Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Sunday, 11 December 2016

BIỂN ĐÔNG=DƯƠNG DANH DY=

TRẦN BÌNH NAM * CHUYỆN BÊN LỀ

NHỮNG CHUYỆN BÊN LỀ CỦA ĐẤT NƯỚC

                                                                                                        Trần Bình Nam

 Tôi vừa thực hiện một chuyến đi qua 4 nước: Úc  Châu, Pháp, Đức  và Tiệp. Kể cả Hoa Kỳ là 5. Công việc chính là hội thảo về Điều 4 của bản Hiến Pháp của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nói  về sự phi lý của nó và nhu cầu bãi bỏ điều khoản đó để mở đầu một tiến trình dân chủ hóa đất nước. Điều 4 hiến định hóa vai trò lãnh đạo của đảng CSVN, và đó là nguyên nhân của mọi bế tắc tại Việt Nam. Một hệ lụy khác của điều 4 là đảng CSVN đã xử dụng quyền lãnh đạo tuyệt đối của mình để ký hai bản Hiệp Định biên giới và lãnh hải vào cuối năm 1999 và cuối năm 2000 mà không thông báo gì cho nhân dân biết. Riêng Hiệp Định biên giới thường vụ Quốc hội cũng chỉ được thông báo lấy lệ và thông qua một cách hình thức.
Qua vòng hội thảo tôi ghi nhận vài sự việc bên lề liên hệ đến đất nước như sau:

Thứ nhất: Chuyện người hải ngoại về nước thăm nhà.
Tại buổi hội thảo nào cũng có một số người không dám đến tham dự vì sợ chính quyền Việt Nam ghi sổ đen và sẽ không cho về Việt Nam thăm nhà, hoặc cho về rồi tìm cách làm phiền phức, thậm chí bắt bớ.
Sự thật, nếu đồng bào hải ngoại hiểu cái thế của mình đối với chính quyền Hà nội thì đồng bào hải ngoại không có gì phải sợ hải khi bày tỏ lập trường chính trị của mình. Từ năm 1986, sau khi thi hành chính sách đổi mới chính quyền CSVN bắt đầu mở cửa và khuyến khích người Việt ở hải ngoại về thăm nhà. Chính sách này do nhu cầu chính trị và nhất là kinh tế chứ không vì lý do nhân đạo như đảng CSVN nói. Nhu cầu kinh tế là một vấn đề sinh tử sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ vào năm 1991 không còn khả năng chi viện cho Việt Nam như trước. Hằng năm do người Việt ở hải ngoại về thăm nhà tổng số tiền bơm vào nền kinh tế Việt Nam ước lượng trên 2 tỉ mỹ kim. Mất số tiền này chính quyền Hà Nội không cách gì đứng vững.
Do đó đảng CSVN vì nhu cầu tồn tại không còn ở cái thế muốn làm gì thì làm, muốn bắt ai thìbắt, mặc dù chính quyền đảng CSVN nổi tiếng là một chính quyền coi thường luật lệ quốc tế. Vì vậy chính quyền đảng CSVN sẽ không làm điều gì làm cho người hải ngoại sợ không dám về thăm nhà, ngay cả với những thành phần công khai hoạt động chống chế độ cộng sản. Với những thành phần này họ cho nhân viên an ninh theo dõi sát và họ không ngần ngại bắt giữ nếu vi phạm luật lệ trong nước. Hiểu như vậy chúng ta biến việc về thăm nhà thành một mặt trận đấu tranh với chính quyền CSVN. Về Việt Nam trở thành một cái quyền và người Việt hải ngoại không đánh đổi sự tự do hoạt động chính trị của mình để xử dụng quyền này.
Vô hình chung chính quyền đảng CSVN (qua việc bị buộc phải để cho người Việt hải ngoại thuộc mọi khuynh hướng chính trị về nước) chấp nhận một sự đối lập nào đó. Và người Việt hải ngoại cần dứt khoát xác định quyền đối lập của mình. Để xác định và bảo vệ quyền này, người Việt hải ngoại khi về Việt Nam cần bày tỏ thái độ với chính  quyền cộng sản nếu bị làm khó dễ hay bị đe dọa một cách trái phép. Đây là một mặt trận đấu tranh cho dân chủ. Và người Việt hải ngoại có đủ điều kiện để thắng mặt trận dân chủ này.

Thứ hai:  Nhiệm vụ của người trí thức.
Tại Tiệp, cuộc thăm viếng bà Dana Niemcova, nguyên giáo sư tiến sĩ đại học Praha đã để lại cho tôi một ấn tượng khó quên. Bà Niemcova năm nay trạc 65 tuổi, sức khỏe mong manh vì đã trải qua nhiều gian khổ trong cuộc đấu tranh cho dân chủ của đất nước bà. Bà và chồng là hai trong khoảng 240 thành viên đầu tiên ký bản Hiến Chương 77. Chồng bà là một bác sĩ tâm thần nổi tiếng tại Praha thời đó. Bằng giọng nói nhỏ nhẹ, như những gì bà đã làm cho đất nước chẳng có gì đáng kể, bà nói: “Ngay sau khi bản Hiến Chương được công bố, công an mời tôi tới văn phòng và cho biết vẫn chưa muộn nếu tôi rút tên ra khỏi bản Hiến Chương. Người sĩ quan công an nhắc tôi rằng tôi có một địa vị trong xã hội, một đời sống vật chất bảo đảm và có 7 đứa con cần nuôi dưỡng. Tôi trả lời tôi không có gì phải suy nghĩ lại. Tôi về nhà chờ đợi hậu quả. Hôm sau vừa đến trường tôi nhận được giấy sa thải khỏi đại học. Luật của Tiệp Khắc lúc đó không cho phép bất cứ ai được thất nghiệp và tôi được bố trí làm công tác vệ sinh cho nhà trường. Thế là từ bảng đen với phấn trắng tôi xoay qua cầm chổi và cọ phụ trách sạch sẽ khu nhà cầu.” Khi được hỏi bà nghĩ gì về tình trạng bế tắc hiện nay tại Việt Nam bà Niemcova nói: “Đừng chờ đợi dân nổi dậy. Dân thời nào, nước nào cũng giống nhau. Họ có những mối lo hằng ngày cho gia đình và bản thân. Họ chỉ phản ứng khi người trí thức phản ứng” và bà hỏi chúng tôi, “liệu người trí thức Việt Nam trong nước đã sẵn sàng lên tiếng đòi hỏi công bình và tự do dân chủ chưa? Nếu người trí thức Việt Nam trong nước chưa đứng lên đòi hỏi tự do và dân chủ, thì còn lâu Việt Nam mới có tự do dân chủ.”
Điều bà Niemcova nói làm tôi suy nghĩ. Tình trạng đất nước sau gần 27 năm hòa bình thật thảm thương. Tại sao trước tình trạng đen tối như thế mà trí thức Việt Nam chưa lên tiếng? Những Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Nguyễn Thái Học ở đâu? Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam là một điều có thật chứ đâu phải là một sự bịa đặt để làm đẹp những trang sử vô hồn? Ngoài sự tụt hậu về kinh tế, văn hóa, xã hội còn có dấu hiệu sa đọa tinh thần qua việc nhà cầm quyền Việt Nam cúi đầu ký hai Hiệp Định nhường một phần đất biên giới (cuối năm 1999) và một phần lãnh hải trong vịnh Bắc Việt (cuối năm 2000) cho Trung quốc vì quyền lợi của đảng CSVN và một số cá nhân trong đảng. Sĩ phu đất Việt ở đâu mà chưa đứng lên lãnh đạo quần chúng đòi quyền sống và bảo vệ lãnh thổ?
Tôi ghi nhận thêm một điều kỳ lạ. Sĩ phu chân thật chưa xuất hiện nhưng một số ngụy trí thức chính quyền đảng CSVN Việt Nam mai phục tại hải ngoại bắt đầu được mang ra xử dụng để cứu nguy chế độ. Từ  Sydney, qua Paris, đến Los Angeles những người trí thức này nhịp nhàng viết bài phụ họa lập luận “bán đất mà vui” của ông thứ trưởng ngoại giao Lê Công Phụng.
Bà Dana Niemcova vẫn chậm rãi tiếp: “Bản danh sách những người trí thức ký tên vào Hiến Chương 77 cho đến năm 1989 khi Tiệp Khắc được tự do không quá dài nhưng tiếng nói và sự chịu đựng áp lực vật chất và tinh thần của họ trong 12 năm trước bạo quyền đã như tiếng kèn thúc quân thuyết phục hằng triệu thanh niên sinh viên và thợ thuyền Tiệp Khắc xuống đường lật đổ chế độ độc tài đảng trị.”
Từ biệt bà Niemcova tôi có một niềm tin rằng trí thức Việt Nam sẽ không hèn.

Thứ ba: Chết cho tự do tại công trường Vaclav.
Công trường Vaclav tọa lạc tại trung tâm thành phố Praha. Ở đó có một đài kỷ niệm tưởng nhớ Jan Palach và Jan Zajic hai người sinh viên tự thiêu tháng 1 năm 1969 để bày tỏ sự phẩn uất trước cuộc xâm lăng của Hồng Quân Nga đè bẹp cuộc nổi dậy của nhân dân Tiệp Khắc vào mùa Xuân 1968. Đài kỷ niệm gồm một bức tượng của một vĩ nhân Tiệp Khắc dựng ngay giữa một bồn nước nhỏ hình tròn viền xây bằng gạch. Hai tấm ảnh đen trắng của hai sinh viên tuổi chừng đôi mươi đôi mắt trong sáng in hằn trên đá hoa cương đặt khiêm nhường trên một bàn thờ nhỏ dưới chân bức tượng. Jan Palach và Jan Zajic thản nhiên nhìn du khách qua lại trong công viên như hài lòng đã đóng góp máu xương cho nền tự cường của dân tộc. Dân thành phố Praha kính cẩn qua lại trước đài kỷ niệm trong khi du khách chờ nhau chụp hình với Jan Plach và Zajic. Anh Trần Quốc Bảo và tôi cũng ngồi bên cạnh hai sinh viên chụp hình lưu niệm. Chúng tôi nghĩ, một dân tộc không thể tìm thấy con đường hạnh phúc và tự do nếu không có những người dám hy sinh. Và chừng nào một dân tộc không biết nhục, hay không còn tinh thần bày tỏ sự bất mãn trước cường quyền là lúc dân tộc đó bắt đầu suy vong. Những người thanh niên ưu tú Việt Nam đang ở đâu? Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách!

Thứ tư: Giang Trạch Dân viếng China Beach:
Trong chuyến viếng Việt Nam tháng 2/2002 Giang Trạch Dân có ý gì khi đến China Beach ở Đà Nẵng? Nhiều người tham dự hội thảo đã đặt câu hỏi này. Càng có ý nghĩa hơn nữa tại Paris câu hỏi này do chính giáo sư Vũ Quốc Thúc, một nhà kinh tế nổi danh, đặt ra. Người ta hiểu giáo sư Thúc đặt ra để lưu ý cử tọa một vấn đề quan trọng. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra qua câu hỏi của giáo sư Vũ Quốc Thúc.
Giang Trạch Dân đến viếng Việt Nam ngay sau cuộc thăm viếng của Đô Đốc Denis Blair  tư lệnh các lực lượng vũ trang của Mỹ tại Thái Bình Dương là để nhắc Hà Nội chớ mê ông bạn giàu Mỹ quốc mà nhường quân cảng Cam Ranh vì còn Trung quốc “môi hở răng lạnh” đây. Và nếu Hoa Kỳ thấy cần Cam Ranh, Trung quốc cũng có nhu cầu xử dụng Cam Ranh. Nhưng nếu vậy Giang chỉ cần đến Hà Nội. Chuyện gì  phải lần mò xuống Đà Nẵng và đến tận China Beach. China Beach, một cái tên các nhà báo Hoa Kỳ đặt cho một bãi tắm ở Đà Nẵng quân nhân Mỹ thường dùng trong thời kỳ chiến tranh, và tình cờ trở thành tên của một cuốn phim Hollywood thực hiện nói về cuộc chiến Việt Nam. Báo chí đặt thì nó thành tên. Ở Việt Nam không ai quan  tâm tại sao là China Beach mà không là Việt Nam Beach hay Đà Nẵng Beach. Đối với người Tây Phương cái gì dính líu đến Á châu đều được xem là “china”. Người Pháp ở Paris gọi người Á châu là “chinese” không phân biệt gốc gác. Nhưng người Tàu vốn thâm. Đến China Beach ở miền Trung ông Giang Trạch Dân gợi 2 ý nghĩa chính trị khác ngoài vụ Cam Ranh. Danh từ  China Beach gợi ý đất Việt cũng giống như đất Tàu. Và ý nghĩa nhất là từ China Beach nhìn ra biển Đông là Trường Sa, nơi Trung quốc từng nói là biển và đảo của họ. Đối với Giang Trạch Dân thăm miền Trung là để nhìn tận mắt sờ tận tay tài sản mình sắp mua được. Giang có quyền hy vọng vì  Giang mới mua được Ải Nam Quan và thác Bản Giốc, và một vùng lãnh hải ngon lành vốn thuộc Việt Nam qua hai Hiệp Định đất liền cuối năm 1999 và lãnh hải cuối năm 2000. Thăm miền trung Giang ghi một điểm trội với Hoa Kỳ trong cuộc tranh chấp tương lai. Tháng 11 năm 2000, khi công du Việt Nam tổng thống Bill Clinton dự định thăm Huế cũng để hàm ý Hoa Kỳ quan tâm đến thủy đạo, tài nguyên và các hải đảo trên biển Đông, nhưng Hà Nội hiểu ý và từ chối lịch trình viếng Huế của tổng thống Clinton lấy lý do an ninh. Hà nội hiểu hậu ý của Hoa kỳ nhưng sao không hiểu ý của Trung quốc? Hay những người lãnh đạo tại Hà Nội đã bị con rắn Bắc triều thôi miên?

Trần Bình Nam (April 5, 2002)
BinhNam@aol.com
http://www.vnet.org/tbn





 

Wednesday, July 21, 2010


GIA HỘI * TIN NGẮN BỐN PHƯƠNG


1.
VIỆT NAM & ASEANHôm nay ngày 20-7-2010, hội nghị bộ trưởng ngọai giao ASEAN lần thứ 43 khai mạc tại Hà Nội, với sự tham dự của 10 Bộ trưởng ngọai giao ASEAN và nhiều Bộ trưởng ngọai giao của các nước trong vùng.
Một trong những họat động chính trong khuôn khổ của hội nghị là Diễn đàn khu vực An ninh khu vực ASEAN (ARF), với nội dung bàn thảo liên quan đến vấn đề hợp tác về an ninh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Diễn đàn ARF hội tụ 27 đại diện của hầu hết các cường quốc trên thế giới như Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc… Ngọai trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cũng có mặt trong Diễn đàn ARF lần này.
Một nguồn tin ngọai giao cho biết Trung Quốc và các nước Đông Nam Á tiếp tục bất đồng về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông. Phía Trung Quốc vẫn khẳng định chủ quyền trên tòan bộ lãnh hải khu vực.
Theo nhận định của một nhà ngoại giao trong khối ASEAN, Trung Quốc đang chờ thời cơ và họ muốn dùng con đường ngọai giao để đối phó với từng quốc gia Đông Nam Á thay vì với cả khối. Trong khi đó, ASEAN muốn là một khối thống nhất và xem vấn đề Biển Đông là vấn đề chung của cả khối.Đó là chính sách " bẻ đũa từng chiếc" và cũng là chính sách " mền nắn, rắn buông" của Trung Quốc như Việt Nam mềm nhũn thì họ bóp cho lè lưỡi đến khi gục xuống thì thôi.
Ngòai ra, nhà ngọai giao trên cũng cho biết, các nước ASEAN muốn có một cuộc gặp gỡ với Trung Quốc vào tháng 10 sắp tới để thảo luận về vấn đề Biển Đông, tuy nhiên, chưa rõ phía Trung Quốc có nhận lời đề nghị này.

2. VIỆT NAM & CANADA
Nam Nguyên, phóng viên RFA, 2010-07-20, đưa tin một phái đoàn dân cử Canada đang viếng thăm Việt Nam đã không thể tiếp xúc như mong muốn với những thành phần cổ vũ dân chủ, dân oan. Nam Nguyên ghi nhận thông tin này.

3.MỸ & ĐÔNG NAM Á

Trọng Nghĩa Đài RFI đưa tin ngày 19-7-2010.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ có mặt tại Hà Nội trong hai ngày 22 và 23/07/2010 để tham dự các cuôc họp của ASEAN.Sau các tín hiệu mạnh tung ra vào năm ngoái nhằm xác định quyết tâm trở lại vùng Đông Nam Á, cụ thể là việc ký kết văn kiện gọi là Hiệp ước bất tương xâm với Asean vào tháng 7, nối tiếp với Hội nghị thượng đỉnh Mý-ASEAN lần thứ nhất tại Singapore vào tháng 11, từ đầu năm đên nay Washington đã không ngừng bày tỏ thái độ quan tâm đến Đông Nam Á,
Đối với từng quốc gia Đông Nam Á cụ thể, Hoa Kỳ cũng đã thể hiện thái độ ân cần. Với Lào chẳng hạn, ngày 13/07 vừa qua, lần đầu tiên từ trước năm 1975 đến nay, một quan chức cao cấp của Vientiane được nghênh tiếp tại Washington. Nhân chuyến công du của phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Lào Thongloun Sisoulith, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Philip Crowley xác định là Hoa Kỳ xây dựng quan hệ với Lào như là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm mở rộng sự can dự của Washington vào khu vực Đông Nam Á. Ngoại trưởng Lào đã gởi lời mời bà Clinton đến thăm Lào. Lần cuối cùng một Ngoại trưởng Mỹ thăm Vientiane là vào năm 1955.
Cũng trong đia hạt quân sự, Hoa Kỳ còn mời quân đội các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Singapore tham gia cuộc diễn tập hải quân quy mô RIMPAC ở ngoài khơi quần đảo Hawaii, một cuộc thao diễn sẽ kéo dài qua tháng 8. Riêng Thái Lan và Malaysia là hai quốc gia mới tham gia tập trận năm nay. Thậm chí mới đây, theo các nguôn tin báo chí, Hoa Kỳ còn cho một chiếc tiềm thủy đỉnh nguyên tử đến Philippines.
Riêng đối với Việt Nam, các tín hiệu thể hiện sự quan tâm cũng rất nhiều. Đáng chú ý là bài diễn văn của bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates tại Cuộc Đối Thoại Shangri La gần đây. Trong bài tham luận đó, ông Gates đã không ngần ngại tỏ rõ mối quan ngại của Hoa Kỳ trước các cản trở mà mà quyền tự do thông thương ở Biển Đông có thể vướng phải, cũng như quyền tự do phát triển kinh tế của các nước trong vùng. Thí dụ về sự kiện các công ty dầu hỏa Mỹ bị áp lực (của Trung Quốc) trong việc kinh doanh với Việt Nam đã được ông Gates nêu lên công khai, cho thấy là đối với Mỹ, Trung Quốc là căn nguyên gây trở ngại. Bắc Kinh hiện đòi chủ quyền trên 80% vùng Biển Đông.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100719-hoa-ky-thuc-day-chinh-sach-dong-nam-a-nham-can-bang-the-luc-cua-trung-quoc
4. TÔ HUY RỨA
Mặc Lâm, phóng viên RFA, 2010-07-20
Sau vụ ông Nguyễn Trường Tô mua dâm tại Hà Giang được đưa ra ánh sáng, ông Tô Huy Rứa, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương - đã gọi điện thoại cho các tổng biên tập cũng như một số cơ quan báo chí yêu cầu ngưng đưa tin về vụ này. Văn phòng Luật sư Vì Dân của luật sư Trần Đình Triển đã chính thức gửi thư yêu cầu ông Tô Huy Rứa làm sáng tỏ, nếu không thì văn Phòng sẽ chính thức khởi kiện ông theo pháp luật hiện hành. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vi-dan-law-office-will-sue-mr-to-huy-rua-Mlam-07202010100033.html


5.VIỆT NAM MẤT ĐỊỆN

Tình trạng mất điện kéo dài ở Việt Nam làm nổi cộm trở lại tranh cãi chung quanh quy chế độc quyền của Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN. Bộ Công Thương đề nghị tái cơ cấu ngành điện lực trong nước và xét lại quy chế độc quyền của công ty điên lực Việt Nam.

Trong ấn bản đề ngày 28/6, nhật báo tài chính Financial Times, Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã khẳng định hiện tượng « thiếu điện ở Việt Nam sẽ kéo dài, trừ khi Tập đoàn điện lực EVN được cải cách”.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100720-mat-dien-o-viet-nam-nhin-thang-vao-doc-quyen-cua-evn

6.VIỆT NAM HẠN HÁN
Tại Việt Nam, trong tháng 7-2010, nắng hạn đã lên cao độ, nhất là tại miền Trung.
Tại miền Bắc, nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 360C- 380C. Đặc biệt, tình hình nắng nóng tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế sẽ trở nên gay gắt hơn, nhiệt độ từ 37-390C, có nơi lên tới 40-410C.
Đà Nẵng: Gần 50% tổng diện tích lúa có nguy cơ chết cháy
TP Đà Nẵng hiện có 3.300 ha diện tích gieo sạ, giảm 143,1 ha so với kế hoạch do tình hình khô hạn diễn biến phức tạp.
Quảng Nam: Nắng hạn khốc liệt đang hành hạ hàng nghìn nông dân
Theo dự báo, vụ hè thu này, tình trạng khô hạn, nhiễm mặn tại Quảng Nam sẽ rất khốc liệt. Gần 11.000 ha lúa, hoa màu trên địa bàn tỉnh đang thiếu nước tưới nghiêm trọng.

Tại huyện Thanh Chương (Nghệ An), cả xã không có hồ đập lớn để chứa nước, cũng không có nhiều khe suối để có thể tận dụng được nguồn nước. Từ bao đời, người dân chủ yếu sử dụng nguồn nước từ các giềng khơi.Hơn 2 tháng nay trời không mưa, hạn hán nặng nề nhất trong vòng 100 năm qua đã khiến cho hầu hết các giếng khơi trong làng đều bị trơ đáy, người dân rất khốn khổ.

Sau hai tháng nóng nực, những tháng tới sẽ là bão lụt.
Mưa lớn gây ngập lụt tại Hà Nội gây trở ngại giao thông và nhiều vấn đề khác, đó là hậu quả đáng lo nhất đối với người dân thủ đô Việt Nam sau khi nghe tin bão số 1, tức bão Côn Sơn đang hướng về miền bắc.
Trận bão Côn Sơn trong tháng 7 sau khi đi qua Trung Quốc đã hướng đến Việt Nam. Báo chí trong nước cho biết cơn bão này – tại Việt Nam được gọi là bão số 1- đã đổ bộ vào Quảng Ninh – Nam Định, làm cho nhiều tàu thuyền bị chìm và ba người mất tích.
Blog Đào Tuấn có đoạn:
Vừa qua một đợt nắng nóng với nhiệt độ lên đến 48oC. Ngay lập tức cả Hà Nội chìm trong biển nước sau một cơn mưa “be bé và ngăn ngắn” vào sáng 13-7.
Gần 100 điểm ngập trong đó có 35 điểm ngập nặng. Giao thông hoàn toàn tê liệt. Số điểm ùn tắc thì ngay cả lực lượng CSGT cũng không tính đếm nổi. Tất cả các con đường đã biến thành sông. Hàng ngàn ô tô, xe máy hoặc chết máy nằm la liệt ngổn ngang trên đường, hoặc hỗn loạn do không thể bơi như thuyền. Lực lượng CSGT chỉ đành khoanh tay đứng nhìn các phương tiện đường bộ chết đuối “trên sông”. Hoạt động tại các công sở gần như đình đốn. Hàng chục ngàn người dân kẹt cứng trên đường, dầm mình dưới mưa suốt nhiều giờ đồng hồ. Hàng không bị chậm các chuyến bay đi Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. 3 thường dân đã chết. Hầm đường bộ 400 tỷ Kim Liên trở thành một khúc sông, một cái bẫy với những tài xế liều mạng. 48 cây xanh gẫy đổ. Cả thành phố sau mưa hỗn loạn và ngổn ngang như vừa bị vỡ đê.
Có người nói nhìn vào cơn mưa, chỉ thấy sự bất lực. Người dân bất lực chôn chân hàng tiếng đồng hồ dưới trời mưa. Mạng lưới thoát nước đủ các giai đoạn với tổng vốn đầu tư 550 triệu bất lực trong việc rút nước. Và lãnh đạo TP cũng bất lực, thậm chí không dám trả lời dân xem đến khi nào thì Hà Nội sẽ hết ngập.
http://danluanvi.wordpress.com/2010/07/15/cung-suy-ng%E1%BA%ABm-ng%E1%BA%ADp-l%E1%BB%A5t-sau-c%C6%A1n-m%C6%B0a-t%E1%BA%A1i-ha-n%E1%BB%99i-va-m%E1%BB%99t-goc-nhin-khac/

Saigon ngập lụt,Hà Nội ngập lụt, cả nưóc Việt nam ngập lụt vì nhiều nguyên nhân:
-Công sản chỉ lo ăn, cướp tài sản nhân dân và tham nhũng, không loviệc xây dựng nước. Từ 1955 rồi từ 1975, cộng sản cai trị nhưng người ta ít thấy cộng sản vét nạo sông ngòi và tu bổ các cống .
-Cộng sản ngu ngốc, cứ tự tung tự tác xây dựng nhà cửa, lâu đài bất chấp nguyên tắc thiết kế đô thị, trong đó có việc bảo vệ và nâng cấp hệ thống thoát nước. (Việc này cũng như các ông đầu tỉnh, đầu huyện trình độ lớp ba chủ trương thủy lợi).
-Chính cộng sản đã chủ trương bí mật và công khai đổ rác xuống sông ngòi, phá hoại hệ thống thoát nước để sông cạn rồi chúng chiếm đất.

Trong thiên tai, còn có bàn tay của cộng sản phá hoại đất nước, gây cho dân chúng đau khổ.



Tuesday, July 20, 2010


VOA * MỸ & NAM TRIỀU TIÊN

*

VOA Tiếng Việt Cập nhật Thứ Ba, 20 tháng 7 2010 RSS Feeds RSS

Mỹ, Nam Triều Tiên loan báo Cuộc Biểu dương Lực lượng

Hôm nay, Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên chính thức loan báo hai bên sẽ thực hiện các cuộc thao diễn hải quân ở Hoàng Hải, nằm giữa Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên, bất kể những lời phản đối của chính phủ Trung Quốc. Từ Seoul, nơi thông báo được đưa ra sau một cuộc họp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ và đối tác Nam Triều Tiên là ông Kim Tae-young, thông tín viên VOA Al Pessin gửi về bài tường thuật sau đây.
Tham dự cuộc thao diễn có hàng không mẫu hạm George Washington của   Hoa Kỳ
Hình: navy.mil
Tham dự cuộc thao diễn có hàng không mẫu hạm George Washington của Hoa Kỳ

Chia sẻ

Tin liên hệ

Theo một thông cáo chung, cuộc thao diễn đầu tiên trong loạt thao diễn này sẽ khởi sự vào ngày chủ nhật ở Biển Nhật Bản, phía đông bán đảo Triều Tiên. Tham dự cuộc thao diễn có hàng không mẫu hạm George Washington của Hoa Kỳ, khoảng 20 tàu chiến Mỹ và Nam Triều Tiên và nhiều máy bay. Các giới chức gọi đây là một cuộc tập trận “đai quy mô”, nhưng nói rằng các quyết định chung cuộc chưa được thực hiện về các cuộc tập trận hải và không quân khác dự tính trong vùng Hoàng Hải, giữa bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc đã cực lực phản đối kế hoạch đó, và nói rằng một quyết định như thế sẽ làm gia tăng căng thẳng và đe dọa đến các quyền lợi sống còn của họ.

Một vị phó đề đốc Nam Triều Tiên, ông Kim Kyung Sik, mô tả các cuộc thao diễn là “một sự biểu dương lực lượng đáng nể” và là “một cảnh báo rõ ràng cho Bắc Triều Tiên.”

Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ ở Thái bình dương, đô đốc Robert Willard nói với các phóng viên tại Seoul rằng các cuộc thao diễn nhằm mục đích tỏ dấu “không khoan nhượng” đối với vụ đắm chiếc tầu Cheonan của Hải quân Bắc Triều Tiên hồi tháng 3, làm 46 thuỷ thủ thiệt mạng. Một cuộc điều tra quốc tế quy trách cho Bắc Triều Tiên, nhưng nước này phủ nhận việc can dự vào vụ này. Nam Triều Tiên đã quyết định không đáp lại bằng những biện pháp quân sự nhiều lần khi Bắc Triều Tiên thực hiện nhiều vụ tấn công trong những năm qua, và nhiều cuộc thử nghiệm các khả năng phi đạn và vũ khí hạt nhân của họ có tính cách gây hấn.

Ông Willard cho biết: "Đây là một cuộc biểu dương lực luợng nhằm gửi một tín hiệu cho Bắc Triều Tiên về những gì đã xảy ra. Và nó cũng nhắm mục đích đưa ra tín hiệu cho khu vực về quyết tâm của liên minh này và cam kết của chúng ta đối với nhau cùng phạm vi và mức độ khả năng hoạt động chung của chúng ta.”

Các cuộc diễn tập sẽ bao gồm thực tập phòng chống các cuộc tấn công tàu ngầm, như vụ đã được cho là đánh đắm chiếc tàu của Nam Triều Tiên.

Vị chỉ huy quân đội cấp cao nhất của Hoa Kỳ, đô đốc Mike Mullen, nói rằng những cuộc thao diễn như vậy rất quan trọng, nhất là trong vùng hải phận quốc nhậy cảm và khó đi lại giữa các bờ biển Trung Quốc và Triều Tiên, nơi xảy ra vụ tấn công tàu Cheonan.

Ông Mullen nói: “Khu vực chống tàu ngầm, phát hiện các tàu ngầm, là mộït công tác quân sự khó khăn trong bất cứ cộng đồng chống chiến tranh nào, trong bất cứ dịch vụ nào. Và kế đó, hoạt động cụ thể trong vùng Biển phía Tây, trong vùng hải phận đó, còn gay go hơn so với trong vùng Biển phía đông. Chính thế mà điều quan trọng là các các cuộc thao diễn này phải được tiến hành một cách phối hợp và liên tục. Phải theo thời thế, và phải thực hiện luôn luôn.”

Cựu giới chức chính phủ Bush, ông Stephen Yates nói Trung Quốc nên coi các cuộc thao diễn hỗn hợp là một đáp ứng tương đối nhẹ đối với vụ chìm tàu, mà nhiều người coi như một hành động chiến tranh.

Ông Yates nói: “Nếu một tàu của Trung Quốc bị tấn công và đánh chìm, thì nhân dân của họ sẽ đòi hỏi phải biểu dương lực lượng cách nào? Tôi nghĩ việc người dân Nam Triều Tiên muốn một cuộc thao diễn hỗn hợp loại này thực ra vẫn còn là quá nhẹ nhàng.”

Tư lệnh Hoa Kỳ vùng Thái bình dương, đô đốc Willard nói Trung Quốc không được tham khảo ý kiến về kế hoạch diễn tập quân sự và ông không lo ngại rằng hậu quả là Trung Quốc có thể gia hạn việc đình chỉ các quan hệ quân sự với Hoa Kỳ. Thay vì thế, ông nói mối quan tâm của ông là Trung Quốc nên dùng thế lực của mình để thuyết phục Bắc Triều Tiên chớ nên thực hiện các cuộc tấn công như thế trong tương lai.

KHUYẾT DANH * ĐÊM NHẠC PHẠM DUY

*


*

Liveshow Phạm Duy: "Đắm say trong những hoài niệm"



Dựa trên ý tưởng từ một bài hát nổi tiếng của Phạm Duy - Tôi đang mơ giấc mộng dài - "Mơ giấc mộng dài" là lời tự sự về những hoài niệm, những đắm say mà ta không bao giờ muốn để mất đi trong đời, chương trình lần này có nội dung âm nhạc và hiệu ứng hình ảnh, sân khấu nhằm đưa khán giả vào một không gian mơ màng, gợi lại những kỷ niệm đẹp từ thuở ấu thơ qua những vàng son quá khứ không dễ phôi pha và cả những thăng trầm trong đời, những khúc quanh tình cảm mà ai ai cũng trải qua.



Nữ danh ca hải ngoại Ý Lan dù đã lên chức bà ngoại nhưng vẫn mang vẻ đẹp mặn mà của thời son sắc Nhóm 5 Dòng Kẻ trong ca khúc Trên đồi xuân Tấn Minh và Khánh Linh song ca Đừng xa nhau Nguyên Thảo xuất sắc với Hoa rụng ven sông và Nếu một mai em sẽ qua đời Đức Tuấn với màn trình diễn ấn tượng trong Tình hờ Khánh Linh Mỹ Linh khoe giọng cao vút trong Nghìn trùng xa cách Trong chương trình này, khán giả đã được nghe lại những bài hát nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Phạm Duy như Kiếp nào có yêu nhau, Tình hoài hương, Nghìn trùng xa cách, Vợ chồng quê… và những bài hát lần đầu tiên được trình diễn trên sân khấu lớn trong nước kể từ sau năm 1975: Nếu một mai em sẽ qua đời, Chiều về trên sông, Hẹn hò , Yêu là chết ở trong lòng, Tỳ bà, Trên đồi xuân… trong một tinh thần âm nhạc vừa tươi mới vừa phục cổ với phần hoà âm của các nhạc sĩ Võ Thiện Thanh và Hoài Sa.




Một chương trình có ý tưởng chặt chẽ đồng thời được thể hiện một cách bay bổng, "Mơ giấc mộng dài" đã đem lại cho người yêu nhạc Phạm Duy một trải nghiệm âm nhạc đặc biệt khi lần lượt được khám phá thế giới tinh thần hết sức phong phú của ông thể hiện qua từng bài hát được sắp xếp theo bốn phần – như bốn chương của một câu chuyện, bốn giai đoạn của một đời người, bốn thời khắc của một giấc mơ: Tuổi ấu thơ – Tuổi yêu đương – Tuổi day dứt – Tuổi đá vàng. Tam ca Mỹ Linh - Ý Lan - Duy Quang trong Tình hoài hương Ý Lan biểu diễn bằng phong cách quyến rũ đặc trưng Hà Anh Tuấn chưa thực sự đắm chìm vào không gian nhạc Phạm Duy Duy Quang Tấn Minh và NSND Trần Hiếu

*

KHUYẾT DANH * ĐÊM NHẠC PHẠM DUY

*
PHẠM DUY: 'Giấc Mơ Hồi Hương'

Cô Gái Đồ Long

Trong phạm vi nào đó, âm nhạc và chính trị là hai phạm trù đối kháng với nhiều cá nhân coi âm nhạc đơn giản chỉ vị nghệ thuật và không – với những người dùng các sáng tác để ca tụng chế độ mình phục vụ hay bày tỏ chính kiến, quan điểm, tâm trạng về thời cuộc. Và như thế, Phạm Duy là một trường hợp mà hầu như ai cũng tỏ tường lý lịch và không nhất thiết phải mổ xẻ thêm nữa. Ở đây chỉ đề cập tới vài chuyện trong những năm qua khi ông quay về…




Phạm Duy 2005.

Phàm làm người, nhất là một nhân vật văn nghệ đặc biệt như Phạm Duy thì chuyện bỏ đi rồi lại quay về rất có nhiều cái dở nếu bàn về lập trường và quan điểm sống. Ở vào thời điểm tháng 5/2005, khi ông chính thức định cư Việt Nam sau 30 năm tha hương, hầu hết các báo đều hết lời ca tụng, tâng bốc Phạm Duy lên tận mây xanh. Người ta nhắc ông như người bạn thân thiết với nhạc sĩ Quốc ca Văn Cao và cùng Văn Cao sáng tác nhiều ca khúc trong thời kháng chiến chống Pháp, người ta khẳng định chắc nịch lần nữa rằng ông chính là một trong những cây đại thụ hiếm hoi còn lại của nền tân nhạc Việt Nam.

Người ta cũng chỉ nói me mé rằng Phạm Duy đã sáng tác gần 1.000 ca khúc nói lên niềm vui, nỗi buồn, vinh quang, tủi nhục của người Việt trong suốt các thời kỳ sôi động nhất của lịch sử và lờ đi những chuyện phản phé, cũng như tư tưởng chống Cộng công khai của ông trước đây. Báo chí Việt Nam đã làm đúng vai trò và trách nhiệm của mình, trong xu thế cởi mở xem sự kiện Phạm Duy là động thái lên dây cót cho nhiều Việt kiều vứt bỏ e ngại rào cản mà quay về, ông trở thành nhịp cầu nối quê hương với người Việt xa xứ.

Nếu nói theo cách khác, Phạm Duy đã trở thành con bài cho công cuộc vận động kiều bào và là điển hình hoàn hảo của chính sách hòa hợp dân tộc.




Trong suốt 5 năm qua, nếu theo dõi sẽ thấy có 70 bài hát, 7 album cùng nhiều sách của Phạm Duy đã được cấp phép, in ấn đẹp mắt xuất bản đến với công chúng, không bỏ bèn gì đối với gia tài của ông. Nhưng, thật là chẳng nên mơ mộng thêm điều gì nếu nhìn qua vài nhân vật cũng có nhân thân khá đặc biệt khác như Hoàng Thi Thơ, Trần Thiện Thanh, Vũ Thành An – 10 bài Không tên hiện vẫn chưa được phép lưu hành, cho dù nhạc sĩ này nghe đâu đã bỏ đời đi tu.

Công lao đó không thể không nói tới Phương Nam Phim, nơi độc quyền khai thác các sản phẩm trí tuệ của Phạm Duy. Với những live show hoành tráng và nhiều mỹ cảm thực hiện tại Sài Gòn - Hà Nội như Ngày trở về, Con đường tình ra đi…trong đó có chương trình và album còn được để cử giải thưởng Cống Hiến. Ngày nào còn ngồi rung đùi nheo mắt ngắm nắng ở Mỹ có lẽ Phạm Duy cũng chẳng thể mơ được đến như thế! Phạm Duy còn có nhiều trường ca và tổ khúc viết trong 30 năm nay, ông thường ước ao giá được phổ biến nữa thì còn gì bằng.

Mới tháng trước, Phạm Duy tự thực hiện tổ khúc Bên kia sông Đuống để tặng nhà thơ Hoàng Cầm khi bạn già này từ giã thế gian. Ông nhờ Mỹ Linh hát và Duy Cường hòa âm phối khí, xong mang tặng cho gia đình Hoàng Cầm …để lên bàn thờ. Kiểu này gọi là đĩa lậu đây! Khi kể xong chuyện, Phạm Duy còn bảo rằng nếu trước khi ông ra đi như Hoàng Cầm mà nghe được những tổ khúc của mình được công bố rộng rãi trên sân khấu thì đời mới thật mãn nguyện lắm lắm. Làm người ai chẳng tham lam!








Hôm rồi gặp, nghe Phạm Duy tâm sự: “Tôi ngày nào cũng đi bộ 3 tiếng đấy. Khỏe ra lại ăn được nhiều, cô giúp việc nhà nấu ngon lắm. Hiện Duy Minh đang sống với tôi, bố con chuyện trò rất hiểu ý nhau nên tinh thần cũng thoải mái. Buồn thì đi gặp vài người bạn khề khà thôi cũng hết buổi. Lâu rồi tôi không đi qua Mỹ nữa, năm ngoái chỉ sang để chữa bệnh đau ruột, mãn tính chữa mãi không khỏi nên thôi giờ không đi nữa. Tôi đã về Việt Nam 5 năm rồi, đây là nơi cuối cùng tôi chọn để ở và chết, không ưng đi đâu cả…”. Ở tuổi 91 như vậy coi cũng đã bằng an!

Nhưng đó là chuyện cá nhân ông, còn người làm kinh doanh lại không có lệ an phận như vậy, nhất là khi đã bỏ nhiều công sức và tiền bạc để Phạm Duy được đường hoàng trở về. Trong chừng thời gian đó là live show, các ấn phẩm sách báo rồi băng đĩa…cứ mỗi lần ra mắt, muốn bán vé bán đĩa bán sách thì phải PR, tiếp thị, phải lên báo đánh trống khua chiêng la làng để người ta còn biết đường mà mua hàng. Nếu theo dõi báo chí trong nước, sẽ không khó nhận ra ngoại trừ vài tờ báo lớn như Thanh Niên, Tuổi Trẻ có những mối quan hệ thân thiết với PNF thì các tờ báo mang tính định hướng chính trị - xã hội cao như SGGP, Nhân Dân, Công An sau khi ồn ào với sự kiện “Trở về” của Phạm Duy đã không còn đăng tải tin, bài về ông nữa.

Mọi sự không tự nhiên mà như thế! Còn nhớ sau liveshow “Ngày trở về” tôi có bài review trên một trong những tờ báo đó và kết quả là ban biên tập đã được cấp trên gọi xuống nhắc nhở. Lần khác, khi bão Chanchu tàn phá miền Trung phòng trà Văn Nghệ có kết hợp với báo Công An tổ chức show “Phạm Duy – Về miền Trung” để quyên góp tiền cho nạn nhân lũ lụt. Thế nhưng giờ chót đã phải tháo băng rôn và gỡ tên báo ra vì có lệnh xuống là không được nhắc nhở gì tới Phạm Duy nữa, muốn tổ chức hát hò gì cứ âm thầm mà làm.

Nói như giọng hằn học của ông NSND Trọng Bằng: “Bàn đến Phạm Duy những người chân chính ở Việt Nam đã biết cả rồi, biết Phạm Duy như thế nào trong quá khứ, Phạm Duy có cái gì tốt, cái gì chưa tốt, bản chất của Phạm Duy và giá trị thật âm nhạc của anh người nghe đều hiểu cả. Sự trở về của Phạm Duy là sự ưu ái của Đảng và Nhà nước, sự rộng lượng của nhân dân ta, nên đừng đặt mình ở vị trí cao, cứ nên im lặng mà làm việc thôi. Có những tác phẩm anh sáng tác đầu kháng chiển rất tốt, bây giờ Cục biểu diễn người ta khuyến khích cho phép anh trở về biểu diễn, thì cứ thế mà cống hiến thôi. Dư luận chúng ta hơi dễ dãi và nhẹ dạ.


Nhưng vấn đề là Phạm Duy phải tỉnh táo. Vì ông hoàn toàn hiểu ông là ai, quá khứ đối với dân tộc của Phạm Duy là một tội lỗi. Ông không thể so sánh ông với bất cứ một nhạc sỹ nào đã tham gia cách mạng, vì thế ông không thể nào so sánh với nhạc sỹ Văn Cao. Không thể ví được.

Văn Cao là một con người có trình độ, là một nhà nghiên cứu dân tộc, ông Văn Cao là một người toàn diện, và ông Văn Cao còn biết tôn trọng những người nhạc sỹ đàn em đi vào con đường âm nhạc bác học, một người rất khiêm nhường biết mình, biết ta. Giả sử có một nhạc sỹ X, Y, Z nào đó hỏi: Khi chúng tôi đi đánh Mỹ giải phóng dân tộc thì ông làm gì? Chắc chắn rằng nếu là người hiểu biết đều hiểu rõ khi đó ông là tác giả của các bài hát chống lại cách mạng, chống lại nhân dân, chống lại công cuộc giải phóng dân tộc…”.

Nhưng không ít ý kiến phản biện lại: Đánh kẻ chạy đi ai đánh kẻ chạy lại. Đã bảo hòa hợp mà sao lại nửa mùa như thế... Và người ta phỏng đoán rồi suy ra rằng: “À, Thì ra họ gia ơn cho về là may mắn lắm rồi!”. Có người còn hài hước qui cho bản chất không thay đổi của mấy anh Việt Cộng với ưu điểm – nhớ dai & khuyết điểm – thù dai. Trong cuộc trao đổi với những nhà văn Mỹ tổ chức tại Việt Nam tháng 6 vừa qua, nhà thơ Nguyễn Duy còn hào hứng nói:“ Vấn đề gì chính trị chưa giải quyết được thì văn hóa giải quyết”. Nhưng hình như đó chỉ là những định kiến và là chuyện nhạy cảm mà hai bên đều mơ mộng sẽ vượt qua được.


Duy Minh.

Về mặt trận báo chí là thế. Nhưng suy cho cùng, Phạm Duy cũng chẳng vì vài bài báo tâng bốc mà nổi tiếng hơn hay cát-xê tăng cao hơn như kiểu thường tình showbiz. Cái quan trọng - mà riêng cá nhân tôi vẫn dõi theo ông, là những ca khúc Phạm Duy viết sau khi trở về đã không còn hay nữa. Đã cố nghe vài bài nhưng thú thật là bây giờ rặn óc mãi vẫn không nhớ nổi cái tựa.

Với Phạm Duy bây giờ chỉ có thể gói gọn lại một câu: Cái mới không hay và cái hay thì lại không mới. Và người ta vẫn cứ say mê những ca khúc đã thuộc về dĩ vãng, bíu lấy cái vầng sáng cũ kỹ kia. Lớp khán giả này hiện đa phần đã lớn tuổi và không hứa hẹn gì nhiều cho tương lai của nhạc Phạm Duy.

Những ngày đầu tuần không yên ả, khi sáng ra hàng chục cuộc gọi tới hỏi về cái lệnh miệng của Ban tư tưởng Văn hóa yêu cầu không cho quảng bá liveshow Mơ giấc mộng dài của Phạm Duy – diễn ra vào hai ngày 17&18 tại nhà hát Hòa Bình cuối tuần này. Mặc dù có tổ chức họp báo nghiêm túc, nhưng coi như Phương Nam Phim đành ngậm đắng nuốt cay khi biết nhiều bài viết đã lên khuôn nhưng bị lột ra. Chưa hết, sáng nay không hiểu từ đâu có nguồn tin đồn: Mơ giấc mộng dài bị hủy show vì không xin giấy phép được, khiến nhà tổ chức xiểng niểng.

Giấy phép tổ chức của Mơ giấc mộng dài.

Kinh doanh tên tuổi Phạm Duy quả là chơi với lửa, đó cũng thể là những chuyện mà có lẽ PNF đã lường được khi quyết định đổ tiền vào ông. Lấy ý tưởng từ ca khúc nổi tiếng Tôi đang mơ giấc mộng dài, xuyên suốt chương trình sẽ là lời tự sự về dĩ vãng, về những cảm xúc đắm say mà những người sống trong tình yêu không bao giờ muốn để mất đi trong đời.

Tất cả nối kết lại thành những giai đoạn của đời người: Tuổi ấu thơ – Tuổi yêu đương – Tuổi day dứt – Tuổi đá vàng. Thực tế hiện nay chỉ mới có 70 ca khúc của Phạm Duy được cấp phép lưu hành, trừ những bài hát trong hai chương trình đã diễn ra, thì muốn chọn lọc trong số còn lại để làm một show mang chủ đề lớn là điều rất nan giải.

Ca sĩ 16 tuổi Xuân Nghi







Các ca sĩ tham gia Mơ giấc mộng dài.



Trong đám đông ca sĩ hiện nay, Phạm Duy đánh giá cao những người hát nhạc ông: Mỹ Linh, Đức Tuấn, Năm Dòng Kẻ, Nguyên Thảo, Khánh Linh và lần này, trong Mơ giấc mộng dài sẽ có thêm vài gương mặt bổ sung vào danh sách là Tấn Minh và Hà Anh Tuấn. Ngoài ra là hai tên tuổi gắn bó nhiều năm với các nhạc phẩm Phạm Duy: Ý Lan và Duy Quang. Giá vé đang bán ở Hòa Bình: từ 300.000 đến 1.500.000 VNĐ.

Với vợ chồng nhạc sĩ Xuân Hùng - chủ PT Văn Nghệ


P/s:
Người ta thường xài hai chữ Nhạy cảm khi muốn từ chối bàn thẳng về một vấn đề có thể gây tác động đến dư luận. Không chỉ Phạm Duy thuộc chủ đề nhạy cảm chính trị, mà gần đây vài nghệ sĩ hải ngoại cũng nằm trong danh sách đó. Ngày 6-6 vừa qua, chương trình Thắp sáng niềm tin – do Ngân hàng ACB thực hiện nhân kỷ niệm thành lập ACB; nhằm quyên góp tiền ủng hộ quỹ từ thiện Chung một tấm lòng. Đêm diễn đặc biệt có mời Ý Lan về hát và mua sóng phát trực tiếp trên HTV7. Tuy nhiên, vào giờ chót Đài truyền hình TP.HCM đã yêu cầu gạch tên Ý Lan ra khỏi chương trình – cùng với lý do trên: nhạy cảm. Do đó, người hâm mộ chỉ có thể xem Ý Lan tại các phòng trà hay những show diễn không ghi hình phát sóng cho đại chúng.





Ông Nguyễn Cao Kỳ chia vui trong tiệc mừng nhà Lý Huỳnh. Kế bên là nhạc sĩ Hồ Bông, người ngồi là NSND Huy Thành và Đoàn Dũng. Chụp ngày 26-6-2010 trong dịp Sách kỷ lục VN công nhận Tây Sơn hào kiệt là Bộ phim Điện ảnh - thể loại dã sử võ thuật, đầu tư quy mô và hoành tráng nhất Việt Nam. Đây cũng là một nhân vật nhạy cảm và không còn được nhắc tới nữa, mặc dù ông vẫn thường xuyên về thăm quê hương. Thật ra, một đất nước giàu mạnh và một chế độ đã vững vàng…người người trên dưới một lòng thì không cần đặt ra lằn ranh giữa nhạy cảm chính trị và văn nghệ thuần túy! Thường thì ta chỉ e ngại những kẻ khỏe - giàu - đẹp hơn mình…Haizaaa!!!

_________________





Monday, July 19, 2010


RFA * CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN Ở KHU VỰC CHÂU Á



Căng thẳng trên biển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (phần 1)
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2010-07-19

Các diễn biến xảy ra trên biển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong thời gian gần đây có nhiều điểm đáng chú ý.

AFP

Trung Quốc phô trương lực lượng hải quân trên biển đông.

Qua cuộc tập trận có bắn đạn thật trong sáu ngày của hải quân Trung Quốc ở Biển Hoa Đông hồi cuối tháng 6 và đầu tháng 7 vừa qua mà các chuyên gia cho rằng với mục đích nhắm vào Hoa Kỳ, cũng như các hành động leo thang của Trung Quốc cùng với kế hoạch tập trận chung giữa Mỹ và Nam Hàn ở Hoàng Hải nhằm mục đích răn đe Bắc Hàn đã đánh chìm tàu Cheonan của Nam Hàn, các diễn biến khác trên biển giữa hai cường quốc Trung - Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương còn có điều gì đáng chú ý? Mời quý vị nghe Thông tín viên Ngọc Trân điểm qua các sự kiện có liên quan.

Chiếm biển Đông để phát triển kinh tế

Cuối tháng 4 vừa qua, sau khi đặt biển Đông vào “lợi ích cốt lõi”, nghĩa là không nhượng bộ trong việc đòi chủ quyền, tương tự như Đài Loan và Tây Tạng, Trung Quốc đã ngang nhiên thách thức các nước có tranh chấp chủ quyền trong khu vực cũng như thách thức sự thống trị của Hải quân Hoa Kỳ trong hàng thập kỷ qua. Không những thế, thái độ cứng rắn của Trung Quốc trên biển Đông đã gây ra mâu thuẫn với các nước khác trên thế giới, những nước có tàu bè thường xuyên vận chuyển hàng hóa qua lại trên biển Đông, vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố độc quyền sử dụng.

Thái độ cứng rắn của Trung Quốc trên biển Đông đã gây ra mâu thuẫn với các nước khác trên thế giới, những nước có tàu bè thường xuyên vận chuyển hàng hóa qua lại trên biển Đông, vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố độc quyền sử dụng.

Có lẽ do sự phát triển kinh tế quá nhanh, cùng với việc hiện đại hóa quân sự và không ngừng phát triển khả năng của hải quân trong thời gian qua, nên Trung Quốc tin rằng họ đã đủ mạnh để thực hiện các hành động lấn chiếm biển Đông nhằm tự
Lực lượng tuần duyên thuộc hải quân Nhật ghi nhận tàu hải quân Trung Quốc
Lực lượng tuần duyên thuộc hải quân Nhật ghi nhận tàu hải quân Trung Quốc hoạt động rất gần các quần đảo Nhật. AFP

Khẳng định mình.

Ông Xu Guangyu, Thiếu tướng hải quân Trung Quốc đã về hưu, cho biết: “Trung Quốc vắng mặt trong thời gian dài ở vùng biển đặc quyền kinh tế của mình trong hàng thập kỷ qua là một điều bất thường trong lịch sử và bây giờ Trung Quốc trở lại các hoạt động bình thường. Chúng tôi đã im lặng trong tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng trong quá khứ bởi vì hải quân của chúng tôi không đủ khả năng bảo vệ các khu kinh tế, nhưng bây giờ hải quân đã có khả năng thực hiện nhiệm vụ của mình”.

Một quan chức hàng đầu của Hải quân Trung Quốc, Đề đốc Trương Hoa Trần, Phó chỉ huy Hạm đội Đông Hải, đã giải thích các hành động gia tăng của Hải quân Trung Quốc ở biển Đông trong thời gian qua, như sau: “Do việc mở rộng quyền lợi kinh tế đất nước, hải quân Trung Quốc muốn bảo vệ tốt hơn các tuyến đường giao thông vận tải của đất nước và sự an toàn trên các tuyến đường chính trên biển ".

Chúng tôi đã im lặng trong tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng trong quá khứ bởi vì hải quân của chúng tôi không đủ khả năng bảo vệ các khu kinh tế, nhưng bây giờ hải quân đã có khả năng thực hiện nhiệm vụ của mình

Phản đối các lập luận trên của Trung Quốc, ông Walter Russell Mead, thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR) Hoa Kỳ, cho rằng, tham vọng của Trung Quốc trên biển Đông xuất phát từ việc phát triển kinh tế của nước này. Ông nói: "Thật là vô lý vì các tham vọng thương mại của Trung Quốc, thương mại gì mà họ bảo vệ? Trung Quốc cần năng lượng và nguyên liệu thô từ khắp nơi trên thế giới".

Cứng rắn hơn với Trung Quốc

Qua thái độ ngày càng hung hãn của Trung Quốc, phản ứng của Hoa Kỳ đã cứng rắn hơn trong thời gian qua. Theo tin từ Hải quân Hoa Kỳ cho biết, hôm 10 tháng 6 vừa qua, lần đầu tiên Hải quân Hoa Kỳ cùng lúc cho triển khai bốn tàu ngầm có tên lửa hành trình, tiến hành các hoạt động ở xa các cảng nội địa Hoa Kỳ.

Bốn tàu ngầm này là tàu USS Ohio, USS Michigan, USS Florida và USS Georgia, có mang theo tổng cộng 616 tên lửa hành trình Tomahawk. Tin tức cũng cho biết thêm, việc cùng lúc triển khai bốn tàu ngầm này là một phần trong chính sách chiến lược của chính phủ Hoa Kỳ, chuyển trọng tâm từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, khu vực mà Trung Quốc đang gia tăng các hành động gây hấn.

Cùng lúc triển khai bốn tàu ngầm này là một phần trong chính sách chiến lược của chính phủ Hoa Kỳ, chuyển trọng tâm từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, khu vực mà Trung Quốc đang gia tăng các hành động gây hấn.

Cuối tháng 6 vừa qua, ba trong bốn tàu ngầm nói trên là tàu USS Ohio, USS Michigan và USS Florida đã đồng loạt xuất hiện trong cùng một ngày tại các căn cứ hải quân của Hoa Kỳ và đồng minh trong khu vực: vịnh Subic thuộc Philippines, thành phố Pusan của Nam Hàn và đảo nhỏ Diego Gracia, một căn cứ hải quân chung của Anh và Mỹ ở Ấn Độ Dương. Ngoài việc cùng lúc xuất hiện trong khu vực, ba tàu ngầm này còn mang theo hơn 460 tên lửa hành trình Tomahawk.


Sự phát triển của hải quân Trung Quốc
Sự phát triển của hải quân Trung Quốc. AFP

Mặc dù phía Hoa Kỳ đã phủ nhận bất kỳ thông điệp nào nhắm vào Bắc Kinh và nói rằng, ba tàu ngầm nói trên cùng lúc xuấthiện là do sự trùng hợp ngẫu nhiên, thế nhưng các phân tích gia cho biết, qua hành động này Washington muốn gửi một thông điệp cứng rắn hơn tới Trung Quốc. Liên quan tới vấn đề này, ông Bonnie Glaser, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc, thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington cho biết: “Có quyết định gia tăng lực lượng của chúng tôi ở Thái Bình Dương. Chắc chắn là Trung Quốc sẽ giật mình và buộc lòng phải chú ý”.

Hoa Kỳ đã phủ nhận bất kỳ thông điệp nào nhắm vào Bắc Kinh và nói rằng, ba tàu ngầm nói trên cùng lúc xuất hiện là do sự trùng hợp ngẫu nhiên, thế nhưng các phân tích gia cho biết, qua hành động này Washington muốn gửi một thông điệp cứng rắn hơn tới Trung Quốc.

Ông Glaser cho biết thêm: “Các tên lửa Tomahawk xuất hiện trong vùng là một phần trong các nỗ lực nhằm tăng cường khả năng của chúng tôi trong khu vực. Nó gửi đi một thông điệp rằng không ai có thể loại trừ quyết tâm của chúng tôi trong vai trò giúp cân bằng quyền lực trong khu vực mà nhiều nước ở đây muốn chúng tôi giữ vai trò này”.

Buộc Trung Quốc chú ý

Ngoài việc cho ba tàu ngầm nổi lên trên mặt nước trong cùng một ngày, các hoạt động khác của Hoa Kỳ trong khu vực mà các chuyên gia cho rằng nhằm mục đích răn đe Trung Quốc.
Chẳng hạn như cuộc tập trận hải quân quốc tế lớn nhất chưa từng có, mang tên “Rim of the Pacific” do Hoa Kỳ cùng 13 nước đồng minh, thực hiện trong mùa hè năm nay ở ngoài khơi Hawaii, gồm khoảng 20.000 người và hơn ba chục tàu hải quân và tàu ngầm của các nước tham gia. Các nước đồng minh châu Á tham gia trong cuộc tập trận này gồm: Úc, Nhật Bản, Nam Hàn, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thailand.

Hiện nay, nguyện vọng chung của các nước ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương là tìm kiếm hòa bình, ổn định và an ninh khu vực. Chúng tôi hy vọng các hoạt động quân sự Hoa Kỳ có liên quan sẽ phục vụ cho hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực chứ không phải ngược lại
Ô. Vương Bảo Đông, PNV Đại sứ quán Trung Quốc tại HK.

Ngoài ra, một cuộc tập khác trên biển Đông Nam Á có tên “Sẵn sàng Hợp tác Trên biển và Huấn luyện”, tức CARAT 2010, do Hoa Kỳ cùng tám nước Đông Nam Á thực hiện như: Singapore, Bangladesh, Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan. Cuộc tập trận này được tiến hành ngoài khơi Singapore cũng trong mùa hè năm nay, với khoảng 17.600 người, cùng 50 máy bay và 73 tàu chiến tham gia, mà các chuyên gia cho rằng, ngoài các mục đích khác, cuộc tập trận này còn có ý răn đe Trung Quốc.

Việc tổ chức các tập trận lớn của Hoa Kỳ và các nước, cùng với ba tàu ngầm có mang theo nhiều tên lửa đồng loạt xuất hiện trong khu vực đã làm cho Trung Quốc chú ý. Ông Vương Bảo Đông, phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington, nói: “Hiện nay, nguyện vọng chung của các nước ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương là tìm kiếm hòa bình, ổn định và an ninh khu vực. Chúng tôi hy vọng các hoạt động quân sự Hoa Kỳ có liên quan sẽ phục vụ cho hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực chứ không phải ngược lại”.
Ngoài các sự kiện vừa kể trên, diễn biến mới nhất về kế hoạch tập trận chung giữa Mỹ và Nam Hàn ra sao? Đó sẽ là nội dung của bài kế tiếp.

Theo dòng thời sự:

* Hoa Kỳ phản đối Trung Quốc về vấn đề Biển Đông
* Nhật lo ngại Trung Quốc cho tập trận gần đảo Okinawa
* Trung Quốc cáo buộc Mỹ dùng chiến lược bao vây
* Tàu Trung Quốc lại tuần tra trong vùng biển tranh chấp với Việt Nam
* Việt Nam-Trung Quốc tuyên bố cùng tìm giải pháp cho biển Đông
* Trung Quốc phô trương sức mạnh ở Biển Đông
* Tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông
* Những quan ngại ở Á Châu theo nhân định của Dân biểu David Wu
* Trung Quốc gây quan ngại trong khu vực biển Đông Trung Hoa
* Kỷ niệm ngày thành lập Hải quân Nhân dân trong khi TQ cấm ngư dân VN đánh bắt cá
* Philippines: Sự trỗi dậy của TQ thách thức Hoa Kỳ



Căng thẳng trên biển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (phần 2)
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2010-07-19

Mời quý vị theo dõi các diễn biến mới nhất có liên quan đến cuộc tập trận chung giữa Hoa Kỳ và Nam Hàn, cùng với những thẳng giữa hai cường quốc Trung - Mỹ qua cuộc tập trận này.

AFP PHOTO / Kim Jae-hwan

Hải quân Mỹ trên sàn tàu sân bay USS Nimitz, một tàu sân bay chạy bằng hạt nhân, sau khi đến căn cứ hải quân tại cảng ở thành phố Busan, Hàn Quốc, ảnh chụp 2008.

Chúng tôi tôn trọng và cân nhắc ý kiến Trung Quốc. Nhưng đây là vấn đề chúng tôi tập trận ở vùng biển quốc tế. Chúng tôi ra các quyết định này và chỉ chúng tôi mà thôi.

Ô. Geoff Morrell

Cũng xin nhắc thêm rằng, trước đây Hải quân Hoa Kỳ đã từng tham gia tập trận ở Hoàng Hải, có lẽ do Hải quân Trung Quốc lúc đó không đủ mạnh nên họ đã không phản đối mạnh mẽ như hiện nay. Một bài báo đăng trên tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã viết: "Hoa Kỳ tin rằng khi họ tiến hành tập trận ở biển Hoàng Hải trong quá khứ, họ nghĩ rằng có thể làm điều đó trong hiện tại và tương lai. Nhưng Hoa Kỳ nên hiểu, với sức mạnh của Trung Quốc ngày càng gia tăng, người dân Trung Quốc sẽ cảm thấy nhạy cảm hơn với các hành động khiêu khích của hải quân Hoa Kỳ ở một nơi rất gần Trung Quốc".

