Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Sunday, 11 December 2016

THƠ=PHÂT GIÁO=THICH THIỆN MINH =HUỲNH TÂM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THƠ NGHIÊU MINH

*


Điệp Khúc Giao Mùa

Tháng mấy giao mùa hoa tường vi nở
Em từ đồi cỏ bước xuống vườn trăng
Mùa lúa đòng đòng con đường phượng nở
Tôi đưa em về lối mận trăm năm
Tôi đưa em về nữa phần thế kỷ
Từ đêm trăng đầu mình mới quen nhau
Còn nữa phần sau đường tình trân quí
Hai đứa ra biển gầy mộng kiếp sau

Rồi người đi đâu hoa cũng đi theo
Như cả rừng thu rực dốc đèo
Trên lối cầu ngang về núi thấp
Em áo lụa bay hoa rụng theo!
Người đi đầu hoa cũng đi theo
Dù mưa có ướt tóc thật nhiều
Dù em có khóc như mưa khóc
Trăng sẽ dỗ dành em cũng xiêu!
Tôi thấy được không phải mùa xuân
Mà trong thức trắng hạnh phúc gần
Tửng điều tôi nói, em cũng nói
Cố giữ gìn nhau trọn kiếp trần
Nghiêu Minh*

DANIEL BLUMRENTHAL * MỸ ĐƯƠNG ĐẦU VỚI TRUNG QUỐC


Hoa Kỳ dũng cảm đương đầu với sự bắt nạt của Trung Quốc Tác giả: Daniel Blumenthal




Bà Hillary Clinton đã làm náo nhiệt hồi tuần trước khi bà nói rằng một giải pháp hòa bình cho việc tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông là “lợi ích quốc gia” của Mỹ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên án lời bình luận đó là sự can thiệp tùy tiện của Mỹ và cố gắng để “quốc tế hóa” một vấn đề nghiêm trọng trong khu vực. Bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh, sự khéo léo của bà Clinton đánh dấu một bước tiến triển tích cực của chính phủ Obama về phương pháp tiếp cận châu Á.
Vấn đề đang tranh cãi là Bắc Kinh đòi phần lớn lãnh thổ trên Biển Đông. Trung Quốc hành động như người ta đoán trước về một cường quốc đang lên: khi phát triển mạnh hơn, họ mong muốn thay đổi các quy tắc quốc tế đã được viết lúc họ còn yếu.
Tuy nhiên, các chuyên gia chính sách đối ngoại đã dành nhiều thời gian để bảo đảm với người châu Á và người Mỹ rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ là một ngoại lệ, ít hỗn loạn hơn sự trỗi dậy của Hoa Kỳ, Đức hay Nhật Bản. Quan điểm đó cổ vũ cho chính sách “bảo đảm chiến lược” ác liệt của Tổng thống Obama trong năm đầu nhiệm kỳ của ông, trong đó Washington bảo đảm với Bắc Kinh rằng Mỹ sẽ không tranh giành tình trạng trỗi dậy trở thành cường quốc của Trung Quốc. Trung Quốc ngửi mùi yếu kém [của Mỹ] và đứng dậy đánh cược, tuyên bố Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” và xác định nó là lãnh hải của Trung Quốc.
Bây giờ là ý kiến của bà Clinton và hành động của Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates để khôi phục lại các mối quan hệ quân sự với Indonesia trong chuyến đi châu Á hồi tuần trước, cho thấy rõ rằng đội ngũ Obama hiểu sự trỗi dậy của Trung Quốc không phải là ngoại lệ trong lịch sử. Thương hiệu mới của họ về chủ nghĩa hiện thực nguyên tắc đặc trưng do các biện pháp nhằm cân bằng quyền lực ngày càng gia tăng của Trung Quốc và đẩy mạnh tham gia với các đồng minh và đối tác, [tham gia] tất cả nhưng không bỏ mặc các giá trị của Mỹ.
Cụ thể trên Biển Đông, Hoa Kỳ muốn tự do đi lại, tự do đi vào các vùng biển chung, và tôn trọng luật pháp quốc tế. Tuần trước tại Hà Nội, bà Clinton đề nghị để giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua phương tiện đa phương thay vì song phương. Trong khi đó, bà thể hiện trong cuộc họp với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Mỹ sẽ nắm lấy các đối tác, những nước cùng chia sẻ mục đích trong việc kiểm tra sức mạnh của Trung Quốc, nhưng cũng sẽ không tránh xa khi bị chỉ trích vi phạm nhân quyền. Ví dụ, bà Clinton đã nói rõ rằng Hoa Kỳ sẽ chỉ trích sự tàn bạo của chế độ Miến Điện, mặc dù một số nước thành viên Asean ngần ngại trong việc chỉ trích.
Có hai lý do tại sao một giải pháp đa phương cho vấn đề Biển Đông làm Bắc Kinh khó chịu. Lý do thứ nhất, việc sách nhiễu định kỳ các tàu hải quân Mỹ và mở rộng việc đòi chủ quyền hàng hải chứng minh rằng Trung Quốc không tôn trọng các tiêu chuẩn ứng xử trên biển đã được chấp nhận rộng rãi. Trung Quốc giữ quan điểm toàn bộ Biển Ðông là lãnh hải của họ, là tin mới đối với Philippines, Malaysia, Việt Nam và Đài Loan, những nước đều đòi chủ quyền lãnh thổ ở đó. Trung Quốc cũng đang cố gắng để ngăn chặn các hoạt động quân sự hợp pháp của Hoa Kỳ trên biển.
Thứ hai, Trung Quốc cố giữ cho tranh chấp với các nước Đông Nam Á song phương. [Bởi vì sẽ] dễ dàng hơn để bắt nạt và phớt lờ những nước đòi chủ quyền khác đối với các đảo san hô vòng, đường hàng hải và các nguồn tài nguyên thiên nhiên với từng nước một. Chỉ riêng hai lý do trên, Việt Nam, Malaysia, Philippines và Đài Loan không thể đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình một cách hiệu quả. Các nước nói trên cùng với nhau, cộng thêm sự hậu thuẫn của Mỹ, thì họ có thể.
Đó là lý do tại sao bà Clinton được chào đón, điều đáng lẽ đã xảy ra từ lâu. Nhiệm vụ của Hoa Kỳ là bảo vệ các nguyên tắc ứng xử đã được thiết lập và mong Trung Quốc tuân theo. Hơn nữa, Washington đang chấm dứt chiến lược chia để trị của Trung Quốc ở Đông Nam Á.
Bắc Kinh có khả năng thực hiện đòi chủ quyền lãnh thổ không hợp lý và bành trướng, và họ đã bắt đầu làm điều đó ở bên ngoài và bên trong Biển Hoa Đông. Không có chỗ cho sự mơ hồ khi nói đến lợi ích của Mỹ trong việc tự do đi lại trên vùng biển quốc tế.
Trong khi đó, sự nối kết của bà Clinton về an ninh Đông Nam Á với các giá trị tự do rất là chính đáng. Các nước Đông Nam Á muốn Trung Quốc tuân theo các quy tắc quốc tế và minh bạch hơn về các hoạt động trên biển. Điều đó sẽ chỉ xảy ra nếu Trung Quốc trở thành một xã hội tôn trọng pháp luật và cởi mở hơn. Và Mỹ không thể kêu gọi Trung Quốc cư xử có trách nhiệm trong khi cho phép Miến Điện tàn bạo hoặc để cho Việt Nam lạm dụng [quyền lực] mà không nói tới.
Không có điều nào nói rằng bà Clinton đã thật sự giải quyết vấn đề. Trung Quốc sẽ gây áp lực rất lớn lên các nước Asean để tôn trọng việc đòi chủ quyền của Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ lập luận rằng trong khi Trung Quốc thường trực ở châu Á, sự chú ý của Mỹ chỉ là nhất thời. Đây là một luận cứ thuyết phục, nhưng là điều có thể bị bác bỏ.
Trình tự đầu tiên là đặt quân đội Mỹ đằng sau các nỗ lực ngoại giao. Lầu Năm Góc nên đưa ra một kế hoạch cân bằng tương xứng với việc gia tăng sự hiện diện quân sự của Trung Quốc trong khu vực. Mọi người đều biết quân đội Mỹ suy yếu ở Thái Bình Dương. Đã đến lúc nói thật và tìm kiếm được hỗ trợ từ Quốc hội và công chúng Mỹ về phí tổn và sự cần thiết trong việc bảo đảm sự ổn định ở châu Á.
Thứ hai, Hoa Kỳ nên tiếp cận khu vực một cách đa phương bằng cách lập một sứ quán quan hệ đối tác khu vực châu Á ở một thủ đô liên minh giống như chúng ta có ở Brussels với Liên minh châu Âu. Washington nên yêu cầu bạn bè của mình để làm như vậy và lập các tổ chức ngoại giao mới với cán bộ ngoại giao và sĩ quan quân đội để đối phó với các vấn đề an ninh châu Á rộng lớn. Mỹ không cần phải thành lập tập hợp chính thức các đồng minh quốc phòng giống như liên minh NATO, nhưng đã đến lúc xây dựng mạng lưới các đồng minh hợp tác chặt chẽ ở châu Á.
Bà Clinton cho thấy sự giao thiệp ngoại giao khéo léo và sáng tạo trong chuyến thăm Việt Nam. Washington nên tiếp tục cái đà này bằng các bước thể hiện sự cam kết tôn trọng của mình đối với an ninh khu vực. Phản ứng hiếu chiến của Trung Quốc đối với chính sách “bảo đảm chiến lược” dạy cho chính phủ rằng Bắc Kinh tôn trọng quyền lực trên hết. Thay vì trấn an Trung Quốc hiếu chiến, chúng ta nên trấn an những người bạn châu Á của chúng ta bằng cách xây dựng các thể chế cần thiết để thực hiện các chính sách mới của bà Ngoại trưởng.

Ông Blumenthal đã làm việc trong Cơ quan An ninh Quốc tế của Bộ Quốc phòng từ năm 2002-2004, là thành viên thường trực tại American Enterprise Institute, Washington, DC.
Ngoc Thu dich

PHẬT GIÁO VNTN *LỄ ĐẠI TƯỜNG CỐ TĂNG THỐNG HUYỀN QUANG

*

Hàng trăm chư Tôn đức giáo phẩm thuộc Hội đồng Lưỡng Viện, Ban Đại diện các tỉnh thành, Huynh trưởng GĐPT và Phật tử tháp tùng Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ ra Bình Định tham dự lễ Đại tường Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang – Văn phòng II Viện Hóa Đạo tổ chức lễ Đại tường tại chùa Bảo Phước, thành phố San Jose, Hoa Kỳ

2010-07-16 | | PTTPGQT

PARIS, ngày 16.7.2010 (PTTPGQT) - Đúng vào ngày mồng 3 tháng 6 âm lịch, tức 14.7.2010, lễ Đại tường Đức cố Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang đã được cử hành trọng thể tại Tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định, tức ngày húy nhật hai năm Ngài viên tịch.

Hàng trăm chư Tôn đức giáo phẩm thuộc Hội đồng Lưỡng Viện (Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo), Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Ban Đại diện các tỉnh thành, Huynh trưởng đại diện Gia Đình Phật tử, và Phật tử đã tháp tùng Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ vân tập về Tu viện Nguyên Thiều tham dự lễ Đại tường cùng khánh thành ngôi Bảo Tháp Đức cố Tăng Thống vừa xây xong.

Ngoại trừ một số địa phương gặp khó khăn, ngăn trở không về được, nhưng các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng, Quảng Trị và Saigon đều có mặt đông đủ.

Qua một bức thư hai trang viết ngày 9.7.2010, số tham chiếu 95/CV-UBND, bà Trịnh Thị Loan, Chủ tịch UBND quân Phú Nhuận, hồi đáp văn thư Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo lễ Đại tường Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang cùng chuyến đi của Ngài ra Bình Định (xem Thông cáo báo chí ngày 28.6.2010 trên Trang nhà Quê Mẹ). Bà Loan viết rằng “việc ông cho rằng thời gian qua mất quyền tự do đi lại, không được phép tiếp xúc với phật tử, người nước ngoài đến thăm ông cũng bị sách nhiễu đánh đập… là hoàn toàn bịa đặt, vu khống” (sic).

