% hàng hóa, phẩm vật xuất cảng. Trung quốc âm thầm áp lực các công ty Hoa Kỳ đang tính toán đầu tư vào vùng biển Việt Nam, trong đó có công ty ExxonMobil, rằng nếu ký giao kèo với Việt Nam các công ty này sẽ mất quyền lợi làm ăn với Trung quốc. Năm 2009 và 2010 Trung quốc đơn phương ra lệnh cấm đánh cá trên vĩ tuyến 12 từ 15-5 đến 1-8. Trung quốc nói mục đích cấm để cho cá sinh đẻ, để chận nạn đánh cá lậu và bảo vệ quyền lợi của ngư dân Trung quốc.
Thời gian cấm là mùa đánh cá hằng năm của ngư dân Việt Nam. Năm 2009 Trung quốc phái 9 chiếc tàu thuộc sở Bảo vệ Ngư nghiệp chạy tuần tra để thi hành lệnh cấm. Tàu Trung quốc chận bắt, lấy cá và đuổi thuyền bè ngư dân Việt Nam ra khỏi khu cấm. Có một lần tàu Trung quốc húc chìm một thuyền đánh cá Việt Nam. Ngày 16/7 Trung quốc bắt giữ 3 thuyền đánh cá của Việt Nam và 37 ngư dân gần đảo Paracels. Sau khi thả 2 thuyền, Trung quốc giữ lại thuyền thứ ba với 12 ngư dân đòi 31700 mỹ kim tiền phạt.
Chính quyền tỉnh Quảng Ngãi (nơi xuất phát các thuyền đánh cá bị bắt) không chịu đóng tiền phạt. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối qua tòa đại sứ Trung quốc tại Hà Nội. Lợi dụng hai bộ Thương Mãi Việt Nam và Trung quốc có chung một Trang Nhà, Trung quốc cho đăng một bản tin phản đối chính quyền Việt Nam (TBN: làm như Việt Nam tự chữi mình!). Khi nhận ra việc dối trá này của Trung quốc, Bộ Thương Mãi Việt Nam cho đóng trang nhà chung. Chưa hết, tháng 8 khi hai thuyền đánh cá và 25 ngư dân Việt Nam chạy vào tránh bảo tại Paracels, Trung quốc giam thuyền và giam giữ các ngư dân. Lần này Việt Nam phản ứng mạnh mẽ đòi hủy bỏ các phiên họp chung để thảo luận về các vấn đề khai thác ngoài biển đã lên lịch. Trung quốc thả các ngư dân.
Tháng 4/2010 Trung quốc lại ban hành lệnh cấm như năm trước và hai chiếc tàu Yuzheng 311 và tàu tuần duyên 202 của Hải quân Trung quốc đã được phái đến bênh vực cho ngư dân Trung quốc nói là bị lực lượng Hải quân Việt Nam xách nhiễu. Các thuyền đánh cá Việt Nam dùng chiến thuật bao vây gây trở ngại vận chuyển cho tàu Yuzheng 311.
Khi Trung quốc gởi thêm chiến hạm tới, các thuyền đánh cá Việt Nam rút đi. Ủy ban Liên hiệp quốc về Thềm Lục Địa nối dài (Commission on the Limits of the Continental Shell –CLCS) đã định ngày 13/5/2009 là ngày cuối cùng để các quốc gia ven biển trên thế giới nộp bản khai Thềm Lục Địa Nối Dài theo một điều khoản của Luật Biển (UN Convention of Law of the Sea – UNCLOS). Ngày 6/5 Việt Nam và Mã Lai nộp một bản khai cho vùng chung phía Nam, và ngày 7/5 Việt Nam nộp một bản riêng trong vùng phiá Bắc (3).Trung quốc lập tức gởi một văn thư phản kháng đến Liên hiệp quốc (nhưng không nộp bản khai của mình theo tinh thần Luật Biển). Việt Nam gởi văn thư phản đối văn thư của Trung quốc. Ngay sau đó Trung quốc (như đã nói ở trên) cho công bố một bản đồ gồm 9 đường chấm chấm mơ hồ họp thành một hình chữ U bao trọn Biển Đông nói là vùng biển chủ quyền.
Trong 3 bản tuyên bố trước đây (9/1958 về lãnh hải, 1992 về lãnh hải và vùng lân cận, 1996 về đường chuẩn cho lãnh hải) và một bộ luật ban hành năm 1998 về thềm lục địa Trung quốc chưa bao giờ có một đòi hỏi có tính tự tác tự thọ như vậy. Những hành động của Trung quốc làm Hoa Kỳ quan tâm và thấy cần điều chỉnh thái độ để bảo vệ quyền thương mãi và uy tín của mình. Thái độ của Hoa Kỳ trước đây là không can thiệp vào việc tranh chấp biển đảo giữa các nước trong vùng, và chỉ đặt quan tâm chính vào việc an toàn và tự do lưu thông trên biển. Những tháng đầu của chính quyền Obama, Trung quốc và Phi Luật Tân bất hòa khi Phi vạch đường căn bản qua các hải đảo Trung quốc gởi chiến hạm tới có ý đe dọa, tổng thống Obama đã ủng hộ Phi bằng cách điện thoại cho bà tổng thống Phi Gloria Macapagal Arroyo xác định rằng Hoa Kỳ vẫn tôn trọng thỏa ước về tàu bè thăm viếng (Visiting Forces Agreement) giữa Hoa Kỳ và Phi. Tháng 7/2009 Hoa Kỳ xác định quan điểm tại Biển Đông trước quốc hội.
Chính phủ gởi hai ông Scot Marciel (Phụ tá bộ trưởng ngoại giao) và Robert Scher (Phụ tá bộ trưởng quốc phòng) đến điều trần trước Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương. Ông Marciel tuyên bố một cách dứt khoát rằng những tuyên bố về biển của Trung quốc tại Biển Đông không có một cơ sở quốc tế nào cả. Ông Marciel nói với quốc hội rằng Hoa Kỳ có “lợi ích thiết yếu” (vital interest) khi duy trì sự ổn định, tự do lưu thông và bảo vệ quyền buôn bán của mình tại Đông Á. Ông Marciel sau khi tóm tắt cho quốc hội biết việc Trung quốc de dọa các công ty dầu khí của Hoa Kỳ định làm ăn với Việt Nam đã khẳng định: “Chúng ta cương quyết chống lại mọi de dọa các công ty Hoa Kỳ.”
Về việc tàu Trung quốc quấy nhiễu hoạt động của Hải quân Hoa Kỳ ngoài khơi đảo Hải Nam ông Scher xác định thái độ 4 điểm của Hoa Kỳ: 1. Bằng lời và bằng hành động Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện trong vùng. 2. Hải quân Hoa Kỳ quả quyết duy trì quyền lưu thông trên biển. 3. Quan hệ an ninh với các nước trong vùng qua các cuộc nói chuyện về chính sách và chiến lược và hợp tác bảo đảm an toàn trên biển. 4. Tăng cường quan hệ ngoại giao – quân sự với Trung quốc để tránh đụng chạm do sự hiểu lầm.
Khi quan hệ giữa Việt Nam và Trung quốc căng thẳng Việt Nam trở nên gần gũi với Hoa Kỳ hơn. Tháng 6/2008 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viếng thăm Hoa Kỳ và hội kiến với tổng thống Bush. Thủ tướng Dũng là vị thủ tướng Việt Nam đầu tiên đến viếng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ sau năm 1975. Trong một thông cáo chung sau chuyến viếng thăm hai bên đồng ý duy trì các cuộc gặp gỡ cao cấp về an ninh và chiến lược.
Ngoài ra tổng thống Bush còn tuyên bố Hoa Kỳ ủng hộ “chủ quyền, an ninh và sự tòan vẹn lãnh thổ của Việt Nam” (nguyên văn: the US supports “Vietnam’s national sovereignty, security and territorial integrity”. Lời tuyên bố của tổng thống Bush không nói đến Biển Đông. Tuy nhiên người ta hiểu rằng đấy là một cách nói tiếp theo lời tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates trước đó vào đầu năm tại Singapore rằng: “Trong chuyến đi Á châu, tôi nghe nhiều quốc gia nói vê` tình trạng an ninh trong vùng do nhu cầu tài nguyên thiên nhiên và than phiền những chính sách ngoại giao có tính áp lực làm cho tình hình trong vùng trở nên phức tạp …
Chúng ta nên tránh thái độ có tính áp lực mặc dù được che dấu dưới lớp vỏ hợp tác”. (TBN: Ai cũng biết bộ trưởng Robert Gates nói tới Biển Đông và thái độ đại hán của Trung quốc) Các lời tuyên bố của Bộ trưởng Gates, của tổng thống Bush và của ông phụ tá ngoại giao Marciel là những lời nhắn nhủ Trung quốc rằng họ không nên đe dọa các công ty Hoa Kỳ định làm ăn với Việt Nam trên Biển Đông. Quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng được cải thiện hơn từ năm 2008. Tháng 10/2008 bộ Ngoại giao Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu nói chuyện cấp cao về chính trị - quân sự. Tháng 4/2009 một số sĩ quan cao cấp Việt Nam được máy bay Hoa Kỳ chở đến mẫu hạm USS John Stennis để quan sát lực lượng Hải Không Quân thao dượt. Tháng 8/2009 và tháng 3/2010 cơ sở sửa tàu của Việt Nam sửa chữa các tàu hải quân Hoa Kỳ thuộc lực lượng vận tải đường biển (US Navy Military Sealift Command).
Cuối năm 2009 bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh viếng thăm Hoa Thịnh Đốn và gặp bộ trưởng Gates tại Bộ quốc phòng. Trên đường đi tướng Thanh ghé Hawai thăm Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ tại Thái bình Dương. Theo chương trình, trong những tháng cuối năm 2010 này các giới chức quân sự cao cấp Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ gặp nhau. Tờ Quadrennial Defence Review năm 2010 viết rằng Hoa Kỳ xem Việt Nam và Indonesia là hai đối tác chiến lược quan trọng. Những trở lực trong mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung quốc Sau khi nhậm chức chính quyền Obama mở đầu quan hệ với Trung quốc qua cuộc họp song phương bàn về Chiến lược và Kinh tế (Strategic and Economic Dialogue - SED) trong tháng 7/2009 tại Hoa Thịnh Đốn. Buổi họp sau đó tổ chức tại Bắc Kinh tháng 5/2010. Tháng 8/2009 bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates tiếp tướng Xu Caihou, Phó chủ tịch Quân ủy trung ương của quân đội Trung quốc tại Pentagone.
Tướng Xu Caihou còn gặp Cố vấn an ninh quốc gia James Jones, Tham mưu trưởng Liên quân Đô đốc Michael Mullen, thứ trưởng ngoại giao James Steinberg và thăm xã giao tổng thống Obama. Ông Gates và tướng Xu đồng ý một chương trình 7 điểm: 1. Thăm viếng cấp cao. 2. Hợp tác nhân đạo và giúp đỡ nhau khi có thiên tai. 3. Trao đổi hiểu biết y học quân sự. 4. Trao đổi để hiểu nhau hơn giữa các sĩ quan cấp Tá và cấp Úy 5. Trao đổi văn hóa và thể thao giữa hai quân đội. 6. Tăng cường các cuộc thăm viếng ngoại giao. 7. Trao đổi hiểu biết về cách thức tăng cường an toàn trên biển. Tuy nhiên tướng Xu nêu ra 4 trở lực chính trong mối quan hệ Mỹ Trung gồm: 1. Quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và Đài Loan. Nếu Hoa Kỳ khắng khít quân sự với Đài Loan thì quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung quốc khó được cải thiện. 2. Tàu bè và máy bay của Hoa Kỳ không nên vào khu đặc quyền kinh tế của Trung quốc. Hoa Kỳ nên tôn trọng Luật Biển và các luật về biển của Trung quốc 3.
Một số luật của Hoa Kỳ làm trở ngại quan hệ Hoa Kỳ-Trung quốc như Luật “Defense Authorization Act” thông qua năm 1999 4. Hoa Kỳ còn nghi ngờ thiện chí chiến lược của Trung quốc. Tháng Ba/2010 Trung quốc nói với hai viên chức Hoa Kỳ thăm viếng Trung quốc rằng Trung quốc xem Biển Đông là vùng có “quyền lợi thiết yếu” (core interest) của Trung quốc. Đây là lần đầu tiên Trung quốc đưa Biển Đông lên hàng “quyền lợi thiết yếu” như Đài Loan và Tây Tạng với ý nghĩa nếu bị xâm phạm Trung quốc sẽ dùng vũ lực để bảo vệ. Có nhiều lý do giải thích tại sao gần đây Trung quốc khẳng định lập trường đòi chủ quyền của mình trên Biển Đông. Thứ nhất, Trung quốc muốn áp lực Việt Nam cùng với Trung quốc khai thác dầu khí chung trong vùng biển ngoài khơi trên nguyên tắc thuộc Việt Nam. Nếu quả thật vậy thì Trung quốc khó đạt được ý đồ của mình vì Việt Nam không dễ gi để Trung quốc hưởng lợi những gì nằm trong (hay sát với) vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình.
Trước đây Trung quốc áp lực các công ty nước ngòai không ký giao kèo khai thác dầu khí với Việt Nam cũng trong mục đích này (và tạm thời thành công). Hai công ty BP của Anh và ExxonMobil của Mỹ đã tạm ngưng khai thác theo giao kèo, nhưng gần đây cho biết sẽ tiếp tục tiến hành giao kèo đã ký. Hoa Kỳ đã cho Trung quốc biết Hoa Kỳ không chấp nhận ai làm áp lực với các công ty Hoa Kỳ làm ăn hợp luật lệ quốc tế . Thứ hai, Trung quốc muốn cho Việt Nam thấy sự bất mãn khi biết Việt Nam hình như đang chuẩn bị mang việc xích lại với Hoa Kỳ ra bàn thảo trong đại hội 11 của đảng vào năm 2011. Từ năm 1995 sau khi thiết lập bang giao với Hoa Kỳ Việt Nam vẫn rất dè dặt trong quan hệ với Hoa Kỳ vì ngại làm mất lòng Trung quốc. Nhưng từ năm 2003 về sau áp lực trên Biển Đông của Trung quốc càng mạnh thì Việt Nam càng bớt dè dặt khi xích lại với Hoa Kỳ.
Cuối năm 2007 khi Trung quốc thành lập quận huyện bao gồm cả Trường Sa, sinh viên Việt Nam tại Sài gòn và Hà Nội đã biểu tình phản đối và Trung quốc đã mạnh mẽ áp lực Việt Nam ngăn cấm các cuộc biểu tình. Qua năm 2008 sự chống đối của nhân dân trong nước trước ý đồ lấn chiếm của Trung quốc lên cao và cao điểm là năm 2009 khi tướng Võ Nguyên Giáp lên tiếng cho rằng vụ Trung quốc khai thác mỏ Bauxite ở cao nguyên Việt Nam là có hại cho an ninh quốc gia. Đảng cộng sản Việt Nam nhận ra rằng khuynh hướng chống Trung quốc trong nước là một đe đọa cho sự lãnh đạo của đảng cộng sản nếu họ không có chương trình đáp ứng. Những nhà quan sát tình hình Việt Nam đồng ý rằng nội bộ lãnh đạo Việt Nam có hai khuynh hướng. Một muốn mở rộng quan hệ quốc tế để hội nhập rộng rãi. Một muốn thắt chặt quan hệ với Trung quốc. Và Trung quốc tỏ thái độ cứng rắn trên Biển Đông để cảnh cáo Việt Nam rằng theo họ thì có lợi hơn là chống họ.
Nhưng hình như trước tình cảm chống Trung quốc của nhân dân nhóm thứ hai chủ trương thân Trung quốc cũng phải đồng ý cần tìm một con đường quốc phòng khác hơn là dựa vào Trung quốc. Thứ ba, chính sách Biển Đông của Trung quốc có thể do nhu cầu năng lượng. Làm chủ được Biển Đông có nghĩa là làm chủ một kho dầu khổng lồ và bảo đảm một đường lưu thông quan trọng trên biển. Trung quốc đã cải tiến thiết bị Hải quân và thiết lập căn cứ ở Yulin trong mục đích này. Năm 2002 khối Asean và Trung quốc ký bản “Tuyên bố về Cách ứng xử trên Biển Đông” (Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea) đồng ý “tự chế và thận trọng trong các hoạt động để tránh gây ra tranh chấp” (self restraint in the conduct of activities that would complicate or escalate disputes). Tuy nhiên tình hình an ninh trên Biển Đông càng căng thẳng và trở nên cấp bách trong ba năm qua. Sự đụng chạm giữa Hải quân Trung quốc và Hải quân Hoa Kỳ tại phía Nam đảo Hải nam cho thấy Biển Đông có thể là nơi “tóe ra lửa” nếu các bên liên hệ thiếu thận trọng.
Để kết thúc bản Tài liệu về tranh chấp Biển Đông, giáo sư Thayer đề nghị một giải pháp 7 điểm để giảm căng thẳng trên Biển Đông: 1. Trung quốc cần thảo luận với các nước trong vùng về quyền đánh cá và chấm dứt việc đơn phương cấm đánh cá vùng này vùng khác hằng năm một cách tùy tiện. 2. Cần chi tiết hóa việc thi hành bản “Tuyên bố về Cách ứng xử trên Biển Đông” ký năm 2002. 3. Trung quốc và Hoa Kỳ cần có một bản văn Thỏa Thuận về đụng chạm trên biển (Incidents At Sea Agreement) để tránh đụng chạm trên biển ngoài ý muốn. 4. Các nước có vũ khí nguyên tử, nhất là các nước trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cần tham gia vào “Hiệp Định Xác lập vùng Phi nguyên tử Đông Nam Á” (Southeast Asia Nuclear Free Weapons Zone Treaty). Trung quốc hứa sẽ tham gia (nhưng chưa ký). Hiệp hội Asean cần xác định vùng nam đảo Hải Nam có nằm trong vùng địa lý áp dụng của Hiệp Định này không ? 5. Các nước trong vùng chung quanh Biển Đông cần thảo luận ở cấp cao cách thi hành Luật Biển để tránh sự tranh chấp về nội dung các bản khai nộp Liên hiệp quốc liên quan đến thềm lục địa nối dài và xác định rõ ràng Hải quân các nước có quyên hoạt động gì trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác. 6. Hội nghị các bộ trưởng quốc phòng khối Asean + tại Hà Nội sắp đến cần tạo sự tin cậy và đề ra các biện pháp đề phòng tại Biển Đông. 7. Các nước trong vùng cần thảo luận để thành lập một cơ chế gặp nhau thường xuyên giữa các lãnh tụ quốc gia để thảo luận những vấn đề còn cấn cái giữa các nước liên quan đến an ninh trong vùng. Trần Bình Nam August 15, 2010 binhnam@sbcglobal.net www.tranbinhnam.com (1)
Xem tài liệu số 360 www.tranbinhnam.com trang Bình Luận, link: http://www.tranbinhnam.com/binhluan/HoaKy_Va_MatTran_BienDong.htm (2) Giả cào là danh từ ngư dân vùng duyên hải miền Trung Việt Nam dùng để gọi thuyền đánh cá bằng lưới kéo lê sát đáy biển. (3) Xem tài liệu số 311 www.tranbinhnam.com trang Bình Luận, link: http://www.tranbinhnam.com/binhluan/Them_LucDia_NgoaiBien.html
THÍCH THIỆN MINH * DỰ ĐOÁN VẬN NƯỚC
DỰ ĐOÁN VẬN NƯỚC
Thích Thiện Minh
Mấy
mươi năm trong chốn lao tù, cho đến nay khi ra khỏi nhà giam. Tôi
tâm đắc nhất đó là một ít hành trang nho nhỏ về lĩnh vực tâm linh mà
lúc nào tôi cũng trân quý xem như là một món bửu bối thiên thư khi
nghĩ về đất nước… Nhờ từ ấu thơ bản thân tôi có hạnh duyên nắm bắt
một vài quy luật biến dịch của vũ trụ liên quan đến mệnh đồ thế giới
và vận nước VN. Tôi biết được đã trên 40 năm qua, đó là một bài thi
Sấm ký ngắn tôi học thuộc nằm lòng hồi còn bé do cha tôi tức Ông
Huỳnh Văn Cầm truyền lại, mặc dầu nhiều sự kiện xảy ra của thế giới
và đất nước VN đều do con người gây nên, nhưng những móc thời gian
xảy ra ấy lại trùng hợp tương tục một cách lạ thường đều diễn ra vào
các năm Tý Ngọ Mẹo và Dậu, tôi nhận xét dường như có một bàn tay vô
hình nào đã định sẵn. Tôi xin liệt nêu khái lược sau đây, mong quý
bậc cao minh vui lòng góp ý bổ sung thêm cho những lời chỉ giáo.