Mới đây, trong một bài xã luận khác đăng trên báo Global Times cho biết, Trung Quốc có thể gửi tàu và máy bay để theo dõi việc tập trận, và cảnh báo sẽ có các tác động ảnh hưởng đến quan hệ song phương Trung - Mỹ nếu như có bất kỳ sự cố nào xảy ra do hiểu lầm hoặc do không tiên liệu trước, liên quan đến Hoa Kỳ và Trung Quốc. Bài báo viết: "Toàn bộ phía Tây Thái Bình Dương không phải là sân sau của Hoa Kỳ. Mỹ phải xem xét sự hiện diện quân sự của mình sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của công chúng và sự cân bằng chiến lược tinh tế trong khu vực. Họ phải từ bỏ ý tưởng liên tục làm trầm trọng thêm những vấn đề quan trọng liên quan tới an ninh trong khu vực".

Hoa Kỳ cương quyết

Đáp trả lại các lời lẽ đe dọa từ phía Trung Quốc, mới đây tại hội nghị an ninh ở Seoul, Tướng Walter Sharp, chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ ở Nam Hàn (USFK) cho biết: "Mỗi quốc gia không chỉ có quyền, mà còn có nghĩa vụ huấn luyện các lực lượng chống lại các mối đe dọa mà họ thấy và làm điều đó trong phạm vi lãnh thổ quốc tế của họ".

Quân đội Mỹ và Hàn Quốc đang xem xét tại khu phi quân sự giữa Nam Hàn và Bắc Hàn. AFP PHOTO.
Quân đội Mỹ và Hàn Quốc đang xem xét tại khu phi quân sự giữa Nam Hàn và Bắc Hàn. AFP PHOTO.
Mặc dù lên tiếng bác bỏ các phản đối của Trung Quốc về cuộc tập trận, thế nhưng Hoa Kỳ cũng đã có một chút thay đổi về kế hoạch tập trận để tránh gây căng thẳng thêm trong khu vực. Theo tin tức mới nhất, một viên chức Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết: hai nước sẽ tham gia tập trận ở Hoàng Hải và Biển Hoa Đông (East China Sea), thay vì chỉ tập trận ở khu vực Hoàng Hải như đã lên kế hoạch.

Cũng theo viên chức này, tàu sân bay USS George Washington sẽ tham gia tập trận ở Biển Hoa Đông, chứ không có mặt ở Hoàng Hải như kế hoạch đã dự tính. Viên chức này cho biết: “Lúc đầu, chúng tôi thảo luận kế hoạch tập trận ở Hoàng Hải, nhưng đã thay đổi địa điểm thành Biển Hoa Đông, do có cân nhắc đến các diễn biến ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc”.

Tuy nhiên, phía Hoa Kỳ cho rằng vì hai nước tập trận ở vùng biển quốc tế, không thuộc lãnh hải Trung Quốc, cho nên đây là công việc nội bộ của Mỹ và Nam Hàn. Ông Geoff Morrell, phát ngôn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã nói: “Chúng tôi tôn trọng và cân nhắc ý kiến Trung Quốc. Nhưng đây là vấn đề chúng tôi tập trận ở vùng biển quốc tế. Chúng tôi ra các quyết định này và chỉ chúng tôi mà thôi. Chúng tôi tập trận nơi nào, khi nào, với ai và tập trận như thế nào, sử dụng các loại vũ khí gì…là các quyết định của Hải quân Hoa Kỳ, của Bộ Quốc phòng và của chính phủ Hoa Kỳ”.

Liệu khu vực châu Á – Thái Bình Dương có được “thái bình” sau cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Nam Hàn? Mời quý vị theo dõi tin tức trong thời gian tới.
Theo dòng thời sự:

* Trung Quốc phô trương sức mạnh ở Biển Đông
* Tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông
* Những quan ngại ở Á Châu theo nhân định của Dân biểu David Wu
* Trung Quốc gây quan ngại trong khu vực biển Đông Trung Hoa
* Philippines: Sự trỗi dậy của TQ thách thức Hoa Kỳ
* Hoa Kỳ phản đối Trung Quốc về vấn đề Biển Đông
* Nhật lo ngại Trung Quốc cho tập trận gần đảo Okinawa
* Trung Quốc cáo buộc Mỹ dùng chiến lược bao vây
* Việt Nam-Trung Quốc tuyên bố cùng tìm giải pháp cho biển Đông


Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.

In bản tin này Email bản tin này
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Tension-built-up-on-asia-pacific-seas-07192010130947.html


PHÁI ĐOÀN DÂN BIỂU CANADA & CÔNG AN HÀ NỘI

Công an CSVN khủng bố, dọa dẫm gay gắt Phái đoàn dân biểu Quốc hội Ca Na Đa nhằm ngăn cản sự tiếp xúc với một số nhân vật đối kháng và đại diện dân oan tại Hà Nội !



Thưa qúy vị, như kế hoạch đã thảo luận kỹ với nhà báo Nguyễn Khắc Toàn - Tổng Biên tập Tập San Tự Do Dân chủ - một nhân vật bất đồng chính kiến tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền tiêu biểu tại Hà Nội từ 1 vài hôm trước đây. Chiều qua 16/7/2010, phái đoàn của một số dân biểu quốc hội Ca Na Đa đã dự tính sẽ đến khách sạn Metropol ở trung tâm thành phố Hà Nội, thuộc quận Hoàn Kiếm để gặp gỡ với nhà báo đối lập này và 1 hoặc 2 đại diện đồng bào dân oan đang tá túc chầu trực khiếu kiện ở các cơ quan công quyền CSVN của trung ương đầu não tại thủ đô của CSVN. Cuộc gặp gỡ của phái đoàn có dự tính đã mời cả nữ luật sư Lê Thị Công Nhân cùng đến dự, nhưng vì trường hợp này khi tôi gọi điện đến để thông báo mời thì cô nói không thể đi được do đang bị án quản chế 3 năm tại địa phương.



Điều đặc biệt, là cô tỏ ý rất ái ngại có thể sẽ bị lực lượng an ninh CS ra tay ngăn cản thô bạo như các lần trước cách đây chưa lâu nếu tìm cách đến tham gia cuộc tiếp xúc này. Cô có cho tôi biết thêm là sẵn sàng tiếp phái đoàn tại nhà nếu họ chủ động đến gặp gỡ, trao đổi.




Cần nhắc lại, là địa điểm Hotel này cũng là nơi Phái đoàn Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Quốc hội Hoa Kỳ đã tiến hành gặp gỡ nhà báo Nguyễn Khắc Toàn và một số trí thức đấu tranh dân chủ khác vào hồi tháng 5-2009, như Ls Lê Quốc Quân, Bs Phạm Hồng Sơn… Còn hồi cuối tháng 3 – 2010, nơi đây cũng là địa điểm đã diễn ra cuộc gặp gỡ với bà Aude Genet, giám đốc văn phòng hãng thông tấn xã Pháp – AFP tại Hà Nội với ông Nguyễn Khắc Toàn mà tôi và chị Dương Thị Xuân được cùng tham dự… Sau khi trao đổi để biết rõ tình hình thực tế trong nước với ông Nguyễn Khắc Toàn qua 1-2 hôm liền từ trước, và vì tình hình khó khăn như vậy nên phái đoàn đã đồng ý sẽ tiếp xúc với cả các nhà tranh đấu khác đang sống tại Hà Nội nhưng hiện nay không bị án quản chế tại phường, xã… Điều đặc biệt nữa của cuộc tiếp xúc này, là cần phải có hiệu quả cao, nên phái đoàn rất cần những người phải có dũng khí, can đảm dám nói mọi sự thật với các vị khách ngoại quốc quan tâm đến tình hình nhân quyền, dân chủ, các bất công xã hội đang lan tràn ở Việt Nam mà họ đang cần tìm hiểu sự thật chứ không phải chỉ diễn ra cho có hình thức, hoặc gặp gỡ có tính chất xã giao vô bổ, vô tích sự, hoặc chiếu lệ…vv… Vì thế nên phái đoàn có đồng ý mời gặp thêm 2 nhà báo tự do đối kháng, là chị Dương Thị Xuân 52 tuổi và tôi - Lê Thanh Tùng 42 tuổi cùng tham dự, về đại diện dân oan có chị Vũ Thị Hải hiện cư trú tại huyện Nho Quan, tỉnh ninh Bình sẽ cùng tham gia để nói cho đoàn biết tình hình cuộc sống của dân oan khiếu kiện ra sao ở trong nước. Lẽ ra theo lịch trình đã định, phái đoàn và chúng tôi sẽ gặp nhau lúc 2 giờ chiều trong khoảng gần 2 giờ trao đổi những nội dung cần thiết, sau đó đoàn sẽ tiếp xúc với tiến sĩ Nguyễn Quang A hồi 4 giờ chiều cùng ngày cũng tại đây. Xin lưu ý quý vị, chính nhà trí thức này cũng là một trong những người đã tham gia sáng lập Viện nghiên cứu phản biện xã hội IDS đã bị nhà cầm quyền và đảng CSVN bức tử, ép buộc giải tán vào hồi năm ngoái 2009.

Thế nhưng, khi đến sát giờ gặp gỡ như đã hẹn trước là đúng 14 giờ, thì phái đoàn đã phải cử phiên dịch viên là ông Phạm Huy Bách gọi điện thoại khẩn cấp đến khách sạn nơi chúng tôi đã đến từ trước gần nửa giờ đồng hồ để chờ đón làm việc với đoàn “để xin lỗi và thông báo hủy bỏ hoàn toàn cuộc gặp” đã dự trù sẽ diễn ra vì “lý do an ninh cho cả phái đoàn chúng tôi…”. Qua nội dung nói chuyện của người thông ngôn đại diện phái đoàn dân biểu Quốc Hội Ca Na Đa với nhà báo Nguyễn Khắc Toàn ngay trong khách sạn, thì được biết thêm, là vào ngay buổi sáng ngày hôm qua 16- 7 -2010, do nghe trộm được điện thoại, Skype, đọc trộm được mail cá nhân của nhà báo Nguyễn Khắc Toàn và kể cả của Ts Nguyễn Quang A nên bộ máy công an bảo vệ chính trị của CSVN đã biết rất rõ kế hoạch công tác cụ thể của phái đoàn này tại Hà Nội. Vì thế, để ngăn chặn bằng được cuộc tiếp xúc quan trọng nói trên giữa 2 bên, các sĩ quan an ninh chính trị CSVN có nhiệm vụ theo dõi phái đoàn từ khi họ đến thủ đô Hà Nội đã gián tiếp tung tin dọa dẫm, khủng bố rất gay gắt một số thành viên trong đoàn về phương diện “an ninh cá nhân”, là “sẽ không được đảm bảo cho tất cả, nếu phái đoàn cố tình tiến hành buổi tiếp xúc” với chúng tôi và Tiến sỹ Nguyễn Quang A vào ngày, giờ và địa điểm mà họ đã quá biết rõ. Tôi còn được biết là phái đoàn cơ quan dân cử này của Quốc hội Ca Na Đa đang công tác tại Việt Nam đã phải hủy bỏ cả 2 cuộc tiếp xúc nói trên, mặc dù đã được sắp xếp từ trước rất công phu, chu đáo và thận trọng. Dẫn đầu phái đoàn dân biểu QH Ca na đa sang Việt Nam lần này để làm việc với chính giới CSVN, là bà Thái Thị Lạc, một dân biểu gốc Việt và cũng là người phát ngôn về Nhân quyền của cơ quan lập pháp này. Trong phái đoàn có một số dân biểu khác gốc người da trắng rất quan tâm đến vấn nạn dân oan gây nhức nhối ở Việt Nam, điển hình như ông Guimongd... Thế nhưng chuyến làm việc của phái đoàn tại Việt Nam kỳ này cũng rất may mắn, vì trước đó họ đã tiếp xúc được với các linh mục đấu tranh nổi tiếng chống chế độ CSVN ở Huế như ngài Phan Văn Lợi và Nguyễn Văn Lý...


Một số anh chị em đấu tranh dân chủ và dân oan miền Bắc đứng chụp ảnh kỷ niệm tại khách sạn trước khi ra về do cuộc gặp với phái đoàn dân biểu Quốc hội Ca Na Đa đã bị công an CSVN đe dọa, khủng bố, phá hoại. Hình do nhân viên bảo vệ Hotel Metropol thực hiện lúc 14 giờ 5 phút chiều ngày 16-7-2010 Như vậy, là với hành vi này, công an nhà nước độc tài CSVN đã ngang nhiên bất chấp công luận văn minh trên quốc tế, bất chấp các chuẩn mực tối thiểu trong quan hệ ngoại giao thông thường nhất để trắng trợn khủng bố, đe dọa, cản trở các hoạt động dân sự hợp pháp của cả phái đoàn của Quốc hội Ca Na Đa sang tìm hiểu mọi sự thật một cách khách quan, trung thực và công bằng tại Việt Nam. Lãnh đạo nhà nước CSVN đã chỉ đạo bộ máy an ninh độc tài làm điều mờ ám, gian manh này nhằm để ngăn cản, che giấu những vấn đề bất hảo liên quan đến lĩnh vực nhân quyền, dân chủ, tự do và công bằng xã hội tại Việt Nam, điều vốn đang được dư luận các nước dân chủ, văn minh, tiến bộ trên toàn thế giới rất quan tâm. Cần nhấn mạnh điều quan trọng nữa là, việc tiếp xúc, trao đổi với các quan chức cao cấp đại diện nhà nước, quốc hội CSVN và gặp gỡ các thành phần dân cư trong xã hội Việt Nam để tìm hiểu sự thật về đất nước này trên các lĩnh vực mà phái đoàn dân biểu Quốc Hội Ca Na Đa đặc biệt quan tâm là không hề vi phạm luật pháp của nước sở tại - CHXHCN VN cũng như hệ thống luật pháp quốc tế. Ấy thế mà công an trong nước theo chỉ đạo của đảng CSVN vẫn trắng trợn chà đạp thẳng tay đến như vậy, thì thử hỏi rằng đời sống các quyền con người, quyền công dân của nhân dân Việt Nam thấp cổ bé miệng tại quốc nội còn bị trù dập, đàn áp, đạp vùi xuống tận bùn đen đến mức nào nữa đây !? Dư luận chúng ta cần đấu tranh, cực lực lên án và mạnh mẽ tố cáo hành vi bất xứng, hết sức thô bạo này của nhà cầm quyền độc tài đảng trị CSVN đối với phái đoàn dân biểu Quốc hội Ca Na Đa như tôi đã trình bày ở trên. Trong khi đó Ca Na Đa là một quốc gia trong mấy năm qua và hiện nay đang rất tích cực hợp tác, nhiệt tình, hỗ trợ cho chính phủ CS Việt Nam rất nhiều về mọi phương diện như kinh tế, tài chánh, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội, đào tạo cán bộ quản lý, nhất là về phương diện cải cách hệ thống tư pháp, luật pháp đảng trị và toàn trị CS đã quá lạc hậu lỗi thời...vv... Sau khi biết tin bất ngờ về cuộc tiếp xúc bị phá hoại như vậy, chúng tôi đã yêu cầu nhân viên bảo vệ khách sạn nói trên chụp giùm một vài bức ảnh làm kỷ niệm rồi ra về. Chính những tấm hình này cũng là các bằng chứng tố cáo sai lầm nghiêm trọng của bộ máy an ninh CSVN phạm phải trong quan hệ đối ngoại của nhà nước độc tài vốn không hề đại diện cho toàn thể nhân dân Việt Nam gây ra. Chúng tôi quyết tâm đưa sự kiện này ra ánh sáng công luận trên toàn thế giới để đấu tranh ngăn ngừa nhà nước CSVN không tái diễn điều tồi tệ này nữa trong tương lai với các phái đoàn quốc tế khi sang Việt Nam công tác muốn thị sát thực tế cuộc sống của người dân trong xã hội. Cũng vào tối hôm qua, sở công an Hà Nội đã cử thượng úy cảnh sát khu vực Bùi Đình Toàn gọi điện trực tiếp, rồi xuống tận nhà xin gặp nhà báo Nguyễn Khắc Toàn để dò la tin tức về vụ việc này. Đồng thời cũng vào tối hôm qua, dân oan Nguyễn Thị Kỷ quê tỉnh Thái Bình đã gọi điện thông tin cho nhà báo Nguyễn Khắc Toàn và chúng tôi cho biết thêm, là công an Hà Nội đang đe dọa sẽ hốt tất cả gần 30 đồng bào dân oan sang trại xã hội Đồng Dầu bên huyện Đông Anh trong những ngày sắp tới để ngăn chặn phái đoàn QH Ca Na Đa có thể sẽ ra tận vườn hoa Mai Xuân Thưởng Hồ Tây để gặp gỡ tiếp xúc với họ. Phái đoàn cũng có thể đã phải hủy bỏ cả chuyến đi thăm Giáo xứ Thái Hà do sự đe dọa và tăng cường quấy nhiễu nặng nề của công an CSVN... Hiện nay phái đoàn dân biểu quốc hội Ca Na Đa này vẫn ở Hà Nội để tiếp tục công tác theo chương trình của họ. Trước đó họ đã tiếp xúc với đại diện lãnh đạo “Cuốc hội CSVN” và một số cơ quan hữu quan của chính phủ độc tài chuyên chế CS Hà Nội, nhưng mọi di chuyển của đoàn đều bị công an CS theo dõi, khống chế rất chặt chẽ. Tôi sẽ thông tin thêm về mọi diễn biến tiếp theo khi cập nhật được tình hình mới để dư luận tỏ tường. Trong bài này tôi có kèm mấy bức hình làm bằng chứng do nhân viên bảo vệ của khách sạn nói trên đã giúp thực hiện để minh họa thêm sinh động cho bản tin khẩn cấp này được trân trọng gửi tới dư luận trên toàn thế giới. Viết tại nhà ở khối 13, Phố Chợ, thị trấn Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội Chiều tối ngày 17 và sáng ngày 18-7- 2010 Phóng Viên tự do khối 8406 – công dân Lê Thanh Tùng Điện thoại : 0199 - 777- 5733 Email : aiquocle@gmail.com Một số Anh chị em đấu tranh dân chủ và đại diện dân oan miền Bắc ngồi chờ đón phái đoàn dân biểu Quốc Hội Ca Na Đa tại phòng tiếp khách của khách sạn Metropole ở số 15 phố Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, TP- Hà Nội. Hình do nhân viên bảo vệ Hotel chụp giúp lúc hơn 14 giờ chiều ngày 16/7/2010 khi biết tin cuộc gặp đã bị công an phá hoại. Bà dân biểu Thái Thị Lạc gốc người Chăm – Việt Nam và giáo sư Nguyễn Chính Kết, đại diện Khối 8406 tại hải ngoại. Hình chụp trong một chuyến đi công tác ở TP Ottaoa - Ca Na Đa trong năm 2009, tấm hình này do Gs Nguyễn Chính Kết gửi tặng nhà báo Nguyễn Khắc Toàn mới đây.

Sunday, July 18, 2010


NGUYỄN THIÊN THỤ * TRUYỆN NGẮN





NGÔI NHÀ VÀNG


Ở Việt Trì, tại Ngã Ba Hạc có một cây đa rất lớn, mà bên dưới là hang hốc chồn cáo. Nhiều đêm, bọn ma quỷ, bọn hồ tinh thường hội họp bàn tán. Chúng bàn mọi việc trên trời dưới đất, trong xóm ngoài làng. Một con Ma chê bọn Cáo:
-Bọn bây nghe nói pháp thuật tinh thông mà ở chỗ hang hốc thấp kém, hôi thối.
Hồ ly nói:- Đó là nét văn hóa đặc thù của loài Cáo chúng tôi. Dù có tài thiên biến vạn hóa, chúng tôi vẫn giữ truyền thống cũ:
Ta về ta ở hang ta,
Dù to, dù nhỏ, hang nhà vẫn hơn!

Có một độ chúng ma nói chuyện với nhau về ngọc vàng. Một con nói:
-Tôi đã xuống Long vương thấy trong phòng Long vương chưng vô số ngọc, viên nào cũng to bằng quả trứng gà, đủ màu sắc.
Một Hồ Ly nói:
-Tôi thấy ở trong cung, hoàng hậu đội một cái vương miện bằng vàng to bằng cái rổ, xung quang đính những viên ngọc to bằng trái nhãn lồng!
Con ma khác nói:
-Ăn thua gì, bên Thái Lan có những ngôi chùa và tượng Phật bằng vàng thật.
Một con quỷ lên tiếng:
- Bên Thái Lan thì nói làm gì. Ở tại thôn Đoài, xứ Đoài có một cái nhà vàng .
Các ma tranh nhau hỏi:-Thật không?
-Thật chứ. Cái nhà toàn bằng vàng, ở trong có đủ thứ bửu vật. Ma thuật chuyện ấy cho nhau nghe, và bảo rằng cái nhà quý báu hiện có trên thế gian, ngay gần đây không xa.

Câu chuyện lọt vào tai Thổ công. Ông nghĩ rằng ông là thổ công xứ này, đưọc thiên đình giao cho việc theo dõi tình hình địa phương. Dưới ông là các đội trưởng, toán trưởng , tổ trưởng và hàng trăm quan lại thượng thừa đủ chủng loại và cấp bậc gồm những thằng tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư, trung tướng, thiếu tướng, và hàng chục vạn nhân viên , cứ mỗi nhân viên coi mười nhà. Nhân dân chúng nó ăn gì, vợ chồng chúng nó chửi nhau ra sao, yêu nhau ra sao đều báo cáo đầy đủ về bộ An Ninh Thiên Đình. Thế mà một cái nhà vàng nằm chình ình trong khu vực của ông lại không ai báo cáo việc này.

Nhân viên ông, thủ hạ ông toàn là những tay cốt cán, đã có thành tích phá tan hàng vạn cuộc nổi dậy và biểu tình chống đối. Chúng rất tích cực đến độ trước mắt quốc tế, chúng đánh đập nhân dân công khai, và trước tòa án, trước các phóng viên báo chí trong ngoài, chúng lấy tay bịt miệng người ta không cho nói. Danh từ " bịt miệng" không còn là nghĩa bóng mà là nghĩa đen rùng rợn, rõ rệt và man rợ! Chúng luôn trung thành với ông, với Thiên Đình, không lẽ chúng lo làm giàu mà quên nhiệm vụ? Không lẽ tất cả chúng nó đã chạy theo "diễn biến hòa bình" mà bỏ ngũ? Không lẽ kẻ thù tài ba ghê gớm có thể che thần nhãn của ông?

Việc to lớn như thế mà ông không biết, chứng tỏ ông và thủ hạ bất lực, sớm muộn sẽ bị thiên đình phát giác và trừng phạt. Lúc đó thì ông ăn cám, và về đuổi gà cho vợ cũng không xong!

Theo thói quen nghề nghiệp, ngay đêm ấy ông đến chơi đức Thành hoàng bổn cảnh để hỏi xem có tin tức về câu chuyện của ma nói xem thử hư thực như thế nào. Thành hoàng rất ngạc nhiên khi nghe ông bạn An Ninh kể chuyện. Ngài bảo:
- Ông còn không rõ, tôi thì đi đâu mà biết được. Tôi quanh năm nằm trong đình làng thôi thì làm sao biết việc ở làng khác, tỉnh khác!

Hai ông ngẩn người, bèn bảo nhau qua nhà Đông Trù Tư mạnh Táo quân, rồi cùng nhau đem việc lạ ấy hỏi Đông trù tư mệnh Táo quân. Đông trù nghe hai ông khách, lại tưởng chuyện Phong thần, cười và nói:
- Tôi chỉ công tác trong nhà chứ đâu công tác ngoài xã hội. Nếu có nhà vàng thì phải do cấp trên cao hơn theo dõi, chứ tôi chỉ công tác trong xó bếp nhân dân thôi! Nước ta nghèo, theo XHCN, làm gì có kiểu sang giàu như vua chúa đời xưa! Lạ quá. Xin các ông hãy kể nốt câu chuyện cho tôi nghe.

Thấy hai ông kia ngơ ngác, bấy giờ mới suy ra là chuyện thực. Đông trù thú thật rằng, chưa biết việc ấy bao giờ.
- Tôi tra xét việc thế gian, năm năm tâu lên Thượng đế, và nghe các đồng nghiệp trình tâu tình hình các nơi mà không thấy một việc lạ như thế. Vả lại ở thế gian, nếu có lâu đài vĩ đại, bất quá chỉ làm bằng đá bằng cây, chạm trổ đủ hình, đủ kiểu, hoặc vài nơi mạ vàng như bàn thờ hoặc câu đối chớ có nghe đâu nhà toàn bằng vàng như các ông bảo.
Thành hoàng nói:
-Vùng Sơn Tây thuộc Tản Viên linh thần. Ta nên lên Tản Viên hỏi thử.
Cả ba lên Tản Viên nhưng không được gặp vì Tản Viên sơn thần đi đự hội nghị ngoài biển đông với Long vương.


Táo quân nói:-Âu chúng ta nên hỏi Nam tào giữ sổ nhân gian xem sao.
Cùng nhau lên xe mây, để thiên ngưu kéo về thiên đình, thì bỗng gặp một nhà tu hành kỳ quái, không biết ở đâu lại hiện ra giữa không trung chặn đường.
Các thần đều hỏi:
- Ông là ai? Xin cho biết quý danh?
Người lạ đáp:
- Tôi là nhà tu Thích Đủ Thứ, sống trong một thế giới khác, nên các ngài không biết được. Nhưng về sau rồi các ngài có thể biết.
Các thần hỏi:
- Vậy ông chận đường chúng tôi có việc gì?

Nhà sư kỳ dị đáp:
- Tôi cũng vừa nghe các ngài bàn việc lên trên kia hỏi một vị thần khác giữ sổ thế gian, xem cái nhà vàng ở đâu. Tôi sợ các ngài đi xa nhọc nhằn mà sẽ không kết quả gì, vì chắc chắn trên kia, vị thần mà các ngài đến hỏi chuyện cũng không thấu rõ cái kỳ quan đó. Bọn họ chỉ lo kiếm vàng chứ không biết chuyện nhà vàng đâu. Các ông một là phải theo thủ tục đầu tiên, hai là phải có quyền thế, vây cánh và phải có giấy giới thiệu của cơ quan và của lệnh bài của Thiên Đình. Nếu không, chúng chỉ sang Nam Tào, Nam Tào lại chỉ về Bắc Đẩu, Bắc Đẩu lại chỉ sang Thái Thượng Lão Quân, Thái Thượng lão quân lại chỉ sang Vương Mẫu, Vương mẫu lại chỉ sang Đông Hải Long vương. Các ông chạy trăm năm cũng không có ai giải quyết vấn đề cho đâu!


Các thần nhìn nhau, rồi hỏi:
- Thế ông có cách gì cho chúng tôi biết không?
Nhà sư kỳ lạ gật đầu rồi dẫn các thần trở lại thế gian, về thôn Đoài, tỉnh Đoài. Đến đây thì trời rạng đông, các ma đã tản lạc theo đêm tối về phương khác. Người lạ rút trong tay áo ra một hạt ngọc trong như thuỷ tinh, hạt ngọc chiếu những tia sáng tinh anh. Rồi cho những tia sáng ấy rọi về phía xa, trỏ cho các thần xem. Các thần chăm chú nhìn tức thì thấy cách đó ba dặm, trong một cảnh thật huyền ảo, cái nhà vàng rực rỡ xuất hiện giữa một vườn cây kỳ dị.
Các thần rú lên:
- Đích rồi! Hoàng kim ốc!

Vừa nói xong, hạt ngọc và người lạ bỗng dưng biến mất. Các thần nhìn nhau, rồi nhìn về chốn huyền ảo khi nãy, thì chỉ thấy ánh sáng ban mai nhuộm hồng rừng núi và đồng ruộng. Ở đấy rải rác một vài nóc nhà, và chính nơi cái nhà vàng vừa thấy, thì lại là một túp lều tranh nhỏ.

Lúc bấy giờ trong ngôi nhà tranh, một chàng thư sinh vừa buông sách xuống, định ngả lưng nằm nghỉ. Bỗng nhiên ngó lên mái nhà, thầy ba bóng người đang vạch mái tranh nhìn xuống. Một ông mặt đen như nhọ chão, một ông đội mũ vàng, một ông bịt khăn rằn che mặt. Cả ba ông bàn cãi nhau và trong giấc mộng, chàng nghe ba ông bảo:
-Sao lại thế nhĩ?
Chàng thở ra, thở vào đều đều, rồi an giấc.
Đông trù cằn nhằn Thổ công:
- Hắn ta chỉ là một anh học trò khó, nghèo xơ xác, mà lại bảo ở nhà vàng. Hoang đường quá! Mộng mị quá ! Các ông là nhà cách mạng lại đi tin những điều yêu hồ nhảm nhí! Nếu dân chúng và thiên đình biết được thì uy tín các ông không còn, mà lại có thể bị rút thẻ "Ưu tiên" và đuổi xuống hạ giới!


Thành hoàng cũng bực mình:
- Tôi bỏ qua hết ba cuộc lễ kỳ yên rồi còn gì. Mấy ông thần hoàng bạn tôi ở Hà Nội, Hà Đông, Nam Định mời tôi về ăn nhậu, chơi bời, có em út và ca sĩ khắp bốn bể năm châu về, có sòng bài, đủ thứ vui. Khi về còn được hàng chục phong bao dày cộm. Thế mà vì việc chẳng ra chi mà đành lỡ hẹn với các ông trên ấy. Thật đáng tiếc, mất cả chỉ lẫn chài! Chẳng cái dại nào bằng cái dại nào!
Thổ công vuốt râu cười hắt:
- Thôi các ông đừng trách móc nhau nặng lời. Ta thử xem trên đường có gặp thằng nhà sư quỷ quái kia không mà cho nó một trận nên thân!

Ba ông vừa đi vừa nhìn kỹ, quả nhiên thấy bên gốc cây vệ đường, nhà sư kỳ dị đang nằm ngủ.
Cả ba thần đánh thức nhà sư và quát lón:
-Ông là nhà sư sao lại nói dối hả?
Nhà sư cười:
-Các ông quyền cao chức trọng nhưng sức học lớp ba, lớp năm trường làng cho nên chẳng biết chữ nghĩa của thánh hiền. Tôi xin mời ông trở lại ngôi nhà vàng.
Ba vị thần linh theo nhà sư bước vào ngôi nhà tranh. Người học trò đang nằm ngủ. Nhà sư mở cửa cùng ba thần linh đi vào nhà . Vị sư chỉ hai câu đối treo trên tường nhà người học trò:
Ngã độc thư, ngô mao lư thị hoàng kim ốc,
Quân hành thiện, quân Phật tâm tức bích ngọc thành.
(Ta đọc sách, nhà tranh ta là nhà vàng,
Ông làm thiện, tâm Phật của ông ấy thành ngọc)

Ông sư lại mở bồ sách, lấy ra một quyển nhan đề là "Trạng Nguyên Thi" và chỉ cho ba thần xem thì thấy hàng chữ:
"An cư bất dụng giá cao đường. Thư trung tự hữu hoàng kim ốc.Thiện tâm mao ốc hóa lâu đài."
( Ở yên là đưọc, không cần làm nhà cao. Trong sách có nhà vàng. Có lòng thiện thì nhà tranh thành lâu đài.)

Sau cả ba lên thiên đình, trình tấu sự việc. Thượng Đế cười:
-"Chúng nó lý tưởng quá, lý tưởng quá thì khổ. Nhà tranh sao là nhà vàng, sách nói hoang đường. Ta đây sống trên trời nhưng rất thực tế. Ta tranh đấu là tranh đấu cho ta, cho chúng ta, cho địa vị, tiền bạc cho vật chất vì chúng ta theo Duy Vật chủ nghĩa mà! Nhà của ta đây mới là nhà vàng, cung điện của ta giá hàng tỷ mỹ kim, nơi nghỉ mát của ta giá hàng triệu mỹ kim, tối tân hơn vạn lần cái nhà vàng trong mộng của chúng nó! Nhưng thằng đó nghèo mà dám nói nhà nó là nhà vàng. Đó là tư tưởng duy tâm thần bí! Nói như thế là nó bảo nó giàu sang hơn ta, đó là hành động chống phá triều đình! Các khanh nên đem nó đi học tập Đại Học Trường Kỳ."
Các thần bèn lạy tạ mà lui ra!


CẢNH ĐẸP THIÊN ĐƯỜNG


Lư sinh quê ở Thuận Hóa, lấy vợ ở Hà Tiên. Sở dĩ sinh lấy vợ xa như vậy là vì ngày trước, Lư công được triều đình biệt phái vào Nam giúp việc cho Tổng trấn Gia Định thành. Còn bố vợ là Đào công, quê Hà Tiên, đỗ cử nhân được bổ nhậm làm quan tại Gia Định thành, Hai ông gặp nhau, rồi kết bạn uống rượu, ngâm thơ. Hai gia đình trở nên thân thiết, bèn kết thành thông gia. Hai vợ chồng lấy nhau đã năm năm, sinh được hai trai, hai gái. Sau hai ông về hưu trí, Lư sinh theo cha về Thuận Hóa, còn bố vợ thì lui về Hà Tiên.
Mười năm sau, nghe tin nhạc phụ lâm trọng bệnh, sắp qua đời, Lư công tử bèn đem vợ con theo đường biển mà về Hà Tiên. Một đêm, thuyền đậu gần Tháp Chàm, công tử nằm ngủ thì thấy có một mỹ nhân áo tía bước tới cúi chào xin cùng công tử vui chơi. Công tử nghĩ rằng nơi sông hồ, núi non trùng điệp, làm gì mà có giai nhân. Chắc nàng là giống ma Hời hoặc giống Hồ Ly nên không dám gần gũi. Hôm sau, lại có một nữ nhân áo vàng đến, hỏi chàng có muốn đi ngao du không. Công tử nhận lời.
Chàng theo nàng áo vàng ra ngoài dạo cảnh. Nàng hỏi chàng có đi thăm chốn Thiên Đàng hay không. Công tử nghĩ Thiên Đàng chắc phải xa lắm. Chàng hỏi:
-Thiên Đàng ở đâu? Có xa không?
Nàng bảo Thiên Đàng gần đây thôi. Nàng nắm tay chàng đưa chàng bay lên không. Giây phút đến một vùng đất bao la, cung điện trùng trùng điệp điệp. Một bức tường cao rộng bao vây xung quanh Thiên Đàng. Muốn vào phải qua một cánh cỗng lớn, có lính canh gác. Nàng đưa Công tử đến cỗng, giao Công tử cho người mấy lính gác và nói nhỏ với họ điều gì đó. Một lát sau, bên trong có một mỹ nhân áo xanh chạy ra, chào đón chàng, và nói với người thiếu nữ áo vàng:
-Công tác của đồng chí đến đây là hoàn tất. Đồng chí nên trở về cơ quan.
Thiếu nữ áo vàng chào chàng và chàng cũng chào lại và ngõ lời cám ơn giai nhân.
Thiếu nữ áo xanh mời chàng vào một văn phòng khá rộng rãi, có bình hoa hồng và vài loại hoa khác. Trên sàn nhà trải tấm thảm Ba Tư rất đẹp. và trên tường treo tranh mỹ nữ theo nghệ thuật Trung Quốc đời xưa. Trên án thư có lò hương trầm , mùi trầm bay thoang thoảng trong không gian. Nàng hỏi chàng :-"Đại biểu" quê quán ở đâu? Đến đây du lịch hay tính việc đầu tư? Đại biểu mang vào đây bao nhiêu vàng? Đại biểu có mang châu báu gì không? Đại biểu có quen ai nơi đây không?
Chàng bảo rằng chàng chỉ đi du lịch theo đề nghị của thiếu nữ áo vàng hôm trước. Chàng không có ý định đầu tư. Chàng chẳng quen ai, chẳng có vàng bạc hay châu ngọc gì cả.
Nghe xong, thiếu nữ đưa cho chàng giấy bút bảo khai lý lịch, trong đó phải ghi rõ tam đại tổ tông. Chàng chỉ khai tên cha mẹ, nhưng không biết tên ông nội và ông cố vì thân phụ chàng là một trẻ mồ côi, được một phú ông đem về nuôi dạy. Giai nhân xem qua lý lịch, sắc diện có vẻ giận dữ. Nàng hỏi tại sao lại giấu diếm lý lịch. Nàng gọi một nhân viên đến và nói nhỏ với người này. Người này cúi đầu ra đi, một lát trở lại, nói nhỏ với nàng. Nàng lấy lại sắc mặt bình thường, hỏi chàng muốn đi đâu. Chàng trả lời là muốn đi xem cảnh Thiên Đường.
Nàng vui vẻ nói:-Trên thượng giới, nơi này thuộc Thiên Đường nhưng tên thật là Xứ
" Cáo Lông Đỏ Mặt Trắng". Xứ này có ba nơi là Thượng Thiên Đàng, Trung Thiên Đàng và Hạ Thiên Đàng. Đại biểu muốn tham quan nơi nào?
-Chàng đáp muốn tham quan cả ba.
Nàng đáp:-Đại biểu chỉ có thể tham quan Trung Thiên Đàng và Thượng Thiên Đàng. còn Hạ Thiên Đàng nay đang sửa chữa và xây dựng cho to đẹp hơn mười lần xưa nên chưa cho du khách tham quan.
Chàng bằng lòng.

Thiếu nữ áo xanh bèn ra hiệu cho hai nhân viên dẫn chàng đi. Họ dẫn chàng vào Thượng Thiên Đàng. Quả thật nơi đây sang trọng hết sức, hơn cả vua chúa xứ Ba Tư. hay Anh Quốc. Đi một hồi, hai nhân viên này kêu mệt và khát. Chàng bèn bảo họ dừng chân, tìm nơi nghỉ ngơi, ăn uống. Họ đưa chàng vào một tửu lâu to lớn. Chàng bảo họ cứ tự do ăn uống, tốn bao nhiều, chàng sẽ trả. Hai nhân viên này kêu rượu thịt. Giây lát, rưọu thịt được bưng ra, và lập tức có hơn mười thiếu nữ khác bu xung quanh. Kẻ đấm lưng, người lấy khăn ướp lạnh, người đề nghị khui rưọu này, người thì ân cần mở chai rượu khác, rất nhiệt tình. Có một vài nàng ngồi trong lòng chàng và hai nhân viên kia. Tất cả đều vui vẻ, trẻ trung, không bút mực nào tả xiết. Chàng ở lại với họ thâu đêm. Hôm sau thì đi tham quan Trung Thiên Đường.

Vừa ra đầu đường là chàng thấy nhiều thanh thiếu niên tập võ, đấu kiếm rất ngoạn mục, chỗ nào cũng có những cô gái cầm hoa nhảy múa, cảnh tượng rất vui vẻ. Chàng đi một đoạn thì thấy hàng trăm thanh thiếu niên, ông già, bà cả cầm sách mài miệt đọc.

Chàng hiểu rằng xứ này là Thiên Đường nhưng rất có tổ chức như vua chúa ngày xưa. Thượng Thiên Đàng chính là nơi vua chúa ở, ngày xưa ở trần gian thì gọi là nội cung, nội thành hay cấm cung. Còn Trung Thiên Đường thì chia ra nhiều loại. Một là các cơ quan, bộ viện, nhà thương, trường học và hai là các công xưởng, các nhà hàng, các công ty. Nơi đây là nơi làm việc của các quan lại và nhân viên, nhân dân phải có giấy phép mới được vào. Nhà thương, trường học hay các cửa hàng nơi đây là để dành cho các quan lại. Chàng hỏi nhà tù ở đâu. Cả hai nhân viên rùng mình sợ hãi, đồng thanh bảo rằng đây là thiên đàng, không có nhà tù, chỉ có các trường đại học. Chàng lấy làm ngạc nhiên vì trong kinh thánh có nói đến Thượng Đế đã giam Sa Tăng, sao lại ở đây bảo rằng không. Không lẽ có nhiều thiên đàng, và thiên đàng nơi đây là tốt nhất?
Chàng định bí mật đi thăm Hạ Thiên Đường. Khi hai nhân viên khác đến tìm chàng thì chàng cáo bệnh, xin ở nhà một ngày dưỡng sức. Ăn sáng xong, chàng bèn đi dạo quanh. Chàng kêu xe đưa ra khỏi Thượng Thiên Đàng, qua Trung Thiên Đàng. Hôm nay đường sá vắng tanh, không rộn ràng như hôm chàng đăng ký tham quan. Chàng đi dạo trong Trung Thiên Đàng thì thấy một người đàn bà ốm yếu dắt con đi trong cửa hàng. Nhìn kỹ thì bà chính là người đàn bà đã nhảy nhót ca múa rồi đứng lên choàng một tràng hoa vào cổ chàng trong ngày hôm qua. Chàng tiến lại chào hỏi. và hỏi nàng đi đâu. Nàng đáp nàng được tuyển vào ban ca vũ trong đoàn Công tác ngoại kiều để khi có quan khách đến thì ra biểu diễn. Vì vậy nàng có giấy phép ra vào mua hàng hóa.
Chàng khen nàng múa đẹp. Nàng cười mà bảo: -Đói mê tơi! Đói rụng rời nhưng được lệnh phải biểu diễn.
Chàng khen:- Nhân dân đây từ trẻ con cho đến ông già đều ham học, ham đọc quá nhỉ!
Nàng cười:-Tất cả là trò biểu diễn để chứng tỏ đất nước phần thịnh, dân chúng vui vẻ, yêu chế độ, thích đọc sách báo của Thiên Đình! Thực ra, dân chúng chỉ dùng sách báo của Thiên đình mà chùi. . . .

Đi qua một khu hoang vắng, có hàng rào kẽm gai xung quanh, chính giữa là một toà nhà mấy chục tầng, phía dưới là khu lô cốt, có hàng trăm lô cốt. Chàng hỏi khu này là gì. Nàng đáp đây là nhà tù. Trên kia là tù thường, dưới lô cốt là trọng phạm. Năm mười trọng phạm chung một lô cốt.Tội nhân nơi đây bị xích lại, nhốt trong phòng kín. Trong phòng có hàng trăm, hàng ngàn con vật hình dáng như gián, kiến càng, bò cạp đủ màu sắc, đủ chủng loại và kích cở bu vào cắn chân tay và thân mình. Vào đây coi như bị xử tử vì sau vài ngày không ăn uống và bị hút máu là chết.

Nói đến đây, chàng bỗng nghe tiếng chân người chạy thình thịch, và tiếng chó sủa. Người đàn bà cùng chàng chạy trốn. Nàng đưa chàng chạy qua bụi rậm rồi chạy vào một cao ốc. Cả hai leo đưọc đến tầng ba thì bị lính đuổi kịp. Chúng nắm chàng và người đàn bà ném xuống đất qua cửa sổ. Chàng sợ hãi kêu to lên. Giật mình tỉnh dậy mới biết mình nằm mơ.

LỤC ĐẠO NHÂN

Trương Nhân quê ở Quảng Ngãi bị Mọi Đá Vách nổi lên chống triều đình, chúng cướp phá thôn trang, khiến cho thân phụ chàng phải đem gia đình vào Phú Yên lánh nạn. Tại đây, Trương sinh gặp Mai Thế Hòa là người Gia Định theo cha ra Phú Yên vì cha chàng được đổi ra làm việc ở dinh quan Án sát. Hai chàng cùng theo học tại trường quan Giáo Thọ, và cùng chơi thân với nhau. It lâu sau, quan Tuần Vũ Quảng Ngãi là Nguyễn Cư Trinh dẹp ta mọi Đá Vách, xóm làng yên ổn, gia đình Trương lại về Quảng Ngãi.

Từ đó, hai chàng xa cách nhau và cũng it thư từ qua lại. Vài năm sau, Mai Thế Hòa thi đỗ tú tài, làm lại viên trong dinh quan Bố Chánh, cưới vợ là con quan huyện sở tại sinh được ba trai, hai gái.

Ông tú Hòa say mê ca nhạc, tửu sắc. Ngài thường cùng các quan viên trong phủ, huyện lân cận nghe hát ả đào. Nhà hát mà ông hay lui tới do một ả đào già cai quản, tên là Mai bà. Không ai biết bà quê quán ở đâu, nghe giọng nói của bà, người ta đoán là người Bắc. Dưới tay bà có năm cô đào thanh sắc tuyệt vời. Ông tú mê nhất là cô đào Mai Hoa. Ông đã đưa nhiều bài thơ cho nàng ca, lời lẽ tha thiết, như bài sau:


Nhớ Người

Giai nhân nan tái đắc
Trót yêu hoa nên dan díu với tình
Mái Tây hiên nguyệt gác chênh chênh
Rầu rĩ bấy xuân về, oanh nhớ

Phong lưu tài tử đa xuân tứ
Trường đoạn tiêu tương nhất chỉ thư

Nước sông Tương một dải nông sờ
Cho kẻ đấy, người đây mong mỏi !
Bứt rứt nhẽ trăm đường nghìn nỗi !
Chữ chung tình biết nói cùng ai ?
Trót vì gắn bó một hai ....!

Hai bên gắn bó với nhau. Bỗng một hôm Mai Hoa buồn bã. Nàng khóc mà nói:
-Tình duyên giữa chàng và thiếp đến nay phải đứt đoạn , thiếp xin bái biệt.
Ông tú ngạc nhiên hỏi tại sao. Nàng thưa rằng mẹ già ở quê bệnh nặng, gửi thư gọi nàng về. Ông tú hỏi nàng bao giờ trở lại. Nàng nói thân gái tuỳ lệnh mẹ cha, nàng không quyết định được. Ông tú lúc đó mới thấy ông rất cần nàng, ông van xin nàng ở lại. Nàng thưa rằng vì chữ hiếu phải về, không thể trái lệnh mẹ cha. Ông tú bèn nói:
-Ta rất yêu nàng. Nếu nàng trở lại thì ta sẽ cưới nàng làm hầu thiếp.
Mai Hoa bằng lòng, nàng hứa hẹn ba tháng hay nửa năm sau sẽ trở lại.

Quả nhiên, ba tháng sau nàng trở lại. Ông tú giữ lời hứa thu nạp làm thiếp. Gia đình của ông tú vui vẻ thuận hòa. Nhưng ba năm sau, vợ cả của ông và con trai đầu của ông lăn ra chết đột ngột. Ông đau khổ vô cùng.

Một hôm, ông tú nghe trẻ vào báo tin có Trương tiên sinh đến. Hai bạn cũ gặp nhau vui vẻ. Ông tú sai trẻ mang trà rượu ra mời bạn. Ngồi một hồi, Trương nói:
-Nhà của bạn có yêu khí mà hoạ diệt gia sẽ xảy ra không lâu.

Ông tú không tin lời bạn vì xưa nay ông vẫn không thích chuyện bói toán, ma quỷ. Nể bạn, ông hỏi:-Tại sao anh biết được?
Trương đáp:-Tôi có học qua thuật phong thủy, thấy nhà bạn đầy sát khí, nếu không lo cho mau thì vài tháng, hoặc một năm sẽ liên tiếp có người bệnh hay chết.
Ông tú hỏi:-Theo ý bạn thì phải làm sao? Bạn có thể ra tay trừ yêu quái không?
Trương đáp:-Tôi chỉ biết thuật phong thủy. Còn việc trừ tà phải nhờ đến Lục chân nhân, thầy tôi thì mới được.
Ông tú hỏi:-Lục đạo nhân ở đâu?
Trương đáp:-Thầy tôi ở đền Bát Quái trên Ngũ Hành Sơn.

Nghe theo lời Trương, hôm sau ông tú cùng Trương âm thầm đi Quảng Nam. It hôm sau, hai người rước Lục chân nhân về. Lục chân nhân bước vào cửa đã lắc đầu mà nói:
-Ở đây yêu khí nặng nề. Trong nhà này chắc chắn có yêu tinh hay hồ ly ẩn náu. Và trong nhà, nhiều người đã trúng tà.

Lục đạo nhân đi khắp nhà xem xét. Đoạn ông yêu cầu được gặp mặt hết mọi người trong nhà. Ông tú theo lời, gọi tất cả con trai con dâu, thiếp, gia nhân tới sảnh đường. Lục đạo nhân nhìn kỹ từng người, tới Mai Hoa thì đạo nhân ngửa mặt cười lớn không thôi. Mọi người đang kinh hãi thì thấy Mai Hoa nhảy tới cào vào mặt đạo trưởng, và phun khí đen vào mặt đạo trưởng. Đạo trưởng cầm phất trần đánh tới, trúng đầu, Mai Hoa ôm đầu, run rẩy tái mặt, thân hình chợt co rúm lại chỉ còn bằng con chó con. Lăn lộn một lát, nàng hiện hình thành con cáo lông đỏ, mặt trắng, đuôi vàng. Đạo trưởng nắm đầu cô ta xem sau gáy, thấy có một dãy kim nhọn như là lông nhím. Đạo trưởng bèn nhổ hết. Con Cáo run rẩy, khóc lóc. Đạo trưởng bèn bỏ nó vào hồ lô.

Tiếp theo đó, đạo trưởng cùng tú tài vào phòng riêng. Đạo trưởng lần lượt khám từng người. Lúc này, trong nhà còn hai người con trai, một cô dâu, còn hai con gái đã xuất giá. Người đầu tiên được khám là con thứ của tú tài. Nhìn sắc diện, đạo sĩ nói:
-Cháu bị trúng độc nặng. Hãy cởi áo ra. Người con thứ vâng lời cởi áo thì mọi người thấy trên lưng hiên hai ngôi sao đỏ to bằng hạt đậu xanh.
Đạo trưởng bảo:- Cháu trúng độc nặng, ba tháng nữa thì chết.
Đến người con trai thứ ba thì đạo trưởng xem mạch, rồi bảo:
-“Cháu nhẹ hơn anh cháu. Hãy cởi áo ra. Người con trai thứ ba bèn cởi áo , thì thấy có một ngôi sao đỏ màu nhạt.
Đến lượt người con dâu, đạo trường bảo:
-Cháu bị tà khí nặng lắm, hãy cởi áo cho ta xem. Người con dâu xấu hổ không chịu vén áo lên, con trai của tú tài phải ép vén lên, thấy trên lưng có ba ngôi sao đỏ đậm.
Đạo trưởng bảo:- Trong một tuần nữa thì không thoát tai nạn.
Xem đến con dâu thứ hai, đạo trưởng nhìn mặt và xem mạch thì cười bảo:
-Cháu không trúng độc.
Đạo trưởng bảo nàng cởi áo ra thì không thấy dấu vết gì đặc biệt.
Đạo sĩ bèn làm phép trừ tà, và cho mọi người uống thánh dược. Đạo sĩ bảo từ nay không còn lo hoạn nạn nữa.

Đạo sĩ quay lại tìm hồ lô thì thấy hồ lô nhẹ tênh. Đạo sĩ bảo con này pháp thuật cao cường đã bỏ trốn rồi nhưng đã bị nhổ độc châm nên không thể làm hại ai và cũng không còn pháp thuật. Nó chỉ loanh quanh đây thôi. Đạo sĩ bèn cùng gia nhân đi tìm kiếm khắp nơi. Khi đến chuồng gà thì thấy có một con gà lông đỏ, đuôi trắng mà lại chân cáo. Đạo sĩ bèn hô to:
-Nó đây rồi.
Đạo trưởng bèn bắt ấn trói chồn tinh, dùng lửa tam muội đốt chết nó.

Công việc trấn trừ và trị tà xong xuôi, chủ nhân mời đạo sĩ dùng cơm chay. Trong khi ăn, tú tài hỏi đạo trưởng:-Thưa đạo trưởng giống hồ này sao lại muốn giết người như vậy?
Đạo trưởng đáp:
-Loài yêu này không phải tầm thường. Đây là loại mới từ địa ngục lên. Chúng nó sinh ra từ các xứ phía bắc Trung Quốc, sau tràn vào Trung Quốc mà qua Việt Nam. Các thứ ma quỷ chuyên hút tinh khí người để bồi dưỡng nguyên thần và nâng cao công lực. Còn thứ này khác hơn, cao hơn, ác hơn. Chúng giết hàng triệu người để trừ những thế lực chống đối và những ai bất tuân. Chúng giết người không cần có tội hay không có tội mục đích là khủng bố. Còn lại thì chúng dùng mê dược làm cho điên đảo tâm thần, mất lương tri, tin vào bọn Cáo và coi Cáo như là thần thánh, cam tâm làm nô lệ cho chúng.
May phước nhà ông mới chết hai người, nếu để lâu thì nhà ông bị bọn Hồ ly chiếm, bản thân ông, dâu con ông bị giết, bị làm nô lệ cho yêu hồ!

xin đọc



Sunday, July 18, 2010


ĐIỀM TRỜI TRUNG QUỐC SẮP BỊ DIỆT VONG


Trung Quốc sắp bị diệt vong . Người Trung Quốc vẫn chưa tỉnh ngộ.
I.TÂN CƯƠNG TUYẾT MÙA HÈ

Người dân Tân Cương đang chứng kiến cảnh tuyết rơi bất thường giữa mùa hè gây thiệt hại nghiêm trọng cho gia súc và hoa màu.
Tuyết phủ trắng những cánh đồng lúa mì (Ảnh: China Daily)
Mới đây (6/6), một trận bão tuyết bất ngờ kéo dài 2 tiếng đồng hồ đã phủ trắng những cánh đồng lúa mì cũng như những ruộng hoa màu của huyện Tajik Taxkorgan ở Tân Cương. Gần 3 triệu ha khoai tây, lúa mì, đậu Hà Lan bị thiệt hại nghiêm trọng. Nhiều gia súc, gia cầm đã bị chết.



Trận bão tuyết bất ngờ vào đầu tháng 6 (Ảnh: yaxin.com)
Ngoài ra, nhiều công trình giao thông và điện lực cũng bị ảnh hưởng nặng nề: 22 tuyến đường bị hỏng, 12,1km kênh mương bị phá huỷ do đá lở.


Người dân đi dưới tuyết mùa hè (Ảnh: yidaba.com)

2. HỐ ĐỊA NGỤC

Trong khi Guatemala đang băn khoăn là liệu “hố địa ngục” khổng lồ xuất hiện hôm 1 tháng 6 tại thủ đô của họ có phải là một trường hợp đơn lẻ hay không, thì ở phía bên kia địa cầu, người Trung Quốc cũng phát hiện ra ít nhất 8 “hố địa ngục” đột nhiên hình thành trong 2 tuần qua trên khắp đất nước, và nhiều hố hơn nữa đã xuất hiện trong hai tháng qua.


Các công nhân Trung Quốc xem xét một hố sụt trên đường phố Bắc Kinh ngày 8 tháng 2.Các hố sụt là hiện tượng địa lý đã được biết đến, thường xảy ra chủ yếu ở các khu vực bị khai thác mỏ nặng hoặc ở trên nền đất vỡ hoang (AFP/Getty Images)


”Hố địa ngục” mới nhất được biết đến xuất hiện vào lúc 00:25 giờ Bắc Kinh, ngày 04 tháng 6, ở giữa một đường cao tốc ở tỉnh Triết Giang trên bờ biển phía đông của nước này. ”Hố địa ngục” này sâu khoảng 6m và rộng hơn 8m.

Một “hố địa ngục” xuất hiện vào ngày 04 tháng 6 trên một đường cao tốc ở tỉnh Triết Giang của Trung Quốc. (Nhiếp ảnh gia không muốn tiết lộ danh tính)
“Hố địa ngục” này lộ ra khi một xe tải hạng nhẹ đi qua chỗ đó. Xe tải đã bị lật nhào khi các bánh sau của xe bị mắc ở rìa của hố. Người lái xe bị thương nhẹ đã trèo ra và chặn luồng giao thông lại khi nhìn thấy cái hố khổng lồ đó. Cảnh sát đã đến trong vòng 10 phút và chặn đường lại.
Một phát ngôn viên của cơ quan quản lý đường cao tốc địa phương nói các chuyên gia tại hiện trường nghi ngờ rằng sự sụp đổ bất ngờ của một cái hang ngầm được tạo ra bởi đá vôi bị xói mòn đã gây ra cái hố đó, nhưng cuộc điều tra vẫn đang tiếp tục.
Sau đó cùng ngày, khoảng 300 dặm về phía tây thành phố Nam Xương, thủ phủ tỉnh Giang Tây, một chiếc xe hơi đang chạy đã bị mắc kẹt khi một cái hố có kích thước khoảng bằng chiếc xe đột nhiên mở ra trên con đường chính.


Ngày 3 tháng 6, bốn hố địa ngục khổng lồ đã mở ra ở tỉnh Quảng Tây, nơi một cơn bão kèm theo mưa xối xả đang hoành hành. Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, hơn 600 dân làng đã phải đi sơ tán.
Ba hố nhỏ hơn đã được tìm thấy giữa 27 và 30 tháng 5 ở tỉnh Tứ Xuyên phía tây nam Trung Quốc, gần 80 dặm kể từ tâm chấn Vấn Xuyên của trận động đất chết người tại Tứ Xuyên tháng 5 năm 2008 đã giết chết khoảng 80.000 người.
Tại thành phố Nghi Tân khoảng 260 dặm từ tâm chấn của trận động đất, 26 hố lớn hơn đã hình thành kể từ ngày 27 tháng 4.

Khúc dạo đầu của thảm họa?
Sự bùng phát của các “hố địa ngục” đã gây ra nỗi sợ hãi trong lòng người dân Trung Quốc. Mặc dù các báo cáo trên phương tiện truyền thông chính thức luôn luôn dẫn lời của các "chuyên gia" kết luận rằng các hố đó không phải là dấu hiệu cảnh báo của một trận động đất lớn nữa, nhưng người ta ít tin tưởng vào những lời bình luận như vậy.

Những người viết nhật ký trên mạng (blogger) đã đăng cảnh phim ghi lại những lời được cho là đảm bảo tương tự của các chuyên gia được phát sóng trên các kênh tin tức truyền hình địa phương ngay trước khi trận động đất Tứ Xuyên xảy ra. Họ đang chỉ trích những lời khẳng định như thế là không gì hơn các thủ đoạn của chính quyền để duy trì cái gọi là sự ổn định xã hội mà thôi.

"Tôi ghét nhất các “chuyên gia” trên truyền hình, những người tự tin hứa hẹn rằng mọi thứ đều ổn cả," một blogger viết, "Họ nói thế chỉ vì chính quyền bảo họ làm như vậy."
Nhiều blogger khác nói đùa rằng khi các phương tiện truyền thông bắt đầu bác bỏ những tin đồn động đất, thì đó chính là lúc để đóng đồ và sơ tán, vì một trận động đất chắc chắn là sắp xảy ra rồi.
Ít tin tưởng vào các báo cáo chính thức của chính quyền, người Trung Quốc đang ngày càng cảnh giác với những điều bất thường, như là sự xuất hiện của những đàn cóc hoặc rắn lớn, hoặc những đám mây có màu sắc hoặc hình dạng khác thường, và nghiêm túc chú ý tới bất cứ cảnh báo tai họa nào trên các trang blog.

Sự mất dần uy tín của chính phủ và tất cả những ký ức còn quá mới về một loạt các tai họa xảy ra gần đây đang khiến xã hội Trung Quốc trở nên dễ dàng bị kích động. Tháng 2 năm nay, chỉ một tin đồn về một trận động đất đã làm sợ hãi hàng chục nghìn người tại thành phố Thái Nguyên ở tỉnh Sơn Tây khiến họ phải chạy ra khỏi nhà và qua đêm trên các đường phố.


3. ĐỘNG ĐẤT

Động đất Tứ Xuyên tạo ra một núi lửa mới. Mặt đất bất ổn đúng như 2012
Sau "Đại địa chấn Tứ Xuyên 2008" một ngọn núi trẻ đã hình thành và hiện đang tỏa khói nghi ngút khiến người dân quanh khu vực lo sợ ngày tận thế sắp đến.


Kể từ khi hình thành, ngọn núi này luôn âm ỉ cháy, ban đầu chỉ là những vệt khói trắng nhỏ, không có mùi và ngày càng bốc khói mạnh.
Tuy nhiên cách đây hơn 1 tháng khói dày đặc hơn và trở nên đen kịt, kèm theo đó bốc mùi hăng rất khó chịu.

Sức nóng của ngọn núi lan xa khiến mọi người không thể tiếp cận. Người ta nghi ngại rằng những cột khói bốc khói này chính là kết quả cho thấy tâm trái đất đang bị nóng lên, một dấu hiệu cho thấy rất có thể một trận động đất dữ dội hơn sẽ xảy ra và gây ra ngày tận thế cho toàn trái đất.

Một chuyên gia mỏ ở Tứ Xuyên cho rằng cần phải tiến hành một cuộc thử nghiệm địa chất mới tìm được nguyên nhân chính xác của hiện tượng kỳ lạ này.

4. CỘNG SẢN CƯỚP ĐẤT DÂN

Xã hội vô đạo đức, quan niệm ngu muội "Người không vì mình, trời tru đất diệt"
Một nông dân Trung Quốc đang dùng một khẩu súng đại bác tự chế nã pháo sáng nhằm xua đuổi những chuyên gia bất động sản đang dòm ngó mảnh đất của ông.




Đạn pháo bắn ra từ khẩu đại bác tự chế của ông Yang có thể bay xa tới hơn 90 mét. (Ảnh: Getty Images) Yang Youde, cư dân vùng ngoại ô thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, tuyên bố đã đẩy lui hai nỗ lực thu hồi đất đai nhờ thứ vũ khí tự chế từ một xe cút kít và các ống điếu của ông.


Súng đại bác của ông Yang sử dụng đạn làm từ pháo hoa bán ở địa phương. Kể về các cuộc tấn công nhằm vào những nhân viên phá dỡ được phái đến để buộc ông rời khỏi mảnh đất của mình, ông Yang cho biết: "Tôi chỉ bắn phía trên đầu họ để hăm doạ. Tôi không muốn gây ra bất kỳ tổn thương nào".


5. TÀNG TỰ THẠCH

Thiên, Địa, Nhân cả 3 yếu tố dcs Trung Quốc đều đã mất . Trời đã định nó phải diệt vong trong vòng vài năm nữa . Cái gì đủ "giả, ác, đấu" đều phải bị trời diệt.
Vào tháng 6 năm 2002, một tảng "đá chứa chữ" (tàng tự thạch) có 270 triệu năm tuổi đã được phát hiện ở Quí Châu. Một vết nứt gãy hình thành 500 năm trước từ một khối đá to đã để lộ sáu chữ đại tự chỉnh tề "Đảng Cộng Sản Trung Quốc Chết " (Trung Quốc Cộng Sản Đảng Vong) viết bằng bút lông. Chữ "Chết" (亡) đặc biệt lớn. Các phương tiện truyền thông ở lục địa Trung Quốc đều đưa tin này, nhưng họ đã dấu từ "Chết" và chỉ đề cập đến những chữ "Đảng Cộng Sản Trung Quốc". Tuy nhiên từ "Chết" có thể được thấy rõ ràng trong những bức ảnh đăng trên tờ Nhân Dân Nhật Báo Trực Tuyến và website Tân Hoa (Xinhua.Net).
(Xinhua.Net).


