NGA, MỸ & CANADA TẬP TRẬN
Thứ Ba, 03 tháng 8 2010
Hình: U.S. Air Force-Capt. John Peltier
Tin liên hệ
Các
giới chức quân đội Hoa Kỳ cho hay các đơn vị thuộc Lực lượng Không
quân Nga sẽ tham gia cùng các đơn vị không quân Hoa Kỳ và Canada trong
các cuộc tập trận phòng không chung chưa từng có từ trước tới nay giữa
các nước cựu thù của thời Chiến tranh Lạnh.Một tuyên bố từ Bộ Tư lệnh Phòng Không Bắc Mỹ, NORAD, cho hay các cuộc thao diễn – được ấn định sẽ bắt đầu từ ngày 8/8 – sẽ bao gồm các buổi huấn luyện để phát hiện và chống lại các cuộc tấn công khủng bố nhắm vào các máy bay thương mại.
Các cuộc tập trận, với tên gọi "Đại bàng Cảnh giác", sẽ có sự phối hợp của trung tâm tư lệnh quân đội Hoa Kỳ ở căn cứ không quân Elmendorf ở bang Alaska và các cơ sở của Nga ở gần thành phố Khabarovsk ở Viễn Đông.
Một người phát ngôn Lực lượng Không quân Nga mô tả các cuộc tập trận này nằm trong một kế hoạch hành động nhằm cải thiện quan hệ hợp tác giữa các lực lượng Nga và Hoa Kỳ.
Một công bố của NORAD chohay các cuộc thao diễn sẽ đòi hỏi cả các căn cứ của Nga và NORAD để các chiến đấu cơ có thể cất cánh từ đó hoặc chuyển hướng nhằm điều tra và dò theo máy bay thương mại.
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/russia-us-military-08-03-2010-99850244.html
Cập nhật lúc : 11:40 AM, 04/08/2010
Cập nhật lúc : 11:40 AM, 04/08/2010
Nga- Mỹ- Canada tập trận chung
(VOV)
- Ba nước này sẽ tiến hành tập trận không quân chống khủng bố chung
từ 6-14/8 tới. Cuộc tập trận mang tên Đại bàng cảnh giác (Vigilant
Eagle).
Cuộc
tập trận này sẽ được tiến hành ở hai khu vực căn cứ không quân
Elmendorf thuộc bang Alaska của Mỹ và tại Khabarovsk, vùng Viễn Đông
của Nga.
Giả định cho bài tập trận không quân
chung này là có một trong số các máy bay dân dụng của Mỹ bay từ Alaska
tới vùng Viễn Đông của Nga bị khủng bố tấn công và đánh chiếm, sau đó
cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài buộc lực lượng không quân
hai nước phối hợp cùng Canada phải kịp thời giải quyết tình huống.
Mục
đích chủ yếu của đợt tập trận này là nhằm phối hợp giữa lực lượng
không quân hai quốc gia (Nga và Mỹ) để cùng kiểm soát và giám sát mọi
động thái của máy bay bị bắt cóc, đồng thời đưa ra những quyết sách hợp
lý, kịp thời để giải quyết sự việc.
Hoạt động
quân sự chung này còn nhằm củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác
trong việc ngăn chặn các mối nguy cơ khủng bố trên không./.
Anh Tuấn (theo Tân Hoa xã)http://vovnews.vn/Home/Nga-My-Canada-tap-tran-chung/20108/151172.vov
LÝ ĐẠI NGUYÊN * QUỐC TẾ HÓA BIỂN ĐÔNG
GIẢI PHÁP ĐA PHƯƠNG HÓA QUỐC PHÒNG DƯỚI CHIẾC DÙ CHIẾN LƯỢC HOA KỲ
LÝ ĐẠI NGUYÊN
Trước
sự đe dọa thôn tính toàn cõi Biển Đông của Trung cộng và trước thái độ
hèn nhát của giới lãnh đạo Việt cộng, đã đẩy lên một cao trào chống
xâm lăng Trung cộng và bọn cầm quyền tôi tớ Bắc kinh trong lòng toàn
dân và toàn cõi Việt nam. Khiến cho những người cộng sản còn có lương
tri, còn chút tự ái dân tộc đều thấy tủi nhục. Bởi thế họ đã ra sức
thúc đẩy Việt nam phải “Quốc Tế Hóa Biển Đông”.
“Đa Phương Hóa Quốc Phòng”. Điều này đã được phản ảnh trên báo Pháp Luật ở trong nước hồi đầu tháng 4/2010, qua dự thảo “Đề án Hợp Tác Tăng Cường Năng Lực cho Hệ Thống Quản Lý về Biển, do Tổng Cục Biển và Đảo Việt nam soạn thảo: “Việt nam cần ưu tiên hợp tác quốc tế với một số nước có trình độ quản lý biển tiên tiến như Mỹ, Đức, Hà lan, Nhật bản…để khắc phục các hạn chế. Trong đó, Mỹ được đánh giá là một trong những nhà tài trợ tiềm năng. Việt nam sẽ tiếp cận với chính phủ Mỹ, nhằm lồng ghép việc tăng cường năng lực quản lý vùng ven biển, đặc biệt ở khu vực duyên hải miền Trung và vịnh Thái lan và các hoạt động trong khuôn khổ chiến lược môi trường của chính phủ Mỹ. Được biết, Tổng Cục Khí Quyển và Đại Dương Quốc Gia Hoa kỳ đang hỗ trợ cho Việt nam trong quản lý vùng ven biển Vịnh Bắc bộ”.
“Đa Phương Hóa Quốc Phòng”. Điều này đã được phản ảnh trên báo Pháp Luật ở trong nước hồi đầu tháng 4/2010, qua dự thảo “Đề án Hợp Tác Tăng Cường Năng Lực cho Hệ Thống Quản Lý về Biển, do Tổng Cục Biển và Đảo Việt nam soạn thảo: “Việt nam cần ưu tiên hợp tác quốc tế với một số nước có trình độ quản lý biển tiên tiến như Mỹ, Đức, Hà lan, Nhật bản…để khắc phục các hạn chế. Trong đó, Mỹ được đánh giá là một trong những nhà tài trợ tiềm năng. Việt nam sẽ tiếp cận với chính phủ Mỹ, nhằm lồng ghép việc tăng cường năng lực quản lý vùng ven biển, đặc biệt ở khu vực duyên hải miền Trung và vịnh Thái lan và các hoạt động trong khuôn khổ chiến lược môi trường của chính phủ Mỹ. Được biết, Tổng Cục Khí Quyển và Đại Dương Quốc Gia Hoa kỳ đang hỗ trợ cho Việt nam trong quản lý vùng ven biển Vịnh Bắc bộ”.
Trên
đây dù chỉ là ý niệm “Quốc Tế Hoá” về quản lý và môi trường vùng
biển. Nhưng ngay từ khi Hoa kỳ cho Việt nam hưởng quy chế “Thương Mại
Bình Thường Vĩnh Viễn –PNTR- giúp Việt nam gia nhập WTO thì Hoa kỳ đã
đặt vấn đề hợp tác An Ninh và Quốc Phòng Mỹ-Việt lên hàng ưu tiên.
Tiến triển về liên hệ Quốc Phòng được nâng cấp tới đâu thì trợ giúp và
đầu tư Mỹ vào Việt nam tăng lên tới đó. Vì sợ Trung cộng kết tội phản
bội đàn anh, nên Việt cộng phải ngoan ngoãn nhượng bộ hết đòi hỏi này
tới đòi hỏi khác, ngay cả việc Trung cộng ngang nhiên nhận chủ quyền ở
2 quần đảo Hoàng sa, Trường sa, và cấm không được đánh bắt cá, bắn
giết, bắt ngư dân Việt nam ngay trên lãnh hải Việt nam để đòi tiền
chuộc, thì nhà cầm quyền cộng sản Việt nam cũng phải câm nín. Rồi bắt cả làng báo Việt nam phải ngậm miệng. Thậm chí còn đàn áp thanh niên sinh viên biểu tình phản đối Trung cộng xâm lược. Tồi tệ nhất là bắt cả những người chỉ viết lên 6 chữ tắt “HS TS VN”. Bởi thế mỗi khi Hoa kỳ loan báo liên hệ quốc phòng Việt -Mỹ lên thêm một tầm cao nào đó, thì Việt cộng cũng lại phải lủi thủi sang Bắc kinh để nghe huấn dụ của Trung cộng về hợp tác chiến lược giữa Việt -Hoa.
Cuộc chạy đua quan hệ quốc phòng giữa tay 3 Mỹ-Việt -Tầu cứ tiến đều như thế cho đến khi Việt nam tìm ra lối thoát bằng giải pháp “Đa Phương Hóa Quốc Phòng”. Chẳng là Mỹ đã có những quan hệ quốc phòng hài hoà với Liên Âu, Ấn độ, các đồng minh châu Á, sau này với Nga nữa, nên chủ trương “Quốc Phòng Đa Phương” của Việt nam trở nên thông thoáng hơn. Việt nam liên hệ chặt chẽ quốc phòng với Ấn độ, đổ nhiều tỷ ĐôLa vào mua tàu ngầm máy bay của Nga. Úc, Nhật, Nam Hàn cũng thiết lập liên hệ quốc phòng với Việt nam. Về khối Asean thì vì chiến luợc an ninh mới, Mỹ rất coi trọng Diễn Đàn An Ninh –ARF, nhằm “Quốc Tế Hóa Biển Đông”. Mới đây, theo lời mời của Hànội, bộ trưởng quốc phòng Pháp, Hervé Morin chính thức tới Việt nam, gặp người tương nhiệm Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc phòng Việt cộng. Phía Việt nam đưa cho Pháp một danh sách mua vũ khí thật dài. Bộ trưởng Morin tuyên bố: “Ngoài việc bán vũ khí, Pháp chủ trương xây dựng phát triển hợp tác lâu dài với Việt nam về quân sự quốc phòng. Cụ thể Pháp hy vọng là ngoài các hợp đồng cung cấp quân dụng và vũ khí. Pháp sẽ tham gia huấn luyện bảo trì, tất cả những khâu trong việc sử dụng vũ khí và trang thiết bị này. Bộ trưởng Hervé Morin xác nhận: “Việt nam đã đề nghị mạnh mẽ và mong rằng, Pháp tham gia vào tiến trình hiện đại hóa quân đội Việt nam”.
Hiện nay, những nước như Ấn độ, Nhật, Úc, Tân Tây Lan, Nam Hàn. Liên Âu, Asean… và cả Nga nữa cũng đều liên hệ mật thiết tới chiến lược phi hạt nhân hóa chiến tranh và mổi nước tự phòng vệ của Mỹ. Có nước là đồng minh, có nước là đối tác, hợp tác với Mỹ. Sau khi Obama-Medvedev tái khởi quan hệ Mỹ-Nga, hai nước đang chuẩn bị tiến hành một cuộc tập trận chung chưa từng có từ trước tới nay. Cuộc tập trận có tên là “Đại Bàng Cảnh Giác” sẽ bắt đầu từ ngày 08/08/10. Có sự phối hợp của Trung Tâm Tư Lệnh quân đội Hoa kỳ ở căn cứ không quân Elmendorf, bang Alaska với các cơ sở quân sự Nga ở gần thành phố Khabarovsk miền Viễn Đông Nga. Có nghĩa là cuộc tập trận Mỹ-Nga, một liên minh quân sự mới toanh, sẵp diễn ra ngay trên đỉnh đầu nước Tầu. Tuy nhiên nước Tầu vẫn còn là đối tác kinh tế, ngoại giao và có thể cả về mặt quân sự với Mỹ và các nước, các khối kể trên. Nhưng trong nhất thời vì thái độ hung hăng hiếu chiến của Trung cộng đang uy hiếp Biển Đông, nên tất cả đều mặc nhiên đồng thuận về giải pháp Quốc Phòng Đa Phuơng và Quốc Tế Hoá Biển Đông, hòng làm cùn nhụt tham vọng “Bành Trướng” của Bắc kinh và mộng Đại Đế của Hán tộc.
Trả lời cuộc phỏng vấn hiếm hoi với tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng, ngày 02/08/10. Giữa lúc đang diễn ra những căng thẳng gần đây giữa Trung cộng và Việt nam liên quan tới Biển Đông, thứ trưởng quốc phòng Việt cộng, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói rằng: “Không có một phương pháp nào xây dựng lòng tin hơn là sự minh bạch”. “Chúng tôi không bao giờ muốn sử dụng vũ lực để đạt lợi ích riêng, và một thông điệp nữa mà chúng tôi muốn gửi tới cộng đồng thế giới là chúng tôi không bao giờ chấp nhận bất cứ giải pháp nào liên quan tới việc sử dụng vũ lực hay đe doạ sử dụng vũ lực, và chúng tôi có khả năng ngăn cản điều đó”.
Được báo này hỏi: -“Điều đó có ngụ ý rằng gần đây Trungquốc đã đe dọa Việt nam hay không?.
Ô Vịnh trả lời: “Đó là câu hỏi đối với Trungquốc chứ không phải với Việt nam.
Tướng Vịnh thêm rằng: “Việt nam có thể phát triển quan hệ tốt đẹp hơn với Mỹ và Nga cũng như Trung quốc”.
Được biết Nguyễn Chí Vịnh vốn là kẻ cầm đầu Tổng Cục II, cơ quan gián điệp cật ruột với Bắc kinh. Nguyễn Chí Vịnh đã bị các cựu tướng lãnh lên án làm tay sai Trung cộng, khống chế lãnh đạo đảng và nhà nước Việt nam. Họ từng ra sức ngăn không cho được bầu Nguyễn Chí Vịnh vào Ủy Viên Trung Ương khóa X và yêu cầu không đưa vào danh sách Trung Ương khóa XI. Nhưng Nguyễn Chí Vịnh vẫn được lên lon trung tướng, thứ trưởng quốc phòng. Đầu tháng 02/2010 chủ tọa cuộc họp báo công bố “Chính Sách Đối Ngoại Quốc Phòng”. Xuất hiện nhiều lần trước công chúng và công du nhiều quốc gia liên hệ. Như đang được đánh bóng để giữ chức cao hơn sắp tới. Điều đáng nói ở đây là, nay Nguyễn Chí Vịnh bỗng quay ngoắt 180 độ. Rời bỏ hẳn chủ trương “Quốc Phòng Song Phương” giữa hai nước đồng chí anh em của Trung cộng; ngả hẳn sang chủ trương “Quốc Phòng Đa Phương” của chiến lược toàn cầu Mỹ. Đây có thể là cuộc “đảo bài ba lá” của các tay trùm quốc tế, có thể của Mỹ, cũng có thể là của Tầu, hay cả Mỹ lẫn Tầu. Nhưng ảnh hưởng tức thời và cụ thể về mặt lập trường tư tưởng chính trị thì đó là tiếng còi báo hiệu cho toàn thể cánh Việt cộng thân Tầu, hãy mau mau “trở cờ” cho sớm, thì may ra còn hy vọng được bầu vào các chức vụ mới trong kỳ Đại Hội XI này. Cuộc Tự Diễn Biến Hoà Bình đang trên đà chạy nước rút.
NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG
2006-02-19
Thanh Quang, phóng viên đài RFASoạn giả Nguyễn Phương: “Cái đẹp của văn chương, cái quyến rũ của làn điệu cổ nhạc dân tộc, các câu chuyện tình vẹn thủy toàn chung của các vở tuồng đã nâng cao tâm hồn người nghệ sĩ để họ chấp nhận những lao khổ nhọc nhằn về phần mình mà được đi khắp các miền đất nước để gieo rắc những bông hoa tư tưởng đẹp, những điệu hát, câu hò đượm tình dân tộc”.
- Bấm vào đây để nghe tiết mục này
- Download story audio
Thưa quý vị, mặc dù soạn giả Nguyễn Phương không xa lạ đối với giới mến mộ cải lương, vọng cổ, nhưng hôm nay chúng tôi xin được phép giới thiệu đến quý vị về ông, qua những chi tiết liên quan tới giới ca kịch cải lương mà từ xưa tới giờ chưa có ký giả kịch trường nào, chưa có sách báo nào trong nước đề cập tới.
Những chi tiết đó – hay đúng hơn là những bước thăng trầm của đời nghệ sĩ – được mô tả sống động TRONG tác phẩm mới, có tính cách hồi ký và biên khảo, tựa đề “Buồn Vui Đời Nhgệ Sĩ” của soạn giả Nguyễn Phương.
Tiểu sử tác giả
Trước khi trình bày về cuốn “Buồn Vui Đời Nghệ Sĩ”, chúng tôi xin được giới thiệu vài nét về tiểu sử tác giả.Nguyễn Phương tên thật là Nguyễn Văn Hoà, sanh ngày mùng Một tháng Bảy năm 1922 tại Mỹ Tho, cựu công chức phòng kỹ thuật Sở Bưu Điện Sàigòn. Ông chuyển sang hoạt động cải lương từ năm 1948 tới 1989, trước khi cùng gia đình tới định cư ở Canada cho đến giờ.
Cái đẹp của văn chương, cái quyến rũ của làn điệu cổ nhạc dân tộc, các câu chuyện tình vẹn thủy toàn chung của các vở tuồng đã nâng cao tâm hồn người nghệ sĩ để họ chấp nhận những lao khổ nhọc nhằn về phần mình mà được đi khắp các miền đất nước để gieo rắc những bông hoa tư tưởng đẹp, những điệu hát, câu hò đượm tình dân tộc.
Soạn giả Nguyễn Phương đã viết hơn 100 vỡ tuồng cải lương, kể cả Đôi Mắt Người Xưa, Ngã Rẽ Tâm Tình, Bọt Biển, Tình Xuân Muôn Tuổi, Hoa Đồng Cỏ Nội, Người Tình Của Biển, Chuyện Tình 17, Tiền Rừng Bạc Biển, Chén Trà Của Quỹ, Bóng Chim Tăm Cá…, ông còn soạn kịch cho các Ban Kịch Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Kịch Sống Túy Hồng, Chương trình Lúc Không Giờ, và viết các truyện phim như Triệu Phú Bất Đắc Dĩ, Con Ma Nhà Họ Hứa, Chàng Ngốc Gặp Hênh, Lẽ Sống Đời Tôi, Lệnh Bà Xã.
Hồi ký Buồn Vui Đời Nghệ Sĩ
Thưa quý vị, sau khi cuốn “Ngũ Đại Gia Của Sân Khấu Cải Lương” được xuất bản ở Montreal, Canada vào năm 2000, soạn giả Nguyễn Phương hồi mùa Hè năm 2005 này vừa ra mắt thêm một tác phẩm mới của ông mang tên “Buồn Vui Đời Nghệ Sĩ”. Mời quý vị nghe tác giả tâm sự về lý do ông biên soạn cuốn sách đó:Soạn giả Nguyễn Phương: “Viết hồi ký Buồn Vui Đời Nghệ Sĩ, tôi ghi lại những kỷ niệm của một thời mà tôi lang thang trên bước đường nghệ thuật sân khấu. Trong những kỷ niệm đó, “tôi”, “cái tôi” chỉ là một phần cá thể rất nhỏ của tôi, hoà nhập với cả một tập thể nghệ sĩ để cùng làm chứng nhân của một thời điểm mà xã hội Việt Nam còn có ý khinh bạc đối với người nghệ sĩ, xem họ như những kẻ xướng ca vô loại.
Vì vậy, trong tập hồi ký này, chuyện của các bạn nghệ sĩ đồng nghiệp của tôi chiếm một số trang quan trọng, tôi là người chứng kiến và cũng là người cùng chung số phận, cùng chia sẻ với các bạn đó những nỗi vinh, nhục của nghề hát cải lương.”
Rồi sống ở xứ lạnh tình nồng Canada, nỗi nhung nhớ ngày càng nhiều tới những bạn nghệ sĩ cũ, tới những chuyện xưa, và nhất là ánh đèn sân khấu cải lương lại càng thôi thúc tác giả hoàn tất cuốn “Buồn Vui Đời Nghệ Sĩ”.
Gồm 24 truyện ngắn
Thưa quý vị, tác phẩm này gồm 24 truyện ngắn, có liên quan đến những tập tục địa phương, những mẫu chuyện vui về các nghệ sĩ như Hùng Cường, Bạch Tuyết, Hề Thanh Việt, Bà Năm Sa đéc, kép độc Trường Xuân, kép mùi Thanh Cao, hề Tám Củi, quái kiệt Ba Vân, hề Lập, các nữ nghệ sĩ Diệu Hiền, Hồng Nga, Phượng Mai, và về chính tác giả trong những trường hợp như đi coi mắt mà “hỏng cưới được vợ”, “người trồng cây si Gia Long”.Người nghệ sĩ vẫn giữ được cái tâm bình thản để vượt qua, để tồn tại và để toàn tâm toàn ý cống hiến nghệ thuật ca hát, góp phần làm đẹp cho đời và làm vui lòng khán giả ái mộ.
Tác phẩm mở đầu bằng truyện “Nghệ Sĩ Trên Các Nẻo Đường Lang Thang”. Trong bối cảnh “đã sang thu…trời chiều se lạnh, tối xuống mau”, chỉ cần “đôi mắt long lanh” của con sóc sau vườn, qua ánh nến vàng, cũng đủ làm tác giả nhớ vô cùng ánh mắt của những nữ diễn viên dưới ánh đèn sân khấu ngày nào, và rồi lập tức “bao kỷ niệm của các nghệ sĩ thân thương dưới vòm trời nghệ thuật”, kể cả kỷ niệm của đêm hát mà ông cùng vợ ông lúc xa xưa đó mới gặp và yêu nhau, đã dồn dập hiện về.
Nỗi niềm ray rức ấy đã làm sâu đậm thêm tính đa cảm của nghệ nhân, khiến tác giả khó quên được ánh mắt của cô Quyên – cô vợ hụt của ông ở Cao Lãnh với “đôi mắt sáng long lanh, chân mày cong lá liễu, môi đỏ như son, nước da trắng hồng và mịn như tơ nhung, có tiếng nói rất trong, êm dịu”.
Rồi tính đa cảm ấy cũng khiến ông, khi hãy còn độc thân, đã “trồng cây si Gia Long” - yêu một cô nữ sinh Gia Long đẹp, dịu hiền vốn là bạn học của người em họ, để rồi, theo lời tác giả, “hình ảnh tà áo dài trắng thước tha như cánh chim én mang mùa xuân lại cho lòng tôi là hình ảnh duy nhất đã theo tôi suốt mấy chục năm dài phiêu bạt giang hồ”.
Qua những truyện như “Những Tập Tục Lạ Đời”, “Đào Hát Biết Hóa Phép Thần Thông”, “Nghệ Sĩ Tám Vân Bị Quỹ Ám Trên Sân Khấu”…, tác giả đã chứng kiến một thời nhiễu nhương ly loạn khi giới cải lương vốn bị coi là “xướng ca vô loại” đã bị những lãnh chúa dịa phương dùng tôn giáo để hành hạ giới mà ông than là “ăn quán ngũ đình” này.
Tuy nhiên, theo soạn giả Nguyễn Phương: “Người nghệ sĩ vẫn giữ được cái tâm bình thản để vượt qua, để tồn tại và để toàn tâm toàn ý cống hiến nghệ thuật ca hát, góp phần làm đẹp cho đời và làm vui lòng khán giả ái mộ”.
Rồi truyện đường rừng làm tăng thêm sức thu hút của tác phẩm “Buồn Vui Đời Nghệ Sĩ”, khi một nhóm trong đoàn Thanh Minh-Thanh Nga, kể cả các soạn giả Nguyễn Phương, Hà Triều, Hoa Phượng, Kiên Giang Hà Huy Hà, đi tắm suối ở Tây Nguyên và phải trọ qua đêm trong một buôn bản vì mưa to. Giữa lúc nhậu nhẹt thâu đêm tại nhà ông chủ phum với những điệu tình ca Radhê buồn da diết, thì từng tràng tiếng hú của người rừng trổi lên giữa cơn mưa bão càng làm rùng rợn thêm cảnh rừng khuya âm u. Tuồng “Mưa Rừng” nổi tiếng của Hà Triều, Hoa Phượng được hình thành dựa trên bối cảnh tiếng hú rừng khuya này.
Cũng trong cảnh rợn người, “Chuyện Dị Đoan Trong Giới Nghệ Sĩ Cải Lưởng” cho thấy những bóng ma huyền bí đã khuấy phá đoàn Việt Kịch Năm Châu, và nhân “Ngày Xuân Nghệ Sĩ Đi Xem Bói”, bói quẻ Khổng Minh ở Lăng Ông Bà Chiểu đã linh ứng đối với cuộc đời của các soạn giả Nguyễn Phương, Kiên Giang và Hà Triều.
Ngòi bút dí dởm điêu luyện
Thưa quý vị, ngòi bút dí dởm điêu luyện của tác giả Nguyễn Phương cũng đem lại những đợt cười cho độc giả qua những truyện như “Trường Xuân Bị Phục Kích”, “Thanh Việt Đụng Độ Hùng Cường”, “Tám Vân Bị Quỹ Ám Trên Sân Khấu”…Nhưng thường thì đằng sau những nụ cười ấy là cả một nỗi niềm xót xa cho thân phận người nghệ sĩ.Thận phận ấy trở nên rỏ nét hơn qua “Long Đong Kiếp Cầm Ca”, như tác giả mô tả và Gia Minh trình bày sau đây: “Người ngoài chỉ thấy khía cạnh cuộc sống tự do, phóng túng của họ, chớ ít ai biết được là cuộc đời giang hồ lảng tử của đào, kép hát đã phải chịu gian khổ…”
Hay trong “Cuộc Sống Sau Bức Màn Nhung”: “Khi cánh màn nhung khép lại, khi tuổi đời chồng chất, họ chỉ còn lại cho mình sự nghèo đói, cô đơn và sự quên lãng của người đời”.
Một điểm nổi bật trong tác phẩm “Buồn Vui Đời Nghệ Sĩ” là những câu hò đối đáp trên kênh rạch Miền Tây, qua những truyện như “Tao Ngộ Trên Sông”, “Trên Đường Phiêu Bạt, Chút Tình Lãng Mạn”. Chẳng hạn như , Hề Lòng của gánh Tiếng Chuông đã hò đáp lại một cô gái thương hồ, mà Thanh Quang xin phép thay giọng hò của Hề Lòng để hầu quý vị.
“Hò ơ…Đờn cò lên trục kêu vang, Qua còn thương bậu…bậu khoan có chồng. Muốn cho nhơn nghĩa đạo đồng Qua đây thương bậu…ờ…hơ…qua đây thương bậu hơn chồng bậu thương…”
Và cô gái của sông nước Miền Tây ấy đã hò đáp lại, xin mời Trà Mi diễn tả giúp:
“Hò ơ…em thấy anh, em cũng muốn chào, Sợ rằng chị cả…ờ…, sợ rằng chị cả dắt dao trong mình !”
Thưa quý vị, cô gái dạn dĩ và có giọng hò quyến rũ ngày nào đó không ai khác hơn là nữ danh ca Kim Anh, từng vang bóng trên sân khấu Thanh Minh.
Kiến thức chuyên môn
Cuốn “Buồn Vui Đời Nghệ Sĩ” còn tiết lộ cho độc giả một số kiến thức chuyên môn của sân khấu cải lương, liên quan kỹ thuật bay, hóa phép trên sân khấu, cũng như nghệ thuật diễn xuất làm sao như thật, chẳng hạn như diễn tả cử chỉ, điệu bộ của người điên, của người ghiền ma túy.Qua tác phẩm này, chúng ta cũng thấy sự khổ luyện kiên trì của các nghệ nhân, và nhất là cả một khung trời sân khấu cải lương của thời xa xưa với các ngôi sao Năm Châu, Phùng Há, Bà Năm Sa Đéc, Ba Du, Ngọc Sương, Năm Nam, Văn Ngân, Tám Cao…
Trong truyện cuối của tác phẩm là “Hát Chầu Lễ Hội Kỳ Yên” và một truyện trước đó “Người Trồng Cây Si Gia Long”, độc giả khó tránh khỏi xúc động và cảm kích trước lòng yêu nước của ông chấp sự ở Vũng Tàu và ông Chấp sự tại Cần Giờ, liên quan đến vận nước và lịch sử dân tộc.
Thưa quý vị, 24 truyện ngắn trong cuốn “Buồn Vui Đời Nghệ Sĩ” cho thấy nhờ một nguồn an ủi, khích lệ vô biên mà các nghệ sĩ tiếp tục theo đuổi nghiệp tổ, cho dù họ phải mang kiếp sống rày đây mai đó với một tương lai vô định – như kiếp phiêu lưu vô định của dề lục bình trôi dật dờ trên sông nước Miền Tây.
Tác giả Nguyễn Phương trình bày về nguồn an ủi, khích lệ ấy: “Trước hết và trên hết mọi sự, người nghệ sĩ đã sống với nhau bằng một tâm hồn chân thật, tương thân tương ái. Họ biết tôn sư trọng đạo. Họ tìm vui và chia vui với nhau trong câu ca, điệu hát, trong câu hò Đồng Tháp hay trong bài ca vọng cổ Bạc Liêu.
Cái đẹp của văn chương, cái quyến rũ của làn điệu cổ nhạc dân tộc, các câu chuyện tình vẹn thủy toàn chung của các vở tuồng đã nâng cao tâm hồn người nghệ sĩ để họ chấp nhận những lao khổ nhọc nhằn về phần mình mà được đi khắp các miền đất nước để gieo rắc những bông hoa tư tưởng đẹp, những điệu hát câu hò đượm tình tự dân tộc”.
Và trong lời bạt để chia sẻ “buồn vui đời nghê sĩ”, nhà văn Hồ Trường An từ Cổ Nguyệt Đường ở Pháp Quốc nhận xét: “‘Buồn Vui Đời Nghệ Sĩ’ là một tác phẩm thuần thấm tình người, tình nước, tình yêu nghệ thuật, ngoài những giai thoại lý thú lấp lánh ánh sáng lạc quan luôn cả những vận sự cười ra nước mắt”.
Thưa quý thính giả, chương trình Cổ Nhạc xin tạm dừng ở đây. Thanh Quang cảm ơn quý vị vừa theo dõi chương trình hôm nay, và cảm ơn tác giả Nguyễn Phương đã đóng góp tác phẩm mới của ông – cuốn “Buồn Vui Đời Nghệ Sĩ” - cho chương trình này.
© 2006 Radio Free Asia
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/IntroductionToNguyenPhuong_TQuang-20060219.html
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/IntroductionToNguyenPhuong_TQuang-20060219.html
Nghệ sĩ Hồ Quảng Minh Long
NGUYỄN PHƯƠNG
NGUYỄN PHƯƠNG
"Nguyễn
Phương, Tám Vân - Nhị Kiều, Viễn Châu, Thanh Cao, Kiên Giang, Việt
Hùng - Ngọc Nuôi, Hoàng Giang - Kim Giác, Thành Được, Út Bạch Lan, Ngọc
Giàu, Lệ Thủy, Thu An - Ngọc Hương …vân… vân và rất nhiều bạn nghệ sĩ
của chúng tôi, theo nghiệp sân khấu năm sáu chục năm liên tục, mặc
dầu có nhiều khi bị đói kém, túng thiểu, khổ sở mọi bề, chúng tôi vẫn
tìm vui được dưới ánh đèn sân khấu để mà sống và đeo đuổi theo nghiệp
tổ cho đến ngày mỏn sức tàn hơi.
Có người cho là chúng tôi tin dị đoan, tin nơi phần số trời đã định. Có người lý giải theo tâm lý học là những nghệ sĩ lão thành chúng tôi đam mê nghệ thuật sân khấu, giống như nhạc sĩ mê tiếng đàn, thi sĩ mê thi thơ… Nhưng cũng có người lấy cuộc sống thực tế để mà suy luận thì rõ ràng trong cái thời điểm hành nghề của chúng tôi, có một lúc được gọi là thời vàng son của sân khấu, chúng tôi có một mức sống khá cao, tiền bản quyền tác phẩm được tính cả trăm ngàn đồng, nghệ sĩ có contrat cả triệu bạc và lương đêm cũng được tính một vài ngàn đồng một suất hát.
Những năm từ 1979 đến năm 1985, có nghệ sĩ chạy xuống tỉnh hát chui, được trả lương một suất hát vài chỉ vàng, có người được chia 10, 12, tới 15 phần trăm trên tổng số doanh thu của đêm hát đó.
Tuy nhiên cũng có khá nhiều nghệ sĩ khi mới bước chân vào nghề hát thì sinh hoạt sân khấu bắt đầu xuống dốc. Lương đêm của mỗi nghệ sĩ được tính « đồng giá tiền » cho những nghệ sĩ hạng A hoặc hạng B, đào kép chánh và những người quan trọng trong gánh hát được phân hạng A, những người khác đồng loạt được xếp vào hạng B. Nghệ sĩ không được ký contrat, không được mượn tiền trước.
Nói chung đời sống vật chất của nghệ sĩ cải lương trong thời điểm nầy thật là thiếu thốn, chỉ được hưởng tiếng khen ngoài miệng thôi. Vậy mà có người mê cải lương, lao đầu vào cuộc sống nghệ sĩ trong hoàn cảnh « có tiếng mà không có miếng ».
Thưa quý thính giả, nghệ sĩ Minh Long là một nghệ sĩ vượt qua được những khó khăn vì thời cuộc mà đến với nghệ thuật sân khấu và đã thành danh sau hơn hai mươi năm đeo đuổi theo nghề hát.
Nghệ sĩ Minh Long tên thật là Trịnh Minh Long, sanh năm 1955 tại Saigòn, cha mẹ là những thương buôn khá giả, trong gia đình không có ai là nghệ sĩ.
Minh Long học xong lớp 9 Trung học Phổ Thông trường Bồ Đề, sau Tết Mậu Thân 1968, trường học tạm đóng cửa, Minh Long xin cha mẹ cho em theo các lò cổ nhạc, học ca hát. Minh Long, Bình Trang, Tú Anh, Kiều Trang, Ngọc Hiếu và một số đông các em học viên khác dự lớp dạy ca diễn tại nhà của soạn giả Nguyễn Phương, nghệ sĩ Tám Vân dạy về diễn xuất, soạn giả Nguyễn Phương hướng dẫn đọc thoại và đài từ, nhạc sĩ Tám Lắm dạy ca bài bản cổ nhạc. Minh Long và Bình Trang học thêm phần ca vọng cổ với nhạc sĩ Văn Vĩ.
Cuối năm 1969, Minh Long, Bình Trang, Ngọc Hiếu được nghệ sĩ Tám Vân đưa gia nhập đoàn hát Dạ Minh Châu tức đoàn Thanh Minh Thanh Nga 2 của bà bầu Thơ, Tám Vân chịu trách nhiệm điều khiển đoàn hát thay cho bà Bầu Thơ. Chỉ vài tháng sau , Minh Long và Bình Trang đã thành công qua các vai chánh trong tuồng Hoa Mộc Lan, Bảy Mùa Mai Nở.
Rất tiếc là vì tình hình các tỉnh có giờ giới nghiêm ban đêm nên đoàn hát dù nghệ sĩ hát hay đến đâu thì cũng khó mà có số doanh thu cao với những suất hát ban ngày, đoàn Dạ Minh Châu đi lưu diễn các tỉnh miền Hậu Giang, chịu khó vào các thôn ấp xa xôi để hát nhưng rốt cuộc đoàn hát cũng phải giải tán vì thua lổ.
Năm 1971, nghệ sĩ Minh Long theo đoàn hát Ngân Giang của ông bầu kiêm nghệ sĩ Quang Nhiều đi lưu diễn các tỉnh miền Trung, Minh Long hát được nhiều vai trong các tuồng hát của đoàn Ngân Giang. Điều nầy rất quan trọng đối với một nghệ sĩ mới vào nghề hát như Minh Long vì đó là một cơ hội để cho Minh Long học hát qua các vai khác nhau, đồng thời qua nhiều suất diễn với các vai đa dạng, điều đó giúp cho Minh Long tự khẳng định mình là người có đủ khả năng phụ trách sân khấu, là giám đốc kỹ thuật, là đạo diễn.
Nhưng mùa hè đỏ lửa 72 lại đến, Minh Long bị bắt quân dịch, em đi lính bộ binh thuộc trung đoàn 8, sư đoàn 5 trú quân tại Lai Khê. Nghệ sĩ Minh Long nổi tiếng là một diễn viên tài danh, ở miền Trung được nhiều người biết tên biết mặt nên khi gia nhập sư đoàn 5, em được đưa về đơn vị Ban Văn Nghệ của Sư đoàn.
Năm 1975, Minh Long lại phải một lần nữa thay đổi công việc làm của mình. Vì Minh Long chỉ là lính quân dịch nên em đi học cải tạo ba ngày. Khi về Saigon thì em lại không được tiếp tục hát vì các đoàn hát của Saigon cũ bị giải thể, tất cả các nghệ sĩ phải chờ nhà nước tổ chức lại các đoàn hát tập thể. Đoàn cải lương Saigòn 1 được tổ chức đầu tiên, gồm những nghệ sĩ đàn anh đàn chị. Kế đó các đoàn cải lương Saigòn 2, Saigòn 3 thành lập, thành phần nghệ sĩ nhắm vào các nghệ sĩ nổi danh trong các thập niên 60, 70.
Minh Long thuộc về thế hệ đàn em nên qua ba đoàn cải lương vừa được thành lập thì Minh Long bị lọt sổ.
Nghệ sĩ Minh Long quyết đeo đuổi theo con đường đã chọn nên Minh Long cùng với nghệ sĩ Hoài Trúc Phương, Hồng Vũ đăng ký đi hát cho đoàn Tiền Giang ở tỉnh Mỹtho. Đoàn TIền Giang cũng không sống thọ nên Minh Long rời đoàn Tiền Giang để đi ra miền Trung, Đà Nẳng, gia nhập đoàn hát Bảo Toàn của nghệ sĩ kiêm bầu gánh Bảo Toàn. Khán giả miền Trung còn dành nhiều cảm tình cho kép Minh Long nên họ đến xem gánh hát Bảo Toàn đông đảo và khán giả rất thích Minh Long đóng vai chánh các tuồng Hoa Mộc Lan, Tìm Lại Cuộc Đời, Cây Sầu riêng trổ bông, Lâm Sanh Xuân NƯơng.
Năm 1978, nghệ sĩ Minh Long trở về Saigon, gia nhập đoàn cải lương tuồng cổ Minh Tơ. Đây là một dịp tốt cho Minh Long rèn luyện tay nghề về nghệ thuật hát tuồng cổ vì hai nghệ sĩ bậc thầy về nghệ thuật hát tuồng cổ là Minh Tơ và Thanh Tòng đứng ra tập tuồng, chỉ dạy cho nghệ sĩ toàn đoàn hát đúng theo phong cách tuồng cổ. Minh Long vốn có nhiều kinh nghiệm về diễn xuất, lại có trình độ học vấn nên tiếp thu nhanh chóng các bài học về điệu bộ hát Quảng, hát tuồng cổ và tuồng sử Việt Nam. Minh Long đã thủ diễn những vai chánh trong tuồng Thanh Gươm Nữ Tướng ( vai Trần Quang Diệu, nữ nghệ sĩ Bạch Lê trong vai Bùi Thị Xuân. Nghệ sĩ Minh Long cón thành công trong các tuồng Câu Thơ Yên Ngựa.
Năm 1982, nghệ sĩ Minh Long về hát cho đoàn tuồng cổ Huỳnh Long. Anh thành công qua các vai chánh tuồng Lá Chắn Biên Thùy, sau đổi tựa là Nữ Tướng Hồ Đề, hát cặp với nữ diễn viên tài danh Thanh Thế. Minh Long có những vai hát để đời trong tuồng Tấm Cám, Về Đất Kinh Châu, Tô Hiến Thành Xử Án, Mặt Trời Đêm Thế Kỷ, Xuân Về Trên Đỉnh Mã Phi, Mạnh Lệ Quân, Xử Án Phi Giao, Tứ Tử Đăng Khoa…
Nghệ sĩ Minh Long vững tay nghề về nghệ thuật hát tuồng cổ, được liệt kê vào hàng nghệ sĩ được chân truyền như các bạn Truờng Sơn, Bữu Truyện, Hữu Huệ, Châu Thanh Hoàng…
Năm 1985, Minh Long và nữ nghệ sĩ Bạch Nga yêu nhau. Bạch Nga là em gái của nữ nghệ sĩ Bạch Mai, con của bà Bảy Hương, Phó đoàn Huỳnh Long. Không hiểu vì gia đình không tán thành cuộc tình giữa Minh Long và Bạch Nga hay vì một chuyện trắc trở nào khác, khi đoàn hát Huỳnh Long hát tại rạp hát Thủ Đô Chợ Lớn, nữ nghệ sĩ Bạch Nga nhảy lầu quyên sinh. Người ta nói là nhờ có ông TỔ Cải Lương độ mạng cho nên cô Bạch Nga không chết mà chỉ mang thương tật ở chân suốt đời. Thế là hai gia đình chấp nhận cuộc hôn nhân nầy.
Giới nghệ sĩ rất cảm phục mối tình chung thủy và dám hy sinh cho nhau của Minh Long và Bạch Nga. Minh Long và Bạch Nga có được hai con. Con trai lớn tên Trịnh Minh Châu, tốt nghiệp Đại Học, hiện là trưởng phòng một cơ sở Kim Khí Điện Máy ở Saigon và cô con gái tên Trịnh Ngọc Bảo đang học Đại Học.
Nữ nghệ sĩ Bạch Nga từ khi bị thương tật, không xuất hiện trên sân khấu để hát như xưa nhưng cô đã có nghề may trang phục cho nghệ sĩ hát Hồ Quảng. Những bộ trang phục rất đẹp, thêu mắc gà hay dùng những tơ lụa Hồng Kông, màu sắc hài hòa, mẫu mã được cách điệu hóa rất đẹp. Khán giả mới xem qua tưởng là nghệ sĩ mặc y trang nhập cảng từ Hồng Kông hay Đài Loan.
Các nghệ sĩ Hải ngoại khi cần mua trang phục để hát các tuồng sử VIệt Nam, tuồng Tàu hay tuồng Hồ Quảng, họ về Việt Nam đều tìm đến hai chị em Bạch Nga và Kim Phượng để mua và họ luôn hài lòng vì hàng đẹp, mẩu mã sắc sảo và đúng theo tiêu chuẩn của sân khấu Hồ Quảng. Chỉ cần nói hát tuồng gì, cho nhân vật tuồng vai nam hay vai nữ, tên của nhân vật thì lập tức Bạch Nga và Kim Phượng cho xem những mẫu y trang đẹp nhứt để cho khách mua lựa chọn.
Thời sân khấu cải lương bị suy thoái, nghệ sĩ Minh Long đã cố gắng dựng lại bảng hiệu đoàn hát Saigon 1. Anh cũng đã tập hợp nghệ sĩ dựng vở Giang Sơn và Mỹ Nhân, mong vực dậy cải lương nhưng anh không thành công vì quá nhiều nguyên nhân đã kéo cải lương xuống dốc. Minh Long là người có thiện tâm thiện ý muốn vực dậy sân khấu cải lương nhưng anh không có đủ kinh phí nên khó mà thành công. Dẫu sao thì nghệ sĩ Minh Long cũng đã thể hiện được hết lòng hết sức hoạt động cho sân khấu cải lương ngay những lúc hoàn cảnh khó khăn nhất."
RFA
Có người cho là chúng tôi tin dị đoan, tin nơi phần số trời đã định. Có người lý giải theo tâm lý học là những nghệ sĩ lão thành chúng tôi đam mê nghệ thuật sân khấu, giống như nhạc sĩ mê tiếng đàn, thi sĩ mê thi thơ… Nhưng cũng có người lấy cuộc sống thực tế để mà suy luận thì rõ ràng trong cái thời điểm hành nghề của chúng tôi, có một lúc được gọi là thời vàng son của sân khấu, chúng tôi có một mức sống khá cao, tiền bản quyền tác phẩm được tính cả trăm ngàn đồng, nghệ sĩ có contrat cả triệu bạc và lương đêm cũng được tính một vài ngàn đồng một suất hát.
Những năm từ 1979 đến năm 1985, có nghệ sĩ chạy xuống tỉnh hát chui, được trả lương một suất hát vài chỉ vàng, có người được chia 10, 12, tới 15 phần trăm trên tổng số doanh thu của đêm hát đó.
Tuy nhiên cũng có khá nhiều nghệ sĩ khi mới bước chân vào nghề hát thì sinh hoạt sân khấu bắt đầu xuống dốc. Lương đêm của mỗi nghệ sĩ được tính « đồng giá tiền » cho những nghệ sĩ hạng A hoặc hạng B, đào kép chánh và những người quan trọng trong gánh hát được phân hạng A, những người khác đồng loạt được xếp vào hạng B. Nghệ sĩ không được ký contrat, không được mượn tiền trước.
Nói chung đời sống vật chất của nghệ sĩ cải lương trong thời điểm nầy thật là thiếu thốn, chỉ được hưởng tiếng khen ngoài miệng thôi. Vậy mà có người mê cải lương, lao đầu vào cuộc sống nghệ sĩ trong hoàn cảnh « có tiếng mà không có miếng ».
Thưa quý thính giả, nghệ sĩ Minh Long là một nghệ sĩ vượt qua được những khó khăn vì thời cuộc mà đến với nghệ thuật sân khấu và đã thành danh sau hơn hai mươi năm đeo đuổi theo nghề hát.
Nghệ sĩ Minh Long tên thật là Trịnh Minh Long, sanh năm 1955 tại Saigòn, cha mẹ là những thương buôn khá giả, trong gia đình không có ai là nghệ sĩ.
Minh Long học xong lớp 9 Trung học Phổ Thông trường Bồ Đề, sau Tết Mậu Thân 1968, trường học tạm đóng cửa, Minh Long xin cha mẹ cho em theo các lò cổ nhạc, học ca hát. Minh Long, Bình Trang, Tú Anh, Kiều Trang, Ngọc Hiếu và một số đông các em học viên khác dự lớp dạy ca diễn tại nhà của soạn giả Nguyễn Phương, nghệ sĩ Tám Vân dạy về diễn xuất, soạn giả Nguyễn Phương hướng dẫn đọc thoại và đài từ, nhạc sĩ Tám Lắm dạy ca bài bản cổ nhạc. Minh Long và Bình Trang học thêm phần ca vọng cổ với nhạc sĩ Văn Vĩ.
Cuối năm 1969, Minh Long, Bình Trang, Ngọc Hiếu được nghệ sĩ Tám Vân đưa gia nhập đoàn hát Dạ Minh Châu tức đoàn Thanh Minh Thanh Nga 2 của bà bầu Thơ, Tám Vân chịu trách nhiệm điều khiển đoàn hát thay cho bà Bầu Thơ. Chỉ vài tháng sau , Minh Long và Bình Trang đã thành công qua các vai chánh trong tuồng Hoa Mộc Lan, Bảy Mùa Mai Nở.
Rất tiếc là vì tình hình các tỉnh có giờ giới nghiêm ban đêm nên đoàn hát dù nghệ sĩ hát hay đến đâu thì cũng khó mà có số doanh thu cao với những suất hát ban ngày, đoàn Dạ Minh Châu đi lưu diễn các tỉnh miền Hậu Giang, chịu khó vào các thôn ấp xa xôi để hát nhưng rốt cuộc đoàn hát cũng phải giải tán vì thua lổ.
Năm 1971, nghệ sĩ Minh Long theo đoàn hát Ngân Giang của ông bầu kiêm nghệ sĩ Quang Nhiều đi lưu diễn các tỉnh miền Trung, Minh Long hát được nhiều vai trong các tuồng hát của đoàn Ngân Giang. Điều nầy rất quan trọng đối với một nghệ sĩ mới vào nghề hát như Minh Long vì đó là một cơ hội để cho Minh Long học hát qua các vai khác nhau, đồng thời qua nhiều suất diễn với các vai đa dạng, điều đó giúp cho Minh Long tự khẳng định mình là người có đủ khả năng phụ trách sân khấu, là giám đốc kỹ thuật, là đạo diễn.
Nhưng mùa hè đỏ lửa 72 lại đến, Minh Long bị bắt quân dịch, em đi lính bộ binh thuộc trung đoàn 8, sư đoàn 5 trú quân tại Lai Khê. Nghệ sĩ Minh Long nổi tiếng là một diễn viên tài danh, ở miền Trung được nhiều người biết tên biết mặt nên khi gia nhập sư đoàn 5, em được đưa về đơn vị Ban Văn Nghệ của Sư đoàn.
Năm 1975, Minh Long lại phải một lần nữa thay đổi công việc làm của mình. Vì Minh Long chỉ là lính quân dịch nên em đi học cải tạo ba ngày. Khi về Saigon thì em lại không được tiếp tục hát vì các đoàn hát của Saigon cũ bị giải thể, tất cả các nghệ sĩ phải chờ nhà nước tổ chức lại các đoàn hát tập thể. Đoàn cải lương Saigòn 1 được tổ chức đầu tiên, gồm những nghệ sĩ đàn anh đàn chị. Kế đó các đoàn cải lương Saigòn 2, Saigòn 3 thành lập, thành phần nghệ sĩ nhắm vào các nghệ sĩ nổi danh trong các thập niên 60, 70.
Minh Long thuộc về thế hệ đàn em nên qua ba đoàn cải lương vừa được thành lập thì Minh Long bị lọt sổ.
Nghệ sĩ Minh Long quyết đeo đuổi theo con đường đã chọn nên Minh Long cùng với nghệ sĩ Hoài Trúc Phương, Hồng Vũ đăng ký đi hát cho đoàn Tiền Giang ở tỉnh Mỹtho. Đoàn TIền Giang cũng không sống thọ nên Minh Long rời đoàn Tiền Giang để đi ra miền Trung, Đà Nẳng, gia nhập đoàn hát Bảo Toàn của nghệ sĩ kiêm bầu gánh Bảo Toàn. Khán giả miền Trung còn dành nhiều cảm tình cho kép Minh Long nên họ đến xem gánh hát Bảo Toàn đông đảo và khán giả rất thích Minh Long đóng vai chánh các tuồng Hoa Mộc Lan, Tìm Lại Cuộc Đời, Cây Sầu riêng trổ bông, Lâm Sanh Xuân NƯơng.
Năm 1978, nghệ sĩ Minh Long trở về Saigon, gia nhập đoàn cải lương tuồng cổ Minh Tơ. Đây là một dịp tốt cho Minh Long rèn luyện tay nghề về nghệ thuật hát tuồng cổ vì hai nghệ sĩ bậc thầy về nghệ thuật hát tuồng cổ là Minh Tơ và Thanh Tòng đứng ra tập tuồng, chỉ dạy cho nghệ sĩ toàn đoàn hát đúng theo phong cách tuồng cổ. Minh Long vốn có nhiều kinh nghiệm về diễn xuất, lại có trình độ học vấn nên tiếp thu nhanh chóng các bài học về điệu bộ hát Quảng, hát tuồng cổ và tuồng sử Việt Nam. Minh Long đã thủ diễn những vai chánh trong tuồng Thanh Gươm Nữ Tướng ( vai Trần Quang Diệu, nữ nghệ sĩ Bạch Lê trong vai Bùi Thị Xuân. Nghệ sĩ Minh Long cón thành công trong các tuồng Câu Thơ Yên Ngựa.
Năm 1982, nghệ sĩ Minh Long về hát cho đoàn tuồng cổ Huỳnh Long. Anh thành công qua các vai chánh tuồng Lá Chắn Biên Thùy, sau đổi tựa là Nữ Tướng Hồ Đề, hát cặp với nữ diễn viên tài danh Thanh Thế. Minh Long có những vai hát để đời trong tuồng Tấm Cám, Về Đất Kinh Châu, Tô Hiến Thành Xử Án, Mặt Trời Đêm Thế Kỷ, Xuân Về Trên Đỉnh Mã Phi, Mạnh Lệ Quân, Xử Án Phi Giao, Tứ Tử Đăng Khoa…
Nghệ sĩ Minh Long vững tay nghề về nghệ thuật hát tuồng cổ, được liệt kê vào hàng nghệ sĩ được chân truyền như các bạn Truờng Sơn, Bữu Truyện, Hữu Huệ, Châu Thanh Hoàng…
Năm 1985, Minh Long và nữ nghệ sĩ Bạch Nga yêu nhau. Bạch Nga là em gái của nữ nghệ sĩ Bạch Mai, con của bà Bảy Hương, Phó đoàn Huỳnh Long. Không hiểu vì gia đình không tán thành cuộc tình giữa Minh Long và Bạch Nga hay vì một chuyện trắc trở nào khác, khi đoàn hát Huỳnh Long hát tại rạp hát Thủ Đô Chợ Lớn, nữ nghệ sĩ Bạch Nga nhảy lầu quyên sinh. Người ta nói là nhờ có ông TỔ Cải Lương độ mạng cho nên cô Bạch Nga không chết mà chỉ mang thương tật ở chân suốt đời. Thế là hai gia đình chấp nhận cuộc hôn nhân nầy.
Giới nghệ sĩ rất cảm phục mối tình chung thủy và dám hy sinh cho nhau của Minh Long và Bạch Nga. Minh Long và Bạch Nga có được hai con. Con trai lớn tên Trịnh Minh Châu, tốt nghiệp Đại Học, hiện là trưởng phòng một cơ sở Kim Khí Điện Máy ở Saigon và cô con gái tên Trịnh Ngọc Bảo đang học Đại Học.
Nữ nghệ sĩ Bạch Nga từ khi bị thương tật, không xuất hiện trên sân khấu để hát như xưa nhưng cô đã có nghề may trang phục cho nghệ sĩ hát Hồ Quảng. Những bộ trang phục rất đẹp, thêu mắc gà hay dùng những tơ lụa Hồng Kông, màu sắc hài hòa, mẫu mã được cách điệu hóa rất đẹp. Khán giả mới xem qua tưởng là nghệ sĩ mặc y trang nhập cảng từ Hồng Kông hay Đài Loan.
Các nghệ sĩ Hải ngoại khi cần mua trang phục để hát các tuồng sử VIệt Nam, tuồng Tàu hay tuồng Hồ Quảng, họ về Việt Nam đều tìm đến hai chị em Bạch Nga và Kim Phượng để mua và họ luôn hài lòng vì hàng đẹp, mẩu mã sắc sảo và đúng theo tiêu chuẩn của sân khấu Hồ Quảng. Chỉ cần nói hát tuồng gì, cho nhân vật tuồng vai nam hay vai nữ, tên của nhân vật thì lập tức Bạch Nga và Kim Phượng cho xem những mẫu y trang đẹp nhứt để cho khách mua lựa chọn.
Thời sân khấu cải lương bị suy thoái, nghệ sĩ Minh Long đã cố gắng dựng lại bảng hiệu đoàn hát Saigon 1. Anh cũng đã tập hợp nghệ sĩ dựng vở Giang Sơn và Mỹ Nhân, mong vực dậy cải lương nhưng anh không thành công vì quá nhiều nguyên nhân đã kéo cải lương xuống dốc. Minh Long là người có thiện tâm thiện ý muốn vực dậy sân khấu cải lương nhưng anh không có đủ kinh phí nên khó mà thành công. Dẫu sao thì nghệ sĩ Minh Long cũng đã thể hiện được hết lòng hết sức hoạt động cho sân khấu cải lương ngay những lúc hoàn cảnh khó khăn nhất."
RFA
Đệ nhất danh ca vọng cổ Út Trà Ôn
2005-08-08
Thanh Quang, phóng viên đài RFA
Thưa quý vị, cách đây hơn 50 năm, có một giọng ca vọng cổ chắc nhịp, đầy quốc hồn quốc túy, với làn hơi ngọt ngào, ấm, vang vọng, có sức truyền cảm mộc mạc, chân phương và đậm đà tình tự dân tộc, đã được Đài Phát thanh Pháp Á, và sau đó là hãng dĩa Asia, gởi đến giới mộ điệu từ Nam tới Bắc qua những bài vọng cổ như Thức Suốt Đêm Đông, Sầu Bạn Chung Tình, và nhất là bản Tôn Tẩn Giả Điên.
Thưa quý vị, vừa rồi là gịong ca của nghệ sĩ Út Trà Ôn qua một trích đọan của sáu câu vọng cổ Tôn Tẩn Giả Điên. (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Nghệ danh Út Trà Ôn là do Đài Pháp Á đặt cho ông Nguyễn Thành Út, tức Mười Út, sau khi ông rời quê nhà Miệt Vườn – theo chữ nghĩa của nhà văn Sơn Nam - ở quận Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ lúc bấy giờ, để lên Sài gòn thi thố tài năng ở độ tuổi đôi mươi.
Giọng tốt đặc biệt ấy cũng được Ban Nhạc lễ trong làng chiếu cố, nhờ ông Út xướng danh cho các hương chức, hội tề nhân Hội cúng Kỳ Yên. Từ đó, các nhạc sư trong ban nhạc này dần dần dạy cho ông Út 20 bài bản tổ của Cổ nhạc, mở đường cho ông nổi danh trong giới đờn ca tài tử quận Trà Ôn, và rồi trôi dạt lên Sàigòn lập nghiệp.
Sọan giả lão thành Viễn Châu từng sáng tác hơn 50 tuồng cải lương nổi tiếng và trên 2000 bài vọng cổ ăn khách – đa số do Út Trà Ôn ca – có lần nhận xét, như Gia Minh trình bày sau đây:
Tôi nhớ như in ngày đầu tiên gặp anh Út, đó là một nghệ sĩ mộc mạc, sống rất khiêm tốn…Anh đã đi lên từ một nghệ sĩ nhà nông, có năng khiếu nhưng ca không ỷ vào đó mà bỏ bê tập luyện thêm về kỹ thuật biểu diễn.
“Tôi nhớ như in ngày đầu tiên gặp anh Út, đó là một nghệ sĩ mộc mạc,
sống rất khiêm tốn…Anh đã đi lên từ một nghệ sĩ nhà nông, có năng khiếu
nhưng ca không ỷ vào đó mà bỏ bê tập luyện thêm về kỹ thuật biểu
diễn.
Dấu ấn anh để lại cho đời chính là phong cách ca cổ chân phương, chắc nhịp và nhiều vai diễn xuất sắc, khắc họa hình ảnh người nông dân như bản thân anh từ cuộc sống đời thường với tay lấm, chân bùn, đã bước lên thánh đường sân khấu”.
Nghệ sĩ Út Trà Ôn, khi còn sinh tiền, đã bày tỏ cảm kích về những bài vọng cổ của Viễn Châu đã giúp đưa ông lên đỉnh cao danh vọng: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Được biết khi đề cập tới thời vàng son của mình, danh ca Út Trà Ôn luôn nhắc tới bản vọng cổ Tình Anh Bán Chiếu của sọan giả Viễn Châu, được hãng dĩa Hồng Hoa phát hành hồi năm 1954, khiến tên tuổi Út Trà Ôn trở thành đệ nhất danh ca vọng cổ.
Giọng ca của Út Trà Ôn có hơi đồng trầm ấm, phong cách ca ngâm khoan thai, chững chặc…Giọng ca của Út Trà Ôn không chân phương quá, cũng không luyến lái kỹ thuật quá, nhưng từng lời từng chữ rõ ràng, truyền cảm. Út Trà Ôn được xem là bực thầy về cách sắp chữ, hành văn, câu nhiều chữ nghe vẫn hay, câu ít chữ kéo dài ra cũng rất duyên dáng.
"Giọng ca của Út Trà Ôn có hơi đồng trầm ấm, phong cách ca ngâm khoan
thai, chững chặc…Giọng ca của Út Trà Ôn không chân phương quá, cũng
không luyến lái kỹ thuật quá, nhưng từng lời từng chữ rõ ràng, truyền
cảm. Út Trà Ôn được xem là bực thầy về cách sắp chữ, hành văn, câu nhiều
chữ nghe vẫn hay, câu ít chữ kéo dài ra cũng rất duyên dáng."
Nói tới giọng ca Út Trà Ôn, chúng tôi nhớ tới từng tập nhỏ gồm sáu câu vọng cổ được bày bán hồi cuối thập niên 50, hay đầu thập niên 60, như Mồ Em Phượng, Gánh Nước Đêm Trăng…mà có lẽ chỉ có chỉ có giọng hát của đệ nhất danh ca Út Trà Ôn mới thật sự làm xúc động lòng người.
Qua những bài vọng cổ bất hủ, từ Tôn Tẩn Giả Điên, Thái Sư Văn Trọng, Trụ Vương Thiêu Mình, Viếng Tần Thủy Hòang, Nguyễn Trải Thụy Lộ Hận Tình, Tình Anh Bán Chiếu, Ông Lão Chèo Đò cho tới Gánh Chè Khuya, Thư Xuân Ngòai Chiến Tuyến…, giọng ca Út Trà Ôn vẫn mãi sâu đậm trong tâm hồn giới mến mộ.
Nghệ sĩ Út Trà Ôn cũng nổi tiếng qua các vai diễn trên sân khấu từ đầu thập niên 40 cho tới một thời gian ngắn sau năm 1975, từ vai Tôn Tẩn trong vở tuồng Bàng Quyên-Tôn Tẩn trên sân khấu Tân Thinh, vai Hòang Tử Thủy Tề của gánh Hề Lập, vai Thái Sư Văn Trọng trong tuồng Mổ Tim Tỷ Can và vai Trụ Vương trong vở Hỏa Thiêu Bá Lạc Đài trên sân khấu Tiến Hóa…
Cho tới các vai trên sân khấu Thanh Minh qua những tuồng Biên Thùy Nổi Sóng, Chiếc Lá Giữa Dòng của sọan giả Nguyễn Phương, tuồng Hồi Trống Vân Lâu, Núi Liểu Sông Bằng của Thiếu Linh, Đồ Bàn Di Hận của Lê Khanh, Tình Tráng Sĩ của Mộc Linh, và Thiên Thần Trên Thiết Mã của Ngọc Huyền Lan – cũng là lúc mà Út Trà Ôn được vinh danh Vua Vọng Cổ.
Riêng gánh Kim Thanh-Út Trà Ôn chỉ hoạt động khỏang 3 năm thì giải tán kể từ khi được thành lập hồi 1956.
Điểm đáng lưu ý là trong những vở tuồng cải lương ấy, đêm nào không có Vua vọng cổ Út Trà Ôn thì khán giả đòi trả vé.
Thưa quý vị, một thời gian ngắn sau năm 1975, nghệ sĩ Út Trà Ôn bắt đầu hướng về đạo pháp, đi ca trong những dịp cúng chùa, lễ Phật.
Vừa rồi là giọng ca Út Trà Ôn qua một trích đọan trong bản Thích Ca Tầm Đạo, khi Thái Tử Sĩ-Đạt-Ta chứng kiến cảnh Sinh, Lão, Bệnh, Tử nên xuất gia tầm đạo để cứu rỗi chúng sinh khỏi cõi tạm phù sinh, vô thường. (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Thưa quý vị, vào ngày 13 tháng 8 năm 2001, vì tai biến mạch máu não, nghệ sĩ Út Trà Ôn đã về với cõi vĩnh hằng trong sự tiếc thương của ca trường, nhạc giới và những người mến mộ.
Thưa quý vị, cách đây hơn 50 năm, có một giọng ca vọng cổ chắc nhịp, đầy quốc hồn quốc túy, với làn hơi ngọt ngào, ấm, vang vọng, có sức truyền cảm mộc mạc, chân phương và đậm đà tình tự dân tộc, đã được Đài Phát thanh Pháp Á, và sau đó là hãng dĩa Asia, gởi đến giới mộ điệu từ Nam tới Bắc qua những bài vọng cổ như Thức Suốt Đêm Đông, Sầu Bạn Chung Tình, và nhất là bản Tôn Tẩn Giả Điên.
Thưa quý vị, vừa rồi là gịong ca của nghệ sĩ Út Trà Ôn qua một trích đọan của sáu câu vọng cổ Tôn Tẩn Giả Điên. (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Nghệ danh Út Trà Ôn là do Đài Pháp Á đặt cho ông Nguyễn Thành Út, tức Mười Út, sau khi ông rời quê nhà Miệt Vườn – theo chữ nghĩa của nhà văn Sơn Nam - ở quận Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ lúc bấy giờ, để lên Sài gòn thi thố tài năng ở độ tuổi đôi mươi.
Xuất thân từ một gia đình làm nông
Được biết nghệ sĩ Út Trà Ôn xuất thân từ gia đình mấy đời làm ruộng, cha mẹ mất sớm khiến ông phải cày sâu cuốc bẩm ngay từ tuổi 13. Làn hơi ngọt ngào thiên phú của cậu Mười Út – tức Út Trà Ôn – đã giúp xóa tan nỗi cực nhọc của bạn bè trong làng quê, nhất là sau mỗi mùa gặt.Giọng tốt đặc biệt ấy cũng được Ban Nhạc lễ trong làng chiếu cố, nhờ ông Út xướng danh cho các hương chức, hội tề nhân Hội cúng Kỳ Yên. Từ đó, các nhạc sư trong ban nhạc này dần dần dạy cho ông Út 20 bài bản tổ của Cổ nhạc, mở đường cho ông nổi danh trong giới đờn ca tài tử quận Trà Ôn, và rồi trôi dạt lên Sàigòn lập nghiệp.
Sọan giả lão thành Viễn Châu từng sáng tác hơn 50 tuồng cải lương nổi tiếng và trên 2000 bài vọng cổ ăn khách – đa số do Út Trà Ôn ca – có lần nhận xét, như Gia Minh trình bày sau đây:
Tôi nhớ như in ngày đầu tiên gặp anh Út, đó là một nghệ sĩ mộc mạc, sống rất khiêm tốn…Anh đã đi lên từ một nghệ sĩ nhà nông, có năng khiếu nhưng ca không ỷ vào đó mà bỏ bê tập luyện thêm về kỹ thuật biểu diễn.
Dấu ấn anh để lại cho đời chính là phong cách ca cổ chân phương, chắc nhịp và nhiều vai diễn xuất sắc, khắc họa hình ảnh người nông dân như bản thân anh từ cuộc sống đời thường với tay lấm, chân bùn, đã bước lên thánh đường sân khấu”.
Nghệ sĩ Út Trà Ôn, khi còn sinh tiền, đã bày tỏ cảm kích về những bài vọng cổ của Viễn Châu đã giúp đưa ông lên đỉnh cao danh vọng: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Được biết khi đề cập tới thời vàng son của mình, danh ca Út Trà Ôn luôn nhắc tới bản vọng cổ Tình Anh Bán Chiếu của sọan giả Viễn Châu, được hãng dĩa Hồng Hoa phát hành hồi năm 1954, khiến tên tuổi Út Trà Ôn trở thành đệ nhất danh ca vọng cổ.
Trở thành đệ nhất danh ca vọng cổ
Sọan giả lão thành và hàng đầu trong nền cổ nhạc Việt Nam, ông Nguyễn Phương, nhận xét về giọng ca của nghệ sĩ Út Trà Ôn:Giọng ca của Út Trà Ôn có hơi đồng trầm ấm, phong cách ca ngâm khoan thai, chững chặc…Giọng ca của Út Trà Ôn không chân phương quá, cũng không luyến lái kỹ thuật quá, nhưng từng lời từng chữ rõ ràng, truyền cảm. Út Trà Ôn được xem là bực thầy về cách sắp chữ, hành văn, câu nhiều chữ nghe vẫn hay, câu ít chữ kéo dài ra cũng rất duyên dáng.