Trước
nhất, cha mẹ tôi người gốc Đạo Cao Đài, quê ở Bạc Liêu, vào năm 1956
(Bính Thân) lúc ấy tôi chỉ được 1 tuổi thôi, cha mẹ tôi lưu lạc sang
đất nước Chùa Tháp nhân chuyến đưa Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc Giáo
Chủ Đạo Cao Đài sang lánh nạn tại CamPuchia, thời gian được 3 năm Đức
Phạm Công Tắc quy thiên tại CamPuchia vào ngày mùng 10 tháng 04 năm
1959, (nhằm tuần lễ Phật Đản mùng 8 đến ngày rằm tháng tư năm kỷ
Hợi).
Vài năm sau, Cha Mẹ tôi lần lượt về VN, tạm làm ăn sinh
sống tại tỉnh Trà Vinh tức tỉnh Vĩnh Bình, cha tôi có mang theo những
di huấn và huyền cơ do Đức Ngài truyền dạy, khi tôi lên 12 tuổi cha
tôi bảo tôi học thuộc lòng. Cho dù, khi lớn lên tôi xuất gia theo Đạo
Phật, nhưng những lời dạy của cha tôi, lúc bé tôi vẫn còn ghi nhớ.
Đặc biệt, những lời lưu truyền có nhiều điểm rất chính xác với những
sự kiện xảy ra của thế giới và các mốc lịch sử của VN, kể cả liên
quan đến những nhà lãnh đạo có tên tuổi gắn liền với lịch sử vui
buồn, thăng trầm, thịnh suy(tốt-xấu) của dân tộc.
Nay
tôi xin tường thuật lại 1 bài thi ngắn như sau để quý hiền giả, các
bậc sĩ phu, những nhà nghiên cứu sử liệu, quý đồng bào VN trong ngoài
nước nghiền ngẫm về cuộc đời và vận nước, với bài thi ngắn khoảng
trên 30 câu như sau:
Sự biến thiên thăng trầm của tổ quốc!
Theo chu kỳ quy ước định phân
Xưa Xuân Thu nay lại Thu Xuân?
Và Quy luật bất luân chữ Cửu?
Tý,Ngọ,Mẹo,Dậu là tháng năm trong lịch sử?
Còn ngày giờ thứ tự đúng kỳ tam
Lập cửu trùng cảnh Nghiêu Thuấn trời nam
Dân hạnh phúc muôn năm an hưởng
Theo Nga Mỹ, nào quan to Tá Tướng
Nào lầu đài, nào phủ trướng vinh sang
Kẻ vong thân, người danh phận lỡ làng
Kẻ lao ngục,người lên đàng biệt xứ
Sống tha phương trở thành người lữ thứ
Xa gia đình kẻ cự phú cũng trắng tay
Bỏ tiền tài hạnh phúc rẻ chia hai
Bao sự nghiệp lầu đài ôi tiếc mến
Thuở sinh tiền ta thường khuyên Hội thánh
Phải gìn tâm nơi tịnh cảnh tu hành
Đừng theo Mỹ Diệm để hưởng chút lợi danh
Sau phải chịu cam đành buồn tủi
Khi Cộng sản đúng thời đúng buổi
Chiếm Nam Quan cho đến mũi Cà Mau
Lúc bấy giờ Hội Thánh phải nói sao?
Khi đã lở lâm vào trong thế khó
Khi Cộng Sản chiếm quyền hành trong lúc đó
Biết bao nhà tôn giáo phải suy vi
Cấp lãnh đạo và các phẩm chỉ huy
Đứng không vững cho nên vấp ngã
Làm tên tuổi lợi danh tiêu mất cả
Cộng ngày sau sẽ tan rả không còn
Khi dân tình khôi phục lại nước non
Khuyên tín hữu lòng son cố tránh./
Lúc ấy tôi nhờ cha tôi giải thích các câu hỏi?
1/Tại sao xưa Xuân Thu nay lại Thu Xuân là thế nào?
2/Tý,Ngọ, Mẹo, Dậu sao gọi là những tháng năm trong lịch sử?
3/Quy luật chữ Cửu là sao?
4/
Còn ngày giờ thứ tự đúng kỳ tam xin giải thích? Cha tôi trả lời:
1/-Ngày xưa bên Trung quốc có Phong kiếm Xuân Thu và Xuân Thu oanh
liệt,tức mùa Xuân và mùa Thu, còn Việt Nam thì ngược lại sẽ có những
sự kiện trọng đại liên quan đến 2 mùa Thu và Xuân, dần dần tôi tìm ra
như: -Ký 2 Hiệp Định: Thứ nhất ký Hiệp Định Giơ-ne vào ngày
20/07/1954, tháng 7 tức vào mùaThu Thứ hai ký Hiệp định Paris vào ngày
27/01/1973, tháng giêng là vào mùa Xuân 2/-Còn Tý Ngọ Mẹo Dậu là
những biến cố lớn của thế giới trong đó có liên quan đến VN đều xảy ra
vào các năm Tý Ngọ Mẹo Dậu, chẳng hạn như:
-Đệ Nhứt thế chiến xảy ra năm 1911-1918, năm 1918 là năm (Mậu Ngọ)
-Đệ Nhị thế chiến xảy ra năm 1939-1945, năm 1939(kỷ mẹo) và năm 1945 là năm (Ất Dậu)
-Đảng
CS Liên Xô thành lập tháng1 năm 1912(Nhâm Tý) sụp năm 1989-1990
(Canh Ngọ) sau nầy tái thành lập vào ngày 14/2/1993 (Quý Dậu)),
-----Đảng CS Trung Quốc thành lập 1/07/1921(Tân Dậu)
-Đảng CSVN thành lập, ngày 03/02/1930(Canh Ngọ),
-Thành lập nước VNDCCH, ngày 2/9/ 1945( Ất Dậu)
-Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 7/5/1954 (Giáp Ngọ),
- Ký Hiệp Định Giơ-Neo- ngày 20/07/54, (Giáp Ngọ)
-Kể cả các nhà lãnh tụ có liên hệ trực tiếp đến lịch sử cũng chết vào những năm Tý, Ngọ, Mẹo và Dậu điển hình như:
-Cụ Ngô Đình Diệm chết năm 1963 (Quý Mẹo)
-Cụ
Hồ Chí Minh qua đời 969 (Kỷ Dậu). (Xin lỗi…mong được miễn thứ vì trên
tư cách nhà tu hành tôi gọi các vị cao niên bằng Cụ) Đặc biệt, nên
chú ý ngày Quốc Khánh, 02/09/45 (Ất Dậu) thì Cụ Hồ mất trùng ngày
Quốc Khánh 02/09/1969 (Kỷ Dậu) chết cùng ngày, cùng tháng và cùng năm
Dậu.
Điển
hình thêm ngày 20/12/1960, (Canh Tý) thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải
Phóng Miền thì Ông Chủ tịch MT. Nguyễn Hữu Thọ chết ngày 24 tháng 12
năm1996 (Bính Tý) tức chết trùng tháng và trùng năm, cách nhau chỉ
có 4 hôm so với ngày thành lập MTDTGPMN.
-Ông Lê Duẫn, một nhân
vật dưới một người trên vạn người chết ngày 10/07/1996 (Bính Tý) --Ông
Võ Văn Kiệt chết năm 2008 (tức năm Mậu Tý)
- Chiếm Miền Nam 30/04/75 (Ất Mẹo)
Nhìn
lại lịch sử VN thời cận đại, kể từ đêm 22 qua 23/4/1885 (Ất Dậu),
Pháp chính thức chiếm Hoàng Thành, kinh Đô Huế. Rồi lại 60 năm sau đến
9/3/45(Ất Dậu) Pháp bị Nhật đảo chính. Xét ra, Pháp thắng vào năm
Ất Dậu và thua cũng năm Ất Dậu. Thậm chí Nhật đảo chính Pháp năm Dậu
rồi lại đầu hàng đồng Minh vào ngày 19/08/45 cũng năm Ất Dậu.
3/- Quy luật bất luân chữ Cửu:
-
Hiệp Định Giơ-Neo ngày 20/07/54, ta thấy 20+7= con số 9 và năm 1954,
54 cũng là con số 9. -Hiệp Định Paris, ngày 27/01/73, ta thấy 27=
con số 9, ngoài ra, 27/01/73 tức 24 tháng Chạp âm lịch, năm Nhâm Tý,
cũng là năm Tý.
Đổi tên thành nước CHXHCNVN ngày 02/07/1976, số 02+07=số 9 và Hiệp ước Sơ Bộ 6/3/46 thì 6+3= số 9.
Nhật
đảo chính Pháp 9/3/45, cũng là con số 9(số cửu) Ngoài ra, những sự
kiện gần đây như: -Bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ ngày 11/7/1995 thì
11+7=số 9
-Việt Nam gia nhập Tổ chức Mậu Dịch Thế giới WTO vào ngày 7/11/2006 thì 7+11= số 9
- VN trở thành thành viên không thường trực LHQ ngày 16/10/2007 năm 2007= tức số 9,
4/-Ngày
giờ thứ tự đúng kỳ tam? Theo cha tôi là VN sẽ ký 3 lần có tính cách
quyết định lớn cho vận mệnh đất nước….tất cả đều ký vào mùa Thu hoặc
Xuân và con số Cửu. Tôi chỉ đoán có thể là đã ký 2 Hiệp Định,
Giơ-Neo vào ngày 20/7/54 và Paris ngày 27/01/73…. còn ký lần 3 không
lẽ bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ vào ngày 11/7/95, tức 11+7 là con
số Cửu và vào mùa Thu chăng? Về việc ký kết quan hệ bình thường hóa
giữa 2 nước lại mang tính quyết định lớn cho vận mệnh VN hay chăng?
Điều nầy cần phải chờ đợi tương lai xem VN có ký kết một Hiệp định
nào quan yếu nữa không về những việc liên quan đến tổ quốc?
Xin chú ý:
-Từ năm thành lập Đảng 3/2/1930 đến ngày 30/04/1975, ( 1975-1930=45) được 45 năm cũng là con số 9
- Từ năm 1975(Ất Mẹo) đến năm 2011(Tân mẹo) (2011-1975=36) được 36 năm cũng là con số 9 hoặc
-Tính từ khi thành lập Đảng CS năm 1930 đến 2011 đúng 81 năm cũng là con số 9…
Ta
hãy chờ xem số Cửu nào hay một trong các năm Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu nào ở
tương lai sẽ quyết định về số phận của chế độ CSVN. Có 2 điều cần bàn:
-Một
là chiến thắng vào năm 1975(Ất Mẹo) sẽ gặp năm 2011(Tân Mẹo) thời
gian đúng 36 năm, tức Mẹo gặp lại Mẹo phối hợp với số Cửu quyết định
sự suy vong.
-Hai là Đảng CSVN thành lập năm 1930 (Canh Ngọ) cho
đến 2014 (Giáp Ngọ) tức Ngọ gặp lại Ngọ, được 84 năm, sẽ hết hạn kỳ
và tàn lụi vào năm nầy.
Người xưa thường nói Dân có Tuần, Nước
có Vận. Họa nạn quê hương bởi vì Vận nước còn mịt mờ... còn sự biến
dịch của luật tuần hoàn vũ trụ hễ Âm thịnh thì Dương suy, tiểu nhân
đắc chí thì quân tử phải khốn cùng... và mỗi khi Âm thịnh đến cực điểm
của thái âm thì sẽ rút lui nhường chỗ trả lại cho Dương đó là theo
cơ cấu "Phản Phục" căn cứ lý của Dịch. Đây là quy luật tự nhiên “Âm
cực Dương hồi”, mỗivật đi đến cực độ phải biến, biến trở về cái đối
đích đó là quan niệm trong trời đất và Dương đến cực điểm của thái
dương thì cũng sẽ nhường lại cho âm thế thôi! Hễ khí âm cực thịnh thì
khí dương tái lai, quy luật xưa nay, luân lưu thịnh suy bỉ thái và
ngược lại khi dương đến cực thịnh thì cũng thế, phải trả lại cho Âm.
Hiện nay, nhiều dấu hiệu cho thấy Âm đã và đang suy thóai trầm
trọng, càng ngày càng xuống dốc thật sự, rất khó cứu vãn…. và ắt sẽ
chuẩn bị trả lại cho Dương.
Như trên tôi đã phân tích, từ
đây cho đến 2011 năm Tân Mẹo hoặc tối đa 2014 tức năm Giáp Ngọ, định
mệnh đất nước VN sẽ có chuyển biến lớn theo quy luật tự nhiên như đã
trình bày trên không? Chúng ta bình tĩnh chờ xem vận nước đến hồi kết
cục. Nói tóm lại: những năm Tý, Ngọ, Mẹo và Dậu là tháng năm chu kỳ
của lịch sử VN có liên quan đến tình hình thế giới, mà Đảng CSVN
thành lập ngày 3/2/1930(năm Canh Ngọ) và chắc chắn sẽ cáo chung vào
những năm Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu mà thôi. Hãy nhìn lại các triều đại lịch
sử VN, thời lý hưng thịnh nhất từ Lý Thái Tổ đến Lý Huệ Tôn. Vua Lý
Huệ Tôn không có Hoàng Tử, chỉ sinh ra công chúa Phật Kim tức Lý
Chiêu Hoàng,vua cha truyền ngôi cho công chúa, rồi xuất gia đi tu tại
chùa Chơn giáo tự xưng là Huệ Quang Đại Sư.
Do mưu thần của
Thái Sư Trần Thủ Độ se duyên mai mối ép gả công chúa (Nữ Hoàng) cho
Trần Cảnh, và sau đó bắt buộc Nữ Hoàng phải nhường ngôi cho chồng là
Trần Cảnh, tức Trần Thái Tôn, thế là chấm dứt nhà Lý. Đời Lý kể từ
năm 1010 đến 1225, trải qua 8 đời vua, trị vì 215 năm, đây là triều
đại hưng thịnh lâu nhất trong lịch sử VN chứ chưa có triều đại nào
kéo dài muôn năm, như người ta thường chúc tụng, tung hô vạn tuế hoặc
có thời đại còn bắt buộc nhân dân phải ca ngợi về mình quả thật chỉ
là mộng tưởng.
Qua bài thơ trên cha tôi còn nhắc nhỡ một câu
nói đi kèm như sau: “Đức lập quyền thì dân mới đặng chu toàn, còn
quyền xua đức dân tan khốn khổ, lấy chí thánh dìu người giác ngộ,
dụng bạo tàn không đem nỗi an bang, chỉ đưa dân chúng đi đến chỗ lầm
than và đem đến con đường tận diệt, dụng 4 chữ minh, cang, liêm,
khiết dầu đời hay đạo trăm việc cũng thành” Chúng ta hãy nghiền
ngẫm và chiêm nghiệm câu trên cũng như chờ xem những gì sẽ xảy ra cho
vận nước vào những năm Tý, Ngọ, Mẹo và dậu ở tương lai. Tôi xin
bưng hồng chung gióng lên một tiếng lưu bố khắp gần xa… mang thông
điệp đem hỷ tín đến cho mọi người có lòng khoắc khoải mong chờ vận
nước đổi thay, hay ước mơ quê hương có một ngày rực sáng.
Mỗi
khi đã biết sự biến dịch có quy luật cơ bản tự nhiên thì mọi diễn
biến của vận nước không thể đến sớm hơn hay muộn hơn so với khát vọng
mong chờ của lòng người, vì thế mọi người không nên thất vọng hay
sờn lòng nản chí. Có điều quan trọng là: “Thiên thời, địa lợi đôi
đều sẵn Chỉ thiếu hòa nhân để hợp quần” Có lẽ: Non nước đang dật dờ
chờ tạo khách bởi vì thiếu hòa nhân nên còn phải thêm thời gian nữa mới
đúng thiên cơ chăng?
Nhân mùa Phật Đản lần thứ 2553,
Nguyện cầu hồn thiêng sông núi, u hiển oai linh mong sao những nhà
lãnh đạo Đảng CSCN, những người cầm cân nẩy mực đang bị trí rối
chướng sâu, tập khí nặng nề, kém đức kém tu, sớm gội nhuần ơn pháp nhũ
của chư Phật để căn lành tăng trưởng, nhanh chóng phản thân tu đức,
đoạn nghiệp mê lầm, tin sâu nhân quả, cấp thiết tỉnh thức quay hồi,
triệt hủy tà niệm, lấy đức hiếu sinh mà thương dân, lấy lòng nhân mà
đối đãi, cách cố đỉnh tân, tận tâm tận lực đổi mới để đem đến cho quê
hương VN một xã hội thực sự dân chủ, tự do, công bằng, nhân ái, dân
phú quốc cường và dân an quốc thái. Cuối cùng tôi chân thành gửi đến
quý vị thúc giả, quý đồng bào, đồng hương VN, quý tôn giáo bạn, quý
phật tử xa gần trong ngoài nước nhân mùa Phật Đản lời chúc cầu được an
vui lợi lạc./.
30/04/2009
Thích Thiện Minh
- 2010 chiến tranh TG thứ 3 bùng nổ (4/7/2009 11:49:21 AM)
- NGUYỄN THIÊN THỤ * VẬN MỆNH VIỆT NAM QUA KIM CỔ KỲ QUAN
DỰ ĐOÁN VẬN NƯỚC
Thích Thiện Minh
Mấy
mươi năm trong chốn lao tù, cho đến nay khi ra khỏi nhà giam. Tôi
tâm đắc nhất đó là một ít hành trang nho nhỏ về lĩnh vực tâm linh mà
lúc nào tôi cũng trân quý xem như là một món bửu bối thiên thư khi
nghĩ về đất nước… Nhờ từ ấu thơ bản thân tôi có hạnh duyên nắm bắt
một vài quy luật biến dịch của vũ trụ liên quan đến mệnh đồ thế giới
và vận nước VN. Tôi biết được đã trên 40 năm qua, đó là một bài thi
Sấm ký ngắn tôi học thuộc nằm lòng hồi còn bé do cha tôi tức Ông
Huỳnh Văn Cầm truyền lại, mặc dầu nhiều sự kiện xảy ra của thế giới
và đất nước VN đều do con người gây nên, nhưng những móc thời gian
xảy ra ấy lại trùng hợp tương tục một cách lạ thường đều diễn ra vào
các năm Tý Ngọ Mẹo và Dậu, tôi nhận xét dường như có một bàn tay vô
hình nào đã định sẵn. Tôi xin liệt nêu khái lược sau đây, mong quý
bậc cao minh vui lòng góp ý bổ sung thêm cho những lời chỉ giáo.
Trước
nhất, cha mẹ tôi người gốc Đạo Cao Đài, quê ở Bạc Liêu, vào năm 1956
(Bính Thân) lúc ấy tôi chỉ được 1 tuổi thôi, cha mẹ tôi lưu lạc sang
đất nước Chùa Tháp nhân chuyến đưa Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc Giáo
Chủ Đạo Cao Đài sang lánh nạn tại CamPuchia, thời gian được 3 năm Đức
Phạm Công Tắc quy thiên tại CamPuchia vào ngày mùng 10 tháng 04 năm
1959, (nhằm tuần lễ Phật Đản mùng 8 đến ngày rằm tháng tư năm kỷ
Hợi).
Vài năm sau, Cha Mẹ tôi lần lượt về VN, tạm làm ăn sinh sống tại tỉnh Trà Vinh tức tỉnh Vĩnh Bình, cha tôi có mang theo những di huấn và huyền cơ do Đức Ngài truyền dạy, khi tôi lên 12 tuổi cha tôi bảo tôi học thuộc lòng. Cho dù, khi lớn lên tôi xuất gia theo Đạo Phật, nhưng những lời dạy của cha tôi, lúc bé tôi vẫn còn ghi nhớ. Đặc biệt, những lời lưu truyền có nhiều điểm rất chính xác với những sự kiện xảy ra của thế giới và các mốc lịch sử của VN, kể cả liên quan đến những nhà lãnh đạo có tên tuổi gắn liền với lịch sử vui buồn, thăng trầm, thịnh suy(tốt-xấu) của dân tộc.
Vài năm sau, Cha Mẹ tôi lần lượt về VN, tạm làm ăn sinh sống tại tỉnh Trà Vinh tức tỉnh Vĩnh Bình, cha tôi có mang theo những di huấn và huyền cơ do Đức Ngài truyền dạy, khi tôi lên 12 tuổi cha tôi bảo tôi học thuộc lòng. Cho dù, khi lớn lên tôi xuất gia theo Đạo Phật, nhưng những lời dạy của cha tôi, lúc bé tôi vẫn còn ghi nhớ. Đặc biệt, những lời lưu truyền có nhiều điểm rất chính xác với những sự kiện xảy ra của thế giới và các mốc lịch sử của VN, kể cả liên quan đến những nhà lãnh đạo có tên tuổi gắn liền với lịch sử vui buồn, thăng trầm, thịnh suy(tốt-xấu) của dân tộc.