Riêng việc thông báo ngày giờ chuyến đi của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ cùng chư Tôn đức Hội đồng Lưỡng Viện ra Bình Định, bà Loan đáp rằng : “Việc ông đi Bình Định dự lễ giỗ Hòa thượng Thích Huyền Quang là việc bình thường. Tuy nhiên, nếu ông có hành vi lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền tự do dân chủ để hoạt động vi phạm pháp luật, thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật”.

Công luận thế giới cùng tâm tư người Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước suốt 35 năm qua là một minh chứng cho thấy Đức cố Đệ tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu, rồi Đức cố Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang, Đại lão Hòa thượng Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo Thích Quảng Độ cùng chư tôn giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chẳng làm gì khác hơn việc sử dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền tự do dân chủ được bảo đảm trong “Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị” mà Nhà nước cộng sản Việt Nam tham gia ký kết tại LHQ năm 1982.

Thế nhưng hàng lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vẫn không thoát khỏi nạn thảm sát, như trường hợp cố Hòa thượng Thích Thiện Minh tháng 10.1078, thảm nạn tù tội, lưu đày và quản chế hàng chục năm ròng - như trường hợp điển hình của Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang và Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ !



Bình phong bia trước Bảo Tháp Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang
Bình phong bia trước Bảo Tháp Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang

Bảo Tháp Đức cố Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang trong khuôn viên Tu viện Nguyền Thiều
Bảo Tháp Đức cố Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang trong khuôn viên Tu viện Nguyền Thiều

Từ trái qua phải hàng đầu, HT Thích Thiện Hạnh, HT Thích Quảng Độ, HT Thích Như Đạt dâng hương trước Giác linh Đức cố Tăng thống
Từ trái qua phải hàng đầu, HT Thích Thiện Hạnh, HT Thích Quảng Độ, HT Thích Như Đạt dâng hương trước Giác linh Đức cố Tăng thống

Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ dâng hương trước Bảo tháp Đức cố Tăng thống

Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ dâng hương trước Bảo tháp Đức cố Tăng thống

Chư Tăng nhiễu quanh Bảo Tháp
Chư Tăng nhiễu quanh Bảo Tháp

Chư Tôn Giáo phẩm Hội đồng Lưỡng Viện tiến về Chánh điện Tu viện Nguyên Thiều làm lễ Đại tường
Chư Tôn Giáo phẩm Hội đồng Lưỡng Viện tiến về Chánh điện Tu viện Nguyên Thiều làm lễ Đại tường

Chư Tôn Giáo phẩm Hội đồng Lưỡng Viện trên đường ra Bảo tháp Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang
Chư Tôn Giáo phẩm Hội đồng Lưỡng Viện trên đường ra Bảo tháp Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang

Trong bức thư hồi đáp dẫn thượng, bà Chủ tịch Trịnh Thị Loan, vẫn tiếp tục luận điệu xưa sao nay vậy của nhà cầm quyền Hà Nội để giải thích hàng chục năm tù đày, quản chế của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ là “tội phá hoại chính sách đoàn kết” và “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội”. Hệt như án kết cho tất cả các nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền và dân chủ trước Tòa án CHXHCNVN mấy chục năm qua.

Nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân các nước văn minh trong thế giới tự hỏi mãi vẫn không có lời đáp : Trong một đất nước vắng bong tình “đoàn kết” dân tộc, và các “quyền tự do dân chủ” như tại CHXHCNVN ngày nay, thì Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ lấy đâu các thứ quốc cấm ấy để “lợi dụng” ?!

Ở hải ngoại, Văn phòng II Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, sẽ tổ chức lễ Đại tường Đức cố Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật 17, 18.7.2010 cuối tuần này tại :

Chùa Bảo Phước
270 Senter Road
Thành phố San Jose, miền Bắc bang California 95111
Hoa Kỳ - Điện thoại (408) 365-1228

Chương trình lễ Đại tường được thông báo như sau :

Thứ Bảy ngày 17 tháng 7 năm 2010

10:00AM : Thuyết pháp (Đại lão Hoà Thượng Phó Tăng Thống Thích Hộ Giác)

12:00AM : Thọ Trai

PHẬT GIÁO VNTN *LỄ ĐẠI TƯỜNG CỐ TĂNG THỐNG HUYỀN QUANG

PHẬT GIÁO VNTN *LỄ ĐẠI TƯỜNG HÒA THƯỢNG HUYỀN QUANG

Văn phòng II Viện Hóa Đạo tổ chức trọng thể Lễ Đại tường Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang tại chùa Bảo Phước, Miền Huyền Quang, ở thành phố San Jose, Hoa Kỳ

PARIS, ngày 31.7.2010 (PTTPGQT) - Để giúp cho sự phát triển Phật sự Miền Huyền Quang vùng Bắc California, Hoa Kỳ, Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, có trụ sở ở Chùa Điều Ngự, miền Nam California, đã lấy quyết định tổ chức Lễ Đại Tường của Đức cố Đệ tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang tại chùa Bảo Phước ở thành phố San Jose trong hai ngày 17 và 18.7.2010.

Trên hai nghìn chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử đã vân tập về Chùa Bảo Phước dự lễ Đại tường Đức cố Đệ tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang.

Linh đài Đức cố Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang
Linh đài Đức cố Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang

Chùa Bảo Pháp mà chúng tôi đến thăm hai năm trước không còn là chủa Bảo Pháp hôm nay. Từ một ngôi chùa nhỏ bé, chật hẹp, nay đã tậu thêm vạc đất rộng cạnh chùa, nơi dựng lên một hội trường có thể chứa hàng nghìn người tham dự. Lễ đài chưng ảnh lớn Đức cố Tăng thống, hương hoa, trầm, đèn trang nghiêm với biểu từ : “Đức cố Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang : Một Đời Vì Đạo Vì Dân”. Từ xa phấp phới hàng trăm lá cờ ngũ sắc Phật giáo và cờ vàng ba sọc đỏ, với tiếng nhạc êm đềm đầy tình tự quê hương. Gặp Thượng tọa trụ trì Thích Viên Dung, Đạo hữu Võ Văn Ái từ Paris qua tham dự đã nói lên lời tán dương công đức Thượng tọa rằng : Thật là Chân không sinh Diệu hữu !

Chư Tôn đức lãnh đạo Văn phòng II Viện Hóa Đạo đã từ khắp nơi trên lãnh thổ Hoa Kỳ vân tập về dự lễ. Nhiều Khuôn hội Cư sĩ các tiểu bang khác cũng có mặt như Đoàn Cư sĩ chùa Điều Ngự từ miền Nam California kéo lên đông đảo.
Nhiều biểu ngữ treo ở hội trường nhắc lại lời của Đức cố Tăng thống nhắn nhủ khi Ngài còn sinh tiền : “Chánh pháp không thể nở hoa nơi giang sơn nô lệ - Chúng sinh không thể an lạc nơi áp bức, đói nghèo” ; “Tôi là người đi không đường, sống không nhà, chết không mồ, tù không tội” ; và lời ước nguyện của Phật tử hải ngoại : “Tưởng nhớ Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang là kế thừa Ngài phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN, đem lại nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam”.

Chương trình lễ Đại tường kéo dài trong hai ngày. Ngày thứ bảy 17.7 khởi sự lễ Đại tường với bốn tiết mục : hai thời thuyết pháp của Đức Phó Tăng thống kiêm Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo Thích Hộ Giác, và Đại lão Hòa thượng Thích Chánh Lạc Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo kiêm Phó Chủ tịch GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ, Ra mắt sách “Một đời vì Dạo vì Dân : Đức Cố Tăng thống Thích Huyền Quang” do hai Đạo hữu Võ Văn Ái và Ỷ Lan giới thiệu, và chấm dứt với tiết mục Cảm niệm về công hạnh hoằng hóa của Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang qua những chia sẻ của chư Tăng Ni, Phật tử từng sống hay làm việc với Ngài.

Lễ Đài Đức cố Tăng Thống Thích Huyền Quang tại chùa Bảo Phước, thành phố San Jose, California, Hoa Kỳ
Lễ Đài Đức cố Tăng Thống Thích Huyền Quang tại chùa Bảo Phước, thành phố San Jose, California, Hoa Kỳ

Hội trường đón tiếp chư Tăng Ni, Phật tử tham dự lễ Đại tường
Hội trường đón tiếp chư Tăng Ni, Phật tử tham dự lễ Đại tường

Qua ngày chủ nhật 18.7, Đại lễ chính thức cử hành qua hai nghi thức Nam tông và Bắc tông. Sau đấy Thượng tọa Thích Viên Dung thay mặt Ban tổ chức đọc Diễn văn khai mạc, Đức Phó Tăng thống Thích Hộ Giác đọc bài tôn vinh công hạnh Ngài, Đại lão Hòa thượng Thích Chánh Lạc đọc lời Ai văn tưởng nguyện của Văn phòng II Viện Hóa Đạo, và kết thúc với ba lời phát biểu của Nhà văn Ỷ Lan, người đệ tử ngoại quốc duy nhất của Ngài, Giáo sư Võ Văn Ái và Bình luận gia Lý Đại Nguyên nói về cuộc đời tận tụy của Đức cố Tăng thống đối với Đạo và với Dân tộc.

Trên 2000 chư Tăng Ni, Phật tử tham dự lễ Đại tường
Trên 2000 chư Tăng Ni, Phật tử tham dự lễ Đại tường

Lễ Đại tường kết thúc với cuộc Hội luận về cuộc đời của Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang do hai Đạo hữu Võ Văn Ái và Ỷ Lan trình bày. Cuộc hội luận đã vô cùng hào hứng với sự tham gia phát biểu của đông đảo thính chúng. Tất cả nhất tề nói lên nỗi thao thức phục vụ đất nước và chí thành hậu thuẫn GHPGVNTN theo bước chân của Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang và người thừa kế Ngài là Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ.

Trong nỗi buồn khôn nguôi của chư Tăng Ni, Phật tử, nhưng Lễ Đại tường Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang còn đọng lại trong tâm người tham dự lòng sắt son với tiền đồ của nền Phật giáo dân tộc mà nhờ công đức đại hải của Đức cố Tăng thống Thích Huuyền Quang và Đại lão Hòa thượng Thích Thích Quảng Độ vững tay chèo lái suốt 35 năm vượt bao giông bão, đưa con thuyền Giáo hội đến chân trời tươi sáng.

Đức Phó Tăng Thống Thích Hộ Giác ban Đạo từ tôn vinh công hạnh Đức cố Đệ tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang
Đức Phó Tăng Thống Thích Hộ Giác ban Đạo từ tôn vinh công hạnh Đức cố Đệ tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang

Trong Đạo từ của Đức Phó Tăng thống Thích Hộ Giác tôn vinh công hạnh Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang có đoạn ngài phát biểu rằng :

“Từ thuở tuổi hãy còn rất trẻ bất kể chướng duyên, một mình rày đây mai đó, Đức Đệ tứ Tăng Thống đã trao cho mình những hành trang cần thiết như một khẳng định mà qua đó những bậc đồng học hết sức nể vì. Chẳng những chuyên ròng về mặt đa văn túc trí mà Ngài còn nỗ lực hành toàn về hạnh thượng cầu hạ hóa. Nhứt là đời sống vạn hạnh thanh tịnh của một Trưởng tử Như Lai.