Chi tiết của tảng đá, cho thấy rõ ràng các chữ, từ Xinua.Net Theo một ấn bản hải ngoại của tờ Nhân Dân Nhật Báo thì Bình Đường là một vùng núi cao thung lũng ở tỉnh Quí Châu, nằm ở phía tây nam Trung Quốc. Làng Chưởng Bố ở huyện Bình Đường là một điểm thắng cảnh trải rộng khoảng 6 km. Các cảnh đẹp tự nhiên có thể được thấy với những ngọn núi, con sông, các tảng đá, hang động, tre, cây cối và cá huyền bí. Vùng này nằm rất tách biệt, và vẫn không bị con người đụng chạm đến trong một thời gian dài.

Vào tháng 6 năm 2002, triển lãm nhiếp ảnh quốc tế Duyun đã đề nghị coi vùng này như là một điểm thắng cảnh để chụp ảnh. Trong khi quá trình làm sạch vùng này, tảng "đá chứa chữ" đột ngột được phát hiện.
Tảng "đá chứa chữ" bị tách làm đôi vì rơi xuống từ vách đá, và kẽ hở rộng đủ để chứa hai người. Mỗi phần dài 7 mét, gần 3 mét chiều cao và nặng 100 tấn. Những chữ chỉnh tề "Trung Quốc Cộng Sản Đảng Vong" có thể được thấy rõ ràng phần tảng đá bên phải, và mỗi chữ gần một thước (mười tấc) vuông. Các chữ được viết quá rõ ràng đến mức chúng có vẻ như là được khắc.


Sau khi tới khu vực thắng cảnh ở làng Chưởng Bố vào tháng 10 năm 2003, phó biên tập của tờ Nhân Dân Nhật Báo là Lương Hành đã viết, "Trong khi ở phía trên vách đá thường thì mọi người có thể phát hiện những đám mây trắng có vẻ giống như các con chó, hoặc cái gì đó trông như người hoặc con thú, bức tranh hoặc biểu đồ, tuy nhiên tất cả những thứ này không vượt qua giới hạn tạo bởi sự xuất hiện của bức họa chữ tượng hình này. Nếu ngày nay một khối đá to đột nhiên có thể viết, nói, khắc, phát triển kỹ năng viết, hoặc sử dụng các thuật ngữ chính trị, thì làm sao con người có thể tin điều đó. Thậm chí họ có dám tin điều đó không? Tuy nhiên, đối mặt với hai phần của của tảng "đá chứa chữ" bị tách ra, chúng ta không có cách nào khác là tin.

Các du khách tới để tìm kiếm các hiện tượng khác thường không thực sự dám tin điều này. Dù sự khéo léo của trời có đến đâu thì cũng làm sao mà có thể xảo diệu đến thế? Đã có "sách trời", "đá thái dương", "đá thần", vv., và bây giờ có "đá chứa chữ" đã trở thành kỳ quan chính của thung lũng Chưởng Bố thuộc "bảy kỳ quan", và đã nhận được sự khâm phục từ nhiều người.


Website Tân Hoa (Xinhua.Net) đưa tin về tảng đá "Đảng Cộng Sản Trung Quốc Chết" hai trăm triệu năm tuổi (Thời Báo Đại Kỷ Nguyên) Trong tháng 8 năm 2003, huyện Bình Đường đã mời một chuyên gia địa chất từ tỉnh Quí Châu tới để điều tra nghiên cứu Chưởng Bố, chuyên gia này sau đó đã viết một báo cáo chi tiết của cuộc khảo sát. Báo cáo đã khẳng định rằng "đá chứa chữ" đã rơi từ một vách núi cao về phía thung lũng sông của Chưởng Bố. Trên dốc đứng của vách núi, có thể thấy một vết lõm tương ứng từ đó tảng đá rơi. Sau khi tảng đá to này rơi, nó tách làm hai, và những chữ viết bằng bút lông "Đảng Cộng Sản Trung Quốc Chết" có thể được thấy rõ ràng ở phần bên phải đằng sau khe nứt.


Ba tháng sau, đoàn khảo sát văn hóa khoa học Trung Quốc gồm các nhà khoa học nổi tiếng để điều tra về các sự việc địa chất dị thường ở Bình Đường Quí Châu đã được thành lập để điều tra nghiên cứu "đá chứa chữ" trong khoảng từ ngày 5 đến ngày 8 tháng 12 năm 2003. Đội gồm 15 người trong đó có Lí Đình Đống, là viện sĩ Viện Khoa Học Trung Quốc, phó giám đốc của Học Viện Khoa Học Địa Lý Trung Quốc và là một chuyên gia về Địa Chất Trên Không và Biểu đồ Địa Lý; Lưu Bảo Quân, một nhà địa chất học trứ danh của Học viện Khoa Học Trung Quốc, Lý Phượng Lân, giáo sư tại Đại Học Địa Chất Trung Quốc và là một thành viên ủy ban của Công Viên Địa Chất Quốc Gia thuộc Bộ Tài Nguyên Đất Quốc Gia, chuyên gia cổ sinh vật học.

Các chuyên gia tin rằng "đá chứa chữ" ở thung lũng sông của Chưởng Bố là có từ khoảng 270 triệu năm trước, vào thời kỳ Pecmi. Sự sắp xếp ngay ngắn của các chữ trên "đá chứa chữ" có thể được giải thích từ khía cạnh địa chất rằng không có dấu hiệu là đã được người làm, tuy thế khả năng xảy ra là nhỏ. Tảng "đá chứa chữ" này không chỉ là một kỳ quan tầm cỡ thế giới, mà còn có một giá trị nghiên cứu địa chất lớn.



Trong cuộc điều tra này, các phóng viên của tờ Nhân Dân Nhật Báo, đài truyền hình CCTV, tờ Quang Minh Nhật Báo, Vệ Tinh Du Lịch, đài Phát Thanh Quốc Tế Trung Quốc và 20 phương tiện truyền thông khác bao gồm cả People’s Daily.Net, Sina.Net, Eastern Net, Sohu.Net, Yahoo, và New China liên kết đưa tin về việc tìm thấy này. Hơn một trăm tờ báo, đài truyền hình, và website khác đã phát lại tin tức về cuộc điều tra khoa học này.

Mặc dù không ai dám đề cập đến từ thứ sáu "chết", và chỉ báo cáo về năm chữ đầu tiên, nhưng mọi người có thể thấy nó, hiểu ý nghĩa của nó.
Trong một vũ trụ vô hạn cho phép các khả năng vô hạn, mọi thứ đều có thể xảy ra. Trong không-thời gian vô hạn của chúng ta, tự nhiên luôn luôn có thể tạo ra đồ án lý tưởng nhất, trong khi sự xảo diệu này chỉ có thể xảy ra một lần trong hàng tỉ năm, thì bất ngờ nó đã xảy ra ở thôn Bố Y, huyện Bình Đường. Thông tin thêm: Tàng tự thạch này đã được chính quyền Trung Quốc nghiên cứu (có đóng dấu xác nhận là THẬT của cơ quan nhà nước). Tuy nhiên vì thông điệp nhạy cảm của nó thông tin về nó hiện đang bị chặn tại Trung Quốc.

Theo xingHua

*
惊 看平塘“藏字石” 缪俊杰

 平塘,祖国西南黔桂接合部的一块高山谷地,因为交通闭塞,长久不为人所知。

  我得知平塘“藏字 石”的奇闻,是读了散文作家梁衡先生的《平塘“藏字石”记》。接着又看到中央电视台《走近科学》栏目播出的《揭密“藏字石”》。如此神秘,如此奇巧,直令 我生出探奇揭秘、不睹不快的欲望。恰巧,甲申初冬,贵州有关方面组织“中国名家看平塘”大型笔会,使我有幸走近平塘。

  贵阳下了飞 机, 沿贵新高速公路驱车南行,两个多小时车程,经都匀市转道,直抵平塘。在被称为“玉水金盆”的平塘县城住宿一夜,第二天大早,由平塘县委书记左润华、县长唐 官莹陪同,我们一行文友:邓友梅、王巨才、谭潭、张炯、周明、阎纲、何西来、邓刚、焦祖尧等,兴致勃勃地登车,直奔“藏字石”的所在地掌布乡桃坡村。汽车 在蜿蜒起伏的高山峡谷间爬行。平塘地处亚热带岩溶喀斯特地区,特殊的地质地貌,成就了这里山奇水秀、风景绚丽的地质奇观。掌布乡的浪马河峡谷、摆茹镇甲茶 村的九曲十八弯美景,毛南族聚居地平舟河的山水田园风光都令人陶醉。

  我们到达掌布乡,在布依族、苗族聚居的村寨桃坡,品尝了布依族 的 风味餐之后,即由导游小姐引领进入浪马河峡谷。沿河谷缓缓前行,浪马河峡谷的七奇———奇石、奇洞、奇山、奇水、奇竹、奇树、奇鱼,美景一幕幕映入眼帘, 令人目不暇接。

  我们走过一座吊桥,举首仰望,只见巍巍崇山,壁立如削,剑峰突起,再往前行,一座巨石横挡在前。导游说,这就是惊现 天 书的“藏字石”,是几年前有位长者在砍柴时发现的。这块从崖壁上坠落下来的巨石,分为两半,石各长七米,高近三米,重约一百余吨。清除了原来掩盖在巨石上 的杂草,隐约可见排列规整的几个大字:第一个字像“中”字,第二个字像繁体的“国”字,第三个字比较模糊像个“共”字,第四个字则像繁体的“产”字,第五 个字则像简体的“党”字。连起来读就成了一个政治名词“中国共产党”。村里人甚为惊奇,把它称为“救星石”。亿年巨石,突现奇观,传为佳话,也争论不休。 后来一些专家学者前来参观考查,他们解释说,这几个突起于石面如象形文字的化石,是在远古时代,由珊瑚、海绵和其他生物如贝壳类的碎屑形成的,偶然整合, 经过风化,形成了这样的地质奇观。人们可以按照中国人的意念去理解这些化石的图像,不过这也只是几亿分之几的概率,实属罕见。

  面对 这 块奇石,深感大自然的鬼斧神工,令人不可思议。著名评论家何西来即景赋诗云:“变换沧桑经万年,石藏奇字出人间;无需大将运斤斧,造化神工夺自然。”我 想,不管人们作何解释,这块奇石在掌布峡谷中出现,对于长期处于贫困状态的平塘人来说都是一件幸事。它将吸引成千上万的人来这里欣赏、观察、研究,是发展 旅游事业的一个重要契机。

  这个地质奇观,将为平塘人带来好运,也给走近平塘的旅游者留下难忘的记忆。

  《人民日 报 海外版》 (2005年03月01日 第七版) id="p_editor">(责任编辑:王 丹)

http://culture.people.com.cn/GB/40483/40486/3209493.html

Shocked to see Pingtang " Tibetan words stone "
Miao Junjie

Pingtang, the southwestern Guizhou-Guangxi joint part of a mountain valley , because of traffic blocking , long unknown.

I learned Pingtang " Tibetan words stone " of the anecdote , is reading the prose writers Mr. Liang Heng 's " pingtang " hidden words stone " in mind . " Then they saw the CCTV "approach to science " part broadcast of " Hood " hidden words stone " . " So mysterious, so Kit Kat , I give birth to adventure Jiemi straight , do not see unhappy desire. Happens , Jiashen early winter , Guizhou relevant organizations " to see China's famous pingtang "Large Pen , so I had the pleasure approached Pingtang .

Guiyang, the airplane , drive south along the highway in your new line , more than two hours by car , by Duyun City diverted , leading to Pingtang . Be known as " water jade Jinpen " the Pingtang county to stay one night, get up early the next day , from left Runhua Pingtang county party secretary , county Tang Guanying accompanied us a line literary friends : Deng Youmei , Wang Jucai , Tan Tan , Zhang Jiong , Zhou Ming , Yan Gang , Ho Hsi Lai , Deng Gang, Jiao Zuyao , etc. , interested in boarding , went straight to "possession of the word stone " peach Bo Village village where palm cloth . Car winding between rugged mountains and canyons crawl . Pingtang subtropical karst karst areas , special geological features , achievements Hill Church Shueisiou here , the scenery magnificent geological wonders . Palm cloth Township Long Ma River Gorge , the town put a tea Ru 9 18 curved beauty of the village , inhabited Maonan horizon idyllic landscape river boat were intoxicated .

We get palm cloth Township , in the Buyi and Miao villages inhabited by peach slope , taste the flavor of food after the Buyi , that lead into the waves by the tour guide , Miss Ma River Gorge . Slowly along the river valley before the line , seven waves Ma River Gorge --- odd rocks , Odd Hole , Church Hill, Church of water, bamboo odd , strange trees , strange fish, beautiful scenes greets, confusing.

We passed a bridge , give the first look , I saw towering Chongshan , stand like a wall , such as cutting , Jianfeng processes, further forward, a huge stone block his way to the former . Tour guide said that this is the Jing Xian bible of the " Tibetan words stone " , is a few years ago an elderly gentleman who discovered in the firewood . Piece fell down from the cliff stone , divided into two halves , each stone seven meters long , nearly three meters high , weighing about one hundred tons .

Remove the original cover of weeds in the rock , looming regular ranked several characters : the first word as " in " word , the second character in the traditional "national " character , the first three words rather vague like " A total of " word , the first four words are as traditional in the "production" , the first five words are like a simplified "party "is used. To link reading became a political term , " the Chinese Communist Party .

" The village people are very surprised , calling it " the savior of rock . " Million years stone , emergence wonders for the elephants , there has been endless . Later, examining a number of experts and scholars come to visit , they explained that several processes in the rock face such as the hieroglyphics of the fossils , was in ancient times by corals , sponges and other organisms such as shellfish debris formed by chance Zheng He , After weathering , the formation of such a geological wonder . People can follow the ideas of Chinese people to understand that these fossils images , but this is only a few hundreds of millions of points of probability , it is rare .

The face of this piece of rocks , deep nature of superlative craftsmanship , incredible . Images of the West to any well-known critic and composition and goes: " Transform After years of vicissitudes , Ishikura odd word out of earth ; no general transport jin ax , creation work of God seize natural . " I think , no matter how do people explain that this piece of strange Stone Canyon in the palm fabric appear , for long-term living in poverty pingtang people are a blessing . It will attract thousands of people come here to enjoy , observe, study is the development of the tourism industry an important opportunity .

This geological wonder , will bring good luck pingtang also to the tourists approached pingtang memorable .
   "People's Daily Overseas Edition" (March 1, 2005 7th Edition)

http://culture.people.com.cn/GB/40483/40486/3209493.html


藏字石


*
藏字石


*
藏字石

*
藏字石

height="385">

藏字石


VOA * NGUYỄN TRUNG PHỎNG VẤN TS. RALF EMMERS




Câu chuyện Việt Nam
Biển Đông khó trở thành một điểm xung đột lớn ở Đông Á'

Thưa quý vị,
Hà Nội mới lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh ‘thả ngay và vô điều kiện’ các ngư dân Việt Nam mà lực lượng hải quân Trung Quốc đã bắt giữ ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở biển Đông, khu vực địa chính trị được coi là quan trọng ở châu Á – Thái Bình Dương, thời gian qua đã dậy sóng trở lại vì một loạt các động thái mới của các nước tuyên bố chủ quyền. Trong chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ tuần này, mời quý vị theo dõi cuộc trao đổi của Nguyễn Trung với Tiến sĩ Ralf Emmers thuộc Trường Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), người cho rằng địa chính trị là yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm giúp hiểu rõ vấn đề tranh chấp ở biển Đông cũng như để tránh gia tăng căng thẳng ở khu vực này.

Nguyễn Trung | Washington, DC Thứ Bảy, 03 tháng 4 2010
Tiến sĩ Ralf Emmers (ltrái)
Hình: Saatnya Bicara

Tiến sĩ Ralf Emmers (ltrái)
Chia sẻ


Tin liên hệ

* Việt Nam phản đối tàu Trung Quốc tuần tra ở Trường Sa
* Không đạt được thỏa thuận về Biển Đông tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN
* TS Cù Huy Hà Vũ: Tham vọng của TQ trong cuộc tranh chấp biển Đông quá rõ ràng
* Thêm một tàu đánh cá của Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ

Ðường dẫn liên hệ

* Câu chuyện Việt Nam

VOA: Ông từng cho rằng các quyền lợi kinh tế, chính trị và chiến lược tác động tới bước đi của các nước liên quan tới vấn đề biển Đông. Yếu tố địa chính trị quan trọng như thế nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa các quốc gia?

Tiến sĩ Ralf Emmers: Tôi nghĩ rằng để hiểu rõ vấn đề tranh chấp biển Đông cần phải cân nhắc ba yếu tố chính. Một là, bản thân cuộc tranh chấp này tác động ra sao tới tinh thần dân tộc tại một số quốc gia tuyên bố chủ quyền đối với khu vực này, đặc biệt là tại Trung Quốc, Việt Nam và có lẽ cả Philippines nữa. Yếu tố thứ hai liên quan tới năng lượng. Người ta cho rằng khu vực biển Đông là nơi có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn. Nhân tố này rõ ràng cũng góp phần vào cuộc tranh chấp. Cuối cùng, tôi nghĩ rằng cần phải đánh giá vấn đề tranh chấp biển Đông trong bối cảnh quan hệ quốc tế và địa chính trị rộng lớn hơn như sự gia tăng sức mạnh hải quân của Trung Quốc cũng như sự đón nhận của các nước Đông Nam Á khác về sự lớn mạnh này.


Tôi tin rằng khi nắm được ba yếu tố này cũng như sự tương tác giữa chúng, chúng ta có thể hiểu vấn đề tranh chấp lãnh hải biển Đông một cách rõ ràng hơn.

VOA: Vậy chính sách nội địa của các nước đóng vai trò như thế nào trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông, thưa ông?

Tiến sĩ Ralf Emmers: Điều quan trọng tôi cần phải nhấn mạnh rằng tranh chấp lãnh hải ở biển Đông sẽ tác động tới nội tình các nước. Nó là một phần của tinh thần dân tộc tại nhiều nước Đông Nam Á, và cả Trung Quốc nữa.

Đây là một yếu tố quan trọng bởi lẽ nó khiến cho các nước tuyên bố chủ quyền ở biển Đông khó đưa ra bất kỳ một sự nhượng bộ nào. Tôi nghĩ rằng bất kỳ một sự nhân nhượng nào sẽ bị nhìn nhận là một sự nhu nhược trên trường quốc tế, cũng như đóng vai trò quan trọng trên chính trường nội địa. Sự nhân nhượng đó có thể bị phe đối lập ở trong nước sử dụng để lên tiếng phản đối.

Chính bởi lẽ đó, các quốc gia tranh chấp chủ yếu ở biển Đông không có nhiều lựa chọn khi đàm phán về vấn đề này. Họ không thể tạo ấn tượng rằng họ không theo đuổi quan điểm cứng rắn. Các quốc gia này cần phải chứng tỏ với cộng đồng quốc tế và người dân trong nước rằng họ bảo vệ quyền lợi của đất nước mình.

VOA: Thưa ông, việc Trung Quốc chiếm giữ Bãi đá Vành Khăn hồi những năm 90 đã gây quan ngại về chuyện Bắc Kinh có thể tìm cách thống trị biển Đông bằng vũ lực. Lo ngại này còn có cơ sở không, thưa ông?

Tiến sĩ Ralf Emmers: Hồi những năm 90, tranh chấp ở biển Đông rõ ràng đã minh họa cho hình ảnh về sự đe dọa của Trung Quốc cũng như phản ánh ý kiến cho rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục gia tăng sức mạnh đồng thời hành động như là một cường quốc theo ‘chủ nghĩa xét lại’ (revisionist), thay vì là một cường quốc ‘muốn giữ nguyên hiện trạng’ (status quo). Bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef) – nơi Trung Quốc chiếm đóng hồi năm 1995 - luôn được coi là một chỉ dấu cho thấy hành động có thể của Trung Quốc trong những thập niên tới, tức là nước này có thể dùng vũ lực để thay đổi hiện trạng thực tế.

Nhưng điều chúng ta cần nhớ rằng sự việc đó xảy ra hồi năm 1995. Kể từ hồi đó, Trung Quốc đã thay đổi quan điểm rất nhiều. Nước này không nhượng bộ về vấn đề chủ quyền, nhưng những gì Trung Quốc làm cho thấy họ sẵn lòng có các bước tiếp cận mang tính hòa giải và xây dựng cũng như thương thảo vấn đề với các nước ASEAN liên quan ở cấp độ đa phương nhằm tăng cường quan hệ ngoại giao và kinh tế với các nước thành viên của Hiệp hội.

Nhìn chung, thời kỳ sau 1995, có thể thấy rằng Trung Quốc đã thay đổi chính sách ngoại giao một phần vì nước này nhận thấy rằng vụ việc liên quan tới Bãi đá Vành Khăn đã gây ra nhiều quan ngại từ chính quyền các nước Đông Nam Á, trong đó có Hà Nội và Manila. Nhưng không may là, kể từ năm 2007, chúng ta lại chứng kiến một sự gia tăng căng thẳng ở biển Đông. Điều tôi hy vọng là Trung Quốc sẽ duy trì chính sách ‘giữ nguyên hiện trạng’. Tôi cho đó là quan điểm đúng đắn nhằm duy trì ổn định và hòa bình ở khu vực.

VOA: Hồi năm 2002, Trung Quốc đã ký vào Tuyên bố chung về ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông (Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea), và động thái này được đánh giá rằng Bắc Kinh sẵn lòng tôn trọng các nguyên tắc của ASEAN. Nhưng đồng thời cũng có chỉ trích cho rằng Tuyên bố này chưa hiệu quả và đủ mạnh. Ông nghĩ sao về ý kiến đó?

Tiến sĩ Ralf Emmers: Tôi đồng quan điểm với đánh giá này. Tôi cho rằng Tuyên bố chung về ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông ký hồi năm 2002 rõ ràng là một bước đi đúng hướng. Hồi đó, Trung Quốc cho thấy họ sẵn lòng thể hiện sức mạnh một cách kiềm chế, và tôn trọng các nguyên tắc của ASEAN. Thiện chí này đã được khẳng định lại một năm sau đó khi Trung Quốc trở thành nước không thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (Treaty of Amity and Cooperation).

Theo tôi, việc làm này mang tính biểu tượng, và nó cho thấy rằng Trung Quốc đã thay đổi quan điểm nếu so với hồi cuối những năm 90. Tuy nhiên, Tuyên bố đó cũng có những điểm yếu và hạn chế. Nó chỉ là một tuyên bố thuần túy chính trị và không bao gồm một cơ chế ngăn chặn tranh chấp lãnh hải leo thang cũng như tranh chấp về đánh bắt cá ở biển Đông. Trên thực tế, Tuyên bố chung đó nhằm hướng tới một Bộ Quy tắc ứng xử mang tính chất cưỡng hành. Nhưng kể từ năm 2002, tiến trình thảo luận mang lại ít tiến bộ.

VOA: Ông đánh giá như thế nào về sự phân chia sức mạnh hải quân ở khu vực biển Đông hiện nay, và các nước nhỏ như Việt Nam cần phải làm gì?

Tiến sĩ Ralf Emmers: Điều chúng ta chứng kiến trong 10 hay 15 năm qua là sự gia tăng nhanh chóng sức mạnh hải quân của Trung Quốc. Điều này không trực tiếp liên quan tới vấn đề tranh chấp biển Đông, mà là kết quả từ việc Trung Quốc đang trỗi dậy, trở thành một cường quốc trên thế giới. Chính vì thế, họ nhanh chóng hiện đại hóa lực lượng hải quân của mình. Tôi cho rằng Trung Quốc thực hiện điều này chủ yếu nhằm bảo đảm sự an toàn các tuyến hàng hải của nước này, nhằm tiếp cận các nguồn khoáng sản tự nhiên từ Trung Đông và châu Phi.

Nhưng dĩ nhiên, việc Trung Quốc hiện đại hóa hải quân cũng nhằm để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền lãnh hải ở vùng biển Đông Trung Hoa, Đài Loan và Nam Trung Hoa. Những gì chúng ta chứng kiến là một sự gia tăng sức mạnh nhanh chóng và điều đó rõ ràng đã làm thay đổi sự phân chia quyền lực ở biển Đông. Đó là một yếu tố quan trọng, đặc biệt đối với các nước như Việt Nam.

Việc Việt Nam mua tàu ngầm của Nga là nhằm hiện đại hóa hải quân của nước này, nhưng cũng đồng thời có yếu tố biển Đông trong đó. Tôi nghĩ rằng điều các nước muốn tránh bằng mọi giá là tình trạng đối đầu an ninh đang hình thành, trong đó có chuyện một quốc gia vừa mua một loại khí tài cụ thể, một nước khác ngay lập tức đáp lại bằng việc mua vũ khí tương tự. Điều các nước muốn tránh ở biển Đông, theo tôi, là một cuộc chạy đua vũ trang. Việc vũ trang hóa các tranh chấp ở biển Đông sẽ khiến khó giải quyết các tranh chấp này một cách hòa bình.

Tôi cho rằng điều các nước cần làm là các bước đi xây dựng lòng tin, các biện pháp ngoại giao phòng vệ, các nỗ lực đa phương và song phương nhằm giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Tôi nghĩ đó là vấn đề cơ bản.

VOA: Ông từng nghiên cứu về các biện pháp ngoại giao phòng vệ cũng như nguy cơ xung đột ở biển Đông. Ông nhận định như thế nào về nguy cơ này?

Tiến sĩ Ralf Emmers: Tôi cho rằng nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột hải quân ở khu vực biển Đông ngày nay không lớn. Điều tôi quan ngại là nguy cơ xảy ra các vụ việc có thể làm gia tăng căng thẳng giữa các nước. Tôi cho rằng cho tới nay, các nước tuyên bố chủ quyền ở biển Đông kiểm soát vấn đề này tương đối tốt. Chúng ta đã chứng kiến căng thẳng ở đây đó, nhưng các bên đã nhanh chóng trở lại hiện trạng ban đầu nhằm ngăn cản tình hình xấu đi.

Trong thời gian ngắn hạn và trung hạn, tôi không nghĩ biển Đông trở thành một điểm xung đột lớn ở Đông Á. Tôi cho rằng các bên cần phải nhận thức về các nguy cơ xảy ra các vụ việc liên quan tới vấn đề đánh bắt hải sản mà có thể dẫn tới căng thẳng và khủng hoảng song phương và đa phương giữa các nước. Nói chung, tôi nghĩ nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột ở biển Đông là không nhiều.

Xin cám ơn Tiến sĩ Ralf Emmers. Đến đây cũng đã kết thúc chương trình 'Câu chuyện Việt Nam' tuần này. Nguyễn Trung xin hẹn gặp lại Quý vị tuần sau. Nếu Quý vị muốn chia sẻ các câu chuyện cùng thông tin hấp dẫn từ nơi mình sinh sống, xin gửi về địa chỉ: vietnamese@voanews.com. Xin ghi trên tiêu đề là gửi chuyên mục 'Câu chuyện Việt Nam'. Xin chân thành cám ơn.


http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam-story/Geopolitics-and-Maritime-Territorial-disputes-in-the-South-China-Sea-04-03-10-89839547.html



CÁC TÀI LIỆU VỀ TRUNG QUỐC


Trung Quốc 5 lần suýt bị tấn công hạt nhân

25/05/2010 07:08:21
- Sau hàng chục năm nằm trong vòng bí mật, mới đây chuyên đề Lịch sử tham khảo của tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc đã tiết lộ về 5 lần Trung Quốc bị đe dọa tấn công hạt nhân kể từ năm 1949 đến nay. Đây là lần tiết lộ hiếm hoi của một cơ quan truyền thông chính thống về những thời khắc nguy hiểm nhất mà Trung Quốc từng phải đối mặt.
Thời khắc nguy hiểm nhất
Trong 5 lần Trung Quốc bị bóng ma chiến tranh hạt nhân đe dọa, có tới 4 lần từ Mỹ và 1 lần từ Liên Xô. Lần nghiêm trọng nhất vào năm 1969, sau những đụng độ quân sự tháng 3 năm đó tại đảo Trần Bảo trên sông Ussuri, Hắc Long Giang - biên giới Đông Bắc Trung Quốc.
Ngày 2/3, quân Trung Quốc phục kích lính biên phòng Liên Xô. Liên Xô trả đũa ngày 15/3 bằng việc oanh tạc những điểm tập trung quân sự của Trung Quốc và tấn công đảo Trần Bảo. Theo số liệu của Trung Quốc, 58 lính Liên Xô thiệt mạng và 97 người bị thương. Vụ xung đột này đã châm ngòi cho phản ứng giận dữ công khai từ cả hai bên.
Ở Trung Quốc, khoảng 150 triệu binh lính và dân thường tham gia các cuộc biểu tình chống Liên Xô, truyền thông chính thống viết “đã đến lúc đánh bại Sa hoàng mới” và chuẩn bị tâm lý cho dư luận về một cuộc chiến tranh, bao gồm cả vũ khí hạt nhân. Nhân vật số hai Trung Quốc, Lâm Bưu đã hạ lệnh điều 940.000 binh lính, 4.000 máy bay và 600 tàu rời khỏi các căn cứ, đồng thời vận chuyển nhiều trang thiết bị quan trọng từ Bắc Kinh đến Tây Bắc, các tuyến đường đến những sân bay chính bị phong tỏa.
Binh  sĩ Liên Xô trên đảo  Trần Bảo năm  1969
Binh sĩ Liên Xô trên đảo Trần Bảo năm 1969
Liên Xô cũng tổ chức những cuộc biểu tình lớn chống Trung Quốc ở Moscow, đồng thời điều hàng nghìn quân đến vùng Viễn Đông và chuẩn bị tên lửa trang bị đầu đạn hạt nhân. Moscow thông báo với các đồng minh Đông Âu rằng Liên Xô dự định thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân “để quét sạch mối đe dọa Trung Quốc và loại bỏ kẻ gian hùng hiện đại này”.
Ngày 20/8/1969, đại sứ Liên Xô thông báo với Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger về các kế hoạch của họ và yêu cầu Mỹ giữ vai trò trung lập. Mong muốn chặn cuộc tấn công này, Nhà Trắng để lộ câu chuyện cho tờ “Washington Post”.
Số ra ngày 28/8 của tờ này đưa tin Liên Xô dự định phóng các tên lửa mang hàng trăm tấn nguyên liệu hạt nhân nhằm vào Bắc Kinh, Trường Xuân, Yên Sơn và các trung tâm phóng tên lửa của Trung Quốc như Tây Xương, Lop Nor. Cuối tháng 9 và tháng 10 năm đó, cơn sốt chiến tranh ở Trung Quốc lên đến đỉnh điểm. Lâm Bưu hạ lệnh cho quân đội rời khỏi các căn cứ còn người dân ở các thành phố lớn đào hầm trú ẩn, tích trữ lương thực.
Trong bước đi cuối trước cuộc tấn công, Moscow hỏi ý kiến của Washington. Tổng thống Mỹ Richard Nixon coi Liên Xô là mối đe dọa chính của ông ta và muốn một Trung Quốc mạnh hơn để chống lại Liên Xô.
Ngày 15/10/1969, Kissinger nói với đại sứ Liên Xô rằng Mỹ sẽ tấn công hạt nhân 130 thành phố Liên Xô nếu Liên Xô tấn công Trung Quốc. Dù đó là cảnh báo thực sự hay chỉ dọa suông, nó vẫn hiệu quả. Đại sứ Liên Xô tuyên bố: “Người Mỹ phản lại chúng ta”. Họ hủy bỏ tấn công và đàm phán với Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng chấm dứt.
Ngoại  trưởng Henry Kissinger:
Ngoại trưởng Henry Kissinger: "Mỹ sẽ tấn công Liên Xô nếu Liên Xô tấn công Trung Quốc"
Mỹ và kế hoạch bất thành
Việc Mỹ phản đối Liên Xô là để “báo thù” lại những gì xảy ra 5 năm trước, khi Liên Xô từ chối tham gia một cuộc tấn công mà Washington muốn phát động nhằm vào chương trình hạt nhân mới bắt đầu của Trung Quốc.
Tháng 1/1955, Mao Trạch Đông quyết định phát triển quả bom hạt nhân đầu tiên. Bắc Kinh chọn Lop Nur ở vùng sa mạc phía Đông Nam Tân Cương là trung tâm cho chương trình hạt nhân của mình. Các máy bay do thám U-2 từ Đài Loan chụp được các hình ảnh về Lop Nur và những cơ sở hạt nhân khác.
Tháng 1/1961, Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ nói rằng Trung Quốc sẽ kích nổ thiết bị hạt nhân đầu tiên của mình vào cuối năm 1962 và sau đó đến 1965 là có thể thử bom hạt nhân.
Tháng 10/1961, Tổng thống Mỹ John Kennedy nhận xét nếu trang bị thêm vũ khí hạt nhân, Trung Quốc sẽ “nuốt chửng” Đông Nam Á. Mỹ muốn tấn công các cơ sở hạt nhân Trung Quốc trước khi họ phát triển được bom hạt nhân và xem việc quan hệ Xô-Trung chia rẽ trong năm 1961 là cơ hội hoàn hảo cho một chiến dịch chung.
Ngày 14/7/1963, một phái viên Mỹ tại Moscow đưa ra giới thiệu chi tiết về chương trình hạt nhân của Trung Quốc đồng thời đề xuất một chiến dịch chung Mỹ-Liên Xô nhằm ngăn chặn tham vọng trên. Nhưng Tổng Bí thư đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khruschev đã từ chối.
Một  vụ thử hạt nhân của  Trung Quốc ở   Lop Nur
Một vụ thử hạt nhân của Trung Quốc ở Lop Nur
Washington cũng xem xét những giải pháp khác như tấn công bằng lính Mỹ và Đài Loan, nhảy dù đổ bộ, ném bom thông thường hoặc bom hạt nhân. Tháng 8/1964, Washington dự đoán Trung Quốc sẽ kích nổ quả bom đầu tiên vào năm 1965. Nhưng chưa đầy 2 tháng sau, ngày 16/10/1964, Trung Quốc đã thử thành công quả bom hạt nhân đầu tiên của mình. Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson gọi đó là “ngày bi kịch và đen tối nhất cho thế giới tự do”.
Ba mối đe dọa hạt nhân còn lại
Ba mối đe dọa hạt nhân trước đó đối với Trung Quốc đều đến từ Mỹ. Lần đầu tiên là trong Chiến tranh Triều Tiên. Trước khi Trung Quốc can thiệp vào cuộc chiến, tháng 10/1950, Mỹ và quân đội Nam Triều Tiên đang di chuyển thoải mái hướng về biên giới Trung Quốc và binh lính còn hy vọng về nhà kịp Giáng sinh. Nhưng sự can thiệp của Trung Quốc, với cái giá khủng khiếp về con người, đã đẩy lùi Mỹ.
Cuối tháng 11 năm đó, Quốc hội Mỹ đề xuất xem xét mở các cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Bắc Triều Tiên, Đông Bắc Trung Quốc và các thành phố khác. Đề xuất đó được quân đội Mỹ ủng hộ. Ngày 30/11, Tổng thống Mỹ Harry Truman nói rằng ông đang xem xét giải pháp sử dụng hạt nhân. Kế hoạch này gây giận dữ ở nhiều thủ đô phương Tây. Anh và Pháp đi đầu trong việc phản đối kế hoạch trên. Trong khi đó, không quân Mỹ thực hiện một cuộc diễn tập giả định tấn công hạt nhân nhằm vào Bình Nhưỡng.
Binh sĩ Trung Quốc trong chiến tranh Triều Tiên
Tháng 3/1951, Truman điều 9 máy bay B-29 trang bị vũ khí hạt nhân đến đảo Guam. Đầu tháng 4, các máy bay trinh thám Mỹ bay qua Đông Bắc Trung Quốc và tỉnh Sơn Đông để lựa chọn những mục tiêu. Tuy nhiên, cuối cùng, Truman đổi ý cho rằng sử dụng vũ khí hạt nhân là quá nguy hiểm và cuối tháng 6 năm đó, những máy bay B-29 được gọi về.
Hai mối đe dọa hạt nhân còn lại là hậu quả từ những xung đột quân sự giữa Trung Quốc với Đài Loan. Chúng diễn ra sau khi Washington và Đài Bắc ký một hiệp ước phòng thủ chung vào tháng 12/1954. Trong tháng Giêng và tháng 2/1955, Quân Giải phóng nhân dân (PLA) chiếm 3 đảo ngoài khơi tỉnh Phúc Kiến. Với sự trợ giúp của hải quân Mỹ, quân đội Đài Loan sơ tán 25.000 lính và 15.000 dân trên các đảo này về Đài Loan và tập trung phòng thủ ở các đảo Quemoy và Matsu.
Ngày 6/3, Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles nói rằng nếu PLA buộc Quemoy và Matsu phải sơ tán nữa, đó sẽ là một thảm họa cho phòng thủ của Đài Loan và các nơi khác ở châu Á. Dulles cho biết Mỹ sẽ xem xét sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ các đảo này. Đến cuối tháng 3, các máy bay B-36 ở Guam được trang bị vũ khí hạt nhân và sẵn sàng hành động. Nhưng, cũng như 4 năm trước, lời đe dọa đó vấp phải chỉ trích rộng rãi trên thế giới rằng việc bảo vệ hai hòn đảo nhỏ không đáng phải sử dụng vũ khí hạt nhân. Mỹ bỏ ý tưởng đó và tổ chức các cuộc đàm phán cấp đại sứ với Trung Quốc ở Geneva trong tháng 8 năm đó.
Quái  vật ném bom B-36 của   Mỹ
Quái vật ném bom B-36 của Mỹ
Mối đe dọa cuối cùng là vào năm 1958, sau các vụ không kích của PLA vào Quemoy ngày 23/8 năm đó. Ngày kế tiếp, các tàu PLA tấn công những tàu rời đảo hướng về Đài Loan và bao vây Quemoy. Từ các căn cứ ở Guam và Nhật Bản, không quân Mỹ hỗ trợ quân sự và dân sự cho Quemoy.
Quân đội Mỹ đề xuất sử dụng bom hạt nhân đánh Trung Quốc. Đã có 5 máy bay B-47 ở Guam được đặt trong tình trạng sẵn sàng chờ lệnh ném bom xuống sân bay Hạ Môn với khả năng công phá không khác gì những trái bom nhằm vào Hiroshima tháng 8/1945. Nhưng cũng như người tiền nhiệm Truman, Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower quyết định rằng rủi ro là quá cao. Mỹ sẽ chỉ giúp Đài Loan bảo vệ Quemoy và Matsu bằng những vũ khí thông thường, và Trung Quốc một lần nữa thoát khỏi nguy cơ bị tấn công hạt nhân.
Minh Tâm (Theo LSTK)



Trung Quốc chuẩn bị tấn công Việt Nam?

Đăng bởi tinletrai on 04/02/2010
LTS:
Bài này do Lê Tín Trai lấy tài liệu của Tổng Cục II. Tổng cục II lấy tài liệu ở đâu? Không thấy ghi xuất xứ. Nay nhiều trang web của Trung Quốc đã có luận điệu chủ trương tấn công Việt Nam. Đây chỉ là những lời hù dọa để cho bọn Cộng Sản Việt Nam ngoan ngoản cắt đất dâng biển? Hoặc đây là chuẩn bị dư luận, mục đích khích động lòng yêu nước mù quáng của nhân dân Trung Quốc ? Tuy nhiên, ý kiến chủ chiến này không khác ý kiến của vài tướng lãnh Trung Quốc đã hô hào diệt Mỹ trong khi đó giới ngoại giao tỏ ra "lịch sự " hơn.
Sơn Trung



“Tiến công Việt Nam theo kế hoạch A:
đánh một trận, thiên hạ sẽ ổn định”
Donnerstag/HồngKông
Bài báo viết cùng với việc sức mạnh tổng hợp quốc gia và sức mạnh quân sự của Trung Quốc không ngừng được tăng cường, việc giải quyết vấn đề Đông Nam Á và chủ quyền Nam Hải (Biển Đông) sẽ là trọng điểm từ nay về sau của chính sách đối ngoại và phương hướng hành động quân sự chủ yếu của Trung Quốc.
Điều nghiên chiến lược
Từ trước đến nay Việt Nam và Đông Nam Á đều thuộc phạm vi thế lực truyền thống của Trung Quốc. Trong phần lớn thời gian của lịch sử, Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng hữu hảo. Nhưng từ sau thập kỷ 70 của thế kỷ trước, do thực lực của nước ta suy yếu nên đã dần dần mất đi quyền kiểm soát đối với khu vực này. Việt Nam nhân cơ hội này đã xâm chiếm lãnh thổ của nước ta, đưa tới hai nước thù địch, giao chiến với nhau.
Hiện nay, Việt Nam là mối đe dọa chủ yếu nhất đối với an ninh lãnh thổ Trung Quốc, là trở ngại lớn nhất đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhìn từ góc độ khác cho thấy Việt Nam cũng là đầu mối và trung tâm chiến lược của toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Muốn kiểm soát lại Đông Nam Á cần chinh phục Việt Nam. Chinh phục Việt Nam là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất để Trung Quốc mở rộng về phía Nam .
Việt Nam là nước có thực lực quân sự mạnh nhất ở Đông Nam Á, lại có kinh nghiệm chiến tranh phong phú, đặc biệt là kinh nghiệm tác chiến với các nước lớn quân sự. Cho nên nhìn từ góc độ nào thì Việt Nam đều là “khúc xương khó nhằn”. Dựa theo câu nói của Mao Chủ tịch thì về chiến lược chúng ta cần coi thường địch, nhưng về chiến thuật phải coi trọng đối thủ. Cho nên hành động quân sự đối với Việt Nam cần phải có một kế hoạch tác chiến tỷ mỉ khoa học.
Địa hình Việt Nam rất đặc thù, ví von một cách thông tục thì Việt Nam giống như một con rắn nước kỳ quái nằm ở cực Đông của bán đảo Trung Nam . Hướng Bắc-Nam thì dài, hướng Đông – Tây thì hẹp. Chiều dài Bắc-Nam khoảng 1600km, chỗ hẹp nhất hướng Đông-Tây chỉ có 50km. Địa thế Việt Nam phía Tây cao, phía Đông thấp, địa hình ba phần tư là núi và cao nguyên.
Phía Bắc Việt Nam nhiều dãy núi liên tiếp nhau bị ngăn cách bởi những khe núi vực sâu, cao 300-1500m so với mặt nước biển. Phía Nam là cao nguyên và đồi núi, cao 500-1500m so với mặt nước biển. Trên núi sông suối nước chảy xiết, mùa mưa nước lũ tràn lan, rừng rậm nhiệt đới bao phủ 40% diện tích toàn lãnh thổ. Cho nên phần lớn các khu vực ở Việt Nam không thích hợp với tác chiến cơ động với quy mô lớn.
Theo bài học thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và kinh nghiệm thành công của chúng ta trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ, việc sử dụng lực lượng sơn cước và máy bay trực thăng vũ trang là biện pháp tốt nhất tiến hành chiến tranh sơn địa và chiến tranh rừng núi. Chỉ cần đột phá được tuyến phòng ngự ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, một khi tiến vào đồng bằng sông Hồng thì lực lượng thiết giáp sẽ lại phát huy uy lực lớn.
Còn việc đưa lực lượng thiết giáp theo cách tiến công cũ như trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ đã chứng minh không thành công. Như vậy chỉ có thể mở một chiến trường mới, tập kết nhanh chóng và hiệu quả với quy mô lớn lực lượng thiết giáp. Việc thực hiện đòn đột kích mang tính hủy diệt đối với khu vực trung tâm của địch là điều then chốt để giành chiến thắng trên mặt đất.
Làm thế nào chế phục được Việt Nam ”con rắn kỳ quái này ? Điều chủ yếu quyết định bởi việc làm thế nào nhanh chóng chặt đứt đầu rắn. Tục ngữ Trung Quốc có câu “đánh rắn đánh phải đánh vào đốt thứ 7, vị trí đốt thứ 7 là chỗ hiểm của rắn”.
Chúng ta chú ý thấy rằng khu vực ven biển miền Trung Việt Nam có một địa phương gọi là Thanh Hoá. Khu vực này là mũi cực Nam của đồng bằng sông Hồng, là cửa đi ra biển của sông Mã. Từ Thanh Hoá hướng về phía Nam và Đông Tây, địa hình đột nhiên thu hẹp lại giống như cổ con rắn, chia cắt Việt Nam thành 2 phần Nam-Bắc hoàn toàn khác nhau.
Toàn bộ tuyến đường sắt và đường bộ huyết mạch chủ yếu nối liền hai miền Bắc – Nam đều đi qua Thanh Hoá—mảnh đất nhỏ hẹp này. Vị trí địa lý của Thanh Hoá rất giống tuyến đường độc đạo chiến lược Cẩm Châu của nước ta. Cho nên, Thanh Hoá chính là yết hầu khống chế đầu rắn phía Bắc của Việt Nam . Bóp nghẹt yết hầu này, cũng có nghĩa là bóp nghẹt đốt thứ 7 của con rắn.
Thanh Hoá có địa thế thấp, đồng thời cũng là bình nguyên rộng bằng phẳng, rất thích hợp với việc tiến hành đổ bộ với quy mô lớn. Nếu vận dụng phương pháp đổ bộ, thì có thể nhanh chóng đưa nhiều lực lượng thiết giáp vào chiến trường. Như vậy xe tăng một khi đổ bộ lên bờ sẽ tránh gặp phải địa hình núi non, tận dụng ưu thế địa hình đồng bằng, nhanh chóng tiến về Hà Nội. Nếu việc tác chiến đổ bộ ở Thanh Hoá diễn ra thuận lợi, sẽ khiến cục diện toàn bộ chiến trường nẩy sinh thay đổi cơ bản, khiến việc quân ta nhanh chóng giải quyết vấn đề Việt Nam có thể trở thành khả năng. Điều kiện đổ bộ thuận lợi như vậy, vì sao quân Mỹ trước đây không lợi dụng. Điều này chủ yếu là do trong thời gian chiến tranh Việt Nam , Trung Quốc đã cảnh cáo Mỹ cấm vượt qua vĩ tuyến 17. Mỹ luôn nhớ đến thất bại trong chiến tranh Triều Tiên, cho nên lời cảnh cáo của Trung Quốc đã có tác dụng răn đe nhất định. Còn Thanh Hoá nằm ở gần vĩ tuyến 20. Đến ngay vĩ tuyến 17 quân Mỹ không dám vượt qua, thì việc đổ bộ lên Thanh Hoá càng không dám nghĩ đến.
Tổng hợp những xem xét trên, chế định ra kế hoạch tác chiến tiến công Việt Nam dưới đây:
1-Bố trí binh lực:
Việc tác chiến với Việt Nam quyết định đột kích theo 3 hướng, chiến pháp là “hướng tâm hợp vây” và thực hiện phương châm chiến lược Bắc trước Nam sau. Dựa vàp phương châm chiến lược này chia lực lượng tiến công thành 3 tập đoàn chiến dịch Bắc, Đông và Nam
Hướng Vân Nam: lấy tập đoàn quân 14 thuộc lục quân làm chủ lực đảm nhận nhiệm vụ tiến công của tập đoàn Bắc. Đồng thời để thích ứng với nhu cầu trong giai đoạn đầu khai chiến tiến hành tác chiến ở vùng núi, sẽ rút 1 lữ đoàn sơn cước và 1 đại đội vận tải đường không của tập đoàn quân 13 tăng cường cho tập đoàn quân 14. Hướng Vân Nam tổng cộng có khoảng 60 nghìn quân.
Hướng Quảng Tây: lấy tập đoàn quân 42 làm chính, đảm nhận nhiệm vụ tiến công của tập đoàn Đông; rút 1 lữ đoàn thiết giáp và 1 trung đoàn vận tải đường không của tập đoàn quân 41 tăng cường cho tập đoàn quân 42. Sư đoàn không quân số 2 thuộc lực lượng không quân phụ trách chi viện trên không cho tập đoàn Đông. Hướng Quảng Tây tổng cộng có 100 nghìn quân.
Hướng đổ bộ từ biển của tập đoàn Nam, tập đoàn quân số 1 của lục quân và 2 lữ đoàn thuỷ quân lục chiến đảm nhận nhiệm vụ tiến công chủ yếu. Sư đoàn cơ giới 127 thuộc tập đoàn quân 54 của lục quân là lực lượng thê đội 2, đảm nhận là mũi đột kích bằng xe tăng chủ yếu tiến công Hà Nội. Đồng thời chủ lực hạm đội Nam Hải và lực lượng không quân thuộc hải quân phụ trách chuyên chở quân đổ bộ và chi viện yểm trợ trên không ở khu vực tác chiến này. Sư đoàn không quân số 9 thuộc lực lượng không quân thì phụ trách kiểm soát không phận khu vực miền Trung Việt Nam . Tập đoàn Nam tổng cộng khoảng 150 nghìn quân, trong đó lực lượng đổ bộ khoảng 100 nghìn quân.
Tập đoàn quân 24 và quân đoàn lính dù số 15 thuộc quân khu Tế Nam là lực lượng dự bị.
Cho đến nay, tổng số binh lực tham chiến của quân ta khoảng 520 nghìn quân (không tính lực lượng tên lửa và không quân chiến lược), tác chiến tại tuyến 1 có 310 nghìn quân. Dự tính đưa 1200 xe tăng, 3000 xe thiết giáp, 3200 máy bay chiến đấu các loại vào tham gia tác chiến.
2-Thực hiện tác chiến:
Dự kiến thời gian tác chiến là 31 ngày:
a-Giai đoạn tiến công chiến lược:
* Ngày đầu tiên của chiến tranh: lực lượng tên lửa của ta bắt đầu tiến hành tiến công đợt 1 bằng tên lửa đối với 300 mục tiêu chính trị quân sự quan trọng trên toàn bộ lãnh thổ của địch. Sẽ phóng vào lãnh thổ địch 500 tên lửa chiến thuật tầm ngắn, 100 tên lửa chiến thuật hành trình, hải quân sẽ phóng 200 tên lửa hành trình từ căn cứ trên đất liền và 100 tên lửa hành trình từ căn cứ trên biển. Lực lượng kỹ thuật điện từ tiến hành gây nhiễu điện từ mạnh đối với trung tâm chỉ huy, hệ thống thông tin và rađa của địch. Máy bay oanh tạc chiến lược tiến hành oanh tạch chiến lược có trọng điểm đối với các nhà máy phát điện và cơ sở công nghiệp cỡ lớn của địch.
* Ngày thứ hai: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1000 lượt máy bay tiến hành tiến công hoả lực chính xác đợt 2 đối với các mục tiêu quân sự quan trọng của địch và tiến hành đánh giá hiệu quả của cuộc tiến công bằng tên lửa đợt 1. Lực lượng tên lửa tiếp tục phóng 300 tên lửa chiến thuật về phía địch.
* Ngày thứ ba: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1500 lượt máy bay tiến hành không tập với quy mô lớn hơn các mục tiêu quân sự quan trọng của địch. Tiêu diệt triệt để lực lượng không quân và hải quân còn lại của quân đội Việt Nam . Hải quân tiếp tục phóng 100 tên lửa hành trình từ căn cứ trên đất liền, tiến hành phá huỷ các điểm đã xác định.
b-Giai đoạn tiến công chiến thuật:
* Ngày thứ tư: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1000 lượt máy bay tiến hành tiến công hoả lực lần thứ 3 đối với các mục tiêu quân sự chủ yếu của địch. Đồng thời các tập đoàn quân tiến công sử dụng Cachiusa tầm xa và pháo cỡ lớn tiến hành đột kích đối với các mục tiêu quan trọng của địch. Hạm đội Nam Hải hoàn thành nhiệm vụ phong toả toàn bộ khu vực biển vịnh Bắc Bộ và tuyến đường phía cực Nam của Nam Hải (biển Đông). Hạm đội Đông Hải thực hiện cảnh giới vòng ngoài, thực hiện vu hồi từ xa.
* Ngày thứ năm: lực lượng không quân và lực lượng không quân của hải quân xuất kích 500 lượt máy bay tiến hành oach tạc chính xác có trọng điểm đối với các mục tiêu quân sự quan trọng của địch. Đập tan khả năng phản kích của địch. Máy bay trực thăng tiến công của lục quân phối hợp với pháo binh mặt đất tiến hành đột kích các mục tiêu nằm sâu trong chiến tuyến của địch. Đồng thời các lực lượng tham gia tiến công tiến vào vị trí tập kết, 10 tàu đổ bộ cỡ lớn và 100 tàu đổ bộ cỡ vừa chuyên chở quân đổ bộ xuất phát từ các quân cảng. Lực lượng không quân của hải quân và lực lượng tàu ngầm chịu trách nhiệm bảo vệ việc đổ bộ cũng như không phận có liên quan.
c-Giai đoạn tác chiến trên mặt đất
* Sáng sớm ngày thứ sáu: các lực lượng tiến công tiến hành chuẩn bị hoả lực trong 1 tiếng đồng hồ cuối cùng, sau đó từ 3 hướng Bắc, Đông và Nam nhanh chóng tiến vào bên trong lãnh thổ Việt Nam . Hướng tiến công của tập đoàn Bắc và tập đoàn Đông vẫn đi theo hướng mà trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ năm 1979 đã vận dụng. 2 lữ đoàn thuỷ quân lục chiến thuộc thê đội đổ bộ thứ nhất của tập đoàn Nam lần lượt mở hướng đổ bộ ở hai khu vực Tịnh Gia và Lặc Trường, sau đó hoà nhập vào nhau.
* Ngày thứ bảy và thứ tám: lực lượng đổ bộ củng cố trận địch trên các bãi đổ bộ. Chủ lực của tập đoàn quân số 1 tiếp tục đổ bộ lên bờ mở rộng khu vực đổ bộ. Đồng thời sử dụng binh lực của 1 trung đoàn nhanh chóng tiến về phía Nam, dựa vào địa hình có lợi, ngăn cản quân đội Việt Nam tiến về chi viện cho phía Bắc.
* Ngày thứ chín và thứ mười: chủ lực tập đoàn quân số 1 công chiếm Thanh Hoá, cắt đứt sự liên hệ giữa chủ lực quân Việt Nam ở phía Bắc với các lực lượng ở phía Nam, hoàn thành việc bao vây chiến lược đối với Hà Nội. Đồng thời sử dụng binh lực của 1 sư đoàn công chiếm Nghĩa Đàn và dựa vào địa hình và tuyến ven biển thực hiện phòng ngự đối với hướng Nam, ngăn cản quân đội Việt Nam chi viện cho phía Bắc.
* Ngày thứ mười một: tập đoàn Bắc và tập đoàn Đông lần lượt tiến công đột phá Yên Bái và Lạng Sơn, hình thành thế tiến công gọng kìm đối với Hà Nội. Sư đoàn cơ giới 127 của tập đoàn quân 54 của lục quân hoàn thành việc đổ bộ.
* Ngày thứ mười hai và mười ba: sư đoàn 127 tiến về Hà Nội, nhanh chóng công chiếm Ninh Bình. Như vậy 3 tập đoàn đột kích chiến dịch Bắc, Đông và Nam của ta sẽ lần lượt tiến vào khu vực dự định, hoàn thành việc bao vây Hà Nội.
* Ngày thứ mười bốn và mười lăm: các đơn vị đóng nguyên vị trí đợi lệnh, nghỉ ngơi chỉnh đốn đội ngũ, củng cố các khu vực đã chiếm. Lực lượng không quân và pháo tầm xa của ta tiến hành chuẩn bị tiến công hoả lực trước khi tổng tiến công. Đồng thời tập đoàn quân 24 tiếp tục đưa vào chiến trường Việt Nam .
* Ngày thứ mười sáu: bắt đầu tổng tiến công Hà Nội, dự kiến trong 3 ngày hoàn thành việc công chiếm Hà Nội.
* Ngày thứ mười chín, hai mươi: các lực lượng nghỉ ngơi 2 ngày.
* Ngày thứ hai mốt: chủ lực của tập đoàn quân 24 và tập đoàn quân số 1 bắt đầu tác chiến tiến đánh miền Nam Việt Nam
* Đến ngày thứ ba mươi mốt: công chiếm toàn bộ Việt Nam .
Mấy điểm thuyết minh về kế hoạch tác chiến này:
Thứ nhất, vì sao chỉ tiến hành 5 ngày không tập đã đưa lực lượng mặt đất vào?
Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, trong tình hình có nhiều vũ khí chính xác và ưu thế hải quân tuyệt đối, nhưng Mỹ vẫn tiến hành chuẩn bị không tập kéo dài 1 tháng, sau đó mới đưa lực lượng mặt đất vào. Chúng ta sở dĩ nhanh chóng đưa lực lượng mặt đất vào, chủ yếu là do giữa Việt Nam và Irắc có sự khác biệt nhau.
Trước hết tình chất phức tạp của môi trường địa lý Việt Nam đã quyết định hiệu quả cao nhất của không tập chỉ trong giai đoạn bắt đầu chiến tranh, lợi dụng tính bất ngờ, gây sát thương lớn cho phía địch. Sau đó quân địch sẽ nhanh chóng điều chỉnh bố trí binh lực, lợi dụng địa hình nhiều núi và rừng tiến hành ẩn nấp có hiệu quả. Mà Việt Nam cả năm có độ ẩm rất cao, mây mù bao trùm, khiến việc trinh sát trên không của chúng ta rất khó khăn.
Cho nên nếu không dựa vào sự phối hợp chính xác của lực lượng mặt đất, hiệu qủa cuộc việc tiếp tục không tập sẽ không cao. Ngoài ra, Việt Nam không có lực lượng thiết giáp với quy mô lớn, chủ yếu lấy lực lượng bộ binh nhẹ và lực lượng sơn cước làm chính. Những lực lượng này khiến quân đội Việt Nam dễ phân tán và lẩn tránh. Như vậy chỉ có thể dựa vào lực lượng lục quân để tiến công theo địa điểm chỉ định.
Còn một điểm nữa là Mỹ luôn nhòm ngó vào Việt Nam . Chỉ cần chúng ta tiến hành chiến tranh với Việt Nam , Mỹ nhất định sẽ tìm cách ngăn cản. Chỉ cần nhanh chóng đưa lực lượng mặt đất vào, biến Việt Nam thành một chiến trường thực sự, hình thành cục diện hỗn chiến, thì mới có thể triệt để ngăn chặn Mỹ thọc tay vào.
Thứ hai, kế hoạch tác chiến này thực hiện 3 hướng đột kích, theo chiến pháp “hướng tâm hợp vây”
Trong đó tập đoàn đổ bộ hướng Nam là hướng chủ công và trọng điểm tiến công của quân đội ta. Vỉ vậy lực lượng thiết giáp mạnh nhất và tinh nhuệ nhất cần được tập trung sử dụng tại hướng này. Tập đoàn đột kích hướng Đông là hướng tiến công bổ trợ. Tập đoàn Bắc hướng thực hiện kiềm chế chiến lược.
Thứ ba, do cuộc chiến tranh đối với Việt Nam là cuộc chiến tranh chính quy lấy địa hình rừng núi làm chính, cho nên các cuộc tiến công của máy bay trực thăng sẽ phát huy tác dụng tương đối quan trọng.
Lực lượng không quân thuộc lục quân của quân đội ta hiện nay còn thiếu nghiêm trọng. Để thích ứng với nhu cầu tác chiến với Việt Nam trong tương lai, các quân đoàn cần tăng cường xây dựng lực lượng không quân, nên trên cơ sở các trung đoàn không quân thuộc các tập đoàn quân hiện nay, mở rộng biên chế thành các lữ đoàn. Nâng cao mạnh mẽ khả năng tiến công phòng thủ lập thể và khả năng điều hành trên chiến trường.
nguồn Thegioinguoiviet
*

08/29/2008 : 21:44:06
Việt Nam Đã Chuẩn Bị Chiến Tranh, Trung Quốc Còn Chờ Đợi Điều Gì?
• HS-TS dịch từ nguồn Sina


http://www.vietvungvinh.com/VietNam/2008/Images/20080829_02.jpg

Đây là tiêu đề của một bài Viết được đăng lên diễn đàn Sina vào tối hôm qua ( 27 tháng 8 ) tức là lập tức ngay sau khi thứ trưởng bộ ngoại giao Việt Nam đã có một phát biểu cứng rắn hợp lí khẳng định chủ quyền hợp pháp đối với các dự án dầu khí hợp tác với nước ngoài (entry trước). Mặc dù mạng sina không phải là trang báo chính thức của chính phủ Trung Quốc, nhưng trang này vẫn phải thông qua kiểm duyệt và chính phủ TQ gián tiếp gửi thông điệp qua đây, vì thế các bài viết thường là của những người có khả năng và trình độ nhất định, sau đây là toàn bộ nội dung bài viết này do Hoàng Sa Trường Sa dịch:


Việt Nam bắt đầu chuẩn bị chiến tranh, Trung Quốc còn chờ đợi gì?

Hiện nay sau những thông tin về việc công ty dầu khí Exxon Mobil của Hoa Kỳ và Việt Nam ký hiệp định về thăm dò dầu khí được chuyền ra ngoài, khiến cho bộ ngoại giao Trung Quốc rất quan ngại, người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam khẳng định " các hiệp định được kí đều nằm trong chủ quyền của Việt Nam ". Về sau thậm chí có trang mạng của Việt Nam còn xuất hiện những luận điệu cứng rắn cái gọi là " không ngại một cuộc chiến tranh ".

Những luận điệu cứng rắn của Việt Nam dựa vào những tiềm lực quân sự trọng yếu tại Nam Sa ( tức Trường Sa ), quân đội Việt Nam đã tăng cường điều chỉnh bố trí lực lượng, ý đồ là tiến thêm một bước khống chế 29 đảo và vùng biển phụ cận Trường Sa mà đã phi pháp chiếm đóng.

