NHỮNG THI CA VỀ CHA MẸ
BỐ NẰM XUỐNG
Trần Hồng Châu
Bố nằm xuống đất rồi càng thương bố
đời loạn lạc
hậu vận bố con mình chẳng ra gì!
Bố thèm chén rượu nhạt
(một đôi khi thôi, đâu có nghiện ngập gì!)
con cũng chẳng có tiền mua
túi sạch sành sanh
sau mấy chuyến đi chui chẳng thành công
Bố muốn bộ đồ xa-xi tầm thường
để bận cho thoải mái
con cũng chỉ mua được vải tám lai rai
Trông bố ăn
rất ngon lành
củ khoai lang buổi sáng
con muốn khóc quá trời!
Đời loạn lạc
chó nhẩy bàn độc
hậu vận bố con mình chẳng ra gì!
Bố đi bộ suốt Chợ lớn mới
về Đại thế giới
để dành tiền vé xe buýt
bố mua hai đồng ô mai
một gói đậu phụng
Bên cửa bếp
hai bố con ngồi nhấm nháp
vị sí muội mặn chát
chua ơi là chua
ôi men đắng cuộc đời!
ngọn gió nào đã thổi tứ tung
vỏ lạc lá vàng bay
Hai bố con lặng lẽ
cắn từng miếng me khô
muối ớt cay cay
từng quả cóc ngâm đường
dôn dốn ngọt chua
Bố bảo: bố con mình thế mà gân ra phết!
Bố nằm xuống đất rồi,lại càng thương bố
đời loạn lạc...
Trần Hồng Châu
(Nhớ Đất Thương Trời )
ÐỔI CẢ THIÊN THU TIẾNG MẸ CƯỜI
TrẦn Trung ÐẠo
Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng ngườiTiếng ai như tiếng lá thu rơi
Mười năm mẹ nhỉ, mười năm lẻ
Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi
Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về
Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn
Con đi góp lá nghìn phương lại
Ðốt lửa cho đời tan khói sương
Tiếng mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào
Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm bao
Mẹ xa xôi quá làm sao vói
Biết đến bao giờ trông thấy nhau
Ðừng khóc mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ
Ðau thương con viết vào trong lá
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ
Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời gian được
Ðổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.
TrẦn Trung ÐẠo
MY LIFE
FOR MY MOM'S LAUGHTER
PICKING up the handset I was stunned with surprise:
Whose voice as light as falling leaves in cold skies?
Isn't it ten years, ten years and over, dear mother,
Just in silence to miss and long for one another?
I left without any promises or pledges that day:
The old wild horse from its forest-land went astray.
Ten years for Mom's hair to turn mourning white,
And mourning-like my soul also in such a plight.
You've still been sitting there weaving your pain
By an existence of slapping wind and beating rain.
I've set off to set up from all directions a pyre
In order to disperse the mist for life lighting a fire.
Your voice was broken off, you choked up, I found;
Mom's endearing words or mere in-reverie sound?
You are too far, how could I reach out for you?
And when could we meeting again look forward to ?
Do not cry, my dear mother, and continue to await.
All my grief I will hide in the rhymes I create.
Of all my sorrow I will write reams and reams,
And find your warmth my warmth in my dreams.
As I picked up the handset how astounded was I
To hear my mom's voice sadder than the rainy sky!
Should I be able to give up Man's time in hereafter,
I would offer mine to recover my mom's laughter.
Translation by THANH-THANH
www.ThanhThanh.us
Friday, August 13, 2010
ĐẠI LỄ VU LAN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Đại Lễ Vu Lan Thắng Hội tại Chùa Điều Ngự
Thứ ba, 17 Tháng 8 2010 11:01
Viết bởi NGUYỄN NINH THUẬN -THANH TRÚC ĐLHT Thích Huyền Quang :“ Người Phật tử bồi đắp tâm linh bao nhiêu cho tiến trình giải thoát giác ngộ, thì càng bảo vệ lãnh thổ bấy nhiêu cho chủ quyền của nòi giống tự do thoát ly nô lệ ”
Westminster: Vu Lan Thắng Hội Mùa Hiếu Hạnh năm nay, Chùa Điều Ngự đã long trọng tổ chức Trai Đàn Chẩn Tế vào lúc 3 giờ chiều ngày 14/8 vơí sự tham dự đông đảo của Phật Tử có ghi danh Cầu siêu bạt độ cho Cửu huyền thất tổ, cha mẹ cùng người thân thuộc, đồng thời Chùa cũng cầu siêu bạt độ cho chiến sĩ vị quốc vong thân, đồng bào tử nạn hữu danh vô vị hữu vị vô danh siêu sanh tịnh độ.
Đúng 11 giờ trưa ngày 15 tháng 8 Lễ Vu Lan Thắng Hội khai mạc, theo ban tổ chức cho biết đã thực hiện 3000 chiếc lo go Vu Lan có đính Hoa hồng Vàng hiếu hạnh để gắn lên áo cho đồng hương và Phật Tử đến tham dự, và đến giờ này thì số lượng logo đã gắn gần hết, chỉ còn khoảng 200 chiếc. Quan khách tham dự gồm ba Nghị Viên Tạ Đức Trí, Andy Quách và Diệp Miên Trường của Thành Phố Westminster- Thị Trưởng Alan Mansoor của Costa Mesa- Thượng Nghị Sĩ Lou Correa -Dân Biểu Trần Thái Văn…Rất đông Nhân sĩ Phật Giáo, đặc biệt có sự tham dự của Cụ Nguyễn văn Bách 101 tuổi cùng Đại diện các tổ chức Hội, Khuôn Hội Phật Giáo, các đoàn Cựu Huynh Trưởng, đoàn An Lạc Phung Sự, Thanh Niên Cờ Vàng và gần 3 ngàn đồng hương hiện diện trước lễ Đài, trong Chánh Điện và trong khắp khuôn viên Chùa, đông đảo cơ quan Truyền thông và báo chí quay phim chụp hình làm phóng sự.
Thượng Tọa Thích Viên Quang Tổng vụ Trưởng Tổng vụ Giáo dục và Thượng Tọa Thích Tuệ Hải (Tăng sĩ Mỹ) đăng đàn thuyết Pháp về ý nghĩa Vu Lan Bồn, gương hiếu hạnh để mọi người noi theo…
Sau đó là ba hồi chuông trống Bát Nhã cung nghinh khoảng 50 Chư Tôn Đức giáo phẩm quang lâm lễ đài.
MC: Nhà thơ Y Cao Nguyên điều hợp chương trình chào cờ Việt Mỹ, Phật Giáo Kỳ và phút nhập Từ Bi Quán-do đoàn An Lạc Phụng Sự đảm trách.
Hai MC: Minh Phượng, Nữ Sĩ Ái Cầm và Đỗ tân Khoa thay phiên giới thiệu quan khách tham dự…
Thượng Tọa Thích Viên Huy, trù trì chùa Điều Ngự, Trưởng Ban Tổ Chức lên chào mừng, cám ơn quan khách tham dự, và đọc diễn văn cùng tuyên bố khai mạc lễ Vu Lan. Diễn văn có đoạn nói :
“…Thắng Hội Vu Lan Báo Hiếu là dịp quí báu để người Phật tử bày tỏ tâm hiếu kính không những chỉ đối với ông bà tổ tiên, cửu huyền thất tổ, cha mẹ hiện tiền, bà con quyến thuộc, mà còn đối với tất cả sinh loại trong nghĩa tương duyên sinh tồn và hoại diệt….
Người Phật tử chân chính luôn nghĩ nhớ đến Tứ Ân:Ân Tam Bảo, Ân Sư Trưởng, Ân Cha Mẹ và Ân Quốc Gia mà dấn thân hành đạo, noi theo bước chân của các vị tiền bối đã không ngừng hằng dương đạo pháp. Đặc biệt, mùa Vu Lan báo hiếu năm nay cũng là dịp tưởng niệm lễ Đại tường của Đức cố Đệ Tứ Tăng thống GHPGVNTN, Đại lão Hòa Thượng thượng Huyền hạ Quang, xin tất cả hãy lắng lòng thành kính tri ân bậc Tôn Sư suốt cuộc đời hy hiến cho đạo pháp và dân tộc. Ngài không chỉ là một bậc Cao tăng đương đại, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Giáo hôi, mà còn là một biểu tượng ngời sáng cho cuộc vận động Dân Chủ, Nhân Quyền và Tự Do tôn giáo cho VN. Do vậy, để tưởng nhớ Ngài, báo đền ân đức sâu dày của Ngài, chúng ta nỗ lực dấn thân hành động để gìn giữ lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc ngày bị cắt xén bởi ngoại bang; không quay lưng nỗi đau khổ của dân tộc bị áp bức dưới chế độ CS. Để cho Quốc gia bị mất một tấc đất, tấc biển, là chúng ta đã mắc tội bất hiếu đối với ông bà tổ tiên, dân tộc nòi giống …”
Chư tăng và Phật tử tham dự lễ Vu Lan 2010
Tiếp theo, Thượng Tọa Thích Viên Lý Tổng Thư ký Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, Viện Chủ Chùa Điều Ngự đã lên cám ơn Quan khách, truyền thông báo chí và đồng hương Phật Tử đã đến tham dự đông đảo, Thượng Tọa ngõ lời cám ơn ba vị Dân cử Tạ Đức Trí-Andy Quách-Diệp Miên Trường đã hết sức quan tâm hổ trợ Chùa Điều Ngự từ những ngày đầu còn khó khăn cho đến nay. Sau đó Thượng Tọa tuyên đọc Thông Bạch Vu Lan của Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống, kiêm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN. Trước khi đọc Thông Bạch, TT Thích Viên Lý cho biết hiện ĐLHT Thích Quảng Độ đang bị quản thúc tại Thanh Minh Thiền Viện ở số 90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, Sài Gòn. Tuy vậy Ngài vẫn gởi thông bạch ra cho Phật tử khắp nơi. Thông bạch có đoạn: “….Đức Đệ Tứ Tăng Thống, Đại Lão HT Thích Huyền Quang khẳng định rằng :
“ Người Phật tử bồi đắp tâm linh bao nhiêu cho tiến trình giải thoát giác ngộ, thì càng bảo vệ lãnh thổ bấy nhiêu cho chủ quyền của nòi giống tự do thoát ly nô lệ ” Trước hoàn cảnh khốn khó của con người vì nạn khủng bố; trước hiểm họa diệt vong của dân tộc vì nạn ngoại xâm, tôi thành tâm khuyến thỉnh toàn thể Phật giáo đồ trong và ngoài nước hãy nỗ lực thể hiện Bồ tát hạnh, tinh tấn hơn nữa trong việc thanh tịnh hóa ba nghiệp để cùng nhau chuyển vận bánh xe chánh pháp.
Cháp pháp có tồn tại thì thế giới nhân loại mới chung sống hòa bình, những thức hệ đảo điên mới không còn cơ sở phát tác; nhờ thế nghiệp lành sẽ tăng triển, nghiệp ác sẽ đoạn từ, môi trường sống nhờ đó mà cải thiện, tệ nạn xã hội từ đấy mà chấm dứt, khủng bố vì thế mà diệt vong, công lý, tự do nhờ vậy mà có mặt. Với tuệ giác và đại bi tâm, lấy việc phụng sự chúng sanh làm sự nghiệp, chúng ta sẽ kiến tạo một cảnh giới an bình, đây chính là hành động báo ân cụ thể nhất đối với quốc gia dân tộc, các bậc sinh thành dưỡng dục, đa sanh phụ mẫu…Đại diện Giáo hội dân lập truyền thống, chúng tôi chân thành đề nghị các chính phủ đang có quan hệ với VN hãy quan tâm đến khối dân tộc VN thay vì chỉ quan tâm đến thiểu số lãnh đạo độc tài toàn trị, không được lòng dân vì không đại diện thực sự cho dân, thông bạch Vu Lan cũng có đoạn nhắn gởi đến nhà cầm quyền Cộng sản Việt nam:
“Tôi thiết tha kêu gọi chư vị sớm nhận thức được việc áp dụng chủ thuyết sai lầm mà chính trong thâm tâm của quý vị cũng không tin tưởng nữa, nhưng chỉ vì quyền lợi cá nhân, phe nhóm nên quí vị cố nán bíu để có thể đưa tổ quốc tới diệt vong. Hãy kịp thời sám hối, trả tự do cho những nhà hoạt động tôn giáo, các nhà đấu tranh cho d6an chủ , nhân quiyền , trả lại tài sãn nhà nước chiếm dụng cho các tôn giáo và đồng bào oan ức để đoàn kết toàn dân bảo vệ cứu nguy và tái thiết đát nước.”
Tiếp theo là phần phát biểu ý kiến của ba nghị viên Tạ Đức Trí, Andy Quách, Diệp Miên Trường với đại ý hướng về ý nghiã ngày lễ Vu Lan hiếu hạnh và hứa hẹn sẽ tận lực giúp các mặt pháp lý để công cuộc xây dựng Chùa sớm hoàn tất. Dân Biểu Trần Thái Văn, Thượng Nghĩ Si Lou Corea cũng đã phát biểu chúc hiếu chúc thọ nhân ngày Vu Lan.
Sau đó Hòa Thượng Thích Viên Hữu TVT. Tăng Sự lên ban đạo từ, và Thượng Tọa Thích viên Quang TVT. Giáo dục nói về sự nghiệp của ĐĐ cố Tăng Thống Thích Huyền Quang.
Tiếp theo ba hồi chuông trống Bát Nhã cung nghinh chư tôn Giáo Phẩm, Đại Đức Tăng Ni và Chư Tôn ngoại Quốc trong vùng lên lễ đài chính thức cử hành lễ Vu Lan theo hai truyền thống Bắc và Nam Tông.
Sau lễ phóng sanh là phần trình bày phối cảnh và tiến trình xây dựng Chùa Điều Ngự thể hiện nguyện vọng của Chư Tôn Đức và đồng hương Phật Tử muốn có một ngôi Chùa vừa tráng lệ vừa là biểu tượng cho văn hóa Phật Giáo tại Vùng Little Saigon. Một Kiến trúc sư đại diện Ban thiết kế đã diễn giải trên phóng đồ lớn, theo đó kinh phí dự trù hơn 3 triệu. Diện tích chùa tầng trên có 10 ngàn sqf. Tầng dưới khoảng 25 ngàn sqf. Có sức chứa khoảng 70 xe.
Cư Sĩ Trí Tín cùng Ban Tài Chánh lên trình bày và kêu gọi Phật tử cúng dường hoặc cho Chùa mượn tiền, sau 3 năm chùa sẽ hoàn trả…cùng lúc đó tâm thư được phát trao đến tận tay Phật Tử tham dự.
Ban Chúc Thọ đã trân trọng xướng danh từng vị và đặc biệt mời Quý Cụ có tuổi thọ từ 80 trở lên đến trước Lễ Đài để được Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa và Dân biểu Trần Thái Văn trao quà Chúc Thọ với lời Chúc mừng, chúc thọ đến từng Vị , tiếp theo Quý cụ tuổi thọ từ 80 đến 75 nhận quà và lời chúc thọ của ban tổ chức tại chỗ ngồi. Lễ Chúc thọ đã diễn ra thật cung kính thân tình vui vẽ, Dân biểu Trần Thái Văn đã trao quà mừng thọ đến Cụ Bách là vị cao niên 101 tuổi luôn luôn hiện diện tại Chùa Điều Ngự trong các buổi lễ lớn hoặc sinh hoạt của Giáo Hội về Pháp nạn và quốc nạn mặc dầu cụ là một tín đồ Công Giáo.
Tiếp theo Cư sĩ Chơn Diệu cùng các Trưởng Tiểu Ban đã lên Cảm tạ Chư Tôn Đức, Quan Khách, Nhân sĩ, truyền thông báo chí, Các Đoàn thể, đồng hương Phật Tử đã đền tham dự ngày Đại Lễ. Mời thọ trai và thưởng thức chương trình văn nghệ cúng dường Vu Lan . Mở đầu Ca sĩ Quỳnh Hoa đã hát bài “Hồng vàng Hiếu Hạnh” của Cư sĩ Hoàng Phong/Chơn Diêu, tiếp theo là vũ khúc do các em gia đình Phật tử Điều Ngự. Tham gia chương trình Văn nghệ còn có các ca sỹ Xuân Thanh-Lan Hương-Bảo Nam-Thi Nhơn-Ca sĩ vọng cổ đã trình bày những ca khúc Đạo và Quê Hương rất đặc sắc làm mọi người say mê thưởng, quên về…Xen kẻ là phần phát biểu của Giáo sư Lưu Trung Khảo về nhiệm vụ hiếu kính tứ ân trong đó có phung sự Tam Bảo và công đức xây dựng Chùa. Trong chương trình văn nghê MC đã xen kẻ xướng danh Phật tử đưa bao thư cúng dường số tiền từ vài ba chục đến vài ba ngàn với sự vỗ tay vui mừng của Phật tử còn hiện diện.Cùng thời gian naỳ trong Chánh Điện đã cử hành lễ Qui Y cho hàng trăm Phật tử nhân dịp lễ Vu Lan.
Hai ngày Vu Lan thắng hội tại Chùa Điều Ngự đã hoàn mãn tốt đẹp với người con Phật. Chúng tôi được biết phương danh cúng dường đã và sẽ ghi danh lên bảng công đức và khi Chùa hoàn thành sẽ tạc bảng lưu danh công đức bước đầu cho Phật tử hậu thế./-
NGUYỄN NINH THUẬN -THANH TRÚC
http://www.vietvungvinh.org/index.php?option=com_content&view=article&id=1360:dai-le-vu-lan-thang-hoi-tai-chua-dieu-ngu&catid=74:cong-dong&Itemid=122
LỄ VU LAN TẠI THẠCH THẤT- SƠN TÂY
Tin PG trong nước
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Kim Long - huyện Thạch Thất – Hà Nội
Đức Hiếu
Đức Hiếu
15/08/2010 16:11 (GMT+7)
Vu lan báo hiếu và trao quà từ thiện cho gia đình chính sách và hộ nghèo.
Sáng nay, 15/8/2010 (nhằm ngày 6/7 Canh Dần - Phật lịch 2554) nhân mùa Vu lan báo hiếu tại chùa Kim Long - thôn Phú Đa - xã Cần Kiệm - huyện Thạch Thất - Hà Nội đã tổ chức Đại lễ.
Tới chứng minh và tham dự có TT. Thích Bảo Nghiêm – phó chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Hoằng pháp TW GHPGVN, Trưởng ban trị sự Thành hội PG Hà Nội; ĐĐ. Thích Chiếu Tuệ - Trưởng ban Hoằng pháp Thành hội PG Hà Nội; ĐĐ. Thích Tâm Thuần – Phó ban Hoằng pháp Thành hội PG Hà Nội, Trụ trì Thiền viện Sùng Phúc; Ni sư Thích Đàm Vân – Phó ban đại diện Phật giáo huyện Thanh Trì; cùng chư Tôn đức Tăng Ni trong ban đại diện Phật giáo huyện Thạch Thất và các chùa lân cận.
Về
phía chính quyền có Quý vị đại diện cho Hội chữ thập đỏ huyện Thạch
Thất, Đảng uỷ, HĐND-UBND-UBMTTQ xã Cần Kiệm và chính quyền địa phương
sở tại.
Sau phần nghi lễ Dâng hoa cúng dàng và Bông hồng cài áo, Ni sư Đàm Vân đã đại diện cho chư Tôn đức Tăng Ni trao quà chúc thọ cho Hội người cao tuổi thôn Phú Đa và 50 suất quà từ thiện cho các gia đình chính sách và hộ nghèo tại địa phương với tổng giá trị gần 20 triệu đồng.
Sau phần nghi lễ Dâng hoa cúng dàng và Bông hồng cài áo, Ni sư Đàm Vân đã đại diện cho chư Tôn đức Tăng Ni trao quà chúc thọ cho Hội người cao tuổi thôn Phú Đa và 50 suất quà từ thiện cho các gia đình chính sách và hộ nghèo tại địa phương với tổng giá trị gần 20 triệu đồng.
Nhân
Đại lễ, Thượng toạ chứng minh đã ban đạo từ nói lên tinh thần tri ân
và báo ân của người con Phật, nhất là chữ Hiếu trong đạo Phật,
Thượng toạ cũng sách tấn nhắc nhở Tăng Ni, Phật tử phát huy tinh thần
từ bi cứu khổ của đạo Phật, quan tâm đến công tác từ thiện hơn nữa.
Sau nghi lễ là phần dâng y cúng dàng trai tăng.
Có thể nói, sau bao nhiêu năm ngôi chùa không có sư trụ trì, đây là lần đầu tiên được chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội quan tâm chỉ đạo, Đại lễ đã thu hút gần 2000 phật tử địa phương và thập phương tham dự, đây chính là dấu hiệu cho sự phát triển toàn diện của Phật giáo Thủ đô sau khi hợp nhất.
Có thể nói, sau bao nhiêu năm ngôi chùa không có sư trụ trì, đây là lần đầu tiên được chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội quan tâm chỉ đạo, Đại lễ đã thu hút gần 2000 phật tử địa phương và thập phương tham dự, đây chính là dấu hiệu cho sự phát triển toàn diện của Phật giáo Thủ đô sau khi hợp nhất.
Văn nghệ chào mừng của câu lạc bộ Liên Hoa
Cung nghinh chư Tôn đức quang lâm
Niệm Phật cầu gia bị
Lễ bông hồng cài áo
Niềm hoan hỷ của các Phật tử
Phật tử Đạo tràng Pháp Hoa đến dự
Ni sư Đàm Vân trao quà từ thiện
Cung nghinh TT. Thích Bảo Nghiêm quang lâm
Lễ dâng y cúng dàng
Thượng toạ chứng minh ban đạo từ
Lễ niêm hương bạch Phật
Chư Tôn đức thăm quan chùa
HÌNH ẢNH LỄ VU LAN TẠI HÀ NỘI NĂM 2007
Hình ảnh lễ Vu Lan
Chùa
Hà, Quán Sứ đông nghẹt, phố Hàng Mã (Hà Nội) tấp nập người mua bán.
Còn ở Sài Gòn, khi đi chùa, những người con cài một bông hoa lên ngực
biểu lộ lòng hiếu nghĩa. Thư pháp với chữ Mẹ được treo ở nhiều nơi. VnExpress ghi lại những hình ảnh rằm tháng 7 - ngày xá tội vong nhân.
Đại lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. | |
Các vị trụ trì tại chùa Quán Sứ làm lễ từ rất sớm. | |
Cài hoa lên ngực để thể hiện lòng hiếu nghĩa khi đi lễ chùa ở Saigon. | |
Hoa
màu đỏ thể hiện niềm hạnh phúc khi còn đủ cả cha mẹ. Hoa trắng được
cài lên ngực của người đã mất đi một trong hai bậc sinh thành. | |
Tỉ mỉ kết từng bông sen và tràng Ngọc Lan, một trong những mặt hàng đắt khách nhất mùa Vu Lan tại Saigon. | |
Bức tranh thư pháp với chữ "Mẹ" được trưng bày tại chùa Vĩnh Nghiêm, Saigon. | |
Nhiều gia đình đi mua đồ cúng rằm ở phố Hàng Mã, Hà Nội. | |
Xe Dylan cho người cõi âm. | |
Người nước ngoài mua vàng mã trên phố Hàng Mã. | |
Nhà cao tầng, máy giặt lồng ngang, tủ lạnh, xe hơi với mẫu mã mới như thật. | |
Các chị em đi lễ tại chùa Hà, Hà Nội. | |
Hóa vàng tại chùa... | |
... và ngay trên đường phố Hà Nội. | |
Tiệc chay trong lễ Vu Lan thu hút được cả khách nước ngoài. |
http://vnexpress.net/vietnam/xa-hoi/2007/08/3b9f99a6/
TƯỚNG ĐI ĐÊM
Trần Nhu
Trần Nhu
Tặng bà Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp. GS Nguyễn văn Canh: Nhà văn Trần Nhu là Giáo sư sử học tại Hà Nội. Ông vượt biển từ Hải Phòng, sang Hồng Kông, rồi vào tị nạn tại Hoa Kỳ năm 1981. Tác phẩm mới nhất của ông là Tinh Thần Phật Giáo VN Nhập Thế ( 2005).
Ngày 19 tháng 5, trong khi mọi người đang uống rượu sâm-banh ở dinh Chủ tịch mừng sinh nhật bác Hồ, thì ở nhà riêng, Lê Đức Thọ gọi điện thoại cho em ruột của y là Mai Chí , Đại tướng ngành Công an, bộ trưởng Bộ Nội Vụ, yêu cầu hắn liên lạc với tướng Võ Nguyên Giáp, về việc chuẩn bị đi sứ sang nước Tầu.
Trong khi Giáp đang điên đầu về cái chết của hai viên Đại tướng là Lê Trọng Tấn, và Hoàng Văn Thái, cùng với việc mật vụ của anh em Thọ bắt bớ hàng loạt các sĩ quan cao cấp trong Bộ Quốc Phòng, Bộ Tổng Tham Mưu. Tinh thần tướng Giáp xuống thấp một cách tệ hại. Mấy đêm qua ông không ngủ. Ông lấy thuốc an thần uống một liều cực nặng "ba viên" định vào giường nghỉ, thì lại có tiếng chuông điện thoại reo rát tai. Ông cầm ống nghẹ Đầu bên kia, vẫn giọng nói quen thuộc. Mặc dù biết nó đấy! Ông vẫn hỏi:
- Ai? Xin cho biết quý danh?
Đầu bên kia: - A lộ.. Kính chào Đại tướng, tôi Mai Chí Thọ đây.
- À! Ra ông Bộ trưởng.
- Đại tướng khỏe chứ?
- Vẫn thường thôi. - Tôi có việc cần muốn thảo luận với Đại tướng.
- Có việc gì, xin ông cứ nói thẳng?
- Vâng, thưa Đại tướng: theo yêu cầu của Bộ Chính Trị, muốn Đại tướng qua thăm hữu nghị Bắc Kinh, nhân dịp họ tổ chức Thế Vận Hội Á Châu. - Ồ! Xin lỗi ngài Bộ trưởng. Tôi hiểu rồi. Xin ông thứ lỗi cho. Tôi không thể đi đâu trong lúc này. Nhưng tôi muốn biết đây là ý kiến của Bộ Chính Trị, hay của ông Lê Đức Thọ?
Mai Chí, dịu giọng xuống: - Thưa Đại tướng, đây là vấn đề chung của Đảng.
- Nhưng tôi muốn biết ai đề xuất ra sáng kiến này?
Đầu bên kia: - Dĩ nhiên ông Thọ.
Giọng bực dọc, Giáp nói: - Liệu có điều gì xảo trá trong đề nghị đó không?
Mai Chí phân bua: - Thưa Đại tướng, tôi không nghĩ như vậy. Đó là sáng kiến xây dựng.
Giáp chua cay: - Tất cả sáng kiến của ông Thọ đều hay. Những gì ông ta làm từ trước đến nay đều tốt. Tôi thành thật khen ngợi ông Thọ. Tôi không có sáng kiến về ngoại giao. Nhưng tôi không thể tuân lệnh ông ta trong việc đi Bắc Kinh. Tôi nghĩ, việc quan hệ với họ lúc này không thuận lợi, không đẹp, và không quan trọng. - Thưa Đại tướng! Quan hệ với Bắc Kinh thời điểm này có một tầm quan trọng thiết yếu hơn với các quốc gia khác. Và Đại tướng nên hiểu rằng trước sau ông Thọ và tôi đều một lòng vì đảng, vì dân. Tôi tin ông Thọ cũng như tôi, không có động cơ nào khác, ngoài việc phục vụ quyền lợi chung của Đảng. Nỗi lo lắng duy nhất của ông ấy là sự tồn tại của chế độ.
Giáp cũng xuống giọng: - Người Tầu đâu có ưa gì tôi. Nên quan hệ với họ rất khó khăn. Họ còn cay cú về cuộc chiến tranh ở Căm-Bốt, và cuộc xung đột với ta, ở biên giới mấy năm trước.
Mai Chí: - Tôi nghĩ, dĩ vãng và hiện tại luôn luôn khác nhau, nó phải biến chuyển theo con đường của nó, theo đà của nó đến các mục tiêu, trên nguyên tắc mở đường cho việc bình thường quan hệ ngoại giao giữa hai đảng trước kia căng thẳng. Và nhân đây tôi cũng cho Đại tướng biết: ông Thọ vừa đi Moscow về nói cho tôi hay. Nội bộ Điện Kremlin có thay đổi khi Gorbachev lên nắm quyền. Tay này giọng điệu y hệt Khruchev, cũng điên cuồng chống Stalin. Và có vẻ nguy hiểm hơn nhiều trong quan hệ đối ngoại, và đối nội. Nên việc gây dựng ý nghĩa quyền lợi chung giữa ta và Trung Quốc có thể lập lại quan hệ thân hữu càng sớm càng tốt, càng có lợi. Tôi mong Đại tướng chia xẻ nhận định này, trách nhiệm đặt lên vai Đại tướng rất lớn, trách nhiệm trước Đảng, trách nhiệm trước lịch sử. Vậy một cử chỉ hòa giải trong chuyến đi của Đại tướng là một bước ngoặt có ý nghĩa... - Tôi đã nghỉ hưu. Tôi không đại diện cho Đảng, Chính Phủ, Quân đội cũng không. Tôi không hiểu sao tôi phải đi Bắc Kinh? Tôi không thể... Tôi không muốn. Giáp nói chậm.
- Ông Thọ và Bộ Chính Trị đều biết khó khăn... Nhưng Đảng không cần gì khác, ngoài sự có mặt của Đại Tướng trong Đoàn Thể Dục Thể Thao của ta đi dự Thế Vận Hội Á Châu.
- Thế thì cần gì đến tôi. Giáp nói.
Mai Chí: - Không, theo ông Thọ cho biết; nhân dịp này Đại tướng có thể gặp gỡ một số yếu nhân trong Chính trị Bộ Trung Quốc. Chuyến đi này rất quan trọng. Đảng khẩn thiết yêu cầu Đại tướng đị.
-Cụ thể về vấn đề gì? Giáp hỏi. - Đề nghị hợp tác... bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Tôi thấy rất gay go.