Nay
tôi xin tường thuật lại 1 bài thi ngắn như sau để quý hiền giả, các
bậc sĩ phu, những nhà nghiên cứu sử liệu, quý đồng bào VN trong ngoài
nước nghiền ngẫm về cuộc đời và vận nước, với bài thi ngắn khoảng
trên 30 câu như sau:
Theo chu kỳ quy ước định phân
Xưa Xuân Thu nay lại Thu Xuân?
Và Quy luật bất luân chữ Cửu?
Tý,Ngọ,Mẹo,Dậu là tháng năm trong lịch sử?
Còn ngày giờ thứ tự đúng kỳ tam
Lập cửu trùng cảnh Nghiêu Thuấn trời nam
Dân hạnh phúc muôn năm an hưởng
Theo Nga Mỹ, nào quan to Tá Tướng
Nào lầu đài, nào phủ trướng vinh sang
Kẻ vong thân, người danh phận lỡ làng
Kẻ lao ngục,người lên đàng biệt xứ
Sống tha phương trở thành người lữ thứ
Xa gia đình kẻ cự phú cũng trắng tay
Bỏ tiền tài hạnh phúc rẻ chia hai
Bao sự nghiệp lầu đài ôi tiếc mến
Thuở sinh tiền ta thường khuyên Hội thánh
Phải gìn tâm nơi tịnh cảnh tu hành
Đừng theo Mỹ Diệm để hưởng chút lợi danh
Sau phải chịu cam đành buồn tủi
Khi Cộng sản đúng thời đúng buổi
Chiếm Nam Quan cho đến mũi Cà Mau
Lúc bấy giờ Hội Thánh phải nói sao?
Khi đã lở lâm vào trong thế khó
Khi Cộng Sản chiếm quyền hành trong lúc đó
Biết bao nhà tôn giáo phải suy vi
Cấp lãnh đạo và các phẩm chỉ huy
Đứng không vững cho nên vấp ngã
Làm tên tuổi lợi danh tiêu mất cả
Cộng ngày sau sẽ tan rả không còn
Khi dân tình khôi phục lại nước non
Khuyên tín hữu lòng son cố tránh./
1/Tại sao xưa Xuân Thu nay lại Thu Xuân là thế nào?
2/Tý,Ngọ, Mẹo, Dậu sao gọi là những tháng năm trong lịch sử?
3/Quy luật chữ Cửu là sao?
4/ Còn ngày giờ thứ tự đúng kỳ tam xin giải thích? Cha tôi trả lời: 1/-Ngày xưa bên Trung quốc có Phong kiếm Xuân Thu và Xuân Thu oanh liệt,tức mùa Xuân và mùa Thu, còn Việt Nam thì ngược lại sẽ có những sự kiện trọng đại liên quan đến 2 mùa Thu và Xuân, dần dần tôi tìm ra như: -Ký 2 Hiệp Định: Thứ nhất ký Hiệp Định Giơ-ne vào ngày 20/07/1954, tháng 7 tức vào mùaThu Thứ hai ký Hiệp định Paris vào ngày 27/01/1973, tháng giêng là vào mùa Xuân 2/-Còn Tý Ngọ Mẹo Dậu là những biến cố lớn của thế giới trong đó có liên quan đến VN đều xảy ra vào các năm Tý Ngọ Mẹo Dậu, chẳng hạn như:
-Đệ Nhứt thế chiến xảy ra năm 1911-1918, năm 1918 là năm (Mậu Ngọ)
-Đệ Nhị thế chiến xảy ra năm 1939-1945, năm 1939(kỷ mẹo) và năm 1945 là năm (Ất Dậu)
-Đảng CS Liên Xô thành lập tháng1 năm 1912(Nhâm Tý) sụp năm 1989-1990 (Canh Ngọ) sau nầy tái thành lập vào ngày 14/2/1993 (Quý Dậu)),
-----Đảng CS Trung Quốc thành lập 1/07/1921(Tân Dậu)
-Đảng CSVN thành lập, ngày 03/02/1930(Canh Ngọ),
-Thành lập nước VNDCCH, ngày 2/9/ 1945( Ất Dậu)
-Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 7/5/1954 (Giáp Ngọ),
- Ký Hiệp Định Giơ-Neo- ngày 20/07/54, (Giáp Ngọ)
-Kể cả các nhà lãnh tụ có liên hệ trực tiếp đến lịch sử cũng chết vào những năm Tý, Ngọ, Mẹo và Dậu điển hình như:
-Cụ Ngô Đình Diệm chết năm 1963 (Quý Mẹo)
-Cụ Hồ Chí Minh qua đời 969 (Kỷ Dậu). (Xin lỗi…mong được miễn thứ vì trên tư cách nhà tu hành tôi gọi các vị cao niên bằng Cụ) Đặc biệt, nên chú ý ngày Quốc Khánh, 02/09/45 (Ất Dậu) thì Cụ Hồ mất trùng ngày Quốc Khánh 02/09/1969 (Kỷ Dậu) chết cùng ngày, cùng tháng và cùng năm Dậu.
-Thành lập nước VNDCCH, ngày 2/9/ 1945( Ất Dậu)
-Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 7/5/1954 (Giáp Ngọ),
- Ký Hiệp Định Giơ-Neo- ngày 20/07/54, (Giáp Ngọ)
-Kể cả các nhà lãnh tụ có liên hệ trực tiếp đến lịch sử cũng chết vào những năm Tý, Ngọ, Mẹo và Dậu điển hình như:
-Cụ Ngô Đình Diệm chết năm 1963 (Quý Mẹo)
-Cụ Hồ Chí Minh qua đời 969 (Kỷ Dậu). (Xin lỗi…mong được miễn thứ vì trên tư cách nhà tu hành tôi gọi các vị cao niên bằng Cụ) Đặc biệt, nên chú ý ngày Quốc Khánh, 02/09/45 (Ất Dậu) thì Cụ Hồ mất trùng ngày Quốc Khánh 02/09/1969 (Kỷ Dậu) chết cùng ngày, cùng tháng và cùng năm Dậu.
Điển
hình thêm ngày 20/12/1960, (Canh Tý) thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải
Phóng Miền thì Ông Chủ tịch MT. Nguyễn Hữu Thọ chết ngày 24 tháng 12
năm1996 (Bính Tý) tức chết trùng tháng và trùng năm, cách nhau chỉ
có 4 hôm so với ngày thành lập MTDTGPMN.
-Ông Lê Duẫn, một nhân vật dưới một người trên vạn người chết ngày 10/07/1996 (Bính Tý) --Ông Võ Văn Kiệt chết năm 2008 (tức năm Mậu Tý)
- Chiếm Miền Nam 30/04/75 (Ất Mẹo)
Nhìn lại lịch sử VN thời cận đại, kể từ đêm 22 qua 23/4/1885 (Ất Dậu), Pháp chính thức chiếm Hoàng Thành, kinh Đô Huế. Rồi lại 60 năm sau đến 9/3/45(Ất Dậu) Pháp bị Nhật đảo chính. Xét ra, Pháp thắng vào năm Ất Dậu và thua cũng năm Ất Dậu. Thậm chí Nhật đảo chính Pháp năm Dậu rồi lại đầu hàng đồng Minh vào ngày 19/08/45 cũng năm Ất Dậu.
3/- Quy luật bất luân chữ Cửu:
- Hiệp Định Giơ-Neo ngày 20/07/54, ta thấy 20+7= con số 9 và năm 1954, 54 cũng là con số 9. -Hiệp Định Paris, ngày 27/01/73, ta thấy 27= con số 9, ngoài ra, 27/01/73 tức 24 tháng Chạp âm lịch, năm Nhâm Tý, cũng là năm Tý.
Đổi tên thành nước CHXHCNVN ngày 02/07/1976, số 02+07=số 9 và Hiệp ước Sơ Bộ 6/3/46 thì 6+3= số 9.
Nhật đảo chính Pháp 9/3/45, cũng là con số 9(số cửu) Ngoài ra, những sự kiện gần đây như: -Bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ ngày 11/7/1995 thì 11+7=số 9
-Việt Nam gia nhập Tổ chức Mậu Dịch Thế giới WTO vào ngày 7/11/2006 thì 7+11= số 9
- VN trở thành thành viên không thường trực LHQ ngày 16/10/2007 năm 2007= tức số 9,
4/-Ngày giờ thứ tự đúng kỳ tam? Theo cha tôi là VN sẽ ký 3 lần có tính cách quyết định lớn cho vận mệnh đất nước….tất cả đều ký vào mùa Thu hoặc Xuân và con số Cửu. Tôi chỉ đoán có thể là đã ký 2 Hiệp Định, Giơ-Neo vào ngày 20/7/54 và Paris ngày 27/01/73…. còn ký lần 3 không lẽ bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ vào ngày 11/7/95, tức 11+7 là con số Cửu và vào mùa Thu chăng? Về việc ký kết quan hệ bình thường hóa giữa 2 nước lại mang tính quyết định lớn cho vận mệnh VN hay chăng? Điều nầy cần phải chờ đợi tương lai xem VN có ký kết một Hiệp định nào quan yếu nữa không về những việc liên quan đến tổ quốc?
Xin chú ý:
-Từ năm thành lập Đảng 3/2/1930 đến ngày 30/04/1975, ( 1975-1930=45) được 45 năm cũng là con số 9
- Từ năm 1975(Ất Mẹo) đến năm 2011(Tân mẹo) (2011-1975=36) được 36 năm cũng là con số 9 hoặc
-Tính từ khi thành lập Đảng CS năm 1930 đến 2011 đúng 81 năm cũng là con số 9…
Ta hãy chờ xem số Cửu nào hay một trong các năm Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu nào ở tương lai sẽ quyết định về số phận của chế độ CSVN. Có 2 điều cần bàn:
-Một là chiến thắng vào năm 1975(Ất Mẹo) sẽ gặp năm 2011(Tân Mẹo) thời gian đúng 36 năm, tức Mẹo gặp lại Mẹo phối hợp với số Cửu quyết định sự suy vong.
-Hai là Đảng CSVN thành lập năm 1930 (Canh Ngọ) cho đến 2014 (Giáp Ngọ) tức Ngọ gặp lại Ngọ, được 84 năm, sẽ hết hạn kỳ và tàn lụi vào năm nầy.
Người xưa thường nói Dân có Tuần, Nước có Vận. Họa nạn quê hương bởi vì Vận nước còn mịt mờ... còn sự biến dịch của luật tuần hoàn vũ trụ hễ Âm thịnh thì Dương suy, tiểu nhân đắc chí thì quân tử phải khốn cùng... và mỗi khi Âm thịnh đến cực điểm của thái âm thì sẽ rút lui nhường chỗ trả lại cho Dương đó là theo cơ cấu "Phản Phục" căn cứ lý của Dịch. Đây là quy luật tự nhiên “Âm cực Dương hồi”, mỗivật đi đến cực độ phải biến, biến trở về cái đối đích đó là quan niệm trong trời đất và Dương đến cực điểm của thái dương thì cũng sẽ nhường lại cho âm thế thôi! Hễ khí âm cực thịnh thì khí dương tái lai, quy luật xưa nay, luân lưu thịnh suy bỉ thái và ngược lại khi dương đến cực thịnh thì cũng thế, phải trả lại cho Âm. Hiện nay, nhiều dấu hiệu cho thấy Âm đã và đang suy thóai trầm trọng, càng ngày càng xuống dốc thật sự, rất khó cứu vãn…. và ắt sẽ chuẩn bị trả lại cho Dương.
Như trên tôi đã phân tích, từ đây cho đến 2011 năm Tân Mẹo hoặc tối đa 2014 tức năm Giáp Ngọ, định mệnh đất nước VN sẽ có chuyển biến lớn theo quy luật tự nhiên như đã trình bày trên không? Chúng ta bình tĩnh chờ xem vận nước đến hồi kết cục. Nói tóm lại: những năm Tý, Ngọ, Mẹo và Dậu là tháng năm chu kỳ của lịch sử VN có liên quan đến tình hình thế giới, mà Đảng CSVN thành lập ngày 3/2/1930(năm Canh Ngọ) và chắc chắn sẽ cáo chung vào những năm Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu mà thôi. Hãy nhìn lại các triều đại lịch sử VN, thời lý hưng thịnh nhất từ Lý Thái Tổ đến Lý Huệ Tôn. Vua Lý Huệ Tôn không có Hoàng Tử, chỉ sinh ra công chúa Phật Kim tức Lý Chiêu Hoàng,vua cha truyền ngôi cho công chúa, rồi xuất gia đi tu tại chùa Chơn giáo tự xưng là Huệ Quang Đại Sư.
Do mưu thần của Thái Sư Trần Thủ Độ se duyên mai mối ép gả công chúa (Nữ Hoàng) cho Trần Cảnh, và sau đó bắt buộc Nữ Hoàng phải nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, tức Trần Thái Tôn, thế là chấm dứt nhà Lý. Đời Lý kể từ năm 1010 đến 1225, trải qua 8 đời vua, trị vì 215 năm, đây là triều đại hưng thịnh lâu nhất trong lịch sử VN chứ chưa có triều đại nào kéo dài muôn năm, như người ta thường chúc tụng, tung hô vạn tuế hoặc có thời đại còn bắt buộc nhân dân phải ca ngợi về mình quả thật chỉ là mộng tưởng.
Qua bài thơ trên cha tôi còn nhắc nhỡ một câu nói đi kèm như sau: “Đức lập quyền thì dân mới đặng chu toàn, còn quyền xua đức dân tan khốn khổ, lấy chí thánh dìu người giác ngộ, dụng bạo tàn không đem nỗi an bang, chỉ đưa dân chúng đi đến chỗ lầm than và đem đến con đường tận diệt, dụng 4 chữ minh, cang, liêm, khiết dầu đời hay đạo trăm việc cũng thành” Chúng ta hãy nghiền ngẫm và chiêm nghiệm câu trên cũng như chờ xem những gì sẽ xảy ra cho vận nước vào những năm Tý, Ngọ, Mẹo và dậu ở tương lai. Tôi xin bưng hồng chung gióng lên một tiếng lưu bố khắp gần xa… mang thông điệp đem hỷ tín đến cho mọi người có lòng khoắc khoải mong chờ vận nước đổi thay, hay ước mơ quê hương có một ngày rực sáng.
Mỗi khi đã biết sự biến dịch có quy luật cơ bản tự nhiên thì mọi diễn biến của vận nước không thể đến sớm hơn hay muộn hơn so với khát vọng mong chờ của lòng người, vì thế mọi người không nên thất vọng hay sờn lòng nản chí. Có điều quan trọng là: “Thiên thời, địa lợi đôi đều sẵn Chỉ thiếu hòa nhân để hợp quần” Có lẽ: Non nước đang dật dờ chờ tạo khách bởi vì thiếu hòa nhân nên còn phải thêm thời gian nữa mới đúng thiên cơ chăng?
Nhân mùa Phật Đản lần thứ 2553, Nguyện cầu hồn thiêng sông núi, u hiển oai linh mong sao những nhà lãnh đạo Đảng CSCN, những người cầm cân nẩy mực đang bị trí rối chướng sâu, tập khí nặng nề, kém đức kém tu, sớm gội nhuần ơn pháp nhũ của chư Phật để căn lành tăng trưởng, nhanh chóng phản thân tu đức, đoạn nghiệp mê lầm, tin sâu nhân quả, cấp thiết tỉnh thức quay hồi, triệt hủy tà niệm, lấy đức hiếu sinh mà thương dân, lấy lòng nhân mà đối đãi, cách cố đỉnh tân, tận tâm tận lực đổi mới để đem đến cho quê hương VN một xã hội thực sự dân chủ, tự do, công bằng, nhân ái, dân phú quốc cường và dân an quốc thái. Cuối cùng tôi chân thành gửi đến quý vị thúc giả, quý đồng bào, đồng hương VN, quý tôn giáo bạn, quý phật tử xa gần trong ngoài nước nhân mùa Phật Đản lời chúc cầu được an vui lợi lạc./.
30/04/2009
Thích Thiện Minh
-Ông Lê Duẫn, một nhân vật dưới một người trên vạn người chết ngày 10/07/1996 (Bính Tý) --Ông Võ Văn Kiệt chết năm 2008 (tức năm Mậu Tý)
- Chiếm Miền Nam 30/04/75 (Ất Mẹo)
Nhìn lại lịch sử VN thời cận đại, kể từ đêm 22 qua 23/4/1885 (Ất Dậu), Pháp chính thức chiếm Hoàng Thành, kinh Đô Huế. Rồi lại 60 năm sau đến 9/3/45(Ất Dậu) Pháp bị Nhật đảo chính. Xét ra, Pháp thắng vào năm Ất Dậu và thua cũng năm Ất Dậu. Thậm chí Nhật đảo chính Pháp năm Dậu rồi lại đầu hàng đồng Minh vào ngày 19/08/45 cũng năm Ất Dậu.
3/- Quy luật bất luân chữ Cửu:
- Hiệp Định Giơ-Neo ngày 20/07/54, ta thấy 20+7= con số 9 và năm 1954, 54 cũng là con số 9. -Hiệp Định Paris, ngày 27/01/73, ta thấy 27= con số 9, ngoài ra, 27/01/73 tức 24 tháng Chạp âm lịch, năm Nhâm Tý, cũng là năm Tý.
Đổi tên thành nước CHXHCNVN ngày 02/07/1976, số 02+07=số 9 và Hiệp ước Sơ Bộ 6/3/46 thì 6+3= số 9.
Nhật đảo chính Pháp 9/3/45, cũng là con số 9(số cửu) Ngoài ra, những sự kiện gần đây như: -Bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ ngày 11/7/1995 thì 11+7=số 9
-Việt Nam gia nhập Tổ chức Mậu Dịch Thế giới WTO vào ngày 7/11/2006 thì 7+11= số 9
- VN trở thành thành viên không thường trực LHQ ngày 16/10/2007 năm 2007= tức số 9,
4/-Ngày giờ thứ tự đúng kỳ tam? Theo cha tôi là VN sẽ ký 3 lần có tính cách quyết định lớn cho vận mệnh đất nước….tất cả đều ký vào mùa Thu hoặc Xuân và con số Cửu. Tôi chỉ đoán có thể là đã ký 2 Hiệp Định, Giơ-Neo vào ngày 20/7/54 và Paris ngày 27/01/73…. còn ký lần 3 không lẽ bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ vào ngày 11/7/95, tức 11+7 là con số Cửu và vào mùa Thu chăng? Về việc ký kết quan hệ bình thường hóa giữa 2 nước lại mang tính quyết định lớn cho vận mệnh VN hay chăng? Điều nầy cần phải chờ đợi tương lai xem VN có ký kết một Hiệp định nào quan yếu nữa không về những việc liên quan đến tổ quốc?
Xin chú ý:
-Từ năm thành lập Đảng 3/2/1930 đến ngày 30/04/1975, ( 1975-1930=45) được 45 năm cũng là con số 9
- Từ năm 1975(Ất Mẹo) đến năm 2011(Tân mẹo) (2011-1975=36) được 36 năm cũng là con số 9 hoặc
-Tính từ khi thành lập Đảng CS năm 1930 đến 2011 đúng 81 năm cũng là con số 9…
Ta hãy chờ xem số Cửu nào hay một trong các năm Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu nào ở tương lai sẽ quyết định về số phận của chế độ CSVN. Có 2 điều cần bàn:
-Một là chiến thắng vào năm 1975(Ất Mẹo) sẽ gặp năm 2011(Tân Mẹo) thời gian đúng 36 năm, tức Mẹo gặp lại Mẹo phối hợp với số Cửu quyết định sự suy vong.
-Hai là Đảng CSVN thành lập năm 1930 (Canh Ngọ) cho đến 2014 (Giáp Ngọ) tức Ngọ gặp lại Ngọ, được 84 năm, sẽ hết hạn kỳ và tàn lụi vào năm nầy.
Người xưa thường nói Dân có Tuần, Nước có Vận. Họa nạn quê hương bởi vì Vận nước còn mịt mờ... còn sự biến dịch của luật tuần hoàn vũ trụ hễ Âm thịnh thì Dương suy, tiểu nhân đắc chí thì quân tử phải khốn cùng... và mỗi khi Âm thịnh đến cực điểm của thái âm thì sẽ rút lui nhường chỗ trả lại cho Dương đó là theo cơ cấu "Phản Phục" căn cứ lý của Dịch. Đây là quy luật tự nhiên “Âm cực Dương hồi”, mỗivật đi đến cực độ phải biến, biến trở về cái đối đích đó là quan niệm trong trời đất và Dương đến cực điểm của thái dương thì cũng sẽ nhường lại cho âm thế thôi! Hễ khí âm cực thịnh thì khí dương tái lai, quy luật xưa nay, luân lưu thịnh suy bỉ thái và ngược lại khi dương đến cực thịnh thì cũng thế, phải trả lại cho Âm. Hiện nay, nhiều dấu hiệu cho thấy Âm đã và đang suy thóai trầm trọng, càng ngày càng xuống dốc thật sự, rất khó cứu vãn…. và ắt sẽ chuẩn bị trả lại cho Dương.