Chiếm đoạt và khống chế Trường Sa thành quyết tâm của quân đội Việt Nam

Địa thế của Việt Nam từ bán đảo Trung Nam khu vực Đông bộ trải về hai phía Nam, Bắc hình thành địa hình chật hẹp chữ " S ". Sau một thời gian dài đến này, quân đội Việt Nam đã vận dụng chiến lược " Bắc phòng Nam tấn " làm trọng điểm, dồn lực phát triển lục quân, tập trung quân lực phía Bắc Bộ, hải quân và không quân ở đây xây dựng tương đối lạc hậu. Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 9 đề xuất " chiến lược phát triển biển " ý đồ hướng về biển phát triển, trở thành một " cường quốc hải dương ( biển ) " Vì thế mà chiến lược quân sự của quân đội nhân dân Việt Nam cũng được điều chỉnh thành " lục địa phòng thủ hải quân tiến công " hướng về Nam Hải ( tức Biển Đông ), đặc biệt là dã tâm chuẩn bị tốt về quân sự nhằm " chiếm đoạt và khống chế các đảo ở Trường Sa, Việt Nam đã đầu tư mạnh vào Hải quân và không quân, điều chỉnh các căn cứ theo chiều sâu kiến thiết trận tuyến địa Trường Sa, hình thành hệ thống kiến trúc trận địa Trường Sa 3 đại trụ cột.

Hiện nay tổng binh lực của hải quân Việt Nam ước tính đạt tới 55 000 người, phân thành 4 khu vực bộ tư lệnh hải quân 1, 3, 4, 5 trong đó bộ tư lệnh hải quân vùng 1 đặt tại Hải Phòng, quản lữ đoàn tầu chiến 170, lữ đoàn lục chiến 147. Bộ tư lệnh hải quân vùng 3 đặt tại Đà Nẵng quản lữ đoàn tầu chiến 161, bộ tư lệnh hải quân vùng 4 đặt tại Vũng Tầu quản lữ đoàn tầu chiến 171, đoàn cảnh giới 103, bộ tư lệnh quân khu vùng 5 đặt tại Rạch Giá quản lí lữ đoàn tầu chiến 175 , đoàn lục chiến 126. Tổng cộng các loại tầu chiến khoảng hơn 300 chiếc, các tầu chiến chủ chiến bao gồm các tầu hộ vệ 7 chiếc, tầu quét ngư lôi 5 chiếc, tầu đổ bộ 6 chiếc, các loại tầu phóng ngư lôi và tầu phóng tên lửa hơn 40 chiếc, tầu đổ bộ cỡ nhỏ hơn 30 chiếc, 2 chiếc tầu ngầm Mini.

Tổng binh lực của không quân Việt Nam khoảng 30 000 người. quản lí 4 hàng không sư, 13 đoàn phi hành ( 5 đoàn chiến đấu cơ, 3 đoàn vận tải cơ, 3 đoàn huấn luyện cơ, 2 đoàn tăng cường lục chiến cơ ), có các loại máy bay Su - 27, Su - 30 và Mic - 23, Mic - 21 và nhiều loại khác tổng số hơn 480 chiếc, bộ đội phòng không quản lí 17 binh đoàn tên lửa, 7 binh đoàn pháo cao xạ, 6 đoàn Rada, có các thiết bị cảnh giới trên không và Rada khoảng hơn 1000 bộ.

Lợi dụng các đảo chiếm được làm căn cứ tiền tuyến

Nhằm mục đích thay đổi bố trí trận địa trước đây là " Coi trọng phía Bắc, lớn ở phía Nam, gọn nhẹ ở giữa " quân đội Việt Nam đã đầu tư lớn xây dựng các căn cứ quân sự hướng về Biển Đông bao gồm 11 căn cứ hải quân: Vạn Hóa, Cẩm Phả, Hồng Gai, Hà Tiên, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Rạch Giá, Cam Ranh, TP Hồ Chí Minh, Quy Nhơn. 15 căn cứ không quân bao gồm: Nội Bài, Yên Bái, Hòa Lạc, Kiến An, Thọ Xuân, Đà Nẵng, Phú Cát, Phan Rang, Biên Hòa, Tân Sân Nhất, Tuy Hòa, Cam Ranh, Chu Lai... với dã tâm kết hợp vững chắc hải không quân.

Đồng thời quân đội Việt Nam gắp rút tiến hành xây dựng trận tuyến mạng nhện trên các đảo chiếm được, các đảo này đóng vài chục cho đến vài trăm quân, Năm 2004, 2005, hoàn thành việc xây cất sân bay trên hai đảo Nam Yết và Trường Sa lớn, nhờ vậy mà không quân Việt Nam có được chỗ hạ cất cánh tiên tiến tại Trường Sa. Một khối lượng lớn vũ khí và đạn dược được thông qua " hành lang trên không " không ngừng chuyển đến Trường Sa.

Đặc công trên nước quấy rối các tầu thăm dò Trung Quốc

Nhằm tăng cường khả năng tác chiến với " một quốc gia nào đó " Quân đội Việt Nam mấy năm trở lại đây đã đề xuất cái gọi là " thò ba đại cánh tay sắt " tức là kết hợp uy lực lớn của các tầu phóng hỏa tiễn với lực lượng máy bay chiến đấu tầm xa, cùng lực lượng đặc công trên nước tác chiến. Ý đồ nhằm dùng nhỏ khắc chế lớn, dùng ưu thế bất đối xứng tấn công.

Dựa vào việc Việt Nam mua 4 tầu phóng ngư lôi cỡ lớn, có trang bị tên lửa tầm trung từ Nga, và dựa vào Việc năm 2007 Việt Nam - Nga kí hiệp định cho phép Việt Nam sử dụng kĩ thuật của Nga xây dựng nhà máy đóng tầu chiến ở trong nước, chế tạo 10 tầu chiến cao tốc " tia chớp " trang bị tên lửa. Năm 2009 Nga sẽ còn bàn giao cho Việt Nam hai khu trục hạm trị giá 350 triệu đô la, với những trang thiết bị hiện đại nhất hiện nay, có thể tàng hình, tấn công từ xa...đã cho thấy quần đảo Trường Sa bị hải quân Việt Nam đặc biệt coi trọng, và dựa vào những hoàn cảnh phức tạp tại đây để lợi dụng " dùng nhỏ uy hiếp lớn ".

Dựa vào việc Việt Nam trang bị các máy bay chiến đấu tầm xa tối tân ( 13 chiếc Su - 27 và 4 chiếc Su - 30 ), quân đội Việt Nam đang tập chung sức chiến đấu tại khu vực tranh chấp vùng biển Trường Sa, tiêu tốn 3,8 tỉ đô la Mỹ để mua 17 chiếc máy bay chiến đấu tiên tiến toàn bộ được đặt ở căn cứ không quân Phan Rang, hình thành bán kính vượt qua 1500Km, phủ rộng toàn bộ khu vực quần đảo Trường Sa tăng cường năng lực không - hải tác chiến. Theo tìm hiểu trong vài năm nữa Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư mua thêm nhiều máy bay chiến đấu Su - 27, Su - 30 và nhiều loại chiến đấu cơ tối tân nữa.

Những binh chủng đặc biệt tác chiến trên biển đó là " truyền thống " của quân đội Việt Nam. Hiện nay tổng binh lực của lực lượng hải quân lục chiến của Việt Nam ước chừng khoảng 27 000 người quản lí lữ đoàn lục chiến 126, 147 binh đoàn đặc công nước 861 và một số binh chủng đặc biệt khác. " Tổng công ty khác thác hải sản Biển Đông " vốn thuộc công ty 128, 129, ( nguyên là thuộc lực lượng vũ trang ) cũng có những nhiệm vụ tác chiến đặc biệt.

Để tăng cường thực tế khống chế Trường Sa, Việt Nam đã đưa vào huấn luyện, cả người nhái bí mật, tấn công chiếm đóng tầng cao, đặt bộc phá duowis nước, chi viện Trường Sa khi tác chiến làm trọng điểm. Trong lúc hải quân Việt Nam giám sát các tầu thăm dò của Trung Quốc, trong các hoạt động gây nhiễu có thể nhìn thấy ẩn hiện bộ đội đặc công Việt Nam trên mặt nước.

Do các đảo ở Trường Sa không thể cố định đề phòng các tầu chiến,nhiệm vụ hải quân Việt Nam tuần tra trong vùng biển Trường Sa thông thường bao gồm hàng trăm các tầu cá vũ trang đảm nhiệm.

Nói hoảng khi cho rằng " vì thế vận hội " nên Trung Quốc " chịu nhịn "

Trong lúc tích cực chuẩn bị chiến tranh thì Việt Nam vẫn xử dụng chiêu bài " Hợp tung liên hoành " , ý đồ mượn các thế lực bên ngoài để tiếp tục chiếm đóng các đảo Trường Sa, ở phương diện thứ nhất: về chính trị thì hợp tác liên minh với các nước ASEAN, đề cao lập trường nhất trí của các nước đối với Trung Quốc, đặc biệt là tăng cường hợp tác với Phillipin và Malayxia, một mặt khác Việt Nam lại kêu gọi nước ngoài đầu tư vào hợp tác khai thác dầu khí, ý đồ lôi kéo Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ .. và một số nước khác vào Trường Sa, khiến cho vấn đề Trường Sa bị Quốc tế hóa, đồng thời từng bước tăng cường hợp tác giao lưu quân sự với các nước Mỹ, Ấn, Nhật... đề cao vị thế của Việt Nam là một nước lớn trong khu vực.

Như năm 2003, 2004, 2005 chiến hạm của Hoa Kỳ liên tục thăm viếng Việt Nam, tháng 7 năm 2007 hai bên Việt - Ấn ký hiệp định quốc phòng song phương, xác lập từ nay về sau Ấn Độ ưu tiên bán cho Việt Nam các trang bi quân sự trong đó có cả tên lửa đạn đạo " Bulamobs " Ấn Độ còn giúp Việt Nam nâng cấp các máy bay chiến đấu Mic - 21 đã quá hạn đồng thời cũng phụ trách huấn luyện các phi công Việt Nam lái chiến đấu cơ Su - 30. Tháng 3 năm 2008 2 tầu hộ vệ của Nhật Bản cũng đã viếng thăm thành phố Hồ Chí Minh và cùng hải quân Việt Nam tiếp hành liên hiệp diễn tập.

Lần này Việt Nam đã cùng với công ty dầu khí quốc gia Mỹ Exxon tiếp ký hiệp định hợp tác dầu khí trong vùng biển tranh chấp Trường Sa, khi phán đoán rằng Trung Quốc trong một thời gian dài sau thế vận hội Bắc Kinh sẽ không có hành động cứng rắn nào trong khu vực vùng biển Trường Sa, công nhiên xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Việc phán đoán sai lầm này không chỉ bất lợi với cục diện ổn định ở Trường Sa, đồng thời cũng tổn hại đến bản thân của nền an ninh và phát triển của Việt Nam trong thời gian dài sau này.

HS-TS dịch từ nguồn Sina

Sina.com is the largest Chinese-language infotainment web portal. It is run by SINA Corporation (新浪) which was founded in 1999.


In a survey conducted by Gallup (China) Research Ltd in April 2003, SINA was the most popular website in China. It is estimated that the site has about 3 billion page views every day. Also, it was awarded the 'Chinese Language Media of the Year' in 2003 by the Nanfang Weekend[1]

As of May 12, 2007, according to Alexa.com, Sina.com.cn was 13th in terms of Top Site rankings [2] and 3rd in terms of Traffic Rank within China [3]

Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Sina.com

http://forums.vietbao.com/topic.asp?TOPIC_ID=50444


CHIẾN TRANH MỸ & TRUNG QUỐC?






Mỹ - Trung Quốc: liệu có xảy ra một cuộc chiến tranh lạnh mới?
11:5' 18/3/2010
THÁI HÀ dịch


(TCTG)- Từ hơn 1 năm nay, cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ, sau đó là cuộc suy thoái kinh tế thế giới đã không ngăn cản được Trung Quốc và các nước mới nổi khác duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao. Ngược lại, suy thoái kinh tế đã không ngừng làm gia tăng thất nghiệp và làm tăng nợ công một cách báo động tại Bắc Mỹ và châu Âu.


Năm 2009 được đánh dấu bởi sự thống nhất giữa các nước để cứu hệ thống tài chính quốc tế và phục hồi hoạt động kinh tế của các nhà nước, song cũng được phân biệt thành hai khối: 1/ khối thứ nhất, do Mỹ dẫn đầu và các nước phát triển nhưng nợ lớn, đang ì ạch ra sức giảm nhẹ tác động của cuộc khủng hoảng. 2/ khối thứ hai, do Trung Quốc dẫn đầu và các nước công nghiệp mới nợ ít và có các nguồn lợi để kích thích sự phát triển của mình do nhu cầu trong nước lớn nhưng chưa được hỗ trợ đầy đủ (Bắc Kinh dự báo đạt mức tăng trưởng 8% trong năm 2010).

Bối cảnh mới này, chứa đựng những hoài nghi liệu tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ quay trở lại, không quên ghi nhận trong năm 2010 sự bắt đầu căng thẳng trong quan hệ Trung – Mỹ. Thời điểm xích lại gần nhau giữa hai cường quốc này và hình ảnh Tổng thống Barak Obama bình thản đi trên Vạn lý trường thành tháng 11/2009 dường như đã trở nên xa vời sau những căng thẳng mới đây liên quan Yêmen, Đài Loan hay Tây Tạng và đặc biệt là sự phản đối bền bỉ của Trung Quốc đối với kế hoạch trừng phạt kinh tế chống Iran.

Cần phải nhìn nhận xem đây là những căng thẳng tình thế hay thảm kịch của một cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc như đã từng thông báo vào đầu kỷ nguyên tân bảo thủ của chính quyền Mỹ cũ.

Lời giải:

Lão Tử từng nói: “Kẻ mạnh là kẻ thống trị người khác. Kẻ biết kiềm chế là kẻ mạnh”.

“Nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama được ví như lái một đoàn tàu hơn là một chiếc ô tô: một đoàn tàu không thể lựa chọn đường đi, người lái chỉ có thể điều chỉnh tốt tốc độ, nhưng rốt cục, con tàu vẫn phải dừng lại trên đường sắt”.

Cách đây vài tuần, chúng ta cũng có thể biết được qua báo chí những cuộc mặc cả mới đây giữa Mỹ và chế độ Yêmen như một “câu chuyên phiêu lưu nhắm vào Trung Quốc”. Một nhà quan sát khác nhận xét, đằng sau cuộc chiến chống Al Qaïda và ngăn ngừa nguy cơ nổi lên một mặt trận chống đối mới của người Chiit tại Yêmen theo hình mẫu của phong trào Hezbollah, đó còn là âm mưu quân sự hoá các tuyến đường hàng hải chiến lược tại Ấn Độ Dương đang cuốn hút các cường quốc.

Sau các vụ khủng bố ngày 11/9/2001 và hai cuộc chiến được những người tân bảo thủ của Mỹ tiến hành tại Afghanistan và Irak và việc cho phép Ixraen thực hiện hai chiến dịch “thảm sát dân thường” chính tại Li Băng và Gaza, chính quyền Obama dường như đang chuyển sang một chương mới: xiết chặt gọng kìm xung quanh ngã khổng lồ mới nổi, đó là Trung Quốc.

Chúng ta có thể thử tin rằng những căng thẳng tình thế đơn giản trên là do chính quyền Obama đang tiến gần đến một cuộc hẹn quan trọng, đó là các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ diễn ra vào tháng 11 tới, trong một giai đoạn khủng hoảng kinh tế chưa có lối thoát, hay đó là cuộc đối thoại ngầm liên quan đến lợi ích năng lượng và địa chính trị khác nhau giữa Mỹ và Iran liên quan chương trình hạt nhân của Têhêran.


Nhưng cũng cần phải thừa nhận rằng Trung Quốc, nước đang thực hiện chính sách dài hạn, thực dụng và rất thận trọng, không thể để Mỹ mãi tăng cường gây sức ép mà không buộc Mỹ phải tôn trọng một số “đường ranh giới đỏ” có liên quan tới những lợi ích địa chính trị của mình (cung cấp các nguồn năng lượng và nguyên liệu, an ninh thương mại hàng hải) hay thống nhất quốc gia (trường hợp Đài Loan và Tây Tạng, những cuộc bạo loạn dân tộc thiểu số như vụ xảy ra vào tháng 7/2009 tại tỉnh Tân Cương).

Thực tế là những căng thẳng Trung – Mỹ hiện nay không thể được giải thích bởi duy nhất những yếu tố tình thế. Bởi đối thủ Trung Quốc được coi như một cường quốc tư bản, được trang bị một nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển. Nếu chúng ta cho thêm yếu tố Trung Quốc từ nay trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới và chủ nợ hàng đầu của Mỹ, chúng ta sẽ hiểu được thế tiến thoái lưỡng nan mà chính quyền Mỹ đang mắc phải và yếu tố khác nguy hiểm hơn khi xảy ra đối đầu Trung – Mỹ, đó là khi cuộc đối đầu này trở nên căng thẳng thường trực, thậm chí bùng nổ xung đột, có thể so với cuộc chiến tranh lạnh phương Tây – Liên Xô.

Hiển nhiên mục đích chiến lược quan trọng của Mỹ là duy trì vị trí đứng đầu thế giới lâu nhất có thể trong khi kìm hãm Trung Quốc – chắc chắn là nước duy nhất có khả năng tranh giành vị trí số một với người Mỹ. Sự thay đổi thái độ mới đây của chính quyền Obama đối với Trung Quốc chứa đựng những được mất khác nhau gắn liền với hai đường hướng chiến lược cơ bản khác biệt giữa hai cường quốc này.

Đường hướng chiến lược thứ nhất liên quan quan hệ Trung – Mỹ sẽ như thế nào khi Trung Quốc ngày càng mạnh hơn. Nói cách khác, Trung Quốc phải được Washington coi trọng như một đối tác chiến lược hay một đối thủ cạnh tranh chiến lược? Có thể câu trả lời sẽ có ở phần dưới và dường như đã được Washington giải quyết trong khi theo một tài liệu lưu hành nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra vào tháng 3/2001 thì mục đích địa chiến lược của Trung Quốc là “chống lại chủ nghĩa bá quyền và luật lệ của kẻ mạnh nhất”. Cụ thể: 1/ Mục đích của Trung Quốc là, trong giai đoạn đầu, không chỉ thu hồi Đài Loan vì những lí do kinh tế cũng như chính trị, mà trong giai đoạn hai sẽ là gây căng thẳng mối quan hệ bảo hộ giữa Mỹ với hai đồng minh châu Á chính của họ là Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong giai đoạn ba, Trung Quốc có tham vọng nắm quyền kiểm soát Thái Bình Dương về mặt thương mại và quân sự”.

Hơn nữa, với việc hỗ trợ chế độ Bình Nhưỡng, Trung Quốc mong muốn “thiết lập một nước Triều Tiên thống nhất chịu sự chi phối của Bắc Kinh với một hệ thống “tư bản tự quản” như tại Hồng Kông. Mục đích của Mỹ cũng gần giống Trung Quốc, song hoàn toàn ngược lại: thiết lập một nước Triều Tiên duy nhất, một cường quốc kinh tế và quân sự nhất quán dưới sự bảo trợ của Mỹ. Mục đích của Mỹ đã rõ ràng: đe doạ và kìm hãm Trung Quốc bởi ba “khẩu súng” và ba nước cạnh tranh nhắm vào Bắc Kinh, đó là Nhật Bản, Triều Tiên và Đài Loan. Đối với ba thực thể này, Bắc Kinh cố gắng sử dụng lý lẽ “đoàn kết dân tộc” các nước châu Á chống lại các nước phương Tây”.

Đường hướng chiến lược thứ hai, hệ quả của đường hướng chiến lược thứ nhất, có liên quan đến các tuyến đường hàng hải trên Ấn Độ Dương nối Trung Đông, Đông Á và châu Phi với châu Âu và châu Mỹ. Ấn Độ Dương có bốn tuyến đường vào then chốt tạo thuận lợi cho thương mại hàng hải quốc tế, trong đó có kênh đào Suez ở Ai Cập, eo biển Bab-el-Mandeb (nằm dọc Djibouti và Yêmen), eo biển Ormuz (nằm dọc Iran và Ôman) và eo biển Malacca (nằm dọc Inđônêxia và Malaixia). Các “điểm thắt nút trên” đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với ngành thương mại dầu lửa của thế giới bởi phần lớn lượng dầu được vận chuyển qua đây”.

Sau khi được Yêmen cho phép xây dựng một căn cứ quân sự tại đảo Socotra, ngoài khơi Yêmen, Mỹ tăng cường kiểm soát các tuyến đường hàng hải trên Ấn Độ Dương và điều này như một thông điệp mạnh mẽ gửi tới Trung Quốc, nước ngày càng cảm thấy chịu sức ép từ khu vực này, trong khi Ấn Độ là một đồng minh chiến lược của Mỹ tại đây. Về phần Pakistan, nước này đang lao vào vòng xoáy của cuộc chiến với lực lượng Taliban và chấp nhận đứng đằng sau Mỹ ngay cả khi quan hệ giữa Pakistan với Trung Quốc là bước quan trọng để làm đối trọng với sự bá quyền của Ấn Độ. Trong trường hợp này, Trung Quốc không thể chế ngự được tuyến đường tới vùng Vịnh qua Trung Á và Pakistan.

Những nét chấm phá chiến lược này phần lớn giải thích sự gia tăng ấn tượng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trong 10 năm vừa qua (hơn 10% GDP/năm), trong đó tập trung chủ yếu vào các lực lượng tên lửa đạn đạo, hải quân và hạt nhân. Đó cũng là cơ sở giải thích cho việc Bắc Kinh ngầm hỗ trợ Bắc Triều Tiên và Iran, hai nhà nước cuối cùng thuộc “Trục xấu xa” trong mắt người Mỹ./.

* Thái Hà Theo báo AGORAVOX.fr (Bài dịch)
* http://www.tuyengiao.vn/Home/Quocte/sukienvabinhluanqt/2010/3/18533.aspx




DƯƠNG DANH DY * VÀI SUY GẪM VỀ TRUNG QUỐC

Dương Danh Dy
Hà Nội, Việt Nam
I. Một số điều nên lưu ý khi nghiên cứu Trung Quốc đương đại
Trung Quốc là một nước lớn, 9,6 triệu km vuông, chiếm 1/5 diện tích thế giới, 1/4 diện tích châu Á, đứng thứ 3 thế giới (sau Nga và Canada). Trung Quốc hiện có khoảng 1,3 tỷ dân (là nước đông dân nhất thế giới, chiếm khoảng 1/5 nhân loại) dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên đến 1,5 - 1, 6 tỷ dân (lúc đó sẽ đứng thứ hai thế giới sau Ấn Độ).



Trung Quốc là nước có đường biên giới trên đất liền tiếp giáp với 19 nước, dài trên 20.000 km, và bờ biển dài 18.000 km. Từ đầu những năm 60 đến cuối những năm 70 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã chủ động gây ra 3 cuộc chiến tranh biên giới trên bộ (với Ấn Độ, Liên Xô cũ và Việt Nam).

Đến nay Trung Quốc còn tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ (theo phía Ấn Độ thì Trung Quốc đã chiếm của họ hàng vạn km vuông lãnh thổ, trong khi Trung Quốc cho là họ chỉ thu hồi lại phần đất mà trước đây thực dân Anh đã chiếm của họ một cách bất công). Trung Quốc đang tranh chấp về chủ quyền đảo, biển với nhiều nước, nổi bật là chủ quyền đảo Senkaku (Điếu Ngư) với Nhật Bản (hiện nay Nhật Bản đang chiếm giữ đảo này), quần đảo Hoàng Sa với Việt Nam, quần đảo Trường Sa với Việt Nam và một phần quần đảo này với Phi-líp-pin, Brunei, Malayxia, Đài Loan, với Indonesia và (Bắc) Triều Tiên, Hàn Quốc có việc phân chia lãnh hải. Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (năm 1974) và 6 bãi đá ngầm trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam (năm 1988).

Trong tranh chấp ở biển Đông, Trung Quốc đã từ chỗ chưa bao giờ có, nay đã đứng vững trên quần đảo Hoàng Sa và có chỗ đặt chân trên quần đảo Trường Sa, thể hiện chủ quyền thực tế. Trung Quốc hiện đã trở thành cường quốc kinh tế, năm 2004, GDP đạt 13.615,5 tỷ NDT (khoảng 1665 tỷ USD), sản xuất được 970 triệu tấn xi măng, 175 triệu tấn dầu mỏ, 272 triệu tấn thép, 73,28 triệu tivi màu, 30,38 triệu tủ lạnh, 66,42 triệu điều hòa không khí, 42 tỷ mét vải v.v.., kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1154,8 tỷ USD (trong đó xuất khẩu 593,4 tỷ USD, nhập khẩu 561,4 tỷ, xuất siêu 32 tỷ USD); dự trữ ngoại tệ đạt 609 tỷ USD (năm 2002 đạt 270 tỷ USD, năm 2003 đạt 403,3 tỷ, trong 3 năm liền tăng với tốc độ rất cao).

Trung Quốc đã là nước thu hút đầu tư lớn nhất thế giới, năm 2004 đạt trên 60 tỷ USD. Việc Trung Quốc được mời vào nhóm G7 đã là hiện thực. Sau Nga và Mỹ, Trung Quốc là cường quốc quân sự hàng đầu trên thế giới, có bom nguyên tử, bom khinh khí và phương tiện mang các vũ khí này tới mọi nơi trên thế giới; sau Nga và Mỹ, Trung Quốc đã tự đưa được người của mình vào vũ trụ. Trung Quốc là một cường quốc chính trị (Nhật Bản hiện giàu mạnh hớn Trung Quốc về kinh tế nhưng Nhật Bản chưa được thế giới coi là cường quốc về chính trị) là thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, là nước có ảnh hưởng không thể bỏ qua trong khu vực (Đông Nam Á và Đông Bắc Á).

Trung Quốc là một trong mấy nước có nền văn minh cổ xưa huy hoàng nhất thế giới, nền văn minh đó có lúc lên lúc xuống, nhưng trước sau vẫn nổi tiếng, xưa nay chưa bao giờ gián đoạn, và có triển vọng phát triển rực rỡ trong thế kỷ 21, Trung Quốc còn có hơn 30 triệu người Hoa ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có nhiều tỷ phú, nhiều nhà khoa học nổi tiếng v.v.. Tuy vậy, Trung Quốc đang phải đối mặt với mấy vấn đề: An toàn về dầu mỏ, an toàn về nước và an toàn về lương thực. Mặc dù năm 2004, Trung Quốc đã sản xuất được 176 triệu tấn dầu mỏ, nhưng Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu 100 triệu tấn.

Trung Quốc đã là nước nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ hai, sau Mỹ. Dự kiến đến năm 2010, lượng nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc mỗi ngày sẽ tăng gấp đôi, đạt 4 triệu thùng/ngày và đến năm 2030 vào khoảng 10 triệu thùng/ngày. Nguồn tài nguyên nước của Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 6% thế giới, bình quân đầu người chỉ bằng 1/4 trung bình thế giới. Dự tính vào khoảng năm 2030, Trung Quốc sẽ đạt đến đỉnh cao về sử dụng nước, và lượng nước dùng lúc đó đã đến cực hạn của nguồn nước có thể lợi dụng.

Mấy năm gần đây, trung bình mỗi năm Trung Quốc mất khoảng 300.000 ha đất canh tác, trong khi dân số mỗi năm tăng khoảng 10 triệu người, người tăng đất giảm, nên việc cung cầu lương thực ở Trung Quốc đã và sẽ luôn ở trạng thái cân bằng căng thẳng. Trung Quốc là đất nước có đủ loại tôn giáo, trong đó đạo Phật rất được tôn sùng ở Tây Tạng, đạo Hồi ở Tân Cương, Ninh Hạ có nhiều khả năng tự phát, hoặc bị lợi dụng để phát triển thành mâu thuẫn tôn giáo, mâu thuẫn dân tộc, các tà giáo (như Pháp Luân Công...) còn có đất phát triển.

Chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp trong xã hội ngày càng mở rộng. Một bộ phận quần chúng, chủ yếu là nông dân nghèo, công nhân viên chức bị mất việc trong quá trình cải cách có tâm lý bất mãn (năm 2004 đã xảy ra nhiều vụ biểu tình, tuần hành của thôn dân ở Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Hồ Nam..) với hàng chục vạn người tham gia, gây mất ổn định cục bộ. Qua một số số liệu và tình hình trên, có thể thấy Trung Quốc đã trở thành một cường quốc chính trị, quân sự, kinh tế trên thế giới có vai trò đặc biệt ở khu vực. Địa vị cường quốc đó ngày một lớn và triển vọng trở thành siêu cường ngang hàng với Mỹ trong khoảng hai mươi năm nữa không phải là không có khả năng.

II. Vài nhận định căn bản về liên hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam

Trước khi đề xuất kiến nghị về chính sách và đối sách có tính lâu dài, cần thấy rõ, làm rõ một số vấn đề sau:

A. Chiến lược, sách lược, sức mạnh của Trung Quốc đến năm 2020

Cần phải thấy sự tan rã của Liên Xô, kết thúc chiến tranh lạnh là một cơ hội “trời cho” đối với Trung Quốc. Để thoát khỏi thế hai cực thống trị thế giới hình thành sau đại chiến thế giới thứ hai, thoát khỏi kiềm chế của Liên Xô và Mỹ trong những năm 50, 60, 70 của thế kỷ trước, cấp lãnh đạo Trung Quốc (từ Mao Trạch Đông đến Đặng Tiểu Bình) đã tìm trăm phương ngàn kế nhằm nhoi lên thành một cực, một siêu cường nhưng chưa thực hiện được. Liên Xô tan rã, một cực, một siêu cường mất đi. Đây là cơ hội vàng để Trung Quốc nhoi lên thành siêu cường mới (nước Nga còn rất yếu về kinh tế, Nhật Bản chưa đủ sức mạnh về quân sự và dã tâm chưa rõ, EU là một thực thể mạnh về kinh tế, nhưng không thống nhất v.v..)

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng sự tăng trưởng lớn mạnh về kinh tế của mình có thể giữ được tốc độ cao và tương đối cao liên tục trong 40 năm (từ năm 1980 đến năm 2020) để đến lúc đó, Trung Quốc trở thành cường quốc hàng đầu về kinh tế trên thế giới (Theo tính toán của Ngân Hàng Thế Giới năm 1997 thì đến năm 2020 GDP của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, còn theo tính toán của Hồ An Cương – một nhà kinh tế học nổi tiếng Trung Quốc thì đến năm 2020, Trung Quốc sẽ trở thành một thực thể kinh tế lớn nhất thế giới, chiếm 22% GDP thế giới – của Mỹ lúc đó chỉ là 20%, còn nếu tính theo sức mạnh tổng hợp đất nước (tức năng lực tổng hợp của một quốc gia thông qua những hành động có mục đích nhằm theo đuổi mục tiêu chiến lược của mình)) năm 1998 của Mỹ là 22,7% của thế giới.

Đứng đầu thế giới, của Trung Quốc là 7,78% đứng thứ hai thế giới trên cả Nga, Ấn Độ. Đáng chú ý là nếu năm 1980, sức mạnh tổng hợp đất nước của Trung Quốc mới bằng 1/5 của Mỹ, thì đến năm 1998, Trung Quốc đã bằng 1/3 của Mỹ, tức là trong 20 năm, Trung Quốc từ chỗ kém Mỹ năm lần rút ngắn còn ba lần thôi. Trung Quốc cho rằng “Hòa bình và phát triển vẫn là chủ đề chính của thời đại. Sự phát triển đa cực hóa thế giới và xu thế toàn cầu hóa kinh tế mang lại cơ hội và điều kiện có lợi cho hòa bình và phát triển của thế giới. Đại chiến thế giới mới sẽ không xảy ra trong khoảng thời gian có thể dự tính được. Việc tranh thủ môi trường quốc tế lâu dài và môi trường xung quanh tốt đẹp là có thể thực hiện được”.

Ngoài những chủ trương lớn như độc lập, tự chủ, gìn giữ hòa bình, xây dựng trật tự kinh tế công bằng hợp lý, cải thiện và phát triển quan hệ với các nước láng giềng, nước đang phát triển, chống chủ nghĩa khủng bố v.v.. ra, cần chú ý đến những nguyên tắc của họ: “Ai cũng không sợ, nhưng không làm mếch lòng ai “Quyết không đi đầu”... Để thực hiện mục tiêu chiến lược “Dân giàu nước mạnh” đưa Trung Quốc trở thành siêu cường, cạnh tranh vai trò siêu cường duy nhất của Mỹ hiện nay, Trung Quốc dốc nhiều tâm sức vào việc đối phó với đối thủ hàng đầu là Mỹ và một số đối thủ tiềm ẩn khác như Nhật, Nga, Ấn Độ... Tuy vậy, Trung Quốc không “bỏ qua” Việt Nam trong chiến lược toàn cầu của họ.

B. Trung Quốc muốn gì ở Việt Nam?

Việt Nam có trên 1.300 km biên giới trên bộ với Trung Quốc, ngoài ra với hơn 3.000 km bờ biển, án giữ Biển Đông, chúng ta là nước duy nhất (không kể Đài Loan) có tranh chấp về chủ quyền với Trung Quốc toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ khi Việt Nam tiến hành cải cách và đổi mới, đặc biệt là sau khi gia nhập ASEAN, bình thường quan hệ với Mỹ, tích cực chuẩn bị gia nhập WTO, chúng ta đã có vai trò đáng kể ở Đông Dương và khu vực Đông Nam Á. Đó là một sự thực mà Trung Quốc không thể xem thường.

Mặc dù hai nước đã thỏa thuận xây dựng quan hệ Việt – Trung theo phương châm 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” nhưng qua những diễn biến kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ đến nay, có thể thấy: - Yêu cầu tối đa của Trung Quốc là biến Việt Nam thành một đồng minh trung thành của họ (trường hợp tốt hơn nữa là “tay sai tin cậy” của họ). - Yêu cầu trung bình của Trung Quốc là không muốn Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, trở thành nước cạnh tranh về kinh tế với Trung Quốc ở Biển Đông, tranh giành ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. - Yêu cầu tối thiểu tức là khi họ không ngăn được sự phát triển nhanh về mọi mặt của ta thì Việt Nam giữ được vị trí trung lập, không đi theo các nước lớn khác chống Trung Quốc.

Cần thấy thêm là ban lãnh đạo Trung Quốc hiện nay (và có thể thế hệ sau), không tin ta, một bộ phận Trung Quốc nhất là thế hệ trẻ không còn cảm tình với ta như trước (do bị giáo dục sai lệch từ cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đến nay), khi muốn “gây sự” với Việt Nam, Trung Quốc không cần phải chuẩn bị dư luận nội bộ. Trung Quốc là nguy cơ trực tiếp nguy hiểm nhất về lãnh thổ, lãnh hải của ta. 3. Việt Nam nên nhận thức Trung Quốc như thế nào? Trung Quốc là một nước lớn (sẽ trở thành siêu cường) láng giềng chung đường biên giới trên bộ – biển (Mỹ là siêu cường ở xa ta, nên mức độ nguy hiểm giảm đi nhiều). Đừng quên bài học đối đầu với nước lớn láng giềng Trung Quốc trong mười mấy năm qua.

Trung Quốc là nước còn tồn tại nhiều vấn đề với ta nhất; ngoài lãnh thổ, lãnh hải, biển đạo còn các vấn đề “nạn kiều” (280.000 người rời Việt Nam, trong đó có những người có công với cách mạng Việt Nam) người Hoa (hơn 1 triệu người), nợ vay từ thời xây dựng hòa bình và thời kỳ chống Mỹ (khoảng 1,5 tỷ NDT, vừa qua dịp Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đi thăm Trung Quốc, Trung Quốc đã xóa bớt cho ta còn 420 triệu NDT), những phụ nữ Việt Nam nhập cảnh phi pháp lấy chồng sinh con đẻ cái (do bị dụ dỗ và do cả tự nguyện) hiện còn đang sinh sống nhiều nơi trong Trung Quốc (chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng không ít hơn mười mấy vạn người). Khi muốn gây chuyện và gây sức ép, Trung Quốc không thiếu con bài để sử dụng.

Trung Quốc không còn chung ý thức hệ với Việt Nam. Họ không còn tinh thần quốc tế vô sản, “Đồng chí” đối với họ chỉ là mỹ từ dùng để lừa gạt những ai nhẹ dạ. Cần nhớ là trong thời gian qua Trung Quốc chưa giúp được nước nào phát triển cả. Những người lãnh đạo Trung Quốc và ban tham mưu của họ là những bậc thầy về lợi dụng mâu thuẫn. Về chính trị, kinh tế, không bao giờ họ chỉ sử dụng một con bài, một phương án, họ luôn có con bài dự trữ. Nên ghi nhớ câu nói của người Trung Quốc: “Người tốt với ta một, ta tốt với người mười. Người xấu với ta một, ta xấu với người một trăm” và “Ta thà phụ người chứ không bao giờ để người phụ ta” (Ba cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ, Liên Xô và Việt Nam, Trung Quốc đều bất ngờ “ra tay trước”).

Mặc dù Trung Quốc đang tồn tại nhiều vấn đề, sự phát triển không đều giữa các vùng, nông dân, nông nghiệp, nông thôn chưa xử lý tốt, chênh lệch giàu nghèo ngày càng mở rộng, vấn đề dân tộc, tôn giáo đang âm ỉ, nhưng nhìn chung xã hội Trung Quốc đang trên đà phát triển ổn định. Khẩu hiệu “Chấn hưng Trung Quốc” xây dựng một xã hội hài hòa đã thấm sâu vào lòng người, với tư tưởng quan trọng “Ba đại diện” Đảng cộng sản Trung Quốc còn có thể duy trì được sự lãnh đạo của mình trong nhiều năm nữa (vì Đảng này đang tự thay đổi về nhiều mặt tư tưởng, lý luận, tổ chức, chính sách..) vì vậy đừng đặt ảo tưởng vào việc Trung Quốc xảy ra động loạn lớn hay quay trở lại con đường đồng chí anh em với ta.

III. Một số đề nghị và đối sách

A. Những điều kiện không thể thiếu cho những chính sách và đối sách cụ thể

(1) .Nội bộ trước hết là ban lãnh đạo cao nhất, phải có sự đoàn kết nhất trí cao, xin dùng câu nói của Trần Hưng Đạo khuyên vua Trần, trước khi ngài mất để khái quát “Trên dưới đồng lòng, vua tôi hòa thuận”. Khó lại có thể có nổi, nhưng vẫn ao ước được một phần của thời Bác Hồ, tuyệt đại đa số nhân dân đồng lòng đánh Mỹ, tin tưởng vững chắc ở sự lãnh đạo của Đảng và của Bác, trong nội bộ lãnh đạo cao nhất dù có bất hòa, bất đồng, nhưng vẫn có thể nói công khai và chưa dám hoặc chưa thể tìm cách triệt tiêu nhau, làm hại nhau, kéo bè kéo cánh... Vì vậy đã tập trung được trí tuệ cao nhất của toàn dân, toàn Đảng vào việc thực hiện mục tiêu chiến lược.

Còn bây giờ suy nghĩ của người dân vừa phức tạp, vừa phân hóa mà lãnh đạo chưa tìm được nhân tố nào để liên kết lại tạo thành sức mạnh. Ở đây có khó khăn là chúng ta đang từ nền kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiều vấn đề cũ đòi hỏi phải giải quyết, nhiều vấn đề mới xuất hiện mà chúng ta chưa đủ kinh nghiệm và bản lĩnh để xử lý .. (thế nhưng, bài học Trung Quốc giương cao ngọn cờ “chấn hưng Trung Quốc”, “dân giàu nước mạnh” trong quyết sách những vấn đề đối nội, đối ngoại rất để chúng ta suy nghĩ).

Trong tình hình hiện nay, chỉ cần bị chụp cái mũ “phá hoại tình hữu nghị Việt-Trung” hoặc “Thân Mỹ” là nhiều sự việc đã được giải quyết một cách gọn ghẽ, và sinh mạng chính trị có thể bị đe dọa. Không có một ban lãnh đạo đoàn kết nhất trí, tập trung được tinh hoa của dân tộc thì mọi kiến nghị về chính sách, đối sách cũng chẳng có tác dụng gì. Nhìn lại lịch sử, mỗi khi nội bộ nước ta lục đục, triều chính đồi bại, chính là lúc phong kiến phương Bắc tăng cường sức ép, yêu sách và tiến hành xâm lược, chiếm đóng. Và Trung Quốc hiện đại cũng chưa bao giờ từ bỏ tác động vào nội bộ ta.

Trong quan hệ giữa nước lớn và nước nhỏ, nước nhỏ ở thế bị động. Lực lượng nghiên cứu Trung Quốc ở nước ta hiện nay không ít, nhưng phân tán, rời rạc, thiếu chuyên gia đầu đàn, thiếu chuyên gia giỏi cho từng lĩnh vực. Cần có sự tổ chức, phân công, chính sách thích hợp để tập hợp được tinh hoa, giành chủ động trong thế bị động với Trung Quốc.

(2) Nói chung, chúng ta phải kiên quyết bảo vệ những nguyên tắc lớn, những vấn đề đụng chạm đến chủ quyền, đến sự tôn nghiêm của dân tộc, trong khi xử lý quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo, cảnh giác, hiểu rõ vai trò và sĩ diện nước lớn của họ để tùy từng vấn đề, vụ việc mà có khi phải vuốt bụng nhịn, nhường họ trong một sự việc nhạy cảm cụ thể nào đó, thậm chí có khi phải tránh đường hoặc đi đường vòng, “tránh voi chẳng xấu mặt nào” mà. Cần hết sức lưu ý là đừng để bao giờ lâm vào cảnh mình là người đối đầu duy nhất với Trung Quốc. (3) Chúng ta tôn trọng Trung Quốc, hiểu rõ sức nặng nước lớn – láng giềng của họ – nhưng không vì thế mà chúng ta phải nơm nớp sợ họ, lùi bước trước sức ép của họ một cách bị động, thậm chí nhượng bộ họ một cách vô nguyên tắc.

Cần phải thấy rằng Trung Quốc không thể ép chúng ta, đối xử với chúng ta một cách quá mức để Việt Nam phải ngả sang với Mỹ. Nói giả dụ một nước Việt Nam “thân Mỹ” hùng mạnh, ở ngay biên giới phía Nam của Trung Quốc, án ngữ biển Đông (nơi 21/39 đường hàng hải Trung Quốc phải đi qua) sẽ ảnh hưởng tới an ninh của Trung Quốc như thế nào. Hơn nữa, mục tiêu dài hạn của Trung Quốc là trở thành siêu cường. Siêu cường không thể không có đồng minh thân cận (như Mỹ với Anh), Trung Quốc hiện nay chưa có đồng minh thân cận (Bắc Triều Tiên không được Trung Quốc coi là đồng minh tin cậy) do đó Trung Quốc không thể từ bỏ ý đồ lôi kéo Việt Nam.

Ngoài ra trong đối xử với Trung Quốc, chúng ta còn có các nước trong khu vực, một số nước lớn khác, nhiều nước đang phát triển... nên ngoài sức mạnh bản thân, chúng ta còn có sự ủng hộ của loài người tiến bộ và cả “cái thế” lựa chọn nữa. (Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta ngả hẳn về một phía để chống Trung Quốc).

(4). Trung Quốc là một nước đi tắt đón đầu tốt nhất, sẽ hoàn thành hiện đại hóa trong thời gian lịch sử tương đối (khoảng 100 năm). Trung Quốc là nước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường tương đối thành công, do vậy có nhiều điều chúng ta có thể học tập, rút kinh nghiệm từ họ (ngay cả với những vấn đề không thành công). Tuy vậy cần tránh hai khuynh hướng; cho rằng cái gì của Trung Quốc cũng hay hoặc ngược lại cho rằng Trung Quốc chẳng có gì đáng học cả, để tránh bắt chước một cách mù quáng hoặc bài xích.

B. Một số kiến nghị về đối sách và chính sách

Trước khi nêu một số vấn đề cụ thể, xin tóm tắt những điều đã nói ở trên: “Trung Quốc là một nước láng giềng lớn mạnh và ngày càng hùng mạnh hơn nữa. Giữa họ và ta còn tồn tại nhiều vấn đề (có vấn đề rất phức tạp, gay cấn), họ có tham vọng lớn với ta về cả lãnh thổ, chính trị, kinh tế. Chúng ta cần tôn trọng, nhân nhượng với Trung Quốc trong những vụ việc có thể nhân nhượng được.

Quyết không đi với nước khác hay nhóm nước khác chống lại Trung Quốc và không bao giờ để rơi vào thế một mình đối đầu với Trung Quốc, nhưng quyết không khiếp sợ họ, lùi bước hoặc từ bỏ những vụ việc không thể từ bỏ được. Nội bộ chúng ta đoàn kết nhất trí, tập trung được sức mạnh và trí tuệ toàn dân, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, lớn mạnh nhanh chóng về mọi mặt là bảo đảm vững chắc cho mọi ứng xử đã, đang và sẽ xảy ra trong mối quan hệ hai nước”.

(1) Vấn đề biên giới lãnh thổ
Ngày 30/12/1999, hai nước ký Hiệp ước biên giới trên đất liền (có hiệu lức từ ngày 6/7/2000). Đến nay hai bên đã cắm được 400 cột mốc biên giới. Tốc độ cắm như vậy là chậm (theo tính toán sẽ có khoảng 1.100 cột trên hơn 1300km đường biên). Hiệp định đã được ký và đã có hiệu lực, thiệt hơn khó có thể sửa được, vì vậy chúng ta không nên kéo dài thời gian cắm mốc (bởi vì nước yếu hơn bao giờ cũng phải chịu phần thua thiệt, nhất là khi sự đã rồi).

Qua việc ký kết Hiệp ước biên giới giữa Trung Quốc và Mông Cổ, Lào, Miến Điện, thấy nói chung Trung Quốc tôn trọng đường biên giới đã ký (cũng có thể mấy nước này không có vấn đề gì gay cấn với Trung Quốc, nên họ không dùng vấn đề biên giới để gây sự...), tuy vậy có cái rõ ràng để làm cơ sở đấu tranh sau này còn hơn là không có.
(a) Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá
Ký ngày 25/12/2000 và có hiệu lực từ ngày 30/2/2004. Nói chung ký được bây giờ còn hơn sau mới ký. Tuy vậy thời hạn của vùng đánh cá chung để hơi dài (12-15 năm), Trung Quốc sẽ triệt để lợi dụng thời gian này để khai thác và gây sự. Tàu ta bé, lưới ta nhỏ hơn, phần thua thiệt đã rõ, oán trách lẫn nhau cũng không xoay chuyển được tình hình, nếu không vươn lên ngang ngửa với họ (một cách đúng luật) thì đành chấp nhận. Việc thăm dò khai thác tài nguyên trong lãnh hải thuộc chủ quyền đã phân định của ta trong Vịnh bắc bộ cần phải cảnh giác, đề phòng mọi khả năng có thể xảy ra.
(b) Về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Quần đảo Hoàng Sa. Chỉ có Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đòi chủ quyền quần đảo này, hiện Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng phi pháp toàn bộ (một nửa năm 1956 và nửa còn lại tháng 1 năm 1974) và ngang nhiên coi chúng là của mình. Ta không thể dùng vũ lực để thu hồi, nhưng không thể từ bỏ chủ quyền. Có thể chỉ nên đòi những đảo mà Trung Quốc đánh chiếm từ tay chính quyền Sài Gòn hồi tháng 1 năm 1974, như thế vừa tỏ ra có nhượng bộ mà vẫn có cơ sở pháp lý để thế hệ sau giải quyết vấn đề.

Quần đảo Trường Sa. Đây là nơi tranh chấp của Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Phi-líp-pin, Brunei, Malaysia về biển đảo và Indonesia (có thể cả Đông Timor) về lãnh hải. Hiện nay số đảo bãi ngầm mà các bên chiếm giữ là Việt Nam 21, Phi-líp-pin 8, Trung Quốc 6 và Đài Loan 1. Chúng ta nên đòi chủ quyền một phần quần đảo này, nghĩa là ngoài 21 đảo bãi ngầm mà chúng ta đã chiếm giữ ra, ta chỉ đòi quyền ở những bãi đảo ngầm dọc theo bờ biển nước ta cho đến hết phần biển Đông. Ta không phản đối Trung Quốc thăm dò khai thác ở vùng lãnh hải sát Phi-líp-pin, Indonesia v.v..

Đây không phải là sự từ bỏ chủ quyền, việc đồng ý của Trung Quốc và Phi-líp-pin thăm dò ở vùng thuộc biển Đông nhưng cách rất xa ta là một quyết định khôn ngoan. Từ nay nên tránh một mình phản đối Trung Quốc ở những nơi xa tít tắp trên biển Đông, nhưng với những cái đã có và những cái ở sát sườn mình thì quyết không nhân nhượng. Trong vấn đề quần đảo, Trung Quốc rất không muốn quốc tế hóa, chính vì vậy mà chúng ta cần khôn ngoan quốc tế hóa vấn đề, nhất là tìm kiếm sự “có mặt” của Mỹ.

(c) Trong vấn đề biên giới, biển đảo
Chúng ta cần công khai đến mức tối đa, tập trung được trí tuệ của toàn dân tộc. Không nên coi đó là việc làm của riêng một số người và không ai chịu trách nhiệm cả. Cụ Phan Thanh Giản thời Nguyễn sau khi kí hiệp ước cắt sáu tỉnh Nam Bộ cho xâm lược Pháp, đã phải uống thuốc độc tự vẫn. Vì vậy quyết không được coi thường dư luận.

(2) Các vấn đề hợp tác kinh tế, ngoại thương, hợp tác văn hóa, kỹ thuật v.v..

Những vấn đề nay tiến hành như thời gian qua là tương đối tốt, ngoại trừ tệ nạn buôn lậu và thu hút đầu tư của Trung Quốc chưa được nhiều. Chúng ta đều biết, tháng 5 năm 2004, thủ tướng Phan Văn Khải thăm Trung Quốc và tháng 10 cùng năm, thủ tướng Ôn Gia Bảo thăm Việt Nam. Qua hai chuyến thăm đó, hai bên đã xác định hợp tác; Hành lang Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, hành lang Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ (mà theo ý tưởng của một học giả Trung Quốc, vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ gồm 10 tỉnh, thành phố sau đây của Việt Nam: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị với diện tích 58.452 km vuông và 16,8 triệu dân, còn phía Trung Quốc chỉ gồm: cảng Phòng Thành, Khâm Châu, Bắc Hải, Ngọc Lâm của tỉnh Quảng Tây và Trạm Giang, Mạo Danh thuộc tỉnh Quảng Đông, và Tỉnh Hải Nam với diện tích 113.876 kilômét vuông và 39,8 triệu người).

Ngoại trừ Trạm Giang và Mạo Danh thuộc tỉnh Quảng Đông là vùng duyên hải khá phát triển của Trung Quốc ra, hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây thuộc vùng phát triển trung bình kém của Trung Quốc (theo số liệu của Ngân Hàng Thế Giới năm 2000, bình quân đầu người GDP tính theo trình độ sức mua (PPP) của Quảng Tây đứng thứ 155 trên 206 nước và khu vực trên thế giới, còn Vân Nam là 149/206), nói một cách khác là sự phát triển của họ không cao hơn Việt Nam bao nhiêu. Mở hai hành lang kinh tế và vành đai kinh tế nói trên, nếu nói là Việt nam không thu được lợi ích gì là không đúng, nhưng rõ ràng là sự thua thiệt về ta.

Trước hết ta không thể chờ vào sự thu hút đầu tư vốn và kỹ thuật tiên tiến. Thứ hai, họ sẽ hút hết những nguyên liệu thô quý báu của chúng ta. Thứ ba, thông qua các hành lang và vành đai này, Việt Nam sẽ là nơi để trút hàng kém phẩm chất, hàng giả, hàng nhái của Trung Quốc thông qua con đường buôn lậu. Chưa có hai hành lang, một vành đai chúng ta đã khốn khổ vì nạn nhập “hàng lậu” của Trung Quốc, thử hỏi khi chúng hình thành tình hình sẽ ra sao. Thứ tư, hai hành lang, một vành đai có thể nói là một sự mở toang cánh cửa cho sự xâm nhập về mọi mặt của Trung Quốc một cách công khai, dễ dàng vào Việt Nam.

Vấn đề an ninh quốc gia sẽ như thế nào đây? Khi đã hợp tác thì hai bên phải cùng có lợi, ai giỏi tính toán hơn thì được phần nhỉnh hơn, nhưng phải cố gắng để không thiệt hại nhiều. Trung Quốc đã muốn thì ta không thể từ chối hoàn toàn và ta cũng không dại gì mà không hợp tác với Trung Quốc nhưng vấn đề mà hai bên cùng có lợi. Nhưng của nả của ta có nhiều đâu? Không làm thử một hành lang thôi? Các làm tốt nhất là cho tiếng, là sự biểu thị sự tôn trọng, sự không chống lại họ, và nếu là những đồng tình thì càng nên khai thác.

(3) Một vài kiến nghị và đối sách đối với Mỹ, Nhật

(a) Với Mỹ
Phải sau kết thúc chiến tranh hơn 20 năm (4/1975 – 8/1995) chúng ta mới lập quan hệ ngoại giao với Mỹ. Ở đây, có lỗi của người Mỹ, nhưng phải thấy là chúng ta đã để lỡ thời cơ và mắc mưu Trung Quốc trong việc sa lầy ở Campuchia. Đề nghị hãy đọc lại và suy ngẫm thật sâu, thật kỹ việc Lê Lợi – Nguyễn Trãi đã chủ động, nín nhịn và sáng suốt hơn người để nhanh chóng bình thường hóa quan hệ với nhà Minh. Sau gần 20 năm chiếm đóng, giặc Minh đã gây cho nhân dân chúng ta những tội ác “trời không dung, đất không tha” như “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”.. Nào lên rừng đào mỏ, nào xuống bể mò trai, nào hố bẫy hươu đen, nào lưới dò chi chả. Tàn tạ cả côn trùng, thảo mộc (khác gì chất độc da cam)... chẻ hết trúc Nam Sơn không ghi hết tội ác; lấy hết nước Nam Hải không rửa hết hôi tanh”.

Nhưng khi giặc đã chịu thua rút quân về nước (như quân viễn chinh Mỹ) thì mặc dù vừa qua sự tàn phá ghê gớm của chiến tranh, mối căm thù với giặc chưa nguôi, nhưng xuất phát từ lợi ích tối cao của dân tộc, Lê Lợi – Nguyễn Trãi vẫn “Mã Kỳ, Phương Chính cấp cho 500 chiến thuyền (ra đến biển chưa thôi trống ngực), Vương Thông, Mã Anh phát cho vài trăm cỗ ngựa (về đến nước còn toát mồ hôi), và sau đó còn chịu cống người vàng Liễu Thăng trong một thời gian, để yên phương Bắc, xây dựng lại đất nước.

Không có quyết sách này làm sao có thời thịnh trị Lê Thánh Tôn sau đó. Một vấn đề cần đặt ra đây để đối chiếu. Vì sao Trung Quốc bất ngờ, chủ động gây ra cuộc chiến tranh biên giới, giết hại khá nhiều chiến sĩ đồng bào ta, tàn phá nhiều cơ sở vật chất và nhà cửa ở các thị xã thuộc các tỉnh biên giới (chưa kể việc họ còn giúp bọn Khờ-me Đỏ đánh úp ở biên giới nước ta và cuộc chiến đấu sau khi ta vào Campuchia làm rất nhiều chiến sĩ và đồng bào ta bị hy sinh, mang thương tật. Nghe nói ở Campuchia, tổn thất, thương vong về người của chúng ta bằng cả cuộc chiến tranh chống Pháp).
Thế mà họ không hề có một lời xin lỗi, một tý đền bù, còn trịnh thượng ra điều kiện cho chúng ta khi bình thường hóa quan hệ (sao lại có sự đối xử không công bằng với hai nước như vậy?) Cần thấy rằng nước Mỹ không phải là kẻ thù truyền thống của ta, họ lại ở rất xa ta, không có tham vọng về lãnh thổ của ta và không có nhiều vấn đề gay cấn với ta như với Trung Quốc. Là một siêu cường, Mỹ có thể hiện nước lớn của mình, chúng ta cần tôn trọng họ, chí ít cũng như đối với Trung Quốc. Khách quan mà nói Mỹ (một số nước phát triển ở Tây Âu, Nga, Nhật ...) đang là những người kiềm chế hành vi quá khích ở Trung Quốc; không có cuộc cấm vận sau sự kiện Thiên An Môn (tháng 4/198) mà cuộc cấm vận về quân sự còn kéo dài đến tận bây giờ, và những tuyên bố của Mỹ, chưa ai biết là Trung Quốc đã và sẽ làm gì ở biển Đông.

Vì thế cần nhanh chóng đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, giáo dục. Cần nghiêm chỉnh học tập tinh thần của cha ông, rửa mặt cho người Mỹ, dù là đã muộn, nhưng muộn còn hơn không. Tất nhiên Trung Quốc không vừa lòng nếu ta cải thiện mối quan hệ với Mỹ hơn nữa, tuy vậy chúng ta không đi với Mỹ để làm hại lợi ích của Trung Quốc thì họ cũng khó ngăn cản, mà cản cũng không được nếu ta khôn khéo tính tóan bước đi phù hợp. Cải thiện hơn nữa quan hệ với Mỹ sẽ còn góp phần hòa giải dân tộc, thu hút tốt hơn nữa chất xám và vốn của Việt Kiều (thử hỏi mỗi năm không có vài ba tỷ USD kiều hối bằng tiền mặt gửi về, tình hình cân bằng ngoại tệ của ta sẽ ra sao).

(b) Với Nhật Bản Trong quá khứ, Nhật Bản đã chiếm đóng nước ta và gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945, nhưng người Nhật đã có bồi thường và tỏ ra có lỗi. Từ sau khi nước ta thống nhất, quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam phát triển nhanh chóng, nhất là trong thời gian gần đây. Mọi người đều biết Nhật Bản là cường quốc kinh tế số hai thế giới hiện nay, dù mấy năm nay sự phát triển có phần chững lại, nhưng Nhật Bản vẫn là nước có tiềm năng dồi dào về vốn và kỹ thuật, Nhật Bản là một trong vài nước đủ sức giúp ta phát triển nhanh chóng. Nước ta cách xa Nhật Bản, không tồn tại vấn đề gay cấn. Cũng như ta, Nhật Bản đang có vấn đề tranh chấp về biển, đảo với Trung Quốc, (Nhật đang chiếm giữ đảo Seikaku mà Trung Quốc tự nhận là của mình với cái tên Điếu Ngư). Người Trung Quốc còn thù dai tội ác của Nhật Bản gây cho họ trong thời gian xâm lược (1937 - 1945) như cuộc tàn sát đẫm máu nhân dân Nam Kinh, việc sử dụng người Trung Quốc làm thử nghiệm vũ khí vi trùng...

Nhật Bản cũng đang tỏ ra lo lắng trước sự “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc. Chúng ta đang ở thế nếu tiến gần Mỹ sẽ bị Trung Quốc “không bằng lòng” và nếu gần Trung Quốc sẽ bị Mỹ “không ưa”, và cả hai nước đều biết ta sẽ không đi với nước này chống nước kia, nên họ sẽ cùng ép ta, chúng ta chống đỡ xoay xở rất khó. Đó là một thực tế khách quan. Chính vì vậy mà nâng quan hệ về mọi mặt, nhất là về hợp tác kinh tế, kỹ thuật với Nhật Bản lên tầm cao mới là vấn đề có ý nghĩa trọng đại.

Thi hành những chính sách, đối sách trên không bao giờ nằm mục đích chống lại Trung Quốc. Chúng ta chỉ muốn người láng giềng lớn mạnh này để yên cho chúng ta làm ăn theo sự lựa chọn có lợi nhất cho chúng ta mà không làm tổn hại đến họ – chúng ta có đủ điều kiện thuận lợi trong, ngoài để làm được điều đó. Nhưng thời gian thuận lợi khó có ấy chỉ còn độ 10 – 20 năm nữa thôi. Cần thấy rõ điểm này để đoàn kết nội bộ hơn nữa, tập trung được ý chí toàn dân hơn nữa, vận dụng tốt quan hệ với nước ngoài hơn nữa, nhanh chóng xây dựng đất nước ta giàu mạnh lên. Ngày 30/3/2005


___

Tài liệu tham khảo 1/ Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 16, năm 2002. 2/ Báo cáo công tác của Chính phủ Trung Quốc tại kỳ họp Quốc Hội tháng 3 năm 2005. 3/ “Đại chiến lược Trung Quốc” năm 2002. 4/ “Báo cáo vấn đề Trung Quốc” năm 2001. Và một số chuyên đề, đề tai về Trung Quốc mà tác giả đã viết hoặc tham gia.
* Nguyên là viên chức nhiều thập kỉ trong ngành ngoại giao Việt Nam. Trước khi về hưu năm 1996, ông là Tổng Lãnh Sự Việt Nam tại Quảng Châu (Trung Quốc). Tất nhiên mọi nhận định, ý kiến trong bài này là của riêng tác giả, hoàn toàn độc lập với quan điểm chính thức hay không chính thức của chính phủ Việt Nam, hiện tại cũng như trong quá khứ.
http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai8/200608_DuongDanhDy.htm




DƯƠNG DANH DY * MỘT SỐ TỒN TẠI LỚN CỦA TRUNG QUỐC

Dương Danh Dy
Sau 30 năm tiến hành cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã thu được những thành tựu rất to lớn về mọi mặt, không ai có thể phủ nhận. Tuy vậy trong cuộc phát triển có thể nói là nhanh như vũ bão chưa từng có ấy, Trung quốc hiện đang đứng trước nhiều vấn đề, nhiều tồn tại lớn, không thể giải quyết trong một sớm một chiều, mà nếu xử lý không tốt, hoặc khi khí hậu, tình hình quốc tế có nhưng diễn biến đột xuất, có thể phát sinh những chuyện khó lường. Những tồn tại, những vấn đề, những số liệu, những nhận định dưới đây đều lấy từ những tài liệu công khai của Trung Quốc hoặc của những tờ báo, hãng thông tấn nước ngoài có uy tín, nhằm giúp người đọc hiểu thêm “ mặt trái” của Trung Quốc, một mặt mà trong thời gian qua vì nhiều lý do chúng ta đã không chú ý, hoặc không muốn, hay ngần ngại không đề cập tới.

Người viết hoàn toàn không có ý định hạ thấp hoặc nói xấu, hoặc…đối với người bạn lớn phương Bắc của chúng ta, người - mặc dù vẫn tự xưng là nước đang phái triển - nhưng thực ra đã là siêu cường thứ hai trên thế giới rồi.Tuy vậy, cần thấy rằng dù đã là siêu cường thứ hai, nhưng không phải là người khổng lồ đó không có gót chân Asin. Người viết còn muốn nói thêm rằng, do cùng từ nền kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa( hay kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa) hơn nữa Trung Quốc lại tiến hành cải cách trước, nên một số việc làm chưa tốt hay tồn tại của họ, nếu biết nghiêm túc, khôn ngoan…rút kinh nghiệm thì có thể là những bài học có ích.