Nói tới giọng ca Út Trà Ôn, chúng tôi nhớ tới từng tập nhỏ gồm sáu câu vọng cổ được bày bán hồi cuối thập niên 50, hay đầu thập niên 60, như Mồ Em Phượng, Gánh Nước Đêm Trăng…mà có lẽ chỉ có chỉ có giọng hát của đệ nhất danh ca Út Trà Ôn mới thật sự làm xúc động lòng người.
Qua những bài vọng cổ bất hủ, từ Tôn Tẩn Giả Điên, Thái Sư Văn Trọng, Trụ Vương Thiêu Mình, Viếng Tần Thủy Hòang, Nguyễn Trải Thụy Lộ Hận Tình, Tình Anh Bán Chiếu, Ông Lão Chèo Đò cho tới Gánh Chè Khuya, Thư Xuân Ngòai Chiến Tuyến…, giọng ca Út Trà Ôn vẫn mãi sâu đậm trong tâm hồn giới mến mộ.
Nghệ sĩ Út Trà Ôn cũng nổi tiếng qua các vai diễn trên sân khấu từ đầu thập niên 40 cho tới một thời gian ngắn sau năm 1975, từ vai Tôn Tẩn trong vở tuồng Bàng Quyên-Tôn Tẩn trên sân khấu Tân Thinh, vai Hòang Tử Thủy Tề của gánh Hề Lập, vai Thái Sư Văn Trọng trong tuồng Mổ Tim Tỷ Can và vai Trụ Vương trong vở Hỏa Thiêu Bá Lạc Đài trên sân khấu Tiến Hóa…
Cho tới các vai trên sân khấu Thanh Minh qua những tuồng Biên Thùy Nổi Sóng, Chiếc Lá Giữa Dòng của sọan giả Nguyễn Phương, tuồng Hồi Trống Vân Lâu, Núi Liểu Sông Bằng của Thiếu Linh, Đồ Bàn Di Hận của Lê Khanh, Tình Tráng Sĩ của Mộc Linh, và Thiên Thần Trên Thiết Mã của Ngọc Huyền Lan – cũng là lúc mà Út Trà Ôn được vinh danh Vua Vọng Cổ.
Riêng gánh Kim Thanh-Út Trà Ôn chỉ hoạt động khỏang 3 năm thì giải tán kể từ khi được thành lập hồi 1956.
Điểm đáng lưu ý là trong những vở tuồng cải lương ấy, đêm nào không có Vua vọng cổ Út Trà Ôn thì khán giả đòi trả vé.
Thưa quý vị, một thời gian ngắn sau năm 1975, nghệ sĩ Út Trà Ôn bắt đầu hướng về đạo pháp, đi ca trong những dịp cúng chùa, lễ Phật.
Vừa rồi là giọng ca Út Trà Ôn qua một trích đọan trong bản Thích Ca Tầm Đạo, khi Thái Tử Sĩ-Đạt-Ta chứng kiến cảnh Sinh, Lão, Bệnh, Tử nên xuất gia tầm đạo để cứu rỗi chúng sinh khỏi cõi tạm phù sinh, vô thường. (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Thưa quý vị, vào ngày 13 tháng 8 năm 2001, vì tai biến mạch máu não, nghệ sĩ Út Trà Ôn đã về với cõi vĩnh hằng trong sự tiếc thương của ca trường, nhạc giới và những người mến mộ.
Ðệ nhất danh ca vọng cổ Út Trà Ôn (II)
2005-08-14
Thanh Quang, phóng viên đài RFA
Thưa quý vị, cách đây đúng 4 năm, tức vào ngày 13 tháng Tám năm 2001, khi ở tuổi ngọai bát tuần, Đệ nhất danh ca kim Vua vọng cổ Út Trà Ôn đã vĩnh viễn rời khỏi ca trường nhạc giới và những người mến mộ, về với cõi Chân Phúc Vĩnh Hằng.
Ngày giỗ vừa rồi của cố nghệ sĩ Út Trà Ôn đã diễn ra ở Sàigòn trong
không khí thanh đạm gồm gia đình cùng một số nghệ sĩ thân hữu, như con
gái út của ông, là ca sĩ Bích Phượng, cho biết: (Xin theo dõi trong
phần âm thanh bên trên)
Đặc biệt là một khi hiện diện trên sân khấu – một trong những phương tiện từng góp phần đưa tên tuổi Út Trà Ôn lên hàng đệ nhất danh ca kim vua vọng cổ - ông như tỉnh táo lạ thường, giọng ca vẫn chắc nhịp và truyền cảm.
Ca sĩ Bích Phượng hồi tưởng về sự yêu nghề của cha mình: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Thưa quý vị, như chúng tôi đã trình bài trong chương trình tuần rồi, giọng hát chắc nhịp, ấm, vang vọng, ngọt ngào, đậm đà tình quê hương và đầy sức truyền cảm của nghệ sĩ Út Trà Ôn đã bắt đầu thu hút khán, thính giả qua các bản vọng cổ như Tôn Tẩn Giả Điên, Thái Sư Văn Trọng Giáng Thập Điều, và sau đó là Tình Anh Bán Chiếu, Ông Lão Chèo Đò, Sầu Vương Ý Nhạc…
Một hiện tượng đặc biệt đối với nghệ sĩ là đêm nào không có vua vọng cổ Út Trà Ôn thì khán giả đòi trả vé. Và trong tuồng của mỗi đêm, ít nhất nghệ sĩ Út Trà Ôn cũng phải ba lần ca vô đầu câu vọng cổ.
“Cuối năm 1959, gánh hát Kim Thanh- Út Trà Ôn giải tán. Nghệ sĩ Út Trà
Ôn trở về cộng tác với đòan Thanh Minh với số tiền contract kỷ lụt là
một triệu 500 ngàn đồng và lương mỗi xuất hát là một ngàn năm trăm
đồng.
Một hiện tượng đặc biệt đối với nghệ sĩ là đêm nào không có vua vọng cổ Út Trà Ôn thì khán giả đòi trả vé. Và trong tuồng của mỗi đêm, ít nhất nghệ sĩ Út Trà Ôn cũng phải ba lần ca vô đầu câu vọng cổ”.
Cho tới các vai trên sân khấu Thanh Minh qua những tuồng Biên Thùy Nổi Sóng, Chiếc Lá Giữa Dòng của sọan giả Nguyễn Phương, tuồng Hồi Trống Vân Lâu, Núi Liểu Sông Bằng của Thiếu Linh, Đồ Bàn Di Hận của Lê Khanh, Tình Tráng Sĩ của Mộc Linh, và Thiên Thần Trên Thiết Mã của Ngọc Huyền Lan – cũng là lúc Út Trà Ôn được vinh danh Vua Vọng Cổ.
Và đặc biệt là trong tuồng xã hội Tuyệt Tình Ca – còn được biết dưới tên khác là Ông Cò Quận 9 – của sọan giả Hoa Phượng, nghệ sĩ Út Trà Ôn trong vai ông Cò Hương, sau 20 năm xa cách vì chiến tranh ly lọan, đã gặp lại người vợ nhỏ là bà Lan do Út Bạch Lan thủ diễn trong cảnh đầy thương tâm, nước mắt: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Quý vị vừa nghe một trích đọan trong vở Tuyệt Tình Ca – hay Ông Cò Quận 9. Ca sĩ Bích Phượng nhắc tới vai Ông Cò Quận 9 do cha mình thủ diễn.
Chương trình Cổ Nhạc xin dừng lại ở đây. Thanh Quang kính chào tạm biệt quý thính giả.
Thưa quý vị, cách đây đúng 4 năm, tức vào ngày 13 tháng Tám năm 2001, khi ở tuổi ngọai bát tuần, Đệ nhất danh ca kim Vua vọng cổ Út Trà Ôn đã vĩnh viễn rời khỏi ca trường nhạc giới và những người mến mộ, về với cõi Chân Phúc Vĩnh Hằng.
Suốt đời cống hiến
Nghệ sĩ Út Trà Ôn suốt đời cống hiến cũng như bày tỏ nỗi đam mê, trân quý, gắn bó thiết tha với nghệ thuật sân khấu cải lương. Theo lời ca sĩ Bích Phượng, thì vào lúc cao niên, sức yếu, ông nhiều lần yêu cầu người nhà đưa đi phục vụ cho các chương trình văn nghệ từ thiện.Đặc biệt là một khi hiện diện trên sân khấu – một trong những phương tiện từng góp phần đưa tên tuổi Út Trà Ôn lên hàng đệ nhất danh ca kim vua vọng cổ - ông như tỉnh táo lạ thường, giọng ca vẫn chắc nhịp và truyền cảm.
Ca sĩ Bích Phượng hồi tưởng về sự yêu nghề của cha mình: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Thưa quý vị, như chúng tôi đã trình bài trong chương trình tuần rồi, giọng hát chắc nhịp, ấm, vang vọng, ngọt ngào, đậm đà tình quê hương và đầy sức truyền cảm của nghệ sĩ Út Trà Ôn đã bắt đầu thu hút khán, thính giả qua các bản vọng cổ như Tôn Tẩn Giả Điên, Thái Sư Văn Trọng Giáng Thập Điều, và sau đó là Tình Anh Bán Chiếu, Ông Lão Chèo Đò, Sầu Vương Ý Nhạc…
Làn hôi thiên phú
Làn hơi thiên phú đó đã khiến nhiều Bầu gánh hát tranh nhau mời Út Trà Ôn cộng tác với các khỏan tiền hợp đồng kết sù vào lúc bấy giờ, như ông Nguyễn Phương, sọan giả lão thành và có công lớn trong nghệ thuật ca kịch, sân khấu cải lương, kể lại:Một hiện tượng đặc biệt đối với nghệ sĩ là đêm nào không có vua vọng cổ Út Trà Ôn thì khán giả đòi trả vé. Và trong tuồng của mỗi đêm, ít nhất nghệ sĩ Út Trà Ôn cũng phải ba lần ca vô đầu câu vọng cổ.
Một hiện tượng đặc biệt đối với nghệ sĩ là đêm nào không có vua vọng cổ Út Trà Ôn thì khán giả đòi trả vé. Và trong tuồng của mỗi đêm, ít nhất nghệ sĩ Út Trà Ôn cũng phải ba lần ca vô đầu câu vọng cổ”.
Nhiều người hâm mộ
Nghệ sĩ Út Trà Ôn nổi tiếng qua các vai diễn trên sân khấu từ đầu thập niên 40 cho tới một thời gian ngắn sau năm 1975, từ vai Tôn Tẩn trong vở tuồng Bàng Quyên-Tôn Tẩn trên sân khấu Tân Thinh, vai Hòang Tử Thủy Tề của gánh Hề Lập, vai Thái Sư Văn Trọng trong tuồng Mổ Tim Tỷ Can và vai Trụ Vương trong vở Hỏa Thiêu Bá Lạc Đài trên sân khấu Tiến Hóa…Cho tới các vai trên sân khấu Thanh Minh qua những tuồng Biên Thùy Nổi Sóng, Chiếc Lá Giữa Dòng của sọan giả Nguyễn Phương, tuồng Hồi Trống Vân Lâu, Núi Liểu Sông Bằng của Thiếu Linh, Đồ Bàn Di Hận của Lê Khanh, Tình Tráng Sĩ của Mộc Linh, và Thiên Thần Trên Thiết Mã của Ngọc Huyền Lan – cũng là lúc Út Trà Ôn được vinh danh Vua Vọng Cổ.
Và đặc biệt là trong tuồng xã hội Tuyệt Tình Ca – còn được biết dưới tên khác là Ông Cò Quận 9 – của sọan giả Hoa Phượng, nghệ sĩ Út Trà Ôn trong vai ông Cò Hương, sau 20 năm xa cách vì chiến tranh ly lọan, đã gặp lại người vợ nhỏ là bà Lan do Út Bạch Lan thủ diễn trong cảnh đầy thương tâm, nước mắt: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Quý vị vừa nghe một trích đọan trong vở Tuyệt Tình Ca – hay Ông Cò Quận 9. Ca sĩ Bích Phượng nhắc tới vai Ông Cò Quận 9 do cha mình thủ diễn.
Chương trình Cổ Nhạc xin dừng lại ở đây. Thanh Quang kính chào tạm biệt quý thính giả.
© 2005 Radio Free Asia
Những bài liên quan
- Đệ nhất danh ca vọng cổ Út Trà Ôn
- Soạn giả Viễn Châu, vua của các vị vua cải lương
- Ngày Văn Hóa Việt Nam tại Washington D.C
- Nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng
- Làm cách nào khơi dậy nền âm nhạc dân tộc Việt Nam? (II)
- Làm cách nào khơi dậy nền âm nhạc dân tộc Việt Nam? (I)
- Làm cách nào khơi dậy nền âm nhạc dân tộc Việt Nam? (III)
Copyright © 2009 Radio Free Asia. All rights reserved.
© 2005 Radio Free Asia
Những bài liên quan
Copyright © 2009 Radio Free Asia. All rights reserved.
LỄ HỘI ẨM THỰC VŨNG TÀU
Bị đói ở Lễ hội ẩm thực thế giới
Khách
đến dự Lễ hội ẩm thực thế giới ở Vũng Tàu phàn nàn, món ăn quá đắt mà
dở và sơ sài, khu vực bán hàng kéo dài 3 km khiến nhiều người không
đủ sức khỏe tham quan.
> Hàng nghìn người đội mưa nếm thức ăn / Biểu diễn bikini khoe hàng ở lễ hội ẩm thực
> Hàng nghìn người đội mưa nếm thức ăn / Biểu diễn bikini khoe hàng ở lễ hội ẩm thực
Theo
nội dung chương trình được Ban tổ chức thông báo, có 40 quốc gia tham
gia lễ hội. Mỗi nước sẽ cử đầu bếp của mình trình diễn các món đặc
sản quốc gia nhằm phục vụ thực khách. Thế nhưng sau đêm khai mạc hào
hứng, đến trưa 22/7, nhiều người tham dự tỏ ra ngạc nhiên vì chỉ có
hơn 10 gian thực phẩm quốc tế phục vụ món ăn. Ở trong nước vỏn vẹn 20
gian hàng, so với thông tin của Ban tổ chức là 40 tỉnh thành tham dự.
Diện
mạo của một lễ hội quốc tế trở nên lèo tèo bởi quá nhiều gian hàng bỏ
trống. Trong khi đó, khách vẫn phải chịu cảnh cuốc bộ suốt 3 km trên
tuyến đường Thùy Vân (thăm cả những khu vực bỏ trống) mới đến được
những gian hàng có bày bán ở phía cuối.
Khách hàng đắn đo trước giá cả của các loại thức ăn. Ảnh: Thiên Chương. |
“Thiết
kế lễ hội dọc theo bờ biển nghe có vẻ thú vị, nhưng có lẽ ban tổ chức
quên đi trong số khách tham quan có không ít người lớn tuổi. Như tôi
và ông xã, chỉ đi được một phần ba đoạn đường đã bở hơi tai, không còn
sức lực đâu mà ăn uống”, bà Nguyễn Thị Luyến (TP HCM), than.
Không
chỉ người lớn tuổi, ngay cả các bạn trẻ cũng mồ hôi nhễ nhại sau khi
chinh phục 6 km (cả đi lẫn về) để xem lễ hội. “Thật quá vất vả, nổ đom
đóm mắt khi phương tiện đi lại duy nhất của khu vực này là… chân”,
nhóm sinh viên Hùng - Hà - Uyên, nói.
Ngoài
chuyện đi bộ, thất vọng vì lễ hội nghèo nàn, hầu hết thực khách đều
cho rằng giá thức ăn bán quá đắt. “Một xâu thịt nướng giá 70.000 đồng,
hộp cơm gà bán 80.000 đồng là quá sức tưởng tượng. Có thể đây là lễ
hội và thức ăn ngoại được tính bằng ngoại tệ, song với những món ăn
thông thường như thế này mà số tiền bỏ ra quá cao thật không đáng”,
chị Tuyết, một doanh nhân ở quận 3, TP HCM nói.
Tại
lễ hội, thực khách phải mua các coupon, một coupon mệnh giá
10.000-30.000 đồng. Giá của các loại thức ăn được tính bằng đơn vị
coupon, nên có khi khách phải trả 3-4 coupon cho một món ăn. “Món nào
cũng đắt hết, nhất là thức ăn tại gian hàng quốc tế. Cứ tưởng thức ăn
cùng lắm chỉ đắt hơn bên ngoài đôi chút nên vợ chồng tôi mua 20
coupon. Cuối cùng, tốn mấy trăm nghìn đồng mà ăn chưa được no”, anh
Thanh nhà ở Bình Dương than phiền.
Món ăn Việt
Nam rẻ hơn, cao nhất khoảng 50.000 đồng, nhưng lại bị bố trí gian hàng
ở cuối khuôn viên lễ hội khiến thực khách khó tìm đến được tới nơi vì
quá xa.
Bảng giá tại một quầy thức ăn ngoại. Ảnh: Thiên Chương. |
Trừ đêm khai mạc 21/7, trưa ngày 22, tức thời điểm phục vụ chính thức đầu tiên của lễ hội, ngoài
chuyện giá, thực khách còn than phiền chất lượng các loại thức ăn bởi
do bày bán giữa trời nắng nên không còn tươi ngon hoặc chế biến khá
sơ sài.
Quầy bánh xèo bà Mười
Xiềm, bán 50.000 đồng một cái nên thu hút khá nhiều khách. Tuy nhiên
theo đánh giá của nhiều người ăn, bánh bị cứng, không còn giòn vì gian
hàng phơi ra nắng. Đó là chưa kể các loại rau ăn kèm chỉ còn ba loại:
xà lách, cải bẹ xanh và húng cây, thay vì đến hàng chục loại rau như
thông thường.
Chia sẻ với VnExpress.net,
bà Mười Xiềm thừa nhận, trong thời điểm diễn ra lễ hội, các chợ tại
Bà Rịa - Vũng Tàu và siêu thị không còn đủ rau để cung cấp. Chủ quầy
cơm gà đặc sản Ninh Thuận cũng cho hay, do thức ăn của tỉnh này bán
giá rẻ nên cơm nấu không kịp. Khách đến, không còn cơm nên đành mua gà
để ăn vã.
Khai mạc đêm 21/7, Lễ hội văn hóa ẩm thực thế giới 2010 kéo dài đến hết ngày 25/7.
FESTIVAL HUẾ 2010
Đội mưa nặng hạt vào Festival Huế
06/06/2010 06:40
(VTC
News) - Cơn mưa bất chợt trước giờ khai mạc lễ hội Festival Huế 2010
khiến nhiều người lo cho chương trình hoành tráng đang chuẩn bị công
diễn. Tuy nhiên, bất chấp cơn mưa càng nặng hạt, khán giả và du khách
vẫn ùn ùn tiến về quảng trường Ngọ Môn để thưởng thức ngày hội xứ Huế.
Tin liên quan: |
Khán giả đội mưa đi xem khai mạc Festival Huế 2010 |
Khi lượng người đổ về phía khán đài xem biểu diễn càng lúc càng đông thì tình trạng kẹt xe đã xảy ra ở các tuyến chính như Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Hùng Vương, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Trãi… Dù mưa mỗi lúc một nặng hạt, nhưng lượng khán giả đến xem vẫn không ngừng tăng, từng đoàn người vẫn đội mưa tiến về quảng trường Ngọ Môn.
Trú tạm tại cung đình xưa để xem lễ hội... |
Anh Mỹ, một khán giả đi xem chương trình khai mạc cho biết: “Dù trời mưa nhưng tôi vẫn đội mưa đi xem, đây là chương trình hay và độc đáo chỉ 2 năm mới tổ chức một lần nên dù mưa thế nào tôi và bà xã cũng phải xem hết chương trình mới về".
Theo ghi nhận, rất nhiều sinh viên ở Huế khá hào hứng với chương trình của lễ hội nhưng không có cơ hội được chứng kiến trực tiếp trên khán đài vẫn kéo đến đứng xa vòng ngoài để nghe âm thanh của nhạc. Bạn Liên, học trường cao đẳng Y Huế cho biết: “Sinh viên chúng mình thích xem những chương trình đặc sắc này lắm. Dẫu không mua vé vào nhưng đi để cổ vũ chương trình cho có không khí”.
Mở đầu Festival Huế 2010 là màn múa hát của hơn 100 trẻ mục đồng tay cầm cờ lau, cờ suý và màn múa cờ của các nghệ sĩ xiếc tạo thành khí thế hết sức hoành tráng và ấn tượng trong liên khúc Hào khí Hoa Lư - dời đô ngàn năm vang mãi. Đây cũng là chương trình hết sức có ý nghĩa hướng đến Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và 50 năm kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn.
Đêm khai mạc được tiếp nối bằng các chương trình nghệ thuật như: Độc tấu đàn tranh Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người; liên khúc tôn vinh giá trị di sản như nhã nhạc, ca trù, cồng chiêng, quan họ; hát múa chầu văn Huế và hát múa Hà Nội - Huế - Sàn Gòn. Các đoàn nghệ thuật đến từ Pháp, Nhật Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Bỉ tham gia chương trình biểu diễn nghệ thuật tại đêm khai mạc.
Một số hình ảnh hoành tráng và lộng lẫy tại đêm khai mạc này:
Trần Viết Long
http://www.vtc.vn/2-249744/xa-hoi/doi-mua-nang-hat-vao-festival-hue.htm
VĂN MINH HÀ NỘI
Tát khách hàng vì vào xem mà không mua
Cách cư xử thô bạo, đốt vía, thậm chí tát khách hàng nếu vào xem mà không mua khiến nhiều người e ngại đi chợ ở Hà Nội.
> Vừa bán hàng vừa dọa khách / Bị ăn chửi vì mua sắm ít
Minh Phương, sinh viên đại học Khoa học Xã hội Nhân văn không thể nào quên lần bị ăn tát khi đi mua guốc ở chợ Ngã Tư Sở. Lúc vào, cô bán hàng tươi cười đon đả, nói Phương cứ xem hàng thoải mái. Sau khi xem kỹ mà không thấy đôi nào ưng, Phương ra khỏi quầy hàng thì cô chủ hàng thay đổi thái độ.
"Bà đó kéo mình vào tát cho 2 cái rồi còn bảo: 'Xéo! Không tao đánh chết bây giờ'. Mình ức lắm, định nói lại bà ta nhưng nghĩ gây chuyện tại địa bàn của người ta chỉ thiệt thân”, sinh viên này tâm sự.
Không chỉ Phương, nhiều sinh viên khác cũng đã từng gặp rắc rối khi đi mua đồ tại các chợ. Tú, sinh viên năm cuối trường Đại học Quốc gia Hà Nội kể lại, hồi còn học năm thứ ba, cô ra chợ Nhà Xanh định mua quần bò. Thấy một chiếc đẹp, hỏi giá tới 400.000 đồng. Khi sinh viên này chỉ trả 150.000 đồng thì bị người bán mắng té tát.
“Họ bảo không có tiền thì cấm vào ám hàng họ. Nhưng mình nghĩ thuận mua vừa bán, họ bán thì bán, không bán thì thôi chứ sao lại cư xử thô bạo như vậy.”, Tú bức xúc nói.
Nhiều người chọn đi siêu thị vị ngại rắc rối khi mặc cả hoặc xem mà không mua hàng Ảnh minh họa: Hoàng Hà
Nhiều người chọn đi siêu thị sau những bực mình khi đi chợ. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Chị Hà, giáo viên một trường THCS từng choáng váng vì người bán hàng tại chợ Hôm. “Lúc mua, rõ ràng cô ấy nói nếu con mình mặc không vừa thì có thể ra đổi thoải mái. Sáng hôm sau, tranh thủ lúc trống tiết, mình ra đổi, cô ấy chẳng nói chẳng năng đem giấy và bật lửa ra đốt quanh người mình. Chưa kịp hiểu gì thì cô ý chửi như hắt nước vào mặt: ‘Định ám hàng bà mà đổi với chác giờ này. Đã mua hàng rồi miễn đổi, bực mình’. Chẳng biết ai mới là người bực mình nữa”, chị Hà phẫn uất.
Ngoài những trường hợp trên, còn vô số những va chạm dở khóc dở cười giữa chủ kinh doanh trong chợ và khách hàng với nguyên nhân cũng xoay quanh chuyện không mua khi không tìm được đồ ưng ý hoặc mặc cả với giá thấp hơn nhiều mức nói thách, đổi đồ...
Một số người sau những sự cố mua bán ở chợ đã chuyển qua mua hàng ở siêu thị để tránh bực mình. Chị Hà cho biết, sau lần bị đốt vía tại chợ chị chuyển sang đi siêu thị mua hàng để tránh các “phiền phức không đâu” dù giá có cao hơn một chút.
Theo kinh nghiệm của bác Minh, một người thường xuyên mua đồ tại chợ, những bạn trẻ tuyệt đối không nên chê hàng khi mới bước chân vào các quầy hàng. “Mình thích thì mua, không thích thì thôi, chứ không nên chê hàng của người ta. Trừ khi mình định mua sản phẩm đó rồi, chê nỉ non một chút, thể hiện mình chưa ưng lắm để người ta giảm bớt giá thì được”, bác Minh khuyên.
Khi mua khách hàng cũng nên thỏa thuận rõ với người bán về việc đổi hay trả lại hàng. Nếu đổi được thì trong phạm vi thời gian bao lâu, nên đổi lúc nào mà cả hai đều thuận tiện. Tốt nhất, nên mua ở những cửa hàng quen.
Cô Thụy, bán hàng lâu năm tại chợ Mơ giãi bày, người bán thấy khách vào thì mừng lắm, khách không mua, họ chưng hửng nên tức. Tuy nhiên, khách có không ưng hàng, ưng giá thì người bán hàng cũng không nên chửi mắng, đốt vía... vì còn lấy duyên để người sau mua.
“Bán hàng mà cư xử như vậy là không được, nhưng không phải người bán nào cũng vậy đâu, con sâu làm rầu nồi canh thôi. Gặp những người như vậy thì khách cứ tránh xa ra, chí ít cũng để giữ không khí vui vẻ và thoải mái khi đi mua sắm”, cô Thụy nói.
Xuân Ngọc
http://vnexpress.net/GL/Doi-song/Mua-sam/2010/07/3BA1E5A6/
TS.NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ VIỆT NAM
CSVN: CÔN ĐỒ ĐỘC TÀI CHÍNH TRỊ VÀ KẺ CƯỚP ĐỘC QUYỀN KINH TẾ
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
UNICODE: http://viettudan.net
Geneva, 05.08.2009
Giới thiệu loạt bài về Chủ đề DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ, chúng tôi đã nhắc tới cuốn sách DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN ĐỂ PHÁT TRIỂN, xuất bản năm 2009 do Nhà Xuất Bản DAY & NIGHT, Ventura, California, USA. Cuốn sách này được trình bầy nặng về những LÝ THUYẾT KINH TẾ để cho thấy rằng phải DỨT BỎ Cơ Chế CSVN hiện hành để Kinh tế Đất Nước có thể khởi công phát triển.
Loạt 18 Bài dưới Chủ đề DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ, nội dung cuốn sách sẽ được xuất bản trong năm nay 2010 cũng do Nhà Xuất Bản DAY & NIGHT, Ventura, California, USA, được viết chính yếu dựa trên những QUAN SÁT KINH TẾT xẩy ra theo dòng Thời sự gần đây nhất để chứng minh cho LÝ THUYẾT KINH TÉ mà chúng tôi đã trình bầy trong cuốn sách DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN ĐỂ PHÁT TRIỂN xuất bản năm ngoái.
Nhất thống với tinh thần viết loạt bài này, Bài KẾT LUẬN hôm nay cũng dựa trên tài liệu Thời sự để cho thấy những điểm sau đây:
=> CSVN: côn đồ độc tài Chính trị
=> CSVN: kẻ cướp độc quyền Kinh tế
=> Khi Côn đồ là Kẻ cướp hay Kẻ cướp là Côn đồ, thì Kinh tế là bóc lột
CSVN: côn đồ độc tài Chính trị
Nếu Quân đội, trên lý thuyết, được coi là bảo vệ Lãnh thổ, thì Quân độc Cộng sản hiện nay không làm phận sự của mình trước xâm lăng của Trung quốc. Công An Cộng sản là thành trì bảo vệ cho đảng và là đội ngũ chính yếu trị Dân bằng võ lực, nhà tù và đe dọa hành quyết.
Xin hãy đọc bản tin thời sự mới nhất cách đây mấy hôm, đăng tải ngày 01.08.2010. Bản tin cho thấy rõ lập trường CÔN ĐỒ tuyên bố bằng chính mồm của một Thượng tướng đứng đầu lực lượng Công an:
Tin Hà Nội - Thượng tướng công an Nguyễn Văn Hưởng trong một dịp tiếp tân với giới trí thức đã công khai nói thẳng: Đảng Cộng sản Việt Nam cấm phản biện vì như thế là phản động. Tin này được một nhà trí thức Hà Nội ký tên Nguyễn Trung Thực gửi ra loan trên báo Diễn Đàn bên Pháp. Trước đó trên ấn bản số 1 Tạp chí Nhân quyền do chính nhà nước Cộng sản Việt Nam phổ biến, trong đó có bài của Thứ trưởng Bộ công an Cộng sản Việt Nam là Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, nhan đề Hãy hiểu đúng về nhân quyền Việt Nam, trong đó dẫn lời Hồ Chí Minh để tự biện hộ rằng tại Việt Nam đang có nhân quyền theo kiểu Việt Nam qua định nghĩa của họ Hồ.
Tác giả Nguyễn Trung Thực từ Hà Nội đã viết trên Diễn Đàn khi cho rằng mùa hè năm ngoái, dư luận xôn xao về vụ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định cấm đoán các trung tâm nghiên cứu độc lập được phản biện công khai về các vấn đề chính sách, do đó mà Viện IDS đã tuyên bố tự giải thể để phản đối. Giới trí thức cả nước đã được thông tin miệng về những lời của thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng. Gặp một số trí thức trong dịp này, ông Hưởng đã dõng dạc tuyên bố nguyên văn như sau: Nước ta Đảng lãnh đạo, không có phản biện gì cả, phản biện là phản động. Các anh muốn phản biện hả, nhà tù còn nhiều chỗ lắm! mà cũng chẳng cần bắt bớ tù đày làm gì, thời buổi này tai nạn giao thông là chuyện cơm bữa, mà cũng chẳng cần tông xe làm gì, buổi sáng các vị đi uống cà phê, về tới nhà cứng đơ, không làm gì được nữa, có nghĩa là đã bị bỏ độc. Lời tuyên bố trắng trợn của một tên Thượng tướng Công an làm cho nhiều người ngán ngẩm và cho thấy sự đàn áp trắng trợn giới trí thức và đối lập tại Việt Nam. (SBTN) (Posted on 01 Aug 2010).
Khi một người đứng đầu Công an cả nước mở mồm trắng trợn đe dọa giết lát bằng tông xe, bằng bỏ chất độc…, thì đó là thái độ của một tên CÔN ĐỒ. Không lạ gì mà thời sự mới đăng việc Công an đánh chết anh Thomas Nguyễn Nam ngày 03.07.2010 ở Giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng, bắt và đánh chết thanh niên Nguyễn Văn Khương, ngày 23.07.201 ở xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, Bắc Giang.
Đảng CSVN tổ chức cả một lực lượng Công an CÔN ĐỒ để bảo đảm cho Độc tài Chính trị của mình, loại trừ, cầm tù tất cả mọi đối kháng chính trị, thậm chí giết lát những người dân thấp cổ bé họng khi cất tiếng than lên vì bị cướp bóc tận những phương tiện thiết cần nhất để làm ăn nuối thân xác của mình. Dân Oan cả nước kêu than mà bị đàn áp vẫn luôn là thời sự mà mọi người chứng kiến.
CSVN: kẻ cướp độc quyền Kinh tế
Ở thời kỳ Kinh tế Tập quyền Chỉ huy, Cộng sản còn một chút nhân đạo. Thực vậy, Kinh tế Tập quyền Chỉ huy chủ trương Nhà Nước làm Kinh tế thay Dân, nhưng còn có chút nhân đạo là phải bao cấp cho Dân. Nhưng CSVN hiện nay chủ trương Kinh tế mệnh danh “định hướng XHCN”, thì Cộng sản nắm độc quyền Kinh tế để bóc lột và không còn bao cấp cho dân nữa.
Đây cũng không phải là lý thuyết, mà là thực tế thời sự. Thực vậy, Hội Nghị Trung Ương 12 CSVN sửa sọan cho Đại Hội đảng năm 2011 đã không tháo gỡ cho nền Kinh tế Việt Nam, mà ngược lại còn tiếp tục giữ Độc quyền Kinh tế. Dự thảo Cương lĩnh từ Hội Nghị Trung Ương 12 đã viết rõ rệt: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.
Đại Hội đảng kỳ trước đã quyết định cho phép đảng viên làm Kinh tế mà Nhà Nước hay đảng nắm giữ vai trò chủ đạo. Những đảng viên này, được bảo trợ bởi Nhà Nước và đảng, giữ ưu tiên làm ăn cho cá nhân mình hay gia đình mình từ Trung ương đến Tỉnh, Quận….
Một đàng thì Nhà Nước đưa ra và tài trợ những Công ty, Tổng Công ty nhà nước để nắm chủ đạo nền Kinh tế, một đàng thì những cá nhân đảng viên, nắm những họat động kinh tế gọi là tư doanh, nhưng với quyền bảo trợ của Nhà Nước và đảng, đã xử dụng đặc quyền và ưu tiên Kinh tế sánh với những tư doanh không phải là đảng viên CSVN. Đảng và Nhà Nước CSVN còn nắm trọn trong tay Đất đai và những tài nguyên Quốc gia (Ressources naturelles) và nguồn nhân lực (Ressources humaines).
Như vậy, cả một hệ thống nắm trọn nền Kinh tế Quốc gia:
=> Hệ thống Công ty, Tổng Công ty, dưới danh nghĩa Tập đòan Kinh tế Nhà Nước, có quyền chủ đạo Kinh tế, nghĩa là những Tập đòan tư doanh không gồm đảng viên CSVN phải tùy thuộc những Tập đòan Kinh tế nhà nước gọi là chủ đạo.
=> Những cá nhân đảng viên CSVN, với sự bảo trợ của Nhà Nước và đảng từ Trung ương đến Địa phương, tất nhiên dành những ưu tiên làm Kinh tế đối với những cá nhân tư doanh không phải là đảng viên CSVN. Việc bảo trợ ưu tiên này không phải là độc chiều người trên bảo trợ người dưới, mà là hai chiều, nghĩa là người dưới có quyền đối với người trên bởi vì người dưới nếu không được bảo trợ, sẽ tố cáo những thối nát, đặc quyền đặc lợi mà người trên đang hưởng.
Đây là hệ thống làm ăn cướp dựt ưu tiên như của một nhóm Mafia. Đó là nhóm kẻ cướp vậy.
Khi Côn đồ là Kẻ cướp hay Kẻ cướp là Côn đồ,
thì Kinh tế là bóc lột
Đây là sự cấu kết giữa CÔN ĐỒ Chính trị và KẺ CƯỚP Kinh tế, nghĩa là Độc tài Chính trị và Độc quyền Kinh tế được kết hợp khắng khít với nhau trong một Cơ Chế. Xin chú thích ở đây rằng chúng tôi không gọi là THỂ CHẾ, mà là gọi là CƠ CHẾ. Thực vậy, một Thể Chế phải có Ý thức hệ đi kèm như bảo đảm về Lý thuyết. Khi Ý thức hệ không còn nữa, như Ý thức hệ Cộng sản, thì Thể chế chỉ còn là một cái máy, một Cơ Chế chuyển vận không hồn. Ý thức hệ Cộng sản đã chết rồi ở Việt Nam, chỉ còn lại một CƠ CHẾ, một cái máy không hồn, vô nhân đạo, duy trì Độc tài Chính trị và Độc quyền Kinh tế. Đảng viên CSVN trở thành những Côn Đồ Chính trị, không còn nghĩ đến Lý tưởng của Ý thức hệ mà Mác-Lê vạch ra trước đây, trở thành những Kẻ Cướp Kinh tế, không còn nghĩ đến Dân nghèo phải bao cấp cho chút miếng ăn.
Như chúng tôi đã nói, năng về phương diện Lý thuyết, trong Chủ đề DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN ĐỂ PHÁT TRIỂN, ở đây với Chủ đề DÂN CHỦ HOÁ KINH TẾ, chúng tôi muốn đưa ra một tỷ dụ đang là vấn đề THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ hiện hành tượng trưng cho sự cấu kết giữa CÔN ĐỒ độc tài Chính trị và KẺ CƯỚP Độc quyền Kinh tế. Đó là tỷ dụ Tổng Công ty VINASHIN thua lỗ tới USD.4 tỉ.
Xin đọc những Bản Tin do chính những Thông tấn và Báo Chí lớn quốc tế tăng tải.
Bình luận của Báo LE MONDE như sau:
Báo đảng ngày 21-6: Quả tang bưng bít thông tin
Le Monde là tờ báo lớn nhất, có số phát hành cao nhất nước Pháp, trong số ra ngày 20-7-2010 có bài viết nhan đề «Công ty quốc doanh lớn Vinashin của Việt Nam gặp những vấn đề nghiêm trọng, nợ lên đến hơn 3 tỷ Euros».
Bài báo viết: Tổng công ty đóng tầu biển Vinashin là nhóm cơ sở quốc doanh to lớn bậc nhất của nền công nghiệp Việt Nam hiện trong tình hình gay go.
Từ tình trạng quản lý quá lỏng lẻo quỹ công, dự án vạch ra không hợp lý, thanh tra các dự án bị buông trôi, nay Tổng công ty Vinashin phải đối mặt với một khoản nợ khổng lồ, lên đến 4 tỷ đôla, bằng 3,1 tỷ Euros.
Báo chí Việt Nam không e ngại chỉ trích sự kiện này và đòi phải có những biện pháp cải cách mạnh mẽ các cơ sở quốc doanh.
Cơ quan Công an đã được giao nhiệm vụ mở cuộc điều tra Vinashin. Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng công ty Phạm Thanh Bình đã bị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bãi miễn chức vụ ngày 13-7-2010. Thứ trưởng bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Hồng Trương được cử tạm thay thế ông Bình.
Một Ban điều tra của Ban Chấp hành Ttrung ương đảng đã lên án các sai phạm nghiêm trọng của Vinashin là huy động những khoản vốn cực lớn một cách tùy tiện, lựa chọn không xác đáng các hướng đầu tư. Vinashin đang phải thực hiện một cuộc kiểm điểm nghiêm túc.
Trên báo Tiền Phong, ông Trần Quang Vũ, tổng giám đốc Vinashin, đã bày tỏ lời xin lỗi đảng, chính phủ, thủ tướng và nhân dân.
Một số người không loại bỏ mối liên quan giữa sự kiện trên với Đại hội đảng sẽ họp trong 6 tháng tới. Đó là dịp các vị trí quyền lực then chốt được quyết định. Các dịp như thế bao giờ các nhóm quyền lực cũng đấu tranh với nhau.
Thêm nữa, những bê bối của Vinashin không hề bất ngờ, như phát biểu của ông Nguyễn Quang A, đồng chủ tịch của một nhóm tư duy. Đã có nhiều cảnh báo từ trước trên báo chí về chủ trương chiến lược phát triển quá đáng của cơ sở quốc doanh này.
Báo chí đã nêu lên rằng trong năm 2009, Vinashin đã bị lỗ đến 18,8 triệu đôla và từ nhiều tháng nay đã mắc những khoản nợ khổng lồ.
Bài báo có riêng một đoạn để nói rõ tình trạng quản lý của Nhà nước quá lỏng lẻo nuông chiều các cơ sở quốc doanh lớn như Vinashin. Nhiều cơ quan Nhà nước phải cùng chịu trách nhiệm, do đã vung tay cung cấp quá nhiều tài nguyên quốc gia, cấp những khoản tiền quá lớn từ Ngân hàng Nhà nước cho Vinashin.
Bà Phạm Chi Lan, nguyên cố vấn kinh tế của chính phủ, nói với báo Tuổi Trẻ rằng: «Nếu như chính phủ không hào phóng cấp cho Vinashin những khoản tiền quá lớn thì tổn thất sẽ không đến nỗi nặng nề đến vậy ». Bà nói thêm rằng: «Các cơ sở quốc doanh cần được đánh giá đúng khả năng quản lý kinh doanh của nó, xem kỹ nó có tôn trọng các quy luật của thị trường hay không, và sự đánh giá ấy phải được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách có quyền lực».
Bộ Giao thông - Vận tải báo tin sẽ cơ cấu lại nhóm kinh tế quốc doanh Vinashin, một số cơ sở của nó không có nhiệm vụ trực tiếp trong việc đóng tàu biển sẽ được tách ra khỏi Tổng công ty này, như các cơ sở vận tải đường biển, xây dựng cảng biển và xây dựng khu công nghiệp ven biển … sẽ được nhập vào các cơ sở kinh tế quốc doanh khác, như Tổng công ty PetroVietnam, Vinalines … ».
Bùi Tín (trích dịch)
Bản Tin của Thông tấn AFP như sau:
Hãng tin AFP hôm nay có bài nhìn lại vụ lao đao của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) với các ý kiến của một số chuyên gia nói về lý do dẫn tới khoản lỗ khổng lồ của Vinashin.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phạm Thanh Bình của tập đoàn này đang bị điều tra vì 'có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự' trong quá trình lãnh đạo Vinashin và để khoản lỗ của công ty lên tới hơn bốn tỷ đôla Mỹ.
AFP trích lời nhà Việt Nam học Carl Thayer từ Đại học New South Wales của Úc nói Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng "là người ủng hộ chính cho việc xây dựng các đại công ty của Việt Nam theo mô hình chaebol của Hàn Quốc."
Ông Thayer cũng nói vụ scandal đáng ra đã có thể là mối đe dọa cho ông Dũng nhưng ông đã "tấn công phủ đầu" bằng cách ra lệnh tái cơ cấu Vinashin.
"Ông Dũng đã đặt mình vào thế đằng nào cũng thắng," ông Thayer được trích lời nói.
Nhưng cách tái cơ cấu Vinashin của ông Nguyễn Tấn Dũng mà theo đó nợ của Vinashin được san cho các tổng công ty khác, đã chịu nhiều chỉ trích. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói với báo chí trong nước:
"Nhà nước đã chọn cứu Vinashin theo một cách dễ dãi nhất trong khi đẩy gánh nặng nợ cho nền kinh tế, doanh nghiệp và suy cho cùng là người dân đóng thuế gánh.
"...Trách nhiệm để xảy ra thua lỗ, nợ nần ở Vinashin đáng ra phải được xử lý bằng pháp luật."
Bà Lan cũng nói các doanh nghiệp nhà nước sử dụng chừng 60-70% nguồn lực của Việt Nam và nếu không có sự tái cơ cấu thì nền kinh tế Việt Nam khó phát triển mạnh.
AFP cũng dẫn lời ông Jonathan Pincus, người phụ trách Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại thành phố Hồ Chí Minh nói các doanh nghiệp nhà nước lớn đã dễ dàng có vốn và đất đai mà không phải cạnh tranh và do vậy họ đã đầu tư quá mức.
Ông Pincus nói với AFP: "Nhiệm kỳ và lương bổng của các giám đốc doanh nghiệp nhà nước phải gắn với kết quả làm ăn của công ty."
AFP cũng dẫn lời bà Phạm Chi Lan nói các giám đốc doanh nghiệp nhà nước do thủ tướng bổ nhiệm và bởi vậy họ bỏ ngoài tai những chỉ thị từ bất kỳ ai khác trong khi luật lệ hiện còn chưa rõ về vai trò quản lý của các bộ đối với các doanh nghiệp này.
'Ưu ái'-- Các chuyên gia kinh tế khác cũng đã lên tiếng chỉ trích điều mà họ gọi là sự 'ưu ái' mà chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng dành cho Vinashin.
Kinh tế gia Lê Dăng Doanh được trích lời nói:
"Tôi xin đơn cử một vài ví dụ điển hình về sự ưu ái này mà công luận đều biết.
"Phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường quốc tế được 750 triệu đô la, chính phủ giao ngay cho Vinashin, một việc chưa có tiền lệ trên thế giới là chính phủ đi vay trên thị trường quốc tế để trao lại cho một doanh nghiệp kinh doanh.
"Ông Phạm Thanh Bình đến các địa phương được cấp đất với diện tích rất lớn, ở vị trí rất thuận lợi, dù chưa hề có dự án kinh tế - kỹ thuật, các tỉnh đề nghị cung cấp các phương án kinh doanh, dự án đầu tư thì ông Bình nhờ can thiệp để được cấp ngay.
"Vinashin triển khai đầu tư tràn lan tới hàng trăm dự án. Có tới hàng trăm công ty con từ trại nuôi lợn Vinashin đến cửa hàng ô tô Vinashin trên đường Lê Duẩn (Hà Nội), hay resort ở gần Tam Đảo đều mang nhãn hiệu Vinashin.
"Mua tàu của Italia không qua giám định kỹ thuật, tàu về không thích hợp, càng làm ăn càng thua lỗ."
KẾT LUẬN của chúng tôi là, trên mặt LÝ THUYẾT cũng như theo QUAN SÁT THỰC TẾ, phải DỨT BỎ cái Cơ Chế CSVN hiện hành cấu kết giữa CÔN ĐỒ ĐỘC TÀI CHÍNH TRỊ và KẺ CƯỚP ĐỘC QUYỀN KINH TẾ để bắt đầu phát triển Kinh tế thực sự. Dứt bỏ Cơ Chế này và thực hiện DÂN CHỦ HOÁ KINH TẾ, thì việc phát triển Kinh tế mới BỀN VỮNG và LÂU DÀI cho Quê Hương.
Đây không phải là việc chống Lý thuyết Cộng sản vì Lý thuyết ấy đã chết nghẻo lâu rồi. Đây là việc đòi hỏi cho tương lai Phát triển Kinh tế Bền Vững và Lâu Dài cho Đất Nước Việt Nam.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 05.08.2010
TRẦN MẠNH HẢO PHÁT BIỂU
RFA phỏng vấn nhà văn Trần Mạnh Hảo: Tôi yêu tổ quốc tôi mà bị bắt
Filed under: Hoàng Sa Trường Sa,Quan điểm,Thủ đoạn,Tội ác, Thành tích, sai lầm,a1 audio,bôi bác, bóp méo, ngụy tạo, chụp mũ,bắt cóc, vu cáo, Khủng bố,đang mất đất, đảo, biển, ... nước — tudo @ 12:44 am
RFA 22.01.08 Audio:/amthanh/RFA230108_VietHung&TranManhHao.mp3
Feb 23, '10 8:04 PM
TNc: Tôi nhận được bài viết này của nhà thơ Trần Mạnh Hảo để đưa lên trannhuong.com. Việc thảo luận giữa văn nhân về văn chương là chuyện thường nhật nên chúng tôi cho bài lên và không nhất thiết là quan điểm của bản web...
Trong bài phát biểu cảm tưởng sau khi nhận giải A cuộc thi thơ ( và văn) của tạp chí Văn Nghệ Quân Đội trong ngày lễ trao giải 04-02-2010, ông Nguyễn Linh Khiếu - tiến sĩ triết học Marx –Lenin chuyên về định hướng xã hội chủ nghĩa đang công tác tại tạp chí Cộng Sản, đã hùng hồn tuyên bố như sau :
“…Làm nghề báo, tôi có dịp đến mọi miền đất nước. Tôi đã đến và xúc động với các chiến sỹ biên phòng Mèo Vạc, Đồng Văn, đến những bến cảng Năm Căn, Cam Ranh đến những chứng tích Sơn Mỹ, thành cổ Quang Trị, Đồng Lộc, Khe Sanh, Nghĩa trang Trường Sơn... và những bài thơ đã ra đời từ chính cảm xúc chân thành trong các chuyến đi đó. Khi đã đến đó rồi thì không nhà thơ nào có thể viết những câu thơ nhạt nhẽo, không được phép viết những câu thơ dở. Chỉ có kẻ vô phúc mới thấy những câu thơ viết về máu và cái chết là dở.
Tôi là một nhà thơ chuyên nghiệp. Hai chục năm qua tôi luôn được đánh giá là một trong những nhà thơ tiên phong cách tân và đổi mới thơ ca quyết liệt và đã đạt những thành tựu cách tân được ghi nhận. Hoa Mộc miên biên giới, Mưa rơi dọc Cam Ranh, Những thiếu nữ ngoại quốc đứng khóc ở Sơn Mỹ là những bài thơ mới nhất, hay nhất của tôi viết về người lính, chiến tranh cách mạng và tình yêu Tổ quốc. Trao giải cho các bài thơ này của tôi, Tạp chí Văn nghệ quân đội không chỉ trao giải cho những bài thơ hay viết về người lính, chiến tranh cách mạng và tình yêu Tổ quốc mà còn trao giải cho xu hướng đổi mới và cách tân thơ Việt Nam gắn liền với những vấn đề trong đại của Tổ quốc, dân tộc và thời đại. Ở góc độ này, cuộc thi đã rất thành công khi góp phần khẳng định và cổ vũ những giá trị văn hóa mới của dân tộc và thời đại…
nguồn: http://vanchuongviet.org
Chúng tôi rất lấy làm lạ, một vị tiến sĩ triết học Marx –Lenin như ông Linh Khiếu mà không hiểu được một vấn đề cơ bản của sáng tạo văn nghệ : muốn có được tác phẩm giá trị cần phải có tài năng. Ông Khiếu đã tước bỏ yếu tố căn bản nhất để sáng tạo ra một bài thơ hay, một cái truyện ngắn hay, một bức tranh, bản nhạc hay là vấn đề tài năng của người nghệ sĩ. Ông Linh Khiếu tuyệt đối hóa yếu tố tâm huyết là yếu tố duy nhất tạo ra giá trị nghệ thuật, nên ông mới dám nói rằng, chỉ cần đến những nơi gian khổ nhất, hi sinh nhất của người lính, bất cứ nhà thơ nào cũng cho ra được tác phẩm hay : “ Khi đã đến đó rồi thì không nhà thơ nào có thể viết những câu thơ nhạt nhẽo, không được phép viết những câu thơ dở. Chỉ có kẻ vô phúc mới thấy những câu thơ viết về máu và cái chết là dở”…
Ông Linh Khiếu đưa ra luận điểm:
phàm những ai đến chỗ sống chết của bộ đội để làm thơ, để viết truyện thì tất tất đều hay ho cả, tuyệt đối không có thơ dở ở chốn thiêng liêng này để biện minh cho việc làm ra những bài thơ dở của ông. Ông Khiếu còn thòng một câu lên án kẻ nào dám chê thơ viết ở biên giới của ông dở là kẻ vô phúc. Bởi vì chúng tôi (TMH) vừa viết bài chê chùm thơ ông Linh Khiếu và bài thơ dài của ông Nguyễn Thanh Mừng nhận được giải A của tạp chí VNQĐ là những bài thơ rất dở trong bài : “Khi thơ dở lên ngôi” đã in trên hàng chục website.
Tất nhiên, mấy chữ “kẻ vô phúc” này ông Khiếu dùng để mắng chúng tôi
Ở chỗ này, tiến sĩ triết học Mác-xít Linh Khiếu dường như chưa qua lớp vỡ lòng chủ nghĩa Mác nên mới dám truất quyền phê bình của mọi người trước những bài thơ “độc quyền hay” của ông; rằng ai dám phê bình những câu thơ viết về máu, viết về cái chết của ông và các ông đều là những kẻ vô phúc. Nếu ông tiến sĩ Mác –xít này đã qua lớp mẫu giáo chủ nghĩa Mác, chắc hẳn ông đã biết phê bình, phê phán, phản biện, đối lập, tranh luận, biện luận là những vũ khí triết học căn bản của các nhà khai sáng ra chủ nghĩa cộng sản.
Khi ông Khiếu cho mình và những nhà thơ nào đến với nơi hi sinh sống chết của người lính được độc quyền làm thơ hay, không còn khả năng làm thơ dở, đồng thời ông nhân danh máu và cái chết để cấm ai dám phê bình món thơ hay này của các ông, rõ ràng ông Linh Khiếu chưa một ngày học về môn mỹ học Mác-Xít.
Cho phép tôi được hoài nghi cái học vị tiến sĩ triết học của ông không biết là học thật hay học giả ? Nếu chỉ lấy món “duy tâm huyết” ra mà định giá trị của thơ, thì hàng vạn chiến sĩ đang ở ngoài biên giới, hải đảo đã từng làm thơ trên các tờ báo tường đại đội, hẳn còn tâm huyết bằng trăm lần ông Khiếu cưỡi ngựa xem máu và xem cưỡi ngựa xem cái chết ?
Theo lập luận của ông Linh Khiếu thì chắc hàng nghìn nhà thơ chiến sĩ trong đội hình đại đội kia đã trở thành các thi hào thi bá hết !
Viết ra mấy câu văn đơn giản như thế mà ông tiến sĩ triết học Linh Khiếu đã phạm những sai lầm căn bản về quan niệm thẩm mỹ mà một học sinh lớp bảy đã không được quyền sai phạm như trên, đặng ông mở hết công suất kiêu căng ra mà ca ngợi mình làm người đọc đến phát ngượng. Trong lịch sử văn học nước nhà và thế giới, chưa từng có “nhà thơ” nào dám huyênh hoang phách lối, kiêu ngạo đến phát cuồng như ông nhà thơ “độc quyền làm thơ hay” này : “ Hai chục năm qua tôi luôn được đánh giá là một nhà thơ tiên phong cách tân và đổi mới thơ ca quyết liệt và đã đạt được những thành tựu cách tân được ghi nhận. Hoa mộc miên biên giới, Mưa rơi dọc Cam Ranh, Những thiếu nữ đứng khóc ở Sơn Mỹ là những bài thơ mới nhất hay nhất của tôi viết về người lính….Trao giải cho các bài thơ này của tôi, TC.VNQĐ không chỉ trao giải cho những bài thơ hay viết về người lính….mà còn trao giải cho xu hướng đổi mới cách tân thơ Việt Nam gắn với những vấn đề trọng đại của Tổ quốc, dân tộc và thời đại…”
Xin chào nhà cách tân thơ hiện đại Việt Nam Nguyễn Linh Khiếu. Chúng tôi xin in kèm hai bài thơ được giải A của ông Linh Khiếu dưới bài viết này để quý độc giả tỏ tường nhà cách tân thơ Việt Nam đang đưa thơ xuống vực thẳm của sự dở hay lên đỉnh cao chói lọi của sự hay ho ? Riêng bài thơ “Mưa rơi dọc Cam Ranh” của ông Khiếu ( cùng được giải A) dù chúng tôi đã dùng công cụ tìm kiếm cũng không thấy bài thơ này lên mạng. Chắc website VNQĐ vì thực hiện lời dạy của ông bà ta : “Đẹp tốt khoe ra, xấu xa đậy điệm” chăng ?
Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du với kiệt tác thi ca Truyện Kiều thiên tài đến thế mà vẫn hết sức khiêm tốn khi nói về tác phẩm của mình : “ Lời quê góp nhặt dông dài / Mua vui cũng được một vài trống canh”. Nay ông tiến sĩ triết học định hướng xã hội chủ nghĩa Nguyễn Linh Khiếu mới viết được mấy bài thơ dở mà dám vỗ ngực khoe khoang mình là nhà cách tân thơ hiện đại Việt Nam thì quả là ông có vấn đề thần kinh bị bệnh hoang tưởng, hay bệnh vĩ cuồng ? Đúng là “thùng rỗng kiêu to”…
Sài Gòn ngày 22-02-2010 ( mùng chín tết Canh Dần khai bút)
T.M.H.
HAI BÀI THƠ ĐƯỢC GIẢI A
Những thiếu nữ ngoại quốc đứng khóc ở Sơn Mỹ
Nguyễn Linh Khiếu
một sớm mai miền Trung thanh bình
cây cối tốt tươi đang mùa đơm hoa kết trái
tôi thấy những thiếu nữ ngoại quốc đứng khóc ở chứng tích Sơn Mỹ
nước mắt ròng ròng tội nghiệp họ níu díu ôm nhau
những thiếu nữ ngoại quốc đứng khóc ở chứng tích Sơn Mỹ
những da trắng da vàng da đen da đỏ
họ đến từ đâu trên trái đất này
có ai người Mỹ người Pháp người Nhật người Tàu và người Hàn Quốc
chiến tranh để lại đất này biết bao chứng tích đau thương
buổi sáng một dải miền Trung nắng gió thanh bình
những thiếu nữ ngoại quốc ôm nhau thảm thiết
nơi đây một buổi sáng lính Mỹ đã tàn sát 504 người dân vô tội
xác của họ vẫn nằm rải rác quanh đây
hồn của họ vẫn xếp hàng quanh chứng tích
mắt của những người bị giết vẫn nhìn ta im lìm
những thiếu nữ ngoại quốc đứng khóc ở chứng tích Sơn Mỹ
có ai là người Mỹ người Pháp người Nhật người Tàu và người Hàn Quốc
còn khóc được nghĩa là còn trong sạch
nước mắt có ngăn được tội ác
nước mắt có xoa dịu những chứng tích đau thương.
Quảng Ngãi, 22. 12. 2005
HOA MỘC MIÊN BIÊN GIỚI
chẳng hiểu sao lần nào qua biên giới
hoa mộc miên cũng rực đỏ triền sông rực đỏ vách núi rực đỏ tâm can
mộc miên đỏ một trời biên viễn
như máu tươi ròng rã ngàn năm
dưới gốc mộc miên người lính biên phòng cùng ta nâng chén
người xa nhà rượu ngô như lửa đêm đông
thanh vắng vẳng tiếng hoa tầm tã
khuya khoắt bóng ai rình rập dưới triền sông
có ai trồng mộc miên biên giới
hay biên cương cây tìm đến mọc lên
hoa cứ máu tươi suốt ngàn năm tê tái
cây cứ sừng sững mướt xanh cột mốc biên cương.
Hà Giang, 27. 2. 2009
Nguồn: http://trannhuong.com/news_detail/3925/THÙNG-RỖNG-KÊU-TO
Việt Hùng: Thưa nhà thơ Trần Mạnh Hảo, nguyên do nào mà nhà thơ lại cho rằng ‘tôi yêu tổ quốc tôi mà tôi bị bắt’ ạ?
Trần
Mạnh Hảo: Kính thưa thính giả đài RFA, tôi thấy chuyện công an nhà
nước Việt Nam bắt anh em thanh niên và một số nghệ sĩ và nhà báo đi
biểu tình chống TQ xâm lược Hoàng Sa và Trường Sa thì tôi thấy điều đó
là điều tôi không thể hiểu được. Là một người dân của nước Việt Nam,
tôi yêu tổ quốc tôi, yêu đất nước tôi nên lẽ đương nhiên tôi không
cần phải xin phép ai cả. Giống như mẹ tôi xin ra thì tôi yêu mẹ tôi,
tôi không phải đi xin phép công an thì mới được yêu mẹ tôi. Tôi yêu
tổ quốc tôi và mọi người được quyền yêu tổ quốc của mình, thấy giặc
ngoại xâm thì phẫn nộ và xuống đường.
Một nhà nước mang tiếng là nhà nước của nhân dân, bảo vệ nhân dân, bảo vệ đất nước mà lại bắt những người biểu tình chống ngoại xâm thì nó biểu hiện một điều khủng khiếp nhất trong lịch sử dân tộc. Không có ai đi đàn áp nhân dân mình chỉ vì nhân dân mình yêu nước. Tôi lấy làm lạ cái nhà nước này. Họ đứng về phía TQ hay đứng về phía tổ quốc nhân dân Việt Nam? Tôi không thể hiểu được.
Cho nên tôi xúc động tôi viết bài thơ ‘Tôi yêu tổ quốc tôi mà tôi bị bắt’. Đấy là nguyên nhân của bài thơ – tôi viết trong xúc động, khoảng 10 phút là xong. Việt Hùng: Ông nói rằng ông viết bài thơ này trong xúc động. Văn nghệ sĩ đành rằng phải có cảm xúc thì mới sáng tác, nhưng sáng tác của nhà thơ có vẻ mang màu sắc sách động. Trần Mạnh Hảo: Không, tôi không sách động dư luận. Bởi vì sách động là một cái gì nó không đúng, không hay. Nhưng một con người được quyền phẫn nộ chứ, thấy cái sai thì phẫn nộ thấy cái đúng thì bảo vệ.
Yêu cái đúng như lẽ phải, mà yêu đến tận cùng và phẫn nộ đến tận cùng thì không thể sách động được. Văn nghệ, nghệ thuật là truyền cảm, mình chuyền lửa của mình vào cho người ta thông qua ngôn từ, thơ ca và người ta cũng xúc động như mình. Truyền cảm cái lẽ phải, cái chân chính không thể gọi là sách động được. Việt Hùng: Nhưng trong những bài học về lịch sử hẳn là ông còn nhớ ‘yêu ai thì bảo là yêu, ghét ai thì bảo là ghét’ của nhà thơ Phùng Quán cũng đã từng nhận lãnh những hậu quả? Trần Mạnh Hảo: Vâng, tôi còn nhớ. Bởi vì kể từ thời ông Phùng Quán đến bây giờ, bản chất sự việc nó cũng không thay đổi mấy, nó chỉ thay đổi hình thức, xử lý các vụ việc thôi. Bởi vì là một con người, chưa nói là một trí thức, một nhà văn, một người cầm bút thì tôi phải được quyền nói lên sự thật.
Nói lên sự thật là quyền thiêng liêng của con người. Ở trong hiến pháp của nước CHXHCNVN năm 1992 đã cho tôi tất cả những quyền, quyền được sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc, quyền tự do tư tưởng, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền tự do biểu tình. Đã gọi là quyền thì không phải đi xin. Tại sao chúng ta có cái quyền hiến pháp quy định mà phải đi xin biểu tình, không có thì bắt là làm sao.
Trong hiến pháp thì nói là công dân được quyền đi biểu tình, thế tôi đi biểu tình thì làm sao lại bắt tôi? Tôi làm đúng hiến pháp mà. Đã gọi là quyền thì không phải xin, hiến pháp cho cái quyền sống, sống là ăn là thở. Thế thì mỗi lần tôi thở, tôi ăn thì phải xin phép công an à? Hiến pháp cho tôi quyền được mưu cầu hạnh phúc. Mưu cầu hạnh phúc là tôi tìm sung sướng, tìm hạnh phúc, mỗi một lần tôi hạnh phúc với vợ tôi, xin lỗi anh nói trắng ra là mỗi lần… tụi này phải xin phép công an à? Đã gọi là quyền thì tại sao phải đi xin, quyền của tôi được như vậy.
Thế thì bây giờ đòi cái quyền thì tôi phải đi xin à? Quyền tự do tư tưởng, tôi thấy điều này đúng tôi nói đúng, điều này sai tôi nói sai. Nhưng khốn nạn thay ở đất nước Việt Nam sự giả dối đang thống trị dân tộc, đang thống trị đất nước. Đấy là bi kịch đau khổ nhất của dân tộc ta. Việt Hùng: Thưa nhà thơ Trần Mạnh Hảo, phải chăng là từ những bức xúc của cá nhân mà nhà thơ lại gieo những vần: Có nơi đâu trên thế giới này như Việt Nam hôm nay Yêu nước là tội ác biểu tình chống ngoại xâm bị “Nhà Nước” bắt ?
Tại sao cụm từ “Nhà Nước” nhà thơ lại để trong ngoặc kép là thế nào? Trần Mạnh Hảo: Nhà nước này không phải do dân bầu lên. Nhà nước này do mấy ông cộng sản tự lên rồi ổng lãnh đạo đất nước, ổng làm giả ra cái chuyện nhân dân bầu. Có ai bầu ông Nông Đức Mạnh làm tổng bí thư đâu? Các ổng đưa lên đấy chứ. Xong rồi mấy ông làm giả ra cái quốc hội, tức là quốc hội của đảng không phải của dân.
Cái nhà nước ấy là cái nhà nước bất hợp pháp, cái nhà nước không do nhân dân bầu ra, nhà nước của mấy ông này. Việt Hùng: Không ít các bạn trẻ ở Việt Nam thường nói ‘yêu nước không có nghĩa là yêu chủ nghĩa xã hội’, và bây giờ ngày hôm nay thì ông lại nói ‘Tôi yêu tổ quốc tôi mà tôi bị bắt’. Phải chăng đó là câu trả lời với những điều bức xúc của giới trẻ, hay cái này chỉ là bức xúc của cá nhân ông? Trần Mạnh Hảo: Tổ quốc tôi là tổ quốc tôi, tổ quốc không dính dáng gì đến chủ nghĩa xã hội cả.
Nhà cầm quyền Việt Nam đồng nghĩa tổ quốc Việt Nam với chủ nghĩa xã hội là một sự đánh tráo, một sự đánh tráo khủng khiếp. Bởi vì tất cả những người mà họ chống cộng sản họ bị bắt đều bị qui cho là chống tổ quốc cả. Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài không hề chống tổ quốc, họ yêu tổ quốc mình tận cùng. Họ chống lại những người cầm quyền, những người dùng lý thuyết sai lầm, lý thuyết đã bị vức vào xọt rác áp dụng lên dân tộc 60 năm nay.
Làm dân tộc khốn khổ. Chủ nghĩa xã hội mà đồng nghĩa với tổ quốc, đồng nghĩa chủ nghĩa xã hội, đồng nghĩa đảng cộng sản với tổ quốc là một sự đánh tráo khủng khiếp. Việt Hùng: Để như một lời cuối cùng với quý thính giả của đài cả trong và ngoài nước, chúng tôi xin mời nhà thơ Trần Mạnh Hảo trình bày tới quý vị thính giả. Trần Mạnh Hảo: Tôi xin đọc bài thơ.
( Kính tặng nữ đạo diễn điện ảnh Song Chi, nhà văn nữ Trang Hạ và anh chị em từng bị “ Công an Nhà Nước ta” bắt vì yêu nước vô tổ chức, dám biểu tình chống Trung Quốc chiếm Trường Sa, Hoàng Sa)
Những ngày này Tổ Quốc là cá nằm trên thớt
Tổ Quốc là con giun đang bị xéo quằn
giặc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa Biển Đông bị bóp cổ
Sóng bạc đầu nhe nanh sư tử biển đập nát bờ
Hồng Hà, Cửu Long giãy giụa thở ra máu
Tuổi trẻ mít -tinh đả đảo Trung Quốc xâm lược !
Sông Bạch Đằng tràn lên phố biểu tình
Sông Bạch Đằng bị bắt
ải Chi Lăng theo tuổi trẻ xuống đường
ải Chi Lăng bị bắt
gò Đống Đa nơi giặc vùi xương
sẽ bị bắt nếu biểu tình chống giặc !
Có nơi đâu trên thế giới này như Việt Nam
hôm nay Yêu nước là tội ác
biểu tình chống ngoại xâm bị “Nhà Nước” bắt ?
Các anh hùng dân tộc ơi !
Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo ơi !
nếu sống lại, các Ngài sẽ bị bắt !
ai cho phép các Ngài đánh giặc phương Bắc ?
sao vua Trung Hoa lại chiếm nước Trung Hoa :
“ Bên kia biên giới là nhà
Bên đây biên giới cũng là quê hương !”
Thơ Tố Hữu năm nào từng xóa dấu biên cương !
Đường ra biển dân tộc ta đang bị tắc
Phải giành lại Hoàng Sa từ anh bạn Thiên triều
tôi yêu Tổ Quốc tôi mà tôi bị bắt !