Như trên tôi đã phân tích, từ đây cho đến 2011 năm Tân Mẹo hoặc tối đa 2014 tức năm Giáp Ngọ, định mệnh đất nước VN sẽ có chuyển biến lớn theo quy luật tự nhiên như đã trình bày trên không? Chúng ta bình tĩnh chờ xem vận nước đến hồi kết cục. Nói tóm lại: những năm Tý, Ngọ, Mẹo và Dậu là tháng năm chu kỳ của lịch sử VN có liên quan đến tình hình thế giới, mà Đảng CSVN thành lập ngày 3/2/1930(năm Canh Ngọ) và chắc chắn sẽ cáo chung vào những năm Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu mà thôi. Hãy nhìn lại các triều đại lịch sử VN, thời lý hưng thịnh nhất từ Lý Thái Tổ đến Lý Huệ Tôn. Vua Lý Huệ Tôn không có Hoàng Tử, chỉ sinh ra công chúa Phật Kim tức Lý Chiêu Hoàng,vua cha truyền ngôi cho công chúa, rồi xuất gia đi tu tại chùa Chơn giáo tự xưng là Huệ Quang Đại Sư.
Do mưu thần của Thái Sư Trần Thủ Độ se duyên mai mối ép gả công chúa (Nữ Hoàng) cho Trần Cảnh, và sau đó bắt buộc Nữ Hoàng phải nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, tức Trần Thái Tôn, thế là chấm dứt nhà Lý. Đời Lý kể từ năm 1010 đến 1225, trải qua 8 đời vua, trị vì 215 năm, đây là triều đại hưng thịnh lâu nhất trong lịch sử VN chứ chưa có triều đại nào kéo dài muôn năm, như người ta thường chúc tụng, tung hô vạn tuế hoặc có thời đại còn bắt buộc nhân dân phải ca ngợi về mình quả thật chỉ là mộng tưởng.
Qua bài thơ trên cha tôi còn nhắc nhỡ một câu nói đi kèm như sau: “Đức lập quyền thì dân mới đặng chu toàn, còn quyền xua đức dân tan khốn khổ, lấy chí thánh dìu người giác ngộ, dụng bạo tàn không đem nỗi an bang, chỉ đưa dân chúng đi đến chỗ lầm than và đem đến con đường tận diệt, dụng 4 chữ minh, cang, liêm, khiết dầu đời hay đạo trăm việc cũng thành” Chúng ta hãy nghiền ngẫm và chiêm nghiệm câu trên cũng như chờ xem những gì sẽ xảy ra cho vận nước vào những năm Tý, Ngọ, Mẹo và dậu ở tương lai. Tôi xin bưng hồng chung gióng lên một tiếng lưu bố khắp gần xa… mang thông điệp đem hỷ tín đến cho mọi người có lòng khoắc khoải mong chờ vận nước đổi thay, hay ước mơ quê hương có một ngày rực sáng.
Mỗi khi đã biết sự biến dịch có quy luật cơ bản tự nhiên thì mọi diễn biến của vận nước không thể đến sớm hơn hay muộn hơn so với khát vọng mong chờ của lòng người, vì thế mọi người không nên thất vọng hay sờn lòng nản chí. Có điều quan trọng là: “Thiên thời, địa lợi đôi đều sẵn Chỉ thiếu hòa nhân để hợp quần” Có lẽ: Non nước đang dật dờ chờ tạo khách bởi vì thiếu hòa nhân nên còn phải thêm thời gian nữa mới đúng thiên cơ chăng?
Nhân mùa Phật Đản lần thứ 2553, Nguyện cầu hồn thiêng sông núi, u hiển oai linh mong sao những nhà lãnh đạo Đảng CSCN, những người cầm cân nẩy mực đang bị trí rối chướng sâu, tập khí nặng nề, kém đức kém tu, sớm gội nhuần ơn pháp nhũ của chư Phật để căn lành tăng trưởng, nhanh chóng phản thân tu đức, đoạn nghiệp mê lầm, tin sâu nhân quả, cấp thiết tỉnh thức quay hồi, triệt hủy tà niệm, lấy đức hiếu sinh mà thương dân, lấy lòng nhân mà đối đãi, cách cố đỉnh tân, tận tâm tận lực đổi mới để đem đến cho quê hương VN một xã hội thực sự dân chủ, tự do, công bằng, nhân ái, dân phú quốc cường và dân an quốc thái. Cuối cùng tôi chân thành gửi đến quý vị thúc giả, quý đồng bào, đồng hương VN, quý tôn giáo bạn, quý phật tử xa gần trong ngoài nước nhân mùa Phật Đản lời chúc cầu được an vui lợi lạc./.
30/04/2009
Thích Thiện Minh
- 2010 chiến tranh TG thứ 3 bùng nổ (4/7/2009 11:49:21 AM)
- NGUYỄN THIÊN THỤ * VẬN MỆNH VIỆT NAM QUA KIM CỔ KỲ QUAN
NGÔ NHÂN DỤNG * LIÊN XÔ SỤP ĐỔ
Báo Nhân Dân tả cảnh Cộng Sản thoát hình thành tư bản Tuesday, August 17, 2010
Ngô Nhân Dụng
Có
thể nào viết bài trên nhật báo Nhân Dân báo trước sự sụp đổ của đảng
cộng sản trên hay không? Có thể nào viết ngay trên mặt báo đó vẽ ra
quá trình sụp đổ của chế độ cộng sản được không? Có thể! Cả hai đều
có thể làm được! Một cách là vừa viết vừa lách ghi lại một tài liệu
về “Những bài học lịch sử từ sự sụp đổ của Ðảng Cộng sản Liên Xô.” Ðó
là nhan đề loạt bài thuộc loại Hồ Sơ được đăng nhiều kỳ trên mạng
báo Nhân Dân Ðiện Tử từ mấy tuần qua, nay vẫn chưa đăng hết.
Người đọc loạt bài này có thể đoán: Trong tờ báo “cơ quan chính thức của đảng cộng sản Việt Nam ”
chắc có nhiều người muốn đưa những thông tin đầy đủ hơn giúp cho độc
giả biết rõ sự thật về sự sụp đổ của Cộng Sản Liên Xô. Căn cứ vào
các thông tin đó, người dân và các cán bộ sẽ tự suy diễn rằng ngày
tàn của đảng Cộng Sản Việt Nam đã bắt đầu từ lâu rồi! Vì người đọc sẽ thấy tại Việt Nam đang diễn ra đầy đủ những triệu chứng suy đồi của đảng Cộng Sản Liên Xô trước khi tan rã. Nhìn cảnh Việt Nam bây giờ người ta thấy ngay cùng những căn bệnh đó thì không thuốc nào chữa khỏi!
Không
những thế, những người viết Hồ Sơ này đã nhân cơ hội lấy cớ “viết
lịch sử” để dẫn ra những lời người Nga từng kết án cả chủ nghĩa cộng
sản lẫn thực tế của đảng cộng sản. Họ có thể công khai nhắc lại trên
mặt báo Nhân Dân những lời người Nga đã nói về chế độ Xô Viết. Trên
căn bản, họ cũng nói giống như lời ông Nguyễn Khắc Toàn hay bà Trần
Khải Thanh Thủy đã viết; mà gần đây nhất là nhà văn Trần Mạnh Hảo viết
bài lên án chế độ, trước hội nghị các nhà văn vừa qua! Nhắc lại các
lời người Nga kết tội đảng ở Liên Xô là một cách nhắc nhở cho độc giả
báo Nhân Dân biết những điều mà Nguyễn Khắc Toàn, Trần Mạnh Hảo,
Trần Khải Thanh Thủy vạch ra chính là sự thật, Liên Xô ngày xưa cũng
vậy! Ðây là một thủ đoạn rất khéo léo có tác dụng truyền bá những ý
kiến lên án chế độ cộng sản nhưng lại đội dưới chiêu bài rút kinh
nghiệm Liên Xô, làm như viết để bảo vệ chế độ cộng sản!
Chẳng
hạn, Hồ Sơ đã thuật lời Gorbachev đánh giá chủ nghĩa Marx như thế
này: “Trong toàn bộ những kết luận kinh tế cụ thể mà Marx dựa vào đó
để xây dựng lâu đài thế giới quan của chủ nghĩa xã hội khoa học của
ông không có cái nào được chứng thực trong thực tiễn.”
Phần
1 của mục Hồ Sơ này là bài, “Sự tan rã của Ðảng CS Liên Xô và Liên
Bang Xô Viết.” Bài đầu giúp người đọc nhớ lại các biến cố đưa tới cảnh
chấm dứt chế độ cộng sản ở Nga. Mặc dù
tường thuật với quan điểm của đảng cộng sản, trút tội cho các cá nhân
như Gorbachev, nhưng người đọc đủ thông minh cũng hiểu ý kiến và hành
động của một cá nhân không thể nào làm đổ cả một đế quốc lớn như
Liên Xô được. Chắc chắn phải có những nguyên nhân sâu xa. Thí
dụ trong Hồ Sơ viết: Năm 1990 Cộng Sản Liên Xô họp đại hội lần thứ 28
thông qua tuyên bố có tính cương lĩnh “tiến tới xã hội chủ nghĩa dân
chủ hóa nhân đạo.” Ðọc điều này ai cũng phải hiểu là chủ nghĩa cộng
sản thiếu tính nhân đạo và tại Liên Xô chưa hề có dân chủ! Vì cả một
đại hội đảng phải quyết định làm cho chính họ dân chủ hơn và nhân đạo
hơn!
Khi
chế độ Xô Viết sập, Hồ Sơ trên cho biết bao nhiêu tài sản của Ðảng
CS Liên Xô đều bị chính phủ Nga niêm phong và tịch thu. “Trong hồ sơ
của Trung Ương hay của địa phương, đều không thấy ghi chép gì về việc
đảng viên Ðảng Cộng Sản Liên Xô tập hợp lại một cách có tổ chức để
tiến hành bất cứ một hoạt động phản đối quy mô lớn nào nhằm bảo vệ Khu
ủy, Thành ủy hoặc Huyện ủy của mình.” Ðọc tới đây, người đọc nào
cũng hiểu rằng gần 20 triệu đảng viên cộng sản không mấy người còn
thiết tha bảo vệ đảng nữa? Tại sao? Tất nhiên không phải vì một anh
Gorbachev nó bắt được 20 triệu người! Người Nga không phải đều ngu cả,
đảng viên cộng sản Nga cũng không ngu. Thế thì tại sao họ thản nhiên
nhìn chế độ cộng sản tan rã? Ai cũng biết câu trả lời!
Câu
trả lời được loạt bài Hồ Sơ này dẫn ra, khỏi phải tìm đâu xa: “Trước
khi Ðảng CS Liên Xô sụp đổ không lâu đã có một cuộc điều tra dân ý
về chủ đề: ‘Ðảng CS Liên Xô đại diện cho ai?’”
Kết
quả là, có 7% số người trả lời rằng Ðảng CS Liên Xô đại diện cho
nhân dân Liên Xô , 4% nói Ðảng đại diện cho công nhân, và 11% nghĩ
Ðảng đại diện cho toàn thể đảng viên. Nếu Ðảng không đại diện cho dân
chúng, cũng không đại diện cho quyền lợi đảng viên và các công nhân;
vậy họ là cái gì? Bài số 2 trong Hồ Sơ kể: “Có tới 85% số người được
hỏi trả lời rằng: Ðảng CS Liên Xô đại diện cho các quan chức, cán bộ
và nhân viên nhà nước.” Ðó là những người gọi là nomenclatura, giai
cấp đặc quyền, một đề tài được viết trong hai bài thuộc phần 4.
Bài
“Lý luận cơ bản và phương châm chỉ đạo của Ðảng CS Liên Xô” thuộc
phần 2. Các tác giả đã viết về các biến chuyển từ thời Khrushchev phủ
nhận toàn bộ Stalin, tiến tới phủ nhận Lenin, qua thời Brezhnev, vân
vân, tới khi cộng sản tan rã. Nhờ các tác giả Hồ Sơ này, người đọc
báo được biết từ năm 1961 ở Liên Xô “Chuyên chính vô sản không cần
thiết nữa, Liên Xô là một nhà nước chuyên chính vô sản hiện nay đã
biến thành nhà nước của toàn dân.” Qua các giai đoạn, có lúc tác giả
Hồ Sơ phê bình Stalin làm đúng chủ nghĩa Marx, có lúc chê ông ta làm
sai. Ít nhất, trong bài này người đọc thấy không phải bao giờ Ông Sít
cũng đúng, như Hồ Chí Minh thường quả quyết!
Phần
3 là bài “Công tác tư tưởng và tác phong của Ðảng CS Liên Xô” mô tả
cảnh sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản trong phạm vi ý thức hệ. Thí dụ,
Yakovlev viết: “Chủ nghĩa Marx đã chà đạp phong trào tiến tới dân
chủ.” Tháng 1, 1987, Gorbachev gây ra một phong trào “ào ào, dấy lên
như bão” đòi thẩm tra, xem xét lại, cho đến thanh toán toàn bộ Ðảng
CS Liên Xô và lịch sử Liên Xô xã hội chủ nghĩa. Năm 1987, Gorbachev
chính thức đưa ra “quan điểm mới” như “tính công khai, dân chủ hóa,
đa nguyên hóa, đặt giá trị của toàn nhân loại cao hơn tất cả, để thay
thế một loạt nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx.” Năm 1989, Liên Xô
bãi bỏ môn học Chủ nghĩa Marx-Lenin trong trường học. Các tác giả Hồ
Sơ viết: “Một số tờ báo và tạp chí đặc biệt cấp tiến như Họa Báo,
Tia Lửa và Tin Tức Moscow, dần dần bộc lộ bộ mặt thật của nó, phủ
định quá khứ, phủ định lịch sử Ðảng CS Liên Xô, phủ định chủ nghĩa xã
hội.” Người đọc phải mừng cho các người làm báo ở Nga được sống với
“bộ mặt thật” của họ, chứ không cần đeo mặt nạ đi ca ngợi, tô vẽ cho
chủ nghĩa cộng sản nữa!
Khi
các cơ sở truyền thông đổi chiều quay ra chống cộng sản, kết quả là
họ được dân chúng hoan nghênh. Hồ Sơ kể thí dụ: “Tạp chí Thế Giới Mới
nhờ đăng tiểu thuyết Quần đảo Gulag của Solzhenitsyn mà lượng phát
hành từ 420,000 bản tăng lên 2,500,000 bản. Tác phẩm này của
Solzhenitsyn là tập tài liệu lên án chế độ tàn khốc cộng sản! Cùng lúc
đó, “một số người một thời là danh nhân trong giới trí thức Liên Xô”
như nhà kinh tế học Popov, nhà chính trị học Bolaski, nhà triết học
Phlor, vân vân, đua nhau phê phán chế độ và thể chế của Liên Xô. Hàng
triệu lần lặp đi lặp lại rằng Ðảng Cộng Sản Liên Xô và chủ nghĩa xã
hội ở Liên Xô thất bại, trong khi đó “không còn ai đứng lên để bảo vệ
Ðảng Cộng Sản và chủ nghĩa xã hội.” Người đọc nào cũng phải hiểu:
Trừ khi nghĩ cả nước Nga toàn người ngu đần, quả tình Chủ Nghĩa Xã
Hội không có gì đáng bảo vệ!
Phần
thứ 4 của Hồ Sơ gồm 2 bài nói về tầng lớp đặc quyền Nomenclatura từ
thời Brezhnev cho tới Gorbachev, có lẽ là phần lý thú nhất. Ðọc những
hàng chữ mô tả sau đây, người đọc nào cũng thấy cảnh Liên Xô thời
xưa sao giống cảnh Việt Nam bây giờ đến thế: “Con cái tầng lớp đặc
quyền chỉ cần dựa vào địa vị đặc quyền của bố mẹ là có thể dễ dàng
được vào học tại những trường đại học tốt nhất. Sau khi tốt nghiệp
lại được nhận vào các ban, ngành ưu việt nhất, đồng thời nhanh chóng
được nắm giữ những cương vị quyền lực quan trọng. Ðặc quyền còn có
thể trở thành ‘lá bùa hộ mệnh’ để cán bộ lãnh đạo mặc sức tham nhũng
mà không bị cản trở.”
Thêm
nữa: “Ðể bảo vệ những lợi ích hiện có, tầng lớp đặc quyền chống lại
bất cứ sự cải cách nào ảnh hưởng đến đặc quyền của mình. Bởi vậy,
không thể chủ động ngăn chặn tình trạng tham nhũng đang lan tràn
trong toàn Ðảng, toàn xã hội.” Trong bài có kể các chi tiết về những
vụ buôn lậu (kim cương), xuất cảng lậu (trứng cá hồi, caviar, mà các
tác giả viết là cavian), cảnh trong căn nhà của Gorbachev (người đọc
liên tưởng đến cảnh trong nhà của Lê Khả Phiêu, tuy Việt Nam nghèo
hơn Nga). Ðó là những cảnh mục nát vì tham nhũng, lộng quyền mà người
Việt Nam đã biết cả rồi. Câu kết luận có tính cách cảnh báo: “Khi
Ðảng Cộng Sản Liên Xô đã bị khối u ác tính làm cho thối rữa, biến
chất thì bản thân nó bị nhân dân phỉ nhổ.” Nghe câu này, người Việt
Nam nào cũng cảm thấy hả dạ! Ðây là một lời cảnh cáo hay tiên tri?
Phần
đáng chú ý nhất, có lẽ quan trọng nhất trong Hồ Sơ, trong phần 4, là
đoạn mô tả nước Nga chuyển tiếp từ cộng sản sang tư bản. Vì nó cũng
giống hệt như cảnh đang diễn ra ở Việt Nam, mặc dù đảng cộng sản nước
ta vẫn đeo cái mặt nạ “xã hội chủ nghĩa.”
Cuộc
cải tổ kinh tế chính trị ở Nga “là cơ hội tuyệt vời để tầng lớp đặc
quyền tha hồ mưu lợi cá nhân.” Nhân danh đổi mới, trong Hồ Sơ viết:
“tầng lớp đặc quyền chuyển biến thành giai cấp tư sản mới.”
Xin
đọc rõ hơn để xem đây là cảnh ở Nga hay ở Việt Nam: Tầng lớp đặc
quyền quyền lợi dụng quyền lực đang nắm trong tay để ra sức vơ vét,
làm giàu cho bản thân không đủ, họ còn “muốn chiếm hữu lâu dài mọi đặc
quyền. Thậm chí còn để lại cho con cháu đời sau. Nhất là các vị quan
kinh tế trực tiếp quản lý tài sản của doanh nghiệp nhà nước.”
Cho
nên sau khi Liên Xô sập rồi, “trong số hàng vạn triệu phú ở Moscow,
đại bộ phận nguyên là những cán bộ làm việc trong các cơ quan Ðảng,
chính quyền.” Các tác giả Hồ Sơ biết hài hước, trích lời một kinh tế
gia Mỹ David Code: “Ðảng cộng sản Liên Xô là đảng chính trị duy nhất
làm giàu qua đám tang của chính mình.”
Phần
5 của Hồ Sơ mới bắt đầu tuần này với bài “Những vi phạm về nguyên
tắc xây dựng Ðảng.” Bài đầu tiên kể lại lịch sử từ thời Lenin qua
Stalin. Trái với quan điểm của Hồ Chí Minh coi Stalin như thánh sống,
các tác giả Hồ Sơ phê phán ông Sít rất nặng nề, coi như ông ta đã vi
phạm nhiều nguyên tắc. Thí dụ, dưới thời ông Sít “Ủy Ban Giám Sát
chỉ giới hạn trong việc kiểm tra hoạt động của tổ chức cấp dưới,
không thể giám sát cơ quan mỹ kim,... bản thân cơ quan giám sát được
giao trọng trách điều tra, xử lý chủ nghĩa quan liêu lại cũng bị
nhiễm căn bệnh quan liêu... Kiểu kiểm tra qua loa, chiếu lệ diễn ra
ngày càng nhiều,” vân vân.
Sau
khi đọc những bài trong loạt Hồ Sơ này chúng ta thấy Ðảng Cộng Sản
Liên Xô không hề bị ai tấn công, mà đã tự nổ ra từ bên trong! Những
nguyên nhân đưa tới vụ bùng nổ này là chế độ tham nhũng, đặc quyền
khiến toàn dân chán ghét, kể cả các đảng viên cộng sản. Làm sao để
tránh? Muốn tránh, phải đi theo chính sách cũ, độc tài triệt để, không
chấp nhận dân chủ tự do. Nhưng điều này rất khó. Vì giai cấp đặc
quyền sẽ bị dân chán ghét quá rồi. Mà chính họ cũng tìm kế thoát thân
bằng con đường tự tư sản hóa, mà không sợ mất các đặc quyền!