Những tồn tại theo Báo cáo chính trị tại ĐH 17 ĐCSTQ (15/10/2007)

-Trả giá quá lớn đối với tài nguyên, môi trường trong tăng trưởng kinh tế, -Phát triển không cân đối giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền, giữa kinh tế và xã hội;(nông thôn phát triển tụt hậu) - Phát triển ổn định nông nghiệp và duy trì tăng thu nhập cho nông dân ngày càng khó khăn hơn - Việc làm, bảo đảm xã hội, giáo dục y tế, nhà ở, tư pháp, trị an xã hội v.v.. tồn tại khá nhiều vấn đề -Xa xỉ, lãng phí ,tiêu cực tham nhũng vẫn khá nghiêm trọng -Xu thế mở rộng khoảng cách phân phối thu nhập(nhất là giữa thành thị và nông thôn) về cơ bản vẫn chưa xoay chuyển được, -Dân số nghèo ở thành thị và nông thôn, ngưòi thu nhập thấp vẫn còn một sô lượng tương đối lớn. -Khó khăn trong qui hoạch tổng thể lợi ích các bên, -Cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, sức ép về kinh tế, khoa học công nghệ của các nước phát triển vẫn tồn tại lâu dài. ……….

Còn có thể nhặt thêm một số tồn tại nữa trong báo cáo trên., nhưng có lẽ như vậy cũng đã tương đối đủ. Tất nhiên những mặt chưa nêu đủ cũng sẽ được đề cập tới. Trước hết phải nói rằng, những nhận xét đánh giá trên của TW ĐCSTQ là tương đối chính xác, đúng mức và có phần “dũng cảm”, vì họ đã dùng đến những từ như “trả giá quá lớn…”, “phát triển tụt hậu” , “khá nghiêm trọng”, “cơ bản vẫn chưa xoay chuyển được”,”sức ép vẫn tồn tại lâu dài” v.v..

Nhưng nếu đi sâu vào vấn đề, sẽ thấy những nhận định đánh giá đó còn chưa cụ thể, chưa đủ độ sâu, chưa nói hết được những nguy cơ tiềm ẩn. Dưới đây là những vấn đề cụ thể:

Vấn đề tài nguyên

Để đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành công nghiệp, năm 2007 TQ khai thác 2.536 triệu tấn than (tăng 6,9% so với năm trước), 187 triệu tấn dầu thô (tăng 1,1%-nt), sản xuất 23,9 triệu tấn sợi hoá học (tăng 10,3% -nt) 568,94 triệu tấn thép (tăng 21,3%-nt),1360 triệu tấn xi măng (tăng 9,9%-nt), 57,87 triệu tấn phân hoá học (tăng 8,3%-nt) hơn 84 triệu TV mầu (tăng 0,7%-nt) hơn 44 triệu tủ lạnh (tăng 24,5%-nt) hơn 80 triệu điều hoà không khí (tăng 17%-nt), hơn 8,8 triệu ôtô các loại (tăng 22,1%-nt) v.v.., mỗi năm Trung Quốc cần một lượng nguyên vật liệu khổng lồ. Mặc dù trong nước còn có dự trữ (trữ lượng) nhưng một số năng lượng, nguyên vật liệu thiết yếu đã có dấu hiệu cạn kiệt. -từ năm 1993, TQ đã từ nước xuất khẩu dầu mỏ trở thành nuớc nhập khẩu dầu mỏ với số lượng ngày càng lớn.

Năm 2004 nhập khẩu 120 triệu tấn, năm 2005 nhập khẩu 136 triệu tấn (trên tổng lượng tiêu thụ là 317 triệu tấn), năm 2007 nhập gần 200 triệu tấn (trong khi dự kiến trước đó là đến năm 2010 mới phải nhập 160 triệu tấn) lượng nhập khẩu dầu đã nhiều hơn lượng sản xuất trong nước và tốn một lượng ngoại tệ là 96,2 tỷ USD. Lượng tiêu dùng dầu mỏ của TQ đã đứng thứ ba trên thế giới (sau Mỹ, Nhật) Khi một nước mà một năm phải nhập khẩu trên 100 triệu tấn dầu là có nguy cơ về an ninh quốc gia, nếu thế giới hoặc khu vực nhập khẩu chính có sự kiện đột biến.

Hơn nữa cần chú ý là 50% lượng dầu nhập khẩu của TQ đến từ Trung Đông, 25% từ châu Phi, 15% từ Đông Nam Á, 80% lượng dầu nhập khẩu đều phải qua eo biển Malacca (dễ bị người ta “phong toả” khi có chuyện, trong khi của Mỹ lượng dầu nhập khẩu có tới 3/4 là từ Canada, Mehico,Venexuela…với Mỹ là an toàn trong vận chuyển hơn nhiều) ngoài ra 90% lượng dầu nhập khẩu của TQ phải vận chuyển bằng tầu chở dầu nước ngoài, và một tồn tại lớn là đến nay TQ hầu như chưa có kho chứa dầu dự trữ. (Nhân đây xin nói thêm, ở những nước tiên tiến như Nhật bản, khi kinh tế tăng trưởng 100 điểm thì tiêu hao dầu mỏ mới tăng 10 điểm, trong khi của TQ là kinh tế tăng 100 điểm thì tiêu hao dầu mỏ phải tăng tới 80 điểm!

Qua đó có thể thấy trong tương lai gần, lượng nhập dầu mỏ của TQ còn tăng hơn nữa) Đứng trước mấy vấn đề: tìm cho được và bảo đảm nguồn cung cấp dầu mỏ cũng như bảo đảm đường vận chuyển, TQ đã chạy vạy khắp nơi tìm nguồn (Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh..) ra sức đầu tư bằng mọi cách, nhiều khi bất chấp áp lực chính trị (vấn đề Dafur ở Sudan, quan hệ với chính quyền quân sự Myanmar v.v..) -TQ thiếu nhiều loại kim loại mầu, năm 2007 nhập 1,4 triệu tấn đồng, 8700 tấn Molyden, có tháng phải nhập hơn 3000 tấn thiếc v.v.. -năm 2007 nhập 1,33 triệu tấn cao xu nhân tạo, 2,46 triệu tấn bông v.v..

Qua việc thương nhân TQ săn lùng mua than, quặng kim loại các loại, một số nguyên, vật liệu.. cũng như hăng hái tìm cách đầu tư vào lĩnh vực này ở nước ta càng thấy rõ thêm vấn đề. Có người TQ đã cảm khái thốt lên: “chúng ta đã và đang ăn vào tài nguyên của đời con, đời cháu.”

Vấn đề ô nhiễm môi trường

Để có hiệu quả nhanh, tốn ít đầu tư, để chiều lòng khách đầu tư nước ngoài và vì nhiều nguyên khác nữa như sự thiếu hiểu biết, sự liều mạng, bất chấp v.v.. sau 30 năm cải cách mở cửa, tình trạng ô nhiễm của TQ đã đến độ cực kỳ nguy hiểm. Không phải tự nhiên báo cáo chính trị ĐH 17 phải đề xuất xây dựng “văn minh sinh thái” và trong 5 “siêu bộ” được thành lập tháng 3 năm 2008 có “Bộ Môi trường” -Ô nhiễm nước (bao gồm nguồn nước trên các sông, hồ, biển, nguồn nuớc ngầm, nguồn nước dùng cho người…)

Số liệu chung nhất là 70% nuớc sông, hồ.. và 90% nguồn nước ngầm của TQ đã bị ô nhiễm với mức độ khác nhau Theo “Báo cáo sinh thái sông Trường Giang”, “Báo cáo sinh thái sông Hoàng Hà”. “Báo cáo sinh thái sông Hoài” của đoàn khảo sát Quốc Hội TQ thì có những nơi ở đó “đầy những bọt hoá học, đen xịt, thối hoăng”, trong nuớc “có hàm lượng vật chất có hại cao.” Nước sông Hoàng Hà ô nhiễm tới mức có nơi người ta buộc phải dùng nước ô nhiễm để tưới cho cây trồng, mang lại nguy hại cho sức khoẻ của con người và động vật. Nguồn nuớc ô nhiễm đã làm cho hơn 10% cây công nghiệp của TQ bị nhiễm kim loại nặng và các vật ô nhiễm khác. Ở một số nơi muối làm ra cũng bị ô nhiễm.

Mỗi năm có khoảng 30 tỷ tấn nước ô nhiễm chưa trải qua xử lý đã thải ra sông, hồ, ngoài ra còn có 24 tỷ tấn phế thải công nghiệp.Từ năm 2003, mỗi năm TQ chí ít có 5 triệu TV, 4 triệu tủ lạnh, 6 triệu máy giặt cần vứt bỏ, đó là nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng không thể coi thường. Các điểm nối mạch trong các máy này bằng thiếc, chì, bạc kẽm, đồng.., khi tận dụng thưòng gây ra ô nhiễm. Xin nêu một ví dụ cụ thể: thôn Quí Vực, ngoại thành thành phố Sán Đầu tỉnh Quảng Đông là nơi thu hồi các phế liệu điện tử lớn nhất tỉnh từ năm 1995 bằng phương pháp thủ công, hiện nay môi trường đã bị xâm hại nghiêm trọng.

Vật chất độc thấm xuống đất, ngấm vào nước bốc lên trời làm môi trường ô nhiễm nặng, đến mức trẻ em mới sinh ở đây thường bị dị hình, phải vận chuyển nước từ ngoài 30 km về dùng, hàm lượng các kim loại độc cao hơn mức tiêu chuẩn hàng trăm tới hàng ngàn lần(theo tạp chí DuZhe, TQ). Báo cáo công tác của Chính phủ tháng 3 năm 2008 tai Quốc hội cho biết năm 2007 đã giải quyết cho 97,48 triệu cư dân nông thôn gặp khó khăn trong việc cung cấp nước uống và nước uống không an toàn, năm 2008, Chính phủ có kế hoạch giải quyết vấn đề nước uống không an toàn cho 32 triệu nông dân…

Bột Hải (được coi như nội hải của TQ) vì phải chứa các nguồn nước ô nhiễm và phế thải công nghiệp nên đang đứng trước nguy cơ sẽ là “biển chết” và nếu là “biển chết” thì phải mất 200 năm mới cứu được. Thái Hồ (hồ nước ngọt lớn của TQ) đã bị ô nhiễm tới mức phải bỏ ra 15 tỷ USD trị lý trong 10 năm mới có thể trở lại như xưa (trong đó có việc phải đóng cửa hàng ngàn xí nghiệp nhỏ chưa giải quyết được vấn đề ô nhiễm như 772 xí nghiệp hoá chất, 125 nhà máy chế tạo accu, 76 nhà máy giấy v.v.. và việc Thủ tướng Ôn Gia Bảo phải đứng ra chủ trì một cuộc họp chuyên giải quyết vấn đề ô nhiễm ở đây cho thấy tình trạng nghiêm trọng của vấn đề) -Ô nhiễm không khí. 70% năng lượng của TQ là than (mỗi năm dùng tới trên 3000 triệu tấn) cộng thêm khói bụi của hàng vạn nhà máy (chưa qua xử lý), của hàng trăm triệu chiếc ôtô, xe có động cơ… đã làm cho TQ trở thành nước có lượng khí thải CO2 lớn nhất thế giới, gây hiệu ứng nhà kính rất cao.

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới mỗi năm TQ có khoảng 750.000 người chết vì ô nhiễm (chủ yếu là do ô nhiễm không khí) còn số người sau đó hàng mươi, hai mươi năm mới chết vì bị ung thư thì chưa tính được. 60% dân số thành phố TQ chịu mức ô nhiễm không khí cao hơn 5 lần tiêu chuẩn của WHO. (Một nguồn tin TQ nói, mỗi năm TQ có từ 800.000-1.000.000 trẻ em vừa đẻ ra đã bị dị hình.) Cái giá phải trả cho ô nhiễm rất cao (năm 2003 cái giá phải trả cho ô nhiễm sức khoẻ vào khoảng 6% GDP) Cuốn báo cáo văn học “Vì sao dân lấy ăn làm trời”(xuất bản năm 2004) của Chu Kình-một tác giả đại lục- được giải thưởng “báo cáo văn học Lettre Ulysses” của Đức(?) cho biết do an toàn thực phẩm ngày càng kém nên mỗi năm có từ 20-40 vạn người trúng độc thực vật, ước 1/3 số ngưòi bị ung thư là từ ăn gây ra.


Cộng thêm trong thực phẩm có chất kích thích nên có nơi bé gái 7 tuổi đã thấy kinh, bé trai 6 tuổi đã có râu, nồng độ tinh trùng của đàn ông ngày càng loãng, sau 50 năm nữa đại đa số người Quảng Đông sẽ mất năng lực sinh dục. Phải chăng, những thuyết minh cụ thể trên đã nói lên tương đối đầy đủ và sâu sắc thêm ý nghĩa của câu “ phải trả giá quá lớn”?

Phát triển không cân đối giữa thành thị và nông thôn

TQ tiến hành cải cách ở nông thôn trước bằng việc thực hiện khoán sản lượng tới hộ. Do được làm chủ ruộng đất và tự vạch kế hoạch làm ăn… tính tích cực sản xuất của người nông dân nâng cao rõ rệt. Chỉ trong thời gian ngắn, đời sống đa số nông dân đã được cải thiện rõ rệt. Nhưng từ năm 1984 khi TQ bắt đầu mở rộng cải cách ra thành phố thì hầu như trong suốt 14 năm sau đó (đến năm 1998) “người ta” đã quên nông dân (chữ dùng của một nhà nghiên cứu của TQ). Phải qua nhiều cuộc đấu tranh của nông dân (do mất ruộng đất, không kiếm đựoc việc làm…), của các nhà nghiên cứu, của một số ngưòi lãnh đạo TQ có tâm huyết v.v..mãi đến đầu thế kỷ 21, vấn đề nông dân mới được coi trọng và mấy năm gần đây đã và đang có những chính sách cụ thể nhằm giải quyết vấn đề “tam nông” (nông nghịêp, nông thôn, nông dân). Để nói rõ thêm một tồn tại lớn nữa, ngưòi viết muốn nêu thêm một vấn đề: nông dân vào thành phố làm thuê (TQ hiện nay có từ 120 triệu đến 200 triệu nông dân vào thành phố làm thuê).

Đây là một vấn đề rất lớn (tham khảo xem “Điều tra nông dân Trung Quốc”- (viết về nông dân tỉnh An Huy) và cuốn “Trung Quốc ven bờ sông Hoàng” (viết về nông dân tỉnh Hà Nam), “Người ven đô” (viết về những người nông dân đến tỉnh Quảng Đông làm thuê) trong bài viết ngắn này không thể nói hết được.

Ở đây chỉ muốn nhấn mạnh mấy ý sau: -Nông dân, nông nghiệp TQ là nơi đóng góp nhiều nhất cho sự nghiệp công nghiệp hoá của TQ trong giai đoạn đầu, những khoản nợ Liên Xô trong thời kỳ đầu xây dựng nước (hơn 150 công trình) và những công trình công nghiệp nặng nhập khẩu thời kỳ giữa những năm 70 với một số nước tư bản (nhà máy gang thép Bảo Sơn, Khu công nghiệp hoá chất Đông Bắc v.v..) đều được trả chủ yếu bằng nông sản, nhưng người nông dân hầu như không đựoc hưởng lợi từ đó mà còn bị thiệt thòi do chênh lệch giá cánh kéo (giá nông sản phẩm một thời gian dài thấp hơn giá thị trường nhiều lần…) -Số liệu công khai của TQ cho biết thu nhập ròng bình quân đầu người của nông dân TQ năm 2007 là 4140 NDT (tăng 9.5% so với năm trước-của năm 2003 là 2622 NDT-tăng 4,3 % so với năm trước), trong khi thu nhập có thể chi phối bình quân đầu người của cư dân thành thị là 13.786 NDT (tăng 12,2% so với năm trước-của năm 2003 là 8472NDT-tăng 9% so với năm trước).

Nhìn vào con số trên, thấy mức chênh lệch không lớn(chỉ hơn 3 lần), nhưng nếu tính tới những điều kiện ăn, ở, đi lại, chữa bệnh, đi học v.v. thì mức chênh lệch giữa thành thị nông thôn đâu chỉ có thế. Theo tiêu chuẩn của TQ: tiêu chuẩn nghèo tuyệt đối của một nông dân là thu nhập dưói 785 NDT/năm, thì năm 2007 còn có 14,79 triệu người (giảm 6,69 triệu người so với năm trước); còn nếu theo tiêu chuẩn thu nhập thấp 786-1067NDT/năm thì có 28,41 triệu người. Tuy nhiên báo cáo của Ngân hàng châu Á mùa hè năm 2007 cho biết có 300 triệu ngưòi TQ (chủ yếu là nông dân) có thu nhập dưới 1USD/ngày (BBC, tiếng Trung ngày 18-2-2008) Thu nhập của nông dân nói chung thấp đến nỗi người ta đã tính ra một học sinh nông dân học xong bốn năm đại học thì người cha phải nhịn ăn nhịn mặc 20 năm mới đủ tiền trả học phí, đã có câu nói “học phí bức tử gia trưởng làm chết học sinh”.

Một nông dân vào thành phố làm thuê có vợ bị bệnh nặng chữa chạy không khỏi, đã phải ký một hợp đồng với bệnh viện cam kết trả nợ trong 3 đời-106 năm (mỗi năm 5000NDT)! Vì nghèo nên con em nông dân bỏ học ngày càng nhiều, nhiều em phải lâm vào cảnh mà báo chí TQ gọi là “nô công”(công nhân nô lệ) như một số trẻ em làm tại lò gạch tại một địa phương thuộc tỉnh Sơn Tây (mà báo chí Việt Nam đã đưa một phần). Số sinh viên đại học là con em nông dân cũng ngày một giảm.

Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, số lượng nông dân TQ bị mất ruộng đất ngày một nhiều, tiền được đền bù lại quá thấp (theo tờ Nam phương đô thị báo của Quảng Đông thì một năm chính quyền các cấp đã “bán đất” được 900 tỷ NDT) nên sức chống đối trong nông dân ngày một cao, mỗi năm một tăng (từ bẩy, tám vạn cuộc biểu tình đến trăm ngàn cuộc). Đã có học giả TQ đề cập tới phải làm “cuộc cách mạng ruộng đất lần thứ ba” (lần thứ nhất là cải cái ruộng đất hồi mới giải phóng, lần thứ hai là khoán sản lượng tới hộ) nhằm trả lại quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân.v.v.


Ngay trong thu nhập của nông dân cũng có sự chênh lệch giầu nghèo khá rõ, năm 2005, thu nhập của một nông dân thuộc thôn Hoa Tây tỉnh Giang Tô (thôn được coi là thu nhập cao nhất nước) là 18.820NDT, còn thu nhập của thôn Nam Nê Loan, tỉnh Thiểm Tây (được coi là thấp nhất nước) là 1526 NDT. Có người đã chia thu nhập của nông dân TQ làm 3 loại : >5000NDT/người/năm là thuộc thế giới thứ nhất; từ 3000-5000NDT là thuộc thế giới thứ hai;<3000ndt style="font-weight: bold; color: rgb(102, 0, 204);">Giữa các vùng miền


Không nói cũng rõ, tại TQ vùng ven biển (miền đông) phát triển nhất, vùng giữa (miền trung) phát triển chậm hơn và miền tây phát triển chậm nhất. Một vài con số cụ thể: -Thượng Hải (thành phố ven biển-miền đông) bình quân GDP/người là 65.473 NDT(dứng đầu) -Hà Nam (tỉnh nội địa miền trung) là 15.056 NDT/người (thứ 16) -Quí Châu (tỉnh nội địa miền tây) là 6742 NDT/người (thứ 31) Qua đó có thể thấy GDP bình quân của vùng giầu nhất miền đông gấp gần 10 lần vùng nghèo nhất miền tây và hơn vùng miền trung 4 lần.

*Nhân tiện ghi thêm một vài số liệu nữa: của tỉnh Vân Nam là 9459NDT(đứng thứ 30) của Cam Túc là 9527NDT (đứng thứ 29) của Quảng Tây là 11417NDT (đứng thứ 28) của Thiên Tân l à 47972NDT(đứng thứ 3) của Chiết Giang là 35730NDT (đứng thứ 4) của Giang Tô là 32985NDT (đứng thứ 5); của Hồ Bắc là 14733 NDT(đứng thứ 17) của Hồ Nam là 13123 NDT(đứng thứ 20) Chênh lệch giầu nghèo Nếu như bẩy, tám năm trước đây một người TQ có 100 triệu NDT(7,3NDT=1USD) đã được coi là người giầu nhất nước (vì vậy hiện nay TQ quen dùng từ “trăm triệu phú ông” để chỉ những người giầu) Còn bây giờ (năm 2007) nếu có số tiền trên sợ rằng ngay đến xếp thứ 2000 cũng không nổi.

Có nguồn tin cho biết người giầu nhất TQ năm 2006 có 27 tỷ NDT, nhưng năm 2007 ai có số tiền như vậy chỉ đứng thứ 16 trong số những người giàu nhất nước, bởi vì người giầu nhất năm này đã có 130 tỷ NDT(gần 20 tỷ USD). Có người nói TQ có 300.000 người có thể mua máy bay riêng, hoặc có 230.000 người có từ 1 triệu USD trở lên( nhưng đó là những tin chưa được xác minh) Một nguồn tin cho biết có tới trên chín phần mười người giầu TQ là con em cán bộ cấp cao trong đó có 29 người có tài sàn tổng cộng là hơn 2000 tỷ NDT. Những con số này tự nói lên sự chênh lệch giầu nghèo đã tới mức nào.

Phân hoá xã hội

Người ta có sự phân loại không thành văn các tầng lớp trong xã hội TQ sau gần ba mươi năm cải cách như sau: quan chức lãnh đạo, công vụ viên (không kể tầng lớp bị buộc rời khỏi cương vị mà nghe nói vào khoảng 30 triệu người và số nhân viên cấp thấp), thương nhân, xí nghiệp gia, tầng lớp tri thức trong CMVH bị gọi một cách khinh rẻ là “lão chín thối” nay cũng được thăng lên hạng năm, đáng thương nhất vẫn là tầng lớp nông dân, xếp hạng cuối cùng, còn giai cấp công nhân “người anh cả-giai cấp lãnh đạo” thì xếp thứ tám, chỉ đứng trên nông dân. (Báo cáo điều tra của Tổng Công Đoàn Trung Quốc năm 2007 cho biết có tới 26.7% công nhân phổ thông không được tăng lương trong 5 năm qua) Tình trạng gíá cả gia tăng mạnh và lạm phát có xu hướng phi mã, càng làm cho đời sống những người thu nhập thêm khó khăn(có người đã nói như đùa: do giá thịt lợn tăng quá cao, một số người đã trở thành người theo đạo Hồi)

Có ngườì bình luận xã hội TQ là “chính trị Triều Tiên hoá; kinh tế Mỹ latinh hoá; giá cả Âu, Mỹ hoá, tiền lương châu Phi hoá” hoặc” số lần và số người chết vì tai nạn hầm mỏ nhất thế giới, số trẻ em thất học và bỏ học lớn nhất thế giới, số quan chức chính quyền lợi dụng của công ăn chơi nhất thế giới”(Bức thư thứ 2 của Uông Triệu Vận) Xã hội TQ hiện nay ngoài các giai cấp đã có, đã xuất hiện những tầng lớp mới như: nhóm người có thế mạnh(gồm những người nắm quyền lực trong tay, người giầu..) nhóm người dễ bị tổn thương (nguời nghèo, người già không nơi nương tựa, người thất nghiệp …)

Trong nhóm người có thế mạnh ngoài “Thái tử đảng”(sẽ nói ở dưới) cần chú ý tới sự xuất hiện của “tầng lớp mới”. “Tầng lớp mới” là danh từ phiếm chỉ nhóm người giầu bột phát trong nền kinh tế thị trường, xuất hiện trong xã hội TQ từ năm 2000, nhưng mãi đến năm 2002, mới được chính thức đề cập tới trong báo cáo chính trị tại ĐH 16 của ĐCSTQ. Tuy trong giới chính thức và giới học giả còn có nhiều cách nói về ngoại diên và nội hàm của danh từ này, nhưng đại để nó được dùng để chỉ những người kinh doanh xí nghiệp tư doanh, những ngưòi làm nghề công, thương cá thể, các luật sư, các kế toán, kiểm toán viên v.v..

Theo tính toán gián tiếp và bằng phương pháp suy đoán người ta cho rằng hiện nay TQ có khoảng 75 triệu (có số liệu nói 50 triệu) người thuộc tầng lớp mới chủ yếu là những nhân sĩ trong ngành kinh tế phi công hữu và những nhà trí thức tự do chọn nghề tổ thành, tập trung tại các tổ chức kinh tế mới, tổ chức xã hội mới. Bọn họ có số tài sản vào khoảng 10000 tỷ NDT. Họ có nguyện vọng mãnh liệt tham dự vào công việc chính trị và trong tương lai sẽ có ngày càng nhiều những người trong tầng lớp mới có quyền phát ngôn về công việc của quốc gia(trong hội nghị Chính Hiệp họp tháng 3 năm 2008 xuất hiện họ tên của hơn 100 ông (bà) chủ xí nghiệp tư doanh và người làm nghề tự do, 1 đại biểu ĐH17 ĐCSTQ là tỷ phú)

Ở TQ hiện nay “quan quyền”, “quyền tiền giao dịch” đã là một số danh từ được sử dụng phổ biến, tầng lớp “quan quyền” là những người thu được lợi ích lớn nhất trong toàn bộ cải cách mở cửa (cần hiểu là “quan quyền” không chỉ là người trực tiếp nắm quyền mà còn bao gồm cả vợ con, họ hàng thân thích cho đến bạn bè của họ, và “quan quyền” không chỉ gồm quan chức cấp cao mà còn bao gồm các quan chức lớn nhỏ các cấp và con em, họ hàng, bạn bè của họ). Chính vì thế một bài viết về ba mươi năm cải cách mở cửa của TQ đã nói như tổng kết: “Quyền lực là công cụ và thủ đoạn có hiệu quả nhất để làm giầu nhanh chóng.”

Dù còn chưa công khai nói ra, nhưng ai cũng biết “Thái tử đảng” (gồm con em cán bộ cấp cao) là tập đoàn lợi ích có thế lực lớn nhất TQ hiện nay (nguồn tin “chống đối” cho biết con trai, con gái một cựu Thủ tướng TQ khống chế cả ngành điện lực TQ), ngoài ra còn có các tập đoàn kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật lớn … có giây mơ rễ má với các quan chức đảng, chính, quân… và với các tập đoàn kinh tế nước ngoài đang ra sức vơ vét tài sản đất nước, bóc lột sức lao động của công nhân, tước đoạt ruộng đất của nông dân v.v..

Không khẳng định, nhưng cũng không thể phủ nhận là đã có cả tầng lớp xã hội đen đang ngấm ngầm hoạt động. Xin đưa ra một số số liệu để cụ hoá tình hình bất công trong thu nhập của tầng lớp có chức có quyền với những người dân bình thường: Thu nhập bình quân đầu người của người dân Thâm Quyến là 32.650 NDT, nhưng của cán bộ cấp Vụ, Cục là từ 7 triệu đến 10 triệu NDT, của cán bộ cấp tỉnh là từ 8,5 triệu đến 12 triệu NDT, điều này có nghĩa là tài sản trung bình của một cán bộ cấp Vụ, Cục ở Thâm Quyến gấp khoảng thu nhập trung bình trong 250 năm của một người dân, còn của cán bộ cấp tỉnh là 300 năm. Ở Thượng Hải các con số tương ứng là 38.570/ 5,5 triệu-6,5 triệu/ 7,5 triệu-8,6 triệu.

Ở Bắc kinh các con số tương ứng là 36350/3,8 triệu-4,5 triệu/4,2 triệu-5,5 triệu. Mỗi năm TQ có thêm 20 triệu sức lao động mới, nhưng xã hội mới giải quyết được việc làm cho 12 triệu người Có thể nói chưa bao giờ tình hình xã hội TQ có nhiều tồn tại như hiện nay, nổi bật là vấn đề việc làm, nhà ở, chữa bệnh và giáo dục; ngoài ra tâm lý bất mãn, bức xúc, chống đối trước những nghịch cảnh, trước những bất công của xã hội hoặc sự quản lý kém hiệu lực của chính quyền, sự tham nhũng của những người nắm quyền đã bắt đầu công khai bộc lộ và có xu thế ngày càng mạnh lên. (Trong lịch sử nông dân TQ đã có những cuộc nổi dậy nổi tiếng và trong thời ĐCSTQ lãnh đạo, các thanh niên học sinh, công nhân đã làm hai cuộc “Thiên An Môn”.

Sau sự kiện Thiên An Môn 6-4-1989, một tờ báo TQ đã viết: tầng lớp trí thức bất mãn cộng với những nông dân lang thang không có việc làm là một trong những nguyên nhân dẫn tới cuộc tụ nghĩa Lương Sơn Bạc) Sự chống đối của một số người TQ ở trong và ngoài nước Từ trong nội bộ đảng.Ngoài sự đấu tranh phe phái không bao giờ hết trong đảng ra, trong nội bộ ĐCSTQ đã xuất hiện tầng lớp đảng viên chống lại đường lối cơ bản của đảng, đòi đẩy mạnh cải cách chính trị, đòi xây dựng cái gọi là “chủ nghĩa xã hội dân chủ” như mấy nước Bắc Âu… ( mà một số người nổi lên như: Lý Nhuệ nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức TW, một số đảng viên là nhà báo, nhà nghiên cứu, nhà văn…như Đỗ Đạo Chính, Tạ Thao, Tân Tử Lăng..) trào lưu này bắt nguồn từ Hồ Diệu Bang và đặc biệt là Triệu Tử Dương, những người lãnh đạo cao nhất, công khai khởi xướng, không những không lụi tàn sau khi bị đàn áp mà còn có xu thế phát triển.

Từ trong nội bộ nhân dân. Ngoài những biểu tình, chống đối vì nguyên nhân kinh tế ra, những phản kháng chính trị (thư công khai, lên trên kêu oan, tố cáo v.v..) đã bắt đầu có những hoạt động có tính tổ chức như Pháp Luân Công (ban đầu là một tổ chức tập luyện khí công, chữa bệnh bằng khí công được phép hoạt động. số ngườì tham gia ngày càng đông, diện tham gia ngày càng rộng, cuối cùng bị chính quyền chính thức trấn áp, hiện nay còn cơ sở ở nước ngoài và hoạt động bí mật lẻ tẻ ở trong nước), Đảng Tân Dân, hay thành lập Chính phủ quá độ bí mật. (Tuy lực lượng chống đối này còn nhỏ yếu, nhưng là hiện tượng mới xuất hiện) Những người TQ chạy ra nước ngoài. Gồm những ngườì hoạt động “dân chủ” bị chính phủ trục xuất như Phương Lệ Chi, Nguỵ Kinh Sinh v.v., hoặc bỏ trốn ra nước ngoài (như Hứa Gia Đồn-nguyên UVTW đảng, Bí thư tỉnh uỷ, phụ trách Tân Hoa xã ở Hồng Công, Nghiêm Gia Kỳ-một Viện trưởng thuộc Viện Khoa học xã hội, Lưu Tân Nhạn-nhà văn(đã mất), Bào Đồng-thư ký chính trị của Triệu Tử Dương v.v..)

Những lực lượng chống đối này hiện nay chưa có sự móc nối với nhau rõ rệt, nhưng khi tình thế có sự thay đổi đột biến, họ rất có thể dễ dàng kết hợp trong ngoài nước, trong đảng và ngoài đảng trở thành lực lượng không thể xem thường. Vấn đề dân tộc Trung Quốc là nước có nhiều dân tộc, trong đó vấn đề Tây Tạng, người Tân Cương và người theo đạo Hồi vẫn đang tiềm ẩn nguy cơ ly khai, bùng nổ xung đột. Tây Tạng, chỉ “thực sự trở về” với TQ đầu những năm 50 của thế kỷ trước và đã mấy lần nổi dậy, hiện nay lãnh đạo tinh thần của dân Tạng là Đạt Lai Lạt Ma vẫn ở nước ngoài và đã tuyên bố người “truyền thế” của ông không nhất thiết phải ở trong nội địa TQ. Ông này được sự công khai ủng hộ của dư luận và người lãnh đạo của một số nước phương Tây (Mỹ, Đức, Na Uy…)

Ở Tân Cưong đầu những năm 60 đã có hàng vạn người bỏ quê sang sống ở mấy nước SNG Trung Á ngày nay và sự chống đối chính quyền TW chưa bao giờ tắt. Gần 10 triệu dân Hồi cũng là những nguy cơ tiềm ẩn.

Về chính sách sinh đẻ có kế hoạch

Để giải quyết vấn đề tăng dân số quá nhanh và tổng mức dân số quá lớn, từ năm 1980 TQ thực hiện nghiêm khắc chế độ chỉ cho phép sinh một con. Chính sách này đã có tác dụng tốt là giảm mức tăng dân, nhưng đã mang lại những hậu quả có tác hại lâu dài mà lúc đầu không ai tính ra.

Trước hết là chế độ sinh một con đã làm cho số người phải nuôi dưỡng ngày một lớn so với số người đang tuổi lao động-hai vợ chồng phải phụng dưỡng 4 bố mẹ, và có thể tới 8 ông bà, nhưng điều quan trọng hơn là, vì dân chúng còn nhiều tàn dư phong kiến: trọng nam khinh nữ, hơn nữa ở nông thôn hiện nay, sức lao động nam rất quan trọng, cộng thêm kỹ thuật siêu âm khá phổ biến nên khi phát hiện thai nhi là nữ phần lớn đã nạo thai, cho đến khi được thai nhi là nam mới thôi. (Theo số liệu của Tập san y học The Lancet thì trên tổng số 100 triệu thai nhi vì là nữ mà bị nạo trên thế giới thì có tới 50 triệu là của TQ).

Kết quả là tỷ lệ giới tính ở TQ hiện nay đã lâm vào tình trạng nguy hiểm; nói chung tỷ lệ nam/nữ là 100/104 là hợp lý, nhưng ở TQ hiện nay đã là 120-130/100. Tình trạng đó khiến con trai TQ càng ngày càng khó lấy vợ, nhiều người không thể lấy được vợ. Từ đó nẩy sinh tệ nạn buôn bán phụ nữ(năm 1990-1991 vì buôn bán phụ nữ mà bị bắt tới hơn 60.000 vụ), tệ đồng tính luyến ái tăng lên (có người TQ lo tệ đồng tính luyến ái nam ở TQ rồi sẽ vượt San Francisco Mỹ) Vấn đề tham nhũng, hủ bại Từ những số liệu về chênh lêch thu nhập giữa người dân và cán bộ các cấp ở 3 thành phố nói trên, có thể hình dung dược nạn tham nhũng hối lộ ở TQ đã đến mức như thế nào. Trong bức thư gửi sau khi thôi giữ chức Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra kỷ luật của đảng, Ngô Quan Chính đã thừa nhận việc kiểm kê tài sản của cán bộ khi làm thí điểm ở Thượng Hải, Quảng Đông đều không dám công khai vì bọn họ rất giầu, nếu công bố sẽ bị quần chúng truy kích v.v..

Ngoài ra theo thống kê chưa đầy đủ từ năm 2003-2006 mỗi năm các cơ quan đảng chính dùng tiền công chi cho việc ăn chơi, giải trí dao động từ 300tỷ NDT-350 tỷ NDT, mỗi năm thay mới và tăng thêm khoảng 500.000-650000 ôtô du lịch, tốn khoảng 200 tỷ NDT; tại một số sân Golf chi phí công chiếm tới 75%-90% v.v..

TQ coi hủ bại là nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn vong của đảng và chế độ, đã tích cực đề ra nhiều biện pháp nghiêm khắc để ngăn chặn, một ví dụ như: trong 5 năm qua(2003-2007) đã xử lý 35 cán bộ cấp tỉnh, bộ (trong đó UV Bộ Chính trị Trần Lương Vũ) và 930 cán bộ cấp vụ, cục về tội này (trước đó đã từng cho cha con UV Bộ Chính trị Trần Hy Đồng vào tù và xử bắn Phó Chủ tịch UBTV Quốc hội Thành Khắc Kiệt vì các tội danh tương tự) nhưng xem ra tình hình vẫn không sáng sủa hơn mà có xu thế mỗi ngày một tăng (những năm 80 chỉ có 2 cán bộ cấp tỉnh, bộ, những năm 90 con số này là 15 và từ 2000-2007 là hơn 70 người bị xử lý)

Sức ép quốc tế

Nhìn chung thế giới khâm phục, kinh ngạc trước những thành tựu mà nhân dân TQ đã đạt được, nhưng đi kèm theo đó là nỗi lo ngại sự “lớn mạnh” của TQ, luận điểm “TQ đe doạ” không phải vô cớ được tung ra, mặc dù TQ đã từng sửa khẩu hiệu chiến lược của mình từ “Trung Quốc trỗi dậy” thành “TQ trỗi dậy hoà bình”, “phát triển hòa bình”, v.v.. nhưng phần đông các nước láng giềng và trong khu vực đều giữ thái độ cảnh giác, thận trọng trong cư xử với TQ. Có người TQ đã cay đắng và cả hằn học nữa thốt lên: “dưới cái mũ lớn “thuyết TQ đe doạ” còn có nhiều thuyết “đe doạ nhỏ” nữa, nào là mối đe doạ của tỷ suất thấp của đồng NDT, mối đe doạ của an toàn thực phẩm TQ, mối đe doạ của việc môi trường TQ xấu đi, mối đe doạ do nhu cầu năng lượng của TQ tăng nhanh, mối đe dọa do TQ tăng ngân sách quốc phòng v.v. Cần biết rằng lượng khí thải CO2 của TQ tuy đứng thứ hai thế giới (hiện nay đã là thứ nhất rồi) nhưng nếu tính theo đầu người TQ chỉ đứng thứ 92. ..

Ôi! TQ vừa có chút khí thế trỗi dậy đã bị các cường quốc thế giới kéo nhau lại tấn công. Trong kỳ họp Quốc hội tháng 3/2008, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Thương mại TQ nói: “áp lực bên ngoài mà nền kinh tế nước ta phải đối mặt rõ ràng lớn hơn các năm trước.” Xin nói thêm: quan hệ Trung Mỹ đã qua thời kỳ trăng mật. Quan hệ Trung Nhật đã qua giai đoạn đầu tốt đẹp. Quan hệ Trung Nga là quan hệ của hai đối thủ đã từng biết nhau khá rõ. TQ không có đồng minh và láng giềng tốt theo đúng nghĩa (Triều Tiên được TQ đầu tư, giúp đỡ rất lớn và nhìn bên ngoài cứ tưởng là quan hệ hai nước khá tốt, nhưng thực ra hai bên đều…).

Mặc dù Trung Quốc đã sửa tên gọi chiến lược phát triển của mình từ “Trung Quốc trỗi dậy” thành “trỗi dậy hòa bình” rồi xóa bỏ chữ “trỗi dậy” để chỉ còn là “phát triển hòa bình”. Mặc dù Trung Quốc đề ra phương châm với các nước xung quanh là “Láng giềng là hàng đầu”, và “làm bạn vói láng giềng, hòa thuận với láng giềng, làm yên lòng láng giềng, giầu có cùng láng giềng”. Mặc dù Trung Quốc mấy năm gần đay đã tuyên bố “chủ quyền thuộc ta, gác tranh chấp, cùng khai thác, cùng hưởng lợi” trong quan hệ với các nước ở Biển Đông, nhưng người ta vẫn không hoàn toàn yên tâm, vừa quan hệ vừa cảnh giác. Bởi vì ai dám đoan chắc năm, ba năm tới (hay lâu hơn chút nữa), TQ sẽ làm gì? Ở đâu? Với ai? Mức độ thế nào? Qui mô đến đâu? V.v..

Viết về một số tồn tại lớn của Trung Quốc, không hề nhằm mục đích “bới lông tìm vết”, hay “nói xấu” người bạn lớn phương Bắc của chúng ta, mà chỉ muốn qua đó giới thiệu với một số người có trách nhiệm của đất nước (cả đương nhiệm và người sẽ thay thế) ở Trung ương cũng như địa phương, tại các ngành cũng như các vùng, dù quyền cao chức trọng hay chỉ là những “thơ lại” thời đại mới, hy vọng họ nghiêm chỉnh rút ra được từ tình hình thực tế của Trung Quốc những bài học bổ ích cho những suy tính, những quyết sách lớn nhỏ… (nếu có ai đó hoặc nhóm người nào đó lồng lợi ích, tham vọng… cá nhân vào trong cái gọi là vì “lợi ích chung” vì “sự phồn vinh của cả dân tộc”, thì chí ít cũng mong họ thấy được những nguy cơ lâu dài, những hậu quả nghiêm trọng như đã trình bầy trên, sẽ mang lại cho đất nước, cho đời sau, cho chính họ và con cháu họ, hòng bớt được phần nào tham lam, dại dột, liều lĩnh, hoang tưởng…)

Chắn chắn là phần lớn những cái đã, đang tồn tại và tiềm ẩn ở Trung Quốc, thể nào cũng đã, đang và sẽ xuất hiện ở Việt Nam. Biết nghiêm túc học tập những kinh nghiệm chưa thành công của người đi trước, chúng ta sẽ bớt phải trả giá( có khi là rất lớn và lâu dài.) Nhưng nếu không thấy hoặc cố tình không thấy “vết xe của người đi trước”, thì cái giá phải trả không chỉ là của một số cá nhân mà sẽ là những người lao động chân chính, là đông đảo nhân dân, là cả dân tộc và những thế hệ tiếp theo.

Ngày 30 tháng 3 năm 2008
___

Tài liệu tham khảo chính:
-Báo cáo chính trị tại Đại hội 17 Đảng Cộng sản Trung Quốc(bản tiếng Trung lấy trên mạng của Tân Hoa xã) -Báo cáo công tác của Chính phủ Trung Quốc tại kỳ họp Quốc hội tháng 3 năm 2008(bản tiếng Trung lấy trên mạng của Tân Hoa xã) -Thư công khai của Uông Triệu Vận, thường vụ Chính Hiệp tỉnh An huy Trung Quốc gửi Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo (bức thứ nhất và thứ hai) -Một số bài báo của Trung Quốc đăng trên mạng từ ĐH 17 tới tháng 3 năm 2008, -Một số bài viết chưa công bố của tác giả về vấn đề có liên quan.
http://www.viet-studies.info/kinhte/DDDy_TrungQuoc.htm



DƯƠNG DANH DY * GS. NYE




Thế nào là đắt? Đôi lời nói lại với Joseph Nye

tuanvietnam.net - 06:00 30-01-2010
"Cách tốt nhất là làm cho việc đối xử không đúng đắn của họ (tức Trung Quốc) phải trả giá rất đắt." - Câu trả lời của GS Joseph Nye khiến nhà nghiên cứu Dương Danh Dy có đôi lời bàn thêm.
Chiều 13/1/2010, với tư cách là một cán bộ ngoại giao cũ, nên mặc dù đã nghỉ hưu, tôi vẫn được mời tham dự cuộc tọa đàm với giáo sư Joseph Nye về vấn đề"Quyền lực mềm trong quan hệ quốc tế hiện đại và khuyến nghị chính sách đối ngoại cho Việt Nam". Trong khoảng thời gian trình bày rất ngắn, vị giáo sư này đã nói được những điều cần nói, có những góp ý bổ ích cho người nghe.
Trong phần trao đổi ý kiến, tôi đã nêu câu hỏi:"Liệu thế giới có thể thuyết phục Trung Quốc hành xử có trách nhiệm hay không?" để tỏ ý không tin biện pháp mà ông khuyên các nước có liên quan nên làm. GS Nye đã nói rõ hơn quan điểm của mình:"cách tốt nhất là làm cho việc đối xử không đúng đắn của họ (tức Trung Quốc) phải trả giá rất đắt."
Không hoàn toàn tán thành câu trả lời này, nhưng tôi không nói thêm vì muốn dành thời gian để các bạn trẻ nêu câu hỏi với thần tượng của mình. Và đó chính là nguyên nhân của bài viết hôm nay.
Cái giá của sinh mệnh
Nói chung ai cũng thấy, một hành động mà phải trả giá, trả giá rất đắt là không nên làm rồi, thế nhưng vấn đề phải làm rõ là: với bạn thì cái giá phải trả này là đắt, là rất đắt, thế nhưng với tôi và một số người khác thì cũng vẫn cái giá đó là không đắt, là có thể chịu đựng được là chẳng có gì đáng sợ... cả. Nghĩa là cái giá phải trả còn tùy thuộc vào sức chịu đựng, quan niệm... của từng người, từng nhóm người, từng dân tộc(cần nhấn mạnh: nhất là ban lãnh đạo đương nhiệm của dân tộc đó)
Chỉ xin đưa ra một ví dụ, ai cũng biết cái giá phải trả bằng sinh mệnh của những người trực tiếp tham gia và liên quan trong một cuộc chiến tranh là cái giá phải trả đắt nhất. Thế nhưng với người Mỹ, người Pháp, người Nga , người Nhật, người Việt Nam, người Ấn Độ, hay ngay giữa những người cùng chung sống trên bán đảo Triều Tiên v.v.. đều có sự khác biệt, nhiều khi khác biệt kinh khủng.
Tôi còn nhớ vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, cùng với câu nói "nổi tiếng": đế quốc Mỹ là con hổ giấy, Chủ tịch Mao Trạch Đông còn có một câu nói mà đến nay tôi không nhớ và chưa tìm được nguyên văn, nhưng đại ý là: dù chiến tranh nguyên tử xảy ra có hy sinh một nửa số dân, nhân dân Trung Quốc cũng không sợ, số còn lại vẫn tiếp tục làm cách mạng. Xin nhớ cho là, một nửa số dân Trung Quốc lúc đó khoảng hơn 300 triệu người. Liệu người Mỹ có dám trả cái giá về sinh mệnh lớn đến như vậy không?
Ban đầu tôi cứ tưởng câu nói "chết một nửa số dân cũng không sợ" là câu nói cường điệu của Chủ tịch Mao, nhưng sau này đọc được những tài liệu do chính người Trung Quốc viết ra tôi mới hiểu, Chủ tịch Mao đã không cường điệu, Điều ông nói là có căn cứ lịch sử và dường như thành"truyền thống" của nước này rồi.
"...Cuối thời Chiến Quốc dân số Trung Quốc có khoảng 20 triệu người, nhưng sau các cuộc chiến tranh nông dân cuối đời Tần chỉ còn lại 6 triệu người - mười phần chết bẩy. Đời Tây Hán dân số lên tới 60 triệu, sau động loạn thời Tam Quốc mãi đến đời Thịnh Đường vẫn chưa khôi phục được số dân bằng đời Tây Hán.
Trong 2000 năm lịch sử số lần chết quá nửa dân số ít nhất cũng xảy ra tới 10 lần." (Nhân Dân nhật báo ngày 16/11/1979, tr 4)
"Một số tình hình dân số Trung Quốc:
Hằng đế, nhà Đông Hán, năm 156 sau công nguyên: 59.594.987 người,
Cuối đời Tam quốc: Ngụy: 4,433 triệu người, Thục: 940.000, Ngô: 2,3 triệu.
Tấn năm 280: 16 triệu người,
Tùy năm 609: 46 triệu người,
Đường năm 740: hơn 48 triệu người,
Tống năm 1120: hơn 46 triệu người,
Nguyên năm 1290: hơn 58 triệu người, (có thể thấy là sau hơn 1000 năm dân số không tăng do chiến tranh, đất nước chia thành nhiều mảng...)
Minh năm 1393: hơn 60 triệu người,
Thanh năm 1764: hơn 205 triệu người,,,,"
(Nguồn Báo "Thanh niên Trung Quốc" ngày 28/1/1980, tr.3)
......
Qua mấy tư liệu trên, có thể thấy một số người lãnh đạo Trung Quốc không ngán phải trả giá về sinh mạng đâu. Tôi tin trong việc này , Giáo sư Nye hiểu rõ hơn chúng tôi vì chắc chắn ông biết cái giá sinh mệnh mà Mỹ và Trung Quốc đã phải trả trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 đã chênh lệch như thế nào.
Cái giá của chiến tranh hủy diệt?
Một cái giá phải trả nữa không thể xem nhẹ là sự hủy diệt của chiến tranh. Một nhà ngoại giao Mỹ đã nghiêm túc nói với tôi:"một nhân vật có trách nhiệm của Trung Quốc đã nói với Mỹ: sức mạnh hạt nhân và phương tiện vận chuyển nó của Trung Quốc chưa bằng Mỹ, nhưng khi cần, chí ít đòn phủ đầu của chúng tôi có thể hủy diệt cả vùng Los Angeles của các vị." (đề nghị xem thêm bài viết được coi là của Trì Hạo Điền-nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Trung Quốc - nv)
Liệu chính phủ Mỹ có dám chấp nhận cái giá phải trả đó không?
Tôi không muốn nói tới những cái giá rất đắt mà nhân dân Trung Quốc đã, đang và sẽ còn phải chịu đựng một thời gian dài nữa trong việc cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường nặng nề và mức sống nhiều người lao động còn tương thấp thấp để đổi lấy hơn 2000 tỷ USD dự trữ ngoại tệ hoặc danh hiệu"nhà máy của thế giới" vì tin là giáo sư biết nhiều hơn chúng tôi.
Liệu nhân dân Mỹ có dám chấp nhận sự hy sinh và chịu đựng đó không?
Mấy lời góp nhặt bước đầu, nếu có chỗ nào chưa phải đạo xin được rộng lòng lượng thứ.
http://news.socbay.com/the_nao_la_dat_doi_loi_noi_lai_voi_joseph_nye-625299300-16842752.html




DƯƠNG DANH DY * NÓI CHUYỆN TẠI VIỆN HÁN NÔM HÀ NỘI

15-04-2009


Buổi nói chuyện của Ông Dương Danh Dy


Hôm nay, ngày Thứ Năm 16.4.2009, Viện Nghiên cứu Hán Nôm mời Ông Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu tới nói chuyện tại Viện. Nội dung cuộc nói chuyện xung quanh vấn đề quan hệ Việt - Trung, vấn đề Biển Đông - Hoàng Sa - Trường Sa...

Ông Dương Danh Dy đã nói chuyện liên tục từ 09h00, đến 11h5 tại Hội trường của Viện Nghiên cứu Hán Nôm tại số 183 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, HN.
Đông đảo cán bộ nghiên cứu của Viện, một số nhà báo và các bạn ở diễn đàn hoangsa.org có mặt tham dự buổi nói chuyện.
Ông Dương Danh Dy là cháu của cụ Phó bảng Dương Danh Lập (cách đây khoảng 4 năm, Ông Dy đã nhờ tôi tìm kiếm lại các di cảo thi văn của cụ Dương Danh Lập), người xã Khắc Niệm (tên Nôm là Ném Tiền) huyện Tiên Du, Bắc Ninh. Cụ Lập đỗ Phó bảng khoa Ất Sửu (1865) niên hiệu Tự Đức thứ 18, năm 27 tuổi.

Dương Danh Dy là một nhà ngoại giao nổi tiếng. Ông đã viết một số bài, đăng tải trên các báo chí để phân tích một số vấn đề về thời sự và chính trị, được dư luận rất chú ý. Dưới đây là một số bài viết của ông:
Nhớ lại đêm 17.2.1979
Một số tồn tại lớn của Trung Quốc
Vài suy ngẫm về Trung Quốc


http://nguyenxuandien.blogspot.com/2009/04/buoi-noi-chuyen-ac-biet-cua-ong-duong.html
Nhớ lại đêm 17.2.79
Quân Trung Quốc đánh Việt Nam năm 1979
Cuộc chiến 1979 diễn ra ngắn ngủi nhưng đẫm máu
Tháng 9 năm 1977, tôi được lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam cử sang làm Bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, chuyên làm công tác nghiên cứu.
Quan hệ hai nước Việt Trung, từ lúc tôi ở trong nước đã xấu, lúc này càng xấu đi từng ngày.
Dòng "nạn kiều" dưới sự kích động của nhà đương cục Trung Quốc vẫn lũ lượt kéo nhau rời khỏi Việt Nam, một phần về Trung Quốc một phần đi sang các nước khác.
Lấy lý do cần có tiền để "nuôi nạn kiều", ngày 13/5/1978 lần đầu tiên nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố cắt một phần viện trợ không hoàn lại đã ký cho Việt Nam và rút một bộ phận chuyên gia về nước.
Không lâu sau đó, ngày 3/7/1978 chính phủ Trung Quốc tuyên bố cắt hết viện trợ và rút hết chuyên gia đang làm việc tại Việt Nam về nước.
Xung đột biên giới trên đất liền, nhất là tại điểm nối ray trên đường sắt liên vận Hà Nội-Bằng Tường ngày càng tăng (có lúc có nơi đã xảy ra đổ máu).
Chuẩn bị tình huống xấu
Tháng 7 năm 1978 chúng tôi được phổ biến Nghị Quyết TW 4, tinh thần là phải thấu suốt quan điểm nắm vững cả hai nhiệm vụ vừa xây dựng kinh tế vừa tăng cường lực lượng quốc phòng, chuẩn bị tốt và sẵn sàng chiến đấu.
Tháng 11 năm 1978 Việt Nam ký "hiệp ước hữu nghị và hợp tác" với Liên Xô.
Tôi không bao giờ có thể quên vẻ mặt lỗ mãng và lời nói “bạo đồ” đầy giọng tức tối của ông ta (Đặng Tiểu Bình).
Đến tháng 12 năm 1978 mọi việc chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong đại sứ quán đã làm xong. Sứ quán nhận được máy phát điện chạy xăng (và đã cho chạy thử), gạo nước, thực phẩm khô đã được tích trữ đầy đủ, đại sứ quán mấy nước anh em thân thiết cũng nhận được các đề nghị cụ thể khi bất trắc xẩy ra...
Tôi được đồng chí đại sứ phân công đọc và lựa chọn các tài liệu lưu trữ quan trọng, cái phải gửi về nhà, cái có thể hủy,
Tháng 12 năm 1978 trong chuyến thăm mấy nước Đông Nam Á, trong một cuộc trả lời phỏng vấn, Đặng Tiểu Bình vừa hùng hổ vừa tức tối nói một câu không xứng đáng với tư cách của một người lãnh đạo một nước được coi là văn minh: "Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học".
Tôi không bao giờ có thể quên vẻ mặt lỗ mãng và lời nói "bạo đồ" đầy giọng tức tối của ông ta qua truyền hình trực tiếp và tiếng người phiên dịch sang tiếng Anh là "hooligan" - tức du côn, côn đồ.