“Kính thưa chư liệt vị. Cuộc đời Đức Đệ tứ Tăng Thống gắn liền với lịch sử đất nước, đạo Phật, con người. Ngài đã để lại những dấu ấn đầy ấn tượng trên từng giai kỳ thịnh suy của lịch sử. Nhất là những giai đoạn nghiệt ngã quốc nạn và pháp nạn. Đạo phong trác tuyệt của Đức Đệ tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang là chuẩn mực tiêu biểu của lý tưởng Bồ Tát hạnh trong những hoàn cảnh nhiễu nhương của đất nước, đứng trước vực thẳm của giống nòi, nhất là trước nạn ngoại xâm từ phương Bắc. Dẫu thân cô thế yếu Ngài vẫn không ngừng tuyên dương Công bình và Lẽ phải. Đặc biệt là quyền sống của Con Người. Ngài kêu gọi sự từ bỏ tham vọng thấp hèn và đề xuất những lối đi như là những Giải pháp thay thế thù ứng toàn diện. Đời sống phạm hạnh của Ngài từ đó là một bài học vô giá và càng tỏa sáng hơn thì phạm hạnh vô giá ấy được đồng hành cùng Bồ Tát hạnh.

“Chúng con xin cúi đầu đãnh lễ tri ân công hạnh hoằng hóa sâu dày của Ngài và nguyện tiếp tục con đường mà Ngài đã đi và hoàn tất những di ngôn Ngài để lại.

“Nam mô Từ Lâm Tế Chánh tôn tứ thập nhất thế khai sơn Tu viện Nguyên Thiều Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN thượng Huyền hạ Quang Đại lão Hòa thượng Giác linh tác đại chứng minh”.

Trong bài Diễn văn khai mạc Đại lễ của Trưởng ban Tổ chức, Thượng tọa Thích Viên Dung, Trụ trì chùa Bảo Phước mà cũng là Chánh Đại diện Miền Huyền Quang, bao gồm vùng Bắc California, cũng tuyên dương công đức có một không hai :

“Thời gian biến đổi, sự thế vô thường, nhưng sự quy tịch của Ngài là một mất mát to lớn, không những đối với Phật giáo đồ mà còn đối với cả Dân tộc Việt Nam. Quả thật như vậy ! Lịch sử 2000 năm Phật Giáo Việt Nam, Ngài là một trong những cao tăng thạc đức, một bậc Long Tượng thiền môn phi thường, nhập trần, xuất thế, hạnh nguyện lực Đại Trí, Đại Hùng, Đại Bi Tâm. Trong 89 năm trụ thế, phần lớn cuộc đời Ngài, phải chống đỡ những ngửa nghiêng của ý thức hệ Cộng Sản đè nặng, làm điêu linh và băng hoại cả Dân tộc. Trong 71 năm Pháp Lạp, gánh vác con thuyền Giáo Hội vượt ba đào bởi những chông chênh của thời thế nhiễu nhương, dân tình thống khổ. Ngài đã tiếp nối mạng mạch truyền thừa lâu dài nhất, kỳ vĩ nhất, nghiệt ngã nhất, gai góc nhất, của ba đời Tăng Thống để lại : Đại Lão Hoà Thượng Đệ Nhất Tăng Thống Thích Tịnh Khiết, Đại Lão Hoà Thượng Đệ Nhị Tăng Thống Thích Giác Nhiên, Đại Lão Hoà Thượng Đệ Tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu, để tiếp tục viết nên trang sử GHPGVNTN vẫn còn dang dở…

Thượng tọa Thích Viên Dung, Trưởng ban Tổ chức đọc Diễn văn khai mạc
Thượng tọa Thích Viên Dung, Trưởng ban Tổ chức đọc Diễn văn khai mạc

“Kính thưa quý liệt vị. Không dang dở sao được, suốt cuộc đời Ngài luôn đấu tranh đòi hỏi Tự Do cho tôn giáo, Dân Chủ cho đất nước, từ tháng 4 năm 1977, bạo quyền Hà Nội đã giam Ngài trong ngục tù Phan Đăng Lưu, Sài Gòn, sau đó chuyển ra quản chế tại chùa Hội Phước, Quảng Ngãi. Mãi đến năm 1995, tuy bạo quyền Hà Nội không đem Ngài ra xét xử, nhưng lại chuyển Ngài đến chùa Phước Quang, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi, một nơi xa xôi, hẻo lánh, trước mặt chùa có bót công an canh giữ, gay gắt và cẩn mật hơn. Không dang dở sao được, như Ngài đã tuyên bố : “Cuộc đời tôi : Sống không nhà, tu không chùa, đi không đường, tù không tội, chết không mồ. Cuộc đời tôi, ở trong nhà tù nhỏ, khác gì nhà tù lớn. Đất nước không có Tự Do, làm sao tôi có Tự Do ? Dân tộc không có Dân Chủ, làm sao tôi có tiếng nói Nhân Quyền ? Biên cương, lãnh thổ, vùng biển, vùng trời, bị cưỡng đoạt. Sỉ nhục Tổ tiên, làm sao tôi không sỉ nhục ? Cả lịch sử 5000 năm. Dân tộc luôn tương ái, tương thân, đồng cam cọng khổ, trên mãnh đất của Quê Cha Đất Mẹ, chứ chưa đành đoạn biệt xứ, lưu vong đến hàng triệu người, thì làm sao tôi không đau trong nổi đau thống thiết ấy ?...”

“Trong suốt thời gian bị cầm tù và quản chế, Ngài đã ra nhiều tuyên cáo, đấu tranh trực diện với bạo quyền Hà Nội, với mục đích “ Giải trừ Quốc Nạn và Pháp Nạn”, đòi hỏi Tự Do tôn giáo và Nhân Quyền cho Dân tộc. Ngài đã từng tuyên bố trước công luận Quốc tế :

- “ Chánh Pháp không thể nở hoa nơi giang sơn nô lệ”

- “Chúng sinh không thể an lạc, nơi áp bức đói nghèo”.

“Kính thưa quý liệt vị. Ngài đã quy tịch, trong lúc trang sử của Dân Tộc vẫn còn nhiều hoen ố bởi bạo quyền Cộng Sản. Cuộc đấu tranh đòi Tự Do tôn giáo và Nhân Quyền cho Dân Tộc của Ngài cũng như của Giáo Hội PGVNTN đang tiếp diễn cho đến ngày thành công. Chúng ta toàn thể Tăng Ni, Tín đồ từ quốc nội, đến hải ngoại, thành tâm truy tán, kính ngưỡng cuộc đời và hành trạng Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang, ghi đậm dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn người dân Việt. Hạnh Bi nguyện một bậc Đại Thượng sĩ của Ngài là tấm gương bất tuyệt trong công hạnh Thượng cầu Phật đạo, Hạ hoá chúng sinh.

“Tưởng nhớ Đức Cố Tăng Thống Thích Huyền Quang là nổ lực, thừa kế Ngài phục hoạt GHPGVNTN và đem lại Nhân Quyền và Dân Chủ cho Việt Nam”.

Thời thuyêt pháp của Đại lão Hòa thượng Thích Chánh Lạc sáng ngày thứ bảy 17.7.2010
Thời thuyêt pháp của Đại lão Hòa thượng Thích Chánh Lạc sáng ngày thứ bảy 17.7.2010

Trong phần quan khách phát biểu, Nhà văn Ỷ Lan, người nước Anh là đệ tử ngoại quốc duy nhất của Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang được Ban Tổ chức mời phát biểu. Chị đã nói lên ảnh hưởng quốc tế lớn rộng của Ngài như sau :

“Ỷ Lan vốn là người thích nói nhiều khi có dịp nói tiếng Việt. Nhưng hôm nay trong sân chùa Bảo Phước, trong lễ Đại tường cho Bổn sư của Ỷ Lan, Ỷ Lan không đủ lời nói lên sự xúc động của mình. Xúc động để nói về vị Bổn sư mà mình chưa hề được gặp. Nhưng không có một ngày nào, trong hơn ba mươi năm đấu tranh cho tự do tín ngưỡng và nhân quyền tại Việt Nam, mà Ỷ Lan không nghĩ đến Ngài. Ngài là một người bất khuất (vỗ tay), Ngài là người mà uy đức không chỉ bao trùm khắp nước Việt Nam mà còn lan xa trên khắp năm châu. Chính vì vậy uy danh của Thầy đã đến xứ Sương mù của Ỷ Lan bên Anh, khiến Ỷ Lan muốn theo gót Ngài, muốn noi gương Ngài để đóng góp một cái gì cho đất nước và đạo pháp tại Việt Nam (vỗ tay). Thật sự, Ỷ Lan chưa hề được gặp Ngài. Khi mơ ước trở thành Phật tử, Ỷ Lan mơ ước sẽ về trong một ngôi chùa ở làng quê Việt Nam để xin quy y. Nhưng cuộc đấu tranh còn dài, chắc ngày đó còn xa, cho nên Ỷ Lan lấy hết can đảm viết một bức thư cho Ngài Huyền Quang là người mình ngưỡng phục suốt bao nhiêu năm qua. Ngài lúc đó bị quản chế, suốt đời bị quản chế, tù đày. Bức thư của Ỷ Lan mất một năm trời không thấy hồi âm. Ỷ Lan nghĩ chắc không thể nào một bậc Cao tăng như Ngài lại nghĩ tới một người yếu hèn như mình để chấp nhận : Một người ngoại quốc, Một người phụ nữ, Một người cư sĩ ! Cả ba cái chắc chắn là Ngài sẽ không nhận (vỗ tay).

“Nhưng một năm sau, nghĩa là thư Ỷ Lan mất 6 tháng đi và thư Ngài hồi âm mất 6 tháng để trở về. Một ngày nào đó đang ngồi trong văn phòng Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ở Paris, Ỷ Lan nhận được một phái Quy y to tướng có chữ ký của Hòa thượng Huyền Quang. Vô cùng xúc động (vỗ tay). Từ bữa đó, ngày nào Ỷ Lan cũng phục vụ cho Thầy. Bởi vì như quý biết, một người bị quản chế nơi đất nước Việt Nam, khi không có áp lực quốc tế thì chính quyền rất có thể dập tắt tiếng nói của Ngài, còn làm hại Ngài. Cho nên anh Ái và Ỷ Lan ở Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế không có ngày nào không vận động quốc tế, dịch những tài liệu, làm sao cho ánh sáng bên ngoài soi tới con người Ngài.

“Ỷ Lan rất phục Ngài vì Ngài khổ suốt đời ở một nơi gọi là khỉ ho cò gáy, không có ai xung quanh (vỗ tay). Đồn công an trước chùa, mùa lũ lụt ở Quảng Ngãi chắc quý vị cũng biết có khi Ngài phải lên trên bàn ngồi ngủ vì nước lụt vào chùa. Rất khổ sở. Nhưng không một lời than, không bao giờ Ngài nghĩ rằng mình phải rời bỏ lý tưởng đổi lấy đời sung sướng hơn. Cách phát biểu của Ngài rất đặc biệt, Ngài nói ngắn gọn. Ỷ Lan nhớ một lần đọc bản tin của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội tường thuật buổi gặp gỡ giữa Đại sứ Mỹ Raymond Burghart và Hòa thượng Thích Huyền Quang nơi bị quản chế. Đại sứ Burghart hỏi Ngài Huyền Quang “Vì sao GHPGVNTN làm chính trị vậy ?” Hòa thượng đáp rất ngắn gọn, nhưng như đinh đóng cột, Hòa thượng nói : Xin Đại sứ nói với Nhà Nước bởi vì Nhà nước xen lấn vào vấn đề tôn giáo. Khi nào Nhà Nước thôi xen lấn vào vấn đề tôn giáo thì chúng tôi không còn nói vấn đề chính trị nữa (vỗ tay). Đó là tất cả vấn đề của Việt Nam ngày nay.

“Hôm nay trong khung cảnh đứng trước mặt quý vị ở đây, Ỷ Lan rất xúc động. Thời Ngài còn sống, Ỷ Lan đã hứa với Ngài Ỷ Lan sẽ về vấn an Ngài tại Bình Định. Nhưng Ỷ Lan đã thất hứa. Ỷ Lan chỉ có chút an ủi là những cuộc vận động của mình làm cho Ngài bớt khổ trong những năm cuối cùng của đời Ngài, nhờ áp lực quốc tế. Nhưng vì đã thất hứa, thì hôm nay trước di ảnh Giác linh Ngài và trước tất cả đồng bào có mặt hôm nay, Ỷ Lan hứa sẽ làm hết mình để kế thừa Ngài đi theo con đường của Ngài cho Tự do, Nhân quyền và phục hoạt quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN” (vỗ tay rất lâu).