Chắc
chắn trong các bài tiếp theo, các tác giả Hồ Sơ sẽ tìm cách chứng tỏ
họ vẫn trung thành với đảng cộng sản, vẫn quyết tâm bảo vệ chủ nghĩa
Mác, vân vân. Nhưng qua những bài kể đã đăng, chúng ta thấy họ đã cố
tình cho thấy khi chủ nghĩa cộng sản hết thời, thì ngay tại nước
Nga, bọn “chiếm đặc quyền nomenclatura” đã tìm cách “tiến tới chủ
nghĩa tư bản” cho chính họ và con cháu họ. Ðó là một lời cảnh báo cho
toàn thể mọi người Việt Nam. Chúng ta có chấp nhận một cảnh tương tự
như vậy tiếp tục diễn ra tại nước ta hay không?
Các
tác giả loạt bài Hồ Sơ này viết rất công phu. Tuy nhiên họ không
thực sự viết lịch sử cho nên đã lựa chọn các chi tiết thích hợp với ý
kiến của họ, bỏ qua các điều quan trọng khác. Thí dụ, Hồ Sơ không
nói gì về tình trạng nguy kịch của kinh tế Nga khiến cho giới lãnh
đạo Cộng Sản Liên Xô không có đường nào khác ngoài việc tháo gỡ toàn
thể bộ máy làm lại từ đầu. Có lúc Hồ Sơ cũng viết nhầm tên, hoặc nói
Khrushchev qua đời khi còn đương tại chức, thực ra ông ta bị cất chức
năm 1964 trước khi chết vào năm 1971.
Có thể nào viết bài trên nhật báo Nhân Dân báo trước sự sụp đổ của đảng cộng sản trên hay không? Có thể nào viết ngay trên mặt báo đó vẽ ra quá trình sụp đổ của chế độ cộng sản được không? Có thể! Cả hai đều có thể làm được! Một cách là vừa viết vừa lách ghi lại một tài liệu về “Những bài học lịch sử từ sự sụp đổ của Ðảng Cộng sản Liên Xô.” Ðó là nhan đề loạt bài thuộc loại Hồ Sơ được đăng nhiều kỳ trên mạng báo Nhân Dân Ðiện Tử từ mấy tuần qua, nay vẫn chưa đăng hết.
TIN TRANH ĐẤU NHÂN QUYỀN
Thích Tâm Thiện: bản tin về các nhà dân chủ
Thursday, 19 August 20100 y kien
Ảnh
từ trái qua: Ông Trương Văn Sương, Mục Sư Nguyễn Hồng Quang, Bs
Nguyễn Đan Quế, Luật sư Lê Trần Luật, Ông Nguyễn Anh Hảo, Luật sư
Nguyễn Bắc Truyển, Cô Huỳnh Thu Trâm.
09
giờ sáng Chủ Nhật 15-8-2010, Luật sư Nguyễn Bắc Truyển đã hướng dẫn
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế đến thăm tù nhân lâu năm bị đau ốm là các Ông
Trương Văn Sương và Nguyễn Anh Hảo, hiện đang tạm trú nhà Mục Sư
Nguyễn Hồng Quang ở Quận 2 - Saigon để chữa bệnh. Bác sĩ đã ân cần
hỏi han bệnh tình, khó khăn gia đình, cùng mọi khổ cực kéo dài hàng
mấy chục năm đằng đẵng mà hai Ông phải gánh chịu trong lao tù cộng
sản. Bác sĩ cũng mang một ít quà đến góp vui cho buổi cơm trưa đầm ấm
và thương yêu.
Tại
đây Bác sĩ cũng đã có dịp hân hạnh lần đầu được gặp các Mục Sư Quang
và Tân, các Thượng Toạ Thích Thiện Minh, Thích Nguyên Thịnh, Luật sư
Lê Trần Luật, Bà Nguyễn Anh Hảo, Ông Đặng Hữu Ngọc, Cô Huỳnh Thu
Trâm... và một số khá đông các anh chị em trẻ rất năng nổ, tài giỏi.
Trong
buổi thăm viếng thân tình này, nhiều vấn đề đã được nêu lên, cùng
nhau trao đổi bàn bạc trong bầu không khí thật sôi nổi, đoàn kết và
xây dựng, kể cả: kế hoạch đẩy mạnh hơn nữa đòi Hà nội phải thả hết
Tù chính trị và tôn giáo; tích cực giúp đỡ các anh chị em vừa ra tù
chữa bệnh; Luật sư Lê Trần Luật có nêu bật ý kiến những anh em thoát
khỏi cảnh tù tội cần lên tiếng cho đồng bào và thế giới bên ngoài biết
về chế độ lao tù khắc nghiệt của cộng sản sự thật như thế nào?
Ở
đây phải nói đến vai trò trọng yếu của gia đình Mục Sư Nguyễn Hồng
Quang cùng đội ngũ đông đảo anh chị em trẻ có tinh thần thiện nguyện
dốc lòng làm từ thiện, xả thân lo cho bệnh nhân. Tình người chứa
chan, lòng người bác ái thật bao la!
Sự
nhiệt thành hy sinh với các anh em còn mắc nạn trong lao tù của Thầy
Thích Không Tánh, Thầy Thích Thiện Minh, Mục Sư Nguyễn Hồng Quang,
Luật sư Nguyễn Bắc Truyển, Cô Huỳnh Thu Trâm... và rất nhiều anh chị em
trẻ khác gây cảm hứng, xúc động lòng người. Tất cả các anh chị em
đều đang làm việc hết mình, chạy đôn chạy đáo tiền bạc, cố gắng chăm
sóc anh Sương và anh Hảo vừa ra khỏi tù còn chân ướt chân ráo, có
được nơi tạm trú khá tốt để chữa bệnh và phục hồi sức khỏe, đồng thời
lo liên hệ với các gia đình Tù chính trị và tôn giáo, động viên, trợ
giúp gia đình đi thăm anh chị em còn trong lao tù. Mọi người vì cái
tâm, vì tình người, không một động cơ vụ lợi nào khác. Thật là đáng
quý!
Gần
cuối buổi họp mặt, thân nhân vừa đi thăm nuôi các Ông Trần Văn Thiêng
hiện đau yếu nặng còn nằm ở trại giam Xuân Lộc và Ông Huỳnh Bữu
Châu, cũng đã đến chia sẻ những tin tức mới nhất về tình trạng sức
khỏe và tinh thần của các Ông Thiêng và Châu.
Tất
cả mọi người có mặt đều nuôi niềm hy vọng là nhà cầm quyền cộng sản
Hà nội trong những ngày tới đây sẽ phóng thích nhiều tù chính trị và
tôn giáo, ngoài con số những anh em hết án. Chưa bao giờ Phong
Trào Đấu Tranh Cho Nhân Quyền, Tự Do Tôn Giáo và Dân Chủ Việt Nam đang
mong ngóng từng ngày từng giờ những người con yêu của Tổ Quốc trở về
hàng ngũ, trở về xã hội trong sự che chở yêu thương của đồng bào
Việt Nam trong và ngoài nước, tiếp tục dấn thân cho sự nghiệp chính
nghĩa Tự Do - Dân Chủ mà cả dân tộc đang trông chờ. Sài Gòn, Mùa Vu
Lan 2010,
Thích Tâm Thiện
Trong buổi thăm viếng thân tình này, nhiều vấn đề đã được nêu lên, cùng nhau trao đổi bàn bạc trong bầu không khí thật sôi nổi, đoàn kết và xây dựng, kể cả: kế hoạch đẩy mạnh hơn nữa đòi Hà nội phải thả hết Tù chính trị và tôn giáo; tích cực giúp đỡ các anh chị em vừa ra tù chữa bệnh; Luật sư Lê Trần Luật có nêu bật ý kiến những anh em thoát khỏi cảnh tù tội cần lên tiếng cho đồng bào và thế giới bên ngoài biết về chế độ lao tù khắc nghiệt của cộng sản sự thật như thế nào?
Ở đây phải nói đến vai trò trọng yếu của gia đình Mục Sư Nguyễn Hồng Quang cùng đội ngũ đông đảo anh chị em trẻ có tinh thần thiện nguyện dốc lòng làm từ thiện, xả thân lo cho bệnh nhân. Tình người chứa chan, lòng người bác ái thật bao la!
Sự nhiệt thành hy sinh với các anh em còn mắc nạn trong lao tù của Thầy Thích Không Tánh, Thầy Thích Thiện Minh, Mục Sư Nguyễn Hồng Quang, Luật sư Nguyễn Bắc Truyển, Cô Huỳnh Thu Trâm... và rất nhiều anh chị em trẻ khác gây cảm hứng, xúc động lòng người. Tất cả các anh chị em đều đang làm việc hết mình, chạy đôn chạy đáo tiền bạc, cố gắng chăm sóc anh Sương và anh Hảo vừa ra khỏi tù còn chân ướt chân ráo, có được nơi tạm trú khá tốt để chữa bệnh và phục hồi sức khỏe, đồng thời lo liên hệ với các gia đình Tù chính trị và tôn giáo, động viên, trợ giúp gia đình đi thăm anh chị em còn trong lao tù. Mọi người vì cái tâm, vì tình người, không một động cơ vụ lợi nào khác. Thật là đáng quý!
Tất cả mọi người có mặt đều nuôi niềm hy vọng là nhà cầm quyền cộng sản Hà nội trong những ngày tới đây sẽ phóng thích nhiều tù chính trị và tôn giáo, ngoài con số những anh em hết án. Chưa bao giờ Phong Trào Đấu Tranh Cho Nhân Quyền, Tự Do Tôn Giáo và Dân Chủ Việt Nam đang mong ngóng từng ngày từng giờ những người con yêu của Tổ Quốc trở về hàng ngũ, trở về xã hội trong sự che chở yêu thương của đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước, tiếp tục dấn thân cho sự nghiệp chính nghĩa Tự Do - Dân Chủ mà cả dân tộc đang trông chờ. Sài Gòn, Mùa Vu Lan 2010,
ĐẶNG PHÙNG QUÂN * TRIẾT HỌC
BƯỚC NGOẶT
Trong
những bước ngoặt vào nửa sau thế kỷ 20, như đã nói đến bước ngoặt ngữ
học, bước ngoặt thực dụng, bước ngoặt hủy tạo - song một bước ngoặt
quan trọng khác, đó là bước ngoặt triết học. Điều này muốn nói đến một
biến chuyển về sự phát triển triết học tỷ giảo, vấn đề đã xét trong
chương 3 Triết học Đông/Tây, chương 4 Triết học/Phân tích ở sách Cơ sở
tư tưởng thời quá độ, 2007 (ĐPQ). Như tôi đã đề cập mối quan hệ giữa
hai nền triết học phương Đông và phương Tây trong thế kỷ hai mươi không
còn xa lạ với nhiều triết gia, không phải tình cờ diễn ra vào lúc chủ
nghĩa thực dân cáo chung, hay có thể nói bước ngoặt triết học là sự
biến của thời hậu/thực dân/post-colonial.
Triết học vào giai
đoạn hậu thực dân đã phát triển mạnh ở nhiều nơi trên thế giới, thành
quả ghi nhận trong những hội nghị quốc tế về cả hai mặt lượng và phẩm,
thông giao và đối thoại đã mang lại những cái nhìn mới, những trao đổi
tri thức, xây dựng những cơ sở phổ biến. Lấy một vài điển hình: tạp chí
Revue Internationale de Philosophie trụ sở tại Bỉ đã dành những số
viết về triết học Ấn, phương pháp luận khoa học ở Liên xô, tư tưởng
triết học Mỹ, triết học Nhật hiện đại v.v.., tạp chí Philosophy East
& West, A Quarterly of Asian and Comparative Thought trụ sở tại
Hawaii, những báo cáo tổng quan về triết học hiện đại/Philosophie
contemporaine của Unesco và Viện triết học quốc tế, bộ đầu 4 tập xuất
bản vào 1968-1971, dưới sự điều hành của R. Klibansky (tập IV có phần
về triết học Đông Âu, Á châu và châu Mỹ La tinh, 1971);
bộ mới 8
tập dưới sự điều hành của G. Fløistad xuất bản vào 1981-2003 (tập V về
triết học Phi châu, tập 7 về triết học Á châu, tập 8 về triết học châu
Mỹ La tinh); những công trình tập thể theo hướng tỷ giảo như Culture
and Modernity, East-West Philosophic Perspective/ Văn hóa và Hiện đại
dưới những viễn quan triết học Đông-Tây, 1991 do Eliot Deutsch biên tập
(với những tham luận của Rorty, Outlaw, Hall, Stojanovic, Bernstein,
Macintyre, Potter, Matilal, Tianji, Feher, Graham, Kasulis, Ames, Li
Zhilin, Apel, Cua, Putnam, Danto, Sakabe, Wollheim, Chatterjee, Parkes,
Al-Azmeh, Gyekye, Heller, Daya Krishna v.v..)
chứng tỏ có sự
cộng tác của những nhà triết học tên tuổi hiện đại, những chuyên gia về
Aán, Nhật, Trung, Phi châu, Islam, Handbook of World Philosophy/Thủ
sách Triết học thế giới, 1980 do John Burr biên tập, về những phát
triển triết học từ 1945 về sau (gồm sáu phần từ Tây Âu, Úc, Do thái,
Đông Âu, Mỹ châu, Phi châu, các nước Hồi giáo, và Á châu); bộ A
Companion to World Philosophies/Kiến giả triết học thế giới, 1997 do E.
Deutsch và Ron Bontekoe biên tập ( bên cạnh những sách dẫn vào triết
học đại lục, phụ nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, quyển sách này chủ yếu về
triết học Hoa, Ấn, Polynesia, Phi, Phật giáo, Hồi giáo).
Trong
Thủ sách triết học thế giới chẳng hạn, Tomio Ichiyanagi tường trình về
tình hình sinh hoạt triết học tại Nhật bản phát triển trong vòng một
trăm năm trở lại đây với ý nghĩa đích thực của tetsugaku đã đạt tới tầm
vóc quốc tế (không kể đến sắc thái tôn giáo, như Phật giáo, Thần giáo,
Cơ đốc giáo), nói đến chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa
thực dụng trong thần trí Nhật/wakon (có nghĩa là phát triển mà không
đánh mất bản sắc): lấy một ví dụ, như công trình nghiên cứu của
Ichikawa Hiroshi (sinh năm 1931) với những tác phẩm như Seishin toshite
no shintai/thân như tâm,1975, Mi no kozò/cấu trúc thân thể,1975,
Gendai geijutsu no Chihei/tiền đồ nghệ thuật hiện đại,1985,
Bergson,1991 khi viết về thân thể sử dụng những tư liệu sinh học và
phong tục học và tham chiếu những thành tựu công trình hiện tượng luận
của Merleau-Ponty và Trần Đức Thảo.
Những công trình tỷ giảo triết học nhằm hoá giải những tư kiến về hội
tụ Đông/Tây (đến nay vẫn còn tồn tại dưới nhiều góc cạnh khác nhau, như
ý đồ bá quyền chính trị, phân hóa chủng tộc, tín ngưỡng, nô dịch
v.v..).
Chỉ xét về mặt tư tưởng, nghĩa là trong lý luận của
những học giả không bị chi phối bởi những yếu tố vừa kể, những tranh
biện giữa một bên như F.S.C. Northrop trong Meeting of East and
West/gặp gỡ Đông Tây ngay từ 1947 chủ trương tổng hợp hai nền văn hóa
Đông Tây trên bình diện tri thức luận qua tổng hợp trí thực và trực
quan vì con người ở đâu cũng giống nhau, với một bên William S. Hass
trong The Destiny of Mind: East and West/Sinh mệnh tinh thần: Đông và
Tây xuất bản năm 1956 tỏ vẻ hoài nghi vì cho rằng những hình thái ý
thức đông tây không bao giờ thống nhất khi đặt câu hỏi: làm thế nào hai
hình thái ý thức thức đối nghịch có thể cùng hiện hữu trong một tinh
thần duy nhất?
Vả lại theo ông, hoà giải đối nghịch này chỉ
có thể tìm ở hình thái ý thức thứ ba và cao cấp hơn, mà không thấy ở
đâu cũng như khó có thể tưởng được về mặt lý luận. Tác phẩm tập thể The
Concept of Man/Khái niệm con Người do S. Radhakrishnan và P.T. Raju
chủ biên xuất bản năm 1960 với John Wild về Hy lạp, A.J. Heschel về Do
thái, W.T. Chan về Trung hoa, Raju về Ấn độ, Ernst Benz về Cơ đốc,
Ibrahim Madkour về Islam, Mitin về Mác-xít nhằm chỉ ra hướng đi tìm ý
thức khó tưởng ấy nơi con người, như Radhakrishnan hoài vọng: Người trở
thành khán quan của người. Một chủ nghĩa nhân bản mới ở phía chân
trời, song vào thời điểm này nó bao dung toàn thể nhân loại.
Raju
viện dẫn Hegel quan niệm ngay chính ý thức về đối nghịch giữa hai hình
thái ý thức nói trên đã là tổng hợp của chúng. Người là mẫu số chung
của triết học tỷ giảo. David A. Dilworth trong Philosophy in World
Perspective 1989 (như tôi đã đề cập trong chương 3 Cơ sở tư tưởng thời
quá độ) đã dùng thông diễn học tỷ giảo các học thuyết lớn với phép cấu
tạo những lý luận, từ những bài học rút ra ở Aristote, Kant, Hegel,
Peirce, Walter Watson như ông nhận xét: Thông diễn học tỷ giảo nhấn
mạnh rõ ràng đến ý nghĩa thực hiện chủ yếu, hay hoàn tất ở đó một công
trình của triết học có thể coi như đạt tới hình thái cao nhất và vẫn
tiếp tục tạo ra những ý nghĩa mới cho những thế hệ kế tục.
Dilt
worth đưa ra bốn phương thức thuần túy là viễn tượng, thực tại, phương
pháp và nguyên tắc (gồm những biến số cấu tạo và những giá trị cấu tạo
đặc sắc trong một sơ đồ ông mệnh danh là 'ma trận cấu tạo/archic
matrix'), ở đó rọi chiếu những đặc sắc hội tụ của những học thuyết từ
những trường phái cổ đại Trung, Ấn, Hy lạp đến hiện đại như Nishida,
Bradley, Bergson, Whitehead, Scheler, Wittgenstein, Jaspers, Heidegger,
Deleuze, Derrida v.v…
Từ nửa sau thế kỷ 20, nhiều nhà nghiên
cứu phương Tây chuyên sâu về triết học Nhật bản, trái với nhận xét của
một người Nhật Hasegawa Nyozekan cho rằng “Nhật bản có một nền văn hóa
không có triết học”. Theo Gino Piovesana, quan điểm thông tục này mâu
thuẫn với sự kiện nhiều nhà trí thức quan tâm đến triết học và khoa
triết đã thiết lập ở Đại học Tokyo (1877) ngay sau thời Phục hưng Minh
trị. Sự phân hóa triết học Đông Tây (tại châu Á nói chung) dường như do
việc tư tưởng phương Đông như Khổng, Phật thường được dạy ở các khoa
khác.
Mặt khác, nhiều học giả khi tiếp thu tư tưởng phương Tây
lại chỉ chuyên khảo triết học phương Tây - như Piovesana đan cử trường
hợp Nishi Amane (1829-1897), 'tổ phụ' của triết học Nhật hiện đại,
người đã đề xuất từ tetsugaku để dịch chữ 'triết học' coi như khoa học
nghiên cứu minh trí, khi ông soạn thảo chương trình khoa học này cho bộ
Giáo dục vào năm 1877. Những tác phẩm của Nishi/Tây Châu như Hyakuichi
shinron/Bách nhất Tân luận 1874; Hyakugaku renkan/Bách học liên hoàn
1877, Chichi kimò/Luận lý khai sáng, 1874 đề ra những từ ngữ để dịch
triết học tây phương, du nhập luận lý học, những khoa học liên ngành,
những tư trào thực chứng và thực lợi, và ông xem triết học như một khoa
học thống nhất những liên ngành khoa học.
David Dilworth làm
luận án năm 1970 về Nishida Kitarō, the Development of His Thought,
Robert J.J. Wargo làm luận án năm 1972 the Logic of Basho and the
Concept of Nothingness in the Philosophy of Nishida Kitarō, Robert E.