Mai Chí: - Họ đã nhắn tin... và chìa tay... Ông Thọ đã bắt được tín hiệu... rất tốt đối với tình thế hiện nay, hơn nữa nó cũng nằm trong lĩnh vực quan tâm hàng đầu của Đảng.
Võ Nguyên Giáp: - Tôi là tướng! Khó nói chuyện với họ về những vấn đề tế nhị như thế. Nhưng tôi biết một người có thể làm được. Ông ta thừa uy tín, có khả năng. Đó là Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Mai Chí xỗ sàng: - Vô tích sự! Ông ta mù lòa, đui điếc, nói năng lẩm cẩm quá đáng rồi, để ông ấy đi, ông ấy sẽ bán cả nước.
- Vậy thì, ông Đỗ Mười, là hợp lý nhất.
- Lại càng tệ hơn. Không thể được, hắn điên nặng, ai chẳng biết.
Vẻ khó chịu, thay đổi hẳn thái độ. Mai Chí nói xẵng giọng như ra lệnh: - Đại tướng phải đi. Tôi nói vắn tắt, thẳng thừng như vậy đó. Ông Thọ bảo thế. Hắn nhấn mạnh.
- Tôi cũng cho ông và ông Thọ biết. Tôi không đi đâu cả.
Mai Chí phớt tỉnh hỏi lại: - Đại tướng có muốn trực tiếp gặp ông Thọ không? Và có yêu cầu giúp đỡ gì trong chuyến đi Bắc Kinh sắp tới không?
- Đã nói, tôi không đi.
Mai Chí: - Xin ngài lưu ý. Đây là chỉ thị của ông Thọ. Không có viện dẫn lý do gì hết. Việc đã sắp xếp như vậy rồi.
Ý muốn sắt đá của Thọ được áp dụng trên tất cả bình diện cả về đời sống tư riêng của các ủy viên trung ương Đảng! Và độc quyền đàn áp chính trị là một phương thức để giữ quyền hành và duy trì trật tự trong Đảng. Về phương diện đặc biệt này, Thọ khác với Mafia, Mafia chỉ ở mức độ nào đó thôi chớ không phải tuyệt đối.
Võ Nguyên Giáp, hiểu lệnh của Thọ, tức là luật, nếu từ chối y sẽ lãnh đủ... Giáp bị kẹt và hết cách thoát, y ấp úng. Sự tự tín của y đã tan biến đi đâu mất rất nhanh và giọng nói của y tự nhiên thiếu hẳn âm thanh quyết liệt:
- Anh nói với ông Thọ. Tôi cần thời gian suy nghĩ. Tôi chưa thể đi.
- Nếu vậy thì Đại tướng cần phải gặp ngay ông Thọ.
- Thôi được, để tôi sẽ gặp ngay ông ấy, nói chuyện.
- Tôi đề nghị, thứ ba tuần tới, Đại tướng gặp ông Thọ, ở Trụ sở Đảng số 4 Nguyễn Đức Cảnh.
- Tôi không muốn đến Trụ sở Đảng
- Thế ở đâu? Mai hỏi.
- Nếu ông Thọ, vui lòng đến nhà tôi, hoặc tôi thân hành đến nhà ông ấy cũng được.
- Tôi sẽ làm theo lời yêu cầu của ngài, nói lại việc này với ông Thọ. Giáp chưa biết có nên nói gì thêm, thì đầu bên kia gác máy.
Trước khi tướng Giáp ra xe đi đến nhà Thọ, cả nhà như giữ một sự im lặng dày đặc. Vợ ông bà Bích Hà, cuối cùng thốt lên lời cảnh cáo, là phải hết sức cẩn thận khi nói chuyện với Thọ. Và nhớ đừng có nhận lời đi Bắc Kinh, nó sẽ làm nhục ông đấy.
- Bà yên tâm đi. Ông nói:
- Tôi sẽ không đi đâu hết. Tôi sẽ...
- Thì tôi bảo ông phải cẩn trọng, mà bao nhiêu lần nó làm nhục ông rồi! Nhưng những cái nhục đó cũng không đáng kể đâu.
- Thì cái nhục gì đáng kể, bà nói tôi nghe ? - Không những nhục mà còn là tội tầy đình. - Tội gì ? - Tôi hỏi ông, việc để mất Hoàng Sa, Trường Sa không phải trách nhiệm của ông sao ?
- Không. - Thế ông làm tướng để làm gì ? Và còn những ai trách nhiệm nữa ?
- Bà không biết việc này, chính cụ Hồ khi họp Bộ Chính Trị vào ngày mùng 7 tháng 9 năm 58 bàn về vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa, cụ nói: "Các đồng chí Trung Quốc đã giúp ta từ đầu đến cuối cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi là nhờ ở họ. Nay họ muốn một vài hòn đảo nhỏ, sao có thể từ chối ? Vả lại, mảnh đất hoang dã ấy chẳng có gì ngoài cứt chim..."
- Đồ ngu, tôi muốn ỉa vào mặt nó, nợ thì trả, còn đất đai sông núi tổ tiên ta đổ xương máu ra để bảo vệ, gìn giữ. Không một cá nhân nào, một tập đoàn đảng phái nào có quyền sang nhượng cho nước ngoài.
Sử ghi: "Năm 1470, tình hình biên giới Tầu-Việt có phần căng thẳng. Vua Lê thánh Tông cho hội quân ở Lục Đầu Giang để biểu dương sức mạnh quân sự. Vua tuyên bố đanh thép: Thiên Nam vạn cổ hà sơn tại. (Trời Nam ngàn năm núi sông vẫn còn) Và đến năm 1473, trong lời dụ quan Thái Bảo Kiểm Dương với Lê Cảnh Huy được cử tiếp sứ Tầu. Vua còn tỏ ra cương quyết hơn nữa: "Các ngươi nên nhớ rằng, một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ. Ngươi phải cương quyết tranh biện. Chớ có cho giặc lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc, trình bày rõ điều hơn lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước sông, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc thì phải tru di.
" Đó là sử Việt, sử Tầu. Ngày xưa cũng ghi. Mạo Đốn cướp chính quyền, tự lập nước Đông Hồ ở phía đông, nước Nguyệt Thị ở phía tây Hung Nô đều tương đối lớn mạnh, vua Đông Hồ sau khi nghe Mạo Đốn giết cha tự lập, đã cử sứ giả nói với Mạo Đốn: muốn được ngựa Thiên lý của Đầu Mán. Mạo Đốn và quần thần họp nhau thương nghị việc này. Các quần thần nói: "Thiên lý mã là ngựa quý của Hung Nô, không thể chọ" Trái ngược lại, Mao Đốn nói: "Vì cớ gì lại yêu một con ngựa hơn một nước láng giềng ?" Thế rồi liền đem Thiên lý mã biếu cho vua Đông Hồ. Vua Đông Hồ cho rằng Mạo Đốn sợ sệt Đông Hồ.
Không lâu lại gửi sứ giả tới nói với Mạo Đốn, muốn được người vợ yêu của Mạo Đốn là nàng Át Thị. Mạo Đốn lại triệu tập quần thần tới thương nghị. Các quần thần đều phẫn nộ, bực tức vô cùng nói: "Đông Hồ vô đạo, ngông cuồng muốn cướp vợ yêu của Đan Vu tạ Xin cho được tấn công đánh nước chúng." Mạo Đốn lại nói: "Vì cớ gì mà lại yêu một người đàn bà hơn một nước láng giềng." Nói xong liền đem Át Thị dâng lên cho vua Đông Hồ. Vua Đông Hồ càng thêm kiêu ngạo, cảm thấy Hung Nô nhu nhược đáng khinh. Do đó, không ngừng xâm phạm ở phía tây. Lúc đó, giữa Đông Hồ và Hung Nô có một "mảnh đất bỏ hoang" ước khoảng hơn một ngàn dặm, cả hai bên đều không có sự quản lý thực tế. Vua Đông Hồ lại sai sứ giả đến nói với Mạo Đốn: "Mảnh đất bỏ hoang này, Hung Nô các người cũng chẳng có năng lực khống chế, ta muốn chiếm giữ nó." Mạo Đốn lại trưng cầu ý kiến quần thần. Có người chủ trương không cho. Có người cho rằng: "Mảnh đất bỏ hoang đó bỏ đi chẳng có tác dụng gì, cho Đông Hồ cũng được." Mạo Đốn bỗng nhiên vô cùng bực tức nói: " Ngựa quý có thể cho, gái đẹp có thể dâng. Còn đất đai là nền tảng của quốc gia, sao lại có thể cho nước khác được ?" Tức thì đem toàn bộ số đại thần cho rằng nên biếu "mảnh đất bỏ đi" cho Đông Hồ, lôi ra chém đầu hết. Ông thấy chưa ? Chuyện "mảnh đất bỏ đi" đâu khác việc dâng đảo Hoàng Sa, Trường Sa chúng nó đều đáng đem chém hết.
Người Tầu đâu chỉ muốn một vài hòn đảo. Họ muốn cả nước ta.
- Xin bà nói nhỏ, đủ nghe thôi. Nguy hiểm quá.
- Chúng mày làm cách mạng mà không chịu xem sử. Cả ông nữa. Tôi kể cho mà nghe: Ngày xưa sử Tầu có ghi,
- Thôi! Tôi mệt muốn chết, trong mấy đêm qua tôi không ngủ. Nói thế là đủ rồi. Một sự căng thẳng dâng lên trong lòng bà. Lại càng căng thẳng hơn nữa, khi xe ông rời nhà. Lúc ấy là vào khoảng 10 giờ sáng thứ ba. Có thể hơn thế một chút. Chiếc xe hơi ZIS đạn bắn không thủng của Liên Xô chế tạo đã đưa tướng Giáp đến nhà Thọ. Trong khi đó vợ ông nằm soài giữa giường. Hơi thở đứt quãng, nói một mình: "Tôi không thể sống nổi nữa rồi. Mất mặt quá! Không chịu được."
Nhưng bà tự tử, các con sống thế nào? Tình trạng sức khỏe không đến nỗi. Điều đau đớn nhất cho bà là cảm thấy nhục nhã và mất mặt! Mà tự tử thì chẳng hay ho gì. Ưu tư đến suốt ngày hôm ấy bà cứ nằm riết trên giường. Đương nhiên là chờ ông về.
Có tiếng động cơ xe hơi ở đằng sau nhà. Thọ bảo tên cận vệ:
- Có tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm tao.
Lập tức cửa được mở ra bởi một vệ sĩ, có đôi mắt cú vọ, và đôi lông mày của một tên giết mướn. Thọ đứng đón Giáp ở ngoài bao lơn. Giáp cười, nhưng cái cười gượng gạo, cười không có nội dung, không có phương hướng. Cái cười vớ vẩn, phó mặc số phận. Sắc mặt âm thầm ủ dột cùng với nỗi căm giận sâu kín. Thọ cũng cười, cái cười nham hiểm chết người. Hắn chìa tay ra:
- Hân hạnh, rất hân hạnh được Đại tướng chiếu cố đến nhà thăm tôi.
Tướng Giáp ngắt lời:
- Tôi đến đây với danh nghĩa cá nhân, trái với những gì ông có thể nghĩ. Bởi tôi đã hồi hưu không còn chút quyền gì trong Đảng, cũng không có ai ủy nhiệm.
Vẫn cái tật, chỉ tay lên trán, nụ cười nửa miệng, Thọ nói:
- Thì ta hãy ngồi với nhau nói chuyện đã nào, mà bà nhà và Đại tướng vui khỏe chứ?
- Không được vui lắm. Thưa ông Thọ. Nhất là đối với ông, Vợ con tôi đã bị đe dọa rồi đấy.
- Không. Tôi không nghĩ thế. Thọ nói.
Giáp cắt ngang: - Thì thằng Võ Điện Biên nhà tôi (1), học ở Đông Đức, cứ bị sứ quán gọi lên hỏi hoài! Còn con Võ Thị Hòa Bình học ở Ba Lan cũng bị mật vụ hỏi thăm thường xuyên, là thế nào?
- Ông hiểu nhầm rồi. Thọ nói: - Cuộc điều tra do Tòa Đại Sứ của ta ở Đông Đức, với các sinh viên du học là chuyện bình thường. Luật pháp có trừ ai đâu. Ông không thấy cả con gái của Tổng Bí Thư Lê Duẩn, cũng phải chịu kỷ luật đó sao? Người nào việc ấy, nhiệm vụ của họ mà! Nếu như cháu không có chi sai phạm, mà tôi nghe các anh bên đó báo cáo. Thằng Võ Điện Biên con ông học rất khá, nó giữ kỷ luật tốt, không sai phạm gì ráo. Chắc là không xảy ra chuyện gì đâu. Là tôi hy vọng thế. Ông cứ yên tâm đi. Còn cháu Võ Thị Hòa Bình học ở Ba Lan, hiện nay thì cháu chỉ bị canh chừng thôi. Chứng cớ là họ đã theo dõi bắt được quả tang nó buôn lậu vàng và dollars. Ngày kia hay ngày mốt thì ông bà sẽ đón cháu ở phi trường Nội Bài. Nhưng nếu ông bà không làm gì thì chúng sẽ được về nhà. Sự im lặng của ông bà là cách tốt nhất bảo vệ cho cháu. Và nhân đây tôi cũng nói để ông biết luôn. Con gái lớn của ông Võ Thị Hồng Anh, học ở Nga, nó học thì rất khá đấy. Nhưng hồ sơ cũng không được ngon lành lắm đâu "liên lạc với người phương Tây". Những chữ này quá độc. Có thể là CIA..
Một vài phút căng thẳng im lặng trôi qua.
Thọ nói tiếp: - Tôi có thể bỏ qua tất cả những chuyện đó, nếu... Tôi sẽ bảo họ trông nom các con ông một cách an toàn, trừ ra có việc gì mà tôi "không được biết", "câu này cực nguy hiểm" lỡ chúng nó giết rồi mới báo cáo thì sao? Nghĩa là tiền trảm hậu tấu. Cái cảm giác không rõ ràng, không chắc chắn là điều đáng sợ nhất với tình trạng của các con ông hiện giờ..." Còn với ông không dính dáng tí gì vào chuyện con ông sai phạm, thanh danh của ông ở trên mọi sự hiểu lầm. Nhưng vì một lẽ hoàn cảnh rất rõ ràng, mà các đồng chí ở nước ngoài phải lập hồ sợ Đó là chuyện tối thiểu phải làm, rõ ràng là như thế. Tôi rất tiếc... Hắn nói như thầy giáo dậy toán cho học trò lười thâm căn cố đế.
Trong khi Thọ nói, Giáp lo sợ con gái lớn của ông có thể bị bắt cóc, thủ tiêu trên đất Nga bất cứ lúc nào. Mà chẳng phải sự lo xa của tướng Giáp là quá đáng đâu.
Khi Thọ nhắc tới con gái Lê Duẩn, là Lê Vũ Anh, đã chết thảm thương. Chuyện này Giáp biết, mà có gì đâu. Chỉ vì Lê Vũ Anh lấy viện sĩ hàn lâm khoa học Maslov Liên Xộ Lê Vũ Anh đã bị chính Lê Đức Thọ cho tay chân của y ở Mạc Tư Khoa thủ tiêu, mặc dù Lê Vũ Anh lúc đó đã có ba con với Maslov. Chuyện này, Lê Đức Thọ có đặt điều kiện với Lê Duẩn: Một là tiếp tục ngôi ghế Tổng Bí Thự Hai là về hưu non để con gái được sống. Lê Duẩn đã ưng thuận điều kiện thứ nhất, nghĩa là thà để mất con, chứ không để mất chức Tổng Bí Thự.
Cũng nên nhớ rằng ở cái thời đại Bréjnev - Lê Duẩn, "quan hệ anh em" giữa các nước cùng mang họ Mác-Lê, như Liên Xô, Trung Quốc, Albanie, VN, Bắc Hàn, không được phép lấy nhau. Những cuộc hôn nhân hỗn hợp bị nghiêm cấm tuyệt đối. Mặc dù luật pháp các nước không có ghi thành văn bản, chỉ có sự trao đổi bằng mồm giữa các lãnh tụ. Nhưng nó đã trở thành luật, một thứ luật quái gở. Chính con gái Tổng Bí Thư chết vì thứ luật đó và còn biết bao thảm kịch không tên đã xảy ra đối với các du học sinh khác nữa chứ.
Những chuyện này Giáp hiểu rất rõ. Và ông càng lo cho con gái ông trên đất Ngạ Chưa hết, lại còn đứa con gái út đang học ở Ba Lan bị quy kết tội buôn lậu. Ông hình dung thấy nó đang đứng sau những song sắt nhà tù. Mặt ông bỗng chốc nặng trĩu oán hờn, cam chịu. Phải nuốt những viên thuốc và thấy quả thật là quá đắng. Giọng uất hận, ông nói:
- Tôi thấy chẳng có một bằng chứng nào về con tôi có liên lạc với người phương Tây và đứa khác thì buôn lậu cả. Nhưng tôi biết chắc trong cả hai vụ này, chúng đều có một cái âm mưu gì xấu ngầm trong đó.
Thọ lại cười, nụ cười cá sấu: - Bên tòa Đại Sứ, họ có gửi cho tôi bản "thú tội" của chính tay các cháu viết. Ông nghĩ sao?
- Cái đó, đối với bọn mật vụ có khó khăn gì? Nên bằng chứng nào của ông dẫn ra, tôi cũng không tin. Tôi biết các con tôi trong trắng, vô tội.
Giáp nói: - Nhưng đây lại là sự thật. Một trăm phần trăm.
Thọ vừa nói tay vừa rút ngăn kéo bàn lấy ra một bản tự thú của Võ Thị Hòa Bình, chìa về phía trước mặt Giáp:
- Ông coi đây này, rõ ràng tôi đã nói với ông. Giáp giả bộ không hiểu thế là nghĩa lý gì! Có thể thấy rõ ràng, ánh mắt của người bị hạ nhục, chứa sự phẫn uất, hận thù, ông cúi mặt lặng thinh.
Lại một sự trớ trêu nữa. Ngay trong khi hai người nói chuyện. Chuông điện thoại cứ réo.
- A lộ.. Ai đấy? Thọ hỏi.
- Thưa anh lớn, tôi Nguyễn Khiêm Đại Sứ ở Moscow đây.
- Có việc gì gấp đấy anh Khiêm? - Thưa anh lớn. Có một vài trường đại học Mỹ, họ mời Tiến Sĩ Vật Lý địa cầu Võ Thị Hồng Anh qua Hoa Kỳ.
- Về việc gì? - Thưa anh chưa rõ. Vậy xin anh cho chỉ thị...
- Tối nay tôi trao đổi lại với anh được chứ?
- Dạ, dạ thưa anh được ạ.
- Tôi sẽ gọi lại. Thọ đặt máy xuống ngay. Chuyện phone rất bình thường. Nhưng cái điều bất bình thường hơn là Giáp có mặt ở đây ngay lúc này. Thật là quỷ mới biết được những phù phép trong bụng dạ hắn. Ôi! Lại một sự ngẫu nhiên đầy bi kịch. Lại một sự trùng hợp nữa chăng? Không. Tất cả đã được sắp xếp có chủ ý.
Nghe Thọ với Khiêm, nói chuyện về Võ Thị Hồng Anh, Tướng Giáp ngồi như phỗng. Đôi mắt sếch lờ đờ bất động, như mắt lợn luộc. Cái vụ này với vụ con gái út ở Ba Lan dường như hai đòn quá nặng, quá hiểm giáng xuống cùng một lúc. Ông đã mất tinh thần, trong khi đó, đôi mắt mầu lục của Thọ cắm phập vào mắt ông! Mỉa mai, ngạo nghễ, diễu cợt. Như thể nói rằng - Mày có chịu nổi đòn phép của tao chưa? Và dường như muốn để cho Giáp thấm nhuần bài học, Thọ bỏ lửng câu chuyện rắc rối ở đó... Hắn nói:
- Ông hiểu, tôi mời ông đến đây không vì những chuyện riêng tư vụn vặt, mà muốn bàn với ông câu chuyện quốc sự trọng đại kiạ Chắc thằng Mai Chí nhà tôi nó đã thưa với ông rồi. Nhưng tôi rất tiếc là ông có ý định từ chối chuyện này.
- Thế ông có chuyện gì cần đến tôi nào?
Giáp hỏi. - Tôi muốn đề nghị ông cùng tham gia phái đoàn của Đảng công du Bắc Kinh.
Giáp lắc đầu:
- Việc đó bây giờ hoàn toàn xa lạ đối với tôi. Tôi đã nghỉ hưu mà.
Thọ cắt ngang: - Thực ra ông cũng như tôi - Tuy rằng chính thức là đang nghỉ hưu đó - Nhưng không dừng được. Thế nào thỉnh thoảng cũng phải làm một việc gì. Mà chúng ta không được quên rằng sự lựa chọn của chúng ta trong công vụ không thể nào theo quy luật chung, cũng không có thành vấn đề giữa người tại chức, và người đã hồi hưu, người "tốt" có năng lực, có uy tín, chức vụ. - Tôi còn chức vụ gì đâu? Giáp nói.
- Thì ông đã từng đội ba cái mũ lớn: mũ thứ nhất Đại tướng Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng, mũ thứ nhì Đại tướng Tổng Quân Ủy, mũ thứ ba Phó Thủ tướng Thứ Nhất, và... - Chuyện đó xưa rồi. Tôi nghĩ rằng chưa có lúc nào, tôi lại có ý nghĩ là mình sẽ hấp dẫn lôi cuốn, vào việc làm một sứ thần. Nhất là đối với Bắc Kinh. Trong trường hợp này có vẻ hài hước hơn hết cả. Những chuyện ông ép tôi làm như Chủ tịch Ủy Ban Sinh Đẻ Có Kế Hoạch trước kia, nay lại là Sứ thần gần như ngoài giới hạn, ý nghĩ của tôi.
- Đại tướng sai rồi - Giọng Thọ lớn hơn - Chuyện này có gì là hài hước đâu! Cũng không phải là chuyện vượt qua hàng rào sắt của nhà binh. Ông không thể nói là ông chỉ làm một việc độc nhất trên đời là đánh giặc. Ông phải nghĩ đến quyền lợi chung.
- Quyền lợi gì? Giáp hỏi.
Thọ: - Tôi đang nghĩ đến một sự móc nối lại quan hệ giữa hai đảng Trung Quốc và ta. Chúng ta phải cải thiện tình thế, nếu không sẽ bị mắc kẹt, nhân đây tôi cũng cho ông hay: tháng trước tôi đi Moscow mười ngày, gặp Gorbachev hai lần. Ông ta đưa ra những đề nghị cải cách ngược đời xa lạ với đường lối của Đảng từ xưa đến nay. Thật nguy hiểm không thể chấp nhận được. - Những đề nghị gì? Có quan hệ đến Đảng ta, ông cho tôi hay?
- Gorbachev đề nghị một cuộc cải cách chính trị sâu rộng trong quốc gia, một quốc gia hoàn toàn mới mẻ. Kiểu chế độ Tổng Thống ở Mỹ. Đảng CS chỉ giữ sự lãnh đạo ý thức hệ, còn quyền điều hành quốc gia thuộc về chính phủ. Ông ta đưa ra hai khẩu hiệu chiến lược: thứ nhất "Perestroika" (tái sắp xếp), thứ hai "Glasnost" (cởi mở). Nếu "tái sắp xếp", thật rùng rợn... còn Glasnost "cởi mở" đất rung chuyển... Hiện ông ta đang vận động trong Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CS Liên Xô và cả các lãnh tụ đảng ở Đông Âu nữa. Tôi lo ngại một sự bất trắc có thể xẩy ra, nguy hại cho Đảng; trong đó có tôi và ông, nên chúng ta bằng mọi giá phải nối lại quan hệ với Bắc Kinh. Tôi hiểu rằng khó khăn đấy. Vì họ còn căm giận ta vì nhiều chuyện lắm, nhất là trận chiến hồi năm 79. Tất nhiên không có vấn đề là những thù hằn, mâu thuẫn ấy cứ vĩnh viễn ở mãi một chỗ, trong một tình thế đổi khác. Thật ra trong lúc này và trong tương lai, tôi chỉ nhìn thẳng vào khả năng: yêu cầu hợp tác giữa hai Đảng CSVN và Trung Quốc, tiếp tục bảo vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa và tập trung mọi nỗ lực vào việc bảo vệ hai đảng. Nhưng tiếp tục một cách tuyệt đối bí mật. Trong khi đó ta theo dõi các biến cố ở Nga Sô để kịp thời ứng đối.
Vì thế tôi đã chỉ thị cho Hồng Hà tham dự vào cuộc hội kiến giữa đại diện hai đảng ở Tòa Đại Sứ của họ ở Công Gộ Cuộc gặp gỡ diễn ra không đến nỗi tệ quá. Vì họ tỏ ra hòa giải với ta, hai bên đều nhất trí về tình hình ở Nga. Và nhiệm vụ của hai Đảng, nghĩa là quan điểm gần như giống nhau, trên phương diện đó tôi nghĩ là cần phải hợp tác với họ, càng sớm càng tốt. Một lần nữa, vấn đề không phải hoàn toàn phụ thuộc ở phương diện nhà nước, mà ở diện quyền lợi chung giữa hai Đảng có hay không?
Nếu có sự giúp đỡ của Đảng CS Trung Quốc, chúng ta có thể chống lại những đe dọa của phương Tây. Chúng ta phải tin ở phương diện đó. Chúng ta bất đồng với họ trên nhiều phương diện. Nhưng cái gì chúng ta làm được lúc này và trong tương lai là sự ủng hộ trong bóng tối của họ. Vì họ cùng một lập trường tư tưởng Marxism Leninism như ta, nên việc lập lại quan hệ thân hữu với họ là cần thiết. Họ có thể yểm trợ giúp đỡ những nước xã hội chủ nghĩa nếu quyền lợi của họ bị đe dọa. Tôi tin như vậy.
Thọ còn tiếp tục tuôn ra cho tướng Giáp nghe những bài học lịch sử trang nghiêm.. Là nói về bộ mặt thì có cái vẻ trang nghiêm ấy - Nhưng đôi mắt thì vẫn tiếp tục biểu hiện của kẻ cả. Như muốn nói rằng "để xem mày chịu đựng được tao đến đâu nào?".
Thọ biết tỏng vợ chồng Giáp rất lo cho mấy đứa con. Sẵn trong tay thanh bảo kiếm, hắn đi những đường rất hiểm độc. Lấy các con của tướng Giáp làm điều kiện mặc cả với Giáp trong chuyến đi đêm với Bắc Kinh. Nên các con của ông đã trở thành con tin trong tay trùm Mafia Lê Đức Thọ, để nó xỏ mũi ông, mà ông đâu còn lựa chọn nào khác, đành buộc lòng nhận lời thằng Thọ qua Bắc Triều, để cứu lấy các con. Tuy nhiên, bệnh ngoan cố còn nặng. Ông phản ứng một cách yếu ớt:
- Tôi đề nghị ông, cử Đỗ Mười đi Bắc Kinh thương thuyết chuyện này là hợp lý nhất. Thọ ngừng lại, mắt nhìn chằm chằm vào mặt Giáp: - Có thể là ông Đỗ Mười, đã hoàn toàn bị rối loạn thần kinh. Và như thế thì khá phiền toái. Trong hoàn cảnh này chính ông phải đứng ra đảm nhận nhiệm vụ đó mới được.
- Thế trong Đảng không còn ai đi được nữa à?
Giáp hỏi Thọ. - Ông không phải là người vô danh, đối với Bắc Kinh, mà là người có đủ tầm vóc nói chuyện với họ.
- Tôi sẽ làm theo lệnh của ông. Trong lúc tôi chưa biết những động cơ chính trị của họ. Như thế có lợi gì?
- Tôi sẽ có những tư liệu mới nhất để ông tham khảo...
Giáp: - Tôi cần biết tới điểm nào chắc của yếu tố về vị trí của người sẽ đối thoại với tôi. Các thể thức trao đổi. Ngoại giao cần thiết ở một thế lực thăng bằng tế nhị. Nếu họ đưa ra một nhân vật tầm thường để tiếp tôi thì còn gì là thể diện quốc gia? - Về phương diện này, các liên lạc quốc tế trước kia cũng như bây giờ giống nhau. Ngay hồi năm 79, sau khi hai bên ngừng bắn, khi tình hình còn căng thẳng họ cũng cử những đại diện ngang cấp để điều đình với ta. Ông khỏi phải lo chuyện ấy.
- Nhưng khi đó chúng ta có hỗ trợ bởi các lời nói mạnh mẽ bằng những hành động mạnh của người Nga. Còn bây giờ sau ta không có ai, thì không thể thảo luận trên bình diện ngang nhau với giới lãnh đạo Bắc Kinh, nếu không có hậu thuẫn.
- Moscow vẫn bên cạnh chúng ta, ông yên tâm đi, còn nói về nội bộ chính trị ở Nga - là tôi lo xa thế thôi. Hơn nữa ông phải nên biết rằng đây là cuộc "đi đêm" - chúng ta phải chọn phương cách ngoại giao thầm lặng để có thể rút mà không sợ mất mặt. Nghĩa là "bí mật" trong các cuộc thương thuyết không thể để một tiếng sủa của báo chí ngoại quốc. Lẽ dĩ nhiên nó là một mánh khóe hữu ích trong tất cả các cuộc thương thuyết, và cũng là một nguyên tắc sơ đẳng của chiến lược chính trị để đạt mục đích. Như trong cuộc chiến tranh chống Mỹ-Ngụy, mục tiêu của ta là "thắng trận toàn diện" vô điều kiện.