Trong phần phát biểu của mình, Giáo sư Võ Văn Ái nhắc tới định nghĩa của pháp lý và vị trí lịch sử và dân tộc của GHPGVNTN do chính Đức cố Tăng thống phát ngôn trước linh đài Đức cố Đệ tam Tăng thống Thích Đôn Hậu tại chùa Linh Mụ năm 1992 :

“Nếu từ kinh Pháp Hoa mà Bồ tát Quảng Đức bước ra làm nên hành động Việt năm 1963, thì từ khổ nạn 68 năm Việt Nam, Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang mở ra con đường giác ngộ và siêu bạo lực cho nền văn hiến mới Việt Nam.

“Khi bước vào hội trường này chúng tôi thấy rất nhiều biểu ngữ. Biểu ngữ nào cũng giá trị, tuy nhiên có một biểu ngữ đúng với tâm trạng của chúng ta hôm nay nhân dự lễ Đại tường của Ngài. Đó là câu viết “Tưởng nhớ Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang là thừa kế Ngài phục hoạt GHPGVNTN và đem lại nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam”. Chúng tôi thấy câu này rất ý nghĩa. Bởi vì chúng ta tưởng nhớ không chỉ nhớ thương trong lòng mà phải nhớ thương bằng hành động. Hành động tiếp nối con đường mà Ngài đã chịu khổ nạn suốt trên ba mươi năm qua. Đức cố Đệ tứ Tăng Thống là gương mẫu cho chúng ta thấy rằng, một con người ý thức có thể lật đổ một bạo quyền. Ngài với hai bàn tay trắng, cùng với Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã đứng lên suốt 35 năm qua, đối diện với ba triệu bộ đội, đối diện với trên một triệu công an, cảnh sát. Đặc biệt đối diện với một chính sách thù địch tôn giáo. Nhờ vậy ngày hôm nay, GHPGVNTN vẫn tồn tại trong nước cũng như ngoài nước. Đây là ví dụ hùng hồn Ngài để lại cho chúng ta.

“Một câu nói thâm thúy khi ông Thứ trưởng Công an Trần Tư đến gặp Ngài ở Bình Định than trách tại sao Giáo hội chống đối Nhà nước Cộng sản, Ngài trả lời nhẹ nhàng : Chính quyền nào cũng nói là muôn năm, nhưng không có chính quyền nào tồn tại muôn năm. Còn Phật giáo không nói muôn năm nhưng ba nghìn năm rồi Phật giáo vẫn tồn tại trên trái đất.

“Tôi xin phép quý vị đọc một đôi lời của Đức cố Tăng Thống Thích Huyền Quang giải thích thế nào là pháp lý ? thế nào là GHPGVNTN ? Ngài phát biểu hôm Đức Đệ Tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu viên tịch tại chùa Linh Mụ Huế năm 1992. Ngài từ Quảng Ngãi ra thọ tang. Trước linh đài Đức Đệ tam Tăng thống, Ngài phát biểu một bài dài nhiều ý nghĩa. Nhưng tôi chỉ xin trích đọc lại hai đoạn ngắn để chúng ta thấy rõ ý chí của Ngài, quan niệm của Ngài đối với vấn đề pháp lý cộng sản. Bởi vì hiện tại GHPGVNTN không có quyền sinh hoạt pháp lý tại Việt Nam. Đối với Ngài pháp lý chỉ là một mảnh giấy, rồi Ngài cũng định nghĩa thế nào là GHPGVNTN mà trong chúng ta hôm nay có người đã đoạn tình quên lãng. Xin hãy lắng lòng nghe lại lời phát biểu của Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang sau đây :

“Kính bạch Giác linh Hòa thượng,

“Biến cố ngày 30 tháng 4 năm 1975 xẩy tới. Chiến tranh chấm dứt. Hòa thượng cũng như chúng tôi trong Hội đồng Lưỡng Viện tưởng rằng Giáo hội sẽ được bước vào thời bình, để tiếp tục thi hành Phật sự. Không ngờ chướng ngại và trở lực khác lại manh nha.

“Chướng ngại ấy là sự kiện một“Giáo hội Nhà nước” ra đời tại Chùa Quán Sứ ở Hà Nội, do chính quyền dựng lên vào đầu năm 1981. Tôi xin nói lại, là do chính quyền dựng lên, chứ không phải do Tăng Ni suy cử. Vì vậy mà mười mấy năm qua, Tăng Ni và Phật tử âm thầm chịu đựng sự áp bức.

“Làm sao cho Giáo hội tồn tại, như một hùng niệm tới máu xương và tù tội của các Thánh Tăng và Phật tử tử đạo ?

“Vì sao Giáo hội Hà Nội mới ra đời lại có pháp lý, còn Giáo hội Ấn Quang, tức Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), không được pháp lý bảo vệ ? Xin lập lại, là tại sao Giáo hội Hà Nội do chính quyền lập ra lại đầy quyền hành, thế lực, và có “pháp lý” ? Trong khi Giáo hội Ấn Quang, một Giáo hội truyền thống dựng lên từ xương máu, khổ đau và tâm thành của bao nhiêu thế hệ Phật giáo, thì lại bị phủ nhận ? Điều cần biết là cho đến nay, chưa có một nghị định, sắc luật nào khai tử Giáo hội Ấn Quang. Thế thì, chỉ nói trên mặt xã hội và thế tục mà thôi, pháp lý của Giáo hội Ấn Quang vẫn y nhiên tồn tại.

“Có người sẽ hỏi tại sao mười mấy năm qua chúng ta không còn được thi hành Phật sự như ý nguyện ? Câu hỏi rất đúng, rất cần, rất thiết tha, bắt tòan thể Phật tử chúng ta phải suy nghĩ. Lại có người dễ dãi cho rằng, chúng ta đang thiếu những người lãnh đạo. Tôi khẳng dịnh ngay : điều đó không đúng. Và cũng xin thưa ngay : chư vị lãnh đạo Phật giáo, những người đã hy sinh đóng góp xây dựng Giáo hội Ấn Quang còn nhiều lắm. Họ có mặt khắp nơi, ở trong nước cũng đông, mà ở hải ngọai cũng đông. Cho nên, GHPGVNTN của chúng ta không dễ dẹp bỏ đi trong một ngày, một tháng, một vài năm. Không ai có quyền tự thị muốn dẹp bỏ, muốn đóng cửa lúc nào cũng được.

“Kính bạch Giác linh Hòa thượng,

“Tôi còn đây, Quảng Độ còn đó, hàng Giáo phẩm ở trong nước, ở ngòai nước cũng còn đó. Chúng tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn Hội đồng Lưỡng Viện, tiếp tục điều hành bình thường Phật sự Giáo hội cho đến khi GHPGVNTN được tự do họat động như ngày nào trước 1975. Xin Giác linh Hòa thượng gia hộ cho chúng tôi, cho Tăng Ni, cho Phật tử vững bước tiến theo Giáo hội, vững lòng tin tưởng vào pháp mệnh trường cửu của một Giáo hội truyền thống.

“Giáo hội truyền thống là gì ? Là một Giáo hội của Tăng Ni, Phật tử, do chư vị Trưởng lão đại tăng, cao tăng, danh tăng lập thành. Chứ không do một thế lực thế tục nào lập ra, bất chấp mọi ý lực của tập thể Tăng Ni Phật tử. Bởi thế, tòan thể Tăng Ni, Phật tử đã dựng xây Giáo hội, sống với Giáo hội, chia ngọt sẻ bùi với Giáo hội, chết chóc, tù đày cùng Giáo hội, vẫn bất khuất tiến lên dưới sự lãnh đạo của Giáo hội. Không ai có thể phát ngôn bừa bãi rằng GHPGVNTN ta không có pháp lý.

“Pháp lý là gì ? Ở đây và hiện nay, pháp lý chỉ là mảnh giấy được viết và cấp phát cho một tổ chức tân lập để hỗ trợ những mục tiêu riêng tư, cục bộ, phi Phật giáo. Trái lại, Giáo hội ta có mặt trên dải đất này đã 2000 năm rồi. Đinh, Lê, Lý, Trần đã chấp nhận Phật giáo. Các triều đại kế tiếp cũng chấp nhận Phật giáo. Do đó, mà những khẩu hiệu như thế này đã vang lên ở Đại hội bất thường của GHPGVNTN sau năm 1975 tại Hội trường Ấn Quang ở Saigon, tôi xin lập lại :

- Pháp lý của Giáo hội là 2000 năm dựng Văn mở Đạo trên dải đất Việt Nam này !

- Địa vị của Giáo hội là 80% dân chúng già, trẻ, lớn, bé !

- Cơ sở của Giáo hội là nông thôn, thành thị, cao nguyên và hải đảo !

“Đó là cơ sở vững chắc muôn năm. Đó là pháp lý, địa vị có sở của Giáo hội.

“Pháp lý thế tục có thể ban ra và có thể thu lại. Lẽ nào Giáo hội lại cúi đầu chịu mãi sự săn đầm đó ? Cho nên, không thể nhìn Giáo hội Phật giáo theo pháp lý giấy, mà phải nhìn thấy Giáo hội qua lịch sử đạo lý và vinh quang của dân tộc. Cái đó mới là pháp lý. Nói rõ hơn, pháp lý ấy là Chính Pháp.

“Các vị nghe rõ không ạ ? Tôi lập lại : Pháp lý của Giáo hội Phật giáo là Chính pháp của 2000 năm lịch sử đạo lý và văn hiến trên đường mở nước và dựng nước. Cơ sở của Giáo hội Phật giáo là nông thôn, thành thị, núi rừng và hải đảo dưới ánh hào quang của Trí Tuệ và Từ Bi. Địa vị của Giáo hội Phật giáo là 80% dân chúng, già, trẻ, lớn, bé. Không còn nghi ngờ gì nữa về nền pháp lý có truyền thồng lịch sử ấy của GHPGVNTN”.

Quầy sách “Một Đời Vì Đạo Vì Dân : Đức cố Tăng Thống Thích Huyền Quang”
Quầy sách “Một Đời Vì Đạo Vì Dân : Đức cố Tăng Thống Thích Huyền Quang”

Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Joseph Cao trong buổi Hội luận về cuộc đời Đức cố Tăng Thống Thích Huyền Quang, ảnh bên trái Nhà văn Ỷ Lan, bên phải ông Võ Văn Ái
Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Joseph Cao trong buổi Hội luận về cuộc đời Đức cố Tăng Thống Thích Huyền Quang, ảnh bên trái Nhà văn Ỷ Lan, bên phải ông Võ Văn Ái

Phần phát biểu của Bình luận gia Lý Đại Nguyên, ông đề cao sự tiên phong của Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang dẫn đầu trong cuộc đấu tranh chống áp bức và độc tài Cộng san, khiến cho sau đó những nhà cộng sản ly khai bước theo nhập cuộc.

Đặc biệt ở phần Hội luận kết thúc lễ Đại tường, Dân biểu Joseph Cao, người dân biểu gốc Việt duy nhất tại Quốc hội Hoa Kỳ, đã đến tôn vinh Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang. Nhân dịp này, Dân biểu khẳng định vai trò của mình đối với Cộng đồng Người Việt hải ngoại cũng như đối với cố quốc Việt Nam :

“Cách đây khoảng chừng một năm rưởi tôi có được gặp Đức Dalai Lama ở trên Hoa Thịnh Đốn. Đức Dalai Lama có nhắc tôi một chuyện, là nếu trong những lúc tôi nói chuyện, thông báo hay làm việc ở Quốc hội thì ông khuyên tôi tính cách chuyên môn qua tư cách mình là người Mỹ gốc Việt. Tại vì chỉ có người Mỹ gốc Việt mới có thể hiểu được tình trạng Cộng đồng Việt Nam của chúng ta. Chỉ có người Mỹ gốc Việt mới có thể hiều được những đau khổ, những sự Cộng đồng chúng ta phải trải qua trong hơn 35 năm qua. Và nói chung một người Mỹ gốc Việt đứng lên nói về sự xẩy ra ở trên nước Việt Nam [với tính cách] chuyên môn là sẽ được nhiều hiệu quả, mạnh hơn là một người không phải gốc Việt Nam.