Carter xuất bản năm 1989 The Nothingness beyond God, Jacynthe Tremblay
xuất bản Nishida Kitarô, Le jeu de l'individuel et de l'universel 2000,
L'être-soi et l'être-ensemble: L'auto-éveil comme méthode
philosophique de Nishida, và Auto-éveil et temporalité: Les défis posés
par la philosophie de Nishida 2007, Michel Dalissier viết
Anfractuosité et unification: la philosophie de Nishida Kitarô 2009 là
những công trình chuyên khảo triết học Nishida (không kể nhiều tiểu luận
của nhiều tác giả trên những chuyên san, tạp chí xuất bản ở phương
Tây) bên cạnh những học giả Nhật, Triều tiên v.v…
Dilworth còn
dịch nhiều tác phẩm chính của Nishida sang Anh ngữ như Art and Morality
1973 (chung với V.H. Viglielmo), Fundamental Problems of Philosophy
1970, Last Writing: Nothingness and the Religious Worldview 1987 (bản
dịch sang Pháp ngữ của Sugimura và Cardonnel: Logique du lieu et vision
religieuse du monde 2000). Jacynthe Tremblay đồng ý với Nishitani
Keiji về quan niệm “chỉ có hai triết gia đứng hàng đầu trong nhiệm vụ
lịch sử đề ra ở thời đại của họ là Bergson và Nishida, khởi sự với kinh
nghiệm thuần túy, nỗ lực xây dựng lên một loại hình triết học mới đại
diện cho nửa đầu thế kỷ XX.”
Theo Tremblay, kinh nghiệm
thuần túy như vậy là hình thái tiên khởi cho trực quan cơ bản của
Nishida, để thiết lập một triết học như thể tri thức khái niệm chính
xác, cho đến ngày nay, ông vẫn được xem như là triết học lớn nhất của
Nhật bản. Trường phái Kyōtō đã được giới thiệu trên diễn đản triết học
phương Tây qua hợp tuyển The Buddha Eye, An Anthology of the Kyoto
School 1982 do Frederick Franck biên tập, với những bài viết của
Suzuki, Nishitani, Abe, Ueda, Takeuchi v.v.., L'Ecole de Kyôto với
những bài viết của Bernard Stevens, Shizuteru Ueda, Kiyoshi Himi trong
Etudes phénoménologiques 1993, hay như tác phẩm của James W. Heisig
Filósofos de la nada: Un ensayo sobre la escuela de Kioto 2001 viết về
ba khuôn mặt lớn, ba thế hệ trong trường phái Kyoto là Nishida Kitaro,
Tanabe Hajime và Nishitani Keiji. Tác phẩm của những triết gia này được
dịch sang nhiều thứ tiếng, như tác phẩm của những tên tuổi khác như
Kuki Shūzō, Watsuji Tetsurō, Abe Masao, Yuasa Yasuo, Takeuchi
Yoshinori, Hiroshi Kojima v.v...
Những từ ngữ đặc thù trong
triết học Nhật như Zen, Sùnyatà, Iki v.v…đã phổ cập trong thuật ngữ
triết học thế giới do ảnh hưởng của các triết gia nói trên, trong hoài
bão như Nishitani đã khẳng định: 'thiết lập những cơ sở mới cho một thế
giới đang sinh thành, một thế giới thống nhất vượt lên trên những khu
biệt giữa Đông và Tây'. Tư tưởng cổ đại Ấn độ đã du nhập vào giới học
thuật phương Tây từ sớm, liên quan đến vấn đề ngôn ngữ, văn hóa, văn
minh, tín ngưỡng song đối với nhiều nhà triết học Ấn, cái bóng lớn tinh
thần ấy đã khiến phương Tây quên sự hiện diện của triết học Ấn hiện
đại. Đó là quan điểm của chính những triết gia bản địa, tuy nhiên với
một nhà triết học phương Tây như Roger-Pol Droit lại có có cách nhìn
khác, trong tác phẩm L'Oubli de l'Inde 1989 mà ông mệnh danh là một
chứng kiện vong triết lý/une amnésie philosophique.
Ông đặt
vấn đề: điều gì xẩy ra, để những triết gia quên Ấn độ? Lãng quên gấp
đôi. Trước hết liên quan đến vô số tài liệu do những nghiên cứu chuyên
biệt về Ấn ngày nay để mọi người tuỳ nghi sử dụng. Không thể tin đượclà
chỉ riêng những nghiên cứu ấy, khối lượng phi thường hay kỹ thuật đủ
để giải thích trong cái khinh thị nào, nói chung người ta xử lý chúng.
Vì
lượng thông tin phong phú, chuyên biệt hóa, bước thí nghiệm sơ khởi do
yêu cầu vận dụng cũng bị đè nén, nếu không muốn nói là hơn thế nữa
trong những phạm vi tri thức khác. Mặt khác, quên lãng này lạ hơn nữa
là liên quan đến quan hệ của triết học với chính nó, với quá khứ gần ,
với diễn từ của một số trong những bậc thày, không phải là kém cỏi.
Điều gì đã xẩy ra khiến cho triết học dường như hoàn toàn đánh mất ký
ức vậy?
Để trả lời những vấn nạn ấy, Roger-Pol Droit lấy
chứng nghiệm ngay ở xứ ông, nước Pháp, đã có truyền thống lâu đời
nghiên cứu về Ấn, ngay từ thế kỷ 19, những nhà nghiên cứu, chuyền về
Phạn ngữ, song vẫn là triết gia. Song những ngăn cách vẫn tồn tại, giữa
những nhà bác ngữ với triết gia, giữa những nhà triết học hiện đại,
chuyên về Ấn hay tây phương, giữa những nhà triết học chuyên Ấn và
những triết gia chỉ chú trọng đến Tây phương của họ.
Trong
tác phẩm kế tiếp của Roger-Pol Droit Le Culte du Néant, Les philosophes
et le Bouddha 1997 ông chỉ ra lý giải lầm lẫn của các nhà triết học
phương Tây về tư tưởng Phật giáo, từ Hegel đến Nietzsche, qua
Schopenhauer, “do luôn luôn tham chiếu đến một Phật giáo tưởng tượng
được nói đến qua những tầng khác nhau của chủ nghĩa hư vô: đồng nhất
Hữu thuần túy với hư vô, phủ định ý chí sống, hiện hữu của một thế giới
những giá trị. Trong ý nghĩa này, sùng bái hư vô lập thành một phòng
thí nghiệm ẩn dấu nhằm moơ rộng lý luận chủ nghĩa hư vô châu Âu.” Do
đó, theo Droit lịch sử “sùng bái hư vô” hỗn đồng với lịch sử của một
thế kỷ dẫn đến thời điểm của những cuộc thế chiến và man rợ độc tài.
Mối
hoài nghi của Droit dường như để phê phán những tư trào đương hoạt ở
địa lục châu Âu, như Husserl, Heidegger không biết gì đến triết học
Ấn, khiến ông tự hỏi “tại sao trong những năm 1935-1936 (thời điểm
xuất hiện Khủng hoảng của những khoa học Âu châu và hiện tượng luận
siêu nghiệm của Husserl), khả hữu của một lãnh hội triết lý Ấn lại có
thể biến mất hoàn toàn như vậy, kể cả khi Heidegger “nghĩ đến nhũng
quan hệ huyền diêu với phương Đông” mà ông viết trong Thư về Nhân bản
luận cũng chỉ để nói về Trung hoa và Nhật, hoàn toàn im lặng về Ấn độ,
mặc dầu Heidegger có mối quan hệ tư tưởng với Dilthey (người rõ về Ấn)
và người học trò của Dilthey là G. Misch (tác giả Der Weg in der
Philosophie 1926 kết tập những bản văn hy lạp tiền Socrate, những bản
văn Phạn ngữ và Hoa ngữ). Dale Riepe trong Indian Philosophy since
Independence 1979 đã đưa ra những lý giải tại sao ngày nay phải nghiên
cứu triết học Ấn? Một, vì sự phát triển của triết học Ấn ngoài vòng chủ
nghĩa thực dân, thực dân mới và phong kiến, là quốc gia lãnh đạo triết
học của Thế giới thứ Ba; hai, triết học Ấn là mối quan tâm toàn cầu;
ba, Ấn là điển hình kiểu mẫu của tư tưởng phóng nhiệm/laissez faire
trong Chiến tranh Lạnh; bốn, ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản và độc lập
lên truyền thống cổ điển và phong kiến Ấn trong triết học rất đáng quan
tâm.
Sự đối nghịch giữa phát triển triết học ở Ấn từ lúc
Độc lập vào 1947 với ở Trung hoa theo chủ nghĩa xã hội từ 1949 chỉ ra
những khác biệt về chủ nghĩa nhất nguyên và đa nguyên, về đường lối dân
chủ đại nghị, tự do và chyên chính toàn trị. Sự phát triển triết học
Ấn ở nửa sau thế kỷ 20 từ Độc lập có thuận lợi ở chỗ phổ cập bằng Anh
ngữ như Mohanty nhận xét: dòng chính những công trình triết học hầu như
suốt thế kỷ viết bằng Anh ngữ, song đa số các nhà triết học này thủ
đắc khả năng trong nhiều trường phái triết học khác nhau bằng Phạn ngữ.
Phần lớn công trình chú trọng đến triết học tỷ giảo, như đối chiếu
Samkara với Kant và Hegel, Ramanuja với Hegel và những triết gia duy
tâm Anh, Phật giáo với Hume hay Whitehead, Dignaga với những nhà thực
chứng luận lý luận lý tân-Ny?ya với tân luận lý. Nhiều học giả sử dụng
lối tư duy phương Tây lý giải những bản văn triết học Aán, qua hai
phương pháp chính là luận lý-phân tích và thông diễn-hiện tượng luận.
Những nhà triết học như K.C. Bhattacharya, S. Radhakrishnan, Kalidas
Bhattacharya, N.V. Banerjee, Rash Vihari Das, T.R.V. Murti, Jitendra N.
Mohanty, Jaswant L. Mehta cónhững công trình độc đáo sáng tạo, kế tục
truyền thống song không bị trói buộc bởi truyền thống.
Nói
chung những triết gia Ấn hiện đại, theo Mohanty tham dự vào hai cuộc
đối thoại: đối thoại với chính truyền thống của họ và đối thoại với
phương Tây, hợp thành cuộc đối thoại lớn, có nghĩa là những khả năng lý
giải quá khứ không bao giời kiệt cạn. Kalidas Bhattacharyya trong tham
luận An Idea of comparative Indian philosophy (in trong Jadavpur
Studies in Philosophy 3, 1982) nói đến loại hình nghiên cứu tỷ giảo
liên quan đến những khái niệm cơ bản của những hệ thống triết Ấn khác
nhau (hai nhóm lớn là tự nhiên luận như Lokāyatas, Nyāya-Vaisesika, Kỳ
na, Mimāmsakas và siêu nghiệm luận như những nhà triết học
Sāmkhya-Yoga, Vedānta bao gồm Saivas và Sakta chính thống và dị phái,
Phật giáo).
Những nhà triết học như Jitendra Nath Mohanty
(sinh năm 1928) chuyên cứu hiện tượng luận (với những tác phẩm như
Phenomenology and Ontology 1970, Hussel and Frege 1982, The Possibility
of Transcendental Philosophy 1985, Transcendental Phenomenology: An
Analytical Account 1989, Phenomenology, Between Essentialism and
Trancendental Philosophy 1997 ) song tinh thần triết học truyền thống
Ấn như một sinh hoạt tâm linh tự trị thể hiện trong The Self and Its
Other , Philosophical Essays 2000 vào lúc tuổi già, Jaswant Lal Mehta
(1931-2009) trong India and the West, The Problem of Understanding 1985
xác định cần phải hiểu/lãnh hội cả đôi bên Đông/Tây trong tha tính hỗ
tương, học ngôn ngữ của mỗi bên và nhập cuộc vào những đường lối tư
tưởng và nói trong tinh thần đối tác của cả haiu thế giới, ngõ hầu
chuyển biến thành một.
Ông nghiên cứu Heidegger,
Bhattacharyya, viết công trình tỷ giảo triết học Heidegger với Vedanta.
Mohanty đề ra bốn tín điều cần khắc phục: tín điều về đối lập tuyệt
đối, tín điều về riêng tư của tâm linh, tín điều về hiệu lực công cộng
của ngôn ngữ không thể giản lược và tín điều về chân lý triết học một
tầng. Ông tâm đắc với nguyên lý bổ xung của Werner Heisenberg trong khoa
học tự nhiên với lý thuyết lượng tử và ba động đem lại những mô tả bổ
xung cho những cấu thành vi mô của vật chất, và đề nghị một lý luận duy
thực, tri giác những đối tượng vật chất, xác định bản chất và lĩnh hội
những thực thể lý tưởng như những số với một lý luận cấu thành, tất cả
những đối tượng như vậy được cấu thành trong những tác động có ý , là
những mô tả bổ xung, không phải là những lý luận đối lập mà nhà triết
học bắt buộc phải chọn lựa giữa chúng.
Những công trình, như
Nâgârjuna et la doctrine de la vacuité/Long Thọ và học thuyết về tính
Không 2001 của Jean-Marc Vivenza, Vacuité (Sūnyatā) et Compassion
(Karunā) dans le Bouddhisme Madhyamaka/Tính không và Bi trong Trung quán
luận Phật giáo 2002 của Ludovic Viévard, On Being and What There is,
Classical Vaisesika and the History of Indian Ontology 1992 của
Wilhelm Halbíass, Authentic Human Destiny, the Paths of Shankara and
Heidegger 1998 của Vensus A. George, Derrida and Indian Philosophy
1990 của Harold Coward chẳng hạn là những tiêu biểu tỷ giảo trên c0n
đường nghiên cứu triết học Ấn đánh dấu bước ngoặt triết học. Roland
Barthes trong những giảng khóa 27 tháng Năm 1978 và 3 tháng Sáu 1978
tại Collège de France đối chiếu khái niệm Kairos Hy lạp và Vô vi trong
Đạo đức kinh.
Ông dẫn Lão tử và Trang tử tham chiếu từ L'Esprit
du Tao 1973 của Jean Grenier. Trong hai hợp tuyển Heidegger and Asian
Thought 1987 và Nietzsche and Asian Thought 1991 do Graham Parkes chủ
yếu đối chiếu Heidegger với Lão-Trang qua những tiểu luận của Otto
Pöggeler, Joan Stambaugh, G. Parkes, Hwa Yol Jung hay đối chiếu
Nietzsche với Trang tử của Chen Guying, nghiên cứu tỷ giảo giữa Ý chí
tới quyền năng của Nietzsche và khái niệm Đức của triết học Trung hoa
của Roger T. Ames là những bước đầu làm sinh động tư tưởng Đạo giáo và
Khổng giáo. Những công trình của Angus C. Graham (1919-1991 với
Disputers of the Tao 1989), David S. Nivison (The Life and Thought of
Zhang Xuecheng 1966, The Ways of Confucianism 1996), Roger T. Ames
(Thinking through Confucius 1987 chung với David L. Hall), Heiner Roetz
(Confucian Ethics of the Axial Age1993), Philip J. Ivanhoe (Ethics in
the Confucian Tradition 1990), không kể đến những tác giả Trung quốc
là những nghiên cứu kinh viện. Tuy nhiên cuộc tranh luận sôi nổi giữa
hai nhà nghiên cứu phương Tây Jean François Billeter và François
Jullien đề xuất ra một vấn đề mới trong góc nhìn triết học Trung hoa về
mặt chính trị.
Billeter (sinh năm 1939) học giả Thụy sĩ
cũng như Jullien (sinh năm 1951) học giả Pháp là những nhà chuyên cứu
Hán học, có nghĩa là khởi sự phải chuyên cứu về ngôn ngữ văn tự Hán.
Billeter chuyên khảo về Trang tử, với những tác phẩm như Etudes sur
Tchouang-tseu 2004 và Leçons sur Tchouang-tseu 2002 cho xuất bản Contre
François Jullien vào năm 2006 và Jullien phản bác trong Chemin
faisant, connaître la Chine, relancer la philosophie đầu năm 2007 và
Henry Zhao trong điểm sách dưới nhan đề Contesting Confucius là tiếng
nói thứ ba trong cuộc tranh biện này. [Xem: Tranh Biện Tư Tưởng Trung
Quốc]
BƯỚC NGOẶT
Trong những bước ngoặt vào nửa sau thế kỷ 20, như đã nói đến bước ngoặt ngữ học, bước ngoặt thực dụng, bước ngoặt hủy tạo - song một bước ngoặt quan trọng khác, đó là bước ngoặt triết học. Điều này muốn nói đến một biến chuyển về sự phát triển triết học tỷ giảo, vấn đề đã xét trong chương 3 Triết học Đông/Tây, chương 4 Triết học/Phân tích ở sách Cơ sở tư tưởng thời quá độ, 2007 (ĐPQ). Như tôi đã đề cập mối quan hệ giữa hai nền triết học phương Đông và phương Tây trong thế kỷ hai mươi không còn xa lạ với nhiều triết gia, không phải tình cờ diễn ra vào lúc chủ nghĩa thực dân cáo chung, hay có thể nói bước ngoặt triết học là sự biến của thời hậu/thực dân/post-colonial.
Triết học vào giai đoạn hậu thực dân đã phát triển mạnh ở nhiều nơi trên thế giới, thành quả ghi nhận trong những hội nghị quốc tế về cả hai mặt lượng và phẩm, thông giao và đối thoại đã mang lại những cái nhìn mới, những trao đổi tri thức, xây dựng những cơ sở phổ biến. Lấy một vài điển hình: tạp chí Revue Internationale de Philosophie trụ sở tại Bỉ đã dành những số viết về triết học Ấn, phương pháp luận khoa học ở Liên xô, tư tưởng triết học Mỹ, triết học Nhật hiện đại v.v.., tạp chí Philosophy East & West, A Quarterly of Asian and Comparative Thought trụ sở tại Hawaii, những báo cáo tổng quan về triết học hiện đại/Philosophie contemporaine của Unesco và Viện triết học quốc tế, bộ đầu 4 tập xuất bản vào 1968-1971, dưới sự điều hành của R. Klibansky (tập IV có phần về triết học Đông Âu, Á châu và châu Mỹ La tinh, 1971);
bộ mới 8 tập dưới sự điều hành của G. Fløistad xuất bản vào 1981-2003 (tập V về triết học Phi châu, tập 7 về triết học Á châu, tập 8 về triết học châu Mỹ La tinh); những công trình tập thể theo hướng tỷ giảo như Culture and Modernity, East-West Philosophic Perspective/ Văn hóa và Hiện đại dưới những viễn quan triết học Đông-Tây, 1991 do Eliot Deutsch biên tập (với những tham luận của Rorty, Outlaw, Hall, Stojanovic, Bernstein, Macintyre, Potter, Matilal, Tianji, Feher, Graham, Kasulis, Ames, Li Zhilin, Apel, Cua, Putnam, Danto, Sakabe, Wollheim, Chatterjee, Parkes, Al-Azmeh, Gyekye, Heller, Daya Krishna v.v..)
chứng tỏ có sự cộng tác của những nhà triết học tên tuổi hiện đại, những chuyên gia về Aán, Nhật, Trung, Phi châu, Islam, Handbook of World Philosophy/Thủ sách Triết học thế giới, 1980 do John Burr biên tập, về những phát triển triết học từ 1945 về sau (gồm sáu phần từ Tây Âu, Úc, Do thái, Đông Âu, Mỹ châu, Phi châu, các nước Hồi giáo, và Á châu); bộ A Companion to World Philosophies/Kiến giả triết học thế giới, 1997 do E. Deutsch và Ron Bontekoe biên tập ( bên cạnh những sách dẫn vào triết học đại lục, phụ nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, quyển sách này chủ yếu về triết học Hoa, Ấn, Polynesia, Phi, Phật giáo, Hồi giáo).
Trong Thủ sách triết học thế giới chẳng hạn, Tomio Ichiyanagi tường trình về tình hình sinh hoạt triết học tại Nhật bản phát triển trong vòng một trăm năm trở lại đây với ý nghĩa đích thực của tetsugaku đã đạt tới tầm vóc quốc tế (không kể đến sắc thái tôn giáo, như Phật giáo, Thần giáo, Cơ đốc giáo), nói đến chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa thực dụng trong thần trí Nhật/wakon (có nghĩa là phát triển mà không đánh mất bản sắc): lấy một ví dụ, như công trình nghiên cứu của Ichikawa Hiroshi (sinh năm 1931) với những tác phẩm như Seishin toshite no shintai/thân như tâm,1975, Mi no kozò/cấu trúc thân thể,1975, Gendai geijutsu no Chihei/tiền đồ nghệ thuật hiện đại,1985, Bergson,1991 khi viết về thân thể sử dụng những tư liệu sinh học và phong tục học và tham chiếu những thành tựu công trình hiện tượng luận của Merleau-Ponty và Trần Đức Thảo.
Những công trình tỷ giảo triết học nhằm hoá giải những tư kiến về hội
tụ Đông/Tây (đến nay vẫn còn tồn tại dưới nhiều góc cạnh khác nhau, như
ý đồ bá quyền chính trị, phân hóa chủng tộc, tín ngưỡng, nô dịch
v.v..).