Tổ Quốc yêu Người phải lấy máu mà yêu !
T.M.H. Sài Gòn 20-01-2008
http://tiengnoitudo.wordpress.com/2008/02/07/rfa-ph%E1%BB%8Fng-v%E1%BA%A5n-nha-van-tr%E1%BA%A7n-m%E1%BA%A1nh-h%E1%BA%A3o-toi-yeu-t%E1%BB%95-qu%E1%BB%91c-toi-ma-b%E1%BB%8B-b%E1%BA%AFt/Một nhà nước mang tiếng là nhà nước của nhân dân, bảo vệ nhân dân, bảo vệ đất nước mà lại bắt những người biểu tình chống ngoại xâm thì nó biểu hiện một điều khủng khiếp nhất trong lịch sử dân tộc. Không có ai đi đàn áp nhân dân mình chỉ vì nhân dân mình yêu nước. Tôi lấy làm lạ cái nhà nước này. Họ đứng về phía TQ hay đứng về phía tổ quốc nhân dân Việt Nam? Tôi không thể hiểu được.
Cho nên tôi xúc động tôi viết bài thơ ‘Tôi yêu tổ quốc tôi mà tôi bị bắt’. Đấy là nguyên nhân của bài thơ – tôi viết trong xúc động, khoảng 10 phút là xong. Việt Hùng: Ông nói rằng ông viết bài thơ này trong xúc động. Văn nghệ sĩ đành rằng phải có cảm xúc thì mới sáng tác, nhưng sáng tác của nhà thơ có vẻ mang màu sắc sách động. Trần Mạnh Hảo: Không, tôi không sách động dư luận. Bởi vì sách động là một cái gì nó không đúng, không hay. Nhưng một con người được quyền phẫn nộ chứ, thấy cái sai thì phẫn nộ thấy cái đúng thì bảo vệ.
Yêu cái đúng như lẽ phải, mà yêu đến tận cùng và phẫn nộ đến tận cùng thì không thể sách động được. Văn nghệ, nghệ thuật là truyền cảm, mình chuyền lửa của mình vào cho người ta thông qua ngôn từ, thơ ca và người ta cũng xúc động như mình. Truyền cảm cái lẽ phải, cái chân chính không thể gọi là sách động được. Việt Hùng: Nhưng trong những bài học về lịch sử hẳn là ông còn nhớ ‘yêu ai thì bảo là yêu, ghét ai thì bảo là ghét’ của nhà thơ Phùng Quán cũng đã từng nhận lãnh những hậu quả? Trần Mạnh Hảo: Vâng, tôi còn nhớ. Bởi vì kể từ thời ông Phùng Quán đến bây giờ, bản chất sự việc nó cũng không thay đổi mấy, nó chỉ thay đổi hình thức, xử lý các vụ việc thôi. Bởi vì là một con người, chưa nói là một trí thức, một nhà văn, một người cầm bút thì tôi phải được quyền nói lên sự thật.
Nói lên sự thật là quyền thiêng liêng của con người. Ở trong hiến pháp của nước CHXHCNVN năm 1992 đã cho tôi tất cả những quyền, quyền được sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc, quyền tự do tư tưởng, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền tự do biểu tình. Đã gọi là quyền thì không phải đi xin. Tại sao chúng ta có cái quyền hiến pháp quy định mà phải đi xin biểu tình, không có thì bắt là làm sao.
Trong hiến pháp thì nói là công dân được quyền đi biểu tình, thế tôi đi biểu tình thì làm sao lại bắt tôi? Tôi làm đúng hiến pháp mà. Đã gọi là quyền thì không phải xin, hiến pháp cho cái quyền sống, sống là ăn là thở. Thế thì mỗi lần tôi thở, tôi ăn thì phải xin phép công an à? Hiến pháp cho tôi quyền được mưu cầu hạnh phúc. Mưu cầu hạnh phúc là tôi tìm sung sướng, tìm hạnh phúc, mỗi một lần tôi hạnh phúc với vợ tôi, xin lỗi anh nói trắng ra là mỗi lần… tụi này phải xin phép công an à? Đã gọi là quyền thì tại sao phải đi xin, quyền của tôi được như vậy.
Thế thì bây giờ đòi cái quyền thì tôi phải đi xin à? Quyền tự do tư tưởng, tôi thấy điều này đúng tôi nói đúng, điều này sai tôi nói sai. Nhưng khốn nạn thay ở đất nước Việt Nam sự giả dối đang thống trị dân tộc, đang thống trị đất nước. Đấy là bi kịch đau khổ nhất của dân tộc ta. Việt Hùng: Thưa nhà thơ Trần Mạnh Hảo, phải chăng là từ những bức xúc của cá nhân mà nhà thơ lại gieo những vần: Có nơi đâu trên thế giới này như Việt Nam hôm nay Yêu nước là tội ác biểu tình chống ngoại xâm bị “Nhà Nước” bắt ?
Tại sao cụm từ “Nhà Nước” nhà thơ lại để trong ngoặc kép là thế nào? Trần Mạnh Hảo: Nhà nước này không phải do dân bầu lên. Nhà nước này do mấy ông cộng sản tự lên rồi ổng lãnh đạo đất nước, ổng làm giả ra cái chuyện nhân dân bầu. Có ai bầu ông Nông Đức Mạnh làm tổng bí thư đâu? Các ổng đưa lên đấy chứ. Xong rồi mấy ông làm giả ra cái quốc hội, tức là quốc hội của đảng không phải của dân.
Cái nhà nước ấy là cái nhà nước bất hợp pháp, cái nhà nước không do nhân dân bầu ra, nhà nước của mấy ông này. Việt Hùng: Không ít các bạn trẻ ở Việt Nam thường nói ‘yêu nước không có nghĩa là yêu chủ nghĩa xã hội’, và bây giờ ngày hôm nay thì ông lại nói ‘Tôi yêu tổ quốc tôi mà tôi bị bắt’. Phải chăng đó là câu trả lời với những điều bức xúc của giới trẻ, hay cái này chỉ là bức xúc của cá nhân ông? Trần Mạnh Hảo: Tổ quốc tôi là tổ quốc tôi, tổ quốc không dính dáng gì đến chủ nghĩa xã hội cả.
Nhà cầm quyền Việt Nam đồng nghĩa tổ quốc Việt Nam với chủ nghĩa xã hội là một sự đánh tráo, một sự đánh tráo khủng khiếp. Bởi vì tất cả những người mà họ chống cộng sản họ bị bắt đều bị qui cho là chống tổ quốc cả. Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài không hề chống tổ quốc, họ yêu tổ quốc mình tận cùng. Họ chống lại những người cầm quyền, những người dùng lý thuyết sai lầm, lý thuyết đã bị vức vào xọt rác áp dụng lên dân tộc 60 năm nay.
Làm dân tộc khốn khổ. Chủ nghĩa xã hội mà đồng nghĩa với tổ quốc, đồng nghĩa chủ nghĩa xã hội, đồng nghĩa đảng cộng sản với tổ quốc là một sự đánh tráo khủng khiếp. Việt Hùng: Để như một lời cuối cùng với quý thính giả của đài cả trong và ngoài nước, chúng tôi xin mời nhà thơ Trần Mạnh Hảo trình bày tới quý vị thính giả. Trần Mạnh Hảo: Tôi xin đọc bài thơ.
TÔI YÊU TỔ QUỐC TÔI MÀ TÔI BỊ BẮT !
Thơ Trần Mạnh Hảo( Kính tặng nữ đạo diễn điện ảnh Song Chi, nhà văn nữ Trang Hạ và anh chị em từng bị “ Công an Nhà Nước ta” bắt vì yêu nước vô tổ chức, dám biểu tình chống Trung Quốc chiếm Trường Sa, Hoàng Sa)
Những ngày này Tổ Quốc là cá nằm trên thớt
Tổ Quốc là con giun đang bị xéo quằn
giặc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa Biển Đông bị bóp cổ
Sóng bạc đầu nhe nanh sư tử biển đập nát bờ
Hồng Hà, Cửu Long giãy giụa thở ra máu
Tuổi trẻ mít -tinh đả đảo Trung Quốc xâm lược !
Sông Bạch Đằng tràn lên phố biểu tình
Sông Bạch Đằng bị bắt
ải Chi Lăng theo tuổi trẻ xuống đường
ải Chi Lăng bị bắt
gò Đống Đa nơi giặc vùi xương
sẽ bị bắt nếu biểu tình chống giặc !
Có nơi đâu trên thế giới này như Việt Nam
hôm nay Yêu nước là tội ác
biểu tình chống ngoại xâm bị “Nhà Nước” bắt ?
Các anh hùng dân tộc ơi !
Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo ơi !
nếu sống lại, các Ngài sẽ bị bắt !
ai cho phép các Ngài đánh giặc phương Bắc ?
sao vua Trung Hoa lại chiếm nước Trung Hoa :
“ Bên kia biên giới là nhà
Bên đây biên giới cũng là quê hương !”
Thơ Tố Hữu năm nào từng xóa dấu biên cương !
Đường ra biển dân tộc ta đang bị tắc
Phải giành lại Hoàng Sa từ anh bạn Thiên triều
tôi yêu Tổ Quốc tôi mà tôi bị bắt !
Tổ Quốc yêu Người phải lấy máu mà yêu !
T.M.H. Sài Gòn 20-01-2008
Trần Mạnh Hảo -
THÙNG RỖNG KÊU TO
TNc: Tôi nhận được bài viết này của nhà thơ Trần Mạnh Hảo để đưa lên trannhuong.com. Việc thảo luận giữa văn nhân về văn chương là chuyện thường nhật nên chúng tôi cho bài lên và không nhất thiết là quan điểm của bản web...
Trong bài phát biểu cảm tưởng sau khi nhận giải A cuộc thi thơ ( và văn) của tạp chí Văn Nghệ Quân Đội trong ngày lễ trao giải 04-02-2010, ông Nguyễn Linh Khiếu - tiến sĩ triết học Marx –Lenin chuyên về định hướng xã hội chủ nghĩa đang công tác tại tạp chí Cộng Sản, đã hùng hồn tuyên bố như sau :
“…Làm nghề báo, tôi có dịp đến mọi miền đất nước. Tôi đã đến và xúc động với các chiến sỹ biên phòng Mèo Vạc, Đồng Văn, đến những bến cảng Năm Căn, Cam Ranh đến những chứng tích Sơn Mỹ, thành cổ Quang Trị, Đồng Lộc, Khe Sanh, Nghĩa trang Trường Sơn... và những bài thơ đã ra đời từ chính cảm xúc chân thành trong các chuyến đi đó. Khi đã đến đó rồi thì không nhà thơ nào có thể viết những câu thơ nhạt nhẽo, không được phép viết những câu thơ dở. Chỉ có kẻ vô phúc mới thấy những câu thơ viết về máu và cái chết là dở.
Tôi là một nhà thơ chuyên nghiệp. Hai chục năm qua tôi luôn được đánh giá là một trong những nhà thơ tiên phong cách tân và đổi mới thơ ca quyết liệt và đã đạt những thành tựu cách tân được ghi nhận. Hoa Mộc miên biên giới, Mưa rơi dọc Cam Ranh, Những thiếu nữ ngoại quốc đứng khóc ở Sơn Mỹ là những bài thơ mới nhất, hay nhất của tôi viết về người lính, chiến tranh cách mạng và tình yêu Tổ quốc. Trao giải cho các bài thơ này của tôi, Tạp chí Văn nghệ quân đội không chỉ trao giải cho những bài thơ hay viết về người lính, chiến tranh cách mạng và tình yêu Tổ quốc mà còn trao giải cho xu hướng đổi mới và cách tân thơ Việt Nam gắn liền với những vấn đề trong đại của Tổ quốc, dân tộc và thời đại. Ở góc độ này, cuộc thi đã rất thành công khi góp phần khẳng định và cổ vũ những giá trị văn hóa mới của dân tộc và thời đại…
nguồn: http://vanchuongviet.org
Chúng tôi rất lấy làm lạ, một vị tiến sĩ triết học Marx –Lenin như ông Linh Khiếu mà không hiểu được một vấn đề cơ bản của sáng tạo văn nghệ : muốn có được tác phẩm giá trị cần phải có tài năng. Ông Khiếu đã tước bỏ yếu tố căn bản nhất để sáng tạo ra một bài thơ hay, một cái truyện ngắn hay, một bức tranh, bản nhạc hay là vấn đề tài năng của người nghệ sĩ. Ông Linh Khiếu tuyệt đối hóa yếu tố tâm huyết là yếu tố duy nhất tạo ra giá trị nghệ thuật, nên ông mới dám nói rằng, chỉ cần đến những nơi gian khổ nhất, hi sinh nhất của người lính, bất cứ nhà thơ nào cũng cho ra được tác phẩm hay : “ Khi đã đến đó rồi thì không nhà thơ nào có thể viết những câu thơ nhạt nhẽo, không được phép viết những câu thơ dở. Chỉ có kẻ vô phúc mới thấy những câu thơ viết về máu và cái chết là dở”…
Ông Linh Khiếu đưa ra luận điểm:
phàm những ai đến chỗ sống chết của bộ đội để làm thơ, để viết truyện thì tất tất đều hay ho cả, tuyệt đối không có thơ dở ở chốn thiêng liêng này để biện minh cho việc làm ra những bài thơ dở của ông. Ông Khiếu còn thòng một câu lên án kẻ nào dám chê thơ viết ở biên giới của ông dở là kẻ vô phúc. Bởi vì chúng tôi (TMH) vừa viết bài chê chùm thơ ông Linh Khiếu và bài thơ dài của ông Nguyễn Thanh Mừng nhận được giải A của tạp chí VNQĐ là những bài thơ rất dở trong bài : “Khi thơ dở lên ngôi” đã in trên hàng chục website.
Tất nhiên, mấy chữ “kẻ vô phúc” này ông Khiếu dùng để mắng chúng tôi
Ở chỗ này, tiến sĩ triết học Mác-xít Linh Khiếu dường như chưa qua lớp vỡ lòng chủ nghĩa Mác nên mới dám truất quyền phê bình của mọi người trước những bài thơ “độc quyền hay” của ông; rằng ai dám phê bình những câu thơ viết về máu, viết về cái chết của ông và các ông đều là những kẻ vô phúc. Nếu ông tiến sĩ Mác –xít này đã qua lớp mẫu giáo chủ nghĩa Mác, chắc hẳn ông đã biết phê bình, phê phán, phản biện, đối lập, tranh luận, biện luận là những vũ khí triết học căn bản của các nhà khai sáng ra chủ nghĩa cộng sản.
Khi ông Khiếu cho mình và những nhà thơ nào đến với nơi hi sinh sống chết của người lính được độc quyền làm thơ hay, không còn khả năng làm thơ dở, đồng thời ông nhân danh máu và cái chết để cấm ai dám phê bình món thơ hay này của các ông, rõ ràng ông Linh Khiếu chưa một ngày học về môn mỹ học Mác-Xít.
Cho phép tôi được hoài nghi cái học vị tiến sĩ triết học của ông không biết là học thật hay học giả ? Nếu chỉ lấy món “duy tâm huyết” ra mà định giá trị của thơ, thì hàng vạn chiến sĩ đang ở ngoài biên giới, hải đảo đã từng làm thơ trên các tờ báo tường đại đội, hẳn còn tâm huyết bằng trăm lần ông Khiếu cưỡi ngựa xem máu và xem cưỡi ngựa xem cái chết ?
Theo lập luận của ông Linh Khiếu thì chắc hàng nghìn nhà thơ chiến sĩ trong đội hình đại đội kia đã trở thành các thi hào thi bá hết !
Viết ra mấy câu văn đơn giản như thế mà ông tiến sĩ triết học Linh Khiếu đã phạm những sai lầm căn bản về quan niệm thẩm mỹ mà một học sinh lớp bảy đã không được quyền sai phạm như trên, đặng ông mở hết công suất kiêu căng ra mà ca ngợi mình làm người đọc đến phát ngượng. Trong lịch sử văn học nước nhà và thế giới, chưa từng có “nhà thơ” nào dám huyênh hoang phách lối, kiêu ngạo đến phát cuồng như ông nhà thơ “độc quyền làm thơ hay” này : “ Hai chục năm qua tôi luôn được đánh giá là một nhà thơ tiên phong cách tân và đổi mới thơ ca quyết liệt và đã đạt được những thành tựu cách tân được ghi nhận. Hoa mộc miên biên giới, Mưa rơi dọc Cam Ranh, Những thiếu nữ đứng khóc ở Sơn Mỹ là những bài thơ mới nhất hay nhất của tôi viết về người lính….Trao giải cho các bài thơ này của tôi, TC.VNQĐ không chỉ trao giải cho những bài thơ hay viết về người lính….mà còn trao giải cho xu hướng đổi mới cách tân thơ Việt Nam gắn với những vấn đề trọng đại của Tổ quốc, dân tộc và thời đại…”
Xin chào nhà cách tân thơ hiện đại Việt Nam Nguyễn Linh Khiếu. Chúng tôi xin in kèm hai bài thơ được giải A của ông Linh Khiếu dưới bài viết này để quý độc giả tỏ tường nhà cách tân thơ Việt Nam đang đưa thơ xuống vực thẳm của sự dở hay lên đỉnh cao chói lọi của sự hay ho ? Riêng bài thơ “Mưa rơi dọc Cam Ranh” của ông Khiếu ( cùng được giải A) dù chúng tôi đã dùng công cụ tìm kiếm cũng không thấy bài thơ này lên mạng. Chắc website VNQĐ vì thực hiện lời dạy của ông bà ta : “Đẹp tốt khoe ra, xấu xa đậy điệm” chăng ?
Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du với kiệt tác thi ca Truyện Kiều thiên tài đến thế mà vẫn hết sức khiêm tốn khi nói về tác phẩm của mình : “ Lời quê góp nhặt dông dài / Mua vui cũng được một vài trống canh”. Nay ông tiến sĩ triết học định hướng xã hội chủ nghĩa Nguyễn Linh Khiếu mới viết được mấy bài thơ dở mà dám vỗ ngực khoe khoang mình là nhà cách tân thơ hiện đại Việt Nam thì quả là ông có vấn đề thần kinh bị bệnh hoang tưởng, hay bệnh vĩ cuồng ? Đúng là “thùng rỗng kiêu to”…
Sài Gòn ngày 22-02-2010 ( mùng chín tết Canh Dần khai bút)
T.M.H.
HAI BÀI THƠ ĐƯỢC GIẢI A
Những thiếu nữ ngoại quốc đứng khóc ở Sơn Mỹ
Nguyễn Linh Khiếu
một sớm mai miền Trung thanh bình
cây cối tốt tươi đang mùa đơm hoa kết trái
tôi thấy những thiếu nữ ngoại quốc đứng khóc ở chứng tích Sơn Mỹ
nước mắt ròng ròng tội nghiệp họ níu díu ôm nhau
những thiếu nữ ngoại quốc đứng khóc ở chứng tích Sơn Mỹ
những da trắng da vàng da đen da đỏ
họ đến từ đâu trên trái đất này
có ai người Mỹ người Pháp người Nhật người Tàu và người Hàn Quốc
chiến tranh để lại đất này biết bao chứng tích đau thương
buổi sáng một dải miền Trung nắng gió thanh bình
những thiếu nữ ngoại quốc ôm nhau thảm thiết
nơi đây một buổi sáng lính Mỹ đã tàn sát 504 người dân vô tội
xác của họ vẫn nằm rải rác quanh đây
hồn của họ vẫn xếp hàng quanh chứng tích
mắt của những người bị giết vẫn nhìn ta im lìm
những thiếu nữ ngoại quốc đứng khóc ở chứng tích Sơn Mỹ
có ai là người Mỹ người Pháp người Nhật người Tàu và người Hàn Quốc
còn khóc được nghĩa là còn trong sạch
nước mắt có ngăn được tội ác
nước mắt có xoa dịu những chứng tích đau thương.
Quảng Ngãi, 22. 12. 2005
HOA MỘC MIÊN BIÊN GIỚI
chẳng hiểu sao lần nào qua biên giới
hoa mộc miên cũng rực đỏ triền sông rực đỏ vách núi rực đỏ tâm can
mộc miên đỏ một trời biên viễn
như máu tươi ròng rã ngàn năm
dưới gốc mộc miên người lính biên phòng cùng ta nâng chén
người xa nhà rượu ngô như lửa đêm đông
thanh vắng vẳng tiếng hoa tầm tã
khuya khoắt bóng ai rình rập dưới triền sông
có ai trồng mộc miên biên giới
hay biên cương cây tìm đến mọc lên
hoa cứ máu tươi suốt ngàn năm tê tái
cây cứ sừng sững mướt xanh cột mốc biên cương.
Hà Giang, 27. 2. 2009
Nguồn: http://trannhuong.com/news_detail/3925/THÙNG-RỖNG-KÊU-TO
NGHĨA ĐỊA BÌNH HƯNG HÒA THÀNH CHỢ
Date: Thursday, August 5, 2010, 8:31 PM
Quần áo, túi thời trang bày bán ở nghĩa địa
Tiệm cạo gió giác hơi nằm giữa những ngôi mộ trắng xóa, cạnh đó là các "shop" hàng hóa bày bán la liệt. VnExpress.net ghi lại hình ảnh ở nghĩa trang Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân, TP HCM).
Biển quảng cáo dịch vụ "cạo gió, giác hơi" được treo lơ lửng ở nghĩa trang. Theo hướng mũi tên, khách sẽ vào con đường mòn âm u, xung quanh là những ngôi mộ trắng xóa. |
Tiệm "cạo gió, giác hơi" là ngôi nhà tạm bợ chừng 15m2, nằm ngay giữa những nấm mồ lạnh lẽo. |
Phía ngoài nghĩa trang hình thành một cái chợ tấp nập kẻ mua người bán. Tận dụng bề mặt của ngôi mộ làm ghế ngồi, khách vô tư thưởng thức bữa ăn sáng. |
"Chợ nghĩa địa" có cả những loại hàng hóa túi xách xinh xắn giành cho tuổi teen... |
Hàng hóa được trưng bày bừa bãi ngay trên ngôi mộ. |
Chủ hàng dùng những ngôi mộ để giăng dây mắc quần áo... |
Biển báo dịch vụ sữa chữa nằm ngay giữa hai ngôi mộ. |
Chim kiểng cũng vào "họp chợ". |
Tận dụng góc kín bên những ngôi mộ, say sưa đánh bài. |
VOA * BIỂN ĐÔNG
Căng thẳng ở biển Đông khó leo thang thành xung đột’
Thưa
quý vị, tiếp theo tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Clinton về ‘quyền
lợi quốc gia’ của Hoa Kỳ ở biển Đông, Trung Quốc đã mạnh mẽ lên tiếng
chỉ trích đồng thời tiến hành tập trận tại khu vực biển tranh chấp,
‘gây quan ngại cho các nước liên quan’. Trong cuộc phỏng vấn với Nguyễn
Trung của VOA Việt Ngữ, Phó Giáo sư Peter Dutton, làm việc với Viện
Nghiên cứu Biển Trung Hoa thuộc Trường Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ cho
rằng với vị trí ‘cầm trịch’, ‘quyền lợi của Hoa Kỳ’ cần phải được cân
nhắc trong các giải pháp về biển Đông. Mời quý vị theo dõi cuộc trao
đổi trong chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ kỳ này.
Nguyễn Trung |
Washington, DC
Thứ Năm, 05 tháng 8 2010
Chia sẻ
Tin liên hệ
Ðường dẫn liên hệ
Phó
Giáo sư Peter Dutton nói: ''Dĩ nhiên là Hoa Kỳ có mối quan tâm quốc
gia đối với các tuyến hàng hải quan trọng khác nhau trên khắp thế
giới'.
Phó Giáo sư Peter Dutton: Tôi cho rằng kể từ sau tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Clinton tại Diễn đàn Khu vực ASEAN, dường như đang có một sự căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Việc Washington bày tỏ quan điểm rằng giải quyết hòa bình các tranh chấp ở biển Đông là một quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ đã buộc Trung Quốc phải chú tâm hơn với vấn đề tranh cãi về lãnh hải ở vùng biển này cũng như đã khiến Bắc Kinh tức giận. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng căng thẳng chính hiện giờ là giữa Bắc Kinh và các nước tuyên bố chủ quyền ở biển Đông.
VOA: Việc Ngoại trưởng Hillary Clinton phát biểu tại diễn đàn an ninh khu vực rằng Hoa Kỳ có ‘quyền lợi quốc gia’ ở biển Đông đã gây ra sự phản đối từ phía Trung Quốc. Liệu đây có phải là một bước đi bất ngờ từ chính quyền Washington không, thưa ông?
Phó Giáo sư Peter Dutton: Tôi hoàn toàn không nghĩ đây là một động thái bất ngờ, một phần bởi vì biển Đông là một tuyến hàng hải quan trọng nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Như Ngoại trưởng Hillary Clinton đã thể hiện rõ quan điểm của chính quyền Washington, rằng các bên có quyền lợi về thương mại cũng như vận tải được quyền tiếp cận khu vực biển Đông một cách tự do. Dĩ nhiên là Hoa Kỳ có mối quan tâm quốc gia đối với các tuyến hàng hải quan trọng khác nhau trên khắp thế giới.
VOA: Ông có nghĩ rằng việc Hoa Kỳ ‘nhúng chân’ vào vấn đề tranh chấp sẽ làm ‘vẩn đục’ biển Đông như nhận định của một số chuyên gia?
Phó Giáo sư Peter Dutton: Tôi không nghĩ là như vậy. Tôi đã đọc được ý kiến đó trên Asia Times, nhưng chúng ta phải phân tích rõ hơn. ‘Nhúng chân’ vào một chuyện gì đó thường là để muốn xem phản ứng của các nước khác ra sao. Nhưng đây không phải là tuyên bố của Hoa Kỳ. Washington chỉ cam kết nỗ lực vì tự do hàng hải cũng như đối thoại với các nước ở Đông Nam Á. Vậy nên, tôi cho rằng nói Hoa Kỳ ‘nhúng chân’ và làm ‘vẩn đục’ biển Đông là không đúng.
Tôi cho rằng điều quan trọng là phải nhận ra rằng Hoa Kỳ là nước cầm trịch, một cường quốc về hàng hải cũng như một nước lớn trong việc bảo vệ hệ thống toàn cầu, đem lại các lợi ích kinh tế giúp tất cả các nước khác, trong đó có Trung Quốc, giàu mạnh hơn trong vài thập kỷ qua.
Tôi nghĩ cần phải nhận ra một điều rằng Washington có cam kết với khu vực châu Á và Hoa Kỳ có quyền lợi quốc gia lớn, nên điều quan trọng là phải cân nhắc rằng mọi giải pháp đối với các tranh chấp phải tính tới quyền lợi của Hoa Kỳ.
Peter Dutton
Phó Giáo sư Peter Dutton: Tôi đồng ý rằng đây là một sự thay đổi cách thức Trung Quốc cần phải thực hiện khi bày tỏ quan ngại của họ đối với vấn đề biển Đông. Cũng giống với Hoa Kỳ và các quốc gia khác, tôi tin rằng Trung Quốc muốn chứng kiến một giải pháp hòa bình.
Tại Diễn đàn Khu vực ASEAN, Ngoại trưởng Clinton đã kêu gọi các bên liên quan phát triển một tiến trình ngoại giao cởi mở và hợp tác. Ngoài ra, bà cũng khuyến khích các bên đạt thỏa thuận về Bộ Quy tắc ứng xử biển Đông, phản ánh tinh thần của Tuyên bố Ứng xử biển Đông của các bên liên quan mà ASEAN và Trung Quốc đạt được hồi năm 2002. Tôi nghĩ mọi quốc gia đều muốn bảo đảm rằng tiến trình hợp tác và ngoại giao sẽ giải quyết căng thẳng ở biển Đông vì quyền lợi của mọi bên.
VOA: Tiếp sau tuyên bố của bà Clinton, Trung Quốc đã tiến hành tập trận ở khu vực biển Đông. Ông có nghĩ rằng căng thẳng sẽ leo thang thành một cuộc xung đột ở khu vực biển tranh chấp này không?
Phó Giáo sư Peter Dutton: Tôi không nghĩ vậy. Những cái đầu thông minh từ mọi bên liên quan sẽ thấy rằng xung đột là tình thế dẫn tới hai bên đều thiệt hại, chứ không phải hai bên cùng có lợi. Tôi cho rằng mọi người sẽ thừa nhận rằng giải pháp hai bên cùng có lợi là một cách tiếp cận hóa giải vấn đề tốt nhất.
Ngoài tranh chấp của các quốc gia liên quan, giải pháp còn phải cân nhắc tới quyền lợi của các cường quốc cũng như các nước khác nhau. Bà Clinton cũng nhấn mạnh rằng không nên dùng vũ lực để giải quyết vấn đề tranh chấp. Bản thân các chuyên gia của Trung Quốc cũng nhận thấy rằng việc sử dụng vũ lực sẽ gây phản tác dụng đối với chính Bắc Kinh.
Trong trường hợp họ dùng tới biện pháp này, điều đó sẽ chỉ làm Hoa Kỳ và các nước khác tăng cường chống đối họ mà thôi. Lúc đó, Trung Quốc sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề hơn nữa.
Cám ơn Phó Giáo sư Peter Dutton. Đến đây cũng đã kết thúc chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’, phát sóng vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy hàng tuần. Nếu quý vị muốn chia sẻ với các quý độc giả khác các tin tức hữu ích từ nơi mình sinh sống, xin gửi email về cho chúng tôi tại địa chỉ: vietnamese@voanews.com. Xin ghi trên tiêu đề là gửi chuyên mục 'Câu chuyện Việt Nam'. Xin quý vị gửi kèm các thông tin liên hệ cụ thể. Nguyễn Trung sẽ liên lạc với quý vị. Xin chân thành cám ơn và hẹn gặp lại trong chương trình tuần sau.
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/south_china_sea_tension-100022689.html
*
VỤ CƯỠNG HIẾP Ở HÀ GIANG
BBC. Đề nghị cách chức Chủ tịch Hà Giang
Ủy
ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản đề nghị cách chức Chủ
tịch UBND tỉnh Hà Giang vì "thiếu gương mẫu trong sinh hoạt".
Thông
tấn xã Việt Nam dẫn thông báo của ủy ban này ra hôm thứ Hai
05/07 nói quá trình thẩm tra, xác minh cho thấy ông Tô "từ năm
2005 đến nay đã thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan
hệ không lành mạnh".Ông Nguyễn Trường Tô, sinh năm 1953, 26 năm tuổi Đảng, hiện đang giữ nhiều chức vụ quan trọng như Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.
Thông báo của Ủy ban Kiểm tra TW nói "Dù được nhắc nhở nhưng ông Tô không khắc phục, vi phạm nghiêm trọng tư cách đảng viên, gây bất bình trong đảng và xã hội".
Tuy không đề cập chi tiết các "vi phạm nghiêm trọng" này, nhưng ủy ban yêu cầu Ban Bí thư kỷ luật ông Nguyễn Trường Tô, "cách hết các chức vụ trong Đảng và đề nghị cấp có thẩm quyền bãi nhiệm đại biểu HĐND và cách chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang".
Ủy ban Kiểm tra cũng yêu cầu Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hoàng Minh Nhất và Giám đốc Công an tỉnh Nguyễn Bình Vận "kiểm điểm nghiêm khắc" về việc này.
Bê bối mua dâm
Ông Nguyễn Trường Tô hồi tháng Hai năm nay đã bị cáo buộc mua dâm vị thành niên trong vụ án gây xôn xao dư luận ở tỉnh Hà Giang, hiện đã hủy án sơ thẩm và đang điều tra lại.Trong vụ này, ông Sầm Đức Xương, cựu hiệu trưởng trường PTTH Việt Vinh (Vị Xuyên, Hà Giang), bị buộc tội Mua dâm người chưa thành niên chính là các học sinh của ông.
Tám nữ sinh tuổi từ 13-17 đã cáo buộc bán dâm cho ông Xương và một số người khác qua môi giới của ông cựu hiệu trưởng.
Trong danh sách khách "mua dâm nữ sinh" có tên ông Nguyễn Trường Tô.
Phát biểu với BBC, luật sư Trần Đình Triển, người đại diện cho một trong các nữ sinh liên quan trong vụ án ở Hà Giang, nói quyết định của Ủy ban Kiểm tra Trung ương là "đúng đắn, phù hợp luật pháp và hợp lòng dân".
Luật sư Triển cho rằng nếu có đủ căn cứ để cấu thành tội phạm, tùy theo tính chất vi phạm, chắc chắn cơ quan chức năng sẽ khởi tố vụ án và khởi tố bị can với ông Nguyễn Trường Tô.
Trong khi vụ việc đang được điều tra làm rõ thì lại có phát hiện liên quan của ông Tô tới một vụ mua dâm khác.
Tuy đây chỉ là một vụ mua bán dâm thông thường, nhưng các bức hình chụp ông chủ tịch tỉnh trong tư thế "lõa lồ phản cảm" bị phát hiện ra đã khiến cơ quan kiểm tra Đảng phải vào cuộc.
Được biết người phụ nữ bán dâm đã chụp hàng chục kiểu ảnh ông Tô bằng máy điện thoại di động ngay sau vụ mua bán được tiến hành tại một khách sạn ở Hà Nội.
Đáng chú ý, vụ việc xảy ra từ 2006 nhưng cơ quan Đảng cấp tỉnh đã chỉ nhắc nhở nội bộ và không báo cáo lên trên cho mãi tới tận gần đây.
Trong khi Ủy ban Kiểm tra TW ra quyết định, ông Nguyễn Trường Tô vẫn tại vị bình thường. Hôm thứ Hai 05/07, ông còn đọc dự thảo báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2010 tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang.
Bấm Quý vị bấm vào đây để đóng góp ý kiến về chủ đề này
- Gửi cho bạn bè
- In trang này
- http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/07/100706_hagiang_discipline.shtml
Làn da của Đảng trong những tấm hình anh Tô
Kim Châm - Radio CTM
Lãnh đạo đảng CSVN hy vọng vụ mua dâm nữ sinh tại tỉnh Hà Giang coi như đã khép lại sau cuộc họp bất thường của ban chấp hành đảng bộ tỉnh Hà Giang sáng ngày 25 tháng 7, dưới sự chủ trì của ông Trương Tấn Sang, ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, với quyết định khai trừ khỏi Đảng và đình chỉ chức Chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Nguyễn Trường Tô. Thế nhưng, trong mắt của người dân, đặc biệt là các gia đình nạn nhân và những luật sư liên hệ, thì các quyết định kể trên chỉ đủ che một phần rất nhỏ sự loã lồ của cả cái mạng nhện những người đang nắm quyền.
Đầu tiên, vụ việc này xẩy ra vào năm 2005, tức khi hai nạn nhân, học sinh Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thuý và hàng chục em học sinh khác chưa đầy 15 tuổi. Ngoại trừ tại một vài bộ lạc bán khai, thì dù biện minh cách nào đi nữa, nhân loại ở đầu thế kỷ 21 đều xem những vụ mua bán dâm như tại Hà Giang là trọng tội "cưỡng dâm trẻ vị thành niên"! Vì vậy, việc bãi chức, bãi đảng tịch ông Tô không đủ và không liên hệ đến qui định của pháp luật. Đó là người vi phạm phát luật phải bị truy tố và xét xử trước tòa. Nếu ngăn chận điều này, rõ ràng lãnh đạo Đảng công khai cho phép đảng viên cao cấp của họ đứng ngoài vòng pháp luật.
Ở lứa tuổi 14, 15, dù tham gia tự ý hay bị ép buộc, khó có hệ thống xã hội hay luật pháp nước nào trên thế giới mà không xem các nữ sinh kể trên là các NẠN NHÂN và các em cần được chữa trị cả thể chất lẫn tâm lý. Nhưng Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Giang thì khác. Họ bắt ngay 2 em, buộc cho chúng tội chủ mưu, rồi giam giữ. Và qua các thư kêu cứu của hai em Hằng và Thúy lọt ra ngoài, tình trạng còn bi đát hơn nữa. Hai em bị công an khủng bố, đe dọa, bức cung. Cùng lúc đó, bên ngoài từ gia đình các nạn nhân khác bị đe dọa liên tục, bị cấm trả lời báo chí, bị ép từ chối luật sư biện hộ, v.v. Thậm chí một em trong số các nạn nhân mất tích. Đây là một cô bé bán dâm cho ông Sầm Đức Xương nhưng không bị nhốt. Vì vậy, nếu không thay thế các nhân sự thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Giang và hệ thống chỉ huy công an Hà Giang, thì rõ ràng lãnh đạo Đảng đồng ý cho hệ thống cầm quyền trả thù các gia đình nạn nhân trong vụ này và tiếp tục dùng các thủ thuật bạo hành bịt miệng gia đình các nạn nhân trong những vụ tương tự trong tương lai.
Ông Tô không phải là người duy nhất có tên và số điện thoại trong danh sách những người mua dâm liên hệ. Chỉ riêng danh sách của 2 em Hằng và Thúy đã có tên 11 cán bộ nữa bên cạnh ông Tô. Nếu cộng hơn 12 danh sách mà công an Hà Giang đã có từ các nạn nhân, tổng số cán bộ liên hệ phải lên đến hơn 50 người. Dĩ nhiên, công an có thừa khả năng kiểm chứng bằng cách so lại hồ sơ các liên lạc điện thoại và ngày giờ luôn lưu giữ tại tổng đài. Và cũng từ kết quả kiểm chứng đó, lãnh đạo Đảng dư biết họ là những quan chức đang nắm quyền sinh sát tại Hà Giang. Vì vậy, khi có đủ các bằng chứng đó nhưng chỉ loại trừ một ông Tô, rõ ràng lãnh đạo Đảng đang bảo 50 ông Tô còn lại cứ kiên quyết "chỉ biết còn Đảng, còn mình" là sẽ tiếp tục sống khỏe, sống vui.
Một điều khác làm nhiều người quan tâm là thái độ của Bí thư tỉnh ủy Hà Giang, ông Hoàng Minh Nhất. Theo báo cáo của chính ông, thì khi biết vụ việc này mấy năm trước, ông đã "nhắc nhở" ông Tô "rút kinh nghiệm". Điều này cho thấy cả cấp chỉ huy của ông Tô cũng không thấy việc ông Tô làm là vi phạm pháp luật hay sai trái luân lý. Đối với ông bí thư tỉnh ủy, đây chỉ là sự thiếu cẩn thận, cần dặn dò đàn em lần sau nhớ chùi mép kỹ là đủ. Rồi ông ra lệnh biến các nạn nhân thành tội phạm để đóng nút toàn bộ sự việc là xong. Vì vậy, khi chỉ loại ông Tô nhưng tiếp tục để ông Hoàng Minh Nhất ở chức vụ đứng đầu tỉnh Hà Giang, rõ ràng lãnh đạo Đảng xác nhận họ đồng tình với quan điểm đạo đức và cách giải quyết nhanh gọn của ông Nhất.
Từ những sự kiện kể trên, người ta có thể hiểu được tại sao lãnh đạo Đảng ráng chuyển chủ đề từ "cưỡng hiếp trẻ vị thành niên" sang "buông thả trong lối sống"; tại sao chính trưởng ban Văn hóa - Tư tưởng Trung ương Tô Huy Rứa phải ra lệnh cho báo chí lề phải và mọi Hội Phụ Nữ, Hội Bảo Vệ Trẻ Em, v.v. im miệng; và tại sao toàn bộ danh sách các quan chức khác liên hệ trong vụ việc coi như không có.
Thật lạ, cất hình anh Tô đi, người ta mới thấy cả một hệ thống người trần truồng chẳng khác gì anh Tô.
Nhưng cũng từ bức hình trần truồng đó đã hiện lên những con người càng đáng quí và đáng trọng. Đây là những bàn tay đã loan tải sự việc đến quần chúng một cách mạnh mẽ qua làng báo lề trái và khéo léo qua hệ báo lề phải. Đây là những luật sư dám thụ lý hồ sơ của các nạn nhân bất kể các hăm dọa từ cả Hà Giang và Hà Nội. Đây là những người đang vận động đồng bào cả nước giúp đỡ 2 em Hằng, Thúy và gia đình các nạn nhân.
Rõ ràng xã hội dân sự của tình người vẫn có thể nẩy mầm và phát triển dưới một chế độ độc tài. Chính những tình người chân thật này sẽ phản chiếu lên sự trần truồng đạo đức và băng hoại tâm hồn của hệ thống xã hội hiện tại, và cùng lúc gia tăng niềm khát khao và hy vọng trong mọi người để nỗ lực tìm kiếm những đổi thay.
Đơn kêu cứu của hai nạn nhân, học sinh Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy:
Cộng hòa – Xã hội - Chủ nghĩa - Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN KÊU CỨU
Kính gửi: Bác Chủ tịch nước, bác Chủ tịch quốc hội, bác Tổng bí thư
Cháu là: Nguyễn Thúy Hằng, sinh năm 1991, bị tòa án huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang kết tội "Môi giới mại dâm" và phạt 6 năm tù giam. Cháu hoàn toàn bị oan ức, tòa án xử không công bằng. Bởi vì ngoài ông Sầm Đức Xương còn có các ông:
- Nguyễn Trường Tô là chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang,
- Đinh Xuân Hùng, giám đốc ngân hàng chính sách tỉnh Hà Giang,
- ông Bích, trưởng ban tổ chức công an tỉnh,
- ông Tiến, công an tỉnh Hà Giang,
- ông Hướng, cán bộ hải quan tại cửa khẩu Thanh Thủy,
- ông Minh, cán bộ công an tỉnh Hà Giang và nhiều cán bộ nhà nước khác.
Tất cả những những ông này đều quan hệ tình dục và trả tiền cho cháu. Trong quá trình công an điều tra vụ án, cháu có khai toàn bộ nhưng hiện nay trong hồ sơ vụ án không có tài liệu nào thể hiện lời khai của cháu. Các cán bộ điều ra đều bảo cháu kí vào bản cung, sau đó mới hỏi cung. Lần làm việc nào cũng như vậy. Cháu viết đơn này mong được các bác minh oan cho cháu và trả lại công lý cho pháp luật, cho cháu.
Cháu xin được các bác cho cháu được tại ngoại vì ở trong trại cháu luôn bị vận động ép buộc không được khai đúng sự thật, không được mời luật sư. Cháu ở trong này hiện nay cháu rất lo lắng và sợ sệt đến cả tính mạng của mình.
Hà Giang, ngày 20 tháng 1 năm 2010
Người viết đơn.
ĐƠN KÊU CỨU
Kính gửi: Các bác, các cô lãnh đạo Đảng và Nhà nước
Tên cháu là: Nguyễn Thị Thanh Thúy
Sinh ngày 01.01.1992
Hiện nay cháu đang bị tạm giam tại trại tạm giam công an tỉnh Hà Giang.
Nay cháu được gặp luật sư Triển (cháu bị công an bắt viết đơn từ chối luật sư).
Chúng cháu bị thầy Xương đe dọa sẽ hạ thấp kết quả học tập, ép chúng cháu quan hệ tình dục với thầy. Từ đó, thầy còn bắt chúng cháu quan hệ với bạn bè của thầy gồm một số người sau đây:
1. Ông Hùng – giám đốc ngân hàng chính sách tỉnh (ĐT 0913.271.307).
2. Ông Tô – chủ tịch tỉnh (ĐT 0913.271.133)
3. Ông Tiến – công an tỉnh, em ruột giám đốc công an tỉnh (ĐT 0912.061.622)
4. Ông Định – phó chủ tịch huyện Vị Xuyên
5. Ông Thành – giám đốc doanh nghiệp (ĐT 0912.144.888)
6. Ông Dũng – lái xe bưu điện tỉnh
Và một số người khác nữa mà bạn bè cháu bị ép quan hệ cháu không biết hết.
Đây là lá đơn kêu cứu cháu viết bằng máu và nước mắt, kính mong các cô chú cứu cháu
http://viettan.org/
THƠ HỒ HỮU HOÀNG
KHỈ THÀNH NGƯỜI
Khỉ già ra suối, tối vào hang,Rượu, thịt, gái tơ đã sẵn sàng
Bàn đá chông chênh nằm hưởng lạc
Cuộc đời của khỉ, thế mà sang.
Loài khỉ làm gì có lương tâm
Quen sống sơn lâm, tính thú cầm
Thử hỏi làm sao “TƯ TƯỞNG” có???
Có chăng lục tặc với sai lầm
Còn lại khỉ em; lũ khỉ con
Chúng bảo cùng nhau muốn sống, còn
Thì cứ dối lừa và ăn cướp
Âm thầm nhượng bán hết nước non…
Mục Sư Hồ hữu Hoàng
"Khỉ thành người" - Bài thơ bị kết tội bôi nhọ chế độ
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2010-08-05
“Khỉ thành người” là tựa đề một bài thơ mới được tung lên mạng gây sự chú ý đặc biệt của dư luận người Việt trong và ngoài nước.
AFP PHOTO/Aude Genet
Bài
thơ gói gọn trong vòng 12 dòng, mỗi hàng có 7 chữ, nhưng đang mang lại
bao rắc rối và phiền hà cho tác giả, vì ông bị công an mời lên làm
việc và rồi đây có thể bị ngồi tù. Nội dung những vần thơ “thất ngôn”,
“thập nhị cú” đó hàm chứa nội dung gì khiến người sáng tác bị cho là
bôi nhọ chế độ, phỉ báng lãnh tụ, xin mời quý vị nghe cuộc trao đổi với
tác giả bài thơ, Mục sư Hồ Hữu Hoàng, từ Xuân Tâm, Xuân Lộc, Đồng Nai,
do Đỗ Hiếu ghi lại.
Gặp rắc rối vì bài thơ ...
Đỗ Hiếu: Xin Mục sư tự giới thiệu với quý thính giả đang theo dõi chương trình đài Á Châu Tự Do.
Mục sư Hồ Hữu Hoàng:
Tôi hầu Chúa mười mấy năm rồi. Trong sinh hoạt hàng ngày, nói chung
cũng là bình thường, nhưng vừa rồi có đứa con gái bị mổ, tôi thấy có vài
khó khăn, tôi nhờ anh em cầu nguyện thì mục sư Trường (Thân Văn
Trường) thấy tội nghiệp, ông xuống thăm, rồi ông post lên mạng bài thơ
của tôi, và có thể gây rắc rối cho tôi đó.
Đỗ Hiếu: Bài thơ mà Mục sư nói là đang gặp rắc rối, mang nội dung ra sao, ông có thể trình bày sơ lược với các bạn nghe đài ?
Ở đoạn dưới tôi nói “loài khỉ làm gì có lương tâm”, chắn chắn họ sẽ làm khó dễ tôi trong ý tưởng đó.Mục Sư Hồ Hữu Hoàng
Mục sư Hồ Hữu Hoàng: Hồi
nhỏ tôi thích làm thơ, rồi thấy trong xã hội này có nhiều bất công,
mình là mục sư thì không nên làm những bài thơ như vậy, nhưng xuất phát
từ những cái trong sâu thẳm, trong sự bức xúc, tôi có làm bài thơ “Khỉ
Thành Người”, nói rằng loài khỉ thì không có tư tưởng gì, nếu có cũng
sai lầm mà thôi. Ý tôi nói như vậy, nhưng ông (mục sư Trường) thấy thơ
hay quá, coi xong thì post lên trên mạng. Vừa rồi an ninh gọi điện, nói
họ sẽ mời tôi lên làm việc. Tôi sẵn sàng lên làm việc với họ, chứ không
có gì hết.
Đỗ Hiếu: Mục sư nói an ninh, đó là cơ quan, đơn vị nào, khi nào diễn ra buổi tiếp xúc, gọi là “công an mời tới làm việc"?
Mục sư Hồ Hữu Hoàng: Trước
đây tôi có gia nhập Khối 8406, anh an ninh tên Đức có mời tôi lên gặp,
trước đây tôi là thương binh, sau đó bị người ta cắt chế độ, lúc đó
tôi chưa đi theo Chúa, tôi là người dân bình thường. Năm 1978 qua bên
Campuchia, bị thương, cụt một chân, khi về tôi mở quán cà phê, côn đồ vô
ăn uống, không trả tiền, thách đố tôi, nói một giò thì làm được gì,
rồi đánh vợ con tôi. Tôi xách súng bắn chỉ thiên, nó nhào vô giựt súng,
buộc lòng phải tự vệ tôi bắn nó chết, tôi bị xử 7 năm tù.
Sau
đó, qua thông tư 25 của chánh phủ, tôi kiện thưa các nơi, họ nói với
án trên 5 năm thì họ sẽ giải quyết. Những đối tượng bị tù 14, 15 năm
thì họ giải quyết hết, riêng tôi thì họ không cho hưởng trợ cấp. Tôi
nghỉ vì mình là Tin Lành nên bị chi phối bởi nhiều thông tư, nghị định,
tôi thấy bất công quá. Tôi làm những bài thơ nói lên nỗi bất công xã
hội, những điều xét không hay cho chế độ, chỉ để lưu lại thôi. Rồi khi
con gái tôi bị mỗ, khó khăn quá, tôi mới yêu cầu các mục sư cầu nguyện,
nói chung không ông nào hỗ trợ, giúp đỡ, chỉ có ông mục sư Trường, đến
thăm tôi. Ông kêu gọi hòa thượng Thích Không Tánh giúp cho được một
triệu đồng.
An
ninh mời lên tôi không biết chuyện gì, qua điện thoại sớm mai này, họ
hỏi tôi, tại sao ông hứa không liên hệ với Khối 8406 mà lại làm khác.
Tôi đáp là đã hứa thì không liên hệ nữa, còn anh em Cơ Đốc giáo, trong
giới mục sư lên mạng về chuyện của tôi, thì tôi không được biết. Trong
tương lai, khi họ mời tôi lên, tôi biết trước chuyện gì sẽ xảy ra.
... bị cho là nói xấu lãnh tụ
Đỗ Hiếu: Qua những lời giải thích như thế thì cơ quan an ninh có biện pháp hay cáo buộc gì đối với mục sư không?
Mục sư Hồ Hữu Hoàng: Trước
bài thơ đó, ông Trường chỉ kêu gọi xin giúp đỡ hoàn cảnh của tôi thôi,
con tôi mổ tốn tới 4, 5 triệu bạc thì tôi không có tiền, còn về nội
dung bài thơ, thì chắc chắn tôi sẽ bị tội là xuyên tạc chế độ, nói xấu
lãnh tụ, rồi sẽ bị ở tù, mình cũng phải chấp nhận thôi, vì mình làm thì
mình chịu.
Đỗ Hiếu: Lãnh tụ mà mục sư đề cập tới trong bài thơ là ai?
Là người dân, bức xúc trước sự đối xử bất công, mình làm thơ bày tỏ ý tưởng đó, chắc chắn họ sẽ ghép tội mình rồi đó.Mục Sư Hồ Hữu Hoàng
Mục sư Hồ Hữu Hoàng: Ý
là nói tới Bác Hồ, dùng lời của ổng tôi viết trại lại, “khỉ già ra
suối, tối vào hang, bàn đá chông chênh nằm hưởng lạc, cuộc đời của khỉ
thế mà sang”, tôi viết vậy thôi. Ở đoạn dưới tôi nói “loài khỉ làm gì có
lương tâm”, chắn chắn họ sẽ làm khó dễ tôi trong ý tưởng đó.
Đỗ Hiếu: “Bị làm khó dễ”, ông có nghĩ rằng, khi bị an ninh mời lên, mục sư sẽ rơi vào vòng lao lý không?
Mục sư Hồ Hữu Hoàng: Chắc
là vậy, vì cái tội nói xấu lãnh tụ, thì chế độ sẽ ghép tôi vào “tội
tuyên truyền chống phá”, họ ghép tội gì thì mình chịu tội đó thôi. Là
người dân, bức xúc trước sự đối xử bất công, mình làm thơ bày tỏ ý tưởng
đó, chắc chắn họ sẽ ghép tội mình rồi đó.
Đỗ Hiếu: Trước khi tạm biệt, mục sư có điều gì cần trình bày thêm, để giãi bày nỗi niềm của mình?
Mục sư Hồ Hữu Hoàng: Ở
trong nước thì cuộc sống hàng ngày rất khó khăn, đôi khi mình thấy
cảnh chướng tai, gai mắt, mình bức xúc, muốn nói lên tư tưởng đó. Anh
em ở ngoài có nhớ đến tôi thì xin cầu nguyện, giúp đỡ vợ con tôi, khi
tôi đi tù, con tôi mới mổ, vợ tôi cũng yếu đuối, con 3, 4 đứa còn ăn
học. Thương, giúp thế nào thì hay thế đó thôi, tôi không biết phải làm
sao.
Đỗ Hiếu: Xin cám ơn mục sư đã dành thời giờ cho đài chúng tôi, cầu chúc ông cùng gia đình nhiều sức khỏe, bình an, may mắn.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/A-poem-accused-as-reactionary-and-the-author-interpellated-by-police-DHieu-08052010134842.htmlRFA * VIỆT CỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
LTS.
Trước đây, tạp chí Bên Kia Bờ Đại Dương đã vạch rõ đường lối buôn dân bán nước của cộng sản Việt Nam trong chủ trương xuất khẩu lao động. Cộng sản lừa dối nhân dân lao động, vẽ ra một thiên đường ở ngọai quốc nào lương cao, việc làm ổn định hai, ba năm, có chỗ ăn ở cho vợ, có chỗ học cho con cái. Chúng đã bắt dân nộp từ 15 ngàn đến 20 ngàn đô la, khiến nhân dân phải bán ruộng, cầm thế nhà cửa. Tội ác của chúng đã rõ ràng. Nay các đài ngoại quốc cũng đưa tin về việc này. Xin bạn đọc xem kỹ , đừng lầm mưu gian của cộng sản trong việc xuất khẩu lao động, trong việc bán người.
Sơn Trung.
Thực trạng công nhân xuất khẩu
Thanh Quang, phóng viên RFA
2010-08-05
Tình cảnh bi đát của nhiều công nhân xuất khẩu lao động VN ngày càng đáng ngại và diễn ra gần như đều khắp, từ những nơi xa xôi như Jordan, đảo Chypre cho tới các xứ láng giềng VN như Đài Loan, Nam Hàn và Thái Lan.
Photo courtesy of CAMSA
Thân phận "tha phương cầu thực" Công luận trong thời gian gần đây ngày càng được biết nhiều tới hoàn cảnh của công nhân Việt Nam đi kiếm sống ở nước ngoài qua những hợp đồng xuất khẩu lao động, như bị bóc lột sức lao động quá mức, bị lừa gạt không trả lương hay trả lương không đúng hợp đồng, bị nhốt và đối xử như nô lệ, bị đánh đập tàn nhẫn…trước sự dửng dưng của những người hay tổ chức có trách nhiệm, từ công ty môi giới tới các quan chức liên hệ.
Chẳng hạn như chị Xuân thuộc số lao động nữ mà công ty môi giới Việt Hà đưa qua đảo Shypre ở Địa Trung Hải lâm vào tình cảnh gần như bị lừa, từ loại công làm cho tới tiền lương, sự bạc đãi của chủ…như chị Xuân cho biết:
Mang tiếng làm nhà hàng nhưng em cùng với bạn em suốt ngày ăn uống đói khát.
Cả ngày chỉ ăn đúng 1 lần, toàn bánh mì với uống nước không thôi. Chỉ có thứ Bảy, Chủ Nhật vất vả đấy thì họ mới cho tí thịt. Hai đứa suốt ngày khóc, hơn 1 tháng làm ở đấy bọn em suốt ngày đói khát.
Ở nơi xa hơn – tận xứ Jordan tại Trung Đông, vào năm 2008, cô Vũ Phương Anh, một trong hơn 200 công nhân bị giới chủ nhân vi phạm hợp đồng và đối xử tàn nhẫn trước thái độ “đem con bỏ chợ” của 3 công ty môi giới VN. Sau khi được tị nạn tại Hoa Kỳ, Phương Anh kể lại với Đài ACTD:
Khi sang Jordan rồi thì ngay lập tức chủ nhà máy thu giữ hoàn toàn hộ chiếu của bọn em và bắt bọn em phải đi làm một cách không tưởng tượng nổi, là từ 7 giờ 30 sáng tới 12 giờ đêm. Những ngày đó là giáp Tết, cứ làm tới 1-2 giờ sáng là bình thường. Ngày nào cũng vậy.
Và sự việc diễn biến nguy hiểm khi chủ nhân người Đài Loan gọi cảnh sát Jordan tới đàn áp những nữ công nhân VN này. Phương Anh nói thêm: Người ta cầm cái bình xịt hơi cay vào mặt mũi bọn em. Nhiều người chạy hoảng loạn. Chính mắt em và các bạn nhìn thấy người cảnh sát Jordan rất to lớn cầm tóc của Ánh và Vang lôi và đập xuống thành giường và nền nhà, hộc máu mồm máu mũi ra.
Tình cảnh không mấy sáng sủa cũng xảy đến những lao động VN xuất khẩu sang những xứ Á Châu, từ Đài Loan cho tới Malaysia.
Thế còn ở Thái Lan thì sao? Một người Việt làm thầu xây dựng gần 3 năm nay tại xứ Chùa Vàng nhận xét:
Không thể so sánh tình trạng bạc đãi người lao động VN ở tại Thái Lan so với các nước khác được, bởi vì người dân Thái Lan có truyền thống, quan hệ lâu đời với người dân VN, dân Lào hay Campuchia. Cho nên họ đối xử với người lao động VN không phải như các nước khác mà mình thường nghe. Họ đối xử đàng hoàng. Nhưng chỉ một thiểu số muốn người lao động của mình không được đi về quê, không được đi chơi. Họ có đối xử hơi nặng nề một tí, nhưng không thể so sánh với tình trạng bạc đãi như ở các nước khác.
Một công nhân Việt sinh sống ở Thái Lan khoảng 10 năm nay so sánh lao động VN ở xứ Thái với những nước khác như sau:
Có người hỏi tại sao người Việt mình không qua những nước như Hàn Quốc, Đài Loan…Thật ra cách đi tới những nước đó rất tốn kém, rất khó khăn về mặt tiền nong. Trong khi đó về luật lao động thì tôi chưa thấy có sự đáp trả thỏa đáng cho người Việt đi những nước kia. Còn đối với Thái Lan thì người Việt mình qua đây dễ dàng, rồi dễ sống, chi phí đi rẻ, cho nên họ qua đây khá đông. Mặc dù có mức thu nhập ở Thái thấp nhưng họ kiếm tiền được nhanh và gởi về cho gia đình.
Đa số là bất hợp pháp
Người công nhân này cũng nói anh không phủ nhận được điều là người Việt qua kiếm sống ở Thái Lan đã góp phần làm giàu cho quê hương. Anh cho biết có mấy người thân quen khi về quê bị công an khám xét, điều tra. Biết qua Thái Lan làm ăn bất hợp pháp thì công an có vẻ đối xử khinh bỉ hơn, hỏi tại sao mấy người không đi các nước như Hàn Quốc, Đài Loan…
Nhưng, theo công nhân vừa nói, họ đâu hiểu được rằng tới những nước đó phải mất biết bao nhiêu tiền, rồi phải mất bao nhiêu thời gian mới mong lấy lại được số vốn đó. Ngoài ra lương bổng bên những xứ đó đâu có rõ ràng. Có biết bao người đã bị lừa, chưa lấy lại vốn đã bị trả về, hợp đồng lao động không chính xác…Còn qua Thái Lan này, công nhân ấy nhận thấy, họ dễ dàng có thu nhập nhanh để gởi về cho gia đình.
Theo anh thì người Việt qua xứ Thái làm ăn dù phần lớn bất hợp pháp nhưng hầu như 80% nguồn tiền thu nhập đều gởi về cho người nhà, góp phần làm giàu cho quê hương. Nhưng chưa thấy nhà nước VN, giới có thẩm quyền giúp đỡ chính đáng, nhất là trong trường hợp xảy ra tai nạn.
Qua những vụ tai nạn chết người, anh thấy rất tội nghiệp cho người lao động Việt Nam. Khi người chết được đưa về nước thì tốn kém mà giấy tờ cũng bị gây khó khăn.
Dù hoàn cảnh kiếm sống có phần nào đỡ hơn các công nhân Việt tới làm hợp pháp ở những nước khác, nhưng lao động VN tại xứ Thái thường gặp khó khăn chủ chốt như người thầu VN ở Bangkok mô tả:
Khó khăn đầu tiên của người Việt qua đây là thường thì họ dùng loại visa không thể đi lao động được, nên khi bị cảnh sát bắt thì họ bị phạt tiền và bị trục xuất. Còn đối với người Việt qua đây bất hợp pháp, một khi bị cảnh sát bắt, họ bị đưa tới Cục Quản lý người nước ngoài, bị ra tòa rồi phải nộp tiền để bị trục xuất về nước.
Công nhân Việt vừa nói cho biết thêm:
Nói chung người Việt qua đây kiếm sống có rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về mặt giấy tờ, bởi vì thường họ qua đây bằng con đường du lịch, nhưng sau đó nếu ở lại làm việc thì bất hợp pháp. Ngoài khó khăn về giấy tờ thì những mặt khác, người Việt mình tương đối dễ khắc phục, như về ngôn ngữ thì người Việt mình mau biết. Còn về mặt phong tục, tập quán thì người Việt mình cũng mau hòa đồng. Người Việt mình cũng có khiếu bắt chước nên phát triển nhanh. Nói chung xã hội Thái đối xử với người Việt mình tốt hơn những nước khác và sinh sống ở đây cũng thoải mái.
Cho dù hoàn cảnh của người lao động VN có phần nào “thoải mái” tại xứ Chùa Vàng như công nhân vừa rồi nhận xét, hay lâm cảnh khó khăn đáng ngại như ở những xứ lạ quê người khác, nhưng thân phận “tha phương cầu thực” vẫn là nỗi xót xa của giới trẻ VN, như thanh niên lao động này mô tả:
Tôi thấy lớp thanh niên chúng tôi thiệt thòi và khổ sở, lớn lên mà phải đi lao động ở xa làm giàu cho những nước khác, trong khi nước mình thì phong phú đa dạng.
Nhưng giới cầm quyền chưa có sự đầu tư chính đáng và đúng mức vào tầng lớp thanh niên như bọn tôi, để bọn tôi phải đi ra nước ngòai kiếm sống rất là mạo hiểm – về tính mạng cũng như những mặt khác. Nếu đảng CS còn tồn tại thì tôi nghĩ là còn lâu thanh niên VN mới hết đi lao động ở nước ngòai.
Câu hỏi được nêu lên là chừng nào giới trẻ VN thuộc thành phần nghèo, thiệt thòi trong xã hội không còn lâm cảnh tha phương cầu thực và gặp gian nguy như trong tác phẩm “thân phận con người” ?
Theo dòng thời sự:
- Công nhân Việt Nam bị bỏ rơi ở Tây Phi
- Lao động Việt ở Thái Lan, buồn nhiều hơn vui
- Ký sự Mã Lai: nỗi khổ công nhân Việt Nam
- Từ Jordan đến Hoa Kỳ
- Người Việt ở Thái nghĩ gì về hai nền dân chủ ?
- Quy định mới về xuất khẩu lao động sang Đài Loan
Đề tài liên hệ tại BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG:
SƠN TRUNG * VIỆT NAM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
HUỲNH TÂM * DI DÂN LẬU VIỆT NAM TẠI PHÁPRFA * NẠN BUÔN NGƯỜI TẠI VIỆT NAM
GIA HỘI * TIN VẮN BỐN PHƯƠNG
TRUNG QUỐC TẬP TRẬN
Trung Quốc loan báo tiếp tục tổ chức tập trận 5 ngày từ thứ Ba 03/08, lần này với sự tham gia của không quân và 12.000 lính.
Báo chí chính phủ nước này cho hay trong cuộc tập trận mới nhất còn có mặt các máy bay tàng hình, do thám và trực thăng.
Đây là hành động mới trong một loạt các cuộc tập trận trên bối cảnh gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Gần đây nhất là cuộc tập trận hải quân tại khu vực Đông Hải.
NAM HÀN TẬP TRẬN:
Ngày chủ nhật 25 tháng bảy năm 2010, Nam Hàn và Mỹ đã tập trận chung. Trung Quốc tức giận, Bắc Hàn tuyên bố sẽ mở cuộc thánh chiến chống Nam Hàn và Mỹ.
Nay Nam Hàn lại tổ chức cuộc tập trận lần thứ hai vào ngày thứ năm ngày 25 -8-2010 tại Hoàng Hải tức là gần biên giới giữa hai bên. Bắc Hàn cho đó là một cuộc xâm lăng, cương quyết chống trả. Nam Triều Tiên tuyên bố sẽ bắn trả nếu Bắc Triều Tiên nổ súng.
Tháng trước, Bắc Hàn cũng đe dọa trả đũa bằng hạt nhân khi có cuộc tập trận chung giữa Hoa Kỳ và Nam Hàn, nhưng đã không thực hiện.Vùng Hoàng Hải giữa hai bên xưa nay là điểm nóng và xưa nay đã xảy ra nhiều vụ chạ̣m súng.
TIN DẦU RÒ RỈ
Hãng BP đã thành công trong việc ngăn dầu rò rĩ.
SÁU NGƯỜI VIỆT NAM ĐƯỢC GIẢI NHÂN QUYỀN
Đó là các ông bà Trần Khải Thanh Thủy, Phạm Văn Trội, Trần Đức Thạch và Vũ Hùng, hiện đều đang bị tù giam. Bà Trần Khải Thanh Thủy đã được trao giải này một lần năm 2007.
Ngoài ra còn có hai blogger Người Buôn Gió (tên thật là Bùi Thanh Hiếu) và Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh).
QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN CHỈ TRÍCH VIỆT NAM
Human Rights Watch (HRW) - tổ chức có trụ sở tại New York - nói ít nhất tám nhà hoạt động công đoàn độc lập đã bị bỏ tù từ năm 2006 vì các tội danh "mơ hồ" liên quan đến an ninh quốc gia, trong khi những người khác thì bị sách nhiễu.
Trong bản phúc trình dày 32 trang có tựa đề "Vẫn chưa phải thiên đường cho công nhân", HRW đã nêu ra các vụ đàn áp của chính phủ Việt Nam đối với các nghiệp đoàn lao động độc lập, cũng như chân dung của những người vì hoạt động cho quyền lợi của công nhân mà bị bắt, quản chế tại gia hoặc bỏ tù.
HRW nói việc làm của chính phủ Việt Nam là vi phạm luật pháp quốc tế.
KHÁCH DU LỊCH VÀ DU SINH VIỆT NAM TÌM CÁCH Ở LẠI MỸ, ÚC VÀ CÁC NƯỚC
Gần đây đang xuất hiện làn sóng người Việt Nam muốn nhập cư vào Mỹ, Úc và các nước khác bằng nhiều con đường khác nhau, như đi du học, du lịch, lao động để kết hôn với người có quốc tịch Mỹ, Úc. . .. Ông Vô Nhất Hạnh trong vụ "Bất Nhã" đã chạy cho 70 công an và tư sản đỏ sang Mỹ và còn một số sẽ ở Pháp nữa! Dư luận trong nước cho rằng các đại gia lo sợ Trung Quốc đánh chiếm Việt Nam nên cho các cậu ấm, cô chiêu ôm gia sản chạy trước đồng thời khỏi phải đi lính như thời " sinh bắc tử nam"! Đi tiên phong trong phong trào này là con gái thủ tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng. Giá cả cho hôn nhân giả từ 15 ngàn đô đến 30 ngàn đô cho mỗi người. Thiên hạ hốt bạc cũng lắm rồi! Tại sao không yêu bác Hồ mà yêu Washington? Tại sao không ở lại phục vụ và xây dựng XHCN mà lại chạy sang tư bản chủ nghĩa? Ngoài ra họ cũng có mục đích quấy phá cộng đồng hải ngoại và kinh doanh như trồng cỏ, buôn lậu. . .