Và chiến lược của ta lúc đó là dùng và phối hợp tất cả phương tiện để đạt mục đích - Khi ta yếu, làm cho người khác tưởng rằng mình mạnh là chiến lược tốt. Ngược lại khi ta mạnh, làm cho người khác tưởng rằng yếu là chiến lược không tốt có thể gây những sai lầm nguy hiểm về tính toán của kẻ thù của mình. Hội nghị Paris năm 73, giữa tôi và Kissinger đã đi đêm một tính toán sai lầm loại đó của Hoa Kỳ. Về phương diện này, tôi đã suy luận kinh nghiệm cá nhân của người từng họp kín với Kissinger, ngoại trưởng của Tổng Thống Nixon. Ông ta cũng đã từng "đi đêm" qua Bắc Kinh để thương thuyết với kẻ thù... Và kết quả của mối liên hệ giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc ra sao thì ông đã thấy... Nên tôi có thể nói với ông rằng. Bí mật là điều kiện tiên quyết để giải quyết các vấn đề quốc tế. Với chúng ta "bí mật" là đặc biệt cần thiết trong sự giao tiếp với Bắc Kinh.
Thọ "giảng đạo" nghệ thuật ngoại giao ban đêm. Giáp nhìn nhận rằng y có lý, mà Thọ là sản phẩm của mối liên kết các nguyên tắc bí mật từ trước đến nay. Và nắm quyền lực tuyệt đối. Tuy y không làm vuạ Nhưng biết cách cai trị, quyền hành được sử dụng một cách khéo léo. Còn tướng Giáp, ông không sợ mất phẩm cách. Nhưng không được vui, trước những phiền toái. Có khi cay đắng và có khi căng thẳng. Ông cũng không khóc, không tiếc gì cho ông. Ông có đau khổ chăng? Đồng hồ của thời gian lại bước thụt lùi... Ông vẫn cố gắng một cách tuyệt vọng làm được chừng nào hay chừng ấy công việc Thọ giao, mặc dù ông không có cảm tình với Bắc Kinh.
Vài phút im lặng trôi qua. Giáp hỏi: - Thế phái đoàn của ta gồm những ai?
- Càng ít càng tốt.
Thọ trả lời. - Tôi không được thạo tiếng Tầu, cần một phiên dịch của Bộ Ngoại Giao. Thọ thong thả bảo:
- Ông không cần thông dịch của Bộ Ngoại giao. Đã có Hoàng Văn Hoan ở đó. Ta coi hắn như người đồng chí xưa... một trong những người được Bắc Kinh cưng và tín nhiệm nhất. Tôi hài lòng. Và ông có thể nói chuyện tự do. Khi mà chúng ta chấp nhận Hoan, chúng ta giành được yếu tố quan trọng, như thế lợi nhiều cho sự giao thiệp của tạ. Cùng trong trường hợp này nếu để một thông dịch viên không có lợi. Còn chuyện phản đảng của Hoan, coi như chuyện đã rồi. Giản dị vì lẽ chúng ta phải hết sức khéo léo nên muốn hữu hiệu, lẽ cố nhiên phải ngăn cản sự khó chịu nho nhỏ với kẻ thù quyền thế, nên chúng ta tỏ thái độ hoan nghênh sự có mặt của Hoan. Và không kết tội nữa. Khi có nhu cầu... Ông có thể hành động như một người giảng hòa với sự ủng hộ của tôi, luôn luôn tỏ ra ý giảng hòa thật rộng rãi và dù Hoan có tội với Đảng. Cũng phải "giữ ý tứ" theo phép lịch sự. Về phương diện này ông gánh một trách nhiệm lớn.
Đề nghị của Thọ, làm Giáp kinh ngạc, mà Thọ có lý. Hoan là đồng chí xưa, là Ủy viên Bộ Chính Trị - Chủ Tịch Quốc Hội - Đại Sứ của Hà Nội ở Bắc Kinh suốt tám năm. Sau bị cánh Thọ Duẩn chèn ép phải bỏ chạy qua Bắc Kinh, được Bắc Kinh o bế dùng làm lá bài của họ. Trong cây bài này có tính toán... kẻ lật qua người lật lại.
Đây là một khúc quanh chính trị. Nhưng chỉ một tiếng của vụ Hoan - Giáp gặp nhau mà lộ ra thì Giáp cháy, Bắc Kinh cũng chẳng đẹp gì. Cuộc giao hảo này sẽ bị khinh bỉ và xấu. Bởi Bộ Chính Trị cơ quan tối cao của Đảng "nghi kỵ" Hoan.Thật khổ cho Đảng lẫn nhà nước. Những thổ lộ về ngoại giao, an ninh quốc gia chẳng ai biết, trừ Lê Đức Thọ. Ông ta khéo lèo lái, khéo dàn cảnh, khéo chọn người.
Cuối cùng họ đã thỏa thuận với nhau một cách lạ thường. Giáp nói:
- Thôi! Tôi sẽ đi. Nhưng tôi có thể nói thành thực với ông được không, ông Thọ? Vẻ khoái chí, hài hước, Thọ nói:
- Xin Đại tướng, đừng mất công như thế làm gì!
Ngài cứ việc nói những điều ngài nghĩ. Tôi trước sau vẫn giữ cảm tình với ngài. Và nếu tôi có cam kết với ngài điều gì. Chẳng hạn như cho cháu Võ Thị Hồng Anh đi Hoa Kỳ, thì tôi có thể giữ được những lời cam kết đó. Thọ cười một cách có vẻ tế nhị, tướng Giáp gật đầu:
- Trước tiên, tôi muốn nói, từ khi nắm chức vụ Trưởng ban Tổ Chức Trung Ương Đảng, Ông đã tiến hành mọi công việc với một bàn tay bậc thày. Tôi chắc là tài năng của ông ngang hàng với tổ sư phù thủy. Còn tay chân của ông thì Mafia còn phải gọi bằng cụ. Vì vậy ông không có vấn đề gì để phải lo về phía Đảng hay chánh quyền phản đối những việc ông làm.
- Tôi đã làm những gì? Ông kể tôi coi? Thọ hỏi.
- Chẳng hạn như việc bắt giữ các tướng Hoàng Minh Chính, Đặng Kim Giang, bộ trưởng Ung Văn Khiêm hồi năm 1963 khi ông thân Tầu, khi ông thân Nga. Bây giờ để làm vui Bắc Kinh ông hạ thủ những người có ý định cản ông. Mới đây ông hại hai tướng Hoàng Văn Thái và Lê Trọng Tấn cùng một loạt các sĩ quan cao cấp trong quân đội. Tôi hỏi ông: tại sao chúng ta phải mất công để loại ra ngoài những phần tử trung kiên, ưu tú nhất của Đảng?
- Thì có nghĩa là những phần tử ưu tú ấy, chắc chắn đã thấy và có thể nghe một điều gì đó, của ai đó... mà lẽ ra họ không được nghe. Tôi nói có rõ không? Thọ nhấn mạnh. Và thế là chúng ta thử hỏi cái việc phải loại bỏ ấy là cái gì? Cực chẳng đã, chúng ta phải lấy những bức hình của Mao Trạch Đông, treo lên bàn thờ từng nhà mỗi gia VN. Việc này lầm lỗi đầu tiên tại ông HCM! Chứ không phải thằng Thọ này! Chính ông ta rước voi về dầy mả tổ. Việc này từ Đảng đến dân ai cũng biết. Ông Hồ lấy tư tưởng Mao Trạch Đông, làm kim chỉ nam. Ông còn trách gì tôi? Ông có nhớ báo cáo chính trị, do ông Hồ đọc ở chiến khu Việt Bắc năm 1951 không?
Giáp
ngồi yên lặng vì Thọ nói đúng chính xác. Mà sự thực trong cương lĩnh
của đại hội đảng CSVN lần thứ II ơ ở chiến khu Việt Bắc năm 1951, HCM
đã lấy "tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam".
Lúc
đó cả đảng mừng. Nhưng không lâu họ tỏ ra nghi ngại, và phải trả giá
mắc hơn hết trong lịch sử. Nó là một quyết định đường lối chính sách
đưa đến hậu quả tai hại cho cả dân tộc. Do sự hiểu biết các thực tế
lịch sử của ông ta không được thấu đáo. Nên bản cương lĩnh đó trở
thành một bi kịch cho cả dân tộc VN. Một bi kịch tủi nhục về sự lệ
thuộc tư tưởng không được xã hội lịch sử tha thứ. Về điểm này tướng Giáp hơi u mệ Hay là ông mải trận mạc, hoặc là... Nên ông vẫn hỏi Thọ:
- Thế ai đã mời cố vấn Tầu sang nước ta chỉ đạo cách mạng Cải Cách ruộng đất?
-Cũng chính ông ta. Chuyện ấy rõ như ban ngày. Không tốn một que diêm cũng rõ. Mặc dù biết việc dâng Hoàng Sa do HCM, Giáp vẫn hỏi: - Thế việc dâng đảo Trường Sa cho Bắc Kinh, ông Hồ có thuận không? Thọ cười, rõ ràng y đã trở lại như cũ rồi, độc ác bí mật như quỷ. Hắn nói: - Trước khi Phạm Văn Đồng qua Bắc Kinh dâng những hòn đảo này, có một cuộc họp hẹp. Ông Hồ nói: Trung Quốc giúp chúng ta cuộc kháng chiến chống Pháp chín (9) năm ròng về đủ mọi phương diện. Họ viện trợ cho chúng ta từ cây kim, sợi chỉ, trang bị quân đội ta từ đầu tới chân: mũ Trung Quốc, quần áo Trung Quốc, giầy Trung Quốc, ... Bây giờ kháng chiến thắng lợi, họ muốn một vài hòn đảo nhỏ, lẽ nào ta từ chối. Khi ông Hồ phát biểu như vậy, không có ai phản ứng gì. Tôi nhớ trong đó có Trường Chinh, Phạm Văn Đồng. Và có mặt cả ông trong cuộc họp đó. Ông tắt máy... nghĩa là tán thành rồi còn gì? Đến năm 1963, tôi lại hỏi ông ta về chuyện dâng cho Bắc Kinh những hòn đảo đó.
Ông Hồ bảo: Về phương diện ngoại giao, cũng như trong các địa hạt khác trong đời sống, người ta chỉ có được những gì mình cần bằng cách cho kẻ khác những gì họ muốn. Cái sự nhượng bộ của Phạm Văn Đồng trước kia chứng tỏ sự thiện chí của Đảng tạ Trung Quốc đã viện trợ cho ta hàng tỷ dollars trong cuộc kháng chiến chống Pháp, anh biết đấy. Tôi bảo thẳng vào mặt ông ta có thằng Chính ngồi đó. Trung Quốc họ muốn cả nước VN này, chứ không phải chỉ vài hòn đảo, nên nợ có thể trả, chứ đất không nhượng đất. Việc làm của ông và Đồng là khờ khạo và nguy hiểm.
Ông ta im lặng, còn thằng Chinh thì lảng đị Tôi nghĩ, nếu muốn nói chuyện quá khứ, nên để dịp khác, tôi sẽ hầu chuyện ông. Còn lúc này tôi khuyên ông nên tỉnh dưỡng để chuẩn bị cho thật tốt chuyến đi này. Cả Đảng chờ đợi sự thành công của ông. Mà ông nhớ cho tôi điều này "giữa đồng chí với nhau không cần thương nhau, chỉ cần dùng lẫn nhau". Nên thư trình bày dưới khía cạnh càng đẹp càng tốt, nhấn mạnh các hy vọng nối lại tình hữu nghị anh em, đưa đến cho hai đảng sự nhất trí... Và sẽ đi đêm cam kết, bảo vệ quyền lợi chung. Và luôn nhớ, ta phải thắng bớt cái bực tức quá khứ.
Giáp nói: - Tôi chẳng có hứng thú gì về chuyến đi ấy. Nhưng tôi sẽ làm hết mình. Thọ khuyến khích: - "Tiếp tục tranh đấu" bảo vệ Đảng. Hãy khỏe, không phải lo chuyện các cháu nữa. Thọ nói, tay nắm chặt tay Giáp.
Biết mình không còn lựa chọn nào khác, phải nhận lời Thọ đi sứ Bắc Kinh. Ông bỗng liên tưởng đến cảnh cố vấn của cụ Mao năm nào, ngồi dựa lưng vào ghế bành lớn, ưỡn bụng ra phía trước, gác đại cả hai chân lên mặt bàn, tay cầm ly rượu Mao Đài, nhổ đờm ào ào xuống thảm, để phán bảo các cán bộ cao cấp của Đảng, hồi cải cách ruộng đất, mà ngay cả những vị bự trong Bộ Chính Trị, đến cả HCM cũng không một người nào dám hé răng, mặc dù biết họ nói càn, làm ẩu, ấy là lúc tình hữu nghị giữa hai đảng còn êm thắm, mặn nồng.
Chứ như bây giờ chắc phải tệ hơn thế nhiều. Ông biết rằng Bắc Kinh sẽ làm nhục ông, mà cảnh ngộ của ông thật bi ai! Lúc này không bạn bè, không một người thân, chỉ toàn những cái gai chọc vào đôi mắt, đám tướng lãnh cũ trung thành, kẻ thì chết, người bị Thọ bức tử, kẻ đi tù, bọn còn lại thì quay quắt từng giờ: rõ ràng là chuyện của cơn ác mộng. Con cái bị đe dọa, bản thân ông thì bị Thọ giam lỏng trong dinh. Lòng ông căm giận vô cùng.
Chiếc xe hơi đã đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến nhà của Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng Lê Đức Thọ. Lại đưa ông về nhà. Đại tướng có quyền được hưởng sự đưa đón của ba người. Một tài xế, hai cận vệ ngồi kèm sát hai bên ghế sau. Cả ba tên đó, đều là mật vụ của Thọ. Khi ông bước vào trong nhà. Vợ ông, bà Bích Hà, vẻ mặt lo âu, phiền não hỏi:
- Thế nào hở ông?
- Tôi phải đi Bắc Kinh chứ còn sao nữa!
Nghe ông nói "phải đi" Bắc Kinh, mồm bà há hốc ra, người ngồi chết cứng trong chiếc ghế phô tơi. Hai tay run lẩy bẩy, bà gào:
- Điếm nhục quá ông ơi! Sao ông nói không đi cơ mà?
- Bà muốn các con chết sao? Không ai nói nữa. Căn phòng trở lại im lặng. Để cố định thần lại, tướng Giáp đi lại trong phòng như người đang bị một cơn giận đẩy lên làm cho nghẹt thở và ông tướng đang có những ý muốn liều trút bom lên đầu thằng Thọ. Cứ mỗi phút trôi qua, mạch tim ông lại chạy nhanh hơn và đã tiến đến một nhịp đập kỷ lục. Vì tức giận.
Ông rất có thể, trong lúc còn chưa quá trễ. Xây dựng tiếp một kế hoạch huyền thoại nào đó, bất ngờ tấn công vào sào huyệt của thằng Thọ, trước khi nó về chầu Karl Marx. Nhưng mà ở tình thế này thì chịu! Bởi ông bất lực không điều binh khiển tướng được nữa rồi. Thời của ông đã qua rồi. Ông hồi tưởng lại mới ngày nào, năm nào, rừng người tụ tập ở quảng trường Ba Đình đông như kiến cỏ, tiếng quân nhạc vang lừng, cờ xí rợp trời. Các lãnh tụ đứng trên lễ đài vẫy tay chào. Ông đi xe mui trần duyệt đoàn quân danh dự, dưới trướng của ông có hàng triệu lính. Nay không còn gì.
Ông đã bị nghỉ hưu. Nhưng vốn giầu óc mộng mị, ông ước có một toán quân cảm tử, mượn tạm của Diêm Vương. Nhưng dễ gì Diêm Vương cho mượn, hay là cầu xin Thượng Đế cho một đội quân cứu thế, mới có thể tiêu diệt được thằng Thọ. Chuyện này lại càng khó xảy ra, đối với một vị tướng vô thần. Còn việc tính đến chuyện liên lạc với tướng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn ở dưới Âm Phủ, mộ một bọn lính biệt kích đánh thuê, lựa trong số những tay thiện xạ nhất thế giới Âm Phủ, kèm với một toán đặc công, một là bắn chết thằng Thọ, hai là bắt sống nó để ông xử tội.
Sự mạo hiểm này hoàn toàn không thể chấp nhận được. Với lại làm sao việc đi mộ một bọn lính biệt kích, đặc công như vậy, ở dưới đó mà lại không làm tung tóe cả tin tức lên trên thế gian, lộ ra sẽ làm nguy hại đến cả tính mệnh của vợ con. Những ý nghĩ của Đại tướng, đại khái cũng ngộ nghĩnh như vậy.
Giải pháp thứ ba! Tấn công can thiệp của ngoại bang ử Người ta không có thì giờ! Vả lại họ đâu có biết tình cảnh của ông! Hoặc là họ cũng cóc cần đến ông già trên tám chục tuổi, để đóng những tấn tuồng mới. Nên ông cứ phải ở mãi cái thế quy hàng thằng Thọ. Chịu nhận mọi điều kiện theo ý của nó. Đây là cái giá vô liêm sỉ và đắt nhất, mà các vở đã được dựng lên và thực hiện gần như đủ lịch sự. Vì ông là vị Đại tướng đáng kính, tuy bị Mafia trấn lột hết quyền lực đến mức độ cuối cùng. Nhưng trong vòng vài phút đồng hồ ngồi trên xe ông như chết lịm đị Câm lặng. Kẹt cứng dưới con mắt canh chừng nghiêm ngặt của bọn mật vụ, với danh nghĩa những tên cận vệ bảo vệ cho ông. Và rồi đột nhiên, bất thần một tia chớp chói lòa vụt qua trong những tế bào chất xám của ông! Chưa phải là thời điểm tổng phản công. Chưa phải là lúc tiêu diệt chúng nó, mà bây giờ phải làm lại từ đầu và theo đuổi nó đến kỳ cùng. Nếu còn sống được đến năm 2000 lúc đó sẽ thấy rõ ai thắng ai!
Tôi thừa nhận, con đường Đại tướng đi là chính đáng. Nhưng không có nội công, ngoại kích, thì dù là một vị Thống Soái tài ba lỗi lạc, như ông vẫn lâm vào cảnh đơn thương độc mã, mà ngay khi ông mới rỉ tai vài tướng về ý nghĩ diệt thằng Thọ của ông. Như vậy chưa kịp hành động, thì bọn mật vụ của Thọ đã ra tay trước, bắt bớ tống giam hàng loạt, nhanh và gọn hơn cả quỷ sứ Diêm Vương. Với khẩu hiệu "bắt nhầm ngàn người chứ không để bỏ sót một người", nên dù kế hoạch, chiến lược, chiến thuật của Đại tướng có hay như binh pháp của Tôn Tử, thì cuối cùng những mầm mống ông reo vẫn bị sói hùm dọn sạch.
Thất bại. Và thất bại! Tuy nhiên, ông không chịu dừng lại. Không tỏ ra "thối chí ngã lòng" mặc dù thế cô, thấm thía nỗi cô đơn. Ông vẫn tiếp tục. Nhưng thử hỏi: Đại tướng còn bao nhiêu thời gian để làm việc ấy? Khi tuổi đời ông đã tám mươi hai?
Trần Nhu
* Đại Việt Sử Ký Toàn Th ư, trang 719 - Tập II
Ghi chú: Bạn đọc thân mến,
Truyện "Tướng Đi Đêm" là một chương trong số 27 chương của cuốn tiểu thuyết lịch sử Ngôi Sao Sáng Mafia, viết về những hoạt động trong bóng tối của Lê Đức Thọ, trưởng ban tổ chức trung ương Đảng và guồng máy mật vụ do y điều khiển. Tôi viết xong năm 1993 nhưng chưa kịp xuất bản thì gặp nghịch cảnh trong gia đình. Bỏ thất lạc, chỉ còn lại vài chương, tôi nhận thấy vẫn có ích cho bạn đọc, nên phóng lên mạng, ai muốn in ấn, đều được khuyến khích.
http://www.vn.net/article.php/20070301165053754
LÊ ĐỨC THỌ
TÊN TỘI PHẠM CỦA ĐẤT NƯỚC
Lê Đức Thọ
TS Henry Kissinger
TÊN TỘI PHẠM CỦA ĐẤT NƯỚC
Thật
mỉa mai cay đắng, đáng xấu hổ làm sao? Một tên tội phạm chiến tranh
lại được giải thưởng Nobel hoà bình! Sự kiện rõ ràng mà cả đảng cộng
sản Việt Nam đều biết là Thọ và Duẩn chủ động đưa quân vào cưỡng chiếm
miền Nam. Tiếp sau đó đưa 200.000 quân Việt Nam vào chiếm Campuchia và ở
lì đất Chùa Tháp 10 năm. Liên minh Thọ Duẫn chủ trương cuộc xâm lăng
này; trong đó Thọ vừa là kẻ khởi xướng, vừa là kẻ thực hiện.
Lê Đức Thọ
TS Henry Kissinger
Có nhiều bạn hỏi về Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng của ông Lê đức Thọ. Nhân buổi phỏng vấn của anh Tường Thắng, Diễn Đàn Vietnamexodus.org về vấn đề này, tôi xin trích dẫn một số trang trong cuốn "Tinh Thần Phật Giáo Nhập Thế" (Chương 2 "Phật Giáo Miền Bắc bị triệt tiêu dưới chế độ Hồ chí Minh" Tập I - Nguồn Sống, 2005) .
Đến đây cũng xin mở ngoặc nói qua về nhân vật Lê Dức Thọ. Chúng ta cũng không nên quên rằng tên tuổi của Lê Đức Thọ được cả thế giới biết đến từ khi có hội nghị Paris. Hình ảnh Lê Đức Thọ được sánh ngang với Henry Kissenger trên các tờ báo lớn và được in trong những cuốn tự điển bách khoa ở các mục danh nhân thế giới như Socrate, Michel-Ange, Descartes, Beethoven, Pasteur, Einstein de Broglie, Churchill, Chaplin, W. Disney, Montessori, Faulkner, B. Russell, Eisenhower vân vân. Họ là những người có công lớn với nhân loại, nhưng Lê Dức Thọ là một trong số những nhân vật vĩ đại đó sao? Người ta nêu tiểu sử tóm tắt của Thọ và nhấn mạnh về công trạng tìm kiến hoà bình cho cuộc chiến tranh Việt Nam trong cuộc hoà đàm Ba Lê với ngoại trưởng Hoa kỳ Henry Kissenger và cả hai được trao giải thưởng Nobel hoà bình.
Thật mỉa mai cay đắng, đáng xấu hổ làm sao? Một tên tội phạm chiến tranh lại được giải thưởng Nobel hoà bình! Sự kiện rõ ràng mà cả đảng cộng sản Việt Nam đều biết là Thọ và Duẩn chủ động đưa quân vào cưỡng chiếm miền Nam. Tiếp sau đó đưa 200,000 quân Việt Nam vào chiếm Campuchia và ở lì đất Chùa Tháp 10 năm. Liên minh Thọ Duẫn chủ trương cuộc xâm lăng này; trong đó Thọ vừa là kẻ khởi xướng, vừa là kẻ thực hiện. Đó là một cuộc chiến tranh không tuyên bố vì quốc hội không được hỏi ý kiến về cuộc chiến tranh này. Quốc hội là "cơ quan quyền lực tối cao của quốc gia". Theo lẽ thường là như vậy, nhưng ở Việt Nam nó chẳng có quyền gì cả. Quốc hội do đảng nặn ra, là tay sai của đảng. Các phần tử trong quốc hội cộng sản là một bọn ngu đần, mang đầu óc nô lệ, cứ cúi đầu khép nép như một bầy đầy tớ ngoan trước ông chủ.
Nên cần phải minh định rằng cuộc chiến tranh ở Campuchia là cuộc chiến tranh của đảng Cộng sản Việt Nam, không phải là cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam.
Cuộc phiêu lưu quân sự được tiến hành theo ý riêng và chỉ đạo của Lê Đức Thọ, làm cho khoảng trên 52,000 lính Việt Nam chết trận, 20,000 lính bị thương, chẳng những thế nó còn làm cho dân tộc Việt Nam bị nhục nhã trước thế giới trong bộ mặt kẻ xâm lăng, bị tẩy chay, bị trừng phạt (cấm vận).
Đáng nhẽ ra Lê Đức Thọ phải ra đứng trước vành móng ngựa toà án quốc tế về tội phạm chiến tranh. Thọ không những chỉ gây tang tóc cho nhân dân Việt Nam, mà y còn gây ra cảnh nồi da sáo thịt trong đảng Cộng sản Việt Nam, với cái chiêu bài chống chủ nghĩa xét lại. Việc Thọ làm nhiều người biết là sai quấy, nhưng ai mà dám cả gan phê bình Thọ. Hơn nữa, vào thời điểm ấy, chiến dịch thanh trừng, với danh nghĩa là bài trừ các tổ chức phản cách mạng và nhóm xét lại đang diễn ra. Thiếu tướng Hoàng Minh Chính, Đặng Kim Giang, Vũ Đình Huỳnh đệ nhất bí thư của Hồ Chí Minh vân vân ... họ là những người cộng sản không làm điều gì sai trái với Đảng cả, và hiển nhiên không phải thành phần chống đảng, họ bị mật vụ của Thọ bắt giữ, nhưng không một ai lên tiếng bênh vực họ, kể cả HồChí Minh, ra mặt bênh vực. Làm như vậy, chẳng khác nào lạy ông tôi ở bụi này: tôi là thành phần xét lại đây.
Tâm tư các đảng viên cộng sản hoang mang từ ngày cải cách ruộng đất, nên thường khi gặp sự trái tai, họ chỉ còn biết im lặng hay làm ngơ cho vì sự sống còn của bản thân, gia đình, họ buộc phải nói dối. Đó là phương cách duy nhất để giữ nồi cơm và mạng sống, vì thế họ cân nhắc kỹ lưỡng, không có lựa chọn nào khác. Cái mũ phản động, chống đảng, gián điệp đến ngày nay đảng cộng sản vẫn còn giữ thói quen chụp mũ nhiều trí thức yêu nước chỉ vì nói khác đảng. "U tối" tương ứng với "tàn bạo", "văn minh" tương ứng với "trí tuệ", nền dân chủ tương ứng với kiến thức khoa học, kỹ thuật. Chủ nghĩa Lê-nin, chế độ cộng sản kiểu Stalin, Mao Trạch Dông, HồChí Minh tương ứng với kiến thức xã hội phong kiến lạc hậu. Chính sự thiếu kiến thức này xô đẩy họ vào con đường chuyên chế tàn bạo. Chế độ cộng sản hà khắc hơn ở các xứ kém mở mang, trình độ dân trí thấp, lạc hậu, nghèo đói. Xét về đại thể giữa trình độ phát triển và trình độ dân trí như ở Ba Lan, Đức, Tiệp Khắc chẳng hạn và so sánh với Tầu, Việt Nam, Cao Miên, Bắc hàn, thì Ba Lan, Tiệp Khắc, Đức có một truyền thống tranh đấu cho tự do trong lòng dân chúng, và kinh tế cũng mở mang sớm, tân tiến hơn, vì thế ít hà khắc.
Những yếu tố trên tạo thành căn bản xã hội, và ta không lấy làm ngạc nhiên khi thấy uy quyền của các cá nhân lãnh tụ cộng sản ở các xứ kém phát triển kinh tế, nổi bật hơn ở các nước văn minh. Tại những xứ này, sự sùng bái cá nhân còn tệ hơn cả thời kỳ phong kiến, và bạo lực thường được dùng để đề cao các lãnh tụ. Họ cho rằng chỉ có súng và nhà tù mới ngăn chặn được các cá nhân khỏi bị các tư tưởng, khuynh hướng khác chi phối. Nên họ chủ trương sử dụng vũ lực với dân chúng. Như người luyện thú vật, dùng roi vọt, cùm xích để uốn nắn, rèn luyện phẩm cách công dân. Chính quyền phải luôn luôn cầm sẵn mã tấu trong tay, hơi có nghi ngờ là phạt ngay và phạt không nương tay. Nhưng bất đồng tư tưởng tuyệt đối không được dung thứ. Không một ai được công khai ngờ vực cái định chế hiện hữu, những ý kiến bất đồng bị dìm ngày càng sâu. Nhân cách cũng như sự dồn nén tâm lý sẽ dẫn đến sự huỷ hoại đời sống tâm linh rất nặng nề bởi các mâu thuẫn được giải quyết bằng súng và nhà tù. Họ không chỉ giới hạn vào những biểu thức diệt ngầm "đóng cửa" bảo nhau bằng súng.
Họ tự mình đặt ra những luật lệ và cưỡng bách dân thi hành các điều khoản bằng hình thức các sắc luật và nghị định, nghị quyết của Ban chấp hành trung ương đảng, Bộ chính trị. Tuyệt nhiên không có các cuộc tranh luận, bàn cãi trong đảng, cũng như quốc hội, chính phủ, các cơ quan công quyền, các ngành. Tất cả các phương tiện đời sống quốc gia, dân tộc đều bị ràng buộc vào một mối giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, nếp sinh hoạt đều trong một chiều hướng qui định. Bộ chính trị ôm đồm tất cả toàn bộ hoạt động xã hội, mà cái "trục" của nó là "Ban tổ chức trung ương đảng". Nơi đây mới chính là trung tâm quyền lực tối cao, một thứ quyền lực ngầm, một thứ quyền lực ghê gớm, được gọi không quá đáng là Mafia.
"Ban tổ chức trung ương đảng" tác oai, tác quái trong mấy thập niên qua, nhưng vẫn giấu mặt. Nó kiểm soát cả đảng, chính phủ lẫn quốc hội, quân đội, công an, mật vụ. Nó nắm toàn quyền sinh sát, giải giới bất cứ thành viên nào trong đảng và chính phủ, quốc hội, các tướng lãnh cao cấp trong Bộ quốc phòng, Bộ tổng tham mưu, nếu nó muốn. Nó hạ bệ, hoặc đưa ai lên chức vụ Tổng bí thư, chủ tịch nhà nước, đại tướng tổng tư lệnh, nếu nó muốn. Nó vượt trội tất cả các loại Mafia ở các xứ khác ở chỗ nó nắm chính quyền, quân đội, công an trong tay, còn Mafia ở các nước Phương Tây như Ý, Mỹ...chỉ là thứ quyền lực gia đình, phe nhóm, ảnh hưởng chi phối phần nào chính phủ của nước họ mà thôi. Đằng này nó nắm quyền lực tuyệt đối, nó hoạt động chính trị và can thiệp vào công quyền, nhưng bí mật kín đáo.