Chỉ xét về mặt tư tưởng, nghĩa là trong lý luận của những học giả không bị chi phối bởi những yếu tố vừa kể, những tranh biện giữa một bên như F.S.C. Northrop trong Meeting of East and West/gặp gỡ Đông Tây ngay từ 1947 chủ trương tổng hợp hai nền văn hóa Đông Tây trên bình diện tri thức luận qua tổng hợp trí thực và trực quan vì con người ở đâu cũng giống nhau, với một bên William S. Hass trong The Destiny of Mind: East and West/Sinh mệnh tinh thần: Đông và Tây xuất bản năm 1956 tỏ vẻ hoài nghi vì cho rằng những hình thái ý thức đông tây không bao giờ thống nhất khi đặt câu hỏi: làm thế nào hai hình thái ý thức thức đối nghịch có thể cùng hiện hữu trong một tinh thần duy nhất?
Vả lại theo ông, hoà giải đối nghịch này chỉ có thể tìm ở hình thái ý thức thứ ba và cao cấp hơn, mà không thấy ở đâu cũng như khó có thể tưởng được về mặt lý luận. Tác phẩm tập thể The Concept of Man/Khái niệm con Người do S. Radhakrishnan và P.T. Raju chủ biên xuất bản năm 1960 với John Wild về Hy lạp, A.J. Heschel về Do thái, W.T. Chan về Trung hoa, Raju về Ấn độ, Ernst Benz về Cơ đốc, Ibrahim Madkour về Islam, Mitin về Mác-xít nhằm chỉ ra hướng đi tìm ý thức khó tưởng ấy nơi con người, như Radhakrishnan hoài vọng: Người trở thành khán quan của người. Một chủ nghĩa nhân bản mới ở phía chân trời, song vào thời điểm này nó bao dung toàn thể nhân loại.
Raju viện dẫn Hegel quan niệm ngay chính ý thức về đối nghịch giữa hai hình thái ý thức nói trên đã là tổng hợp của chúng. Người là mẫu số chung của triết học tỷ giảo. David A. Dilworth trong Philosophy in World Perspective 1989 (như tôi đã đề cập trong chương 3 Cơ sở tư tưởng thời quá độ) đã dùng thông diễn học tỷ giảo các học thuyết lớn với phép cấu tạo những lý luận, từ những bài học rút ra ở Aristote, Kant, Hegel, Peirce, Walter Watson như ông nhận xét: Thông diễn học tỷ giảo nhấn mạnh rõ ràng đến ý nghĩa thực hiện chủ yếu, hay hoàn tất ở đó một công trình của triết học có thể coi như đạt tới hình thái cao nhất và vẫn tiếp tục tạo ra những ý nghĩa mới cho những thế hệ kế tục.
Dilt worth đưa ra bốn phương thức thuần túy là viễn tượng, thực tại, phương pháp và nguyên tắc (gồm những biến số cấu tạo và những giá trị cấu tạo đặc sắc trong một sơ đồ ông mệnh danh là 'ma trận cấu tạo/archic matrix'), ở đó rọi chiếu những đặc sắc hội tụ của những học thuyết từ những trường phái cổ đại Trung, Ấn, Hy lạp đến hiện đại như Nishida, Bradley, Bergson, Whitehead, Scheler, Wittgenstein, Jaspers, Heidegger, Deleuze, Derrida v.v…
Từ nửa sau thế kỷ 20, nhiều nhà nghiên cứu phương Tây chuyên sâu về triết học Nhật bản, trái với nhận xét của một người Nhật Hasegawa Nyozekan cho rằng “Nhật bản có một nền văn hóa không có triết học”. Theo Gino Piovesana, quan điểm thông tục này mâu thuẫn với sự kiện nhiều nhà trí thức quan tâm đến triết học và khoa triết đã thiết lập ở Đại học Tokyo (1877) ngay sau thời Phục hưng Minh trị. Sự phân hóa triết học Đông Tây (tại châu Á nói chung) dường như do việc tư tưởng phương Đông như Khổng, Phật thường được dạy ở các khoa khác.
Mặt khác, nhiều học giả khi tiếp thu tư tưởng phương Tây lại chỉ chuyên khảo triết học phương Tây - như Piovesana đan cử trường hợp Nishi Amane (1829-1897), 'tổ phụ' của triết học Nhật hiện đại, người đã đề xuất từ tetsugaku để dịch chữ 'triết học' coi như khoa học nghiên cứu minh trí, khi ông soạn thảo chương trình khoa học này cho bộ Giáo dục vào năm 1877. Những tác phẩm của Nishi/Tây Châu như Hyakuichi shinron/Bách nhất Tân luận 1874; Hyakugaku renkan/Bách học liên hoàn 1877, Chichi kimò/Luận lý khai sáng, 1874 đề ra những từ ngữ để dịch triết học tây phương, du nhập luận lý học, những khoa học liên ngành, những tư trào thực chứng và thực lợi, và ông xem triết học như một khoa học thống nhất những liên ngành khoa học.
David Dilworth làm luận án năm 1970 về Nishida Kitarō, the Development of His Thought, Robert J.J. Wargo làm luận án năm 1972 the Logic of Basho and the Concept of Nothingness in the Philosophy of Nishida Kitarō, Robert E. Carter xuất bản năm 1989 The Nothingness beyond God, Jacynthe Tremblay xuất bản Nishida Kitarô, Le jeu de l'individuel et de l'universel 2000, L'être-soi et l'être-ensemble: L'auto-éveil comme méthode philosophique de Nishida, và Auto-éveil et temporalité: Les défis posés par la philosophie de Nishida 2007, Michel Dalissier viết Anfractuosité et unification: la philosophie de Nishida Kitarô 2009 là những công trình chuyên khảo triết học Nishida (không kể nhiều tiểu luận của nhiều tác giả trên những chuyên san, tạp chí xuất bản ở phương Tây) bên cạnh những học giả Nhật, Triều tiên v.v…
Dilworth còn dịch nhiều tác phẩm chính của Nishida sang Anh ngữ như Art and Morality 1973 (chung với V.H. Viglielmo), Fundamental Problems of Philosophy 1970, Last Writing: Nothingness and the Religious Worldview 1987 (bản dịch sang Pháp ngữ của Sugimura và Cardonnel: Logique du lieu et vision religieuse du monde 2000). Jacynthe Tremblay đồng ý với Nishitani Keiji về quan niệm “chỉ có hai triết gia đứng hàng đầu trong nhiệm vụ lịch sử đề ra ở thời đại của họ là Bergson và Nishida, khởi sự với kinh nghiệm thuần túy, nỗ lực xây dựng lên một loại hình triết học mới đại diện cho nửa đầu thế kỷ XX.”
Theo Tremblay, kinh nghiệm thuần túy như vậy là hình thái tiên khởi cho trực quan cơ bản của Nishida, để thiết lập một triết học như thể tri thức khái niệm chính xác, cho đến ngày nay, ông vẫn được xem như là triết học lớn nhất của Nhật bản. Trường phái Kyōtō đã được giới thiệu trên diễn đản triết học phương Tây qua hợp tuyển The Buddha Eye, An Anthology of the Kyoto School 1982 do Frederick Franck biên tập, với những bài viết của Suzuki, Nishitani, Abe, Ueda, Takeuchi v.v.., L'Ecole de Kyôto với những bài viết của Bernard Stevens, Shizuteru Ueda, Kiyoshi Himi trong Etudes phénoménologiques 1993, hay như tác phẩm của James W. Heisig Filósofos de la nada: Un ensayo sobre la escuela de Kioto 2001 viết về ba khuôn mặt lớn, ba thế hệ trong trường phái Kyoto là Nishida Kitaro, Tanabe Hajime và Nishitani Keiji. Tác phẩm của những triết gia này được dịch sang nhiều thứ tiếng, như tác phẩm của những tên tuổi khác như Kuki Shūzō, Watsuji Tetsurō, Abe Masao, Yuasa Yasuo, Takeuchi Yoshinori, Hiroshi Kojima v.v...
Những từ ngữ đặc thù trong triết học Nhật như Zen, Sùnyatà, Iki v.v…đã phổ cập trong thuật ngữ triết học thế giới do ảnh hưởng của các triết gia nói trên, trong hoài bão như Nishitani đã khẳng định: 'thiết lập những cơ sở mới cho một thế giới đang sinh thành, một thế giới thống nhất vượt lên trên những khu biệt giữa Đông và Tây'. Tư tưởng cổ đại Ấn độ đã du nhập vào giới học thuật phương Tây từ sớm, liên quan đến vấn đề ngôn ngữ, văn hóa, văn minh, tín ngưỡng song đối với nhiều nhà triết học Ấn, cái bóng lớn tinh thần ấy đã khiến phương Tây quên sự hiện diện của triết học Ấn hiện đại. Đó là quan điểm của chính những triết gia bản địa, tuy nhiên với một nhà triết học phương Tây như Roger-Pol Droit lại có có cách nhìn khác, trong tác phẩm L'Oubli de l'Inde 1989 mà ông mệnh danh là một chứng kiện vong triết lý/une amnésie philosophique.
Ông đặt vấn đề: điều gì xẩy ra, để những triết gia quên Ấn độ? Lãng quên gấp đôi. Trước hết liên quan đến vô số tài liệu do những nghiên cứu chuyên biệt về Ấn ngày nay để mọi người tuỳ nghi sử dụng. Không thể tin đượclà chỉ riêng những nghiên cứu ấy, khối lượng phi thường hay kỹ thuật đủ để giải thích trong cái khinh thị nào, nói chung người ta xử lý chúng.
Vì lượng thông tin phong phú, chuyên biệt hóa, bước thí nghiệm sơ khởi do yêu cầu vận dụng cũng bị đè nén, nếu không muốn nói là hơn thế nữa trong những phạm vi tri thức khác. Mặt khác, quên lãng này lạ hơn nữa là liên quan đến quan hệ của triết học với chính nó, với quá khứ gần , với diễn từ của một số trong những bậc thày, không phải là kém cỏi. Điều gì đã xẩy ra khiến cho triết học dường như hoàn toàn đánh mất ký ức vậy?
Để trả lời những vấn nạn ấy, Roger-Pol Droit lấy chứng nghiệm ngay ở xứ ông, nước Pháp, đã có truyền thống lâu đời nghiên cứu về Ấn, ngay từ thế kỷ 19, những nhà nghiên cứu, chuyền về Phạn ngữ, song vẫn là triết gia. Song những ngăn cách vẫn tồn tại, giữa những nhà bác ngữ với triết gia, giữa những nhà triết học hiện đại, chuyên về Ấn hay tây phương, giữa những nhà triết học chuyên Ấn và những triết gia chỉ chú trọng đến Tây phương của họ.
Trong tác phẩm kế tiếp của Roger-Pol Droit Le Culte du Néant, Les philosophes et le Bouddha 1997 ông chỉ ra lý giải lầm lẫn của các nhà triết học phương Tây về tư tưởng Phật giáo, từ Hegel đến Nietzsche, qua Schopenhauer, “do luôn luôn tham chiếu đến một Phật giáo tưởng tượng được nói đến qua những tầng khác nhau của chủ nghĩa hư vô: đồng nhất Hữu thuần túy với hư vô, phủ định ý chí sống, hiện hữu của một thế giới những giá trị. Trong ý nghĩa này, sùng bái hư vô lập thành một phòng thí nghiệm ẩn dấu nhằm moơ rộng lý luận chủ nghĩa hư vô châu Âu.” Do đó, theo Droit lịch sử “sùng bái hư vô” hỗn đồng với lịch sử của một thế kỷ dẫn đến thời điểm của những cuộc thế chiến và man rợ độc tài.
Mối hoài nghi của Droit dường như để phê phán những tư trào đương hoạt ở địa lục châu Âu, như Husserl, Heidegger không biết gì đến triết học Ấn, khiến ông tự hỏi “tại sao trong những năm 1935-1936 (thời điểm xuất hiện Khủng hoảng của những khoa học Âu châu và hiện tượng luận siêu nghiệm của Husserl), khả hữu của một lãnh hội triết lý Ấn lại có thể biến mất hoàn toàn như vậy, kể cả khi Heidegger “nghĩ đến nhũng quan hệ huyền diêu với phương Đông” mà ông viết trong Thư về Nhân bản luận cũng chỉ để nói về Trung hoa và Nhật, hoàn toàn im lặng về Ấn độ, mặc dầu Heidegger có mối quan hệ tư tưởng với Dilthey (người rõ về Ấn) và người học trò của Dilthey là G. Misch (tác giả Der Weg in der Philosophie 1926 kết tập những bản văn hy lạp tiền Socrate, những bản văn Phạn ngữ và Hoa ngữ). Dale Riepe trong Indian Philosophy since Independence 1979 đã đưa ra những lý giải tại sao ngày nay phải nghiên cứu triết học Ấn? Một, vì sự phát triển của triết học Ấn ngoài vòng chủ nghĩa thực dân, thực dân mới và phong kiến, là quốc gia lãnh đạo triết học của Thế giới thứ Ba; hai, triết học Ấn là mối quan tâm toàn cầu; ba, Ấn là điển hình kiểu mẫu của tư tưởng phóng nhiệm/laissez faire trong Chiến tranh Lạnh; bốn, ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản và độc lập lên truyền thống cổ điển và phong kiến Ấn trong triết học rất đáng quan tâm.
Sự đối nghịch giữa phát triển triết học ở Ấn từ lúc Độc lập vào 1947 với ở Trung hoa theo chủ nghĩa xã hội từ 1949 chỉ ra những khác biệt về chủ nghĩa nhất nguyên và đa nguyên, về đường lối dân chủ đại nghị, tự do và chyên chính toàn trị. Sự phát triển triết học Ấn ở nửa sau thế kỷ 20 từ Độc lập có thuận lợi ở chỗ phổ cập bằng Anh ngữ như Mohanty nhận xét: dòng chính những công trình triết học hầu như suốt thế kỷ viết bằng Anh ngữ, song đa số các nhà triết học này thủ đắc khả năng trong nhiều trường phái triết học khác nhau bằng Phạn ngữ. Phần lớn công trình chú trọng đến triết học tỷ giảo, như đối chiếu Samkara với Kant và Hegel, Ramanuja với Hegel và những triết gia duy tâm Anh, Phật giáo với Hume hay Whitehead, Dignaga với những nhà thực chứng luận lý luận lý tân-Ny?ya với tân luận lý. Nhiều học giả sử dụng lối tư duy phương Tây lý giải những bản văn triết học Aán, qua hai phương pháp chính là luận lý-phân tích và thông diễn-hiện tượng luận. Những nhà triết học như K.C. Bhattacharya, S. Radhakrishnan, Kalidas Bhattacharya, N.V. Banerjee, Rash Vihari Das, T.R.V. Murti, Jitendra N. Mohanty, Jaswant L. Mehta cónhững công trình độc đáo sáng tạo, kế tục truyền thống song không bị trói buộc bởi truyền thống.
Nói chung những triết gia Ấn hiện đại, theo Mohanty tham dự vào hai cuộc đối thoại: đối thoại với chính truyền thống của họ và đối thoại với phương Tây, hợp thành cuộc đối thoại lớn, có nghĩa là những khả năng lý giải quá khứ không bao giời kiệt cạn. Kalidas Bhattacharyya trong tham luận An Idea of comparative Indian philosophy (in trong Jadavpur Studies in Philosophy 3, 1982) nói đến loại hình nghiên cứu tỷ giảo liên quan đến những khái niệm cơ bản của những hệ thống triết Ấn khác nhau (hai nhóm lớn là tự nhiên luận như Lokāyatas, Nyāya-Vaisesika, Kỳ na, Mimāmsakas và siêu nghiệm luận như những nhà triết học Sāmkhya-Yoga, Vedānta bao gồm Saivas và Sakta chính thống và dị phái, Phật giáo).
Những nhà triết học như Jitendra Nath Mohanty (sinh năm 1928) chuyên cứu hiện tượng luận (với những tác phẩm như Phenomenology and Ontology 1970, Hussel and Frege 1982, The Possibility of Transcendental Philosophy 1985, Transcendental Phenomenology: An Analytical Account 1989, Phenomenology, Between Essentialism and Trancendental Philosophy 1997 ) song tinh thần triết học truyền thống Ấn như một sinh hoạt tâm linh tự trị thể hiện trong The Self and Its Other , Philosophical Essays 2000 vào lúc tuổi già, Jaswant Lal Mehta (1931-2009) trong India and the West, The Problem of Understanding 1985 xác định cần phải hiểu/lãnh hội cả đôi bên Đông/Tây trong tha tính hỗ tương, học ngôn ngữ của mỗi bên và nhập cuộc vào những đường lối tư tưởng và nói trong tinh thần đối tác của cả haiu thế giới, ngõ hầu chuyển biến thành một.
Ông nghiên cứu Heidegger, Bhattacharyya, viết công trình tỷ giảo triết học Heidegger với Vedanta. Mohanty đề ra bốn tín điều cần khắc phục: tín điều về đối lập tuyệt đối, tín điều về riêng tư của tâm linh, tín điều về hiệu lực công cộng của ngôn ngữ không thể giản lược và tín điều về chân lý triết học một tầng. Ông tâm đắc với nguyên lý bổ xung của Werner Heisenberg trong khoa học tự nhiên với lý thuyết lượng tử và ba động đem lại những mô tả bổ xung cho những cấu thành vi mô của vật chất, và đề nghị một lý luận duy thực, tri giác những đối tượng vật chất, xác định bản chất và lĩnh hội những thực thể lý tưởng như những số với một lý luận cấu thành, tất cả những đối tượng như vậy được cấu thành trong những tác động có ý , là những mô tả bổ xung, không phải là những lý luận đối lập mà nhà triết học bắt buộc phải chọn lựa giữa chúng.
Những công trình, như Nâgârjuna et la doctrine de la vacuité/Long Thọ và học thuyết về tính Không 2001 của Jean-Marc Vivenza, Vacuité (Sūnyatā) et Compassion (Karunā) dans le Bouddhisme Madhyamaka/Tính không và Bi trong Trung quán luận Phật giáo 2002 của Ludovic Viévard, On Being and What There is, Classical Vaisesika and the History of Indian Ontology 1992 của Wilhelm Halbíass, Authentic Human Destiny, the Paths of Shankara and Heidegger 1998 của Vensus A. George, Derrida and Indian Philosophy 1990 của Harold Coward chẳng hạn là những tiêu biểu tỷ giảo trên c0n đường nghiên cứu triết học Ấn đánh dấu bước ngoặt triết học. Roland Barthes trong những giảng khóa 27 tháng Năm 1978 và 3 tháng Sáu 1978 tại Collège de France đối chiếu khái niệm Kairos Hy lạp và Vô vi trong Đạo đức kinh.
Ông dẫn Lão tử và Trang tử tham chiếu từ L'Esprit du Tao 1973 của Jean Grenier. Trong hai hợp tuyển Heidegger and Asian Thought 1987 và Nietzsche and Asian Thought 1991 do Graham Parkes chủ yếu đối chiếu Heidegger với Lão-Trang qua những tiểu luận của Otto Pöggeler, Joan Stambaugh, G. Parkes, Hwa Yol Jung hay đối chiếu Nietzsche với Trang tử của Chen Guying, nghiên cứu tỷ giảo giữa Ý chí tới quyền năng của Nietzsche và khái niệm Đức của triết học Trung hoa của Roger T. Ames là những bước đầu làm sinh động tư tưởng Đạo giáo và Khổng giáo. Những công trình của Angus C. Graham (1919-1991 với Disputers of the Tao 1989), David S. Nivison (The Life and Thought of Zhang Xuecheng 1966, The Ways of Confucianism 1996), Roger T. Ames (Thinking through Confucius 1987 chung với David L. Hall), Heiner Roetz (Confucian Ethics of the Axial Age1993), Philip J. Ivanhoe (Ethics in the Confucian Tradition 1990), không kể đến những tác giả Trung quốc là những nghiên cứu kinh viện. Tuy nhiên cuộc tranh luận sôi nổi giữa hai nhà nghiên cứu phương Tây Jean François Billeter và François Jullien đề xuất ra một vấn đề mới trong góc nhìn triết học Trung hoa về mặt chính trị.
Billeter (sinh năm 1939) học giả Thụy sĩ cũng như Jullien (sinh năm 1951) học giả Pháp là những nhà chuyên cứu Hán học, có nghĩa là khởi sự phải chuyên cứu về ngôn ngữ văn tự Hán. Billeter chuyên khảo về Trang tử, với những tác phẩm như Etudes sur Tchouang-tseu 2004 và Leçons sur Tchouang-tseu 2002 cho xuất bản Contre François Jullien vào năm 2006 và Jullien phản bác trong Chemin faisant, connaître la Chine, relancer la philosophie đầu năm 2007 và Henry Zhao trong điểm sách dưới nhan đề Contesting Confucius là tiếng nói thứ ba trong cuộc tranh biện này. [Xem: Tranh Biện Tư Tưởng Trung Quốc]
Chỉ xét về mặt tư tưởng, nghĩa là trong lý luận của những học giả không bị chi phối bởi những yếu tố vừa kể, những tranh biện giữa một bên như F.S.C. Northrop trong Meeting of East and West/gặp gỡ Đông Tây ngay từ 1947 chủ trương tổng hợp hai nền văn hóa Đông Tây trên bình diện tri thức luận qua tổng hợp trí thực và trực quan vì con người ở đâu cũng giống nhau, với một bên William S. Hass trong The Destiny of Mind: East and West/Sinh mệnh tinh thần: Đông và Tây xuất bản năm 1956 tỏ vẻ hoài nghi vì cho rằng những hình thái ý thức đông tây không bao giờ thống nhất khi đặt câu hỏi: làm thế nào hai hình thái ý thức thức đối nghịch có thể cùng hiện hữu trong một tinh thần duy nhất?