“Nói chung, trong 18 tháng qua tôi cũng thấy như vậy. Mỗi lần những người tôi làm việc chung trong Quốc hội lúc nào liên hệ tới Việt Nam họ tới gặp tôi nói chuyện và hỏi ý kiến. Tại họ nghĩ rằng có một người Việt hiểu được tình trạng nước Việt. Và trong 18 tháng qua tôi rất hãnh diện, mặc dù tôi đại diện cho địa hạt Louisana, tôi cũng rất hãnh diện đã là một tiếng nói của Cộng đồng chúng ta trên nước Mỹ, cùng với tiếng nói của Cộng đồng chúng ta trên thế giới liên hệ tới vấn đề tự do tôn giáo, tự do nhân quyền ở trên nước Việt Nam. Trong 18 tháng qua tôi đã làm việc rất là… nói là không ngủ thì không đúng, nhưng nhiều thời gian lâu dài liên hệ tới những Đạo luật và những chuyện xẩy ra trên đất nước Việt Nam. Nói chung có hai Đạo luật tôi đang muốn thông qua tại Quốc hội ; thứ nhất là việc gọi là Việt Nam Denocracy Promotion Act (Đạo luật Thăng tiến Dân chủ Việt Nam), thứ hai là về Vietnam Sanction Act (Đạo luật về việc chế tài Việt Nam). Hai cái đó nếu Quốc hội thông qua sẽ ép Việt Nam theo đường lối của chúng ta ước ao trong hơn ba mươi năm qua. Đó là làm sao xây dựng được một xã hội Việt Nam mà dân chúng có tự do tôn giáo, tự do nhân quyền.

“Tôi thấy qua sự tiếp xúc của mọi người trong cộng đồng, dù là Cộng giáo, Phật giáo hay là Hòa Hảo, mọi người chúng ta dù khác biệt về đức tin, khác biệt về ý nghĩ, về đời sống, nhưng tôi thấy mọi người đồng ý một điểm, đó là làm sao chúng ta có thể thành lập, thứ nhất một Cộng đồng Việt Nam rất mạnh trên nước Mỹ, thứ hai là làm sao mang tới sự tự do ở trong nước Việt Nam yêu quý của chúng ta”.


*


TT.THICH THIỆN MINH * GỬI CHÍNH PHỦ CỘNG SẢN


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


KIẾN NGHỊ THƯ



V/v: PHÓNG THÍCH TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VÀ TÔN GIÁO
Kính gởi:
· Ông Nông Đức Mạnh –Tổng bí thư Đảng CS Việt Nam
· Ông Nguyễn Minh Triết – Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
· Ông Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam
· Ông Nguyễn Phú Trọng– Chủ tịch quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Đồng kính gởi:
- Cựu tù nhân Chính trị và Tôn giáo của nhà tù nước CHXHCN Việt Nam.
- Gia đình các Cựu tù nhân chính trị và Tôn giáo nhà tù nước CHXHCN Việt Nam.
- Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
Kính thưa các Qúy ngài lãnh đạo đất nước.
Nhân dịp ân xá ngày Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam 2/9/2010 và Đại lễ ngàn năm Thăng Long 10/10/2010, chúng tôi một số cựu tù nhân Chính trị và Tôn giáo cùng với gia đình những tù nhân Chính trị và Tôn giáo đang còn bị giam giữ, kiến nghị khẩn thiết kính gởi đến Qúy ngài lãnh đạo nước CHXHCN Việt Nam hãy trả tự do cho những tù nhân Chính trị và Tôn giáo đang bị giam giữ vì các lý do sau đây:
Về Tình trạng tù nhân: Những tù nhân Chính trị và Tôn giáo bao gồm những tù nhân sắc tộc khác, hiện nay đều là những người yêu đất nước Việt Nam với những tư tưởng ôn hòa. Có nhiều trường hợp họ bị kết án vì nói lên tiếng nói khác biệt với quan điểm của Đảng CS Việt Nam, hoặc chỉ vì đề nghị một đường lối chính sách xây dựng đất nước khác với quan điểm của Đảng CS Việt Nam và phù hợp với lòng dân . Trong số đó có những người bị giam giữ đến 27, 28 năm chưa kể thời gian họ bị tập trung cải tạo trước đó vì tham gia chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Nhiều tù nhân còn bị kết án một cách không minh bạch, không công bằng, không đúng với thủ tục tố tụng. Điển hình là vụ án của ông Nguyễn Hữu Cầu đang bị giam tại phân trại 2, Trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai với thời gian giam cầm gần 29, mắt Anh hầu như không còn thấy, người đầy bệnh tật, sức khỏe giảm sút…
Về Tình trạng giam giữ: Mặc dù đã có phần nào cải thiện so với thập niên 80, 90 của thế kỷ trước, tuy nhiên nhà tù Việt Nam hiện nay vẫn là một trong những nơi giam giữ khắc nghiệt nhất thế giới. Chế độ dinh dưỡng thiếu thốn, phòng giam chật hẹp thiếu dưỡng khí, tù nhân chen chúc trong điều kiện thiếu vệ sinh, dễ lây lan cá bệnh truyền nhiễm, dịch vụ y tế khám chữa bệnh thiếu thốn và lạc hậu. Tất cả đó là những nguyên nhân khiến nhiều tù nhân mang bệnh chết trong nhà tù hoặc khi được trả tự do, về nhà phải mang nhiều bệnh nan y, hiểm nghèo. Đó là chưa kể đến sự ngược đãi và bạo hành của những người có trách nhiệm trong việc quản lý trại giam.
Ngoài ra do hoàn cảnh khó khăn của gia đình những người tù, nên việc thăm nuôi không thể thường xuyên và đều đặn. Có những tù nhân không có người thăm nuôi trong suốt thời gian ở tù như trường hợp của anh Đinh Quang Hải ra tù ngày 1/7/2010, không có gia đình thăm nuôi trong suốt 11 năm.
Ngoài các tình trạng nêu trên chúng tôi thấy rằng tạo môi trường hòa giải hòa hợp dân tộc là một lý do chánh đáng mà chúng tôi kiến nghị
Thưa các vị lãnh đạo!
Cuộc nội chiến Việt Nam đã chấm dứt 35 năm, nhưng lòng người dân Việt chưa bao giờ thống nhất. Thời thời gian gần đây Đảng CS và Nhà nước Việt Nam luôn nói về HÒA HỢP, HÒA GIẢI DÂN TỘC, nhưng những ngôn từ cao đẹp này sẽ trở nên vô nghĩa nếu nó không được thể hiện bằng hành động cụ thể. Đảng CS và Nhà nước Việt Nam còn có thể bắt tay làm hòa với Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Úc Đại Lợi…là những quốc gia đã từng tham chiến tại Việt Nam trở thành đối tác chiến lược thì tại sao không thể bắt tay làm hòa với những người dân Việt Nam theo chủ nghĩa ôn hòa. Không có HÒA HỢP, HÒA GIẢI DÂN TỘC nếu chưa hòa giải với những nạn nhân của chế độ, của sự khác biệt tư tưởng và ý thức hệ.
Trả tự do các tù nhân Chính trị và Tôn giáo đó là sứ mệnh cao đẹp nhất mà Qúy ngài có thể thực hiện ngay, ngoài mục đích nhân đạo còn là sự biểu hiện thiện chí rõ ràng của Đảng CS và Nhà nước Việt Nam trong lời kêu gọi HÒA HỢP, HÒA GIẢI DÂN TỘC.
Vì những lý do trên, chúng tôi, những cựu tù Chính trị và Tôn giáo và gia đình kiến nghị những nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và Nhà nước CHXHCN Việt Nam hãy mở rộng lòng mình trả tự do vô điều kiện các tù nhân Chính trị và Tôn giáo đang còn bị giam giữ trên khắp đất nước Việt Nam. Trước mắt đưa ngay các tù nhân bị bệnh nặng, bệnh nan y, bệnh mãn tính đến các bệnh viện có điều kiện hơn để chửa trị hay cho gia đình bảo lãnh về nhà chữa bệnh.
Trân trọng kính chào
Sài gòn, Ngày 1 tháng 8 năm 2010
ĐẠI DIỆN CỰU TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VÀ TÔN GIÁO
CỦA NHÀ TÙ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

 

Sunday, August 1, 2010

THƠ SONG NGỮ

To:
ThiNhanVietNam@yahoo.com

NÓI VỚI DÒNG MISSISSIPPI

ngươi trôi tới đây từ phương bắc

ta giạt về đây từ phương đông

ta với ngươi cùng nhau trôi giạt

đời ta buồn, đời ngươi buồn không ?

ngươi buồn ư ? sao còn chảy xiết ?

càng đi xa, ngươi càng rộng sâu

ta buồn quá, ngó ngươi chóng mặt

ngàn trùng quê - nhớ - ta cúi đầu

đường ngươi đi phù sa rải khắp

sông xa quê sông biết nuôi người

đường ta đi tha phương cầu thực

muốn nuôi mình mà hết niềm vui

quê ta có sông Thu không cầu danh

cũng biết nuôi người và thương mình

cả đời ta ước như sông ấy

chảy giữa tình yêu chảy quẩn quanh

vậy mà ta một ngày ra đi

tới đây là đã biệt đường về

càng xa nguồn sông càng ngầu đục

chỉ khổ dòng trong thuở trước kia

ta với ngươi cách quê đều xa

đáng khi tâm sự phải sa đà

ngươi chẳng buồn chi ngươi chảy xiết

bỏ trời lưu lạc một mình ta...


HOÀNG LỘC





TO MISSISSIPPI


You have flowed down here from the North;
Like you, I have drifted over here from the East.
We’ve been similar in our leeway thenceforth;
My life is melancholy, is yours too, at least?
Do you grieve? Why are you still running fast?
The farther you reach the wider/deeper you grow.

Along your path everywhere alluvium giving,
Away from source a river knows to nourish Man,
While my blind alley is in search of a living,
Wanting to feed myself with joy hardly I can.
Back home, I have the modest Thu Stream
Which also knows to nurse people and self-love.
All my life to be like that dear river I dream
To flow among Love, round and round to rove.
Nevertheless, adieu to my country! So fervid
Up to this place, my return seems a blindfold.
The farther from its origin it gets more turbid:
Distraught with disgrace -- Oh! pure flow of old!
You and me, we both are away from source:
We should have exchanged feelings all night.
Without worry, you continue your swift course,
Leaving me all solitary in exile in this plight!
Translation by THANH-THANH


VATICAN BÁC BỎ YÊU SÁCH PHI LÝ CỦA VIỆT CỘNG

CÔNG GIÁO VIỆT NAM * VIỆT CỘNG ĐÒI HỎI PHI LÝ

Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net conggiaovietnam@gmail.com

Vatican đã bác bỏ nhiều đòi hỏi phi lý từ phía Việt Nam như thế nào trong Phiên họp hỗn hợp vòng 2 tại Vatican

Nguồn: http://vietcatholic.net/News/Html/82485.htm

Phiên họp hỗn hợp giữa Vatican và Việt Nam đã kết thúc hơn 1 tháng nay. Cả hai bên đều ra thông cáo gần giống nhau, đều coi đây là bước phát triển trong quan hệ song phương và đã có một thoả thuận là Toà thánh được cử một đại diện không thường trực đến Việt Nam. Thế nhưng còn rất nhiều chi tiết của phiên họp đến nay vẫn chưa được tiết lộ. Mới đây VietCatholic nhận được một số tin tức từ những nguồn tin đáng tin cậy cho biết về phiên họp này và một số những chi tiết "nhậy cảm" xin được ghi lại như sau:

Khác hẳn với phiên họp vòng 1 tại Hà Nội, Tòa Thánh đã chấp nhận một số những đề nghị từ phía Việt Nam liên quan tới Giáo hội Việt Nam thì trong phiên họp lần 2 Tòa Thánh chẳng những có thái độ không khoan nhượng với những lập luận phê bình Giáo hội từ phía Việt Nam, nhưng còn thẳng thắn bác bỏ hầu hết các đòi hỏi do đoàn Việt Nam đưa ra ở phiên họp vòng 2 tại Vatican.