Rồi ngày 22 tháng 12 năm 1978, Trung Quốc đơn phương ngừng vận chuyển hành khách xe lửa liên vận tới Việt Nam, rất nhiều cán bộ, sinh viên Việt Nam từ Liên Xô Đông Âu trở về bị đọng lại trong nhà khách sứ quán chờ đường hàng không và cuối cùng đến đầu tháng 1 năm 1979 đường bay Bắc Kinh Hà Nội cũng bị cắt.
Đầu tháng 1 năm 1979 quân đội Việt Nam bất ngờ phản công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam, chỉ trong thời gian ngắn đã đập tan sức chống cự của bè lũ Polpot, tiến vào giải phóng Phom Penh. Đây cũng là điều mà Đặng Tiểu Bình không ngờ.
Lại một quả đắng khó nuốt nữa đối với nhà lãnh đạo Trung Quốc này.
'Không đánh nhau không xong'
Cuối tháng 1 năm 1979 Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ, được Tổng thống Carter đón tiếp với nghi lễ rất cao, hai nước quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao, và không biết còn bàn bạc gì nữa? Trên đường về nước Đặng Tiểu Bình ghé qua Nhật Bản.
Lính Trung Quốc bị bắt tại Phố Lu
Lính Trung Quốc bị bắt tại Phố Lu
Trước những tình hình trên, một số anh em nghiên cứu chúng tôi đã khẳng định khá sớm: hai nước anh em thân thiết như răng với môi này không đánh nhau một trận không xong!
Lý trí mách bảo như vậy, thậm chí còn mách bảo hơn nữa: Trung quốc đã từng gây cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ và nhất là với Liên Xô và cả hai lần họ đều bất ngờ ra tay trước.
Thế nhưng về mặt tình cảm (bây giờ nhìn lại thì còn có cả sự ngây thơ, cả tin nữa) vẫn hy vọng dù chỉ là chút ít thôi: quan hệ Việt Trung đã từng gắn bó, sâu nặng như vậy, họ không thể một sớm một chiều trở mặt được.
Không nói tới những khoản viện trợ to lớn có hiệu quả, những tình cảm thân thiết như anh em trước đây, mà ngay trong những giờ phút căng thẳng này, tôi vẫn không thể quên được những việc làm tốt hay tỏ ra biết điều của một số cán bộ Trung Quốc:
Năm 1977, Nhà máy dệt Vĩnh Phúc do Trung Quốc viện trợ cho ta, sau một hồi chạy thử vẫn không hiện đúng màu nhuộm cần thiết, một kỹ sư Trung Quốc đã bí mật cung cấp cho ta bí quyết. Khi các chuyên gia Trung Quốc khác thấy kết quả đó, không biết do ai chỉ đạo, họ đã "xử lý" một cách tàn bạo, anh bị đánh tới chết.
Khi đoàn chuyên gia Trung Quốc thi công cầu Thăng Long bị cấp trên của họ điều về nước, một số đồng chí đã để lại khá nhiều bản vẽ, tài liệu kỹ thuật về chiếc cầu này cho ta. Tôi biết chiếc cầu Chương Dương do ta tự thiết kế thi công sau này đã dùng một số sắt thép do phía Trung Quốc đưa sang để dựng cầu Thăng Long.
Mặc dù khi truyền hình trực tiếp , Trung Quốc không thể cắt được câu nói lỗ mãng của Đặng Tiểu Bình: Việt Nam là côn đồ, nhưng báo chí chính thức ngày hôm sau của Trung Quốc đã cắt bỏ câu này khi đưa tin ( chỉ còn đăng câu "phải dạy cho Việt Nam bài học", nghĩa là đỡ tệ hơn).
Chúng tôi đã làm gì?
Trong bối cảnh trên, cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu ngày 17/2/1979 do nhà cầm quyền Trung Quốc - mà người chủ xướng là Đặng Tiểu Bình, phát động, về tổng thể không bất ngờ đối với chúng tôi, nhưng về thời gian cụ thể và nhất là về qui mô binh lực mà Trung Quốc sử dụng thì quả là không tính tới.
Sau này những day dứt về dự báo không chính xác trên đã có phần giảm bớt, khi được biết có một số cán bộ trung cấp và một số đơn vị quân đội Trung Quốc chỉ sau khi đã tiến vào lãnh thổ nước ta rồi họ mới biết là phải đi đánh Việt Nam.
10 giờ tối ngày 17/2/79( tức 9 giờ tối Việt Nam) tôi bật đài nghe tin của đài tiếng nói Việt Nam, không thấy có tin quan trọng nào liên quan đến hai nước, tôi chuyển đài khác nghe tin.
Khoảng 10 giờ 30 phút đồng chí Trần Trung, tham tán đại biện lâm thời( thời gian này đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh về Việt Nam họp) đến đập mạnh vào cửa phòng tôi: Dy, lên phòng hạnh phúc họp ngay, Trung Quốc đánh ta rồi!
Về mặt tình cảm (bây giờ nhìn lại thì còn có cả sự ngây thơ, cả tin nữa) vẫn hy vọng dù chỉ là chút ít thôi: quan hệ Việt Trung đã từng gắn bó, sâu nặng như vậy, họ không thể một sớm một chiều trở mặt được.
Ít phút sau, một số đồng chí có trách nhiệm đã có mặt đông đủ. Đồng chí Trần Trung phổ biến tình hình nhà vừa thông báo: sáng sớm ngày 17/2, bọn bành trướng Trung Quốc đã tấn công trên toàn tuyến biên giới trên đất liền ( 6 tỉnh của Việt Nam lúc đó) với qui mô 20 sư đoàn bộ binh.
Hai sư đoàn chủ lực của ta cùng với bộ đội địa phương và anh chị em dân quân du kích đang anh dũng chống trả.
"Nhiệm vụ của chúng ta bây giờ là dịch ngay bản Tuyên Bố của chính phủ ta ra 3 tiếng Trung, Anh, Pháp để phục vụ cho cuộc họp báo quốc tế sẽ phải tổ chức và để thông bào càng rộng càng tốt cho một số nhân dân Trung Quốc biết rõ sự thực."
Bộ phận dịch tiếng Trung, dưới sự chỉ huy của anh Thái Hoàng-Bí thư thứ nhất, gồm hai đồng chí Hoàng Như Lý, bí thư thứ ba và Chu Công Phùng cán bộ phòng chính trị, đã dịch văn bản một cách "ngon lành"; đồng chí Lê Công Phụng, bí thư thứ ba phụ trách phần dịch tiếng Anh cũng không vất vả gì; riêng phần tiếng Pháp, đồng chí Minh, phiên dịch tiếng Pháp do mới ra trường không lâu, nên có đôi lúc tỏ ra luống cuống.
Guồng máy dịch, in roneo, soát, sửa lại bản in nhanh chóng chạy đều, mọi người làm việc không biết mệt với lòng căm giận bọn bành trướng.
Thi thoảng mấy câu chửi bọn chúng như kìm nén không nổi lại khe khẽ bật ra từ vài đồng chí. Không căm tức uất hận sao được?
Khi chúng tôi hoàn thành công việc thì trời đã hửng sáng (đài BBC sau đó đã đưa tin, tối ngày 17/2/1979 toàn Đại sứ quán Việt Nam để sáng đèn).
Những người ngoài 40, 50 chúng tôi sau một đêm vất vả không ngủ vẫn tỏ ra bình thường nhưng riêng hai đồng chí Phùng và Minh đang tuổi ăn tuổi ngủ, tuy được đồng chí Đặng Hữu-Bí thư thứ nhất, tiếp sâm, nhưng vẻ mặt sau một đêm căng thẳng đã lộ nét mệt mỏi. Thương cảm vô cùng.
Tuy vậy, chúng tôi đã nhanh chóng bước vào ngày làm việc mới với tất cả sức mạnh tinh thần và lòng căm thù bọn bành trướng bá quyền, nước lớn.
Quá khứ 30 năm
Cuộc chiến tranh do nhà cầm quyền Bắc Kinh mà người chủ xướng là Đặng Tiểu Bình gây ra, kết thúc đã 30 năm.
Sau khi bình thường hóa, quan hệ hai nước nhìn chung phát triển khá tốt.
Nghĩa trang tử sĩ Trung Quốc
Vết thương chung phải do cả hai bên cùng đồng tâm, thành ý chữa trị thì mới có thể lành hẳn.
Tuy nhiên cần nhấn mạnh một điều, vì nghĩa lớn, chúng ta đã thực hiện đúng lời cam kết: không nhắc lại chuyện cũ. Nhưng ở phía bên kia, một số kẻ không biết điều, vẫn thường xuyên, xuyên tạc sự thật lịch sử, rêu rao, tự cho là đã "giành thắng lợi", là "chính nghĩa", là "Việt Nam bài Hoa, Việt Nam chống Hoa, Việt Nam "xua đuổi nạn kiều", Việt Nam xâm lược Cămpuchia" v.v..
Cho đến hôm nay, một số cuốn sách lịch sử, sách nghiên cứu, không ít bài thơ, truyện, ký...vẫn nhai lại những luận điệu trên dù hai nước đã bình thường hóa quan hệ được gần hai chục năm.
Tôi nghỉ hưu đã được hơn mười năm nhưng do vẫn tiếp tục nghiên cứu về Trung Quốc, nên thỉnh thoảng vẫn có dịp gặp các bạn cũ công tác tại Bộ Ngoại Giao Trung Quốc trước đây cũng như nhiều học giả Trung Quốc.
Không dưới một lần tôi đã thân tình và nghiêm túc nhắc họ: nếu các bạn chỉ nhận phần đúng trong những việc xảy ra trong thời gian trước đây, đổ hết lỗi cho cho người khác thì quan hệ Việt Trung dù ai đó có dùng những chữ vàng để tô vẽ cũng không thể nào xóa bỏ được những vết hằn lịch sử do người lãnh đạo của các bạn gây ra, quan hệ hai nước không thể nào thực sự phát triển tốt đẹp được, vì những hoài nghi lớn của nhân dân hai bên chưa được giải tỏa?
Mong rằng một số nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay nên nhớ chuyện sau: nếu không biết lời dặn của Chủ tịch Mao với đoàn cố vấn Trung Quốc khi sang giúp Việt nam thời kỳ chống Pháp: ‘Tổ tiên chúng ta trước đây đã làm một số việc không phải với nhân dân Việt Nam, các anh sang giúp nước bạn lần này là để trả nợ cho cha ông'; và nếu không thấy trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, Thủ tướng Chu đã tới dâng hương tại đền thờ Hai Bà, thì chắc chắn những người Việt Nam thời đó không dễ quên được chuyện cũ để nhanh chóng hòa hiếu với Trung Quốc như sau đó đâu?
Vết thương chung phải do cả hai bên cùng đồng tâm, thành ý chữa trị thì mới có thể lành hẳn.
Chúng ta không nói lại chuyện cũ là vì nghĩa lớn, chứ không phải vì chúng ta không có lý, không phải vì người Việt Nam sợ hãi hay chóng quên.
Đây là ý kiến riêng của tác giả, đang sống ở Hà Nội. Quý vị có chia sẻ hoặc đóng góp, xin gửi về vietnamese@bbc.co.uk hoặc sử dụng hộp tiện ích bên tay phải.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/02/090219_duongdanhdy_tc2.shtml





RFA * PHỎNG VẤN DƯƠNG DANH DY



RFA, 30-9-09
Phỏng vấn Dương Danh Dy về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
Mặc Lâm
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày hôm nay, 1 tháng 10 năm 2009 ăn mừng 60 năm với những thành tựu mà nước này đã phấn đấu đạt được qua nhiều thời kỳ. Trong sáu mươi năm đó, sự thành công hay thất bại nào của Trung Quốc cũng đều được Việt Nam chú ý học hỏi và lắm khi đi quá xa đến nỗi không nhận ra được ảnh hưởng sâu đậm của phương Bắc đối với nhiều vấn đề liên quan đến vận mệnh dân tộc. Biên tập viên Mặc Lâm của RFA có cuộc nói chuyện với ông Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, người có khá nhiều nghiên cứu về Trung Quốc để tìm hiểu thêm những vấn đề giữa hai nước trong sáu mươi năm qua.
Mặc Lâm: Có một thời miền Bắc đã xem Trung Quốc như một kinh nghiệm thực tiễn cần noi theo và người dân tin rằng cái gì Trung Quốc đưa ra cũng đúng và tốt cả. Xin ông khái quát hoàn cảnh xã hội vào những ngày đầu tiên khi làn sóng học tập Trung Quốc dấy lên..
Dương Danh Dy: Đúng là có môt thời số đông người ở miền Bắc do những điều kiện hạn hẹp về thông tin, hạn hẹp về tiếp xúc với thế giới chỉ thấy Trung Quốc là nước ở gần, cùng chung cảnh ngộ với mình. Sau khi giành được thắng lợi họ xây dựng thành công họ có những kinh nghiệm này nọ cho nên không ít những người Việt Nam gửi gấm lòng tin vào đó và cũng cho Trung Quốc là một điển hình để mình có thể noi theo được. Nhưng sau một số những thất bại cụ thể của Trung Quốc trong phong trào “nhảy vọt lớn”, trong phong trào “trăm hoa đua nở trăm nhà đua tiếng”, phong trào “công xã nhân dân” trong “toàn dân làm gang thép”…thì đã khiến rất nhiều người Việt Nam tỉnh ngộ. Người ta thấy rằng những chuyện học tập của ông bạn này phải cảnh giác.
Mặc Lâm: Trong giai đoạn Cách mạng Văn hóa xảy ra thì giới lãnh đạo Việt Nam có những phản ứng như thế nào? Họ có rút được bài học gì qua biến cố này hay không?
Dương Danh Dy: Tôi phải nói cho nó rõ, một số người lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam thời bấy giờ ngay từ đầu đã thấy cái gọi là “Cách mạng văn hóa” thực chất là cuộc đấu tranh giành quyền lực nội bộ ban lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc chứ không phải cách mạng gì hết. Tất cả các mỹ từ họ dùng chung quanh việc ấy đều che giấu một sự thật. Chúng ta biết sau những thất bại lớn về phong trào đối nội, về những phong trào vừa nói thì chủ tịch Mao Trạch Đông hầu như bị cô lập và phải lui về thứ hai. Ông ta rút lui không ứng cử chủ tịch nước nữa mà làm chủ tịch đảng, chuyên làm công tác lý luận của đảng. Trước tình trạng mất quyền lực như vậy Mao Trạch Đông phải tìm cách phát động một cuộc đấu tranh để giành lại quyền lực. Việt Nam không có chuyện đấu tranh quyền lực tranh giành nội bộ cho nên ngay từ đầu ban lãnh đạo cao nhất của đảng không nghĩ đến chuyện học tập Trung Quốc để làm cách mạng Văn hóa. Tuy vậy cũng có một vài vị mà tôi không dấu gì bạn tức là có Ủy viên Bộ chính trị, có Ủy viên trung ương đảng, có Ủy viên dự khuyết trung ương đảng, tức là các cán bộ lãnh đạo cấp cao cũng vẫn cho là cuộc cách mạng ấy là hay mà chúng ta phải học tập. Tất nhiên hoàn cảnh Việt Nam không có chuyện đấu tranh giành quyền lực gay gắt như ở Trung Quốc cho nên nếu ai có ý định đó thì bị phản đối ngay lập tức.
Mặc Lâm: Thế nhưng “Vụ án xét lại chống Đảng” thì sao? Nó xảy ra vào giai đoạn này và liệu có dính líu gì tới bài học Trung Quốc hay không thưa ông?
Dương Danh Dy: Cái đó thật ra cũng có chuyện tranh giành nội bộ nhưng ta dàn xếp khéo cho nên nó không bộc lộ ra mà chỉ giới hạn ở một số ít người thôi. Tôi có thể nói vậy vì đảng nào cũng có đấu tranh nội bộ hết nhưng có điều vấn đề chưa đi đến mức gay gắt thế thôi. Bảo Việt Nam không có là ý tôi muốn nói không có lớn và sống chết như của Trung Quốc
Mặc Lâm: Xem ra hiện nay vẫn còn một số nhân vật lãnh đạo vẫn giữ ý kiến cho là nên nhường nhịn hơn là căng thẳng với họ, ông nhận xét ra sao về những thái độ như vậy?
Dương Danh Dy: Tôi cũng xin nói thật với bạn tôi và nhiều anh em có tâm huyết trao đổi với nhau và dần dần chúng tôi mới ngộ ra thì chẳng qua là ở bên cạnh một nước lớn thì thời nào cũng thế thôi. Cũng có một số ít người chịu ảnh hưởng của Trung Quốc tức là đường lối của họ hay, chủ trương chính sách họ đúng, họ mạnh họ ghê gớm lắm thì tốt nhất là chúng ta nên thần phục…Để khắc phục tình trạng này thì chúng ta phải nêu cao ý chí dân tộc độc lập tự chủ tự cường. Ý chí không sợ gì hết trên cơ sở độc lập tự chủ chung sống với các nước láng giềng
Mặc Lâm: Trong cuộc chiến kéo dài hơn hai mươi năm…rồi cuộc chiến tranh biên giới cũng rất kiên cường ...Vậy sao trong thời bình như bây giờ lại có quá nhiều người chỉ nghe nói đến hai chữ Trung Quốc lại tỏ vẻ sợ hãi một cách khó hiểu như vậy?
Dương Danh Dy: Tôi có một suy nghĩ riêng như thế này, trong thời chống Mỹ, tôi lấy một thí dụ thôi. Lúc đó chúng tôi chỉ có một nửa ở miền Bắc, trước mặt là 50 vạn quân Mỹ và hơn một triệu quân đối phương. Chỗ dựa của chúng tôi là Liên Xô và Trung Quốc thì họ lại mâu thuẩn đánh nhau ở biên giới. Thế nhưng lúc đó triệu người như một, vì mục đích giải phóng dân tộc thống nhất đất nước nên không sợ gì cả. Bây giờ hơn 80 triệu dân, đất nước giang sơn thu về một mối…nói chung còn điều này điều nọ nhưng mà đều muốn xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh dân chủ tự do và hạnh phúc. Lại được đông đảo Việt kiều bên ngoài ủng hộ. Lại được các nước trên thế giới ủng hộ chúng ta, vào Liên hiệp quốc vào WTO... thế thì tôi nghĩ chẳng có gì phải sợ. Trung Quốc đúng là hiện nay họ rất lớn mạnh nhưng họ cũng có những giới hạn của họ. Giới hạn trong nước với những vấn đề nội bộ gay gắt chứ không phải đơn giản…rồi còn dư luận quốc tế và thế giới nữa. Trong xu hướng toàn cầu hóa thế giới hội nhập này không phải anh muốn làm gì cũng được nếu anh không giương được ngọn cờ chính nghĩa. Cho nên tôi nghĩ rằng đối với Trung Quốc chúng ta tôn trọng nhưng chúng ta cũng nói với Trung Quốc rằng hãy để cho chúng tôi yên, để chúng tôi tự làm theo con đường của chúng tôi
Mặc Lâm: Là một cán bộ ngoại giao làm việc tại Trung Quốc từ đầu những năm 62, ít nhiều gì ông cũng biết cá tính cũng như các thói quen phản ứng chính trị của nước này. Theo ông thì biện pháp nào ông cho là tốt nhất trong hoàn cảnh khá khó khăn hiện nay? Nhất là vấn đề biển đảo?
Dương Danh Dy: Theo tôi vấn đề biển đảo là nếu Trung Quốc và Việt Nam cứ khăng khăng là của mình thì sẽ không giải quyết được gì cả. Trung Quốc có dùng quân sự không? Tôi không loại trừ khả năng đó. Nhưng trong thời đại toàn cầu hóa, thông tin hóa như hiện nay. Trong lúc thế giới phụ thuộc nhau thì việc này không dễ làm. Chúng ta không muốn chuyện đó. Chúng ta muốn giải quyết bằng cách thương lượng, hòa bình như ý muốn của nhiều người Trung Quốc vẫn thường nói
Mặc Lâm: Đối với giới lãnh đạo hiện nay ông mong muốn gì ở họ nhất thưa ông?
Dương Danh Dy: Tôi vẫn tâm nguyện là mong làm sao tầng lớp lãnh đạo Việt Nam, mong sao những cán bộ đối ngoại Việt Nam có được trí tuệ, có được bản lĩnh có được nghệ thuật chung sống với Trung Quốc thì tôi tin là chúng ta sẽ vượt qua được khó khăn
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông
http://www.viet-studies.info/kinhte/DDDy_VietTrung_RFA.htm



Điều gì đang xảy ra trong bang giao Việt-Trung?
Mặc Lâm, phóng viên RFA
2009-07-02

Mới đây, Trung Quốc đã mạnh mẽ chống lại việc Hà Nội đệ trình bản đăng ký thềm lục địa mở rộng tại Liên Hiệp Quốc vào ngày 7 tháng 5 vừa qua và động thái này ngay sau đó đã bị Việt Nam phản bác.

AFP PHOTO/Frederic J. Brown

Thủ tướng VN Nguyễn Tân Dũng gặp gỡ Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo hôm 17-4-2009, nhân chuyến sang Trung Quốc tham dự Diễn đàn Kinh tế Bác Ngao.

Hà Nội cũng vừa công khai đặt mua một số tàu ngầm tối tân của Nga với số tiền bằng phân nửa ngân sách quốc phòng hàng năm của Việt Nam.

Điều gì đang xảy ra giữa bang giao Trung -Việt khi chỉ cách đây ít lâu Việt Nam vẫn còn rất dè dặt khi nói đến vấn đề nhạy cảm này? Mặc Lâm phỏng vấn ông Dương Danh Dy một nhà ngoại giao kỳ cựu có nhiều chục năm làm việc tại sứ quán Việt Nam ở Trung Quốc để biết thêm những kinh nghiệm mà nhà ngoại giao này có được.
Bối cảnh

Mặc Lâm: Thưa ông vào ngày 7 tháng 5 vừa qua Việt Nam đã đăng ký thềm lục địa mở rộng dù biết rằng Trung Quốc sẽ chống đối. Xin ông cho biết việc làm này có ý nghĩa như thế nào trong hoàn cảnh hiện nay?

Ông Dương Danh Dy: Ta báo trước cho Trung Quốc biết đấy. Tôi nói cho các anh biết là tôi sẽ đăng ký cái này dù các anh có phản đối. Tức là tôi qua đó để nói với anh rằng thái độ của chúng ta, những nhà lãnh đạo của chúng ta bây giờ cũng là cương quyết rồi. Chúng ta có thể nói là những vấn đề lớn, những vấn đề nguyên tắc là chúng ta không lùi.

Việt Nam chúng ta bây giờ không thể, nhưng mà muốn giải quyết vấn đề này không có cách gì khác là phải dựa trên sức mạnh dân tộc.

Ô. Dương Danh Dy

Mặc Lâm: Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong lĩnh vực ngoại giao ông đã tiếp cận khá nhiều với Trung Quốc, ông có nhận xét gì về cách mà nước này đối phó với Việt Nam trong những năm qua?

Ông Dương Danh Dy: Theo tôi, vấn đề của ta với Trung Quốc, ngoài những vấn đề bauxite ở trên lục địa thì bây giờ vấn đề Biển Đông nó nổi lên thành một vấn đề có thể nói là nhạy cảm, gay gắt và nó thể hiện rõ cái quan hệ hai nước ấm lạnh như thế nào là cũng qua đây nó thể hiện đấy.

Nhưng trong vấn đề này thì tôi nghĩ rằng Việt Nam chúng ta bây giờ không thể, nhưng mà muốn giải quyết vấn đề này (thì) không có cách gì khác là phải dựa trên sức mạnh dân tộc. Sức mạnh dân tộc đây tôi nói là cả trong và ngoài nước chứ không phải là chỉ có trong nước đâu.

Ngoài nước cũng là sức mạnh rất đáng kể mà trước đây tôi đã rất chú ý vấn đề này nhưng mà gần đây thì người trong nước mới chú ý đến họ.

Thế thì đấy là sức mạnh dân tộc và sức mạnh của thời đại. Sức mạnh của thời đại đây tức là cái công khai hoá, cái quốc tế hoá, cái đa phương hoá để tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của những người đồng tình với chúng ta.

Mặc Lâm: Dư luận cho rằng trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc đã viện trợ cho Miền Bắc rất nhiều và có lẽ sự trợ giúp quân sự này đã khiến cho Hà Nội tỏ ra quá mềm yếu trong khi đàm phán về biên giới giữa hai nước, phải không ạ?

Ông Dương Danh Dy: Bây giờ cũng không thể kết tội ai được bởi vì nó là chuyện lịch sử rồi. Chúng ta có một số điều hứa. Tôi biết rất rõ những điều hứa này của ta. Ta có những điều hứa trong vấn đề Biển Đông. Cái hứa của chúng ta lúc đó thì có những nguyên nhân là do chúng ta bênh Trung Quốc, có những nguyên nhân do chúng ta dốt, chúng ta không hiểu gì cả.

Tôi xin nói thật, tôi đã từng đi điều tra biên giới trên bộ nhiều lần và tôi thấy có những cái đúng là sự ngây ngô khờ dại, có những cái do lúc bấy giờ người ta giúp mình nhưng mà mục đích là đưa hàng hoá sang nhanh chẳng hạn.

(Video: Thanh niên sinh viên Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa-Trường Sa)

Như tôi nói làm một con đường đi qua lãnh thổ của Trung Quốc thì là phải qua đèo cao, thế thì đi vòng chân đồi mở rộng sang chỗ đường bằng phẳng đi vòng trên đất nước Việt Nam thì đường ô-tô dễ đi. Lúc không có chuyện thì không sao, nhưng bây giờ anh nói đường của tôi ở đâu thì đất của tôi ở đấy.

Thế là mình mất toi mấy chục hecta trở lên. Làm thế nào được! Đấy, lúc đó là trong hoàn cảnh thời chiến. Người ta giúp mình, mình chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện đó, có thể là không nghĩ ra, có thể là dốt, vân vân. Bây giờ muốn trách cứ thế nào thì cũng phải chịu thôi.
Sức mạnh dân tộc

Mặc Lâm: Mới đây thì Việt Nam đã chính thức đặt hàng mua một số tiềm thủy đỉnh tối tân của Nga. Ông nhận định việc này ra sao?

Ông Dương Danh Dy: Phông phải bây giờ mới là lần đầu. Ta có tên lửa, ta có máy bay tầm xa, ta có tàu ngầm bỏ túi, trước những cái này rồi. Tôi nói thật báo chí Trung Quốc họ công khai rồi, các anh không có đọc nên không biết đó thôi.

Báo chí Trung Quốc đánh giá lực lượng mình, cho điểm rất kỹ : máy báy SU-30, SU-37 của Nga thế nào, tàu ngầm bỏ túi của Triều Tiên như thế nào, họ biết cả đấy. Tên lửa tầm gần, tầm trung của ta như thế nào, họ biết cả đấy chứ không phải không đâu.

Thế thì bây giờ cái chuyện chúng ta mua 6 tàu ngầm của Nga, như vậy đó là nằm trong kế hoạch. Chúng ta thì không chạy đua vũ trang nhưng mà chúng phải có cái bảo vệ mình. Anh không còn lùi được nữa.

Trên bộ xong rồi thì bây giờ trên biển đấy. Trên bộ thì họ còn cái bauxite, họ cắm cái dao găm vào đấy. Nhưng mà cái đó các anh bên ngoài theo dõi cũng thấy. Nhân dân mình cảnh giác, người già cảnh giác, trẻ cảnh giác, cũng là một mặt nhưng mà không đáng ngại, nhưng còn cái biển thì bây giờ cái vấn đề nó nóng bỏng rồi, không lui được nữa rồi, chỉ có cách bây giờ mình giải quyết như thế nào?

Theo tinh thần của cha ông mình, khôn ngoan khéo léo dựa vào sức mạnh của ta, sức mạnh trong nước, sức mạnh ngoài nước, sức mạnh của thế giới, sức mạnh của dư luận tiến bộ, vân vân.

Mặc Lâm: Ông có nghĩ rằng động thái mua võ khí tối tân của Việt Nam có làm cho Trung Quốc đi đến những quyết định quân sự mà từ lâu họ vẫn âm thầm chờ đợi hay không?

Ông Dương Danh Dy: Tôi nghĩ rằng trong lúc này phía Trung Quốc họ chưa làm được cái gì lớn đâu. Cho đến tháng 10 sang năm Trung Quốc tổ chức triển lãm quốc tế ở Thượng Hải, cho nên trong giai đoạn này thì Trung Quốc chưa dám làm điều gì lớn ở Biển Đông đâu.

Nhưng mà sau thời điểm 2010 trở đi thì chưa biết họ làm cái gì đâu. Họ kinh khủng lắm chứ. Không phải là đùa với người láng giềng này được đâu.
Ứng phó với Bắc Kinh?

Mặc Lâm: Trong khi làm việc với Trung Quốc, ông có nhận xét gì về những chiến lược của họ đối với vấn đề biên giới hai nước? Đặc biệt là biên giới trên bộ?

Ông Dương Danh Dy: Trong cái chuyện Biển Đông bây giờ thì nó lại còn gay gắt hơn trên bộ bởi vì rõ ràng là trong cái chuyện này thì đây là một cuộc đối đầu không cân sức. Trung Quốc mạnh hơn ta rất nhiều. Thế thì mình bây giờ phải có biện pháp khôn ngoan làm thế nào để mình giữ vững được. Chúng ta cũng phải xem lại, xem mình như trước đây chủ trương công khai như vậy đã đúng chưa?

Mắt tôi đã từng thấy thế hệ cha anh bị Trung Quốc mang lòng tin ra để đánh lừa, thế hệ tôi cũng có lúc bị Trung Quốc mang cái lòng tin ra để đánh lừa. Tôi hy vọng và mong rằng thế hệ sau tôi không mắc những cái nhược điểm đó.

Ô. Dương Danh Dy

Theo tôi nghĩ bây giờ đương giai đoạn nung nấu. Vấn đề này hiện nay đã trở thành vấn đề thời sự trong nước. Bây giờ ở trong nước tôi biết là ta tìm được quả ấn chứng tỏ rằng ngày xưa đất của chúng ta ở gần Bằng Tường, cách biên giới bây giờ khoảng hai chục cây số, tức là các cụ nhà mình cũng mất đất cho Trung Quốc, cho nên những người bên ngoài cứ bảo rằng chúng tôi là hèn, chúng tôi bán nước, chúng tôi không có cái chuyện đó đâu.

Chúng tôi đấu với họ (Trung Quốc) cũng căng lắm chứ, nhưng mà trong cái tương quan lực lượng, nhất là biên giới trên bộ, anh nào yếu hơn, anh nào khôn hơn, lọc lõi hơn, mình thì yếu hơn lại có những lúc dại khờ, có những lúc cả tin, tất nhiên cái chuyện thua thiệt là cái điều khó tránh khỏi. Khó chứ không phải dễ tránh nổi lịch sử đâu!

Mặc Lâm: Và cuối cùng xin ông một kết luận về những điều mà ông cho là quan trọng nhất để người Việt chúng ta dè chừng và đối phó với họ?

Ông Dương Danh Dy: Tôi làm việc với Trung Quốc suốt từ năm 1962 đến năm nay về hưu rồi nhưng mà vẫn cứ tiếp xúc với những người làm với Trung Quốc là cái anh láng giềng nó to, nó khoẻ, nó lại tham, nó lại xấu tính.

Mệt lắm. Lúc hữu nghị mình tưởng nó hữu nghị nó giúp mình hết sức, nhưng mà nó cũng luôn luôn tìm cách nó thọc gậy. Tất nhiên là những cái giúp đỡ của họ với mình thì mình không bao giờ quên. Nó to lớn lắm! Nhưng mà ngay trong những lúc họ giúp đỡ mình to lớn nhất họ vẫn có ý đồ. Có, mà lúc đầu mình không để ý.

Cho nên trong cái buổi phát biểu gần đây tôi có nói như thế này: "Mắt tôi đã từng thấy thế hệ cha anh bị Trung Quốc mang lòng tin ra để đánh lừa, thế hệ tôi cũng có lúc bị Trung Quốc mang cái lòng tin ra để đánh lừa. Tôi hy vọng và mong rằng thế hệ sau tôi không mắc những cái nhược điểm đó".

Mặc Lâm: Thưa, một lần nữa xin cám ơn ông đã cho phép chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn rất đặc biệt này.

Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnam-China-a-long-standing-grievances-historical-MLam-07022009133546.html

*


WILLY LAM * TRUNG QUỐC TÂN THẾ GIỚI QUAN




NGUYÊN VĂN

CHINA UNVEILS IT NEW WORLDVIEW
WILLY LAM

Quan điểm mới về thế giới của Trung quốc

Trần Bình Nam
phỏng dịch


Lời người dịch:
Đó là nhan đề của một bài báo “China unveils its new worldview” đăng trên Asia Times on line ngày 11 /12/2009 của giáo sư Willy Wo-Lap Lam, chuyên viên nghiên cứu tại The Jamestown Foundation, và từng viết bình luận cho Asiaweek, South China Morning Post và là đại diện của đài CNN tại Á châu-Thái Bình Dương. Giáo sư Willy Lam là tác giả của 5 cuốn sách viết về Trung quốc, cuốn mới nhất là cuốn “Chính trị của Trung quốc thời đại Hồ Cẩm Đào” (Chinese Politicộng sản in the Hu Jintao Era: New Leaders, New Challenges), và hiện là giáo sư chuyên về Trung quốc tại đại học Akita của Nhật Bản và đại học Trung quốc tại Hồng Kông.

Tờ tuần báo Outlook Weekly (cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung quốc) số cuối tháng 11 vừa qua có bài nói về “Quan điểm của Chủ Tịch nước Hồ Cẩm Đào trong thời đại mới” (Hu Jintao’s Viewpoints about the Times) gồm 5 điểm do Zhang Xiaotong, một lý thuyết gia của đảng viết: 1. Sự thay đổi sâu rộng của thế giới
2. Xây dựng một thế giới hài hòa
3. Cùng nhau phát triển
4. Chia xẻ trách nhiệm
5. Nhiệt tình hợp tác vào công việc thế giới


Lý thuyết gia Zhang Xiaotong cho rằng quan điểm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là một sáng kiến lý thuyết quan trọng dựa vào sự phán đóan một cách khoa học sự phát triển của thế giới qua thời gian. Sáng kiến này đưọc đưa ra sau chuyến thăm viếng của tổng thống Obama và trước thượng đỉnh về thời tiết tại Copenhagen. Hai biến chuyển này sẽ đánh dấu thời điểm Trung quốc chuyển mình để trở thành một siêu cường.

Theo giáo sư Wang Yukai, thuộc Trường Quốc gia Hành chính Trung quốc (National College of Administration – NCOA), sách lược ngoại giao mới của ông Hồ Cẩm Đào cho thấy đây là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Trung Quốc hình thành một hệ thống lý thuyết có tầm vóc quốc tế. Giáo sư Wang Yukai nói quan điểm này là một học thuyết toàn diện với tầm nhìn hướng về quốc tế. Ông nhấn mạnh rằng quan điểm này sẽ là kim chỉ nam của chính sách đối ngoại của Trung quốc trong tương lai.

Người ta nghĩ rằng quan điểm mới của Trung quốc đối với các vấn đề thế giới là một cách trả lời điều tổng thống Obama nêu ra trong chuyến thăm viếng Trung quốc vừa qua rằng Hoa Kỳ “chào đón sự đóng góp lớn hơn của Trung quốc như một quốc gia hùng mạnh, phồn thịnh và thành công vào các vấn đề của thế giới.” Mặc dù thủ tướng Ôn Gia Bảo chối bỏ sự gán ghép của thế giới xem Trung quốc như một trong hai nước của khối G2 (trong dịp ông gặp tổng thống Obama trước đây) Trung quốc vẫn có vẻ thích làm các công tác lớn trên thế giới. Ông Zhang, một biên tập viên của Trung tâm Nghiên cứu Văn học thuộc Trung ương đảng, đã thu thập các bài phát biểu công khai cũng như tại các buổi sinh hoạt nội bộ đảng nói về chính sách đối ngoại của Hồ Cẩm Đào trong một tài liệu dài 7.000 chữ.

Ông dẫn lời ông Hồ Cẩm Đào nói rằng thế giới hiện đang trải qua những thay đổi lịch sử và quan hệ của Trung quốc đối với thế giới cũng phải thay đổi theo. Nêu cao những thành tựu lớn lao của Trung Quốc trong lĩnh vực kỹ nghệ và kỹ thuật ông Hồ Cẩm Đào nói rằng Trung Quốc đang trải qua “một thời đại đầy cơ hội và thách thức” và rằng “cơ hội nhiều hơn thách thức”. Sự thành công kinh tế thần kỳ của Trung Quốc đã cho phép thế hệ lãnh đạo thứ tư của đảng cộng sản Trung quốc dưới lãnh đạo của Hồ Cẩm Đào có thể chấm dứt nền ngoại giao nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình là “cúi mình thật thấp và đừng bao giờ đi trước” trong các vấn đề quốc tế. Các sáng kiến đối ngoại của Hồ Cẩm Đào không phải hoàn toàn mới mẻ. Hai sáng kiến số 2 (xây dựng một thế giới hài hòa) và số 3 (cùng nhau phát triển) và đặc biệt với các nước láng giềng đã được ông Giang Trạch Dân nêu vào cuối thập niên 1990.

Theo đó, khái niệm hài hòa, xuất phát từ đạo Khổng có nghĩa là sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ không dẫn tới xung đột với các nước khác. Hài hòa có nghĩa là giảm thiểu quân lực và xung đột. Và cùng phát triển có nghĩa là cùng khai thác thiên nhiên, một giải pháp ưa thích của Trung quốc để giải quyết các cuộc tranh chấp về chủ quyền đối với các nước châu Á từ Nhật Bản tới Việt Nam và Philippines. Trong chính sách 5 điểm của Hồ Cẩm Đào, điểm 4 (chia xẻ trách nhiệm) và điểm 5 (nhiệt tình hợp tác vào công việc thế giới) l à hai điểm có ý nghĩa nhất. Việc Bắc Kinh sẵn sàng gánh vác trách nhiệm chung đối với những nghĩa vụ toàn cầu cho thấy giới lãnh đạo Trung quốc sẵn sàng trở thành một thành viên có trách nhiệm (responsible stakeholder), như cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, ông Robert Zeollick, miêu tả .

Nhiệt tình hợp tác (vào công việc thế giới) có nghĩa Bắc Kinh sẽ làm nghĩa vụ quốc tế với cung cách một cường quốc. Zhang trích dẫn một phát biểu của ông Hồ Cẩm Đào tháng 12/2008 nhân kỷ niệm 30 năm đổi mới (1986-2008) rằng: “Tương lai và số phận của Trung quốc sẽ gắn bó với tương lai và số phận của toàn thế giới”. Ông cũng kêu gọi đảng viên và cán bộ nhà nước biết cách dung hòa “sự bảo vệ độc lập và chủ quyền” với sự toàn cầu hóa sao cho Trung quốc đóng góp đúng mức cho nền hòa bình và phát triển của thế giới. Năm 2009 Trung quốc đã dẫn đầu nhiều vấn đề của thế giới. Tại hội nghị G20 ở London và Pittsburgh, Trung Quốc kêu gọi nên dần dần thay thế đồng mỹ kim như là “đồng tiền trao đổi của thế giới.” Trung quốc cũng thành công trong cuộc vận động quyền bỏ phiếu rộng rãi hơn cho các quốc gia đang phát triển tại Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ Quốc tế.

Và khi gặp gỡ các nhà lãnh đạo Phi châu và Đông Nam Á, Hồ Cẩm Đào và thủ tướng Ôn Gia Bảo đã hứa chi viện hằng chục tỉ mỹ kim. Quan trọng nhất là thủ tướng Ôn Gia Bảo hứa rằng tại hội nghị thời tiết ở Copenhagen Trung quốc sẽ làm yên lòng cộng đồng quốc tế bằng cách cam kết sẽ đấu tranh chống sự làm nóng bầu khí quyển. Trung quốc hứa vào năm 2020, Trung Quốc sẽ cắt giảm khí thải các bon để sản xuất một đơn vị GDP xuống 40-45% mức của năm 2005. Đồng thời, Bắc Kinh cũng phối hợp với Ấn Độ và Brazil đòi hỏi các nước đã phát triển phải đóng góp ít nhất 0,5% GDP để giúp các nước nghèo, đặc biệt giúp phát huy khả năng về “kỹ thuật xanh” (TBN: kỹ thuật xanh – Green Technology- là kỹ thuật sản xuất mà không làm tiết ra nhiều khí thải các bon). Còn nữa, Trung quốc dường như đã thay đổi chút ít nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác”.

Cho đến nay Trung quốc đã tham gia vào hơn 20 công tác gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, và đã giúp giải quyết vấn nạn hạt nhân của Bắc hàn, Iran và các cuộc xung đột sắc tộc ở Sudan. Trung quốc đã thể theo lời yêu cầu của tổng thống Obama trong cuộc thăm viếng vừa qua dùng ảnh hưởng vốn có đối với Teheran để kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran. Cuối tháng trước, Trung Quốc cùng với Liên bang Nga và 25 nước khác ủng hộ một nghị quyết của Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế (IAEA) kêu gọi Iran ngừng ngay nhà máy tinh chế uranium ở Qom. Nghị quyết của IAEA tỏ ý hết sức lo ngại rằng các cơ sở nguyên tử của Iran nói là phục vụ hoà bình có thể được dùng cho những ứng dụng quân sự. Lẽ dĩ nhiên Trung quốc, một nước có 2.200 tỷ mỹ kim dự trữ và một dân số 1,3 tỷ người chỉ đóng góp “xây dựng một thế giới hài hòa” và “cùng nhau phát triển” với điều kiện.

Theo Hồ Cẩm Đào điều kiện đó là các nước trên thế giới phải cùng chia xẻ trách nhiệm, nhất là Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu. Thêm nữa, Hồ Cẩm Đào lưu ý cán bộ đảng viên cần biết làm cân đối một bên là sự phát triển và quyền lợi quốc gia, một bên là nhu cầu toàn cầu hóa. Vì vậy, Trung quốc quan niệm rằng những đóng góp quốc tế của mình sẽ không làm thiệt hại cho các “quyền lợi thiết yếu” trên hai mặt kinh tế và ngoại giao. Ví dụ, vì nền kinh tế của Trung quốc còn dựa vào nhiên liệu (TBN: nhả nhiều khí thãi các bon) cho nên Trung quốc chỉ có thể cam kết chừng mực.

Hơn nữa, nền kinh tế Trung quốc là nền kinh tế xuất khẩu nên không hy vọng Trung quốc sẽ định giá lại đồng nhân dân tệ trong một tương lai gần. Và đó cũng là những giới hạn của cam kết của Trung quốc đối với vấn đề Iran và Bắc Hàn. Trung quốc vốn có quan hệ tốt với Iran và đầu tư nhiều vốn liếng vào các giếng dầu tại Iran, cho nên sẽ không thực tế chờ đợi Trung quốc sẽ cùng với các nước Tây phương áp lực Iran bỏ cho kỳ được chương trình nguyên tử. Vào đầu năm 2010 khi Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thảo luận các biện pháp trừng phát Iran chúng ta sẽ thấy Hồ Cẩm Đào giải quyết vấn nạn này như thế nào.



Bắc Kinh cũng từ chối thẳng thừng đề nghị của Mỹ, Nhật Bản, Nam Hàn và các nước khác áp lực Bắc Hàn liên quan đến chương trình nguyên tử. Tháng 11 vừa qua Bộ trưởng Quốc phòng Trung quốc Liang Guanglie đi thăm Bắc Hàn ngay sau chuyến thăm của Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho thấy quan hệ khắng khít giữa hai nước. Qua các phát biểu trong những năm gần đây, ông Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh rằng sự tham gia nhiệt tình hơn của Trung Quốc vào các vấn đề quốc tế sẽ không được ảnh hưởng tới mô hình phát triển đặc của Trung quốc. Luận điểm ông Hồ Cẩm Đào thường nêu là toàn cầu hóa có nghĩa là các nước cần tôn trọng và học hỏi lẫn nhau để “bảo vệ tính đa nguyên của thế giới và các mô hình phát triển khác nhau”.

Ông Hồ Cẩm Đào cũng thường nói rằng Trung quốc sẽ “không ngừng tìm tòi để hoàn thiện một lộ trình phát triển phù hợp với điều kiện quốc gia Trung Quốc”. Nói cách khác, ông Hồ Cẩm Đào và các đồng chí của ông cảnh báo những người chỉ trích Trung quốc tại Hoa Kỳ và Âu châu rằng dù đi theo con đường toàn cầu hóa Trung quốc cũng sẽ không chấp nhận những khái niệm của “phương Tây” về quyền tự do ngôn luận và hệ thống chính trị đa đảng. Đi ều này giải thích tại sao trong khi các cán bộ cao cấp và các nhà ngoại giao Trung quốc đang gieo ảnh hưởng trên thế giới thì bộ máy an ninh của đảng làm việc ngày đêm để đe dọa và bắt bớ những người bất đồng chính kiến, các luật sư tích cực đấu tranh và đàn áp các tổ chức bất vụ lợi.

Giáo sư Wang thuộc Trường Quốc gia Hành chánh Trung quốc tiên đóan rằng quan điểm mới của Hồ Cẩm Đào có thể sẽ được đưa vào Cương Lĩnh của đảng vào đại hội đảng cộng sản Trung quốc thứ 18 trong năm 2012 và Hồ Cẩm Đào sẽ đi vào lịch sử Trung quốc như là vị chủ tịch nước đã có công đưa Trung quốc vào vị thế siêu cường. Tuy nhiên không phải ai cũng tán thưởng sự hợp tác của Trung quốc. Một lý thuyết rất phổ biến cho rằng Trung quốc là một mối đe doạ tiềm tang cho thế giới, và rằng các nhà lãnh đạo Trung quốc có thể dùng sức mạnh mới có được để thoả mãn sự đòi hỏi của những thành phần có tinh thần quốc gia quá khích. Thành phần này càng ngày càng trở nên đông đảo tại Trung quốc.

Mối quan hệ qúa thân mật của Trung quốc với Bắc Hàn và Iran làm người ta nghi ngờ rằng Trung quốc sẽ đặt lợi ích quốc gia lên trên nhu cầu hòa bình và phát triển của thế giới. Cho nên cái gánh nặng của ông Hồ Cẩm Đào lúc này là thuyết phục thế giới rằng trong lúc Bắc Kinh phải vật lộn giữa “quyền lợi thiết yếu” của quốc gia với “cam kết quốc tế”, sự tham gia của Trung quốc vào các vấn đề quốc tế ít nhất cũng phù hợp các tiêu chuẩn của Liên hợp quốc.
Dec. 16, 2009

http://danchimviet.com/articles/1806/1/Quan-im-mi-v-th-gii-ca-Trung-quc/Page1.html





China unveils its new worldview
By Willy Lam


Chinese President Hu Jintao has signaled his administration's readiness to play a bigger - and perhaps more constructive - role in global affairs through the release of a five-pronged foreign policy game plan.

Cited by the official Outlook Weekly as "Hu Jintao's Viewpoints about the Times", this far-reaching initiative consists of five theories on, respectively, "the profound changes [in the world situation], constructing a harmonious world, joint development, shared responsibilities and enthusiastic participation [in global affairs]".

In a late November issue of Outlook Weekly (a mouthpiece of the Chinese Communist Party - CCP), ideologue Zhang Xiaotong



indicated that the party chief and president's "viewpoints" amounted to a "major theoretical innovation" based on the "scientific judgment of the development and changes of the times."

This ambitious agenda has been unveiled after US President Barack Obama's visit to China and before the Copenhagen climate change summit, two events that could become milestones in the Middle Kingdom's quest for quasi-superpower status.

According to National College of Administration (NCOA) Professor Wang Yukai, Hu's new-look diplomacy marked the first time that a contemporary Chinese leader had arrived at a comprehensive set of theories with an international perspective. He noted that the "viewpoints" would "undoubtedly provide a theoretical guideline for China's future participation in global affairs".

More significantly, the CCP leadership's rejiggered worldview can be interpreted as the CCP leadership's response to a key point recently raised by Obama, that Washington "welcomes a strong, prosperous and successful China that plays a greater role in world affairs". While Premier Wen Jiabao, a close Hu ally, had disputed the Group of Two characterization of China and America during his meeting with Obama, Beijing seems primed for evermore-stellar performances on the world stage.

In his 7,000-word article, Zhang, an editor at the Party Literature Research Center under the CCP central committee, collected foreign policy statements that Hu made on public occasions as well as in internal party conclaves. He cited Hu, who heads the CCP Leading Group on Foreign Affairs (which is China's foremost policy-setting organ on the diplomatic and security fronts) as saying that the contemporary world had experienced "historic changes" and that the same could be said for China's relations with the world.

Saluting impressive gains in China's industrial and technological prowess, Hu noted that the Chinese were living "in an era that is full of opportunities and challenges" - and that "the opportunities exceed the challenges". The Chinese "economic miracle" has made it possible for the CCP Fourth-Generation leadership under Hu to make radical departures from late patriarch Deng Xiaoping's famous diplomatic credo of "adopting a low profile and never taking the lead" in international affairs.

Not all of Hu's "viewpoints" are new. The ideals of constructing a harmonious world as well as "joint development" - especially with neighboring nations -were first raised by former president Jiang Zemin in the late 1990s. The harmony concept, which harks back to the Confucianist ethos of shijiedatong ("commonality of the nations"), also means that China's precipitous rise will not lead to conflicts with other countries. "Harmony" means the minimization of military and other conflicts. Whereas "joint development" is Beijing's preferred solution to sovereignty disputes with Asian countries ranging from Japan to Vietnam and the Philippines.

Of the five components of the Hu leadership's novel worldview, perhaps the twin theories of "shared responsibility and enthusiastic participation" are most significant. The idea that Beijing is willing to shoulder "shared responsibilities" for global obligations reflects the CCP leadership's readiness to become what former US deputy secretary of state, Robert Zoellick, called a "responsible stakeholder".

The "enthusiastic participation" imperative implies that Beijing will be acquitting itself of world affairs in a way that is commensurate with its quasi-superpower status. Theorist Zhang quoted salient passages from Hu's speech in December 2008, which celebrated the 30th anniversary of the start of the reform era: "The future and fate of contemporary China is intimately linked with the future and fate of the entire world." The supremo went on to urge party and government officials to synthesize the goal of "upholding independence and sovereignty" with globalization so that the country can "make contributions to fostering humankind's peace and development".

The year 2009 has seen Beijing appear to take the lead in a plethora of world issues. At the Group of 20 meetings in London and Pittsburg, Chinese diplomats called for the gradual replacement of the US dollar as the "world currency". They also lobbied successfully for an augmentation of the voting powers of developing nations in the World Bank and International Monetary Fund. Tens of billions in aid dollars have been pledged to poor nations during Hu and Wen's meetings with African and Southeast Asian leaders.

Most importantly, Wen will, at Copenhagen, reassure the international community of China's commitment to fighting global warming: By 2020, China will cut "carbon intensity" - the amount of fossil-fuel emission per unit of economic output - by 40% to 45% from 2005 levels. At the same time, Beijing has led developing nations including India and Brazil in pressing the industrialized world to devote at least 0.5% of gross domestic product to helping poor nations in areas including fostering green technology.

Moreover, Beijing seems to have made at least selective modification to its long-standing principle of "non-interference in the internal affairs of other countries". The Outlook Weekly article pointed out that China has joined more than 20 peacekeeping missions mandated by the United Nations, in addition to participation in efforts to resolve nuclear problems in North Korea and Iran, and ethnic conflicts in Sudan.

During the China visit of Obama, Beijing apparently acceded to Washington's demands that it use its influence with Tehran to rein in the Middle Eastern country's nuclear-weapons program. Late last month, China joined Russia and 25 other nations in endorsing an International Atomic Energy Agency resolution that called on Iran to immediately halt operations at its Qom uranium enrichment plant. The resolution also expressed "serious concern" about the military applications of the pariah state's putatively peaceful nuclear facilities.

Of course, there are limits regarding the extent to which this country with US$2.2 trillion worth of foreign-exchange reserves and a population of 1.3 billion can do for global harmony and development. One of the five theories under "Hu Jintao's Viewpoints" is that "various parties must observe the principle of mutually shared responsibilities".

This refers to Beijing's insistence that its contributions to the global commonwealth be conditional on commensurate inputs by other nations, especially developed countries and regions such as the United States and the European Union. Moreover, the Outlook Weekly article cited Hu as asking cadres to strike a balance between China's internal development and its national interests on the one hand, and its globalization commitments on the other.

Thus, Beijing has to ensure that its international contributions will not adversely affect the country's "core interests" in both the economic and diplomatic arenas. For example, given China's reliance on smokestacks industries, the CCP leadership can only do so much to curb carbon emissions. Moreover, in light of China's dependence on exports as an engine of growth, do not expect a significant appreciation of the renminbi in the foreseeable future.

These considerations will also form the parameters of Beijing's international commitments regarding Iran and North Korea. Given China's traditional quasi-alliance relationship with Iran - and its hefty investment in the latter's oilfields - it may be unrealistic to assume that Beijing will go the distance in pressuring Tehran to jettison its nuclear ambitions. How the Hu leadership will draw the line between China's dependence on Middle Eastern oil and its cooperation with the Western alliance will become clearer when the UN Security Council debates possible sanctions on Tehran early next year.

It is also significant that Beijing has flatly refused to heed repeated requests from the US, Japan, South Korea and other nations to use its clout with North Korea regarding Pyongyang's equally ambitious nuclear gambit. The November visit to the North by Chinese Defense Minister General Liang Guanglie, which came hot on the heels of the North Korean tour of Wen, has highlighted the "lips-and-teeth" relationship between the two socialist neighbors.

Both in public addresses in recent years and in speeches cited by ideologue Zhang, Hu has stressed that China's enhanced participation in global affairs will not affect its unique model of development. One of the president's favorite arguments is that globalization means countries should respect and learn from each other so as to "safeguard the world's pluralism and the multiplicity of development models".

The Fourth-Generation chieftain has also reiterated that Beijing will "ceaselessly explore and perfect a road [map] of development that is suitable to China's national conditions". In other words, Hu and his colleagues are warning critics in the US and Europe that China's enhanced globalization notwithstanding, the CCP will never introduce "Western" norms ranging from freedom of expression to multi-party politics. This perhaps explains why even as China's top cadres and diplomats are throwing their weight around the globe, the country's state-security personnel are working overtime to detain or intimidate hundreds of dissidents, activist lawyers and non-governmental organizations.

NCOA's Professor Wang has cited the possibility that "Hu Jintao's Viewpoints about the Times" may be enshrined in the CCP charter, perhaps at the 18th Party Congress slated for 2012. Given the unrestrained aggrandizement of Chinese influence around the globe, Hu might go down in history as a "foreign policy president" that has immensely raised the country's profile.

The Middle Kingdom's enhanced participation in world events, however, has hardly been greeted with universal acclaim. The popularity of the "China threat" theory has testified to fears on the part of nations with disparate backgrounds about the possibility that the CCP leadership will use its unprecedented powers to pander to the growing legions of nationalists at home.

Beijing's continuing love affair with pariah states such as North Korea and Iran has aroused suspicions about its tendency to put narrow national interests above international peace and development. The onus is on the Hu leadership to convince the world that while Beijing must juggle its "core interests" and global commitments, its "active participation" in world affairs will at least be in line with those of the UN.

Dr Willy Wo-Lap Lam is a Senior Fellow at The Jamestown Foundation. He has worked in senior editorial positions in international media including Asiaweek newsmagazine, South China Morning Post, and the Asia-Pacific Headquarters of CNN. He is the author of five books on China, including the recently published Chinese Politics in the Hu Jintao Era: New Leaders, New Challenges. Lam is an Adjunct Professor of China studies at Akita International University, Japan, and at the Chinese University of Hong Kong.

(This article first appeared in The Jamestown Foundation. Used with permission.)

(Copyright 2009 The Jamestown Foundation.)
http://www.atimes.com"



UÔNG TRIỆU VẬN * THƯ GỬI HỒ CẨM ĐÀO & ÔN GIA BẢO

*
Theo “Hua xia kuai di” ngày 3/11/2007
Thư công khai gửi Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo

Uông Triệu Vận (Trung Quốc)

Thưa Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo tôn kính,
Xin kính chào hai vị lãnh tụ!

Tôi là Uỷ viên thường vụ Hội nghị Chính trị Hiệp thương tỉnh An Huy. Đại hội 17 của đảng đã kết thúc, đã xác định hơn nữa địa vị lãnh đạo của hai vị, vì có tinh lực và năng lực quán triệt phương châm thi chính của hai vị, nên tôi viết thư này: đối sách xã hội hài hoà. Sau khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhận nhiệm vụ đã đề xuất: “quan điểm khoa học”, “kiên trì lấy con người làm gốc”, quan niệm cầm quyền “ xây dựng xã hội hài hoà”. Điều đó quả là nhằm trúng cái quan trọng của xã hội Trung Quốc hiện nay, nên được trong và ngoài nước đánh giá tốt. Thế nhưng một thời gian dài tình hình Trung Quốc vẫn chưa chuyển theo phương hướng tốt đẹp, vẫn chưa thay đổi theo quan niệm cầm quyền của hai vị, hơn nữa không ít nơi còn nát bét !

Tất nhiên, trong xã hội người ta có bàn tán: quyền lực của hai vị bị ràng buộc, “chính lệnh không phát ra từ Trung Nam Hải” v.v. Tuy vậy bất kể nói như thế nào, Đại hội 17 đã họp xong rồi, mục tiêu thi chính của hai vị nên triển khai ra thực tế, sắc thái, ngọn cờ của hai vị nên từng bước sáng lên! Có người nói: đã sáng lên rồi, đó là thông báo, nghị quyết, văn kiện của Đại hội 17. Thế nhưng căn cứ vào lịch sử phong trào cộng sản quốc tế, đặc biệt là căn cứ vào lịch sử ĐCSTQ, nghị quyết và văn kiện của đại hội thấy, đều là sản phẩm của sự thoả hiệp. Sau Đại hội vẫn còn nhiều nội dung lắm. Nhân dân nước ta đã trải qua nhiệm kỳ thứ nhất của hai vị trong chờ đợi, nhiệm kỳ thứ hai của hai vị, quyết không thể trải qua như vậy! Bởi vì hiện thực của Trung Quốc không thể để hai vị trải qua như thế được nữa.

I. Hai quả bom bị treo trên xã hội Trung Quốc

Xã hội Trung Quốc đã chôn khá nhiều quả bom, nói như vậy không sai sự thật đâu. Nếu như bảo hãy lui đến khi nhiệm kỳ hai của hai vị kết thúc mới nói cũng không thể nào vòng qua được, cho nên ngay từ bây giờ cần phải đối mặt với bom đạn vậy!

1. Quả bom thứ nhất trong xã hội Trung Quốc: thị trường cổ phiếu

Thị trường cổ phiếu Trung Quốc hiện nay đã là “Bộ quần áo mới của hoàng đế”, dường như ai cũng biết nó đã tiềm ẩn chiếc bong bóng khổng lồ, nhưng nó vẫn còn đang điên cuồng tăng! Bởi vì giới truyền thông đang đánh trống reo hò: “đây là thành quả vĩ đại của cải cách, là sự kiện cổ phiếu sụt giá lớn trăm năm không gặp!”. Tất nhiên chủ yếu là do các vị hy vọng nó là cổ phiếu sụt giá lớn và trăm họ phổ thông cũng hy vọng nó là cổ phiếu sụt giá lớn. Thế nhưng, tình hình thực tế lại khiến mọi người của chúng ta nở nụ cười nhạo lớn! Thị trường cổ phiếu Trung Quốc hôm nay không phải là hai năm trước - thị trường cổ phiếu Trung Quốc trước cải cách.

Nếu như nói thị trường cổ phiếu Trung Quốc được thành lập vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, ngay từ lúc bắt đầu đã bị chính phủ một tay thao túng, nhằm trù tập tiền vốn cho các xí nghiệp quốc hữu. Lúc đó còn là dùng dao mổ trâu giết gà, lúc tăng lúc giảm, nhiều năm cổ phiếu bị tụt đến đáy mà không gây ra chấn động lớn với xã hội và cà tình hình chính trị, thế nhưng tình hình hiện nay đã thay đổi rồi! Bắt đầu từ nửa cuối năm 2006, thị trường cổ phiếu một mực tăng như điên, cổ phiếu A đến 30/5 năm 2007 đã từ 3300 tỷ NDT tăng vọt lên 18000 tỷ NDT. Dân chơi cổ phiếu Trung Quốc đã vượt quá 100 triệu người! Thế mà vào đêm trước khi tôi viết xong thư này, trong thời gian chưa đến nửa năm thị trường cổ phiếu Trung Quốc đã vượt lên phía trước ½. Như thế là địa vị của thị trường cổ phiếu Trung Quốc trong đời sống kinh tế Trung Quốc, lực ảnh hưởng của dân chơi cổ phiếu Trung Quốc đối với xã hội Trung Quốc đã có năng lượng có thể làm rung động xã hội Trung Quốc!

Thế nhưng thị trường cổ phiếu Trung Quốc vẫn không phải là thị trường cổ phiếu tăng mạnh mà là một canh bạc lớn! Nguyên nhân như sau:

a. Thị trường cổ phiếu Trung Quốc tiên thiên bất túc “Cải cách cổ phiếu” của Trung Quốc cho đến hiện nay, trên thực tế vẫn chỉ là một khái niệm mà thôi, nhiều nhất cũng chỉ là đem “cổ phiếu phi lưu thông” từng bước chuyển hoá thành “cổ phiếu lưu thông”của thị trường, tức là không động chạm đến việc cải cách nội bộ những công ty đã niêm yết trên thị trường. Bởi vì những công ty niêm yết cổ phiếu trên thị trường này vẫn chưa tách rời chính quyền và xí nghiệp, giữa đảng và chính quyền, vẫn giống như các xí nghiệp quốc doanh đang phổ biến diễn một vở kịch cung đình thời Thái Bình Thiên Quốc: Chủ tịch Hội đồng quản trị Hồng Tú Toàn ru rú xó nhà, tham lam hưởng thụ; bọn nhân vật thực quyền như Dương Tú Thanh, Vy Xương Huy thì chạy theo ham muốn, tranh đoạt quyền lợi, khi các mâu thuẫn giữa các vị “vương” này lên tới đỉnh điểm, là xẩy ra tranh cướp nội bộ, lặp đi lặp lại!

So với những xí nghiệp quốc hữu, những công ty niêm yết cổ phiếu này thậm chí còn nát bét hơn, bởi vì ngoài việc có “cổ phiếu phi lưu thông” khiến họ có thể ngồi yên trên ghế Thái sư ra, họ vẫn còn được tiến cống “cổ phiếu lưu thông”. Đó là tài nguyên được phong riêng của họ. Thế còn Uỷ ban giám sát? Đại thần đặc mệnh của chính phủ, qua sự thẩm tra của nó, sẽ ném những cổ phiếu cao hơn mệnh giá mấy chục lần xuống thị trường cấp hai, do con người tạo ra bong bóng!

Lũng đoạn, hủ hoá, trị lý không thoả đáng là vấn đề tồn tại của thị trường cổ phiếu Trung Quốc từ trên xuống dưới, liên tiếp, có tính hệ thống !

b. Kinh tế Trung Quốc có bệnh bẩm sinh
Vì sao khái niệm “cải cách cổ phiếu” Trung Quốc vừa bay trên trời xanh là đã xuất hiện tình trạng vốn ngân hàng di chuyển lớn? Điều mà Uỷ ban giám sát lo là cải cách cổ phiếu do thiếu vốn mà khó có thể tiếp tục đã được các phương diện có liên quan mua cổ phiếu quốc hữu do nước ngoài đầu tư, và không ngờ là chỉ trong chốc lát đã biến thành nguồn vốn dồi dào! Bọn họ đúng là không nhìn thấy ngân hàng Trung Quốc đã như cái nồi sôi sùng sục, ngăn không nổi tiền vốn chạy ra ngoài! Đó là do kinh tế Trung Quốc đầu tư vô ích, tỷ suât lãi âm quá cao dẫn tới. Vì vậy không phải là kinh tế Trung Quốc tốt, được nhiều tiền đến mức quá thừa, mà là tiền vốn Trung Quốc tìm không thấy đường giá trị gia tăng, kinh tế Trung Quốc có bệnh bẩm sinh, hơn nữa bệnh không nhẹ.

c. Một canh bạc lớn

Thị trường cổ phiếu vốn lấy cuộc cạnh tranh tài chính tiền tệ có thể biết và không thể biết để hoá giải, cân bằng các loại rủi ro khó dự đoán trong đời sống kinh tế xã hội, nhưng nếu nó bị người ta nhìn thấu, thì mục tiêu bị nhìn thấu đó sẽ là điểm bùng phát đột ngột của năng luợng tích tụ trong thị trường cổ phiếu. Thị trường cổ phiếu Trung Quốc luôn luôn được người ta cho là thị trường chính sách, thị trường chính quyền, đó là điều đồng thuận của cả trong và ngoài nước. Đó là vì ĐCSTQ luôn luôn vĩ đại, quang vinh, chính xác! Luôn luôn đột xuất chính trị! Vì thế để bảo đảm Đại hội 17 thuận lợi triệu tập, cũng như thể diện, một cách long trọng… trong Olympic Bắc Kinh năm 2008, trước mắt về hình thức, Chính phủ Trung Quốc chí ít nhận gánh chịu toàn bộ rủi ro của thị trường cổ phiếu Trung Quốc.

Trên thế giới không có chính phủ nào lại vui lòng hãm thân mình vào thị trường cổ phiếu. Thế mà chính phủ Trung Quốc lại nắm chặt lấy thị trường cổ phiếu, như thế là đã buộc chặt quả bom vào thân mình, điều này đúng là một hành động không minh tri! Tất nhiên các vị có thể che giấu nguy cơ của thị trường cổ phiếu, gửi hy vọng vào một loạt biện pháp để “quá độ” nguy cơ này. Như đã đang tiến hành: hồi qui cổ phiếu Hồng Trù Hồng Công; tổ chức lại các xí nghiệp cỡ lớn thuộc Uỷ ban tài sản quốc gia và cho niêm yết ra thị trường; khai thông QDII; ngân hàng TW tăng lãi, giảm thuế, Bộ Tài chính phát hành quốc trái đặc biệt v.v.. và v. v..

Chưa thể nói hiệu quả thực tế của những biện pháp này, nhưng một điều có thể khẳng định là các vị không thể thay đổi được một qui luật-qui luật kinh tế.

2. Quả bom thứ hai trong xã hội Trung Quốc: vật giá

Khi thị trường cổ phiếu Trung Quốc đang tiếp tục duy trì “thị trường cổ phiếu tăng nhanh” kiểu canh bạc thì vật giá Trung Quốc đã tăng lên không bình thường không thể kiềm chế được, một mực tăng lên đến mức nhân dân không thể chịu đựng nổi. “Thị trường cổ phiếu-vật giá” hình thành hai quả bom trong xã hội Trung Quốc! Đó là một đôi bom bi mà các vị, chúng ta, mọi người đều không thể đi vòng qua. Tất nhiên, vật giá tăng, ngoài thị trường cổ phiếu ra còn có những nhân tố khác mà những tai hoạ do những cái đó mang lại sẽ không thấp hơn hậu quả thị trường cổ phiếu bị sụp đổ.

II Vạch trần bí mật kinh tế Trung Quốc “tăng trưởng tốc độ cao”

Vạch trần bí mật kinh tế Trung Quốc “tăng trưởng tốc độ cao” vô cùng cần thiết. Làm như vậy khiến chúng ta nhìn thẳng vào hiện thực, thực sự cầu thị.

Năm 2003 khi Hội nghị Chính trị Hiệp thương tỉnh An Huy họp hội nghị thường vụ, đã khảo sát mấy thành phố trong tỉnh. Tại Hợp Phì (thủ phủ tỉnh) đã khảo sát khu công nghiệp mới và khu phát triển. Thành phố này có 3 “nhà máy chế tạo ôtô”, trước dây chuyền sản xuất to lớn và tiếng máy chạy ồn ào, tôi chạy tới bên thị trưởng hỏi thẳng: “ông là Tổng giám đốc của thành phố này chắc?”

Thị trưỏng thản nhiên gật đầu. Nhưng sau dó tôi nghĩ, trong cả nước chí ít có tới 9 nhà máy cùng sản xuất một loại ôtô, như thế là công nghiệp ôtô của thành phô này chỉ riêng trong nước đã có 9 đối thủ cạnh tranh rất mạnh. Trời đất ơi! Rủi ro của hàng chục tỷ(NDT) đầu tư này quá lớn. Tham quan khu phát triển, một thành phố khoa học kỹ thuật trong qui hoạch đã đuợc phê chuẩn, đang xây dựng, diện tích 30km2, tức 42 lần diện tích Cố Cung ở Bắc Kinh.

Tôi biết rõ rằng, 10 năm trước thành phố này đã xây dựng “khu phát triển kinh tế kỹ thuật”, và vẫn còn tới một nửa nhà xưởng đang nằm phơi nắng, vậy thì vì sao còn xây dựng “thành phố khoa học kỹ thuật”? Tôi là Phó Chủ tịch hội đồng quản trị duy nhất của “ Hiệp hội các nhà thực nghiệp khoa học kỹ thuật” của tỉnh An Huy, địa điểm Văn phòng của chúng tôi ở Hợp Phì, thế mà từ trước đến nay tôi chưa hề nhìn thấy, và cũng chưa hề nghe nói rằng đã từng có vị thị trưởng hoặc vị tỉnh trưởng nào bước qua cửa Hiệp hội chúng tôi! Hay là vì tại An Huy đã có trường Đại học Khoa học Kỹ thuật Trung Quốc nên phải xây “thành phố khoa học kỹ thuật”?

Xin hỏi, trường đại học trên đã có hạng mục KHKT nào có giá trị ứng dụng? Những hạng mục ấy cần thời gian dài bao nhiêu mới có thể ra khỏi phòng thí nghiệm? Sau khi ra khỏi phòng thí nghiệm phải mất bao nhiêu thời gian mới đi vào sản xuất được? Cần bao nhiêu đầu tư? Đến lúc đó tình hình thị trường ra sao? Trong nước, ngoài nước có những người cạnh tranh nào?... Tôi có thể nói, những vấn đề này, bất kể là thị trưởng hay là tỉnh trưởng, dường như họ đều không biết gì hết ! Tất nhiên chúng ta không thể đòi hỏi quá mức bọn họ cái gì cũng phải biết cả. Thế nhưng vấn đề của Trung Quốc là ở đây!