Bạn có thể đặt câu hỏi: Nó là gì mà ghê gớm thế? Xin tạm thưa rằng nó gồm một số ban bệ, mà không mấy người biết đến như:
- Ban kiểm tra trung ương đảng thời Lê Đức Thọ do Trần Quyết làm Trưởng ban,
- Ban nội chính trung ương đảng do Hoàng Thao làm trưởng ban,
- Ban bảo vệ bộ chính trị do xếp Nguyễn Đình Hưởng,
- Ban chỉ đạo trung ương đảng do xếp lớn Nguyễn Đức Tâm,
- Ban bảo vệ đảng đứng đầu là Nguyễn Trung Thành,
- Cục chính trị trung ương đảng: ông Kim Chi, quan lớn có bóng không có hình.
Nhưng tất cả những kẻ đứng đầu các tổ chức ngầm đan chéo trên cũng chỉ là những chuyên viên của các bộ môn trong ngành mật vụ giúp việc cho Trưởng Ban tổ chức Trung ương đảng Lê Đức Thọ mà thôi.
Nhiệm vụ của nó là thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ các ủy viên trung ương đảng, thẩm tra các ủy viên Bộ chính trị, xem xét về mặt chính trị, tư tưởng của các cán bộ dự kiến bầu vào Ban chấp hành trung ương đảng, Bộ chính trị, và kiện toàn bộ máy đảng, bộ máy nhà nước, tổ chức chỉ đạo quốc hội, các cơ quan nhà nước, tổ chức chỉ đạo các đoàn thể ngoại vi như Mặt trận Tổ quốc, Ban tôn giáo; đặc biệt là kiểm soát, giám sát chặt chẽ quân đội từ Bộ quốc phòng, Bộ tổng tham mưu đến các quân khu, sư đoàn, trung đoàn đều có Ban Bảo Vệ Cục Chính Trị đặt dưới quyền chỉ đạo của Cục An Ninh Bộ Nội Vụ.
Chính Cục an ninh Bộ Nội Vụ này theo lệnh của Lê Đức Thọ đã cho mật vụ giết đại tướng Hoàng Văn Thái vào khoảng 1986, và năm sau lại giết đại tướng Lê Trọng Tấn, đồng thời bắt hàng loạt các sĩ quan cao cấp trong Bộ quốc phòng. Đó là các đại tá Lê Minh Nghĩa, chánh văn phòng đại tá Đỗ Đức Kiên, cục trưởng cục tác chiến, đại tá Lê Trọng Nghĩa, cục trưởng cục quân báo vân vân...Họ đã bị bắt trước khi Thọ cử Văn Tiến Dũng vào thay thế chỗ của tướng Hoàng Văn Thái. Những việc này làm cho các tướng lãnh trong quân đội lo âu, các vị trong Ban chấp hành trung ương đảng thì hốt hoảng, bồn chồn.
Trong quân đội cộng sản, ngành an ninh rất quan trọng.
Nhiệm vụ của ngành an ninh bảo vệ là đảm bảo sự trung thành tuyệt đối của các Tướng lãnh Sĩ quan trong quân đội đối với đảng, theo dõi, điều tra, phát hiện những "đồng chí" không thông suốt với đường lối, chủ trương của đảng. Quyền lực của ngành bảo vệ rất lớn, nghĩa là quyền sinh sát đối với sinh mạng chính trị các tướng lãnh. Lên voi xuống chó cũng do nó, mà bản thân nó không hề thuộc hệ thống quân đội, không một chức phận trong quân đội. Nó cũng không có chức vụ trong đảng, chính phủ, nhưng lại nắm thực quyền trong mọi lĩnh vực, chính trị, quân sự, ngoại giao, xã hội...Nó là một tổ chức vô danh của những kẻ vô danh cấu kết với nhau trong bóng tối, sử dụng bạo lực dưới dạng khủng bố ngầm, trấn áp, núp sau cái bình phong đảng, chính phủ, quốc hội, rút ruột, rút gan của dân, tài sản của đất nước ở nhiều mức độ, bằng nhiều phương pháp, qua nhiều hình thức khác nhau...
Quả thực, những cái tên như Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Đức Tâm, Nguyễn Trung Thành, Trần Quyết, Hoàng Thao, Nguyễn Đình Hưởng trong bao nhiêu năm qua, ngay đối với các ủy viên trung ương đảng cũng mù mịt không mấy ai biết họ là ai, các công chức cao cấp của chính phủ, các tướng lãnh trong quân đội thì hoàn toàn mù tịt. Thực ra, chúng là những tên mafia được Thọ "sáng tạo" theo kiểu mới, siêu hơn cả mật vụ, dưới quyền điều khiển, chỉ đạo của ông trùm Mafia Lê Đức Thọ. Mặc dù cái tên của Lê Đức Thọ không nổi bật như Tổng bí thư Lê Duẩn, Trường Chinh, hay chủ tịch nhà nước Tôn Dức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Võ Chí Công, hoặc đại tướng Bộ trưởng quốc phòng Võ Nguyên Giáp.
Vì thế, có lẽ nhiều người hiểu lầm, hoặc bị làm cho hiểu lầm. Bởi nó là một thứ siêu quyền lực, một thứ vua không ngai, ngự trị trên tất cả, nằm trong lòng đảng, lớn mạnh dần trong bóng tối, chế tạo ra đảng, dàn dựng ra chính phủ, quốc hội, toà án. Nói một cách chính xác, Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng là nơi ráp nối, kiến lập bộ máy đảng lẫn chính quyền.
Tìm hiểu về Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng, ta thấy từ một cơ quan mang tính chất sự vụ, làm công việc thống kê cán bộ đảng với Lê Văn Lương. Trái lại, Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng trong tay Thọ nó nhanh chóng trở thành một tổ chức Mafia, để nuôi dưỡng một trung tâm quyền lực mới quy tụ những người thân tín với Thọ. Đây hẳn là một sự sáng tạo vĩ đại. Ai bảo cộng sản Việt Nam không có sáng kiến phát minh? Y kiểm soát trung ương đảng chặt chẽ đến độ không có một giọt nước nào rớt vào trong đó.
Kỹ thuật: Khi các bộ phận rời ráp vào nhau phải vừa vặn khít khao như tay thợ mộc lành nghề đóng đồ, hay một kiến trúc sư biết tổng hợp các vật liệu rời rạc thành một công trình xây dựng, như gỗ, gạch, xi-măng, sắt thép thành một ngôi nhà. Nguyên vật liệu là những con người biến chế thành những khối thép, những đinh ốc, những bánh xe siết chặt lấy nhau trong cái bộ máy cơ khí vô hồn, kẻ nào lệch lạc ra ngoài, lập tức bị nghiền nát ngay không thương tiếc, từ trên xuống dưới, các bộ phận tự động kiểm soát lẫn nhau, và nhịp nhàng với cái hệ thống xã hội, mà mọi thành phần được móc nối với nhau một cách chặt chẽ khăng khít vào các khuôn mẫu. Sát nhập các tư duy, các tác phong riêng rẽ vào một biểu tượng của một đường lối chính trị, trong đó sự rèn luyện tư tưởng chiếm chỗ lớn nhất, tạo thành một căn bản của thể chế hiện hữu, mà giá trị duy nhất cần giành giữ là bảo vệ đảng, tức nhóm Mafia. Nhóm này chủ trương xây dựng nền chuyên chính của đảng cộng sản bằng bạo lực và khủng bố, xây dựng quyền lực cá nhân quan liêu không giới hạn, đặt nền dân chủ và luật pháp xuống dưới chân họ, thay thế tôn giáo bằng ý thức hệ vô thần, thúc đẩy đấu tranh giai cấp, kích động hận thù giai cấp bất tận.
Trong một guồng máy chế tạo phức tạp và rộng lớn như vậy, người chỉ huy việc điều khiển, kiểm soát có nhiệm vụ trực tiếp thanh tra từng bộ phận một cách liên tục thường xuyên. Nhưng vấn đề đại cương vừa kể trên cần phải có một sự kiểm soát chặt chẽ hữu hiệu để guồng máy có thể hoạt động, và trong việc hoạch định những đầu mối phải ăn khớp với nhau, và phải có một sợi dây xích đặc biệt để cột chặt tất cả vào một đầu mối. Nghĩa là các đồ vật, vật liệu lắp ráp không thể tuột khỏi tay viên kỹ sư chế tạo ra nó là Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Lê Dức Thọ.
Thọ là vua của Đảng, là cha đẻ của các tổ chức công an, mật vụ. Thọ rất yêu quái, trong bộ chính trị, ông ta chẳng có thiện cảm với ai trừ Lê Duẩn, còn ác cảm thì hầu như cả trong đảng lẫn chính quyền và quân đội. Ta nên hiểu đối với Lê Đức Thọ các phương tiện cần được sử dụng để đạt mục đích duy nhất là quyền lực cá nhân. Trong máu huyết của Lê Đức Thọ, có lẽ có một sự pha trộn giữa "gấu" và "sói" chứ chả có tí hơi hướm người chút nào cả.
Cũng nên biết thêm rằng tổ chức của Thọ không chỉ nắm lý lịch đảng viên, mà nó còn nắm cả cán bộ chính quyền từ cấp cao nhất đến hạng thấp nhất theo hệ thống dọc xuyên suốt. Mọi cá nhân chỉ còn là một cơ phận nhỏ trong guồng máy lớn. Cơ phận đó tốt, thì cả guồng máy hoạt động tốt. Những cơ phận này chỉ cần một cử chỉ khác thường, một tiếng than vãn, thì liền bị ném ra ngoài ngay không thương tiếc.
Nhiều người chống Cộng khờ khạo nghĩ rằng quyền quyết định của đảng là tối hậu, là Tổng Bí Thư; người ta quên rằng trên Đảng, trên Tổng Bí Thư còn có một vị Hoàng Đế nữa, một lãnh tụ quyền uy tối thượng nữa, có quyền kỷ luật bất cứ ai, kể cả Tổng Bí Thư đến các Ủy Viên Bộ Chính Trị, và là tác giả của nhiều chiến dịch quân sự, và tranh đấu để thanh lọc nội bộ đảng là "Hoàng Đế " Lê Dức Thọ.
Lê Dức Thọ tuy không tuyên bố là Hoàng đế, nhưng uy danh của Thọ chẳng kém gì Hoàng đế, là Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng, Thọ có trách nhiệm cắt cử các vệ sĩ, các y sĩ, các nhân viên phục vụ cho các yếu nhân cao cấp của đảng, nên Thọ dùng lính cận vệ và tất cả nhân viên phục vụ này làm công cụ do thám. Nhưng, nhân viên ấy không phải chỉ có việc báo cáo tình trạng sức khỏe, mà còn bao gồm cả những hành vi, tư tưởng của các vị đó, qua hệ thống này các cán bộ chóp bu đến các tướng lãnh cao cấp đều bị mật vụ của Thọ giám sát thường xuyên. Nhất cử nhất động, mật vụ đều ghi lại hết, dù việc lớn việc nhỏ đều phải báo cáo cho Thọ để ghi vào hồ sở. Do đó, Thọ nắm chắc trong tay vận mạng của họ, không những vậy mà cả gia đình vợ con đều nằm trong tầm kiểm soát của Thọ.
Thí dụ như trường hợp đại tướng Võ Nguyên Giáp có mấy đứa con học ở nước ngoài đều bị mật vụ của Thọ chiếu cố tận tình, như Võ Điện Biên học ở Đông Đức, Võ Thị Hoà Bình học ở Ba Lan, Võ Thị Hồng Anh học ở Nga. Do những hệ luỵ này mà tướng Giáp phải trả giá quá đắt. Chúng ta cũng biết con gái của Tổng bí thư Lê Duẩn là Lê Vũ Anh, học ở Nga, vì lấy viên sĩ hàn lâm học Maslov, mặc dù đã có ba con với nhau, vẫn bị mật vụ của Thọ giết chết một cách rất thảm chỉ vì cái luật quái gở cấm các sinh viên không được lấy người nước ngoài. Luật này không thành văn, mà chỉ là luật miệng giữa các lãnh tụ với nhau.
Mật vụ của Thọ như con bạch tuộc, có trăm ngàn cái vòi, không chỉ cuộn chặt người trong nước, mà còn vươn vòi của nó ra cái cái sứ quán nước ngoài ...
Trên đây là sơ lược một số nét về con người được giải thưởng Nobel hoà bình, người viết hy vọng sẽ phục vụ bạn đọc chuyện này ở một số cuốn sách khác. Vậy xin tạm đóng ngoặc ở đây.
Trần Nhu
http://vn.360plus.yahoo.com/Hot-New/article?mid=22&fid=-1
Thứ hai, 23 Tháng một 2006, 10:08 GMT+7
Hơn
5 năm rồi tôi mới được trở lại ngôi nhà của Đại tướng Võ Nguyên
Giáp. Hà Nội đang trong đợt rét đậm. Chúng tôi đi bộ vào ngôi nhà từ
cổng Hoàng Diệu. Bóng tối đã phủ kín những vòm cây trong khu vườn
quanh đó. Hơn 5 năm trước, ngày ấy, khi đợi được gặp Đại tướng, tôi
đi quanh khu nhà và phát hiện ra một dãy mộc mới trồng. Tôi không
hiểu vì sao trong khu vườn nhà ông rất nhiều cây nhưng tôi chỉ nhớ
những cây mộc. Trên đoạn đường đi bộ tối ấy, tôi luôn luôn tự hỏi
những cây mộc có còn đủ không và giờ đây ra sao? Rồi lòng tôi ngập
tràn niềm xúc động khi tôi nhìn thấy dãy cây mộc trong ánh đèn từ đầu
nhà hắt ra. Cây chưa đến kỳ hoa mới, nhưng sao tôi vẫn thấy mùi
hương tràn ngập. Không phải là ảo giác. Tôi đứng lặng hồi lâu.
Khu nhà Đại tướng ở thật giản dị. Dù đã đến lần thứ ba nhưng tôi vẫn phải tự hỏi: Một con người lừng danh khắp năm châu bốn bể chỉ ở giản dị thế thôi sao? Trong căn phòng tôi đang ngồi: chiếc bàn, những cái ghế và những vật dụng khác. Không có gì đặc biệt. Ngôi nhà ấy không khác gì nhiều với những ngôi nhà tôi đã đến. Chỉ khác một điều: Trong ngôi nhà ấy có một con người là Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang sống, đang làm việc và đang tiếp tục mang những giấc mơ tốt đẹp cho dân tộc mình.
Khi chúng tôi đến là lúc Đại tướng vẫn đang làm việc với thư ký của ông. Chúng tôi ngồi ở phòng bên cạnh nói chuyện với vợ Đại tướng. Tôi không biết bà đã bao nhiêu tuổi. Nhưng bà vẫn hiện lên đầy đủ sự sắc sảo, tính nghiêm nghị và cả sự dịu dàng. Tôi nhìn bà và nghĩ đến một ngày nào đó được ngồi hỏi chuyện bà về cuộc đời của một vị tướng lừng danh thế giới và người bạn đời của ông. Bà phải là người quan trọng nhất để kể với mọi người bây giờ và mai sau về một con người, người đó là một Anh hùng Dân tộc, người đó là người bạn đời của bà.
Dù bà có trách mắng thì tôi cũng phải nói rằng: bà phải kể về Đại tướng với hai lý do. Thứ nhất: tình yêu của bà với Đại tướng. Thứ hai: nhân chứng của một Vĩ nhân. Khi nói chuyện với anh Võ Điện Biên, con trai Đại tướng, tôi đã nói: chúng ta mới chỉ viết nhũng cuốn sách về Đại tướng với khía cạnh một vị tướng dù cũng chưa đầy đủ, chưa xứng đáng với những gì ông cống hiến cho dân tộc này, chứ chúng ta chưa viết gì đáng kể về con người ông với khía cạnh một con người của nhân cách, của văn hoá, con người của một tâm hồn trong sáng lặng lẽ, của những giấc mơ và của cả nhũng vui buồn. Với những nhân vật lịch sử vĩ đại của dân tộc, phải thú thực rằng, chúng ta còn nợ họ quá nhiều.
"Vậy các cháu sẽ viết như thế nào khi chỉ có một chút ít thời gian với Đại tướng?". Đấy là câu hỏi của ông Huyên, người Thư ký của Đại tướng. Ông nói chúng tôi không được phép phỏng vấn Đại tướng. Chúng tôi chỉ được phép chào ông và có thể chụp ảnh chung với ông mà thôi. Chúng tôi hoàn toàn tuân lệnh. Bởi có khi, chúng ta chỉ cần bước vào ngôi nhà ấy chỉ để lắng nghe tiếng đồng hồ chạy đều đều trong im lặng. Chúng ta chỉ cần bước vào ngôi nhà và nhìn một chiếc ghế nào đấy mà Đại tướng đã ngồi để hình dung một con người như ông đã suy ngẫm và mơ ước những gì trong sự tĩnh lặng của tâm hồn.
Tôi không biết những người làm phim tài liệu có bao giờ ghi chép lại bằng hình ảnh không phải trong một cuộc mít tinh hay đại hội, không phải những lúc tiếp khách quốc tế hay đọc diễn văn... mà hình ảnh của nhũng giây phút giản dị và tĩnh lặng của những con người như Đại tướng không? Bởi sau này, khi nói về những con người như thế, tư liệu và hình ảnh của chúng ta có được sẽ thật nghèo nàn. Còn tôi, tôi đang cố ghi nhớ những gì tôi nhìn thấy trong ngôi nhà ấy. Để ngay buổi tối đó thôi khi trở về nhà mình, tôi có thể kể cho các con tôi về những gì tôi nhìn thấy trong ngôi nhà của một người mà các con tôi dù rất trẻ nhưng vô cùng ngưỡng vọng. Và tôi đã không sai. Đêm ấy, trong bữa cơm muộn, tôi đã kể cho con tôi nghe về ngôi nhà của ông và kết luận: những cái ghế của nhà ta còn đắt tiền hơn cả những cái ghế trong ngôi nhà của một người vĩ đại. Khi nói xong câu đó, mắt tôi cay xè. Còn nhũng đứa trẻ đã im lặng rất lâu. Tôi tin chúng đã hiểu được một phần câu nói đó của tôi.
Trên bàn ông vẫn còn chiếc cặp đựng đầy tài liệu. Ông bắt tay chúng tôi và bảo chúng tôi ngồi. Tôi lại nhìn quanh căn phòng làm việc của ông. Vẫn không có gì đặc biệt. Nhũng tủ sách chật cứng. Những bức tranh vẽ ông. Những bức tranh thật đơn sơ. Hình như các họa sĩ cũng không biết phải vẽ như thế nào về con người đặc biệt này. Một bức tượng mà tôi không rõ là bằng đồng hay đá. Một chiếc đàn dương cầm cũ. Những chiếc ghế mây chắc có từ lâu. Một bộ sa-lông gỗ chạm trổ tinh vi những con voi trong cánh rừng. Đó là quà của nhân dân Lào tặng ông. Tất cả thật đơn sơ và ấm cúng.
Khi chúng tôi xin phép được chụp ảnh ông, ông đã gọi vợ và các con cháu đến quây quần chụp cùng. Ông không muốn chụp một mình. Ông ngồi giữa. Lúc ấy, bao nhiêu giá lạnh của mùa đông bỗng tan biến. Tôi đứng im lặng ở một góc nhìn ông và những người thân. Một gia đình như bao gia đình khác. Đấy là điều thiêng liêng không bao giờ cũ của mọi con người trên thế giới dù cho văn hoá có khác biệt đến đâu. Có lẽ, chỉ nơi ấy, trong ngôi nhà với những người thân, con người mới cảm thấy một sự an toàn và ấm áp thật sự. Còn gì lớn lao hơn, ấm áp hơn, tin cậy hơn, chân thành hơn và thiêng liêng hơn ngôi nhà của mình.
Lúc ấy một thông điệp vô hình về hạnh phúc đã được gửi đi với quá nhiều ý nghĩa sâu xa từ ngôi nhà của vị Đại tướng với tên tuổi lẫy lừng. Và những đứa cháu còn quá nhỏ đang ngồi bên ông và đưa bàn tay nhỏ xíu như bàn tay của các thiên thần đùa nghịch với ông lúc này không biết được rằng chúng đang đùa nghịch với một người mà hơn một nửa thế kỷ qua cả thế giới đều biết đến. Một người sẽ không bao giờ vắng mặt trên những cuốn sách lớn về các danh nhân thế giới. Mặc dù trước đó ông Huyên nói với chúng tôi sẽ không có bút tích của Đại tướng. Chúng tôi biết đó là nguyên tắc. Nhưng cuối cùng, ông cắm bút ghi những lời chúc vào một tấm giấy trắng và đưa cho chúng tôi. Khi gặp ông, chúng tôi cũng thưa với ông rằng: chúng tôi bước vào ngôi nhà của ông không với danh nghĩa nhà báo mà giống như những đứa con, đứa cháu của ông ở xa về đến chào ông. Và không chỉ là năm phút hay mười phút quy định cho cuộc đến thăm của chúng tôi, ông tiếp chúng tôi lâu hơn với một không khí gia đình thật đầm ấm và bao dung. Chúng tôi nói chuyện với những người thân của ông trong ngôi nhà.
Thật sự, lúc đó, chúng tôi mang cảm giác như là một người họ hàng của ông. Có biết bao người trong và ngoài nước đã được ông tiếp trong ngôi nhà này. Nhưng tôi dám tin rằng, rất ít người có được không khí như chúng tôi có được. Ra về, ông bắt tay và chúc chúng tôi viết hay hơn nữa. Chúng tôi lại đi trên con đường ra cổng. Tôi lại dừng lại trước những cây mộc. Những cây mộc chưa vào kỳ hoa mới, nhưng rõ ràng từ trong tâm khảm tôi nhận thấy mùi hương đằm sâu và tĩnh lặng đang ngào ngạt dâng lên. Và tôi rất hoàn toàn tin rằng đó không phải là ảo giác. Không hiểu sao, cho đến lúc này, khi nghĩ về ông, tôi lại nghĩ tới những cây mộc. Những cây mộc giản dị và thanh tao mãi toả hương cả trong những ngày đông giá lạnh của đất trời.
Khu nhà Đại tướng ở thật giản dị. Dù đã đến lần thứ ba nhưng tôi vẫn phải tự hỏi: Một con người lừng danh khắp năm châu bốn bể chỉ ở giản dị thế thôi sao? Trong căn phòng tôi đang ngồi: chiếc bàn, những cái ghế và những vật dụng khác. Không có gì đặc biệt. Ngôi nhà ấy không khác gì nhiều với những ngôi nhà tôi đã đến. Chỉ khác một điều: Trong ngôi nhà ấy có một con người là Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang sống, đang làm việc và đang tiếp tục mang những giấc mơ tốt đẹp cho dân tộc mình.
Khi chúng tôi đến là lúc Đại tướng vẫn đang làm việc với thư ký của ông. Chúng tôi ngồi ở phòng bên cạnh nói chuyện với vợ Đại tướng. Tôi không biết bà đã bao nhiêu tuổi. Nhưng bà vẫn hiện lên đầy đủ sự sắc sảo, tính nghiêm nghị và cả sự dịu dàng. Tôi nhìn bà và nghĩ đến một ngày nào đó được ngồi hỏi chuyện bà về cuộc đời của một vị tướng lừng danh thế giới và người bạn đời của ông. Bà phải là người quan trọng nhất để kể với mọi người bây giờ và mai sau về một con người, người đó là một Anh hùng Dân tộc, người đó là người bạn đời của bà.
Dù bà có trách mắng thì tôi cũng phải nói rằng: bà phải kể về Đại tướng với hai lý do. Thứ nhất: tình yêu của bà với Đại tướng. Thứ hai: nhân chứng của một Vĩ nhân. Khi nói chuyện với anh Võ Điện Biên, con trai Đại tướng, tôi đã nói: chúng ta mới chỉ viết nhũng cuốn sách về Đại tướng với khía cạnh một vị tướng dù cũng chưa đầy đủ, chưa xứng đáng với những gì ông cống hiến cho dân tộc này, chứ chúng ta chưa viết gì đáng kể về con người ông với khía cạnh một con người của nhân cách, của văn hoá, con người của một tâm hồn trong sáng lặng lẽ, của những giấc mơ và của cả nhũng vui buồn. Với những nhân vật lịch sử vĩ đại của dân tộc, phải thú thực rằng, chúng ta còn nợ họ quá nhiều.
"Vậy các cháu sẽ viết như thế nào khi chỉ có một chút ít thời gian với Đại tướng?". Đấy là câu hỏi của ông Huyên, người Thư ký của Đại tướng. Ông nói chúng tôi không được phép phỏng vấn Đại tướng. Chúng tôi chỉ được phép chào ông và có thể chụp ảnh chung với ông mà thôi. Chúng tôi hoàn toàn tuân lệnh. Bởi có khi, chúng ta chỉ cần bước vào ngôi nhà ấy chỉ để lắng nghe tiếng đồng hồ chạy đều đều trong im lặng. Chúng ta chỉ cần bước vào ngôi nhà và nhìn một chiếc ghế nào đấy mà Đại tướng đã ngồi để hình dung một con người như ông đã suy ngẫm và mơ ước những gì trong sự tĩnh lặng của tâm hồn.
Tôi không biết những người làm phim tài liệu có bao giờ ghi chép lại bằng hình ảnh không phải trong một cuộc mít tinh hay đại hội, không phải những lúc tiếp khách quốc tế hay đọc diễn văn... mà hình ảnh của nhũng giây phút giản dị và tĩnh lặng của những con người như Đại tướng không? Bởi sau này, khi nói về những con người như thế, tư liệu và hình ảnh của chúng ta có được sẽ thật nghèo nàn. Còn tôi, tôi đang cố ghi nhớ những gì tôi nhìn thấy trong ngôi nhà ấy. Để ngay buổi tối đó thôi khi trở về nhà mình, tôi có thể kể cho các con tôi về những gì tôi nhìn thấy trong ngôi nhà của một người mà các con tôi dù rất trẻ nhưng vô cùng ngưỡng vọng. Và tôi đã không sai. Đêm ấy, trong bữa cơm muộn, tôi đã kể cho con tôi nghe về ngôi nhà của ông và kết luận: những cái ghế của nhà ta còn đắt tiền hơn cả những cái ghế trong ngôi nhà của một người vĩ đại. Khi nói xong câu đó, mắt tôi cay xè. Còn nhũng đứa trẻ đã im lặng rất lâu. Tôi tin chúng đã hiểu được một phần câu nói đó của tôi.
Trên bàn ông vẫn còn chiếc cặp đựng đầy tài liệu. Ông bắt tay chúng tôi và bảo chúng tôi ngồi. Tôi lại nhìn quanh căn phòng làm việc của ông. Vẫn không có gì đặc biệt. Nhũng tủ sách chật cứng. Những bức tranh vẽ ông. Những bức tranh thật đơn sơ. Hình như các họa sĩ cũng không biết phải vẽ như thế nào về con người đặc biệt này. Một bức tượng mà tôi không rõ là bằng đồng hay đá. Một chiếc đàn dương cầm cũ. Những chiếc ghế mây chắc có từ lâu. Một bộ sa-lông gỗ chạm trổ tinh vi những con voi trong cánh rừng. Đó là quà của nhân dân Lào tặng ông. Tất cả thật đơn sơ và ấm cúng.
Khi chúng tôi xin phép được chụp ảnh ông, ông đã gọi vợ và các con cháu đến quây quần chụp cùng. Ông không muốn chụp một mình. Ông ngồi giữa. Lúc ấy, bao nhiêu giá lạnh của mùa đông bỗng tan biến. Tôi đứng im lặng ở một góc nhìn ông và những người thân. Một gia đình như bao gia đình khác. Đấy là điều thiêng liêng không bao giờ cũ của mọi con người trên thế giới dù cho văn hoá có khác biệt đến đâu. Có lẽ, chỉ nơi ấy, trong ngôi nhà với những người thân, con người mới cảm thấy một sự an toàn và ấm áp thật sự. Còn gì lớn lao hơn, ấm áp hơn, tin cậy hơn, chân thành hơn và thiêng liêng hơn ngôi nhà của mình.
Lúc ấy một thông điệp vô hình về hạnh phúc đã được gửi đi với quá nhiều ý nghĩa sâu xa từ ngôi nhà của vị Đại tướng với tên tuổi lẫy lừng. Và những đứa cháu còn quá nhỏ đang ngồi bên ông và đưa bàn tay nhỏ xíu như bàn tay của các thiên thần đùa nghịch với ông lúc này không biết được rằng chúng đang đùa nghịch với một người mà hơn một nửa thế kỷ qua cả thế giới đều biết đến. Một người sẽ không bao giờ vắng mặt trên những cuốn sách lớn về các danh nhân thế giới. Mặc dù trước đó ông Huyên nói với chúng tôi sẽ không có bút tích của Đại tướng. Chúng tôi biết đó là nguyên tắc. Nhưng cuối cùng, ông cắm bút ghi những lời chúc vào một tấm giấy trắng và đưa cho chúng tôi. Khi gặp ông, chúng tôi cũng thưa với ông rằng: chúng tôi bước vào ngôi nhà của ông không với danh nghĩa nhà báo mà giống như những đứa con, đứa cháu của ông ở xa về đến chào ông. Và không chỉ là năm phút hay mười phút quy định cho cuộc đến thăm của chúng tôi, ông tiếp chúng tôi lâu hơn với một không khí gia đình thật đầm ấm và bao dung. Chúng tôi nói chuyện với những người thân của ông trong ngôi nhà.
Thật sự, lúc đó, chúng tôi mang cảm giác như là một người họ hàng của ông. Có biết bao người trong và ngoài nước đã được ông tiếp trong ngôi nhà này. Nhưng tôi dám tin rằng, rất ít người có được không khí như chúng tôi có được. Ra về, ông bắt tay và chúc chúng tôi viết hay hơn nữa. Chúng tôi lại đi trên con đường ra cổng. Tôi lại dừng lại trước những cây mộc. Những cây mộc chưa vào kỳ hoa mới, nhưng rõ ràng từ trong tâm khảm tôi nhận thấy mùi hương đằm sâu và tĩnh lặng đang ngào ngạt dâng lên. Và tôi rất hoàn toàn tin rằng đó không phải là ảo giác. Không hiểu sao, cho đến lúc này, khi nghĩ về ông, tôi lại nghĩ tới những cây mộc. Những cây mộc giản dị và thanh tao mãi toả hương cả trong những ngày đông giá lạnh của đất trời.