*
Trung Quốc loan báo tiếp tục tổ chức tập trận 5 ngày từ thứ Ba 03/08, lần này với sự tham gia của không quân và 12.000 lính.
Báo chí chính phủ nước này cho hay trong cuộc tập trận mới nhất còn có mặt các máy bay tàng hình, do thám và trực thăng.
Đây là hành động mới trong một loạt các cuộc tập trận trên bối cảnh gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Gần đây nhất là cuộc tập trận hải quân tại khu vực Đông Hải.
NAM HÀN TẬP TRẬN:
Ngày chủ nhật 25 tháng bảy năm 2010, Nam Hàn và Mỹ đã tập trận chung. Trung Quốc tức giận, Bắc Hàn tuyên bố sẽ mở cuộc thánh chiến chống Nam Hàn và Mỹ.
Nay Nam Hàn lại tổ chức cuộc tập trận lần thứ hai vào ngày thứ năm ngày 25 -8-2010 tại Hoàng Hải tức là gần biên giới giữa hai bên. Bắc Hàn cho đó là một cuộc xâm lăng, cương quyết chống trả. Nam Triều Tiên tuyên bố sẽ bắn trả nếu Bắc Triều Tiên nổ súng.
Tháng trước, Bắc Hàn cũng đe dọa trả đũa bằng hạt nhân khi có cuộc tập trận chung giữa Hoa Kỳ và Nam Hàn, nhưng đã không thực hiện.Vùng Hoàng Hải giữa hai bên xưa nay là điểm nóng và xưa nay đã xảy ra nhiều vụ chạ̣m súng.
TIN DẦU RÒ RỈ
Hãng BP đã thành công trong việc ngăn dầu rò rĩ.
SÁU NGƯỜI VIỆT NAM ĐƯỢC GIẢI NHÂN QUYỀN
Đó là các ông bà Trần Khải Thanh Thủy, Phạm Văn Trội, Trần Đức Thạch và Vũ Hùng, hiện đều đang bị tù giam. Bà Trần Khải Thanh Thủy đã được trao giải này một lần năm 2007.
Ngoài ra còn có hai blogger Người Buôn Gió (tên thật là Bùi Thanh Hiếu) và Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh).
QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN CHỈ TRÍCH VIỆT NAM
Human Rights Watch (HRW) - tổ chức có trụ sở tại New York - nói ít nhất tám nhà hoạt động công đoàn độc lập đã bị bỏ tù từ năm 2006 vì các tội danh "mơ hồ" liên quan đến an ninh quốc gia, trong khi những người khác thì bị sách nhiễu.
Trong bản phúc trình dày 32 trang có tựa đề "Vẫn chưa phải thiên đường cho công nhân", HRW đã nêu ra các vụ đàn áp của chính phủ Việt Nam đối với các nghiệp đoàn lao động độc lập, cũng như chân dung của những người vì hoạt động cho quyền lợi của công nhân mà bị bắt, quản chế tại gia hoặc bỏ tù.
HRW nói việc làm của chính phủ Việt Nam là vi phạm luật pháp quốc tế.
KHÁCH DU LỊCH VÀ DU SINH VIỆT NAM TÌM CÁCH Ở LẠI MỸ, ÚC VÀ CÁC NƯỚC
Gần đây đang xuất hiện làn sóng người Việt Nam muốn nhập cư vào Mỹ, Úc và các nước khác bằng nhiều con đường khác nhau, như đi du học, du lịch, lao động để kết hôn với người có quốc tịch Mỹ, Úc. . .. Ông Vô Nhất Hạnh trong vụ "Bất Nhã" đã chạy cho 70 công an và tư sản đỏ sang Mỹ và còn một số sẽ ở Pháp nữa! Dư luận trong nước cho rằng các đại gia lo sợ Trung Quốc đánh chiếm Việt Nam nên cho các cậu ấm, cô chiêu ôm gia sản chạy trước đồng thời khỏi phải đi lính như thời " sinh bắc tử nam"! Đi tiên phong trong phong trào này là con gái thủ tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng. Giá cả cho hôn nhân giả từ 15 ngàn đô đến 30 ngàn đô cho mỗi người. Thiên hạ hốt bạc cũng lắm rồi! Tại sao không yêu bác Hồ mà yêu Washington? Tại sao không ở lại phục vụ và xây dựng XHCN mà lại chạy sang tư bản chủ nghĩa? Ngoài ra họ cũng có mục đích quấy phá cộng đồng hải ngoại và kinh doanh như trồng cỏ, buôn lậu. . .
*
Wednesday, August 4, 2010
ĐỖ THÁI NHIÊN * NGHỊ QUYẾT 36
Trên đấu trường quân sự, muốn đánh chiếm căn cứ A, nhiều khi vị chỉ huy chiến trường phải điều quân quấy nhiễu các căn cứ B, C và D, nhằm đánh lạc hướng phòng thủ của đối phương. Sau giai đoạn quấy nhiễu cần thiết, một cách bất ngờ, vị chỉ huy kia ra lệnh cho các đơn vị thuộc quyền tập trung toàn bộ hỏa lực, tấn công dứt điểm căn cứ A. Trong trường hợp này, các căn cứ B, C và D là DIỆN. Căn cứ A chính là ĐIỂM.
Ngày 26 tháng 03 năm 2004, Bộ Chính Trị Đảng CSVN đã ra “nghị quyết số 36-NQ/TƯ về công tác đối với người Việt Nam
ở nước ngoài”. Nghị quyết này đề cập đến rất nhiều vấn đề khác nhau:
nào là người Việt Nam ở nước ngoài chưa thực sự “gắn bó giúp đỡ lẫn
nhau”, nào là chính sách “đại đoàn kết” của đảng CSVN, nào là người Việt
Nam ở nước ngoài là “một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân
tộc Việt Nam”, nào là và nào là… Giữa cảnh rừng “nào là” kia đâu là
DIỆN, đâu là ĐIỂM? Đi tìm ĐIỂM trong trường hợp này tức là chúng ta cần
cẩn thận khảo sát toàn bộ nội dung của nghị quyết 36.
Nghị quyết 36 được chia ra thành bốn phần rõ rệt:
PHẦN THỨ NHẤT:
“Tình hình và công tác đối với người Việt
Nghị
quyết 36 ghi nhận: “Hiện nay có khoảng 2,7 trịêu người Việt Nam đang
sinh sống ở gần 90 nước và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80% ở các nước
công nghịêp phát triển”. Nghị quyết 36 viết tiếp rằng: người Việt Nam ở
nước ngoài “có vị trí nhất định trong đời sống kinh tế – chính trị – xã
hội ở nước sở tại, có tác động ở mức độ khác nhau tới mối quan hệ giữa
các nước đó với Việt Nam” và rằng: “một số người giữ vị trí quan trọng
trong các cơ quan, cơ sở nghiên cứu, đào tạo, các công ty và tổ chức
quốc tế, có khả năng tạo dựng quan hệ với các cơ sở kinh tế khoa học ở
nước sở tại”.
Đối với sự việc cộng đồng Việt Nam hải ngọai đấu tranh cho một Việt Nam
dân chủ nhân quyền, nghị quyết 36 hằn học lên án: “Một số ít người đi
ngược lại lợi ích chung của dân tộc, ra sức chống phá đất nước, phá
hoại mối quan hệ hợp tác giữa nước sở tại với Việt Nam ”.
Dưới
mắt nhìn của CSVN: tiềm năng vận động ngoại giao của cộng đồng người
Việt Nam tại hải ngoại rất mạnh mẽ, đồng thời quyết tâm đòi hỏi tự do
dân chủ cho Việt Nam của cộng đồng này cũng rất gay gắt.
Sự
thể vừa nói đã buộc CSVN đối diện với các nan đề ngoại giao liên hệ
tới sinh mệnh chính trị của chế độ độc tài. Nhằm giải trừ nan đề này,
từ vài năm qua, CSVN đã tuyên truyền rầm rộ về chủ trương và chính sách
“đổi mới” của đảng CS đối với người Việt hải ngoại. Thế nhưng theo sự
đánh giá của nghị quyết 36 chủ trương và chính sách chiêu dụ kia “chưa
được quán triệt sâu sắc, thực hiện đầy đủ” (nguyên văn).
PHẦN THỨ HAI:
“Chủ trương và phương hướng công tác đối với Việt
Những
điều được gọi là “chủ trương và chính sách” của CSVN nói ở phần một
chỉ là những suy nghĩ và việc làm vá víu, đôi khi tiền hậu bất nhất.
Phần hai của nghị quyết 36 mới chính thức là nhận thức toàn diện và
triệt để của Bộ Chính Trị Đảng CSVN đối với sinh hoạt của cộng đồng
Việt Nam Hải Ngoại. Các nhận thức đó như sau:
Một là: “Mọi người ViệtNam ,
không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội,
lý do ra nước ngoài … đều được tập họp trong khối đại đoàn kết toàn
dân tộc”. Ở đây nghị quyết 36 tuyệt đối KHÔNG NHẮC TỚI NHỮNG NGƯỜI KHÁC
CHÍNH KIẾN với đảng CSVN. Như vậy đoàn kết chỉ có nghĩa là đoàn kết
sau lưng đảng CS.
Một là: “Mọi người Việt
Hai là: “Người Việt Nam
ở nước ngoài là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp
tác, hữu nghị giữa nước ta và các nước”. Vì vậy nghị quyết 36 khẳng
quyết “đảng và nhà nước mong muốn, khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước bà con sinh sống với nước nhà”.
PHẦN THỨ BA:
“Nhiệm Vụ Chủ Yếu”
Phần
này là phần phương pháp luận của nghị quyết 36. Nhằm biến cộng đồng
Việt Nam Hải Ngoại trở thành công cụ ngoại giao cho chế độ CSVN, nghị
quyết 36 hoạch định hai phương pháp chủ yếu:
* PHƯƠNG PHÁP CỦ CÀ RỐT: phương pháp này gồm bốn củ cà rốt chính:_ CÀ RỐT MỘT: Tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Hải Ngoại về thăm Việt
_ CÀ RỐT HAI: Đầu tư cho chương trình dạy và học tiếng Việt dành cho người Việt ở nước ngoài đặc biệt là thế hệ trẻ.
_ CÀ RỐT BA: Đổi mới mạnh mẽ và toàn diện công tác phủ dụ bằng thông tin, tuyên truyền. Hỗ trợ việc ra báo viết, mởi đài phát thanh ở nước ngoài. Nói chung là TRUYỀN THÔNG QUỐC DOANH của CSVN sẽ được “XUẤT KHẨU” ra hải ngoại.
_ CÀ RỐT BỐN: Mời gọi người Việt Hải Ngọai “làm việc cho các chương trình, dự án hợp tác đa phương và song phương cửa Việt
Nói
chung, nghị quyết 36 quyết tâm đưa đẩy người Việt Nam Hải Ngoại rơi
vào NHIỆM VỤ TAY CHÂN đắc lực cho guồng máy ngoại giao của CSVN. Nhớ
rằng dù là nhiệm vụ đắc lực nhưng mãi mãi chỉ là nhiệm vụ tay chân mà
thôi.
*
PHƯƠNG PHÁP CÂY GẬY: Trong trường hợp phương pháp củ cà rốt tỏ ra
không hữu hiệu: cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại vẫn kiên trì và mạnh mẽ
đòi hỏi tự do dân chủ cho Việt Nam, nghị quyết 36 buông lời hăm dọa:
đảng và nhà nước sẽ “có biện pháp phù hợp đấu tranh với những biểu hiện
cố tình đi ngược lại lợi ích dân tộc, phá hoại quan hệ giữa các nước
có đông người Việt Nam sinh sống với Việt Nam”. Lời đe dọa thật ngắn,
thật thoáng qua nhưng bóng dáng của những tên đặc công khủng bố đã hiện
ra rất rõ nét. Sự thể này chứng tỏ mãi cho đến năm 2004, CSVN vẫn còn
là người khách cực kỳ xa lạ đối với nền văn minh dân chủ.
PHẦN THỨ TƯ:
Tổ Chức Thực Hiện
Phần
này là phần phân chia nhiệm vụ. Từ trung ương đảng, chính phủ đến tất
cả cấp ủy đảng địa phương đều phải nghiêm chỉnh và tích cực thực thi
nghị quyết 36.
Sau
khi khảo sát toàn bộ nội dung của nghị quyết 36, chúng ta nhận ra rằng
từ cách đặt vấn đề, nhận thức vấn đề, đến phương pháp luận của vấn đề,
tất cả đều NHẰM MỤC ĐÍCH BIẾN CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM HẢI NGOẠI THÀNH CÔNG
CỤ CỦA CSVN TRÊN BANG GIAO QUỐC TẾ. Đó chính là ĐIỂM của nghị quyết 36.
Những lời lẽ ca tụng người Việt hải ngọai yêu nước đi kèm với sự diễn
tả thái độ ân cần của CSVN đối với những người sống xa quê hương chỉ là
DIỆN.
Kỹ
thuật vận dụng ĐIỂM và DIỆN trong nghị quyết 36 nhằm chủ đích tạo cho
người Việt Nam có ảo tưởng rằng nghị quyết 36 là sản phẩm của tình thân
mến giữa đồng bào với đồng bào, nó không hề ẩn chứa trong nó tham vọng
biến người Việt hải ngọai trở thành những tay sai ngọai giao. Bây giờ
câu chuyện ĐIỂM và DIỆN đã được giải bầy.
Sự
việc CSVN bị bắt buộc phải nhìn nhận vai trò ngoại giao quan trọng của
cộng đồng VN hải ngọai đã làm cho chúng ta liên tưởng tới quốc gia VN
với một cấu trúc vô cùng đặc biệt. Cấu trúc đặc biệt đó được biện giải
như sau: trước kia, VN chỉ có thể thi hành tác vụ ngoại giao thông qua
hệ thống tòa đại sứ. Hệ thống này chỉ là những VỊ KHÁCH làm việc trên
lãnh thổ của các quốc gia mà VN bang giao. Với tư cách người khách, năng
quyền ngoại giao của hệ thống tòa đại sứ rất hạn chế.
Sau
30 tháng 4, 1975, cộng đồng VN hải ngoại thành hình tại hầu hết những
quốc gia giầu mạnh nhất thế giới. Thành viên của cộng đồng này đều mang
quốc tịch của quốc gia sở tại. Do đó người Việt hải ngoại có năng
quyền của người vừa phải đóng thuế, vừa có quyền ứng cử và bầu cử. Họ
thực sự là CHỦ NHÂN của quốc gia mà họ sinh sống. Họ có khả năng thông
qua các vị dân biểu của họ để chấp thuận hay bác khước mọi đề nghị của
Bộ Ngoại Giao CSVN.
Sinh
mệnh chính trị của một chế độ bao giờ cũng gắn bó chặt chẽ với hai
khối công việc: NỘI VỤ và NGỌAI VỤ. CSVN cưỡng chíêm NỘI VU. Hệ thống
cộng đồng VN hải ngọai càng ngày càng có khả năng nắm giữ vững vàng
CHÌA KHÓA NGOẠI VỤ. Từ đó quốc gia VN ngày nay vận hành theo một cấu
trúc đặc biệt gọi là CẤU TRÚC MÔI VÀ RĂNG. MÔI là VN quốc ngoại. RĂNG
là VN quốc nội. VN chỉ thực sự hạnh phúc và thịnh vượng chừng nào MÔI
và RĂNG hợp tác mật thiết với nhau, thông qua một gạch nối hợp lý.
Gạch
nối hợp lý kia chẳng là gì khác hơn là chế độ tự do dân chủ. Thay vì
thành tâm xây dựng tự do dân chủ, CSVN đang sử dụng nghị quyết 36 để tạo
kết hợp cưỡng ép và gian dối giữa môi và răng. Nghị quyết 36 rõ ràng
là một sản phẩm chính trị tật nguyền. Nó bao gồm những lời dụ dỗ vụng
về cộng với các biện pháp đe dọa vu vơ. Hơn thế nữa, nghị quyết 36 còn
rõ ràng là bức tranh minh họa trình độ ấu trĩ tệ hại của CSVN trên địa
bàn bang giao quốc tế. Với tư cách là những thành viên của VN quốc
ngoại, người Việt hải ngoại không thể không đặt câu hỏi: chúng ta nên
ứng xử như thế nào đối với nghị quyết 36? Câu trả lời nằm ở nội dung
của các bài viết kế tiếp.
LS. ĐỖ THÁI NHIÊN
******
NGHỊ QUYẾT 36 của Bộ Chính trị về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài
NGHỊ QUYẾT số 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài
I- Tình hình và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài thời gian qua
1- Hiện nay có khoảng 2,7 triệu người Việt Nam đang sinh sống ở gần 90 nước và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80% ở các nước công nghiệp phát triển, phần đông bà con ngày càng ổn định cuộc sống và hòa nhập vào xã hội nơi cư trú, có vị trí nhất định trong đời sống kinh tế, chính trị - xã hội ở nước sở tại, có tác động ở mức độ khác nhau tới mối quan hệ giữa các nước đó với Việt Nam. Bên cạnh đó, trong những năm qua hàng trăm nghìn người ViệtNam đã ra nước ngoài lao động, học tập, tu nghiệp, đoàn tụ gia đình, hình thành các cộng đồng người Việt Nam tại một số địa bàn mới.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có tiềm lực kinh tế nhất định, có mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài và quốc tế, có khả năng tìm kiếm đối tác và làm cầu nối với các doanh nghiệp, tổ chức trong nước. Nhiều trí thức có trình độ học vấn và chuyên môn cao; một số người giữ vị trí quan trọng trong các cơ quan, cơ sở nghiên cứu, đào tạo, các công ty và tổ chức quốc tế, có khả năng tạo dựng quan hệ với các cơ sở kinh tế, khoa học ở nước sở tại.
Mặc dù sống xa Tổ quốc, đồng bào luôn nuôi dưỡng, phát huy tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, giữ gìn truyền thống văn hóa và hướng về cội nguồn, dòng tộc, gắn bó với gia đình, quê hương. Nhiều người đã có những đóng góp về tinh thần, vật chất và cả xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Thành tựu to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội và không ngừng nâng cao vị thế quốc tế của đất nước càng củng cố thêm niềm tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài. Đông đảo bà con hoan nghênh công cuộc đổi mới và chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước, mong muốn đất nước cường thịnh, sánh vai với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới; nhiều người đã về thăm gia đình, quê hương, tham gia các hoạt động đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học, công nghệ, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, nhân đạo, từ thiện... Tình hình trên là xu thế chủ yếu trong cộng đồng người ViệtNam ở nước ngoài.
Tuy nhiên, người ViệtNam
ở một số nước còn khó khăn trong việc ổn định cuộc sống, chưa được
hưởng quy chế rõ ràng, thậm chí ở một số nơi còn bị kỳ thị. Một bộ phận
đồng bào do chưa có dịp về thăm đất nước để tận mắt thấy được những
thành tựu của công cuộc đổi mới hoặc do thành kiến, mặc cảm, nên chưa
hiểu đúng về tình hình đất nước. Một số ít người đi ngược lại lợi ích
chung của dân tộc, ra sức chống phá đất nước, phá hoại mối quan hệ hợp
tác giữa nước sở tại với Việt Nam .
Tính liên kết cộng đồng, sự gắn bó giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng
chưa cao. Còn thiếu các biện pháp duy trì, phát huy truyền thống văn hóa
tốt đẹp của dân tộc; việc giữ gìn tiếng Việt và bản sắc dân tộc trong
thế hệ trẻ còn khó khăn. Nhu cầu giao lưu văn hóa giữa cộng đồng với
đất nước, giữ gìn và phát triển tiếng Việt trong cộng đồng là rất lớn
và trở nên bức thiết song chưa được đáp ứng. Sự đóng góp của bà con vào
công cuộc xây dựng đất nước, nhất là về tri thức, chưa tương xứng với
tiềm năng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
2- Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách rộng mở và biện pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho đồng bào về thăm đất nước, người thân, đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học - công nghệ, hoạt động văn hóa - nghệ thuật. Công tác đối với người ViệtNam
ở nước ngoài đã được đổi mới và đạt được những kết quả đáng kể cả ở
trong và ngoài nước. Công tác thông tin, văn hóa phục vụ cộng đồng từng
bước được tăng cường, nhất là trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và
qua mạng Internet. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, chính quyền địa phương và các cơ quan đại diện Việt Nam
ở nước ngoài đã có chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người ViệtNam
ở nước ngoài chưa được quán triệt sâu sắc, thực hiện đầy đủ. Công tác
nghiên cứu, tham mưu về chính sách chưa theo kịp những chuyển biến mới.
Công tác bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam
ở nước ngoài chưa được quan tâm đúng mức. Các chính sách đã ban hành
chưa đồng bộ và chưa thể hiện đầy đủ tinh thần đại đoàn kết toàn dân
tộc; chưa khuyến khích mạnh mẽ người Việt Nam
ở nước ngoài hướng về quê hương, đóng góp cho công cuộc phát triển đất
nước. Chưa có hình thức thỏa đáng để cung cấp kịp thời và đầy đủ thông
tin cho đồng bào về tình hình đất nước và chính sách của Đảng và Nhà
nước. Hình thức vận động cộng đồng còn chưa thực sự đổi mới, đa dạng và
linh hoạt để có thể quy tụ, động viên đông đảo bà con tham gia các hoạt
động có ích cho cộng đồng và quê hương. Việc phát hiện, bồi dưỡng
những nhân tố tích cực, việc khen thưởng, động viên những người có
thành tích ít được chú trọng.
Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém trên là các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân chưa nhận thức thật sự đầy đủ và sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, nhiều cấp ủy Đảng và lãnh đạo chính quyền các cấp chưa quan tâm đúng mức và chưa thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác này. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan, giữa Trung ương và địa phương, giữa trong và ngoài nước còn thiếu chặt chẽ, các cơ quan trực tiếp làm công tác về người Việt Nam ở nước ngoài chưa được kiện toàn đủ mạnh, kinh phí còn hạn chế.
II- Chủ trương và phương hướng công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian tới
1- Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài cần thể hiện đầy đủ truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc. Cơ sở của sự đoàn kết là ý thức dân tộc và lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và mục tiêu chung của mọi người Việt Nam là giữ vững nền độc lập dân tộc, thống nhất của Tổ quốc, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai. Mọi người ViệtNam ,
không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội,
lý do ra nước ngoài, mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu trên đều
được tập hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
2- Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước. Nhà nước có trách nhiệm thỏa thuận với các nước hữu quan về khuôn khổ pháp lý để đồng bào ổn định cuộc sống và bảo vệ quyền lợi chính đáng của cộng đồng người ViệtNam ở nước ngoài theo luật pháp, công ước và thông lệ quốc tế.
Đảng và Nhà nước mong muốn, khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài hội nhập và thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp nước sở tại, chăm lo xây dựng cuộc sống, làm ăn thành đạt, nêu cao tinh thần tự trọng và tự hào dân tộc, giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc Việt Nam, đoàn kết đùm bọc, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước bà con sinh sống với nước nhà, tùy theo khả năng và điều kiện của mỗi người góp phần xây dựng quê hương đất nước, chủ động đấu tranh với các biểu hiện cố tình đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc.
3- Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài cần mang tính đồng bộ, kết hợp việc xây dựng cơ chế, chính sách với công tác vận động, kết hợp các hoạt động trong nước với các hoạt động ở nước ngoài và phải được tiến hành thông qua nhiều loại hình hoạt động và biện pháp phù hợp với các đối tượng và địa bàn khác nhau, trên cơ sở tự nguyện và không trái với pháp luật, phong tục, tập quán của nước sở tại.
4- Công tác đối với người ViệtNam
ở nước ngoài là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và của toàn
dân. Các tổ chức đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn
thể nhân dân, các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương, ở trong
nước và ngoài nước và toàn dân ta cần coi đây là một nhiệm vụ quan
trọng nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
III - Nhiệm vụ chủ yếu
1- Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống, yên tâm làm ăn sinh sống, hội nhập vào đời sống xã hội nước sở tại, đồng thời duy trì quan hệ gắn bó với quê hương, đất nước.
Thông qua các hoạt động ngoại giao tích cực vận động chính quyền nước sở tại tạo thuận lợi cho kiều bào có điều kiện làm ăn sinh sống bình thường; chủ động tiến hành đàm phán và ký kết các thỏa thuận cần thiết với các nước, trong đó có các hiệp định lãnh sự, hiệp định tư pháp, bảo vệ lợi ích chính đáng của bà con, chống các biểu hiện kỳ thị, các hành động chống lại người Việt Nam ở nước ngoài. Giải quyết nhanh chóng, thỏa đáng yêu cầu của người ViệtNam ở nước ngoài liên quan đến vấn đề quốc tịch.
Tạo điều kiện thuận lợi để người ViệtNam
ở nước ngoài về thăm quê hương, thân nhân, thờ cúng tổ tiên. Cụ thể
hóa và hoàn thiện hơn nữa các quy định về xuất nhập cảnh, cư trú, đi
lại ở trong nước của người Việt Nam
ở nước ngoài theo hướng thông thoáng, thuận tiện và đơn giản thủ tục.
Giải quyết thuận lợi, nhanh chóng thủ tục cho người Việt Nam ở nước
ngoài hồi hương hoặc về làm ăn, sinh sống có thời hạn ở trong nước; tiếp
tục giải quyết những vấn đề tồn tại về mua nhà ở trong nước, thừa kế,
hôn nhân gia đình, nhận con nuôi... liên quan đến người Việt Nam ở nước
ngoài. Dành cho người Việt Nam ở nước ngoài giá dịch vụ như công dân trong nước.
Có hình thức thích hợp tổ chức thu thập ý kiến của đồng bào ở nước ngoài trước khi ban hành các văn bản pháp quy, chính sách có liên quan nhiều tới người ViệtNam ở nước ngoài.
2- Hoàn chỉnh và xây dựng mới hệ thống chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, phát huy sự đóng góp của trí thức kiều bào vào công cuộc phát triển đất nước. Xây dựng chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với những chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài có trình độ chuyên môn cao, có khả năng tư vấn về quản lý, điều hành, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cao cho đất nước, góp phần phát triển nền văn hóa, nghệ thuật của nước nhà.
Xây dựng và hoàn thiện các chính sách tạo thuận lợi và khuyến khích các ngành, các trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ, văn hóa nghệ thuật, giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục - thể thao, các cơ sở sản xuất, dịch vụ... ở trong nước mở rộng hợp tác, thu hút sử dụng chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài tham gia công việc ở trong nước, làm việc cho các chương trình, dự án hợp tác đa phương và song phương của Việt Nam với nước ngoài hoặc trong các tổ chức quốc tế có chỉ tiêu dành cho người Việt Nam và tư vấn trong các quan hệ giữa Việt Nam với đối tác nước ngoài.
Tranh thủ cộng đồng người ViệtNam ở nước ngoài tiến hành hoạt động vận động, tư vấn về pháp lý trong quan hệ với nước bà con làm ăn sinh sống.
3- Hoàn chỉnh và xây dựng mới các chính sách thu hút người ViệtNam
ở nước ngoài hoạt động đầu tư, kinh doanh ở trong nước. Coi trọng các
hình thức đầu tư, kinh doanh quy mô vừa và nhỏ do người Việt Nam
ở nước ngoài trực tiếp thực hiện hoặc thông qua người thân trong nước
thực hiện. Mở rộng và tạo thuận lợi hơn nữa chính sách kiều hối. Phát
huy khả năng của người Việt Nam ở nước ngoài làm dịch vụ, thiết lập và
mở rộng kênh tiêu thụ hàng hóa Việt Nam, các quan hệ hợp tác và đầu tư
với các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân nước ngoài.
Thiết lập cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các vụ việc liên quan đến doanh nghiệp do người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư vào trong nước, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các doanh nghiệp, xử lý các vi phạm theo đúng pháp luật, góp phần tạo môi trường pháp lý ổn định, làm cho người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư, hợp tác với trong nước yên tâm, tin tưởng.
4- Đổi mới và đa dạng hóa các phương thức vận động, các hình thức tập hợp với mục đích đoàn kết người Việt Nam ở nước ngoài quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, khuyến khích những hoạt động hướng về Tổ quốc của bà con, nhất là của thế hệ trẻ trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với pháp luật và phong tục tập quán nước sở tại. Hỗ trợ các dự án của người ViệtNam
ở nước ngoài nhằm mục tiêu trên. Chủ động mở rộng tiếp xúc với cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngoài, kể cả với những người còn có định
kiến, mặc cảm với Nhà nước và chế độ ta.
5- Tích cực đầu tư cho chương trình dạy và học tiếng Việt cho người ViệtNam
ở nước ngoài, nhất là cho thế hệ trẻ. Xây dựng và hoàn chỉnh sách giáo
khoa tiếng Việt cho kiều bào, cải tiến các chương trình dạy tiếng Việt
trên vô tuyến truyền hình, đài phát thanh và qua mạng Internet. Cử
giáo viên dạy tiếng Việt tới những nơi có thể để giúp bà con học tiếng
Việt. Tổ chức trại hè nói tiếng Việt cho thanh, thiếu niên người Việt Nam ở nước ngoài.
Tổ chức cho các đoàn nghệ thuật, nhất là các đoàn nghệ thuật dân tộc ra nước ngoài biểu diễn phục vụ cộng đồng. Tạo điều kiện cho các nghệ sĩ, vận động viên là người Việt Nam ở nước ngoài về nước biểu diễn, thi đấu, tham gia các đoàn Việt Nam đi biểu diễn và thi đấu quốc tế. Thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa, văn học, nghệ thuật, triển lãm, hội thảo, du lịch về cội nguồn.
6- Đổi mới mạnh mẽ và toàn diện công tác thông tin, tuyên truyền, giúp cho người Việt Nam ở nước ngoài hiểu đúng tình hình đất nước và chính sách của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho các chương trình dành cho người ViệtNam
ở nước ngoài của đài phát thanh, truyền hình và Internet; chú trọng
đổi mới nội dung, hình thức và kỹ thuật của các chương trình này. Hỗ
trợ việc ra báo viết, mở đài phát thanh, truyền hình ở ngoài nước. Xây
dựng thư viện trên mạng Internet để phục vụ cho người Việt Nam
sống xa Tổ quốc. Hỗ trợ kinh phí vận chuyển và đơn giản hóa thủ tục
đối với việc gửi sách báo, văn hóa phẩm ra ngoài phục vụ cộng đồng.
7- Hoàn chỉnh chính sách khen thưởng đối với người Việt Nam ở nước ngoài, đưa vào nền nếp việc khen thưởng các tổ chức và cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài có thành tích trong vận động xây dựng cộng đồng, đóng góp xây dựng đất nước, tổ chức và cá nhân trong nước có thành tích trong công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài. Giải quyết có tình, có lý và trên cơ sở đạo lý Việt Nam các vấn đề nhân đạo do lịch sử để lại nhằm thực hiện chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời có biện pháp phù hợp đấu tranh với những biểu hiện cố tình đi ngược lại lợi ích dân tộc, phá hoại quan hệ giữa các nước có đông người Việt Nam sinh sống với Việt Nam hoặc gây chia rẽ trong cộng đồng người Việt Nam ở nước sở tại.
8- Các tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức và đoàn thể nhân dân theo chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia tích cực vào công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài với các cơ quan hữu quan, với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, giữa trong nước với ngoài nước. Củng cố và phát triển các tổ chức xã hội làm công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài, như Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, các hội thân nhân kiều bào và các hình thức tập hợp chính đáng khác, phù hợp với ý nguyện và đặc điểm của cộng đồng ở địa bàn cư trú.
Các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài có trách nhiệm coi công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài là một nhiệm vụ chính trị quan trọng đẩy mạnh công tác bảo hộ công dân và bảo vệ những quyền lợi chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài; tích cực, chủ động tăng cường tiếp xúc vận động, tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tới bà con.
9- Ủy ban về người ViệtNam
ở nước ngoài cần được kiện toàn với cơ cấu tổ chức, biên chế và phương
tiện hoạt động đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới. Tăng cường cán bộ
chuyên trách về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở những nơi có đông người Việt Nam sinh sống. Một số bộ, ngành và một số tỉnh, thành phố có quan hệ nhiều với người Việt Nam ở nước ngoài cần có bộ phận giúp cơ quan lãnh đạo trong công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Bổ sung kinh phí cho công tác này.
IV - Tổ chức thực hiện
1- Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao phối hợp với Ban cán sự đảng ngoài nước và các ban, ngành liên quan, UBTƯ MTTQ Việt Nam, các tổ chức và đoàn thể nhân dân tổ chức phổ biến rộng rãi nghị quyết này đến cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân trong nước và đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
2- Ban cán sự đảng Chính phủ cụ thể hóa nội dung nghị quyết thành chương trình hành động, các cơ chế, chính sách, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện.
3- Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự Đảng Chính phủ căn cứ vào nội dung Nghị quyết, xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy có liên quan đến người ViệtNam ở nước ngoài.
4- Các tỉnh ủy, thành ủy, các ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, các ban Trung ương Đảng có kế hoạch thực hiện Nghị quyết. Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao chủ trì cùng Ban cán sự Đảng ngoài nước giúp Ban Bí thư và Bộ Chính trị theo dõi việc thực hiện Nghị quyết. Ban Bí thư tổ chức kiểm tra, định kỳ nghe báo cáo về tình hình và công tác đối với người ViệtNam ở nước ngoài./.
1- Hiện nay có khoảng 2,7 triệu người Việt Nam đang sinh sống ở gần 90 nước và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80% ở các nước công nghiệp phát triển, phần đông bà con ngày càng ổn định cuộc sống và hòa nhập vào xã hội nơi cư trú, có vị trí nhất định trong đời sống kinh tế, chính trị - xã hội ở nước sở tại, có tác động ở mức độ khác nhau tới mối quan hệ giữa các nước đó với Việt Nam. Bên cạnh đó, trong những năm qua hàng trăm nghìn người Việt
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có tiềm lực kinh tế nhất định, có mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài và quốc tế, có khả năng tìm kiếm đối tác và làm cầu nối với các doanh nghiệp, tổ chức trong nước. Nhiều trí thức có trình độ học vấn và chuyên môn cao; một số người giữ vị trí quan trọng trong các cơ quan, cơ sở nghiên cứu, đào tạo, các công ty và tổ chức quốc tế, có khả năng tạo dựng quan hệ với các cơ sở kinh tế, khoa học ở nước sở tại.
Mặc dù sống xa Tổ quốc, đồng bào luôn nuôi dưỡng, phát huy tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, giữ gìn truyền thống văn hóa và hướng về cội nguồn, dòng tộc, gắn bó với gia đình, quê hương. Nhiều người đã có những đóng góp về tinh thần, vật chất và cả xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Thành tựu to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội và không ngừng nâng cao vị thế quốc tế của đất nước càng củng cố thêm niềm tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài. Đông đảo bà con hoan nghênh công cuộc đổi mới và chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước, mong muốn đất nước cường thịnh, sánh vai với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới; nhiều người đã về thăm gia đình, quê hương, tham gia các hoạt động đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học, công nghệ, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, nhân đạo, từ thiện... Tình hình trên là xu thế chủ yếu trong cộng đồng người Việt
Tuy nhiên, người Việt
2- Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách rộng mở và biện pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho đồng bào về thăm đất nước, người thân, đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học - công nghệ, hoạt động văn hóa - nghệ thuật. Công tác đối với người Việt
Tuy nhiên, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người Việt
Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém trên là các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân chưa nhận thức thật sự đầy đủ và sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, nhiều cấp ủy Đảng và lãnh đạo chính quyền các cấp chưa quan tâm đúng mức và chưa thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác này. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan, giữa Trung ương và địa phương, giữa trong và ngoài nước còn thiếu chặt chẽ, các cơ quan trực tiếp làm công tác về người Việt Nam ở nước ngoài chưa được kiện toàn đủ mạnh, kinh phí còn hạn chế.
II- Chủ trương và phương hướng công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian tới
1- Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài cần thể hiện đầy đủ truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc. Cơ sở của sự đoàn kết là ý thức dân tộc và lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và mục tiêu chung của mọi người Việt Nam là giữ vững nền độc lập dân tộc, thống nhất của Tổ quốc, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai. Mọi người Việt
2- Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước. Nhà nước có trách nhiệm thỏa thuận với các nước hữu quan về khuôn khổ pháp lý để đồng bào ổn định cuộc sống và bảo vệ quyền lợi chính đáng của cộng đồng người Việt
Đảng và Nhà nước mong muốn, khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài hội nhập và thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp nước sở tại, chăm lo xây dựng cuộc sống, làm ăn thành đạt, nêu cao tinh thần tự trọng và tự hào dân tộc, giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc Việt Nam, đoàn kết đùm bọc, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước bà con sinh sống với nước nhà, tùy theo khả năng và điều kiện của mỗi người góp phần xây dựng quê hương đất nước, chủ động đấu tranh với các biểu hiện cố tình đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc.
3- Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài cần mang tính đồng bộ, kết hợp việc xây dựng cơ chế, chính sách với công tác vận động, kết hợp các hoạt động trong nước với các hoạt động ở nước ngoài và phải được tiến hành thông qua nhiều loại hình hoạt động và biện pháp phù hợp với các đối tượng và địa bàn khác nhau, trên cơ sở tự nguyện và không trái với pháp luật, phong tục, tập quán của nước sở tại.
4- Công tác đối với người Việt
III - Nhiệm vụ chủ yếu
1- Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống, yên tâm làm ăn sinh sống, hội nhập vào đời sống xã hội nước sở tại, đồng thời duy trì quan hệ gắn bó với quê hương, đất nước.
Thông qua các hoạt động ngoại giao tích cực vận động chính quyền nước sở tại tạo thuận lợi cho kiều bào có điều kiện làm ăn sinh sống bình thường; chủ động tiến hành đàm phán và ký kết các thỏa thuận cần thiết với các nước, trong đó có các hiệp định lãnh sự, hiệp định tư pháp, bảo vệ lợi ích chính đáng của bà con, chống các biểu hiện kỳ thị, các hành động chống lại người Việt Nam ở nước ngoài. Giải quyết nhanh chóng, thỏa đáng yêu cầu của người Việt
Tạo điều kiện thuận lợi để người Việt
Có hình thức thích hợp tổ chức thu thập ý kiến của đồng bào ở nước ngoài trước khi ban hành các văn bản pháp quy, chính sách có liên quan nhiều tới người Việt
2- Hoàn chỉnh và xây dựng mới hệ thống chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, phát huy sự đóng góp của trí thức kiều bào vào công cuộc phát triển đất nước. Xây dựng chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với những chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài có trình độ chuyên môn cao, có khả năng tư vấn về quản lý, điều hành, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cao cho đất nước, góp phần phát triển nền văn hóa, nghệ thuật của nước nhà.
Xây dựng và hoàn thiện các chính sách tạo thuận lợi và khuyến khích các ngành, các trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ, văn hóa nghệ thuật, giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục - thể thao, các cơ sở sản xuất, dịch vụ... ở trong nước mở rộng hợp tác, thu hút sử dụng chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài tham gia công việc ở trong nước, làm việc cho các chương trình, dự án hợp tác đa phương và song phương của Việt Nam với nước ngoài hoặc trong các tổ chức quốc tế có chỉ tiêu dành cho người Việt Nam và tư vấn trong các quan hệ giữa Việt Nam với đối tác nước ngoài.
Tranh thủ cộng đồng người Việt
3- Hoàn chỉnh và xây dựng mới các chính sách thu hút người Việt
Thiết lập cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các vụ việc liên quan đến doanh nghiệp do người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư vào trong nước, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các doanh nghiệp, xử lý các vi phạm theo đúng pháp luật, góp phần tạo môi trường pháp lý ổn định, làm cho người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư, hợp tác với trong nước yên tâm, tin tưởng.
4- Đổi mới và đa dạng hóa các phương thức vận động, các hình thức tập hợp với mục đích đoàn kết người Việt Nam ở nước ngoài quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, khuyến khích những hoạt động hướng về Tổ quốc của bà con, nhất là của thế hệ trẻ trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với pháp luật và phong tục tập quán nước sở tại. Hỗ trợ các dự án của người Việt
5- Tích cực đầu tư cho chương trình dạy và học tiếng Việt cho người Việt
Tổ chức cho các đoàn nghệ thuật, nhất là các đoàn nghệ thuật dân tộc ra nước ngoài biểu diễn phục vụ cộng đồng. Tạo điều kiện cho các nghệ sĩ, vận động viên là người Việt Nam ở nước ngoài về nước biểu diễn, thi đấu, tham gia các đoàn Việt Nam đi biểu diễn và thi đấu quốc tế. Thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa, văn học, nghệ thuật, triển lãm, hội thảo, du lịch về cội nguồn.
6- Đổi mới mạnh mẽ và toàn diện công tác thông tin, tuyên truyền, giúp cho người Việt Nam ở nước ngoài hiểu đúng tình hình đất nước và chính sách của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho các chương trình dành cho người Việt
7- Hoàn chỉnh chính sách khen thưởng đối với người Việt Nam ở nước ngoài, đưa vào nền nếp việc khen thưởng các tổ chức và cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài có thành tích trong vận động xây dựng cộng đồng, đóng góp xây dựng đất nước, tổ chức và cá nhân trong nước có thành tích trong công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài. Giải quyết có tình, có lý và trên cơ sở đạo lý Việt Nam các vấn đề nhân đạo do lịch sử để lại nhằm thực hiện chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời có biện pháp phù hợp đấu tranh với những biểu hiện cố tình đi ngược lại lợi ích dân tộc, phá hoại quan hệ giữa các nước có đông người Việt Nam sinh sống với Việt Nam hoặc gây chia rẽ trong cộng đồng người Việt Nam ở nước sở tại.
8- Các tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức và đoàn thể nhân dân theo chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia tích cực vào công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài với các cơ quan hữu quan, với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, giữa trong nước với ngoài nước. Củng cố và phát triển các tổ chức xã hội làm công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài, như Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, các hội thân nhân kiều bào và các hình thức tập hợp chính đáng khác, phù hợp với ý nguyện và đặc điểm của cộng đồng ở địa bàn cư trú.
Các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài có trách nhiệm coi công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài là một nhiệm vụ chính trị quan trọng đẩy mạnh công tác bảo hộ công dân và bảo vệ những quyền lợi chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài; tích cực, chủ động tăng cường tiếp xúc vận động, tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tới bà con.
9- Ủy ban về người Việt
IV - Tổ chức thực hiện
1- Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao phối hợp với Ban cán sự đảng ngoài nước và các ban, ngành liên quan, UBTƯ MTTQ Việt Nam, các tổ chức và đoàn thể nhân dân tổ chức phổ biến rộng rãi nghị quyết này đến cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân trong nước và đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
2- Ban cán sự đảng Chính phủ cụ thể hóa nội dung nghị quyết thành chương trình hành động, các cơ chế, chính sách, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện.
3- Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự Đảng Chính phủ căn cứ vào nội dung Nghị quyết, xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy có liên quan đến người Việt
4- Các tỉnh ủy, thành ủy, các ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, các ban Trung ương Đảng có kế hoạch thực hiện Nghị quyết. Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao chủ trì cùng Ban cán sự Đảng ngoài nước giúp Ban Bí thư và Bộ Chính trị theo dõi việc thực hiện Nghị quyết. Ban Bí thư tổ chức kiểm tra, định kỳ nghe báo cáo về tình hình và công tác đối với người Việt
********
CPV Politburo’s Resolution 36/NQ-TU
CPV
Politburo’s resolution 36/NQ-TW on the affairs related to the overseas
Vietnamese and the Government Action Plan issued by Decision No
110/2004/QD-TTg on 23/6/2004
represented a breakthrough and a fundamental transformation in guiding
the implementation of the work on overseas Vietnamese. The Resolution
points out that the work on overseas Vietnamese is the responsibility
of the entire political system and people. To effectively implement
this task, the Resolution sets out four major clusters of tasks as
follows:
Create
favourable conditions and give support for overseas Vietnamese to
stabilize their life, integrate into the society of residing countries
and maintain close links to the homeland, renew and diversify mobilizing
activities aimed at uniting overseas Vietnamese in mutual assistance,
encouraging them to turn towards the motherland on the basis of
voluntarism and in conformity with laws and customs of the host
countries.
Improve existing and issue new policies on talents attraction to maximize overseas Vietnamese brainpower to the cause of national development, improve the existing and introduce new policies to encourage overseas Vietnamese to invest and do business inVietnam .
Increase investment in the programme of teaching and learning the Vietnamese language for overseas Vietnamese, especially for the younger generation, strongly reform communication and information activities to help overseas Vietnamese better understand the country’s situation and the policies of the Party and State.
Develop the rewarding policy for overseas Vietnamese, put in place the award mechanism for overseas Vietnamese individuals and organizations with meritorious contributions to strengthening the Vietnamese community and building the country, improve the organizational structure, staffing and facilities of the Committee for Overseas Vietnamese to meet the requirements of the new context, Party organizations, State agencies at central and local levels, the Vietnam Fatherland Front and mass organizations, in accordance with their tasks and functions, take an active part in overseas Vietnamese affairs.
Improve existing and issue new policies on talents attraction to maximize overseas Vietnamese brainpower to the cause of national development, improve the existing and introduce new policies to encourage overseas Vietnamese to invest and do business in
Increase investment in the programme of teaching and learning the Vietnamese language for overseas Vietnamese, especially for the younger generation, strongly reform communication and information activities to help overseas Vietnamese better understand the country’s situation and the policies of the Party and State.
Develop the rewarding policy for overseas Vietnamese, put in place the award mechanism for overseas Vietnamese individuals and organizations with meritorious contributions to strengthening the Vietnamese community and building the country, improve the organizational structure, staffing and facilities of the Committee for Overseas Vietnamese to meet the requirements of the new context, Party organizations, State agencies at central and local levels, the Vietnam Fatherland Front and mass organizations, in accordance with their tasks and functions, take an active part in overseas Vietnamese affairs.
*
TIỂU TỬ * MÙA THU CUỘC TÌNH
Tiểu Tử
Vài dòng về tác giả: Tiểu Tử tên thật Võ Hoài Nam, sinh năm 1930 tại Gò Dầu Hạ (Tây Ninh). Sau khi tốt nghiệp trường kỹ sư Marseille (Pháp) năm 1955, ông về Việt Nam dạy trường Petrus Ký một năm rồi vào làm việc trong hãng dầu Shell Việt Nam từ năm 1956 cho đến ngày mất nước. Năm 1979, ông vượt biên rồi định cư ở Pháp.
Sau đó, ông qua Côte d'Ivoire (Phi Châu) làm việc cho Công ty Đường Mía của Pháp (1979-1982) và qua làm hãng dầu Shell Côte d'Ivoire cho đến lúc về hưu. Trước 1975, ông phụ trách mục biếm văn Trò Đời của nhật báo Tiến với bút hiệu Tiểu Tử, và tiếp tục dùng bút hiệu này kể từ sau 1975. Trong dịp trả lời phỏng vấn của Thư Viện Diên Hồng vào cuối năm 2007, ông cho biết, đã xuất bản tập truyện, Những Mảnh Vụn (2004), Bài Ca Vọng Cổ (2006), chuẩn bị tái bản tập truyện Những Mạnh Vụn và sẽ xuất bản cuốn thứ ba nhan đề Chị Tư Ù (xem chi tiết trang 41). Truyện của ông trong sáng, giản dị, gần gũi với đời sống đau đớn của người dân Miền Nam dưới chế độ VC kể từ sau 30-4- 1975, nên đọc truyện, ai cũng xúc động, không cầm được nước mắt. Ông viết văn bằng cả tấm lòng đôn hậu, thấm đượm đạo nghĩa của một người Việt yêu nước chống cộng, nên lời văn nhẹ nhàng, tha thiết, lay động nhân tâm, ngay cả với những người đã lầm đường lạc lối theo VC. Truyện ngắn vô cùng cảm động sau đây của ông sẽ cho quý độc giả thấy được những giá trị tuyệt vời, những hạnh phúc cao cả, những phần thưởng vô giá... trong đời sống vợ chồng, một khi hai người biết thuỷ chung yêu thương nhau, quý trọng nhau, trọn vẹn sống cho nhau...
Bữa ăn trưa đó của ông Năm thật giản dị: một trái cà tô mát không dầu không dấm và một miếng thịt bò nhỏ bằng bàn tay nướng trên vỉ sắt không muối không bơ. Quá giản dị! Nhứt là hôm nay thứ bảy, không phải đi làm. Nghĩa là có dư dả thì giờ để làm một món gì đó cho có vẻ một bữa ăn cuối tuần. Cho nó khác với ngày thường ăn vội ăn vàng cái gì cũng được. Thật quá giản dị! Nhứt là ông Năm sống một mình, không bị phiền toái bởi những chuyện vụn vặt lỉnh kỉnh phải làm vào cuối tuần của người có gia đình. Ở Paris này mà sống một mình như ông Năm thì thời gian không biết phải làm gì cho hết chớ đừng nói không có thì giờ để làm một bữa ăn cho tươm tất vào trưa thứ bảy.
Nói rằng ông Năm không biết làm bếp cũng không đúng. Hồi xưa, hồi còn ở bên nhà, thật tình ông Năm không biết chiên một cái trứng gà. Ông chỉ biết đi làm ngày hai buổi, còn việc bếp núc có bà Năm lo hết. Bây giờ thì khác. Ông cũng biết nấu vài món thông thường và lâu lâu cũng biết "làm" một nồi phở để đãi đôi ba ông bạn già cùng lứa tuổi và cùng thân phận lưu vong…
Như bình thường thì trưa thứ bảy, ông hay thả xuống khu 13 la-cà ở nhà sách Khai Trí một lúc rồi sang qua mấy cửa hàng nho nhỏ trên lầu Paris Stores để coi có gì lạ không. Sau đó, ông mới tấp vô tiệm phở để ăn trưa, có khi một mình,nhưng thường thì với một vài người bạn gặp nhau ngoài phố. Ở khu 13 vào trưa thứ bảy, không gặp người này cũng gặp người nọ, bởi vì ai cũng đến đó để mua đồ, nói là "đi chợ Tàu" chớ thật ra là để tìm lại một chút gì hơi hướm của quê hương: những khuôn mặt gần gũi (gặp ai cũng thấy quen quen!), những món hàng còn giữ nguyên nét cũ (đòn chả lụa vẫn phải có màu xanh của lá, con vịt quay vẫn phải đỏ ao màu mật…) và những cái tên chỉ cần đọc lên là đủ để gợi nhớ…
Hồi sáng này, ông Năm cũng đã đóng bộ để đi khu 13. Trời đã sang thu, nhưng nắng còn thật ấm. Cây marronnier nhà hàng xóm nằm ngay dưới cửa sổ nhà ông Năm đã trở màu vàng. "Chắc lá đã rụng đầy", ông Năm nghĩ vậy khi đứng thắt cravate gần khung cửa sổ. Chỗ ông cư ngụ là một studio nhỏ ở lầu ba khu nhà cũ nằm sâu phía sau nhà thờ Sacré Coeur. Cây marronnier che hết phía dưới thành ra từ cửa sổ nhà ông Năm nhìn thẳng ra chỉ thấy bức tường cao của khu nhà đối diện chắn ngang, chừa phía trên bầu trời bị đóng khung hình chữ nhựt bởi hai dẫy nhà dài. Trên nền trời đó, tuốt phía xa, là nóc nhà thờ với cây thánh giá. Thành ra, thế giới bên ngoài nhìn từ phòng ông Năm chỉ còn lại vỏn vẹn có cây thánh giá để cái nhìn còn có một điểm tựa!
Ông Năm theo đạo Phật, nhưng từ ngày dọn về đây - năm sáu năm gì rồi - cứ nhìn cây thánh giá riết mà ông có cảm tưởng như mình đã thành con chiên của Chúa! Nhiều khi ông thấy cây thánh giá thật là sinh động. Ông không hay rằng niềm suy tư của ông đã gởi trên đó từ lâu... Có lần, trong thư gởi về Việt Nam cho bà Năm, ông viết: "Anh thường nhìn cây thánh giá đứng cao vòi vọi một mình trên kia mà tự hỏi không biết anh và cây thánh giá, ai cô đơn hơn ai? Nhưng cây thánh giá hãy còn giang tay ngạo nghễ chớ anh thì từ lâu rồi anh đã buông tay đầu hàng số mệnh!
Tuy nhiên, ở đây anh còn có cây thánh giá trước mắt để hướng về đó mà cầu nguyện, chớ ở bên nhà giờ đây muốn cầu nguyện em phải hướng về đâu hả em? Anh bỗng ứa nước mắt thương em vô cùng… Ở ngay trong lòng quê hương mà thiếu thốn đủ thứ, đến nỗi điểm tựa cho niềm tin mà còn không có thì em sống ra sao, em hả?" Đối với ông Năm, cây thánh giá trên chót nhà thờ Sacré Coeur mặc nhiên đã trở thành một vật gì thật gần gũi, thật trần gian, thật người, và là động cơ khơi nguồn kỷ niệm…
Hồi xưa, ông làm việc cho Air France ở Sàigòn. Đời sống rất thoải mái, nhưng hai vợ chồng lại không có con. Chạy thầy chạy thuốc mãi rồi mới biết tại vì tử cung của bà Năm nằm lệch. Điều này làm bà Năm khóc hết nước mắt. Tuy nhiên, hồi đó còn trẻ nên cũng dễ nguôi, hai vợ chồng chẳng quan tâm cho lắm. Lần hồi, tuổi đời chồng chất, sự không có con đã trở thành một vấn đề cho hai vợ chồng. Mặc dù ông Năm không bao giờ nhắc đến chuyện đó, bà Năm vẫn khơi ra để nhận lỗi về mình. Mặc cảm đó làm cho bà lúc nào cũng ân hận, áy náy. Rồi cái gì hư, cái gì trật, cái gì bậy ở trong nhà dù là do lỗi những người giúp việc, bà cũng nhận hết. Ông Năm phải mất một thời gian dài để giải thích, khuyên lơn, an ủi, bà Năm mới lấy lại đựơc quân bình.
Có hôm, trong lúc hai vợ chồng đi dạo trên bãi biển Vũng Tàu, nhìn thấy mấy gia đình đông con đùa giỡn vui vẻ, bà Năm chợt thở dài than:
- Nếu không phải tại em thì bây giờ hai đứa mình đâu có bơ vơ như vầy!
Ông Năm choàng tay ôm vai vợ xoay người lại để nhìn sâu vào mắt:
- Em à! Mình không có con, nhưng mình còn có nhau. Đó là Trời thương lắm rồi, em còn đòi hỏi gì nữa? Thử tưởng tượng một ngày nào đó không còn có nhau nữa thì sao?
Bà Năm gật gật đầu nhưng chẳng bao giờ tưởng tượng đến "cái ngày không còn có nhau" đó. Vậy mà cái ngày đó đã đến cho ông bà Năm. Hai năm sau ngày mất nước, trong chuyến vượt biên ở Cà Mau, ông Năm đi thoát, bà Năm bị bắt lại với một số người không may khác! Ông Năm sang Pháp, làm việc lại cho hãng Air France. Bà Năm nằm tù hết mấy tháng. Được thả ra thì nhà cửa đã bị tịch thu, đành về quê ở Gò Công làm công nhân cho nhà máy xay lúa của gia đình mà trong đợt đánh tư sản đầu tiên, VC đã tịch thu để biến thành hợp tác xã. Từ đó, là những chuỗi dài thương nhớ, là những lo âu dằn vặt, là những lá thư nhiều ẩn nghĩa cho đúng "văn phạm Nhà Nước". Còn chuyện vượt biên lần nữa là chuyện mà bà Năm không bao giờ dám nghĩ đến! Bên này, ông Năm chạy mãi rồi cũng được giấy nhập cảnh cho bà gởi về, nhưng phía bà Năm thì gặp quá nhiều khó khăn trong hồ sơ xin xuất cảnh, cứ bị kéo dài, kéo dài bằng những chầu chực, bằng những lời hứa hẹn suông và bằng mấy lần bị lường gạt…
Để cuối cùng, mấy năm sau, mới biết là hồ sơ đã bị bác từ lâu! Tin đó đến với ông Năm bằng tờ giấy tập học trò vàng như giấy súc mà trên đó bà Năm chỉ còn đủ sức viết có mấy hàng… Vậy là vĩnh viễn không còn có nhau nữa! Ông Năm mất tinh thần hết một thời gian dài. Sau đó, dọn về khu phố này tình cờ cửa sổ mở về hướng nhà thờ Sacré Coeur, để mỗi sáng trước khi đi làm ông nhìn cây thánh giá một lúc, giống như một tín đồ ngoan đạo…
Khi ông Năm mặc xong quần áo thì trời cũng đã gần trưa. Đốt điếu thuốc để lên môi, ông đóng cửa bước chậm rãi xuống cầu thang, giống như đo từng nấc thang một! Thật ra, tại tánh ông Năm vốn đã trầm thêm tuổi đã gần sáu mươi bắt ông phải cẩn thận khi bước lên bước xuống. Ngoài ra, có gì phải vội phải gấp khi mà chẳng có ai đợi ai chờ? Đi khu 13 vào trưa thứ bảy đã thành một thói quen, chẳng có gì phải náo nức. Bỗng nhiên, ông Năm nhận thấy cuộc đời mình sao thật vô vị.
Giống như tờ giấy trắng mênh mông trải dài, thẳng băng, chẳng có một dòng mực, chẳng có một đốm màu, cũng chẳng có một vết hoen ố. Hình ảnh đó làm cho ông Năm dừng lại ở giữa cầu thang, ngẩn ngơ một lúc như vừa khám phá ra một điều gì quá rõ rệt nằm ngay trước mắt mà sao lâu nay ông không nhận thấy! "Mình đi làm đều đặn. Mỗi tuần xuống khu 13 cũng đều đặn vào trưa thứ bảy. Mỗi tối thứ hai đi ciné một lần vì giá vé hạ. Đêm nào cũng coi télé vào 8 giờ tối để theo dõi tin tức, rồi đọc sách đọc báo đến 11 giờ rưỡi là tắt đèn ngủ. Đều đặn. Đều đặn. Đến như cái cầu thang này, mình cũng đều đặn trèo xuống trèo lên đến nỗi biết nó có bốn mươi tám nấc! Vậy rồi thôi! Rồi cứ như vậy cho tới về hưu,tới chết!"
Ông Năm hít hơi thuốc thật sâu để thở khói ra thật dài. Ông làm mấy lần như vậy, giống như đang tìm một đáp số! Rồi ông vỗ nhẹ bàn tay lên thành lan can gỗ, tự nhủ "Thôi! Đừng nghĩ tới nữa". Ông tiếp tục bước xuống, nhưng bây giờ sao thấy bước chân nặng hơn hồi nãy nhiều…
Khi đi qua trước phòng gác gian, có tiếng gọi:
- Ông Georges! Ông Georges!
Georges cũng là tên của ông Năm. Người Pháp phát âm Năm thành Nam, nghe lơ lớ chói lỗ tai, nên ông lấy đại tên Georges cho dễ gọi dễ kêu. Bà gác gian bước ra trao cho ông một điện tín, nói:
- Vừa mới tới. Tôi định lên nhà đưa cho ông thì ông xuống đây.
Ông Năm run tay mở bức điện tín. Giòng chữ ngắn ngủn hiện lên nhảy múa: "Đã có xuất cảnh. Lo vé máy bay cho em. Mai". Điếu thuốc trên môi bỗng rơi xuống đất. Ông Năm có cảm giác như mình đang lên cơn sốt. Ông đọc lại điện tín một lần nữa, hai tay phải gồng cứng lại mới kềm được tờ giấy đứng yên căng thẳng dưới mắt. Ông nói cho mình nghe: "Đúng rồi! Bả được xuất cảnh rồi!"
Bà gác-dang nghiêng đầu lo lắng:
- Có sao không? Có chuyện gì không? Ông Georges?
Tiếng bà ta lôi ông Năm về thực tại. Ông nhìn bà ta, mỉm cười, rồi nắm lấy tay bà ta lắc mạnh:
- Cám ơn bà! Cám ơn bà nhiều! Tôi thật không biết nói gì cho phải. Bà thật tốt bụng! Quá tốt bụng! Cám ơn! Cám ơn!
Giọng ông thật thành khẩn, làm như chính bà đã cho giấy xuất cảnh! Bà ta không hiểu gì cả, vừa ngạc nhiên vừa buồn cười trước thái độ của ông Năm. Bà ấp úng trong lúc ông Năm buông bà ra để chạy lên cầu thang:
- Nhưng mà… Nhưng mà…"
Nửa chừng, sực nhớ ra, ông dừng lại nghiêng người nói với xuống:
- Điện tín của vợ tôi ở Việt Nam. Bả nói bả sẽ qua đây ở với tôi! Cám ơn! Cám ơn nhiều!
Rồi ông phóng lên cầu thang, nhảy hai bậc một, nhanh như sóc, nhẹ như hươu. Làm như ông mới có hai mươi tuổi!
Vào phòng, ông ngã người lên giường, thở hổn hển. Cái tuổi hai mươi bất thần tìm lại chỉ đủ giúp ông trèo hết bốn mươi tám nấc thang thôi! Một lúc sau, ông cầm điện tín lên, đọc lại một lần nữa. Thật rõ ràng mà! Đây nè, hàng chữ không bỏ dấu "Da co xuat canh. Lo ve may bay cho em. Mai". Đọc là hiểu ngay! Còn Mai là tên của bả rồi, chớ còn ai vô đây nữa! Cái tên dễ thương mà mình đã thương từ mấy chục năm, không còn lộn với ai được. Vậy là chỉ còn có vé máy bay nữa là xong.
Ông nhỏm người lên nhìn tấm lịch tháng treo gần đó để thấy rằng mình bỗng quên mất hôm nay là thứ bảy! Vậy phải đợi thứ hai mới vào sở lo vụ này được.
Ông lại nằm xuống. Dễ thôi! Nhờ thằng Durand đánh cái télex là xong ngay. Ờ… nhưng mình cũng phải gởi cái điện tín về cho bả mừng. Tội nghiệp! Không biết ai chạy lo cho bả cái xuất cảnh, chớ bả thì lo khỉ gì được với cái tánh hiền khô và nhát hít của bả. Nghĩ đến đó, ông Năm bỗng thấy thương vợ vô cùng.
Cái người đàn bà hiền khô và nhát hít đó đã về làm vợ ông từ hơn ba mươi năm, trước sau như một, theo chồng như một cái bóng. Ngoài chuyện không có con, chẳng thấy bao giờ bà làm bận tâm ông. Con nhà giàu ở Gò Công, học ở Marie Curie, vậy mà cô gái có cái tên Trần thị Lệ Mai đó đã có một quan niệm sống thật cổ điển, thật Á đông. Và khi trở thành bà Trần văn Năm, luôn luôn bà đối xử với bên chồng thật vuông tròn và xem việc nội trợ như một thiên chức! Hồi xưa, bạn bè vẫn nói là "thằng Năm trúng số độc đắc" hoặc "đẻ bọc điều mới có người vợ như vậy". Ông thì nghĩ rằng tại vợ mình hiền khô và nhát hít nên chẳng dám làm phiền ai bao giờ. Có lẽ nhờ vậy mà ai cũng thương…
Ông lại nhỏm dậy nhìn tấm lịch. Trên đó ông có ghi bằng marker đỏ con số 10 to bằng nửa bàn tay ở gốc trái. Vậy mà cũng đã mười năm xa nhau! Mỗi năm mua lịch, mình ngồi nắn nót viết con số lên đó giống như người tù bị lưu đày ghi số năm mà mình biệt xứ. Có khác là người tù còn biết ngày được thả chớ còn mình thì mù tịt. Đã tưởng vĩnh viễn sống một mình rồi… chết cũng một mình trên đất lưu vong này, nào ngờ Trời còn thương mình nhiều quá!
Ông ngồi hẳn dậy đốt điếu thuốc, khói thuốc thật thơm thật ngọt. Vậy mà cũng đã mười năm xa nhau! Mười năm… lâu lắm chớ! Vậy mà sao vẫn thấy còn thương còn nhớ. Lạ quá! Có phải như vậy người ta gọi là chung thủy hay không! Rồi ông nhìn quanh. Nhà cửa thiệt là lượm thượm, phải dọn dẹp laị coi cho nó được một chút. Vậy là ông đứng lên đẩy ghế, đẩy bàn, quên mất là mình còn mặc bộ đồ lớn để đi khu 13 và làm như bà Năm sắp qua tới bây giờ! Vừa làm vừa nói một mình, lâu lâu ông ngừng lại hít một hơi thuốc thật sảng khoái. Hai cái fauteuils này cho sát vào tường, kê gần nhau để cùng ngồi coi télé.
Cái télé nằm đó được rồi. Cái bàn ăn nhích qua một chút để có chỗ kéo cái nệm dưới gầm giường ra. Bả trên giường, mình dưới đất, tạm ổn trong khi chờ đợi kiếm nhà khác rộng hơn. Cái tủ búp phê đẩy tới một chút là nằm ngang với bàn ăn. Mẹ nó! Coi vậy mà cũng nặng ớn! Ông đứng lên thở hổn hển, nhìn quanh. Bây giờ coi có nét rồi đó. À! Cái màn cửa sổ, phải tháo xuống đem giặt, cho nó "sáng" ra mới được.
Rồi ông vào buồng tắm thay đồ. Đồ đạc ở đây thì sạch sẽ rồi, khỏi lo. À! Còn cái tủ quần áo ở bên phòng ngoài nữa. Phải thu gọn lại cho có chỗ để bả để quần áo chớ! Ông bỗng phì cười. Làm như mình sắp cưới vợ vậy! Mà thiệt! Sau mười năm xa cách, gặp lại nhau cũng giống như cưới nhau lần nữa chớ gì! Ông soi gương chải lại tóc. Tóc mình mới có mấy sợi bạc thôi. Mặt mũi hãy còn "nét" lắm, ai mà nói mình sắp sáu mươi? Cô dâu qua đây thấy chú rể như vầy là nhìn… rớt con mắt! Ông Năm bỗng nghe lòng vui rộn rã, giống như tâm trạng ngày xưa, thuở còn trẻ, lúc sửa soạn đi đến nơi hẹn với người con gái tên Trần thị Lệ Mai...