Theo nhiều nguồn tin chúng tôi nhận được thì đoàn Việt Nam đã đề nghị Toà thánh cấm không cho Đức TGM Ngô Quang Kiệt về nước kể cả dịp đại hội các GMVN vào tháng 10-2010 và không bổ nhiệm vào bất cứ chức vụ nào ở Toà thánh. Vatican cho rằng, Đức TGM Ngô Quang Kiệt chưa bị tước quyền công dân Việt Nam nên Toà thánh không thể làm cái việc vi phạm nhân quyền và cả pháp luật Việt Nam nữa. Còn việc bổ nhiệm nhân sự ở Vatican, đó là công việc nội bộ mà Việt Nam không nên can thiệp vào giống như Vatican không thể đề nghị ông A làm Thủ tướng hay bà B không được làm Bộ trưởng ở Việt Nam.

Việt Nam cũng đề nghị Toà thánh cấm không cho dòng Chúa Cứu Thế hoạt động tại Việt Nam hay ít nhất không cho hoạt động tại Hà Nội giống như trước đây trong lịch sử Toà thánh đã rút dòng Tên khỏi Việt Nam, không cho hoạt động mục vụ ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XVII. Vatican trả lời các dòng tu hoạt động theo tôn chỉ của Dòng và luật pháp ở từng quốc gia. Nếu họ sai pháp luật, xin các ngài hãy xử theo luật pháp, chúng tôi chỉ có thể nhắc nhở họ khi họ làm sai với tôn chỉ đã được Toà thánh phê chuẩn.

Về đề nghị của Việt Nam là Toà Thánh ra thông báo cấm các cuộc tập trung cầu nguyện đòi đất đai, tài sản như thời gian vừa qua và can thiệp kịp thời như vụ cầu nguyện ở Toà Khâm sứ, phái đoàn Vatican trả lời rằng: đất đai, tài sản của Giáo hội sở hữu một cách hợp pháp, Toà thánh kiên quyết bảo vệ và vẫn dứt khoát nêu lại đòi hỏi của các Giám mục Việt Nam là đòi lại quyền sử dụng hợp pháp Toà Khâm sứ ở Hà Nội và Giáo hoàng học viện Đà Lạt.

Toà thánh nhận định rằng nếu như Toà thánh có đại diện ở Việt Nam thì việc nắm bắt thông tin sẽ kịp thời và chính xác hơn thì sẽ sẽ đễ dàng có chỉ dẫn cụ thể cho từng vụ việc.

Lập trường của Toà thánh là luôn ủng hộ việc đòi hỏi chính đáng: việc đòi lại tài sản hợp pháp của Giáo hội Việt Nam trong tình thần ôn hoà, bất bạo động.

Việt Nam cũng đề nghị Toà thánh dừng tiến trình phong thánh cho Hồng y Nguyễn Văn Thuận vì “không có lợi cho đại đoàn kết dân tộc”, Vatican đã bác bỏ thẳng thừng và cho đó là vi phạm các thoả thuận giữa Vatican và Việt Nam ở vòng 1 vì chỉ có phong giám mục ở Việt Nam mới cần có sự đồng thuận của Nhà nước Việt Nam mà thôi.

Không khí họp căng thẳng tới mức phái đoàn Việt Nam đã xin tạm ngừng họp để xin ý kiến ở Hà Nội. Không biết Hà Nội chỉ đạo thế nào nhưng kết thúc đã thống nhất đề nghị Vatican được cử một đại diện không thường trực đến Việt Nam.

Tuy nhiên vị đại diện này có được tự do vào Việt Nam gặp gỡ các giám mục, linh mục giáo dân hay không? Có phải xin phép và báo trước lịch trình cho phía Việt Nam và được ở lại Việt Nam bao lâu hay bao lâu mới được đến Việt Nam một lần vẫn chưa thống nhất được mà phải chờ đến vòng ba họp tại Hà Nội vào năm sau.

Còn một số thông tin nữa chúng tôi đang kiểm chứng, đối chiếu nhưng với những gì biết được và khi nào thuận tiện sẽ trình bầy sau. Một số giáo sĩ Việt Nam ở Roma và một vài Giáo chức Giáo hội có ảnh hưởng ở Việt Nam rất nhiệt liệt hoan hô tinh thần làm việc thẳng thắn của phái đoàn Vatican tại phiên họp vòng 2 vừa qua.

Đồng Nhân



Kinh thưa Quý vị, đặc biệt các bạn trẻ,

Trong số những người thân của chúng ta

Không phải tất cả đều đã có máy điện toán (vi tính) hoặc có dùng email, hoặc đã có thể nhận được những tài liệu này...

Vì vậy, xin hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách phổ biến tài liệu này bằng email hoặc in ra, photocopy và gởi cho người thân của Quý vị.

Đặc biệt xin gởi cho các Linh mục chưa có sử dụng internet

Xin chân thành cám ơn

conggiaovietnam@gmail.com

www.conggiaovietnam.net

THƠ CUNG TRẦM TƯỞNG


TA KHÔNG VỀ TẮM AO TA

HAY CẤU TRÚC SÁU TÁM MỘT CỘI BUỒN CUNG TRẦM TƯỞNG


LỜI NHẬP
Trước hết, xin nói về nguyên nhân sự ra đời và mục đích của bài thơ này nhằm giúp độc giả hiểu thấu đáo hơn những tình ý tác giả muốn gửi tới họ thông qua bài thơ đảm nhận cùng một lúc hai chức năng: vừa là môi trường chuyển tải thông điệp, vừa chính là thông điệp. Bài thơ ra đời từ hình ảnh một con vờ tác giả bắt gặp khi còn là một đứa trẻ thơ vào một buổi chiều thu trên mặt nước một ao tù trong cổ thành Sơn Tây. Kể từ buổi sơ ngộ bất ngờ ấy, hình ảnh con vờ ở lại luôn với tác giả như một ám ảnh mông lung, một thắc mắc mơ hồ, một xao động lăn tăn, một kí hiệu u uẩn, một đầu tư thi ca bất trắc, có nguy cơ trở thành vô sinh như thứ cau không trổ buồng. Ý tác giả muốn nói: nó có thể bị ngưng lại ở dạng một biểu tượng thuần tuý vì không có cơ duyên nảy nở thành một mãn thể ngôn ngữ là câu thơ hay bài thơ.


Có hơn một vật hình đến với ta rồi ra đi mất tích luôn: chúng không bao giờ trở thành kỉ niệm. Lí do không phải vì kí ức ta bạc bẽo với chúng mà vì khả năng ngôn ngữ của ta bất cập trước cái muôn màu muôn vẻ của thế giới sự vật. Trong đầu mỗi chúng ta có một nghĩa địa chôn không biết bao nhiêu là bóng ma tiền ngôn ngữ alogon.

Cơ bản, mỗi chúng ta đều mắc ít nhiều chứng thất ngữ, căn bệnh của những thi sĩ hụt, poète manqué. Người là động vật duy nhất có tiếng nói. Mất tiếng nói hay bị cấm nói, nó sống một cuộc sống mất quân bình. Để bù đắp, nó phải sử dụng tiếng kêu, tiếng thở dài, tiếng khóc, tiếng cười và những phương cụ khác của ngôn ngữ thân thể như cặp mắt, đôi môi, hai bàn tay, dáng đi, cách ngồi và những điệu bộ khác để tự khẳng định sự hiện hữu của mình. Nó bắt buộc phải trở lại làm con người tiền sử, một con vật không có tiếng nói, nhưng là một con vật có cái pour-soi biết mình là một con vật Chúng ta đang sống trong một thời đại đầy đặc điêu ngoa và xảo trá.


Môi trường ngôn ngữ bị lũng đoạn bởi những âm mưu u ám của lũ phù thuỷ, lang băm chính trị đức mỏng tài thô, say mê quyền lực và bạo lực. Trong môi trường bị nhiễm độc này, con chữ trở thành một công cụ của tuyên truyền: cái bẫy gài biến người dân thành một cái máy nghe thụ động, ngu trung và một chiếc loa lặp lại không sai một chữ những khẩu hiệu, sáo ngữ, thần chú, sấm truyền, chỉ thị của bọn phù thuỷ, lang băm. Chúng còn tẩm mị dược vào con chữ để làm bại liệt óc phán đoán của người dân rồi ném họ vào những vạc lửa chiến tranh, những lò thiêu thanh tẩy chủng tộc, những cỗ máy nghiến thanh trừng giai cấp, tất cả đã ngốn ngót 200 triệu sinh linh trong chưa đầy một thế kỉ.

Thế kỉ 20 là thế kỉ của một ngôn ngữ đẫm máu. Ví thế, có những lúc ta đâm kinh tởm tiếng nói và tự đẩy mình vào một tình trạng á khẩu. Sự tự nguyện lưu vong vào cõi vô thanh này đến một lúc nào đó sẽ gây cho ta một cảm giác tắc nghẽn, khó ở. Đây chính là lúc ta cần gặp chàng diễn viên kịch câm Marceau để nhờ chàng giải toả hộ cơn bế ngữ ta đang mắc phải bằng những điệu bộ, cử chỉ của chàng. Điều tài tình là chàng đã khéo léo và linh hoạt sử dụng thân thể mình để “nói” lên một thứ ngôn ngữ tín hiệu giầu sức biểu cảm và tính ẩn dụ. Nhìn chàng diễn xuất, ta có cảm tưởng như cả thân chàng đang nhô ra khỏi cái khối en-soi u đặc của nó để phát biểu cảm nghĩ và bày tỏ thái độ bằng mắt, mũi, môi, tay, vai và cả bằng chân nữa.

Nhưng vì đây là một ngôn ngữ trừu tượng, nên khả năng biểu đạt tâm tính, tình cảm của mỗi bộ phận phải được khai thác tối đa nhằm nâng cao hệ số chuyển tải thông điệp của nó. Chẳng hạn như trìu mến bằng mắt, khinh thị bằng môi, cao kiêu bằng mũi, hiếu kì bằng cổ, nhún/nhường bằng vai, bình chân nghe ngóng và phẫn nộ bằng tay. Kể cả sống lưng cũng được giao phó nhiệm vụ thông báo nhân cách. Với Marceau, ngôn ngữ cử chỉ là một ngôn ngữ tín hiệu có hồn. Một thứ thể dục nhằm khai dụng tối đa những hạt mầm ngữ nghĩa ủ trong cơ bắp. Một thứ kịch nghệ toàn năng, sử dụng hết công xuất của một thân thể bén nhạy, mẫn cảm, tinh khôn, uyển chuyển, linh hoạt, vụng về một cách khéo léo, ngang phè một cách dễ thương, nhăn nhó một cách trào lộng, co ro một cách đáo để, hung hăng vô hại, vô ngôn một cách hùng hồn,.


Chiếc mặt nạ chân phương, logic của phi lí, người phát ngôn câm của một nghịch dụ ngang tầm với cái nghịch lí trớ trêu của phận người. Tưởng cũng nên nêu lên một nét đặc thù khác của nghệ thuật Marceau: nó tránh sự cường điệu vì đạo đức tự thân của nghệ thuật diễn suất muốn nó phải như vậy. Một khán giả mẫn cảm thì đọc được cái thông điệp tư tưởng mà ngôn ngữ thân thể ấy muốn chuyển đạt: đó là sự mâu thuẫn đầy tính bi hài và chưa có lời giải của thân phận con người hiện đại, đặc biệt là con người hiện đại tây phương vừa mới ngoi lên khỏi những đổ vỡ vật chất và tinh thần tan hoang do cuộc thế chiến thứ hai để lại.