Vả lại theo ông, hoà giải đối nghịch này chỉ có thể tìm ở hình thái ý thức thứ ba và cao cấp hơn, mà không thấy ở đâu cũng như khó có thể tưởng được về mặt lý luận. Tác phẩm tập thể The Concept of Man/Khái niệm con Người do S. Radhakrishnan và P.T. Raju chủ biên xuất bản năm 1960 với John Wild về Hy lạp, A.J. Heschel về Do thái, W.T. Chan về Trung hoa, Raju về Ấn độ, Ernst Benz về Cơ đốc, Ibrahim Madkour về Islam, Mitin về Mác-xít nhằm chỉ ra hướng đi tìm ý thức khó tưởng ấy nơi con người, như Radhakrishnan hoài vọng: Người trở thành khán quan của người. Một chủ nghĩa nhân bản mới ở phía chân trời, song vào thời điểm này nó bao dung toàn thể nhân loại.
Raju viện dẫn Hegel quan niệm ngay chính ý thức về đối nghịch giữa hai hình thái ý thức nói trên đã là tổng hợp của chúng. Người là mẫu số chung của triết học tỷ giảo. David A. Dilworth trong Philosophy in World Perspective 1989 (như tôi đã đề cập trong chương 3 Cơ sở tư tưởng thời quá độ) đã dùng thông diễn học tỷ giảo các học thuyết lớn với phép cấu tạo những lý luận, từ những bài học rút ra ở Aristote, Kant, Hegel, Peirce, Walter Watson như ông nhận xét: Thông diễn học tỷ giảo nhấn mạnh rõ ràng đến ý nghĩa thực hiện chủ yếu, hay hoàn tất ở đó một công trình của triết học có thể coi như đạt tới hình thái cao nhất và vẫn tiếp tục tạo ra những ý nghĩa mới cho những thế hệ kế tục.
Dilt worth đưa ra bốn phương thức thuần túy là viễn tượng, thực tại, phương pháp và nguyên tắc (gồm những biến số cấu tạo và những giá trị cấu tạo đặc sắc trong một sơ đồ ông mệnh danh là 'ma trận cấu tạo/archic matrix'), ở đó rọi chiếu những đặc sắc hội tụ của những học thuyết từ những trường phái cổ đại Trung, Ấn, Hy lạp đến hiện đại như Nishida, Bradley, Bergson, Whitehead, Scheler, Wittgenstein, Jaspers, Heidegger, Deleuze, Derrida v.v…
Từ nửa sau thế kỷ 20, nhiều nhà nghiên cứu phương Tây chuyên sâu về triết học Nhật bản, trái với nhận xét của một người Nhật Hasegawa Nyozekan cho rằng “Nhật bản có một nền văn hóa không có triết học”. Theo Gino Piovesana, quan điểm thông tục này mâu thuẫn với sự kiện nhiều nhà trí thức quan tâm đến triết học và khoa triết đã thiết lập ở Đại học Tokyo (1877) ngay sau thời Phục hưng Minh trị. Sự phân hóa triết học Đông Tây (tại châu Á nói chung) dường như do việc tư tưởng phương Đông như Khổng, Phật thường được dạy ở các khoa khác.
Mặt khác, nhiều học giả khi tiếp thu tư tưởng phương Tây lại chỉ chuyên khảo triết học phương Tây - như Piovesana đan cử trường hợp Nishi Amane (1829-1897), 'tổ phụ' của triết học Nhật hiện đại, người đã đề xuất từ tetsugaku để dịch chữ 'triết học' coi như khoa học nghiên cứu minh trí, khi ông soạn thảo chương trình khoa học này cho bộ Giáo dục vào năm 1877. Những tác phẩm của Nishi/Tây Châu như Hyakuichi shinron/Bách nhất Tân luận 1874; Hyakugaku renkan/Bách học liên hoàn 1877, Chichi kimò/Luận lý khai sáng, 1874 đề ra những từ ngữ để dịch triết học tây phương, du nhập luận lý học, những khoa học liên ngành, những tư trào thực chứng và thực lợi, và ông xem triết học như một khoa học thống nhất những liên ngành khoa học.
David Dilworth làm luận án năm 1970 về Nishida Kitarō, the Development of His Thought, Robert J.J. Wargo làm luận án năm 1972 the Logic of Basho and the Concept of Nothingness in the Philosophy of Nishida Kitarō, Robert E. Carter xuất bản năm 1989 The Nothingness beyond God, Jacynthe Tremblay xuất bản Nishida Kitarô, Le jeu de l'individuel et de l'universel 2000, L'être-soi et l'être-ensemble: L'auto-éveil comme méthode philosophique de Nishida, và Auto-éveil et temporalité: Les défis posés par la philosophie de Nishida 2007, Michel Dalissier viết Anfractuosité et unification: la philosophie de Nishida Kitarô 2009 là những công trình chuyên khảo triết học Nishida (không kể nhiều tiểu luận của nhiều tác giả trên những chuyên san, tạp chí xuất bản ở phương Tây) bên cạnh những học giả Nhật, Triều tiên v.v…
Dilworth còn dịch nhiều tác phẩm chính của Nishida sang Anh ngữ như Art and Morality 1973 (chung với V.H. Viglielmo), Fundamental Problems of Philosophy 1970, Last Writing: Nothingness and the Religious Worldview 1987 (bản dịch sang Pháp ngữ của Sugimura và Cardonnel: Logique du lieu et vision religieuse du monde 2000). Jacynthe Tremblay đồng ý với Nishitani Keiji về quan niệm “chỉ có hai triết gia đứng hàng đầu trong nhiệm vụ lịch sử đề ra ở thời đại của họ là Bergson và Nishida, khởi sự với kinh nghiệm thuần túy, nỗ lực xây dựng lên một loại hình triết học mới đại diện cho nửa đầu thế kỷ XX.”
Theo Tremblay, kinh nghiệm thuần túy như vậy là hình thái tiên khởi cho trực quan cơ bản của Nishida, để thiết lập một triết học như thể tri thức khái niệm chính xác, cho đến ngày nay, ông vẫn được xem như là triết học lớn nhất của Nhật bản. Trường phái Kyōtō đã được giới thiệu trên diễn đản triết học phương Tây qua hợp tuyển The Buddha Eye, An Anthology of the Kyoto School 1982 do Frederick Franck biên tập, với những bài viết của Suzuki, Nishitani, Abe, Ueda, Takeuchi v.v.., L'Ecole de Kyôto với những bài viết của Bernard Stevens, Shizuteru Ueda, Kiyoshi Himi trong Etudes phénoménologiques 1993, hay như tác phẩm của James W. Heisig Filósofos de la nada: Un ensayo sobre la escuela de Kioto 2001 viết về ba khuôn mặt lớn, ba thế hệ trong trường phái Kyoto là Nishida Kitaro, Tanabe Hajime và Nishitani Keiji. Tác phẩm của những triết gia này được dịch sang nhiều thứ tiếng, như tác phẩm của những tên tuổi khác như Kuki Shūzō, Watsuji Tetsurō, Abe Masao, Yuasa Yasuo, Takeuchi Yoshinori, Hiroshi Kojima v.v...
Những từ ngữ đặc thù trong triết học Nhật như Zen, Sùnyatà, Iki v.v…đã phổ cập trong thuật ngữ triết học thế giới do ảnh hưởng của các triết gia nói trên, trong hoài bão như Nishitani đã khẳng định: 'thiết lập những cơ sở mới cho một thế giới đang sinh thành, một thế giới thống nhất vượt lên trên những khu biệt giữa Đông và Tây'. Tư tưởng cổ đại Ấn độ đã du nhập vào giới học thuật phương Tây từ sớm, liên quan đến vấn đề ngôn ngữ, văn hóa, văn minh, tín ngưỡng song đối với nhiều nhà triết học Ấn, cái bóng lớn tinh thần ấy đã khiến phương Tây quên sự hiện diện của triết học Ấn hiện đại. Đó là quan điểm của chính những triết gia bản địa, tuy nhiên với một nhà triết học phương Tây như Roger-Pol Droit lại có có cách nhìn khác, trong tác phẩm L'Oubli de l'Inde 1989 mà ông mệnh danh là một chứng kiện vong triết lý/une amnésie philosophique.
Ông đặt vấn đề: điều gì xẩy ra, để những triết gia quên Ấn độ? Lãng quên gấp đôi. Trước hết liên quan đến vô số tài liệu do những nghiên cứu chuyên biệt về Ấn ngày nay để mọi người tuỳ nghi sử dụng. Không thể tin đượclà chỉ riêng những nghiên cứu ấy, khối lượng phi thường hay kỹ thuật đủ để giải thích trong cái khinh thị nào, nói chung người ta xử lý chúng.
Vì lượng thông tin phong phú, chuyên biệt hóa, bước thí nghiệm sơ khởi do yêu cầu vận dụng cũng bị đè nén, nếu không muốn nói là hơn thế nữa trong những phạm vi tri thức khác. Mặt khác, quên lãng này lạ hơn nữa là liên quan đến quan hệ của triết học với chính nó, với quá khứ gần , với diễn từ của một số trong những bậc thày, không phải là kém cỏi. Điều gì đã xẩy ra khiến cho triết học dường như hoàn toàn đánh mất ký ức vậy?
Để trả lời những vấn nạn ấy, Roger-Pol Droit lấy chứng nghiệm ngay ở xứ ông, nước Pháp, đã có truyền thống lâu đời nghiên cứu về Ấn, ngay từ thế kỷ 19, những nhà nghiên cứu, chuyền về Phạn ngữ, song vẫn là triết gia. Song những ngăn cách vẫn tồn tại, giữa những nhà bác ngữ với triết gia, giữa những nhà triết học hiện đại, chuyên về Ấn hay tây phương, giữa những nhà triết học chuyên Ấn và những triết gia chỉ chú trọng đến Tây phương của họ.
Trong tác phẩm kế tiếp của Roger-Pol Droit Le Culte du Néant, Les philosophes et le Bouddha 1997 ông chỉ ra lý giải lầm lẫn của các nhà triết học phương Tây về tư tưởng Phật giáo, từ Hegel đến Nietzsche, qua Schopenhauer, “do luôn luôn tham chiếu đến một Phật giáo tưởng tượng được nói đến qua những tầng khác nhau của chủ nghĩa hư vô: đồng nhất Hữu thuần túy với hư vô, phủ định ý chí sống, hiện hữu của một thế giới những giá trị. Trong ý nghĩa này, sùng bái hư vô lập thành một phòng thí nghiệm ẩn dấu nhằm moơ rộng lý luận chủ nghĩa hư vô châu Âu.” Do đó, theo Droit lịch sử “sùng bái hư vô” hỗn đồng với lịch sử của một thế kỷ dẫn đến thời điểm của những cuộc thế chiến và man rợ độc tài.
Mối hoài nghi của Droit dường như để phê phán những tư trào đương hoạt ở địa lục châu Âu, như Husserl, Heidegger không biết gì đến triết học Ấn, khiến ông tự hỏi “tại sao trong những năm 1935-1936 (thời điểm xuất hiện Khủng hoảng của những khoa học Âu châu và hiện tượng luận siêu nghiệm của Husserl), khả hữu của một lãnh hội triết lý Ấn lại có thể biến mất hoàn toàn như vậy, kể cả khi Heidegger “nghĩ đến nhũng quan hệ huyền diêu với phương Đông” mà ông viết trong Thư về Nhân bản luận cũng chỉ để nói về Trung hoa và Nhật, hoàn toàn im lặng về Ấn độ, mặc dầu Heidegger có mối quan hệ tư tưởng với Dilthey (người rõ về Ấn) và người học trò của Dilthey là G. Misch (tác giả Der Weg in der Philosophie 1926 kết tập những bản văn hy lạp tiền Socrate, những bản văn Phạn ngữ và Hoa ngữ). Dale Riepe trong Indian Philosophy since Independence 1979 đã đưa ra những lý giải tại sao ngày nay phải nghiên cứu triết học Ấn? Một, vì sự phát triển của triết học Ấn ngoài vòng chủ nghĩa thực dân, thực dân mới và phong kiến, là quốc gia lãnh đạo triết học của Thế giới thứ Ba; hai, triết học Ấn là mối quan tâm toàn cầu; ba, Ấn là điển hình kiểu mẫu của tư tưởng phóng nhiệm/laissez faire trong Chiến tranh Lạnh; bốn, ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản và độc lập lên truyền thống cổ điển và phong kiến Ấn trong triết học rất đáng quan tâm.
Sự đối nghịch giữa phát triển triết học ở Ấn từ lúc Độc lập vào 1947 với ở Trung hoa theo chủ nghĩa xã hội từ 1949 chỉ ra những khác biệt về chủ nghĩa nhất nguyên và đa nguyên, về đường lối dân chủ đại nghị, tự do và chyên chính toàn trị. Sự phát triển triết học Ấn ở nửa sau thế kỷ 20 từ Độc lập có thuận lợi ở chỗ phổ cập bằng Anh ngữ như Mohanty nhận xét: dòng chính những công trình triết học hầu như suốt thế kỷ viết bằng Anh ngữ, song đa số các nhà triết học này thủ đắc khả năng trong nhiều trường phái triết học khác nhau bằng Phạn ngữ. Phần lớn công trình chú trọng đến triết học tỷ giảo, như đối chiếu Samkara với Kant và Hegel, Ramanuja với Hegel và những triết gia duy tâm Anh, Phật giáo với Hume hay Whitehead, Dignaga với những nhà thực chứng luận lý luận lý tân-Ny?ya với tân luận lý. Nhiều học giả sử dụng lối tư duy phương Tây lý giải những bản văn triết học Aán, qua hai phương pháp chính là luận lý-phân tích và thông diễn-hiện tượng luận. Những nhà triết học như K.C. Bhattacharya, S. Radhakrishnan, Kalidas Bhattacharya, N.V. Banerjee, Rash Vihari Das, T.R.V. Murti, Jitendra N. Mohanty, Jaswant L. Mehta cónhững công trình độc đáo sáng tạo, kế tục truyền thống song không bị trói buộc bởi truyền thống.
Nói chung những triết gia Ấn hiện đại, theo Mohanty tham dự vào hai cuộc đối thoại: đối thoại với chính truyền thống của họ và đối thoại với phương Tây, hợp thành cuộc đối thoại lớn, có nghĩa là những khả năng lý giải quá khứ không bao giời kiệt cạn. Kalidas Bhattacharyya trong tham luận An Idea of comparative Indian philosophy (in trong Jadavpur Studies in Philosophy 3, 1982) nói đến loại hình nghiên cứu tỷ giảo liên quan đến những khái niệm cơ bản của những hệ thống triết Ấn khác nhau (hai nhóm lớn là tự nhiên luận như Lokāyatas, Nyāya-Vaisesika, Kỳ na, Mimāmsakas và siêu nghiệm luận như những nhà triết học Sāmkhya-Yoga, Vedānta bao gồm Saivas và Sakta chính thống và dị phái, Phật giáo).
Những nhà triết học như Jitendra Nath Mohanty (sinh năm 1928) chuyên cứu hiện tượng luận (với những tác phẩm như Phenomenology and Ontology 1970, Hussel and Frege 1982, The Possibility of Transcendental Philosophy 1985, Transcendental Phenomenology: An Analytical Account 1989, Phenomenology, Between Essentialism and Trancendental Philosophy 1997 ) song tinh thần triết học truyền thống Ấn như một sinh hoạt tâm linh tự trị thể hiện trong The Self and Its Other , Philosophical Essays 2000 vào lúc tuổi già, Jaswant Lal Mehta (1931-2009) trong India and the West, The Problem of Understanding 1985 xác định cần phải hiểu/lãnh hội cả đôi bên Đông/Tây trong tha tính hỗ tương, học ngôn ngữ của mỗi bên và nhập cuộc vào những đường lối tư tưởng và nói trong tinh thần đối tác của cả haiu thế giới, ngõ hầu chuyển biến thành một.
Ông nghiên cứu Heidegger, Bhattacharyya, viết công trình tỷ giảo triết học Heidegger với Vedanta. Mohanty đề ra bốn tín điều cần khắc phục: tín điều về đối lập tuyệt đối, tín điều về riêng tư của tâm linh, tín điều về hiệu lực công cộng của ngôn ngữ không thể giản lược và tín điều về chân lý triết học một tầng. Ông tâm đắc với nguyên lý bổ xung của Werner Heisenberg trong khoa học tự nhiên với lý thuyết lượng tử và ba động đem lại những mô tả bổ xung cho những cấu thành vi mô của vật chất, và đề nghị một lý luận duy thực, tri giác những đối tượng vật chất, xác định bản chất và lĩnh hội những thực thể lý tưởng như những số với một lý luận cấu thành, tất cả những đối tượng như vậy được cấu thành trong những tác động có ý , là những mô tả bổ xung, không phải là những lý luận đối lập mà nhà triết học bắt buộc phải chọn lựa giữa chúng.
Những công trình, như Nâgârjuna et la doctrine de la vacuité/Long Thọ và học thuyết về tính Không 2001 của Jean-Marc Vivenza, Vacuité (Sūnyatā) et Compassion (Karunā) dans le Bouddhisme Madhyamaka/Tính không và Bi trong Trung quán luận Phật giáo 2002 của Ludovic Viévard, On Being and What There is, Classical Vaisesika and the History of Indian Ontology 1992 của Wilhelm Halbíass, Authentic Human Destiny, the Paths of Shankara and Heidegger 1998 của Vensus A. George, Derrida and Indian Philosophy 1990 của Harold Coward chẳng hạn là những tiêu biểu tỷ giảo trên c0n đường nghiên cứu triết học Ấn đánh dấu bước ngoặt triết học. Roland Barthes trong những giảng khóa 27 tháng Năm 1978 và 3 tháng Sáu 1978 tại Collège de France đối chiếu khái niệm Kairos Hy lạp và Vô vi trong Đạo đức kinh.
Ông dẫn Lão tử và Trang tử tham chiếu từ L'Esprit du Tao 1973 của Jean Grenier. Trong hai hợp tuyển Heidegger and Asian Thought 1987 và Nietzsche and Asian Thought 1991 do Graham Parkes chủ yếu đối chiếu Heidegger với Lão-Trang qua những tiểu luận của Otto Pöggeler, Joan Stambaugh, G. Parkes, Hwa Yol Jung hay đối chiếu Nietzsche với Trang tử của Chen Guying, nghiên cứu tỷ giảo giữa Ý chí tới quyền năng của Nietzsche và khái niệm Đức của triết học Trung hoa của Roger T. Ames là những bước đầu làm sinh động tư tưởng Đạo giáo và Khổng giáo. Những công trình của Angus C. Graham (1919-1991 với Disputers of the Tao 1989), David S. Nivison (The Life and Thought of Zhang Xuecheng 1966, The Ways of Confucianism 1996), Roger T. Ames (Thinking through Confucius 1987 chung với David L. Hall), Heiner Roetz (Confucian Ethics of the Axial Age1993), Philip J. Ivanhoe (Ethics in the Confucian Tradition 1990), không kể đến những tác giả Trung quốc là những nghiên cứu kinh viện. Tuy nhiên cuộc tranh luận sôi nổi giữa hai nhà nghiên cứu phương Tây Jean François Billeter và François Jullien đề xuất ra một vấn đề mới trong góc nhìn triết học Trung hoa về mặt chính trị.
Billeter (sinh năm 1939) học giả Thụy sĩ cũng như Jullien (sinh năm 1951) học giả Pháp là những nhà chuyên cứu Hán học, có nghĩa là khởi sự phải chuyên cứu về ngôn ngữ văn tự Hán. Billeter chuyên khảo về Trang tử, với những tác phẩm như Etudes sur Tchouang-tseu 2004 và Leçons sur Tchouang-tseu 2002 cho xuất bản Contre François Jullien vào năm 2006 và Jullien phản bác trong Chemin faisant, connaître la Chine, relancer la philosophie đầu năm 2007 và Henry Zhao trong điểm sách dưới nhan đề Contesting Confucius là tiếng nói thứ ba trong cuộc tranh biện này. [Xem: Tranh Biện Tư Tưởng Trung Quốc]
No comments:
Post a Comment