Vậy là trưa thứ bảy này ông Năm không thấy đói! Tuy vậy, cũng phải "bỏ bụng" một cái gì,vì thói quen hơn là vì nhu cầu. Ông mở tủ lạnh lấy một trái cà tô mát và một miếng thịt bò. Cà xắt khoanh, không dầu không dấm, thịt nướng trần trên vỉ sắt không muối không bơ. Làm cho "lấy có" và ăn cũng cho "lấy có". Bởi vì tâm hồn ông đang mãi phiêu bồng ở đâu đâu xa lắm, hình như là ở Gò Công quê vợ, ở Gia Định quê mình, ở những ngày đầu "hai đứa gặp nhau" (những ngày đó, tiếng nói của tình yêu là một chuỗi dài im lặng!), ở rạp hát bóng Đại Nam là nơi "hai đứa hẹn hò" (Dù trời mưa anh cũng tới. Em nghe không?), ở Đà Lạt ít lâu sau đó... Chao ôi! Đẹp quá! Dễ thương quá! Tình yêu là cái gì mà sao mãi mãi vẫn còn nguyên, như mới hôm qua hôm kia…
*
Ông Năm lái xe lên phi trường Charles de Gaulle lần này là lần thứ hai. Hồi sáng, đã lên đó một lần, đợi cả tiếng đồng hồ để được thông báo là chuyến bay Air France từ Thái Lan qua sẽ đến trễ gần tám tiếng. Nhờ là nhân viên của hãng nên ông Năm được biết là máy bay bị trục trặc kỹ thuật ở Karachi. Trở về sở làm, ông ngồi đứng không yên, lâu lâu cứ nhìn đồng hồ. Bạn bè trong sở thấy vậy thương hại, mỗi người một câu an ủi trấn an. Có người ngồi lại gợi chuyện tán dóc cho ông đỡ thấy sốt ruột. Có người đặt tay lên vai ông bóp mạnh:
- Georges! Đợi chờ nhau mười năm mà mày còn chịu nổi huống gì chỉ có mấy tiếng đồng hồ nữa thôi. Can đảm lên chớ!
Vậy rồi thời gian cũng qua, chiều cũng xuống, để ông Năm lái xe đi phi trường, lòng náo nức xôn xao trong sự đợi chờ kỳ diệu. Vào phi trường, ông gắn thẻ nhân viên lên ngực áo rồi đến quầy Air France hỏi thăm. Mô phật! Lần này máy bay sẽ đến đúng giờ.. Hai cô tiếp viên trong quầy không quen ông Năm nhưng thấy đeo thẻ Air France, nên cũng hỏi đẩy đưa:
- Ông chờ đón bạn à?
Ông mỉm cười, vừa bước đi vừa trả lời:
- Không! Tôi đón nhà tôi. Chào hai cô.
Phi trường giờ này nhiều chuyến bay cùng đến một lúc nên người đi kẻ lại tấp nập. Ông Năm ngồi uống cà phê, hút thuốc, nhìn thiên hạ. Ông thấy ai cũng dễ thương hết! Ông muốn họ uống với ông một tách cà phê, hút với ông một điếu thuốc lá. Cà phê expresso thật ngon. Khói thuốc Dunhill thật ngọt. Tâm hồn ông Năm được trải rộng mênh mông…
Lại nghĩ đến bà Năm. Bả "điệu" lắm! Lúc nào cũng sạch sẽ gọn ghẽ. Tóc lúc nào cũng chải gọn về phía sau rồi cuốn thành một vòng kẹp lại phía trên ót, thành ra khuôn mặt trái soan và cái cổ tròn lúc nào nhìn cũng rõ nét. Còn về quần áo thì bả chẳng bao giờ mặc loại có màu sắc sặc sỡ loè loẹt, luôn luôn hoặc đen hoặc xanh đậm và nếu có bông thì cũng phải tiệp màu với nền vải và hình dáng phải nhã nhặn, nho nhỏ tương xứng với tầm vóc của bả. Hà! Bả hiền khô và nhát hít vậy mà về vấn đề ăn mặc bả khó đàng trời!
Người ta nói bả có "gout". Mình cũng nghĩ như vậy, nhưng nếu bả không có thân hình đều đặn cân đối thì không biết cái "gout" để vào đâu cho nó nổi! Ông hít một hơi thuốc dài sảng khoái. Hồi đó sao mà mình mê bả quá, nhứt là đôi bàn tay có ngón thon dài sang trọng và cặp mắt đen to như mắt đầm làm cho cái nhìn của bả lúc nào cũng có vẻ như ngạc nhiên. Điều lạ là sau này khi đã đứng tuổi, bả vẫn còn giữ nguyên đường nét thời con gái. Thành ra lắm khi nhìn bả, mình muốn trêu chọc bằng câu "Gái không con mà nom cũng mòn con mắt", nhưng vì sợ bả buồn nên mình nín thinh luôn!
Ông Năm ngừng suy tư trên hình ảnh đẹp của bà vợ, mỉm cười vu vơ. Lại hút thuốc, lại nhìn thiên hạ. Hớp cà phê cuối cùng đã nguội ngắt mà sao vẫn còn thấy ngon lạ lùng. Bỗng ông bật cười. Sau bảy mươi lăm, sống với Việt Cộng mà bả vẫn tiếp tục "điệu" như thường! Trong lúc người ta lôi quần áo cũ rách ra bận và để mặt mũi tóc tai lôi thôi lếch thếch cho có "tác phong cách mạng" thì bả vẫn gọn ghẽ sạch sẽ như thường, vẫn chút đỉnh má hồng, chút đỉnh son, vẫn quần dài áo ngắn tươm tất, mặc dù phải đạp xe đi làm công nhân ở tổ may thêu xa bảy tám cây số. Mình hay trêu chọc bả bằng câu nói của Việt Cộng "Song chân lý ấy vẫn không bao giờ thay đổi", bả cười không nói. Vậy mà có hôm, bả trả lời bằng một câu… xanh dờn: "Đàn bà phải biết tự trọng. Làm như mấy bà cách mạng tóc tai xủ xộp, quần áo xốc xếch rộng rinh hoặc ngắn ngủn như mặt đồ khín, em làm không được"…
Có tiếng nhạc chuông dìu dặt, tiếp theo là giọng bổng trầm của cô tiếp viên thông báo chuyến bay Air France số AF 199 đến từ Thái Lan đã đáp xuống sân bay. Ông Năm đứng lên trả tiền, xong đi vào phía trong qua ngả văn phòng trực của hãng. Ông nghe lòng vừa náo nức vừa hồi hộp giống như ngày xưa khi đứng chờ xem kết quả thi tú tài! Ông ra đón tận cổng vào. Có hai chuyến bay đến từ hai nơi khác nhau nhưng đổ hành khách xuống cùng một lúc, nên sân bay đầy người. Giữa cái lao xao lộn xộn đó, ông Năm nghểnh cổ tìm vợ trong luồng người thoát ra từ cổng F, cổng của chuyến bay Air France.
Ông nhìn từng khuôn mặt, từng người. Ông nhìn, ông chớp mắt để nhìn cho rõ hơn. Những gương mặt Á đông phờ phạc. Những gương mặt Á đông hốc hác. Những gương mặt Á đông xanh xao. Ông nhìn, ông chờm tới, nhích tới để nhìn. Bả dễ nhìn lắm. Lúc nào cũng sạch sẽ gọn ghẽ. Lúc nào cũng điệu. Trong đám đông, bả nổi hơn người ta nhờ nước da trắng hồng của gương mặt trái soan và đôi mắt lớn, cho nên dễ nhận ra lắm. Không phải bà này. Bà này già quá cũng không phải. Bà này coi ngờ ngợ nhưng đi chung với bầy con nít, không phải bả. Ông nhón chân lên để cái nhìn được đưa ra xa thì tai thoáng nghe hình như có tiếng người gọi nhỏ: "Ông Năm!"
Ông vẫn tiếp tục nhìn từng người, từng khuôn mặt. Lại có tiếng người gọi nhỏ, lần này tiếng gọi lạc đi:
- Ông Năm…
Nghe rõ có tiếng ai gọi mình, ông nhìn lại. Ngay phía trước, đứng cách ông chỉ mấy bước, người gọi ông là một bà già tóc muối tiêu hớt bom bê ngắn như mấy bà Tàu Chợ Lớn, mặc áo len nâu rộng thùng thình, ống tay dài phủ mất hai bàn tay đang xách mỗi bên một túi vải. Chỉ mới nhìn tới đó thôi, linh tánh bắt ông nhìn lại gương mặt: khuôn mặt gầy xạm nắng với những nếp nhăn trăng trắng ở khoé môi và đuôi mắt.
Ngần đó thứ giống như miếng cau khô, chỉ trừ có hai con mắt là sinh động, là mở to như có vẻ ngạc nhiên, là nói lên, là nhắc nhở, là… là… Trời ơi! Là vợ tôi đây mà! Ông Năm nghẹn ngào bước tới, hai tay đưa về phía bà già và chỉ còn đủ sức gọi có một tiếng: "Mai!" Ông ôm lấy vợ mắt nhắm nghiền đau đớn. Tội nghiệp! Người vợ chỉ dám gọi chồng bằng hai tiếng "Ông Năm!" như người xa lạ, và chỉ dám gọi có hai lần. Và khi chồng nhìn ra mình, ôm chầm lấy mình, người vợ đó chỉ còn nói được bằng nước mắt!
Ông Năm buông vợ ra để nhìn lại lần nữa. Ông nghe nghẹn lời và nghẹn cả lòng. Ông chỉ còn nói được bằng hai bàn tay… Hai bàn tay vuốt làn tóc bạc bây giờ sao quá thẳng quá ngắn. Hai bàn tay ôm lấy khuôn mặt bây giờ sao không lấp đầy hai lòng bàn tay.
Hai bàn tay đặt xuống bờ vai bóp nhẹ. Dưới lớp áo len, ông cảm rõ nét gầy của bờ vai bây giờ. Bây giờ… Hồi đó… Từ trong sâu thẳm của lòng ông, nỗi đau khổ tột cùng bỗng bật lên thành tiếng, một thứ tiếng nói lệch lạc méo mó vì uất nghẹn: "Sao vầy nè?" Rồi, không kềm chế nổi nữa, không cần giữ gìn ý tứ gì nữa, trong cái rừng người xào xạc đó, ông ôm lấy vợ, ngửa mặt lên trời thét lên một cách thống thiết: "Sao vầy nè… Trời?" Tiếng "Trời" nặng trĩu thoát ra từ lòng ngực ông như tất cả sinh lực trong người được trút ra hết…
Rồi ông ôm lấy vợ, nước mắt ràn rụa. Bà Năm cũng khóc nhưng vẫn không buông rời hai cái túi vải. Hơn mười năm sống với Việt Cộng, đã trở thành một bản năng: nắm chặt, giữ chặt những gì còn thuộc về mình, những gì mà "tụi nó" chưa kịp chiếm lấy, cướp lấy!
Một lúc lâu sau, phải một lúc lâu sau, ông Năm mới lấy lại bình tĩnh. Ông nói:
- Thôi mình về đi em!
Tiếng "em" thật tự nhiên, thật nhẹ nhàng. Tiếng "em" mà đã mười năm, bà không còn nghe thấy! Bà cắn môi để kềm xúc động, nhìn chồng mà đuôi mắt nheo lại mỉm cười. Bà nghe một cái gì mát rượi đang len vào lòng, một cái gì đã làm rơi mất từ hơn mười năm, bây giờ mới tìm gặp lại. Mãi đến bây giờ, ông Năm mới thấy trong đôi mắt vợ, nét cũ ngày xưa: to tròn như mắt đầm, tròng đen lay láy. Đôi mắt đó đang nhìn ông, cái nhìn ngời lên như muốn nói thật nhiều… Ông cúi xuống định xách hai túi vải. Bà Năm lắc đầu:
- Để em xách!
Tiếng "em" cũng thật tự nhiên thật nhẹ nhàng. Giọng nói thật dịu dàng, trong trẻo. Làm như nước mắt đã tẩy sạch dấu vết của mười năm… Ông vói tay cầm lấy quai túi:
- Để anh xách cho.
Bà Năm vừa bước đi, vừa nói, tay vẫn nắm chặt hai túi vải:
- Không sao. Em xách được. Ở bển, em gánh lúa mỗi ngày cho nhà máy, có sao đâu.
Ông Năm bỗng nghe lòng quặn thắt. Thì ra "tụi nó" đày đọa bả đến nước đó! Bả tội gì? Tội gì? Tội vượt biên? Thì đã ở tù trên ba tháng rồi còn gì nữa? Vậy tội gì? Ông Năm nghiến cái căm thù trong răng để đừng chửi đổng, nhưng rồi ông cũng bật ra:
- Quân khốn nạn!
Về đến nhà thì trời đã xâm xẩm tối. Lần này thì chính ông Năm xách hai túi vải, đi trước dẫn đường, lòng vui như mở hội. Đến chân cầu thang, ông nói:
- Ở từng lầu ba lận. Em leo nổi không?
Bà Năm trả lời, giọng vẫn trong trẻo:
- Gì không nổi? Bây giờ em làm cái gì cũng nổi hết.
Rồi bà bước lên cầu thang, bước đều đặn. Ông Năm theo sau, nhìn dáng dấp nhỏ thó với mái tóc bạc hớt bom-bê cao ông bỗng thương vợ vô cùng. Mười năm… Mái tóc huyền mà ngày xưa hay kéo sát về phía sau để cuốn tròn kẹp gọn một vòng trên ót… bây giờ chỉ còn là như vầy! Cái cổ tròn dẫn xuống bờ vai thon thon của hồi đó… bây giờ gầy nhom như vầy! Mười năm… Chắc bả phải khổ ghê lắm, phải chịu đựng ghê lắm mới ra nông nỗi này! Tội nghiệp! Người đàn bà hiền khô và nhát hít đó chưa làm phiền lụy ai bao giờ, vậy mà Việt Cộng vẫn moi ra một cái cớ nào đó để hành hạ. Và như vậy suốt mười năm. Lam lũ quá nên bả già trước tuổi, chớ bả cũng còn giữ được cái nhìn, giọng nói và tâm hồn… những thứ mà Việt Cộng không cưỡng chiếm được!
Vào nhà, ông Năm bật đèn lên, bà Năm nhìn quanh mỉm cười, không nói. Ông Năm đặt hai túi lên bàn ăn, rồi cũng nhìn quanh:
- Nhà của anh đó. Nhỏ như cái lỗ mũi. Tạm một thời gian rồi mình sẽ kiếm nhà khác rộng hơn.
Bà Năm dịu dàng:
- Như vầy cũng được. Có hai đứa mà gì…
Bỗng nhiên hai người nhìn nhau. Tiếng "hai đứa" nhắc cho họ nhớ tới hoàn cảnh bây giờ, một hoàn cảnh mà từ lúc gặp lại nhau bao nhiêu thống hận dập dồn đã làm họ quên đi: bây giờ "hai đứa" vẫn còn có nhau, thật sự còn có nhau. Rồi sẽ không còn gì chia cách. Rồi sẽ đi bên nhau, đi hết đoạn đường còn lại, một đoạn đường không còn bao nhiêu xa… Bởi vì họ biết: họ đang bước vào mùa thu của cuộc đời… Cho nên họ nhìn nhau mà yêu thương dâng đầy trong mắt.
Bà Năm bước lại cửa sổ. Ngoài xa trên nền trời trắng đục, hiện lên thật rõ cây thánh giá và nóc nhà thờ Sacré Coeur. Bà Năm hỏi:
- Cây thánh giá này đây?
Câu hỏi trống không nhưng hai người cùng hiểu: cây thánh giá mà ông Năm viết đi viết lại không biết bao nhiêu lần trong thư gởi về Việt Nam. Ông bước lại khoác vai vợ, gật gật đầu. Hai người yên lặng nhìn cây thánh giá như đang tạ ơn, giống như đang rước lễ, giống như cô dâu chú rể sau khi được kết hợp thành vợ chồng… Thời gian bỗng như dừng lại, để hình ảnh trở thành bất diệt, nói lên cái cao cả của tình yêu, cái huyền diệu của niềm tin… những thứ mà Việt Cộng muốn xoá bỏ để biến con người thành gỗ đá. Một lúc lâu sao, bà Năm như sực tỉnh:
- Để em soạn đồ ra.
Rồi bà bước lại bàn mở hai túi vải. Ông Năm đốt điếu thuốc, khói thuốc lâng lâng nhẹ. Ông ngồi cạnh giường nhìn vợ soạn đồ bằng đôi bàn tay xạm nắng với những đường gân nổi lên ngoằn ngoèo. Đôi bàn tay đã từng có ngón tay thon dài khéo léo từ đường kim mũi chỉ… bây giờ là như vậy! Ông thấy thương vợ vô cùng. Bà Năm soạn đồ ra để trên bàn: vài bộ quần áo, mấy cái khăn lông, một cái mền nhỏ… Vừa làm bà vừa nói:
- Có bao nhiêu, em đem theo hết. Nói là đi chánh thức chớ không biết lúc nào tụi nó bắt mình lại. Có nhiều người lên máy bay rồi mà còn bị lôi xuống, không biết vì cớ gì. Rồi khi được thả ra là trắng tay.
Bà lấy trong túi ra một khuôn hình, trao cho ông Năm:
- Em đem hình ông già bà già qua để lâu lâu mình thắp một cây nhang.
Ông Năm nhìn hình cha mẹ, lòng bồi hồi xúc động. Hình này, hồi đó, để trên bàn thờ nhà cũ. Nhà bị tịch thu, không hiểu bả làm sao lấy được để mang qua đây? Ông đứng lên nhìn quanh, rồi treo khuôn hình lên cây đinh trên tường đối diện.
Có tiếng bà Năm nói:
- Em có đem qua cho anh chai rượu nếp than nữa. Nhớ hồi đó anh ưa lắm.
Ông quay lại, cầm chai lên mở nút. Chưa đặt miệng chai lên mũi mà mùi rượu ngọt ngào thơm phức tỏa ra thật nồng nàn.. Ông hít một hơi dài, đóng nút lại, rồi nhìn chai rượu mà ứa nước mắt. Nỗi nhớ quê hương nằm sâu trong tiềm thức, bây giờ, mùi rượu nếp than, màu rượu nếp than đã làm bật dậy, vô cùng mãnh liệt. Ông tưởng chừng như vừa hưởi thấy mùi thơm quê hương. Có mùi ngọt ngọt của lúa chín, có mùi nồng nồng của rơm của rạ, có mùi hăng hăng của đống un đốt cạnh chuồng trâu chuồng bò…
Ông tưởng chừng như đang giữ trong tay một mảnh trời quen thuộc. Ở đó có màu tím lờn lợt của hoa bằng lăng, có màu tím nâu nâu của vỏ măng cụt, có màu tím học trò của trái mồng tơi, và những tà áo tím phất phơ theo gió qua cầu, với những chiều tím quê ngoại, đứng ngẩn ngơ bên sông Vàm Cỏ khi tuổi vừa mới lớn… Chao ơi! Ngần đó thứ, tưởng quên nhưng vẫn nhớ. Ngần đó thứ bây giờ xa thật xa..
Xa, không phải vì cách biệt, mà xa vì không còn thuộc về mình nữa!
Ông Năm cầm chai lắc lắc, bột nếp than tím ngát dợn lên trong lòng chai. Ông mở nút rót thẳng vào miệng một hớp. Chất rượu béo ngậy ngọt ngào cay cay nhắc ông nhớ những quán nhậu ở Hóc Môn, những món thịt rừng ở Biên Hoà, những con cá mú sữa kho tộ ở Vũng Tàu bãi sau bãi trước… Ông ngậm lấy hớp rượu để nghe rõ chất rượu đang thấm vào nướu răn, đang thấm vào các thớ thịt cổ, đang thấm lên nóc giọng, đang nồng lên mũi. Ôi! Mùi vị quê hương là đây… ông không cầm được nước mắt!
Bà Năm vẫn âm thầm soạn đồ đạc. Bà hiểu ông Năm lắm và nghe thương chồng vô cùng. Tội nghiệp! Mười năm xa quê hương… Ông Năm vào phòng tắm rửa mặt rồi ra chỉ chỗ cho vợ xếp quần áo. Xong ông bảo:
- Anh đã làm sẵn mấy món ăn cho hai đứa. Để anh đem ra hâm. Em đặt bàn đi. Đồ đạc trong tủ búp phê đó.
Bà Năm nghi ngờ:
- Anh mà làm bếp cái nỗi gì? Mua ở tiệm thì có.
Ông Năm cười sảng khoái:
- Em lầm rồi! Bây giờ, anh làm cái gì cũng được hết. Nấu bếp, giặt đồ, làm ménage … đủ thứ. Rồi em coi! À… đặt bàn em nhớ để một dĩa sâu cho món súp légume và một dĩa trẹt cho món gà nấu rượu, nghe!
Bà Năm mỉm cười, thấy chồng sung sướng mà lòng cũng thênh thang trải rộng. Một lúc sau, hai vợ chồng ngồi vào bàn ăn. Trên bàn cũng có hai cây nến. Cũng khăn trải bàn trắng phau, cũng khăn ăn màu xám lợt, cũng dĩa trắng chạy chỉ vàng, cũng nĩa dao cán gỗ có nét vẽ cong cong nhè nhẹ. Và không quên hai ly rượu có chân, đựng chút rượu nếp than có màu tím đậm đà và hương thơm mời mọc. Ông vui vẻ:
- Như vầy mới đúng là nuit de noces chứ, phải không em?
Bà Năm nhìn chồng không nói, nhưng vành tai bỗng đỏ bừng. Bà nói lảng:
- Súp ngon chớ! Anh học nấu ở đâu vậy?
Ông để ngón tay trỏ lên môi, vẻ bí mật:
- Hùm… Không nói đâu! Ông Tiên người Tàu chuyên nấu đồ Tây chỉ đó, dặn anh đừng nói cho ai biết!
Rồi cả hai cùng cười vì hình ảnh ngộ nghĩnh đó, cái cười hồn nhiên tìm lại sau mười năm xa nhau…
Bữa ăn kéo dài bằng những chuyện kể cho nhau nghe, nhớ đâu kể đó, không mạch lạc đầu đuôi, bởi vì trong thời gian mười năm có biết bao nhiêu sự việc đã xảy ra làm sao mà nhớ cặn kẽ cái nào sau cái nào trước! Dọn dẹp xong thì trời đã khuya. Hai vợ chồng chia nhau, bà nằm trên giường, ông nằm trên nệm dưới đất. Tắt đèn đã lâu mà hai người vẫn còn trằn trọc. Làm như còn thèm nói chuyện với nhau nữa! Bóng tối dầy đặc vây quanh. Không khí trong nhà êm êm mát mát. Mùi rượu nếp than và mùi thuốc lá Dunhill còn phản phất thơm thơm. Bỗng bà Năm nghe một bàn tay của chồng đặt lên mình mình.
Toàn thân bà run lên nhè nhẹ. Hơi thở của bà bỗng trở nên phập phồng. Một cảm giác dường như thật cũ, mà cũng dường như thật mới, dìu dịu ngây ngây… Bà không biết nữa! Rồi, không tự chủ được, bà cầm bàn tay chồng áp lên má, lên mũi, lên môi. Bàn tay này tưởng đã vĩnh viễn không còn nhìn thấy, cầm lấy. Da thịt này tưởng đã vĩnh viễn không còn đụng chạm sờ mó được. Mười năm… Mười năm…
Nước mắt bỗng chảy dài xuống hai bên tai, bà Năm thốt lên nho nhỏ: "Mình!" Chỉ có một âm đơn độc, nhưng sao tiếng "mình" nói lên thật nhiều, diễn tả thật nhiều. Tiếng "mình" mà mười năm nay ông Năm không còn nghe. Tiếng "mình" gợi lên tình nghĩa vợ chồng, nỗi niềm chia xẻ. Tiếng "mình" cũng là tiếng nói của yêu đương, của hài hoà sum họp. Và tiếng "mình" ở đây, trong hoàn cảnh này, sao nghe thật mời mọc dâng hiến… Người đàn bà mười năm khổ hận đó, vợ ông, cần được yêu thương thật nhiều để bù lại.
Tiếng "mình" gọi nhỏ trong đêm bỗng nghe tiếp nối… Bồi hồi xúc động, ông Năm chồm lên ôm lấy vợ, hôn tràn lên tóc, lên má, lên môi. Ông nghe trong tay, thân xác gầy còm của vợ run lên như đang cơn sốt. Và tai ông còn nghe những tiếng "mình" đứt quãng ú ớ như tiếng nói trong chiêm bao…
Cuộc tình của tuổi vào thu âm thầm như lá rụng bên ngoài nhưng cũng nồng nàn ngọt lịm như hớp rượu nếp than cùng chia nhau khi nãy. Có mùa chớm thu nào mà không thấy còn sót lại vài tia nắng hạ?
*
Tôi muốn câu chuyện này chấm dứt ở đây cho cuộc tình được đẹp như bài thơ, được vuông tròn như trong tiểu thuyết. Nhưng trên thật tế không phải như vậy. Bởi vì… Một tháng sau đó, bà Năm ngã bịnh, phải vào nằm nhà thương. Bà bị ung thư phổi, ở thời kỳ chót. Bà đã giấu ông Năm lâu nay, bây giờ bà mới cho biết: hồi còn ở Việt Nam, nhờ khám thấy ung thư nên bà mới xin được chiếu khán xuất cảnh. "Nhà nước Cách Mạng vốn khoan hồng nhân đạo, nên cho phép chị sang thăm chồng đấy!
Chớ chị không nằm trong diện được cứu xét nào cả. Rõ chưa?" Gã cán bộ trao giấy phép cho bà Năm, mà nói như thật! Tụi nó dư biết rằng có giữ bà lại cũng chỉ tốn gạo tốn khoai thêm vài tháng nữa và là một miệng ăn phi sản xuất, chẳng lợi lộc gì cho "nhân dân". Thà tống đi gấp để khỏi phải chôn thêm một người, chật đất!
Ông Năm đã ngồi bên giường vợ suốt thời gian cuối cùng. Ông đã cầm bàn tay còn mang tỳ vết của mười năm gian khổ. Ông đã ôm gương mặt phong trần chưa kịp đổi hồng sau mấy tuần sống đầy hạnh phúc. Và cuối cùng, ông đã chải lại mái tóc bạc chưa kịp dài để được cuốn tròn kẹp lên sau ót, như ngày xưa…
Ông đã gục lên thân xác gầy khô, khóc với tất cả nước mắt còn lại.
Mùa thu đó, lá rụng thật nhiều.
Tiểu Tử
Vài dòng về tác giả: Tiểu Tử tên thật Võ Hoài Nam, sinh năm 1930 tại Gò Dầu Hạ (Tây Ninh). Sau khi tốt nghiệp trường kỹ sư Marseille (Pháp) năm 1955, ông về Việt Nam dạy trường Petrus Ký một năm rồi vào làm việc trong hãng dầu Shell Việt Nam từ năm 1956 cho đến ngày mất nước. Năm 1979, ông vượt biên rồi định cư ở Pháp.
Sau đó, ông qua Côte d'Ivoire (Phi Châu) làm việc cho Công ty Đường Mía của Pháp (1979-1982) và qua làm hãng dầu Shell Côte d'Ivoire cho đến lúc về hưu. Trước 1975, ông phụ trách mục biếm văn Trò Đời của nhật báo Tiến với bút hiệu Tiểu Tử, và tiếp tục dùng bút hiệu này kể từ sau 1975. Trong dịp trả lời phỏng vấn của Thư Viện Diên Hồng vào cuối năm 2007, ông cho biết, đã xuất bản tập truyện, Những Mảnh Vụn (2004), Bài Ca Vọng Cổ (2006), chuẩn bị tái bản tập truyện Những Mạnh Vụn và sẽ xuất bản cuốn thứ ba nhan đề Chị Tư Ù (xem chi tiết trang 41). Truyện của ông trong sáng, giản dị, gần gũi với đời sống đau đớn của người dân Miền Nam dưới chế độ VC kể từ sau 30-4- 1975, nên đọc truyện, ai cũng xúc động, không cầm được nước mắt. Ông viết văn bằng cả tấm lòng đôn hậu, thấm đượm đạo nghĩa của một người Việt yêu nước chống cộng, nên lời văn nhẹ nhàng, tha thiết, lay động nhân tâm, ngay cả với những người đã lầm đường lạc lối theo VC. Truyện ngắn vô cùng cảm động sau đây của ông sẽ cho quý độc giả thấy được những giá trị tuyệt vời, những hạnh phúc cao cả, những phần thưởng vô giá... trong đời sống vợ chồng, một khi hai người biết thuỷ chung yêu thương nhau, quý trọng nhau, trọn vẹn sống cho nhau...
Bữa ăn trưa đó của ông Năm thật giản dị: một trái cà tô mát không dầu không dấm và một miếng thịt bò nhỏ bằng bàn tay nướng trên vỉ sắt không muối không bơ. Quá giản dị! Nhứt là hôm nay thứ bảy, không phải đi làm. Nghĩa là có dư dả thì giờ để làm một món gì đó cho có vẻ một bữa ăn cuối tuần. Cho nó khác với ngày thường ăn vội ăn vàng cái gì cũng được. Thật quá giản dị! Nhứt là ông Năm sống một mình, không bị phiền toái bởi những chuyện vụn vặt lỉnh kỉnh phải làm vào cuối tuần của người có gia đình. Ở Paris này mà sống một mình như ông Năm thì thời gian không biết phải làm gì cho hết chớ đừng nói không có thì giờ để làm một bữa ăn cho tươm tất vào trưa thứ bảy.
Nói rằng ông Năm không biết làm bếp cũng không đúng. Hồi xưa, hồi còn ở bên nhà, thật tình ông Năm không biết chiên một cái trứng gà. Ông chỉ biết đi làm ngày hai buổi, còn việc bếp núc có bà Năm lo hết. Bây giờ thì khác. Ông cũng biết nấu vài món thông thường và lâu lâu cũng biết "làm" một nồi phở để đãi đôi ba ông bạn già cùng lứa tuổi và cùng thân phận lưu vong…
Như bình thường thì trưa thứ bảy, ông hay thả xuống khu 13 la-cà ở nhà sách Khai Trí một lúc rồi sang qua mấy cửa hàng nho nhỏ trên lầu Paris Stores để coi có gì lạ không. Sau đó, ông mới tấp vô tiệm phở để ăn trưa, có khi một mình,nhưng thường thì với một vài người bạn gặp nhau ngoài phố. Ở khu 13 vào trưa thứ bảy, không gặp người này cũng gặp người nọ, bởi vì ai cũng đến đó để mua đồ, nói là "đi chợ Tàu" chớ thật ra là để tìm lại một chút gì hơi hướm của quê hương: những khuôn mặt gần gũi (gặp ai cũng thấy quen quen!), những món hàng còn giữ nguyên nét cũ (đòn chả lụa vẫn phải có màu xanh của lá, con vịt quay vẫn phải đỏ ao màu mật…) và những cái tên chỉ cần đọc lên là đủ để gợi nhớ…
Hồi sáng này, ông Năm cũng đã đóng bộ để đi khu 13. Trời đã sang thu, nhưng nắng còn thật ấm. Cây marronnier nhà hàng xóm nằm ngay dưới cửa sổ nhà ông Năm đã trở màu vàng. "Chắc lá đã rụng đầy", ông Năm nghĩ vậy khi đứng thắt cravate gần khung cửa sổ. Chỗ ông cư ngụ là một studio nhỏ ở lầu ba khu nhà cũ nằm sâu phía sau nhà thờ Sacré Coeur. Cây marronnier che hết phía dưới thành ra từ cửa sổ nhà ông Năm nhìn thẳng ra chỉ thấy bức tường cao của khu nhà đối diện chắn ngang, chừa phía trên bầu trời bị đóng khung hình chữ nhựt bởi hai dẫy nhà dài. Trên nền trời đó, tuốt phía xa, là nóc nhà thờ với cây thánh giá. Thành ra, thế giới bên ngoài nhìn từ phòng ông Năm chỉ còn lại vỏn vẹn có cây thánh giá để cái nhìn còn có một điểm tựa!
Ông Năm theo đạo Phật, nhưng từ ngày dọn về đây - năm sáu năm gì rồi - cứ nhìn cây thánh giá riết mà ông có cảm tưởng như mình đã thành con chiên của Chúa! Nhiều khi ông thấy cây thánh giá thật là sinh động. Ông không hay rằng niềm suy tư của ông đã gởi trên đó từ lâu... Có lần, trong thư gởi về Việt Nam cho bà Năm, ông viết: "Anh thường nhìn cây thánh giá đứng cao vòi vọi một mình trên kia mà tự hỏi không biết anh và cây thánh giá, ai cô đơn hơn ai? Nhưng cây thánh giá hãy còn giang tay ngạo nghễ chớ anh thì từ lâu rồi anh đã buông tay đầu hàng số mệnh!
Tuy nhiên, ở đây anh còn có cây thánh giá trước mắt để hướng về đó mà cầu nguyện, chớ ở bên nhà giờ đây muốn cầu nguyện em phải hướng về đâu hả em? Anh bỗng ứa nước mắt thương em vô cùng… Ở ngay trong lòng quê hương mà thiếu thốn đủ thứ, đến nỗi điểm tựa cho niềm tin mà còn không có thì em sống ra sao, em hả?" Đối với ông Năm, cây thánh giá trên chót nhà thờ Sacré Coeur mặc nhiên đã trở thành một vật gì thật gần gũi, thật trần gian, thật người, và là động cơ khơi nguồn kỷ niệm…
Hồi xưa, ông làm việc cho Air France ở Sàigòn. Đời sống rất thoải mái, nhưng hai vợ chồng lại không có con. Chạy thầy chạy thuốc mãi rồi mới biết tại vì tử cung của bà Năm nằm lệch. Điều này làm bà Năm khóc hết nước mắt. Tuy nhiên, hồi đó còn trẻ nên cũng dễ nguôi, hai vợ chồng chẳng quan tâm cho lắm. Lần hồi, tuổi đời chồng chất, sự không có con đã trở thành một vấn đề cho hai vợ chồng. Mặc dù ông Năm không bao giờ nhắc đến chuyện đó, bà Năm vẫn khơi ra để nhận lỗi về mình. Mặc cảm đó làm cho bà lúc nào cũng ân hận, áy náy. Rồi cái gì hư, cái gì trật, cái gì bậy ở trong nhà dù là do lỗi những người giúp việc, bà cũng nhận hết. Ông Năm phải mất một thời gian dài để giải thích, khuyên lơn, an ủi, bà Năm mới lấy lại đựơc quân bình.
Có hôm, trong lúc hai vợ chồng đi dạo trên bãi biển Vũng Tàu, nhìn thấy mấy gia đình đông con đùa giỡn vui vẻ, bà Năm chợt thở dài than:
- Nếu không phải tại em thì bây giờ hai đứa mình đâu có bơ vơ như vầy!
Ông Năm choàng tay ôm vai vợ xoay người lại để nhìn sâu vào mắt:
- Em à! Mình không có con, nhưng mình còn có nhau. Đó là Trời thương lắm rồi, em còn đòi hỏi gì nữa? Thử tưởng tượng một ngày nào đó không còn có nhau nữa thì sao?
Bà Năm gật gật đầu nhưng chẳng bao giờ tưởng tượng đến "cái ngày không còn có nhau" đó. Vậy mà cái ngày đó đã đến cho ông bà Năm. Hai năm sau ngày mất nước, trong chuyến vượt biên ở Cà Mau, ông Năm đi thoát, bà Năm bị bắt lại với một số người không may khác! Ông Năm sang Pháp, làm việc lại cho hãng Air France. Bà Năm nằm tù hết mấy tháng. Được thả ra thì nhà cửa đã bị tịch thu, đành về quê ở Gò Công làm công nhân cho nhà máy xay lúa của gia đình mà trong đợt đánh tư sản đầu tiên, VC đã tịch thu để biến thành hợp tác xã. Từ đó, là những chuỗi dài thương nhớ, là những lo âu dằn vặt, là những lá thư nhiều ẩn nghĩa cho đúng "văn phạm Nhà Nước". Còn chuyện vượt biên lần nữa là chuyện mà bà Năm không bao giờ dám nghĩ đến! Bên này, ông Năm chạy mãi rồi cũng được giấy nhập cảnh cho bà gởi về, nhưng phía bà Năm thì gặp quá nhiều khó khăn trong hồ sơ xin xuất cảnh, cứ bị kéo dài, kéo dài bằng những chầu chực, bằng những lời hứa hẹn suông và bằng mấy lần bị lường gạt…
Để cuối cùng, mấy năm sau, mới biết là hồ sơ đã bị bác từ lâu! Tin đó đến với ông Năm bằng tờ giấy tập học trò vàng như giấy súc mà trên đó bà Năm chỉ còn đủ sức viết có mấy hàng… Vậy là vĩnh viễn không còn có nhau nữa! Ông Năm mất tinh thần hết một thời gian dài. Sau đó, dọn về khu phố này tình cờ cửa sổ mở về hướng nhà thờ Sacré Coeur, để mỗi sáng trước khi đi làm ông nhìn cây thánh giá một lúc, giống như một tín đồ ngoan đạo…
Khi ông Năm mặc xong quần áo thì trời cũng đã gần trưa. Đốt điếu thuốc để lên môi, ông đóng cửa bước chậm rãi xuống cầu thang, giống như đo từng nấc thang một! Thật ra, tại tánh ông Năm vốn đã trầm thêm tuổi đã gần sáu mươi bắt ông phải cẩn thận khi bước lên bước xuống. Ngoài ra, có gì phải vội phải gấp khi mà chẳng có ai đợi ai chờ? Đi khu 13 vào trưa thứ bảy đã thành một thói quen, chẳng có gì phải náo nức. Bỗng nhiên, ông Năm nhận thấy cuộc đời mình sao thật vô vị.
Giống như tờ giấy trắng mênh mông trải dài, thẳng băng, chẳng có một dòng mực, chẳng có một đốm màu, cũng chẳng có một vết hoen ố. Hình ảnh đó làm cho ông Năm dừng lại ở giữa cầu thang, ngẩn ngơ một lúc như vừa khám phá ra một điều gì quá rõ rệt nằm ngay trước mắt mà sao lâu nay ông không nhận thấy! "Mình đi làm đều đặn. Mỗi tuần xuống khu 13 cũng đều đặn vào trưa thứ bảy. Mỗi tối thứ hai đi ciné một lần vì giá vé hạ. Đêm nào cũng coi télé vào 8 giờ tối để theo dõi tin tức, rồi đọc sách đọc báo đến 11 giờ rưỡi là tắt đèn ngủ. Đều đặn. Đều đặn. Đến như cái cầu thang này, mình cũng đều đặn trèo xuống trèo lên đến nỗi biết nó có bốn mươi tám nấc! Vậy rồi thôi! Rồi cứ như vậy cho tới về hưu,tới chết!"
Ông Năm hít hơi thuốc thật sâu để thở khói ra thật dài. Ông làm mấy lần như vậy, giống như đang tìm một đáp số! Rồi ông vỗ nhẹ bàn tay lên thành lan can gỗ, tự nhủ "Thôi! Đừng nghĩ tới nữa". Ông tiếp tục bước xuống, nhưng bây giờ sao thấy bước chân nặng hơn hồi nãy nhiều…
Khi đi qua trước phòng gác gian, có tiếng gọi:
- Ông Georges! Ông Georges!
Georges cũng là tên của ông Năm. Người Pháp phát âm Năm thành Nam, nghe lơ lớ chói lỗ tai, nên ông lấy đại tên Georges cho dễ gọi dễ kêu. Bà gác gian bước ra trao cho ông một điện tín, nói:
- Vừa mới tới. Tôi định lên nhà đưa cho ông thì ông xuống đây.
Ông Năm run tay mở bức điện tín. Giòng chữ ngắn ngủn hiện lên nhảy múa: "Đã có xuất cảnh. Lo vé máy bay cho em. Mai". Điếu thuốc trên môi bỗng rơi xuống đất. Ông Năm có cảm giác như mình đang lên cơn sốt. Ông đọc lại điện tín một lần nữa, hai tay phải gồng cứng lại mới kềm được tờ giấy đứng yên căng thẳng dưới mắt. Ông nói cho mình nghe: "Đúng rồi! Bả được xuất cảnh rồi!"
Bà gác-dang nghiêng đầu lo lắng:
- Có sao không? Có chuyện gì không? Ông Georges?
Tiếng bà ta lôi ông Năm về thực tại. Ông nhìn bà ta, mỉm cười, rồi nắm lấy tay bà ta lắc mạnh:
- Cám ơn bà! Cám ơn bà nhiều! Tôi thật không biết nói gì cho phải. Bà thật tốt bụng! Quá tốt bụng! Cám ơn! Cám ơn!
Giọng ông thật thành khẩn, làm như chính bà đã cho giấy xuất cảnh! Bà ta không hiểu gì cả, vừa ngạc nhiên vừa buồn cười trước thái độ của ông Năm. Bà ấp úng trong lúc ông Năm buông bà ra để chạy lên cầu thang:
- Nhưng mà… Nhưng mà…"
Nửa chừng, sực nhớ ra, ông dừng lại nghiêng người nói với xuống:
- Điện tín của vợ tôi ở Việt Nam. Bả nói bả sẽ qua đây ở với tôi! Cám ơn! Cám ơn nhiều!
Rồi ông phóng lên cầu thang, nhảy hai bậc một, nhanh như sóc, nhẹ như hươu. Làm như ông mới có hai mươi tuổi!
Vào phòng, ông ngã người lên giường, thở hổn hển. Cái tuổi hai mươi bất thần tìm lại chỉ đủ giúp ông trèo hết bốn mươi tám nấc thang thôi! Một lúc sau, ông cầm điện tín lên, đọc lại một lần nữa. Thật rõ ràng mà! Đây nè, hàng chữ không bỏ dấu "Da co xuat canh. Lo ve may bay cho em. Mai". Đọc là hiểu ngay! Còn Mai là tên của bả rồi, chớ còn ai vô đây nữa! Cái tên dễ thương mà mình đã thương từ mấy chục năm, không còn lộn với ai được. Vậy là chỉ còn có vé máy bay nữa là xong.
Ông nhỏm người lên nhìn tấm lịch tháng treo gần đó để thấy rằng mình bỗng quên mất hôm nay là thứ bảy! Vậy phải đợi thứ hai mới vào sở lo vụ này được.
Ông lại nằm xuống. Dễ thôi! Nhờ thằng Durand đánh cái télex là xong ngay. Ờ… nhưng mình cũng phải gởi cái điện tín về cho bả mừng. Tội nghiệp! Không biết ai chạy lo cho bả cái xuất cảnh, chớ bả thì lo khỉ gì được với cái tánh hiền khô và nhát hít của bả. Nghĩ đến đó, ông Năm bỗng thấy thương vợ vô cùng.
Cái người đàn bà hiền khô và nhát hít đó đã về làm vợ ông từ hơn ba mươi năm, trước sau như một, theo chồng như một cái bóng. Ngoài chuyện không có con, chẳng thấy bao giờ bà làm bận tâm ông. Con nhà giàu ở Gò Công, học ở Marie Curie, vậy mà cô gái có cái tên Trần thị Lệ Mai đó đã có một quan niệm sống thật cổ điển, thật Á đông. Và khi trở thành bà Trần văn Năm, luôn luôn bà đối xử với bên chồng thật vuông tròn và xem việc nội trợ như một thiên chức! Hồi xưa, bạn bè vẫn nói là "thằng Năm trúng số độc đắc" hoặc "đẻ bọc điều mới có người vợ như vậy". Ông thì nghĩ rằng tại vợ mình hiền khô và nhát hít nên chẳng dám làm phiền ai bao giờ. Có lẽ nhờ vậy mà ai cũng thương…
Ông lại nhỏm dậy nhìn tấm lịch. Trên đó ông có ghi bằng marker đỏ con số 10 to bằng nửa bàn tay ở gốc trái. Vậy mà cũng đã mười năm xa nhau! Mỗi năm mua lịch, mình ngồi nắn nót viết con số lên đó giống như người tù bị lưu đày ghi số năm mà mình biệt xứ. Có khác là người tù còn biết ngày được thả chớ còn mình thì mù tịt. Đã tưởng vĩnh viễn sống một mình rồi… chết cũng một mình trên đất lưu vong này, nào ngờ Trời còn thương mình nhiều quá!
Ông ngồi hẳn dậy đốt điếu thuốc, khói thuốc thật thơm thật ngọt. Vậy mà cũng đã mười năm xa nhau! Mười năm… lâu lắm chớ! Vậy mà sao vẫn thấy còn thương còn nhớ. Lạ quá! Có phải như vậy người ta gọi là chung thủy hay không! Rồi ông nhìn quanh. Nhà cửa thiệt là lượm thượm, phải dọn dẹp laị coi cho nó được một chút. Vậy là ông đứng lên đẩy ghế, đẩy bàn, quên mất là mình còn mặc bộ đồ lớn để đi khu 13 và làm như bà Năm sắp qua tới bây giờ! Vừa làm vừa nói một mình, lâu lâu ông ngừng lại hít một hơi thuốc thật sảng khoái. Hai cái fauteuils này cho sát vào tường, kê gần nhau để cùng ngồi coi télé.
Cái télé nằm đó được rồi. Cái bàn ăn nhích qua một chút để có chỗ kéo cái nệm dưới gầm giường ra. Bả trên giường, mình dưới đất, tạm ổn trong khi chờ đợi kiếm nhà khác rộng hơn. Cái tủ búp phê đẩy tới một chút là nằm ngang với bàn ăn. Mẹ nó! Coi vậy mà cũng nặng ớn! Ông đứng lên thở hổn hển, nhìn quanh. Bây giờ coi có nét rồi đó. À! Cái màn cửa sổ, phải tháo xuống đem giặt, cho nó "sáng" ra mới được.
Rồi ông vào buồng tắm thay đồ. Đồ đạc ở đây thì sạch sẽ rồi, khỏi lo. À! Còn cái tủ quần áo ở bên phòng ngoài nữa. Phải thu gọn lại cho có chỗ để bả để quần áo chớ! Ông bỗng phì cười. Làm như mình sắp cưới vợ vậy! Mà thiệt! Sau mười năm xa cách, gặp lại nhau cũng giống như cưới nhau lần nữa chớ gì! Ông soi gương chải lại tóc. Tóc mình mới có mấy sợi bạc thôi. Mặt mũi hãy còn "nét" lắm, ai mà nói mình sắp sáu mươi? Cô dâu qua đây thấy chú rể như vầy là nhìn… rớt con mắt! Ông Năm bỗng nghe lòng vui rộn rã, giống như tâm trạng ngày xưa, thuở còn trẻ, lúc sửa soạn đi đến nơi hẹn với người con gái tên Trần thị Lệ Mai...
Vậy là trưa thứ bảy này ông Năm không thấy đói! Tuy vậy, cũng phải "bỏ bụng" một cái gì,vì thói quen hơn là vì nhu cầu. Ông mở tủ lạnh lấy một trái cà tô mát và một miếng thịt bò. Cà xắt khoanh, không dầu không dấm, thịt nướng trần trên vỉ sắt không muối không bơ. Làm cho "lấy có" và ăn cũng cho "lấy có". Bởi vì tâm hồn ông đang mãi phiêu bồng ở đâu đâu xa lắm, hình như là ở Gò Công quê vợ, ở Gia Định quê mình, ở những ngày đầu "hai đứa gặp nhau" (những ngày đó, tiếng nói của tình yêu là một chuỗi dài im lặng!), ở rạp hát bóng Đại Nam là nơi "hai đứa hẹn hò" (Dù trời mưa anh cũng tới. Em nghe không?), ở Đà Lạt ít lâu sau đó... Chao ôi! Đẹp quá! Dễ thương quá! Tình yêu là cái gì mà sao mãi mãi vẫn còn nguyên, như mới hôm qua hôm kia…
*
Ông Năm lái xe lên phi trường Charles de Gaulle lần này là lần thứ hai. Hồi sáng, đã lên đó một lần, đợi cả tiếng đồng hồ để được thông báo là chuyến bay Air France từ Thái Lan qua sẽ đến trễ gần tám tiếng. Nhờ là nhân viên của hãng nên ông Năm được biết là máy bay bị trục trặc kỹ thuật ở Karachi. Trở về sở làm, ông ngồi đứng không yên, lâu lâu cứ nhìn đồng hồ. Bạn bè trong sở thấy vậy thương hại, mỗi người một câu an ủi trấn an. Có người ngồi lại gợi chuyện tán dóc cho ông đỡ thấy sốt ruột. Có người đặt tay lên vai ông bóp mạnh:
- Georges! Đợi chờ nhau mười năm mà mày còn chịu nổi huống gì chỉ có mấy tiếng đồng hồ nữa thôi. Can đảm lên chớ!
Vậy rồi thời gian cũng qua, chiều cũng xuống, để ông Năm lái xe đi phi trường, lòng náo nức xôn xao trong sự đợi chờ kỳ diệu. Vào phi trường, ông gắn thẻ nhân viên lên ngực áo rồi đến quầy Air France hỏi thăm. Mô phật! Lần này máy bay sẽ đến đúng giờ.. Hai cô tiếp viên trong quầy không quen ông Năm nhưng thấy đeo thẻ Air France, nên cũng hỏi đẩy đưa:
- Ông chờ đón bạn à?
Ông mỉm cười, vừa bước đi vừa trả lời:
- Không! Tôi đón nhà tôi. Chào hai cô.
Phi trường giờ này nhiều chuyến bay cùng đến một lúc nên người đi kẻ lại tấp nập. Ông Năm ngồi uống cà phê, hút thuốc, nhìn thiên hạ. Ông thấy ai cũng dễ thương hết! Ông muốn họ uống với ông một tách cà phê, hút với ông một điếu thuốc lá. Cà phê expresso thật ngon. Khói thuốc Dunhill thật ngọt. Tâm hồn ông Năm được trải rộng mênh mông…
Lại nghĩ đến bà Năm. Bả "điệu" lắm! Lúc nào cũng sạch sẽ gọn ghẽ. Tóc lúc nào cũng chải gọn về phía sau rồi cuốn thành một vòng kẹp lại phía trên ót, thành ra khuôn mặt trái soan và cái cổ tròn lúc nào nhìn cũng rõ nét. Còn về quần áo thì bả chẳng bao giờ mặc loại có màu sắc sặc sỡ loè loẹt, luôn luôn hoặc đen hoặc xanh đậm và nếu có bông thì cũng phải tiệp màu với nền vải và hình dáng phải nhã nhặn, nho nhỏ tương xứng với tầm vóc của bả. Hà! Bả hiền khô và nhát hít vậy mà về vấn đề ăn mặc bả khó đàng trời!
Người ta nói bả có "gout". Mình cũng nghĩ như vậy, nhưng nếu bả không có thân hình đều đặn cân đối thì không biết cái "gout" để vào đâu cho nó nổi! Ông hít một hơi thuốc dài sảng khoái. Hồi đó sao mà mình mê bả quá, nhứt là đôi bàn tay có ngón thon dài sang trọng và cặp mắt đen to như mắt đầm làm cho cái nhìn của bả lúc nào cũng có vẻ như ngạc nhiên. Điều lạ là sau này khi đã đứng tuổi, bả vẫn còn giữ nguyên đường nét thời con gái. Thành ra lắm khi nhìn bả, mình muốn trêu chọc bằng câu "Gái không con mà nom cũng mòn con mắt", nhưng vì sợ bả buồn nên mình nín thinh luôn!
Ông Năm ngừng suy tư trên hình ảnh đẹp của bà vợ, mỉm cười vu vơ. Lại hút thuốc, lại nhìn thiên hạ. Hớp cà phê cuối cùng đã nguội ngắt mà sao vẫn còn thấy ngon lạ lùng. Bỗng ông bật cười. Sau bảy mươi lăm, sống với Việt Cộng mà bả vẫn tiếp tục "điệu" như thường! Trong lúc người ta lôi quần áo cũ rách ra bận và để mặt mũi tóc tai lôi thôi lếch thếch cho có "tác phong cách mạng" thì bả vẫn gọn ghẽ sạch sẽ như thường, vẫn chút đỉnh má hồng, chút đỉnh son, vẫn quần dài áo ngắn tươm tất, mặc dù phải đạp xe đi làm công nhân ở tổ may thêu xa bảy tám cây số. Mình hay trêu chọc bả bằng câu nói của Việt Cộng "Song chân lý ấy vẫn không bao giờ thay đổi", bả cười không nói. Vậy mà có hôm, bả trả lời bằng một câu… xanh dờn: "Đàn bà phải biết tự trọng. Làm như mấy bà cách mạng tóc tai xủ xộp, quần áo xốc xếch rộng rinh hoặc ngắn ngủn như mặt đồ khín, em làm không được"…
Có tiếng nhạc chuông dìu dặt, tiếp theo là giọng bổng trầm của cô tiếp viên thông báo chuyến bay Air France số AF 199 đến từ Thái Lan đã đáp xuống sân bay. Ông Năm đứng lên trả tiền, xong đi vào phía trong qua ngả văn phòng trực của hãng. Ông nghe lòng vừa náo nức vừa hồi hộp giống như ngày xưa khi đứng chờ xem kết quả thi tú tài! Ông ra đón tận cổng vào. Có hai chuyến bay đến từ hai nơi khác nhau nhưng đổ hành khách xuống cùng một lúc, nên sân bay đầy người. Giữa cái lao xao lộn xộn đó, ông Năm nghểnh cổ tìm vợ trong luồng người thoát ra từ cổng F, cổng của chuyến bay Air France.
Ông nhìn từng khuôn mặt, từng người. Ông nhìn, ông chớp mắt để nhìn cho rõ hơn. Những gương mặt Á đông phờ phạc. Những gương mặt Á đông hốc hác. Những gương mặt Á đông xanh xao. Ông nhìn, ông chờm tới, nhích tới để nhìn. Bả dễ nhìn lắm. Lúc nào cũng sạch sẽ gọn ghẽ. Lúc nào cũng điệu. Trong đám đông, bả nổi hơn người ta nhờ nước da trắng hồng của gương mặt trái soan và đôi mắt lớn, cho nên dễ nhận ra lắm. Không phải bà này. Bà này già quá cũng không phải. Bà này coi ngờ ngợ nhưng đi chung với bầy con nít, không phải bả. Ông nhón chân lên để cái nhìn được đưa ra xa thì tai thoáng nghe hình như có tiếng người gọi nhỏ: "Ông Năm!"
Ông vẫn tiếp tục nhìn từng người, từng khuôn mặt. Lại có tiếng người gọi nhỏ, lần này tiếng gọi lạc đi:
- Ông Năm…
Nghe rõ có tiếng ai gọi mình, ông nhìn lại. Ngay phía trước, đứng cách ông chỉ mấy bước, người gọi ông là một bà già tóc muối tiêu hớt bom bê ngắn như mấy bà Tàu Chợ Lớn, mặc áo len nâu rộng thùng thình, ống tay dài phủ mất hai bàn tay đang xách mỗi bên một túi vải. Chỉ mới nhìn tới đó thôi, linh tánh bắt ông nhìn lại gương mặt: khuôn mặt gầy xạm nắng với những nếp nhăn trăng trắng ở khoé môi và đuôi mắt.
Ngần đó thứ giống như miếng cau khô, chỉ trừ có hai con mắt là sinh động, là mở to như có vẻ ngạc nhiên, là nói lên, là nhắc nhở, là… là… Trời ơi! Là vợ tôi đây mà! Ông Năm nghẹn ngào bước tới, hai tay đưa về phía bà già và chỉ còn đủ sức gọi có một tiếng: "Mai!" Ông ôm lấy vợ mắt nhắm nghiền đau đớn. Tội nghiệp! Người vợ chỉ dám gọi chồng bằng hai tiếng "Ông Năm!" như người xa lạ, và chỉ dám gọi có hai lần. Và khi chồng nhìn ra mình, ôm chầm lấy mình, người vợ đó chỉ còn nói được bằng nước mắt!
Ông Năm buông vợ ra để nhìn lại lần nữa. Ông nghe nghẹn lời và nghẹn cả lòng. Ông chỉ còn nói được bằng hai bàn tay… Hai bàn tay vuốt làn tóc bạc bây giờ sao quá thẳng quá ngắn. Hai bàn tay ôm lấy khuôn mặt bây giờ sao không lấp đầy hai lòng bàn tay.
Hai bàn tay đặt xuống bờ vai bóp nhẹ. Dưới lớp áo len, ông cảm rõ nét gầy của bờ vai bây giờ. Bây giờ… Hồi đó… Từ trong sâu thẳm của lòng ông, nỗi đau khổ tột cùng bỗng bật lên thành tiếng, một thứ tiếng nói lệch lạc méo mó vì uất nghẹn: "Sao vầy nè?" Rồi, không kềm chế nổi nữa, không cần giữ gìn ý tứ gì nữa, trong cái rừng người xào xạc đó, ông ôm lấy vợ, ngửa mặt lên trời thét lên một cách thống thiết: "Sao vầy nè… Trời?" Tiếng "Trời" nặng trĩu thoát ra từ lòng ngực ông như tất cả sinh lực trong người được trút ra hết…
Rồi ông ôm lấy vợ, nước mắt ràn rụa. Bà Năm cũng khóc nhưng vẫn không buông rời hai cái túi vải. Hơn mười năm sống với Việt Cộng, đã trở thành một bản năng: nắm chặt, giữ chặt những gì còn thuộc về mình, những gì mà "tụi nó" chưa kịp chiếm lấy, cướp lấy!
Một lúc lâu sau, phải một lúc lâu sau, ông Năm mới lấy lại bình tĩnh. Ông nói:
- Thôi mình về đi em!
Tiếng "em" thật tự nhiên, thật nhẹ nhàng. Tiếng "em" mà đã mười năm, bà không còn nghe thấy! Bà cắn môi để kềm xúc động, nhìn chồng mà đuôi mắt nheo lại mỉm cười. Bà nghe một cái gì mát rượi đang len vào lòng, một cái gì đã làm rơi mất từ hơn mười năm, bây giờ mới tìm gặp lại. Mãi đến bây giờ, ông Năm mới thấy trong đôi mắt vợ, nét cũ ngày xưa: to tròn như mắt đầm, tròng đen lay láy. Đôi mắt đó đang nhìn ông, cái nhìn ngời lên như muốn nói thật nhiều… Ông cúi xuống định xách hai túi vải. Bà Năm lắc đầu:
- Để em xách!
Tiếng "em" cũng thật tự nhiên thật nhẹ nhàng. Giọng nói thật dịu dàng, trong trẻo. Làm như nước mắt đã tẩy sạch dấu vết của mười năm… Ông vói tay cầm lấy quai túi:
- Để anh xách cho.
Bà Năm vừa bước đi, vừa nói, tay vẫn nắm chặt hai túi vải:
- Không sao. Em xách được. Ở bển, em gánh lúa mỗi ngày cho nhà máy, có sao đâu.
Ông Năm bỗng nghe lòng quặn thắt. Thì ra "tụi nó" đày đọa bả đến nước đó! Bả tội gì? Tội gì? Tội vượt biên? Thì đã ở tù trên ba tháng rồi còn gì nữa? Vậy tội gì? Ông Năm nghiến cái căm thù trong răng để đừng chửi đổng, nhưng rồi ông cũng bật ra:
- Quân khốn nạn!
Về đến nhà thì trời đã xâm xẩm tối. Lần này thì chính ông Năm xách hai túi vải, đi trước dẫn đường, lòng vui như mở hội. Đến chân cầu thang, ông nói:
- Ở từng lầu ba lận. Em leo nổi không?
Bà Năm trả lời, giọng vẫn trong trẻo:
- Gì không nổi? Bây giờ em làm cái gì cũng nổi hết.
Rồi bà bước lên cầu thang, bước đều đặn. Ông Năm theo sau, nhìn dáng dấp nhỏ thó với mái tóc bạc hớt bom-bê cao ông bỗng thương vợ vô cùng. Mười năm… Mái tóc huyền mà ngày xưa hay kéo sát về phía sau để cuốn tròn kẹp gọn một vòng trên ót… bây giờ chỉ còn là như vầy! Cái cổ tròn dẫn xuống bờ vai thon thon của hồi đó… bây giờ gầy nhom như vầy! Mười năm… Chắc bả phải khổ ghê lắm, phải chịu đựng ghê lắm mới ra nông nỗi này! Tội nghiệp! Người đàn bà hiền khô và nhát hít đó chưa làm phiền lụy ai bao giờ, vậy mà Việt Cộng vẫn moi ra một cái cớ nào đó để hành hạ. Và như vậy suốt mười năm. Lam lũ quá nên bả già trước tuổi, chớ bả cũng còn giữ được cái nhìn, giọng nói và tâm hồn… những thứ mà Việt Cộng không cưỡng chiếm được!
Vào nhà, ông Năm bật đèn lên, bà Năm nhìn quanh mỉm cười, không nói. Ông Năm đặt hai túi lên bàn ăn, rồi cũng nhìn quanh:
- Nhà của anh đó. Nhỏ như cái lỗ mũi. Tạm một thời gian rồi mình sẽ kiếm nhà khác rộng hơn.
Bà Năm dịu dàng:
- Như vầy cũng được. Có hai đứa mà gì…
Bỗng nhiên hai người nhìn nhau. Tiếng "hai đứa" nhắc cho họ nhớ tới hoàn cảnh bây giờ, một hoàn cảnh mà từ lúc gặp lại nhau bao nhiêu thống hận dập dồn đã làm họ quên đi: bây giờ "hai đứa" vẫn còn có nhau, thật sự còn có nhau. Rồi sẽ không còn gì chia cách. Rồi sẽ đi bên nhau, đi hết đoạn đường còn lại, một đoạn đường không còn bao nhiêu xa… Bởi vì họ biết: họ đang bước vào mùa thu của cuộc đời… Cho nên họ nhìn nhau mà yêu thương dâng đầy trong mắt.
Bà Năm bước lại cửa sổ. Ngoài xa trên nền trời trắng đục, hiện lên thật rõ cây thánh giá và nóc nhà thờ Sacré Coeur. Bà Năm hỏi:
- Cây thánh giá này đây?
Câu hỏi trống không nhưng hai người cùng hiểu: cây thánh giá mà ông Năm viết đi viết lại không biết bao nhiêu lần trong thư gởi về Việt Nam. Ông bước lại khoác vai vợ, gật gật đầu. Hai người yên lặng nhìn cây thánh giá như đang tạ ơn, giống như đang rước lễ, giống như cô dâu chú rể sau khi được kết hợp thành vợ chồng… Thời gian bỗng như dừng lại, để hình ảnh trở thành bất diệt, nói lên cái cao cả của tình yêu, cái huyền diệu của niềm tin… những thứ mà Việt Cộng muốn xoá bỏ để biến con người thành gỗ đá. Một lúc lâu sao, bà Năm như sực tỉnh:
- Để em soạn đồ ra.
Rồi bà bước lại bàn mở hai túi vải. Ông Năm đốt điếu thuốc, khói thuốc lâng lâng nhẹ. Ông ngồi cạnh giường nhìn vợ soạn đồ bằng đôi bàn tay xạm nắng với những đường gân nổi lên ngoằn ngoèo. Đôi bàn tay đã từng có ngón tay thon dài khéo léo từ đường kim mũi chỉ… bây giờ là như vậy! Ông thấy thương vợ vô cùng. Bà Năm soạn đồ ra để trên bàn: vài bộ quần áo, mấy cái khăn lông, một cái mền nhỏ… Vừa làm bà vừa nói:
- Có bao nhiêu, em đem theo hết. Nói là đi chánh thức chớ không biết lúc nào tụi nó bắt mình lại. Có nhiều người lên máy bay rồi mà còn bị lôi xuống, không biết vì cớ gì. Rồi khi được thả ra là trắng tay.
Bà lấy trong túi ra một khuôn hình, trao cho ông Năm:
- Em đem hình ông già bà già qua để lâu lâu mình thắp một cây nhang.
Ông Năm nhìn hình cha mẹ, lòng bồi hồi xúc động. Hình này, hồi đó, để trên bàn thờ nhà cũ. Nhà bị tịch thu, không hiểu bả làm sao lấy được để mang qua đây? Ông đứng lên nhìn quanh, rồi treo khuôn hình lên cây đinh trên tường đối diện.
Có tiếng bà Năm nói:
- Em có đem qua cho anh chai rượu nếp than nữa. Nhớ hồi đó anh ưa lắm.
Ông quay lại, cầm chai lên mở nút. Chưa đặt miệng chai lên mũi mà mùi rượu ngọt ngào thơm phức tỏa ra thật nồng nàn.. Ông hít một hơi dài, đóng nút lại, rồi nhìn chai rượu mà ứa nước mắt. Nỗi nhớ quê hương nằm sâu trong tiềm thức, bây giờ, mùi rượu nếp than, màu rượu nếp than đã làm bật dậy, vô cùng mãnh liệt. Ông tưởng chừng như vừa hưởi thấy mùi thơm quê hương. Có mùi ngọt ngọt của lúa chín, có mùi nồng nồng của rơm của rạ, có mùi hăng hăng của đống un đốt cạnh chuồng trâu chuồng bò…
Ông tưởng chừng như đang giữ trong tay một mảnh trời quen thuộc. Ở đó có màu tím lờn lợt của hoa bằng lăng, có màu tím nâu nâu của vỏ măng cụt, có màu tím học trò của trái mồng tơi, và những tà áo tím phất phơ theo gió qua cầu, với những chiều tím quê ngoại, đứng ngẩn ngơ bên sông Vàm Cỏ khi tuổi vừa mới lớn… Chao ơi! Ngần đó thứ, tưởng quên nhưng vẫn nhớ. Ngần đó thứ bây giờ xa thật xa..
Xa, không phải vì cách biệt, mà xa vì không còn thuộc về mình nữa!
Ông Năm cầm chai lắc lắc, bột nếp than tím ngát dợn lên trong lòng chai. Ông mở nút rót thẳng vào miệng một hớp. Chất rượu béo ngậy ngọt ngào cay cay nhắc ông nhớ những quán nhậu ở Hóc Môn, những món thịt rừng ở Biên Hoà, những con cá mú sữa kho tộ ở Vũng Tàu bãi sau bãi trước… Ông ngậm lấy hớp rượu để nghe rõ chất rượu đang thấm vào nướu răn, đang thấm vào các thớ thịt cổ, đang thấm lên nóc giọng, đang nồng lên mũi. Ôi! Mùi vị quê hương là đây… ông không cầm được nước mắt!
Bà Năm vẫn âm thầm soạn đồ đạc. Bà hiểu ông Năm lắm và nghe thương chồng vô cùng. Tội nghiệp! Mười năm xa quê hương… Ông Năm vào phòng tắm rửa mặt rồi ra chỉ chỗ cho vợ xếp quần áo. Xong ông bảo:
- Anh đã làm sẵn mấy món ăn cho hai đứa. Để anh đem ra hâm. Em đặt bàn đi. Đồ đạc trong tủ búp phê đó.
Bà Năm nghi ngờ:
- Anh mà làm bếp cái nỗi gì? Mua ở tiệm thì có.
Ông Năm cười sảng khoái:
- Em lầm rồi! Bây giờ, anh làm cái gì cũng được hết. Nấu bếp, giặt đồ, làm ménage … đủ thứ. Rồi em coi! À… đặt bàn em nhớ để một dĩa sâu cho món súp légume và một dĩa trẹt cho món gà nấu rượu, nghe!
Bà Năm mỉm cười, thấy chồng sung sướng mà lòng cũng thênh thang trải rộng. Một lúc sau, hai vợ chồng ngồi vào bàn ăn. Trên bàn cũng có hai cây nến. Cũng khăn trải bàn trắng phau, cũng khăn ăn màu xám lợt, cũng dĩa trắng chạy chỉ vàng, cũng nĩa dao cán gỗ có nét vẽ cong cong nhè nhẹ. Và không quên hai ly rượu có chân, đựng chút rượu nếp than có màu tím đậm đà và hương thơm mời mọc. Ông vui vẻ:
- Như vầy mới đúng là nuit de noces chứ, phải không em?