“Thành phố kỹ thuật” này là do chính quyền kinh doanh, trưởng quan của “thành phố kỹ thuật” là do chính quyền bổ nhiệm, đầu tư huy động vốn và thuê đất đai đều dùng danh nghĩa chính quyền tiến hành. Các quan chức chính quyền của chúng ta vốn không nên trực tiếp làm kinh tế. Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, cải cách kinh tế và chính trị ở Trung Quốc đã tập trung vào hai điểm: tách rời đảng và chính quyền; tách rời chính quyền và xí nghiệp. Đó là kinh nghiệm mà tầng lớp lãnh đạo Trung quốc và các tinh anh trí thức lúc đó đã tổng kết kinh nghiệm nhiều mặt từ ngày xây dựng nước đến nay, để chuẩn bị cho Trung Quốc tiến hành cải cách. Thế nhưng sau “sự kiện 4-6” (tức sự kiện Thiên An Môn năm 1989-ND), mọi việc đã kết thúc.

Vì vậy ngày nay bất kể là “các nhà kinh tế học dòng chính” đã thiết kế ra bao nhiêu phương án “cải cách, bất kể là tiến sĩ Tây hay tiến sĩ ta, dù những “tinh anh” này có đưa ra bao nhiêu lý luận và danh từ, nhưng chỉ cần lảng tránh điểm cơ bản của cải cách kinh tế Trung Quốc-“tách rời đảng và chính quyền; tách tời chính quyền và xí nghiệp” thì đều là nói suông! Tiến hành xây dựng phát triển một diện tích bằng 42 lần Cố Cung, qui mô đầu tư như thế nào có thể tượng tượng được.

Còn khu phát triển xây dựng 10 năm trước, ngoài việc giá đất tăng, vẫn còn đến một nửa nhà xưởng đang “mời khách đầu tư”, qua đó có thể thấy rõ ràng số phận của “thành phố khoa học kỹ thuật” này sẽ đi theo con đường nào. Vì vậy “tốc độ tăng trưởng cao” của kinh tế Trung Quốc hôm nay, có động lực không phải là hành vi của thị trường mà là hành vi của chính quyền, nói một cách cụ thể là hành vi của chính quyền địa phương, là hành vi của quan chức địa phương nào đó! Thế là: có mục tiêu, không có thị trường; có xung động, không có kế hoạch, có trước mắt,không có tương lai. Vậy thì nó sẽ giống như “nhảy vọt lớn” năm 1958!

Nhưng điểm không giống “nhảy vọt lớn”năm 1958 của nó là: tiền bạc thay thế khẩu hiệu, chủ nghiã cá nhân thay thế chủ nghĩa tập thể. Và điểm giống nhau là: đều không nói khoa học, đều “kiên trì sự lãnh đạo của đảng” Loại kinh tế theo mô hình chính quyền chủ đạo, sẽ đột ngột bay nhanh tiến mạnh ở điểm hứng thú của các nhà quan liêu; nhưng nếu nằm ngoài sự hứng thú của bọn họ, sẽ rất khó sống, giống như rất nhiều xí nghiệp dân doanh bị phá hoại, thụt lùi chỉ vì ở ngoài tầm nhìn của họ.

Tôi đã đến thăm quê người bảo mẫu của gia đình, đó là một thôn trang cách thành phố Hợp Phì chưa đến 50km, cách “thành phố khoa học kỹ thuật” nói trên không đến 45 km. Trời đất ơi, nếu bộ phim “Huyết chiến Đài Nhi trang” được quay ở đây thì chẳng cần dàn dựng bối cảnh, chỉ bầy thêm mấy thi thể là có thể quay được rồi! Tôi lặng người rơi lệ: thì ra nông thôn Trung Quốc vẫn còn nghèo như vậy! Nông dân vẫn còn khổ đến thế!

Ở khoảng cách gần như vậy và hình ảnh trái ngược lớn như vậy liệu sự phát triển kinh tế có thể “bền vững” được chăng? Một ví dụ sinh động nữa, hôm nay chúng ta khai thác than ở Tân Phổ Thương, đã biến một thành phố hoa quả thành một thành phố ô nhiễm, thành phố chạy nạn, than giá rẻ bán cho người Nhật, người Nhật đổ than xuống biển, nói: “để lại cho đời sau”-Nghe câu chuyện chân thực trên không biết người Trung Quốc chúng ta có cảm nhận gì? Tình hình xuất khẩu sản phẩm của các xí nghiệp Trung Quốc hiện nay là: 800 triệu chiếc sơ mi đổi lấy một máy bay chở khách, xuất khẩu một máy DVD chỉ thu được 1USD lợi nhuận, mà còn phải nộp cho công ty nước ngoài hơn 4USD tiền sở hữu bản quyền.Tỷ suất lợi nhuận của một số sản phẩm cơ điện được gọi là “khoa học, kỹ thuật cao” của nước ta cũng chỉ được mấy phần trăm, nếu đồng NDT lên giá, không ít xí nghiệp xuất khẩu sẽ đối mặt với phá sản…

Sức lao động của người Trung Quốc chúng ta chẳng đáng bao nhiêu tiền. Người Trung Quốc chúng ta ngốc như vậy đó! Loại “thặng dư xuất khẩu” ấy có gì là đáng tự hào? Loại tích luỹ ngoại tệ ấy có gì đáng huyền diệu. Nếu như nói khi bắt đầu mới cải cách mở cửa, do sự yếu ớt của cơ sở kinh tế Trung Quốc, các quan phụ mẫu đã chú trọng nắm chắc các loại “chính sách ưu đãi” để mời khách đầu tư, là vô cùng cần thiết mà đến hôm nay vẫn bồi hồi dậm chân ở những sản phẩm cấp thấp thì rõ ràng là: lười biếng, cổ hủ và hủ bại, thành tích biến thành bại tích! Trung Quốc có kinh tế thị trường không?

Có. Những “kinh tế chính quyền”, kinh tế quan liêu đều đã thị trường hoá, không có động lực kim tiền nó không thể bay cao tiến mạnh được. Thế nhưng Trung Quốc có phải là kinh tế thị trường thực sự không? Không! “chính quyền”, nó không chỉ là “bàn tay vô hình” mà là bàn tay hữu hình. Nó trực tiếp thò tay vào kinh tế, nó có thể điều động mọi tài nguyên trong mọi phạm vi và địa phương, mà có thể không chịu trách nhiệm gì về mọi giá thành, cái giá phải trả, rủi ro và tổn thất.

Chính vì thế, tại Trung Quốc, nhất là bây giờ phải có sự “điều chỉnh khống chế vĩ mô” của chính phủ TW. Nếu không, “có kế hoạch” cục bộ, nhưng vô kế hoạch toàn cục, nó sẽ đến nhanh hơn, sụp đổ càng dữ dội hơn so với bất kỳ cuộc khủng hoảng kinh tế nào của chủ nghĩa tư bản tự do. Bất kể nói thế nào, mặc dù ở trong cảnh khó khăn to lớn, dưới sự chủ đạo của kinh tế “chính quyền”, kinh tế quan liêu, Trung Quốc đã tích luỹ được tư bản khổng lồ.Nhưng điều này đã phải trả giá bằng việc chi trước tài nguyên, môi trường, sức khoẻ và hạnh phúc của người lao động, sự tích luỹ đến không dễ dàng.

Và hơn nữa, quay đầu nhìn lại xem loại tích luỹ này đã tiếp máu cho những tài nguyên, môi trường và người lao động bị hao tổn, bị mất đi như thế nào? Trong phát triển bền vững, trong phân công toàn cầu hoá, đã nâng cao vị thế của Trung Quốc nhưng đầu tư vào khoa học kỹ thuật, giáo dục và y tế liệu có làm cho tổng hợp quốc lực Trung Quốc nâng cao không? Dự trữ ngoại tệ hơn 1.000 tỷ USD, có vẻ như Trung Quốc giầu có rồi, Trung Quốc lớn mạnh rồi, tạo ra tính lưu động khổng lồ quá thừa!

Có đúng là tiền bạc của Trung Quốc đã “quá thừa” không? Đó hoàn toàn là hiện tượng bề ngoài! Hiện tượng bề ngoài này sẽ nhanh chóng bị phá vỡ. Những Nhân Dân Tệ “quá thừa” này do sự lũng đoạn và cứng nhắc của nền tài chính Trung Quốc, không thể đến được chỗ nó cần phải đến; các xí nghiệp dân doanh, ngoài việc hối lộ để có được tài khoản ra, đều đang vất vả tranh chấp trong cảnh đợi chờ cho ăn; sản nghiệp hoá kỹ thuật cao trong các xí nghiệp dân doanh hầu như không có khả năng, thế còn ở các xí nghiệp quốc doanh?

Ngoại trừ những cái do các quan liêu hứng thú điểm xuyết ra, còn lại đều chẳng có gì đáng kể. Còn về nông nghiệp và môi trường đòi hỏi đầu tư những khoản lớn, chẳng cần nói hiện đại hoá nông nghiệp, ngay đến việc nâng cao trình độ nông nghiệp cũng chỉ loạng choạng tiến lên, còn bảo vệ môi trường chỉ là một đống hồ đồ. Sự lũng đoạn và hủ bại của ngân hàng thương nghiệp quốc doanh, lãi suất âm lâu dài, khiến cac hộ gưỉ tiền không chịu được nữa, cuối cung phải “cải cách cổ phiếu”, một lượng lớn tiền chảy vào thị trường cổ phiếu. Thông qua thị trường cổ phiếu lại chảy đến những lĩnh vực rộng lớn mà chính phủ TW không thể khống chế được, đặc biệt là chảy đến ngành nhà đất nơi chính phủ TW kiêng kỵ nhất!

Hiện nay về khách quan, điều chỉnh khống chế đã mất linh nghiệm. Thế mà quan lại một số địa phương vẫn đang nhiệt tình hơn, tiếp tục sáng tạo kỳ tích kinh tế Trung Quốc “tăng trưởng tốc độ cao”! Nếu như nói chi trước tài nguyên và môi trường còn có thể che giấu được, vì tài nguyên cách đại chúng rất xa, nhưng ung thư do môi trường tạo thành sau 20 năm mới bùng nổ, đến lúc đó, tội thuộc về ai? Có ma mới biết!. Vậy thì sự tan vỡ của thị trường cổ phiếu bong bóng, sự tăng lên của vật giá khiến người ta chịu không nổi, trong một thời gian không dài đã xua tan thần thoại “tăng trưởng tốc độ cao”, giấc mộng “nước lớn trỗi dậy” cũng theo đó mà tan vỡ!

Lúc này lưu lại trên đất lớn Trung Quốc là những toà nhà đèn đuốc huy hoàng, đường cao tốc, đường sắt, cầu cống, mạng thông tin chất lượng không cao, những nhà máy điện, những xí nghiệp nặng và những nhà máy gia công trình độ thấp, tiêu hao nhiều năng lượng, thiếu tài nguyên và môi trường ô nhiễm. Còn phần mềm của chúng ta: mô hình vận hành kinh tế thị trường chân chính, đặc biệt là mô hình vận hành tác nghiệp của ngành sản xuất kỹ thuật cao mới, hầu như đều bắt đầu từ đầu.

Còn về của cải tinh thần quốc gia văn minh hiện đại thì vì hủ bại phổ biến đã có tính xã hội, nên phải bắt đầu từ số âm. Sự thực là nếu tỉnh táo xem xét thì cái gọi là “tăng trưởng tốc độ cao” của kinh tế Trung Quốc không chỉ là không đạo đức mà còn là phạm tội! Nó không chỉ làm cạn kiệt tài nguyên, phá hoại môi trường khiến một số ít người kiếm được tiền, nhưng nhiều người bị hại. Nói một cách hình tượng hơn là: ông bố mở túi tiền của con, cháu, chắt ra, bất chấp tất cả nhét tiền của chúng vào túi mình, cái để lại cho cháu con chỉ là tai hoạ và sự trừng phạt.

III. Nhà đất Trung Quốc cái bong bóng “không bao giờ vỡ”

Nếu như nói thần thoại “tăng trưởng tốc độ cao” của kinh tế Trung Quốc là dựa vào kinh tế “chính quyền”, đặc biệt là sự sáng tạo đầy tính kích thích của các quan lại địa phương thì ngành nhà đất Trung Quốc là sự thể hiện tập đại thành của mô hình kinh tế đó. Trên thực tế, bong bóng của ngành nhà đất Trung Quốc đã hình thành từ sớm, mặc dù Trung Quốc có thị trường khổng lồ tiêu dùng nhà đất, nhưng có một sự thực không tranh cãi là: cho dù tại các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến giá nhà đất lên nhanh nhất, nhưng tỷ lệ nhà thành phẩm không sử dụng ở các nơi này cũng làm người ta khá ngạc nhiên.

Hơn nữa điều làm người ta kỳ lạ là: cho dù như vậy giá nhà đất không xuống, ngược lại vẫn tăng. Điều này rõ ràng là trái với qui luật thị trường. Nguyên nhân là ở đâu? Nguyên nhân là: chính quyền nắm chắc đất đai, khai thác đất đai, làm quà tặng, “mời gọi đầu tư nước ngoài”. Chính quyền nắm chắc đất đai tức là “ông chủ lớn”, nên không thể để nhà đất mất giá. Điều này quan hệ tới kho vàng lớn, kho vàng nhỏ, thành tích và túi tiền cá nhân. Chính là do “ông chủ lớn” kiên định “điểm cơ bản” là không để nhà đất mất giá, những đồng vốn theo đuổi rủi ro nhỏ nhất lợi nhuận lớn nhất sẽ chảy vào, và sẽ làm cho giá đất và giá nhà đều tăng lên. Ở Trung quốc thiếu tài nguyên đất đai, tiền vốn khó tìm được con đường gia tăng giá trị, ngược lại sự tiêu điều của kinh tế lại được thể hiện trên ngọn lửa hồng của nhà đất.

Thế là giá nhà đất càng cháy càng cao, tỷ lệ nhà không sử dụng càng ngày càng lớn, liệu bong bóng có vỡ được không? Câu trả lời là: không thể. Cho dù “điều chỉnh khống chế vĩ mô” với “những nhà cầm quyền mới” lần lượt ra đời, trong thời gian ngắn giá nhà có giảm, nhưng về căn bản không làm dao động được “điểm cơ bản” của “ông chủ lớn” cho nên giá nhà lại lên, trừ phi thể chế tài chính Trung Quốc sụp đổ. Và điều này chính là mối lo lắng nhất của chính quyền Trung Quốc. Bởi vì túi tiền của “ông chủ lớn” là ngân hàng nhà nước, bong bóng nhà đất không thể hiện bằng giá nhà giảm ở Trung Quốc, mà thể hiện ở những khoản nợ rối mù tại các ngân hàng nhà nước.

Do được sự ủng hộ của ngân hàng nhà nước nên “ông chủ lớn” có thể ổn định “điểm cơ bản” chỉ cần “điểm cơ bản” đứng vững thì các nguồn vốn, bao gồm cả vốn nước ngoài sẽ chen nhau chảy vào, “ông chủ lớn” sẽ hoá nguy thành yên, mở rộng cánh cửa. Rõ ràng, cảnh “phồn vinh thịnh vượng” này, cảnh “tăng trưởng tốc độ cao” này chỉ mang lại tai hoạ có tính toàn cục, chỉnh thể cho chính phủ TW Cách giải quyết là tư hữu hoá đất đai. Bất kể là đất thành thị hay là đất nông thôn đều nên tư hữu hoá. Ngày hôm nay bất kể là ở thành phố hay ở nông thôn chúng ta, chỉ cần gặp chuyện trưng thu đất đai, chỉ cần phải di chuyển là có sự đối lập quan dân, đối lập cảnh sát với dân.

Quan lại hùng hồn nói: “đất đai là sở hữu quốc gia”. Họ là đại biểu quốc gia, nhưng đã che giấu bức màn đen câu kết quan, thương. Trong những năm tháng hoà bình mà thường xuyên xuất hiện những cảnh giống như chiến tranh thật là một kỳ tích trên thế giới. Đó là vì chính quyền của chúng ta đã trở thành người bán đất, thành thương nhân tranh lợi với dân. ………

IV. Xã hội bất công, hậu hoạn vô cùng

Một xã hội mà ngay đến sự ổn định cũng không thể duy trì nổi thì hai hoà sẽ là những lời nói xa xỉ. Xã hội bất công thì không thể có ổn định và an ninh ……..

V. Một chính phủ yếu kém, một xã hội yếu kém

Hiện nay xã hội Trung Quốc tồn tại rất nhiều vấn đề, không thể thông qua đọc kinh là có thể giải quyết được, mà cần phải đối mặt với hiện thực, thực sự cầu thị dùng thái độ khoa học phân tích, nghiên cứu tiến hành giải quyết.
Xin nêu mấy ví dụ:
1. Sự kiện SARS Năm 2003 dịch SARS lưu hành làm cả nước rung động, đến nay mọi người vẫn không quên. Một dịch bệnh vốn có thể khống chế được nhưng do chính quyền nước ta phong toả và những thiếu hụt về chức năng của giới truyền thông mà đã mở rộng phạm vi, làm cả nước chấn động làm thế giới kinh động, khiến toàn xã hội phải trả giá rất lớn. Thế nhưng chỉ mới ba, bốn năm sau chuyện trên, nếu như không có sự đưa tin của giới truyền thông nước ngoài, nếu không vì giá thịt lợn trong nước tăng vọt, thì dân chúng Trung Quốc vẫn bị che mắt: thì ra bệnh lợn tai xanh đã xẩy ra tại 25 tỉnh trong cả nước’ Tai hoạ lại xảy ra, bài học không có! Chẳng lẽ điều này không khiến chúng ta cảnh tỉnh ư?

2. Năng lực cầm quyền của đảng Sau khi nhận nhiệm vụ, Chủ tịch Hồ đã nắm ngay một công tác rất quan trọng: “tăng cường xây dựng năng lực cầm quyền của đảng” Hôm nay chúng ta thử xem, năng lực cầm quyền của đảng như thế nào? Chúng ta hãy xem một việc nhỏ, Tôi ở Bắc Kinh, ngay dưới chân thiên tử, thường xuyên nhìn thấy các đội quản lý đô thị đi tới các khối phố, và diễn những màn kịch sống mà trước đây chỉ có quân đội Nhật Bản mới làm khi tiến vào thôn quê: một con phố đang ồn ào bỗng nhiên lặng đi, rồi trong nháy mắt, gà bay chó nhảy, tất cả những người buôn bán nhỏ vội vơ lấy hàng hoá của mình chạy bán sống bán chết đi khắp nơi. Những người không kịp chạy bị đội quản lý đá nồi hất mẹt, bắt giữ người, hàng…

Được biết những người buôn bán nhỏ ấy không chỉ là nông dân mà đông hơn là những công nhân viên chức bị rời khỏi cương vị, nông dân vào thành phố làm thuê đang chờ việc, còn có cả những sinh viên đại học vừa tốt nghiệp, họ chưa có đăng ký kinh doanh. Việc làm của họ ảnh hưởng đến trật tự đô thị tới đâu? Có phải vì không thu được thuế của họ không? (Giả sử vì không thu được thuế thì với những tầng lớp dưới đáy này, cũng nên mở cho họ một đường thoát) Thời “lũ bốn người” hành động dọn dẹp thị trường được gọi là “cắt cái đuôi tư bản chủ nghĩa”. Sau khi cải cách mở cửa tình huống đó được gọi là “quản lý đô thị”.

Quản lý đô thị gì mà gần 30 năm rồi vẫn quản như vậy! Vì chuyện này ở thủ đô Bắc Kinh đã xẩy ra án mạng. Điều khiến người ta kinh ngạc là, người buôn bán nhỏ giết người lại được sự đồng tình phổ biến, còn người “chấp pháp” bị giết lại bị chửi. Chao ôi! Đó là năng lực cầm quyền của đảng! Nguyên nhân nào tạo ra? Chẳng lẽ không nên kiểm thảo một chút sao? 3. Vấn đề chất lượng sản phẩm Gần đây các giới truyền thông thế giới lũ lượt đưa tin về vấn đề chất lượng sản phẩm của Trung Quốc khiến mọi người bao gồm cả tầng lớp cao nhất quốc gia chú ý. Một phong trào nắm chất lượng được khởi động trong phạm vi cả nước.

Tôi đã từng ngồi trước màn vô tuyến nghe ngài Cục trưởng Cục kiểm nghiệm chất lượng quốc gia hùng hồn nói chuyện. Thế nhưng ông ta càng hùng hồn nói bao nhiêu càng làm cho những người có lý tính không tin! Vấn đề mấy chục năm không giải quyết được chẳng lẽ trong mấy tháng ông ta giải quyết xong à? Khách quan mà nói những sản phẩm mà Trung Quốc hiến dâng cho người nước ngoài về mặt đảm bảo chất lượng và an toàn so với loại “xuất khẩu chuyển sang tiêu thụ trong nước” đủ để người ta có thể yên tâm.

Thế nhưng việc bản quốc không có hệ thống chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng và an toàn đối với người tiêu dùng trong nước thì cũng rất khó có thể có bảo đẩm đáng tin cậy với những sản phẩm xuất khẩu tương ứng. Có người nói Chính phủ không quản vấn đề này. Sự thực là không phải là chính phủ không muốn quản mà là quản không nổi, chí ít là quản không tốt. Bởi vì chính phủ của chúng ta là một chính phủ yếu kém! Trước việc không quản nổi và quản không tốt, ngoài việc đối phó ra, nó chẳng quản gì!


4. Quan chức chính quyền phổ biến là diễn trò Các quan viên chính phủ ta hầu như đều trở thành diễn viên, người đi đến đâu là ống kính điện ảnh quay đến đó, những lời ca ngợi vang lên, nhưng thử hỏi họ đã làm được cái gì? Chỉ có trời biết. Loại phong khí này lan tràn phổ biến, ngay lãnh đạo cao nhất cũng khó tránh. Ví dụ như Thủ tướng Ôn (Gia Bảo); giới truyền thông đưa tin, Thủ tướng quan tâm hai vị ở Bắc Kinh gặp cảnh không may khi phải rời nhà, Thủ tướng đã hạ lệnh cho quan viên cấp dưới điều tra, uốn nắn. Thế nhưng hai người già này ngoài việc tiếp tục bị oan khuất chẳng hề được giải quyết một vấn đề cụ thể nào.

Ở đây không nói Thủ tướng Ôn cố ý diễn trò, mà là sự yếu kém về chỉnh thể của chính quyền và xã hội nước ta! Thử nghĩ xem, một quốc gia mà Thủ tướng nước đó phải trực tiếp giải quyết phòng ở cho hai người dân phải chuyển nhà, liệu quốc gia đó có tiến lên được không? Chính phủ của chúng ta thiếu cái gì? Nó thiếu sự ủng hộ của nhân dân đối với mình, sự giám sát của nhân dân đối với mình, thiếu lực lượng xã hội ràng buộc mình. Bởi vì nó thiếu các cơ năng nội tại, nó lười biếng, thối rữa…

Xã hội của chúng ta thiếu cái gì? Nó thiếu: nhân quyền và ý thức nhân quyền của xã hội công dân. Chính vì vậy ở Sơn Tây mới có” sự kiện lò gạch đen”. Hơn nữa người ta còn phổ biến cho rằng loại việc tương tự như vậy không ít, thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Ngoài ra thế lực xã hội đen đang điên cuồng, bởi vì dân chúng ở vào điạ vị không có quyền. Trung quốc không có phiếu bầu cho nên đấu tranh quyền lực chính trị giữa các quan viên thường phải nhờ sự giúp đỡ cua xã hội đen; chính quyền kém năng lực, nên “chấp pháp” cần thế lực đen xã hội giúp sức. Như thế là thế lực đen có cơ sở xã hội, nó được các quan viên bảo vệ và bị các quan viên lợi dụng, trắng đen hai bên câu kết với nhau cùng đè nén dân chúng. …….

Đến nay ĐCSTQ cầm quyền đã được gần 60 năm, Bất kể là đảng bầy ra bao nhiêu thành tích, bất kể đảng luận chứng mình chính xác như thế nào, bất kẻ đảng đã bịt được miệng mọi người, dùng bộ máy tuyên truyền ca ngợi công đức của mình cũng như đã từng đưa ra bao nhieu lời hứa tốt đẹp với dân chúng… thì mâu thuẫn có tính đối kháng ở Trung Quốc đã phát sinh phổ biến, hơn nữa ngày càng dữ dội. Trung Quốc không ổn định, càng không hài hoà... VI. Không cải cách chính trị không được Thưa Chủ tịch Hồ, Thủ tướng Ôn Hiện nay xã hội nước ta bất công, bất chính rất nhiều, những mâu thuẫn xã hội tích đọng nhiều như vậy cho thấy còn có khoảng cách rất xa với mục tiêu “xã hội hài hoà” do Chủ tịch Hồ đề xuất.

Mọi ngưòi nhất trí cho rằng tình hình trước mắt của Trung Quốc là nghiêm trọng chưa từng có: thị trường cổ phiếu bong bóng, vật giá tăng cao, tham ô hủ bại, giá nhà đất tăng vọt, lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường, phân hoá hai cực, tai nạn hầm mỏ rất nhiều, thất thoát tài sản quốc hữu, thế lực đen điên cuồng, mại dâm, bán máu, HIV lan tràn…, đã đến bước không hạ quyết tâm lớn giải quyết không được. Và không cải cách chính trị không được. Muốn vậy cần: -Thành lập cơ chế đối thoại trong toàn xã hội -Tự do tín ngưỡng -Thả mọi chính trị phạm, hoan nghênh nhân sĩ hải ngoại về nước, cùng xây dựng Trung Quốc dân chủ -Theo “Tuyên ngôn nhân quyền thế giới”của Liên Hiệp Quốc, mở ra tự do ngôn luận ……..

VII. Vấn đề Đài Loan (lược bỏ)

VIII Cảnh ngộ của một cá nhân (Viết rất dài nói về một số vấn đề khác nhưng chủ yếu nói về cảnh ngộ cá nhân, qua đó được biết, tác giả vào khoảng 60 tuổi (khi viết thư này ông ta nói mấy tháng nữa tôi tròn 60 tuổi) từng bị giam giữ vì ca ngợi Đặng Tiểu Bình trong sự kiện Thiên An Môn (4/1976) nhưng sau khi “lũ bốn người” bị bắt vẫn còn bị giam thêm mấy năm nữa. Khi được thả, từ chối không làm việc trong cơ quan nhà nước mà mở một cửa hàng bán bánh mì nhỏ, từ đó phát triển nhanh thành một triệu phú rồi nhiều triệu phú. Hiện là nhà kinh doanh chuyên đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp kỹ thuật cao và là Uỷ viên Thường vụ Hội nghị Chính trị Hiệp thương (Mặt trận thống nhất) tỉnh An Huy)

http://www.viet-studies.info/kinhte/ThuGuiHCDao_OGBao.htm


*


WILLIAM CALLAHAN * ĐẠI CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC


*

William Callahan -
Đại chiến lược của Trung Quốc trong một thế giới hậu phương tây
http://www.x-cafevn.org/node/595

Nguồn: William A Callahan, Open Democracy

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

01.07.2010

Một số những hướng nhìn về tương lai của Trung Quốc như là một cường quốc dẫn đầu thế giới đang tranh giành ảnh hưởng và sự quan tâm của công chúng. Trong số đó là những quan điểm dân tuý đang thách thức luận điểm của Bắc Kinh về việc "xây dựng một thế giới hài hoà", William A Callahan nói.

Đang có một tranh luận sôi nổi bên trong nước Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc về những mục đích chiến lược đúng đắn của quốc gia. Nhiều nhà học giả và giới lãnh đạo đang hỏi rằng Trung Quốc có thể làm cách nào để chuyển hoá sức mạnh kinh tế vừa có được của mình để tạo ra một ảnh hưởng văn hoá và chính trị lâu dài trên toàn thế giới. Câu hỏi cốt yếu mà họ tìm cách trả lời là: "Trung Quốc sẽ sắp xếp trật tự thế giới (hậu phương tây) ra sao?"

Quan điểm chính thức của Bắc Kinh - được vạch ra đầu tiên bởi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại Liên Hiệp Quốc vào tháng Chín 2005 - rằng Trung Quốc đang được định hướng theo quan điểm "Hài hoà Thế giới" (和谐世界). Nhưng hai quan điểm khác về vị thế của Trung Quốc trên sân chơi thế giới cũng đang tăng dần ảnh hưởng bên cạnh quan điểm trên: một cái nhìn không chính thức về một xã hội thiên đường hạ giới theo phong cách Trung Hoa, và một quan điểm gần như chính thức về việc Trung Quốc phải cạnh tranh ra sao để trở thành "quyền lực số một" của thế giới.

Bài viết này sẽ phân tích những quan điểm khác nhau về đại chiến lược của Trung Quốc trong một thế giới hậu tây phương, và đưa ra đề xuất ngắn về phản ứng tốt nhất mà các cường quốc phương tây nên có để đối phó.

Chính sách chính thức: "xây dựng một thế giới hài hoà"

Khái niệm về trật tự thế giới nằm trong quan điểm "hài hoà thế giới" là một sự vươn xa ra khu vực đối ngoại từ chính sách đối nội tương đương của Hồ Cẩm Đào, "xã hội hài hoà". Thật vậy, các quan chức và học giả Trung Quốc thường xuyên tuyên bố về một "xã hội hài hoà" - mà mục đích chính thức của họ là sử dụng quyền lực của nhà nước để "xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo và giảm thiểu căng thẳng xã hội đang tăng cao" - để trở thành "khuôn mẫu của thế giới". Theo lập luận này, những cây bút ở Trung Quốc giải thích rằng "xây dựng một thế giới hài hoà" là một con đường mới tốt đẹp hơn để đạt được sự "hoà bình và thịnh vượng chung một cách lâu bền", cho phép những nền văn minh khác nhau cùng tồn tại trong cộng đồng thế giới.

Trên thực tế, quan điểm chính thức về hài hoà thế giới không có chi tiết cụ thể. Chính quyền Bắc Kinh có khuynh hướng giải thích chính sách này bằng những khái niệm mơ hồ sáo rỗng, khó để mà xác định được rằng có phải tư tưởng về một quốc gia hùng mạnh cần thiết để xây dựng một "xã hội hài hoà" thì cũng cần thiết phải có để xây dựng một "thế giới hài hoà" hay không. Những thành phần khác thì thẳng thừng hơn; tờ Văn Vị Báo ở Hồng Kông đã gọi Bắc Kinh là "'kẻ khởi xướng, tham gia và bảo vệ trật tự thế giới,' với mục đích đẩy cả thế giới vào tình trạng hài hoà."

Sự mơ hồ trong khái niệm hài hoà thế giới này đã tạo ra khoảng trống rất lớn để hiểu về nó theo nhiều cách, trong đó "thế giới hài hoà" được hiểu như là một khát vọng tương đối vô hại hoặc một tham vọng tiềm ẩn nhiều bất trắc trong việc "tạo ra sự hài hoà cho thế giới." Khoảng trống tri thức nằm tại trọng tâm của khái niệm chiến lược này cũng tạo ra khoảng trống cho những quan điểm khác nhau về vai trò của Trung Quốc trong việc sắp xếp lại trật tự của thế giới hậu tây phương.

Một xã hội thế giới lý tưởng: Hệ thống Thiên hạ của Triệu Đinh Dương

Một nhóm các nhà lý luận xuất hiện trong thập niên vừa qua cho rằng "thế kỷ Trung Hoa" cần được hiểu trên quan niệm riêng biệt của người Trung Quốc. Hệ thống Thiên hạ: Triết lý về một Tổ chức Thế giới (2005) của Triệu Đinh Dương đi theo chính sách kinh tế "toàn cầu" của Bắc Kinh và giải thích rằng văn hoá của Trung Quốc cũng phải được "toàn cầu". Nếu Trung Quốc trở thành một cường quốc trên thế giới, nó cần phải "tạo ra những khái niệm thế giới cũng như cơ cấu thế giới mới" để tận dụng "nguồn tư tưởng truyền thống" của chính mình."

Trong trọng điểm của đề xuất mà ông đưa ra, Triệu - người đang làm việc tại học viện cố vấn lớn nhất của Trung Quốc (CASS) - đã triển khai khái niệm truyền thống về Thiên hạ trong đó miêu tả một hình thức của một thế giới vị tha và đồng thuận về địa lý, tâm lý và tổ chức. Triệu lập luận rằng nếu giải thích theo khái niệm này thì Trung Quốc được xem như là một quốc gia mang bản chất hoà bình, trật tự và hào phóng, và trật tự thế giới của Trung Quốc sẽ cũng mang cùng những tính chất này, tương phản với sự bá quyền của phương tây, thường dẫn đến bạo lực, hỗn loạn và áp bức trên toàn thế giới. Việt thiết lập một hệ thống Thiên hạ đoàn kết sẽ tạo ra một hệ thống toàn cầu trong đó trật tự được đặt lên trên quyền tự do, đạo đức lên trên pháp luật, và sự lãnh đạo tinh tuyển lên trên dân chủ và nhân quyền.

Quan điểm chính thức của Trung Quốc về "thế giới hài hoà" chia thế giới thành những nền văn minh được lãnh đạo bởi những quyền lực lớn với những hệ thống xã hội khác nhau; trong khía cạnh này, sẽ xuất hiện mối tương quan của một thế giới đa cực. Ngược lại, hệ thống Thiên hạ đoàn kết của Triệu không cho phép sự cùng tồn tại của những quan điểm khác biệt; nó vạch ra một thiên đường tưởng tượng cho một tương lai xa và kêu gọi Trung Quốc tăng cường vận động việc "tạo ra sự hài hoà cho thế giới" trong những chính sách đối ngoại của mình. Trở ngại chính của Hệ thống Thiên hạ là nó đã không giải thích bằng cách nào để chuyển đổi từ một hiện tại bất ổn và thường xuyên bạo lực sang một tương lai hài hoà.

Đối thủ chiến lược: Giấc mơ Trung Quốc của Lưu Minh Phúc

Cuốn sách Giấc mơ Trung Quốc: Tư tưởng Cường quốc và Vị trí Chiến lược của Trung Quốc trong Thời đại Hậu Hoa Kỳ (2010) của Lưu Minh Phúc đưa ra một cái nhìn khác về trật tự thế giới trong tương lai. Lưu - người đang giảng dạy tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc - đã bác bỏ những chính sách của Bắc Kinh về việc vươn lên một cách hoà bình và "thế giới hài hoà" bằng lập luận rằng để hỗ trợ cho sự lớn mạnh về kinh tế của mình, Trung Quốc cần theo đuổi việc "vươn lên bằng quân sự" để có thể đối đầu với sự bành trướng của Hoa Kỳ. Một "quốc gia hoàn toàn kinh tế" (như Nhật Bản) thì được xem như một con cừu béo bở ngoài chợ bị các cường quốc quân sự săn đuổi, Lưu tuyên bố; một cường quốc chính thực phải biết chuyển hoá sức mạnh kinh tế sang quyền lực quân sự để trở thành số một trên thế giới.

Cuốn sách xem nền chính trị thế giới như là một cuộc thi tài Thế Vận Hội giữa các nền văn minh do các cường quốc đại diện. Lưu kêu gọi Trung Quốc lợi dụng "thời điểm về cơ hội chiến lược" hiện tại để vượt qua sức mạnh Hoa Kỳ, và từ đó "chạy đến đích" để trở thành một "nhà vô địch" thế giới; tức là "số một thế giới."

Cách hiểu về chính trị thế giới của Giấc mơ Trung Quốc vì thế đã khác biệt so với quan điểm chính thức hài hoà thế giới của Bắc Kinh lẫn hệ thống Thiên hạ của Triệu Đinh Dương. Thay vì "xây dựng một xã hội hài hoà", Lưu Minh Phúc lại muốn chú tâm vào cuộc đấu tranh địa lý vĩ đại, nơi mà sự cạnh tranh giữa các quốc gia được xem là tự nhiên và tốt; thay vì vượt qua một hệ thống quốc tế mang trọng tâm quốc gia để xây dựng một trật tự thế giới Thiên hạ đoàn kết, Lưu lại xem các quan hệ quốc tế trong phạm vi nhỏ hẹp của "quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ"; thay vì những giải pháp hai bên cùng có lợi do hai chủ thuyết trên đưa ra, Giấc mơ Trung Quốc xem quan hệ quốc tế là một trò chơi được ăn cả ngã về không. "Nếu Trung Quốc trong thế kỷ 21 không thể trở thành số một của thế giới, không thể trở thành cường quốc lớn nhất hoàn cầu, thì chắc chắn nó sẽ trở thành một kẻ tụt hậu và bị gạt sang một bên."

Trong khi Hệ thống Thiên hạ của Triệu Đinh Dương không vạch ra được một phương hướng rõ rệt để đi đến một thế giới hài hoà mà ông mường tượng, Giấc mơ Trung Quốc của Lưu Minh Phúc cũng chẳng rõ ràng trong việc Trung Quốc cần phải làm gì một khi nó đã trở một quốc gia vô địch. Nhưng cuốn sách của Lưu cũng rất hấp dẫn vì nó đã hé lộ ra những quan điểm căng thẳng và mâu thuẫn xảy ra trong quá trình vươn lên của Trung Quốc. Ngay cả khi chỉ rõ mục tiêu của Trung Quốc trước khi trở thành vị thế tối cao trên thế giới, Lưu đã xoay trở giữa hai vị trí: một "tâm lý đuổi kịp" buộc sự đi lên của Trung Quốc trong hệ thống pháp lý, qui luật và cơ chế hiện tại của quốc tế, và xem mục tiêu của Trung Quốc là để "qua mặt" Hoa Kỳ; và một "tâm lý thời đại mới" nhấn mạnh tính khác biệt của Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh địa lý giữa những kiểu mẫu văn minh (và chủng tộc) khác nhau, và vì thế đã thách thức những qui luật hiện tại.

Hướng đi toàn cầu của Trung Quốc

Nhiều bài viết chính thức và không chính thức của Trung Quốc cho thấy một ấn tượng rằng chiến thắng của Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh toàn cầu là điều bảo đảm, nếu không gọi là tất yếu. Trên thực tế thì nước Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc sẽ không đuổi kịp được Hoa Kỳ về kinh tế, chính trị, văn hoá lẫn quân sự trong vòng vài thập niên tới. Nhưng gián đoạn giữa những dự định vĩ đại và khả năng trung bình bản thân nó sẽ có thể dẫn đến mâu thuẫn, đối với Bắc Kinh là việc họ đang hứa hẹn quá chắc chắn với người dân của mình những gì họ không thể đạt được trong phạm vi quyền lực và ảnh hưởng trên toàn cầu.

"Khoảng cách tuyên truyền" này chắc chắn sẽ làm tăng thêm căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong vài năm tới - chưa kể là sắp đến Bắc Kinh sẽ chuyển quyền lãnh đạo sang "thế hệ thứ năm", sẽ nắm lấy quyền lực vào năm 2012 sau khi Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo về hưu, điều này chắc chắn sẽ kéo theo việc xuất hiện những chủ trương dân tuý. Thật vậy, chiến lược gia nổi tiếng là Diêm Học Thông vừa qua đã phê phán hiện tượng suy giảm về quan hệ quốc tến trên quan điểm dân tuý bên ngoài hệ thống nghiên cứu an ninh. Nhiều nhà chiến lược dân tuý ở Trung Quốc xem chính trị quốc tế như là một trò chơi được ăn cả ngã về không đầy thù địch, một cuộc đấu tranh đối cực vĩ đại giữa các nền văn minh.

Những quan điểm của Lưu Minh Phúc và Triệu Đinh Dương rất thú vị và đầy ảnh hưởng, một phần vì họ tương đối là những người ở bên ngoài, đưa ra chiều hướng rõ rệt trong đó những chính sách mơ hồ của chính quyền (ví dụ như "thế giới hài hoà") được đặt ra, thi hành, bảo vệ - và bị khước từ.

Ở đây có ba hướng đi được quan tâm - hài hoà thế giới, Thiên hạ và "số một thế giới" - không là những quan điểm duy nhất trong việc vạch ra chiến lược vĩ đại cho Trung Quốc trong một thế giới hậu phương tây. Nhưng gộp chung chúng lại cho thấy rằng phương pháp tốt nhất để đối phó với cuộc tranh luận đang xảy ra tại Trung Quốc là bằng ngôn từ và hành động mang hệ quả tích cực và đa phương, tiếp xúc với Trung Quốc trên nhiều mức độ, và trong phạm vi chính thức lẫn không chính thức. Trong khái niệm này, vấn đề chính không là phải đối phó như thế nào với sự vươn lên đa dạng của Trung Quốc, mà là tìm cách giới hạn những chướng ngại trên con đường phát triển của Trung Quốc để chúng không tạo ra những phản ứng của tinh thần quốc gia cực đoan.
Updated about 2 weeks ago · Comment · http://www.facebook.com/note.php?note_id=438697951022&comments
*

ĐOAN TRANG PHỎNG VẤN NGUYỄN DY NIÊN




2-05-2010





Ông Nguyễn Dy Niên: "Giá mà chúng ta khôn khéo hơn..."

Lần đầu tiên, tôi được nghe một nhà ngoại giao, chính trị gia Việt Nam nói những điều này: “Ngày ấy (năm 1975) chúng ta đã thực hiện những chính sách mà… đáng lẽ nếu tỉnh táo hơn, được một phần của Đổi Mới sau này thôi, thì Việt Nam bây giờ đã mạnh lắm, cường thịnh lắm...
Nhưng thay vì khoan dung và khéo léo trong đối nội, chúng ta lại có những chính sách như cải tạo công thương nghiệp. Những chính sách ấy từ khi áp dụng ở miền Bắc đã thấy trục trặc rồi, vậy mà ta lại tiếp tục áp dụng ở miền Nam. Hậu quả là làm nền sản xuất không thể nào đứng vững được, người dân thì hoang mang”.Người nói câu ấy là ông Nguyễn Dy Niên, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam.
++++++++++++
Phóng viên: Đã công tác suốt hơn 50 năm trong ngành ngoại giao (từ năm 1954 khi mới 19 tuổi), chứng kiến nhiều thăng trầm của đất nước và tham gia nhiều cuộc đàm phán quốc tế, ông đánh giá sao về tình hình Việt Nam và bối cảnh quốc tế sau ngày thống nhất đất nước, 30-4-1975?

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên: Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng ta bước vào một thời kỳ hòa bình và xây dựng. Nhưng phải nói rằng khúc khải hoàn ngắn quá, bởi ngay sau đó, chúng ta lại vướng vào chiến tranh ở biên giới Tây Nam, Pol Pot bắt đầu quấy phá, rồi chiến tranh Campuchia. Đó là thời kỳ cực kỳ khó khăn, miền Bắc kiệt quệ, xơ xác sau những năm tháng dốc toàn lực cho chiến trường, miền Nam đổ vỡ vì chiến tranh, các vấn đề kinh tế - xã hội đặt ra rất lớn, công việc thì bề bộn. Đất nước hồi đó khó khăn lắm.Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, thời gian sau ngày 30-4-1975 là một cơ hội cực kỳ tốt mà chúng ta chậm khai thác.
Hầu như tất cả các nước phương Tây khi ấy đều muốn thiết lập quan hệ với Việt Nam. Mỹ cũng muốn bình thường hóa quan hệ với ta. Bởi vì vị thế của Việt Nam lúc đó là vị thế của người chiến thắng, ngời ngời vinh quang, các nước rất nể trọng, quý mến. Nhưng rất tiếc là chúng ta còn dè dặt – cũng một phần do những ràng buộc của lý luận - nên đã bỏ lỡ, không tận dụng được cơ hội ấy.
Đến lúc ta vướng vào vấn đề Campuchia thì tất cả những thuận lợi đó đều mất đi: Trước hết là những người ủng hộ ta bắt đầu hoang mang, không hiểu tại sao một dân tộc đã tự giải phóng mình nay lại đưa quân sang nước khác. Rồi tới những người trước đây đã lưỡng lự, chưa hoàn toàn ủng hộ Việt Nam, thì đến lúc này họ quay hẳn sang chống lại chúng ta. Họ đâu biết rằng Việt Nam đang làm một nghĩa vụ quốc tế cực kỳ quan trọng mà không dân tộc nào lúc đó làm được, đâu biết rằng vào Campuchia là Việt Nam phải hy sinh ghê gớm lắm, mất đi sự ủng hộ của thế giới, mất bao xương máu, mất cả nguồn lực kinh tế dồn vào để bảo vệ, giúp đỡ Campuchia. Đến bây giờ, khi đã hiểu ra tình hình rồi, người ta mới cảm ơn Việt Nam. Chúng ta luôn mong muốn hòa bình, nhưng vào giai đoạn ấy, chúng ta bắt buộc phải làm những việc khiến vị thế quốc tế của mình gặp khó khăn.

- Như vậy, có phải những khó khăn mà Việt Nam gặp phải vào những năm sau chiến tranh là bất khả kháng?

- Không hẳn như thế, còn do phần nguyên nhân chủ quan nữa. Lúc ấy, giá chúng ta khôn khéo hơn trong chính sách đối nội, thì đã trấn an được lòng người.
Tôi muốn nói rằng, nếu ngày ấy chúng ta đẩy mạnh hòa hợp dân tộc, chúng ta có cái khoan dung của người chiến thắng, thì sẽ làm yên lòng người dân, nói chính xác là sẽ làm một bộ phận không nhỏ người dân miền Nam yên lòng với chế độ mới. Nhưng thay vì khoan dung và khéo léo trong đối nội, chúng ta lại có những chính sách như cải tạo công thương nghiệp. Những chính sách ấy từ khi áp dụng ở miền Bắc đã thấy trục trặc rồi, vậy mà ta lại tiếp tục áp dụng ở miền Nam. Hậu quả là làm nền sản xuất không thể nào đứng vững được, người dân thì hoang mang.Tôi nhớ năm 2008, tôi sang Ý, gặp một bạn Việt Nam khoảng 40 tuổi, thuộc diện di tản. Cậu ấy kể lại, hồi 1975, nhà cậu ấy chỉ sản xuất bút viết thôi nhưng cũng bị cho là bóc lột (vì có thuê người làm công), thế là bị “đánh”. Đánh lần thứ nhất thì gia đình còn cố gắng chịu được, nhưng đến lần thứ hai, bị tịch thu hết cả phương tiện sản xuất, thì không sống nổi nữa và buộc phải ra đi. Cậu ấy kể lại thảm cảnh của người vượt biên, nghe xót xa lắm. Gia đình dồn hết cả tiền bạc, mang theo đứa em mới có ba tuổi. Ra ngoài khơi thì thuyền thủng đáy, phải chuyển sang thuyền khác, chẳng may trong lúc lúng túng, đứa bé rơi xuống biển. Bà mẹ đã định nhảy theo xuống biển tự tử, may mà người ta giữ lại được. Cậu ấy kể: “Bố mẹ cháu hận lắm, nhưng dần dần thì cũng nguôi đi”. Tôi hỏi: “Thế bây giờ cháu có hận không?”. “Không, cháu không thù hận nữa. Cháu về nước nhiều lần rồi, lấy vợ Việt Nam rồi” – cậu ấy nói thế.
Đó, phải nói là ngày ấy mình đã thực hiện những chính sách mà đáng lẽ nếu tỉnh táo hơn, được một phần của Đổi Mới sau này thôi, thì Việt Nam đã mạnh lắm, cường thịnh lắm.
Dẫu sao, mọi chuyện đã thành lịch sử. Một con người còn khó mà hoàn hảo, huống gì là cả một cuộc cách mạng. Nhưng điều hay là sau này chúng ta biết sửa sai, đổi mới. Không thể tránh khỏi những sơ sảy và có cái giá phải trả, do những sai lầm chủ quan của mình và cả nguyên nhân khách quan thêm vào. Nhưng điều quan trọng trong bất kỳ thời nào là phải rút ra bài học để không bao giờ lặp lại những sai lầm ấy nữa, để mình đi lên.

- Từ năm 1975 đến nay, có những sự kiện nào là mốc nổi bật, có ý nghĩa nhất trong hoạt động ngoại giao của Việt Nam, thưa ông?
- Sự kiện chính trị lớn nhất là Đại hội VI của Đảng đề ra Đổi Mới. Không có Đổi Mới thì đúng là không biết Việt Nam sẽ đi về đâu, thậm chí có tồn tại như ngày nay được không. Tôi nghĩ đó là cái mốc lớn nhất, căn bản nhất. Về đối ngoại thì sự kiện quan trọng sau năm 1975 là tìm được giải pháp cho vấn đề Campuchia, rút quân khỏi Campuchia. Tiếp theo là bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và Mỹ.Mấy mốc ấy rất quan trọng. Bạn phải biết là con đường đi đến Đổi Mới cũng gặp nhiều cái vướng lắm chứ không phải dễ dàng thênh thang đâu.
Cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch là người rất nhạy cảm với cái mới, ông muốn vươn lên, muốn đi rất nhanh, và trong nội bộ ban lãnh đạo cũng có nhiều người ủng hộ ông lắm, ấy vậy mà chưa được, cũng phải đến lúc có sự đồng thuận trong toàn Đảng mà nhất là trong Bộ Chính trị thì mới đổi mới được.
Đổi Mới là cái mốc lớn nhất, căn bản nhất, đánh dấu việc chúng ta đã biết rút ra bài học và tìm đường đi. Còn bình thường hóa cũng không hề dễ dàng. Phải đi từng bước thật vững, thật cân bằng, cho phù hợp với tình hình trong nước, tình hình khu vực và thế giới. Những bước đi đó đều là các vấn đề phải tính toán rất kỹ.

- Nói riêng về quá trình đàm phán với Mỹ, chúng ta đã trải qua những khó khăn thế nào, thưa ông?

- Từ năm 1976 ta bắt đầu đàm phán với Mỹ. Nhưng lúc ấy mình đưa ra, như trong nghề ngoại giao chúng tôi hay nói, đưa ra cả một “cục xương” mà họ không nuốt nổi (cười), đó là bồi thường chiến tranh. Chủ trương của chúng ta ngày ấy là dứt khoát đòi bồi thường.
Trưởng đoàn Phan Hiền lên đường đàm phán, lãnh đạo căn dặn đại ý “hai triệu sinh mạng đã mất trong chiến tranh, anh nhớ lấy điều đó”. Với chủ trương ấy, trong tình hình ấy, người đàm phán không thể làm khác được, thế là chúng ta bỏ mất cơ hội bình thường hóa quan hệ với Mỹ, trong khi vào thời điểm đó, mình là người ra điều kiện để bình thường hóa. Sau này, tới những năm 90 thì Mỹ lại là bên ra điều kiện. Ta bỏ lỡ mất 20 năm. Nhưng nói vậy thôi, cũng phải hiểu rằng lúc đó, chúng ta chưa chuẩn bị được đâu. Miền Nam vừa giải phóng mà lại có một Đại sứ quán Mỹ mới ở TP.HCM… thì cũng khó chứ…



"30-4, đừng làm người ta đau thêm nữa..."

Trong toàn bộ cuộc trò chuyện, khoảnh khắc tôi rất nhớ là khi tôi hỏi về những hoạt động đang được tiến hành để kỷ niệm ngày 30/4, và ông im lặng chừng một giây, rồi trả lời: "30-4, đừng làm người ta đau thêm nữa. Người chiến thắng dẫu sung sướng, nhưng cũng phải nhìn thấy nỗi đau của những bà mẹ mất con". Đó là ông Nguyễn Dy Niên, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam (từ năm 2000 đến năm 2006).
++++++++++

Trong lĩnh vực ngoại giao, muốn xây dựng vị thế trên trường quốc tế thì phải làm thế nào, thưa ông?

- Quan trọng nhất là phải xây dựng thực lực kinh tế. Nếu không thì không làm được gì cả. Tôi đã từng tham gia hội nghị đàm phán về việc chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
Phải nói rằng để Mỹ ký hiệp định đình chiến năm 1973 như vậy thì trên chiến trường mình phải mạnh. Chúng tôi nói với nhau là, có thắng ở chiến trường mới thắng ở bàn hội nghị được, chứ trên bàn hội nghị mình không thể đi xa hơn thắng lợi trên chiến trường.Bây giờ cũng vậy thôi.

Đến thời kỳ hòa bình thì thực lực kinh tế của mình phải mạnh, vị thế quốc tế của mình mới cao được. Không xây dựng được thực lực thì khó lắm. Hãy nhìn vào Nhật Bản. Khác với chúng ta là nước chiến thắng, Nhật Bản sau Thế chiến II là một quốc gia bại trận. Thế nhưng người Nhật đã cắn răng chịu khổ, thậm chí có thể nói thẳng ra là chịu nhục, để vươn lên, xây dựng đất nước.
Chúng ta là kẻ chiến thắng, thuận lợi hơn họ rất nhiều, phải học tinh thần nhẫn nại kiên trì của họ để xây dựng cho nước ta mạnh lên. Có mạnh lên thì mới có vị thế cao ở khu vực và quốc tế được.
Bác Hồ đã nói: “Thực lực như cái chuông, ngoại giao như tiếng chuông. Chuông có to, tiếng mới lớn”.

- Theo ông, trong hoạt động ngoại giao của Việt Nam hiện nay, còn những vấn đề gì cần vượt qua và bằng cách nào?

- Hoạt động ngoại giao của chúng ta có thể đi xa hơn nữa, nhưng cũng phải thấy ngoại giao chỉ là cánh tay nối dài của đối nội, của tình hình trong nước, chứ không thể nào vượt quá được. Cho nên muốn phát huy ngoại giao thì có những cái vướng phải vượt qua, như vấn đề dân chủ, nhân quyền, là áp lực mà Mỹ và các nước EU vẫn đặt ra cho chúng ta.

Tôi vẫn nhớ một lần sang Singapore, ông Lý Quang Diệu bảo: “Singapore là nước một đảng, độc quyền nhiều thứ, nhưng sở dĩ họ không chống đối chúng tôi quyết liệt như với các ông, thì thứ nhất là do khác biệt về ý thức hệ. Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ thì vấn đề ý thức hệ không còn là cái lớn như trước. Cái thứ hai là vấn đề công khai”.

Tôi lấy ví dụ, bắt người này, người kia, là việc phải công khai, có sự thuyết phục chứ không chỉ nói một vài câu chung chung. Người ta vi phạm luật pháp thế nào, vi phạm điều luật nào, thì phải làm sáng tỏ ra chứ, phải nói rõ, nói kỹ, và phải làm ngay, đừng để người ta lên tiếng phản ứng mới đáp lại. Tôi nghĩ, quốc gia nào cũng vậy, không ai có thể khẳng định mình là một xã hội đầy đủ, hoàn thiện. Như ở Mỹ, sau vụ khủng bố 11 tháng 9, cảnh sát ra đường có thể bắt và khám xét bất cứ người nào mà họ tình nghi là khủng bố. Đó, đấy là mới bị động đến một tí, chứ như Việt Nam trải qua cả một cuộc chiến tranh, bạo loạn… làm sao mà mình buông lỏng được.Cho nên phải dân chủ hơn nữa. Vì không có dân chủ thì không thể có trí tuệ. Phải cho người ta nói, nói hết, nhất là tầng lớp trí thức. Để cho trí thức có thể phản biện. Lắng nghe họ, và sau đó có sự điều chỉnh, chứ cứ ào ào nghe xong rồi lại thống nhất như nghị quyết thì thôi, đưa ra làm gì.

Người ta cần có niềm tin và cảm thấy rằng họ có quyền đóng góp, dự phần vào các quyết định quan trọng của đất nước. Mình thực hiện tốt vấn đề dân chủ, nhân quyền thì hình ảnh Việt Nam sẽ khác nhiều lắm, và các nước sẽ nể vì, tôn trọng mình.Cái thứ hai là phải xây dựng thực lực kinh tế, chống tham nhũng.

Tham nhũng ở Việt Nam là cái nhũng nhiễu, tham nhũng vặt, gây khó chịu. Nhưng nó chứng tỏ một thực tế là đồng lương của chúng ta không đủ sống. Người ta có mức lương hơn 10 triệu thì họ đã không làm chuyện vặt, họ có lòng tự trọng chứ. Mới đây, tôi xem bộ phim “Những thiên thần áo trắng”. Phim kể chuyện, thầy giáo dạy thêm, trò nào học thêm thì thầy cho điểm cao, làm cả lớp chống đối. Nhưng đến khi các em đến nhà thầy mới biết thầy phải đi tráng bánh cùng vợ để kiếm sống, thầy cơ cực quá, khổ quá. Thế là sự chống đối dịu đi, học sinh thương thầy, ôm thầy khóc. Cho nên tôi nghĩ tham nhũng sẽ giảm nếu ta nhìn vào gốc rễ vấn đề là mức lương không đủ sống
Nhưng cái này nói thì dễ, làm thì khó (cười).

Quản lý xã hội là bài toán rất khó.Cái thứ ba tôi nghĩ là hòa hợp dân tộc. Người Việt chúng ta có mặt ở khắp năm châu. Hòa hợp, đoàn kết sẽ mang lại sức mạnh vô cùng lớn. Bác Hồ đã dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Phải nói đó là câu nói bất hủ, tuyệt vời.

30-4 là một khúc khải hoàn vĩ đại của dân tộc, nhưng 35 năm đã trôi qua rồi. Tôi nghĩ giờ đây chúng ta cần một khúc khải hoàn mà mọi người dân Việt Nam, dù ở bất kỳ nơi đâu, cũng đều có thể hát được. Đó chính là hòa bình, độc lập và hòa hợp dân tộc để cùng xây dựng đất nước. Sau 35 năm, tình hình đã khác rồi. Nếu chúng ta làm được điều này thì vị thế của Việt Nam, những con mắt nhìn vào Việt Nam, sẽ thay đổi.Những dịp 30-4 như thế này là dịp để làm gia tăng tinh thần đại đoàn kết. Phải làm sao để huy động tất cả các lực lượng, cho dù còn ý nọ ý kia
. 30-4, đừng làm người ta đau thêm nữa. Người chiến thắng dẫu sung sướng, nhưng cũng phải nhìn thấy nỗi đau của những bà mẹ mất con. Cho nên, mình phải thấy phía bên kia nhiều đau đớn lắm.
Phải làm sao để thế hệ trẻ bên kia hướng về đất nước mà bảo rằng đây là Tổ quốc CHUNG của những người Việt Nam, bất luận ở đâu (ông Nguyễn Dy Niên nhấn mạnh).

Tổ quốc không của riêng ai. Lúc này là lúc phải đoàn kết lại tất cả để cùng nhau hát lên lời ca Vua Hùng dựng nước, chúng ta cùng xây dựng để đất nước phát triển. Không mộng tưởng trở thành cường quốc gì cả, nhưng chúng ta phải thể hiện ý chí của một dân tộc: vươn lên. Tôi nghĩ lúc này là lúc phải làm, đừng nói một chiều nữa.Tất nhiên phải trân trọng những người đã hy sinh, đã đổ xương máu, nhưng 35 năm qua rồi, phải nghĩ xa hơn, nghĩ tới tương lai. Hòa hợp là lúc này đây, bây giờ là lúc cần hòa hợp. Mình phải nghĩ tới tương lai dân tộc. Đừng để chia rẽ nữa, chia rẽ đã gây bao đau thương cho dân tộc rồi. Người chiến thắng phải bao dung, độ lượng, kéo tất cả mọi người lại.

-
Trong đường lối ngoại giao của Nhà nước ta bây giờ, có điều gì cần phải lưu ý, thưa ông?
- Cái lưu ý lớn nhất là độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, mà chúng ta phải luôn luôn bảo vệ cho được. Thứ hai là luôn phải nghĩ đến lợi ích của dân tộc mình. Phải nghĩ đến dân tộc mình trước tiên, dù là lợi ích kinh tế, văn hóa, hay bất kỳ lĩnh vực nào.Thứ ba là phải luôn duy trì bản sắc của mình, tuy nhiên về điểm này, theo tôi, xã hội có phát triển đến thế nào, thì bản sắc dân tộc cũng không thể mất được.

Người già thì hay lo tụi trẻ lớn lên lại đánh mất hết, nhưng tôi nghĩ không đến nỗi thế. Hồi xưa đánh Pháp, các cụ già cũng hay bảo thế hệ tôi là “chúng mày rồi cũng lai căng hết thôi”, nhưng đâu có thế đâu (cười). Người Việt Nam mình tinh thần dân tộc cao lắm.


Nguồn : http://trangridiculous.blogspot.com/


Saturday, July 17, 2010


KISSINGER * TRUNG QUỐC & MỸ CÓ CHIẾN TRANH HAY KHÔNG?


Liệu Mỹ và Trung Quốc có xảy ra chiến tranh lạnh hay không? Phát biểu mới nhất của nhà ngoại giao kỳ cựu Henry Kissinger
Chủ Nhật 21, Tháng Ba 2010, do DT


Mỹ và Trung Quốc sẽ không rơi vào một cục diện đối lập với nhau, cho nên tôi không tin vào giả thiết cho rằng Trung Quốc sẽ như Liên Xô cũ hồi thời kỳ chiến tranh lạnh. Đây hoàn toàn là hai chuyện khác nhau. Nếu có cạnh tranh thì sự cạnh tranh giữa Mỹ với Trung Quốc cũng sẽ thể hiện ở cạnh tranh trên lĩnh vực kinh tế và sức mạnh mềm. Trên lĩnh vực quân sự, hai nước Mỹ, Trung Quốc không hề tồn tại bất cứ sự cạnh tranh nào.

Henry Kissinger.
*



Hiện nay mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở vào thời điểm gay go nhất, sau khi Trung Quốc kiên quyết phản đối một loạt hành động của Mỹ mà Trung Quốc cho là xâm phạm chủ quyền nước họ, và mới đây nhất khá đông nghị sĩ Quốc hội Mỹ và Tổng thống Obama tỏ ý kiên quyết trả đũa Trung Quốc về việc định giá đồng Nhân Dân Tệ quá thấp, vì thế làm nạn thất nghiệp ở Mỹ tăng cao. Dư luận thế giới cho rằng từ nay cho tới ngày bầu cử giữa kỳ ở Mỹ (đầu tháng 11/2010), cuộc khẩu chiến giữa nước sẽ ngày một gay gắt; nhiều người nói có thể xảy ra một cuộc chiến tranh lạnh như kiểu quan hệ giữa Mỹ với Liên Xô cũ trước kia. Đầu tháng 3 Mỹ đã cử Thứ trưởng Ngoại giao James Steinberg và một quan chức ngoại giao cấp cao là ông Jeffrey Bader đến thăm Bắc Kinh trao đổi quan điểm nhằm tìm lối thoát.

Trong bản thông báo phát đi hôm 16/3/2010, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: theo lời mời của Hội Ngoại giao nhân dân Trung Quốc, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger vừa đến thăm Bắc Kinh. Ngày 15 ông đã được Uỷ viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc và Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường tiếp.