Việt Báo (Theo_VnMedi
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Mot-buoi-toi-trong-ngoi-nha-cua-Dai-tuong-Vo-Nguyen-
Giap/65042478/157/
VÕ ĐIỆN BIÊN
Học sinh khoá 6
Có lẽ hiếm có trường nào mà học sinh học với nhau từ lứa tuổi “đánh bi đánh đáo” cho đến khi tốt nghiệp đại học, trưởng thành; hiếm có trường nào học trò lại cùng chơi với nhau từ khóa bé nhất đến khóa lớn nhất, lạ hơn chỉ lệch nhau có một khóa (chênh nhau có một tuổi) cũng “gọi nhau bằng anh xưng em” với tất cả sự kính trọng. Thật hiếm có bạn bè, học sinh trường nào “thương yêu nhau hơn cả anh em ruột” như ở trường Nguyễn Văn Trỗi!
Sau khi học xong năm thứ nhất Đại học quân sự tại Cầu Đá, Vĩnh Yên, tôi cùng một số bạn Trỗi khóa 6 (Phạm Ngọc Chỉnh, Tạ Xuân Sơn, Trần Tuấn Quảng, Lưu Minh Sơn, Nguyễn Quốc Thắng, Phạm Hoàng Hưng, Võ Mai Nhân, Nguyễn Anh Minh, Nguyễn Nam Điện…) được cử đi đào tạo ở nước ngoài. Đó là giữa năm 1972, Mỹ vẫn còn ném bom miền Bắc rất ác liệt. Chúng tôi tập trung học chính trị tại trường Văn hoá Lạng Sơn. Tại đây, chúng tôi được sơ tán về các bản của đồng bào người Tày. Cũng tại đây, chúng tôi được gặp lại các thầy, cô trường Trỗi, đang là giáo viên của trường. Vui hơn, gặp lại cả anh Cần “điếc” chuyên mổ lợn, giết trâu thời còn ở trường Trỗi.
Sau một tháng chỉnh quân, chúng tôi được phân đi các nước, học các ngành nghề khác nhau. Đi Liên xô có tôi và Anh Minh về trường Pháo binh Pen-za; Ngọc Chỉnh, Tuấn Quảng, Phạm Hưng, Nhân, Thắng “híp” về Ba-cu học tên lửa Hải quân, Đăng Sơn về trường Công binh Kaliningrad, Hoàng Tam Châu học ở Học viện thiết giáp Matxcơva; Nguyễn Văn Nam, Lê Kiên Thành về học lái tại Krasnodar… Riêng một số anh em trong đó có Tạ Xuân Sơn sang Ba lan đến Học viện Kỹ thuật quân sự Warsava, Lưu Minh Sơn sang Hungary học ở Đại học Bách khoa Budapest, Nam Điện sang Leipzig (Cộng hoà Dân chủ Đức) học in ấn...
Chúng tôi lên tầu từ Bằng Tường. Lại gặp lại đất nước Trung Hoa vĩ đại. Chuyến đi rất vui vì được đi cùng những bạn từ thủa “mặc quần đùi”. Khi qua các địa danh quen thuộc như Nam Ninh, Quế Lâm… gợi lại những kỷ niệm của những năm sống tại Y Trung, Phong Khẩu. Ở Việt Nam đang “quen” ăn đói, khi lên tầu liên vận quốc tế được “ăn cơm Tàu”, ai cũng khoái. Đến bữa có cô nhân viên rất xinh, mặc đồng phục, đội mũ kê-pi đến từng cu-pê mời đi ăn, mà lại nói bằng tiếng Việt mới sướng! Đến Bắc Kinh, chúng tôi nghỉ vài ngày tại khách sạn Bắc Vĩ, được đi tham quan Cố cung, Di Hoà Viên... Trước khi rời Lạng Sơn, mọi người rủ nhau mua vài kí thuốc lá cuốn Lạng Sơn, vàng ươm, để “làm lương khô” đi đường. Trên tầu liên vận Trung Quốc có nhiều họa báo, tạp chí tuyên truyền, trong đó có tạp chí Pekin Review in trên giấy pô-luya mỏng tang, dùng cuốn thuốc lá rất tuyệt. (Tuy vậy không ai dám “đọc nhiều”, mỗi người chỉ thủ vài cuốn để sang đất Nga dùng dần). Sau đó, tiếp tục hành trình lên phương bắc sang Liên xô qua đường Mãn Châu Lý.
Sang đất Nga, đoàn tầu đổi bánh ở Kur-scơ, lần đầu tiên vào “toa bếp” ăn cơm Tây, phải dùng tới dao, dĩa. Thật phiền toái! Đứa nào cũng lóng ngóng, cả bọn vừa ăn vừa nhìn nhau cười khúc khích. Do tiếng tăm chưa thạo, khi gọi món có đứa vừa xì xồ thì bếp đã mang ra hai đĩa xúp, có bạn lại được những hai đĩa xa-lat. Mỗi khi tàu dừng ở các ga trên đất Nga, chúng tôi xuống ga, cánh “ghiền thuốc” mang thuốc lá cuốn ra mời bạn, còn dân Nga thì mời lại “thuốc có cán”. Hai bên hút phì phèo và nói cười vui vẻ, (nhẩm tính, có lẽ bạn thiệt hơn mình!). Tầu về đến Matxcơva, chúng tôi được chú Hải, tuỳ viên quân sự, ra đón và phân về các trường. Anh em Trỗi tạm chia tay nhau.
Riêng tôi và Anh Minh, khi về đến trường Pháo binh Penza thì thật may vì gặp ngay những khuôn mặt quen thuộc của mấy ông anh Trỗi. Khoá 2 có các anh Chu Kỳ Minh, Phạm Gia Lương, Nhật Minh, Phạm Sơn, Duy…; khóa 3 có các anh Từ Linh, Lữ Thái, Vương Minh Sách, Chính, Hoàng… Đang buồn và lớ ngớ vì mới xa nhà, chúng tôi liền nhận được sự giúp đỡ của các ông anh; từ những việc rất nhỏ như mua một tuýp thuốc đánh răng, sắm bộ quần áo chống rét, cho đến cách học hành, giao tiếp. Thời gian đó tại trường Pen-za có khoảng 100 học viên Việt Nam, trong đó có đến vài chục anh em Trỗi các khóa 2, 3 và 6.
Ngày nghỉ, các anh hay rủ chúng tôi đi xem phim, chơi bóng đá, chơi cờ vua hay hoạt động những môn thể thao mùa đông như trượt băng, trượt tuyết. Lâu lâu lại đi chợ mua thực phẩm về nấu các món ăn dân tộc (nem rán, chân giò nấu măng…) để cải thiện và nguôi đi nỗi nhớ nhà. Mỗi khi ai có thư nhà sang thì chẳng kém gì ngày hội, đọc rồi chuyền tay nhau xem. Thời đó đất nước còn chiến tranh nên kỷ luật tại các trường quân sự tại Liên xô rất nghiêm. Phòng Tuỳ viên quy định khi ra ngoài doanh trại, đi chơi phố, phải theo “tổ tam tam”. Vốn có tinh thần đồng đội, đi đâu mấy anh em Trỗi cũng rủ nhau nên không vi phạm nội quy lại rất thoải mái vì bạn bè tâm đầu ý hợp. Mùa hè, các anh còn rủ chúng tôi xuống nông trang thu hoạch lê, táo giúp dân hoặc đi “pic-níc” câu cá. Đây cũng là dịp để tìm hiểu thêm đời sống văn hoá, xã hội của dân bản địa và trau dồi thêm vốn tiếng Nga. Quả thật nhờ gần các em gái Nga nên đứa nào cũng “nói sõi hẳn ra”.
Kết quả học tập của cánh lính Trỗi rất khá. Tôi nhớ mãi năm 1973, 1974 trong hai kì bảo vệ tốt nghiệp được mời đi dự, các anh Chu Kì Minh, Từ Linh, Lữ Thái được nhà trường trao bằng đỏ, còn anh Nhật Minh được trao huy chương vàng - phần thưởng cao quý nhất cho những học viên trong 5 năm học đạt toàn điểm 5 (điểm cao nhất)! Từ đó trở đi, học viên các nước rất khâm phục học viên Việt Nam. Còn chúng tôi rất tự hào và lấy đó làm tấm gương để tự phấn đấu vươn lên.
Sau này, tốt nghiệp về nước, chúng tôi thường xuống công tác tại các đơn vị nên cũng có điều kiện để gặp nhau. Cho đến nay, nhiều người đã chuyển ngành, giải ngũ, thậm chí về hưu nhưng mỗi khi gặp lại vẫn nhận ra nhau và sống thân thiết như thủa cách đây mấy chục năm về trước. Chỉ tiếc rằng thời gian trôi qua không chỉ làm cho tóc ta thêm bạc mà còn làm cho tửu lượng ngày một giảm đi. Xin tạm dùng lời một bài hát mà ca sĩ Mỹ Tâm hay hát để kết: Ước gì cho thời gian trở lại! Ước gì…...
http://nvtk6.multiply.com/journal/item/190
____http://vietbao.vn/Xa-hoi/Mot-buoi-toi-trong-ngoi-nha-cua-Dai-tuong-Vo-Nguyen-
Giap/65042478/157/
Thế con gái Đại tướng mất chú đã biết chưa?
Anh ơi, báo cho anh tin buồn con gái đại tướng đã đi rồi!
Em ơi, không biết có đúng không chứ chị (anh) nghe tin chị Hồng Anh mất mà rụng rời....Tin này do các cháu thiếu nhi ở Rừng Mường Phăng nơi ngày xưa Đại tướng đặt đại bản doanh để đánh trận Điện Biên Phủ báo.
Chuyện chị Võ Hồng Anh mất thì đúng rồi, mấy hôm ni như ứng nghiệm khiến trời đất Điện Biên sụt sùi, lòng người chơi vơi dù rằng có người chưa một lần nhìn thấy hoặc biết đến chị. Vậy mà, tin báo như sét đánh ngang tai, có rất nhiều người cả các cháu nhỏ sụt sùi khóc thương cảm cho chị và cho cả Đại tướng. Thế mới biết lòng người. Thế mới biết lòng dân...
Hôm 18/7 chị mất nhưng anh Võ Điện Biên em trai chị và là con trai lớn của Đại tướng vẫn phải thay mặt gia đình lên Điện Biên để cùng với các tăng ni phật tử Quảng Ninh làm lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sỹ Điện Biên Phủ . Thế đó, tình cảm gia đình thì đứt rượt nhưng tình cảm quân dân thì đâu có thể bỏ. Anh nói, em ạ, anh hùng liệt sỹ trong trận Điện Biên có nhiều người vẫn chưa siêu thoát nên anh và bố đều muốn làm lễ cầu siêu ít ra một năm một lần để họ đỡ tủi, để thấy lòng mình không bạc và thảnh thơi hơn phải không em??? Hôm cầu siêu tại tượng đài Chiến thắng (đồi D1) anh kéo tay tôi ra đứng một gốc riêng rồi âm thầm khóc và báo tin buồn: chị Hồng Anh mất, mai anh phải về sớm cho kịp lễ tang... Rứa đó, cuộc đời gia đình Đại tướng là vậy, nỗi đau gia đình chưa kịp lo nhưng lại vì nhân dân lại vì đồng chí và anh em phải gác chuyện gia đình ra một bên....
Rừng Mường Phăng bây giờ đã là di tích lịch sử có giá trị, đồng bào ở đây còn nghèo nhưng được cái lòng ai cũng rộng, ai cũng có thể nói về Đại tướng, kể được lịch sử trận Điện Biên Phủ. Trẻ con ở đây thì cực kỳ độc đáo (độc đáo trên góc nhìn của tôi) vì con trẻ nhưng nhắc đến Đại tướng đứa nào cũng một lòng kính trọng, đứa nào cũng vanh vách hướng dẫn di tích rằng đây là hầm cụ Giáp, kia là của thiếu tướng Hoàng Văn Thái, đây là nơi hội quân mà bà con mổ đến 3 con trâu để ăn mừng chiến thắng nhưng Đại tướng chỉ giữ một con cho quân còn 2 con để đồng bào ăn mừng chiến thắng...Hôm hội quân vui lắm đồng bào múa xoè, hát thâu đêm... Nhìn khuôn mặt của lũ trẻ Mường Phăng kể chuyện có thể đọc được vui, buồn trong chiến dịch...Những câu chuyện cả lớn, cả bé, cả to, cả nhỏ và cả tổng thể, cả chi tiết... của những đứa trẻ nhỏ thì 5 tuổi, lớn thì 12 tuổi cứ thế tuôn trào không cần suy nghĩ, toan tính làm chi bởi đó là kể chuyện theo kiểu dốc hết cỏi lòng mà. Qua đó mới thấy sự độc đáo quá trời luôn.
Mấy hôm nay, mấy đứa trẻ ở Mường Phăng làm thêm một việc mà chẳng đứa nào muốn đó là thông báo một tin buồn. Lời thông báo như thủ thỉ, như chia sẽ, như đang nói chuyện buồn của mình, của gia đình vậy... Ôi trời ơi, nhìn chúng sao mà thương đến lạ.
Ở Điện Biên có 4 cái nghĩa trang liệt sỹ Điện Biên Phủ, cái nào cũng được chăm nom chu đáo, sạch đẹp như công viên xanh. Trong 4 cái nghĩa trang này tôi ấn tượng Độc lập vì ở đây có nhiều chi tiết độc đáo. Gã quản trang Vương Xuân Thấm trước đó làm ở xã, đang là đối tượng để cân nhắc vậy mà đùng đùng bỏ ngang để xin vào chăm sóc nghĩa trang. NHiều người bảo khùng quá trời luôn. Lão vào nghĩa trang đúng vào thời điểm cỏ, lau lách mọc um tùm vậy mà sau một thời gian cùng với tỉnh, Sở lao động thương binh xã hội gã làm cho cái nghĩa trang này đẹp như mơ, đúng là nơi yên nghĩ và thiền định chăng? Mỗi cành cây, ngọn cỏ ở đây Thấm chăm non chu đáo bởi gã nghĩ một chút tấm lòng sẽ làm mềm sự cô đơn ở nghĩa trang này.
Đi theo suốt cuộc đời của em là hình ảnh của Đại tướng- Thấm bảo thế và kể về kỷ niệm năm 2004. Năm đó Đại tướng đến nghĩa trang thắp hương lúc về anh em theo đoàn cùng Đại tướng chụp một bức hình làm kỷ niệm. Lúc này Thấm đang đứng từ xa vì nghĩ rằng mình làm sao được chụp hình với Đại tướng. Khi anh phó nháy chuẩn bị chớp hình Đại tướng đưa tay bảo dừng lại chờ chút xíu rồi bất ngờ hỏi anh quản trang đâu rồi? Nghe gọi, Thấm chạy đến và hỏi thưa bác cần gì ở con ạ? Đại tường kéo anh vào sát bên mình rồi nói: chú đứng đây để bác được chụp với chú một bức hình... Thấm kể đến đây rồi khóc vì xúc động. Ai đời một vị tướng được cả thế giới kính trọng mà giản dị đến dường vậy.
Hôm nay tôi đến nghĩ trang, gặp Thấm và thấy anh khóc. Anh khóc vì con Đại tướng mất, anh khóc âm thầm, đau đớn dù rằng chưa một lần gặp được chị Hồng Anh. Rứa đó, té ra cuộc đời cũng thật giản đơn phải không, tôi tự hỏi tôi như vậy? Cuộc đời thật giản đơn khi có những người chưa một lần gặp mặt nhưng sẵn mở lòng mình ra để đón nhận tình cảm. Ôi, cuộc đơn giản đơn nhưng cũng thật là vĩ đại biết dường nào ấy nhỉ???
http://vn.360plus.yahoo.com/thanhyentrang7635/article?mid=2
Anh ơi, báo cho anh tin buồn con gái đại tướng đã đi rồi!
Em ơi, không biết có đúng không chứ chị (anh) nghe tin chị Hồng Anh mất mà rụng rời....Tin này do các cháu thiếu nhi ở Rừng Mường Phăng nơi ngày xưa Đại tướng đặt đại bản doanh để đánh trận Điện Biên Phủ báo.
Chuyện chị Võ Hồng Anh mất thì đúng rồi, mấy hôm ni như ứng nghiệm khiến trời đất Điện Biên sụt sùi, lòng người chơi vơi dù rằng có người chưa một lần nhìn thấy hoặc biết đến chị. Vậy mà, tin báo như sét đánh ngang tai, có rất nhiều người cả các cháu nhỏ sụt sùi khóc thương cảm cho chị và cho cả Đại tướng. Thế mới biết lòng người. Thế mới biết lòng dân...
Hôm 18/7 chị mất nhưng anh Võ Điện Biên em trai chị và là con trai lớn của Đại tướng vẫn phải thay mặt gia đình lên Điện Biên để cùng với các tăng ni phật tử Quảng Ninh làm lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sỹ Điện Biên Phủ . Thế đó, tình cảm gia đình thì đứt rượt nhưng tình cảm quân dân thì đâu có thể bỏ. Anh nói, em ạ, anh hùng liệt sỹ trong trận Điện Biên có nhiều người vẫn chưa siêu thoát nên anh và bố đều muốn làm lễ cầu siêu ít ra một năm một lần để họ đỡ tủi, để thấy lòng mình không bạc và thảnh thơi hơn phải không em??? Hôm cầu siêu tại tượng đài Chiến thắng (đồi D1) anh kéo tay tôi ra đứng một gốc riêng rồi âm thầm khóc và báo tin buồn: chị Hồng Anh mất, mai anh phải về sớm cho kịp lễ tang... Rứa đó, cuộc đời gia đình Đại tướng là vậy, nỗi đau gia đình chưa kịp lo nhưng lại vì nhân dân lại vì đồng chí và anh em phải gác chuyện gia đình ra một bên....
Rừng Mường Phăng bây giờ đã là di tích lịch sử có giá trị, đồng bào ở đây còn nghèo nhưng được cái lòng ai cũng rộng, ai cũng có thể nói về Đại tướng, kể được lịch sử trận Điện Biên Phủ. Trẻ con ở đây thì cực kỳ độc đáo (độc đáo trên góc nhìn của tôi) vì con trẻ nhưng nhắc đến Đại tướng đứa nào cũng một lòng kính trọng, đứa nào cũng vanh vách hướng dẫn di tích rằng đây là hầm cụ Giáp, kia là của thiếu tướng Hoàng Văn Thái, đây là nơi hội quân mà bà con mổ đến 3 con trâu để ăn mừng chiến thắng nhưng Đại tướng chỉ giữ một con cho quân còn 2 con để đồng bào ăn mừng chiến thắng...Hôm hội quân vui lắm đồng bào múa xoè, hát thâu đêm... Nhìn khuôn mặt của lũ trẻ Mường Phăng kể chuyện có thể đọc được vui, buồn trong chiến dịch...Những câu chuyện cả lớn, cả bé, cả to, cả nhỏ và cả tổng thể, cả chi tiết... của những đứa trẻ nhỏ thì 5 tuổi, lớn thì 12 tuổi cứ thế tuôn trào không cần suy nghĩ, toan tính làm chi bởi đó là kể chuyện theo kiểu dốc hết cỏi lòng mà. Qua đó mới thấy sự độc đáo quá trời luôn.
Mấy hôm nay, mấy đứa trẻ ở Mường Phăng làm thêm một việc mà chẳng đứa nào muốn đó là thông báo một tin buồn. Lời thông báo như thủ thỉ, như chia sẽ, như đang nói chuyện buồn của mình, của gia đình vậy... Ôi trời ơi, nhìn chúng sao mà thương đến lạ.
Ở Điện Biên có 4 cái nghĩa trang liệt sỹ Điện Biên Phủ, cái nào cũng được chăm nom chu đáo, sạch đẹp như công viên xanh. Trong 4 cái nghĩa trang này tôi ấn tượng Độc lập vì ở đây có nhiều chi tiết độc đáo. Gã quản trang Vương Xuân Thấm trước đó làm ở xã, đang là đối tượng để cân nhắc vậy mà đùng đùng bỏ ngang để xin vào chăm sóc nghĩa trang. NHiều người bảo khùng quá trời luôn. Lão vào nghĩa trang đúng vào thời điểm cỏ, lau lách mọc um tùm vậy mà sau một thời gian cùng với tỉnh, Sở lao động thương binh xã hội gã làm cho cái nghĩa trang này đẹp như mơ, đúng là nơi yên nghĩ và thiền định chăng? Mỗi cành cây, ngọn cỏ ở đây Thấm chăm non chu đáo bởi gã nghĩ một chút tấm lòng sẽ làm mềm sự cô đơn ở nghĩa trang này.
Đi theo suốt cuộc đời của em là hình ảnh của Đại tướng- Thấm bảo thế và kể về kỷ niệm năm 2004. Năm đó Đại tướng đến nghĩa trang thắp hương lúc về anh em theo đoàn cùng Đại tướng chụp một bức hình làm kỷ niệm. Lúc này Thấm đang đứng từ xa vì nghĩ rằng mình làm sao được chụp hình với Đại tướng. Khi anh phó nháy chuẩn bị chớp hình Đại tướng đưa tay bảo dừng lại chờ chút xíu rồi bất ngờ hỏi anh quản trang đâu rồi? Nghe gọi, Thấm chạy đến và hỏi thưa bác cần gì ở con ạ? Đại tường kéo anh vào sát bên mình rồi nói: chú đứng đây để bác được chụp với chú một bức hình... Thấm kể đến đây rồi khóc vì xúc động. Ai đời một vị tướng được cả thế giới kính trọng mà giản dị đến dường vậy.
Hôm nay tôi đến nghĩ trang, gặp Thấm và thấy anh khóc. Anh khóc vì con Đại tướng mất, anh khóc âm thầm, đau đớn dù rằng chưa một lần gặp được chị Hồng Anh. Rứa đó, té ra cuộc đời cũng thật giản đơn phải không, tôi tự hỏi tôi như vậy? Cuộc đời thật giản đơn khi có những người chưa một lần gặp mặt nhưng sẵn mở lòng mình ra để đón nhận tình cảm. Ôi, cuộc đơn giản đơn nhưng cũng thật là vĩ đại biết dường nào ấy nhỉ???
http://vn.360plus.yahoo.com/thanhyentrang7635/article?mid=2
Điều hiếm thấy
VÕ ĐIỆN BIÊN
Học sinh khoá 6
Có lẽ hiếm có trường nào mà học sinh học với nhau từ lứa tuổi “đánh bi đánh đáo” cho đến khi tốt nghiệp đại học, trưởng thành; hiếm có trường nào học trò lại cùng chơi với nhau từ khóa bé nhất đến khóa lớn nhất, lạ hơn chỉ lệch nhau có một khóa (chênh nhau có một tuổi) cũng “gọi nhau bằng anh xưng em” với tất cả sự kính trọng. Thật hiếm có bạn bè, học sinh trường nào “thương yêu nhau hơn cả anh em ruột” như ở trường Nguyễn Văn Trỗi!
Sau khi học xong năm thứ nhất Đại học quân sự tại Cầu Đá, Vĩnh Yên, tôi cùng một số bạn Trỗi khóa 6 (Phạm Ngọc Chỉnh, Tạ Xuân Sơn, Trần Tuấn Quảng, Lưu Minh Sơn, Nguyễn Quốc Thắng, Phạm Hoàng Hưng, Võ Mai Nhân, Nguyễn Anh Minh, Nguyễn Nam Điện…) được cử đi đào tạo ở nước ngoài. Đó là giữa năm 1972, Mỹ vẫn còn ném bom miền Bắc rất ác liệt. Chúng tôi tập trung học chính trị tại trường Văn hoá Lạng Sơn. Tại đây, chúng tôi được sơ tán về các bản của đồng bào người Tày. Cũng tại đây, chúng tôi được gặp lại các thầy, cô trường Trỗi, đang là giáo viên của trường. Vui hơn, gặp lại cả anh Cần “điếc” chuyên mổ lợn, giết trâu thời còn ở trường Trỗi.
Sau một tháng chỉnh quân, chúng tôi được phân đi các nước, học các ngành nghề khác nhau. Đi Liên xô có tôi và Anh Minh về trường Pháo binh Pen-za; Ngọc Chỉnh, Tuấn Quảng, Phạm Hưng, Nhân, Thắng “híp” về Ba-cu học tên lửa Hải quân, Đăng Sơn về trường Công binh Kaliningrad, Hoàng Tam Châu học ở Học viện thiết giáp Matxcơva; Nguyễn Văn Nam, Lê Kiên Thành về học lái tại Krasnodar… Riêng một số anh em trong đó có Tạ Xuân Sơn sang Ba lan đến Học viện Kỹ thuật quân sự Warsava, Lưu Minh Sơn sang Hungary học ở Đại học Bách khoa Budapest, Nam Điện sang Leipzig (Cộng hoà Dân chủ Đức) học in ấn...
Chúng tôi lên tầu từ Bằng Tường. Lại gặp lại đất nước Trung Hoa vĩ đại. Chuyến đi rất vui vì được đi cùng những bạn từ thủa “mặc quần đùi”. Khi qua các địa danh quen thuộc như Nam Ninh, Quế Lâm… gợi lại những kỷ niệm của những năm sống tại Y Trung, Phong Khẩu. Ở Việt Nam đang “quen” ăn đói, khi lên tầu liên vận quốc tế được “ăn cơm Tàu”, ai cũng khoái. Đến bữa có cô nhân viên rất xinh, mặc đồng phục, đội mũ kê-pi đến từng cu-pê mời đi ăn, mà lại nói bằng tiếng Việt mới sướng! Đến Bắc Kinh, chúng tôi nghỉ vài ngày tại khách sạn Bắc Vĩ, được đi tham quan Cố cung, Di Hoà Viên... Trước khi rời Lạng Sơn, mọi người rủ nhau mua vài kí thuốc lá cuốn Lạng Sơn, vàng ươm, để “làm lương khô” đi đường. Trên tầu liên vận Trung Quốc có nhiều họa báo, tạp chí tuyên truyền, trong đó có tạp chí Pekin Review in trên giấy pô-luya mỏng tang, dùng cuốn thuốc lá rất tuyệt. (Tuy vậy không ai dám “đọc nhiều”, mỗi người chỉ thủ vài cuốn để sang đất Nga dùng dần). Sau đó, tiếp tục hành trình lên phương bắc sang Liên xô qua đường Mãn Châu Lý.
Sang đất Nga, đoàn tầu đổi bánh ở Kur-scơ, lần đầu tiên vào “toa bếp” ăn cơm Tây, phải dùng tới dao, dĩa. Thật phiền toái! Đứa nào cũng lóng ngóng, cả bọn vừa ăn vừa nhìn nhau cười khúc khích. Do tiếng tăm chưa thạo, khi gọi món có đứa vừa xì xồ thì bếp đã mang ra hai đĩa xúp, có bạn lại được những hai đĩa xa-lat. Mỗi khi tàu dừng ở các ga trên đất Nga, chúng tôi xuống ga, cánh “ghiền thuốc” mang thuốc lá cuốn ra mời bạn, còn dân Nga thì mời lại “thuốc có cán”. Hai bên hút phì phèo và nói cười vui vẻ, (nhẩm tính, có lẽ bạn thiệt hơn mình!). Tầu về đến Matxcơva, chúng tôi được chú Hải, tuỳ viên quân sự, ra đón và phân về các trường. Anh em Trỗi tạm chia tay nhau.
Riêng tôi và Anh Minh, khi về đến trường Pháo binh Penza thì thật may vì gặp ngay những khuôn mặt quen thuộc của mấy ông anh Trỗi. Khoá 2 có các anh Chu Kỳ Minh, Phạm Gia Lương, Nhật Minh, Phạm Sơn, Duy…; khóa 3 có các anh Từ Linh, Lữ Thái, Vương Minh Sách, Chính, Hoàng… Đang buồn và lớ ngớ vì mới xa nhà, chúng tôi liền nhận được sự giúp đỡ của các ông anh; từ những việc rất nhỏ như mua một tuýp thuốc đánh răng, sắm bộ quần áo chống rét, cho đến cách học hành, giao tiếp. Thời gian đó tại trường Pen-za có khoảng 100 học viên Việt Nam, trong đó có đến vài chục anh em Trỗi các khóa 2, 3 và 6.
Ngày nghỉ, các anh hay rủ chúng tôi đi xem phim, chơi bóng đá, chơi cờ vua hay hoạt động những môn thể thao mùa đông như trượt băng, trượt tuyết. Lâu lâu lại đi chợ mua thực phẩm về nấu các món ăn dân tộc (nem rán, chân giò nấu măng…) để cải thiện và nguôi đi nỗi nhớ nhà. Mỗi khi ai có thư nhà sang thì chẳng kém gì ngày hội, đọc rồi chuyền tay nhau xem. Thời đó đất nước còn chiến tranh nên kỷ luật tại các trường quân sự tại Liên xô rất nghiêm. Phòng Tuỳ viên quy định khi ra ngoài doanh trại, đi chơi phố, phải theo “tổ tam tam”. Vốn có tinh thần đồng đội, đi đâu mấy anh em Trỗi cũng rủ nhau nên không vi phạm nội quy lại rất thoải mái vì bạn bè tâm đầu ý hợp. Mùa hè, các anh còn rủ chúng tôi xuống nông trang thu hoạch lê, táo giúp dân hoặc đi “pic-níc” câu cá. Đây cũng là dịp để tìm hiểu thêm đời sống văn hoá, xã hội của dân bản địa và trau dồi thêm vốn tiếng Nga. Quả thật nhờ gần các em gái Nga nên đứa nào cũng “nói sõi hẳn ra”.