Bà Năm nhìn chồng không nói, nhưng vành tai bỗng đỏ bừng. Bà nói lảng:
- Súp ngon chớ! Anh học nấu ở đâu vậy?
Ông để ngón tay trỏ lên môi, vẻ bí mật:
- Hùm… Không nói đâu! Ông Tiên người Tàu chuyên nấu đồ Tây chỉ đó, dặn anh đừng nói cho ai biết!
Rồi cả hai cùng cười vì hình ảnh ngộ nghĩnh đó, cái cười hồn nhiên tìm lại sau mười năm xa nhau…
Bữa ăn kéo dài bằng những chuyện kể cho nhau nghe, nhớ đâu kể đó, không mạch lạc đầu đuôi, bởi vì trong thời gian mười năm có biết bao nhiêu sự việc đã xảy ra làm sao mà nhớ cặn kẽ cái nào sau cái nào trước! Dọn dẹp xong thì trời đã khuya. Hai vợ chồng chia nhau, bà nằm trên giường, ông nằm trên nệm dưới đất. Tắt đèn đã lâu mà hai người vẫn còn trằn trọc. Làm như còn thèm nói chuyện với nhau nữa! Bóng tối dầy đặc vây quanh. Không khí trong nhà êm êm mát mát. Mùi rượu nếp than và mùi thuốc lá Dunhill còn phản phất thơm thơm. Bỗng bà Năm nghe một bàn tay của chồng đặt lên mình mình.
Toàn thân bà run lên nhè nhẹ. Hơi thở của bà bỗng trở nên phập phồng. Một cảm giác dường như thật cũ, mà cũng dường như thật mới, dìu dịu ngây ngây… Bà không biết nữa! Rồi, không tự chủ được, bà cầm bàn tay chồng áp lên má, lên mũi, lên môi. Bàn tay này tưởng đã vĩnh viễn không còn nhìn thấy, cầm lấy. Da thịt này tưởng đã vĩnh viễn không còn đụng chạm sờ mó được. Mười năm… Mười năm…
Nước mắt bỗng chảy dài xuống hai bên tai, bà Năm thốt lên nho nhỏ: "Mình!" Chỉ có một âm đơn độc, nhưng sao tiếng "mình" nói lên thật nhiều, diễn tả thật nhiều. Tiếng "mình" mà mười năm nay ông Năm không còn nghe. Tiếng "mình" gợi lên tình nghĩa vợ chồng, nỗi niềm chia xẻ. Tiếng "mình" cũng là tiếng nói của yêu đương, của hài hoà sum họp. Và tiếng "mình" ở đây, trong hoàn cảnh này, sao nghe thật mời mọc dâng hiến… Người đàn bà mười năm khổ hận đó, vợ ông, cần được yêu thương thật nhiều để bù lại.
Tiếng "mình" gọi nhỏ trong đêm bỗng nghe tiếp nối… Bồi hồi xúc động, ông Năm chồm lên ôm lấy vợ, hôn tràn lên tóc, lên má, lên môi. Ông nghe trong tay, thân xác gầy còm của vợ run lên như đang cơn sốt. Và tai ông còn nghe những tiếng "mình" đứt quãng ú ớ như tiếng nói trong chiêm bao…
Cuộc tình của tuổi vào thu âm thầm như lá rụng bên ngoài nhưng cũng nồng nàn ngọt lịm như hớp rượu nếp than cùng chia nhau khi nãy. Có mùa chớm thu nào mà không thấy còn sót lại vài tia nắng hạ?
*
Tôi muốn câu chuyện này chấm dứt ở đây cho cuộc tình được đẹp như bài thơ, được vuông tròn như trong tiểu thuyết. Nhưng trên thật tế không phải như vậy. Bởi vì… Một tháng sau đó, bà Năm ngã bịnh, phải vào nằm nhà thương. Bà bị ung thư phổi, ở thời kỳ chót. Bà đã giấu ông Năm lâu nay, bây giờ bà mới cho biết: hồi còn ở Việt Nam, nhờ khám thấy ung thư nên bà mới xin được chiếu khán xuất cảnh. "Nhà nước Cách Mạng vốn khoan hồng nhân đạo, nên cho phép chị sang thăm chồng đấy!
Chớ chị không nằm trong diện được cứu xét nào cả. Rõ chưa?" Gã cán bộ trao giấy phép cho bà Năm, mà nói như thật! Tụi nó dư biết rằng có giữ bà lại cũng chỉ tốn gạo tốn khoai thêm vài tháng nữa và là một miệng ăn phi sản xuất, chẳng lợi lộc gì cho "nhân dân". Thà tống đi gấp để khỏi phải chôn thêm một người, chật đất!
Ông Năm đã ngồi bên giường vợ suốt thời gian cuối cùng. Ông đã cầm bàn tay còn mang tỳ vết của mười năm gian khổ. Ông đã ôm gương mặt phong trần chưa kịp đổi hồng sau mấy tuần sống đầy hạnh phúc. Và cuối cùng, ông đã chải lại mái tóc bạc chưa kịp dài để được cuốn tròn kẹp lên sau ót, như ngày xưa…
Ông đã gục lên thân xác gầy khô, khóc với tất cả nước mắt còn lại.
Mùa thu đó, lá rụng thật nhiều.
Tiểu Tử
CỘNG SẢN TRA TẤN, KHỦNG BỐ VÀ SÁT HẠI NHÂN DÂN
VIỆT CỘNG TRA TẤN ĐÁNH ĐẬP NHÂN DÂN
Hình ảnh trong Cải Cách ruộng đất nông dân bị cộng sản tra tấn, khủng bố và giết hại.
LỜI CHỨNG SỐ 4của Linh mục tù nhân lương tâm Tađêô Nguyễn Văn Lý
HƠN
20 NHỤC HÌNH & KỸ XẢO CÁN BỘ CSVN ĐÃ VÀ ĐANG SỬ DỤNG ĐỂ TRA TẤN
CÁC TÙ NHÂN TRONG CÁC NHÀ TẠM GIỮ, TRẠI TẠM GIAM VÀ TRẠI GIAM TẠI
VIỆT NAM HIỆN NAY – 2010
Phần Audio do chinh LM Tadeo Nguyễn văn Lý phổ biến trong buổi Hội Luận Chủ Nhật 20 tháng 6 năm 2010 Xin mở link sau dây:
http://www.vietlinhweb.com/Diendan/index.php?showtopic=12045&st=0&#entry20684
——-
Việt Nam, ngày 8 tháng 6 năm 2010 - Công ước Quốc tế (CƯQT) về các
quyền dân sự và chính trị của Liên hiệp quốc ngày 16.12.1966, Việt Nam
xin tham gia ngày 24.9.1982, qui định : Điều 7 : Không ai có thể bị
tra tấn, phải chịu những hình phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm
hạ thấp phẩm giá con người. - Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự (BLTTHS) của Nhà
cầm quyền Cộng sản Việt Nam (NCQCSVN) năm 2003 đang hiệu lực qui định :
Điều 6 : … Việc bắt và giam giữ người phải theo qui định của Bộ Luật
này. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình. Điều 7 : Công dân có
quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, tài sản. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật…. Điều 8 : Không ai được xâm
phạm chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công
dân… Điều 9 : Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa
có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.Nhưng trong thực tế, chính khá nhiều (và có nơi, có lúc rất nhiều) các Cán bộ (CB) của bộ máy đàn áp khổng lồ của CSVN đã làm ngược lại, mà không hề sợ Cơ quan nào xử lý mảy may gì, cũng chẳng e dè dư luận nào cả. Các CB CSVN đã và đang ngang nhiên vi phạm rất nặng nề các điều luật trên như thế nào và tại sao ???
A. Về điều 8 BLTTHS : Các CB CSVN đã vi phạm quá lộ liễu, không cần phải rườm lời. Chỉ có trẻ con và người mất trí mới không thấy, không biết rõ.
B. Về điều 7 & 9 BLTTHS : 1. Trước khi bị bắt : Khi NCQ CSVN muốn bắt ai thì đã luôn mặc nhiên coi người đó là kẻ có tội rồi, nên các CB hầu như muốn đối xử thế nào tùy ý, có khi rất lố bịch lộ liễu : * Đối với một số người có ảnh hưởng trên công luận : bộ máy tuyên truyền khổng lồ của CSVN (báo chí, truyền thanh, truyền hình) tận dụng hết công suất tha hồ bôi lọ, chụp đủ mọi thứ mũ, xuyên tạc, công khai kết tội sẵn, trước các loại tòa án giả tạo hình thức sau đó nhiều tháng, có khi cả năm. Ví dụ: từ tháng 12-2000 đến 18-5-2001, loa phóng thanh của xã Thủy Biều, TP Huế liên tục mạ lỵ tôi buổi sáng 5 bài, buổi chiều 5 bài cho giáo dân Nguyệt Biều và dân xã Thủy Biều nghe; loa phóng thanh của xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế chĩa thẳng vào Nhà thờ An Truyền, ngay trong giờ Kinh – Lễ, buổi sáng 9 bài, buổi chiều 9 bài (15.2 – 18.5.2001); loa phóng thanh của xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế phát buổi sáng 7 bài, buổi chiều 7 bài (25-2 đến 30-3.2007) mạ lỵ tôi cho giáo hữu Bến Củi và dân xã Phong Xuân nghe…
*
Đối với các công dân bình thường : các CB có thể đánh, mắng, đe dọa, trừng phạt hành chánh. Chỉ riêng từ đầu năm 2010 này, nhiều công dân bị đánh rất dã man, cả bị giết nữa (25-5-2010 tại Nghi Sơn, xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa)… 2. Sau khi bị bắt : Trên đường áp tải và tại các nhà tạm giữ cấp phường, xã, quận, huyện : tùy địa phương và tâm tính của các CB phụ trách, các CB đã có thể sử dụng các loại nhục hình, bức cung, tra tấn dưới đây. C. Về điều 7 CƯQT 1966 và về điều 6 & 7 BLTTHS : Sau khi bị bắt : Tại các nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam (trại cải tạo): Theo lời kể của các tù nhân tôi đã sống chung, đã gặp hoặc đã nghe tường thuật trong các lần ở tù vào các năm 1977 (1 trại: Thừa Phủ, Huế), 1983-1992 (3 trại: Thừa Phủ, Huế; Thanh Cẩm, Thanh Hóa; Nam Hà, Hà Nam), 2001-2005 (2 trại: Thừa Phủ, Huế; Nam Hà, Hà Nam), 2007-2010 (2 trại: Thừa Phủ, Huế; Nam Hà, Hà Nam), của các nữ tù nhân bị giam gần đây ở Hỏa Lò, Hà Nội; K3 – K5, Trại 5, Yên Định, Thanh Hóa (2000 -2010), nhất là các lời chứng của tù nhân lương tâm Lê Thị Kim Thu, đã bị tạm giam tại Trại số 1 của Công an Tp Hà Nội, Hỏa Lò, Hà Nội (14.8.2008 – 03.3.2009) và được chuyển về trại giam K3, Ninh Khánh, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (03.3.2009 – 14.11.2009), và của luật sư TNLT Lê Thị Công Nhân đã bị tạm giam tại Trại số 1 của Công an Tp Hà Nội, Hỏa Lò, Hà Nội (6.3.2007 – 27.01.2008) và được chuyển về trại giam K4, Trại 5, Yên Định, Thanh Hóa (27.01.2008 – 6.3.2010).
Cả 2 nữ TNLT rất nổi tiếng này sẵn sàng làm chứng về hầu hết các kỹ xảo tra tấn dưới đây, với bất cứ cơ quan điều tra nào của Liên hiệp quốc và Quốc tế vui lòng quan tâm đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam hiện nay. Các nhục hình và các kỹ xảo tra tấn sau đây đã được CSVN nghiên cứu tuyển chọn qua kinh nghiệm lâu năm, thường chỉ để lại thương tích 3-6 tháng, có thể tự lành hoặc dù mặc nhiên là gây tổn thương bên trong, có thể dẫn đến tử vong và sẽ được pháp y gán cho một bệnh vớ vẩn nào đó, nhưng lại rất ít để lại dấu vết bên ngoài lâu dài, đề phòng có thể bị khiếu kiện về sau. Hiện nay, các CB thụ lý 1 vụ án, nếu điều tra thành công, thu hồi một tài sản (do hối lộ, tham ô, buôn lậu, bán ma túy,…), thì được thưởng 40-60% (1 tỷ, được thưởng 400-600 triệu). Do đó, rất sẵn sàng tra tấn để đạt cho được mục đích.
Ngoài ra, các nhục hình đang được sử dụng còn mang thú tính quái dị, bị ám ảnh dâm loạn và hoang dã, ác độc khác thường, đến độ rất khó tin, nhưng hoàn toàn có thật, như được mô tả khá đầy đủ sau đây.
1/- Nhục hình, tra tấn, hình phạt & cấm đoán vô lý dành cho tù nhân nam lẫn nữ : Áp dụng cho tù nhân nữ nhiều hơn, vì tù nhân nam biết đề kháng hơn, dám “bật” mạnh, dám liều chết đánh trả mãnh liệt :
1/1. Cấm Truyền Đạo : Điều 11/15 Nội qui Trại giam hiện nay là “Cấm truyền Đạo”. Tôi liên tục phản đối điều 11/15 này từ tháng 2.2001 đến tháng 3.2010 và tuyên bố công khai bằng văn bản 27 lần rằng: “Chỉ nguyên bao lâu còn 3 từ “Cấm truyền Đạo” trong Nội Qui trại giam CSVN, tôi sẵn sàng ở tù cho đến chết”. Nhiều CB cũng cho 3 từ này là rất vô lý và chỉ có hại cho uy tín của CSVN, nhưng thẩm quyền chính thức của bạo quyền CSVN vẫn chai lì chưa thay đổi.
1/2. Bắt gọi CB là Ông/Bà, xưng là cháu, dù “Ông/Bà” ấy mới chỉ 19-20 tuổi, còn “cháu” đã U70, U75, U80!
1/3. Cưỡng bức lao động có tính nhục hình : bắt gánh phân người (bắc), phân trâu, bò, dê,…chỉ cốt để hành hạ, lăng nhục, bẻ gãy ý chí.
1/4. Đánh hội đồng : một nhóm CB nam, nữ, giày da cứng chắc, có thể dùng dùi cui hoặc không, thay nhau đánh, đấm, đá một tù nhân như một quả bóng cho đến khi chán chê, hoặc nạn nhân bị buộc quì gối van xin “Xin Ông/Bà tha cho cháu, cháu xin… rút kinh nghiệm”, hoặc cho đến khi nạn nhân ngất xỉu.
1/5. Bắt quì, rồi đánh, đá, đạp : với dùi cui, dép, giày da,… vào mặt, ngực, hạ bộ,.. cho đến khi nạn nhân “khiêm tốn” van xin hoặc bất tỉnh.
1/6. Bắt nằm sấp hoặc nằm ngửa, rồi đạp lên ngực, bụng, vai, lưng,…cho đến khi ói máu/ bất tỉnh. 1/7. Còng tay và treo trên thành cửa sổ lâu giờ : cho đến khi chịu ký biên bản nhận “tội”.
1/8. Phơi nắng : Bắt nằm giữa nắng từ 2-4 giờ, dù đang bệnh, cho đến khi ngất xỉu hoặc chịu ký biên bản nhận “tội”.
1/9. Nằm buồng kỷ luật đặc biệt : Khi tù nhân “vi phạm nội qui trại giam”, tiết lộ nhục hình / tra tấn, phản kháng/ chống lại các CB về các bất công / cấm đoán vô lý,… thì bị cùm chân, có khi bị lột hết áo quần, kể cả quần lót, 7-14 đêm ngày, gia tăng biệt giam 3-6-12, 24, 36,… tháng hạn khi cần. Có khi bị đánh đập rất dã man, kèm theo các nhục hình, làm các tù nhân (đặc biệt là nữ) tê liệt ý chí phản kháng, không dám tường thuật lại, vì quá hãi hùng.
2/- Nhục hình, tra tấn & hình phạt dành riêng cho tù nhân nam :
2/10. Chích roi điện vào dương vật : Vì sỉ diện, thường các tù nhân nam rất ngại tự kể lại. 2/11. Đánh vào dương vật : Lấy roi đánh vào dương vật cho xấu hổ, đặc biệt là bắt đặt dương vật kê lên thành cửa sổ, lấy dùi cui đánh cho tóe máu hoặc phun tinh dịch ra, cho liệt dương.
3/- Nhục hình, tra tấn & hình phạt dành riêng cho tù nhân nữ :
3/12. Quì ngậm dùi cui : Các tù nhân nữ quì ngậm dùi cui của CB dùng để đánh tù (tượng trưng cho dương vật), hai hàng nước mắt chảy dài suốt 2-4 tiếng đồng hồ trong tủi nhục tột cùng. 3/13. Đói mà không thể được ăn : CB buộc tù nhân trực sinh lấy bánh chưng (do thân nhân thăm nuôi gửi vào) cắt ra làm 4, vứt vào thùng rác, lẩn băng vệ sinh phụ nữ; hoặc lấy bánh mì, cơm, đổ nước bẩn vào ngâm, rồi thách đố: “Con nào mà nhặt bánh chưng/cơm đó lên ăn, còn thua con chó”. Hoặc CB lấy cơm đứng từ đầu sàn, ném tung rải khắp buồng giam, văng lên mền, chiếu, rồi bắt tù nhân thu dọn cho bõ ghét.
3/14. Còng tréo tay : Bắt tréo 1 tay (trái) từ sau lưng lên vai (phải) để còng với cổ tay kia (phải) tréo từ vai (phải) xuống chập vào tay (trái), rất đau đớn. Sau vài giờ bị thẩm vấn với tay bị còng tréo, tù nhân bị liệt cả 2 tay chỉ còn buông thỏng lòng thòng, phải nhờ tù nhân khác đút cơm và giúp đỡ các việc sinh hoạt hằng ngày. Thường # 3-6 tháng thì 2 tay tự khỏi.
3/15. Đặt chân ghế lên mu bàn chân tù nhân : Bắt tù nhân ngồi đưa 1 bàn chân ra. CB lấy ghế 4 chân, đặt 1 chân ghế lên mu bàn chân của tù nhân, rồi ngồi lên ghế ấy thẩm vấn nạn nhân suốt 2-3 giờ liền để ép cung. Nạn nhân rất đau đớn như xương bàn chân gãy vụn. 3-6 tháng sau có thể tự lành.
3/16. Lăn thước vuông trong kẽ ngón tay : CB lấy thước kẻ vuông luồn vào 4 ngón tay đan chéo nhau của 1 bàn tay tù nhân, 1 tay CB cầm chụm 4 đầu ngón tay nạn nhân lại, tay kia CB xoay lật thước kẻ vuông, để nạn nhân đau như bị mài gọt vào da thịt và xương ngón tay.
3/17. Thông tai : Đặt đầu tù nhân lên mặt bàn, úp nghiêng 1 tai xuống mặt bàn. CB vỗ mạnh nhiều lần xuống tai kia của nạn nhân, cho rung màng nhĩ, gây rối loạn tiền đình. Sau màn thông tai đặc sản VN này, nạn nhân bị nhức buốt tận óc, ói mửa, phải tự lê bước về buồng giam lảo đảo như người say.
3/18. Lột hết áo quần, kể cả quần lót : “Tại trại K3, Ninh Khánh, Hoa Lư, Ninh Bình, sáng ngày 14-11-2009, CB Đinh Thiết Hùng buộc tôi (tù nhân Lê Thị Kim Thu), trước khi được trả tự do, phải vào nhà vệ sinh khám người, một số CB nữ đứng chờ sẵn, đeo găng tay bảo hộ để khám âm đạo, tôi phản đối, yêu cầu mời Bác sĩ và Ban Giám thị đến chứng kiến, nếu tìm không ra đồ vi phạm gì, tôi sẽ làm đơn tố cáo. CB nói: “Không cho khám, không cho nó về !” tôi trả lời: “Không về thì thôi, nhà tù lớn vào nhà tù nhỏ, nhà tù nhỏ ra nhà tù lớn, chứ thiết tha gì.” Tôi quay vào trại lại. CB hô các tù nhân khác khóa cửa khu giam lại, tôi trở lại khu giam của mình. CB trực trại thông báo cho các tù nhân khác ra sân chung “tập điều lệnh”, tôi cũng theo họ ra sân chung xem diễn tập # 3 giờ. Rồi CB Hùng vào gặp tôi bảo ra trại lấy đồ… Sau khi nhận tư trang, có 4 CB nữ đợi sẵn, cửa cổng vào khu bị khóa. Các CB ép buộc tôi phải lột hết quần áo, hoàn toàn khỏa thân, bị khám từ áo ngực, đến quần lót, CB Thu Hằng yêu cầu tôi vào nhà vệ sinh ngồi trên bàn cầu cao # 50cm để họ thọc tay vào âm đạo khám, tôi không cho, họ bắt tôi đứng lên ngồi xuống nhiều lần, để có gì trong âm đạo thì rớt ra. Sau đó, CB ngồi khom người nhìn vào âm đạo xem trong đó có giấu gì không. Trên quần lót tôi có ghi các số điện thoại của những tù nhân thân quen và địa chỉ gia đình của 1 người tù nam bị đánh chết, thuộc K2 Ninh Khánh, họ thu giữ cái quần lót đó không trả lại, mà chẳng cho cái quần lót khác để mặc vào người đi về.
CB gọi tôi ra khu hành chánh của trại để làm thủ tục ra trại. CB trao tôi tiền xe là 750.000 VNĐ. Tôi không nhận và ghi rõ lý do vào biên bản : Cái tôi cần không phải là 750 ngàn đồng mà là cái quần lót để mặc đi về. Sau đó CB cầm biên bản vào trong, trình cho ai tôi không rõ… khi đi ra có thêm CB trinh sát Phong buộc tôi vào phòng viết lại biên bản. Tôi không vào, chỉ đứng ngoài hành lang. Khi CB viết xong biên bản đưa cho tôi ký tên, tôi vẫn cứ viết : Cái tôi cần là cái quần lót. Họ nổi điên bảo tôi là chuyện cái quần lót tính sau. Tôi trả lời : Cho dù các CB có viết 10 cái biên bản, tôi vẫn ghi vào biên bản đòi cái quần lót của tôi. CB nói : Chị để lại quá nhiều chuyện ở trại này ! Cuối cùng, họ yêu cầu một CB nữ tên Tuyên dẫn tôi ra khỏi cổng trại, buộc tôi phải trở lại cuộc sống “tự do” mà không có được một cái quần lót mặc trong người !!! Mãi mãi tôi vẫn đòi CSVN trả lại tôi cái quần lót này.” (Nguyên văn lời kể của chính tù nhân lương tâm Lê Thị Kim Thu).
3/19. Chích roi điện vào 2 đầu vú : CB dùng roi điện chích vào 2 đầu vú để tra tấn, ép cung.
3/20. Rà dùi cui điện vào vùng kín : CB lột hết áo quần, rà dùi cui điện vào vùng kín nữ bên ngoài quần lót mỏng, làm cháy xoăn lớp lông và làm bỏng lớp da bên trong.
3/21. Dùng găng tay lao động móc âm đạo tập thể : “Tại trại giam số 1, Hỏa Lò của Công an TP Hà Nội, lặp đi lặp lại nhục hình này : CB Nguyễn Thị Lan (Lan Cáo), # 32 tuổi, vào buồng giam hỏi : Ai có gì bỏ ra. Đừng để tôi dùng chiếc găng tay này nhé! CB gọi 25 nữ tù nhân, bắt cởi hết áo quần ra, buộc ngồi xuống rãnh giữa 2 bệ sàn ngủ bằng xi-măng, bắt quay mặt vào tường sàn ngủ, lần lượt từng người, hai tay chống xuống sàn, cởi quần lót ra, chổng mông lên để CB chỉ dùng một chiếc găng tay lao động thô ráp, lần lượt thọc rất thô bạo vào 25 âm đạo, mò tìm tiền, giấy ghi chép,… kể cả nữ tù nhân đang bị hành kinh cũng phải lột băng ra, không chừa một ai, nếu có lây nhiễm HIV, AIDS cũng phớt lờ, mặc cho các tù nhân đau đớn khóc rên trong tủi nhục tột cùng, do nhục hình “made in Việt Nam” cực kỳ độc đáo này. Các CB Nhung (Nhung Cáo, # 32 tuổi), Nguyễn Thị Bích Thủy (# 28 tuổi) ở Hỏa Lò cũng thường sử dụng hoặc chứng kiến nhục hình này. D. Có thể còn nhiều đòn nhục hình, tra tấn khác ác độc dã man hơn nữa mà tôi không biết rõ ràng chính xác, kính mong các cựu tù nhân, nhất là các cựu tù nhân tôn giáo, chính trị, lương tâm khác bổ sung cho Lời Chứng số 4 này trước công luận quốc tế văn minh hiện nay.
Chúng ta phơi bày sự thật không mảy may do thù hận một ai, nhưng vì trách nhiệm phải lên án và triệt tiêu cái ác xấu bất cứ từ đâu đến, dưới bất cứ hình thức nào, đồng thời phải đòi công lý cho mọi thành phần của gia đình nhân loại, cụ thể là của Đồng bào Việt Nam. Trước khi được thả, tất cả các nữ tù nhân ở các trại giam liên quan đều phải học tập 4 ngày, bị đe dọa, yêu cầu cấm nói các nhục hình nêu trên ra bên ngoài nếu muốn được thả và được sống yên ổn. Vì thế, bao năm qua, hầu hết các tù nhân nữ ra tù không dám tiết lộ các nhục hình đó, chỉ vì sự sợ hãi quá độ đã làm họ gần như tê liệt hoàn toàn. Nhưng ngoài 2 tù nhân lương tâm Lê Thị Kim Thu và Lê Thị Công Nhân, tù nhân Nguyễn Thị Khương, sinh năm 1960, thường trú tại 35A, phường Kỳ Bá, TP Thái Bình, sau khi bị nhục hình 1/8 (phơi nắng) nhiều giờ, nhiều lần, hiện đang được điều trị tại trạm xá, trại giam K3, Ninh Khánh, Hoa Lư, Ninh Bình, sẵn sàng làm chứng về các nhục hình 1/2.4.6.8.9; 3/12.13.18.21 .
***
Tại sao CB CSVN lại hoang dã, ác tâm và tàn bạo đến thế ? Câu trả lời rất chính xác và rất vắn gọn đầy đủ chính là : Vì họ là các đệ tử chân truyền của Các-mác, Lênin, Stalin, đặc biệt là Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh !!! Lm tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Lý – Huế, 8-6-2010 Ngày giỗ lần thứ 22 Đức cố TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền, Đã tử đạo ngày 8-6-1988 tại bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn, do bị Y Bác sĩ CSVN cho uống thuốc độc (Xem “Lời chứng về cái chết của Đức TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền (Đức TGM đã tử đạo như thế nào ?) của Lm Tađêô Nguyễn Văn Lý, ngày 30-01-2001”).
Nhân phẩm phụ nữ trong tù Việt Nam
Bốn
lần bị khám với không mảnh quần áo che thân. Hơn hai năm tù giam với
tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" - Nữ luật sự
bất đồng chính kiến Lê Thị Công Nhân kể lại các hình thức tra
khảo và hạ thấp nhân phẩm tù nhân trong trại tù Việt Nam.
'Tra tấn nhục hình kín'
Bản thân Bấm Lê Thị Công Nhân, sinh năm 1979, nói cô chưa bao giờ bị đối xử bằng bạo lực, hoặc chứng kiến tận mắt cảnh tra tấn nhục hình nào trong suốt thời gian ở tù.Bị xử tù trong phiên tòa thu hút dư luận quốc tế tháng 5/2007, Công Nhân chỉ được nghe lại những câu chuyện đó qua những thường phạm bị giam cùng với cô.
Họ là những người cô trực tiếp sống cùng, ăn uống hàng ngày cùng nhau ở trại số 5, Thanh Hóa.
Nhưng qua kinh nghiệm chứng kiến hậu quả của các vụ hành xử bạo lực như vậy, cô đúc rút ra bốn lý do chính tại sao những chuyện tra tấn nhục hình trong nhà tù lại bị bưng bít.
Thứ nhất, việc tra tấn thường không tiến hành ngay tại phòng giam mà ở phòng hỏi cung, hoặc ở góc hành lang, hay một nơi khuất mắt.
"Cán bộ công an điều tra vụ án thường tra tấn để khảo cung bằng những hình thức tra tấn 'thô sơ, man rợ'. Còn cán bộ quản giáo thì đánh đập tù nhân bằng bất cứ món đồ gì mà họ có trong tay khi họ cho rằng tù nhân vi phạm kỷ luật như nói to, hát lớn..."
"Buồn đời hát cũng bị cho là vi phạm."
Thứ hai, buồng giam được thiết kế khá kín, sâu vào bên trong, ngăn với hành làng bên ngoài bởi hai vách tường và hai lần song sắt. Đấy là không gian đệm giữa buồng giam và hành lang, giữa người tù và công an.
"Chính tại cái lồng sắt sâu khoảng độ ba mét này là nơi các tù nhân bị lôi ra tra tấn hành hạ. Những người tù khác không nhìn thấy được bởi mà chỉ được nghe kể lại, hoặc chứng kiến hậu quả của những hành xử bạo ngược mà thôi."
Nguyên nhân thứ ba là bản thân những người bị tra tấn thường tỏ thái độ cam chịu và không đủ can đảm để tố cáo vì sợ bị trù dập.
Lúc mới vào tù, Lê Thị Công Nhân cho hay cô ngây thơ hỏi họ tại sao họ không báo cho luật sư, hoặc cho người nhà của họ biết thì được trả lời:
"Điên à? Thế thì có mà chết nữa. Nói cho người nhà cũng chẳng giải quyết được gì hết. Không có tiền không giải quyết được gì mà còn bị trù cho thêm".
Nhưng điều quan trọng nhất để góp phần thay đổi là phải phanh phui sự thật này ra.
Lê Thị Công Nhân
Theo Lê Thị Công Nhân, nỗi khiếp sợ bao trùm lên những người tù và họ "im lặng để được yên thân."Nhưng điều quan trọng nhất để góp phần thay đổi là phải phanh phui sự thật này ra.
Lê Thị Công Nhân
Và nguyên nhân cuối cùng, theo cô Lê Thị Công Nhân, là 'lỗi hệ thống':
"Việc tra tấn nhục hình và hạ thấp nhân phẩm con người trong nhà tù Việt Nam là phổ biến có hệ thống và vẫn đang được tiếp tục và nhận được sự bao che cực kỳ lớn và chặt chẽ, đoàn kết trong nội bộ chính quyền Việt Nam."
Các đoàn thanh tra của Quốc hội và của Viện Kiểm sát thường xuyên đến nhà tù, trung bình cứ khoảng nửa tháng/một đoàn.
Nhưng trong suốt thời gian bị giam thì cô không thấy có vụ nào được phanh phui.
Trong thời gian ở tù, Lê Thị Công Nhân đã có lần tuyên bố tuyệt thực để phản đối.
Tham nhũng trong tù
Hiện đã được thả ra nhưng bị quản chế ở Hà Nội, Lê Thị Công Nhân, nhà bất đồng chính kiến theo Thiên Chúa giáo kể lại:"Thức ăn hàng ngày chỉ toàn rau. Nhiều người tù xuất thân từ nông thôn nhận xét, thức ăn của họ còn bẩn hơn cả thức ăn cho lợn. Đôi khi họ còn tìm thấy đất và phân còn lại trong khẩu phần ăn,"
"Nó kinh khủng đến như thế. Nhưng mà sống lâu quá, không ăn thì bị táo bón nên cuối cùng phải nhặt lại cái rau đã được hấp đấy để đem đi rửa lại để ăn."
Chỗ nằm ngủ, theo cô, cũng phải mua bằng tiền thì mới có chỗ tốt.
"Nếu không thì phải nằm cạnh hố xí. Tất cả đều phải mua bằng tiền hết."
Theo lời kể của gia đình được các trang mạng đối lập ở nước ngoài trích lại, thì phòng giam của nữ luật sư Lê Thị Công nhân có 60 phạm nhân. Chỗ nằm của mỗi người chỉ có 80cm bề ngang và bề dài là 2.2m, trên bục xi măng.
Nay, nhìn lại giai đoạn bị giam, Lê Thị Công Nhân nói nạn tham nhũng vào trong mọi ngõ ngách của nhà tù và thực tế là 'rất khó' cải thiện những điều kiện này.
Nhìn rộng ra cách đối xử của cán bộ và nhân viên hệ thống trại giam với người bị giam tại Việt Nam, Lê Thị Công Nhân nhận xét:
"Những người bị họ coi là ngoài vòng pháp luật và bị qui cho là những tên tội phạm thì họ càng khinh rẻ, càng chà đạp rất là nhiều. Và dù làm thì làm thì tôi nghĩ rằng cái điều quan trọng nhất để góp phần thay đổi những điều đó là phải phanh phui sự thật này ra.
Bấm Lê Thị Công Nhân phát biểu với BBC sau khi đã đồng ý làm chứng cho cáo buộc mà một nhân vật bất đồng chính kiến có tiếng khác là linh mục Nguyễn Văn Lý cũng gửi thư kiện chính phủ Việt Nam.
Cùng lá thư gửi lên Liên hiệp quốc, ông gửi bản chứng thực của một số tù nhân về việc chính quyền dùng nhục hình và tra tấn trong các nhà tù và trại giam với nhiều cáo buộc nặng nề.
Đài BBC đã gửi thư cho Bộ Ngoại giao Việt Nam để có phản ứng chính thức.
Trả lời thư của biên tập viên Viv Marsh từ BBC Newsroom, Bộ Ngoại giao Việt Nam viết hôm 22/6:
"Luật pháp Việt Nam nghiêm cấm và xử lý nghiêm đối với mọi hình thức tra tấn, ngược đãi phạm nhân".
"Những phát biểu của Lê Thị Công Nhân là không đúng sự thật."
Trong một diễn biến khác, hôm 07/06, thân nhân của ba nhà bất đồng chính kiến Việt Nam gửi đơn kiến nghị về điều kiện giam cầm.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/06/100624_lethicongnhan_traigiam.shtml
Bản
tin dưới đây cho biết, một Kitô hữu Dega, ở Gia Lai đã bị tra tấn
cho đến chết vì đã từ chối gia nhập giáo hội quốc doanh của Cộng Sản.
Monday, 07 April 2008 By BosNewsLife Asia Service
In a statement seen Monday, April 7, the Montagnard Foundation Incorporated (MFI), which represents Christians in the Central Highlands, said Rahlan Hen from Ploi Beng village in Giala Province, died last month while serving a six year jail term, “for refusing to join the church of [local Communist official] Siu Kim.
Officials allegedly refused saying: “He has been sentenced to 6 years in prison so you can come back and pick up his bones in three more years after he had finished his prison term.”
Elsewhere in the Central Highlands, Degar-Montagnard Christians have also been targeted by security forces in recent months, including in Ploi Kuk Tu, in Gialai Province, where 44-year-old Dinh Plok lost his farmland and belongings for “refusing to sign a document renouncing his Christian faith,” MFI said.
DETAINEES BEATEN
*
*
Vietnam Christian Prisoner Tortured To Death, Friends Say |
HANOI,
VIETNAM (BosNewsLife)-- A Vietnamese Degar Montagnard Christian who
refused to join the Communist-backed church in Vietnam’s Central
Highlands has been tortured to death in prison, while other detainees
were beaten for declining to renounce their faith in Christ,
representatives told BosNewsLife.
In a statement seen Monday, April 7, the Montagnard Foundation Incorporated (MFI), which represents Christians in the Central Highlands, said Rahlan Hen from Ploi Beng village in Giala Province, died last month while serving a six year jail term, “for refusing to join the church of [local Communist official] Siu Kim.
"Many Degar Montagnard Christians disagree with the practices of this church and feel that Siu Kim is actually teaching people to worship the government and not God,"
MFI explained. “This is why Rahlan Hen refused to join. Because of
this, the government decided to arrest him» on June 14, 2006.
"The
Vietnamese government sent security police along with riot police to
his house and arrested him. They handcuffed him and began to beat and
kick him severely," said MFI. "They dragged him from his house,
stomping on him with their heavy military boots until he lost
consciousness…Then they threw his body in their jeep and took him to
the district of Ia Grai prison," where torture apparently continued.
REPEATEDLY TORTURED
"At
this prison facility, the security police repeatedly beat and
tortured him; they kicked, punched, stomped on and shocked him with
electric rods." He was reportedly transferred to several other prison
facilities, including in the province of Phu Yen.
The
Vietnamese government supports a policy “transfer certain prisoners
frequently, beating and torturing them with each move, keeping them
away from their families and causing them fatal injuries…” MFI
claimed.
The
Vietnamese government has denied wrongdoing and accuses MFI of
spreading propaganda. MFI has said however that several other
Degar-Montagnard Christian prisoners are also known to have died in
recent years.
"The
government will deny murdering a Degar-Montagnard victim, and will
claim that the person simply died in prison. In Rahlan Hen’s case, each
time they moved him, they tortured him mercilessly, and when he did
not die, they tried to feed him poisoned food…He was aware of this
trick and so he refused to eat."
LEGS PARALYZED
Before
he died, his wife visited him at the Phu Yen Province prison, and saw
that "one of his legs was paralyzed and that he could barely walk,"
MFI told BosNewsLife." She was overcome with sorrow, but could do
nothing to help him. All she could offer him was her tears."
On
March 17 she was summoned to visit her husband in prison, "but when
she arrived, the security police informed her that he was already
dead," MFI said. "They took his wife to the burial site and opened the
coffin so that she could see her husband’s face for the last time."
She apparently begged security officials to allow her to take her
husband’s corpse back home "so that his relatives could also see his
face for the last time," an important part of the Degar Montagnard
culture.
Officials allegedly refused saying: “He has been sentenced to 6 years in prison so you can come back and pick up his bones in three more years after he had finished his prison term.”
Elsewhere in the Central Highlands, Degar-Montagnard Christians have also been targeted by security forces in recent months, including in Ploi Kuk Tu, in Gialai Province, where 44-year-old Dinh Plok lost his farmland and belongings for “refusing to sign a document renouncing his Christian faith,” MFI said.
FARMLAND SEIZED
"Dinh Plok, a Catholic,
had his home, his farmlands and all his belongings, including his
motorcycle, a Honda Dream, confiscated by the Vietnamese government…" in
February.
He
apparently converted to Catholicism last year, and shortly after, his
whole family as well as many of his wife’s relatives, followed his
lead and also converted to Catholicism.
"They
became the most devoted Christians in the village of Ploi Kuk Tu, and
so the Vietnamese government became nervous that these people would
cause Catholicism to spread," MFI stressed. "Vietnam desires for
villagers to worship [Communist leader] Ho Chi Minh and the Vietnamese
Communist Party as their god. This is why they only allow Degar
Montagnards to join certain churches, which they control and oversee."
In
a related incident, two other Degar Montagnard Catholics were beaten
and imprisoned in February because they refused to sign a document
renouncing their faith, MFI explained.
DETAINEES BEATEN
The
detainees were identified as two Christian men, A Plit, 35, and
25-year old A Um. They were allegedly beaten, with A Plit apparently
collapsing after being struck on his faith and kicked with heavy
military boots.
"The
security police handcuffed both Catholic men and took them to the Hoa
Binh prison facility, where they continue to be incarcerated. The
families of A Plit and A Um are all terribly worried about them because
they know what the Vietnamese security police usually do to Degar
Montagnard prisoners.
MFI
criticized American Assistant Secretary of State Christopher Hill for
recently telling the US Senate Foreign Relations Committee’s
Subcommittee on East Asian and Pacific Affairs "religious freedom in
Vietnam has expanded significantly."
Hill has reportedly defended Washington’s view that "Vietnam no longer qualifies as a serious violator of religious freedom."
Human rights groups have said that although the Communist Party has allowed economic reforms, it remains concerned about unrestricted freedom of speech or the spread of Christianity, which is seen as undermining its ideology.
Human rights groups have said that although the Communist Party has allowed economic reforms, it remains concerned about unrestricted freedom of speech or the spread of Christianity, which is seen as undermining its ideology.
Nguồn : bosnewslife
Filed under: Hội Aí Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo
*
*
TRUNG CỘNG TRA TẤN TÙ NHÂN
Tù nhân bị bắt trong kỳ Thế vận hội bị chết vì Tra tấn ngay sau khi được trả tự do từ trại Lao động
[13-01-2010]
Đệ tử Pháp Luân Công tại Tianjin bị tra tấn dã man trong suốt 15 tháng tại trại cải tạo lao động04-1-2010
New York—Một nữ bác sĩ trung tuổi bị giam giữ tại Tianjin trong kỳ Thế vận hội đã chết vào ngày 4-12-2009, chỉ 22 ngày sau khi bà được trả tự do từ “Trại cải tạo lao động” (TCTL) Banqiao. Bà Gong Hui (宫辉), bị công an bắt giam vào ngày 13-8-2008 và sau đó bị kết án phạm pháp và đưa đến trại cải tạo- nơi mà bà bị đánh đập, tra tấn, và giam giữ trong xà lim. Bà được 57 tuổi khi bà bị chết .Bà Gong là một trong 15 đệ tử tại Tianjin và họ bị kết án rồi đưa đến trại cải tạo lao động Banqiao và bị tra tấn trong trại này, Trung tâm Thông Tin Pháp Luân Đại Pháp vừa nhận được báo cáo vào cuối tháng Hai vừa qua (tin tức).
Bà cũng là một trong số 80 đệ tử Pháp Luân Công mà cái chết của họ đã được Trung tâm lập hồ sơ trong năm 2009. Trong kỳ chuẩn bị cho Thế vận hội, hơn 8,000 đệ tử Pháp Luân Công đã bị chính quyền bắt giam, rất nhiều người đã bị kết án và đưa đi trại cải tạo lao động hay nhà tù.“Cái chết thảm thương của người phụ nữ này, một lần nữa, nói lên sự nguy hiểm vô cùng cho tính mạng các đệ tử Pháp Luân Công đang phải gánh chịu khi bị kéo lên xe công an và bị kết án rồi bị đưa đến một trong những 300 trại tập trung tại Trung quốc” phát ngôn viên của Trung tâm Thông Tin Pháp Luân Đại Pháp, Gail Rachlin, nói.
Công an địa phương và các nhân viên an ninh giam giữ bà Gong mà không có trát toà vào ngày 13-8-2008, trong kỳ chuẩn bị Thế vận hội Bắc kinh. Bà ta, lúc đầu bị giam tại Trại giam Huyện Nankai trong 35 ngày, nằm trong địa phận của Vận động trường Thế vận Tianjin. Sau đó bà ta bị đưa đến trại cải tạo lao động Banqiao, nằm trong khu vực phụ cận của huyện Dagang vào ngày 17-9-2008.Với nổ lực bắt bà ly khai với Pháp Luân Công, các tên cai ngục tại trại đã bắt bà Gong vào biệt giam trong thời gian rất dài, không cho ăn và ngủ, và bắt bà đứng trong thời gian rất lâu. Bọn cai ngục cũng đốc thúc bọn tù côn đồ đánh đập bà .
Vào ngày 9-11-2008, bà Gong bị đưa đến phòng tra tấn nặng, kéo dài từ 9 giờ sáng đến 11 giờ đêm và đã bị ngất xỉu. Chỉ trong vòng ba tháng bị giam tại trại, Bà Gong bị liệt, bệnh tật và nói khó.
Với chính sách bạo động dã man đối với các đệ tử Pháp Luân Công là điều bình thường trong các trại cải tạo lao động, nơi mà các đệ tử chiếm đại đa số các tù nhân. Sau chuyến thăm viếng vào năm 2005, Chuyên viên về Tra tấn tại Liên hiệp quốc đã báo cáo về chế độ biệt giam đối với các đệ tử Pháp Luân Công tại trại trại cải tạo lao động giành cho phụ nữ tại Bắc kinh.
Phần tra tấn “Giáo dục Đặc biệt” .. là những nhà giam có chừng 10 phòng biệt giam. Các tù nhân nói rằng các đệ tử Pháp Luân Công mà không chịu ly khai với tín ngưỡng của mình sau khi bị giam hơn 6 tháng sẽ bị đưa vào biệt giam “Giáo dục Đặc biệt” cho đến khi họ chịu “cải tạo”, bản báo cáo viết
(nối kết bản báo cáo). “Các đệ tử Pháp Luân Công trước đây bị giam tại khu vực này nói rằng họ cho rằng khu vực này là “Khu vực Tra tấn Cao độ”.
Trong cuộc điều tra vào hồi tháng Hai 2009 do Nhóm Bảo vệ Nhân quyền Trung quốc thì cho biết “Hơn một nửa của 13 người được phỏng vấn [những người thỉnh nguyện] đều nói đến việc bức hại các đệ tử Pháp Luân Công trong các trại cải tạo lao động. Họ nói rằng các đệ tử Pháp Luân Công chiếm đại đa số trong các tù nhân bị giam trong trại, và nói rằng họ bị bức hại vì tín ngưỡng của họ” (báo cáo).
Mặc dù lời kêu gọi trả tự do cho bà Gong từ gia đình, trại giam vẫn tiếp tục giam bà mặc dầu tình trạng sức khoẻ của bà suy kiệt. Cuối cùng bà cũng được trả tự do về nhà sau khi hết 15 tháng giam giữ mà bà bị kết án trước đây. Vì không hồi phục được các vết thương bị tra tấn trong tù, bà Gong đã chết vào ngày 4-12-2009, chừng ba tuần sau khi được trả tự do.
Trung tâm Thông Tin Pháp Luân Đại Pháp khích lệ các nhóm nhân quyền và dư luận quốc tế tại Trung quốc nên điều tra tình trạng về cái chết của bà Gong.
Những dữ liệu về TLĐCT Banqiao:
Hao Demin, giám đốc: 86-22-63252201, 86-22-63252203 (văn phòng), 86-13803060179 (điện thoại cầm tay)
Liu Yuxia, trưởng ban cải huấn: 86-22-63251069
Liu Jinying và Xiao Chunli, trưởng trại giam số 2: 86-22-63251423 (văn phòng)
Zhang, trưởng Phòng Nhì: 86-22-63251410, 86-22-63251415
Dich từ: http://www.faluninfo.net/article/946/?cid=84
Thanh Phương
Bài đăng ngày 22/11/2008 Cập nhật lần cuối ngày 22/11/2008 15:09 TU
Uỷ ban chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc bày tỏ mối quan ngại về những lời tố cáo Trung Quốc ngược đãi tù nhân, trong đó có những nhà đấu tranh nhân quyền như ông Hồ Giai.
LHQ lo ngại về số phận của một trong những gương mặt đấu tranh vì nhân quyền tại Trung Quốc, Hồ Giai
(Ảnh : AFP)
(Ảnh : AFP)
Các chuyên gia của Uỷ ban này cũng bày tỏ mối quan ngại về những thông tin cho thấy có những vụ bạo hành với tù nhân, mà một số trường hợp dẫn đến tử vong. Họ cũng lên án những biện pháp giam giữ '' hành chính'', nhất là đối với những người bị đưa đi lao cải, mặc dù chưa bao giờ được đưa ra xử trước toà.
Uỷ ban chống tra tấn của Liên hiệp quốc cũng rất lo ngại về số phận của những nhà đấu tranh nhân quyền như ông Hồ Giai, hiện là nạn nhân của những vụ bạo hành mà thủ phạm là những tay côn đồ, do chính quyền huy động.
Uỷ ban này còn yêu cầu chính quyền Trung Quốc phải tiến hành một cuộc điều tra toàn diện và không thiên vị về vụ thảm sát Thiên An Môn, cung cấp thông tin về những người còn bị giam giữ, xin lỗi và bồi thường thích đáng, cũng như truy tố những kẻ sử dụng vũ lực quá mức, tra tấn và ngược đãi tù nhân.
Cũng về nhân quyền tại Trung Quốc, một tòa án ở tỉnh Tứ Xuyên hôm qua đã kết án ba năm tù một nhà văn vì đã đăng trên mạng Internet những bài viết chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc.
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/107/article_1662.asp
Tra tấn bằng cách nướng sắt và áp vào da
Hậu quả của tra tấn
1 trong nhưng hình thức tra tấn
phạm nhân bị đối xử như súc vật
phạm nhân đang bị tra tấn bởi công an
Nữ phạm nhân bị bắt quỳ trên 2 cái tô úp ngược
phạm nhân đang bị tra tấn
phạm nhân đã bị bắt quỳ trên sắt nung nong
Nữ phạm nhân bị tra tấn bằng cách đâm tre vào các đầu ngón tay
1 trong những hình thức tra tấn
nữ phạm nhân bị dí tàn thuốc vào mặt
Hậu quả của tra tấn
Nữ phạm nhân sắp bi hành quyết
Nữ phạm nhân bị đưa ra pháp trường
Các phạm nhân sắp bi hành quyết
Thi thể của Nữ phạm nhân bi hành quyết
NHÂN DÂN NHA TRANG VÙNG LÊN CHỐNG CỘNG
Nha Trang: dân kéo xuống đường "Đả đảo bọn cướp ngày"
- Để bảo vệ 49 ha đất do UBND tỉnh Khánh Hòa giao trái pháp ngày
10-6-2004. Chính vì vậy, sau hơn 4 năm (2004-2008) không triển khai thực
hiện dự án (do không có khả năng tài chính), nên Xí nghiệp Tư nhân
Lâm Khánh (do ông Nguyễn Văn Khải làm giám đốc) phải trả cho bà Lê Thị
Mai Loan – Chủ tịch UBND phường Phước Long 1 triệu đồng/tháng để giữ
đất. (Bề ngoài là 1 triệu, nhưng thực tế tiền đút lót phải gấp hàng
chục lần)
Điều này được thể hiện cụ thể tại hợp đồng số 15/XN ngày 11-11-2006 được ký kết giữa Xí nghiệp Tư nhân Lâm Khánh với Chủ tịch UBND phường Phước Long. Đây là một hành vi vi phạm pháp luật (nhận hối lộ – tham nhũng – ăn bẩn làm bậy) của bà Lê Thị Mai Loan – Chủ tịch UBND phường Phước Long – được quy định chi tiết tại Điều 40 của Luật phòng chống Tham nhũng – do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 29-11-2005.
Chính vì hành vi “ăn bẩn làm bậy” này của Chủ tịch phường Phước Long, nên kể từ năm 2004 đến nay, tất cả những hộ dân nào xây dựng nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng heo, chuồng bò, chuồng gà… đều bị chính quyền của bà Loan kéo quân đến đập phá, hủy hoại tài sản của dân để giữ đất bất hợp pháp cho ông Nguyễn Văn Khải. Xuất phát từ việc “ăn bẩn làm bậy” của chính quyền nêu trên, hậu quả là hàng ngàn ngôi nhà của các hộ dân đã bị chính quyền đập phá, hủy hoại tài sản một cách vô nhân đạo, bất chấp pháp luật, miễn là tiền cứ chảy vào túi các quan chức, mặc cho người dân sống trong cảnh lầm than cơ hàn dưới trời mưa, nắng do không có nhà để ở (!?)
Điều này được thể hiện cụ thể tại hợp đồng số 15/XN ngày 11-11-2006 được ký kết giữa Xí nghiệp Tư nhân Lâm Khánh với Chủ tịch UBND phường Phước Long. Đây là một hành vi vi phạm pháp luật (nhận hối lộ – tham nhũng – ăn bẩn làm bậy) của bà Lê Thị Mai Loan – Chủ tịch UBND phường Phước Long – được quy định chi tiết tại Điều 40 của Luật phòng chống Tham nhũng – do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 29-11-2005.
Chính vì hành vi “ăn bẩn làm bậy” này của Chủ tịch phường Phước Long, nên kể từ năm 2004 đến nay, tất cả những hộ dân nào xây dựng nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng heo, chuồng bò, chuồng gà… đều bị chính quyền của bà Loan kéo quân đến đập phá, hủy hoại tài sản của dân để giữ đất bất hợp pháp cho ông Nguyễn Văn Khải. Xuất phát từ việc “ăn bẩn làm bậy” của chính quyền nêu trên, hậu quả là hàng ngàn ngôi nhà của các hộ dân đã bị chính quyền đập phá, hủy hoại tài sản một cách vô nhân đạo, bất chấp pháp luật, miễn là tiền cứ chảy vào túi các quan chức, mặc cho người dân sống trong cảnh lầm than cơ hàn dưới trời mưa, nắng do không có nhà để ở (!?)
Anh Nguyễn Thanh Hải, (người mắc bệnh tâm thần) đã bị kết án 6 tháng tù giam vì đã phản ứng CA khi gia đình bị chiếm đất.
|
Thế nhưng, tại các diễn đàn hay cuộc
họp HĐND phường, bọn quan tham này cứ rêu rao trước dân chúng rằng:
“đây là một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân…” Thật là
mỉa mai và xảo quyệt, một tập đoàn tham nhũng chuyên đi cướp tài sản
đất đai của dân thông qua cái gọi là dự án đầu tư, sau đó bán lại cho
tư nhân với giá cao để làm giàu bất chính.
Bà Thái Thị Tiễn 83 tuổi – đang ôm Bằng Tổ quốc ghi công gia đình Liệt sĩ - nhưng sau đó bị cảnh sát cướp giật ngày 25-11-2009.
|
Đơn cử như tấm Bằng Tổ quốc ghi công
gia đình Liệt sĩ của bà thái Thị Tiễn (83 tuổi), thường trú tại số nhà
28/3 đường Phước Long, phường Phước Long, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh
Hòa, là Mẹ của Liệt sĩ Bùi Văn Cẩn – do nguyên Cố Thủ tướng Chính phủ
Phạm Văn Đồng ký ngày 13-8-1978 cũng đã bị bọn cướp ngày cướp giật
ngay trên mảnh đất xương máu của bà gia đình. Ngoài ra, còn lại toàn
bộ băng rôn, cờ tổ quốc… cũng bị lực lượng cảnh sát tịch thu với cái
gọi là xung vào công quỹ Nhà nước (!?)
Ngay sau khi được sự can thiệp của Đoàn Thanh tra Chính phủ – Phòng Thương binh xã Hội TP.Nha Trang đã có Giấy mới (Khẩn) mời bà Thái Thị Tiễn đến nhận lại Bằng Tổ quốc ghi công gia đình Liệt sĩ tại Phòng Thương binh xã hội TP.Nha Trang, do đã bị lực lượng cảnh sát thu giữ khi cưỡng chế ngày 25-11-2009 (!?) Chứng kiến cảnh đông đảo người dân kịch liệt lên án và đả đảo bọn “quan tham ăn bẩn làm bậy” tại Dự án Khu đô thị mới Phước Long, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Chúng tôi vô cùng xót xa và nhục nhã cho một chính thể khi tồn tại những tập đoàn tham nhũng và cướp ngày tại Việt Nam(!?) Bình luận của: Bích Ngọc
Ngay sau khi được sự can thiệp của Đoàn Thanh tra Chính phủ – Phòng Thương binh xã Hội TP.Nha Trang đã có Giấy mới (Khẩn) mời bà Thái Thị Tiễn đến nhận lại Bằng Tổ quốc ghi công gia đình Liệt sĩ tại Phòng Thương binh xã hội TP.Nha Trang, do đã bị lực lượng cảnh sát thu giữ khi cưỡng chế ngày 25-11-2009 (!?) Chứng kiến cảnh đông đảo người dân kịch liệt lên án và đả đảo bọn “quan tham ăn bẩn làm bậy” tại Dự án Khu đô thị mới Phước Long, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Chúng tôi vô cùng xót xa và nhục nhã cho một chính thể khi tồn tại những tập đoàn tham nhũng và cướp ngày tại Việt Nam(!?) Bình luận của: Bích Ngọc
Nguồn : 4VietNam.org
NGUYỄN QUANG DUY * ĐÀM VĨNH HƯNG
Gởi Bạn Trẻ: Nhân Lý Tống Xịt Mr Đàm.
Chắc
bạn đã biết riêng tại Úc cho tới nay đã có hàng trăm ngàn sinh viên du
học. Người về nước, người xin ở lại. Năm nay có trên 20 ngàn các bạn
đang theo học tại đây. Có bạn đã, đang hay sẽ chọn nơi này làm quê hương
thứ hai.
Trước
đến nay, cộng đồng tỵ nạn cộng sản chúng tôi vẫn mở rộng bàn tay đón
chào các bạn. Chúng ta có thể sống chung thương yêu và hòa thuận trong
tình đồng hương là nhờ đã nhìn nhận và tôn trọng lẫn nhau. Thử hỏi nếu
chỉ một nhóm nhỏ các bạn rình rang tổ chức các sinh họat nhằm tuyên
truyền cho chế độ cộng sản hay mang cờ đỏ đối chọi với cờ vàng thì
chuyện gì đã xảy ra. Các bạn theo dõi đã biết ngày 18/07/2010 vừa
qua, tin từ San Jose Hoa Kỳ được nhanh chóng truyền khắp năm châu “Lý
Tống xịt Mr Đàm”.
Bên ngòai xuất hát có biểu tình. Lý Tống đã giả dạng một phụ nữ đi vào xem hát và ngồi ngay hàng đầu. Ông đã bình thản xem ca nhạc đợi đến phần trình diễn của Mr Đàm mới đứng lên tặng hoa. Để khi Mr Đàm bước đến gần cúi xuống nhận hoa thì bất ngờ, Lý Tống đã “xịt hơi cay” vào mặt của Mr Đàm. Nếu bạn chưa đọc Thông cáo của Sở Cảnh Sát Santa Clara thì xin xem Blog Đoan Trang đã dịch. Bản Thông Cáo cho biết: “Lý Tống bị bắt giữ ngay sau vụ tấn công bởi cảnh sát viên Santa Clara lúc đó có mặt tại buổi trình diễn. Động cơ của Lý Tống được cho là có bản chất chính trị.” Báo Mercury News (CV sơ dịch) phát hành trong khu vực Silicon Valley cũng cho biết phiên xử đầu tiên hôm thứ Tư 21/7/2010 đã có hàng trăm người tràn ngập phòng xử án San Jose.
Đại đa số những người tham dự để ủng hộ việc Lý Tống đã làm. Bản tin được kết luận bằng lời của Luật sư Tâm Nguyễn: "Chúng tôi đang bị tấn công bởi sự xâm nhập văn hoá tuyên truyền của cộng sản và Tống cảm thấy bị đe doạ y như thế." Chắc bạn cũng biết đây không phải là lần đầu tiên Mr Đàm xuất hiện tại sân khấu hải ngọai. Riêng tại Hoa kỳ Mr Đàm đã có trên 40 xuất hát đều tổ chức tại các Casino. Lần này Mr Đàm xoay ra trình diễn tại các khu vực có nhiều người Việt tỵ nạn cộng sản sinh sống. Trước đây, Mr Đàm cũng đã bị đồng bào biểu tình phản đối và các ca sỹ hải ngoại từ chối hát chung. Khi về nước, ngày 25-10-2007, Mr Đàm đã tuyên bố với báo chí trong nước: hải ngọai là “Cạm Bẫy và Đố Kỵ”. Mr Đàm chê bai ca sĩ và ban nhạc chơi và hát dở, thóa mạ giới nghệ sĩ là ghen tương và cộng đồng người Việt hải ngoại là quá khích.
Chắc bạn đồng ý với tôi sự thiếu hiểu biết và thiếu tôn trọng cộng đồng hải ngọai của Mr Đàm đã được “Đảng” đánh giá cao và sử dụng như mũi nhọn tuyên truyền. Bạn vào diễn đàn talawas để xem Nhất Nam, một người hiện cư ngụ tại Sài Gòn, nhận xét như sau: “Đàm Vĩnh Hưng là ca sĩ trẻ, tài năng ca hát có sức lan toả trong giới trẻ (trong nước), anh có hàng nghìn fan hâm mộ, phần lớn là học sinh, sinh viên. Ảnh hưởng của Hưng khiến chính quyền cộng sản phải tận dụng như là một thứ vũ khí lợi hại, không phải bỗng dưng Hưng là thành viên Uỷ ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam .” Nhất Nam viết nhằm phản đối việc làm của Lý Tống. Nhưng bạn thấy đó ông ấy phải đồng ý động cơ chính trị của Lý Tống là để bẻ gãy hay ít nhất là làm nhụt đi thứ “vũ khí lợi hại” đang đựơc “Đảng” triệt để lợi dụng. Cũng có thể bạn không đồng ý với nhận xét của Nhất Nam , nhất là các bạn trong Hội Những Người Ghét Đàm Vĩnh Hưng. Qua diễn đàn của Hội, các bạn bàn luận Mr Đàm chỉ ca nhạc sến, giọng thì thuộc phái nữ, cuộc sống thì Mr hay Miss, khi nghệ sỹ lúc văn công, Việt không ra Việt Tây chẳng phải Tây, thiếu văn hóa, thiếu trình độ học vấn v.v…
Như vậy Mr Đàm chỉ được “Đảng” đánh bóng. Khách quan hơn Mr Đàm và “Đảng” lợi dụng lẫn nhau. Chả thế mà Mr Đàm là thành viên chính trong tổ chức Duyên Dáng Việt Nam . Trước đây tổ chức này sang Úc đã bị đồng bào tỵ nạn chúng tôi tẩy chay phải bỏ của chạy lấy người. Lần trình diễn ấy “vào cửa miễn phí” tính ra ít nhất “Đảng” đã chi nhiều triệu đô la. Chi cho cả đòan lần ấy còn được bạn nghĩ xem chẳng lẽ “Đảng” không bao cấp cho Mr Đàm trong chuyến lưu diễn hải ngọai lần này. Phải được “Đảng” sử dụng tận tình Mr Đàm mới có giấy phép liên tục trình diễn ở hải ngọai phải không các bạn ?
Tiền chi cho Nghị Quyết 36 ở đâu ra các bạn nhỉ ? Có phải thuế của dân, có phải từ tận dụng tài nguyên, vay mựơn quốc tế, thậm chí bán nước cho Tầu. Ai sẽ phải trả đây các bạn, tôi hay con cháu của chúng ta ? Có đúng phản ứng của Lý Tống là bạo động, là phi văn hóa Mỹ, là không được quần chúng Tây Phương ủng hộ ? Bạn xem tại Tây Phương không đâu tự do, độc lập và có văn hóa hơn môi trường Đại học. Thế mà, không ít người đã ăn bom nước, bom bột, cà chua trứng thúi... tại những nơi này. Bà Tân Thủ Tướng Úc Julia Gillard chưa ngồi yên ghế và chưa nóng chân đi xin phiếu, ngày 24/7/2010 tại viện Đại học Queensland thành phố Brisbane , đã được một ứng viên Tiến sỹ anh Bradley Smith tấn công. Tin tức và hình ảnh của anh là tin nóng được đưa lên hàng đầu trong ngày. Anh Smith cho biết làm như thế để quần chúng Úc quan tâm hơn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái. Với người Tây Phương việc Lý Tống làm là một việc bình thường chẳng có gì phải ầm ỹ. Chắc các bạn cũng theo dõi việc hằng chục ngàn đồng bào Bắc Giang đã biểu tình trước Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bắc Giang đòi giải thích về cái chết của anh Nguyễn văn Khương. Việc này được đại đa số đồng bào trong và ngòai nước ủng hộ. Như thế có phải chúng ta đã nhìn nhận không còn phải lúc để nói chuyện ôn hòa với nhà cầm quyền cộng sản. Nhân tiện xin mời các bạn đọc bài tôi viết “Trương Văn Sương - Lý Tống: Đừng Cúi Đầu Trước Bạo Quyền Cộng Sản” để hiểu thêm về Lý Tống và tôn trọng việc ông đã làm.
Nói tóm lại nếu xem Mr Đàm chỉ là con chốt thí của “Đảng”, nhưng đã sang khung thành hải ngọai tung hòanh việc Lý Tống xịt Mr Đàm chỉ vì chính trị. Việc ông làm đã đánh thức đa số người Việt tỵ nạn chúng tôi phải quan tâm đến sách lược cộng sản dùng văn hóa vận để nhuộm đỏ cộng động hải ngọai. Điều này đúng như nghị quyết 36 đã đề ra. Cứ theo cái Nghị quyết này thì khi còn chế độ cộng sản thì vẫn còn các vụ đánh phá cộng đồng dưới dạng các đòan văn công như Duyên Dáng Việt Nam, các văn công như Mr Đàm. Vì vậy để chấm dứt việc đánh phá chúng tôi cần phải đẩy mạnh nỗ lực để đồng bào quốc nội đứng lên đòi lại chủ quyền dân tộc. Khi Việt Nam có một chính phủ tự do do dân bầu, chính phủ sẽ đại diện cho Việt Nam không gây ra những mâu thuẫn để chúng tôi phải lên tiếng. Ngược lại chính phủ tự do sẽ hỗ trợ cộng đồng chúng ta duy trì và truyền bá văn hóa nhân bản dân tộc.
Chắc bạn cũng biết việc Lý Tống đã từng bay về Sài Gòn rải truyền đơn kêu gọi dân chúng đứng lên lật đổ ách độc tài áp bức của bạo quyền cộng sản, rồi bay trở lại Thái Lan. Lúc ấy nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã tìm cách mua chuộc hay làm áp lực giới chức Thái Lan để giải giao ông với “tội xâm nhập lãnh thổ bất hợp pháp”. Sau gần 7 năm bị giam cầm và tranh đấu cho công lý, ngày 3/4/2007 Toà Chung Thẩm Thái Lan đã ra Phán Quyết công nhận phi vụ thả truyền đơn của Lý Tống là một hành động chính trị, và phải trả tự do cho ông. Bạn có biết Lý Tống đã chính thức thưa Mr Đàm và những người đứng ra tổ chức về vấn đề thuế vụ.
Như vậy việc ông làm chỉ là khai mào cho một cuộc đấu tranh chống cộng mới tại hải ngọai. Bạn sẽ thấy ông Tống sẽ biến các phiên tòa thành nơi lên án bạo quyền cộng sản, chứng minh sự xâm nhập của đảng cộng sản, chặt đứt các cánh tay nối dài của đảng và chứng minh hành động chính trị của ông để bảo vệ “vùng cấm Việt cộng” San Jose. Chuyện “Lý Tống Xịt Mr Đàm”.sẽ là một trong chuyện dài chống cộng ở hải ngọai, thôi để khi khác có dịp sẽ tâm sự cùng các bạn.
Nguyễn Quang Duy Melbourne, Úc Đại Lợi 1/8/2010
Bên ngòai xuất hát có biểu tình. Lý Tống đã giả dạng một phụ nữ đi vào xem hát và ngồi ngay hàng đầu. Ông đã bình thản xem ca nhạc đợi đến phần trình diễn của Mr Đàm mới đứng lên tặng hoa. Để khi Mr Đàm bước đến gần cúi xuống nhận hoa thì bất ngờ, Lý Tống đã “xịt hơi cay” vào mặt của Mr Đàm. Nếu bạn chưa đọc Thông cáo của Sở Cảnh Sát Santa Clara thì xin xem Blog Đoan Trang đã dịch. Bản Thông Cáo cho biết: “Lý Tống bị bắt giữ ngay sau vụ tấn công bởi cảnh sát viên Santa Clara lúc đó có mặt tại buổi trình diễn. Động cơ của Lý Tống được cho là có bản chất chính trị.” Báo Mercury News (CV sơ dịch) phát hành trong khu vực Silicon Valley cũng cho biết phiên xử đầu tiên hôm thứ Tư 21/7/2010 đã có hàng trăm người tràn ngập phòng xử án San Jose.