Nhân dịp này tiến sĩ Kissinger 87 tuổi đã trả lời phỏng vấn của Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV. Nhà báo Thuỷ Quân Ích thực hiện cuộc phỏng vấn, chủ yếu tập trung vào vấn đề quan hệ Trung Quốc-Mỹ. Nguyên văn cuộc phỏng vấn như sau (dịch theo bản Trung văn). Chú ý: vì là phỏng vấn trên truyền hình nên có chỗ Thuỷ Quân Ích nói với khán giả chứ không phải nói với ông Kissinger.



Thuỷ Quân Ích: Gần đây Trung Quốc trở thành đề tài bàn luận nóng sốt trên thế giới, có lúc Trung Quốc được thế giới ca ngợi, ca ngợi rất cao, có lúc Trung Quốc cũng trở thành đối tượng công kích của thế giới. Rốt cuộc tại Trung Quốc đã xảy ra chuyện gì vậy?

Kissinger: Xưa nay Trung Quốc bao giờ cũng là một quốc gia đặc biệt, vì thế đây là nguyên nhân được thế giới rất quan tâm. Trung Quốc không những có lịch sử lâu đời mà còn có nền văn hoá độc đáo. Hiện nay Trung Quốc đang trải qua tiến trình phát triển chưa từng có. Đây là một quốc gia có những vùng rất phát triển mà cũng có những vùng tương đối lạc hậu. Cho nên người ta nói Trung Quốc là một quốc gia tồn tại sự chênh lệch giàu nghèo.

Thuỷ Quân Ích: Phải chăng Ngài có thể nêu ra cho chúng tôi một số kiến nghị như Trung Quốc nên làm thế nào để tỏ rõ cho thế giới thấy sự phát triển của chúng tôi, Trung Quốc sẽ không gây tổn thương và đe doạ cho các nước khác. Tôi có cảm giác đây là một quá trình vô cùng gian nan.

Kissinger: Khi bạn thành công thì sẽ dẫn đến sự ghen tị của người khác, cho nên các bạn không thể tránh khỏi phải nghe những tiếng phê bình. Kết quả do sự thành công mang lại tất nhiên là như thế. Trong bất cứ lúc nào, Trung Quốc đều nên tỏ rõ cho thế giới thấy đó là tình hình thực tế của Trung Quốc. Như vậy thì người ta sẽ không quên Trung Quốc có một số vùng đang phát triển mà một số vùng vẫn chưa được phát triển. Tôi có một kiểu lý giải đặc biệt: tôi luôn luôn nhớ tình hình Trung Quốc cách đây 40 năm như thế nào; hồi ấy tình hữu nghị Mỹ-Trung Quốc đã ảnh hưởng tới thế giới, vì thế tôi không bi quan mà vô cùng lạc quan. Bởi lẽ đó, Trung Quốc nên để người khác đánh giá, rốt cuộc Trung Quốc xếp thứ nhất, thứ nhì hay là thứ mấy, đó không phải là đề tài chúng ta tranh cãi.

Thuỷ Quân Ích: Nghe những lời ấy của tiến sĩ Kissinger thì hoàn toàn có thể giải thích, theo cách nói của chúng tôi, là: “Đường ta ta cứ đi, mặc người khác nói gì thì nói”. Dĩ nhiên anh cũng chẳng thể ngăn được; hiện nay rất nhiều người đang nói về Trung Quốc. Thí dụ hôm nay tuần báo Time có một bài viết về mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ, họ dùng một khái niệm mới. Bởi lẽ trước đây chúng ta nói: có G4, G8, tám nước, bốn nước, về sau lại xuất hiện một cái G2, tức là cái khái niệm hai nước Trung Quốc-Mỹ cùng nhau khống chế thế giới. Rất nhiều người cho rằng cái ấy không hiện thực lắm, sao mà có khả năng Trung Quốc-Mỹ chung nhau lại quản chế cả thế giới được, hơn nữa thái độ của chính phủ Trung Quốc cũng không hiện thực lắm.

Thuỷ Quân Ích: Cho nên cá nhân Ngài không thích lắm những cái tên như G2, G8, G20.

Kissinger: Khối G20 đã hình thành, G8 cũng đã hình thành. G20 hiện nay đang đứng trước vấn đề là có quá nhiều quốc gia khác nhau, họ đều có những mục tiêu riêng khác nhau, mà họ chưa chứng minh được sức mạnh thực của họ. Sự xuất hiện G2, cũng tức là Trung Quốc và Mỹ, hai nước gọi nhau như thế nào điều đó không quan trọng. Nguyên tắc của G2 là Trung Quốc và Mỹ nên gắng hết sức xây dựng cơ chế phối hợp chính sách. Đây là điều tôi tán thành, còn đặt tên gì là một chuyện khác.

Thuỷ Quân Ích: Thưa tiến sĩ Kissinger, tôi biết Ngài năm xưa đến Trung Quốc vào thời kỳ cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Liên Xô đang cực kỳ gay gắt, qua “ngoại giao bóng bàn” của Ngài mà hai nước Trung Quốc-Mỹ thực hiện được việc bình thường hoá quan hệ, thậm chí ngày nay có người vẫn còn nói hồi ấy Ngài thuyết phục Trung Quốc cùng Mỹ liên hợp đối kháng Liên Xô cũ. Giờ đây có dư luận nói từ khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có người coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh giống như Liên Xô cũ. Chuyện ấy có thể xảy ra trong thế giới ngày nay hay không?

Kissinger: Trước tiên, vào thời kỳ ấy chúng tôi không hề thuyết phục Trung Quốc cùng Mỹ chống Liên Xô cũ. Hồi đó là lúc Liên Xô cũ đang dự định tấn công Trung Quốc và Trung Quốc có lý do tin rằng tồn tại sự đe doạ ấy. Đây cũng là lý do vì sao Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai mở rộng cửa đối thoại với nước Mỹ. Chúng tôi cũng có lý do hoan nghênh sự hợp tác đó. Chúng tôi cũng có cùng lý do như vậy với vấn đề Liên Xô cũ.

Nói về tình hình hiện nay, tôi cho rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ không rơi vào một cục diện đối lập với nhau, cho nên tôi không tin vào giả thiết cho rằng Trung Quốc sẽ như Liên Xô cũ hồi thời kỳ chiến tranh lạnh. Đây hoàn toàn là hai chuyện khác nhau. Nếu có cạnh tranh thì sự cạnh tranh giữa Mỹ với Trung Quốc cũng sẽ thể hiện ở cạnh tranh trên lĩnh vực kinh tế và sức mạnh mềm. Trên lĩnh vực quân sự, hai nước Mỹ, Trung Quốc không hề tồn tại bất cứ sự cạnh tranh nào.

Thuỷ Quân Ích: Thế nhưng xem ra chính sách đối với Trung Quốc của Obama có những gay gắt, kể cả việc tiếp Đạt-lai Lạt-ma, bán vũ khí cho Đài Loan.

Kissinger: Chính phủ Mỹ khoá trước cũng từng làm những việc ấy.

Thuỷ Quân Ích: Đây là chính sách đối với Trung Quốc của Mỹ chăng?

Kissinger: Chính phủ Mỹ nói họ sẽ suy nghĩ thận trọng việc Trung Quốc có thái độ như thế nào đối với những vấn đề này. Tôi muốn nói, một số hành vi của Mỹ không phải là có ý làm như vậy.

Thuỷ Quân Ích: Cho nên về cơ bản Ngài vẫn giữ thái độ lạc quan; vì thế Ngài cho rằng hai nước chúng ta sẽ không rơi vào cục diện đối lập gay gắt?

Kissinger: Căn cứ theo sự hiểu biết (của tôi) về (các nhà) lãnh đạo của hai nước, tôi có thể tự tin nói hai nước chúng ta sẽ không rơi vào một cục diện đối lập.

Thuỷ Quân Ích: Nghe Ngài nói có vẻ như nghe một đại sư đang luận bàn chuyện thiên hạ. Vào lúc giữa Trung Quốc với Mỹ hiện nay xem ra sắp có chút sóng gió lại càng nên duy trì mối quan hệ hai nước ổn định, lành mạnh, đây là một suy nghĩ cơ bản của Ngài Kissinger.

Nguyễn Hải Hoành tổng hợp

Nguồn:
- http://english.people.com.cn/ (16/3)
- http://news.sina.com.cn (17/3)
http://htx.dongtak.net/spip.php?article3410

Friday, July 16, 2010


LÊ BẢO SƠN * CÓ NÊN DỰA VÀO HOA KỲ KHÔNG? *

*



29.06.2010

“Cho dù Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá khứ có chịu một “món nợ ân tình” nào đó đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc thì ngày nay, Đảng cũng không được phép vì món nợ “truyền thống” đó mà đánh đổi chủ quyền của quốc gia, gây ra những thiệt hại về lãnh thổ và biển đảo. Xét một cách rốt ráo, đó chỉ là món nợ giữa hai đảng chính trị chứ không phải là món nợ giữa hai quốc gia, hai dân tộc”.

BVN đoan chắc món nợ ân tình này khi nhìn trong mối quan hệ tinh thần giữa hai đảng vô sản thì không một đảng viên cộng sản Việt Nam nào - chỉ nói những người không dính với quyền lực, đấy là con số hết sức đông đảo - không nhìn nó một cách trong sáng và tuyệt nhiên không ai nghĩ phải trả món nợ đó bằng hy sinh chủ quyền đất nước, vì như thế là phản bội lại lý tưởng của chính mình mà ai cũng đầy niềm tin là khởi dựng từ lãnh tụ Hồ Chí Minh. Nhưng với thời gian, khi nó được xem xét thu hẹp lại trong lợi ích của một phe nhóm đã ôm chặt được chiếc ghế quyền lực tối cao và cứ lo mất ghế đến nơi, thì sự trong sáng đương nhiên cũng mất đi, phải giữ ghế bằng mọi cách mà cách hữu hiệu nhất là nhân nhượng lợi ích dân tộc cho tham vọng của những nhân vật chóp bu trong ĐCS Trung Quốc vốn thừa sức mạnh bảo hộ chiếc ghế giúp mình.


Có hiểu như thế mới thấy được chỗ lúng túng mâu thuẫn bậc nhất trong một bộ phận cầm quyền đất nước hiện nay: họ phải hạ mình trước Trung Quốc, ngày càng lún sâu vào việc qụy lụy Trung Quốc không thể cưỡng lại nổi, nhưng lại rất sợ mất đi tư thế chính danh trước nhân dân và đảng viên của họ. Điều đó giải thích vì sao các bậc lão thành cách mạng lại có thể đồng thanh lên tiếng rất hăng, kiến nghị những điều “nẩy lửa”. Bởi các vị ấy có trong tay ngọn cờ lý tưởng, đã đi đó đi đây khắp từ Nam đến Bắc, hiểu rõ làn sóng công phẫn ngầm trong quần chúng, và có thể nói là bắt thóp đúng “vết nứt” tối nghiêm trọng nó đang đẩy thanh danh của Đảng tới một giới hạn làm cho niềm tin của họ không còn gì để bấu víu.

Bauxite Việt Nam
Kể từ khi các tranh chấp về lãnh thổ cũng như trên Biển Đông làm cho mối quan hệ Việt – Trung trở nên căng thẳng, ngày càng có nhiều người chủ trương “Việt Nam nên dựa vào Hoa Kỳ để đối phó với chính sách bành trướng của Trung Quốc”. Điều đáng chú ý là trong số những người chủ trương “thân Mỹ”, có cả những người có quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc ít nhiều đã từng ủng hộ Đảng trong thời kỳ “chống Mỹ cứu nước”.

I. Từ “Thân thiện với Hoa Kỳ” đến “dựa vào Hoa Kỳ”:
Một trong những người chủ trương “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông là nhà nghiên cứu Dương Danh Dy - một cán bộ ngoại giao kỳ cựu, từng là Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu (Trung Quốc).
Trong một bài viết công bố trên tạp chí Thời đại mới vào giữa năm 2006, ông nhận xét rằng: mặc dù về mặt hình thức, Trung Quốc đã thỏa thuận xây dựng quan hệ Việt – Trung theo phương châm 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” nhưng trong thực tế, họ nhắm đến ba yêu cầu:
- Yêu cầu tối đa là “biến Việt Nam thành một đồng minh trung thành của họ (trường hợp tốt hơn nữa là “tay sai tin cậy” của họ);
- Yêu cầu trung bình là “không muốn Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, trở thành nước cạnh tranh về kinh tế với Trung Quốc ở Biển Đông, tranh giành ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực”;
- Yêu cầu tối thiểu là “khi họ không ngăn được sự phát triển nhanh về mọi mặt của ta thì Việt Nam giữ được vị trí trung lập, không đi theo các nước lớn khác chống Trung Quốc”.

Khác với quan niệm chính thống của Đảng cộng sản Việt Nam (coi Trung Quốc là đồng chí, là anh em), ông khẳng định: “Trung Quốc là nguy cơ trực tiếp nguy hiểm nhất về lãnh thổ, lãnh hải của ta”.
Chủ trương “quốc tế hóa” của Dương Danh Dy dựa trên phương châm: “đừng để bao giờ lâm vào cảnh mình là người đối đầu duy nhất với Trung Quốc”. Ông nói rõ ý kiến này như sau: “Chúng ta cần tôn trọng, nhân nhượng với Trung Quốc trong những vụ việc có thể nhân nhượng được. Quyết không đi với nước khác hay nhóm nước khác chống lại Trung Quốc và không bao giờ để rơi vào thế một mình đối đầu với Trung Quốc, nhưng quyết không khiếp sợ họ, lùi bước hoặc từ bỏ những vụ việc không thể từ bỏ được. Nội bộ chúng ta đoàn kết nhất trí, tập trung được sức mạnh và trí tuệ toàn dân, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, lớn mạnh nhanh chóng về mọi mặt là bảo đảm vững chắc cho mọi ứng xử đã, đang và sẽ xảy ra trong mối quan hệ hai nước”.

Trong vấn đề quan hệ đối với Hoa Kỳ, ông tỏ ra thận trọng, bởi vì theo ông, trong tình hình hiện nay (tức những năm 2005-2006) “…chỉ cần bị chụp cái mũ “phá hoại tình hữu nghị Việt-Trung” hoặc “thân Mỹ” là nhiều sự việc đã được giải quyết một cách gọn ghẽ, và sinh mạng chính trị có thể bị đe dọa”. Mặc dù vậy, ông vẫn cho rằng: “…nước Mỹ không phải là kẻ thù truyền thống của ta, họ lại ở rất xa ta, không có tham vọng về lãnh thổ của ta và không có nhiều vấn đề gay cấn với ta như Trung Quốc. Là một siêu cường, Mỹ có sự thể hiện nước lớn của mình, chúng ta cần tôn trọng họ, chí ít cũng như đối với Trung Quốc. Khách quan mà nói Mỹ (một số nước phát triển ở Tây Âu, Nga, Nhật...) đang là những người kiềm chế hành vi quá khích ở Trung Quốc; không có cuộc cấm vận sau sự kiện Thiên An Môn (1989) mà cuộc cấm vận về quân sự còn kéo dài đến tận bây giờ, và những tuyên bố của Mỹ, chưa ai biết là Trung Quốc đã và sẽ làm gì ở biển Đông”.

Vì thế ông cho rằng: “… cần nhanh chóng đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, giáo dục. Cần nghiêm chỉnh học tập tinh thần của cha ông, rửa mặt cho người Mỹ, dù là đã muộn, nhưng muộn còn hơn không. Tất nhiên Trung Quốc không vừa lòng nếu ta cải thiện mối quan hệ với Mỹ hơn nữa, tuy vậy chúng ta không đi với Mỹ để làm hại lợi ích của Trung Quốc thì họ cũng khó ngăn cản, mà cản cũng không được nếu ta khôn khéo tính toán bước đi phù hợp.”
Lập trường “thân thiện với Hoa Kỳ” cũng nằm trong chủ trương “quốc tế hóa vấn đế biển đảo”, bởi vì theo ông: “Trong vấn đề quần đảo, Trung Quốc rất không muốn quốc tế hóa, chính vì vậy mà chúng ta cần khôn ngoan quốc tế hóa vấn đề, nhất là tìm kiếm sự “có mặt” của Mỹ[1].
Cuối năm 2009, trả lời phỏng vấn của đài phát thanh Australia, ông Dương Danh Dy cho rằng việc Chính phủ Việt nam đã có một số bước đi mạnh mẽ như đăng ký thềm lục địa mở rộng, tổ chức cuộc Hội thảo quốc tế tại Hà Nội vào tháng 11.2009 “là hướng đi quan trọng để quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông, điều mà phía Trung Quốc không bao giờ muốn”.

Tuy nhiên, theo ông “nguy cơ vẫn còn đó”, vì dã tâm của Trung Quốc là rất lớn. Nhận định về tình hình sắp tới, ông cho rằng sau năm 2010, vẫn còn nhiều rắc rối, bởi vì “Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ ý định thôn tính Trường Sa và làm chủ Biển Đông, nơi mà 21/25 đường vận tải biển của họ đi qua. Quảng Đông, Quảng Tây hiện có rất nhiều nhà máy lọc dầu được xây dựng, để hút dầu từ Vịnh Bắc Bộ và Biển Đông”. Có hai kịch bản có thể xảy ra. Kịch bản xấu nhất là “Trung Quốc chiếm toàn bộ Trường Sa trong vòng 5, 10 năm tới, khi họ đạt được thỏa thuận lợi ích to lớn nào đó, có thể khiến Mỹ chấp nhận đánh đổi”. Còn kịch bản khả quan hơn là “thế giằng co và ràng buộc quyền lợi giữa các bên. Sự đoàn kết ngày càng tăng của các nước ASEAN, thái độ đúng mức của các nước Mỹ, Nhật, Nga, Ấn Độ… và một số nước liên quan khác cũng như dư luận tiến bộ trên thế giới là biện pháp ngăn chặn hiệu quả những hành động quá khích”[2]

Khác với ông Dương Danh Dy, Giáo sư Ngô Vĩnh Long mặc dù đã từng có lập trường phản chiến, thân cộng nhưng không phải là đảng viên cộng sản, và cũng không sống trong nước, do đó có điều kiện phát biểu một cách thẳng thắn, ít e dè hơn.
Là sinh viên Việt Nam đầu tiên được tuyển vào Đại học Harvard vào cuối năm 1964, Ngô Vĩnh Long cũng là một trong những sinh viên “thiên tả” đầu tiên công khai bày tỏ lập trường phản đối cuộc “chiến tranh Việt Nam” ngay trên đất Mỹ. Ông cũng là Chủ nhiệm của Thời báo gà­ – một bản tin ra hàng tháng vào cuối thập niên 1960 – đầu thập niên 1970, có xu hướng phản chiến. Ngày 10.2.1972, cùng một với một số sinh viên người Việt đang du học tại Hoa Kỳ, Ngô Vĩnh Long đã thực hiện một hành động táo bạo: chiếm giữ tòa Lãnh sự của chính quyền VNCH tại New York trong lúc các nhân viên của ngoại giao đoàn đang ăn trưa để đưa ra lời tuyên bố phản đối chiến tranh.

Như vậy, có thể nói Giáo sư Ngô Vĩnh Long là một người đã từng “chống Mỹ”, mặc dù như ông đã nhiều lần nhấn mạnh: ông không “chống nước Mỹ” mà chỉ “chống lại chính sách can thiệp vào VN của chính quyền Mỹ”. Là một Tiến sĩ sử học, ông hiện là Giáo sư về lịch sử châu Á tại Đại học Maine (Hoa Kỳ), và cũng là một chuyên gia am hiểu về các vấn đề của châu Á.

Cách đây gần một năm (ngày 22.7.2009), khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đến Thái Lan để ký kết Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác với ASEAN, đài RFI (Pháp) đã phỏng vấn ông. Phát biểu nhân dịp này, Giáo sư Ngô Vĩnh Long cho rằng “tín hiệu mà Hoa Kỳ bắn đi, không chỉ đơn thuần nhắm vào Trung Quốc để nước này giảm bớt các hành động quá đáng, mà còn nhắm tới các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, để các nước này biết rõ là Hoa Kỳ sẽ không từ nhiệm trong vai trò cường quốc duy nhất có khả năng tạo thế cân bằng với uy lực đang lên của Trung Quốc tại Châu Á.”

Vì vậy, theo ý kiến của ông: “…Việt Nam trong thế đang bị Trung Quốc ''ức hiếp'' cần phải nắm lấy thời cơ này để có chính sách thỏa đáng nhằm giải tỏa được sức ép từ phía Bắc Kinh, bảo vệ được tư thế độc lập của mình”[3].

Theo Ngô Vĩnh Long, cần phải tranh thủ sự ủng hộ của Hoa Kỳ, bởi vì phải có sự ủng hộ của Hoa Kỳ và các nước ASEAN thì mới lôi kéo được các nước Bắc Á như Nhật Bản và Hàn Quốc:
“Ví dụ, vấn đề Biển Đông rất quan trọng với Nhật Bản, 90% lượng dầu từ các nơi khác chở đến Nhật Bản phải đi qua vùng Biển Đông. Tương tự như vậy, phần lớn nguồn cung cấp nhiên liệu cho Hàn Quốc cũng đi qua Biển Đông. Thế nhưng, hai nước này sẽ không lên tiếng đơn phương về vấn đề Biển Đông vì họ không muốn Trung Quốc gây sức ép ngược lại trên những vấn đề khác. Nếu Việt Nam nêu vấn đề này với tư cách là một nước đơn độc thì sẽ rất khó tranh thủ được sự ủng hộ của Nhật Bản hay Hàn Quốc. Nhưng nếu Việt Nam được sự ủng hộ của Mỹ và các nước ASEAN thì có thể tranh thủ được các nước Bắc Á trong vấn đề này”.

Mặt khác, muốn tranh thủ được sự ủng hộ của Hoa Kỳ, Việt Nam không thể chỉ dựa trên lợi ích riêng của mình mà phải dựa trên lợi ích chung của các nước ASEAN: “Điều cần lưu ý là vai trò của Mỹ trong việc giúp điều phối sự hợp tác của các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á trong giải quyết vấn đề Biển Đông là rất quan trọng, nhưng Chính phủ Mỹ sẽ không can thiệp vào vấn đề này nếu nó đơn thuần là lợi ích riêng của Việt Nam. Chỉ khi Việt Nam thuyết phục được các nước Đông Nam Á tham gia thì Mỹ mới có thể đồng ý đóng một vai trò tích cực hơn vì sự an ninh và ổn định của khu vực Đông Nam Á, chứ không phải vì Việt Nam”[4].


Về vấn đề Chính phủ Việt Nam mua sắm vũ khí (máy bay siêu thanh, tàu ngầm,…) để tăng cường thực lực quân sự, Giáo sư Ngô Vĩnh Long cho rằng điều này là hợp lý, bởi lẽ “… trước sự đe dọa của Trung Quốc, nếu Việt Nam thật sự có điều kiện thì Việt Nam đúng là phải mua vũ khí để tự vệ. Không phải là Việt Nam tự mua vũ khí để tranh chấp Biển Đông. Vấn đề này là vì Trung Quốc càng ngày càng lấn chiếm Biển Đông nên Việt Nam mua vũ khí là một chuyện bình thường”. Tuy nhiên, theo ông “… số tiền bỏ ra để mua tàu ngầm và máy bay thì không bõ vì có thể làm cách khác để quy tụ sự ủng hộ của các nước khác. Việt Nam còn là một nước nghèo mà mua tàu ngầm như vậy rất tốn kém. Để số tiền đó giúp nông dân tốt hơn”[5]

Nói cách khác, thay vì bỏ tiền mua vũ khí để tăng cường lực lượng quốc phòng, Việt Nam nên tìm cách liên minh với ASEAN, đồng thời tranh thủ cho được Hoa Kỳ. Quốc tế hóa vấn đề Biển Đông là một cách để đối phó với Trung Quốc hữu hiệu nhất, đồng thời đỡ tốn kém nhất.
Trong khi chủ trương liên minh với ASEAN, liên minh với Hoa Kỳ, Giáo sư Ngô Vĩnh Long vẫn nhấn mạnh phương châm “dựa vào dân để tránh thế yếu”. Ông cho rằng: “… Chính phủ Việt Nam phải để cho người dân Việt Nam, phải để cho trí thức và dân chúng trên thế giới bàn về chuyện này. Nếu Trung Quốc dọa Việt Nam mà Việt Nam lại bắt bớ những người chống chính sách về Hoàng Sa hay là nói rằng Chính phủ quá nhượng bộ với Trung Quốc về Hoàng Sa, thì Trung Quốc sẽ làm tới. Đây là vấn đề rất nguy hiểm cho Chính phủ Việt Nam”.


Ông phê phán chính sách đàn áp của nhà cầm quyền Việt Nam đối với những người yêu nước: “Rồi trong vấn đề Hoàng Sa, trong bao nhiều năm trời, Việt Nam cũng im lặng, lâu lâu mới lên tiếng rằng Việt Nam có nhiều cái này cái kia chứng minh chủ quyền, nhưng không làm gì khác, không để cho nhân dân Việt Nam bàn luận về vấn đề này. Không nói cho nhân dân thế giới biết là trong vấn đề này, Việt Nam mạnh chỗ nào, yếu chỗ nào, có lý chỗ nào v.v. Đến khi Trung Quốc làm quá, bắt thuyền của Việt Nam thì phản ứng của Việt Nam lúc đầu là dẹp hết các blog chỉ trích Chính phủ, đuổi một số ký giả ở trong một số báo. Mạng Bauxite Việt Nam bắt đầu nói về vấn đề bauxite và quyền lợi Việt Nam như thế nào, Biển Đông như thế nào, tôi không biết ai đánh sập cái mạng này, nhưng tôi biết rõ ràng là ông Nguyễn Huệ Chi và bao nhiêu người khác bị an ninh Việt Nam gọi vào hỏi, lấy ổ đĩa cứng máy tính v.v. Làm như vậy thì sẽ mất chính danh của Chính phủ. Mọi người thấy là Chính phủ đàn áp hay là có cảm tưởng là Chính phủ đàn áp vì Trung Quốc[6].

Nhưng làm thế nào để tranh thủ được sự ủng hộ của Chính phủ Hoa Kỳ?
Ông giải đáp: “Đối với thể chế chính trị ở Mỹ, cách vận động hiệu quả nhất là chúng ta cần tuyên truyền giúp người dân Mỹ hiểu rằng vấn đề tranh chấp tại Biển Đông là nguy cơ gây mất ổn định khu vực Đông Nam Á, ảnh hưởng lợi ích của nhiều nước, trong đó có Mỹ, để từ đó người dân gây áp lực đòi Chính phủ Mỹ chú trọng vào vấn đề này. Đây chính là công tác ngoại giao nhân dân. Trong thời kỳ chiến tranh, Việt Nam đã thắng Mỹ một phần nhờ thực hiện rất tốt đường lối ngoại giao nhân dân.

Khi đó, hàng triệu người Mỹ đã tham gia các cuộc biểu tình phản chiến, rất nhiều người đã tham gia vận động hành lang ở Quốc hội, Chính phủ, nhờ đó góp phần giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu thống nhất đất nước. Từ sau năm 1975, có vẻ như phía Việt Nam quan tâm hơn đến các hoạt động ngoại giao cấp chính phủ và cho rằng nó có thể giúp giải quyết những bất đồng giữa các bên. Tuy nhiên, lịch sử và thực tế đã chứng minh, trong lĩnh vực đối ngoại, nước nhỏ bao giờ cũng yếu thế hơn khi tiến hành đàm phán ngoại giao giữa chính phủ với chính phủ. Vì vậy, tôi mong muốn Việt Nam đẩy mạnh lại hoạt động ngoại giao nhân dân để bù đắp những bất lợi mà một nước nhỏ thì gặp trong đối ngoại, cụ thể là trong vấn đề Biển Đông”[7].

Là con của nhà thơ Huy Cận, cháu của nhà thơ Xuân Diệu[8], Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ thuộc thành phần trí thức “tinh hoa” của chế độ cộng sản. Nguồn gốc xuất thân cũng như nền tảng giáo dục mà ông được thừa hưởng khiến người ta không thể nghi ngờ ông chịu ảnh hưởng của “ngụy quân ngụy quyền” hay “ăn phải cái bã của tư bản, đế quốc”. Trong một bài trả lời phỏng vấn dành cho đài VOA vào thượng tuần tháng 4 năm 2010, với một lập trường “cấp tiến” hơn so với hai nhân vật nói trên, ông nhận định rằng Việt Nam phải dựa hẳn vào Hoa Kỳ, tìm cách liên minh quân sự với Hoa Kỳ.

Trước hết, Cù Huy Hà Vũ đánh giá: chủ trương của Bộ Ngoại giao Việt Nam về việc giải quyết xung đột ở Biển Đông bằng công pháp quốc tế hoặc bằng cách quốc tế hóa xung đột, cụ thể là “tìm cách nâng Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) được ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002 lên thành Bộ quy tắc về ứng xử trên Biển Đông có tính ràng buộc nhiều hơn”, là một “sai lầm chết người”. Bởi lẽ “giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng đàm phán hoặc bằng tòa án quốc tế chỉ có thể diễn ra khi sức mạnh quân sự của hai bên đối địch ở thế cân bằng hoặc xấp xỉ để không bên nào có thể dám chắc sống sót sau cuộc chiến nếu nổ ra”.

Trong tình thế mà “tương quan lực lượng vũ trang hiện nghiêng hẳn về phía Trung Quốc” thì việc Việt Nam “gấp rút hiện đại hóa quân đội nói chung, các lực lượng phòng vệ biển nói riêng” (như các hợp đồng mua tàu ngầm và máy bay trị giá nhiều tỷ đôla mà Thủ tướng và Bộ Quốc phòng Việt Nam đã ký kết với Nga và Pháp thời gian qua) “hoàn toàn không đủ để giúp Việt Nam giành thắng lợi trong hải chiến với Trung Quốc để bảo vệ toàn vẹn Trường Sa”.

Lý do tại sao? Theo ông Cù Huy Hà Vũ, có hai lý do cơ bản như sau:
“Thứ nhất, dù có tăng tốc mua sắm phương tiện chiến tranh đến mấy thì Hải quân Việt Nam cũng không bao giờ có thể bắt kịp Hải quân Trung Quốc mà tốc độ hiện đại hóa luôn được duy trì ở mức chóng mặt.

Thứ hai, chi quá nhiều tiền vào quốc phòng ắt đẩy Việt Nam vào khủng hoảng kinh tế sâu sắc, biến những mâu thuẫn và bất ổn xã hội vốn đã trầm trọng thành những xung đột phá vỡ Nhà nước và xã hội. Tất nhiên trong bối cảnh đó không chỉ Trường Sa mà ngay cả đất liền của Việt Nam tất cả sẽ là mồi ngon cho một cuộc xâm lăng từ phía Trung Quốc”.

Chính vì vậy, theo Cù Huy Hà Vũ, Việt Nam buộc phải “liên minh với cường quốc quân sự nào đó”. Trong tình hình hiện nay, cường quốc đó không thể là Pháp, bởi lẽ “…không hẳn vì Pháp đã chính thức “giã từ vũ khí” với xứ cựu Đông Dương từ năm 1954 mà chính vì nước này chưa bao giờ lấy đối đầu với Trung Hoa Cộng sản làm chính sách”. Mặt khác, cường quốc này cũng không thể là Nga, bởi vì theo ông, “….Nga đang phải căng sức đối phó với các cuộc chiến ly khai ở Bắc Kapkaz cùng lúc với NATO ngày càng áp sát biên giới của cựu thành lũy cộng sản thế giới này. Tóm lại, nước Nga trong quan hệ với phần đông các nước khác đang tự hoàn thiện thành một lái súng chuyên nghiệp”. Do đó chỉ còn một cường quốc quân sự duy nhất có khả năng làm việc này, đó chính là Hoa Kỳ. Ông nhấn mạnh:

“Thành thử chỉ còn Hợp chủng quốc Hoa Kỳ để Việt Nam có thể thiết lập liên minh quân sự, nhất là siêu cường quốc quân sự này là quốc gia duy nhất có chính sách kìm hãm sự bành trướng trên biển của Trung Quốc với sự hiện diện của Hạm đội 7 ở Thái Bình Dương”.
Phân tích lợi – hại của Việt Nam và Hoa Kỳ trong mối quan hệ hỗ tương này, ông nói: “Trong mọi quan hệ, cùng có lợi sẽ chơi với nhau, cái lợi càng lớn thì quan hệ càng phát triển, càng bền vững và ngược lại. Liên minh quân sự với Mỹ thì Việt Nam chắc chắn sẽ bảo vệ được Trường Sa nói riêng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ nói chung trước mọi cuộc tấn công quân sự của Trung Quốc và qua đó bảo vệ được nền độc lập của chính mình. […] Về phía Mỹ, liên minh quân sự với Việt Nam Mỹ sẽ có điều kiện hoàn tất chiến lược quân sự Đông Á của mình, cụ thể là khép kín “vành đai” ngăn chặn sự bành trướng trên biển của Trung Quốc được cấu thành bởi các liên minh quân sự hiện hữu giữa Mỹ với Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan “ [9].

So sánh lập trường của ba nhân vật nói trên, chúng ta thấy “thân Mỹ” có nhiều mức độ khác nhau: cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ (Dương Danh Dy), tranh thủ sự ủng hộ của Hoa Kỳ (Ngô Vĩnh Long) và cao nhất là “liên minh với Hoa Kỳ” (Cù Huy Hà Vũ).

II. Những trở ngại về tâm lý trên con đường cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ:
Mặc dù “dựa vào Hoa Kỳ để kiềm chế Trung Quốc” ngày càng trở thành yêu cầu cần thiết của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, vẫn còn lại những trở ngại đáng kể trên con đường cải thiện bang giao Việt – Mỹ, đặc biệt là về mặt tâm lý quần chúng.

Chỉ xét riêng trong giới trí thức, vẫn tồn tại những quan niệm sai lệch, những ngộ nhận về mặt nhận thức. Những quan niệm lệch lạc, những ngộ nhận này có tác động không nhỏ trong việc nuôi dưỡng tâm lý “bài Mỹ”, không thuận lợi cho quá trình cải thiện bang giao giữa hai nước. Trong bài viết này, tôi chỉ lướt qua một vài ý kiến thường được nhắc đi nhắc lại trong thời gian gần đây:
1) Hoa Kỳ là một đồng minh không chung thủy:

Để chứng minh cho quan niệm này, người ta thường viện dẫn sự kiện Hoa Kỳ “bỏ rơi” chế độ Việt Nam cộng hòa sau cuộc đàm phán Mỹ-Trung vào năm 1972, dẫn đến việc rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam.

Thật ra, ý kiến này chỉ là suy luận chủ quan, dựa trên kinh nghiệm cá nhân và chỉ đúng trong trường hợp cá biệt của chế độ VNCH vào đầu thập niên 1970, khi chính bản thân Chính phủ Hoa Kỳ cũng phải đối phó với nhiều khó khăn nội bộ - nhất là phong trào phản chiến nổ ra gay gắt ngay trên đất nước họ, nên họ buộc phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.
Nhưng ngay tại châu Á, chúng ta thấy Hoa Kỳ đã không “bỏ rơi” các đồng minh khác như Hàn Quốc (Nam Triều Tiên) và Đài Loan.


Sau khi kết thúc cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Hàn Quốc và Hoa Kỳ ký một “Hiệp ước Phòng thủ Tương trợ” (Mutual Defense Treaty), theo đó một cuộc tấn công đối với bất cứ bên nào cũng sẽ nhận một sự đáp trả của cả hai phía. Có thể nói cho đến ngày nay, Hàn Quốc tồn tại được như một quốc gia trước sức ép về quân sự của Bắc Hàn và Trung Quốc – chính là nhờ mối quan hệ với Hoa Kỳ. Hiện nay, Hoa Kỳ vẫn còn 29.000 quân đồn trú tại Hàn Quốc, đó là chưa kể đến các lực lượng hải, lục và không quân đang đồn trú tại Nhật Bản.


Một trường hợp khác là Đài Loan. Từ đầu thập niên 1970, xu hướng chung của thế giới là công nhận Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (People’s Republic of China) như đại diện chính thức của Trung Quốc thay cho Trung Hoa dân quốc (Republic of China). Ngày 25.10.1971, Nghị quyết 2758 của Liên hiệp quốc thừa nhận Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là đại diện chính thức duy nhất của Trung Quốc tại Liên hiệp quốc.

Hoa Kỳ cũng phải đi theo xu thế chung ấy, và buộc phải công nhận Trung Quốc về mặt ngoại giao vào năm 1979. Tuy nhiên, từ đó đến nay, Hoa Kỳ vẫn tìm cách bảo vệ Đài Loan chống lại mọi mưu toan dùng vũ lực để sáp nhập Đài Loan vào lãnh thổ của Trung Quốc. Cũng trong năm 1979, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua “Đạo luật về Quan hệ với Đài Loan” (Taiwan Relations Act).

Căn cứ vào đạo luật này, Hoa Kỳ “coi bất kỳ nỗ lực nào không phải là những biện pháp hòa bình (bao gồm cả các biện pháp tẩy chay và cấm vận) nhằm quyết định tương lai của Đài Loan” đều là mối đe dọa cho hòa bình và an ninh của miền Tây Thái Bình Dương và đòi hỏi sự quan tâm nghiêm trọng của Hoa Kỳ. Đạo luật này cũng đòi hỏi Hoa Kỳ phải cung cấp vũ khí mang tính phòng vệ cho Đài Loan và duy trì khả năng của Hoa Kỳ để chống lại “bất cứ sự nhờ cậy nào vào sức mạnh hay các hình thức cưỡng bức khác” có thể gây nguy hiểm cho an ninh hay cho hệ thống xã hội và kinh tế của nhân dân Đài Loan.

Nếu nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, chúng ta phải thấy rằng nỗ lực chủ quan của Đài Loan và Hàn Quốc là quan trọng nhất, còn sự hỗ trợ bên ngoài của Hoa Kỳ tuy cần thiết nhưng không phải là yếu tố quyết định. Thiếu sự nỗ lực bên trong, sự hỗ trợ bên ngoài sẽ trở nên vô hiệu. Cho nên nếu trách Hoa Kỳ “phản bội đồng minh” thì cũng cần nên xem xét lại: những người lãnh đạo chính quyền VNCH chủ trương “dựa vào sức mình là chính” hay chủ trương “dựa vào sức mạnh của Hoa Kỳ là chính”?

2) Liên minh với Hoa Kỳ đồng nghĩa với “lệ thuộc vào Hoa Kỳ”:
Trong một bài viết dài đăng hai kỳ trên Blog phamvietdaonv, nhà văn Phạm Viết Đào cho rằng “có 3 cách… để có thể thoát ra khỏi một cuộc chiến tranh với Trung Quốc”: (1) Hạ sách: Trong quan hệ với Trung Quốc nên chịu thế nước nhỏ: nhường nhịn, nhẫn nhục với Trung Quốc; (2) Trung sách: “Khi Mỹ đánh Việt Nam thì ta tìm cách liên minh với Trung Quốc, Liên Xô với phe xã hội chủ nghĩa để quyết chiến trở lại. Bây giờ Trung Quốc có ý định đánh ta thì ta lại đi liên minh với Mỹ, với Nga, với Nhật, với Hàn Quốc… để quyết chiến, quyết thắng”; (3) Thượng sách: “Phải làm cho Việt Nam mạnh và hùng cường lên cả về nội trị lẫn ngoại giao như cha ông ta đã từng làm”[12].

Chỉ cần nhìn nhận vấn đề một cách thật sự khách quan, thoát khỏi mọi thành kiến (nhất là tâm lý bài Mỹ, bài phương Tây), chúng ta dễ dàng nhận ra tính chất bất hợp lý của quan niệm xếp loại này.
Trước hết, cái mà tác giả gọi là thượng sách, thật ra là chính sách đối nội. Cái mà tác giả gọi là trung sách, thật ra là chính sách đối ngoại. Thực hiện một chính sách liên minh hay thân thiện với các quốc gia khác (nhất là các quốc gia có cùng chủ trương chống chính sách bá quyền của Trung Quốc) không hề mâu thuẫn với một chính sách đối nội “dựa vào dân là chính, sức mạnh từ bên ngoài là sự hỗ trợ cần thiết”. Hơn thế nữa, không phải quốc gia nào liên minh với Hoa Kỳ cũng đều lệ thuộc vào Hoa Kỳ hoặc mãi mãi lệ thuộc vào Hoa Kỳ. Ngược lại, không phải bất cứ ai chủ trương dựa vào Hoa Kỳ cũng chủ trương “lệ thuộc Hoa Kỳ” hay “phục tùng Hoa Kỳ”.


Mặt khác, không thể so sánh thời đại ngày nay với thời đại của ông cha ta ngày xưa. Để đối phó với Trung Quốc ngày xưa, ông cha ta chỉ có thể dựa vào sức mình, không thể liên minh với bất cứ quốc gia nào khác. Nhưng trong thời đại ngày nay, không một quốc gia nào có thể đứng một mình, cô lập, nhất là khi phải đối phó với một quốc gia hùng mạnh ở sát cạnh mình.

Trong thế giới hiện đại, chi phí quân sự là cả một gánh nặng đối với mỗi quốc gia – nhất là các quốc gia chưa phải là giàu có. Hãy làm một phép so sánh:
Theo tính toán của SIPRI (Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế tại Stockholm, Thụy Điển, Stockholm International Peace Research Institute), chi phí quân sự năm 2009 của Việt Nam là 2, 073 tỷ đô-la Mỹ chiếm 2,4% (so với GDP của năm 2008). Trong khi đó, chi phí quân sự của một quốc gia nhỏ bé (chỉ bằng một thành phố của Việt Nam) là Singapore đã lên đến 7,966 tỷ (4.1% GDP), của Đài Loan: 9,866 tỷ (2.1%), Thái Lan: 4,909 tỷ (1.5%)[13].

Việt Nam với dân số 85,7 triệu người chỉ chi cho quân sự 2,073 tỷ đô-la, trong khi Thụy Điển (một quốc gia trung lập, hầu như không tham gia chiến tranh từ khoảng 2 thế kỷ nay), với dân số 9,3 triệu đã chi 6,135 tỷ đô-la cho quân sự. Nhưng trong khi chi phí quân sự của nước ta tương đương với 2.4% GDP thì chi phí quân sự của Thụy Điển chỉ bằng 1,3 % GDP. Hãy thử tưởng tượng: nếu chúng ta nâng chi phí quốc phòng lên ngang bằng với Thụy Điển hay Singapore, Đài Loan, v.v. thì tình hình kinh tế của Việt Nam sẽ như thế nào?

Nhưng cho dù có nâng cao chi phí quân sự, Việt Nam cũng không thể đối phó được với Trung Quốc, vì căn cứ vào dữ liệu của SIPRI, chi phí quân sự của Trung Quốc năm 2009 đã lên đến 98,8 tỷ (2.0% GDP), chỉ thua chi phí quân sự của Hoa Kỳ: 663,255 tỷ (4.3%).

Những con số đó cho thấy: hy vọng đối phó với Trung Quốc bằng cách chỉ dựa vào sức mình, không liên minh với quốc gia nào khác, chỉ là một cách suy luận hoàn toàn mang tính chủ quan, mơ mộng dựa trên trí tưởng tượng của các văn nghệ sĩ nhiều hơn là dựa trên sự tính toán thực tế.

3) Liên minh với Hoa Kỳ lệ thuộc vào sự thay đổi đảng cầm quyền (Dân chủ hay Cộng hòa):
Ông Phạm Viết Đào viết: “còn nếu theo trung sách như ý kiến của ông Lê Bảo Sơn thì phải hú họa chờ xem bên Mỹ, dân Mỹ bầu cho người của Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa làm Tổng thống. Nếu mà không may Trung Quốc đánh mà dân Mỹ lại bầu Tổng thống là người của Đảng Dân chủ thì Biển Đông, nền độc lập của Việt Nam khác gì “trứng treo đầu đẳng”?![14]
Đây quả là một lập luận mang tính văn chương, nhưng không phù hợp với chính trị học, luật học hay thực tiễn.

Mặc dù Hoa Kỳ theo Tổng thống chế (presidential system), nhưng những chủ trương lớn về ngoại giao – nhất là các hiệp ước, đều phải được Thượng viện phê chuẩn trước khi ban hành, mà tại Thượng viện Hoa Kỳ có đại biểu của cả hai đảng – Dân chủ và Cộng hòa. Một hình thức khác của quan hệ ngoại giao là các đạo luật (vd: Đạo luật về quan hệ với Đài Loan năm 1979); các đạo luật này phải thông qua cả hai viện của Quốc hội, mà trong cả hai viện đều có đại biểu của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.

Vì vậy, một khi chính sách liên minh với một quốc gia đã hình thành thì chính sách đó không phụ thuộc vào một vị Tổng thống nào hay một đảng chính trị nào của Hoa Kỳ.
Đó cũng chính là ưu điểm của chế độ dân chủ tại Hoa Kỳ, một chế độ chính trị dựa trên luật pháp (pháp trị) thay vì dựa trên sự yêu ghét của một cá nhân (nhân trị) hay chỉ dựa trên quyền lợi của một đảng duy nhất (đảng trị).

4) Hoa Kỳ không quan tâm đến Việt Nam và Đông Nam châu Á:
Cách suy nghĩ này ngày càng tỏ ra lạc hậu so với thời cuộc.
Hạ tuần tháng 10 năm 2009, nhân dịp đến Hoa Kỳ để nhận giải thưởng của Hội đồng Thương mại Hoa Kỳ - Đông Nam Á (US - ASEAN Business Council), cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã cảnh báo rằng: Hoa Kỳ sẽ có nguy cơ mất quyền lãnh đạo đối với thế giới nếu không tham gia vào việc làm cân bằng sức mạnh quân sự và kinh tế của Trung Quốc tại châu Á. Ông cho rằng Trung Quốc đang trở thành một cường quốc hàng đầu không ai có thể cạnh tranh được ở châu Á: “Tầm cỡ của Trung Quốc khiến cho phần còn lại của châu Á - bao gồm cả Nhật Bản và Ấn Độ, cũng không thể sánh được về sức nặng cũng như về năng lực trong vòng 20 hay 30 năm nữa. […] Chính vì thế chúng tôi cần đến Hoa Kỳ để tạo ra sự cân bằng. […] Tôi nghĩ rằng nếu Hoa Kỳ không thừa nhận châu Á - Thái Bình Dương là nơi sẽ là trung tâm kinh tế của hành động (the economic center of action) và nếu Hoa Kỳ mất ưu thế về kinh tế hay vị trí lãnh đạo đã từng có ở Thái Bình Dương thì họ sẽ mất vị trí đó trên toàn thế giới” [15].

Lời cảnh báo đó của nhà lãnh đạo đảo quốc Singapore rõ ràng đã có ảnh hưởng đến chính giới Hoa Kỳ. Bằng cớ là việc bà Ngoại trưởng Hillary Clinton đến Singapore vào tháng 7 năm 2009. Và rõ rệt hơn nữa là lập trường của Hoa Kỳ thông qua lời phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tại cuộc Đối thoại Shangri-La<[16] lần thứ 9 được tổ chức tại Singapore đầu tháng 6 vừa qua:
“Biển Đông là khu vực quan ngại ngày càng gia tăng. Vùng biển này không chỉ quan trọng đối với những nước tiếp giáp với nó, mà còn là mối quan ngại đối với tất cả các quốc gia có lợi ích kinh tế và an ninh ở châu Á”.


Và: “Chúng tôi phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm đe dọa các công ty Hoa Kỳ, hoặc các công ty thuộc bất kỳ quốc gia nào tham gia vào các hoạt động kinh tế hợp pháp ”[17].
Bình luận về quan điểm của Hoa Kỳ tại cuộc đối thoại này, nhà báo Ngô Nhân Dụng nhận định:
"Từ trước đến nay người Mỹ rất là dè dặt khi nói chuyện về những vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc. Nhưng bây giờ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã mang vấn đề đó ra nói công khai ở vùng Đông Nam Á và trong một hội nghị về vấn đề an ninh vùng. Có thể đây không chỉ là một lời bắn tiếng đối với Việt Nam hay Trung Quốc, mà có thể cũng là một lời nhắn nhủ cho tất cả các nước Đông Nam Á biết rằng thái độ của Chính phủ Mỹ có thay đổi. […]

Đối với vùng Đông Nam Á, nước Mỹ từng là một cột trụ về vấn đề an ninh của họ, thì bây giờ trong khi Trung Quốc đang tỏ sức mạnh về quân sự cũng như kinh tế và tìm cách gây ảnh hưởng trong vùng Đông Nam Á, thì đây là cái lúc mà chúng ta nghe thấy Chính phủ Mỹ nhắc nhở cho các nước Đông Nam Á biết rằng Hoa Kỳ vẫn có mặt ở trong khu vực.

Nhân chuyến viếng thăm ở Hà Nội vừa rồi, Đô đốc Willard, người cầm đầu Hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương, có nói một câu rất đáng chú ý. Ông bảo rằng nước Mỹ đã từng - ông ấy dùng động từ gọi là "đi thuyền" - trong cái vùng này trong rất nhiều thập niên qua và ông nói tiếp là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục có mặt ở đây. Đó là những điều mà theo tôi Chính phủ Mỹ đang muốn nhắn nhủ không chỉ riêng cho người Việt Nam mà cho tất cả các nước Đông Nam Á, cho biết là Mỹ có thể là đồng minh của các nước nhỏ ở trong vùng này nếu có tranh chấp với Trung Quốc"[18].

III. Đâu là trở ngại lớn nhất?
Nhưng trở ngại lớn nhất trên con đường cải thiện quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ không xuất phát từ người dân nói chung hay từ giới trí thức nói riêng, mà từ chính đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhận xét về một trong “ba điểm yếu” của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Tống Văn Công – một đảng viên cộng sản, cựu Tổng biên tập báo Lao động, đã viết như sau: “Do “ngu trung” với ý thức hệ, Đảng Cộng sản Việt Nam không rút được bài học nhầm lẫn chọn bạn đồng minh, đã tiếp tục phạm sai lầm lớn hơn ở cuộc gặp Thành Đô năm 1990, cầu hòa với Bắc Kinh trong thế yếu. Từ đó, hai kẻ thù mang mặt nạ “đồng chí”, giả vờ kết giao trên “16 chữ vàng” (Do quá phẫn nộ trước hành động ngang ngược gần đây của nhà cầm quyền Bắc Kinh, nhân dân đã nhại lại thành 16 chữ đen là “Láng giềng khốn nạn, cướp đất toàn diện, cướp biển lâu dài, thôn tính tương lai”). Nhầm lẫn trước năm 1954 còn có thể thông cảm, nhưng từ khi Bắc Kinh liên tục gây chiến tranh biên giới với tất cả quốc gia láng giềng Ấn Độ, Liên Xô, Việt Nam mà vẫn còn cho rằng “từng là xã hội chủ nghĩa với nhau vẫn tốt hơn” thì thật là mù quáng”[19].
Gần đây, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh – cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, cũng nhận xét rằng “16 chữ vàng” mà Trung Quốc chủ động đề ra thật ra “chỉ là lá bùa dán vào miệng để bịt miệng Việt Nam, “để ăn cướp mà Việt Nam không được la làng”, “xẻo thịt, cắt da Việt Nam cũng không kêu được”. Trong khi đó thì: “Đáng tiếc là những nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn “Hữu nghị một chiều”[20].

Có thể nói: chính đường lối ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam đã dẫn đến tình trạng dở khóc dở cười như hiện nay. Trong khi Trung Quốc từng bước thực hiện chính sách bành trướng một cách công khai thì Việt Nam lại tiếp tục nhượng bộ hết lần này đến lần khác, trong khi nhân dân Việt Nam ngày càng phẫn nộ trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông thì lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng tỏ ra khiếp nhược trước các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Gần đây, sau cuộc đối thoại Shangri-La 9 tại Singapore, trong khi Hoa Kỳ công khai bày tỏ lập trường có lợi cho Việt Nam và Đông-Nam Á thì phía Việt Nam lại lên tiếng “bao che” cho Trung Quốc. Trả lời phỏng vấn của báo chí, Đại tướng Phùng Quang Thanh – Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, đã tuyên bố như sau:
“Tranh chấp trên Biển Đông nếu để xảy ra xung đột quân sự sẽ ảnh hưởng đến nhiều quốc gia không chỉ ở Đông Nam Á mà cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thậm chí cả thế giới. Cho nên các nước phải hết sức bình tĩnh, phải hết sức kiềm chế, phải xử lý ở tầm cao chiến lược. Giải pháp phải bằng đàm phán hòa bình, bằng luật pháp quốc tế và phải hết sức sáng suốt, hết sức khôn ngoan, không cho người ngoài sử dụng vấn đề Biển Đông để kích động, chia rẽ quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, chia rẽ quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân ta”[21].

Ý tưởng này thật ra không phải hoàn toàn mới, mà chỉ là sự lặp lại một lập trường đã được thỏa thuận giữa hai ông Bộ trưởng Quốc phòng: Đại tướng Phùng Quang Thanh (Việt Nam) và Thượng tướng Lương Quang Liệt (Trung Quốc). Ngày 22-4, tại lầu Bát Nhất ở Thủ đô Bắc Kinh, một cuộc hội đàm đã diễn ra giữa hai đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam và Trung Quốc. Báo Quân đội nhân dân (Việt Nam) đã đưa tin như sau:

“Về một số vấn đề mà hai bên cùng quan tâm, Thượng tướng Lương Quang Liệt hoan nghênh và tán thành quan điểm và giải pháp mà Đại tướng Phùng Quang Thanh đưa ra. Trên cơ sở nắm vững nguyên tắc, lấy luật pháp và các thỏa thuận đã ký kết làm căn cứ, hai bên cần phấn đấu giữ ổn định tình hình, vì lợi ích của các quốc gia, không để các thế lực bên ngoài lợi dụng, kích động, làm tổn hại đến mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai Nhà nước và hai Quân đội[22].
Những lời phát biểu này khiến người dân cảm thấy khó hiểu, nhất là khi nó được phát ra từ cửa miệng của một ông Đại tướng chỉ huy lực lượng vũ trang. Như trên đã phân tích, ngày càng có nhiều cán bộ, đảng viên không tin vào “16 chữ vàng” mà phía Trung Quốc ra sức rêu rao. Vậy căn cứ vào đâu mà ông Đại tướng cho rằng mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là mối quan hệ hữu nghị mang tính truyền thống? Hơn thế nữa, ông lại còn lẫn lộn giữa yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Xưa nay, đối với bất cứ quốc gia nào còn giữ vững được độc lập, chủ quyền, chỉ có quan hệ đối nội mới được xem yếu tố bên trong, còn quan hệ đối ngoại - dù là quan hệ đối với một quốc gia đồng minh thân thiết nhất, cũng chỉ có thể là yếu tố bên ngoài.

Nay quan hệ với ngoại bang (Trung Quốc) lại được coi là yếu tố bên trong, như thế thì còn đâu là tinh thần độc lập, tự chủ? Không lẽ sau một thời gian giương cao hai ngọn cờ (độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội) nay Đảng Cộng sản Việt Nam đã mỏi tay, nên quyết định từ nay chỉ giương cao một ngọn cờ duy nhất là chủ nghĩa xã hội, còn ngọn cờ kia đành phải hạ xuống để bảo vệ ngọn cờ chủ nghĩa xã hội (thực chất là duy trì vai trò lãnh đạo của Đảng)? Trong dân gian có câu: “theo Mỹ thì mất Đảng, theo Tàu thì mất nước”! Không lẽ các vị lãnh đạo Đảng Cộng sản muốn chọn con đường mất nước?


Dù sao thì cũng đã đến lúc cần phải đặt chính sách đối ngoại – đặc biệt là quan hệ Việt Nam – Trung Quốc và quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, vào chương trình nghị sự của Quốc hội và hơn thế nữa, vào “chương trình nghị sự của toàn dân”, tương tự như trường hợp của “Dự án đường sắt cao tốc” vừa qua. Không thể tiếp tục coi quan hệ đối ngoại là vấn đề “nhạy cảm”, là độc quyền của Đảng Cộng sản hay của Bộ chính trị, không cho phép ai khác được bàn cãi, phản biện hay tranh luận.
Cần khẳng định một điều: bất cứ cá nhân hay tập thể nào cũng không được phép giành độc quyền quyết định đường lối đối ngoại để có thể tiếp tục gây thiệt hại cho quyền lợi của dân tộc, xâm phạm đến chủ quyền của quốc gia. Bất cứ ai cũng không thể nhân danh một thứ “tình hữu nghị truyền thống” giả dối để tiếp tục ngăn cấm lòng yêu nước của người dân.


Cho dù Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá khứ có chịu một “món nợ ân tình” nào đó đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc thì ngày nay, Đảng cũng không được phép vì món nợ “truyền thống” đó mà đánh đổi chủ quyền của quốc gia, gây ra những thiệt hại về lãnh thổ và biển đảo. Xét một cách rốt ráo, đó chỉ là món nợ giữa hai đảng chính trị chứ không phải là món nợ giữa hai quốc gia, hai dân tộc. Những ai cố tình phớt lờ thực tế, cố tình gán ghép “món nợ ân tình” ấy cho nhân dân Việt Nam, buộc nhân dân Việt Nam phải trả nợ, sẽ phải đứng trước vành móng ngựa của lịch sử.


Chú thích:
[1] Dương Danh Dy, “Vài suy ngẫm về Trung Quốc”, Thời đại mới số 8, tháng 7-2006:
http://www.tapchith oidai.org/ ThoiDai8/ 200608_DuongDanh Dy.htm
[2] “Nhìn lại Biển Đông một năm sóng gió”, Bay Vút 24/12/2009:
http://www.bayvut. com.au/tri- thức/nhìn-lại-biển-đông-một-năm-sóng-gió
[3] Trọng Nghĩa, “Việt Nam cần tranh thủ thời cơ Hoa Kỳ cải thiện quan hệ với Đông Nam Á để hạn chế sức ép từ Trung Quốc”, RFI 28/07/2009:
http://www.rfi. fr/actuvi/ articles/ 115/article_ 4360.asp
[4] “Tranh chấp Biển Đông: Dựa vào dân để tránh thế yếu” (Lê Quang phỏng vấn GS Ngô Vĩnh Long), Tuần Việt Nam 31/3/2010:
http://www.tuanviet nam.net/2010- 03-29-tranh- chap-bien- dong-dua- vao-dan-d. ..
[5] “Ý kiến chuyên gia sử học về vấn đề hiện đại hóa quân đội VN”, VOA 9.1.2010:
http://www1. voanews.com/ vietnamese/ news/a-19- 2010-01-09- voa25-82831107. html
[6] Hoàng Sa nổi lên trở lại thành điểm nóng trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, RFI 18/01/2010:
http://www.rfi. fr/actuvi/ articles/ 121/article_ 6524.asp
[7] “Tranh chấp Biển Đông: Dựa vào dân để tránh thế yếu”, bđd.
[8] Mẹ của ông Cù Huy Hà Vũ là em gái của nhà thơ Xuân Diệu.
[9] Huy Phương , «TS Cù Huy Hà Vũ: Tham vọng của TQ trong cuộc tranh chấp biển Đông quá rõ ràng”, VOA 9.4.2010:
http://www1. voanews.com/ vietnamese/ news/vietnam/ vietnam-south- china-sea- ...
[10] Mặc dù là một cựu sĩ quan Việt Nam cộng hòa, nhưng từ sau tháng 4 – 1975 đến nay, ông cựu Chuẩn tướng này lại là một thành viên Mặt trận Tổ quốc. Do đó, có người cho rằng đây không phải là ý kiến của bản thân ông, mà chính là ý kiến của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, muốn mượn cửa miệng của ông để dễ thuyết phục quần chúng mà thôi.
[11] “Khó mà trông chờ vào người Mỹ”, BBC, 10.5.2010:
http://www.bbc. co.uk/vietnamese /vietnam/ 2010/05/100510_ nguyenhuuhanh_ vie...
[12] Phạm Viết Đào, “Làm gì để thoát được một cuộc chiến tranh xâm lược từ phía Trung Quốc?”, Blog Phạm Viết Đào, 13.5.2010:
http://vn.360plus. yahoo.com/ phamvietdaonv/ article?mid= 5003
[13] Con số của SIPRI có khác với con số chính thức của Bộ quốc phòng VN. Theo Sách trắng Quốc phòng Việt Nam được công bố năm 2009, chi phí quân sự của Việt Nam 2008 là 27.000 tỷ đồng (khoảng 1,5 tỷ đôla Mỹ), chiếm 1,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong khi đó, theo tính toán của SIPRI, ngân sách quốc phòng của Việt Nam năm 2008 lên đến 2,138 tỷ đô-la Mỹ, chiếm 2,5% so với GDP của năm 2007.
[14] Phạm Viết Đào, bđd.
[15] “US risks losing global clout – Lee Kuan Yew”, Manila Times 29.10.2010:
http://www.manilati mes.net/index. php/top-stories/ 4887-us-risks- losing-gl. ..
[16] Đối thoại Shangri-La (Shangri-La Dialogue) là cuộc họp hàng năm của Bộ trưởng Quốc phòng các nước châu Á được tổ chức ở khách sạn Shangri-La (Singapore) từ năm 2002 đến nay. Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (International Institute for Strategic Studies, IISS), một think-tank được thành lập tại nước Anh từ năm 1958, là chủ thể tổ chức các cuộc đối thoại này. Cuộc đối thoại lần thứ 9 vừa diễn ra từ ngày 4 đến 6.6.2010, tập hợp gần 30 quốc gia.
[17] Ngọc Trân, “Hoa Kỳ phản đối Trung Quốc về vấn đề Biển Đông”, RFA 7.6.2010:
http://www.rfa. org/vietnamese/ in_depth/ US-concerns- about-the- South-China. ..
[18] “Quan điểm của Mỹ chuyển biến thuận lợi cho Việt Nam?”, RFI 13.6.2010:
http://www.viet. rfi.fr/viet- nam/20100613- quan-diem- cua-my-chuyen- bien-th.. .
[19] Thiện Ý, “Đổi mới Đảng để tránh nguy cơ sụp đổ! Góp ý với Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam”, talawas 19.9.2009:
http://www.talawas. org/?p=10367
[20] Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, “16 chữ vàng là thật hay giả”, Bauxite Vietnam 27.5.2010:
http://www.boxitvn. net/bai/4607
[21] “Biển Đông: Mỹ không đứng về phía nào, TQ không bành trướng”, Vietnam Net, 09/06/2010:
http://vietnamnet. vn/chinhtri/ 201006/Bien- Dong-My-khong- dung-ve-phia- nao...
[22] “Hội đàm giữa hai đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam và Trung Quốc”, QĐND 23/04/2010:
http://www.qdnd. vn/QDNDSite/ vi-VN/61/ 43/10/50/ 50/110120/ Default.aspx

 

No comments:

Post a Comment