Kết quả học tập của cánh lính Trỗi rất khá. Tôi nhớ mãi năm 1973, 1974 trong hai kì bảo vệ tốt nghiệp được mời đi dự, các anh Chu Kì Minh, Từ Linh, Lữ Thái được nhà trường trao bằng đỏ, còn anh Nhật Minh được trao huy chương vàng - phần thưởng cao quý nhất cho những học viên trong 5 năm học đạt toàn điểm 5 (điểm cao nhất)! Từ đó trở đi, học viên các nước rất khâm phục học viên Việt Nam. Còn chúng tôi rất tự hào và lấy đó làm tấm gương để tự phấn đấu vươn lên.
Sau này, tốt nghiệp về nước, chúng tôi thường xuống công tác tại các đơn vị nên cũng có điều kiện để gặp nhau. Cho đến nay, nhiều người đã chuyển ngành, giải ngũ, thậm chí về hưu nhưng mỗi khi gặp lại vẫn nhận ra nhau và sống thân thiết như thủa cách đây mấy chục năm về trước. Chỉ tiếc rằng thời gian trôi qua không chỉ làm cho tóc ta thêm bạc mà còn làm cho tửu lượng ngày một giảm đi. Xin tạm dùng lời một bài hát mà ca sĩ Mỹ Tâm hay hát để kết: Ước gì cho thời gian trở lại! Ước gì…...
http://nvtk6.multiply.com/journal/item/190
V.Đ.B
(1). Sơn Trung chú: Võ Điện Biên trong khoảng 1980 nghe nói bị giam ở Chí Hòa.Tạp chí BKBĐD tô đỏ những đoạn quan trọng để độc giả thấy rõ vấn đề của đất nước.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0150
Ý KIẾN QUỐC TẾ VỀ VƯỢT BIÊN BẰNG ĐƯỜNG BỘ
Vượt biên đường bộ: cuộc trốn chạy bằng chân
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2009-04-30
Sự cáo chung của VNCH năm 1975, dẫn tới việc cả triệu người đã bỏ nước ra đi tìm tự do. Bên cạnh số lượng đông đảo những người vượt biển đến các trại tỵ ở các nước Đông Nam Á, cả trăm ngàn người khác đã vượt qua hai lần biên giới bằng đường bộ.
Photo courtesy of Wikipedia
Nam Nguyên ghi nhận lại chặng đường của người tị nạn bằng đường bộ trong thập niên 1980.
Hàng triệu người bỏ nước ra đi
Theo ước tính không chính thức, khoảng 2 triệu người VN đã đi tìm tự do, một làn sóng tị nạn khổng lồ đã bắt đầu sau sự thay đổi chế độ chính trị ở miền Nam Việt Nam.Sự cai trị hà khắc và sự thay đổi 180 độ trong mọi sinh hoạt của xã hội, có thể là lý do ra đi của những người có dính líu tới chế độ cũ, và cả những người không bị chế độ mới làm khó khăn.
Năm 1976, người vượt biển đầu tiên tới bờ biển Bắc Úc sau hải trình dài 4.800 km bằng con thuyền đánh cá mong manh sắp chìm, trong 10 năm tiếp sau đó vài trăm ngàn thuyền nhân đã thoát khỏi VN tới các trại tỵ nạn ở Hong Kong, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines.
Tuy vậy cuộc trốn chạy bằng đôi chân, đi đường bộ từ VN qua Cămpuchia rồi tới Thái Lan, chỉ thực sự bắt đầu sau khi quân đội cộng sản VN chiếm đóng Cămpuchia, lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, dựng lên chính chính quyền thân Hà Nội. Ngày 21 tháng 12 năm 1978, Bộ Đội VN tràn qua biên giới Tây Nam và những người lính đội nón cối đi dép râu, đã ở lại đất nước Xứ Chùa Tháp suốt 12 năm cho tới 1990.
Lời kể của người trốn chạy
Câu chuyện của bà Nguyễn ở tiểu bang Oregon Hoa Kỳ , một gia đình may mắn đi đường bộ làm ba đợt khác nhau, nhưng cả gia đình trùng phùng trong trại tỵ nạn trên đất Thái. Bà Nguyễn nay 70 tuổi kể lại:“Năm 87, tôi nghe nói lúc bấy giờ bộ đội VN sắp sửa rút. Thành ra lúc ấy đi đường bộ tương đối dễ dàng. Tôi đi một mình, khách đi cùng với tôi cũng vài người, nhưng chuyến của tôi đi hơi lâu vì bị kẹt bên Cămpuchia hơn một tháng.
Đi từ Saigon, tôi đến Bến Xe Miền Tây xuống Châu Đốc, ở đó người ta ém tôi một đêm ở nhà những người Việt đã lâu năm ở bên Cămpuchia. Sáng hôm sau người ta đưa tôi đi bằng xe Honda, coi như đi đường ruộng người lái Honda rất giỏi.
Tôi cũng không biết đi trong bao lâu, khoảng thời gian mấy tiếng thì đỗ xuống và bảo đây là Phnompenh rồi. Từ Châu Đốc cứ độ một giờ thì người ta chuyển tôi sang xe Honda khác. Xe khác chở tôi và một người ngồi sau tôi biết tiếng Miên, người ta chở sang Phnompenh.
Nói thật với ông hồi đó đi Honda, nhiều khi cứ phải cầu nguyện. Tôi tự nhủ, thưa Chúa con có đến được Mỹ không hay là con chết dọc đường, tại vì họ chạy xe Honda sợ lắm, nhưng họ lái rất giỏi, đường ruộng rất hẹp mà họ chạy nhanh lắm, nếu mà té xúông thì chỉ có chết.
Rồi từ Phnompenh đi qua cảng Kompong Som (Sihanoukville) thì lại là một nhóm người khác.”
Hồi đó ông nhà tôi đi học tập cải tạo về… Các cháu nhà tôi thuộc diện nguỵ quân đi học hành hay gì nữa thì diện ngụy quân phải xếp hạng chót. Tôi thấy tương lai của các cháu không được dễ dàng. Phải nói là tôi cảm ơn Chúa đã cho tôi quyết định sáng suốt như vậy.Bà Nguyễn vượt biên đường bộ năm 1987, ở trong trại tỵ nạn hai năm, tới 1989 thì đi Mỹ định cư. Hôm nay trên quê hương mới, nhớ lại quyết định ra đi từng đợt của gia đình mình, bà Nguyễn nói:
Bà Nguyễn
“Hồi đó ông nhà tôi đi học tập cải tạo về… bây giờ thì cởi mở hơn chứ hồi đó… các cháu nhà tôi thuộc diện nguỵ quân đi học hành hay gì nữa thì diện ngụy quân phải xếp hạng chót. Tôi thấy tương lai của các cháu không được dễ dàng.
Tôi cũng phải nói là tôi cảm ơn Chúa đã cho tôi quyết định sáng suốt như vậy. Sau nữa tôi phải cảm ơn nước Mỹ đã cưu mang gia đình chúng tôi, cho con cái chúng tôi có cơ hội học hành, thưa các cháu nó qua đây nhìn lên thì không bằng ai nhưng nhìn xuống thì nhiều người cũng không được bằng mình. Điều đó là phải cảm ơn Chúa, cảm ơn nước Mỹ đã cho chúng tôi cơ hội.”
Ông Nguyễn Minh Quân, một kỹ sư cơ khí tốt nghiệp trường Đại Học Bách Khoa TPHCM, cũng là một trong những người tị nạn bằng đường bộ. Mấy chục năm đã qua, ông Quân giờ đây 45 tuổi là một công dân Hoa Kỳ cư trú ở Bang Virginia, ông có một gia đình hạnh phúc với vợ và 2 cháu nhỏ cùng nghề nghiệp ổn định.
Được hỏi đánh giá như thế nào về sự chọn lựa năm xưa của mình ra đi vượt biên ngay lúc mới tốt nghiệp, ông Quân đáp:
“Năm đó tôi cũng vừa mới tốt nghiệp đại học, nghĩa là ở VN mình hết sức cố gắng để chen chân vào trường đại học. Nhưng sau ngày ra trường thấy mịt mù quá, mình cũng nhìn những người đi trước, rồi tự hỏi đến lượt mình sẽ làm cái gì, không nhìn thấy một tương lai nào cả. Thành thử vì thế tôi đã quyết định ra đi, chọn lựa của tôi vào lúc bước chân ra đi là đúng.”
Ông Quân cũng nhớ lại đoạn đường vượt biên của mình từ Saigon năm 1987:
Năm đó tôi vừa mới tốt nghiệp đại học. Nhưng sau ngày ra trường thấy mịt mù quá, mình cũng nhìn những người đi trước, rồi tự hỏi đến lượt mình sẽ làm cái gì, không nhìn thấy một tương lai nào cả. Thành thử vì thế tôi đã quyết định ra đi.“Tháng 8 năm 1988 tôi rời Việt Nam, trước tiên xúông Châu Đốc rồi từ đây đi bằng ghe nhỏ qua biên giới Cămpuchia. Tôi vượt biên hai ba lần mới tới được Thái Lan, tại vì mấy lần đầu bị kẹt lại bị bắt ở bên Cămpuchia, có một lần bị bắt lại một đảo có lính VN gác.
Ô. Nguyễn Minh Quân
Phải qua tới lần thứ ba tôi mới đi lọt qua Thái Lan. Tôi thấy bên Cămpuchia bấy giờ bị lính của VN lũng đoạn, khi mình bị bắt người ta chuộc mình ra đưa về rồi đi tiếp. Ở Cămpuchia cũng đi bằng ghe nữa thì qua tới Thái Lan.”
Như lời kể của ông Quân, lúc ấy ông 24 tuổi còn độc thân, khi đã tới Phnompenh, những người tổ chức đưa ông đi theo xe tải để tới cảng Kompong Som phía Tây Nam Phnompenh, từ đó xuống ghe nhỏ men theo bờ biển vào đất Thái Lan.
Những con đường vượt biên
Trong thập niên 1980, vượt biên đường bộ theo sự ghi nhận có nhiều cách. Có thể đi tới Gò Dầu Tây Ninh, đi băng qua đồng ruộng vượt biên giới qua Cămpuchia. Từ đó những người dẫn đường sẽ đưa người tới Phnom Penh bằng đường lộ, đi xe tải hay xe gắn máy, hối lộ là cách thức phổ biến của những người dẫn đường.Nhiều người chọn cách đi dễ dàng hơn, nhưng cũng là do người tổ chức, đi xe đò tới Châu Đốc, hoặc một thị trấn nào đó có thể ngược dòng Cửu Long, ghe buôn chở người vượt biên theo đường sông tới tận ngoại ô Phnompenh. Từ các tỉnh miền Tây cũng có thể vượt đồng ruộng sang đất Cămpuchia.
Phải qua tới lần thứ ba tôi mới đi lọt qua Thái Lan. Tôi thấy bên Cămpuchia bấy giờ bị lính của VN lũng đoạn, khi mình bị bắt người ta chuộc mình ra đưa về rồi đi tiếp. Ở Cămpuchia cũng đi bằng ghe nữa thì qua tới Thái Lan.Trong những năm 1980, 81, 82, 83 ít có tổ chức nào móc nối cho người vượt biên tới Phnompenh rồi đi cảng Kompong Som, xúông thuyền vượt biển sang Thái Lan.
Ô. Nguyễn Minh Quân
Thời gian đó, người đi đường bộ phải từ Phnompenh, đi xe tải, xe lửa chở hàng, thậm chí xe bò hay xe đạp tới Battambang, rồi từ đó tiếp tục đi bộ tới Sisophone một thị trấn cách biên giới Thái Lan khoảng 40 Km, theo đường chim bay.
Khu vục này thường được chọn làm địa điểm tập kết, trước khi những người trốn chạy đi tiếp 40 Km tới biên giới Thái Lan. 40 km sau cùng này là con đường khổ ải của người vượt biên. Những người may mắn nếu có được người dẫn đường tốt, nhưng mỗi chặng là mỗi người dẫn đường khác nhau.
Có người được phước lớn, được nằm trên xe bò dưới các lớp hàng hoá lỉnh kỉnh đi theo con đường buôn lậu mà không bị phát hiện. Các khu rừng ở đây mìn chôn dày dặc, là nơi ẩn náu cuối cùng của quân Khmer Đỏ và tàn quân của mặt trận giải phóng Cămpuchia chống bộ đội cộng sản VN.
Dọc biên giới Cămpuchia Thái Lan, ở vùng đệm có khoảng mươi trại tỵ nạn. Một số trại do Khmer Đỏ hoặc lính Para quản lý. Lính Para là thành phần chống cà Khmer Đỏ lẫn bộ đội VN, nhưng là phần tử vũ trang, vô kỷ luật hoạt động như lục lâm thảo khấu.
Nhiều gian truân, khổ ải
Phần lớn người đi đường bộ toàn phần, phải vào trại của Para trước khi được chúng đổi cho Hồng Thập Tự lấy gạo, nhưng trước khi được chuyển trại, người tị nạn thực sự đã rơi vào địa ngục trần gian với các ông chủ Para, phụ nữ bị cưỡng hiếp, đàn ông thì phục vụ như lao công chiến trường.Những người đi đường bộ trong những năm đầu thập niên 1980, tỷ lệ thành công rất thấp, nhiều người không bao giờ tới được vùng biên giới Thái Lan. Họ có thể chết vì mìn, bị Bộ Đội VN bắt hoặc rơi vào tay Khmer Đỏ hay lính Para Miên.
Tuy nhiên vào những năm cuối cùng trước khi Bộ Đội VN rút khỏi Cămpuchia, vượt biên đường bộ trở nên khá dễ dàng cho những ai còn có tiền vàng. Những người tổ chức đã tìm ra cách cho người vượt biên đi một phần đường sông, một phần đường bộ và sau cùng là đường biển từ cảng Kompong Som.
Bộ đội VN mỏi mệt vì cuộc chiếm đóng 12 năm, họ sẵn sàng thả người bị bắt với một khoản tiền nhỏ hay vài phân vàng, phải 10 phân vàng mới là 1 chỉ. Nhờ vậy một số lớn người tị nạn đường bộ đã thành công trong những năm cuối cùng của thập niên 1980.
Trong thế kỷ 20, người Việt Nam đã chứng kiến hai cuộc di cư khổng lồ. Năm 1954, chiến tranh Đông Dương kết thúc với Hiệp Định Geneve chia đôi đất nước Việt Nam, ba triệu người đã rời bỏ làng mạc, nhà cửa ruộng vườn vào Nam tìm tự do.
Năm 1975, cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt với sự toàn thắng của Cộng Sản. Công dân VNCH những người chưa từng di cư thì đây là cuộc ra đi không bao giờ quên của mình, còn những người đã một lần trốn chạy cộng sản, lại phải ra đi một lần nữa trong số này có cả thế hệ con cháu của họ.
Có bao nhiêu người đã vùi thây ngoài Biển Đông, bao nhiêu người bỏ mạng trong núi rừng Đông Dương.
Ba mươi bốn năm sau ngày kết thúc cuộc chiến, những vết thương có thể đã liền sẹo. Nhưng nhiều người tự hỏi, tại sao lịch sử không thể hiện cách khác để có một đất nước VN thanh bình thịnh vượng, mà không phải có mấy triệu người chết, mấy triệu người bỏ xứ ra đi.
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
VOA
Câu chuyện 'có hậu' của một người tỵ nạn
Williamsburg,
bang Virginia, một thị trấn nhỏ bé nhưng mang đầy dấu tích lịch sử
thời Hoa Kỳ còn là thuộc địa của nước Anh. Đến thị trấn này du khách
được xem lại những kiến trúc, nếp sinh hoạt của người dân thuộc địa
ngày đó và những hoạt cảnh của thời cách mạng để tiến tới một nước Mỹ
độc lập. Thị trấn êm đềm này cũng là nơi ẩn dật của một ngừơi Việt tỵ
nạn từ nhiều năm qua, sau những gian nan, thăng trầm của cuộc đổi đời
ngày 30 tháng Tư năm 1975. Trong Câu Chuyện Nước Mỹ hôm nay, Lan
Phương trò chuyện với bác sỹ Nguyễn Đức Chấn, chuyên khoa tâm thần,
đang làm việc cho Eastern State Hospital trong thị trấn này, để hồi
tưởng lại 35 năm sau biến cố năm 1975, về câu chuyện của người tù cải
tạo vượt biên bằng đường bộ và những khó khăn phải khắc phục trên
bước đường hội nhập trước khi đi đến một kết thúc "có hậu" là sự bình
an cho tâm hồn.
Lan Phương | Washington, DC
Thứ Hai, 03 tháng 5 2010
Hình: Nguyen Duc Chan
Điều đầu tiên khiến cho những người tiếp xúc với ông phải chú ý là nếp sống khiêm tốn, giản dị, thanh tịnh và ẩn dật của ông nơi một thị trấn rất thưa vắng người Việt.
Ông tốt nghiệp y khoa Sài Gòn năm 1972. Giống như mọi thanh niên trong thời chiến, sau khi ra trường, ông bị trưng tập vào quân đội, trở thành bác sỹ quân y làm việc gần quân đoàn II tại Pleiku. Ba năm sống tại đây ông thường chứng kiến những vụ pháo kích của quân cộng sản vào thành phố. Ông đã rời Pleiku mấy ngày trước khi thành phố bị đối phương tràn ngập. Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, ông cũng bị đi tù cải tạo như hầu hết mọi quân nhân cấp úy trở lên của quân đội miền nam. Những khổ nhục của kiếp tù cải tạo đã có không biết bao nhiêu người nói đến. Riêng đối với bác sỹ Chấn, trong thời gian ông bị giam tại trại tù Long Khánh, đã xảy ra một biến cố mà đến giờ ông vẫn không quên:
"Vụ nổ kho đạn trong trại tù Long Khánh là vụ mà tôi nhớ lâu nhất. Vụ nổ kéo dài khoảng 2 tiếng đồng hồ, nhiều đạn hỏa tiễn bay lên trời nổ liên tục, những miểng đạn rơi xuống như mưa. Hôm đó tôi mất đến mười mấy người bạn. Đó là một biến cố thật lớn."
Trong suốt đời quân ngũ, có lẽ chưa bao giờ ông lại mất đi một lúc mười mấy người bạn chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ như thế.
Sau khi được thả khỏi trại tù năm 1978, ông tìm cách vượt thoát nhiều lần bằng đường biển nhưng không thành công. Năm 1981 ông lập gia đình, nhưng gia đình vợ ông ở Canada đã làm giấy tờ bảo lãnh từ trước cho bà nên ông khuyên bà cứ đi. Khi ra đi thì vợ ông đã mang thai. Trong khoảng thời gian này ông có nghe đến chuyện cho phép đoàn tụ, và nếu đợi thì ông cũng có thể được anh ruột đã ở Mỹ hoặc vợ ông bảo lãnh, nhưng hoặc ông không tin là chính phủ Việt Nam sẽ cho đi, hoặc chờ đợi thủ tục giấy tờ quá lâu, nên ông nhất quyết vượt biên lần nữa.
Qua một người trong họ, ông liên lạc được với một đường dây đưa người vượt biên qua ngả Camphuchia. Ông và bạn đồng hành đã phải vượt qua những chặng đường băng rừng, vượt sông Mekong và nhóm đưa người trốn khỏi Việt Nam còn sử dụng cả xe cứu thương để đánh lừa an ninh. Khi đến nơi, ông ngỡ là đất Thái Lan, vùng đất tự do, thì lại phát giác ra một sự thực não nề:
"Khi mà vừa tới cổng trại thì mấy người Việt Nam cho tôi biết mình bị lừa vào trại tù của Pol Pot. Lúc đó tôi thất vọng dễ sợ, không biết là ngày mai sống chết ra sao. Đã thoát cảnh tù một lần rồi, không biết chuyến này bao giờ mới ra tù được."
Từ đó ông và nhóm đồng hành bị Khmer đỏ bắt làm con tin.
Khu vực này là nơi nhóm dân theo tàn quân Khmer đỏ sinh sống, có khoảng 40 ngàn người, được Liên Hiệp Quốc coi là dân tỵ nạn nên hàng tuần, cơ quan Liên Hiệp Quốc từ bên kia biên giới vẫn chở lương thực cứu trợ sang cho họ. Theo bác sỹ Chấn cho biết, bọn Khmer đỏ tuy hung dữ nhưng lúc đó họ phải sống trà trộn vào với dân để được viện trợ lương thực của Liên Hiệp Quốc nên cũng biết kiêng nể khi Liên Hiệp Quốc hăm rằng nếu một người Việt tỵ nạn nào bị họ giết thì Liên Hiệp Quốc sẽ cúp gạo cứu trợ, và vì thế ông mới được toàn mạng trong suốt 5 tháng trong trại tù của chúng. Cho đến một ngày, quân đội cộng sản Việt Nam và Campuchia mở cuộc tấn công vào khu vực này, Khmer đỏ bỏ chạy sang Thái Lan, thế là nhóm người bị chúng giữ làm con tin cũng chạy thoát sang đất Thái.
Ông được đưa vào trại tỵ nạn. Một ít lâu sau nhờ anh ông tại Hoa Kỳ liên lạc với Thượng nghị sỹ bang Nebraska lúc đó xin can thiệp, ông được nhanh chóng sang định cư tại Hoa Kỳ với lý do: đây là một tài nguyên trí tuệ cho nước Mỹ.
Ở với người anh một năm ông dọn về Richmond, bang Virginia, đón vợ con từ Canada sang đoàn tụ. Nhưng đây là khoảng thời gian ông phải nhọc nhằn tranh đấu để sống còn. Khoảng thời gian này, tiếng Anh là điều mà ông còn nhiều bỡ ngỡ, kế đó là tìm một công việc để sống; ông đã đi làm phụ bếp, rửa chén cho nhà hàng, làm công nhân quét dọn trong viện dưỡng lão, làm thợ mộc sử dụng máy cưa cắt gỗ và sau nữa được mướn làm thông dịch viên cho hội thiện nguyện USCC tại Richmond. Vừa làm, vừa học, tiền bạc hết sức eo hẹp, ông còn phải rủ thêm một người anh thuê chung một căn hộ để giảm bớt chi phí.
Đến năm 1988 ông đậu xong bằng tương đương bác sỹ y khoa của Mỹ và bằng hành nghề. Nhưng chưa hết, nắm được trong tay mảnh bằng này, các bác sỹ còn phải qua một chặng đường hết sức gian nan, ngay cả đối với những người tốt nghiệp y khoa ở Mỹ:
"Vấn đề quan trọng hơn là xin đi training (thực tập, nội trú trong bệnh viện). Mất công và mất nhiều thời giờ. Chỗ nào cũng xin. Tôi đã gửi trước sau cả ngàn đơn, làm 2 đợt. Đợt đầu 500 đơn, lần chót cũng 500 đơn nữa, mà đến lần chót mới có 10 nơi gửi cho mẫu đơn (application) lại cho mình điền. Cuối cùng chỉ có 1 chỗ gọi cho interview (phỏng vấn) thôi. Nhưng tôi kiên nhẫn và rất cương quyết, tôi nghĩ là trước sau gì cũng phải trở lại nghề. Đấy chính là lý do mà rồi cuối cùng tôi trở lại được."
Trở lại nghề y với chuyên khoa về bệnh tâm thần, bác sỹ Chấn nêu lên một số nhận xét:
"Ngành tâm thần ở Việt Nam còn mới lắm. Hồi xưa khi còn đi học, đến trước cửa bệnh viện Chợ Quán, nhìn thì không bao giờ tôi dám vào. Qua bên này run rủi làm sao lại vào học ngành tâm thần. Nhưng sau tôi thấy ngành này hữu ích lắm. Nó giúp mình hiểu được những khác biệt về văn hóa của Mỹ và văn hóa của mình; nó giúp mình hiểu được những xung đột trong gia đình, trong xã hội, hay trong chính bản thân mình. Mình là người tỵ nạn từ nơi khác đến đây, nhờ mình hiểu được những khác biệt đó nên có thể hòa đồng vào xã hội này, có thể làm việc và sau đó mới có thể giúp cho những người tỵ nạn khác hay những bệnh nhân của mình."
Trước câu hỏi về nguyên nhân lối sống khép kín của ông, tự bản tính hay là những biến cố đã qua trong đời, ông trả lời trên quan điểm của một bác sỹ của ngành tâm thần học tự phân tích chính mình:
"Tôi nghĩ là đủ mọi yếu tố. Một phần là bản tính của tôi từ nhỏ đã thích ẩn dật, thích nếp sống điền viên, một phần là phản ứng của tôi dối với những biến cố đã trải qua, tôi nghĩ tôi có bị một chút depression (trầm cảm), một chút anxiety (bồn chồn, lo lắng), cũng có thể một chút post traumatic stress disorder (rối loạn sau những chấn thương tâm lý quá mạnh) thành thử mình biết là mình cũng có withdrawn (khép kín) một chút."
Ông cũng cho biết thỉnh thảng vẫn nằm mơ đang ở trong trại tù cộng sản, nhưng đó chỉ là giấc mơ, không ảnh hưởng gì đến đời sống và sinh hoạt thường ngày của ông.
Nhìn lại 35 năm qua, bác sỹ Chấn tâm sự:
"Ngẫm nghĩ lại mình thấy là tất cả đã đi qua hết rồi, quê hương xưa, tuổi trẻ của mình, gia đình, bạn bè, những ngày vàng son xưa kia không còn nữa. Có chăng chỉ còn lại mái đầu đã bạc. Còn về tương lai thì chỉ mong cho con cháu hay những người trẻ Việt Nam họ làm được hơn mình, họ hạnh phúc hơn mình là điều vui lắm rồi. "
Thưa quí vị, 35 năm qua kể như đã kết thúc ở đây, mong bác sỹ Chấn tiếp tục cuộc sống bình an và đóng góp khả năng chuyên môn của ông cho đất nước đã đón nhận ông và những người tỵ nạn khác.
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/a-happy-ending-for-a-refugee-story-05-03-10-92683959.html
Phỏng Vấn Vượt Biên Ðường Bộ Qua Ngả Nam Vang
Với khuôn mặt ốm đen và đôi mắt lạc thần, anh Nguyễn Văn Yên cho biết như trên. Anh Yên cũng như anh Đỗ Minh Thao đều là người sinh trưởng ở Cao Miên. Hai anh đã di cư về Việt Nam lúc Việt kiều bị "cáp duồn" thời Lonnol. Nay hai anh lại kẻ trước người sau đều vượt biên đường bộ qua ngả Cao Miên sang Thái Lan và đến Mỹ tháng 11-81. Nhờ sự quen biết lúc người viết bài còn ở Nam Vang, nên anh Yên và anh Thao đã dành cho Đuốc Từ Bi một buổi phỏng vấn đặc biệt.
NHIỀU NGẢ ĐIAnh Thao cho biết anh phải giả làm con buôn để lên xuống Nam Vang nhiều lần cho rành ngõ ngách trước khi anh quyết định vượt biên. Theo anh thì có nhiều con đường để trốn lên Nam Vang. Con đường thứ nhất là con đường sông, qua ngả sông Me-Kong (Cửu Long), khi đi ngả này anh phải ăn ngủ trên ghe suốt 25 tiếng đồng hồ mới đến cầu Saigon (Chiếc cầu nối liền ngoại ô và thủ đô Nam Vang). Anh cho biết người Việt Nam lên xuống buôn bán lậu theo đường sông Châu Đốc - Nam Vang này.
Họ chở ổi, cóc, chôm chôm và cam lên Nam Vang và chở về nhiều ve chai, xăng v.v...Theo anh thì bộ đội cộng sản đi tuần thường xuyên dọc theo bờ sông này để bắt thanh niên Việt Nam.
Ngả thứ hai lên Nam Vang là từ Hà Tiên lên chợ trời Lục Son rồi đi Vũng Trách. Con đường cuối cùng để đi Nam Vang là đường đi từ Tây Ninh qua Svay Riêng lên Phú Lương rồi đi thẳng lên cầu Saigon. Anh Thao cho biết anh bị chận bắt nhiều lần nhưng nhờ biết nói tiếng Miên và lo lót tiền cho lính Miên nên thoát được. Theo anh thì có khi phải đưa cho họ mỗi lần 10 đồng hoặc 20 đồng tiền Miên. Được biết một đồng tiền Miên đổi được hai đồng rưỡi tiền Việt mới, tức 2.500 đồng tiền cũ. Về phương tiện di chuyển anh Thao cho biết khi đi đường bộ anh phải đi bằng xe đò, hay xe hàng hoặc "xe đạp ôm".
Anh nói "Khi đi dọc đường tôi thấy cảnh vật thật tiêu điều. Nhà cửa thì sập, cây cối cháy hết, xác xe hư cháy nằm dài theo đường. Ở Phú Lương gần Nam Vang cũng giống như những tỉnh khác, dân phải che chòi ở dọc theo đường lộ. Thật là thảm!"
Riêng anh Yên, sau khi bị toán dẫn đường bộ bỏ rơi tại tỉnh Pong Cham, anh phải lội bộ trở về Tây Ninh. Anh cho biết cộng sản Việt Nam kiểm soát rất chặt chẽ, nhưng nhờ anh nói tiếng Miên giỏi, và ăn mặc giống hệt như người Miên, lúc nào cũng quấn khăn choàng tắm sọc ca rô đen nên anh thoát được.
Anh nói:
"Lần thứ hai tôi theo tổ chức con buôn. Tôi đi từ Tây Ninh lên Kompong Chàm rồi lên Nam Vang. Tiền Miên và tiền Việt không được ưa chuộng bằng vàng, nên mỗi người đi phải đem theo một sợi giây vàng một lượng cho chắc ăn. Mỗi lần ăn uống hay đi xe phải cắt một khúc. Một bữa ăn giá năm phân vàng. Ăn xong chủ tiệm cắt của mình một khúc vàng đem cân. Riêng tiền vượt biên thì mỗi người đóng cho con buôn bốn cây. Anh bạn đi với tôi không biết tiếng Miên nên phải giả câm cho đến khi vào trại Thái Lan."
THÀNH PHỐ MA
"Thật tôi không biết dùng lời lẽ nào để diễn tả. Nam Vang bây giờ như một thành phố ma! Nhà cửa đổ nát đầy vết đạn. Đường phố thật vắng vẻ, xe cộ hư bỏ đầy đường. Các công viên bây giờ rác rến hôi hám. Tôi chỉ thấy Việt Cộng đi nghêu ngao ngoài đường chớ không thấy dân Miên". Anh Yên lắc đầu buồn bã cho biết như trên khi được hỏi cảm tưởng khi trở lại thành phố Phnom Penh.