Đại đa số những người tham dự để ủng hộ việc Lý Tống đã làm. Bản tin được kết luận bằng lời của Luật sư Tâm Nguyễn: "Chúng tôi đang bị tấn công bởi sự xâm nhập văn hoá tuyên truyền của cộng sản và Tống cảm thấy bị đe doạ y như thế." Chắc bạn cũng biết đây không phải là lần đầu tiên Mr Đàm xuất hiện tại sân khấu hải ngọai. Riêng tại Hoa kỳ Mr Đàm đã có trên 40 xuất hát đều tổ chức tại các Casino. Lần này Mr Đàm xoay ra trình diễn tại các khu vực có nhiều người Việt tỵ nạn cộng sản sinh sống. Trước đây, Mr Đàm cũng đã bị đồng bào biểu tình phản đối và các ca sỹ hải ngoại từ chối hát chung. Khi về nước, ngày 25-10-2007, Mr Đàm đã tuyên bố với báo chí trong nước: hải ngọai là “Cạm Bẫy và Đố Kỵ”. Mr Đàm chê bai ca sĩ và ban nhạc chơi và hát dở, thóa mạ giới nghệ sĩ là ghen tương và cộng đồng người Việt hải ngoại là quá khích.
Chắc bạn đồng ý với tôi sự thiếu hiểu biết và thiếu tôn trọng cộng đồng hải ngọai của Mr Đàm đã được “Đảng” đánh giá cao và sử dụng như mũi nhọn tuyên truyền. Bạn vào diễn đàn talawas để xem Nhất Nam, một người hiện cư ngụ tại Sài Gòn, nhận xét như sau: “Đàm Vĩnh Hưng là ca sĩ trẻ, tài năng ca hát có sức lan toả trong giới trẻ (trong nước), anh có hàng nghìn fan hâm mộ, phần lớn là học sinh, sinh viên. Ảnh hưởng của Hưng khiến chính quyền cộng sản phải tận dụng như là một thứ vũ khí lợi hại, không phải bỗng dưng Hưng là thành viên Uỷ ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam .” Nhất Nam viết nhằm phản đối việc làm của Lý Tống. Nhưng bạn thấy đó ông ấy phải đồng ý động cơ chính trị của Lý Tống là để bẻ gãy hay ít nhất là làm nhụt đi thứ “vũ khí lợi hại” đang đựơc “Đảng” triệt để lợi dụng. Cũng có thể bạn không đồng ý với nhận xét của Nhất Nam , nhất là các bạn trong Hội Những Người Ghét Đàm Vĩnh Hưng. Qua diễn đàn của Hội, các bạn bàn luận Mr Đàm chỉ ca nhạc sến, giọng thì thuộc phái nữ, cuộc sống thì Mr hay Miss, khi nghệ sỹ lúc văn công, Việt không ra Việt Tây chẳng phải Tây, thiếu văn hóa, thiếu trình độ học vấn v.v…
Như vậy Mr Đàm chỉ được “Đảng” đánh bóng. Khách quan hơn Mr Đàm và “Đảng” lợi dụng lẫn nhau. Chả thế mà Mr Đàm là thành viên chính trong tổ chức Duyên Dáng Việt Nam . Trước đây tổ chức này sang Úc đã bị đồng bào tỵ nạn chúng tôi tẩy chay phải bỏ của chạy lấy người. Lần trình diễn ấy “vào cửa miễn phí” tính ra ít nhất “Đảng” đã chi nhiều triệu đô la. Chi cho cả đòan lần ấy còn được bạn nghĩ xem chẳng lẽ “Đảng” không bao cấp cho Mr Đàm trong chuyến lưu diễn hải ngọai lần này. Phải được “Đảng” sử dụng tận tình Mr Đàm mới có giấy phép liên tục trình diễn ở hải ngọai phải không các bạn ?
Tiền chi cho Nghị Quyết 36 ở đâu ra các bạn nhỉ ? Có phải thuế của dân, có phải từ tận dụng tài nguyên, vay mựơn quốc tế, thậm chí bán nước cho Tầu. Ai sẽ phải trả đây các bạn, tôi hay con cháu của chúng ta ? Có đúng phản ứng của Lý Tống là bạo động, là phi văn hóa Mỹ, là không được quần chúng Tây Phương ủng hộ ? Bạn xem tại Tây Phương không đâu tự do, độc lập và có văn hóa hơn môi trường Đại học. Thế mà, không ít người đã ăn bom nước, bom bột, cà chua trứng thúi... tại những nơi này. Bà Tân Thủ Tướng Úc Julia Gillard chưa ngồi yên ghế và chưa nóng chân đi xin phiếu, ngày 24/7/2010 tại viện Đại học Queensland thành phố Brisbane , đã được một ứng viên Tiến sỹ anh Bradley Smith tấn công. Tin tức và hình ảnh của anh là tin nóng được đưa lên hàng đầu trong ngày. Anh Smith cho biết làm như thế để quần chúng Úc quan tâm hơn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái. Với người Tây Phương việc Lý Tống làm là một việc bình thường chẳng có gì phải ầm ỹ. Chắc các bạn cũng theo dõi việc hằng chục ngàn đồng bào Bắc Giang đã biểu tình trước Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bắc Giang đòi giải thích về cái chết của anh Nguyễn văn Khương. Việc này được đại đa số đồng bào trong và ngòai nước ủng hộ. Như thế có phải chúng ta đã nhìn nhận không còn phải lúc để nói chuyện ôn hòa với nhà cầm quyền cộng sản. Nhân tiện xin mời các bạn đọc bài tôi viết “Trương Văn Sương - Lý Tống: Đừng Cúi Đầu Trước Bạo Quyền Cộng Sản” để hiểu thêm về Lý Tống và tôn trọng việc ông đã làm.
Nói tóm lại nếu xem Mr Đàm chỉ là con chốt thí của “Đảng”, nhưng đã sang khung thành hải ngọai tung hòanh việc Lý Tống xịt Mr Đàm chỉ vì chính trị. Việc ông làm đã đánh thức đa số người Việt tỵ nạn chúng tôi phải quan tâm đến sách lược cộng sản dùng văn hóa vận để nhuộm đỏ cộng động hải ngọai. Điều này đúng như nghị quyết 36 đã đề ra. Cứ theo cái Nghị quyết này thì khi còn chế độ cộng sản thì vẫn còn các vụ đánh phá cộng đồng dưới dạng các đòan văn công như Duyên Dáng Việt Nam, các văn công như Mr Đàm. Vì vậy để chấm dứt việc đánh phá chúng tôi cần phải đẩy mạnh nỗ lực để đồng bào quốc nội đứng lên đòi lại chủ quyền dân tộc. Khi Việt Nam có một chính phủ tự do do dân bầu, chính phủ sẽ đại diện cho Việt Nam không gây ra những mâu thuẫn để chúng tôi phải lên tiếng. Ngược lại chính phủ tự do sẽ hỗ trợ cộng đồng chúng ta duy trì và truyền bá văn hóa nhân bản dân tộc.
Chắc bạn cũng biết việc Lý Tống đã từng bay về Sài Gòn rải truyền đơn kêu gọi dân chúng đứng lên lật đổ ách độc tài áp bức của bạo quyền cộng sản, rồi bay trở lại Thái Lan. Lúc ấy nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã tìm cách mua chuộc hay làm áp lực giới chức Thái Lan để giải giao ông với “tội xâm nhập lãnh thổ bất hợp pháp”. Sau gần 7 năm bị giam cầm và tranh đấu cho công lý, ngày 3/4/2007 Toà Chung Thẩm Thái Lan đã ra Phán Quyết công nhận phi vụ thả truyền đơn của Lý Tống là một hành động chính trị, và phải trả tự do cho ông. Bạn có biết Lý Tống đã chính thức thưa Mr Đàm và những người đứng ra tổ chức về vấn đề thuế vụ.
Như vậy việc ông làm chỉ là khai mào cho một cuộc đấu tranh chống cộng mới tại hải ngọai. Bạn sẽ thấy ông Tống sẽ biến các phiên tòa thành nơi lên án bạo quyền cộng sản, chứng minh sự xâm nhập của đảng cộng sản, chặt đứt các cánh tay nối dài của đảng và chứng minh hành động chính trị của ông để bảo vệ “vùng cấm Việt cộng” San Jose. Chuyện “Lý Tống Xịt Mr Đàm”.sẽ là một trong chuyện dài chống cộng ở hải ngọai, thôi để khi khác có dịp sẽ tâm sự cùng các bạn.
Nguyễn Quang Duy Melbourne, Úc Đại Lợi 1/8/2010
GIẢI THƯỞNG HELLMAN
Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Giải thưởng Hellman/Hammett năm 2010 trao cho Sáu Nhà Cầm Bút Dân Chủ Đối Kháng Việt Nam
Ngày 4 tháng 8 năm 2010, tổ chức Đài Quan Sát Nhân Quyền Human Rights Watch ra thông cáo để báo tin
Sáu nhà cầm bút dân chủ đối kháng Việt Nam được trao tặng Giải thưởng Hellman/Hammett năm 2010, cùng với 36 nhà văn của 19 nước khác trên thế giới :
Ông Bùi Thanh Hiếu (38 tuổi) sở hữu trang Nhựt ký điện tử Người Buôn Gió
Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (32 tuổi) sở hữu trang Nhựt ký điện tử Mẹ Nấm
Ông Phạm Văn Trội (48 tuổi) đang bị cầm tù
Ông Trần Đức Thạch (58 tuổi), đang bị cầm tù
Ông Vũ Văn Hùng (44 tuổi) đang bị cầm tù), và
Bà Trần Khải Thanh Thủy (50 tuổi) đang bị cầm tù.
Đài Quan Sát Nhân Quyền đã tuyên dương sáu nhà cầm bút dân chủ đối kháng Việt Nam vừa kể trên
về sự dấn thân của họ để bênh vực quyền Tự Do Phát Biểu Quan Điểm và
lòng dũng cảm của họ khi phải đối phó với sự ngược đãi, đàn áp của quyền
lực chính trị tại quê hương thân yêu của họ.
Đây
là một hành động ủng hộ thiết thực và một tín hiệu về sự đoàn kết quốc
tế đầy ý nghĩa của một tổ chức Bênh Vực Nhân Quyền rất có Uy tín dành
cho những nhà tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền Việt Nam đang bị
trấn áp nghiệt ngã bởi nhà cầm quyền độc tài Cộng Sản Việt Nam.
Chắc chắn Giải thưởng Hellman/Hammett năm 2010 sẽ làm công luận thế giới chú ý, quan tâm nhiều hơn nữa về tấn thảm kịch Nhân Quyền dưới chế độ Cộng sản Việt Nam.
Thế
giới không thể im lặng trước những hành vi chà đạp Nhân Quyền, khinh
miệt Công Ước Quốc Tế của nhà cầm quyền độc tài bất nhân Hà Nội :
Chỉ
trong vòng mấy tháng cuối năm 2009 và đầu năm 2010, tòa án Cộng sản ở
Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình và Sài Gòn (bị chiếm đóng), đã xử tội 17
người yêu nước, thương đồng bào bị áp bức và dám đòi phục hồi Nhân Phẩm,
Nhân Quyền và Công Bằng Xã Hội. Mười bảy bản án
‘’vạn lý trường thành’’ với 80 năm tù giam (có 2 năm tù treo) và hơn 50
năm tù quản chế dưới mỹ từ thời gian ‘’thử thách’’!.
Đó là những ‘’tác phẩm văn hóa’’ vĩ đại của chế độ CSVN không bao giờ được trưng bày trong dịp Đại lễ (Ô Nhục) Ngàn Năm Thăng Long – Hà Nội mà ban lãnh đạo Hội Nhà Văn Việt Nam (quốc doanh) phải có phần đóng góp đáng kể, tương xứng với bổng lộc triều đình Đảng Xã Hội Đen Đỏ ban cho.
Đó cũng là những ‘’Những thành tựu của VN (CSVN) trong việc thực hiện và thúc đẩy quyền con người’’ (Chương II tạp chí Nhân Quyền CSVN) được phổ biến trong cái gọi là ‘’tạp chí Nhân Quyền Việt Nam’’ mà “Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền” của chế độ đã tổ chức lễ ra mắt ngày 14 tháng 7 năm 2010 mới đây.
Cũng nên nhắc lại, trong năm 2009, Giải thưởng Hellman/Hammett đã được trao tặng cho
Ông Nguyễn Văn Hai, tức Nguyễn Hoàng Hải, bút hiệu Điếu Cầy
Ông Nguyễn Thượng Long
Bà Phạm Thanh Nghiên
Tu Sĩ Phật Giáo Thích Thiện Minh
Ông Trần Anh Kim,
Ông Vi Đức Hồi
cùng với 36 nhà văn của 18 nước khác trên thế giới .
Genève ngày 4 tháng 8 năm 2010
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
Ảnh năm 2009
Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tác giả Mẹ Nấm và ái nữ.
Ông Bùi Thanh Hiếu, Người Buôn Gió
De : HRW Asia [mailto:asia@hrw.org]
Envoyé : mercredi, 4. août 2010 00:46
À : HRW Asia
Objet : Vietnam: Writers Honored for Commitment to Free Speech
For Immediate Release
Vietnam : Writers Honored for Commitment to Free Speech
6 Vietnamese Win Prestigious Hellman/Hammett Award
( New York , August 4, 2010) – Six Vietnamese writers are among a diverse group of 42 writers from 20 countries who have received the prestigious Hellman/Hammett award, which recognizes courage in the face of political persecution, Human Rights Watch announced today.
“Vietnamese writers are frequently harassed, or even jailed, for peacefully expressing their views,” said Phil Robertson, deputy Asia director at Human Rights Watch, which administers the annual Hellman/Hammett awards. “By honoring courageous writers who have suffered political persecution, lost their jobs, or even sacrificed their freedom, we hope to bring international attention to voices that the Vietnamese government is trying to silence.”
All of this year’s awardees from Vietnam are writers whose work and activism have been suppressed by the government in its efforts to restrict free speech, control independent media, and limit open access and use of the internet.
The Vietnam government’s actions against some of the awardees include disrupting their personal and professional lives, hacking their websites, cutting their telephone lines, and pressuring family members to urge the awardees to cease their activities. Some awardees have even been attacked and injured by officially sanctioned mobs, or denounced and humiliated in orchestrated public meetings. All have been arrested and detained, and four are currently in prison.
This year’s awardees from Vietnam include Bui Thanh Hieu, who blogs under the name “Nguoi Buon Gio” (Wind Trader); Nguyen Ngoc Nhu Quynh, a blogger known on the internet as “Me Nam” (Mother Mushroom); Pham Van Troi, a human rights activist; Tran Duc Thach, a poet and military veteran; Vu Van Hung, and Tran Khai Thanh Thuy, a novelist. Pham Van Troi, Tran Duc Thach, Vu Hung, and Tran Khai Thanh Thuy are currently in prison. (Detailed biographies follow below.)
The Hellman/Hammett grants are given annually to writers around the world who have been targets of political persecution or human rights abuses. The grant program began in 1989, when the American playwright Lillian Hellman stipulated in her will that her estate should be used to assist writers in financial need as a result of expressing their views.
Hellman was prompted to create the assistance program for writers by the persecution that she and her longtime companion, the novelist Dashiell Hammett, experienced during the 1950s anti-communist witch hunts in the US , when both were questioned by congressional committees about their political beliefs and affiliations. Hellman suffered professionally and had trouble finding work. Hammett spent time in prison.
In 1989, the executors of Hellman’s estate asked Human Rights Watch to devise a program to help writers who were targeted for expressing views that their government opposed, for criticizing government officials or actions, or for writing about things that their government did not want to come to light.
Over the past 21 years, more than 700 writers from 92 countries have received Hellman/Hammett grants of up to $10,000 each, totaling more than $3 million. The program also gives small emergency grants to writers who have an urgent heed to leave their country or who need immediate medical treatment after serving prison terms or enduring torture.
“The Hellman/Hammett grants aim to help writers who dare to express ideas that criticize official public policy or people in power” said Marcia Allina, Hellman/Hammett grant coordinator. “Many of the writers share a common purpose with Human Rights Watch: to protect the human rights of vulnerable people by shining a light on abuses and building public pressure to promote lasting, positive change.”
Short biographies of this year’s Hellman/Hammett awardees from Vietnam :
Bui Thanh Hieu, who blogs under the name “Nguoi Buon Gio” (Wind Trader), is one of Vietnam ’s best known bloggers. His blog critiques the government’s China policy, its approval of controversial bauxite mines, and its mishandling of Catholic prayer vigils. Hieu was arrested in August 2009 and held for more than a week on charges of “abusing democratic freedom.” His house was searched and his laptop confiscated. In March 2010, Hieu was summoned and questioned by police for several days. He remains under surveillance and could be arrested and jailed at any time.
Nguyen Ngoc Nhu Quynh, who blogs under the name “Me Nam” (Mother Mushroom), was detained and questioned after being photographed wearing a T-shirt with the words “No Bauxite, No China: Spratly and Paracel Islands belong to Vietnam .” In September 2009, she was taken from her home in the middle of the night by police and questioned about blog postings that criticized government policies on China and its disputed claims to the Spratly Islands . She was released after 10 days, but remains under surveillance by police, who continue to pressure her to shut down her blog. Her application for a passport was rejected.
Pham Van Troi has used various pen names to write about human rights, democracy, land rights, religious freedom, and territorial disputes between China and Vietnam . He was an active member of the Committee for Human Rights in Vietnam , one of the few human rights organizations permitted to operate in Vietnam , and also wrote for the dissident bulletin To Quoc (Fatherland). Since 2006, he has been repeatedly harassed and summoned by police. He was arrested in September 2008 and charged with disseminating anti-government propaganda. In May 2009, the United Nations Working Group on Arbitrary Detention determined that Pham Van Troi had been wrongfully detained. Despite its conclusion, he was sentenced in October 2009 to four years in prison, followed by four years of house arrest.
Tran Duc Thach has written a novel, hundreds of poems, and articles and reports that condemn corruption, injustice, and human rights abuses. A veteran of the People’s Liberation Army, he is a member of the Nghe An Writers Club. His 1988 novel, Doi Ban Tu (Two Companions in Prison), described the arbitrary nature of Vietnam ’s legal system and the inhuman conditions in Vietnamese prisons. Poems published under the title Dieu Chua Thay (Things Still Untold) speak about life without freedom and justice. Tran Duc Thach has been repeatedly harassed since 1975. In 1978, the pressure became so harsh that he set himself on fire and was badly burned. Since then, he has been arrested 10 times and brought to court four times, each time released for lack of evidence. In 2009, the UN Working Group on Arbitrary Detention determined that he had been wrongfully and arbitrarily detained after his last arrest in September 2008. Despite this he was sentenced to a three-year prison term, which will be followed by three years of house arrest.
Tran Khai Thanh Thuy, a prominent novelist and journalist, writes about farmers’ land rights, human rights, corruption, and political pluralism. She is often critical of the government and the Vietnamese Communist Party. In October 2006, she was denounced in a show trial before hundreds of people. The next month she was fired from her job as a journalist and placed under house arrest. In April 2007, she was arrested at her home and held incommunicado in B14 prison in Hanoi for nine months. In 2008 and 2009, she endured repeated harassment from police and orchestrated neighborhood gangs, including at least 14 attacks by thugs throwing excrement and dead rodents at her house. Then in October 2009, she was arrested after trying to attend the trials of fellow dissidents and is serving a 42-month prison term. She has diabetes and tuberculosis but has been refused medical care while in prison.
Vu Van Hung is a teacher and contributor to the dissident bulletin To Quoc (Fatherland) who was dismissed from his job because of his involvement with democracy activists and dissident writers. He was detained for nine days in 2007, then placed under house arrest. He wrote Nine Days in Jail to tell the story of his interrogation. In April 2008, he was arrested and severely beaten for joining a peaceful demonstration against China when the Beijing Olympic torch passed through Ho Chi Minh City . He was arrested again in September 2008 for hanging a banner on a bridge calling for multi-party democracy and is currently serving a three-year prison term, which is to be followed by three years of house arrest. His 2009 trial took place just months after the UN Working Group on Arbitrary Detention determined that he was a victim of wrongful and arbitrary detention. He is thought to be imprisoned at Hoa Lo 2 Prison in Hanoi , where he is suffering from health problems as a result of severe beatings during interrogation and a one-month hunger strike.
For more information, please contact:
In New York, Marcia Allina (English): +1-212-216-1246
In Bangkok, Phil Robertson (English, Thai): +66-85-060-8406 (mobile)In Washington, DC, Sophie Richardson (English, Mandarin): +1-202-612-4341; or +1-917-721-7473 (mobile)
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
RFA * HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
Có dân chủ và đoàn kết ở Đại Hội Nhà Văn Việt Nam?
RFA-08-05-2010
Đại hội lần thứ 8 Hội Nhà văn Việt Nam đang diễn ra tại Hà Nội với sự họp mặt đông đủ của 922 hội viên trong cả nước.
Photo courtesy hoinhavanvietnam.vn
Trong
lịch sử các kỳ đại hội, đây là lần thứ 2, đại hội triệu tập đông đủ
tất cả các thành viên, vì thế theo báo SGGP nhận xét thì đai hội này
được kỳ vọng sẽ là một “Hội nghị Diên Hồng” của những người sáng tác
văn học nước nhà.
Trong khi đại hội vẫn còn đang họp, nhà văn Trần Mạnh Hảo cho đài Á Châu Tự Do biết các diễn tiến như sau:
-Sáng nay tôi vừa mới lên cầm micro thì bị cắt không cho nói. Ông Hữu Thỉnh chiều nay lại nói do lỗi kỹ thuật. Ai cũng được phát biểu, tôi chỉ lên tôi vừa cầm micro thì bị cúp.
Sau khi bị cúp micro, hầu hết các nhà văn tham dự hội nghị đều phản đối và đây là trò chơi bẩn. Chiều nay ông Hữ Thỉnh lên diễn đàn ông bảo do lỗi kỹ thuật chứ không phải do cố ý cắt micro. Anh em đều cười cho đấy là một trò hề tự vạch cái đuôi mình thì làm gì có dân chủ có tự do trong đại hội nhà văn?
Được biết trước khi đại hội nhà văn bắt đầu thì dư luận đã có rất nhiều chống đối về việc ông Hữu Thỉnh cố ý sắp đặt việc bầu bán và Hội nhà văn đã sử dụng ngân sách rất lớn của nhà nước vào những công tác không phù hợp với người sáng tác.
Nhà văn bị bịt miệng trong giữa đại hội
Tuy nhiên một sự kiện chưa từng thấy đã xảy ra trong phiên họp thứ hai của Đại Hội Nhà Văn Việt Nam trong ngày hôm nay, đó là nhà văn Trần Mạnh Hảo bị cắt không cho đọc bài tham luận của ông mặc dù trong nghị trình đã ghi rõ bài tham luận này. Hai nhà văn Bùi Minh Quốc và Phạm Đình Trọng cũng bị tương tự.Trong khi đại hội vẫn còn đang họp, nhà văn Trần Mạnh Hảo cho đài Á Châu Tự Do biết các diễn tiến như sau:
-Sáng nay tôi vừa mới lên cầm micro thì bị cắt không cho nói. Ông Hữu Thỉnh chiều nay lại nói do lỗi kỹ thuật. Ai cũng được phát biểu, tôi chỉ lên tôi vừa cầm micro thì bị cúp.
-Sáng nay tôi vừa mới lên cầm micro thì bị cắt không cho nói.Tôi chạy lên diễn đàn tiếp tục nói, tôi chỉ nói một câu là: Tôi cảm giác tôi đi nhầm chỗ chứ không phải đại hội nhà văn. Đây là cái đại hội bầu bán giành ghế giành quyền lực chứ không dính gì đến văn học. Tôi cảm giác như là các vị đang đánh tráo khái niệm không phải thế giới văn học mà là thế giới chính trị tranh giành bầu bán chức vụ.Nhà văn Trần Mạnh Hảo
Sau khi bị cúp micro, hầu hết các nhà văn tham dự hội nghị đều phản đối và đây là trò chơi bẩn. Chiều nay ông Hữ Thỉnh lên diễn đàn ông bảo do lỗi kỹ thuật chứ không phải do cố ý cắt micro. Anh em đều cười cho đấy là một trò hề tự vạch cái đuôi mình thì làm gì có dân chủ có tự do trong đại hội nhà văn?
Nhiều anh em bảo, không cho phát biểu ở trong đại hội mà ông lại đề là đại hội nhà văn đoàn kết, dân chủ thì làm sao mà có dân chủ có đoàn kết được.Nhiều anh em bảo, không cho phát biểu ở trong đại hội mà ông lại đề là đại hội nhà văn đoàn kết, dân chủ thì làm sao mà có dân chủ có đoàn kết được. Tôi đang ngồi trong hội trường đây ạ!
Được biết trước khi đại hội nhà văn bắt đầu thì dư luận đã có rất nhiều chống đối về việc ông Hữu Thỉnh cố ý sắp đặt việc bầu bán và Hội nhà văn đã sử dụng ngân sách rất lớn của nhà nước vào những công tác không phù hợp với người sáng tác.
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Writer-being-ban-to-speak-at-Vietnamese-writers-conference-08052010130618.html*
VOA * TRẦN MẠNH HẢO
*
Chỉ có sự thật mới giải phóng con người, giải phóng văn học và đất nước Tác giả: Trần Mạnh Hảo
(Tham luận của Trần Mạnh Hảo trong Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ XIII, soạn theo thư “mời viết tham luận” của nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhờ nhà thơ Trần Đăng Khoa đọc giùm – cám ơn!) “Sự thật là tiêu chuẩn của chân lý” (K.. Marx) Kính thưa quý đồng nghiệp cầm bút,
Thưa quý vị quan khách và quý vị lãnh đạo, Thói thường, con người sợ món gì nhất? Sợ ma quỷ ư? Không! Sợ vợ ư? Không! Sợ công an ư? Không! Sợ kẻ cầm quyền ư? Không! Sợ chết ư? Không!
Theo chúng tôi, con người trên mặt đất này sợ nhất sự thật! Vì vậy, ngạn ngữ Việt Nam từng nói: “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Người Trung Hoa từ thượng cổ đã nói: “Trung ngôn nghịch nhĩ”. Người Ba Tư cổ khuyên: “Nếu nói ra sự thật, anh sẽ chết”. Người Ai Cập xưa cảnh cáo: “Khi sự thật bị bỏ quên quá lâu, một hôm nó thức dậy thành ngày tận thế”. Ngạn ngữ Tây Tạng tiền Phật giáo khuyên: “Mày chỉ được phép nói ra sự thật, nếu mày làm vua”. Thổ dân Úc bảo: “Ai nhìn thẳng vào sự thật sẽ bị mù mắt”.
Lịch sử nhân loại đã ghi nhận hàng triệu con người từng dám cả gan nói lên sự thật mà bị mất mạng, bị tù tội hay bị quản thúc tại gia. Đã có bao nhiêu lý thuyết chính trị thề bồi giải phóng con người, bao nhiêu cuộc lật đổ, cuộc cách mạng tuyên thệ giải phóng con người, giúp con người hoàn toàn tự do, sau khi đã giết hàng triệu triệu sinh mạng. Rút cuộc, con người hình như vẫn chưa được hoàn toàn giải phóng, chưa hoàn toàn được tự do, con người vẫn còn sợ hãi vì bị sự dối trá thống trị? Một số đất nước, một số dân tộc trên hành tinh vẫn còn bị nhốt trong nhà ngục có tên là dối trá. Cần phải làm một cuộc cách mạng của sự thật mới mong giải thoát cho nhân dân khỏi ngục tù kia.
Chìa khóa cuối cùng giúp con người được giải phóng, được hoàn toàn tự do, chính là sự thật, một sự thật không còn bị giấu như loài mèo giấu của quý. Karl Marx đã tôn vinh sự thật lên tột cùng của nhận thức luận và phương pháp luận: “Sự thật là tiêu chuẩn của chân lý”: không có sự thật đi kèm, mọi kết luận, mọi lý thuyết, mọi khế ước, mọi hội kín, mọi cuộc cách mạng đều chỉ là ngụy lý, ngụy tạo, là lừa bịp. Cố Tổng thống Ba Lan Lech Kaczyński (1949-2010) người vừa bị tử nạn trong vụ rơi máy bay trên đường bay đến rừng Katyn tham dự lễ kỷ niệm 22.440 người con ưu tú của dân tộc Ba Lan bị Hồng quân Liên Xô chôn sống hồi đầu chiến tranh thế giới thứ hai; trong bài diễn văn viết sẵn mà ông không còn cơ hội để đọc, có đoạn viết như sau: “Sự thật, kể cả sự thật đau đớn nhất luôn luôn giải phóng cho con người. Sự thật gắn kết. Sự thật mang lại sự công bằng. Sự thật chỉ ra con đường hòa hợp.”
Lấy ý tưởng từ câu cách ngôn kinh điển của K. Marx và lời trăn trối thiêng liêng thống thiết lớn lao của ngài cố Tổng thống Ba Lan trên, chúng tôi viết bản tham luận theo yêu cầu của Hội Nhà văn Việt Nam này. Dostoyevsky, nhà văn vĩ đại nhất của chủ nghĩa hiện thực Nga và thế giới, từng tuyên ngôn rất hoa mỹ, rằng: “Cái đẹp sẽ cứu chuộc thế giới”. Chúng tôi thêm: “Sự thật sẽ cứu chuộc thế giới”. Sự thật sẽ cứu chuộc nền văn học của chúng ta, cứu chuộc Tổ quốc ta, nếu chúng ta cả gan một lần cùng nhau: “Gọi sự vật bằng tên của nó” theo cách ngôn của phương Tây.
Nếu Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam thử một lần hợp tác với đất nước, với dân tộc Việt Nam mở HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG CHỐNG GIẶC NÓI DỐI để tìm ra con đường cứu nguy dân tộc đang trên đà suy vong, thì công này của quý vị rất lớn. Ông cha chúng ta đã đánh thắng giặc Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh… để bảo tồn đất nước. Tất cả các thứ giặc trên cộng lại cũng không ghê gớm bằng giặc nói dối đang tàn phá Tổ quốc ta, giống nòi ta. Lần này, nếu nhân dân ta không vùng lên đáng tan BỌN GIẶC CÓ TÊN LÀ DỐI TRÁ, chắc chắn đất nước ta sẽ bị kẻ thù phương Bắc nuốt chửng, như mấy nghìn năm trước chúng đã nuốt chửng toàn bộ các dân tộc Bách Việt từng định cư lâu dài phía nam sông Dương Tử.
Chúng tôi viết bản tham luận này cũng để nhằm hưởng ứng cuộc hội thảo “Văn học nghệ thuật phản ánh hiện thực đất nước hôm nay” do Ban Tuyên giáo Trung ương vừa tổ chức tại Đà Lạt trong hai ngày 12-13/7/2010 với hơn hai trăm văn nghệ sĩ và các nhà lý luận phê bình hàng đầu Việt Nam tham dự. Cuộc hội thảo dũng cảm kêu gọi văn nghệ sĩ từ trên mây tỉnh giấc, quay về với hiện tình đất nước, do GS.TS. Phùng Hữu Phú (Ủy viên Trung ương Đảng, phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, chủ tịch Hội đồng Lý luận Phê bình Trung ương), chỉ đạo. Theo Đại từ điển tiếng Việt trang 803, từ “hiện thực” có nghĩa như sau: “Cái có thật, tồn tại trong thực tế” (Bộ Giáo dục & Đào tạo–Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam-NXB Văn hóa Thông tin xuất bản 1998).
Như vậy, khái niệm “hiện thực” chính là sự thật đã và đang xảy ra trong thực tại trên đất nước ta. Cuộc hội thảo của Ban Tuyên giáo Trung ương vừa qua có thể được gọi bằng một cách khác: “Văn học nghệ thuật phản ánh sự thật của đất nước hôm nay”. Muốn phản ánh được sự thật của đất nước hôm nay, việc trước tiên của chúng ta là phải nhìn ra sự thật, gọi đúng tên sự vật, không phải sự thật tô hồng hay sự thật bôi đen, mà sự thật đúng như nó đang tồn tại khách quan quanh ta.
Lâu nay, vẫn nghe dân gian xì xào nửa hư nửa thực rằng: “Các thế lực thù địch (xin lỗi, tiên sư nó) nói cái gì hình như cũng đung sắc đúng, Ban Tuyên giáo Trung ương (xin lỗi) nói cái gì hình như cũng sờ ai sai…” thì quả là chưa chắc; bằng chứng là trong hoàn cảnh đất nước mà sự thật trốn biệt như hôm nay, thì việc Ban Tuyên giáo Trung ương kêu gọi nhà văn chúng ta hãy mở mắt, từ bỏ giấc nam kha vô tích sự quá dài để nhìn vào sự thật, nói lên sự thật đất nước, là một việc làm quá đúng.
Tất nhiên, sự thật mà Ban Tuyên giáo Trung ương kêu gọi nhà văn nhìn nhận được nhìn bằng mắt thường, chứ không phải sự thật bịt mắt bắt dê, hay sự thật được nhìn bằng mắt kẻ khác, nhìn bằng những thấu kính ảo, kính lồi, kính lõm, hay chiếc gương chiếu yêu, chiếu bóng… Thâm ý của Ban Tuyên giáo Trung ương hình như muốn chúng ta tìm lại phong trào “Nói thẳng, nói thật” thời kỳ Đổi mới năm 1986 -1987 do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh phát động? Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, trong cuộc gặp mặt văn nghệ sĩ năm 1987, đã làm gương nói thẳng nói thật, khi ông đặt vấn đề rốt ráo cho văn học nghệ thuật là nhà nghệ sĩ phải có tự do sáng tác; ông nói: “Cởi trói như thế nào, cởi trói nói ở đây trước hết là Đảng phải cởi trói cho các đồng chí… Tôi cho rằng khi những sợi dây ràng buộc được cắt đi, sẽ làm cho văn học nghệ thuật như con chim tung cánh bay lên trời xanh…”.
Rõ ràng, qua lời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Đảng đã thừa nhận từng trói văn nghệ sĩ và trí thức rất nhiều năm. Lần này, Ban Tuyên giáo Trung ương, thông qua cuộc hội thảo cấp nhà nước “Văn học nghệ thuật hướng vào sự thật của đất nước” đã khuyến khích kẻ hèn này là chúng tôi nói lên sự thật, toàn là những sự thật chết người, sự thật mà chính quyền cố tình giấu diếm vì món lợi của quyền lực, với sự ngụy biện chống lại lẽ phải, chống lại chân lý: “Nói ra sự thật lúc này không có lợi”. Chả lẽ vì cái lợi, vì miếng ăn mà chúng ta đành phải nói dối hết đời ông đến đời cha, hết đời con đến đời cháu hay sao?
Vậy chừng nào nhà nước Việt Nam mới cho người dân chúng tôi công khai nói ra sự thật đây? Chúng tôi đành lấy lời dạy của K. Marx làm bùa hộ mệnh: “Sự thật là tiêu chuẩn của chân lý” để một lần cuối cùng nói ra sự thật của đất nước chúng ta, dẫu có bị bị làm phiền, thậm chí bị tù đầy cũng mặc. Một kẻ nói dối, một dân tộc nói dối “lộng giả thành chân”, là một kẻ, một dân tộc không có tự do, không có độc lập, không có dân chủ, không có chân lý và lẽ phải… Khi một kẻ, một dân tộc phải núp vào sự dối trá để tồn tại, kẻ đó, dân tộc đó là một kẻ yếu, một dân tộc yếu đang trên đường suy vong.
Chỉ có kẻ mạnh, kẻ tự tin, kẻ có liêm sỉ, có đạo đức mới không sợ sự thật, dù là sự thật đau đớn nhất, khủng khiếp nhất mà thôi. Được lời như cởi tấm lòng, chúng tôi xin kể ra SỰ THẬT ĐẤT NƯỚC qua mắt mình, cái mà nền văn học của chúng ta lâu nay lảng tránh, làm ngơ, mặc “quốc gia hưng vong”, “ thất phu” thay vì “ hữu trách” thì hầu như cánh “thất phu” nhà văn thảy đều “tắc trách”… Chúng tôi mong 700 tờ báo của lề phải, tức báo của Đảng và nhà nước, hãy hạ cố chỉ ra những sự thật mà chúng tôi gọi tên trong bài tham luận này đúng hay sai. Còn nếu quý vị dùng công an hay nhà tù để đối thoại với chúng tôi thì quý vị đã mặc nhiên thừa nhận chúng tôi nói đúng; chỉ vì đuối lý mà quý vị mới phải dùng hạ sách là làm phiền chúng tôi, đe dọa chúng tôi thì quý vị đã không chính danh quân tử, dùng nền chính trị bá đạo ứng xử với người dân, khi người dân dám nói lên sự thật để hi vọng trên đất nước đau thương và cam chịu này le lói một nền chính trị vương đạo, dựa vào sự thật, lương tri và lẽ phải. Trong hàng trăm sự thật nhãn tiền của đất nước, chúng tôi chỉ xin kể ra ba sự thật mà thôi.
SỰ THẬT MỘT
Chưa bao giờ số phận dân tộc ta, đất nước ta có nguy cơ tiêu vong như hôm nay: nước nhà đang bị giặc ngoại bang xâm lấn bằng cuộc chiến tranh ngọt ngào, chiến tranh ôm hôn thắm thiết và tặng hoa, tặng quà anh anh chú chú, bằng cách chiếm dần hai quần đảo chiến lược Hoàng Sa và Trường Sa, lấn chiếm dần dần biên giới đất liền và hải đảo, khiến nguồn lợi biển vô cùng tận của ta rồi sẽ mất hết, dân tộc ta không còn đường ra đại dương, coi như tiêu.
Ngoại bang dùng chiêu bài “ý thức hệ” và “16 chữ vàng” làm dây trói vô hình, trói buộc Đảng cầm quyền và nhà nước Việt Nam phải nhân nhượng kẻ xâm lược hết điều này đến điều khác. Trên đất liền, ngoại bang dùng con bài khai thác bauxite, mua đất thời hạn 100 năm của 18 tỉnh lấy cớ trồng rừng, thực chất là công cuộc chiếm đất di dân theo kiểu vết dầu loang, theo kiểu “nở hoa trong lòng địch”. Đến nỗi, khi giặc chiếm Hoàng Sa rồi đặt tên quận huyện cho quần đảo này, sinh viên thanh niên biểu tình chống giặc lại bị nhà nước Việt Nam bắt. Vậy, nhà nước chúng ta hiện nay đứng về phía ngoại bang xâm lược hay đứng về phía nhân dân ta?
Cũng chưa bao giờ như hôm nay, thiên nhiên và môi trường sống trên nước ta lại bị phá hoại khủng khiếp như thế: rừng bị triệt phá gần hết, sông ngòi đồng ruộng cạn kiệt nguồn nước, lụt lội kinh hoàng, khí trời bị ô nhiễm tới mức cuối cùng, nước mặn xâm hại phá hủy các đồng bằng. Chỉ cần một trận mưa lớn là Hà Nội, Sài Gòn biến thành sông do quy hoạch xây dựng phản khoa học. Hạt lúa, củ khoai, mớ rau, tôm cá, thịt gia súc, gia cầm cũng đang bị các chất hóa học độc hại chứa trong thức ăn, các chất tăng trưởng, chất bảo quản độc hại ám sát, khiến sinh tồn của giống nòi có cơ biến dạng… Đạo đức xã hội tha hóa tới mức cuối cùng, con người hầu như không còn biết tới liêm sỉ và lẽ phải…
Một ông Chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô và rất nhiều quan chức cao cấp trong tỉnh Hà Giang chơi gái vị thành niên do ông hiệu trưởng trường trung học Sầm Đức Xương bắt các cháu nữ sinh là học sinh trong trường làm điếm, nhằm cống nạp cho các quan đầu tỉnh. Nghe nói ông Nguyễn Trường Tô, ông Sầm Đức Xương từng là những người nhiều năm liền được bằng khen vì thành tích học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh. Một sinh viên Nguyễn Đức Nghĩa từng là đoàn viên thanh niên cộng sản ưu tú, đã ra tay giết và cướp của chính người yêu cũ của mình một cách man rợ, không phải là cá biệt trong một xã hội con giết cha, vợ giết chồng, anh em giết nhau được đưa tin đầy tràn trên các trang báo lề phải. Lối sống vô đạo đức, hành vi vô luân, con người ứng xử với con người man rợ hơn dã thú đang là vấn nạn quốc gia, có thể đưa một dân tộc vốn có văn hóa, văn hiến bốn nghìn năm tới chỗ diệt vong…
Không nhìn ra những nguy cơ chết người này, liệu 100 năm nữa Tổ quốc Việt Nam chúng ta còn tồn tại không? Dòng giống con Lạc cháu Hồng còn tồn tại không? Nền giáo dục Việt Nam hôm nay là một nền giáo dục thiếu trung thực, đúng như ý kiến của ông Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã công nhận. Đạo đức trong giáo dục Việt Nam hôm nay đồng nghĩa với dối trá: thày dối trá thày, trò dối trá trò, quản lý giáo dục báo cáo láo cốt lấy thành tích, nạn mua bán bằng, bán đề thi, mua quan bán tước đang là đại họa của nền giáo dục. Hầu hết sách giáo trình, sách giáo khoa… là sách đạo văn. Cán bộ có chức có quyền đua nhau làm thạc sĩ, tiến sĩ… lấy bằng thật nhưng học giả. Nạn dùng tiền mua bằng cấp, mua học hàm học vị đang diễn ra công khai trong cái chợ trời giáo dục Việt Nam.
Việc Hà Nội vừa qua đưa chỉ tiêu “xóa mù tiến sĩ” cho cán bộ công nhân viên nhà nước đã nói lên học vị tiến sĩ chẳng còn giá trị gì cả. Có lẽ trong vài năm tới, sau việc Bộ Giáo dục ra chỉ tiêu đào tạo thêm 23.000 tiến sĩ, sẽ dẫn tới chiến dịch xóa mù tiến sĩ trên phạm vi toàn dân. Nhiều ông cán bộ cấp cao có học vị tiến sĩ nhưng chưa có bằng tốt nghiệp đại học, thậm chí có vị chưa có bằng tốt nghiệp cấp 2 vẫn lấy được học vị tiến sĩ. Việc chính trị hóa môn văn, môn lịch sử, môn triết học, chính trị hóa nền giáo dục… đã tạo cơ sở cho sự dối trá làm bá chủ đất nước. Giáo dục như thế sao có thể đào tạo ra những công dân chân chính? Đây là dấu hiệu suy vong lớn nhất của dân tộc do nền giáo dục thiếu tính nhân văn, thiếu tính chân thật gây ra.
Những quả bom B52 tinh thần là nền giáo dục đi chệch hướng chân thiện mỹ đang rải thảm lên tinh thần dân tộc, thì ai là người phải chịu trách nhiệm trước lịch sử đây? Than ôi, sau những quả bom tinh thần có tên là giáo dục mà chế độ tự ném vào mình, chỉ cần ngoại bang ném bồi thêm mấy quả bom thật vào hai đập thủy điện Sơn La và Hòa Bình là đồng bằng Bắc Bộ và cả Hà Nội sẽ biến mất, dân tộc sẽ biến mất…
Hai đập thủy điện khổng lồ trên nghe đâu lại nằm trên vết nứt động đất… mới hãi hùng làm sao? Đầu nguồn sông Hồng, đầu nguồn sông Mê Kông, Trung Quốc đã và đang xây hàng trăm đập thủy điện, khiến hai con sông chính của đất nước khô cạn dần, không còn đủ nguồn nước tưới cho hai đồng bằng chính nuôi sống dân tộc. Cách Móng Cái 60 km, tại Phòng Thành, Trung Quốc đang xây nhà máy điện hạt nhân rất lớn; nếu có sự cố kiểu Chernobyl vào mùa gió bấc, Hà Nội và dân đồng bằng Bắc Bộ có thể sẽ chết hết vì nhiễm phóng xạ hạt nhân…
SỰ THẬT HAI
Chưa bao giờ như hôm nay, trên đất nước ta, giặc nội xâm có tên là tham nhũng lại hoành hành ngang nhiên, kinh hãi như dịch hạch đến thế. Dân có tham nhũng không? Không! Thế thì ai là giặc nội xâm, là giặc tham nhũng? Thưa, chính quyền! Chỉ kẻ có chức có quyền mới tham nhũng được mà thôi. Vụ tham nhũng mới nhất như một đòn hiểm ác đánh một cú chí tử vào đất nước là tập đoàn Vinashin – một nấm đấm thép của chính phủ – đã cướp đi của nhân dân số tiền khổng lồ là 80.000 tỷ đồng. Cứ thử làm tròn dân số nước ta là 90 triệu người (thực ra dân số Việt Nam mới chỉ trên 85 triệu dân), vị chi mỗi người dân vừa bị tập đoàn quốc doanh Vinashin cướp đi gần 9.000.000 đ. Chín triệu đồng với người nông dân là một nguồn vốn lớn: một gia đình nông dân có bốn nhân khẩu chẳng hạn, đã vừa bị Vinashin cướp đi nhãn tiền 36.000.000 đ.
Đã có bao nhiêu tập đoàn Vinashin cướp hết tiền của nhân dân trong quá khứ, trong hiện tại chưa bị phát hiện? Những nấm đấm thép của chính phủ như các tập đoàn kinh tế: tập đoàn Than, tập đoàn Điện, tập đoàn Khoáng sản… đã và đang đấm chí tử vào hầu bao dân nghèo Việt Nam. Theo kiểm toán nhà nước, năm 2008, các tập đoàn kinh tế – nắm đấp thép – đã làm thất thoát 10 tỷ đô la.
Năm 2009, số thất thoát (đổ tội cho lỗ vốn) cũng không nhỏ hơn số 10 tỷ đô la năm trước. Các tập đoàn kinh tế quốc doanh, các công ty quốc doanh đang là đại họa cho quốc gia; chứng tỏ thành phần kinh tế rường cột của mô hình xã hội chủ nghĩa này đã hoàn toàn thất bại. Về quốc nạn tham nhũng, bà Phạm Chi Lan, chuyên viên kinh tế cao cấp của chính phủ đã phải cay đắng thừa nhận “bọn nắm đấm thép – chúng nó ăn hết tiền của dân rồi” như sau: “Một khi vẫn còn các ông lớn chủ đạo vẫn ngốn hết nguồn lực của đất nước và thâu tóm hết quyền thiết kế chính sách có lợi cho mình, thì làm sao thằng nhỏ động lực kinh tế tăng tốc được” (Tuần Việt Nam 22/07/2010).
Tại sao nhà nước ta hiện nay vốn có hai chính quyền cồng kềnh, chồng chéo nhau, giẫm đạp lên nhau: một chính quyền theo hệ Đảng và một chính quyền theo hệ nhà nước với hàng vạn ban thanh tra, hàng vạn chi bộ bốn năm sáu tốt, với hầu hết mấy triệu đảng viên gương mẫu đều đã học tập tốt đạo đức Bác Hồ, mà giặc tham nhũng lại ngang nhiên hoành hành trắng trợn từ vi mô đến vĩ mô đến như vậy? Quan tham nhìn từ xã trở lên không thấy lao động chân tay, không thấy lao động trí óc, chỉ sử dụng một thứ lao động có tên là LAO ĐỘNG LÃNH ĐẠO mà ai ai cũng giàu có hơn dân thường hàng trăm, hàng nghìn, hàng vạn, hàng triệu, hàng tỉ lần là sao? Chung quy lại, có phải là do thể chế sai, mô hình chính trị sai: VỪA ĐÁ BÓNG VỪA THỔI CÒI, VỪA ĐI THI, CHẤM GIẢI VỪA PHÁT GIẢI VỪA ĐƯỢC LÃNH GIẢI. NHÀ NƯỚC – ĐẢNG MỘT MÌNH MỘT CHỢ: VỪA THAM NHŨNG VỪA CHỐNG THAM NHŨNG?
Xin hỏi: tay phải tham nhũng, liệu tay trái có dám cầm dao chặt được tay phải hay không? Linh hồn triết học duy vật biện chứng Marxism nằm ở câu kinh mà đảng viên cộng sản nào cũng phải thuộc làu làu: “Mọi sự vật đều được cấu thành bởi các mặt đối lập thống nhất”. Chỉ trừ nền chính trị của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam không hề nằm trong quy luật vận động này của Marx, vì nó triệt tiêu đối lập chính trị! Nền chính trị độc đảng, độc quyền của nước ta hôm nay đang chống lại biện chứng pháp Marxism. Trong phép biện chứng do Hegel sáng tạo, Marx tiếp thu, có ba nhịp như sau: xuất đề, phản đề và tổng đề. Phản đề hay đối lập chính là linh hồn của biện chứng pháp Marxism.
Chối bỏ đối lập, triệt để cấm phản đề, cấm đối lập chính trị, nền chính trị của nước ta ngày nay đang chống lại chính cái lý thuyết chủ nghĩa cộng sản mà nó thề nguyền đi theo, thành ra một nền chính trị thoái bộ, rất giống với các nền chính trị thần quyền thời Trung cổ bên châu Âu. Hãy xem khẩu hiện rất duy tâm, hoàn toàn chống lại thuyết Marxism của Đảng cầm quyền: “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh MUÔN NĂM”.
Marx từng giải thích tại sao loài người thống khổ: vì loài người còn phân chia giai cấp. Mục đích của Marx là làm cho nhân loại tiến đến đại đồng, tức tiến đến thiên đường cộng sản. Muốn đến thế giới cộng sản, phải xóa bỏ các giai cấp: xóa bỏ giai cấp tư sản, xóa bỏ giai cấp vô sản, xóa bỏ nhà nước, xóa bỏ công an, quân đội, tất nhiên phải xóa bỏ cả Đảng Cộng sản, vì Đảng Cộng sản là đảng của giai cấp vô sản. Mà khi xóa bỏ giai cấp, thì đảng của giai cấp cũng không còn. Hô “Đảng Cộng sản Việt Nam MUÔN NĂM” cầm bằng như hô: “Xã hội loài người có giai cấp muôn năm”! Rõ ràng hô như vậy là treo cổ chủ nghĩa Marx, là không chính danh, là tự xóa bỏ tính mục đích của Đảng Cộng sản.
SỰ THẬT THỨ BA:
NÓI MỘT ĐÀNG, LÀM MỘT NẺO, HAY LÀ DANH KHÔNG CHÍNH THÌ NGÔN KHÔNG THUẬN
Đảng, Nhà nước Việt Nam nói thì rất hay, nhưng làm thường ngược lại. Những nguyên tắc, nguyên lý, luật pháp, chính sách, đường lối của Đảng cầm quyền và nhà nước Việt Nam hiện nay hầu hết đều không chính danh. Xin chứng minh
Trong Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam người dân được hưởng tất cả các quyền: quyền sống, quyền làm người, quyền hoạt động chính trị, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, lập đảng phái, quyền biểu tình, tự do tôn giáo, tự do cư trú, tự do đi lại, tự do đủ thứ… Chính sách hộ khẩu đã cấm tự do cư trú. Quyền được biểu tình của dân bị cấm chỉ bởi một nghị định (do Thủ tướng Phan Văn Khải ký): cấm từ năm người trở lên tụ tập hay đi hàng dọc ngoài đường, ngoài phố. Anh bạn chúng tôi có 5 đứa con, cộng hai vợ chồng là 7 người, mỗi sáng Chủ nhật anh chị dẫn bầy con đi tập thể dục tại công viên cách nhà hơn cây số . Đoàn rồng rắn tí hon của anh chị không thể đi thành một hàng, mà phải bí mật xé lẻ thành hai tốp, anh dẫn 3 đứa con, chị dẫn 2 đứa con giả vờ không quen biết nhau, đi vào hai lề đường khác nhau, sợ đi chung sẽ bị công an bắt…
Anh bạn này tâm sự: ra Quốc lộ số 1, qua một số đường phố ở các thành phố nhỏ, thấy trâu bò được ung dung đi thành bầy đàn hàng mấy chục con trên đường mà không bị công an bắt? Sao kiếp người ở Việt Nam lại tủi hổ hơn kiếp bò: con bò còn được tự do tụ tập, tự do nghênh ngang rồng rắn trên đường, được Đảng và nhà nước đối xử tử tế hơn hẳn con người… là sao hở các ông trời con? Tự do tôn giáo bị cái rọ tôn giáo quốc doanh cấm cản. Hàng trăm sư sãi, chùa chiền vốn theo một hệ phái Phật giáo riêng từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam đã bị cấm hoạt động, bắt phải vào Phật giáo quốc doanh, nếu không chịu quốc doanh hóa Phật giáo sẽ bị bắt. Công giáo cũng phải thành Công giáo quốc doanh. Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành… cũng phải vào quốc doanh thì sao gọi là tự do tôn giáo?
Ở một đất nước không có TÔN GIÁO TƯ NHÂN, chỉ có TÔN GIÁO QUỐC DOANH mà cứ xưng xưng toe toét: Việt Nam có tự do tôn giáo. Điều 4 trong Hiến pháp cho phép chỉ một mình Đảng Cộng sản được nắm quyền lãnh đạo mãi mãi, đã cấm mọi công dân tự do hoạt động chính trị, trong khi quyền người dân được tự do hoạt động chính trị ghi rõ ràng trong Hiến pháp. Điều 4 của Hiến pháp là điều không chính danh. Đảng và Nhà nước có trên 700 tờ báo giấy báo viết báo hình. Xã hội tự xưng là “nhân dân làm chủ: của dân, do dân, vì dân”, “cán bộ là đày tớ nhân dân”. Tai ngược thay, chính anh đầy tớ này được độc quyền ra báo, lại cấm ông chủ ra báo là sao? Marx – sinh thời từng ca ngợi nền tự do báo chí của chủ nghĩa tư bản.
Marx lên án cay độc nhà vua Phổ kiểm duyệt báo chí theo kiểu nhà nước Việt Nam hôm nay lùa tất cả nền báo chí nước nhà vào cái rọ lề phải, đánh sập hơn ba trăm blog và website cá nhân trên Internet như lời khoe khoang của ông tổng cục phó Tổng cục An ninh Bộ Công an, trung tướng Vũ Hải Triều… Không có nền tự do báo chí tư sản, nền xuất bản tự do tư sản, không thể xuất hiện chủ nghĩa Marx. Nếu Karl Marx tái sinh xuất hiện giữa lòng Hà Nội hay Sài Gòn hôm nay, chắc chắn cha đẻ của chủ nghĩa cộng sản sẽ bị lính của ông Vũ Hải Triều bắt ngay tắp lự.
Khi người dân không có quyền ra báo tư, lập nhà xuất bản tư… cũng có nghĩa người dân Việt Nam hiện nay không có quyền tự do ngôn luận. Khi Hiến pháp đã cho công dân cái quyền thì người dân không phải đi xin. Hiến pháp bảo công dân có quyền sống, quyền làm người, vậy chả lẽ khi sống là phải thở, phải ăn, phải mặc, phải yêu vợ… thì cứ mỗi lần thở, mỗi lần ăn, mỗi lần mặc, mỗi lần yêu vợ… lại phải làm đơn xin phép công an à? Hiến pháp của các nước dân chủ văn minh sinh ra để bảo vệ người dân, đảm bảo nhân quyền, dân quyền và mọi quyền tự do của dân, cốt yếu để ràng buộc kẻ cầm quyền.
Hiến pháp nước ta hiện nay sinh ra hầu như để chỉ trói buộc người dân và tạo hàng nghìn kẽ hở cỡ lỗ thủng con voi chui lọt cho kẻ cầm quyền tự do đánh tráo Hiến pháp, tự tung tự tác, làm ngược lại Hiến pháp mà không bị luật pháp ràng buộc là sao? Quốc hiệu nước ta hiện nay xưng là: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thực ra có đúng không? Thưa không! Vì nền kinh tế nước ta từ năm 1986 đến nay là nền kinh tế thị trường, tức nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, một chủ nghĩa tư bản hoang dã. Vậy quốc hiệu nước ta muốn sát với “sự thật của đất nước” như gợi ý của Ban Tuyên giáo, phải đặt lại là: “Cộng hòa Tư bản Chủ nghĩa Việt Nam” mới chính danh.
Chủ nghĩa xã hội nói cho cùng là một mô hình ảo, hoàn toàn không có thật. Hồi chúng tôi theo học tại Học viện Gorky bên Liên Xô năm 1988, thường nghe dân Liên Xô định nghĩa về chủ nghĩa xã hội theo mô hình Lenin-Stalin như sau: “Chủ nghĩa xã hội là con đường vòng vèo nhất, đầy máu và nước mắt nhất, khốn nạn nhất để đi lên tư bản chủ nghĩa”. Liên Xô, với mô hình xã hội chủ nghĩa trại lính (hay trại tập trung) đã phải mất 74 năm đi vòng vèo trong máu xương, ngục tù, trong đày đọa của những quần đảo Gulag hắc ám, man rợ… để năm 1991 mới tới được nền kinh tế tự do tư bản chủ nghĩa.
Quốc hiệu của nước ta như vậy là không chính danh. Cái đuôi “Định hướng xã hội chủ nghĩa” được gắn vào đít khái niệm kinh tế thị trường của nhà nước ta hiện nay là một cái đuôi giả, một cái đuôi nhựa chạy bằng cục pin sắp thối của Trung Quốc. Theo nghĩa từ điển: “định hướng” có nghĩa là xác định phương hướng, mà điểm tới đã được xác định cụ thể. Ví dụ ông A hẹn ông B qua điện thoại, rằng mai ta gặp nhau ở Hồ Con Rùa, tập kết tại đó ăn sáng, uống café, định hướng Buôn Ma Thuột mà tới Plây-ku nhé! “Xã hội chủ nghĩa” là khái niệm ảo trên giấy, chưa có thật trên đời và sẽ không thể có thật vì nó dựa trên những nguyên lý ảo tưởng, bịa đặt, phi khoa học.
Đưa đất nước đi vào chỗ không có thật, định hướng tới cõi không có thật mà đến thì than ôi, thà giết đất nước đi còn hơn! Nên khẩu hiệu “Vì Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội” in trên đầu tờ Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, nếu theo tiêu chí “hướng về sự thật” của Ban Tuyên giáo chỉ dẫn, phải đặt tên lại cho đúng với thực chất ngữ nghĩa của từ điển là: “Vì Tổ quốc, vì chủ nghĩa không có thật” mới đúng. Không có sự thật đi kèm, mọi lý thuyết, mọi mô hình xã hội, mọi lời hứa đều là sai trái, ảo tưởng, hứa hão, đúng như K. Marx đã nói.
Đồng nghĩa Đảng Cộng sản là đất nước, đồng nghĩa chủ nghĩa xã hội là Tổ quốc là không chính danh. Đảng Cộng sản mới chỉ có 5 triệu đảng viên, còn nhân dân Việt Nam ngoài Đảng chiếm đa số tới hơn 80 triệu dân, có phù phép kiểu gì, Đảng Cộng sản cũng không thể biến thành đất nước Việt Nam được. Đảng nghĩa là phe phái, là một nhóm người.
Một nhóm người sao có thể biến thành tất cả được, nên danh từ ĐẢNG TA dùng để gọi Đảng Cộng sản là không chính danh. Liên Xô đã bỏ ra 74 năm để tìm mà không thấy chủ nghĩa xã hội đâu, chỉ thấy trại tập trung, thấy nhà tù nhiều hơn trường học. Lenin, Stalin, Mao… đã biến nhân dân các nước Nga, Tàu, Cuba, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Campuchia, hàng chục nước Đông Âu… thành hàng tỉ con chuột bạch cho cuộc thí nghiệm máu cộng sản chủ nghĩa bằng bạo lực, bằng cải tạo áp đặt, bằng thuyết đấu tranh giai cấp tàn bạo nhưng đã thất bại hoàn toàn.
Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Đông Âu giờ đã đi theo tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội là một khái niệm ảo, nên khẩu hiện “Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội” là rất buồn cười, giống như nói “Yêu nước là yêu cái không có thật” vậy… Quốc hội nước CHXHCN VN được Đảng Cộng sản và nhà nước phong cho là cơ quan lập pháp cao nhất của nhân dân Việt Nam là không chính danh. Vì thực tế, Quốc hội này chỉ là cơ quan ngoại vi của Đảng, do Đảng lãnh đạo; Quốc hội mà 98% dân biểu là đảng viên của một đảng duy nhất thì việc gọi Quốc hội này của dân là một trò hề, là không chính danh; Quốc hội này của Đảng, dân nào có quyền bính gì trong Quốc hội giả hiệu này? Việc một nhóm người không ai khiến, tự nhiên nhảy phóc ra đấu trường xã hội ngót trăm năm nay, hung hãn cầm mác cầm lê cầm búa cầm liềm cấm cản những nhóm người khác lập phe đảng là không chính danh, không logic, không công bằng, không có luật hay chỉ là luật rừng? Đảng Cộng sản Việt Nam không do nhân dân Việt Nam bầu ra, nên sự tồn tại của Đảng để tuyệt đối cầm quyền là không chính danh.
Đúng như Mao nói rằng chế độ chuyên chính vô sản của ông ta là do súng đẻ ra: “Súng đẻ ra chính quyền”, tức là SÚNG BẦU RA CHÍNH QUYỀN… Mấy chục năm nay, người ta đã cố tình gọi nhầm SÚNG là DÂN: “súng bầu lên chính quyền thì lại nói dối là dân bầu”… Cũng giống như (giả dụ thôi, hi vọng đừng biến thành sự thật!) sau bài viết này, công an gọi tên Trần Mạnh Hảo lên… dọa bắn; Hảo ta vốn là một con cáy 64 tuổi biết cầm bút, thấy súng há mồm sắp đối thoại với mình, sợ vãi đái, nghĩ mình miệng hùm gan sứa, sức đâu cãi lại miệng súng, đành phải ký vào giấy cung khai rằng: báo cáo các anh, em đã nói sai, đã nói dối, vì Đảng ta và nhà nước ta từ xưa tới nay thật thà hơn đếm, có biết nói dối là gì đâu. Thế rồi báo An ninh hôm sau hí hửng: trước lý lẽ sắc bén và thực tế sáng ngời chính nghĩa của nhân dân, tên Hảo đã không đủ lý lẽ đối thoại, đã ăn năn hối lỗi vì dám vu cáo cho Đảng ta nói dối…
Việc Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời năm 1930 theo thuyết Marxism là không chính danh. Marx bảo: chủ nghĩa tư bản xuất hiện với đại công nghiệp. Marx lại bảo phương thức kinh tế châu Á không nằm trong chủ nghĩa Marx. Marx phán: giai cấp vô sản là hệ quả của giai cấp tư bản. Nghĩa là tư bản đẻ ra vô sản. Trung Hoa, Việt Nam và cả châu Á, thế giới Ảrập, Ấn Độ, Mỹ Latinh, Phi Châu… trong thế kỷ thứ 19, đầu thế kỷ thứ 20 chưa hề có chủ nghĩa tư bản. Năm 1930, Việt Nam chưa có ông bố tư bản, sao lại có đứa con tên là vô sản ra đời? Bịa ra một giai cấp vô sản ảo để thành lập ra đảng của giai cấp vô sản là Đảng Cộng sản Đông Dương là không chính danh, là trái với thuyết Marxism, là xây nhà trước, xây nền nhà sau.
Sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Đông Dương nêu khẩu hiệu “Trí, Phú, Địa, Hào đào tận gốc trốc tận rễ” là không chính danh. Diệt trí thức là diệt đi hai ông đại trí thức Marx-Engels ư? Trí thức là linh hồn của xã hội, diệt trí thức cũng có nghĩa là diệt luôn xã hội loài người. Năm 1958 – 1960 Bắc Việt Nam (năm 1975 là cả nước) tuyên bố tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội với “mo cơm và quả cà”, không thông qua con đường tư bản chủ nghĩa theo sự xúi dại của Lenin là không chính danh. Theo Marx, linh hồn của xã hội chủ nghĩa là đại công nghiệp; chỉ có nền nông nghiệp lạc hậu mà dám thí mạng cùi tiến lên xã hội chủ nghĩa là tiến lên toàn dân cùng chết đói, hay tiến lên công xã kiểu diệt chủng như Khmer Đỏ, tiến lên “đại nhảy vọt” kiểu Mao khiến mấy chục triệu người chết đói, dân chúng phải ăn thịt cả con mình như cuốn Mao Trạch Đông ngàn năm công tội do Thông tấn xã Việt Nam vừa phát hành đã kể. Năm 1986, theo gương Trung Quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam thay vì chôn chủ nghĩa tư bản (như Marx-Engels dạy) đã quay ngược lại chôn chính học thuyết cộng sản, bằng cách xây dựng nền kinh tế tự do đa thành phần tư bản chủ nghĩa, đưa nhân dân Việt Nam thoát khỏi chết đói. Theo Marx dạy: kinh tế nào, chính trị ấy: hạ tầng cơ sở kinh tế quyết định thượng tầng kiến trúc chính trị. Nay, kinh tế Việt Nam là tư bản tự do mà chính trị vẫn giữ nền chính trị độc tài xã hội chủ nghĩa là sai quy luật, là không chính danh, là đầu chuột đuôi voi, là ông nói gà bà nói thóc lép, là hồn Trương Ba, da hàng thịt…
Marx–Engels từng công khai tuyên bố trong trước tác của mình: “Chúng tôi không có ý định đoán định tương lai một cách giáo điều mà mong muốn dùng phương pháp phê phán thế giới cũ để tìm được một thế giới mới… Việc kiến tạo và tuyên bố một lần và mãi mãi những giải đáp cho các vấn đề của mai sau không phải là việc của chúng tôi…”. Rõ ràng, chính Marx và Engels đã coi học thuyết của mình chỉ là những giả thuyết, những phép thử, những phỏng định về tương lai, tuyệt nhiên không giáo điều cho lý thuyết của mình là chân lý vĩnh hằng. Những ai đã, đang coi học thuyết Marx là chân lý bất biến là đang chống Marx, là muốn dùng Marx giả, Marx dỏm bịt mắt trí thức và nhân dân để quyết câu giờ giữ quyền lực là không chính danh.