Một cuộc chiến tranh cực kì khốc liệt, đã mang trong nó mầm mống của một thế chiến mới dưới một dạng thức mới: cuộc chiến tranh lạnh, trận xung đột ý hệ mà dân tộc Việt Nam đã phải gánh chịu những hậu quả thê lương và lâu dài nhất vì những sai lầm chiến lược chết người của đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). TIẾNG GỌI CỦA MỘT CÕI IM Bây giờ thì tôi hiểu tại sao hình ảnh con vờ lại ở lại với tôi. Nó ở lại vì tôi muốn giữ nó ở lại. Tôi muốn giữ nó ở lại là vì tôi thấy nó là một hình ảnh giầu tính ẩn dụ, làm liên tưởng đến một điều gì đó có ý nghĩa với thi ca. Tôi nghĩ, nếu có cơ duyên, nó có thể trở thành một thi ảnh hàm súc làm tiền đề cho một bài thơ có trọng lượng về tư tưởng, thứ poésie grave hiểu theo nghĩa heideggerienne.


Trong thời gian gần đây, nó bỗng dưng trỗi dậy từ đáy tiềm thức tôi, chập chờn mà mãnh liệt. Chứng thất ngữ tái phát, làm tôi mất ngủ hai đêm liền. Chỉ vì những thây ma tiền ngôn ngữ alogon chưa chịu chết hẳn. Rồi như một phép lạ, một chuỗi tám con chữ tôi không hề chờ đợi bỗng loé lên trong đầu tôi, làm tôi nhỏm dậy, lấy bút ghi vội xuống một tờ giấy trực sẵn ở đầu giường: Lênh chênh nhện nước con vờ lội ao. Tôi giật mình, rõ ràng vờ này và ao này chính là vờ ấy và ao ấy tôi đã bắt gặp trong cổ thành Sơn Tây năm xưa vào một buổi chiều thu, dưới chân một tháp cờ đá ong nâu sẫm và bên cạnh một đề lao tường đá xám xịt và chiếc cổng cao đen hắc sần sùi. Thì ra, tôi đã thai nghén câu thơ này từ 70 năm nay mà không hay! Thi sĩ Valéry cho biết có nhiều bài thơ của ông ra đời từ một câu thơ ông ngẫu hứng làm ra và thấy ưng ý.


Tác giả của bài thơ này cũng ở trong một hoàn cảnh tương tự. Nó ra đời từ một câu thơ bâng quơ, vô vụ lợi, tức là không nhằm phục vụ cho cho một dự án ngôn ngữ nào cả như câu thơ trên. Sau, tác giả nhận thấy câu thơ này có một nội dung tinh thần làm nghĩ đến cảnh đời ao tù nước đọng của khoảng 70% dân tộc ta đang sống tập trung vào những vùng nông thôn nghèo khổ và lạc hậu nhất của đất nước. Ngoài ra, nó còn làm tác giả nghĩ lây sang một hiện tượng phổ biến khác: đó là cái não trạng trì trệ, thụ động mà rất nhiều người Việt chúng ta cho đến thế kỉ 21 này vẫn còn mắc phải, nó bắt nguồn từ cái tâm lí an phận thủ thường, liều thuốc ngủ tạo ảo tưởng, làm cho họ không chỉ bằng lòng với mà còn cảm thấy hãnh diện về cái thân phận ao tù nước đọng của mình: Ta về ta tắm ao ta / Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.


Theo thiển ý, ta chỉ cần thay chữ ao bằng chữ sông thôi thì xoá được nghịch lí trên và làm cho ý hai câu thơ trở nên khoáng đạt hẳn lên: Ta về ta tắm sông ta / Dù trong dù đục sông nhà vẫn hơn. Lợi thế của sông so với ao là nó gợi cho ta hình ảnh một nhân sinh quan sống động, mở, luôn hướng về những chân trời khoáng đãng bao la; về biển, chốn hội tụ - mẫu số chung, văn hoá nhân loại - của những dòng văn hoá dân tộc nhân bản. Một nhân sinh quan như vậy vừa lành mạnh vừa tiến bộ, có thể làm cho dân tộc hãnh diện về nó một cách chính đáng hơn. CÓ CHĂNG MỘT PHƯƠNG THUỐC CHO CƠN SẦU VẠN CỔ?

Ta chỉ cần nghe âm nhạc của ta, đặc biệt là cổ nhạc, thì thấy được âm chủ của quốc hồn ta. Đó là nỗi buồn vạn cổ, cái gien văn hoá vận vào ta từ ngàn trước đến bây giờ và đến cả ngàn sau nữa nếu ta vẫn nhận nó là định mệnh của ta. Nó là một dạng của bệnh tâm thần, một khuyết tật về bản thể, tạo cảm giác khó ở và là ngọn nguồn của những tình cảm tiêu cực. Như tình cảm yếm thế thấy đời là một bể khổ; hay tình cảm phẫn tồn trước sự bất công của con Tạo bắt ta phải sống lầm quê hương và lầm thế kỉ, nên ta đòi nó phải trả ta về thời ta chưa sinh ra; hay nỗi tủi phận mãn tính ấy, nó làm ta không chỉ xót xa cho ta mà còn trách cứ ta nữa: ta là một hiện hữu luôn luôn khuyết mãn, triền miên hẫng hụt, một hiện hữu không nên hiện hữu; sống cuối cùng chỉ còn vỏn vẹn là một tồn tại đơn chiều, một nội động từ, sự tự co cụm ta vào trong ta hoá thành một cõi ta âm u, bế tắc hoàn toàn.

Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng ý hệ trầm trọng hiện nay đang diễn ra ở Việt Nam, một câu hỏi cơ bản được đặt ra cho những ai chưa chịu buông xuôi trước định mệnh: Biện pháp nào phải được sử dụng để giải quyết một lần cho xong khuyết tật về bản thể trên? Theo thiển ý, để hiệu nghiệm, trị liệu pháp phải là một giải pháp tổng trạng (holistic) hai bước. Trước hết, phải thanh toán chế độ cộng sản, đứa con đẻ của chủ nghĩa hư vô, vật cản chặn đường sống của dân tộc ta. Thay thế nó bằng một chế độ cộng hoà nhân bản lấy tự do chính trị và dân chủ làm hai phương tiện chủ yếu để phục vụ cho cứu cánh tối hậu là một con người tự do tổng hợp: tự do ngoài xã hội và tự do trong tư tưởng.

Để đảm bảo sự liên tục và tính chính thống của tân chế độ, những định chế dân chủ vững bền phải được thiết lập và một văn hoá chính trị phải được hình thành bằng những tập quán dân chủ ăn sâu trong tâm thức người dân, hoá thành bản tính thứ hai của họ. Đồng thời, nếp sinh hoạt dân chủ ngoài xã hội phải được bổ sung liên tục bởi những thế hệ cán bộ có kiến thức và ý thức dân chủ cao, có nhiệt tình và đức độ, được đào tạo chính quy trong nhà trường với một chương trình giáo dục đề cao vai trò của chính trị học không chỉ như một khoa học quản trị quốc gia thuần tuý, mà còn là triết học chính trị và đạo đức học chính trị nữa.

Trên phương diện cá nhân, mục đích của nền cộng hoà nhân bản là tạo cơ sở cho việc hình thành một mẫu công dân với tư cách là một chủ thể tự do. Điều này cần nhưng chưa đủ để giải quyết tận căn cái vấn nạn văn hoá, nguồn gốc của nông nỗi lao đao lận đận dân tộc ta phải gánh chịu từ ngàn đời. Vì vậy biện pháp kế tiếp phải là một thứ phân tâm học nhắm vào nguyên nhân của khuyết tật về bản thể trên. Đó là não trạng con vờ, nỗi buồn truyền kiếp; cuống nhau úa trong bụng mẹ, tế bào héo trong đầu cha; sự phối giống mù quáng chết người, đẻ ra một ethos èo uột, kìm hãm sức phát triển hoàn mãn của của cái tâm lí tập thể gọi là quốc hồn. Thiếu cái nguyên lí thống nhất tối thượng này, một cộng đồng dù đồng chủng, đồng văn cũng không thể trở thành một chỉnh thể quốc gia được. Văn hoá của một dân tộc là cái hồn của lịch sử của nó.

Và, lịch sử của dân tộc ta là lịch sử của một lệ thuộc từ ngàn đời vào hệ tư tưởng Trung Hoa, nói rõ hơn là hệ tư tưởng Hán. Cho đến thế kỉ 21 này, ta vẫn sống dưới sự đô hộ văn hoá của kẻ thù truyền kiếp của ta. Điều nghịch lí là ta chống nó, nhưng ta lại thờ thần thánh của nó trong nhà ta; ta thù nó, nhưng ta lại thuộc lòng lịch sử của nó hơn là thuộc lòng lịch sử của ta; ngôn ngữ hàn lâm của ta thiếu chữ của nó thì trở nên què quặt; mà ngôn ngữ nào thì tư tưởng ấy: tư tưởng của ta, sự sao chép với dăm ba hiệu đính tiểu xảo của tư tưởng của nó; thiếu Lão, Khổng, Mạnh, hồn ta hẫng, mất điểm tựa; lịch của nó với những cát thần, hung thần, giờ tốt, giờ xấu và linh tinh được dùng làm lịch của ta; tử vi của nó, thuật bói dựa trên 15 ngôi sao giả tưởng và có lối suy diễn tuỳ tiện, coi thường logic, mê hoặc ta và được ta coi như một tương lai học chính xác; cũng thế, một sản phẩm khác của óc mê tín tàu là khoa phong thuỷ từ nguyên thuỷ là một thứ duy linh học địa lí lấy hai nguyên tố gió và nước làm phương hướng quyết định vị trí thổ phần của người chết, nó được ta coi trọng như một khoa học nghiêm túc chi phối kĩ thuật kiến trúc nhà cửa, trụ sở kinh doanh, hoàng cung, phủ chúa, miếu mạo, đền đài, mộ phần của ta; kể cả khi ta buồn ta cũng phải mượn cái buồn của Thôi Hiệu, Đỗ Phủ, Tô Đông Pha, Vương Phạm Chí và linh tinh để buồn.


Một hệ luận được rút ta từ phân tâm học trên. Muốn giải quyết tận căn nỗi buồn truyền kiếp của ta, nỗi buồn nòi - chủ đề của bài viết này – ta phải giải quyết nguồn cơn của nguồn cơn: đó là cái vạn cổ sầu của Tàu. Xét rộng ra, để khôi phục Việt hồn, trị liệu pháp phải khởi sự với việc giải Hán hoá (déhanisation) tư tưởng ta đang mắc kẹt trong thiên la địa võng của những huyền sử, dã sử, phong dao, tục ngữ, tập quán, lễ nghi, phim ảnh, tiểu thuyết của Tàu. Đây, cơ bản, là một tiến trình giải phóng người tù khỏi gông cùm của một tinh thần sùng Hán và sợ Hán. Nó làm thui chột khả năng phán đoán độc lập của hắn, biến hắn thành một tên nô lệ bằng lòng với, để không nói là tự hào về, sự lệ thuộc vô điều kiện vào hệ tư tưởng Hán của mình.

Sự vong thân này khoác mặc một kích thước cộng đồng: chúng ta là loại Hoa kiều hạng hai sống trên đất nước của chúng ta. Đến đây thì ta hiểu được thâm ý của người Tàu khi họ bảo Việt Nam là một phần đất tạm mất của họ. Để có một ý niệm cụ thể về sự đô hộ văn hoá của đế quốc phương bắc lên chúng ta, ta hãy nhìn vào chẳng hạn những hiện tượng tiểu thuyết của La Quán Trung, Kim Dung, Quỳnh Dao, kiếm hiệp tàu và tầm ảnh hưởng của chúng tới nếp nghĩ và lối sống của ta. Có rất nhiều người Việt, kể cả những người tây học, đã nhẩy bổ vào và ôm chầm lấy và nằm lòng tới từng chi tiết một những cuốn tiểu thuyết tàu ấy, không hiểu rằng chúng thật ra chỉ là sản phẩm của cái chinoiserie, một tập hợp láo nháo của những hoang tưởng chết người đã làm khốn đốn chính nước Tàu trong suốt chiều dài lịch sử 5000 năm của nó.