Anh Thao cho biết thêm:
"Nhà thờ Chánh Tòa không còn một miếng ngói. Nhà thờ Trái Tim, nhà thờ Russeykeo, nhà thờ Xóm Biển không còn gì hết. Nóc chùa Tháp thì bị gẫy, còn chiếc cầu bắt qua Chrui-Chang War cũng bị gẫy ngang."
Cũng nên giải thích thêm nhà thờ Chánh Tòa rất lớn như nhà thờ Đức Bà tại Saigon. Các nhà thờ Trái Tim, Russeykeo và Xóm Biển là những nơi mà Việt kiều mình thường lui tới và sinh sống chung quanh. Còn Chùa Tháp là nơi linh thiêng, người dân Miên nhất là các cặp trai gái thường đưa nhau đến đó để thề nguyện. Trước kia khi chính phủ Cao Miên chuẩn bị cất chiếc cầu nối liền thành phố Cao Miên (Nơi trường Bà Phước Providence) và đảo Chrui-Chang War thì đã có lời tiên đoán được loan truyền. Đó là nước Miên sẽ có chiến tranh rất lớn khi nào thành phố Phnom Penh nói liền với đảo Chrui Chang War. Quả nhiên như vậy.
Anh Thao cho biết hiện tại xứ Miên không sản xuất nên hàng lậu ở Thái Lan qua rất nhiều như vải, đồng hồ, thuốc lá v.v...Anh cho biết cộng sản ra lịnh: Nếu một người Miên đánh bộ đội sẽ bị bắn bỏ. Anh nói:
Những người Miên chạy "xe đạp ôm" nói với tôi: "Họ mong sao cho thái tử Sihanouk về lắm. Họ nói Heng Samrin có vỏ mà không có ruột. Toàn là bộ đội ra lịnh không hà."
ĐƯỜNG QUA BIÊN GIỚI
Cũng như anh Yên, anh Thao lội bộ băng qua ruộng đồng, rừng rậm để đi từ Nam Vang qua biên giới Thái Lan. Anh Yên nói:
"Ruộng nương của họ khô cạn không ai cày cấy. Tỉnh Battambang trước kia có táo, nhãn, cam rất ngon và nhiều, nay cây cỏ khô héo, không ai săn sóc gì cả."
Theo anh Thao thì lính của Heng Samrin trẻ, có người chỉ 12, 13 tuổi, anh nói:
"Có đứa lùn hơn cây M-16. Tụi nó ăn hối lộ dữ lắm. Tôi thấy một xe hàng chở hai phuy xăng lậu. Lính của Heng Samrin lấy 500 đồng tiền Miên. Tôi cũng có gặp một đại đội Việt Cộng. Có cả súng phòng không, xe tăng đại pháo nữa."
Anh Thao cho biết anh phải vượt rất nhiều đoạn đường cực kỳ nguy hiểm mới đến được đất Thái. Từ Battambang anh đi đến Sisophon và theo anh từ đó qua biên giới có hai con đường là đường đi Prờ Cắt và đường đi Lờ Mít. Nếu đi ngả Prờ Cắt thì đoạn đầu sẽ gặp lính Heng Samrin và bộ đội Cộng sản. Họ sẽ lấy hết vàng, tiền, có khi nhốt luôn. Nếu qua đoạn này sẽ gặp lính Pol Pot. Khi đến gần biên giới sẽ gặp lính Para cướp bóc hãm hiếp rất thảm khốc (Para là lính cũ của Lon Nol, vô kỷ luật).
Anh kể tiếp:
"Đường đi Lờ Mít dài 40 cây số có lính Heng Samrin gác dọc đường ăn hối lộ. Khi đến xã Lô Mít lính Miên sẽ chỉa súng hỏi: "Duôn hay Khmer? (Là Việt hay Miên)". Nếu không nói được tiếng Miên sẽ bị bắt ngay. Qua xã nầy phải đi vào rừng và sẽ gặp bộ đội, một người lấy tiền một người quỳ cầm súng để hờm bắn nếu có ai chạy. Qua chặng nầy mới nửa cây số sẽ gặp lính ra cướp giựt một lần. Họ bắt lột hết quần áo, họ móc lỗ tai, hậu môn. Đàn bà bị hãm hiếp mà la bị họ giết ngay."
Anh Thao cho biết sau đó anh đến chợ trời Nông Chan, nằm giữa Thái Lan và Cao Miên. Tại đây có Hội Hồng Thập Tự phát gạo và thức ăn cho dân Miên. Anh qua đến làng Xiêm của Thái Lan và cuối cùng sau khi đi bộ khoảng ba giờ anh đến làng Miên tên Chùm Num Thmey 007. Tại đây anh có đến xem một cái giếng nơi đó trước đây xác người Việt Nam bị giết bỏ vào rất nhiều. Anh cho biết Hội Hồng Thập Tự mang gạo vào làng này để đổi dân tỵ nạn và nhờ vậy anh được đưa vào trại tỵ nạn NW9.
Phê bình về sự độc ác của các nhóm quân Miên, anh Yên nói:
"Nếu gặp Khmer Tự Do thì hên hơn cả. Hên có nghĩa là chỉ bị cướp bóc, hãm hiếp đánh đập dã man. Còn nếu gặp Pol Pot thì kể như chết.
Anh Yên đã bị Khmer Tự Do, tức quân đội cũ của Sihanouk, bắt nhốt một tuần lễ lao động phá rừng, anh nói:
"Khi bị nhốt tôi thấy họ tập dợt như ở quân trường, họ có súng M-16, AK, M-79, B-40. Lính của họ ăn mặc như Biệt kích Dù, mang giầy Mỹ. Họ ăn xả ớt, muối khô, thỉnh thoảng có đồ hộp. Phải công nhận họ có tinh thần lo kháng chiến lắm.
ĐIỀM LẠ TRƯỚC CHIẾN TRANH
Năm 1970, sau khi tướng Lonnol lật đổ chính quyền Sihanouk, Việt kiều sinh sống tại nước Miên bị giết rất nhiều nên đã tản cư về Việt Nam. Trong khoảng thời gian nầy, người viết bài có dịp tiếp xúc phỏng vấn rất nhiều người để viết cho nhật báo Chính Luận. Theo các Việt kiều này thì có nhiều điềm lạ đã xảy ra trước khi ông Sihanouk xuất ngoại và mất ngôi vua. Các điềm này cũng được anh Yên và anh Thao mục kích hoặc nghe thấy khi còn ở xứ Miên.
Điềm thứ nhất là con "Bạch Tượng" của ông Sihanouk ở bên hông thành vua bỗng nhiên dậm chân la hét suốt ba ngày, ba đêm, nước mắt chảy tuôn tuôn. Cũng nên biết trước khi xuất ngoại ông có từ giã và vuốt ve nó thì nước mắt nó chảy hai hàng, đầu nó cọ vào người ông ra chiều buồn bã lắm. Trước đó hai năm có một lần voi trong thành bị sút chuồng rượt dân chúng chạy tán loạn. Nhiều người cho rằng đó là điềm không tốt có thể xảy ra chiến tranh.
TÁC GIẢ XIN MỞ MỘT DẤU NGOẶC:
"Trên thực tế, quan điểm chung của các nhà phân tích tình hình Đông Dương, các chiến lược gia quân sự, đều cho rằng chính ông Hoàng "tráo trở" Sihanouk là thủ phạm đã đưa nước Cam Bốt vào tình trạng tan nát điêu tàn hiện nay. Ngoài miệng ông nói trung lập, nhưng ông thông đồng với Hà Nội, chứa chấp các đại đơn vị và hậu cứ của quân đội cộng sản trên đất Miên. Hà Nội lợi dụng đất Miên làm hậu cứ, tự do đánh thọc vào sau lưng miền Nam Việt Nam, rồi lại rút về dưỡng quân trên đất Miên và tăng cường tiềm năng để phát động các chiến dịch khác, dần dần đi tới các cao điểm An Lộc, Phước Long và chót hết thôn tính miền Nam Việt Nam. Các tướng lãnh nổi danh ở chiến trường Đông Dương như Đại tướng Salan, Đại tướng Westmoreland đều nói giống nhau rằng "Khi địch nắm được hậu cứ Cao Miên thì chúng có cái thế chủ động rất mạnh đối với chiến trường miền Nam Việt Nam..."
Chính Sihanouk đã cho Hà Nội cái sức mạnh đó, đưa đến kết quả là cả Cao Miên lẫn Việt Nam đều bị Cộng sản thôn tính.
Điềm thứ hai xảy ra trước thành vua. Một hôm có người đàn ông leo lên cột cờ, ai gọi ông cũng không xuống. Lính Miên có đem vòi rồng xịt ông cũng không rớt. Đến trưa, ông tuột xuống và ngơ ngẩn không biết gì cả. Nhiều người cho rằng đó là một "Lục Tà" vì xứ Miên có nhiều "Ông lên Bà xuống". Lính Miên ập lại đánh cho một trận nhừ tử.
Điềm thứ ba lạ lùng nhứt xảy ra tại nhà mát nổi trước thành vua. Hôm đó ông già lo việc dọn dẹp nhà nổi đang quét cách hành lang, bỗng nhiên ông ta quăng chổi chạy lên bờ. Người ta bu lại xem thì thấy có hai con sấu bạch nổi lên nằm song song, gác mỏ lên các bậc thang sát mặt nước. Cách một bữa sau lại nổi một lần nửa rồi đi mất luôn. Mấy ngày nay dân chúng đi xem đông như có đua ghe hay thủy lục vậy. Từ đó tại xứ Miên bắt đầu có giết chóc, chiến tranh.
Nhân dịp này anh Thao và anh Yên cũng nhắc lại là trước đó hiện tượng sao chổi với chiếc đuôi hướng về phía nước Miên. Người viết bài cũng nhớ lại những lời truyền khẩu khi còn sống ở xứ Miên trước năm 1963. Các vị sư sãi xứ Miên kể lại rằng trong kinh Miên có nói: "Sau này chiến tranh sẽ xẩy ra tại xứ Miên, thây trôi đầy sông, trước thành vua máu ngập tới bụng ông Bồ (voi) và những người sống sót ngồi không giáp cây lâm vồ".
Nếu lời tiên đoán trên hoàn toàn đúng thì phải chăng sự chết chóc ở xứ Miên sẽ còn thảm khốc hơn nữa?
http://www.nguyenhuynhmai.com/D_1-2_2-109_4-1453_5-6_6-1_17-14_14-2/
NHIỀU TÁC GIẢ* TRUYỆN VƯỢT BIÊN
BBC
Nghe kể chuyện vượt biển, vượt biên
[Ðọc sách "Chuyện Kể Hành Trình Biển Ðông, Tuyển tập I" của nhiều tác giả. 483 trang. Xuất bản năm 2003]
Tác giả Bùi Văn Phú từng làm việc tại các trại tị nạn Ðông Nam Á trong thập niên 1980. Trong bài đầu tiên của loạt bài viết cho BBC nhân 30 năm kết thúc chiến tranh, tác giả chiêm nghiệm về thân phận của những thuyền nhân Việt Nam.
Ba mươi năm sau cuộc chiến, cả triệu người Việt đã bỏ nước ra đi, từ đợt di tản tháng 4 năm 1975, rồi chuyện vượt biên, chuyện đoàn tụ gia đình (O.D.P.), con lai, tù cải tạo (H.O.), đến diện thuyền nhân hồi hương (R.O.V.R.) sau này, tất cả đều trải qua nhiều lo sợ bất định không biết giấc mơ được rời khỏi Việt Nam có sẽ suông sẻ hay không. Chỉ khi đã đến được nơi định cư thì hành trình đó mới coi như kết thúc.
Sau nhiều ngày mất phương hướng vì tàu hỏng máy, thấy một bình nhựa trôi trên biển nên anh nhảy xuống vớt với hy vọng tìm được nhãn hiệu hay một dấu chỉ nào để biết tàu đang trôi dạt nơi đâu, có gần bờ bến không.
Trong một chuyện kể khác, cũng là trường hợp tàu hư, lạc đường vào năm 198.
May mắn thoát hiểm nguy trên biển, đến được đất liền nhưng cũng chẳng có cơ hội định cư. Ðó là câu chuyện về chị Nguyệt một mình đến được trại, ở lâu vì không có diện định cư nên phải bán mình nuôi thân, nuôi gia đình còn ở Việt Nam. Chị mua hương bán phấn với lính Thái, mang thai, xấu hổ quá chị tự tử.
Nhưng hàng trăm ngàn thuyền nhân đã bỏ mình, thân xác họ chìm sâu trong lòng biển cả. Còn chăng là một số hình ảnh của Cao Ủy Tị Nạn ghi lại những xác người, màu đỏ đen, da dính vào xương, nằm phơi trên đồi san hô giữa biển cả.
"Hành Trình Biển Ðông" chỉ là một phần nhỏ của thảm trạng thuyền nhân vì còn nhiều những con tàu khác đã chìm sâu trong lòng đại dương mang theo tất cả, không để lại dấu vết, không còn ai sống sót mà kể lại.
Đăng Trần, Orange County
Bản thân tôi là thuyền-nhân và được tàu Cap Anamour (51/703) vớt & được đem tới trại tỵ nạn Palawan, Philippines (October 1981). Lúc bấy giờ, tôi chỉ được hơn 15 tuổi và có tên trong danh sách “nghĩa vụ quân sự/lao động” (vì là thành phần co cha, chú là sĩ-quan VNCH).
NN Lê Đình An
Mã Lai, Mùa thu 1978.
Ghi chú : Vào năm 1984, gia đinh tôi còn ở Thành phố Houston, tôi có gặp lại một anh sĩ quan bị tù chung ở Thành Ông Năm quận Hốc Môn (Nơi tôi vượt tù lần thứ nhứt). Anh nầy được thả ra sau 3 năm tù, và anh đã vượt biên bằng ghe đánh cá. Sau khi tay bắt mặt mừng, anh cho tôi biết tin tức về các anh em tù cải tạo, tôi hỏi về 2 anh Nguyễn Hoành và Hoàng Trinh. Anh thở dài và cho biết : ...Sau khi ở Trại Thành Ông Năm, bọn chúng đã chuyển tù nhân tất cả ra vùng U Minh rồi sau đó chuyển ra An Thới Phú Quốc, rồi chuyển về núi Thị Vải, 2 anh Nguyễn Hoành và Hoàng Trinh đã vượt trại tù ở chân núi Thị Vải Vũng Tàu và đã bị bắn chết cả 2 ở giữa vòng rào kẽm gai...!!
* * *
Vào tháng 5 - 2003 . Tôi được NN Nguyễn Đức Nguyên báo tin cho tôi biết có gặp anh Đặng Văn Sáu, sĩ quan bị học tập cải tạo qua Mỹ trong diện HO hiện anh đang làm an ninh khu vực (Security) của Ngân Hàng nơi NN Nguyên đang gởi tiền. Anh nầy biết Nguyên là NN nên hỏi Nguyên có biết anh Lê Đình An làm việc ở Phủ Tống Thống hay không ?.Nguyên trả lời Anh An là bạn cùng chung đơn vị Phủ Tổng Thống với tôi. Anh Sáu kể lại câu chuyện :
"Anh Lê Đình An và tôi ở tù chung trại Phản động K3. ở Gia Rây. Ngày anh An vượt trại với một người tên là Trần Quang, tất cả Trại tù anh em đều bàng hoàng kinh sợ vì xung quanh trại đều có mìn.. "- Anh Sáu ngưng lại một chút rồi kể tiếp- "thường ngày anh em thấy anh An vẫn bình thường không lộ vẻ gì khác, nhưng rồi anh lại dám vượt trại còn mang theo một người nữa đó là anh Quang".
Nguyên vẫn lắng tai nghe . Anh Sáu kể tiếp : "Sau khi anh An vượt trại, bọn cán bộ cho tất cả tù ngưng lao động để chờ bắt các anh trở lại, bọn cán bộ rất tức giận vì chúng không bắt lại được ..Sau đó khoảng chừng 4 tháng, chúng nó chuyển cả trại K.3 ra miền Bắc.và đưa vào trại Nam Hà (Hà Nam Ninh) Anh em ở đây chưa được bao lâu lại thấy cán bộ giải đến một người bị còng tréo tay sau lưng, thân hình gầy gò ốm yếu, khi giải đến gần anh em mới biết là anh Trần Quang . Anh Quang vì ở chung trại với tôi nên kể cho tôi nghe cuộc vượt tù với anh Lê Đình An, sau đó anh Quang vì bị bịnh sốt xuất huyết cho nên người quen của anh Quang phải đưa vào nhà thương điều trị ..vì vậy nên Quang bị lộ và bị bắt lại, rồi chúng nó giải giao lại cùng trại Nam Hà chung với toán chúng tôi...
Được vài tháng sau Quang tâm sự với tôi là sẽ tìm cách trốn nữa...Quả thật Quang đã tìm cách trốn bằng cách uống nhiều thuốc trị sốt rét nên bị vật vã , khi bọn cán bộ chở vào nhà thương thì Quang đã chết vì bị uống quá liều. Có lẽ Quang dự tính dùng phương pháp nầy để khi vào nhà thương, anh sẽ tìm cách thoát thân... Nhưng anh vĩnh viễn không còn cơ hội nữa...!!"
Vào ngày 03-01-2004. Tôi bất ngờ nhận được diện thoại của anh Đặng Văn Sáu, tôi rất vui mừng vì tôi đã cố liên lạc với anh mấy tháng mà không gặp .
Sau khi hàn huyên thăm hỏi , anh em chúng tôi cùng ôn lại, những nỗi tủi nhục đau buồn tù tội của chế độ Cộng Sản dã man tàn nhẫn trong thời gian bị bắt đi tù cải tạo. .. Anh Sáu cũng kể lại diễn tiến từ khi tôi và Trần Quang vượt trại cải tạo K.3 như kể ở phần trên...
Anh Đặng Văn Sáu được thả ra vào năm 1982. Anh lập gia đình vào năm 1983, khi có được một cháu, gia đình anh được qua Mỹ trong diện HO đợt 10, hiện đang sống tại California.
Nghe kể chuyện vượt biển, vượt biên
Bùi Văn Phú
Viết từ California
Viết từ California
Tác giả Bùi Văn Phú từng làm việc tại các trại tị nạn Ðông Nam Á trong thập niên 1980. Trong bài đầu tiên của loạt bài viết cho BBC nhân 30 năm kết thúc chiến tranh, tác giả chiêm nghiệm về thân phận của những thuyền nhân Việt Nam.
Ba mươi năm sau cuộc chiến, cả triệu người Việt đã bỏ nước ra đi, từ đợt di tản tháng 4 năm 1975, rồi chuyện vượt biên, chuyện đoàn tụ gia đình (O.D.P.), con lai, tù cải tạo (H.O.), đến diện thuyền nhân hồi hương (R.O.V.R.) sau này, tất cả đều trải qua nhiều lo sợ bất định không biết giấc mơ được rời khỏi Việt Nam có sẽ suông sẻ hay không. Chỉ khi đã đến được nơi định cư thì hành trình đó mới coi như kết thúc.
Con
đường vượt biên, kéo dài hai thập niên sau 1975, có đông người ra đi
nhất và cũng là con đường gian nan nhất. Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp
Quốc ước lượng một phần ba số người vượt biển, khoảng vài trăm nghìn,
đã không đến được bến bờ.
Qua
nhiều chuyện kể trong "Hành Trình Biển Ðông", những người rời Việt
Nam ra đi tìm tự do bằng đường biển, đường bộ, hay bằng cả hai cách,
đều biết rõ trong quyết định ra đi của mình thì may mắn sống còn chỉ
có một phần ba.
Câu
nói: "Một là con nuôi má, hai là má nuôi con, ba là con nuôi cá"
được người vượt biển suy ngẫm trước khi ra đi và chỉ biết cầu xin
Trời Phật cho số mệnh được bình yên.
|
Rất
nhiều trong số 46 chuyện kể là hoàn cảnh khốn cùng của những tàu
vượt biển gặp nạn: lạc đường, chết khát, bị hải tặc cướp, hãm hiếp,
có khi cả chục lần.
Câu
chuyện của một con tàu ra đi từ vùng Cái Sắn, Rạch Giá vào tháng Ba
năm 1977 có lẽ hãi hùng hơn cả. Tàu bị hải tặc cướp, hãm hiếp.
Khi
bị tấn công lần thứ nhì, đám thanh niên nhất quyết chống lại và 62
thuyền nhân đã bị chúng giết, chỉ còn một người sống sót vì bị những
xác chết khác đè lên.
Cảnh
người thuyền nhân duy nhất giữa đống xác người đầy máu tựa như cảnh
phóng viên Cam Bốt Dith Pran lội bùn giữa những cánh đồng chết chóc
đầy xương và sọ người trên đường trốn chạy bàn tay Khờ Me Ðỏ trong
phim "Killing Field", hay cảnh phi công Mỹ rớt máy bay, trên đường
trốn thoát đã đi lạc vào một vũng lầy ngổn ngang xác người ở
Bosnia-Kosovo trong phim "Behind Enemy Lines".
Có
những con thuyền lạc đường, cạn thức ăn, nước uống nên người đã phải
ăn thịt người để sống, mẹ phải cắt vú mình lấy máu cho con bú kẻo
không đứa bé chết khát. Nhiều người đã chết vì đói khát, người thoi
thóp sống lo thủy táng người chết và chỉ còn biết cầu xin người đã
chết phù hộ. Có khi những điều khấn xin được đáp lại bằng những cơn
mưa hoặc được tàu lớn cứu vớt.
Tháng
Bảy năm 1979 có một tàu vượt biển bị bão đánh vỡ ra từng mảng, 350
người chỉ còn 14 sống sót và đã có một hài nhi ra đời giữa lòng biển
khơi trong khi người mẹ, tuổi chừng 30, đang bám víu lấy mạng sống
trên một chiếc bè trôi nổi mà người đỡ đẻ lại là một nam học sinh ở
tuổi 17. Câu chuyện vượt biển này tưởng như kết thúc ở bến bờ tự do,
nhưng 14 người sống sót lại được tàu đánh cá của Việt Nam vớt, đưa
trở về điểm khởi hành. Không biết số mạng của đứa bé trai sinh giữa
lòng biển khơi giờ đây ra sao? Còn sống, năm nay em đã 26 tuổi.Bia
tưởng niệm những người đã chết trên đường vượt biên dựng trong nghĩa
trang trại tị nạn Galang, Indonesia, 1986. (ảnh Bùi Văn Phú)"Bia tưởng
niệm những người đã chết trên đường vượt biên dựng trong nghĩa trang
trại tị nạn Galang, Indonesia
Trên biển có khi tưởng như tìm được sinh lộ thì lại đi vào cõi chết. Như chuyện của anh Sáu Hoàng, cựu sĩ quan hải quân.
Sau nhiều ngày mất phương hướng vì tàu hỏng máy, thấy một bình nhựa trôi trên biển nên anh nhảy xuống vớt với hy vọng tìm được nhãn hiệu hay một dấu chỉ nào để biết tàu đang trôi dạt nơi đâu, có gần bờ bến không.
Dưới
nước anh Hoàng nắm được bình, nhưng con tàu bỗng trôi nhanh khiến
anh bơi đuổi không kịp. Nhiều người trên tàu ném hết mọi thứ có thể
nổi để anh bám vào, nhưng chẳng cứu anh được. Con tàu hỏng máy đã bỏ
anh lại.
Trong một chuyện kể khác, cũng là trường hợp tàu hư, lạc đường vào năm 198.
Sau
nhiều ngày đói khát, tàu trôi dạt đến gần một đảo hoang, bốn thanh
niên nhảy xuống bơi vào tìm xem có sự sống, thức ăn hay không. Khi họ
bơi trở ra thì con tàu lại cứ trôi xa đảo, bỏ lại bốn thanh niên.
May mắn thoát hiểm nguy trên biển, đến được đất liền nhưng cũng chẳng có cơ hội định cư. Ðó là câu chuyện về chị Nguyệt một mình đến được trại, ở lâu vì không có diện định cư nên phải bán mình nuôi thân, nuôi gia đình còn ở Việt Nam. Chị mua hương bán phấn với lính Thái, mang thai, xấu hổ quá chị tự tử.
Cuộc
sống trong trại tị nạn chỉ tạm bợ nhưng cũng nhiều buồn vui. Một
thiếu nữ được tàu Mỹ vớt, chăm lo mọi thứ từ đồ ăn thức uống, quần áo
được giặt bằng máy nên cô lạc mất chiếc nịt ngực. Khi chuyển vào
trại, ra đường không có nịt ngực, thường bị nhiều chàng thanh niên
dòm ngó, chọc ghẹo khiến cô luôn e thẹn và cảm thấy sự thiếu vắng một
vật đã thường mang trên người như là mất mát, thiếu thốn một cái gì
thân thương lắm.
Khi
làn sóng người vượt biển lên cao, chính phủ các nước Ðông Nam Á có
lệnh không cho ngư dân của họ cứu vớt thuyền nhân. Nhiều tàu bè quốc
tế cũng đã làm ngơ trước tín hiệu SOS của thuyền gặp nạn. Nhưng không
phải tất cả thuyền trưởng đều quay mặt đi.
Có
những câu chuyện thuyền trưởng tàu Phi Luật Tân, tàu Nhật, tàu Mỹ vì
lương tâm đã cứu vớt nhiều người vượt biển được kể lại. Ngay cả khi
hải tặc Thái Lan tạo kinh hoàng cũng có những ngư dân Thái cứu người
vượt biển, đem họ vào bến bờ bình an.
Có người thương binh một chân, là cựu đai úy trong quân đội Thái, đã nhỏ nước mắt khi nhìn thấy một em bé Việt Nam chỉ còn da bọc xương trên tay người mẹ đang đi tìm sữa. Ông đã cho bà 20 đồng baht để bà ra chợ mua sữa cho đứa bé.
Có người thương binh một chân, là cựu đai úy trong quân đội Thái, đã nhỏ nước mắt khi nhìn thấy một em bé Việt Nam chỉ còn da bọc xương trên tay người mẹ đang đi tìm sữa. Ông đã cho bà 20 đồng baht để bà ra chợ mua sữa cho đứa bé.
Hai
thập niên trước, thảm trạng của thuyền nhân đã được ghi lại trong
tập tài liệu Hải Tặc Trong Vịnh Thái Lan do nhà văn Nhật Tiến và ký
giả Dương Phục kể.
Hai
mươi năm sau, những câu chuyện đi tìm tự do được kể lại trong
"Chuyện Kể Hành Trình Biển Ðông" bởi nhiều nhân chứng. Ðây không phải
là một tác phẩm văn chương mà là một chứng liệu lịch sử.
Nhiều
trong số 46 bài viết là tự truyện của những tác giả không phải là
người cầm bút chuyên nghiệp hay có tài năng văn chương. Họ kể lại bằng
lối văn mộc mạc, chân thành. Ðó là những câu chuyện có thực, rất
thực.
Trong
thế kỷ vừa qua thế giới đã chứng kiến nhiều vụ giết người tập thể:
lò hơi ngạt giết người Do Thái trong các trại tập trung; Khờ Me Ðỏ
tàn sát người Cam Bốt; dân bộ lạc ở Rwanda, Châu Phi giết nhau; diệt
chủng ở Bosnia-Kosovo. Ở những nơi này ngày nay còn nhiều chứng tích
để lại như một nhắc nhở cho nhân loại.
Nhưng hàng trăm ngàn thuyền nhân đã bỏ mình, thân xác họ chìm sâu trong lòng biển cả. Còn chăng là một số hình ảnh của Cao Ủy Tị Nạn ghi lại những xác người, màu đỏ đen, da dính vào xương, nằm phơi trên đồi san hô giữa biển cả.
"Hành Trình Biển Ðông" chỉ là một phần nhỏ của thảm trạng thuyền nhân vì còn nhiều những con tàu khác đã chìm sâu trong lòng đại dương mang theo tất cả, không để lại dấu vết, không còn ai sống sót mà kể lại.
Ngoài chuyện kể, giờ cũng cần có một bảo tàng viện để lưu lại chứng tích của một giai đoạn gian nan của những người vượt biên.
Đăng Trần, Orange County
Bản thân tôi là thuyền-nhân và được tàu Cap Anamour (51/703) vớt & được đem tới trại tỵ nạn Palawan, Philippines (October 1981). Lúc bấy giờ, tôi chỉ được hơn 15 tuổi và có tên trong danh sách “nghĩa vụ quân sự/lao động” (vì là thành phần co cha, chú là sĩ-quan VNCH).
Như
bao mọi người Mẹ VN khác, Mẹ tôi đã đau xót, cắn răng đưa nấm-ruột
của Bà đi tìm Tự-Do. Ôi, đau đớn thay cho câu “ca-dao” thời bâ’y giờ:
"Một là con nuôi má, hai là má nuôi con, ba là con nuôi cá". Mặc dầu
đã gần 25 năm qua, những kỷ niệm hãi hùng về những ngày vượt biển vẫn
còn ám ảnh trong tâm khãm (kết quả là cho đến nay, tôi sợ nước và từ
chối tất cả những chuyến đi “cruise” do gia-đình và bè bạn tổ chức).
Tôi
cũng đã bật khóc khi đọc lại cuốn tự truyện “Hành Trình Biển Ðông”
của nhiều nhân chứng. Trong đó có một tác giả đã kể lại sự hy-sinh của
người em gái (trong lúc đắm tàu) để cho cô được sống, để rồi cuối
cùng chính bản thân cô phải trả giá cho sự sống này. Có chua xót nào
hơn nỗi chua xót này. Cám ơn Ngụy Vũ, người đã có công gom góp và ấn
bản tập sách này để cho thế giới và thế hệ con em chúng ta hiểu và
trân quí hai chữ Tự Do.
Trần Minh
Tôi đã đọc và nghe các cuộc hành trình vượt biển. Những chuyện thật khủng khiếp. Thật là tội nghiệp. Tôi nghe kể có những đứa bé sau khi trải qua sự khủng khiếp bị hải tặc nó câm luôn cả tuần không thốt ra một lời nào.