Theo định đề: “Sự thật là tiêu chuẩn của chân lý” của Marx, chúng ta thấy thực tế đã không chấp nhận cuộc thí nghiệm XÓA TƯ HỮU hãi hùng nhất trong lịch sử loài người của Marx-Engels- Lenin với tham vọng “XÓA TƯ HỮU, XÓA CÁ NHÂN, XÓA NHÀ NƯỚC, XÓA MÂU THUẪN, XÓA ĐẢNG CỘNG SẢN, XÓA CÁC GIAI CẤP VÀ ĐẢNG CỦA NÓ, XÓA CHÍNH BIỆN CHỨNG PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG MỘT XÃ HỘI CỘNG SẢN ÁO TƯỞNG PHI BIỆN CHỨNG – NƠI KHÔNG CÓ CÁI DỐI TRÁ, KHÔNG CÓ CÁI ÁC ĐỘC VÀ CÁI XẤU XA, NƠI TUYỆT ĐỐI TỰ GIÁC, TUYỆT ĐỐI TỰ DO, TUYỆT ĐỐI GIÀU CÓ, TUYỆT ĐỐI KHÔNG CÓ NGOẠI TÌNH, KHÔNG CÒN HÔN NHÂN, KHÔNG CÒN GIA ĐÌNH KIỂU CŨ, KHÔNG CÒN NGÂN HÀNG, KHÔNG CÒN TIỀN TỆ…”. Đó là một xã hội bịa đặt không có thật: vì không có cái ác thì cái thiện cũng bị triệt tiêu, không có cái ngụy thì cái chân cũng biến mất, không có cái xấu thì cái đẹp cũng chẳng còn…
Một trăm sáu mươi hai năm từ khi “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” của Marx–Engels ra đời đến nay, hàng trăm triệu sinh mạng đã bị giết, hàng tỉ người bị tù đầy, bị ngược đãi để “các vị lãnh tụ kính yêu” làm cuộc thí nghiệm đẫm máu cải tạo thế giới từ TƯ HỮU sang CÔNG HỮU, từ TƯ BẢN sang VÔ SẢN, từ CÁ NHÂN sang TẬP THỂ, XÓA QUỐC GIA chỉ còn QUỐC TẾ, XÓA HOÀN TOÀN THẾ GIỚI CŨ, NHÂN LOẠI CŨ chỉ còn MỘT THẾ GIỚI MỚI TINH, NHÂN LOẠI MỚI TINH KHÔNG CÒN TRUYỀN THỐNG, KHÔNG CÒN LỊCH SỬ, KHÔNG CÒN QUÁ KHỨ, KHÔNG CÒN TÔN GIÁO…
Chao ôi, khi một con người không còn quá khứ, một dân tộc không còn lịch sử, con người ấy, dân tộc ấy sẽ biến thành tinh tinh, xã hội tinh tinh hay thành những cục bột biết ca hát?… Rút cục, cuộc thí nghiệm cộng sản kinh hồn trên phạm vi toàn thế giới đã hoàn toàn thất bại. Những nước cộng sản cứng đầu nhất như Bắc Triều Tiên, Cuba hiện nay cũng đang rục rịch thí nghiệm mô hình kinh tế tư bản chủ nghĩa, tập toẹ học lại những bước đi làm giàu vỡ lòng nhân loại đã có từ trước khi Marx ra đời. Đây là sự thật không thể nào chối cãi, dù cãi cối cãi chày bằng còng số tám hay nhà tù, họng súng v.v… Cám ơn Marx, đã cho chúng tôi đề bài “Sự thật là tiêu chuẩn của chân lý” để làm một bài tập làm văn về sự thật này. Cám ơn ngài cố Tổng thống nước Ba Lan tự do Lech Kaczyński đã cho chúng tôi ý tưởng rất hay: chỉ có sự thật mới giải phóng con người, làm chủ đề bài tham luận.
Chúng tôi cũng xin cám ơn tiêu đề của cuộc hội thảo “Văn học nghệ thuật hướng về sự thật đất nước” của Ban Tuyên giáo Trung ương đã gợi ý, khích lệ chúng tôi dám liều mạng nói lên những sự thật cay đắng nhất, khủng khiếp nhất của đất nước chúng ta hiện nay, những sự thật chết người, ai ai cũng biết mà vì sợ tù tội nên không ai dám nói ra. Viết đến đây, chúng tôi chợt nhớ đến truyện “Bộ long bào của vị hoàng đế” của văn hào Andersen. Thằng bé trong thiên truyện đã liều mạng xé toang bộ long bào hoang tưởng của vị hoàng đế kia bằng cách hét thật to: ông vua cởi truồng! Tiếng kêu thất thanh của chân lý ấy có làm đám đông đang bị quyền lực hôn mê, luôn miệng tung hô vị hoàng đế mặc bộ long bào đẹp nhất tỉnh ra hay không?
Nhưng hình như ngay sau khi gọi sự vật bằng tên của nó, thằng bé do sự thật, do tự do phái đến đã biến mất. Do đó, mới còn biết bao nhiêu ông vua triết học cởi truồng, vua chính trị cởi truồng, vua cách mạng cởi truồng, vua chủ nghĩa cởi truồng… đang đi nhông nhông ngoài xã hội, ngoài phố xá, đã và đang được những đám đông giả vờ cuồng tín hòng trục lợi xúm vào vạn tuế, ca ngợi các ngài khoác những bộ long bào tuyệt vời của trần gian… Sự thật giản dị nhường ấy, sao bị cả đám đông lờ đi? Mới hay sự cám dỗ của dối trá có bùa ngải quỷ sứ, mê hoặc con người trong bóng tối, trong đe dọa, trong hấp lực của củ cà rốt treo trước miệng con lừa… Sự thật chỉ có thể tồn tại công khai dưới ánh sáng mặt trời.
Xã hội của những hội kín vây bủa con người trong lừa mị, trong sợ hãi u u minh minh, luôn xua đuổi và cầm tù sự thật. Chối bỏ sự thật, những xã hội do băng đảng hội kín cầm quyền hầu như không bao giờ đi cùng đường với lẽ phải và công lý. Chúng tôi không dám làm thằng bé trong thiên truyện kia của Andersen; làm vị thiên sứ của sự thật này, coi chừng khả năng biến mất là điều có thể xảy ra. Hãi quá! Chúng tôi chỉ xin kể ra ba vị nhà văn Việt Nam hình như cũng đang thử đóng vai trò của thằng bé ấy, vai trò thiên sứ của sự thật, của tự do.
Đây là lời của nhà văn Đỗ Chu bùi ngùi, chua xót, khi ông nói về sự lãnh đạo của Đảng với nhà văn; sao nhà văn giống chú cún con ve vẩy đuôi theo ông chủ trong sân nhà thế: “Tớ yêu Đảng như yêu vợ. Vợ còn sống thì tớ nghe vợ. Vợ chết thì tớ lập bàn thờ khấn vái cho đến chết. Đảng cũng là vợ của tớ. Đảng bẩn thì tớ mua xà phòng cho Đảng tắm. Mua nước hoa cho Đảng thơm. Đảng nói thì không được cãi. Đảng bảo ăn là ăn. Đảng bảo uống là uống. Đảng bảo nằm là nằm. Đảng bảo lên giường là lên gường. Đảng bảo ra đường là ra đường…” (Trích bài “Nhà văn Đỗ Chu yêu Đảng như yêu vợ” của Nguyễn Trọng Tạo ngày 13/7/2010).
Về việc này, mới thấy Nguyễn Vĩ xưa thánh thật, khi ông viết: “nhà văn An Nam khổ như chó!”. Đây là mấy câu thơ của nhà văn, nhà thơ Nguyễn Đình Chính (con trai cố nhà văn Nguyễn Đình Thi, người rất nhiều năm trước và sau 1975 từng làm Tổng Thư ký – ngày nay gọi là Chủ tịch – Hội Nhà văn Việt Nam): “Mấy thằng bạn văn nghệ chửi đổng hát hay / Cổ họng rắn hổ mang trơn tuột liếm mồi trong các HỘI ĐOÀN / hót hít chính trị như chó hít hóng cứt…” (Trích trong bài thơ “Đêm Sài Gòn” in trong tập thơ Chẹc chẹc của Nguyễn Đình Chính, do Tân Hình thức Publishing Club ấn hành trên mạng 2010).
Đây là nhà văn đại tá công an Mai Vũ, trước Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ XIII, đã lên tiếng đòi tự do sáng tác, mặc dù từ năm 1987, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã cởi trói cho các nhà văn:
“Đây là vấn đề nhạy cảm mà không phải ai cũng có dũng khí dám nói thật. Nhằm thiết lập một trật tự xã hội tư duy đồng chiều, chúng ta đã chính trị hóa mọi đời sống xã hội. Điều đó thật tai hại, nó làm khô héo tinh thần dân tộc. Chính trị hóa khoa học đã dẫn đến phủ nhận chân lý khách quan, làm méo mó khoa học. Trong lịch sử Xô Viết trước kia, đã có thời người làm vườn Lưxenkô – Mitsurin được tôn vinh như những nhà cải cách vĩ đại, còn Mooc găng, Menđen là những kẻ phục vụ chủ nghĩa tư bản vì thuyết gen di truyền.
Kết quả, nhà di truyền học thiên tài Vavilôp đã phải tự sát, còn nền di truyền học nước Nga thì lụn bại, để lại một vết nhơ đau đớn trong đời sống khoa học xã hội Xô Viết. Đó là vụ ngụy khoa học lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Chính trị hóa giáo dục cũng chỉ đẻ ra những chiến binh đánh bom tự sát, chứ không đẻ ra những công dân xây dựng tương lai. Hội Nhà văn không phải là dàn hợp xướng để hát theo cái gậy chỉ huy của người nhạc trưởng. Nó là lãnh địa của những tư duy và sáng tạo cá nhân, nó là một tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của các nhà văn lấy sứ mạng phục vụ Tổ quốc và nhân dân trên hết.
Nhà văn viết theo mệnh lệnh của trái tim, mà trái tim nhà văn thuộc về Tổ quốc và nhân dân. Anh ta là tội đồ và đáng nguyền rủa nếu thóa mạ Tổ quốc và dân tộc. Còn khuynh hướng chính trị tùy thuộc quyền lựa chọn của mỗi nhà văn. Hãy để con ngựa Văn tung vó trên cánh đồng bát ngát của tự do” (“Về Hội nhà văn của chúng ta” của Mai Vũ, in trên website Trần Nhương ngày 11-7-2010) Tiếp nối ba nhà văn trên, chúng tôi xin mời quý vị đọc lại bài thơ “Bài ca sự thật” của chúng tôi (Trần Mạnh Hảo) đã in trên báo Tuổi trẻ số tất niên ngày 24- 01-1987 BÀI CA SỰ THẬT Sự thật của tôi
Sự thật của anh
Sự thật của chúng ta
Sự thật của mọi người?
Nhân loại có bao thời
Sự dối trá làm quan toà phán xử
Bru-nô ơi trái đất vẫn tròn
Mà chân lý nghìn sau còn trả giá
Nhưng đất nước vẫn đi tìm sự thật
Trong câu hát có mồ hôi nước mắt
Có con nghê đá đầu đình cười cợt các triều vua
Có thằng Bờm chẳng tin lời hứa hão
Cái quạt mo không để phú ông lừa
Vua Hùng ơi! Người đi tìm sự thật
Bằng cách ngày đầu năm xuống ruộng cày bừa
Bao triều đại xưa đổ vì ưa nói dối
“Muốn nói gian làm quan mà nói”
Sự thật giấu trong nhà dân đen
Sự thật từng vật vờ đi như ăn mày đầu đường xó chợ
Sự thật làm anh hề, chú mõ
Sự thật như nàng Thị Kính oan khiên
Sự thật trốn vào ngụ ngôn, ngạn ngữ sấm truyền
Sự thật có khi mượn Xuý Vân mà giả dại
Sự thật chiếc lá đa bay qua bao thời đại
Bay về đây trời nổi can qua
Con vua thất thế quét chùa sãi ơi!
Vĩnh biệt chú Cuội
Vĩnh biệt thành tích ma, báo cáo láo thành thần
Bệnh hình thức gọi sai tên sự vật
Người đói phải nói lời no
Vị đắng sao lại kêu là mật?
Ngục tù mang nhãn hiệu tự do!
Vĩnh biệt khái niệm quét vôi và từ ngữ nước sơn
Đạo đức dính trên đầu môi chót lưỡi
Vĩnh biệt những bóng ma cơ hội
Những cái đầu già cỗi tự bên trong
Những con mắt nhìn người bằng bóng tối
Có nhận ra tia nắng mới trong lòng ?
Tôi là người tập yêu sự thật
Tập nghe nên có lúc ù tai
Tập nhìn nên chói mắt
Đất nước đổi thay
Cơn đau đẻ những dòng sông quằn quại!
Hạt thóc và hạt máu có bao giờ nói dối?
Bốn nghìn năm dân tộc tôi
Đi từ bờ bên kia
Đến bờ bên này của sự thật
Để mỗi con người hôm nay trên mặt đất
Được cầm trong tay một tia nắng mặt trời…
Sài Gòn ngày 15-1-1987 Trần Mạnh Hảo
Để kết thúc bản tham luận, xin kính mời quý vị cùng chúng tôi hô 3 khẩu hiệu sau:
Khẩu hiệu một:
KHÔNG CÓ SỰ THẬT, KHÔNG CÓ LẼ PHẢI VÀ CHÂN LÝ
(xin hô ba lần: không có, không có, không có)
Khẩu hiệu hai:
CHỈ CÓ SỰ THẬT MỚI GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI
(xin hô ba lần: chỉ có, chỉ có, chỉ có)
Khẩu hiệu thứ ba:
SỰ THẬT LÀ TIÊU CHUẨN CỦA CHÂN LÝ
(xin hô ba lần: tiêu chuẩn, tiêu chuẩn, tiêu chuẩn)
Xin cám ơn quý vị.
Viết tại Sài Gòn 26-08-2010
© 2010 Trần Mạnh Hảo
www1.voanews.com/.../vietnam-writer-poet-tran-08-01-10-99719839.html - Vietnam
**
Chỉ có sự thật mới giải phóng con người, giải phóng văn học và đất nước Tác giả: Trần Mạnh Hảo
(Tham luận của Trần Mạnh Hảo trong Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ XIII, soạn theo thư “mời viết tham luận” của nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhờ nhà thơ Trần Đăng Khoa đọc giùm – cám ơn!) “Sự thật là tiêu chuẩn của chân lý” (K.. Marx) Kính thưa quý đồng nghiệp cầm bút,
Thưa quý vị quan khách và quý vị lãnh đạo, Thói thường, con người sợ món gì nhất? Sợ ma quỷ ư? Không! Sợ vợ ư? Không! Sợ công an ư? Không! Sợ kẻ cầm quyền ư? Không! Sợ chết ư? Không!
Theo chúng tôi, con người trên mặt đất này sợ nhất sự thật! Vì vậy, ngạn ngữ Việt Nam từng nói: “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Người Trung Hoa từ thượng cổ đã nói: “Trung ngôn nghịch nhĩ”. Người Ba Tư cổ khuyên: “Nếu nói ra sự thật, anh sẽ chết”. Người Ai Cập xưa cảnh cáo: “Khi sự thật bị bỏ quên quá lâu, một hôm nó thức dậy thành ngày tận thế”. Ngạn ngữ Tây Tạng tiền Phật giáo khuyên: “Mày chỉ được phép nói ra sự thật, nếu mày làm vua”. Thổ dân Úc bảo: “Ai nhìn thẳng vào sự thật sẽ bị mù mắt”.
Lịch sử nhân loại đã ghi nhận hàng triệu con người từng dám cả gan nói lên sự thật mà bị mất mạng, bị tù tội hay bị quản thúc tại gia. Đã có bao nhiêu lý thuyết chính trị thề bồi giải phóng con người, bao nhiêu cuộc lật đổ, cuộc cách mạng tuyên thệ giải phóng con người, giúp con người hoàn toàn tự do, sau khi đã giết hàng triệu triệu sinh mạng. Rút cuộc, con người hình như vẫn chưa được hoàn toàn giải phóng, chưa hoàn toàn được tự do, con người vẫn còn sợ hãi vì bị sự dối trá thống trị? Một số đất nước, một số dân tộc trên hành tinh vẫn còn bị nhốt trong nhà ngục có tên là dối trá. Cần phải làm một cuộc cách mạng của sự thật mới mong giải thoát cho nhân dân khỏi ngục tù kia.
Chìa khóa cuối cùng giúp con người được giải phóng, được hoàn toàn tự do, chính là sự thật, một sự thật không còn bị giấu như loài mèo giấu của quý. Karl Marx đã tôn vinh sự thật lên tột cùng của nhận thức luận và phương pháp luận: “Sự thật là tiêu chuẩn của chân lý”: không có sự thật đi kèm, mọi kết luận, mọi lý thuyết, mọi khế ước, mọi hội kín, mọi cuộc cách mạng đều chỉ là ngụy lý, ngụy tạo, là lừa bịp. Cố Tổng thống Ba Lan Lech Kaczyński (1949-2010) người vừa bị tử nạn trong vụ rơi máy bay trên đường bay đến rừng Katyn tham dự lễ kỷ niệm 22.440 người con ưu tú của dân tộc Ba Lan bị Hồng quân Liên Xô chôn sống hồi đầu chiến tranh thế giới thứ hai; trong bài diễn văn viết sẵn mà ông không còn cơ hội để đọc, có đoạn viết như sau: “Sự thật, kể cả sự thật đau đớn nhất luôn luôn giải phóng cho con người. Sự thật gắn kết. Sự thật mang lại sự công bằng. Sự thật chỉ ra con đường hòa hợp.”
Lấy ý tưởng từ câu cách ngôn kinh điển của K. Marx và lời trăn trối thiêng liêng thống thiết lớn lao của ngài cố Tổng thống Ba Lan trên, chúng tôi viết bản tham luận theo yêu cầu của Hội Nhà văn Việt Nam này. Dostoyevsky, nhà văn vĩ đại nhất của chủ nghĩa hiện thực Nga và thế giới, từng tuyên ngôn rất hoa mỹ, rằng: “Cái đẹp sẽ cứu chuộc thế giới”. Chúng tôi thêm: “Sự thật sẽ cứu chuộc thế giới”. Sự thật sẽ cứu chuộc nền văn học của chúng ta, cứu chuộc Tổ quốc ta, nếu chúng ta cả gan một lần cùng nhau: “Gọi sự vật bằng tên của nó” theo cách ngôn của phương Tây.
Nếu Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam thử một lần hợp tác với đất nước, với dân tộc Việt Nam mở HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG CHỐNG GIẶC NÓI DỐI để tìm ra con đường cứu nguy dân tộc đang trên đà suy vong, thì công này của quý vị rất lớn. Ông cha chúng ta đã đánh thắng giặc Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh… để bảo tồn đất nước. Tất cả các thứ giặc trên cộng lại cũng không ghê gớm bằng giặc nói dối đang tàn phá Tổ quốc ta, giống nòi ta. Lần này, nếu nhân dân ta không vùng lên đáng tan BỌN GIẶC CÓ TÊN LÀ DỐI TRÁ, chắc chắn đất nước ta sẽ bị kẻ thù phương Bắc nuốt chửng, như mấy nghìn năm trước chúng đã nuốt chửng toàn bộ các dân tộc Bách Việt từng định cư lâu dài phía nam sông Dương Tử.
Chúng tôi viết bản tham luận này cũng để nhằm hưởng ứng cuộc hội thảo “Văn học nghệ thuật phản ánh hiện thực đất nước hôm nay” do Ban Tuyên giáo Trung ương vừa tổ chức tại Đà Lạt trong hai ngày 12-13/7/2010 với hơn hai trăm văn nghệ sĩ và các nhà lý luận phê bình hàng đầu Việt Nam tham dự. Cuộc hội thảo dũng cảm kêu gọi văn nghệ sĩ từ trên mây tỉnh giấc, quay về với hiện tình đất nước, do GS.TS. Phùng Hữu Phú (Ủy viên Trung ương Đảng, phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, chủ tịch Hội đồng Lý luận Phê bình Trung ương), chỉ đạo. Theo Đại từ điển tiếng Việt trang 803, từ “hiện thực” có nghĩa như sau: “Cái có thật, tồn tại trong thực tế” (Bộ Giáo dục & Đào tạo–Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam-NXB Văn hóa Thông tin xuất bản 1998).
Như vậy, khái niệm “hiện thực” chính là sự thật đã và đang xảy ra trong thực tại trên đất nước ta. Cuộc hội thảo của Ban Tuyên giáo Trung ương vừa qua có thể được gọi bằng một cách khác: “Văn học nghệ thuật phản ánh sự thật của đất nước hôm nay”. Muốn phản ánh được sự thật của đất nước hôm nay, việc trước tiên của chúng ta là phải nhìn ra sự thật, gọi đúng tên sự vật, không phải sự thật tô hồng hay sự thật bôi đen, mà sự thật đúng như nó đang tồn tại khách quan quanh ta.
Lâu nay, vẫn nghe dân gian xì xào nửa hư nửa thực rằng: “Các thế lực thù địch (xin lỗi, tiên sư nó) nói cái gì hình như cũng đung sắc đúng, Ban Tuyên giáo Trung ương (xin lỗi) nói cái gì hình như cũng sờ ai sai…” thì quả là chưa chắc; bằng chứng là trong hoàn cảnh đất nước mà sự thật trốn biệt như hôm nay, thì việc Ban Tuyên giáo Trung ương kêu gọi nhà văn chúng ta hãy mở mắt, từ bỏ giấc nam kha vô tích sự quá dài để nhìn vào sự thật, nói lên sự thật đất nước, là một việc làm quá đúng.
Tất nhiên, sự thật mà Ban Tuyên giáo Trung ương kêu gọi nhà văn nhìn nhận được nhìn bằng mắt thường, chứ không phải sự thật bịt mắt bắt dê, hay sự thật được nhìn bằng mắt kẻ khác, nhìn bằng những thấu kính ảo, kính lồi, kính lõm, hay chiếc gương chiếu yêu, chiếu bóng… Thâm ý của Ban Tuyên giáo Trung ương hình như muốn chúng ta tìm lại phong trào “Nói thẳng, nói thật” thời kỳ Đổi mới năm 1986 -1987 do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh phát động? Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, trong cuộc gặp mặt văn nghệ sĩ năm 1987, đã làm gương nói thẳng nói thật, khi ông đặt vấn đề rốt ráo cho văn học nghệ thuật là nhà nghệ sĩ phải có tự do sáng tác; ông nói: “Cởi trói như thế nào, cởi trói nói ở đây trước hết là Đảng phải cởi trói cho các đồng chí… Tôi cho rằng khi những sợi dây ràng buộc được cắt đi, sẽ làm cho văn học nghệ thuật như con chim tung cánh bay lên trời xanh…”.
Rõ ràng, qua lời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Đảng đã thừa nhận từng trói văn nghệ sĩ và trí thức rất nhiều năm. Lần này, Ban Tuyên giáo Trung ương, thông qua cuộc hội thảo cấp nhà nước “Văn học nghệ thuật hướng vào sự thật của đất nước” đã khuyến khích kẻ hèn này là chúng tôi nói lên sự thật, toàn là những sự thật chết người, sự thật mà chính quyền cố tình giấu diếm vì món lợi của quyền lực, với sự ngụy biện chống lại lẽ phải, chống lại chân lý: “Nói ra sự thật lúc này không có lợi”. Chả lẽ vì cái lợi, vì miếng ăn mà chúng ta đành phải nói dối hết đời ông đến đời cha, hết đời con đến đời cháu hay sao?
Vậy chừng nào nhà nước Việt Nam mới cho người dân chúng tôi công khai nói ra sự thật đây? Chúng tôi đành lấy lời dạy của K. Marx làm bùa hộ mệnh: “Sự thật là tiêu chuẩn của chân lý” để một lần cuối cùng nói ra sự thật của đất nước chúng ta, dẫu có bị bị làm phiền, thậm chí bị tù đầy cũng mặc. Một kẻ nói dối, một dân tộc nói dối “lộng giả thành chân”, là một kẻ, một dân tộc không có tự do, không có độc lập, không có dân chủ, không có chân lý và lẽ phải… Khi một kẻ, một dân tộc phải núp vào sự dối trá để tồn tại, kẻ đó, dân tộc đó là một kẻ yếu, một dân tộc yếu đang trên đường suy vong.
Chỉ có kẻ mạnh, kẻ tự tin, kẻ có liêm sỉ, có đạo đức mới không sợ sự thật, dù là sự thật đau đớn nhất, khủng khiếp nhất mà thôi. Được lời như cởi tấm lòng, chúng tôi xin kể ra SỰ THẬT ĐẤT NƯỚC qua mắt mình, cái mà nền văn học của chúng ta lâu nay lảng tránh, làm ngơ, mặc “quốc gia hưng vong”, “ thất phu” thay vì “ hữu trách” thì hầu như cánh “thất phu” nhà văn thảy đều “tắc trách”… Chúng tôi mong 700 tờ báo của lề phải, tức báo của Đảng và nhà nước, hãy hạ cố chỉ ra những sự thật mà chúng tôi gọi tên trong bài tham luận này đúng hay sai. Còn nếu quý vị dùng công an hay nhà tù để đối thoại với chúng tôi thì quý vị đã mặc nhiên thừa nhận chúng tôi nói đúng; chỉ vì đuối lý mà quý vị mới phải dùng hạ sách là làm phiền chúng tôi, đe dọa chúng tôi thì quý vị đã không chính danh quân tử, dùng nền chính trị bá đạo ứng xử với người dân, khi người dân dám nói lên sự thật để hi vọng trên đất nước đau thương và cam chịu này le lói một nền chính trị vương đạo, dựa vào sự thật, lương tri và lẽ phải. Trong hàng trăm sự thật nhãn tiền của đất nước, chúng tôi chỉ xin kể ra ba sự thật mà thôi.
SỰ THẬT MỘT
Chưa bao giờ số phận dân tộc ta, đất nước ta có nguy cơ tiêu vong như hôm nay: nước nhà đang bị giặc ngoại bang xâm lấn bằng cuộc chiến tranh ngọt ngào, chiến tranh ôm hôn thắm thiết và tặng hoa, tặng quà anh anh chú chú, bằng cách chiếm dần hai quần đảo chiến lược Hoàng Sa và Trường Sa, lấn chiếm dần dần biên giới đất liền và hải đảo, khiến nguồn lợi biển vô cùng tận của ta rồi sẽ mất hết, dân tộc ta không còn đường ra đại dương, coi như tiêu.
Ngoại bang dùng chiêu bài “ý thức hệ” và “16 chữ vàng” làm dây trói vô hình, trói buộc Đảng cầm quyền và nhà nước Việt Nam phải nhân nhượng kẻ xâm lược hết điều này đến điều khác. Trên đất liền, ngoại bang dùng con bài khai thác bauxite, mua đất thời hạn 100 năm của 18 tỉnh lấy cớ trồng rừng, thực chất là công cuộc chiếm đất di dân theo kiểu vết dầu loang, theo kiểu “nở hoa trong lòng địch”. Đến nỗi, khi giặc chiếm Hoàng Sa rồi đặt tên quận huyện cho quần đảo này, sinh viên thanh niên biểu tình chống giặc lại bị nhà nước Việt Nam bắt. Vậy, nhà nước chúng ta hiện nay đứng về phía ngoại bang xâm lược hay đứng về phía nhân dân ta?
Cũng chưa bao giờ như hôm nay, thiên nhiên và môi trường sống trên nước ta lại bị phá hoại khủng khiếp như thế: rừng bị triệt phá gần hết, sông ngòi đồng ruộng cạn kiệt nguồn nước, lụt lội kinh hoàng, khí trời bị ô nhiễm tới mức cuối cùng, nước mặn xâm hại phá hủy các đồng bằng. Chỉ cần một trận mưa lớn là Hà Nội, Sài Gòn biến thành sông do quy hoạch xây dựng phản khoa học. Hạt lúa, củ khoai, mớ rau, tôm cá, thịt gia súc, gia cầm cũng đang bị các chất hóa học độc hại chứa trong thức ăn, các chất tăng trưởng, chất bảo quản độc hại ám sát, khiến sinh tồn của giống nòi có cơ biến dạng… Đạo đức xã hội tha hóa tới mức cuối cùng, con người hầu như không còn biết tới liêm sỉ và lẽ phải…
Một ông Chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô và rất nhiều quan chức cao cấp trong tỉnh Hà Giang chơi gái vị thành niên do ông hiệu trưởng trường trung học Sầm Đức Xương bắt các cháu nữ sinh là học sinh trong trường làm điếm, nhằm cống nạp cho các quan đầu tỉnh. Nghe nói ông Nguyễn Trường Tô, ông Sầm Đức Xương từng là những người nhiều năm liền được bằng khen vì thành tích học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh. Một sinh viên Nguyễn Đức Nghĩa từng là đoàn viên thanh niên cộng sản ưu tú, đã ra tay giết và cướp của chính người yêu cũ của mình một cách man rợ, không phải là cá biệt trong một xã hội con giết cha, vợ giết chồng, anh em giết nhau được đưa tin đầy tràn trên các trang báo lề phải. Lối sống vô đạo đức, hành vi vô luân, con người ứng xử với con người man rợ hơn dã thú đang là vấn nạn quốc gia, có thể đưa một dân tộc vốn có văn hóa, văn hiến bốn nghìn năm tới chỗ diệt vong…
Không nhìn ra những nguy cơ chết người này, liệu 100 năm nữa Tổ quốc Việt Nam chúng ta còn tồn tại không? Dòng giống con Lạc cháu Hồng còn tồn tại không? Nền giáo dục Việt Nam hôm nay là một nền giáo dục thiếu trung thực, đúng như ý kiến của ông Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã công nhận. Đạo đức trong giáo dục Việt Nam hôm nay đồng nghĩa với dối trá: thày dối trá thày, trò dối trá trò, quản lý giáo dục báo cáo láo cốt lấy thành tích, nạn mua bán bằng, bán đề thi, mua quan bán tước đang là đại họa của nền giáo dục. Hầu hết sách giáo trình, sách giáo khoa… là sách đạo văn. Cán bộ có chức có quyền đua nhau làm thạc sĩ, tiến sĩ… lấy bằng thật nhưng học giả. Nạn dùng tiền mua bằng cấp, mua học hàm học vị đang diễn ra công khai trong cái chợ trời giáo dục Việt Nam.
Việc Hà Nội vừa qua đưa chỉ tiêu “xóa mù tiến sĩ” cho cán bộ công nhân viên nhà nước đã nói lên học vị tiến sĩ chẳng còn giá trị gì cả. Có lẽ trong vài năm tới, sau việc Bộ Giáo dục ra chỉ tiêu đào tạo thêm 23.000 tiến sĩ, sẽ dẫn tới chiến dịch xóa mù tiến sĩ trên phạm vi toàn dân. Nhiều ông cán bộ cấp cao có học vị tiến sĩ nhưng chưa có bằng tốt nghiệp đại học, thậm chí có vị chưa có bằng tốt nghiệp cấp 2 vẫn lấy được học vị tiến sĩ. Việc chính trị hóa môn văn, môn lịch sử, môn triết học, chính trị hóa nền giáo dục… đã tạo cơ sở cho sự dối trá làm bá chủ đất nước. Giáo dục như thế sao có thể đào tạo ra những công dân chân chính? Đây là dấu hiệu suy vong lớn nhất của dân tộc do nền giáo dục thiếu tính nhân văn, thiếu tính chân thật gây ra.
Những quả bom B52 tinh thần là nền giáo dục đi chệch hướng chân thiện mỹ đang rải thảm lên tinh thần dân tộc, thì ai là người phải chịu trách nhiệm trước lịch sử đây? Than ôi, sau những quả bom tinh thần có tên là giáo dục mà chế độ tự ném vào mình, chỉ cần ngoại bang ném bồi thêm mấy quả bom thật vào hai đập thủy điện Sơn La và Hòa Bình là đồng bằng Bắc Bộ và cả Hà Nội sẽ biến mất, dân tộc sẽ biến mất…
Hai đập thủy điện khổng lồ trên nghe đâu lại nằm trên vết nứt động đất… mới hãi hùng làm sao? Đầu nguồn sông Hồng, đầu nguồn sông Mê Kông, Trung Quốc đã và đang xây hàng trăm đập thủy điện, khiến hai con sông chính của đất nước khô cạn dần, không còn đủ nguồn nước tưới cho hai đồng bằng chính nuôi sống dân tộc. Cách Móng Cái 60 km, tại Phòng Thành, Trung Quốc đang xây nhà máy điện hạt nhân rất lớn; nếu có sự cố kiểu Chernobyl vào mùa gió bấc, Hà Nội và dân đồng bằng Bắc Bộ có thể sẽ chết hết vì nhiễm phóng xạ hạt nhân…
SỰ THẬT HAI
Chưa bao giờ như hôm nay, trên đất nước ta, giặc nội xâm có tên là tham nhũng lại hoành hành ngang nhiên, kinh hãi như dịch hạch đến thế. Dân có tham nhũng không? Không! Thế thì ai là giặc nội xâm, là giặc tham nhũng? Thưa, chính quyền! Chỉ kẻ có chức có quyền mới tham nhũng được mà thôi. Vụ tham nhũng mới nhất như một đòn hiểm ác đánh một cú chí tử vào đất nước là tập đoàn Vinashin – một nấm đấm thép của chính phủ – đã cướp đi của nhân dân số tiền khổng lồ là 80.000 tỷ đồng. Cứ thử làm tròn dân số nước ta là 90 triệu người (thực ra dân số Việt Nam mới chỉ trên 85 triệu dân), vị chi mỗi người dân vừa bị tập đoàn quốc doanh Vinashin cướp đi gần 9.000.000 đ. Chín triệu đồng với người nông dân là một nguồn vốn lớn: một gia đình nông dân có bốn nhân khẩu chẳng hạn, đã vừa bị Vinashin cướp đi nhãn tiền 36.000.000 đ.
Đã có bao nhiêu tập đoàn Vinashin cướp hết tiền của nhân dân trong quá khứ, trong hiện tại chưa bị phát hiện? Những nấm đấm thép của chính phủ như các tập đoàn kinh tế: tập đoàn Than, tập đoàn Điện, tập đoàn Khoáng sản… đã và đang đấm chí tử vào hầu bao dân nghèo Việt Nam. Theo kiểm toán nhà nước, năm 2008, các tập đoàn kinh tế – nắm đấp thép – đã làm thất thoát 10 tỷ đô la.
Năm 2009, số thất thoát (đổ tội cho lỗ vốn) cũng không nhỏ hơn số 10 tỷ đô la năm trước. Các tập đoàn kinh tế quốc doanh, các công ty quốc doanh đang là đại họa cho quốc gia; chứng tỏ thành phần kinh tế rường cột của mô hình xã hội chủ nghĩa này đã hoàn toàn thất bại. Về quốc nạn tham nhũng, bà Phạm Chi Lan, chuyên viên kinh tế cao cấp của chính phủ đã phải cay đắng thừa nhận “bọn nắm đấm thép – chúng nó ăn hết tiền của dân rồi” như sau: “Một khi vẫn còn các ông lớn chủ đạo vẫn ngốn hết nguồn lực của đất nước và thâu tóm hết quyền thiết kế chính sách có lợi cho mình, thì làm sao thằng nhỏ động lực kinh tế tăng tốc được” (Tuần Việt Nam 22/07/2010).
Tại sao nhà nước ta hiện nay vốn có hai chính quyền cồng kềnh, chồng chéo nhau, giẫm đạp lên nhau: một chính quyền theo hệ Đảng và một chính quyền theo hệ nhà nước với hàng vạn ban thanh tra, hàng vạn chi bộ bốn năm sáu tốt, với hầu hết mấy triệu đảng viên gương mẫu đều đã học tập tốt đạo đức Bác Hồ, mà giặc tham nhũng lại ngang nhiên hoành hành trắng trợn từ vi mô đến vĩ mô đến như vậy? Quan tham nhìn từ xã trở lên không thấy lao động chân tay, không thấy lao động trí óc, chỉ sử dụng một thứ lao động có tên là LAO ĐỘNG LÃNH ĐẠO mà ai ai cũng giàu có hơn dân thường hàng trăm, hàng nghìn, hàng vạn, hàng triệu, hàng tỉ lần là sao? Chung quy lại, có phải là do thể chế sai, mô hình chính trị sai: VỪA ĐÁ BÓNG VỪA THỔI CÒI, VỪA ĐI THI, CHẤM GIẢI VỪA PHÁT GIẢI VỪA ĐƯỢC LÃNH GIẢI. NHÀ NƯỚC – ĐẢNG MỘT MÌNH MỘT CHỢ: VỪA THAM NHŨNG VỪA CHỐNG THAM NHŨNG?
Xin hỏi: tay phải tham nhũng, liệu tay trái có dám cầm dao chặt được tay phải hay không? Linh hồn triết học duy vật biện chứng Marxism nằm ở câu kinh mà đảng viên cộng sản nào cũng phải thuộc làu làu: “Mọi sự vật đều được cấu thành bởi các mặt đối lập thống nhất”. Chỉ trừ nền chính trị của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam không hề nằm trong quy luật vận động này của Marx, vì nó triệt tiêu đối lập chính trị! Nền chính trị độc đảng, độc quyền của nước ta hôm nay đang chống lại biện chứng pháp Marxism. Trong phép biện chứng do Hegel sáng tạo, Marx tiếp thu, có ba nhịp như sau: xuất đề, phản đề và tổng đề. Phản đề hay đối lập chính là linh hồn của biện chứng pháp Marxism.
Chối bỏ đối lập, triệt để cấm phản đề, cấm đối lập chính trị, nền chính trị của nước ta ngày nay đang chống lại chính cái lý thuyết chủ nghĩa cộng sản mà nó thề nguyền đi theo, thành ra một nền chính trị thoái bộ, rất giống với các nền chính trị thần quyền thời Trung cổ bên châu Âu. Hãy xem khẩu hiện rất duy tâm, hoàn toàn chống lại thuyết Marxism của Đảng cầm quyền: “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh MUÔN NĂM”.
Marx từng giải thích tại sao loài người thống khổ: vì loài người còn phân chia giai cấp. Mục đích của Marx là làm cho nhân loại tiến đến đại đồng, tức tiến đến thiên đường cộng sản. Muốn đến thế giới cộng sản, phải xóa bỏ các giai cấp: xóa bỏ giai cấp tư sản, xóa bỏ giai cấp vô sản, xóa bỏ nhà nước, xóa bỏ công an, quân đội, tất nhiên phải xóa bỏ cả Đảng Cộng sản, vì Đảng Cộng sản là đảng của giai cấp vô sản. Mà khi xóa bỏ giai cấp, thì đảng của giai cấp cũng không còn. Hô “Đảng Cộng sản Việt Nam MUÔN NĂM” cầm bằng như hô: “Xã hội loài người có giai cấp muôn năm”! Rõ ràng hô như vậy là treo cổ chủ nghĩa Marx, là không chính danh, là tự xóa bỏ tính mục đích của Đảng Cộng sản.
SỰ THẬT THỨ BA:
NÓI MỘT ĐÀNG, LÀM MỘT NẺO, HAY LÀ DANH KHÔNG CHÍNH THÌ NGÔN KHÔNG THUẬN
Đảng, Nhà nước Việt Nam nói thì rất hay, nhưng làm thường ngược lại. Những nguyên tắc, nguyên lý, luật pháp, chính sách, đường lối của Đảng cầm quyền và nhà nước Việt Nam hiện nay hầu hết đều không chính danh. Xin chứng minh
Trong Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam người dân được hưởng tất cả các quyền: quyền sống, quyền làm người, quyền hoạt động chính trị, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, lập đảng phái, quyền biểu tình, tự do tôn giáo, tự do cư trú, tự do đi lại, tự do đủ thứ… Chính sách hộ khẩu đã cấm tự do cư trú. Quyền được biểu tình của dân bị cấm chỉ bởi một nghị định (do Thủ tướng Phan Văn Khải ký): cấm từ năm người trở lên tụ tập hay đi hàng dọc ngoài đường, ngoài phố. Anh bạn chúng tôi có 5 đứa con, cộng hai vợ chồng là 7 người, mỗi sáng Chủ nhật anh chị dẫn bầy con đi tập thể dục tại công viên cách nhà hơn cây số . Đoàn rồng rắn tí hon của anh chị không thể đi thành một hàng, mà phải bí mật xé lẻ thành hai tốp, anh dẫn 3 đứa con, chị dẫn 2 đứa con giả vờ không quen biết nhau, đi vào hai lề đường khác nhau, sợ đi chung sẽ bị công an bắt…
Anh bạn này tâm sự: ra Quốc lộ số 1, qua một số đường phố ở các thành phố nhỏ, thấy trâu bò được ung dung đi thành bầy đàn hàng mấy chục con trên đường mà không bị công an bắt? Sao kiếp người ở Việt Nam lại tủi hổ hơn kiếp bò: con bò còn được tự do tụ tập, tự do nghênh ngang rồng rắn trên đường, được Đảng và nhà nước đối xử tử tế hơn hẳn con người… là sao hở các ông trời con? Tự do tôn giáo bị cái rọ tôn giáo quốc doanh cấm cản. Hàng trăm sư sãi, chùa chiền vốn theo một hệ phái Phật giáo riêng từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam đã bị cấm hoạt động, bắt phải vào Phật giáo quốc doanh, nếu không chịu quốc doanh hóa Phật giáo sẽ bị bắt. Công giáo cũng phải thành Công giáo quốc doanh. Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành… cũng phải vào quốc doanh thì sao gọi là tự do tôn giáo?
Ở một đất nước không có TÔN GIÁO TƯ NHÂN, chỉ có TÔN GIÁO QUỐC DOANH mà cứ xưng xưng toe toét: Việt Nam có tự do tôn giáo. Điều 4 trong Hiến pháp cho phép chỉ một mình Đảng Cộng sản được nắm quyền lãnh đạo mãi mãi, đã cấm mọi công dân tự do hoạt động chính trị, trong khi quyền người dân được tự do hoạt động chính trị ghi rõ ràng trong Hiến pháp. Điều 4 của Hiến pháp là điều không chính danh. Đảng và Nhà nước có trên 700 tờ báo giấy báo viết báo hình. Xã hội tự xưng là “nhân dân làm chủ: của dân, do dân, vì dân”, “cán bộ là đày tớ nhân dân”. Tai ngược thay, chính anh đầy tớ này được độc quyền ra báo, lại cấm ông chủ ra báo là sao? Marx – sinh thời từng ca ngợi nền tự do báo chí của chủ nghĩa tư bản.
Marx lên án cay độc nhà vua Phổ kiểm duyệt báo chí theo kiểu nhà nước Việt Nam hôm nay lùa tất cả nền báo chí nước nhà vào cái rọ lề phải, đánh sập hơn ba trăm blog và website cá nhân trên Internet như lời khoe khoang của ông tổng cục phó Tổng cục An ninh Bộ Công an, trung tướng Vũ Hải Triều… Không có nền tự do báo chí tư sản, nền xuất bản tự do tư sản, không thể xuất hiện chủ nghĩa Marx. Nếu Karl Marx tái sinh xuất hiện giữa lòng Hà Nội hay Sài Gòn hôm nay, chắc chắn cha đẻ của chủ nghĩa cộng sản sẽ bị lính của ông Vũ Hải Triều bắt ngay tắp lự.
Khi người dân không có quyền ra báo tư, lập nhà xuất bản tư… cũng có nghĩa người dân Việt Nam hiện nay không có quyền tự do ngôn luận. Khi Hiến pháp đã cho công dân cái quyền thì người dân không phải đi xin. Hiến pháp bảo công dân có quyền sống, quyền làm người, vậy chả lẽ khi sống là phải thở, phải ăn, phải mặc, phải yêu vợ… thì cứ mỗi lần thở, mỗi lần ăn, mỗi lần mặc, mỗi lần yêu vợ… lại phải làm đơn xin phép công an à? Hiến pháp của các nước dân chủ văn minh sinh ra để bảo vệ người dân, đảm bảo nhân quyền, dân quyền và mọi quyền tự do của dân, cốt yếu để ràng buộc kẻ cầm quyền.
Hiến pháp nước ta hiện nay sinh ra hầu như để chỉ trói buộc người dân và tạo hàng nghìn kẽ hở cỡ lỗ thủng con voi chui lọt cho kẻ cầm quyền tự do đánh tráo Hiến pháp, tự tung tự tác, làm ngược lại Hiến pháp mà không bị luật pháp ràng buộc là sao? Quốc hiệu nước ta hiện nay xưng là: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thực ra có đúng không? Thưa không! Vì nền kinh tế nước ta từ năm 1986 đến nay là nền kinh tế thị trường, tức nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, một chủ nghĩa tư bản hoang dã. Vậy quốc hiệu nước ta muốn sát với “sự thật của đất nước” như gợi ý của Ban Tuyên giáo, phải đặt lại là: “Cộng hòa Tư bản Chủ nghĩa Việt Nam” mới chính danh.
Chủ nghĩa xã hội nói cho cùng là một mô hình ảo, hoàn toàn không có thật. Hồi chúng tôi theo học tại Học viện Gorky bên Liên Xô năm 1988, thường nghe dân Liên Xô định nghĩa về chủ nghĩa xã hội theo mô hình Lenin-Stalin như sau: “Chủ nghĩa xã hội là con đường vòng vèo nhất, đầy máu và nước mắt nhất, khốn nạn nhất để đi lên tư bản chủ nghĩa”. Liên Xô, với mô hình xã hội chủ nghĩa trại lính (hay trại tập trung) đã phải mất 74 năm đi vòng vèo trong máu xương, ngục tù, trong đày đọa của những quần đảo Gulag hắc ám, man rợ… để năm 1991 mới tới được nền kinh tế tự do tư bản chủ nghĩa.
Quốc hiệu của nước ta như vậy là không chính danh. Cái đuôi “Định hướng xã hội chủ nghĩa” được gắn vào đít khái niệm kinh tế thị trường của nhà nước ta hiện nay là một cái đuôi giả, một cái đuôi nhựa chạy bằng cục pin sắp thối của Trung Quốc. Theo nghĩa từ điển: “định hướng” có nghĩa là xác định phương hướng, mà điểm tới đã được xác định cụ thể. Ví dụ ông A hẹn ông B qua điện thoại, rằng mai ta gặp nhau ở Hồ Con Rùa, tập kết tại đó ăn sáng, uống café, định hướng Buôn Ma Thuột mà tới Plây-ku nhé! “Xã hội chủ nghĩa” là khái niệm ảo trên giấy, chưa có thật trên đời và sẽ không thể có thật vì nó dựa trên những nguyên lý ảo tưởng, bịa đặt, phi khoa học.
Đưa đất nước đi vào chỗ không có thật, định hướng tới cõi không có thật mà đến thì than ôi, thà giết đất nước đi còn hơn! Nên khẩu hiệu “Vì Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội” in trên đầu tờ Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, nếu theo tiêu chí “hướng về sự thật” của Ban Tuyên giáo chỉ dẫn, phải đặt tên lại cho đúng với thực chất ngữ nghĩa của từ điển là: “Vì Tổ quốc, vì chủ nghĩa không có thật” mới đúng. Không có sự thật đi kèm, mọi lý thuyết, mọi mô hình xã hội, mọi lời hứa đều là sai trái, ảo tưởng, hứa hão, đúng như K. Marx đã nói.
Đồng nghĩa Đảng Cộng sản là đất nước, đồng nghĩa chủ nghĩa xã hội là Tổ quốc là không chính danh. Đảng Cộng sản mới chỉ có 5 triệu đảng viên, còn nhân dân Việt Nam ngoài Đảng chiếm đa số tới hơn 80 triệu dân, có phù phép kiểu gì, Đảng Cộng sản cũng không thể biến thành đất nước Việt Nam được. Đảng nghĩa là phe phái, là một nhóm người.
Một nhóm người sao có thể biến thành tất cả được, nên danh từ ĐẢNG TA dùng để gọi Đảng Cộng sản là không chính danh. Liên Xô đã bỏ ra 74 năm để tìm mà không thấy chủ nghĩa xã hội đâu, chỉ thấy trại tập trung, thấy nhà tù nhiều hơn trường học. Lenin, Stalin, Mao… đã biến nhân dân các nước Nga, Tàu, Cuba, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Campuchia, hàng chục nước Đông Âu… thành hàng tỉ con chuột bạch cho cuộc thí nghiệm máu cộng sản chủ nghĩa bằng bạo lực, bằng cải tạo áp đặt, bằng thuyết đấu tranh giai cấp tàn bạo nhưng đã thất bại hoàn toàn.
Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Đông Âu giờ đã đi theo tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội là một khái niệm ảo, nên khẩu hiện “Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội” là rất buồn cười, giống như nói “Yêu nước là yêu cái không có thật” vậy… Quốc hội nước CHXHCN VN được Đảng Cộng sản và nhà nước phong cho là cơ quan lập pháp cao nhất của nhân dân Việt Nam là không chính danh. Vì thực tế, Quốc hội này chỉ là cơ quan ngoại vi của Đảng, do Đảng lãnh đạo; Quốc hội mà 98% dân biểu là đảng viên của một đảng duy nhất thì việc gọi Quốc hội này của dân là một trò hề, là không chính danh; Quốc hội này của Đảng, dân nào có quyền bính gì trong Quốc hội giả hiệu này? Việc một nhóm người không ai khiến, tự nhiên nhảy phóc ra đấu trường xã hội ngót trăm năm nay, hung hãn cầm mác cầm lê cầm búa cầm liềm cấm cản những nhóm người khác lập phe đảng là không chính danh, không logic, không công bằng, không có luật hay chỉ là luật rừng? Đảng Cộng sản Việt Nam không do nhân dân Việt Nam bầu ra, nên sự tồn tại của Đảng để tuyệt đối cầm quyền là không chính danh.
Đúng như Mao nói rằng chế độ chuyên chính vô sản của ông ta là do súng đẻ ra: “Súng đẻ ra chính quyền”, tức là SÚNG BẦU RA CHÍNH QUYỀN… Mấy chục năm nay, người ta đã cố tình gọi nhầm SÚNG là DÂN: “súng bầu lên chính quyền thì lại nói dối là dân bầu”… Cũng giống như (giả dụ thôi, hi vọng đừng biến thành sự thật!) sau bài viết này, công an gọi tên Trần Mạnh Hảo lên… dọa bắn; Hảo ta vốn là một con cáy 64 tuổi biết cầm bút, thấy súng há mồm sắp đối thoại với mình, sợ vãi đái, nghĩ mình miệng hùm gan sứa, sức đâu cãi lại miệng súng, đành phải ký vào giấy cung khai rằng: báo cáo các anh, em đã nói sai, đã nói dối, vì Đảng ta và nhà nước ta từ xưa tới nay thật thà hơn đếm, có biết nói dối là gì đâu. Thế rồi báo An ninh hôm sau hí hửng: trước lý lẽ sắc bén và thực tế sáng ngời chính nghĩa của nhân dân, tên Hảo đã không đủ lý lẽ đối thoại, đã ăn năn hối lỗi vì dám vu cáo cho Đảng ta nói dối…
Việc Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời năm 1930 theo thuyết Marxism là không chính danh. Marx bảo: chủ nghĩa tư bản xuất hiện với đại công nghiệp. Marx lại bảo phương thức kinh tế châu Á không nằm trong chủ nghĩa Marx. Marx phán: giai cấp vô sản là hệ quả của giai cấp tư bản. Nghĩa là tư bản đẻ ra vô sản. Trung Hoa, Việt Nam và cả châu Á, thế giới Ảrập, Ấn Độ, Mỹ Latinh, Phi Châu… trong thế kỷ thứ 19, đầu thế kỷ thứ 20 chưa hề có chủ nghĩa tư bản. Năm 1930, Việt Nam chưa có ông bố tư bản, sao lại có đứa con tên là vô sản ra đời? Bịa ra một giai cấp vô sản ảo để thành lập ra đảng của giai cấp vô sản là Đảng Cộng sản Đông Dương là không chính danh, là trái với thuyết Marxism, là xây nhà trước, xây nền nhà sau.
Sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Đông Dương nêu khẩu hiệu “Trí, Phú, Địa, Hào đào tận gốc trốc tận rễ” là không chính danh. Diệt trí thức là diệt đi hai ông đại trí thức Marx-Engels ư? Trí thức là linh hồn của xã hội, diệt trí thức cũng có nghĩa là diệt luôn xã hội loài người. Năm 1958 – 1960 Bắc Việt Nam (năm 1975 là cả nước) tuyên bố tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội với “mo cơm và quả cà”, không thông qua con đường tư bản chủ nghĩa theo sự xúi dại của Lenin là không chính danh. Theo Marx, linh hồn của xã hội chủ nghĩa là đại công nghiệp; chỉ có nền nông nghiệp lạc hậu mà dám thí mạng cùi tiến lên xã hội chủ nghĩa là tiến lên toàn dân cùng chết đói, hay tiến lên công xã kiểu diệt chủng như Khmer Đỏ, tiến lên “đại nhảy vọt” kiểu Mao khiến mấy chục triệu người chết đói, dân chúng phải ăn thịt cả con mình như cuốn Mao Trạch Đông ngàn năm công tội do Thông tấn xã Việt Nam vừa phát hành đã kể. Năm 1986, theo gương Trung Quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam thay vì chôn chủ nghĩa tư bản (như Marx-Engels dạy) đã quay ngược lại chôn chính học thuyết cộng sản, bằng cách xây dựng nền kinh tế tự do đa thành phần tư bản chủ nghĩa, đưa nhân dân Việt Nam thoát khỏi chết đói. Theo Marx dạy: kinh tế nào, chính trị ấy: hạ tầng cơ sở kinh tế quyết định thượng tầng kiến trúc chính trị. Nay, kinh tế Việt Nam là tư bản tự do mà chính trị vẫn giữ nền chính trị độc tài xã hội chủ nghĩa là sai quy luật, là không chính danh, là đầu chuột đuôi voi, là ông nói gà bà nói thóc lép, là hồn Trương Ba, da hàng thịt…
Marx–Engels từng công khai tuyên bố trong trước tác của mình: “Chúng tôi không có ý định đoán định tương lai một cách giáo điều mà mong muốn dùng phương pháp phê phán thế giới cũ để tìm được một thế giới mới… Việc kiến tạo và tuyên bố một lần và mãi mãi những giải đáp cho các vấn đề của mai sau không phải là việc của chúng tôi…”. Rõ ràng, chính Marx và Engels đã coi học thuyết của mình chỉ là những giả thuyết, những phép thử, những phỏng định về tương lai, tuyệt nhiên không giáo điều cho lý thuyết của mình là chân lý vĩnh hằng. Những ai đã, đang coi học thuyết Marx là chân lý bất biến là đang chống Marx, là muốn dùng Marx giả, Marx dỏm bịt mắt trí thức và nhân dân để quyết câu giờ giữ quyền lực là không chính danh.
Theo định đề: “Sự thật là tiêu chuẩn của chân lý” của Marx, chúng ta thấy thực tế đã không chấp nhận cuộc thí nghiệm XÓA TƯ HỮU hãi hùng nhất trong lịch sử loài người của Marx-Engels- Lenin với tham vọng “XÓA TƯ HỮU, XÓA CÁ NHÂN, XÓA NHÀ NƯỚC, XÓA MÂU THUẪN, XÓA ĐẢNG CỘNG SẢN, XÓA CÁC GIAI CẤP VÀ ĐẢNG CỦA NÓ, XÓA CHÍNH BIỆN CHỨNG PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG MỘT XÃ HỘI CỘNG SẢN ÁO TƯỞNG PHI BIỆN CHỨNG – NƠI KHÔNG CÓ CÁI DỐI TRÁ, KHÔNG CÓ CÁI ÁC ĐỘC VÀ CÁI XẤU XA, NƠI TUYỆT ĐỐI TỰ GIÁC, TUYỆT ĐỐI TỰ DO, TUYỆT ĐỐI GIÀU CÓ, TUYỆT ĐỐI KHÔNG CÓ NGOẠI TÌNH, KHÔNG CÒN HÔN NHÂN, KHÔNG CÒN GIA ĐÌNH KIỂU CŨ, KHÔNG CÒN NGÂN HÀNG, KHÔNG CÒN TIỀN TỆ…”. Đó là một xã hội bịa đặt không có thật: vì không có cái ác thì cái thiện cũng bị triệt tiêu, không có cái ngụy thì cái chân cũng biến mất, không có cái xấu thì cái đẹp cũng chẳng còn…
Một trăm sáu mươi hai năm từ khi “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” của Marx–Engels ra đời đến nay, hàng trăm triệu sinh mạng đã bị giết, hàng tỉ người bị tù đầy, bị ngược đãi để “các vị lãnh tụ kính yêu” làm cuộc thí nghiệm đẫm máu cải tạo thế giới từ TƯ HỮU sang CÔNG HỮU, từ TƯ BẢN sang VÔ SẢN, từ CÁ NHÂN sang TẬP THỂ, XÓA QUỐC GIA chỉ còn QUỐC TẾ, XÓA HOÀN TOÀN THẾ GIỚI CŨ, NHÂN LOẠI CŨ chỉ còn MỘT THẾ GIỚI MỚI TINH, NHÂN LOẠI MỚI TINH KHÔNG CÒN TRUYỀN THỐNG, KHÔNG CÒN LỊCH SỬ, KHÔNG CÒN QUÁ KHỨ, KHÔNG CÒN TÔN GIÁO…
Chao ôi, khi một con người không còn quá khứ, một dân tộc không còn lịch sử, con người ấy, dân tộc ấy sẽ biến thành tinh tinh, xã hội tinh tinh hay thành những cục bột biết ca hát?… Rút cục, cuộc thí nghiệm cộng sản kinh hồn trên phạm vi toàn thế giới đã hoàn toàn thất bại. Những nước cộng sản cứng đầu nhất như Bắc Triều Tiên, Cuba hiện nay cũng đang rục rịch thí nghiệm mô hình kinh tế tư bản chủ nghĩa, tập toẹ học lại những bước đi làm giàu vỡ lòng nhân loại đã có từ trước khi Marx ra đời. Đây là sự thật không thể nào chối cãi, dù cãi cối cãi chày bằng còng số tám hay nhà tù, họng súng v.v… Cám ơn Marx, đã cho chúng tôi đề bài “Sự thật là tiêu chuẩn của chân lý” để làm một bài tập làm văn về sự thật này. Cám ơn ngài cố Tổng thống nước Ba Lan tự do Lech Kaczyński đã cho chúng tôi ý tưởng rất hay: chỉ có sự thật mới giải phóng con người, làm chủ đề bài tham luận.
Chúng tôi cũng xin cám ơn tiêu đề của cuộc hội thảo “Văn học nghệ thuật hướng về sự thật đất nước” của Ban Tuyên giáo Trung ương đã gợi ý, khích lệ chúng tôi dám liều mạng nói lên những sự thật cay đắng nhất, khủng khiếp nhất của đất nước chúng ta hiện nay, những sự thật chết người, ai ai cũng biết mà vì sợ tù tội nên không ai dám nói ra. Viết đến đây, chúng tôi chợt nhớ đến truyện “Bộ long bào của vị hoàng đế” của văn hào Andersen. Thằng bé trong thiên truyện đã liều mạng xé toang bộ long bào hoang tưởng của vị hoàng đế kia bằng cách hét thật to: ông vua cởi truồng! Tiếng kêu thất thanh của chân lý ấy có làm đám đông đang bị quyền lực hôn mê, luôn miệng tung hô vị hoàng đế mặc bộ long bào đẹp nhất tỉnh ra hay không?
Nhưng hình như ngay sau khi gọi sự vật bằng tên của nó, thằng bé do sự thật, do tự do phái đến đã biến mất. Do đó, mới còn biết bao nhiêu ông vua triết học cởi truồng, vua chính trị cởi truồng, vua cách mạng cởi truồng, vua chủ nghĩa cởi truồng… đang đi nhông nhông ngoài xã hội, ngoài phố xá, đã và đang được những đám đông giả vờ cuồng tín hòng trục lợi xúm vào vạn tuế, ca ngợi các ngài khoác những bộ long bào tuyệt vời của trần gian… Sự thật giản dị nhường ấy, sao bị cả đám đông lờ đi? Mới hay sự cám dỗ của dối trá có bùa ngải quỷ sứ, mê hoặc con người trong bóng tối, trong đe dọa, trong hấp lực của củ cà rốt treo trước miệng con lừa… Sự thật chỉ có thể tồn tại công khai dưới ánh sáng mặt trời.
Xã hội của những hội kín vây bủa con người trong lừa mị, trong sợ hãi u u minh minh, luôn xua đuổi và cầm tù sự thật. Chối bỏ sự thật, những xã hội do băng đảng hội kín cầm quyền hầu như không bao giờ đi cùng đường với lẽ phải và công lý. Chúng tôi không dám làm thằng bé trong thiên truyện kia của Andersen; làm vị thiên sứ của sự thật này, coi chừng khả năng biến mất là điều có thể xảy ra. Hãi quá! Chúng tôi chỉ xin kể ra ba vị nhà văn Việt Nam hình như cũng đang thử đóng vai trò của thằng bé ấy, vai trò thiên sứ của sự thật, của tự do.
Đây là lời của nhà văn Đỗ Chu bùi ngùi, chua xót, khi ông nói về sự lãnh đạo của Đảng với nhà văn; sao nhà văn giống chú cún con ve vẩy đuôi theo ông chủ trong sân nhà thế: “Tớ yêu Đảng như yêu vợ. Vợ còn sống thì tớ nghe vợ. Vợ chết thì tớ lập bàn thờ khấn vái cho đến chết. Đảng cũng là vợ của tớ. Đảng bẩn thì tớ mua xà phòng cho Đảng tắm. Mua nước hoa cho Đảng thơm. Đảng nói thì không được cãi. Đảng bảo ăn là ăn. Đảng bảo uống là uống. Đảng bảo nằm là nằm. Đảng bảo lên giường là lên gường. Đảng bảo ra đường là ra đường…” (Trích bài “Nhà văn Đỗ Chu yêu Đảng như yêu vợ” của Nguyễn Trọng Tạo ngày 13/7/2010).
Về việc này, mới thấy Nguyễn Vĩ xưa thánh thật, khi ông viết: “nhà văn An Nam khổ như chó!”. Đây là mấy câu thơ của nhà văn, nhà thơ Nguyễn Đình Chính (con trai cố nhà văn Nguyễn Đình Thi, người rất nhiều năm trước và sau 1975 từng làm Tổng Thư ký – ngày nay gọi là Chủ tịch – Hội Nhà văn Việt Nam): “Mấy thằng bạn văn nghệ chửi đổng hát hay / Cổ họng rắn hổ mang trơn tuột liếm mồi trong các HỘI ĐOÀN / hót hít chính trị như chó hít hóng cứt…” (Trích trong bài thơ “Đêm Sài Gòn” in trong tập thơ Chẹc chẹc của Nguyễn Đình Chính, do Tân Hình thức Publishing Club ấn hành trên mạng 2010).
Đây là nhà văn đại tá công an Mai Vũ, trước Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ XIII, đã lên tiếng đòi tự do sáng tác, mặc dù từ năm 1987, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã cởi trói cho các nhà văn:
“Đây là vấn đề nhạy cảm mà không phải ai cũng có dũng khí dám nói thật. Nhằm thiết lập một trật tự xã hội tư duy đồng chiều, chúng ta đã chính trị hóa mọi đời sống xã hội. Điều đó thật tai hại, nó làm khô héo tinh thần dân tộc. Chính trị hóa khoa học đã dẫn đến phủ nhận chân lý khách quan, làm méo mó khoa học. Trong lịch sử Xô Viết trước kia, đã có thời người làm vườn Lưxenkô – Mitsurin được tôn vinh như những nhà cải cách vĩ đại, còn Mooc găng, Menđen là những kẻ phục vụ chủ nghĩa tư bản vì thuyết gen di truyền.
Kết quả, nhà di truyền học thiên tài Vavilôp đã phải tự sát, còn nền di truyền học nước Nga thì lụn bại, để lại một vết nhơ đau đớn trong đời sống khoa học xã hội Xô Viết. Đó là vụ ngụy khoa học lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Chính trị hóa giáo dục cũng chỉ đẻ ra những chiến binh đánh bom tự sát, chứ không đẻ ra những công dân xây dựng tương lai. Hội Nhà văn không phải là dàn hợp xướng để hát theo cái gậy chỉ huy của người nhạc trưởng. Nó là lãnh địa của những tư duy và sáng tạo cá nhân, nó là một tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của các nhà văn lấy sứ mạng phục vụ Tổ quốc và nhân dân trên hết.
Nhà văn viết theo mệnh lệnh của trái tim, mà trái tim nhà văn thuộc về Tổ quốc và nhân dân. Anh ta là tội đồ và đáng nguyền rủa nếu thóa mạ Tổ quốc và dân tộc. Còn khuynh hướng chính trị tùy thuộc quyền lựa chọn của mỗi nhà văn. Hãy để con ngựa Văn tung vó trên cánh đồng bát ngát của tự do” (“Về Hội nhà văn của chúng ta” của Mai Vũ, in trên website Trần Nhương ngày 11-7-2010) Tiếp nối ba nhà văn trên, chúng tôi xin mời quý vị đọc lại bài thơ “Bài ca sự thật” của chúng tôi (Trần Mạnh Hảo) đã in trên báo Tuổi trẻ số tất niên ngày 24- 01-1987 BÀI CA SỰ THẬT Sự thật của tôi
Sự thật của anh
Sự thật của chúng ta
Sự thật của mọi người?
Nhân loại có bao thời
Sự dối trá làm quan toà phán xử
Bru-nô ơi trái đất vẫn tròn
Mà chân lý nghìn sau còn trả giá
Nhưng đất nước vẫn đi tìm sự thật
Trong câu hát có mồ hôi nước mắt
Có con nghê đá đầu đình cười cợt các triều vua
Có thằng Bờm chẳng tin lời hứa hão
Cái quạt mo không để phú ông lừa
Vua Hùng ơi! Người đi tìm sự thật
Bằng cách ngày đầu năm xuống ruộng cày bừa
Bao triều đại xưa đổ vì ưa nói dối
“Muốn nói gian làm quan mà nói”
Sự thật giấu trong nhà dân đen
Sự thật từng vật vờ đi như ăn mày đầu đường xó chợ
Sự thật làm anh hề, chú mõ
Sự thật như nàng Thị Kính oan khiên
Sự thật trốn vào ngụ ngôn, ngạn ngữ sấm truyền
Sự thật có khi mượn Xuý Vân mà giả dại
Sự thật chiếc lá đa bay qua bao thời đại
Bay về đây trời nổi can qua
Con vua thất thế quét chùa sãi ơi!
Vĩnh biệt chú Cuội
Vĩnh biệt thành tích ma, báo cáo láo thành thần
Bệnh hình thức gọi sai tên sự vật
Người đói phải nói lời no
Vị đắng sao lại kêu là mật?
Ngục tù mang nhãn hiệu tự do!
Vĩnh biệt khái niệm quét vôi và từ ngữ nước sơn
Đạo đức dính trên đầu môi chót lưỡi
Vĩnh biệt những bóng ma cơ hội
Những cái đầu già cỗi tự bên trong
Những con mắt nhìn người bằng bóng tối
Có nhận ra tia nắng mới trong lòng ?
Tôi là người tập yêu sự thật
Tập nghe nên có lúc ù tai
Tập nhìn nên chói mắt
Đất nước đổi thay
Cơn đau đẻ những dòng sông quằn quại!
Hạt thóc và hạt máu có bao giờ nói dối?
Bốn nghìn năm dân tộc tôi
Đi từ bờ bên kia
Đến bờ bên này của sự thật
Để mỗi con người hôm nay trên mặt đất
Được cầm trong tay một tia nắng mặt trời…
Sài Gòn ngày 15-1-1987 Trần Mạnh Hảo
Để kết thúc bản tham luận, xin kính mời quý vị cùng chúng tôi hô 3 khẩu hiệu sau:
Khẩu hiệu một:
KHÔNG CÓ SỰ THẬT, KHÔNG CÓ LẼ PHẢI VÀ CHÂN LÝ
(xin hô ba lần: không có, không có, không có)
Khẩu hiệu hai:
CHỈ CÓ SỰ THẬT MỚI GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI
(xin hô ba lần: chỉ có, chỉ có, chỉ có)
Khẩu hiệu thứ ba:
SỰ THẬT LÀ TIÊU CHUẨN CỦA CHÂN LÝ
(xin hô ba lần: tiêu chuẩn, tiêu chuẩn, tiêu chuẩn)
Xin cám ơn quý vị.
Viết tại Sài Gòn 26-08-2010
© 2010 Trần Mạnh Hảo
www1.voanews.com/.../vietnam-writer-poet-tran-08-01-10-99719839.html - Vietnam
**
No comments:
Post a Comment