Người ta tâm đắc với những mưu mẹo của Khổng Minh, Tào Tháo; chúng còn được dùng làm bảng chỉ đường cho một số người đang cầm trong tay vận mệnh của đất nước ta nữa! Một nước muốn độc lập về chính trị thì phải có một nền kinh tế phát triển. Nhưng nó vẫn chưa phải là một chỉnh thể quốc gia nếu nó không có một văn hoá riêng của nó, làm dân tộc của nó khác với các dân tộc khác. Khác với quan điểm của Lenin theo đó văn hoá được tạo ra bằng hoạt động của đông đảo quần chúng lao động, văn hoá ở đây được hiểu theo một nghĩa rộng hơn: nó là sự nghiệp của toàn dân, mẫu số chung của mọi thành phần xã hội, người giàu cũng như người nghèo, nông dân cũng như công nhân, lao động cũng như trí thức.

Nó là nguyên lí thống nhất trăm thu về một mối, hồn khí tạo bản sắc và niềm tự hào của một dân tộc. Nó là một hiện tượng lịch sử, tập đại thành của những giá trị tinh thần tích tụ trong quá trình phát triển của một dân tộc. Cả ba điều kiện trên mà một nước cần phải có để trở thành một chỉnh thể quốc gia, ĐCSVN với tư cách là đảng cầm quyền duy nhất trong suốt mấy chục năm nay đã không thực hiện được cho dân tộc của nó.

Trái lại, cung cách hành sử khúm núm, quỵ luỵ trước Bắc triều của nó có tất cả những nét đặc thù của cái tâm lí tập thể thuở nào: tâm lí phiên quốc, tiểu nhược quốc; tâm lí chư hầu, cái phức cảm tự ti dân tộc; tâm lí triều cống: nó dâng hiến cho Bắc triều nào là biển và hải đảo, nào là đất liền và tài nguyên rừng đầu nguồn, nào là khoáng sản miền cao nguyên trung phần, nơi mà đế quốc bành trướng phương bắc đã dòm ngó từ lâu vì giá trị chiến lược vô song của nó. Về mặt tinh thần, lịch sử cho thấy ĐCSVN phải luôn dựa vào ngoại bang để tồn tại.

Nó là đứa con đẻ ngu trung của hệ tư tưởng marxist – leninist – maoist. Trên thực tế, nó chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa Mao, sự trá hình của chủ nghĩa Đại Hán truyền thống coi tộc Hán là trung tâm của loài người. Đây là dạng cực đoan của chủ nghĩa chủng tộc, có dáng dấp của chủ nghĩa chủng tộc thượng đẳng Đức Quốc xã – ta hãy nhìn vào thái độ đối xử hiện nay của người Hán với người Tây Tạng – cái tâm thái có từ thời tộc Hán chinh phục được và đặt ách thống trị cực kì dã man của nó lên các tộc khác mà nó gọi là di, man, mạch, cửu di bát man, mười bảy sắc dân mọi rợ.

Ở kỉ nguyên toàn cầu hoá này, quan hệ liên lập giữa các quốc gia trở nên chặt chẽ hơn và điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập một trật tự thế giới mới hài hoà hơn, công bằng hơn, bình đẳng hơn và văn minh hơn. Do đó, khó mà xẩy ra trường hợp một nước nhỏ bị thôn tính bởi nước lớn, trừ phi nước lớn cài được người của nó vào những cơ quan đầu não của nước nhỏ. Đìều bất hạnh cho chúng ta là trường hợp hãn hữu này lại xẩy ra trên ngay đất nước chúng ta. Chỉ vì những người cầm đầu ĐCSVN như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Chí Vịnh đã cam tâm nối giáo cho giặc bắc phương. Họ là sự lại giống ở cấp số nhân của những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống.

Sự phản bội dân tộc ngày càng gia tăng của tập đoàn cầm quyền của CSVN đang đặt đất nước chúng ta trước nguy cơ mất cả lãnh thổ lẫn quốc hồn. Hoạ Bắc thuộc lần thứ ba đang ló dạng ở cuối chân trời. Ta có thể mường tượng được những hậu quả gây ra cho dân tộc ta của hoạ này qua kịch bản sau.

Hoa ngữ sẽ trở thành quốc ngữ, đẩy Việt ngữ xuống hàng một thổ ngữ như tiếng Mán, tiếng Chàm, tiếng Thượng, tiếng Khả lá vàng; quốc sử sẽ được viết lại theo quan điểm Đại Hán coi tộc Việt là một tộc thiểu số và lãnh thổ Việt Nam là phần đất tạm mất, nay đã thu hồi lại được; Việt Nam sẽ trở thành vệ tinh thứ năm trên lá quốc kì của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, v.v. Những mất mát cơ bản trên là gì nếu không là những hậu quả gây ra bởi hoạ diệt chủng? Theo định nghĩa của công pháp quốc tế, một dân tộc bị mất lịch sử, mất văn hoá, tức là mất cội nguồn, bản sắc và quốc hồn của nó, là một dân tộc bị diệt chủng.


Vâng, ĐCSVN đang đặt dân tộc Việt Nam trước một nguy cơ chưa từng thấy trong lịch sử của nó: nguy cơ bị diệt chủng. Đường cứu rỗi phải bắt đầu với việc xét lại cái quan điểm cổ điển theo đó Việt Nam chỉ là một cậu bé tí hon sống cạnh tên khổng lồ Trung Hoa lúc nào cũng lăm le muốn nuốt chửng cậu để thoả mãn cơn mộng bá vương muôn đời của nó; và, chính cái tương quan lực lượng lớn-bé này là nhân tố quyết định đường hướng hành động của cậu bé: cậu không thể không nhún nhường, không thể không cư xử cho phải đạo - đạo Hán – không thể không chấp nhận cái thân phận vệ tinh của mình.

Quan điểm trên đúng, nhưng chỉ đúng một phần. Bởi vì trung tâm của vấn đề không phải là địa lí chính trị mà là văn hoá. Ý người viết muốn nói đến sự lệ thuộc quá đáng, để không nói là mù quáng, của cậu bé vào hệ tư tưởng của tên khổng lồ, nó làm nhụt tinh thần tự chủ của cậu. Và, tên khổng lồ biết rõ nhược điểm này của cậu, nên nó bèn sử dụng ưu thế văn hoá hầu như tuyệt đối của nó làm một thứ vũ khí mềm để khuất phục và đồng hoá cậu bé. Vậy, đường cứu rỗi phải bắt đầu với việc tự ta giải thoát ta khỏi sự lệ thuộc thật là tai hại trên. Phản ứng hữu hiệu nhất là một phản cảm dị ứng với tất cả những cái chinoiserie của hệ tư tưởng Hán. Nhất định không bắt chước những mưu mẹo kiểu Khổng Minh của La Quán Trung. Nhất quyết không muốn làm quân tử tàu, kiếm sĩ kiểu Kim Dung, anh hùng kiểu kiếm hiệp tàu, và gì nữa.

Tất cả những thứ này đều là sản phẩm của một đầu óc hoang tưởng, bệnh hoạn, nguỵ khoa học; liều thuốc ngủ đánh gục ý chí tự cường của ta; vật cản chặn đường tiến của dân tộc ta và của bản thân ta. Đường cứu rỗi: sự kết hợp nhuần nhuyễn cái gốc minh triết quần chúng thực dụng và trong sáng của ta với tri thức duy lí có hệ thống và phương pháp suy luận chặt chẽ, mạch lạc, sáng sủa của Tây phương nhằm xua tan những đám sương u mộng của ý hệ Hán đang phủ kín hồn ta. Đường cứu rỗi: sự bổ sung và trau giồi không ngừng tri thức ta bằng những kiến thức tích cực, những kiến thức vui: những hòn đá tảng của một nhân sinh quan mới yêu đời, ham sống, hướng thiện và yêu cái đẹp.

Một nhân sinh quan của một mẫu người tổng hợp, bộ ba làm nên bởi sự cộng sinh hài hoà trong mỗi chúng ta của mẫu người cá nhân thân ái với tha nhân, mẫu người xã hội tự nguyện vì công ích và mẫu người công dân thiết tha với tổ quốc. Một nền cộng hoà được gọi là nhân bản khi nó lấy bộ ba này làm cứu cánh tối hậu của nó. MỘT BÀI THƠ VỀ CON VỜ. Cái buồn thường dễ lây hơn cái vui. Mà cái buồn ta lây của Tàu, buồn vạn cổ, là cái buồn chết người. Thứ thuốc phiện tạo ảo tưởng, làm nhụt ý chí và bào mòn sinh lực của người nghiện. Muốn cai nó, theo thiển ý, trước hết ta phải thành thật với ta, nghĩa là ta phải biết rằng ta đang bị nó nô lệ hoá. Ta phải tự nội soi ta nhằm phát hiện những ngầm phá nó gây ra trong ngõ nghách tâm hồn ta. Phẫu não này là một ca mổ in vivo, hiểu như ta tự thực hiện nó ngay trong đầu ta nhằm trừ khử những chất độc của nỗi buồn chết người ấy mà hồn ta đang nhiễm phải.

Đây là một trong những bước đầu mà trị liệu pháp tổng trạng nói trên phải thực hiện để đảm bảo cho việc giải Hán hoá của ta đạt được kết quả mĩ mãn. Riêng đối với tác giả, hình ảnh con vờ - biểu tượng của một kiếp sống lênh chênh, phù phiếm - cứ lởn vởn đâu đó trong đầu hắn kể từ khi hắn còn là một đứa trẻ thơ. Chính nỗi ám ảnh mông lung và dằng dai này là động cơ thúc đẩy sự ra đời của bài thơ về con vờ này mà tác giả, như đã nói ở trên, đã thai nghén trong mấy chục năm trời mà không hay. Bài thơ nên được coi như một cố gắng phác tả cấu trúc của cái gien văn hoá là nỗi buồn nòi của ta, một dị bản của nỗi buồn vạn cổ của Tàu. Đề tài thuộc phạm trù bản thể học, trừu tượng, trùng phức, nên bài thơ - một tập hợp của 28 câu lục bát – không thể không có những giới hạn nhất định của nó.

Tác giả hi vọng, với những thông tin cung cấp bởi thố lộ trên, độc giả như một du tử rong chơi trong cõi chữ sẽ cảm thấy bớt bỡ ngỡ trước cái phẫn khí quyết liệt của bài thơ ưu uất ta trách ta và ta phủ định ta này.

TA VỀ KHÔNG TẮM AO TA HAY CẤU TRÚC SÁU TÁM MỘT CỘI BUỒN


Buồn nòi bủa lưới giăng tơ
Lênh chênh nhện nước con vờ lội ao.
Sòng đời chẵn lẻ thế nào? -
Thưa con số hẩm gieo vào cửa tôi.
Nhau con úa dạ mẹ rồi!
Chôn lầm mảnh đất mồ côi nhân tình.
Tà quyền phù thuỷ âm binh,
Nhà cò nhà vạc lục bình trôi sông.
Tiên thiên thù oán chất chồng,
Sống cùm kinh cụ, chết còng tân toan
Phẫn tồn một cái búng tăn
Ao tù diếc (1) quẫy vết nhăn mặt người.
Cái lì của tĩnh trêu ngươi,
Cái u của tịch mốc đời héo hon.
Mười đi chín mất một còn,
Máu trào cửa tử cờ son đẫy đùa.

Quê cha trái đắng được mùa,
Quả lừa thu ấy còn chua đến giờ.
Vung tay đòi xoá ván cờ:
Vẫn lờ đờ kiếp con vờ lội ao.
Cái buồn huyền sử xanh xao
Ủ mầm trong máu ngấm vào cung thương (2).
Mười đi may có một về,
Đường mòn con vác não nề trên lưng.
Ba đời đời vẫn kín bưng!
Mẹ ơi kiếp tới Mẹ đừng sinh con.

Minnesota, ngày lễ phục sinh, năm 2010 CUNG TRẦM TƯỞNG

(1) Cá nước ngọt, sống chủ yếu ở ao hồ, ít ở sông. (2) Hai âm trong hệ ngũ âm: cung, thương, chuỷ, giốc, vũ; gọi chung là âm nhạc nghiêng về vãn than.

No comments:

Post a Comment