Tôi đã đọc và nghe các cuộc hành trình vượt biển. Những chuyện thật khủng khiếp. Thật là tội nghiệp. Tôi nghe kể có những đứa bé sau khi trải qua sự khủng khiếp bị hải tặc nó câm luôn cả tuần không thốt ra một lời nào.
Trên đường đi khi chưa ra biển bị bể
mánh chạy tán loạn gặp mấy tên dẫn đường rừng cầm những cây mã tấu
sáng quắc lăm lăm đe doạ kẻ nào không có tiền đưa thì ở lại trong rừng
còn người nào có tiền đưa cho chúng chúng mới dẫn đường quay trở về
không thì cũng bỏ xác nơi rừng sâu núi thẳm.
Thế
nhưng xét cho kỹ kẻ phải ở lại không phải là họ không can đảm không
khao khát tự do mà là vì những lý do khác. Ví dụ như không có vàng thì
làm sao vượt biên? Không yêu ai đó thì làm sao mà nhắm mắt lấy để được
ai đó trả tiền cho đi.? Và kẻ ở lại để đối đầu với cuộc sống ngoi lên
từ những nhẫn nhục đau khổ cũng là những người vô cùng can đảm.
Rất tiếc tôi không có thì giờ để viết tiếp câu truyện của tôi, nơi ấy tôi sẽ nói lên thân phận của những con người như thế!
Nguyễn Nhân, Texas
Tôi là thuyền nhân đến trại Palawan, Bataan Phi luật tân. Tôi đã trải qua, tai nghe, mắt thấy những cảnh tượng hãi hùng đó. Tôi cũng đã từng đấu tranh, vận động chống hồi hương thuyền nhân. Khi đọc những dòng trên, tôi đã mũi lòng, rỡn tóc gáy và nhớ lại cuộc hành trình 25 năm trước như in trong tâm khảm cứ như là mới xảy ra hôm qua.
Tôi là thuyền nhân đến trại Palawan, Bataan Phi luật tân. Tôi đã trải qua, tai nghe, mắt thấy những cảnh tượng hãi hùng đó. Tôi cũng đã từng đấu tranh, vận động chống hồi hương thuyền nhân. Khi đọc những dòng trên, tôi đã mũi lòng, rỡn tóc gáy và nhớ lại cuộc hành trình 25 năm trước như in trong tâm khảm cứ như là mới xảy ra hôm qua.
Tâm Đức, Đức
Tôi rất cảm thông với các vị thuyền nhân, ai đã trải qua thân phận của những thuyền nhân mới cảm thông được.
Đài BBC có thể biên tập lại ý kiến của quí vị và không bảo đảm tất cả thư đều được đăng.
Tôi rất cảm thông với các vị thuyền nhân, ai đã trải qua thân phận của những thuyền nhân mới cảm thông được.
Đài BBC có thể biên tập lại ý kiến của quí vị và không bảo đảm tất cả thư đều được đăng.
Ngày vượt biên
Hai lần vượt tù "cải tạo" sau 30-04-1975
Hai lần vượt tù "cải tạo" sau 30-04-1975
Ngày
lễ Thanh Minh là ngày vượt biên! Chúng tôi xuống ghe tại bến Ninh
Kiều Cần Thơ, rồi chạy ra cửa biển Tranh Đề, được chiếc ghe đánh cá
Kiên Giang mang số KG- 0660 đón lên ghe và khởi hành ra cửa biển,
nhưng khi vừa ra tới cửa biển chiếc ghe lại leo lên cồn cát, tất cả
trên ghe là 59 người kể cả lớn nhỏ, đều nhốn nháo lên, vì trên ghe có
người đã vượt biên 9 lần 10 lượt mà vẫn không thoát, lần nầy ghe lại
mắc cạn, nên mọi người đều lo sợ.
Tôi đứng ra kêu gọi tất cả hãy bình tĩnh, và tổ chức lại, chia ra nhiều tổ, mỗi tổ 2 người, bắt đầu xuống nước tính từ ghe chia ra tổ nào đi theo hướng nấy và khi nào tìm được chỗ nước sâu tới ngực thì kêu lên. Tất cả đều làm theo lời của tôi, một lúc sau ở hướng bên trái kêu lên có chỗ sâu, tất cả đều cùng xúm lại đẩy ghe về hướng đó, ghe lại khởi hành, nhưng ghe chạy chỉ được chừng vài trăm thước thì máy bơm nước từ trong ra ngoài bị bể. Tôi liền tổ chức chia thành 3 toán thay phiên nhau tát nước trong ghe ra ngoài. Tôi chọn 3 người lớn tuổi làm trưởng toán có trách nhiệm sắp đặt thay phiên nhau.
Tôi nghi ngờ anh tài công nầy, tôi lên phòng lái hỏi anh tài công : "Anh chở theo bao nhiêu lít dầu ?"
Tài công trả lời : "400 lít".
Tôi hỏi :" Ghe nầy chạy bao nhiêu cây số giờ ?"
Tài công : "không biết!"
Tôi hỏi: "Bây giờ anh đang chạy đi đâu ?"
Tài công : "Cứ chạy rồi sáng vô Hòn Khoai tính lại"
Tôi biết tên tài công nầy có mưu đồ, tôi tức giận thét lớn lên :
"Anh rời khỏi phòng lái ngay, kể từ bây giờ tôi lái chiếc ghe nầy!"
Tôi vào phòng lái, lấy hướng 180 độ trên la bàn là hướng giữa Côn Sơn và Hòn Khoai mà lái đi suốt đêm cho đến 7 giờ sáng. Tôi nhìn về hướng bên trái ghe thấy dạng núi Côn Sơn, biết là đúng hướng rồi, tôi lái thêm ba giờ nữa để ghe ra tới hải phận quốc tế.
Tôi được các người trên ghe cho biết tên tài công không có ý định vượt biên, nên vợ con anh ta để lại Việt Nam. Còn ghe thì không có tu bổ hay sửa chữa chi hết, nên nước đã vào theo kẽ hở tróc chai rồi lại hư luôn máy bơm nước, còn máy cũng hư, chỉ còn máy tiến mà không có máy lùi. Trên ghe đi biển vượt biên mà không có hải đồ, chỉ vỏn vẹn một la bàn trong phòng lái mà thôi. Tôi đem tấm bản đồ giới thiệu đường hàng không của Mả Lai, tỷ lệ 1/40.triệu, nhìn vào bản đồ thấy nước Việt Nam bằng đầu ngón tay út, dùng bản đồ đó và địa bàn Bộ Binh,(Tôi đem theo tấm bản đồ và địa bàn nầy trong mình là dự tính vượt biên bằng đường bộ.) tôi đo và xoay theo hướng độ, tôi kẻ đường thẳng đến thị trấn Kotabaru,của Mã Lai, giáp biên giới của Thái Lan, là hướng 240 độ.
Tôi lái ghe đổi hướng trực chỉ.. chúng tôi đã đi 2 đêm 2 ngày, mỗi ngày tôi đều thay dầu vào lúc 4 giờ chiều, rồi lại đi tiếp. Bỗng thấy có chiếc tàu từ xa chạy cùng chiều , chiếc tàu chạy tốc độ rất nhanh khi đến gần chúng tôi mới biết là tàu đánh cá Thái Lan. Chiếc tàu vượt qua ghe rồi ngừng lại, ra dấu cho chúng tôi cập vào, vì ghe không có máy lùi, tôi kêu tất cả thanh niên khoảng gần 30 người đứng dàn hàng trên ghe để khi cập vào thì đỡ lại, và tôi lái góc 90 độ mũi ghe chỉa thẳng vào hông tàu của Thái Lan dự tính khi đến gần sẽ lấy mũi lại song song với tàu..
Nhưng tàu Thái Lan hoảng sợ vội vọt mạnh về phía trước, làm cho một tên thủy thủ Thái rớt xuống biển. Tôi vòng ghe lại vớt tên nầy lên, tên thủy thủ lên ghe chúng tôi mà có vẻ sợ sệt, chiếc tàu Thái Lan vòng lại và ra dấu thả tên Thái đó và ra dấu sẽ tiếp tế thực phẩm cho chúng tôi. Tôi ra dấu cho tên Thái Lan nhảy xuống lội về tàu, chúng tôi được tàu Thái câu bỏ xuống 2 bao gạo và 2 thùng bằng nylon chứa nước ngọt, (vì khi ghe bị mắc cạn chúng tôi đã đổ bớt nước ngọt đem theo để cho ghe được nhẹ bớt nên thiếu nước ngọt.) Sau đó tàu Thái Lan trở hướng chạy ngược lại, còn chúng tôi tiếp tục đi. Bà con trên ghe bàn tán, có lẻ tàu Thái Lan đó là hải tặc, nhưng khi thấy trên ghe đông thanh niên đứng dàn hàng nên chúng nó sợ chúng tôi cướp lại tàu của chúng nó nên chúng đành bỏ đi..?!
Đến chiều ngày hôm đó tôi họp với 3 anh trưởng toán lại và cho các anh biết là tình trạng chiếc ghe không còn an toàn nữa, vì chất chai trét đã bị tróc nước vô nhiều, hy vọng có tàu lớn đi ngang cứu giúp. Tất cả đều lo lắng..
Khoảng 6 giờ chiều, bổng thấy ánh sáng chớp lên thật xa, tôi xem kỷ biết là Hải Tiêu, tôi báo cho tất cả trên ghe hay tin đều vui mừng, tôi lái theo hướng Hải Tiêu cho tới 12 giờ đêm mới vào được tới cửa sông, khi tôi ủi ghe lên bờ vừa chạm cồn cát, chiếc ghe rã ra và chìm xuống nước, 59 người lớn và trẻ em trên ghe đều bồng bế nhau nhảy xuống biển, nước sâu tới cổ, và tất cả mọi người đều an toàn đến bến bờ đất nước Mã Lai..
Chiếc ghe đánh cá Kiên Giang mang số KG - 0660 đã làm tròn trách nhiệm của mình đưa người tới bến bờ TỰ DO và đã trở về với lòng Đại Dương ngàn đời.!.Còn Chúng ta ....những đứa con vì 2 chữ TỰ DO đã bỏ nước ra đi đang lang thang nơi đất lạ khắp năm châu.. Biết đến bao giờ những đứa con nầy mang 2 chữ TỰ DO về cho đất mẹ ?..!!
Tôi đứng ra kêu gọi tất cả hãy bình tĩnh, và tổ chức lại, chia ra nhiều tổ, mỗi tổ 2 người, bắt đầu xuống nước tính từ ghe chia ra tổ nào đi theo hướng nấy và khi nào tìm được chỗ nước sâu tới ngực thì kêu lên. Tất cả đều làm theo lời của tôi, một lúc sau ở hướng bên trái kêu lên có chỗ sâu, tất cả đều cùng xúm lại đẩy ghe về hướng đó, ghe lại khởi hành, nhưng ghe chạy chỉ được chừng vài trăm thước thì máy bơm nước từ trong ra ngoài bị bể. Tôi liền tổ chức chia thành 3 toán thay phiên nhau tát nước trong ghe ra ngoài. Tôi chọn 3 người lớn tuổi làm trưởng toán có trách nhiệm sắp đặt thay phiên nhau.
Tôi nghi ngờ anh tài công nầy, tôi lên phòng lái hỏi anh tài công : "Anh chở theo bao nhiêu lít dầu ?"
Tài công trả lời : "400 lít".
Tôi hỏi :" Ghe nầy chạy bao nhiêu cây số giờ ?"
Tài công : "không biết!"
Tôi hỏi: "Bây giờ anh đang chạy đi đâu ?"
Tài công : "Cứ chạy rồi sáng vô Hòn Khoai tính lại"
Tôi biết tên tài công nầy có mưu đồ, tôi tức giận thét lớn lên :
"Anh rời khỏi phòng lái ngay, kể từ bây giờ tôi lái chiếc ghe nầy!"
Tôi vào phòng lái, lấy hướng 180 độ trên la bàn là hướng giữa Côn Sơn và Hòn Khoai mà lái đi suốt đêm cho đến 7 giờ sáng. Tôi nhìn về hướng bên trái ghe thấy dạng núi Côn Sơn, biết là đúng hướng rồi, tôi lái thêm ba giờ nữa để ghe ra tới hải phận quốc tế.
Tôi được các người trên ghe cho biết tên tài công không có ý định vượt biên, nên vợ con anh ta để lại Việt Nam. Còn ghe thì không có tu bổ hay sửa chữa chi hết, nên nước đã vào theo kẽ hở tróc chai rồi lại hư luôn máy bơm nước, còn máy cũng hư, chỉ còn máy tiến mà không có máy lùi. Trên ghe đi biển vượt biên mà không có hải đồ, chỉ vỏn vẹn một la bàn trong phòng lái mà thôi. Tôi đem tấm bản đồ giới thiệu đường hàng không của Mả Lai, tỷ lệ 1/40.triệu, nhìn vào bản đồ thấy nước Việt Nam bằng đầu ngón tay út, dùng bản đồ đó và địa bàn Bộ Binh,(Tôi đem theo tấm bản đồ và địa bàn nầy trong mình là dự tính vượt biên bằng đường bộ.) tôi đo và xoay theo hướng độ, tôi kẻ đường thẳng đến thị trấn Kotabaru,của Mã Lai, giáp biên giới của Thái Lan, là hướng 240 độ.
Tôi lái ghe đổi hướng trực chỉ.. chúng tôi đã đi 2 đêm 2 ngày, mỗi ngày tôi đều thay dầu vào lúc 4 giờ chiều, rồi lại đi tiếp. Bỗng thấy có chiếc tàu từ xa chạy cùng chiều , chiếc tàu chạy tốc độ rất nhanh khi đến gần chúng tôi mới biết là tàu đánh cá Thái Lan. Chiếc tàu vượt qua ghe rồi ngừng lại, ra dấu cho chúng tôi cập vào, vì ghe không có máy lùi, tôi kêu tất cả thanh niên khoảng gần 30 người đứng dàn hàng trên ghe để khi cập vào thì đỡ lại, và tôi lái góc 90 độ mũi ghe chỉa thẳng vào hông tàu của Thái Lan dự tính khi đến gần sẽ lấy mũi lại song song với tàu..
Nhưng tàu Thái Lan hoảng sợ vội vọt mạnh về phía trước, làm cho một tên thủy thủ Thái rớt xuống biển. Tôi vòng ghe lại vớt tên nầy lên, tên thủy thủ lên ghe chúng tôi mà có vẻ sợ sệt, chiếc tàu Thái Lan vòng lại và ra dấu thả tên Thái đó và ra dấu sẽ tiếp tế thực phẩm cho chúng tôi. Tôi ra dấu cho tên Thái Lan nhảy xuống lội về tàu, chúng tôi được tàu Thái câu bỏ xuống 2 bao gạo và 2 thùng bằng nylon chứa nước ngọt, (vì khi ghe bị mắc cạn chúng tôi đã đổ bớt nước ngọt đem theo để cho ghe được nhẹ bớt nên thiếu nước ngọt.) Sau đó tàu Thái Lan trở hướng chạy ngược lại, còn chúng tôi tiếp tục đi. Bà con trên ghe bàn tán, có lẻ tàu Thái Lan đó là hải tặc, nhưng khi thấy trên ghe đông thanh niên đứng dàn hàng nên chúng nó sợ chúng tôi cướp lại tàu của chúng nó nên chúng đành bỏ đi..?!
Đến chiều ngày hôm đó tôi họp với 3 anh trưởng toán lại và cho các anh biết là tình trạng chiếc ghe không còn an toàn nữa, vì chất chai trét đã bị tróc nước vô nhiều, hy vọng có tàu lớn đi ngang cứu giúp. Tất cả đều lo lắng..
Khoảng 6 giờ chiều, bổng thấy ánh sáng chớp lên thật xa, tôi xem kỷ biết là Hải Tiêu, tôi báo cho tất cả trên ghe hay tin đều vui mừng, tôi lái theo hướng Hải Tiêu cho tới 12 giờ đêm mới vào được tới cửa sông, khi tôi ủi ghe lên bờ vừa chạm cồn cát, chiếc ghe rã ra và chìm xuống nước, 59 người lớn và trẻ em trên ghe đều bồng bế nhau nhảy xuống biển, nước sâu tới cổ, và tất cả mọi người đều an toàn đến bến bờ đất nước Mã Lai..
Chiếc ghe đánh cá Kiên Giang mang số KG - 0660 đã làm tròn trách nhiệm của mình đưa người tới bến bờ TỰ DO và đã trở về với lòng Đại Dương ngàn đời.!.Còn Chúng ta ....những đứa con vì 2 chữ TỰ DO đã bỏ nước ra đi đang lang thang nơi đất lạ khắp năm châu.. Biết đến bao giờ những đứa con nầy mang 2 chữ TỰ DO về cho đất mẹ ?..!!
NN Lê Đình An
Mã Lai, Mùa thu 1978.
Ghi chú : Vào năm 1984, gia đinh tôi còn ở Thành phố Houston, tôi có gặp lại một anh sĩ quan bị tù chung ở Thành Ông Năm quận Hốc Môn (Nơi tôi vượt tù lần thứ nhứt). Anh nầy được thả ra sau 3 năm tù, và anh đã vượt biên bằng ghe đánh cá. Sau khi tay bắt mặt mừng, anh cho tôi biết tin tức về các anh em tù cải tạo, tôi hỏi về 2 anh Nguyễn Hoành và Hoàng Trinh. Anh thở dài và cho biết : ...Sau khi ở Trại Thành Ông Năm, bọn chúng đã chuyển tù nhân tất cả ra vùng U Minh rồi sau đó chuyển ra An Thới Phú Quốc, rồi chuyển về núi Thị Vải, 2 anh Nguyễn Hoành và Hoàng Trinh đã vượt trại tù ở chân núi Thị Vải Vũng Tàu và đã bị bắn chết cả 2 ở giữa vòng rào kẽm gai...!!
* * *
Vào tháng 5 - 2003 . Tôi được NN Nguyễn Đức Nguyên báo tin cho tôi biết có gặp anh Đặng Văn Sáu, sĩ quan bị học tập cải tạo qua Mỹ trong diện HO hiện anh đang làm an ninh khu vực (Security) của Ngân Hàng nơi NN Nguyên đang gởi tiền. Anh nầy biết Nguyên là NN nên hỏi Nguyên có biết anh Lê Đình An làm việc ở Phủ Tống Thống hay không ?.Nguyên trả lời Anh An là bạn cùng chung đơn vị Phủ Tổng Thống với tôi. Anh Sáu kể lại câu chuyện :
"Anh Lê Đình An và tôi ở tù chung trại Phản động K3. ở Gia Rây. Ngày anh An vượt trại với một người tên là Trần Quang, tất cả Trại tù anh em đều bàng hoàng kinh sợ vì xung quanh trại đều có mìn.. "- Anh Sáu ngưng lại một chút rồi kể tiếp- "thường ngày anh em thấy anh An vẫn bình thường không lộ vẻ gì khác, nhưng rồi anh lại dám vượt trại còn mang theo một người nữa đó là anh Quang".
Nguyên vẫn lắng tai nghe . Anh Sáu kể tiếp : "Sau khi anh An vượt trại, bọn cán bộ cho tất cả tù ngưng lao động để chờ bắt các anh trở lại, bọn cán bộ rất tức giận vì chúng không bắt lại được ..Sau đó khoảng chừng 4 tháng, chúng nó chuyển cả trại K.3 ra miền Bắc.và đưa vào trại Nam Hà (Hà Nam Ninh) Anh em ở đây chưa được bao lâu lại thấy cán bộ giải đến một người bị còng tréo tay sau lưng, thân hình gầy gò ốm yếu, khi giải đến gần anh em mới biết là anh Trần Quang . Anh Quang vì ở chung trại với tôi nên kể cho tôi nghe cuộc vượt tù với anh Lê Đình An, sau đó anh Quang vì bị bịnh sốt xuất huyết cho nên người quen của anh Quang phải đưa vào nhà thương điều trị ..vì vậy nên Quang bị lộ và bị bắt lại, rồi chúng nó giải giao lại cùng trại Nam Hà chung với toán chúng tôi...
Được vài tháng sau Quang tâm sự với tôi là sẽ tìm cách trốn nữa...Quả thật Quang đã tìm cách trốn bằng cách uống nhiều thuốc trị sốt rét nên bị vật vã , khi bọn cán bộ chở vào nhà thương thì Quang đã chết vì bị uống quá liều. Có lẽ Quang dự tính dùng phương pháp nầy để khi vào nhà thương, anh sẽ tìm cách thoát thân... Nhưng anh vĩnh viễn không còn cơ hội nữa...!!"
Vào ngày 03-01-2004. Tôi bất ngờ nhận được diện thoại của anh Đặng Văn Sáu, tôi rất vui mừng vì tôi đã cố liên lạc với anh mấy tháng mà không gặp .
Sau khi hàn huyên thăm hỏi , anh em chúng tôi cùng ôn lại, những nỗi tủi nhục đau buồn tù tội của chế độ Cộng Sản dã man tàn nhẫn trong thời gian bị bắt đi tù cải tạo. .. Anh Sáu cũng kể lại diễn tiến từ khi tôi và Trần Quang vượt trại cải tạo K.3 như kể ở phần trên...
Anh Đặng Văn Sáu được thả ra vào năm 1982. Anh lập gia đình vào năm 1983, khi có được một cháu, gia đình anh được qua Mỹ trong diện HO đợt 10, hiện đang sống tại California.
VOA * BIỂN TRONG THƠ VIỆT NAM
Biển một thời đau thương
Nhân ngày 30 tháng 4, chúng ta cùng tưởng niệm những người đi tìm tự do đã bị vùi sâu trong rừng sâu và dưới lòng biển cả…
Bích Huyền
Thứ Sáu, 30 tháng 4 2010
Hình: photos.com
Vạn hồn thuyền nhân sớm tối đi về
Vẫn oan khiên… tràn ngập lòng biển Đông
Với thơ Trần Hồng Châu, tức GS Nguyễn Khắc Hoạch, khoa trưởng trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước năm 1975, chúng ta cùng tưởng niệm ngày 30/4/75 với Biển một thời đau thương trong câu chuyện thơ nhạc Đài VOA đêm nay…
Trong thơ văn nhạc họa, biển như những bài tình ca muôn thuở…
Biển và những đợt sóng chuyên chở những nỗi nhớ nhung của những mối tình say đắm nồng nàn, những đợt sóng ngậm ngùi của những mối tình lỡ làng, trái ngang… Dù sao đi chăng nữa, biển trong những bối cảnh ấy bao giờ cũng lãng mạn, đắm say.
Cám ơn em dịu dàng đi bên cạnh
Biển ngoài kia xanh quá nói chi nhiều
Núi gần quá, sóng và em gần quá
Anh đủ lời để tỏ một tình yêu…
Giọng hát Quang Minh và ca khúc Biển Vẫn Đợi Em của Đoàn Vi Hương lần đầu tiên phát thanh trên làn sóng đài VOA. Vâng, họ còn rất trẻ nhưng cũng rất tài năng, vừa xuất hiện trong sinh hoạt văn nghệ hải ngoại năm qua.
Có một thời, một thời không xa lắm đâu, biển vừa là nỗi mong đợi, là ước mơ, nhưng lắm khi cũng mang đến những tai họa cho người dân Việt tìm đường bỏ nước ra đi để được nhìn thấy ánh sáng tự do phía chân trời xa lạ. Những người dân Việt ấy, lòng yêu quê hương vẫn tràn đầy, tình yêu đất nước vẫn sâu đậm, nhưng họ không còn cách lựa chọn nào khác hơn: Tìm cái sống trong nỗi chết.
Chúng ta sẽ nghẹn ngào, xúc động biết bao nhiêu khi lắng nghe Khánh Ly hát bài Đêm Chôn Dầu Vượt Biển, sáng tác của Châu Đình An. Ông viết trong những ngày tháng khi chuyện vượt biển tìm tự do của người dân miền Nam lên tới cao điểm. Với bao nguy hiểm đợi chờ. Lòng biển sâu như một thủy cung đen, một nghĩa địa lớn. Sóng nước như cùng đong đưa giấc ngủ ngàn đời…
Chưa có một thống kê chính xác, nhưng người ta ước tính, 2/3 khối người Việt tỵ nạn Cộng sản sống trên khắp thế giới là thuyền nhân. Cứ một thuyền nhân đến được đất liền thì có khoảng bao nhiêu người bỏ mình trong lòng biển sâu? Đó là điều không ai biết rõ.
Cách đây nhiều năm, tác phẩm Hành Trình Biển Đông, gồm nhiều chuyện kể do chính các thuyền nhân còn sống sót ghi lại. Đọc, chúng ta rùng mình kinh sợ và không ngăn được dòng nước mắt, giống như khi xem từng thước phim trình chiếu những con thuyền chật ních người, thật mỏng manh giữa trùng khơi mênh mông. Trên mỗi con thuyền ấy, chồng chất những tấm thân gầy còm, kiệt sức và tơi tả vì đói khát, bệnh tật. Vì mưa sa bão táp và vì sự dập vùi tàn ác của cướp biển.
Ôi đau thương, biển khơi cuồng nộ đầy máu và nước mắt của dân tộc tôi…
Nhân loại thế giới rúng động.
Sự ra đi tìm Tự Do của người Việt Nam bắt đầu từ tháng 4 năm 1975 liên tục trên dưới mười năm trời, có thể nói là một thiên hùng ca bi tráng của lịch sử dân tộc.
Biển Đông nghìn trùng cơn sóng vỗ
Biệt ly với những đoạn trường…
(Kd)
EM BÉ VIỆT NAM VÀ VIÊN SỎI
Bé thơ ơi cuộc đời em viên sỏi
Khóc một lần nước mắt chảy thiên thu
- Viên kẹo tròn nầy để dành cho Mẹ
Viên kẹo vuông nầy để lại cho Ba
Viên kẹo nhỏ nầy để qua cho chị
Viên kẹo lớn nầy để lại cho em
Còn viên kẹo thật to nầy... là phần Bé đấy
Bên bờ biển Palawan
Có một em bé gái
Tuổi mới chừng lên sáu lên năm
Ðang ngồi đếm từng viên sỏi nhỏ
Và nói chuyện một mình
Như nói với xa xăm
- Em đến từ Việt Nam
Câu trả lời thường xuyên và duy nhất
Hai tiếng rất đơn sơ mà nhiều người quên mất
Chỉ hai tiếng nầy thôi
Em nhớ kỹ trong lòng
Em chỉ ra ngoài Ðông Hải mênh mông
Cho tất cả những câu hỏi khác
Mẹ em đâu?
- Ngủ ngoài biển cả
Em của em đâu?
- Sóng cuốn đi rồi
Chị của em đâu?
- Nghe chị thét trên mui
Ba em đâu?
Em lắc đầu không nói
- Bé thức dậy thì chẳng còn ai nữa
Chiếc ghe nhỏ vớt vào đây mấy bữa
Trên ghe sót lại chỉ dăm người
Lạ lùng thay một em bé mồ côi
Ðã sống sót sau sáu tuần trên biển
Họ kể lại em từ đâu không biết
Cha mẹ em đã chết đói trên tàu
Chị của em hải tặc bắt đi đâu
Sóng cuốn mất người em trai một tuổi
Kẻ sống sót trong sáu tuần trôi nỗi
Ðã cắt thịt mình lấy máu thắm môi em
Ôi những giọt máu Việt Nam
Linh diệu vô cùng
Nuôi sống em
Một người con gái Việt
Mai em lớn dù phương nào cách biệt
Nhớ đừng bao giờ đổi máu Việt Nam
Máu thương yêu đã chảy bốn ngàn năm
Và sẽ chảy cho muôn đời còn lại
- Viên kẹo tròn nầy để dành cho Mẹ
Viên kẹo vuông nầy để lại cho Ba
Viên kẹo nhỏ nầy để qua cho chị
Viên kẹo lớn nầy để lại cho em
Còn viên kẹo thật to nầy... là phần Bé đấy
Suốt tuần nay em vẫn ngồi
Một mình lẫm bẩm
Ngơ ngác nhìn ra phía biển xa xôi
Như thuở chờ Mẹ đi chợ về
- Thật trể làm sao
Em tiếp tục thì thầm
Những câu nói vẫn vơ
Mẹ ngày xưa vẫn thường hay trách móc
Em cúi đầu nhưng không ai vuốt tóc
Biển ngậm ngùi mang thương nhớ ra đi
Mai nầy ai hỏi Bé yêu chi
Em sẽ nói là em yêu biển
Nơi cha chết không tiếng kèn đưa tiễn
Nơi tiếng chị rên
Nghe buốt cả thịt da
Nơi Mẹ chẳng về dù đêm tối đi qua
Nơi em trai ở lại
Với muôn trùng sóng vỗ
Bé thơ ơi cuộc đời em viên sỏi
Khóc một lần nước mắt chảy thiên thu.
Khi biên soạn chương trình này, Bích Huyền đã phải ngưng nhiều lần vì cảm thấy lòng trĩu nặng! Và ngay lúc này đây nghe bài hát Em Bé Và Viên Sỏi, Phan Văn Hưng soạn theo thơ Trần Trung Đạo, với phần diễn tả của chính tác giả Phan Văn Hưng và giọng hát của em bé Đào Ái Hòa. Bích Huyền biết mình không tránh khỏi sự xúc động nghẹn ngào… Vâng, nỗi đau riêng đã trở thành nỗi đau chung của dân tộc. Nỗi đau thương đó đã trở thành một quá khứ tối đen, trở thành một trang sử đau buồn của dân tộc Việt Nam…
*Những ca khúc trong chương trình:
-Biển Vẫn Đợi Em, nhạc và lời của Đoàn Vi Hương, giọng hát Quang Minh
-Đêm Chôn Dầu Vượt Biển, nhạc và lời của Châu Đình An, giọng hát Khánh Ly
-Em Bé Và Viên Sỏi, thơ Trần Trung Đạo, Phan Văn Hưng phổ nhạc, giọng hát Phan Văn Hưng và bé Đào Ái Hoa.
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/arts/bien-1-thoi-dau-thuong-04-30-10-92543629.html
Xin mời các độc giả nghe các băng nhạc sau đây do bản báo BKBĐD lựa chọn để phụ họa.